#TagsAndCategories
Explore tagged Tumblr posts
Text
🎯 Unlock Your YouTube Channel’s Potential with the Right Tags and Categories! 📹
Wondering why your videos aren't reaching the right audience? The secret might be in the Tags and Categories you’re using! Here’s why they are crucial for your YouTube success:
🔍 Improved Discoverability: Tags and categories help YouTube’s algorithm understand the context of your videos, making it easier for viewers to find your content through search and recommendations.
🏷️ Enhanced Video Ranking: By using relevant and specific tags, you increase the chances of your video appearing in search results, suggested videos, and trending lists, ultimately boosting your views and subscribers.
🌐 Targeted Audience Reach: Proper categorization ensures your content is shown to viewers who are interested in your niche, leading to higher engagement and viewer retention.
🛠️ Better Analytics and Insights: Tags and categories provide valuable insights into which topics and keywords are driving traffic to your videos, helping you refine your content strategy.
👀 Increased Viewer Engagement: The right tags and categories attract the right audience, which leads to more meaningful interactions, shares, and comments.
Remember, the key to YouTube success lies in understanding your audience and optimizing your content for maximum visibility. Start tagging and categorizing your videos effectively and watch your channel grow! 📈
How do you optimize your videos with tags and categories? Let’s discuss in the comments! ⬇️
YouTubeGrowth #VideoOptimization #ContentStrategy #SEO #YouTubeTips #TagsAndCategories #DigitalMarketing #AudienceEngagement #YouTubeSuccess #MarketingStrategy
0 notes
Link
Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh khá cao do pháp luật thường xuyên thay đổi, nhất là các luật về thuế, thủ tục hành chính về hải quan thuế, thì trường c��n khá phức tạp.
Đó là một trong những điểm đáng chú ý được báo cáo về “Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam” do JETRO thực hiện, công bố mới đây.
Cụ thể, 48,2% trên tổng số 787 doanh nghiệp Nhật Bản trả lời khảo cho biết gặp phải những khó khăn như vừa nêu. Bên cạnh đó, những rào cản thương mại này lại có xu hướng gia tăng, với mức tăng 1,3 điểm so với khảo sát trong năm 2017.
GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng tình với quan điểm này, GS, TSKT Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài, cũng đã chỉ ra những hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư FDI nói chung và dòng vốn từ Nhật Bản nói riêng.
Cụ thể, “Môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa đạt chuẩn như Nhật Bản. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh khá cao do pháp luật thường xuyên thay đổi, nhất là các luật về thuế, thủ tục hành chính về hải quan thuế, thị trường còn khá phức tạp”, GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài khẳng định.
Cùng chung quan điểm này, còn nhớ tại buổi gặp gỡ giữa giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12/2018, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện tuy nhiên, thủ tục hành chính có phát sinh nhiều vấn đề mới. Cụ thể, năm 2018 có 16 nội dung phát sinh mới, phần lớn liên quan đến thuế, hải quan và 22 nội dung đánh giá lại các vấn đề của các năm 2016- 2017.
Xuất phát từ những kiến nghị thực tế của doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại môi trường đầu tư Việt Nam, GS. TSKH Nguyễn Mại chỉ ra: "Đó là những vấn đề cơ bản và thời sự mà Việt Nam cần đẩy nhanh hơn công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính theo định hướng mà Chính phủ đang triển khai thực hiện.
Ông cũng đề xuất, để tiếp tục thu hút các tập đoàn lớn vào những dự án công nghệ hiện đại phù hợp với các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới, cũng như các dự án công nghệ cao từ Nhật Bản thì Việt Nam cần điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư không chỉ về thuế, mà còn về tài chính, tiếp cận thị trường, tiếp cận đất đai, đặc biệt là lưu ý đến yếu tố thời gian để giảm thiểu quá trình từ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, cần giải quyết những vướng mắc cụ thể đối với từng dự án để thích ứng với điều kiện của loại hình doanh nghiệp này.
TS S Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Đồng tình với quan điểm của GS. TSKH Nguyễn Mại, TS Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng chỉ ra, không gì bằng sự rõ ràng, minh bạch từ phía doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về thủ tục hành chính.
Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Mại, trong thế giới đầy biến động và khó lường về chính trị và kinh tế như hiện nay, trong điều kiện chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang được phục hồi tại chính quốc gia đứng đầu thế giới và một số cường quốc khác… thì việc Việt Nam có những đồng minh chiến lược đáng tin cậy như Nhật Bản là hết sức quan trọng, bởi vì giữa Việt Nam và Nhật Bản không có những xung đột về lợi ích, nhưng lại có những điểm tương đồng về quan điểm chính trị, hợp tác quốc tế, bối cảnh khu vực.
Do đó, Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên thân thiết hơn, hợp tác có hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, nhất là đối với Việt Nam mở rộng quan hệ toàn diện với Nhật Bản – một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới lấy chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội làm nhân tố quyết định, là điều kiện để Việt Nam có thể tiến cùng thời đại trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngọc Hà Bạn đang đọc bài viết Làm cách nào để thu hút các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản vào Việt Nam? tại chuyên mục Đầu tư của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: (024) 3.5771239,
Enternews – Đầu Tư
0 notes
Text
Вся правда про медиасети и адсенс
Честно скажу попытка заработать на рекламе гугл адсенс без медиасети даст вам больше проблем чем преимуществ.
Да, медиасеть забираете часть дохода (10-30%), но выплачивает вам на разные виды кошельков, что в принципе решает целую кучу проблем.
Во-первых если вы получаете доход регулярно на расчетный счет у налоговой могут возникнуть вопросы откуда эти деньги.
Во-вторых сама компания гугл выплачивает деньги из-за рубежа и если вы будете напрямую получать оттуда деньги, то этим уже будет заниматься валютный контроль, по мимо налоговой + вам нужно иметь договор, а как такового у гугла его нет, только пользовательское соглашение. Рапида так же не решает этих проблем. А счет предпринимателя PayPal открыть �� России нельзя.
И это далеко не все проблемы. Если вы подключены к адсенсу и туда же подключен какой-то ваш или чужой сайт и по мнению гугл он нарушает какие-то его рекомендации, например скопированные статьи или нет статей, одни видео, то вам закроют аккаунт адсенс, а на всех каналах подключенных к нему будет отключена монетизация.
И восстановить такой аккаунт бывает крайне сложно, а иногда даже не возможно.
Поэтому подключайтесь к медиасети. К тому же медиасеть может помочь вам в случае блокировок канала или отдельных видео и с другими трудностями. Так же там часто бывает музыкальная библиотека. Например Epidemic Sound. Хотя тут все же есть один нюанс:
вы можете свободно использовать музыку из этой библиотеки без нарушений авторских прав. пока подключены к сети.
Если вы отключились или вас отключили, или вы подключились другой сети, где нет доступа к этой библиотеке, то вам могут кинуть страйки владельцы музыкальных композиций. Поэтому лучше сосредоточится на нескольких лучших композициях 3-5 , может быть 10 и использовать в своих видео только их. Тогда при отключении от медиасети вы сможете купить права на каждую музыкальную фонограмму. Бывает что они стоят пару долларов.
Подключаться лучше к крупным сетям, где есть выплаты теми способами, которые для вас удобны. Обычно это вебмани или яндекс деньги.
from Техшкола ютубера https://ift.tt/2r71dZQ #техшкола Техшкола онлайщика
via WordPress https://ift.tt/2Klwpxi
0 notes
Text
Bedeutung der Verfolgung auf Ihrem Diätplan täglich
Verantwortung ist ein weiterer Grund, dass Sie Ihren Diätplan überwachen müssen. Wenn du den Diätplan überwachst, wirst du wirklich haftbar sein. Wenn es Verantwortung gibt, werden die Ergebnisse ständig erreicht. Dies ist äußerst notwendig, da es Ihnen helfen wird sicherzustellen, dass die Diät-Plan wird ständig streng gefolgt. Wenn die Diät-Plan für die Funktionen der Gewichtsverlust ist, können Sie sicher sein, dass Tracking wird viel mehr entscheidend sein. Gewichtsverlust zum Beispiel braucht, dass Sie die Diät-Plan völlig folgen. Wenn man den Standard unterscheidet, kann es Probleme geben. Eine kleine Abweichung wird sehen, dass ihr 10 Aktionen zurückgibt. Alle Errungenschaften, die du gemacht hättest, werden den Abfluss verringern. Diätplanverfolgung erlaubt ebenfalls Vorbereitung. Wenn du deinen Diätplan verfolgst, bist du sichergestellt, dass du die Fähigkeit hast, viel besser vorzubereiten. Eine maßgeschneiderte Mahlzeit für Umstände vorbereiten wird Ihnen die Möglichkeit, viel besser für Ihre Mahlzeiten vorzubereiten. Sie werden genau verstehen, was zu diesem Zeitpunkt zusammen mit dem nächsten zu konsumieren.
Konsistenz ist gleichermaßen garantiert, wenn du deinen Diätplan verfolgst. Ob Sie Gewichtheben oder nur nur versuchen, um sicherzustellen, dass Sie eine gesunde Diät-Plan, Tracking, dass Diät-Plan wird die Konsistenz zu gewährleisten. Dies am Ende wird Ihnen helfen, mehr zu erreichen, als Sie tatsächlich vorbereitet hatten. Es wird körperliche Fitness sorgen. Ihre Erfüllung wird viel schneller und viel besser sein. Es gibt viele andere Gründe, dass die Verfolgung Ihrer Diät-Plan ist sehr wichtig. Dies ist einfach ein Blick auf die zahlreichen Vorteile, die Sie zu erwerben haben. Wenn Sie Rat suchen von unsHealth Fitness Artikel, können wir Sie über die vielen Vorteile im Zusammenhang mit der richtigen Diät-Plan Tracking.
Um mehr zu wissen : hotel frankfurt-oder
Eine Diät-Strategie kann eine ausgezeichnete Methode der Gewährleistung, dass Sie eine gesunde Diät-Plan haben. Probleme entwickeln sich nur, wenn man aus dem Diätplan brennt. Tracking Ihre Diät-Plan ist unter den besten Methoden o stellen Sie sicher, dass die Diät-Plan ständig durch. Es gibt eine Reihe von Gründen, die Sie haben, um Ihre Diät-Plan zu verfolgen. Der erste Faktor ist darauf zurückzuführen, dass es eine Inspiration imitiert. Wenn Sie Ihre Diät-Plan täglich verfolgen, werden Sie ermutigt, die Diät-Plan zu verfolgen. Das ist wirklich notwendig, da wir uns immer wieder auf die Dinge konzentrieren, wenn wir ermutigt werden. Wenn Sie ermutigt werden, können Sie sicher sein, dass Sie mit dem Diätplan fortsetzen werden. Eine Paläo-Diät-Plan zum Beispiel kann schwer zu folgen, wenn Sie nicht dazu ermutigt werden, die Diät-Plan zu halten. Dies liegt daran, dass die Versuchung, verarbeitete Nahrung zu nehmen, extrem hoch sein könnte. Wenn Sie die Ergebnisse der Diät-Plan sehen, dass Sie tatsächlich dennoch genommen haben, erhalten Sie die Kraft, um mit der Diät-Plan fortzufahren. Es ist auch eine gute Möglichkeit zu versuchen, Verbesserungen zu finden. Wenn du deinen Diätplan verfolgst, kannst du schnell sehen, ob es irgendwelche Verbesserungen gibt, die tatsächlich erreicht wurden. Dies ist besonders real, wenn es um die Gewichtsverfolgung geht. Je mehr Verbesserungen Sie sehen, desto mehr wollen Sie mit dem Diätplan fortsetzen.
from WordPress http://ift.tt/2h8AaLW via IFTTT
0 notes
Link
Bị mắc kẹt với vấn đề vốn khi kinh doanh? Bạn không hề cô đơn.
