#giấy vệ sinh cuộn lớn an khang
Explore tagged Tumblr posts
thegioigiay · 2 months ago
Text
🌼 Oriflame Việt Nam: Cam Kết Vì Sức Khỏe Và Sắc Đẹp Cộng Đồng! 💎
Tumblr media
by THEGIOIGIAY
Khởi nguồn từ năm 1967 tại Thụy Điển, Oriflame được biết đến là thương hiệu chăm sóc sức đẹp và bổ sung sinh dưỡng sáng tạo từ Thụy Điện, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Bên cạnh đó Oriflame mang đến nhiều cơ hội kinh doanh lý tưởng trong thế giới làm đẹp và sức khỏe cho những người có cùng đam mê. Có mặt tại Việt Nam vào năm 2003 các sản phẩm của Oriflame đã chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng trên khắp cả nước.
0 notes
tookidarcade-blog · 4 years ago
Text
Các loại lọc bụi và lọc khí phòng sạch – AKME
Có những loại lọc bụi, lọc khí phòng sạch nào được dùng phổ biến? Hãy cùng Anh Khang ME tìm hiểu và hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu nhé
Các loại lọc khí phòng sạch
Sự thay đổi lớn trong thành phần không khí cũng như sự xuất hiện của những khí lạ làm cho chất lượng không khí ngày càng giảm đi. Và với phòng sạch thì bất cứ phòng sạch nào cũng cần đến hệ thống lọc khí phòng sạch.
Tùy theo thiết kế và mục đích sử dụng của phòng sạch mà thiết bị lọc khí phòng sạch được phân thành những loại sau:
Lọc bụi thô
Đây là thiết bị lọc bụi phòng sạch được áp dụng phổ biến nhất vì chi phí lắp đặt thấp và có độ bền cao
Hiệu suất của lọc bụi thô đạt từ 80 – 95% theo tiêu chuẩn châu Âu EN 779
Hiện nay có 4 loại lọc khi thô được sử dụng phổ biến hiện nay:
Lọc khí thô dạng cuộn
Lọc thô dạng khung giấy
Lọc khí thô khung nhôm
Lọc khí thô dạng túi
Tumblr media
Mỗi loại lọc khí phòng sạch có ứng dụng và cách sử dụng riwwng nhằm phù hợp với các chức năng và môi trường làm việc khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng của từng phòng sạch mà lựa chọn được loại lọc phòng sạch phù hợp giúp đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả
Lọc bụi tinh
Với lọc khí phòng sạch, các thiết bị lọc bụi tinh được áp dụng trong các phòng sạch bệnh viện (phòng mổ, phòng phẫu thuật), lọc bụi cho phòng thí nghiệm, khu vực chế biến dược phẩm, thực phẩm….
Hiệu suất lọc bụi của lọc tinh đạt cấp độ từ F5 – F9 theo tiêu chuẩn EN 779
Lọc tinh còn được gọi là lọc thứ cấp, và được chia là 4 loại
Lọc túi
Lọc thứ cấp mini Pleat
Lọc thứ cấp Saparotor
Lọc thứ cấp Vbank
Lọc HEPA và Lọc ULPA
Thiệt bị lọc HEPA và ULPA có hiệu suất lọc cao lên đến 99.99%, có thể lọc được những hạt bụi siêu nhỏ có kích cỡ 0.3 micron và đạt tiêu chuẩn châu âu EN 1822. Hiện nay trên thế giới, sử dụng lọc HEPA để lọc các vi sinh vật, sau đó dùng đèn cực tím để khử khuẩn
Sự kết hợp giữa lóc bụi phòng sạch này thường được sử dụng trong hệ thống cấp khi tươi và trong phòng bệnh
Cơ chế lọc cơ bản của lọc khí HEPA
Cơ chế kết dính: Các hạt trong không khí tiếp xúc với sợi vật liệu trong vòng 1 bán kính sẽ bị kết dính vào đó
Cơ chế va chạm: Do các hạt bụi lớn sẽ phải thường xuyên qua lưới lọc bvawngf các dòng chuyển động cong nên chúng không thể thoát khỏi lưới sợi và bị giữ lại. Hiệu ứng này sẽ càng tăngở các lớp lọc phía trong và khi scis vận tốc dòng lớn hơn trong hệ thống lọc khí phòng sạch
Cơ chế liên kết: Cơ chế liên kết dựa trên nguyên lý của chuyển động Brown giúp tăng khả năng giữ lại các tiểu phân nhỏ. Đặc biệt chiếm ưu thế với những dòng khí có vận tốc nhỏ
Những điểm cần lưu ý với hệ thống lọc khí phòng sạch
Hệ thống lọc khí phòng sạch là mô hình sắp xếp các tấm lọc theo đường di chuyển của dòng không khí. Việc sắp xếp lần lượt như vậy giúp cho màng lọc có thể giữ lại các hạt bụi, tạp chất, vi khuẩn một cách dễ dàng
Không khí sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra của phòng sạch. Tuy nhiên để tăng hiệu quả lọc và giúp kéo dài tuổi thọ thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Các hạt bụi và tạp chất trong không khí có nhiều loại kích thước khác nhau. Tùy theo chức năng và mục đích sử dụng mà bạn nên lựa chọn loại lọc bụi phòng sạch phù hợp để tiết kiệm chi phối và phát huy tối đa công dụng của lọc khí phòng sạch
Các tấm lọc trong hệ thống lọc khí phòng sạch được thiết kế theo một thứ tự nhất định. Để dòng khí đi qua được các tấm lọc thì áp lực của tấm lọc trước phải lớn hơn áp lực của tấm lọc sau để tạo nên sự chênh lệch áp suất. Với mỗi tấm lọc bụi phòng sạch thì các thông số kỹ thuật về chênh áp ban đầu và chênh áp cuối đều được ghi rõ. Vì thế cần tìm hiểu các thông số để lựa chọn được thiết bị lọc phù hợp nhất
Lọc bụi phòng sạch là những vật tư tiêu hao, sau một thời gian sử dụng sẽ ngày càng bẩn cần được tiến hành vệ sinh hoặc thay thế để đảm bảo chất lượng không khí trong phòng sạch
Với những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe thì bạn cần lựa chọn được hệ thống lọc khí phòng sạch phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống lọc khi phòng sạch hoặc có nhu cầu tham khảo các thiết bị phòng sạch thì hãy liên hệ đến Anh Khang ME để chúng tôi hỗ tợ bạn tốt nhất nhé
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ: 
Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang
Hotline: 1900 636 814
Website: akme.com.vn
Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
0 notes
nhaphangalivn · 5 years ago
Text
Nhận Order đặt mua Bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc ship về Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường nước ta, bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc hiện đang được rất nhiều người quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc có tốt không, có nên nhập chúng về Việt Nam để kinh doanh hay không và địa chỉ nhận order đặt mua bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc ship về Việt Nam là ở đâu? Để giải đáp những thắc mắc này thì Nhập Hàng Ali mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay.
Có nên nhập bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc ship về Việt Nam không? Nhắc đến hàng hóa Trung Quốc nhất là những thực phẩm, thức ăn có xuất xứ từ Trung Quốc thì hầu như người tiêu dùng vẫn cảm thấy thật e ngại và lo lắng khi sử dụng. Một điều khá dễ hiểu đó chính là từ trước đến nay thì hàng Trung Quốc vốn đã được gắn cái mác hàng kém chất lượng, không vệ sinh, độc hại cho sức khỏe của con người.
Nguyên nhân những sản phẩm kém chất lượng này xuất hiện trên thị trường Việt Nam đó chính là do những người kinh doanh Việt Nam vì muốn thu về lợi nhuận nhiều cho nên tìm đến các cơ sở sản xuất không uy tín, kém chất lượng để nhập hàng hóa với giá rẻ, vừa có thể nhanh chóng thu hồi vốn lại vừa bán ra với giá rẻ, các sản phẩm giá rẻ vẫn có sức hấp dẫn đối với người mua hàng.
Cho nên hàng hóa Trung Quốc vẫn nhận được sự đánh giá kém từ người tiêu dùng, chưa kể, bánh kẹo là những thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, cho nên việc sử dụng bánh kẹo Trung Quốc vẫn còn là vấn đề e ngại và thắc mắc của nhiều người. Hiện nay cụm từ "bánh kẹo hàng nội địa Trung Quốc" đang càng được nhiều người quan tâm đến bởi giá cả của nó khá hợp lý mà hương vị cũng rất ngong, lạ miệng.
Bánh Trung Quốc đổ bộ, bày bán tràn lan
Dạo một vòng quanh “chợ mạng”, kể cả trên facebook lẫn những ứng dụng bán lẻ có tiếng, không khó để bắt gặp những mẩu quảng cáo kèm hình ảnh hấp dẫn về những loại bánh ăn vặt của Trung Quốc. Đáng chú ý, đa phần người bán đều nói thẳng, đây 100% là hàng Trung Quốc được “xách tay” về Việt Nam, nhưng dưới mỗi topic rao bán, hàng trăm comment đặt mua tới tấp vì tin vào lời quảng cáo “hàng nội địa, đảm bảo ngon, sạch”.
Bánh Trung Quốc được rao bán nhiều trên mạng xã hội Bánh Trung Quốc được rao bán nhiều trên mạng xã hội Chị Đào Thị Chi, chủ một shop bán lẻ ở Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) cho hay, mỗi ngày, chị bán khoảng gần 1.000 chiếc bánh ngọt các loại, chưa kể những món ăn vặt khác như chân gà cay, hạt dẻ mật ong hay me tách hạt. Tất cả những mặt hàng này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
“Tôi nói rõ đây là hàng Trung Quốc, nhưng là loại có tem mác, có thương hiệu đàng hoàng, được kiểm định và bán cho người Trung Quốc ăn. Ngay cả con tôi cũng thường xuyên ăn những loại này mà không vấn đề gì”. Theo chị Chi, đồ ăn vặt Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây nhiều năm, nhưng đa phần nói đến hàng Trung Quốc mọi người thường e ngại, sợ độc hại, theo đó người bán hàng thường phải nói tránh, hoặc gắn mác hàng Việt để dễ bán hơn. Song, gần một năm trở lại đây, bánh kẹo Trung Quốc được nhiều người còn chuộng mua ăn hơn cả bánh kẹo nhập khẩu Nga, Đức… Bởi, giá của những loại bánh này khá hợp túi tiền của người Việt.
Tumblr media
Thừa nhận, anh Đỗ Trung Thực, đầu mối nhận đổ buôn và bán lẻ bánh kẹo, đồ ăn Trung Quốc cho biết, những món ăn vặt mà người ta quen gọi là “hàng Tàu” này đang được giới mê ăn vặt cực kỳ ưa chuộng.
Như tuần trước, anh vừa chốt sổ hơn 8.000 thùng bánh sữa chua, bông lan dứa, việt quất, sừng bò, bánh que ngàn lớp…, tuần này lượng đơn có thể tăng lên nhiều hơn vì có thêm nhiều loại bánh khác.
Theo anh Thực, thời gian đầu mới xuất hiện trên thị trường, anh chỉ nhập nhỏ giọt về bán với số lượng 2-3 loại. Thế nhưng, mỗi khi có loại bánh kẹo mới nhập từ Trung Quốc xuất hiện, chúng đều gây sốt trên thị trường.
“Đến nay, không chỉ vài loại, bánh kẹo Trung Quốc tôi nhập về bán lên tới vài chục loại để vừa phục vụ bán lẻ và bán buôn cho các mối nhỏ. Nhờ đó, mà nguồn bánh tại cửa hàng lúc nào cũng dồi dào, khách muốn ăn không còn phải đặt trước và chờ đợi”, anh Thục chia sẻ.
Điểm mặt các loại bánh ngọt Trung Quốc được nhiều người yêu thích Bánh kẹo Trung Quốc vô cùng đa dạng, tuy nhiên nếu là nhà kinh doanh bạn nên có sự chọn lọc. Cụ thể, những món bánh Trung Quốc sau đang được nhiều người yêu thích và săn lùng.
+ Bánh crepe cuộn Vẻ ngoài của chiếc bánh này trông giống như chiếc khăn mặt được cuộn lại trông rất độc đáo. Loại bánh Trung Quốc này có 3 vị (dâu, matcha và chocolate). Bánh matcha có nhân kem matcha đậu đỏ và được phủ ngoài bằng lớp bột trà xanh đẹp mắt. Bánh vị chocolate được phủ bột cacao và bánh vị dâu thì có nhân kem vani dâu thơm lừng.
+ Bánh trung thu – Moon cake (Yuè Bĭng) Bánh trung thu Trung Quốc khá đặc biệt, chúng thường được làm thành hình tròn, đường kính từ 10 cm và độ dày khoảng 3-4 cm. Lớp vỏ của bánh Trung Quốc nhân dịp trung thu này được làm từ các loại bột khác nhau + dầu thực vật.
Bánh trung thu Trung Quốc
Bánh trung thu Trung Quốc được nhiều người Việt lựa chọn
Còn nhân bánh là sự kết hợp từ đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen. Ở dưới chiếc bánh trung thu thường được thợ bánh đặt một lòng đỏ trứng muối ở giữa, tượng trưng cho mặt trăng.
+ Bánh mochi hàng nội địa Trung Quốc Loại bánh này là bánh dẻo, nhân ngọt vừa, dễ ăn. Sản phẩm được đóng thành gói đẹp nên có thể dùng ăn hoặc tặng người thân. Có nhiều mùi vị khác nhau như: vừng đen, vừng trắng, đậu phộng, …
+ Bánh lương khô KAYON Bánh lương khô Trung Quốc cắn 1 miếng giòn tan, nếu ngậm 1 lúc nó sẽ tan ra trong miệng ăn rất ngon và thơm. Mọi người có thể thay đổi bữa sáng bằng cách thưởng thức 2-3 miếng bánh lương khô + ly sữa là đủ chất rồi đấy nhé!
Ngoài ra còn có rất nhiều loại bánh tươi, kẹo ngọt của Trung Quốc được nhiều người săn lùng. Ưu điểm của những loại bánh Trung Quốc đó chính là nhìn lạ mắt, ngon, độ ngọt vừa phải, giá thành hợp lý.
Có nên nhập các loại bánh ngọt Trung Quốc về nước? Theo khảo sát của nhiều người “sành ăn” thì bánh Trung Quốc, Đài Loan… là một trong những sản phẩm ngon, dễ ăn và bắt mắt nhất. Do đó, người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ săn lùng các loại bánh kẹo Trung Quốc để mua ăn, mua biếu.
Tuy nhiên, nhiều bài báo viết rằng, hàng nội địa Trung Quốc chưa chắc là đã tốt, vì đơn giản là hàng order – không có giấy tờ hay được cơ quan nào kiểm duyệt. Nhưng không phải vì thế mà bánh kẹo Trung Quốc không đảm bảo chất lượng.
Bánh ngọt Trung Quốc
Bánh ngọt Trung Quốc chất lượng tốt, đa dạng các loại bánh
Nhiều đơn hàng, các loại bánh ngọt Trung Quốc về nước đúng là không qua đường chính ngạch, bởi vì hầu hết đều là hàng order. Lý do, hàng order không mất nhiều thuế phí, đồng thời đơn hàng về nhanh, gọn mà không cần giấy tờ, còn chất lượng rất tốt.
Do đó, việc nhập các loại bánh ngọt Trung Quốc về bán là ý tưởng kinh doanh hay, dễ dàng thu được lợi nhuận cao.
Nguồn hàng cung cấp các loại bánh ngọt Trung Quốc Nếu là nhà kinh doanh bánh kẹo Trung Quốc, bạn có thể tìm nguồn hàng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận cao, tự mình chủ động đơn hàng thì cách tốt nhất là nhập hàng tận gốc từ bên Trung Quốc.
+ Nhập bánh Trung Quốc tại các website online
Nguồn hàng cung cấp các loại bánh ngọt Trung Quốc giá rẻ, đa dạng các loại bánh kẹo đó chính là những website thương mại điện tử của Trung Quốc. Cụ thể như:
- Taobao.com: là một trong những web cung cấp các loại bánh ngọt Trung Quốc với mức giá tốt nhất, đa dạng mẫu mã, chủng loại. Taobao là trang uy tín nên hầu hết các sản phẩm tại đây đều có mức giá tốt, đảm bảo uy tín cho người dùng.
- Tmall.com: là web chuyên cung cấp bánh Trung Quốc chất lượng cao cấp, hàng nội địa có thương hiệu, đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe người sử dụng. Trang này thường xuyên có những đợt sale lớn có mức giá bán phải chăng, giúp người mua tiết kiệm được chi phí tối đa.
Dịch vụ nhập hàng Quảng Châu Trung Quốc uy tín, giá rẻ về Việt Nam,nhập hàng Trung Quốc giá sỉ về bán.Chuyên nhận nhập hàng trung quốc chính ngạch nhanh chóng, không qua trung gian
Thông tin liên hệ Địa chỉ: Tại Hà Nội: Số 32, Ngõ 141, Nguyễn Khang, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội Tại TP.HCM: 14/16A Thân Nhân Trung, P. 13, Q. Tân Bình, HCM Mail: [email protected] SĐT: HCM: 083.5555.247     Hà Nội: 898.247.365
0 notes
mayphunsuong · 6 years ago
Text
Câu chuyện đằng sau bài hát “Độ ta không độ nàng” đang gây tranh cãi
Độ ta không độ nàng có thể nói là bài hát HOT nhất trong tháng 6/2019 này. Tuy nhiên bài hát này cũng đang gây ra nhiều luống ý kiến trái chiều trong dư luận và xã hội. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bài hát này nhé.
1 trong những MV “Độ ta không độ nàng” được người Việt làm có lượt xem lên tới hơn 30 triệu.
Độ ta không độ nàng là gì?
“Độ” ở đây có thể hiểu là “Phù hộ độ trì”, nghĩa là được trời phật che chở, bảo vệ. Nhiều thông tin cho rằng “Độ ta không độ nàng” phiên bản đầu tiên và cũng là bản được nhiều người tìm nghe nhất là do Trần Anh Duy viết lại lời và thể hiện từ ca khúc tiếng trung.
Chính phần lời Việt với những ý tứ không phù hợp với giáo lý đạo Phật nên đây cũng là phiên bản bị phản ứng gay gắt nhất.
Tuy nhiên, đằng sau những ý kiến trái chiều này thì bản HIT này vẫn đang thăng hoa trên toàn bộ các trang nhạc Việt như Mp3, Zing, Youtube,…
Ngay cả những ca sĩ, người nổi tiếng như Khánh Phương, Hamlet Trương,… cũng thay nhau tung ra những bản cover của riêng mình.
youtube
ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG – TRẤN THÀNH (ost HẸN KIẾP TAM SINH)
Lời bài hát
Phật ở trên kia cao quá Mãi mãi không độ tới nàng Vạn dặm tương tư vì ai Tiếng mõ vang lên phũ phàng
Chùa này không thấy bóng nàng Bồ đề chẳng muốn nở hoa Dòng kinh còn lưu vạn chữ Bỉ ngạn phủ lên mấy thu
Hồng trần hôm nay xa quá Ái ố không thể giãi bày Hỏi người ra đi vì đâu Chắc chắn không thể quay đầu
Mộng này tan theo bóng phật Trả lại người áo cà sa Vì sao độ ta không độ nàng Vì người hoa rơi hữu ý
Khiến nước chảy càng vô tình Một thưở hoa niên hợp tan Tiếng mõ xưa rối loạn Bồ đề không nghe tiếng nàng
Hồng trần đã mấy độ hoa Mắt còn vương màu máu Hồng nhan chẳng trông thấy đâu? Lại một tay ta gõ mõ
Phá nát cương thường biến họa Vài độ xuân thu vừa qua Có lẽ không còn thấy nàng Hỏi phật trong kiếp này
Ngày ngày gõ mõ tụng kinh Vì sao độ ta không độ nàng? Vì người hoa rơi hữu ý Khiến nước chảy càng vô tình
Một thuở hoa niên hợp tan Tiếng mõ xưa rối loạn Bồ đề không nghe tiếng nàng Hồng trần đã mấy độ hoa
Mắt còn vương màu máu Hồng nhan chẳng trông thấy đâu? Lại một tay ta gõ mõ Phá nát cương thường biến họa
Vài độ xuân thu vừa qua Có lẽ không còn thấy nàng Hỏi phật trong kiếp này Ngày ngày gõ mõ tụng kinh Vì sao độ ta không độ nàng?
