#Trường Dạy Nấu Ăn
Explore tagged Tumblr posts
chieclamauxanh · 4 months ago
Text
Dạo này mình nhận dạy nhiều lớp hơn,
Cuộc sống của mình dần vô nếp, xoay quanh đi học ở trường, đi làm ở văn phòng, đi dạy sau giờ hành chánh hoặc đi học design. Đến nỗi gần như mình chẳng còn thời gian trống, buộc phải dành 2 ngày cuối tuần (ngày dành cho gia đình) để chen thêm 2 lớp dạy online.
Này là tin nhắn mình nhắn vội với mẹ trước khi đi ngủ hôm tối thứ 7. Thường cuối tuần cả nhà mình sẽ cùng ăn ngoài chứ ít khi nấu ăn sáng, quần quật cả tuần rồi, Chủ Nhật tranh thủ ngủ thêm xíu, kiểu vậy.
Hồi trước ai kêu mình là cô giáo, mình hay giãy nảy lên, ủa sao lại là cô giáo, mình còn là nhiều thứ khác nữa mà. Nhưng mà giờ khi bén duyên với nghiệp dạy, lại thấy biết ơn và trân trọng cái danh xưng đó, được tụi nhỏ gọi là cô dẫu còn trẻ măng, tự nhiên giờ chỉ thấy mắc cười chứ hông phải ái ngại nữa.
Càng lớn càng thấm câu nghề chọn người, rõ ràng, nghề chọn người chứ người đâu ai chọn đi làm. May là dù làm gì đi nữa, vẫn có gia đình phía sau giơ hai tay ủng hộ, để mọi hành trình mình đều chẳng mảy may sợ sệt dù một chút.
Tumblr media
15 notes · View notes
baosam1399 · 2 years ago
Text
〔Bài dịch số 1032〕 ngày 6.03.2023 :
Tumblr media
Câu chuyện số 2 : Con người không chỉ sống một tại một thời điểm, con người sống liên tục và thăng trầm.
Ngày 30 tháng 5 năm 2019, tài khoản tiktok của tôi tên “Phương Kỳ KiKi” lần đầu tiên đạt được thành tích vượt 2 triệu lượt like. Tiêu đề tôi đặt cho video là 《Một câu chuyện lội ngược dòng》 . Bởi vì đoạn video này, tôi thu hút về được hơn 1 triệu người theo dõi.
Khái quát vài câu nói trong video : “Vì muốn thi vào Bắc Kinh, sau đợt thi cao khảo đầu tiên, tôi lựa chọn thi lại. Năm thứ hai, tôi tham gia thi nghệ thuật và đạt được thành tích xếp thứ 7 chuyên ngành đạo diễn của Trung Truyền, nhưng lại vì môn văn hoá phát huy thất thường mà trượt vòng bảng, chỉ đỗ vào khoa biên đạo của ba học viện khác. Khi ấy, bạn bè bên cạnh đều nói với tôi rằng, chấp nhận số mệnh đi Phương Kỳ, nhưng tôi không hề.”
Tôi dùng 20 giây 93 chữ để khái quát ra khoảng thời gian tuyệt vọng nhất trong sinh mệnh của bản thân, nhưng đại khái chỉ có bản thân tôi biết rằng, những tháng ngày sau 20 giây ấy , khó vượt qua thế nào.
Nhất là khoảng thời gian phải học lại ấy. Khi đó, những người thân thuộc đều đã tiến bước về các trường học thuộc về bản thân, ôm ấp một cuộc đời hoàn toàn mới của mỗi người, chỉ có một mình tôi bị tụt lại quê nhà thân thương, không thể nào không bước vào một hoàn cảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ, bước vào một lớp học không có ai thân quen. Thân là một người vừa trượt kì cao khảo, dư vị của lớp học mới không hề dễ thở. Khi đó, gần như không có bạn học nào muốn chủ động nói chuyện với tôi, thầy cô giáo cũng không có đủ sức lực để để ý tới mỗi một học sinh. Hoàn cảnh rơi vào tình thế vừa áp lực vừa cô độc. Có một lần, tôi thi được điểm rất thấp môn vật lý, là người ngồi ở hàng cuối cùng, tôi bày tệp đề thi ra trước mặt, nhìn vào hai thanh gạch ngang dưới điểm số và lực bút xuyên qua mặt sau của tờ giấy, dáng vẻ tức giận của thầy giáo dường như hiện ra ngay trước mắt . Bạn cùng bàn đang nhẩm tính một câu bị tính sai, khiến cho bài thi không đạt được điểm tuyệt đối mà ảo não, sau khi phát ra một tràng những tiếng trách móc, ánh mắt của cô ấy dừng lại trên bài thi của tôi. Tôi còn chưa kịp giấu bài thi đi, cô ấy đã trèo sang bên tôi mà nói : “Thật ra có những khi em cũng ngưỡng mộ chị lắm”
“Ngưỡng mộ chị ư?”
“Đúng thế, chị xem những người thiếu một điểm là đạt yêu cầu ấy, sẽ cảm thấy cực kì cực kì tiếc nuối, nhưng chị lại không có kiểu phiền não này, cũng không cần vì phát huy không tốt mà lo âu, áp lực tâm lý không lớn, tốt biết bao!”
Khi ánh mắt chân thành của cô ấy rơi xuống tầm mắt tôi mấy giây, khiến tôi gần như tin tưởng rằng lời nói của cô ấy là xuất phát tự tận đáy lòng. Nhưng tôi biết, thực ra vào năm đặc biệt ấy, trong lòng thầy cô và các bạn học biết rõ đối với người có thành tích kém đã buông bỏ tư cách thi như tôi, người có thành tích kém chỉ có thể can tâm tình nguyện làm một diễn viên quần chúng ---- cho dù trong giờ học tôi có cố gắng mở to cặp mặt để nhìn thầy cô thế nào, nghiêm túc chép đầy cả một quyển vở những lời thầy cô dạy ra sao; dẫu cho đêm tối tôi lật vở vật lý ra, nghĩ nát cả óc cũng nghĩ không ra cách giải, vừa mắng bản thân ngu ngốc vừa khóc; dẫu cho tôi có cố gắng thế nào để muốn họ nghe thấy, trong thâm tâm tôi không ngừng gào thét câu nói : “Xin đừng bỏ tôi lại.”
Thầy cô vẫn sẽ chỉ thở một hơi thật dài khi tới lượt tôi trả bài và phải đối mặt với ngàn vạn câu hỏi của tôi, rồi nói một câu : “Thôi, bạn tiếp theo.”
Sự từng trải khi bị bỏ rơi, bị cười nhạo, bị đào thải, sao có thể chỉ tới một lần chứ?
Sau khi tới Bắc Kinh chưa lâu, tôi có được cơ hội thử sức làm MC cho một chương trình về nấu ăn. Tiết mục này không chỉ được phát sóng trên nền tảng chương trình truyền hình, mà người dẫn cũng sẽ được trả lương. Đối với một người đã lâu không có thu nhập như tôi mà nói, đây quả thực được xem là một ngọn cỏ cứu mạng. Buổi tối trước ngày thử giọng ấy, nhóm chương trình thông báo gấp là tự mình phải chuẩn bị một chiếc tạp dề, lúc đó là sắp 8h tối, đa số các cửa tiệm đều chuẩn bị đóng cửa, nếu mua trên mạng cũng chưa chắc đã ship đến kịp. Thế là tôi vội vàng lao ra ngoài, cuối cùng tôi tìm thấy một chiếc tạp dề có ren màu xanh trước một cửa hàng tổng hợp lớn đang sắp sửa đóng cửa, khi vô thức nhìn vào mác treo --- giá 429 tệ, mệnh giá này đã được tôi khắc sâu vào não bộ cả đời này. Vì không để ảnh hưởng tới buổi thử giọng thứ hai, tôi cắn răng rồi mua về. Sau khi cửa hàng tổng hợp ấy đóng cửa, một mình tôi đứng ở trên đường, nhìn chiếc tạp dề đắt đỏ nhẹ tênh được đựng trong túi giấy, càng nhìn càng đau lòng. Tôi không nỡ bắt xe, cứ vậy rồi đi bộ về nhà. Trên đường về nhà, tôi vẫn thầm tự vấn : Không sao hết, nếu thử giọng thành công, chút tiền này có đáng là gì.
Tới hôm nay tôi vẫn không sao quên được tâm trạng vừa kích động lại căng thẳng trong buổi thử giọng thứ hai. Sau khi kết thúc, nhà sản xuất nói với tôi là có thể về nhà trước đợi kết quả. Thấp thỏm không yên đợi suốt mấy ngày vẫn không có tin tức gì, cho tới một ngày đột nhiên có một nhân viên gọi tới cho tôi, trước khi điện thoại thông, tôi phảng phất như nghe được tiếng tim cứ thình thịch thình thịch của mình đập trong lồng ngực. Đ��u kia điện thoại nói : “Tiểu Kỳ, báo cho cô một tin vui, cô được chọn rồi. Ngày mai cầm chứng minh thư qua đây nhé, chúng ta kí hợp đồng. Một năm 50 vạn tệ.”
Tôi điên cuồng cố gắng kiềm chế tâm trạng đang kích động của mình lại, cầm điện thoại ngập ngừng hồi lâu, nói rất nhiều câu cảm ơn, hỏi rất nhiều câu “có thật không?”. Sau khi nhận được đáp án xác nhận, tôi cúp điện thoại, sau đó tôi nhanh chóng gọi điện cho mẹ, tôi nói : “Mẹ, buổi thử giọng ấy của con thành công rồi! Mẹ đoán xem 1 năm bao nhiêu tiền? 50 vạn tệ đấy.”
Đầu điện thoại bên kia mẹ còn kích động hơn cả tôi.
Sau khi bình tĩnh lại, tôi mới nhớ ra có rất nhiều phần chi tiết của chương trình vẫn chưa kịp hỏi, thế là gọi điện lại để xác nhận thời gian và địa điểm cho cuộc gặp mặt lần hai, chẳng ngờ là đầu dây bên kia vang lên tiếng cười sặc sụa. Anh ta nói : “Hahaha, cô quên hôm nay là Cá tháng tư à? Không phải cô thực sự nghĩ là mình có thể kiếm được 50 vạn tệ đấy chứ? Cá tháng tư vui vẻ nhé.”
Tôi chưa từng muốn mình phải sắm vai một người đức độ, tôi buộc phải thừa nhận là kiểu “đùa cợt” này tổn thương tới tôi tới mức nào, thậm chí sau nhiều năm nghĩ lại, tôi vẫn có thể cảm nhận được sự khó chịu khi ấy. Sự khó chịu khi ấy gọi là : Tại sao cho tôi hy vọng rồi lại mang tôi ra làm trò đùa?
Sau cùng, tôi không hề được chương trình ấy nhận vào. Cuộc điện thoại đùa vui trong ngày Cá tháng tư ấy càng khiến giấc mơ hoang vắng chơi vơi hơn.
Đối với người hiếu thắng như tôi mà nói, năm phải học lại ấy, là năm tôi thảm hại, nhếch nhác và bất lực nhất. Ngày mùng 1 tháng 4 của nhiều năm trước cũng trở thành một trong những ngày Cá tháng tư mà tôi căm ghét nhất.
Những việc đã trải qua này lưu lại trong tôi một nỗi đau khắc cốt, nhưng hiện tại khi tôi nghĩ lại những việc này, cảm giác lo lắng bất an đã sớm muộn không còn. Sở dĩ hiện tại có thể nhẹ nhàng mà miêu tả được những nỗi khó chịu ấy, là bởi vì tôi hiểu ra rằng : Cuộc sống có rất nhiều những thời khắc trầm bổng, chẳng ai có thể một đời thuận buồm xuôi gió, chúng ta chỉ còn cách chấp nhận những nốt thăng trầm ập tới trong cuộc đời mình, từ niềm vui khi ở trên đỉnh núi hay tới sự mất mát khi ở đáy vực sâu. Đây, âu cũng là một bài học bắt buộc trên đường đời.
Trong cuộc đời, ta bị bỏ lại, ta bị lựa chọn, ta bị hiểu lầm mà mang tới những thời khắc không cam chịu, những chuyện này xảy ra rất nhiều. Khi ta trải qua những chuyện này, tôi phát hiện ra rằng, thay vì mù quáng chìm đắm trong nỗi buồn, chi bằng hướng suy nghĩ của mình hãy rộng ra một chút, rằng làm sao mới có thể làm ra một tác phẩm khiến người khác công nhận, khẳng định? Khi ta rời khỏi một môi trường mình không được công nhận, liệu ta có thể phát triển tốt hơn, thậm chí càng hào hoa hơn không? Khi phải lựa chọn giữa hai đáp án, phải làm sao mới có thể khiến cho mình trở thành người không thể thay thế ấy?
Bài thi vật lý thấp điểm của 10 năm trước, nỗi thất bại và cô độc gặp phải trong kì thi cao khảo, không hề đóng lại cuộc sống của tôi, không hề có nghĩa là tôi chỉ có thể thất bại bất lực, tôi vẫn luôn có thể lại một lần nữa ưỡn ngực thẳng lưng, đi tiếp nhận một tương lai mới. Tương lai tất nhiên vẫn sẽ gặp phải trùng trùng hiểm nguy, nhưng cái đáng để vui vẻ chính là, tôi đã chuẩn bị tốt cho việc nghênh đón thử thách.
Trở thành người “không được chọn” trong mấy năm trước, trở thành trò đùa trong ngày Cá tháng tư không đồng nghĩa với việc tôi chính là trò cười, tôi của ngày hôm qua còn bị so sánh mức lương chưa tới 50 vạn, không đồng nghĩa là tôi của hôm nay không thể tạo ra giá trị cao hơn. Tôi vẫn luôn có thể bắt đầu chọn lựa hướng đi, đi thu nhận ánh sáng thuộc về bản thân.