Tin tức trên các phương tiện truyền thông cho thấy có vẻ như mọi startup đều nhận được hàng triệu đô la từ các công ty đầu tư mạo hiểm, nhưng trên thực tế, có rất, rất nhiều doanh nhân phải tự xây dựng doanh nghiệp mà không hề được hỗ trợ vốn ngay từ đầu. Và chính điều đó lại thường khiến họ trở nên thông minh và sắc sảo hơn.
“Việc tự thân vận động có thể giúp bạn bán được hàng ngay cả trước khi xây dựng xong doanh nghiệp”, Patrick FitzGerald – doanh nhân, diễn giả tại Trường Wharton nói và cho biết ông đã nhìn thấy ngày càng nhiều học viên của mình ý thức sâu sắc về sự tự thân vận động.
“Bản thân tôi cũng vậy. Cha mẹ tôi là giáo viên, vì vậy, tôi chưa bao giờ được hưởng sự xa xỉ của việc… không tự lực”, ông nhấn mạnh.
Dưới đây là 6 bài học kinh doanh từ những doanh nhân thành công đã tự sáng tạo, tự tìm ra các cách làm hiệu quả, trong đó có cả những cách làm bị đánh giá là “khùng điên” để giúp doanh nghiệp mình tăng trưởng.
1. Mời chơi để bán hàng
Jason Bockman – nhà đồng sáng lập Strange Donuts
Jason Bockman muốn mở một cửa hàng bánh donut (loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hoặc ăn vặt) ở thành phố St. Louis (bang Missouri, Mỹ), nhưng không giống như những cửa hàng bánh donut khác.
“Chúng tôi muốn có thứ gì đó vui vẻ, và thu hút mọi người tham gia vào cùng một việc, như đấu vật, vẽ tranh, bất cứ điều gì”, Bockman nói. Nhưng những người cho vay vốn thì không bị thu hút bởi ý tưởng về một cửa hàng bánh donut kỳ lạ như vậy. 13 địa chỉ cho vay đã nói “Không” với họ.
Nhưng chính lúc này sự sáng tạo của Bockman đã được “bật công tắc”. “Chúng tôi tổ chức một trò chơi phổ biến của những thập niên 90”. Theo đó, họ thu thập thật nhiều thứ mốt nhất thời đó, quảng bá cho sự kiện và thu hút 200 người dân địa phương đến tham gia thi đấu, và thử bánh donut, với một khoản phí nhỏ. “Chúng tôi chỉ thử nghiệm thị trường. Nhưng không ngờ nó cực kỳ thành công”, Bockman cho biết.
Sau đó, họ tổ chức thêm 6 sự kiện nữa, bao gồm một đêm đấu vật, thử bia và một bữa tiệc. Những nét riêng độc đáo này của Strange Donuts dần được mọi người chú ý, và gọi vốn được 20.000 USD. Một chiến dịch gọi vốn cộng đồng tiếp theo trên Kickstarter mang về cho họ thêm 12.000 USD.
Và cuối cùng, họ vay thêm được một khoản vốn dành cho doanh nghiệp nhỏ nữa từ một ngân hàng mà những nhà điều hành tại đây sau đó đều tham gia các bữa tiệc của Strange Donuts.
Strange Donuts mở cửa vào tháng 10/2013. Hiện tại họ có 2 cửa hàng ở Mỹ và một cửa hàng nhượng quyền ở thành phố Mexico (Mexico). Và các nhà cho vay vẫn đang tiếp tục đề nghị cung cấp cho họ các khoản vay. “Cái cách mà mọi thứ diễn ra có vẻ điên khùng thế nào ấy”, Bockman tự nhận định một cách hài hước.
2. Mượn hàng xóm làm nhân viên
Anthony Byrne – nhà đồng sáng lập, CEO Product2Market
Anthony Byrne ra mắt Công ty tư vấn giải pháp bán hàng Product2Market vào năm 2010, cách cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không lâu. Giai đoạn này được nhận định là “thời điểm tệ nhất trong lịch sử thế giới để mở một công ty”, Byrne thừa nhận. Nhưng bất chấp việc thiếu vốn, cả đội ngũ của Byrne vẫn tiến lên.
Họ mua đồ nội thất thanh lý của các công ty và cung cấp thiết bị văn phòng. “Chúng tôi hội họp với những công ty mà thậm chí chúng tôi còn không muốn làm việc cùng, hoàn toàn là vì để có thể có được… văn phòng phẩm”, Byrne kể.
Khởi đầu nhọc nhằn này là bước chuẩn bị để họ đi đến khoảnh khắc có bước thay đổi đột phá. Microsoft muốn thuê Product2Market thực hiện một dự án, nhưng trước tiên, "ông lớn" này muốn đến tham quan qua văn phòng Product2Market để đảm bảo rằng đối tác này có đủ nguồn lực nhân sự để triển khai dự án.
Trên thực tế, họ không có đủ người. Nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản họ. “Chúng tôi dẫn bạn bè, gia đình và cả hàng xóm vào văn phòng để cố gắng chứng tỏ cho họ thấy quy mô của chúng tôi lớn gấp đôi so với thực tế”, Byrne nói. Và cách làm này đã thành công.
“Microsoft là công ty công nghệ bluechip (khái niệm "bluechip" được dùng để gọi các dạng cổ phiếu chất lượng cao do các công ty lớn phát hành) đầu tiên trao cho chúng tôi một hợp đồng”, Byrne cho biết.
Số lượng nhân viên hiện tại của Product2Market là 125 và họ hợp tác làm việc với những thương hiệu lớn như Twitter và Zendesk. “Cách làm trong quá khứ không được ‘mỹ miều’ lắm, nhưng nó giúp chúng tôi tiến lên giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”, Anthony Byrne nhận định.
3. Chơi trò… giả vờ
Jane Lu – nhà sáng lập, CEO Showpo
Ở tuổi 24, Jane Lu bỏ công việc đang làm, đi du lịch và theo đuổi những mục tiêu cá nhân. Nhưng khi tất cả trôi qua, điều còn lại là… một khoản nợ 60.000 USD. Lu không muốn thú thật với cha mẹ – những người Trung Quốc nhập cư vào Australia để mong muốn đứa con gái duy nhất của họ có được cuộc sống tốt hơn.
Vì thế thay vì khiến họ thất vọng, Lu nói dối rằng mình đang làm việc tại Ernst & Young, nhưng thực ra là đang khởi nghiệp với một thương hiệu bán lẻ nhỏ với tên gọi Showpo.
Lu xây dựng website, mua hàng hóa và trả tiền thuê cửa hàng bằng thẻ tín dụng. “Tôi phải thức dậy vào sáng sớm, mặc bộ vest, ăn sáng với cha mẹ, mang túi laptop và bắt xe buýt vào thành phố cùng với mẹ”, Lu kể. Cứ như vậy trong vòng 18 tháng, Lu mới nói thật với cha mẹ về Showpo – thương hiệu lúc đó đã thành công và phát triển nhanh chóng.
“Tôi nói với họ rằng, ‘Con sẽ trả hết các khoản nợ của cha mẹ, và con sẽ mua cho cha mẹ một chiếc xe hơi’. Họ không thể tin được”, Showpo nhớ lại.
Showpo hiện bán hàng đến 80 quốc gia và dự kiến đến năm 2020 kiếm được 100 triệu USD.
4. Kiếm tiền bằng cách… đi thi
Arion Long – nhà sáng lập, CEO Femly
Khi khởi nghiệp với công ty chuyên cung cấp các sản phẩm vệ sinh hữu cơ dành cho phụ nữ Femly, Arion Long tìm đến nhiều nhà đầu tư nhưng không hề nhận được chút phản hồi nào. Và cô nghĩ rằng mình biết lý do tại sao: có ít hơn 1% vốn mạo hiểm được trao cho các nữ sáng lập da màu.
Lúc đó, Arion Long tìm cách khác để gọi vốn, đó là tham gia một cuộc thi thuyết trình ý tưởng kinh doanh ở địa phương, và giành được chiến thắng.
Có rất nhiều cuộc thi tương tự ở khắp nơi, vì thế cô nghĩ “Nếu tôi thực sự tốt, tôi sẽ nhận được vốn!”. Nhưng ở 5 cuộc thi tiếp theo, cô đều thất bại. Để cải thiện, nhà sáng lập Femly học tập các phong cách diễn thuyết của Steve Jobs và Gary Vaynerchuk. Nhưng thời khắc thay đổi chỉ thực sự đến khi cô chợt nghĩ về khán giả của mình “Không dễ để giúp họ hiểu một cách sâu sắc khi nói đến vấn đề kinh nguyệt. Họ phải hiểu được rằng tại sao nó lại quan trọng”.
Arian Long thay đổi bằng cách mở đầu phần thuyết trình của mình với một câu chuyện cá nhân, về một khối u cổ tử cung. Lúc đó, cô hỏi “Có ai biết một chiếc bao cao su được làm từ chất liệu gì?”. Tất cả mọi người đều biết. Rồi sau đó là “Có ai biết một chiếc tampon được làm từ chất liệu gì?”.
Tất cả mọi người đều không biết. Vì thế, cô mới nói về các loại hóa chất có trong hầu hết các loại tampon, rồi sau đó mới nói về giải pháp hữu cơ mà mình đưa ra.
Kể từ năm 2016, Arion Long tham gia 30 cuộc thi và giành chiến thắng một nửa trong tổng số đó, kiếm được 200.000 USD tiền thưởng, có mặt trên nhiều phương tiện truyền thông và được giới thiệu đến với nhiều nhà đầu tư hơn.
5. Nói điều người khác muốn nghe
CEO Erik Huberman điều hành Công ty tiếp thị Hawke Media ở thành phố Los Angeles (bang California, Mỹ). Công ty cung cấp CMO (Giám đốc tiếp thị) thuê ngoài, giúp định hình thông điệp cho các thương hiệu, từng hợp tác với những “đại gia” như Verizon Wireless và eHarmony.
Hồi năm 2011, khi khởi nghiệp với một công ty quá khác biệt, Huberman học được một bài học giá trị về thuyết trình. Thời điểm đó, Huberman cho ra mắt một dịch vụ đăng ký cho áo thun nam, được gọi là "Swag of the Month", nhưng gặp nhiều khó khăn ở khâu truyền thông. Nhờ một người bạn nói về cách mà các công ty gọi được vốn nhờ các trang blog công nghệ, CEO Hawke Media nghĩ ra một ý tưởng, đó là viết bài trên trang TechCrunch và khẳng định rằng mình đã gọi vốn được 100.000 USD (thực tế số vốn đó là từ… cha của Huberman).
“Tôi nhận được một cuộc gọi trong vòng 30 phút sau khi đăng bài. Bài đăng đó hiệu quả trong nhiều giờ, giúp "Swag of the Month" kiếm thêm được 600 lượt đăng ký mới. Không bao giờ “mập mờ đánh lận con đen” như vậy nữa, nhưng Huberman đã học được một bài học vô giá. “Trao cho người đọc tiêu đề mà họ muốn. Tôi đã học được cách để kể những câu chuyện. Nó giúp tôi biết được cách hoạt động của toàn bộ bộ máy truyền thông”, Erik Huberman cho biết.
6. Tiếp thị theo cách "thủ công"
Christina Stembel – nhà sáng lập, CEO Farmgirl Flowers
Khi ra mắt dịch vụ giao hoa Farmgirl Flowers ở thành phố San Francisco (bang California, Mỹ), công việc hằng ngày của Christina Stembel là ra chợ hoa vào lúc 3h sáng, mua hoa, lái xe về nhà, dỡ hàng ra khỏi xe bán tải và bỏ vào các xô nước đặt trong bồn tắm. "Tôi hoàn thành các bó hoa trước khi người giao hàng bắt đầu đến vào lúc 9h sáng", Stembel kể lại.
