#Methotrexat
Explore tagged Tumblr posts
danielsbackupglasses · 7 months ago
Text
Doc called earlier and she diagnosed me with seronegative rheumatoid arthritis 🥲
That makes two new diagnosed during disability pride month lmao
No but in all seriousness idk how to process this? I have so many conflicting emotions rn because I'm also not used to being taken seriously by doctors and the fact that it's seronegative means it doesn't show in bloodwork so like what if it isn't RA?
She diagnosed me based on my experience with joint stiffness, pain and flare ups and that feels so..... Idk?? Can i even trust myself
I have so many what if questions floating around my head
What if I misinterpreted my symptoms and communicated them wrong
What if I'm gaslighting the doctor into believing i have ra (??)
What if I'm exaggerating??
I talked to my roommate a bit and it was helpful because he saw me during my recent flare up and I was literally just dead and bedridden and he reassured me that stiff joints is not something that the average person experiences every day lmao.
Idk then there is also the prednison that I started taking and it helped for like 2 days but today i have pain and slight stiffness again. But what if it comes from something else?
I'm scared to start methotrexat, I'm scared what it'll do, i wish she had just said I don't have RA, i wish i wasn't in pain, i wish i was healthy
11 notes · View notes
laquichuong · 2 years ago
Text
Thuốc chữa ung thư phổi bị phát hiện 'ảnh hưởng tính mạng người dùng'
Tumblr media
Bộ Y tế phát hiện lô thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml điều trị ung thư phổi, bàng quang, đầu cổ, kém chất lượng, buộc thu hồi, tiêu hủy. Chia sẽ từ VNE: Sức khỏe - VnExpress RSS https://vnexpress.net/thuoc-chua-ung-thu-phoi-bi-phat-hien-anh-huong-tinh-mang-nguoi-dung-4628402.html
0 notes
broken-wings-girl · 6 years ago
Text
When it's methotrexat-day, but I don't have to take it anymore... Like what am I supposed to do with this freedom??! I don't have to throw up, no stomach-pain, no headaches, no cramps, wtf? It's super weird, but also it's great and I'm just happy and huh?!
2 notes · View notes
drekingreen · 5 years ago
Text
Unachtsamkeit: Klinikpatientin nach falscher Medikation gestorben
http://dlvr.it/RQjZCh
0 notes
bacsi247org · 3 years ago
Text
Thuốc Augmentin có công dụng gì?
1. Augmentin (Amoxicillin + Acid Clavulanic) là thuốc gì?
Augmentin là thuốc có hoạt chất là amoxicillin kết hợp với acid clavulanic. Trong đó, amoxicillin là một kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng và acid clavulanic là chất bảo vệ amoxicillin khỏi bị phân hủy. Sự phối hợp này giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của amoxicillin.
Để có thể sử dụng kháng sinh Augmentin an toàn và hiệu quả. Bạn cần phải hiểu rõ về chỉ định và cách dùng ở video bên dưới nhé!
2. Augmentin và các thuốc tương tự (Claminat, Klamentin) dùng để điều trị bệnh gì?
Augmentin được chỉ định điều trị ngắn hạn các bệnh nhiễm trùng ở các vị trí sau:
Nhiễm trùng đường hô hấp (gồm cả tai-mũi-họng): viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản…
Nhiễm khuẩn đường tiểu và sinh dục: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm thận-bể thận…
Nhiễm trùng da và mô mềm: nhọt, áp-xe, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn vết thương…
Nhiễm trùng xương khớp: viêm tủy xương…
Nhiễm khuẩn răng
Các nhiễm trùng khác: nạo thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng…
3. Cách dùng thuốc Augmentin (Amoxicillin + acid clavulanic)
3.1. Liều dùng
Liều dùng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, chức năng thận của người bệnh và mức độ nặng của nhiễm khuẩn. Thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Thuốc Augmentin có nhiều hàm lượng (ví dụ: loại 1 gam, loại 625 mg).
Liều dùng tham khảo đường uống thông thường để điều trị nhiễm khuẩn:
Người lớn và trẻ trên 12 tuổiTrẻ em dưới 12 tuổi
Phân loạiViên nén bao phimBột pha hỗn dịch uốngBột pha hỗn dịch uống
Nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa1 viên Augmentin 625mg x 2 lần/ngày1000/125 mg x 2 lần/ngày40 mg/5 mg/kg/ngày tới 80 mg/10 mg/kg/ngày (không quá 3000 mg/375 mg mỗi ngày) chia 3 lần, tùy thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn nặng1 viên Augmentin 1g x 2 lần/ngày1000/125 mg x 3 lần/ngày
Đối với dạng thuốc bột pha tiêm:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1,2 g, mỗi lần dùng 6 – 8 giờ.
Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: 30 mg/kg, mỗi lấn dùng 6 – 8 giờ.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi: 30 mg/kg, mỗi lần dùng 12 giờ
Có thể bắt đầu bằng dạng tiêm, sau chuyển sang dạng uống.
3.2. Cách dùng
Viên nén bao phim: Nên nuốt cả viên và không được nhai. Nếu cần, có thể bẻ đôi viên thuốc rồi nuốt và không được nhai.
Bột pha hỗn dịch uống: Pha bột thuốc vào nước trước khi uống. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi uống, có thể dùng nước để pha loãng hỗn dịch tới 2 lần.
Thuốc bột pha tiêm:
Pha bột với nước theo tỉ lệ được yêu cầu, nên sử dụng dung dịch tiêm trong vòng 20 phút sau khi pha.
Khi sử dụng thuốc tiêm cho trẻ sơ sinh, đang bú cần có sự tư vấn và chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Không được phép tiêm bắp và chỉ được phép tiêm trong thời gian 3 phút hoặc truyền tĩnh mạch với tốc độ tiêm chậm trong 30 phút.
Lưu ý: Uống thuốc vào đầu bữa ăn và không nên điều trị quá 14 ngày mà không kiểm tra lại.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ thường nhẹ. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Những tác dụng phụ này sẽ giảm tối thiểu khi uống thuốc khi bụng no.
Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như: phản ứng da, vàng da ứ mật, viêm gan, viêm thận mô kẽ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan. Sự tăng men gan hiếm khi xảy ra.
5. Các thuốc nào cần thận trọng khi dùng chung với Augmentin?
Augmentin (Amoxicillin + acid clavulanic) có thể tương tác với một số thuốc khi dùng chung như:
Tương tác với một số thuốc trị gout (gút) như: probenecid, allopurinol;
Làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai đường uống;
Làm tăng hiệu quả các thuốc chống đông máu (acenocoumarol, warfarin);
Làm giảm nồng độ trước liều của Mycophenolic acid;
Làm giảm sự bài tiết của Methotrexat tăng độc tính;
Cũng giống như các kháng sinh khác, Augmentin có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột.
6. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Augmentin® ?
Nên sử dụng Augmentin theo hướng dẫn kê toa của bác sĩ. Bạn nên kiên trì dùng thuốc cho tới khi hết lượng thuốc được kê và uống thuốc vào những khoảng thời gian cách đều nhau và cùng một thời điểm mỗi ngày. Vì nếu tự tiện dùng sẽ làm tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, vi khuẩn tiếp tục phát triển và nhờn thuốc, làm tái phát nhiễm trùng và buộc phải dùng kháng sinh mạnh hơn.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Augmentin nếu bạn thuộc các trường hợp chống chỉ định sau:
Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, bao gồm amoxicillin, acid clavulanic cũng như kháng sinh nhóm beta-lactam (Tốt nhất, bạn hãy nói trước với bác sĩ/dược sĩ nếu trước đây từng dị ứng với thuốc gì)
Có tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh penicillin.
Nguồn: Bacsi247org
0 notes
danielsbackupglasses · 6 months ago
Text
Just took my first dose of methotrexat ahh
Tumblr media
1 note · View note
deinheilpraktiker · 3 years ago
Text
Wie Abtreibungsverbote den Zugang zu Methotrexat beeinflussen, einer wichtigen Behandlung für Autoimmunerkrankungen Die zentralen Thesen Einige Patienten mit Autoimmunerkrankungen haben Schwierigkeiten, das Medikament Methotrexat zu erhalten. Methotrexat wird häufig zur Behandlung von Autoimmunerkrankungen wie rheumatoider Arthritis und Lupus eingesetzt, kann aber auch zum Abbruch einer Schwangerschaft eingesetzt werden. Patientenvertretungen arbeiten daran, den Zugang zu diesen Medikamenten aufrechtzuerhalten sind für das Krankheitsmanagement notwendig. Abtreibungsbeschränkungen nach dem Sturz von Roe... #Abtreibungsverbote #Autoimmunerkrankungen #Beeinflussen #Behandlung #den #für #Methotrexat #wichtigen #Zugang
0 notes
caythuocquychuabenhvn · 4 years ago
Text
Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế cụ thể và phù hợp với từng thể bệnh
Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế là “kim chỉ nam” trong quá trình chữa vảy nến theo phương pháp Tây y. Căn cứ vào tình trạng vảy nến của bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, từng bước đẩy lùi triệu chứng của căn bệnh da liễu này.