Hôm nay, với tư cách là một blogger du lịch được mọi người biết đến thông qua các nền tảng công cộng, tôi đối mặt với nhiều những chất vấn hơn nữa. Rất hổ thẹn, tôi vẫn chưa thể trở thành một người bất khả xâm phạm, dao chẻ súng bắn không chết. Trong những lời châm chọc và thảo luận của người ngoài, tôi cũng đã hoài nghi bản thân vô số lần, thậm chí bi quan tới mức muốn từ bỏ. Nhưng mỗi khi tâm thế không an lọt xuống hố sâu, tôi lại nghĩ tới một đoạn phim trong bộ phim《Trường An Mười Hai Canh Giờ》, Nguyên Tại đã từng nói một câu như thế này khi ngồi trong ngục :
Đứng tại nơi cao nhìn vực thẳm, rơi vào vực thẳm biết trèo lên. Con người không chỉ sống một thời điểm, con người sống liên tục nốt thăng nốt trầm.
Cùng nỗ lực, cùng cố gắng, nhé.
(Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch)
Câu chuyện trích từ sách Hy Vọng Là, Cậu Hãy Luôn Yêu Thương Bản Thân - Phương Kỳ
58 notes · View notes
halyyhpa · 22 days ago
Text
Ai cũng biết, bây giờ tớ cứ hở tí là “Yêu cô Yến lắm, yêu cô Yến nhất trong tất cả các giáo viên đã từng gặp” hay “Mãi một tình yêu với cô Yến” hoặc là “Chưa thấy ai đủ sánh ngang với cô Yến”, “Cô Yến có hình bóng đỉnh nóc kịch trần, tràn ngập trái tim tôi rồi” nhưng đâu phải ai cũng biết tớ từng “Ghét cô đó nhất, tại sao lại cho tôi học cô này???”:). Đúng rồi đó, tớ từng rất ghét cô, có thể nói là người mà ngay từ lần đầu gặp mặt đã ghét luôn rồi.
Tớ vẫn còn nhớ hôm đầu tiên gặp cô vào đầu năm lớp 8, nhìn thấy dáng người cùng nhỏ bé của cô, tớ nghĩ rằng cô còn rất trẻ, nên khi cô bước trên bục giảng, tớ cứ đinh ninh là cô mới ra trường, chỉ đến đây dạy thay cho cô khác thôi chứ cô văn dạy lớp tớ chưa thật sự xuất hiện. Sở dĩ tớ mong có một cô giáo dạy văn khác mà không phải là cô vì lúc ấy tớ thấy cô “khó ưa” quá, ngay từ lần đầu gặp đã cảm thấy năng lượng “không tốt, u ám” rồi. Ôi thế nào cô xác nhận cô sẽ dạy văn cho lớp trong 2 năm tới và cô khó tính thật, cô nói rất nhiều về các nguyên tắc do cô đề ra, nào thì “các bạn đừng ảo tưởng về điểm số lớp 6, lớp 7 của mình”, nào thì “các bạn học cô thì phải theo cô”. Đấy, thế là ánh nhìn đầu tiên đã ghét rồi, cô nói mấy câu xong ghét cô thêm. Vì tớ thích cô giáo nhẹ nhàng, thoải mái thôi chứ không thích cô giáo kỉ luật, kỉ cương, nghiêm khắc thế này đâu!
Sự ác cảm của tớ dành cho cô càng được củng cổ khi cô nói rằng: “Cô sẽ dạy văn như dạy toán, dạy văn có công thức”. Từ rất sớm rồi, đối với tớ, văn học là nghệ thuật, là sáng tạo, là thoả sức tưởng tượng của mình, tớ mới nghĩ là văn ra văn, toán ra toán, sao lại nhét văn vào khuôn khổ như thế thì còn gọi gì là tư duy sáng tạo nữa, “Không học cô này đâu!!!”.
Không riêng gì cô, có khá nhiều người lần đầu gặp đã tạo cho tớ cảm giác không mấy thiện cảm nhưng cô là ngoại lệ hơn một tí, “không mấy thiện cảm” là vẫn có cảm tình một tí tẹo tèo teo, còn cô là ghét luôn, đầu tiên và duy nhất. Và như người khác thì nói chuyện mấy câu sẽ bớt dần thiện cảm, còn cô là càng ngày càng ghét🥰. Hồi ấy, tớ ngồi bàn đầu, cô nói bao nhiêu câu là tớ nghe được hết và câu nào câu nấy càng nghe càng khác khẩu với tớ. Vẫn nhớ là cô bảo cô không thích đi du lịch, nhà cô chỉ có chồng và 3 con cô đi thôi (à đấy, cô không phải sinh viên mới ra trường, 3 con hẳn hoi rồi nhé). Tớ mới nghĩ là du lịch để nhìn ngắm thế giới mà cô cũng không thích được nữa thì đích thị mình không thể học được cô này rồi, trái dấu quá nhiều.
Một lần nọ cô nhìn tớ viết bài, ừ đúng là tớ trình bày không đẹp thật, thừa ra rất nhiều chỗ mà chữ cứ líu ríu vào nhau, cô chỉ vở tớ nói cách trình bày. Tớ tự ái🤗 và ghét cô. Chưa kể có lần tớ hỏi “Cô ơi, học thêm có mất tiền không ạ?”cô trả lời “Trời ơi, học thêm mà không mất tiền à?”. Đúng là tớ hỏi ngu thật nhưng tớ vẫn tự ái, người mình đã không ưa thì nói cái gì, kể cả đúng cũng khiến mình khó chệu (giời ơi nghĩ lại thấy nhục thế không biết, hỏi thế cũng hỏi được🤦‍♀️). Quả như đúng với câu tục ngữ đầu năm cô nói:
“Yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng”
Ghét để trong lòng mãi thì đâu có ổn. Trong mỗi bữa ăn, mẹ tớ thì nấu ăn, còn tớ thì “nấu xói” cô Yến☺️. Tớ nói với mẹ là: “Con không thích cô đấy đâu! Cô ấy cứ như thế nào ấy!!!” hay “Cô ấy khó tính lắm”. Đặc biệt có câu này, nói ra sợ cô Yến đọc được chắc cạch mặt tớ mất, thôi đại ý là lúc ấy tớ nói về cô với mẹ với một từ gần nghĩa với từ “hạn hán”, ý chỉ cô dạy khuôn mẫu, công thức quá để sự sáng tạo, tưởng tượng bay bổng nảy mầm. Tất nhiên lúc ấy vì tớ ghét cô nên chẳng thể nhìn ra được điểm tốt của cô, cứ chăm chăm vào nghĩ xấu thôi. Ghét cô nên việc học văn dần hết hấp dẫn với tớ, chỉ cần nghĩ đến việc hôm nay phải gặp cô là tớ đã phát chán rồi.
Ghét cô là thế nhưng vì tớ đã có mục tiêu nên tớ vẫn tham gia đội tuyển văn của trường. Và có lẽ chính quyết định này đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của tớ về cô…
Học dần rồi cũng quen, tớ không còn quá ghét cô nữa nhưng ác cảm thì vẫn có. Ấy thế mà cô giáo “khó tính” hằng ngày khi dạy đội tuyển lại có phần nhẹ nhàng hơn. Có lẽ cô bộc lộ khía cạnh này là vì đội tuyển chỉ có 4 bạn nữ lại rất ngoan mà, không như A7 51 con người mà hơn phân nửa “nghịch như quỷ”:). Cô cho bài và giảng từ từ, gợi ra những ý nghĩa, cứ đằm thắm, đáng yêu thế thôi. Thế là chẳng biết từ khi nào, tớ quên béng mất mình từng ghét cô Yến đấy.
Có một lần học tiết của cô vào buổi chiều, cả lớp đang rất yên ắng, cô đi lại quan sát mọi người, rồi khi cô đqng ở đằng sau lưng tớ, cô bắt chợt nói một điều gì đó khiến tớ đang tập trung làm bài phải giật mình, vai rung lên. Cô để ý điều đó nên để tay lên vai phải của tớ rồi nói “Sao giật mình thon thót thế con?” và cả lớp quay lại nhìn tớ cười. Tớ cũng cười theo nhưng không phải vì ái ngại, xấu hổ mà là thấy sao cô Yến lại nhẹ nhàng, lại dịu dàng, lại quan tâm học sinh đến thế. Nhưng ấy là khi kể lại khoảng khắc này, tớ mới nhận ra cái cười ấy sao lại bất chợt xuất hiện như vậy, lí trí tớ khi ấy chưa biết nhưng trái tim đã hiểu rồi, chính vì vậy mà có nhiều lúc tớ nghĩ rằng mình vô thức cảm mến cô là từ khoảng khắc này nhưng không hiểu lí do tại vì sao.
Nếu đó là sự kiện khiến tớ không nhận ra mình đã gạt bỏ hoàn toàn ác cảm cô mà thay vào đó là thiện cảm thì có một sự kiến khiến tớ hoàn toàn nhận thức được mình đã quý cô hơn rất nhiều rồi…
Năm ấy là năm đầu tớ thi học sinh giỏi, vì còn nhiều bỡ ngỡ nên tớ đã suýt soát nữa thì được giải. Tớ nhắn tin và bày tỏ cảm xúc với, không phải buồn rầu đâu, tớ nói rằng đây là trải nghiệm và sẽ cố gắng hơn. Cô nhắn lại với những dòng tin rất ấm áp, cô nói rằng dù sao cũng xuất phát muộn hơn các bạn 2 năm mà làm được như vậy là rất giỏi rồi. Đọc những đong an ủi ấy, tớ không khỏi không xúc động và có tình cảm với cô hơn rất nhiều. Tớ không muốn ghét cô nữa đâu.
À nhắc đến đội tuyển năm ấy, tớ cảm thấy kiến thức khó quá, rộng quá mà khả năng mình hạn hẹp nên cuối buổi chiều một hôm nọ, tớ xin cô rời đội tuyển, nhưng khi tớ chưa kịp nói xong, cô đã không đồng ý và bảo rằng : “Con có sự chăm chỉ, không phải ai cũng có được. Con đừng tự ti về khả năng của con như thế. Con cứ thi đi, chỉ còn một tháng nữa thôi,… thế nhé!”. Cô bỏ đi ngay sau đó để lại tớ đang rất bàng hoàng mà ngồi bệt xuống đất. Lúc ấy tớ giận cô lắm, tớ trách cô không quan tâm đến cảm xúc của học sinh. Nhưng sau này tớ phải cảm ơn cô rất nhiều vì chính hành động giữ tớ lại đội tuyển tớ mới có cơ hội thân thiết hơn với Quỳnh Anh, Hà Minh, được lên quận học, được học kiến thức từ nhiều cô, vì thế mà mở mang góc nhìn đầu óc. Tớ phải biết ơn cô Yến nhiều lắm luôn.
Thế đấy, tớ từ ghét cô Yến nhất thành yêu cô Yến nhất (nhất trong tất cả các giáo viên tớ từng gặp nè). Sau này, những điều mà khi mới gặp tớ rất ghét ở cô lại thành những điều tớ rất trân quý ở cô. Người ta vẫn bảo “Mưa dầm thấm lâu” mà. Điều đầu tiên, cô “dạy văn như toán” không phải là bó buộc văn học trong khuôn mẫu mà cho nó một phương pháp để phân tích dễ dành hơn, để biến những câu hỏi tưởng chừng như xa lạ thành gần gũi, quen thuộc hơn, đưa cái trừ tượng thành cái hữu hình, học theo cách này văn vừa dễ vào đầu lại dễ hiểu sâu. Cái thứ hai, cô không khó tính, khắc nghiệt, nói chuẩn thì phải là cô sống có nguyên tắc, có kế hoạch, có kỉ luật, có khoa học. Phải nói rằng nhờ đức tính này của cô, cô không để cho riêng cô mà còn truyền đạt cho học sinh của mình mà tớ từ một người sống tuỳ hứng, muốn thì mới làm hay “nước đến chân rồi mới nhảy” thành một người biết phân chia, sắp xếp thời gian hợp lý, ưu tiên cái nào trước cái nào sau mà vẫn hoàn thành đúng hạn. Học lâu mới biết cô khắt khe đúng chỗ, thoải mái đúng chỗ, cô vẫn vui tính, vẫn hay bông đùa hay thậm chí là còn hùa theo trò đùa của lớp, tất nhiên là có chừng mực rồi. Cuối cùng, cô từng nói rằng cô không thích đi du lịch, tớ nghĩ không hẳn là vậy mà vì hằng ngày cô bận nhiều công việc quá từ dạy học trên lớp đến nhiệm vụ của trường nên không còn thời gian để suy nghĩ về những việc ấy nữa rồi. Cô vẫn thích tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên đấy thôi, có lần cô kể rằng khi hoàn thành xong các công việc, cô sẽ dành một khoảng thời gian cho mình, cô sẽ dùng điện thoại mà thay vào đó là ra ngoài hít thở không khí thiên nhiên. Một người như thế có đáng để yêu không nào? Đến hiện tại, tớ vẫn thích những cô giáo dịu dàng, thoải mái nhưng nếu không có nguyên tắc thì tớ sẽ còn thích nữa, hay chỉ cần có kỉ luật thì đã gây ấn tượng với tớ rồi. Cùng với việc đó, tớ cũng thích cô giáo dạy văn có phương pháp rõ ràng, không có là không chịu đâu.
P/s: Tớ định kể về một điều đặc biệt này nữa về cô nhưng thấy post đã dài rồi với cả giọng văn cũng đang hơi trầm, không phù hợp với điều tớ định nữa nên là để post sau nhé. Cái này hay cực.
Tumblr media
2 notes · View notes
khong-ai-ca · 8 months ago
Text
"Mùa hè đó, tôi đã dốc toàn bộ sức lực để học nấu ăn.
