Tumgik
#Vuivui.com
successvu-blog · 6 months
Text
CTCP Đầu Tư Thế giới Di động (MWG): Thay đổi để phát triển [Mục tiêu 58.300 đ/cp]
Chúng tôi dự phóng KQKD năm 2024 của MWG với doanh thu thuần đạt 128,181 tỷ đồng (+8.4% yoy), LNST đạt 2541 tỷ đồng (+1,398% yoy). Với kỳ vọng hồi phục sức mua mảng ICT&CE và chuỗi BHX bắt đầu sinh lời, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 58,300 VND/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh Continue reading CTCP Đầu Tư Thế giới Di động (MWG): Thay đổi để phát triển [Mục…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
techbike-blog · 6 years
Link
Danh sách các mã mã giảm giá, mã khuyến mãi, Coupon, Voucher... tại VuiVui.Com bao gồm tất cả các mặt hàng sản phẩm : điện thoại di động, điện máy, điện lạnh, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thời trang…
0 notes
tapchibanle · 7 years
Photo
Tumblr media
Thế Giới Di Động sẽ ra mắt công ty CNTT trong quý II/2017 Nguồn tin từ Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động cho hay, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi bán lẻ bao gồm thegioididong.com, Điện máy Xanh, Bách hóa Xanh, vuivui.com và đang vươn ra một số thị trường nước ngoài.
0 notes
vncvietnambiz · 2 years
Link
0 notes
eggpressonet · 3 years
Text
Value Proposition
Cách đây 6-7 năm, khi mình mới bắt đầu tiếp xúc với mảng quản lý sản phẩm. Lúc này luôn đi loanh quanh xem mấy ông cùng ngành hoặc chính đối thủ cạnh tranh xem có gì hay rồi bắt chước. Vì mình làm mảng online retail mà cái này thì có vô vàn references khác nhau.
Hồi đó mình có tìm được 1 bài báo liệt kê những website có conversion rate cao nhất thế giới. Số 1 là Schwans. Conversion rate đâu cỡ 40% (vãi lúa, 10 khách ghé website có 4 khách mua hàng). Amazon tầm 3-6% (mùa sale là 6-12%). Số 2 nhớ không nhầm là womenwithin 21%. Học ngay cái sticky cart của Schwans. Cũng tăng được đôi chút. Tuy nhiên sau đó cái tăng mạnh nhất lại là từ cái vụ simplify order form (sau này có vuivui.com làm gần giống nhất).
Sau này ngẫm lại mới thấy thực ra khách hàng bỏ tiền ra cho dịch vụ của mình vì lý do gì mới hiểu được bản chất vấn đề. Đấy là giá trị mình mang lại cho họ là gì. Các hãng đặt xe giúp ngăn nạn chặt chém hoặc đi mua đường kiếm thêm tiền của taxi hay xe ôm truyền thống. Họ giữ giá trị này rất tốt nên khách hàng tìm đến và gắn bó với họ. Facebook giúp tạo ra giá trị trong việc dễ dàng kết nối với bạn bè hơn Yahoo hay forum trước đây. Người dùng gắn bó với họ.
Khi dạy lớp product design, mình tập trung các bạn vào chuyện tìm kiếm value proposition của một sản phẩm. Nếu value proposition không đủ vững chắc với một tập khách hàng nhất định (có thể tập này làm tiền đề để tăng trưởng) thì rất khó có thể cạnh tranh được với những sản phẩm khác.
Slack tạo ra giá trị kết nối trong công việc một cách rất linh hoạt cho người làm công ty công nghệ. Với những công ty truyền thống, mình không chắc là Slack phù hợp, Skype có thể tốt hơn. Tuy nhiên với nhóm nhân sự công ty công nghệ đủ lớn để tạo thói quen người dùng và thị trường để lôi kéo những người dùng mới.
Mình có gặp khá nhiều người quản lý sản phẩm thì mối quan tâm chính của họ là tính năng nọ, tính năng kia. Đôi khi họ biết tại sao họ cần tính năng đó. Nhưng đôi khi họ cũng chẳng biết. Câu trả lời đơn giản là "đối thủ của họ có". Tuy nhiên nếu bạn thử tìm hiểu ngược lại: "điều gì sẽ tối đa hóa giá trị mà bạn tạo ra cho khách hàng" thì mọi thứ sẽ sáng sủa hơn nhiều. Bạn sẽ biết bạn cần làm điều gì cho khách hàng.
...Và khi đó việc bắt chước sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều
0 notes
thaithanhbinh · 5 years
Text
Tham vọng số 1, đại gia Nguyễn Đức Tài ôm khối nợ gần 1 tỷ USD
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với tổng nợ phải trả tăng thêm gần 2 nghìn tỷ đồng lên trên ngưỡng 21 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, vay ngắn hạn (vay ngân hàng ngắn hạn và vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả) tăng mạnh thêm hơn 3 nghìn tỷ đồng từ mức 5.836 tỷ đồng cuối năm 2018 lên 8.913 tỷ đồng vào cuôi tháng 9/2019. Vay dài hạn vẫn ở mức trên 1,1 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, tổng vay ngắn và dài hạn của Thế Giới Di Động của ông trùm bán lẻ Nguyễn Đức Tài đã lên trên ngưỡng 10 nghìn tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn vẫn còn gần 6,9 nghìn tỷ đồng và chi phí phải trả ngắn hạn cũng ở mức khá cao: trên 2,2 nghìn tỷ đồng.
Tổng nợ hơn 21 nghìn tỷ đồng chưa phải thực sự cao so với tổng tài sản hơn gần 32,4 nghìn tỷ đồng của Thế Giới Di Động, nhưng nó cũng khiến đa số người lo ngại bởi con số này cũng đã gần gấp đôi mức vốn chủ sở hữu gần 11,3 nghìn tỷ đồng của công ty này.
Tumblr media
Nợ của Thế Giới Di Động tiếp tục tăng mạnh theo đà mở rộng mạng lưới của ông Nguyễn Đức Tài.