Vảy nến là căn bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Theo các số liệu thống kê, căn bệnh này được phát hiện ở 2-3% dân số tùy thuộc vào từng khu vực. Tại Việt Nam, thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010 cho thấy trong tổng số bệnh nhân tới khám tại đây, có 2,2% người mắc vảy nến.
Hình ảnh vảy nến trên da Hình ảnh vảy nến trên da Trên thực tế, các dấu hiệu thăm khám lâm sàng của bệnh vảy nến khá đa dạng. Ngoài biểu hiện da bị tổn thương, xuất hiện các vảy thì còn có dấu hiệu tổn thương niêm mạc, móng và khớp xương.
Hình ảnh vảy nến trên da cũng “muôn hình muôn vẻ” do đó nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán, thậm chí có thể nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác.
Phác đồ điều trị vảy nến Vảy nến là một căn bệnh mãn tính chưa được xác định chính xác nguyên nhân và cũng chưa có thuốc điều trị đặc thù, chưa có phương pháp điều trị triệt để. Do đó những ai mắc bệnh phải chung sống với nó cả cuộc đời.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế sẽ giúp hạn chế, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây ra. Bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ kiếm soát thành công sẽ cao hơn. Trường bệnh nặng, diễn tiến sang mãn tính sẽ gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu.
Xem thêm: 3 Cách chữa bệnh á sừng ở chân cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
Biểu hiện lâm sàng Vảy nến có các biểu hiện lâm sàng xuất hiện chủ yếu trên da, nhất là các vùng da đầu hoặc vùng da hay phải gặp ma sát như cùi chỏ, đầu gối, xương cùng, đầu ngón tay, khuỷu tay, mông…
Vảy nến thể thông thường bao gồm: Vảy nến thể giọt, vảy nến thể đồng tiền và vảy nến thể mảng. Vảy nến thể đặc biệt bao gồm: Thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân hoặc bàn tay, thể đỏ da toàn thân, thể móng-khớp, thể mủ, viêm đầu chi liên tục và vảy nến niêm mạc. Các tổn thương có thể xuất hiện thành từng mảng nhỏ, kích thước các vảy dao động từ vài mm tới vài cm hoặc lan rộng toàn thân.
Triệu chứng đặc trưng là các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi, phân định ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy có thể tự bong ra, bên dưới là những đốm máu nhỏ li ti.
Đánh giá bề mặt da bị thương tổn – BSA (Body Surface Area)
Để đánh giá, xác định diện tích bị vảy nến từ đó tiến hành biện pháp điều trị phù hợp, dùng đơn vị đo bằng lòng bàn tay kể cả năm ngón tay của bệnh nhân.
Một lòng bàn tay = 1% diện tích bề mặt cơ thể
Đánh giá ảnh hưởng tâm lý xã hội
Bên cạnh việc đánh giá diện tích bề mặt da mắc vảy nến, bác sĩ cần đánh giá ảnh hưởng tâm lý xã hội, tác động của bệnh tới tâm lý và đời sống của người bệnh theo các mức từ thấp tới cao.
Người bị vảy nến thường khá tự ti Người bị vảy nến thường khá tự ti Sau khi thực hiện các bước đánh giá cần thiết, bác sĩ cần trao đổi với bệnh nhân về phác đồ điều trị vảy nến phù hợp và bắt đầu tiến hành.
Hai giai đoạn điều trị vảy nến Vảy nến là căn bệnh mãn tính, phát triển theo từng đợt nhưng có khả năng trầm trọng hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và không khí hanh khô. Bệnh sẽ kéo dài tới suốt đời nhưng hầu như không gây ra những biến chứng nguy hiểm ngoại trừ thể vảy nến đỏ da toàn thân và thể khớp.
Phác đồ điều trị vảy nến được chia làm hai giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn lại thực hiện và phối kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.
Giai đoạn tấn công: Trong giai đoạn này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp cả hai nhằm loại bỏ các thương tổn xuất hiện trên da. Giai đoạn duy trì: Sau khi đã giải quyết các vảy nến, tăng cường sức khỏe cho làn da, bước tiếp theo là duy trì sự ổn định, hạn chế, không để bệnh bùng phát trở lại từ đó giúp người bệnh có một cuộc sống bình thường. Các phương pháp điều trị vảy nến Sau khi phát hiện các triệu chứng của vảy nến, xác định được mức độ tổn thương trên da:
Nếu diện tích tổn thương < 30% bề mặt da thì tiến hành điều trị tại chỗ. Nếu diện tích tổn thương >30% bề mặt da hoặc phương thức điều trị tại chỗ không cho kết quả khả quan hoặc tình trạng vảy nến gây ra ảnh hưởng tâm lý sâu sắc cho người bệnh thì tiến hành điều trị toàn thân. Điều trị tại chỗ Nhóm thuốc điều trị tại chỗ thông thường chủ yếu là thuốc bôi ngoài da. Đối với căn bệnh vảy nến, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là:
Dithranol và Anthralin
Bôi 1 lần/ngày. Điều trị tấn công hoặc điều trị duy trì. Trong 2 tuần đầu bôi Anthralin hàng ngày, nồng độ 0,1-0,3%. Sau khi bôi thuốc 10-20 phút thì rửa sạch. Có hiệu quả tốt nhất với dạng vảy nến thể mảng, nhất là những trường hợp chỉ có một vài mảng thương tổn có kích thước lớn. Chống chỉ định với trường hợp: Da đỏ toàn thân, vảy nến thể mủ. Chú ý không tắm nước nóng sau khi bôi thuốc trong khoảng 1 tiếng. Biệt dược chứa Anthralin chữa vảy nến Biệt dược chứa Anthralin chữa vảy nến Salicylic axit 2%, 3%, 5%
Bôi 1-2 lần/ngày Giúp bạt sừng, bong vảy, chống lại hiện tượng á sừng nhưng không có tác dụng với biểu hiện thâm nhiễm nền cứng cộm của vảy nến. Lưu ý không nên bôi toàn thân vì có thể gây độc, tăng men gan. Có thể kết hợp Salicylic axit với corticoid sẽ vừa bạt sừng vừa chống viêm một cách hiệu quả. Calcipotriol
Là một dẫn chất của vitamin D3 có dạng thuốc mỡ. Bôi 2 lần/ngày, liều tối đa không quá 100mg/tuần. Tránh bôi toàn thân, bôi dưới 30% diện tích da trên cơ thể. Công dụng: Ức chế tăng sinh tế bào sừng đồng thời kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng. Calcipotriol có thể kết hợp với corticoid để điều trị tấn công (bôi 1 lần/ngày). Không bôi thuốc vào vùng mặt, mắt, miệng. Bôi xong thì rửa sạch tay. Thuốc dạng mỡ dùng để chữa vảy nến ở thân mình, dạng gel để chữa vảy nến da đầu. Lưu ý: Thuốc có thể gây tăng canxi huyết, gây ra vệt dát thâm kéo dài. Goudron
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây vòi voi chữa á sừng an toàn, hiệu quả
Thuốc khử oxy, có nguồn gốc từ một số cây gỗ có nhựa hoặc than đá. Có dạng chất lỏng, bột nhão hoặc mỡ; màu nâu sẫm hoặc đen. Loại thuốc này không chỉ được dùng để điều trị vảy nến mà còn dùng trong điều trị Eczema. Công dụng: Tan nhiễm cộm, chữa trị tổn thương trên da. Lưu ý: Mùi thuốc hơi hắc, nồng. Thuốc có màu đen nên dễ dây bẩn ra quần áo. Nếu bôi trong thời gian dài có thể gây viêm nang lông. Vitamin A
Bôi 1 lần/ngày. Dùng độc lập hoặc kết hợp với corticoid. Điều trị vảy nến thể mảng. Tác dụng phụ: Kích ứng gây đỏ da, bong tróc da mức độ nhẹ. Kẽm oxit
Có thể kết hợp với các loại thuốc bôi giúp bạt sừng, bong vảy. Công dụng: Xoa dịu vùng da bị tổn thương, giảm kích ứng. Mỡ corticoid
Biệt dược phổ biến: Tempovate, Diprosone, Sicorten, Lorinden, Flucinar, Synalar, Eumovate, Betnovate… Dùng điều trị tấn công. Tác dụng điều trị nhanh, bôi sạch nhưng dễ tái phát sau khi ngừng thuốc. Dùng kéo dài hoặc bôi thuốc trên diện rộng sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Nổi trứng cá, teo da, giãn mạch, rạn da…, đặc biệt là tình trạng nhờn thuốc. Hướng dẫn bôi thuốc corticoid trị vảy nến:
Bôi corticoid loại nhẹ và vừa thuộc nhóm IV, V, VI, VII. Bôi một đợt từ 20-30 ngày sau đó nghỉ. Bôi thuốc corticoid và một loại thuốc khác theo các đợt xen kẽ. Không bôi thuốc trên diện rộng hoặc kéo dài. Điều trị toàn thân Với các trường hợp vảy nến có tình trạng nghiêm trọng, lớp vảy dày hay vảy xuất hiện trên diện rộng, phương pháp điều trị tại chỗ không cho kết quả khả thi thì các biện pháp điều trị toàn thân sẽ được áp dụng.