Tôi không sao quên nổi cái cảm giác ấy, cái cảm giác dường như các tế bào đang được nhân lên ở trong đầu.
Tôi mua về ba quyển sách, gồm phần cơ sở, phần lí thuyết và phần ứng dụng, rồi làm theo từng quyển một. Tôi đọc phần lí thuyết trong xe buýt hoặc trên chiếc giường sofa, thuộc lòng các chỉ số calo, nhiệt độ và nguyên liệu. Và rồi sau đó, chỉ cần có thời gian rảnh rỗi, tôi lại lao vào chế biến các món ăn ở trong bếp. Ba cuốn sách gần như rách tả tơi ấy, giờ đây tôi vẫn giữ gìn cẩn thận. Và lúc này, từng trang sách với những gam màu của các bức hình minh họa lại hiện lên trong trí óc tôi, giống như những cuốn sách tranh mà tôi vô cùng yêu quý thời thơ ấu.
"Mikage bị điên rồi mẹ ạ!" "Đúng thế thật!". Yuichi và cô Eriko đã bao lần trò chuyện với nhau như thế. Trên thực tế, suốt cả một mùa hè, tôi đã nấu ăn, nấu ăn và nấu ăn hăng hái như một người điên. Tôi đổ toàn bộ số tiền kiếm được từ việc làm thêm vào cái ham muốn ấy. Thất bại thì làm lại, cho tới khi nào thành công mới thôi. Khi thì nổi khùng, khi thì buồn bực, có lúc lại cảm thấy ấm áp. Cứ thế tôi nấu ăn trong muôn vàn tâm trạng.
Bây giờ ngẫm lại, có lẽ nhờ thế mà cả ba chúng tôi thường được ăn cơm cùng với nhau. Một mùa hè tuyệt diệu.
Tôi hay nhìn ra bên ngoài cửa sổ, chút tàn dư của bầu trời oi ả đang trải ra xanh nhạt trong cơn gió chiều tràn qua tấm cửa lưới, và ăn thịt lợn luộc, món nguội Trung Hoa cùng với món xa-lát dưa hấu. Tôi nấu tất cả những món ấy cho cô Eriko, người luôn hào hứng với mọi thứ mà tôi làm và cho Yuichi, người luôn im lặng và ăn rất nhiều.
Để làm được những món như trứng ốp-lết cuộn với nhiều thức khác ở bên trong, hay nhưng món ninh bắt mắt, hoặc món Tempura 8, tôi đã phải mất khá nhiều thời gian. Trở ngại lớn nhất chính là cái tính đại khái của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó lại tác động xấu đên món ăn đến thế. Tôi không thể chờ cho nhiệt độ lên đủ cao, hoặc là thường bắt tay luôn vào việc chế biến khi mà hơi nước chưa bốc đi hết. Những chi tiết tưởng chừng vặt vãnh ấy lại phản ánh rất rõ lên màu sắc cũng như hình dáng của kết quả, khiến tôi thực sự bất ngờ. Chính vì thế mà cho dù đã quen với những bữa cơm chiều của một bà nội trợ, tôi vẫn không thể có được cho mình những món ăn đẹp như in trong sách.
Tôi đành phải hết sức chú tâm để làm mọi thứ thật cẩn thận. Lau kĩ càng chiếc bát tô, đóng lại nắp của lọ gia vị mỗi lúc mở nó ra, bình tĩnh suy nghĩ về các bước chế biến, nghỉ tay và hít thở thật sâu khi nào cảm thấy sốt ruột và bắt đầu điên tiết. Ban đầu, tôi đã tuyệt vọng vì sự nóng vội của bản thân. Nhưng rồi khi tất cả bỗng nhiên có kết quả, tôi đã lạc quan tưởng rằng: Hình như ngay cả tính cách của mình cũng đã thay đổi! Chỉ là tôi khoác lác vậy thôi.
Để được làm phụ tá cho cô giáo dạy nấu ăn nơi tôi đang làm việc hiện nay, hình như là một việc khó khăn lắm thì phải. Cô không chỉ bận rộn ở trên lớp, mà còn là một người phụ nữ khá nổi tiếng với rất nhiều công việc được biết đến rộng rãi trên truyền hình và các tờ tạp chí, nên tôi phải tham dự một kì thi. Nghe đâu số thí sinh nhiều không thể tưởng tượng nổi. Những chuyện đó, về sau này, tôi được nghe người ta kể lại. Tôi cho rằng mình đã quá may mắn và cảm thấy đôi chút vui sướng, vì một kẻ mới tập tành vào nghề như tôi, chỉ học trong vỏn vẹn một mùa hè mà lại vào được một vị trí như thế. Nhưng khi quan sát những cô gái tới trường học nấu ăn, tôi đã hiểu vì sao. Cơ bản thì sự chuẩn bị về tinh thần của họ khác với tôi.
Những cô gái đó, họ sống trong hạnh phúc. Dù cho có học hành nhiều thế nào đi chăng nữa, họ vẫn được dạy dỗ để không bao giờ vượt ra khỏi cái biên giới của sự hạnh phúc ấy. Có lẽ, những bậc cha mẹ rất mực thương con đã làm như vậy. Và họ chẳng bao giờ được biết tới niềm vui thực sự. Đằng nào tốt hơn? Họ không thể lựa chọn. Con người ấy được sinh ra chỉ để sống một mình. Hạnh phúc, nghĩa là một cuộc đời để không bao giờ phải cảm thấy rằng, thực ra ta chỉ có một mình. Tôi cũng thấy như thế thật là tốt. Họ mang trên mình chiếc tạp dề, miệng cười tươi như hoa, họ học nấu ăn, đầy trăn trở, đầy băn khoăn, và rồi vào giữa lúc đó thì họ bắt đầu yêu và sẽ đi lấy chồng. Điều ấy sao mà tuyệt diệu. Đẹp đẽ và dịu ngọt. Còn tôi, vào những lúc vô cùng mệt mỏi, những lúc trên mặt mình mọc mụn hay vào những đêm cô độc, tôi cố gắng gọi điện thoại đến khắp mọi nơi cho bạn bè, nhưng rốt cuộc tất cả bọn họ đều đi vắng. Những khi như thế tôi luôn cảm thấy căm ghét cuộc đời mình, cả việc tôi được sinh ra, những sự nuôi nấng, dạy dỗ ấy, tất tần tật. Tôi luôn thấy hối hận vì tất cả.
Nhưng vào cái mùa hạ tột cùng hạnh phúc ấy, và ở trong căn bếp ấy, những vết bỏng, và những vết đứt tay đều không làm tôi nao núng. Cả việc phải thức trắng đêm, cũng không làm tôi thấy nhọc nhằn. Ngày nào cũng vậy, tôi luôn phấp phỏng chờ cho đến hôm sau, để lại có thể được đương đầu và thử sức. Trong món bánh cà rốt mà tôi đã làm nhiều tới mức thuộc làu công thức ấy, có trộn lẫn cả những mẩu linh hồn của tôi. Và những quả cà chua đỏ mọng tôi tìm thấy trong siêu thị, bao giờ cũng làm tôi say đắm đến quên đi cả sinh mệnh của mình.
Bằng cách đó, tôi đã biết thế nào là niềm vui, và tôi không thể nào quay đầu lại đuợc nữa.
Dẫu sao, tôi vẫn muốn tiếp tục cảm thấy rằng, rồi một mai mình sẽ chết. Không làm thế, tôi không nhận thấy được mình đang sống.
Và kết quả là tôi đã có một cuộc đời, giống một kẻ rón rén men đi trong bóng tối, bên mép vực dốc đứng, cuối cùng cũng tới được con đường lớn, và bật ra một tiếng thở phào nhẹ nhõm."
- Kitchen | Yoshimoto Banana
5 notes · View notes
msdeng · 8 months ago
Text
Có một điều mà bảnh thấy đúng, đó là chúng ta chịu ảnh hưởng từ môi trường nơi chúng ta lớn lên rất nhiều
Bảnh sinh ra và lớn lên ở miền tây, nhưng bảnh không phải người miền tây rặt, cái văn hoá vùng miền nó không đặc trưng trên người bảnh lắm. Hồi trước bảnh không hề thấy người miền tây dễ thương như người ta nói, cho đến khi bảnh lớn, bảnh thấy những cái điều bình dị trong văn hoá đó nó thân thương đến lạ. Bảnh không khen mọi điều về miền tây, bảnh cũng không phải kiểu người sinh ra ở đâu là sẽ nói tốt một cách mù quáng về nơi đó.
Bảnh bây giờ là người lớn rồi, đứng trong hàng ngũ hình mẫu cho những đứa trẻ con, cho nên cùng một nét văn hoá mà tuỳ người sẽ thể hiện nó theo cách khác nhau. Hôm nay bảnh ra chợ mua bánh mì, thấy người ta đựng trong cái giỏ đan to, trong đầu bảnh nhớ ở quê người ta gọi là cần xé. À mỗi ngày người ta lấy về cả một cái cần xé bánh mì to những vẫn không đủ bán sau vài giờ.
Nói thật bảnh không thích cải lương, vọng cổ, bolero lắm. Trong ký ức của bảnh thứ âm nhạc đó mở ầm ĩ làm phiền cả xóm, hoặc người già đón xem trên tivi vào khung giờ tụi con nít ngủ trưa. Cái nắng ở miền tây bao giờ cũng như đổ lửa, ăn cơm xong phải kiếm một chỗ lủi đi ngủ một giấc. Nếu như bị làm phiền hoặc mất ngủ, cả chiều hôm đó sẽ bị mất tinh thần, uể oải lắm.
Bảnh sống ở nhà ông bà từ lúc học mầm non, bảnh được nuôi lớn, dạy dỗ và sống nhờ ở nhà ngoại- nội hai bên. Dường như mỗi một người lớn trong họ đều có thể xen vào đôi ba câu để nói bảnh nên làm như thế này hoặc như thế kia, nói bảnh phải làm theo quy chuẩn để sau đổi sang một căn nhà khác tiếp tục sống có quy chuẩn - nhà chồng. Bảnh sống như lục bình suốt khoảng thời thơ ấu đến thiếu niên, không chỗ bám rễ, không phát triển cá tính quá mạnh, không có chỗ dựa cũng không có lấy một mái nhà. Nghỉ hè bảnh xuống sà lan của ba mẹ rong ruổi bến này bờ kia để vừa chơi vừa phụ, hết hè lại về nhà ông bà. Bảnh không được quyền luyến tiếc hay ưu ái một nơi, một người nào, bởi nếu sống quá tình cảm thì người đau khổ chỉ có một mình bảnh. Đó cũng là lý do mà bảnh không mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền, bảnh muốn nói, cho đến hiện tại thỉnh thoảng bảnh sẽ bất ngờ nhận ra có một vài thói quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức của bảnh, bảnh nhận thấy và bảnh cũng không muốn sửa.
Ví dụ như việc bảnh nêm đồ ăn thiên ngọt, tép xào, trứng chiên, canh… có lần bảnh lên đại học bị sốt, bảnh đòi bạn cùng phòng làm cho bảnh món trứng chiên theo công thức tuổi thơ của bảnh. Món đó cậu bảnh làm, rồi bảnh dựa theo vị giác mà làm theo, trở thành công thức của bảnh lúc nào không hay. Bà ngoại nói: lúc bà ngoại chưa lấy chồng, thời đó nghèo, khách đến nhà chơi nên bà ngoại ở bếp nấu cơm đãi, món trứng bà lỡ tay bỏ hơi nhiều nước nên mềm oặt. Khách không nói gì nhưng bà ngoại nhớ mãi, bà nói đùa là sợ người ta nghĩ nhà mình nghèo, có dăm ba quả trứng nên phải pha nước cho nhiều để đủ cho nhiều người ăn. Nhưng mà bảnh thấy nó ngon, bây giờ khi chiên trứng bảnh thường sẽ đổ một ít nước vào và nêm hơi nhiều đường một chút.
Mẹ bảnh cũng có vài thói quen ăn uống mà bảnh vô thức làm theo, ví dụ như mẹ bảnh hay mua dưa leo vụn về luộc chấm nước tương. Cái món đó mẹ bảnh không thường làm, chủ yếu là nhà bảnh hay ăn đồ luộc lắm, có hôm rau dại, có hôm rau chợ. Nhưng nếu để lựa chọn giữa dưa leo nguyên và dưa leo vụn để luộc thì mẹ bảnh sẽ chọn vế sau. Có lẽ là dưa nguyên mới hái cũng ngọt lắm, nhưng mà dưa vụn thì chắc chắn luộc lên rất ngọt, trái cũng bé bé nên khi bảnh là con nít rất thích ăn. Mà dưa vụn thì rẻ hơn dưa nguyên, không phải mẹ bảnh tiếc tiền, chắc có lẽ là thói quen của mẹ bảnh thôi. Giờ bảnh dăm ba bữa đi chợ cũng sẽ mua ít dưa vụn về luộc, ăn ngán thì đổi sang canh.
Nhà bảnh không ăn bột ngọt, ít ăn nhiều dầu mỡ và hay ăn đồ luộc, ông bà hai bên đều ăn chay trường, ba mẹ bảnh cũng vậy. Thế nên là, đồ mặn thì bảnh không biết nấu nhiều còn đồ chay thì bảnh có rất nhiều món để “xoay tour” cho đỡ ngán khi sống một mình. Lúc nhỏ bảnh thích nhất và thường xuyên ăn nhất là cá diêu hồng, cá chiên tươi ăn với nước mắm tỏi ớt hoặc cá muối chiên, món nào cũng ngon. Sau này lớn, sự ưu tiên khi chọn cá của bảnh vẫn luôn là cá diêu hồng. Hay giữa đậu que và đậu đũa thì bảnh thích ăn đậu que hơn, hồi tiểu học bà ngoại sai đi chợ chiều mua đậu que về xào, bảnh không biết phân biệt nên xách về một bó đậu đũa. Bà ngoại không có la bảnh, hôm đó cả nhà ăn đậu đũa xào tỏi cũng rất ngon. Sau đợt đó, bảnh biết giá đậu đũa thấp hơn đậu que, mỗi loại đều thích hợp nấu theo cách riêng để cho món ngon. Như khi người ta chiên cơm dương châu thì người ta dùng đậu que chứ không ai dùng đậu đũa bao giờ.