Đó chỉ mới là các phần việc cơ bản, còn những phần việc tiếp theo mới thực sự giúp mang đến thành công cho Farmgirl Flowers. Ngoài các đơn đặt hàng, Stembel sau đó làm thêm nhiều bó hoa khác và giao miễn phí đến các cửa hàng cà phê trong thành phố kèm theo 50 name card của Farmgirl Flowers. “
Hằng tuần, tôi quay trở lại các quán cà phê đó và đếm xem còn lại bao nhiêu chiếc name card. Nếu hầu hết name card đều biến mất, nghĩa là tôi đã tìm thấy một cửa hàng phù hợp để thu hút khách hàng của mình, và cửa hàng đó xứng đáng để được tặng nhiều hoa hơn nữa. Ngược lại, tôi sẽ tìm một cửa hàng khác để thay thế”, Stembel chia sẻ bí quyết.
Cách làm này được Stembel áp dụng trong một năm, và nó hoàn toàn bõ công. “Tất cả các cuộc trò chuyện hỏi thăm ban đầu về Farmgirl Flowers đều bắt nguồn từ những cửa hàng cà phê này. Nó là cách rẻ nhất mà tôi có thể làm”, Stembel cho biết.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rủi ro nên không được đầu tư?
Đầu tư cho khởi nghiệp khó thành
Tham gia diễn đàn khoa học "Đổi mới, sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp để đất nước phát triển: Từ nhận thức đến hành động" do VUSTA tổ chức, PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) đã nhận định rằng, chính sách của Việt Nam hiện nay đang ngăn cản quốc gia khởi nghiệp.
Theo đó, ông Dinh đánh giá, chính mô hình quốc gia khởi nghiệp đã không phù hợp với Việt Nam. Chưa kể, Việt Nam đặt ra mục tiêu của chương trình nhưng lại đang tự làm khó mình.
Việt Nam muốn lấy bài học kinh nghiệm của Israel về chương trình start-up để làm quốc gia khởi nghiệp ở Việt Nam. Điều này là không phù hợp.
"Đừng nên mang một mô hình quá siêu cấp để lấy làm bài học kinh nghiệm cho khởi nghiệp Việt Nam bởi nó chênh nhau quá lớn. Nếu chúng ta cứ nhắc tới một cách thường xuyên về bài học và mô hình Israel thì nó sẽ gây ảo tưởng" – PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh nói.
Mục tiêu quốc gia khởi nghiệp Israel có phù hợp Việt Nam?
Ông cho biết, Israel có 7.1 triệu người nhưng số công ty Israel được niêm yết trên sàn NASDAQ của họ nhiều hơn cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay bất cứ quốc gia châu Âu nào khác.
Một công dân Israel hội tụ đủ yếu tố của quân nhân, doanh nhân và nông dân. Họ có tinh thần chiến đấu tới cùng, có đầu óc tinh tường của doanh nhân và sự cần cù, chịu khó của nông dân.
Nhưng Việt Nam chỉ cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, chịu khó thôi chưa đủ. Ông nói: "Chúng ta phải nhìn vào thực tế: Việt Nam hiện nay nhìn chung chỉ thành đạt ở lĩnh vực đi làm thuê, gia công, xuất khẩu lao động chứ không làm ông chủ lớn được".
Có một vài thành công đặc biệt như Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird. Song Nguyễn Hà Đông lại chưa có một cơ quan Nhà nước, đơn vị, một chương trình truyền hình nào bắt tay để ghi nhận và nâng cấp nền tảng thành công của anh.
"Đây là chính sách của Việt Nam. Vì sao không khuyến khích, nâng cao và phát triển thêm Nguyễn Hà Đông? Thay vào đó, mặc kệ cậu ấy cho dư luận, rồi để gạt hết mọi thứ rắc rối thì cậu ấy đã bán sản phẩm tri thức của mình cho nước ngoài?" – ông Dinh đặt câu hỏi.
PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh đánh giá, Việt Nam yếu về tầm nhìn, thiếu về chất lượng, đào tạo doanh nghiệp cũng quá yếu, lại chưa có tư tưởng kinh doanh tri thức.
"Chúng ta chưa biết coi lực lượng sinh viên năm cuối Đại học là một nguồn tri thức quan trọng và dồi dào, là nguồn đ���c biệt tạo nên nền tảng tri thức hiện nay" – ông nói.
Các trường Đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên thì đang tự hạn chế trong việc truyền cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp.
Phải chăng, chúng ta đang tự làm thất thoát nguồn lực lớn nhất của khởi nghiệp mà lại muốn làm quốc gia khởi nghiệp?
PGS.TS. Phạm Ngọc Dinh cho rằng, Việt Nam không nên tự nhận mình là quốc gia khởi nghiệp bởi để đạt tới mục tiêu cả quốc gia khởi nghiệp chắc mới chỉ có Israel xứng đáng.
Đã đến lúc phải nhìn thẳng, nhìn thật.
Việt Nam có lợi thế nhưng ít hơn rào cản
PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh cho biết, thuận lợi nhất để làm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là người Việt thích dùng Internet, thích dùng smartphone.
64% dân số Việt Nam sử dụng Internet, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. 55% dân số sử dụng Điện thoại thông minh. Việt Nam trong top 5 nước tăng trưởng Công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.
Giáo dục rập khuôn không mang lại nhân tài cho khởi nghiệp.
Song, khó khăn nhất là chưa có cơ chế chính sách hợp lý cho khởi nghiệp. Khởi nghiệp là đầu tư mạo hiểm nhưng chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa đầu tư mạo hiểm.
"Chúng ta nói rất nhiều nhưng không quy định về đầu tư mạo hiểm nên trong xã hội vẫn coi đầu tư mạo hiểm như là "ném tiền qua cửa sổ"" – ông Dinh nói. Đây là một quan điểm sai lầm.
Bên cạnh đó, Luật quản lý Ngân sách Nhà nước quy định là phải bảo toàn vốn Ngân sách, không khích lệ quỹ Nhà nước đầu tư cho khởi nghiệp mà chỉ có các dự án, chương trình "tài trợ cho khởi nghiệp" chứ không có "đầu tư cho khởi nghiệp". Đây là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau.
"Bất động sản thì chúng ta đầu tư, nhưng khởi nghiệp thì chỉ tài trợ. Thế thì sao mà khởi nghiệp có tính bền vững được?" – PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh đặt câu hỏi.
Cùng với đó, các thủ tục với đặc thù khởi nghiệp rất khó khăn. Doanh nghiệp khởi nghiệp rất khó xin sở hữu trí tuệ và bản quyền.
Ông Dinh cho rằng: tinh thần quan trọng nhất của chính sách thúc đẩy khởi nghiệp là thúc đẩy sáng tạo và hỗ trợ cơ bản về tài chính, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp hội nhập với thị trường quốc tế.
Do đó, ông đề xuất thiết lập một bộ tiêu chí về doanh nghiệp khởi nghiệp để đánh giá năng lực, khả năng, ý tưởng của các doanh nghiệp. Từ đó, có chính sách hỗ trợ họ sao cho phù hợp và kiểm soát được mức độ rủi ro khi đầu tư mạo hiểm.
Tuy nhiên, các tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp này cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Vị chuyên gia cũng đề xuất, phải xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, ngang tầm tiêu chuẩn thế giới, quản lý bằng tài năng. "Nhân tài là ở tài năng chứ không rập khuôn. Điều đó rất quan trọng" – ông nói.
PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh nhấn mạnh, cần có chiến lược kinh doanh tri thức đối với đại học, nghiên cứu. Đại học, Viện nghiên cứu là một nhân tố cốt lõi để phát triển một xã hội hướng tới đổi mới sáng tạo. Từ đó, mới có hướng phát triển từng bước để hướng tới một quốc gia khởi nghiệp.
Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh băn khoăn một câu hỏi: Quốc gia khởi nghiệp là tất cả hướng vào kinh doanh, tất cả tạo ra tiền bạc. Việt Nam liệu có nên đi con đường như vậy?
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Trở thành một doanh nhân là trải nghiệm tương đối khủng khiếp. Bạn sẽ liên tục phải đối mặt với những thách thức thường xuyên đẩy bạn vào tình huống bất an.
Trở thành một doanh nhân là trải nghiệm tương đối khủng khiếp. Bạn sẽ liên tục phải đối mặt với những thách thức thường xuyên đẩy bạn vào tình huống bất an.
Đây là một số bài học để bạn lưu tâm khi bắt tay khởi sự kinh doanh:
1. Bạn có thể bị thay thế
Khách hàng của bạn, các đối tác chiến lược, nhà cung cấp và các cộng sự có thể vẫn rất tôn trọng những đóng góp của bạn, nhưng sẽ luôn có ai đó giỏi giang hơn, thông minh và tốt hơn bạn.
Bạn sẽ không có thời gian để tự thỏa mãn bởi những rào cản đặt ra mỗi ngày sẽ càng cao hơn cho các cá nhân trong lĩnh vực ngành nghề của bạn.
Cũng như thế, không ai đủ kiên nhẫn với những kẻ ngốc nghếch. Vì thế hãy luôn tiến lên và đừng bao giờ ngừng việc đối xử tốt với mọi người. Hãy làm tất cả những việc này và bạn sẽ không thể bị thay thế.
2. Tiếng tăm rất quan trọng
Đừng trở thành người mang đặc điểm mà ai cũng ghét. Thay vào đó, hãy cố gắng hết mức để là người nổi bật. Không làm gì có thể gây tổn hại tính liêm chính của bạn. Sống chính trực. Mọi người sẽ thích bạn hơn.
3. Sống có trách nhiệm (ngay cả khi đó không phải lỗi của bạn)
Đúng như mọi người thường nói, hoàn toàn không có chữ “tôi” trong một nhóm tập thể. Nếu có gì đó trục trặc, trách nhiệm của mọi người là phải cùng khắc phục.
Sẽ chẳng ích gì nếu cứ chỉ tay năm ngón. Chẳng ai được hưởng lợi từ thói ích kỷ, nhỏ nhen. Hãy sửa chữa sai lầm, phòng ngừa tái diễn sự cố, và tiếp tục tiến lên.
4. Những người khác phụ thuộc vào bạn
Quả là ý nghĩ đáng sợ khi bạn phải chịu trách nhiệm với nhiều người hơn là chỉ với chính mình. Các khách hàng thì tin tưởng bạn sẽ đem lại niềm vui cho họ, các thành viên trong đội ngũ lại trông chờ miếng cơm manh áo từ bạn, còn các nhà đầu tư thì mong hưởng lợi được từ những khoản tài chính bỏ ra.
Mọi hành động và quyết định của bạn sẽ tác động lên họ, vậy nên bạn hãy làm những gì tốt nhất cho mọi người, chứ không phải chỉ cho bạn.
5. Rốt cuộc bạn sẽ phải làm thất vọng mọi người
Một vài trong số các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn sẽ phải chấm dứt. Một vài trong số khách hàng của bạn có thể không phải lúc nào cũng nhận được cái họ cần.
Bạn không thể phát triển việc kinh doanh nếu cố duy trì những nhân viên không hiệu quả hoặc không thể từ chối những khách hàng gian dối.
Hãy thanh lọc bớt những hạng người đó, nhưng cũng cần để tâm tới dư vị đắng đó trong họ, nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với các hậu quả.
6. Quá nhiều điều tốt thực sự lại là điều khủng khiếp
Một ngày, bạn có thể rao bán sản phẩm của mình tới các chủ cửa hàng ở địa phương, hàng tá sản phẩm cùng lúc.
Ngày tiếp đó, mọi kênh tin tức lớn sẽ muốn quảng cáo miễn phí sản phẩm của bạn.
