#chi phí trám giếng tại đồng nai
Explore tagged Tumblr posts
Link
Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh nhận dịch vụ trám giếng khoan trọn gói tại Đồng Nai trọn gói, giá rẻ, uy tín, chuyên nghiệp và đúng pháp luật. Hotline: 0909 773 264 Ms Hải
#công ty trám giếng khoan tại Đồng Nai#dịch vụ trám giếng khoan tại Đồng Nai#trám giếng khoan trọn gói tại Đồng Nai#trám giếng khoan giá rẻ tại Đồng Nai#cong ty tram lap gieng khoan tai dong nai#tram gieng khoan#trám lấp giếng khoan#dịch vụ trám giếng khoan uy tín tại Đồng Nai#dịch vụ trám giếng khoan chuyên nghiệp tại Đồng Nai#trám giếng#tram gieng#quy trình trám giếng tại đồng nai#chi phí trám giếng tại đồng nai#phương án trám lấp giếng tại đồng nai
0 notes
Text
TRÌNH TỰ TRÁM LẤP GIẾNG KHOAN
Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh với giấy phép hành nghề và đội ngũ kỹ thuật hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên nhận dịch vụ trám lấp giếng khoan trọn gói giá rẻ tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và báo giá nhanh nhất.
1. Căn cứ pháp lý
Thông tư 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 Quy định về việc xử lý trám lấp giếng khoan không sử dụng
2. Trình tự xử lý
a. Giếng khoan không có giấy phép khai thác nước
- Chủ giếng khoan có trách nhiệm thông báo đến cơ quan chức năng b���ng văn bản về thời gian, địa điềm trám lấp và tự tiến hành thi công trám lấp.
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo đến cơ quan chức năng bằng văn bản về việc đã hoàn thành trám lấp giếng để tổng hợp và theo dõi.
b. Giếng khoan có giấy phép khai thác nước
- Trước ngày trám lấp giếng khoan 10 ngày làm việc, chủ giếng có trách nhiệm phải xây dựng Phương án trám lấp giếng theo Thông tư 72/2017/TT-BTNMT và gửi thông báo đến cơ quan chức năng bằng văn bản về thời gian, địa điểm thực hiện trám lấp giếng.
- Sau khi hoàn thành trám lấp giếng khoan, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc chủ giếng có trách nhiệm báo cáo cơ quan chức năng về kết quả thi công trám lấp giếng khoan.
c. Giếng khoan bị sự cố
- Chủ giếng và đơn vị khoan giếng căn cứ vào mức độ, tính chất, thực trạng của giếng khoan bị sự cố mà phải thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình và các hoạt động khác, thực hiện trám lấp giếng khoan, đồng thời thông báo đến cơ quan chức năng nơi xảy ra sự số.
- Sau khi hoàn thành việc khắc phục sự cố, trong thời hạn 10 ngày làm việc chủ giếng báo cáo kết quả khắc phục đến cơ quan chức năng.
3. Cơ quan tiếp nhận
- Giếng khoan không có giấy phép khai thác nước: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Giếng khoan có giấy phép khai thác; Giếng khoan thăm dò nước dưới đất; Giếng khoan quan trắc: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Giếng khoan bị sự cố: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Sở Tài nguyên và Môi trường
4. Hồ sơ pháp lý Phương án trám lấp giếng
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư dự án.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất/xưởng.
- Giấy phép khai thác nước ngầm hoặc Giấy phép gia hạn khai thác nước (nếu có).
- Giấy phép hành nghề khoan giếng của đơn vị thực hiện trám lấp.
- Hồ sơ Thuế tài nguyên nước và phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Bản vẽ cấu trúc giếng khoan trước và sau khi trám lấp
5. Quy trình trám lấp giếng khoan của Công ty Môi trường Nguồn Sống Xanh
Để được tư vấn thêm về thủ tục và chi phí trám lấp giếng khoan giá rẻ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG NGUỒN SỐNG XANH
Trụ sở chính: Ô 60, DL 14, Khu đô thị Mỹ Phước 3, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Chi nhánh: 53A Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: nguonsongxanh.vn
Mail: [email protected]
Hotline: 0909 773 264 ( Ms Hải)
#quy trình trám lấp giếng khoan#trám lấp giếng khoan giá rẻ#trám lấp giếng khoan trọn gói#công ty nhận trám lấp giếng khoan giá rẻ
0 notes
Text
THÔNG TIN ĐỊA CHỈ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH
Trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp này? Để giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về địa chỉ của cơ quan này, Luật NQH Việt Nam chúng tôi cung cấp đến bạn thông tin về địa chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cũng như các dịch vụ Luật sư hỗ trợ tại đây.
