#beluva
Explore tagged Tumblr posts
Link
Check out this listing I just added to my Poshmark closet: Beluva San Francisco jacket.
0 notes
Note
talking to you is charity work
I think it’s the other way round 🤨
4 notes
·
View notes
Link
So good I had to share! Check out all the items I'm loving on @Poshmarkapp #poshmark #fashion #style #shopmycloset #beluva #starwars #meettheposher: https://posh.mk/IRQSOZUvH0
0 notes
Link
So good I had to share! Check out all the items I'm loving on @Poshmarkapp from @tolole #poshmark #fashion #style #shopmycloset #nightwaycollections #beluva #itsjustakissgoodnight: https://posh.mk/ZRjqbIRzf0
0 notes
Text
Fried shawarma rolls. Gods creation.
#every three weeks I get on here and talk ab Lebanese food#it’s my brand#I had the most amazing beluva the other day holy fuck I almost cried
4 notes
·
View notes
Link
So good I had to share! Check out all the items I'm loving on @Poshmarkapp #poshmark #fashion #style #shopmycloset #beluva #freepeople: https://bnc.lt/focc/7gzkC5lBBP
0 notes
Link
I just added this listing on Poshmark: Vintage Beluva San Francisco blouse M crinkle top.
0 notes
Link
I just added this listing on Poshmark: 🌺 Designer Beluva San Francisco Unique Skirt Sz 6.
0 notes
Link
I just added this listing on Poshmark: Beluva San Francisco jacket.
0 notes
Link
So good I had to share! Check out all the items I'm loving on @Poshmarkapp #poshmark #fashion #style #shopmycloset #beluva #arturochiang #beautytreats: https://bnc.lt/focc/7gzkC5lBBP
0 notes
Link
Check out this listing I just added to my Poshmark closet: Beluva crinkly blouse, new condition.
0 notes
Link
I just added this listing on Poshmark: Classic Beluva Reversible Tapestry Jacket Sz XL L. #poshmark #fashion #shopping #shopmycloset
0 notes
Text
CHƯƠNG 27 – Sự sắp xếp khôn khéo của hoàng tử Dighavu
Sự sắp xếp khôn khéo của hoàng tử Dighavu
Này các bhikkhu... Dighavu vào thành phố rồi đi ra với một ít rượu để đút lót những tên lính canh, và sau khi uống say mèm họ đã lăn ra ngủ li bì. Dighavu chất củi rồi bỏ những phần xác của cha mẹ trên đống củi, đoạn châm lửa hỏa thiêu theo truyền thống. Khi ngọn lửa đang cháy, hoàng tử chấp tay kính cẩn đi quanh đống lửa ba vòng theo chiều bên phải.
Nỗi hoang mang to lớn của vua Brahmadatta
Lúc bấy giờ, vua Brahmadatta đang ở thượng lầu của cung điện, vị ấy trông thấy Dighavu, qua cửa sổ, đang đi quanh hỏa đài ba vòng với tay chấp lại trong tư thế lễ bái. T��c thì vị ấy nghĩ rằng người đàn ông kia phải là một trong những quyến thuộc thân thiết nhất của vua Dighiti và là người có thể sẽ làm điều gì đó chống lại đức vua. Vị ấy bàng hoàng đến nỗi không ai có thể làm gì để vị ấy đừng chú ý đến cảnh tượng ấy.
Hoàng tử Dighavu làm người quản tượng
Này các bhikkhu... Hoàng tử Dighavu đi vào rừng và khóc than thương tiếc cho cái chết của hai đấng sanh thành, khóc một hồi cho đến khi trút cạn nỗi sầu rồi trở lại kinh đô. Cậu ta đến một chuồng voi ở gần hoàng cung và xin người quản tượng nhận cậu ta làm người học việc. Yêu cầu của hoàng tử được chấp nhận.
Này các bhikkhu... Hoàng tử Dighavu thường dậy sớm, chơi đàn Beluva và hát những bài ca nghe rất hay tại chuồng voi vào mỗi buổi sáng. Khi nghe giọng hát và tiếng đàn như vậy, vua Brahmadatta hỏi các quan xem người cất lên tiếng hát và chơi đàn vào mỗi sáng sớm là ai. Các quan bèn tâu lại đầy đủ về người đã hát và chơi đàn ấy.
Rồi đức vua truyền lịnh cho gọi chàng trai chơi đàn và có giọng hát rất hay ấy đến.
