#Miêu tả hoa sen
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu)
Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu), Hoa sen mang nét đẹp mộc mạc, thuần khiết nhưng thanh cao, giàu sức sống. Với 17 bài văn Tả cây hoa sen hay, Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu) Hoa sen mang nét đẹp mộc mạc, thuần khiết nhưng thanh cao, giàu sức sống. Với 17 bài văn Tả cây hoa sen hay, độc đáo, sẽ giúp các em học sinh lớp 4, 5 nhanh chóng hoàn thiện bài…
View On WordPress
0 notes
Text
Hướng dẫn làm văn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, những bài văn phân tích Cảnh ngày hè lớp 10 hay nhất Phân tích Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là một trong những đề bài tập làm văn chủ chốt khi nghiên cứu, tìm hiểu về tác phẩm Cảnh ngày hè. Vì vậy, ở bài viết này THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để có một bài phân tích Cảnh ngày hè đầy đủ và hay nhất. Cùng tham khảo nhé! Hướng dẫn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi. 1. Phân tích đề - Yêu cầu: phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Hệ thống luận điểm - Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè (màu sắc, âm thanh, trạng thái của cảnh vật...) + Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động, nhiều màu sắc + Bức tranh cuộc sống con người ồn ã, tràn đầy sức sống. - Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua tâm sự và ước nguyện. + Ước nguyện lớn nhất là đất nước yên bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc + Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Tham khảo hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè để nắm vững những chi tiết nội dung chính cần triển khai. Lập dàn ýphân tích Cảnh ngày hè Mời các em cùng tham khảo mẫu dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn ngay sau đây: Mở bài phân tích Cảnh ngày hè - Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè. + Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống,...; người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân... + "Cảnh ngày hè" là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập, ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước. - Có thể trích dẫn lại nội dung bài thơ. Thân bài phân tích Cảnh ngày hè * Phân tích 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè - Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn (câu thơ đầu) "Rồi hóng mát thuở ngày trường" + “Rồi”: là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ + “Ngày trường”: ngày dài, chỉ khoảng thời gian rảnh rỗi. + Hóng mát: hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái => Cuộc sống khi về ở ẩn của Nguyễn Trãi: Rảnh rỗi, nhàn hạ với những hoạt động nhẹ nhàng, thư thái, thảnh thơi.. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời ông. - Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động (3 câu tiếp theo) được cảm nhận bằng nhiều giác quan: "Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương" + Hình ảnh lá hòe, thạch lựu, hoa sen xuất hiện trong 3 câu thơ trên là những sự vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè. + Màu sắc, trạng thái của các sự vật được tác giả miêu tả : màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái "đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương". -> Các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương. => Các sự vật gần gũi, giản dị qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh của tác giả đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. - Bức tranh cuộc sống con người (2 câu thơ tiếp theo): Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương + Những từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã. + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh "lao xao" từ chợ cá, tiếng ve râm ran mỗi độ hè về. -> Sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao” và “dắng dỏi” kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê. => Cuộc sống ồn ã, tràn đầy âm thanh và sức sống của con người nơi đây. => Tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. * Phân tích 2 câu thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua tâm sự và ước nguyện
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương" - “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra - "Ngu cầm": Điển tích, điển cố kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn - những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. -> Ước nguyện của Nguyễn Trãi: Ước có cây đàn ngợi ca khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống thanh bình nơi quê hương; ước nguyện lớn nhất là đất nước yên bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc. => Tấm lòng của nhà thơ: Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, luôn ước mơ, khát khao về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước. Kết bài phân tích Cảnh ngày hè - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè; tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. + Nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động; thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn; ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt; sử dụng các điển tích, điển cố. - Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Văn mẫu phân tích Cảnh ngày hè Phân tích Cảnh ngày hè bài số 1: Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chỉ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà. Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp là giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh trong lòng ông. Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài đức vẹn toàn ấy. Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã “bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó: Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường. Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn c�� của tác giả. Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Rỗi là từ cổ có nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến. Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng mát. Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng lại non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy. Chỉ có vẻ đẹp
hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và thấy vui trước cảnh: Hòe lục đùn đùn tản rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ. Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn, (dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?! Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa. Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật: Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Từ tượng thanh "Lao xao" đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không kh�� nhộn nhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng dỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thơ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên. Cỏ cây, hoa lá, con người đầy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn tâm niệm lấy dân làm gốc (dân vi bản, dân vi quý) cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu. Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu - chính nhân quân tử - hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời. Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh
ở đây thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương. Đọc thêm: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Phân tích Cảnh ngày hè bài số 2: Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông. Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất: Rồi hóng mát thuở ngày trường Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè. Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc. Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc. Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vua Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bởi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông. Phân tích Cảnh ngày hè - Bài số 2: Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả. Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế. “Rồi hóng mát thuở ngày trường” Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì n��a, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa. Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên. “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi. “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”. “Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no. Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu. Phân tích Cảnh ngày hè bài số 3: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dành những lời trân trọng nhất “Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại…”. Vẻ đẹp ấy của hồn thơ Nguyễn Trãi đã được phác họa qua những vần thơ của “Cảnh ngày hè”, một trong số bài thơ của chùm thơ 61 bài “Bảo kính cảnh giới”. Ở đó, ta không chỉ bắt gặp một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên của một người nghệ sĩ mà còn thấy được một tấm lòng luôn cháy sáng vì nước vì dân của vị anh hùng dân tộc. Thiên nhiên vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ của biết bao thi nhân trung đại cày xới và cũng, là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn Nguyễn Trãi.
Nhà thơ sống giữa thiên nhiên, bầu bạn cùng thiên nhiên, và lấy từ thiên nhiên những bài học quý giá làm “gương báu răn mình” để rồi ghi lại trong tập thơ “Bảo kính cảnh giới”. Một nhân cách thanh cao “tỏa sáng tựa sao khuê”, một tấm lòng cao cả, vẫn luôn tha thiết với nhân dân, với đất nước dẫu trong tình cảnh ngặt nghèo bị nghi kị, dèm pha hay ngay cả khi có cuộc sống yên bình, nên thơ giữa thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã đến với người đọc chính qua những vần thơ ấy. Tám câu thơ của “Cảnh ngày hè” đã góp thêm nét vẽ để bức chân dung tâm hồn của Ức Trai hiện lên rõ nét nhất. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, tác giả đã dẫn chúng ta đến với một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn trề sự sống của mùa hè, đến với một không khí náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống thường nhật vẫn đang tiếp diễn. Rồi, hóng mát thuở ngày trường Câu thơ mở đầu cho bài thơ tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh hưởng “nhàn” bất đắc dĩ của mình. Lời thơ biểu đạt sự nhàn hạ trong một ngày hè của một con người không bị vướng bận bởi điều gì với nhịp của chữ “rồi” tách riêng khỏi nhịp của câu thơ như nhấn mạnh sự rảnh rỗi của nhà thơ. Nhưng khi đọc sâu, ngẫm kĩ vào từng câu chữ ta lại cảm nhận được tiếng thở dài trong câu thơ. Cụm từ “thuở ngày trường” trong câu đầu có cùng nghĩa với “hạ nhật trường” trong một câu thơ của Cao Biền thời Đường: Lục thu âm nồng hạ nhật trường” (Cậy xanh bóng rợp ngày hè dài) Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Trãi an nhàn lui về ở ẩn xa dời chốn bon chen đầy cám dỗ của quan trường, và như thế nhà thơ đã có cơ hội để cảm nhận trọn vẹn cái “ngày hè dài” ấy. Thế nhưng liệu đó có phải chỉ là những cảm quan về thời gian, ngày tháng? Hay đằng sau hai chữ “ngày trường” cùng với nhịp thơ như trải dài ấy còn là tâm trạng nhân vật trữ tình, những nỗi niềm của Ức Trai chăng? Và phải chăng tất cả những tâm tư ấy đang dồn nén vào trong bức tranh thiên nhiên ngày hè mãnh liệt và căng tràn sức sống trước mắt và được nhà thơ nâng niu ghi lại: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Chỉ trong ba câu thơ hàm súc tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa hè rực rỡ với những gam màu đậm, tươi tắn cùng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Bao trùm lên bức tranh ấy chính là những “chiếc lọng” xanh biếc của tán hòe đang bung sắc như làm dịu đi cái chói chang, gay gắt của nắng hè. Đặt điểm nhìn xuống thấp hơn, nhà thơ đã khéo léo đan cài màu đỏ rực rỡ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen đang tỏa hương thơm ngát lan tỏa khắp không gian. Nếu thơ ca cổ điển ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả tĩnh hơn tả động thì Nguyễn Trãi đã dám bước qua cái khuôn khổ ấy để thoát khỏi những bức tranh thanh đạm, tiêu sơ và để đến gần hơn với bức tranh cảnh ngày hè tươi vui, đầy sức sống. Nhà thơ không chỉ cảm nhận được hình sắc của thiên nhiên tạo vật mà còn nhận thấy một mạch sống đang ứa căng, tràn trề, đang đùn đùn phun ra những sắc xanh, sắc đỏ của hoa lá, cỏ cây. Thiên nhiên của Nguyễn Trãi hiện lên qua những động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”, “giương” như đang trào dâng một sức sống nội sinh mãnh liệt, mạnh mẽ ẩn sâu bên trong mỗi tạo vật. Hòe không được miêu tả như một vật thể thông thường mà nó được đặt trong sự vận động, phát triển của tự nhiên. Ao sen cũng không chỉ gợi một thứ hương dịu nhẹ mà còn thể hiện sự lan tỏa, sự chuyển động của mùi hương ấy khắp không gian. Đều lấy tâm điểm là những bông hoa thạch lựu đỏ như những đốm lửa nhưng nếu Nguyễn Du gợi tả được màu sắc qua phép điệp âm”lửa lựu lập lòe” trong câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều) thì hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi còn có cả nhựa sống dồi dào bên trong đang “phun” tỏa, phát lộ ra ngoài. Cái sinh khí rực rỡ, viên mãn nhưng cũng rất thanh thoát ý vị ấy khác hẳn với cái nóng nực của mùa hè mà các nhà thơ trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” đã biểu hiện: Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè Phải chăng chính nhà thơ đã mở rộng tâm hồn mình để cảm
nhận cuộc sống, để phát hiện ra cái thế giới bên trong đang tuôn tràn của thiên nhiên, và cái vận động không ngừng trong tự nhiên. Nhưng trong thơ của Nguyễn Trãi không chỉ có họa, có hương mà còn có cả những thanh âm muôn vẻ của cuộc sống thường nhật. Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Thiên nhiên không hề u ám, trầm lặng khi nắng chiều buông mà trái lại, rất rộn rã và sôi động. Nhà thơ đã đưa vào bức tranh của mình những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng lại không đi theo khuôn sáo, lối mòn nào. Hai từ láy “lao xao”, "dắng dỏi" được đảo lên đầu mỗi câu thơ làm bật lên cái âm thanh sôi động, náo nhiệt, xóa tan không khí quạnh hiu, cô tịch lúc "tịch dương”. Cảnh phiên chợ – một dấu hiện của sự sống con người hiện ra trong câu thơ với tiếng người mua, kẻ bán, tiếng cười nói, tiếng chuyện trò gian thật bình yên và ấm áp! Nhà thơ không hề thoát tục, không hề xa rời cuộc sống mà là đang hướng lòng mình về với cuộc sống bình dị từ những âm thanh bình dị nhất. Nhà thơ như căng mở hết tất cả những giác quan cả thị giác, khứu giác, thính giác và cả những liên tưởng bất ngờ “dắng dỏi cầm ve”. Tiếng ve inh ỏi – một thứ âm thanh không xa lạ với mùa hè được ví như một cung đàn mùa hạ tấu lên một cách rộn ràng hòa chung với bản đàn rạo rực, hối hả của nhịp sống căng tràn trong thiên nhiên. Lời thơ như diễn tả một cuộc sống đang sinh sôi, tiếp diễn ngay cả khi ngày sắp tàn, một khung cảnh thật êm đềm và thanh bình nơi làng quê. Cùng viết về mùa hè nhưng những cảm xúc trong mỗi bài thơ lại đem đến một mùa hè khác nhau. Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thực oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả Nếu như ta cảm nhận được mùa hè rộn ràng, náo nhiệt trong những vần thơ Ức Trai thì mùa hè của Nguyễn Khuyến oi nồng và có phần u uất. Bởi, với “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã cảm nhận thiên nhiên sự sống bằng chính sức sống dồi dào trong tâm hồn mình, bằng sự tha thiết với cuộc sống còn Nguyễn Khuyến đã mượn mùa hè để giãi bày những bức bối, u uất của mình đúng như tên b��i thơ “Than mùa hè”. Thi nhân như đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống với một tâm hồn thiết tha yêu thiên nhiên để rồi từ đó thổi bùng lên khát vọng bấy lâu nay của một con người luôn hết lòng vì đất nước. Sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” nhưng chưa giây phút nào Nguyễn Trãi quên đi bổn phận của mình: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương Sâu trong tâm khảm, Ức Trai luôn mang một nỗi niềm dân nước, một hoài bão về sự an thịnh như thời Đường Ngu nên đã mượn điển tích Ngu cầm để nói lên tấm lòng của mình. Liệu có phải nhà thơ muốn có cây đàn Ngu cầm để gẩy nên khúc Nam Phong để ngợi ca cảnh thái bình, thịnh trị đang hiện hữu mà tiếng lao xao của cuộc sống bình yên đã dẫn dắt đến tâm sự ấy? Hay đó chỉ là những ước mong, khao khát ở phía trước của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân nước? Dù hiểu theo cách nào thì người đọc đều cảm nhận được tấm lòng “ưu dân ái quốc” của nhà Nguyễn Trãi mà trong một bài thơ khác, Ức Trai cũng đã nhắc tới sở nguyện này: Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền Những lời thơ vô cùng giản dị và mộc mạc được cất lên từ một tấm lòng rất đỗi chân thành, một con tim luôn cháy bỏng tình yêu với đất nước, với nhân dân. Nguyễn Trãi rảnh rỗi nhưng không hề thanh thản, ông nhàn thân nhưng không nhàn tâm, trong lòng nhà Nho chân chính ấy luôn canh cánh nỗi niềm dân nước: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu Hậu thiên hạ chi lạc ưu lạc Nguyễn Trãi luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu với một niềm mong mỏi rất cao cả “khắp nơi không một tiếng oán hờn”. Nếu như với Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là tránh xa phú quý quay về hòa hợp với thiên nhiên để giữ trọn cốt cách thì qua “Cảnh ngày hè”, vị anh hùng dân tộc đã khẳng định triết lí “nhàn” của mình: Sự nhàn rỗi, thảnh thơi luôn phải song hành với cuộc sống no đủ, bình yên. Chính kết cấu đầu cuối tương ứng của hai câu lục ngôn ở đầu và cuối tác phẩm đã khép mở hai tâm trạng tạo nên mạch hàm ẩn của toàn bài thơ.
“Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn với nhịp thơ đa dạng và linh hoạt. Bài thơ đã thoát khỏi tính quy phạm khuôn thước của văn học trung đại bằng việc sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, qua cách miêu tả thiên nhiên và đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng các động từ mạnh, các từ tượng thanh được sử dụng liên tiếp làm cho bức tranh mùa hè không phải là hình ảnh tĩnh trên trang giấy mà căng tràn nhựa sống. Nguyễn Trãi đã đưa ngôn ngữ thơ ca về gần với ngôn ngữ đời sống, mở đường cho khuynh hướng dân tộc hóa, bình dị hóa của thơ ca Việt Nam sau này. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được Nguyễn Trãi tái hiện một cách đầy chân thực và sinh động. Nhưng đọc bài thơ, ta không chỉ đơn thuần thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè rực rỡ, sống động mà còn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, thanh cao của hồn thơ Nguyễn Trãi. Một hồn thơ đã bắt rễ sâu vào đời sống thiên nhiên, một cảm xúc thơ đã hòa nhịp với mạch sống nhân dân, dân tộc. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua “Cảnh ngày hè” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Ức Trai tiên sinh tha thiết hơn bao hết. Sơ đồ tư duy phân tích bài Cảnh ngày hè Kiến thức mở rộng - Xuất xứ: Cảnh ngày hè là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập - Điển tích, điển cố "Ngu cầm": Câu chuyện về hai vị vua nổi tiếng nhân đức Nghiêu - Thuấn, luôn chăm lo cho đời sống nhân dân bởi vậy mà hai triều đại này vô cùng hưng thịnh, thái bình; dân chúng ấm no, hạnh phúc. Mỗi ngày, vua thường đem đàn kh��c Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. - Bài thơ không rõ hoàn cảnh sáng tác: Sau khi được vua Lê Thánh Tông minh oan trong vụ án oan thảm khốc Lệ Chi Viên, thơ văn của Nguyễn Trãi mới được sưu tầm lại nên không thể xác định được chính xác thời gian sáng tác. Do đó, chỉ có thể định tính hoàn cảnh ra đời của bài thơ dựa trên lịch sử dân tộc, nội dung và cảm xúc của tác giả thể hiện qua tác phẩm. >>> Tham khảo thêm tuyển tập Văn mẫu lớp 10 hay nhất chọn lọc do Học Tốt tổng hợp và biên soạn. Tổng kết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Hi vọng với những hướng dẫn chi tiết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè trên đây, các em đã có thể mở rộng tư duy và tự viết được một bài phân tích hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao !
0 notes
Text
Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu-Phật Bất Động Minh Vương [Mới 2024]
"Phật bản mệnh tuổi Dậu" là một khía cạnh quan trọng trong truyền thống Phật giáo, đánh dấu một liên kết đặc biệt giữa người tuổi Dậu và một vị Phật được coi là người hộ trì, mang lại sự bảo hộ và may mắn. Vậy bạn có thắc mắc Phật bản mệnh tuổi Dậu là ai không? Nếu có thì hãy cùng Mệnh 69 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Phật bản mệnh tuổi Dậu ai?
Phật bản mệnh tuổi Dậu Theo quan niệm Phật giáo, mỗi con giáp đều có một vị Phật bản mệnh tương ứng, có nhiệm vụ hộ trì, bảo vệ và mang lại may mắn cho họ trong cuộc sống. Phật bản mệnh tuổi Dậu là Phật Bất Động Minh Vương, bởi Ngài tượng trưng cho những phẩm chất mà người tuổi Dậu cần có và mong muốn hướng đến như sự kiên định, trí tuệ, lòng từ bi và sức mạnh tinh thần. Phật Bất Động Minh Vương là một vị Phật thuộc Kim cương thừa còn được gọi là Acala Nātha. Ngài biểu tượng cho sự kiên định, trí tuệ và lòng từ bi. Phật Bản Mệnh Bất Động Minh Vương là một trong những vị Phật quan trọng trong Mật Giáo, được xem là người có pháp lực cao nhất trong ngũ đại Minh Vương. Theo sách kinh Phật, Bất Động Minh Vương được miêu tả với vẻ mặt dữ tợn, đôi mắt mở to và nhìn thẳng, một tay cầm kiếm và một tay cầm xích. Phía sau Ngài là ngọn lửa cháy không ngừng.
Hình tượng Phật Bất Động Minh Vương
Mặt Phật Bất Động Minh Vương-Phật bản mệnh tuổi Dậu Ngoại hình uy nghiêm, oai phong: - Thân hình: Thường có màu xanh thẫm, tượng trưng cho sự uy quyền và sức mạnh. - Tóc: Màu xanh dương, tượng trưng cho trí tuệ và sự thanh tịnh. - Mắt: Mở to thể hiện sự uy nghiêm, có thể là một hoặc hai mắt tùy theo hình tượng. - Tay: Tay phải cầm chày kim cương tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ để chiến thắng mọi phiền não, tay trái cầm hoa sen tượng trưng cho lòng từ bi và sự thanh tịnh. - Tư thế: Ngồi kiết già trên tòa sen trong tư thế thiền định, thể hiện sự vững chãi, tĩnh tâm. Phía sau lưng có vầng hào quang: Vầng hào quang tượng trưng cho trí tuệ và ánh sáng giác ngộ của Ngài, soi sáng mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Bên dưới có ngọn lửa: Ngọn lửa tượng trưng cho sức mạnh thiêu đốt mọi phiền não, chướng ngại, giúp chúng sinh thanh tịnh tâm hồn, hướng đến giác ngộ. Phật Bất Động Minh Vương được xem là vị Phật hộ mệnh cho người tuổi Dậu vì những lý do sau: - Giúp người tuổi Dậu có được sự kiên định, ý chí mạnh mẽ: Nhờ sức mạnh của Ngài, người tuổi Dậu có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - Ban cho trí tuệ sáng suốt: Phật Bất Động Minh Vương giúp người tuổi Dậu có được sự sáng suốt, tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. - Bảo vệ khỏi tà ma, yêu quái: Ngài xua tan mọi phiền não, chướng ngại, mang lại bình an cho người tuổi Dậu.
Ý nghĩa khi người tuổi Dậu thờ Phật Bất Động Minh Vương
Mặt Phật bản mệnh tuổi Dậu Sức khỏe bình an Phật Bất Động Minh Vương được biết đến với sức mạnh trừ tà, hộ mệnh, giúp người tuổi Dậu tránh khỏi bệnh tật, tai ương, có được sức khỏe dồi dào, an khang. Công việc hanh thông Ngài ban cho trí tuệ sáng suốt, sự may mắn và lòng kiên định, giúp người tuổi Dậu gặt hái được nhiều thành công trong công việc, học tập, kinh doanh. Gia đình hạnh phúc Phật Bất Động Minh Vương mang lại hạnh phúc, bình an, hòa thuận cho gia đình người tuổi Dậu, giúp hóa giải mâu thuẫn, gắn kết tình cảm vợ chồng, con cái. May mắn, tài lộc Ngài giúp người tuổi Dậu thu hút được nhiều may mắn, tài lộc, vượng khí, công việc thuận lợi, tiền bạc dồi dào. Trí tuệ sáng suốt Phật Bất Động Minh Vương ban cho trí tuệ sáng suốt, giúp người tuổi Dậu có được những ý tưởng sáng tạo, đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Tâm hồn thanh tịnh Ngài giúp người tuổi Dậu thanh tịnh tâm hồn, xua tan phiền não, lo âu, hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Ngoài ra, người tuổi Dậu cũng có thể cầu mong những điều khác như: - Đạt được ước mơ, hoài bão: Ngài giúp người tuổi Dậu có được niềm tin, ý chí và nghị lực để thực hiện ước mơ của mình. - Gặp được người bạn đời tâm đầu ý hợp: Ngài giúp người tuổi Dậu tìm kiếm được một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, bền chặt. - Có được con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo: Ngài ban cho người tuổi Dậu những đứa con khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn.
