#bồ đề đạt ma
Explore tagged Tumblr posts
Text
Văn hóa trà giàu bản sắc ở Ấn Độ
Người Ấn Độ tin rằng nên khởi đầu ngày mới bằng một tách trà (chè) và trà đã trở thành thức uống quen thuộc hàng ngày của họ. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng gần như cứ bốn cửa hàng trên đường phố Ấn Độ thì có một cửa hàng trà. Ngay cả ở vùng cao – nơi không có nhiều cửa hàng, bạn vẫn sẽ tìm thấy những quán trà nhỏ ven đường. Họ mở cửa sớm, đóng cửa muộn, hoặc đôi khi chỉ bán trong vài giờ nhưng luôn…
View On WordPress
0 notes
Text
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
32 notes
·
View notes
Text
PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
"Khi xưa, tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ vượt biển sang Trung Quốc nhằm vào thời vua Lương Võ Đế. Ông ta nổi tiếng là người rất sùng mộ đạo Phật. Ông đã đem rất nhiều tiền của để cất chùa, dựng tháp, in ấn kinh điển cũng như giúp đỡ Tăng Ni xuất gia tu hành và làm rất nhiều việc phước đức khác. Khi nghe tin Tổ từ phương xa đến, ông bèn cho thỉnh vào cung để đãi tiệc. Vì muốn Tổ biết rằng ông đã làm được nhiều việc có ích cho Tam Bảo, cho nên ông đã hỏi:
- Bạch Hòa thượng! Trẫm đây in kinh, tạo tượng, xây chùa, dựng tháp, độ cho Tăng Ni xuất gia rất nhiều. Như vậy có công đức chăng?
Tổ đáp:
- Không có công đức.
Nhà vua hỏi thêm:
- Thế nào là công đức?
Tổ chỉ đáp:
- Tự tánh thanh tịnh, lặng lẽ trong sáng, không thể đem những việc làm hữu vi, hữu lậu ở bên ngoài mà tìm cầu."
Như vậy, nhưng việc làm phụng sự Tam Bảo ở bên ngoài của vua Lương chỉ có phước đức, mà không có công đức. Bởi vì những việc làm ở bên ngoài làm sao có thể so sánh với cái tâm tỉnh sáng, thấy rõ sự thật kia. Khi nhìn thấy các pháp đều giả dối, không còn chạy đuổi thì tâm sẽ được tỉnh sáng, tỏ rạng. Cái trí sáng, nhìn thấy mạng sống này chỉ tồn tại trong một hơi thở, thì liệu ai có thể cho mình? Chỉ tự mình xoay lại, nghiền ngẫm, thực hành tu tập và tự mình nhận được.
Trong kinh A-hàm, đức Phật có ví dụ: “Có người chạy rất nhanh trên đường và vì chạy nhanh, cho nên cảm thấy mệt, cho nên nghĩ là phải chạy chậm lại. Khi anh ta đã chạy chậm, nhưng vẫn thấy mệt, anh ta nghĩ là nên đứng lại. Khi đã đứng lại, anh ta vẫn cảm thấy mệt, cho nên muốn ngồi xuống. Khi đã ngồi xuống rồi, anh ta vẫn còn mệt, cho nên quyết định nằm xuống. Sau khi đã nằm xuống, nhưng sự mệt vẫn còn, cho nên anh ta nhắm mắt ngủ. Khi anh ta ngủ được rồi thì có thể trở nên rất khỏe”.
Ví dụ này dùng chỉ cho sự phóng tâm chạy nhảy khắp nơi để đi tìm thêm sự nhọc nhằn, mệt mỏi và kiếm thêm nhiều sự khổ đau, buồn bực của con người. Cho nên, khi có thể dừng được cái tâm vọng tưởng lăng xăng thì ngay chỗ đó là cảnh giới thanh tịnh, an lạc của công đức.
Không có công đức nào bằng công đức của tâm thanh tịnh sáng suốt nhìn thấu sự thật. Công đức đó do chính đức Phật đã đạt được dưới cội Bồ Đề sau bốn mươi chín ngày đêm ngồi yên lặng quán xét. Về sau, chư Tổ cũng tiếp nối thành tựu được công đức trí huệ bất diệt này, chẳng những mãi mãi không bị suy hao, mà càng ngày càng sáng tỏ. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải tu từ bên trong nội tâm và làm mọi việc thiện lành ở bên ngoài là để hỗ trợ cho sự tu tập đó.
Như con chim phải có đủ hai cánh mới có thể cất cánh tung bay giữa bầu trời vô tận của hư không hoặc xe phải có hai bánh mới có thể chạy vượt đường xa ngàn dặm. Giống như con người có đủ hai chân, thì dù ở đâu cũng có thể đi tới.
Một chân tượng trưng cho phước đức và một chân tượng trưng cho trí huệ. Tu hành cũng vậy, phước huệ song tu, đầy đủ được cả trong lẫn ngoài, thì sự tu hành càng ngày càng an lạc. Người thường biết xoay lại xét nét thấy rõ thân này là tạm bợ, mạng sống chỉ trong một hơi thở là người có công đức chân thật và là bậc đại trí huệ.