Địa chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình có trụ sở tại: Số 391, đường Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Số điện thoại: 0218 389 5989
Thời gian làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
Thời gian làm việc của Sở TN và MT tỉnh Hòa Bình làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Cụ thể như sau:
Buổi sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút;
Buổi chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình không làm việc trong những ngày Lễ, Tết sau: Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng (30/4), Ngày Quốc tế lao động (01/05), Ngày Quốc khánh (2/9), Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình được quy định như sau:
Trình Ủy ban nhân dân dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp t�� chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường và công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
Về đất đai
Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;
Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất; tham mưu giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất;
…
Về tài nguyên nước
Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thu phí, lệ phí về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;
…
Về tài nguyên khoáng sản
Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;
Xây dựng giá tính thuế tài nguyên đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp theo quy định
…
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình còn có trách nhiệm trong các vấn đề như: biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, khí tượng thủy văn,…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình
Dịch vụ Luật sư hỗ trợ tại Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình
Tư vấn cho khách hàng chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Tư vấn về trình tự thủ tục cũng như các công việc tiến hành tại Sở Tài nguyên và Môi Trường;
Hỗ trợ soạn đơn thư đề nghị, khiếu nại về một số công việc liên quan đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
Trực tiếp nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ các vụ việc và tài liệu liên quan đến vụ việc của khách hàng tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Một số công việc khác theo yêu cầu của khách hàng…
Trên đây là những thông tin cơ bản về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình. Trường hợp đang có các vướng mắc pháp lý trong các lĩnh vực như Hình sự, Dân sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Lao động, Đất đai, Thừa kế,… bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật NQH Việt Nam để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5 / 5 ( 1 vote )
Bài viết THÔNG TIN ĐỊA CHỈ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Luật NQH Việt Nam.
from Luật NQH Việt Nam https://ift.tt/2VNET6T via IFTTT
0 notes
Text
Vụ bãi Tư Chính và ‘điểm chết’ khoan dầu nuôi đảng
Phạm Chí Dũng, VOA, 19/08/2019
Hải đăng Trường Sa
(truy cập từ https://www.voatiengviet.com/a/bai-tu-chinh-khoan-dau-ngan-sach-dang/5045220.html)
Trong cơ cấu thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2019 của chính thể độc tài ở Việt Nam, có một tiểu phần đáng chú ý: thu từ dầu thô đạt đến 68% dự toán cả năm.
Vì sao thu ngân sách dầu thô tăng đột biến
Tỷ lệ trên là khá bất thường so với mức thu ngân sách từ dầu thô vào khoảng 50% hoặc nhỉnh hơn đôi chút trong nửa đầu những năm gần đây, cho thấy vào năm 2019 tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) – doanh nghiệp độc quyền khai thác dầu khí nằm dưới ‘sự lãnh đạo toàn diện của đảng’ – đã được chỉ đạo để tìm cách đẩy nhanh, đẩy gấp tiến độ khai thác dầu và khí, trong bối cảnh ‘tình hình biển Đông vẫn rất phức tạp’ – nói theo lối mào đầu ấp úng của giới tuyên giáo.
Cơ chế đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu khí của PVN cũng cho thấy trước đó đảng cầm quyền và bộ quốc phòng Việt Nam có thể đã nắm được một số tin tức xác thực mà từ đó có thể dự báo là phía Trung quốc sẽ ‘mần’ tiếp vụ bãi Tư Chính vào năm 2019, do đó nếu PVN cứ nhẩn nha khai thác dầu như những năm không xảy ra gấu ó giữa ‘đảng anh’ và ‘đảng em’ thì nhiều khả năng sẽ không kịp hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô trong nửa cuối năm 2019 và ngân sách chính phủ sẽ bị hụt thu nghiêm trọng.
Còn nếu các lô dầu khí của PVN ở Đông Nam Việt Nam bị tàu Trung quốc quần thảo trong suốt nửa cuối năm 2019 thì coi ngân sách đảng CSVN mất ăn.