Tính cách người tuổi Dậu
Phật bản mệnh tuổi Dậu Người tuổi Dậu thường được biết đến với những đặc điểm tính cách sau: Ưu điểm - Thông minh, nhanh trí: Họ có khả năng học hỏi nhanh chóng, tiếp thu kiến thức mới dễ dàng và có khả năng giải quyết vấn đề tốt. - Cẩn thận, chu đáo: Họ luôn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi hành động, đảm bảo mọi việc được hoàn thành một cách tốt nhất. - Chăm chỉ, cần cù: Họ không ngại khó khăn, luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu. - Trung thành, đáng tin cậy: Họ luôn giữ lời hứa, có trách nhiệm và có thể tin tưởng trong mọi việc. - Thẳng thắn, bộc trực: Họ luôn nói ra suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, không ngại va chạm. - Có ý chí mạnh mẽ, kiên định: Họ luôn theo đuổi mục tiêu đến cùng, không dễ dàng bỏ cuộc. - Có khả năng lãnh đạo: Họ có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung. Nhược điểm - Cứng đầu, bảo thủ: Họ thường cố chấp với ý kiến của mình, ít khi chịu thay đổi. - Dễ nóng giận: Họ có thể bộc phát cảm xúc một cách nhanh chóng, dễ dẫn đến mâu thuẫn với người khác. - Hay lo lắng, suy nghĩ: Họ thường suy nghĩ nhiều về mọi việc, dễ dẫn đến stress và mất ngủ. - Thiếu kiên nhẫn: Họ muốn mọi việc phải diễn ra theo ý muốn của mình, không thích chờ đợi. - Có thể trở nên độc đoán: Họ có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Ngoài ra, tính cách của người tuổi Dậu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mệnh, ngũ hành và cung hoàng đạo.
Tuổi Dậu là những người sinh năm nào
Những người sinh vào các năm sau đây thuộc tuổi Dậu: - 1933, 1993: Giáp Dậu (Kim Dậu) - 1945, 2005: Ất Dậu (Mộc Dậu) - 1957, 2017: Bính Dậu (Hỏa Dậu) - 1969, 2029: Đinh Dậu (Thổ Dậu) - 1981, 2041: Canh Dậu (Kim Dậu) - 1993, 2053: Quý Dậu (Thủy Dậu)
Kết luận
Vậy, Phật bản mệnh tuổi Dậu là Phật Bất Động Minh Vương. Những người tuổi Dậu thường được cho là sẽ nhận được sự bảo hộ và sự ủng hộ từ ông. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do Phật Bất Động Minh Vương được coi là một vị Phật hộ mệnh cho người tuổi Dậu. Read the full article
0 notes
Text
Đại Niết Bàn đã là kinh điển, nhưng đô thị trùng sinh vẫn còn tinh phẩm.
Đại Niết Bàn đã kết thúc nhiều năm rồi, song còn nhiều độc giả vẫn còn mãi luyến tiếc hình bóng Đường Vũ, của Lâm Lạc Nhiên, truy tìm các cô trong tác phẩm khác. Đáng tiếc tới giờ phải nói rằng, đó là sự mỹ hảo khó mà lặp lại, cái vẻ đẹp mà lẫn chút buồn mang mác khiến người ta bất giác nhìn về chân trời xa hồi tưởng lại năm tháng thanh xuân đó, chưa từng có tác phẩm nào tái hiện được.
Tuy thế nếu chúng ta cứ mải mê truy tìm hình bóng cũ, rất có thể bỏ qua những điều mỹ hảo khác ngay bên cạnh.
Dưới đây là 5 bộ đô thị trùng sinh đặc sắc, không đi vào lối mòn, đồng thời phảng phất chút nào đó của Đại Niết Ban, khiến người ta đọc là không nhịn được xem xuyên đêm.
Trùng Sinh Chi Quan Lộ Thương Đồ. - Canh Tục,
Có độc giả bình luận: Đây là cuốn sách tới giờ tôi thi thoảng vấn lấy ra chữa trị linh hồn, là đóa sen trắng ở thế giới đô thị. Có lẽ nhiều đọc giả đọc rồi sẽ chỉ trích Trương Khác là tra nam, nhưng không thể phủ nhận mỗi đoạn tình cảm với một cô gái đều làm độc giả cảm động, đều sâu sắc, ai muốn buông tay, vậy hãy coi nó như truyện cổ tích thời hiện đại đi.
Trừ mảng tỉnh cảm, phần thương chiến cũng vô cùng hấp dẫn, Canh Tục là tác giả viết đô thị thương chiến hay nhất, chưa ai vượt qua được, Quan Lộ Thương Đồ cũng chính là đỉnh cao của anh.
Một điểm nhấn khác của bộ truyện chính là giai đoạn đại học của Trương Khác, dù anh chàng này thuộc loại học sinh cá biệt, một tuần đi học được một buổi, nhưng bạn bè xung quanh vẫn phải học hành tử tế rồi, chính những nhân vật phụ này cùng nhau đưa Trương Khác quay lại thời tuổi trẻ không thể quên.
Nhất định, nhất định, nhất định, không thể bỏ qua.
Trọng Sinh Chi Bình Hành Tuyến. - Địa Hoàng Tuyến
Văn bút ưu tú, khắc họa nhân vật sinh động, kịch tính không ngừng, trong giới văn học mạng nói chung tuyệt đối xếp hàng xuất sắc. Truyện sở trường ở bố cục, hợp tung liên hoanh, lấy nhỏ đánh lớn, đối quan trường, thương trường, mưu lược, nhân tâm, tình cảm, đầu lý giải rất sâu. Âm mưu dương mưu trùng điệp không kể siết.
Giới thiệu hơi chung chung nhỉ, có đánh đánh giá của blogger Trung Quốc kia chứ bản thân mình mới đọc chục chương bộ này thôi. Một thời mình cũng miệt mài lên mạng tìm kiếm, "truyện giống Đại Niết Bàn" thì tìm ra tên truyện được nhiều người nhắc tới. Lúc đó vì ảnh hưởng của ĐNB quá lớn, mình thực sự không đọc được nhiều. Thực sự đây là truyện được nhắc tới rất thường xuyên khi có ai đi tìm một truyện giống ĐNB ở Trung Quốc.
Thế nên nhờ các bác làm chuột bạch.
Trùng Sinh Chi Tâm Động. - Sơ luyến thôi xán như hạ hoa
Ấm áp, đó là đánh giá tổng quan nhất cho Tâm Động, trong Đại Niết Bàn thường miêu tả hình ảnh hoàng hôn với nỗi buồn man mác, với Tâm Động, đó là mùa hè rực rỡ ánh nắng.
Tương đối giống ĐNB, đa phần thời lượng truyện kể về cuộc sống và trường học, mảng kinh doanh gọi là viết cho có. Khắc họa nhân vật nữ vô cùng xuất sắc, một Diệp Trúc Lan ngây thơ, Tôn Tôn xuất sắc, An Lạc thần bí, chính là điểm thu hút độc giả.
Một tiết lộ nho nhỏ về Tâm Động, nếu đọc riêng Tâm Động, đây sẽ là tác phẩm ấm áp, ngọt ngào. Nhưng nếu đọc thêm tác phẩm khác của Sơ Luyến, ở đó các nhân vật ở Tâm Động xuất hiện thoáng qua kiểu cameo, các bạn sẽ nhận ra kỳ thực Tâm Động nó ma mị thế nào.
Nếu thích câu chuyện tình cảm đơn thuần thời học sinh, không nên bỏ qua.
Trùng Nhiên – Áo Nhĩ Lương Khảo Tầm Ngư Bảo
Đây chắc chắn là truyện giống Đại Niết Bàn rồi, không phải một trong, mất sáu năm sau ĐNB, Cá Nướng mới quay lại thể loại đô thị, phong độ của anh không hề suy giảm.
Trùng Nhiên mở đầu thấy rõ được bóng dáng của ĐNB, NVC cũng trùng sinh về thời điểm sắp thi lên cao trung, thành tích học tập không tốt, trong nhà gặp khó khăn. Nhưng Trùng Nhiên không phải là bản sao của Đại Niết Bàn, sự khác biệt tới từ tác giả, khi mới viết ĐNB, Cá Nướng chỉ là chàng trai mới bước chân vào cuộc đời, ấm áp và tươi sáng giống Tô Xán.
Giờ đây Cá Nướng lập gia đình, có con, nhân vật Trình Nhiên quay về cũng là người chín chắn hơn, có thể nói là có phần lạnh lùng trầm tính hơn, dẫn tới hướng đi của ĐNB và Trùng Nhiên ngày một khác nhau.
Tối trường đích nhất mộng - Tiểu Ngư Liên Minh
Đây là món ngon giành cho kẻ cuối.
Thời đó Đại Niết Bàn không thể tạo ra một lưu phái mới như “từ hôn lưu” của Đấu Phá, nhưng cách mở đầu của ĐNB cũng được vô số truyện học hỏi, Tối Trường Nhất Mộng ( cả Tâm Động) là trong số đó.
Có thể nói, đây là truyện đô thị đem lại cảm xúc mạnh nhất cho độc giả, xét đơn giản về mặt cảm xúc, thì không thua gì Đại Niết Bàn.
Truyện có phần mở đầu tương đối giống ĐNB, non nửa truyện, mọi người sẽ thấy câu truyện tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng, tựa như thấy lại Tô Xán và Đường Vũ … bước ngoặt chính là nữ chính đều vì nghe theo gia đình rời khỏi NVC. Và từ đây Tối trường đích nhất mộng được độc giả Trung Quốc cay cú đặt cho cái tên “ Tối trường nhất ngược.”
Nếu như trong ĐNB cũng có những nỗi buồn, nhưng không làm đau độc giả thì Tối trường nhất mộng sẽ làm độc giả đau đớn nhất có thể.
Mặc dù cái kết coi như cũng ổn, nhưng quá trình đầy ải dằn vặt tới khi đi được cái kết đã loại bỏ phần lớn độc giả rồi.
1 note
·
View note
Text
TOP 5 TRANH THỦY MẶC ĐƠN GIẢN SƠN DẦU Ý NGHĨA
Tranh thủy mặc được biết là dòng tranh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một dòng tranh chuyên phác họa những phong cảnh thiên nhiên, con vật, non nước kết hợp với nghệ thuật thư pháp vô cùng độc đáo.
Điều đặc biệt của tranh thủy mặc là được vẽ bằng bút lông, mực vẽ được mài, màu pha cùng nước và thường được vẽ trên lụa, giấy cao cấp. Loại tranh này thường được sử dụng phổ biến tại các quốc gia Châu Á. 1. Nét đẹp của tranh thủy mặc đơn giản. Điều đặc biệt ở tranh thủy mặc đơn giản là sẽ không tập trung vào miêu tả đặc điểm chân thật mà chú trọng vào sự ước lệ, các đường nét đậm, nhạt khác nhau trong tranh tùy thuộc vào tâm trạng lúc đó của người họa sĩ. Vậy nên mỗi bức tranh đều có một dấu ấn cá nhân, một sự khác biệt đầy độc đáo, mới lạ. Một trong những vẻ đẹp đẫ tạo nên sự khác biệt của dòng tranh thủy mặc đơn giản đó chính là màu sắc được sử dụng rất đơn giản tuy nhiên phác họa được hết tính thẩm mỹ và nghệ thuật của bức tranh. 2. Ý nghĩa tranh thủy mặc trong trang trí nhà cửa Trong việc trang trí nhà cửa thì những bức tranh thủy mặc đơn giản mang đến điều mới lạ, tươi mới cho căn nhà của chúng ta. Đồng thời, dòng tranh này giúp căn nhà của bạn sẽ trấn áp được những luồng khí xấu, không tốt và sẽ giúp ngôi nhà bạn cảm thấy thoải mái, đem đến nhiều sự may mắn hơn.
Đồng thời, những bức tranh thủy mặc cũng một phần nói lên được tính cách của gia chủ nên đây có thể xem là một dấu ấn cá nhân của gia chủ trong chính căn nhà của mình. 3. Tranh thủy mặc hoa sen Với hình ảnh những bông hoa sen được phác họa một cách rất mộc mạc với sắc trắng thuần túy mang đến sự tao nhã, phúc khí cho gia đình của bạn.Từ đó đem lại những may mắn, đem đến cho chúng ta những tài lộc, xua tan tà khí. Đồng thời, hoa sen còn đại diện thể hiện được tính cách kiên nhẫn và thanh tịnh của gia chủ. Tìm hiểu thêm tại Top 5 tranh thủy mặc đơn giản sơn d��u ý nghĩa 2023 để hiểu rõ hơn về các loại
0 notes
Text
Chốt An toàn Vô dụng - Chap 1.1
Hay, hay lắm. Rất tuyệt vời. Nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu, Gang-tae cố gắng bỏ ngoài tai tiếng rên gợi dục đang phát ra từ phía Mun-yeong. Chắc không còn gì có thể tệ hơn buổi sáng như thế này được nữa.
