#Rắn lục
Explore tagged Tumblr posts
Text
Rắn lục Gaboon (tên khoa học: Bitis gabonica) được biết đến là một trong những loài rắn độc lớn nhất trên thế giới, với trọng lượng trung bình 7-10kg, dài 1,8 mét (cá biệt có thể nặng tới 20kg).
Tỷ lệ thuận với kích thước, nó sở hữu những chiếc răng nanh dài tới 5cm, đi kèm khả năng hạ gục con mồi to lớn như linh dương, lợn rừng...
Thế nhưng, nó cũng không dễ bỏ qua những con mồi kích thước nhỏ như chuột, thỏ và các loài chim.
Bất chấp kích thước có phần quá khổ, rắn lục Gaboon cực kỳ linh hoạt và rất giỏi trong việc phục kích con mồi.
Theo các tài liệu về loài rắn này, chúng có thể nhảy xa tới 6 mét chỉ trong 1 giây, và vồ lấy những con mồi đang mất cảnh giác.
Khác với các loài rắn có nọc độc khác, rắn lục Gaboon thường ngoạm chặt lấy con mồi, và không thả ra cho tới khi nó chết hoàn toàn.
Điều này cho phép nó tiêm một lượng nọc độc cực lớn vào con mồi, lên tới xấp xỉ 2.400mg nọc khô và 9,7mg nọc độc dạng lỏng.
Lượng nọc độc này có thể giết chết hầu hết những con mồi mà chúng gặp phải. Trong đó, khoảng 100mg nọc độc khô đã có thể gây tử vong cho một người trưởng thành.
Ho Chi Minh
2 notes
·
View notes
Text
VIÊN NGỌC QUÝ: 12 NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
(12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã)
Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với nhau), 12 liên hoàn (liên đới và trở lại). Tùy khả năng đoạn một khoen là cả vòng 12 khoen tan rã. Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, Bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ Lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này. Từ đó, Ngài dùng ánh sáng duyên khởi làm đuốc soi đường, mở cửa bồ đề cho thế gian chúng sanh. 12 vòng (khoen) nhân duyên là:
1. Vô minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh sắc
5. Lục nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sanh
12. Lão tử
Chúng ta hiểu từng nhân duyên như sau.
1. VÔ MINH
Vẽ hình ảnh bà già mù chống gậy đi trong rừng xương. Rừng xương vì xương sống, xương sườn chúng ta đã bỏ từ bao kiếp luân hồi. Mù là không sáng, khởi niệm quên lửng chân không diệu tánh. Rừng là cũ kỹ, rậm rạp là nhiều. Con đường toàn xương chúng ta đã đi từ vô thủy, chúng ta đã biết chán chưa? Chúng ta còn đăm đăm trước mắt chuyện con rắn, heo, gà trước mắt. Còn tham lam, giận hờn cả ngày, đâu có thời gian nhận được mình là bà già mù đi trong rừng xương.
Quán duyên khởi, thấy mối tương quan của vạn pháp, huyễn sanh, huyễn diệt. Người có trí biết thương kẻ đồng nghiệp, tha thứ khoan dung những mê dại. Một lòng từ bi hỉ xả để độ tha. Vô minh là khởi niệm khiến quên mất chân tánh và mất sự sáng suốt của trí tuệ. Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử là hành. Cho nên vô minh (là hoặc, nhân) duyên hành (nghiệp, quả).
Thập triền (phẩn, phú, hôn trầm, thụy miên, hỷ du, trạo cử, vô tàm, vô quý, khan và tật đố). Triền là dây trói buộc chúng sanh, khiến chúng ta không ra khỏi sanh tử được mà bị ràng buộc hoài, không thoát khỏi được sợi dây ái nhiễm, dục nhiễm mà được lên bờ giải thoát an lạc. Thập triền này là thức ăn của vô minh. Khi vô minh bị đoạn trừ thì minh khởi.
Chúng ta cần phải làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và chuyển hoá mình bằng những kho tàng tri kiến của các bậc cổ đức, cần mở mang và hoàn thiện tâm hồn bằng những dấu vết bước đi của người xưa. Chìa khóa hạnh phúc là tánh giản dị. Do đây ta có đầu óc rảnh rang để lo sự nghiệp tâm linh, không chăn ba con gà, rắn và heo nữa.
2. HÀNH
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: nếu mình nói hay hành động với tâm thanh tịnh hay ô nhiễm thì an vui hay khổ não sẽ theo liền với mình như bóng theo hình hay như bánh xe lăn theo dấu chân con bò.
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Ta nói hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo
Bước chân của con bò.” [26]
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Ta nói hay hành động
An vui sẽ theo ta
Như bóng chẳng rời hình.”[27]
Như anh thợ gốm đang nắn chiếc bình. Nắn khéo thì bình đẹp (thanh tịnh). Vụng thì bình méo (ô nhiễm). Hãy nắn cẩn thận tức là chính thân miệng ý hiện tại đang tô điểm hoặc bóp méo tương lai của chúng ta. Lành thiện thì cuộc đời mai sau sẽ huy hoàng. Mê dại xấu ác thì thảm hại đáng thương đang chờ đợi, tức hành vi hiện tại đem quả báo mai sau nên Hành duyên Thức, nghĩa là những hành vi hiện tại có năng lực tiềm ẩn, điều khiển thúc đẩy tâm thức trong chiều sâu, để dẫn dắt hữu tình đi đến tương lai. Nghiệp thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá của mình như người thợ tùy sở thích mà nắn vạn hình thiên kiểu.
Nương lời dạy của Đức Phật, biết rõ hành uẩn duyên sanh, vô thường vô ngã, nhờ định lực, hành vô hành, đắc vô đắc, có thể dừng bước trên con đường sanh tử vô tận. Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến[28] , Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.”
Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu. Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ. Chúng ta phải tự điều phục tâm mình như Kinh Pháp Cú dạy:
“Người dẫn thủy, dẫn nước;
Kẻ làm cung, nắn tên;
Người thợ mộc, uốn ván;
Bậc chí thiện, tự điều.”[29]
Tâm ta như một dòng sông. Sự chuyển động của dòng sông là tổng hợp của tất cả những chuyển động từng giọt nước. Cũng thế, tâm chúng ta là một chuỗi thiện ác, vui buồn yêu ghét. Sự liên tục xê dịch, đổi dời, triền miên chuyển động biến hóa này là Hành ấm. Rời các niệm tưởng suy nghĩ không có hành ấm nên nói hành vô ngã.
3. THỨC
Tranh vẽ cảnh chú khỉ nhảy từ cành này sang cành khác. Cành cũ (nghiệp cũ) đã khô cằn, cành mới trĩu đầy quả (có thể lành hay độc). Tâm thức thật thể ở khắp pháp giới nhưng vì vô minh cứ gặp cảnh là thọ khổ vui, khởi yêu ghét. Không ngờ đã mắc chỗ đầu thai đem đến danh sắc. Thân sau gọi là tái sanh. Thân này là hậu quả của năm uẩn cũ. Thần thức theo nghiệp chịu báo tái sanh để đền ơn hay trả oán hoặc hưởng phước hoặc chịu tội gọi là thức duyên danh sắc.
Tâm thức là một chuỗi biến đổi duyên sanh làm sống bào thai và là cái biết của sáu giác quan sau này. Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì thân trung ấm dấy niệm thương mẹ. Nếu là con gái thì thân trung ấm dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ, nên nó là hành duyên thức. Cái hành nó chuyền níu qua thức.
Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố là mạng sống, hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức) và thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức A-lại-da. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Thức tâm là danh (phần vô hình), phôi thai là sắc (hữu hình) nên bảo thức duyên danh sắc, thức leo qua danh sắc.
Lớn lên khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh phân biệt sáu thức. Nếm mật ong thì ngon ngọt, ăn ‘cơm không’ ta thấy vị lạt nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ, một vị nhưng khi bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuốm màu vạn vật. Thế giới sáu trần chính nó tạo ra toàn những bất đồng. Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta luôn tự chủ và sáng suốt. Những cảm giác khởi lên chúng ta ghi nhận, biết rồi để mặc chúng tan đi với tánh cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ, rồi lại ưa thích rồi lại chán bỏ… giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Thế là có anh si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đấy là lúc trí tuệ phát sanh. Bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù, chỉ cần chánh niệm, không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Điều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Tám thức phân biệt tài tình tuyệt diệu.
1. Nhãn thức tâm vương là chủ tể biến ra thế giới màu sắc, hình tướng.
2. Nhĩ thức tâm vương biến ra thế giới âm thanh.
3. Tỵ thức tâm vương biến ra thế giới thơm hôi.
4. Thiệt thức tâm vương biến ra thế giới ngọt chua.
5. Thân thức tâm vương úm bala biến ra thế giới nóng, lạnh, trơn và rít.
6. Hoàng đế ý thức tâm vương tài ba lanh lẹ, quán xuyến vào các pháp trần, chiếu rọi quá khứ, hiện tại, vị lai và thống lý cả năm quốc gia trên.
Năm thức trên tuần nghiệp theo duyên biến ra năm trần cảnh, kiến hoặc chấp năm trần là thật. Ý thức phân biệt xấu đẹp hay dở là tư hoặc. Kiến hoặc, tư hoặc là gốc trầm luân. Ai chăm quán vô ngã, vô ngã sở thì ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, mở đường cho tạng thức trở về đại viên cảnh trí, thành chánh đẳng chánh giác.
Thật ra nhãn thức không nhìn thấy cảnh bên ngoài đâu.
a. Thần kinh: ta đang nhìn sự vật ở thần kinh trong con mắt. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào bông hoa ở ngoài vườn, phản chiếu qua con ngươi vào thị giác thần kinh.b. Bóng ảnh: tâm liền thấy một bóng ảnh gọi là nhãn thức đã sanh.c. Bóng ảnh theo nghiệp người: theo nghiệp người, cha mẹ, gia đình, nhà trường đã dạy ta gọi là hoa vạn thọ…Trước kia ta yên chí là ta thấy bông hoa thật ở ngoài vườn. Đâu ngờ mình chỉ thấy bóng ảnh ở thần kinh của nghiệp người, theo duyên hiện lên gọi là nhãn thức sanh; rồi lại theo duyên tan đi, gọi là nhãn thức diệt.