Chiến lược mở rộng mạng lưới của MWG được một số công ty chứng khoán đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh cơ hội chiếm thị phần là đâu phải lúc nào cũng có ở một thị trường bán lẻ đang phát triển thần tốc, với quy mô hơn 140 tỷ USD vào 2018 và dự báo lên 180 tỷ USD vào 2020.
Tuy nhiên, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ cả online và offline tại Việt Nam đang khốc liệt hơn lúc nào hết với nhiều đại gia sừng sỏ phí a trong và phí ngoài nước, với những ông lớn có tiềm lực tài chính rất mạnh như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Không ít những trường hợp vay nợ lớn mà không kiểm soát cân đối được dòng tiền đã gặp vấn đề, thậm chí vỡ nợ phải bán mình như trường hợp: chuỗi 87 cửa hàng Shop&Go cho Vingroup giá 1 USD; đại gia Pháp Auchan với hệ thống 15 cửa hàng bán mình cho đại gia Việt; Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) bán lại chuỗi 19 siêu thị Metro cho Tập đoàn TCC (Thái Lan)… Nhiều thương hiệu trong nước như Maximart, Citimart, Fivimart… cũng đã biến mất khỏi thị trường qua các cuộc mua bán – sáp nhập.
Tumblr media
Vay đã lên trên 10 nghìn tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian gần đây, giới đầu tư cũng đã từng chứng kiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động đi xuống khá mạnh. Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài cũng đang mở mạnh ra sang các ngành nghề khác như Điện máy Xanh, Bách hóa xanh, Dược phẩm để bù đắp cho mảng điện thoại đang được cho là bão hòa. Nhưng ngay đến những mảng mới cũng không phải dễ ăn, ví dụ như dược phẩm.
Trước đó, hồi cuối 2018, ông Nguyễn Đức Tài cũng đã phải đóng cửa trang web VuiVui.com cho dù trước đó ông từng tuyên bố mảng này sẽ vượt cả TGDĐ và Điện Máy Xanh. Ông trùm bán lẻ Thế Giới Di Động đã phải dừng cuộc chơi buôn bán điện tử, một mảng được cho là rất tiềm năng.
Trước đó, MWG cũng gặp khá nhiều thông tin bất lợi như, sự cố tin đồn rò rỉ thông tin khách hàng cho tới hàng tồn kho của liên quan tới các sản phẩm lùm xùm Huawei, Asanzo.
Tính tới cuối tháng 9/2019, tồn kho của Thế Giới Di Động vẫn ở mức cao, khoảng 17 ngàn tỷ, trong đó, 7,5 ngàn đến từ tỷ điện tử cầm tay; 4,1 ngàn tỷ ở điện thoại cảm ứng thông minh; gần 2,3 ngàn tỷ ở thiết bị gia dụng; hơn 1 ngàn tỷ thực phẩm; sản phẩm tiêu dùng…
Tumblr media
Ông Nguyễn Đức Tài.
Trong bối cảnh có sự suy giảm tăng trưởng tiêu thụ điện thoại cảm ứng thông minh, doanh nghiệp này thậm chí phải đẩy mạnh bán nồi niêu xoong chảo, đẩy hàng hóa ra phía bên ngoài cửa hàng để dễ bán. MWG cũng khai thác thêm mảng bán đồng hồ để bổ sung thêm vào doanh thu.
Hầu hết các cổ phiếu bán lẻ tăng giá trên TTCK thời gian gần đây, đi ngược với xu hướng chung trên thị trường. Tuy nhiên, mảng kinh doanh đầy màu mỡ này cũng rất khốc liệt, và nhiều rủi ro
Trên kinh doanh chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 11/11 chỉ số VN-Index giảm nhẹ nhưng vẫn trên ngưỡng 1.020 điểm. Cổ phiếu MWG đang giảm khoảng 1.000 đồng; VIC của Vingroup cũng đang giảm 900 đồng; cổ phiếu bán lẻ vàng bạc PNJ giảm 200 đồng…
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn tích cực trong các báo cáo.
Theo Rồng Việt, thị trường vẫn đang tích cực và mức độ rủi ro chưa cao. Do vậy, các người đầu tư có thể giải ngân khi các chỉ số chứng khoán có sự điều chỉnh nhẹ hoặc giải ngân vào các mã cổ phiếu Bluechip trong tình hình hiện nay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/11, VN-Index giảm 1,54 điểm xuống 1.022,49 điểm; HNX-Index tăng 0,39 điểm lên 107,27 điểm. Upcom-Index giảm 0,1 điểm xuống 56,73 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,6 nghìn tỷ đồng.
Nguồn: ictnews
Bài viết Tham vọng số 1, đại gia Nguyễn Đức Tài ôm khối nợ gần 1 tỷ USD đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đồ Chơi Công Nghệ.
source https://dochoicongnghe.com.vn/tham-vong-so-1-dai-gia-nguyen-duc-tai-om-khoi-no-gan-1-ty-usd-6620.html
0 notes
successvu-blog · 7 months
Text
CTCP Đầu Tư Thế giới Di động (MWG): Bách Hóa Xanh là động lực phục hồi về LN ròng MWG trong năm 2024-25 [Mục tiêu 56.800 đ/cp]
Chúng tôi khuyến nghị MUA cho cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 56,800 đồng/cổ phiếu theo phương DCF (WACC: 11%) Các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng tăng giá của MWG trong thời gian tới. Cập nhật KQKD Q4/2023: Doanh thu thuần tăng trưởng dương sau 5 quý suy giảm nhờ vào Bách Hóa Xanh Continue reading CTCP Đầu Tư Thế giới Di động (MWG): Bách Hóa Xanh là động lực phục hồi về LN ròng MWG trong năm…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
techbike-blog · 6 years
Link
VUIVUI.COM xả hàng chính hàng vào thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần với mức giảm giá lên đến 40% Khi mua các sản phẩm như: điện thoại, máy tính, phụ kiện, tivi...và hàng ngày sản phẩm khác.