Nghiệp tới nhanh hơn anh nghĩ, tiếng anh Sang-tae cất lên khi bước ngang qua phòng khách, “Mộng tinh là trạng thái đạt cực khoái trong lúc vẫn còn đang ngủ. 83% nam giới đã từng trải qua hiện tượng mộng tinh trong cuộc đời họ. Moon Gang-tae không có bị đau gì hết, chỗ đó nó như vậy là quá trình của-”
Tiếng anh Sang-tae nhỏ dần lúc ảnh bước vào bếp và Gang-tae tự hỏi liệu có thần lực nào sẵn sàng cho anh một cú tát trời giáng hay không. Anh chợt nghe thấy tiếng cười khúc khích ở hướng Mun-yeong đang ngồi, Gang-tae biết rằng mình cần phải mở mắt ra để đối diện với sự thật phũ phàng trước mặt. Hít thở một cách đều đặn, anh từ từ kéo chiếc áo khoác đang mắc trên thành ghế xuống và phủ lên chỗ đũng quần phía trước đang trở nên sẫm màu thấy rõ. Đã quá lâu rồi kể từ khi anh cho phép bản thân mình được tự sướng, và hậu quả là giờ đây một lượng lớn tinh dịch tích trữ bấy lâu đã trào hết vào trong quần lót của anh.
Mọi thứ tự dưng trở nên im lặng, rồi Gang-tae đã buộc phải mở to mắt ra nhìn xem ai vừa lôi cái áo khoác trên đùi anh đi mất. Tim anh như nhảy lên tới cổ họng khi ở ngay phía trước mặt chính là Mun-yeong với đôi mắt đang nhìn vào phần ướt át trên người anh, đôi môi lộ vẻ thèm khát chỉ như muốn ăn tươi nuốt s���ng. Ánh nhìn của cô khiến dương vật của Gang-tae bị kích thích, anh vội lấy tay che phần háng của mình lại và đảo mắt sang chỗ khác. Làm sao mà Mun-yeong lại bạo dạn đến vậy? Chưa từng có ai cả gan vượt qua mọi ranh giới anh đặt ra như Mun-yeong đã làm, và anh thì ngày càng trở nên bất lực trước sự tấn công của cô. Kể cả sau từng ngần ấy năm…
Gang-tae cảm thấy phần không gian bên cạnh mình đang bị chiếm chỗ, và cố gắng để không quay sang phía đó khi anh biết chắc rằng chẳng ai khác ngoài Mun-yeong ở đây. Nhưng quyết tâm của anh nhanh chóng sụp đổ chỉ sau một khoảnh khắc, ý chí dù có sắt đá đến đâu cũng không tài nào kiểm soát được ham muốn được chiêm ngưỡng khuôn mặt của người đang ngồi sát bên cạnh anh. Nhận ra Mun-yeong vừa tặng anh một nụ cười rất ư là gợi tình, Gang-tae nuốt một ngụm nước bọt lớn, mắt anh như đã bị hút hồn đi mất. Sai lầm của đời trai là đây. Gang-tae bắt đầu cảm thấy bên trong quần mình đang nóng dần lên, mùi hương của Mun-yeong và cái sự va chạm từ cô khiến máu trong anh như dồn hết xuống chỗ phía dưới, chưa kể anh vẫn chưa hề quên những gì mình đã làm với cô trong giấc mơ mà anh chỉ vửa mới tỉnh dậy. Hắng giọng trong từng nhịp thở, Gang-tae cố hết sức để xóa đi những ký ức mình đã tưởng tượng ra nhưng càng nghĩ tới thì anh chỉ càng nhớ thêm chứ làm gì có chuyện mà dễ quên đến vậy.
Nói về giấc mơ của Gang-tae, nó không giống như bất kì giấc mơ nào anh từng có. Anh bị thứ gì đó không thể miêu tả đuổi theo và đã chạy một mạch xuyên qua khu rừng trong đêm tối, trước khi bản thân anh bị vấp ngã và thấy mình đang ở trong khuôn viên của lâu đài bị nguyền rủa. Mun-yeong đang đứng trên bậc thềm ở trước mặt anh, trên người cô là một chiếc áo choàng ngủ vô cùng mỏng manh. Khi anh càng lúc tiến bước lại gần như bị thu hút bởi lực hấp dẫn từ phía cô, phần dây buộc áo choàng quanh eo của Mun-yeong từ từ được tháo ra cho đến khi không còn tác dụng nữa, để lộ ra dưới lớp áo kia là một cơ thể hoàn toàn trần trụi. Gang-tae (đang trong mơ) đứng hình vì bất ngờ, rồi chạy thục mạng đến ôm chầm lấy cô. Phần ‘người’ trong anh đã biến mất, anh vồ vào người cô một cách hung bạo và mút thật mạnh lên cổ khiến Mun-yeong phát ra tiếng rên đầy khoái cảm vào tai anh. Tay cô không kiểm soát bất giác luồn lên trên mái tóc của anh. Cảm giác mái tóc bị bàn tay ai đó kích thích đã giải phóng hoàn toàn phần ‘con’ của Gang-tae (đang trong mơ). Anh đưa tay ra phía sau để cảm nhận lấy đôi bờ mông quyến rũ, bản năng trong anh thức tỉnh nhấc bổng cô lên bước nhanh vào trong nhà và đặt cô xuống chiếc ghế sofa mà hai người đang ngồi ở thực tại.
Khuôn mặt Gang-tae trở nên nóng bừng khi nhớ về cảm giác đôi chân thon thả đằng kia kẹp thật chặt bờ hông anh, từ từ ép dương vật anh lại gần chỗ thầm kín nhất của người con gái. Mặc dù biết là những hình ảnh trong mơ mà anh đã tưởng tượng sẽ cướp đi biết bao sinh linh tương lai mỗi khi anh tắm, nhưng nó không là gì so với việc có một cơn bão mạnh cấp 7 hiện đang chuẩn bị tàn phá bên trong quần lót của anh.
Nỗi thống khổ của Gang-tae bị xen ngang bởi chất giọng trầm ấm, đầy kích thích từ Mun-yeong khi cô ghé sát ngay bên tai anh và thì thầm, “Anh lại đang nghĩ về em đó hả?”.
Giữ cho hơi thở ổn định trở lại, Gang-tae cố gắng để bản thân không trở nên mất kiểm soát, nhưng tất cả như vô nghĩa khi mặt của Mun-yeong đang càng lúc càng áp sát lại gần anh hơn. Miệng của anh vô thức nuốt hết những lời định nói ra, khi khoảng cách giữa môi anh và cô chỉ còn tính bằng centimét. Ánh mắt hoang dại như thú săn mồi của Mun-yeong khiến anh bị kích thích hơn nữa, trước khi được thay thế bởi đôi mắt cười làm tan chảy trái tim anh cứ mỗi khi bắt gặp. Mắt anh khẽ nhìn vào đôi môi của cô lần thứ hàng triệu kể từ khi cô xuất hiện trong cuộc đời anh. Và cũng như bao lần khác, anh đều cảm thấy khao khát mãnh liệt muốn được hôn cô. Nhưng đừng quên anh đã có 30 năm kinh nghiệm trong việc kìm nén ham muốn của mình, do vậy trước tình huống này anh chỉ đơn giản là ngồi yên một chỗ, nhìn Mun-yeong khẽ đặt một tay lên đùi anh nhưng ở vị trí cao hơn rất nhiều so với bình thường.
Nụ cười của cô càng gần môi anh hơn làm huyết áp anh tăng một cách báo động, và bắt đầu thì thầm, “Anh không cần phải rên rỉ tên em ở trên ghế như vậy đâu. Anh có thể đến phòng của em mà. Em sẽ làm cho anh phải kêu rên tên của em theo cách còn tuyệt vời hơn thế."
Đầu óc anh bỗng quay cuồng trong thoáng chốc, tự hình dung ra cảnh tượng anh trèo lên giường cô như một con thú và làm những việc như anh đã làm trong giấc mơ với cô. Cách tay Mun-yeong nắm chặt như muốn xé rách ga giường, mặt không dám nhìn khi anh đưa lưỡi mình liếm trọn phần con gái của cô… Ba cái suy nghĩ như vậy tốt đâu không thấy chỉ thấy ngày càng tệ hơn. Không ổn. Không được. Phải đánh bài chuồn gấp. Thằng nhỏ đã tới giới hạn của nó và ngày càng lộ rõ hơn dưới lớp quần của anh. Đến lúc phải thoát khỏi tình cảnh này trước khi cô ấy vượt qua lớp hàng rào mà ngay từ đầu cổ cũng đâu thèm quan tâm đến. Tắm. Đúng rồi, anh cần phải đi tắm. Dưới làn nước thật lạnh. Ngay lập tức.
Gang-tae vội vã đứng dậy, cảm giác nhức nhối khi dưới quần anh đang biểu tình một cách mạnh mẽ, anh cố đi thật nhanh về phía cầu thang và nghe thấy giọng Mun-yeong vang lên sau lưng, “Anh đi đâu vậy hả?”.
Anh không trả lời và tiếp tục bước đi, người hơi nghiêng về phía trước để giảm bớt áp lực đang đè nén thằng nhỏ khi bước lên cầu thang. Tiếng bước chân của Mun-yeong theo ngay phía sau lưng làm anh thấy chột dạ. Gang-tae càng bước nhanh hơn, cô cũng tăng tốc theo ngay sau anh. Cuối cùng cũng đến cửa nhà tắm, anh vội bước vào và nhanh chóng đóng sập nó lại, thở phào một cách nhẹ nhõm, tấm lưng anh vẫn còn đang tựa vào cửa. Nghe tiếng bước chân của Mun-yeong đã dừng lại ngay phía bên kia cánh cửa, mắt anh nhắm nghiền lại, anh dựa đầu cố hết sức để lấy lại bình tĩnh. Mun-yeong suýt chút nữa là kéo phăng ra mất chốt an toàn của anh rồi. Gang-tae thở dồn dập hơn, tay anh đưa xuống phần háng của mình, sự cương cứng làm anh phát ra tiếng kêu kì lạ, hông anh nó bất giác muốn thúc lên thật mạnh như muốn kiếm tìm sự giải phóng khỏi cái áp lực này. Lúc này anh cần phải mau chóng ổn định lại nhịp thở của mình, anh bước đến vòi hoa sen và bắt đầu cởi áo ra.
Tay nắm cửa bỗng xoay nhẹ và mở ra, Mun-yeong đứng đó hai tay khoanh lại quan sát cảnh tượng trước mắt. Gang-tae như muốn chửi thề với cái sự hứng tình của mình, dục cầu bất mãn đến mức quên cả việc bấm khóa cửa. Mun-yeong xông thẳng vào trong nhà tắm, đóng sầm cánh cửa lại và càng lúc tiến đến gần hơn, miệng nở nụ cười làm anh phải thở oxy gấp. Anh như chết đứng chứng kiến cô lượn qua lượn lại trước mặt, mắt cô dán chặt vào bộ ngực vạm vỡ của anh. Gang-tae cảm nhận ánh mắt của cô dần di chuyển xuống chỗ đang căng cứng ở phía dưới háng anh, và anh biết rõ ánh nhìn này, nó xuất hiện mỗi khi Mun-yeong lộ vẻ thèm thuồng thứ gì đó mà cô muốn nó thuộc về mình. Cô bất giác đưa tay tới, khao khát chạm vào cơ thể anh làm Gang-tae như đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Vừa cảm thấy sợ hãi nhưng cũng vừa muốn được cảm nhận bàn tay cô mơn trớn trên người anh. Chọn kiểu gì thì cũng chết cả, trái tim anh vừa mách bảo anh vậy.
