#Seneca (một triết gia người La Mã)
Explore tagged Tumblr posts
Text
NGHỆ THUẬT SỐNG THẾ KỶ 21: LỜI KHUYÊN TỪ TRIẾT HỌC KHẮC KỶ
Vài người trong số chúng ta đang căng thẳng đầu óc, số còn lại thì đang phải quần quật làm việc, hoặc cố gắng vượt qua nỗi đau thất tình. Bất kể đó là chuyện gì đi chăng nữa, trí tuệ của những con người theo trường phái khắc kỷ có thể giúp chúng ta cải thiện tình hình.
Những người theo trường phái triết học cổ đại đầy khó hiểu này là những nhân vật trung tâm trong những khó khăn cam go nhất trong lịch sử, từ Cách Mạng Pháp đến Nội Chiến Mỹ và cả những nhà tù tại Việt Nam. Bill Cliton đọc cuốn sách Suy ngẫm (Meditations) của vị Hoàng đế La Mã theo chủ nghĩa khắc kỷ Marcus Aurelius mỗi năm một lần, và đã trao một bản tới tay Hillary như một sự an ủi tinh thần sau khi bà thất bại cay đắng trong cuộc đua giành chức tổng thống vừa rồi.
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học được sáng lập ở Athens vào đầu thế kỷ thứ III và sau đó được phát triển ở Rome, nơi mà ở đó nó đã trở thành một phương pháp thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông điệp chính của trường phái này là chúng ta đừng kiểm soát điều xảy đến với chúng ta; mà hãy kiểm soát cách mà chúng ta phản ứng với điều đ��.
Những người theo trường phái khắc kỷ thời xưa thật sự đã suy tư và chắp bút viết về một thứ: sống như thế nào. Những câu hỏi mà họ đề ra chẳng huyền bí cũng như không mang tính học thuật gì cả, chỉ là những câu hỏi thực tiễn trong đời sống: “Tôi nên làm gì khi tức giận đây?”, “Tôi nên làm gì nếu bị sỉ nhục?”, “Tôi sợ chết; tại sao lại thế nhỉ?”, “Làm cách nào để xử lý tình huống khó khăn trước mắt?”, “Làm cách nào để tận dụng hợp lý quyền lực hoặc thành quả của tôi?”
Vài lời khuyên về việc sống như thế nào dưới thời bạo chúa cũng được nêu ra (“Tôi có thể sẽ ước tôi không bị tra tấn, nhưng nếu thời khắc ấy đến, tôi sẽ ước tôi chịu đựng được đòn tra tấn một cách ngoan cường cùng sự dũng cảm và lòng tự trọng” - triết gia La Mã Seneca). Những điều đấy khiến triết học khắc kỷ vô cùng phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống.
Trong khi từ “khắc kỷ” trong Việt ngữ (“stoicism” trong Anh ngữ) dường như đã là từ tốt nhất để miêu tả ý nghĩa của nỗi bất công, ý nghĩa của từ này đã bị đánh đồng một cách sai lệch với sự nghiêm khắc và thiếu cảm xúc. Thật ra, ta đang thực sự cần trí tuệ từ triết học khắc kỷ trong cuộc sống hiện tại hơn bao giờ hết.
Khi các phương tiện truyền thông nhấn chìm chúng ta với một lượng lớn các thông tin, hãy nhớ đến Epictetus, một triết gia La Mã khác, với câu nói: “Nếu bạn muốn cải thiện tình hình, hãy trở nên ngây thơ và ngu ngốc khi gặp những vấn đề chẳng liên quan.” Khi chúng ta cảm thấy ai đó trở nên vô cùng thô lỗ và ích kỷ, Marcus Aurelius mong chúng ta nhớ đến những thời điểm mà chính chúng ta đã từng như thế – và cách đáp trả tốt nhất đơn giản là “đừng hành xử giống vậy”.
Khi xã hội ngày càng có xu hướng chú ý vào thành quả và tiền bạc, lời nhắc nhở của Seneca nhắn gửi đến người cha dượng của mình, người vừa bị hạ thấp địa vị xã hội: “Tin con đi, thiết lập thế cân bằng cho chính cuộc đời của cha sẽ tốt hơn là cố gắng làm thế với thị trường lúa gạo.”
Câu từ - thường nằm trên những lá thư riêng hay nhật ký – và các bài diễn thuyết của những bậc triết gia thể hiện rằng họ - những người theo chủ nghĩa khắc kỷ - đã thật sự tranh đấu để nhận lấy câu trả lời thực tế, sống động. Họ giữ vững bổn phận và danh dự như là một nghĩa vụ bắt buộc và họ tin rằng mỗi chướng ngại mà họ phải đối mặt đơn giản chỉ là một cơ hội để thử thách và cải thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Bây giờ chủ nghĩa khắc kỷ đang tìm sự hưởng ứng từ những con người mới. Vào tháng trước ở New York, hội nghị Stoicon đã được công nhận là cuộc hội họp lớn nhất trong lịch sử của những người theo chủ nghĩa khắc kỷ.
Thể loại triết học này không phải là theo đuổi vẩn vơ lý tưởng nào đó mà là một công cụ vĩ đại. Như Seneca từng nói: “Tôi tìm cái thiện và cái ác ở đâu? Nó không nằm trong cái vĩnh hằng không thể kiểm soát mà nằm trong những sự lựa chọn của chính bản thân tôi.”
Theo The Guardian
0 notes
Text
Một trích dẫn trên trạm đọc
“Chúng ta không có thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu rằng liệu anh ta [Ulysses] gặp phải cơn bão khi đi giữa Ý và Sicily hay ở một nơi nào đó ở thế giới ngoài kia - khi mà hàng ngày chúng ta phải đối mặt với những cơn bão của chính chúng ta, những cơn bão tinh thần, và bị những cám dỗ dẫn vào những rắc rối mà Ulysses chưa từng được biết. “
1 note
·
View note
Text
[Stoicism] - Dịch Seneca (7): Tại sao nên tránh đám đông
Lời tựa: Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.
Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:
Stoicism P5: Seneca - K phải thánh, chắc chắn, nhưng cũng phải đến mức thánh nhân! Bài viết gửi bởi Andy Luong trong mục Khoa học - Công nghệadreamer.spiderum.com
Bức thư số 7:
Bạn thân mến!
Bạn hỏi điều gì ta cần tránh nhất trong cuộc sống ư? Đó là đám đông. Không mấy ai có thể "an toàn" trong ấy cả.
Đương nhiên tôi không phải một trong số những người đó. Luôn luôn có một vài tật xấu sẽ trở lại với tôi mỗi lần tôi ở cùng đám đông, dù là thứ tôi vẫn đang cố gắng kiểm soát hay thậm chí đã thành công trong việc chế ngự nó từ lâu. Giống như người bệnh, sau một thời gian dài nằm phòng điều trị đến nỗi việc ra khỏi phòng thôi cũng có thể ảnh hưởng đến họ, thì với chúng ta cũng vậy: khi mà tâm trí ta đang trong quá trình rèn luyện, giao tiếp chuyện trò với nhiều người là có hại. Mỗi người đều có thể đề cập đến vài thứ có thể khiến ta lung lay, và thậm chí tiêm nhiễm nó cho ta một cách tự nhiên vô tình mà nhiều khi chính ta cũng không nhận thấy.
Đám đông càng lớn, tác hại càng cao. Không gì có thể ảnh hưởng xấu đến phẩm cách hơn là ngồi xem những cuộc trình diễn lớn, vì khi đó sự thỏa mãn được chiêm ngưỡng khiến cho những tật xấu ăn sâu hơn vào trong tâm trí. Bạn hỏi ý tôi là gì? Tôi về nhà với tâm trí trở nên tham lam hơn, ham muốn quyền lực, và khao khát được thỏa mãn những dục vọng của mình nhiều hơn? Còn tai hại hơn thế. Tôi trở nên dữ tợn và bạo lực hơn, chỉ vì tôi ở giữa loài người.
Hoàn toàn vô tình, tôi thấy mình ở giữa một cuộc trình diễn như vậy, hy vọng có thể xem một vài thứ hay ho đáng kinh ngạc hay thông tuệ, thứ gì không dính dáng đến chém giết và máu me. Ngược lại hoàn toàn. Thật mỉa mai khi những cuộc đấu thời trước giờ xét lại có vẻ thật nhẹ nhàng và mang đậm tính nhân văn. Giờ thì chỉ là tàn sát mà thôi. Người ta thậm chí không cho các đấu sĩ bất cứ một thứ gì phòng hộ: giáp, mũ chiến đấu hay thứ gì tương tự để bảo vệ cơ thể. Giờ mỗi cuộc đấu là một cuộc tử chiến, thay vì tôn vinh võ nghệ hay nghệ thuật chiến đấu. Và trớ trêu, nó lại khiến mọi người thích thú hơn rất nhiều. Buổi sáng, các đấu sĩ bị vứt vào trường đấu với hổ báo (nghĩa đen), buổi chiều họ tự giết nhau. Kẻ vừa giết một tên khác rồi cũng sẽ sớm trở thành nạn nhân. Chiến thắng chỉ là sự làm chậm đôi chút cái chết của hắn mà thôi. Con đường duy nhất để ra khỏi đấu trường là cái chết.
Nhưng chúng là những kẻ trộm cắp, giết người. Vậy thì sao? Nếu hắn là kẻ giết người, dù đương nhiên hắn phải chết để đền tội, điều đó liên quan gì đến bạn? Điều gì khiến bạn nghĩ bạn xứng đáng chứng kiến cái chết của hắn?
“Giết nó! Quật chết nó! Thiêu nó!”. Tại sao nó trông quá sợ sệt trước lưỡi kiếm? Tại sao nó không dũng cảm hơn? Dùng những sợi dây trói kéo chúng vào trường đấu, và để chúng lao vào nhau với ngực trần không khiên giáo chống đỡ. Khi nghỉ giữa hiệp: "Cắt tiết thêm vài thằng, đừng để khán giả mất hứng chúng mày".
Thực ra, chúng không biết rằng những thứ chúng đang làm ảnh hưởng nhiều nhất đến chính bản thân chúng. Ơn Chúa, khán giả, những người chúng đang khơi gợi sự hoang dã thường không đủ khả năng học được điều ấy.
Những người mà tâm trí chưa đủ vững để luôn có khả năng điều khiển và làm chủ hành động, nên tránh xa đám đông. Vì rất khó để làm chủ bản thân khi ta ở trong đám đông. Ngay cả Socrates, Cato hay Laelius (những nhà thông thái, những tấm gương Stoics) cũng vẫn nhận thấy sự lay động trong tâm trí bởi những suy nghĩ quá khác biệt của đám đông. Còn chúng ta, những người chỉ mới bắt đầu quá trình rèn luyện của mình, chắc chắn không thể chịu được ảnh hưởng của những suy nghĩ tư tưởng tiêu cực ấy. Thói đam mê hưởng thụ hay sự tham lam hoàn toàn có thể phá hủy toàn bộ những cố gắng của ta trước đó. Chỉ cần một người bạn chơi bời phóng đãng cũng có thể khiến ta khó có thể duy trì sự giản dị của mình, một người hàng xóm giàu có khơi gợi những ham muốn vật chất của bản thân, một đứa bạn hằn học khiến ngay cả người dễ tính xởi lởi nhất cũng cảm thấy bị ảnh hưởng. Nên, chả cần nói cũng rõ, điều gì có thể xảy đến với những phẩm cách bạn đang cố rèn luyện nếu bạn chịu ảnh hưởng xấu từ đám đông.
