#Truyện Bích Câu kỳ ngộ
Explore tagged Tumblr posts
Text
Truyện Bích Câu kỳ ngộ là một câu chuyện truyền kỳ xảy ra dưới triều Hồng Đức nhà Lê (tức thời vua Lê Thánh Tông, ở ngôi từ năm 1460 đến 1497). Truyện này được viết bằng chữ Nôm, dài 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu (Bích Câu có nghĩa là ng��i biếc, nay thuộc thành phố Hà Nội).
Nội dung: Truyện kể về chàng thư sinh nghèo tên là Tú Uyên trong một lần lang thang dạo chơi ở vườn Bích Câu tình cờ gặp một thiếu nữ tuyệt đẹp. Hai người vừa đi vừa vui vẻ truyện trò, lòng Tú Uyên như mở hội hoa đăng. Tuy nhiên, khi đến Quảng Văn thì người con gái bỗng biến mất. Tú Uyên ngơ ngẩn mãi một lúc rồi mới trở về nhà. Từ đấy, Tú Uyên ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy, không thiết gì đến việc ăn uống, học hành.
Đặc điểm: Truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ tuy chỉ là bản dịch ra chữ Nôm, song do thành công về nghệ thuật nên được phổ biến rộng rãi hơn so với nguyên bản. Theo Dương Quảng Hàm thì phần nhiều các truyện Nôm cũ của Việt Nam thường mượn sự tích ở sử sách hoặc tiểu thuyết của Trung Quốc, nhưng truyện Bích Câu thì không thế, tức nội dung hoàn toàn là của Việt Nam...
0 notes
Text
1400 / MÔI HỒNG MỌNG ƯỚT THẮM XINH , NỤ HÔN ĐẮM ĐUỐI ĐƯỢM TÌNH MEN SAY . ( Cảm tác vần thơ “ Hôn “ của Nữ Thi Sĩ Trang Huyền Truyền Nguyễn )
Hong sợi nắng chiều ôm chầm quấn quýt , Em ngã ngã lòng nũng nịu ngây thơ . Mắt nhắm lim dim ước vọng mong chờ , Rạo rực nôn nao giấc mơ huyền thoại …
Môi mơn trớn vòng môi , thân oằn oại , Căng cứng lõm lồi cảm khoái thiết tha ? Nắn nót tay thoa diệu vợi sa đà , Hứng khởi dập dồn phồn hoa thế tục …
Phơi bày thịt da nõn nà ma lực , Anh lúi cúi người hì hục cơn say … Dầm dề lai láng vóc dáng hao gầy , Đến chốn Thiên Đàng mình dây tận hưởng …
Nhấp nhô núi đồi măn mo hình tượng , Đắm đuối đôi đàng nợ vướng tơ duyên ? Nụ hôn âu yếm vụng dại nuông chiều , Sầu khổ vì yêu oan khiên chữ ái
Mùi hương con gái gọi mời , Yêu đương toại nguyện mộng đời trăng hoa …
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 14 tháng 4 năm 2022
&. &. &. &. &.
HÔN Tác Giả : Trang Huyền Truyền Nguyễn
Hạt nắng lụa chiều quên bỏ sót lại Sau lưng đời con gái sáng làm duyên Phơi lòng ra những hàng ghế ngủ yên Bốn con mắt đang ghiền hương trái cấm
Thơm trên má môi anh lan hơi ấm Em cong môi cố ngậm mật hương đời Những ngón tay lý giải được muôn lời Hương khoái cảm mê người trong cõi tục
Hai vũ trụ như chứa đầy hạnh phúc Của Giáng Tiên, Từ Thức rớt linh hồn (*) Cuối trời quên sót lại dấu môi hôn Lộn tiên tục nên còn hơi bỡ ngỡ
Ngực nắng lửa và tay trần tương ngộ Cùng nhau tìm "bể khổ" của trần gian Thở cùng nhau cho đủ nhịp tình tang Tung môi nóng đốt tan mặt trời lạnh
Môi em nóng bỏng trần gian Hôn nhau ấy độ quá quan lấy chồng
TVX.(TRĂNG 13)
(*) Giáng Tiên và Từ Thức là chuyện tình của tiên nữ và người trần (cũng giống Giáng Kiều và Tú Uyên trong truyện Bích Câu kỳ ngộ)
0 notes
Text
1400 / MÔI HỒNG MỌNG ƯỚT THẮM XINH , NỤ HÔN ĐẮM ĐUỐI ĐƯỢM TÌNH MEN SAY . ( Cảm tác vần thơ “ Hôn “ của Nữ Thi Sĩ Trang Huyền Truyền Nguyễn )
Hong sợi nắng chiều ôm chầm quấn quýt , Em ngã ngã lòng nũng nịu ngây thơ . Mắt nhắm lim dim ước vọng mong chờ , Rạo rực nôn nao giấc mơ huyền thoại …
Môi mơn trớn vòng môi , thân oằn oại , Căng cứng lõm lồi cảm khoái thiết tha ? Nắn nót tay thoa diệu vợi sa đà , Hứng khởi dập dồn phồn hoa thế tục …
Phơi bày thịt da nõn nà ma lực , Anh lúi cúi người hì hục cơn say … Dầm dề lai láng vóc dáng hao gầy , Đến chốn Thiên Đàng mình dây tận hưởng …
Nhấp nhô núi đồi măn mo hình tượng , Đắm đuối đôi đàng nợ vướng tơ duyên ? Nụ hôn âu yếm vụng dại nuông chiều , Sầu khổ vì yêu oan khiên chữ ái
______________
Mùi hương con gái gọi mời , Yêu đương toại nguyện mộng đời trăng hoa …
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 14 tháng 4 năm 2022
&. &. &. &. &.
HÔN Tác Giả : Trang Huyền Truyền Nguyễn
Hạt nắng lụa chiều quên bỏ sót lại Sau lưng đời con gái sáng làm duyên Phơi lòng ra những hàng ghế ngủ yên Bốn con mắt đang ghiền hương trái cấm
Thơm trên má môi anh lan hơi ấm Em cong môi cố ngậm mật hương đời Những ngón tay lý giải được muôn lời Hương khoái cảm mê người trong cõi tục
Hai vũ trụ như chứa đầy hạnh phúc Của Giáng Tiên, Từ Thức rớt linh hồn (*) Cuối trời quên sót lại dấu môi hôn Lộn tiên tục nên còn hơi bỡ ngỡ
Ngực nắng lửa và tay trần tương ngộ Cùng nhau tìm "bể khổ" của trần gian Thở cùng nhau cho đủ nhịp tình tang Tung môi nóng đốt tan mặt trời lạnh
Môi em nóng bỏng trần gian Hôn nhau ấy độ quá quan lấy chồng
TVX.(TRĂNG 13)
(*) Giáng Tiên và Từ Thức là chuyện tình của tiên nữ và người trần (cũng giống Giáng Kiều và Tú Uyên trong truyện Bích Câu kỳ ngộ)
0 notes
Text
Phượng Cầu Hoàng trong Bích Câu Kỳ Ngộ
Hồi học Đệ lục (lớp Bảy bây giờ), trong phần Cổ văn, tôi phải đọc Bích Câu Kỳ Ngộ. Đây là truyện thơ lục bát dài cả mấy trăm câu, tôi chỉ được học trích đoạn. Tôi không hiểu tâm tư cô giáo thế nào mà lại cho đám học trò vắt mũi… chưa (chắc) sạch như bọn tôi học trích đoạn Tú Uyên tương tư Giáng Kiều. Thực ra, trích đoạn này cũng nằm trong quyển Việt Văn lớp Đệ lục của giáo sư Phan Ngô, mà cô giáo…
View On WordPress
0 notes
Text
Tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 năm 2021: Xem vận hạn của nam nữ mạng
Xem tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 năm 2021 Tân Sửu nam nữ mạng để biết về sự nghiệp, tài lộc, tình duyên, sức khỏe, hạn sao chiếu mệnh, có phạm Thái Tuế, Tam tai, Kim lâu, Hoang ốc không.
1. Tổng quan về tuổi Giáp Tuất 1994 năm 2021
Nam nữ mạng năm 1994 tuổi Giáp Tuất, tức tuổi con chó. Thường gọi là Thủ Thân Chi Cẩu, tức Chó Giữ Mình. Mệnh Hỏa – Sơn Đầu Hỏa – nghĩa là lửa trên núi.
Mệnh: Sơn Đầu Hỏa gặp năm 2021 mệnh Bích Thượng Thổ: Hỏa sinh Thổ: Không tốt
Địa chi: Tuất gặp Sửu: Bình thường
Thiên can: Giáp gặp Tân: Bình thường
Thái Tuế năm 2021: Phạm Thái Tuế – Hình Thái Tuế
Tam Tai năm 2021: Không phạm Tam Tai
Tuổi Kim Lâu năm 2021: Phạm Kim Lâu – Kim Lâu Thân
Hạn Hoang Ốc năm 2021: Không phạm Hoang Ốc
2. Sao chiếu mệnh và vận hạn tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng năm 2021
Tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng trong năm 2021 là 28 tuổi bị sao La Hầu chiếu mệnh, hạn Tam Kheo và vận niên Cẩu Cuồng Phong.
Sao La Hầu là sao chính thất kiến hung tai, nên bị sao La Hầu chiếu là xấu đối với cả nam và nữ, nhưng kỵ với nam giới nhiều hơn, nhất là vào tháng giêng và tháng 7 âm lịch. Trong năm này có thể gặp phải tranh chấp liên quan đến luật pháp, công quyền, tranh cãi, ăn nói thị phi, tai nạn, bênh tật về tai mắt, máu huyết, hao tài, ảnh hưởng tới cả gia đình. Cần đề phòng gặp nạn về công danh, sự nghiệp.
Hạn Tam Kheo là hạn chủ về sức khỏe, người gặp hạn Tam kheo nên chú ý các bệnh về khớp, tránh ở những nơi ẩm thấp, không nên đến những chốn đông người, tránh kích động khi gặp những tình huống mâu thuẫn trong cuộc sống vì dễ dẫn đến chấn thương do xô xát. Ngoài ra người gặp hạn Tam kheo cũng cần nên đề phòng những chấn thương ngoại khoa như tay chân xương khớp.
Cẩu Cuồng Phong là hình tượng Chó bị gió độc. Báo hiệu một năm không may mắn nhiều, kém sức khỏe, nhưng nếu biết kiên nhẫn và khéo léo chờ thời thì vẫn chuyển bại thành thắng không khó gì. Nên giữ nguyên mọi việc như cũ, hạn chế thay đổi. Giữ gìn chữ tín với người, chọn cách làm ăn chắc chắn, không nên tham gia những việc có yếu tố may rủi, hạn chế xuất tiền bạc, chờ thời cơ. Gặp được bạn tốt nhưng dễ sinh đố kỵ, cẩn thận giữ mình, tránh cãi vã tranh chấp.
Cách cúng sao giải hạn năm 2021 của tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng, mời bạn tham khảo: Sao La Hầu tốt hay xấu? Văn khấn và lễ vật cúng giải hạn sao La Hầu
3. Sao chiếu mệnh và vận hạn tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng năm 2021
Tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng trong năm 2021 là 28 tuổi bị sao Kế Đô chiếu mệnh, hạn Thiên Tinh và vận niên Cẩu Cuồng Phong.
Sao Kế Đô là sao tam cửu khóc bi ai, nên cả nam và nữ nếu bị sao này chiếu mệnh thì đều coi là xấu. Tuy nhiên nữ giới cần kiêng kỵ nhiều hơn nam, đề phòng vào tháng 3 và tháng 9. Có câu “Nam La Hầu, Nữ Kế Đô”, là muốn nói đến sao khắc kỵ của nam và nữ. Nam giới nếu gặp sao này thì cứ sinh hoạt bình thường, nếu có điều bất trắc xảy ra thì cũng không lo lắng quá. Tuy nhiên đàn bà khi gặp sao này chiếu mạng mà có thai thì lại hên may lạ thường, cái hên nó còn ảnh hưởng đến cả người chồng nữa. Khi sinh sản cũng được yên lành. Nếu không có thai nghén thì người đàn bà sẽ bị lao đao lận đận, làm ăn gặp nhiều trở ngại.
Hạn Thiên Tinh chủ sức khỏe. Những người gặp hạn này, dễ gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ngộ độc khi ăn uống. Khi có bị đau ốm, song song với việc chữa trị, thì phải thành tâm cầu xin Trời Phật phù hộ độ trì thì bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm. Với những người phụ nữ mang thai, cũng dễ bị ngộ độc, nếu trèo cao, hoặc cố lấy những đồ vật trên cao, dễ bị té ngã, dẫn tới trụy thai.
Cẩu Cuồng Phong là hình tượng Chó bị gió độc. Báo hiệu một năm không may mắn nhiều, kém sức khỏe, nhưng nếu biết kiên nhẫn và khéo léo chờ thời thì vẫn chuyển bại thành thắng không khó gì. Nên giữ nguyên mọi việc như cũ, hạn chế thay đổi. Giữ gìn chữ tín với người, chọn cách làm ăn chắc chắn, không nên tham gia những việc có yếu tố may rủi, hạn chế xuất tiền bạc, chờ thời cơ. Gặp được bạn tốt nhưng dễ sinh đố kỵ, cẩn thận giữ mình, tránh cãi vã tranh chấp.
Cách cúng sao giải hạn năm 2021 của tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng, mời bạn tham khảo: Sao Kế Đô tốt hay xấu? Văn khấn và lễ vật cúng giải hạn sao Kế Đô
4. Tổng quan tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng năm 2021
a. Lá số tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng năm 2021
Tại Cung tiểu vận
Có các sao cố định: Thiếu Âm, Thiên La, Mộc Dục, Tuần, Triệt là bộ sao chủ về việc làm ăn sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề khác nhau. Dự báo sẽ là một năm khó khăn, bản mệnh không nên có sự thay đổi về việc làm ăn của mình.
Tại Cung xung chiếu
Có các sao cố định: Phúc Đức, Quả Tú, Địa Võng, Kình Dương, Tử là bộ sao chủ về những sự bất lợi khi bản mệnh đi ra ngoài làm việc hay giao tiếp, quan hệ. Tuy nhiên bản mệnh được hưởng phúc của tổ tiên để vượt qua khó khăn, gặp hung hóa cát.
Tại Cung nhị hợp
Có các sao cố định: Thiên Quan, Phượng Các, Giải Thần, Lộc Tồn, Bác Sỹ, Mộ, Bạch Hổ là bộ sao chủ về hứa hẹn có tiền bạc, tài lộc từ bên ngoài đưa tới hoặc có những sự thay đổi nhất định liên quan đến nơi ăn chốn ở.
Tại Cung tam hợp
Có các sao cố định: Long Đức, Thiên Hỷ, Đà La, Tuyệt, Lưu Niên Văn Tinh, Suy, Trực Phù, Đại Hao là bộ sao chủ về gia đình, bạn bè có những tin vui. Thế nhưng bản mệnh cần để phòng vấn đề liên quan tiêu pha nhiều trong việc làm ăn cũng như ở trong cuộc sống.
b. Tổng kết tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng năm 2021
Về phương diện công việc, ngoại giao
Trong năm nay dự báo là một năm khó khăn về việc làm ăn, mọi chuyện đều gặp phải những cản trở. Có thể nói chuyện ngoại giao sẽ rất tốt, tuy nhiên không mang đến nhiều điều may mắn, thuận lợi.
Về phương diện tài chính
Năm nay bản mệnh sẽ không kiếm được nhiều, điều này cũng một phần do những khó khăn về công việc. Thế nhưng lại cần phải chi tiêu rất nhiều vào các chuyện khác nhau. Từ làm ăn, kinh doanh, công việc, cho tới cuộc sống, người thân đều cần phải tiêu pha tiền bạc.
Về phương diện gia đạo
Năm 2021 Tân Sửu dự báo bản mệnh sẽ không được tốt về gia đạo, thương nảy sinh những mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình mình. Và nếu bản mệnh đã lập gia đình thì tình cảm cũng không được tốt, vợ chồng sẽ sinh ra tranh cãi.
Về phương diện sức khỏe
Tuy còn trẻ tuổi, nhưng năm 2021 dự báo sức khỏe của bản mệnh sẽ không được tốt. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, cần phải đề phòng cẩn thận. Cụ thể hơn là có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, dạ dày hoặc đau ốm thì sẽ lâu khỏi.
c. Diễn biến từng tháng tuổi Giáp Tuất 1994 nam mạng năm 2021
Tháng 1: Đầu năm vạn sự không có gì thay đổi, bản mệnh cứ vui xuân cùng gia đình mình. Và chỉ cần lưu ý một chút đến vấn đề trong nhà sẽ có người già đau ốm.
Tháng 2: Bản mệnh sẽ đón nhận những sự may mắn, hanh thông liên quan đến tiền bạc, tài chính. Nếu có gặp phải đau ốm, bệnh tật thì cũng sẽ nhanh chóng qua khỏi.
Tháng 3: Trong tháng này hứa hẹn sẽ có tin vui liên quan đến việc trong gia đình thêm người thêm của. Có thể là liên quan đến hỷ tín hoặc đón thêm con cái về với gia đình.
Tháng 4: Trong gia đình bản mệnh trong tháng này có thể nảy sinh mâu thuẫn, làm mất đi hòa khí. Đồng thời cần phòng truyện buồn từ bên ngoài đưa tới.
Tháng 5: Dự báo trong tháng này bản mệnh có những sự hao tán về tiền bạc. Cùng với đó là sức khỏe không được tốt, cần lưu ý. Đặc biệt là liên quan đến ăn uống.
Tháng 6: Bản mệnh trong tháng này sẽ có những sự thay đổi về công việc hay chuyện làm ăn của mình. Ngoài ra, cần lưu ý sẽ có kẻ tiểu nhân nói xấu sau lưng mình.
Tháng 7: Công việc, chuyện làm ăn, ngoại giao của bản mệnh sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Tốt nhất là chớ nên mở mang thêm những cái mới, nên giữ nguyên lề lối cũ.
Tháng 8: Bản mệnh sẽ có được lộc về đường ăn uống và có quý nhân giúp đỡ. Thế nhưng cũng cần chú ý sức khỏe của mình không được tốt.
Tháng 9: Trong gia đình dự báo sẽ có tin vui liên quan đến hỷ tín hoặc những may mắn tỏng cuộc sống.
Tháng 10: Bản mệnh cần lưu ý kẻo gặp phải cửa quan khi tiến hành những công việc của mình. Hoặc sẽ gặp những khó khăn, khiến cho công việc không được thuận lợi.
Tháng 11: Bản mệnh sẽ gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến tiêu hóa, ăn uống kém.
Tháng 12: Trong tháng này bản mệnh sẽ gặp được quý nhân giúp đỡ, cuộc sống được thuận lợi hơn. Tuy nhiên bản mệnh vẫn cần lưu ý kẻo bị mất mát về tài sản.
5. Tổng quan tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng năm 2021
a. Lá số tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng năm 2021
Tại Cung tiểu vận
Có các sao cố định: Tuyệt, Phúc Đức, Quả Tú, Địa Võng, Kình Dương, Suy: bộ sao này chủ về trong gia đạo của bản mệnh có chuyện buồn đưa tới, mối quan hệ của các thành viên không tốt, hòa khí kém.
Tại Cung xung chiếu
Có các sao cố định: Thiếu Âm, Hỷ Thần, Thiên La Dưỡng, Tuần, Triệt: bộ sao có ý nghĩa công việc làm ăn gặp nhiều bất lợi, khó khăn, không đạt được kỳ vọng.
Tại Cung nhị hợp
Có các sao cố định: Tang Môn, Phi Liêm, Lưu Hà, Thai: Khí huyết của bản mệnh không được tốt trong năm Tân Sửu. Ngoài ra di chuyển miền sông nước nên chú ý.
Tại Cung tam hợp
Có các sao cố định: Tấu Thư, Thiên Khôi, Thiếu Dương, Đường Phù, Hồng loan, Tuyệt, Thiên Không, Cô Thần, Kiếp Sát, Thiên Trù, Đào Hoa, Thiên Việt, Nguyệt Đức, Mộc Dục, Tử Phủ, Đại Hao: bộ sao ý nghĩa là có quý nhân giúp đỡ, gia đạo bản mệnh đón thêm người thêm của. Nhưng về tình cảm của thành viên trong gia đạo không được tốt.
b. Tổng kết tử vi tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng năm 2021
Về phương diện công việc, ngoại giao
Mối quan hệ ngoại giao của bản mệnh trong năm Tân Sửu không được tốt. Bên cạnh đó khi đi ra ngoài còn dễ gặp chuyện thị phi, tình cảm anh em bạn bè không được như ý muốn.
Về phương diện tài chính
Năm này bản mệnh làm ra tiền bạc nhiều nhưng cũng không để dành được mà phần đa chi tiêu vào các công việc.
Về phương diện gia đạo
Đây là năm bản mệnh có tình cảm yêu đương không tốt, hoặc nếu đã kết hôn thì vợ chồng xảy ra không ít bất đồng mâu thuẫn. Ngoài ra, trong nhà chú ý có người già đau ốm khó qua khỏi trong năm này.
Về phương diện sức khỏe
Bản mệnh cẩn thận trong năm Tân Sửu khi sử dụng dao kéo hay các vật sắc nhọn có thể đâm phải.
c. Diễn biến từng tháng tuổi Giáp Tuất 1994 nữ mạng năm 2021
Tháng 1: Đầu năm đón xuân bản mệnh làm việc gì cũng không được thuận lợi, công việc làm ăn nhiều vấn đề, khó khăn trở ngại.
Tháng 2: Khi ra ngoài trong tháng này bản mệnh chú ý cẩn trọng trong lời nói tiếng nói. Bên cạnh đó có người nói xấu sau lưng, gièm pha.
Tháng 3: Bản mệnh trong tháng này có sự hao tán tiêu pha nhiều tiền bạc. Bên cạnh đó sức khỏe không được tốt, chủ yếu là bệnh về đường tiêu hóa.
Tháng 4: Đây là tháng tình cảm của các thành viên trong gia đạo không được tốt, ra ngoài đề phòng kẻ trộm đạo quân gian.
Tháng 5: Trong nội tộc của bản mệnh có tin vui về hỷ tín cưới xin. Công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi và gặp nhiều may mắn.
Tháng 6: Tiền bạc trong tháng đầu tư nhiều vào công việc làm ăn, ốm đau bệnh tật nhanh chóng qua khỏi.
Tháng 7: Khi ra ngoài bản mệnh chú ý đến các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là việc di chuyển, đi lại xe cộ.
Tháng 8: Công việc làm ăn của bản mệnh trong tháng này không tốt. Bên cạnh đó trong gia đạo có chuyện buồn phiền đưa tới.
Tháng 9: Tháng này bản mệnh không nên đầu tư nhiều tiền bạc vào công việc làm ăn hay mở mang công việc.