Có lẽ, trong khoảng thời gian đôi khi bảnh nghĩ là bất hạnh khi còn nhỏ, vẫn có những khoảnh khắc mà bảnh vui đúng tuổi một đứa trẻ, nhớ nhất chắc chỉ có đồ ăn và những ký ức vụn vặt bên bà ngoại. Bà ngoại thương bảnh lắm, bà dạy bảnh nhiều, dạy bảnh nên người, cũng cố gắng cho bảnh một tuổi thơ bình thường. Bảnh quý bà ngoại bằng hoặc hơn cách bảnh quý ba mẹ…
Trên lưng bảnh có một nốt ruồi rất to nằm ngay giữa lưng, lúc nhỏ có bà cô thấy nên nửa đùa nửa thật chê xấu làm bảnh tự ti lắm. Sau này lớn, bảnh không bao giờ mặc áo hở lưng, nhưng mà bảnh thay đổi suy nghĩ dần sau khi chấp nhận cơ thể mình - tâm hồn lẫn thể xác. Bảnh nghĩ, có khi nốt ruồi đó là một trong những điều đặc trưng của bảnh, suy cho cùng người ta yêu quý hay phán xét bảnh không phải do mặt mũi bảnh tròn méo ra sao mà là cảm giác bảnh mang lại cho người ta như thế nào. Huống hồ, bảnh không xấu, bảnh chỉ thiếu một vùng đất để cắm rễ sâu và sinh trưởng muộn, thay lớp vỏ sù sì trên thân và ra những quả cây đúng mùa. Đó là hình ảnh đẹp nhất của mình mà bảnh có thể tạo ra, khi người ta không còn tổn thương và sống hết mình với sinh mệnh, họ đẹp lắm.
-Deng
5 notes · View notes
thptngothinham · 3 days ago
Text
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 7 với nội dung kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị...) do Đọc tài liệu sưu tầm và chia sẻ Để hoàn thành tốt bài tập làm văn số 3 lớp 6 trong đề số 7 cùng nội dung kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị...), Đọc tài liệu gửi đến các em một số bài văn mẫu hay nhất để các em tham khảo. ------------ Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 7 kể về một người thân của em Bài văn mẫu 1 Kể về người thân của em lớp 6 ngắn Tôi đã từng nghe rằng "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ", quả thật đúng như vậy. Cả đời này mẹ vất vả, cực nhọc nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Sớm hôm tảo tần, dạy dỗ tôi nên người. Trong cuộc đời này, người mà tôi yêu quý, kính trọng nhất chính là mẹ. Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, mẹ là giáo viên mầm non. Mẹ có dáng người bé nhỏ, mái tóc xoăn tự nhiên xõa dài xuống hai vai. Khuôn mặt mẹ hơi tròn, nước da trắng hồng, mịn màng nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn. Đôi mắt mẹ mang một màu đen huyền bí, dịu dàng và ấm áp. Mẹ có nụ cười tươi, mẹ tôi rất ít khi cười, chỉ có những chuyện rất vui và hạnh phúc mới khiến mẹ cười. Đôi bàn tay mẹ mềm mại như nhung, ấm áp như ánh nắng mặt trời. Đôi bàn tay ấy khéo léo tạo ra những món đồ chơi xinh xắn, nấu lên những món ăn tuyệt vời. Mẹ là người giản dị vô cùng. Mẹ mua cho anh em tôi hết quần này, đến áo kia, nhưng riêng mẹ chỉ có vài bộ quần áo. Bộ áo dài màu tím nhạt mẹ dùng mặc vào những ngày lễ tết, bộ quần áo đi làm đã mặc vài năm nhưng mẹ chưa hề may mới. Ở nhà mẹ mặc những bộ quần áo hoa thoải mái rộng rãi. Không chỉ vậy, mẹ còn là một người phụ nữ dịu dàng, ấm áp, chu đáo, tốt bụng. Mẹ làm giáo viên nên công việc rất bận bịu, phải soạn giáo án, làm đồ dùng cho học sinh,… nhưng mẹ vẫn luôn sắp xếp công việc một cách chu toàn. Mẹ vừa hoàn thành tốt công việc ở trường lại vừa là một người phụ nữ đảm đang trong gia đình. Có mẹ ở nhà mọi việc trong gia đình luôn tươm tất, bố con tôi chẳng phải lo lắng gì từ miếng ăn, giấc ngủ. Mẹ tôi tựa như một cô Tấm vậy. Với con cái mẹ vừa hiền từ lại vừa rất nghiêm khắc. Những lúc tôi mắc lỗi, làm điều sai mẹ luôn nghiêm khắc chỉ ra những lỗi lầm và yêu cầu tôi lần sau không được tái phạm. Mẹ luôn ân cần chỉ bảo cho tôi trong từng câu nói, dáng đi, …để tôi trở thành con người có văn hóa. Đối với hàng xóm mẹ rất tốt bụng, luôn giúp đỡ tận tình khi mọi người nhờ cậy mẹ. Mẹ sẽ chẳng quản ngại mua cho người này gói bánh, làm cho người kia hộp quà,… mẹ làm bằng tất cả sự chân thành của mình. Bởi vậy mẹ luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng. Tôi còn nhớ mãi lần ấy tôi bị ốm nặng mẹ đã ngày đêm bên cạnh chăm lo cho tôi. Những ngày tôi ốm nằm trong bệnh viện, mẹ không rời tôi nửa bước. Đôi mắt tinh anh, nhanh nhẹn của mẹ trũng sâu xuống, những giọt nước mắt mẹ lăn dài trên má khi thấy tôi mê man chưa tỉnh. Đôi bàn tay ấm áp của mẹ nắm chặt lấy tay tôi không rời. Khi tôi tỉnh lại, ánh mắt mẹ rạng rỡ hẳn lên, mẹ khẽ nói: “con yêu của mẹ”, giọng mẹ mới ấm áp và yên bình làm sao. Nghe giọng mẹ tôi thấy mình khỏe hẳn lên. Nhìn vệt nước mắt còn chưa kịp khô trên hai gò má, đôi mắt thâm quầng, làn da sạm đi vì thức khuya, tôi thương mẹ biết nhường nào. Mẹ tôi là vậy, luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc cho gia đình chẳng hề nghĩ đến bản thân. Mẹ cả một đời hi sinh vì tôi, chỉ mong tôi khôn lớn, trưởng thành và trở thành người có ích. Cả đời này mẹ đã không quản vất vả mà hi sinh cho gia đình. Mẹ là người mang đến hơi ấm tình yêu cho gia đình, không có mẹ cũng giống như thiên nhiên mất đi ánh mặt trời. Mẹ là nguồn ánh sáng tiếp cho tôi niềm tin, hi vọng, mẹ cho tôi động lực để không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên. Tôi tự hứa với bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Có thể bạn quan tâm: Văn mẫu kể về người thân trong gia đình của em lớp 6 Bài văn mẫu 2 Kể về một người thân của em - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 7 Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà.
Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyện cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: Trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà đẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Tham khảo thêm: Văn mẫu 6 kể về người ông của em Bài văn mẫu 3 Văn mẫu viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 7 ngắn gọn Trong gia đình, người mà tôi thân thiết nhất có lẽ là chị. Chị gái luôn là người bạn đồng hành với tôi từ nhỏ đến lớn. Hình ảnh về chị luôn để lại trong tôi một tình cảm dịu dàng, yêu thương và trìu mến. Chị em tôi từ nhỏ đã rất thân thiết. Chị hơn tôi 5 tuổi, hiện tại đang là một cô nữ sinh duyên dáng. Chị có dáng người dong dỏng cao, mảnh khảnh như cây mai. Mái tóc chị đen láy, dài đến ngang lưng, trông xa như một làn suối nhỏ. Chị yêu mái tóc của mình lắm, chăm sóc nó rất kĩ. Từ mái tóc chị lúc nào cũng thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ của những loài thảo mộc như bồ kết, lá bưởi... Nước da chị trắng nõn nà làm cho không ít người phải ghen tị vì con gái nông thôn ít ai có làn da mịn màng như thế. Khuôn mặt chị đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm, vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh. Nổi bật trên khuôn mặt thanh tú là đôi mắt bồ câu đen láy và đôi lông mày lá liễu. Người ta vẫn nói: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Ẩn sau đôi mắt chị là cả một thế giới nội tâm vô cùng sống động, phong phú. Chị rất hay cười, mỗi lần chị cười lại để lộ ra chiếc răng khểnh thật đáng yêu. Bố mẹ bận rộn với công việc, từ nhỏ, chị đã thay bố mẹ giúp chăm sóc tôi. Lúc còn bé, chị ru tôi ngủ bằng những câu ca dao ngọt ngào, đến tối lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích li kì, hấp dẫn. Cũng chính là chị đã dạy tôi làm việc nhà, những việc nữ công gia chánh như thêu thùa, may vá, nấu ăn. Những lần có chuyện buồn, không biết kể cho ai, tôi lại tâm sự với chị. Chị đóng vai một người bạn lắng nghe hết những tâm tư của tôi, đưa cho tôi những lời khuyên chân thành, quý giá.
Không chỉ là một người bạn, chị còn là một cô giáo nhiệt tình khi mỗi tối đều hướng dẫn tôi làm bài. Tuy rất cưng chiều tôi nhưng đôi khi chị vẫn vô cùng nghiêm khắc khi tôi lười học mải chơi hay quên làm việc nhà. Tôi vẫn nhớ những lần mình bị ốm mà bố mẹ lại đi vắng, chỉ có hai chị em ở nhà. Một tay chị chăm sóc cho tôi, đút cho tôi từng thìa cháo. Chị có phần già dặn hơn bạn bè cùng trang lứa. Sau giờ học, chị thay mẹ quán xuyến công việc trong nhà, có những gì tốt nhất cũng luôn ưu tiên tôi trước. Tôi thật may mắn khi có một người chị vừa hiền lành, chu đáo, lại dịu dàng, tinh tế như thế. Tôi tự hứa sẽ ngoan ngoãn hơn nữa để chị không phải phiền lòng. --------- Trên đây là một số bài văn mẫu nằm trong mục viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 7 với nội dung kể về một người thân của em đã được Đọc tài liệu biên tập. Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành bài viết trên lớp của mình được tốt nhất. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 6
0 notes
thongtin24hhomnay · 13 days ago
Text
Tiệm cơm thố, quán bún chả 'nổ' trăm đơn mỗi ngày nhờ quảng bá qua app giao đồ ăn
Cùng là hai “nhân tố” mới trong lĩnh vực F&B, Cơm thố Thiên Phúc và Bún chả Việt đã nhanh chóng tìm ra cơ hội phát triển nhờ tận dụng các chiến dịch quảng bá trên GrabFood.
Thu hút khách du lịch nước ngoài nhờ kinh doanh qua app
Vào mỗi buổi trưa, tiệm Cơm thố Thiên Phúc trên đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng trở nên sôi động với các tài xế GrabFood xếp hàng chờ lấy đơn. Chủ quán, anh Hoàng Văn Hào, đã biến ước mơ mở nhà hàng thành hiện thực vào năm 2023 khi nhận thấy cơm thố là xu hướng ẩm thực hấp dẫn tại Đà Nẵng.
Dù có kinh nghiệm làm bếp Hàn hơn ba năm, anh Hào vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng ban đầu. Chỉ khi tham gia bán hàng trên GrabFood, quán của anh mới bắt đầu bùng nổ doanh số, với mỗi ngày phục vụ từ 100 đến 200 đơn hàng. Anh chia sẻ rằng doanh thu từ GrabFood hiện chiếm đến 60% tổng doanh thu, và việc các tài xế Grab tấp nập lấy đơn còn giúp quán thu hút thêm khách vãng lai, biến họ thành khách quen.
Tumblr media
Đưa món bún chả “lên app”, phục vụ hàng trăm đơn mỗi ngày
Khác với Cơm thố Thiên Phúc, anh Lê Đức Anh — chủ thương hiệu Bún chả Việt — là một “tay ngang” chuyển hướng sang kinh doanh ẩm thực. Sau một biến cố trong sự nghiệp, anh trở về Hà Nội và quyết định theo đuổi đam mê với món bún chả. Sau nhiều lần thuyết phục, anh Đức Anh đã được bà chủ quán cũ truyền nghề, tỉ mỉ dạy cách chọn nguyên liệu, tẩm ướp và nướng thịt.
Với mong muốn phát triển Bún chả Việt, anh Đức Anh không chỉ mở cửa từ trưa đến tối mà còn tận dụng nền tảng gia đình có truyền thống sản xuất để tự động hóa quy trình nấu nướng. Nhờ các chiến dịch quảng bá trên GrabFood, như Grab Ngon Rẻ và Bữa trưa 0đ, quán của anh nhanh chóng đạt doanh số hơn trăm đơn mỗi ngày, với doanh thu từ GrabFood chiếm 40% tổng thu nhập. Anh chia sẻ: “Bán hàng trên GrabFood là điểm mạnh của quán, và mình rất hài lòng với kinh doanh online.”
Cả Cơm thố Thiên Phúc và Bún chả Việt là minh chứng cho thấy, việc tận dụng nền tảng giao đồ ăn không chỉ giúp quán mở rộng thị trường mà còn thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bền vững.