Chẳng có gì khó khăn để đưa ra dự báo mất ăn trên, bởi liên tiếp trong hai năm trước – 2017 và 2018, Trung quốc đã tổ chức hai chiến dịch ‘tống tiền’ người đồng chí tốt của mình ở khu vực bãi Tư Chính – nơi không có mặt tập đoàn dầu khí nào của Hoa Kỳ mà chỉ có chủ yếu tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha liên doanh với PVN để khoan thăm dò và khai thác mỏ dầu Cá rồng đỏ.
Kết quả của hai chiến dịch trên của ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất Trung quốc’ – theo cách ca tụng rất thiếu máu não của giới quan chức Việt – là khá mỹ mãn: rốt cuộc, Repsol không chịu nổi sức ép và đã phải bỏ của chạy lấy người – nhưng theo yêu cầu của phía Việt Nam, còn PVN của Việt Nam thì không những bị đình trệ kế hoạch khai thác mỏ Cá rồng đỏ mà còn đang chịu nguy cơ phải bồi thường cho Repsol đến khoảng 300 triệu USD chi phí mà Repsol đã ứng ra cho hoạt động nghiên cứu thăm dò dầu ban đầu.
Không những thế, Trung quốc còn chớm đạt được mục tiêu ban đầu, nằm trong cả một chiến lược dài hạn, là dần biến ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ tại bãi Tư Chính thành ‘khu vực tranh chấp pháp lý’, làm nền tảng cho khả năng Bắc Kinh sẽ đưa hẳn những dàn khoan lớn vào khu vực này để cướp dầu của ‘đảng em’.
PVN từng kêu cứu ra sao
Sau khi bị tàu Trung quốc gây sức ép hai lần vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 tại bãi Tư Chính, đến tháng 4 năm 2018 PVN buộc phải kêu cứu: “Tập đoàn dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”. Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của tập đoàn”.
Hiện tượng PVN đăng tải nhận định về “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp” là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp.
Vào thời điểm kêu cứu trên, PVN có hai dự án lớn về dầu khí – liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá rồng đỏ ở lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá voi xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Sau khi đã gây sức ép tại mỏ Cá rồng đỏ vào tháng Ba năm 2018, đến cuối tháng đó ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với tối hậu thư “cùng hợp tác khai thác dầu khí”.
Kịch bản thất bại đến mất ngủ ở bãi Tư Chính đã xảy ra, khiến giới chóp bu Việt Nam phải chịu nguy cơ mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần biển Đông.
Nếu chấp nhận “hợp tác cùng khai thác dầu khí” với Trung quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, thậm chí có thông tin ngoài lề cho biết Bắc Kinh đòi chia phần đến 60% số dầu thô khai thác thuần túy là tài sản của Việt Nam, Hà Nội sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và PVN dĩ nhiên phải chia sẻ một phần, nếu không nói là một phần lớn, lợi nhuận cho tên kẻ cướp đó.
Nhưng nguy cơ không chỉ có thế…
2025 hết sạch dầu
Khi mùa Xuân ủ rũ của năm 2019 sắp nhoài đến, tập đoàn dầu khí Việt Nam đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che dấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% – tương đương với hơn 2 triệu tấn.
Ngay cả mỏ Bạch hổ – cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay – đã vào giai đoạn suy kiệt.
Còn nếu tốc độ khai thác dầu thô gấp gáp hơn nữa để tăng số thu cho ngân sách đảng, “deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3 năm tính từ năm 2018, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.
Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là đến năm 2021 nền ngân sách hộc rỗng của chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 – 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ ‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.
Cùng với ba tử huyệt nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng và thâm thủng ngân sách đang lộ ra ngày càng rõ, triển vọng trữ lượng dầu khí cạn kiệt chỉ trong ít năm nữa cộng với cú ‘tống tiền’ của ‘đồng chí tốt’ Bắc Kinh tại bãi Tư Chính đã bồi thêm một điểm chết nữa mà có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ của chế độ cầm quyền tại Việt Nam trước thời điểm năm 2025.
0 notes
Link
Dịch vụ trám lấp giếng khoan tại Đồng Nai
#dịch vụ trám lấp giếng khoan tại Đồng Nai#công ty trám giếng khoan tại Đồng Nai#dịch vụ trám giếng khoan giá rẻ tại Đồng Nai#công ty trám giếng trọn gói tại đồng nai#trám lấp giếng khoan#tram lap gieng khoan#trám giếng#trám giếng tại đồng nai#quy trình trám giếng khoan tại đồng nai#chi phí trám giếng khoan tại đồng nai#công ty trám giếng khoan chuyên nghiệp tại đồng nai
0 notes