(Nguồn Internet)
Câu chuyện đằng sau bài hát “Độ ta không độ nàng”
Nếu bạn tìm hiểu bài “Độ ta không độ nàng” này ở bản Trung, gồm 4 phần thì sẽ hiểu được cái nợ duyên ngàn năm của 2 người này. Theo nội dung thì vị sư phụ này là La Hán chuyển thế, còn cô gái vốn là 01 vị tiên chuyển thế thành Quận chúa Liễu Mộng, tất cả mọi lần luân hồi chuyển kiếp cả 02 đều quen biết từ lúc còn nhỏ (dưới 8t), lúc ấy cả 02 có hiểu gì về “tình duyên” đâu chỉ là trẻ nhỏ nên thân nhau, nhất là tiểu hòa thượng lúc đó còn từng cứu mạng Quận chúa… dần dần lớn lên, tiểu Quận chúa ngày nào đã trở thành “đại mỹ nhân” không biết tự bao giờ đã đem lòng yêu tiểu hòa thượng, với 01 tiểu hòa thượng từ nhỏ chỉ có tiểu Quận chúa là bạn, chưa bao giờ có tạp niệm, tuy thành tâm tu hành nhưng “nhân sinh tựa duyên phận”, với tiểu hòa thượng thì cũng chỉ là 01 chàng trai mới lớn, cho dù không tạp niệm có điều với Quận Chúa cũng sẽ có sự “cảm mến, ái mộ” của tuổi mới lớn, vốn dĩ 5 lần 7 lượt Quận chúa đều muốn Hòa thượng xuống núi dứt tu hành, chỉ là Hòa thượng 01 lòng hướng Phật nên cũng 7 lần 8 lượt “phũ phàng từ chối”. Đến 01 ngày Quận Chúa không đến chùa, rồi 01 ngày lại thêm 01 ngày, kết quả 07 năm trôi qua… tin tức Quận Chúa bị Thái tử cưỡng hại nên treo cổ tự vẫn đến tai Hòa Thượng, trong cơn bỉ cực Hòa Thượng phẫn uất, những tưởng Quận Chúa đã có cuộc sống hạnh phúc mà nàng đáng có, kết quả lại thành… nên “chỉ trong 01 niệm”, Hòa Thượng “tẩu hỏa nhập ma” phát ra câu: “Phật độ trăm ngàn chúng sinh, vì sao Độ ta không độ nàng… Phật không độ nàng, ta hóa Ma độ nàng”. Sau đó Hòa thượng xuống núi báo thù cho Quận chúa, sau khi báo xong thì về Chùa, có điều ‘tâm ma quá lớn” tự biết khó lòng quay đầu, Hòa thượng đã “tự hóa chân thân”, trước đó hồn ma Quận Chúa vì biết Hòa Thượng vì mình mà “nhập ma” nên van nài Thượng tiên (tiền kiếp là Liễu Thánh nên khi chết có thể gặp được Tiên, Thánh) cho thuốc hồi sinh 07 ngày, hồi sinh xong liền đến gặp Hòa Thượng, nhờ đó Hòa Thượng mới có thể trong “nhất niệm” thoát được ma đạo, tự siêu sinh.
Kết quả trải qua vài lần “luân hồi chuyển kiếp” cuối cùng Hòa thượng cũng thấu hiểu “cái gì là tiểu tình, cái gì là đại tình, con người tu hành nếu không thể thấu hiểu tiểu tình làm sao có thể phổ độ đại tình cho chúng sanh” (ai chưa hiểu có thể mở Tây Du Ký mối tình ngoại truyện xem đoạn Đường Huyền Trang ở cuối phim ngộ ra đạo lý này). Rồi thì Hòa Thượng tu thành chánh quả, trở lại thành “La Hán”, còn tiểu Quận Chúa ngày nào trong lần chuyển kiếp cuối đã hóa thành “cây Liễu” được người dân tôn thờ là “Liễu Thánh”, ở TQ những người cầu tình duyên thường viết tên “đôi nhân tình” vào cuộn giấy rồi treo trên cây Liễu là bắt nguồn vì sự tích này!
Nhân duyên của 02 nhân vật trong bài này vốn có từ ngàn năm trước, nhưng do vị La Hán này vốn có sứ mạng phải trải qua “ải tình” để có thể phổ độ chúng sinh không bị lâm vào “tình nghiệp”. Đây vốn dĩ là 01 trong các kiếp nạn mà Phật pháp muốn độ cho con người, chỉ có thể là người từng trải qua “ải tình” mới thấu hiểu “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” rồi sau đến “Từ, Bi, Hỷ, Xả” mới vượt qua kiếp nạn… thực tế đây là 01 sứ mạng của Phật pháp để có thể tìm ra cách hóa giải “ải tình nghiệt duyên” của nhân gian mắc phải ngàn năm.
Nếu các bạn chỉ coi bản MV remake lại của Việt, nhất là bản subViet thì các bạn sẽ chả thể hiểu nổi vấn đề của “Độ ta không độ nàng”, bởi do lời Việt dịch thô quá lại còn lắm sát khí (do 01 người Việt từng sống ở Thượng Hải từ bé về viết lại lời Việt), cũng không có kèm MV đầy đủ như bản Trung nên gây hiểu lầm, lại còn được các “ca sĩ” Việt tự sáng tạo ra “hình ảnh MV” theo cách hiểu của họ nên lại càng đi xa bản gốc.
Bạn có thể tìm đọc tập thơ của Thương Ương Gia Thố. Ông tu tập bên Tây Tạng (theo mình biết dòng tu này khác hẳn với bên VN mình ấy ạ) và tình yêu của ông được người d��n bên đó rất ngưỡng mộ và ca ngợi, xin trích:
“Thế gian nan đắc song toàn pháp Bất phụ như lai bất phụ khanh
Nửa đời vì nàng nữa đời còn lại vì phật pháp, vì chúng sanh”.
Bài “Độ ta không độ nàng” vốn dĩ nội dung gốc của nó bao hàm: “Ngã phật từ bi. Phật không bắt ép ai bao giờ. Hồng trần không dễ dứt ra, sao cứ bắt ép không cho quay đầu. Tăng nhân tu không thành chánh quả, không dứt hồng trần thì Phật không ép, chỉ khi trải qua trăm nghìn khổ ải, dứt bỏ tình duyên mới có thể đắc đạo chánh quả. Tất cả do tâm, chỉ trong 01 niệm:
“Nhất niệm thành Ma; Nhất niệm thành Phật; Vào Ma Đạo bước ra hóa Phật”.
(triết lý này lấy từ câu của Địa tạng vương Bồ tát: “Ta không vào địa ngục thì ai vào, Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,. Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề)”
Câu truyện hay bài hát “Độ ta không độ nàng” nói về việc đi tu mà nảy nở “duyên tình” chỉ là một khía cạnh có thực thôi. Đừng ép mọi thứ vào khuôn khổ một cách máy móc, áp đặt này nọ, Phật pháp là vô biên, đã vô biên tức không có khuôn rập để chánh quả thành Phật và thành phật không chỉ là trong 01 kiếp tu hành.
Thêm một vài chi tiết thì Thương Ương Gia Thố vốn là: “Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 (1683-1706)” và cuốn sách nổi tiếng của ông là “Bất phụ như lai, bất phụ khanh” mà mình đọc được (không dám confirm) để các bạn hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của câu “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh”, đó là gia đình của Thương Ương Gia Thố vốn theo tông Ninh-Mã (Nyingmapa), tu sĩ có thể cưới vợ và sinh con (không confirm). Nhưng sau khi được xác định là hoá thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 thì ông được đưa tiến cung Potala, trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, là lãnh đạo tinh thần của tông Cách-Lỗ (Gelugpa). Tông phái này không cho tu sĩ có gia đình. Nhưng cuộc sống trước khi tiến cung đã tạo dựng cho ông một cuộc sống tự do và tương truyền trước khi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma từng có một ý trung nhân thông minh xinh đẹp ở quê. Sau khi tiến cung phải cắt đứt liên hệ nên ông lúc đầu ngày đêm thương nhớ. Sau ở Tây Tạng, cục diện chính trị rối ren. Năm 1701 (năm kim xà lịch Tây Tạng) chắt trai của Cố Thủy Hãn (Gushri Khan) là Lạp Tằng Hãn (Lha-bzang Khan) kế vị, mâu thuẫn với Tang Kết Gia Thố càng ngày càng gay gắt. Tang Kết Gia Thố mua chuộc người hầu trong Hãn phủ, hạ độc trong thức ăn của Lạp Tằng Hãn, bị Lạp Tằng Hãn phát hiện, hai bên bùng nổ chiến tranh, quân Tây Tạng bại trận, Tang Kết Gia Thố bị xử tử. Sau khi biến cố phát sinh, Lạp Tằng Hãn bẩm báo cho hoàng đế Khang Hi chuyện “mưu phản” của Tang Kết Gia Thố, cũng bẩm tấu Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố không tuân thủ thanh quy, là Đạt Lai Lạt Ma giả mạo, xin được phế bỏ. Khang Hi chuẩn tấu, quyết định áp giải Thương Ương Gia Thố đi Bắc Kinh. Năm 1706, trên đường áp giải, đến gần bên hồ Thanh Hải thì Thương Ương Gia Thố mất tích, về tung tích của ông thì có vô số lời đồn đãi. Có lời đồn rằng, ông vứt bỏ danh vị, quyết tâm chạy trốn, chu du Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ rồi qua đời ở Alashan (phía Tây khu tự trị nội Mông Cổ – Trung Quốc), hưởng thọ 64 tuổi.
Nếu đã muốn hiểu thì nên tìm hiểu cho cặn kẽ, kẻo phạm giới phải gánh nghiệp bất thiện. Dù sao thì những người chân tu họ đều sẽ không bận tâm về bộ truyện hay bài hát này, bởi họ sẽ đọc và nhìn thấy Phật pháp vô biên trong đó nhưng những người không hiểu hoặc tu chưa tới nơi sẽ chấp niệm và lên án.
Nguồn : From F33 with love.
The post Câu chuyện đằng sau bài hát “Độ ta không độ nàng” đang gây tranh cãi appeared first on Hỏi nhanh đáp lẹ - Chia sẻ kiến thức mới mỗi ngày.
from http://bit.ly/2Itewhe
0 notes
nakcontre · 6 years ago
Text
TÔI VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ KHÔNG BIẾT CÚI ĐẦU
Hôm nay tôi viết để tưởng nhớ một thế hệ sẵn sàng chết vì tương lai đất nước, một thế hệ vàng của dân tộc Việt Nam.
MỘT THẾ HỆ ĐÃ TRỞ THÀNH HUYỀN THOẠI
Tướng Marcel Bigeard – Cựu bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp viết:
“Tôi đã thấy họ khởi đầu từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các Sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi dép cao su và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”
Trung tá Thủy quân Lục chiến – James G. Zumwalt – con trai Đô đốc chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam đã từng viết trong cuốn “Chân trần chí thép” rằng:
"Cuốn sách này dành tặng:… – Gần một triệu chiến binh Bắc Việt và Việt Cộng, những người đã chiến đấu vì một nước Việt Nam thống nhất, đã trải qua bao gian khó, khổ đau, bi kịch và hy sinh trong hành trình đến chiến thắng cuối cùng.
– Khoảng hai triệu công dân Việt Nam, những người tham chiến hoặc là nạn nhân của cuộc chiến tại Việt Nam, đã chấp nhận trả giá với niềm hy vọng một ngày mai các thế hệ con cháu có thể sống tự do, sau những đau khổ của cha ông…"
Trong quyển sách đó ông James đã viết thêm: "Một số ý kiến của chính quyền Mỹ cho rằng nếu tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính trị, thì người Mỹ đã chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng giờ đây tôi đã nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ diễn ra sau khi tôi thấu hiểu được rằng người Việt Nam có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất đất nước mới thôi.
Không nơi nào mà quyết tâm được thể hiện rõ như thái độ những người sống và chiến đấu dọc Đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Hiểu được quyết tâm duy trì Đường mòn cũng như bám trụ tại địa đạo Củ Chi chính là hiểu được “chí thép” của họ.
Đó chính là ý chí thép đặc trưng và rất đặc biệt của người Việt Nam, vốn đã thôi thúc họ tiến lên để giành chiến thắng trong cuộc chiến trước người Mỹ – cuộc chiến mà nước Mỹ thiếu một quyết tâm tương xứng.
Có lẽ sai lầm lớn nhất của chúng ta tại Việt Nam là đã không nhận ra rằng chúng ta đang chiến đấu với “thế hệ vĩ đại nhất” của đất nước này – một thế hệ với quyết tâm thống nhất và duy trì sự tồn tại của dân tộc, sẵn sàng đứng lên đánh đuổi hết quân ngoại xâm này đến quân ngoại xâm khác.
Tại sao người Việt Nam có thể chiến đấu không biết mệt mỏi trong gần 100 năm, trong điều kiện khó khăn như thế, trong tương quan lực lượng như vậy, tại sao họ đã luôn chiến đấu và luôn vững tin rằng rồi một ngày họ sẽ thắng. Và quả thực họ đã thắng, họ đã đợi trong suốt 9 năm ròng để có được 1 Điện Biên Phủ, và sau đó họ lại tiếp tục lên đường, chiến đấu tiếp 21 năm sau đó để thống nhất non sông.
Tròn 30 năm, 30 năm là cả 1/3 đời người, không thể tin được rằng, có những con người có ý chí sắt đá và bền bỉ đến vậy. 30 năm đâu có hề gì, sau đó họ lại lao vào cuộc chiến để bảo vệ thành quả của 1/3 thế kỷ chiến đấu trước đó, họ đánh nhau với Khmer Đỏ, họ đánh bại và nghiền nát chúng sau đó họ chống lại quân đội Trung Quốc, nhiều người trong số họ đã ngã xuống yên nghỉ sau nhiều năm dài chinh chiến nhưng những người còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Thế kỷ 20 của người Việt Nam là 1 thế kỷ đầy đau thương và hào hùng, lớp người của thế kỷ trước là lớp người của huyền thoại".
Và…
LỚP NGƯỜI HUYỀN THOẠI ĐÓ, bây giờ họ nhận lại được gì?
Trong một bài viết tôi cách đây khá lâu quá đoạn thế này:
Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.
Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi.
Bởi vì…
Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?
Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”
Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên.
Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.
Tôi ngồi nhậu. Quán vỉa hè. Người lính đi chiếc xe đạp cũ. Lặng lẽ đứng nép một góc, cây sáo trúc thổi khúc nhạc quê. Tiếng sáo bị át bởi những chiếc loa công suất lớn, bài nhạc trẻ thịnh hành, những xô bồ cười nói, chúc nhau cốc bia, chén rượu.
Vài cái bật lửa, cây bút, cái cắt móng tay trong chiếc rổ để trên yên sau xe. Không cạnh tranh nổi với kẹo cao su chào mời tận bàn, sau bài hát đầy ngẫu hứng của ca sĩ đường phố. Người lính già không chào mời ai.
Tôi đứng dậy xin mua chiếc bật lửa. 5 nghìn. Tôi đưa 20 nghìn. Chú móc bịch nilon được cuộn chặt ở túi áo trước đếm tiền trả. Áo lính xanh đã bợt hết màu, mũ cối – chỉ sứt lỗ chỗ.
Tôi nói: “Con biếu chú.” Chú chắp tay cảm ơn. Hỏi “Cậu có thích bài nào không?”
Tôi lắc đầu.
“Chú trước đi bộ đội ở đâu chú?”
“Quảng Trị năm 72 cậu ạ.” – Mắt chú chỉ ánh lên một chút – Rồi lại tắt.
Chú tôi, ngày tôi còn nhỏ chỉ thích được ngồi sau xe chú, chú chở đến lớp. Kể câu chuyện bom đạn khi xưa. Tôi rất hào hứng, trẻ con không hiểu được chuyện, chỉ thấy bom đạn bắn nhau là sướng rồi.
Tôi hỏi chú đã bắn được đứa nào chưa. Chú không bao giờ trả lời. Chú chỉ bảo: “Mày còn nhỏ, đừng nghĩ đến bắn giết.”
Chú giải ngũ, làm nghề sửa xe máy. Vẫn con xe xu hào cũ, áo lính lấm lem, khắp người toàn dầu mỡ. Vợ chú ở nhà bán thêm tủ kem, lần nào chú đón tôi cũng được chiêu đãi.
Ngày tôi đi du học, chú lên chào, vẫn dúi cho tôi 500 nghìn tiền taxi đi sân bay, không nhận không được.
Chú nói chuyện với bố.
“Hôm nay giỗ Trúc, Biên, Khang, Hợi..” – vài cái tên tôi không nhớ nổi – “Bom chết cùng một ngày, em mới ở Quảng Trị về đấy chứ.”
Chú kể, uống nước trong cái hào, nắng cạn toàn xác đồng đội bên dưới. Chú chiến đấu ở Quảng Trị, rồi lại lên đường đi Biên Giới.
Chú mất năm ngoái, tôi bay về chỉ kịp thắp nén hương tàn.
Chú bị điếc một bên tai do áp lực của bom.
Thanh niên viết đơn bằng máu để lên đường ra trận. Có hàng vạn người không bao giờ trở về nữa. Đất Mẹ cần. Người ta đi giữ mảnh trời quê hương.”
ĐÁNH PHÁP, ĐÁNH MỸ-NGỤY, ĐÁNH POLPOT, ĐÁNH TRUNG QUỐC!
Chắc chắn rằng, lớp người ra đi năm ấy không ai nghĩ rằng họ sẽ chiến đấu chỉ để sau này, mỗi tháng họ được nhận vài ba trăm nghìn tiền trợ cấp và vài cái giấy khen ố vàng, thậm chí, có những thương binh, liệt sĩ, đến nay cũng chẳng có trợ cấp và ghi công gì, nhưng trên hết họ chiến đấu vì đất nước, vì gia đình và vì dân tộc, chỉ vậy thôi.
Và bây giờ, hết chiến tranh rồi!
Thời đại mới rồi, lớp người đi trước dần dần bị quên lãng theo thời gian, giờ đây, họ là những ông già, bà lão – có thể còn lành lặn, có thể mất vài bộ phận cơ thể, có thể hơi chậm mạch, những người mà chỉ khi đến những ngày kỷ niệm như 27/7,22/12, 30/4 thì chúng ta lại thấy họ đóng bộ quân phục cũ mèm, bạc phếch, đeo đầy huy chương, huy hiệu lọc cọc đạp những chiếc xe đạp thành đoàn, đến trụ sở ở thôn, ở xã, hát những bài ca mà thời trẻ họ đã từng hát, kể về những điều mà chúng ta ngay cả giàu trí tưởng tượng cũng không thể khái quát nổi trong trí não bởi cái thời đó chúng ta chưa từng đến gần nó chứ đừng bảo rằng cảm nhận được!
Và rồi, chúng ta nhìn họ bằng những cái nhìn ái ngại kèm chút khinh thường và thương hại ư?
Đời quả thật bạc, người xưa có câu: “Thỏ khôn chết chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết”. Quả không sai. Tôi đã từng chứng kiến chuyện này thế trên xe bus, 1 nhóm các cựu chiến binh, họ từ Thanh Hóa ra Hà Nội, đi từ bến Yên Nghĩa, xuống đâu, đi đâu và làm gì thì tôi không rõ, chỉ biết rằng, đặc trưng của người miền Biển Thanh Hóa là ăn to , nói lớn, cười rất hào sảng, và họ mặc trên mình bộ quân phục cũ cũ,… Tôi thấy trong ánh mắt của các bạn trẻ đi cùng chuyến xe bus hôm ấy là sự khinh thường, thậm chí là khinh ra mặt. Và thế hệ này, còn bao nhiêu người thực sự biết ơn cha ông họ…
Tôi viết ra những dòng này, không phải là lên mặt dạy đời ai cả, mà chỉ muốn, những người ở thế hệ tôi, những người trẻ như tôi, sống chậm lại, chiêm nghiệm 1 chút, có thể, khi đi qua những tượng đài hoặc nghĩa trang, dành 1 chút biết ơn trong lòng mình cho những người đang nằm ở đó là được.