Quang trị liệu
Phương pháp này có tên Tiếng Anh là Photo Chemotherapy, viết tắt là PUVA trị liệu. Đây là một phương pháp trị vảy nến nổi tiếng trên thế giới. Được Parrish và Fitzpatrick đưa ra từ năm 1974.
Cụ thể phác đồ điều trị vảy nến bằng quang trị liệu tiến hành theo một trong 3 cách sau:
Chiếu tia cực tím sóng A (UVA) bước sóng 320-400nm (nanomet). Thực hiện 3 lần/tuần hoặc 2 ngày chiếu 1 lần. Chiếu tia cực tím sóng B (UVB) bước sóng 290-320nm. Ngày nay, phương pháp này dần được thay thế bằng UVB dải hẹp (311nm, UVB-Narrow Band). Chiếu PUVA, tức Psoralen phối hợp với UVA. Người bệnh uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen. Sau 2 tiếng thì chiếu tia cực tím sóng A, liều UVA tăng dần từ 0,5 đến 1 J/cm2. Công dụng của quang trị liệu là: Chống phân bào, hiệu quả miễn dịch giảm số lượng và giảm hoạt hóa lympho T, ức chế tổng hợp AND của lympho, ức chế tế bào sừng… từ đó làm sạch tổn thương nhanh chóng.
Quang trị liệu là một phương pháp đạt hiệu quả khá cao trong chữa vảy nến Quang trị liệu là một phương pháp đạt hiệu quả khá cao trong chữa vảy nến Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, không phải bôi thuốc, tương đối an toàn, ít độc hại.
Trong giai đoạn tấn công tiến hành 3 lần chiếu/tuần trong 1 tháng còn trong giai đoạn duy trì thì 1 lần chiếu/tuần trong 2 tháng.
Tác dụng phụ có thể xảy ra: Buồn nôn, đỏ da, ngứa ngáy, nổi phỏng nước…
Thuốc điều trị toàn thân
Các thuốc điều trị toàn thân thường có dạng uống hoặc tiêm. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh gồm:
Methotrexat (MTX)
Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, chất đối kháng axit folic có khả năng ức chế tăng sinh tổng hợp axit nucleic. Nhờ vậy nó có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, chống viêm giảm hóa ứng động của bạch cầu đa nhân.
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp vảy nến thể mảng lan tỏa, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân, diện tích vảy nến chiếm hơn 50% diện tích cơ thể.
Nên dùng thuốc cho người khỏe mạnh hơn 50 tuổi, không có tiền sử bệnh lý. Không nên chỉ định cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc các trường hợp vảy nến ở mức độ nhẹ và vừa.
Liều 7,5mg mỗi tuần chia làm 3 lần uống cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp 1 lần 10mg/tuần.
Tuần 1 uống liều test: 2 viên MTX x 2,5 mg, cách nhau 12 giờ, 7 giờ sáng uống 1 viên, 7 giờ tối uống 1 viên, thử công thức máu. Tuần 2: Uống 3 viên MTX 2,5 mg, uống đảm bảo cách nhau 12 giờ. Ví dụ: Sáng thứ 2 (7h) uống 1 viên, tối thứ 2 (19h) uống 1 viên, sáng thứ 3 (7h) uống 1 viên, các ngày khác trong tuần không uống thuốc. Chú ý theo dõi chức năng và hoạt động của gan trong quá trình sử dụng thuốc.
Retinoid
Là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng điều chỉnh quá trình sừng hóa. Được sử dụng với các bệnh nhân mắc vảy nến ở mức độ nặng.
Biệt dược: Tigason, Soriatan.
Công dụng: Điều hòa tăng trưởng và biệt hóa tế bào, làm chậm tăng sản biểu bì đồng thời bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng.
Chỉ định với các bệnh nhân mắc: Vảy nến thông thường diện rộng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể mụn, mủ.
Liều lượng:
Liều khởi đầu 10mg/ngày sau tăng dần lên 20-25mg/ngày. Sau 1-2 tuần, đánh giá kết quả điều trị để điều chỉnh tăng hoặc giảm liều cho phù hợp. Dùng thuốc kéo dài 1-12 tháng căn cứ vào tình trạng bệnh lý. Giảm liều nếu vào giai đoạn điều trị duy trì. Tác dụng phụ: Viêm kết mạc, khô mắt, khô da, khô miệng, rụng tóc, ngứa, viêm môi…
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì thành phần thuốc có thể gây quái thai. Đảm bảo người bệnh không có thai trước, trong và sau khi dùng thuốc 2-3 tháng.
Cyclosporin
Biệt dược Samdim mun, Samdimmun neoral. Cyclosporin có khả năng ức chế miễn dịch chọn lọc, giảm hoạt tính của lympho T ở cả thượng bì và chân bì vùng da bị vảy nến.
Chỉ định: Dùng cho các bệnh nhân mắc vảy nến thể nặng, vảy nến thể mụn mủ, vảy nến khớp.
Chống chỉ định: Với bệnh nhân đang có bệnh ác tính, chức năng thận có vấn đề, cao huyết áp…
Liều dùng:
Từ 2,5mg/kg/ngày đến 5mg/kg/ngày. Uống chia làm 2 lần. Nếu dùng thuốc sau 4 tuần có tín hiệu chuyển biến tích cực thì duy trì thêm 6 tuần. Nếu sau 6 tuần áp dụng liều 5mg/kg/ngày mà không có kết quả thì ngừng thuốc. Một số loại thuốc điều trị toàn thân khác
Các vitamin B12, vitamin C, vitamin A, Biotin, vitamin H3. Thuốc kháng histamine tổng hợp. Các bài thuốc trị vảy nến theo y học dân tộc. Vitamin B12 được dùng trong phác đồ chữa vảy nến Vitamin B12 được dùng trong phác đồ chữa vảy nến Lưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Song song với việc thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị, bác sĩ chuyên khoa cũng như bệnh nhân cần lưu ý ghi nhớ một số vấn đề dưới đây:
Trong suốt quá trình chữa trị, bác sĩ cần giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, các giai đoạn điều trị và phương pháp điều trị cụ thể được áp dụng. Bác sĩ không hứa hẹn sẽ chữa khỏi hoàn toàn vảy nến, thuyết phục bệnh nhân “chung sống” với căn bệnh mãn tính này. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện lớn, có uy tín. Khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ cần tránh để thuốc dây vào vùng da bình thường, mắt, mũi hay miệng và rửa tay sạch sau khi bôi thuốc. Tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn về thời gian, liều lượng uống thuốc hàng ngày mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý dùng thuốc. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, người bệnh bị vảy nến cần tránh căng thẳng thần kinh, không uống cà phê, rượu hay bia. Như vậy phác đồ điều trị vảy nến bao gồm nhiều thông tin, nhiều bước từ xác định tình trạng bệnh tới sử dụng thuốc. Căn cứ vào thực tế bệnh lý thì bác sĩ chuyên khoa mới có thể áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Xem thêm: Viêm da dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh an toàn cho bé
0 notes
doisongsuckhoeyhoc · 4 years ago
Text
Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm
Vảy nến da đầu là tình trạng tế bào thượng bì trên đầu tăng sinh một cách bất thường, có thể gấp 4 – 5 lần tốc độ bình thường. Bệnh gây ngứa ngáy, bong tróc mảng trắng và rụng tóc. Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng rất dễ lây lan toàn thân và dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh ám ảnh này.
Xem thêm: Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Nên ăn gì để không làm bệnh tồi tệ hơn?
Vảy nến da đầu là gì? Phân loại mức độ bệnh vảy nến Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn da cơ địa phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên da. Thống kê cho thấy, có tới 51% trường hợp vảy nến xuất hiện ở vùng da đầu. Đây cũng là khu vực da dễ tiến triển nặng, lan rộng và gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Vảy nến da đầu được đặc trưng bởi tình trạng tế bào thượng bì tăng sinh, hình thành các vùng da viêm đỏ, nổi cộm, bong tróc vảy trắng bạc như màu sáp nến. Bệnh thường xuất hiện từ những mảng nhỏ, sau đó lan rộng ra toàn bộ đầu, xuống trán, cổ gáy, vành tai… có thể lan xuống toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.
Căn nguyên gây bệnh vảy nến ở da đầu đến nay v��n chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể sinh ra do sự cộng hưởng của rối loạn miễn dịch, di truyền gen, các yếu tố môi trường và lối sống.