Thích Minh Thành
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/
9 notes
·
View notes
Text
Người tìm văn lấy chứng, thì thêm vướng mắc. Người khổ hạnh cầu Phật thì đều lầm mê. Người lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo. Người chấp tâm tức Phật đều là ma.
Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê. Chẳng đem tâm cầu pháp là ng���. Chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát. Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp.
Lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia. Chẳng thọ báo sau này gọi là đắc đạo. Chẳng sanh vọng tưởng gọi là niết bàn. Chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ.
Đến chổ không phiền não gọi là bát niết bàn. Đến chổ không tướng tâm gọi là qua bờ bên kia. Khi mê thì có bờ bên đây. Khi ngộ thì bờ bên đây cũng không có.
Trích: Quán Tâm Pháp - Bồ Đề Đạt Ma
1 note
·
View note
Text
NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 🙏 NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 🙏 NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 🙏 THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA NAM MÔ A RỊ DA BÀ LÔ YẾT ĐẾ , THƯỚC BÁT RA DA .BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA BÀ DA MA HA TÁT ĐỎA BÀ DA.MA HA CA LÔ NI CA DA ÁN TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ SỐ ĐÁT NA ĐÁT TỎA NAM MÔ TẤT KIẾT LẬT ĐỎA Y MÔNG A RỊ DA BÀ LÔ YẾT ĐẾ THẤT PHẬT RA LÀNG ĐÀ BÀ NAM MÔ NA RA CẨN TRÌ HÊ RỊ , MA HA BÀN ĐA SA MẾ TÁT BÀ A THA ĐẬU DU BẰNG A THỆ DƯNG. TÁT BÀ TÁT ĐA NA MA BÀ GIÀ. MA PHẠT ĐẠT ĐẬU ĐÁT ĐIỆT THA ÁN A BÀ LÔ HÊ, LÔ CA ĐẾ CA RA ĐẾ DI HÊ RỊ .MA HA BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, TÁT BÀ TÁT BÀ .MA RA MA RA .MA HÊ MA HÊ RỊ ĐÀ DỰNG CU LÔ CU LÔ YẾT MÔNG .ĐỘ LÔ ĐỘ LÔ PHẠT XÀ DA ĐẾ, MA HA PHẠT XÀ DA ĐẾ . ĐÀ RA ĐÀ RA ĐỊA RỊ NI THẤT PHẬT RA DA .GIÁ RA GIÁ RA .MẠ MẠ PHẠT MA RA MỤC ĐẾ LỆ Y HÊ Y HÊ THẤT NA THẤT NA A RA SÂM PHẬT RA XÁ LỢI. PHẠT XA PHẠT SÂM PHẬT RA XÁ DA. HÔ LÔ HÔ LÔ MA RA .HÔ LÔ HÔ LÔ HÊ RỊ, TA RA TA RA TẤT RỊ TẤT RỊ.TÔ RÔ TÔ RÔ BỒ ĐỀ DẠ. BỒ ĐỀ DẠ, BỒ ĐÀ DẠ DI ĐẾ RỊ DẠ NA RA CẨN TRÌ ĐỊA RỊ SẮC NI NA .BA DẠ MA NA TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. MA HA TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. TẤT RA TĂNG A MỤC KÊ DA TA BÀ HA. TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. TẤT ĐÀ DU NGHỆ THẤT BÀN RA DẠ TA BÀ HA. MA RA NA RA TA BÀ HA. TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. GIẢ KIẾT RA A TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. BA ĐÀ MA YẾT TẤT ĐÀ DẠ TA BÀ HA. MA BÀ LỢI THẮNG YẾT RA DẠ TA BÀ HA NAM MÔ HẮC RA ĐÁT NA ĐA RA DẠ DA NAM MÔ A RỊ DA BÀ LÔ YẾT ĐẾ THƯỚC BÀN RA DẠ TA BÀ HA ÁN TẤT ĐIỆN ĐÔ MẠN ĐÀ RA , BẠT ĐÀ DẠ TA BÀ HA ÁN TẤT ĐIỆN ĐÔ MẠN ĐÀ RA , BẠT ĐÀ DẠ TA BÀ HA ÁN TẤT ĐIỆN ĐÔ MẠN ĐÀ RA , BẠT ĐÀ DẠ TA BÀ HA NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT 🙏🙇 Con nguyện cầu Mẹ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT từ bi gia hộ độ trì cho tất cả chúng sinh từ hữu hình hay vô hình đều được vạn sự bình an ,thân tâm an lạc 🙏🙏🙏
0 notes
Text
Hình Xăm Daruma – Lá Bùa Tài Lộc, May Mắn
Sở hữu thiết kế ấn tượng, mang trong mình nhiều ý nghĩa những hình xăm Daruma ngày càng được nhiều bạn trẻ muốn tatoo lên cơ thể mình. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về ý nghĩa và điểm qua top những mẫu hình xăm Daruma đẹp nhất nhé.
