#Nguyễn Tường Vi
Explore tagged Tumblr posts
aou5733 · 5 months ago
Text
youtube
22 tháng 6 năm 2024
Dưới xem thêm là các khung tranh đã xuất hiện trong animatic này (1/3)
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
dichvulamvisatnm-blog · 1 year ago
Text
Top 10 ngoi chua o mien nam noi tieng nhat
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất, nơi linh thiêng để các Phật tử khắp nơi đến viếng, cúng bái và cầu phúc.
Tumblr media
Xuôi về miền đất phương Nam nắng ấm, du khách sẽ cảm nhận không khí yên bình, thanh thoát khi hành hương về miền đất phật Phương Nam như: thiền viện Phương Nam (Cần Thơ), Chùa Đất Sét (Sóc Trăng), Chùa Hang (Kiên Giang), Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Phú Quốc) hay miếu Bà Chúa Xứ(An Giang),…
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những ngôi chùa đẹp nhất miền tây:
Mỗi dịp đầu năm hay các ngày Lễ Phật, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương hành hương Lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, cầu mong an lành, hạnh phúc.
Sông nước Phương Nam thắm đượm tình quê với những phiên chợ nỗi, thuyền hoa rực rỡ, trái cây dồi dào vừa được hái từ vườn lắng nghe giọng hò trên sông hay đờn ca tài tử ngọt ngào đi vào lòng người chan chứa yêu thương.
1. Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam bộ. Chùa được xây dựng pha hòa nét kiến trúc cả Âu lẫn Á.
Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam
Phía trong gian chính điện và nhà tổ của Chùa Vĩnh Tràng làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.
2/ Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vừa được khánh thành ngày 17/ 5/2014, thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung. Thiền viện được xây dựng với tổng diện tích rộng 4 ha, là Thiền viện lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long được xây dựng bằng lối kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.
3/ Chùa Dơi ở tỉnh Sóc Trăng
Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ. Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.
Chùa Dơi là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
4/ Chùa Kh’leang ở tỉnh Sóc Trăng
Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh’leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật – Con người – Trời của người Khmer. Đây là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách khi đến Sóc Trăng
Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình
Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.
5/ Chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng
Bửu Sơn tự- Phật đất sét là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Miền Tây có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét. Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa.
Ngôi chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)
6/ Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.
Chùa Chén Kiểu được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa chén kiểu bị bom đạn ph�� hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.
Mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
7/ Chùa Phật Lớn tại Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.
Chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.
8/ Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, tỉnh An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.
Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Một vòng đeo cổ trang trí của bà chúa xứ vừa được đúc thành với số lượng “khủng” từ vàng cúng của du khách. Người dân gần xa đến xem đều thích thú và cho rằng đây là sợi dây chuyền có một không hai ở các nơi thờ tự từ trước đến nay.
9/ Chùa Hang tại Hòn Phụ Tử, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hang (Chùa Hải Sơn) là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.
Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử
10. Chùa Hộ Quốc tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong d�� án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Hộ Quốc được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp. Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Trên đây là thông tin top 10 ngôi chùa ở miền Nam được nhiều người tôn kính nhất. Chúng tôi hy vọng bạn có được những thông tin sơ lược để chuẩn bị cho chuyến đi hấp dẫn và thú vị.
Xin cảm ơn!
4 notes · View notes
thongtinkinhte24h · 7 days ago
Text
Lừa đảo bán căn hộ chung cư bằng hợp đồng cho thuê 50 năm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Ngày 6/11, Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc An và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Giàu (38 tuổi) cùng ba người khác gồm Bùi Văn Vinh (Giám đốc Công ty CPĐT địa ốc Phú Quý), Trần Cát Tường (Giám đốc Công ty Lava Smile), và Tăng Khánh Tân (Giám đốc Công ty CPDV BĐS Bảo Nam) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, vợ chồng An sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa chỉ 530A Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. Năm 2020, công trình tại đây được cấp phép xây dựng với 5 tầng, nhưng sau đó An cùng Vinh và Toàn đã lập thiết kế mới, tăng thêm một tầng trái phép và chia thành 57 căn hộ. Do giấy tờ nhà đất đã thế chấp ngân hàng nên họ không thể công chứng hợp đồng mua bán. Để hợp thức hóa, An thỏa thuận với Vinh cho công ty Phú Quý ký biên bản chứng nhận hợp đồng, và nhân viên công ty này rao bán các căn hộ trên mạng.
Nhiều khách hàng tưởng rằng đây là giao dịch mua bán căn hộ, nhưng khi ký hợp đồng thì phát hiện đó là hợp đồng cho thuê dài hạn 50 năm. Dưới sự trấn an của môi giới rằng quyền lợi sẽ như mua bán, nhiều người vẫn chấp nhận ký hợp đồng. Khi công ty Phú Quý ngừng hoạt động môi giới, An chuyển sang hợp tác với Tường và thuê Công ty Lava Smile ký chứng nhận hợp đồng. Tuy nhiên, Lava Smile chỉ có chức năng trong lĩnh vực y tế và nha khoa, không hoạt động bất động sản.
Vợ chồng An đã ký 57 hợp đồng cho thuê dài hạn và bán tầng xây dựng trái phép cho 9 người, thu về hơn 50 tỷ đồng. Trong đó, Vinh nhận 1,2 tỷ đồng, và Tân nhận 150 triệu đồng. Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ vụ án.
Tumblr media
0 notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
Tham khảo tuyển chọn những văn mẫu hay Phân tích vẻ đẹp nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải. Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết I. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác phẩm và nhân vật cô Hiền: - Vị trí: nhân vật trung tâm. - Vai trò: kết tinh cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. - Mô tả khái quát về nhân vật: Nhân vật cô Hiền được miêu tả ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau của dân tộc. Trải qua thời gian nhiều biến động, phẩm chất và nét đẹp của một người Hà Nội vẫn tỏa sáng, như nhất, không hề phôi pha trong con người này. II. Thân bài: Phân tích - Nếp sống thanh lịch dù thời cuộc có đầy biến động. + Cái ăn + Cái ở + Cái mặc - Thông minh, tỉnh táo và thức thời: + Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở. + “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”. + Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước. • Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách. • Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai. - Có đầu óc thực tế, sự trung thực, thẳng thắn: + Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông. + Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường. + Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”. + Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái. + Khi cháu là cán bộ cách mạng về chơi, chồng và con gọi là "đồng chí", bà nhắc nhở phải gọi là "anh Khải" => biết nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất, thức thời nhưng không xu thời. + Khi cháu - người cách mạng hỏi về cuộc sống mới khi giải phóng, bà nhận xét thẳng thắn, sắc sảo, không giấu diếm. - Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội: + Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng” + Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”. => Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng => biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành. Lưu ý: Các em có thể chọn thêm dẫn chứng để chứng minh. III. Kết bài: Đánh giá về nhân vật và đặc sắc nghệ thuật - Nhân vật cô Hiền trong "Một người Hà Nội" được soi chiếu ở nhiều thời điểm lịch sử. Mỗi thời điểm đầy biến thiên ấy như thứ nước rửa ảnh làm hiện hình nổi sắc những nét đẹp bất diệt: sự thanh lịch, sang trọng trong nếp sống, cách nói năng; trí thông minh, sự tỉnh táo, thức thời; đầu óc thực tế, trung thực, thẳng thắn...của cô. - Đặt cô Hiền trong những biến động của lịch sử, nhà văn đã soi chiếu số phận của một dân tộc qua cuộc đời của một cá nhân: + Cái nhìn hiện thực mới mẻ + Quan niệm về con người, niềm tin vào sự bất tử của những nét đẹp văn hóa truyền thống. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ cá thể hóa (lời nói của cô Hiền logic, rõ ràng thể hiện sự sắc sảo, thông minh, tự tin, am tường nhân thế). - Liên hệ ngắn gọn với "chân dung người Hà Nội" hiện nay (ý mở rộng). Top 2 bài văn mẫu hay nhất tuyển chọn phân tích vẻ đẹp của cô Hiền Bài số 1: Nét đẹp của văn hóa kinh kì xưa và nay đã và đang làm rung động bao trái tim người nghệ sĩ, trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật của thơ văn, họa và nhạc... Nguyễn Khải cũng là một nhà văn nhiều duyên nợ với mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy. Nhà văn từng tâm sự, ông đã sống với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường của hiện thực đất nước, "thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi...". Đặc biệt, với Nguyễn Khải, Hà Nội đẹp nhất ở những con người hào hoa, có bản lĩnh, tinh tế trong ứng xử, nhưng cũng đầy nghị lực kiên cường, thiết tha yêu Thủ đô, đất nước thân thương.