0 notes
eggpressonet · 3 years
Text
Value Proposition
Cách đây 6-7 năm, khi mình mới bắt đầu tiếp xúc với mảng quản lý sản phẩm. Lúc này luôn đi loanh quanh xem mấy ông cùng ngành hoặc chính đối thủ cạnh tranh xem có gì hay rồi bắt chước. Vì mình làm mảng online retail mà cái này thì có vô vàn references khác nhau.
Hồi đó mình có tìm được 1 bài báo liệt kê những website có conversion rate cao nhất thế giới. Số 1 là Schwans. Conversion rate đâu cỡ 40% (vãi lúa, 10 khách ghé website có 4 khách mua hàng). Amazon tầm 3-6% (mùa sale là 6-12%). Số 2 nhớ không nhầm là womenwithin 21%. Học ngay cái sticky cart của Schwans. Cũng tăng được đôi chút. Tuy nhiên sau đó cái tăng mạnh nhất lại là từ cái vụ simplify order form (sau này có vuivui.com làm gần giống nhất).
Sau này ngẫm lại mới thấy thực ra khách hàng bỏ tiền ra cho dịch vụ của mình vì lý do gì mới hiểu được bản chất vấn đề. Đấy là giá trị mình mang lại cho họ là gì. Các hãng đặt xe giúp ngăn nạn chặt chém hoặc đi mua đường kiếm thêm tiền của taxi hay xe ôm truyền thống. Họ giữ giá trị này rất tốt nên khách hàng tìm đến và gắn bó với họ. Facebook giúp tạo ra giá trị trong việc dễ dàng kết nối với bạn bè hơn Yahoo hay forum trước đây. Người dùng gắn bó với họ.
Khi dạy lớp product design, mình tập trung các bạn vào chuyện tìm kiếm value proposition của một sản phẩm. Nếu value proposition không đủ vững chắc với một tập khách hàng nhất định (có thể tập này làm tiền đề để tăng trưởng) thì rất khó có thể cạnh tranh được với những sản phẩm khác.
Slack tạo ra giá trị kết nối trong công việc một cách rất linh hoạt cho người làm công ty công nghệ. Với những công ty truyền thống, mình không chắc là Slack phù hợp, Skype có thể tốt hơn. Tuy nhiên với nhóm nhân sự công ty công nghệ đủ lớn để tạo thói quen người dùng và thị trường để lôi kéo những người dùng mới.
Mình có gặp khá nhiều người quản lý sản phẩm thì mối quan tâm chính của họ là tính năng nọ, tính năng kia. Đôi khi họ biết tại sao họ cần tính năng đó. Nhưng đôi khi họ cũng chẳng biết. Câu trả lời đơn giản là "đối thủ của họ có". Tuy nhiên nếu bạn thử tìm hiểu ngược lại: "điều gì sẽ tối đa hóa giá trị mà bạn tạo ra cho khách hàng" thì mọi thứ sẽ sáng sủa hơn nhiều. Bạn sẽ biết bạn cần làm điều gì cho khách hàng.
...Và khi đó việc bắt chước sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều
Value proposition có phải là cây đũa phép?
Nói chung thì value proposition cũng quan trọng nhưng không phải tất cả. Vì thực tế những case study thành công đều không phải là người đi đầu. Ví dụ Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên hay Chrome không phải là trình duyệt web đầu tiên. Người cuối cùng còn tồn tại mới quan trọng.
Giả sử ban đầu Value proposition của Uber là kết nối người có xe và người có nhu cầu đi xe. Tuy nhiên sau đó có rất nhiều hãng khác cũng có chung Value proposition này ví dụ như Lyft thì cuộc cạnh tranh lại qua lại chuyện ông nào trường vốn, ông nào tối ưu hơn.
Theo như Kano Model thì những thứ mới hiện tại sẽ không còn là mới trong tương lai nữa. Hay như Chiến lược cạnh tranh của Kotler thì chiến lược khác biệt hóa cũng chỉ có tác dụng một thời gian nhất định, sớm muộn sẽ tới lúc quay về chuyện cost leadership, optimize vận hành
0 notes
Quote
Thói quen của người tiêu dùng và xu thế công nghệ đang đặt các nhà bán lẻ vào cuộc đua khó khăn Trong ảnh: Một cửa hàng FPT Shop tại Hà Nội. Cuộc đua trong top 3 Là nhà bán lẻ “sinh sau đẻ muộn” so với các đối thủ lớn trên thị trường, năm 2014, FPT Shop mới chính thức đẩy mạnh kênh thương mại điện tử (e-Commerce). Trong năm đó, doanh thu từ mảng này chỉ đạt 318 tỷ đồng trong tổng số 5.226 tỷ đồng doanh thu của FPT Shop. Lượng truy cập (traffic) của FPT Shop cũng mới đạt khoảng 100.000 lượt/ngày. Đến năm 2015, doanh thu từ e-Commerce đã đạt 568 tỷ đồng và traffic tăng gấp 2 lần. Năm 2016, mức doanh thu từ bán hàng online đã tăng trưởng hơn 200%, đạt 1.200 tỷ đồng, góp khoảng 10% tổng doanh thu toàn hệ thống. Traffic đạt gần 800.000 lượt/ngày. Dù doanh thu từ e-Commerce trong năm 2016 của FPT Shop chỉ gần bằng một nửa so với đối thủ lớn là Thế Giới Di Động, nhưng đây được coi là tín hiệu khá tích cực, mở ra cơ hội cho FPT Shop khi tham gia sân chơi tiềm năng như thương mại điện tử. Theo ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), năm nay FPT Shop đặt mục tiêu táo bạo hơn. “Mức doanh thu của e-Commerce sẽ tăng gấp đôi năm 2016, đạt trên 2.000 tỷ đồng”, ông Bảo cho biết. Sự tăng tốc trên cho thấy, FPT Shop muốn thành nhà bán lẻ đa kênh chuyên nghiệp. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ các kênh bán hàng online và offline, hợp tác với các đối tác chiến lược như Google, Facebook để tiếp cận nhiều khách hàng”, ông Bảo cho biết. Để thực hiện điều này, FPT Shop đã tái cấu trúc nhân sự toàn diện Trung tâm e-Commerce, từ nhân sự cấp cao đến chiến lược kinh doanh. Nếu trước đây, FPT Shop mở 5-7 cửa hàng/tháng, thì hiện chỉ còn 1-2 cửa hàng/tháng, thậm chí tới đây sẽ không có cửa hàng nào được mở. FPT Shop đang có hơn 430 cửa hàng. Theo ông Bảo, do FPT Shop bước vào online chậm hơn đối thủ, nên mục tiêu năm nay phải đạt 1 triệu data khách hàng. Để đạt được, FPT Shop sẽ phải đẩy mạnh traffic, tối ưu trải nghiệm người dùng nhằm gia tăng số khách hàng quay lại; đảm bảo bảo mật, thanh toán online thuận tiện và nhanh chóng. Nhưng, nếu nói về người bước chân sớm nhất vào địa hạt bán hàng online, thì Công ty cổ phần Thế giới Di động (MWG) phải được nhắc tới đầu tiên, khi bắt đầu từ 6 năm trước. Tên tuổi này đang sở hữu thị phần lớn nhất nhờ bán hàng online giỏi hơn cả Lazada (của Alibaba) và Zalora (thuộc về Nguyễn Kim và Central Group) với 10% thị phần. Theo Hãng Nghiên cứu Euromonitor International, mặc dù thị phần có tăng giảm qua các năm, nhưng MWG vẫn liên tục đứng đầu trong danh sách các nhà bán lẻ online từ năm 2011 đến nay. MWG tiếp tục đặt mục tiêu lớn cho bán lẻ trực tuyến, khi đặt doanh thu bán hàng online tăng gấp đôi so với năm 2016, lên 6.650 tỷ đồng. Tổng số siêu thị của MWG tăng lên 1.207, trong đó chuỗi thegioididong.com có 951 siêu thị, Điện máy XANH có 256 siêu thị và hơn 40 cửa hàng. Cùng với đó, trang thương mại đi���n tử Vuivui.com sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của công ty. Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, thế hệ đang học cấp II-III sẽ có xu hướng mua hàng online nhiều hơn. Vuivui.com là thứ mà Công ty đầu tư cho tương lai. Động lực tăng trưởng cho MWG có thể chuyển sang cho trang này từ năm 2020 trở đi. “Còn hiện tại, các cửa hàng offline vẫn đang là nồi cơm chính của MWG”, ông Tài nói. Trong cuộc đua mở rộng quy mô của các nhà bán lẻ công nghệ mà FPT Shop và Thế giới Di động đang cạnh tranh quyết liệt, không thể bỏ qua Viễn Thông A, tên tuổi có vẻ ít rầm rộ hơn, nhưng lại đang chiếm thị phần thứ ba về bán hàng online. Năm 2016, nhà bán lẻ này cũng có một năm rất ấn tượng, khi mở thêm được 63 siêu thị trên toàn quốc, nâng tổng số lên gần 300 siêu thị, doanh thu năm 2016 tăng hơn 30% so với 2015. Viễn Thông A không ngừng toan tính những bước đi đột phá. Ngoài việc tiếp tục mục tiêu mở rộng bao phủ và chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu 30% trong năm tài chính 2017, Viễn Thông A cũng đã bán hàng thông qua website của mình với doanh số online 2016 bằng 5% so với bán hàng truyền thống. Bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Viễn Thông A cho biết, năm nay sẽ mở rộng bán hàng online đến nhóm khách hàng doanh nghiệp, để bắt kịp nhu cầu mua sắm gia tăng không ngừng của khách hàng. “Việc phát triển bán hàng đa kênh nhằm phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi là chiến lược hàng đầu chúng tôi tập trung phát triển”, bà Vy nói. Để có bệ phóng trong cuộc chơi này, Viễn Thông A phải tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược theo kiểu “chọn mặt gửi vàng” thật kỹ lưỡng để có thể kề vai sát cánh cùng chiến đấu. Ai nhanh sẽ thắng Theo Euromonitor International, đến năm 2020, bán lẻ trực tuyến hàng điện máy sẽ tăng trưởng gộp 30,9% mỗi năm, đạt con số 20.985 tỷ đồng vào năm 2020. Trong khi đó, hành vi của khách hàng đang thay đổi, dành nhiều thời gian để online hơn khiến cửa hàng offline bão hòa, dư địa tăng trưởng thấp. Thực tế, xu hướng bán lẻ đa kênh (Omni Channel) đã bùng phát 3 năm trở lại đây ở Việt Nam. Khi Facebook và Google ồ ạt tuyển nhân viên người Việt và các cửa hàng siêu nhỏ mọc lên như nấm với các chiêu thức bán hàng online. Đặc biệt, Zalo của VNG đã tung ra tính năng Zalo shop, giúp các tiểu thương online có một kênh tiếp cận trực tiếp đến 60 triệu khách hàng mà không cần am hiểu về kỹ thuật. Người dùng Zalo có thể dễ dàng “dạo qua” hàng ngàn cửa hàng được đồng bộ trên Zalo Shop, lựa chọn hàng hóa đơn giản, không phải tìm kiếm trên Facebook hay Google... Với những thuận lợi đó, kênh online trở nên dễ kiếm tiền hơn bao giờ hết. Thậm chí, Google thống kê, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số người tham gia bán hàng online. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bền vững của loại hình này vẫn còn là ẩn số, vì khách hàng đang chưa thực sự tin vào cách kinh doanh của các tiểu thương nhỏ lẻ đó. Viễn cảnh trên buộc các nhà bán lẻ phải chuyển mình. Các nhà bán lẻ đều thừa nhận, bán hàng đa kênh có khả năng đánh thức các thị trường và đón lõng nhiều phân khúc khách hàng mới, béo bở mà trước đó họ không ngờ tới. Ông Bảo cho biết, FPT Shop phải nhanh chóng phủ sóng mọi nơi, đón đầu các nhu cầu mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, bản tính của người tiêu dùng Việt Nam là hay nghi ngờ. Khách hàng online trước khi mua sẽ đến cửa hàng offline xem hàng, so sánh sản phẩm, giá cả. Do đó, phát triển chuỗi cửa hàng offline vẫn là việc các doanh nghiệp phải để tâm. Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số người tham gia bán hàng online. “Đừng bao giờ đẩy khách hàng từ offline sang mua online, vì khi đi mua offline, họ có thể xem và mua thêm vài sản phẩm tại cửa hàng cùng một lúc. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, sở thích… của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần kết hợp các kênh bán hàng với nhau, từ đó tăng thêm sự nhận diện về thương hiệu”, ông Bảo nói. Trong “cuộc chiến” bán hàng đa kênh, bí quyết sống tốt là hiểu, chiều và nuôi được niềm tin của khách hàng. Để làm được điều đó, các nhà bán lẻ phải đảm bảo sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng và giao hàng đúng thời gian. Do vậy, khâu logistics luôn phải được đầu tư. Ở khâu này, một thời gian Thế giới Di động đã thuê ngoài, nhưng giờ họ có đội giao hàng riêng. FPT Shop lại tận dụng nhân viên tại các cửa hàng của chính mình cho việc giao hàng và thực hiện ngoài giờ. “Với cách làm đó, chúng tôi sẽ giải quyết được hai việc. Đó là người giao hàng có thể tư vấn rcho khách hàng cách sử dụng sản phẩm sao cho tốt và đảm bảo uy tín với khách hàng hơn”, ông Bảo nói. Liên quan đến logistics, ông Lương Duy Hoài, Giám đốc Giao hàng nhanh (GHN) cho biết, trong tương lai, một sản phẩm nước ngoài đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ rất dễ dàng. Và tương tự với một sản phẩm từ Việt Nam bán cho người tiêu dùng nước khác. Do đó, không phải ai vận chuyển nhanh nhất, mà ai nắm bắt cuộc chơi nhanh nhất mới là người làm chủ cuộc chơi, chiếm lĩnh thị phần. Bài toán đặt ra cho thị trường bán lẻ hiện đại là làm thế nào để vận chuyển hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đơn hàng mỗi ngày. Như vậy, mạng lưới giao hàng đáp ứng tính phức tạp trong yêu cầu cá biệt từng khách hàng - quyết định sự thành công trong lĩnh vực này. Do đó, các nhà bán lẻ cần nhanh chóng thay đổi mô hình theo kịp xu thế công nghệ. Nguồn
http://doanhnghiepnews.blogspot.com/2019/11/gianh-thi-phan-nho-ban-le-kenh_45.html
0 notes
Text
Giám đốc điều hành Shopee: Thị trường còn rất lớn, Shopee không có xu hướng trở thành bá chủ TMĐT và cũng không đi lấy "đất" của thiên hạ!
Marketing Advisor đã viết bài trên http://cuocsongso24h.com/giam-doc-dieu-hanh-shopee-thi-truong-con-rat-lon-shopee-khong-co-xu-huong-tro-thanh-ba-chu-tmdt-va-cung-khong-di-lay-dat-cua-thien-ha/
Giám đốc điều hành Shopee: Thị trường còn rất lớn, Shopee không có xu hướng trở thành bá chủ TMĐT và cũng không đi lấy "đất" của thiên hạ!
Có sự cạnh tranh sẽ phát triển tốt hơn
Với người tiêu dùng, Thương mại điện tử (TMĐT) giống như khu chợ với rất nhiều tiện ích và đa dạng hàng hóa. Còn đối với doanh nghiệp thì TMĐT là một thị trường khốc liệt nhưng vô cùng hấp dẫn, với mức tăng trưởng lên tới 30% năm.
Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, 60% người mua sắm trực tuyến là nữ, 40% còn lại là nam. Độ tuổi mua sắm online từ 25-29 tuổi chiếm 25% và đa số những người này đều độc thân. 55% trong số họ là nhân viên văn phòng. Hiện có 38,8 triệu người sử dụng internet và con số này đang tăng trưởng hàng năm là 11%. Là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, Việt Nam ghi nhận sự phát triển và xuất hiện của nhiều trang TMĐT trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc đây là một thị trường khốc liệt. Thực tế cũng cho thấy, trong thời gian qua có rất nhiều trang TMĐT xuất hiện và đã phải dừng hoạt động như Vuivui.com, Foodpanda…
Trước sự cạnh tranh và chạy đua khốc liệt của TMĐT Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam lại quan điểm: "Thị trường có sự cạnh tranh cao thì chúng tôi sẽ tốt hơn. Điều đó giúp chúng tôi có nhiều động lực để có thể cạnh tranh với những đơn vị đang vận hành trên thị trường".
Trong cuộc chạy đua khốc liệt của ngành TMĐT, những trang TMĐT nào cung cấp trải nghiệm tốt cho người sử dụng thì khách hàng sẽ đến với những đơn vị đó. Việc có nhiều doanh nghiệp đến và đi cho thấy đó là sự năng động của thị trường và đó cũng là sự đào thải rất tốt để giúp ngành này có thể phát triển hơn.
Đồng thời ông Trần Tuấn Anh cũng nhận định: "Ngành TMĐT Việt Nam còn quá nhỏ nên thị trường còn rất lớn. Shopee không có xu hướng trở thành bá chủ của TMĐT và cũng không đi lấy "đất" của thiên hạ để làm gì cả. Chúng tôi mong muốn đẩy tỷ trọng TMĐT từ 2 lên đến 4%, đẩy gấp đôi thì miếng bánh đã rất lớn rồi".
Còn đối với những đơn vị nước ngoài khác đang vận hành tại Việt Nam, nhiều người lo sợ rằng họ sẽ chiếm lĩnh thị trường. Trước điều này, Giám đốc điều hành cho biết: "Chúng tôi tin rằng những hiểu biết của chúng tôi tại thị trường và những gì mà chúng tôi đang vận hành không dễ để ngày một ngày hai mà các đơn vị khác có thể làm được".