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu Vảy nến da đầu diễn tiến ở 2 mức độ:
Vảy nến da đầu nhẹ: Diện tích vùng da đầu bị tổn thương dưới 5%, các tổn thương có đường kính từ 1 – 2cm. Dấu hiệu tổn thương là da có vảy màu trắng bạc, trông như gàu, xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp, gây ngứa, đau rát, rụng tóc nhiều. Vảy nến da đầu nặng: Diện tích vùng da đầu bị tổn thương trên 10%. Vùng da tổn thương có vảy đỏ, dày đặc, gây rụng tóc nhiều, thậm chí là không thể mọc tóc tại vùng da đó. Cũng giống như tình trạng bệnh vảy nến khác, vảy nến ở đầu là một dạng viêm da lành tính, không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo Ths.Bs Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, có tới 65% các trường hợp vảy nến da đầu là nam giới. 40% trong số đó mắc phải các biến chứng tại khớp gây đau đớn, co rút khớp, viêm khớp…
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở đầu Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến da đầu có thể bao gồm:
Tổn thương da:Xuất hiện những mảng đỏ có kích thước khác nhau. hình dạng không đồng nhất nhưng thường cố định.Tại vùng da bị tổn thương có dấu hiệu, ban đỏ, nổi cộm, thô ráp, gập ghềnh. Xuất hiện nhiều mảng trắng: Bề mặt da xuất hiện nhiều vảy trắng bạc như sáp nến, xếp chống lên nhau thành nhiều lớp, dễ bong tróc. Mảng trắng có thể bong thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, thậm chí thành bụi phấn mịn. Ngứa ngáy: Vảy nến da đầu thường gây ngứa ngáy nhiều hơn ở vùng da khác do dễ viêm nhiễm và khó làm sạch. Nếu người bệnh thường xuyên gãi sẽ dễ gây bong tróc, chảy máu và nhiễm trùng hơn. Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu Rụng tóc: Tóc thường rụng nhiều tại vùng da bị tổn thương. Một số trường hợp vảy nến nặng, có thể có hiện tượng tóc không mọc lại vĩnh viễn. Nguyên nhân vảy nến da đầu Căn nguyên cụ thể gây nên bệnh vảy nến da đầu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu dịch tễ, di truyền và mô bệnh học, vảy nến gây ra bởi các rối loạn trong hệ thống miễn dịch, khiến các tế bào da phát triển quá nhanh, tạo ra các mảng da dư thừa.
Thời gian chu chuyển tế bào thượng bì ở người bình thường kéo dài từ 22 – 27 ngày. Trong khi đó, một chu chuyển tế bào da ở người mắc bệnh vảy nến chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày. Các tế bào mới hình thành quá nhanh, cơ thể chưa kịp loại bỏ tế bào chết, làm chúng chất chồng lên nhau, gây ra hiện tư���ng đóng vảy và bong tróc.
Bên cạnh các nguyên nhân do rối loạn miễn dịch, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc thúc đẩy bệnh vảy nến:
Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh vảy nến có thể tăng cao nếu như tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến cơ địa, miễn dịch như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, viêm da tiết bã, dị ứng… Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng, trầm cảm, stress, lo âu… có thể kích hoạt các bất thường của hệ miễn dịch làm khởi phát bệnh vảy nến. Rối loạn chuyển hóa da: Da của người bị vảy nến có mức độ oxy hóa cao gấp 400% so với người bình thường. Tình trạng này làm tăng tổng hợp ADN gây ra hiện tượng tăng sinh tế bào sừng bất thường. Rối loạn chuyển hóa đạm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh vảy nến và làm tăng nguy cơ khiến bệnh khó chữa, lan rộng hơn. Căng thẳng thần kinh có thể thúc đẩy bệnh vảy nến da đầu bùng phát Căng thẳng thần kinh có thể thúc đẩy bệnh vảy nến da đầu bùng phát Nhiễm trùng: Những người đang bị nhiễm trùng, đặc biệt là HIV, viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Tác động khác: Các tác động cơ học như ma sát, chà xát, gãi cào lên da đầu hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, chất tạo kiểu tóc thường xuyên cũng có thể trở thành căn nguyên gây bệnh vảy nến. Các yếu tố khác: Bao gồm rối loạn nội tiết, dị ứng, tiếp xúc với ánh sáng, thuốc, vệ sinh không sạch sẽ… Vảy nến da đầu có lây không? Có chữa được không? Bác sĩ Lê Phương cho biết, vảy nến da đầu là một dạng bệnh cơ địa và miễn dịch nên không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vảy nến có khả năng di truyền. Khả năng di truyền của bệnh vảy nến da đầu có thể lên tới 50% nếu cả cha và mẹ đều mang bệnh.
Vảy nến da đầu là một dạng viêm da lành, ít khi đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt bệnh có thể phát triển và gây biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh gây ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ làn da và chất lượng cuộc sống. Vảy nến kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, trầm cảm do mất tự tin về ngoại hình và sự kỳ thị của người xung quanh.
Nguy hiểm hơn, bị vảy nến da đầu còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa, bị các căn bệnh về thận, tim mạch, khớp, rụng tóc. Y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có phương pháp điều trị vảy nến dứt điểm hoàn toàn. Hầu hết các biện pháp chỉ có ý nghĩa kiềm chế triệu chứng, sự phát triển của bệnh.
Chẩn đoán và điều trị vảy nến da đầu Để tăng hiệu quả chữa bệnh và ngừa nguy cơ tái phát, vảy nến da đầu cần được phát hiện và điều trị sớm. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị dưới đây có thể giúp bạn thực hiện điều đó.
Chẩn đoán vảy nến ở đầu Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán vảy nến da đầu dựa vào các phương pháp sau:
Khám lâm sàng và kiểm tra bệnh sử: bác sĩ có thể chẩn đoán ngay bệnh vảy nến dựa vào các dấu hiệu da viêm đỏ, bong tróc vảy trắng và rụng tóc. Kết hợp với điều tra bệnh sử dị ứng, dùng thuốc và các bệnh cơ địa khác. Sinh thiết da: Bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác bệnh vảy nến da đầu, phân biệt với những bệnh có liên quan. Xét nghiệm mô bệnh học: Xác định hiện tượng dày sừng, giảm sắc tố da, giãn mao mạch chân bì… Phương pháp cạo vảy Brocq Hiện tượng Koebner Gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu chính xác nhất Gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu chính xác nhất Vảy nến da đầu có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác như:
Sẩn giang mai Á sừng liên cầu Chàm khô Á vảy nến Vảy phấn hồng Gibert Thuốc trị vảy nến da đầu Thuốc tây điều trị vảy nến là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay do tính tiện lợi và hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị vảy nến da đầu là:
Xem thêm: Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải xử lý như thế nào?
Thuốc bôi điều trị tại chỗ
Thuốc Acid Salicylic: có tác dụng bong vảy, bạt sừng, sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Corticoid bôi: Thường được kê đơn để điều trị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da, làm giảm viêm, giảm bong tróc, giảm ngứa. Lạm dụng corticoid có thể gây mỏng da và phản tác dụng. Các thuốc thường được sử dụng là Fucicort, Dermovate, Eumovate… Liệu pháp Vitamin D – Calcipotriene (Daivonex®): Chứa dạng tổng hợp vitamin D, có tác dụng ức chế các tế bào da chậm tăng trưởng. Anthralin: Khôi phục các ADN trong các tế bào da hoạt động bình thường, loại bỏ các mô bất thường và làm da mềm mại hơn. Retinoids bôi (Tazorac®, Avage®): là một dẫn xuất của Viatmin A giúp ADN trong tế bào a hoạt động bình thường và giảm viêm, kích ứng da. Thuốc ức chế miễn dịch calcineurin – Tacrolimus (Prograf®) và Pimecrolimus (Elidel®): Có tác dụng giảm viêm, giảm hình thành mảng vảy. Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm, giảm ngừa và kiểm soát bệnh lan rộng. Bôi thuốc trị đúng hướng dẫn để điều trị vảy nến hiệu quả Bôi thuốc trị đúng hướng dẫn để điều trị vảy nến hiệu quả Thuốc uống và tiêm chữa vảy nến:
Corticoid Retinoids: Giảm sản xuất các tế bào da nếu bệnh vảy nến nặng và không đáp ứng với các liệu pháp khác. Methotrexat: Giảm sản xuất các tế bào da, ngăn chặn viêm nhiễm và làm chậm tiến triển của các biến chứng trong đó đặc biệt là bệnh viêm khớp. Cyclosporine: Cơ chế hoạt động tương tự Methotrexat nhưng thuiocs có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh khác trong đó có ung thư. Thuốc thay đổi miễn dịch: etanercept (Enbrel®), infliximab (Remicade®), adalimumab (Humira®) và ustekinumab (Stelara®)… Thuốc kháng sinh, chống nấm, chống dị ứng… Liệu pháp điều trị vảy nến Bao gồm:
Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng ánh sáng cực tím bước sóng ngắn hoặc trung bình tự nhiên hoặc nhân tạo UVA, UVB. Người bệnh thường kết hợp dùng các loại thuốc tăng cảm thụ ánh sáng trong quá trình điều trị. HÌnh thức đơn giản nhất là tắm nắng. Hoặc người bệnh cũng có thể đến bệnh viện thể thực hiện chiếu đèn. Liệu pháp Goeckerman: Sử dụng kết hợp UVB và xử lý nhựa than đá. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y khoa. Photochemotherapy hoặc psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Dùng cho các trường hợp vảy nến nặng, kết hợp dùng thuốc ánh sáng nhạy cảm với chiếu tia UVA. Excimer laser: Dùng cho trường hợp bệnh vảy nến da đầu mức độ nhẹ và trung bình. Dầu gội trị vảy nến Sử dụng dầu gội cũng được coi là một phương pháp điều trị vảy nến tại chỗ. Các loại dầu gội được sử dụng thường chứa các thành phần Acid salicylic, Coal tar và Clobetasol propionate….