Cảm nhận đó của nhà văn được thể hiện tập trung trong nhân vật bà Hiền - một người Hà Nội. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, bà Hiền đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội, cái bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. Bà sống thẳng thắn, chân thành, giàu tự trọng. Nét đẹp của người Hà Nội ấy như bản chất tự nhiên bộc lộ ngay trong chính cuộc sống đời thường của một người vợ, người mẹ. Là người phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du với nhiều văn nhân nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông, bà Hiền "chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc". Người ta kinh ngạc vì nghĩ theo thói thường, còn bà Hiền không ham danh lợi, sự tính toán. Ông giáo tiểu học - mẫu người mô phạm, khiêm nhường - là mẫu người phù hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình - quan niệm chỉ có ở một người nghiêm túc với hôn nhân, đặt trách nhiệm "làm vợ", "làm mẹ" lên trên mọi thú vui khác. Tình yêu của bà Hiền cũng là một tình yêu sáng suốt của người mẹ giàu tự trọng, biết nhìn xa trông rộng. Cái thời người Việt Nam thích đẻ nhiều con thì bà Hiền lại có cái quan niệm khác người - bà không tin "trời sinh voi sinh cỏ", mà cho rằng con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng có thể "sống tự lập". Trong gia đình, bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin vì bà hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ. Trước ứng xử của một người cháu đối với vợ mà theo bà là sự "bắt nạt quá đáng", bà thẳng thắn phê bình và bảo: "Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao". Trong cách dạy con, bà dạy từ những cái nhỏ nhất. Chuyện ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh... chỉ là những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt đối với nhiều người. Bà Hiền thì khác, bà coi đấy là văn hóa sống, văn hóa người, hơn thế, đấy là văn hóa của người Hà Nội. Bà nhỏ nhẹ nhắc nhở: "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng". Cái "chuẩn" trong suy nghĩ của bà Hiền là "lòng tự trọng". Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống hèn nhát, ích kỉ. Khi được hỏi: "Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?". Bà Hiền trả lời: "Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng". Và bà cũng lại chấp nhận khi em Dũng - con trai thứ hai của bà cũng muốn tiếp bước anh: "bảo nó đi tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó". Với bà Hiền, con người đánh mất lòng tự trọng thì chỉ còn cái chết - cái chết tâm hồn. Bà Hiền tôn trọng danh dự của con, hiểu con nên chấp nhận để con ra chiến trường nhưng bà không che giấu nỗi đau lòng, không vờ vui vẻ ồn ào. Với bà, đấy là quyết định thật khó khăn nhưng hợp lí. Đó cũng là một quyết định của "một người Hà Nội" thiết tha yêu đất nước. Đặt tên truyện là Một người Hà Nội, có lẽ nhà văn Nguyễn Khải như muốn khắc đậm cái bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội. Người đọc nhận ra "chất Hà Nội" ở bà Hiền còn bởi cái nét văn hóa lịch lãm, sang trọng trong cách bài trí phòng khách cùa bà: vừa cổ kính, quý phái và tinh tế, "suốt mấy chục năm không hề thay đổi" - một không gian hẹp nhưng lưu giữ cái hồn của mảnh đất kinh kì. Cuộc sống biến động từng ngày, khó khăn theo những đổi thay khôn lường. Lối sống của một số người Hà Nội trong thời "kinh tế thị trường" khiến người ta - nhất là với những người yêu Hà Nội, không khỏi thất vọng (như những người mà nhân vật "tôi" quên đường phải hỏi thăm, anh chàng đi xe đạp, cô ca, gái anh bạn...). Nhưng với bà Hiền, không chỉ làm ấm lòng người được bởi chính nét đẹp mang cốt cách người Hà Nội cùa mình, bà còn xua đi cái ấn tượng "hơi nghiệt" của người cháu - của người đọc bằng thái độ ung dung, tự tại, bằng sự khôn ngoan sâu sắc của trí tuệ. Bà nói về luật tự nhiên, về niềm tin: Hà Nội "thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi", bà "khiêm tốn và rộng lượng", hòa mình với cảnh sắc Hà Nội "trời
rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt", bà đang lau chùi cái bát cổ để cắm hoa thủy tinh. Sự hài hòa đó là cái duyên riêng Hà Nội, nét quyến rũ cua Hà Nội khiến người xa Hà Nội phải kêu thầm "thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội". Tác giả gọi bà Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội. Nói đến hạt bụi - người ta liên tưởng tới sự bé nhỏ, tầm thường, ít ai nhận thấy và cũng chẳng có giá trị gì. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé, khiêm nhường nhưng lại mang giá trị quí báu - là tinh túy của giá trị cuộc sống. Bao nhiêu hạt bụi vàng sẽ hợp lại thành những "ánh vàng" chói sáng. Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở bà thấm sâu cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như bà đã là "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đỏ ở mỗi góc phố Hà Nội", tất cả đang "bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng". Văn chương khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân, trọng tâm phản ánh là con người, là đặc điểm, bản chất, cách ứng xử của con người trong những tình thế lịch sử nhất định. Một người Hà Nội là tác phẩm văn chương như thế. Nhân vật trung tâm là bà Hiền với những chặng đường đời song hành cùng những biến động lớn lao của đất nước. Nhà văn đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử. Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách là một công dân, bà chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. Là một người Hà Nội, bà đà góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa - tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch của "người Tràng An". Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó. "Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải". Nhận xét này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Bài số 2: Nguyễn Khải là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm “Mùa lạc”,“Một chặng đường”,“Tầm nhìn xa”. Trước năm 1978, tác phẩm của Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, tốt – xấu, ta – địch. Từ năm 1978 trở về sau, tác phẩm của ông là cái nhìn trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận cái hiện thực xô bồ, hối hả, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ. Từ đó nhà văn khẳng định những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Nhân vật bà Hiền trong tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận ấy của nhà văn. Tác phẩm “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của Hà thành. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Khải đã nói lên biết bao nhiêu điều có tính triết lý về sự thay đổi của thời gian, không gian nhưng vẻ đẹp của con người và vốn văn hóa cùng tính cách người Hà Nội mãi là giá trị tinh thần không thay đổi. Nhân vật cô Hiền vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan, thời trẻ là một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, mở xalông văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành. Cô là con người trí thức, hiểu biết rộng, là con người có “bộ mặt tư sản”, một cách sống rất tư sản: “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Cái ăn cũng không giống với số đông: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đây là một lối sống nền nếp, lịch lãm, nhìn thì cứ ngỡ là tư sản nhưng thực chất cô Hiền không phải là tư sản bởi vì “Cô không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản”.