Quá tuyệt! Nhưng chờ đã, món quà này có thể trở thành tai họa. Khi mới khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho một viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.
7. Bạn có thể bị lãng quên
Bất kể những thành tựu đã có hay những lời khen tặng đáng chú ý bạn giành được trên báo chí, trong nhiều tuần lễ, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể trở thành chuyện của hôm qua.
Để luôn cạnh tranh và được chú ý, bạn phải tiếp tục sáng tạo.
8. Gây dựng một doanh nghiệp tốn kém không chỉ là tiền bạc
Luôn có cái giá bạn phải trả khi duy trì thói quen làm việc quần quật đêm hôm suốt ngày này sang tháng khác. Các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng và hạnh phúc của bạn có thể sa sút.
Thật dễ để công việc choán hết tâm trí bạn. Nếu đã biết vậy, hãy cố gắng đừng để điều đó xảy ra.
9. Thất bại sẽ xảy đến
Đúng là rất khó nghe, nhưng quả thực, thất bại là điều rất tự nhiên. Cái làm cho vấn đề trầm trọng hơn là gia đình và bạn bè sẽ luôn chăm chú dõi theo từng cử động của bạn, hy vọng bạn thành công.
Bạn được phép thất bại và nên kết thúc một dự án hay kế hoạch nếu nó không thể tiếp tục nữa. Khi đã sẵn sàng khởi động một cuộc phiêu lưu mới, bạn sẽ chuẩn bị được nhiều hơn bao giờ hết.
10. Công bằng là chuyện lộn xộn
Nếu may mắn, bạn sẽ được làm việc với những người trung thực, những người sẽ bù đắp thỏa đáng và công bằng cho bạn. Nhưng bạn cũng có thể gặp những khởi đầu không may mắn lắm khi có những người chỉ nhăm nhe trục lợi. Hãy thương thảo thật kỹ.
11. Bạn sẽ bị từ chối rất nhiều
Hãy chuẩn bị để nghe 100 – hoặc có thể là 300 – lời nói “không” trước khi nhận được phản hồi “có” từ ai đó.
Bạn có thể nghĩ đó là trò chơi với những con số: bạn càng hỏi nhiều người, bạn càng tiến gần hơn tới khách hàng đầu tiên của mình.
Dù thế thì bí mật thực sự không phải là cố gắng bán được hàng cho nhiều người hơn nữa. Chính việc mỗi lần bán được ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ cho đúng người cần bán sẽ giúp cải thiện năng lực và trình độ bán hàng của bạn.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Cuộc thi KNQG do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 2003, được sự chỉ đạo của VCCI và sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019
Thông tin Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019
I. GIỚI THIỆU:
Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 2003, được sự chỉ đạo của VCCI và sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Cuộc thi nhằm kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh cho thế hệ trẻ cả nước. Thông qua việc lập các dự án Khởi sự Doanh nghiệp, tìm hiểu về kinh doanh, các bạn trẻ sẽ đúc rút được những kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh. Quan trọng hơn, từ cuộc thi, các dự án khả thi sẽ được tư vấn hoàn thiện, kết nối với các nhà đầu tư cho dự án và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Trải qua 16 năm, Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của hàng vạn các bạn thanh niên – sinh viên trên cả nước với hơn 4.300 dự án tham gia dự thi, hàng trăm dự án đã triển khai thực tế. Bước sang năm thứ 17, Cuộc thi tiếp tục được triển khai trên quy mô toàn quốc, dành cho các bạn thanh niên – sinh viên trong và ngoài nước có ý tưởng và muốn bắt tay khởi nghiệp hoặc đã khởi nghiệp kinh doanh.
II. MỤC ĐÍCH:
– Kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh cho thanh niên – sinh viên và có khả năng tự chủ được sau khi ra trường.
– Tạo sân chơi bổ ích cho thanh niên – sinh viên thông qua việc lập các dự án Khởi sự Doanh nghiệp, hướng họ tới hoạt động có ý nghĩa là tìm hiểu về kinh doanh; có cơ hội trải nghiệm thực tế để đúc rút kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh.
– Tạo điều kiện cho những đề án kinh doanh có cơ hội trở thành hiện thực.
– Tìm ra và tôn vinh những tác giả và các dự án khởi nghiệp xuất sắc.
– Thúc đẩy và phát triển phong trào Quốc gia Khởi nghiệp, xây dựng Doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020 theo Nghị quyết 35/NQ-CP về việc Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
– Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HSSV và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong thời gian học tập tại nhà trường; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp theo Đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025.
III. QUY MÔ: Tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
IV. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Độ tuổi: Từ 16 – 35 tuổi;
Thanh niên ở các địa phương có ý tưởng khởi nghiệp và muốn khởi nghiệp hoặc đã khởi nghiệp;
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề;
Lực lượng bộ đội xuất ngũ;
Công nhân, kỹ sư tại các nhà máy, khu công nghiệp (những người làm chủ công nghệ, có chuyên môn cao);
Du học sinh nước ngoài tại Việt Nam và du học sinh Việt Nam tại nước ngoài;
Người khuyết tật.
Thí sinh dự thi có thể tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (nhóm dự thi có thể gồm sinh viên của nhiều trường khác nhau hoặc nhóm thanh niên kết hợp lại).
Năm 2019, cuộc thi tiếp tục được triển khai theo hai cấp trường/khu vực và cấp quốc gia:
+/ Đối với sinh viên: Thí sinh dự thi có thể tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (nhóm dự thi có thể gồm sinh viên của nhiều trường khác nhau) gửi về cuộc thi khởi nghiệp của các trường/cụm trường/khu vực phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của dự án hoặc gửi trực tiếp tới Ban Tổ chức Cuộc thi.
*Lưu ý:
– Các dự án đạt thành tích top 10 của cuộc thi cấp trường/cụm trường/khu vực mới được tham dự Cuộc thi Khởi nghiệp cấp Quốc gia.
– Các giảng viên hay cán bộ của trường đại học; Các dự án viết ra dựa trên các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên không được tham dự Cuộc thi.
+/ Đối với Thanh niên: Ban Tổ chức chỉ tiếp nhận dự án đang triển khai hoặc triển khai thí điểm.
V. LỊCH TRÌNH CUỘC THI:
– Phát động: Từ tháng 1/2019;
– Thu bài: Từ tháng 1/2019 – hết ngày 31/10/2019 (theo dấu của Bưu điện).
Thí sinh gửi:
Bản tóm tắt dự án (tải mẫu tại khoinghiep.org.vn) (không quá 5 trang)
Phiếu đăng ký dự thi (tải mẫu tại www.khoinghiep.org.vn)
Bản đề án kinh doanh chi tiết bao gồm: 01 bản cứng (không quá 40 trang) và 01 bản mềm ghi ra đĩa hoặc gửi vào Email Ban Tổ chức ([email protected])
Đối với các nhóm dự án lọt vào top 06 của Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia, các nhóm chuẩn bị thêm:
01 video ngắn (60-90 giây) giới thiệu về dự án
Giới thiệu vắn tắt về dự án (không quá 5 dòng)
Ảnh các thành viên trong nhóm chụp cùng sản phẩm (nếu có sản phẩm)
Ảnh chứng minh thư/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực của từng thành viên trong nhóm.
Về Ban Tổ chức theo địa chỉ:
Miền Bắc: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; ĐC: Tầng 5, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội; Tel: 023577.2400/098.305.0824
Miền Trung: Đại diện Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tại Đà Nẵng; ĐC: 320 đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng; Tel: 0511.358.3588/098.991.8195
Miền Nam: Đại diện Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phía Nam: ĐC: Lầu 6, 171 Võ Thị Sáu, P7, Q3, Tel: 028.3932.1702/3932.1703 – 091.915.7046
Các vòng thi:
+/ Chấm dự án vòng 1: Tháng 11
+/ Chấm dự án vòng 2: Tháng 12
+/ Tư vấn hoàn thiện dự án/sản phầm/mô hình kinh doanh: tháng 12
+/ Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp (cuối tháng 12/2019)
– Ngày hội Kết nối Đầu tư: đầu tháng 1/2020.
VI. NHÓM NGÀNH DỰ THI:
Nông nghiệp; Sản xuất công nghiệp; Thương mại – Dịch vụ; Công nghệ thông tin – Viễn thông; Môi trường; Y tế; Giáo dục; Du lịch; Hỗ trợ cộng đồng; Kinh tế biển đảo; Ngành khác…
VII. GIẢI THƯỞNG:
1 Giải Nhất: 30 triệu đồng tiền mặt; được nhận Cúp Khởi nghiệp và chứng nhận thành tích do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng; Tiền và hiện vật từ các nhà tài trợ.
2 Giải Nhì: 10 triệu đồng tiền mặt; được nhận Cúp Khởi nghiệp và chứng nhận thành tích do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng; Tiền và hiện vật từ các nhà tài trợ.
3 Giải Ba: 05 triệu đồng tiền mặt; được nhận Cúp Khởi nghiệp và chứng nhận thành tích do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng; Tiền và hiện vật từ các nhà tài trợ.
Top 20 dự án xuất sắc nhất cuộc thi sẽ có cơ hội:
Tham gia Ngày hội Kết nối Đầu tư và Gian hàng Triển lãm giới thiệu sản phẩm của dự án;
Tham gia khóa huấn luyện tăng tốc khởi nghiệp;
Tham gia Chương trình đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp;
Được xét tuyển sang học tập và làm việc tại các tập đoàn lớn của Nhật Bản trong 1 năm.
Được xét duyệt và đề cử tham dự Cup Khởi nghiệp Thế giới Entrepreneurship World Cup (EWC), được tổ chức thường niên vào tháng 7 hàng năm, với đội ngũ Chuyên gia, Cố vấn, Huấn luyện viên hàng đầu trên Thế giới. Các dự án được xét duyệt sẽ tính từ năm nay – năm 2019 (ưu tiên dự án có thể viết bằng tiếng Anh và các thành viên thành thạo ngoại ngữ).
VIII. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO – PHẢN BIỆN:
Hội đồng giám khảo và thẩm định – phản biện là những doanh nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, đạt nhiều giải thưởng doanh nhân tiêu biểu như Giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu – Cúp Thánh Gióng; Giải Nữ Doanh nhân tiêu biểu – Cúp Bông Hồng Vàng; Giải thưởng Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp EY; Giải thưởng Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức; đồng thời các nhiều doanh nhân đều đang là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch các Hội (hoặc Hiệp hội) doanh nghiệp.
IX. CAM K���T TRIỂN KHAI THỰC TẾ:
Thí sinh có dự án tham dự cấp quốc gia sẽ phải cam kết dự án thuộc bản quyền của cá nhân (hoặc nhóm tác giả); sẽ đầu tư khởi tạo doanh nghiệp sau 6 tháng kể từ ngày được đầu tư tại Festival Khởi nghiệp – Ngày hội đầu tư (tháng 1/2019).
X. GHI CHÚ: Ban Tổ chức tài trợ chi phí đi lại, ăn ở cho các thí sinh ở xa đến Hà Nội dự thi và nhận giải (01 người/01 dự án).
Để tải mẫu hồ sơ dự thi, vui lòng truy cập tại đây: https://ift.tt/2SLmsw7
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Cả Go-Jek và Grab đều đang huy động hàng tỷ USD tiền vốn và đầu tư hàng trăm triệu USD vào cuộc đua giành quyền thống trị lĩnh vực gọi xe ở Đông Nam Á.
Go-Jek được rót thêm 100 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất của vòng Series F.
Theo trang tin công nghệ TechCrunch, Go-Jek – startup gọi xe Indonesia đang nhắm mục tiêu vào khu vực Đông Nam Á, cho biết hãng đã kiếm thêm được 100 triệu USD tiền tài trợ từ Tập đoàn Astra trong đợt gọi vốn mới nhất của vòng Series F.
