#dưới chân tượng nhân sư
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bí ẩn trái đất: Căn phòng bí mật dưới tượng nhân sư và thế giới chưa từng tiết lộ dưới lòng đất
Bí ẩn trái đất: Căn phòng bí mật dưới tượng nhân sư và thế giới chưa từng tiết lộ dưới lòng đất
Bí ẩn trái đất: Căn phòng bí mật dưới tượng nhân sư và thế giới chưa từng tiết lộ dưới lòng đất Khi n��i đến trái đất, hẳn nhiều người cảm thấy nó thật là bí ẩn, đằng sau đó còn rất nhiều điều chưa được khám phá. Điểm hình như: Ba đường hầm dưới lòng đất dẫn đến những nơi bí ẩn nhất trên thế giới, trong các đường hầm bí ẩn bất ngờ xuất hiện toàn bộ lịch sử trái đất! Bí mật đằng sau tượng Nhân sư…
View On WordPress
#bên dưới tượng nhân sư#bên trong tượng nhân sư#bí ẩn#bí ẩn trái đất#bí ẩn trên tượng nhân sư#bí ẩn tượng nhân sư#bí mật tượng nhân sư#dưới chân tượng nhân sư#giải mã bí ẩn#lịch sử trái đất#Tâm Linh Cuộc Sống#thế giới trong lòng đất#thư viện tâm linh#thuvientamlinh#tlcs#tượng nhân sư#tượng nhân sư ai cập#tượng nhân sư giza
0 notes
Text
[Văn mẫu 8] Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-top để thấy được qua hình ảnh hai cây phong là tình yêu quê hương sâu sắc Phân tích đoạn trích Hai cây phong ngữ văn 8 của nhà văn Ai-ma-top để thấy được qua hình ảnh hai cây phong là tình yêu quê hương sâu sắc và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò của mình. Đề bài: Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-top để hiểu rõ tình yêu quê hương sâu sắc mà Ai-ma-top muốn thể hiện. Dàn ý phân tích đoạn trích Hai cây phong I. Mở bài: Khái quát về tác giả, tác phẩm Ông là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan, ông được trao giải thưởng với 3 tác phẩm : Người thầy đầu tiên; Cây phong non trùm khăn đỏ; Mắt lạc đàVăn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính II. Thân bài: phân tích Hai cây phong 1. Hình ảnh hai cây phong Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núiAi đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng ⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhauHai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng ⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên 2. Hình ảnh con người Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phongCó một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phongCó trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê ⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích III. Kết bài Khái quát giá trị nội dung làm nên thành công của đoạn tríchHai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu. THPT Ngô Thì Nhậm vừa giới thiệu đến các em dàn ý phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-top. Với dàn ý này các em hoàn toàn có thể triển khai những ý riêng của mình để viết được một bài văn hay. Và nếu muốn có thêm nhiều nội dung để bổ sung cho bài viết của mình thêm phong phú thì các em có thể tham khảo qua một số bài văn mẫu mà chúng tôi đã sưu tầm dưới đây nhé. ---------- Những bài văn mẫu phân tích Hai cây phong của Ai-ma-top Bài văn mẫu 1 Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước cộng hoà cư-rư-gư-xtan (hay còn gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngoài ra, Ai-ma-tốp còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966). Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế (1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên toàn thế giới. Hai cây phong là đoạn trích từ mấy trang đầu của truyện Người thầy đầu tiên.
Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xoá mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thoát và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Cồn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư. Đoạn trích Hai cây phong là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và là kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầy cảm xúc yêu thương. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong, tác giả ca ngợi quê hương yêu dấu, nơi đã khắc sâu bao kỉ niệm buồn vui và hun đúc trong tâm hồn thơ dại những ước mơ, khát khao cháy bỏng. Đây là câu chuyện của một người xa quê kể về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng tình cảm gắn bó tha thiết, thiêng liêng. Mở đầu đoạn văn, tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la:Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây. Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả: Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông th���y hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Tâm trạng này của tác giả giống như tâm trạng của người đi xa, nóng lòng muốn gặp lại người thân sau bao ngày cách biệt. Dẫu chưa nhìn thấy cây nhưng hình ảnh thân thuộc của chúng đã hiện rõ trong tâm tưởng: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lức nào cũng nhìn rõ. Hình ảnh của hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa : Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông,
xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khấp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người. Âm thanh huyền ảo phát ra từ hai cây phong làm say đắm tuổi thơ sau này đã được nhà văn khám phá ra nhờ những hiểu biết khoa học: Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp tại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua. Dấu ấn và kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Tác giả kể rằng : Việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tồi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh… Hai cây phong đẹp như những cây thần trong cổ tích, vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, của lòng người bởi vì nó được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ chan chứa tình yêu nồng nàn, sâu đậm đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương. Theo dòng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua. Những lúc được vui chơi cùng cây là những khoảnh khắc vui sướng, hạnh phúc của tuổi thơ: Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, cõng kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! Và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Tưởng chừng như cảm giác háo hức, hiếu kì của cậu bé mười mấy tuổi năm nào khi trèo lên ngọn cây, phóng tầm mắt về phía chân trời và lắng tai nghe tiếng gió ảo huyền thì thầm trò chuyện với lá phong giờ đây vẫn còn nóng hổi trong tâm hồn người họa sĩ: Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đ���c. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời
như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Hình ảnh hai cây phong gợi lại những ki niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng. Nó nâng cao và mở rộng tầm mắt, đồng thời thổi bùng lên ngọn lửa khát khao hiểu biết trong lòng nhà văn về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia… Kết thúc đoạn văn, tác giả đặt ra câu hỏi ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho quả đồi: Thuở ấy, chỉ có một điều tồi chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói, những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”. Cuối tác phẩm, tác giả đã giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động gắn liền với tình thầy trò thắm thiết. Cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi này và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích. Thầy Đuy-sen đã gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn non trẻ. Hai cây phong đầu làng qua bao năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước mơ thành hiện thực. Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen. Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Hai cây phong Bài văn phân tích đoạn trích Hai cây phong mẫu 2 Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm “hai cây phong”là một trong những tác phẩm rất xuất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong “người thầy đầu tiên”,trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa. Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sâu lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn. Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiệm trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì
họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình “ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay. Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên. Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy –sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương. Bài văn mẫu 3 phân tích Hai cây phong "Người thầy đầu tiên" là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp - nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. "Hai cây phong" thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ. Hóa thân vào nhân vật "tôi" - người họa sĩ - tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng "làng Ku-ku-rêu chúng tôi", "phía dưới làng tôi", "phía trên làng tôi" cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở "ven chân núi", trên một cao nguyên.
Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có "thung lũng Đất Vàng", có "cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông" rồi thì "rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây". Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ về hai cây phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở " bắt đầu biết mình" - một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với "những ngọn hải đăng đặt trên núi"- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải đăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về "tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng" của hai cây phong quê nhà, có lúc "tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát", có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", có khi lại "bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào". Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy) thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị "xô gãy cành, tỉa trụi lá" vẫn "dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sỹ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: "Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí" thế nhưng "việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh", " mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh" ấy là tâm hồn tuổi thơ vô cùng trong sáng. Ở phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự và miêu tả, mạch kể "tôi" đan xen với mạch kể"chúng tôi", gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là "nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương", là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê: "Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được "năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè", bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ" chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn" nghiêng ngả đung đưa", "chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. "Lũ nhóc con đi chân đất" trèo lên cây " làm chấn động cả vương quốc loài chim". Một lời kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như "có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng". Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt.
Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ "lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh". Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật "tôi" sung sướng hạnh phúc đến nỗi "tim đập rộn ràng", người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:"Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này...Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen" đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương. --------- Trên đây là một số bài văn mẫu phân tích đoạn trích Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của nhà văn Ai-ma-top bao gồm nhưng bài văn hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng với nhưng chia sẻ này phần nào giúp ích cho các em trong quá trình làm bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 8
0 notes
Text
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Tuyệt tác kiến trúc Pháp giữa lòng TP.HCM
Nằm giữa lòng Sài Gòn, Nhà thờ Đức Bà là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách trong nước và quốc tế. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là biểu tượng lịch sử và văn hóa của TP.HCM, thể hiện sự hòa quyện hoàn hảo giữa kiến trúc cổ điển châu Âu và không gian đô thị hiện đại Việt Nam. Với vẻ đẹp trang nghiêm và lịch sử phong phú, Nhà thờ Đức Bà đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố và là điểm nhấn quan trọng trong hành trình khám phá TP.HCM.
Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào năm 1876 dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư người Pháp J.Bourard. Thiết kế của nhà thờ là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai phong cách kiến trúc nổi tiếng của châu Âu là Romanesque và Gothic. Công trình này không chỉ nổi bật bởi sự tinh tế, đối xứng trong các chi tiết mà còn bởi kết cấu vững chắc, mang đậm dấu ấn nghệ thuật phương Tây cổ điển.
Nội thất và thánh đường bên trong nhà thờ
Bên trong nhà thờ là thánh đường rộng lớn với khả năng chịu lực ấn tượng. Toàn bộ thánh đường dài 93m, nơi rộng nhất có chiều rộng lên đến 35m và mái vòm cao 21m, mang lại không gian rộng rãi với sức chứa đến 1.200 người. Nội thất bao gồm một gian chính và hai gian phụ cùng hai nhà nguyện, tất cả đều được sắp xếp và thiết kế theo phong cách Romanesque mạnh mẽ, trang nghiêm.
Tháp chuông và hệ thống chuông độc đáo
Tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là biểu tượng dễ nhận ra nhất. Ban đầu, nhà thờ chỉ có hai tháp chuông cao 36,6m, nhưng sau đó đã được nâng cao thêm vào năm 1895, đạt tổng chiều cao 57m. Trên hai tháp này là hệ thống sáu quả chuông lớn, mỗi quả chuông mang âm sắc khác nhau (do, re, mi, sol, la, si) để tạo nên những âm thanh hài hòa, trang trọng vào mỗi buổi lễ. Đặc biệt, mỗi quả chuông đều có hoa văn chạm khắc tinh xảo, vừa mang giá trị nghệ thuật vừa thể hiện tay nghề của các nghệ nhân thời bấy giờ.
Khu vực bàn thờ và hệ thống cửa kính màu
Khu vực bàn thờ là một phần nổi bật khác bên trong Nhà thờ Đức Bà, với các bàn thờ làm từ đá hoa cương nguyên khối, được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo. Bên cạnh đó, 56 ô cửa kính màu, với những hình ảnh tôn giáo sống động, được ghép lại tạo thành bức tranh khảm lớn đầy màu sắc và ý nghĩa tôn giáo. Các ô kính này không chỉ mang lại vẻ đẹp trang nhã cho không gian thờ tự mà còn làm nổi bật phong cách Gothic của công trình.
Khu công viên và tượng Đức Mẹ Hòa Bình
Phía trước nhà thờ là một khu công viên nhỏ, nơi đặt bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cao 4,6m, nặng 8 tấn, làm từ đá cẩm thạch trắng của Ý. Bức tượng được điêu khắc bởi nghệ nhân G.Ciocchetti vào năm 1959 và đã trở thành biểu tượng của hòa bình, là nơi thu hút nhiều tín đồ Công giáo đến cầu nguyện. Khu công viên nhỏ này là không gian yên bình, là địa điểm check-in lý tưởng cho các bạn trẻ và du khách muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi ghé thăm TP.HCM.
Lịch sử hình thành và những câu chuyện gắn liền với Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với mong muốn mang đến một công trình kiến trúc tôn giáo phục vụ người Công giáo tại Sài Gòn vào thời Pháp thuộc. Công trình được bắt đầu vào tháng 8 năm 1876 và hoàn thành vào cuối thế kỷ 19. Thiết kế của nhà thờ lấy cảm hứng từ nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Pháp, nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng biệt để phù hợp với khí hậu và điều kiện xây dựng ở Việt Nam.
Kiến trúc sư Bourard, người đã thiết kế và giám sát thi công nhà thờ, không chỉ chú trọng đến tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ bền vững của công trình. Điều này đã được chứng minh qua thời gian khi Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn và sức hút dù đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại.
Giá trị văn hóa và tôn giáo của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn là biểu tượng tôn giáo của TP.HCM. Đây là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cộng đồng Công giáo và là điểm dừng chân của nhiều tín đồ mỗi khi có dịp ghé thăm Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà là nơi mà du khách có thể cảm nhận được sự trang nghiêm, thanh tịnh và lòng thành kính khi đứng trước những bức tượng thiêng liêng và kiến trúc uy nghi.
