#chiến đấu với bệnh ung thư di căn
Explore tagged Tumblr posts
banmaihong · 1 year ago
Text
Cuộc chiến đấu với bệnh ung thư di căn vào năm 2018  của sao Bollywood nay đã khỏi bệnh truyền cảm hứng cho nhiều người.
Cuộc chiến đấu với căn bệnh ung thư di căn vào năm 2018  của sao Bollywood lay động người hâm mộ  Diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Bollywood Ấn Độ, cô Sonal Bendre, đã viết đoản văn này khi cô bị ung thư: Continue reading Untitled
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
socolivetvv · 2 years ago
Text
Thong tin suc khoe cua Vua bong da Pele xau di
Theo thông tin từ báo chí Brazil cho thấy tình trạng sức khỏe của vua bóng đá Pele đang ngày càng xấu đi. Cùng đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Tumblr media
“Vua bóng đá” đã nhập viện vào hồi tháng 11 để chiến đấu với căn bệnh ung thư ruột ngay trước khi kỳ World Cup 2022 diễn ra. Tuy nhiên tình trạng sức khỏe của ông đang có nhiều chuyển biến xấu do ông đã lớn tuổi ( hiện đã 82 tuổi). 
Hình ảnh tiều tụy bên giường bệnh của huyền thoại Pele đang liên tục được truyền đi trong những ngày qua. Hiện ông đang được điều trị khu chăm sóc cuối đời tại bệnh viện Albert Einstein và gần như không có hy vọng phục hồi. Tim và thận của ông đang có vấn đề và cần phải được can thiệp tích cực.
Bản thân huyền thoại Brazil cũng đã phải nằm viện trong suốt một tháng qua. Ông bị phát hiện mức ung thư ruột kết vào hồi năm ngoái. Đến thời điểm hiện tại thì cơ thể của Pele đã không còn đáp ứng được việc hóa trị. Ông còn hy vọng có thể đến sân để xem trực tiếp những trận đấu tại World Cup 2022 tuy nhiên tình hình sức khỏe của ông đã không cho phép điều đó.
….
Ngay từ lúc này, những người Brazil đã chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận tình huống xấu nhất. Có một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội Brazil bị nghi là CLB Santos đang chuẩn bị sẵn cho tang lễ. Đoạn video cho thấy công nhân ráo riết chuẩn bị ở sân vận động Vila Belmiro của CLB Santos. Đây là nơi được cho là sẽ tổ chức đám tang của Pele.
Trong đoạn video, người ta thấy một thứ giống như chiếc quan tài được mạ vàng, xung quanh là điêu khắc về Pele. Rạp đã được dựng sẵn ở sân vận động Vila Belmiro.
….
Chi tiết xem tại: https://socogifts.com/suc-khoe-cua-vua-bong-da-pele-xau-di/
1 note · View note
cuonglightning · 3 years ago
Text
Bác anh mỏi vai gáy kiểu bệnh thoái hóa của người già tiện mẹ anh khuyên xét nghiệm tổng thể xem sao tự dưng phát hiện một cái đốm ở gan, ra Bạch Mai chụp chiếu mới cả chọc sinh thiết hóa ra ung thư phổi di căn xuống. Một tin sét đánh thật sự...
Bác anh là một người cực kỳ khoa học, thuốc chả hút một điếu, rượu thi thoảng đôi ba giọt, béo tốt, khỏe mạnh, thể dục thể thao hàng ngày chả đau đơn gì thế mà đùng phát cuối giai đoạn 2, án tử lơ lửng trước mặt, tệ...
Ông bà ngoại anh sinh được 3 người con trai, cậu rốt là con út năm 45 tuổi cũng chả thuốc thang rượu chè gì tự dưng ung thư yết hầu, con cái còn quá nhỏ, tâm lý đau buồn, cố được 9 tháng rồi mất, tháng 7 âm này sang giỗ thứ 5. Bác trai trưởng thì phát hiện sớm hơn, bộ đội cụ hồ nên kiên cường lắm, súng đạn chả sợ, sợ gì mấy cái con ung thư này, chiến đấu cũng được 5 năm, rồi cũng mất sau cậu hơn 2 năm có lẻ. Giờ còn bác để hương khói bàn thờ tổ tiên, rồi trời kêu, ung thư gọi ngay tên và họ. Cả một nhà chả ai thuốc thang chè cháo gì mà cứ lần lượt ung thư rồi mất, mình bảo với mẹ chắc do gen di truyền để lại. Trước cũng đã cứ lo phập phù sợ có ai trong nhà lại bị, thế mà nay thật.
Mấy hôm bác ra viện làm xét nghiệm và nằm phòng bệnh, dịch dã người ta chả cho vào thăm, con cháu như anh chỉ biết gọi điện hỏi han mới cả động viên đôi ba câu rồi kể bác nghe về những trường hợp kỳ tích vượt qua được ung thư, cốt cũng chỉ mong bác kiên cường như bác trưởng và mạnh mẽ như chị thứ 2 nhà mẹ lớn. Cũng động viên thế thôi chứ không biết làm gì, chỉ thấy trong lòng thương lắm. Nói chuyện với bác cả tiếng đồng hồ mà chả nỡ cúp máy. Cứ nghĩ cảnh mình ông thui thủi trong viện có con cháu người nhà mà không được vào trông nom lại thương, thế rồi cứ cố nói thêm dăm ba câu chuyện chuyện. Mãi nay sau khi bác sĩ lên phác đồ điều trị có quyết định điều trị tại nhà tạm thời chưa dùng hóa chất mà uống thuốc một thángđể theo dõi tiến trình xem có hợp thuốc không thì mới được ra. Anh cu con bác sớm gọi qua ăn cơm để mai bác còn về thì mới hay nay sinh nhật bác tròn 60 tuổi. Lúc thổi nến miệng thì cười đấy mà mắt thì buồn rười rượi, thương quá...
Dẫu biết trời kêu ai người ấy dạ, nhưng đôi khi chúng ta thật khó chấp nhận việc người thân yêu xung quanh mình lần lượt ra đi trong đau đơn như thế. Anh đã ở cái tuổi bắt đầu nhìn sự tàn phai của các thế hệ chú bác mình, không chỉ có màu thời gian vương trên da, trên tóc họ nữa mà phảng phất của những cuộc chia li thật là xa... Người trưởng thành như anh đã dần tập chấp nhận rằng thời gian của mình và một số người thân đang tới hồi cạn kiệt, nhưng việc tập và việc hoàn thành bài tập ấy là cả một sự khó khăn rất lớn. Anh không biết sẽ ra sao nếu ánh mắt của bác hôm nay là mắt của bố hay mẹ anh nữa. Nhưng nếu thế anh sẽ khóc đến cạn cả nước mắt mất. 6 năm nay anh tập cho mình thói quen gọi điện về nhà mỗi tối để nói chuyện với bộ mẹ, có thể chỉ là để máy thế bố mẹ làm việc của bố mẹ mình làm việc của mình nhưng ngoài trừ những hôm có việc bận lắm thì anh mới bỏ lỡ còn không bản thân sẽ áy náy vô cùng khi không gọi cho ông bà. Anh biết sự hiện hữu của cha mẹ anh với anh không còn nhiều nữa và anh cần phải trân quý từng khoảnh khắc còn được trò chuyện cũng như nhìn thấy 2 người..
Anh mong những điều tốt đẹp đến với bác anh, cha mẹ anh và tất cả mọi người, anh không biết vì sao thượng đế và cuộc sống đôi khi lại để con người ta phải chịu đau đớn như vậy nhưng anh luôn cầu xin sự nhân từ từ người. Mong người rủ lòng thương để chúng con có thêm thời gian ở bên nhau và thể hiện tình yêu thương với nhau, nếu có bắt chúng con đi xin hãy cho chúng con được ra đi như bà ngoại, sự ra đi nhẹ nhàng như lá rơi sau một giấc ngủ... Xin hay cho chúng con mỉm cười khi lìa đời... Xin người...
19 notes · View notes
tran-ngoc-lam · 2 years ago
Text
Cuộc đời huyền thoại của ‘người rừng ung thư’ Trần Ngọc Lâm
Ông Lâm sản xuất trà Trường Sinh Thang để cộng đồng được sử dụng, ngừa một số bệnh ung thư do nhiễm độc.
Đi làm để chết
Từ Núi Xẻ, tôi và nhạc sĩ Lê Trọng Hùng (nhà ở Sapa) xẻ rừng lên đỉnh Fansipan tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Cuốc bộ đến hết ngày thứ 2, mới gặp được ông Lâm, khi ông đang rọc vỏ cây thuốc trên độ cao 2.800m. Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ, trông ông như người bình thường. Mái tóc sương gió, bộ râu quai nón, lưng đeo balô, xỏ đôi giày vải bộ đội, đội mũ tai bèo lúp xúp, ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác.
Ông Lâm dẫn tôi cuốc bộ ngược hướng đỉnh Fansipan tìm đến cái hang, nơi ông sinh sống và tu thiền suốt mấy năm trời. Đó là cái hang đá nông choèn, chỉ đủ cho một người nằm. Ngay phía trên hang đá này, là một hang động của bầy khỉ. Bọn khỉ ríu rít ở trên đầu. Cách đó chừng 200m, là hang của vợ chồng nhà gấu. Tại hang đá này, ông đã đấu tranh sinh tử với căn bệnh ung thư phổi qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, mùa đông lúc nào cũng âm độ, nước đóng băng, tuyết phủ trắng trời.
Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của Bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao. Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai đưa ông về Bệnh viện Quân đội 103, mới biết ông bị ung thư phổi, đã di căn. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với bệnh ung thư ở bệnh viện, mà rồi vẫn chết, nên ông trốn bệnh viện về Lào Cai. Ông giấu bệnh tật của mình, làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn.
Tumblr media
Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Vận động quá sức, khiến máu ộc cả ra mồm, mũi. Ông cắn tấm khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông nghiến nát mấy cái khăn. Những lúc gara ô tô không có việc, ông sang Trung Quốc làm cửu vạn bốc vác thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi về cho vợ nuôi 3 người con. Ông không dùng đồng tiền kiếm được để bồi bổ, ăn uống, mua thuốc. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó. Ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Sau này, các thiền sư Tây Tạng bảo rằng, nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.
Thiền sư bí ẩn và những bài thuốc quý
Hồi làm thuê ở thị trấn Vân Sơn (Trung Quốc), biết ông Lâm giỏi võ, Vàng Lù Pao đã tìm gặp ông. Pao có một đội xe siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Hà Khẩu (Lào Cai) lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Cuối năm 1993, khi đoàn xe đến thị trấn Lhasa, nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepal, trên độ cao 3.600m, thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Cạnh đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền.
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Vị thiền sư bảo: “Tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn”. Ông Lâm tin lời nói đó là thật nên xin Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Ông Lâm theo vị thiền sư leo lên lưng dãy Hymalaya. Con đường ngược như đường lên trời. Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt. Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết. Người nhà đưa họ vượt ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn. Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.
Vị thiền sư có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân. Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư “à à…” mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng: “Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên không?”. Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một giáo viên người Tạng, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch. Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, “rất nóng và có quả chuối”, đã đánh thắng cả quân Mông Cổ, trong khi, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát đại để: “Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh…”. Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.
Thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Ông sợ nói ra người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh phổi của mình. Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, ông Lâm đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành bài thuốc mà các thiền sư Tây Tạng gọi là Trường Sinh Thang. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng bài thuốc này. Bài thuốc Trường Sinh Thang có rất nhiều tác dụng như phòng các bệnh ung thư do nhiễm độc, tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Đây có thể coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay trà từ hàng ngàn năm qua.
Điều trị ở trong hang, dù chỉ được ăn hạt răng ngựa, rất kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa. 4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: “Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy”. Ông Lâm buồn rầu nói: “Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?”. Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: “Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?”. “Còn duyên thì gặp được thôi!” – vị thiền sư nói rồi quay đi. Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng ông vẫn phải ra đi.
Bò lên đỉnh Fansipan
Rời dãy núi Hymalaya, ông Lâm tiếp tục công việc theo đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao. Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì. Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm nữa.
Đầu năm 1997, Hà Khẩu mở cửa thông thương, ông về Lào Cai cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg. Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị ung thư phổi. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì. Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.
Tumblr media
Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực. Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò. Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Điều kỳ diệu đã xảy ra, khi ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông nhổ những cây thuốc quý mà vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.
Trên độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào. Hàng ngày, ông mặc phong phanh trong giá lạnh để thiền, điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ. Trong nhiều chuyến đi rừng cùng ông, đêm xuống, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa cháy bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng cả đêm, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương. Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền diệu. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, thì có thể sống được rất lâu. Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.
Những kỳ hoa dị thảo
Trong những chuyến đi vào rừng sâu, leo lên núi cao với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ kỳ hoa dị thảo. Những loại thảo dược mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược. Trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm rất nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến. Trước đây, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự gọi nó là cỏ kim tuyến. Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình. Hồi trèo lên Fansipan, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh. Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành dược, nhưng không vị nào biết. Có vị còn bảo nó không có giá trị gì cả.
Tumblr media
Ông Lâm vốn có nhiều năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ xảo quyệt trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài. Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn. Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Hôm ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”. Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ. Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Chính vì cỏ nhung quý hiếm như thế, bị Trung Quốc thu mua tận diệt nên bây giờ, tôi và ông Lâm đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.
Theo ông Lâm, cỏ nhung này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viêncủa Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi. Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.
Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều tiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn. Loài sâm trúc này cũng từng có nhiều ở Tây Tạng. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Ông Lâm từng đào được một củ sâm 800 tuổi, thân nó có 800 đốt. Ông Lâm thừa biết giá trị củ sâm đó rất khủng khiếp nếu bán sang Trung Quốc, tuy nhiên, ông đã không làm vậy. Nếu bán nó sang Trung Quốc, người Trung Quốc biết Hoàng Liên Sơn có sâm quý, họ sẽ tìm sang thu mua tận diệt. Thế nên, thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Một số nhà khoa học xem bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi của ông Lâm đã choáng váng. Dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.
Ông Lâm chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 2.000, ông bỗng thấy đồng bào Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới. Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”. Lúc đó, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ tiết trúc nhân sâm sang Lào Cai, đến tận các bản người Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói. Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, là nấm phục linh thiên. Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây vân sam hàng ngàn năm tuổi. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, số lượng khoảng 400 cây. Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng vân sam. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng. Xưa kia, loài nấm này dùng để cung tiến triều đình và chỉ vua chúa mới được ăn. Nấm phục linh thiên hầm với chim công làm món ăn bổ dưỡng tuyệt đỉnh cho vua chúa.
Hồi sang Tây Tạng thăm lại các thiền sư, ông tặng mấy quả nấm phục linh thiên. Các vị thiền sư đã chết lặng khi nhận được món quà mà với họ là vô cùng quý hiếm. Vị thiền sư từng chữa bệnh ung thư cho ông Lâm hỏi: “Con lấy thứ quý hiếm này ở đâu ra vậy?”. Ông Lâm trả lời: “Ở Việt Nam con nấu canh ăn hàng ngày”. Vị thiền sư đã tát ông Lâm một cái nổ đom đóm và bảo: “Anh có biết việc anh ăn vô tội vạ như thế đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người không?”.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy phục linh thiên có tác dụng ức chế mạnh khối u. Khi ông cho thêm vài lát phục linh thiên vào bài thuốc, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì nấm phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.
Bí mật trồng thần dược trong rừng thẳm
Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, nên nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo dược cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào. Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư. Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng. Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật. Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang. Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại. Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa.
Tumblr media
Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có. Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng. Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya. Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch. Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: “Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy”. Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, gạt nước mắt xuống núi về nước.
Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào. Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống, rất nhiều vườn ngũ trảo long đã hình thành. Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá m��c ra bông hoa trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long. Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.
Đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Ngũ Chỉ Sơn (Lào Cai), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long. Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm. Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở những nơi mà dùng ống nhòm cũng không thấy được. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo: “Đời con, đời cháu của tôi chắc gì đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Giờ đây, dù đã ở tuổi 64, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống. Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.
Tuyên chiến với ung thư
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp được nhiều người. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo. Tôi tra cứu những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song không có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí. Người Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa họ, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ. Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Bao năm âm thầm gieo trồng, nhân giống, khoanh vùng nguồn nguyên liệu hoang dã, thấy đã đủ nguyên liệu, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã quyết định xuống núi, phối hợp với những người có tâm huyết, sản xuất những loại thảo dược quý dưới dạng trà, đặt tên là trà Trường Sinh Thang để phổ biến ra cộng đồng. Ông Lâm mang khát vọng cung cấp thảo dược quý nhất, tốt nhất, với giá rẻ nhất cho người Việt, nhằm tuyên chiến với căn bệnh ung thư hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam. Ông mong muốn người dân sống và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư được sử dụng thảo dược thường xuyên, nhằm tránh mắc phải căn bệnh quái ác này. Ông cũng ước mong, trong tương lai gần, sẽ thành lập được một trung tâm điều trị miễn phí cho những người nghèo, bị ung thư di căn, bị bệnh viện trả về.
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
0 notes
tranngoclamvn · 2 years ago
Text
Cuộc đời huyền thoại của ‘người rừng ung thư’ Trần Ngọc Lâm
Ông Lâm sản xuất trà Trường Sinh Thang để cộng đồng được sử dụng, ngừa một số bệnh ung thư do nhiễm độc.
Đi làm để chếtTừ Núi Xẻ, tôi và nhạc sĩ Lê Trọng Hùng (nhà ở Sapa) xẻ rừng lên đỉnh Fansipan tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Cuốc bộ đến hết ngày thứ 2, mới gặp được ông Lâm, khi ông đang rọc vỏ cây thuốc trên độ cao 2.800m. Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ, trông ông như người bình thường. Mái tóc sương gió, bộ râu quai nón, lưng đeo balô, xỏ đôi giày vải bộ đội, đội mũ tai bèo lúp xúp, ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác.
Ông Lâm dẫn tôi cuốc bộ ngược hướng đỉnh Fansipan tìm đến cái hang, nơi ông sinh sống và tu thiền suốt mấy năm trời. Đó là cái hang đá nông choèn, chỉ đủ cho một người nằm. Ngay phía trên hang đá này, là một hang động của bầy khỉ. Bọn khỉ ríu rít ở trên đầu. Cách đó chừng 200m, là hang của vợ chồng nhà gấu. Tại hang đá này, ông đã đấu tranh sinh tử với căn bệnh ung thư phổi qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, mùa đông lúc nào cũng âm độ, nước đóng băng, tuyết phủ trắng trời.
Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của Bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao. Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai đưa ông về Bệnh viện Quân đội 103, mới biết ông bị ung thư phổi, đã di căn. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với bệnh ung thư ở bệnh viện, mà rồi vẫn chết, nên ông trốn bệnh viện về Lào Cai. Ông giấu bệnh tật của mình, làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn.