Hoàng tử được phép tự do đi lại trong hoàng cung
Khi các quan dẫn Dighavu đến trước đức vua, vua hỏi: “ Này gã kia…phải chăng ngươi là người đã hát những bài ca và chơi đàn rất hay tại chuồng voi vào mỗi buổi sáng?” Hoàng tử trả lời bằng sự khẳng định. Rồi đức vua truyền lịnh vị ấy hãy hát và chơi đàn trước mặt đức vua.
Này các bhikkhu... Hoàng tử Dighavu đã hát với tiếng đàn phụ họa. Đức vua rất hoan hỉ với sự trình tấu của Dighavu và truyền lịnh cho phép chàng trai được làm người hầu của đức vua. Hoàng tử bắt tay vào làm phận sự của người hầu phục vụ đức vua. Về sau, vị ấy được tôn phong vào địa vị tín cẩn để đáp lại năm đức tính mà vị ấy đã thể hiện: (1) dậy sớm hơn đức vua, (2) đi ngủ sau đức vua, (3) luôn luôn năng động và sẵn sàng phục vụ, (4) làm tất cả mọi việc để làm hài lòng đức vua (5) có thói quen khéo nói và có ái ngữ.
Hoàng tử Dighavu tôn kính những lời khuyên của cha mình
Này các bhikkhu... Một hôm, vua Brahmadatta truyền lịnh hoàng tử Dighavu đi sửa soạn long xa: “ Này chàng trai…Hãy chuẩn bị xa giá, chúng ta sẽ đi vào rừng nai.” Hoàng tử đáp lại: “ Thưa vâng… Tâu bệ hạ.” Và khi mọi việc đã xong, Dighavu tâu đức vua: “ Tâu bệ hạ… xa giá đã sẵn sàng, xin bệ hạ hãy quyết định khi nào lên đường.” Đức vua khởi sự lên đường đến khu rừng có quân binh theo hầu.
Hoàng tử Dighavu điều khiển xa mã chạy rất nhanh đến nỗi cuối cùng nó bỏ xa đoàn quân binh. Khi xe đã đi đủ xa, vua Brahmadatta truyền lịnh cho hoàng tử Dighavu: “ Này chàng trai… chúng ta đã xa khuất đoàn ngự binh rồi. Ta đã mệt và ngươi hay dừng xe lại để ta nghỉ một lát.” Hoàng tử cho xe dừng lại và ngồi xếp bằng trên đất. Đức vua nằm nghỉ và gối đầu lên đùi của chàng trai, và do mỏi mệt, đức vua ngủ thiếp đi.
Này các bhikkhu... khi đức vua đang ngủ say, tâm của Dighavu bắt đầu làm việc:
“ Vị vua Brahmadatta của nước Kasi này đã làm hại nhiều đến chúng ta. Vị ấy đã dùng vũ lực chiếm lấy quân binh, voi, ngựa, xe, đất đai, của báu và những kho thóc của chúng ta. Chính hắn đã giết chết cha mẹ của ta, cơ hội trả thù hắn giờ đây tự nó đã đến.”
Hoàng tử tuốt kiếm và này các tỳ khưu... và những lời khuyên của phụ vương vị ấy lại trỗi dậy trong tâm trí vị ấy:
“ Này Dighavu con thân… đừng nhìn xa cũng đừng trông gần. Này Dighavu con thân… sự trả thù không đem lại hạnh phúc. Này Dighavu con thân… chỉ có sự không trả thù mới đem lại hạnh phúc.”
Thật không đúng để chống lại lời khuyên của phụ vương ta và tra kiếm trong cái vỏ của nó.
Lần thứ hai rồi đến lần thứ ba, hoàng tử Dighavu tuốt kiếm ra để rửa mối hận đối với kẻ thù xưa và lần thứ hai rồi lần thứ ba vị ấy tra kiếm vào vỏ vì đã nhớ lại lời khuyên của vị ấy.
Rồi Brahmadatta, vua của nước Kasi sợ hãi và hốt hoảng, loạng quạng đứng dậy bất chợt từ giấc ngủ. Nhân đó, hoàng tử Dighavu hỏi vị ấy: “ Tâu bệ hạ… điều gì khiến bệ hạ sợ hãi và hốt hoảng như vậy?” Đức vua đáp lại: “ Này chàng trai…Trẫm đã mơ thấy rằng trẫm đang bỏ chạy bán sống bán chết vì sợ con trai của vua Kosala đang cầm cây gươm bén đuổi theo trẫm.”