Ngoài ra, Nhà thờ Đức Bà còn mang trong mình giá trị văn hóa to lớn, khi chứng kiến và ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của TP.HCM. Công trình này là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa đa dạng của thành phố, góp phần tạo nên hình ảnh Sài Gòn hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc và truyền thống.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Điểm dừng chân không thể bỏ qua
Nếu có dịp ghé thăm TP.HCM, đừng quên ghé thăm Nhà thờ Đức Bà – nơi bạn sẽ được chiêm ngưỡng một tuyệt tác kiến trúc độc đáo và cảm nhận những câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi viên gạch, mỗi chi tiết chạm khắc. Với vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian, Nhà thờ Đức Bà là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá lịch sử và văn hóa, đồng thời cũng là không gian yên bình để thư giãn giữa lòng đô thị sầm uất.
Kết luận
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là biểu tượng của TP.HCM, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Công trình này không chỉ là nơi để cầu nguyện mà còn là địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và khám phá. Đến với Nhà thờ Đức Bà, bạn sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc cổ kính, hoà mình vào dòng chảy lịch sử của thành phố và lưu lại những ấn tượng khó phai về một Sài Gòn vừa hiện đại vừa sâu lắng.
0 notes
Text
DI SẢN KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG – NHÌN LẠI QUA HỘI THẢO KHOA HỌC 2024
Văn hóa tín ngưỡng và không gian thờ cúng là một phần không thể thiếu trong đời sống người Việt, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên và kết nối các thế hệ. Hội thảo khoa học vừa qua là dịp để các chuyên gia trao đổi và chia sẻ về giá trị, tầm quan trọng của kiến trúc nhà thờ dòng họ. Những ý kiến đóng góp và phân tích từ hội thảo sẽ giúp các gia đình thêm hiểu biết về cách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua kiến trúc tâm linh.
Mục tiêu và tổ chức hội thảo
Hội thảo được tổ chức bởi Viện Phong thủy Khoa học Toàn Cầu thuộc Tập đoàn XheroZone, phối hợp với Hệ sinh thái Phong Thủy Đại Nam. Buổi hội thảo do Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, cùng NCS. ThS. Nguyễn Trọng Mạnh, Phong thủy Sư Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Phong thủy Khoa học Toàn Cầu, đồng chủ trì.
Nội dung thảo luận nổi bật
Các chủ đề trọng tâm tại hội thảo xoay quanh văn hóa thờ cúng tổ tiên và kiến trúc nhà thờ, từ đường truyền thống của các dòng họ Việt Nam. Dưới đây là một số điểm nhấn chính:
Văn hóa thờ cúng tổ tiên qua các triều đại phong kiến Việt Nam: Các nhà nghiên cứu đã phân tích tầm quan trọng của thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần của người Việt từ thời kỳ Lý – Trần, qua các triều đại phong kiến đến thời hiện đại. Qua đó, văn hóa thờ cúng không chỉ là nơi kết nối các thế hệ mà còn là nền tảng gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa dòng họ, mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ.
Lựa chọn các dòng họ và danh nhân tiêu biểu qua các triều đại: Hội thảo chọn lọc và nghiên cứu một số dòng họ tiêu biểu cùng các danh nhân có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử, đại diện cho các giá trị văn hóa, đạo đức và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Các danh nhân này không chỉ là ni���m tự hào của từng dòng họ mà còn là những biểu tượng văn hóa của dân tộc.
Kiến trúc nhà thờ và từ đường truyền thống: Kiến trúc nhà thờ và từ đường được các chuyên gia phân tích từ góc độ phong thủy, mỹ thuật và di sản văn hóa. Những yếu tố như bố cục không gian, hoa văn trang trí, vật liệu xây dựng đều mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của từng dòng họ, vùng miền. Nhà thờ họ không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi lưu giữ kỷ niệm và truyền thống gia tộc, thể hiện qua từng nét chạm khắc, câu đối, hoành phi.
Khai thác nguồn tư liệu Hán Nôm: Một điểm nhấn quan trọng tại hội thảo là việc tìm hiểu và khai thác nguồn tư liệu Hán Nôm, bao gồm văn bia, hoành phi, câu đối và gia phả dòng họ. Những tư liệu này không chỉ cung cấp thông tin quý giá về lịch sử mà còn là nền tảng để nghiên cứu sâu hơn về văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc của người Việt.
Tầm quan trọng của hội thảo đối với văn hóa dân tộc
Buổi hội thảo không chỉ nhằm mục đích tham vấn các chuyên gia để hoàn thiện nội dung nghiên cứu, mà còn là dịp quý báu để truyền tải những kiến thức chuyên sâu và lan tỏa tinh thần bảo tồn văn hóa truyền thống đến cộng đồng.
Hội thảo đã nhận được sự đánh giá cao từ các Nhà sử học, Giáo sư, Tiến sĩ và những người tham gia. Họ đánh giá cao về cách thức tổ chức khoa học, nội dung có tính lan tỏa và tính ứng dụng cao trong nghiên cứu văn hóa truyền thống.
Những góp ý và nhận xét của các chuyên gia sẽ là cơ sở để hoàn thiện nội dung nghiên cứu của Viện Phong thủy Khoa học Toàn Cầu, cũng như đóng góp cho công cuộc bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam.
Phong Thủy Đại Nam chân thành gửi lời cảm ơn đến các đại biểu, chuyên gia và các cá nhân đã đồng hành và góp phần vào thành công của hội thảo. Hy vọng rằng, trong tương lai, Phong Thủy Đại Nam sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý vị, cùng nhau bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/tong-ket-hoi-thao-khoa-hoc-van-hoa-tin-nguong-va-kien-truc-nha-tho-khong-gian-tho-cung-to-tien-cac-dong-ho-nguoi-viet/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam
0 notes
Text
Tượng đồng – Quà tặng cao cấp cho đối tác
Nếu quý khách đang tìm kiếm một món quà tặng cao cấp, thể hiện sự trân trọng và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đối tác, các tác phẩm tượng đồng tinh xảo tại Trâm Anh Art chính là sự lựa chọn hoàn hảo.
Vượt xa giá trị vật chất thông thường, mỗi bức tượng đồng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đến vẻ đẹp vượt thời gian và những thông điệp ý nghĩa, góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác bền vững.
Bộ quà tặng cao cấp cho đối tác tại Trâm Anh Art.
Giá trị nghệ thuật vượt thời gian
Trong thế giới quà tặng đầy rẫy những lựa chọn phổ thông, tượng đồng Trâm Anh Art nổi lên như một điểm sáng độc đáo, mang đến sự khác biệt và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng đối tác. Không chỉ là một món quà tặng vật chất, mỗi bức tượng đồng còn là một câu chuyện, một thông điệp và một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, thể hiện sự trân trọng và nâng tầm mối quan hệ hợp tác.
>> Xem thêm: Tượng decor phòng khách và cách lựa chọn
Chất liệu đồng vĩnh cửu tượng trưng cho sự trường tồn, phát triển và thịnh vượng. Tặng tượng đồng như một lời chúc tốt đẹp, thể hiện mong muốn về một mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền chặt và cùng nhau phát triển.
Tượng đồng Trâm Anh Art có thể được cá nhân hóa với tên công ty, logo hoặc thông điệp đặc biệt, tạo nên một món quà độc nhất vô nhị, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác.
Mỗi bức tượng đồng đều mang trong mình một câu chuyện, một ý nghĩa riêng. Khi trao tặng, bạn không chỉ trao đi một món quà mà còn chia sẻ một phần tâm hồn, một thông điệp ý nghĩa, tạo nên sự kết nối sâu sắc và những cảm xúc đáng nhớ.
Tượng đồng Trâm Anh Art là biểu tượng của sự đẳng cấp, tinh tế và gu thẩm mỹ cao. Món quà này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối tác mà còn khẳng định hình ảnh chuyên nghiệp và thành công của doanh nghiệp bạn.
Quà tặng cao cấp cho đối tác nổi bật
Trâm Anh Art tự hào sở hữu bộ sưu tập tượng đồng đa dạng và độc đáo, với nhiều tác phẩm nổi bật mang đậm dấu ấn nghệ thuật và giá trị văn hóa. Dưới đây là một số gợi ý về những tác phẩm tượng đồng đặc sắc, có thể làm quà tặng cao cấp và ý nghĩa cho đối tác:
Tượng Nike (tiếng Hy Lạp) hoặc Victoria (tiếng La Mã) - Nữ thần Chiến Thắng: Nike, hay còn được gọi là Victoria trong thần thoại La Mã, là nữ thần tượng trưng cho chiến thắng trong văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hình tượng của nữ thần này thường được thể hiện qua các bức tượng điêu khắc, tranh vẽ và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Tượng Hercules Slaying the Nemean Lion: Tác phẩm kinh điển mô tả Hercules chiến đấu với sư tử Nemea, tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm và sự chiến thắng trước khó khăn.
Tượng Bull và Bear: Đối với những người đã gắn bó lâu năm với thị trường chứng khoán, hình ảnh con bò và con gấu đặt trước Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM không chỉ là một biểu tượng quen thuộc, mà còn là một lời nhắc nhở về bản chất luôn biến động của thị trường. Nó tượng trưng cho cả những cơ hội và thách thức mà các nhà đầu tư phải đối mặt.
Tượng Vận Động Viên Ném Đĩa (Discobolus): Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại, thể hiện vẻ đẹp của cơ thể con người trong chuyển động, tượng trưng cho sự hoàn hảo và nỗ lực không ngừng.
Ngoài ra, Trâm Anh Art còn có nhiều tác phẩm tượng đồng khác với đa dạng chủ đề và phong cách, từ cổ điển đến hiện đại, từ tả thực đến trừu tượng. Quý khách có thể đến tham quan trực tiếp phòng trưng bày của chúng tôi để chiêm ngưỡng và lựa chọn những tác phẩm phù hợp nhất với đối tác và mục đích tặng quà của mình.
>> Xem ngay: Tượng decor trang trí và 4 cách lựa chọn
Sự đa dạng về chủ đề và phong cách
Tại Trâm Anh Art, chúng mang đến một bộ sưu tập tượng đồng đa dạng và phong phú, đáp ứng mọi gu thẩm mỹ và sở thích của quý khách hàng. Từ những tác phẩm cổ điển, tinh tế đến những thiết kế hiện đại, độc đáo, mỗi bức tượng đồng đều là một câu chuyện, một thông điệp và một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự trân trọng và nâng tầm mối quan hệ đối tác.
Không gian trưng bày các tác phẩm tại Trâm Anh Art.
Nghệ thuật: Tượng chân dung, tượng khỏa thân, tượng các danh nhân, tác phẩm điêu khắc trừu tượng... mang đến vẻ đẹp nghệ thuật và sự tinh tế, phù hợp với những đối tác yêu thích nghệ thuật và cái đẹp.
Động vật: Tượng các loài vật như ngựa, đại bàng, bò... tượng trưng cho sức mạnh, sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc, là món quà ý nghĩa và độc đáo.
Thể thao: Tượng các môn thể thao như golf, tennis, bóng đá, bóng rổ... phù hợp với đối tác yêu thích thể thao và năng động.
Lời kết
Với sự đa dạng về chủ đề và phong cách, Trâm Anh Art tự tin mang đến cho quý khách những tác phẩm tượng đồng độc đáo, ý nghĩa và phù hợp với mọi sở thích và không gian trưng bày.
Trâm Anh Art cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, giúp quý khách hàng lựa chọn bức tượng đồng phù hợp nhất với đối tác và ngân sách.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo quá trình đặt hàng, giao hàng và chăm sóc khách hàng diễn ra thuận lợi.
Không gian trưng bày các tác phẩm tại Trâm Anh Art.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trâm Anh Art Gallery
Địa chỉ: 51 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: +84 91 872 1668
Email: [email protected]
Website: https://tramanh.art/
Deviantart: https://www.deviantart.com/tramanhart
Lưu ý: Trâm Anh Art chỉ phục vụ khách đặt hẹn trước, vui lòng liên hệ để đặt lịch tham quan và nhận tư vấn chi tiết.