Bóng ảnh này không phản ảnh trung thành sự thật đâu. Nó theo duyên ánh sáng mặt trời, giả hiện trong lòng mắt đang tối của loài người. Mắt cua tròn xoe lồi ra ngoài hẳn lãnh tia sáng một cách khác. Bông hoa hiện lên hẳn cũng phải là một hình sắc khác. Các công nghệ sản xuất gương hiện nay minh chứng điều đó cảnh vật tuần nghiệp phát hiện. Thế cho nên, nhãn thức hư vọng vô ngã và nhãn thức hư vọng thế nào thì năm thức kia cũng vậy.
4. DANH SẮC
Phật dạy vẽ một chiếc thuyền đang chở bốn thùng đồ vật (đất, nước, gió và lửa). Vọng thân như con thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Danh là tâm (sắc là đất nước gió lửa) chính những yêu ghét mừng giận của chúng ta hàng ngày đưa chúng ta đi đầu thai, như khỉ theo nghiệp leo trèo mà có lên hay xuống. Đức Phật gọi bào thai là danh sắc.Tâm là danh, người chèo lái con thuyền tức thức A-lại-da. Một khi thân đã thành tựu hoàn mãn rồi, thức này sẽ lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Cái nghiệp (vọng thân) của mình như thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Có Danh Sắc bào thai thì có sáu căn. Nên danh sắc duyên lục nhập.
5. LỤC NHẬP
Lục Nhập là sáu căn (bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng mẹ). Phật dạy vẽ nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ từ sáu căn đi thẳng vào tâm.Căn nhân trần phát ra cái biết và trần nhân căn mới có tướng hiện; từ đó thức phân biệt là đầu mối chia chẻ nhị biên, khiến ngã tánh sai lầm mọc rễ. Chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng nhận thức (cảnh) dựa nhau đồng khởi là do môi giới sáu căn. Kinh Lăng Nghiêm[30] , mười phương Như Lai khác miệng đồng lời xác nhận rằng: “Đầu nút câu sanh vô minh khiến luân hồi sanh tử chính là sáu căn, cho nên y sáu căn mà cởi gỡ thì được tịch thường đạo quả an vui giải thoát” (Tri kiến lập tri tức vô minh bản; tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn). Thế thì sở dĩ bây giờ chúng ta là chúng sanh và Phật là bậc thánh vì ngài khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì không khởi niệm, còn mình thì mở tung các căn như căn nhà mở toang các cửa để thu nạp và lãnh trần cảnh, rồi tính toán khôn dại, hơn thua, lợi hại. Thế là vô số tham, sân, si khởi dậy và tạo ra nghiệp sát, đạo, dâm, vọng…Do có sáu căn mở toang tiếp cảnh ngoài nên có xúc chạm, vì thế lục nhập duyên chuyền níu qua xúc.
6. XÚC
Căn trần xúc chạm (mắt xúc trần, tai xúc thanh, mũi xúc hương, lưỡi xúc vị, thân xúc chạm và ý xúc pháp) nhưng nguy hiểm nhất là nam nữ hai thân xúc chạm. Đây là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Thân này là quả của dục nhiễm. Rồi trong lúc có thân, chúng ta lại tiếp tục tạo vô số các nhân mới để tạo quả vị lai. Hàng ngày yêu thích cái áo này, ký tên với cây viết này mới chịu, làm việc với người mình hạp, chỉ thoả mãn với món ăn mình thích, chỉ nói chuyện hay email với người mình ưa… những việc nho nhỏ đó đều biểu lộ chủng tử lòng ái nhiễm, lòng tham ái của con gà hay bồ câu và ta cứ vô minh, vô tình hay cố ý tạo những hạt giống chủng tử đó.
Thế nên bổn phận đầu tiên của người xuất gia là hộ sáu căn (hộ mắt đừng để thấy sắc ái nhiễm, hộ tai đừng nghe tiếng bậy, hộ lưỡi đừng thốt lời ám muội, hộ mũi đừng ngửi hương son phấn, hộ thân đừng đam mê xúc chạm, hộ ý đừng để tư tưởng bất chính khởi lên). Quán thân do bốn đại đất nước gió lửa giả hợp, không ta, không người, không thọ và không mạng. Sự xúc chạm là pháp không có. Chỉ có sự có mặt hai duyên căn trần. Rộng quán sát sẽ thấy tất cả vạn pháp đều không tự có. Thực sự chỉ là sự có mặt của duyên. Ai am hiểu sự thật này là hiểu Phật pháp. Không nhận thức được thật tướng của các pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính mình, không có chánh kiến là vô minh. Bà già mù vô minh vẫn ngự trị muôn loài cho tới bao giờ chúng ta chịu mở mắt theo ánh sáng giác ngộ của Như Lai.
7. THỌ
Hàng ngày chúng ta thọ cơm, thọ nước uống, thọ dưỡng khí vào, thọ hơi ấm mặt trời. Rồi chấp thủ đất, nước, gió, lửa vô thường này là ta. Thân kiến là gốc tất cả tà kiến. Cho thân là ta nên mỗi khi căn chạm cảnh, tâm liền thọ trần mà có khổ vui. Tất cả chỉ có thọ ấm vọng lãnh nạp hư phát minh mà thôi. Thọ uẩn là yếu tố kích thích, trói buộc và sai sử chúng ta rõ ràng nhất.
Thọ thì khổ vì có nhận lãnh là có khổ. Thọ thân này là thân riêng của ta. Thọ tâm này là tâm riêng của ta là cái thọ đầu tiên để từ đó có những cái thọ khác. Nào là thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những cái làm ta thích thú, thọ những cái cần thiết, thọ những cái không cần thiết, rồi thọ những cái xa xỉ, thọ những cái thừa thãi, vô ích vì thói quen góp nhặt tham lam không thể bỏ qua. Mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi những thọ nhận liên tiếp.
Thọ cuộc đời là một trường đau khổ (khổ đế: tám khổ). Còn nhiều nỗi khổ khác do thọ mà ra như nhận được một cái quý thì nơm nớp sợ mất, lo giữ nhưng chắc gì còn với mình. Người giàu sợ mất của. Người có địa vị sợ mất địa vị. Người có người yêu sợ mất người yêu. Người có danh vọng sợ mất danh vọng. Thọ thuận thì vui. Thọ nghịch thì khổ. Thọ không thuận không nghịch thì si. Đây là lạc thọ, khổ thọ và si thọ. Tóm lại ba thọ đều là khổ.
Thân vô ngã (vọng thân vì bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), tâm cũng vô ngã (là vọng tâm vì thọ, tưởng, hành và thức là không). Thân và tâm không phải là hai thực thể riêng biệt, độc lập và tách rời. Chúng luôn đi đôi, quan hệ liên đới chặt chẽ, đồng xuất phát từ một tạng thức u mê nhưng tài tình kỳ diệu.
Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét, hành suy nghĩ và thức phân biệt. Ai cũng biết thọ chỉ là cảm giác nhân duyên sanh. Đã là cảm giác thì hẳn hư vọng. Nhân duyên sanh là trong chấp ngã (cho thân này là thật), ngoài chấp pháp (cho sáu trần là thật). Ví dụ: Mắt nhìn thấy một người thân thương, tâm vui (thọ lạc, vui vì gặp thuận cảnh, đưa đến ái ngã); Nhìn ra vườn thấy ai dẹp những chậu hoa cúc dễ thương của mình đi, bực bội (khổ thọ, vì chạm cảnh trái ý). Nhìn cảnh không buồn không vui (si thọ vì chấp có ta đang nhìn cảnh ấy). Nếu vui từ tâm ra thì sao không thường vui, nếu vui từ cảnh ra thì can hệ gì đến ta, rõ ràng thọ trống rỗng hư vọng không thật thể. Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, nuôi dưỡng ba độc tham sân si. Các tổ có tuệ giác nên bình thản, gọi là xả thọ. Chúng sanh cho thọ là vui nên càng thọ càng tốt. Đức Phật dạy thọ thì khổ.
1) Hoại khổ: ta gọi vui (lạc thọ), Phật gọi là hoại khổ vì vạn pháp tánh chất vô thường, quá khứ đã qua, hiện tại đang mất, thấy vui chỉ là do pháp trần lạc tạ ảnh tử.2) Khổ khổ: ta gọi khổ (khổ thọ), Phật gọi khổ khổ vì thân sanh già bịnh chết đã khổ còn thọ thêm cảnh khổ bên ngoài.3) Hành khổ: ta gọi bình thường, không khổ không vui (si thọ), Phật gọi là hành khổ vì si mê cho căn trần là thật, chấp ngã chấp pháp càng huân càng dày thì quyết định chỉ đi đến tam đồ khổ báo, thế nên cả ba thọ đều khổ.
Thọ khổ là khổ, vì tăng trưởng sân não.Còn bình thường huân tập ngu si không tuệ, nên thọ si là khổ.Còn vui thì tăng trưởng lòng tham, lún sâu vào biển vô minh, khó nghĩ tới sự ngóc đầu ra, nên lạc thọ là khổ.
Dòng sông là những giọt nước đang xê dịch. Thân thể ta là một dòng sông. Vô biên tế bào đang chuyển biến. Tâm ta cũng là một dòng sông. Các cảm thọ sanh diệt, diệt sanh không ngừng, theo sự hoạt động của sáu giác quan. Cảm thọ vui đưa đến tham luyến, khổ đưa đến chán bỏ. Mỗi cảm thọ đều kích thích tham và sân nổi dậy. Nay chánh niệm thì tình trạng bắt đầu thay đổi. Cảm thọ được diễn biến chiếu soi dưới ánh sáng của ý thức. Chánh niệm không nhận nó là ta nữa, không nói tôi ưa thứ này, tôi chịu thứ kia, tôi vui, tôi khổ.Kết quả đầu tiên là khôi phục lại chủ quyền, do đây cảm thọ đã mất đi ma lực của nó. Kết quả thứ hai là thấy được nguồn gốc của nó là vô minh. Do chấp ngã, chấp pháp mà có cảm thọ. Kết quả thứ ba là biết tự tánh nó hư vọng, không có bản chất, chỉ là những cảm giác sanh và diệt theo nhân duyên. Có khi tu tập cả chục năm qua rồi mình vẫn chưa vô được những ý nghĩa này. Xin hãy suy nghĩ.