Cô làm ăn lương thiện với cửa hàng hoa giấy do chính tay tự làm và các con phụ giúp. Trong quan hệ với người làm, chủ và tớ “dựa vào nhau mà sống”. Tình nghĩa như người trong họ. Đây chính là vẻ đẹp của người lao động chân chính, có nhân có nghĩa. Vẻ đẹp của cô Hiền được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện cá tính đặc biệt nhất quán. Khi hòa bình lập lại 1955, nhân vật “Tôi” từ kháng chiến trở về. “Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. Người thì tìm những vùng đất mới để làm ăn, sinh sống. Riêng gia đình cô Hiền vẫn ở lại Hà Nội “Họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác”. Đây chính là sự gắn bó máu thịt, tình yêu của cô đối với Hà Nội. Hay sau kháng chiến chống Mỹ, mỗi bận nhân vật “tôi” từ Sài Gòn trở về Hà Nội, bà băn khoăn hỏi “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá như thế nào, dân tình thế nào ?”. Cứ ngỡ đó chỉ là câu hỏi xã giao nhưng thực chất là chứa đựng tất cả những đau đáu, phấp phỏng và hi vọng về tương lai Hà Nội. Nhân vật bà Hiền mang vẻ đẹp thanh lịch của người đất kinh kỳ. Đó là vẻ đẹp có trong bản thân nhân vật và được nhân vật không ngừng ý thức vun đắp. Đúng như câu ca xưa viết về con người Hà Nội: “Chẳng thơm cũng thể hoa làiChẳng lịch cũng thể con người Tràng An” Vẻ đẹp thanh lịch đó được thể hiện ở cách bà nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng… Điều này thật khác với cách sinh hoạt của gia đình nhân vật xưng tôi “Cứ việc sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát mắng con cái, nhồm nhoàm, hả hê, không phải theo một quy tắc nào cả”. Với bà Hiền đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là văn hóa sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”. Bà còn nói làm người Hà Nội thì phải “biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”. Đây không phải là biểu hiện của sự kỹ tính mà thể hiện nét tinh tế của một người có văn hóa. Vẻ đẹp thanh lịch ấy còn thể hiện qua lối sống, qua những thói quen lịch lãm rất Hà Nội. Dường như sự lịch lãm ấy như dòng máu chảy trong huyết quản của bà qua bao thời gian. Thời thiếu nữ thì mở xalông văn chương, khi về già thì tĩnh tâm hưởng ngoạn cái đẹp, trang trọng giữa nhịp sống xô bồ, náo nhiệt với hình ảnh ngồi “Tỉa thủy tiên mỗi khi xuân về”, qua không khí căn phòng khách cổ kính, trang trọng với “Bình phong bằng gỗ chạm… Cái sập gụ chân quỳ … Cái lư hương đời Hán”. Tất cả đều tinh tế và quý phái đậm hồn Hà Nội. Sau chiến tranh, giữa đời thường là vẻ đẹp của một bà Hiền bình dân như bao con người khác “Áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, khăn len buộc đầu”. Nhưng điều đáng quý ở bà là quan niệm sống “Xã hội lúc nào cũng phải có một gia tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị”. Đây là một quan niệm đẹp về cái chuẩn thanh lịch. Khác với kiểu buông tuồng. Bữa tiệc chiêu đãi hai anh lính từ chiến trường miền Nam trở về đã giúp tác giả nói lên được vẻ đẹp ấy, đó là vẻ đẹp thanh lịch đúng chuẩn của con người Hà Nội. “Các ông mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cổ thắt caravat, các bà lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc, đeo dây đi lại uyển chuyển”. Vẻ đẹp này không chỉ là vẻ đẹp một thời mà là cả một đời, nó sẽ là vẻ đẹp trầm tích văn hóa cho một thời vàng son của lịch sử. Ngoài vẻ đẹp thanh lịch quý phái, ở bà còn toát lên vẻ đẹp của bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh sống của người Hà Nội, hiểu biết, nhận thức về cuộc sống hết sức thực tế. Là người phụ nữ nhưng bà mạnh mẽ, chủ động, tự tin, dám là chính mình. Trong hôn nhân bà chủ động lấy một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ. Bà nào chọn ai trong số đám văn nhân một thời vui chơi ? Sự kiện ấy làm cả Hà Nội “kinh ngạc”. Bà tính toán việc sinh con đẻ cái sao cho hợp lý, đảm bảo tương lai con cái. Nếu trong thời kỳ phong kiến vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ thì trong xã hội hôm nay, bà Hiền luôn đề cao người phụ nữ “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”.
Bà cũng quyết định luôn cái kinh tế gia đình trong cái buổi giao thời đầy phức tạp. Ông chồng định mở tiệm máy in trong khi nhà nước đang có ý “không thích cá nhân làm giàu”. Bà nhanh chóng cản ngăn “Ông muốn làm ông chủ ở cái chế độ này à?”. Đây chính là cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của con người biết nhìn xa trông rộng. Bản lĩnh ở bà còn là tính thẳng thắn. Bà bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề. Theo bà “Chính phủ can thiệp quá nhiều vào việc của dân quá, nào là phải tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối”. Bà cũng nhận ra cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ “không thích cá nhân làm giàu”. Đây chính là thái độ nói thẳng nói thật của con người trung thực, có cái nhìn sâu sắc với thời cuộc. Vẻ đẹp của bà Hiền còn là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con người Hà Nội luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình. Lòng tự trọng ấy được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của bà về hai người con đi bộ đội. Khi anh Dũng xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu, bà nói với nhân vật “tôi”: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường bà cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Bà muốn sự công bằng như bao bà mẹ khác “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”. Là người mẹ ai mà không yêu con, không muốn con gặp gian nguy, bất trắc nhưng ở đây bà Hiền muốn dạy con đừng bao giờ sống đớn hèn, sống bám vào sự hi sinh của người khác là sống đáng hổ thẹn. Lòng tự trọng không cho phép con bà sống hèn nhát, ích kỷ. Ở đây bà còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở bà Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc. Đây là một cách ứng xử rất nhân bản. Bà còn là con người luôn lưu giữ những niềm tin vào cuộc sống. Dù sống trong cơn lốc thị trường làm xói mòn đi nếp sống của người Hà Nội ngàn năm văn vật nhưng nó không làm lay chuyển được ý thức của con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Bà quan niệm rằng “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đấy chính là niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền. Nhà văn còn đem hình ảnh cây si cổ thụ vào phần cuối của truyện với thái độ ngợi ca nhân vật với sự trân trọng những giá trị tâm linh. Cây si bật gốc đổ lên mái đền Ngọc Sơn nhưng nhờ vào tình yêu và niềm tin của con người mà nó đã sống lại. Sự sống lại cây cổ thụ là niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. Những giá trị văn hóa bền vững sẽ không mất đi, nhà văn ao ước những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ lung linh chói sáng những ánh vàng”. Làm nên thành công của tác phẩm nói chung và xây dựng nhân vật bà Hiền nói riêng là nhờ vào ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, có tính cá thể hóa. Nhà văn ít miêu tả, chủ yếu là kể, kể bằng quan sát, phân tích và bình luận sắc sảo giàu ý nghĩa. Giọng điệu trần thuật mang tính trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh, mang đậm yếu tố tự truyện qua “cái tôi”, (giọng kể tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự nhiên tăng tính chân thật, khách quan.) Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau.
Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
0 notes
thiendoanng · 3 months ago
Text
295 / TÌNH MỘNG MƠ
Nhớ thương hỡi ai đêm mơ mộng ,
Vòng môi mềm đỏ mọng ước ao .!
Hiu hiu gió đẩy cành đào ,
Mùi hương trái cấm dạt dào cánh hoa .!
Chiều ảm đạm mù lòa sương ám ,
Áng mây bay tản mạn lưng đồi .
Nụ hôn đắm đuối lã lơi ,
Hồn hoang bay bỗng xa vời thế gian ?
Say sưa chuốt nồng nàn dong ruổi ,
Trông thơ ngây giọng nói môi cười .
Mặt mày hớn hở xinh tươi ,
Choàng tay âu yếm vạn lời yêu đương .!
Em tha thiết mùi hương khát vọng ,
Môi kề trống dục dóng liên hồi ..!
Dập dồn ân ái buông trôi ,
Sóng cuồng bão tới rạng ngời phong ba ..!
Vi vu gió rập rà muốn ngó ,
Đơ điếng người bày tỏ cùng ai ...?...!
Lung lay cánh cửa không gài ,
Không gian đen tối miệt mài chăm hăm ...?
Huống chi tối trời trăng sáng tỏ ,
Muốn tường tận cho rõ tình ta .?
Mây kia bàng bạc cũng là ...,
Mặc cho thiên hạ mặn mà thâu canh ...?
Côn trùng lũ ngoài mành thức trắng ,
Tiếng kêu buồn than vắn thở dài ...!
Cuộc đời khốn đốn bi ai ,
Trên giành dưới giật muôn loài giết nhau ...!
Tràn trề mộng màn đêm hoang dại ,
Dạt dào ân ái mãi tuôn trào ...?
Ngọt ngào tha thiết biết bao ,
Mến yêu dâng cả thương trao trọn đời ...!
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 04 tháng 4 năm 2016
Tumblr media
0 notes
7mcntructiep · 8 months ago
Text
https://iEuro2024.com/7m-cn-truc-tiep | Livescore tỷ số trực tuyến 7M Sports nhanh nhất
7m . cn đã chính thức ra mắt với tính năng tường thuật trực tiếp các tỷ số trực tuyến cùng với chi tiết về tất cả các trận đấu và giải đấu lớn nhỏ trên toàn thế giới, đáp ứng nhu cầu và sở thích của cộng đồng người hâm mộ bóng đá.