Tumblr media
Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Vận động quá sức, khiến máu ộc cả ra mồm, mũi. Ông cắn tấm khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông nghiến nát mấy cái khăn. Những lúc gara ô tô không có việc, ông sang Trung Quốc làm cửu vạn bốc vác thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi về cho vợ nuôi 3 người con. Ông không dùng đồng tiền kiếm được để bồi bổ, ăn uống, mua thuốc. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó. Ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Sau này, các thiền sư Tây Tạng bảo rằng, nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.
Thiền sư bí ẩn và những bài thuốc quý Hồi làm thuê ở thị trấn Vân Sơn (Trung Quốc), biết ông Lâm giỏi võ, Vàng Lù Pao đã tìm gặp ông. Pao có một đội xe siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Hà Khẩu (Lào Cai) lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Cuối năm 1993, khi đoàn xe đến thị trấn Lhasa, nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepal, trên độ cao 3.600m, thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Cạnh đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền.
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Vị thiền sư bảo: “Tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn”. Ông Lâm tin lời nói đó là thật nên xin Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Ông Lâm theo vị thiền sư leo lên lưng dãy Hymalaya. Con đường ngược như đường lên trời. Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt. Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết. Người nhà đưa họ vượt ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn. Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.
Vị thiền sư có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân. Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư “à à…” mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng: “Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên không?”. Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một giáo viên người Tạng, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch. Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, “rất nóng và có quả chuối”, đã đánh thắng cả quân Mông Cổ, trong khi, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát đại để: “Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh…”. Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.
Thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Ông sợ nói ra người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư đặc biệt là bệnh phổi của mình. Trong số những cây thuốc quý chống ung thư, ông Lâm đặc biệt chú ý 7 loại thảo dược mà các thiền sư quý nhất, phối hợp tạo thành bài thuốc mà các thiền sư Tây Tạng gọi là Trường Sinh Thang. Giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa vẫn dùng bài thuốc này. Bài thuốc Trường Sinh Thang có rất nhiều tác dụng như phòng các bệnh ung thư do nhiễm độc, tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Đây có thể coi là vị thuốc trường sinh, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng hàng ngày thay trà từ hàng ngàn năm qua.
Điều trị ở trong hang, dù chỉ được ăn hạt răng ngựa, rất kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa. 4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: “Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy”. Ông Lâm buồn rầu nói: “Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?”. Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: “Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?”. “Còn duyên thì gặp được thôi!” – vị thiền sư nói rồi quay đi. Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng ông vẫn phải ra đi.
Bò lên đỉnh Fansipan Rời dãy núi Hymalaya, ông Lâm tiếp tục công việc theo đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao. Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì. Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm nữa.
Đầu năm 1997, Hà Khẩu mở cửa thông thương, ông về Lào Cai cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg. Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị ung thư phổi. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì. Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.
Tumblr media
Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực. Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò. Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Điều kỳ diệu đã xảy ra, khi ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông nhổ những cây thuốc quý mà vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.
Trên độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào. Hàng ngày, ông mặc phong phanh trong giá lạnh để thiền, điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ. Trong nhiều chuyến đi rừng cùng ông, đêm xuống, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa cháy bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng cả đêm, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương. Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền diệu. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, thì có thể sống được rất lâu. Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.
Những kỳ hoa dị thảo Trong những chuyến đi vào rừng sâu, leo lên núi cao với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ kỳ hoa dị thảo. Những loại thảo dược mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược. Trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm rất nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến. Trước đây, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự gọi nó là cỏ kim tuyến. Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình. Hồi trèo lên Fansipan, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh. Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành dược, nhưng không vị nào biết. Có vị còn bảo nó không có giá trị gì cả.
Tumblr media
Ông Lâm vốn có nhiều năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ xảo quyệt trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài. Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn. Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Hôm ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”. Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ. Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Chính vì cỏ nhung quý hiếm như thế, bị Trung Quốc thu mua tận diệt nên bây giờ, tôi và ông Lâm đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.
Theo ông Lâm, cỏ nhung này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viêncủa Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi. Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.
Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều tiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn. Loài sâm trúc này cũng từng có nhiều ở Tây Tạng. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Ông Lâm từng đào được một củ sâm 800 tuổi, thân nó có 800 đốt. Ông Lâm thừa biết giá trị củ sâm đó rất khủng khiếp nếu bán sang Trung Quốc, tuy nhiên, ông đã không làm vậy. Nếu bán nó sang Trung Quốc, người Trung Quốc biết Hoàng Liên Sơn có sâm quý, họ sẽ tìm sang thu mua tận diệt. Thế nên, thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Một số nhà khoa học xem bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi của ông Lâm đã choáng váng. Dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.
Ông Lâm chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 2.000, ông bỗng thấy đồng bào Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới. Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”. Lúc đó, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ tiết trúc nhân sâm sang Lào Cai, đến tận các bản người Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói. Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, là nấm phục linh thiên. Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây vân sam hàng ngàn năm tuổi. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, số lượng khoảng 400 cây. Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng vân sam. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng. Xưa kia, loài nấm này dùng để cung tiến triều đình và chỉ vua chúa mới được ăn. Nấm phục linh thiên hầm với chim công làm món ăn bổ dưỡng tuyệt đỉnh cho vua chúa.
Hồi sang Tây Tạng thăm lại các thiền sư, ông tặng mấy quả nấm phục linh thiên. Các vị thiền sư đã chết lặng khi nhận được món quà mà với họ là vô cùng quý hiếm. Vị thiền sư từng chữa bệnh ung thư cho ông Lâm hỏi: “Con lấy thứ quý hiếm này ở đâu ra vậy?”. Ông Lâm trả lời: “Ở Việt Nam con nấu canh ăn hàng ngày”. Vị thiền sư đã tát ông Lâm một cái nổ đom đóm và bảo: “Anh có biết việc anh ăn vô tội vạ như thế đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người không?”.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy phục linh thiên có tác dụng ức chế mạnh khối u. Khi ông cho thêm vài lát phục linh thiên vào bài thuốc, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì nấm phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.
Bí mật trồng thần dược trong rừng thẳm Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, nên nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo dược cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào. Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư. Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng. Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật. Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang. Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại. Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa.
Tumblr media
Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có. Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng. Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya. Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch. Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: “Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy”. Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, gạt nước mắt xuống núi về nước.
Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào. Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống, rất nhiều vườn ngũ trảo long đã hình thành. Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long. Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất.
Đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Ngũ Chỉ Sơn (Lào Cai), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long. Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm. Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài tiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở những nơi mà dùng ống nhòm cũng không thấy được. Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Ông trồng tiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo: “Đời con, đời cháu của tôi chắc gì đã biết leo núi mà tìm. Tôi làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.
Giờ đây, dù đã ở tuổi 64, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống. Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.
Tuyên chiến với ung thư
Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp được nhiều người. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo. Tôi tra cứu những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song không có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí. Người Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa họ, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ. Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.
Bao năm âm thầm gieo trồng, nhân giống, khoanh vùng nguồn nguyên liệu hoang dã, thấy đã đủ nguyên liệu, “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã quyết định xuống núi, phối hợp với những người có tâm huyết, sản xuất những loại thảo dược quý dưới dạng trà, đặt tên là trà Trường Sinh Thang để phổ biến ra cộng đồng. Ông Lâm mang khát vọng cung cấp thảo dược quý nhất, tốt nhất, với giá rẻ nhất cho người Việt, nhằm tuyên chiến với căn bệnh ung thư hiện đang rất nhức nhối ở Việt Nam. Ông mong muốn người dân sống và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư được sử dụng thảo dược thường xuyên, nhằm tránh mắc phải căn bệnh quái ác này. Ông cũng ước mong, trong tương lai gần, sẽ thành lập được một trung tâm điều trị miễn phí cho những người nghèo, bị ung thư di căn, bị bệnh viện trả về.
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
0 notes
camnangevalamdep · 3 years ago
Text
Hành trình chiến thắng ung thư phổi đầy nghị lực và hiểu biết của người mẹ già 73 tuổi
Cô Vũ Thị Chiến (Phổ Yên - Thái Nguyên) phát hiện căn bệnh ung thư phổi khi đã bước sang tuổi 73. Dù tuổi đã cao nhưng người mẹ, người bà ấy vẫn đang kiên cường chiến đấu với bệnh tật để sống khỏe, giúp con cháu vơi phần lo lắng.
Người mẹ già kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi vì tình thương con cháu
“Cô đã từng rất bi quan, vì cô thừa hiểu, khi mà bị cái bệnh ung thư này giống như án tử hình vậy. Con cái cô nó cũng rất buồn, mà chúng nó còn công việc, nghĩ thương con thương cháu thì cái gì mình chịu được thì mình chịu, thương con thì thôi cố gắng...".
Đó là những chia sẻ đầy xúc động của cô Vũ Thị Chiến - người mẹ già đã 73 tuổi khi nhớ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi quái ác. 
Tumblr media
Cô Vũ Thị Chiến (Phổ Yên - Thái Nguyên) phát hiện căn bệnh ung thư phổi khi đã bước sang tuổi 73
Năm 2019, sau khi thăm khám tại bệnh viện, bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ung thư phổi. Bác sĩ kết luận, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3 và đang bắt đầu xuất hiện nhiều hạch di căn trung thất.