Tháng 10: Đây là tháng bản mệnh có người giúp đỡ hỗ trợ cho công việc làm ăn nên làm việc gì cũng được thuận lợi. Tuy nhiên cẩn thận gặp phải cửa quan.
Tháng 11: Mọi công việc trong tháng này của bản mệnh hanh thông hết sức, được quý nhân giúp đỡ trong công việc nên dù gặp khó khăn vẫn hóa cát lành.
Tháng 12: Trong gia đình của bản mệnh thiếu hòa khí, thậm chí còn xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Ra ngoài cẩn thận xe cộ, hoặc tay chân có tỳ vết.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Ngọc Hân!
#Tử vi năm 2021#Tử vi tuổi Giáp Tuất#Tử vi tuổi Giáp Tuất năm 2021#Tử vi tuổi Tuất#Tuổi Tuất năm 2021
0 notes
Text
Âm Dương Sư Tái Xuất Với Bản Điện Ảnh “Thị Thần Lệnh”
Các tín đồ của trò chơi điện tử Âm dương sư nổi tiếng của NetEase sẽ rất vui mừng với thông tin chuyển thể trò chơi sang phiên bản phim điện ảnh mang tên “Thị thần lệnh”. Các con dân điện ảnh cũng được dịp chờ mong với những tên tuổi hot như Trần Khôn, Châu Tấn, Trần Vỹ Đình, Vương Lệ Khôn… sẽ góp mặt trong phiên bản phim điện ảnh lần này.
Nội dung chính của Âm dương sư – Thị thần lệnh
Âm dương sư – Thị thần lệnh Lấy bối cảnh Nhật Bản dưới thời kỳ Heian, Thị thần lệnh xoay quanh cuộc chiến giữa người và quỷ. Trong thời kỳ hỗn mang, ma quỷ vốn thuộc về Âm giới tối tăm bấy giờ lại luôn ẩn náu ở chốn nhân gian, chờ đợi thời cơ tấn công con người. Trật tự Âm giới bị đảo lộn. Nhiều linh hồn độc ác tìm cách thâu tóm sức mạnh của Âm và Dương để thống trị thế giới, đe dọa đến thế cân bằng đã được thiết lập từ xa xưa.
May mắn thay, có một nhóm người hiểu biết tường tận về sự vận động của tinh tú và vận mệnh, biết sử dụng ma thuật đã xuất hiện. Họ có thể rời khỏi nhân gian, di chuyển đến Âm giới, điều khiển được ma quỷ. Bằng mọi khả năng của mình, họ cố gắng phục hồi sự cân bằng giữa hai giới. Họ được biết đến là những Âm Dương Sư (Onmyoji).
Phim do công ty Hoa nghị huynh đệ sản xuất và được cầm trịch bởi đạo diễn Lý Uất Nhiên. Nội dung đều rất giống phiên bản trò chơi điện tử nổi tiếng của NetEase, ngoài ra còn có phiên bản truyện tranh Âm dương sư cùng tên được đăng tải trên TruyenVN.
Các tên tuổi diễn viên gạo cội sẽ vào vai như thế nào?
Theo thông tin được hé lộ trong giới truyền thông, Trần Khôn sẽ vào vai Seimei/An Bội Tình Minh, người mạnh nhất của các Âm Dương Sư. Anh là người cam kết canh giữ thành, đồng thời có một thân phận đặc biệt đó là nắm giữ bí mật giữa người và yêu quái.
Châu Tấn vào vai Yaobikuni/Bách Bỉ Khâu Ni là một cô gái ăn nhầm thịt nhân ngư mà trở nên trường sinh bất lão và là chuyên gia bói toán có năng lực siêu phàm. Khâu Ni căm thù các loài yêu quái và không tin rằng người với yêu có thể chung sống hòa bình. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Khâu Ni và Tình Minh rất khó đoán xuyên suốt nội dung câu chuyện.
Khuất Sở Tiêu vào vai Hiromasa/Nguyên Bát Nhã – người bình thường duy nhất trong các Âm Dương Sư.
Sau khi công bố trên truyền thông về sản phẩm điện ảnh này, nhiều khán giản khen ngợi về tạo hình của các nhân vật trong phim. Đặc biệt, sự tái xuất của Trần Khôn trên màn ảnh rộng mang đến hiệu ứng truyền thông rất lớn. Vai diễn An Bội Tình Minh của anh thu hút nhiều sự chú ý từ khi dự án mới được công bố. Đây cũng là màn tái ngộ “song kiếm hợp bích” của cặp sao quyền lực trên màn ảnh Trần Khôn – Châu Tấn.
Trailer chính thức của Thị thần lệnh mang nhiều màu sắc ma mị
Đoạn trailer phim được tung ra hé lộ bối cảnh, kỹ xảo phim và tạo hình nhân vật được đầu tư rất chỉn chu và mang màu sắc ma mị. Các fan yêu thích thể loại này sẽ được mãn nhãn với tạo hình của yêu quái đa dạng trong phim lúc đáng yêu, lại có khi hung ác. Kỹ xảo phim được đầu tư, mang đến vẻ chân thực, hấp dẫn. Phim có bối cảnh đậm chất Nhật Bản nhưng lại mang không khí kiếm hiệp Trung Quốc nhiều hơn, hứa hẹn là một siêu phẩm kết hợp chuyển thể không thể bỏ qua.
youtube
Các fan của Âm dương sư nhận xét rằng, Trần Khôn như nhân vật trong game bước ra đời thực với tạo hình bộ đồ trắng cùng tay cầm quạt ở cuối đoạn trailer. Các gương mặt khác như Vương Lệ Khôn, Thẩm Nguyệt… cũng xuất hiện trong trailer nhưng chưa được tiết lộ về vai diễn.
Âm dương sư – Thị thần lệnh dự kiến sẽ ra mắt phim trong năm 2020. Với nội dung hấp dẫn cùng dàn diễn viên nổi tiếng, có thực lực diễn xuất hứa hẹn sẽ là một siêu phẩm chuyển thể ăn khách và lượng fan đông đảo. Tuy chỉ mới tung trailer nhưng bản điện ảnh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của đông đảo fan yêu thích thể loại này, cùng TruyenVN đón xem các thông tin sẽ được cập nhật sớm nhất nhé!
source https://truyenvn.com/tin/am-duong-su-ban-dien-anh.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=am-duong-su-ban-dien-anh
0 notes
Text
Nguồn gốc gây tranh cãi của Tôn Ngộ Không: Là nhân vật có thật hay hư cấu?
Nguồn gốc thực sự của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký vẫn luôn là đề tài được nhiều người chú ý. Tây Du Ký là bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, khởi quay từ năm 1982 và chính thức công chiếu kể từ năm 1986. Trải qua hơn 30 năm, những thước phim của đạo diễn Dương Khiết vẫn thu hút được sự theo dõi của nhiều thế hệ khán giả. Bốn thầy trò Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986 Tây Du Ký là câu chuyện về hành trình gian nan và vất vả của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hình tượng Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không dần dần trở thành một thành phần quan trọng, có ảnh hưởng đến văn học và các hình thức nghệ thuật về sau. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu rằng đây là một nhân vật có thật hay hoàn toàn là hư cấu do nhà văn Ngô Thừa Ân tạo dựng nên?
Hình tượng Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn sách cổ ở Trung Quốc Có một bằng chứng cho rằng, "Hầu gia" được sáng tác dựa trên một cao tăng có tên Thích Ngộ Không ((731 – 812), tên tục là Xa Phụng Triều, quê ở Kinh Triệu, Vân Dương, Trung Quốc. Tương truyền ông từ nhỏ vốn đã thông minh, am hiểu Nho học và biết cách đối nhân xử thế. Vào năm 751, Thích Ngộ Không đi theo Trương Quang Thao đến Tây Vực, nơi Phật pháp rất hưng thịnh. Cũng trong năm này, ông bái pháp sư Tam Tạng là sư phụ, được đặt pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô và đi tu.
Tranh minh họa truyện Tây Du Ký Do mắc bệnh trong người, Thích Ngộ Không phải ở lại Tây Vực gần 40 năm rồi mới quay trở lại quê hương. Trong khoảng thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu, biên dịch và truyền giáo Phật pháp. Một số học giả tin rằng, hành trình của hai đại sư chính là nguồn cảm hứng cho Ngô Thừa Ân tạo nên câu chuyện thỉnh kinh ly kỳ trong Tây Du Ký.
Hình ảnh cao tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh Ngoài ra, trên một số bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một dấu tích khác lý giải về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không. Trong bức bích họa là hình ảnh một vị hòa thượng và một "hầu hình nhân" (một người có hình dáng giống khỉ) đang chắp tay hướng về phía Phật Bà Quan Âm.
Một bức tranh cổ có hình Đường Tăng và Tôn Ngộ Không Giả thuyết khác cho rằng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không chính là một người đàn ông có thật tên Thạch Bàn Đà, quê ở Tiên Dương, Trung Quốc. Theo nghiên cứu cho biết khi Huyền Trang sang Tây phương thỉnh kinh gặp không ít nguy nan, vì thế quyết định thu nhận đệ tử. Thạch Bàn Đà là người Hồ, võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn, nhưng lại có ngoại hình xấu xí và kỳ quái, ví như một "hầu hình nhân".
Thần khỉ Hanuman trong tín ngưỡng của người Ấn Độ Trong khi đó, căn cứ dựa theo những ghi chép của pháp sư Huyền Trang, một nhân vật lịch sử có thật, trong Ấn Độ giáo có tồn tại một vị "thần khỉ" tên Hanuman. Hình ảnh phổ biến nhất của Thần khỉ là một ng��ời trưởng thành với gương mặt trông như khỉ, có hai cánh tay, cơ thể vạm vỡ và một cái đuôi dài vòng lên đầu. Hanuman là nhân vật quan trọng trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, ngài được miêu tả là người ham học hỏi, giàu lòng dũng cảm, có nhiều sức mạnh và rất trung thành. Dù là dựa theo giả thuyết nào, thì nguồn gốc của Tôn Ngộ Không đến nay vẫn là một ẩn số. Nhưng hình tượng Tề thiên Đại thánh đã sớm ăn sâu vào tâm trí của công chúng, đặc biệt là qua sự hóa thân xuất sắc của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng trong bộ phim chuyển thể Tây Du Ký năm 1986.
Lục Tiểu Linh Đồng đã thổi hồn vào nhân vật Tôn Ngộ Không Hình ảnh Tôn Ngộ Không được khai thác trong nhiều lĩnh vực khác như hí kịch, kịch nói, âm nhạc, điện ảnh..., đa số đều khai thác một góc cạnh khác trong cuộc đời Tôn Ngộ Không và dựa nhiều vào tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Theo Báo 24h Read the full article
0 notes
Text
Nguồn gốc gây tranh cãi của Tôn Ngộ Không: Là nhân vật có thật hay hư cấu?
(Dân Việt) Nguồn gốc thực sự của nhân vật Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký vẫn luôn là đề tài được nhiều người chú ý.
Tây Du Ký là bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, khởi quay từ năm 1982 và chính thức công chiếu kể từ năm 1986. Trải qua hơn 30 năm, những thước phim của đạo diễn Dương Khiết vẫn thu hút được sự theo dõi của nhiều thế hệ khán giả.
Bốn thầy trò Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986
Tây Du Ký là câu chuyện về hành trình gian nan và vất vả của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hình tượng Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không dần dần trở thành một thành phần quan trọng, có ảnh hưởng đến văn học và các hình thức nghệ thuật về sau.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu rằng đây là một nhân vật có thật hay hoàn toàn là hư cấu do nhà văn Ngô Thừa Ân tạo dựng nên?
Hình tượng Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn sách cổ ở Trung Quốc
Có một bằng chứng cho rằng, "Hầu gia" được sáng tác dựa trên một cao tăng có tên Thích Ngộ Không ((731 – 812), tên tục là Xa Phụng Triều, quê ở Kinh Triệu, Vân Dương, Trung Quốc. Tương truyền ông từ nhỏ vốn đã thông minh, am hiểu Nho học và biết cách đối nhân xử thế.
Vào năm 751, Thích Ngộ Không đi theo Trương Quang Thao đến Tây Vực, nơi Phật pháp rất hưng thịnh. Cũng trong năm này, ông bái pháp sư Tam Tạng là sư phụ, được đặt pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô và đi tu.
Tranh minh họa truyện Tây Du Ký
Do mắc bệnh trong người, Thích Ngộ Không phải ở lại Tây Vực gần 40 năm rồi mới quay trở lại quê hương. Trong khoảng thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu, biên dịch và truyền giáo Phật pháp.
Một số học giả tin rằng, hành trình của hai đại sư chính là nguồn cảm hứng cho Ngô Thừa Ân tạo nên câu chuyện thỉnh kinh ly kỳ trong Tây Du Ký.
Hình ảnh cao tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh
Ngoài ra, trên một số bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một dấu tích khác lý giải về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không.
Trong bức bích họa là hình ảnh một vị hòa thượng và một "hầu hình nhân" (một người có hình dáng giống khỉ) đang chắp tay hướng về phía Phật Bà Quan Âm.
Một bức tranh cổ có hình Đường Tăng và Tôn Ngộ Không
Giả thuyết khác cho rằng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không chính là một người đàn ông có thật tên Thạch Bàn Đà, quê ở Tiên Dương, Trung Quốc. Theo nghiên cứu cho biết khi Huyền Trang sang Tây phương thỉnh kinh gặp không ít nguy nan, vì thế quyết định thu nhận đệ tử.
Thạch Bàn Đà là người Hồ, võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn, nhưng lại có ngoại hình xấu xí và kỳ quái, ví như một "hầu hình nhân".
Thần khỉ Hanuman trong tín ngưỡng của người Ấn Độ
Trong khi đó, căn cứ dựa theo những ghi chép của pháp sư Huyền Trang, một nhân vật lịch sử có thật, trong Ấn Độ giáo có tồn tại một vị "thần khỉ" tên Hanuman. Hình ảnh phổ biến nhất của Thần khỉ là một người trưởng thành với gương mặt trông như khỉ, có hai cánh tay, cơ thể vạm vỡ và một cái đuôi dài vòng lên đầu.
Hanuman là nhân vật quan trọng trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, ngài được miêu tả là người ham học hỏi, giàu lòng dũng cảm, có nhiều sức mạnh và rất trung thành.
Dù là dựa theo giả thuyết nào, thì nguồn gốc của Tôn Ngộ Không đến nay vẫn là một ẩn số. Nhưng hình tượng Tề thiên Đại thánh đã sớm ăn sâu vào tâm trí của công chúng, đặc biệt là qua sự hóa thân xuất sắc của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng trong bộ phim chuyển thể Tây Du Ký năm 1986.
Lục Tiểu Linh Đồng đã thổi hồn vào nhân vật Tôn Ngộ Không
Hình ảnh Tôn Ngộ Không được khai thác trong nhiều lĩnh vực khác như hí kịch, kịch nói, âm nhạc, điện ảnh..., đa số đều khai thác một góc cạnh khác trong cuộc đời Tôn Ngộ Không và dựa nhiều vào tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Tag: Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Phật tổ
Nguồn: Sưu Tầm
0 notes
Text
Tiến sỹ, phó giáo sư có thẻ đảng, dốt hay thâm độc?
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2019/11/tien-sy-pho-giao-su-co-ang-doi-hay-tham.html)
Thành Đỗ (Danlambao) – Nhân câu chuyện rùm beng về đặt tên đường Đà Nẵng mang tên 2 giáo sỹ truyền giáo mà lòi ra cả một lũ tiến sỹ, phó giáo sư, chúng có thẻ đảng và chúng có một điểm chung là DỐT sử. Nhưng chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chúng thật sự dốt hay vừa dốt vừa thâm độc trong quá trình sát nhập và Hán hóa dân tộc chúng ta.
Người miền Bắc hay nói: “Một con bò cho qua Nga khi trở về nó cũng có bằng tiến sỹ”. Đôi khi chỉ có lý lịch của con bò mới lọt qua khâu kiểm tra lý lịch khi lên đường.
Sau năm 1975, sân chơi trí thức Việt Nam do đó nhường chỗ lại cho lớp người được đào tạo ở Liên xô và các nước Đông Âu trở về, mà như nói ở trên, đa phần chỉ có cái bằng còn kiến thức thì rỗng, đồng nghĩa với dốt… nhưng cho dù có bằng tiến sỹ, phó giáo sư thì con bò vẫn là con bò, những “tiến xỉ” uyên bác này, họ thật là có công xây dựng kho tàng ngu dốt cho đất nước xinh đẹp này khi chúng cho rằng vị cha đẻ của chữ Quốc ngữ Việt Nam là dọn đường, tiếp tay cho người Pháp sang xâm lược đất nước xinh đẹp của chúng ta 213 năm sau đó.
Tôi nghĩ chúng không NGU NHƯ BÒ đâu nhưng tôi tin chúng thâm độc trong việc dọn đường để Hán hóa dân ta, hầu dễ dàng sát nhập Việt Nam vào đại gia đình Hán tộc theo hiệp ước Thành Đô 1990 mà thôi.
Trước chúng thì chúng ta cũng đã thấy có các phó giáo sư Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền cũng tìm mọi cách để phá hủy chữ Quốc ngữ và văn hóa Việt của chúng ta.
Nhắc lại về lịch sử, năm 1625, cha Alexandre de Rhodes, tên Việt là A-lịch-sơn Đắc-lộ, đi thuyền tới Việt Nam, không ai ngờ rằng thời điểm này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao của ngôn ngữ Việt. Đó là sự bắt đầu hình thành của chữ Quốc ngữ. Trong 300 năm, chữ Quốc ngữ đã phải trải qua bao nhiêu sóng gió rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn được chữ Nôm, chữ Hán để trở thành chữ viết của người Việt, các vị vua triều Nguyễn cũng có công tạo điều kiện dễ dàng trong việc dùng chữ Quốc ngữ hầu thoát Trung, tránh bị sát nhập và Trung Hoa và cho đến ngày nay, tiến trình Hán hóa đang được thực hiện ráo riết bởi đảng cộng sản VN, họ tìm cách hô biến hay xóa đi chữ Quốc ngữ của người Việt.
Sau khi cha Đắc-lộ (Alexandre de Rhodes) rời Việt Nam năm 1645, ông qua đời 15 năm sau tại Ba Tư (Iran). Vào năm 1858, nghĩa là 213 năm sau, người Pháp mới nổ súng vào Việt Nam lần thứ nhất tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.
Ngày nay, đám “tiến sỹ, phó giáo sư” dốt sử và thâm độc, đánh đồng ngài Alexandre de Rhodes là người Pháp để cho rằng cho rằng việc cha Francisco de Pina và cha Đắc-lộ, tạo ra chữ Quốc ngữ là cốt để tạo đường cho Pháp xâm lăng Việt Nam, đúng là bọn “cả vú lấp miệng em” và chúng chủ trương Việt Nam quay ngược lại dùng tiếng Hán cho dễ bề việc sát nhập đất nước Việt Nam vào đại gia đình Hán tộc, như những gì đang xảy ra tại Tây Tạng, tại Tân Cương.
Bạn biết gì về chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ký âm bằng chữ cái Latin (a, b, c…), nên tương đối đơn giản, tiện lợi, dễ học, dễ nhớ, đã giúp cho người Việt dễ dàng hội nhập với các nước dùng chữ Latin hơn so với các nước theo chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn hay những nước theo chữ Ả-rập. Sự hội nhập nhanh chóng này cũng tác động một phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của một quốc gia. Như hiện nay trong vấn đề giao dịch qua Internet, chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Hán vừa khó đọc, khó viết và lại thêm khó sử dụng. Cũng từ đấy, người Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mặc dù nước ta đã bị phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Đây có thể nói là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao.
Trước chữ Quốc ngữ, người Việt viết chữ gì?
Trước khi có chữ Quốc ngữ, người Việt đã có chữ Khoa đẩu, chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Khoa đẩu: hay còn gọi chữ nòng nọc là chữ Việt cổ xuất hiện trong nền văn hóa tiền Việt-Mường, được tìm thấy trên các trống đồng, trên đá hay các di vật cổ xưa để lại. Khoa đẩu có nghĩa là đầu lớn, để chỉ hình tượng của chữ này: đầu lớn và những nét giống hình con nòng nọc. Đây là loại chữ tượng thanh, ghép nhiều chữ lại thành từ. Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông nhắc đến tích là thời vua Nghiêu (2000 năm trước Công nguyên) nước Việt Thường (vùng Nghệ An, Hà Tỉnh) tặng con rùa ngàn năm trên lưng có khắc chữ Khoa đẩu:
"Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” (nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu) (trích Lương Nguyên Hiền).
Sau khi chiếm được nước Nam Việt của Triệu Đà, nhà Hán thi hành chính sách Hán hóa dân tộc Việt. Các thái thú như Nhâm Diên và Sỹ Nhiếp bắt đốt hết sách vở, còn như tướng Mã Viện (năm 43) thì tìm cách tận thu trống đồng. Người Việt bị bắt buộc phải dùng chữ Hán thay cho chữ Khoa đẩu và tưởng chừng như chữ Việt cổ đã bị thất truyền. Nhưng gần đây có ông Đỗ Văn Xuyền đã tuyên bố giải mã được chữ Khoa đẩu sau 50 năm mày mò tìm kiếm. Ông viết được bằng chữ Khoa đẩu bài Hịch của hai Bà Trưng kêu gọi khởi nghĩa (năm 40)[2].
Chữ Hán: còn gọi chữ Nho hay chữ Trung Hoa là chữ tượng hình biểu ý. Người Việt ngày xưa sử dụng hai thứ tiếng: một là tiếng Hán Việt (đọc chữ Hán theo âm Việt) dành cho giới quan lại và khoa bảng và hai là tiếng Việt được sử dụng trong dân gian.
Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán nhưng lấy âm Hán Việt để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm đã được hình thành bằng nhiều cách khác nhau, như ghép hai chữ Hán với nhau, thí dụ chữ “mắt” ghép từ chữ “mục” (biểu ý) và “mạt” (biểu âm) hay mượn âm chữ Hán như chữ “tốt” có nghĩa là “binh lính” (chữ Hán) để ghi từ “tốt” trong “tốt xấu” của chữ Nôm[3]. Có nhiều giả thuyết cho rằng chữ Nôm đã có từ thế kỷ thứ 3. Cũng có một số giả thuyết khác cho là chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ thứ 8, thời Phùng Hưng dấy quân khởi nghĩa dành lại độc lập cho Việt Nam (năm 791). Sau khi mất, Phùng Hưng được tôn vinh là Bố Cái đại vương. Bố Cái viết bằng chữ Nôm là “cha mẹ”. Nhưng đến thế kỷ 13, chữ Nôm mới được chính thức ghi nhận là xuất hiện qua bài văn “Tế cá sấu” bằng chữ Nôm do Nguyễn Thuyên được vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293) sai làm để đuổi cá sấu.