Có người đã nói, với đám đông bạn chỉ có 2 lựa chọn: hoặc bắt chước, hoặc ghê tởm họ. Nhưng thực ra cả hai đều sai. Bạn không nên bắt chước những người xấu dù họ là phần lớn của thế giới, và ở phía ngược lại, đừng ghét cả thế giới chỉ bởi họ không giống bạn. Hãy thu mình vào trong nhiều nhất có thể. Dành thời gian cho những người có thể cải thiện bạn, làm bạn tiến bộ, đồng thời chào đón những người muốn đến bên bạn để học hỏi. Lợi ích sẽ đến với cả hai phía, vì dạy học thực ra cũng là một cách để học.
Cũng đừng để ước muốn thể hiện tài năng lôi kéo bạn vào giữa đám đông trong các cuộc đàm đạo hay tranh biện. Tôi sẽ mong bạn làm thế nếu bạn có thứ gì thích hợp cho họ. Nhưng, nghĩ thử xem, bạn sẽ nói đến sự quan trọng và cao quý của những phẩm cách này cho ai? Có lẽ vài người sẽ đến nghe, nhưng ngay cả những người chịu đến, cũng cần phải hướng dẫn họ khá nhiều trước khi bạn có thể bàn những điều này với họ.
Bạn hỏi: “Vậy thì tôi học và rèn luyện những điều này cho ai?” Ồ, làm sao bạn phải lo sợ điều đó, sự rèn luyện ít nhất là cho chính bạn, và như vậy cũng đủ rồi.
Giờ thì, để những điều tôi học được ngày hôm nay không ch�� tốt đẹp cho bản thân mình, để tôi chia sẻ với bạn 3 câu nói tuyệt vời này. Democritus nói:
Với tôi, một người cũng có thể coi là cả một dân tộc, cũng nhưng một dân tộc thực ra chẳng khác gì một người.
Tương tự, một người vô danh, khi được hỏi tại sao dành quá nhiều thời gian và công sức cho một môn nghệ thuật có quá ít người theo dõi, đã trả lời:
Một vài người là đủ, thậm chí một cũng đủ. Ngay cả ít hơn 1 người theo dõi cũng vẫn đủ cơ mà.
Câu thứ ba cũng khỏi nói. Đó lại là Epicurus, trong một lần viết cho ông bạn triết gia của mình:
Tôi viết điều này không phải cho đám đông mà là cho bạn, vì với tôi thế là đủ rồi, và hy vọng bạn cũng cảm thấy thế.
Hãy luôn lưu những lời này trong trái tim bạn, Lucilius, để bạn có thể bỏ qua cái ham muốn được nổi tiếng và sự đam mê những tràng pháo tay tán thưởng ngoài kia. Khi mà nhiều người ngưỡng mộ bạn, hãy tự hỏi, liệu bạn có cảm thấy thực sự hài lòng với bản thân nếu bạn là người mà tất cả bọn họ đều có thể hiểu? Hãy để sự hài lòng với những phẩm cách của bạn đến từ bên trong.
Tạm biệt!
Chú thích: Seneca viết bức thư này trong thời đại của Nero, vị hoàng đế La Mã nổi tiếng là độc ác và tàn bạo. Chính vì vậy nên cũng không quá khó hiểu khi hình thức giải trí được ưa chuộng nhất là đấu trường trong cái phiên bản hoang dại nhất của nó.
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Do you ask what you should avoid more than anything else? A crowd. It is not yet safe for you to trust yourself to one.
I’ll freely admit my own weakness in this regard. Never do I return home with the character I had when I left; always there is something I had settled before that is now stirred up again, something I had gotten rid of that has returned. As with invalids, who are so affected by a lengthy convalescence that they cannot be moved outdoors without taking some harm, so it is with us: our minds are recovering from a long illness; 2 contact with the many is harmful to us. Every single person urges some fault upon us, or imparts one to us, or contaminates us without our even realizing it.
Without doubt, the larger the group we associate with, the greater the danger. Nothing, though, is as destructive to good character as occupying a seat in some public spectacle, for then the pleasure of the sight lets the faults slip in more easily. 3 What do you suppose I mean? Do I come home greedier, more power-hungry, more selfindulgent? Worse than that! I become more cruel and inhumane, just because I have been among humans.
Purely by chance, I found myself at the midday show, expecting some amusement or wit, something relaxing to give people’s eyes a rest from the sight of human blood. On the contrary! Th e fights that preceded turned out to have been downright merciful. The trifling was over: now it was unmitigated slaughter. They are not provided with any protective armor: their bodies are completely exposed, so that the hand never strikes in vain. 4 This is generally liked better than the usual matches between even the most popular gladiators. And why not? There is no helmet, no shield to stop the blade. Why bother with defenses? Why bother with technique? All that stuff just delays the kill. In the morning, humans are thrown to the lions or to the bears; at noon, they are thrown to their own spectators! Those who do the killing are made to submit to others who will kill them; the victor is detained for further slaughter. The only way out of the ring is to die. Steel and flames are the business of the hour. And this is what goes on when the arena is empty!
5 “But one of them committed a robbery! He killed somebody!” So what? He is a murderer, and therefore deserves to have this done to him, but what about you? What did you do, poor fellow, to make you deserve to watch?
“Kill him! Whip him! Burn him! Why is he so timid about running onto the sword? Why does he not succumb more bravely? Why is he not more willing to die? Let him be driven with lashes into the fray! Let them receive each other’s blows with their chests naked and exposed!” A break in the action: “Cut some throats in the meantime, just so there will be something going on!” Come, now, don’t you understand this, even, that bad examples redound upon those who set them? Thank the gods that the person you are teaching to be cruel is not capable of learning!
6 The mind that is young and not yet able to hold on to what is right must be kept apart from the people. It is all too easy to follow the many. Even Socrates, Cato, or Laelius could have had their character shaken out of them by the multitude that was so different. All the more, then, we who are just now beginning to establish inner harmony cannot possibly withstand the attack of faults that bring so much company along. 7 A single example of self-indulgence or greed does a great deal of harm. A dissipated housemate makes one become less strong and manly over time; a wealthy neighbor inflames one’s desires; a spiteful companion infects the most open and candid nature with his own canker. What do you suppose happens to the character that is under attack by the public at large?
You must either imitate them or detest them. 8 Both are to be avoided: you should not imitate those who are bad because they are many, and neither should you become hateful to the many because they are unlike you. Retreat into yourself, then, as much as you can. Spend your time with those who will improve you; extend a welcome to those you can improve. The effect is reciprocal, for people learn while teaching.
9 There is no reason for you to be enticed into the midst of the people by a prideful wish to display your talent for public recitation or debate. I would want you to do that if you had any merchandise suitable for this populace; as it is, there is nobody capable of understanding you. Perhaps somebody or other will show up, and even that one will need to be instructed, to teach him how to understand you.
“For whom, then, did I learn these things?” You need not fear that your time has been wasted so long as you have learned them for yourself.
10 And so that my own learning today will not be for myself alone, I will share with you three exceptionally fine sayings that come to mind as having some bearing on the point at hand. One shall pay what is due with this letter, and the other two you may credit to my account. Democritus says,
One person counts as a nation with me, a nation as one person.
11 Also well spoken is the remark of whoever it was (for there is some dispute as to the author) who said, when asked why he expended such efforts over a work of art that very few would ever see,
A few are enough; one is enough; not even one is also enough.
The third is especially good. Epicurus, writing to one of his companions in philosophy, said,
I write this not for the many but for you: you and I are audience enough for one another.
12 Take these words to heart, dear Lucilius, so that you may think little of the pleasure that comes from the acclaim of the many. Many people do praise you: does it give you reason to be satisfied with yourself if you are one whom many people can understand? Direct your goods inward. Farewell.
A Dreamer
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)
Các bài viết khác của tác giả:
Stoicism - Triết học khắc kỷ hay triết học của bản lĩnh và bình thản trong tâm hồn (P1) Bài viết gửi bởi Andy Luong trong mục Khoa học - Công nghệadreamer.spiderum.com
Triết học thực hành (Practical Philosophy) – P6: Về tiền bạc và giàu sang Bài viết gửi bởi Andy Luong trong mục Quan điểm - Tranh luậnadreamer.spiderum.com
Triết học thực hành (Practical Philosophy) – P2: Luận về việc tốt, việc xấu và nhân quả Bài viết gửi bởi Andy Luong trong mục Quan điểm - Tranh luậnadreamer.spiderum.com
------------------------- Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Youtube: https://youtube.com/c/beeline92 Facebook: https://www.facebook.com/xoiduamedia/ Website: http://xoidua.com
0 notes
Text
Lược sử Triết học - Nigel Warburton [07]
Sự An Ủi Của Triết Học
Boethius
Giả sử bạn bị giam trong ngục chờ bị hành hình, bạn có dành những ngày cuối cùng viết một quyển sách triết học không? Boethius đã làm vậy – viết một quyển sách. Rốt cuộc nó trở thành quyển sách nổi tiếng nhất ông từng viết.
Ông tên đầy đủ là Ancius Manlius Severinus Boethius (475 – 525), là một trong những triết gia La Mã cuối cùng. Ông mất chỉ hai mươi năm trước khi La Mã rơi vào tay những người man rợ. Nhưng lúc ông còn sinh thời thì La Mã vốn đã suy yếu rồi. Cũng như những người bạn La Mã Cicero và Seneca của ông, ông cho rằng triết học là một thứ tự-lực, một đường hướng thực hành khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn cũng như là một môn tư duy trừu tượng. Ông cũng đem đến một mối liên kết ngược về với những người Hy Lạp Cổ đại như Plato và Aristotle, mà những tác phẩm của họ đã được ông dịch sang tiếng Latin, giữ cho những tư tưởng của họ tồn tại trước nguy cơ khiến chúng bị mất đi vĩnh viễn. Là một tín hữu Cơ Đốc, trước tác của ông đã cuốn hút những triết gia tôn giáo nhiệt thành, những người đã đọc sách của ông, ở thời Trung cổ. Triết học của ông, khi ấy, đã bắt nhịp cầu nối từ các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã sang triết học Cơ Đốc giáo, nền triết học ấy sẽ thống trị Phương Tây hàng thế kỷ sau khi ông mất.
Cuộc đời Boethius là sự trộn lẫn giữa vận may và xui rủi. Vua Theodoric, một người Goth đã cai trị La Mã khi ấy, đã ban cho ông chức Quan chấp chính. Ông cũng phong cho những người con của Boethius làm quan chấp chính như một phần thưởng đặc biệt, kể cả khi họ còn quá trẻ để đạt được vị trí ấy bằng năng lực bản thân. Dường như mọi chuyện đều đúng như ông kỳ vọng. Ông giàu có, xuất thân từ gia đình đàng hoàng, và được tán dương tới tấp. Bằng cách nào đó ông có thì giờ cho những nghiên cứu triết học song song với làm việc cho chính quyền, và ông là một tác gia cũng như một dịch giả có năng suất cao. Ông đang có một thời khắc tuyệt vời. Nhưng rồi thời vận của ông thay đổi. Bị cáo buộc có âm mưu chống lại Theodoric, ông bị trục xuất khỏi Rome sang Ravenna, nơi ấy ông đã bị tống giam vào ngục, bị tra tấn và sau đó bị xử tử bằng cách kết hợp giữa siết cổ và đánh đập tới chết. Ông luôn xác nhận mình vô tội, nhưng những người buộc tội không tin.