0 notes
savemymemories18 · 1 month ago
Text
không ai biết nỗi buồn của em hết, tất nhiên là vậy rồi, ngoại trừ bản thân em có thể cảm nhận rõ nhất, thì chẳng ai có thể thấu cảm nổi.
những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt nhưng cứ lặp đi lặp lại, những sự gắt gỏng, những mặt trái của tình yêu, của người mình đang yêu, chúng dần hiện hữu rõ hơn từng ngày.
em chới với cố níu lấy những điều tốt đẹp của người đó để ở lại, nhưng càng cố lại càng đuối sức.
em sợ hãi, đau buồn và khóc giữa đêm, những áp lực không tên không ai nói.
bây giờ, chọn ra khỏi nhà, xuống đường đi bộ, em muốn mình được thở phào nhẹ nhõm, em muốn thần trí của mình được tỉnh táo hơn.
Đó là những điều anh không bao giờ hiểu.
Anh có tất cả, em ngỡ ngàng nhận ra, anh có mọi thứ.
Sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương và cả sự kiên nhẫn của những người thân yêu dành cho anh, thực sự là quá nhiều.
Anh được bao bọc, yêu thương, dù quá khứ có chuyện gì tệ xảy ra, thì vẫn là được lớn lên trong tình yêu thương của một gia đình hoàn chỉnh, cũng vẫn là nó, điều em chưa từng có được. Bởi vậy, nên chúng ta dần tìm ra được thật nhiều điểm khác biệt. Sự tương đồng ngày một ít đi, thay vào đó là sự hoài nghi, thất vọng đến đau lòng. Những lần anh gắt gỏng, khó chịu mà anh chẳng hề nhận ra, ngày một nhiều thêm.
Em không tự nhận mình là người tốt, em thấy mình lạc lõng, chán nản. Em thấy mình đang dần mất đi sự hứng thú với tình yêu. Thì ra, tình yêu cũng chẳng thú vị đến thế nhỉ? Hay là do em chưa đủ cố gắng để được nhận về những điều xứng đáng?
Ngồi ở Huế vào lúc gần nửa đêm, em thấy nhớ nhà, nhớ Yên Bái, nhớ rừng núi, nhớ em của nhiều năm trước, không quan trọng chuyện yêu đương, chỉ một lòng tiến về phía trước. Em thấy nhớ Yên Bái kinh khủng, em muốn được nghe thật nhiều giọng Bắc hơn nữa, muốn được ngồi thơ thẩn dưới gốc đa ở hội trường thị trấn, muốn được ăn mấy cái bánh quẩy bán ở cổng chợ. Em không còn thích mấy món ăn cay, nóng, mặn ở Huế nữa. Em không còn quá hứng thú với cảnh vật ở đây. Em muốn về nhà, muốn đi Mù Căng Chải, muốn rời khỏi đây. Đây không phải nhà và sẽ không thể là nhà!
Và anh cũng thế, anh cũng sẽ không ở bên em mãi, em cũng không mãi nhẫn nại chờ anh nhận ra. Sự thật là, ngay cả khi chưa thực sự sẵn sàng, em cũng đã chấp nhận bước ra đời, và đời dạy em quá nhiều. Đến nỗi em không thể cho bản thân một cơ hội được bước đi chầm chậm, em sợ bị tụt lại, sợ bị thất bại, nhưng sợ nhất vẫn là đánh mất chính mình. Em đã từng đưa bản thân vào tình huống tồi tệ chỉ vì cái cảm xúc tức thời là được người khác yêu thương và quan tâm. Nên khi gặp gỡ anh, quyết định yêu anh, em đã lắng nghe trái tim mình để biết chắc rằng đây không phải là quyết định trong lúc bộc phát nhất thời. Vậy nên em đã kỳ vọng nhiều, ở đâu đó trong tâm khảm, thực sự là em đã kỳ vọng nhiều.
Một lần nữa, kỳ vọng nhiều, thất vọng nhiều.
Anh không giống em, anh an toàn, được bao bọc, được yêu thương tới mức anh ngại rời khỏi vùng an toàn của chính mình. Khi em đang đi làm phục vụ sau mỗi giờ học để nuôi sống bản thân, hằng đêm ngủ trên băng ghế gỗ ở nhà hàng, anh vẫn đang nằm nơi chăn ấm nệm êm, được ăn cơm mẹ nấu, được chị quan tâm về công việc, học hành.
Anh không giống em, anh bắt đầu mọi thứ muộn hơn em, anh đã không chọn rời khỏi thành phố của mình để vươn mình, anh sợ thất bại nên đã ở lại đây tới tận bây giờ.
Anh không giống em, dù mọi thứ trong nhà đang rối ren, thì vẫn luôn có những người thân tin yêu và ở cạnh đến cuối cùng.
Anh không giống em, phải trực tiếp nghe những lời mắng chửi tệ hại, thậm chí là bị bắt nạt vì quá yếu thế đến mức thực tế là em nhạy cảm tới mức phải nhìn biểu cảm của người khác mà sống. Còn với anh, em không để chuyện đó xảy ra, em dùng hết sức để bảo vệ anh trước mọi chuyện. Nhưng em bảo vệ anh không có nghĩa là để anh ỷ lại vào đó mà phản ứng một cách ngạo mạn, ngang ngược, không biết trước sau. Song, tính cách vẫn vậy, vẫn lui về phía sau, vẫn cả nể, vẫn ngại bày tỏ quan điểm của bản thân khi cần thiết. Em thực sự rất mệt, em đã phải gồng mình, trở nên ghê gớm hơn, em như 1 con nhím phải xù lông để bảo vệ chính mình. Ôi, nhìn lại mà xem, thật quá đáng thương!
Bây giờ ở đây, giữa đêm tối, với những giọt nước mắt đầm đìa trên má, em thương cảm cho chúng ta, cho sự mất mát có thể sẽ xảy đến vì chẳng còn thấu hiểu nhau.
Em nhớ Hà Nội rồi, nhớ miền Bắc, nhớ con người ở đó. Em nghĩ: "Mây tầng nào thì gặp tầng đó", người như thế nào sẽ gặp người như thế ấy. Em đã biết điều đó ngay từ đầu nhưng đã cố chấp thử. Để biết rằng những người an toàn, được yêu thương rồi sẽ về bên nhau, những trái tim đầy vết xước, tổn thương rồi cũng sẽ tìm đến nhau. Nếu chuyện mình chấm dứt, em sẽ dừng lại, thôi tìm kiếm thứ tình cảm xa xỉ này thêm một lần nữa. Em sẽ không thử nữa, những gì em đã biết trước kết quả như thế này, em sẽ không liều mình thử nữa. Nếu chuyện mình kết thúc, em cầu chúc người mới sẽ có thể giúp anh nhận ra mình cần học cách yêu một người như thế nào. Mong rằng những điều tốt đẹp vẫn sẽ luôn đến với anh như nó đang xảy ra từ trước tới giờ vậy.
0 notes
grupitiers · 3 months ago
Text
[reup vì đêm qua tôi viết bài trong lúc buồn ngủ nên hơi ngáo đá]
nói về bài viết này tôi có vài nhận xét như sau:
- thứ nhất, những gì op nêu ra k phải là mẫu con gái truyền thống. "mẫu con gái truyền thống" đặt trong bối cảnh ngày nay là một khái niệm rất linh hoạt (hầu như được xác lập dựa trên niềm tin và quan niệm của một nhóm đối tượng có cùng quan điểm sống) vì thực tế ngày nay k có cơ sở văn hóa nào đủ mạnh mẽ để xác lập nguyên tắc như nào là một người con gái chuẩn mực. thậm chí nếu so với "mẫu con gái truyền thống" thời phong kiến có yếu tố "tứ đức" (ở đây tôi k đề cập đến "tam tòng") mà op đã đề cập ở dưới cmt thì thú thực cái list này của ông anh độ khắt khe k bằng một nửa. đây chính là là bảng liệt kê gu con gái của op k hơn k kém.
- thứ hai, nếu phải công tâm nhận xét thì gu của ông anh cũng khá đại trà và đơn giản. trông thì có vẻ nhiều tiêu chí, khắt khe các thứ nma để ý kĩ thì con gái ở mấy vùng nông thôn miền bắc cũng thế này nhiều (tôi k dám đề cập tới các miền khác vì tôi k sống ở đó). chẳng qua họ k nói nên ông k biết. nghe nhá:
. tóc dài: mấy bạn nữ ở quê vẫn để tóc dài để đi lao động búi hay cột tóc cho dễ. thực tế để ngắn còn khó chịu hơn nhiều (nó chỉ nhẹ đầu hơn th)
. biết uống nhưng k xồ xã: phụ nữ trưởng thành đều biết uống rượu chẳng qua họ có thích hay k th, còn tùy vào tửu lượng của họ nữa. việc biết uống mà ko xồ xã nó quá bình thường 🤷‍♂️
. k hút gì ngoài trà sữa: quá phổ biến. bạn có thể thấy nhiều đàn bà hút thuốc trên mạng nhưng mặt bằng chung số lượng vẫn là ít
. ăn từ tốn nói nhẹ nhàng với người lớn: một gia đình biết dạy dỗ đều có con như này
. học hành đàng hoàng: các gia đình kể cả nông thôn h vẫn có đủ điều kiện cho con đi học một trường đại học tử tế. được đi học đầy đủ k phải bỏ học thì có thể gọi là học hành đàng hoàng r chứ k phải cứ trường này trường kia mới là tử tế
. cắm cơm, luộc rau: hầu như con gái ai cũng biết mấy cái nấu cơm luộc rau cơ bản cả. đến cả con trai còn biết nữa là.
-> các yếu tố đưa ra đều ở mức cơ bản và hầu như con gái hiện nay rất nhiều bạn được như này. nên cái cách ông anh bảo "nếu em như vậy em tuyệt lắm đó" nghe cứ hài hài :))) đồng ý là nó tốt nma đến mức gọi là "tuyệt" thì ...
chắc tiêu chuẩn của tôi về vấn đề này hơi cao hay là việc ông anh viết hẳn một bài tâng bốc cái gu đại trà của mình nó hơi cấn nhỉ?
Tumblr media
0 notes
holethoa · 3 months ago
Video
youtube
Cô gái sống sót trong rừng, nấu ăn bằng tre và cuộc sống nông trại
Bắt đầu
Một cô gái trẻ, tên Linh, đã quyết định rời khỏi cuộc sống thành phố bận rộn để trải nghiệm cuộc sống hoang dã. Cô chọn sống trong một khu rừng hẻo lánh để khám phá sự sống còn của mình. Với kỹ năng sinh tồn cơ bản, Linh đã tự mình đối mặt với nhiều thử thách trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
Cuộc sống trong rừng
Linh đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi vào rừng. Cô mang theo một vài vật dụng thiết yếu như dao, lửa và một vài dụng cụ khác. Cô phải học cách tìm nước từ những dòng suối nhỏ và tận dụng nước mưa để tồn tại. Cô cũng phải tìm kiếm thức ăn từ thiên nhiên, từ hái quả dại đến săn bắn động vật nhỏ.
Thách thức và cảm xúc
Sống trong rừng không hề dễ dàng. Linh phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, từ cái nóng thiêu đốt của mùa hè đến cái lạnh buốt giá của mùa đông. Cô cũng phải học cách bảo vệ bản thân khỏi động vật hoang dã. Tuy nhiên, những thử thách này đã giúp cô trưởng thành và hiểu rõ hơn về nội lực của mình.
Nấu ăn bằng tre
Khám phá ẩm thực thiên nhiên
Trong thời gian sống trong rừng, Linh đã phát hiện ra cách nấu ăn bằng tre, một phương pháp truyền thống được nhiều người dân bản địa sử dụng. Cô sử dụng ống tre để nấu ăn, từ nước sôi đến nấu cơm và các món ăn khác. Phương pháp này không chỉ giữ được hương vị tự nhiên của thực phẩm mà còn rất thân thiện với môi trường.
Món ăn độc đáo
Linh đã chế biến nhiều món ăn độc đáo từ tre, như cơm lam, gà nướng trong ống tre, và nhiều món khác. Cô cũng học cách sử dụng lá cây và các thành phần tự nhiên khác để tạo ra những bữa ăn ngon và bổ dưỡng.
Ý nghĩa và kinh nghiệm
Nấu tre không chỉ là một phương pháp nấu ăn, mà còn là một cách để kết nối với thiên nhiên. Linh cảm thấy mỗi bữa ăn là một trải nghiệm đặc biệt, giúp cô hiểu rõ hơn về tính bền vững và tôn trọng thiên nhiên.
Cuộc sống nông trại
Xây dựng trang trại
Sau một thời gian sống trong rừng, Linh quyết định xây dựng một trang trại nhỏ để tự túc. Cô học về trồng trọt và chăn nuôi, từ trồng rau và trái cây đến nuôi gà và lợn. Trang trại của cô không chỉ cung cấp thức ăn, mà còn là nơi cô tìm thấy sự bình yên và thư giãn.
Công việc hàng ngày
Cuộc sống nông trại đòi hỏi Linh phải làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Cô dậy sớm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi của mình, từ tưới nước và bón phân đến thu hoạch. Cô cũng học cách bảo quản thực phẩm và làm các sản phẩm thủ công từ các nguyên liệu có sẵn.
Giá trị của cuộc sống nông thôn
Cuộc sống nông trại đã dạy cho Linh nhiều bài học quý giá về sự kiên nhẫn, chăm chỉ và biết ơn những điều đơn giản trong cuộc sống. Cô cảm thấy hạnh phúc khi được sống gần gũi với thiên nhiên và tạo ra sản phẩm từ sự nỗ lực của chính mình.
Kết thúc
Thông qua những trải nghiệm sống trong rừng, nấu ăn bằng tre và cuộc sống đồng áng, Linh đã học được rất nhiều về sự độc lập và tự lập. Cô ấy đã trở nên mạnh mẽ hơn và tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản. Những kỷ niệm này sẽ mãi mãi là một phần quý giá trong cuộc sống của cô.