Những tác phẩm bằng chữ Nôm còn được lưu truyền đến ngày hôm nay như “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Bích câu kỳ ngộ”, “Lục Vân Tiên, “Lục súc tranh công” cùng những bài thơ của Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thuyên, bà Huyện Thanh Quan, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… Trong đó, “Truyện Kiều” là một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc nhất mà gần như người Việt nào cũng biết (trích Lương thượng Hiền).
Sau khi chữ Khoa đẩu bị thất truyền, tưởng như thế người Việt sẽ bị hoàn toàn Hán hóa. Nhưng không, người Việt lại một lần nữa mày mò sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói của mình. Cha ông chúng ta ý thức rất rõ ràng một dân tộc muốn tồn tại phải có chữ viết riêng.
Chữ Quốc ngữ: Vào thế kỷ 17, các giáo sỹ phương Tây đến Việt Nam để truyền đạo. Trong đó có giáo sỹ Alexandre de Rhodes, có tên tiếng Việt là A-lịch-sơn Đắc-lộ, thuộc dòng Tên (Jésuite) sinh năm 1591 ở Avignon miền Nam nước Pháp. Năm 1625, ông cập bến Hội An ở Đà Nẵng và bắt đầu học tiếng Việt của một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Trong vòng 20 năm, ông đã bị trục xuất 6 lần. Tuy thế ông vẫn tìm cách trở lại Việt Nam, lúc đến Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên để truyền giáo, lúc đến Đàng Ngoài của chúa Trịnh Tráng. Cuối cùng vào năm 1645, ông bị chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất ra khỏi Việt Nam. Năm 1660, tức là 15 năm sau ông mất tại Ispahan ở Ba Tư (Iran). Tác phẩm của ông để lại là cuốn “Tự điển Việt-Bồ-La” (Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum) đây là cuốn tự điển đầu tiên bằng 3 thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và Latin. Ông dùng chữ Latin nhưng lấy âm Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt. Ông còn mượn thêm dấu lấy từ tiếng cổ Hy Lạp (sắc huyền hỏi ngã). Thật tuyệt vời.
Các giáo sỹ dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa… là những người đi tiên phong trong công việc khai sáng ra chữ Quốc ngữ. Francisco de Pina đã từng mở trường dạy tiếng Việt cho nhiều giáo sỹ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de Rhodes. Trong lời tựa cuốn “Tự điển Việt-Bồ-La”, Alexandre de Rhodes viết là ông đã dựa trên 2 cuốn tự điển đã bị thất truyền để soạn cuốn sách của ông: “Từ điển Việt–Bồ” của Gaspar do Amaral và “Từ điển Bồ-Việt” của Antonio Barbosa.
Hơn bao giờ hết, đảng cộng sản Việt Nam và tay sai đang tìm mọi cách để Hán hóa dân tộc ta.
Là người Việt, ai ai trong chúng ta cũng đều có bổn phận và trách nhiệm phải bảo vệ văn hóa dân tộc và chỉ mặt đặt tên bọn mặt “Việt hồ mà lòng thì Việt Mao” này hầu bảo tồn một đất nước Việt trọn vẹn, gìn giữ văn hóa Việt cho con cháu ngàn đời sau không tủi hổ.
Xin mượn câu hát của anh Việt Khang: “Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam” để kêu gọi mọi người dân nước Việt nên cảnh tỉnh trước âm mưu thâm độc của bọn tay sai Hán tộc, tuy sống tại Việt Nam, tên Việt, mang thẻ đảng nhưng chúng yêu đất nước, văn hóa Trung Hoa và nhất là chúng yêu tiền của anh Tập Cận Bình.
Paris 27/11/2019
Thành Đỗ – cựu kỹ sư Sagem-Safran, công nghệ quốc phòng Pháp
(danlambaovn.blogspot.com)
0 notes
Text
Viết vào đây, 1 câu thơ tình mà bạn thích?
1.
Nàng nắm tay ta, neo ta nửa đời phiêu bạt
Ta hôn mắt nàng, che nàng nửa kiếp lênh đênh.
2.
Nếu một ngày, em chấp nhận ra đi
Anh sẽ chẳng vội vã chạy đi tìm đâu nhỉ?
Chẳng níu kéo cánh tay em, vốn dĩ
Bởi ở nơi đó, anh có họ rồi.
- Thanh xuân của chúng ta sẽ dài bao lâu - Thảo Thảo -
3.
Bằng tất cả những nỗi buồn em có
Để đổi lấy một ngày vui bên anh
Bằng tất cả từng tháng năm trông đợi
Mong một lần hạnh phúc nào ghé ngang!
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
4.
Ánh trăng rất sáng, sáng cũng v�� ích, vô ích cũng vẫn sáng.
Tớ rất thích cậu, thích cũng vô ích, vô ích cũng vẫn thích. (Linh Lung Tháp dịch)
5.
Trăng dưới nước là trăng trên trời
Người trước mặt là người trong lòng
Hướng đến tim là tim người lạ
Người không biết là người trong lòng. (Trương Ái Linh)
6.
Nếu anh nguyện ý bóc trái tim em ra từng lớp, từng lớp
Anh sẽ nhận ra, anh sẽ ngạc nhiên
Trong đó có cả mười oppa~ (Linh Lung Tháp dịch)
7.
Nắng bỏ đi và nắng không về nữa
Dốc cạn lòng chỉ thấy những cơn mưa. (Vân Jenny)
8.
Người trao có nửa nụ cười
Mà ta mất cả một đời... để quên. (Vân Jenny)
9.
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược những giấc mơ của một thời nông nổi
Nơi phố xưa anh ngược chiều gió thổi
Bởi yêu anh, em ngược cả lòng mình… (Vân Jenny)
10.
Trong núi có rừng rừng có cây.
Lòng em có chàng chàng nào hay (DennisQ dịch)
11.
Năm năm tháng tháng hoa chẳng đổi
Tháng tháng năm năm người khác rồi. (Lưu Hy Di)
12.
Hoa nở là duyên, hoa tàn là nghiệt
Người đến là phúc, người đi là phận
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tuỳ duyên
Không cưỡng không cầu, không mong không khổ
13.
Anh buông tay em ra
Những dại khờ hôm qua
Hãy để mưa cuốn hết
Tình mình giờ phôi pha.
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
14.
Em chỉ ước thế gian không quá rộng.
Để yêu lòng, quay lại sẽ gặp anh.
15.
Đường em đi toàn hoa và cỏ
Biết lấy gì bày tỏ với a đây
16.
Tới một ngày,
Tôi im lặng, anh ấy cũng lặng im
Và chúng tôi cứ thế rời xa nhau...
- Thanh xuân của chúng ta sẽ dài bao lâu - Thảo Thảo -
17.
Không ai đưa em qua ngày giông bão
Che cho em qua những cơn mưa rào
Chỉ mình em dưới góc phố ồn ào
Đôi vai gầy chẳng biết dựa vào ai...
18.
Chỉ sợ cuộc đời không sự nghiệp
Lo gì trần thế thiếu giai nhân.
19.
Em chỉ muốn thế giới này nhỏ lại
Để khi quay đầu là có thể gặp được anh!
20.
Thế giới của em vốn dĩ rất ít người.
Nên khi bước vào anh bỗng trở thành duy nhất
21.
Người ta yêu nhau sao bình yên đến thế?
Còn mình đây: Chông chênh giữa hoa lệ
Hoa của người, còn lệ của riêng ta...
22.
Ba mươi ba thiên cung, cao nhất thiên ly hận
Bốn trăm bốn mươi bệnh, khổ nhất bệnh tương tư.
23.
Đừng cố níu những điều xa tầm với
Mây của trời hãy để gió cuốn đi.
24.
Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. (Hàn Mặc Tử)
25.
Đâu phải lần đầu đi qua bão giông
Đâu phải lần đầu kỳ vọng
Mà can cớ chi em phải buồn
Cuộc đời vốn dĩ cuộc chơi
Thắng - thua thường tình... thế thôi!
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
26.
Lạc hoa hữu ý tùy lưu thủy.
Lưu thủy vô tình luyến lạc hoa.
Hoa rơi có ý theo nước chảy.
Nước chảy vô tình cuốn hoa trôi.
27.
Lửa đã tắt làm sao cháy lại.
Chia tay rồi mãi mãi là xa.
Trời hết mưa nhưng chưa hẳn đã nắng.
Hết yêu rồi chưa hẳn đã là quên.
28.
Bỗng thèm một cái nắm tay.
Dắt mình qua những gió lay mưa dầm.
Dắt mình qua những phố đông.
Dắt mình qua những mênh mông nỗi buồn. (Linh tumblr)
29.
Người trách ta - quên nửa buổi chiều
Ta giận người - những điều chưa nói
Cuộc tình này vô hình như sương khói
Thôi, đành thôi...!
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
30.
Bình yên nằm xa lắc
Đâu đó giữa địa cầu
Nhưng mà mình kiên nhẫn
Thì sẽ tìm thấy nhau... (Linh Tumblr)
31.
Chàng sinh, em chưa sinh
Em sinh, chàng đã già
Chàng hận em sinh muộn
Em hận chàng sinh sớm.
32.
Bầu trời vẫn xanh đến thế
Người thì vẫn đơn phương đến đáng thương
33.
Trăng kia ai vẽ mà tròn
Lòng anh ai trộm mà hoài nhớ thương.
34.
Chỉ vì người hẹn một câu
Mà ta lỡ cỡ chừng đâu một đời... (Nguyễn Thiên Ngân)
35.
Trước khi buông tay anh ra, em cũng không biết rằng
Thế giới của em lại cô độc đến như vậy
Hoa kia bừng nở, rồi lại úa tàn
Thời gian bên anh, sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa.
36.
Có những ngày chẳng cần gì nhiều cả
Chỉ đơn giản là một cái nắm tay
Nhắm đôi mắt là có thể ngủ say
Thấy an yên vì người ở ngay cạnh
37.
Cái nắng của ngày hôm qua không thể phơi khô quần áo của ngày hôm nay.
Đừng nuối tiếc quá khứ. Cũng đừng quá lo lắng cho tương lai. Hãy sống tốt cho hiện tại.
38.
Roses are red, violets are blue.
You may not know it, but someone loves you.
39.
Cuối chân trời mây và biển hôn nhau
Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc
40.
Suốt bao năm lòng ta ưu tĩnh
Tương ngộ chàng tĩnh lặng hóa phong ba.
41.
Mười năm cách biệt muôn trùng.
Dù không cố nhớ nhưng lòng chẳng quên.
42.
Anh sẽ bên em đến hết cuộc đời.
Anh chỉ yêu mỗi một mình em.
Nếu có kiếp sau anh vẫn sẽ tiếp tục yêu em.
Anh xin hứa lần đầu cũng là lần cuối làm em buồn.
Nếu không có em chắc anh không sống nổi.
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
43.
Hôm nay trời xanh mây trắng
Gió mát nhè nhẹ gọi nắng mai
Hương hoa đua nở gọi ong bướm
Mặt đất phẳng phiu gọi chân chàng
Chân chàng bước đến nhẹ như bông
Tim em đập lỗi vài ba nhịp
Em muốn bước bước vào nơi chàng ở
Liệu chàng có sẵn mở lòng đón em chưa ?
44.
Em đứng trên cầu ngắm phong cảnh
Người đứng trên lầu ngắm nhìn em.
45.
Bên anh nắng rồi, em còn mưa
Anh yêu ai rồi, em vẫn chưa.
46.
Anh và em như loài hoa Bỉ ngạn
Lá nhớ hoa nhưng suốt đời chẳng gặp
Chỉ hẹn kiếp sau em là loài ong bướm
Để đến bên anh vơi bớt nỗi đau này
47.
Giá như anh cũng nhớ
Những điều anh đã quên
Giống như em chẳng thể
Cả đời này không quên.
- Em đau lòng lắm, anh vừa lòng chưa - Trí
48.
Sóng bắt đầu từ gió.
Gió bắt đầu từ đâu.
Em cũng không biết nữa.
Khi nào ta yêu nhau. (Xuân Quỳnh)
49.
Ta không thể nhắm mắt
Khi đang băng qua đường
Cũng như không thể ghét
Một người mình đã thương. (Nguyễn Thiên Ngân)
50.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
(Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)
Tổng hợp cmt: Nguyễn Thuý Hiền, Võ Thị Bích Trâm, Tuyết Hoa, Nhi Đỗ, Huỳnh Ngân, Nguyễn Thành Đạt, Linh Ji, Bạch Thiên Dương, Phương... (group/truyen.nguoc)
0 notes
Text
Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 5) – Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
“Văn dĩ tải Đạo”, người xưa viết văn là để gửi vào đó những đạo lý cao thâm. Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Thậm chí một cái tên, một địa danh, hay một tình tiết nhỏ trong truyện đều là ngụ ý của tác giả. Về nội hàm và ý nghĩa của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau, không đồng nhất. Vậy nên trong loạt bài cảm ngộ này, người viết chỉ mạn phép đưa ra một số lý giải về Tây Du Ký từ góc độ tu luyện, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.
Trọn bộ Cảm Ngộ Tây Du
Hồi thứ 64 kể rằng, Đường Tăng cuốn theo làn gió âm lạc vào am Mộc Tiên và gặp gỡ bốn vị lão nhân. Tại đây, Tam Tạng đã cùng họ đàm đạo, thưởng trà, ngâm thơ, trong đó có một câu nói đã trở thành kinh điển, hàm chứa nhiều huyền cơ.
Câu nói ấy là gì? Hãy cùng xem lại đoạn hội thoại giữa Tam Tạng và bốn vị lão nhân:
Bốn ông già đều ngợi khen nói: “Thánh tăng ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã theo Phật giáo, tu hành từ nhỏ nên quả là một bậc thượng tăng đắc đạo chân chính. Chúng tôi may mắn được gặp tôn nhan, thỉnh cầu đại giáo, mong được chỉ bảo cho một hai điều về Thiền pháp, thỏa nỗi ước mong”.
Tam Tạng nghe nói như vậy, điềm nhiên thẳng thắn trả lời các vị lão nhân rằng: “Thiền tức là tĩnh, Pháp tức là qua. Qua với cái tĩnh, không giác ngộ thì không thành. Ngộ tức là rửa lòng, giũ lo, xa trần thoát tục. Than ôi, thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp. Trọn vẹn cả ba điều ấy thì may mắn nào bằng”.
Nếu theo lời Đường Tam Tạng, thì may mắn lớn nhất của sinh mệnh, then chốt nằm ở ba điều: Đắc được thân người, sinh ở Trung thổ, gặp được Chính Pháp.
Điều thứ nhất và thứ ba, theo cách nhìn của Phật gia thì hoàn toàn có thể lý giải. Nhưng còn điều thứ hai, vì sao là ‘sinh ra ở Trung thổ’? Chắc chắn không thể suy đoán nông cạn rằng, vì đó là quê hương của Đường Tăng nên ông mới “thiên vị” mảnh đất này đến thế?!
Chúng ta biết, Ấn Độ cổ là quê hương của Đức Phật Thích Ca, cả bốn thánh địa linh thiêng của Phật giáo đều nằm ở nơi này, gồm có Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Đức Phật giác ngộ), Lâm Tì Ni (nơi Đức Phật đản sanh), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật lần đầu thuyết Pháp), và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn). Bản thân Đường Tăng cũng phải ròng rã lặn lội sang Tây Thiên mới thỉnh được chân kinh. Vậy cớ gì thác sinh ở Trung thổ, chứ không phải Tây Thiên đất Phật, lại là diễm phúc của đời người?
[caption id="attachment_586424" align="alignnone" width="686"] Nếu như có thể có được thân người, gặp được Chính Pháp, hạ sinh nơi đất lành Chân Phật hạ thế vậy còn gì quý giá hơn. (Ảnh: Achau.net)[/caption]
“Trung Thổ” - miền đất ở phương Đông
Trong lịch sử Phật giáo, Bồ Đề Đạt Ma tổ sư của phái Thiền tông Trung Quốc vốn là cao tăng nước Thiên Trúc. Vì sao ông lại đến Trung Hoa truyền Pháp? Ấy là bởi khẩu dụ của Tổ Bát Nhã Đa La: Vùng Trung Quốc Đông Thổ ấy là một nơi đặc biệt, con hãy truyền Pháp về phương Đông!
Lại nói, trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Ngài đã căn dặn đại đệ tử Ca Diếp của mình rằng:
“Ta nay đã già yếu và đã ngoài 80 tuổi (...) Đại Ca-diếp hãy khoan nhập Bát-niết-bàn, ông hãy đợi đến khi Đức Di-lặc xuất hiện ở thế gian” -- (trích Kinh Di Lặc hạ sanh).
Và quả vậy, đại đệ tử Ca Diếp của Đức Phật Thích Ca đã y theo lời dặn, ông phát nguyện: “Nguyện thân ta không bị hư hoại, sau khi Đức Di Lặc thành Phật, thân cốt này sẽ vẫn tồn tại, từ nhân duyên đó độ hóa chúng sanh”. Nói rồi, ông bước vào trong tảng đá trên đỉnh Kê Túc như bước vào bùn mềm. Tới nay đã qua hơn 2500 năm rồi, ông vẫn ngồi tọa thiền ở đó chờ Phật Di Lặc giáng sinh.
Kê Túc Sơn nằm ở đâu? Tương truyền là ở Vân Nam, Trung Quốc, tức là Trung thổ. Còn Phật Di Lặc cũng là vị Phật đến từ phương Đông, được gọi là “Đông Lai Phật Tổ” - trong Tây Du Ký hồi thứ 66 cũng chỉ rõ điều này.
Vậy nếu Đức Di Lặc sẽ đến nhân gian, thì Phật Pháp mà Ngài truyền giảng có gì khác với Phật giáo của Đức Thích Ca? Trong Di lặc thượng sinh kinh viết rằng: “Ngã quốc thổ thổ, nhữ quốc thổ kim; ngã quốc thổ khổ, nhữ quốc thổ nhạc” [1]. Ý nghĩa là, nếu Thích Ca Mâu Ni độ là chúng sinh, thì quốc thổ của Ngài chính là đất; Còn Phật Di Lặc độ lại chính là các vương của Phật giới, quốc thổ của Ngài chính là vàng. Thích Ca Mâu Ni lấy “vàng” và “đất” để tỷ dụ cho sự quảng đại của Phật Pháp mà Phật Di Lặc truyền trong tương lai.
Không chỉ dự ngôn của Đức Phật Thích Ca, mà hầu hết các lời tiên tri Đông Tây kim cổ đều cùng kể về một thời kỳ đặc thù của nhân loại: Khi Pháp mạt, thế tận, sẽ có một vị Giác Giả hạ thế độ nhân. Người phương Đông gọi Ngài là “Di Lặc vị lai Phật”, người phương Tây gọi Ngài là “Cứu Thế Chủ”, Kinh Thánh - Khải Huyền gọi Ngài là “Vua của các vua, Chúa của các chúa” (King of kings, Lord of lords). Và vị Giác Giả ấy là hy vọng của nhân loại - Ngài đến từ phương Đông.
[caption id="attachment_586646" align="alignnone" width="675"] Thích Ca Phật căn dặn các đệ tử về Di Lặc Phật chuyển sinh. (Ảnh: daibitemple.org)[/caption]
Vị Thánh giả đến từ phương Đông
Một trong các dự ngôn nổi tiếng nhất là Thiêu Bích Ca của Lưu Bá Ôn đời Minh. Có một đoạn cố sự kể rằng:
Một ngày nọ, khi Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, ông vừa đưa bánh lên miệng thì có người tới báo: “Quốc sư Lưu Cơ xin yết kiến”. Vậy là Chu Nguyên Chương đành bỏ cái bánh nướng đang ăn dở vào bát. Vua tôi hành lễ xong xuôi, Chu Nguyên Chương hỏi đùa: “Ông biết có gì trong bát của ta không?”.
Lưu Bá Ôn bấm tay một hồi rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, từng bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng!”. Thế là sau đó, Chu Nguyên Chương bèn để Lưu Bá Ôn dự đoán khí số triều Minh. Lưu Bá Ôn khi ấy không thể thoái thác, vậy mới có đoạn vấn đáp nổi tiếng giữa vua-tôi, đó cũng là nguồn gốc của dự ngôn “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng).
Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”
Bá Ôn đáp: “Xin nghe thần nói: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, ngài không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.
Đoạn hội thoại trên đã hé mở về thân thế tại nhân gian của Phật Di Lặc: Ngài sẽ xuất sinh trong gian nhà cỏ như một thường dân, nhưng sẽ đi khắp bốn phương truyền giảng Phật Pháp.
Nhưng vì sao nói Phật Di Lặc chính là vị Thánh giả xuất sinh từ phương Đông? Trong một dự ngôn khác cũng của Lưu Bá Ôn, quyển 2 của cuốn sách tiên tri Thôi Bi Đồ, viết rằng:
“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”.[2]
Là nói, Phật Di Lặc sẽ đến “Kim Kê mục” (mắt con gà vàng) ở Trung Quốc, giáng sinh vào năm Thỏ, lấy họ là Mộc Tử (木子). Kim Kê mục ấy là ở nơi nào? Bất cứ lời tiên tri nào cũng mượn lời ẩn ý để tiết lộ thiên cơ. Mặc dầu vậy, “Thôi Bi Đồ” đã minh xác chỉ ra rằng, đó chính là một vùng đất ở Trung Hoa.
[caption id="attachment_586521" align="alignnone" width="739"] Bản đồ Trung Quốc tựa một con gà lớn, theo dự ngôn của Thôi Bí Đồ, mắt Kim Kê phải chăng nằm ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)[/caption]
Di Lặc xuất thế nào ai hay?
Các nhà tiên tri, các bậc Thánh giả phải chăng đã quá ưu ��i khi nói về Trung Hoa? Nếu nhìn vào hiện thực, sẽ thấy Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Hoa thuở xưa ấy. Nơi từng là mảnh đất lễ nghi, hội tụ cả Nho - Phật - Đạo, nơi xuất sinh những bậc Thánh tăng, Chân Nhân, Đạo sĩ… nay chỉ còn lại cái hủ hóa của lòng người, cái bại hoại của nhân luân.
Đến Trung Quốc ngày nay, người ta chỉ thấy những kèn cựa đấu đá, những tranh giành quyền lực, những giả dối lừa lọc, những tham ô hủ bại… Giữa mênh mang biển người ấy, làm sao có thể tìm được vị Thánh giả “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” đây?
Cách Am Di Lục là cuốn sách tiên tri cổ xưa của Hàn Quốc. Tương truyền, ngài Nam Sư Cổ từng được vị Thần nhân tại núi Kim Cương khẩu thuật mà viết nên cuốn sách này. Trong dự ngôn về Phật Di Lặc, cuốn sách viết rằng:
“A Di Đà Phật nhậm đạo tăng, Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo. Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng, Di Lặc xuất thế nào ai hay”
Chân Pháp, chân Đạo đã mất đi rồi, nên con người có tụng niệm Phật hiệu nhiều bao nhiêu thì cũng đều vô dụng. Giữa cái rối ren của thời đại, Đức Di Lặc đã hạ thế rồi, nhưng nào ai hay!