Lịch sử và chiến tranh đâu quá khó để tìm hiểu như các bạn nghĩ, lịch sử và chiến tranh, ở ngay xung quanh các bạn, có thể là những cựu chiến binh, có thể là những nghĩa trang hay tượng đài, và cũng có thể là những kỷ vật, mọi thứ đều là lịch sử và mọi thứ đều đáng được biết ơn và trân trọng!
Đừng để như thế hệ trẻ Ukraine!!
Đùng bao giờ cúi đầu hỡi những người thanh niên Việt Nam!!
---
Chào mừng kỉ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Tôi là người Việt Nam.
Nguồn bài viết: "Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam
#30/4
------
Lúc bé mình chỉ biết bố mình đi lính Campuchia, mình đã không nghĩ giai đoạn đó cùng thời với Polpot, vì lời bố kể về chuyện đi lính sao toàn kỷ niệm vui với đồng đội. Còn sự chết chóc và đau thương, máu và khói lửa bố không hề kể... Nên mình thực sự đã ngây thơ bị lừa như thế đấy.
Năm đó học quân sự, có vẻ vì bọn mình học khối xã hội chăng? Nên được nhà nước đặc biệt xem trọng việc tuyên truyền cho chúng mình? Mình nhớ có thầy bảo: "Chính các em, những người sẽ mang theo lịch sử nước nhà vào quần chúng. Chúng tôi nhờ cậy các em ở hiện tại và đặc biệt là ở thì tương lai."
Ừ, và mình được nghe kể về chiến tranh,về Polpot qua cái nhìn của những người ở chiến trận năm đó.
Và... Mình khóc, mình rấm rức khóc ngay tại bàn học. Nghĩ tới bố, mình càng khóc dữ hơn.
Cái việc yêu và tự hào cũng hình thành dần từ đó. Nhiều đứa chọc mình là mình bị tẩy não. Còn mình, mình thấy mình khác...
Một đứa chán sử như mình cũng lọ mọ đọc đó đây, và mình thêm yêu cái đất nước này. Mình chẳng thấy nó có gì là không tốt nên mình không bài xích nó. Thế thôi!
0 notes
letyourmindpe14 · 6 years ago
Text
Những trải nghiệm cận tử qua câu chuyện đầy nước mắt của cha con ông giáo: thật sự là kì tích!
Ngồi nhìn con gái sau khi trân trọng gấp cuốn "Chuyển Pháp Luân" để trong tủ kính, rồi ngủ ngon lành, với đôi môi đang hé một nụ cười hàm tiếu, lòng tôi bình yên như đang ở trong một khu vườn lạ với hoa hương ngào ngạt và chim hót xanh từng nõn lá …
Tôi là một người cha hạnh phúc. Nhìn cảnh cha con tôi hạnh phúc mãn nguyện như thế này, chắc chẳng ai ngờ được rằng, cách đây ít lâu, chúng tôi đã từng đắm chìm trong tuyệt vọng và khổ đau. Nỗi khổ đau đã giày vò tâm can và thể xác khiến những người trong cuộc khó có thể nguôi ngoai….
Những ngày ở địa ngục chốn trần gian
Đó là một ngày đẹp trời cách đây hơn 5 năm, lúc đó con gái Bảo My của tôi 11 tuổi. Trường tổ chức cho các học sinh đi vui chơi ở biển Long Hải, Bà Rịa. Từ nhỏ, cháu gần như không có chuyến đi chơi xa nào vắng ba mẹ. Vậy mà, suốt cả tuần ấy, cháu cứ nằng nặc đòi đi. Tôi phải gọi điện nhờ thầy chủ nhiệm quan tâm hơn tới cháu. Thực ra, tôi phải rất yên tâm là bởi bạn học với Bảo My làm con nuôi nhà tôi đã 2 năm. Hai đứa rất hiểu nhau. Đi đâu cũng không rời nhau nửa bước. Nhưng không hiểu sao, tối hôm trước khi cháu đi chơi ở biển Long Hải, tôi bồn chồn không ngủ. Vào nhìn hai đứa bé ôm nhau say giấc nồng, tôi lại ngồi trầm tư. Tôi lên bàn thờ Phật và gia tiên khấu đầu, đốt hương, khấn vái rất thành khẩn. Vẫn chưa yên tâm, tôi còn vào nhìn tụi nó một lần nữa rồi mới lên giường. Khi tỉnh giấc thì biết 2 đứa đã lên xe từ 3, 4 giờ sáng.
Đúng 11 giờ trưa, tôi nghe câu đực câu cái của thầy chủ nhiệm. Thầy nói rằng, cháu đang nằm cấp cứu tại nhà thương Bà Rịa. Cháu chơi trên bãi biển lấp xấp nước, nghịch với bạn bè, nằm súp xuống chơi. Ai ngờ, bệnh cũ tái phát. Cháu ngất đi và hít cát cùng nước biển vào người. Bạn bè vẫn đùa giỡn tưởng cháu nằm chơi. Đưa vào cấp cứu thì đã không còn hy vọng nữa….
... Tôi mở mắt thì thấy em trai mình và mọi người đang nói oang oang. Họ thông báo là cháu đã sống và đang cho xe cấp cứu chở lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 Sài Gòn…
Thì ra, khi nghe tin dữ, tôi đã lăn nhào xuống cầu thang và bất tỉnh nhân sự. Mãi mấy giờ sau tôi mới tỉnh. Hai vợ chồng hối hả lên bệnh viện hồi hộp chờ từng phút trôi qua. Đến 7 giờ tối, xe mới lên đến nơi. Cháu nằm trên cáng, đưa vào phòng cấp cứu. Tôi rất mừng thấy môi cháu vẫn thắm, người cháu hầu như bình thường. Định xin bệnh viện cho cháu về nhà thì bác sĩ nói hãy đợi một chút. Mấy y sĩ cho tôi cái giấy đưa cháu xuống chụp phim, sau khi kiểm tra sẽ cho xuất viện. Mẹ cháu muốn bỏ qua mọi thủ tục, nhưng tôi quyết định cho cháu đi chụp theo lệnh của bác sĩ. Đến khuya, bác sĩ phụ trách ca trực mới buông việc ở phòng khám quá tải là cầm ngay đến phim của cháu để kiểm tra. Bà hốt hoảng bảo cấp cứu gấp bởi phổi của cháu bị tổn thương rất nặng. Thật hú hồn hú vía. Nếu lúc nãy tôi đưa cháu về thì…
Thế là hai cha con lăn lê bò toài với các phòng khám với mỗi giường nhỏ có tới 3 bệnh nhân. Nếu tính thêm cả người chăm sóc nữa, thì mỗi giường có cơ số biên chế là 6 người. Cứ tiêm xong là phải kiếm chỗ nghĩ ngơi. Khi thì ghế đá, lúc thì hành lang nóng bức, suốt đêm phải quạt phành phạch và nghe tiếng khóc của những bà mẹ mất con… Nghĩ tới 12 ngày nằm trong Bệnh viện ấy, đến giờ tôi vẫn còn lạnh xương sống. "Ai hay địa ngục tại miền trần gian". Cha con tơi tả. Tôi đã bị mổ xương sống với 4 đinh ốc còn trong thân từ năm 2007 mà cứ nằm cùng con oặt oại như vậy.
Kết quả, khi con gái xuất viện, về đi học được thì tôi lại đau mòn đau mỏi, đau râm ran suốt cột sống, hai tay chân nhức nhối, chịu khôn thấu. Tôi bỏ dạy, cầm cự một vài tháng sau thì lên bàn mổ lần thứ hai bởi thoát vị đĩa đệm ở phía sau vùng ngực. Cả xương sống được chốt bằng 6 đinh ốc. Tôi bị liệt, nằm yên bất động, đợi ngày đi theo ông bà. Chỉ có con gái là đủ kiên nhẫn, hàng ngày ngồi xoa bóp cho ba, nước mắt ngắn dài. Tôi hiểu, cái chết đang đến. Tôi muốn chết bởi cơn đau hành hạ từng giây, và thấy mình sống cũng bằng thừa. Nhưng con còn nhỏ dại quá! Tôi cắn môi đến bật máu để ghìm dòng nước mắt…
Chuyện kì lạ về cô bé 8 tuổi bị vong nhập
Bé Bảo My của tôi khi sinh ra và lớn lên rất kháu khỉnh, rất dễ thương. Tôi còn nhớ những ngày đón con từ trường Mẫu Giáo. Nó chạy lon ton, cái giọng đớt đặc cứ hát những bài chẳng biết ngô hay khoai. Khi nó ngồi lên phía trước của xe, bao giờ cũng líu lo bảo ba chở đi một vòng quanh khu công nghiệp mới về nhà. Rất cá tính. Ít khóc nhưng đã khóc thì mưa ngâu suốt cả ngày đố ai dỗ nín. Đặc biệt là thường leo trèo và hay ngã ngửa. Cái gáy không biết bao nhiêu lần muốn làm vỡ gạch sàn nhà…
Mãi đến lúc bé lên 8 tuổi thì mới có sự. Nó khiến tôi thành người mất ngủ thường niên và hay gặp ác mộng ú ớ trong đêm. Đó là dịp Tết, tôi về Bắc. Mẹ con nó dắt nhau về Ngoại ở miền Tây đón giao thừa. Tối 30, không ai cho trẻ ra khỏi nhà. Cửa cài then vậy mà nó rón rén mở được rồi ra ngồi ghế đá hành lang. Nó nhớ ba, không ngủ được. Trước nhà Ngoại là cánh đồng có rất nhiều ngôi mộ xây khang trang bởi đây là xóm "vượt biên" mà! Chếch phía bên phải là một cái miếu to thờ Thần, ai đi qua đó ban ngày cũng cảm giác bất an, đừng nói là ban đêm.
Vậy mà, con bé dám ra ngoài. Theo nó kể lại, thì nó thấy nhiều cảnh hãi hùng. Nó muốn đi ngay  vào trong nhà  nhưng người nó cứ bị ngoại lực vô hình nào đè dí xuống,  ngồi chết trân một chỗ mà rúm ró. Nó thấy rất cụ thể là có ai đã đi vào người nó. May mà cả nhà phát hiện đã kịp thời  đưa nó vào trong. Ngày hôm sau, nó đã thành người khác. Và buổi tối, nó rất muốn ra nơi đầy âm khí nơi cánh đồng trước nhà!
Bắt đầu từ ngày ấy, con bé bất chợt thảng thốt, rồi lẩm bẩm, rồi mê man và bất tỉnh. Có ngày ngất xỉu mấy lần. Thường thì ngày nào cũng ngất vào giờ Ngọ. Cháu ngất không hề có dấu hiệu báo trước. Có khi đang chơi với bạn thì sững lại trong tư thế đó như bức tượng. Tôi trước đây không tin có cái chết đứng của Từ Hải; nghĩ rằng Nguyễn Du dùng văn chương để cường điệu hoá nó. Theo vật lý, một vật muốn đứng được tư thế không đổ thì phải có chân đế, phải có những yếu tố cân bằng lực. Thế nhưng cháu có thể "chết đứng" bất cứ tư thế nào! Tôi vốn "duy vật", không tin những điều như là "ma nhập" hoặc những gì trái với khoa học thực chứng nên  ý nghĩ đầu tiên là phải đưa con tới bệnh viện nhờ vào các loại thuốc Tây và những bác sỹ giỏi. Ai mà chẳng thế. Nó như là một bản năng của chúng ta rồi!
Đáng nói là, cháu ngất rất khác thường so với những người động kinh. Cháu không xùi bọt mép, không có những biểu hiện đặc biệt trước đó. Có lúc cơn bệnh diễn ra trong thời gian 1, 2 phút, rất nhanh. Nhưng đôi lúc thì rất đáng sợ. Cả người cháu cứ như một dây thừng lớn neo một con tàu giữa bão tố. Có lúc nó nhả ra thả lỏng. Người con bé lúc ấy như một con sứa bị quăng lên bờ. Tứ chi vô lực. Nó mềm oặt, lay lắt. Có lúc nó cứ xoắn lại, người cứng đơ. Lúc ấy khuôn mặt thật căng thẳng. Từng thớ thịt cứ cuộn lên thành múi, tái ngắt. Đầu ngoặt hẳn sang bên phải như có ai bẻ gập. Mồm bị méo xệch. Nếu không kịp dùng gáy cuốn sách hoặc chiếc đũa bếp thì tôi đành phải dùng ngón tay cái của mình bỏ vào miệng cháu. Có lúc, tay của tôi bị nhay chảy máu, tím bầm và sưng tấy cả mấy ngày mới dịu đau.
Vì thế, mỗi lúc con đi học là lo ngay ngáy. Chỉ cần một cú điện thoại là tôi thất thần, lao ngay đến trường, vào phòng y tế chờ con dậy, rồi dỗ dành đưa con về nhà. Có lúc vào nhìn con nằm ướt sũng quần áo bê bết mới biết là cháu bị ngất trong phòng vệ sinh. Những lúc ấy về nhà cả tuần cháu ăn uống thật khó khăn. Không ai giúp cho nên răng cháu đã cắn lưỡi đến nỗi nó cứ rớm máu và sưng vù cả tuần. Cháu cứ nằng nặc đòi nghỉ học. Cháu tủi nhất là không ai chơi với mình. Thậm chí, lũ trẻ bây giờ, có đứa còn lấy nỗi khổ của bạn làm trò vui đùa cợt. Con bé chỉ thui thủi một mình, chẳng ai ngó ngàng. Đi học về khi nào cũng kể những điều mình bị ức hiếp, xúc phạm với giọt ngắn, giọt dài. Phần lớn, mỗi lúc cháu ngất, nếu biết ý, chỉ cần ôm cháu hoặc cho nghỉ trên giường một chút là sẽ phục hồi như cũ. Dường như cháu không mất sức, không mệt mỏi gì nhiều. Vậy nhưng, ai mà thường trực với con suốt 24 giờ một ngày được!
Hành trình đi tìm thuốc chữa bệnh hiểm: có bệnh thì vái tứ phương
Ban đầu, tôi tuyệt đối tin vào Tây Y. Hết bệnh viện nhà nước đến bệnh viện tư. Có lúc, phải chuẩn bị cả mấy ngày để từ 3, 4 giờ sáng cha con sang chờ hết cả ngày mới được bác sỹ Tôn Thất Vinh khám cho ở Tâm Đức. Tôi gặp rất nhiều những nhà sư, những bà xơ và gặp cả những phụ huynh xưa rất giàu ở quê nhưng vì bệnh tim mà bán hết ruộng vườn nhà cửa đến khánh kiệt. Cha con tôi mày mò chờ chực hết ông giáo sư cấp này đến ông giáo sư cấp khác. Thuốc nhiều ít gia giảm theo thầy và cháu cũng lừ đừ mệt mỏi theo sự nương tay hay mạnh tay của bác sỹ. Đi đâu cũng chạy máy từng tập "não đồ" dày như tiểu thuyết. Đi riết rồi hết tin. Theo thứ tự sẽ là Đông y, rồi Nam y ...Và rồi bắt đầu nghiêng về phe phản khoa học, mà ta gọi chung là "mê tín". Đúng là có bệnh thì cứ vái tứ phương. Tôi bắt đầu đi các thầy lang. Tội nghiệp thân con nhỏ bị Ba đưa đi thí nghiệm khắp nơi. Chỗ thì đốt từng bó nhang phừng phừng thổi lưng nó bỏng rộp; chỗ thì nhảy đồng bóng, cải lương; chỗ thì vẽ bùa đốt uống; chỗ thì cho một bịch bịch ni lông như nhựa đường thầm thì như nói với thần linh. Rồi lạy quỳ, nhủ gì đọc nấy. Rồi thì trong nhà khi nào cũng mở máy nghe niệm. Rồi thì, cha con say mê thuộc những mật kinh bí  ngữ... Rồi thì, ở đâu có người chỉ thầy hay là chúng tôi có mặt ở đó...
Cả nhà tôi thường xuyên đi chùa. Vào dịp hè, con tôi mặc áo tràng và ở chùa cả tuần. Vào chủ nhật, hoặc các ngày lễ Vu Lan, lễ Tết chúng tôi theo dòng người tín Phật đi vái lạy, nhang khói và đọc kinh thành kính. Chúng tôi tham gia phóng sinh chim cho trời, cá cho nước. Chúng tôi ngồi cả ngày kếtnhững tràng hoa bưởi để đeo vào cổ những người lễ bái… Hầu như những chùa lớn trong Nam ngoài Bắc nào, có điều kiện, chúng tôi đều đến và coi như đó là một sinh hoạt tâm linh bình thường của nếp nhà…
Cháu Bảo My đang luyện bài 5 Pháp Luân Công
Thế rồi, cha con bắt đầu đi các thầy vốn là các 'thần y' ở các chùa. Có lần được giới thiệu đến một ngôi chùa ở Bình Phước. Phải nhờ học trò vốn là ni cô có quen biết mới tiếp xúc được thầy. Cả 3 người phải lên tận một nơi xa lắc xa lơ, vái lạy không biết cơ man bao nhiêu là tượng lớn, tượng nhỏ. Ông Thầy yêu cầu tôi về đưa ảnh con nhỏ cho ông, để rồi ông bỏ dưới tượng Quán Thế Âm và niệm Chú Đại Bi cùng kinh kệ cho. Tôi có chứng kiến, trong căn phòng leo lét ánh nến là tượng Phật Bà. Dưới tượng ấy rất nhiều các ảnh chân dung.
Rồi lại đến chùa khác ở trong nội thành. Cha con gửi xe ngồi đợi suốt cả một ngày ngoài hành lang hẹp, chịu đựng cái nóng nôi chật chội đến xế chiều thì người trong chùa mới cho biết là Thầy đang đi xa. Lần thứ 2 đến, thấy số người đông kín cả sân chùa. Đợi mãi đến xế chiều mới biết là mình phải lấy vé theo số thứ tự. Thật khó mà gặp được Thầy. Đành ngơ ngác ra về...
Có lần nhận được điện thoại của một học trò ruột ở Củ Chi. Nó nói chắc như bắp là đã tìm ra Thần y đích thực cho căn bệnh của con thầy. Nó định bỏ công ăn việc làm nơi công xưởng để xuống đưa cha con tôi đi. Nó nói bà chị nó có triệu chứng ngất xỉu đã hơn chục năm rồi, khi nghe người bạn đâu ở Biên Hòa giới thiệu, bà ta đã hết bệnh huyền diệu. Nể trò và không muốn phụ công nhiệt tình của nó, cha con đã sang một ngôi đình chùa trong hẻm nhỏ ở quận 4. Vào sâu hun hút mới biết đây là một ngôi chùa khá rộng, cổ xưa. Cha con cùng làm lễ với mọi người, cùng dọn bàn ăn chay, cùng quỳ gối cung kính đọc kinh..
Đến buổi chiều, sân chùa tập hợp rất nhiều người có cùng hoàn cảnh như mình. Nghe ngóng từ hành lang, thấy ai cũng kể những câu chuyện, những tin tức lạc quan. Nào là con cô, cháu cậu nhà tui; nào là trường hợp này trường hợp nọ… Nghe riết, tín tâm tăng lên dần. Mọi người ân cần chỉ bảo cho cha con ra mua chai nước uống loại lớn để sẵn trước tượng Quan Thế Âm.Thế là từng dòng người xếp theo thứ tự hình xoáy ốc trong gian chánh điện khá chật chội. Vừa làm theo những động tác nghi lễ, vừa nhích từng bước tới Sư Ông.
Mặc dầu bị chột một mắt nhưng nhìn khuôn mặt và phong thái của người tu hành rất ân cần. Sư Ông sau khi nghe tôi nói thì an ủi động viên, nói con gái ngồi trước mặt. Ông đọc kinh rất trang nghiêm rồi lấy tay vỗ đầu theo nhịp mõ. Chúng tôi lại lấy bình nước. Sư Ông làm những cử chỉ thần bí. Uống xong nước, cha con tôi xách chai nước thánh ấy lạy mẹ Quan Âm ra về đầy tin tưởng. Ngày nào cha con cũng quỳ lạy trước tượng Quán Âm trên bàn thờ  để dè xẻn uống chung li nhỏ  nước thánh... Ngày nào đứa học trò cũng gọi điện hỏi thăm và khuyên cần kiên nhẫn... Thế mà vẫn không có kết quả.