Dầu gội trị vảy nến hoạt động theo cơ chế hỗ trợ điều trị vảy nến, làm viêm, giảm bong tróc và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, dầu gội trị vảy nến chỉ dùng trong các trường hợp vảy nến da đầu, không có tác dụng làm sạch tóc. Do vậy, người bệnh không nên dùng quá thường xuyên, sau khi sử dụng cần gội lại bằng dầu gội thông thường.
Khi sử dụng quá thường xuyên, dầu gội trị vảy nến sẽ kém hiệu quả dần. Bởi vậy, sau một thời gian sử dụng, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên đổi dầu gội hoặc chuyển sang một phương án điều trị khác.
Gội đầu cũng là một phương pháp điều trị tại chỗ đáng chú ý Gội đầu cũng là một phương pháp điều trị tại chỗ đáng chú ý Các loại dầu gội trị vảy nến được dùng phổ biến gồm:
Dầu gội Neutrogena T/Sal Ther Treatment Dầu gội Head & Shoulder Dầu gội Selsun Blue Dầu gội đầu Snow Clear Dầu gội đầu Coal Tar Chữa bệnh vảy nến bằng mẹo dân gian tại nhà Vảy nến da đầu có thể được cải thiện nhờ sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên tại nhà như giấm táo, nha đam, dầu dừa, bồ kết, tinh dầu sả… Các phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt là không tốn kém chi phí.
Một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến da đầu tại nhà:
Điều trị vảy nến da đầu bằng giấm táo: Pha loãng 2 muỗng giấm táo với ½ cốc nước sạch. Dùng bông gòn thấm dung dịch này lên vùng da bị tổn thương. Sau 20 phút rửa lại bằng nước sạch. Chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa: Lấy 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất thoa đều lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng. Để qua đêm sau đó gội đầu lại bằng nước sạch. Dùng nha đam chữa vảy nến: Trộn ¼ cốc gel nha đam với 6 – 8 giọt tinh dầu oải hương. Lấy hỗn hợp này bôi lên vùng da đầu bị tổn thương. Sau khoảng 20 – 25 phút thì gội lại bằng nước sạch. Bài thuốc chữa vảy nến trên đầu bằng bồ kết: Nướng 4 – 5 bỏ bồ kết cho vàng, thơm rồi đun cùng 2 lít nước sạch. Dùng nước này để gội đầu 2 ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh. Gội đầu bằng dầu dừa trị vảy nến tại nhà Gội đầu bằng dầu dừa trị vảy nến tại nhà Ngoài những nguyên liệu này, người bệnh cũng có thể sử dụng trà gừng, lá trầu không, sữa chua, muối epsom… Các phương pháp này mặc dù được đánh giá là khá an toàn và lành tính nhưng hiệu quả điều trị không cao, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Để tăng hiệu quả điều trị cần kết hợp các biện pháp chăm sóc và thay đổi lối sống trong quá trình thực hiện.
Điều trị vảy nến da đầu bằng thuốc Đông y Cơ chế tác dụng của các bài thuốc đông y chữa vảy nến da đầu là tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, từ đó loại bỏ gốc rễ và cải thiện triệu chứng. Theo Đông y, vảy nến da đầu được sinh ra do hiện tượng rối loạn chức năng miễn dịch và thải độc của gan, thận. Các chất độc không được đào thải tích tụ lại dưới da gây nên hiện tượng viêm đỏ, bong tróc.
Khi điều trị bằng thuốc đông y, các vị thuốc sẽ tấn công vào các tạng phủ, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, điều hòa miễn dịch. Từ đó loại bỏ căn nguyên, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Một số vị thuốc khác còn mang lại hiệu quả nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể tránh xa các yếu tố nguy cơ, giảm nguy cơ tái phát lâu dài. Bên cạnh đó, liệu trình điều trị bằng thuốc đông y còn sử dụng các bài thuốc dụng ngoài (gội) để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm ngứa, giảm bong tróc.
Đông y chia vảy nến da đầu thành các thể bệnh khác nhau. Việc lựa chọn thuốc chữa vảy nến cũng phụ thuộc vào từng thể bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa đông y uy tín để được chẩn đoán, kê đơn và bốc thuốc an toàn, hiệu quả.
Vảy nến da đầu kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để rút ngắn thời gian điều trị đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đôi khi còn cho tác dụng chữa bệnh tốt hơn cả các loại thuốc tây trị vảy nến.
Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, bệnh nhân bị vảy nến da đầu cần chú ý:
Các thực phẩm nên ăn:
Rau xanh và trái cây tươi Thực phẩm giàu Omega – 3, kẽm, beta caroten, axit folic…. như cá hồi, cá thu, ngao sò…. Uống nhiều nước Các thực phẩm nên tránh xa gồm:
Thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng Thức ăn giàu protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, trứng.. Thực phẩm lên men như dưa cà muối Thức ăn nhiều đường, mặn Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá Phòng ngừa bệnh vảy nến trên đầu Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến da đầu bao gồm:
Giữ gìn vệ sinh da đầu, gội đầu 2 ngày/lần với các sản phẩm nhẹ dịu, thành phần lành tính, chiết xuất từ tự nhiên, an toàn Không cào gãi, chà xát mạnh vùng da đầu bị tổn thương do vảy nến đặc biệt là khi đang gội đầu. Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu Tránh tiếp xúc với các hoa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc và các loại hóa chất tạo kiểu trong quá trình điều trị vảy nến. Không đội mũ bảo hiểm, mũ nón quá chật, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng Nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu, không nên sử dụng máy sấy tóc có nhiệt độ quá cao Nên tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày vào các khung giờ sáng sớm và chiều muộn, tránh khoảng thời gian có cường độ tia cực tím cao (từ 10 – 16 giờ hằng ngày). Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh viêm họng, viêm amidan do liên cầu khuẩn. Vảy nến da đầu là bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng. Chủ động phát hiện, điều trị sớm và phòng ngừa đúng cách là biện pháp hữu hiệu nhất để đối mặt với căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở  y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phương hương điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
Xem thêm: Viêm âm đạo ra máu và những thông tin bạn nên biết
0 notes
muoigentis · 4 years ago
Text
Dùng thuốc chữa khớp đối với người mang bầu
Người trong độ tuổi sinh đẻ, hay đang mang thai, cần thận trọng khi dùng thuốc điều trị các bệnh xương khớp.Người trong độ tuổi sinh đẻ, hay đang mang thai, cần thận trọng khi dùng thuốc điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm từ các thuốc thông thường đến các thuốc hiện đại, Chỉ dùng khi thật cần thiết theo chỉ định của thầy thuốc. sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn nhé !
Cẩn trọng dùng thuốc chữa khớp với người mang thai
Hiểu tác động của thuốc vào mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có cách dùng đúng, tránh các tác hại của thuốc khớp với thai.Có 3 giai đoạn thai kỳ: 3 tháng đầu là quá trình hình thành các cơ quan (tim, thần kinh, tay chân); nếu thuốc cản trở làm sai lệch các quá trình này sẽ gây dị tật, quái thai. 3 tháng giữa là quá trình trưởng thành, hoàn thiện; thai ít nhạy cảm, ít bị thuốc gây hại; song lúc này vẫn có bộ phận tiếp tục biệt hóa (thần kinh, sinh dục bên ngoài); tác động của thuốc thì thường tập trung vào các bộ phận này. Ba tháng cuối, các bộ phận hình thành đủ nhưng chức năng hoạt động chưa hoàn thiện (chưa làm tốt việc chuyển hóa thải trừ); trong khi đó nhau thai đã mỏng đi, nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai.Thuốc trong các bệnh khớp (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp) có tác dụng khác nhau lên các giai đoạn thai kỳ, gây ra các bất lợi ở mức khác nhau với thai.
