#cô thắm không về
Explore tagged Tumblr posts
antruongnguyenthuy · 8 months ago
Text
Tumblr media
Tình yêu từ đâu mà ra?
Hồi trước, gia đình nào cũng có một album ảnh. Người ta chuyển nhà sẽ đi tìm cuốn album mang theo, người ta nhớ nhớ quên quên nhưng hỏi cuốn album ở đâu vẫn nhớ. Bây giờ bao nhiêu ảnh trong điện thoại cả rồi. 512GB thôi đã chứa được cả một thời tuổi trẻ.
Nhà mình cũng có một cuốn alum như thế, số ảnh này Mẹ mình đã cẩn trọng giữ gìn trong ngần ấy năm. Một thời gian sau khi Ba mất, có lần Mẹ đã ngồi ở đó lần giở từng tấm. Trầm ngâm.
Chỉ có Mẹ mới hiểu rõ nhất cuối cùng thì bản thân sẽ nhớ và quên những gì.
Suốt một đời dài Mẹ cứ hoạnh hoẹ Ba về cái cô nào đó ở Sài Gòn mà có lẽ ký ức của Ba về cô ấy đã dừng lại vào cái ngày họ rời tay nhau. Hơn 20 mươi năm đầu ấp tay gối, Ba có vô vàn lỗi sai khác nhau nhưng có một điều là chưa bao giờ Mẹ bắt được Ba lén phén với ai. Sự chung thuỷ của một người đàn ông nếu có, chỉ là như vậy thôi.
Những lần uống say Ba cứ ngâm mãi cái câu thơ trong bài Hai sắc hoa Tigôn của TTKH: “…Mà từng thu chết, từng thu chết / Vẫn giấu trong tim bóng một người”. Cái bài thơ nó dài đằng đẵng mà cả đời Ba chỉ ngâm đúng có 2 câu... bảo sao Mẹ chẳng dỗi hờn.
Nhưng có lẽ vậy, mùa thu mà Ba yêu nhất là cái mùa thu chết ấy.
Ba lấy Mẹ ở cái tuổi muộn màng như vậy một phần là vì ông Nội tìm mãi mới ra một người con gái ăn học đàng hoàng và hai bên gia đình môn đăng hộ đối. Ông là nhà Nho, 15 năm học chữ Nho để đọc sách, bốc thuốc Bắc chữa bệnh cho dân. Ông có những nguyên tắc của riêng mình trong cuộc sống, vì thế tiêu chuẩn chọn vợ cho người con trai lớn mà ông kỳ vọng nhất cũng khắt khe hơn. Mình đã luôn biết ông Nội không phải người hẹp hòi khắc nghiệt. Cái cách mà một người đầy nguyên tắc nhưng thấy đứa cháu gái của mình đi ra, đi vô bốc táo đỏ trong kệ tủ thuốc ra ăn vụng và không la rầy một tiếng, đến khi hủ táo vơi dần, ông từ tốn chẳng nói năng gì mà lấy cái hủ ra, đổ đầy táo vào và đặt lại chỗ cũ (cho mình lấy tiếp) khiến mình tin rằng, ông vốn là người có chút ấm áp.
Mình đã luôn hiểu, tư duy môn đăng hộ đối của ông nếu có sai thì nó cũng chỉ là hệ luỵ của thời đại. Chỉ là mãi sau này mình mới hiểu, có thể ông nhìn được điều gì đó mà người khác thì không. Tình yêu có thể không đến từ những rung cảm vô điều kiện mà nó có thể đến từ nhiều lý do, dù rằng cuối cùng đều sẽ dẫn về sự nóng bỏng trong cõi lòng.
Hơn 20 năm Ba Mẹ mình sống với nhau, một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu nhưng được duy trì bằng sự tôn trọng và những niềm thương kín đáo vô cùng. Mẹ tôn trọng Ba vì Ba uyên bác và rộng lượng, Ba tôn trọng Mẹ vì Mẹ đằm thắm, hiểu lẽ phải và vất vả nhiều. Những năm ấy cũng có vô vàn những lần cãi vả đau điếng lòng nhau nhưng với mình, tất cả đều là một phần cuộc sống. Và mình chọn nhớ, nhưng không nhắc.
Tình yêu đã ở đó nhưng theo một cách khác. Ba sẽ nhường Mẹ xem kênh truyền hình có cải lương mà Mẹ thích dù Ba đã biết kênh nào đang chiếu bóng đá, Ba ngồi đọc báo cả đêm để canh mẹ ở bệnh viện hồi mẹ phỏng ở tay, Ba luôn ra ngoài hút thuốc chỉ vì có lần Mẹ bảo khói thuốc gây ngột ngạt cho cả nhà. Cái lần đám tang ông Ngoại, Ba hỏi Mẹ điều gì đó và giữa những buốt nhức tâm can của chính mình, Mẹ cáu bẵng quát lên, tiếng quát vang ra trong không gian rộng lớn và yên ắng. Ba chỉ từ tốn: “đừng lớn tiếng thế em”.
Còn Mẹ, miệng chẳng bao giờ nói lời thương vậy mà mỗi mùa hè khi bệnh suyễn của Ba khiến Ba ho nhiều hơn, Mẹ nhặt hoa sứ ở trường về phơi khô, ngày nào cũng nấu nước để ở đầu nằm cho Ba: “uống đi để nó nguội”.
Mình đã 26 tuổi rồi. Tình yêu luôn là một phần trong người mình nhưng nhân tình thì vẫn cứ vời xa, vì mình không sẵn sàng cho những điều mình không chắc chắn. Và hơn hết, tình yêu thì quan trọng đấy nhưng mỗi giai đoạn trong đời sẽ có những điều khác hiển hiện và quan trọng không kém. Nhân duyên là một thứ có hạn kỳ nhưng tuần hoàn, những gì ta thả bay đều sẽ đậu về theo một cách khác vào một thời điểm chính xác hơn, tình yêu là một loại nhân duyên như thế mà.
Mình nhớ lần đầu tiên mình đi qua chỗ anh ngồi, cái cách anh chống tay lên càm suy tư làm mình thấy quen vãi. Gần 3 năm rồi sau khi Ba mất, mình mới thấy lại bộ dạng suy tư của một người (đàn ông). Sự phải lòng của mình nảy mầm chỉ từ một điều vô cùng nhỏ nhặt như thế và nó được duy trì qua ngày tháng chỉ bằng những nhỏ nhẹ, hiền lành cũng y chang.
Chỉ khác là Ba yêu mình cả đến khi về bên kia thế giới, mình yêu Ba cả khi Ba chỉ còn là sương khói, còn anh và mình — ngang qua nhau ở đoạn này mà thôi.
Tình yêu là tình yêu mà tình yêu cũng chỉ là tình yêu thôi. Ta giữ lấy nó để ta sống cho mình, tất cả những hồi ức và nhớ thương bất tận chỉ nên là của một mình mình thôi. Nó sẽ được nói ra một cách có nghĩa, khi nhớ thương là hai chiều.
— AN TRƯƠNG
95 notes · View notes
halyyhpa · 1 month ago
Text
Thành phố tớ yêu
Tớ hiện sống ở Hà Nội, quê tớ cũng ở một huyện ngoại ô của thủ đô nhưng tớ không sinh ra và không có nhiều kỉ niệm thời ấu thơ ở Hà Nội. Nơi tớ có mặt trên cuộc đời này là ở Thái Nguyên và tớ đã gắn bó với "đất chè Tân Cương" đến năm 10 tuổi.
Tuổi thơ của tớ gắn liền sâu sắc với Thái Nguyên, bởi đây là nơi tớ bắt đầu chập chững bước đi, bập bõm học nói, là nơi đầu tiên tớ có nhận thức, suy nghĩ về cuộc sống xung quanh, là nơi đầu tiên tớ đến trường, tới lớp, gặp thầy cô, có những người bạn thân đầu đời, cũng là nơi tớ có rất nhiều kỉ niệm đẹp về thời ấu thơ cũng như là nơi đã hung đúc, vun đắp một phần nhân cách của tớ hiện tại. Chính vì vậy tớ luôn dành một ví trí, một tình cảm cho thành phố mà tớ đã lớn lên này.
Tớ có một tuổi thơ êm ả, thanh bình ở Thái Nguyên. Từ khi đi học mẫu giáo đến khi đi học tiểu học, tớ luôn có bạn bè để chơi đùa, vui cười, chia sẻ về những câu chuyện dưới ánh nhìn trẻ thơ, để cùng nhau lớn lên, cùng nhau mơ mộng trong trí tưởng tượng về tương lai sau này. Có những người bạn đến tận bây giờ tớ vẫn còn giữ liên lạc và có thể gọi là tri âm tri kỷ. Những năm tháng ấy đối với tớ còn gắn liền với hàng xóm, họ hàng chung quanh, với những con búp bê, bộ lego mà bỗng có hồn trong cảm tưởng của tớ, với khu vườn của mẹ, với đàn gà, chú mèo sau nhà, với đường phố trước nhà, với cánh đồng ngát hương lúa, rặng hoa đủ màu sắc khi tớ dạo ngang qua trên chiếc xe đạp, với mái trường tiểu học đã cho tớ những bài học đầu đời, cho tớ những ngày đi học ngập tràn niềm vui, với ngôi nhà của những người bạn thân mà tớ thường lui tới. Tuổi thơ của tớ còn là mùa xuân với bữa cơm ấm cúng, với đêm giao thừa quây quần, với cành đào thắm, với chuyện đi thăm họ hàng gần xa, với phong bao lì xì màu đỏ ngày Tết; còn là mùa hạ với những lần đi bơi, với những ngày thong dong phố phường bất chấp cái nắng oi ả với, trái cây ngọt lịm, với không khí nóng nực chỉ đợi đêm về để được ngủ điều hòa; còn là mùa thu với niềm sung sướng khi được gặp lại bè bạn sau 3 tháng hè, với những ngày đầu năm học mới, với đêm trung thu phá cỗ linh đình, với con gió se lạnh phải chuyển mặc áo dài tay. Ở Thái Nguyên có nhiều điều đẹp lắm, kể hết thì chẳng biết bao nhiêu từ ngữ cho đủ, cho hết, cho vẹn nguyên, cho sống dậy những tháng ngày đã qua.
Tuổi thơ ấu đẹp đẽ tại nơi trung du Bắc bộ ấy cứ trôi chảy bình yên cho đến khi tớ học xong lớp 4, bố mẹ tớ quyết định có một quyết định lớn, thay đổi cuộc sống của cả gia đình. Năm vừa rồi, bà ngoại tớ mới mất, chỉ còn lại ông ngoại trong ngôi nhà ở quận Thanh Xuân, mẹ tớ cũng muốn đỡ đần ông trong những ngày tháng còn lại. Vả, nơi bố tớ sinh, nơi anh chị em của bố vẫn đang sống vốn là huyện của Hà Nội. Vậy là mùa hè năm tớ lên lớp 5, tớ chính thức chuyển về Hà Nội ở để tiên đi lại nhà nội và nhà ngoại.
Dẫu đó sự thay đổi đã được định trước, nhưng tớ vẫn không nỡ xa cuộc sống ở Thái Nguyên, vì mảnh đất ấy chan chứa nhiều hoài ức quá, nhiều kỉ niệm quá, nhiều tình yêu quá. Ngày ấy tớ cứ thắc mắc mãi, rõ ràng cuộc sống ở đây rất tốt, rất ổn định, tại sao phải chuyển về thủ đô chứ? Chẳng phải ngày trước ở đây mỗi tháng vẫn có thể về quê hay sao? Tớ đã mang một tâm trạng đầy buồn rầu, khắc khoải, lưu luyến, nhớ mong về Hà Nội. Thời gian đầu tớ thật sự rất ngột ngạt vì môi trường xung quanh thay đổi quá nhiều, tớ cảm thấy quá lạ lẫm, khó thích nghi mà trong xóm tớ ở, tớ cảm thấy mình chẳng hợp chơi với ai cả. Ngày ngày tớ chỉ lủi thủi trong nhà mà thôi. Phải đến khi bước vào năm học mới, đến trường mới, tớ làm quen với vài người bạn, điều đó đã giúp tớ vơi đi phần nào nỗi cô đơn, trống vắng. Sang học kì 2, tớ đã chơi thân với 2 bạn, tớ cảm thấy vui nên cũng thích đến trường hơn, nhưng tớ làm sao có thể quên những mảnh kí ức cũ, những người bạn gần gũi ngày trước. Năm đầu ở Hà Nội, tuy vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lùng nhưng không phải là không có những kỉ niệm đẹp, đặc biệt là về ngôi trường tiểu học của tớ, về cô giáo ở thủ đô đầu tiên tớ học, về những người bạn ở thủ đô đầu tiên tớ làm quen, về con đường ở thủ đô đầu tiên tớ bước đi.
Đến năm thứ hai ở đây, tớ lên cấp 2, có một biến cố, mâu thuẫn xảy ra giữa tớ và hai người bạn lớp 5 ấy, cũng vì còn non nớt, bồng bột, không giải quyết được vấn đề nên cuối cùng, bọn tớ không thể nói chuyện và là bạn của nhau nữa. Lúc đấy tớ có tiếc, có hối hận nhưng cũng chẳng biết hàn gắn thế nào, đành đánh mất hai người bạn đầu tiên. Khi những điều cũ chưa kịp làm quen thì điều mới lại xuất hiện và vì không còn bạn nữa mà hồi ấy, tớ cũng khá nhút nhát chẳng kết bạn với ai, chỉ chơi xã giao với những bạn cùng lớp 5 lên lớp 6, nên những tháng đầu cấp 2 của tớ rất ảm đạm, buồn chán, chỉ có đi học rồi về nhà, tựa như một vòng tuần hoàn chẳng có lấy một điểm kết thúc. Khi ấy, trong tớ càng khao khát trở về Thái Nguyên hơn bao giờ hết.
Và rồi, đại dịch Covid bùng phát mạnh mẽ bào khoảng thời gian tớ đang ở giữa kì 2 lớp 6. Để tránh đại dịch đang dần lớn mạnh ở thủ đô, nhà tớ như bao nhà khác, đã quyết định về quê sống. Phải nói rằng lúc ấy tớ rất vui, như được thoả nguyện mong ước bấy lâu nay.
Khác với ngày bé, kì nghỉ hè của tớ ở Thái Nguyên được đi đây, đi đó, dạo chơi phố phường cùng bạn bè, thì hè năm tớ chỉ có thể ở trong nhà cách ly. Nói vậy thôi chứ thực ra thi thoảng vẫn sang nhà bạn chơi, nếu ngày cưa có những trò hoạt động thể chất thì bây giờ chơi game với nhau, chỉ cần được gặp những người bạn thân thì như vậy cũng đủ rồi. Thời gian ấy vì chỉ giao tiếp với những người bạn thân ở quê nhà nên tớ dường như mất kết nối với những người bạn trên lớp, đối với họ, chi ấy tớ chỉ là một bóng hình mờ nhoà, thoáng qua trong lớp. Tớ cứ như vậy đến giữa kì hai năm lớp 7.
Biến cố nào rồi cũng sẽ đi qua, đại dịch cũng vậy, nó cũng dần được khắc phục và không còn ảnh hưởng quá sâu sắc đến đời sống xã hội nữa, mọi thứ bắt đầu trở về cuộc sống bình thường, ta được gặp mặt trực tiếp chứ không còn là trực tuyến nữa. Tớ phải trở về trường, về lớp của mình, điều đó đồng nghĩa với việc tớ lại một lần nữa chia xq quê hương. Thực lòng tớ rất buồn, tớ không thích điều đó nhưng bây giờ phải biết làm sao?
Bước ngoặt đã xảy ra là khi đi học, tớ gặp mặt trực tiếp với nàng, Xuân Nguyệt. Sự xuất hiện của nàng chính là ánh sáng chiếu rọi những ngày tháng đầy âm u của tớ ở nơi đây (Cuộc tình đơn phương này thật sự rất đẹp với tớ nên hãy để tớ kể trong những post sau nhé).
Tớ bắt đầu cởi mở, giao tiế nhiều hơn, chính sự mở lòng ấy khiến tớ dần hoà nhập với cuộc sống ở thủ đô. Tớ còn nhớ rằng buổi sớm trong tiết trời khoan khoái của cuối xuân xen lẫn ánh nắng ấm áp đầu hạ thật sự rất đẹp, rất khiến tớ cảm thấy rung động. Tớ nhận ra rằng việc đi học trực tiếp thế này cũng phải là điều gì đáng sợ quá.
Sang năm lớp 8, vài biến cố, nhỏ thôi, đã xảy ra, ban đầu có hậu quả để lại nhưng chính những điều tưởng chừng như là sai lầm ấy đã trở thành bước đệm cho tớ có được một nhóm bạn thân cùng lớp vô cùng đáng yêu (Câu chuyện này thật sự rất thú vị nên hẹn khi khác sẽ kể chi tiết hớn nhé). Đâu dừng lại ở đó, nhờ việc tự tin ghi danh mình vào đội tuyển văn, tớ đã có cơ hội được kết bạn với hai bạn có cùng niềm đam mê văn học như tớ. Cũng chính nhờ đội tuyển văn mà tớ gần hơn với cô Yến, tớ từ ghét đến có thiện cảm và rồi là quý trọng cô (Nói đến việc ghét cô, cái này cũng hay ho không kém, phải dành một post riêng mới được, quá nhiều sự hứa hẹn trong đây). Và còn rất rất nhiều người nữa mà phải đến khi tớ mở lòng, tớ mới phát hiện ra.
Từ yêu con người đến yêu một thành phố��
Hà Nội dần đẹp hơn trong mắt tớ khi tớ biết đến sự vẻ đẹp nhân cách của những con người tớ gặp ấy. Cứ thế mà tớ đem lòng yêu thành phố này chẳng hay.