Lúc ở trong ngục, biết rằng mình sẽ sớm phải chết, Boethius đã viết một quyển sách mà sau khi ông mất đã trở thành quyển sách ăn khách nhất thời Trung cổ, đó là quyển Sự an ủi của Triết học. Quyển sách mở đầu với việc Boethius ở chốn lao tù thương cảm cho chính bản thân mình. Đột nhiên, ông nhận thấy có người phụ nữ cúi nhìn ông. Dường như chiều cao của nàng ta biến từ tầm thước đến cao hơn cả bầu trời. Nàng ta đang mặc một chiếc váy rách được thêu một chiếc thang vươn lên từ mẫu tự pi của Hy Lạp ngay mép váy lên đến mẫu tự theta. Một tay nàng cầm một quyền trượng, tay kia cầm những quyển sách. Người phụ nữ này rốt cuộc là nàng Triết học. Khi cất lời lên, nàng bảo Boethius những điều ông nên tin tưởng. Nàng bực ông vì quên mất nàng, và đã đến nhắc nhở ông phải phản ứng thế nào trước những gì đã xảy đến cho ông. Phần còn lại của quyển sách là cuộc nói chuyện của họ, toàn là về thời vận và Thiên Chúa, được viết một phần dưới dạng văn xuôi và một phần dưới dạng thơ. Người phụ nữ ấy, nàng Triết học, đã dành cho ông lời khuyên.
Nàng bảo Boethius thời vận luôn thay đổi, và ông không nên lấy làm ngạc nhiên. Bản tính của thời vận là thế. Thời vận thường hay đổi thay. Bánh xe Thời vận xoay vần. Lúc thì lên voi; khi thì xuống chó. Một vị vua giàu sang có thể thấy mình nghèo túng một ngày nào đó. Boethius phải nhận thấy nó vốn dĩ là thế. Thời vận là ngẫu nhiên. Không có gì đảm bảo rằng bởi vì bạn may mắn hôm nay thì bạn cũng sẽ may mắn mai sau.
Nàng Triết học giảng giải rằng người phàm thật ngu ngốc khi đặt hạnh phúc của họ phụ thuộc vào những thứ dễ đổi thay. Hạnh phúc đích thực chỉ có thể đến từ bên trong, đến từ những gì người ta có khả năng kiểm soát, chứ không phải đến từ thứ có thể bị vận đen phá hoại. Đây là lập trường Stoic chúng ta đã xem xét ở Chương 5. Khi người ta mô tả bản thân là “thản nhiên” với những chuyện tồi tệ xảy đến cho mình hôm nay, thì đây là ý họ muốn nói; họ cố không để những thứ ngoài tầm kiểm soát của họ như thời tiết hay ai là cha mẹ họ ảnh hưởng. Nàng Triết học nói với Boethius rằng không có điều gì tự thân nó là khủng khiếp cả – tất cả phụ thuộc vào cách bạn suy nghĩ về nó. Hạnh phúc là một trạng thái của tinh thần, chứ không phải của thế gian, một ý tưởng có lẽ Epictetus hẳn sẽ nhận là của mình.
Nàng Triết học muốn Boethius hãy nhờ cậy vào nàng ta lần nữa. Nàng bảo ông có thể thực sự hạnh phúc dù ở chốn lao tù chờ bị xử tử. Nàng sẽ chữa lành ông khỏi nỗi bất hạnh. Thông điệp đó là sự giàu sang, quyền lực và danh tiếng đều vô giá trị bởi chúng có thể đến rồi đi. Không ai nên đặt hạnh phúc của mình trên những nền tảng mong manh như thế. Hạnh phúc phải đến từ thứ vững chãi hơn thế, thứ gì đó không thể bị tước đoạt. Bởi Boethius tin rằng ông có thể sống tiếp sau khi chết nên việc tìm kiếm hạnh phúc ở những thứ trần tục tầm thường là một sai lầm. Dù sao đi nữa thì ông cũng sẽ mất sạch chúng khi chết đi mà thôi.
Nhưng Boethius có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực nơi đâu? Nàng Triết học trả lời rằng ông sẽ tìm thấy nó nơi Thiên Chúa hay ở cái thiện (rốt cuộc đều là một). Boethius là một tín đồ Cơ Đốc giáo sơ kỳ, nhưng ông không hề đề cập điều đó trong Sự an ủi của Triết học. Thiên Chúa mà nàng Triết học mô tả có thể là Thượng Đế của Platon, Mô thức thuần túy của cái thiện. Nhưng sau đó các độc giả sẽ nhận ra những lời dạy Cơ Đốc giáo về sự vô giá trị của danh vọng và giàu sang, và nhận thấy được tầm quan trọng của việc chú tâm làm hài lòng Thiên Chúa.
Xuyên suốt quyển sách, nàng Triết học nhắc lại cho Boethius về những gì ông vốn biết rồi. Lại một điều nữa bắt nguồn từ Plato, do Plato tin là tất cả học thức của chúng ta thực ra là một dạng hồi tưởng lại những ý tưởng vốn từng có trước đây. Chúng ta không thực sự học điều gì mới mẻ cả, chỉ là những ký ức được gợi lại mà thôi. Cuộc sống là một nỗ lực nhằm hồi tưởng lại những gì chúng ta từng biết trước đó. Điều mà Boethius vốn biết ở chừng mực nào đó đó là ông đã sai khi lo lắng về việc mất đi tự do và sự tôn trọng của công chúng. Những thứ đó chủ yếu nằm ngoài tầm kiểm soát của ông. Thái độ của ông đối với tình cảnh của mình mới quan trọng, và đó là điều ông có thể lựa chọn.
Nhưng Boethius bị một vấn đề thực sự đánh đố, một vấn đề đã làm nhiều người tin vào Thiên Chúa muộn phiền. Thiên Chúa, là hoàn hảo, không những phải biết mọi thứ đã xảy ra mà còn phải biết mọi thứ sẽ xảy ra nữa. Đó là ý của chúng ta khi mô tả Thiên Chúa là “toàn tri”. Vậy nếu Thiên Chúa tồn tại thì Ngài phải biết ai sẽ thắng kỳ World Cup kế tiếp, và Ngài phải biết những gì tôi sắp viết tiếp theo. Ngài hẳn phải biết trước tất cả những gì sẽ xảy ra. Những gì Ngài thấy trước phải tất yếu xảy đến. Vậy thì, ngay lúc này, Thiên Chúa biết được tất cả mọi chuyện rốt cuộc sẽ ra sao.
Theo đó, Thiên Chúa phải biết những gì tôi sắp sửa làm tiếp theo, kể cả khi tôi chưa dám chắc sẽ xảy ra chuyện gì. Tại thời điểm tôi quyết định phải làm gì, những tương lai khả dĩ khác nhau dường như phô bày ra trước mắt tôi. Nếu đến một ngã rẽ trên đường, tôi có thể rẽ trái hoặc phải, hoặc có thể đơn giản là ngồi xuống. Tôi có thể ngừng viết lúc này và đi pha chút cà phê. Không thì tôi có thể quyết định tiếp tục đánh máy. Cảm giác như đó là quyết định của tôi, thứ mà tôi có thể chọn làm hay không làm. Không có người nào đang bắt ép tôi theo cách này hay cách khác cả. Tương tự, bạn có thể quyết định nhắm mắt lại ngay lúc này nếu muốn. Sao có thể như thế được khi mà Thiên Chúa biết chúng ta rốt cuộc sẽ làm gì?
Nếu Thiên Chúa đã biết cả hai chúng ta sắp sửa làm gì, làm thế nào một trong hai người chúng ta có thể có một lựa chọn đích thực về những gì chúng ta sắp làm? Phải chăng lựa chọn chỉ là một ảo tưởng. Có vẻ tôi không thể có ý chí tự do nếu Thiên Chúa biết hết mọi chuyện. Mười phút trước, Thiên Chúa có lẽ đã viết lên một mảnh giấy rằng “Nigel sẽ tiếp tục viết”. Đúng là thế, và bởi vậy tất yếu tôi sẽ tiếp tục viết bất kể lúc đó tôi có nhận ra hay không. Nhưng nếu Ngài có lẽ đã làm chuyện đó, vậy thì chắc chắn tôi đã không có lựa chọn về việc đã làm, mặc dù có cảm giác như thể là tôi có. Cuộc đời đã được vạch ra sẵn cho tôi trong từng chi tiết nhỏ nhất. Và nếu không có bất kỳ lựa chọn nào về những hành động của mình, vậy thì công bằng ra làm sao khi trừng phạt hay khen thưởng chúng ta vì những gì chúng ta làm? Nếu chúng ta không thể lựa chọn điều mình làm thì làm thế nào Thiên Chúa quyết định được chúng ta sẽ lên thiên đàng hay không?
Việc này quả là rối rắm vô cùng. Các triết gia gọi đó là một nghịch lý. Việc ai đó biết được điều tôi sắp làm và tôi có lẽ vẫn còn tự do lựa chọn điều mình làm dường như là điều không thể. Hai ý tưởng này dường như mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có lý nếu bạn tin rằng Thiên Chúa toàn tri.
Nhưng nàng Triết học, người phụ nữ bên trong xà lim giam giữ Boethius, đưa ra vài câu trả lời. Chúng ta có ý chí tự do, nàng bảo ông. Đó không phải là ảo tưởng. Mặc dù Thiên Chúa biết chúng ta sẽ làm gì, nhưng cuộc đời chúng ta không phải đã được định sẵn. Hay nói cách khác, tri thức của Thiên Chúa về những gì chúng ta sẽ làm khác với sự tiền định (ý tưởng cho rằng chúng ta không có lựa chọn về việc sẽ làm). Chúng ta vẫn có lựa chọn sẽ làm gì kế tiếp. Điều sai lầm đó là nghĩ về Thiên Chúa như thể Ngài là một con người nhìn thấy mọi chuyện phơi bày ra theo thời gian. Nàng Triết học bảo Boethius rằng Thiên Chúa không chịu ảnh hưởng của thời gian, hoàn toàn nằm ngoài thời gian.
Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa nắm bắt mọi thứ ngay tức khắc. Thiên Chúa thấy quá khứ, hiện tại và vị lai cùng một lúc. Những người phàm tục chúng ta bị dính mắc vào những sự kiện diễn ra tuần tự, nhưng đó không phải cái cách Thiên Chúa thấy. Nguyên nhân Thiên Chúa có thể biết trước tương lai mà không diệt đi ý chí tự do của chúng ta và biến chúng ta thành một thứ máy móc được lập trình sẵn không hề có một lựa chọn nào là vì Thiên Chúa quan sát chúng ta không phải tại một thời gian cụ thể nào hết. Ngài thấy hết mọi việc một lần một theo kiểu không bị thời gian chi phối. Và, nàng Triết học nói với Boethius, ông đừng nên quên Thiên Chúa phán xét con người dựa trên lối hành xử của họ, dựa trên những lựa chọn họ đưa ra, kể cả khi Thiên Chúa biết trước việc họ sẽ làm.