0 notes
chieclamauxanh · 1 year ago
Text
Hôm nay mình mệt, thật sự mệt.
Sau một ngày làm hết công suất ở công ty, giờ mình vẫn đang ngồi ngoài highlands soạn đề để mai đi dạy, 1 tiếng nữa còn một cuộc họp của nhóm nghiên cứu khoa học, sáng mai phải lên trường sớm.
Chiều nay mình tranh thủ được ít thời gian ghé qua phòng tập, tập mấy bài nhẹ nhàng, rồi cũng tranh thủ lướt tiktok cập nhật tình hình bữa giờ. Mình có xem được một cái clip khá hay, mình sẽ share cho mọi người xem nha. Đại ý rằng khi bạn làm những công việc chân tay, bạn mệt thân nhưng ít mệt tâm, còn những công việc về trí óc thì ngược lại. Cứ suy nghĩ rồi mệt mỏi, lại nốc thuốc vào, cứ thế lặp đi lặp lại không sớm thì muộn cũng tr*m c*m.
Rồi tự nhiên mình sợ, như thể giờ mình vẫn thấy mình ổn đó, nhưng có thật sự vậy không, bao giờ thì mới gọi là bất ổn, hay lúc mà mình nhận ra mình bất ổn thì đã không còn kịp rồi?
Bạn mình đứa nào thấy cái lịch làm việc của mình cũng khen lấy khen để, vừa đi học vừa đi làm, tham gia nghiên cứu khoa học lại còn cân cả dự án freelance. Thế mà cuối tuần vẫn có thời gian dành riêng cho gia đình.
Mình chỉ cười, mình không muốn từ bỏ cơ hội. Nhưng phải công nhận rằng làm nhiều thứ cùng lúc nó bào mình kinh khủng, 2 ngày cuối tuần về nhà mình dành hầu hết thời gian cho việc nằm và ngủ. Mẹ mình cũng biết mình vất vả nên nấu đủ món cho mình ăn. Có lẽ gia đình là điểm tựa vững chắc nhất cho mình nên mình tin rằng dù thế nào đi nữa, mình rồi sẽ ổn thôi.
Hôm nay là thứ 2, mình mới vừa trở lại sài gòn thôi, vậy mà muốn về nhà nữa rồi í. Khoe là mình mua bánh trung thu rồi, chờ thứ 7 mang về cho mẹ thôi. Cảm giác đi xa rồi mang gì đó về nó thích lắm, có cơ hội mọi người cũng thử đi nhen.
Rồi nói nhiêu đó thôi, mình soạn đề tiếp đây. Link video mình để dưới comment nhe.
Tumblr media
14 notes · View notes
caodanghncc · 4 months ago
Text
Tổng quan về các trường cao đẳng dạy nấu ăn tại Hà Nội
Hà Nội là một trong những trung tâm ẩm thực lớn của Việt Nam, và nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này cũng rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều trường cao đẳng đã mở các chương trình đào tạo về nấu ăn, pha chế. Các trường này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn về ẩm thực mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp sinh viên tự tin bước vào nghề.
>>>Đọc thêm: ngành chế biến ẩm thực tại Cao đẳng cộng đồng Hà nội
0 notes
eliskey · 4 months ago
Text
Mua tài khoản Masterclass
MasterClass là gì?
MasterClass là một nền tảng giáo dục trực tuyến nổi bật, được thành lập vào năm 2012 và ra mắt chính thức vào năm 2015. Nền tảng này cung cấp các khóa học do những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau giảng dạy, từ nghệ thuật, ẩm thực đến kinh doanh và thể thao.
MasterClass thích hợp với ai? 
MasterClass thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
Người yêu thích sáng tạo: Những ai đam mê nghệ thuật, viết lách, nấu ăn, hoặc các lĩnh vực sáng tạo khác sẽ tìm thấy nhiều khóa học thú vị từ các chuyên gia trong ngành, như Martin Scorsese, James Patterson, và Gordon Ramsay.
Chuyên gia và người làm việc trong ngành: Các khóa học cũng rất hữu ích cho những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ và muốn nâng cao kỹ năng hoặc tìm kiếm cảm hứng mới. MasterClass cung cấp kiến thức từ những người có uy tín, giúp họ cập nhật xu hướng và phương pháp mới.
Người học không chính thức: Những người muốn học hỏi một cách tự do và linh hoạt, không bị ràng buộc bởi th���i gian hay địa điểm, sẽ thấy MasterClass là một lựa chọn lý tưởng. Họ có thể học từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào.
Người tìm kiếm trải nghiệm học tập độc đáo: Với việc học từ những người nổi tiếng và có kinh nghiệm thực tế, MasterClass mang đến một trải nghiệm học tập khác biệt so với các nền tảng học trực tuyến khác, nơi mà người dùng có thể học hỏi từ những câu chuyện và kinh nghiệm sống thực tế của giảng viên.
Tóm lại, MasterClass phù hợp với những ai có đam mê học hỏi, muốn nâng cao kỹ năng cá nhân hoặc đơn giản là khám phá kiến thức mới từ những người xuất sắc trong lĩnh vực của họ.
Ưu điểm và nhược điểm của MasterClass
MasterClass có nhiều ưu điểm và nhược điểm đáng chú ý, dưới đây là phân tích chi tiết:
Ưu điểm
Giảng viên nổi tiếng: MasterClass hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, cho phép học viên học hỏi từ những người có kinh nghiệm và thành công, như Martin Scorsese, Serena Williams và Gordon Ramsay.
Nội dung chất lượng cao: Các video bài giảng được sản xuất chuyên nghiệp, có độ phân giải cao và được biên tập kỹ lưỡng, giúp tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn và dễ tiếp thu.
Học tập linh hoạt: Học viên có thể tự điều chỉnh tốc độ học tập của mình, xem lại nội dung bất cứ lúc nào và từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet.
Đa dạng chủ đề: MasterClass cung cấp một loạt các khóa học từ nghệ thuật, ẩm thực đến kinh doanh và thể thao, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dùng.
Khả năng truyền cảm hứng: Những câu chuyện và kinh nghiệm từ các giảng viên nổi tiếng có thể truyền cảm hứng cho học viên, giúp họ phát triển kỹ năng và đam mê cá nhân.
Nhược điểm
Chi phí cao: Mặc dù chất lượng nội dung tốt, nhưng mức phí đăng ký của MasterClass có thể cao hơn so với một số nền tảng khác như Udemy hay Skillshare, điều này có thể là rào cản cho một số người học.
Thiếu tính thực hành: Một số học viên có thể cảm thấy rằng các khóa học không cung cấp đủ hướng dẫn cụ thể hoặc thực hành, mà chủ yếu tập trung vào lý thuyết và cảm hứng.
Nội dung có thể dễ dàng tìm thấy: Một số người dùng cho rằng nhiều thông tin trong các khóa học có thể đã có sẵn miễn phí trên các nền tảng khác như YouTube, dẫn đến sự hoài nghi về giá trị của việc trả tiền cho khóa học.
Không phù hợp cho người học thích môi trường truyền thống: MasterClass có thể không lý tưởng cho những ai thích học trong môi trường tương tác trực tiếp hoặc cần sự hướng dẫn cụ thể hơn từ giảng viên.
Tóm lại, MasterClass mang lại nhiều lợi ích cho người học, đặc biệt là những ai đam mê sáng tạo và muốn học hỏi từ các chuyên gia. Tuy nhiên, chi phí và cách thức giảng dạy có thể không phù hợp với mọi người.
Nguồn: https://eliskey.com/mua-tai-khoan-masterclass/ 
Tumblr media
0 notes
quyhanizab · 4 months ago
Text
trời kéo mây đen là mình mẩy tràn trề nỗi nhớ quê. 
hồi còn ở nhà trời bắt đầu chuyển mưa là ba bắt vô nhà đóng cửa lại, xứt dầu vì sợ gió mà con ốm yếu dễ bệnh. rồi lớn hơn, ngồi ở nhà học bài ngóng mẹ đi dạy về, vì trời mưa mẹ thường nấu chi đó ngon ngon để ăn. lớn hơn nữa, chạy gần 20km tới trường trong tấm áo mưa ướt nhẹp. 
tuổi thơ là một loạt những nhiệm mầu giản đơn vô tư như rứa!
à có một hôm trời mưa ở đây trời mưa quá, đặt xe đi học, anh Grab mặc áo mưa cánh dơi, ngồi sau lưng lại nhớ nhà nhớ quê, hồi nhỏ ba chở đi học cũng ngồi rúc sau chiếc cánh dơi ôm ba chặt, lâu lâu lật áo mưa lên nhìn thử gần tới trường chưa
hồi nhỏ, hạnh phúc là chuyện rất đơn giản. lớn lên rồi, có thể sống đơn giản là hạnh phúc.
những chiều nhớ nhà cồn cào là đi học về đúng ngay giờ cơm chiều, dắt xe vào nghe mùi hành tím khử thơm nức từ gian bếp nào đó, nhớ cơm mẹ nấu.
"Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh."
mẹ vẫn luôn đau đáu chuyện con gái chưa trưởng thành, có lớn mà không có khôn trong khi tuổi mẹ đã xế chiều. và tất nhiên con có lớn mấy vẫn bé bỏng và khờ dại trong mắt mẹ, như "con bay trễ 1 bữa đi, để mẹ ôm con ngủ thêm 1 đêm nữa".
con nhớ những bữa cơm khi con về sau lần đầu xa nhà, những bữa cơm dôi lên gấp 3,4 lần bình thường, con ăn ngon nhưng con biết không có con ở nhà ba mẹ ăn uống rất tằn tiện
chỉ mong mẹ an tâm về con nhiều hơn...
0 notes
hamstrous · 4 months ago
Text
BÍ MẬT ĐẰNG SAU CĂN BẾP CỦA MASTERCHEF
Dạo gần đây chương trình Masterchef bản Mỹ nổi trở lại trên mạng xã hội ở Việt Nam, kéo theo đó là một loạt những người xem “toxic” chỉ trích và lăng mạ một vài thí sinh như Courtney, Ryan và Nathan, thậm chí là đến trang cá nhân của một vài người khác vì những diễn gì diễn ra trong cuộc thi đã qua. Vậy nên mọi người cần phải hiểu rằng những gì được công chiếu trong các chương trình truyền hình thực tế như Masterchef chỉ là một phần nhỏ của những sự việc đã diễn ra trong cuộc thi. Vậy nên khán giả không nên chỉ trích những thí sinh vì nghĩ họ xấu tính hoặc kém cỏi chỉ thông qua một chút thông tin mà bạn được xem trên truyền hình.
Trong căn bếp của Masterchef, có hẳn một đội ngũ sản xuất tham gia vào việc phục dựng, tính toán kỹ lưỡng mọi hình ảnh và hoạt động diễn ra trong một tuần thi đấu để chỉnh sửa thành một tập phim 45 phút chiếu hằng tuần. Tuy nhiên để có được những nội dung kịch tính để thu hút sự chú của khán giả, nhà sản xuất cần phải khai thác triệt để mọi yếu tố để đẩy các thí sinh vào “bờ vực” cảm xúc để khiến họ trở nên "bùng nổ" tâm lấy trước ống kính máy quay. Vậy nên áp lực của cuộc thi là thật, mọi khoảnh khắc nấu ăn là thật, và hậu quả sau đó cũng là thật.
Nếu bạn đẩy hàng trăm người đến mức gây căng thẳng tột độ, sẽ có ai đó phải gục ngã dưới áp lực, và các nhà sản xuất chương trình thực tế đều hiểu điều này. Phần lớn các cựu thí sinh không dám lên tiếng phơi bày về quá trình tuyển chọn thí sinh và quay một chương trình thực tế vì họ buộc phải ký hợp đồng thỏa thuận không tiết lộ (NDA) trong một khoảng thời quan nhất định. Vì thế những gì xảy ra trong xuyên suốt cuộc thi không hề êm đẹp như nhiều người lầm tưởng.
Quá trình casting của Masterchef diễn ra trong nhiều giai đoạn. Hầu hết các thí sinh gửi một video thông qua trang web của chương trình, sau đó đến các buổi đánh giá được tổ chức trên khắp nước Mỹ và tự mình chuẩn bị một món ăn đặc trưng. Ở vòng này, "món ăn đặc trưng" được chấm điểm bởi các giám khảo thuộc các trường dạy nấu ăn. Nếu họ phê duyệt để vào vòng thử sức chính thức trước ống kính, đồng nghĩa với việc bước tiếp theo là các thí sinh phải điền vào hàng đống giấy tờ. Trong đó bao gồm các khảo sát tính cách và tâm lý để tạo nên một câu chuyện đặc trưng của thí sinh nhằm xây dựng một "tuyến truyện" hợp lý biến họ trở thành "nhân vật" của chương trình.
Trong bài đánh giá tâm lý, những câu hỏi được đặt ra đại loại như “Bạn có phải là một người luôn tuân lệnh” hoặc "Ai là vị giám khảo quan trọng nhất đối với bạn", sẽ được hỏi theo nhiều cách để kiểm tra tính trung thực của thí sinh. Đan xen vào đó là những câu hỏi thông thường về bệnh án, tiền sử pháp lý, tình trạng tài chính và địa điểm cư trú. Những câu trả lời này sẽ được lưu trữ để khai thác các khía cạnh cảm xúc của thí sinh trong cuộc thi để có thể vẽ nên "cốt truyện" cho chương trình.