Sau khi nghe được kết luận của bác sĩ, cô Chiến vô cùng lo lắng và bi quan. Cô trở về nhà sử dụng thuốc đích theo chỉ định của bác sĩ và bắt đầu những ngày tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi quái ác.
Sau một thời gian sử dụng thuốc đích, cô Chiến bắt đầu gặp những phản ứng phụ tiêu cực, không chỉ mệt mỏi, buồn nôn mà men gan của cô còn tăng cao hơn 10 lần khiến cô phải nhập viện ngay lập tức.
Tumblr media
Sau một thời gian sử dụng thuốc đích tại nhà, cô Chiến bắt đầu gặp những phản ứng phụ tiêu cực
Trong quá trình chiến đấu với bệnh tật, cô Chiến luôn sợ các con vì mình vất vả, cho nên dù đau đớn mệt nhọc, người mẹ ấy vẫn luôn chủ động tìm hiểu kiến thức về các phương pháp ăn uống tập luyện, cũng như các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe để giúp các con vơi phần lo lắng.
Chia sẻ về hành trình này, cô Chiến xúc động nói: "Cái quan trọng nhất là tinh thần, mình phải xác định rằng, mình bị bệnh thì phải cố gắng, còn con cái để cho nó đi làm, nếu thương con thì phải cố gắng giữ gìn sức khỏe".
Niềm vui của người mẹ già khi sức khỏe cải thiện “thần kì” trong cơn bạo bệnh…
Tưởng chừng căn bệnh ung thư phổi quái ác sẽ đánh gục sức khỏe và tinh thần của người mẹ già ấy. Thế nhưng bằng tình yêu thương con và sự kiên cường của bản thân, cô Chiến đã tìm hiểu được những phương pháp giúp mình cải thiện sức khỏe một cách tích cực.
Cô Chiến tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ, kết hợp một chế độ ăn uống thực dưỡng khoa học, tập luyện nhẹ nhàng. Và đặc biệt, cô Chiến tìm thấy Ancan - một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư hiệu quả.
Tumblr media
Cô Chiến tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ, kết hợp một chế độ ăn uống thực dưỡng khoa học và sử dụng sản phẩm Ancan
Từ khi sử dụng Ancan, cô Chiến từng bước cải thiện sức khỏe, những tác dụng phụ của việc điều trị thuốc đích đã giảm đi rất nhiều và không còn trở thành nỗi ám ảnh với cô.
Chia sẻ về quá trình sử dụng Ancan, cô Chiến vô cùng tâm đắc: “Từ khi cô dùng đến giờ, hơn 1 năm nay cái gan không thấy gì nữa. Mà trong khi dùng Ancan không cần phải thêm giải độc gan hay gì. Sau 1 năm điều trị theo phác đồ của bác sỹ, cô đi kiểm tra, khối u ở phổi nhỏ đi rồi, không phát triển nữa, hạch ở trung thất giảm rõ rệt, chụp X-Quang họ bảo còn là vết mờ thôi. Giờ cô ăn được, ngủ được nên cũng béo lên nhiều".
Tumblr media
Ancan - giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh ung bướu
Tìm lại sức khỏe cô Chiến trở về với cuộc sống đời thường, phụ giúp con cái việc những việc nhẹ nhàng, sống bình yên bên con cháu.  
Tumblr media
Cô Chiến vui tươi, khỏe mạnh sau hơn 2 năm phát hiện căn bệnh ung thư phổi
Và hành trình vượt qua căn bệnh ung thư phổi với đầy nghị lực và sự hiểu biết của người mẹ già đã hơn 70 tuổi ấy chính là một hành trình sẽ tiếp thêm cho những người bệnh ung thư thêm niềm tin, động lực trong cuộc chiến giành lại sự sống cho chính mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Ancan và bộ giải pháp hỗ trợ cho người bệnh ung thư an tâm sống khỏe bạn có thể gọi đến hotline: 0899.181.998 
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
source https://camnangeva.blogspot.com/2022/05/hanh-trinh-chien-thang-ung-thu-phoi-ay.html
0 notes
tapnhan · 6 years ago
Photo
Tumblr media
THE EMPEROR OF ALL MALADIES
Nhân dịp giải Nobel y học năm nay dành cho một giáo sư người Nhật có công trong việc chữa trị bệnh ung thư và sách (hình như) mới được xuất bản tiếng Việt, xin ngồi nói đôi lời về cuốn non-fiction hay nhất mà mình được đọc trong năm nay. The emperor of all maladies ko phải là sách mới, nó được xuất bản từ 2010 và đạt giải Putlizer ngay vào năm 2011, được viết bởi Siddhartha Mukherjee, một giáo sư và bác sĩ người Mỹ gốc Ấn, dài hơn 500 trang nói về lịch sử của ung thư và tiến trình phát triển của việc chữa trị căn bệnh này. Nếu có ca tụng tác giả là 1 trong những thiên tài viết lách trong lĩnh vực nghiên cứu có lẽ cũng ko sai vì với một đề tài y học chuyên ngành tưởng chừng là khô khan như vậy nhưng dưới ngòi viết của tác giả nó đã trở thành một câu chuyện vô cùng lôi cuốn, một hành trình đầy cảm xúc và phải nói là vô cùng xuất sắc.
Chúng ta thường hay nghĩ ung thư là căn bệnh của thời hiện đại, nhưng thực tế thì ko phải như vậy. Ghi chép trong các thư tịch cổ cho thấy sự xuất hiện của nó từ hơn 4000 năm trước đây tại AI Cập và Hy Lạp, tuy nhiên nếu so sánh với một số căn bệnh khác thì lịch sử sơ khai của ung thư là vô cùng ít ỏi. Một trong những nguyên nhân về sự vắng mặt của nó trong lịch sử nhân loại là vì nó là căn bệnh đi liền với tuổi tác. Rủi ro của việc mắc bệnh ung thư là khoảng 1/400 đối tới phụ nữ tuổi 30 và tăng lên 1/9 đối với người ở độ tuổi 70. Trong xã hội cổ đại, ít ai có thể sống đủ lâu để mắc bệnh ung thư mà thường đã là nạn nhân của lao phổi, tả, đậu mùa, phong, hoặc thương hàn …và cưỡi hạc về tây trước thời điểm có thể mắc ung thư rồi. Tuy nhiên với việc tuổi thọ của con người hiện đại ngày càng tăng cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại khiến cho có thể càng ngày càng sớm phát hiện ra bệnh ung thư cũng như đánh giá chính xác được nguyên nhân tử vong của người bệnh, cộng với sự chuyển đổi nhanh chóng về mặt hệ thống của cuộc sống người hiện đại, các chủng loại ung thư cũng phát triển và phong phú hơn xưa. 
Mượn lại câu định nghĩa của bác sĩ Sherwin B.Nuland trong cuốn How we die đã review đợt trước về khái quát căn bệnh này: “Tại cơ thể người trong đk thông thường, các tế bào bình thường ko ngừng được bổ sung khi chúng chết qua quá trình sản sinh lớp tế bào khoẻ mạnh mới và sự sao chép tích cực của nhóm các tế bào gốc. Việc tạo ra các mô mới này phải vượt qua một loạt các bước. Tế bào ung thư là tế bào mà việc trưởng thành bị cản trở từ quá sớm, chúng ko đạt được đến mức trưởng thành cần thiết để làm công việc mà chúng được sinh ra để thực hiện.  Do bị cố định ở lứa tuổi quá trẻ, ko được trưởng thành trọn vẹn và không thể học được các quy tắc của xã hội mà chúng sẽ sinh sống, một tế bào ung thư ko tham gia vào 1 số hoạt động trao đổi chất phức tạp hơn giống như ở các mô lành trưởng thành. VD như 1 tế bào ung thư ở ruột ko giúp đỡ việc tiêu hoá như bản sao trưởng thành của nó. Chúng ko có nguồn lực để làm bất cứ việc gì ngoài gây rắc rối và chất thêm gánh nặng cho cộng đồng xung quanh. 1 đám các tế bào ác tính là 1 đám thanh thiếu niên du thủ du thực, càn quấy, vô tổ chức, phá rối xh quy củ và yên bình sinh ra nó. “
Mặc dù vào thế kỷ 19 tại Mỹ ung thư đã ngày càng phổ biến và hiện hữu nhưng nó vẫn đứng núp đằng sau bóng những loại bệnh phổ biến có tỷ lệ tử vong cao khác như bệnh đậu mùa, bệnh lao, thương hàn… Tuy nhiên vào đến cuối thế kỷ này những căn bệnh này đã dần dần bị thoái lui, đến 1949 đậu mùa gần như đã hoàn toàn biến mất khỏi đất Mỹ. Trong lúc đó ung thư dần bước lên thang để trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất tại đại lục này, chỉ đứng sau bệnh tim mạch vào 1926. Việc nghiên cứu chữa trị ung thư ngày càng trở nên cấp bách. TÍnh cho đến thời điểm những năm 1940, để chữa ung thư bác sĩ chỉ có 2 lựa chọn: 
Nếu khối u cục bộ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ: Khoảng những năm 1760, John Hunter 1 vị bác sĩ người Scotland tiến hành gỡ bỏ khối u khỏi cơ thể người bệnh và bắt đầu phân loại khối u theo các giai đoạn. Những khối u có thể di chuyển được thường là ung thư cục bộ, ở giai đoạn đầu. Những khối u ko thể di chuyển được là những loại đã tiến hoá, di căn. Chỉ khối u cục bộ mới có thể sử dụng phương thức phẫu thuật để loại bỏ chứ ko thể áp dụng cho loại di căn. Mặc dù vậy nhưng việc thực hiện gỡ bỏ khối u voà th���i điểm thế kỷ 18 là bất khả thi vì trước sự ra đời của thuốc gây mê và gây tê, ko một bệnh nhân nào có thể chịu đựng được sự đau đớn khi thực hiện phẫu thuật hoặc có thể sống sót bởi nhiễm trùng hậu phẫu. Tuy nhiên trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi từ 1846 đến 1867 có 2 phát hiện đã giúp xoá tan những trở ngại ám ảnh ngành phẫu thuật hiện đại, cho phép bác sĩ phẫu thụật ung thư có thể thực hiện được giải phẫu : sự phát minh ra chất gây mê và chất kháng khuẩn. Lịch sử chứng kiến những ca phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú đầu tiên trên chiếc bàn ăn được chuyển thành bàn phẫu thuật trong căn nhà của bác sĩ Joseph Lister vào 1869. 