Cả ngày gắt gỏng cau có do nguyên nhân vì thức khuya, thiếu ngủ, đây là cảm thọ khổ gốc từ sinh lý. Bị một người bạn hiểu lầm, bực tức, thọ khổ, đây gốc là từ tâm lý. Đi về thấy ai bày trong phòng mình rác bẩn, đồ đạc lộn xộn bừa bãi, phát cáu, đây là thọ khổ vì vật lý. Được khen ta vui, quán chiếu, khám phá ra căn bản thọ vui là từ ngã ái và lạc thọ này đưa đến ảo tưởng. Có tỉnh ra mới tránh được những tự hào, tự mãn vô ích. Một khi lạc thọ ảo hoá tan biến nhường chỗ cho những niềm vui lành mạnh có tác dụng nuôi dưỡng giác ngộ, trưởng dưỡng thánh thai, thế nên cảm thọ rõ ràng bất định. Khổ vui tùy theo bản chất mọi người.
Bởi vậy, Phật dạy vẽ minh họa sự xúc thọ như người bị mũi tên độc bắn vào mắt. Nếu người khôn thì rút ra rồi, nhưng chúng ta cứ cắm mũi tên ấy tự đâm vào mình từ sáng đến chiều, ngày này sang ngày khác cho nát thây ra, nếu có ai hỏi thì rút ra đâm vào người khác nữa. Ví dụ có người nói vu oan cho ta, tức là bị một mũi tên đâm vào mắt, vào tim. Chúng ta đâu có chịu quên lời nói trái tai ấy đâu. Mỗi lần nhớ là một lần đâm sâu vào mắt. Chưa đủ, ta lại điện thoại hay email cho người ở Sa Đéc, Cà Mau… rồi Ấn độ, Hoa kỳ… kể nỗi oan khổ của mình cho người khác nghe, thế là đưa tiếp những mũi tên khác đâm vào mắt người khác. Cứ thế mỗi ngày chuyển không biết mũi tên đi để tự đâm vào mắt người mà không biết lời thị phi đó chỉ là trò chơi của động và tĩnh, là làn sóng âm ba, là cái không có. Chỉ bậc thánh nhân xả thọ mới an ổn tinh thần, tìm được sự thanh thản mát mẻ. Một thiền sư nói rằng:
“Thị phi rơi rụng như hoa sớm
Để lòng lạnh băng với gió sương.”
Hàng ngày quán chiếu thân, tâm và cảnh đều giả nên an định tinh thần. Nhiều mũi tên có bay đến, nhưng cả các thánh nhân không nhận và không giữ, thế là chúng tự gẫy và rụng xuống như hoa rơi. Nếu không thế thì dù xuất gia vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời.
“Kẻ hơn mua oán,
Thua ngủ không yên,
Hơn thua đều xả,
Tự tại bình an.” [31]
Yêu tương tư là mũi tên cắm phập sâu nhất.
“Thương em mười kiếp vẫn chờ
Trăm ngàn năm nữa vẫn thương em mà”.
Vì đưa đến tham đắm, dấn vào biển vô minh, cho nên đời đời, kiếp kiếp ràng buộc gặp nhau hoài. Mỗi tên này nhiều vị độc, mũi tên tình ái. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Có ba loại người không sợ trời sập là kẻ điên, kẻ say và người đang yêu” vì những kẻ này bị tên cắm quá sâu, đắm nhiễm mà không màng gì đến sự nguy hại xung quanh. Tứ Niệm Xứ là kiện tướng để hàng phục vọng tưởng hay thọ tưởng ái nhiễm này. Chúng ta từ nhiều kiếp quay cuồng chỉ vì bốn đảo:
1) Thân bất tịnh mà cứ quý chuộng mê say cho là nơi nương tựa;
2) Thọ thì khổ mà cứ khao khát, những mong càng được nhiều càng hay;
3) Tâm vô thường, vọng tưởng mà cứ tin chắc là một phiến thủy chung sáng suốt;
4) Pháp không thật mà cứ cho nội sáu căn, ngoại sáu trần, chặng giữa là sáu thức là thật.
Quán chiếu thuần thục mới không nô lệ sáu trần, khôi phục lại quyền tự do độc lập.Tứ niệm xứ dạy chúng ta dùng hơi thở quán chiếu sự có mặt của khổ vui, của tình cảm ái nhiễm, rồi từ từ điều phục. Hơi thở nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Thân tâm nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Cứ như thế chúng ta an tịnh hoá cả ba thọ, ba tưởng. Chánh kiến thấy rõ nguồn gốc, bản chất và hậu quả của những cảm thọ khổ vui nên giải thoát được sự khống chế của nó. Đối trị thọ với chánh niệm không nhận là mình. Biết nguồn gốc thọ là vô minh, tánh nó là hư vọng. Quang trạch được khu rừng năm ấm sẽ được hưởng bình an, thong thả đi trong đời không bị dính mắc, là con đường Niết Bàn. Hãy quán có thọ thì có khổ. Có lãnh thọ nhiều thì khổ nhiều. Có lãnh thọ ít thì khổ ít. Đức Phật dạy như nhiên để nó đến rồi đi, thọ mà không thọ.
8. ÁI
Như người say rượu, đã uống mấy chai rồi, say lỉ bỉ, mấy chai không nằm nghiêng ngả lăn dưới đất. Trên bàn một chai để sẵn sắp sửa uống và còn mấy chai nữa sắp hàng chờ đợi. Ý nghĩa bức tranh này cho ta biết khát khao thọ cảm vẫn vô tận trong lòng muôn thú, trong lòng chúng ta, quá khứ cũng thọ ái dục, hiện tại vẫn thọ và mãi đến vị lai. Ái dục ngọt ngào khiến càng say sưa đắm đuối mất chánh kiến.
Tri giác khởi liền sau thọ. Yêu thích tham luyến tiếp liền sau thọ vui. Ghét bỏ xa lánh tiếp liền khổ thọ. Do đó, hết yêu đến ghét, hết ghét lại yêu, cứ vậy triền miên niệm niệm vọng tưởng. Thật ra tưởng tức không, vì rời đối tượng hiện tại và các pháp trần nhớ về quá khứ, vị lai, tưởng quả tình không có, chỉ đối duyên tạm có, duyên diệt ảo tưởng liền tan.
Ngài Quán Tự Tại bồ tát thấy nghe hay biết đủ thứ, không bị che mờ, không bị chi phối. Tất cả hay dở, lành dữ đều bay qua như gió thoảng, như hư không. Được như vậy nên hết khổ. Lời nói là thứ hư vọng, chỉ là trò chơi động tĩnh, trò chơi của khí hơi, do không khí chuyển động (làn sóng âm ba) mà thính giác thần kinh tự biến ra âm thanh để phân biệt. Trí tuệ Bát Nhã biết lời nói là gió thoảng nên không bận lòng. Không ôm không khí chuyển động đó để suy nghĩ rồi sinh oán ghét hay thương yêu.
Thực hành sâu xa Bát Nhã không có nghĩa là chìm nghỉm trong đó mà là tự tại không gián đoạn. Tâm an định một phiến. Tưởng uẩn không lúc nào bị chi phối. Thế là hết khổ. Chúng ta khi đang quán thì tưởng uẩn trừng lặng. Nhưng khi xúc sự vẫn nhận vọng tưởng là mình. Thế là thực hành Bát Nhã chưa sâu nên hễ đụng chuyện liền khổ. “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” vì nhân ái nhiễm nên chúng ta hiện diện ở đây. Vì thế, Đức Phật dạy ở khoen xúc rằng sự xúc chạm của nam nữ là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong các tác phẩm nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Con người luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đây là tâm lý vị kỷ và tình nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tình dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất là duyên hệ lụy ràng buộc của nhiều đời, là nguồn máy để tạo ra bánh xe luân hồi quay chuyển. Nếu không có thiện căn thâm sâu, không nguyện lực kiên cố, không có thiện tri thức hỗ trợ thì tăng cũng như tục khó thoát khỏi lưới ái nhiễm này.
Nhìn sâu vào thì tình yêu cũng chỉ là bản chất ích kỷ tăng thêm ngã ái, ngã luyến; người thương mình nên mình thương lại và đây cũng là sự hưởng thụ của bản năng con người. Chính bản năng thích hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, và ngược lại nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau (biết bao nhiêu vợ chồng gây gỗ, đánh đập, li dị, ngoại tình; nhưng ngược lại cũng có những cặp có tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha… thì tình yêu đó có thể bớt đi màu sắc bi quan của bản năng ích kỷ). Mặt trái của ái, yêu là ố, là ghét. Yêu ham điều này, chán ghét điều khác, nên thọ duyên ái ố. Ca dao Việt Nam có câu:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Hay:
“Thuơng nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.”
Yêu cũng nhớ mà ghét càng nhớ hơn. Tâm vướng mắc dù thân không có cạnh nhau nhưng vẫn mang nỗi không ưa trong lòng. Ràng buộc khổ não đâu có chịu xả ra mà càng nhớ thì càng si mê. Càng mê càng khổ, càng khổ càng mê. Cứ thế đi đến vô cùng. Chúng ta có hai câu thơ:
“Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
Mưa không có kềm dây nhưng có khả năng lưu giữ bước chân khách. Mỹ sắc không phải sóng ba đào nhưng có thể dìm chìm kẻ anh hùng hào kiệt. Đây là sức mạnh của ái tình và lòng ái nhiễm.