Ở khoảnh khắc hiện tại này, Hà Nội với tớ là một thành phố hào hoa, lịch thiệp với kiến trúc Pháp là mái nhà đỏ, là cửa mà xanh, là vách tường vàng mang đậm nét cổ kính xưa kia, thường xuất hiện trên những dãy phố đã lâu đời nơi trung tâm thủ đô. Hà Nội còn là một thành phố yên ả, thanh bình như đúng cái tên “Thành phố vì Hoà Bình” khi ẩn chứa rất nhiều con người gần gũi, thân thiện, và chính nơi tớ ở, một quận ngoại ô cũng tiềm tàng đầy vẻ bình yên, nhẹ nhàng của nắng len qua tán cây xanh, của hoa khẽ rung rinh trước gió, của trời nhiều đỏ rực cuối trời, của những người thư thái cảm nhận vẻ thanh tịnh ấy. Nhưng Hà Nội với tớ còn là một thành phố sôi động, náo nhiệt, nhiều lúc là xô bồ, bon chen, thành phố lung linh, hào nhoáng cảu ánh điện nhưng đâu biết rằng, vẫn có những người phải chen chúc, vội vàng trở về nhà sau một ngày đi học, đi làm giữa những cung đường mà tắc nghẹt. Tớ cảm nhận trạng thái ấy của Hà Nội khi tớ lên cấp 3, mỗi hôm trở về nhà không chỉ tắc ở ngoài đường mà còn đông ở trên xe bus… Có hôm tớ mệt lắm, nhưng đâu biết than khóc với ai, đành giấu nhẹm trong lòng mà quên đi thôi…
Dẫu ở Hà Nội khiến tớ mệt mỏi nhiều điều suốt 5 năm nhưng nó chẳng là gì với những giá trị, những vẻ đẹp, những kí ức, những kỉ niệm mà “thủ đô nghìn năm văn hiến” đem lại cho tớ. Tớ trân trọng và có thể nói, tớ yêu thành phố này.
Vậy đấy, hai thành phố tớ gắn bó nhất cũng là hai thành phố mà tớ yêu nhất, có vị trí đặc biệt trong trái tim tớ. Thực ra tớ cũng cảm mến rất nhiều thành phố, bởi vì Việt Nam ta sắc đẹp luôn ngập tràn mà, nhưng chỉ là đơn giản là dừng chân để ngắm nhìn rồi mến thôi thôi chứ chưa yêu để thân thiết, để coi như một phần tâm hồn.
Tumblr media
5 notes · View notes
choivoi74 · 8 months ago
Text
Tumblr media
Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại vào một ngày mai như hai người bạn Một ngày đã quên tất cả lại nhớ về nhau cùng năm tháng còn ấu thơ
Và ngày hôm nay anh như đứa trẻ của ngày hôm qua xa xôi tìm về Lời thề tựa như ánh lửa sưởi ấm lòng anh Như chính em, cô gái đến từ hôm qua
Tình yêu đầu trôi xa dư âm để lại Và nếu thuộc về nhau em sẽ trở lại Và anh được thấy hoa rơi như cơn mưa tươi thắm những con đường
Dường như là vẫn thế em không trở lại Và mãi là như thế anh không trẻ lại Dòng thời gian trôi như ánh sao băng trong khoảnh khắc của chúng ta
Nhiều năm xa hạnh phúc anh muốn bên em Cuộc đời này dù ngắn, nỗi nhớ quá dài Và cũng đã đủ lớn để mong bé lại Như ngày hôm qua ...
___ Đã từ lâu, nghe Cô gái đến từ hôm qua, tôi luôn nghĩ đến Holy Roman Empire và Chibitalia trong Hetalia. Có lẽ manga gốc chưa đủ liên tưởng mà phần nhiều là do đọc Der Erste Stern (Ngôi sao đầu tiên), một doujinshi với nội dung vô tình khớp với lời bài hát.
Dường như mọi câu hát đều về hai đứa trẻ đó, mãi mãi vấn vương tình đầu, nhưng phải chia ly cùng lời hứa không trọn vẹn. Chibitalia đích thực là "cô gái" đến từ hôm qua, một sự nhầm tưởng đáng yêu mà Holy Roman Empire sẽ không bao giờ biết sự thật, bởi thời gian và số phận khắc nghiệt khiến cả hai không thể ở bên nhau hay quay lại những năm tháng xa xưa được nữa.
Nhớ lại lần đầu đọc doujinshi này bỗng thấy êm đềm đến lạ. Như thể trước mắt có hoa rơi ngập lối, có ánh sao băng vụt qua trong khoảnh khắc vậy. Hồi đó cũng trẻ con bé dại lắm. Giờ cũng đã đủ lớn để thấy nhớ những năm tháng cũ, để mong bé lại như ngày hôm qua rồi... ___ Der Erste Stern (Hetalia doujinshi của Prinz Yori) | Cô gái đến từ hôm qua (của nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh)
7 notes · View notes
rachelandmimi · 16 hours ago
Text
Transformers Bayverse
(Phần nhiều là viết lại từ nhật ký)
23/8_28/8/2024
2007: hehe, bị lôi kéo bởi đống edit trên reel nên tôi quyết định cày. Ấn tượng của tôi là phim đẹp vãi nồi, kỹ xảo mấy đồng chí robot không một điểm chê, 2007 tính đến nay(2024) là 17 năm rồi mà trông vẫn xịn mịn như thật. Daddy- lộn Optimus Prime rất ư là hot🥵. Khá là thích khoảng phá cách trong thiết kế nhân vật, rất là ngoài hành tinh, vừa máy móc vừa là thực thể sống với hằng hà sa số ống nối nhỏ, khớp, vỏ hoạt động linh hoạt. Còn về thứ tôi không đánh giá cao là màu của Jazz, Sideswipe, Ironhide (tới giờ mới nhớ tên) và phe Decepticon, mấy sếp chơi độc mỗi quả màu xám?bạc? kim loại làm đéo phân biệt được ai với ai luôn á trời, ngoại trừ Megatron thì mù mờ chút được vì bự con, nết hung nhất nên không đến nỗi như dàn tôi vừa nói.
Không tự giới thiệu hay bị Megatron quát chắc tôi cũng đéo biết con bươm bướm hình tam giác là Starscream. Jazz thì thảm thật sự nhưng vì again..quả màu, làm tôi đoạn đấy bị lú, tưởng đâu Decepticon tự khử nhau không💀.
Cốt truyện cũng đơn giản, coi giải trí xả stress tốt, khỏi loằng ngoằng theory, lore lủng gì qua thoại hết rồi.
Nói riêng tuyến con người đặt biệt là Sam với Mikaela thì hit or miss lúc thì thấy chạy đôn chạy đáo báo xóm báo làng mệt hơi vl, lúc thì cũng được việc. Mà chem hai người cứ bị trớt quớt kiểu gì, Sam với Bumblebee hay Mikaela với Bumblebee lạ thay lại tự nhiên hơn nhiều. Cô Megan Fox đẹp điên đảo, mà khổ diễn hơi đơ😭, thích đoạn chạy xe lùi cho Bee ngắm bắn, đó cũng là đoạn được nhất của cổ. Và tuyến người mà tôi thích nhất là Glen và Maggie, hai mẹ này hề.
Wwwwhhhhhaaaattttttt I'veeeeeee ddooonnneeeeeeeeeeeeeeee…
2009-Rise of the Fallen: mở đầu bằng trận đánh tưng bừng khói lửa ở Thượng Hải, Optimus Prime vẫn ngol như mọi ngày, nhưng tôi vẫn không thể nào phân biệt được Autobot và Decepticon 🤦‍♀️. Nhưng ngay sau đó là cảnh gia đình Wicwitky tiễn cậu con trai lên giảng đường đại học, tôi sẽ không complain gì nếu như tính đến đấy chỉ mới 15 phút vào đầu thôi mà tôi đã bị ngốn một nùi sẽjoke, hoàn toàn bất cmn lực. Nguyên một trường đoạn xoay quanh căn nhà, hai vị phụ huynh, hai con chó và cái mớ góc quay ác đạn với Mikaela nó cứ nhét vào mắt tôi bất kể tôi có muốn hay không..STOP!!!! ĐMMM.
Mấy quả ẩn dụ tình dục đấy còn rải rác khắp phim nữa cơ💀. Mấy tuần sau tôi có thấy so sánh bản chưa chỉnh với bản final thì phải nói bản chưa chỉnh rửa mắt thật sự, mà thôi mấy lão tai to mặt lớn chọn thì khán giả hay diễn viên có gì mà lên tiếng. Với cũng phải nói ‘sẹc dốc’ hay mấy thứ tương tự là thứ nằm hoàn toàn ở vùng tiêu chuẩn kép với tôi, OTP hoặc các nhân vật tôi thích thì duyệt, người thì tôi hơi dội. Mà đéo mẹ tua thì sợ bỏ qua đoạn quan trọng mà coi thì mắc ói🤢. PG-13 mà toàn nhét banh bưởi đồ không vậy?
Tình cảnh của Sam với Autobot thì cứ cho là timeskip 2 năm, mọi thứ đổi thay nên tình mình không còn nồng thắm nữa đi. Nhưng mà cảm giác vẫn cấn lắm, xem liên tiếp từ 07 thì sẽ thấy cậu này vốn mến Autobot thế nào xong qua 09 cậu say goodbye luôn(?) Chưng hửng.
Đoạn 1 tiếng mấy, Optimus Prime nằm lại nơi rừng thiêng nước độc, tôi chỉ ước giá như tôi không bị spoil qua mấy vid edit trên reel thì sẽ có trải nghiệm trọn vẹn hơn. Đổi lại thì hành trình Sam tìm the Matrix cực kì lí thú, không ma nào thèm nhắc tới nó trên internet nên coi như tôi hên, cũng ít sẽ-dốc trong arc này nữa, ý là ít hơn arc đầu thôi chứ cũng đảo mắt mấy lần với Leo,Seymour Simmons, hai con bot táo xanh táo đỏ và Wheelie🙄. Chem Sam/Mikaela vẫn cứ bị í ẹ ấy, dù diễn tự nhiên hơn rồi.
Còn khúc xin nhẹ cái mặt thì dù cũng bị spoil rồi đó nhưng vì tôi không ngờ nó ở phần này nên bị bất ngờ không thôi với quả tính nóng như kem của ngài lãnh đạo phe Autobot, nhiều fan ghét phân cảnh này vì nó đi xa quá xa thiết lập của Optimus Prime, một người kiên nhẫn và không ‘bạo lực’ như kia. Tôi thì lơ tơ mơ, mọi vũ trụ phim đều độc lập tách biệt khỏi nhau đối với tôi nên không biết nói gì. Hay có lẽ là thiết lập nhân vật The Fallen trong phim không mấy ấn tượng với tư cách là phản diện chính nên hành động của Optimus mới trở nên phản cảm với fan như vậy, thậm chí mặt Megatron lúc thấy ông thầy mình nằm bẹp dí còn ghi dấu ấn hơn.
Cảnh quay, trận chiến đẹp kinh hoàng, chỉ nói đến đấy thôi vì nó là lẽ dĩ nhiên, chửi Bayverse vì nội dung tùng xẻo bát nháo như cái chợ chồm hổm chứ phần nhìn không điểm nào chê được. Nhìn chung tôi lại khoái phần này hơn phần 1, ghét bỏ cũng nhiều hơn phần 1🤷‍♀️.
Oh yeah, trong khi đang hoàn thiện bài này tôi còn biết thêm được mấy thứ bên lề liên quan đến ẩn dụ phân biệt ch*ng t*c qua các nhân vật nữa. Dm tới giờ tôi mới biết 😭, hèn chi thấy giọng hai đứa táo xanh táo đỏ cứ cringe cringe. So yeah, ăn mâm xôi vàng cũng không oan lắm.
2011-Dark of the moon: Đến đây tôi cảm thấy hình như cái sự tỉnh táo của mình bắt đầu rung rinh rồi.
Toàn cảnh trận chiến tuyệt đẹp ở Cybertron, mà chắc phim dồn hết vô nó nên về sau các phân đoạn hành động của các nhân vật loài người cứ phi logic và giấy nháp kiểu gì.
Tôi không biết diễn giải sao nữa. Đây là phần phim mà hầu như đều nằm trong bảng danh sách TF movie yêu thích của phần đông fan, nhưng tôi thì chẳng cảm thấy gì. Công tâm mà nói thì phần nhìn vẫn đẹp, bắn nổ chất, không khí nghiêm túc, Megatron tã không thể tả nhưng ngon, đống dây xích quấn quanh người ổng nhìn mơi, đoạn lẩn tránh Decepticon trong tòa cao ốc nghiêng ngả nếu bỏ não thì cũng cuốn...chỉ vậy thôi, còn lại thì là một nùi diễn biến dồn dập không lưu lại tí ấn tượng nào cùng những cái ch*t kinh hoàng không khác gì phim kinh dị nhưng cũng trôi tuột.
Dĩ nhiên xem phim dạng này thì vậy đấy, tới giới hạn mất rồi, chẳng còn gì ngoài nghe và nhìn.
Cảm nhận sơ qua các nhân vật mới (hoặc không) mà tôi nhớ được: Ironhide, mới nhớ được mặt với tên giây trước xong giây sau bay màu, wth??; Shockwave, màn chào sân thú vị, cái kết thì chóng vánh; Soundwave, lúc ở trên vệ tinh thì còn nhớ chứ xuống trái đất bị Bee khử mà tôi còn tưởng đâu nó khử clone, tại quả màu chứ đâu; Que, tôi từ chối nhận đây là Wheeljack, same với Jetfire; Sentinel Prime, tạo hình thiên về người quá nên hơi lệch so với dàn robot và cảm giác khá uncanny, độ phản diện rõ nét bên cạnh Megatron chứ không bị mờ nhạt như the Fallen; director Mearing: bà này sao sao á, nhân vật này chỉ giữ vai trò làm khán giả ghét, mà cái sự đáng ghét của bả lại đáng nhớ hơn ông director nhảy dù tự do ở phần trước, những cá nhân ghét bả nhất chắc kèo có đồn ang; Starscream, con em tôi nó chết một cách vớ vẩn thật sự.
Và tôi cũng cảm thấy phát ghét cái cách nhân vật nữ được thể hiện trong đây, Carly và Mikaela không khác gì nhau trong khoảng bị vật hóa, t*nh d*c hóa, chem với Sam trớt quớt, mà chỉ khác một chút xíu là Carly đúng nghĩa bình bông di động, kiểu giữa chiến trường mưa bom bão đạn bà gái không trốn khỏi cmn cái chốn đấy đi thì thay vào đó bà gái serving face card và đi chọt Megatron, may sao lão đang oải bỏ mẹ, với tâm tình bị chọt mà hướng tới đối tượng khác nên chị toàn mạng, hoặc đạo diễn bảo thế chứ lão mà nhớ ra đứa nào dám nói lão không khác gì con đi*m của Sentinel chắc chị cũng bay màu.
Kết - cảm nhận sát xao nhất của tôi đối với Bayverse rất là lẫn lộn, thoải mái sảng khoái cũng có mà khó chịu phiền nhiễu cũng có nốt, nếu tôi mà là một thanh niên trung tuổi mê dảk humour và nhìn đời bằng thái độ ngả ngớn thì chắc tôi sẽ thích nó hơn. 3 phần được đánh giá tốt đã thế thì không biết 2 phần sau sẽ ra sao.