0 notes
Text
GẶP ĐƯỢC CHÚ ĐẠI BI, PHẢI THẬT SỰ KHẮC CỐT GHI TÂM!
Chúng ta được nghe đến danh hiệu của Chú Ðại Bi thì mỗi người phải sanh tâm hoan hỷ, vui mừng, phải trân quí và phải biết đó là điều khó tìm khó gặp! Không dễ gì mà gặp được Chú Ðại Bi, nay gặp được rồi thì phải thật sự khắc cốt ghi tâm, chớ nên xem nhẹ mà thờ ơ bỏ qua!
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CHÚ ĐẠI BI...!!!
1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào chư Phật, quy y Tam Bảo khắp mười phương.
2. Nam mô a rị da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào các bậc thánh giả, rời xa những ác pháp chưa thiện.
3. Bà lô yết đế thước bát ra da – Bồ Tát Quan Thế Âm ánh sáng soi rọi, tỏa chiếu muôn nơi, thấu suốt nỗi đau khổ của chúng sinh để kịp thời cứu nhân độ thế.
4. Bồ đề tát đỏa bà da – Bồ Tát mang binh tướng cõi trời tới cứu giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ nạn, giác ngộ giải thoát chúng sinh khỏi u minh.
5. Ma ha tát đỏa bà ha – con xin hành lễ trước các vị Bồ Tát đã mạnh mẽ tự giác ngộ, tự giải thoát chính mình và giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường giải thoát.
6. Ma ha ca lô ni ca da – con xin cúi đầu hành lễ, hướng tâm đọc Chú Đại Bi với lòng thành kính.
7. Án – thần chú tổng hợp mười pháp môn vi diệu, quy phục tất cả ma quỷ thần khiến Chú Đại Bi phát huy được sức mạnh giáo hóa với muôn loài.
8. Tát bàn ra phạt duệ - Tự Tại Thế Tôn, câu chú tụng lên sẽ có Tứ Đại Thiên Vương tới hộ pháp, bảo vệ.
9. Số đát na đát tả - thỉnh cầu sự ngượng nguyện của Tam Bảo, tập hợp chúng quỷ thần tới để răn dạy bằng chánh pháp.
10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da – con xin cúng kính hành lễ sự vô ngã của các vị thánh giả.
11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện phát tâm từ bi.
12. Nam mô na ra cẩn trì – con xin cúi đầu kính cẩn hành lễ với sự bảo hộ thiện ái của chúng Bồ Tát.
13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế - ánh sáng soi rọi khắp nơi của tâm từ bi vừa mạnh mẽ vừa lâu dài, đủ sức cảm hóa chúng sinh.
14. Tát bà a tha đậu du bằng – tâm bình đẳng, vô lo vô nghĩ, xuất phát điểm của chúng sinh như nhau, đối với nhau bằng sự hòa ái.
15. A thệ dựng – không có pháp nào có thể so sánh với pháp này, ca ngợi tinh thần soi sáng của Chú Đại Bi.
16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già – Đại thân tâm Bồ Tát, Đại Sĩ, Thế Tôn.
17. Ma phạt đạt đậu – con xin cung thỉnh mười phương chư Phật, mười phương Bồ Tát mở lòng từ bi cứu rỗi chúng sinh, xin các Ngài là thần ở cõi trời và là bạn ở trần gian để hộ trì thiện pháp đạt được thành tựu.
18. Đát điệt tha – án – thủ ấn, khai mở con mắt trí tuệ để khiến quỷ thần đều phải kính sợ, xa rời ác nghiệp.
19. A bà lô hê – dùng trí tuệ để quan sát và cảm nhận tiếng kêu than của chúng sinh mười phương.
20. Lô ca đế - Thế tôn, hợp với câu trên thành A bà lô hê Lô ca đế - Thế Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát.
21. Ca ra đế - người có tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ bi ai.
22. Di hê rị - con nguyện tuân theo những lời giáo hóa của Quan Thế Âm Bồ Tát để tu hành.
23. Ma ha bồ đề tát đoả - công đức viên mãn, giác ngộ của Bồ Tát vun trồng thành hạnh lành.
24. Tát bà tát bà – hành trì ấn pháp mang tới an lạc thái hòa cho tất cả chúng sinh.
25. Ma ra ma ra – thuận duyên tu hành, mọi việc đều như ý.
26. Ma hê ma hê rị đà dựng – lời không cần nói ra ý cũng đạt tới cảnh giới vi diệu.
27. Cu lô cu lô yết mông – sự mầu nhiệm của Chú Đại Bi không có điểm dừng, không có giới hạn, công đức vô lượng.
28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế - tu tập hành trì có thể vượt qua sinh tử, giải thoát bản thân khỏi luân hồi, tìm tới nơi an lạc và sáng suốt.