CEO: Aviv Nguyễn Đồng tác giả: Ayala Khánh Vi - Chuyên gia soi kèo & chia sẻ kiến thức cá cược
Address: 45D/24 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh Hotline: (+84)814822201 Email: [email protected] Website: https://ieuro2024.com/7m-cn-truc-tiep Post code: 72308
1 note · View note
dinhthang · 10 months ago
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN
Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản.
Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6. …
NguyênLiệuLàmThuốc #ChữaĐiLỏngĐauBụng #ChữaPhùThũng #ChữaSốtRét #ChữaTêThấpVàĐauNhức #GiảiNhiệt #ThôngTiểuTiệnvàThôngMật #ThuốcBổBồiDưỡng
0 notes
bengoan · 10 months ago
Text
0476/ VỀ THĂM QUÊ MẸ
Rồi mai mốt về thăm quê mẹ , Hàng cau che, nắng hé sau hè . Lúc chào đời khóc tiếng oe oe , Vang vọng ru hời câu vè từ thuở …
Xóm làng cạnh bên sông đào nho nhỏ , Cứ độ mưa về nước đổ thuyền trôi . Ùn ụn mây bay gió cuốn lưng đồi , Cây cối xác xơ khắp nơi oằn oại .
Nhìn lên mái tranh bao quanh làn khói , Từ căn nhà lá bên cội góc tường . Gà con ướt nhói cùng mẹ dầm sương , Đuổi bắt con mồi sau nương tìm kiếm …
Quê hương nhắc đến nao lòng xao xuyến , Nhớ trước sân trường che kín hàng me , Dòng sông tắm mát sau buổi nắng hè , Tung tăng nô đùa cập kè bơi lội .
Trăng vằng vặc mây che mờ giăng lối , Thầm lặng đêm buồn gió thổi vi vu Anh đã dìu em dưới bóng sương mù Sân đình khuất che âm u chìm đắm…
Ôn lại kỷ niệm thiếu thời xa lắm , Đang còn trong trắng đúng chẳn mười lăm . Đẹp đẽ biết bao như ánh trăng rằm , Ngẩn ngơ khuôn hình ngó chăm cơ thể …
Em khẽ nói nhanh khù khờ lấy để , Độ mấy tuổi đời có thể yêu nhau .? Rung động con tim hé mối tình đầu , Vội vàng ôm eo hồi lâu ngất lịm !
No đầy trắng nõn bày ra tròn lím , Nhìn trân đắm đuối ẩn hiện gần xa … U lên căng cứng sau lớp lụa là , Mảnh đất phì nhiêu ta bà cõi thế …
Hôm đó kể từ hằng đêm đáo để , Ghì sát yêu thương không thể tách rời . Ân ái tuyệt vời ước mộng chung đôi , Đại hải trùng dương ngàn khơi bão tới…!
Quên cả đường về chìm trong bóng tối , Hư quá đi thôi tiếp nối canh dài . Lỡ xa nhau rồi thiếu thốn tìm ai , Đợi mẹ trở về ngày mai em hỏi ?
Nghe nói giật mình , làm chi nong nỗi , Nếu cha ngăn cấm cản lối hẹn hò . Sầu bi đơn lẻ trăm nhớ ngàn lo , Để khổ cho anh cơ hồ bối rối …
Chung đôi nguyện thề yêu đương diệu vợi , Dạt dào mến thương mong mỏi cõi lòng . Dù có vấp phải nghịch cảnh long đong , Mình mãi bên nhau nằm trong tình huống .
Dậy thì tuổi thanh niên làm sao cưỡng , Trời đất chan hòa đối tượng âm dương .? Cuồng nhiệt con tim cháy bỏng khôn lường , Tha thiết dâng trào đôi đường cọng hưởng …
Nghĩ lại chuyện xưa dạt dào tơ vướng , Em bước theo chồng chẳng muốn chia ly .! Nỗi niềm đớn đau bịn rịn quay về , Nước mắt trào rơi não nề cách bóng …
Thôi xin vĩnh biệt hết đường trông ngóng , Chúc mừng vu quy cuộc sống an lành . Trần gian cõi tạm vất vưởng đời anh , Nhớ mãi em yêu bất thành phu phụ …
* * * * *
Vùi sâu luyến ái giữa chốn vô thường ,
Ngày còn tuổi dại hai đứa yêu thương .
Mặc cho ngoài kia trùng dương biển động ,
Tình ta bão nỗi sóng vỗ đêm trường ...
Nguyễn Doãn Thiện Huế , tháng 6 năm 1968
Tumblr media
0 notes
aou5733 · 4 months ago
Text
Các loại fan trong fandom Đám tang Phù thuỷ
5 tháng 9 năm 2023
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
nguyensoncaa · 1 year ago
Text
Nguyễn Sơn Ca
Nguyễn Sơn Ca Tác Giả Của Gạch Bông Việt Nam, Công ty Gạch Bông Việt Nam - CTS, ra đời từ những năm 1990, đã trở thành biểu tượng của ngành gạch truyền thống Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ và đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới.Chủ yếu sản xuất gạch lát nền, ốp tường, CTS nổi bật với gạch bông cổ điển, mang đậm nét văn hóa và lịch sử Việt Nam. Website: https://cementtile.vn/vi/author/admin/ Hastag: #nguyensonca #NguyễnSơnCa Kenh Social: https://www.facebook.com/mr.sonca https://www.linkedin.com/in/nguyensonca/ https://twitter.com/nguyensoncaa https://github.com/nguyensoncaa https://www.youtube.com/@nguyensoncaa/about https://www.pinterest.com/nguyensoncaa/ https://www.twitch.tv/nguyensonca/about https://vimeo.com/nguyensonca https://scholar.google.com/citations?hl=vi&user=oZ3tTSwAAAAJ https://www.behance.net/nguyensoncaa https://dribbble.com/nguyensoncaa/about https://www.reddit.com/user/nguyensoncaa https://500px.com/p/nguyensoncaa?view=photos https://orcid.org/0009-0003-8125-3455 https://codepen.io/nguyensoncaa https://tapas.io/nguyensoncacom https://unsplash.com/fr/@nguyensoncaa https://linktr.ee/nguyensoncaa https://ko-fi.com/nguyensoncaa https://gab.com/nguyensoncaa https://issuu.com/nguyensoncaa https://peatix.com/user/19936271/view https://www.catchafire.org/profiles/2581752/ https://disqus.com/by/nguyensoncaa/about/
1 note · View note
24newspressx · 2 years ago
Text
Hỗ trợ’ AIC trong nhiều gói thầu, B.M.S là ai?
Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S không phải cái tên quá xa lạ. Đây là đơn vị nằm cùng nhóm với CTCP Công nghệ Y tế BMS của ông Phạm Đức Tu��n - người cách đây hơn 2 năm bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, CTCP Tiến Bộ Quốc Tế (Công ty AIC) và một số đơn vị liên quan, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – cựu Chủ tịch AIC, bên cạnh việc thành lập, chỉ đạo nhóm các công ty thuộc hệ sinh thái AIC để làm "quân xanh" trong đấu thầu, còn thuê nhiều đơn vị "quân xanh" tham gia dự thầu. Một trong số các đơn vị tham gia giúp sức trong nhiều gói thầu là Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S (B.M.S).
Theo đó, B.M.S đã tham gia đấu thầu 10 gói thầu tại dự án, gồm các gói thầu số 64, 65, 68, 69, 70, 72, 73, 75, 76 và 77. Trong đó, B.M.S đứng tên trúng thầu gói số 65. Vào ngày 14/8/2014, Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc đại diện Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và bà Phạm Thị Thanh Thủy – Giám đốc đại diện B.M.S ký hợp đồng số 68, trị giá 49,33 tỷ đồng. Để cung cấp thiết bị y tế vào gói thầu số 65 tại dự án, B.M.S và Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Kỹ thuật TNT ký hợp đồng mua bán thiết bị y tế số 041TB trị giá 44,31 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy khai được Hoàng Thị Thúy Nga - phó tổng giám đốc AIC - liên hệ đặt vấn đề nhờ B.M.S hợp tác, tham gia đấu thầu tại dự án. Công ty đã tham gia 10 gói thầu và trúng 1 gói thầu. B.M.S đứng tên giúp Công ty AIC trúng gói thầu số 65 nhưng không có hậu quả thiệt hại. Ngoài ra Công ty B.M.S còn ký 2 hợp đồng bán cho Công ty TCI các thiết bị cung cấp cho bệnh viện.