Loanh quanh mãi, từ "mê tín", tôi nhận ra mình mù quáng nên lại quay về với chỗ ổn định là bệnh viện tâm thần ở Phan Đăng Lưu. Cứ 2 tuần là ba và con lại bải hoải, rã rời sắp hàng chờ nhận thuốc. Sau này, gặp một ông bác sỹ thật thà, lại bất mãn giận đời. Ông nói với tôi là: "Anh cứ theo cái toa này ra mấy nhà thuốc lớn mua cho nó vài tháng luôn, khỏi phải xếp hàng ở đây. Khám thần kinh dù bác sĩ giỏi thế nào cũng là đoán mò. Con anh bệnh đã lâu thế này thì phải sống với thuốc thôi...". Thở dài. Buồn. Dần thất vọng, thất vọng cứ trào dần lên ngực, lên cổ nghèn nghẹn. Hai dòng cứ mặn chát dần, cứ ứa ra. Nhiều lúc cũng chẳng muốn giấu, chẳng muốn quay mặt, dù mình là một gã đàn ông…
Bảo My và cha trong ngày Đại Pháp thế giới
Một hôm nhận được điện thoại từ nơi tôi dạy học dưới quê năm xưa. Chị bạn thân ngày nào sốt sắng bảo tôi về gấp. Nghe chị nói đầy thuyết phục, mình nghĩ đây là cơ hội cứu sinh mà sau bao nhiêu tìm tòi mình mới được đáp đền. Tôi lại trở về với con đường "mê tín". Bạn tôi thật nhiệt tình, bỏ cả công việc kinh doanh để dẫn tôi tới một ngôi chùa thật hoành tráng. Không ngờ người tin cẩn của thầy lại là học trò cũ giờ đi tu. Thầy đón tiếp tôi thật niềm nở. Sau mấy chén trà, thầy dẫn tôi vào một căn phòng sáng trưng, nghi ngút thơm. Trên là ảnh của một lão hòa thượng đã Niết Bàn. Tôi học theo thầy lạy thế "ngũ thể đầu địa" rất mực cung kính. Tôi còn lạy rất nhiều bàn thờ nữa thì mới được ngồi nín thở cạnh thầy. Vốn cũng biết một số chữ Nho, nhưng thấy Thầy lấy mấy tấm giấy màu vàng viết rất nhanh và rất đẹp, tôi chẳng đoán được chữ gì. Thầy yêu cầu tôi bỏ một tấm dưới tượng Phật ở nhà, một tấm bỏ vào gối con bé ngủ, ba tấm con bé sẽ uống ba ngày sau khi tro đã đốt và khuấy nước. Mấy tấm còn lại là đốt khi làm mâm cúng vái. Thầy hướng dẫn đốt bao nhiêu nến, vào giờ nào, khấn vái ra sao ?.. Tôi ghi rất cẩn thận. Tôi hỏi tại sao không cúng chay thì thầy đỏ mặt tức giận: "Đó là lũ cô hồn dã quỷ thì cho nó ăn nhậu, rượu chè rồi đuổi chúng đi. Chúng thì chay tịnh gì?"
Phải nhờ bà ngoại theo xe đò lên làm lễ nghi cúng đơm. Tôi vừa làm vừa run, không biết có động đến được ma quỷ? Thật bất ngờ. Sau lần cúng bái ấy, con bé nhà tôi tỉnh táo hẳn. Tôi bỏ thuốc cho nó, theo dõi từng ngày thấy rất bình thường. Tuần qua, tháng lại, rồi tháng qua. Con nhỏ học hành bình thường không hề bị ngất xỉu. Ai cũng chúc mừng. Đi đâu tôi cũng giới thiệu ngợi ca thần phép của ông Thầy. Tôi cảm tạ, sùng bái ông tự trong tâm. Nếu như con gái tôi không chết ngạt ở biển Long Hải thì chắc lời ca tụng của tôi sẽ còn được nhắc lại nhiều lần...
Trong những ngày nằm đợi tử thần đến đưa đi, chúng tôi bất ngờ có được thuốc tiên và chứng kiến thần tích!
Thuốc tiên mà tôi nói ở đây chính là một cuốn sách và 5 bài tập khí công. Chuyện vì sao tôi hữu duyên có được cuốn sách diệu huyền và quá trình nhờ cuốn sách mà tôi chữa khỏi bệnh như thế nào thì có thể các bạn cũng đã biết qua bài “Nhà giáo Thái Quang Vinh: “Câu chuyện đời tôi là một thần thoại”. Vào tháng 6/2012, tôi được một người bạn cho cuốn Chuyển Pháp Luân. Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi đọc sách, tôi đã lật người qua lại dễ dàng, không thấy nhói đau; tôi tự bò dậy, ngồi dậy và bắt đầu đứng lên. Quá phấn khởi, tôi đã nhờ các đồng tu mỗi buổi sáng ghé nhà đưa con gái tôi đi tập Pháp Luân Công ở công viên Tao Đàn... Nghe nói, đang tập giữa chừng cháu không ngất nữa nhưng lại là người mộng du. Cứ đi vô thức và gặp ai cũng lẩm nhẩm: "Anh đưa tôi đi đâu đấy?"
Sợ ảnh hưởng, họ đưa cháu về cho tôi. Sau một thời gian dài bị liệt, tôi đứng dậy đi nhúc nhắc được, Bảo My đã dạy tôi luyện công. Tôi thì tiến bộ rất nhanh, nhưng con gái vẫn lặp lại các hiện tượng như mộng du ở công viên. Sau này tôi phát hiện ra là tôi có kết quả tốt hơn cháu là do tôi vừa đọc sách vừa luyện công, còn cháu thì mới chỉ luyện công mà chưa đọc sách.
Kiên trì, ba và con rất kiên trì. Bởi đây là phao cứu sinh duy nhất, và là cơ hội cuối cùng của 2 cha con. Cả 2 động viên, khuyến khích nhau. Cháu mới lớp 7 nhưng có đức Nhẫn đáng nể. Nó có niềm tin thánh khiết và tuyệt đối vào Ngài Lý Hồng Chí, tác giả của cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Người đã sáng lập ra Pháp môn tu Phật Pháp Luân Đại Pháp.…
Cháu Bảo My đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Và cuối cùng, điều kỳ diệu đã đến với cha con tôi. Sau chừng 2 tháng đọc sách và tập công, cha con tôi đã thành người mới, có cuộc đời mới. Sau 3 năm thì cả cha và con đã không còn bệnh. Chính xác thì thời kỳ đầu, cả hàng tháng trời cháu mới xuất hiện triệu chứng bệnh một lần. Có điều, khác với trước kia, khi bệnh đến cháu đã biết bệnh tới và có thể tự lo cho bản thân.
Từ một đứa nhút nhát, tự kỉ, bệnh tật và học không thông; từ một bé bị hắt hủi và không có bạn bè, giờ đây cháu đã khỏe mạnh, học khá và kết được nhiều bạn bè rất dễ thương… Sự đổi đời của cha con chúng tôi đã diễn ra như vậy đấy, cực kỳ nhanh chóng, cực kỳ kì diệu. Nó kì diệu và nhanh chóng tới mức ngay cả bản thân chúng tôi, những người thân, bạn bè từ đầu chứng kiến cảnh cha con tôi vật lộn với bệnh tật trong tuyệt vọng …. cũng phải ngạc nhiên. Ngạc nhiên tới không ngờ. Nhưng có một điều tôi dám chắc rằng, chỉ có những người nào ở trong tình trạng đã chạm tới tầng đầu của địa ngục như cha con chúng tôi, thì mới thấy hết được cái huyền diệu của niềm tin vào Thần Phật, cái thần bí vĩ đại của Phật Pháp. Đúng là thần tích đã xuất hiện nơi chốn trần gian.
Giờ đây, mỗi khi đứng trước ảnh Ngài Lý Hồng Chí, người mà chúng tôi coi là Sư tôn vĩ đại và từ bi nhất, chúng tôi luôn nghiêm trang và trân trọng. Sự biết ơn của chúng tôi đối với Ông chẳng thể nào kể xiết. Riêng tôi, tôi thường giàn giụa nước mắt mỗi khi nhớ lại, và rồi tâm niệm với tấm lòng thành kính: PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO! CHÂN THIỆN NHẪN HẢO!
Thái Quang Vinh 
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2RoQhmy via IFTTT
0 notes
beatyroseflower · 6 years ago
Text
Những trải nghiệm cận tử qua câu chuyện đầy nước mắt của cha con ông giáo: thật sự là kì tích!
Ngồi nhìn con gái sau khi trân trọng gấp cuốn “Chuyển Pháp Luân” để trong tủ kính, rồi ngủ ngon lành, với đôi môi đang hé một nụ cười hàm tiếu, lòng tôi bình yên như đang ở trong một khu vườn lạ với hoa hương ngào ngạt và chim hót xanh từng nõn lá …
Tôi là một người cha hạnh phúc. Nhìn cảnh cha con tôi hạnh phúc mãn nguyện như thế này, chắc chẳng ai ngờ được rằng, cách đây ít lâu, chúng tôi đã từng đắm chìm trong tuyệt vọng và khổ đau. Nỗi khổ đau đã giày vò tâm can và thể xác khiến những người trong cuộc khó có thể nguôi ngoai….
Những ngày ở địa ngục chốn trần gian
Đó là một ngày đẹp trời cách đây hơn 5 năm, lúc đó con gái Bảo My của tôi 11 tuổi. Trường tổ chức cho các học sinh đi vui chơi ở biển Long Hải, Bà Rịa. Từ nhỏ, cháu gần như không có chuyến đi chơi xa nào vắng ba mẹ. Vậy mà, suốt cả tuần ấy, cháu cứ nằng nặc đòi đi. Tôi phải gọi điện nhờ thầy chủ nhiệm quan tâm hơn tới cháu. Thực ra, tôi phải rất yên tâm là bởi bạn học với Bảo My làm con nuôi nhà tôi đã 2 năm. Hai đứa rất hiểu nhau. Đi đâu cũng không rời nhau nửa bước. Nhưng không hiểu sao, tối hôm trước khi cháu đi chơi ở biển Long Hải, tôi bồn chồn không ngủ. Vào nhìn hai đứa bé ôm nhau say giấc nồng, tôi lại ngồi trầm tư. Tôi lên bàn thờ Phật và gia tiên khấu đầu, đốt hương, khấn vái rất thành khẩn. Vẫn chưa yên tâm, tôi còn vào nhìn tụi nó một lần nữa rồi mới lên giường. Khi tỉnh giấc thì biết 2 đứa đã lên xe từ 3, 4 giờ sáng.
Đúng 11 giờ trưa, tôi nghe câu đực câu cái của thầy chủ nhiệm. Thầy nói rằng, cháu đang nằm cấp cứu tại nhà thương Bà Rịa. Cháu chơi trên bãi biển lấp xấp nước, nghịch với bạn bè, nằm súp xuống chơi. Ai ngờ, bệnh cũ tái phát. Cháu ngất đi và hít cát cùng nước biển vào người. Bạn bè vẫn đùa giỡn tưởng cháu nằm chơi. Đưa vào cấp cứu thì đã không còn hy vọng nữa….
… Tôi mở mắt thì thấy em trai mình và mọi người đang nói oang oang. Họ thông báo là cháu đã sống và đang cho xe cấp cứu chở lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 Sài Gòn…
Thì ra, khi nghe tin dữ, tôi đã lăn nhào xuống cầu thang và bất tỉnh nhân sự. Mãi mấy giờ sau tôi mới tỉnh. Hai vợ chồng hối hả lên bệnh viện hồi hộp chờ từng phút trôi qua. Đến 7 giờ tối, xe mới lên đến nơi. Cháu nằm trên cáng, đưa vào phòng cấp cứu. Tôi rất mừng thấy môi cháu vẫn thắm, người cháu hầu như bình thường. Định xin bệnh viện cho cháu về nhà thì bác sĩ nói hãy đợi một chút. Mấy y sĩ cho tôi cái giấy đưa cháu xuống chụp phim, sau khi kiểm tra sẽ cho xuất viện. Mẹ cháu muốn bỏ qua mọi thủ tục, nhưng tôi quyết định cho cháu đi chụp theo lệnh của bác sĩ. Đến khuya, bác sĩ phụ trách ca trực mới buông việc ở phòng khám quá tải là cầm ngay đến phim của cháu để kiểm tra. Bà hốt hoảng bảo cấp cứu gấp bởi phổi của cháu bị tổn thương rất nặng. Thật hú hồn hú vía. Nếu lúc nãy tôi đưa cháu về thì…
Thế là hai cha con lăn lê bò toài với các phòng khám với mỗi giường nhỏ có tới 3 bệnh nhân. Nếu tính thêm cả người chăm sóc nữa, thì mỗi giường có cơ số biên chế là 6 người. Cứ tiêm xong là phải kiếm chỗ nghĩ ngơi. Khi thì ghế đá, lúc thì hành lang nóng bức, suốt đêm phải quạt phành phạch và nghe tiếng khóc của những bà mẹ mất con… Nghĩ tới 12 ngày nằm trong Bệnh viện ấy, đến giờ tôi vẫn còn lạnh xương sống. “Ai hay địa ngục tại miền trần gian”. Cha con tơi tả. Tôi đã bị mổ xương sống với 4 đinh ốc còn trong thân từ năm 2007 mà cứ nằm cùng con oặt oại như vậy.
Kết quả, khi con gái xuất viện, về đi học được thì tôi lại đau mòn đau mỏi, đau râm ran suốt cột sống, hai tay chân nhức nhối, chịu khôn thấu. Tôi bỏ dạy, cầm cự một vài tháng sau thì lên bàn mổ lần thứ hai bởi thoát vị đĩa đệm ở phía sau vùng ngực. Cả xương sống được chốt bằng 6 đinh ốc. Tôi bị liệt, nằm yên bất động, đợi ngày đi theo ông bà. Chỉ có con gái là đủ kiên nhẫn, hàng ngày ngồi xoa bóp cho ba, nước mắt ngắn dài. Tôi hiểu, cái chết đang đến. Tôi muốn chết bởi cơn đau hành hạ từng giây, và thấy mình sống cũng bằng thừa. Nhưng con còn nhỏ dại quá! Tôi cắn môi đến bật máu để ghìm dòng nước mắt…
Chuyện kì lạ về cô bé 8 tuổi bị vong nhập
Bé Bảo My của tôi khi sinh ra và lớn lên rất kháu khỉnh, rất dễ thương. Tôi còn nhớ những ngày đón con từ trường Mẫu Giáo. Nó chạy lon ton, cái giọng đớt đặc cứ hát những bài chẳng biết ngô hay khoai. Khi nó ngồi lên phía trước của xe, bao giờ cũng líu lo bảo ba chở đi một vòng quanh khu công nghiệp mới về nhà. Rất cá tính. Ít khóc nhưng đã khóc thì mưa ngâu suốt cả ngày đố ai dỗ nín. Đặc biệt là thường leo trèo và hay ngã ngửa. Cái gáy không biết bao nhiêu lần muốn làm vỡ gạch sàn nhà…
Mãi đến lúc bé lên 8 tuổi thì mới có sự. Nó khiến tôi thành người mất ngủ thường niên và hay gặp ác mộng ú ớ trong đêm. Đó là dịp Tết, tôi về Bắc. Mẹ con nó dắt nhau về Ngoại ở miền Tây đón giao thừa. Tối 30, không ai cho trẻ ra khỏi nhà. Cửa cài then vậy mà nó rón rén mở được rồi ra ngồi ghế đá hành lang. Nó nhớ ba, không ngủ được. Trước nhà Ngoại là cánh đồng có rất nhiều ngôi mộ xây khang trang bởi đây là xóm “vượt biên” mà! Chếch phía bên phải là một cái miếu to thờ Thần, ai đi qua đó ban ngày cũng cảm giác bất an, đừng nói là ban đêm.
Vậy mà, con bé dám ra ngoài. Theo nó kể lại, thì nó thấy nhiều cảnh hãi hùng. Nó muốn đi ngay  vào trong nhà  nhưng người nó cứ bị ngoại lực vô hình nào đè dí xuống,  ngồi chết trân một chỗ mà rúm ró. Nó thấy rất cụ thể là có ai đã đi vào người nó. May mà cả nhà phát hiện đã kịp thời  đưa nó vào trong. Ngày hôm sau, nó đã thành người khác. Và buổi tối, nó rất muốn ra nơi đầy âm khí nơi cánh đồng trước nhà!
Bắt đầu từ ngày ấy, con bé bất chợt thảng thốt, rồi lẩm bẩm, rồi mê man và bất tỉnh. Có ngày ngất xỉu mấy lần. Thường thì ngày nào cũng ngất vào giờ Ngọ. Cháu ngất không hề có dấu hiệu báo trước. Có khi đang chơi với bạn thì sững lại trong tư thế đó như bức tượng. Tôi trước đây không tin có cái chết đứng của Từ Hải; nghĩ rằng Nguyễn Du dùng văn chương để cường điệu hoá nó. Theo vật lý, một vật muốn đứng được tư thế không đổ thì phải có chân đế, phải có những yếu tố cân bằng lực. Thế nhưng cháu có thể “chết đứng” bất cứ tư thế nào! Tôi vốn “duy vật”, không tin những điều như là “ma nhập” hoặc những gì trái với khoa học thực chứng nên  ý nghĩ đầu tiên là phải đưa con tới bệnh viện nhờ vào các loại thuốc Tây và những bác sỹ giỏi. Ai mà chẳng thế. Nó như là một bản năng của chúng ta rồi!
Đáng nói là, cháu ngất rất khác thường so với những người động kinh. Cháu không xùi bọt mép, không có những biểu hiện đặc biệt trước đó. Có lúc cơn bệnh diễn ra trong thời gian 1, 2 phút, rất nhanh. Nhưng đôi lúc thì rất đáng sợ. Cả người cháu cứ như một dây thừng lớn neo một con tàu giữa bão tố. Có lúc nó nhả ra thả lỏng. Người con bé lúc ấy như một con sứa bị quăng lên bờ. Tứ chi vô lực. Nó mềm oặt, lay lắt. Có lúc nó cứ xoắn lại, người cứng đơ. Lúc ấy khuôn mặt thật căng thẳng. Từng thớ thịt cứ cuộn lên thành múi, tái ngắt. Đầu ngoặt hẳn sang bên phải như có ai bẻ gập. Mồm bị méo xệch. Nếu không kịp dùng gáy cuốn sách hoặc chiếc đũa bếp thì tôi đành phải dùng ngón tay cái của mình bỏ vào miệng cháu. Có lúc, tay của tôi bị nhay chảy máu, tím bầm và sưng tấy cả mấy ngày mới dịu đau.
Vì thế, mỗi lúc con đi học là lo ngay ngáy. Chỉ cần một cú điện thoại là tôi thất thần, lao ngay đến trường, vào phòng y tế chờ con dậy, rồi dỗ dành đưa con về nhà. Có lúc vào nhìn con nằm ướt sũng quần áo bê bết mới biết là cháu bị ngất trong phòng vệ sinh. Những lúc ấy về nhà cả tuần cháu ăn uống thật khó khăn. Không ai giúp cho nên răng cháu đã cắn lưỡi đến nỗi nó cứ rớm máu và sưng vù cả tuần. Cháu cứ nằng nặc đòi nghỉ học. Cháu tủi nhất là không ai chơi với mình. Thậm chí, lũ trẻ bây giờ, có đứa còn lấy nỗi khổ của bạn làm trò vui đùa cợt. Con bé chỉ thui thủi một mình, chẳng ai ngó ngàng. Đi học về khi nào cũng kể những điều mình bị ức hiếp, xúc phạm với giọt ngắn, giọt dài. Phần lớn, mỗi lúc cháu ngất, nếu biết ý, chỉ cần ôm cháu hoặc cho nghỉ trên giường một chút là sẽ phục hồi như cũ. Dường như cháu không mất sức, không mệt mỏi gì nhiều. Vậy nhưng, ai mà thường trực với con suốt 24 giờ một ngày được!
