#bấtlương
Explore tagged Tumblr posts
khaimocom · 5 years ago
Text
Pháp Luân Công đã cứu một người từng là kẻ bất lương
Gia đình tôi là người Mông Cổ và chúng tôi chăn bò để kiếm sống. Khi tôi còn trẻ nhà chúng tôi rất nghèo – mẹ tôi bị động kinh và không thể làm việc được, bên cạnh đó cha tôi cũng mắc nhiều chứng bệnh. Tôi có ba anh chị em; anh trai lớn của tôi đã phải thôi học ở tuổi lên 10 để phụ giúp gia đình. Chị tôi bị liệt một bên chân nên cũng không thể làm việc được.
Tumblr media
Tôi có biết một ít võ thuật và thường tham gia cùng các băng nhóm. Khi lớn lên tôi bắt đầu nghiện rượu; vợ tôi suýt nữa đã ly dị tôi. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã bỏ toàn bộ những thói quen xấu của mình và trở thành một người chính trực. Bạn có thể hiểu rằng Pháp Luân Công đã cứu cả tôi và gia đình. Một tuổi thơ khó khăn Khi tôi lên bảy, một trận hạn hán mất mùa đã tấn công vùng của chúng tôi. Tất cả mọi người đều bị đói. Thật tệ khi chúng tôi phải ăn cỏ để sống sót. Trong thời gian dài, chúng tôi không có gì để ăn ngoài củ cải, khoảng thời gian sau đó, mỗi khi nhìn thấy củ cải tôi lại khóc. Cha tôi chăn cừu cho thôn. Ông mắc một số bệnh, nhưng thay vì đồng cảm, bí thư thôn đã giao cho cha tôi một khối lượng công việc lớn để làm mỗi ngày. Cha tôi không thể tự mình hoàn thành mọi việc, vì vậy anh trai tôi phải giúp ông ấy. Để phụ giúp cha mẹ và gia đình, anh trai tôi và tôi đã phải thôi học từ nhỏ. Tôi gom phân bò mỗi ngày để sử d��ng làm nhiên liệu nấu ăn. Sau khi nấu ăn cho gia đình, tôi sẽ cùng anh trai đi chăn cừu. Chúng tôi ở lại đồng cỏ nơi không có ai xung quanh và không có gì để làm. Tôi hét lên và hát to khi buồn chán; dần dần tôi có được một giọng hát rất hay. Tôi thường nằm trên bãi cỏ nhìn chằm chằm lên bầu trời và suy ngẫm: “Con lừa sinh ra trên thế gian này là để làm việc, ta đến thế gian này là để làm gì?“ Thủ lĩnh băng đảng Năm 18 tuổi, nhờ hát hay, tôi được nhận vào đội văn nghệ địa phương. Vào thời điểm đó trên truyền hình đang trình chiếu bộ phim “Hoắc Nguyên Giáp” và các bộ phim võ thuật khác, vì vậy tôi thường mơ được trở thành anh hùng. Tôi thường đấu vật với bạn bè và học được một chút võ thuật. Tôi thường hay đánh người khác; và kết quả là nhiều người đã sợ tôi. Ở thị trấn của chúng tôi có lập một đội bảo vệ thảo nguyên, và tôi được bổ nhiệm làm phó chỉ huy sau khi tôi xin nghỉ đội văn nghệ. Người dân từ các huyện lân cận thường đến thị trấn của chúng tôi để cắt trộm một loại cây gọi là cây ma hoàng, một loại thảo mộc có thể bán để làm thuốc. Để bảo vệ nguồn tài nguyên đồng cỏ, chúng tôi đã phải chiến đấu với hàng trăm kẻ xâm nhập có trang bị dao và xẻng. Người đứng đầu thị trấn của chúng tôi thường nhờ tôi giúp đỡ vì tôi là một chiến binh liều lĩnh. Tôi thường mang bên mình một cây gậy sắt dài một mét, và đôi khi có thể tự mình chiến đấu chống lại hơn chục người. Có lần chúng tôi bị hơn 200 người bao vây. Kết quả của trận chiến này là hơn chục người trong chúng tôi bị thương và hai người bị đưa đi cấp cứu. Tối hôm đó khi tôi chạy về được đến nhà, tôi nhận thấy chiếc áo sơ mi trắng của mình đã ướt đẫm máu, mặc dù tôi không bị