Từng cho rằng marketing là không cần thiết, nhưng đây lại là mảng phải chi nhiều nhất
Hiện nay trên Shopee có khoảng 8 triệu mặt hàng và đây là trang TMĐT được nhiều người biết đến nhất tại thị trường Việt Nam. Để hình thành và phát triển như thời điểm hiện tại, trong quá trình khảo sát thị trường, Giám đốc điều hành Shopee đã nhận ra rằng, người Việt có máu kinh doanh rất cao, bạn có thể nhìn thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Từ cuộc sống thực tế cho đến mạng xã hội, đâu đâu cũng thấy người bán hàng.
Facebook không phải là một nền tảng mua sắm nhưng hiện nay, đây là một trong những kênh mua bán phổ biến của người Việt. Tính năng mà người tiêu dùng thích ở facebook đó chính là tính năng xã hội. Khách hàng có thể biết người bán hàng là người như thế nào. Từ đó, ông nhận ra nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Hiện nay, Shopee đang xây dựng tính những tính năng đó cho nền tảng của mình, khách hàng có thể chat, trao đổi cụ thể và thậm chí có thể trả giá với người bán hàng
Ông Trần Tuấn Anh cũng chia sẻ: "Trước kia, tôi từng nghĩ marketing là không cần thiết nhưng đó là vì mình chưa làm được và có nhiều đơn hàng chưa phục vụ được. Sau đó tôi nhận ra online marketing phát triển và mình bắt đầu phải ứng dụng, khi sử dụng các phương pháp marketing và cảm thấy hiệu quả nên chúng tôi đã đẩy mạnh đầu tư. Đây cũng là mảng mà chúng tôi phải chi nhiều nhất".
Từng cho rằng marketing là không cần thiết, nhưng đây lại hiện đang mảng Shopee phải chi nhiều nhất.
Nhân sự là vấn đề "nhức đầu" nhất của ngành TMĐT
Dù "miếng bánh" còn nhiều nhưng để đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hi���n nay các trang TMĐT đều gặp phải những khó khăn nhất định.
Giám đốc điều hành chia sẻ: "Vấn đề nhân sự là vấn đề nhức đầu nhất với chúng tôi hiện nay. Khó khăn lớn nhất của Shopee là làm sao để có một đội ngũ phù hợp. TMĐT là một ngành rất mới, vì vậy đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm trong ngành này rất ít".
Đây không phải là vấn đề của riêng Shopee mà là vấn đề của nhiều trang TMĐT khác tại thị trường Việt Nam.
Theo ông Trần Tuấn Anh, khó khăn thứ hai mà hiện nay trang TMĐT đang gặp phải đó chính là đại đa số người tiêu dùng chưa hiểu và chưa biết về TMĐT. Để hình thành thói quen mua sắm cho người tiêu dùng cũng là điều không hề đơn giản.
Bài toán thứ ba mà các trang TMĐT đang gặp phải đó chính là thanh toán. Đại đa số người dùng trong nước đều sử dụng tiền mặt và khi sử dụng tiền mặt thì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên để giải quyết bài toán này thì cần nhiều thời gian.
0 notes
successvu-blog · 10 months
Text
CTCP Đầu Tư Thế giới Di động (MWG): Kỳ vọng đặt lên vai Bách Hoá Xanh [Mục tiêu 45.700 đ/cp]
Chúng tôi dự phóng KQKD năm 2023 của MWG với doanh thu thuần đạt 119,606 tỷ đồng (-10.3% yoy), LNST đạt 231 tỷ đồng (-94.4% yoy). Với kỳ vọng hồi phục mảng ICT&CE và chuỗi BHX gần đạt điểm hoà vốn, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 45,700 VND/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh Continue reading Untitled
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui
New Post has been published on https://baitapgiammobungnhanh.com/the-gioi-di-dong-dong-cua-trang-thuong-mai-dien-tu-vuivui-2.tham-my-vien-koreans
Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui
Trang thương mại điện tử Vui Vui (vuivui.com) của Thế giới Di Động (mã CK: MWG) đã chính thức đóng cửa từ cuối tháng 11.
Khách hàng khi truy cập vào website này sẽ tự động chuyển sang trang bán hàng của Bách hoá Xanh (bachhoaxanh.com) – một thành viên của Thế giới Di Động phục vụ việc bán lẻ thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày.
Thông báo trên website vuivui.com của Thế giới Di Động. Ảnh chụp màn hình
Vuivui.com là nền tảng thương mại điện tử được Thế giới Di Động phát triển từ năm 2016 và chính thức bán hàng từ năm 2017.
Ở thời điểm ra mắt, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG từng kỳ vọng trang thương mại điện tử Vui vui sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng 4-5 năm tham gia thị trường và vượt doanh thu chuỗi cửa hàng Thế giới Di Động. Công ty này cũng không giấu tham vọng dẫn đầu ngành thương mại điện tử với đích đến vào năm 2020, cùng với đó là kế hoạch trở thành nhà bán lẻ đa ngành hàng đầu Việt Nam.
Trong kế hoạch 2018, ban lãnh đạo Thế giới Di Động vẫn đưa ra kỳ vọng sẽ mở rộng các ngành hàng kinh doanh trên trang Vuivui.com và “đưa dịch vụ khách hàng của Vuivui.com lên vị trí số một trong lĩnh vực thương mại điện tử”. Tuy nhiên trang thương mại điện tử của Thế giới Di Động đã đóng cửa khi mới đi chưa được nửa chặng đường đề ra theo kế hoạch ban đầu.
Theo báo cáo thường niên năm gần nhất của công ty này, kênh bán hàng trực tuyến vuivui.com chính thức bán hàng từ đầu năm 2017 phục vụ cho khách hàng khu vực TP HCM với doanh thu trong năm chỉ ở mức khiêm tốc 73 tỷ đồng. Con số này chỉ tương đương khoảng 0,1% tổng doanh thu của Thế giới Di Động trong năm 2017.