Hành trình đi tìm thuốc chữa bệnh hiểm: có bệnh thì vái tứ phương
Ban đầu, tôi tuyệt đối tin vào Tây Y. Hết bệnh viện nhà nước đến bệnh viện tư. Có lúc, phải chuẩn bị cả mấy ngày để từ 3, 4 giờ sáng cha con sang chờ hết cả ngày mới được bác sỹ Tôn Thất Vinh khám cho ở Tâm Đức. Tôi gặp rất nhiều những nhà sư, những bà xơ và gặp cả những phụ huynh xưa rất giàu ở quê nhưng vì bệnh tim mà bán hết ruộng vườn nhà cửa đến khánh kiệt. Cha con tôi mày mò chờ chực hết ông giáo sư cấp này đến ông giáo sư cấp khác. Thuốc nhiều ít gia giảm theo thầy và cháu cũng lừ đừ mệt mỏi theo sự nương tay hay mạnh tay của bác sỹ. Đi đâu cũng chạy máy từng tập “não đồ” dày như tiểu thuyết. Đi riết rồi hết tin. Theo thứ tự sẽ là Đông y, rồi Nam y …Và rồi bắt đầu nghiêng về phe phản khoa học, mà ta gọi chung là “mê tín”. Đúng là có bệnh thì cứ vái tứ phương. Tôi bắt đầu đi các thầy lang. Tội nghiệp thân con nhỏ bị Ba đưa đi thí nghiệm khắp nơi. Chỗ thì đốt từng bó nhang phừng phừng thổi lưng nó bỏng rộp; chỗ thì nhảy đồng bóng, cải lương; chỗ thì vẽ bùa đốt uống; chỗ thì cho một bịch bịch ni lông như nhựa đường thầm thì như nói với thần linh. Rồi lạy quỳ, nhủ gì đọc nấy. Rồi thì trong nhà khi nào cũng mở máy nghe niệm. Rồi thì, cha con say mê thuộc những mật kinh bí  ngữ… Rồi thì, ở đâu có người chỉ thầy hay là chúng tôi có mặt ở đó…
Cả nhà tôi thường xuyên đi chùa. Vào dịp hè, con tôi mặc áo tràng và ở chùa cả tuần. Vào chủ nhật, hoặc các ngày lễ Vu Lan, lễ Tết chúng tôi theo dòng người tín Phật đi vái lạy, nhang khói và đọc kinh thành kính. Chúng tôi tham gia phóng sinh chim cho trời, cá cho nước. Chúng tôi ngồi cả ngày kếtnhững tràng hoa bưởi để đeo vào cổ những người lễ bái… Hầu như những chùa lớn trong Nam ngoài Bắc nào, có điều kiện, chúng tôi đều đến và coi như đó là một sinh hoạt tâm linh bình thường của nếp nhà…
Cháu Bảo My đang luyện bài 5 Pháp Luân Công
Thế rồi, cha con bắt đầu đi các thầy vốn là các ‘thần y’ ở các chùa. Có lần được giới thiệu đến một ngôi chùa ở Bình Phước. Phải nhờ học trò vốn là ni cô có quen biết mới tiếp xúc được thầy. Cả 3 người phải lên tận một nơi xa lắc xa lơ, vái lạy không biết cơ man bao nhiêu là tượng lớn, tượng nhỏ. Ông Thầy yêu cầu tôi về đưa ảnh con nhỏ cho ông, để rồi ông bỏ dưới tượng Quán Thế Âm và niệm Chú Đại Bi cùng kinh kệ cho. Tôi có chứng kiến, trong căn phòng leo lét ánh nến là tượng Phật Bà. Dưới tượng ấy rất nhiều các ảnh chân dung.
Rồi lại đến chùa khác ở trong nội thành. Cha con gửi xe ngồi đợi suốt cả một ngày ngoài hành lang hẹp, chịu đựng cái nóng nôi chật chội đến xế chiều thì người trong chùa mới cho biết là Thầy đang đi xa. Lần thứ 2 đến, thấy số người đông kín cả sân chùa. Đợi mãi đến xế chiều mới biết là mình phải lấy vé theo số thứ tự. Thật khó mà gặp được Thầy. Đành ngơ ngác ra về…
Có lần nhận được điện thoại của một học trò ruột ở Củ Chi. Nó nói chắc như bắp là đã tìm ra Thần y đích thực cho căn bệnh của con thầy. Nó định bỏ công ăn việc làm nơi công xưởng để xuống đưa cha con tôi đi. Nó nói bà chị nó có triệu chứng ngất xỉu đã hơn chục năm rồi, khi nghe người bạn đâu ở Biên Hòa giới thiệu, bà ta đã hết bệnh huyền diệu. Nể trò và không muốn phụ công nhiệt tình của nó, cha con đã sang một ngôi đình chùa trong hẻm nhỏ ở quận 4. Vào sâu hun hút mới biết đây là một ngôi chùa khá rộng, cổ xưa. Cha con cùng làm lễ với mọi người, cùng dọn bàn ăn chay, cùng quỳ gối cung kính đọc kinh..
Đến buổi chiều, sân chùa tập hợp rất nhiều người có cùng hoàn cảnh như mình. Nghe ngóng từ hành lang, thấy ai cũng kể những câu chuyện, những tin tức lạc quan. Nào là con cô, cháu cậu nhà tui; nào là trường hợp này trường hợp nọ… Nghe riết, tín tâm tăng lên dần. Mọi người ân cần chỉ bảo cho cha con ra mua chai nước uống loại lớn để sẵn trước tượng Quan Thế Âm.Thế là từng dòng người xếp theo thứ tự hình xoáy ốc trong gian chánh điện khá chật chội. Vừa làm theo những động tác nghi lễ, vừa nhích từng bước tới Sư Ông.
Mặc dầu bị chột một mắt nhưng nhìn khuôn mặt và phong thái của người tu hành rất ân cần. Sư Ông sau khi nghe tôi nói thì an ủi động viên, nói con gái ngồi trước mặt. Ông đọc kinh rất trang nghiêm rồi lấy tay vỗ đầu theo nhịp mõ. Chúng tôi lại lấy bình nước. Sư Ông làm những cử chỉ thần bí. Uống xong nước, cha con tôi xách chai nước thánh ấy lạy mẹ Quan Âm ra về đầy tin tưởng. Ngày nào cha con cũng quỳ lạy trước tượng Quán Âm trên bàn thờ  để dè xẻn uống chung li nhỏ  nước thánh… Ngày nào đứa học trò cũng gọi điện hỏi thăm và khuyên cần kiên nhẫn… Thế mà vẫn không có kết quả.
Loanh quanh mãi, từ “mê tín”, tôi nhận ra mình mù quáng nên lại quay về với chỗ ổn định là bệnh viện tâm thần ở Phan Đăng Lưu. Cứ 2 tuần là ba và con lại bải hoải, rã rời sắp hàng chờ nhận thuốc. Sau này, gặp một ông bác sỹ thật thà, lại bất mãn giận đời. Ông nói với tôi là: “Anh cứ theo cái toa này ra mấy nhà thuốc lớn mua cho nó vài tháng luôn, khỏi phải xếp hàng ở đây. Khám thần kinh dù bác sĩ giỏi thế nào cũng là đoán mò. Con anh bệnh đã lâu thế này thì phải sống với thuốc thôi…”. Thở dài. Buồn. Dần thất vọng, thất vọng cứ trào dần lên ngực, lên cổ nghèn nghẹn. Hai dòng cứ mặn chát dần, cứ ứa ra. Nhiều lúc cũng chẳng muốn giấu, chẳng muốn quay mặt, dù mình là một gã đàn ông…
Bảo My và cha trong ngày Đại Pháp thế giới
Một hôm nhận được điện thoại từ nơi tôi dạy học dưới quê năm xưa. Chị bạn thân ngày nào sốt sắng bảo tôi về gấp. Nghe chị nói đầy thuyết phục, mình nghĩ đây là cơ hội cứu sinh mà sau bao nhiêu tìm tòi mình mới được đáp đền. Tôi lại trở về với con đường “mê tín”. Bạn tôi thật nhiệt tình, bỏ cả công việc kinh doanh để dẫn tôi tới một ngôi chùa thật hoành tráng. Không ngờ người tin cẩn của thầy lại là học trò cũ giờ đi tu. Thầy đón tiếp tôi thật niềm nở. Sau mấy chén trà, thầy dẫn tôi vào một căn phòng sáng trưng, nghi ngút thơm. Trên là ảnh của một lão hòa thượng đã Niết Bàn. Tôi học theo thầy lạy thế “ngũ thể đầu địa” rất mực cung kính. Tôi còn lạy rất nhiều bàn thờ nữa thì mới được ngồi nín thở cạnh thầy. Vốn cũng biết một số chữ Nho, nhưng thấy Thầy lấy mấy tấm giấy màu vàng viết rất nhanh và rất đẹp, tôi chẳng đoán được chữ gì. Thầy yêu cầu tôi bỏ một tấm dưới tượng Phật ở nhà, một tấm bỏ vào gối con bé ngủ, ba tấm con bé sẽ uống ba ngày sau khi tro đã đốt và khuấy nước. Mấy tấm còn lại là đốt khi làm mâm cúng vái. Thầy hướng dẫn đốt bao nhiêu nến, vào giờ nào, khấn vái ra sao ?.. Tôi ghi rất cẩn thận. Tôi hỏi tại sao không cúng chay thì thầy đỏ mặt tức giận: “Đó là lũ cô hồn dã quỷ thì cho nó ăn nhậu, rượu chè rồi đuổi chúng đi. Chúng thì chay tịnh gì?”
Phải nhờ bà ngoại theo xe đò lên làm lễ nghi cúng đơm. Tôi vừa làm vừa run, không biết có động đến được ma quỷ? Thật bất ngờ. Sau lần cúng bái ấy, con bé nhà tôi tỉnh táo hẳn. Tôi bỏ thuốc cho nó, theo dõi từng ngày thấy rất bình thường. Tuần qua, tháng lại, rồi tháng qua. Con nhỏ học hành bình thường không hề bị ngất xỉu. Ai cũng chúc mừng. Đi đâu tôi cũng giới thiệu ngợi ca thần phép của ông Thầy. Tôi cảm tạ, sùng bái ông tự trong tâm. Nếu như con gái tôi không chết ngạt ở biển Long Hải thì chắc lời ca tụng của tôi sẽ còn được nhắc lại nhiều lần…
Trong những ngày nằm đợi tử thần đến đưa đi, chúng tôi bất ngờ có được thuốc tiên và chứng kiến thần tích!
Thuốc tiên mà tôi nói ở đây chính là một cuốn sách và 5 bài tập khí công. Chuyện vì sao tôi hữu duyên có được cuốn sách diệu huyền và quá trình nhờ cuốn sách mà tôi chữa khỏi bệnh như thế nào thì có thể các bạn cũng đã biết qua bài “Nhà giáo Thái Quang Vinh: “Câu chuyện đời tôi là một thần thoại”. Vào tháng 6/2012, tôi được một người bạn cho cuốn Chuyển Pháp Luân. Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi đọc sách, tôi đã lật người qua lại dễ dàng, không thấy nhói đau; tôi tự bò dậy, ngồi dậy và bắt đầu đứng lên. Quá phấn khởi, tôi đã nhờ các đồng tu mỗi buổi sáng ghé nhà đưa con gái tôi đi tập Pháp Luân Công ở công viên Tao Đàn… Nghe nói, đang tập giữa chừng cháu không ngất nữa nhưng lại là người mộng du. Cứ đi vô thức và gặp ai cũng lẩm nhẩm: “Anh đưa tôi đi đâu đấy?”
Sợ ảnh hưởng, họ đưa cháu về cho tôi. Sau một thời gian dài bị liệt, tôi đứng dậy đi nhúc nhắc được, Bảo My đã dạy tôi luyện công. Tôi thì tiến bộ rất nhanh, nhưng con gái vẫn lặp lại các hiện tượng như mộng du ở công viên. Sau này tôi phát hiện ra là tôi có kết quả tốt hơn cháu là do tôi vừa đọc sách vừa luyện công, còn cháu thì mới chỉ luyện công mà chưa đọc sách.
Kiên trì, ba và con rất kiên trì. Bởi đây là phao cứu sinh duy nhất, và là cơ hội cuối cùng của 2 cha con. Cả 2 động viên, khuyến khích nhau. Cháu mới lớp 7 nhưng có đức Nhẫn đáng nể. Nó có niềm tin thánh khiết và tuyệt đối vào Ngài Lý Hồng Chí, tác giả của cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Người đã sáng lập ra Pháp môn tu Phật Pháp Luân Đại Pháp.…
Cháu Bảo My đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Và cuối cùng, điều kỳ diệu đã đến với cha con tôi. Sau chừng 2 tháng đọc sách và tập công, cha con tôi đã thành người mới, có cuộc đời mới. Sau 3 năm thì cả cha và con đã không còn bệnh. Chính xác thì thời kỳ đầu, cả hàng tháng trời cháu mới xuất hiện triệu chứng bệnh một lần. Có điều, khác với trước kia, khi bệnh đến cháu đã biết bệnh tới và có thể tự lo cho bản thân.
Từ một đứa nhút nhát, tự kỉ, bệnh tật và học không thông; từ một bé bị hắt hủi và không có bạn bè, giờ đây cháu đã khỏe mạnh, học khá và kết được nhiều bạn bè rất dễ thương… Sự đổi đời của cha con chúng tôi đã diễn ra như vậy đấy, cực kỳ nhanh chóng, cực kỳ kì diệu. Nó kì diệu và nhanh chóng tới mức ngay cả bản thân chúng tôi, những người thân, bạn bè từ đầu chứng kiến cảnh cha con tôi vật lộn với bệnh tật trong tuyệt vọng …. cũng phải ngạc nhiên. Ngạc nhiên tới không ngờ. Nhưng có một điều tôi dám chắc rằng, chỉ có những người nào ở trong tình trạng đã chạm tới tầng đầu của địa ngục như cha con chúng tôi, thì mới thấy hết được cái huyền diệu của niềm tin vào Thần Phật, cái thần bí vĩ đại của Phật Pháp. Đúng là thần tích đã xuất hiện nơi chốn trần gian.
Giờ đây, mỗi khi đứng trước ảnh Ngài Lý Hồng Chí, người mà chúng tôi coi là Sư tôn vĩ đại và từ bi nhất, chúng tôi luôn nghiêm trang và trân trọng. Sự biết ơn của chúng tôi đối với Ông chẳng thể nào kể xiết. Riêng tôi, tôi thường giàn giụa nước mắt mỗi khi nhớ lại, và rồi tâm niệm với tấm lòng thành kính: PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO! CHÂN THIỆN NHẪN HẢO!
Thái Quang Vinh 
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2RoQhmy via https://ift.tt/2RoQhmy https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2rc6WOD via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 6 years ago
Text
Những trải nghiệm cận tử qua câu chuyện đầy nước mắt của cha con ông giáo: thật sự là kì tích!
Ngồi nhìn con gái sau khi trân trọng gấp cuốn "Chuyển Pháp Luân" để trong tủ kính, rồi ngủ ngon lành, với đôi môi đang hé một nụ cười hàm tiếu, lòng tôi bình yên như đang ở trong một khu vườn lạ với hoa hương ngào ngạt và chim hót xanh từng nõn lá …
Tôi là một người cha hạnh phúc. Nhìn cảnh cha con tôi hạnh phúc mãn nguyện như thế này, chắc chẳng ai ngờ được rằng, cách đây ít lâu, chúng tôi đã từng đắm chìm trong tuyệt vọng và khổ đau. Nỗi khổ đau đã giày vò tâm can và thể xác khiến những người trong cuộc khó có thể nguôi ngoai….
Những ngày ở địa ngục chốn trần gian
Đó là một ngày đẹp trời cách đây hơn 5 năm, lúc đó con gái Bảo My của tôi 11 tuổi. Trường tổ chức cho các học sinh đi vui chơi ở biển Long Hải, Bà Rịa. Từ nhỏ, cháu gần như không có chuyến đi chơi xa nào vắng ba mẹ. Vậy mà, suốt cả tuần ấy, cháu cứ nằng nặc đòi đi. Tôi phải gọi điện nhờ thầy chủ nhiệm quan tâm hơn tới cháu. Thực ra, tôi phải rất yên tâm là bởi bạn học với Bảo My làm con nuôi nhà tôi đã 2 năm. Hai đứa rất hiểu nhau. Đi đâu cũng không rời nhau nửa bước. Nhưng không hiểu sao, tối hôm trước khi cháu đi chơi ở biển Long Hải, tôi bồn chồn không ngủ. Vào nhìn hai đứa bé ôm nhau say giấc nồng, tôi lại ngồi trầm tư. Tôi lên bàn thờ Phật và gia tiên khấu đầu, đốt hương, khấn vái rất thành khẩn. Vẫn chưa yên tâm, tôi còn vào nhìn tụi nó một lần nữa rồi mới lên giường. Khi tỉnh giấc thì biết 2 đứa đã lên xe từ 3, 4 giờ sáng.
Đúng 11 giờ trưa, tôi nghe câu đực câu cái của thầy chủ nhiệm. Thầy nói rằng, cháu đang nằm cấp cứu tại nhà thương Bà Rịa. Cháu chơi trên bãi biển lấp xấp nước, nghịch với bạn bè, nằm súp xuống chơi. Ai ngờ, bệnh cũ tái phát. Cháu ngất đi và hít cát cùng nước biển vào người. Bạn bè vẫn đùa giỡn tưởng cháu nằm chơi. Đưa vào cấp cứu thì đã không còn hy vọng nữa….
... Tôi mở mắt thì thấy em trai mình và mọi người đang nói oang oang. Họ thông báo là cháu đã sống và đang cho xe cấp cứu chở lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 Sài Gòn…
Thì ra, khi nghe tin dữ, tôi đã lăn nhào xuống cầu thang và bất tỉnh nhân sự. Mãi mấy giờ sau tôi mới tỉnh. Hai vợ chồng hối hả lên bệnh viện hồi hộp chờ từng phút trôi qua. Đến 7 giờ tối, xe mới lên đến nơi. Cháu nằm trên cáng, đưa vào phòng cấp cứu. Tôi rất mừng thấy môi cháu vẫn thắm, người cháu hầu như bình thường. Định xin bệnh viện cho cháu về nhà thì bác sĩ nói hãy đợi một chút. Mấy y sĩ cho tôi cái giấy đưa cháu xuống chụp phim, sau khi kiểm tra sẽ cho xuất viện. Mẹ cháu muốn bỏ qua mọi thủ tục, nhưng tôi quyết định cho cháu đi chụp theo lệnh của bác sĩ. Đến khuya, bác sĩ phụ trách ca trực mới buông việc ở phòng khám quá tải là cầm ngay đến phim của cháu để kiểm tra. Bà hốt hoảng bảo cấp cứu gấp bởi phổi của cháu bị tổn thương rất nặng. Thật hú hồn hú vía. Nếu lúc nãy tôi đưa cháu về thì…
Thế là hai cha con lăn lê bò toài với các phòng khám với mỗi giường nhỏ có tới 3 bệnh nhân. Nếu tính thêm cả người chăm sóc nữa, thì mỗi giường có cơ số biên chế là 6 người. Cứ tiêm xong là phải kiếm chỗ nghĩ ngơi. Khi thì ghế đá, lúc thì hành lang nóng bức, suốt đêm phải quạt phành phạch và nghe tiếng khóc của những bà mẹ mất con… Nghĩ tới 12 ngày nằm trong Bệnh viện ấy, đến giờ tôi vẫn còn lạnh xương sống. "Ai hay địa ngục tại miền trần gian". Cha con tơi tả. Tôi đã bị mổ xương sống với 4 đinh ốc còn trong thân từ năm 2007 mà cứ nằm cùng con oặt oại như vậy.