Xạ trị: việc phát hiện ra tia X-quang của Rontgen và phóng xạ của vợ chồng Marie Curie, khả năng có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào DNA cũng đã được áp dụng vào việc chữa trị ung thư. Tuy nhiên cũng giống như việc phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị cũng chỉ có thể sử dụng cho một số loại ung thư cục bộ chưa di căn ở những giai đoạn đầu.
Do thiếu thốn sự chú ý và nhận thức của xã hội, ngân quỹ cho việc nghiên cứu phương pháp điều trị mới của loại bệnh này vẫn còn nghèo nàn và ko được quan tâm đúng mực. Mặc dù đến khoảng năm 1937 với sự ra đời của NCI-Viện ung thư quốc gia, mối quan tâm của cộng đồng dành cho căn bệnh này mới được nâng cao lên 1 một chút, tuy nhiên sự chú ý này cũng đã sớm bị cuộc Thế chiến thứ 2 làm lu mờ. Các bác sĩ chỉ có cách tự chiến đấu một mình trong cuộc chiến này. Trong cuộc chiến với ung thư, có 2 người đặc biệt mang dấu ấn và cũng là nhân vật trung tâm trong cuốn sách này: 1 là vị cha đẻ của ngành hoá trị hiện đại, Sidney Farber - nhà bệnh lý học ở bệnh viện nhi Boston và Lasker - người thành công đánh thức sự quan tâm của xã hội và làm tan vỡ sự câm nín về mặt chính trị của quốc gia với căn bệnh hung tàn này.
Khoa học bắt đầu bằng việc đếm. Để hiểu về một hiện tượng, việc đầu tiên 1 nhà khoa học phải làm đó là miêu tả được nó, để miêu tả được một cách khách quan, họ cần phải định lượng được nó. Vào đầu thế kỷ 20, ở thời đại trước khi có sự ra đời của CT scan và MRI, việc định lượng sự thay đổi về mặt số lượng của một khối u bên trong phổi hoặc ngực là một điều gần như bất khả thi nếu ko thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên với bệnh ung thư máu ( bệnh bạch cầu/máu trắng), bằng cách lấy mẫu máu hoặc tuỷ sống và soi dưới kính hiển vi, người ta có thể dễ dàng đong đếm được số lượng các tế bào máu. Chính vì thế mà Farber đã quyết định lựa chọn ung thư máu làm đối tượng nghiên cứu của mình, thông qua việc nhìn các tế bào phát triển và chết đi trong máu và sử dụng thông tin đó để đánh giá sự thành công của một loại thuốc, ông đã có thể tiến hành được thí nghiệm trên bệnh ung thư. 
Máu trắng là một căn bệnh ko thể chữa trị bằng thuốc, cũng ko thể tiến hành phẫu thuật vì ko ai có thể phẫu thuật được với máu. Các tế bào máu được sinh ra từ tuỷ. tuỷ hoạt động như một xưởng sản xuất máu, nhưng đối với bệnh nhân máu trắng, công xưởng này ko hoạt động bình thường mà xảy ra sự cố. Thông qua việc biết folic acid dùng trong chữa trị bệnh thiếu máu có thể giúp bệnh nhân tái thiết lại nguồn cung cấp máu, Farber có suy nghĩ rằng việc tiêm folic acid vào trẻ em bị mắc bệnh máu trắng có thể giúp đem lại sự cân bằng trong việc sản xuất máu của chúng. Thông qua Yella  Subbarao, một nhà hoá học chuyển hướng sang sinh học, người gần như đi tiên phong trong việc chế tạo ra phiên bản synthetic của hoá chất tự nhiên có thể tìm thấy trong các tế bào, Farber đã thành công lấy được folic acid để sử dụng cho thí nghiệm của mình. 
Mùa đông năm ấy đã chứng kiến một sự kiện chưa từng lấy trong lịch sử bệnh máu trắng, số lượng tế bào bạch cầu đã tăng gấp 20.000 lần vào hồi tháng 11 và 70.000 lần vào tháng 12 đột nhiên dừng lại và có dấu hiệu giảm xuống, đến thời điểm giao thừa, số lượng tế bào bệnh đã giảm hẳn xuống trở về level bình thường, đánh dấu mốc cho sự chiến thắng ban đầu của Farber. Đến tháng 4,1948 cuối cùng đã có đủ số liệu để có thể phát hành một bài báo cho tạp chí y học. Trong 16 bệnh nhân được chữa trị, 10 người có phản ứng với việc chạy chữa.1/3 đứa trẻ trong đợt trị liệu ban đầu có thể sống thêm 4 đến 6 tháng. Đối với bệnh nhân máu trắng, 6 tháng sống sót là cả 1 thế kỷ. 
Mỗi loại thuốc chữa bệnh đều là một loại thuốc độc dưới lớp nguỵ trang. Hoá trị hoạt động dựa trên nguyên lý tương phản này: mỗi loại thuốc độc cũng có thể là một loại thuốc chữa bệnh dưới lớp nguỵ trang. Việc tìm kiếm ra hoá chất tương ứng có thể tấn công được tế bào ung thư và bảo toàn nguyên vẹn sự lành mạnh và khoẻ khoắn của tế bào bình thường là một bài toán không hề đơn giản khi các tế bào ung thư luôn trà trộn với các tế bào thông thường và mang trong mình cơ chế tiến hoá kháng thuốc. Mang trong mình 1 hoài bão to lớn với việc mang lại sự sống và hy vọng cho những bệnh nhân ung thư, thông qua việc gặp gỡ và hợp tác với Lasker - một activist có độ ảnh hưởng chính trị nhất định, Farber đã cùng đoàn đội của Lasker thực hiện các chiến dịch có sức nặng để gây quỹ cho việc nghiên cứu và tối ưu hoá phương thức hoá trị trị bệnh ung thư. 
Tháng 8/1945, một sự kiện có sức ảnh hưởng toàn cầu đã diễn ra. Sự xuất hiện của nó đã khiến cho lịch sử loài người chuyển qua một trang mới hoàn toàn khác biệt: việc chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại Hiroshima đã đánh dấu sự thành công của Manhattan Project, kế hoạch kết nối khoa học kỹ thuật chuyển hướng tới phục vụ quân sự và chiến tranh. Manhattan Project đánh dấu sự biến đổi trong mô hình phát kiến khoa học. Quả bom này ko phải là một sự ngẫu nhiên của 1 cá nhân mà là thành quả của cả một hệ thống các nhà nghiên cứu được tập hợp để thực hiện một mục tiêu đã được đặt trước. Một mô hình phát kiến khoa học mới được xây dựng dựa trên quy trình và timeline cùng một đích đến rõ ràng là điều mà Farber và Lasker muốn. Một Manhattan Project cho bệnh ung thư, một kế hoạch tập trung trí tuệ để giải quyết căn bệnh thế kỷ là lời tuyên chiến với căn bệnh ung thư, là một cuộc chiến nhìn thấy rõ kết quả mà họ chung tay đến chiến đấu.
Đoạn trên tóm tắt đến khoảng trang 121 của cuốn sách. Còn lại các bạn tiếp tục tìm hiểu tiếp nhé :D
3 notes · View notes
vitimestoday · 3 years ago
Link
Thông tin nghệ sĩ Giang Còi từ trần vào tối ngày 4/8 sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư đã di căn đến giai đoạn 3 khiến nhiều người không khỏi...
0 notes
bloghealthcom · 3 years ago
Text
Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh trong mùa dịch Covid-19 Update 07/2021
Bài viết Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh trong mùa dịch Covid-19 Update 07/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết của Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường, những đối tượng có sức đề kháng yếu là “nạn nhân” hàng đầu. Khi hệ miễn dịch suy giảm, khả năng chống đỡ đối với tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm,...) cũng giảm sút, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
1. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể
Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, có thể bẩm sinh (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn sản xuất tế bào miễn dịch vô căn,...) hoặc mắc phải (nhiễm HIV/AIDS, dùng corticoid, thuốc chống thải ghép, hóa xạ trị ung thư, đái tháo đường, hội chứng thận hư, phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt,...)
Ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,... gây ức chế sản xuất các tế bào miễn dịch, dễ gây ra viêm nhiễm đường hô hấp.
Chế độ ăn uống không hợp lý: thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đóng hộp,... chứa nhiều chất bảo quản, đường, muối, chất béo bão hòa có thể làm suy chức năng của các tế bào miễn dịch, hoặc uống quá ít nước làm giảm hoạt động đào thải các yếu tố độc hại, ảnh hưởng đến chuyển hóa và nhiều chức năng của cơ thể. Suy dinh dưỡng hoặc béo phì đều làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
Nghỉ ngơi không hợp lý: nghỉ ngơi không đầy đủ, ngủ ít, thức khuya, sẽ khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch.