Mọi thí sinh đều được chương trình chuẩn bị cho diện mạo đặc trưng để giúp gây dấu ấn cho "nhân vật" của họ với khán giả. Nếu thí sinh là những cô gái có ngoại hình xinh đẹp như Jessie S4, Courtney S5, hoặc Olivia S6, nhà sản xuất sẽ yêu cầu họ mang giày cao gót trong phần đánh giá món ăn. Với những thí sinh ưa đội các mũ kiểu cách như Ben S2, Mike S3, David S6, Shaun S7, họ sẽ được khuyến khích đeo mũ xuyên suốt khi quay. Trang phục đóng vai trò quan trọng để “kể” chuyện, Derrick S6 sẽ diện áo cụt tay như khi anh còn là tay trống, Tommy S6 sẽ diện những bộ trang phục màu sắc để thể hiện khía cạnh nhà thiết kế, Nick S10 sẽ diện áo thun của Harvard vì từng theo học tại đó, Luca S4 sẽ diện vest để thể hiện khía cạnh lịch lãm của mình. Không chỉ qua trang phục, các thí sinh cũng được liên tục yêu cầu thể hiện background của mình thông qua món ăn hoặc khi trả lời phỏng vấn, chẳng hạn như nếu Kriss S4, Shelly S6, và Claudia S6 sẽ liên tục nhắc về vai trò làm mẹ của mình, Sarah S10 sẽ kể về việc mình từng tham gia quân đội, Dan S7 sẽ đề cập về việc mình từng là thành viên Hội Nam sinh. Các thí sinh cũng sẽ được hỏi về nguồn gốc văn hóa và quốc tịch đặc trưng của mỗi người trong phần phỏng vấn và yêu cầu thể hiện điều đó trong món ăn.
Sau khi thí sinh đã trở thành “nhân vật”, đây là lúc để họ trở nên xung đột với nhau. Tiêu biểu nhất là khi thí sinh chiến thắng thử thách và sử dụng quyền lợi của mình để gây khó dễ đối thủ. Hoặc khi đến thử thách, ban giám khảo sẽ hỏi đội trưởng ai là thành viên tệ nhất, ai là người nên được cứu. Đôi khi giữa lúc nấu ăn, giám khảo sẽ đến và hỏi ai sẽ bị loại hoặc ai là người yếu nhất. Điều dẫn đến một bầu không khí xung khắc giữa các thí sinh, nhưng đó chỉ mới những gì diễn ra trước ống kính. Ở phía sau hậu trường, nhà sản xuất của chương trình sẽ có cách khác để tạo hiềm khích giữa các thí sinh. Từ những bài kiểm tra tâm lý và lý lịch ban đầu, nhà sản xuất sẽ sắp xếp phòng cho các thí sinh dựa trên khuôn mẫu. Nếu như thí sinh là một người đồng tính da màu thích thể hiện bản thân, thí sinh đó sẽ được ghép phòng với một người dị tính da trắng bảo thủ. Các thí sinh sẽ được ghép dựa trên tính cách và đặc điểm khuôn mẫu trái ngược nhau của họ. Cứ như thế, các thí sinh sẽ tự động xung đột và điều đó sẽ được thể hiện khi họ được đưa vào thi đấu. Nhà sản xuất đôi khi cũng sẽ “chăm sóc” một vài thí sinh và “bỏ rơi” những người khác để tạo cảm giác “thiên vị” và phân biệt đối xử. Những thí sinh mờ nhạt, hoặc không chịu học hỏi, hoặc không còn “tài nguyên” để “khai thác”, nhà sản xuất sẽ chuẩn bị các thử thách tiếp theo để họ thất bại và bị loại.
Khía cạnh khắc nghiệt nhất của cuộc thi bắt đầu trước cả khi họ bước vào thử thách, họ bị bắt chờ đợi hàng tiếng đồng hồ cho mỗi giờ quay, không được tiếp xúc công nghệ, hạn chế tối đa việc gọi điện cho người thân, nhiều người trong số thí sinh căng thẳng tột độ vì không nắm rõ được tình trạng gia đình và nhà cửa vì bỏ dở công việc để tìm kiếm cơ hội trở thành Vua đầu bếp. Nhà sản xuất đôi lúc cũng sẽ tìm cách để kích động áp lực của các thí sinh để khiến họ tuôn trào cảm xúc khi thất bại thử thách. Nhân viên y tế luôn được túc trở ở mọi nơi để ứng phó kịp với tình trạng thí sinh không thể chịu nổi áp lực và sức nặng của cuộc thi. Nhiều người trong số đó trở nên giận dữ, chán nản và trở nên xung đột với các thí sinh khác. Tất cả các khoảnh khắc tiêu cực của thí sinh sẽ được cắt ghép để tạo nên câu chuyện “drama” cho mỗi tập. Những thí sinh có tính cách “bùng nổ” sẽ được giữ lại cuộc thi và được chỉnh sửa mỗi khung hình để trở thành “phản diện.
Chính từ những áp lực như thế này đã dẫn đến tỷ lệ -- -- (TT) cao của những người từng tham gia chương trình thực tế nói chung. Những người tham gia truyền hình thực tế khi trở về có tỷ lệ khả năng chịu sang chấn hậu tâm lý (PTSD) hoặc mắc các bệnh tâm lý cao gần bằng với tỷ lệ của binh sĩ trở về từ chiến trường. Và đương nhiên, thí sinh của Masterchef không ngoại lệ.
[Cân nhắc mô tả TT và bệnh tâm lý]
Josh Marks, Á quân mùa 3 của Vua đầu bếp Mỹ, được biết đến với khán giả bằng hình tượng chàng trai cao ráo dễ gần với các thí sinh. Anh sẵn sàng giúp đỡ Christine Hà vì cô là người khiếm thị, và từng xem cô là người chị em kết nghĩa thân thiết nhất anh từng biết. Khi Josh bị loại và được trao cơ hội quay trở lại, anh trở nên nghiêm túc và cạnh tranh hơn để đi tới vòng chung kết của cuộc thi. Josh về nhì chung cuộc với một chút tiếc nuối nhưng lại tràn đầy hy vọng mới về sự nghiệp ẩm thực của mình.
Khi chương trình bắt đầu được công chiếu vào tháng 6/2012, Josh vô cùng phấn khích mở tiệc cùng xem với bạn bè, đồng thời anh chàng liên tục cập nhật mỗi tập mới trên MXH của mình. Nhưng sau khi tập cuối được phát sóng vào tháng 12, Josh bắt đầu bộc lộ nhiều thay đổi, bao gồm xuất hiện nhiều cơn hoảng loạn không kiểm soát.
Sau một buổi tiệc cùng xem chương trình với bạn bè, Josh cùng với Ryan Umane (thí sinh cùng mùa 3 khi ấy Josh làm thân) đi dạo phố ở New York thì gặp một đám đông bao vây xung quanh vì nhận ra anh từ chương trình. Josh trở nên hoảng loạn, anh gọi cho mẹ và được đưa về căn hộ gần đó của Ryan. Những tháng tiếp theo đó, tình trạng này ngày càng tồi tệ và Josh bắt đầu mất nhận thức với thực tại. Anh liên tục liên thuyên về những viễn tưởng của mình với bạn bè, bắt đầu trở nên khó chịu và không ổn định. Anh bỏ việc và quay về Chicago sống với mẹ. Tháng 1/2013, mẹ của Josh ghi nhận rằng anh gọi điện cho bà để nói về việc đang “chiến đấu với quỷ dữ” khi đang tham gia một sự kiện ẩm thực.
Thời gian tiếp tục trôi qua, tình trạng của anh dần tệ hơn. Josh gặp phải một tai nạn giao thông sau khi bất tỉnh tạm thời lúc đang lái xe. Cảnh sát được gọi đến và phát hiện anh la hét và làm loạn trong chiếc xe hơi gần như sụp nát. Mặc dù không bị chấn thương thể chất nghiêm trọng, tình trạng thất thường về tâm lý khiến bệnh viện yêu cầu giữ lại trong ba ngày để chẩn đoán. Khi mẹ và chị của Josh ở cùng anh trong căn phòng hồi phục, cả hai lo lắng khi thấy Josh bắt đầu nói lảm nhảm về mọi thứ, trong đó có đề cập rằng Gordon Ramsay đã qua đời. Đêm đó, gia đình liên hệ với một nhân viên xã hội để tìm liệu pháp chữa trị tâm thần cho Josh, nhưng việc anh không có bảo hiểm khiến cho việc điều trị trở nên tốn kém và trì trệ.
Ngày 17/1, anh được trả cho gia đình chăm sóc sau khi được chẩn đoán mắc rối loạn lưỡng cực và bắt đầu có dấu hiệu của loạn thần. Mẹ anh buộc phải tìm hiểu những phương pháp trị liệu thay thế cũng như cố gắng hiểu tình trạng của con mình. Từ năm 2009-2012, bang Illinois cắt giảm phần lớn ngân sách dành cho các chương trình điều trị tâm lý, một gia đình người Mỹ gốc Phi không có bảo hiểm như Josh càng khó tiếp cận tới những phương pháp điều trị hiệu quả. Mẹ anh đôi lúc cố gắng gửi Josh vào các bệnh viện khác nhau để điều trị nhưng đều bị trả lại với một hàng đống thuốc. Josh may mắn tiếp cận được chương trình ObamaCare dành cho những hộ nghèo khi ấy. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không bền vững do đây là chính sách còn mới với nhiều bất cập.
Tháng 2/2013, Josh tham gia xuất hiện trước công chúng trong một video cho một dự án về phòng chống bệnh tâm lý. Những tưởng anh đã bắt đầu khỏe lại sau một thời gian điều trị, nhưng các triệu chứng loạn thần quay lại vài tháng sau đó. Một buổi tối, anh hỏi mẹ mình liệu bà có nghe thấy được những giọng nói trong đầu anh. Buổi tối ngày 28/3/2013, Josh mất tích đến khuya khiến bà phải gọi hỗ trợ. Lực lượng chức năng tìm được xe anh đỗ gần một công viên Hyde của thành phố. Cảnh sát thấy Josh ngồi trong xe, người dính đầy má-, trong tay cầm khẩu s— được cho là đã cố gắng TT. Josh khi thấy họ liền bị kích động và t-- cô-- các viên cảnh sát. Khung cảnh trở nên vô cùng bạ- l-- và hỗn loạn, cảnh sát dùng mọi biện pháp để khiến anh bất tỉnh. Trong báo cáo vụ việc, viên cảnh sát ghi nhận Josh liên tục lảm nhảm về việc bị linh hồn của Gordon Ramsay ám và biến anh thành Đấng toàn năng. Josh phải ngồi tù trong vài tuần vì tội hành h--- cảnh sát. Mẹ của anh buộc phải vay mượn tiền để trả phí bảo lãnh, thuê luật sư để giảm án cho anh với lý do mắc bệnh tâm thần, và cũng như tìm bác sĩ điều trị sau khi được thả. Khi ấy, các kênh truyền thông địa phương và tờ TMZ bắt đầu “đánh hơi” tin tức để giật tít và đăng tải giễu nhại Gordon Ramsay.
Gia đình Josh tìm được bệnh viện để điều trị cho anh miễn phí. Anh bắt đầu ổn định hơn nhưng cũng dần trở nên trầm tính vì tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên lúc này bác sĩ chẩn đoán Josh mắc tâm thần phân liệt hoang tưởng và được bệnh viện trả về. Josh bắt đầu ngủ nhiều hơn để giảm triệu chứng, nhưng tiếng nói trong đầu anh ngày càng to hơn. Mẹ của Josh bất lực nhìn anh ngồi thất thần trước tường. Khi ấy, bà bắt đầu dành hết thời gian chăm sóc cho Josh. Một buổi sáng, bà ra ngoài làm việc như thường lệ, hàng xóm gọi điện báo rằng thấy Josh đang cầm khẩu s--- đứng trước nhà. Bà hoảng loạn tức tốc chạy về, để rồi tuyệt vọng phát hiện cơ thể Josh đang nằm dưới đất.
"Đằng sau nụ cười rạng rỡ đó, Josh đang trong cuộc chiến của cuộc đời mình với căn bệnh tâm thần." - điếu văn của Josh tại đám tang.
Nhiều người gửi lời chia buồn và tiếc thương tới gia đình của Josh, trong đó có Christine Hà, các thí sinh trong cuộc thi, và Gordon Ramsay. Gia đình không muốn đổ lỗi cho MasterChef vì bất cứ điều gì. Josh đã thay đổi rất nhiều vì áp lực trong cuộc thi. Có lẽ áp lực ấy đã lột bỏ lớp vỏ bọc căn bệnh tâm lý anh đã cố gắng kiếm hãm trong nhiều năm từ trước đó. Và những gì diễn ra là không thể tránh khỏi.
Josh Marks không phải người duy nhất từ chương trình ra đi vì bệnh tâm lý. Beth Kirby, thí sinh mùa 4, cũng từng đề cập đến những trải nghiệm tiêu cực khi tham gia cuộc thi trước khi cô qua đời vì “chống chọi với căn bệnh tâm lý”. Một tuần trước khi bị loại, cô chia sẻ bản thân cảm thấy áp lực và bị “bòn rút” vì phải liên tục quay phim, đặc biệt là việc cô đơn vì không thể được gặp gia đình. Beth nhớ lại việc được nhà sản xuất yêu cầu thể hiện cảm xúc, diễn cảnh khóc lóc van xin không muốn bị loại trong buổi phỏng vấn sau khi quay phim. Tuy nhiên cô hoàn toàn suy sụp lúc đó và nài nỉ trong nước mắt khi phỏng vấn rằng cô muốn trở về nhà. Nhiều thí sinh khác trong của Masterchef cũng đã lên tiếng cáo buộc môi trường làm việc độc hại và đầy áp lực của chương trình sau cuộc thi như Krissi Biasiello, Mary Jayne Buckingham, và Tali Clavijo. Hay những thí sinh như Elise Mayfield đều nói rằng phải hứng chịu nhiều bình luận ác ý trên MXH sau khi chương trình đư���c phát sóng.