Thuốc kháng viêm giảm đauCác corticoid: không gây quái thai nhưng một số thấm qua nhau thai nhanh, ảnh hưởng xấu đến phát triển thai. Với thai phụ: gây tăng đường huyết, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén. Khi thai phụ bị viêm khớp dạng thấp, không đáp ứng với các kháng viêm không steroid (NSAIDs) vẫn có thể dùng corticoid nhưng cần dùng prednisolon vì kháng viêm tốt, khó thấm qua nhau thai, ít hại thai; không nên dùng dexamethasol, bethamethasol vì thấm qua nhau thai nhanh, ảnh hưởng xấu đến phát triển thai.Kháng viêm không steroid (NSAIDs): với thai: không gây quái thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu cần thiết vẫn có thể dùng với liều thấp, chỉ trong thời gian ngắn. Với thai phụ: NSAIDs ức chế tổng hợp prostaglandin, kéo dài thời gian đông máu, gây băng huyết; cấm dùng cho thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt trước thời gian sinh. NSAIDs cũ (aspirin, ibuprofen, diclofenac), NSAIDs thế hệ mới (nimesulid, meloxicam, celecoxib) các dạng uống tiêm dùng ngoài đều có tác động như nhau với thai (tuy khác nhau mức độ) nên đều áp dụng quy định trên.Riêng aspirin: tập trung ở nhau thai, có nồng độ gấp 4 lần ở máu mẹ. Dùng liều cao (1,5 - 4g/ngày) có nguy cơ gây chảy máu cho thai phụ và cho trẻ sơ sinh. Dùng gần ngày sinh, có nguy cơ gây băng huyết (vì kéo dài thời gian đông máu). Ở liều bình thường không gây ảnh hưởng nhưng ở liều cao sẽ gây quái thai. Gần đây có nghiên cứu thấy aspirin làm tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật, dùng kết hợp với ibufrofen tỉ lệ này càng cao. Để cẩn thận, không dùng aspririn (với liều điều trị thông thường), đặc biệt không nên dùng biệt dược chứa hỗn họp aspirin và ibupofen cho người có thai. Đo độ mờ da gáy  ở tuần bao nhiêu ?
Thuốc cải thiện tình trạng bệnhNhóm thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn có cải thiện tình trạng bệnh. Chúng là các thuốc ức chế miễn dịch, giảm triệu chứng viêm, làm nhẹ các đợt tiến triển, ngưng sự hủy hoại bảo tồn chức năng khớp. Có 2 nhóm:Nhóm ức chế miễn dịch thông thường: nhiều thuốc, khác về mức độ trên thai:- Methotrexat, cyclophosphamid: gây quái thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai. Cấm dùng trong suốt thai kỳ. Ở độ tuổi sinh đẻ phải thử chắc chắn không có thai, có biện pháp ngừa thai hữu hiệu mới dùng; ngừng dùng ít nhất 3 tháng mới được có thai.- Leflunomid: gây tích lũy, dùng kéo dài sẽ gây quái thai; dùng trong cuối thai kỳ ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh. Thuốc bài tiết qua sữa ảnh hưởng xấu cho trẻ bú. Nếu có dùng thuốc thì phải nghỉ hai năm mới được có thai.- Cephalosporin: không gây quái thai. Tuy nhiên với trẻ chậm phát triển trong tử cung hay sinh non, dù sinh ra bình thường vẫn tiềm ẩn khả năng bị bệnh. Không nên dùng trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bắt buộc phải dùng vì không có thuốc thay thế thì chỉ được dùng với liều thấp 2 - 3,5mg/kg.- D-Penicilamin: gây dị tật thai. Khi đang dùng thuốc mà lỡ có thai thì phải ngừng ngay vì tiếp tục dùng thuốc thì sẽ gây dị tật thai.Nhóm ức chế miễn dịch sinh học: gồm nhiều kháng thể đơn dòng. Thí dụ: thuốc chống lại yếu tố gây viêm (TNF- ), khóa yếu tố gây miễn dịch TNF, tác dụng vào tế bào B ức chế miễn dịch, chống viêm như Rutiximat, Entanrecept Infliximats, Adalimumab. Thuốc gắn vào bề mặt các tế bào viêm ngăn chặn việc truyền tín hiệu viêm, ngăn chặn hoạt động của tế bào T sản xuất ra kháng thể như Abatacept. Thuốc ức chế Interleukin 6 (IL6) một phân tử truyền tín hiệu về viêm, đau như tocilizumab.Nhóm thuốc này gây quái thai, ảnh hương xấu đến sự phát triển thai. Không dùng cho người có thai trong suốt thai kỳ. Nếu trước đó có dùng đơn lẻ hay dùng kết hợp với methotrexat thì phải ngừng thuốc một thời gian mới được có thai (với entanercep, influximat là 6 tháng với alinumab là 5 tháng). Người trong độ tuổi sinh đẻ phải thử chắc chắn không có thai, có biện pháp ngừa thai hữu hiệu mới dùng. Nếu khi đang dùng mà lỡ có thai thì phải ngừng dùng thuốc ngay, có thể không cần phải bỏ thai nhưng phải theo dõi thai cẩn thận bằng siêu âm xác định thai không bị dị tật.Thuốc chống thoái hóa khớpThường dùng là glucosamin sulfat, hyaluronat sodium.Glucosamin có ái lực đặc biệt với mô sụn, kích thích chọn lọc tế bào sụn bị hư hỏng sản xuất ra proteopolycan mà không tác dụng trên phần sụn còn lành lặn; ức chế các enzym tiêu hủy protein (collagenase, phospholinase, stromelysin ), giảm các gốc tự do gây phá hủy sụn khớp (suferoxid). Ngoài ra, còn tăng sản xuất cải thiện độ nhớt của hoạt dịch, giảm sự khô cứng khớp. Chúng vốn là các chất có trong cơ thể. Thuốc là chất chiết xuất hay tổng hợp bắt chước cơ thể, đưa vào cơ thể để bù đắp trong lúc thiếu, không gây hại cơ thể, không gây hại, không ảnh hưởng xấu sự phát triển thai.
Đọc thêm: xét nghiệm double test giúp tìm ra những bất thường gì khi mang thai?
0 notes
khoexuongkhop · 4 years ago
Text
Probenecid: Tác dụng, Chỉ định, Chống chỉ định, Liều dùng,...
Tumblr media
Thuốc Probenecid
1. Probenecid là thuốc gì?
Probenecid còn được gọi là acid probenecid hoặc Benemid, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ benzensulfonamid. Đây là hợp chất có chứa nhóm sulfonamid có liên kết S với vòng benzen.
Tumblr media
Cấu trúc của probenecid
Probenecid là thuốc được sử dụng làm tăng đào thải acid uric (axit uric) trong huyết thanh qua nước tiểu. Nó chủ yếu được sử dụng trong điều trị bệnh Gout (Gút) và axit uric tăng cao.
2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của probenecid
Tác dụng dược lý của probenecid có thể kể đến như:
Probenecid cạnh tranh ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần nên làm tăng bài tiết acid uric vào nước tiểu và là giảm acid uric trong huyết thanh. Từ đó, probenecid có thể làm giảm hoặc ngăn chặn urat lắng đọng. hình thành hạt tophi và các biến đổi mạn tính ở khớp.
Tại ống lượn gần và ống lượn xa, probenecid còn ức chế cạnh tranh sự bài tiết của nhiều acid hữu cơ yếu như penicillin, hầu hết các cephalosporin và một số kháng sinh nhóm beta-lactam khác, do đó, làm tăng nửa đời thải trừ và kéo dài thời gian tác dụng. 
Tumblr media
Cơ chế tác dụng của probenecid
Ở người khỏe mạnh, probenecid không ảnh hưởng tới tốc độ lọc cầu thận cũng như tái hấp thu ở ống thận các thành phần của nước tiểu như glucose, arginine, ure, natri, kali hay phosphat.
Ngoài ra, nó còn ức chế vận chuyển nhiều thuốc và hợp chất nội sinh ở thận và/hoặc mật, cũng như vận chuyển và vào ra khỏi dịch não tủy.
Probenecid dùng để chẩn đoán hội chứng Parkinson và trầm cảm do sau khi dùng probenecid, nồng độ trong dịch não tủy của 5-HIAA (5-hydroxyindoleacetic acid), HVA (homovanillic acid), adenosine monophosphate vòng, và 4-hydroxy-3-methoxyphenyl glycol tăng. 
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
3. Dược động học của probenecid
Bất kỳ thuốc nào khi đưa vào cơ thể để trải qua bốn giai đoạn của quá trình động học: Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa và Thải trừ. Vậy quá trình động học của probenecid như thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
3.1. Hấp thu
Sau khi uống, probenecid được hấp thu hoàn toàn.
:Sau khi uống liều duy nhất 1g probenecid:
Nồng độ huyết tương đạt 25 microgam/mL.
Nồng độ tối đa đạt sau 2 - 4 giờ.
Nồng độ duy trì trên mức 30 microgam/mL trong vòng 8 giờ sau
Sau khi uống liều duy nhất 2g probenecid:
Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt khoảng 150 - 200 microgam/mL sau 4 giờ.
Nồng độ duy trì ở mức trên 50 microgam/mL trong vòng 8 giờ.
Để có tác dụng tăng bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể thì nồng độ probenecid cần đạt khoảng 100 - 200 microgam/mL. Nồng độ trong huyết tương từ 40 - 60 microgam/mL có thể ức chế bài tiết các penicillin ở ống thận.
3.2. Phân bố
Probenecid liên kết mạnh với phần lớn albumin huyết tương  (75 - 90%). Nồng độ trong dịch não tủy đạt khoảng 2% nồng độ trong huyết tương. Probenecid qua được nhau thai.
Tumblr media
Thuốc Probenecid chuyển hóa qua gan 
3.3. Chuyển hóa
Probenecid được gan chuyển hóa chậm thành probenecid monoacyl glucuronide, hai hợp chất mono hydroxyl hóa, một chất chuyển hóa carboxyl hóa và một hợp chất N-propyl hóa. 
Các chất chuyển hóa này vẫn giữ được một số hoạt tính làm tăng thải trừ acid uric.