“Wow…” Mun-yeong thốt lên, chứng kiến tay của cô đang di chuyển dần xuống phía dưới khiến Gang-tae choàng tỉnh, anh nắm chặt lấy bàn tay hư hỏng kia và đẩy ngược cô lại về phía tường. Hai tay anh đang khóa chặt tay của cô phía trên đ��nh đầu, anh thở hổn hển và tựa vào người cô.
“Mun-yeong…” anh gầm gừ, bặm môi cố nén lại cảm giác cơ thể anh đang ép dần cô vào tường, dương vật anh như mất kiểm soát đang cọ vào phần giữa lớp váy ngủ của cô. “Em không thể muốn làm gì là làm đâu.”
Ánh mắt Mun-yeong lộ vẻ đắc thắng khi cô bất giác xoay chuyển lại tình huống, ép anh vào cơ thể cô thật mạnh hơn nữa, “Tất nhiên là em có thể rồi. Anh cũng muốn như vậy mà. Giờ thì hãy làm đi.”
#iotnbo#iotnbo fic#its okay to not be okay fic#its okay to not be okay#pyscho but its okay#iotnbo smut#ko mun yeong#moon gang tae
11 notes
·
View notes
Text
7 Loại Tranh Đồng Phong Thủy Đẹp Và Ý Nghĩa Nhất
Tranh phong thủy là dòng tranh phổ biến hiện nay đang được khá nhiều gia chủ yêu thích và sử dụng. Với những tín đồ phong thủy, tranh không chỉ là vật trang trí, làm đẹp mà còn mang đến những điều tốt lành, may mắn.
Tranh phong thủy có rất nhiều loại, mỗi loại tranh lại mang một vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau.
Trong bài viết dưới đây, Đồ Đồng Quang Hà xin gửi đến gia chủ 7 loại tranh đồng phong thủy đẹp và ý nghĩa nhất, thích hợp làm vật trưng bày cho không gian sống hoặc làm quà tặng, quà biếu cho bạn bè, người thân, gia đình.
Bất ngờ với lợi ích của tranh đồng phong thủy
Làm vật trang trí ấn tượng, độc đáo
Tranh ảnh nói chung thường có đa dạng phong cảnh, màu sắc nên làm vật trang trí, trưng bày rất đẹp. Tranh đồng được thúc thủ công từ lá đồng nguyên tấm nên các chi tiết rất tinh tế, đặc sắc. Việc tạo màu các họa tiết cũng rất rõ nét nên mang lại tính thẩm mỹ cao cho bức tranh.
Treo tranh đồng phong thủy trong nhà giúp không gian tươi mới, sang trọng. Nên trong không gian phòng khách hiện nay, gia chủ thường chọn tranh để trang trí, trưng bày.
Mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc
Những bức tranh đồng phong thủy thường khắc họa cảnh sắc mang ý nghĩa tượng trưng với con người như: tranh đồng quê - miêu tả cảnh sắc của nông thôn Việt Nam, tranh bát mã - gợi lên ý chí quyết tâm giành chiến thắng,.... Khi trưng bày trong phòng khách - nơi đón nhận trực tiếp những luồng khí tốt và xấu nên tranh đồng sẽ giúp hấp thụ những luồng khí tốt mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia chủ.
Nhất là những người làm ăn, buôn bán, kinh doanh thì treo tranh đồng phong thủy như: tranh bát mã, tranh thuận buồm xuôi gió càng giúp công việc làm ăn thuận lợi, phát triển tiền tài, sự nghiệp thăng tiến.
Giải trừ những vận khí xấu cho gia chủ
Ít ai biết rằng, tranh phong thủy cũng có tác dụng phong thủy, trừ tà rất tốt. Nhất là treo trong phòng khách, phòng thờ, sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả.
7 loại tranh đồng phong thủy phổ biến nhất hiện nay
Tranh đồng quê
Tranh đồng quê là bức tranh miêu tả cảnh sắc sinh hoạt của người nông dân - đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Cuộc sống êm đềm, thanh bình diễn ra quanh cây đa, bến nước, sân đình: người giã gạo, người kéo cày, người đánh cá, kẻ chăn trâu, kẻ thả diều,.... vô cùng nhẹ nhàng, thư giãn. Ngắm bức tranh, tâm hồn con người như được trở lại thời tuổi thơ yêu dấu và trân trọng những nét đẹp, giá trị trong quá khứ.
Tranh bát mã
>> Xem thêm mẫu tranh bát mã truy phong kích thước 1m75 x 90cm.
Tranh mã đáo thành công khắc họa hình ảnh 8 con ngựa đang trong tư thế phi nước đại tiến về phía trước. Điều đó biểu trưng cho sự chiến thắng, thành công. Trong không gian phòng khách hiện đại thì tranh bát mã hay bất kì món đồ trưng bày phong thủy nào là không thể thiếu được. Bức tranh đồng phong thủy sẽ mang lại những điều tốt nhất cho gia chủ.
Tranh thuận buồm xuôi gió
>> Xem thêm tranh đồng thuận buồm xuôi gió mạ vàng 24k được làm theo yêu cầu của khách hàng.
Bức tranh mỹ nghệ này miêu tả hình ảnh thuyền buồm ra khơi trên mặt biển bập bùng sóng, gió. Hình ảnh này tượng trưng cho sự tiến lên phía trước và thể hiện mong muốn công việc sẽ thành công, suôn sẻ, may mắn. Trong phòng làm việc, các doanh nhân thường chọn chiếc thuyền buồm làm logo, thương hiệu vì thuyền buồm tượng trưng cho vật dựa vào sức gió mang lại nhiều cuộc làm ăn thuận lợi.
Tranh vinh quy bái tổ
Bức tranh đồng phong thủy vinh quy bái tổ không chỉ nhắc nhở con cháu phải phấn đấu học tập, làm việc để thành danh mà còn khuyên răn về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khi đi học, đi làm, công tác xa nhà phải luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn, luôn nhớ về “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” về những người đã nuôi dưỡng, dạy giỗ mình lên người.
Tranh vinh hoa phú quý
Là bức tranh đồng phong thủy với đủ cảnh vật, sắc hương, non nước hữu tình mang lại sự tươi sáng, mới mẻ cho bất kì không gian trưng bày nào, tranh vinh hoa phú quý mang lại phú quý, tài lộc cho gia chủ.
Tranh cửu ngư quần hội
>> Xem chi tiết bức tranh đồng cửu ngư quần hội được chế tác vô cùng tinh xảo để làm quà tặng Tân gia, Lễ tết ý nghĩa nhất.
Tranh đồng Cửu ngư quần hội gồm hình ảnh cá chép và hoa sen mang nhiều ý nghĩa biểu tượng: cá chép vốn là loài vật linh thiêng, biểu tượng cho sự kiên trì, thành công; hoa sen là loài hoa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng đẹp, tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết, đức tính cao đẹp của con ngườ. Hình ảnh cá chép hoa sen đi liền với nhau, được hiểu là dư dả liên tục.
Vì vậy, mẫu tranh cửu ngư hoa sen mang lại sự dư dả dài lâu, sự sung túc, tài lộc dồi dào cho gia chủ. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, sự dũng cảm kiên trì, quyết tâm đạt được thành công.
Tranh lý ngư vọng nguyệt
Những bức tranh về cá chép hầu hết đều mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự kiên trì, mạnh mẽ, kết hợp hình ảnh tròn trịa, đầy đặn của mặt trăng càng mang lại sự viên mãn, đủ đầy cho cuộc sống của gia chủ.
Lưu ý khi treo tranh đồng phong thủy
Khi treo tranh đồng phong thủy trong nhà, gia chủ nên lưu ý những điều sau:
Vị trí treo tranh: Tranh nên treo trên tường, cách mặt đất 1,5 - 2m trở lên. Treo trong không gian phòng khách, phòng làm việc là đẹp nhất.
Hướng treo tranh, thường là hướng tốt, hướng tài vận cho gia chủ.
Nếu không gian quá lớn thì gia chủ nên chọn kích thước tranh cho phù hợp.
Hy vọng những mẫu tranh đồng phong thủy trên sẽ mang lại những giá trị tích cực, ý nghĩa cho gia chủ.
Xem thêm mẫu tranh cực đẹp:
=>> Mời gia chủ xem tất cả những mẫu tranh đồng đẹp của chúng tôi để có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
Website: http://dongmynghe.com.vn
youtube
1 note
·
View note
Text
NGUYÊN LIỆU VÀNG CỦA TRƯỜNG SINH THANG
🔖 Trà Trường Sinh Thang được làm cho từ những loại thành phần tự nhiên liệu các lá cây và rễ tự nhiên siêu tốt cho sức khỏe:
🌿Tiết trúc sâm: Một cái dược liệu vô cùng quý & đắt ở nước ta. Nó gồm phổ biến loại không giống nhau, với đa dạng tên gọi khác biệt. loại quý nhất mọc ở núi Ngọc Linh đó là sâm Ngọc Linh. ngoài bắc gọi là tam thất hoang. phía trên là dược liệu thời thượng, bồi bổ sức khỏe và chống bệnh ung thư cực kỳ tốt.
🌿 Giảo cổ lam: sở hữu tới cả chục chiếc giảo cổ lam, nhưng loại quý nhất mà các nhà sư Tây Tạng sử dụng là dòng 9 lá, thân vuông, mọc ở độ cao 2.000m bên trên núi đá grannit. đây là mẫu rất đắng, chỉ cần ủ 1gr mang 1 lít nước sôi là đắng bằng cả lạng giảo cổ lam bình thường ở núi tốt. Giảo cổ lam đặc biệt này chỉ có ở vùng đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sapa, Lào Cai. hàm lượng dược chất & saponin cao hơn vô cùng đa dạng lần có loại bình tầm thường khác. Nó được trường hợp cây trồng thần kỳ có rộng rãi công dụng rẻ, trong những số ấy mang công dụng ngừa ung thư kết quả. cách khai thác là cắt sát gốc vào buổi trưa, phơi cả dây bên cạnh nắng. lúc khô, thì tuốt bỏ lá, lấy phần thân sắc nước tiêu dùng.
🌿 Ngũ gia bì gai: ko phải ngũ gia bì xoàng xĩnh. Ngũ gia bì gai mang công dụng mạnh thanh nhiệt, giải độc, trục tốt. đc xem là vị thuốc bồi bổ mạnh không xoàng gì nhân sâm, đặc trưng khiến cho mạnh gân xương, tăng cường dương khí. Nó cũng sở hữu công dụng ngừa bệnh ung thư mạnh.
🌿 Địa tàng thiên: Vùng Tây Tạng có tên gọi là Tuyết liên quả. ví như Thiên sơn tuyết liên là một mẫu hoa quý, đc có tên gọi là Tuyết liên hoa, tức hoa bên trên tuyết, một mẫu hoa huyền thoại, cực kỳ đắt tiền, sử dụng để khám chữa, thì Tuyết liên quả, lại là 1 quả không hiếm, nhưng siêu quý, vì có công dụng dược liệu cực kỳ cao. ý nghĩa sâu sắc của nó, là Sen trên Tuyết, Có nghĩa là một chiếc củ quý lạnh mọc ở trên tuyết. Địa tàng thiên chỉ mang ở núi cao, rét mướt, với tuyết. Tuyết càng dày thì nó càng thấp, cho nhiều củ, dược tính cao. Nó đặc thù phải chăng giải độc, bồi bổ thể chất, chữa bệnh đường hệ tiêu hóa, tiểu đường, giảm cân. Nó sở hữu vị ngọt mát, buộc phải nghiền bột pha trà khiến vị ngon, dễ uống.