29. Ma ha phạt già da đế - pháp và đạo là hai chân lý vượt lên trên mọi thứ, là tối thắng ở đời.
30. Đà la đà la – tâm lượng chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn chúng sinh bằng nước Cam Lồ.
31. Địa lỵ ni – tịnh diệt, diệt hết mọi ác niệm, trở về tâm thuần khiết.
32. Thất phật ra da – hướng ánh sáng vào bên trong con người để soi sáng tâm tưởng, biết rõ lòng mình.
33. Giá ra giá ra – mệnh lệnh thúc giục khắp cõi cùng tuân theo pháp lệnh.
34. Ma ma phạt ma la – nhấn mạnh hành động sẽ có kết quả, con người theo đúng đạo tu hành sẽ đạt được công đức.
35. Mục đế lệ - giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, chướng ngại và bi ai.
36. Y hê y hê – thuận giao, tự nguyện tuân theo giáo hóa mà không chút khiên cưỡng, mở rộng tâm hồn để hưởng thụ giáo lý.
37. Thất na thất na – đại trí tuệ như ánh dương sáng chói, rực rỡ đưa con người thoát khỏi vô minh tăm tối.
38. A ra sam Phật ra xá lợi – cỗ xe đại pháp của Phật luân chuyển, đưa giáo lý tới khắp chúng sinh, viên mãn đời đời, công đức vô lượng còn lưu lại.
39. Phạt sa phạt sâm – hoan hỉ giảng, hoan hỉ nói, hoan hỉ nghe, lúc nào cũng giữ tâm hoan hỉ.
40. Phật ra xá da – tâm giác ngộ giáp lý trở nên cao quý, sáng suốt hơn.
41. Hô lô hô lô ma ra – tùy tâm nguyện mà hành trì, tu pháp nào sẽ hưởng thụ công đức của pháp đó, như ý đạt nguyện vọng.
42. Hô lô hô lô hê rị - lòng không khởi niệm, mọi vọng tưởng đều mất đi, rũ bỏ 4 thứ làm tâm u tối, sống đời an lạc, trở thành người có lực tự tại rất mạnh.
43. Ta ra ta ra – thần lực mạnh mẽ kiên cố, có thể phá hủy và hàng phục ma đạo.
44. Tất lỵ tất lỵ - dũng mãnh vượt chướng ngại, vượt lên mọi khó khăn và cát tường trên đường tiến tới nghiệp lành.
45. Tô rô tô rô – nước cam lồ thần kì có thể mang tới nhiều điều tốt lành, cứu rỗi chúng sinh.
46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ - Giác tâm, mở tâm Bồ Đề để ngộ đạo, kiên cường vững chí với tâm Bồ Đề mới tu thành chính đạo.
47. Bồ đà dạ – Bồ đà dạ - giác ngộ trí tuệ, dùng trí tuệ để tiến tới chân tu.
48. Di đế rị dạ - tâm đại từ đại bi, che chở bảo hộ cho muôn loài chúng
49. Na ra cẩn trì – Thiên Hộ đứng đầu các bậc Thánh Hiền, luôn che chở và bảo hộ cho chúng sinh.
50. Địa lỵ sắt ni na – bảo kiếm hàng ma phục yêu, dùng để trừng phạt những loài ma quỷ không quy phục chính pháp.
51. Ba da ma na – thành tựu xứng đáng với danh tiếng và đức hạnh tu hành.
52. Ta bà ha – niệm câu chú này sẽ được hưởng đầy đủ: thành tựu, cát tường, viên mãn, trừ tai và vô trú.
53. Tất đà da – mọi sở cầu sở nguyện đều được thành toàn, mọi hành động làm ra đều viên mãn, mang tới thành tựu, được khen ngợi và tán dương.
54. Ta bà ha – – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
55. Ma ha tất đà da – hành giả đạt được thành tựu to lớn và viên mãn.
56. Ta bà ha – hợp với các câu trên thành Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Pháp bảo của nhà Phật.
57. Tất đà du nghệ - mọi thành tựu lợi ích đều chỉ là hư vô
58. Thất bà ra dạ - nơi mà bản thân được tự tại và công đức vô lượng.
59. Ta bà ha – hành giải có thể lấy châu báu ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi cho chúng sinh.
60. Na ra cẩn trì – dùng sự đại từ bi bảo hộ, che chở cho chúng sinh.
61. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
62. Ma ra na ra – tiễu trừ mọi bệnh tật và chướng nạn.
63. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
64. Tất ra tăng a mục khư da – dùng hết sức mình bảo hộ chúng sinh, không từ bỏ bất cứ việc gì.
65. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ - dùng vô số phương thuốc để chữa bệnh cho chúng sinh.
67. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
68. Giả kiết ra a tất đà dạ - hàng phục ma oán, phát ra âm thanh chấn động để bất cứ loại ma nào đều phải quy phục.
69. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
70. Ba đà ma yết tất đà dạ - thành tựu vô lượng, công đức siêu việt.
71. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ - Quan Thế Âm Bồ Tát dùng pháp ấn giúp chúng sinh không còn sợ hãi mọi lúc mọi nơi
73. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
74. Ma bà lợi thắng yết ra da – đức hạnh của bậc đại anh hùng Quan Thế Âm Bồ Tát người người kính ngưỡng
75. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin kính cẩn quy y Tam bảo, dâng hết tâm thân lẫn tính mạng để quy y cửa Phật.