1 note
·
View note
Text
TƯỢNG PHẬT DI LẶC TẠI NÚI CẨM BÌNH – TƯỢNG PHẬT DI LẶC NGỒI LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Khi du lịch Di Lặc, du khách sẽ nhớ ngay đến công viên Thái Bình Hồ - nơi quanh năm ngập tràn sắc hoa, hay Đông Phong Vận – “thị trấn nghệ thuật” tích hợp du lịch giải trí. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu một Tượng Phật Di Lặc ngồi lớn nhất thế giới, mà không phải khách du lịch nào cũng biết. Tượng Phật Di Lặc này nằm trên đỉnh núi Cẩm Bình, thuộc khu thắng cảnh núi Cẩm Bình.
Cùng THÁI AN TRAVEL tìm hiểu về tượng phật Di Lặc tại Núi Cẩm Bình trong bài viết này nhé.
Về núi Cẩm Bình
Núi Cẩm Bình tọa lạc tại khu danh thắng Cẩm Bình. Nơi đây thuộc thị trấn Tây San, thành phố Mile (Di Lặc), tình Vân Nam, Trung Quốc. Ngọn núi này nằm cách thành phố Di Lặc khoảng 10 km về phía Bắc. Khoảng cách gần, nên để đến nơi đây cũng rất dễ dàng và thuận lợi. Đây được biết đến như là vùng đất nuôi dưỡng tín ngưỡng Phật Giáo của người dân địa phương.
Núi Cẩm Bình được bao phủ bởi cây xanh bạt ngàn, không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu. Khi du khách đến nơi đây sẽ cảm nhận được một sự bình yên, nhẹ nhàng trong tâm hồn với sự hội tụ hoa của đất trời. Ngọn núi này không cao chót vót, dốc đứng, mà lại thoai thoải dễ đi. Nơi đây đã được chính phủ Trung Quốc công nhận là khu di tích cấp AAAA (4A) quốc gia.
Về tượng phật Di Lặc – tượng Di Lặc phật ngồi lớn nhất thế giới
Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất sau khoảng 30.000 năm nữa. Trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Di Lặc được thờ cúng rộng rãi. Còn ở thế giới hiện tại, hình ảnh Phật Di Lặc hiện hữu khắp mọi nơi. Không chỉ chùa chiền mà còn được nhìn thấy ở nhiều nơi khác như cửa hàng, khách sạn, quán ăn, nhà riêng,…
Tượng Phật Di Lặc tại nơi đây cũng có một sự truyền thuyết về sự hình thành. Xa xưa, nhà sư Ruyu, một nhà sư đại đức ở núi Jizu. Ông có một giấc mơ vào ban đêm, thấy Đức Phật đã gửi Bồ Tát Di Lặc đến kiểm tra bốn biển ở miền Nam Trung Quốc. Và chọn những nơi tốt lành, đất trời hòa hợp để giảng kinh và thiết lập thánh địa. Sau khi tỉnh giấc mộng, ông đã phát nguyện đi tìm một vùng đất để xây dựng một ngôi đền. Cho đến khi ông đến địa phận Di Lặc, mệt mỏi, nghỉ ngơi dưới gốc cây lớn. Trong vô thức ngẩng đầu nhìn về phía trước, bầu trời mây bay lững lờ, lấp ló hiện ra một đỉnh núi, ánh sáng rực rỡ của mặt trời lặn từ phía sau núi hắt ra. Hình ảnh ấy như Bồ Tát Di Lặc ngồi kiết già, phật quang tỏa sáng. Nhà sư Ruyu như bừng tỉnh, ông dã sống trong núi, quyên góp tiền xây dựng một ngôi chùa, thờ Phật Di Lặc. Và đặt tên là Chùa Di Lặc. Nó được xây dựng vào thời Tianqi của triều nhà Minh, lịch sử trải qua nhiều thay đổi, nhưng nơi đây vẫn thờ Di Lặc theo ngần ấy thời gian.
Thành phố Di Lặc được đặt tên theo hình ảnh Đức Phật Di Lặc tại nơi đây.
Tượng phật Di Lặc được làm bằng xi măng và các thanh thép, bên ngoài được mạ vàng 24K. Cả bức tượng óng ánh vàng dưới ánh nắng mặt trời. Tượng phật Di Lặc được thiết kế bởi Fang Yude – một công ty trao đổi văn hóa ở phía Bắc tỉnh Vân Nam. Tượng phật này có chiều dài 99,1 mét, rộng 24 mét và cao 19,99 mét. Bệ tượng Phật cao 4,96 mét, được khảm những cánh sen và những quả cầu như ý. Tượng Phật được hoàn thành vào năm 1999. Được biết đến là pho tượng Di Lặc ngồi lớn nhất thế giới.
Hình ảnh tượng Phật Di Lặc ngồi khoanh chân, khoan thai, miệng tươi cười hiền hòa, tự tại nhìn xuống vùng đấy Di Lặc, như chúc cho mảnh đất này sự giàu có, ấm no, tươi đẹp, thanh bình, nhân dân an vui và hạnh phúc.
Bốn chữ trên bệ tượng phật là do học giả Phật Giáo người Đài Loan Nan Huaijin khắc.
Khu danh thắng Cẩm Bình
Để tham quan tượng Phật Di Lặc này, bạn sẽ đến khu danh thắng Cẩm Bình.
Vé vào cửa 30 RMB, giá sinh viên 15 RMB. Để lên tượng Phật, bạn phải leo 1.999 bậc thang. Nếu sức khỏe bạn không tốt, có thể di chuyển bằng xe điện. Giá xe điện đưa đón, một chiều 15 RMB, khứ hồi 20 RMB. Thời gian mở cửa từ 8h00 sáng đến 17h30 chiều (giờ Trung Quốc).
Đến đây, du khách có thể tham quan:
Cổng Vòm Cẩm Bình: Cổng Vòm ở lối vào danh lam thắng cảnh. Với các hoa văn chạm khắc nổi bật, khi bước qua cổng, chuyến hành trình của bạn chính thức bắt đầu.
1999 bậc thang: Chặng đường này leo lên có thể sẽ mất sức, hơi dài và mệt, tuy nhiên, trên quãng đường bạn leo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh trên đường đi thực sự tuyệt vời. Khi quá mệt, bạn có thể dừng lại một chút, checkin vài kiểu ảnh tại nơi đây, hòa mình vào không gian rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Chùa Di Lặc: Là cốt lõi của khu danh thắng Cẩm Bình. Chùa Di Lặc lưu giữ năm tượng phật Di Lặc, mỗi bức tượng đều sống động như thật. Ở đây, bạn có thể cảm nhận được bầu không khí Phật Giáo mạnh mẽ, khiến tâm hồn bạn nhẹ nhàng, bình yên.
Tượng Phật Di Lặc: Nằm trên đỉnh núi là bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ bằng vàng sáng ngời. Bức Tượng đã trở thành biểu tượng của khu danh lam thắng cảnh Cẩm Bình. Đứng trên đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Di Lặc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm ẩm thực tại nơi đây. Trong khu có một nhà hàng chay, bạn có thể thử nhiều món chay đa dạng. Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng. Giúp bạn thanh lọc cơ thể, tận hưởng món quà từ thiên nhiên đem lại. Giá một phần 15-20 RMB
Thi thoảng, nơi đây sẽ tổ chức một số hoạt động, bạn có thể tham gia trải nghiệm:
Viết thiệp cầu bình an
Thiền định, đọc kinh.
Buổi hòa nhạc chữa lành
Trải nghiệm bánh chay Di Lặc,…
Một số mẹo vặt có thể bạn sẽ cần khi tham quan khu danh thắng núi Cẩm Bình:
Núi Cẩm Bình có độ cao cao hơn dưới trung tâm thành phố, vì vậy khi lên đây nhiệt độ sẽ thấp hơn. Du khách khi tham quan có thể mang theo một chút quần áo ấm, dày mỏng tùy theo mùa.
Đường lên có thể có những đoạn dốc, leo bậc thang, vì vậy hãy chọn những trang phục thoải mái, đi giày thể thao phù hợp để có cuộc trải nghiệm thật thú vị.
Nếu các bạn muốn đến đây tham quan, có thể liên hệ với chúng tôi – THÁI AN TRAVEL. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một hành trình thật thú vị không chỉ đến với tượng phật Di Lặc tại núi Cẩm Bình, mà còn là sự kết hợp nhiều địa điểm tham quan đặc sắc của Di Lặc nói riêng và châu Hồng Hà nói chung. Quý khách có thể tham thảo danh sách tour du lịch Châu Hồng Hà giá tốt 2024 để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
THÁI AN TRAVEL xin chân thành cảm ơn sự yêu mến và ủng hộ từ Quý khách hàng. Chúng tôi luôn lắng nghe những đóng góp ý kiến từ Quý khách, để ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, mang thật nhiều trải nghiệm tuyệt vời dành cho Quý khách. THÁI AN TRAVEL hy vọng luôn được đồng hành cùng Quý khách hàng trong các chuyến đi. Chúc Quý khách có những ngày thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc!
THÁI AN TRAVEL cung cấp tour Châu Hồng Hà uy tín, chất lượng, an toàn. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi. THÁI AN TRAVEL rất mong được đón tiếp và phụ vụ quý khách trong các chuyến đi tới.
Tham khảo Lịch khởi hành và giá tour Châu Hồng Hà 2024 tại THÁI AN TRAVEL:
Hà Khẩu - Bình Biên - Kiến Thủy - Mông Tự 3N2D - LKH: Thứ 3, 6 hàng tuần - Giá: từ 3.290k/ng
Hà Khẩu - Bình Biên - - Di Lặc - Kiến Thủy - Mông Tự 4N3D - LKH: Thứ 5 hàng tuần - Giá: từ 4.690k/ng
Hà Khẩu - Bình Biên - Mông Tự 2N1D - LKH: Thứ 7 hàng tuần - Giá: từ 1.950k/ng
Hà Khẩu - Kiến Thủy - Mông Tự 2N1D - LKH: Thứ 7 hàng tuần - Giá: từ 2.250k/ng
Tham khảo: Chùm tour Trung Quốc 2024 hot nhất đang khuyến mại
0 notes
Text
[HẠN] SAO THỦY SANG SƯ TỬ - CẤT LÊN TIẾNG NÓI SÁNG TẠO
🦁 Vào hôm nay 2/7, sao Thủy đã rời Cự Giải để bước sang Sư Tử và sẽ ở lại đây cho đến 25/7, đánh dấu giai đoạn mà phong cách giao tiếp của mọi người trở nên nổi bật, ấn tượng và đầy nhiệt huyết. Sao Thủy Sư Tử mang đến một làn gió mới cho cách thể hiện bản thân, tạo nên những cơ hội tuyệt vời để bày tỏ tình yêu và cảm xúc từ trái tim. Bạn sẽ thấy tâm trí mình tràn đầy những ý tưởng sáng tạo, cùng sự tự tin để chia sẻ những suy nghĩ lạc quan tích cực với mọi người xung quanh.
Trong khoảng thời gian này, bạn được khuyến khích bước lên sân khấu của cuộc đời, để phát biểu trước đông đảo khán giả và truyền cảm hứng cho họ theo đuổi hoài bão đam mê. Sao Thủy Sư Tử sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các nỗ lực sáng tạo, và mọi hình thức thể hiện bản thân qua ngôn ngữ, văn bản và lời nói. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn thực hiện những bài thuyết trình, sáng tác văn chương, hoặc tham gia các hoạt động nghệ thuật.
🦁 Tuy nhiên, mặt trái của sao Thủy Sư Tử là xu hướng phóng đại thông tin với mục tiêu gây ấn tượng mạnh mẽ với người khác. Bạn có thể mắc vào cái bẫy của sự hống hách, biến quan điểm của bạn trở thành trọng tâm và lấn át người khác. Điều này có thể dẫn đến những cuộc đối thoại căng thẳng, nơi bạn có thể lớn tiếng hoặc thể hiện mình một cách kịch hóa, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh
Để tránh những tình huống không mong muốn này, hãy luôn nhớ mỗi người đều có quan điểm riêng, và tiếng nói của ai cũng xứng đáng được lắng nghe. Nếu bạn có thể dừng lại một nhịp và chủ động tạo cơ hội cho giao tiếp đa chiều giữa bạn và mọi người, bạn sẽ nhận thấy kết nối giữa mình và môi trường trở nên sâu sắc hơn. Đây cũng là cách để bạn và những người xung quanh thêm yêu thương và trân trọng lẫn nhau.