Bên cạnh đó, bà Thủy còn ký phát hành 13 báo giá theo mức giá do AIC yêu cầu để chuyển cho Công ty thẩm định giá Thế Hệ Mới làm căn cứ ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức giá của AIC. Sau khi AIC trúng thầu, B.M.S đã bán 14 thiết bị y tế trị giá hơn 24 tỷ cho TCI để cung cấp vào dự án, hưởng lợi hơn 807 triệu.
Hệ sinh thái nhóm B.M.S
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH Trang Thiết bị Y tế B.M.S thành lập vào năm 2001, trụ sở chính tại số 433/19 Sư Vạn Hạnh (nối dài), phường 12, quận 10, TP.HCM.
Tại thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ công ty là 10 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm Cao Thị Chuyên (23,5%), Phạm Thị Thanh Thủy (53%), Phạm Thị Tú Oanh (23,5%). Ngoài vai trò cổ đông lớn, bà Thủy (SN 1973) cũng đồng thời là Giám đốc, kiêm Người đại diện theo pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐTV công ty.
Đến tháng 10/2020, bà Thủy thoái vốn và rời khỏi các vai trò lãnh đạo cấp cao công ty. B.M.S công bố Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc mới là bà Lê Nguyễn Tường Vi (SN 1982). Vốn điều lệ công ty thời điểm này đạt 70 tỷ đồng, bà Vi cũng trở thành cổ đông lớn khi nắm 25,82% vốn B.M.S, trong khi đó bà Nguyễn Phương Anh và Phạm Thị Tú Oanh lần lượt nắm tỷ lệ 48,36% và 25,82%.
Bà Vi trước đó được biết đến là cán bộ kỹ thuật mua bán tại B.M.S, trình độ kinh tế học.
Về phía bà Thủy, dù không còn nắm các vai trò cổ đông, lãnh đạo cấp cao tại B.M.S, song bà vẫn là người đứng đầu 1 chi nhánh kinh doanh và địa điểm kinh doanh của B.M.S.  
Bên cạnh B.M.S, bà còn là cổ đông sáng lập góp 50% vốn tại CTCP Trang Thiết bị Y tế An Quân; và đại diện pháp luật tại CTCP Phát triển Dịch vụ Khám chữa Hanoi Health Capital - doanh nghiệp mà ông Phạm Đức Tuấn (em trai bà) sở hữu 20% vốn.
Đây không phải cái tên quá xa lạ. Như Nhadautu.vn từng đề cập, hồi tháng 9/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố ông Phạm Đức Tuấn - cựu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc CTCP Công nghệ Y tế BMS để làm rõ tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. 
Hiện tại, vốn điều lệ Y tế BMS đạt 80 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Ông Phạm Đức Tuấn (62,5%), bà Cao Thị Chuyên (36,88%) – mẹ ông Tuấn, Phạm Hồng Nghĩa (0,63%) – cha ông Tuấn. Người đại diện theo pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là bà Phạm Thị Tú Oanh (SN 1975) – bà còn là Giám đốc CTCP Y tế Perfecta (thành lập năm 2015).
Ở chi tiết ít ai để ý, cổ đông Nguyễn Phương Anh tại B.M.S cũng được biết đến là người nhà với ông Phạm Đức Tuấn.
Hơn 2 năm sau khi ông Tuấn bị bắt, hoạt động kinh doanh Y tế BMS có sự chững lại khi công ty không trúng thêm gói thầu nào tính riêng năm 2022. Trong khi đó, B.M.S trúng một số gói thầu như: "Mua sắm vật tư tiêu hao năm 2021-2022" tại Bệnh viện Nhân dân 115 với giá trúng gần 3,8 tỷ đồng; "Mua sắm trực tiếp vật tư y tế gói số 2" của Bệnh viện Nhi Đồng 2 với giá trúng 44 triệu đồng; "Mua sắm vật tư y tế kỹ thuật cao chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và Ngoại Thần Kinh năm 2022" tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với giá trúng thầu 24,3 tỷ đồng….
Đáng chú ý, một số gói thầu ghi nhận giá trúng bằng (hoặc gần bằng) với giá thầu là "Mua sắm túi ép các loại của Bệnh viện Nhi Đồng 1" (355,1 triệu đồng), "Mua sắm khớp nhân tạo cho Bệnh viện huyện Củ Chi" (199,5 triệu đồng), "Mua sắm bổ sung túi đựng dụng cụ tiệt trùng dùng trong y tế" (158,4 triệu đồng), "Mua sắm vật tư y tế dùng trong phẫu thuật nội soi khớp (lần 2) của Bệnh viện huyện Củ Chi" (1,4 tỷ đồng), "Gói 01: Mua 02 danh mục vật tư tiêu hao" (627 triệu đồng)....
Ngoài Hanoi Health Capital, 2 chị em bà Thủy – ông Tuấn còn từng hợp tác tại CTCP Đầu tư Tuấn Ngọc Minh. Theo đó, bà Thủy từng là Giám đốc và Đại diện theo pháp luật công ty; trong khi ông Tuấn từng là cổ đông sáng lập nắm 66,67%. Nên biết rằng, Tuấn Ngọc Minh cũng từng liên danh với B.M.S trúng gói thầu "Cung cấp vật tư y tế tiêu hao chuyên khoa Cột sống gồm 28 phần (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)" với giá trúng 27,2 tỷ đồng. 
Về tình hình tài chính, quy mô doanh thu B.M.S (mẹ) luôn đạt mức hàng trăm tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2021. Theo đó, doanh thu công ty năm 2019 đạt 752 tỷ đồng, năm 2020 đạt 534 tỷ đồng (giảm 29% so với năm 2019), năm 2021 là 307 tỷ đồng (giảm 42,5%).
Tuy nhiên, sau khi trừ đi các chi phí, lãi ròng B.M.S chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Năm 2021 dù doanh thu thấp nhất trong 3 năm, song lợi nhuận B.M.S lại đạt 198 triệu đồng, tăng 1% so với năm 2020 và cũng là con số lãi ròng cao nhất giai đoạn 2019-2021.
Trên bảng cân đối kế toán, quy mô tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2021 đạt 201 tỷ đồng, giảm 52,6% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu B.M.S đạt 83,4 tỷ đồng (tăng gần 3%); nợ phải trả 117,6 tỷ đồng, giảm gần 66%.
Tumblr media
1 note · View note
phaptang · 1 year ago
Text
Chân ngôn này có diệu dụng giúp tăng trưởng tài vật.
Nếu ai chí thành chí thiết phát nguyện trì tụng chân ngôn này 108 biến hoặc 1.080 biến hoặc 108.000 biến trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ được sở cầu sở nguyện như ý về tài bảo. Cần phải y theo pháp mà hành trì thì chân ngôn mới được linh nghiệm. Trong lúc trì tụng chớ để tâm toán loạn mà nên quán tưởng hình ảnh của CÁT TƯỜNG THIÊN NỮ. Việc chiêm bái và thờ phụng Thánh tượng của Ngài sẽ giúp cho việc trì tụng chân ngôn này được hiệu quả.
Tumblr media
Xin liên hệ để được tư vấn.
-------------------------
Nam-mô Phật-đà.
Nam-mô Đạt-mạ.
Nam-mô Tăng-dà.
Nam-mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di-Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà-la-ni.
PHẠN NGỮ
Namo Buddhàya, Namo Dharmàya, Namo Sanghàya
Namo Sri Mahà Devìya, Tadyathà
Paripurna, Cale, samanta Darsani
Mahà Vihara Gate, Samanta, Vidhàna Gate
Mahà Karyapati, Suparipùre
Sarvatha, Samanta, Suprati, Pùrna
Ayana, Dharmate, Mahà Vibhasite, Mahà Maitre
Upasamhìte, He! Tithu, samgrhìte.
Samanta Artha Anupalani.