Kết quả, khi con gái xuất viện, về đi học được thì tôi lại đau mòn đau mỏi, đau râm ran suốt cột sống, hai tay chân nhức nhối, chịu khôn thấu. Tôi bỏ dạy, cầm cự một vài tháng sau thì lên bàn mổ lần thứ hai bởi thoát vị đĩa đệm ở phía sau vùng ngực. Cả xương sống được chốt bằng 6 đinh ốc. Tôi bị liệt, nằm yên bất động, đợi ngày đi theo ông bà. Chỉ có con gái là đủ kiên nhẫn, hàng ngày ngồi xoa bóp cho ba, nước mắt ngắn dài. Tôi hiểu, cái chết đang đến. Tôi muốn chết bởi cơn đau hành hạ từng giây, và thấy mình sống cũng bằng thừa. Nhưng con còn nhỏ dại quá! Tôi cắn môi đến bật máu để ghìm dòng nước mắt…
Chuyện kì lạ về cô bé 8 tuổi bị vong nhập
Bé Bảo My của tôi khi sinh ra và lớn lên rất kháu khỉnh, rất dễ thương. Tôi còn nhớ những ngày đón con từ trường Mẫu Giáo. Nó chạy lon ton, cái giọng đớt đặc cứ hát những bài chẳng biết ngô hay khoai. Khi nó ngồi lên phía trước của xe, bao giờ cũng líu lo bảo ba chở đi một vòng quanh khu công nghiệp mới về nhà. Rất cá tính. Ít khóc nhưng đã khóc thì mưa ngâu suốt cả ngày đố ai dỗ nín. Đặc biệt là thường leo trèo và hay ngã ngửa. Cái gáy không biết bao nhiêu lần muốn làm vỡ gạch sàn nhà…
Mãi đến lúc bé lên 8 tuổi thì mới có sự. Nó khiến tôi thành người mất ngủ thường niên và hay gặp ác mộng ú ớ trong đêm. Đó là dịp Tết, tôi về Bắc. Mẹ con nó dắt nhau về Ngoại ở miền Tây đón giao thừa. Tối 30, không ai cho trẻ ra khỏi nhà. Cửa cài then vậy mà nó rón rén mở được rồi ra ngồi ghế đá hành lang. Nó nhớ ba, không ngủ được. Trước nhà Ngoại là cánh đồng có rất nhiều ngôi mộ xây khang trang bởi đây là xóm "vượt biên" mà! Chếch phía bên phải là một cái miếu to thờ Thần, ai đi qua đó ban ngày cũng cảm giác bất an, đừng nói là ban đêm.
Vậy mà, con bé dám ra ngoài. Theo nó kể lại, thì nó thấy nhiều cảnh hãi hùng. Nó muốn đi ngay  vào trong nhà  nhưng người nó cứ bị ngoại lực vô hình nào đè dí xuống,  ngồi chết trân một chỗ mà rúm ró. Nó thấy rất cụ thể là có ai đã đi vào người nó. May mà cả nhà phát hiện đã kịp thời  đưa nó vào trong. Ngày hôm sau, nó đã thành người khác. Và buổi tối, nó rất muốn ra nơi đầy âm khí nơi cánh đồng trước nhà!
Bắt đầu từ ngày ấy, con bé bất chợt thảng thốt, rồi lẩm bẩm, rồi mê man và bất tỉnh. Có ngày ngất xỉu mấy lần. Thường thì ngày nào cũng ngất vào giờ Ngọ. Cháu ngất không hề có dấu hiệu báo trước. Có khi đang chơi với bạn thì sững lại trong tư thế đó như bức tượng. Tôi trước đây không tin có cái chết đứng của Từ Hải; nghĩ rằng Nguyễn Du dùng văn chương để cường điệu hoá nó. Theo vật lý, một vật muốn đứng được tư thế không đổ thì phải có chân đế, phải có những yếu tố cân bằng lực. Thế nhưng cháu có thể "chết đứng" bất cứ tư thế nào! Tôi vốn "duy vật", không tin những điều như là "ma nhập" hoặc những gì trái với khoa học thực chứng nên  ý nghĩ đầu tiên là phải đưa con tới bệnh viện nhờ vào các loại thuốc Tây và những bác sỹ giỏi. Ai mà chẳng thế. Nó như là một bản năng của chúng ta rồi!
Đáng nói là, cháu ngất rất khác thường so với những người động kinh. Cháu không xùi bọt mép, không có những biểu hiện đặc biệt trước đó. Có lúc cơn bệnh diễn ra trong thời gian 1, 2 phút, rất nhanh. Nhưng đôi lúc thì rất đáng sợ. Cả người cháu cứ như một dây thừng lớn neo một con tàu giữa bão tố. Có lúc nó nhả ra thả lỏng. Người con bé lúc ấy như một con sứa bị quăng lên bờ. Tứ chi vô lực. Nó mềm oặt, lay lắt. Có lúc nó cứ xoắn lại, người cứng đơ. Lúc ấy khuôn mặt thật căng thẳng. Từng thớ thịt cứ cuộn lên thành múi, tái ngắt. Đầu ngoặt hẳn sang bên phải như có ai bẻ gập. Mồm bị méo xệch. Nếu không kịp dùng gáy cuốn sách hoặc chiếc đũa bếp thì tôi đành phải dùng ngón tay cái của mình bỏ vào miệng cháu. Có lúc, tay của tôi bị nhay chảy máu, tím bầm và sưng tấy cả mấy ngày mới dịu đau.
Vì thế, mỗi lúc con đi học là lo ngay ngáy. Chỉ cần một cú điện thoại là tôi thất thần, lao ngay đến trường, vào phòng y tế chờ con dậy, rồi dỗ dành đưa con về nhà. Có lúc vào nhìn con nằm ướt sũng quần áo bê bết mới biết là cháu bị ngất trong phòng vệ sinh. Những lúc ấy về nhà cả tuần cháu ăn uống thật khó khăn. Không ai giúp cho nên răng cháu đã cắn lưỡi đến nỗi nó cứ rớm máu và sưng vù cả tuần. Cháu cứ nằng nặc đòi nghỉ học. Cháu tủi nhất là không ai chơi với mình. Thậm chí, lũ trẻ bây giờ, có đứa còn lấy nỗi khổ của bạn làm trò vui đùa cợt. Con bé chỉ thui thủi một mình, chẳng ai ngó ngàng. Đi học về khi nào cũng kể những điều mình bị ức hiếp, xúc phạm với giọt ngắn, giọt dài. Phần lớn, mỗi lúc cháu ngất, nếu biết ý, chỉ cần ôm cháu hoặc cho nghỉ trên giường một chút là sẽ phục hồi như cũ. Dường như cháu không mất sức, không mệt mỏi gì nhiều. Vậy nhưng, ai mà thường trực với con suốt 24 giờ một ngày được!
Hành trình đi tìm thuốc chữa bệnh hiểm: có bệnh thì vái tứ phương
Ban đầu, tôi tuyệt đối tin vào Tây Y. Hết bệnh viện nhà nước đến bệnh viện tư. Có lúc, phải chuẩn bị cả mấy ngày để từ 3, 4 giờ sáng cha con sang chờ hết cả ngày mới được bác sỹ Tôn Thất Vinh khám cho ở Tâm Đức. Tôi gặp rất nhiều những nhà sư, những bà xơ và gặp cả những phụ huynh xưa rất giàu ở quê nhưng vì bệnh tim mà bán hết ruộng vườn nhà cửa đến khánh kiệt. Cha con tôi mày mò chờ chực hết ông giáo sư cấp này đến ông giáo sư cấp khác. Thuốc nhiều ít gia giảm theo thầy và cháu cũng lừ đừ mệt mỏi theo sự nương tay hay mạnh tay của bác sỹ. Đi đâu cũng chạy máy từng tập "não đồ" dày như tiểu thuyết. Đi riết rồi hết tin. Theo thứ tự sẽ là Đông y, rồi Nam y ...Và rồi bắt đầu nghiêng về phe phản khoa học, mà ta gọi chung là "mê tín". Đúng là có bệnh thì cứ vái tứ phương. Tôi bắt đầu đi các thầy lang. Tội nghiệp thân con nhỏ bị Ba đưa đi thí nghiệm khắp nơi. Chỗ thì đốt từng bó nhang phừng phừng thổi lưng nó bỏng rộp; chỗ thì nhảy đồng bóng, cải lương; chỗ thì vẽ bùa đốt uống; chỗ thì cho một bịch bịch ni lông như nhựa đường thầm thì như nói với thần linh. Rồi lạy quỳ, nhủ gì đọc nấy. Rồi thì trong nhà khi nào cũng mở máy nghe niệm. Rồi thì, cha con say mê thuộc những mật kinh bí  ngữ... Rồi thì, ở đâu có người chỉ thầy hay là chúng tôi có mặt ở đó...
Cả nhà tôi thường xuyên đi chùa. Vào dịp hè, con tôi mặc áo tràng và ở chùa cả tuần. Vào chủ nhật, hoặc các ngày lễ Vu Lan, lễ Tết chúng tôi theo dòng người tín Phật đi vái lạy, nhang khói và đọc kinh thành kính. Chúng tôi tham gia phóng sinh chim cho trời, cá cho nước. Chúng tôi ngồi cả ngày kếtnhững tràng hoa bưởi để đeo vào cổ những người lễ bái… Hầu như những chùa lớn trong Nam ngoài Bắc nào, có điều kiện, chúng tôi đều đến và coi như đó là một sinh hoạt tâm linh bình thường của nếp nhà…
Cháu Bảo My đang luyện bài 5 Pháp Luân Công
Thế rồi, cha con bắt đầu đi các thầy vốn là các 'thần y' ở các chùa. Có lần được giới thiệu đến một ngôi chùa ở Bình Phước. Phải nhờ học trò vốn là ni cô có quen biết mới tiếp xúc được thầy. Cả 3 người phải lên tận một nơi xa lắc xa lơ, vái lạy không biết cơ man bao nhiêu là tượng lớn, tượng nhỏ. Ông Thầy yêu cầu tôi về đưa ảnh con nhỏ cho ông, để rồi ông bỏ dưới tượng Quán Thế Âm và niệm Chú Đại Bi cùng kinh kệ cho. Tôi có chứng kiến, trong căn phòng leo lét ánh nến là tượng Phật Bà. Dưới tượng ấy rất nhiều các ảnh chân dung.
Rồi lại đến chùa khác ở trong nội thành. Cha con gửi xe ngồi đợi suốt cả một ngày ngoài hành lang hẹp, chịu đựng cái nóng nôi chật chội đến xế chiều thì người trong chùa mới cho biết là Thầy đang đi xa. Lần thứ 2 đến, thấy số người đông kín cả sân chùa. Đợi mãi đến xế chiều mới biết là mình phải lấy vé theo số thứ tự. Thật khó mà gặp được Thầy. Đành ngơ ngác ra về...
Có lần nhận được điện thoại của một học trò ruột ở Củ Chi. Nó nói chắc như bắp là đã tìm ra Thần y đích thực cho căn bệnh của con thầy. Nó định bỏ công ăn việc làm nơi công xưởng để xuống đưa cha con tôi đi. Nó nói bà chị nó có triệu chứng ngất xỉu đã hơn chục năm rồi, khi nghe người bạn đâu ở Biên Hòa giới thiệu, bà ta đã hết bệnh huyền diệu. Nể trò và không muốn phụ công nhiệt tình của nó, cha con đã sang một ngôi đình chùa trong hẻm nhỏ ở quận 4. Vào sâu hun hút mới biết đây là một ngôi chùa khá rộng, cổ xưa. Cha con cùng làm lễ với mọi người, cùng dọn bàn ăn chay, cùng quỳ gối cung kính đọc kinh..
Đến buổi chiều, sân chùa tập hợp rất nhiều người có cùng hoàn cảnh như mình. Nghe ngóng từ hành lang, thấy ai cũng kể những câu chuyện, những tin tức lạc quan. Nào là con cô, cháu cậu nhà tui; nào là trường hợp này trường hợp nọ… Nghe riết, tín tâm tăng lên dần. Mọi người ân cần chỉ bảo cho cha con ra mua chai nước uống loại lớn để sẵn trước tượng Quan Thế Âm.Thế là từng dòng người xếp theo thứ tự hình xoáy ốc trong gian chánh điện khá chật chội. Vừa làm theo những động tác nghi lễ, vừa nhích từng bước tới Sư Ông.
Mặc dầu bị chột một mắt nhưng nhìn khuôn mặt và phong thái của người tu hành rất ân cần. Sư Ông sau khi nghe tôi nói thì an ủi động viên, nói con gái ngồi trước mặt. Ông đọc kinh rất trang nghiêm rồi lấy tay vỗ đầu theo nhịp mõ. Chúng tôi lại lấy bình nước. Sư Ông làm những cử chỉ thần bí. Uống xong nước, cha con tôi xách chai nước thánh ấy lạy mẹ Quan Âm ra về đầy tin tưởng. Ngày nào cha con cũng quỳ lạy trước tượng Quán Âm trên bàn thờ  để dè xẻn uống chung li nhỏ  nước thánh... Ngày nào đứa học trò cũng gọi điện hỏi thăm và khuyên cần kiên nhẫn... Thế mà vẫn không có kết quả.
Loanh quanh mãi, từ "mê tín", tôi nhận ra mình mù quáng nên lại quay về với chỗ ổn định là bệnh viện tâm thần ở Phan Đăng Lưu. Cứ 2 tuần là ba và con lại bải hoải, rã rời sắp hàng chờ nhận thuốc. Sau này, gặp một ông bác sỹ thật thà, lại bất mãn giận đời. Ông nói với tôi là: "Anh cứ theo cái toa này ra mấy nhà thuốc lớn mua cho nó vài tháng luôn, khỏi phải xếp hàng ở đây. Khám thần kinh dù bác sĩ giỏi thế nào cũng là đoán mò. Con anh bệnh đã lâu thế này thì phải sống với thuốc thôi...". Thở dài. Buồn. Dần thất vọng, thất vọng cứ trào dần lên ngực, lên cổ nghèn nghẹn. Hai dòng cứ mặn chát dần, cứ ứa ra. Nhiều lúc cũng chẳng muốn giấu, chẳng muốn quay mặt, dù mình là một gã đàn ông…
Bảo My và cha trong ngày Đại Pháp thế giới
Một hôm nhận được điện thoại từ nơi tôi dạy học dưới quê năm xưa. Chị bạn thân ngày nào sốt sắng bảo tôi về gấp. Nghe chị nói đầy thuyết phục, mình nghĩ đây là cơ hội cứu sinh mà sau bao nhiêu tìm tòi mình mới được đáp đền. Tôi lại trở về với con đường "mê tín". Bạn tôi thật nhiệt tình, bỏ cả công việc kinh doanh để dẫn tôi tới một ngôi chùa thật hoành tráng. Không ngờ người tin cẩn của thầy lại là học trò cũ giờ đi tu. Thầy đón tiếp tôi thật niềm nở. Sau mấy chén trà, thầy dẫn tôi vào một căn phòng sáng trưng, nghi ngút thơm. Trên là ảnh của một lão hòa thượng đã Niết Bàn. Tôi học theo thầy lạy thế "ngũ thể đầu địa" rất mực cung kính. Tôi còn lạy rất nhiều bàn thờ nữa thì mới được ngồi nín thở cạnh thầy. Vốn cũng biết một số chữ Nho, nhưng thấy Thầy lấy mấy tấm giấy màu vàng viết rất nhanh và rất đẹp, tôi chẳng đoán được chữ gì. Thầy yêu cầu tôi bỏ một tấm dưới tượng Phật ở nhà, một tấm bỏ vào gối con bé ngủ, ba tấm con bé sẽ uống ba ngày sau khi tro đã đốt và khuấy nước. Mấy tấm còn lại là đốt khi làm mâm cúng vái. Thầy hướng dẫn đốt bao nhiêu nến, vào giờ nào, khấn vái ra sao ?.. Tôi ghi rất cẩn thận. Tôi hỏi tại sao không cúng chay thì thầy đỏ mặt tức giận: "Đó là lũ cô hồn dã quỷ thì cho nó ăn nhậu, rượu chè rồi đuổi chúng đi. Chúng thì chay tịnh gì?"
Phải nhờ bà ngoại theo xe đò lên làm lễ nghi cúng đơm. Tôi vừa làm vừa run, không biết có động đến được ma quỷ? Thật bất ngờ. Sau lần cúng bái ấy, con bé nhà tôi tỉnh táo hẳn. Tôi bỏ thuốc cho nó, theo dõi từng ngày thấy rất bình thường. Tuần qua, tháng lại, rồi tháng qua. Con nhỏ học hành bình thường không hề bị ngất xỉu. Ai cũng chúc mừng. Đi đâu tôi cũng giới thiệu ngợi ca thần phép của ông Thầy. Tôi cảm tạ, sùng bái ông tự trong tâm. Nếu như con gái tôi không chết ngạt ở biển Long Hải thì chắc lời ca tụng của tôi sẽ còn được nhắc lại nhiều lần...
Trong những ngày nằm đợi tử thần đến đưa đi, chúng tôi bất ngờ có được thuốc tiên và chứng kiến thần tích!
Thuốc tiên mà tôi nói ở đây chính là một cuốn sách và 5 bài tập khí công. Chuyện vì sao tôi hữu duyên có được cuốn sách diệu huyền và quá trình nhờ cuốn sách mà tôi chữa khỏi bệnh như thế nào thì có thể các bạn cũng đã biết qua bài “Nhà giáo Thái Quang Vinh: “Câu chuyện đời tôi là một thần thoại”. Vào tháng 6/2012, tôi được một người bạn cho cuốn Chuyển Pháp Luân. Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi đọc sách, tôi đã lật người qua lại dễ dàng, không thấy nhói đau; tôi tự bò dậy, ngồi dậy và bắt đầu đứng lên. Quá phấn khởi, tôi đã nhờ các đồng tu mỗi buổi sáng ghé nhà đưa con gái tôi đi tập Pháp Luân Công ở công viên Tao Đàn... Nghe nói, đang tập giữa chừng cháu không ngất nữa nhưng lại là người mộng du. Cứ đi vô thức và gặp ai cũng lẩm nhẩm: "Anh đưa tôi đi đâu đấy?"
Sợ ảnh hưởng, họ đưa cháu về cho tôi. Sau một thời gian dài bị liệt, tôi đứng dậy đi nhúc nhắc được, Bảo My đã dạy tôi luyện công. Tôi thì tiến bộ rất nhanh, nhưng con gái vẫn lặp lại các hiện tượng như mộng du ở công viên. Sau này tôi phát hiện ra là tôi có kết quả tốt hơn cháu là do tôi vừa đọc sách vừa luyện công, còn cháu thì mới chỉ luyện công mà chưa đọc sách.
Kiên trì, ba và con rất kiên trì. Bởi đây là phao cứu sinh duy nhất, và là cơ hội cuối cùng của 2 cha con. Cả 2 động viên, khuyến khích nhau. Cháu mới lớp 7 nhưng có đức Nhẫn đáng nể. Nó có niềm tin thánh khiết và tuyệt đối vào Ngài Lý Hồng Chí, tác giả của cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Người đã sáng lập ra Pháp môn tu Phật Pháp Luân Đại Pháp.…
Cháu Bảo My đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Và cuối cùng, điều kỳ diệu đã đến với cha con tôi. Sau chừng 2 tháng đọc sách và tập công, cha con tôi đã thành người mới, có cuộc đời mới. Sau 3 năm thì cả cha và con đã không còn bệnh. Chính xác thì thời kỳ đầu, cả hàng tháng trời cháu mới xuất hiện triệu chứng bệnh một lần. Có điều, khác với trước kia, khi bệnh đến cháu đã biết bệnh tới và có thể tự lo cho bản thân.
Từ một đứa nhút nhát, tự kỉ, bệnh tật và học không thông; từ một bé bị hắt hủi và không có bạn bè, giờ đây cháu đã khỏe mạnh, học khá và kết được nhiều bạn bè rất dễ thương… Sự đổi đời của cha con chúng tôi đã diễn ra như vậy đấy, cực kỳ nhanh chóng, cực kỳ kì diệu. Nó kì diệu và nhanh chóng tới mức ngay cả bản thân chúng tôi, những người thân, bạn bè từ đầu chứng kiến cảnh cha con tôi vật lộn với bệnh tật trong tuyệt vọng …. cũng phải ngạc nhiên. Ngạc nhiên tới không ngờ. Nhưng có một điều tôi dám chắc rằng, chỉ có những người nào ở trong tình trạng đã chạm tới tầng đầu của địa ngục như cha con chúng tôi, thì mới thấy hết được cái huyền diệu của niềm tin vào Thần Phật, cái thần bí vĩ đại của Phật Pháp. Đúng là thần tích đã xuất hiện nơi chốn trần gian.
Giờ đây, mỗi khi đứng trước ảnh Ngài Lý Hồng Chí, người mà chúng tôi coi là Sư tôn vĩ đại và từ bi nhất, chúng tôi luôn nghiêm trang và trân trọng. Sự biết ơn của chúng tôi đối với Ông chẳng thể nào kể xiết. Riêng tôi, tôi thường giàn giụa nước mắt mỗi khi nhớ lại, và rồi tâm niệm với tấm lòng thành kính: PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO! CHÂN THIỆN NHẪN HẢO!
Thái Quang Vinh 
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2RoQhmy via https://ift.tt/2RoQhmy https://www.dkn.tv
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years ago
Text
Những trải nghiệm cận tử qua câu chuyện đầy nước mắt của cha con ông giáo: thật sự là kì tích!