🦁 Ngay khi chuyển cung sang Sư Tử, sao Thủy sẽ đối đỉnh với sao Diêm Vương ở khoảng 1º Bảo Bình. Điều này mang cho chúng ta áp lực phải thay đổi tư duy, phá vỡ những khuôn mẫu suy nghĩ lỗi thời để tìm ra những ý tưởng đột phá hơn. Nhưng mặt khác, nó cũng giúp bạn khám phá những sự thật ẩn giấu sâu dưới bề mặt. Thông qua việc các cuộc giao tiếp để làm rõ tới cùng vấn đề, bạn sẽ được thanh lọc và giải thoát khỏi những suy nghĩ bị kìm nén bấy lâu.
🦁 Tóm lại, trong suốt thời gian sao Thủy ở cung Sư Tử, hãy tận dụng mọi cơ hội để bộc bạch bản thân một cách mạnh mẽ và chân thành, đồng thời lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của người khác. Đây là thời điểm để bạn tỏa sáng, truyền cảm hứng và kết nối với thế giới xung quanh bằng tất cả tình yêu và sự sáng tạo.
~#MãNhânNgư~
-----
🍀🍀🍀 Bạn muốn tìm hiểu Chiêm tinh một cách tiện lợi, hệ thống và nhân văn? Đừng bỏ lỡ lớp Chiêm tinh online khai giảng vào 15/7 sắp tới nhé!
L.ink Đăng ký & thông tin chi tiết khóa học:
https://tinyurl.com/25wjsz3
0 notes
Text
Mô hình Zoro Tam Long – Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và sức mạnh
Roronoa Zoro, hay được biết đến với biệt danh “Thợ săn hải tặc” Zoro, là một nhân vật quan trọng trong series truyện tranh và anime nổi tiếng One Piece của tác giả Eiichiro Oda. Anh là một trong những chiến binh mạnh mẽ nhất và được tôn vinh với vị trí Đệ nhất Kiếm sĩ của băng hải tặc Mũ Rơm. Với lối sống nghiêm túc và tầm nhìn chiến thuật sắc bén, Zoro là một trong những người bạn đồng hành chính của thuyền trưởng Monkey D. Luffy trong hành trình tìm kiếm kho báu vĩ đại One Piece. Và mô hình Zoro Tam Long là một trong những mô hình được thiết kế như một tác phẩm nghệ thuật sắc nét, tái hiện chi tiết về vẻ ngoài và phong cách của nhân vật Zoro trong One Piece.
I. Thông tin chi tiết về Zoro:
Ngoại hình:
Roronoa Zoro ngầu nhất trong One Piece là một thanh niên vạm vỡ với làn da rám nắng. Ba bông tai Zoro vàng giống hệt nhau trên tai trái của mình. Zoro 6 múi có nhiều vết sẹo sau nhiều trận chiến của anh ấy, đáng chú ý nhất là vết sẹo lớn kéo dài từ vai trái sang hông phải từ trận thua trước kiếm sĩ mạnh nhất thế giới Dracule Mihawk tại Baratie.
Tính cách và quá trình hình thành:
Zoro là một chiến binh có tâm hồn chiến đấu kiên cường và mục tiêu cao cả là trở thành Kiếm sĩ vĩ đại nhất thế giới. Zoro hồi nhỏ đã luyện tập với nỗ lực tuyệt đối dưới sự dẫn dắt của gia sư Kiếm học Koshiro và sau đó là Dracule Mihawk – Kiếm sĩ hàng đầu thế giới.
Kỹ năng và vũ khí:
Zoro sử dụng ba cây kiếm với chiến thuật đặc biệt “Santoryu” (Tam thức), nơi anh có thể sử dụng cả ba kiếm đồng thời bằng cả hai tay. Những kỹ thuật kiếm pháp của Zoro không chỉ mạnh mẽ mà còn sắc bén và tinh tế, từ đó giúp anh chiến thắng được những đối thủ mạnh mẽ nhất.
Vị trí trong băng Mũ Rơm:
Với tư cách là Đệ nhất Kiếm sĩ của băng hải tặc Mũ Rơm, Zoro luôn là người thường xuyên gánh vác trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ đồng đội trong những cuộc phiêu lưu nguy hiểm.
https://mohinhfigure.com/wp-content/uploads/2023/07/Hang-Loai-1-Mo-Hinh-Zoro-Tam-Long-7.jpg
II. Mô hình Zoro Tam Long
Chất liệu
Mô hình Zoro Tam Long được làm từ nhựa PVC cao cấp, đảm bảo độ bền và chính xác chi tiết.
Kích thước
Chiều cao của mô hình Zoro Tam Long khoảng 35cm,cân nặng của Zoro figure tầm 2,5kg.
Bộ figure Zoro Tam Long
Mô hình Zoro Tam Long là sản phẩm nguyên khối, kèm 3 mô hình kiếm Zoro và 3 hiệu ứng kiếm. Có hộp màu đẹp.
Đặc điểm và công dụng
Mô hình được thiết kế như một tác phẩm nghệ thuật sắc nét, tái hiện chi tiết về vẻ ngoài và phong cách của nhân vật Zoro trong One Piece. Nó không chỉ là một sản phẩm để trưng bày, là một điểm nhấn thú vị trong không gian sống và làm việc của các fan hâm mộ. Ngoài ra, còn có thể làm quà tặng sinh nhật cho bạn bè, người thân hoặc người yêu.
III. Những loại mô hình Zoro ngoài Zoro Tam Long
Trong series One Piece, nhân vật Roronoa Zoro được biết đến với nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình thể hiện một khía cạnh đặc biệt của nhân vật trong các hoàn cảnh và trải nghiệm khác nhau. Hãy cùng điểm qua sự khác nhau giữa các mô hình Zoro như Enma, Asura, Wano và Chibi:
Mô hình Zoro Enma:
Liên quan đến Enma: Mô hình Zoro Enma đề cập đến Zoro sử dụng thanh kiếm Enma, một trong hai thanh kiếm quý của Oden Kozuki trong arc Wano Kuni. Enma là một thanh kiếm có khả năng hấp thu lượng lớn Haki và điều khiển năng lượng.
Phát triển sức mạnh: Khi Zoro sử dụng Enma, Zoro phải học cách kiểm soát lượng Haki lớn để không bị thanh kiếm hấp thụ quá nhiều năng lượng từ cơ thể. Mô hình One Piece Zoro Enma nhấn mạnh vào sự phát triển về sức mạnh chiến đấu và khả năng sử dụng vũ khí đặc biệt này.
Mô hình Zoro Asura:
Biểu tượng của sức mạnh tâm linh: Asura là một kỹ năng đặc biệt của Zoro, xuất hiện trong trận chiến với Kaku. Khi kích hoạt Asura, Zoro trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều, có hình dáng bí ẩn với các hình ảnh tay chân nhiều hơn, thể hiện sức mạnh siêu phàm và khả năng chiến đấu vượt trội.
Sự kết hợp của Haki và năng lượng: Asura không chỉ là một kỹ năng vật lý mà còn phản ánh sự trưởng thành và sự phát triển tâm linh của Zoro. Đây là một Zoro mô hình thể hiện sự kiểm soát cao độ và sự sáng tạo trong chiến đấu của nhân vật.
Mô hình Zoro Wano:
Hòa nhập với văn hóa Wano: Zoro Wano là mô hình đặc biệt xuất hiện trong arc Wano Kuni. Trong mô hình này, Zoro không chỉ phát triển về kỹ năng chiến đấu mà còn hòa nhập vào văn hóa và truyền thống của Wano Kuni.
Trưởng thành và sự phát triển: Zoro Wano thể hiện sự trưởng thành hơn của nhân vật khi đối mặt với những thử thách mới và học hỏi từ môi trường xung quanh, đặc biệt là trong việc rèn luyện Haki và sử dụng vũ khí.
Mô hình Zoro Chibi:
Phiên bản nhỏ gọn và dễ thương: mô hình Zoro Chibi là một phiên bản nhân vật được thiết kế nhỏ gọn, dễ thương hơn so với hình ảnh chính thức của Zoro.
Hài hước và nhẹ nhàng: Mô hình này thường xuất hiện trong các sản phẩm thương mại và nội dung ngoài truyện chính, mang lại một góc nhìn hài hước và nhẹ nhàng về nhân vật.
Mỗi mô hình Zoro trong One Piece đều có những đặc điểm riêng biệt, phản ánh sự phát triển và trải nghiệm của nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau. Từ sức mạnh vật lý đến sự trưởng thành tâm linh và sự hài hước, mỗi mô hình đóng góp vào sự đa dạng và sâu sắc của nhân vật Roronoa Zoro trong hành trình chinh phục ước mơ trở thành một kiếm sĩ vĩ đại.
IV. Nên Mua Mô Hình Ở Đâu?
Bạn đam mê anime, manga hoặc các bộ phim nổi tiếng và muốn sở hữu những mô hình figure chất lượng? Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về các lựa chọn mua sắm tại đâu để đảm bảo bạn nhận được sản phẩm tốt nhất và dịch vụ hài lòng.
1. Mô Hình Figure – Nơi Uy Tín và Chất Lượng
Mô Hình Figure tự hào là địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực Manga – Anime, cung cấp đa dạng các mô hình figure và nenderoid từ các anime nổi tiếng như One Piece, Dragon Ball Z, Kimetsu no Yaiba, Naruto và nhiều anime khác. Với phương châm “hài lòng trước, nhận tiền sau”, chúng tôi cam kết giữ nguyên giá cố định và không đội giá theo thị trường, mang đến cho bạn sự minh bạch và tin cậy.
2. Sự Đa Dạng và Chất Lượng Sản Phẩm
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những nhân vật yêu thích từ các bộ truyện như Naruto, Kimetsu no Yaiba,…, và cả các nhân vật khác trong Học Viện Siêu Anh Hùng My Hero Academia, Chú Thuật Hồi Chiến Jujutsu Kaisen, hay nhân vật trong game Genshin Impact,… Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm và luôn cập nhật các mẫu mới nhất để đáp ứng nhu cầu sưu tập của bạn.
3. Dịch Vụ Chuyên Nghiệp và Tiện Lợi
Đến với Mô Hình Figure, bạn sẽ được hưởng các dịch vụ tiện ích như ship COD toàn quốc, gói quà tặng miễn phí (chỉ tính giấy gói),… Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất để đảm bảo bạn có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
4. Địa Điểm và Liên Hệ
Ghé thăm cửa hàng của Mô Hình Figure tại 206/34 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM hoặc truy cập link shop để cập nhật thông tin về các sản phẩm mới nhất và các chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết.
Chọn Mô Hình Figure là lựa chọn đúng đắn để thỏa mãn niềm đam mê sưu tập của bạn. Hãy đồng hành cùng chúng tôi và khám phá không gian đầy hứng khởi của những nhân vật yêu thích từ các bộ truyện tranh và phim hoạt hình bạn yêu thích!
Liên Hệ:
Facebook: Mô Hình Figure
Điện thoại/Zalo: 0923.867.916
Địa chỉ: 206/34 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM (mở cửa 14h – 21h mỗi ngày)
Website: https://mohinhfigure.com/
0 notes
Text
DIỄN GIẢI LÚC ... BÌNH MINH
1 – Có một bạn rất trẻ inbox hỏi tôi, câu hỏi như sau:
“ Chỉ có những người tạo ra giá trị gì đó đóng góp cho xã hội, cho loài người mới đáng được tôn vinh, vậy vì sao người như ông Thích Minh Tuệ, chỉ đi bộ một mình, không làm ra giá trị gì hết, mà ai cũng ca ngợi, điều này có bất thường không?”
Câu hỏi này khá phổ biến, thậm chí cuộc tranh luận về hiện tượng Thích Minh Tuệ diễn ra trên mạng với vô vàn ý kiến đối nghịch, vẫn chưa hết nóng.
Tôi sẽ không trả lời cụ thể mà chỉ đưa ra khái quát lý luận – về mặt triết học – để các bạn tham khảo, mà những gì được khái quát sẽ làm phương tiện hay công cụ để các bạn có thể nhận thức đánh giá các hiện tượng khác...