Nếu về chuyện này nàng Triết học nói đúng, và nếu Thiên Chúa tồn tại thì Ngài sẽ biết được chính xác lúc tôi sẽ kết thúc câu này; nhưng kết thúc ngay tại đây bằng một dấu chấm vẫn là lựa chọn tự do của tôi.
Trong khi đó, bạn vẫn tự do quyết định xem có đọc chương kế tiếp hay không, một chương xem xét hai luận cứ cho việc tin vào sự tồn tại của Thiên Chúa.
0 notes
Text
Thần Học Về Cái Chết
Vấn nạn quan trọng nhất trong bất kỳ nghiên cứu nào về bản chất của cái chết là vấn nạn này: cái chết có thể được coi là định mệnh của con người theo nghĩa nào? Điều này sẽ giúp chúng ta trả lời thêm các câu hỏi về tính chất tự nhiên của cái chết và giúp chúng ta hiểu về cái chết của Đức Kitô và của chính chúng ta. Thánh Tôma Aquinô hiểu rất rõ bản chất của cái chết. Ngài nói: “Việc con người nhất thiết phải chết một phần là do bản tính tự nhiên và một phần là do tội lỗi. Cái chết do bản tính tự nhiên gây ra bởi các yếu tố trái ngược của thân xác. Mọi yếu tố vật chất trong thân xác được cấu thành bởi cả hai yếu tố hoạt động và thụ động, chúng được giữ lại với nhau bằng một kết nối mong manh. Từ góc nhìn các yếu tố này, cái chết là điều tự nhiên. Không có bất cứ năng lực nào trong chính các yếu tố vật chất cũng như trong linh hồn có thể giữ cho thân xác tôi hoặc bất kỳ thân xác nào khỏi chết. Do vậy, từ góc nhìn thân xác, con người là phàm nhân và phải chịu chết. Tuy nhiên, con người không chỉ là một thân xác, mà còn là một linh hồn. Linh hồn là yếu tố thiêng liêng trong cấu thành của Con Người. Triết học và Huấn Giáo gọi nó là mô thể của thân xác, trong con người yếu tố đó làm cho chất thể thành hiện hữu và trở thành thực thể tức là Con người. Thân xác và linh hồn không phải là hai nguyên lý riêng biệt mà là những nguyên lý bổ sung, chúng phải tồn tại và kết hợp với nhau để con người hiện hữu một cách hoàn hảo. Linh hồn, hoặc mô thể, hiện hữu trong chất thể và tổ chức chất thể, bởi vì con người không phải là một thiên thần. Thân xác không thể tồn tại với tư cách một con người mà không có linh hồn. Như vậy, định mệnh của con người, trong bất cứ nghĩa nào, cũng không thể được xác định chỉ bởi một trong những yếu tố này. Cả hai đều cần thiết. Mặc dù thân xác hướng đến cái chết vì các yếu tố trái ngược của nó, nhưng nó cũng hướng đến sự sống vì sự hiện diện của linh hồn.Thật ra, từ góc độ linh hồn, cái chết không phải là điều tự nhiên đối với con người. Thánh Thomas nói: “Một điều được cho là tự nhiên nếu nó khởi đi từ các nguyên lý tự nhiên. Mà các nguyên lý thiết yếu của tự nhiên lại là mô thể và chất thể. Mô thể của con người là linh hồn có lý trí của nó, bất tử, do đó cái chết không phải là lẽ tự nhiên đối với con người theo góc độ mô thể hoặc linh hồn này”. Theo lẽ tự nhiên mà nói, mặc dù đúng là cái chết là định mệnh của con người nếu người ta chỉ xét đến một phần của anh ta: tức là thân xác, thì cũng không gì có thể vượt xa hơn Chân lý đó nếu người ta xem xét anh ta từ góc nhìn hồn thiêng. Lý trí suy xét về định mệnh của linh hồn và nhận ra rằng có trí thông minh hoạt động trong con người, vượt xa khỏi thân xác chúng ta và không mở ngỏ cho cái chết. Một số triết gia cổ đại đã biết điều này. Theo Thánh Thomas, Aristotle đã biết điều này, và ông biết điều này chỉ nhờ vào lý trí. Thánh Thomas nói: “Kết luận này cũng được biết đến nhờ vào thẩm quyền uy tín của Aristotle, vì ông nói trong khảo luận về linh hồn của mình, “trí năng rõ ràng là một thứ có thật và không thể bị phá hủy” (tức là bất tử). Khi thảo luận về cái chết, hàm ý đầu tiên của ý tưởng trên nên được hiểu là: ngay cả đứng ở góc độ lý trí, xác định rằng cái chết là định mệnh chung cuộc của con người và do đó xác định rằng sự sống là điều phi lý, thì điều này tuyệt đối là không thể. Cái chết là một thực tế, nhưng nó không thể là định mệnh của con người vì điều này giản lược con người chỉ còn là hạng vật chất mà thôi. Thực vậy, không có giải đáp nào cho vấn nạn cái chết cho đến khi nó được xem xét từ góc nhìn linh hồn. Thánh Thomas nhiều lần giải thích rằng linh hồn, trong vai trò của mình, chỉ có thể hiểu được cách đầy đủ vì có trí thông minh và sự hiểu biết. Một khi trí năng biết được một mối quan hệ nhân quả, thì năng lực của tâm trí không thể ở yên cho đến khi nguyên nhân đầu tiên, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân tối thượng (trong trường hợp này, là Thiên Chúa) được cảm nghiệm trực tiếp.
Aristotle nói về năng lực trí tuệ hoặc tính năng động này trong cuốn sách siêu hình học đầu tiên của mình. Ông nói thế này: “Chính vì sự ham biết của mình mà con người xưa nay đều bắt đầu suy tư triết lý. Thoạt tiên họ tự thắc mắc về những khó khăn hiển nhiên, sau đó suy tư thêm từng chút một và phát biểu về những khó khăn của những vấn nạn lớn hơn. Vì chúng ta chỉ có thể biết từng sự vật khi chúng ta biết nguyên nhân tột cùng của nó”. Thánh Thomas hiểu rõ chủ đề này khi Ngài bàn luận về vấn đề số phận con người. Ngài cũng lập lại chủ đề đó một cách chính xác khi Ngài cho rằng, ngay cả lý trí cũng phải đạt đến kết luận cần thiết rằng con người phải thấy được Thiên Chúa thì mới kiện toàn. Điều này là do khao khát tự nhiên của trí năng. Nếu điều này là đúng, thì trí thông minh của chúng ta phải thấy được Thiên Chúa thì mới nên kiện toàn; đây là mục đích cuối cùng của chúng ta và con người phải có khả năng sống mãi. Nếu việc nhìn thấy Thiên Chúa là sự kiện toàn của linh hồn và linh hồn là sự kiện toàn của sự sống thân xác, điều đó hàm ý rằng cái chết không thể là kết thúc của con người. Hơn nữa, thân xác thực sự không phải chết. Một người suy tư triết lý sẽ phải kết luận rằng, dù thân xác có phải chết, thì linh hồn vẫn sống mãi mãi và đây không phải là chuyện tự nhiên, bởi vì sự phân chia vĩnh viễn của xác chết và linh hồn, vốn sống bất tử, sẽ giống như sự tàn bạo. Trong chúng ta, thân xác và linh hồn đi cùng với nhau. Theo Aristotle, các điều kiện phản tự nhiên hoặc tàn bạo không thể tồn tại mãi mãi. Do đó, khi suy nghĩ như thế, các nhà triết học cổ đại bị đưa tới một hẻm núi không lối ra. Giờ đây, khi được xem xét theo cách này, con người thực sự là một điều phi lý. Làm thế nào để giải thích sự thật rằng linh hồn có tính năng động đến với Thiên Chúa; chính linh hồn phải sống mãi mãi nhưng thân xác, thứ gắn chặt với linh hồn (hoàn toàn cần thiết cho sự hiện hữu của con người) lại phải chết vĩnh viễn? Không có năng lực nào trong linh hồn tôi cũng như trong thân xác tôi có thể làm cho tôi sống mãi mãi. Giải đáp cho vấn đề này chỉ có thể là: sự sống lại của kẻ chết. Nhưng không có sức mạnh nào trên trái đất có thể mang lại sự phục sinh. Và điều phi lý sẽ là: thân xác nằm chết vĩnh viễn, trong khi linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, đây là điều phi lý mà các nhà triết học cổ đại đã gặp phải khi họ cố gắng giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng lý trí. Thực vậy, không thể giải quyết bằng lý trí. Người ta phải có kinh nghiệm từ Kinh thánh, từ mặc khải và đặc biệt là từ sự kiện phục sinh để giải quyết vấn nạn đó. Các nhà triết học cổ đại không thể giải quyết vấn đề này bởi vì họ không biết rằng con người đã được mời gọi và có thể được mời gọi vào sự thân mật với Thiên Chúa. Họ không biết về ân sủng. Seneca, một triết gia La Mã cổ đại đã dạy rằng cái chết là điều tự nhiên đối với Con người, ông dạy điều này bởi vì ông không biết về Kinh thánh và ông không biết về thân phận con người trước khi sa ngã. (Adam và Eva không nhất thiết phải chết trước khi sa ngã). Thánh Thomas nói về họ, “Seneca và các triết gia khác cứu xét bản chất con người theo những nguyên tắc thuộc về nó (bản chất con người) và chỉ từ những nguyên lý tự nhiên. Họ không biết về tình trạng đầu tiên của sự vô tội ban đầu, vốn chỉ hiểu thấu được nhờ đức tin. Do đó, họ chỉ nói về cái chết như một khiếm khuyết tự nhiên, mặc dù khiếm khuyết tự nhiên này đối với chúng ta, một cách nào đó, là một hình phạt. Thực ra, con người ban đầu đã được tạo dựng một cách đúng đắn. Họ đã hiệp thông và thân mật với Thiên Chúa. Họ không có tội, và do đó họ không nhất thiết phải chịu cảnh phải chết. Nói cách khác, điều kiện cho sự thống nhất và toàn vẹn của nhân tính chỉ là vĩnh viễn chừng nào con người vẫn sống trong tình trạng ân sủng. Thiên Chúa đã đưa con người vào một mối kết hiệp tình yêu đẹp đẽ, trong đó ân sủng và sự sống của Thiên Chúa thấm đẫm tất cả các năng lực của con người và ban cho con người khả năng bẩm sinh có thể điều khiển thân xác của chính mình. Năng lực này đã mất đi khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới. Tội lỗi, đó là cái chết của linh hồn, dẫn đến sự nhất thiết phải chết của thân xác. Con người trong tình trạng tội lỗi nguyên tổ có hai cái chết: cái chết của linh hồn là nguyên nhân của cái chết tất nhiên của thân xác. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng linh hồn không chết trong bản thể của nó, nhưng nó giống như một cái gì đó đã chết, bởi vì giống như linh hồn đem lại sự sống cho thân xác thế nào, Thiên Chúa cũng đem lại sự sống cho linh hồn như vậy. Linh hồn nào không thể cảm nghiệm sự hiệp thông với Thiên Chúa thì coi như đã chết. Và đó là lý do tại sao chúng ta gọi tội lỗi mà vì nó chúng ta mất ân sủng là “tội phải chết” (ND: tội trọng). Nó làm cho linh hồn trở nên như một thứ gì đã chết. Như một kết luận, rõ ràng cái chết của con người là một bi kịch gây ra bởi một bi kịch sâu sắc hơn nhiều: cái chết do tội lỗi mang lại. Cảm nhận cái chết mà không biết gì về ân sủng gây ra một sự căng thẳng tột độ trong mỗi con người bởi vì cái chết dường như quá phản tự nhiên và phi lý. Điều này xẩy ra không phải vì cuộc sống sau khi chết chỉ là một kiểu suy nghĩ mộng mơ. Sự cần thiết của sự sống đời sau là hoàn toàn hợp lý bởi vì chúng ta có khả năng hiểu biết. Con người sống trong tình trạng tội lỗi bị mắc kẹt trong hẻm núi không lối ra. Điều này xẩy ra là bởi vì con người có khả năng biết rằng linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, không để cho thân xác dự phần vào sự sống của linh hồn lại là một sự tàn bạo không giải thích được. Tất nhiên, nguồn gốc của bi kịch là tội lỗi. Nhà triết học, chỉ cậy dựa vào lý trí, có thể coi đây là một điều kiện quá quắt. Ông ta không thể biết tại sao tội lỗi tồn tại. Do đó, vấn đề không phải là con người cảm thấy vô vọng và nhận thấy cuộc sống hoàn toàn phi lý, có gì đó trong cuộc sống mà con người không thể tìm được ý nghĩa của nó. Đúng ra, nguồn gốc của sự phi lý là con người biết rằng sự sống là vĩnh cửu. Trước hết, do cái chết của linh hồn mà con người không còn năng lực nào để đạt đến bất kỳ đối tượng nào là vĩnh cửu. Thứ đến, ngay cả khi con người có thể, thì thân xác họ cũng không thể theo đến nơi linh hồn dẫn đến. Nếu người ta là một người theo trường phái triết học Platon (Platon tin rằng thân xác là một nhà tù mà linh hồn ở trong đó cách phản tự nhiên) thì điều này sẽ ổn. Nhưng, đối với một người hiểu rằng có cả sự vĩnh cửu của linh hồn lẫn sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn, thì cái chết của thân xác là một điều phi lý, chính là vì linh hồn bất tử. Tuy nhiên chủ nghĩa hư vô, và nỗi thống khổ hiện sinh không được bàn đến ở đây. Nếu cái chết là định mệnh của con người, tội lỗi không phải là điều điên rồ. Tuy nhiên, sự điên rồ của tội lỗi lại tạo ra một thực tế là con người sẽ tồn tại, nhưng trong một tình trạng hoàn toàn không mãn nguyện. Con người không ân sủng không thể có sự kiện toàn tự nhiên. Và không thể có sự kiện toàn cho linh hồn, vốn tồn tại vĩnh cửu, bởi vì không có sự kết hợp với Thiên Chúa. Ân sủng thay đổi tất cả điều này. Người nào hiểu được ân sủng thì hiểu ra rằng có một sự phục sinh sóng đôi, tương ứng với cái chết sóng đôi này. Đối với cái chết của linh hồn, chúng ta có sự phục sinh của linh hồn và ơn thánh hóa. Đối với cái chết của thân xác, chúng ta có sự phục sinh những người chết, đó là sự thành toàn hoàn hảo của sự phục sinh linh hồn. Thế thì nỗi thống khổ hiện sinh thực sự của con người chỉ có thể là do sự hiện hữu của tội lỗi. Nỗi trăn trở mà con người trải qua cũng xẩy ra nơi những người ngoại giáo, họ là những người không biết rằng bản chất của họ không đúng như nó cần phải là. Cái chết của thân xác gây ra vấn nạn, và vấn nạn khó khăn thực sự xẩy ra bởi vì con người có thể biết rằng mình có thể sống mãi mãi, và biết rằng hành động của họ phải ảnh hưởng được đến vận mệnh của họ. Điều này có ý nghĩa gì đối với cái chết của Đức Kitô? Cái chết của Đức Kitô, mặc dù tột cùng đau đớn, vẫn không phải là một cái chết nghiệm thấy được trong bất cứ thứ tăm tối hiện sinh nào mà sự hiểu biết của con người thấu được. Qua nhiều thế kỷ, học thuyết Công giáo đã dạy rằng Đức Kitô có được cái nhìn thấu suốt tràn đầy ơn phúc ngay từ khi thụ thai … Đức Kitô không chỉ thấy được Thiên Chúa từ lúc thụ thai, mà còn thấy được tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều được cuốn hút vào trong mọi hành động của Ngài. Kể cả trong cái chết của Ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nói điều này: “Đức Giêsu có cái nhìn rõ ràng về Thiên Chúa, và sự kết hiệp vững bền với Chúa Cha đã chi phối tâm trí của Ngài [trên thập giá]. Nhưng do ảnh hưởng của giác quan … linh hồn nhân tính của Đức Giêsu bị giảm trừ thành một vùng đất hoang”. Nói cách khác, từ góc độ cảm xúc và trí tưởng tượng của Ngài [tại thời điểm Ngài chết], linh hồn Đức Giêsu trở nên đen tối. Nhưng khả năng hiểu biết hoặc ý chí của Ngài thì lại không như thế. Khả năng và ý chí này luôn luôn hợp nhất với Chúa Cha cách trọn vẹn. Thật quan trọng phải nhận ra rằng cái chết của Đức Kitô không phải là sự lo lắng (sợ hãi) mang tính hiện sinh. Đức Kitô đã không khoác cho mình bộ mặt của một kẻ giấu mình , không biết đến những gì Thiên Chúa có thể giải quyết trong hoàn cảnh ấy. Chúng ta nên có thái độ nào đối với cái chết? Nó phải giống như cái chết của Chúa. Đối với người Kitô hữu, cái chết không phải là một cảnh tăm tối, một điều phi lý, hay chìm ngập vào trong một ẩn số vô nghĩa. Người Kitô hữu biết rằng cái chết thì đau đớn và phiền não. Nó không phải là một kinh nghiệm dễ chịu. Đó là một hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên, người Kitô không nên lo lắng về cái chết thân xác. Điều khiến cho cái chết trở nên độc địa không phải là thân xác chết đi và bị hủy hoại trong nấm mồ. Người nào sống một cuộc đời kết hiệp với Thiên Chúa nơi trần gian sẽ hiểu ra, với niềm xác tín vững chắc và lý lẽ nhất, rằng linh hồn sống mãi. Người ta cũng biết rằng, sau sự phục sinh của Chúa Kitô, với niềm tin chắc chắn nhất, mình sẽ có một phần trong sự phục sinh đó. Vấn nạn thực sự của cái chết là nó gây đau đớn. Nhưng đối với một người có đức tin, không nên hoang mang về những gì nằm bên kia cái chết, người ta cũng không cần phải đánh tan cái vẻ mâu thuẫn bề ngoài của sự tàn lụi linh hồn chỉ bằng cách dự đoán một điều gì đó tốt đẹp, tuyệt vời có thể có sau này. Sự phi lý thực sự của cái chết nằm ở chỗ: một người, dù biết có những gì bên kia nấm mồ, nhưng vẫn đi tới nấm mồ ấy mà không chuẩn bị gì. Nọc độc của cái chết là tội lỗi. Nguồn: https://ift.tt/2WkQ0pi Phê-rô Phạm văn Trung dịch.
Đưa tin từ tinvui. org
from WordPress https://ift.tt/3cfSlrj via IFTTT
0 notes
Text
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – Số 7 tượng trưng cho điều gì?
Sự ra đời của một bậc vĩ nhân đôi khi cũng có những yếu tố huyền sử mà ít nhiều là do con người xây dựng nên để tạo sự khác biệt với người thường, đồng thời cũng là để phù hợp với quan niệm của người phương Đông. Cho nên, bên cạnh một Đức Phật lịch sử, chúng ta còn có một Đức Phật truyền thuyết. Kể rằng ngay từ khi ra đời đã có những điều khác thường, trong đó có việc vừa ra đời liền đi 7 bước, 7 đóa sen vàng nâng gót ngọc.
Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông bên phải: Người Ấn xem bên phải là chân lý, lẽ phải và đặt những hình tượng tôn kính phía bên phải.
(Voi trắng chun vào hông Hoàng hậu Ma-Da, sau đó Đản sinh Thái tử từ hông bên phải đó)
Thái tử được sinh ra từ hông bên phải. Điều này cũng là một thông tin khá dễ hiểu đối với người Ấn vốn xem bên phải là đại diện cho chân lý, lẽ thật. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu trưng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức là thuận chiều Niết-bàn và nghịch chiều sinh tử.
Sự tích thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh liền đi bảy bước trên bảy hoa sen “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không cần người nâng dắt. Tại sao chỉ là bảy bước mà không phải con số nào khác, điều này có nhiều bản Kinh viết, tuy có khác đôi chút, nhưng con số 7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau, chúng ta tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu qua con số 7 huyền thoại này ẩn chứa những gì.
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – số 7 tượng trưng cho điều gì?
Quá khứ đã có 6 vị Phật hạ thế độ nhân, Ngài Thích Ca là vị thứ 7: Thái tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước, đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Về phương vị, vũ trụ không ngoài con số 7: Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa (trung tâm). Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả đều không ngoài con số 7.
Số 7 tượng trưng cho thời gian và không gian của vũ trụ: Bảy bước tượng trưng cho vũ trụ mà con người có thể nhìn nhận được: Về thời gian, có ba thời (quá khứ - hiện tại - vị lai) và Không gian có bốn phương (Đông – Tây – Nam – Bắc).
Bảy bước chỉ cho Thất đại: Địa (đất), thuỷ (nước), phong (gió), hỏa (lửa), hư không, kiến và thức.
Bảy bước chỉ cho Thất Bồ Đề Phần: (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
Các nốt nhạc cơ bản có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Số 7 là con số tốt đẹp, con số huyền học Đông phương mà người Ấn rất xem trọng.
Về hình ảnh bảy hoa sen dưới gót chân Ngài được một số vị cho là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy hàng đệ tử Phật, gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di.
Đức Phật hay Bồ tát đều xuất hiện với biểu tượng hoa sen thuần khiết
Hình tượng Phật, Bồ-tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có: Mọc ở trong bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh. Hoa sen không những là một loài hoa tinh khiết, mà còn có một số phẩm chất như hương thơm, tinh sạch, nhu nhuyến mềm mại.
Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời mà không nhiễm đời, sống trong cõi trần mà không bị cõi trần nhiễm trước, là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo mà chư Tổ thường nói là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “Cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở hoa thơm.
(Hoa sen thuần khiết thường lấy biểu tượng cho Nhà Phật)
Ý nghĩa của hạnh phúc là...
Ý nghĩa của hạnh phúc, bình an không phải cầu xin mà được, mà là suy nghĩ, lời nói, hành động thiện lành của ta.
Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.
Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.