Tumblr media
2 notes · View notes
diracsea · 1 year ago
Text
Trích dẫn: Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng, 2010)
(Đánh dấu lúc nửa đêm, bởi một mình giữa tột cùng đa cảm)
"Chúng tôi tan vào nhau vì nỗi buồn làm nhoà hết những đường biên giới giữa người này và người kia, nơi này và nơi kia, thời này và thời kia." (Chương 2: Tám nghìn đêm)
"Tôi không có quê hương, và tôi chẳng cần." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Một câu chuyện không có lời giống như một cơn mưa không có giọt nước từ trời." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Cái đẹp nằm ở sự muộn màng. Nếu đến sớm hơn, nó chỉ là một bức thư tỏ tình như nghìn vạn bức thư tỏ tình khác, không có một cuộc đời đã dâng hiến cho tình yêu, hay sương khói, một cuộc đời đã bỏ đi và không còn lấy lại được. Cái đẹp nằm ở sự bâng khuâng yên lành của người đọc thư khi không còn gì ông ta có thể làm được nữa cho người đã yêu mình. Cái đẹp nằm ở sự câm lặng. Lá thư của tôi không thể có cái đẹp đó, vì tôi còn sống, đầy những đợi chờ và run sợ, lời nói của tôi là tiếng kêu chứ không phải sự câm lặng. Tự nhiên, tôi thấy tất cả đều dễ vỡ. Tôi không thể nào mở đầu lá thư cho cha vì không có lời lẽ nào mênh mang như nỗi thương nhớ rất mơ hồ và rất dài của tôi. Tôi không thể nào viết xong lá thư cho cha, vì nó không bao giờ đủ hoàn hảo, đủ đằm thắm và đẹp đẽ, và bất cứ một lỗi lầm nào trong lá thư đầu tiên cũng có thể gây ra một vết rạn trên chiếc bình vô hình." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Trời lạnh như trong một giấc mơ về một nơi trăm năm rồi không có mặt trời." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Từ ngày xa mẹ, tôi không biết một điều gì êm ái." (Chương 6: Đầu mùa mưa)
"Có những người chỉ khi chết mới trở về được với mình. Chỉ khi trái tim không còn đập, nó mới thuộc về cái lồng ngực của người mang nó. Khi họ còn sống, trái tim họ lặng lẽ, không được phép có tình yêu." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Ngày tôi thơ ấu, Chi không ở với tôi. Hoặc là có, nhưng nhịp của tim nó và tim tôi đồng nhau nên tôi không nhận ra chúng tôi là hai người. Chúng tôi chưa biết mình, chưa biết cô đơn, chưa nghe tiếng rạn nứt chạy suốt sống lưng của một thứ gì đó sắp bị tách làm đôi. Tôi chưa biết tôi, và Chi cũng vậy. Trong ký ức tuổi thơ của tôi có mẹ và những người khác, có gian phòng, có những hạt mưa hắt qua cửa sổ, có những con đường, những đám cỏ, nhưng không có tôi hay Chi. Ngày đó không có con bé nào đứng bên trong mình nhìn ra bên ngoài, và hiểu rằng thế giới chỉ là hình ảnh, cảm giác và ý niệm của nó về thế giới. Khi tôi khóc, thì tôi là câu chuyện buồn; khi tôi ốm, thì tôi là cơn sốt; khi tôi mát, thì tôi là làn gió. Và Chi cũng vậy." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Khóc xong, tôi chẳng muốn nghĩ gì nữa về chuyện vừa xảy ra. Tôi chỉ muốn về nhà, chỉ muốn ngủ hoài, khi thức dậy nửa nhớ cuộc đời nửa đã quên nó đi." (Chương 11: Những ngọn nến)
"Tôi ngủ. Mỗi khi thức giấc, mỗi khi nhớ lại cuộc đời mình đang sống, tôi ước gì cuộc đời ấy ngưng lại, đừng có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi không muốn tự tử, chỉ muốn bỏ đi một ngày, một nghìn ngày, một vạn ngày. Tôi muốn ở một nơi không có thời gian, không có tiếng động, không có đàn bà và đàn ông. Tôi muốn ngủ, chỉ ngủ thôi. Ở giữa những giấc ngủ tôi không làm gì khác ngoài nằm chờ giấc ngủ trở lại." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - chết một cái chết hững hờ - hay lặng lờ trôi qua những vùng đất tối nào tôi không biết. Có đôi lần tôi tưởng như tôi đã đánh mất sự liên lạc của ý thức, có những khi thức giấc tôi không biết tên mình. Tôi nằm nhớ lại ngày hôm trước, nhớ lại những câu chuyện, nhớ lại nỗi buồn dở dang mà tôi đã đặt qua một bên khi nhắm mắt ngủ. Về lại với đoạn nối tiếp, nhớ lại những cảm giác của mình, tôi nhớ lại mình là ai, biết mình vẫn còn đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện của tôi, nhưng câu chuyện đó không liền lạc. Có những khoảng tối chen vào giữa, những câu chuyện, những kinh nghiệm không có tiếng nói và không len được vào trí nhớ, nhưng chúng vẫn có đó. Những câu chuyện nằm trong vùng đất tối có còn là của tôi hay không? Tôi không biết." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Lúc thai chúng ta chớm trong bụng mẹ, trên trời có một ngôi sao băng. Một tia lửa từ cái đuôi của nó đã rơi vào vũ trụ riêng của chị em mình, và nó bay mãi, rơi mãi, bởi vì nó rơi ra từ một mặt trời đã tan vỡ, nó không thể ngừng rơi, không còn nơi để trở về." (Chương 13: Những con đường lạ)
"Tôi hỏi người dẫn đường, địa ngục là đây sao? Sao không có tiếng người kêu thương vì đoạ đày, ân hận, đau đớn? Người dẫn đường nói không, em thấy rồi mà, ở địa ngục không có một nỗi buồn khổ nào hết. Địa ngục là nơi con người không có ý chí. Chỉ với một chút ánh sáng thôi, một bóng đèn 500W có thể điều khiển cho vài nghìn người ngả qua nghiêng lại. Thế ai rọi những ngọn đèn đó? Không ai cả. Không cần lính canh hay quỷ sứ nơi con người không có ý chí." (Chương 14: Vội vàng hoa rơi)
"Tôi chỉ nhớ mỗi lần tôi mở mắt ra tôi đều thấy trời mưa. Mưa suốt ba ngày, hay một tuần, và tôi mênh mang chìm nổi trong một thứ ý thức mong manh, thời gian trôi đi rất chậm, hoặc là không trôi nữa." (Chương 18: Chia lìa)
"Chỉ có tình yêu mới có sức tàn phá đó, mới là thứ keo sơn nghiệt ngã dán chặt con người vào nỗi đau đớn mê muội này." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người." (Chương 20: Niềm im lặng của hoa)
"Tôi muốn được khóc, được kể lể như một đứa con gái úp mặt vào lòng mẹ trút hết mọi nỗi niềm. Nhưng tôi không làm được. Tôi khóc, nhưng không kể lể được, giữa mẹ và tôi vẫn là sự im lặng. Mẹ chết rồi, tôi vẫn không phá vỡ nó được. Mẹ vẫn yêu tôi, tôi biết, và tôi yêu mẹ, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng tôi hoang mang, mẹ chết rồi nỗi hoang mang vẫn còn đó, lớn thêm lên từng ngày. Làm sao cho mẹ hiểu tôi, cho tôi hiểu mẹ. Làm sao cho tôi hiểu tôi, cho mẹ hiểu mẹ. Còn có nơi chốn nào, thời khắc nào? Hai mươi hai năm tôi sống với mẹ. Và bây giờ, tôi mong một lần, úp mặt vào lưng mẹ, thôi đã trễ rồi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn lần từ bi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi mất cảm nhận về thời gian. Tâm tưởng tôi là một chiếc lá khô vừa rơi xuống mặt đất. Mưa xuống và nắng lên, ngày đi và đêm tới, trí nhớ tôi dần vùi tan vào mặt đất ẩm mục." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Tình yêu đổ đầy mỗi phân không khí, nó ngọt lịm vào một đêm rất buồn." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Có thể sự an bình và vô ưu không phải là điều chúng ta đi tìm. Chúng ta đi tìm những mối dây gắn mình với một thứ gì đó rất bao la tôi không biết tên. Tên nó là cội nguồn? Tên nó là duyên kiếp? Nó ánh sáng của một mảnh vỡ từ cái đuôi sao chổi đã rơi vào vũ trụ của tôi ngày mẹ tôi đậu thai. Nó là ánh sáng, hay chỉ là ký ức của ánh sáng từ một cái mặt trời đã vỡ? Dù thế nào, ký ức đó cũng đã gắn liền tôi với một Ngân hà ngoài xa. Cội nguồn của tôi, duyên kiếp của tôi. Hình như đó là một linh cảm về sự thật." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
"Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi. Trong cả hai lần ở Muôn Hoa tôi đều đã cảm thấy mình sẽ không chịu được sức va chạm giữa những làn sóng và vách đá. Lần đầu tôi thoát ra ngoài bằng cách để máu của mình thoát ra khỏi thân mình. Lần thứ hai tôi muốn quay đầu lại ngăn ngọn nhưng, nhưng có ai đó, những nhân duyên trùng điệp nào đó, nhấc tôi ra khỏi chỗ đứng giữa những cơn sóng và vách núi. Tôi đã không chạm được những mảnh của mặt trăng khi nó vỡ ra. Sự thật, cuối cùng, vẫn còn ở bên trên những đám mây trời. Vẫn còn một khoảng cách từ đây tới đó. Và có lẽ, tôi man mác nhận ra, cái khoảng cách đó giữ tôi còn sống. Tôi còn sống và còn ngước nhìn. Ngày tôi hoà vào ánh sáng, cũng là ngày tôi chết. Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng với cái chết. Còn sống là còn bước đi - đặt bàn chân này đàng trước bàn chân kia - trong vô minh, trong thung lũng sương giăng, với linh cảm về sự thật như những ánh chớp trong bầu trời phía trên." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
16 notes · View notes
nguyentutiensinh · 3 months ago
Text
Tumblr media
洞房昨夜停紅燭, 待曉堂前拜舅姑。 妝罷低聲問夫婿, 畫眉深淺入時無。
《閨意-近試上張水部朱慶餘》【朱慶餘】
Khuê ý (Cận thí thướng Trương thuỷ bộ)
Phiên âm: Động phòng tạc dạ đình hồng chúc, Đãi hiểu đường tiền bái cữu cô. Trang bãi đê thanh vấn phu tế: “Hoạ mi thâm thiển, nhập thì vô?”
Dịch Thơ: Phòng hoa vừa tắt ngọn đèn hồng, Chờ sáng lên thăm bố mẹ chồng. Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: "Anh xem sẫm nhạt, hợp thời không ?" - Chu Khánh Dư - dịch Nam Trân
Trước kia từng đọc được câu thơ của Âu Dương Tu đời Tống, "Dưới song bước đến đỡ dìu nhau, hỏi nhỏ kẻ mày đậm nhạt, hợp thời không."
Bỗng thấy xúc động khôn xiết, muôn mối tình sâu hiện lên trước mắt. Về sau lại đọc được câu thơ của Chu Khánh Dư: "Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: 'Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?' " Lại càng cảm thấy dịu dàng đa tình, không quá thẹn thùng.
Trước gương đang điểm trang, phu quân phong độ ngời ngời như cây ngọc đón gió đã đứng phía sau. Nàng cầm bút vẽ nét mày cong như liễu mảnh trăng khuyết, tú lệ tự nhiên, dịu dàng đáng yêu. Chàng chăm chú ngắm nhìn, sóng mắt long lanh, tình nồng ý thắm, khen không dứt miệng.
Đây là một đôi vợ chồng mới, đêm qua động phòng hoa chúc, quấn quýt dịu dàng khôn xiết, sáng ra trang điểm, tình chàng ý thiếp, ân ái mặn nồng.
Thời xưa trong dân gian, việc cưới gả đều nghe theo ý cha mẹ, lời mối mai, có được mấy người thực lòng yêu nhau, thề nguyện bạc đầu đâu?
Song rất nhiều cặp vợ chồng, tuy chẳng mấy khi tình ý nồng nàn, nhưng trong cuộc sống bình thường vẫn kính trọng nhau như khách. Nàng vì chàng rửa tay nấu canh, nâng khăn sửa túi, chàng vẽ mày cho nàng trước gương, khoác thêm áo cho nàng bên song. Có lẽ tình yêu bình đạm chỉ đơn giản là bên nhau như thế, không cùng sống chết, nhưng cùng ăn ở, ngọt bùi đắng cay vẫn bên nhau.
Bấy giờ tôi cũng đương độ tuổi xuân, tấm lòng như hoa sen chớm nở mùa hạ, chẳng vướng bụi trần. Nguyện tìm cho được một người đàn ông ôn hòa trong trẻo, tôi làm người vợ như hoa mai của chàng, sinh con đẻ cái cho chàng, ngày tháng êm đềm tươi đẹp. Chẳng cần chàng thề hẹn, chỉ cần vẽ mày cho tôi suốt đời. Biết bao suy nghĩ, lại như gió thu như nước chảy, một đi không trở lại. Giờ thì thanh xuân đã hết, chỉ còn mấy mảnh hồi ức tàn khuyết cùng chút hơi ấm dịu dàng thỉnh thoảng mới gặp lại trong mơ.
Đời người có hối hận, có tiếc nuối, có nỗi trống trải không sao lấp đầy, cũng có sự tổn thương không gì bù đắp nổi. Tôi từng nói tình yêu đẹp nhất phải như ngọc thạch, ấm áp kiên định, cả đời không biến chất, không vơi tình. Thực may, tôi đã từng có cảm giác mình mong muốn, cũng từng nhận được vô vàn ân sủng. Thực không may, hết thảy ân tình đã bị dòng thời gian vội vã vùi chôn, mà kết cục cũng bị sửa đổi, cả hai chúng tôi đều có những quá khứ không thể quay lại được.
Về sau mới biết, Chu Khánh Dư viết bài thơ này để dâng lên Trương Tịch trước khi thi tiến sĩ. Ông tự ví mình như nàng dâu mới, ví Trương Tịch như chú rể, lại ví quan chủ khảo như bố mẹ chồng, nhân đó xin ý kiến Trương Tịch. Thời Đường, những sĩ tử dự thi tiến sĩ đều gửi văn thơ tới những đạt quan quý nhân để xin giới thiệu. Đối tượng mà Chu Khánh Dư dâng bài thơ này lên là quan thủy bộ lang trung Trương Tịch. Nghe nói bài thơ của
Chu Khánh Dư được Trương Tịch ưa thích, còn làm thơ tặng lai:
越女新妝出鏡心, 自知明豔更沈吟。 齊紈未是人間貴, 一曲菱歌敵萬金。
《 寄朱慶餘 》【 張籍 】
Gái Việt bên gương mới điểm trang, Biết mình xinh đẹp vẫn mơ màng. Lụa Tề chưa đủ cho người quý, Một khúc "Lăng ca" giá vạn vàng. 
- Bài Ký Chu Khánh Dư - dịch Lãng Xẹt Tử
Trương Tịch ví Chu Khánh Dư với cô gái hái ấu, khen nàng dung nhan xinh đẹp, tiếng ca trong trẻo, ắt sẽ được người ta yêu mến, ngầm ám chỉ
Chu Khánh Dư không cần lo về việc thi cử.
Bất luận Chu Khánh Dư về sau có đỗ cao hay không thì đời người gặp được kẻ hiểu t��i mình như thế cũng đủ rồi. Xưa nay biết bao tài tử phong lưu không gặp được minh chủ, không ai thưởng thức, long đong suốt đời.
Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, biết bao duyên phận trên đời, ghi lòng tạc dạ, còn sâu nặng hơn ái tình nam nữ. Trương Tịch chân thành làm thơ tặng, thật lòng đối đãi, tình cảm này chẳng khác đức lang quân đa tình vẽ mày cho người con gái mình yêu trước gương, tình cảm thắm thiết. Còn Chu Khánh Dư lại giống cô dâu mới cưới, đêm qua nến đỏ soi chiếu, sáng hôm sau lại phải ra chào hỏi cha mẹ chồng, nên mới dậy sớm trang điểm để tới sảnh hành lễ, chấm than vẽ mày, lại không biết nên vẽ đậm hay nhạt, đành khẽ khàng hỏi nhỏ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?" Câu hỏi khẽ này thực e thẹn kín đáo, rung động lòng người. Chỉ một tiếng hỏi nhỏ đã khắc họa hoàn chỉnh nội tâm dịu dàng của cô dâu mới. Nhà thơ ví nỗi lo không biết có thể thuận lợi bước vào con đường làm quan hay không với tâm tình của cô dâu mới lần đầu gặp cha mẹ chồng, thực là khéo léo mới mẻ, khiến người ta xúc động.
Thơ Chu Khánh Dư mới mẻ tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, mang đậm phong vị riêng. Mà câu trả lời của Trương Tịch cũng hết sức khéo léo tự nhiên, có thể nói là xứng đôi vừa lứa, trở thành giai thoại thiên cổ. Bất luận là đời thịnh hay đời loạn, đều không thiếu tài tử cao sĩ, cuộc đời đằng đằng, những người có duyên hợp được với họ có thể nói là cực kỳ ít ỏi. Bạn dốc hết cả đời ra tranh danh đoạt lợi, song thành bại được mất chỉ trong một thoáng qua. Duyên trần cũng vậy, biết bao tài tử giai nhân, từng thề cùng sống chết, hứa hẹn bạc đầu, cuối cùng lại phụ bạc nhau, làm lỡ người mà tổn thương mình. Những đôi có thể nâng án ngang mày, bình đạm sống hết đời như Mạnh Quang và Lương Hồng, chỉ có ở nhà dân chúng tầm thường. Còn những mối tình đẹp đẽ trong sách vở hay kịch hát phần nhiều là bi kịch, không được viên mãn. Cũng phải, cái đẹp nhất của cuộc đời là giản dị, tình ái cũng nên như nét mày giai nhân mới kẻ, đậm nhạt phải lẽ, không ấm không lạnh.
Người chẳng gì bằng cũ, vợ tào khang không thể coi thường.
Nữ nhi xinh đẹp tới đâu cũng chỉ được mười mấy năm ngắn ngủi, dẫu có nhan sắc nghiêng thành thì cuối cùng cũng sẽ phai tàn và già đi. Mà tình như rượu ủ, phải chôn giấu thật kĩ, càng lâu vị càng thuần, để lâu ngày mới đem ra thưởng thức. Nhưng có lúc, buông tay cũng là một cách thành toàn, thuận theo vận mệnh là để giải thoát linh hồn, khoan dung với người khác cũng là đối tốt với mình.
Nếu hỏi thế nào là may mắn, thì ấy là đời này yêu được người mình chờ đợi đã lâu, hơn nữa đôi bên có được nhau hoàn toàn, không phải chia lìa.
Nguyện cả đời trang điểm vì người ấy, mãi tới khi tóc bạc sắc phai, vẫn hạ giọng hỏi khẽ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?"
Trích: Một Quyển Phong Hoa Đại Đường - Bạch Lạc Mai - Tố Hinh
3 notes · View notes
8c26blog · 11 months ago
Text
Paper Bride { Ep.01 }
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
*** Paper Bride { Ep.01 } ***
Nói trước, tui không thích game kinh dị, máu me, bạo lực nhưng lúc tui coi trailer game này thì thấy vẫn trong mức chấp nhận được của tui. Tui cũng tính chơi game này lâu rồi, cuối cùng cũng chơi được. Đã download đủ 5 phần. Chơi "Phần 1" trước xem thế nào. (ง°ل͜°)ง
Đầu tiên phải nói là tui vốn thích những thứ liên quan đến văn hoá xưa cũ của Trung Hoa, nên từ cái tên game đến màu sắc và hình ảnh là tui ưng rồi. ☝(˚▽˚) Do cũng có chút kinh nghiệm chơi thể loại HOG nên khi chơi game này tui cũng không đến nỗi quá bỡ ngỡ. Đánh giá sơ bộ của cá nhân thì tui cho "Phần 1" là : 4.5 - 5 điểm thôi. ( ゚ヮ゚)
Điểm thấp vậy là có lý do hết (lý do theo quan điểm cá nhân của tui (¬‿¬) ề hế)
1. Hình ảnh và màu sắc :
+ Khen : Hình đẹp, màu sắc trong game thiên về hướng âm u tạo bầu không khí quỷ zị hợp với bối cảnh của game. :v
- Chê : Đẹp thì có đẹp nhưng so với hình ảnh màu mè (đôi khi gây nhức đầu) và hình ảnh chi tiết (đôi khi quá rườm rà) của các game HOG Châu Âu thì phần hình ảnh của game này khá sơ sài và màu sắc hơi đơn điệu. Đôi khi có những phân đoạn màu mấu chốt thì khá nhạt nhoà muốn ăn nhập vô màu nền nên nhìn khá chán. (⊙ᗜ⊙)
Có một điểm trừ lớn là phần hình ảnh đa phần là cận cảnh nên nhìn không có không gian, làm cảm giác bí bí, ngộp ngộp. (|||  ̄_ ̄) Nếu hình ảnh toàn cảnh, hoặc phối cảnh không gian rộng hơn một chút thì hình xấu cũng đẹp lên được vài phần.
2. Âm nhạc :
+ Khen : Cũng được đi. :V
- Chê : Được thì có được chỉ là nhạc nền lúc có lúc không (゚ヮ゚) Phần voice của nhân vật cũng nhỏ xíu :v Nhưng mấy cái đoạn jump scare nhạc lên cũng làm tui hơi giật mình đấy ☝(°ロ°) (Nhất là đoạn đứng chổ cửa sổ chung cư đang cầm ống nhòm nhìn toà chung cư đối diện thì ông lão qua đời với gương mặt xanh dờn, mắt trợn, cùng với nụ cười nham nhở bất thình lình phớt qua làm tui giật cả mình Σ( ̄□ ̄lll) Rồi đoạn lục đồ trong hộc tủ, vừa mới mở tủ ra thì thằng nhóc lòi cái đầu ra rùi rút vô cũng làm tui cũng "hơi hơi" giật mình :v quá đáng lắm (╯°□°)╯)
3. Cốt truyện :
+ Khen : Cũng được, cũng kinh điển, cũng có mấu chốt và điểm nhấn. Tui cảm thấy đoạn nhật ký của đứa nhóc khá buồn và có tiếc nuối.