🌿 Ngũ trảo long: đây là thảo dược đặc thù, được những nhà sư Tây Tạng đánh lạnh lẽo như thần dược. Hiện chưa nhỉ?thấy sách nào miêu tả về nó. Lá sở hữu hình dạng như 5 chiếc móng, nhưng điều đặc thù là hoa lại nở ra từ lá, chứ không buộc phải từ cành. Sở dĩ nó mang tên Ngũ trảo long, là bởi nhìn lá nó như “5 móng rồng”. đây là thần dược giải độc và chống ung thư của bệnh nhân Tây Tạng. thậm chí, nó tránh đau thắt đến nỗi thoa rượu ngâm chúng vào vết bầm, viêm sưng khớp, tan đau nhanh.
💲Trà cây cỏ thiên nhiên Trường Sinh Thang mang lạnh lẽo ̶3̶̶0̶̶0̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ --> 250.000/1 hộp (30 gói nhỏ tuổi)
---------------------------------------
☑thông báo sản phẩm
💎 Trà thảo dược Trường Sinh Thang – dược liệu bí truyền của các thiền sư Tây Tạng – được người rừng Trần Ngọc Lâm thu hái, gieo trồng trong rừng Hoàng Liên Sơn, ở độ cao hơn 2.000m.
💎 Tiết trúc nhân sâm, ngũ da bì gai, ngọc trúc, đẳng sâm, giảo cổ lam 9 lá… và một trong những thảo dược khác.
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Email: [email protected]
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
#truongsinhthang#tratruongsinhthang#trathaoduoctruongsinhthang#phongchongungthu#tieuduong#gannhiemmo#maunhiemmo
0 notes
Text
NGUYÊN LIỆU VÀNG CỦA TRƯỜNG SINH THANG
🔖 Trà Trường Sinh Thang đc khiến từ các cái thành phần tự nhiên liệu thiên nhiên vô cùng thấp cho tình hình sức khỏe:
🌿Tiết trúc sâm: Một chiếc dược liệu vô cùng quý & đắt ở VN. Nó gồm phổ biến cái khác biệt, sở hữu nhiều tên gọi khác nhau. dòng quý nhất mọc ở núi Ngọc Linh chính là sâm Ngọc Linh. ngoại trừ bắc có tên gọi là tam thất hoang. phía trên là dược liệu thời thượng, bồi bổ tình hình sức khỏe & chống ung thư siêu thấp.
🌿 Giảo cổ lam: sở hữu tới cả chục cái giảo cổ lam, nhưng loại quý nhất mà những nhà sư Tây Tạng sử dụng là chiếc 9 lá, thân vuông, mọc ở độ cao 2.000m bên trên núi đá grannit. đây là cái vô cùng đắng, chỉ buộc phải ủ 1gr sở hữu 1 lít nước sôi là đắng bằng cả lạng giảo cổ lam bình tầm thường ở núi phải chăng. Giảo cổ lam đặc trưng này chỉ sở hữu ở vùng đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sapa, Lào Cai. các chất dược chất và saponin cao hơn rất rộng rãi lần mang dòng bình thường khác. Nó đc nếu cây cỏ thần kỳ có rộng rãi công dụng rẻ, trong các số ấy với tác dụng ngừa ung thư tác dụng. bí quyết khai thác là cắt tận gốc vào giữa trưa, phơi cả dây bên cạnh nắng. lúc khô, thì tuốt bỏ lá, lấy phần thân sắc nước tiêu dùng.
🌿 Ngũ gia bì gai: không nên ngũ gia bì tầm thường. Ngũ gia bì gai sở hữu công dụng mạnh thanh nhiệt, giải độc, trục phải chăng. đc xem là vị thuốc bồi bổ mạnh không kém cỏi gì nhân sâm, đặc thù khiến mạnh gân xương, tăng cường dương khí. Nó cũng có tác dụng ngừa bệnh ung thư mạnh.
🌿 Địa tàng thiên: Vùng Tây Tạng gọi là Tuyết liên quả. nếu Thiên sơn tuyết liên là 1 dòng hoa quý, được gọi là Tuyết liên hoa, tức hoa bên trên tuyết, một mẫu hoa huyền thoại, vô cùng đắt ti���n, dùng để khám chữa, thì Tuyết liên quả, lại là một trong quả ko hiếm, nhưng vô cùng quý, vì với công dụng dược liệu cực kỳ cao. ý nghĩa sâu sắc của chính nó, là Sen bên trên Tuyết, Tức là một mẫu củ quý lạnh mọc ở trên tuyết. Địa tàng thiên chỉ sở hữu ở núi cao, giá, mang tuyết. Tuyết càng dày thì nó càng tốt, cho nhiều củ, dược tính cao. Nó đặc thù tốt giải độc, bồi bổ thể chất, chữa bệnh đường hệ tiêu hóa, tiểu đường, tránh cân. Nó sở hữu vị ngọt mát, buộc phải nghiền bột pha trà khiến vị ngon, dễ uống.
🌿 Ngũ trảo long: đây là thành phần tự nhiên đặc trưng, đc những nhà sư Tây Tạng đánh rét mướt như thần dược. Hiện chưa nhỉ?thấy sách nào miêu tả về nó. Lá sở hữu hình dạng như 5 loại móng, nhưng điều đặc thù là hoa lại nở ra từ lá, chứ không bắt buộc từ cành. Sở dĩ nó mang tên Ngũ trảo long, là bởi vì nhìn lá nó như “5 móng rồng”. trên đây là thần dược giải độc & chống ung thư của người Tây Tạng. thậm chí, nó tránh đau dữ dội đến nỗi thoa rượu ngâm chúng vào vết bầm, viêm sưng khớp, tan đau thời gian nhanh.
💲Trà thành phần tự nhiên Trường Sinh Thang sở hữu lạnh lẽo ̶3̶̶0̶̶0̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ --> 250.000/1 hộp (30 gói nhỏ )
---------------------------------------
☑thông báo dòng sản phẩm
💎 Trà cây cỏ thiên nhiên Trường Sinh Thang – dược liệu bí truyền của những thiền sư Tây Tạng – được người rừng Trần Ngọc Lâm thu hái, gieo trồng trong rừng Hoàng Liên Sơn, ở độ cao hơn 2.000m.
💎 Tiết trúc nhân sâm, ngũ da bì gai, ngọc trúc, đẳng sâm, giảo cổ lam 9 lá… & một số trong những cây cỏ thiên nhiên khác.
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Email: [email protected]
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
#truongsinhthang#tratruongsinhthang#trathaoduoctruongsinhthang#phongchongungthu#tieuduong#gannhiemmo#maunhiemmo
0 notes
Text
Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu)
Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu), Hoa sen mang nét đẹp mộc mạc, thuần khiết nhưng thanh cao, giàu sức sống. Với 17 bài văn Tả cây hoa sen hay, Tập làm văn lớp 4, 5: Tả cây hoa sen (Dàn ý + 17 mẫu) Hoa sen mang nét đẹp mộc mạc, thuần khiết nhưng thanh cao, giàu sức sống. Với 17 bài văn Tả cây hoa sen hay, độc đáo, sẽ giúp các em học sinh lớp 4, 5 nhanh chóng hoàn thiện bài…
View On WordPress
0 notes
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé! Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, những đổi thay trong tư tưởng và tâm lý của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn Đề số 1 Đọc đoạn văn sau và tr�� lời từ câu 1 đến câu 4 : “Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan. Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.” ( Trích Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng) Câu 1:Đoạn văn trên khẳng định điều gì? Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3 : Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì? Câu 4: Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên. Đáp án đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn số 1 Câu 1: Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là: điệp ( lặp) cấu trúc câu . - Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi Câu 3: Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua Câu 4: Đặt tiêu đề cho đoạn văn: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền và bản sắc dân tộc; Tết cổ truyền – hồn Việt xưa và nay… Đề số 2 Cho đoạn văn sau: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…” (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng) Câu 1. Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Nếu đặt cho đoạn văn một nhan đề, anh/ chị sẽ đặt là gì? Câu 2. Cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu? . Câu 3. Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn văn? Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng Đáp án đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn số 2 Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là: miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của Lí làm ra để thết đãi cả gia đình - Đặt tiêu đề cho đoạn trích: mâm cỗ Tết. Câu 2: Cụm từ in đậm là thành phần phụ chú trong câu văn. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là: biện pháp nghệ thuật liệt kê:“…gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò…” - Tác dụng: biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ… ------------- Trên đây là một số đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình
0 notes
Link
0 notes
Text
Thay Vì Uống Trà Đá Bạn sở hữu Thể chăm lo Cho Sức Khoẻ của mình & được hưởng thụ các Hương Vị đặc trưng Của những Vị thuốc quý, thành phần tự nhiên thiên nhiên vứt bỏ Độc Tố & phải chăng Cho Sức khoẻ.
Trường sinh thang là trà thành phần tự nhiên mang tác dụng vô cùng thấp cho sức khoẻ) sau vài năm sản xuất ra Thị phần đã nhận được rất phổ biến phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng. reviews mang người mua bộ phận chính của trường sinh thang và công dụng của từng chiếc!
– Tiết trúc sâm: phía trên là dược liệu quý nhất & đắt nhất ở VN. Nó gồm nhiều dòng khác biệt, mang đa dạng tên thường gọi không giống nhau. cái quý nhất mọc ở núi Ngọc Linh đó là sâm Ngọc Linh. ngoài bắc thường gọi là tam thất hoang. đây là dược liệu cao cấp, bồi bổ tình trạng sức khỏe & chống bệnh ung thư cực kỳ tốt.
– Giảo cổ lam: có đến cả chục cái giảo cổ lam, nhưng cái quý nhất mà các nhà sư Tây Tạng sử dụng là chiếc 7 lá, thân vuông, mọc ở độ cao 2.000m bên trên núi đá grannit. phía trên là dòng cực kỳ đắng, chỉ phải ủ 1gr mang 1 lít nước sôi là đắng bằng cả lạng giảo cổ lam bình xoàng xĩnh ở núi tốt. Giảo cổ lam đặc thù này chỉ sở hữu ở vùng đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sapa, Lào Cai. các chất dược chất & saponin cao hơn vô cùng nhiều lần sở hữu loại bình tầm thường khác. Nó đc giả dụ cây xanh thần kỳ có đa dạng công dụng phải chăng, trong số đó với tác dụng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. bí quyết khai quật là cắt tận nơi bắt đầu vào buổi trưa, phơi cả dây ko kể nắng. khi khô, thì tuốt bỏ lá, lấy phần thân sắc nước dùng.
– Ngũ gia bì gai: không phải ngũ gia bì xoàng. Ngũ gia bì gai với công dụng mạnh thanh nhiệt, giải độc, trục phải chăng. được xem như là vị thuốc bồi bổ mạnh ko kém gì nhân sâm, đặc trưng khiến mạnh gân xương, tăng tốc dương khí. Nó cũng mang tác dụng ngừa bệnh ung thư mạnh.
– Địa tàng thiên: Vùng Tây Tạng thường gọi là Tuyết liên quả. nếu Thiên sơn tuyết liên là một trong những dòng hoa quý, được thường gọi là Tuyết liên hoa, tức hoa bên trên tuyết, một loại hoa huyền thoại, siêu đắt tiền, tiêu dùng để điều trị, thì Tuyết liên quả, lại là một quả ko hiếm, nhưng cực kỳ quý, vì mang công dụng dược liệu cực kỳ cao. ý nghĩa của nó, là Sen bên trên Tuyết, tức là một cái củ quý lạnh lẽo mọc ở trên tuyết. Địa tàng thiên chỉ sở hữu ở núi cao, lạnh lẽo, sở hữu tuyết. Tuyết càng dày thì nó càng rẻ, cho rộng rãi củ, dược tính cao. Nó đặc trưng tốt giải độc, bồi bổ cơ thể, điều trị đường hệ tiêu hóa, tiểu đường, tránh cân. Nó mang vị ngọt mát, bắt buộc nghiền bột pha trà khiến vị ngon, dễ uống.