77. Nam mô a lị da – con xin quy y với tất cả các bậc thánh giả, thánh hiền.
78. Bà lô kiết đế - quán tức là giác ngộ.
79. Thước bàn ra da – kết hợp với câu trên là danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát.
80. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
81. Án tất điện đô – hành giả được hưởng an lạc và yên tĩnh, công đức viên mãn.
82. Mạn đà ra – pháp hội của hành giải nhất định đạt được thành tựu.
83. Bạt đà da - toại tâm viên mãn, tùy theo tâm nguyện mà đạt được như ý
84. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
Xin Mẹ Quán Thế Âm Cứu Khổ Cứu Nạn cho chúng sinh vượt qua kiếp nạn này
Nam Mô Đại Từ Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
0 notes
Text
Cũng 2 năm rồi kể từ ngày sư cô thỉnh tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma, hôm nay sư cô đi 350km từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để đưa Phật tử đến Xưởng tại Đông Anh thỉnh tượng.
Chúng con thật biết ơn sư cô rất nhiều về tình cảm sư cô đã dành cho Xưởng.
#tuongphatgo #tuongphat #tuongphatphucminh
TỔ HỢP XƯỞNG TƯỢNG PHẬT GỖ PHÚC MINH
☎️ LH đặt tượng: 092.44.77777 (Zalo)
🌍 Web: www.tuongphatgo.vn
1️⃣ Facebook: Tượng Phật gỗ Phúc Minh
🏢 Văn phòng: Phúc Minh Holdings, Lô N2-2, Ngõ 2, Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
🏛 Xưởng: Tổ hợp Xưởng tượng Phật Phúc Minh, 560, đường Vân Hà, thôn Ngọc Lôi, xã Dục Tú, H. Đông Anh, Hà Nội
🏛 Để xem các Sáng tác nhất mới, xem Facebook Chủ Xưởng: https://www.facebook.com/tuongphatphucminh/
📌 Định vị Văn phòng trên Google: https://goo.gl/maps/Ksf3rT2KGmEu74RN7
🏢 Phúc Minh là 1 trong 4 đơn vị thành viên của Phúc Minh Holdings.
0 notes
Text
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
Nguồn: trích loạt bài Giải mã Tây du
0 notes
Photo
BÀI KỆ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA !. Ầm vang vật lý xé tan Cái nghe vật lý chạy lang theo trần Thầy đóng cái cửa cái ầm Tánh Nghe thanh tịnh, ầm ầm vang xa. Thì ra lời dạy Thích Ca Ai nghe vật lý phải va luân hồi Khi nghe thanh tịnh thì thôi Luân hồi nhiều kiếp, lìa rồi với ta. Rõ ràng lời dạy Thích Ca Ở nơi Linh Thứu hiện ra nơi này Con nhờ ân đức của Thầy Đóng cửa thật mạnh con đây ngộ thiền. Thiền tông thật sự linh thiêng Mà phải nhận liền cho được Tánh Nghe Khi nghe phải thật sự nghe Nghe trong thanh tịnh, tự nghe Tánh mình Người tu thanh tịnh chứng minh Nghe bằng chân Tánh, là mình đúng nghe Tiếng nghe không bị lấp che Là trong Phật Tánh, Tánh Nghe của mình. Thiền tông phải được chứng minh Rơi vào Bể tánh, tự mình biết thôi Người tu trình với Thầy thôi Chỉ có vị ấy chứng lời của ta. Thiền tông của Phật Thích Ca Dạy nơi Linh Thứu ngộ ra Tánh mình Tánh mình kỳ đặc huyền linh Nghe được thông suốt, Tánh mình ngộ ra. Ngộ ra lời dạy Thích Ca Sống với Tánh ấy là ra luân hồi Vào đây bị mất cái “Tôi” Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình. Thiền tông quả thật diệu linh Khi nghe thanh tịnh là mình rõ thông Không cần tìm kiếm dụng công Chỉ cần thanh tịnh, tự trong lòng mình. Tánh mình hết sức tuyệt linh Nhận được chân Tánh tự mình biết thôi Vì vậy Phật dạy là “Thôi” Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình. Hôm nay con kính xin trình Con nhận căn Tánh, xin trình Thầy thông Hiện tại con hết cầu mong Vì đã giác ngộ “Tánh Không” của thiền. Xin Thầy chứng nhận con riêng Đạt được pháp thiền của Phật Thích Ca Từ nay con đã vượt qua Luân hồi sinh tử đã xa con rồi. Cũng nhờ Đức Phật dạy “Thôi” Trầm luân sanh tử đã rồi với con Con xin thệ nguyện lòng son Truyền môn thiền học luân còn thế gian. NAM MÔ GIÁO CHỦ TA BÀ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Quyển 08: Cuộc Đời và Ngộ Đạo của 36 Vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam. https://www.instagram.com/p/CpHMuJivEmp/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
Text
Casio G-Shock GM-6900GDA-9
Đồng hồ Casio G Shock GM-6900GDA-9 thuộc Casio nam dây nhựa, khung kim loại mạ vàng, mặt điện tử, thiết kế thể thao, tuổi thọ pin: 2 năm, Kích thước vỏ: 53,9 × 49,7 × 18,6mm
Đồng hồ Casio G-Shock GM-6900GDA-9 chính hãng
Tinh thần KHÔNG BAO GIỜ GIVEUP vốn là bản sắc của G-SHOCK và hình ảnh thăng trầm của Bồ Đề Đạt Ma được liên kết với nhau. Mẫu cơ bản sử dụng mẫu "GM-6900" với nút phía trước và con mắt thứ ba đã được đăng ký nhãn hiệu.