Kinh Pháp cú có rất nhiều lời dạy của Đức Phật về lòng ái nhiễm như:
“Dòng ái dục chảy khắp,
Như dây leo mọc tràn,
Thấy dây leo vừa sanh,
Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.” [32]
“Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu khổ tự tiêu dần,
Như nước giọt lá sen.” [33]
“Biết thân như bọt nổi,
Giác thân to huyễn hóa,
Bẻ mũi tên ma ái,
Vượt tầm mắt tử thần.”[34]
“Người nhặt hoa dục lạc,
Tâm ái nhiễm mê cuồng,
Đắm say trong dục vọng,
Bị nô lệ tử thần.” [35]
“Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ,
Những ai không yêu ghét,
Không có thể buộc ràng.” [36]
“Luyến ái sinh ưu tư,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát luyến ái,
Không ưu không sợ hãi.” [37]
“Tham ái sinh ưu tư,
Tham ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát tham ái,
Không ưu không sợ hãi”. [38]
Trong Tương Ưng: “Từ vô thủy luân hồi, này các Tỳ Kheo, không dễ gì tìm được chúng sanh trong thế gian này lại không lần nào làm cha hay làm mẹ.”
Tuần báo News Week ra ngày 03 tháng 11 năm 2003, Robert J. Samaelson, một kinh tế gia nổi tiếng nói: “Thường những người trẻ thì muốn già hơn, còn người già thì muốn trẻ hơn. Đây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của con người”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rất rõ về giới dục nhiễm [39] này:“Nếu chúng sanh lục đạo các thế giới, cái tâm không ái nhiễm, dục vọng không theo dòng sanh tử tiếp tục. Nếu tu theo pháp tam muội cốt để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng ái nhiễm thì ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì không ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì cũng lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, giữa thành ma dân, dưới thành ma nữ. Các bọn ma này cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thế gian có nhiều loại ma này, giả làm thiện tri thức, khiến các chúng sanh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề. A-nan, nếu ông dạy chúng sanh tu pháp tam-ma-đề trước hết phải đoạn dục vọng trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như Lai, Phật, Thế Tôn. Thế nên A-nan, nếu không đoạn lòng ái nhiễm, tà hạnh mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá mà muốn thành cơm. Dẫu trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng. Vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy.
Ông đem thân tâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ cũng chỉ là gốc dục vọng, cỗi gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng niết bàn. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống ái nhiễm cho đến tính đoạn cũng không còn nữa th�� mới trông mong chứng quả bồ đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Đức Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba tuần.” Ma ba tuần là ma ở trên cõi trời dục giới hay phá hoại bậc tu hành bằng hình thức hiện mỹ nữ hay dùng danh lợi để lung lay chí nguyện người tu hành.
9. THỦ
Tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã quyết định thì hăng hái tạo nghiệp, nên Phật dạy vẽ một người đang cố vươn mình lên để hái trái (có thể quả độc hay lành), không biết xả đi để tìm an vui tinh thần. Bởi lòng tham ái càng ngày càng thấm, càng nhiều nên bôn ba theo đuổi tìm kiếm khắp nơi, giáp xứ để tiến thủ lấy công việc làm ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi công danh, sự nghiệp, người thương… nên nói ái duyên thủ. Hễ yêu muốn sự chi thì nó chuyền leo đến để bám giữ. Ái và thủ thuộc hoặc.
Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nghĩa là có thói quen tự cột chặt vào năm uẩn. Bao nhiêu tập khí vô minh đều nhận là tôi: thân tôi, tôi khổ, tôi vui, tôi ưa thích, tôi nóng tánh… nên cứ bị kích thích, tạo nghiệp. Gốc khổ không phải ở năm uẩn mà ở chỗ cứ vơ lấy năm uẩn nhận là mình. Nếu giác tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt, không thủ chấp thì năm thứ mê này sẽ tan dần. Muốn tỉnh giác phải vâng theo lời Phật, tu các pháp quán: sắc ấm là kiên cố vọng tưởng, thọ ấm là hư minh vọng tưởng, tưởng là dung thông vọng tưởng, hành ấm là u uẩn vọng tưởng và thức ấm là vi tế tinh tưởng.
10. HỮU
Hễ có thủ chấp liền tạo nghiệp nên vẽ một thiếu phụ mang thai (tạo nghiệp là gieo vào tạng thức một cái nhân để ngày mai có quả báo trong sáu nẽo luân hồi, như cái thai là nhân sau này có hài nhi).Giữ năm giới là nhân sanh về cõi người. 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không) hay quán đây diệu dụng để trang nghiêm biển phước bồ đề mà thường chúng ta muốn hưởng quả của việc thí đó, thì chúng ta sẽ được quả, do đó chúng ta cứ đi lên để hưởng phước thiện ở cõi trời, người và a-tu-la, nhưng cũng có khi đi xuống để đền nợ, trả oán, chịu quả ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh, do đó bánh xe luân hồi lăn hoài từ vô thủy (không chỗ bắt đầu) mà không gián đoạn đến vô chung (không chỗ kết thúc).
10. SANH
Vẽ đứa trẻ sơ sanh từ bụng mẹ sanh ra. Đã có thân hình ắt có sợ hãi, có già bịnh. Đây là một ổ phiền não. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ đau. Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay vô cơ (hữu tình hay vô tình).
Tất cả đều theo quy trình sanh, trụ, dị và diệt. Ngay cả sự hủy diệt của một hành tinh, cũng chỉ là sự sinh hoá kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng, một gốc cây khô già cỗi, một bô lão nằm xuống… cũng không nằm ngoài tiến trình sống của nhân loại và vạn hữu. Tất cả đều sống và đều sinh hoá vô tận.
Krishna Murti, nhà văn và triết gia Ấn độ đã nói rằng: “Sáng nay hoa lá vĩnh viễn, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui… Hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống. Cánh hoa nào cũng chết, nhưng chết trong sự sống. Cánh hoa nào cũng sẽ rơi nhưng rơi trong sự sanh khởi…” Trong vòng quay của hữu tình và vô tình, sự sống được biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực và cái, nam và nữ, cha và mẹ để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại đó gọi là sanh.
Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì trung ấm thân dấy niệm thương mẹ, nếu là con gái thì dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ. Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) này nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố:
1) Mạng sống có kỳ hạn của thai sanh;
2) Hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức lẫn giữa khối tinh huyết ấy kêu là nhất điểm chơn dương);
3) Thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức Alaida. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia.
11. LÃO, BỊNH VÀ TỬ
Chết là cái chắc chắn đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nổi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn… nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta.
Chết nhắc cho chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, khiến ta phải suy nghĩ lại về mình và khuyên chúng ta sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường… vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đi ra khỏi thế giới này thì những sở hữu, những thành tựu, những danh tốt, tiếng thơm đều trở thành vô dụng, chỉ có bản chất đạo đức con người mới có tồn tại… chỉ có tính chánh trực, lòng tốt, kiên nhẫn, trí tuệ và sự hy sinh hết lòng vì người khác là còn mãi. Hãy tu tập những phẩm tánh cao thượng này, thì cái chết đến sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, là một sự hoàn thành lớn và không có gì để sợ hãi. Chết sẽ là sự hoan hỉ nên đánh vang tiếng trống, vui mừng vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Sanh tử đã hết, gánh nặng đã đặt xuống, những việc cần làm đã làm xong. Không còn gì nữa.
Đức Phật dạy đối trị lòng tham ái xác thân bằng hạnh đầu đà và quán về cái chết (cửu tưởng quán). Tập thấy mình là một xác chết, một tử thi. Một cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là những bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da, xức dầu thơm, bản chất là 32 thể trược đang chuẩn bị hoá dòi mủn nát trở về với cát bụi.
Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Cháu đưa đám ông, con đưa đám cha. Cứ thế nối dòng đào hố vô thường, kiếp kiếp đời đời không thay đổi tri kiến, không thay đổi lối sống. Tập thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát khỏi những hiểm nguy của tham ái.Nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó tâm được hoan hỉ và định tâm. Bởi biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.
Nếu chúng ta không quán cái chết và tính tất nhiên của nó, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ trở nên mất chánh niệm khi cái chết đến, nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn bè hay chính bản thân chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang tâm lý cho cái chết thanh bình. Nếu chúng ta để đời sống của chúng ta chạy theo vật chất thì chúng ta sẽ chết trong lo âu và tiếc nuối. Ngược lại, nếu chúng ta sống hết lòng phục vụ mọi người với tấm lòng từ bi thì chúng ta có thể chết với tâm an ổn, hạnh phúc. Thế nên phương pháp tốt nhất chuẩn bị cho sự chết là hãy sống một đời sống tận tụy phục vụ con người với trọn vẹn lòng yêu thương của mình.
Phần đông chúng ta bị nghiệp và các thứ cảm xúc ngăn che không cho thấy bản tánh. Những hành nghiệp tiếp tục trói buộc chúng ta vào vòng sanh tử không cùng tận. Bởi thế mọi sự đang bấp bênh, tùy thuộc cách ta đang sống, suy nghĩ ngay giờ phút này. Nếp sống hiện tại của ta có ảnh hưởng đến suốt kiếp vị lai. Đó là lý do cấp thiết khiến ta phải chuẩn bị con đường của mình với thái độ thông minh. Cần tránh thảm kịch quay tròn trong 12 nhân duyên khổ nhọc. Kiếp sống này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho ta chuẩn bị. Ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị bằng cách trở về chân tâm. Tổ Liên Hoa dạy: ‘Đời người ngắn ngủi, đâu có thời giờ để tâm lang thang. Cần thầy nghe quán tưởng không xao lãng để cầu giác ngộ. Có ba dụng cụ là văn, tư, tu có thể giúp chúng ta thấy được sự thật ta là ai và thể hiện niềm vui giải thoát gọi là trí vô ngã.’
Sống và chết là một chuyển tiếp. Đức Phật không can thiệp vào đường đi của nghiệp lực. Đức Phật chỉ giảng về cơ cấu và tác động của nó. Nguồn gốc của tái sanh là tham sân si. Mà tham sân si được vẽ trên nền xanh hư vọng nghĩa là huyễn hóa không có, vì thế nhà thiền gọi là không gốc:
“Vốn từ không gốc,
Từ không mà đến,
Lại từ không mà đi,
Ta vốn không đến đi,
Tử sanh làm gì lụy.”
(Thiền sư Như Trừng Lân Giác)
“Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào,
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học đạo.”