Minh Sơn
0 notes
srvietnam-blog · 6 years
Text
Ông Nguyễn Đức Tài “ngậm ngùi” đóng cửa VuiVui.com dù từng tuyên bố sẽ vượt cả TGDĐ và Điện Máy Xanh, chiến trường TMĐT quả thật quá khốc liệt!
News update on https://sr.com.vn/ong-nguyen-duc-tai-ngam-ngui-dong-cua-vuivui-com-du-tung-tuyen-bo-se-vuot-ca-tgdd-va-dien-may-xanh-chien-truong-tmdt-qua-that-qua-khoc-liet-17-12-10568.html
Ông Nguyễn Đức Tài “ngậm ngùi” đóng cửa VuiVui.com dù từng tuyên bố sẽ vượt cả TGDĐ và Điện Máy Xanh, chiến trường TMĐT quả thật quá khốc liệt!
Ngay cả ông trùm bán lẻ là Thế Giới Di Động cũng phải dừng cuộc chơi thương mại điện tử. Đây là chiến trường “đốt tiền” vô cùng khốc liệt, vốn đã chứng kiến hàng loạt cái tên bị xóa s�� và những doanh nghiệp còn bám trụ thì cũng liên tục thua lỗ.
0 notes
Quote
Thói quen của người tiêu dùng và xu thế công nghệ đang đặt các nhà bán lẻ vào cuộc đua khó khăn Trong ảnh: Một cửa hàng FPT Shop tại Hà Nội. Cuộc đua trong top 3 Là nhà bán lẻ “sinh sau đẻ muộn” so với các đối thủ lớn trên thị trường, năm 2014, FPT Shop mới chính thức đẩy mạnh kênh thương mại điện tử (e-Commerce). Trong năm đó, doanh thu từ mảng này chỉ đạt 318 tỷ đồng trong tổng số 5.226 tỷ đồng doanh thu của FPT Shop. Lượng truy cập (traffic) của FPT Shop cũng mới đạt khoảng 100.000 lượt/ngày. Đến năm 2015, doanh thu từ e-Commerce đã đạt 568 tỷ đồng và traffic tăng gấp 2 lần. Năm 2016, mức doanh thu từ bán hàng online đã tăng trưởng hơn 200%, đạt 1.200 tỷ đồng, góp khoảng 10% tổng doanh thu toàn hệ thống. Traffic đạt gần 800.000 lượt/ngày. Dù doanh thu từ e-Commerce trong năm 2016 của FPT Shop chỉ gần bằng một nửa so với đối thủ lớn là Thế Giới Di Động, nhưng đây được coi là tín hiệu khá tích cực, mở ra cơ hội cho FPT Shop khi tham gia sân chơi tiềm năng như thương mại điện tử. Theo ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), năm nay FPT Shop đặt mục tiêu táo bạo hơn. “Mức doanh thu của e-Commerce sẽ tăng gấp đôi năm 2016, đạt trên 2.000 tỷ đồng”, ông Bảo cho biết. Sự tăng tốc trên cho thấy, FPT Shop muốn thành nhà bán lẻ đa kênh chuyên nghiệp. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ các kênh bán hàng online và offline, hợp tác với các đối tác chiến lược như Google, Facebook để tiếp cận nhiều khách hàng”, ông Bảo cho biết. Để thực hiện điều này, FPT Shop đã tái cấu trúc nhân sự toàn diện Trung tâm e-Commerce, từ nhân sự cấp cao đến chiến lược kinh doanh. Nếu trước đây, FPT Shop mở 5-7 cửa hàng/tháng, thì hiện chỉ còn 1-2 cửa hàng/tháng, thậm chí tới đây sẽ không có cửa hàng nào được mở. FPT Shop đang có hơn 430 cửa hàng. Theo ông Bảo, do FPT Shop bước vào online chậm hơn đối thủ, nên mục tiêu năm nay phải đạt 1 triệu data khách hàng. Để đạt được, FPT Shop sẽ phải đẩy mạnh traffic, tối ưu trải nghiệm người dùng nhằm gia tăng số khách hàng quay lại; đảm bảo bảo mật, thanh toán online thuận tiện và nhanh chóng. Nhưng, nếu nói về người bước chân sớm nhất vào địa hạt bán hàng online, thì Công ty cổ phần Thế giới Di động (MWG) phải được nhắc tới đầu tiên, khi bắt đầu từ 6 năm trước. Tên tuổi này đang sở hữu thị phần lớn nhất nhờ bán hàng online giỏi hơn cả Lazada (của Alibaba) và Zalora (thuộc về Nguyễn Kim và Central Group) với 10% thị phần. Theo Hãng Nghiên cứu Euromonitor International, mặc dù thị phần có tăng giảm qua các năm, nhưng MWG vẫn liên tục đứng đầu trong danh sách các nhà bán lẻ online từ năm 2011 đến nay. MWG tiếp tục đặt mục tiêu lớn cho bán lẻ trực tuyến, khi đặt doanh thu bán hàng online tăng gấp đôi so với năm 2016, lên 6.650 tỷ đồng. Tổng số siêu thị của MWG tăng lên 1.207, trong đó chuỗi thegioididong.com có 951 siêu thị, Điện máy XANH có 256 siêu thị và hơn 40 cửa hàng. Cùng với đó, trang thương mại điện tử Vuivui.com sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của công ty. Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, thế hệ đang học cấp II-III sẽ có xu hướng mua hàng online nhiều hơn. Vuivui.com là thứ mà Công ty đầu tư cho tương lai. Động lực tăng trưởng cho MWG có thể chuyển sang cho trang này từ năm 2020 trở đi. “Còn hiện tại, các cửa hàng offline vẫn đang là nồi cơm chính của MWG”, ông Tài nói. Trong cuộc đua mở rộng quy mô của các nhà bán lẻ công nghệ mà FPT Shop và Thế giới Di động đang cạnh tranh quyết liệt, không thể bỏ qua Viễn Thông A, tên tuổi có vẻ ít rầm rộ hơn, nhưng lại đang chiếm thị phần thứ ba về bán hàng online. Năm 2016, nhà bán lẻ này cũng có một năm rất ấn tượng, khi mở thêm được 63 siêu thị trên toàn quốc, nâng tổng số lên gần 300 siêu thị, doanh thu năm 2016 tăng hơn 30% so với 2015. Viễn Thông A không ngừng toan tính những bước đi đột phá. Ngoài việc tiếp tục mục tiêu