Go-Jek đang trong vòng huy động vốn F và hi vọng mang về ít nhất 2 tỷ USD. Cho đến nay, theo TechCrunch, công ty đã hoàn thành được 1/2 chỉ tiêu.
Số vốn mà Go-Jek huy động được dành để mở rộng các dịch vụ tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài Indonesia, Go-Jek tham vọng mở rộng thị trường ra Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Singapore.
Trong khi đó, Grab – đối thủ lớn nhất của Go-Jek, cũng mới huy động được 2 tỷ USD trong vòng H. Động thái này của Go-Jek được đưa ra trong bối cảnh đối thủ chính của họ là Grab (đặt trụ sở tại Singapore) cũng đang chuẩn bị nguồn lực để “chuyển mình” trở thành một tập đoàn công nghệ tiêu dùng. Đồng thời, Grab cũng muốn phát triển mạnh mẽ hơn tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Astra là tập đoàn trị giá 20 tỷ USD chuyên về sản xuất, tự động và cơ sở hạ tầng. Tập đoàn này kế hoạch thành lập công ty liên danh với Go-Jek để trang bị hệ thống quản lý tài xế và các dịch vụ theo yêu cầu cho hãng xe gọi. Hệ thống ban đầu sẽ được triển khai trên hàng ngàn tài xế Go-Car.
Ra mắt vào năm 2011 tại Jakarta, Go-Jek đã phát triển từ một dịch vụ gọi xe trở thành ứng dụng một cửa giúp khách hàng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ thanh toán trực tuyến đến đặt hàng mọi thứ từ thực phẩm, hàng tạp hóa và dịch vụ. Hiện Go-Jek là một trong những “đại gia” ở Indonesia khi trung bình xử lý hơn 100 triệu giao dịch cho 20-25 triệu người dùng mỗi tháng.
Theo báo cáo của Google-Temasek, lĩnh vực đi chung xe tại Đông Nam Á của Go-Jek dự kiến đạt giá trị 20,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng 15 tỷ USD so với năm 2017.
Linh Nga Bạn đang đọc bài viết Go-Jek được rót thêm 100 triệu USD, cạnh tranh trực tiếp với Grab tại chuyên mục Đầu tư của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: (024) 3.5771239,
Enternews – Đầu Tư
0 notes
Link
Từ chỗ không có tên trong từ điển tiếng Việt, hai chữ “doanh nhân” đã được hiến định trong Hiến pháp…
Theo Chủ tịch VCCI, Nhà nước chỉ có thể tạo môi trường, chỉ có thể là bà đỡ, là hậu phương trong thương trường. Chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và đưa đất nước trở nên giàu có là sứ mệnh của doanh nhân.
“Phong trào thi đua yêu nước trong thời đại mới cần có quan điểm mới “làm giàu chân chính là yêu nước”. Và ai cản trở sự nghiệp làm giàu chân chính của người dân là có tội với đất nước này”.
Đây là quan điểm được TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc đại hội thi đua yêu nước khối doanh nghiệp, doanh nhân toàn quốc lần thứ nhất, sáng 8/10.
Nhìn lại chặng đường từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương (13/10/1945), ông Lộc khái quát, từ chỗ không có tên trong từ điển tiếng Việt, hai chữ “doanh nhân” đã được hiến định trong Hiến pháp 2013.
“Sự hồi sinh và phát triển của đội ngũ doanh nhân trong lòng dân tộc là một trong những thành quả quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam những năm qua”, ông nói.
Thông tin từ đại hội cũng cho thấy, trải qua gần 1/3 thế kỷ hình thành và phát triển, Việt Nam đã có hàng triệu doanh nhân đang quản lý, điều hành gần 500 ngàn doanh nghiệp, hơn 15 ngàn trang trại và hợp tác xã, trên 4 triệu hộ kinh doanh… giữ vai trò động lực chính cho sự tăng trưởng của kinh tế quốc gia.
Đề nghị cụ thể được đưa ra từ Chủ tịch VCCI, cần có quy định nếu một doanh nhân có thể giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động, chính quyền cấp xã cần tri ân họ.Nếu họ tạo ra việc làm cho 100 lao động, thì huyện cần khen thưởng, tạo ra một nghìn việc làm thì tỉnh tri ân, khen thưởng, một vạn việc làm thì Nhà nước khen thưởng và trao tặng danh hiệu anh hùng, chiến sỹ thi đua…
Trong giai đoạn 2010-2015, đã có 13 doanh nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, 38 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phong tặng danh hiệu này.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI, so với yêu cầu phát triển, đội ngũ doanh nhân hiện vẫn còn chưa đông, chưa mạnh.
Thời điểm hiện tại, bình quân 200 người dân Việt Nam mới có một doanh nghiệp, trong khi ở các nền kinh tế phát triển cao, 15-20 người dân là có một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, 96-97% các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam có quy mô nhỏ và… siêu nhỏ.
Chủ tịch VCCI cho rằng, một cuộc cách mạng về khởi nghiệp cần phải bắt đầu và có được con số 5 triệu doanh nghiệp trong tương lai xa và một triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 phải là mục tiêu hướng tới. Việt Nam cũng cần phấn đấu để có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đạt tầm cỡ trong khu vực ASEAN, châu Á và thế giới.
Và để có được những doanh nghiệp, doanh nhân và thương hiệu hàng đầu cần những nỗ lực đột phá từ hai phía: từ cộng đồng kinh doanh và từ Nhà nước, ông Lộc nói.
Đề cập sự kiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc đàm phán, ông Lộc nhấn mạnh, sự thành bại của một nền kinh tế trong hội nhập được quyết định bởi sức mạnh của đội ngũ doanh nhân.
Vẫn theo Chủ tịch VCCI, Nhà nước chỉ có thể tạo môi trường, chỉ có thể là bà đỡ, là hậu phương trong thương trường. Chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và đưa đất nước trở nên giàu có là sứ mệnh của doanh nhân.
Để hậu thuẫn cho sự phát triển của giới doanh nhân, Chủ tịch VCCI đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm đổi mới công tác thi đua khen thường với doanh nghiệp, doanh nhân theo hướng chú trọng những đóng góp thực tế, không quá câu nệ cách làm bỏ phiếu bình bầu theo kiểu hành chính và cảm tính như hiện nay.
Và theo ông Lộc, tạo việc làm phải được coi là tiêu thức chính trong việc thi đua, khen thưởng. Bởi, nhìn ra quốc tế, chỉ tiêu tạo việc làm bao giờ cũng là chỉ tiêu số một trong chương trình hành động của tất cả các chính phủ ở mọi quốc gia.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Dòng chảy lịch sử và tốc độ của nó đặt chúng ta trước rất nhiều thách đố. Làm thế nào để tạo ra một tâm thế tỉnh táo để tồn tại là khó nhất. Văn hóa doanh nghiệp suy cho cùng chính là cách chúng ta ứng xử với con người, với thiên nhiên. Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ, coi đây là cơ hội cho cả lịch sử loài người.
Nhà sử học Dương Trung Quốc (Ảnh TL TTT)
Ông đánh giá thế nào về những được mất của các thương hiệu Việt dẫn đầu nhìn từ các cuộc M&A kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, để từ đó có thể nhìn thấy vị thế của các thương hiệu dẫn đầu trên thị trường quốc tế?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ trước hết phải chấp nhận quy luật thị trường trong đó có sự cạnh tranh bình đẳng, và những quy luật hội nhập với thế giới, thì M&A sẽ là điều đương nhiên xảy ra. Vấn đề là bản thân nội lực của chúng ta. Chúng ta tích lũy ra sao? Định hướng, tâm thế của chúng ta như thế nào trong những cuộc M&A này.
Sự phát triển kinh tế nhìn vào các chỉ số cụ thể là một chuyện, nhưng điều quan trọng nhất trong hội nhập là rào cản trong tâm thế của chúng ta. Chúng ta chưa nhận thức được chính mình là ai, thị trường Việt Nam là thế nào?
Cách đây ít lâu, tôi có đặt vấn đề với Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chia sẻ của Thủ tướng. Đó là đã đến lúc sau mười mấy năm vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bây giờ, chúng ta hoàn toàn có đủ tự tin để thay đổi tâm thế, là “Hàng Việt Nam phải chinh phục người Việt Nam”, chinh phục thị trường lớn thứ 13 thế giới.
Trong khi người ta ùn ùn kéo đến chiếm lĩnh thị trường mình, thì mình còn mải đi đâu ấy. Mình chỉ nhìn thị trường Việt Nam như nơi “giải cứu” mình!
Tại sao chúng ta không làm điều mà nước Nhật đã làm, hàng nội hóa bao giờ cũng là chất lượng cao nhất trước khi xuất khẩu, vừa phục vụ đồng bào mình, lấy đồng bào mình là nơi trải nghiệm đầu tiên và là bệ phóng để phát triển?
Trong khi chúng ta thấy nước ngoài còn phải mượn tên Việt Nam để đóng mác cho hàng hóa của họ vào, thì chúng ta lại cứ giữ tâm thế cũ, một là sính ngoại, vọng ngoại, hai là coi thường thị trường trong nước.
Tôi cho rằng chúng ta nên chuyển tâm thế thành “Hàng Việt Nam chinh phục thị trường Việt Nam”.
Nhiều năm sau đổi mới, chúng ta đã hình thành được một hệ sinh thái doanh nghiệp phong phú và căn cơ cho nền kinh tế, nhưng những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và bây giờ là thách thức của cuộc cách mạng 4.0, đã và đang làm tổn thương không ít đến các thương hiệu mạnh. Nhìn vào Top dẫn đầu, các đại gia trong ngành bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành sản xuất. Ông có nhận xét gì?
Ông Dương Trung Quốc: Thực ra, trong con mắt của người làm sử chúng tôi, 30 năm đổi mới của chúng ta đã có được sự thay đổi rất lớn cần ghi nhận, nhưng thực chất chỉ là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, với hai nhân tố cơ bản nhất là đất đai và quyền lực. Đó là điều mà nhân lo��i đã làm trong nhiều thập kỷ trước, giờ chúng ta mới có cơ hội làm. Nhưng chỉ số quan trọng nhất, bền vững nhất là giá trị gia tăng thì chúng ta còn rất kém, nếu chúng ta không nhanh chóng thoát khỏi thời kỳ tích lũy đất đai và quyền lực, thì sẽ không đủ sức cạnh tranh trong thời 4.0.
Câu chuyện đặc khu chẳng hạn, thực chất là đất đai thôi. Câu hỏi là chúng ta có thực sự quan tâm đến đầu tư công nghệ cao vào đây không và thực chất công nghệ cao có cần những đặc khu như thế không? Rất tiếc, chúng ta vẫn coi trọng bất động sản, mặt bằng là quan trọng nhất, chứ không quan tâm trên mặt bằng ấy người ta “cấy” vào đó cái gì? Nguồn lực đó là nguồn lực nào?…
Trong khi đó tiềm năng con người của chúng ta rất lớn nhưng không được huy động. Nếu có huy động được lại có khả năng trở thành tiềm năng cho doanh nghiệp nước ngoài, chứ doanh nghiệp trong nước chưa thu hút được.
Chúng ta cứ hô hào 4.0 hoài, nhưng những chuyển động của Chính phủ dường như chưa biến thành những hành dộng cụ thể của các bộ, ngành, trở thành quyết tâm chung của toàn hệ thống?