Dựa trên vàng, một biểu tượng của sự giàu có, khuôn mặt của Daruma được thể hiện trên toàn bộ khuôn mặt và chiếc nhẫn đeo tay được in hình Daruma. Daruma, mô-típ thiết kế và bao bì kết hợp thiết kế này được thiết kế bởi BlackEyePatch, một nhãn hiệu có trụ sở tại Tokyo sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ graffiti đến trang phục.
0 notes
Text
Thiền Đạo và Võ Đạo
Thiền Đạo và Võ Đạo
Người ta thư��ng gán cho Bồ Đề Đạt Ma vai trò Tổ Sư của Võ Đạo, dù không có văn kiện Phật Giáo chính thống nào cho biết chính xác điều này (?). Bồ Đề Đạt Ma là Nguyên Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Truyền thuyết trong giới Võ Nghệ nói Ngài diện bích chín năm rồi truyền dạy những phương pháp luyện tập thân thể, sau này trở thành Võ Học. Từ đó, người ta nghi ngờ có một liên hệ mật thiết giữa Thiền và…
View On WordPress
0 notes
Text
Bồ Đề Đạt Ma thần thông quảng đại đi hàng ngàn dặm sang Trung Quốc chỉ để tìm một người
Bồ Đề Đạt Ma thần thông quảng đại đi hàng ngàn dặm sang Trung Quốc chỉ để tìm một người
Trong Phật giáo có câu nói rằng không phải đệ tử tìm sư phụ, mà là sư phụ tìm đệ tử. Tại đây chúng ta sẽ kể câu chuyện về một vị cao tăng đắc Đạo chỉ bằng một cọng lau mà vượt trăm sông ngàn núi để tìm truyền nhân y bát. Ông chính là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Đạt Ma thần thông quảng đại, vượt ngàn dặm đến tận Trung Quốc chỉ để tìm một người (ảnh: một phần từ bức tranh “Nguyệt bách tư” của họa sĩ Nhật…
View On WordPress
0 notes
Photo
Zorba Phật | Hoa sen trắng | p8 | Bài giảng về Thiền Sư Bồ Đề Đạt Ma | Sách nói Zorba Phật | Hoa sen trắng | p8 | Bài giảng về Thiền Sư Bồ Đề Đạt Ma | Sách nói Đăng ký kênh tại đây: goo.gl/y2VCcU. Reader: Hoa Vô Ưu.
#...#audiobook hoa sen trang p8#Bài#Bò#bồ đề đạt ma#Đạt#Đề#giảng#hoa#Hoa sen trắng p8#Ma#nói#p8#Phật#Sách#sách nói hoa sen trắng#sen#sen trắng p8#SỰ#thiền#thiền sư bồ đề đạt ma#trăng#về#Zorba
0 notes
Text
BỒ ĐỀ ĐẠT MA 32/20/52
Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng. Năm miệng đồng cùng đi, Chín, mười không ta người. - Bồ-Đề-Đạt-Ma
BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Gỗ lũa nhai bách phôi song sắc
Cỡ: 32/20/52cm (cả đế)
4.x00.000
————————————– ☎ Hotline: 0899.333.577 ✈️ 𝗦𝗵𝗶𝗽 𝗵𝗮̀𝗻𝗴 𝗧𝗼𝗮̀𝗻 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰
0 notes
Text
dịch thơ là điều khảm kha nhất. dịch thơ ắt phải cho ra thơ—
⊖ ⊘ ⊝
cũng vì quan niệm tới mức triệt để tế nhị đó, nên bản dịch ⌈kiều⌋ của crayssac là bản dịch đạt nhất trong mọi bản dịch ⌈kiều⌋ ra ngôn ng�� tây phương. lời thơ crayssac thỉnh thoảng có vài chỗ sống sượng, nhưng crayssac đã đòi hỏi, đã tận dụng khả năng ngôn ngữ thi ca pháp tới mức tối đa. và nhiều phen bất ngờ, những tư tưởng, tư lường sâu xa, ẩn trong ⌈nếp gấp lục bát nguyễn du⌋, bất thình lình được crayssac mở phơi ra một cách tinh tế.