– Ngũ trảo long: phía trên là thành phần tự nhiên đặc biệt, đc các nhà sư Tây Tạng đánh giá buốt như thần dược. Hiện chưa nhỉ?thấy sách nào miêu tả về nó. Lá có hình dạng như 5 loại móng, nhưng điều đặc thù là hoa lại nở ra từ lá, chứ ko nên từ cành. Sở dĩ nó với tên Ngũ trảo long, là bởi vì nhìn lá nó như “5 móng rồng”. phía trên là thần dược giải độc và chống ung thư của bệnh nhân Tây Tạng. mà thậm chí, nó hạn chế đau thắt đến nỗi thoa rượu ngâm chúng nó vào vết bầm, viêm sưng khớp, tan đau nhanh.
– Bạch hoa xà: Cây Bạch hoa xà với tên khoa học là Plumbago zeylanica L., bọn họ Đuôi công – Plumbaginaceae. chiếc cây này có tên khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây Đuôi công,… đông y tầm thường tiêu dùng rễ và lá tươi của loại cây này để hạn chế đau, giải độc, sát trùng. đặc thù, bạch hoa xà sở hữu thể khám chữa công dụng nhiều căn bệnh nan giống hệt như: cao huyết áp, bệnh đau dạ dày,… và nhất là bệnh xương khớp trong số đó với bệnh thái hóa cột sống siêu rẻ.
1 Chữa huyết áp tăng
2. trị mụn, nhọt sưng tấy
3. hay đi vệ sinh
4. Phong rẻ
5. Sưng đau do chấn mến
6. Bong gân sai khớp
7. Chốc lở
8. Đau gan, đau dạ dày
9. Chữa bong gân, da thịt bầm tím, đau nhức cơ xương khớp
Cây dễ nhầm lẫn: Lá Bạch hoa xà mới nhìn dễ nhầm sở hữu lá cây Hoa nhài, nhưng lá cây Nhài gân phụ mặt dưới mang lông, lá Bạch hoa xà ko sở hữu lông.
-Mộc hoàng cô: cũng chính là 1 loại dược liệu vô cùng quý, đều có tác dụng giải độc, bảo vệ đường hệ tiêu hóa. rét mướt: 250,000đ/ 1 hộp 30 gói
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Email: [email protected]
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
#truongsinhthang#tratruongsinhthang#trathaoduoctruongsinhthang#phongchongungthu#tieuduong#gannhiemmo#maunhiemmo
0 notes
Text
CHỈ VỚI GIÁ TIỀN BẰNG HAI CỐC TRÀ ĐÁ BẠN CÓ THỂ UỐNG THẢO DƯỢC CẢ NGÀY.
Thay Vì Uống Trà Đá Bạn với Thể âu yếm Cho Sức Khoẻ của bản thân & được thưởng thức những Hương Vị đặc trưng Của các Vị thuốc tốt, thành phần tự nhiên các lá cây và rễ tự nhiên đào thải Độc Tố & rẻ Cho Sức khoẻ.
Trường sinh thang là trà cây cỏ thiên nhiên có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ) sau vài năm chế tạo ra Thị trường đã nhận được siêu phổ biến comment phải chăng từ phía người sử dụng. ra mắt mang các bạn thành phần chính của trường sinh thang & tác dụng của từng dòng!
– Tiết trúc sâm: phía trên là dược liệu quý nhất & đắt nhất ở VN. Nó gồm phổ biến loại khác nhau, có rộng rãi tên thường gọi khác nhau. loại quý nhất mọc ở núi Ngọc Linh đó là sâm Ngọc Linh. ko kể bắc thường gọi là tam thất hoang. trên đây là dược liệu thời thượng, bồi bổ tình hình sức khỏe và chống ung thư vô cùng thấp.
– Giảo cổ lam: với đến cả chục cái giảo cổ lam, nhưng loại quý nhất mà các nhà sư Tây Tạng dùng là cái 7 lá, thân vuông, mọc ở độ cao 2.000m bên trên núi đá grannit. đây là chiếc rất đắng, chỉ buộc phải ủ 1gr mang 1 lít nước sôi là đắng bằng cả lạng giảo cổ lam bình kém cỏi ở núi thấp. Giảo cổ lam đặc trưng này chỉ mang ở vùng đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sapa, Lào Cai. các chất dược chất và saponin cao hơn cực kỳ nhiều lần có mẫu bình xoàng khác. Nó đc nếu cây trồng thần kỳ sở hữu phổ biến công dụng tốt, trong số ấy với công dụng ngừa ung thư tác dụng. cách khai quật là cắt tận gốc vào buổi trưa, phơi cả dây ngoài nắng. lúc khô, thì tuốt bỏ lá, lấy phần thân sắc nước dùng.
– Ngũ gia bì gai: không buộc phải ngũ gia bì xoàng. Ngũ gia bì gai mang tác dụng mạnh thanh nhiệt, giải độc, trục phải chăng. được xem như là vị thuốc bồi bổ mạnh ko kém gì nhân sâm, đặc thù khiến mạnh gân xương, tăng cường dương khí. Nó cũng mang công dụng ngừa bệnh ung thư mạnh.
– Địa tàng thiên: Vùng Tây Tạng gọi là Tuyết liên quả. ví như Thiên sơn tuyết liên là một trong cái hoa quý, đc có tên gọi là Tuyết liên hoa, tức hoa trên tuyết, một cái hoa huyền thoại, siêu đắt tiền, tiêu dùng để khám chữa, thì Tuyết liên quả, lại là một trong những quả ko hiếm, nhưng rất quý, vì với công dụng dược liệu cực kỳ cao. ý nghĩa của chính nó, là Sen trên Tuyết, tức là một mẫu củ quý giá buốt mọc ở bên trên tuyết. Địa tàng thiên chỉ có ở núi cao, lạnh lẽo, có tuyết. Tuyết càng dày thì nó càng thấp, cho rộng rãi củ, dược tính cao. Nó đặc trưng thấp giải độc, bồi bổ cơ thể, điều trị đường tiêu hóa, tiểu đường, giảm cân. Nó sở hữu vị ngọt mát, bắt buộc nghiền bột pha trà khiến cho vị ngon, dễ uống.
– Ngũ trảo long: phía trên là thành phần tự nhiên đặc biệt, được những nhà sư Tây Tạng đánh rét như thần dược. Hiện chưa ạ?thấy sách nào miêu tả về nó. Lá mang hình dạng như 5 mẫu móng, nhưng điều đặc biệt là hoa lại nở ra từ lá, chứ không bắt buộc từ cành. Sở dĩ nó có tên Ngũ trảo long, là bởi nhìn lá nó như “5 móng rồng”. phía trên là thần dược giải độc & chống bệnh ung thư của bệnh nhân Tây Tạng. thậm chí, nó hạn chế đau thắt đến nỗi thoa rượu ngâm chúng vào vết bầm, viêm sưng khớp, tan đau nhanh.
– Bạch hoa xà: Cây Bạch hoa xà với tên công nghệ là Plumbago zeylanica L., chúng ta Đuôi công – Plumbaginaceae. dòng cây này sở hữu tên khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây Đuôi công,… đông y kém dùng rễ & lá tươi của cái cây này để hạn chế đau, giải độc, sát trùng. đặc trưng, bạch hoa xà có thể khám chữa tác dụng đa dạng căn bệnh nan hệt như: cao huyết áp, căn bệnh đau dạ dày,… và nhất là bệnh xương khớp trong đó mang căn bệnh thoái hóa cột sống vô cùng phải chăng.
1 Chữa huyết áp tăng
2. điều trị mụn trứng cá, nhọt sưng tấy
3. hay đi ngoài
4. Phong phải chăng
5. Sưng đau do chấn yêu mến
6. Bong gân sai khớp
7. Chốc lở
8. Đau gan, đau dạ dày
9. Chữa bong gân, da thịt bầm tím, đau nhức cơ xương khớp Cây dễ nhầm lẫn: Lá Bạch hoa xà mới nhìn dễ nhầm sở hữu lá cây Hoa nhài, nhưng lá cây Nhài gân phụ mặt dưới sở hữu lông, lá Bạch hoa xà không sở hữu lông.
-Mộc hoàng cô: cũng là 1 mẫu dược liệu vô cùng quý, đều có công dụng giải độc, bảo vệ đường tiêu hóa. lạnh: 250,000đ/ 1 hộp 30 gói
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Email: [email protected]
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
#truongsinhthang#tratruongsinhthang#trathaoduoctruongsinhthang#phongchongungthu#tieuduong#gannhiemmo#maunhiemmo
0 notes
Text
CHỈ VỚI GIÁ TIỀN BẰNG HAI CỐC TRÀ ĐÁ BẠN CÓ THỂ UỐNG THẢO DƯỢC CẢ NGÀY.
Thay Vì Uống Trà Đá Bạn có Thể âu yếm Cho Sức Khoẻ của chính bản thân mình & đc thưởng thức các Hương Vị đặc trưng Của các Vị thuốc quý, cây cỏ thiên nhiên thiên nhiên sa thải Độc Tố & phải chăng Cho Sức khoẻ.
Trường sinh thang là trà cây cỏ thiên nhiên mang tác dụng siêu tốt cho sức khoẻ) sau vài năm chế tạo ra Thị phần đã nhận được được cực kỳ phổ biến phản hồi phải chăng từ phía người dùng.
ra mắt với khách hàng thành phần chính của trường sinh thang & tác dụng của từng chiếc!
– Tiết trúc sâm: trên đây là dược liệu quý nhất & đắt nhất ở việt nam. Nó gồm rộng rãi mẫu không giống nhau, có rộng rãi tên thường gọi khác biệt. loại quý nhất mọc ở núi Ngọc Linh chính là sâm Ngọc Linh. ko kể bắc thường gọi là tam thất hoang. trên đây là dược liệu thời thượng, bồi bổ tình hình sức khỏe và chống ung thư siêu tốt.
– Giảo cổ lam: với đến cả chục cái giảo cổ lam, nhưng cái quý nhất mà những nhà sư Tây Tạng dùng là cái 7 lá, thân vuông, mọc ở độ cao 2.000m bên trên núi đá grannit. đây là cái siêu đắng, chỉ nên ủ 1gr sở hữu 1 lít nước sôi là đắng bằng cả lạng giảo cổ lam bình thường ở núi tốt. Giảo cổ lam đặc trưng này chỉ sở hữu ở vùng đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sapa, Lào Cai. hàm vị dược chất & saponin cao hơn rất nhiều lần sở hữu mẫu bình xoàng xĩnh khác. Nó được trường hợp cây cỏ thần kỳ mang phổ biến công dụng tốt, trong các số đó với công dụng ngừa ung thư công dụng. bí quyết khai thác là cắt sát gốc vào giữa trưa, phơi cả dây ngoại trừ nắng. lúc khô, thì tuốt bỏ lá, lấy phần thân sắc nước tiêu dùng.
– Ngũ gia bì gai: ko cần ngũ gia bì thường. Ngũ gia bì gai với tác dụng mạnh thanh nhiệt, giải độc, trục tốt. được coi là vị thuốc bồi bổ mạnh ko xoàng gì nhân sâm, đặc thù làm mạnh gân xương, tăng cường dương khí. Nó cũng sở hữu tác dụng ngừa ung thư mạnh.