mở rộng bao phủ và chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu 30% trong năm tài chính 2017, Viễn Thông A cũng đã bán hàng thông qua website của mình với doanh số online 2016 bằng 5% so với bán hàng truyền thống. Bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Viễn Thông A cho biết, năm nay sẽ mở rộng bán hàng online đến nhóm khách hàng doanh nghiệp, để bắt kịp nhu cầu mua sắm gia tăng không ngừng của khách hàng. “Việc phát triển bán hàng đa kênh nhằm phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi là chiến lược hàng đầu chúng tôi tập trung phát triển”, bà Vy nói. Để có bệ phóng trong cuộc chơi này, Viễn Thông A phải tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược theo kiểu “chọn mặt gửi vàng” thật kỹ lưỡng để có thể kề vai sát cánh cùng chiến đấu. Ai nhanh sẽ thắng Theo Euromonitor International, đến năm 2020, bán lẻ trực tuyến hàng điện máy sẽ tăng trưởng gộp 30,9% mỗi năm, đạt con số 20.985 tỷ đồng vào năm 2020. Trong khi đó, hành vi của khách hàng đang thay đổi, dành nhiều thời gian để online hơn khiến cửa hàng offline bão hòa, dư địa tăng trưởng thấp. Thực tế, xu hướng bán lẻ đa kênh (Omni Channel) đã bùng phát 3 năm trở lại đây ở Việt Nam. Khi Facebook và Google ồ ạt tuyển nhân viên người Việt và các cửa hàng siêu nhỏ mọc lên như nấm với các chiêu thức bán hàng online. Đặc biệt, Zalo của VNG đã tung ra tính năng Zalo shop, giúp các tiểu thương online có một kênh tiếp cận trực tiếp đến 60 triệu khách hàng mà không cần am hiểu về kỹ thuật. Người dùng Zalo có thể dễ dàng “dạo qua” hàng ngàn cửa hàng được đồng bộ trên Zalo Shop, lựa chọn hàng hóa đơn giản, không phải tìm kiếm trên Facebook hay Google... Với những thuận lợi đó, kênh online trở nên dễ kiếm tiền hơn bao giờ hết. Thậm chí, Google thống kê, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số người tham gia bán hàng online. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bền vững của loại hình này vẫn còn là ẩn số, vì khách hàng đang chưa thực sự tin vào cách kinh doanh của các tiểu thương nhỏ lẻ đó. Viễn cảnh trên buộc các nhà bán lẻ phải chuyển mình. Các nhà bán lẻ đều thừa nhận, bán hàng đa kênh có khả năng đánh thức các thị trường và đón lõng nhiều phân khúc khách hàng mới, béo bở mà trước đó họ không ngờ tới. Ông Bảo cho biết, FPT Shop phải nhanh chóng phủ sóng mọi nơi, đón đầu các nhu cầu mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, bản tính của người tiêu dùng Việt Nam là hay nghi ngờ. Khách hàng online trước khi mua sẽ đến cửa hàng offline xem hàng, so sánh sản phẩm, giá cả. Do đó, phát triển chuỗi cửa hàng offline vẫn là việc các doanh nghiệp phải để tâm. Việt Nam đứng thứ hai thế giới về số người tham gia bán hàng online. “Đừng bao giờ đẩy khách hàng từ offline sang mua online, vì khi đi mua offline, họ có thể xem và mua thêm vài sản phẩm tại cửa hàng cùng một lúc. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, sở thích… của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần kết hợp các kênh bán hàng với nhau, từ đó tăng thêm sự nhận diện về thương hiệu”, ông Bảo nói. Trong “cuộc chiến” bán hàng đa kênh, bí quyết sống tốt là hiểu, chiều và nuôi được niềm tin của khách hàng. Để làm được điều đó, các nhà bán lẻ phải đảm bảo sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng và giao hàng đúng thời gian. Do vậy, khâu logistics luôn phải được đầu tư. Ở khâu này, một thời gian Thế giới Di động đã thuê ngoài, nhưng giờ họ có đội giao hàng riêng. FPT Shop lại tận dụng nhân viên tại các cửa hàng của chính mình cho việc giao hàng và thực hiện ngoài giờ. “Với cách làm đó, chúng tôi sẽ giải quyết được hai việc. Đó là người giao hàng có thể tư vấn rcho khách hàng cách sử dụng sản phẩm sao cho tốt và đảm bảo uy tín với khách hàng hơn”, ông Bảo nói. Liên quan đến logistics, ông Lương Duy Hoài, Giám đốc Giao hàng nhanh (GHN) cho biết, trong tương lai, một sản phẩm nước ngoài đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ rất dễ dàng. Và tương tự với một sản phẩm từ Việt Nam bán cho người tiêu dùng nước khác. Do đó, không phải ai vận chuyển nhanh nhất, mà ai nắm bắt cuộc chơi nhanh nhất mới là người làm chủ cuộc chơi, chiếm lĩnh thị phần. Bài toán đặt ra cho thị trường bán lẻ hiện đại là làm thế nào để vận chuyển hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đơn hàng mỗi ngày. Như vậy, mạng lưới giao hàng đáp ứng tính phức tạp trong yêu cầu cá biệt từng khách hàng - quyết định sự thành công trong lĩnh vực này. Do đó, các nhà bán lẻ cần nhanh chóng thay đổi mô hình theo kịp xu thế công nghệ. Nguồn
http://doanhnghiepnews.blogspot.com/2019/11/gianh-thi-phan-nho-ban-le-kenh_25.html
0 notes