#Tạ mộ cuối năm
Explore tagged Tumblr posts
Text
[Văn mẫu 6] Tóm tắt câu chuyện Con hổ có nghĩa do Đọc tài liệu tổng hợp để các em nắm được bố cục cũng như nội dung của bài Kể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa - Tổng hợp những bài tóm tắt hay và ngắn gọn để các em tham khảo qua đó nắm được nội dung và ý nghĩa của bài đó là biết giúp đỡ những người bạn lúc hoạn nạn. Sống ân nghĩa, thủy chung, biết ơn người đã giúp đỡ mình. -------- Kể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa 1. Tìm hiểu chung a.Tác giả Vũ Trinh (1759-1818)Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn b. Tác phẩm - Truyện trung đại là gì? Thời gian: Thế k�� X - thế kỷ XIX.Thể loại: Văn xuôi chữ HánNhân vật(Người, vật): Miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể.Cốt truyện: Đơn giảnNội dung: Thường mang tính giáo huấnSự việc: Theo trình tự thời gian.Thể loại: Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gần với kí, với sử. - Xuất xứ: Trích từ tập “Lan trì kiến văn lục” - Thể loại: Văn tự sự. - Chủ đề Truyện sử dụng nghệ thuật nhân hóa chủ yếu qua câu chuyện về loài hổ, để nói chuyện con ngườiĐề cao ân nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. - Bố cục: Chia làm 2 phần (2 câu chuyện) Phần 1. Từ đầu ... "mới sống qua được": Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho con hổ cái, sau đó hổ tặng bà mười lạng bạc để trả ơnPhần 2. Còn lại: Bác tiều giúp hổ khỏi bị hóc xương, sau đó hổ nhớ ơn mang súc vật tới nhà bác để cúng bác khi bác qua đời Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Con hổ có nghĩa 2. Tóm tắt nội dung truyện Kể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa ngắn gọn Tóm tắt 1 Truyện kể về hai có hổ có nghĩa: Con đực đền ơn bà đỡ Trần mười lạng bạc vì bà đã cứu hổ cái qua một cơn đẻ khó. Hổ trán trắng được bác tiều phu gỡ giúp khúc xương mắc ngang họng. Sau đó, nó tha một con nai đến trước nhà để tạ ơn. Hơn mười năm sau, bác tiều phu qua đời, nó đến tận mộ để đưa tiễn ân nhân. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu. Hổ trán trắng lại đưa dê hoặc lợn đến trước nhà bác Tóm tắt 2 Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước sông và cho hổ cái uống. Hổ cái đẻ được con. Hổ đực mừng rữ, hổ cái thì nằm bẹp xuống. Hổ đực liền đào từ đất lên một cục bạc, tặng bà đỡ Trần và tiễn bà về. Khi bà về đến làng, hổ liền gầm một tiếng. Năm đó là năm mất mùa, nhưng nhờ có cục bạc mà bà qua khỏi năm đó Tóm tắt 3 Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ. Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác. -------- Trên đây là bài văn mẫu kể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa mà Đọc tài liệu đã biên tập. Hy vọng đã giúp các em trong quá trình tìm hiểu tác giả, tác phẩm để phục vụ cho quá trình viết bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 6
0 notes
Text
CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ LOẠI BẢNH QUẨY?
[Quẩy là tên gọi tắt của Giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mì, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn như: phở, bún, miến, mì, cháo.]
🍀
Xưa người Tàu nguyền rủa hai vợ chồng nhà Tần Cối, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu, được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức dầu chiên Tần Cối.
Người dân bất kỳ nước nào cũng vô cùng căm giận và khinh bỉ bọn bán nước: mộ Nhạc Phi bên bờ Tây Hồ ở Hàng Châu có đúc tượng vợ chồng Tần Cối, Vương Thị bằng gang, hình dáng quỳ bên mộ tạ tội, người tới viếng mộ Nhạc Phi thường nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, người đời nhân đó có câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần
(Núi xanh có phúc được vùi xương người trung nghĩa,
Thép trắng tội tình gì mà phải đúc nên đầu kẻ gian nịnh).
Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền cùng quê Giang Ninh với Tần Cối, mọi người đều nghĩ ông là hậu nhân của họ Tần. Một lần đến bờ Tây Hồ, người quanh đó xin ông viết câu đối đề miếu Nhạc Phi, không đành lòng từ chối, ông bèn viết:
Nhân tòng Tống hậu vô danh Cối
Ngã đáo phần tiền hối tính Tần
(Người sau đời Tống không ai mang tên Cối nữa,
Ta đến trước mộ cũng thẹn bởi mang họ Tần).
🍀
Xa xưa chiếc bánh quẩy này có một lịch sử huy hoàng, không phải ai muốn ăn cũng có mà phải chờ đợi, xếp hàng. Thời ấy người ta ăn cháo quẩy không phải vì ngon mà là muốn nhai kẻ thù trong miệng, nghe tiếng bánh quẩy rán dòn vỡ trong miệng mà tưởng là xương của tên Tể tướng, một kẻ Hán gian, bán nước vỡ vụn dưới hàm răng.
Chuyện kể rằng: thời nhà Tống bên Tàu có một người họ là Tần, tên Cối. Tần Cối xuất thân con nhà quan lại, thời trẻ cũng là người có tài, học giỏi, sau được trọng dụng cất nhắc dần lên tới chức Tể Tướng. Thế nhưng vì thiếu lòng trung với nước, lại có mấy năm bị khiếp sợ do bị phương Bắc bắt giữ mà dần dần bị tha hóa, bán thân cho ngoại bang (nước Kim), cam tâm làm một kẻ tay sai, đại diện cho nước ngoài ngay tại triều đình nước mình.
Thời ấy, cũng có Nhạc Phi xuất thân từ một gia đình nghèo khó, do học giỏi, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực mà dần dần trở thành một vị tướng nổi tiếng của triều Tống. Nhạc Phi dẫn binh chống lại quân Kim, được nhân dân cả nước tín nhiệm yêu quý. Vì Nhạc Phi chủ trương kiên quyết kháng Kim, mà ông đã trở thành chướng ngại lớn nhất trong kế hoạch cầu hòa, bán nước của Tần Cối.
Tần Cối đã không từ một thủ đoạn nào để lập mưu hãm hại Nhạc Phi. Hắn không ngừng tấu với cấp trên (Vua Cao Tông) rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của Tống triều. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần cối căm tức lắm. Hắn tâu lên rằng: thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế… Cuối cùng do âm mưu thâm độc của Tần Cối và vợ là Vương Thị mà Nhạc Phi và con là Nhạc Vân cùng nhiều bộ tướng khác bị mang ra xử chém. Sau cái chết của Nhạc Phi, lòng dân khắp nơi oán hận, căm thù Tần Cối…
Ở kinh thành, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Ông rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức.
Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ.
Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối.
Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ”, “dầu thiêu quỷ”… đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu.
Món bánh này phổ biến sang tận Việt nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”. Người Tàu ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, ta thì hay ăn với Phở.
Đến đời Tống Minh Tông, mọi chuyện sáng tỏ, Nhạc Phi được minh oan, được đem hài cốt về chôn và lập miếu tại Hàng Châu. Người ta cũng làm 2 pho tượng sắt theo hình vợ chồng Tần Cối đặt quỳ ở trước mộ, trong khuôn viên miếu Nhạc Phi.
Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng hôm tôi đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân vương trên đầu, trên vai, trên mặt tượng kẻ bán nước.
Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được.
Tần Cối và những kẻ bán nước hại dân, dù có chết đi, ngàn năm sau vẫn bị người đời phỉ nhổ...
Bài chia sẻ từ Nguồn https://www.nki.vn
Tượng vợ chồng bị nguyền rủa và ném đá ngàn năm:
Tần Cối và Vương Thị Khuyên .
0 notes
Link
Tạ mộ cuối năm là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt, tuy nhiên khi tiến hành tạ mộ cần phải hết sức lưu ý để mọi việc được hanh thông, thuận lợi trong dịp Tết và năm mới Tạ mộ là nét đẹp văn hóa của người Việt Lễ cúng tạ mộ là một di sản văn hóa truyền thống vô cùng phong phú của dân tộc Việt Nam, một hành động cao quý thể hiện lòng biết ơn và hiếu hạnh của con cháu đối với tổ tiên và những người đã vĩnh viễn ra đi. Đại đức Thích Trí Thịnh, ngài trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng và là phó ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, đã chia sẻ rằng trong những ngày cuối năm, nhiều nghi lễ truyền thống diễn ra và trong đó, lễ cúng tạ mộ cuối năm là việc mà tất cả gia đình nên thực hiện. [caption id="attachment_1111" align="alignnone" width="1600"] Tạ mộ là nét đẹp văn hóa của người Việt[/caption] Theo lời đại đức Thích Trí Thịnh, thường thì lễ cúng tạ mộ được tổ chức trong khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi bước sang năm mới, nhằm mời các linh hồn thân quen của gia đình về nhà chung vui Tết cổ truyền bên con cháu. Nhiều gia đình cho rằng đây cũng là dịp để trò chuyện và bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên về những sự kiện đã diễn ra trong năm với cả gia đình và dòng họ. Đối với những gia đình không có khả năng chăm sóc đều đặn những ngôi mộ, lễ cúng tạ mộ cuối năm trở thành cơ hội để con cháu tu bổ lại nơi nghỉ ngơi cuối cùng của ông bà và tổ tiên, từ việc làm sạch cỏ cùng sửa sang lại mộ phần cho đẹp mắt vào dịp cuối năm. Việc này đã trở thành một truyền thống tôn giáo và văn hóa quan trọng của người Việt Nam. Có một câu tục ngữ Việt Nam nói "cao nấm ấm mồ", việc tu bổ và sửa sang ngôi mộ cũng là một trong những hành động hiếu hạnh của con cháu, thể hiện lòng kính trọng đối với cha mẹ và tổ tiên đã khuất. Trong tâm linh của người Việt, truyền thống này cho rằng, khi năm mới đến, mọi thứ phải được chuẩn bị, sửa sang để có sự mới mẻ, kể cả nơi nghỉ ngơi của ông bà và người thân. Chỉ khi đó, mọi thứ mới thực sự trọn vẹn và an lành. Lễ tạ mộ cuối năm không yêu cầu phải quá phức tạp, không cần phải mua nhiều vàng và các đ�� trang sức, chỉ cần thể hiện lòng thành của con cháu, thắp nén tâm nhang để cúng dâng tổ tiên và những người đã khuất là đủ. Theo phong tục truyền thống, người Việt thường có tục rước vong linh ông bà vào buổi trưa ngày 30 âm lịch, sau đó đến buổi trưa ngày mùng 3 hoặc mùng 4 sẽ chuẩn bị mâm cơm tiễn vong linh ông bà tùy theo phong tục và tập quán ở từng địa phương và gia đình. Thường thì ngày tiễn vong linh ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ lễ Tết, khi mọi người trong gia đình quay trở lại công việc và cuộc sống hàng ngày, với lòng tin rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho những ngày tiếp theo. Lập xuân 2024 là ngày nào? Lập Xuân là tiết khí quan trọng trong năm, rơi vào gần dịp tết Nguyên đán, đánh dấu bắt đầu một năm mới và báo hiệu mùa xuân đã đến. Lập Xuân năm 2024 sẽ vào ngày 04/02/2022 dương lịch (25 âm lịch) chuyển giao từ 15h27 phút sẽ bước vào tiết Lập Xuân mở đầu vận khí năm mới [caption id="attachment_1110" align="aligncenter" width="1200"] Lập xuân 2024 là ngày nào?[/caption] Có nên đi tạ mộ sau khi đã lập Xuân? Theo quan điểm của một số người, việc lập Xuân được coi là việc chuyển sang một giai đoạn mới, và do đó, ta nên kiêng việc tạ mộ và không đụng chạm vào mộ phần. Nhưng liệu thông tin này có thực sự chính xác và đúng đắn? Phùng Hoài Phương, một chuyên gia phong thủy nổi tiếng, đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này. Ông cho rằng, việc tạ mộ sau khi lập Xuân không hề là sai lầm như nhiều người nghĩ. Theo quan điểm của phong thủy chính phái, việc tạ mộ là một việc lành và hoàn toàn bình thường. Trái lại, nó thể hiện sự thành tâm và lòng tưởng nhớ tổ tiên - một giá trị vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Phương cũng nhấn mạnh rằng, trong phong thủy chính phái, việc tạ mộ không chỉ đơn thuần là một hành động tôn kính tổ tiên, mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là việc tạo ra sự cân bằng và hòa hợp giữa yin và yang, giữa khí lực của đất trời và khí lực của con người. Tạ mộ giúp cung cấp năng lượng tốt cho gia đình và tạo ra sự bình an, hạnh phúc trong không gian sống. Vì vậy, theo Phùng Hoài Phương, việc tạ mộ sau khi lập Xuân không chỉ là một việc lành mà còn là một việc rất quan trọng để duy trì cân bằng và hòa hợp trong cuộc sống. Một số lưu ý khi đi tạ mộ cuối năm Khi tạ mộ cuối năm, các gia đình sẽ cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần cũng như xung quanh cho thoáng đãng. Nếu là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, cắt hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ. Tiếp đó là việc cúng khấn tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần người thân của gia chủ. Nếu ở nghĩa trang không có miếu thần linh, ta sẽ làm lễ cúng thần linh ở khoảng đất trống bên cạnh mộ. Sau khi làm xong lễ cúng, thỉnh cầu vong linh tiền tổ về đón năm mới cùng gia đình, chủ nhân nên đi thắp hương cho các cụ trong dòng họ nhà mình cũng như những ngôi mộ gần bên mộ nhà mình cho ấm cúng, thể hiện lòng thành kính với bề trên và các vong linh. Khi nghĩa trang có những nấm mồ vô chủ, không ai thăm hỏi, ta cũng nên phát thiện tâm, thắp nén nhang với tâm chân thành. Những ngày cuối năm quý Mão, chuyên gia Phùng Phương tư vấn, mọi người có thể đi tạ mộ vào ngày 24 tháng Chạp tức 03/02/2024; ngày 27 tháng Chạp tức 6/02/2024; ngày 29 tháng Chạp tức 08/02/2024
0 notes
Text
NGƯỜI CHỒNG VÔ DỤNG CỦA NỮ THẦN - LÂM CHÍNH
“Mẹ ơi, thời hạn ba năm đã đến rồi. Con đã làm theo lời trăn trối của mẹ, hiện giờ toàn bộ nhà họ Tô, thậm chí là một nửa Giáng Thành đều biết đứa con trai họ Lâm đến ở rể là một kẻ vô dụng”.