Này các bhikkhu... rồi hoàng tử Dighavu tay trái cầm đầu của vua Brahmadatta và tay phải tuốt kiếm ra và nói rằng: “ Tâu bệ hạ…
Con trai của vua Kosala chẳng ai khác ngoài chính tôi đây. Bệ hạ đã gây nhiều tổn hại cho chúng tôi. Bệ hạ đã dùng sức mạnh chiếm đoạt quân binh, voi, ngựa, xe, của báu và những kho thóc và đất đai của chúng tôi. Chính bệ hạ đã giết chết phụ vương và mẫu hậu của tôi. Bây giờ tới phiên tôi trả thù bệ hạ.”
Rồi vua Brahmadatta gục đầu dưới hai bàn chân của hoàng tử Dighavu và khẩn nài vị ấy xin tha mạng: “ Này con thân Dighavu… hãy tha mạng cho ta.” Như vậy, vị ấy đã ba lần xin tha mạng. Rồi hoàng tử đáp lại: “Làm sao tôi có thể tha mạng cho bệ hạ! Chính bệ hạ là người nên tha mạng cho tôi!” “ Thôi được, này Dighavu, người tha mạng cho trẫm và trẫm sẽ tha mạng cho ngươi!”
Này các tỳ khưu... vua Brahmadatta của nước Kasi và hoàng tử Dighavu đã tha mạng cho nhau, và họ nắm tay nhau. Họ thề không làm hại lẫn nhau. Rồi đức vua bảo Dighavu: “ Này con thân… hãy thắng ách xe vào ngựa và chúng ta hãy trở về.” Hoàng tử nói: “ Thưa vâng, tâu bệ hạ.” Khi mọi việc đã sẵn sàng, hoàng tử chờ lệnh đức vua để lên đường trở về kinh đô.
Đức vua trở về
Này các bhikkhu … khi đức vua bước lên long xa, hoàng tử Dighavu đánh xe đi với tốc độ rất nhanh và chẳng bao lâu đã đuổi kịp đoàn quân hộ tống. Khi ấy vua Brahmadatta của nước Kasi với đoàn quân hộ tống trở về kinh độ. Khi đến tại hoàng cung, đức vua cho triệu tập các quan và nói với họ rằng: “ Này các khanh… các khanh sẽ làm gì nếu Dighavu, con trai của vua Kosala có thể được tìm thấy bây giờ?”
Khi ấy, một số vị quan nói rằng: “ Chúng thần sẽ chặt tay của hắn.” Số khác thì nói rằng: “ Chúng thần sẽ chặt chân của hắn.” Và số khác thì nói: “ Chúng thần sẽ chặt chân tay… tai và mũi của hắn; chúng thần sẽ chặt đầu của hắn.”
Đức vua chỉ ngón tay của vị ấy và nói rằng: “ Đây là hoàng tử Dighavu, con trai của vua Dighiti của nước Kosalas, không ai được phép làm hại cậu ta. Cũng như vị ấy đã tha mạng cho ta, cũng vậy ta đã tha mạng cho vị ấy.”
Vua Brahmadatta của nước Kasi đã công bố như vậy.
Giáo lý hòa bình của hoàng tử Dighavu
Rồi vua Brahmadatta của nước Kasi hỏi hoàng tử Dighavu: ‘Này con… Cha của con chắc chắn đã để lại bốn lời khuyên Này con thân… đừng nhìn xa cũng đừng nhìn gần! Trả thù không đem lại hòa bình. Không trả thù mới đem lại hòa bình.
Này Dighavu con… Cha của con muốn ám chỉ điều gì trong những lời khuyên ấy?
Để đáp lại câu hỏi của đức vua, hoàng tử Dighavu trả lời như sau:
(1) Tâu bệ hạ… cha của con đã khuyên con: “ Đừng nhìn xa.” Câu này nên hiểu là “ không nên thù địch với người khác dù bao lâu chăng nữa.”
(2) Tâu bệ hạ… Cha của con đã khuyên con: “ Đừng nhìn gần,” nghĩa là : “ Đừng rút ngắn thời gian thân ái mà phải tăng cường và duy trì lâu dài tình thân ái.”