Người bị tổn thương vẫn mỉm cười là người có tấm lòng bao dung. Khi bị nhục mạ, người đó có thể làm ngơ coi như không có thì người đó có trí tuệ siêu phàm. Nhẫn không phải là nhu nhược, mà là tha thứ. Lùi bước không phải là không thể đi mà là thể hiện của cảnh giới nội tâm rộng lượng. Xem mọi thứ nhẹ nhàng đạm bạc thì chính là đang tự tại – Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới th��c sự là trồng cây uy đức.
(Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức)
Xem thêm: Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa A Nan, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?
Hoa Ưu Đàm bà la và Ngài Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân
Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nửa thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”.
Đức Phật Thích Ca là như vậy, Ngài thị hiện là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
(Đức Phật thị hiện cõi người giáo hóa chúng sinh)
Trong kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên.
Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế cứu độ chúng sinh. Báo hiệu cho hiện tượng thù thắng này là hoa Ưu Đàm, một loài hoa mang đến điềm lành linh dị sẽ khai nở khắp nơi.
(Hoa Ưu Đàm bà la – loài hoa báo điềm lành linh dị: Ngài Pháp Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân)
Làm người ta ngạc nhiên hơn chính là Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, Giải mã kinh Thánh cùng lời tiên đoán Các thế kỷ của Nostradamus,Cách am di lục của Hàn Quốc, Lời tiên đoán Maya, thì thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai.
Các lời tiên đoán tương lai trong các bộ kinh này đều có chung một cái kết rằng sẽ có vị Thần hạ thế cứu độ con người trong thời khắc cuối cùng. Đại sự đó là gì, vị Thánh nhân đó là ai? Và làm sao để con người nhận biết ra Ngài trong cuộc đời này để được cứu rỗi? Hoa Ưu Đàm linh dị đã nở khắp nơi, Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật đã hạ thế nơi cõi người.
Kỳ Văn tổng hợp
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2LH3AL6 via IFTTT
0 notes
Text
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – Số 7 tượng trưng cho điều gì?
Sự ra đời của một bậc vĩ nhân đôi khi cũng có những yếu tố huyền sử mà ít nhiều là do con người xây dựng nên để tạo sự khác biệt với người thường, đồng thời cũng là để phù hợp với quan niệm của người phương Đông. Cho nên, bên cạnh một Đức Phật lịch sử, chúng ta còn có một Đức Phật truyền thuyết. Kể rằng ngay từ khi ra đời đã có những điều khác thường, trong đó có việc vừa ra đời liền đi 7 bước, 7 đóa sen vàng nâng gót ngọc.
Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông bên phải: Người Ấn xem bên phải là chân lý, lẽ phải và đặt những hình tượng tôn kính phía bên phải.
(Voi trắng chun vào hông Hoàng hậu Ma-Da, sau đó Đản sinh Thái tử từ hông bên phải đó)
Thái tử được sinh ra từ hông bên phải. Điều này cũng là một thông tin khá dễ hiểu đối với người Ấn vốn xem bên phải là đại diện cho chân lý, lẽ thật. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu trưng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức là thuận chiều Niết-bàn và nghịch chiều sinh tử.
Sự tích thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh liền đi bảy bước trên bảy hoa sen “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không cần người nâng dắt. Tại sao chỉ là bảy bước mà không phải con số nào khác, điều này có nhiều bản Kinh viết, tuy có khác đôi chút, nhưng con số 7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau, chúng ta tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu qua con số 7 huyền thoại này ẩn chứa những gì.
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – số 7 tượng trưng cho điều gì?
Quá khứ đã có 6 vị Phật hạ thế độ nhân, Ngài Thích Ca là vị thứ 7: Thái tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước, đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Về phương vị, vũ trụ không ngoài con số 7: Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa (trung tâm). Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả đều không ngoài con số 7.
Số 7 tượng trưng cho thời gian và không gian của vũ trụ: Bảy bước tượng trưng cho vũ trụ mà con người có thể nhìn nhận được: Về thời gian, có ba thời (quá khứ - hiện tại - vị lai) và Không gian có bốn phương (Đông – Tây – Nam – Bắc).
Bảy bước chỉ cho Thất đại: Địa (đất), thuỷ (nước), phong (gió), hỏa (lửa), hư không, kiến và thức.
Bảy bước chỉ cho Thất Bồ Đề Phần: (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
Các nốt nhạc cơ bản có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Số 7 là con số tốt đẹp, con số huyền học Đông phương mà người Ấn rất xem trọng.
Về hình ảnh bảy hoa sen dưới gót chân Ngài được một số vị cho là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy hàng đệ tử Phật, gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di.
Đức Phật hay Bồ tát đều xuất hiện với biểu tượng hoa sen thuần khiết
Hình tượng Phật, Bồ-tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có: Mọc ở trong bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh. Hoa sen không những là một loài hoa tinh khiết, mà còn có một số phẩm chất như hương thơm, tinh sạch, nhu nhuyến mềm mại.
Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời mà không nhiễm đời, sống trong cõi trần mà không bị cõi trần nhiễm trước, là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo mà chư Tổ thường nói là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “Cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở hoa thơm.
(Hoa sen thuần khiết thường lấy biểu tượng cho Nhà Phật)
Ý nghĩa của hạnh phúc là...
Ý nghĩa của hạnh phúc, bình an không phải cầu xin mà được, mà là suy nghĩ, lời nói, hành động thiện lành của ta.
Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.
Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.
Người bị tổn thương vẫn mỉm cười là người có tấm lòng bao dung. Khi bị nhục mạ, người đó có thể làm ngơ coi như không có thì người đó có trí tuệ siêu phàm. Nhẫn không phải là nhu nhược, mà là tha thứ. Lùi bước không phải là không thể đi mà là thể hiện của cảnh giới nội tâm rộng lượng. Xem mọi thứ nhẹ nhàng đạm bạc thì chính là đang tự tại – Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức.
(Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức)
Xem thêm: Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa A Nan, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?
Hoa Ưu Đàm bà la và Ngài Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân
Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nửa thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”.
Đức Phật Thích Ca là như vậy, Ngài thị hiện là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
(Đức Phật thị hiện cõi người giáo hóa chúng sinh)
Trong kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên.
Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế cứu độ chúng sinh. Báo hiệu cho hiện tượng thù thắng này là hoa Ưu Đàm, một loài hoa mang đến điềm lành linh dị sẽ khai nở khắp nơi.
(Hoa Ưu Đàm bà la – loài hoa báo điềm lành linh dị: Ngài Pháp Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân)
Làm người ta ngạc nhiên hơn chính là Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, Giải mã kinh Thánh cùng lời tiên đoán Các thế kỷ của Nostradamus,Cách am di lục của Hàn Quốc, Lời tiên đoán Maya, thì thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai.
Các lời tiên đoán tương lai trong các bộ kinh này đều có chung một cái kết rằng sẽ có vị Thần hạ thế cứu độ con người trong thời khắc cuối cùng. Đại sự đó là gì, vị Thánh nhân đó là ai? Và làm sao để con người nhận biết ra Ngài trong cuộc đời này để được cứu rỗi? Hoa Ưu Đàm linh dị đã nở khắp nơi, Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật đã hạ thế nơi cõi người.
Kỳ Văn tổng hợp
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2LH3AL6 via https://ift.tt/2LH3AL6 https://www.dkn.tv
0 notes
Text
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – Số 7 tượng trưng cho điều gì?
Sự ra đời của một bậc vĩ nhân đôi khi cũng có những yếu tố huyền sử mà ít nhiều là do con người xây dựng nên để tạo sự khác biệt với người thường, đồng thời cũng là để phù hợp với quan niệm của người phương Đông. Cho nên, bên cạnh một Đức Phật lịch sử, chúng ta còn có một Đức Phật truyền thuyết. Kể rằng ngay từ khi ra đời đã có những điều khác thường, trong đó có việc vừa ra đời liền đi 7 bước, 7 đóa sen vàng nâng gót ngọc.
Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông bên phải: Người Ấn xem bên phải là chân lý, lẽ phải và đặt những hình tượng tôn kính phía bên phải.
(Voi trắng chun vào hông Hoàng hậu Ma-Da, sau đó Đản sinh Thái tử từ hông bên phải đó)
Thái tử được sinh ra từ hông bên phải. Điều này cũng là một thông tin khá dễ hiểu đối với người Ấn vốn xem bên phải là đại diện cho chân lý, lẽ thật. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu trưng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức là thuận chiều Niết-bàn và nghịch chiều sinh tử.
Sự tích thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh liền đi bảy bước trên bảy hoa sen “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không cần người nâng dắt. Tại sao chỉ là bảy bước mà không phải con số nào khác, điều này có nhiều bản Kinh viết, tuy có khác đôi chút, nhưng con số 7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau, chúng ta tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu qua con số 7 huyền thoại này ẩn chứa những gì.
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – số 7 tượng trưng cho điều gì?
Quá khứ đã có 6 vị Phật hạ thế độ nhân, Ngài Thích Ca là vị thứ 7: Thái tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước, đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Về phương vị, vũ trụ không ngoài con số 7: Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa (trung tâm). Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả đều không ngoài con số 7.
Số 7 tượng trưng cho thời gian và không gian của vũ trụ: Bảy bước tượng trưng cho vũ trụ mà con người có thể nhìn nhận được: Về thời gian, có ba thời (quá khứ - hiện tại - vị lai) và Không gian có bốn phương (Đông – Tây – Nam – Bắc).
Bảy bước chỉ cho Thất đại: Địa (đất), thuỷ (nước), phong (gió), hỏa (lửa), hư không, kiến và thức.
Bảy bước chỉ cho Thất Bồ Đề Phần: (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
Các nốt nhạc cơ bản có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Số 7 là con số tốt đẹp, con số huyền học Đông phương mà người Ấn rất xem trọng.
Về hình ảnh bảy hoa sen dưới gót chân Ngài được một số vị cho là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy hàng đệ tử Phật, gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di.
Đức Phật hay Bồ tát đều xuất hiện với biểu tượng hoa sen thuần khiết
Hình tượng Phật, Bồ-tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có: Mọc ở trong bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh. Hoa sen không những là một loài hoa tinh khiết, mà còn có một số phẩm chất như hương thơm, tinh sạch, nhu nhuyến mềm mại.
Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời mà không nhiễm đời, sống trong cõi trần mà không bị cõi trần nhiễm trước, là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo mà chư Tổ thường nói là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “Cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở hoa thơm.
(Hoa sen thuần khiết thường lấy biểu tượng cho Nhà Phật)
Ý nghĩa của hạnh phúc là…
Ý nghĩa của hạnh phúc, bình an không phải cầu xin mà được, mà là suy nghĩ, lời nói, hành động thiện lành của ta.
Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.
Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.
Người bị tổn thương vẫn mỉm cười là người có tấm lòng bao dung. Khi bị nhục mạ, người đó có thể làm ngơ coi như không có thì người đó có trí tuệ siêu phàm. Nhẫn không phải là nhu nhược, mà là tha thứ. Lùi bước không phải là không thể đi mà là thể hiện của cảnh giới nội tâm rộng lượng. Xem mọi thứ nhẹ nhàng đạm bạc thì chính là đang tự tại – Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức.
(Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức)
Hoa Ưu Đàm bà la và Ngài Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân
Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nửa thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”.
Đức Phật Thích Ca là như vậy, Ngài thị hiện là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
(Đức Phật thị hiện cõi người giáo hóa chúng sinh)
Trong kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên.
Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế cứu độ chúng sinh. Báo hiệu cho hiện tượng thù thắng này là hoa Ưu Đàm, một loài hoa mang đến điềm lành linh dị sẽ khai nở khắp nơi.
(Hoa Ưu Đàm bà la – loài hoa báo điềm lành linh dị: Ngài Pháp Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân)
Làm người ta ngạc nhiên hơn chính là Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, Giải mã kinh Thánh cùng lời tiên đoán Các thế kỷ của Nostradamus,Cách am di lục của Hàn Quốc, Lời tiên đoán Maya, thì thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai.
Các lời tiên đoán tương lai trong các bộ kinh này đều có chung một cái kết rằng sẽ có vị Thần hạ thế cứu độ con người trong thời khắc cuối cùng. Đại sự đó là gì, vị Thánh nhân đó là ai? Và làm sao để con người nhận biết ra Ngài trong cuộc đời này để được cứu rỗi? Hoa Ưu Đàm linh dị đã nở khắp nơi, Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật đã hạ thế nơi cõi người.
Kỳ Văn tổng hợp
Xem thêm:
“Trăng tròn tháng tư” – Giai điệu hân hoan của lòng kính ngưỡng Thần Phật trong ngày vía Đức Như Lai
Bí ẩn lớn nhất của loài người được tìm thấy: Tại sao có vết cắt như laser trên tảng đá tiền sử khổng lồ? Lịch sử loài người phải viết lại?
Một phương pháp độc nhất vô nhị giúp bác sĩ đầu ngành tại Mỹ thoát khỏi sang chấn tinh thần nhiều năm
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2LH3AL6 via https://ift.tt/2LH3AL6 https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2LBEEF3 via IFTTT
0 notes
Text
Lược sử Triết học - Nigel Warburton [05]
Học Cách Không Quan Tâm
Epictetus, Cicero, Seneca
Thật không may nếu trời bắt đầu đổ mưa ngay khi bạn vừa rời khỏi nhà. Nhưng nếu phải ra ngoài, bạn không thể làm gì nhiều ngoại trừ khoác áo mưa vào hoặc lấy dù hoặc hủy cuộc hẹn. Bạn không thể làm tạnh cơn mưa bất kể bạn có muốn thế nào đi chăng nữa. Bạn có nên thất vọng về chuyện này không? Hay có phải bạn chỉ nên thản nhiên? “Thản nhiên” đơn giản là chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi. Thế còn tiến trình lão hóa không thể tránh khỏi và sự ngắn ngủi của cuộc đời thì sao? Bạn nên cảm thấy thế nào đối với những nét đặc trưng này của thân phận con người? Cũng vậy luôn à?
Khi người ta nói rằng họ “thản nhiên” trước những gì xảy ra cho họ thì họ đang sử dụng từ đó như những nhà Stoic từng sử dụng. Cái tên “Stoic” có nguồn gốc từ Stoa, đó là những cổng vòm được trang trí ở Athens nơi các triết gia này từng họp mặt. Một trong những nhà Stoic đầu tiên là Zeno xứ Citium (334 – 262 TCN). Những nhà Stoic Hy Lạp thời kỳ đầu có những quan niệm trên một phạm vi rộng lớn đối với những vấn đề triết học về thực tại, logic và đạo đức. Nhưng họ nổi tiếng nhất bởi cách nhìn nhận của họ về sự kiểm soát tinh thần. Tư tưởng căn bản của họ đó là chúng ta chỉ nên bận tâm tới những gì chúng ta có thể thay đổi. Chúng ta không nên để cảm xúc lấn át về bất cứ chuyện gì khác. Giống như những nhà Hoài nghi, họ nhắm đến trạng thái tĩnh tâm. Thậm chí khi đối mặt với những chuyện bi thảm, như cái chết của một người thân yêu, thì những nhà Stoic sẽ vẫn tỉnh bơ. Thái độ của chúng ta đối với những gì xảy ra nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta kể cả khi những gì xảy ra thường không phải vậy.
Trọng tâm của thuyết Stoic là ý tưởng cho rằng chúng ta có trách nhiệm cho những cảm nhận và suy nghĩ của mình. Chúng ta có thể chọn phản ứng của chúng ta trước may mắn và xui rủi. Một số người xem những cảm xúc của họ giống như thời tiết. Ngược lại, những nhà Stoic nghĩ cảm nhận của chúng ta về một tình huống hay sự kiện là vấn đề của lựa chọn. Những cảm xúc không đơn thuần xảy ra cho chúng ta. Chúng ta không cần phải cảm thấy buồn khi không đạt được điều mong muốn; chúng ta không cần phải cảm thấy tức giận khi bị ai đó lừa lọc. Họ tin những cảm xúc che phủ lập luận và phá hỏng lương tri. Chúng ta không nên chỉ kiểm soát chúng mà hãy loại bỏ chúng hoàn toàn bất cứ nơi nào có thể.
Epictetus (55 SCN – 135) là một trong những nhà Stoic hậu kỳ danh tiếng nhất, xuất thân là một nô lệ. Ông đã chịu nhiều khổ ải cũng như quen với đau đớn và đói khát – ông bước đi khập khễnh do từng bị đánh đập tàn tệ. Khi ông tuyên bố tinh thần có thể vẫn tự do thậm chí khi thân xác bị nô dịch thì ông đang rút ra từ kinh nghiệm của chính mình. Đây không chỉ là một lý thuyết trừu tượng. Lời dạy của ông còn bao gồm những lời khuyên thực tế về cách đối phó với đau đớn và nỗi thống khổ. Nói ngắn gọn thế này: “Suy nghĩ của chúng ta tùy thuộc vào chúng ta”. Triết lý này đã truyền cảm hứng cho phi công Mỹ James B. Stockdale, người bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Stockdale bị tra khảo nhiều lần và bị biệt giam bốn năm. Ông đã gắng sống sót nhờ áp dụng những gì nhớ được về lời dạy của Epictetus từ một khóa học ông từng tham dự ở đại học. Khi nhảy dù dạt xuống lãnh thổ đối phương, ông quyết thờ ơ với những gì người khác hành xử với ông, dù cách đối xử có thô bạo thế nào đi nữa. Nếu không thể thay đổi điều đó, ông cũng sẽ không để nó ảnh hưởng mình. Thuyết Stoic đã cho ông nghị lực sống sót trước nỗi đau đớn và cô đơn, những thứ hẳn đã tàn phá hầu hết người đời.
Triết lý rắn rỏi này khởi đầu ở Hy Lạp Cổ đại nhưng chính ở Đế chế La Mã nó mới nở rộ. Hai tác gia quan trọng góp phần khuếch trương lời dạy Stoic là Marcus Tullius Cicero (106 – 43 TCN) và Lucius Annaeus Seneca (1 TCN – 65 SCN). Sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự lão hóa bất khả kháng là chủ đề đặc biệt khiến họ quan tâm. Họ thấy lão hóa là một tiến trình tự nhiên, và không cố thay đổi những gì không thể thay đổi. Tuy nhiên, đồng thời họ tin tưởng vào việc tận dụng thời gian ngắn ngủi của chúng ta chốn này.
Cicero dường như đảm đương nhiều hoạt động hơn đa số người khác trong một ngày: ông là luật sư và chính trị gia cũng như là một triết gia. Trong quyển sách Bàn về tuổi già, ông đã nhận diện bốn vấn đề chính với việc lão hóa: làm việc khó khăn hơn, thân thể trở nên yếu hơn, niềm vui trong thú vui thể xác mất đi, và cái chết cận kề. Lão hóa là không thể tránh khỏi nhưng, như Cicero biện luận, chúng ta có thể chọn cách phản ứng trước tiến trình đó. Chúng ta nên nhận thấy sự suy sụp ở tuổi già không nhất thiết khiến cuộc sống bất khả kham. Trước hết, người già thường không phải làm nhiều mà vẫn có thể sống được nhờ vào kinh nghiệm của mình nên bất kỳ công việc gì họ làm cũng có thể hiệu quả hơn. Thân thể và tinh thần của họ nhất định sẽ không bị suy yếu nhiều nếu họ rèn luyện chúng. Và kể cả khi khoái lạc thể xác trở nên ít hứng thú hơn đi nữa thì người già vẫn có thể dành nhiều thời gian cho tình bạn hữu và chuyện trò, những thứ mà bản thân chúng hết sức bổ ích. Cuối cùng, ông tin rằng linh hồn sống mãi nên người già không nên lo lắng về phút lâm chung làm gì. Thái độ của Cicero đó là chúng ta nên vừa chấp nhận tiến trình tự nhiên của sự lão hóa cũng như vừa nhận thức rằng thái độ của chúng ta với tiến trình ấy không nhất thiết phải bi quan.
Seneca, một người truyền bá vĩ đại nữa những quan niệm Stoic, cũng đi theo đường lối tương tự khi ông viết về sự ngắn ngủi của cuộc đời. Bạn ít khi nào nghe người ta phàn nàn rằng cuộc đời quá dài. Hầu hết người ta sẽ bảo cuộc đời quá ngắn ngủi. Có quá nhiều việc để làm và có quá ít thì giờ để làm những việc đó. Hippocrates, một người Hy Lạp Cổ đại, nói rằng “Cuộc đời quá ngắn ngủi mà nghệ thuật thì lại dài lâu”. Những người già, những người có thể thấy được cái chết đang gần kề, thường hay ước muốn có thêm vài năm nữa để có thể đạt được những gì họ thực sự đã mong muốn trong đời. Nhưng thường thì đã quá muộn màng và để lại cho họ cảm giác buồn bã về những chuyện đáng lẽ đã xảy ra. Ở góc độ này thì tự nhiên thật tàn nhẫn. Đúng lúc chúng ta làm chủ được sự tình thì chúng ta lìa đời.
Seneca đã không đồng tình với cách nhìn này. Là một người toàn diện như Cicero, ông có thời gian làm một nhà viết kịch, một chính trị gia và một doanh nhân thành đạt cũng như một triết gia. Vấn đề ông thấy không phải là cuộc đời chúng ta ngắn ngủi ra sao mà đúng hơn là hầu hết chúng ta đã sử dụng thời gian của mình tệ hại thế nào. Một lần nữa, chính thái độ của chúng ta đối với những phương diện không thể tránh khỏi của thân phận con người mới là quan trọng nhất với ông. Chúng ta không nên cảm thấy tức giận cuộc đời quá ngắn ngủi, mà thay vì thế chúng ta hãy nên tận dụng nó. Ông chỉ ra rằng nhiều người sẽ lãng phí một nghìn năm cũng dễ dàng như họ lãng phí cuộc đời họ. Và thậm chí là vậy đi nữa thì có lẽ họ vẫn than cuộc đời quá ngắn ngủi. Thực tế thì cuộc đời thường đủ dài để hoàn thành nhiều thứ nếu chúng ta có những lựa chọn đúng đắn: nếu chúng ta không phung phí nó cho những việc vô bổ. Một số người tốn sức chạy theo đồng tiền đến nỗi họ không còn thời gian làm nhiều chuyện khác; số khác mắc kẹt trong việc tiêu pha hết toàn bộ thời gian rảnh cho nhậu nhẹt và tình dục.