Ngồi nhìn con gái sau khi trân trọng gấp cuốn "Chuyển Pháp Luân" để trong tủ kính, rồi ngủ ngon lành, với đôi môi đang hé một nụ cười hàm tiếu, lòng tôi bình yên như đang ở trong một khu vườn lạ với hoa hương ngào ngạt và chim hót xanh từng nõn lá …
Tôi là một người cha hạnh phúc. Nhìn cảnh cha con tôi hạnh phúc mãn nguyện như thế này, chắc chẳng ai ngờ được rằng, cách đây ít lâu, chúng tôi đã từng đắm chìm trong tuyệt vọng và khổ đau. Nỗi khổ đau đã giày vò tâm can và thể xác khiến những người trong cuộc khó có thể nguôi ngoai….
Những ngày ở địa ngục chốn trần gian
Đó là một ngày đẹp trời cách đây hơn 5 năm, lúc đó con gái Bảo My của tôi 11 tuổi. Trường tổ chức cho các học sinh đi vui chơi ở biển Long Hải, Bà Rịa. Từ nhỏ, cháu gần như không có chuyến đi chơi xa nào vắng ba mẹ. Vậy mà, suốt cả tuần ấy, cháu cứ nằng nặc đòi đi. Tôi phải gọi điện nhờ thầy chủ nhiệm quan tâm hơn tới cháu. Thực ra, tôi phải rất yên tâm là bởi bạn học với Bảo My làm con nuôi nhà tôi đã 2 năm. Hai đứa rất hiểu nhau. Đi đâu cũng không rời nhau nửa bước. Nhưng không hiểu sao, tối hôm trước khi cháu đi chơi ở biển Long Hải, tôi bồn chồn không ngủ. Vào nhìn hai đứa bé ôm nhau say giấc nồng, tôi lại ngồi trầm tư. Tôi lên bàn thờ Phật và gia tiên khấu đầu, đốt hương, khấn vái rất thành khẩn. Vẫn chưa yên tâm, tôi còn vào nhìn tụi nó một lần nữa rồi mới lên giường. Khi tỉnh giấc thì biết 2 đứa đã lên xe từ 3, 4 giờ sáng.
Đúng 11 giờ trưa, tôi nghe câu đực câu cái của thầy chủ nhiệm. Thầy nói rằng, cháu đang nằm cấp cứu tại nhà thương Bà Rịa. Cháu chơi trên bãi biển lấp xấp nước, nghịch với bạn bè, nằm súp xuống chơi. Ai ngờ, bệnh cũ tái phát. Cháu ngất đi và hít cát cùng nước biển vào người. Bạn bè vẫn đùa giỡn tưởng cháu nằm chơi. Đưa vào cấp cứu thì đã không còn hy vọng nữa….
... Tôi mở mắt thì thấy em trai mình và mọi người đang nói oang oang. Họ thông báo là cháu đã sống và đang cho xe cấp cứu chở lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 Sài Gòn…
Thì ra, khi nghe tin dữ, tôi đã lăn nhào xuống cầu thang và bất tỉnh nhân sự. Mãi mấy giờ sau tôi mới tỉnh. Hai vợ chồng hối hả lên bệnh viện hồi hộp chờ từng phút trôi qua. Đến 7 giờ tối, xe mới lên đến nơi. Cháu nằm trên cáng, đưa vào phòng cấp cứu. Tôi rất mừng thấy môi cháu vẫn thắm, người cháu hầu như bình thường. Định xin bệnh viện cho cháu về nhà thì bác sĩ nói hãy đợi một chút. Mấy y sĩ cho tôi cái giấy đưa cháu xuống chụp phim, sau khi kiểm tra sẽ cho xuất viện. Mẹ cháu muốn bỏ qua mọi thủ tục, nhưng tôi quyết định cho cháu đi chụp theo lệnh của bác sĩ. Đến khuya, bác sĩ phụ trách ca trực mới buông việc ở phòng khám quá tải là cầm ngay đến phim của cháu để kiểm tra. Bà hốt hoảng bảo cấp cứu gấp bởi phổi của cháu bị tổn thương rất nặng. Thật hú hồn hú vía. Nếu lúc nãy tôi đưa cháu về thì…
Thế là hai cha con lăn lê bò toài với các phòng khám với mỗi giường nhỏ có tới 3 bệnh nhân. Nếu tính thêm cả người chăm sóc nữa, thì mỗi giường có cơ số biên chế là 6 người. Cứ tiêm xong là phải kiếm chỗ nghĩ ngơi. Khi thì ghế đá, lúc thì hành lang nóng bức, suốt đêm phải quạt phành phạch và nghe tiếng khóc của những bà mẹ mất con… Nghĩ tới 12 ngày nằm trong Bệnh viện ấy, đến giờ tôi vẫn còn lạnh xương sống. "Ai hay địa ngục tại miền trần gian". Cha con tơi tả. Tôi đã bị mổ xương sống với 4 đinh ốc còn trong thân từ năm 2007 mà cứ nằm cùng con oặt oại như vậy.
Kết quả, khi con gái xuất viện, về đi học được thì tôi lại đau mòn đau mỏi, đau râm ran suốt cột sống, hai tay chân nhức nhối, chịu khôn thấu. Tôi bỏ dạy, cầm cự một vài tháng sau thì lên bàn mổ lần thứ hai bởi thoát vị đĩa đệm ở phía sau vùng ngực. Cả xương sống được chốt bằng 6 đinh ốc. Tôi bị liệt, nằm yên bất động, đợi ngày đi theo ông bà. Chỉ có con gái là đủ kiên nhẫn, hàng ngày ngồi xoa bóp cho ba, nước mắt ngắn dài. Tôi hiểu, cái chết đang đến. Tôi muốn chết bởi cơn đau hành hạ từng giây, và thấy mình sống cũng bằng thừa. Nhưng con còn nhỏ dại quá! Tôi cắn môi đến bật máu để ghìm dòng nước mắt…
Chuyện kì lạ về cô bé 8 tuổi bị vong nhập
Bé Bảo My của tôi khi sinh ra và lớn lên rất kháu khỉnh, rất dễ thương. Tôi còn nhớ những ngày đón con từ trường Mẫu Giáo. Nó chạy lon ton, cái giọng đớt đặc cứ hát những bài chẳng biết ngô hay khoai. Khi nó ngồi lên phía trước của xe, bao giờ cũng líu lo bảo ba chở đi một vòng quanh khu công nghiệp mới về nhà. Rất cá tính. Ít khóc nhưng đã khóc thì mưa ngâu suốt cả ngày đố ai dỗ nín. Đặc biệt là thường leo trèo và hay ngã ngửa. Cái gáy không biết bao nhiêu lần muốn làm vỡ gạch sàn nhà…
Mãi đến lúc bé lên 8 tuổi thì mới có sự. Nó khiến tôi thành người mất ngủ thường niên và hay gặp ác mộng ú ớ trong đêm. Đó là dịp Tết, tôi về Bắc. Mẹ con nó dắt nhau về Ngoại ở miền Tây đón giao thừa. Tối 30, không ai cho trẻ ra khỏi nhà. Cửa cài then vậy mà nó rón rén mở được rồi ra ngồi ghế đá hành lang. Nó nhớ ba, không ngủ được. Trước nhà Ngoại là cánh đồng có rất nhiều ngôi mộ xây khang trang bởi đây là xóm "vượt biên" mà! Chếch phía bên phải là một cái miếu to thờ Thần, ai đi qua đó ban ngày cũng cảm giác bất an, đừng nói là ban đêm.
Vậy mà, con bé dám ra ngoài. Theo nó kể lại, thì nó thấy nhiều cảnh hãi hùng. Nó muốn đi ngay  vào trong nhà  nhưng người nó cứ bị ngoại lực vô hình nào đè dí xuống,  ngồi chết trân một chỗ mà rúm ró. Nó thấy rất cụ thể là có ai đã đi vào người nó. May mà cả nhà phát hiện đã kịp thời  đưa nó vào trong. Ngày hôm sau, nó đã thành người khác. Và buổi tối, nó rất muốn ra nơi đầy âm khí nơi cánh đồng trước nhà!
Bắt đầu từ ngày ấy, con bé bất chợt thảng thốt, rồi lẩm bẩm, rồi mê man và bất tỉnh. Có ngày ngất xỉu mấy lần. Thường thì ngày nào cũng ngất vào giờ Ngọ. Cháu ngất không hề có dấu hiệu báo trước. Có khi đang chơi với bạn thì sững lại trong tư thế đó như bức tượng. Tôi trước đây không tin có cái chết đứng của Từ Hải; nghĩ rằng Nguyễn Du dùng văn chương để cường điệu hoá nó. Theo vật lý, một vật muốn đứng được tư thế không đổ thì phải có chân đế, phải có những yếu tố cân bằng lực. Thế nhưng cháu có thể "chết đứng" bất cứ tư thế nào! Tôi vốn "duy vật", không tin những điều như là "ma nhập" hoặc những gì trái với khoa học thực chứng nên  ý nghĩ đầu tiên là phải đưa con tới bệnh viện nhờ vào các loại thuốc Tây và những bác sỹ giỏi. Ai mà chẳng thế. Nó như là một bản năng của chúng ta rồi!
Đáng nói là, cháu ngất rất khác thường so với những người động kinh. Cháu không xùi bọt mép, không có những biểu hiện đặc biệt trước đó. Có lúc cơn bệnh diễn ra trong thời gian 1, 2 phút, rất nhanh. Nhưng đôi lúc thì rất đáng sợ. Cả người cháu cứ như một dây thừng lớn neo một con tàu giữa bão tố. Có lúc nó nhả ra thả lỏng. Người con bé lúc ấy như một con sứa bị quăng lên bờ. Tứ chi vô lực. Nó mềm oặt, lay lắt. Có lúc nó cứ xoắn lại, người cứng đơ. Lúc ấy khuôn mặt thật căng thẳng. Từng thớ thịt cứ cuộn lên thành múi, tái ngắt. Đầu ngoặt hẳn sang bên phải như có ai bẻ gập. Mồm bị méo xệch. Nếu không kịp dùng gáy cuốn sách hoặc chiếc đũa bếp thì tôi đành phải dùng ngón tay cái của mình bỏ vào miệng cháu. Có lúc, tay của tôi bị nhay chảy máu, tím bầm và sưng tấy cả mấy ngày mới dịu đau.
Vì thế, mỗi lúc con đi học là lo ngay ngáy. Chỉ cần một cú điện thoại là tôi thất thần, lao ngay đến trường, vào phòng y tế chờ con dậy, rồi dỗ dành đưa con về nhà. Có lúc vào nhìn con nằm ướt sũng quần áo bê bết mới biết là cháu bị ngất trong phòng vệ sinh. Những lúc ấy về nhà cả tuần cháu ăn uống thật khó khăn. Không ai giúp cho nên răng cháu đã cắn lưỡi đến nỗi nó cứ rớm máu và sưng vù cả tuần. Cháu cứ nằng nặc đòi nghỉ học. Cháu tủi nhất là không ai chơi với mình. Thậm chí, lũ trẻ bây giờ, có đứa còn lấy nỗi khổ của bạn làm trò vui đùa cợt. Con bé chỉ thui thủi một mình, chẳng ai ngó ngàng. Đi học về khi nào cũng kể những điều mình bị ức hiếp, xúc phạm với giọt ngắn, giọt dài. Phần lớn, mỗi lúc cháu ngất, nếu biết ý, chỉ cần ôm cháu hoặc cho nghỉ trên giường một chút là sẽ phục hồi như cũ. Dường như cháu không mất sức, không mệt mỏi gì nhiều. Vậy nhưng, ai mà thường trực với con suốt 24 giờ một ngày được!
Hành trình đi tìm thuốc chữa bệnh hiểm: có bệnh thì vái tứ phương
Ban đầu, tôi tuyệt đối tin vào Tây Y. Hết bệnh viện nhà nước đến bệnh viện tư. Có lúc, phải chuẩn bị cả mấy ngày để từ 3, 4 giờ sáng cha con sang chờ hết cả ngày mới được bác sỹ Tôn Thất Vinh khám cho ở Tâm Đức. Tôi gặp rất nhiều những nhà sư, những bà xơ và gặp cả những phụ huynh xưa rất giàu ở quê nhưng vì bệnh tim mà bán hết ruộng vườn nhà cửa đến khánh kiệt. Cha con tôi mày mò chờ chực hết ông giáo sư cấp này đến ông giáo sư cấp khác. Thuốc nhiều ít gia giảm theo thầy và cháu cũng lừ đừ mệt mỏi theo sự nương tay hay mạnh tay của bác sỹ. Đi đâu cũng chạy máy từng tập "não đồ" dày như tiểu thuyết. Đi riết rồi hết tin. Theo thứ tự sẽ là Đông y, rồi Nam y ...Và rồi bắt đầu nghiêng về phe phản khoa học, mà ta gọi chung là "mê tín". Đúng là có bệnh thì cứ vái tứ phương. Tôi bắt đầu đi các thầy lang. Tội nghiệp thân con nhỏ bị Ba đưa đi thí nghiệm khắp nơi. Chỗ thì đốt từng bó nhang phừng phừng thổi lưng nó bỏng rộp; chỗ thì nhảy đồng bóng, cải lương; chỗ thì vẽ bùa đốt uống; chỗ thì cho một bịch bịch ni lông như nhựa đường thầm thì như nói với thần linh. Rồi lạy quỳ, nhủ gì đọc nấy. Rồi thì trong nhà khi nào cũng mở máy nghe niệm. Rồi thì, cha con say mê thuộc những mật kinh bí  ngữ... Rồi thì, ở đâu có người chỉ thầy hay là chúng tôi có mặt ở đó...
Cả nhà tôi thường xuyên đi chùa. Vào dịp hè, con tôi mặc áo tràng và ở chùa cả tuần. Vào chủ nhật, hoặc các ngày lễ Vu Lan, lễ Tết chúng tôi theo dòng người tín Phật đi vái lạy, nhang khói và đọc kinh thành kính. Chúng tôi tham gia phóng sinh chim cho trời, cá cho nước. Chúng tôi ngồi cả ngày kếtnhững tràng hoa bưởi để đeo vào cổ những người lễ bái… Hầu như những chùa lớn trong Nam ngoài Bắc nào, có điều kiện, chúng tôi đều đến và coi như đó là một sinh hoạt tâm linh bình thường của nếp nhà…
Cháu Bảo My đang luyện bài 5 Pháp Luân Công
Thế rồi, cha con bắt đầu đi các thầy vốn là các 'thần y' ở các chùa. Có lần được giới thiệu đến một ngôi chùa ở Bình Phước. Phải nhờ học trò vốn là ni cô có quen biết mới tiếp xúc được thầy. Cả 3 người phải lên tận một nơi xa lắc xa lơ, vái lạy không biết cơ man bao nhiêu là tượng lớn, tượng nhỏ. Ông Thầy yêu cầu tôi về đưa ảnh con nhỏ cho ông, để rồi ông bỏ dưới tượng Quán Thế Âm và niệm Chú Đại Bi cùng kinh kệ cho. Tôi có chứng kiến, trong căn phòng leo lét ánh nến là tượng Phật Bà. Dưới tượng ấy rất nhiều các ảnh chân dung.
Rồi lại đến chùa khác ở trong nội thành. Cha con gửi xe ngồi đợi suốt cả một ngày ngoài hành lang hẹp, chịu đựng cái nóng nôi chật chội đến xế chiều thì người trong chùa mới cho biết là Thầy đang đi xa. Lần thứ 2 đến, thấy số người đông kín cả sân chùa. Đợi mãi đến xế chiều mới biết là mình phải lấy vé theo số thứ tự. Thật khó mà gặp được Thầy. Đành ngơ ngác ra về...
Có lần nhận được điện thoại của một học trò ruột ở Củ Chi. Nó nói chắc như bắp là đã tìm ra Thần y đích thực cho căn bệnh của con thầy. Nó định bỏ công ăn việc làm nơi công xưởng để xuống đưa cha con tôi đi. Nó nói bà chị nó có triệu chứng ngất xỉu đã hơn chục năm rồi, khi nghe người bạn đâu ở Biên Hòa giới thiệu, bà ta đã hết bệnh huyền diệu. Nể trò và không muốn phụ công nhiệt tình của nó, cha con đã sang một ngôi đình chùa trong hẻm nhỏ ở quận 4. Vào sâu hun hút mới biết đây là một ngôi chùa khá rộng, cổ xưa. Cha con cùng làm lễ với mọi người, cùng dọn bàn ăn chay, cùng quỳ gối cung kính đọc kinh..
Đến buổi chiều, sân chùa tập hợp rất nhiều người có cùng hoàn cảnh như mình. Nghe ngóng từ hành lang, thấy ai cũng kể những câu chuyện, những tin tức lạc quan. Nào là con cô, cháu cậu nhà tui; nào là trường hợp này trường hợp nọ… Nghe riết, tín tâm tăng lên dần. Mọi người ân cần chỉ bảo cho cha con ra mua chai nước uống loại lớn để sẵn trước tượng Quan Thế Âm.Thế là từng dòng người xếp theo thứ tự hình xoáy ốc trong gian chánh điện khá chật chội. Vừa làm theo những động tác nghi lễ, vừa nhích từng bước tới Sư Ông.
Mặc dầu bị chột một mắt nhưng nhìn khuôn mặt và phong thái của người tu hành rất ân cần. Sư Ông sau khi nghe tôi nói thì an ủi động viên, nói con gái ngồi trước mặt. Ông đọc kinh rất trang nghiêm rồi lấy tay vỗ đầu theo nhịp mõ. Chúng tôi lại lấy bình nước. Sư Ông làm những cử chỉ thần bí. Uống xong nước, cha con tôi xách chai nước thánh ấy lạy mẹ Quan Âm ra về đầy tin tưởng. Ngày nào cha con cũng quỳ lạy trước tượng Quán Âm trên bàn thờ  để dè xẻn uống chung li nhỏ  nước thánh... Ngày nào đứa học trò cũng gọi điện hỏi thăm và khuyên cần kiên nhẫn... Thế mà vẫn không có kết quả.
Loanh quanh mãi, từ "mê tín", tôi nhận ra mình mù quáng nên lại quay về với chỗ ổn định là bệnh viện tâm thần ở Phan Đăng Lưu. Cứ 2 tuần là ba và con lại bải hoải, rã rời sắp hàng chờ nhận thuốc. Sau này, gặp một ông bác sỹ thật thà, lại bất mãn giận đời. Ông nói với tôi là: "Anh cứ theo cái toa này ra mấy nhà thuốc lớn mua cho nó vài tháng luôn, khỏi phải xếp hàng ở đây. Khám thần kinh dù bác sĩ giỏi thế nào cũng là đoán mò. Con anh bệnh đã lâu thế này thì phải sống với thuốc thôi...". Thở dài. Buồn. Dần thất vọng, thất vọng cứ trào dần lên ngực, lên cổ nghèn nghẹn. Hai dòng cứ mặn chát dần, cứ ứa ra. Nhiều lúc cũng chẳng muốn giấu, chẳng muốn quay mặt, dù mình là một gã đàn ông…
Bảo My và cha trong ngày Đại Pháp thế giới
Một hôm nhận được điện thoại từ nơi tôi dạy học dưới quê năm xưa. Chị bạn thân ngày nào sốt sắng bảo tôi về gấp. Nghe chị nói đầy thuyết phục, mình nghĩ đây là cơ hội cứu sinh mà sau bao nhiêu tìm tòi mình mới được đáp đền. Tôi lại trở về với con đường "mê tín". Bạn tôi thật nhiệt tình, bỏ cả công việc kinh doanh để dẫn tôi tới một ngôi chùa thật hoành tráng. Không ngờ người tin cẩn của thầy lại là học trò cũ giờ đi tu. Thầy đón tiếp tôi thật niềm nở. Sau mấy chén trà, thầy dẫn tôi vào một căn phòng sáng trưng, nghi ngút thơm. Trên là ảnh của một lão hòa thượng đã Niết Bàn. Tôi học theo thầy lạy thế "ngũ thể đầu địa" rất mực cung kính. Tôi còn lạy rất nhiều bàn thờ nữa thì mới được ngồi nín thở cạnh thầy. Vốn cũng biết một số chữ Nho, nhưng thấy Thầy lấy mấy tấm giấy màu vàng viết rất nhanh và rất đẹp, tôi chẳng đoán được chữ gì. Thầy yêu cầu tôi bỏ một tấm dưới tượng Phật ở nhà, một tấm bỏ vào gối con bé ngủ, ba tấm con bé sẽ uống ba ngày sau khi tro đã đốt và khuấy nước. Mấy tấm còn lại là đốt khi làm mâm cúng vái. Thầy hướng dẫn đốt bao nhiêu nến, vào giờ nào, khấn vái ra sao ?.. Tôi ghi rất cẩn thận. Tôi hỏi tại sao không cúng chay thì thầy đỏ mặt tức giận: "Đó là lũ cô hồn dã quỷ thì cho nó ăn nhậu, rượu chè rồi đuổi chúng đi. Chúng thì chay tịnh gì?"