(3) và (4) Tâu bệ hạ… Cha của con đã khuyên con: “ Này con thân… Sự trả thù không thể làm chấm dứt hận thù. Con chỉ có thể diệt hận thù bằng sự không trả thù.”
Tâu bệ hạ, nếu con giết bệ hạ để trả thù cho cha mẹ của con, thì những người trung thành với bệ hạ sẽ tìm cách giết con. Làm như vậy sẽ không kết thúc sự thù qua oán lại giữa những người theo phe bệ hạ và những người theo phe con, và chuỗi dài thù hận sẽ tiếp diễn mãi mãi!
Như vậy, hoàng tử Dighavu đã giải thích ý nghĩa đằng sau lời khuyên của cha vị ấy về sự chấm dứt thù hận.
Về vấn đề này, các bậc trí tuệ thuở xưa cũng đã truyền lại bốn câu huấn thị như sau:
Không nên kéo dài nguyên nhân của sự thù địch.
Không nên rút ngắn thời gian thân ái.
Sự thân ái diệt tắt thù hận.
Thù hận mở đường hận thù.
Hoàng tử Dighavu lấy lại vương quốc của vua cha
Này các bhikkhu… khi hoàng tử Dighavu giải thích ý nghĩa chính trong lời khuyên của vua cha, vua Brahmadatta của nước Kasi nói rằng: “ Này các khanh… kỳ diệu thay. Điều kỳ diệu như vậy chưa bao giờ xảy ra trước kia. Vị hoàng tử Dighavu này rất thông minh giải thích cho chúng ta hiểu ý nghĩa trong lời khuyên của phụ vương vị ấy một cách ngắn gọn!” Như vậy vua của nước Kosala đã tán dương hoàng tử Dighavu và chính thức trao trả tất cả mọi thứ mà vua Kosala đã sở hữu bao gồm: quân binh, voi, ngựa, xe, đất đai, của báu và kho thóc, và trên hết, đức vua bèn gả công chúa của vị ấy cho hoàng tử Dighavu.
Lời khuyến giáo của Đức Phật
“ Này các bhikkhu... qua câu chuyện trên, có thể thấy rằng, ngay cả những vị vua có binh lực hùng mạnh cũng đi đến quan hệ thân thiết do sự nhẫn nại và tánh ân cần! Này các bhikkhu... khi những người như các ngươi, vốn đã là những thành viên của Tăng đoàn trong giáo pháp của Như Lai có tính chất thiện ở phần đầu, thiện ở phần giữa và thiện ở phần cuối, mà không thể tha thứ và cư xử thân ái với nhau, làm sao các ngươi có thể giữ gìn sự tôn nghiêm và duy trì thánh thiện và thanh tịnh của giáo pháp Như Lai!” Rồi Đức Phật lập lại lời khuyến giáo của Ngài lần thứ ba: “ Này các bhikkhu... việc các ngươi tranh cãi, chiến đấu và chống đối lẫn nhau thật hoàn toàn không thích hợp và không đúng lẽ đạo. Thôi đủ rồi! Đừng tranh cãi nữa, đừng chống đối nhau nữa!” Nghe qua lời khuyến giáo này, vị bhikkhu thuộc nhóm bị treo trả lời ��ức Phật như trước: “ Bạch Đức Thế Tôn… Xin Đấng Pháp vương hãy chờ đợi. Xin Thế Tôn hãy đứng ngoài sự việc, hãy trú trong sự an lạc của hiện tại, chúng con sẽ chịu trách nhiệm về sự bất hòa, những sự xung đột, cải vã này.” Rồi Đức Phật suy xét: “ Những con người vô ích này (không có hy vọng thành đạt đạo quả) thực sự không thể cải sửa được. Thật không dễ dàng để làm cho họ hồi tỉnh lại.” Rồi Ngài ra đi khỏi chỗ ấy.
Kết thúc câu chuyện về Dighavu
(Câu chuyện này đã được biên soạn từ bộ Vinaya Mahāvagga, Kosambi Kakkhandhaka. Muốn biết thêm chi tiết, xin hãy tham khảo các bổn sanh Dighiti Kosala Jātaka và Kosambiha Jātaka, thuộc Pañcaka Nipāta).