Cốt truyện cũng cho ta một triết lý : "Đôi khi người giúp ta chưa chắc gì là người tốt, còn người làm ta ... giật mình chưa chắc là người xấu, chỉ là cách biểu đạt của họ hơi đặc biệt xíu thôi". ( ͡° ͜ʖ ͡°) Thật sâu sắc ~
Bên cạnh đó game cũng giới thiệu thêm một số phong tục phong thuỷ, thờ cúng của Trung Quốc cũng hay (mặc dù tui chưa tìm hiểu thông tin là đúng bao nhiêu % :v)
- Chê : Nội dung được nhưng hơi rườm rà và đôi khi thấy nó thiếu thiếu gì đó, đôi khi lại thấy có tình tiết không ăn nhập gì với nhau. Chơi xong cảm thấy dừng ở mức được thôi chứ không hay, không ấn tượng lắm. 「(°ヘ°)
4. Độ "hề" của game :
+ Khen : Cái này là cá nhân tui cảm thấy thôi, chứ thường game kinh dị chỉ có ghê chứ không có hề. (^ ਊ ^) Riêng mục này chỉ có khen không có chê. :v
Tui mắc cười đoạn nhân vật chính "Ninh Tử Phục" đọc di chúc của ông lão trong tang lễ ở chung cư. Tui thấy lời lẽ của ông lão cứ hề hề thế nào đó :v Cái này làm bầu không khí âm trầm của tang lễ biến thành chẳng còn gì là nghiêm túc nữa. (☞゚∀゚)☞ (°⌣°)
À còn đoạn đưa xấp tiền giấy cho con hình nhân giấy nằm trong quan tài nữa. Cho cả xấp tiền dày cộm rồi nhưng sau này vẫn phải đút vào miệng nó thêm một cục ngọc nữa nó mới chịu giúp mở cửa. Hình nhân giấy mà tham lam thế cơ đấy. (¬‿¬)
Còn đoạn đối thoại với bà lão trước cái miếu cũng hề hề. Để tui trích đoạn lại lời bà lão : "Ha ha ha, chàng trai này đúng là thú zị, ngày cô hồn mà lại mặc đồ tân lang chạy lung tung. Trúng tà hay là bị điên vậy?". Thật là những lời thắm thía ☝(゚ヮ゚) Sau đó thì nhân vật chính "Ninh Tử Phục" có hỏi thăm thêm thì bị bà lão quăng cho cục bơ bự : "Bà lão đang nhắm mắt nghỉ ngơi, không quan tâm bạn". :v Ôi con sông quê ê ê ê ê ê ~~~~
5. Cách chơi :
+ Khen : Như đã nói, do tui cũng có chút kinh nghiệm chơi game HOG nên cách chơi cũng không quá khó (mặc dù tui cũng có xem hint nha ☝(゚ヮ゚)). Cách chơi đơn giản, dễ nắm bắt.
Phần hint cũng "rã đông" khá nhanh nên thời gian chờ xem hint không quá lâu.
- Chê : Do tui chơi không giỏi lắm nên tui xem Hint cũng nhiều ☝(゚ヮ゚) nhưng mà cái Hint có lúc khá tối nghĩa và nhiều lúc đơn giản đến vô dụng như kiểu có hint cũng như không (;´༎ຶД༎ຶ`), phải đọc tới lui mới hiểu, đôi khi làm theo cũng không được và phải mò một lát mới ra.
Đây là game về văn hoá Trung Quốc nên một số minigame phải giải game theo cách có liên quan đến "phong tục hoặc văn hoá của Trung Quốc" mới ra. Những lúc như thế tui chỉ sử dụng một tuyệt chiêu duy nhất, nhấn nút "Bỏ qua" cho gọn :v Chơi minigame trong HOG tui luôn bám theo phương châm : "Gặp minigame dễ thì "Muỗi ~ piece of cake", còn khó thì "bỏ qua" cho lành ☜(˚▽˚)☞" Nhưng mà có những lúc nút "Bỏ qua" chình ình ở đó mà bấm không có tác dụng gì hết, không cho qua màn. Vậy để cái nút đó chi zẫy ?! ☝(°ロ°) những lúc như vậy chỉ có thể dùng tuyệt chiêu thứ 2 là "RÁNG ! ... ráng mò cho qua cửa". Chứ biết sao giờ, chơi gần đến kết cục của game mà bỏ ngang thì tức lắm. ლ(༎ຶД༎ຶ`;ლ)
Thêm một cái nữa, ai biết chút đỉnh tiếng Trung thì chơi game và nắm bắt hint nhanh, còn không biết thì ráng nhận biết và nhớ chữ Hán, vì trong Hint có phiên dịch ra tiếng bản xứ của mình, nhưng giải đố thì phải sử dụng tiếng Trung. Thật vi diệu ~ (✿´‿`)
=====
Đánh giá đến đây kết thúc, tui không phải người chơi game chuyên nghiệp nên đánh giá theo kiểu không chuyên nghiệp và theo cảm nhận cá nhân.
Nhìn chung đây cũng là một game đáng chơi, cũng thú vị, vừa mới lạ vừa không mới lạ (tui thật mâu thuẫn :v ). Tui sẽ chơi hết 5 phần, sau đó sẽ đánh giá để giải trí và kỷ niệm. (☞゚ヮ゚)☞ *Cái kết thiệt cụt, thiệt mắc hứng* ☜(゚ヮ゚☜)
6 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 11 months ago
Text
Khóc Người Vợ Hiền - Tú Mỡ
Tumblr media
KHÓC NGƯỜI VỢ HIỀN.
Bà Tú ơi, bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai. Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng, vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thuở đôi ta kết tóc, Thấm thoắt gần năm chục năm qua. Thủy chung chồng thuận vợ hòa. Gia đình hạnh phúc, thật là ấm êm.
Tôi được bà vợ hiền thuần thục. Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo Đạo vợ chồng lấy chữ yêu làm nền. Bàn tay trắng dựng nên cơ nghiệp, Cũng nhờ bà khéo biết thu va. Dù không phú quý vinh hoa, Cuộc đời đầy đủ cửa nhà xênh xang.
Bà đức tính đảm đang trung hậu, Gái Việt Nam nếp cũ cổ truyền. Có công nên được bù đền, Nhà ta cảnh tiểu thần tiên trên đời: Con khôn lớn năm trai ba gái, Nội ngoại vừa hăm bảy cháu ngoan. Đang vui như hội liên hoan, Thì bà vội mất muôn vàn tiếc thương! Hồi kháng chiến, trên đường gian khổ, Bà tản cư cùng lũ con thơ, Đạn bom, đau ốm, trải qua, Chín năm chịu đựng vậy mà an khang.
Mà nay chỉ cảm văng, ốm vặt, Tưởng như khi váng mặt nhức đầu, Lần này nào có ngờ đâu, Ốm đùa, chết thật, mới đau đớn lòng! Các bác sỹ ra công cứu bệnh, Cứu làm sao được mệnh than ôi! Bà nay sáu tám tuổi đời, Kể thì cũng thượng thọ rồi, còn chi. Bà chỉ ước rằng khi đến cõi, Hai vợ chồng sẽ đợi chờ nhau, Quy tiên cùng một chuyến tầu, Chứ về kẻ trước, ngựời sau sao đành! Khốn con tạo đành hanh tàn tệ, Vì ai đâu mà nể ta đây Phũ phàng guồng máy cứ quay, Hơn ngày chẳng ở, kém ngày không đi.
Ai là chẳng chung qui về đất Cưỡng làm sao quy luật thiên nhiên! Sinh thời, bà rất dịu hiền Thác đi thanh thản êm đềm như ru. Thiu thiu nhẹ tựa hồ thiếp giấc, Đúng như lời ao ước bấy nay. Bà lên xe hạc chơi mây, Để tôi thổn thức đêm ngày nhớ thương.
Nhớ tài đức đảm đương nội tướng, Nhớ công lao cấp dưỡng chí tình. Cơm dẻo canh ngọt đã đành Miếng ngon, món lạ, bà dành phần cho. Nhớ tôi ốm, bà lo nâng đỡ Khác nào cô y tá tận tâm. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng: "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ. Vì cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông."
Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho thỏa vong hồn. Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước, Pha ấm trà chén nước mời nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi. Khổ nghe cái Tuyết Mai cháu bé Nói với ông thỏ thẻ tiếng lòng: "Ông ơi, cháu ngủ với ông, Ngày mai ông bế đi vòng vườn hoa" Nay bà chết là bà đi mất, Thôi, cháu không còn hát câu ca: "Bà ơi, cháu ngủ với bà, Mai bà đi chợ mùa quà cháu ăn."
Khổ những lúc ra sân, mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, lá trầu vàng ai xơi? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Bà thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi. Ngẫm cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi để tủi để sầu cho tôi.
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mươi năm thắm thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau, Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui. Bà đi rồi nhưng tôi phải ở Công việc đời còn dở tí thôi. Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà…
Nhà thơ Tú Mỡ
6 notes · View notes
dienhoahaihavn · 1 year ago
Text
Hoa sinh nhat me (+199 Mau hoa dep lam me hanh phuc)
“Đội ơn chín chữ cù lao,
Sinh thành kể mấy non cao cho bằng.“
Chín chữ cù lao ấy bao gồm chín ơn lớn là: Sinh – Cúc – Phủ – Súc – Trưởng – Dục – Cố – Phục – Phúc.
Không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh ra, ơn sinh thành dưỡng dục báo đền làm sao cho hết? 
” Tình cha bao la như núi cao ngang trời./ 
Tình mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông./ 
Dù cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành./
Dù mẹ làm sao vẫn luôn mang nặng đẻ đau./”
Cha mẹ là những người luôn hy sinh thầm lặng, gáng vác bao nỗi nhọc nhằn, lo toan cuộc sống để nuôi dưỡng ta trưởng thành nên người, là nơi chốn bình yên để ta quay về bất cứ khi nào.
Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, môi trường công việc mà con cái thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với cha mẹ. Tuy nhiên, đừng vì cuộc sống hiện đại xô bồ mà quên đi việc quan tâm, gần gũi, chăm nom săn sóc cha mẹ. Đạo làm con đôi khi chỉ đơn giản là sớm thăm tối viếng, quạt nồng ấp lạnh, chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu… Hãy khiến cho ngày nào cũng trở thành ngày hiếu đạo.
Để thay lời cảm ơn, trao gửi những tình cảm trân quý, sự quan tâm đó bạn hãy dành tặng cha mẹ những bó hoa tươi thắm rực rỡ. Vào ngày sinh nhật, một bó hoa mừng sinh nhật mẹ hay một giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố đơn giản cũng sẽ khiến bố mẹ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
Vậy sinh nhật mẹ tặng hoa gì đẹp, ý nghĩa nhất? Hoa tặng sinh nhật bố nên chọn hoa gì thích hợp?
Hoa tươi là món quà vô giá của thiên nhiên, ngoài việc làm đẹp cho đời, mỗi loại hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau. Trong đó có các loài hoa mang ý nghĩa cao cả về tình mẫu tử thiêng liêng, sự biết ơn của con cái đối với bố mẹ hay còn được gọi là “hoa hiếu thảo.” Hãy cùng Điện Hoa Hải Hà tìm hiểu ý nghĩa các loại hoa chúc mừng sinh nhật mẹ, hoặc dành tặng bố thích hợp nhất.
Hoa Cẩm Chướng – hoa mẫu tử:
Là loài hoa lưỡng tính thư��ng có mùi thơm quyến rũ, cánh hoa mỏng manh, đối xứng xuyên tâm, nhiều màu sắc. Từ năm 1907, hoa Cẩm Chướng đã được lựa chọn là biểu tượng trong Ngày của Mẹ ở những nước phương Tây. Vào ngày này, người ta thường sẽ tặng hoa cẩm chướng cho người mẹ kính yêu của mình để thể hiện sự kính mến, lòng biết ơn sâu sắc. Một bó hoa chúc mừng sinh nhật mẹ Cẩm Chướng hồng sẽ là lựa chọn thích hợp nhất, mang đầy ý nghĩa.
Hoa Lan Hồ Điệp:
Hoa mang vẻ đẹp thanh cao, quý phái. Cánh hoa tròn đầy, đối xứng nhau, mùi hương thanh khiết là món quà hoàn hảo kết thành giỏ hoa tặng mẹ ngày sinh nhật với mong muốn gia đình đoàn viên sung túc, cha mẹ khoẻ mạnh để con cháu được hiếu thảo, yêu thương đủ đầy.
Hoa Cúc – Hoa hiếu thảo:
Bắt nguồn từ câu chuyện về một cô bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, trải qua bao gian khó, khổ ải cuối cùng cũng tìm thấy bông hoa thần kỳ giúp mẹ có thể sống lâu trên đời, nhưng trớ trêu thay bông hoa chỉ có 5 cánh, mỗi cánh hoa là số năm mà mẹ có thể sống trên trần gian. Quá đau lòng nên cô bé đã xé nhỏ những cánh hoa tới mức không thể đếm được với hy vọng sẽ mãi được bên cạnh mẹ. Vì vậy, khi nhắc đến hoa Cúc, người ta nghĩ ngay đến lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, mong cho cha mẹ luôn trường thọ, cát tường.
Có thể sử dụng cúc Hoạ Mi, cúc Đồng Tiền, cúc Bách Nhật, cúc Tana…kết thành bó hoa, giỏ hoa hoa đẹp tặng sinh nhật mẹ vừa tinh tế vừa ý nghĩa.
Hoa Hồng:
Hoa hồng là loài hoa được dùng trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Những ai còn cha còn mẹ sẽ hạnh phúc được cài lên ngực áo cành hoa hồng đỏ. Những ai không may mất mẹ mất cha thì cài lên mình bông hoa hồng trắng. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Hoa hồng tặng sinh nhật mẹ như một lời cảm ơn, cảm ơn mẹ cha vẫn luôn bên con, bảo vệ chở che cho con trước giông bão cuộc đời.
Hoa Ly:
Hoa Ly từ lâu đã được mệnh danh là một loài hoa thanh cao, tràn đầy sức sống với hương thơm đặc biệt thanh khiết. Trong Thần thoại Hy Lạp, hoa Ly là biểu tượng cho tình mẫu tử với lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Một bó hoa tặng sinh nhật mẹ hay giỏ hoa chúc mừng sinh nhật bố hoa Ly vừa sang trọng, lại vừa ý nghĩa. Những cành hoa Ly màu hồng và màu trắng. Là màu hoa được nhiều người chọn để dành tặng bố mẹ của mình.
Hoa Mẫu Đơn – Ngọn lửa trái tim của Mẹ:
Sự tích hoa Mẫu Đơn là câu chuyện cảm động về sự chiến đấu, hy sinh của một người mẹ yêu nước, quyết tâm bảo vệ con cái và quê hương. Nơi mẹ hy sinh, một bông hoa đỏ rực rỡ hình ngọn lửa mọc lên từ trái tim còn vẹn nguyên và nóng bỏng. Và Mẫu Đơn chính là tên loài hoa đấy. Dành tặng một bó hoa sinh nhật mẹ Mẫu Đơn với thông điệp về tình yêu thương vô bờ bến và hạnh phúc gia đình luôn đong đầy.
Hoa Hương Dương :
Bông hoa vàng rực rỡ, kiên cường, mạnh mẽ, luôn hướng về phía mặt trời. Nó là biểu tượng của sự trường thọ, lạc quan. Bó hoa tặng sinh nhật mẹ hoa Hướng Dương thay lời cảm ơn đến những hy sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho con, mẹ mãi luôn là vầng dương ấm áp chiếu soi đời con.
Hoa Sen: 
Quốc hoa của Việt nam chính là hoa Sen, loài hoa thanh cao của nghị lực phi thường, khí phách quật cường như người mẹ Việt nam cao quý. Trong Phật giáo, hoa Sen được biết đến với sự tinh khiết, trong sáng. Hoa tặng mẹ ngày sinh nhật sử dụng hoa Sen giúp tĩnh tâm, mang lại sự thanh tịnh, an nhiên, giũ bỏ mọi ưu phiền trong cuộc sống.
Mua hoa sinh nhật tặng mẹ, hoa chúc mừng sinh nhật bố tại Điện Hoa Hải Hà.
Để chọn được những bó hoa đẹp tặng mẹ sinh nhật, hay những giỏ hoa tặng sinh nhật bố ý nghĩa nhất, bạn có thể đặt hàng trực tuyến hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng Điện Hoa Hải Hà có mặt khắp 63 tỉnh thành.
Điện Hoa Hải Hà chuyên cung cấp các mẫu hoa tặng sinh nhật bố mẹ,  hoa đẹp chúc mừng sinh nhật vợ yêu, hoa tặng sinh nhật bạn gái độc đáo. Dịch vụ điện hoa sinh nhật toàn quốc tất cả 63 tỉnh thành. Những bông hoa tươi thắm rực rỡ sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời để dành tặng những người thân yêu, quan trọng nhất cuộc đời.
Đặt hoa tặng sinh nhật tại Điện Hoa Hải Hà có nhiều ưu đãi:
– Được tư vấn mẫu hoa sinh nhật bố mẹ thích hợp, ý nghĩa nhất.
– Hoa đảm bảo mới, tươi đẹp, chất lượng.
– Nghệ nhân cắm hoa chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm sẽ sáng tạo ra mẫu hoa ưng ý, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
– Giao hoa nhanh, gửi điện hoa uy tín, nhân viên giao hàng lịch sự, tận tình.
– Tặng kèm thiệp, miễn phí in băng chữ đẹp, lời chúc ý nghĩa.
– Giá hoa ưu đãi nhất.
Nguồn bài viết: https://dienhoahaiha.com/danh-muc/hoa-sinh-nhat/hoa-sinh-nhat-bo-me/
6 notes · View notes
ru-wo · 2 years ago
Text
TRI KỶ LÀ NGƯỜI KHÔNG CẦN GÌ Ở TA
Có hai người nọ, gặp nhau trên một chuyến hành hương tới Ai Cập. Suốt chuyến đi, họ chia sẻ với nhau một số điều, nhưng phần lớn là sự thinh lặng. Khi cả hai cùng đặt chân đến Ai Cập, một người trong đó nói: "Tôi quý bạn, rất quý bạn, và tôi không cần gì ở bạn cả." Và người kia bỗng nhận ra đây quả thực là tri âm tri kỷ của mình.