Svaha
PHIÊN ÂM
Nam Mô Bút-đa-da
Nam Mô Đa-ma-da
Nam Mô Sang-ga-da
Nam Mô Sờ-Rì Ma-Ha Đề-Vi-Da, Tà-Dá-Tha:
Pa-Ri-Pù-Na Cha-Lê
Sa-Man-Ta Đa-Sa-Ni
Ma-Ha Vi-Ha-Ra Ga-Tê Sa-Man-Ta, Vi-Đà-Na Ga-Tê
Ma-Ha Cà-Ry-A Pa-Ti
Su-Pa-Ri-Pu-Rê
Sa-Va-Thà Sa-Man-Ta, Su-Bờ-Ra-Ti, Pur-Na
A-Ya-Na, Đa-Ma-Tê, Ma-Hà Vi-Ba-Si-Tê, Ma-Ha Mai-Trê
U-Pa-Sa-Mi-Tê, Hê! Ti-Thu, Sam-Gri-Tê
Sa-Man-Ta A-Rờ-Tha, A-Nu-Pa-La-Ni
Sóa-Ha
𝑷𝒉𝒂́𝒑 𝑻𝒂̣𝒏𝒈 - 𝑻𝒉𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒂̂̉𝒎 𝑷𝒉𝒂̣̂𝒕 𝑮𝒊𝒂́𝒐
. PHÁP TẠNG HCM: 764 Nguyễn Chí Thanh, P4, Quận 11. Hotline: 0903.268.036
. PHÁP TẠNG ĐÀ LẠT: 129 Bùi Thị Xuân, P2, TP. Đà Lạt. Hotline: 0914.951.542
. ADIVAJMI ẤN ĐỘ: BodGaya, Bihar, India
WEBSITE: www.phaptang.com
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
thiendoanng · 5 months ago
Text
0476/ VỀ THĂM QUÊ MẸ
Mai kia sẽ về thăm quê mẹ ,
Hàng cau che, nắng hé sau hè .
Lúc chào đời khóc tiếng oe oe ,
Vang vọng ru hời câu vè từ thuở ...
Xóm làng cạnh con sông đào nho nhỏ ,
Cứ độ mưa về nước đổ thuyền trôi .
Ùn ụn mây bay gió cuốn lưng đồi ,
Cây cối xác xơ khắp nơi oằn oại .
Ở trên mái nhà bao quanh làn khói ,
Từ nơi căn bếp sát cội góc tường .
Gà con ướt nhói cùng mẹ sau mương ,
Đuổi bắt tranh mồi cành vương chi chít .
Quê Hương nhắc đến nôn nao bin rịn ,
Nhớ mái sân trường che kín hàng me ,
Dòng sông tắm mát sau buổi nắng đè ,
Tung tăng nô đùa cập kè bơi lội .
Trăng treo lững lơ mây chiều ngập lối ,
Thầm lặng đêm buồn gió thổi vi vu
Anh dìu dắt em óng ánh sương mù
Sân đình ngó lên âm u mù thẳm ...
Ôn lại kỷ niệm thiếu thời lâu lắm ,
Mấy chục năm rồi đúng chẳn mười lăm .
Đẹp biết bao như mảnh trăng rằm ,
Ngẩn ngơ khuôn hình nhìn chăm cơ thể ...
Bắt chợt tỉnh bơ nói nhanh lấy để ,
Độ mấy tuổi đời có thể yêu nhau .?
Rung động con tim hé mối tình đầu ,
Vội vàng ôm eo hầu như ngất lịm !
Trắng nõn đủ đầy bày ra tròn lím ,
Nhìn sững hồn lấn xuống dần xa …
U lên căng cứng trong lớp lụa là ,
Trông mặt đỏ hây nhầy nhoà…chi rứa .?
Từ hôm đó cứ hằng đêm đôi lứa ,
Ghì sát yêu thương hai đứa thầm thì …
Oằn oại ái ân thệ nguyện khắc ghi ,
Chuốt nắn nâng niu trầm khê diệu vợi …!
Quên cả nẽo về chìm trong bóng tối ,
Hư quá đi thôi tiếp nối canh dài .
Lỡ xa nhau rồi vắng vẻ tìm ai ,
Liệu đó nghe anh ngày mai hỏi mẹ .?
Nghe nói giật mình sao mà dại thế ,
Nếu lỡ ngăn cấm khó để hẹn hò ?
Sầu đơn quạnh quẽ trăm nhớ ngàn lo ,
Khắc khoải tiêu hao tình thơ vời vợi...
Nguyện sẽ cặp đôi trong vòng tay với ,
Dạt dào yêu đương mong mỏi cõi lòng .
Sau rèm chắt chiu với ngọn đèn chong ,
Thỏa mãn cho nhau a tòng tận hưởng…
Tuổi bồng bột khi yêu đương cùng xướng ,
Trời đất chung hòa đối tượng âm dương .?
Huống hồ chúng sanh cháy bỏng khôn lường ,
Tha thiết dâng trào đôi đường tơ vướng…
Nghĩ lại chuyện xưa nằm trong tình huống ,
Em bước theo chồng chẳng muốn chia ly .!
Nỗi niềm yêu thương mộng ước xuân thì ,
Trở lại nơi đây người đi vắng bóng …?
Xin vĩnh biệt , hết đường trông ngóng ,
Ngày trước thương trao ước vọng tò mò …
Nay đã sang sông bỏ lại thân cô ,
Những lúc ban đầu chuyện trò… âu yếm ….!
Ân ái vùi sâu trong cõi vô thường ,
Ngày còn tuổi dại lời hứa yêu thương .
Mặc cho ngoài kia trùng dương biển động ,
Tình ta bão tố sóng vỗ miên trường ...
Nguyễn Doãn Thiện
Huế , tháng 6 năm 1965
Tumblr media
0 notes
thuecanho · 1 year ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Cho thue can ho Quan 4 gia re vi tri trung tam uu dai gia thue cho sinh vien hay nguoi thue ky hop dong lau dai day du tien ich chat luong
Chúng tôi hiện đang cung cấp căn hộ 1 phòng ngủ với giá tốt tại Trung tâm Quận 4, với nhiều ưu đãi đặc biệt:
Giá chỉ từ 6 triệu 800 nghìn đồng đến 8 triệu 300 nghìn đồng cho căn hộ 1 phòng ngủ.
Các căn hộ được trang bị đầy đủ tiện nghi bao gồm máy giặt riêng, lò vi sóng, bếp âm tường, tủ lạnh, máy lạnh, máy nóng lạnh, giường đ��m... Bạn chỉ cần mang vali vào ở mà không cần phải lo lắng về các thiết bị gia đình.
Vị trí đắc địa tại Bến Vân Đồn, gần Cầu Ông Lãnh, thuận tiện di chuyển đến Quận 7, Quận 1, Quận 8 và các trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Luật... Gần Bitexco Financial Tower, tiện ích xung quanh đầy đủ.
Tiện ích căn hộ bao gồm hầm xe rộng, cửa ra vào bằng vân tay, hệ thống camera an ninh đảm bảo yên tĩnh và an ninh. Giờ giấc tự do, không chung chủ, giúp bạn thoải mái sinh hoạt.
Đặc biệt, chúng tôi có ưu đãi hỗ trợ cọc 1 triệu đồng và trả góp cọc cho hợp đồng 12 tháng.
Liên hệ số điện thoại 0976404451 (Huy) qua Call hoặc Zalo để biết thêm chi tiết và đặt lịch xem căn hộ. Hãy nhanh tay liên hệ để có cơ hội sở hữu một căn hộ tốt với giá hấp dẫn tại Trung tâm Quận 4.
Bạn là người đang tìm kiếm một căn hộ Quận 4 cho thuê vậy thì đừng chờ chi mà không truy cập ngay vào địa chỉ https://thuecanho123.com/ho-chi-minh/quan-4.html để tìm kiếm cho mình một căn hộ phù hợp nhất tại Quận 4 để thuê.
1 note · View note
bangquangcao · 1 year ago
Text
Pano quảng cáo ngoài trời – Tất tần tật về Pano quảng cáo ngoài trời
Bảng quảng cáo ngoài trời là một trong những hình thức quảng cáo được rất nhiều nhãn hàng lựa chọn và triển khai cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Đây là loại hình quảng cáo giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng tiêu dùng mỗi ngày và từ đó vị thế của thương hiệu cũng được nâng cao. Hãy cùng Nam Long ADV tìm hiểu tất tần tật về pano quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam và các thông tin quan trọng nhất.