(Thiền sư Hương Hải)
Đức Phật dạy chúng ta có năm pháp bất định là:
1. Mạng sống bất định: mạng sống là tuổi thọ, chất ấm, thức thứ tám duy trì mạng căn, là năm uẩn, là sáu căn, sáu thức hoạt động… Nó bất định vì chúng ta không biết khởi thủy của nó khi nào và chung cuộc khi nào. Nó không chủ thể, nó muốn không sinh hoạt nữa thì không sinh hoạt nữa gọi là mạng sống đã dừng.
2. Bịnh tật bất định: do vi khuẩn nhập và theo đạo Phật là tứ đại khi hoà, khi không hoà, khiến cho thân thể khi khoẻ, khi bịnh bất định.
3. Thời gian bất định: thời gian là sự biến dịch và vận hành thay đổi, ngày đêm sáng tối, quá khứ, hiện tại và vị lai không dừng và không định lại một chỗ. Thời gian như ngựa ruỗi. Trần thế như mây mờ. Đức phật biết tiết kiệm tối đa dù chỉ một phút, vì chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối với người hiểu đạo thì thời gian là phương thuốc nhiệm mầu để cảnh tỉnh vô thường, bồi dưỡng, tẩm bổ trí tuệ và kết quả hoa hương.
4. Chết bất định: muốn chết là chết không theo ý mình cho nên bất định. Có khi thật trẻ, có khi trung niên và có khi già mới chết. Có khi do bịnh mà chết, do tai nạn và có khi không có nguyên nhân gì cả cũng ngã lăn đùng ra chết. Chúng ta sanh một nơi, trú một nơi hay nhiều nơi và chết thường khó định là nơi nào? Có thể là núi rừng hoang vắng, cao nguyên lộng gió, đại lộ xe cộ, sông suối biển khơi, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, chùa chiền tự viện…Chết là sự gián đoạn một kiếp người, gián đoạn của một hơi thở mà hơi thở thì rất mỏng manh.
5. Nơi sanh bất định: đây là cảnh giới tái sanh bất định (chớ không phải bịnh viện chọn để sanh con), là cảnh giới hiện diện sau khi chết. Chết không phải là hết mà là một gian đoạn chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này đến một cảnh giới khác.
Cứ thế mà làm nhân, làm quả quyện nhau khiến bánh xe quay liên tiếp không dứt. Trong vòng luân hồi cái chết và sống làm duyên cho nhau. Chết nơi này, sanh nơi khác, chúng sanh có mặt ở một nơi thì cùng một lúc cũng có một chúng sanh vắng mặt ở một nơi. Có khi chết sanh lại chỗ cũ cũng có. Muốn biết nghiệp tái sanh của mình hãy nhìn nghiệp hiện tại của mình. Mạng sống vốn bấp bênh, thân người luôn bịnh hoạn, thời giờ không ngừng bức bách, nơi chết lại vô chừng, chỗ tái sanh thì bất định. Hãy sống thu thúc giới hạnh và thanh tịnh.
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặcquá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng -> Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh áihiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầunên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phảivị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Nguồn: phatgiao.org.vn
25 notes
·
View notes
Text
LÀ MỘT CÔ GÁI KIÊN CƯỜNG, ĐỘC LẬP…
1. Ai cũng bảo con gái không nên quá mạnh mẽ, quá độc lập, nếu không sẽ chẳng mấy người thích. Thế nhưng nếu tôi không kiên cường, không độc lập, lúc tôi bất lực nhất ai sẽ vươn tay cứu giúp tôi?
2. Người cô gái hùa theo đám đông thường sẽ đạt được kết quả như bao người trong đám đông đó. Trong khi những cô gái dám bước đi một mình, lại rất có thể sẽ đạt được thành công chưa ai từng có.
3. Tôi không cần phải chứng minh bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Tôi chỉ nghe theo trái tim mình chỉ dẫn và tập trung vào những gì tôi muốn cho thế giới này thấy. Tôi, chính là người làm chủ thế giới của mình.
4. Mọi thứ mà cuộc sống ném về phía bạn – bệnh tật hay bất cứ điều gì – bạn không có sự chọn lựa. Đây là cuộc sống, là tự nhiên. Bạn chỉ có thể lựa chọn cách mình đương đầu với khó khăn.
5. Là con gái, bạn phải học cách “tàn nhẫn”, đối với những kẻ phụ bạc thì chẳng cần khoan dung. Nếu không thể trả thù thì cũng đừng bao giờ tha thứ.
6. Sinh ra là con gái, điều đó thuần túy mang nghĩa giới tính không liên quan đến việc là con gái thì phải thế này thế kia. Là một cô gái như thế nào, điều đó là ở bạn.
7. Là con gái, bạn phải học cách “tuyệt tình”, cái gì nên giữ thì hãy giữ, cái gì nên vứt bỏ thì đừng tiếc nuối mà níu kéo nó lại.
8. Con gái cũng như trà túi lọc, cho vào nước sôi rồi bạn mới thấy họ mạnh mẽ thế nào.
9. Cảnh giới cao nhất của mạnh mẽ là chấp nhận. Khi nào chúng ta có thể chấp nhận được mọi biến cố xảy đến với mình, chúng ta là người mạnh mẽ nhất. Cứ sống là mình, không cần gượng ép. Buồn cứ buồn, khóc cứ khóc. Phải tự mình trải qua thì mới thật sự hiểu được cái giá của sự trưởng thành.
10. Con gái nên nhớ! Bạn không có nghĩa vụ phải hầu hạ cảm xúc của bất cứ ai. Ai không tốt, hãy để họ biến mất khỏi cuộc đời bạn. Buồn thì đọc sách, nghe nhạc, xem phim. Đừng lạy lục người khác quan tâm mình.
—----------------
🍂 Mong bạn vừa cứng rắn vừa dịu dàng, vừa biết tiến vừa biết lui
Shopee: https://shope.ee/4V6bsqtZtS
10 notes
·
View notes
Text
- Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam đến nay.
2 notes
·
View notes
Text
Chiến thắng ngọt ngào cho Elon Musk khi tin vào ông Trump
Ông Trump gọi Elon Musk là một thiên tài và dành ba phút để ca ngợi vị tỷ phú trong bài phát biểu đầu tiên sau chiến thắng trong cuộc bầu cử. Sự hỗ trợ của Musk cho ông Trump đã đánh dấu một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa tỷ phú công nghệ này và chính trường Mỹ.
Elon Musk nhận sự ca ngợi từ ông Trump
Theo Nikkei, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công khai gọi Elon Musk là một "thiên tài" trong bài phát biểu chiến thắng vào sáng sớm ngày 6/11, đặc biệt tán dương những thành tựu của SpaceX và StarLink. "Một ngôi sao đã ra đời," ông Trump phát biểu về Musk, dành ba phút để ca ngợi vị tỷ phú công nghệ. Trong bài phát biểu, ông Trump nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào ngoài Mỹ và Musk có thể đạt được những thành tựu như SpaceX.
Musk cũng thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào tương lai sau chiến thắng của ông Trump. Vị tỷ phú đã đăng hình ảnh tên lửa SpaceX cất cánh kèm lời nhắn “tương lai sẽ thật tuyệt vời” trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) sau khi ông Trump thắng tại nhiều bang quan trọng.
Sự hỗ trợ tài chính và chính trị của Musk cho ông Trump
Trong suốt chiến dịch, Musk đã chi hàng triệu đô la để ủng hộ ông Trump, bao gồm việc thành lập ủy ban America PAC với những giải thưởng tiền mặt cho các cử tri ủng hộ ông Trump. America PAC cũng tạo ra làn sóng trên mạng xã hội bằng cách đẩy mạnh hashtag #VotedforTrump trong ngày bầu cử, giúp nền tảng X đạt kỷ lục người dùng.
Dự kiến, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, Musk sẽ được giao phụ trách một ủy ban cải cách chính phủ. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực mà Musk tham gia, như công nghệ không gian và xe điện.
Thách thức với Musk khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng
Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung có thể là trở ngại lớn cho Musk, nhất là khi ông Trump đã đề xuất tăng thuế lên Trung Quốc. Tesla - công ty xe điện của Musk - phụ thuộc lớn vào nhà máy sản xuất tại Thượng Hải, với 40% sản phẩm được giao từ Trung Quốc. Nhà phân tích Dan Ives từ Wedbush Securities cảnh báo rằng các chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc có thể gây bất lợi cho Tesla.
Bên cạnh đó, America PAC của Musk còn đối mặt với các rủi ro pháp lý, khi chương trình tặng thưởng cho cử tri có khả năng vi phạm luật bầu cử liên bang.
0 notes
Video
youtube
Những Nghi Lễ Đáng Sợ Liên Quan Đến Rắn | Bí ẩn cuộc sống Bạn có bao giờ tự hỏi về mối liên hệ giữa rắn và các nghi lễ hiến tế đáng sợ trong văn hóa dân gian? Trong video này, chúng ta sẽ cùng khám phá Top 5 loài rắn hiến tế kinh hoàng nhất, nơi mà những loài rắn không chỉ đơn thuần là động vật mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Từ rắn đuôi chuông đến rắn lục mắt bông, mỗi loài rắn đều có những câu chuyện riêng, phản ánh sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu về những nghi lễ đáng sợ liên quan đến rắn, những biểu tượng mạnh mẽ của sức mạnh và sự tái sinh trong văn hóa thổ dân.
0 notes
Text
Cảnh báo nguy cơ bị rắn độc cắn sau mưa bão
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc mới đây tiếp nhận 3 trường hợp rắn lục núi cắn với các triệu chứng sưng nề, rối loạn đông máu hết sức nguy hiểm. Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ, 56 tuổi, vào viện vì lý do bị rắn lục núi cắn vào cổ chân sau khi dẫm phải rắn trong nhà. Vị trí bị cắn sưng nề lan tỏa nhanh trong vài giờ, các xét nghiệm máu cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu tiến…
0 notes
Video
youtube
Cách xây chuồng bồ câu trên cây | Ngôi nhà mới cho những con chim
Tạo chuồng chim bồ câu ấm cúng và an toàn trên cây là một dự án bổ ích đưa bạn đến gần hơn với thiên nhiên đồng thời cung cấp cho chim bồ câu của bạn một không gian sống độc đáo và thoải mái. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để giúp bạn xây dựng chuồng bồ câu hoàn hảo trên cây.