Tri âm là người dạy ta về tự do và can đảm
Xuyên suốt cuộc đời, hầu hết chúng ta đều mong mỏi tìm thấy cho mình một người bạn, một tri âm để có thể lắng nghe và chia sẻ cùng trong bao đa đoan. Thi thoảng, chúng ta ngỡ như mình đã tìm thấy một người như vậy. Chúng ta sớt chia với họ đủ điều, nhưng rồi, vì hoàn cảnh và lòng người thay đổi, mà bạn và họ không còn có thể ngồi lại bên nhau nữa, thậm chí còn không muốn gặp lại nhau. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện về tình bạn thắm thiết đi đến đổ vỡ. Khi gặp lại, cả hai cũng tỏ ra hết sức lạnh nhạt và tránh nói về nhau.
Bởi trước đó, họ đã đến với nhau với một lý tưởng nhất định. Chẳng hạn, bạn cho rằng tri âm phải là một người đồng điệu với bạn về quan điểm sống, sở thích, tính cách đồng thời có thể lắng nghe và thấu hiểu cho bạn. Nhưng bạn lại không nhận ra rằng về bản chất, bạn đến với người kia bằng mong cầu được thỏa mãn chính mình. Và thế, khi nhân sinh quan của người kia hay của bạn thay đổi, thì tự trong bạn không còn có thể chấp nhận được họ nữa. Bạn tự cô lập mình trong mối quan hệ, dần thấy phiền hà, mệt mỏi và muốn xa lánh con người này.
Nhưng một tri âm là người không đòi hỏi điều gì ở bạn cả, ngoài việc đến với bạn bằng lòng chân thành và không mảy may toan tính. Giống như người bạn trong chuyến hành hương tới Ai Cập, họ không cần điều gì ở người kia. Họ không đến với ai đó bằng mong muốn được thỏa mãn hay được nhận một điều gì.
Tình bạn đổ vỡ vì mong muốn riêng tư của cả hai bên về nửa kia. Tình bạn cũng đổ vỡ vì sự ràng buộc về mặt tinh thần, sự áp đặt về mặt quan điểm sống, và tham vọng tìm thấy một người bạn tốt hơn. Nhưng là tri kỷ của nhau tức là đón nhận con người kia một cách hoàn toàn. Họ chấp nhận sự khác biệt. Họ bao dung nhau vì biết mỗi người đều đang trong quá trình trải nghiệm để điều chỉnh những lầm lỡ của mình.
Và khi rời xa nhau về mặt vật lý, họ không giận hờn, oán trách vì họ hiểu tình bạn là để cho đ��i phương có sự tự do mà họ mong muốn. Khi khác nhau về mặt quan điểm sống, họ lắng nghe nhau nhưng không cố ý sửa đổi nhau. Họ âm thầm lặng lẽ sống để đối phương thấy ra bài học cuộc đời nằm ở tự do và can đảm trải nghiệm.
Chân thành và không ràng buộc
Chúng ta thường đến với một người nào đó bằng sự yêu-ghét, quý mến-ghẻ lạnh... Và với một người bạn, ta cũng thường đến với họ bằng sự trân quý. Đó có lẽ là một thái độ tốt đẹp, nhưng bạn có thấy, về sau, họ thường kết thúc tình bạn ấy với sự ghẻ lạnh? Những cặp nhị nguyên dường như chẳng bao giờ tách rời được nhau!
Nhưng khi ta đến với một người bằng sự chân thành và tâm không ràng buộc, ta dễ để cho sự trong trẻo bên trong dẫn đường. Ta không đòi hỏi ở nửa kia, và cũng không ép buộc bản thân phải theo một khuôn mẫu ứng xử nào khi ở cạnh họ, hay khi xa họ.
Tôi nghĩ bạn không cần cố giữ một mối quan hệ, vì khi càng giữ, bạn và đối phương sẽ càng cảm thấy nghẹt thở. Ngày nay, con người thường giữ mối quan hệ bằng cách nhắn tin, gọi điện thường xuyên... Đó có thể cũng là một cách hay nhưng rồi bạn sẽ thấy không phải lúc nào mình cũng có thể chu toàn theo kiểu đó, thậm chí đối phương cũng có khi thấy phiền và mệt mỏi. Bạn chỉ cần đến với họ bằng sự chân thành, lặng lẽ. Mà ta hay gọi bằng hai từ "tùy duyên", nghĩa là họ xuất hiện thì mình hãy đón nhận, còn không, thì hãy sống thật trọn vẹn với những gì đang diễn ra mỗi ngày, xoay quanh cuộc sống của mình.
Hãy là tri âm của chính mình trước tiên
Chúng ta thường đi tìm kiếm một người bạn về mặt hình tướng, nhưng lại ít khi chịu làm bạn với chính mình. Vì một người bạn bên ngoài khiến chúng ta quên đi những phiền não bên trong, còn khi đối diện với chính mình, ta thấy mới thật chán chường và thậm chí không thể chịu đựng nổi.
Trong một bộ phim Việt nào đó mà tôi từng xem, người bạn kia mới nói như thế này: "Tao chịu đựng hết nổi rồi. Tao không phải là cái sọt rác để lúc buồn, lúc khổ mày đến xả vào!" Quả là một chia sẻ thẳng thắn, nói ra trong lúc giận dữ, nhưng c��ng thật đúng phải không? Chúng ta thường tìm một người bạn để chia sẻ những khó nhọc của ta, nhưng lại không nhận ra rằng ta đang vô tình mang đến những nỗi phiền hà cho họ, và ta không nhận ra họ cũng có những mệt nhọc và khó khăn riêng. Nhưng nếu ta chịu làm bạn với chính mình, lắng nghe và cảm nhận những phiền não bên trong mình, thì có lẽ, ta sẽ không đến với bất cứ người nào bằng sự vị kỷ đó của bản thân.
Tôi nghĩ dành thời gian một mình, âm thầm lắng nghe những cung bậc bên trong mình thật sự quan trọng. Khi ta kiên nhẫn với bản thân, ta sẽ học cách kiên nhẫn và đồng cảm cho những não nề của người khác. Và điều này cũng góp phần không mang gánh nặng riêng tư vào mối quan hệ tình bạn.
Khi học làm bạn với chính mình, ta cũng thôi bớt những mong cầu, những ý nghĩ nương tựa người khác. Ta chợt ngộ chỉ khi lòng ta đủ can đảm và vững chãi, thì ta mới có thể mang đến sự lành mạnh cho người khác, hay cho chính người bạn tri kỷ của mình.
@trangps
13 notes · View notes
mongthw · 1 year ago
Text
Tumblr media
“Vì cháu nghĩ rằng, trước khi mặt trời mọc là khoảng thời gian tăm tối nhất. Bạn của tương lai đừng quên mình ở hiện tại. Cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn. Bây giờ dù bạn đang đứng ở đâu cũng đừng quên rằng bản thân bạn sẽ luôn tiến về phía trước”, cô giáo không tay Lê Thị Thắm truyền cảm hứng trong bài tham luận.
2 notes · View notes
thiendoanng · 16 hours ago
Text
0123 / EM ĐÃ CÓ CHỒNG
Tàn thu lành lạnh úa vàng bay ,
Cành cây trụi lá dáng hao gầy .
Soi bóng chiều tà gờn gợn sóng ,
Mây giăng lơ lững dưới dòng sông .
Bóng mờ bương chải trải dặm trường ,
Cùng ai hò hẹn bến yêu đương .
Con đò lắc lư cơn gió thoảng ,
Cánh bèo trôi dạt chiếc thuyền dong ...
Yêu đương mấy độ tuổi trăng đầy ,
Măng non tươi thắm còn thơ ngây ..!
Cầm tay tung tăng đêm huyền diệu ,
Chuyện trò say đắm mình ngất ngây ...
Tha thiết tháng ngày tình vụng dại ,
Mặn mà ân ái đã tỏ bày ...
Vắng nhau hơi lâu hay nghi ngại ,
Sợ người bỏ lại mối chua cay...?
Đằng đẵng … chốn này tin mất hẳn ,
Anh đà biệt vắng cõi xa xăm ..?
Đêm nằm trong chăn sầu ghê lắm ,
Rồi em tha thướt tắm nắng hồng ...
Mất tăm dạng , chiều đông đi thẳng ,
Tuy có chồng thức trắng cầu mong ...?
Vẫn yêu anh mơ mòng chìm lắng ,
Chẳng còn chi … chuốc đắng trong lòng ...?
Bên em những lúc đang nồng thắm ,
Anh thở dài lẫm cẩm ...buồn không ?
Nào ngờ tình giam trong cung cấm ,
Chàng nơi chiến trận … nỗi cô phòng ...?
Trở lại bến xưa đâu hình dáng ,
Đông sang lãng đãng vi vu về .
Sương mù âm u nghe chạng vạng ,
Bên bờ dĩ vãng gió lê thê ...!
Anh yêu hởi câu thề còn nhớ ,
Thôn xóm cũ một thuở trông chờ ...?
Người bỏ đi tình thơ mộng vỡ ,
Khói lam mờ cách trở bơ vơ…!
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 02 tháng 4 năm 2016 .
Tumblr media
0 notes
thptngothinham · 2 days ago
Text
Hướng dẫn làm văn cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà, lập dàn ý chi tiết kèm sơ đồ tư duy và một số bài văn mẫu nêu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)  Cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà - Tài liệu hướng dẫn làm bài văn nêu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn cung cấp gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo một số bài văn mẫu hay cho các em tham khảo. Hướng dẫn làm bài cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích các chi tiết, hình ảnh, nội dung, nghệ thuật của đoạn trích để rút ra thông điệp và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm - Đối tượng làm bài: đoạn trích Chiếc lược ngà - Phương pháp làm bài: phân tích, cảm nhận 2. Luận điểm chính cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà Luận điểm 1: Cảm nhận về bé Thu. Luận điểm 2: Cảm nhận về nhân vật ông Sáu. Luận điểm 3: Cảm nhận tình cha con của ông Sáu và bé Thu gắn với hình ảnh chiếc lược ngà. 3. Sơ đồ tư duy cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà 4. Kiến thức bổ sung về tác phẩm Chiếc lược ngà Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được mội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa. - Với bé Thu, “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên. - Với ông Sáu, "chiếc lược ngà" đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình. - Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình. Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quýt. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi. Chi tiết dàn ý cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà 1. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng. - Giới thiệu vài nét về vị trí và nội dung của đoạn trích Chiếc lược ngà. 2. Thân bài: Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà a. Nhan đề Chiếc lược ngà - Là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh. - Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt. b. Nhân vật bé Thu * Trước lúc nhận cha:
- Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng). - Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ. => Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương. => Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết. * Sau khi nhận cha: - Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu. - Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc. - Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người. c. Nhân vật ông Sáu * Khi trở về thăm nhà: - Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng). - Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh. * Khi ở chiến trường: - Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã. - Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết. - Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái. => Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính. 3. Kết bài - Nêu cảm nghĩ chung về đoạn trích Chiếc lược ngà. TOP 7+ bài văn mẫu tham khảo nêu cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà Bài mẫu số 1 Có một nhà văn đã nói rằng: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tình cha con - đó không chỉ là tình cảm muôn thuở có tính nhân văn vững bền. Nó được thể hiện trong tình cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh, trong cuộc sống gian khổ, hi sinh của người cán bộ Cách mạng. Đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba - người bạn chiến đấu của ông Sáu, ta mới thấm thía hết được những nỗi đau của con người trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất hủ. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ra bao nhiêu mất mát, đau khổ và hi sinh cho người dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh ấy mà bao nhiêu người phải rời xa gia đình, xa những người mẹ, người chị, người vợ, người con để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ông Sáu cũng là một trong số những người như thế. Ông đi xa khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Tám năm trời xa cách, ông chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Ông khao
khát muốn được thấy con đến nhường nào! Một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha. Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Người đọc tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao bé Thu không nhận ra ông Sáu, không nhận ra cha mình? Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu hoàn toàn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập của người cha. Ông Sáu càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông Sáu càng yêu thương, bé Thu càng lảng tránh. Bé Thu nhìn cha với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” mà chỉ nói trổng. Đó phải chăng là sự ngây thơ của một đứa bé đầy cá tính? Ở bé Thu còn là tính gan lì khi mà mọi người thân đã hết lòng khuyên nhủ, tạo tình thế để bé nhận cha, nhưng đều thất bại. Khi mẹ vắng nhà mà nồi cơm trên bếp đang sôi, bé Thu không thể nhấc nổi nồi cơm to như thế mà chắt nước được. Cái tình thế ấy làm người đọc tưởng chừng bé Thu phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa. Vậy mà thật ngoài sức tưởng tượng, Thu vẫn không cất lên cái tiếng mà ba nó mong “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Bé Thu làm tác giả phải thốt lên: “Con bé đáo để thật”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ấy còn được thể hiện khi Thu hất cái trứng cá mà ba nó gắp cho ra khỏi chén cơm. Đây là một tình huống mang tính kịch tính cao. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Thái độ ấy làm người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng hơn bằng người cha giàu lòng yêu thương con lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chối bỏ. Nhưng sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh, quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người ba mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiên định có lập trường. Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn l���n và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”. Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây.
Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con, không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào: - Thu! Con. Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi... Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười. Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con, nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi - nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược. Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà. Cho nên, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị. Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được. Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,... đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã đến với các em thơ trong sự tận hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. Chúng ta hiểu và biết ơn bao người đã hi sinh tình cảm riêng, hi sinh cuộc đời của mình cho đất nước như cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”. Sức sống của tác phẩm là ở chỗ khơi gợi được ý nghĩa sâu sắc của tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng. Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà Bài mẫu số 2 Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến cũng như trong hòa bình. Ông viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tại chiến trường Nam Bộ vào năm 1966 - những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Truyện khai thác tình cha con sâu nặng trong chiến tranh, đồng thời gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao con người, bao gia đình. Trong truyện ngắn, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc và xây dựng tình huống bất ngờ để thể hiện tình cha con sâu nặng của ông Sáu với bé Thu. Sau bao nhiêu năm ở chiến khu, ông Sáu mang cái tình của người cha khát khao được gặp đứa con của mình. Nhưng khi ông hy vọng được nghe tiếng gọi “Ba” của đứa con gái thì lại không được đền đáp. Con của ông đối xử lạnh nhạt với ông như những người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con thì nó càng cố tình cự nự. Điều này, khiến ông Sáu đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Mọi người vẫn nghĩ rằng sau bao tình huống thì đứa bé sẽ cất lên tiếng “ba” như mọi người mong muốn. Nhưng nó vẫn luôn ương ngạnh và không chịu gọi ông Sáu là “ba”. Hành động của bé Thu khiến nhiều người phải suy nghĩ. Khi đứa con mà mình mong nhớ không chịu gọi mình là Ba khiến cho ông Sáu đau khổ. Nhưng ông cũng phần nào hiểu được vì sao con mình hành động như vậy và cũng chỉ biết lắc đầu. Phản ứng tâm lý và hành động của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Bé còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai nói cho Thu biết bé phải làm gì trong hoàn cảnh éo le như vậy. Tuy người đọc cảm nhận được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh. Nhưng đối với bé, người đàn ông xa lạ mới xuất hiện không hề giống với người ba trên bức ảnh mà bé hay thấy. Đến khi được bà ngoại giải đáp thắc mắc trong lòng, bé hiểu về lai lịch của những vết thẹo, Thu cũng nhận ra đó thực sự là ba mình. Những trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao được gặp ba bấy lâu của bé bị dồn nén. Những cảm xúc ấy bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người ba lên đường về quân khu.
Tiếng “Ba… a… a… ba!” vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ông Sáu chờ đợi suốt bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim tất cả mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc và không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha cũng như níu giữ những tình cảm yêu thương mà bấy lâu nó mong đợi. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Đối với ông Sáu, tiếng “Ba” đó là tiếng “Ba” đầu tiên và cũng là tiếng “Ba” cuối cùng mà ông được nghe từ đứa con của mình. Chính vì thế khi ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt tất cả tình cảm của mình vào việc làm chiếc lược. Để rồi chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông nỗi nhớ đứa con và nuôi dưỡng tình cha con. Có lẽ chiếc lược chứa đựng quá nhiều tình cảm mà ông dành cho đứa con nên trước lúc nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ đến chiếc lược, nhờ đồng đội chuyển lại cho con. Hành động của ông như một lời gửi gắm tình cảm của mình tới đứa con mà mình luôn mong nhớ. Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu đậm của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh chiếc lược ngà như biểu tượng của một trái tim thổn thức luôn khao khát tình ruột thịt. Đây cũng là một hình ảnh thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp và thiêng liêng. Cảm nhận đoạn trích Chiếc lược ngà - Bài văn mẫu 3: Nguyễn Quang Sáng - nhà văn sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu trên chiến trường miền Nam, với lối viết mộc mạc, bình dị, đậm chất Nam Bộ, những trang viết của ông về cuộc sống, con người nơi đây trong hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc và trong những năm tháng sau hòa bình luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” - câu chuyện cảm động về tình cha con, ra đời vào năm 1966 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trước hết, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Tình huống được kể đến đầu tiên đó chính là cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con ông Sáu sau tám năm trời đằng đẵng xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận cha. Đến lúc bé Thu nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường về lại đơn vị. Thêm vào đó, truyện còn xây dựng được tình huống độc đáo khác nữa, đó chính là khi ông Sáu ở khu căn cứ đã dồn hết tình yêu thương để làm tặng bé Thu một chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao con thì ông Sáu đã hi sinh. Trong lúc hấp hối, ông đã nhờ đồng đội chuyển cho con chiếc lược mình đã làm. Như vậy, có thể thấy, tác phẩm đã xây dựng được hai tình huống độc đáo và giàu ý nghĩa. Đó đều là những tình huống giàu kịch tính với nhiều yếu tố bất ngờ, từ đó đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng, thắm thiết. Đồng thời, nhân vật được đặt vào trong những tình huống éo le đã làm bộc lộ tính cách và tình cảm cha con, để rồi từ đó tác giả đã khẳng định sự thiêng liêng, cao cả và sức mạnh của tình cảm cha con. Bên cạnh việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” còn xây dựng được những nhân vật độc đáo và trước hết đó chính là nhân vật bé Thu. Bé Thu là một cô bé có tình yêu thương cha sâu sắc, tám năm trời đằng đẵng xa cho, cô bé ấy luôn khao khát được gặp lại cha và rồi cái ngày cô hằng ao ước ấy đã đến. Những tưởng bé Thu sẽ vui mừng khôn xiết, sẽ chạy sà vào lòng ba mà ôm, mà hôn, thế nhưng, mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Nghe tiếng ba gọi, rồi đến lúc gặp ba, cô bé “tròn xoe mắt” như chẳng thể hiểu chuyện gì đang xảy ra rồi vội chạy đi tìm mẹ. Trong quãng thời gian ít ỏi ba ngày ở nhà, mặc cho ông Sáu dành bao nhiêu yêu thương, quan tâm, dỗ dành cho bé Thu thì bé Thu vẫn nhất quyết không chịu gọi một tiếng ba, những lúc cần nói với ông Sáu, cô bé luôn nói cộc lốc. Và ngay cả những lúc khó khăn nhất như phải chắt nước một nồi cơm to bé Thu vẫn loay hoay, tự xoay xở, tự làm.