Ông Dương Trung Quốc: Phải nói là chuyển động của Chính phủ trong thời gian qua rất mạnh mẽ, rất quyết tâm, nhưng dựa vào cơ sở nào để hiện thực điều đó là một câu hỏi lớn? Trong khi nền giáo dục thì còn quá nhiều vấn đề; nhiều tiềm năng vẫn chưa được tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Ngay như nguồn lực quan trọng nhất là vốn, tài chính, vẫn hướng quá nhiều vào bất động sản. Không ai dám đầu tư vào lĩnh vực khác vì quá mạo hiểm. Nhà nước cũng chưa có cơ chế để khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Nên xu thế hiện nay, đằng sau công cuộc chống tham nhũng rất đúng ấy lại thành ra là… nuôi dưỡng, khuyến khích tâm lý an toàn. Doanh nhân không muốn đầu tư mới vào sản xuất nữa. Hai xu thế này tự nhiên mâu thuẫn với nhau, không tạo ra động lực phát triển.
Ông Dương Trung Quốc tại một kỳ họp Quốc hội (Ảnh quochoi.vn)
Vậy theo ông, làm thế nào để tăng sức mạnh nội lực của doanh nghiệp?
Ông Dương Trung Quốc: Quan trọng nhất là Chính phủ. Khi Chính phủ đưa ra một định hướng nào đó, thì phải xây dựng điều kiện để doanh nghiệp biến nó thành hiện thực. Làm luật phải trên cơ sở thực tiễn. Nếu không chúng ta mãi mãi sẽ đi theo sau thiên hạ, bị phụ thuộc không chỉ vào các nước ở xa mà cả những nước xung quanh chúng ta. Như câu chuyện lùm xùm về taxi truyền thống và taxi công nghệ, bên cạnh Grab thì GoViet của người Indonesia lại vào rồi.
Cơ chế đã chuyển động chậm, chính chúng ta lại không chủ động làm thì đương nhiên mất thị trường thôi. Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp tư nhân phải có mô hình liên kết nào đó, cộng với sự hỗ trợ nhà nước, để đủ sức mạnh cạnh tranh.
Nhìn vào những cộng đồng doanh nhân trẻ, cộng đồng khởi nghiệp… cho thấy đang nhen nhúm hình thành ý thức liên kết, chia sẻ nguồn lực, hợp tác tạo sức mạnh. Ông có thấy đây là niềm hy vọng?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi sợ tất cả mọi sáng tạo cuối cùng lại bị hút vào một chỗ nào khác chứ không phải cho doanh nghiệp nội địa. Vì hôm nay thế giới đang săn lùng chất xám rất nhiều, với nguồn đầu tư lớn, cơ hội lớn. Nếu chúng ta không tạo ra môi trường thu hút nguồn lực ấy, nó sẽ bị hút đi nơi khác, càng làm giảm nhẹ sức mạnh của chính chúng ta.
Nhìn vào các tập đoàn như Vingroup, TTC, THACO… đang lớn mạnh khá nhanh, chiếm lĩnh rất nhiều ngành, ông có nhận xét gì về khả năng vai trò dẫn dắt nền kinh tế của họ? Liệu có lo lắng gì không nếu giấc mơ đa ngành lại tan nát như một số tập đoàn nhà nước đã từng?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ không còn cách nào khác. Nhà nước đã trải nghiệm, đã có những đổ vỡ như Vinashin, Vinalines… bây giờ Nhà nước phải có cơ chế để bảo vệ những nhân tố mà tôi cho rằng nó sẽ mang lại sức mạnh cho nền kinh tế quốc dân.
Để các tập đoàn này phát huy vai trò dẫn dắt của mình, sự đồng hành của Nhà nước rất quan trọng. Mặc dù chúng ta vẫn tôn trọng mọi cam kết quốc tế, nhưng không thể phó mặc được. Tôi cho rằng trong chừng mực nào đó, Nhà nước vẫn dựa vào yếu tố cam kết quốc tế, xã hội hóa, không thể né tránh trách nhiệm của mình. Như hiện tượng nước Mỹ hiện nay chẳng hạn, có thể là hơi cực đoan, nhưng thể hiện rõ là nếu không có đường lối bảo hộ thì sẽ có nguy cơ thất bại trong công cuộc phát triển.
Trước hết, kinh tế là cạnh tranh, cạnh tranh một cách trí tuệ, nói cách khác là lách luật, lách ra khỏi những cam kết để tạo ưu thế cho mình để phù hợp xu thế. Phải tạo ra ưu thế trên mặt bằng cam kết ấy mới có thể vươn lên được.
Dưới con mắt một nhà sử học gắn bó rất nhiều với đội ngũ doanh nhân, tâm trạng của ông thế nào trước ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ đã có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của xã hội về doanh nhân; và trong sự thay đổi ấy, chúng ta cũng phải trả giá cho một thời kỳ rất dài phát triển không bình thường.
Nhưng chúng ta chuyển động trong một thế giới đang chuyển động nhanh hơn gấp nhiều lần, vấn đề là tốc độ chưa tương quan. So với thiên hạ, nếu ta đi với tốc độ chậm hơn tức là đã giật lùi. Rõ ràng thời đại 4.0 là cơ hội cho trí tuệ, người ta có thể tìm con đường ngắn hơn, ít tốn kém hơn, hiệu quả hơn để vươn lên. Nhà nước phải tạo được môi trường tốt để vun vén, hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển kinh doanh và doanh nghiệp. Những mô hình hội đoàn như CLB Doanh nhân và Quản trị phải được thúc đẩy nhiều hơn.
Ông nghĩ gì về đạo kinh doanh, triết lý kinh doanh trong thời kỳ mới, khi những ranh giới về được mất, tác hại và hiệu quả nhiều khi là quá mong manh?
Ông Dương Trung Quốc: Phải giải quyết được vấn đề cốt lõi, tinh thần mà chúng ta muốn lấy để làm “Ngày Doanh nhân Việt Nam”; đó là sự giàu có của người dân chính là sự thịnh vượng của quốc gia. Trước kia chúng ta cứ hô hào “Nước giàu thì dân mới mạnh”, nhưng rõ ràng dân giàu thì nước mới mạnh. Nếu cứ nhìn nhà nước như người “ở trên” thì làm sao thay đổi?
Phải coi nhà nước là người phục vụ, như cách nói của Thủ tướng Chính phủ, chính phủ kiến tạo. Tư tưởng đã có nhưng phải đi vào hành động thực sự, tạo môi trường thực sự. Nếu không chúng ta vẫn rời vào tình trạng y như cũ thôi.
Bộ máy quan liêu sẽ là sự trì trệ rất lớn. Chừng nào bộ máy nhà nước không quan liêu nữa sẽ tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế trong thời kỳ yếu tố sáng tạo, phát kiến được coi trọng như thời 4.0 này.
Theo ông, làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn?
Ông Dương Trung Quốc: Dòng chảy lịch sử và tốc độ của nó đặt chúng ta trước rất nhiều thách đố. Làm thế nào để tạo ra một tâm thế tỉnh táo để tồn tại là khó nhất. Văn hóa doanh nghiệp suy cho cùng chính là cách chúng ta ứng xử với con người, với thiên nhiên. Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ, coi đây là cơ hội cho cả lịch sử loài người.
Nhìn lại lịch sử trải qua bao thời kỳ, tôi thấy mình cũng có tâm trạng gần giống tâm trạng của các bạn trẻ. Khi trai trẻ đầy sức sống, chúng ta nung nấu bởi câu hỏi ai thắng ai? Lúc ấy cứ nghĩ mình thắng, nhưng có thắng cái này lại thua cái khác. Lúc trưởng thành rồi lại băn khoăn ai hơn ai? Mà thực ra là hơn cái này, lại kém cái khác. Nhưng đến thời kỳ này, phải đặt câu hỏi ai cần ai? Đó là giá trị của chính mình.
Triết lý sống của chúng ta ngày hôm nay là trả lời câu hỏi ai cần ai. Thời của sự thay đổi, chúng ta có thể phát huy giá trị cốt lõi của con người, tính nhân bản, đó là sự kết nối với nhau. Lịch sử loài người qua rất nhiều thăng trầm, đặt suy nghĩ của mình trong một cộng đồng, để hiểu gắn kết là sự tồn tại và phát triển, là sứ mệnh để trao truyền. Nó là giá trị.
Vậy sai lầm nào mà doanh nghiệp thường mắc phải khi xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng đó cứ lo sợ thất bại.
Nhiều doanh nhân đã gọi ông là “Đại biểu quốc hội của tôi”. Theo dõi những cuộc họp Quốc hội, tiếng nói của ông dường như luôn “trái chiều”, luôn thẳng thắn, mang tính phản biện. Vậy động lực nào khiến ông dám lên tiếng? Ông có từng bị… làm khó gì không?
Ông Dương Trung Quốc: Một lần có bạn Việt Kiều cũng hỏi như thế, tôi đã trả lời rằng tôi không phải người đối lập, vì đối lập thì không thể ở trong cơ chế này.
Nhưng tôi là người độc lập. Không có ai gây áp lực cho tôi. Có thể mình nằm trong hệ số an toàn, là “bông hoa đẹp”, nhưng tôi vẫn làm đúng sứ mệnh của mình, cố gắng đóng góp. Sự khôn ngoan là cần thiết, mặc dù ranh giới giữa khôn ngoan và mánh khóe rất mỏng manh… thậm chí nó đã thành bản năng. Nhưng mỗi con người có vị thế khác nhau, nên khi có xung đột, khác biệt phải khai thác đúng vị thế của mình. Với tôi thì không có áp lực nào ngoài áp lực của chính mình.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
Duy trì được chất lượng sau khi nhượng quyền thương hiệu là một thách thức đối với bên nhận nhượng quyền.
Đó là khẳng định của bà Lê Thị Việt Nga – Thành viên HĐQT Công ty Redsun ITI khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến triển vọng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống với đối tác Nhật Bản.
Lê Thị Việt Nga – Thành viên HĐQT Công ty Redsun ITI.
Mặc dù, nhượng quyền thương mại (franchise) là một trong những hình thức hợp tác kinh doanh khá phổ biến ở nước ngoài tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mới mẻ.
– Franchise có điểm gì khác biệt so với các hình thức hợp tác đầu tư khác thưa bà?
Đặc thù của hình thức franchise đó là tạo điều kiện tất cả các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có thể tham gia thực hiện. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản.
Bởi trước đây, khi nhắc đến hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh thì người ta thường nghĩ đến đó phải là hoạt động của các doanh nghiệp với nhau, tuy nhiên với hình thức franchise, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng có thể giúp cho những người mà có một nguồn vốn ban đầu nhất định, và có mong muốn khởi nghiệp hoặc mong muốn kinh doanh đều có thể gia nhập thị trường.
– Tuy nhiên, nhìn chung, khi gia nhập thị trường, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là startup không biết bắt đầu từ đâu. Vậy, cách thức gia nhập thị trường sau khi franchise sẽ như thế nào, thưa bà?
Franchise mặc dù là hình thức phổ biến ở nước ngoài tuy nhiên vẫn còn khá mới ở Việt Nam.
Sau khi thực hiện hoàn tất các thủ tục của hoạt động franchise, bên nhận franchise sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ người chủ thương hiệu.
Trong đó có thể kể đến như, đơn vị nhượng quyền thương mại sẽ chuyển giao lại toàn bộ công nghệ, cách thức vận hành, quản lý, và các vấn đề về thương hiệu… cho đơn vị nhận franchise.
Ví dụ như trong lĩnh vực nhà hàng, đơn vị nhận franchise sẽ được hỗ trợ setup nhà hàng, lay out về máy móc, thiết bị, dụng cụ, công cụ… đặc biệt là đào tạo toàn bộ đội ngũ nhân viên.
Với những lợi thế từ việc nhận franchise từ những thương hiệu đã tồn tại trên thị trường, với thế mạnh chất lượng, uy tín đã được khẳng định trên thị trường, có vị thế… khi đơn vị nhận nhượng quyền sẽ không phải mất nhiều thời gian cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, thay vào đó chỉ tập trung vào duy trì chất lượng.