2 – Trước hết, tôi xin trích dẫn K. Marx, trong tác phẩm “ bản thảo kinh tế chính trị”, ông có viết một đoạn như sau:
“Bản nhạc hay nhất cũng không có nghĩa gì đối với đôi tai không biết thưởng thức âm nhạc. Nó không phải là đối tượng, bởi vì đối tượng của tôi chỉ có thể là sự biểu hiện của một trong những năng lực của tôi”
Marx nhấn mạnh rằng đối tượng chỉ có thể có ý nghĩa khi nó phản ánh một trong những năng lực của con người. Điều này có nghĩa là để thực sự hiểu và đánh giá một cái gì đó, con người phải có khả năng và năng lực tương ứng. Ví dụ, một bản nhạc chỉ có thể được đánh giá và cảm nhận đầy đủ bởi những ai có khả năng thưởng thức âm nhạc.
Nhận định này cũng liên quan đến quan điểm của Marx về bản chất con người, trong đó con người là một thực thể sáng tạo xã hội, và sự phát triển của các năng lực cá nhân là điều cốt yếu để đạt được sự tự do và hạnh phúc.
3 – Ta có thể suy tưởng về loài bò chẳng hạn. Loài bò rất ít năng lực, dù chúng vẫn có đủ năm giác quan, nhưng thứ có giá trị duy nhất với bò là cỏ và rơm.
Nếu ta đưa một thứ đẹp như ngọc trinh đến đối diện với ngũ quan của loài bò, thì chúng cũng không có phản ứng gì hết, ngọc trinh không phải là đối tượng của bò.
Đối tượng của bò đực tất nhiên là em bò cái đang bị nhốt ở khoang bên cạnh
4 – Vậy điều gì khiến cho con người có khả năng biết điều gì đó ở thế giới bao quanh chúng ta?
Plotinus triết gia tân Plato, thế kỷ 2 sau CN nói câu rất nổi tiếng:
“ Hiểu biết đòi hỏi một cơ quan thích đáng cho đối tượng”
Tư tưởng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các triết gia duy tâm sau này, chẳng hạn như Kant, khi ông nói về thế giới hiện tượng là “ thế giới mang lại trước lý tính của ta”. Các bạn chú ý chữ “ mang lại” nhé.
Ngọc trinh “mang lại” cho nhận thức của tôi khái niệm về một người đàn bà đẹp, nhưng ngọc trinh không “ mang lại” điều đó cho loài bò!
Đoạn trích của K. Marx cũng sặc ảnh hưởng của Plotinus và Kant.
Như vậy, chẳng điều gì có thể nhận thức được nếu thiếu một “công cụ” thích đáng tương xứng để cho người nhận thức làm được việc này và hệ quả của nó là, hiểu biết của người nhận thức phải thích đáng tương xứng với sự vật cần được nhận thức...
5 - Trước một cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, nếu bạn là người có tâm hồn đẹp tương ứng với nó, bạn sẽ ngắm nó và bâng khuâng, và bỗng nhiên tâm hồn bạn bay bổng.
Nhưng, cũng cảnh thiên nhiên đó, với tôi, kẻ chỉ có tâm hồn ăn hốc, tôi sẽ chẳng thấy gì hết ngoài quán “ lẩu dê” dưới chân núi.
Bởi lẽ, tôi còn thiếu cái “ công cụ” thích đáng để nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tôi t��ng viết ở tút “ Đại sư”, về vẻ đẹp của nhà tu hành tĩnh lặng thiền định, vẻ đẹp đó có sức truyền cảm mạnh mẽ đến những người xung quanh. Tuy nhiên, ông ấy chỉ “truyền” đến được với đối tượng của ông ấy mà thôi, hay nói theo kiểu Kant là “mang lại” cho lý tính của người nhận thức. Với những người thiếu “ công cụ” tương ứng, thì đến đại sư cũng không thể “ truyền” gì được.
6 - Tuy nhiên, các bạn đừng quá phiền muộn!
Không phải ai cũng có đủ các loại năng lực tương ứng với sự muôn vẻ của thế giới. Người có năng lực này nhưng thiếu năng lực kia là thường. Thậm chí đến thiên tài Eistein, nghe nói ông này khá dốt về hội họa.
Bởi vậy, ta mới cần “ phát triển” năng lực bằng sự học hành và trải nghiệm, và cũng bởi vậy, ta phải “ tôn trọng khác biệt”
Nếu mẫu thân tôi nghe Chèo một cách say sưa, ấy là vì mẫu thân có năng lực thẩm Chèo. Còn tôi, khi nghe Chèo tôi không thấy hay gì cả, vì tôi không có năng lực thẩm nó. Nhưng tôi không có quyền bắt mẫu thân tôi không được nghe Chèo.
Càng không có quyền phỉ báng nghệ thuật Chèo, chỉ vì mình không có năng lực nhận ra cái hay của nó!
Ảnh:
Bức ảnh dưới đây rất đẹp, hình như là phong cảnh bên Thụy Sĩ, ông em tôi chụp được trong chuyến du ngoạn, vấn đề là, ông ấy chỉ nhìn thấy đám “gầu bò” với “bắp bò” đang tản mát dưới đồng cỏ, vì ông ấy là tay “ nghiện phở”
Ảnh minh họa thuổng của Trịnh Lê Phong
0 notes
Text
Khám Phá Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip Đổi Thưởng Hấp Dẫn: Đồ Họa Sinh Động, Thưởng Lớn, Cách Chơi Đơn Giản
Giới thiệu trò chơi Jungle tại 24n.vip
Khám phá trò chơi đổi thưởng Jungle tại 24n.vip, nơi bạn sẽ bước vào thế giới hoang dã đầy sắc màu với những loài động vật dễ thương và có cơ hội nhận những phần thưởng lớn. Trò chơi mang đến hình ảnh sống động, âm thanh rừng già chân thực, đưa bạn vào một hành trình phiêu lưu kỳ thú.
Tại đây, bạn có thể giành những phần thưởng hấp dẫn như điểm thưởng, vòng quay miễn phí, tiền mặt và các quà tặng giá trị khác. Ngoài ra, Jungle còn tổ chức các sự kiện đặc biệt và chương trình khuyến mãi định kỳ, giúp tăng thêm phần thú vị và kịch tính cho trò chơi.
Hãy truy cập 24n.vip và bắt đầu hành trình khám phá thế giới hoang dã trong trò chơi Jungle để trải nghiệm những giây phút giải trí tuyệt vời và có cơ hội nhận được những phần thưởng hấp dẫn.
Tính năng nổi bật của trò chơi Jungle tại 24n.vip
Đồ họa sinh động và bắt mắt
Các biểu tượng động vật như sư tử, gấu, cú mèo, ếch,... được thiết kế dễ thương và đầy màu sắc.
Hiệu ứng hình ảnh sống động mang đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời.
Cách chơi đơn giản nhưng cuốn hút
Kết hợp các biểu tượng giống nhau để ghi điểm và nhận thưởng.
Hệ thống thưởng đa dạng với các mức nhân thưởng từ 10x, 20x, 40x đến 50x và đặc biệt là 1000x, giúp người chơi dễ dàng đạt được những phần thưởng giá trị.
Hệ thống thưởng lớn
Liên tục xóa các biểu tượng để thu thập và nhận những phần thưởng lớn.
Cơ hội nhận thưởng cực lớn lên đến 1000 lần.
Giao diện thân thiện
Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng người chơi.
Trò chơi hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt, giúp người chơi dễ dàng tiếp cận và tham gia.
Cách chơi Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip
Đăng nhập vào tài khoản của bạn tại 24n.vip.
Tìm kiếm trò chơi Jungle và nhấn vào để bắt đầu.
Đặt cược và bắt đầu kết hợp các biểu tượng động vật để nhận thưởng.
Tận hưởng trò chơi và thu thập các phần thưởng giá trị.
Jungle là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích khám phá và muốn thử vận may trong thế giới hoang dã. Hãy tham gia ngay tại 24n.vip để trải nghiệm và nhận những phần thưởng hấp dẫn nhất!
Luật chơi Jungle Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip
Luật Chơi 1 - Cách Tích Lũy Điểm và Nhân Đèn
Mệnh giá: 0,05 | Cược Nhân: 1
Cơ Chế Tích Lũy Điểm: Mỗi khi xóa biểu tượng, tương ứng trong một ván cùng một biểu tượng sẽ tích lũy tối đa 5 đèn.
Hệ Số Nhân Đèn:
5 ĐIỂM RỪNG RẬM: 1000x
Đèn Đỏ: 40x
Đèn Tím: 20x
Đèn Xanh: 10x
Luật Chơi 2 - Tích Lũy Đèn và Nhận Điểm Thưởng
Kết Thúc Một Ván:
Nếu tích lũy được 5 đèn biểu tượng: Đỏ, Tím, hoặc Xanh, người chơi có thể nhận được điểm tương ứng và 0-3 đèn vàng ngẫu nhiên.
Điểm Thưởng:
Đèn Đỏ: 400,000 điểm
Đèn Tím: 20x
Đèn Xanh: 10x
Luật Chơi 3 - Vòng Quay Vua Sư Tử Của Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip
Kết thúc một ván chơi, nếu biểu tượng sư tử xuất hiện đủ 5 lần, người chơi sẽ kích hoạt Vòng Quay Vua Sư Tử. Nhấn nút "Vòng Quay Vua Sư Tử" để bắt đầu quay thưởng.
Khi bắt đầu Vòng Quay Vua Sư Tử, người chơi sẽ quay 1 lần. Vị trí dừng chính là hệ số mà người chơi nhận được, tối đa có thể nhận được hệ số 1000x.
Thưởng Trò Chơi Miễn Phí - Trò Chơi Jungle 24n.vip
Khám phá cơ hội nhận thưởng cực lớn với Thưởng Trò Chơi Miễn Phí từ trò chơi jungle 24n.vip!
Điều kiện nhận thưởng:
Khi có từ 5 biểu tượng ngôi sao trở lên xuất hiện trên bảng, bạn sẽ nhận được 8 lượt chơi miễn phí.
Chi tiết các biểu tượng thưởng:
Biểu tượng Vàng: Nhận ngay 1000x.
Biểu tượng Đỏ: Nhận ngay 40x.
Biểu tượng Tím: Nhận ngay 20x.
Biểu tượng Xanh: Nhận ngay 10x.
Cách thức chơi và nhận thưởng:
Khi vào trò chơi miễn phí, mỗi đèn Vàng, Đỏ, Tím, và Xanh sẽ được tặng thêm 2 đèn.
Trong trò chơi miễn phí, không kích hoạt thêm ván.
Tỷ Lệ Trả Thưởng Của Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip
Dưới đây là bảng tỷ lệ trả thưởng chi tiết cho trò chơi trên 24n.vip, giúp người chơi dễ dàng nắm bắt cơ hội và chiến lược chơi hiệu quả.
Bảng Tỷ Lệ Trả Thưởng
Biểu Tượng Vàng
Biểu Tượng Xanh Dương
Ghi Chú:
Tất cả điểm thắng sẽ hiển thị với hệ số gấp 1 lần (1x) điểm cược.
Quy Tắc Xóa Bỏ trong Trò Chơi Jungle Tại 24n.vip
Hướng Dẫn Chơi Game Slot Machine Trên 24n.vip
Điểm Cược Tối Thiểu: 20 điểm.
Cách Xóa Bỏ Biểu Tượng:
Xuất hiện từ 4 biểu tượng giống nhau trở lên, xếp liền kề theo hàng dọc hoặc hàng ngang, hệ thống sẽ tự động xóa bỏ các biểu tượng này.
Người chơi nhận được điểm tương ứng với tổ hợp chiến thắng đó.
Cập Nhật Biểu Tượng Mới:
Hệ thống sẽ bổ sung các biểu tượng mới sau mỗi lần xóa bỏ, tiếp tục trò chơi cho đến khi không thể tạo thành bất kỳ tổ hợp chiến thắng nào nữa.
Lợi Ích của Quy Tắc Xóa Bỏ:
Giúp người chơi có nhiều cơ hội ghi điểm cao hơn.
Tăng tính hấp dẫn và thú vị cho trò chơi.
Hãy truy cập 24n.vip để tham gia và trải nghiệm trò chơi Jungle ngay hôm nay!
1 note
·
View note
Text
Tìm Hiểu Về Phật Bản Mệnh Tuổi Mão Mới 2024
Phật bản mệnh là nhóm 8 vị Bản tôn quan trọng, đồng thời là những người hộ mệnh tôn chủ phù trợ cho 12 con giáp. Vậy phật bản mệnh tuổi Mão là ai? Tuổi Mão nên thờ vị Phật nào?" thì hãy cùng Mệnh 69 khám phá sâu hơn thông qua nội dung của bài viết dưới đây nhé!