Stress: thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng làm xáo trộn nội tiết, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lạm dụng kháng sinh: sử dụng kháng sinh bừa bãi không đúng chỉ định làm tăng khả năng kháng thuốc, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
2. Đối tượng nguy cơ giảm đề kháng
Những ��ối tượng có nguy cơ giảm đề kháng là những đối tượng sau đây:
2.1. Người cao tuổi
Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những đối tượng này bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi.
2.2. Người mắc các bệnh mãn tính
Những người mắc các bệnh mãn tính như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh lý gan, bệnh lý thận, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư,...
2.3. Người có tiền sử cắt lách, ghép tạng
Những người có tiền sử cắt lách, ghép tạng cũng là đối tượng có nguy cơ giảm đề kháng.
2.4. Người đang sử dụng thuốc kháng sinh
Người bệnh đang sử dụng thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư..., hoặc nhiễm các độc tố,...
2.5. Trẻ nhỏ
Trẻ em 6 tháng – 3 tuổi ở giai đoạn này hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Tumblr media
Trẻ em 6 tháng – 3 tuổi sức đề kháng còn yếu nên trẻ rất dễ mắc Covid-19
2.6. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh có thể dễ bị nặng, khó điều trị hơn so với người bình thường do hạn chế trong sử dụng thuốc.
3. Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Một số dấu hiệu suy giảm sức đề kháng như sau:
Suy nhược tinh thần: tinh thần ủ rũ, kém tập trung, suy nhược, thiếu sức sống gợi ý nhiều khả năng cơ thể đã bị giảm miễn dịch.
Dễ cảm, cúm khi thay đổi thời tiết: Sức đề kháng kém làm giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của virus ngay cả trong những điều kiện thay đổi thời tiết thông thường.
Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm tai, nhiễm trùng ngoài da... kéo dài dai dẳng và hay tái phát.
Vết thương lâu lành: Đây cũng là một trong dấu hiệu phản ánh giảm chức năng miễn dịch.
Tiêu hóa kém: Hệ miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường mà còn gây chán ăn, giảm khẩu vị, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, hoặc dễ ngộ độc thức ăn.
Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém dễ cảm thấy mệt mỏi, cảm giác không có sức lực, đau mỏi cơ bắp...
Ngoài ra, chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ hoặc sút cân ở người lớn cũng là các dấu hiệu cảnh báo suy giảm đề kháng, dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Hầu hết những người dễ mắc bệnh đều là những người có sức đề kháng kém. Vì thế, trong mùa dịch Covid-19 ngoài tuân thủ nguyên tắc 5k theo Bộ Y tế, mỗi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
source https://blog-health.com/doi-tuong-nguy-co-cao-de-mac-benh-trong-mua-dich-covid-19/
0 notes
thuocvasuckhoevietnam · 4 years ago
Text
Điều trị bảo tồn tuyến vú cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân bị ung thư vú được cắt khối bướu và một phần mô tuyến vú xung quanh, kết hợp xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư, giúp giữ lại bầu ngực. Điều trị ung thư không đoạn nhũ
Ngay khi tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật, câu đầu tiên chị Thanh Hương (55 tuổi, Đồng Nai) hỏi người nhà: "Còn hay mất?". Khi biết vẫn còn nguyên bầu ngực, chị đã không ngăn được dòng nước mắt xúc động.
"Giờ nhớ lại câu hỏi lúc ấy, tôi không khỏi phì cười. Nhưng phụ nữ mà, dù có bao nhiêu tuổi hay trong tình trạng thế nào, ai cũng mong mình đẹp cả", chị Hương nhớ lại.
Tiếp xúc và chữa trị hàng nghìn ca ung thư vú gần 20 năm qua, bác sĩ Võ Kim Điền, chuyên khoa Ung bướu nội khoa và xạ trị, Trung tâm Hy Vọng, Bệnh viện FV chia sẻ, đối với các trường hợp phải đoạn nhũ, lúc khỏi bệnh cũng là khi họ sẽ phải sống tiếp chỉ với một bên ngực, thậm chí bị cắt bỏ cả hai. Phải đặt mình vào vị trí của họ, nhất là chị em doanh nhân, nghệ sĩ hay người làm công việc giao thiệp xã hội mới thấu hiểu mất đi bộ ngực ảnh hưởng thế nào đến sự tự tin, niềm vui sống của họ.
Bác sĩ Điền chia sẻ thêm, có những giai đoạn của ung thư vú, việc cắt bỏ một hay cả hai bầu ngực là giải pháp ưu tiên, nhưng đoạn nhũ (phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú) không phải là phương pháp chữa trị duy nhất. Phương pháp phổ biến thứ hai là phẫu thuật bảo tồn tuyến vú - kết hợp xạ trị. Bác sĩ chỉ cắt khối bướu và một phần mô tuyến vú xung quanh khối bướu, sau đó xạ trị bổ sung nhằm loại bỏ tế bào ung thư. Với phương pháp này, bệnh nhân vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường.
Bác sĩ Võ Kim Điền, chuyên khoa Ung bướu nội khoa và Xạ trị, Trung tâm Hy Vọng, Bệnh viện FV tư vấn cho bệnh nhân. XIN TÊN NGƯỜI CHỤP ẢNH. Bác sĩ Võ Kim Điền, chuyên khoa Ung bướu nội khoa và Xạ trị, Trung tâm Hy Vọng, Bệnh viện FV tư vấn cho bệnh nhân. "Hiện nay, ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ điều trị thành công có thể lên đến hơn 80%. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm thì gần như không cần phải đoạn nhũ. Tự khám vú và tầm soát định kỳ ung thư vú rất quan trọng với phụ nữ, nhất là chị em trên 40 tuổi", bác sĩ Điền nói thêm.
Đồng hành cùng bệnh nhân chiến đấu với ung thư
Khi biết mắc ung thư vú, câu hỏi hiện ra trong tâm trí hầu hết bệnh nhân nữ là có phải cắt bỏ tuyến vú hay không? Về nỗi lo này, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV theo đuổi tôn chỉ điều trị bảo tồn, nghĩa là vừa chữa ung thư vú vừa cố gắng giữ nguyên vẹn bộ ngực cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống lành lặn và mãn nguyện sau điều trị là mục tiêu lớn nhất.
Bác sĩ Điền cho biết thêm, trung tâm thiết lập và tuân thủ quy trình điều trị chuẩn quốc tế không đổi suốt 15 năm qua. Cụ thể, tất cả các trường hợp ung thư, trong đó có ung thư vú, đều được đưa ra thảo luận tại các hội chẩn đa chuyên khoa hàng tuần với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, phẫu thuật, nội khoa, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh... nhằm đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân; hiệu quả và bảo tồn tối đa, ít tác dụng phụ nhất có thể.
Các bác sĩ tham gia hội chẩn đa chuyên khoa nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các bác sĩ tham gia hội chẩn đa chuyên khoa nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trung tâm Hy Vọng là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật Xạ trị điều biến thể tích cung quay (VMAT), kết hợp kỹ thuật chụp CT mô phỏng kiểm tra trong khi xạ trị (Cone beam CT) và kỹ thuật điều phối nhịp thở chủ động (ABC - Active breathing coordinate) giúp xác định vị trí và hình dạng khối bướu kể cả những khối bướu di động, từ đó, góp phần tăng độ chính xác và hiệu quả điều trị. Kỹ thuật điều biến thể tích cung quay giúp rút ngắn thời gian xạ trị nhưng có thể đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Công nghệ xạ trị VMAT tiên tiến giúp rút ngắn thời gian xạ trị, góp phần bảo tồn được các mô lành, giảm tác dụng phụ. Công nghệ xạ trị VMAT tiên tiến giúp rút ngắn thời gian xạ trị, góp phần bảo tồn được các mô lành, giảm tác dụng phụ. Bên cạnh hệ thống trang thiết bị tiên tiến và đồng bộ, đơn vị còn có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia quốc tế và Việt Nam giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư. Trưởng khoa Trung tâm Hy Vọng - bác sĩ Basma M’Barek có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xạ trị tại các bệnh viện lớn ở Pháp như Bệnh viện Ung thư Gustave Roussy; Bệnh viện trường Đại học Saint Louis; Bệnh viện Le Raincy Montfermel. Bác sĩ còn là thành viên Hội Xạ trị châu Âu (ESTRO).
Đối với từng ca bệnh, các bác sĩ sẽ dành thời gian tư vấn tường tận cho từng bệnh nhân và gia đình, giúp họ hiểu rõ tình trạng bệnh, hành trình điều trị, từ đó mang lại niềm tin để chiến đấu với ung thư.
Trải qua đến 30 lần xạ trị, chị Thanh Hương chia sẻ, chị từng lo lắng và nản chí muốn bỏ cuộc nhưng các bác sĩ và kỹ thuật viên xạ trị tại Trung tâm Hy Vọng luôn ân cần hỏi thăm, tận tình chăm sóc. Giờ nhớ lại những ngày ấy, chị cảm thấy may mắn vì như có hai gia đình, một ở nhà và một ở bệnh viện.
Tại Trung tâm Hy Vọng, điều trị ung thư không chỉ là tiêu diệt khối bướu mà còn giúp nâng đỡ tinh thần, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân suốt hành trình điều trị và mang lại cuộc sống trọn vẹn sau điều trị.