Như vậy, với việc “đi trên vai người khổng lồ” mọi yếu tố của một doanh nghiệp khi mới gia nhập thị trường đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh.
– Mặc dù, đơn vị nhận nhượng quyền chỉ cần tập trung vào duy trì chất lượng, tuy nhiên, để hiện thực hoá điều này có đơn giản, thưa bà?
Để duy trì được chất lượng là một yếu tố thách thức. Tuy nhiên, không phải là không làm được.
Như các bạn đã biết, nhiều đơn vị nhận nhượng quyền là những doanh nghiệp nhỏ, có thể là các bạn trẻ khởi nghiệp, họ là những doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa có nền tảng vận hành, chưa biết cách khai thác hiệu quả về chất lượng sản phẩm, điều này có thể thậm chí có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhượng quyền.
Ví dụ, trong trường hợp khi các bạn trẻ khởi nghiệp, các bạn xây dựng ra một thương hiệu mới hoàn toàn trên thị trường, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp có thể vận hành, kinh doanh, có lãi và mở đến cơ sở thứ 2. Tuy nhiến, với đặc thù như phân tích ở trên, về mặt dài hạn, khi mở rộng đến cơ sở thứ 3, thứ 4 thậm chí là thứ 5, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp ngay khó khăn về hoạt động quản lý hệ thống. Bên cạnh các vấn đề khác về tài chính và khả năng liên tục đổi mới.
Điều này hoàn toàn có thể được khắc phụ khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp nhận quyền thương hiệu. Nhờ sự hỗ trợ của đơn vị chủ thương hiệu, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có điều kiện học hỏi luôn kinh nghiệm quản lý, vận hành hệ thống, để đảm bảo chất lượng, có như vậy mới duy trì được chất lượng. Về mặt dài hạn doanh nghiệp mới duy trì và mở rộng được khách hàng.
– Thưa bà, ngoài yếu tố chất lượng thì khi franchise, doanh nghiệp phải chú ý điều gì?
Franchise chỉ là một trong những cách thức để thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư, thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, với những điểm cộng như vừa nêu ở trên, franchise đang có xu hướng ngày càng được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn là bước tiến của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.
Ví dụ như Redsun, đang tìm kiếm đối tác là doanh nghiệp Nhật Bản để đưa các thương hiệu ẩm thực của Việt Nam ra thế giới, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Yếu tố quan trọng ở đây, trước khi thực hiện franchise đơn vị phải tìm được đúng đối tác, họ là những người hiểu rõ về thị trường.
Ví dụ khi chúng tôi muốn nhượng quyền tại thị trường Nhật Bản chúng tôi phải tìm một đối tác Nhật Bản, họ là người có sự hiểu biết rõ thị trường, về xu hướng ẩm thực và khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Có thể là phong cách bài trí, menu món ăn… cách phục vụ, để người Nhật Bản yêu thích và chấp nhận món ăn của Việt Nam.
– Xin cảm ơn bà!
Ngọc Hà thực hiện Bạn đang đọc bài viết Thách thức cản đường doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài tại chuyên mục Đầu tư của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: (024) 3.5771239,
Enternews – Đầu Tư
0 notes
Link
Để con tôm được xuất khẩu thuận lợi, Việt Nam cần hình thành và chuẩn hoá chuỗi từ nuôi trồng, chế biến…
Đích lớn của ngành thuỷ sản
Năm 2018 là năm được đánh giá là đầy thăng trầm của ngành thuỷ sản khi ngành tôm, vốn là điểm sáng, giảm 8% về kim ngạch xuất khẩu, chỉ đạt 3,6 tỷ USD. Đây cũng là năm mà ngành khai thác, chế biến hải sản gặp nhiều trở ngại trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu do hậu quả từ thẻ vàng IUU từ châu Âu.
Tuy nhiên, ngành thuỷ sản đang tỏ ra lạc quan cho năm 2019. Đầu năm, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đặt ra con số 10 tỷ USD thu về từ xuất khẩu. Nguyên nhân ngành đang kỳ vọng vào những động lực tăng trưởng như dự báo lượng tiêu thụ của thế giới tăng, lợi thế từ các FTA.
VASEP cũng vạch rõ kế hoạch cho từng nhóm ngành, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến "con tôm". Cụ thể, ngành tôm phải thu về giá trị lớn nhất về kim ngạch là 4,2 tỷ USD, cá tra đạt mức 2,3 tỷ USD, mặt hàng hải sản đạt 3,5 tỷ USD.
Trong tương lai, con tôm Việt còn mang trong mình khát vọng trở thành một trong những ngành chủ của nông nghiệp, kỳ vọng mang về cho đất nước 10 tỷ USD – tức bằng cả mục tiêu của năm 2019 hiện tại, biến Việt Nam trở thành thủ phủ tôm số 1 thế giới.
Mục tiêu được đưa ra rất rõ ràng, nhưng để con tôm thực sự đạt được mục tiêu, chinh phục được những thị trường khó tính lại là cả một vấn đề.
Chuỗi liên kết của tôm
Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng nhấn mạnh cần phải có được chuỗi nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu… được chuẩn hoá.
Chuỗi liên kết này gồm tất cả các doanh nghiệp trong ngành như nhà sản xuất, công ty giống, thu mua, chế biến và thị trường. Cơ chế chuỗi là các bên cung cấp nguồn lực trực tiếp cho hộ nông dân và ngân hàng trả tiền.
Ngân hàng giống như đối tác vừa quản lý – hỗ trợ tài chính, vừa giám sát thực hiện và đưa ra hình phạt chặt chẽ. Đây là mô hình chia sẻ rủi ro và lợi nhuận trong nuôi tôm.
"Nếu không tối ưu hóa diện tích nuôi tôm, đầu tư, ứng dụng công nghệ nhiều hơn, với diện tích hiện tại mà vẫn đạt được mục tiêu tỷ USD từ con tôm mà Chính phủ đặt mục tiêu thì chuỗi giá trị là cách hữu hiệu nhất và chúng ta không phải trả giá để xử lý ô nhiễm môi trường trong tương lai", ông nói.
Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn mà Việt Nam mong muốn được mở rộng sản xuất. Theo ông Josh Madeira, Phụ trách chính sách bảo tồn biển, chương trình Seafood Watch (Mỹ), người nuôi tôm Việt phải hiểu rõ bản chất của thị trường Mỹ.
Cụ thể, ông nhấn mạnh quan điểm không mở rộng diện tích nuôi tôm, thay vào đó, tăng hàm lượng, chất lượng con tôm theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Ví dụ, 90% các nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ sẽ chỉ mua thủy hải sản từ các nhà cung cấp đảm bảo bền vững môi trường. Ở châu Âu tỷ lệ này là 75%.
Mặt khác, ông Josh cũng cho biết hiện Mỹ đang đánh giá tôm Việt Nam ở mức "red", tức không nên mua sản phẩm. Tuy nhiên, vị này cho rằng quan điểm như vậy chưa chính xác và muốn làm việc với các địa phương để tìm ra những mô hình làm tốt, để có được đánh giá tốt hơn.
Tổ chức của ông đã thực hiện một số chương trình tại Việt Nam. Cụ thể, Seafood Watch đã tạo ra mô hình nội địa hoá, vốn là sự kết hợp của tiêu chuẩn địa phương lẫn tổ chức này.
Hiện đơn vị này cùng ngành tôm xây dựng lên bộ tiêu chuẩn ASIC cho Việt Nam, và đang tiến hành triển khai tiêu chuẩn này ở Việt Nam và một số nước để mở rộng việc đánh giá.
Theo ông, Seafood Watch cũng sẽ đưa những doanh nghiệp thu mua của Mỹ sang Việt Nam để chọn lọc các nhà cung cấp sản phẩm đảm bảo để thu mua tôm Việt Nam.
Theo Trí thức trẻ Bạn đang đọc bài viết Chuyện tôm Việt muốn rộng đường vào Mỹ, châu Âu và mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu tại chuyên mục Đầu tư của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: (024) 3.5771239,
Enternews – Đầu Tư
0 notes
Link
Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có một vấn đề là tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu, phụ kiện tại Việt Nam còn thấp.
Đó là một trong những hạn chế được ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại Diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại JETRO tại Hà Nội liên quan đến mối quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại JETRO.
Ông Hironobu Kitagawa nhận định, thời gian gần đây, nhờ chi phí nhân công cạnh tranh cùng với cơ sở hạ tầng ổn định của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực, vì vậy, Việt Nam rất được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng, quy mô của thị trường với sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập người dân.
Điểm lại dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 xếp vị trí số 2, với 380,2 triệu USD vốn đăng ký mới, mở rộng đầu tư, chiếm 15,5% tổng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Dự báo xu hướng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng cao.
Theo khảo sát mà Jetro đã thực hiện năm ngoái đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, 70% doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ rất mong muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đây là một tỷ rất cao khi so sánh với các nước ASEAN khác.
Ngoài ra, theo khảo sát tại Nhật Bản, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đặt chi nhánh và có ý định mở rộng hoạt động tại Việt Nam đã tăng liên tiếp trong 3 năm qua.
Nhận định về sự thay đổi cơ cấu dòng vốn, ông Hironobu Kitagawa cho biết, đến thời điểm hiện tại đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam theo hướng thành lập cơ sở sản xuất là rất nhiều. Gần đây, đầu tư theo hướng tạo lập cơ sở bán hàng kinh doanh cũng thu hút sự quan tâm.
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ văn phòng JETRO phân tích các xu hướng thì các ngành nghề phi sản xuất chiếm khoảng 70%. Có được điều này là nhờ Việt Nam có một thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân số cùng tỷ lệ dân số trẻ cao trong cấu trúc dân số. Việt Nam hiện nhận được nhiều kỳ vọng về một thị trường với nhu cầu nội địa được dự đoán sẽ tăng trưởng trong tương lai. Các lĩnh vực cũng rất đa dạng từ giáo dục, nông nghiệp, khách sạn… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bị thiếu hụt nhân sự và đang lo lắng về sự hạn chế của nhu cầu nội địa Nhật Bản thì lực lượng lao động của Việt Nam cũng như sự mở rộng về nhu cầu tiêu dùng trong nước tại Việt Nam là một cơ hội hấp dẫn và trong tương lai sẽ nhận được quan tâm lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, ông Hironobu Kitagawa cũng chỉ ra khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp Nhật Bản tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu tại Việt Nam vẫn còn thấp.
Cụ thể, theo khảo sát của JETRO đã thực hiện đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, lợi thế về mặt môi trường đầu tư là quy mô thị trường, tiềm năng tăng trưởng, nền chính trị xã hội ổn định, phí nhân công vẫn còn thấp.
Mặt khác, về mặt rủi ro môi trường đầu tư gồm sự tăng vọt về chi phí nhân công, việc vận dụng chưa rõ ràng và chưa hoàn thiện của khung pháp lý, sự phức tạp của thủ tục hành chính thuế chính là những yếu tố đang ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản.
Ngoài ra, JETRO cũng cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, một yếu tố khác đang khiến thị trường Việt Nam “kém” hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản đó chính là tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu, phụ kiện của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.
Cụ thể, tỷ lệ mua sắm tại Việt Nam chỉ là 34% trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%, do đó trong tương lai khả năng Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan hoặc Trung Quốc.
Ngọc Hà Bạn đang đọc bài viết Nhà đầu tư Nhật Bản: Tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu tại Việt Nam còn thấp tại chuyên mục Đầu tư của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: (024) 3.5771239,
Enternews – Đầu Tư
0 notes
Link
Phần lớn các công ty khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu hoạt động. Và dù có tồn tại được sau 5 năm, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có khái niệm quản trị nhân sự trong thời gian này
Khởi nghiệp trong giai đoạn đầu chỉ bảo ban nhau cùng làm việc, và thường gặp khó khăn về vấn đề tuyển dụng. Đó là chưa kể DN chỉ có quỹ lương khiêm tốn, danh tiếng chưa nhiều, nên khó có thể thu hút, duy trì các nhân sự tốt.