thương gì cả. Để ngăn chặn ẩu đả, công an địa phương đã nổ súng vào những người đang đánh nhau, khiến một số người tử vong. Sau trận chiến đó, tôi được giám đốc của Cục Công an địa phương khen ngợi vì đã làm tốt công việc chiến đấu bảo vệ thị trấn. Ông ấy đã hứa trước mặt mọi người rằng sẽ không ai ngăn cản nếu tôi đánh nhau với bất cứ ai trong thị trấn. Kể từ đó tôi càng trở nên bất chấp pháp luật hơn, thậm chí đi taxi cũng không chịu trả tiền. Không tên côn đồ nào dám đánh lộn với tôi; ngược lại họ còn trở thành đàn em của tôi. Xem tôi là “đàn anh”, họ luôn có thể kiếm ăn được. Biệt danh “Sói Đông Bắc” vì hay đánh người Sau đó, tôi làm việc cho một nhà máy gạch ở Bắc Kinh cùng một vài người bạn. Vì là người dân tộc thiểu số và mới đến, nên chúng tôi luôn bị đồng nghiệp bắt nạt. Khi không chịu đựng được nữa, tôi đã đánh họ. Ngày hôm sau họ đã kéo thêm người cầm xẻng đánh tôi. Tôi đã bị thương và phải nhập viện. Sau khi xuất viện, tôi trả thù họ từng người một. Tất cả họ đều cố gắng chạy trốn tôi, nhưng không ai chạy nhanh hơn tôi được. Từ đó, trong xưởng họ đặt cho tôi cái tên mới là “Sói Đông Bắc”. Chấn thương chân dẫn đến tàn tật Năm thứ hai, giám đốc nhà máy giao cho tôi tiếp quản công việc quản lý của nhà máy, giám sát tổng cộng 80 công nhân. Trong một vụ tai nạn, chân phải của tôi bị cuốn vào một cái máy. Các đồng nghiệp đã phải dùng xẻng để cắt băng truyền lôi tôi ra ngoài. Tôi đã được cứu, nhưng chân phải bị tật và ngắn hơn chân trái. Đồng nghiệp của tôi đã đưa tôi đến các bệnh viện khác nhau nhưng không ai đồng ý cho tôi nhập viện. Mặc dù bị hôn mê nhưng tôi có thể nghe được mọi người nói chuyện. Tôi cảm thấy rất thoải mái như thể cơ thể của mình nhẹ và không trọng lượng. Cuối cùng một bệnh viện nọ đã chấp nhận cho tôi nhập viện. Toàn bộ tiền tiết kiệm mà tôi có được đã phải lấy ra để trang trải chi phí y tế, tôi đã trở về nhà với một cái chân què và không một xu dính túi. Tôi đã làm những công việc lặt vặt khác nhau để kiếm đủ tiền cho đến năm 30 tuổi khi tôi tham gia một cuộc thi ca hát và giành được giải nhất. Sau đó, tôi lại trở thành ca sĩ. Học Pháp Luân Công Năm 1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công lan rộng khắp cả nước, nhưng tất cả các giáo viên thanh nhạc Mông Cổ của tôi đều nói rằng Pháp Luân Công là tốt. Họ cho tôi biết rằng hơn 100 triệu người đã tập luyện Pháp Luân Công, và các học viên Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp, bao gồm sinh viên đại học và các quan chức chính phủ. Tôi nghĩ: “Pháp Luân Công hẳn phải rất tuyệt vời!” Năm 2001 trong một chuyến lên Bắc Kinh, tôi đã chứng kiến hàng chục xe cảnh sát ùa vào Quảng trường Thiên An Môn, các cảnh sát mặc thường phục và đồng phục xông vào những người đang giương biểu ngữ. Họ kéo lê những người này, trong đó có cả người già và phụ nữ, vào xe cảnh sát. Các cảnh sát cũng đẩy ngã một số người xuống, giẫm lên họ, túm tóc và đá họ. Tôi đã rất tức giận khi thấy hành vi như vậy. Tại sao họ lại tấn công những người đó, thậm chí cả phụ nữ và người già? Tôi nghĩ rằng họ thật vô lý. Một năm sau, tôi kết hôn. Chị dâu của vợ của tôi tu luyện Pháp Luân Công và bị bắt