0 notes
camnangevalamdep · 3 years ago
Text
Hành trình chiến thắng ung thư phổi đầy nghị lực và hiểu biết của người mẹ già 73 tuổi
Cô Vũ Thị Chiến (Phổ Yên - Thái Nguyên) phát hiện căn bệnh ung thư phổi khi đã bước sang tuổi 73. Dù tuổi đã cao nhưng người mẹ, người bà ấy vẫn đang kiên cường chiến đấu với bệnh tật để sống khỏe, giúp con cháu vơi phần lo lắng.
Người mẹ già kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi vì tình thương con cháu
“Cô đã từng rất bi quan, vì cô thừa hiểu, khi mà bị cái bệnh ung thư này giống như án tử hình vậy. Con cái cô nó cũng rất buồn, mà chúng nó còn công việc, nghĩ thương con thương cháu thì cái gì mình chịu được thì mình chịu, thương con thì thôi cố gắng...".
Đó là những chia sẻ đầy xúc động của cô Vũ Thị Chiến - người mẹ già đã 73 tuổi khi nhớ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi quái ác. 
Tumblr media
Cô Vũ Thị Chiến (Phổ Yên - Thái Nguyên) phát hiện căn bệnh ung thư phổi khi đã bước sang tuổi 73
Năm 2019, sau khi thăm khám tại bệnh viện, bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ung thư phổi. Bác sĩ kết luận, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3 và đang bắt đầu xuất hiện nhiều hạch di căn trung thất.
Sau khi nghe được kết luận của bác sĩ, cô Chiến vô cùng lo lắng và bi quan. Cô trở về nhà sử dụng thuốc đích theo chỉ định của bác sĩ và bắt đầu những ngày tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi quái ác.
Sau một thời gian sử dụng thuốc đích, cô Chiến bắt đầu gặp những phản ứng phụ tiêu cực, không chỉ mệt mỏi, buồn nôn mà men gan của cô còn tăng cao hơn 10 lần khiến cô phải nhập viện ngay lập tức.
Tumblr media
Sau một thời gian sử dụng thuốc đích tại nhà, cô Chiến bắt đầu gặp những phản ứng phụ tiêu cực
Trong quá trình chiến đấu với bệnh tật, cô Chiến luôn sợ các con vì mình vất vả, cho nên dù đau đớn mệt nhọc, người mẹ ấy vẫn luôn chủ động tìm hiểu kiến thức về các phương pháp ăn uống tập luyện, cũng như các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe để giúp các con vơi phần lo lắng.
Chia sẻ về hành trình này, cô Chiến xúc động nói: "Cái quan trọng nhất là tinh thần, mình phải xác định rằng, mình bị bệnh thì phải cố gắng, còn con cái để cho nó đi làm, nếu thương con thì phải cố gắng giữ gìn sức khỏe".
Niềm vui của người mẹ già khi sức khỏe cải thiện “thần kì” trong cơn bạo bệnh…
Tưởng chừng căn bệnh ung thư phổi quái ác sẽ đánh gục sức khỏe và tinh thần của người mẹ già ấy. Thế nhưng bằng tình yêu thương con và sự kiên cường của bản thân, cô Chiến đã tìm hiểu được những phương pháp giúp mình cải thiện sức khỏe một cách tích cực.
Cô Chiến tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ, kết hợp một chế độ ăn uống thực dưỡng khoa học, tập luyện nhẹ nhàng. Và đặc biệt, cô Chiến tìm thấy Ancan - một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư hiệu quả.
Tumblr media
Cô Chiến tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ, kết hợp một chế độ ăn uống thực dưỡng khoa học và sử dụng sản phẩm Ancan
Từ khi sử dụng Ancan, cô Chiến từng bước cải thiện sức khỏe, những tác dụng phụ của việc điều trị thuốc đích đã giảm đi rất nhiều và không còn trở thành nỗi ám ảnh với cô.
Chia sẻ về quá trình sử dụng Ancan, cô Chiến vô cùng tâm đắc: “Từ khi cô dùng đến giờ, hơn 1 năm nay cái gan không thấy gì nữa. Mà trong khi dùng Ancan không cần phải thêm giải độc gan hay gì. Sau 1 năm điều trị theo phác đồ của bác sỹ, cô đi kiểm tra, khối u ở phổi nhỏ đi rồi, không phát triển nữa, hạch ở trung thất giảm rõ rệt, chụp X-Quang họ bảo còn là vết mờ thôi. Giờ cô ăn được, ngủ được nên cũng béo lên nhiều".
Tumblr media
Ancan - giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh ung bướu
Tìm lại sức khỏe cô Chiến trở về với cuộc sống đời thường, phụ giúp con cái việc những việc nhẹ nhàng, sống bình yên bên con cháu.  
Tumblr media
Cô Chiến vui tươi, khỏe mạnh sau hơn 2 năm phát hiện căn bệnh ung thư phổi
Và hành trình vượt qua căn bệnh ung thư phổi với đầy nghị lực và sự hiểu biết của người mẹ già đã hơn 70 tuổi ấy chính là một hành trình sẽ tiếp thêm cho những người bệnh ung thư thêm niềm tin, động lực trong cuộc chiến giành lại sự sống cho chính mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Ancan và bộ giải pháp hỗ trợ cho người bệnh ung thư an tâm sống khỏe bạn có thể gọi đến hotline: 0899.181.998 
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
from Làm đẹp, trang điểm, chăm sóc da https://ift.tt/K27PiLo
0 notes
suckhoechuyenmon · 4 years ago
Text
Thuốc trị viêm xoang nam hoàng có tốt không điều trị an toàn ra sau
Nội Dung Bài Viết [Hiện] Thuốc trị Viêm Xoang Nam Hoàng chuyên đặc chữa trị Viêm Xoang cấp mãn tính, có tác dụng khiến cho bớt đau nhanh chóng, sát trùng và đẩy dịch viêm. Bên ngoài ra thuốc trị viêm xoang Nam Hoàng còn có tác dụng làm liền nhanh một số ổ loét, bảo vệ và tái tạo niêm mạc trong mũi, làm cho giảm dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi ở 2 con mắt. Chữa một số chứng Viêm Xoang và Viêm Mũi mau lành bệnh và không mắc tái phát.
Thuốc trị Viêm Xoang Nam Hoàng Công dụng của Thuốc trị viêm xoang Nam Hoàng: Thuốc chữa viêm xoang Đông y Nam Hoàng chuyên đặc trị viêm xoang cấp mãn tính; có tác dụng làm bớt đau nhanh chóng; sát trùng và đẩy dịch viêm. Thuốc sẽ giúp bạn khỏi hẳn chứng viêm viêm xoang mặt; xoang trán, viêm mũi dị ứng; viêm mũi chảy nhiều nước mũi, có mùi hôi, dị ứng cơ địa, viêm họng, viêm tai…
ngoài ra, Thuốc trị viêm xoang Đông y Nam Hoàng còn có tác dụng làm ngay lập tức nhanh những ổ loét; bảo vệ cũng như tái tạo niêm mạc trong mũi; làm cho giảm triệu chứng đau nhức; mệt mỏi ở hai mắt. Thuốc chữa viêm xoang Đông y Nam Hoàng sẽ giúp bạn chữa một số chứng viêm xoang và viêm mũi dứt điểm, không tái phát.Giảm đau do viêm xoang mau chóng, dứt hẳn dấu hiệu đau nhức chỉ sau 7 ngày.
Sát trùng cũng như đẩy dịch viêm xoang ra theo con đường mũi, con đường họng. Giảm biểu hiện đau nhức, giảm thị lực, mệt mỏi ở 2 mắt. làm cho liền cũng như lành những ố loét, bảo vệ và tái tạo niêm mạc trong mũi. Tạo kháng thể giúp người bị bệnh không bị tái phát viêm xoang sau lúc điều trị. Thuốc trị Viêm Xoang Nam Hoàng có tốt không ? Thuốc chữa trị được khá nhiều mẫu Viêm Xoang Mặt; Xoang Trán, Viêm Xoang Mũi Dị Ứng; Viêm Mũi Chảy khá nhiều Nước Mũi; Có Mùi Hôi, Dị Ứng Cơ Địa, Viêm Đa Xoang; Viêm Họng, Viêm tai,…
Thuốc trị Viêm Xoang Nam Hoàng sau một thời gian điều trị chứng bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng chúng tôi nhận được phản hồi của khách quá là tốt. Hiện tượng đau nhức đã giảm vô cùng rõ rệt. Đau đầu không còn cũng như thị lực mắt đã sáng dần lên nhờ dịch viêm đã hết. Khách dùng thuốc chữa viêm xoang Nam Hoàng trong thời gian đầu cũng triệu chứng vô cùng giống nhau. Khi chưa dùng thuốc thường có những dấu hiệu đau nhức đầu, chán, hai thái dương, buốt lên đến đỉnh đầu, đầu sống mũi thì nhức như có kiến bò, sau gáy thì bị mỏi. lúc dùng thuốc khách hàng sẽ cảm thấy hơi rát vài giây đầu trong lúc dùng thuốc. Sử dụng một thời gian dịch viêm tự chảy ra bằng đường mũi cũng như đường họng. Chảy ra khá nhiều khiến cho cơ địa mọi người mệt mỏi cũng như khó chịu.