Seneca nghĩ nếu bạn chờ cho tới lúc già để nhận ra điều này thì đã quá trễ. Có tóc bạc và những nếp nhăn không đảm bảo rằng một người già đã bỏ nhiều thời gian làm điều xứng đáng, dù cho một số người ngộ nhận là thế. Người nào dong buồm trên một con tàu và bị cuốn đi vô định bởi những cơn gió bão thì chưa hề góp mặt trên chuyến hành trình. Người đó chỉ bị chao đảo mà thôi. Cuộc sống cũng vậy. Mất sự kiểm soát, lướt qua các biến cố mà không dành thời gian cho những trải nghiệm giá trị và ý nghĩa nhất, khác xa với đ���i sống đích thực.
Sống tốt cuộc đời mình có một cái lợi đó là bạn sẽ không phải sợ hãi những ký ức lúc về già. Nếu phí phạm thời gian, lúc nhìn lại, bạn có thể sẽ không muốn nghĩ về cách mình đã sử dụng cuộc đời vì có lẽ sẽ thật đau đớn khi nhìn thấy những cơ hội đã bỏ lỡ. Đó là lý do quá nhiều người trở nên bận bịu với việc vặt vãnh, Seneca nghĩ – nó là cách tránh né sự thật về những chuyện họ đã không làm được. Ông cảnh báo những độc giả hãy tách mình ra khỏi đám đông và tránh lẩn trốn chính mình bằng sự bận rộn.
Thế thì, theo Seneca, chúng ta nên sử dụng thời gian của mình thế nào? Lý tưởng Stoic chính là sống như một người ẩn dật, giữ khoảng cách với những người khác. Ông đã tuyên bố – một cách sâu sắc – rằng cách tồn tại thành công nhất chính là nghiên cứu triết học. Đây mới là một lối sống đích thực.
Cuộc đời Seneca cho ông nhiều cơ hội thực hành những gì rao giảng. Ví dụ, vào năm 41 SCN, ông bị cáo buộc ngoại tình với em gái Hoàng đế Gaius. Không rõ là có làm điều đó hay không nhưng kết quả là ông bị lưu đày ra Corsica tám năm kế tiếp. Rồi vận số lần nữa thay đổi và ông được triệu tập về Rome làm gia sư cho hoàng-đế-tương-lai-12-tuổi Nero. Sau này Seneca làm người viết diễn văn và cố vấn chính trị cho Nero. Tuy nhiên, mối quan hệ này kết thúc trong bi đát: một vòng xoáy khác của số phận. Nero buộc tội Seneca là một phần trong âm mưu sát hại ông ta. Lần này không còn lối thoát cho Seneca nữa. Nero bảo ông tự sát. Từ chối là không thể và cũng sẽ dẫn tới việc xử tử. Kháng cự là vô ích. Ông tự sát, và, đúng với thuyết Stoic của mình, ông an yên và thanh thản đến giây phút cuối cùng.
Một lối nhìn nhận về lời dạy chính yếu của những nhà Stoic là nghĩ về nó như một dạng liệu pháp tâm lý, một loạt những kỹ thuật tâm lý học mà sẽ khiến cuộc sống của chúng ta thanh thản hơn. Diệt trừ đi những cảm xúc khó chịu che lấp suy nghĩ của bạn và mọi sự sẽ đơn giản hơn nhiều. Thế nhưng, thật không may, dẫu cho cố gắng làm nguôi đi những cảm xúc thì bạn vẫn có thể thấy mình mất mát một thứ gì đó quan trọng. Trạng thái dửng dưng được những nhà Stoic cổ xúy có thể làm giảm đi nỗi bất hạnh dù những biến cố chúng ta đối mặt không thể nào kiểm soát được. Nhưng cái giá phải trả là chúng ta trở nên lạnh lùng, vô tình, và có lẽ ít nhân tính hơn. Nếu đó là cái giá phải trả để đạt được sự thanh thản thì có lẽ nó quá cao.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi triết học Hy Lạp Cổ đại, Augustine, một tín hữu Cơ Đốc sơ kỳ mà những ý tưởng của ông chúng ta sẽ chuyển sang phần kế, lại không phải một nhà Stoic. Ông là một con người có những cảm xúc mạnh mẽ, có một mối quan ngại sâu sắc về sự xấu xa ông chứng kiến ở đời và một lòng khát khao mãnh liệt nhận thức Thiên Chúa cùng những kế hoạch của Ngài dành cho nhân loại.
0 notes
Text
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – Số 7 tượng trưng cho điều gì?
Sự ra đời của một bậc vĩ nhân đôi khi cũng có những yếu tố huyền sử mà ít nhiều là do con người xây dựng nên để tạo sự khác biệt với người thường, đồng thời cũng là để phù hợp với quan niệm của người phương Đông. Cho nên, bên cạnh một Đức Phật lịch sử, chúng ta còn có một Đức Phật truyền thuyết. Kể rằng ngay từ khi ra đời đã có những điều khác thường, trong đó có việc vừa ra đời liền đi 7 bước, 7 đóa sen vàng nâng gót ngọc.
Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra từ hông bên phải: Người Ấn xem bên phải là chân lý, lẽ phải và đặt những hình tượng tôn kính phía bên phải.
(Voi trắng chun vào hông Hoàng hậu Ma-Da, sau đó Đản sinh Thái tử từ hông bên phải đó)
Thái tử được sinh ra từ hông bên phải. Điều này cũng là một thông tin khá dễ hiểu đối với người Ấn vốn xem bên phải là đại diện cho chân lý, lẽ thật. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu trưng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức là thuận chiều Niết-bàn và nghịch chiều sinh tử.
Sự tích thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh liền đi bảy bước trên bảy hoa sen “Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không cần người nâng dắt. Tại sao chỉ là bảy bước mà không phải con số nào khác, điều này có nhiều bản Kinh viết, tuy có khác đôi chút, nhưng con số 7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau, chúng ta tìm hiểu nghĩa lý thâm sâu qua con số 7 huyền thoại này ẩn chứa những gì.
Bức tranh “Đức Phật đản sanh liền đi 7 bước” – số 7 tượng trưng cho điều gì?
Quá khứ đã có 6 vị Phật hạ thế độ nhân, Ngài Thích Ca là vị thứ 7: Thái tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước, đầu tiên là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Về phương vị, vũ trụ không ngoài con số 7: Theo Kinh Hoa Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa (trung tâm). Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả đều không ngoài con số 7.
Số 7 tượng trưng cho thời gian và không gian của vũ trụ: Bảy bước tượng trưng cho vũ trụ mà con người có thể nhìn nhận được: Về thời gian, có ba thời (quá khứ - hiện tại - vị lai) và Không gian có bốn phương (Đông – Tây – Nam – Bắc).
Bảy bước chỉ cho Thất đại: Địa (đất), thuỷ (nước), phong (gió), hỏa (lửa), hư không, kiến và thức.
Bảy bước chỉ cho Thất Bồ Đề Phần: (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
Các nốt nhạc cơ bản có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. Số 7 là con số tốt đẹp, con số huyền học Đông phương mà người Ấn rất xem trọng.
Về hình ảnh bảy hoa sen dưới gót chân Ngài được một số vị cho là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy hàng đệ tử Phật, gồm: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di.
Đức Phật hay Bồ tát đều xuất hiện với biểu tượng hoa sen thuần khiết
Hình tượng Phật, Bồ-tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có: Mọc ở trong bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh. Hoa sen không những là một loài hoa tinh khiết, mà còn có một số phẩm chất như hương thơm, tinh sạch, nhu nhuyến mềm mại.
Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời mà không nhiễm đời, sống trong cõi trần mà không bị cõi trần nhiễm trước, là biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo mà chư Tổ thường nói là “Phật pháp bất ly thế gian giác”, “Cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở hoa thơm.
(Hoa sen thuần khiết thường lấy biểu tượng cho Nhà Phật)
Ý nghĩa của hạnh phúc là...
Ý nghĩa của hạnh phúc, bình an không phải cầu xin mà được, mà là suy nghĩ, lời nói, hành động thiện lành của ta.
Đa số người dân đi chùa, lễ Phật hiện nay đều có chung một tâm lý, đó là cầu xin. Mọi người thường hay xin cho mình được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hay khi tạo lỗi lầm thì đến cửa chùa xin được “tha thứ”…. Nếu mọi chuyện thuận lợi, hanh thông thì cho rằng ngôi chùa hay ông Phật đó linh còn ngược lại thì từ bỏ, phỉ báng.
Sự thực, hạnh phúc, bình an không phải “cầu xin” mà được, đó là “quả” của những hành động, lời nói, suy nghĩ thiện của ta.
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”.
Người bị tổn thương vẫn mỉm cười là người có tấm lòng bao dung. Khi bị nhục mạ, người đó có thể làm ngơ coi như không có thì người đó có trí tuệ siêu phàm. Nhẫn không phải là nhu nhược, mà là tha thứ. Lùi bước không phải là không thể đi mà là thể hiện của cảnh giới nội tâm rộng lượng. Xem mọi thứ nhẹ nhàng đạm bạc thì chính là đang tự tại – Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức.
(Mỗi khi tâm hướng Phật, đều tự nhắc nhở mình làm sao để trở thành người tốt, đó mới thực sự là trồng cây uy đức)
Hoa Ưu Đàm bà la và Ngài Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân
Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nửa thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”.
Đức Phật Thích Ca là như vậy, Ngài thị hiện là một con người hoàn toàn có thật. Nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Ngài hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời bỏ ngôi vàng, điện ngọc đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
(Đức Phật thị hiện cõi người giáo hóa chúng sinh)
Trong kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên.
Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế cứu độ chúng sinh. Báo hiệu cho hiện tượng thù thắng này là hoa Ưu Đàm, một loài hoa mang đến điềm lành linh dị sẽ khai nở khắp nơi.
(Hoa Ưu Đàm bà la – loài hoa báo điềm lành linh dị: Ngài Pháp Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân)
Làm người ta ngạc nhiên hơn chính là Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, Giải mã kinh Thánh cùng lời tiên đoán Các thế kỷ của Nostradamus,Cách am di lục của Hàn Quốc, Lời tiên đoán Maya, thì thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai.
Các lời tiên đoán tương lai trong các bộ kinh này đều có chung một cái kết rằng sẽ có vị Thần hạ thế cứu độ con người trong thời khắc cuối cùng. Đại sự đó là gì, vị Thánh nhân đó là ai? Và làm sao để con người nhận biết ra Ngài trong cuộc đời này để được cứu rỗi? Hoa Ưu Đàm linh dị đã nở khắp nơi, Pháp Luân Đại Pháp đã khai truyền, Chỉ có tâm thuần khiết, khát khao cầu Đạo mới giúp chúng ta gặp được vị Chân Phật đã hạ thế nơi cõi người.
Kỳ Văn tổng hợp
Xem thêm:
“Trăng tròn tháng tư” – Giai điệu hân hoan của lòng kính ngưỡng Thần Phật trong ngày vía Đức Như Lai
Bí ẩn lớn nhất của loài người được tìm thấy: Tại sao có vết cắt như laser trên tảng đá tiền sử khổng lồ? Lịch sử loài người phải viết lại?
Một phương pháp độc nhất vô nhị giúp bác sĩ đầu ngành tại Mỹ thoát khỏi sang chấn tinh thần nhiều năm
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2LH3AL6 via https://ift.tt/2LH3AL6 https://www.dkn.tv
0 notes