1. Chọn cây phù hợp
Loại cây: Chọn một cây mạnh mẽ, trưởng thành với các nhánh dày có khả năng hỗ trợ trọng lượng của chuồng. Cây sồi, cây phong hoặc các cây gỗ cứng khác là lý tưởng.
Vị trí: Đảm bảo cây ở trong khu vực yên tĩnh, an toàn, tránh xa động vật ăn thịt và sự xáo trộn của con người. Một vị trí có bóng râm một phần là tốt nhất để bảo vệ chim bồ câu khỏi thời tiết khắc nghiệt.
2. Lập kế hoạch thiết kế chuồng trại
Kích thước: Chuồng phải đủ rộng rãi cho số lượng chim bồ câu bạn dự định nuôi. Mỗi con chim bồ câu cần khoảng 2-3 feet vuông không gian.
Hình dạng và cấu trúc: Chọn hình chữ nhật hoặc hình lục giác đơn giản. Đảm bảo có đủ chiều cao để chim bồ câu bay và đậu thoải mái.
Vật liệu: Sử dụng gỗ chịu được thời tiết như gỗ tuyết tùng hoặc thông đã qua xử lý. Tránh sử dụng vật liệu độc hại hoặc sơn có thể gây hại cho chim bồ câu.
3. Xây dựng cơ sở
Hỗ trợ cơ sở: Lắp đặt một đế chắc chắn bằng cách gắn dầm gỗ chắc chắn vào cành cây. Bạn có thể sử dụng giá đỡ kim loại hoặc ốc vít hạng nặng để cố định dầm chặt.
Sàn: Xây dựng một sàn vững chắc bằng cách sử dụng ván ép dày hoặc ván gỗ. Đảm bảo nó bằng phẳng và ổn định. Thêm một lớp cách nhiệt bên dưới có thể giúp giữ ấm chuồng.
4. Thi công tường và mái
Tường: Dựng lên các bức tường bằng cách đóng đinh hoặc vặn các tấm ván gỗ vào đế. Để lại không gian cho cửa sổ hoặc lỗ thông gió để đảm bảo lưu thông không khí thích hợp.
Mái nhà: Xây dựng mái nghiêng để nước mưa chảy ra. Bạn có thể sử dụng tấm kim loại sóng hoặc ván lợp gỗ cho vật liệu lợp. Đảm bảo mái nhà được bảo đảm tốt và không thấm nước.
5. Thêm cá rô và hộp làm tổ
Cá rô: Lắp đặt cá rô ngang bên trong chuồng, cho phép chim bồ câu nghỉ ngơi và gà trống thoải mái. Sử dụng chốt hoặc cành gỗ mịn cho cá rô.
Hộp làm tổ: Gắn các hộp làm tổ dọc theo các bức tường để chim bồ câu đẻ trứng. Mỗi hộp phải rộng ít nhất 12 inch, sâu và cao. Lót các hộp bằng rơm hoặc vật liệu mềm để tạo ra một tổ ấm cúng.
6. Lắp đặt cửa an toàn và cửa sổ
Cửa: Xây dựng một cánh cửa nhỏ, an toàn để dễ dàng tiếp cận chuồng. Sử dụng chốt hoặc khóa để ngăn kẻ săn mồi ra ngoài. Đảm bảo cửa vừa khít để tránh gió lùa.
Cửa sổ: Thêm cửa sổ lưới thép để cho phép ánh sáng và thông gió trong khi vẫn tránh xa những kẻ săn mồi. Cân nhắc thêm các nắp có thể tháo rời cho cửa sổ để kiểm soát luồng không khí và tiếp xúc với ánh sáng.
7. An toàn và bảo trì
Bảo vệ động vật ăn thịt: Lắp đặt lưới kim loại xung quanh thân cây và gốc chuồng để ngăn chặn những kẻ săn mồi như gấu trúc hoặc rắn trèo lên. Thường xuyên kiểm tra chuồng xem có dấu hiệu hư hỏng hoặc hao mòn nào không.
Làm sạch: Đảm bảo chuồng dễ dàng để làm sạch. Một tấm sàn có thể tháo rời hoặc cửa bản lề có thể giúp việc vệ sinh thuận tiện hơn. Thường xuyên thay thế bộ đồ giường và làm sạch cá rô và hộp làm tổ.
8. Introducing the Pigeons to Their New Home
Acclimation: Gradually introduce your pigeons to the new coop by placing them inside for short periods. Provide food and water inside the coop to encourage them to stay.
Observation: Monitor the pigeons closely during the first few days to ensure they are comfortable and safe in their new environment.
Conclusion
Building a pigeon coop on a tree not only provides a beautiful home for your birds but also adds a charming feature to your garden or backyard. With careful planning and construction, your pigeons will enjoy a safe and comfortable home in the treetops.
0 notes
Text
Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới
New Post has been published on https://nhabeagri.com/phan-biet-cac-loai-ong-trong-he-thong-tuoi/
Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới
Mục lục
1. Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới
2. Ống uPVC
3. Ống HDPE
Đặc điểm ống HDPE cho hệ thống tưới
4. Ống LDPE
5. Ống xẹp PVC (ống bố)
6. Ống xẹp PE
7. Ồng Soft PE (SHE)
1. Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới
Vâng, xin kính chào quý bà con ngành trồng trọt. Hôm nay Nhà Bè Agri xin gửi tới quý bà con, những người đang quan tâm tới việc Nhận biết, Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới một số kiến thức đến vấn đề này.
Sở dĩ Nhà Bè Agri gửi tới bà con kiến thức liên quan tới Phân biệt các loại ống trong hệ thống tưới cây tự động là bởi trong các hệ thống tưới khác nhau, cũng như tùy từng điều kiện thực tế về địa hình, vê quy mô và khả năng đầu tư, hay yêu cầu về độ bền, khả năng thu cuốn, di dời hệ thống tưới… mà chúng ta có thể lựa chọn các loại ống trong hệ thống tưới khác nhau.
Vậy, hãy cùng Nhà Bè Agri tìm hiểu các loại ống trong hệ thống tưới.
2. Ống uPVC
Trước hết, ống uPVC là loại ống phổ biến và dễ nhận biết nhất trên thị trường hiện nay, ống uPVC thường rất rất phổ biến trong xây dựng dân dụng, công nghiệp cũng như trong các hệ thống tưới tự động.
Link sản phẩm: Ống uPVC Dekko
Khái niệm ống uPVC
Khi nói đến đường ống, có nhiều loại vật liệu có thể được sử dụng. PVC, hay polyvinyl clorua, là một trong những vật liệu phổ biến nhất để làm đường ống và uPVC, là một loại PVC có một số ưu điểm độc đáo.
Vậy ống UPVC là gì? uPVC là viết tắt của unplasticized PolyVinyl Clorua, là một loại ống được làm từ nhựa PVC ở thể rắn.
Ống và phụ kiện uPVC có nhiều ưu điểm hơn các loại ống khác như đồng hoặc thép bởi tính linh động trong sử dụng, thi công cũng như giá thành.
Đặc điểm ống uPVC
Thường có màu ghi xám
Ống cứng, thẳng, không có khả năng cuộn ống
Trên thị trường thường được sản xuất theo đoạn dài 4m
Độ chịu áp thường khoảng 6- 20bar
Cỡ ống phổ biến: 21mm, 27mm, 34mm, 42mm, 60mm, 90mm, 114mm…
Kết nối: keo dán
Đặc điểm vượt trội của ống uPVC
không độc hại
Bền bỉ
Dễ dàng thi công
Chi phí bảo dưỡng thấp
Chi phí hợp lý
Hạn chế rò rỉ
Tổn hao áp suất thấp
Kháng axit
Chịu nhiệt độ cao…
Ứng dụng phổ biến của ống uPVC trong hệ thống tưới
Sử dụng làm ống chính, ống nhánh
Sử dụng làm ống gắn béc tưới
Sử dụng làm ống hút đầu bơm
3. Ống HDPE
Nếu bạn đi dọc các tuyến đường khắp khu vực Tây nguyên, các cửa hàng bán vật tư ngành nước, thiết bị tưới… bạn sẽ nhìn thấy những cuộn ống màu đen, màu xanh rất lớn đặt trước cửa hàng. Đấy rất có thể là những cuộn ống HDPE.
Link sản phẩm: Ống HDPE Dekko
Khái niệm ống HDPE
Ống HDPE là loại ống nhựa dẻo dùng để truyền chất lỏng và khí. Nó thường được sử dụng để thay thế các đường ống chính bằng bê tông hoặc thép đã cũ. Được chế tạo từ nhựa nhiệt dẻo HDPE (high-density polyethylene hay nhựa polyethylene mật độ cao), nó có độ thấm thấp và liên kết phân tử mạnh mẽ, khiến nó phù hợp với đường ống áp suất cao. Ống HDPE thường được sử dụng cho đường ống dẫn nước, đường ống dẫn khí,đường ống thoát nước, đường truyền bùn, tưới tiêu, đường dây cung cấp hệ thống chữa cháy, ống dẫn điện và truyền thông, ống thoát nước mưa và thoát nước.
Đặc điểm ống HDPE cho hệ thống tưới
Thường có màu đen, hoặc xanh (rất ít)
Tương đối cứng nhưng vẫn có thể cuộn lại được
Cuộn 50mm hoặc 100m
Có độ chịu áp khá cao: 6 đến 20bar
Cỡ ống phổ biến: 32mm, 40mm, 50mm, 63mm, 90mm, 110mm…
Kết nối: đai nối, hoặc hàn nhiệt
Điểm nổi bật khi áp dụng trong hệ thống tưới
Linh hoạt
Bền bỉ
Kháng hóa chất
Chống rò rỉ
Nhẹ
Tiết kiệm
Thân thiện với môi trường
Tổn hao áp suất thấp
Ứng dụng phổ biến của ống HDPE trong hệ thống tưới
Sử dụng làm đường ống chính tải nước
Áp dụng phổ biến ở khu vực đồi núi
Áp dụng phổ biến cho tưới di, tưới súng di chuyển
4. Ống LDPE
Nếu ống uPVC, ống HDPE được sử dụng phổ biến trong hệ thống tưới làm ống tải nước, ống chính, ống nhánh. Thì ống LDPE thường được sử dụng làm ống xương cá, ống cấp cuối cùng trong hệ thống tưới, là đường ống để gắn béc tưới hoặc các đầu nhỏ giọt.