1. Pano quảng cáo là gì?
Pano quảng cáo là một trong những hình thức biển quảng cáo tấm lớn xuất hiện trên những con đường phố và các vị trí trọng điểm. Các bảng ban ngày thường dùng vật liệu Hiflex in phun, đối với những mẫu quảng cáo ban đêm thường sẽ dùng đèn led hoặc đèn pha chiếu sáng.Pano quảng cáo ngoài trời tại ga Thanh Hoá – Ảnh: Nam Long Advertising
2. Một số đặc điểm của pano quảng cáo ngoài trời
2.1. Vị trí đặt
Pano quảng cáo ngoài trời thường được đặt trong phạm vi nội đô thành phố với đa dạng loại hình như tấm Pano một mặt, hai mặt,… Và thường được dựng bằng những cột bê công kiên cố hay ốp vào tường các tòa nhà cao tầng. Bảng pano quảng cáo có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu với số lượng lớn và tần suất rất cao.Trụ pano quảng cáo tại cầu vượt An Sương – Ảnh: Nam Long Advetising
2.2. Kích thước Pano quảng cáo
Kích thước của bảng quảng cáo ngoài trời được quy định tương đối nghiêm ngặt. Có nhiều kích cỡ khác nhau thích hợp với từng địa điểm triển khai quảng cáo pano khác nhau.
Đối với khu vực ở nội đô thì chiều cao phải đạt từ 5,0m và chiều cao tối đa là 10m đổ lại, tính từ mặt đường tới mép dưới của biển quảng cáo Pano.
Đối với những khu vực ngoại ô cụ thể những vị trí ở quốc lộ, huyện lộ và tỉnh lộ, diện tích quảng cáo từ 40 tới 200m2 và chiều cao từ mặt đường tới mép dưới của biển quảng cáo phải đạt từ 8 đến dưới hoặc bằng 15m.Pano quảng cáo tại Vòng Xoay Chợ Đà Lạt – Ảnh: Nam Long Advertising
>>>Xem thêm: Kích thước pano quảng cáo
2.3. Kết cấu của một Pano quảng cáo hoàn chỉnh
Về mặt kết cấu thì chủ yếu là những biển pano quảng cáo được cố định vào mặt tường hoặc có thể được dựng lên cao bằng những cột bê tông. Nguyên vật liệu của quảng cáo Pano thường dùng là Hiflex (chất liệu bạt), sắt, thép, nhôm,… Một số quảng cáo còn được bố trí thêm đèn chiếu sáng vào ban đêm.
Do vậy, kết cấu của một biển quảng cáo ngoài trời hoàn chỉnh chính phải được làm từ những nguyên vật liệu tốt nhất để có thể chống chọi với thời tiết trong thời gian dài và khó đổ ngã. Bên cạnh đó, kỹ thuật in pano quảng cáo cũng phải được chú trọng.Pano quảng cáo tại trung tâm Hoa Viên – Ảnh: Nam Long Advertising
2.4. Thời gian đặt pano quảng cáo thông thường
Pano quảng cáo ngoài trời cần được thực hiện trong một khoản thời gian nhất định. Thông qua hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết với đơn vị thi công quảng cáo Pano, thời gian thi công và triển khai sẽ không có mức cố định.
Tumblr media
3. Các loại hình pano quảng cáo ngoài trời
Pano quảng cáo sẽ được chia thành hai loại chính gồm pano quảng cáo một cột và pano quảng cáo ốp tường.
3.1 Pano quảng cáo một cột
Pano quảng cáo một cột được thiết kế gồm một tấm bảng pano có kích thước lớn, có nội dung truyền thông trên 1,2 hoặc 3 mặt được phủ lên trên một khung sắt chắc chắn. Tấm bảng được đặt trên một trụ cột pano được làm từ bê tông cốt thép để nâng tấm bảng lên cao. Tầm nhìn của bảng sẽ được xa hơn và dễ dàng thu hút được người qua lại ở khu vực này.
Diện tích của loại pano này rất đa dạng, tuỳ thuộc vào vị trí đặt cột bảng quảng quảng, thường nằm trong khoảng 40 – 200m2. Tại những khu vực nội thành, nội tỉnh thì diện tích sẽ nhỏ hơn so với khu vực ở đường cao tốc và quốc lộ.
Chiều cao dao động từ 8 – 15m từ mặt đường đến mép dưới của bảng.
Chất liệu thường được dùng là loại bạt Hiflex chống thấm nước và khả năng chịu lực tốt.Hình ảnh pano quảng cáo một cột tại Nguyễn Công Trứ – Ảnh: Nam Long: Advertising
3.2 Pano quảng cáo ốp tường
Pano quảng cáo ốp tường được thiết kế gồm một bảng pano được ốp vào khung sắc và gắn vào bề mặt bên hông của tường các toà nhà ở mặt đường. Loại hình này được sử dụng nhiều ở các khu vực nội thành trung tâm thành phố.
Diện tích dao động từ 40 – 80m2. Loại hình này tiết kiệm được không gian diện tích, phù hợp với mỹ quan của đô thị, thích hợp tại những địa điểm đông đúc.
Chiều cao sẽ phụ thuộc vào chiều cao của toà nhà lắp bảng
Chất liệu cũng được dùng từ loại bạt Hiflex chống nước và chịu lực tốt.Bảng quảng cáo ngoài trời tại ngã tư Âu Cơ – Ảnh: Nam Long Advertising
4. Nam Long ADV – Tự hào đơn vị chuyên cung cấp pano quảng cáo ngoài trời uy tín, chất lượng 
Nam Long ADV tự hào là công ty chuyên cung cấp dịch vụ pano quảng cáo ngoài trời với chi phí hợp lý, dịch vụ tận tâm, hỗ trợ tận tình. Ngoài ra hiện nay chúng tôi đang có chương trình trợ giá mùa dịch với chiết khấu ưu đãi dành cho các doanh nghiệp khi đồng hành cùng chúng tôi.
Bạn không cần lo lắng phải băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu. Dịch vụ cho thuê bảng quảng cáo ngoài trời Nam Long sẽ hỗ trợ từ khâu từ tư vấn thực thi đến bảo hành sản phẩm sau chiến dịch.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và báo giá mới nhất !
Xem chi tiết bài viết: https://chothuebangquangcao.com/pano-quang-cao-ngoai-troi/
0 notes
danhnhan · 1 year ago
Text
-Nguyễn Ánh
- Ông vua siêu may mắn.
Sự may mắn của vua Gia Long nằm ngoài các định luật thông thường, chỉ có thể nói rằng là bậc có "chân mệnh đế vương". Điểm sơ qua mấy lần thoát chết tiêu biểu :
-Lần 1, năm 1777 cả gia tộc bị Tây Sơn thảm sát, mình Nguyễn Ánh sống sót. Ổng mới 17 tuổi chạy ra Phú Quốc trốn thì quân Tây Sơn lùng sục khắp nơi muốn nhổ cỏ tận gốc. Nguyễn Ánh thiếu thốn đủ thứ, chỉ còn biết cầu nguyện: "Nếu trời cho ta làm vua thì hãy ban nước ngọt và lương thực". Trong lúc tuyệt vọng, ổng dùng gươm cắm sâu xuống khe đá. Chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt ra nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ào ạt. Chưa hết, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp Ánh có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm. Để ghi nhớ sự kỳ diệu này, dân trong vùng gọi đây Giếng Tiên.
-Lần 2, có lúc Nguyễn Ánh phải sống như ăn mày, Nguyễn Văn Thành chấp nhận dẹp bỏ sĩ diện của một người nho nhã, đi làm cướp để nuôi Ánh đến nỗi bị dân đánh suýt chết.
-Lần 3, Nguyễn Ánh trực tiếp so tài cùng Nguyễn Huệ, bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời hoa lá hẹ. Thuyền chiến của Nguyễn Ánh, kể cả xịn hay dỏm, lớn hay nhỏ, đều bị Nguyễn Huệ đánh chìm và tịch thu. Binh sĩ Nguyễn Ánh sợ Tây Sơn liền bỏ chạy quắn đít, còn mỗi Nguyễn Ánh xui xẻo bị kẹt lại ở Định Tường do ngựa sa lầy xuống bùn. May sao Huỳnh Đức liều chết quay lại cứu. Huỳnh Đức một mình lớn tiếng thách thức quân Tây Sơn lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả rừng, khiến quân Tây Sơn sinh khó hiểu, sợ có mai phục nên rút lui. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được. Đêm đó Nguyễn Ánh ngủ gục trên đùi Huỳnh Đức, ông thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ, chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như thành viên của hoàng gia. :)).