[caption id="attachment_586619" align="alignnone" width="680"] Con người ngày nay xô bồ lễ Phật cầu xin, nhưng có mấy ai biết Di Lặc chân Phật là ai?. (Ảnh: xemtuong.net)[/caption]
Còn nhớ, khi Lão Tử rời bỏ thế tục, lòng người mê lạc, chỉ có Doãn Hỷ mới nhận ra Bậc Chân Nhân. Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Bà La Môn giáo đã phỉ báng và bịa đặt lời dối trá về Ngài, chỉ có các đệ tử chân tu là vẫn một lòng tín Phật. Khi Chúa Jesus còn trên cõi thế gian, người ta đã mỉa mai rồi đóng đinh Ngài lên cây thập tự. Các bậc Giác Giả hạ thế độ nhân, con người thế gian mấy ai hiểu được?
Những tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn đang đợi Chúa Jesus giáng thế, nhưng nếu Ngài đứng trước mặt thì ai có thể nhận ra Ngài? Và nếu như Đức Thích Ca Mâu Ni đến thế gian trong dáng vẻ một con người, liệu có ai sẽ tin rằng Ngài là vị Phật mà họ hằng tôn kính? Bởi vì bất kể Giác Giả nào đến trần gian cũng đều mượn thân xác phàm mà cứu độ thế nhân, cho nên mới giảng về “ngộ”.
Cho nên khi Phật Di Lặc giáng trần, thế nhân nào ai hay?
Hồng Liên
(Bài viết sử dụng các tư liệu từ Chánh Kiến Net)
Chú thích:
[1] Nguyên văn: 我国土土,汝国土金;我国土苦,汝国土乐
[2] Nguyên văn: 透虚到南阖浮提世界中天中国金鸡目中,奉玉清时年劫尽,龙华会虎兔之年到中天,认木子姓
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2pJOQ5B via IFTTT
0 notes
Link
Bạn đang đọc truyện Cỡ Nào May Mắn Kết Thành Đôi trên santruyen.com . Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ . Tháng ba mùa xuân, mưa phùn như tô. Cỏ cây nhiều loại hoa, đều mưa xuân chảy qua, sinh trưởng dạt dào. Sau rừng cây, vòng qua tường hoa, có một con suối. Nước suối ấm áp, quanh năm không dứt. Hơn mười cô thiếu nữ đang ở dưới suối tắm rửa, hơi nước bốc lên, như sa bình thường, mênh mông che thân mình mạn diệu của các nàng.
Nước suối lộ thiên, bốn phía chỉ có hoa mộc vì chướng, nhưng các thiếu nữ lại không có chút ý nào cố kỵ e lệ, tiếng nói tiếng cười, tát nước chơi đùa.
“Các sư tỷ có nghe nói việc Cửu Nhạc tiên minh tụ hội?” Một cô gái mở miệng, nũng nịu hỏi.
“Chuyện lớn như vậy, không có nghe nói mới kỳ quái đi.” Một cô gái hơn lớn một chút, cười sẵng giọng.
“Hì hì, vậy ngươi nói, sư phụ sẽ cho ai đi?”
Lời này vừa nói ra, các cô gái đều vây quanh lại đây, trêu tức nói: “Nha, ngươi rất muốn đi hay sao?”
“Phi! Từ trước Cửu Nhạc tụ hội, đều là vì việc song tu. Ta mới không cần phụng bồi lũ nam nhân bẩn ấy!” Cô gái nhướng mày, vẻ mặt hèn mọn.
“Cũng không phải a, ta thật ra nghe nói bây giờ các sư huynh sư đệ đều rất tuấn tú hữu hảo đó.” Chỉ nghe cô gái bên trong, có người nói ra những lời này.
Lập tức có người chế nhạo: “Điều này cũng tốt. Chúng ta đây đi cầu sư phụ, cho ngươi đi.”
“Ai nha, Vân Bích sư tỷ thật đáng ghét nga!”
Các cô gái nhất thời cười lăn cười bò.
Nàng gọi Vân Bích cười nói: “Sợ cái gì nha. Cho dù cho ngươi đi , ngươi cũng không nhất định có thể tìm được đối tượng song tu. Từ trước song tu, coi trọng nội tâm tương hợp, thật sự là có thể ngộ nhưng không thể cầu. Tìm khắp thiên hạ cũng không nhất định có người này, huống chi là ở trong vòng Cửu Nhạc tiên minh. Nào có khéo như vậy?”
“Chính là. Ý ta nói, đừng để ý nam nhân mới tốt. Chúng ta là đệ tử Vạn Ỷ môn tu luyện ‘Vạn linh thông tính’, sớm không câu nệ cho nội tâm tương hợp thuyết. Bọn họ hẳn là xem chuẩn điểm này, mới tưởng bạch chiếm tiện nghi chúng ta.”
“Thanh Lang sư tỷ nói đúng. Vạn Ỷ môn chúng ta chỉ có nữ tử, nếu là đi liền thiệt thòi lớn . Huống chi, ở đây còn có đệ tử Thiên Ảnh các, vạn nhất theo chân bọn họ đến, đó chẳng phải ghê tởm!”
“Thiên Ảnh các a… Kỳ thật ta thật không rõ, vì sao chúng ta sẽ cùng Thiên Ảnh các trở mặt đâu?”
“Chuyện đời trước ai biết. Dù sao lần này không đi là tốt nhất .”
“Nhưng là, chúng ta dù sao cũng là một trong Cửu Nhạc tiên minh, huống chi lần này lại có chân quân tự mình bảo cho biết, không đi giống như không thể nào nói nổi nha.”
Nói tới đây, các thiếu nữ giai sinh sầu tình, vui cười chi tâm đi hơn phân nửa.
“Nói như thế nào các ngươi hảo, buồn lo vô cớ a.” Thanh âm mềm mại từ một bên truyền đến, thản nhiên nói. Cô gái nói chuyện, bất quá mười sáu mười bảy tuổi. Mặc dù vô thập phần mị thái, lại tinh thông giả dạng, tự thành phong lưu. Tuy là lúc tắm rửa, như trước ôm lấy mặt mày tinh xảo, nhìn quanh trong lúc đó, uyển chuyển đa tình. Lúc này, nàng ngồi ở trên tảng đá bên suối, theo dòng nước, sơ tóc tinh tế.
Các cô gái dựa vào hướng về phía bên người nàng, “Đại sư tỷ, ngươi không lo lắng sao?”
Cô gái kia mím môi cười, buông xuống cây lược gỗ trong tay, nói: “Ngày thường học, các ngươi đều ��ã quên hay sao? Lấy đạo hạnh của các ngươi, cho dù có thể gặp gỡ sư huynh sư đệ tuấn tú, cũng không phúc khí song tu a.”
Cô gái mới vừa rồi gọi là Thanh Lang bừng tỉnh đại ngộ, “Đúng vậy. Nay trong Vạn Ỷ môn, tu luyện có thành, khả Hợp Linh song tu giả có thể đếm được trên đầu ngón tay…” Nàng nói xong, ngước mắt nhìn vị “Đại sư tỷ” kia.
Cô gái kia khép khởi mái tóc dài của chính mình, cười nói: “Ta là đệ tử sư phụ chân truyền, ‘Vạn linh thông tính’ cũng sửa đến thứ chín trọng, thấy thế nào lần này đều không của ta thì của ai … Ta cũng chưa lo lắng, các ngươi phiền não cái gì nha.”
“Đại sư tỷ, vạn nhất ngươi bị xứng thượng làm sao bây giờ?”
“Hút khô hắn.” Cô gái kia cười đến vô tà, nói ra ba chữ.
Một chốc yên tĩnh, làm cho bốn phía chỉ còn tiếng nước róc rách. Đang lúc mọi người cứng ngắc, xa xa một tiếng gọi, đem không khí xấu hổ này tan rã.
“Đại sư tỷ!”
Chỉ thấy một nữ đồng hối hả chạy tới, ngọt ngào cười nói, “Đại sư tỷ, sư phụ tìm ngươi đó.”
“Nói vậy vì việc này .” Cô gái kia đứng dậy, lấy ra một bên quần áo phủ thêm. Nàng quay đầu, đối một đám cô gái thản nhiên cười, thướt tha đi xa.
Trong một mảnh yên tĩnh, có người sợ hãi nói ra đáy lòng mọi người:
“Thực đồng tình vị kia cùng đại sư tỷ nội tâm tương hợp a…”
The post Cỡ Nào May Mắn Kết Thành Đôi appeared first on Truyện Teen.
0 notes
Text
Top những bộ phim cổ trang Trung Quốc từ 2017 2018 đủ thể loại từ tâm lý, võ thuật đến tình cảnh, lãng mạn
A Phim cổ trang là gì, phim cổ trang Trung Quốc có những điểm gì hay?
1. Phim cổ trang Trung Quốc ngày xưa là gì?
Phim cổ trang là một dòng phim, nghệ thuật điện ảnh đóng góp công lao khá lớn trong việc đưa tên tuổi của điện ảnh Trung Quốc ra giới thiệu đến bạn bè Thế Giới. Phim cổ trang Trung Quốc dần dần trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả yêu thích phim ảnh trên toàn châu Á cũng như Thế Giới nhiều năm qua.
Phim cổ trang là gì, phim cổ trang Trung Quốc có những điểm gì hay?
Trải qua nhiều thập kỷ, phim cổ trang tiếp tục chứng minh sức hút trường tồn trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc.
Lịch sử không còn là yếu tố được tôn trọng, dòng phim này khéo léo chiều lòng khán giả bằng khung cảnh hoành tráng, kỹ xảo đẹp mắt, dàn sao đình đám và quan trọng nhất là nội dung bắt kịp xu hướng giải trí đang thịnh hành.
2. Thực trạng phim cổ trang thời xưa tại Trung Hoa như thế nào?
Phim cổ trang vốn là thế mạnh và thương hiệu vàng của truyền hình Trung Quốc, đi trước nhiều quốc gia trong khu vực.
Song thực tế, thể loại phim này chịu nhiều chèn ép tại chính đất nước sở tại. Trang Sohu cho hay, từ 2013, Cục Quản lý Điện ảnh Truyền hình Phát thanh Trung Quốc ban hành điều luật riêng cho phim truyền hình.
Theo đó, số tập phim cổ trang lên sóng giờ vàng một tháng hoặc một năm không được vượt quá 15% tổng số tập phim truyền hình chiếu trên giờ vàng trong tháng hoặc năm.
Riêng Hậu cung Như Ý truyện, trước khi chiếu trực tuyến, phim từng nhiều lần lùi lịch phát sóng vì quá dài (ban đầu dự kiến 99 tập), cộng thêm ải kiểm duyệt đầy nan giải.
Dù bị thắt chặt hạn chế như vậy, phim cổ trang Trung Quốc vẫn duy trì được lượng fans nhất định.
Số liệu từ Sohu cho thấy, năm 2017, có hai phim cổ trang lọt top 10 phim cổ trang Trung Quốc sở hữu rating cao nhất màn ảnh nhỏ, cùng bốn phim cổ trang thuộc top 10 phim có lượng người xem trực tuyến cao nhất.
Còn Ent Group thì chỉ ra, trong hai năm 2016 – 2017, hai phim Sở Kiều truyện (Triệu Lệ Dĩnh, Lâm Canh Tân đóng chính) và Tam sinh tam thế thập lý đào hoa (Dương Mịch, Triệu Hựu Đình đóng chính) vượt mốc 40 tỉ lượt khán giả.
Các minh chứng cụ thể khẳng định, lên sóng trực tuyến là hướng đi đúng đắn cho phim cổ trang Trung Quốc thời xưa. Hơn nữa, truyền hình mạng ngày càng được ưa chuộng, hứa hẹn trở thành chủ lưu của lĩnh vực truyền thông – giải trí Trung Quốc trong tương lai.
Có thể kể đến khá nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc hay và nổi tiếng không những ở Trung Hoa Đại Lục mà trên toàn Thế Giới. Cùng Massageishealthy điểm qua các bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được khán giả yêu thích nhé!
2. Những bộ phim cổ trang Trung Quốc thời xưa chuyển thể hay nhất mọi thời đại
Tây Du Ký (1986) – phim cổ trang trung quốc hay nhất
Tây Du Ký là tác phẩm truyền hình đã quá quen thuộc với tuổi thơ của những thế hệ 8x, 9x và thậm chí là những thế hệ trẻ hiện nay. Bộ phim kể về cuộc hành trình thỉnh kinh đầy gian khổ và hiểm nguy của bốn thầy trò Đường Tăng.
Tây Du Ký (1986) – phim cổ trang trung quốc hay nhất
Sản xuất từ năm 1986, với điều kiện kĩ thuật chưa hiện đại nhưng nhà sản xuất đã tạo nên một Tây Du Ký quá xuất sắc đến ngày hôm nay khó có tác phẩm nào vượt qua.
Sự thành công của bộ phim cũng đã làm nên tên tuổi của nhiều diễn viên trong làng giải trí xứ Trung như Lục Tiểu Linh Đồng (Tôn Ngộ Không),…
Hoàn Châu Cách Cách – xem phim cổ trang trung quốc võ thuật tình cảm
Một thời tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ, Hoàn Châu Cách Cách làm khán giả nhớ tới kí ức mỗi lần xem lại.
Bộ phim cổ trang Trung Quốc này được chuyển thể từ tiểu thuyết của nữ sĩ Quỳnh Dao và nhanh chóng trở thành cơn sốt trên toàn châu Á sau khi công chiếu trên màn ảnh nhỏ.
Hoàn Châu Cách Cách – xem phim cổ trang trung quốc
Năm 2017 điện ảnh Hoa Ngữ đã chứng kiến nhiều màn đột phá về doanh thu phòng vé. Bên cạnh đó, có những bộ phim dù gây thất vọng về nội dung và diễn xuất nhưng vẫn giữ được mức doanh thu cao. Cùng điểm lại những bộ phim hot và đạt doanh thu phòng vé cao nhất năm …
Sau Tây Du Ký, đây là tác phẩm truyền hình được nhiều khán giả ở nhiều thế hệ khác nhau yêu thích ở nhiều nước trên thế giới.
Hoàn Châu Cách Cách đưa tên tuổi của nhiều diễn viên tới với đông đảo khán giả châu Á. Có những diễn viên hiện nay trở thành nghệ sĩ quyền lực nhất nhì showbiz Hoa ngữ như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Lâm Tâm Như,…
Thần Điêu Đại Hiệp (2006) – xem phim cổ trang kiếm hiệp trung quốc hay
Một trong những tác phẩm kiếm hiệp cổ trang có nhiều bản chế tác chuyển thể nhất trong các tác phẩm cổ trang Trung Quốc, Thần Điêu Đại Hiệp đã chứng tỏ sức thu hút và độ ảnh hưởng của mình. Dương Quá và Tiểu Long Nữ trở thành một biểu tượng kiếm hiệp cổ trang mà ai cũng biết.
Thần Điêu Đại Hiệp (2006) – xem phim cổ trang trung quốc hay
Có những bản chế tác làm nên tên tuổi của không ít diễn viên, có thể kể tới những cái tên đình đám trong làng giải trí Hoa Ngữ hiện nay như Lưu Diệc Phi, Huỳnh Hiểu Minh,…
Chân Hoàn Truyện – phim tâm lý cổ trang Trung Quốc kinh điển
Là bộ phim cổ trang cung đấu được yêu thích nhất năm 2012 của màn ảnh Trung Quốc, Chân Hoàn Truyện được đánh giá là bộ phim cổ trang kinh điển của Trung Quốc những năm trở lại đây. Bộ phim được rất nhiều khán giả xem lại nhiều lần bởi tính hấp dẫn của nó.
Chân Hoàn Truyện – phim tâm lý cổ trang trung quốc
Tên tuổi của nữ diễn viên chính Tôn Lệ (Chân Hoàn trong phim) đã lên một đỉnh cao mới trong sự nghiệp sau khi Chân Hoàn Truyện được lên sóng.
Mỹ Nhân Tâm Kế – xem phim cổ trang Trung Quốc mới nhất
Bom tấn cổ trang của Lâm Tâm Như năm 2010, Mỹ Nhân Tâm Kế được lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Vô Tận Chìm Nổi của Tiêu Kỳ Anh. Bộ phim kể về cuộc đời của hoàng hậu Đậu Y Phòng do Lâm Tâm Như thủ vai.
Cuộc đời của bà là một chuỗi ngày thăng trầm, từ một cung nữ bình thường trở thành người phụ nữ quyền lực nhất chốn hậu cung.
Mỹ Nhân Tâm Kế – xem phim cổ trang trung quốc mới nhất
Vừa qua đoàn làm phim “Phù Dao Hoàng Hậu” đã cho ra mắt trailer đầu tiên của phim. Tuy đoạn trailer chỉ dài hai phút ngắn ngủi nhưng cũng khiến các mọt phim và đặc biệt là người hâm mộ của tiểu hoa đán Dương Mịch và ảnh đế Nguyễn Kính Thiên đứng ngồi không yên. Cùng điểm qua …
Nữ diễn viên Lâm Tâm Như đã cho khán giả thấy hình ảnh hoàng hậu xinh đẹp, thông minh, sắc xảo và khéo léo như thế nào thông qua tác phẩm cổ trang kinh điển này.
Hoa Thiên Cốt – phim cổ trang trung quốc ngày xưa
Với vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng rating những phim chiếu cùng thời điểm trên các đài truyền hình Trung Quốc năm bộ phim được phát sóng 2015, sức hấp dẫn của Hoa Thiên Cốt được khẳng định bằng số lượt xem của khán giả.
Hoa Thiên Cốt – phim cổ trang trung quốc ngày xưa
Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Fresh Quả Quả, Hoa Thiên Cốt kể về câu chuyện tình yêu trắc trở của Bạch Tử Họa và Hoa Thiên Cốt do Hoắc Kiến Hoa và Triệu Lệ Dĩnh thủ vai.
Triệu Lệ Dĩnh và Hoắc Kiến Hoa cũng mang về cho mình nhiều giải thưởng lớn trong sự nghiệp diễn xuất cho bản thân mình. Hoa Thiên Cốt trở thành tác phẩm cổ trang thành công nhất năm 2015 của truyền hình Trung Quốc.
Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa – phim cổ trang trung quốc cũ thời xưa
Bộ phim kể về cuộc tình kéo dài ba đời ba kiếp của nữ đế Thanh Khâu Bạch Thiển và Thái tử Cửu Trùng Thiên Dạ Hoa.
Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa được chuyển thể từ thuyết nổi tiếng cùng tên của Đường Thất Công Tử và trở thành bom tấn cổ trang đầu năm 2017 sau khi lên sóng.
Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa – phim cổ trang trung quốc cũ
Dương Mịch, Triệu Hựu Đình, Địch Lệ Nhiệt Ba, Cao Vỹ Quang, Vu Mông Lung,… là các diễn viên được khán giả nhắc tới nhiều nhất khi bộ phim được lên sóng.
Không chỉ thành công về mặt kịch bản và diễn xuất, nhạc phim cũng được khán giả yêu thích và được “con dân Tứ Hải Bát Hoang” ủng hộ rất nhiều đặc biệt là OST Lạnh Lẽo do Trương Bích Thần và Dương Tông Vỹ thể hiện.
Đặc Công Hoàng Phi Sở Kiều Truyện – phim cổ trang trung quốc hài hước lãng mạn
Đặc Công Hoàng Phi Sở Kiều Truyện được đánh giá là bom tấn cổ trang mùa hè năm 2017, hay nhiều khán giả còn gọi là bom tấn “đầu voi đuôi chuột” của màn ảnh Hoa ngữ.
Dù đánh giá thế nào khán giả cũng không thể phủ nhận sự thành công và ảnh hưởng của bộ phim này tới người yêu thích phim cổ trang Trung Quốc trên toàn châu Á.
Đặc Công Hoàng Phi Sở Kiều Truyện – phim cổ trang trung quốc hài
Bộ phim có cái kết không được khán giả theo dõi mong đợi khi Sở Kiều và Vũ Văn Nguyệt không thể đến được với nhau dù đã trải qua bao khó khăn, thử thách.
Với nhiều nút thắt trong phim chưa được giải đáp, khán giả đang rất mong chờ phần 2 của tác phẩm này sau khi trang Sina đăng tải thông tin Sở Kiều Truyện 2 sẽ khởi quay vào cuối năm nay với một dàn diễn viên hoàn toàn mới.
Cẩm Tú Vị Ương – phim cổ trang trung quốc kết thúc có hậu
Cẩm Tú Vị Ương là bộ phim gây sốt toàn châu Á của cặp đôi Đường Yên – La Tấn. Câu chuyện về cuộc đời nàng công chúa mất nước Lý Vị Ương (Đường Yên thủ vai).
Bộ phim có cái kết đau lòng khi Thác Bạt Tuấn (La Tấn thủ vai) Và Vị Ương tuy đến được với nhau nhưng không thể sống trọn đời trọn kiếp bên nhau.
Cẩm Tú Vị Ương – phim cổ trang trung quốc kết thúc có hậu
Lần đầu tiên đứng trên vai trò sản xuất kiêm diễn viên chính trong phim, Đường Yên đã khẳng định thực lực của bản thân.
Dù trong phim vẫn còn xuất hiện những “hạt sạn” nhưng không thể phủ nhận sự thành công của Cẩm Tú Vị Ương trong lòng khán giả truyền hình.
B 4 bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được phát sóng trong năm 2019
Mấy năm gần đây, phim cổ trang trở thành thể loại phim được yêu thích nhất của rất nhiều khán giả. Hơn nữa mỗi tối xem một tập phim truyền hình, thực sự có tác dụng giảm thiểu áp lực công việc qua một ngày dài mệt mỏi.
Trong giới giải trí, có rất nhiều diễn viên nổi tiếng, và mỗi khán giả cũng đều có ngôi sao yêu thích của riêng mình.
Năm 2019 là bắt đầu cho một năm mới, cũng là một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Những bộ phim mới đang đợi lên sóng trong năm 2019 dưới đây, không biết bạn mong chờ bộ phim nào nhất?
1. Thật không, thật không, không phải là hồng phai xanh thắm (知否,知否,应是绿肥红瘦) – Minh Lan truyện
“Tạc dạ vũ sơ phong sậu, Nùng thuỵ bất tiêu tàn tửu. Thí vấn quyển liêm nhân, Khước đạo hải đường y cựu. Tri phủ? Tri phủ? Ưng thị lục phì hồng sấu“.
(Dịch nghĩa: “Hôm qua mưa lưa thưa, gió mạnh, Ngủ say vùi, vẫn không hết cơn say rượu. Ướm hỏi người đang cuốn rèm – rằng vườn hoa thế nào, Trả lời rằng hoa hải đường vẫn như cũ. Thật ư? Thật ư? Đã đến tiết lá xanh trổ, hoa đỏ tàn héo rồi”.)