Đặc biệt, trong bữa cơm, khi ông Sáu gắp trứng cá cho bé Thu, cô bé đã hất ra khiến cơm văng tung tóe. Chính vì điều đó, bé Thu đã bị ông Sáu trách phạt, nhưng con bé không khóc mà bỏ về nhà ngoại. Bé Thu đã không chịu nhận ba chỉ vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo, khác với bức hình mà tám năm qua bé Thu nhìn thấy. Để rồi, khi được bà ngoại giải thích mọi chuyện, bé Thu đã hiểu ra tất cả. Sáng hôm sau, bé Thu trở về nhà, đó cũng chính là lúc ông Sáu phải chia tay mọi người để lên đường trở lại đơn vị. Lúc này đây, thái độ của bé Thu với ông Sáu đã thay đổi hoàn toàn, không còn cái vẻ cau có, cố chấp nữa mà giờ đây chỉ còn khuôn mặt “sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” khi bắt gặp ánh nhìn trìu mến và buồn rầu của ba nó. Để rồi, khi ông Sáu nói lời chia tay với mọi người, bé Thu đã cất tiếng gọi ba - một tiếng kêu đến xé lòng, tiếng kêu của tình yêu thương, của nỗi nhớ, của sự chờ đợi mà cô bé ấy đã cố giấu trong mình suốt tám năm qua. Cô bé ấy ôm chặt lấy ba, hôn ba thật nhiều và hôn lên cả vết thẹo. Cô bé ấy ước sao ba sẽ ở nhà với mình chứ không đi nữa. Và đến lúc chia tay ba, bé Thu ao ước ba sẽ mua cho mình một chiếc lược ngà, để luôn thấy ba và tình yêu của ba cạnh mình. Như vậy, có thể thấy, bé Thu là một người con tuy bướng bỉnh nhưng rất giàu lòng yêu thương, quý mến ba. Cùng với nhân vật bé Thu, nhân vật ông Sáu cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Trở về quê hương, gia đình sau tám năm trời đằng đẵng xa cách, ngày trở về, bao nỗi nhớ thương khiến ông Sáu xúc động mãnh liệt. Nỗi niềm xúc động ấy của ông Sáu đã được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, câu văn giàu xúc động “không thể nào chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra… vội vàng với những bước chân dài”. Để rồi, khi trở về nhà, trước thái độ của con, ông đã rơi vào tâm trạng đau khổ “anh đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày ít ỏi ở nhà, ông không đi đâu xa mà luôn gần gũi, tìm đủ mọi cách, kiên nhẫn chờ sự thay đổi của bé Thu, chờ bé Thu gọi ông một tiếng ba. Và đến lúc con nhận mình cũng là lúc ông phải xa con, xa gia đình, quê hương, tình cảm cha con sâu nặng cũng được tác giả bộc lộ thật xúc động “ghìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Những giọt nước mắt của ông Sáu không chỉ là giọt nước mắt xúc động mà còn là giọt nước mắt của niềm hạnh phúc lớn lao, nó ứa ra từ tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu. Chia tay con, ông Sáu mang theo lời hứa mua tặng con một chiếc lược ngà trở lại chiến trường. Để rồi, khi trở lại chiến trường, ông luôn ân hận và khổ tâm vì đã trách phạt con. Và hơn thế nữa, ông đã dồn hết tình yêu thương con và nỗi nhớ của mình vào làm chiếc lược ngà tặng con. Ông cưa từng chiếc răng cẩn thận và tỉ mỉ, ông “tẩn mẩn” khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Mỗi lần nhớ con, ông lại mang cây lược ra ngắm và lên mái tóc mình cho cây lược thêm bóng. Ông Sáu đã dồn hết tình cảm mình dành cho con vào việc làm chiếc lược ngà, chiếc lược ấy chính là kết tinh cho nỗi nhớ, cho tình yêu thương sâu sắc mà ông dành cho bé Thu. Tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu còn được thể hiện rõ nét qua chi tiết ông Sáu hi sinh. Trong những phút giây cuối cùng ít ỏi còn lại của cuộc đời mình, ông Sáu đã nhờ đồng đội trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu. Và rồi, sau này, chiếc lược ấy đã được trao tận tay cho Thu, điều đó cho thấy, tình cha con không hề chết, không hề mất đi mà nó trở thành điểm tựa để bé Thu khôn lớn và trưởng thành. Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc mọi thế hệ không chỉ bởi tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn mà hơn hết chính bởi sự ấm áp vô ngần của tình cảm cha con cao quý trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh gay go, ác liệt. Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà - Bài văn mẫu 4:
Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), là một trong những tác giả nổi tiếng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng là một người lính tham gia vào các chiến trường Nam Bắc thế nên các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của thời đại. Trong hơn nửa thế kỷ chiến đấu và cầm bút ông đã để lại một số lượng tác phẩm lớn không thua kém gì so với các nhà văn cùng thời. Trước năm 1975 các sáng tác của ông chủ yếu là về đề tài người lính với những mất mát và đau thương trong chiến đấu, với bằng giọng văn mộc mạc, bình dị đậm chất người dân Nam Bộ ông đã tự tạo riêng cho mình một phong cách sáng tác không thể nhầm lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. Chiếc lược ngà không phải là tác phẩm đầu tay nhưng lại là tác phẩm đẩy tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng vụt lên nổi bật so với các tác giả đương thời. Đọc truyện ngắn ta mới thấu hiểu được rằng sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh không hẳn chỉ là những trận mưa bom bão đạn, những lần đổ máu trên chiến trường mà nó còn len lỏi tận vào hậu phương, len lỏi vào không gian gia đình, cắt vào trái tim mỗi con người những vết thương vô hình vô dạng nhưng đau đớn kéo dài cả cuộc đời. Có thể nói rằng Chiếc lược ngà là một tác phẩm có cái nhìn mới về nỗi đau cũng như những bi kịch trong chiến tranh ở một phương diện khác, một bộ mặt khác tàn bạo hơn của chiến tranh. Nhan đề Chiếc lược ngà vốn là một chi tiết rất quan trọng trong tác phẩm, nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh. Ông vẫn chấp niệm chưa được gặp con lần nữa để tận tay tặng cho cô bé chiếc lược mà ông đã cặm cụi tỉ mỉ khắc vẽ, đẽo gọt bằng cả trái tim, bằng tất cả những tình yêu thương dồn nén, trong đó có cả sự hối hận, tiếc nuối vì đã trách phạt cô bé trong lần đầu tiên gặp mặt mà cũng là lần cuối cùng. Hình ảnh chiếc lược ngà cũng là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt, tất cả chỉ còn lại một hình bóng người cha mơ hồ và một chiếc lược ngà được khắc bằng tất cả nỗi nhớ mong. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh hai tình huống éo le và đau đớn, đó là cảnh ông Sáu được về thăm nhà sau tám năm xa cách, trước nỗi mong nhớ xúc động được gặp đứa con gái bé bỏng mà ông đã xa nó từ năm nó chưa đầy tuổi, thì đắng cay sao nó lại không chịu gặp ông, nó xa lánh và sợ hãi người cha như ông, điều đó khiến ông đau xót và ngỡ ngàng, thậm chí đã nổi giận mà đánh con. Tình huống truyện thứ hai cũng éo le không kém, sau khi bé Thu đã thấu hiểu vì sau ba nó lại khác trong ảnh, nó quay về để nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải quay trở lại đơn vị, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã để lại trong lòng cả hai cha con những kỷ niệm, những xúc động khôn tả, nhưng thật xót xa khi đó cũng là lần cuối mà hai cha con còn được gặp mặt, chiến tranh đã cướp đi ông Sáu mãi mãi và chỉ để lại cho bé Thu một chiếc lược ngà. Trước hết về nhân vật bé Thu, nhân vật này được tái hiện trong cuộc tái ngộ với ba trong vẻn vẹn ba ngày ngắn ngủi sau 8 năm xa cách, trong một không gian hẹp đó là ngôi nhà của gia đình ông Sáu. Trước khi nhận ông Sáu là cha thì sau tám năm xa cách những tưởng cuộc gặp gỡ sẽ đầy mừng tủi và ngập tràn hạnh phúc, thế nhưng trái với mong đợi bé Thu lại thể hiện một thái độ khác thường. Trong khi ông Sáu vô cùng xúc động, thì cô bé lại ngạc nhiên “tròn xoe mắt” rồi hoảng sợ, tái mặt đi bỏ chạy, và gọi má để cầu cứu. Trong suốt ba ngày phép khi ông Sáu cố gắng dồn hết tình cảm cho bé Thu để bù đắp 8 năm trời xa cách, để con bé cởi mở lòng mình nhận ông là ba, thì trái ngược cô bé lại lạnh nhạt, xa cách thậm chí là có hành động bài xích, ngang ngạnh bướng bỉnh, quyết không nhận ông là ba. Điều đó thể hiện qua nhiều chi tiết trong truyện ví như cô bé không chịu gọi ông Sáu là ba, khi bắt buộc phải giao tiếp thì nó chọn cách nói trổng, đỉnh điểm phải kể đến chi tiết, bé Thu hết trái trứng cá vàng mà ông Sáu gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung tóe khắp mâm.
Chính sự kiện ấy đã làm tất cả những nỗi đau đớn, xót xa mà ông Sáu phải gánh chịu bấy lâu bùng nổ, ông dang tay đánh vào bé Thu và hét lên “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Những tưởng rằng bé Thu sẽ hiểu ra, sẽ biết sợ, nhưng không cái cá tính đanh đá trong người cô bé đã khiến nó vùng dậy chạy sang nhà bà ngoại để nương nhờ chứ quyết không nhận ông Sáu làm cha. Và thật may mắn rằng chính chuyến đi này của con bé mới chính là nơi gỡ nút thắt trong lòng của Thu, hóa ra không phải Thu ghét ba, không thương ba hay cứng đầu ngoan cố mà trái lại vì cô bé quá yêu thương ba, người ba trẻ trung, khuôn mặt không có vết sẹo trong tấm ảnh mà mẹ vẫn thường cho nó coi. Giờ đây khi gặp người đàn ông với vết sẹo ngang mặt dữ tợn, nó không thể nhận ra, và càng không thể chấp nhận gọi ông một tiếng “ba”, đơn giản vì nó trung thành với người ba trong ảnh, nó cho rằng ông Sáu không phải ba ruột của nó. Chi tiết ấy khiến trái tim người đọc thắt lại, nhìn xem chiến tranh đã để lại gì trong trái tim một đứa bé nhỏ, một người cha tội nghiệp, đó đâu phải chỉ là vết sẹo dài trên mặt mà đó là vết sẹo trong tình cảm của cả một gia đình. Việc miêu tả thái độ khác thường của bé Thu của tác giả đã tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương, đặc biệt là những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm của người cha như bé Thu. Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết. Đến khi cô bé hiểu ra, hối hận quay về nhà để gặp ba thì trái ngang thay ông Sáu lại phải quay về đơn vị tập kết, cảnh cô bé hét lên tiếng “ba” thật dài thật vang đó “như là tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người” xót xa biết bao nhiêu. Lúc này đây tất cả tình cảm với người cha mà con bé hằng mong chờ 8 năm trời dường như đã vỡ ra bằng hết trong tiếng gọi của nó, từng cái hôn vội vã của con bé dành cho ba nó như là cố thể hiện tất cả những tình cảm mà nó hằng cất giữ, tóc gáy nó dựng lên vì xúc động, có lẽ chẳng có giây phút nào xúc động hơn thế nữa. Và rõ ràng rằng hành động của con bé không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc. Chi tiết cô bé chia tay ba với ao ước được ba mua cho cây lược ngà cho thấy cô muốn có một vật kỷ niệm của ba để được thấy ba luôn bên mình, đồng thời nó cũng như là một sợi dây để gắn kết giữa Thu và ông Sáu, lời dặn dò, niềm ao ước của cô bé chính là động lực để ông Sáu chiến đấu một cách ngoan cường mạnh mẽ, để sớm được trở về trao cho con gái yêu chiếc lược ngà mà cô vẫn hằng mong ước. Đặc biệt chi tiết chiếc lược ngà dường như đã xóa tan mọi khoảng cách 8 năm li biệt, xóa mờ đi sự dữ tợn của vết sẹo, chỉ còn lại niềm yêu thương gắn bó sâu sắc của cặp cha con bình thường giữa gia đình. Có thể nói rằng sự chuyển biến trong tình cảm của bé Thu đã lần nữa tô đậm tình yêu thương sâu sắc của cô bé đối với ông Sáu, qua đó thấy được hình ảnh một cô bé dẫu có bướng bỉnh, ngoan cố nhưng thực tế ẩn chứa trong đó là nỗi niềm mong nhớ cha, khát khao được yêu thương nồng đậm trong tâm hồn còn non trẻ. Hình ảnh ông Sáu cũng hiện lên qua hai phân đoạn trong không gian trải dài từ căn nhà của ông đến tận chiến trường, trong một khoảng thời gian khá dài, dường như nó ôm ấp hết tất cả những tình cảm cũng như tấm lòng yêu thương của bé Thu trong đó. Sau 8 năm xa cách, ông quay về nhà để gặp đứa con gái bé bỏng với niềm vui và nỗi xúc động khôn tả, thì đớn đau thay cô bé ấy chẳng những bài xích xem ông như người xa lạ,
cướp mất chỗ của ba nó, thậm chí khi bị dồn đến đường cùng nó vẫn kiên quyết chống lại ông, chống lại tất cả những sự quan tâm ân cần mà ông dùng bằng hết sự yêu thương trong 8 năm để bù đắp cho nó. Điều ấy khiến ông Sáu vốn là người đàn ông đã lăn lộn bao năm trong chiến trường đau đớn còn hơn cả những lần bị thương bởi mảnh bom mảnh đạn ngoài trận tuyến. Khuôn mặt người đàn ông cương nghị có lúc “sầm lại trông thật đáng thương”, còn “hai tay buông xuống như bị gãy”, phải đau khổ, xót xa và thất vọng nhường nào mới khiến người đàn ông từng trải bom đạn phải uể oải, chán chường đến thế. Có những phân đoạn bé Thu nói trổng, không chịu gọi ông tiếng “ba”, khiến lòng ông thắt lại cái cười lắc đầu của ông thực tế là do đau quá không khóc nổi nên đành cười để che lấp đi. Sự tổn thương nỗi đau đớn khó có thể chịu đựng thường khiến con người ta dễ nổi giận và ông Sáu đã phạm sai lầm khi ra tay trách phật bé Thu, điều đó khiến ông mãi hối hận đến tận khi nhắm mắt xuôi tay. Có thể nói rằng chiến tranh đã đem đến cho cả ông và bé Thu những bi kịch vô cùng sâu sắc, cảnh hội ngộ cứ tưởng là hạnh phúc thì lại trở thành nỗi dằn vặt đớn đau trong cả 3 ngày trời, đế lúc ngỡ tưởng hạnh phúc bừng cháy thì cũng là lúc ông Sáu buộc phải đi xa và đó cũng là lần đi xa mãi không trở về. Khi trở lại chiến khu bi kịch vẫn không thôi giày vò người đàn ông ấy, ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã. Chỉ đến khi bắt đầu làm chiếc lược ngà bằng tất cả tâm huyết, sự tỉ mẩn, tình yêu thương vô bờ thì ông Sáu mới dần nguôi ngoai nỗi hối hận và tình yêu đối với con lại càng trở nên sâu sắc. Thậm chí đến lúc hy sinh, dù đang hấp hối nhưng ông vẫn chỉ nhớ về Thu, đứa con gái ông hết lòng yêu thương, đôi mắt nhờ cậy người đồng đội mang chiếc lược ngà về cho con đã trở thành điểm sáng là dấu ấn đặc sắc và xúc động bậc nhất của câu chuyện về tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu sau phân khúc nhận nhau của hai cha con. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm gia đình đặc biệt chính là tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầu gian khổ. Từ đó cho độc giả một cái nhìn mới về sự tàn phá, khốc liệt của chiến tranh, nó không chỉ tàn phá đất nước, cướp đi sinh mạng của con người, không chỉ riêng những con người ở tiền tuyến phải chịu đựng cảnh  gian khó, hy sinh xương máu mà nghiêm trọng hơn nó còn chính là nguyên nhân làm chia cắt gia đình, để lại cho con người những nỗi đau, những lỗ hổng trong trái tim chẳng bao giờ có thể lấp đầy bằng thứ gì khác. Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngàCảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà - Bài văn mẫu 5: Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt. Câu chuyện kể về ông Sáu, người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài
từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân là bác Ba - nhân vật kể chuyện. Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này. Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết. Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên
đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi! Ba đi nghe con!” thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao! Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba. Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh, vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “Ba đây con! Ba đây con”. Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thỏa những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa.