Trong một lần giao tranh, Huỳnh Đức bị chính tay trùm cuối Nguyễn Huệ bắt sống. Huệ cũng rất thích ông nên thu dụng, nhưng ông bảo là chỉ đánh quân Trịnh chứ quyết không phản Nguyễn Ánh. Về sau khi cùng Nguyễn Huệ thành công đánh quân Trịnh rồi, đã trả cái ơn không giết, Huỳnh Đức rời bỏ Tây Sơn sang đất Thái để tìm chúa cũ. Ông bất ngờ khi Nguyễn Ánh vừa về Sài Gòn. Vua Thái muốn giữ ông lại nhưng ông vẫn ra đi để tìm cho được Nguyễn Ánh phò tá mới thôi.
-Lần 4, Nguyễn Ánh sau khi liên
tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên thì lực lượng tan rã gần hết. Các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngả. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cỡi trâu qua sông. Sau đó lênh đênh trên biển mấy ngày, sắp chết khát thì gặp lúc... sông Cửu Long đổ nước ngọt ra khơi.
-Lần 5, thủy quân Tây Sơn do Trương Văn Đa rút kinh nghiệm nên càng tổ chức vây chặt đảo Cổ Long. Đảo bị vây 3 vòng mà Nguyễn Ánh không còn cả quân thủy lẫn bộ để bật lại. Đúng lúc đó bão lớn đến, thuyền Tây Sơn bị đắm phải quay về, trong khi ổng hì hục chèo forever alone giữa biển cả mênh mông chạy sang đảo Cổ Cốt thì lại thoát.
-Lần 6, Ánh đóng giả ngư dân trốn Tây Sơn ở cù lao Ông Chưởng, tuy nhiên khi thấy một cô gái sắp chết đuối liền ga lăng bay ra cứu. Sau màn thể hiện đầy nam tính vừa rồi, cô gái tên Tố Lan đổ cái rầm như một cây chuối bị sét đánh và Ánh bị kéo về nhà làm chồng theo tục lệ nơi đây. Ông cha vợ nuôi ăn ở, giúp che giấu, đồng thời đi tìm các tướng đang lưu lạc cho Ánh.
-Lần 7, Tây Sơn phát hiện nơi ẩn náu ở Đá Chồng, sắp tóm được Ánh thì Lê Phước Điển tình nguyện mặc đồ ổng để ra hy sinh lừa Tây Sơn. Điển bị chém đầu, còn ổng tiếp tục thoát sang đảo Cổ Long.
-Lần 8, Nguyễn Ánh bại trận ở sông Ngã Bảy phải chạy qua nước Chân Lạp. Tây Sơn đuổi theo, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.
-Lần 9, trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh có linh cảm bọn mọi Xiêm sẽ bại trận nên bỏ đi trước. Quả nhiên chuẩn đến vi khuẩn cũng phải gật gù, đi đánh đề hay mua vé số là chết nhà cái luôn đó anh Ánh. Quân Xiêm chỉ trong một ngày bị giết đến quá nửa và gần như thủy quân bị boss cuối Nguyễn Huệ quạt chả gần hết, thậm chí tướng rất thân của Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp cũng tử trận. Nguyễn Ánh bị một tướng Tây Sơn tên Trân bắt, nhưng vì có ân tình trước đó nên lại được thả. Anh lại tung tăng cùng cuộc phiêu lưu còn dài phía trước.
-Lần 10, bất chấp Nguyễn Ánh khi đó chả có cái vẹo gì trong tay, toàn thua tới thua rất to, giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp không được, liền tự bỏ tiền túi ra đồng thời đi vận động bà con cô bác gần xa làm từ thiện quyên tiền giúp đỡ Ánh.
-Lần 11, Nguyễn Huệ đánh vào Gia Định 4 lần không bắt được Nguyễn Ánh, như kiểu Tom và Jerry rượt nhau suốt ngày. Đ��n nỗi Huệ ức chế không hiểu vì sao hắn may mắn thế, cuối cùng phải phá hủy hết lăng mộ 8 đời chúa Nguyễn để cắt "long mạch", ngăn tổ tiên hô hấp nhân tạo cho Ánh.
-Lần 12, Nguyễn Huệ chuẩn bị đánh Gia Định lần thứ 5, quyết chơi khô máu với Ánh thì gặp gió ngược nên chưa thể vào nam. Tới khi sắp có gió thuận thì bỗng lăn đùng ra đột tử. Nhọ.
-Lần 13, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Huy đánh thẳng một mạch hạ đến 25 tướng của Nguyễn Ánh, kéo tới ngay trước chân thành thách thức. Nguyễn Ánh tò mò bèn lên thành đứng xem (tính dân Việt Nam mà, như kiểu thấy tung xe cũng bu lại ngó để thỏa mãn hiếu kỳ). Quang Huy nhìn thấy ngay lập tức rút cung sắt bắn thẳng lên thành, trúng ngay vai trái khiến Ánh bất tỉnh tại chỗ. Vết thương khá nặng nhưng không chết. Ánh sau đó lại chạy thoát về miền nam.
Lần 14, Nguyễn Ánh chạy bộ còn quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Trương thì cưỡi ngựa đuổi theo. Khi Nguyễn Ánh vừa chạy qua khỏi một đoạn đường hẹp thì có một thân cây lớn mục nát đổ xuống chắn ngang đường, kỵ binh Tây Sơn không sao qua được. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát nạn. Nguyễn Văn Trương sau việc trên cũng đã linh tính về chân mệnh thiên tử của chàng thanh niên này. Nên về sau khi Nguyễn Ánh trở lại Nam Bộ, ông đã xin hàng và trở thành một trong ngũ hổ tướng thân tín nhất, khai quốc công thần Nguyễn triều, lập rất nhiều công to.
-Lần 15, trong đại chiến Thị Nại, lúc thuyền chở Nguyễn Ánh chèo vào giữa biển lửa thì đúng ngay tầm bắn của hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, đại bác nã như xả đạn vào đầm. Tướng Võ Di Nguy của ổng bị một phát bay đầu, binh lính chết từa lưa hột dưa, nhưng riêng ổng vẫn sống nhăn, chả sứt mẻ gì. Tử thần cũng bất lực với Nguyễn Ánh.
-Lần 16, Võ Tánh tình nguyện tử thủ Quy Nhơn, chịu chết để thu hút lực lượng Tây Sơn đến đây, giúp chúa rảnh tay vượt biển đánh úp Phú Xuân. Ánh đòi lại kinh thành cũ của gia tộc Nguyễn Phúc một cách dễ dàng.
-Lần 17, Nguyễn Ánh giao tranh kịch liệt với Bùi Thị Xuân ở Trấn Ninh, đang gần thua thì vua Tây Sơn Quang Toản sợ hãi bảo rút lui, thế là lật kèo, thắng ngoạn mục và từ đó tiêu diệt luôn Tây Sơn.
-Lần 18, lúc Gia Long ra công trường để giám sát việc xây lăng, đang ngồi trong nhà thì bỗng gió giật một phát đổ sụp xuống. Hai hoàng tử bị trọng thương, nhiều quan khác chết tại chỗ. Thiệt hại ước tính vài trăm triệu vnd. Thế nhưng ổng vẫn sống nhờ kịp chui xuống hố, phản xạ nhanh như vận động viên do có kinh nghiệm nhiều năm hành tẩu giang hồ, chỉ bị dập chân, u đầu do xà rơi trúng.
Và còn rất rất nhiều lần bị Tây Sơn dí, phải núp lùm, bơi trên sông mà vẫn thoát, chưa kể còn được nhiều quý nhân cứu giúp và hỗ trợ (25 năm lưu lạc cơ mà). Nói chung trời cho quá nhiều cơ hội, không làm vua cũng hơi phí. Mong sau này sẽ có một bộ phim công bằng hơn vì đời ổng cũng chả khác phim =)).
Phạm Vĩnh Lộc
0 notes