Minh Lan truyện – bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được phát sóng trong năm 2019
Bài thơ Như Mộng Lệnh của Lý Thanh Chiếu mang một chút thương cảm sầu bi, đây cũng là bộ phim Triệu Lệ Dĩnh (赵丽颖) và Phùng Thiệu Phong (冯绍峰) cùng ra mắt khán giả sau khi cặp đôi về chung một nhà.
Thật ư? Thật ư? Không phải là hồng phai xanh thắm hay còn gọi là Minh Lan Truyện, bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Quan Tâm Tắc Loạn.
Trong phim, Triệu Lệ Dĩnh vào vai Thịnh Minh Lan – lục cô nương nhà họ Thịnh, một cô gái hiền lành xinh đẹp, từ nhỏ vốn không được yêu thương, nàng che giấu tất cả sự thông tuệ, vùi lấp sự nhạy bén của mình, nhẫn nhục trưởng thành trong nghịch cảnh.
Minh Lan không chịu chấp nhận số phận vươn lên trở thành một cô gái tự lập tự cường, và dần trở thành một người có ảnh hưởng rất lớn đến gia tộc họ Thịnh.
Trong quá trình đó, Minh Lan quen biết nhị công tử Ninh Viễn Hầu Cố Đình Diệp. Cố Đình Diệp (Phùng Thiệu Phong) từng giúp đỡ, cũng từng gây khó dễ với Minh Lan.
Từng thấy được sự thông minh sắc sảo ẩn giấu sau vẻ ngoài mềm mại, cũng từng thấy sự cô đơn yếu đuối đằng sau tính cách kiên cường kia, Cố Đình Diệp dần dần động lòng với nàng.
Về sau, Cố Đình Diệp cầm chiếu cần vương, đại phá phản tặc, lập tân đế, trở thành đệ nhất công thần tân triều, cưới Minh Lan làm vợ.
Có thể nói, Triệu Lệ Dĩnh rất thích hợp với bộ phim truyền hình thể loại cổ trang, cô đã từng rất thành công khi tham gia Lục Trinh Truyền kỳ (陆贞传奇) và Sở Kiều Truyện (楚乔传).
2. Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư (三生三世枕上书) – Phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể
Năm ngoái, Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa đã trở thành bom tấn truyền hình trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc, ngoài mối tình sâu đậm kéo dài suốt ba đời ba kiếp của Bạch Thiển và Dạ Hoa, thì cặp đôi Phượng Cửu và Đông Hoa Đế Quân cũng lấy đi không ít nước mắt của khán giả.
Năm nay, dự án truyền hình Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Đường Thất Công Tử, xoay quanh chuyện tình đầy nước mắt nhưng cũng không kém phần lãng mạn giữa Bạch Phượng Cửu (Địch Lệ Nhiệt Ba) cùng Đông Hoa đế quân (Cao Vỹ Quang) ở Cửu Trùng Thiên.
Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư – bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được phát sóng trong năm 2019
Phượng Cửu là một tiểu hồ ly chín đuôi xinh đẹp, cháu gái của nữ đế Thanh Khâu, nữ quân tương lai của một phương. Tính tình của “tiểu hồ ly” vô cùng đáng yêu lại hoạt bát, lanh lợi nên rất được người thân yêu mến, chiều chuộng.
Không chỉ ngây thơ, “chuyên gây họa” cho Đông Hoa đế quân, Phượng Cửu còn là một nữ chính dám yêu và có thể hi sinh tất cả vì người mình yêu.
Đông Hoa Đế Quân là một nhân vật thần tiên cao cao tại thượng, là người có quyền năng tối cao nhưng bản tính của vị đại tiên này vô cùng “quái”, “ngoài lạnh, trong nóng”, tỏ vẻ không quan tâm nhưng lại nhất mực chú ý đến người yêu.
Với hai tính cách trái ngược này, Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm khó quên cho khán giả.
3. Mộng Hồi Đại Thanh (梦回大清)
Mộng Hồi Đại Thanh là bộ phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể từ tác phẩm kinh điển về đề tài xuyên không của Kim Tử. Đây cũng được coi là tác phẩm đi đầu phong trào xuyên không về thời nhà Thanh.
Bộ phim do Đường Nhân sản xuất – đoàn làm phim đã làm nên thành công của Bộ Bộ Kinh Tâm, do đó bộ phim nhận được sự kì vọng lớn của khán giả.
Mộng Hồi Đại Thanh (梦回大清) – bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được phát sóng trong năm 2019
Nội dung phim kể về Tiểu Vi, một cô gái bình thường sinh sống vào thời hiện đại. Một lần đi lạc trong cố cung cô bị đưa về thời vua Khang Hy của triều đại nhà Thanh và rơi vào chuyện tình tay ba phức tạp với Tứ a ca cùng Thập Tam a ca. Phim do Dương Chí Cương (杨志刚) và Lý Lan Địch (李兰迪) đóng chính.
4. Kiếm Vương Triều (剑王朝) – phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể tiểu thuyết
Kiếm Vương Triều là một bộ phim lấy bối cảnh thời Chiến Quốc, thời kỳ mang nặng tính lịch sử phong kiến Trung Hoa. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Vô Tội.
Kiếm Vương Triều (剑王朝) – bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất được phát sóng trong năm 2019
Bộ phim thuộc thể loại tiên hiệp, mang đến cho khán gỉ một cái nhìn khái quát về cảnh tu hành, chém giết lẫn nhau trên giang hồ và những loạn cảnh thời Chiến Quốc.
Bộ phim do Phùng Tiểu Cương làm đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên chính: Lý Hiện, Lý Nhất Đồng…
C Các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018 được khán giả yêu thích
Phim cổ trang Trung Quốc được khá nhiều người Việt Nam yêu thích nhờ những bộ trang phục cầu kỳ bắt mắt, cốt truyện tình cảm sướt mướt, những pha thi triển võ công cực phê.
Dưới đây là những bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất 2018 mà các “mọt phim” đang hóng chờ.
1. Thắng Thiên Hạ
Thắng Thiên Hạ lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tần, kể về câu chuyện truyền kỳ của một quả phụ thời Tần tên là Ba Thanh (Phạm Băng Băng thủ vai).
Ba Thanh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy chính trị trong Hàm Dương Cung, từ một nữ nhi yếu đuối đã tự mình từng bước leo lên ngôi vị quyền lực.
Dàn diễn viên tên tuổi hàng đầu Trung Quốc trong phim Thắng Thiên Hạ – Top các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018
Mặc dù bộ phim chưa công chiếu, nhưng nó đang gặp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khi nhiều người cho rằng, sau Võ Mị Nương Truyền Kỳ, Phạm Băng Băng lại chuẩn bị bóp méo lịch sử thêm một lần nữa.
Tuy nhiên, với vốn đầu tư khủng, bối cảnh được xây dựng hoành tráng, hình ảnh đẹp lộng lẫy, cùng sự góp mặt của loạt tên tuổi nổi tiếng như Phạm Băng Băng, Cao Vân Tường, Nghiêm Khoan, Quách Phẩm Siêu, Mã Tô,….
Tác phẩm này xứng đáng là một trong những bộ phim cổ trang được mong chờ nhất trong năm 2018 sắp tới.
2. Như Ý Truyện – phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể tiểu thuyết
Như Ý Truyện được kỳ vọng tạo nên cơn địa chấn năm 2018, khi tác phẩm đánh dấu sự trở lại màn ảnh nhỏ của “Tam Kim ảnh hậu” Châu Tấn cùng sự tham gia của những diễn viên tên tuổi Hoắc Kiến Hoa, Đổng Khiết, Trương Quân Ninh, Lý Thấm…
Diễn viên trong Như Ý Truyện – Top các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018
Hậu Cung Như Ý Truyện được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lưu Liễm Tử. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của Như Ý (Châu Tấn), con dâu Chân Hoàn.
Từ một Trắc phúc tấn, trải qua bao âm mưu và thủ đoạn, từng bước trở thành Kế hoàng hậu của vua Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) – Ô Lạt Na Lạp Thị, cho đến khi bị phế hậu.
3. Phù Dao Hoàng Hậu – phim cổ trang Trung Quốc chuyển thể tiểu thuyết ngôn tình
Phù Dao hoàng hậu chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình đình đám của nhà văn Thiên Hạ Quy Nguyên, do Dương Mịch, Nguyễn Kinh Thiên, Cao Vỹ Quang, Lưu Dịch Quân, Trương Nhã Khâm… thủ vai.
Cảnh trong phim Phù Dao Hoàng Hậu – Top các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018
ội dung phim kể về Mạnh Phù Dao – một cô gái mạnh mẽ, túc trí đa mưu vì muốn thu thập ‘mật lệnh’ của Ngũ Châu mà phải đương đầu với rất nhiều hiểm nguy, gian nan, thử thách.
Trên đường tìm mật lệnh, nàng gặp gỡ Trưởng Tôn Vô Cực. Sau nhiều thăng trầm biến cố, cả hai cảm mến nhau.
4. Hoàng Quyền
Phim truyền hình cổ trang Hoàng Quyền là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Trần Khôn sau nhiều năm vắng bóng. Tác phẩm được xây dựng từ tiểu thuyết cùng tên của Thiên Hạ Quy Nguyên.
Cảnh trong phim Hoàng Quyền – Top các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018
Bộ phim xoay quanh hai nhân vật Ninh Dịch, một hoàng tử đầy mưu mô, toan tính nhưng ẩn mình dưới vỏ bọc của vô tư, phong nhã và Phương Tri Vi, một cô gái thông minh, kiến thức uyên thâm, nhưng lại là con ngoài giá thú, bị trục xuất ra khỏi gia tộc giàu có.
Về sau, Tri Vi gặp gỡ Ninh Dịch chính là cột mốc giúp cô thay đổi số phận. Với tình tiết gay cấn, cảnh quay hành động mãn nhãn, bộ phim được kỳ vọng là bom tấn cổ trang trong năm 2018.
5. Vũ động càn khôn
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Lâm Đông,bị lạc vào thế giới pháp thuật. Về sau, Lâm Đông tu luyện đạt đến cảnh giới thượng thừa, rồi cùng hợp lực với các nghĩa sĩ để chống lại thế lực đen tối.
Nhân vật trong phim Vũ động càn khôn – Top các bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018
Lấy bối cảnh là một thế giới hỗn độn giữa người với pháp sư, yêu quái, cùng diễn xuất của bộ ba Dương Dương – Trương Thiên Ái – Vương Lệ Khôn, và các diễn viên như Ngô Tôn, Liễu Nham, Tác Tiếu Khôn, Đổng Tình, Lý Hân Lượng, Thích Tiểu Long.
Vũ động càn khôn được đánh giá là một trong những dự án truyền hình Trung Hoa đáng mong chờ nhất năm 2018.
D Những thể loại phim Trung Quốc hay nhất được xem nhiều nhất trong 2018
Có thể thấy, những bộ phim Hoa ngữ đạt lượt xem cao nhất trên truyền hình Internet FPT Play đều là những bộ phim cổ trang Trung Quốc đình đám như Diên Hy Công Lược, Hậu Cung Như Ý Truyện, Phù Dao Hoàng Hậu…
Năm 2018 không hẳn là một năm thành công của làng phim bộ Trung Quốc, theo đó, sáu tháng đầu năm khá ảm đạm khi nhiều bộ phim truyền hình ra mắt với sự góp mặt của dàn sao hạng A như Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba, Trần Vỹ Đình, Chung Hán Lương… đều không để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả.
Thì ngược lại, sáu tháng cuối năm lại bao trùm trong “hào quang” khi hàng loạt phim “bom tấn” Trung Quốc lên sóng với nội dung đa dạng, phong phú.
Sức hấp dẫn của Hậu Cung Như Ý Truyện, Hương Mật Tựa Khói Sương, Thịnh Đường Huyễn Dạ hay siêu “hot hit” Diên Hi Công Lược… đều đạt con số người xem ấn tượng kèm theo là chỉ số truyền thông cũng tăng không kém.
1. Phim cổ trang cung đấu Trung Quốc
Chắc ai cũng nhớ thời gian mà Diên Hy Công Lược, Hậu Cung Như Ý Truyện hô mưa gọi gió tại Việt Nam, người người “săn sub”, nhà nhà “chờ sub” và ngóng trông từng tập một.
Không hề nghi ngờ khi khẳng định, Diên Hi Công Lược chính là bộ phim Hoa ngữ hot nhất mùa hè 2018.
Chỉ trong một thời gian ngắn, bộ phim đã cán mốc hơn 10 tỷ lượt xem tại Trung Quốc và trở thành bộ phim hot nhất trên truyền hình Internet FPT Play ngay trong ngày đầu phát sóng.
Cơn sốt Diên Hi Công Lược lan truyền chóng mặt với hàng loạt ảnh chế, clip chế, những nickname hài hước “made in Vietnam” như Thuần Conan, Cao Wifi… lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, Diên Hi Công Lược trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
Thậm chí nhiều người chẳng cần xem phim cũng nắm được nội dung. Cái hay mà Vu Chính đem đến ở bộ phim chính là mang danh cổ trang cung đấu nhưng kết hợp đầy duyên dáng giữa hài hước, lãng mạn, và một chút ngôn tình khiến khán giả “say mê say mệt”.
Phim cổ trang cung đấu Trung Quốc – Những thể loại phim Trung Quốc hay nhất được xem nhiều nhất trong 2018
Không suôn sẻ như Diên Hi Công Lược, Hậu Cung Như Ý Truyện ra mắt đã gặp vô vàn gian nan. Ngay từ khi mới công bố dự án, bộ phim đã thu hút sự chú ý bởi dàn diễn viên cực “khủng” Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Trương Quân Ninh
Đây hứa hẹn là một ngòi nổ lớn cho thể loại phim cổ trang Trung Quốc, tuy nhiên do vấp phải khá nhiều scandal dẫn tới việc sau một thời gian dài bộ phim mới được lên sóng thông qua kênh chiếu mạng.
Nhưng dù “sai người, sai thời điểm” thì Như Ý vẫn nhận được phản hồi tích cực từ khán giả với 14 tỷ lượt xem tại Trung Quốc, và lọt top các bộ phim “triệu view”.
Nếu Diên Hi Công Lược nổi bật với gam màu tươi sáng thì ngược lại, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện lại mang đến cho người xem cái nhìn về một “thâm cung đại chiến” chân thật đến bất ngờ.
Xây dựng tình huống đặc sắc, lôi cuốn; cách xử lý tài tình, thuyết phục, những màn lật mặt nhanh hơn “bánh tráng lật” từ các bậc quý phi trong hậu cung cấm, Hậu Cung Như Ý Truyện xứng đáng là “tượng đài cổ trang cung đấu” năm 2018.
Không thuần về cổ trang “thâm cung nội chiến”, nhưng Tam Quốc Cơ Mật và Phù Dao Hoàng Hậu vẫn được xướng tên trong danh sách top những phim cổ trang “cung đình” đáng xem nhất bởi cảnh quay hoành tráng, được đầu tư bài bản về diễn xuất, kịch bản hấp dẫn đan xen câu chuyện lịch sử hào hùng, và những tình tiết “ngôn tình” khiến khán giả thích thú.
Khán giả yêu thích các bộ phim cổ trang Trung Quốc bom tấn này có thể xem lại trọn bộ thông qua truyền hình Internet FPT Play, một tài khoản có thể xem trên 5 thiết bị khác nhau vô cùng tiện lợi.
2. Phim Cổ trang huyền huyễn Trung Quốc
Không có nhiều biến đổi so với năm trước nhưng trên thực tế không còn đơn thuần chỉ “dựa vào diễn viên mà sống”, các bộ phim cổ trang huyền huyễn được yêu thích năm 2018 bởi tình tiết nhẹ nhàng, lãng mạn và không quá nặng nề, thích hợp để giải trí.
Phim Cổ trang huyền huyễn Trung Quốc – Những thể loại phim Trung Quốc hay nhất được xem nhiều nhất trong 2018
Những bộ phim được đông đảo khán giả yêu mến và luôn nằm trong top phim “triệu view” trên FPT Play như Hương Mật Tựa Khói Sương, Thịnh Đường Huyễn Dạ, Hỏa Vương, Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa (sản xuất năm 2017).
Điểm mạnh của thể loại này là biên kịch có thể thỏa sức sáng tạo, thêm thắt các yếu tố kỳ ảo nhằm tăng tính kịch tính cho câu chuyện cũng như xóa nhòa khoảng cách thời gian, không gian và phá vỡ những nguyên tắc vật lý thông thường.
Các bộ phim cổ trang Trung Quốc theo thể loại này cũng dễ dàng thu hút khán giả ở mọi độ tuổi vì đa số chúng đều có bối cảnh đầy màu sắc, biến hóa muôn hình vạn trạng.
Phim Cổ trang huyền huyễn Trung Quốc – Những thể loại phim Trung Quốc hay nhất được xem nhiều nhất trong 2018
Ngoài những bộ phim kể trên thì vẫn có những bộ phim dù được đánh giá cao về nội dung, dàn diễn viên tài năng nhiều triển vọng nhưng vẫn bị khán giả “ngó lơ” điển hình như Vũ Động Càn Khôn – Từng hứa hẹn là bộ phim chuyển thể bom tấn trong năm 2018, tuy nhiên kết quả không tốt.
Có thể nói, mặc dù gặt hái nhiều thành công, nhưng nếu muốn năm 2019 không rơi vào tình trạng “phím ế ẩm” thì các nhà làm phim cổ trang Trung Quốc cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung kịch bản.
Bên cạnh đó dàn diễn viên không chỉ là “những bình bông di động” mà cần phải “đúng người, đúng vai” nhằm mang đến một tác phẩm với cốt truyện mới lạ, đặc sắc và thu hút hơn cho người xem.
E Top các bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017
Với dàn diễn viên tuyệt sắc, tài năng cùng kịch bản “miễn chê” đã khiến những bộ phim này “lọt” top danh sách phim cổ trang kiếm hiệp hay nhất Trung Quốc nên xem trong năm 2016 – 2017.
1. Trạch Thiên Ký
Thời gian phát sóng: 17/4/2017 – 1/6/2017
Số tập: 56
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: 1,12% (đài Hồ Nam), 0,9% (rating mạng)
Rating trung bình cao nhất: 1,430% (tập 49-50)
Lượt xem online trên mạng: Hơn 27 tỷ lượt sau khi kết thúc phát sóng
Phim Trạch Thiên Ký là câu chuyện về thế giới có sự tồn tại của yêu ma. Nhân vật chính là thiếu niên cô nhi Trần Trường Sinh mười bốn tuổi.
Vì chữa bệnh cải mệnh nên quyết định rời khỏi sư phụ của mình, mang theo một tờ hôn ước đi tới thần đô, từ đó mở ra một hành trình quật khởi của nghịch thiên cường giả.
Trạch Thiên Ký – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Bộ phim truyền hình đầu tay của Lộc Hàm – Trạch Thiên Ký – kể về hành trình “nghịch thiên cải mệnh” của Trần Trường Sinh. Bẩm sinh mặc một căn bệnh lạ, nên khi mới 14 tuổi, Trường Sinh đã quyết định lên đường tìm kiếm cách chữa bệnh cho bản thân.
Trong cuộc hành trình này, cậu không chỉ gặp được chân mệnh thiên tử Từ Hữu Dung (Cổ Lực Na Trát) mà còn có được những người bạn tốt.
Chẳng những vậy, Trường Sinh còn tìm ra cách để giữ lại mạng sống cùng danh tính người thân.
Trạch Thiên Ký không chỉ được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của tác giả Miêu Nị mà còn có sự góp mặt của những ngôi sao 9x hot nhất hiện nay như Luhan, Cổ Lực Na Trát, Ngô Thiến…
Chính vì vậy mà ngay từ những ngày đầu tiên công khai dàn diễn viên chính, phim đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Thậm chí nhiều người còn đánh giá đây sẽ là tác phẩm tiên hiệp hot nhất và thành công nhất trong năm 2017.
2. Tru Tiên Thanh Vân Chí
Phim Tru tiên – Thanh Vân Chí | Quyết chiến thanh vân 2016 kể về cậu bé Trương Tiểu Phàm xuất thân từ Thảo Miếu thôn, vì cứu giúp Phổ Trí thần tăng của Thiên Âm tự mà toàn thôn gặp họa diệt vong.
Trương Tiểu Phàm mồ côi cùng người bạn Lâm Kinh Vũ đầu nhập Thanh Vân môn. Lâm Kinh Vũ thuộc Long Thủ phong do Thương Tùng đạo nhân quản lý, còn Trương Tiểu Phàm phân về Đại Trúc phong do Điền Bất Dịch quản lý.
Tru Tiên Thanh Vân Chí – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Ngay từ vòng casting (tuyển chọn diễn viên), Tru Tiên: Thanh Vân Chí đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận xôm tụ trong cộng đồng mạng Trung Quốc và Việt Nam.
Vai nam chính Trương Tiểu Phàm/Quỷ Lệ do Lý Dịch Phong đảm nhiệm rất được lòng cư dân mạng. Anh chàng sinh năm 1987 được coi là một trong những nam thần cổ trang thế hệ mới và sở hữu một lượng fan rất hùng hậu.
Tài năng diễn xuất của Lý Dịch Phong được bảo chứng qua nhiều bộ phim rất thành công như Cổ kiếm kỳ đàm, Hoạt sắc sinh hương, Đạo mộ bút ký, Lão Pháo Nhi…
Ngoài dự án Tru Tiên, Lý Dịch Phong còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tinh khi đảm nhận vai chính trong phim có đề tài dân quốc –Ma Tước.
Trong khi đó, vai nữ chính Bích Dao do Triệu Lệ Dĩnh đóng nhận được nhiều ý kiến khen chê cộng đồng yêu phim ảnh. Ban đầu vai nữ chính Bích Dao được nhà sản xuất Hoan Thụy Thế Kỷ giao cho Angelababy.
Tuy có ngoại hình xinh đẹp, khả ái song diễn xuất còn non của bà xã Huỳnh Hiểu Minh không được lòng người hâm mộ.
Ngoài cặp nam nữ chính là hai diễn viên có thể bảo chứng cho rating phim, Thanh Vân Chí còn quy tụ dàn diễn viên phụ với ngoại hình xinh đẹp có lượng fan lớn như Dương Tử (vai Lục Tuyết Kỳ) – người vừa được bình chọn là một trong tứ tiểu hoa đán thế hệ 9X.