“Con biết mẹ muốn con nhịn nhục ba năm vì sợ con bị họ hãm hại. Mẹ từng nói con có tài năng thiên bẩm, sau này ắt thành danh lẫy lừng, ngặt nỗi xuất thân không cao, không quyền không thế, không tranh giành nổi với những người đó, nếu lỡ để lộ tài năng sẽ bị hại chết, vì vậy mới bắt con giả làm một kẻ vô dụng”.
“Nhưng mà… Mẹ ơi, mẹ đã sai rồi. Trong mắt Lâm Chính con, nhà họ Lâm chỉ là một bọn thùng rỗng kêu to! Lâm Chính con đây tại sao phải sợ chúng?”
“Nhà họ Lâm đã từ bỏ con, mẹ cũng không muốn con trở về nơi ấy, con và bọn chúng đã không còn quan hệ gì cả. Hôm nay con đến thăm cốt để báo tin cho mẹ, rằng thời hạn ba năm đã hết rồi… Lâm Chính con không muốn tiếp tục làm một kẻ vô dụng nữa!”
Trong một nghĩa trang vô danh tại vùng quê phía Nam Yên Kinh, Lâm Chính quỳ gối trước một ngôi mộ không tên, thả xấp giấy vàng trong tay vào chậu lửa với vẻ mặt hờ hững.
“Nếu ba năm trước mình có được y thuật như bây giờ…”, anh lặng lẽ siết chặt nắm tay, vẻ không cam tâm dâng lên trong đáy mắt.
Rắc!
Đột nhiên, tiếng nhánh cây bị đạp gãy vang lên giữa nghĩa trang vô danh.
Lâm Chính ngẩng đầu nhìn về phía phát ra âm thanh, thấy hai bóng người – một già một trẻ – đang thất tha thất thểu chạy đến.
Người già là một ông lão khoác trang phục thời Đường, tóc bạc da mồi, phần eo có máu rỉ ra, hiển nhiên đã bị thương. Người trẻ là một cô gái chừng hai mươi tuổi, mặc váy hoa, dáng người thon thả trắng trẻo, trông đáng yêu vô cùng.
Cô gái vươn tay đỡ ông lão gian nan mà chạy, đôi mắt như hồ nước thu ngập tràn sợ hãi.
Khi nhác thấy Lâm Chính ngồi đốt giấy, họ đều vui mừng khôn xiết.
“Anh gì ơi! Anh làm ơn cứu ông tôi với!”, cô gái nghẹn ngào hô lên với đôi mắt ngập nước.
“Xin lỗi, tôi chỉ đến đây tảo mộ, không giúp cô được”, nhưng Lâm Chính lại lạnh nhạt đáp lại, chỉ chăm chú thắp ba nén hương vái lạy mộ bia.
“Tôi van xin anh đấy!”, cô gái nôn nóng la lên.
“Ân Ân… Đừng lề mề nữa, bỏ tay ra đi. Mục tiêu của chúng là ông, cháu mau đi trước… Ông nội ở lại cản cho cháu!”, ông lão thều thào qua vành môi tái mét.
Vì đã mất quá nhiều máu nên việc nói thôi cũng đã khiến ông phải thở hổn hển không ngừng.
“Không! Cháu sẽ không bao giờ bỏ ông lại!”, cô gái cắn răng kiên quyết.
“Con bé ngốc này!”, ông lão thở dài: “Cứ như thế này thì chúng ta sẽ cùng chết!”
Cô gái sao lại không biết điều này cho được.
Cô ta siết chặt nắm tay, nhìn người thanh niên vẫn đang quỳ trước ngôi mộ, nghiêm túc nói: “Nếu anh bằng lòng đưa ông nội tôi rời khỏi nơi này, nhà họ Hạ nhất định sẽ tạ ơn hậu hĩnh. Anh muốn gì chúng tôi đều sẽ cho anh!”
Cô ta giương ánh mắt đầy trông mong nhìn về phía Lâm Chính, hy vọng anh từng nghe qua về nhà họ Hạ, tiếc rằng anh lại không phản ứng.
Anh ta chưa từng nghe ư?
Cô ta thất vọng nghĩ, nhưng vẫn chưa từ bỏ hy vọng mà trực tiếp ra giá.
“Một triệu!”
“Anh đưa ông nội tôi đi, tôi ở lại chặn đường, anh sẽ tuyệt đối an toàn. Chỉ cần anh làm theo, nhà họ Hạ sẽ cho anh một triệu tệ!”
“Ân Ân! Đi đi cháu! Để ông già này liều mạng với chúng nó!”, ông lão kích động quát lên, nhưng vừa dứt lời thì máu tươi nơi vết thương đã trào ra khiến ông lão cuộn người lại ho sù sụ.
Nước mắt đã lăn dài trên má cô gái. Cô ta không màng đến lời ông lão, chỉ chăm chăm nhìn Lâm Chính, đáng tiếc anh vẫn chẳng mảy may suy suyển.
“Hai triệu!”, cô thốt lên.
Mọi chuyện vẫn khiến lòng người tuyệt vọng.
Cô gái thở dồn, căng thẳng nói.
“Ba triệu!”
“Bốn triệu!”
“Năm triệu!”
…
Nhưng con số có hấp dẫn đến mấy cũng không thể đả động được Lâm Chính, anh vẫn cứ trơ ra như một gốc cây.
Trên đời này còn có người không thích tiền ư?
Cô gái có thể cảm nhận được sự run rẩy trong giọng mình.
“Đừng nói nữa”.
Cuối cùng, Lâm Chính cũng chịu mở miệng.
Nhịp thở của cô gái dần chậm lại, nhưng chỉ thấy anh cắm ba nén hương vào trước ngôi mộ, vẫn chăm chú nhìn nó, lạnh nhạt thốt lên: “Đây là lần đầu tiên tôi đến tảo mộ cho mẹ, hai người làm ơn rời đi, đừng quấy rầy trong lúc tôi đang trò chuyện với bà ấy có được không?”
“Nhưng..”, cô gái còn muốn nói gì đó.
Soàn soạt, soàn soạt…
Đúng lúc ấy, tiếng bước chân dồn dập vang lên.
Hơn ba mươi gã đàn ông hùng hổ xông vào từ cổng chính của nghĩa trang. Tên nào tên nấy trông bặm trợn dữ dằn, tay vác những con dao sắc lẻm, vây quanh hai ông cháu.
Thế đứng của họ cho thấy họ không chỉ là hạng du côn tầm thường mà rất có thể là lính đánh thuê xuyên quốc gia.
“Đừng chạy nữa cụ Hạ à, phối hợp với chúng tôi đi rồi chúng tôi sẽ tiễn ông đi nhanh gọn”, người đứng đầu là một gã đầu trọc cầm một thanh dao găm sáng loáng, lạnh lùng thốt lên.
“Các người được nhà họ Lục phái đến đúng không?”, một tia phẫn nộ tàn độc lướt qua đáy mắt ông lão: “Đúng là một bọn độc ác! Nếu lão phu vượt qua kiếp nạn này, thề rằng sẽ khiến lũ táng tận lương tâm ấy biến mất khỏi Yên Kinh!”
“Chém!”
Gã đầu trọc không muốn phí lời nữa, thét lên một tiếng rồi vung dao nhào tới.
Những người còn lại đồng loạt giơ tay chém xuống.
Mấy chục lưỡi dao sáng quắc cứ thế giáng xuống cô gái và ông lão, không có một chút thương hại, không có một chút chần chừ.
Đôi ông cháu tay không tấc sắt kia phải làm sao để chống lại?
Người chồng vô dụng của nữ thần
0 notes
Text
Tổng hợp đầy đủ các bài văn khấn Tết nguyên đán 2024
Đọc Văn khấn Tết là một nghi thức thờ cúng truyền thống của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày khởi đầu của một chu kỳ mới. Vì vậy, việc cúng Tết là để cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi. Văn khấn ngày Tết thường được đọc trước bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần linh. Nội dung của văn khấn thường thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên, cầu mong họ phù hộ cho gia đình được bình an, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Việc cúng trong ngày Tết có những ý nghĩa sau: - Cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi: Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày khởi đầu của một chu kỳ mới. Vì vậy, việc cúng Tết là để cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, thuận lợi cho gia đình. - Cảm ơn các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua: Tết Nguyên Đán cũng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua. - Thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của gia đình: Việc cúng Tết là một dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ, cùng nhau cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới. Việc cúng Tết có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại chùa, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Nếu cúng Tết tại nhà, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bao gồm: - Lễ vật cơ bản: Hương, hoa, trà, quả, bánh kẹo,... - Lễ vật tùy chọn: Xôi, gà luộc, giò chả,... Gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn ngày giờ cúng Tết phù hợp, thường là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối.
1. Văn khấn ông Công ông Táo
Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin) Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: Ngụ tại: Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công ông Táo - Ba bộ mũ áo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Mỗi Táo quân cần thêm hia, hài. - Cá chép sống để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở mi��n Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng). Có thể cúng 1 hoặc 3 con cá chép sống để Táo quân lấy phương tiện về chầu trời. - 1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay chỉ lễ chay để tiễn Táo công. Ngoài ra để cho lễ cúng tiễn Táo quân được diễn ra thành tâm và đầy đủ, các bạn nên tham khảo cách cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
2. Văn khấn tạ mộ cuối năm
Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát. - Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan. - Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang. - Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần. - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này. - Con kính lạy hương linh cụ:............................................................... Hôm nay là ngày... .......tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến. Tín chủ (chúng) con là:........................................................................ Ngụ tại:.............................................................................................. Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............kỵ nhật là.......có phần mộ táng tại............được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở Bát nước nén hương Thành tâm kính lễ Cúi xin chứng giám Phù hộ độ trì Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!.
3. Văn khấn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết
Bài văn khấn rước ông bà, văn khấn mời ông bà về ăn Tết 2024, cách cúng mời gia tiên về ăn Tết như sau: Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm .... âm lịch Tại… Tên con là….. cùng toàn gia kính bái. Trước linh vị của… Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ. Nay nhân ngày 30 tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Nhâm Dần Kính cẩn sắm mâm lễ gọi là lễ bạc lòng thành. Kính mời vong linh tổ tiên về với gia đình đón mừng năm mới để cháu con phụng sự. Con xin kính cáo! A Di đà Phật! A Di đà Phật! A Di đà Phật! Sau khi bái cúng rước ông bà 30 tết, đón tổ tiên xong, chờ cháy xong một tuần hương thì vái cúng, hạ mâm lễ, cả nhà cùng nhau ăn Tết, quây quần bên nhau, đón mừng năm mới. Bài văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết năm 2024 được thực hiện vào trưa, chiều ngày 30 Tết hoặc nhiều gia đình có thể tổ chức đón Tất niên trước đó vào các ngày 27, 28 hoặc ngày 29 Tết.
4. Văn khấn Tất niên cuối năm
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. - Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. - Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. - Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần. - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này. - Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ................. (1) Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............(2) Tín chủ (chúng) con là:.................................................................................. Ngụ tại:........................................................................................................ Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy). Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy). Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy) Cách chuẩn bị mâm cúng Tất niên Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi. Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu "miễn thành tâm là được" để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng
5. Văn khấn tất niên ban thần Tài
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………… Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .... âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Cúng Tất niên ngày nào tốt? Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Để cúng 30 Tết, đầu tiên phải lau dọn, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên.
6. Văn khấn giao thừa ngoài trời
Nam mô A di đà Phật (3 lần) Kính lạy: - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương - Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật - Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần - Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển - Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm..................với năm.............. Chúng con là: .................................................................,sinh năm: ............................ Hành canh: ....................... Tuổi Cư ngụ tại số nhà:........................, ấp/khu phố:.........................., xã/phường:...................... Quận/huyện/ thành phố .................................tỉnh/thành phố ........................................... Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)
7. Văn khấn giao thừa trong nhà
Kính lạy: Hoàng thiên, Hậu thổ, Chư vị tôn thần Long mạch, Táo quân, Chư vị tôn thần Các cụ tổ tiên Nội - Ngoại, Chư vị Tiên linh Nay phút giao thừa giữa năm Quý Mão và năm Giáp Thìn. Chúng con là: ............................................................................Tuổi.................. Hiện cư ngụ tại số nhà ........ Đường..........................Khu phố ............................. Phường....................................Quận..................................Thành phố.................................. Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Th���n, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm: - Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. - Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác. Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
8. Văn khấn Tết cổ truyền
Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc. Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm............. Chúng con là: ............................................................................................Tuổi............... Hiện cư ngụ tại số nhà Đường......................................Khu phố:....................................... Phường ....................................Quận......................Thành phố......................................... Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án. Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! Ngoài việc cúng Tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà ngày Tết là không thể thiếu được. Dưới đây là bài cúng Thần linh trong ngày mùng một Tết để thỉnh các vị chư Thần về hưởng Tết cùng gia chủ.
09. Văn khấn thần linh ngày mùng 1 Tết
Kính lạy : Hoàng Thiên Hậu Thổ. Chư vị Tôn Thần. Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình. Tín chủ con tên là ....................................Tuổi:...................... Ngụ tại ................................................................................... Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Read the full article
0 notes
Text
Trì hoãn gia hạn, Salah nhận tối hậu thư từ Liverpool
Trì hoãn gia hạn, Salah nhận tối hậu thư từ Liverpool
Tiền đạo Mohamed Salah đã liên tục trì hoãn việc gia hạn hợp đồng với Lữ đoàn đỏ cùng với những yêu sách mà cầu thủ này đưa ra, yêu cầu câu lạc bộ phải thực hiện.
Với những yêu cầu đó, Liverpool cũng đã đưa ra một thông điệp cực kỳ rõ ràng về trường hợp của cầu thủ chủ lực đội bóng Mohamed Salah như sau. Cụ thể về phía câu lạc bộ sẽ không nhượng bộ bất cứ những yêu sách nào mà ngôi sao người Ai Cập đưa ra.