Phật bản mệnh tuổi Mão là ai?
Phật bản mệnh tuổi Mão Phật bản mệnh tuổi Mão là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài là vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ, sự sáng suốt và thông minh. Ngài là hiện thân của trí tuệ uyên thâm, giúp người tuổi Mão tăng cường trí tuệ, khai mở tâm trí, hóa giải hung khí, mang lại bình an và may mắn trong cuộc sống. Theo đạo Phật, người tuổi Mão thường được coi là được bảo hộ bởi một vị Phật, và theo cuốn Pháp Uyển Châu Lâm, Văn Thù Bồ Tát được xem là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Mão. Văn Thù Bồ Tát không chỉ là vị Phật hộ mệnh mà còn tượng trưng cho trí tuệ hoàn hảo và sự khôn ngoan siêu việt. Người tuổi Mão có những đặc tính nhanh nhẹn, mưu trí, nhạy bén nhưng đôi khi thiếu quyết đoán. Văn Thù Bồ Tát được thờ cũng như một nguồn ánh sáng trí tuệ, giúp bổ sung và củng cố tính cách của người tuổi Mão. Việc thờ Phật bản mệnh này có thể giúp họ phát triển trí tuệ, sáng suốt, và khả năng xoay chuyển khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, người tuổi Mão có thể lựa chọn thờ tượng Văn Thù Bồ Tát để nhận được sự hộ mệnh và sự trí tuệ từ ngài. Tượng Văn Thù Bồ Tát có thể được thờ độc lập hoặc cùng với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát. Thông qua việc thờ Phật, người tuổi Mão hy vọng có thể hướng đến sự giáo hóa tâm linh và sự phát triển cá nhân tích cực. Hình tượng Phật Văn Thù Bồ Tát: Ngài thường được tạc trong tư thế ngồi trên lưng sư tử, tay phải cầm kiếm trí tuệ tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt, dẹp tan phiền não, tay trái cầm kinh Bát Nhã biểu tượng cho sự giác ngộ. Ngài cũng có thể được tọa trên tòa sen, tay cầm hoa sen hoặc ấn tam muội. Ý nghĩa của Phật Văn Thù Bồ Tát đối với người tuổi Mão: Gia hộ bình an: Ngài giúp người tuổi Mão tránh được tà ma, bệnh tật, tai ương, mang lại sức khỏe và bình an trong cuộc sống. Tăng cường trí tuệ: Ngài giúp người tuổi Mão thông minh, sáng suốt, học hành thi cử đỗ đạt, thành công trong công việc. Hóa giải hung khí: Ngài giúp người tuổi Mão hóa giải những điều xui xẻo, hung khí, mang lại may mắn và tài lộc. Mang lại sự bình an nội tâm: Ngài giúp người tuổi Mão có tâm trí thanh tịnh, an nhiên, tránh được phiền não, lo âu. Cách thỉnh Phật Văn Thù Bồ Tát: Người tuổi Mão nên thỉnh tượng Phật Văn Thù Bồ Tát bằng chất liệu phù hợp với bản mệnh như: đá thạch anh, đá ngọc bích, đá phỉ thúy,... Nên thỉnh tượng Phật tại các cửa hàng uy tín, chất lượng. Khi thỉnh Phật cần phải khai quang, điểm nhãn để tượng Phật được linh thiêng. Nên đặt tượng Phật tại vị trí trang trọng, sạch sẽ trong nhà. Nên thường xuyên lau dọn tượng Phật, dâng hương, hoa quả để thể hiện lòng thành kính. Lưu ý thỉnh Phật Văn Thù Bồ Tát: Khi thỉnh Phật bản mệnh, người tuổi Mão nên chọn ngày lành tháng tốt để cầu mong sự may mắn, bình an. Nên chọn tượng Phật được làm từ chất liệu tốt, Nên trì tụng kinh Bát Nhã để cầu mong được Phật Văn Thù Bồ Tát gia hộ. Niệm Phật thường xuyên để cầu bình an, may mắn. Sống thiện tâm, tích đức, giúp đỡ người khác. Tránh làm những điều ác, trái với đạo đức.
Mặt phật bản mệnh tuổi mão - Mặt phật Văn Thù Bồ Tát
Phật bản mệnh tuổi Mão Vị phật Văn Thù Bồ Tát là vị phật quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, thường được tôn vinh trong các kinh điển Phật giáo. Văn Thù Bồ Tát, là một trong Đẳng giác Bồ Tát và thuộc hàng Bồ Tát thượng thủ, có tiềm năng trở thành Phật. Ngài biểu tượng cho Trí Tuệ, có khả năng chuyển hóa vô minh và phiền não, cũng như hiểu rõ mọi chân lý và đạt được giải thoát. Văn Thù Bồ Tát là Bồ Tát thân cận của Phật Thích Ca Mâu Ni, thường xuất hiện để giới thiệu thời pháp của Phật hoặc thay Đức Phật diễn đạt Chánh pháp. Trong Kinh Kim Cương, ngài được coi là một vị thần thiền định, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Văn Thù Bồ Tát tuổi mão đại diện cho Trí Tuệ, Bát Nhã và Giải Thoát, hướng dẫn chúng sinh sử dụng lòng nhẫn để nuôi dưỡng lòng từ bi, và sử dụng trí tuệ tinh thông để vượt qua vô minh và phiền não mang lại may mắn bình an. Hình tượng phật Văn Thù Bồ Tát thường được thể hiện trong tư thế. - Tư thế Ngồi trên Sư Tử Xanh: Văn Thù Bồ Tát thường được thể hiện ngồi trên lưng sư tử xanh, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. - Tay Phải Cầm Thanh Gươm Bốc Lửa: Trong tay phải, Bồ Tát cầm thanh gươm bốc lửa giữa đỉnh đầu. Thanh gươm tượng trưng cho trí tuệ, khả năng chặt đứt vô minh và phiền não, giúp giải thoát khỏi khổ đau và bất hạnh. - Tay Trái Ôm Cuốn Kinh Bát Nhã: Tay trái ôm cuốn kinh Bát Nhã, tượng trưng cho sự giác ngộ và sáng suốt thông qua việc tu học và nghiên cứu các giáo lý Phật pháp. - Thanh Tịnh và Hoa Sen Xanh: Đôi khi, Bồ Tát có thể được thể hiện cầm hoa sen xanh, biểu tượng cho thanh tịnh và trí tuệ trong tình thức nhẹ nhàng và tinh tế. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có trí tuệ vô lượng, ánh sáng trí tuệ của ngài giúp chúng sinh có năng lực tự giải thoát khỏi phiền não, tham sân, si. Người thờ tượng ngài sẽ được ngài phù hộ, độ trì, được lĩnh ngộ trí tuệ của ngài, từ đó có năng lực tự chuyển hóa cuộc sống của bản thân, có cuộc sống và sự nghiệp suôn sẻ, thành công.
Ý nghĩa của Phật bản mệnh tuổi Ất Mão 1975
Phật bản mệnh tuổi Mão Người tuổi Ất Mão sinh năm 1975 mang theo mệnh Thủy (Đại Khê Thủy – nước khe lớn) và là Đắc Đạo Chi Thố (thỏ đắc đạo). Với sự hộ mệnh của Văn Thù Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Dược Sư Như Lai, và Hư Không Tạng Bồ Tát, người tuổi này được ban tặng trí tuệ, phúc lợi, sức khỏe, nét mặt tinh anh thông thái và độ bền lâu. Tính cách của người tuổi Ất Mão thường được mô tả là ôn hòa, mềm mỏng, nhưng vẫn rất bản lĩnh và kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu. Họ thông minh và có sự thành thạo trong nhiều lĩnh vực, mang lại sự phú quý, nhưng đôi khi có thể thiếu kiên nhẫn và dễ bỏ dở công việc. Người tuổi Ất Mão thường có sở thích về văn chương và chính trị, đồng thời thích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Tính cách này thường ưa cuộc sống an toàn, hòa bình, ít tham gia vào tranh đấu và không chủ trương vụ lợi cá nhân. Họ cũng có số sống xa cha mẹ, và để sống lâu, cần tích nhiều phúc đức. Trong khoảng từ 45-55 tuổi, người tuổi Ất Mão cần đề phòng về tai nạn và nguy cơ mất mát tài chính. Mặc dù cuộc sống không gặp nhiều trở ngại, nhưng cũng cần đề phòng về sức khỏe. Phật bản mệnh của họ, Văn Thù Bồ Tát, được coi là người hộ mệnh mang lại bình an, sự thuận lợi trong cuộc sống và công việc, và giúp hóa giải vận hạn cũng như khắc phục những khó khăn trong gia đình. Những ai tận hiến tâm linh và thờ Phật bản mệnh sẽ được ngài bảo vệ, che chở, và duy trì trạng thái bình an trong mọi tình huống. Họ sẽ được ban tặng sức khỏe mạnh mẽ, giảm nhẹ khỏi tai nạn và ác nghiệp, đồng thời tránh xa được sự hại từ kẻ tiểu nhân, trù ếm, và những rủi ro liên quan đến tài chính hay phá sản. Ngài cũng giúp họ giải quyết những thách thức trong tình duyên, công việc, học hành thi cử của bạn được suôn sẻ thành công.
Kết luận
Phật bản mệnh tuổi Mão Phật bản mệnh tuổi Mão là Văn Thù Bồ Tát, người hộ mệnh mang lại bình an, sự thịnh vượng và giúp người tuổi Mão vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Với tính cách ôn hòa, mềm mỏng và sự kiên định trong mục tiêu, người tuổi Mão có thể tận hưởng sự hỗ trợ và sự bảo vệ từ Văn Thù Bồ Tát. Hy vọng thông tin này đã giúp làm sáng tỏ về vị Phật hộ mệnh và giá trị tâm linh mà người tuổi Mão có thể đón nhận từ việc thờ Phật bản mệnh của mình. Read the full article
#mặtphậtbảnmệnhtuổimão#mặtphậtvănthùbồtát#phậtbảnmệnhtuổiấtmão#TìmHiểuVềPhậtBảnMệnhTuổiMãovàẢnhHưởngTâmLinh#vănthùbồtáttuổimão
0 notes
Text
Gà mái có cựa tốt hay xấu, có nên chọn ko ?
Gà mái có cựa là tình trạng không hiếm thấy trong chơi gà. Nhưng nhiều người băn khoăn không biết điều này có tốt không, có nên chọn con gà mái để nuôi và làm giống được không? Tất cả những thắc mắc này của mọi người sẽ được Gà Việt SV388 trả lời đầy đủ thông qua bài viết dưới đây.
Vì sao gà mái lại có cựa?
Trong thực tế số lượng gà mái có cựa không nhiều, đa phần chúng là những cá thể đột biến để có màu sắc khác biệt so với gà mái thuần chủng. Tỷ lệ trên chỉ là 1/1000 mà thôi.
Theo một vài chuyên gia về thú y, những con gà mái có cựa thường không bị dị tật do i truyền. Có thể buồng trứng của gà mái bị ung thư sẽ tạo ra chất kích thích sinh dục nam, người ta gọi là kích dục tính nam. Những con gà trống như vậy có thể gáy, nhổ lông có cựa hoặc cựa không khác gì gà đực.
Tuy nhiên tới bây giờ vẫn chưa có cơ sở khoa học nào phân tích kĩ về hiện tượng gà mái có cựa. Vậy nên tất cả giả thiết đặt ra hoàn toàn chẳng có căn cứ rõ ràng nào.
Gà mái có cựa là tốt hay xấu, có nên nuôi?
Hiện tượng gà mái có cựa được đánh giá là không tốt, không được đánh giá cao hơn gà mái thông thường, cụ thể là một số người chọn gà về đúc giống. Bởi bản thân những con gà trên đã có nhiều đổi thay, đột biến trong cơ thể, đặc biệt buồng trứng. Vì thế nó có thể ảnh hưởng trực tiếp lên thế hệ gà con sau này.
Để lí giải về điều trên, đây cũng là một vài nguyên nhân người ta không đánh giá cao những con gà có cựa cả trên mặt khoa học lẫn tâm linh:
Không chọn gà mái có cựa để đúc giống
Như đã nêu ở trên, với con gà mái kiểu này, buồng trứng của gà đã có một số biến đổi đáng kể, không hoàn toàn giống như những con gà mái khác. Do vậy, nếu chọn làm mái đẻ, mái phôi sẽ ảnh hưởng cho đời gà con mai sau. Thế nên, theo kinh nghiệm của nhiều người, không chọn gà mái kiểu này để đúc giống vì lo ngại gà con bị khiếm khuyết, không khoẻ mạnh.