Mười câu kệ khuyến giáo
Đức Phật đi vào Kosambi vào lúc sáng sớm để khất thực và sau khi thọ thực xong, Ngài trở về tịnh xá. Rồi Đức Phật sắp xếp chỗ ngụ của Ngài sạch sẽ gọn gàng và mang y bát, Ngài đứng giữa các vị bhikkhu và nói lên mười khuyến giáo kệ sau đây:
Puthusaddo Samajano,
Na bālo koci mañtha,
Sangasamin bhijja mānasmiṃ,
Nānan bhiyo amannayuṃ.
Những bhikkhu này, miệng hôi hám và có hành vi khiếm nhã, ăn nói cộc cằn; họ cùng loại với những người có tâm bất tịnh; không có ai trong bọn họ biết được tánh điên rồ của mình. Hơn hết, không ai trong những vị bhikkhu này nhận ra rằng sự chia rẽ Tăng do bởi hành vi của vị ấy.
Parinmuthā paṇḍitabhāsā,
vācāgocara bhāṇino.
Yāvicchanti mukhāyāmaṃ,
yena nītā na taṃ vidā.
Những vị bhikkhu ấy, miệng hôi hám và cử chỉ thô lỗ, bị mê mờ, bị hút vào những cuộc cãi vã và đấm đá dưới tướng mạo của những bậc trí tuệ.
Họ mở miệng và thốt ra những lời chửi mắng mà không có cảm giác xấu hổ và ghê sợ (không ai trong họ giữ im lặng vì sự quan tâm và tôn kính chúng Tăng). Họ không biết sự thật rằng những hành vi cải vả và công kích lẫn nhau như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng xấu hổ. Họ không biết rằng sự sân hận sẽ dẫn dắt họ gây ra những hành vi đáng xấu hổ.
Akkocchimaṃ avadhi maṃ,
ajinimaṃ ahāsi me.
Ye ca taṃ upanayhanti
veraṃ tesaṃ na sammati.
Nếu ngươi nuôi dưỡng thù hận đối với người đã chửi mắng các ngươi, đã hành hạ các ngươi, đã đàn áp các ngươi, đã tướt đoạt tài sản của các ngươi; và nếu ngươi không giữ tâm nhẫn nại đối với kẻ xâm phạm ấy để được hòa bình và an tịnh thì ngọn lửa hận thù sẽ không tắt, mà nó sẽ tiếp tục bùng cháy đến thời kỳ tan rã của thế giới.
Akkocchi maṃ avadhi maṃ
ajinimaṃ ahāsi me
Ye ca taṃ nupanayhanti
veraṃ tesūpasammati.
Nếu ngươi không nuôi dưỡng thù hận đối với người đã chửi mắng ngươi, đã tước đoạt tài sản của ngươi, do nhẫn nại và sự bình thản, ngọn lửa thù hận chắc chắn sẽ lụi tàn vì không còn nhiên liệu mới!
Na hi verena verāni
sammantīdha kudācanaṃ,
Averena ca sammati,
esa dhammo sanantano.
Trong thế gian này, ngọn lửa hận thù không thể được dập tắt bởi sự thù hận. Dùng vật thối không thể tẩy sạch mùi hôi! Phân thối chỉ có thể dùng nước sạch mà tẩy đi. Cũng vậy, ngọn lửa thù hận chỉ có thể được dập tắt và thanh bình trở lại chỉ bằng sự nhẫn nại và từ ái. Đây là con đường mà chư Phật Toàn giác đã đi qua và chư Độc giác Phật đã đi theo.
Pare ca na vijānanti,
mayamettha yamāmase.
Ye ca tattha vijānanti,
tatho sammanti medhagā.
Trong số những chúng bhikkhu, những bhikkhu thiếu trí và hay cải vả vô minh không biết rằng họ đang bước đến vương quốc của Thần chết, theo bánh xe của thời gian! Trong khi đó những vị bhikkhu có trí và cẩn trọng thì hiểu rõ rằng tất cả các pháp hữu vi đang đi đến gần hơn với nanh vuốt của thần chết theo dòng trôi chảy của thời gian. Nhờ thế mà tranh cãi và xung đột được diệt tắt và hòa bình, thanh tịnh hiện diện.
Aṭhicchinnā pāṇaharā,
gavāssadhanahārino.
Raṭhaṇ vihimpamānānaṃ,
tesampi hoti sañgati,
kasmā tumhā ka no siyā.