vào năm đó. Chúng tôi đã đến thăm vợ chồng anh chị khi họ được thả ra vào năm 2004. Chị dâu của vợ thôi là một người tốt bụng, chị ấy đã đối xử rất tốt với chúng tôi. Khi chị ấy đi pha trà mời chúng tôi, chị bắt đầu nói chuyện về Pháp Luân Công. Khi ấy, tôi chỉ biết rằng Pháp Luân Công là rất tốt, nhưng tôi không biết gì về khái niệm “tu luyện.” Trong một chuyến công tác khác, tôi được ở cùng phòng với vị giám đốc đoàn nghệ thuật của chúng tôi. Có người nhét một cuốn sách nhỏ cùng với một đĩa DVD qua khe cửa phòng của chúng tôi mỗi ngày. Vì thế chúng tôi đã xem đĩa DVD và biết được nhiều thông tin hơn về Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã cứu tôi và gia đình Vì thường phải đến nhiều nơi để biểu diễn, nên tôi bắt đầu uống rượu nặng. Tôi đã uống rất nhiều – tôi có thể uống liền 13 bát rượu. Hai vợ chồng tôi thường hay cãi nhau vì thói quen uống rượu của tôi.
Tumblr media
Bố vợ tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy và bị đau nặng. Gia đình vợ tôi đã nhận sách Đại Pháp và ảnh chân dung của Sư phụ từ chị dâu với mong muốn giúp sức khoẻ của bố tiến bộ. Không lâu sau, vợ tôi và chị cô ấy cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi đọc các sách của Pháp Luân Công, cơn đau của bố vợ tôi cũng dứt. Vào thời khắc bố hấp hối, gia đình đã ngồi quanh ông và liên tục niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân–Thiện–Nhẫn hảo.” Sau khi đã tắt thở, ông đột nhiên ngồi dậy và nói: “Bây giờ bố thấy rất thoải mái. Bố có thể nghe thấy rất nhiều Phật, Đạo, Thần đang đọc kinh Phật.” Sau đó ông qua đời. Vài năm sau đó, nhờ vợ giúp đỡ, tôi cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tôi liền lập tức ngừng hút thuốc và uống rượu. Tôi mang các bài giảng Pháp Luân Công bên mình khi ra khỏi thị trấn và học cách ngồi đả toạ. Tôi đã cải biến thành một người khác kể từ đó. Tôi đã từ bỏ tất cả mọi thói quen xấu trước đây của mình, dần trở thành một người vui vẻ và tử tế. Tôi kể cho cho bạn bè các câu chuyện cổ về đạo Phật và các câu chuyện về Pháp Luân Công ở Mông Cổ. Hầu hết những người nghe đều thấy dễ minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công vì họ chủ yếu xem các chương trình truyền hình của M��ng Cổ và không bị các tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu độc. Họ thích các câu chuyện của tôi và một số người còn tò mò xem tôi đã biết được những câu chuyện này ở đâu. Tôi bắt đầu học tiếng Trung và hiện tôi đã có thể đọc được Chuyển Pháp Luân bản tiếng Trung. Cái tên “Sói Đông Bắc” không còn nữa Những người ở quê tôi nói chuyện về tôi khi họ thấy tôi hát trên TV. Mọi người đều ngạc nhiên, và họ nói: “Người này đã hoàn toàn thay đổi, đó thực sự là một phép màu!” Tôi đã thay đổi từ một thanh niên nằm trên đồng cỏ nhìn bầu trời mờ mịt không biết ý nghĩa của cuộc sống, trở thành một người có hy vọng và nhân phẩm. “Sói Đông Bắc”, người thường tham gia vào các cuộc chiến băng đảng đã thay đổi thành một người tốt và một người chồng ân cần. Tôi hy vọng mọi người có thể tìm hiểu về những điều kỳ diệu đã xảy đến với gia đình tôi và trân quý Pháp Luân Công! vn.minghui.org Read the full article
0 notes