Tiền đạo Mohamed Salah đang bỏ ngỏ khả năng gắn bó lâu dài với đội bóng chủ sân Anfield. Được biết cả hai bên không thể đưa ra thống nhất về hợp đồng bởi vì đề nghị của cầu thủ này về mức lương đưa ra chưa được thống nhất. Lúc này, người hâm mộ của Liverpool đang rất lo lắng cho tương lai của tiền đạo này, nhất là trong thời điểm mà Liverpool đang tỏ ra cứng rắn hơn rất nhiều. Hợp đồng của Salah và câu lạc bộ sẽ đáo hạn vào cuối mùa giải này và The Kop đang đứng trước nguy cơ sẽ mất trắng tiền đạo này nếu họ không đưa ra được thỏa thuận gia hạn.
Khó khăn đưa ra là khi Salah đang yêu cầu cho câu lạc bộ một mức lương khủng hơn rất nhiều so với đề nghị từ phía Liverpool. Ngôi sao đội bóng đang đạt phong độ đỉnh cao liên tục trong nhiều mùa giải và đang có tham vọng để trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất tại Ngoại hạng Anh. Tuy vậy điều này lại khiến cho Liverpool không được hài lòng.
Mohamed Salah nhận tối hậu thư từ Lữ đoàn đỏ
Trạng thái mới nhất của Liverpool như đang dằn mặt với Salah khi mà đội bóng vùng Merseyside đã liên hệ với tiền đạo của West Ham là Jarrod Bowen. Bowen hiện tại đang là ngôi sao sáng giá trên hàng công của đội bóng West Ham. Ở mùa giải này, màn trình diễn của anh đã giúp cho “Búa tạ” có thể cạnh tranh sòng phẳng với top 4 tại Ngoại hạng Anh. Bên cạnh đó thì tiền vệ tấn công của Leeds United Raphinha cũng đang là một cái tên được Liverpool cân nhắc nếu như Salah sẽ không gắn bó với Anfield.
Salah đang chơi cực kỳ xuất sắc tại mùa giải năm nay khi anh ghi được tới 22 bàn thắng và tạo ra 11 kiến tạo trong 24 lần ra sân gần nhất. Mức lương hiện tại của cầu thủ này mong muốn trong hợp đồng mới là 500.000 bảng/ tuần. Đây là một con số khó lòng để Liverpool chấp nhận khi mà thực tế, mức lương anh đang nhận chỉ đang ở 200.000 bảng/ tuần.
Với số tiền lương tăng lên gấp 2.5 lần như vậy sẽ khiến cho quỹ lương của Liverpool phình to và gây ra nhiều bất ổn. Đồng thời thì nó cũng tạo ra tiền lệ xấu trong câu lạc bộ và với nhiều ngôi sao khác.
Nguồn: https://soikeoclub.net/tri-hoan-gia-han-salah-nhan-toi-hau-thu-tu-liverpool/
0 notes
Text
249 / TÌNH ĐANG GẮN BÓ LÌA BỎ CUỘC ĐỜI ..!
Mình gặp gỡ nơi khung trời quạnh vắng , Mây trôi bàng bạc phẳng lặng miền xa . Trên bầu u ám lảng vảng chiều tà , Mặt ngây thơ trông nõn nà mảnh khảnh .
Buổi tối hẹn hò đêm rằm sóng sánh , Mắt sáng long lanh lấp lánh vành my . Nết na hiền hậu lai láng xuân thì , Cảm mến yêu đương khắc ghi hình bóng …
Thình lình đạn pháo tan tành ước mộng , Tiếng nổ sau hè phát động thanh âm . Bắt chợt thất kinh xích gần nghe ngóng , Đường đột nụ hôn cháy bỏng ôm chầm …
Đê mê tái tê trọc trằn thân gái , Quên vết đạn thù , sảng khoái tình lang … Trút hết yêu thương mơ màng trống mái , Trọn đời ấp ủ luyến ái lâm sàng…
Kể từ đó bước hành trang chốn lạ , Bao năm thấp thoáng vất vả cuộc đời . Anh vào quân ngũ thế cuộc buông xuôi , Em về quê hương tách rời đôi ngả …!
Súng nổ đạn cày đêm ngày tơi tả , Sống dưới lằn bom quấy phá gian tà . Giữa chốn sa trường trận địa phong ba , Cùng máu ông cha nồi da xáo thịt !..?
Biệt ly cách âu sầu khóc thút thít , Nước mắt ràng rụa tha thiết giọt châu.! Chẳng biết về đâu níu kéo mơ cầu , Để lòng ray rứt ngõ hầu tiếc nuối …!
Chiến tranh dứt về quê giờ phút cuối , Một thuở tơ vương đắm đuối sau mành ? Tan nát con tim phần mộ cỏ xanh , Chúng giết mất em thi hành tội ác…
Ruột gan thắt tuôn tràn phận bạc. Qúy mến người ký thác cưu mang . Xót xa đau đớn tình nàng , Quay về cát bụi hai hàng lệ rơi…!
Mất em rồi đời anh thiếu vắng …
Nguyễn Doãn Thiện Huế Thu buồn tan tạ năm 1975
0 notes
Text
249 / TÌNH ĐANG GẮN BÓ LÌA BỎ CUỘC ĐỜI ..!
Mình gặp gỡ nơi khung trời quạnh vắng , Mây trôi bàng bạc phẳng lặng miền xa . Trên bầu u ám lảng vảng chiều tà , Mặt ngây thơ trông nõn nà mảnh khảnh .
Buổi tối hẹn hò đêm rằm sóng sánh , Mắt sáng long lanh lấp lánh vành my . Nết na hiền hậu lai láng xuân thì , Cảm mến yêu đương khắc ghi hình bóng …
Thình lình đạn pháo tan tành ước mộng , Tiếng nổ sau hè phát động thanh âm . Bắt chợt thất kinh xích gần nghe ngóng , Đường đột nụ hôn cháy bỏng ôm chầm …
Đê mê tái tê trọc trằn thân gái , Quên vết đạn thù , sảng khoái tình lang … Trút hết yêu thương mơ màng trống mái , Trọn đời ấp ủ luyến ái lâm sàng…
Kể từ đó bước hành trang chốn lạ , Bao năm thấp thoáng vất vả cuộc đời . Anh vào quân ngũ thế cuộc buông xuôi , Em về quê hương tách rời đôi ngả …!
Súng nổ đạn cày đêm ngày tơi tả , Sống dưới lằn bom quấy phá gian tà . Giữa chốn sa trường trận địa phong ba , Cùng máu ông cha nồi da xáo thịt !..?
Biệt ly cách âu sầu khóc thút thít , Nước mắt ràng rụa tha thiết giọt châu.! Chẳng biết về đâu níu kéo mơ cầu , Để lòng ray rứt ngõ hầu tiếc nuối …!
Chiến tranh dứt về quê giờ phút cuối , Một thuở tơ vương đắm đuối sau mành ? Tan nát con tim phần mộ cỏ xanh , Chúng giết mất em thi hành tội ác…
Ruột gan thắt tuôn tràn phận bạc. Qúy mến người ký thác cưu mang . Xót xa đau đớn tình nàng , Quay về cát bụi hai hàng lệ rơi…!
Mất em rồi đời anh thiếu vắng …
Nguyễn Doãn Thiện Huế Thu buồn tan tạ năm 1975
0 notes
Text
Truyện tranh đam mỹ ngược công hay nhất
Truyện tranh đam mỹ ngược công là những bộ truyện hay tình cảm giữa các cặp nam nhân với nhau, bên cạnh đó là những câu chuyện tình hay lãng mạng, không kém phần kịch tính. Hôm nay Top 10 Vivu sẽ tổng hợp Top 20 bộ truyện tranh đam mỹ ngược công hay nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
#truyentranhdammynguoccong #truyendammynguoccong #truyentranhdammynguocconghay
Truyện tranh đam mỹ ngược công: Cấu bệnh
Truyện tranh đam mỹ ngược công kể về Kỳ Bạc Ngôn mỗi lần lên sân khấu trình diễn đều sẽ quấn một dải băng ở cổ tay, bí mật về dải băng đó chỉ mỗi mình Kỷ Vọng biết.
Kỳ Bạc Ngôn và Kỷ Vọng đều là Alpha của giới giải trí nhưng đẳng cấp hoàn toàn cách biệt, Kỳ Bạc Ngôn là siêu sao được mọi người săn đón trong khi Kỷ Vọng chỉ là một minh tinh không mấy tên tuổi.
Trước đây, chỉ vì nhìn lầm Kỳ Bạc Ngôn thành Omega mà Kỷ Vọng sa chân vào lưới tình, chia tay bao nhiêu năm vẫn không thể nào vứt bỏ được ký ức ngày đó.
Kỷ Vọng được quản lý sắp xếp tham gia quay một MV ca nhạc với giá cao, vừa hay đó lại là MV do Kỳ Bạc Ngôn diễn chính. Sau một thời gian dài trốn tránh, anh cuối cùng cũng phải gặp lại người yêu cũ trên phim trường.
Kỷ Vọng lúc nhận kịch bản đã thầm hi vọng người đó đừng nhận ra mình nhưng đáng tiếc, Kỳ Bạc Ngôn từ đầu đã nhắm vào anh. Không muốn đi vào vết xe đổ năm xưa, Kỷ Vọng tuy đau lòng nhưng vẫn quyết tâm cùng cậu vạch rõ giới hạn.
Truyện đam mỹ ngược công: Sẵn lòng thua cuộc
Truyện đam mỹ ngược công kể về Phàn Cảnh là một tân minh tinh lưu lượng đang được quan tâm, có lẽ vì ngoại hình xinh đẹp và danh tiếng đang lên nên cậu rơi vào tầm ngắm của vị tổng tài ăn chơi Diệp Vũ Kiêu, cũng là một tay săn mồi khét tiếng.
Hai người họ gặp nhau nhờ một tai nạn ngoại ý muốn, khi Phàn Cảnh đang trên đường đến địa điểm thử vai thì va chạm với xe của Diệp Vũ Kiêu.
Lần đầu tiên gặp phải một người cao ngạo như Phàn Cảnh, tuy bị đối phương tránh né nhưng trong lòng Diệp Vũ Kiêu bỗng nổi lên khao khát chinh phục.
Phàn Cảnh sau đó mới phát hiện, anh chàng phiền phức mà mình vừa gặp hóa ra lại là sếp mới nhậm chức tại công ty quản lý của cậu. Dưới sự theo đuổi nhiệt tình của Diệp Vũ Kiêu, Phàn Cảnh dần dần rơi vào cái bẫy trò chơi mà anh bày sẵn.
Thế nhưng khi cậu bắt đầu cảm thấy mình không thể rời xa Diệp Vũ Kiêu thì bạch nguyệt quang năm xưa của anh lại đột ngột xuất hiện và âm mưu chia cắt hai người bọn họ.
Truyện tranh đam mỹ ngược công hay: Khuy quang
Tạ Thời Dã vừa là đàn em cũng vừa là fan hâm mộ trung thành của ảnh đế Phó Húc. Ngày trước, cậu từng vì Phó Húc mà lựa chọn bước chân vào showbiz, thế nhưng khi sự nghiệp của cậu vừa khởi sắc thì lại hay tin thần tượng đã quyết định giải nghệ để ra nước ngoài kết hôn cùng người khác.
Tạ Thời Dã sau nhiều năm hoạt động đã trở thành lưu lượng nổi tiếng. Trước mặt người ngoài, Tạ Thời Dã luôn bày ra dáng vẻ ganh ghét Phó Húc nhưng kỳ thực trong suốt ngần ấy năm, chưa bao giờ cậu buông bỏ được đoạn tình cảm thầm lặng đó.
Cũng vì không quên được Phó Húc nên Tạ Thời Dã đã đồng ý bỏ qua những dự án chế tác lớn để tham gia casting một bộ phim song nam chủ.
Sau khi thành công giành được vai diễn, tuy có thể gặp gỡ Phó Húc thường xuyên nhưng Tạ Thời Dã lại không cảm thấy vui vẻ gì bởi cậu phải luôn trong tâm thế diễn xuất từ trong phim ra ngoài đời để che giấu đi tất cả tình cảm dành cho anh.
Khuy quang có nghĩa là trộm nhìn ánh sáng, Phó Húc đối với Tạ Thời Dã chính là ánh trăng ấm áp, là ánh sáng quý giá nhất mà cậu chỉ có thể trộm ngắm nhìn.
0 notes
Text
tây phong xuy đảo tiểu ô cân (西風吹倒小烏巾)
Đọc truyện, thấy nhiều nhân vật sống một đời bạo liệt cuối đời đem mình bỏ am mây. Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn ôm mối thâm thù mấy chục năm, vậy mà cuối đời nương nhờ cửa phật. Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn cũng bằng lòng làm xuống tóc quy y. Hàm Trần làm phim Ngày giỗ cũng cho nhân vật chính đi tu, đến cả tiểu thuyết rẻ tiền của Nguyễn Ngọc Thạch như Đời Callboy cũng vậy. Dường như người ta nghĩ rằng…
View On WordPress
0 notes
Text
Tuyển tập những bài văn mẫu 8 hay nhất phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng. Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, tác phẩm giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc. Đề bài: Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Hướng dẫn làm bài phân tích bài thơ Ông đồ 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích các nội dung, nghệ thuật của bài thơ Ông đồ để rút ra thông điệp và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Các luận điểm chính cần triển khai - Luận điểm 1: Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành - Luận điểm 2: Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn - Luận điểm 3: Niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời. Lập dàn ý phân tích bài Ông đồ Mở bài phân tích Ông đồ - Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ. - Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác “sám hối... với lớp người đang đi về cõi chết” - ông đồ. Thân bài phân tích Ông đồ Luận điểm 1: Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành - Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở - Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho - Địa điểm: Bên phố đông người -> sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về => Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưở xưa - “Bao nhiêu người thuê viết... khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn. => Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hóa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc - Nhịp thơ nhanh -> giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến dâng cho cuộc đời. Luận điểm 2: Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn - “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất - “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn -> Sự đối lập của khung cảnh với hai khổ đầu => Nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không còn ai thuê viết, ngợi khen - “Giấy đỏ... nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn đọng trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được. - “Lá bàng... mưa bụi bay”: Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. + Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. + Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo => Tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận. Luận điểm 3: Tình cảm của nhà thơ - Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên) - Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng => Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ - “Những người muôn năm cũ... bây giờ?”: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình. => Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời. Kết bài phân tích Ông đồ - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm... - Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống >>> Các đề văn về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có đáp án chi tiết Sơ đồ tư duy Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) Top 8 bài văn mẫu hay phân tích bài thơ Ông đồ
Phân tích bài thơ Ông đồ mẫu số 1 Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”. Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng. Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua”. Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục: “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục. Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp. Nhưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu…” Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu, vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác.
Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ. Nền Hán học đã suy tàn nhưng với mong muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa mà ông đồ già vẫn kiên trì ngồi bên hè phố như bao năm trước: “Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay” Nhưng sự xuất hiện của ông không được mọi người chú ý, quan tâm như thời vàng son. Bóng dáng ông cứ lặng lẽ qua đường, lặng lẽ bên phố mà không một ai hay biết. Hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng. Hình ảnh ấy chỉ là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Sự tàn phai, úa rụng được thể hiện qua hình ảnh chiếc lá vàng cùng không khí lạnh lẽo của làn mưa bụi lất phất đã bao trùm lên toàn bộ khung cảnh khiến cảnh vật nhuốm màu sắc tâm trạng. Mọi người đã gạt ông đồ ra khỏi trí nhớ và kí ức, họ coi ông như người vô hình trong xã hội đương thời. Vũ Đình Liên đã bộc lộ nỗi xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối: “Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” ��ng đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta không khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã không còn tồn tại. Những con người trước đây từng thuê ông đồ viết câu đối, những người từng tôn trọng ông đồ nay đã hoàn toàn thay đổi. Họ bận thích nghi với nền văn hóa mới từ Tây phương nên tâm hồn họ cũng không còn chỗ cho những tinh túy của văn hóa truyền thống. Câu hỏi tu từ vang lên ở cuối bài đọng lại bao sự cảm thương, hối tiếc cho những gì đã mất. Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên. Xem thêm: Soạn bài Ông đồ Phân tích bài thơ Ông đồ mẫu số 2 Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên - bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ cao thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì cũng ông cử, ông tú, chứ ông đó là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bốc thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm. Ngày tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thú chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen lao đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông còn tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông. Tác giả giới thiệu: cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ trên cương vị người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sống được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc.
Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc: "Còn duyên kẻ đón người đưa, / Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi, hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ "đắt khách" nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên. Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hãy trở lại câu thơ đầu bài "Mỗi năm hoa đào nở" để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi. Tham khảo: Các đề văn về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có đáp án chi tiết Phân tích bài Ông đồ mẫu số 3 Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phòng trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. Trong những tác phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, Ông đồ là tác phẩm nổi bật nhất. Bài thơ là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một. Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi dắt bút chì. Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “hoa tay thảo những nét/ như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của hai câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, Vũ Đình Liên cũng thể hiện tình cảm trân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay “Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn vủa văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai. Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “ông đồ vẫn ngồi đó/ qua đường không ai hay”. Nếu như trước đây là “bao nhiêu người thuê viết/ tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như Huấn Cao trong Chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “lá vàng rơi trên giấy/ ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc: Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ Mở đầu bài thơ tác giả viết “mỗi năm hoa đào nở/ lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “năm nay hoa đào nở/ không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. Cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? Câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Với thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, lời thơ giống như một lời kể chuyện thuật lại nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, bài thơ chứa đựng đủ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhất. Qua những nét nghệ thuật tiêu biểu đó, tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc. Phân tích bài Ông đồ mẫu số 4: Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong lớp những nhà thơ mới. Hồn thơ Vũ Đình Liên nổi bật ở lòng thương người và sự hoài niệm hoài cổ. Bài thơ làm nên tên tuổi của ông là bài “Ông đồ”. Bài thơ ra đời gắn liền với những biến chuyển xã hội sâu sắc. Đầu thế kỉ XX nền Hán học và chữ Nho dần mất vị thế quan trọng. Vị thế của nhà Nho, các ông đồ xưa bị giảm sút, họ bị rơi vào quên lãng, vắng bóng. Để rồi tác giả viết lên bài thơ “Ông đồ” với một niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận một lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Bài thơ được làm theo thể thơ ngữ ngôn. Mở đầu bài thơ là những dòng hoài niệm, suy tưởng của tác giả: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Từ “mỗi” cho ta thấy hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc mỗi khi tết đến xuân sang. Cùng với màu đỏ của hoa đào, của giấy, màu đen của mực tàu thì hình ảnh ông đồ cũng không thể thiếu trong bức tranh xuân. Dù chỉ chiếm một góc nhỏ bên lề phố, nhưng ông đồ hiện lên là nhân vật trung tâm trong bức tranh nhộn nhịp ngày Tết. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Ông đồ hiện lên là một người tài năng, một nghệ sĩ đang say mê sáng tạo tác phẩm của mình. Cụm từ “bao nhiêu” cho thấy sự đông đúc, nhộn nhịp của mọi người đến thuê viết chữ. Ông chính là trung tâm của sự ngưỡng mộ kính nể. Qua đó, ta cũng thấy được sự tự hào của nhà thơ Vũ Đình Liên về truyền thống tốt đẹp lâu đời của ông cha, dân tộc ta đó là “chơi đối chữ”. Đối lập với khổ thơ thứ hai, khổ thơ thứ ba vẫn là hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ nhưng mọi thứ đã khác. Không còn “Bao nhiêu người thuê viết” mà giờ đây là cảnh vắng vẻ đến thê lương. Giọng điệu bài thơ trùng xuống bày tỏ nỗi xót xa, luyến tiếc. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?” Câu hỏi tu từ hỏi nhưng không cần câu trả lời để lại suy nghĩ trong lòng người đọc. Thời kì vàng son nay còn đâu? Số người yêu quý và kính trọng chữ nho giờ mỗi năm mỗi vắng. Để rồi một chút hi vọng nhỏ nhoi của ông đồ góp chút tài năng vào mỗi dịp tết đến xuân sang cũng dần tan biến vì cuộc sống mưu sinh. Nỗi buồn tủi đó thấm sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Giấy đỏ, nghiên mực là đồ vật quen thuộc với ông đồ. Giấy đỏ mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt là có thể phai màu. Vậy mà giờ đây: “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm vì lâu nay không được dùng đến, dường như dần bị lãng quên nên phôi phai theo tháng năm. Mực cũng vậy, đã được ông đồ mài từ lâu nhưng không dùng đến, cũng đợi chờ trong vô vọng. Giấy và mực là hai vật vô tri vô giác được tác giả nhân hóa cũng trở nên có cảm xúc và tâm hồn như con người, biết buồn, biết sầu.
Nỗi buồn đó không chỉ thấm vào những vật dụng quen thuộc hàng ngày của ông đồ mà thấm cả vào khung cảnh xung quanh. Đìu hiu và xót xa đến lạ. Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Tuy nghề viết chữ không còn được yêu mến như trước kia nhưng ông đồ vẫn ngồi đó chờ đợi sự cưu mang của người đời. Nhưng không ai để ý đến ông. Hình ảnh lá vàng bay phải chăng là sự tàn phai, tàn lụi của một lớp người, của một phong tục tập quán đẹp đẽ từ của dân tộc Việt Nam, đó là chơi câu đối đỏ ngày Tết. Hình ảnh ông đồ như chiếc lá vàng rơi cố gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình. “Ngoài trời mưa bụi bay” dẫu chỉ là cơn mưa bụi nhưng cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoa đào, kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh hoa đào, tết đến xuân sang. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài thi sĩ Vũ Đình Liên. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và cảm thông cho thân phận của họ đã bị thời thế khước từ. Và tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn màu sắc nhạt phai, tê tái. Bài thơ ngắn gọn những cũng đủ để tác giả làm sống dậy trong lòng người đọc niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên - một con người có lòng thương người, lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung. Phân tích Ông đồ bài mẫu số 5 Ông đồ, một hình ảnh rất quen thuộc trong xã hội Việt Nam thời xưa. Đó chính là biểu tượng của những nhà nho không đỗ đạt làm quan, thường đi dạy học. Sau khi chế độ khoa cử của Nho học bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến. Thời gian dần trôi, sự vật đổi thay, ông đồ cũng vắng bóng dần đến một lúc chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Với ngòi bút tài hoa, sắc sảo Vũ Đình Liên đã bộc lộ niềm thương cảm của mình trước ngày tàn của nền Nho học qua bài thơ Ông đồ. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh “ông đồ” quen thuộc. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Trong không khí tươi vui, nhộn nhịp của ngày Tết, ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ lại ngồi bên góc đường để chờ có người đến thuê viết những câu thơ, câu đối. Xưa nay người ta cho chữ, chứ có ai bán chữ bao giờ. Vậy mà giờ đây ông đồ phải đem chữ ra bán. Giọng thơ trầm trầm tạo không khí buồn buồn làm cho lòng người xao xuyến. Nhưng lúc này, ông đồ cũng còn an ủi lắm bởi mọi người còn thích nét chữ hình tượng ấy để trang trí trong những ngày Tết. Cho nên đã có: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Với nghệ thuật so sánh tài tình, nhà thơ đã khái quát lên được sự khéo léo, tài hoa trên nét chữ của ông đồ. Những nét thảo ấy cứ như phượng múa rồng bay. Nó đẹp ở màu sắc lẫn đường nét. Mọi người ai cũng tấm tắc ngợi khen tài. Lúc ấy, ai cũng thích trong nhà có câu đối đỏ để làm đẹp thêm trong những ngày xuân mới. Nhưng rồi nền văn hóa phương Tây du nhập, sở thích của mọi người cũng dần thay đổi. Những người thích nét chữ kia thưa dần, thưa dần và ông đồ từ từ bị lãng quên. Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ giờ như một người nghệ sĩ hết được lòng công chúng, như một cô gái lỡ thì: Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa một mình Người thuê viết nay đâu? Câu hỏi được đặt ra cho ông đồ, cho tác giả lẫn cho người đọc gợi lên một niềm bâng khuâng hoài cảm. Nỗi buồn vui sầu não của ông bắt đầu dâng lên theo thời gian và nó thấm vào cả những vật vô tri vô giác. Tác giả đã khéo léo tài tình khi nhân hoá hình ảnh giấy đỏ và nghiên mực. Những tờ giấy đỏ cứ phải phơi ra đấy, không được ai để ý nên bút lông chấm vào đã đọng lại thành nghiên sầu.
Trong cái nghiên sầu đó có sự đọng lại nỗi buồn của ông đồ lẫn tác giả. Đau buồn, tủi nhục nhưng ông vẫn cứ ngồi đấy cố bám víu lấy cuộc đời như muốn kéo thời gian quay lại. Não nề thay nào có ai hay đâu. Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Thật là một sự vô tình đến phũ phàng. Nếu trước đây ông luôn là người tập trung sự chú ý, sự ngưỡng mộ với những lời khen ngợi thì giờ đây chỉ còn lại hình ảnh một ông đồ trơ trọi lạc lõng giữa dòng đời nhộn nhịp. Và trong dòng người tấp nập qua lại ấy, có ai bỗng vô tình nhìn lại để thương xót cho một ông đồ già? Ông vẫn ngồi đấy, lặng im chờ đợi để cuối cùng thì chẳng còn ai đến với ông. Song, không hẳn thế, trong hàng loạt người đã quên kia còn có một người nhớ và quay lại thương xót cất lên hai câu thơ thể hiện niềm thương cảm. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Chiếc lá vàng còn sót lại cũng bị cơn gió thổi lìa cành, đậu trên mặt giấy. Nó nằm đấy như chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm đã không buồn nhặt. Cộng hưởng với nỗi niềm của ông còn có cơn mưa bụi của đất trời. Hình ảnh tả thực nhưng chất chứa nhiều tâm trạng. Mưa bay ngoài trời, mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh hay tả tình? Bước cuối cùng của những ngày tàn buồn bã xiết bao! Lời thơ tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía kết hợp giọng thơ trầm buồn, u ẩn đã gây cho người đọc nỗi buồn khó tả. Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Theo nhịp điệu của thời gian, hết đông tàn rồi đến xuân sang, và hoa đào lại nở. Nhưng cảnh cũ còn đây mà người xưa không còn nữa. Năm nay hoa đào nở, Không thấy ông đồ xưa, Hình ảnh ông đồ đã thật sự nhòa đi theo thời gian trong ký ức của con người. Tết đến, không thấy ông đồ xưa, trên đường phố vẫn tấp nập người qua lại nhưng ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã vắng bóng rồi. Hình ảnh ông đồ đã đi vào quá khứ. Trong sự khắc nghiệt của thời gian con tạo xoay vần, vật đổi sao dời, ông đồ cố giơ đôi tay gầy guộc để bám lấy cuộc đời. Nhưng một con én không tạo được mùa xuân thì một ông đồ già cũng không làm sao xoay lại nên cảnh đời. Ông đã không còn kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống phũ phàng ấy nữa. Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng. Bài thơ kết thúc là lời tự vấn của nhà thơ với nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Hai câu thơ như một nén nhang tưởng niệm về một thời đại vàng son của nền Nho học vốn là truyền thống của nền văn hóa dân tộc. Những người muôn năm cũ không còn nữa nhưng hương hồn họ, giá trị mà họ đã góp phần vào cuộc sống tinh thần của đất nước giờ đang ở đâu? Câu hỏi ấy vương vấn mãi trong lòng tác giả cũng như trong lòng người đọc. Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời đã tàn. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt. Cái hay của bài thơ là tuy viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn có năm khổ nhưng đã gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hệ. Bài thơ làm thức tỉnh bao con người bởi âm điệu trầm buồn, những câu hỏi gợi cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng giản dị, câu thơ vừa có hình ảnh vừa có sức gợi cảm. Nó đã khắc họa được cuộc đời tàn tạ của một thế hệ nho sĩ đồng thời xen lẫn nỗi niềm hoài cảm, luyến tiếc của nhà thơ. Mấy ai không khỏi giật mình về sự hờ hững đến mức nhẫn tâm của mình đối với lớp trí thức Nho học ngày xưa để rồi ân hận nuôi tiếc trong muộn màng mỗi khi đọc lại bài thơ. Bài thơ là một tác phẩm đặc sắc nhất của Vũ Đình Liên. Nó là một trong những bài thơ hay mở đầu cho sự đổi mới sâu sắc của thơ ca. Một trong những thành công của bài thơ là bộc lộ được tâm tư tình cảm của tác giả một cách chân thành. Do vậy bài thơ đã đi sâu vào tâm khảm mỗi con người chúng ta. Dẫu cho thời gian có trôi qua, nền nho học không còn nữa nhưng hình ảnh ông đồ trong bài thơ của Vũ Đình Liên sẽ sống mãi với thời gian. Phân tích Ông đồ bài mẫu số 6: Vũ Đình Liên sinh năm 1913, là nhà thơ, nhà giáo từng giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Ông tham gia phong trào từ những ngày đầu; ông viết không nhiều nhưng bài thơ "Ông đồ" là một trong những bài thơ nổi tiếng của "Thơ mới".