Sự khắc nghiệt của chương trình thực tế đôi lúc trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm phê bình sự độc hại của chúng như The Hunger Game và Squid Game mà trong đó yếu tố cạnh tranh được thể hiện đến mức cực đoan. Cùng với sự nhận thức mới của thế hệ Gen Z và những thay đổi của ngành giải trí sau phong trào Metoo, bản thân chương trình Masterchef những năm gần đã giảm tải việc xây dựng những câu chuyện xung đột của các thành viên, đặc biệt sau những cáo buộc môi trường làm việc độc hại và áp lực từ nhiều cựu thí sinh. Giờ đây Masterchef không còn những phần thi Áp lực hồi hộp, những màn tranh cãi nảy lửa của các thành viên sau thử thách, hoặc khoảnh khắc giám khảo Joe Bastianich ném thức ăn vào thùng rác nữa. Masterchef vẫn là một chương trình uy tín vì nó tạo điều kiện để phát triển tài năng của vô số đầu bếp đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cũng như nhiều chương trình thực tế hiện nay, Masterchef buộc phải thay đổi để thích nghi để tránh những hậu quả không thể nào lường trước được. Đặc biệt là khán giả đón xem cũng cần phải cân nhắc trước ý kiến của họ về các thí sinh trong chương trình.
Credit: Afro USUK
0 notes
thptngothinham · 19 days ago
Text
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ bao gồm những bài văn mẫu hay nhất dành cho các em lớp 6, 7, 8, 9 tham khảo. Để làm được yêu cầu này, cùng tham khảo dàn ý sau đây: Dàn ý ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ 1. Mở bài - Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu chuyện xảy ra khiến em có lỗi với bố mẹ. - Đó là một kỉ niệm mà em không thể nào quên. 2. Thân bài a. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Dẫn dắt vào hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra câu chuyện đó: là cố ý, vô tình hay do hiểu lầm? - Câu chuyện đó bắt đầu như thế nào? Thái độ, tâm trạng của em lúc đó ra sao? - Nêu sơ qua phản ứng của bố mẹ: ngạc nhiên, sững sờ,… b. Kể diễn biến câu chuyện - Câu chuyện diễn ra với những hành động, diễn biến như thế nào? - Kể lại chi tiết những sự việc đã xảy ra trong buổi ngày hôm đó; chú ý đến diễn biến tâm trạng của bản thân mình và của bố mẹ c. Tâm trạng của em sau những gì đã xảy ra? Bài học mà em rút ra được. - Câu chuyện xảy ra như thế có kết cục ra sao? Bố mẹ có tha thứ cho em không? Mối quan hệ hiện tại của hai phía như thế nào? - Cảm nghĩ của em về sự việc đó: + Nhận ra lỗi lầm của mình, thấy ân hận, day dứt vì làm bố mẹ buồn. + Xúc động trước sự khoan dung của bố mẹ + Tự nhủ không bao giờ tái phạm chuyện như vậy một lần nữa. 3. Kết bài Khái quát lại câu chuyện và đưa ra bài học mà em rút ra được. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo các bài văn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ để hoàn thiện bài làm văn của mình em nhé: Top 3 bài văn mẫu Văn mẫu ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ số 1 Ai cũng có lần mắc lỗi và tôi cũng vậy. Lỗi lầm ấy đã trở thành một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên. Mấy hôm ấy, bố tôi đi công tác nên mẹ ở nhà chăm lo, yêu thương tôi hết mực. Một hôm, mẹ dẫn tôi đi chợ để sắm quần áo mới. Đi qua một quầy hàng bán đồ chơi, tôi thấy một bé gấu bông rất dễ thương. Tôi định xin tiền mẹ mua nhưng rất ngại. Về nhà,hình ảnh bé gấu lúc nào cũng ở trong tâm trí tôi. Tôi mơ thấy mình đang chơi với gấu, chải lông cho gấu, âu yếm gấu. Hai ngày sau, tôi quyết định lấy trộm tiền mẹ để mua bé gấu. Đã quyết thì làm, ngày hôm sau, khi mẹ đang nấu ăn, tôi lén lấy trộm của mẹ một trăm ngàn và chạy ra chợ mua bé gấu về. Lúc ấy, tôi vui sướng biết bao! Tan học, tôi chơi đùa vui vẻ với bé gấu. Còn trước khi đi học thì tôi cất gấu vào tủ quần áo và cắp sách đến trường. Bỗng nhiên một hôm tôi đi học về, mở tủ ra thì bé gấu không còn nữa. Tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi và khi vào bếp, tôi thấy bé gấu đang nằm trong tay mẹ. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng bỗng giật mình: “Trời ơi, mẹ phát hiện ra bé gấu rồi, làm sao bây giờ?” Mẹ hỏi tôi: - Con gấu bông này ở đâu ra vậy con? Bạn con cho con hả? Hay là con ăn trộm của ai? Tôi lúng túng trả lời: - Dạ…dạ…vâng ạ! Bạn… bạn Lan cho con đó mẹ! Bạn ấy tốt quá nhỉ! Mẹ trả gấu lại cho tôi rồi bảo tôi về phòng. Tôi gật đầu rồi chạy một mạch vào phòng. Từ đó, ngày nào, mắt mẹ cũng đỏ hoe cả lên. Một tối nọ, tôi bỗng giật mình thức giấc khi nghe tiếng ai đó khóc. Tôi nhìn ra cửa sổ thấy mẹ vừa khóc vừa than rằng:”Mình ơi, em có lỗi với mình quá! Khi mình đi vắng, ở nhà em đã dạy con không tốt. Cái Vân nó đã nói dối em, mình ơi!” Ôi trời, thì ra mẹ đã biết hết mọi chuyện rồi ư? Sao mẹ không trách mắng, đánh đập con mà lại cố gắng chịu đựng một mình? Mẹ có biết rằng khi nhìn mẹ rơi lệ, con đau xót lắm không! Ôi, tội nghiệp mẹ của con. Hôm sau, tan học về, tôi chạy vào bếp và ôm chầm lấy mẹ. Tôi khóc, hai hàng nước mắt chảy dài và nói: - Con xin lỗi mẹ. Con thật có lỗi với mẹ. Lẽ ra, con không nên lấy trộm tiền mẹ để mua con gấu bông ấy. Con xin lỗi mẹ. Mẹ tha thứ cho con nhé! Mẹ gật đầu. Hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc. Tôi rất yêu quý và biết ơn mẹ. Tôi sẽ không bao giờ lấy trộm tiền của mẹ nữa và sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Trong tâm trí tôi, tôi luôn biết rằng tình yêu mà mẹ dành cho tôi là vô bờ bến. Tham khảo thêm một đề tài liên quan: Đoạn văn kể lại tâm trạng của em sau khi mắc lỗi với bạn
Văn mẫu ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ số 2 Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế. Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi. Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo. Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi. Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn. Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp. Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi. Văn mẫu ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ số 3 Là đứa trẻ sống xa sự chăm sóc của cha và được mẹ bù đắp tình yêu thương đã khiến tôi lớn nhanh hơn các bạn cùng trang lứa. Nhưng có một lần phạm lỗi khiến mẹ đau lòng làm tôi nhớ mãi không quên. Từ lúc sinh ra tôi đã được vòng tay của mẹ che chở. Tôi quen dần với sự vắng mặt của cha và tự nhủ mình phải mạnh mẽ hơn để có thể bảo vệ mẹ. Dường như tôi đã làm được điều đó nên cha cũng yên tâm công tác nơi xa. Nhưng có một lần tôi đã làm mẹ buồn phiền. Lần đó sắp đến sinh nhật mẹ, tôi suy nghĩ, băn khoăn về những món quà. Cuối cùng, tôi nghĩ đến chùm điểm mười ý nghĩa tặng mẹ.
Suốt cả tháng đó, tôi miệt mài, ra sức học tập. Tôi muốn dành cho mẹ sự bất ngờ lớn nhất. Và cố gắng của tôi đã được đền bù. Những điểm chín, mười lần lượt được các thầy cô ghi tặng vào tập vở. Trong tôi dâng lên niềm vui hạnh phúc. Gần ngày sinh nhật mẹ, tôi có một bài kiểm tra văn một tiết. Hôm trước, tôi đã có kế hoạch ôn tập. Nhưng chiều hôm đó, bạn tôi đến rủ đi chơi với rất nhiều trò hấp dẫn. Không thể cưỡng lại, tôi tự nhủ tối về ôn bài vẫn kịp. Thế là tự cho mình một buổi chiều, tôi vô tư đi chơi cùng bạn. Buổi đi chơi vui quá, biết bao trò thú vị, nó khiến tôi dần quên hẳn đi bài kiểm tra vào ngày hôm sau. Tối hôm đó về nhà, bỗng tôi bị sốt. Mẹ lo lắng chăm sóc tận tình, từng li từng tí một. Năm sốt trên giường, bỗng tôi thấy lo lắng về bài kiểm tra. Cố gượng mình ngồi dậy học bài nhưng không thể, tỏi thấy mình bất lực quá. Thế là cơ hội có thêm điểm cao tặng mẹ của tôi không những không còn nữa mà nguy cơ bị điểm kém là rất lớn. Nỗi lo ấy càng lớn hơn khi tôi phải đối diện với đề bài. Cô ra đề bài rất hay nhưng cũng khá khó. Giá như ôn bài rồi thì có lẽ tôi đã không ngồi cắn bút như thế này. Tôi bắt đầu thấy sốt ruột. Nếu bị điểm kém mẹ tôi sẽ buồn lắm mà cô giáo cũng sẽ rất thất vọng bởi tôi vôn là cô học trò khá văn. Thời gian lặng lẽ trôi đi, chậm rãi mà khiến tôi không sao bình tĩnh được. Quay sang bên cạnh thấy bạn bè cắm cúi làm bài, cô giáo ngồi trên bục giảng đọc sách. Bất chợt, tôi nảy ra ý định xem trộm tài liệu. Đó là điều tôi chưa bao giờ làm cả nên thật khó khăn. Giằng co giữa hai suy nghĩ, trung thực và nhận điểm kém hay quay bài để được điểm cao, mang về tặng mẹ.... Trong giây lát, tôi liều lấy tập vở trong ngăn bàn ra xem. Những dòng chữ trong mắt tôi bỗng dưng nhảy múa, tôi không nhìn rõ chúng nữa, có lẽ vì quá hồi hộp. Nhưng một lúc sau vẫn không có ai để ý nên tôi yên tâm hơn, dần định thần trở lại. Bỗng... bộp... cuốn vở trên đùi như muôn tố cáo tôi rơi ngay xuống đất. Không gian yên tĩnh trong lớp bị phá vỡ, mọi người quay lại nhìn tôi. Tôi ngẩng đầu lên vừa kịp bắt gặp ánh mắt thất vọng của cô giáo. Không ai nói gì cả lại càng khiến mặt tôi nóng bừng lên. Thế là thời gian còn lại của buổi kiểm tra tôi ngồi lặng thinh suy nghĩ miên man... Ngày sinh nhật của mẹ cuối cùng đã đến. Tôi vui mừng tặng mẹ tất cả chùm điểm cao của mình. Nhìn khuôn mặt rạng ngời của mẹ tôi thấy thật hạnh phúc. Nhưng sâu thẳm trong ánh mắt mẹ tôi thoáng thấy mẹ buồn. Dù vui nhưng những lời nói của mẹ khiến tôi thật sự suy nghĩ. Phải chăng mẹ đã biết tất cả. Tôi không biết phải làm sao, định thú nhận với mẹ chuyện bài kiểm tra nhưng tôi cũng không muốn mẹ buồn trong ngày sinh nhật. Những ngày sau đó, lúc nào tôi cũng thấy mẹ buồn. Tôi dần ít thấy những nụ cười tươi tắn nở trên môi mẹ. Trong lòng tôi cũng không thoải mái, một cảm giác nặng nề như đè nén lên lồng ngực. Tôi thương mẹ vô cùng nhưng chưa đủ dũng khí để nói thật với mẹ. Tôi chỉ mong có một vị thần hiện ra giúp tôi bày tỏ được với mẹ, giúp tôi nói với mẹ lời xin lỗi. Nhưng điều ước mong của tôi chỉ là ước mong mà thôi, chẳng có vị thần nào có thể giúp được. Bởi lỗi lầm là do tôi gây ra. Chỉ vì mải chơi mà tôi đã quên mất việc học của mình. Vì không kiên quyết với chính mình nên tôi đã không trung thực. Vì không dũng cảm tôi đã không thành thật với mẹ, thành thật với bản thân. Từ những sai lầm đầu tiên tôi đã để mình trượt dài trên những lỗi lầm sau, khiến mẹ càng buồn lòng. Có lẽ mẹ mong đợi nhiều lắm ở tôi một lời nhận lỗi vì mẹ luôn dạy tôi dù có chuyện gì xảy ra thì lòng trung thực cũng phải được giữ gìn để nó luôn trong sạch, bền vững. Nhớ đến lời dạy của mẹ, tôi hối hận vô cùng. Tôi muốn chạy thật nhanh về nhà nói với mẹ, mong mẹ tha thứ và cũng tự hứa với bản thân không bao giờ mắc lại sai lầm đó nữa. Một lần mắc lỗi đã giúp tôi nhận ra được rất nhiều. Cảm ơn mẹ, cảm ơn tấm lòng bao dung của mẹ đã giúp con vượt qua được tất cả khó khăn. Con hứa sẽ không bao giờ mắc lỗi nữa đâu mẹ ạ. Con đã biết lòng trung thực quan trọng thế nào rồi. Nguồn văn mẫu: Sưu tầm & tổng hợp.
Hết Trên đây là 3 bài văn mẫu ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với ba mẹ dành cho các em học sinh lớp 6, 7, 8, 9 tham khảo. Chúc các em hoàn thành tốt bài làm văn của mình!
0 notes