Xem thêm: Tinh trùng dính vào quần lót có thai không? Thuốc trị viêm xoang nam hoàng , viêm mũi dị ứng không phải là "THUỐC giúp đỡ ĐIỀU TRỊ" đơn thuần như những loại thuốc khác trên thị trường mà là thuốc đặc chữa hiệu quả những bệnh "VIÊM XOANG CẤP & MÃN TÍNH, VIÊM MŨI DỊ ỨNG" lâu năm, tái đi tái lại bằng kỹ thuật đông y an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, hiệu quả hiệu quả nhất.​
Viêm xoang là một căn bệnh xảy ra do viêm những xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng, nấm và virut có biến chứng vô cùng nguy hiểm: giảm thị lực, mù đột ngột, viêm amidan, ung thư, ... Viêm xoang được phân mẫu theo cấp tính và mạn tính. Thuốc điều trị viêm xoang Nam Hoàng trị dứt điểm những bệnh lý cấp và mãn tính liên quan đến viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng.
Liên hệ với địa chỉ mua thuốc chính thức của Thuốc trị viêm xoang nam hoàng: Website: >> Nhà Thuốc Nam Hoàng<< ‍
Thuốc trị Viêm Xoang Nam Hoàng có tốt không Sản phẩm được cam kết trị viêm xoang hàm: đau nhức tại vùng má. trị viêm xoang sàng trước: đau nhức giữa 2 mắt. trị viêm xoang trán: đau nhức tại vùng giữa 2 lông mày. trị viêm xoang bướm – sàng sau: đau nhức trong sâu, nhức ở vùng gáy. chữa viêm đa xoang – viêm khá nhiều xoang một khi. điều trị viêm mũi dị ứng (viêm xoang cơ địa). Thuốc trị viêm xoang Nam Hoàng được bào chế từ những loại thảo dược bí truyền (3 đời). Thuốc đặc chữa trị tận gốc viêm xoang mãn tính lâu năm cũng như viêm mũi dị ứng. Sản phẩm không dẫn tới độc hại, không gây tác dụng phụ trong quá trình dùng. Hiệu quả thấy rõ ngay lần dùng đầu tiên.
Công dụng thuốc trị viêm xoang nam hoàng bớt đau nhức mau chóng. Người bị bệnh sẽ hết đau sau 7 ngày sử dụng thuốc. Giảm triệu chứng đau nhức giữa 2 mắt. Sát trùng cũng như đào thải nhanh dịch mủ. Diệt khuẩn, diệt nấm và kích thích niêm mạc nâng cao xuất tiết. Tiêu viêm thông mũi. Đặc biệt bệnh nhân sẽ không tái phát khi sử dụng hết thuốc. Liệu pháp & thời gian chữa chữa chứng bệnh trong vòng 3 tháng(3-5 lọ) hay theo chỉ định của Nhà thuốc: Trong 2 tuần trước tiên sử dụng sản phẩm căn bệnh sẽ giảm 70%. Người bị bệnh dùng thuốc trong 3 giây thứ nhất sẽ cảm thấy tức tức và đau rát, từ 3 tới 7 phút dịch viêm xoang sẽ chảy xuống cuốn họng cũng như bệnh nhân sẽ cảm thấy thông mũi ngay khi đó:
Tháng 01: điều trị tấn công: xịt 4 lần/ ngày/2 cái (mỗi lần xịt 2 cái mỗi bên). Tháng 02: tăng sức đề kháng: Xịt 2 lần / ngày / 1 cái (mỗi lần xịt mỗi bên mỗi cái). Tháng 03: Dứt điểm: Xịt 2 lần / ngày / 1 cái (mỗi lần xịt mỗi bên mỗi cái). Sau một thời gian dài cung cấp sản phẩm trị viêm xoang cũng như viêm mũi dị ứng chúng tôi nhận được nhiều phản hồi hữu ích trong việc trị xoang, viêm mũi & ý kiến tốt từ bệnh nhân: tình hình đau nhức đầu, đã giảm quá nhanh lúc sử dụng sản phẩm. Đau đầu không còn cũng như thị lực đã sang dần lên nhờ dịch viêm đã hết.
Xem thêm: Nên Ăn rau gì để giảm cân nhanh nhất cho người béo giảm mỡ
thuốc trị viêm xoang nam hoàng thuốc trị viêm xoang nam hoàng Ưu điểm nổi trội của thuốc chữa trị viêm xoang Đông y Nam Hoàng bớt đau nhanh, dấu hiệu đau sẽ hết sau khi xịt thuốc được khoảng 7 ngày. Sát trùng và đẩy dịch viêm. Diệt khuẩn, diệt nấm, tiêu viêm, thông mũi. Giảm triệu chứng đau nhức, mệt mỏi ở 2 con mắt. Kích thích niêm mạc tăng xuất tiết làm liền nhanh các ổ loét, bảo vệ cũng như tái tạo niêm mạc trong mũi. khiến nhanh cũng như khôi phục lại cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi Giúp người mắc bệnh không bị tái phát lúc dùng hết thuốc. Một ưu điểm vượt trội khác của Thuốc trị viêm xoang Đông y Nam Hoàng so với một số dòng thuốc khác trên thị trường là được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên. Các bạn hoàn toàn không lo mắc tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Thông tin VỀ THUỐC ĐẶC điều trị VIÊM XOANG NAM HOÀNG: Thuốc viêm xoang nam hoàng hoàn toàn được bào chế từ thảo dược thiên nhiên tùy trên công thức bí truyền nhiều đời. Thuốc thuộc dạng lọ xịt hơi, mỗi chai 15ml, được đóng hộp và có dán tem bộ công an niêm phong. Thành phần: Cà gai leo, nhân trần, tân ri, bạch chỉ, mật ong,... Và các thảo dược bí truyền khác của nam hoàng. Tác dụng: Đặc trị viêm xoang cấp và mãn tính. Khuyên dùng: Không dùng cho Trẻ em dưới 8 tuổi. Giá niêm yết: 385.000đ/lọ. Mua 2 lọ chỉ còn 350.000đ + Miễn phí giao hàng cả nước.
Thành phần của Thuốc chữa Viêm Xoang Đông Y Nam Hoàng Thuốc chữa viêm xoang Đông y Nam Hoàng được bào chế từ các thảo dược 100%, kết hợp với thảo dược bí truyền thông qua rất nhiều đời. Những thành phần chính của thuốc gồm có:
Cà gai leo: có tính ấm, vị the; vô cùng hiệu nghiệm trong việc điều trị các chứng phong thấp; đau lưng, nhức xương, tiêu độc; trị ho, tiêu viêm; kháng rất nhiều dòng tạp khuẩn như Staphylococus aureus, E.coli, kháng nấm, kháng virus… Nhân trần: có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, hành khí tán ứ, giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa. Tân di: có cay, tính ấm, không độc, tác dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được sử dụng để chữa khá nhiều chứng bệnh không giống nhau, đặc biệt là một số chứng bệnh lý mũi xoang, giúp giảm tiết dịch mũi. Bạch chỉ: có vị cay, tính ôn, có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, bớt đau, tiêu thũng trừ mủ, điều trị viêm mũi sinh đau đầu. Mật ong: có vị ngọt, tính bình, không độc, có công năng giải độc, nhuận phế cũng như điều hòa các dược liệu khác. Mật ong giúp tăng cường thể trạng của cơ thể cũng như phòng chống rất nhiều chứng bệnh, có đặc tính sát trùng, tiêu diệt ký sinh trùng. cũng như những thảo dược bí truyền khác.
Phía trên là những thông tin cần thiết  về thuốc trị viêm xoang nam hoàng  mong rằng sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khoẻ của bạ. Nếu có thắc mắc về bệnh nấm da đầu hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin bên dưới chúng tôi sẵn sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn
Có thể bạn tham khảo: thuốc đau răng nam hoàng thuốc trị hắc lào nam hoàng
Đỗ Xuân Tính Bác sĩ Đỗ Xuân Tính chuyên khoa Da liệu, Y học cổ truyền. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về da liễu như hắc lào, lang ben, tổ đỉa. Đã điều trị khỏi và thành công cho rất nhiều người khhi thăm khám tại bệnh viện da liễu bác sĩ. Tôi luôn muốn mang kinh nghiệm của mình để mang đến sức khoẻ của mọi người
Sơ lược về Bác sĩ - Đỗ Xuân Tính :
Sinh năm: 1979 Nơi sinh: Thanh Xuân , Hà Nội Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ Bác sĩ CK III. Chuyên khoa: Y học Cổ Truyền, Da Liễu. Gần 17 năm kinh nghiệm nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền, tối ưu và nhược hoá khuyết điểm của từng bài thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Hiện bác sĩ đã chuyển sang công tác tại Sức khoẻ Vabuta, để có thể ứng dụng những kiến thức về đông y vào để có thể điều trị các bệnh về da liễu một tốt nhất cho quá trình điều trị của bệnh nhân
Trong suốt 17 năm công tác trong lĩnh vực Y học cổ truyển  đã đạt được rất nhiều bằng khen, giấy khen của Sở y tế và đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực đông y kèm thêm về da liễu, bác sĩ Độ Xuân Tính luôn cho ra những bài thuốc về đông y để điều trị các bệnh về tận gốc bệnh hắc lào, lang ben, vảy nến và tổ đỉa
Bằng tất cả tài năng, sự tâm huyết và tình yêu nghề sâu sắc. Bác sĩ quyết định đồng hành cùng bệnh nhân của mình để chiến đấu với bệnh tật, phục hồi sức khoẻ.
Xem thêm: Đánh giá Kem hồng nhũ hoa Pink Nipple Jelly có thật sự tốt không?
0 notes