Viết bài "Ông đồ", nhà thơ đã thể hiện niềm thương cảm chân thành đối với một lớp người tài - tình sinh bất phùng thời đang tàn tạ, đóng thời xót thương, tiếc nhớ những cảnh cũ người xua... Thơ mới ngũ ngôn có một số bài thơ tuyệt tác như "Chúc Hương" của Nguyên Nhược Pháp, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, "Viễn khách" của Xuân Diệu... và "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Hình ảnh ông đồ già hiện lên đầu bài thơ được miêu tả bằng một số nét rất đậm và đẹp, càng về sau, cuối bài thơ càng mờ dần, thấp thoáng, đầy ám ảnh. Ông đồ là hình ảnh thân thuộc trong xã hội Việt Nam xưa. Những nhà nho, nếu không đỗ đạt cao và đi làm quan, thì thường dạy học, gọi là "ông đồ". Ông đồ vừa dạy chữ Nho (chữ Hán) vừa truyền bá đạo "Thánh hiền". Cũng có một số ông đồ tài hoa, viết chữ đẹp mỗi dịp Tết đến xuân về lại bày giấy bút trên hè phố viết câu đối bày bán. Treo câu đối bằng chữ Nho viết bằng mực tàu trên nền giấy đỏ trong dịp đón năm mới là một biểu hiện khá đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Cuối thập kỉ 20 (1918), nhà nước bảo hộ bãi bỏ các khoa thi chữ Hán, các nhà nho, những ông đồ trở thành những kẻ sinh không gặp thời bị gạt ra ngoài lề xã hội. Vì dần dần vắng bóng. Khi đó, ông đồ chỉ còn là "cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn "như Vũ Đình Liên đã nói. Tấm lòng của tác giả gửi gắm qua bài thơ là một sự cảm thương, xót thương sâu sắc rất chân thành. Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ xa xưa "vang bóng một thời". Cùng với hoa đào nở đón xuân sang, ông đồ xuất hiện, sắc đào tươi thắm rực rỡ biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương buổi xuân về. Ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ, với câu đối Tế tượng trưng cho vẻ cổ kính, một nét đẹp của nền văn hóa dân tộc. Câu thơ như một lời kể rủ rỉ, thấm thía, gợi ra cảnh vật và con người để chúng ta cùng tác giả nhìn thấy, cảm thấy: "Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua." Các từ ngữ "mỗi năm" và "lại thấy" vừa biểu hiện thời gian, vừa xác định sự vật, sự việc đã đi vào tiềm thức, đã trở thành một nếp sống đẹp của cộng đồng. Không thể thiếu ông đồ viết câu đối cũng như không thể không có câu đối Tết treo trong nhà để đón mừng năm mới. Khổ thơ thứ hai ca ngợi cái tài hoa của ông đồ: "Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay". Hạnh phúc nhất của ông đồ thuở ấy không chỉ ở chỗ đông khách "bao nhiêu người thuê viết" mà còn là ở sự ngợi khen, bình phẩm: "Tấm tắc ngợi khen tài", "Tấm tắc" nghĩa là nói luôn miệng, thốt từ đáy lòng những lời khâm phục, ngợi ca. Câu đối phải hay về nội dung, về ý nghĩa, phải đẹp, sắc sảo về chữ viết mới có giá trị, mới được thiên hạ "tấm tắc ngợi khen tài". Ông đồ trong bài thơ được ngợi ca là người có "hoa tay" viết nên những chữ đẹp "như phượng múa rồng bay". Người có hoa tay được coi là dấu hiệu của tài hoa sành điệu. "Thảo" là lỗi viết chữ tháu, viết nhanh, viết phóng bút. Chữ Hán là loại văn tự tượng hình, mỗi chữ thường có nhiều nét. Viết chữ Hán có viết được nét chữ sắc, hình vuông vắn thì mới đẹp. Ông đồ là một nhà nho có hoa tay, rất điêu luyện nên mới "thảo những nét như phượng múa rồng bay". Ca ngợi văn hay, chữ đẹp, nhân dân ta có hai thành ngữ: "Văn thả ngọc phun châu", "chữ như rồng bay phượng múa". Ông đồ viết câu đối rất dẹp, nét chữ sắc sảo, mềm mại, dòng chữ vuông vức, tung hoành nên mới được nhiều người ca ngợi như thế. Vũ Đình Liên đã nói lên tình cảm trân trọng và khâm phục dối với những ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với một hình thúc viết chữ, chơi chữ, treo câu đối tết của nhân dân ta. Một đất nước có nền vặn hiến lâu đời mới có phong cách sống tốt đẹp như vậy. Thời gian trôi qua, những mùa xuân cũng nối tiếp trôi qua. Xã hội đã có nhiều đổi thay. Có cảnh có người bị hiện thực phũ phàng định giá lại. Ông đồ dần dà bị rơi vào quên lãng. Hai khổ thơ 3,4 đầy ám ảnh. Nhạc điệu ngũ ngôn buồn như mưa dầm rả rích canh khuya. Nghệ thuật dựng cảnh đối lập, song hành đã gợi lên bao xót thương thấm thía, bao xúc động đối với ông đồ già.
Xưa kia "hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay" thì nay "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu". Xưa kia mỗi độ xuân về "hoa đào nở", ông đồ "Bày mực tàu, giấy đỏ - Bên phố đông người qua" thì nay ông đồ vẫn ngồi đấy cô độc giữa một đất trời tàn tạ, buồn thương "Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài trời mưa bụi bay". Tứ thơ sâu sắc, hàm súc: đặt cái sinh sôi (hoa đào nở) bên cái lụi tàn (ông đồ già) đặt cái hoa tay, tài năng thư pháp "phượng múa rồng bay" bên cái bất hạnh "người thuê viết nay đâu?". Và để cái cô độc "ông đồ vẫn ngồi đấy" giữa cái tấp nập dửng dưng của nhân quần "qua đường không ai hay", nhà thơ đã gửi gắm bao bùi ngùi thương cảm. Hai câu 11, 12 đối nhau, giấy và nghiên mực được nhân hóa, nỗi buồn của một lớp người không gặp thời, bị gạt ra ngoài xã hội được đặc tả, được nhân lên nhiều lần, nỗi buồn đang biến thành nỗi đau tê tái: "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu." Một cuộc đời bị hắt hủi, sắc màu nhạt nhòa, tàn phai "buồn không thắm", sinh khí, chất đời, men đời khô dần, cặn lại "đọng trong nghiên sầu". Lấy giấy, mực để nói lên thân phận ông đồ; các từ ngữ: "buồn", "không thắm", "sầu" với hai hình ảnh "giấy buồn", "nghiên sầu" đã cho thấy một ngòi bút già dặn trong nghệ thuật dùng từ, xây dựng hình ảnh và biểu cảm. Hai câu cuối trong khổ 4 cũng là hai câu thơ tuyệt cú. Cái hay của câu thơ là đã nói lên sự xót thương đối với một kiếp người tàn tạ, mãn chiều xế bóng. Nhà thơ mượn cảnh để nói người, lấy "lá vàng rơi" và "mưa bụi bay" để nói lên số phận buồn thương của một lớp người bị gạt ra ngoài lề xã hội và dần dần vắng bóng: "Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay." "Lá vàng rơi" và "mưa bụi bay" trắng trời, ngập đầy trên giấy gợi tả: cảnh buồn, đời buồn, một không gian đất trời buồn mênh mông. Phải chăng hai câu thơ này còn mang hàm nghĩa: xót thương đời sống cộng đồng Việt một thời vong quốc "buồn không thắm" giữa một "trời mưa bụi bay" như có nhà nghiên cứu văn học đã nói ? Khổ thơ cuối là cả một nỗi buồn thương thấm sâu vào câu, chữ. Cảnh đấy mà người đâu: "Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa". Các từ ngữ: "không thắm", "không ai hay" và "không thấy" như đưa dẫn người đọc vào cõi hư vô, bùi ngùi thương xót! Câu thơ cảm thán xoáy vào lòng người một tình thương vô hạn: "Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?" Thơ hay là lời hết mà tình còn. Vần thơ đã khơi gợi trong tâm hồn chúng ta nhiều trắc ẩn xót thương về hình bóng ông đồ già đáng thương khuất nẻo dương gian, xót thương một nền văn hóa lụi tàn. Người đã khuất bóng nhưng hồn thì bơ vơ! Hai câu kết như mở rộng cánh cửa hư vô đưa độc giả tiếp tục dõi tìm bóng dáng những người xưa "muôn năm cũ". Bài thơ "Ông đồ" là một bài thơ tuyệt bút. Ông đồ đã khuất nẻo dương gian, nhưng Vũ Đình Liên thì bất tử với "Ông đồ". Nhà thơ đã xây dựng và phát triển tứ thơ theo mạch thời gian. Hình tượng thơ được đặt trong thế song hành tương phản. Tấm lòng của tác giả đối với cảnh cũ người xưa rất chân thành, cảm động. Cái đã mất đi để lại cho nhà thơ và chúng ta nhiều trân trọng và xót thương. Bài thơ "Ông đồ" thấm đẫm một tinh thần nhân bản đáng quý. Tham khảo: Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế HanhPhân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Phân tích bài thơ Ông đồ mẫu số 7: Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Để rồi tác giả viết lên bài thơ Ông đồ với một niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận một lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Mở đầu bài thơ Ông đồ hình ảnh đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Cấu trúc "mỗi..." lại cho ta thấy ông đồ chính là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về.
Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui, náo nhiệt của ngày tết thì hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu được trong bức tranh mùa xuân. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm, ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được nghề cho chữ đã từng được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đồ đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm "t" cùng xuất hiện trong một câu như một tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như một người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ. Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện một lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng câu, từng chữ để mà chia sẻ cái niềm vui, niềm hạnh phúc với người viết ra những câu chữ ấy? Ở khổ thơ thứ ba vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, nhưng mọi thứ đã khác xưa. Không còn đâu bao nhiêu người thuê viết "tấm tắc ngợi khen tài" mà thay vào đó là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Với cảm xúc buồn thương thấp thoáng ở hai câu thơ trên, giờ đây cái cảm xúc đó được thể hiện trong câu hỏi đầy băn khoăn day dứt: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ "nhưng" - con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc. Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ Nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. Để rồi một chút hy vọng nhỏ nhoi của ông đồ là góp chút tài nghệ cùng mọi người vào mỗi dịp tết đến xuân về cũng dần tan biến bởi cuộc sống mưu sinh cũng ngày càng khó khăn. Bằng câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện một nỗi nuối tiếc của một thời kì vàng son để rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật vô tri vô giác: Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là một thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà "Giấy đỏ buồn không thắm" - không thắm bởi lâu nay không được dùng đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy - đó là thứ mực đen thẫm để ông đồ viết chữ, trước khi dùng thì ta phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ. Nhưng nay "Mực đọng trong nghiên sầu" nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Các từ "buồn, sầu" như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Nỗi buồn đó không chỉ thấm vào những đồ dùng mưu sinh hằng ngày mà cảm xúc đó của ông còn lan ra khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật khiến không gian trở nên thật đìu hiu, xót xa: Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Tuy nghề viết chữ không được người đời yêu mến và kính trọng nữa nhưng ông đã kiên trì, cố gắng ngồi bên lề đường chờ mong sự cưu mang giúp đỡ của người đời. Nhưng đâu có một ánh mắt nào để ý đến ông bên lề phố, không một trái tim nào đồng cảm và chia sẻ với ông. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho ta thấy một khung cảnh thiên nhiên thật xót xa, đìu hiu trước tâm trạng của ông đồ: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Nhưng thật băn khoăn tại sao giờ đang là mùa xuân lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội và một phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối đỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ.
Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng. Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa Ngoài giời mưa bụi bay Giời - đó phải chăng là cách nói dân gian của những người tưởng như đã xa xưa lắm nhưng vẫn luôn hiện hữu. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người. Tuy đã không còn được người đời yêu mến, trọng vọng nữa nhưng đối với nhà thơ thì hình ảnh này vẫn luôn khắc sâu trong trái tim: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Mở đầu bài thơ Ông đồ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh xưa cũ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người thì háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong một năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi một cách xót xa: Hỏi mây hỏi trời, hỏi cuộc sống hỏi một thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như một lời tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn một màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông. Chỉ với bài thơ Ông đồ ngụ ngôn ngắn gọn, tác giả đã làm sống dậy trong lòng người một niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên - một con người có lòng thương người, lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung. Phân tích bài thơ Ông đồ mẫu số 8 Mỗi người đều có một quê hương và một cảm thức khác nhau về quê hương. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Vũ Đình Liên khắc khoải với nỗi lo về sự tàn phai mai một của bản sắc văn hóa. Và với "Ông đồ", nhà thơ đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, về những vẻ đẹp, giá trị của một thời vang bóng, để ta cần một phút lắng lại lòng mình mà suy nghĩ về quê hương, về nguồn cội, về trách nhiệm của chính mình. Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Hai đoạn đầu bài thơ, tác giả giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Đó là khi mà chữ Nho được trọng vọng. Những nét chữ Nho đẹp, vuông vắn, tươi tắn, mang chứa trong nó những giá trị sâu rễ bền gốc của một thời kì văn hóa, và ông đồ bằng tài hoa của mình được ngợi khen. Với một người nghệ sĩ còn gì trân quý hơn tấm lòng mến mộ của khách tứ phương. Nhưng thời thế đổi thay, bởi chẳng có gì là vĩnh viễn. Và trong dòng chảy ấy của thời gian, rất dễ cuốn đi những chân giá trị. Trong dòng chảy ấy, ông đồ cũng không nằm ngoài số phận: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay. Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc: "Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Ông đồ giữa dòng đời vội vã của những con người hiện đại chỉ như một ốc đảo trơ trọi, cô đơn lạnh giá. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất đắt đã khiến những vật dụng vô tri như mang nặng một linh hồn, như càng thêm ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Không biết nữa, chỉ biết rằng có một di tích tiều tụy đáng thương ngồi đấy, trong dáng ngồi bất động, giữa làn mưa bụi bay. Mùa xuân lại có lá vàng, quả là một sự đối nghịch, nhưng cái nghịch lí để lí giải sự có lí của tình cảm. Bởi giờ đây, ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, bởi vậy mà: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" Người xưa có câu "thi trung hữu họa", và ở đây với bài thơ này quả là xác đáng. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng, để rồi một thoáng bâng khuâng, ta cũng phải cúi đầu soi lại mình trong câu hỏi đầy da diết và nao lòng của người nghệ sĩ: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Ông đồ đã bị hất tung ra khỏi ngoài rìa xã hội, một mình ôm bút nghiên giấy mực lặng lẽ về với mảnh đất của mình. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi người, hỏi cả một xã hội, rằng thế hệ chúng ta đã làm gì với một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đã cuốn phăng đi có lẽ nào là cả chính mình trong xã hội nhỡn tiền. Hôm nay ngoảnh đầu nhìn lại, thảng thốt bỗng nhớ cái gọi là "ngày xưa". Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Đó đâu chỉ là câu hỏi, mà là lời day dứt, là tiếng nấc nghẹn của nhà thơ khi chứng kiến cảnh tượng ấy của văn hóa dân tộc. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ "muôn năm cũ" của câu trên dội xuống chữ "bây giờ" của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Bằng một nỗi niềm rất riêng, một lòng yêu văn hóa xứ sở. Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Để một thoáng nhìn lại mình, ta tự vấn lòng, ta đã làm chi cuộc đời ta, ta đã làm gì với sự ơ hờ, vô tâm. Ta vô tư tung thả mình, ta hồn nhiên góp phần chạy đua, đánh mất bản sắc dân tộc để đến với những thú vui thời thượng, trong khi đó mới chính là những chân giá trị vĩnh hằng cho nguồn cội mỗi cá nhân. Phân tích Ông đồ bài mẫu số 9: Sự tài hoa tận tụy của một nghệ sĩ không phải được đánh giá bằng số lượng những tác phẩm trong một gia tài văn chương đồ sộ mà là ở những dư vang của đứa con tinh thần mà người nghệ sĩ hết mực nuôi nấng.
Có những nhà thơ viết không nhiều nhưng lại in dấu ấn để trong lòng mỗi chúng ta ám ảnh về những vần thơ, Vũ Đình Liên là một trong những cây bút như thế. Xuất hiện ẩn hiện trong làng thơ như một người yêu con chữ và hết lòng với ngôn từ, Vũ Đình Liên đã vẽ nên hình ảnh huy hoàng tuyệt mĩ của một quá khứ đáng mong ước và tự hào qua bài thơ "Ông đồ". Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp ngay quy luật của tự nhiên hay quy luật của chính con người: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Sự kiện hoa đào nở gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời của tạo hóa. Dường như trong sự vận động có quy luật ấy của thiên nhiên, ông đồ xuất hiện như một thói quen, như một điều hết sức hiển nhiên với một từ: "lại". Hình ảnh của ông gắn với mực tàu, giấy đỏ,... những vận dụng của nhà nho xưa, tất cả là phông nền văn hóa cho một truyền thống cổ truyền của dân tộc đó là cho chữ ngày tết với mong ước về một năm mới bình an. Và những câu thơ tiếp theo, hình ảnh ông đồ hiện ra thật tài hoa, rạng rỡ: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay" "Hoa tay" chính là để chỉ tài năng viết chữ của ông đồ. Ta dường như có thể tượng tượng được một ông đồ già với áo dài, khăn xếp, đang tỉ mẩn trên khuôn giấy đỏ tươi, nắn nót những chữ Nho, tay chuyển động nhịp nhàng, khi thanh, khi đậm, tạo nên những đường nét đẹp mềm mại mà lại chắc chắn, được so sánh y như là rồng phượng hiện hình trên trang giấy. Vào lúc ấy, những người xung quanh đều trầm trồ thán phục, thể hiện rằng họ đang vô cùng trọng vọng người tạo ra con chữ và chính con chữ dân tộc tuyệt vời kia. Nhưng rồi, ta dễ dàng nhận ra ngay sự tàn phai của một quá khứ huy hoàng khi mà: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào lòng người đọc, câu nghi vấn của nhà thơ đâu chỉ đơn thuần là đang hỏi về những người thuê viết. Sự tấp nập của những người thuê viết chữ khi xưa chính là hiện thân của một thời đại trọng đạo Nho truyền thống, nay đã vắng bóng, liệu có phải là sự đau lòng ám chỉ về sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống ngày nào. Câu thơ "mỗi năm mỗi vắng" cứ tạo sự lẻ loi thưa thớt dần đi những giá trị lâu đời. Biện pháp nhân hóa "giấy đỏ buồn" - "mực sầu" đã cụ thể hóa nỗi sầu nơi con người. Đây trước hết là hình ảnh thực, khi mà người thuê viết vắng, giấy để lâu cũng phai màu, không còn giữ được đỏ như lúc mới, mực lâu không dùng đến, không mài nên cũng đọng lại một chỗ. Nhưng phải chăng, với từ "buồn", từ "sầu", nhà thơ như để người đọc cảm nhận được rằng, vì người đời đã thờ ơ nên giấy cũng "buồn" mà trở nên không còn tươi như trước, mực vì sầu mà cũng không buồn nhấc mình, cứ đọng lại trong nghiên. Nỗi buồn của ông đồ hay là của nhà thơ đã thấu sang cảnh vật? Hình ảnh ông đồ lúc này thật lẻ loi, cô bóng: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Một ông đồ năm xưa được trọng vọng, được ngưỡng mộ là thế mà nay như một người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Ông vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Người qua đường đi trong vội vã, đi ngang qua mà chẳng hề hay ông ngồi đó. Hình ảnh của ông cứ lặng lẽ buồn tênh như vậy cho tới mức có chiếc lá vàng rơi trên trang giấy cũng không còn buồn nhặt, mà có lẽ đó là lá vàng của một mùa thu sắp tàn của thời đại Nho học. Vào cái thời buổi gió Á mưa Âu nổi cuồng phong trên mảnh đất quê hương, con người dường như để bản thân mụ mị mà phớt lờ đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khiến cho chúng ngày càng tàn phai mai một, khi ấy cả hồn dân tộc nhuốm một màu buồn sầu lê thê như những đoạn mưa bụi không bao giờ dứt. Quá khứ đã đi qua, khi này, có lẽ nhiều người mới chợt nhận ra sự vắng mặt của ông đồ: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? Nếu ở khổ trên hình ảnh ông đồ vẫn còn phảng phất cho dù là "không ai hay" thì ở đoạn này, ông biến mất. Đào thì vẫn nở, vũ trụ vẫn tuần hoàn nhưng không có bóng dáng của ông đồ già năm nào nữa rồi. Sự biến mất của ông cũng chính là sự biến mất của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Câu hỏi cuối bài: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" như là một lời chiêu hồn, gọi hồn tổ quốc, một tiếng kêu than vọng vang như muốn tìm lại đâu đây mảnh hồn dân tộc đang phai dần. Bài thơ chính là tấm lòng của một người nặng lòng với tổ quốc, với những nét văn hóa cổ truyền ngàn năm của dân tộc. Qua bài thơ, Vũ Đình Liên không chỉ bày tỏ niềm khắc khoải tha thiết của bản thân với giá trị của đạo Nho mà còn khắc vào lòng người đọc sự khát khao yêu mến những giá trị cổ truyền dân tộc. Kiến thức mở rộng * Hoàn cảnh sáng tác Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. * Xuất xứ của bài thơ qua lời kể của tác giả Theo lời kể của chính tác giả, khi ấy ở phố Hàng Bồ của Hà Nội có một ông đồ ngồi viết thuê chữ, câu đối cho khách. Hàng Bồ là phố bán hàng xén, có giấy, bút mực. Ông đồ nghèo không có sẵn giấy, chờ lúc khách đến mua chữ, mua câu đối, ông mới vào trong mua giấy. Mẹ vợ của nhà thơ Vũ Đình Liên có một cửa hàng tạp hóa ở đó và chính vợ ông từng trực tiếp bán giấy cho ông đồ nghèo. Trong hồi tưởng, Vũ Đình Liên cũng hồn nhiên nói rằng nhiều lúc ông nghĩ, nếu ông không “tán tỉnh” và yêu cô hàng xén – về sau trở thành vợ ông – thì chắc gì ông đã để lại cho hậu thế thi phẩm “Ông đồ” bất hủ! * Một số ý kiến nhận định về bài thơ Ông đồ - "Câu chuyện của ông đồ già là câu chuyện mang tính nhân sinh gắn với câu hỏi lịch sử cần giữ lại những gì của quá khứ, gạt bỏ hay bảo tồn, đa dạng hóa văn hóa hay giản lược văn hóa. Và đây chính là thông điệp mà Vũ Đình Liên, một trong bốn kỳ nhân đã chuyển dịch hết sức thành công và tài hoa “Những người khốn khổ” của Victor Hugo, gửi gắm lại trong thông điệp này, thông qua nỗi buồn về nhân tình thế thái của các chứng nhân – những người đã trải mình qua những biến động thăng trầm của lịch sử." (Lê Nguyên Cẩn, Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên nhìn từ góc độ kí hiệu học văn bản) - “Hai nguồn thi cảm chính của người (tức Vũ Đình Liên) là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác (…) Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết.” (Hoài Thanh) - "Đọc bài thơ "Ông đồ" chắc hẳn ai cũng đều công nhận bài thơ này phảng phất một nỗi buồn vời vợi khó tả, như nhè nhẹ bay cao, dần tỏa rộng chung quanh và thấm sâu vào lòng người. Nỗi buồn được thi vị hóa rất tài tình qua hình ảnh giấy đỏ, nghiên mực, lá vàng, mưa bụi: cả không gian và vũ trụ như cảm thông và hòa đồng với nỗi buồn tủi của ông đồ. Thêm vào đó, giấy đỏ và nghiên mực được nhân cách hóa vì là những vật bất ly thân, là linh hồn của ông đồ." (Gs. Nguyễn Ngọc Hà) - “Theo đuổi nghề văn, mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ - nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với người đời” (Hoài Thanh) - “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”. (Vũ Quần Phương) - "Ông đồ chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên) -/- Với các bài mẫu trên đây của THPT Ngô Thì Nhậm, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Ngoài ra, rất nhiều bài Văn mẫu lớp 8 hay khác cũng đã được chúng tôi chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
Text
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tyldwick Tarot
Tyldwick Tarot từ lâu đã trở thành một trong những tựa bài Tarot được nhắc đến nhiều với sự kinh ngạc, mến mộ và sợ hãi! Bởi nó quá đẹp, quá độc đáo, quá lạ lẫm và quá thách thức đối với bất kì ai bước chân đến Tarot. Cho dù là người mới, hay người đã dùng Tarot lâu năm, cũng cần phải có một lượng kiến thức khổng lồ về hầu như mọi khía cạnh về biểu tượng, để có thể hoàn thành được việc tìm tòi tất cả các ý đồ tác giả truyền tải vào. Trên website tác giả bộ bài đã nói, mình xin dịch đại ý: “Không có hình ảnh nào đựa lựa chọn đưa vào lá bài mà không có ý nghĩa cả: các lá bài không phải là một tập hợp các hình ảnh cắt ghép ngẫu nhiên. Tác giả đã lấy cảm hứng từ kính vạn hoa, hình học, họa tiết kiến trúc, mật mã, và ngôn ngữ các loài hoa cũng như màu sắc.”
Và thật thách thức, vì bộ bài không hề đi kèm một ít tài liệu nào dù chỉ là một mảnh giấy ngắn gọn (như Wild Unknown Tarot chẳng hạn). Thật sự thách thức chưa? Nhưng hôm nay chúng mình đã sẵn sàng để vượt qua những thách thức này! Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về các biểu tượng này nhé, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng và không kém phần thú vị đâu 😉
O. The Fool
– Chiếc gương với những đường nét trang trí đầy nghệ thuật. – Chiếc mặt nạ Sunman với nụ cười mê hoặc. – Bức tượng chú chó GreyHound đang quay vào gương. – Một hình Mộc Nhân đang đứng yên. – Máy đánh nhịp Metromone đang được đậy lại. – Những con Bươm bướm.
II. The High Priestess
1. Bức tượng Nữ hoàng Isis ( hoặc Iset không phải tượng nữ thần Isis nhaBiểu tượng cảm xúc colonthree ) nữ hoàng vợ vua Thutmose II và mẹ của vua Thutmose III, bà được xem là mẹ của các vì vua ( King’s Mother ) khi con trai bà đang làm Pharaoh và sau này được xem làm vợ của các vị thần ( God’s Wife ), hình ảnh của bà trên lăng mộ của Thutmose III được ví như nữ thần Isis. 2. Một cái đồng hồ trang trí điêu khắc phong cách Ai Cập. nếu để ý ta có thể thấy phía trên đồng hồ so với bản gốc thì đã mất đi con nhân sư – biểu tượng canh giữ lối vào những ngôi mộ, sự hung dữ, bạo tàng, tự cao chỉ bị khuất phục bởi trí thông minh. Hai bên là cột obelisk Ai Cập thường được đặt trước cổng vào của các ngôi đền.
III. The Empress
Nữ thần Artemis (Diane) của Thần Thoại Hy Lạp.
Bức tượng này được mô phỏng lại bên trong Đền Artemis nằm ở Thổ Nhĩ Kì, đã bị hư hoại chỉ còn lại nền móng, đây là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Người Hy Lạp xưa không chỉ thờ phụng nữ thần Artemis như vị thần săn bắn hoặc một thần bảo hộ cho nghề săn bắn. Kể từ nguồn gốc xa xưa thì Artemis là nữ thần bảo hộ cho muông thú trong rừng rồi sau mới chuyển thành nữ thần săn bắn tiếp chuyển thành nữ thần của cây cỏ hoa lá. Từ đó, Artemis được coi là nữ thần của sự phì nhiêu, cây sai quả, lúa sinh nở, cho hạnh phúc gia đình, trẻ sơ sinh. Rồi lại kiêm luôn cả chức năng nữ thần Mặt Trăng, nữ thần phù thủy, ma quái Hecate. Vì thế bức tượng này là hình ảnh một vị nữ thần với nhiều bầu vú cùng trâu bò xung quanh khắp cơ thể mang đến sự sinh sôi nảy nở cho muôn loài.