3.4. Thải trừ
Sau khi uống 2 g probenecid, thời gian bán thải trong huyết tương của thuốc từ 4 - 17 giờ; thời gian bán thải giảm khi liều giảm từ 2g đến 500mg.
Một phần nhỏ probenecid được lọc qua cầu thận, còn lại phần lớn được bài tiết qua ống thận ở ống lượn gần theo cơ thế vận chuyển tích cực.
Probenecid tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần trong điều kiện pH nước tiểu acid. 
Hai ngày sau khi uống liều duy nhất 2g, thuốc được thải trừ dưới dạng: 5 - 11% liều dùng bài xuất qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn, 16 - 33% dưới dạng dẫn chất chuyển hóa mono acyl glucuronide. Phần còn lại phân đều cho hai hợp chất mono hydroxyl hóa, một chất chuyển hóa carboxyl hóa và một hợp chất N-propyl hóa.
4. Chỉ định
Thuốc probenecid được chỉ định trong những trường hợp sau:
Tăng acid uric trong máu do bệnh gout (viêm khớp mạn tính và bệnh gout đã có hạt tophi) giai đoạn mạn tính (mãn tính).
Tăng acid uric huyết do các nguyên nhân khác như sau khi dùng thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, acid ethacrynic hay ethambutol (trừ thứ phát do hóa trị liệu ung thư, xạ trị, bệnh ung thư).
Tumblr media
Thuốc probenecid được chỉ định trong tăng acid uric huyết do gout
Hỗ trợ liệu pháp kháng sinh để tăng và kéo dài nồng độ thuốc trong huyết tương bằng cách phối hợp thuốc probenecid với
         Amoxicillin để điều trị lậu cầu nhạy cảm không tiết penicilinase và không biến chứng.
        Cefuroxim axetil khi lậu cầu sản xuất penicillinase.
        Cefoxitin để điều trị ngoại trú viêm cùng chậu cấp.
        Penicillin G procaine trong điều trị ngoại trú giang mai thần kinh.
Dự phòng nhiễm độc thận do cidofovir.
#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM
5. Chống chỉ định
Người bệnh dị ứng với probenecid.
Rối loạn chức năng đông máu.
Những người sỏi thận do tăng acid uric.
Tumblr media
Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận do tăng acid uric
Đang sử dụng aspirin hay các dẫn chất salicylat.
Bệnh gout cấp.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
6. Thận trọng khi sử dụng thuốc probenecid
Người bệnh có tiền sử loét tiêu hóa.
Không phối hợp với kháng sinh nhóm penicilin cho bệnh nhân suy thận
Ngưng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nếu có ý định sử dụng thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tumblr media
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
7. Tác dụng không mong muốn (ADR)
Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc probenecid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở một số người bệnh khi dùng thuốc như:
Thường gặp là đau đầu, buồn nôn, nôn, đau lợi, cảm giác chóng mặt, tăng số lần tiểu tiện.
Thuốc probenecid còn gây phản ứng phản vệ kèm sốt, viêm da, ngứa, mày đay, ban da, rất hiếm khi gặp sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens - Johnson.
Tumblr media
Viêm da có thể xảy ra ở người bệnh sử dụng probenecid
Ngoài ra, nó còn gây hoại tử gan, hội chứng thận hư, thiếu máu bất sản, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD, tuy nhiên các tác dụng này rất hiếm gặp.
8. Hướng dẫn xử lý ADR
Khi xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, người bệnh nên ngừng ngay thuốc.
Trong trường hợp sử dụng probenecid ở người bệnh gout có kèm đau quặn thận, đái ra máu, đau dọc thắt lưng. Để dự phòng việc hình thành sỏi urat, người bệnh cần duy trì khả năng bài niệu với pH nước tiểu kiềm ( bù đủ dịch 2 - 3 lít/ngày).
9. Liều dùng và cách dùng
Liều dùng thuốc probenecid ở mỗi người bệnh là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. 
9.1. Liều dùng cho người lớn
Liều thường dùng cho người lớn đối với từng bệnh như sau:
Tăng acid uric máu trong bệnh Gout
Tuần đầu: Uống 250mg/lần x 2 lần/ngày.
Những tuần sau đó: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày.
Nếu liều trên không có tác dụng thì tăng dần liều thêm 500mg sau mỗi 4 tuần đến khi đạt liều tối đa 2g/ngày.
Lưu ý: 
Xuất hiện cơn Gout cấp khi đang sử dụng thuốc thì vẫn tiếp tục điều trị bằng probenecid với liều không đổi.
Khi không còn cơn Gout cấp trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị, có thể giảm liều từ từ, giảm 500mg sau mỗi 6 tháng cho đến khi đạt liều tối thiểu kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu và duy trì ở mức liều này.
Phối hợp với kháng sinh nhóm beta-lactam
Liều thường dùng của probenecid là 500mg/lần, 4 lần/ngày.
9.2. Liều dùng cho trẻ
Probenecid chỉ được trong trường hợp phối hợp với liệu pháp kháng sinh nhóm beta-lactam.
Trẻ em từ 2 - 14 tuổi: Liều khởi đầu 25mg/kg/ngày chia làm 4 lần, sau đó tăng lên 40 mg/kg/ngày chia làm 4 lần. 
Trẻ em cân nặng trên 50kg và trẻ em trên 15 tuổi có thể dùng liều của người lớn.
9.3. Cách dùng
Thuốc probenecid dùng theo đường uống, trong bữa ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa.
Nên bù đủ dịch để đảm bảo sự bài niệu và duy trì pH nước tiểu kiềm.
Tumblr media
Nên bù đủ nước để duy trì pH nước tiểu kiềm
Liều dùng tùy chỉnh theo đáp ứng và mức độ dung nạp thuốc của bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trẻ từ 2 - 6 tuổi, cần nghiền viên nén chứa probenecid và trộn với sữa chua hoặc các dịch lỏng có đường.
10. Tương tác của các thuốc với thuốc probenecid
Theo thống kê, hiện nay có 167 loại thuốc được cho là có tương tác với probenecid, chẳng hạn như:
Các thuốc không nên phối hợp
Ketorolac vì probenecid làm tăng độc tính của Ketorolac trên thận, tiêu hóa và huyết học.
Methotrexat do làm tăng nồng độ trong máu và độc tính của methotrexat.
Các thuốc hạn chế kết hợp do probenecid làm tăng tác dụng và độc tính của chúng:
Kháng sinh nhóm carbapenem.
Kháng sinh nhóm cephalosporin.
Dapson
Các thuốc NSAIDs - chống viêm không steroid.
Các kháng sinh quinolon
Các sulfamid hạ đường huyết.
Natri benzoat,...
11. Lưu ý khi sử dụng thuốc 
Trong quá trình sử dụng thuốc để tránh gặp phải những hệ quả không đáng có, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đó.
Nếu bạn quên liều thì có thể bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì người bệnh có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo.
Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều cho phép, có thể xử lý bằng cách cho uống than hoạt tính, gây nôn và rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc còn lưu lại trong đường tiêu hóa.
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh nên uống 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày. 
Để đảm bảo hoạt tính của thuốc còn nguyên vẹn, người bệnh nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, ở nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.
Tumblr media
Gây nôn khi người bệnh sử dụng quá liều
12. Một số sản phẩm và giá thuốc probenecid
Sau đây, xin giới thiệu với bạn đọc một số thuốc có thành phần probenecid như:
12.1. Thuốc probenecid 500mg
Dạng bào chế: Viên bao phim.
Thành phần: Probenecid.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - Việt Nam.
12.2. Thuốc probenecid
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Thành phần: Probenecid.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm DANAPHA - Việt Nam.
12.3. Thuốc Auzitane
Dạng bào chế: Viên nén.
Thành phần: Probenecid 500mg.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Me Di Sun.
Giá: 4.800 VND/1 viên.
Trên đây là những thông tin về thuốc probenecid mà độc giả có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên là thông tin hữu ích cho người bệnh. 
Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, khi có ý định sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh.
Bạn đang có thắc mắc gì về bệnh Gout cũng như phương pháp điều trị Gout, hãy liên hệ theo hotline 0961 666 383 để được tư vấn chi tiết.
Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, hãy like và chia sẻ những thông tin hữu ích này đến những người xung quanh bạn nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Click vào link để xem bài viết gốc: https://khoexuongkhop.com/thuoc-probenecid
0 notes
tracuuthuocaz · 4 years ago
Text
Thuốc Vitamom tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? | Tracuuthuoctay
TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Vitamom điều trị bệnh gì?. Vitamom công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Vitamom giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Vitamom
Tác giả: Dược sĩ Hạnh Nguyễn Tham vấn y khoa nhóm biên tập. ngày cập nhật: 16/1/2007
Tumblr media
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế:Viên nang
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Ferrous fumarate, folic acid, Acid ascorbic, Vitamin B12, kẽm sulfate
SĐK:VN-2891-07
Nhà sản xuất: Swyzer Laboratories., Ltd – ẤN ĐỘ Nhà đăng ký: Công ty TNHH TH DP Thuận Hoá Nhà phân phối:
Chỉ định:
Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên, hay người lớn bị chảy máu bên trong như là chảy máu đường ruột hay trong các trường hợp nhất định như ung thư ruột kết và chảy máu do loét, người đang điều trị thẩm tách máu hay phẫu thuật dạ dày.