Ngoài ra còn có sự tham gia của ba thành viên nhóm Tfboys: Vương Nguyên (vai Trương Tiểu Phàm lúc nhỏ), Vương Tuấn Khải (vai Lâm Kinh Vũ lúc nhỏ), Dịch Dương Thiên Tỷ (vai Tiểu Thất), Tần Tuấn Kiệt (vai Tăng Thư Thư), Thành Nghị (vai Lâm Kinh Vũ), Đường Nghệ Hân (vai Điền Linh Nhi)…
3. Tân Biên Thành Lãng Tử
Phim Tân Biên Thành Lãng Tử – Trương Hinh Dư vào vai Mã Phương Linh, là một đệ nhất mỹ nhân trong võ lâm.
Chuyện phim bắt đầu khi Phó Hồng Tuyết (Chu Nhất Long) từ biên cương Tây Vực xa xôi trở về Trung Nguyên để tìm hiểu nguyên nhân cái chết của cha cách đây 20 năm.
Tân Biên Thành Lãng Tử – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Tại đây, anh gặp gỡ và kết bạn cùng Diệp Khai (Vu Thanh Bân). Rồi cả hai nhanh chóng rơi vào lưới tình của mỹ nhân Phương Linh, cũng chính là con gái của hung thủ.
Phim còn có sự tham gia của các diễn viên tài năng khác như Tiêu Ân Tuấn, Vương Nghệ Đồng, Cống Mễ… Phim do Huỳnh Tổ Quyền làm đạo diễn, Vương Tiêu Hàm và Vương Nhân biên kịch.
4. Võ Thần Triệu Tử Long
Võ Thần Triệu Tử Long – God of War Zhao Yun 2016: Là dự án phim có sự đầu tư không chỉ về nội dung hình ảnh mà còn là dàn diễn viên “khủng” đặc biệt là cô nàng Yoona xinh đẹp của nhóm SNSD.
Trong phim, Yoona đảm nhận vai Hạ Hầu Khinh Y, một tiểu thư xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc nhưng tính cách độc lập, mạnh mẽ, có bản lĩnh từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi ái tình.
Diễn xuất tuy còn khá non nhưng phù hợp với hình ảnh một tiểu thư có chút đanh đá, bướng bỉnh và đáng yêu của nhân vật Khinh Y.
Võ Thần Triệu Tử Long – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Tuy nhiên, đến khi được lên sóng, bộ phim đã gây ra một cơn sốt không hề nhỏ tại Trung Quốc. Bộ phim cổ trang Trung Quốc này dẫn đầu lượt xem trên mạng và đạt rating 1,5%, một con số đáng mơ ước. Ngay từ những tập đầu tiên, khán giả đã rất bất ngờ với Yoona.
Vẻ ngoài thanh tú cùng lối diễn tự nhiên, những biểu cảm khá dễ thương giúp Yoona trở thành một “cơn gió lạ” so với các diễn viên nữ khác trong phim dù cũng hứng khá nhiều “gạch đá” từ các fan ruột của dòng phim cổ trang.
5. Thanh Khâu Hồ Truyền Thuyết chuyển thể từ Liêu Trai Chí Dị
Thanh Khâu Hồ Truyền Thuyết chuyển thể từ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Phim gồm 6 câu chuyện nhỏ: Phong Tam Nương, A Tú, Anh Trữ, Hồ Tứ Tướng Công, Trường Đình, Hằng Nương.
Trong dàn diễn viên chính của phim, đáng chú ý nhất chính là sự xuất hiện của nam ca sĩ kiêm diễn viên người Thái Mike Angelo. Nổi lên từ phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc phiên bản Thái, danh tiếng của Mike đã phủ sóng ở rất nhiều các quốc gia châu Á.
Thanh Khâu Hồ Truyền Thuyết – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Lần đầu tiên góp mặt trong một dự án cổ trang, Mike đảm nhận vai diễn Hồ Tướng Công. Đặc thù của nhân vật này là một “con sâu rượu”, chính vì thế để hóa thân vào vai diễn, Mike đã phải tập uống rượu rất nhiều lần.
Bên cạnh đó, việc học thoại bằng tiếng Trung cũng là trải nghiệm hết sức mới mẻ đối với anh.
Một gương nổi bật nữa chính là Cổ Lực Na Trát. Người đẹp Tân Cương sẽ thủ vai một hồ tiên nữ với pháp thuật cao cường nhưng tính cách hết sức trong sáng, ngây thơ.
Truyền Thuyết Thanh Khâu Hồ còn có sự góp mặt của các diễn viên khác như Phong Tam Nương (Giang Khải Đồng), Mạnh Nhân An (Địch Thiên Lâm), A Tú (Kiều Hân), Lưu Tử Cố (Trương Nhược Quân), Hoa Nguyệt (Trần Dao), Liễu Trường Ngôn (Tưởng Kính Phu),… Phim được kỳ vọng sẽ tạo nên kỷ lục rating tại Trung Quốc.
6. Hậu Cung Như Ý Truyện – phim cổ trang Trung Quốc hậu cung
Hậu cung Như Ý truyện được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của tác giả Lưu Liễm Tử, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Uông Tuấn. Phim xoay quanh mối quan hệ giữa vua Càn Long và hoàng hậu Như Ý, từ khi nàng mới vào cung, được sủng ái cho đến khi bị phế hậu.
Hồi năm 2012, khán giả yêu thích dòng phim cung đấu Trung Quốc đã được một phe nghiêng ngả vì bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện, xoay quanh cuộc tranh đấu quyền lực và tình yêu của những cung tần chốn thâm cung thời vua Ung Chính, triều nhà Thanh.
Chân Hoàn (Tôn Lệ) từ một thiếu nữ trong sáng, không màng thế sự, dưới sự chèn ép, mưu mô của những kẻ hiểm độc trong chốn hậu cung đã phải tự cứu mình, chấp nhận đánh đổi tình yêu cả đời, dùng mưu trí và sắc đẹp, trở thành người thống trị “tam cung lục viện”.
Hậu Cung Như Ý Truyện – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Sau hơn 5 năm, khán giả tin tưởng rằng Hậu cung Như Ý truyện sẽ tiếp bước Chân Hoàn truyện tạo thành cơn sốt tương tự.
Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Như Ý truyện được coi là phần tiếp theo của Chân Hoàn truyện, được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của tác giả kiêm biên kịch bộ phim – Lưu Liễm Tử. Đây cũng là tác giả kiêm biên kịch của Chân Hoàn truyện.
Ngoài nội dung là yếu tố “sống còn”, Như Ý truyện còn hoàn toàn thuyết phục khán giả khi tung ra dàn diễn viên hạng A sáng chói, khiến dân tình sôi sục từ khi phim còn chưa lên sóng.
Đảm nhận vai nữ chính Ô Lạt Na Lạp Như Ý trong phim là diễn viên đầy kinh nghiệm Châu Tấn, sánh đôi bên “hoàng đế Càn Long” Hoắc Kiến Hoa.
Ngoài hai diễn viên chính, dàn phi tần hậu cung trong phim cũng khiến khán giả xuýt xoa khi quy tụ những nhan sắc đáng nể như Trương Quân Ninh (vai Du Quý phi), Lý Thuần (vai Lệnh phi), Đồng Dao (vai Tuệ phi), Hồ Khả (vai Thục phi), Cao Chi Lôi (vai Kim Ngọc Nguyên)…
7. Đặc Công Hoàng Phi Sở Kiều Truyện
Thời gian phát sóng: 5/6/2017 – 24/7/2017 (dự kiến)
Số tập: 58
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: Chưa có
Rating trung bình cao nhất: Hiện là 2,122% (tập 31-32)
Lượt xem online trên mạng: hơn 20 tỷ lượt sau 1 tháng phát sóng, sẽ còn tiếp tục tăng
Phim kể về quá trình trưởng thành và làm gián điệp sau đó trở thành nữ tướng của cô gái nô lệ Sở Kiều. Trong hành trình đó, cô đã đem tài năng của mình giúp đỡ thế tử Yến Tuân, rồi gặp gỡ công tử Vũ Văn Nguyệt, để rồi rơi vào vòng xoáy tình yêu, lựa chọn giữa tình cảm trai gái và đạo đức chính nghĩa.
Bộ phim xây dựng hình ảnh nữ chính Sở Kiều gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ, có thể cầm đầu cả một đội quân tạo nên sự khác biệt với các nhân vật nữ chính liễu yếu đào tơ khác. Đây là điểm được khán giả rất mong đợi.
Đặc Công Hoàng Phi Sở Kiều Truyện – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Ngoài ra, bộ phim được đánh giá là dàn dựng công phu, chú trọng vào các cảnh quay võ thuật, trong đó đặc biệt là các cảnh cận chiến rất đặc sắc.
Sở Kiều trước khi bị mất trí nhớ đã là một sát thủ vang danh thiên hạ, cô thậm chí xử lý người đứng đầu nhà Vũ Văn trong chớp mắt. Việc không lạm dụng kỹ xảo trong các cảnh chiến đấu đã nhận được điểm cộng lớn từ khán giả.
Với nội dung mới mẻ và hấp dẫn cùng dàn “trai xinh gái đẹp” gồm Triệu Lệ Dĩnh, Lâm Canh Tân, Đậu Kiêu, Lý Thấm,… Sở Kiều truyện là một bộ phim đặc sắc không thể bỏ qua.
8. Song Thế Sủng Phi
Bộ phim Song Thế Sủng Phi – The Eternal Love 2017 cải biên từ tiểu thuyết “Bạo Tiếu Sủng Phi: Gia Ta Chờ Ngươi Bỏ Vợ” là một câu chuyện kể về thiên kim Khúc Đàn Nhi ( Lương Khiết) mang hai tính cách, một mặt nhu nhược cẩn thận khiến người người thương yêu, một mặt hoạt bát phóng khoáng.
Song Thế Sủng Phi – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Trong phim, Chung Kỳ thủ vai Khúc Phán Nhi, Đại tiểu thư phủ thượng thư nước Đông Nhạc, đại tỷ của Khúc Đàn Nhi, là một vai diễn khá xuất sắc.
Khúc Phán Nhi ghen ghét Khúc Đàn Nhi có được trái tim Đại vương gia, mà vẫn phải tỏ ra là Đại vương phi đoan trang ưu nhã. Đằng sau dáng vẻ cao quý ấy cũng chỉ là một nữ nhân yêu mà không được đáp lại, khiến người ta vừa thương vừa giận.
Khúc Phán Nhi gây khó dễ với Khúc Đàn Nhi như cơm bữa, hai chị em đấu đá lẫn nhau, thêm vào một chút trạch đấu gay cấn cho bộ phim hài hước ngọt sủng này.
Hầu hết các diễn viên của Song thế sủng phi đều là diễn viên trẻ thế hệ 9x, là những gương mặt mới, thế nhưng họ cũng đã khẳng định được diễn xuất của mình.
Một Khúc Đàn Nhi với hai mặt tính cách, một Mặc Liên Thành cao ngạo mà lại hết lòng chiều chuộng người yêu, một Mặc Dịch Hoài lạnh lùng hay ghen tuông đố kỵ… mỗi nhân vật đều vô cùng sinh động chân thực.
9. Lệ Cơ Truyện
Lệ Cơ truyện là một trong những dự án phim truyền hình cổ trang đáng mong chờ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ trong năm 2017.
Phim chuyển thể từ tiểu thuyết đình đám Tần thời minh nguyệt tiền truyện của tác gia Ôn Thế Nhân, quy tụ sự góp mặt của hai diễn viên 9X mới nổi Địch Lệ Nhiệt Ba và Trương Bân Bân.
Lệ Cơ truyện xoay quanh chuyện tình phức tạp của ba nhân vật Công Tôn Lệ/ Lệ Cơ (Địch Lệ Nhiệt Ba), Doanh Chính (Trương Bân Bân) và Kinh Kha (Lưu Sướng).
Lệ Cơ Truyện – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Công Tôn Lệ từ nhỏ đã theo ông nội – danh tướng Công Tôn Vũ học võ. Một dịp tình cờ, cô cứu Doanh Chính và trở thành người anh thầm thương trộm nhớ. Thế nhưng, người mà Công Tôn Lệ đem lòng thương yêu lại là Kinh Kha.
Chiến loạn khiến Công Tôn Lệ và Kinh Kha phải lưu lạc nơi đất khách quê người, nương tựa nhau đế sống.
Sau đó, vì bảo vệ Công Tôn Lệ, Kinh Kha bị trúng độc nặng. Để đổi lấy thuộc giải, người đẹp đành miễn cưỡng nhập cung lấy Tần vương Doanh Chính, trở thành Lệ Cơ.
Sau khi nhập cung, Lệ Cơ phát hiện ra mình đã mang thai với Kinh Kha. Vì yêu Lệ Cơ tha thiết, Doanh Chính coi đứa trẻ như là con ruột của mình. Sự thâm tình của Doanh Chính khiến Lệ Cơ cảm động sâu sắc.
Càng ở bên Doanh Chính, cô càng nhận thấy rằng anh tuy bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong là một trái tim ấm áp. Cứ thế, Lệ Cơ yêu Doanh Chính từ lúc nào không hay….
Sau vai Phượng Cửu trong Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, Địch Lệ Nhiệt Ba một lần nữa khẳng định đẳng cấp “nữ thần cổ trang” với tạo hình Lệ Cơ trong Lệ Cơ truyện.
Người đẹp cho biết nhân vật Lệ Cơ có nhiều khác biệt so với các vai diễn trước đây của cô. Nhân vật này có sắc đẹp, có trí tuệ và rất chín chắn, trưởng thành.
Mỹ nam Trương Bân Bân hứa hẹn chinh phục cảm tình khán giả với vai diễn Tần vương Doanh Chính “ngoài lạnh trong nóng”. Doanh Chính yêu Lệ Cơ hết lòng, sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ người đẹp.
10. Hiên Viên Kiếm: Hán Chi Vân
Dự án truyền hình “Hiên Viên Kiếm: Hán Chi Vân” là một trong phim truyền hình thuộc thể loại huyền huyễn, kể về quá trình truy tìm bảo kiếm của Hoàng Đế để diệt trừ tà ác, mong cầu thiên hạ thái bình.
Phim quy tụ dàn diễn viên Trương Vân Long, Quan Hiểu Đồng, Vu Mông Lung, Cúc Tịnh Y, Trương Giai Ninh, Can Đình Đình, Cao Vỹ Quang.
Phim kể về câu chuyện của hai anh em Triều Vân (Trương Vân Long) và Mộ Vân (Vu Mông Lung). Từ nhỏ, vì chiến tranh loạn lạc, hai anh em đã thất lạc nhau. Sau này, cả hai anh em Triều Vân, Mộ Vân lại đều mang trong mình sứ mệnh anh hùng, xả thân vì nghĩa.
Hiên Viên Kiếm: Hán Chi Vân – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Đặc biệt, ngoài nhân vật của Trương Vân Long thì nhân vật Mộ Vân của Vu Mông Lung cũng được nhiều khán giả đặc biệt chú ý.
Bởi lẽ, Vu Mông Lung có gương mặt khá sáng, bảnh bảo, sau bộ phim “Thái tử phi thăng chức ký” cho đến vai nam phụ trong “Tam sinh Tam thế Thập lý đào hoa” nhân vật của nam diễn viên đều được khán giả vô cùng yêu thích.
Phim còn có sự góp mặt của các tiểu hoa đán mới nổi: Quan Hiểu Đồng, Cúc Tịnh Y…
Ngoài ra, phim còn có sự góp mặt của những diễn viên kỳ cựu như Can Đình Đình, Châu Hải Mỵ… Đặc biệt Châu Hải Mỵ là nữ diễn viên kỳ cựu đã nhiều năm vắng bóng mới tái xuất màn ảnh không lâu.
Nữ diễn viên từng một thời làm mưa làm gió trong phim kiếm hiệp Ỷ Thiên Đồ Long Ký (1994) với vai diễn Chu Chỉ Nhược đóng cặp cùng Mã Cảnh Đào, Diệp Đồng.
11. Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa
Thời gian phát sóng: 30/1/2017 – 1/3/2017
Số tập: 58
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: 1,041% (đài Chiết Giang), 1,288% (đài Đông Phương)
Rating trung bình cao nhất: 1,910% (tập 57 – 58)
Lượt xem online trên mạng: Hơn 30 tỷ lượt sau khi kết thúc phát sóng
Ra mắt ngay trong dịp Tết nguyên đán, Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa khởi đầu bằng con số rating trung bình. Thế nhưng sau đó, bộ phim đã chứng tỏ được sức hút của mình nhờ vào dàn trai xinh gái đẹp diễn xuất khá và nội dung kịch tính.
Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Không lấy làm lạ khi tiếp sau đó, tác phẩm này liên tục “phá đảo” tổng lượt xem trực tuyến trên mạng. Có những lúc, Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa đạt 1 tỷ lượt xem/ngày.
Bộ phim xoay quanh mối tình trải qua ba kiếp giữa nữ vương Thanh Khâu – Bạch Thiển (Dương Mịch) cùng thái tử của Cửu Trùng Thiên – Dạ Hoa (Triệu Hựu Đình).
Vì những hiểu lầm ở kiếp phàm nhân của Bạch Thiển, hai người chia xa, Bạch Thiển thăng lên thượng thần và lựa chọn quên đi Dạ Hoa. Ba trăm năm sau, họ lại tiếp tục mối tình đầy trắc trở cùng sóng gió này.
12. Mùa Hè Của Hồ Ly
Thời gian phát sóng: Đợt 1 – 5/4/2017, Đợt 2 – 4/5/2017, Đợt 3 chưa có ngày chiếu cụ thể
Số tập: 44
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: Không thống kê
Rating trung bình cao nhất: Không thống kê
Lượt xem online trên mạng: dao động từ 11,55 triệu đến 82 triệu lượt/ngày
Mùa Hè Của Hồ Ly – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Mùa Hè Của Hồ Ly xoay quanh chuyện tình rắc rối của giữa Cố Thừa Trạch (Khương Triều) và Lê Yến Thư (Đàm Tùng Vận). Cố Thừa Trạch là chàng trai lạnh lùng, lại mắc bệnh sạch sẽ quá mức và có thân thế phức tạp.
Ban đầu, anh chỉ định lợi dụng Lê Yến Thư để thuyết phục Cố Cẩn Quân – người yêu cũ của cô – về tập đoàn Cố thị làm việc.
Sau một thời gian tiếp xúc, Cố Thừa Trạch và Lê Yến Thư nảy sinh tình cảm với nhau. Cùng lúc đó, Cố Cẩm Quân muốn nối lại duyên xưa với bạn gái cũ.
13. Đại Đường Vinh Diệu
Thời gian phát sóng: 29/1 – 1/3/2017; 3/4 – 3/5/2017
Số tập: 60 tập (phần 1), 32 tập (phần 2)
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: 0,586% (phần 1 – đài Bắc Kinh), 0,486% (phần 1 – đài An Huy); 0,138% (phần 2 – đài Bắc Kinh), 0,141% (phần 2 – đài An Huy)
Rating trung bình cao nhất: 0,762% (phần 1) – 0,429% (phần 2)
Lượt xem online trên mạng: Không thống kê
Đại Đường Vinh Diệu – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Đại Đường Vinh Diệu kể về cuộc đời của Thẩm Trân Châu (Cảnh Điềm) – người xuất thân danh môn, được chọn làm phi của Quảng Bình vương Lý Thục (Nhậm Gia Luân).
Sau này, nàng được Lý Thích truy phong làm Dung Chân hoàng hậu. Thẩm Trân Châu là một nữ nhân Giang Nam, nội tâm lương thiện, trong lòng chỉ có quốc gia.
Trong thời kỳ loạn An Sử, nàng tình nguyện ở lại Trường An, cùng bách tính vượt qua gian khó, được người dân vô cùng kính trọng.
14. Quân Sư Liên Minh
Thời gian phát sóng: 22/6/2017
Số tập: 42
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: Chưa thống kê
Rating trung bình cao nhất: Hiện tại là 0,912% (tập 16 – 17)
Lượt xem online trên mạng: Hơn 200 triệu lượt (tính đến ngày 3/7)
Quân Sư Liên Minh – bộ phim cổ trang kiếm hiệp Trung Quốc hay nhất 2016 2017 lãng mạn, kết thúc có hậu thời xưa, ngày xưa
Quân Sư Liên Minh lấy bối cảnh thời Tam quốc, xoay quanh thư sinh đầy thận trọng lại nhát gan Tư Mã Ý (Ngô Tú Ba).
Đến một ngày, Tư Mã Ý lọt mắt xanh của Tào Tháo (Vu Hòa Vĩ) và bị ép buộc ra làm quan cũng như bước chân vào cuộc chiến tranh quyền đoạt vị của Tào gia.
Với đầu óc cùng chiến lược thông minh, Tư Mã Ý đã giúp Tào Phi vượt qua thử thách của Tào Tháo hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, Tào Phi thành công giành ngôi Thái tử.
Hiện tại, Quân Sư Liên Minh đang giành được sự quan tâm của khán giả. Thậm chí, lượt xem trực tuyến cuối tuần vừa qua của tác phẩm này còn vượt cả Hạ Chí Chưa Tới – tác phẩm được chiếu trong giờ vàng của đài Hồ Nam.
Người xem nhận xét, Quân Sư Liên Minh hội tụ đủ các yếu tố: diễn viên dày dặn kinh nghiệm, kịch bản hấp dẫn, nội dung kịch tính.
15. Cô Phương Bất Tự Thưởng
Thời gian phát sóng: 2/1 – 10/2/2017
Số tập: 62
Rating trung bình sau khi kết thúc phát sóng: 1,314% (đài Hồ Nam)
Rating trung bình cao nhất: 1,723% (tập 60 – 61)
Lượt xem online trên mạng: Hơn 15 tỷ lượt sau khi kết thúc phát sóng
Cô Phương Bất Tự Thưởng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Phong Lộng. Nhân vật chính của bộ phim là Bạch Sính Đình (Angela Baby) và Sở Bắc Tiệp (Chung Hán Lương).
Top những bộ phim cổ trang Trung Quốc từ 2017 2018 đủ thể loại từ tâm lý, võ thuật đến tình cảnh, lãng mạn
Ban đầu, họ là kẻ thù đối địch lẫn nhau nhưng lại dần nảy sinh tình cảm sau này. Do sự đối đầu giữa hai quốc gia, tình yêu của Bạch Sính Đình cùng Sở Bắc Tiệp phải trải qua rất nhiều thử thách, gian khổ mới có thể đơm hoa kết trái.
Dù đạt thành tích tương đối ổn, song, Cô Phương Bất Tự Thưởng dính không ít lùm xùm liên quan đến hai diễn viên chính Angela Baby cùng Chung Hán Lương.
Đặc biệt là việc, cả hai vắng mặt tại phim trường cũng như sử dụng diễn viên đóng thế. Kỹ xảo của bộ phim này cũng từng bị đem ra mổ xẻ vì độ “giả” quá đà.
F Top 8 phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất mọi thời đại
Nếu như bạn đang cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi với cuộc sống và cần tìm một thứ giải trí giảm áp lực thì những bộ phim hài cổ trang Trung Quốc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất đấy.