Hướng dẫn cách chọn gà mái giống chuẩn
Từ lâu người ta đã có câu "Chó giống cha, gà giống mẹ" nhằm nhắc tới việc 70% đặc tính gà mẹ có thể di truyền lại cho con. Vì thế, chọn gà mái để đúc giống giữ vai trò rất lớn. Sư kê cần đánh giá gà đá một cách toàn diện thông qua tất cả các dấu hiệu bao gồm: Đầu, mắt, miệng, chân, cổ, lưng, lông. .. Có một vài kinh nghiệm chọn gà mái tương đối hiệu quả mà sư kê có thể áp dụng đó là:
Tự tạo gà mái tổ
Muốn làm được điều này, sư kê phải là người có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc điểm của cách này chính là việc biết về tông dòng, đời bố mẹ trước kia cũng như đặc điểm của gà. Bên cạnh đó, ưu tiên chọn gà mái giống mẹ là chuẩn nhất.
Chọn mua gà mái
Với trường hợp anh em mua gà mái của những cơ sở bán gà chuyên đúc giống, có thể chọn dựa trên một vài tiêu chuẩn:
Đầu gà to nhỏ thon dài cân bằng với cổ.
Mỏ khép kín khít với nhau, cân bằng với đầu.
Mũi của gà to, cánh mũi mở.
Mắt gà trống to và sâu, dáng vẻ khoẻ mạnh, hoạt bát, con ngươi nhỏ.
Cổ gà dài và to, cân đối với phần ngực, lông bao phủ kín mít phần đầu tới cổ.
Không chọn gà mái có cựa, cánh trống úp sát vào lưng, che phủ được phần lưng cùng cổ.
Chân gà dài đều, đùi có kích thước trên to dưới nhỏ.
Xương cựa đều, chắc khoẻ không bị lệch.
Một số điều cần biết với gà mái chọi giống
Sau khi đã chọn được gà mái khoẻ mạnh, không phải gà mái có cựa, anh em tiến hành đúc giống và cần để ý một vài yếu tố chính sau đây:
Nếu con gà mái chưa đẻ hơn 10 trứng thì nên bỏ đi, khả năng cao là gà nòi.
Lứa trứng đầu tiên không nên nuôi chọi bởi vì con so thường khá nhỏ, nhát, sức đề kháng thấp.
Quan sát 1 – 2 lứa đầu nếu thể trạng, dáng đi, vảy cùng màu mắt của gà con không có gì khác biệt thì hãy chọn giống mái khác.
Ở thời điểm gà mái đẻ, nên cách ly chúng ra xa những con mái khác.
Cho gà ăn uống ít thóc khi chúng đẻ thì trứng to hơn và sức khoẻ gà sau khi nở được tốt hơn.
Lời Kết
Tới đây có thể khẳng định, gà mái có cựa là xấu, không nên chọn về nhà đúc giống vì làm gì cũng đều không tốt. Vậy nên nếu thấy chúng hiện diện trong đàn gà của mình, anh em chỉ nên nuôi để lấy thịt hoặc trứng về dùng mà thôi.
0 notes
Text
Tuyển chọn văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc là một trong những tài liệu giúp em hoàn thiện đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương em Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích gồm chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đền thờ Trần Nguyên Đán. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo những bài văn mẫu hay dưới đây thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc bạn nhé: Văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc hay nhất Top 2 bài văn thuyết minh ngắn gọn nhất về di tích Côn Sơn Kiếp Bạc Bài số 1 - Thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc ngắn gọn nhất Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta. Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn). Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun - gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần. Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công. Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ. Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị. Tiếp đến là đền Kiếp Bạc, nằm giữa hai thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp (Vạn Yên) và làng Bạc (Dược Sơn) , thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Vị trí của đền một bên nằm gần Lục Đầu Giang, chính là nơi tụ hội của 6 con sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình; một bên được bao bọc bởi Đền cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số và khoảng 5 cây so với chùa Côn Sơn. Lịch sử ra đời của đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn nơi đây làm nơi huấn luyện quân binh, cất giấu vũ khí, lương thực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi giòn giã, đến thế kỉ XIV, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng kiệt xuất này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Kiếp Bạc. Tại nơi đây, bước qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy Giếng Ngọc mắt rồng, men theo con đường lát đá sạch sẽ là nơi để kiệu và một án thờ. Đền Kiếp Bạc gồm tòa điện bên ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, tòa tiếp thờ Trần Hưng Đạo và trong cùng là thờ công chúa Thiên Thành (vợ ông) cùng Nhị vị Vương cô (hai con gái). Ngoài những bức tượng đồng, trong điện còn trưng bày bài vị thờ các con trai Hưng Đạo Vương và hai tướng Yết Kiêu, Dã Tượng. Đền mở hội vào đúng ngày mất của Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch hằng năm) với phần lễ và phần hội trang nghiêm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn - đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời. Nếu có
dịp, bạn hãy một lần tới thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để cùng hòa mình vào thiên nhiên như năm xưa Nguyễn Trãi đã từng miêu tả trong những vần thơ trữ tình đặc sắc: "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm Trong rừng có bóng trúc râm Dưới màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn..." Em có thể tham khả một bài văn thuyết minh di tích khá nổi tiếng khác: Thuyết minh về Bến Nhà Rồng Bài số 2 - Thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc hay khác Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách. Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông. Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần – Lê. Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. Rồi đến Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác đã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc. Đền thờ Nguyễn Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng. Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: Hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi. Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ
huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này. Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”. >> Xem thêm: Thuyết minh về Hồ Gươm Bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc chi tiết nhất Bài văn mẫu thuyết minh danh lam thắng cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc dưới đây khá dài, các em có thể tham khảo các ý để đưa vào bài văn của mình: Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 phường Cộng Hòa và Văn An (thị xã Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang). Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 phường Cộng Hòa và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi Chí Linh. Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần; du khách về chủ yếu là để tưởng niệm nhớ ơn Đại Vương và để sinh hoạt tâm linh, thì ở quần thể di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thày giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hòa hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người. Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và
Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đệ nhất tổ - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ - Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần. Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hóa hiếm có. Ở đây, văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo và văn hóa Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hóa Lý - Trần, văn hóa Lê - Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà", tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: "Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng". Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi - Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành "một cõi đi về" trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc . Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một "Đại thắng tích". Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hòa hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho nên, từ bao đời nay, mùa trẩy hội, "trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi"; bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết "Băng Hồ ngọc hác tập", Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết "Côn Sơn ca" cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác. Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bào cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều
công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương. (Bạn đang xem bài thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc chi tiết nhất) Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh. Vào thời nhà Trần ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Với tài thao lược của Quốc Công Tiết Chế, Kiếp Bạc - Lục Đầu Giang đã phát huy sức mạnh tổng lực của thế trận chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ huy của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương, quân và dân Đại Việt đã "trên dưới một lòng, cả nước giúp sức" lập nên những chiến côn vang dội: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và cuối cùng là trận Bạch Đằng lừng lẫy, đánh bại hoàn toàn đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để non song toàn vẹn, dân tộc khải hoàn ca khúc thái bình. Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Tại đây, trước nguy cơ quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, Đại Vương đã viết "Binh gia diệu lý yếu lược" để dạy tướng sỹ, và viết "Hịch tướng sỹ" để xác định trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, sắn sàng diệt giặc cho họ; sau khi về nghỉ, Ngài lại viết "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", đúc kết những kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước". Bởi Đại Vương là danh tướng bậc nhất "tài mưu lược, anh hùng, một lòng giữ gìn trung nghĩa … lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên". Ngài đã được triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ; Thượng hoàng Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ngợi ca công đức Đại Vương. Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300), Đại Vương mất tại Kiếp Bạc. Triều đình đã tôn phong là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương; nhân dân Đại Việt tôn là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày chính hội Đền Kiếp Bạc. Hội Đền kéo dài hàng tuần, thu hút hàng chục vạn con dân Đại Việt từ khắp mọi miền đất nước về kính bái, nguyện cầu. Đó là một trong số lễ hội lớn nhất của cả nước được gìn giữ hơn 7 thế kỷ nay, trở thành mỹ tục truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như "một cõi thiên bồng giữa hạ giới". Tại vị trí trang trọng nhất của Đền Kiếp Bạc, tượng Đức Thánh Trần
bằng đồng nặng hàng tấn ngự trên ngai sơn son thếp vàng đường bệ, uy nghi, bao thế kỷ vẫn toát ra hùng tâm tráng chí và hào khí Đông A lẫm liệt, khiến khách hành hương không ai không ngưỡng vọng thành kính. Được phối thờ tại Đền là gia quyến của Đại Vương, gồm 04 tượng thờ: Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa (tức phu nhân của Trần Hưng Đạo), tướng quân Phạm Ngũ Lão (danh tướng đời Trần, và là con rể của Đại Vương), 2 người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (phu nhân của vua Trần Nhân Tông), Đệ nhị Nữ đại hoàng Anh Nguyên quận chúa (phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão) và 04 ngai cùng bài vị thờ vọng bốn con trai của Đại Vương. Cổng đến Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng: Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh Nghĩa là: Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng Lục Đầu không con nước nào chẳng vọng tiếng thu. Trong nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử - văn hóa lớn lao của Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự linh thiêng của Kiếp Bạc, Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng sông núi nước Nam. Những công trình như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ.... trong quần thể Côn Sơn - Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn - Kiếp Bạc đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, "nghỉ ngơi chơi ngắm, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn… Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước. -/- Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã gửi tới các em tham khảo 3 bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc trong các đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh của quê hương em. Chúc các em hoàn thiện bài văn mình thật tốt! Đừng quên còn kho văn mẫu 9 các đề tài liên quan khác mà em có thể tham khảo nữa nhé!
0 notes
Text
Gà mái có cựa tốt hay xấu, có nên chọn ko ?
Gà mái có cựa là tình trạng không hiếm thấy trong chơi gà. Nhưng nhiều người băn khoăn không biết điều này có tốt không, có nên chọn con gà mái để nuôi và làm giống được không? Tất cả những thắc mắc này của mọi người sẽ được Gà Việt SV388 trả lời đầy đủ thông qua bài viết dưới đây.
Vì sao gà mái lại có cựa?
Trong thực tế số lượng gà mái có cựa không nhiều, đa phần chúng là những cá thể đột biến để có màu sắc khác biệt so với gà mái thuần chủng. Tỷ lệ trên chỉ là 1/1000 mà thôi.
Theo một vài chuyên gia về thú y, những con gà mái có cựa thường không bị dị tật do i truyền. Có thể buồng trứng của gà mái bị ung thư sẽ tạo ra chất kích thích sinh dục nam, người ta gọi là kích dục tính nam. Những con gà trống như vậy có thể gáy, nhổ lông có cựa hoặc cựa không khác gì gà đực.
Tuy nhiên tới bây giờ vẫn chưa có cơ sở khoa học nào phân tích kĩ về hiện tượng gà mái có cựa. Vậy nên tất cả giả thiết đặt ra hoàn toàn chẳng có căn cứ rõ ràng nào.
Gà mái có cựa là tốt hay xấu, có nên nuôi?
Hiện tượng gà mái có cựa được đánh giá là không tốt, không được đánh giá cao hơn gà mái thông thường, cụ thể là một số người chọn gà về đúc giống. Bởi bản thân những con gà trên đã có nhiều đổi thay, đột biến trong cơ thể, đặc biệt buồng trứng. Vì thế nó có thể ảnh hưởng trực tiếp lên thế hệ gà con sau này.
Để lí giải về điều trên, đây cũng là một vài nguyên nhân người ta không đánh giá cao những con gà có cựa cả trên mặt khoa học lẫn tâm linh:
Không chọn gà mái có cựa để đúc giống
Như đã nêu ở trên, với con gà mái kiểu này, buồng trứng của gà đã có một số biến đổi đáng kể, không hoàn toàn giống như những con gà mái khác. Do vậy, nếu chọn làm mái đẻ, mái phôi sẽ ảnh hưởng cho đời gà con mai sau. Thế nên, theo kinh nghiệm của nhiều người, không chọn gà mái kiểu này để đúc giống vì lo ngại gà con bị khiếm khuyết, không khoẻ mạnh.