Khi tình thân ái có thể được nuôi dưỡng và thanh tịnh được thành lập bằng phương tiện hòa giải, giữa những vị vua mà trước kia đã nhẫn tâm đập nát xương và chặt đứt các chi phần trên thân thể của cha mẹ chúng ta, giết chết họ, lại tước đoạt gia súc của cải và những thứ sở hữu của cha mẹ chúng ta bằng bạo lực. Chính Như Lai cũng không nghĩ rằng tại sao những vị bhikkhu các ngươi, những đứa con trai đáng yêu của Như Lai, lại không thể giữ tình huynh đệ với nhau, và tái lập trạng thái thanh tịnh và bền vững trong các người! Đó là vấn đề có thể giải quyết được.
Sace labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,
Saddhiṃ caraṃ sādhuvivahāri dhīraṃ.
Abhibuyya sabbāni parissayāni,
Careyya tenatthamano satīmā.
Khi một người có chánh niệm có được người bạn trong pháp, là bậc đã thành tựu ba học pháp, điềm đạm, cẩn thận và có trí tuệ. Người ấy nên vui thích trong việc thân giao với bậc trí tuệ như vậy, và nên cố gắng để đánh bại những kẻ thù bên ngoài như voi, cọp, beo, và trừ diệt những kẻ thù bên trong như tham, sân và si, sống cuộc đời Sa-môn để tầm cầu chân lý.
No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ
saddhiṃ caraṃ sadhuvihāri dhīraṃ
Rājāva raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya
eko care mataṅgaraññeva nago.
Nếu một người có chánh niệm không có người bạn trong pháp, là bậc đã thành tựu ba học pháp, điềm đạm, cẩn thận và có trí tuệ thì người ấy nên cố gắng tầm cầu chân lý tối thượng một mình bằng đời sống Sa-môn, giống như cách các vị chuyển luân xưa thoái vị, từ bỏ vương quốc và xuất ly thế gian, như Maha Janaka và Arindama, hay như con voi chúa Matanga sống một mình đơn độc trong rừng sâu.
Ekassa caritaṁ seyyo,
nathi bāle sahāyathā.
Eko care na ca pāpāni kariyā,
appossukko mātaṅgaraññeva nāgo.
Đi đó đây một mình, sống cuộc đời Sa-môn, và cố gắng thành đạt chân lý tối thượng đáng ca ngợi, đáng ngưỡng mộ. Không thể nào có được đức tin và tuệ quán hay sự phát triển giới, định và tuệ khi sống chung với những kẻ si mê thấp kém. Người ấy nên một mình phấn đấu để thành đạt mục tiêu tối thượng, như voi chúa rảo đi một mình trong rừng không quan tâm đến thế gian! Không nên làm các điều ác.
Đức Phật dùng mười câu kệ để thuyết thời pháp này trong khi đang đứng giữa hội chúng bhikkhu, sau đó Đức Phật một mình đi đến ngôi làng Balakalonaka.
source https://theravada.vn/chuong-27-su-sap-xep-khon-kheo-cua-hoang-tu-dighavu/ from Theravada https://theravadavn.blogspot.com/2020/07/chuong-27-su-sap-xep-khon-kheo-cua.html
0 notes
Link
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva. Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa xung quanh Vesàli, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết (sandittham), có người thân thiết (sambhattam). Ở đây, Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Veluva này.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, an cư mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè, có người quen biết, có người thân thiết. Còn Thế Tôn thời an cư mùa mưa tại làng Beluva.
Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn.
Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Thật không tương xứng đối với Ta, nếu Ta không báo trước các vị ủng hộ Ta và không từ giã chúng Tỷ-kheo mà nhập Niết-bàn. Vậy Ta hãy tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh này, lưu giữ mạng hành (jìvitasankhàra) và sống". Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh ấy, lưu giữ mạng hành và sống.
Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh; thoát khỏi cơn bệnh không bao lâu, Ngài đi ra khỏi nhà bệnh, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, trong bóng im, sau lưng ngôi nhà.
Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.
-- Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo Sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay : Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng: "Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo", hay "Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta", thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
Này Ananda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt.
Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái. Vậy này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
Này Ananda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
0 notes
Link
I just added this listing on Poshmark: 🌺 Designer Beluva San Francisco Unique Skirt Sz 6.
0 notes
Link
I just discovered this while shopping on Poshmark: Beluva San Francisco Embroidered Floral Jacket. Check it out! #poshmark #fashion #shopping
0 notes