– Địa tàng thiên: Vùng Tây Tạng thường gọi là Tuyết liên quả. ví như Thiên sơn tuyết liên là một trong dòng hoa quý, đc có tên gọi là Tuyết liên hoa, tức hoa trên tuyết, một loại hoa huyền thoại, siêu đắt tiền, dùng để khám chữa, thì Tuyết liên quả, lại là 1 trong những quả ko hiếm, nhưng siêu quý, vì sở hữu công dụng dược liệu vô cùng cao. ý nghĩa sâu sắc của nó, là Sen bên trên Tuyết, tức là một loại củ quý lạnh lẽo mọc ở bên trên tuyết. Địa tàng thiên chỉ sở hữu ở núi cao, lạnh, mang tuyết. Tuyết càng dày thì nó càng tốt, cho phổ biến củ, dược tính cao. Nó đặc thù phải chăng giải độc, bồi bổ cơ thể, điều trị đường tiêu hóa, tiểu đường, hạn chế cân. Nó có vị ngọt mát, bắt buộc nghiền bột pha trà làm cho vị ngon, dễ uống.
– Ngũ trảo long: phía trên là thảo dược đặc trưng, được những nhà sư Tây Tạng đánh rét như thần dược. Hiện chưa nhỉ?thấy sách nào miêu tả về nó. Lá mang hình dạng như 5 mẫu móng, nhưng điều đặc biệt là hoa lại nở ra từ lá, chứ không cần từ cành. Sở dĩ nó với tên Ngũ trảo long, là bởi nhìn lá nó như “5 móng rồng”. phía trên là thần dược giải độc và chống ung thư của bệnh nhân Tây Tạng. thậm chí, nó tránh đau thắt tới nỗi thoa rượu ngâm chúng vào vết bầm, viêm sưng khớp, tan đau thời gian nhanh.
– Bạch hoa xà: Cây Bạch hoa xà với tên công nghệ là Plumbago zeylanica L., chúng ta Đuôi công – Plumbaginaceae. chiếc cây này mang tên khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây Đuôi công,… đông y thường tiêu dùng rễ và lá tươi của dòng cây này để tránh đau, giải độc, sát trùng. đặc thù, bạch hoa xà với thể khám chữa tác dụng đa dạng tình trạng bệnh nan giống hệt như: cao huyết áp, bệnh dạ dày,… và nhất là căn bệnh xương khớp trong các số ấy có thoái hóa cột sống cực kỳ phải chăng.
1 Chữa tăng cao huyết áp
2. trị mụn, nhọt sưng tấy
3. hay đi ngoài
4. Phong rẻ
5. Sưng đau do chấn mến
6. Bong gân sai khớp
7. Chốc lở
8. Đau gan, căn bệnh đau dạ dày
9. Chữa bong gân, da thịt bầm tím, đau nhức cơ xương khớp
Cây dễ nhầm lẫn: Lá Bạch hoa xà mới nhìn dễ nhầm sở hữu lá cây Hoa nhài, nhưng lá cây Nhài gân phụ mặt dưới với lông, lá Bạch hoa xà ko có lông.
-Mộc hoàng cô: cũng chính là 1 dòng dược liệu siêu quý, đều mang tác dụng giải độc, đảm bảo đường tiêu hóa. lạnh lẽo: 250,000đ/ 1 hộp 30 gói
TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG SINH THANG
Địa chỉ : Số 142 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938.566.388 (zalo/sms/viber)
Email: [email protected]
Web: http://truongsinhthang.com và https://tratruongsinhthang.com
#truongsinhthang#tratruongsinhthang#trathaoduoctruongsinhthang#phongchongungthu#tieuduong#gannhiemmo#maunhiemmo
0 notes
Text
CÁC LOẠI CHÈ VIỆT NAM THƠM NGON, DỄ LÀM
Chè là món tráng miệng có vẻ ngoài đơn giản nhưng chứa đựng những nét tinh túy của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam lâu đời. Các loại chè Việt Nam đã đi vào đời sống con người một cách bình dị, cuốn hút khó cưỡng. Và ở mỗi vùng, chè lại mang đến một nét đặc trưng riêng, chẳng hạn như chè ở Hà Nội có vị thanh tao, chè ở Huế chứa đựng sự tinh tế của hệ ẩm thực cung đình đặc sắc,...
Các loại chè Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được lan rộng đến Việt Nam. Trải qua thời gian, người Việt đã cải tiến, thay đổi công thức cũ và kết hợp với các loại nguyên liệu có sẵn trong nước để tạo nên những món chè mới, hương vị mới,...Chè viết tên vào bản đồ ẩm thực Việt Nam và được miêu tả bằng những tính từ như "thơm ngon" "đa dạng" "tinh tế"...
Lưu ý: khối lượng nguyên liệu dưới đây thường dành cho 4 đến 6 người.
1 - Các loại chè Việt Nam - Chè cốm
Cốm là một thức quà được lưu truyền qua bao đời ở Hà Nội. Cứ mỗi dịp mùa thu về, khắp phố phường Hà Nội lại ngập tràn mùi cốm thơm dịu trên những gánh hàng rong. Cốm là nguyên liệu dân dã để tạo ra nhiều món ăn ngon như chả cốm, bánh cốm, xôi cốm,...và đặc biệt là chè cốm.
Món chè cốm nguyên bản chứa đựng hết tinh hoa trời đất từ những hạt lúa non có vị ngọt thanh của đường phèn và có sự sánh mịn bột sắn dây. Ngày nay, người ta đã thêm vào nước cốt dừa và một số nguyên liệu khác để món ăn thêm phần đậm đà.
2 - Các loại chè Việt Nam - Chè Sen đường phèn
Sen mang một vẻ đẹp thanh thoát nhẹ nhàng, đầy quyến rũ và những món ăn được chế biến từ sen cũng đủ hương - đủ vị - đủ tình say đắm bao lòng người. Chè sen đường phèn chinh phục người ăn bởi vị ngọt thanh của đường phèn, vị bùi của hạt sen và vị béo ngậy của dừa nạo. Món chè có công thức chế biến đơn giản và là món giải nhiệt thích hợp cho những ngày nắng nóng.
3 - Các loại chè Việt Nam - Chè trôi nước
Đối với người Hà Nội nói riêng, chè trôi nước là món ăn nhẹ được ưa chuộng trong những ngày đông. Còn trong nếp sinh hoạt văn hóa gia đình của người Việt nói chung, món ăn này được nấu trong những ngày lễ đặc biệt như thôi nôi hay ngày rằm... Những viên trôi nước có hình tròn trắng mịn với phần vỏ ngoài làm từ gạo nếp dẻo dai và phần nhân bên trong gồm đậu xanh, hành phi thơm phức, hòa cùng nước đường ngọt thanh thêm chút vị gừng ấm nồng. Mè rang được dùng để trang trí làm cho món chè thêm bắt mắt. Tất cả quyện đều với nhau làm dậy các giác quan mang đến món ăn tinh hoa mang đậm dấu ấn của đất nước có nền nông nghiệp.
1- Các loại chè Việt Nam - Chè hạt sen long nhãn
Cách chế biến món chè này đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế vô cùng. Hạt sen tươi được bóc lớp vỏ lụa nâu bên ngoài. Phần tâm sen được khéo léo lấy ra để đảm bảo hạt sen không bị bể. Sau đó, người ta ngâm hạt sen trong 30 phút để loại bỏ vị đắng rồi đem đi rửa sạch và đem đi hấp chín. Hạt sen hấp chín sẽ có mùi thơm đặc trưng. Tiếp tục đun nhỏ lửa hạt sen cùng đường phèn trong 10 phút nữa.
Hạt nhãn sẽ được khéo léo tách ra khỏi lớp cùi sao cho lớp cùi không bị rách. Sau đó bọc cẩn thận từng hạt sen đã được hấp chín với đường phèn vào phần cùi nhãn. Cho hỗn hợp đun tiếp tục với đường phèn lửa nhỏ liu riu khoảng 5 phút. Cuối cùng thêm tinh chất hoa bưởi để tăng mùi thơm tự nhiên. Sự tinh tế trong cách chế biến mang đến bát chè ngọt thơm ngát có vị bùi nhân sen và là thức uống giải khát vô cùng bổ dưỡng cho ngày hè.
2- Các loại chè Việt Nam - Chè bắp
Những bãi bồi ven sông của vùng đất Quảng đầy phù sa có những cánh đồng bắp trải dài, cho ra những trái bắp đậm đà, thơm ngon. Món chè bắp Hội An - Quảng Nam tuy dân dã nhưng lại đặc sắc bởi nguyên liệu tự nhiên. Mùi thơm ngậy của bắp quyện cùng sự thơm dẻo của bột nếp trở thành thứ đặc sản khó quên khi đến với ẩm thực phố cổ Hội An.
3- Các loại chè Việt Nam - Chè sầu
Có thể với nhiều người, mùi vị của sầu riêng sẽ gây cảm giác khó chịu nhưng nhiều thực khách lại mê mẩn loại quả này và những món ăn được chế biến từ nó, trong đó có món chè sầu. Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới rất thích hợp cho sự phát triển của sầu riêng. Một bát chè sầu bao gồm nhiều nguyên liệu, nhưng nổi bật trong đó là vị béo ngậy của nước cốt dừa, sự tươi mát của kem và mùi vị đặc trưng của sầu riêng. Đây thực sự là một món chè tuyệt vời trong danh sách các loại chè Việt Nam
4- Chè Bột lọc thịt quay - Huế
Huế nổi tiếng là vùng đất với các món ăn nhã nhặn tuy nhiên món chè bột lọc thịt quay mang đến sự kết hợp táo bạo vượt mọi giới hạn ẩm thực và chính món này là một góc nhìn khác về nền ẩm thực Huế. Những viên bột lọc nhân heo quay có vỏ mỏng trong suốt lộ rõ phần nhân bên trong được ăn kèm với phần nước ăn có vị ngọt dịu thơm nhẹ của lá nếp thêm vài lát gừng nhỏ để làm ấm hậu vị. Trong các loại chè Việt Nam thì món chè này khá kén người ăn này và là thức quà lạ miệng độc đáo của người dân cố đô. Khi có dịp ghé qua Huế, bạn nên thưởng thức món chè này để có thêm một trải nghiệm mới lạ.
2- Chè bưởi - Tây Nam Bộ
Món chè bưởi là thức quà thu đặc trưng ở Hà Nội khiến cho nhiều người nhầm lẫn về nguồn gốc của nó. Quay trở lại với chè bưởi, đây là món tráng miệng phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ đặc biệt là tỉnh Cần Thơ. Nguyên liệu chính của món chè này là từ các đậu xanh, bột năng và điểm nhấn là cùi bưởi. Là miền đất màu mỡ, hoa quả miệt vườn nên người dân ở miền Tây Nam Bộ đã tận dụng hết để làm nên món chè với công đoạn kĩ thuật khá cầu kỳ này.
3 - Các loại chè Việt Nam - Chè bà ba
Có một số lời tương truyền về sự ra đời món chè bà ba cách đây khoảng nửa thế kỷ với câu chuyện thú vị về bà Ba bán chè nổi tiếng ở chợ Bình Tây (1 chợ lớn ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh). Từ món chè khoai nguyên bản, bà đã thêm 9,10 thứ nguyên liệu khác như phổ tai, táo tàu, hạt sen, mộc nhĩ... để tạo nên món chè mới hấp dẫn, mới lạ và nhiều màu sắc. Cầm trên tay bát chè bà ba, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá dứa, và khi thưởng thức miếng đầu tiên, vị giác của bạn sẽ bị kích thích bởi vị béo của nước cốt dừa và vị bùi bùi của các loại khoai khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
Món ăn ngon nhất Việt Nam
Bún thang Hà Nội
Cà phê trứng Hà Nội
Cơm cháy Ninh Bình
Có thể thấy được, Các loại chè Việt Nam rất đa dạng và thật sự là một món ăn không thể thiếu trong ẩm thực của nước ta. Mỗi món chè với hương vị khác nhau và màu sắc khác nhau mang lại những cung bậc cảm xúc khác nhau cho thực khách.
0 notes