Hướng dẫn cách chọn gà mái giống chuẩn
Từ lâu người ta đã có câu "Chó giống cha, gà giống mẹ" nhằm nhắc tới việc 70% đặc tính gà mẹ có thể di truyền lại cho con. Vì thế, chọn gà mái để đúc giống giữ vai trò rất lớn. Sư kê cần đánh giá gà đá một cách toàn diện thông qua tất cả các dấu hiệu bao gồm: Đầu, mắt, miệng, chân, cổ, lưng, lông. .. Có một vài kinh nghiệm chọn gà mái tương đối hiệu quả mà sư kê có thể áp dụng đó là:
Tự tạo gà mái tổ
Muốn làm được điều này, sư kê phải là người có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc điểm của cách này chính là việc biết về tông dòng, đời bố mẹ trước kia cũng như đặc điểm của gà. Bên cạnh đó, ưu tiên chọn gà mái giống mẹ là chuẩn nhất.
Chọn mua gà mái
Với trường hợp anh em mua gà mái của những cơ sở bán gà chuyên đúc giống, có thể chọn dựa trên một vài tiêu chuẩn:
Đầu gà to nhỏ thon dài cân bằng với cổ.
Mỏ khép kín khít với nhau, cân bằng với đầu.
Mũi của gà to, cánh mũi mở.
Mắt gà trống to và sâu, dáng vẻ khoẻ mạnh, hoạt bát, con ngươi nhỏ.
Cổ gà dài và to, cân đối với phần ngực, lông bao phủ kín mít phần đầu tới cổ.
Không chọn gà mái có cựa, cánh trống úp sát vào lưng, che phủ được phần lưng cùng cổ.
Chân gà dài đều, đùi có kích thước trên to dưới nhỏ.
Xương cựa đều, chắc khoẻ không bị lệch.
Một số điều cần biết với gà mái chọi giống
Sau khi đã chọn được gà mái khoẻ mạnh, không phải gà mái có cựa, anh em tiến hành đúc giống và cần để ý một vài yếu tố chính sau đây:
Nếu con gà mái chưa đẻ hơn 10 trứng thì nên bỏ đi, khả năng cao là gà nòi.
Lứa trứng đầu tiên không nên nuôi chọi bởi vì con so thường khá nhỏ, nhát, sức đề kháng thấp.
Quan sát 1 – 2 lứa đầu nếu thể trạng, dáng đi, vảy cùng màu mắt của gà con không có gì khác biệt thì hãy chọn giống mái khác.
Ở thời điểm gà mái đẻ, nên cách ly chúng ra xa những con mái khác.
Cho gà ăn uống ít thóc khi chúng đẻ thì trứng to hơn và sức khoẻ gà sau khi nở được tốt hơn.
Lời Kết
Tới đây có thể khẳng định, gà mái có cựa là xấu, không nên chọn về nhà đúc giống vì làm gì cũng đều không tốt. Vậy nên nếu thấy chúng hiện diện trong đàn gà của mình, anh em chỉ nên nuôi để lấy thịt hoặc trứng về dùng mà thôi.
0 notes
Text
SÁCH TỰ TRUYỆN GANDHI
VỀ MAHATMA GANDHI
Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), tên khai sinh là Mohandas Karamchand Gandhi , là một vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực đã ảnh hưởng đến các phong tràođấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào dân quyền Hoa Kỳ được dẫn đầu bởi mục sư Martin Luther King, Jr
Bằng phương diện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lý Chấp trì chân lý của Gandhi , cũng thường được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lý", đã cảm kích những người lãnh tụ thế giới, chủ trương hành động giành tự do . Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi.
Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lý (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lý và bất bạo lực đều có từ xưa nay".
***
TỰ TRUYỆN GANDHI là một cuốn sách kể về sự ảnh hưởng to lớn mà Thánh Gandhi hành ddongj cả đời. Cuốn sách này khám phá sự dung hóa tuyệt vời của Gandhi và ý nghĩa của cuộc sống.
Ấn phẩm “Tự truyện của Gandhi” của tác giả Gandhi được dịch giả thích nữ Trí Hải dịch sang Việt ngữ và được nhà xuất bản Quế Sơn - Võ Tánh ấn hành lần thứ nhất năm 1972.
Sách viết “Những khí dụng để đi tìm chân lý vừa đơn giản vừa khó khăn. Chúng có thể xem ra hoàn toàn bất khả đối với một người kiêu ngạo, và hoàn toàn giản dị đối với một đứa trẻ hồn nhiên. Người tìm chân lý phải tự xem mình hèn mọn hơn cả bụi cát. Vũ trụ nghiền nát cát bụi dưới chân mình nhưng kẻ đi tìm chân lý phải nghĩ mình nhỏ nhoi đến độ cát bụi cũng có thể nghiền nát mình. Chỉ khi ấy, cho đến khi ấy, y mới có được một tia sáng nào của Chân lý....
Nếu trong những trang sau đây, nếu có một điều nào tôi viết, mà độc giả nghe ra có những chiều kiêu hãnh, thì độc giả nên xem rằng cuộc tầm chân của tôi có gì không ổn, và những tia sáng của tôi thấy chỉ là ảo ảnh. Hàng trăm kẻ như tôi có thể huỷ diệt nhưng hãy để Chân lý ngự trị. Xin đừng ai giảm giá chân lý, dù chỉ một tơ tóc, vì phán đoán những kẻ lầm lỗi như tôi.”
***
MAHATMA GANDHI: HUYỀN THOẠI VÀ TINH THẦN CỦA SỰ DŨNG CẢM VÀ BẤT BẠO ĐỘNG
Mahatma Gandhi, với biệt danh "Mahatma" là một trong những nhà lãnh đạo lớn nhất trong lịch sử loài người. Ông là người sáng lập ra phong trào dân chủ Ấn Độ, và là một biểu tượng của sự dũng cảm, sự nhân ái và sự không bạo lực.
Tuổi Thơ và Hình thành Tinh Thần
Mohandas Karamchand Gandhi sinh ở Porbandar, một thành phố nhỏ ở tây bắc Ấn Độ.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, Gandhi đã đi sang Anh để học luật tại Trường Luật Inner Temple ở Luân Đôn. Trong thời gian ở Anh, ông bắt đầu tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị, và trở thành một người ủng hộ lớn cho quyền lợi dân tộc Ấn Độ. Ông thực hành ăn chay và thành lập tổ chức ăn chay ở Anh Quốc.
Chiến Tranh và Phong Trào Dân Chủ
Sau khi trở về từ Anh, Gandhi tham gia vào cuộc chiến vì quyền tự trị của Ấn Độ chống lại sự đàn áp từ chính quyền thuộc địa Anh. Ông lãnh đạo các cuộc biểu tình và các cuộc kháng chiến không bạo lực, đặc biệt là với phương pháp "Không Hợp Tác" và "Không Bạo Lực".
Trong suốt cuộc đời mình, Gandhi luôn theo đuổi nguyên tắc "Ahimsa" (Không Bạo Lực) và "Satyagraha" (Sự Thật và Sức Mạnh) như là những công cụ chính để đối phó với sự bất công và áp bức. Ông lãnh đạo cuộc diễu hành và diễn tập , những biểu tình này đã làm rung chuyển nền chính trị và xã hội của Ấn Độ.
Cuộc Hành Hương Vì Hòa Bình và Sự Đoàn Kết
Gandhi luôn nỗ lực để thúc đẩy hòa bình và sự đoàn kết giữa các tôn giáo và cộng đồng. Ông thường xuyên tham gia vào cuộc hành hương và cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của sự đa dạng và sự kết nối giữa mọi người.
Kết Thúc và Kế Tiếp
Mahatma Gandhi đã bị ám sát vào ngày 30 tháng 1 năm 1948, nhưng di sản của ông vẫn sống mãi trong lòng của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ông đã trở thành biểu tượng của sự dũng cảm, sự không bạo lực và lòng nhân ái, không chỉ cho dân tộc Ấn Độ mà còn cho cả nhân loại.
***
Vì sao bạn nên đọc TỰ TRUYỆN GANDHI
Giải thoát và Tìm kiếm
Trong cuốn sách này, Gandhi chia sẻ về khát khao của mình trong việc đối mặt với Thượng Đế và đạt đến giải thoát. Cuộc sống của Gandhi luôn hướng về mục tiêu này, và tất cả những gì ông làm đều nhằm đạt được điều này.
Tôn thờ chân lý
Gandhi tôn thờ chân lý như là một nguyên tắc tối thượng và Thượng Đế. Ông không chỉ tìm kiếm sự thật trong lời nói và tư tưởng, mà còn tìm kiếm sự thật tuyệt đối trong cuộc sống.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống của Gandhi và tầm quan trọng của việc tôn thờ chân lý. Bạn sẽ cảm nhận được sự sâu sắc và cảm động trong cuộc sống của một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất.
TỔNG HỢP
LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
***
SÁCH “TỰ TRUYỆN GANDHI” -TS LÊ VĂN TƯ, CẦN THƠ-TỰ VIẾT NHỮNG QUYỂN SÁCH ĐỂ ĐỜI CHO BẠN
#SÁCHTỰTRUYỆNGANDHI
#TỰVIẾTNHỮNGQUYỂNSÁCHĐỂĐỜICHOBẠN
#TSLÊVĂNTƯCẦNTHƠ
#tslevantucantho
#docsachkinhdien
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu
0 notes
Link
Ông Mostafa Waziri, lãnh đạo Hội đồng Cổ vật Tối cao tại Ai Cập, đã đăng đoạn video lên mạng xã hội hôm 26.1, theo AFP. Video cho thấy công nhân đang đặt các khối đá granit dưới chân kim tự tháp Menkaure, công trình nằm bên cạnh tượng Nhân sư cũng như các kim tự tháp Khafre và Cheops lớn hơn ở vùng Giza, gần thủ đô Cairo của Ai Cập.Kim tự tháp Menkaure ban đầu được bọc bằng đá granit, nhưng theo thời gian, công trình đã mất đi một phần "vỏ bọc" này. Dự án trùng tu nhằm mục đích khôi phục hình dạng ban đầu của công trình bằng cách tái tạo lớp đá granit bên ngoài.Kim tự tháp Menkaure ở Ai CậpCHỤP MÀN HÌNH PHYS.ORGÔng Waziri, người đứng đầu một nhóm quy tụ các chuyên gia của Ai Cập và Nhật Bản đảm nhận dự án, đã gọi đây là "dự án thế kỷ". Ông cho biết quá trình trùng tu dự kiến kéo dài 3 năm và sẽ là "món quà của Ai Cập cho thế giới trong thế kỷ 21".Song bên dưới đoạn video được ông đăng tải, hàng chục người bức xúc đã để lại bình luận chỉ trích dự án."Không thể nào!... Điều duy nhất còn thiếu là lát thêm gạch vào kim tự tháp Menkaure! Khi nào chúng ta mới chấm dứt sự vô lý trong việc quản lý di sản Ai Cập?", nhà Ai Cập học Monica Hanna viết."Tất cả các nguyên tắc quốc tế về trùng tu đều cấm những hành động can thiệp như vậy", chuyên gia này cho biết, đồng thời kêu gọi tất cả các nhà khảo cổ học "huy động ngay lập tức".Các bình luận khác tỏ ra châm biếm và mỉa mai. "Khi nào dự án nắn thẳng tháp nghiêng Pisa sẽ được lên kế hoạch?", một người đặt hỏi. "Thay vì lát gạch, tại sao không dùng giấy dán tường cho kim tự tháp?", một người khác viết.Vấn đề bảo tồn di sản ở Ai Cập - nơi doanh thu từ du lịch chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thường là chủ đề tranh luận sôi nổi.Bí ẩn gì của đại kim tự tháp Giza vừa được khám phá?Gần đây, việc phá hủy toàn bộ các khu vực thuộc khu vực lịch sử của Cairo đã dẫn tới phản ứng mạnh mẽ. Tranh luận giờ chuyển trọng tâm sang nhà thờ Hồi giáo Abu al-Abbas al-Mursi có từ thế kỷ 15 ở thành phố ven biển Alexandria, đô thị lớn thứ hai của Ai Cập .Chính quyền địa phương đã công bố một cuộc điều tra sau khi một nhà thầu phụ trách cải tạo quyết định sơn lại màu trắng trần nhà được trang trí công phu của nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Alexandria.
0 notes