Bởi phần lớn các chủ doanh nghiệp khi đó sẽ tập trung lo toan các công việc từ chiến lược đến sự vụ, kể cả hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán…
Chính vì vậy, quá trình quản trị nhân sự dựa chủ yếu trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân. Điều này dẫn đến rất nhiều vấn đề và thiệt hại phát sinh, xuất phát từ năng lực quản trị nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
Đó là chưa kể, các công ty khởi nghiệp thường có xu hướng sai lầm là thuê và sử dụng nhân lực có mức tiền lương thấp, năng lực đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Họ chưa thực sự nhìn ra vấn đề – thu hút nhân tài là chìa khóa giúp quá trình khởi nghiệp thành công. Nhưng để thu hút được nhân tài, 2 yếu tố chi phối DN.
Thứ nhất, chủ doanh nghiệp không đủ năng lực để sử dụng nhân tài. Khi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp còn hẹp, thì doanh nghiệp khởi nghiệp khó thu hút được nhân tài.
Thứ hai, khi ý tưởng và dự án khởi nghiệp tốt, tiềm năng cao, đó là chìa khóa để thu hút nhân tài. Ngược lại, rất khó thu hút người tài về tham gia doanh nghiệp khởi nghiệp mà họ không đánh giá tốt về tương lai của doanh nghiệp.
Cũng có những trường hợp, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhiều DN chưa chú trọng tuyển dụng nhân sự chuyên trách làm quản lý nhân sự; cũng như thiếu quan tâm tới việc chuẩn hóa quy trình, hệ thống quản trị nhân sự ngay từ đầu.
Vì thiếu tính hệ thống, nên các công việc được xử lý nhiều khi theo cảm tính. Thiếu quan tâm đến xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, thường kéo theo là sự phân cấp, phân quyền yếu, khó phát triển được đội ngũ cán bộ giỏi …
Đặc biệt, các vấn đề thường phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động, nghỉ việc, vi phạm sở hữu trí tuệ, mất bí quyết kinh doanh do nhân viên nghỉ việc…
Chương trình CEO – Chìa khóa thành công Chủ đề: "Khởi nghiệp – Quản trị nhân sự"
Tổng hòa tất cả những yếu tố trên, có thể thấy, quản trị nhân sự bài bản ở giai đoạn khởi nghiệp là tối quan trọng. Với hệ thống nhân lực, tài chính, quy trình, văn hóa… chưa ổn định, rất khó để một DN tiến lên phía trước.
Bài toán quản trị nhân sự của một công ty khởi nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh bánh ngọt là một ví dụ. Sau 2 năm hoạt động, DN của họ đã định hình được thị trường… và sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng.
Say sưa với chiến thắng, DN tăng đầu tư, tuyển dụng thêm người và mở ra rộng các điểm bán ở địa bàn lân cận. Tuy nhiên, khi mở rộng thêm điểm bán, tình hình kinh doanh bộc lộ nhiều bất ổn.
Nguyên nhân là do DN mở rộng nhanh, đội ngũ nhân sự tăng nóng, mà công ty lại chưa có thương hiệu nên không tuyển dụng được những nhân sự có chuyên môn cao. Trong khi đó, những nhân sự ban đầu của cty lại chưa thực sự đủ trình độ để đào tạo cho nhân sự mới.
Trước tình hình này, CEO đã đề xuất với các cổ đông sáng lập tuyển nhân sự chuyên nghiệp về để đảm bảo phát triển DN ổn định.
Trong khi đó, phía các cổ đông cho rằng, cách làm này vừa tốn kém lại có thể không hiệu quả. Đó là chưa kể, việc tuyển người phù hợp thường rất lâu mà chưa chắc đã tuyển được người như ý, và không phải ai cũng dễ thích nghi, phát huy tốt vai trò của mình.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes
Link
"Muốn khởi nghiệp phải có điều kiện cần là kiến thức, nhưng điều kiện đủ là gan to. Không có gan làm giàu sẽ khó có thể thành công."
Chủ tịch ngân hàng Sacombank Dương Công Minh
Từ phá sản vì buôn xoài đến cơ duyên với bất động sản
Với cách nói chuyện giản dị và khá cởi mở về quãng thời gian tuổi trẻ của mình, ông Minh tiết lộ ông là người hội tụ đủ những yếu tố để có thể làm quan: Tốt nghiệp đại học chính quy, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, người đỡ đầu của ông khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Song "con đường làm quan không thành" do ông yêu vợ bây giờ vốn là con gái của một gia đình quan chức chế độ cũ ở Sài Gòn. Trước sự can ngăn của đơn vị, cơ quan, ông vẫn quyết cưới người mình yêu và điều đó đồng nghĩa với việc ông khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp, con đường công danh của ông từ đó gần như đã kết thúc.
Hết nghĩa vụ quân sự, ông Minh về quê Bắc Ninh và gặp một người bạn cùng học đại học dẫn lên Lạng Sơn chơi. "Lên đây, tôi thấy thương lái Trung Quốc đi mua chuối, sau đó tôi với bạn mới bàn về xuất khẩu chuối sang Trung Quốc. Và tôi đi buôn chuối từ ngày đó”, ông Dương Công Minh nhớ lại.
Sau xuất khẩu chuối, ông Minh và bạn lại tiếp tục xuất khẩu xoài, thanh long. Ông Minh cho biết, hồi đấy, xoài rất là hiếm chứ không phải sản xuất hàng hóa như bây giờ, chủ yếu tự cung tự cấp là chính, thương lái Trung Quốc khi đó mua rất nhiều xoài.
“Mấy năm đầu, tôi xuất khẩu 2 – 3 xe rất lời, nếu trong mùa xoài thì mua một lời một. Đến năm thứ hai, chúng tôi xác định mở rộng kinh doanh, xuất khẩu 10 xe, mỗi xe lời 20 triệu đồng. Vào năm 1989, số tiền đó rất lớn.
Vì quá ham do lợi nhuận cao, bạn ông đã đi vay tiền làm 110 xe xoài. Tuy nhiên, do thu mua xoài non nên toàn bộ xoài đến nơi bị thối hết. Cuối cùng ông bị lỗ sạch vốn, dẫn đến phá sản.
Kết quả là ông phải bán nhà đi trả nợ. Tuy nhiên, cũng chính nhờ việc bán nhà mà ông Minh đã nhận thấy những cơ hội làm giàu từ bất động sản. Những ý tưởng đó về sau đã giúp ông xây dựng nên Công ty CP Him Lam – Him Lam Group, một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam cho đến hiện nay.
Có "gan to" mới có thể làm giàu
Tại toạ đàm “Khởi nghiệp công nghệ bất động sản: Người thay đổi cuộc chơi” tổ chức mới đây, khi được hỏi về câu chuyện khởi nghiệp của mình, ông Minh cho rằng may mắn chiếm 30% sự thành công, nhưng may mắn không phải tự nó tới mà do chính chúng ta tạo ra.
“Tôi vẫn hay nói với nhân viên rằng ‘há miệng chờ sung’, nhưng chúng ta phải nằm dưới gốc cây sung há miệng thì mới có cơ hội chứ không phải chúng ta đi ngoài đường có con chim nó rơi quả sung vào miệng".
Do đó, thực chất, 30% may mắn là do quá trình vận động của mình tạo ra. Quan trọng nhất là khi có được cơ hội may mắn đó mình có tinh thần máu lửa, dám nghĩ, dám làm để biến cơ hội thành thành công hay không.
Nhớ lại thời kỳ đầu bắt tay vào lĩnh vực mới sau khi phá sản với việc đi buôn xoài, ông Minh nhớ lại: “Thời đó tôi rất mạnh dạn, không có tiền thì tôi đi vay nóng, lãi suất rất cao. Tôi thuê kiến trúc sư, kỹ sư vào làm. Lúc đó có thể khó khăn, thua lỗ, công ty âm về tài sản nhưng dương về kiến thức, trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh”.
Theo vị lãnh đạo này, một doanh nghiệp khởi nghiệp có kiến thức, có cơ hội nhưng "gan nhỏ" thì cũng không làm được. "Do đó, bất cứ khi nào thấy cơ hội, doanh nghiệp phải phải máu lửa lên, không có gan to, không thể thành công".
Ông kể lại câu chuyện về một người cùng họ Dương rằng người này có nghiên cứu ra một sản phẩm nano nghệ rất tốt, sản phẩm rất thành công nhưng không tiêu thụ được. Người bạn này có đến nhờ ông tư vấn và ông nhận định là thất bại do “thiếu máu lửa”.
“Bây giờ cậu đi ra đường ngoài kiếm thêm ba cô bồ. Khi nào cậu dám đem ba cô đó về khoe vợ thì mới là có gan, mới bằng một phần của anh. Chắc chắn khi đó, mới có thể thành công”, ông Minh hài hước kể lại câu chuyện đã nói với người cùng họ.
Không có cơ duyên với việc làm quan nhưng "có gan để làm giàu", ông Minh thành lập Công ty Him Lam vào năm 1994. Đây là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên kinh doạnh bất động sản tại TP. HCM. Ông tiết lộ, hiện doanh nghiệp đang làm khoảng 75 dự án, phần lớn đã hoàn thành, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, kinh tế, lúc nào muốn bán lại cũng đều có lãi.
Kim chỉ nam của công ty là làm ra sản phẩm tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng với chất lượng hoàn hảo. Cũng theo ông Minh, hiện công ty đang mở rộng thêm các sản phẩm ở Hà Nội, tập trung tại Long Biên. Dự kiến dự án sẽ ra mắt từ năm 2021 và duy trì lượng hàng trong vòng 10 năm.
Nói về sự phát triển của thị trường bất động sản, ông Minh cho rằng, sau thời gian phát triển sôi động, hiện thị trường đang đi ngang cả về nguồn cung và giao dịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Vị lãnh đạo này lấy ví dụ, một năm có một số lượng rất lớn tân sinh viên đến học tập tại Hà Nội, TP. HCM, đa số trong số này sau khi ra trường đều có nhu cầu ở lại các thành phố này. Đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng cho thị trường bất động sản trong tương lai.
Trong đó, đối với mỗi phân khúc thị trường từ cao cấp, trung cấp, nhà giá rẻ hay nhà cho thuê đều có những đối tượng khách hàng nhất định và triển vọng phát triển trong thời gian tới. Quan trọng là các doanh nghiệp có dám làm, dám đầu tư.
Minh chứng cho điều này, ông Minh nhắc đến thành công của Vingroup mà ông cho rằng đây là doanh nghiệp dám tạo nên những sản phẩm thị trường chưa từng có, như các đại đô thị VinCity với đầy đủ tiện ích như một thành phố thu nhỏ hay chính sách cho vay mua nhà trả góp lên đến 35 năm.
"Vingroup là nhà phát triển bất động đầu tiên tại Việt Nam tạo nên các đại đô thị, điều mà các chủ đầu tư trước đó chưa thể làm được. Sau đó, đơn vị thứ hai làm điều này sẽ là Him Lam với dự án Him Lam City", ông Minh tiết lộ.
"Chúng tôi, Him Lam, Novaland hay cả HD Mon Holdings đều muốn được như Vingroup", ông Minh bày tỏ sự khâm phục với cách làm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup và cho rằng các doanh nghiệp cần học hỏi Vingroup để tạo nên những sản phẩm bất động sản đặc biệt, chất lượng trên thị trường.
KhoiNghiep – Quốc Gia Khởi Ngiệp
0 notes