IV. The Emperor
Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị quốc từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Ông từ là Tổng tài của đế quốc La Mã vào năm 140. Kể từ thiếu thời, ông đã được học kỹ về triết học, và sau này, ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng. Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế của Lucius Verus từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169. Về cuối đời, ông đồng trị vì với Hoàng đế Commodus – con trai của ông, cho đến khi ông tạ thế. Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã (nếu tính luôn cả bốn ông vua trị vì ngắn ngủi trong Năm Tứ đế), là vị Hoàng đế cuối cùng trong thời đại Ngũ hiền đế, và cũng được xem là một trong những nhà hiền triết kiệt xuất của trường phái Khắc Kỷ.
Hai cục hai bên một cái là địa cầu tượng trưng cho địa lý, một cái là hỗn thiên nghi, tượng trưng cho vũ trụ. Lá này là “Thông thiên văn, tường địa lý”
V. The Pope
Đức Giáo Hoàng Boniface VIII, vị giáo hoàng đấu tranh cho chế độ Giáo Hoàng bị áp bức bởi Hoàng Gia Pháp, được khởi xướng bởi vua Philippe IV le Bel.
VI. The Lovers
– Bức tượng 1: Thần Hermes trích từ tượng “Hermes and the infant Dionysus” của Praxiteles. Tượng mô tả giai đoạn khi thần Hermes đang cố gắng giúp đỡ thần Zeus che giấu đi kết quả của mối tình vụng trộm với nàng Semele là đứa bé Dionysus, vị thần rượu nho.
– Bức tượng 2 (phần nền phía sau): Nhìn qua tưởng rằng đây là bức tượng về Diana hay Artemis, nữ thần của mặt trăng, săn bắn, nữ thần tượng trưng cho sự Trong Trắng, giữ gìn trinh tiết. Nhưng thật ra bức tượng này cũng là dành cho một người tên là Diana nhưng mà là Diane de Poitiers một ái phi được sủng ái nhất của vua Henry II, được đặt trên đài phun nước của lâu đài d’ANet ( nay đã được đem về bảo tàng Louvre – Pháp ). Bức tượng ví bà có nét đẹp trong trắng tựa như nữ thần Diana. Vẻ đẹp trẻ trung của bà được gìn giữ theo thời gian cho đến khi bà mất – 66 tuổi. Và người ta khám phá ra được nguyên nhân cái chết của bà là do vì quá yêu mà mong muốn gìn giữ sắc đẹp của mình một cách mù quáng, chết vì mong muốn tìm kiếm một vẻ đẹp vĩnh hằng, bà đã bị ngộ độc do uống vàng ( một trong những cách làm đẹp của các nữ quý tộc châu âu ngày xưa ). Vì quá yêu, muốn được sự quan tâm của nhà vua, muốn vượt lên hơn các ái phi khác và đã trở thành ái phi được vua Henry II sủng ái nhất ( mặc dù hơn nhà vua 20 tuổi) nên đã mù quáng mà hại đến chính mình.
VII. The Chariot
– Lá bài này hầu như là dành để cho vị thần Apollo, từ bức tượng The “Ephebe of Agrigento” được xem là tượng trưng cho thần Apollo và cũng là cho các chàng thanh niên trẻ của Hy Lạp cổ đại ( 17 – 20 ) bị bắt đi đào tạo quân sự khắc nghiệt và làm mọi cách, mọi thủ đoạn để đấu tranh sinh tồn, sau khi kết thúc đào tạo các chàng trai này sẽ được xã hội công nhận là một người đàn ông trưởng thành đủ sức để bảo vệ những gì mà họ yêu quý. Hình ảnh điêu khắc hai con nhân sư “Naxian Sphinx” cũng là bức tượng nhân sư đặt tại đền thờ nơi được cho là khi thần Apollo giết quái vật Python vì đã cố hãm hiếp mẹ của ông là bà Leto khi đang mang thai Apollo với Artemis và chịu sự trừng phạt vì Python là con của Gaia.
– Đằng sau là bức tranh miêu tả cuộc đi săn heo rừng và săn gấu có tên là “The Boar and Bear Hunt tapestry”.
IX. The Hermit
Bức tượng “Dying Seneca”.
Lucius Annaeus Seneca (thường được gọi đơn giản là Seneca hay Seneca Trẻ (4 TCN-65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đượng thời, ông là một tên tuổi lớn của văn học La Mã. Ông từng là thầy giáo và cố vấn cho hoàng đế Nero Bạo chúa. Ông sau đó đã bị ép buộc phải tự tử vì bị cho là đồng lõa trong âm mưu ám sát hoàng đế Julio-Claudian, tuy nhiên, ông có thể đã được tuyên vô tội. Cha của ông là Seneca Già và anh trai là Gallio.
“Timendi causa est nescire – Ignorance is the cause of fear.”- Seneca – “Vô minh là ngọn nguồn của nỗi sợ hãi”
XVI. The Tower
– Sự sụp đổ và những chiếc mặt nạ. Từ trên xuống dưới từ trái qua phải:
Từ trên xuống dưới từ trái qua phải: 1. Mặt nạ Ko Omote trong kịch Noh Nhật Bản. 2. Mặt nạ Xiuhtecuhtli – thần lửa của văn minh Aztec. 3. Có thể là mặt nạ kinh kịch Trung Quốc – màu xanh lá cây 4. Mặt nạ truyền thống của người Bulaba ở Châu Phi. 5. Mặt nạ thần rượu nho của Hy Lạp. 6. Mặt nạ thần Mặt Trời của văn minh Inca.
– Tháp Babel (Tháp Babilon tại vườn treo Babilon- một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại). Đã bị hư hỏng toàn bộ chỉ còn nền móng, hình ảnh này là được mô phỏng lại theo mô tả của các văn bản Hy Lạp.
Tháp Babel , trong Sách sáng thế, là một ngọn tháp to lớn được xây dựng ở thành phố Babylond. Theo kinh thánh, một nhóm người là các thế hệ tiếp theo sau Đại hồng thủy, nói cùng một thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông, đã tham gia vào việc xây dựng. Những con người đó quyết định rằng thành phố của họ nên có một cái tháp thật to lớn đến mức “đỉnh của nó chạm đến thiên đường.”
Tuy nhiên, Tháp Babel không được xây dựng để thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng là để thể hiện sự huy hoàng của con người, để “đặt tên” cho người xây tháp,: “Sau đó họ nói, ‘Đến đây, chúng ta xây dựng một thành phố của riêng chúng ta, và một ngọn tháp với đỉnh của nó chạm tới thiên đường, và chúng ta hãy đặt tên cho chính chúng ta; nếu không, chúng ta sẽ phân tán khắp nơi trên mặt đất.'” (Genesis 11:4). “5 Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. 6 Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. 7 Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. 8 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9 Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên,(i) vì nơi đó ��ức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.” (Kinh Thánh, Sáng Thế Ký 11:9).
XIX. The Sun
1. Surya (Devanagari: सूर्य, sūrya) là vị thần chính, thần Mặt Trời, một trong ba ngôi tối linh (Adityas), con trai của Kasyapa và vợ của ông là Aditi, hay là con của Indra, hay của Dyaus Pitar (tùy theo phiên bản). Ông có mái tóc và cánh tay bằng vàng ròng. Cỗ xe ngựa của ông được kéo bởi bảy con ngựa, tượng trưng cho bảy Luân xa. Ông là “Ravi” hay là người cai quản ngày Chủ Nhật (“ravi-var”).
Trong các văn bản Hinđu Giáo, Surya được cung kính miêu tả như một hiện thân hữu hình của ông Trời mà mọi người có thể nhìn thấy hàng ngày. Hơn nữa, Shaivites và Vaishnavas thường đề cập đến Surya như là một hiện thân của Shiva và Vishnu. Ví dụ như, mặt trời được Vaishnavas gọi là Surya Narayana. Trong thần thoại Shaivite, Surya được xem là một trong tám dạng của thần Shiva, tên là Astamurti.
Ông được xem là năng lượng thanh lọc (Sattva Guna) và biểu trưng cho tâm hồn, Vua, những người cao quý và người cha.
>>> Xem thêm: XEM BÀI TAROT – TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO VẤN ĐỀ BẠN ĐANG VƯỚNG PHẢI!
2. Hoa văn phía sau bức tường được tìm thấy trên các bức thảm Ba Tư.
XXI. The World
– Shiva (si-va), (tiếng Phạn: शिव) Śiva, phiên âm Hán Việt là Thấp Bà, là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo, và một khía cạnh của Trimurti. Phái Shaiva của Ấn Độ giáo (một trong ba giáo phái có ảnh hưởng nhất trong Ấn Độ giáo đương đại) xem Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu, và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thầnTrimurti, với Brahma là người sáng tạo, và Vishnu là đấng bảo hộ và Shiva là hiện thân của sự hủy diệt. Nhưng bên ngoài bộ tam thần này, Shiva là hiện thân của tất cả: sáng tạo và một sự khởi đầu mới cũng như bảo quản và tiêu hủy. Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và hình thức khác. Phổ biến hơn cả là hình thức Nataraja (Vua khiêu vũ). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối và là biểu hiện hoàn hảo nhất về Thần Shiva. Nataraja có nguồn gốc từ chữ Phạn: “Natya” là khiêu vũ và “Raja” là vua. Theo Ấn Độ giáo, ở cuối mỗi chu kỳ vũ trụ, Thần Shiva là Nataraja sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống, chuẩn bị cho quá trình sáng tạo ra vũ trụ mới. Hai hình thức phổ biến của khiêu vũ Nataraja là Tandava – điệu nhảy dữ dội, bạo lực kết hợp với hủy diệt và Laysya – khiêu vũ nhẹ nhàng, gắn với tái sinh, sáng tạo. Laysya được thực hiện sau Tandava, với sự đáp ứng của người phối ngẫu là Nữ thần Parvati. Thực chất, Tandava và Laysya là hai mặt của bản chất của Shiva, phá hủy để tái sinh, sáng tạo.
Trong điêu khắc Ấn Độ, hình tượng Shiva Nataraja thường được làm bằng đồng, dưới hình thức tượng tròn, cách thể hiện tương đối thống nhất. Thần Shiva đang thực hiện vũ điệu Tandava trong vòng lửa, biểu hiện của vũ trụ. Chân phải đạp lên con quỷ lùn Apasmara, tượng trưng cho chiến thắng của Shiva trước sự lầm lạc, mê muội, thiếu hiểu biết. Chân trái nâng cao và đá sang phải để giữ trạng thái cân bằng. Thần có 4 tay, tay phải phía sau cầm cái trống Damaru hình chiếc đồng hồ cát, tượng trưng cho âm thanh khởi nguyên sáng tạo thế giới, nhịp đập của trống là nhịp đập của vũ trụ. Tay trái phía sau nắm ngọn lửa, tượng trưng cho sức mạnh hủy diệt. Tay phải phía trước bắt ấn Abhaya, thể hiện sự không sợ hãi. Tay trái phía trước đưa sang phải và hướng xuống phía chân trái với lòng bàn tay mở rộng là biểu hiện của giải thoát, giác ngộ. Sức mạnh năng lượng khi thực hiện điệu múa khiến mái tóc của Thần bay tung sang hai bên… Tổng thể cho thấy, Tandava là vũ điệu vận hành vũ trụ của Thần Shiva, khởi nguồn cho một chu kỳ mới Sáng tạo – Bảo tồn – Hủy diệt.
– Các cánh hoa trên vòng nguyệt quế xung quanh tượng Shiva là dogwood (Sơn thù du). Theo ý nghĩa huyền thoại của hoa thì Dogwood là cây đã được lựa chọn để cung cấp gỗ cho sự đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, các cây không hài lòng về hành động độc ác này đã buộc phải làm, và do đó Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh vào nó, nói với nó điều này: “Bởi vì hối hận và tiếc cho sự chịu đựng của tôi, cây Dogwood sẽ không bao giờ phát triển đủ lớn nữa để sử dụng như một cây thánh giá. Từ nay trở đi Dogwood sẽ thanh mảnh, cong và xoắn, và hoa của Dogwood được thực hiện dưới hình thức chuyển ngang, hai dài và hai cánh ngắn. Ở trung tâm của các cạnh ngoài của mỗi cánh hoa sẽ có bản in móng tay, màu nâu với rỉ sét và màu đỏ, và ở giữa của hoa sẽ là một vòng gai, và tất cả những ai nhìn thấy cây và hoa sẽ nhớ … “
– Về các khối hình học thì trong kiến trúc 3 hình này gồm hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều là 3 hình học đặc biệt vì tính hoàn hảo của nó. Về các ý nghĩa tượng trưng thì như ta đã biết hình vuông tượng trưng cho đất – cơ thể vật lý. Hình tròn tượng trưng cho trời – ý thức cao cấp, ý thức vũ trụ. Hình tam giác thì trong đạo phật tượng trưng cho tam giới, sự luân hồi hay tam bảo: quá khứ – hiện tại – tương lai, trong hinđu giáo thì là tượng trưng cho 3 vị thần tối cao, ngoài ra còn tượng trưng cho cảm xúc và tinh thần.