Ông đã hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả . Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này! Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà - Bài văn mẫu 6: Ra đời cách đây gần 50 năm (1966), nhưng truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, mỗi lần đọc lại, vẫn đem đến cho chúng ta niềm xúc động mới mẻ lạ thường. Sức hấp dẫn của Chiếc lược ngà không phải chỉ ở cốt truyện ít nhiều li kì, hay tính cách nhân vật khác lạ mà chính là ở nội dung sâu sắc và cảm động của câu chuyện. Thêm nữa, tác giả của nó - nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại truyền đến người đọc bằng một lối kể chuyện thủ thỉ thấm đẫm nỗi niềm đau đáu của người cầm bút về số phận của con người, tình cảm con người trong những năm đất nước phải đối mặt vói cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của thế kỉ XX. Theo tác giả Chiếc lược ngà, chúng ta đến với gia đình anh Sáu ở miền Đông Nam Bộ những năm đầu của thập kỉ 60, thế kỉ XX. Gia đình anh Sáu cũng giống như bao gia đình khác có chồng, có vợ, có con. Nhưng gia đình ấy không được đoàn tụ mỗi ngày. Anh “thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm”, lúc đứa con duy nhất chưa đầy một tuổi. Vợ chồng chỉ được gặp nhau trong những thời khắc ngắn ngủi. Anh chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ. Từ xa cách đến xa lạ là một khoảng cách rất gần. Lúc trở về, anh Sáu khao khát được gặp con gái, anh chỉ “mong được nghe một tiếng “ba” của con bé”. Tuy nhiên sự thật bình thường lại không đơn giản chút nào “con bé chẳng bao giờ chịu gọi”. Khoan! Đừng vội trách đứa con gái bé bỏng tội nghiệp'. Niềm tin ngây thơ trong trắng của nó chưa hề vướng bận vào chiến tranh, nhưng chiến tranh đã can thiệp vào đời sông tình cảm của nó. Vết thẹo dài bên má anh Sáu “bị Tây bắn bị thương” hồi nào, không ai ngờ lại là vật cản đường con bé đến với ba nó. Sự xung khắc giữa hai bô' con trong những ngày anh Sáu thăm nhà có nguồn gốc từ đây. Đúng vậy, chiến tranh đã không chỉ làm hình dạng con người thay đổi mà theo đó còn làm cho con người ta xa cách ngay cả khi ở gần nhau. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được kí kết, đất nước ta phải chia làm hai miền, một lần nữa gia đình anh Sáu lại li tán.
Có ai ngờ lần về thăm nhà này lại là lần cuối cùng đoàn tụ của gia đình anh. Xa vợ, xa con, niềm mong ước được gặp lại con mình không lúc nào nguôi trong lòng anh Sáu. Nhưng mọi cố gắng của người cha không vượt qua nổi sự khắc nghiệt của chiến tranh. “Trong một trận càn của Mĩ - Nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực”. Niềm mong mỏi gặp lại đứa con yêu dấu của mình, anh Sáu đã không thực hiện được. Anh đã ra đi mãi mãi. Cây lược ngà có thể gỡ rối được phần nào nỗi khổ tâm của anh, nhưng anh không còn cơ hội tận tay mang nó đến cho đứa con yêu dấu của mình mặc dù niềm tin vào tình cha con của anh không bao giờ mất. Đã có nhiều tác phẩm văn học nói về tình mẫu tử, còn tình phụ tử, chúng tôi nghĩ đây chính là một đóng góp của tác giả Chiếc lược ngà. Trong vai người chứng kiến, tác giả dẫn người đọc đi từ đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện với một niềm “xúc động ngậm ngùi”. Bài ca về tình phụ tử trong Chiếc lược ngà đã làm cho biết bao thế hệ người đọc rơi nước mắt. Câu chuyện diễn ra như một màn kịch cổ điển có mở đầu, diễn biến, có thắt nút, cởi nút... làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Và cũng ở đây chúng ta được chứng kiến một Nguyễn Quang Sáng rất sâu sắc, tinh tế trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Quả thật đọc bao nhiêu lần, tôi không thể nào phân biệt nổi đâu là cái tài của tác giả, đâu là cái thật của câu chuyện. Chỉ biết rằng các tình tiết, diễn biến cứ liên tiếp xuất hiện, liên tiếp mở ra dưới ngòi bút của tác giả như chính nó có trong đời thực. Lúc anh ở xa nhà, chị đi thăm không mang con theo được, đành vậy. Nhớ con anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Lần này được về qua nhà chuẩn bị cho một chuyên đi xa “cái tình người cha cứ nôn nao trong anh”. Rồi “không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên... bước vội vàng vối những bước dài”. Chỉ thế thôi ta đã hiểu được sự nóng lòng gặp con của anh đến chừng độ nào. Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa hình ảnh một người cha yêu thương con thật vồ vập, thật bản năng. Bản năng của người cha trong anh Sáu dường như đã truyền sang người kể chuyện, ông đoán “chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”. Quả có thế, chúng ta hãy xem động tác của anh Sáu: “vừa bước chân, vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Tưởng như bé Thu sẽ hồ hởi đón chờ anh, nhưng thật lạ “con bé giật mình, tròn mắt nhìn... ngơ ngác lạ lùng”. Anh Sáu bị bất ngờ trước thái độ sợ hãi của con gái. Một cú sốc thật sự làm trái tim của người cha bị tổn thương. Từ xúc động, anh Sáu chuyển sang đau đớn và thất vọng. Ba ngày ngắn ngủi trong gia đình, vợ chồng anh Sáu đã làm tất cả để cái tình cha con trở lại. Tuy nhiên, dường như mọi người càng cố gắng bao nhiêu thì khoảng cách tình cảm giữa anh Sáu và đứa con gái duy nhất càng xa cách bấy nhiêu. Mâu thuẫn của câu chuyện cứ tăng dần. Người cha chỉ mong sao có được một tiếng gọi “ba”, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ giục gọi ba thì nó bảo: Thì má cứ kêu đi”, khi bắt buộc phải gọi thì sự đáp lại của con bé là những lòi trông không tức tưởi: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” phát ra từ miệng của một đứa bé bảy, tám tuổi gọi cha của mình mà Nguyễn Quang Sáng dùng rất đúng chỗ đã không ít lần làm người đọc phải buông tiếng thở dài buồn bã. Bị dồn vào tình thế khó khăn, mọi người hi vọng quan hệ từ phía người con sẽ được cải thiện. Song tình huống này, thêm một lần nữa lại đẩy mâu thuẫn của câu chuyện lên cao. Cái tài của người cầm bút cũng thêm một lần được thể hiện, đó là sáng tạo ra một tình huống thật độc đáo cho tính cách phô diễn. Lối khắc họa tính cách nhân vật tuy không mới, nhưng đã lôi cuốn người đọc vào thế giới câu chuyện rất tự nhiên và giàu cảm xúc. Bé Thu bị đặt vào một hoàn cảnh khó khăn, nồi cơm hơi to so với đứa bé bảy, tám tuổi lại đang sôi. Để hoàn thành nhiệm vụ mà mẹ giao không thể không cầu cứu người trợ giúp. Kịch tính được đẩy dần lên, nhưng vẫn những câu nói “trổng” (nói trống không) của con bé:
- “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Hình ảnh bé Thu lúc này thật tội nghiệp “nhìn xuống, hơi sợ, lại nhìn lên... nhăn nhó muốn khóc... luýnh quýnh... loay hoay”. Và thật bất ngờ, Thu “đáo để” tự mình giải quyết mâu thuẫn “lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Tình cha con mỗi lúc như một xa. Điểm nhấn cuối cùng của mâu thuẫn là bữa ăn. Một bên là người cha “gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén” cho con; một bên là người con “lấy đũa soi vào chén... bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm”. Đây chính là giọt nước tràn ly, anh Sáu “vung tay đánh” con, còn Thu, cô bé “cứng đầu” không khóc mà “ngồi im, đầu cúi gằm xuống... cầm đũa, gắp lại cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” sang bên nhà ngoại “dỗ mãi cũng không về”. Mâu thuẫn của câu chuyện không thể đẩy cao hơn được nữa. Là người trong cuộc anh Sáu tưởng như không còn hi vọng có được tình cha con trong lần về thăm nhà ngắn ngủi này. Nhưng không, người xưa từng nói “phụ tử tình thâm”, người đọc không thể mất hi vọng, anh Sáu cũng có quyền hi vọng. Và tình cha con của anh trở lại đúng vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất. Bé Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn, nhưng lại mang tâm trạng hoàn toàn khác “không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu” và cái nhìn cũng khác “đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Người đọc nhận thấy thái độ, tình cảm của bé Thu đã biến chuyển trong ánh mắt “xôn xao” của con bé qua nhãn quan và cách miêu tả tinh tế của người viết truyện. Nỗi khát khao tình cha con bấy lâu nay bị kìm nén trong bé Thu nay bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét gọi “Ba... a... a... ba!”, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tối... dang tay ông chặt lấy cổ cha nó”, “nó nói trong tiếng khó. - Ba! Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. Tất cả hành động của bé Thu thật gấp gáp, dồn dập trái hẳn với những gì chúng ta chứng kiến ở đầu câu chuyện. Vâng! Đúng là thế, tình cảm cha con anh Sáu không hề mất đi dẫu có bị chiến tranh làm tổn thương, trái lại nó sẽ còn làm xúc động bao trái tim người đọc. Ai đã từng một lần đọc Chiếc lược ngà không thể không xúc động rơi nước mắt như những người chứng kiến buổi chia li sáng hôm ấy. Tất cả mọi người đều không ngờ tới đó là lần gặp nhau cuối cùng, là buổi chia xa mãi mãi của cha con anh Sáu. Nhưng “Cây lược ngà”, kỉ vật anh Sáu đã dành bao tâm sức, chất chứa bao tâm sự với con thì cuối cùng đã trở về với đứa con gái yêu dấu theo đúng lời hẹn ước. Đó cũng là một minh chứng hùng hồn cho tình cha con bất tử. Thời gian rồi trôi đi, bé Thu ngày nào đã trở thành một cô giao liên dũng cảm, tiếp tục con đường cách mạng của ba mình. Câu chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã kết thúc mà nỗi ám ảnh của nó về bi kịch một thời chiến tranh, dư âm của nó về tình cha con bất tử vẫn còn làm thổn thức bao trái tim người đọc. Hiểu được như vậy là chúng ta đã tri ân người cầm bút đã có công sáng tạo ra nó, góp thêm một tiếng nói khẳng định: vượt qua bi kịch, phụ tử bao giờ cũng tình thâm. >> Xem ngay: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Chiếc lược ngà Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà - Bài văn mẫu 7: Tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả. Nếu tình mẫu tử là "nước trong nguồn" êm ái, nhẹ nhàng thì tình cảm cha dành cho con là "núi Thái Sơn", vĩ đại, mạnh mẽ, bền bỉ và dài lâu. Với sự chiêm nghiệm đó, Nguyễn Quang Sáng đã viết tác phẩm Chiếc lược ngà, một truyện ngắn gây xúc động lòng người về tình cảm của cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Vỏn vẹn trong vài ngày ông Sáu về thăm nhà, đoạn trích ngắn từ câu chuyện đã lấy đi bao nước mắt người đọc, thấu cảm về tình cha con, tình yêu thương gia đình máu mủ ruột già không gì có thể so sánh được và đặc biệt là tình cảm bền bỉ bé Thu dành cho người cha của mình.
Được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả vừa là nhà văn, vừa là người lính tham gia chiến trường Nam Bộ, tác phẩm lấy bối cảnh tại một vùng quê sông nước. Ông Sáu, người lính dạn dày lão luyện có dịp về thăm nhà trong mấy ngày nghỉ phép. Tạm xa cảnh đạn bom loạn lạc, ông về với vợ và bé Thu - con gái ông. Nhưng thật éo le, cô con gái ông mới chỉ gặp một lần nhất định không chịu nhận cha, thậm chí còn hỗn láo, ruồng bỏ ông. Trong hoàn cảnh như vậy, người đọc không chỉ thấy được tình cảm mãnh liệt hai cha con giữ trọn cho nhau mà còn có những giọt nước mắt thương cảm cho cuộc sống quá đỗi khó khăn, vất vả, li tán của thời kì cách mạng. Tình cảm của bé Thu dành cho cha, tình yêu của ông Sáu dành cho con không được thốt bằng lời, nhưng từng suy nghĩ, từng cử chỉ hành động của hai nhân vật đều cho thấy, tình phụ tử thiêng liêng không thể bị chiến tranh bào mòn mà chính những chia cắt, những khổ đau ấy đã góp phần khẳng định sự mãnh liệt của sợi dây gia đình. Người đọc rất dễ ấn tượng bởi cô bé Thu vừa tinh nghịch, hiếu động, cứng đầu, vừa yêu thương cha da diết. Sống với má, ba đi chiến đấu xa nhà, cô bé chỉ được nhìn thấy mặt qua tấm ảnh nhỏ hai người chụp chung. Trong kí ức của bé Thu, ba luôn là người đàn ông trong ảnh, là một người lính anh dũng qua lời kể của bà. Tình cảm cô dành cho cha tự nhiên được nuôi nấng dần dần, cô bé mong được gặp ba, mong được nhìn thấy ba ngoài đời thực như bước ra từ tấm ảnh chân dung. Cũng chính vì vậy, khi giáp mặt với ông Sáu, nay có một vết thẹo dài trên mặt do lăn lộn ngoài chiến trường, cô bé Thu vô cùng sợ hãi và bối r��i. Không phải một đứa trẻ lao vào lòng ba sau tám năm đằng đẵng cách trở, không phải tiếng gọi thân thương đáng ra phải bật thốt ngay từ khi hai người gặp nhau, bé Thu tỏ rõ thái độ lạnh nhạt "chớp mắt nhìn như muốn hỏi", sắc mặt "bỗng tái đi" và thậm chí là bỏ chạy và kêu "Má! Má". Đối với em, ba của em không hề có vết thẹo dài "đỏ ửng, giật giật" lên mỗi khi xúc động, nên khi nhìn thấy ông Sáu tự xưng là ba mình, em nhất định cự tuyệt và chối bỏ. Cái ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng rất bảo thủ khiến người đọc vừa buồn cười, vừa thấy sống mũi cay cay. Cười vì cái tính cách trẻ con mà dứt khoát, đanh thép, nhất định không chịu gọi người lạ mặt là cha, buồn vì đồng cảm với nỗi đau của ông Sáu khi con không chịu nhận mình, buồn vì hoàn cảnh chiến tranh đã chia rẽ tình cha con nồng nàn thắm thiết. Sau cuộc gặp gỡ không như mong đợi, ông Sáu hiểu được sự thiếu thốn về mặt tình cảm của con nên càng ra sức cố gắng chăm sóc Thu, tìm cách được ở gần con nhiều hơn. Nhưng ông càng cố, bé Thu càng khước từ. Trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, khi được mẹ giao nhiệm vụ chắt nước nồi cơm, vì nồi cơm to không thể bắc xuống được, ai cũng nghĩ cô bé Thu buộc phải gọi ba để nhờ ông Sáu giúp. Nhưng không, sau cái nhìn "dáo dác" là câu nói trống không: "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!". Ngay cả khi ông Sáu không giúp đỡ để khiến bé Thu bật ra câu gọi ba, cô bé chấp nhận lấy cái gáo múc từng chút nước, "miệng lẩm bẩm điều gì đó không rõ" chứ không hề hé miệng nhận ông Sáu là ba mình. Được mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm, cô bé cũng nói trổng "Vô ăn cơm!", "Cơm chín rồi!". Những câu nói không chủ không vị ấy có thể là những lời xấc xược, nhưng sâu thẳm trong đó là niềm tin, là tình yêu của bé Thu dành cho cha. Cô bé tin rằng, ba mình phải là người đàn ông trong ảnh, còn người đang ngồi trong nhà với vết sẹo đáng sợ kia không phải ba, nên dù thế nào, cô cũng nhất định từ chối gọi. Tình cảm mãnh liệt ấy được đẩy lên cao trào qua chi tiết bé Thu hất đổ cả chén cơm khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Thu "lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hết cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm". Sau cái đánh vào mông và lời quát giận dữ của ông Sáu, bé Thu không khóc la mà chỉ "ngồi im, đầu cúi gằm xuống", "cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy bước ra khỏi mâm" và đi sang nhà bà ngoại, không quên "làm cho dây lòi tói khua rổn rảng thật to". Sự đấu tranh tư tưởng của bé gái tám tuổi khiến người đọc có chút rung mình.
Một bé gái nhỏ tuổi lại có tính cách mạnh mẽ, gan góc đến như vậy. Nhận được sự quan tâm của người tự xưng là cha, cô bé không hề nao núng, cũng không hề tâm sự, hỏi mẹ rằng tại sao người lạ kia lại ở nhà mình mà nhất định không chịu mở lòng. Trong tâm niệm của cô, cha chỉ có một, và dù có ai đối xử tốt với cô bé thế nào cũng không thể thay thế bóng hình quen thuộc qua tấm ảnh mờ cũ kĩ cô nhìn thấy. Tiếng "ba" cao cả và thiêng liêng ấy em sẽ không thể dễ dàng dành cho ai khác, tình cảm độc nhất của em dành cho ba không gì có thể thay thế được. Hành động của cô bé không hề hỗn hào, đáng ghét mà trái lại, rất nhân văn và đậm tình người. Một cô bé bướng bỉnh nhưng hiểu chuyện, tôn trọng tình cảm và yêu ba da diết như vậy thật đáng được ngợi ca. Tình cảm của bé Thu đối với cha đã lấy đi không ít nước mắt người đọc ở những chi tiết cuối truyện, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường trở lại chiến khu. Sau một đêm ở nhà bà ngoại, được bà giải thích, kể chuyện, cô bé "lăn lộn", "thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn". Có lẽ em đang tự trách mình, rằng tại sao lại không hỏi mẹ, hỏi bà về vết sẹo trên mặt ba, rằng tại sao bản thân lại hư đốn, làm ba đau lòng, rằng tại sao không gọi một tiếng "ba" ngay kho ông Sáu trở về. Nỗi ân hận dẫn đến hành động cụ thể, hành động quyết định lớn lao của một cô bé ngây thơ, trong sáng. Về tới nhà, nhìn mọi người đến rất đông, mẹ thì tất bật chuẩn bị gói ghém đồ đạc, cô bé "lúc đứng vào góc nhà", "lúc đứng tựa cửa", vẻ mặt "sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ", nhìn ba "với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Nghe những câu nói cuối cùng của ông Sáu, bé Thu bỗng "kêu thét lên" tiếng "Ba...a...a...ba!" đầy cảm động, như "xé sự im lặng", tiếng "Ba" cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung trong lòng. Cô bé ương bướng mới chỉ hôm qua còn ngang ngạnh biết mấy, giờ lại "dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó", "nói trong tiếng khóc", :hôn tóc, hôn cổ", "hôn vai" và "hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Tình cảm thầm lặng nuôi dưỡng trong suốt tám năm nay đã được bộc lộ, Giữa hai cha con, chẳng còn bom đạn nào, chẳng có khoảng cách nào có thể chia rẽ được nữa. Không muốn rời xa ba, bé Thu dùng cả tay, cả chân "câu chặt lấy ba" cùng câu nói trong tiếng nức nở:" Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!". Một tình cảm trong trẻo và chân thật, một thái độ khác hoàn toàn với bé Thu ương bướng, cô bé yêu cha biết mấy, thương cha biết nhường nào, nhưng giờ đây khi hai cha con được gặp nhau cũng là lúc ông Sáu phải quay trở lại tập kết. Tiếng gọi của trái tim, tình phụ tử có muộn màng nhưng thật sự mãnh liệt và quý báu. Cả tuổi thơ thiếu thốn tình thương của cha, cô bé chỉ biết nuôi trong mình một khát khao được gặp, được nhìn thấy ba bằng xương bằng thịt. Không nhận ông Sáu là ba cũng chỉ vì ông trông không giống người ba mà em tưởng tượng, đến khi hiểu thấu mọi chuyện, tiếng lòng của em gọi "ba" sao mà đắng cay, thê lương đến thế. Chiến tranh đã chia cắt biết bao gia đình, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất cha,... nỗi đau ấy được khắc họa trọn vẹn qua tình cảm của cô bé. Chẳng dám mong mỏi đến ngày hai ba con được cùng nhau đi chơi trong cảnh hòa bình, bé Thu gọi ba trong nước mắt, trong sự chứng kiến của những người làng xóm thân thiết. Tình cảm vĩ đại ấy có lẽ không thể tàn phai trong lòng độc giả. Từ tiếng gọi, tiếng khóc cho đến ánh mắt mênh mông xao động của bé Thu sẽ mãi đọng lại, như một minh chứng mãnh liệt cho tình cha con bền bỉ và vững vàng giữa những người cùng chung huyết thống. Khai thác tâm lý nhân vật khéo léo và chuyên sâu cùng sự am hiểu diễn biến cảm xúc nhân vật, tác giả đã thổi hồn vào cô bé Thu những tính cách điển hình của một bé gái, có hiếu động, có ngang bướng, có kiên cường và có cả tình yêu cha chân thành. Đọc Chiếc lược ngà, tình cảm giữa hai cha con có lẽ là thành công lớn nhất mà tác giả truyền tải được, đặc biệt là tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu. Người ta như thấy chính mình trong nhân vật, cũng như thấy chính con mình trong hình tượng bé Thu, gần gũi, sinh động, đáng yêu mà đáng quý.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà khép lại, tuy không phải là kết thúc có hậu nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Tiếng gọi "ba" trong tâm khảm được cất lên là lời khẳng định đanh thép về tình cảm cha con ruột thịt cháy bỏng. Đồng thời, qua đây, tác giả lên án chiến tranh tàn khốc, cuộc chiến phi nghĩa đã chia cắt biết bao gia đình, gây ra tình huống éo le, đau đớn cho bao nhiêu đứa trẻ, bao nhiêu người cha, người mẹ. Nguyễn Quang Sáng không chỉ kể đến tình người, tình cảm giàu đẹp giữa hoàn cảnh khó khăn, gian nan nhất của dân tộc mà còn là đạo lý, đạo làm người, đạo làm con cái đối với cha mẹ một tình thương, sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc. Tham khảo thêm: Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà ********** Trên đây là hướng dẫn làm bài và tổng hợp các bài văn mẫu hay nêu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà. Mong rằng những nội dung này sẽ giúp ích cho các em hoàn thiện bài văn của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt!