Link sản phẩm: Ống LDPE Dekko
Khái niệm ống LDPE
Ống Polyetylen mật độ thấp còn được gọi là LDPE (Low Density Polyethylene Pipe) là ống cung cấp nước trong hệ thống tưới tiêu. Ống có đ��c điểm mềm dẻo, linh hoạt, có đường kính nhỏ từ 6mm đến 32mm.
Đặc điểm ống LDPE
Ống LDPE khá dẻo (dẻo hơn ống HDPE)
Ống thường được sản xuất dưới màu đen, hoặc màu bạc (ống 2 lớp)
Ống dễ dàng được cuộn lại
Chiều dài cuộn thường 200m
Độ chịu áp thường thấp khoảng 4-6bar
Cỡ ống phổ biến 4*6mm, 5*7mm, 16mm, 20mm, 25mm, 32mm
Kết nối: các khớp nối có ngạnh
Điểm nổi bật khi sử dụng ống LDPE trong hệ thống tưới
Tính linh hoạt cao
Dễ dàng thi công, lắp đặt
Độ bền cao
Không rò rỉ
Ứng dụng ống LDPE trong hệ thống tưới
Như đề cặp ở phần trên, ống LDPE thường được sử dụng như cấp ống cuối cùng, là đường ống gắn các thiết bị tưới lên trên đó.
5. Ống xẹp PVC (ống bố)
Chúng ta thường thấy ống xẹp PVC (hay còn được gọi là ống bố, ống Layflat, nhiều người còn gọi là ống cứu hỏa) được sử dụng trong các hệ thống tưới nhỏ giọt dọc luống cây (ví dụ trong các hệ thống tưới mía tự động, tưới mì tự động…).
Link sản phẩm: Ống Xẹp PVC Driptec (ống bố Driptec)
Khái niệm ống xẹp PVC
Ống xẹp PVC Layflat hose được làm từ nhựa PVC mềm được gia cố bằng sợi polyester đan xen. Như tên cho thấy, một trong những đặc tính chính của ống là khả năng đặt phẳng ống cho mục đích thu cuốn – cất giữ – vận chuyển; chúng được sử dụng để cung cấp nước cho các công việc như xây dựng hoặc tưới tiêu; khi việc vận chuyển nước không dễ dàng.
Đặc điểm ống xẹp PVC
Khi không tải nước ống xẹp mỏng, dễ dàng thu cuốn gọn lại
Ông thường có độ chịu áp khoảng 4-8bar
Trong hệ thống tưới, ống thường có đường kính 50mm, 63mm, 90mm
Cuộn 50m hoặc 100m
Kết nối: sử dụng khớp nối tháo ráp nhanh cùng cùm siết ống.
Điểm nổi bật của ống xẹp PVC trong hệ thống tưới
Dễ dàng thu cuốn – vận chuyển, di dời
Nhẹ, linh hoạt trong sử dụng
Mức độ chịu áp vừa phải (4-8bar) phù phù hợp cho tưới nhỏ giọt hoặc tưới súng di chuyển.
Ứng dụng phổ biến của ống xẹp PVC trong hệ thống tưới
Sử dụng làm đường ống nhánh gắn ống nhỏ giọt
Sử dụng trong các hệ thống tưới súng di chuyển
Sử dụng trong các trường hợp thu gọn hệ thống tưới sau mỗi mùa vụ (phổ biến khi thuê đất trồng, hoặc thu cuốn để cho máy móc có thể vào làm việc).
6. Ống xẹp PE
Tương tự ống xẹp PVC thì chúng ta có ống xẹp PE. Về cơ bản chúng cũng giống nhau về tính tiện dụng, có thể trải xẹp ống và thu cuôn.
Cùng sử dụng làm ống nhánh trong các hệ thống tưới nhỏ giọt
Nhưng thường ống xẹp PE mỏng hơn, nhẹ hơn. Và ít được áp dụng trong các hệ thống tưới súng di chuyển.
Link sản phẩm: Ống xẹp PE Driptec
7. Ồng Soft PE (SHE)
Ống Soft PE là loại ống đặc biệt thường được sản xuất với kích thước đường kính trong là 3mm, ngoài 5mm (hay còn gọi là ống PE 3x5mm).
Ống này thường được sử dụng làm ống dẫn trong các hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng que ghim. Áp dụng tưới cây trồng trong chậu, tưới tự động cho nhà kính.
Link sản phẩm: Ống Soft PE Driptec
Đánh giá
0 notes
Text
Gme33win - Nằm mơ thấy 3 con rắn đánh lô đề con gì?
Mơ thấy 3 con rắn: Ý nghĩa và Chi tiết giải mã
Rắn là một biểu tượng quen thuộc trong giấc mơ, mang theo những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình tiết cụ thể của giấc mơ. Nhà cái 33win sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc mơ thấy 3 con rắn và các con số may mắn lien quan.
Ý nghĩa của giấc mơ thấy 3 con rắn
Rắn là biểu tượng của sự nguy hiểm và xảo trá, đồng thời cũng có thể biểu hiện cho quyền lực, sức mạnh hay dục vọng. Mơ thấy 3 con rắn có thể mang theo những điềm báo tích cực hoặc tiêu cực về cuộc sống của bạn.
Chi tiết giải mã giấc mộng thấy 3 con rắn
Mơ thấy 3 con rắn lớn trong một cái hang có thể là điềm báo không tốt, đặc biệt nếu chúng cuộn mình trong hang. Điều này có thể ám chỉ rằng cuộc sống của bạn đang gặp khó khăn trong mảng xã hội và ngoại giao. Chọn bộ số 42 - 24 để có cơ hội thắng lớn.
Chiêm bao thấy 3 con rắn quấn mình vào nhau có thể là dấu hiệu của sự gia tăng giá trị trong cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Bạn có thể đón nhận thêm niềm vui va à thành công, đặc biệt là trong mảng gia đình. Lựa chọn cặp số 56 - 30 để tăng cơ hội thắng lớn.
Mơ thấy 3 con rắn bị chết ngoài đường có thể là điềm báo không may mắn, đặc biệt là về sức khỏe của bạn. Hãy đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời. Chọn bộ số 68 - 48 để có cơ hội chiến thắng.
Các con số may mắn từ giấc mơ thấy 3 con rắn
Đánh số đề 29 - 09 nếu mơ thấy 3 con rắn màu xanh lục lúc nửa đêm.
Chọn cặp số 47 - 28 nếu mơ thấy 3 con rắn trên bàn thờ.
Phệt lô đề với số 22 - 09 nếu mơ thấy 3 con rắn màu trắng trong chùa.
Kết luận
Mơ thấy 3 con rắn mang theo những dấu hiệu và thông điệp quan trọng về cuộc sống của bạn. Hy vọng thông tin từ 33win đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của giấc mơ này và có thêm những con số may mắn để thử vận may trong lô đề. Chúc bạn may mắn và thành công!
0 notes
Link
0 notes
Text
mơ thấy rắn
Khi tôi đóng mắt và rơi vào giấc ngủ, thế giới thực tại dường như tan biến, và tâm trí tôi khám phá một thế giới mới, kỳ lạ và thú vị của những giấc mơ. Trong một đêm nào đó, tôi bất ngờ bị cuốn vào một bức tranh mơ đầy sắc màu, nơi một con rắn xuất hiện. Sự hiện diện của nó không gây sợ hãi, mà ngược lại, tạo nên một sự kích thích và tò mò về những ý nghĩa sâu xa đằng sau hình ảnh này.
Con rắn vươn lên từ một môi trường bí ẩn, mềm mại và đầy màu sắc. Vẻ đẹp tự nhiên và uy nghi của nó làm cho tôi không thể rời mắt. Ánh sáng lấp lánh từ trên cao rơi xuống, làm bừng sáng bức tranh mơ với những gam màu tươi sáng.
Trong giấc mơ, tôi cảm nhận sự giao hòa giữa bản thân và con rắn, như một dấu hiệu của sự kết nối giữa thế giới vật lý và thế giới tinh thần. Mỗi cử động của nó dường như chứa đựng một thông điệp sâu xa, đang chờ đợi để được giải mã.
Khi tôi mở mắt, dư âm của giấc mơ vẫn còn đọng lại trong tâm trí, và tôi cảm thấy sự kỳ lạ và sự sâu sắc của những trải nghiệm tinh thần mà giấc mơ mang lại.
0 notes
Video
youtube
Top 5 Loài Rắn Gắn Liền Với Nghi Thức Hiến Tế Đáng Sợ Nhất | Bí ẩn cuộc ... Bạn có bao giờ tự hỏi về mối liên hệ giữa rắn và các nghi lễ hiến tế đáng sợ trong văn hóa dân gian? Trong video này, chúng ta sẽ cùng khám phá Top 5 loài rắn hiến tế kinh hoàng nhất, nơi mà những loài rắn không chỉ đơn thuần là động vật mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Từ rắn đuôi chuông đến rắn lục mắt bông, mỗi loài rắn đều có những câu chuyện riêng, phản ánh sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu về những nghi lễ đáng sợ liên quan đến rắn, những biểu tượng mạnh mẽ của sức mạnh và sự tái sinh trong văn hóa thổ dân.