tiện đây, tôi xin dẫn một thí dụ để làm sáng tỏ phần nào đường lối dịch thơ. dịch thơ emily dickinson—
my life closed twice before its close it yet remains to see if ◜immortality◞ unveil a third event to me so huge, so hopeless to conceive as these that twice befell parting is all we know of heaven and all we need of hell
một bài ngắn như thế của emily dickinson dịch còn khó hơn dịch cả một cuốn ⌈lá cỏ ◌ leaves of grass⌋ của walt whitman... ấy bởi vì, nó thuộc loại thơ bất khả dịch diễn.
những điệp ngữ và điệp âm và đảo ngữ mà emily dickinson sử dụng, là riêng mỹ ngữ một lần được thiên tài cho phát tiết anh hoa ra ngoài—
my life closed – its close to see – to me twice before – twice befell parting is all – and all all we know – all we need of heaven – of hell to see – to me – to conceive a third event – as these that twice so huge – so hopeless
tôi thử chép ra như thế, những thanh-âm-vận song trùng nhị bội liên tồn giao hưởng nhau trong bài thơ, xoay vít quanh nhau trong tám câu huyền diệu đó. thế cũng đủ nhận ra tính chất phong phú đìu hiu dị thường trong lời thơ tài tử. thế mà, vẫn còn những giao hưởng giao thoa ngấm ngầm âm ỉ trong tiết nhịp rung rinh, không làm sao ghi ra song đôi cho được. bởi vì những giao hưởng ngầm nọ vừa như giao nhau vừa như xô đẩy nhau, ly khứ nhau... bây giờ thử đọc lại toàn bài—
my life closed twice before its close it yet remains to see if ◜immortality◞ unveil a third event to me so huge, so hopeless to conceive as these that twice befell parting is all we know of heaven and all we need of hell
nếu dịch ra văn xuôi ắt sẽ thành cái gì? chẳng lẽ vất vơ thành ra cái như sau—
cuộc đời tôi khép lại hai lần trước buổi chung cục của nó nó vẫn ở lại để xem thử sự ◜bất tử◞ có mở ra một sự cố thứ ba cho tôi không bao xiết đồ sộ khổng lồ tuyệt vọng cho quan niệm là ấy những gì đã hai lần xảy ra ly biệt là tất cả những gì chúng tôi biết về ◜thiên đường◞ và tất cả những gì chúng ta cần ⌠của⌡ nơi ◜địa ngục◞
thật là không thể tưởng tượng được. chẳng những nghe ra lớ ngớ, mà còn chẳng ai biết nói cái gì. Không một chút ý nghĩa nào tồn tại, đừng nói chi là tinh thể tinh hoa. thế mà thường thường tôi vẫn thấy người ta dịch theo lối đó một cách rất hồn nhiên, và còn cho rằng mình dịch rất sát.
gẫm về cái vụ dịch thơ, nhiều phen phải toát mồ hôi hột. giữ tiếng thì lạc lời. giữ lời thì mất ý. giữ ý thì mất nghĩa. giữ nghĩa thì mất trụi thần hồn tinh thể.
do đó, ta có thể dám chắc rằng giữa hai bản dịch ⌈kiều⌋ ra pháp ngữ của ông nguyễn văn vĩnh và rené crayssac, quả thực có cách biệt ngàn trùng. rené crayssac mặc dù không lột hết được tinh hoa ngôn ngữ ⌈kiều⌋, nhưng vẫn đạt hơn nguyễn văn vĩnh có tới hơn một trăm lần là ít. ông có tái tạo được một bầu khí hậu thơ-mộng đặc biệt trong bản dịch của ông.
giờ thử dịch bài thơ emily dickinson ra lục bát—
đời tôi khép lại hai lần trước lần khép mắt khôn hàn vĩnh ly tuy nhiên còn nấn ná vì để xem ◜vĩnh cửu◞ còn gì mở ra cho mình biến cố thứ ba những gì song điệp xảy ra gẫm càng đồ sộ gợi ra lại càng ngất trời tuyệt vọng mang mang thiên đường địa ngục còn chan chứa gì vĩnh ly là chất của trời biệt ly là thói của đời nhà ma ⌠kể từ cửa quỷ tuôn ra thói nhà băng tuyết chất là phỉ phong⌡
bạn đọc ắt có nhận thấy rằng tôi đã chịu khó khiếp dẫn vài ngôn ngữ đặc biệt nguyễn du vào lối dịch thơ emily dickinson. dịch theo lối đó là âm thầm bố thiết cuộc đối thoại ấm áp cho hai tài tử kia, mà đồng thời vẫn không lìa xa ngôn ngữ emily dickinson gì mấy chút.