Nguồn: https://tarot.vn/tyldwick-tarot-chuyen-du-hanh-kham-pha-y-nghia-bieu-tuong/
0 notes
Text
Một lúc tình thương yêu lên giờ thì tổng thể những ngăn chặn, khoảng tầm cơ hội sinh sống thân đều luôn không thể ý nghĩa sâu sắc. Kể từ thọ, người ta dường như không coi khoảng tầm cơ hội tuổi thọ là một trong yếu tố vào việc lựa lựa chọn người nhằm yêu thương hoặc kết duyên. Tuy vậy, nhiều hai bạn chênh lệch nhau rất nhiều tuổi thì cũng lại gây nhiều sự cẩn thận.Hãy thuộc điểm qua những hai bạn lệch tuổi từng tạo bão cư dân mạng vào thời gian tồn tại qua.1. Chàng trai 19 cầu hôn nữ giới 76 tuổiCâu truyện tình thương yêu của chàng trai Giuseppe D'Anna, 19 tuổi tới từ Ý từng tạo xôn xang lúc anh đăng lên mẩu clip cầu hôn nữ giới 76 tuổi. Vì như thế khoảng tầm cơ hội thân cả nhị là 57 tuổi nên đương nhiên, câu truyện tình "bà cháu" này hấp dẫn được sự cẩn thận.Trong khúc clip được đăng lên, chàng trai sẵn sàng chuẩn bị một chùm bóng hình tim red color, quỳ xuống trước mặt nữ giới nhằm cầu hôn rồi hôn bà mê man lúc sẽ có được lời đồng ý.Chàng trai 19 sẽ cầu hôn cô nữ giới rộng bản thân 57 tuổi.Dẫu rằng tình thương yêu thì ko phân biệt tuổi thọ tuy nhiên mối quen biết của hai bạn đó lại làm nhiều dân mạng hồ nước nghi. Bọn họ nghĩ là rất có thể anh Giuseppe sinh sống mặt bà cụ chỉ vì thế quyền lợi riêng biệt, rất có thể bà cụ nhiều với, chiếm hữu khối gia sản xịn nên chàng trẻ trai mới nhất sẵn lòng sinh sống mặt. Số không giống lại nghĩ về nó đơn giản một chiêu trò "câu view" nhưng thôi.Mặc kệ nhiều comment tiêu rất, chàng trai 19 tuổi vẫn cam kết: "Tình yêu của tôi thật đẹp. Đây chỉ mới là bước khởi đầu của một con đường dài".Cho dù thời điểm đầu tháng 12/2022 mới đây, anh vẫn còn ấm áp khoe bản thân thăng quan tiến chức cha trải qua đoạn phim bên trên TikTok.Hình hình ảnh về sự việc công cha việc với con cái tạo tranh cãi.Đôi bạn trẻ vẫn đang được ấm áp cùng mọi người trong nhà.Theo đấy, anh thuộc nữ giới U80 khoe hình hình ảnh tổ chức triển khai tiệc tuyên cha mái ấm em nhỏ nhắn trên một hotel. Tuy vậy mẩu clip này cũng vấp váp cần nhiều phản xạ trái chiều vì thế người ta nghĩ là ko thể này tin vào việc một bà cụ U80 rất có thể có thai.2. Người nam nhi kể từ mặt hộ gia đình cưới bàn sinh hoạt của thân phụTheo tờ Ettoday (Trung Quốc) mang tin, vào năm 1995, một chàng trai chúng ta Lý, 26 tuổi sẽ kết duyên với những người phụ phái nữ chúng ta Mã, 58 tuổi. Đôi bạn trẻ tới từ Liêu Ninh (Trung Quốc). Vấn đề xứng đáng bảo rằng người phụ phái nữ chúng ta Mã này là bàn sinh hoạt của thân phụ anh Lý.Hồi con trẻ, bà Mã là một trong diễn viên Kinh kịch. Anh Lý thông thường theo thân phụ đi coi đoàn kịch của bà Mã trình diễn nên kể từ đ��y mới nhất hâm mộ người phụ phái nữ này và gọi bà là dì. Phiên bản thân bà Mã cũng coi anh Lý như con cháu ruột của chính mình.Hình họa cưới của anh ý Lý và bà Mã.Cho tới khi anh Lý lớn mạnh, thâm nhập đoàn kịch của bà Mã và cả nhị bắt đầu khởi động phát sinh tình yêu.Phụ vương u anh Lý sẽ sốc nặng trĩu lúc biết đàn ông yêu thương người phụ phái nữ ngang tuổi cha. Bọn họ nhất mực phản đối vày sinh sống tuổi đấy, bà Mã ko thể này sinh con cái được nữa, mùi hương hỏa ngôi nhà chúng ta Lý có khả năng sẽ bị nứt mẩu.Bà Mã ngay lúc này sẽ trải qua một dòng ông chồng và với nhị cậu đàn ông. Con cái bà cũng phản đối khốc liệt chuyện yêu đương của u.Tới cuối thuộc, anh Lý sẽ kể từ mặt gia đình và để được kết duyên. Bọn họ bên cạnh nhau trải qua biết bao gian nan vào cuộc đời. Tới năm 2006, u anh Lý tạ thế vẫn canh cánh việc hôn nhân gia đình của đàn ông. Đôi bạn trẻ chênh lệch tuổi sẽ ràng buộc cùng nhau nhiều năm, bà Mã gắng gượng phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp nhằm trẻ đẹp mang lại phù hợp với ông chồng bản thân.Tuy vậy, mặc dù bà với gắng gượng thế nào thì cũng ko thắng cuộc được thời gian tồn tại. Cuối thuộc, thân chúng ta phát sinh biết bao yếu tố nên sẽ cần ly hôn. Ngay lúc này, bà Mã sẽ 85 tuổi, tự động lo mang lại cuộc đời cũng khá gian nan. Dòng kết của việc tình chênh lệch tuổi thọ này thiệt sự đáng tiếc.3. Chàng trai Thái Lan 19 tuổi say đắm láng giềng U60Năm 10 tuổi, cậu nhỏ nhắn Wuthichai Chantaraj
sinh sống Thái Lan lần thứ nhất quen thuộc rõ được với những người phụ phái nữ láng giềng thương hiệu Janla Namuangrak. Giai đoạn đấy, bà Janla mới nhất gửi tới cạnh ngôi nhà Wuthichai nên với nhờ có cậu trẻ nhỏ 10 tuổi dọn dẹp và sắp xếp ngôi nhà cửa ngõ và bê hộ những chậu cây. Sau đấy, chúng ta dần dần quen thuộc rõ được và phát triển thành bạn hữu mặc dù cả nhị chênh nhau tới 37 tuổi. Bà Janla sẽ trải qua một dòng ông chồng và với tía đàn ông.Chàng trai 19 tuổi say đắm cô láng giềng.Qua vài ba năm, Wuthichai sẽ 19 tuổi quy định hò hẹn cùng với bà Janla. Đôi bạn trẻ ko ngần quan ngại thể hiện nay tình yêu điểm nhiều người. Bọn họ cũng dễ chịu bắt tay, hôn nhau mặc kệ khoảng tầm cơ hội tuổi thọ. Đôi bạn trẻ thuở đầu không đủ can đảm công khai minh bạch cùng với hộ gia đình tuy nhiên đầu năm mới 2022, việc tình này và được giải bày cùng với người quen nhị mặt và làm mang lại tổng thể cần xôn xang."Tôi và Janla ở bên nhau được 2 năm. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi muốn làm cho ai đó sống thoải mái. Cô ấy là người phụ nữ chăm chỉ, chân thành. Tôi ngưỡng mộ cô ấy", Wuthichai giải bày.Bọn họ mặc kệ mỗi xầm xì và vẫn vô cùng yêu thương nhau.Về phần bà Janla, bà cũng giải bày rằng nhiều con cái của chính mình cảm nhận thấy việc này thiệt rồ dại và sốc nặng trĩu tuy nhiên về mặt xúc cảm, bà cảm nhận thấy nhịn nhường như con trẻ lại, vô cùng ấm áp lúc sinh sống lân cận tổ ấm trẻ trai tuổi của chính mình.Thực trạng của anh ý Wuthichai tương đối oái oăm lúc u sẽ tạ thế, thân phụ xuống tóc đi tu nên lân cận anh chỉ mất Janla thực hiện chỗ tựa. Có lẽ rằng, sự đồng bộ, đồng cảm vào xúc cảm sẽ làm mang lại chúng ta quyết ràng buộc cùng nhau mặc kệ những lời đồn thổi đại ko hoặc.Mối cung cấp: Ettoday, The Sun ( (d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/all.js#xfbml=1&appId=150439901816779&version=v3.3"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk')); ! (f, b, e, v, n, t, s) if (f.fbq) return; n = f.fbq = () n.callMethod ? n.callMethod.apply(n, arguments) : n.queue.push(arguments) ; if (!f._fbq) f._fbq = n; n.push = n; n.loaded = !0; n.version = "2.0'; n.queue = []; t = b.createElement(e); t.async = !0; t.src = v; s = b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t, s) (window, document, 'script', '/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '260310555940925'); fbq('track', 'PageView'); #Mang #song #cơ hội #nhau #ngay sát #tuổi #với #người #kể từ #mặt #gia #đình #nhằm #cưới #tổ ấm #học tập #của nội dung gốc " news.google.com
0 notes
Photo
Chuẩn bị nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên đúng cách? Mẹo hay không phải ai cũng biết? Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên là một nghi lễ rất quan trọng và linh thiêng của người Việt vào dịp cuối năm. Đây như là một dịp để con cháu cảm tạ thần linh tổ tiên cũng như sửa sang phần mộ gia tiên. https://bit.ly/3vxLapH #cungtamo #nghithuc #nghile
0 notes
Text
Đi tảo mộ cần chuẩn bị những đồ gì? Bài văn khấn tảo mộ
Tảo mộ là một nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống rất đặc trưng của người Việt. Tảo mộ để thể hiện lòng hiếu thảo, thể hiện sự kính trọng, của con cháu đối với ông bà tổ tiên những người đã khuất. Cũng là để sửa sang mới mẻ nơi an nghỉ của ông bà để đón năm mới được chu toàn nhất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ 2 bài văn khấn tảo mộ cuối năm để các bạn sử dụng trong lễ cúng tạ mộ, để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Read the full article
0 notes
Text
Những ai nên và không nên đi cúng tạ mộ cuối năm?
Lễ cúng tạ mộ cuối năm là dịp để con cháu nhớ ơn tổ tiên và người thân đã mất. Nhưng bạn có biết ai nên và không nên tham gia lễ cúng tạ mộ cuối năm?
1. Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm
Phong tục tập quán người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.
Cứ mỗi khi năm hết Tết đến, người ta cần sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy.
Vì thế, các gia đình thường duy trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm. Nghi thức này thường được tiến hành từ 20 đến 30 tháng Chạp theo Lịch âm.
Ý nghĩa cúng tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.
Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.
2. Vì sao có lễ tạ mộ cuối năm?
Đây là phong tục, tục lệ có từ xa xưa, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của con dân ��ất Việt. Với người dân nước ta, mộ phần là nơi vô cùng thiêng liêng, không chỉ đặt phần thân thể của người đã khuất mà còn là nơi linh hồn trú ngụ khi đã sang thế giới bên kia.
Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.
Lễ này cũng giống như chúng ta làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên ở nhà mình đang sống vậy. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các cụ ta từ xưa đã dạy như vậy.
Đây là khía cạnh tâm linh trong đời sống văn hóa Việt. Người đã mất ngoài việc tồn tại trong tâm tưởng của người đang sống thì còn tồn tại qua việc thờ cúng trên bàn thờ và ngoài mộ phần.
Người ta cho rằng phần Âm và phần Dương luôn có mối liên kết đặc biệt với nhau. Nếu như phần Âm được chăm sóc tốt và đúng cách thì con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ, bởi “Âm siêu, Dương thái”. Nếu mộ phần bị bỏ bê, việc thờ cúng bê trễ thì đời sống của người ở cõi trần cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Con cháu trong nhà vào thời điểm này trong năm dù đi làm ăn xa cũng sẽ cố gắng trở về, cùng cả gia đình tham gia lễ tạ mộ.
Mời bạn tham khảo: Lễ tạ mộ cuối năm 2020: Ngày cúng, sắm lễ, văn khấn, điều kiêng kỵ
3. Ai nên đi làm lễ cúng tạ mộ cuối năm?
Theo lệ thường, lễ cúng tạ mộ thường do cao niên trong gia tộc đảm nhiệm, vì thế họ là những người không thể thiếu trong lễ cúng này. Ở những gia đình mà các cụ già sức khỏe yếu thì sẽ do người nam lớn tuổi, trưởng thành tiến hành.
Vào ngày làm lễ tạ mộ, con cái trong nhà, không phân biệt trai gái, dù là đi làm ăn xa cũng sẽ trở về để làm lễ. Trước kia những công việc này thường chỉ có các Đinh, tức nam giới trong gia đình, họ tộc tham gia nhưng ngày nay thì lệ đó không còn nữa.
Cha mẹ cũng có thể cho con nhỏ đi theo tạ mộ, vừa là để cho con cháu biết dần vị trí mộ phần của người thân nhà mình, vừa là để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần uống nước nhớ nguồn, kính trọng và hiếu đễ với tổ tiên.
4. Ai không nên đi tạ mộ cuối năm?
Lễ tạ mộ cuối năm được tiến hành ở mộ phần, nghĩa trang, là nơi khá hoang vắng, âm khí vượng… nên nếu muốn đi tạ mộ thì đầu tiên cần phải xem xét về vấn đề sức khỏe.
Những người đang ốm yếu, mắc bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong kì “đèn đỏ”… thường sức khỏe không được tốt bằng người bình thường. Ngay cả người bình thường, theo tuvingaynay.com nếu cảm thấy sức khỏe không ổn thì cũng nên hạn chế đến những nơi nhiều âm khí, càng nên hạn chế tham gia những hoạt động ở nghĩa trang như làm lễ tạ mộ.
Theo quan niệm dân gian, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi yếu bóng vía, hay bị ma quỷ “trêu”, cũng không nên đi cùng người lớn ra nghĩa trang, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm.
Những điều kiêng kị này đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, những điều này không hoàn toàn là mê tín mà phần nào đó cũng có cơ sở khoa học. Nghĩa trang thường được đặt ở nơi xa khu dân cư, ít người sinh sống, lại là nơi chôn cất nên không khí cũng lạnh hơn nơi ở bình thường, người nào sức đề kháng kém dễ bị nhiễm lạnh.
Thời điểm cuối năm ở miền Bắc là mùa đông, thời tiết khắc nghiệt hơn, nếu không cẩn thận cũng dễ mắc các bệnh thời khí.
Nếu không chú ý đến những điều này, đi cúng tạ mộ về ốm đau, bệnh tật lại tưởng là phạm phải cấm kị, bị thần linh, tổ tiên “quở trách”, bị ma tà “ám”… rồi lại thành miếng mồi ngon cho những chiêu trò mê tín dị đoan.
Mời bạn tham khảo: Tất tật về tạ mộ cuối năm: Văn khấn, sắm lễ, ý nghĩa, kiêng kỵ phong thủy
5. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm
– Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.
– Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.
– Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.
– Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
– Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
– Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
– Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.
– Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…
Theo tuvingaynay.com!
0 notes