Phải nhờ bà ngoại theo xe đò lên làm lễ nghi cúng đơm. Tôi vừa làm vừa run, không biết có động đến được ma quỷ? Thật bất ngờ. Sau lần cúng bái ấy, con bé nhà tôi tỉnh táo hẳn. Tôi bỏ thuốc cho nó, theo dõi từng ngày thấy rất bình thường. Tuần qua, tháng lại, rồi tháng qua. Con nhỏ học hành bình thường không hề bị ngất xỉu. Ai cũng chúc mừng. Đi đâu tôi cũng giới thiệu ngợi ca thần phép của ông Thầy. Tôi cảm tạ, sùng bái ông tự trong tâm. Nếu như con gái tôi không chết ngạt ở biển Long Hải thì chắc lời ca tụng của tôi sẽ còn được nhắc lại nhiều lần...
Trong những ngày nằm đợi tử thần đến đưa đi, chúng tôi bất ngờ có được thuốc tiên và chứng kiến thần tích!
Thuốc tiên mà tôi nói ở đây chính là một cuốn sách và 5 bài tập khí công. Chuyện vì sao tôi hữu duyên có được cuốn sách diệu huyền và quá trình nhờ cuốn sách mà tôi chữa khỏi bệnh như thế nào thì có thể các bạn cũng đã biết qua bài “Nhà giáo Thái Quang Vinh: “Câu chuyện đời tôi là một thần thoại”. Vào tháng 6/2012, tôi được một người bạn cho cuốn Chuyển Pháp Luân. Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi đọc sách, tôi đã lật người qua lại dễ dàng, không thấy nhói đau; tôi tự bò dậy, ngồi dậy và bắt đầu đứng lên. Quá phấn khởi, tôi đã nhờ các đồng tu mỗi buổi sáng ghé nhà đưa con gái tôi đi tập Pháp Luân Công ở công viên Tao Đàn... Nghe nói, đang tập giữa chừng cháu không ngất nữa nhưng lại là người mộng du. Cứ đi vô thức và gặp ai cũng lẩm nhẩm: "Anh đưa tôi đi đâu đấy?"
Sợ ảnh hưởng, họ đưa cháu về cho tôi. Sau một thời gian dài bị liệt, tôi đứng dậy đi nhúc nhắc được, Bảo My đã dạy tôi luyện công. Tôi thì tiến bộ rất nhanh, nhưng con gái vẫn lặp lại các hiện tượng như mộng du ở công viên. Sau này tôi phát hiện ra là tôi có kết quả tốt hơn cháu là do tôi vừa đọc sách vừa luyện công, còn cháu thì mới chỉ luyện công mà chưa đọc sách.
Kiên trì, ba và con rất kiên trì. Bởi đây là phao cứu sinh duy nhất, và là cơ hội cuối cùng của 2 cha con. Cả 2 động viên, khuyến khích nhau. Cháu mới lớp 7 nhưng có đức Nhẫn đáng nể. Nó có niềm tin thánh khiết và tuyệt đối vào Ngài Lý Hồng Chí, tác giả của cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Người đã sáng lập ra Pháp môn tu Phật Pháp Luân Đại Pháp.…
Cháu Bảo My đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Và cuối cùng, điều kỳ diệu đã đến với cha con tôi. Sau chừng 2 tháng đọc sách và tập công, cha con tôi đã thành người mới, có cuộc đời mới. Sau 3 năm thì cả cha và con đã không còn bệnh. Chính xác thì thời kỳ đầu, cả hàng tháng trời cháu mới xuất hiện triệu chứng bệnh một lần. Có điều, khác với trước kia, khi bệnh đến cháu đã biết bệnh tới và có thể tự lo cho bản thân.
Từ một đứa nhút nhát, tự kỉ, bệnh tật và học không thông; từ một bé bị hắt hủi và không có bạn bè, giờ đây cháu đã khỏe mạnh, học khá và kết được nhiều bạn bè rất dễ thương… Sự đổi đời của cha con chúng tôi đã diễn ra như vậy đấy, cực kỳ nhanh chóng, cực kỳ kì diệu. Nó kì diệu và nhanh chóng tới mức ngay cả bản thân chúng tôi, những người thân, bạn bè từ đầu chứng kiến cảnh cha con tôi vật lộn với bệnh tật trong tuyệt vọng …. cũng phải ngạc nhiên. Ngạc nhiên tới không ngờ. Nhưng có một điều tôi dám chắc rằng, chỉ có những người nào ở trong tình trạng đã chạm tới tầng đầu của địa ngục như cha con chúng tôi, thì mới thấy hết được cái huyền diệu của niềm tin vào Thần Phật, cái thần bí vĩ đại của Phật Pháp. Đúng là thần tích đã xuất hiện nơi chốn trần gian.
Giờ đây, mỗi khi đứng trước ảnh Ngài Lý Hồng Chí, người mà chúng tôi coi là Sư tôn vĩ đại và từ bi nhất, chúng tôi luôn nghiêm trang và trân trọng. Sự biết ơn của chúng tôi đối với Ông chẳng thể nào kể xiết. Riêng tôi, tôi thường giàn giụa nước mắt mỗi khi nhớ lại, và rồi tâm niệm với tấm lòng thành kính: PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO! CHÂN THIỆN NHẪN HẢO!
Thái Quang Vinh 
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2RoQhmy via IFTTT
0 notes
ordertaobao · 7 years ago
Text
BUÔN SỈ GIẤY DECAL DÁN TƯỜNG GIÁ RẺ TẬN GỐC KHÔNG QUA TRUNG GIAN
Lấy sỉ giấy dán tường, decal dán tường giá rẻ để kinh doanh là một trong những lựa chọn không tồi vì sản phẩm này đã khẳng định được vị thế của mình khi trở thành một trong những lựa chọn đáng cân nhắc nhất trong trang trí nội thất. Do vậy, hôm nay Ordertaobao sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguồn hàng buôn sỉ giấy decal dán tường giá rẻ không qua trung gian! 
Báo Giá Phí vận chuyển TQ-VN Số Lượng Tải Báo giá
Giấy dán tường Free 100
TẠI SAO NÊN LẤY SỈ GIẤY DÁN TƯỜNG, DECAL DÁN TƯỜNG ĐỂ KINH DOANH
Nhắc đến lĩnh vực trang trí nội thất, chúng ta không thể bỏ qua giấy dán tường. Đây là vật trang trí được các chuyên gia nội thất đánh giá cao bởi màu sắc, kiểu dáng và sự đa dạng trong kết cấu, các họa tiết, mô hình của nó.
Phân biệt giấy dán tường và decal dán tường
Nhiều người khó phân biệt đâu là giấy dán tường, đâu là decal dán tường. Trước khi tìm hiểu những lý do tại sao nên lấy sỉ giấy dán tường, decal dán tường thì chúng ta sẽ cùng đi phân biệt 2 loại sản phẩm này. 
Decal dán tường được hiểu là lớp bề mặt mà chúng ta nhìn thấy có màu sắc và hình ảnh là lớp phim bóng. Nội dung decal cũng sẽ được thể hiện thông qua lớp này và có tác dụng trang trí cao như dòng giấy dán tường khác. Sản phẩm bao gồm phim bóng, lớp keo và lớp giấy bảo vệ. Khi sử dụng bạn chỉ cần bóc bỏ lớp giấy bảo vệ và dán lên tường với một áp lực nhẹ là bạn đã dán thành công. Nếu đã dán decal mà bạn lại muốn tháo bỏ nó thì có thể sử dụng máy sấy tóc để loại bỏ decal này.
Giấy dán tường là một vật liệu trang trí nội thất, cụ thể là vật liệu trang trí tường nhà được làm bằng giấy phủ nhựa, trên bề nổi của chúng có trang trí các lớp hoa văn họa tiết được lặp lại theo 1 chu kỳ nhất định. Thông thường giấy dán tường đóng thành cuộn, người dùng trước khi dán lên tường sẽ phải quết 1 có một lớp keo lên tường trước. 
Nhu cầu lớn, được ưa chuộng sử dụng trong nhiều trường hợp và không gian
Ngày nay, giấy dán tường đã khẳng định được vị thế của mình khi trở thành một trong những lựa chọn đáng cân nhắc nhất trong trang trí nội thất. Cùng điểm qua không gian thường lựa chọn các sản phẩm này để trang trí nhé!
Trang trí không gian phòng ngủ, phòng khách: không gian sống ngày nay không chỉ là một nơi để sinh hoạt mà còn ngày càng được coi trọng để giúp thư giãn, giải trí và thể hiện phong cách, cá tính chủ nhà. những người có phong cách sống hiện đại, ưa thích sự mới mẻ, có cá tính trong trang trí nội thất. Đặc biệt những bậc cha mẹ hay sử dụng những sản phẩm decal ngộ nghĩnh, đáng yêu để trang trí phòng các bé. Đây cũng là lựa chọn trang trí nhà bếp bởi sự vệ sinh v�� sạch sẽ thay vì chỉ dùng sơn tường.
Sau 1 ngày đi làm mệt mỏi trở về với ngôi nhà thân yêu, tâm trạng của bạn vui v��� hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách trang trí ngôi nhà của mình. Cũng như việc màu sắc ảnh hưởng tới tâm trạng người coi thì 4 bức tường nhà cũng vậy. Chúng góp phần làm tích cực hoặc tiêu cực tâm trạng của các thành viên trong gia đình sau 1 ngày làm việc.
Nếu trở về nhà với căn nhà xinh xắn, sáng sủa khang trang thì đầu óc cũng nhẹ nhàng thanh thoát hơn, ngược lại, căn nhà có dấu hiệu thấm nước, ẩm mốc hay cũ kĩ vì lâu ngày không được tân trang lại sẽ không giúp ích gì cho chủ nhân của nó trong việc thay đổi tâm trạng
Trang trí không gian quán cafe: giới trẻ ngày nay thường bị thu hút bởi những quán cafe có không gian đẹp mắt để có thể selfie. Tuy nhiên, việc thuê địa điểm đã tốn khá nhiều chi phí của những chủ quán, và họ thường phải đảm bảo trong quá trình sử dụng không làm ảnh hưởng đến công trình. Do vậy họ thường chọn decal dán tường, giấy dán tường 3D để trang trí.
Trang trí không gian phòng hát karaoke: có đến 90% các quán karaoke hiện nay sử dụng giấy dán tường trong trang trí vì sự đẹp mắt, sang trọng.
Trang trí không gian nhà trẻ: Decal dán tường rất được ưa chuộng trong trang trí nhà trẻ vì có rất nhiều hình ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút các bé khi đến trường. Decal dán tường ưu ái cho sự phát triển trí não, nhận biết màu sắc, con vật, bảng chữ cái cho các bé bằng 1 loạt những mẫu vườn thú, thước đo chiều cao.
Decal dán tường rất được ưa chuộng trong trang trí nhà trẻ vì có rất nhiều hình ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút các bé khi đến trường.
Giấy dán tường kết hợp thang đo chiều cao giúp theo dõi sự phát triển của bé
Nhiều ưu điểm hơn so với vật liệu trang trí tường khác
Tại sao vật liệu này lại nhận được nhiều sự tin tưởng và ưu ái như vậy?
Màu sắc, hoa văn, họa tiết, chất liệu đa dạng phong phú: khác với sơn tường thường đơn điệu về màu sắc, không mấy nổi bật trong trang trí nhà cửa, sản phẩm giấy dán tường hay decal dán tường đều hứa hẹn mang lại cho người dùng  không chỉ những tông màu như ý mà nó còn có những cảm xúc khó quên với các loại “chất liệu bề mặt” ấn tượng như: mây, tre, cói, nứa, vải, sơn sần, vỏ cây, dát vàng, gỗ, gấm, hoa,… Cũng vẫn một loại vật liệu là “Giấy” thôi, nhưng tường nhà bạn sẽ được khoác lên mình những “tấm áo” phủ khác nhau phù hợp với từng không gian nội thất khác nhau, để mỗi khi bước vào nhà là bạn bước vào một không gian giàu cảm xúc.
Dễ dàng thay đổi: bạn có thể linh hoạt thay đổi phong cách, hình ảnh, màu sắc một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng cách bóc lớp dán cũ và thay bằng lớp dán tường mới, dễ hơn nhiều so với việc phải dịch chuyển đồ đạc trong phòng mới có thể sơn lại tường.
Tiết kiệm: sử dụng giấy dán tường, decal dán tường trong trang trí tiết kiệm hơn nhiều so với việc thuê vẽ tranh tường, trang treo tường,…
Dễ vệ sinh: Vệ sinh giấy dán tường cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng giẻ lau đã vắt khô sau khi thấm nước rồi lau vết bẩn trên giấy là sạch.
Không độc hại: Giấy dán tường không có chất độc hại, không có mùi như sơn tường nên không gây hại đến sức khỏe người sử dụng mà luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thân thiện với khí hậu Việt Nam: giấy dán tường ngày nay có thể chống được ẩm mốc nên bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
CÁC LOẠI NGUỒN SỈ GIẤY DÁN TƯỜNG NÀO?
Giấy Dán Tường CHLB Đức – Thương hiệu Lohmann là loại cao cấp, có giá thành khá cao, 100.000đ – 130.000đ/m2 chưa bao gồm chi phí thi công.
Đây được đánh giá là một trong những nguồn hàng có chất lượng cao cấp và là lựa chọn của nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập cao và đam mê các sản phẩm có thương hiệu, hàng cao cấp nhập khẩu. Ưu điểm của dòng giấy dán tường này chính là độ bền, sự sang trọng và chất giấy dày.
Giấy dán tường Hàn Quốc là loại giấy dán tường khá phổ biến trên thị trường. Mức giá cũng phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và khá nên cũng dễ bán. 
Giấy dán tường Nhật Bản Mẫu là dòng giấy dán tường cao cấp nhất, được bán với giá khoảng 150.000 – 160.000đ/m2. Đây là loại cao cấp nhất nên cũng kén người mua không kém hàng xuất xứ từ Đức nên ưu nhược điểm cũng tương tự nguồn hàng kia. 
Giấy dán tường Trung Quốc do tận dụng được lợi thế về quy mô sản xuất, nguyên liệu đầu vào sẵn có và nhân công rẻ nên giấy dán tường giá sỉ Trung Quốc được đánh giá là rẻ nhất. Giấy dán tường Trung Quốc về độ bền không kém gì giấy dán tường Đức, Ý, Hàn Quốc, Đài Loan. Đây cũng là loại phổ biến được nhiều đối tượng khách hàng sử dụng nhất vì phù hợp với túi tiền và chất lượng ở mức ổn định. 
NGUỒN SỈ DECAL DÁN TƯỜNG GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG, KHÔNG QUA TRUNG GIAN?
Khác với sự phong phú của nguồn bán buôn bán sỉ giấy dán tường, decal dán tường giá sỉ tận gốc không qua trung gian chỉ có 2 nguồn chính trên thị trường
Các công ty sản xuất trong nước 
Một số ít công ty sản xuất decal dán tường trong nước nhưng phần nhiều thuộc về sản xuất decal công nghiệp dành cho các công ty quảng cáo.
Còn sản phẩm decal dành cho trang trí tường lại khá hạn chế về số lượng, mẫu mã do công nghệ sản xuất còn hạn chế. Hơn nữa, nếu có mua sỉ decal dán tường từ nguồn này cũng cần mức vốn lớn vì họ yêu cầu mua số lượng lớn.
Nguồn sỉ decal Quảng Châu – Trung Quốc
Phần lớn các sản phẩm decal trang trí trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ Trung Quốc vì đây là một nguồn sản xuất lớn và cũng là nơi phát minh ra sản phẩm này vào đầu những năm 200 trước công nguyên. Loại giấy dán tường đầu tiên được sử dụng tại quốc gia này được làm từ giấy bánh tráng có vẽ hình chim chóc, phong cảnh, các loài hoa bên trên.
Trên đây là nguồn buôn sỉ giấy decal dán tường giá rẻ tận gốc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về dịch vụ, hãy để lại SĐT hoặc liên hệ hotline  0869.246.904 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất! 
Ordertaobao chúc bạn thành công! 
The post BUÔN SỈ GIẤY DECAL DÁN TƯỜNG GIÁ RẺ TẬN GỐC KHÔNG QUA TRUNG GIAN appeared first on Order Taobao.
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
💼 Khăn Giấy In Logo – Công Cụ Quảng Bá Thương Hiệu Đầy Sức Mạnh! 🔥
Tumblr media
by THEGIOIGIAY
In Logo Trên Khăn Giấy Là Gì?
In logo trên khăn giấy là phương pháp in ấn logo, thông điệp hoặc hình ảnh của doanh nghiệp lên sản phẩm khăn giấy để phục vụ cho mục đích quảng bá thương hiệu. Khăn giấy in logo thường được sử dụng phổ biến tại nhà hàng, khách sạn, quán cafe hoặc làm quà tặng trong các sự kiện, hội nghị.
Tumblr media
Link: https://thegioigiay.net/tin-tuc/in-logo-tren-khan-giay-giai-phap-quang-ba-thuong-hieu-hieu-qua.html
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
📊 Gia Tăng Doanh Số Bền Vững Nhờ Xu Hướng AI Tại Sự Kiện Onward Leader! 🚀
by THEGIOIGIAY
Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn là công nghệ của tương lai mà đã trở thành công cụ thiết yếu giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu suất và thúc đẩy doanh số. Từ tự động hóa quy trình đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, AI mang lại những cải tiến vượt bậc trong quản trị doanh nghiệp và marketing. Nhận thấy tiềm năng này, sự kiện Onward Leader được tổ chức tại TP.HCM vào tháng 11 tới đây, mang đến cơ hội học hỏi và ứng dụng AI từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị và công nghệ.
Tumblr media
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
🚀 Onward Leader 2024 - Cách Mạng Hóa Quản Trị Hiện Đại Từ A-Z Với AI 🚀
by THEGIOIGIAY
Trong kỷ nguyên số hóa, ứng dụng công nghệ AI vào quản trị không còn là một xu hướng mà đã trở thành yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Sự kiện Onward Leader sẽ mang đến công thức quản trị hiệu quả từ A-Z, giúp các nhà lãnh đạo tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và khai thác sức mạnh AI để bứt phá trong thị trường đầy cạnh tranh. Đây chính là cơ hội hiếm có để học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và cập nhật những chiến lược quản trị tiên tiến nhất.
Tumblr media Tumblr media
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
🦠 Liệu Giấy Vệ Sinh Nguyên Sinh Có Vi Khuẩn Gây Hại Không? 🧻
Tìm hiểu về quy trình sản xuất và lý do giấy vệ sinh nguyên sinh được xem là lựa chọn an toàn cho sức khỏe người dùng.
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
🏺 Bí Mật Quy Trình Sản Xuất Giấy Vệ Sinh Thời Xưa 🧻
Giấy vệ sinh thời xưa khác xa với những sản phẩm hiện đại. Hãy khám phá cách người xưa tạo ra sản phẩm vệ sinh độc đáo này!
0 notes
thegioigiay · 2 months ago
Text
🌿 Giấy Vệ Sinh An Khang – Lựa Chọn Hàng Đầu Của Agribank Hóc Môn 🧻
by THEGIOIGIAY
Việc sử dụng giấy vệ sinh trong các cơ quan, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở nhu cầu cơ bản mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Agribank Chi Nhánh Hóc Môn đã tin tưởng lựa chọn giấy vệ sinh cuộn nhỏ An Khang để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên và khách hàng. Vậy điều gì đã khiến sản phẩm này trở thành sự lựa chọn hàng đầu của ngân hàng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tumblr media
0 notes