đó là bước thứ nhất mà lời dịch đã gắng thực hiện cho cuộc hội đàm. từ đó chúng ta có thể tiến tới giai đoạn thứ hai. cái bước sơ khởi ngại ngùng đã đi tới chỗ hài hòa thân thiết thì từ đó, ta có thể ⦇ mở lời phương tiện ⦈ một cách táo bạo hơn. lời dịch thứ hai có thể ra như thế này—
song trùng khép kín đôi phen sơ khai đậu khấu khép bằng thiên thu tường vôi tô vách tử tù trăm năm trong cõi sương phù du tuôn niềm riêng nấn ná hý trường xem ◜con tạo◞ mở môi trường đệ tam bình sinh ngất tạnh hội đàm xiết bao tuyệt vọng gẫm càng buốt tim ◜sự tình◞ nhị bội đánh ghen trút quần giũ áo thưa rằng thế thôi vĩnh ly là chất của trời biệt ly là thói của đời nhà ma
cước chú— my life closed twice before its close... đời ta đã khép lại hai lần từ trước cuộc khép kín trăm năm... nghĩa là?
nghĩa là — trước khi xảy ra cuộc tử diệt thì ta đã hai lần chết thật sự rồi. nhưng chết mà vẫn chịu chơi, nên còn sống lai rai để xem còn có một đệ tam tử diệt nào thơ mộng hơn chăng. cái lối nói chịu chơi gay cấn đó đưa tới lời kết thúc dị thường— all we know of heaven... all we need of hell. tất cả những gì ta biết về thiên đường... tất cả những gì ta cần nơi địa ngục... là?
từ đó dịch lần thứ ba ra thế này—
cần nơi địa ngục những gì biết nơi thiên thượng những gì biển dâu chất hằng ly biệt thiên thâu biệt ly là thói dâng trào sử xanh niềm riêng tại thể đã đành nồi riêng hiện thể còn thành khẩn xin chờ xem ◜vĩnh cửu◞ lặng im song trùng tam bội còn tin chi về kỳ oan phong vận đề huề trước đèn lần giở lời quê dông dài mai sau khép mắt ngủ dài còn nghe mộng cũ di hài liễu dương đánh tranh chụm nóc thảo đường một gian nước biếc mây vàng chia đôi
bất thình lình cái câu thơ lục bát nguyễn du nọ lại kỳ dị hiện ra tại đây. mọi sự bỗng dời bình diện. cái câu thơ ⦇ một gian nước biếc mây vàng chia đôi ⦈ vốn là một câu thơ thuộc loại hàm hỗn man mác nhất trong ⌈truyện kiều⌋. nước biếc một gian? sao gọi là một gian? mây vàng chia đôi? chia đôi cái gì? chia đôi hai cõi nào? hai miền hai ngả nào? nhưng tại sao trong thể thái chia đôi nọ, lại có hàm ngụ quy hợp? do một thứ tinh hoa âm thầm nào phát tiết từ trong tiết điệu lục bát cùng với những vang bóng lãng đãng tỏa ra từ một nóc thảo đường? một mái hiên? một thanh hiên tồn lập bao dong ra như thế và sẽ chứng giám một ⦇ vô lượng phương tiện lực ⦈ nào, sẽ ⦇ vớt người trầm luân ⦈ và thành tựu cái nghĩa của ⦇ nam hải điếu đồ ⦈ ?
điếu đồ? ông câu câu cá? câu cá giữa một vùng tịch mịch chân không? câu cá trong tính thể giác duyên như lai bồ tát?— ta làm ⌈nam hải điếu đồ⌋? ngồi câu con ⌈cá hư vô⌋ linh hồn? sự đó liên can gì tới câu— như lai giả vô sở tòng lai diệc vô sở khứ? và cái lời đó trong ⌈kinh kim cang⌋ lại thiêm thiếp đi trong sa mù mà tiếp giáp với câu thơ ⦇ parting is all we know of heaven ⎠and all we need of hell ⦈ như thế nào?
thế thì cái sự vụ dịch thơ đã nằm trong một cõi suy tư nào như thế? nó đã biến ra một thứ dịch di, dy viễn, diên vỹ, vy diễn, như thế nào, để... ? để bất thình lình xô ùa chúng ta trở lại với cái lời khổng tử— ⦇ ngô đạo nhứt dĩ quán chi ⦈
⌠⌡
cái bí quyết của thiên tài sáng tạo, cũng như thi tài dịch thuật, là— tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. sương bóng đó có thể bắt gặp bóng sương hy lạp, hay đường thi, hay tây trúc— không hề gì. không hề gì. miễn là nó mở ra một chân trời cho chiêm niệm chịu chơi.
đánh tranh chụm nóc thảo đường, một gian nước biếc mây vàng chia đôi. cài then cửa đóng đến nơi, sư đà hái thuốc phương trời nào xa... parting is all we know of heaven— and all we need of hell.
ai đã độ ra được cái tầm đầy vơi trong tư lự tồn lưu nọ, ắt chẳng còn thiết chi tới chuyện bàn luận viết sách làm thơ gì nữa cả.
⌢
bùi giáng ⎠ một đường lối dịch thơ ⎠ quê mẹ
⌣
4 notes
·
View notes