0 notes
Photo
“Công lao to lớn của cuốn sách này nằm ở sự phân tích về triển vọng mang tính chiến lược và các vấn đề nan giải về chính sách của một loạt các quốc gia ở khối lục địa Á-Âu, một sự nghiên cứu tổng thể đầy đủ được thực hiện một cách sáng suốt. Phân tích của “Công lao to lớn của cuốn sách này nằm ở sự phân tích về triển vọng mang tính chiến lược và các vấn đề nan giải về chính sách của một loạt các quốc gia ở khối lục địa Á-Âu, một sự nghiên cứu tổng thể đầy đủ được thực hiện một cách sáng suốt. Phân tích của Brzezinski về mối quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ – cùng với các khuyến nghị chính sách xuất phát từ đó – là đặc biệt hữu ích.” – David C. Hendrickson, Foreign Affairs “Bàn cờ lớn là cuốn sách mà chúng tôi đã chờ đợi: một sự phơi bày thể hiện rõ ràng, cứng rắn, dứt khoát về lợi ích chiến lược của nước Mỹ trong thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.” – Samuel Huntington, tác giả của Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới “Bàn cờ lớn sẽ làm sửng sốt những bạn đọc còn rụt rè, làm điên đảo những độc giả thiếu sáng kiến, và truyền cảm hứng cho những ai suy nghĩ thấu đáo. Dành cho những người tin rằng Mỹ nên đứng ở vai trò lãnh đạo nhưng không chắc chắn có thể thực hiện điều đó bằng cách nào, cuốn sách cung cấp một tầm nhìn thực dụng và đầy tính thuyết phục. Đối với những người phụ trách quá trình hoạch định chính sách Mỹ, đây là một cuốn sổ tay hướng dẫn bắt buộc.” – Trung Tướng William E. Odom, Giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc gia, Viện Hudson https://www.dtv-ebook.com/ban-co-lon_16954.html
0 notes
Text
Halogen là gì? Các tính chất, đặc điểm và ứng dụng của halogen
Nếu bạn là người đam mê Hóa học thì chắc hẳn đã không còn cảm thấy xa lạ gì với halogen. Vậy thì halogen là gì? Chúng có những tính chất, đặc điểm, ứng dụng như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để cập nhật cho mình những kiến thức mới nhất.
Tìm hiểu khái niệm halogen là gì?
Halogen bao gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn hóa học, thông thường chúng ta gọi là nhóm halogen hay các nguyên tố halogen.
Halogen thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn hóa học Nhóm này sẽ gồm các nguyên tố hóa học như là: Flo (F), Clo (Cl), Brôm (Br), Iốt (I), Astatin (At là nguyên tố trong phóng xạ, hiếm gặp tự nhiên trong lớp vỏ Trái Đất), Tennessine (Ts là nguyên tố mới được phát hiện gần đây).
Nhóm halogen có cấu tạo phân tử như thế nào?
Lớp electron nằm ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron, được chia thành hai phân lớp (phân lớp s sẽ có 2 electron, phân lớp p có 5 electron). Do có 7 electron nằm ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là sẽ đạt được cấu hình electron bền như khí hiếm, nên khi ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen sẽ góp chung một đôi electron để tạo thành phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực. Liên kết của phân tử (X_{2}) không quá bền, chúng dễ bị tách ra thành hai nguyên tử X. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử này cũng dễ thu thêm 1 electron, do đó tính chất hoá học cơ bản của các halogen đó là tính oxi hoá rất mạnh.
Cấu tạo phân tử của những nguyên tố nằm trong nhóm halogen
Halogen có những tính chất như thế nào?
Tính chất vật lý Trạng thái và màu sắc: Trạng thái của những nguyên tố nhóm halogen sẽ từ khí, lỏng đến rắn và màu sắc trở nên đậm dần như sau: Flo ở thể khí thường có màu vàng lục, Clo ở thể khí cũng có màu vàng lục, Brom ở thể lỏng có màu đỏ nâu, I-ốt ở thể rắn lại có màu đen tím, dễ thăng hoa. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: Tăng dần từ nguyên tố Flo (F) đến Iốt (I). Đặc điểm tan trong nước: Bên cạnh Flo không tan trong nước thì các chất còn lại ở trong nhóm Halogen sẽ tan tương đối ít và chủ yếu tan nhiều hơn trong một số dung môi hữu cơ. Trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất: Nguyên tố Clo (Cl) chủ yếu tồn tại ở dạng muối clorua, nguyên tố Flo (F) thường ở trong khoáng vật florit và criolit, nguyên tố Brom (Br) chủ yếu ở trong muối bromua của kali, natri và magie, iốt (I) cũng có trong mô một số loại rong biển và tuyến giáp con người…
Nhóm halogen có 4 tính chất vật lý mà bạn cần ghi nhớ Tính chất hóa học Bởi vì lớp e ngoài cùng đã có tới 7e, vì thế halogen là những phi kim điển hình, nó dễ dàng nhận thêm 1e để thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của nhóm halogen sẽ dần giảm khi đi từ F2 đến I2. Trong các hợp chất thì F chỉ có mức oxi hóa là -1; bên cạnh đó, các halogen khác ngoài mức oxi hóa -1 còn có mức là +1; +3; +5; +7.
Halogen có đặc điểm gì?
Đặc điểm chính của halogen đó là tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.
Halogen có thể tạo liên kết cộng hóa trị với hydrogen
Halogen có những ứng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?
- Ứng dụng vào quy trình sản xuất đèn halogen: Khí halogen đóng vai trò rất quan trọng trong việc những chiếc bóng đèn halogen ra đời. Sự kết hợp của khí halogen (gồm iốt, brôm) cùng sợi dây tóc vonfram đã tạo ra phản ứng hóa học, bổ sung thêm vonfram cho dây tóc, nhờ đó mà tăng tuổi thọ cũng như kéo dài độ trong suốt của vỏ bóng đèn. So với đèn chứa các loại khí thông thường có cùng công suất, bóng đèn halogen có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ cao hơn, hiệu suất chiếu sáng cũng vượt trội hơn nhiều. - Ứng dụng của nhóm halogen trong ngành điện tử và vật liệu: Các ch���t và hợp chất của Halogen miễn phí thường được dùng để làm chất chống cháy nổ và được đưa vào trong các thành phần của linh kiện điện tử, vật liệu, chất dẻo hoặc vỏ của sản phẩm. Tuy nhiên, loại chất chống cháy có chứa halogen thường không thể tái chế được, quá trình đốt cũng sẽ giải phóng ra các chất có hại cho sức khỏe và môi trường.
Halogen được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y học hiện nay - Ứng dụng trong lĩnh vực y học: Những nguyên tố thuộc nhóm halogen có vai trò rất quan trọng trong y học. Các chế phẩm từ nhóm halogen đã được đưa vào và phục vụ đắc lực cho y tế, cụ thể: Thuốc bôi iốt thường được dùng trong việc sát trùng các vết thương. Iốt 123 được dùng để tạo ảnh và theo dõi các hoạt động của tuyến giáp. Iốt 131 góp phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, bệnh Grave. Flo cũng là một thành phần trong nhiều hợp chất dược phẩm hiện nay như thuốc chống suy nhược, thuốc chống viêm khớp, thuốc chống nhiễm trùng,... Clo và Brom thường được ứng dụng để khử trùng bề mặt nước. Các nguyên tố halogen cũng là thành phần quan trọng của thuốc, vì chúng hỗ trợ thuốc xâm nhập vào các mô tế bào.
Giải đáp ý nghĩa một số thuật ngữ khác liên quan đến halogen
Đèn halogen là gì? Bóng halogen là gì? Bóng đèn halogen chính là bóng đèn sợi đốt nhưng nó đã được nâng cấp hơn. Cấu tạo gồm có một dây tóc Vonfram được bọc kín trong một bóng đèn nhỏ gọn cùng với một hỗn hợp của một khí trơ và một lượng nhỏ chất halogen như là iốt hoặc brôm. Có cấu tạo nhỏ gọn, màu sắc phong phú và ánh sáng ổn định nên đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay.
Đèn halogen có hiệu suất làm việc ổn định hơn bóng đèn bình thường Chảo halogen là gì? Chảo halogen sử dụng các bóng đèn mạnh chứa đầy khí halogen như brom hoặc iốt nhằm tạo ra bức xạ nhiệt làm nóng thủy tinh, gốm. Thức ăn được nấu chín nhờ vào sự dẫn nhiệt giữa bếp nấu và chảo cũng như sự bức xạ nhiệt trực tiếp từ chính bóng đèn. Bóng đèn halogen có tuổi thọ cao hơn nhiều so với bóng đèn sợi đốt thông thường. Muối halogen là gì? Các muối halogenua chính là các hợp chất muối được tạo ra từ axit halogen hidric. Hầu hết muối clorua đều tan, ngoại trừ PbCl2, AgCl, Hg2Cl2 và CuCl, trong khi đó muối bromua và iodua có tính tan tương tự.
Muối halogen đều có thể tan tốt Đèn bi halogen là gì? Đèn bi halogen hay đèn pha bi cầu ô tô là loại đèn pha có hiệu suất rất cao, sử dụng một thấu kính hội tụ nhằm tăng độ chụm sáng, từ đó hỗ trợ nâng cao khả năng chiếu xa của đèn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại đèn pha gồm có: Đèn bi Xenon, đèn bi Halogen và mới nhất là đèn bi Led. Quạt sưởi halogen là gì? Quạt sưởi đèn halogen là loại quạt sưởi hỗ trợ làm ấm không gian nhanh chóng, rất tiện ích vào những ngày đông giá rét hay những ngày trời trở lạnh bất ngờ. Loại quạt này hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Quạt thường có công suất dao động từ 300 đến 1200W.
Quạt sưởi halogen được yêu thích sử dụng trong những ngày lạnh giá Về cấu tạo chính, quạt sưởi đèn halogen gồm có đèn chứa khí halogen, hộp nhựa chứa bóng đèn và lồng quạt. Ngoài ra, phía sau và thân quạt còn được bọc thêm một lớp nhựa chống cháy, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Có thể bạn quan tâm: Bazo là gì? Tính chất hóa học, phân loại và ví dụ bazo Kiến thức: Chất khử là gì? Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi thì bạn đã hiểu hơn về halogen, nhóm chất halogen cùng những tính chất, đặc điểm ứng dụng quan trọng của chúng trong đời sống. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn đọc hãy bình luận ngay dưới bài viết này để được các chuyên viên của muahangdambao.com giải đáp chi tiết hơn nhé! Read the full article
0 notes