Sau đây Massageishealthy sẽ chia sẻ danh sách phim hài Trung Quốc cực kỳ vui nhộn đến mọi người.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất – Biệt đội mãnh hổ
Biệt đội mãnh hổ là một bộ phim hài hước Trung Quốc kết hợp hành động, lịch sử được nhiều người chờ đón.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất – Biệt đội mãnh hổ
Năm 1941, trong một bối cảnh ở Trung Quốc thù trong giặc ngoài, một công nhân đường sắt Trung Quốc đã dẫn dắt những anh em có cùng chí hướng để chống lại quân Nhật và đã cướp lấy thực phẩm cứu khổ tế bần.
Trước tình hình đó nên quân đội Nhật bắt đầu gửi thêm quân đội tới đàn áp khiến đội Mãnh Hổ gặp vô vàn khó khăn.
Đây là một bộ phim võ thuật tiếp theo của ông vua Thành Long, phim còn có sự tham gia của nam diễn viên thực lực trẻ tuổi Vương Đại Lục và cựu thành viên nhóm nhạc EXO – Hoàng Tử Thao.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất năm – Tuyệt đỉnh Kung Fu
Lấy một bối cảnh xã hội hỗn loạn ở Trung Quốc những năm 1940, các băng nhóm có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Đáng sợ và kinh khủng nhất là phải kể đến đảng Lưỡi Rìu mà đứng đầu là đại ca Sum.
Hắn vốn dĩ là một kẻ say mê chém giết lại cực kỳ nhẫn tâm. Băng nhóm của Sum thì đi đến đâu nỗi kinh hoàng theo tới đó. Người dân thành phố nơi đây thì lo lắng, đám cảnh sát thì sợ sệt.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất năm – Tuyệt đỉnh Kung Fu
Thế nhưng nhờ vào những ngón đòn Kung Fu “ảo diệu” mà đầy hài hước, mọi chuyện đã được ngăn chặn theo cách không thể tuyệt vời hơn.
Tuyệt đỉnh Kung Fu là một bộ phim hài hước Trung Quốc đã đưa điện ảnh đất nước Trung Hoa lên một tầm cao mới. Bộ phim này không chỉ ảnh hưởng rộng rãi trong nước mà nó còn lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới cho đến tận bây giờ.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất những năm vừa qua – Mỹ nhân ngư
Mỹ Nhân Ngư là bộ phim điện ảnh do vị đạo diễn đầy chiêu trò là Châu Tinh Trì làm biên kịch và đạo diễn, đạt doanh thu 3,39 tỉ NDT cũng từng là phim giữ kỉ lục phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử phòng vé Hoa Ngữ .
Bộ phim xoay quanh quá trình chiến đấu đòi lại môi trường xanh sạch của bộ tộc người cá ở vịnh Thanh La, sự đấu tranh và giằng co giữa tình yêu và trách nhiệm của nàng tiên cá San San (Lâm Duẫn đóng) với ông chủ tập đoàn lớn Lưu Hiên (Đặng Siêu đóng).
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất những năm vừa qua – Mỹ nhân ngư
Bộ phim này mang đậm dấu ấn Tinh gia khi bao hàm cực nhiều tình tiết gây cười, không những thế còn mang tầng tầng lớp lớp ý nghĩa nhân văn.
Chỉ sau mười hai ngày công chiếu, bộ phim đã thu về 2.4 tỷ NDT, vượt mặt drama đang hot khi đó là Tróc Yêu Ký. Đồng thời cũng nhận được rất nhiều lượt đánh giá cao trên các trang mạng.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay – Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện 2
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay – Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện 2
Mối Tình Ngoại Truyện 2 được dựa trên cốt truyện nổi tiếng Tây Du Ký của diễn viên Ngô Thừa Ân, chủ yếu xoay quanh câu chuyện thu phục 3 đệ tử của Đường Tam Tạng.
Trong khi đó thì Lâm Canh Tân sẽ hóa thân thành Tôn Ngộ Không, khác xa với các hình tượng Tôn Ngộ Không khác.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất năm 2018 – Oan gia đổi mệnh
Được biết cuối tháng 9 này, Trung Quốc đón nhận thêm một siêu phẩm mới như một cơn bão càn quét khắp các rạp chiếu phim trên toàn Trung Quốc.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất năm 2018 – Oan gia đổi mệnh
Là bộ phim điện ảnh thứ ba thuộc series phim của công ty truyền thông liên doanh Happy Mahua, cả ba bộ phim này cũng đều là những cơn lốc xoáy oanh tạc khắp các phòng vé.
Phim Oan gia đổi mệnh còn trở thành phim điện ảnh hài có doanh thu cao nhất tại thị trường nội địa Trung Quốc, đẩy Kungfu Yoga của “anh cả” Thành Long xuống vị trí thứ ba.
Phim có cốt truyện khá cũ, Edison một võ sĩ quyền anh bị tráo đổi linh hồn với cô ký giả nổi tiếng Mã Tiểu, song lại được biến tấu theo một công thức mới, một cách nhìn mới mà không khiến khán giả nhàm chán.
Bộ phim vốn xoay quanh những mặt tối trong ngành thể thao, cụ thể là quyền anh, đồng thời đề cao phẩm giá con người, đề cao cái đẹp, hướng mọi người đi theo con đường thiện lương.
Những tình tiết trong phim gây cười đúng chỗ và hợp logic đã khiến bộ phim trở nên cuốn hút và có tác dụng thư giãn hơn.
Được một thời gian phát song thì bộ phim đã thu về 180 tỉ đô và trở thành bộ phim ăn khách nhất đánh bại mọi đối thủ và ngồi vững trên ngôi vị quán quân. Phim Oan gia đổi mệnh đang công chiếu trên khắp các rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hot nhất – Lạc lối ở Thái Lan (Lost in Thailand)
Doanh nhân Từ Lãng đã mất đến 4 năm để phát minh ra sản phẩm truyền kỳ Supergas. Mỗi lần bơm xăng chỉ cần có bơm đầy 2/3 bình, sau đó thêm vào hai giọt Supergas, xăng trong bình sẽ tự khắc đầy.
Bạn học của Từ Lãng, đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh hạng mục này với anh, Cao Bác muốn bán phát minh này lại cho người Pháp.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hot nhất – Lạc lối ở Thái Lan (Lost in Thailand)
Vì vậy Từ Lãng kiên quyết phản đối, với hy vọng bán lại cho các công ty đầu tư để họ tiếp tục phát triển và nghiên cứu chuyên sâu hơn, giúp phát minh này mang tính đột phá, thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Mỗi người một ý kiến, không ai nhường ai, và do giữ số cổ phần bằng nhau, Từ Lãng và Cao Bác đành nhờ cậy tới cổ đông lớn nhất, Châu Dương.
Khi biết tin Châu Dương hiện đang ở Thái Lan, Từ Lãng lập tức lên đường tìm kiếm, Cao Bác bám sát gót. Trên máy bay, Từ Lãng gặp Vương Bảo, định lợi dụng Vương Bảo để cắt đuôi Cao Bác, nhưng cuối cùng lại trở thành “vú em” bên cạnh Vương Bảo.
Được ra mắt vào ngày tam trùng, 12/12/2012, Lost in Thailand là bộ phim Tết được khán giả Trung Quốc đặc biệt yêu thích. Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, bộ phim hài hước Trung Quốc Lost in Thailand đã phá vỡ kỷ vục về doanh thu của một bộ phim hài nội địa.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hot nhất năm – Đội bóng thiếu lâm
Bộ phim này đặc biệt với nhóm 6 người trẻ tuổi thì các bạn sẽ thấy Thiếu Lâm là lẽ sống đời họ. Nhưng khi biết thế giới quanh họ đổi thay, những giá trị của danh dự và quy tắc ứng xử bị lãng quên thì tất cả bọn họ dường như lạc lối, trừ một người là Sing.
Chính vì sự trợ giúp của một cựu ngôi sao bóng đá trong phim hay này, anh ta kêu gọi bạn bè có kỹ thuật Kung Fu tuyệt đỉnh thành lập nên một đội bóng đặc biệt.
Phim hài cổ trang Trung Quốc hot nhất năm – Đội bóng thiếu lâm
Được kết hợp những tuyệt kỹ công phu của môn phái Thiếu Lâm với bóng đá là môn thể thao của thời hiện đại. Và đây là một trong những bộ phim hài hước Trung Quốc nổi tiếng nhất có sự góp mặt của thánh hài Châu Tinh Trì.
Phim hài cổ trang Trung Quốc – Đông thành tây tựu
Sẽ là bộ phim hài hước Trung Quốc khiến khán phải giả ngạc nhiên với trình độ thẩm mỹ của đoàn làm phim trong tạo hình nên các diễn viên. Tuy nhiên thì bộ phim này không chỉ hài hước mà còn rất ý nghĩa.
Chuyện được kể về 8 vị thần tiên vì không biết đến sự đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân gian mà bị đày xuống trần giới.
Một vị thần tiên đều đang trải qua những tình huống dở khóc dở cười. Và rồi khi họ nhận ra được giá trị của tình cảm, họ mới nhớ lại được thân phận thật sự của mình.
Phim hài cổ trang Trung Quốc – Đông thành tây tựu
Phim hài hước Trung Quốc này quy tụ hàng loạt ngôi sao nổi tiếng của làng điện ảnh Hoa ngữ như: Dương Mịch, Trần Dịch Tấn, Mạc Văn Úy, Trần Vỹ Đình, Đường Yên, Phòng Tổ Minh,…
Đây là những bộ phim hài cổ trang Trung Quốc hay nhất không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn tràn ngập tính nhân văn mà mọt phim không thể bỏ qua.
Từ khóa tìm kiếm: phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018, xem phim cổ trang trung quốc mới nhất, xem phim cổ trang trung quốc hay nhất 2018, phim cổ trang trung quốc ngày xưa, 9 bộ phim cổ trang trung quốc hay nhất.
Phim cổ trang trung quốc tình cảm, cảnh hôn trong phim cổ trang trung quốc, phim cổ trang trung quốc lẻ, phim cổ trang trung quốc hài, phim cổ trang trung quốc hay nhất 2014, phim cổ trang trung quốc kết thúc có hậu, lãng mạn
Bạn đang xem bài viết Top những bộ phim cổ trang Trung Quốc từ 2017 2018 đủ thể loại từ tâm lý, võ thuật đến tình cảnh, lãng mạn tại chuyên mục Phụ nữ và làm đẹp
Bài viết Top những bộ phim cổ trang Trung Quốc từ 2017 2018 đủ thể loại từ tâm lý, võ thuật đến tình cảnh, lãng mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Massageishealthy - Kiến thức bệnh đau dạ dày, sức khỏe và đời sống.
Massageishealthy - Địa chỉ: 1/30 Đ đường số 5, ấp Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, Hồ Chí Minh 70000 - Phone: 090 891 67 05. Mail [email protected] #massageishealthy - Massageishealthy - Địa chỉ: 1/30 Đ đường số 5, ấp Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, Hồ Chí Minh 70000 - Phone: 090 891 67 05. Mail [email protected] Kiến thức bệnh đau dạ dày, sức khỏe và đời sống
0 notes
Text
Tên gọi của bạn có nguồn gốc, ý nghĩa ra sao? (P.1)
Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời đều có một cái tên. Cái tên là dấu ấn của cá nhân, gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả những ước vọng của người đặt tên gửi gắm vào trong ấy. Hiểu được cái tên của chính mình, một người có thể thấu hiểu nỗi lòng mẹ cha, trân quý sinh mệnh bản thân và hướng về những giá trị nhân sinh cao đẹp. Chuyên mục Văn hoá - Thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng gửi đến quý độc giả loạt bài phân tích, bình giải nội hàm văn hoá của những cái tên Việt, với hy vọng đồng hành cùng các bạn trên con đường tìm lại bản ngã tiên thiên thuần tịnh.
Khác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, người Việt Nam luôn xưng hô bằng tên chứ không phải bằng họ. Bên cạnh những cái tên mộc mạc như “cô Ba", “bác Tám"... hay thuần phác nôm na như Bông, Cười, Vui…, thì đa phần những cái tên ngày nay là từ Hán Việt, kế thừa trọn vẹn tinh hoa 5000 năm của văn hoá Thần truyền.
A. Khái quát về tên người Việt Nam
Trong lịch sử, bên cạnh tên thật (tên huý) ra, thì một người còn có thể có một vài tên khác như: tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, tên tặng, tên thuỵ, v.v. Chúng ta hãy cùng điểm qua những cái tên đó nhé!
Tên huý (tên thật) là tên được đặt từ thuở lọt lòng. Tên người Việt thường gồm 3 phần chính: Họ - tên đệm - tên chính. Ví dụ: Nguyễn Văn Chương.
Tên tự (tên chữ) là cái tên lấy chữ của một câu trong sách cổ, có ý nghĩa liên quan đến tên húy hay chứa đựng tên húy, chỉ những nhà có học sách Thánh hiền hay nhà khá giả mới đặt. Phép đặt tên tự thường là tên có nghĩa tương đồng, gần nghĩa với tên húy, nhằm thúc đẩy, tăng cường xu hướng tích cực của khí chất, phẩm đức, hoặc tên có nghĩa trái ngược với tên húy để hạn chế khắc chế xu hướng tiêu cực.
Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chửu:
Tên tự. Kinh L�� định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như: con đức Khổng Tử tên là Lý (鯉), tên tự là Bá Ngư (伯魚).
Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân (字人).
Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên tự là Hanh Phủ, xuất phát từ một câu trong Kinh Dịch, quẻ Khiêm: “Khiêm: Hanh, quân tử hữu chung…”, nghĩa là: Nhún nhường, hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối. Như vậy tên Khiêm (nhún nhường, khiêm cung), và tự Hanh Phủ (người hanh thông, thuận lợi) có nghĩa tương tự, gần nhau, bổ sung cho nhau, thành tựu nên một bậc túc Nho trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữ được phẩm hạnh đến trọn đời, được cả 3 triều Mạc, Trịnh, Nguyễn kính trọng.
Một ví dụ nữa là Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, nghĩa là giữ gìn (Tồn) cái vốn có ở bên trong (Chất) để mình luôn sáng tỏ (Trứ). Như vậy tên Trứ (nổi danh, sáng tỏ) được tên tự Chất (chất phác, chân thật) khắc chế bớt cái nổi để tạo ra cân bằng, trung dung. Cho nên Công Trứ một đời tài hoa nổi tiếng, phóng khoáng cương trực, nhưng nhiều lần bị giáng chức, có lần làm lính, có lần bị án xử trảm rồi lại được tha.
Tên hiệu là tên vốn đặt ra để gọi nhà ở, chỗ ở, nơi đọc sách viết văn và đôi khi để thể hiện tâm chí cá nhân. Tên hiệu thường dùng một trong các từ "Trai" (nhà sách); "Hiên" (mái nhà); "Am" (nhà nhỏ) và "Đường" (nhà lớn).
Ví dụ như: Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai; Nguyễn Công Trứ hiệu Ngộ Trai; Cao Bá Quát hiệu Cúc Đường.
Biệt hiệu là tên hiệu nói lên một đặc điểm riêng nào đó của một người, chỉ một số ít Nho sĩ mới có. Biệt hiệu thường gắn với một địa danh nào đó.
Ví như Nguyễn Thiếp biệt hiệu La Sơn Phu tử (ông thầy ở huyện La Sơn); Nguyễn Du biệt hiệu Hồng Sơn Liệp hộ (người thợ săn ở núi Hồng Lĩnh); Phạm Quý Thích biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ (cư sĩ ẩn mình trong nhà cỏ).
Còn có Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh quê ở làng Ông Mặc, tục gọi làng Me, nên dân chúng gọi ông là Trạng Me; Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kỳ thi Hương, Hội, Ðình và sinh quán ở làng Yên Đổ, được dân chúng gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Tên tặng là tên do vua hoặc người đứng đầu quốc gia ban tặng cho người có tài đức khi còn sống.
Ví dụ: Mãn Giác thiền sư được Lý Nhân Tông và hoàng hậu yêu mến nên đặt cho tên Hoài Tín; tu sĩ Đồng Kim Cương được vua Trần Nhân Tông ban tặng tên hiệu Thiện Lai, sau đổi thành Pháp Loa.
Tên thụy là tên mà những người còn sống đặt cho một người đã qua đời, thường nhằm để ca tụng tài đức của người quá cố. Tên thuỵ còn được gọi là "tên tụng" hay "tụng hiệu", gần giống với "tôn hiệu".
Ví dụ: Chu An được vua Trần Nghệ Tông đặt cho thụy là Văn Trinh, nên đời sau hay gọi ông là Chu Văn An.
[caption id="attachment_1030029" align="alignnone" width="784"] Trong lịch sử, bên cạnh tên thật (tên huý) ra, thì một người còn có thể có những cái tên khác nữa. (Ảnh: flickr.com)[/caption]
B. Giải nghĩa những cái tên Việt
Qua từng kỳ, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tới quý độc giả về ý nghĩa, nội hàm văn hoá của những cái tên Việt. Quý vị độc giả cũng có thể “đặt hàng" Đại Kỷ Nguyên phân tích những cái tên mà mình yêu thích ở phần bình luận dưới bài viết.
Kỳ này, xin giới thiệu với quý vị 2 cái tên phổ biến: An và Anh.
1. An (chữ Hán: 安)
“An" có nghĩa là yên ổn, an bình, thư thái. Trong tiếng Hán, chữ An 安 do bộ Miên 宀 (mái nhà) ở trên bộ Nữ 女 (phụ nữ) hợp thành. Trong tâm thức của cổ nhân, dưới mái nhà có một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, nội tướng tề gia thì đó chính là “an”.
Chữ An trong chữ Giáp cốt (thể chữ Hán xuất hiện sớm nhất) vẽ một người phụ nữ ngồi kiểu phụ nữ Nhật Bản, hai tay chắp phía trước, an nhiên, tường hòa, bình thản trong ngôi nhà (Hình trên).
Luận Ngữ - Học nhi có viết: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn”, nghĩa là: Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu được yên vui, siêng năng ở việc làm mà cẩn thận ở lời nói. Tả truyện cũng viết: “Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn”, nghĩa là: Đương lúc ở yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp, nghĩ thì phải phòng bị, có phòng bị thì không rơi vào cảnh hoạn nạn.
Trong lịch sử Việt Nam, có một bậc đại hiền nổi tiếng tên “An", đó chính là Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370). Ông tên thật là Chu An, tự Linh Triệt (靈徹), hiệu Tiều Ẩn (樵隱), là một nhà giáo, thầy thuốc, làm quan cuối thời Trần. Sau khi mất, ông được vua Trần Nghệ Tông ban thuỵ Văn Trinh nên đời sau quen gọi ông là Chu Văn An.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép về ông như sau:
"An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông dạy thái tử học.
Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.
Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.
Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu".
[caption id="attachment_1030031" align="alignnone" width="630"] Tranh vẽ thầy Chu Văn An. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
2. Anh (chữ Hán: 英)
“Anh" là cái tên khá phổ biến của người Việt, thường được ghép với một chữ trước đó để thành tên kép ý nghĩa. Ví dụ: Ngọc Anh, Đức Anh, Tú Anh v.v.
Anh (英) có nghĩa là hoa của các loài cây cỏ, tài năng xuất chúng, tinh túy của vật, do đó có thể đặt tên cho cả nam và nữ. Nữ tên Anh, nghĩa là bông hoa. Trong “Đào hoa nguyên ký” của Đào Uyên Minh có câu: “Phương thảo tiên mỹ, lạc anh tân phân”, nghĩa là “Cỏ thơm tươi đẹp, hoa rơi rực rỡ”.
Chữ Anh này đặt tên nam thì nghĩa là anh tài. Trong Tam quốc diễn nghĩa có điển cố “Tam anh chiến Bố”, nghĩa là “Ba bậc anh tài Lưu - Quan - Trương cùng nhau đấu với Lã Bố”.
Chữ Anh 英 cũng xuất hiện trong bài “Đề Phạm Ngũ Lão từ thi” (Thơ đề đình thờ Phạm Ngũ Lão) của Vũ Cố:
“Toạ biên sóc thích nhược bình an,
Do muộn ‘Binh thư’ thắng địch quân.
Chí hợp anh hùng Vương Tiết Chế,
Biến thành Điện suý vũ song văn”.
Dịch nghĩa:
Giáo đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ngồi đan tre
Vì ông mải nghĩ đến việc dụng "Binh thư" để đánh thắng quân xâm lược
Ông là người chí đồng đạo hợp với anh hùng với Trần Quốc Tuấn
Nên đã được Vương dạy thêm thao lược, trở thành tướng văn võ song toàn.
Chữ Anh 英 này còn gắn với tên tuổi một vị vua anh minh, đó là Trần Anh Tông. Ông tên là Trần Thuyên (陳烇), là con cả của vua Trần Nhân Tông. Đúng như cái tên Thuyên nghĩa là dáng vẻ ngọn lửa, thuở thiếu thời ông như thiêu thân lao vào lửa, buông thả rượu chè. Được vua cha dạy bảo, ông khắc kỷ phục lễ, tu sửa mình, được vua cha truyền ngôi, tự xưng là Anh Hoàng. Ông đã trở thành vị vua anh minh sáng suốt, biết trọng dụng người tài. Thời ông trị vì, nước Đại Việt đã phát triển rực rỡ, mở mang bờ cõi về phía nam. Ông cũng là người sùng Phật giáo, và là một thi nhân tài hoa, bài thơ “Cảnh mùa đông” của ông là một ví dụ:
Vẽ thắm, tô xanh sáng đỉnh non,
Lưng trời phủ tía dựa chon von.
Bích đào chín sớm bao nhiêu bận?
Ba sáu cung trời gió ấm tuôn.
[caption id="attachment_1030055" align="alignnone" width="700"] Vua Trần Anh Tông. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)[/caption]
Hi vọng rằng sau bài viết trên, quý độc giả phần nào thêm hiểu và thêm yêu cái tên của chính mình. Hãy để lại những cái tên mà mình yêu thích dưới phần bình luận nhé.
(Còn tiếp…)
Thanh Ngọc - Nam Phương
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2Ft6gOU via https://ift.tt/2Ft6gOU https://www.dkn.tv
0 notes
Text
Giải nghĩa tên người Việt Nam (P.1)
Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời đều có một cái tên. Cái tên là dấu ấn của cá nhân, gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả những ước vọng của người đặt tên gửi gắm vào trong ấy. Hiểu được cái tên của chính mình, một người có thể thấu hiểu nỗi lòng mẹ cha, trân quý sinh mệnh bản thân và hướng về những giá trị nhân sinh cao đẹp. Chuyên mục Văn hoá - Thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng gửi đến quý độc giả loạt bài phân tích, bình giải nội hàm văn hoá của những cái tên Việt, với hy vọng đồng hành cùng các bạn trên con đường tìm lại bản ngã tiên thiên thuần tịnh.