0 notes
35livemobi · 19 days ago
Text
hot girl salim ve dep thanh lich gu thoi trang tinh te kho cuong
Salim có khả năng kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và phong cách hiện đại. Những bộ áo dài truyền thống khi khoác lên người cô đều toát lên vẻ dịu dàng, đằm thắm, nhưng không kém phần hiện đại. Cách Salim biến hóa trong các bộ trang phục truyền thống nhưng vẫn giữ được phong thái thanh lịch, đã giúp cô trở thành hình mẫu lý tưởng của nhiều bạn trẻ.
Tumblr media
Xem thêm tại: https://35live.mobi/hot-girl-salim-thanh-lich
Thông tin về chúng tôi:
Website: https://35live.mobi
SDT:  0392 373 207
ĐC: 615D Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, TP HCM
Tag: #35live, #35livemobi, #tai_35live, #app_35live
0 notes
son-ht · 1 month ago
Text
Lót dạ xong, tôi đi một vòng trong khu vườn rộng lớn, đầy cây cối hoa thơm và băng đá. Nếu không có những bờ tường cao bao bọc và cửa sổ không song sắt, người ta có thể cho rằng đây là một trung tâm an dưỡng chớ không phải là một nhà thương điên. Ở đây, thế giới bên ngoài dừng lại. Người ta có thể yên tĩnh ngồi trên ghế nghe gió thổi, chim hót và nhìn ánh nắng xuyên qua kẽ lá.
Một số người bệnh đi qua trước mặt tôi, cãi cọ thật hăng theo sau họ là những thân nhân và nhân viên của Viện. Nhưng phần lớn đều ngồi bất động trong một góc, đầu nghiêng một bên như sợ hãi ánh nắng mặt trời và đang trông đợi dẫn về các phòng giam.
Phải mất một thời gian khá lâu tôi mới quen được cảnh tượng này, và đôi khi lại nhìn người điên với con mắt mới lạ.
Isabelle từ trại phụ nữ đi ra, mặc áo lụa vàng tay cầm một mũ rơm rộng vành. Tôi đứng dậy để đi ngược lại đón nàng. Trông khuôn mặt thon thon đó người ta có thể bảo chẳng khác gì hơn là đôi mắt xanh lục sáng ngời và một vành môi đỏ thắm. Nhưng màu mắt có thể đột ngột lợt lạt đi và vành môi mín lại như một cô gái già. Những lúc đó nàng tự cho mình là Jennie, một nhân vật đa nghi khó tánh. Phần lớn thời gian nàng vẫn là Isabelle. Sự thật tên của nàng là Geneviève Terhoven. Theo các nhà y học thì nàng bị mắc chứng nhị hóa nhân cách, nghĩa là lúc cho mình là người này, lúc là người kia. Trong bệnh viện, Isabelle là người trẻ nhất. Mẹ nàng đang ở một nơi nào đó tại Alsace, khá giàu nhưng dường như chẳng mấy quan tâm đến con. Luôn sáu tuần tôi biết Isabelle, bà ta vẫn chưa lần nào tới đây.
Hôm nay, Isabelle vẫn là Isabelle. Nàng sống trong cõi mộng thoát khỏi tất cả mọi trọng lực và tôi chẳng có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy một vài con bướm đậu ở vai nàng. Nàng reo vui: - Anh đây rồi! Mấy lúc sau này anh đi đâu?
Lúc nào Isabelle, nàng vẫn gọi tôi bằng anh. Tôi chưa kịp trả lời, nàng đã hỏi tiếp: - Anh ở đâu?
Tôi làm một cử chỉ mơ hồ về phía cổng vào: - Ở ngoài kia...
- Sao vậy? Ở ngoài đó làm gì?
- Anh cũng không biết.
Isabelle cười: - Rolf, anh nên biết là đừng phí công vô ích. Không tìm được gì ở đó đâu.
Hỡi ơi! Ngay với người quen biết nhiều như tôi nàng cũng thấy khác đi. Lúc thì nàng gọi là Rolf, lúc thì gọi là Rudolf, không chừng có ngày nàng còn là Raoul. Cái tên Raoul có vẻ lôi cuốn nhưng tôi thích được gọi là Rudolf hơn. Mỗi lần gọi tôi là Rudolf nàng tỏ ra hiền dịu và lãng mạn. Tên thật của tôi là Louis Bodmer tôi đã nhắc lại nhiều lần, nhưng nàng vẫn không hiểu tôi muốn nói tới ai.
Những tuần đầu tiên, tôi khó chịu và nghĩ rằng tất cả những người điên đều nói nhảm, có những toan tính và đầu óc đần độn. Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên sau khi đã biết khá rõ về Geneviève. Chẳng những thế tôi còn thích thú khi thấy nàng thay đổi luôn nhân cách.
Isabelle kéo tay tôi: - Lại đằng này, Rolf.
- Tôi không phải là Rolf mà là Rudolf.
- Sao cũng được! Thật ra anh không phải là Rudolf, cũng không phải là Rolf, lại cũng không là cái gì mà anh nghĩ ra. Thôi, lại đằng này, Rolf.
Tôi nhìn nàng với ý nghĩ là nàng giả vờ điên.
- Thôi đi, đừng làm khó dễ mà. Anh với ông bác sĩ luôn luôn làm tình làm tội người ta.
- Bác sĩ?
- Phải chính ông ta tự cho như thế. Anh có biết ông đòi hỏi tôi nhiều thứ lắm không? Toàn là chuyện ngu đần! Ông ta còn không biết nổi ban đêm cỏ màu gì khi người ta không nhìn nó.
Nàng cười giòn khi nghe tôi nói câu: - Màu xám hay màu đen. Hay bạc ngời khi có ánh trăng.
- Tôi đoán đúng mà. Anh cũng chẳng biết gì cả. Cũng ngu như ông bác sĩ.
Nàng hỏi tiếp: - Vậy thì nó màu gì?
Nàng dừng lại. Một ngọn gió vụt qua làm những con ong rời khỏi các nhụy hoa và mang tới hương thơm mùa nảy lộc. Tà áo vàng căng phồng lên như một cánh bướm.
- Dễ quá, cỏ không có ở đó, chỉ có vậy thôi.
Chúng tôi tiếp tục đi. Một người đàn bà có tuổi đi ngược qua mặc quần áo của cơ quan cứu tế. Mặt bà ta đỏ bừng và đầy nước mắt.
- Nếu cỏ không có ở đó thì cái gì thay vào chỗ của nó, Isabelle?
- Không có gì cả. Nó có ở đó khi mình nhìn tới. Đôi khi, mình quay lại thật mau mình có thể bắt gặp.
- Bắt gặp gì? Bắt gặp nó không còn ở đó?
- Không... nhưng mà ta thấy nó chạy mau về chỗ cũ. Cỏ cũng giống với những gì ở phía sau anh. Như những người giúp việc nhà bỏ đi chơi. Mình phải quay người lại thật mau để bắt gặp, nếu không kịp thì đâu vào đấy, dường như không hề có biến đi. Rudolf, chúng nó chỉ chờ anh quay đi là biến mất.
- Nếu vậy thì khi cô quay lưng lại thì tôi cũng biến đi.
- Cố nhiên.
- Cô lại nói quá rồi. Dầu cô có quay người nhanh hay chậm thì tôi vẫn cứ còn ở đây. Và nếu tôi quay lưng lại thì cô biến mất?
Nàng nhìn tôi và cười lơ đãng: - Tôi hả? Tôi đâu còn...
- Này, tôi vẫn biết cô còn ở đây mà, cô vẫn có đối với tôi.
Nét mặt Isabelle biến đổi: - Thật vậy không? Tại sao anh không nói như thế với tôi?
- Thì tôi đã nói rồi đó.
- Nói một lần chưa đủ.
Nàng ngả người sang tôi ngực căng đầy dưới làn áo mỏng. Nàng thở dài: - Không đủ. Tôi phải nói rõ cho anh hiểu.
Tôi nhìn Isabelle. Nàng đẹp hơn, mỹ miều hơn lúc khác, nhưng chỉ có điên mời dám yêu một người điên. Tôi, ít ra, cũng chưa điên.
Trước mắt chúng tôi là những bụi uất kim hương nằm trong nắng. Tôi bảo Isabelle: - Cô nên đội nón vào. Bác sĩ dặn không được phơi đầu dưới nắng.
Nàng ném cái nón ra xa: - Bác sĩ! Ông ta luôn kiếm chuyện. Tôi biết là ông ta muốn cưới tôi.
Nàng vừa nói vừa nhún nhảy đi vào luống uất kim hương rồi buông mình ngồi lên cỏ: - Anh có nghe không?
Tôi bỗng thấy nhẹ người: - Nghe chớ. Mọi người đều nghe. Đó là tiếng chuông nhà thờ đổ theo cung fa thăng trưởng.
- Fa thăng trưởng là gì?
- Một thể thức của âm nhạc. Nghe êm dịu...
Isabelle trải tả váy lên cỏ, ngắt một đóa uất kim hương, ngắm nghía.
- Và bây giờ thì hết êm dịu rồi.
- Vì bây giờ là cung đô trưởng.
- Bộ cái gì cũng phải trưởng hết sao?
- Có thể dùng cung thứ.
- Tại sao không dùng cả hai một lúc?
- Không thể được. Âm nhạc có nguyên tắc riêng của nó. Hoặc cung này hay cung kia hoặc cung này trước, cung kia sau.
Isabelle nhìn tôi không tin tưởng: - Rolf, tại sao anh phải quanh co như vậy?
- Tôi có làm gì được đâu. Không phải tôi là người sáng chế âm nhạc.
Đột nhiên nàng đứng lên, ném cái bông tới trước rồi nhảy ra xa. Phủi bụi xong, nàng vén tà váy lên xem xét đôi chân. Tôi ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy?
Isabelle chỉ vào bụi hoa: - Rắn...
Tôi nhìn những đóa uất kim hương: - Không phải rắn đâu, Isabelle.
- Phải mà... Anh không thấy chúng nó định làm gì sao? Tôi đã đoán được chúng nó muốn làm gì. Chúng nó cọ vào tôi.
Tôi nắm tay và xoay người nàng sang phía khác: - Đó, cô quay lưng rồi. Chúng nó không còn ở đó.
Isabelle thở gấp: - Đừng để chúng nó giở trò. Giẫm nát chúng nó đi Rudolf.
- Không sao đâu. Chúng đã biến mất khi cô quay lưng lại. Cũng như loài cỏ trong đêm.
Nàng dựa vào tôi. Tôi không phải là Rolf nữa. Má nàng chạm vào vai tôi. Tôi đã là Rudolf, tôi biết vậy. Tim nàng đập mạnh trong lòng bàn tay tôi.
- Anh có chắc không?
- Chắc chắn. Chúng biến mất... như những người làm hôm Chúa Nhật.
Isabelle bình tĩnh lại. Chúng tôi đi trở về đường cũ. Một dì phước mang giày thật to tới gần chúng tôi:
- Tới giờ ăn rồi.
- Ăn. Tại sao lúc nào cũng ăn, Rudolf?
- Ăn để khỏi chết.
Nàng hờn dỗi với giọng điệu của những đứa bé bất trị: - Anh lại nói láo rồi.
- Không, lần này tôi nói thật.
- Có thật không?
Người nữ tu nắm tay Isabelle: - Nón cô đâu? Khoan, để tôi đi lấy lại.
Bà ta chạy vào lối giữa hai luống hoa. Isabelle nắm chặt tay tôi: - Đừng bỏ tôi, Rudolf.
- Tôi không bỏ cô đâu.
- Anh thấy không, người ta tới tìm, tôi phải đi với họ. Nhưng anh đừng rời xa tôi.
- Tôi vẫn ở bên cô, Isabelle.
Người nữ tu đã tìm thấy cái nón và đi trở lại, nghiêm trang và lạnh lùng như định mệnh. Isabelle đứng lại, nhìn tôi. Lần nào trước khi chia tay nàng cũng nhìn tôi như thế. Nhưng biết đâu mai này khi gặp lại, nàng chẳng còn nhìn ra tôi nữa...
- Cô nên đội nón vào.
Isabelle lấy nón cầm tay rồi lủi thủi về trại, không một lần nhìn lại.
Còn lại một mình tôi bỗng nhớ tới ngày gặp nhau lần đầu tiên một Chúa Nhật tháng Ba, tôi đang đi dạo trong vườn thì Geneviève từ đâu chợt hiện ra và bắt chuyện như những người quen tôi. Điều đó chẳng có gì khiếm nhã: trong một bệnh viện người điên, những công thức xã giao chỉ là thừa. Muốn nói gì, họ cứ đi thẳng vào câu chuyện, họ nói toạc những gì đang chất chứa trong đầu, người nghe có hiểu hay không cũng mặc. Người này muốn nói gì thì nói, người kia muốn nói gì cũng cứ nói cùng một lúc nhưng rồi cả hai đều hoàn toàn thỏa mãn vì chẳng ai đã nghe ai. Chẳng hạn như trường hợp của hai người tự xưng là Đức Giáo hoàng VII và Hoàng đế Henri VI. Cung cách và ngôn ngữ của họ đúng y như những gì họ đã biết tới về hai nhân vật. Hễ ra tới vườn cây là hai người lại đấu lý với nhau, mạnh ai nấy nói và nói không ngừng. Lại một người điên khác tự cho mình là người thủy tinh, luôn luôn sợ va chạm. Nhờ biết thế nên hôm ấy, khi Geneviève đột nhiên tới bắt chuyện, tôi chẳng ngạc nhiên mà chỉ thấy nàng quá đep vì hôm ấy nàng tự cho là Isabelle chớ không phải Jennie. Ngày đầu tiên, nàng hôn tôi. Tôi không lấy gì làm lạ vì nàng đã thực hiện cử chỉ ấy một cách đột ngột. Nhưng rồi tôi hiểu ra: con người trước mặt nàng lúc đó chính là nhân vật do đầu óc bệnh hoạn tạo ra.
Kể từ lần gặp gỡ đó, cứ mỗi Chúa Nhật nàng đều ra vườn, và nếu trời mưa thì ở trong giáo đường, nơi mà bà Viện trưởng cho phép tôi dượt đàn sau buổi lễ. Những lúc đó Isabelle ngồi trong chỗ tranh tối tranh sáng lắng nghe. Tiếng mưa va chạm vào cửa kính và tiếng phong cầm hòa điệu làm thành một thanh khí lạ kỳ. Và sự hiện diện đơn độc của chúng tôi giữa lòng giáo đường hiu quạnh có một chút gì êm ảm. Tại sao nàng đến với tôi? Từ ngày gặp Genevieve, một cái gì đó không thể định nghĩa quấy rộn tôi, có lúc tôi cảm thấy hân hoan, có lúc nghe khổ sở hoàn toàn không một lý do. "Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh", p.1, Remarque
0 notes
taynguyenmedia · 2 months ago
Text
Người đẹp này từng nổi tiếng trên mạng xã hội khi hóa thân thành chị Hằng Nga, đi giao lưu, phát quà cho hành khách trên chuyến bay.
Một mùa Trung thu nữa lại về, dịp này nhiều đơn vị, cá nhân,… thường tổ chức những hoạt động nhằm chào đón dịp Tết tình thân. Lúc này, nhiều cô gái, chàng trai được giao nhiệm vụ hóa thân thành chị Hằng Nga, Chú Cuội đi phát quà, gửi thắm những thông điệp đẹp. Nhân dịp Tết Trung Thu năm 2024 đang đến gần, nhiều người lại nhớ và chia sẻ lại hình ảnh chị Hằng Nga là nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp…
0 notes