Khác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, người Việt Nam luôn xưng hô bằng tên chứ không phải bằng họ. Bên cạnh những cái tên mộc mạc như “cô Ba", “bác Tám"... hay thuần phác nôm na như Bông, Cười, Vui…, thì đa phần những cái tên ngày nay là từ Hán Việt, kế thừa trọn vẹn tinh hoa 5000 năm của văn hoá Thần truyền.
A. Khái quát về tên người Việt Nam
Trong lịch sử, bên cạnh tên thật (tên huý) ra, thì một người còn có thể có một vài tên khác như: tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, tên tặng, tên thuỵ, v.v. Chúng ta hãy cùng điểm qua những cái tên đó nhé!
Tên huý (tên thật) là tên được đặt từ thuở lọt lòng. Tên người Việt thường gồm 3 phần chính: Họ - tên đệm - tên chính. Ví dụ: Nguyễn Văn Chương.
Tên tự (tên chữ) là cái tên lấy chữ của một câu trong sách cổ, có ý nghĩa liên quan đến tên húy hay chứa đựng tên húy, chỉ những nhà có học sách Thánh hiền hay nhà khá giả mới đặt. Phép đặt tên tự thường là tên có nghĩa tương đồng, gần nghĩa với tên húy, nhằm thúc đẩy, tăng cường xu hướng tích cực của khí chất, phẩm đức, hoặc tên có nghĩa trái ngược với tên húy để hạn chế khắc chế xu hướng tiêu cực.
Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chửu:
Tên tự. Kinh Lễ định con trai hai mươi tuổi làm lễ đội mũ rồi mới đặt tên. Như: con đức Khổng Tử tên là Lý (鯉), tên tự là Bá Ngư (伯魚).
Con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm và đặt tên tự, cho nên nhận lời gả chồng cũng gọi là tự nhân (字人).
Ví dụ: Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên tự là Hanh Phủ, xuất phát từ một câu trong Kinh Dịch, quẻ Khiêm: “Khiêm: Hanh, quân tử hữu chung…”, nghĩa là: Nhún nhường, hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối. Như vậy tên Khiêm (nhún nhường, khiêm cung), và tự Hanh Phủ (người hanh thông, thuận lợi) có nghĩa tương tự, gần nhau, bổ sung cho nhau, thành tựu nên một bậc túc Nho trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữ được phẩm hạnh đến trọn đời, được cả 3 triều Mạc, Trịnh, Nguyễn kính trọng.
Một ví dụ nữa là Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, nghĩa là giữ gìn (Tồn) cái vốn có ở bên trong (Chất) để mình luôn sáng tỏ (Trứ). Như vậy tên Trứ (nổi danh, sáng tỏ) được tên tự Chất (chất phác, chân thật) khắc chế bớt cái nổi để tạo ra cân bằng, trung dung. Cho nên Công Trứ một đời tài hoa nổi tiếng, phóng khoáng cương trực, nhưng nhiều lần bị giáng chức, có lần làm lính, có lần bị án xử trảm rồi lại được tha.
Tên hiệu là tên vốn đặt ra để gọi nhà ở, chỗ ở, nơi đọc sách viết văn và đôi khi để thể hiện tâm chí cá nhân. Tên hiệu thường dùng một trong các từ "Trai" (nhà sách); "Hiên" (mái nhà); "Am" (nhà nhỏ) và "Đường" (nhà lớn).
Ví dụ như: Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai; Nguyễn Công Trứ hiệu Ngộ Trai; Cao Bá Quát hiệu Cúc Đường.
Biệt hiệu là tên hiệu nói lên một đặc điểm riêng nào đó của một người, chỉ một số ít Nho sĩ mới có. Biệt hiệu thường gắn với một địa danh nào đó.
Ví như Nguyễn Thiếp biệt hiệu La Sơn Phu tử (ông thầy ở huyện La Sơn); Nguyễn Du biệt hiệu Hồng Sơn Liệp hộ (người thợ săn ở núi Hồng Lĩnh); Phạm Quý Thích biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ (cư sĩ ẩn mình trong nhà cỏ).
Còn có Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh quê ở làng Ông Mặc, tục gọi làng Me, nên dân chúng gọi ông là Trạng Me; Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kỳ thi Hương, Hội, Ðình và sinh quán ở làng Yên Đổ, được dân chúng gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Tên tặng là tên do vua hoặc người đứng đầu quốc gia ban tặng cho người có tài đức khi còn sống.
Ví dụ: Mãn Giác thiền sư được Lý Nhân Tông và hoàng hậu yêu mến nên đặt cho tên Hoài Tín; tu sĩ Đồng Kim Cương được vua Trần Nhân Tông ban tặng tên hiệu Thiện Lai, sau đổi thành Pháp Loa.
Tên thụy là tên mà những người còn sống đặt cho một người đã qua đời, thường nhằm để ca tụng tài đức của người quá cố. Tên thuỵ còn được gọi là "tên tụng" hay "tụng hiệu", gần giống với "tôn hiệu".
Ví dụ: Chu An được vua Trần Nghệ Tông đặt cho thụy là Văn Trinh, nên đời sau hay gọi ông là Chu Văn An.
[caption id="attachment_1030029" align="alignnone" width="784"] Trong lịch sử, bên cạnh tên thật (tên huý) ra, thì một người còn có thể có những cái tên khác nữa. (Ảnh: flickr.com)[/caption]
B. Giải nghĩa những cái tên Việt
Qua từng kỳ, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tới quý độc giả về ý nghĩa, nội hàm văn hoá của những cái tên Việt. Quý vị độc giả cũng có thể “đặt hàng" Đại Kỷ Nguyên phân tích những cái tên mà mình yêu thích ở phần bình luận dưới bài viết.
Kỳ này, xin giới thiệu với quý vị 2 cái tên phổ biến: An và Anh.
1. An (chữ Hán: 安)
“An" có nghĩa là yên ổn, an bình, thư thái. Trong tiếng Hán, chữ An 安 do bộ Miên 宀 (mái nhà) ở trên bộ Nữ 女 (phụ nữ) hợp thành. Trong tâm thức của cổ nhân, dưới mái nhà có một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, nội tướng tề gia thì đó chính là “an”.
Chữ An trong chữ Giáp cốt (thể chữ Hán xuất hiện sớm nhất) vẽ một người phụ nữ ngồi kiểu phụ nữ Nhật Bản, hai tay chắp phía trước, an nhiên, tường hòa, bình thản trong ngôi nhà (Hình trên).
Luận Ngữ - Học nhi có viết: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn”, nghĩa là: Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu được yên vui, siêng năng ở việc làm mà cẩn thận ở lời nói. Tả truyện cũng viết: “Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn”, nghĩa là: Đương lúc ở yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp, nghĩ thì phải phòng bị, có phòng bị thì không rơi vào cảnh hoạn nạn.
Trong lịch sử Việt Nam, có một bậc đại hiền nổi tiếng tên “An", đó chính là Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370). Ông tên thật là Chu An, tự Linh Triệt (靈徹), hiệu Tiều Ẩn (樵隱), là một nhà giáo, thầy thuốc, làm quan cuối thời Trần. Sau khi mất, ông được vua Trần Nghệ Tông ban thuỵ Văn Trinh nên đời sau quen gọi ông là Chu Văn An.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép về ông như sau:
"An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông dạy thái tử học.
Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.
Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.
Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu".
[caption id="attachment_1030031" align="alignnone" width="630"] Tranh vẽ thầy Chu Văn An. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
2. Anh (chữ Hán: 英)
“Anh" là cái tên khá phổ biến của người Việt, thường được ghép với một chữ trước đó để thành tên kép ý nghĩa. Ví dụ: Ngọc Anh, Đức Anh, Tú Anh v.v.
Anh (英) có nghĩa là hoa của các loài cây cỏ, tài năng xuất chúng, tinh túy của vật, do đó có thể đặt tên cho cả nam và nữ. Nữ tên Anh, nghĩa là bông hoa. Trong “Đào hoa nguyên ký” của Đào Uyên Minh có câu: “Phương thảo tiên mỹ, lạc anh tân phân”, nghĩa là “Cỏ thơm tươi đẹp, hoa rơi rực rỡ”.
Chữ Anh này đặt tên nam thì nghĩa là anh tài. Trong Tam quốc diễn nghĩa có điển cố “Tam anh chiến Bố”, nghĩa là “Ba bậc anh tài Lưu - Quan - Trương cùng nhau đấu với Lã Bố”.
Chữ Anh 英 cũng xuất hiện trong bài “Đề Phạm Ngũ Lão từ thi” (Thơ đề đình thờ Phạm Ngũ Lão) của Vũ Cố:
“Toạ biên sóc thích nhược bình an,
Do muộn ‘Binh thư’ thắng địch quân.
Chí hợp anh hùng Vương Tiết Chế,
Biến thành Điện suý vũ song văn”.
Dịch nghĩa:
Giáo đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ngồi đan tre
Vì ông mải nghĩ đến việc dụng "Binh thư" để đánh thắng quân xâm lược
Ông là người chí đồng đạo hợp với anh hùng với Trần Quốc Tuấn
Nên đã được Vương dạy thêm thao lược, trở thành tướng văn võ song toàn.
Chữ Anh 英 này còn gắn với tên tuổi một vị vua anh minh, đó là Trần Anh Tông. Ông tên là Trần Thuyên (陳烇), là con cả của vua Trần Nhân Tông. Đúng như cái tên Thuyên nghĩa là dáng vẻ ngọn lửa, thuở thiếu thời ông như thiêu thân lao vào lửa, buông thả rượu chè. Được vua cha dạy bảo, ông khắc kỷ phục lễ, tu sửa mình, được vua cha truyền ngôi, lấy tên là Anh Tông. Ông đã trở thành vị vua anh minh sáng suốt, biết trọng dụng người tài. Thời ông trị vì, nước Đại Việt đã phát triển rực rỡ, mở mang bờ cõi về phía nam. Ông cũng là người sùng Phật giáo, và là một thi nhân tài hoa, bài thơ “Cảnh mùa đông” của ông là một ví dụ:
Vẽ thắm, tô xanh sáng đỉnh non,
Lưng trời phủ tía dựa chon von.
Bích đào chín sớm bao nhiêu bận?
Ba sáu cung trời gió ấm tuôn.
[caption id="attachment_1030055" align="alignnone" width="700"] Vua Trần Anh Tông. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)[/caption]
Hi vọng rằng sau bài viết trên, quý độc giả phần nào thêm hiểu và thêm yêu cái tên của chính mình. Hãy để lại những cái tên mà mình yêu thích dưới phần bình luận nhé.
(Còn tiếp…)
Thanh Ngọc - Nam Phương
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2Ft6gOU via IFTTT
0 notes
Text
Top 7 Light Novel Vietsub 2020 Được Đánh Giá Cao
Không dài như novel, dòng văn học light novel thiên về những câu chuyện có nội dung đơn giản, mạch truyện ngắn và mang tính giải trí cao. Light novel được yêu thích rộng rãi tại Nhật Bản và dàn lan tỏa đến Việt Nam. Đối tượng của light novel là học sinh trung học (cấp 2 và cấp 3).
Bạn đang tìm kiếm những light novel vietsub 2020 được đánh giá cao tính đến hiện tại? Cùng TruyenVN tham khảo danh sách dưới đây nhé!
Light novel vietsub #1 – Chủ tiệm bánh chiến binh và cô phục vụ người máy (Tatakau Panya to Automaton Waitress)
Câu chuyện xoay quanh Lud Langart “Sói Bạc” – người anh hùng lái “Vũ khí tấn công dạng người” và ước mơ mở tiệm bánh. Sau chiến tranh, Lud xuất ngũ, về ngoại ô sinh sống và mở một tiệm bánh mì như mơ ước. Vậy nhưng, khuôn mặt đáng sợ của Lud khiến tiệm bánh luôn trong tình trạng vắng khách.
Để cải thiện tình trạng ế ẩm, Lud quyết định tuyển một nữ phục vụ. Bất ngờ thay, người đến ứng tuyển lại là một mỹ nữ được sinh ra từ AI của “Avei” – người máy mà Lud từng lái thời còn trong quân ngũ. Và câu chuyện cũng bắt đầu từ đây!
Chính thức phát hành tại Việt Nam ngày 4/9, light novel Chủ tiệm bánh chiến binh và cô phục vụ người máy mang đến một làn gió mới bởi cốt truyện độc đáo và hấp dẫn.
Xem thêm: Tập 17 Tựa Light Novel Kinh Điển “Slayers” Đã Lên Kệ
Light novel vietsub #2 – Bên kia mây trời là nơi hẹn ước (Kumo no Mukō, Yakusoku no Basho)
Tôi và cậu, đôi bạn thân rất thân, niềm thân ái thắm thiết bền lâu. Hai đứa hiểu nhau mà chẳng cần nói trọn một câu. Có chung nhau những sở thích vô cùng khác lạ.
Rồi tình thân tiêu tan sau một ngày mùa hạ, khi cô ấy đến rồi đi không để lại lời nào.
Giữa biển người mênh mông, Takuya và Hiroki trở nên gắn kết nhờ có chung những kĩ năng và sở thích khác hẳn cộng đồng.
Nghĩ nhiều, làm nhiều, nói ít… Mấy năm thân thiết của hai cậu được ghi dấu bằng những lúc âm thầm đứng cạnh nhau trên sân ga đợi tàu đi học, âm thầm cùng chế tác chiếc máy bay chở ước vọng tương lai, âm thầm sẻ chia những tật xấu phải che mắt người ngoài, âm thầm c���m nhận nét đẹp của một cô gái và âm thầm cả khi phát hiện ra nhau lại tiếp tục chung sở thích về một người.
Người ấy không chỉ gây xáo trộn tâm tư, mà có lẽ còn sẽ gây chia rẽ tình bạn thân thiết của hai cậu…
Trên vụn nắng lấp lánh mặt ao xanh, trong tiếng vĩ cầm réo rắt, tơ lòng mong manh của một cô bé và hai cậu bé đã lặng lẽ dệt nên những canh vải vô cùng phức tạp, không thể gỡ ra chỉ bằng cách đơn giản là quyết định ai ở bên ai.
Light novel vietsub #3 – Tôi yêu em qua hình hài robot (Boku wa Robot-goshi no Kimi ni Koi wo Suru)
Năm 2060, khi Nhật Bản chuẩn bị cho kỳ Thế vận hội Olympic lần thứ 3, cả đất nước bỗng đứng trước nguy hiểm khi nhận được lời đe dọa từ các phần tử khủng b��. Trước tình cảnh cấp bách đó, một dự án tối mật mang tính quốc gia sử dụng các robot hình người đã được mang ra ánh sáng như một biện pháp cuối cùng để bảo vệ đất nước.
Và Takeru – một điều khiển viên chủ chốt – là người được giao nhiệm vụ quan trọng nhất, đó là hãy cùng những con robot của mình tìm ra bằng được kẻ khủng bố!
Run rủi thế nào, trong khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, Takeru lại gặp lại Saki – người con gái mà anh thầm yêu suốt nhiều năm liền.Làm việc chung cùng nhau, dần dần Saki cũng mang trong mình thức cảm xúc đặc biệt… nhưng không phải là với Takeru, mà lại là với con robot do chính anh điều khiển.
“Chỉ cần được ở bên cạnh cô ấy là tốt rồi, mình cũng chẳng cần gì hơn.” Takeru đã thầm nhủ như vậy. Ngay cả khi không thể chạm vào cô, ngay cả khi chỉ có thể ngắm nhìn cô từ xa, ngay cả khi tồn tại như một người vô hình trong thế giới của cô… với anh đều không sao cả.
Bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng day dứt, Yamada Yusuke đã đưa khán giản đi qua hàng ngàn cung bậc cảm xúc cùng Tôi yêu em qua hình hài robot.
Light novel vietsub #4 – Nơi tôi ngã xuống (Korogeochita Saki)
Suzuki tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau, bàng hoàng khi nhận ra mình đang trong căn hộ của người khác.
Trước đây, anh từng được tôn kính như một Nữ Vương Bệ Hạ nhờ dung mạo xinh đẹp và tài năng hơn người. Nhưng sau một thời gian làm việc quá độ, tự tàn phá cơ thể, ngoại hình của anh đã hoàn toàn thay đổi.
Chủ nhân căn hộ nơi anh vừa tỉnh giấc, không ai khác chính là Atsumi, trưởng phòng mới nhậm chức tại công ty anh – một người đàn ông vô cùng phong độ và bản lĩnh.
“Tại sao lại là tôi chứ!?” Tuy lúc đầu là cưỡng ép, nhưng dần dần, chính Suzuki cũng bị cuốn hút bởi sự chăm sóc tận tình của người đàn ông này…
Một tác phẩm BL tiêu biểu của năm 2019, với nét nổi bật đến từ những đoạn đối thoại đầy sâu sắc!
Light novel vietsub #5 – Thần Chết làm thêm 300 yên/giờ (Jikyu 300-en no Shinigami)
“Vậy thì tôi sẽ tuyển cậu làm Thần Chết.”
Một ngày nọ, học sinh cấp 3 Sakura Shinji được cô bạn cùng lớp Hanamori Yuki mời làm công việc “Thần Chết”. Thần Chết có nhiệm vụ giúp đỡ những người chết chưa thể siêu thoát, vẫn còn vấn vương với cuộc sống trần gian trút bỏ hết những luyến tiếc và tiễn họ sang thế giới bên kia.
Sakura bán tín bán nghi trước câu chuyện hoang đường này. Tuy nhiên, vì “nếu có thể tiếp tục công việc này trong vòng nửa năm sẽ được thực hiện bất kỳ mong muốn nào”. Nên Sakura vẫn chấp nhận làm một Thần Chết, mặc dù còn khá nhiều nghi ngờ.
Câu chuyện chất chứa sự cảm động về những vấn vương, mong ước rất đỗi xót xa của những người đã mất. Còn được sống đã là may mắn. Sống một cuộc đời an yên lại càng không có gì là không tốt. Hãy làm hết tất cả những gì bạn muốn khi còn sống, để tới lúc bước sang thế giới bên kia bạn không còn luyến tiếc.
“Tôi đã khóc. Quá đau lòng. Đây là một câu chuyện tàn khốc nhưng lại chứa đựng đầy ắp những giây phút hạnh phúc.” – Review của độc giả Nhật Bản.
Light novel vietsub #6 – Vì con gái, tôi có thể đánh bại cả ma vương (Uchi no Ko no Tame Naraba, Ore wa Moshikashitara Maou mo Taoseru Kamoshirenai)
Cầu vồng xuất hiện trên bầu trời khi những vị thần cùng quan sát mặt đất. Và đâu đó nơi cầu vồng xuất hiện, một sinh linh đã được sinh ra dưới sự chứng kiến vào bảo hộ của các vị thần. Nơi ấy chính là điểm bắt đầu cho một câu chuyện.
Giữa khu rừng nhỏ, ánh nắng xuyên qua tán lá xanh màu ngọc bích, một cô bé lấm lem bùn đất đang giương đôi mắt ngơ ngác nhìn chàng trai bên cạnh.
“Tên ta là Dale. Ngươi?”
Với vẻ mặt có phần ngạc nhiên, cô bé đáp bằng một từ duy nhất: “Latina.”
Cuộc gặp gỡ tưởng chừng đơn giản ấy, lại thay đổi mãi mãi số phận của hai con người. Có ai đó đã từng nói rằng, đôi khi chúng ta sẽ gặp gỡ định mệnh của đời mình trong một hình hài tưởng như chẳng hề ăn khớp.
Nhưng, một cô bé 8 tuổi ư?
Dale Reki – một mạo hiểm giả nổi tiếng bởi những thành tựu đạt được từ khi còn rất trẻ. Trong một nhiệm vụ, anh đã gặp Latina – một cô nhóc thuộc Quỷ Nhân tộc. Tuy nhiên, cô bé lại bị khuyết một bên sừng – đó là dấu hiệu tội phạm của Quỷ Nhân Tộc. Thương cảm cho số phận của cô nhóc, anh đã quyết định trở thành một người “Bảo Hộ” cho em.
Cuộc sống của chàng trai Dale Reki sẽ thay đổi ra sao bởi cuộc gặp định mệnh ấy? Và quá trình trở thành một người “Cha” cho cô nhóc sẽ diễn ra như thế nào?
Bằng giọng văn đáng yêu từng làm tan chảy hàng triệu trái tim Nhật bản, light novel mới nhất do SkyNovel xuất bản Vì con gái tôi có thể đánh bại cả ma vương của CHILORU sẽ đưa bạn vào một thế giới diệu kỳ, cùng câu chuyện không-thể-ngọt-ngào-hơn của “hai cha con” nhà Dale và Latina!
Light novel vietsub #7 – Ba ngày hạnh phúc (Mikkakan no Koufuku)
“Mùa hè mười năm sau, điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, và cuối cùng chúng ta cũng sẽ cảm thấy từ tận sâu thẳm lòng mình rằng ‘Thật tốt vì mình đã sống’.”
Đó là câu nói ảnh hưởng lớn tới cuộc đời Kusunoki. Mười năm sau câu nói ấy, nạn nhân của các trò bắt nạt, đứa trẻ ưu tú nhưng không dung hòa được với dòng chảy thế gian đã trưởng thành và nhận ra chẳng có “điều tốt đẹp” nào đến hết.
Rơi vào cùng quẫn, Kusunoki bước tới cửa tiệm mua tuổi thọ, nơi tưởng chừng chỉ xuất hiện trong giấc mơ hoang đường nhất. Giữ lại vỏn vẹn ba tháng, Kunosuki chấp nhận bán 30 năm còn lại của đời mình với cái giá rẻ mạt hơn anh từng nghĩ.
Cùng cô nàng giám sát viên Miyagi, anh trải qua những tháng ngày còn lại với bao gặp gỡ, hội ngộ, biệt ly đầy cảm xúc. Liệu hành trình cuối cùng của Kusunoki sẽ đi về đâu? Đó có thật là khoảng thời gian cuối?
Một câu chuyện không dài nhưng mang nặng suy tư, tình cảm của nhân vật, nâng những cung bậc cam xúc lên đến cao trào cùng những giá trị đong đầy về cuộc sống. Đọc truyện Ba ngày hạnh phúc, trong một khía cạnh nào đó ta sẽ như gặp được chính mình, để rồi lật đi lật lại những trang sách mà đắm chìm vào giá trị nằm sâu trong nó.
Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa trong đó là hông điệp sâu sắc về cuộc sống, con người khiến người đọc mãi suy nghĩ chính là một trong những nguyên nhân khiến Light Novel ngày ngày được nhiều người yêu thích. Bạn thì sao? Trong những light novel vietsun trên đây, bộ nào gây ấn tượng mạnh nhất với bạn? Chia sẻ cùng TruyenVn nhé!
source https://truyenvn.com/tin/top-light-novel-2020-duoc-danh-gia-cao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=top-light-novel-2020-duoc-danh-gia-cao
0 notes