Dự phòng thiếu sắt và acid folic ở trẻ em là đối tượng cần bổ sung nhiều sắt để tăng trưởng và phát triển, ở thiếu nữ tại các giai đoạn hành kinh, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mất máu và ở phụ nữ mang thai cần nhiều sắt để tăng thể tích máu và sự phát triển của bào thai.
Liều lượng – Cách dùng
Uống 1 viên x 2 lần/ngày.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc:
Sắt fumarate, kết hợp của hơn 200mg Vitamin C mỗi 30mg sắt nguyên tố làm tăng sự hấp thu đường uống của sắt. Sự hấp thu đường uống của sắt và tetracyclin giảm khi dùng chung hai thuốc này với nhau. Sự hấp thu của các fluoroquinolon, levodopa, methyldopa, và peniciliamin có thể bị giảm để hình thành phức hợp ion sắt-quinolon. Sử dụng đồng thời thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2 (cimetidin), hoặc ức chế bơm proton có thể làm giảm hấp thu của sắt. Sự đáp ứng với liệu pháp sắt có thể bị trì hoãn bởi chloramphenicol.
Acid folic có thể làm giảm nồng độ của phenytoin, và hiệu quả điều trị của raltitrexed.
Tác dụng của Vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với chloramphenicol.
Tác dụng phụ:
Với liều trung bình ở người nhạy cảm hoặc dùng liều cao có thể dẫn đến buồn nôn, ban da, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, hoặc đỏ mặt và tứ chi. Táo bón, phân đen là những phản ứng phụ thường gặp ở các chế phẩm bổ sung sắt.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý đề phòng:
Tránh uống cùng lúc với trà có chứa tanin.
Không nên chỉ định dùng acid folic cho đến khi loại bỏ được chứng thiếu máu ác tính qua chẩn đoán, do acid folic có thể làm giảm các biểu hiện huyết học, trong khi thiệt hại về thần kinh vẫn không được phát hiện.
Thai kỳ Tất cả các hoạt chất trong Ferrovit đều có thể sử dụng trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.
Thông tin thành phần Ferrous fumarate
Dược lực:
Là loại muối sắt vô cơ, bổ sung yếu tố vi lượng là ion sắt rất quan trọng trong cơ thể.
Dược động học :
Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hoá hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C. Sắt được dự trữ trogn cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân. Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.
Tác dụng :
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5 – 1 mg sắt nguyên tố hàng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1 – 2 mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3 – 4 mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trogn thời kỳ phát triển mạnh.
Đôi khi acid folic được thêm vào sắt để dùng cho người mang thai nhằm phòng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Phối hợp acid folic với sắt có tác dụng tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn độc.
Chỉ định :
Phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt như: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.
Liều lượng – cách dùng:
Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kíhc ứng niêm mạc dạ dày, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc khi uống. Bắt đầu dùng liều tối thiểu và tăng khi đáp ứng với thuốc. 
Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống): 
Người lớn:  
Bổ sung chế độ ăn: nam 10 mg sắt nguyên tố/ngày, nữ 15 nmg sắt nguyên tố/ngày. 
Điều trị: 2 – 3 mg sắt nguyên tố /kg/ngày chia làm 2 – 3 lần. Sau khi lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong 3 – 6 tháng. 
Trẻ em:
Bổ sung chế độ ăn: trẻ em dưới 12 tháng tuổi: 6 mg sắt nguyên tố/ngày; 1 – 10 tuổi: 10 mg sắt nguyên tố/ngày (nữ), 12 mg sắt nguyên tố/ngày. 
Người mang thai: 
nhu cầu sắt gấp đôi bình thường, cần bổ sung chế độ ăn để đạt 30 mg sắt nguyên tố/ngày.
Điều trị: 
60 -100 mg sắt nguyên tố/ngày, kèm theo 0,4 mg acid folic, chia làm 3 – 4 lần/ngày.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với sắt (II) sulfat. Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu. Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hoá. Viên sắt sulfat không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Tác dụng phụ
Không thường xuyên: một số phản ứng phụ ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng). Răng đen (nếu dùng thuốc nước): nên hút bằng ống hút. Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da. Đã thấy thông báo có nguy cơ ung thư liên quan đến dự trữ quá thừa sắt.
Thông tin thành phần Folic acid
Dược lực:
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học :
– Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu. – Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ. – Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng :
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9. Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định :
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. 
Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Liều lượng – cách dùng:
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày. Duy trì: 5 mg, cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày; Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn. Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 – 400 microgam mỗi ngày. Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 – 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Chống chỉ định :
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tác dụng phụ
Nói chung acid folic dung nạp tốt. Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Vitamom tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Vitamom tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá 5* post
The post Thuốc Vitamom tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tây https://tracuuthuoctay.com/thuoc-vitamom-tac-dung-lieu-dung-gia-bao-nhieu/
0 notes
deinheilpraktiker · 3 years ago
Text
Wie Abtreibungsverbote den Zugang zu Methotrexat beeinflussen, einer wichtigen Behandlung für Autoimmunerkrankungen
Die zentralen Thesen Einige Patienten mit Autoimmunerkrankungen haben Schwierigkeiten, das Medikament Methotrexat zu erhalten. Methotrexat wird häufig zur Behandlung von Autoimmunerkrankungen wie rheumatoider Arthritis und Lupus eingesetzt, kann aber auch zum Abbruch einer Schwangerschaft eingesetzt werden. Patientenvertretungen arbeiten daran, den Zugang zu diesen Medikamenten aufrechtzuerhalten…
View On WordPress
0 notes
bsvuhailong · 4 years ago
Text
Thuốc Sắt Fumarat Acid folic tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? | Tracuuthuoctay | tracuuthuoctay
TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Sắt Fumarat Acid folic điều trị bệnh gì?. Sắt Fumarat Acid folic công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Sắt Fumarat Acid folic giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Sắt Fumarat Acid folic
Tác giả: Dược sĩ Hạnh Nguyễn Tham vấn y khoa nhóm biên tập. ngày cập nhật: 26/10/2012
Tumblr media
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 5 vỉ x 10v, hộp 10 vỉ x 10v, hộp 1 ch 100v nén bao phim
Thành phần:
Iron fumarate, Folic acid
SĐK:V167-H12-05
Nhà sản xuất:Xí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng – VIỆT NAMNhà đăng ký:Nhà phân phối:
Chỉ định:
– Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt. – Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
Tác dụng
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu
Liều lượng – Cách dùng
Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình cho người lớn là: – Dự phòng: 1 viên/ngày. – Điều trị: theo hướng dẫn của bác sĩ; 
Chống chỉ định:
– Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc. – Bệnh gan nhiễm sắt. – Thiếu máu huyết tán. – Bệnh đa hồng cầu.
Tác dụng phụ:
– Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy. – Phân có thể đen do thuốc.
Chú ý đề phòng:
– Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài. – Ngưng thuốc nếu không dung nạp.
Bảo quản:
Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
Thông tin thành phần Sắt
Tác dụng :
Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.
Chỉ định :
Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.
Liều lượng – cách dùng:
Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:
Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:
Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:
Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):
Dùng 256 mg sắt sulfat.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:
Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:
Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.
Liều dùng sắt cho trẻ em
Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày; Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung; Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên; Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày; Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày; Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày; Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày; Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày; Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày; Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.
Tác dụng phụ
Táo bón; Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín; Tiêu chảy; Chán ăn; Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng; Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa; Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi); Có máu hoặc vệt máu trong phân; Sốt.
Thông tin thành phần Folic acid
Dược lực:
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học :
– Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu. – Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ. – Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng :
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9. Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định :
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. 
Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Liều lượng – cách dùng:
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày. Duy trì: 5 mg, cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày; Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn. Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 – 400 microgam mỗi ngày. Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 – 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Chống chỉ định :
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tác dụng phụ
Nói chung acid folic dung nạp tốt. Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Sắt Fumarat Acid folic tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Sắt Fumarat Acid folic tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá 5* post
The post Thuốc Sắt Fumarat Acid folic tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
Bác sĩ Vũ Hải Long Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tây https://tracuuthuoctay.com/thuoc-sat-fumarat-acid-folic-tac-dung-lieu-dung-gia-bao-nhieu/ Dẫn nguồn từ Bác sĩ Vũ Hải Long https://bsvuhailong.blogspot.com/2020/08/thuoc-sat-fumarat-acid-folic-tac-dung.html
0 notes
bsquanghuy · 4 years ago
Text
Thuốc Gesicox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? | Tracuuthuoctay | Tracuuthuoctay
TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Gesicox điều trị bệnh gì?. Gesicox công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Gesicox giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Gesicox
Tác giả: Dược sĩ Hạnh Nguyễn Tham vấn y khoa nhóm biên tập. ngày cập nhật: 17/12/2019
Tumblr media
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Meloxicam 7,5mg
Nhà sản xuất:Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim – VIỆT NAMNhà đăng ký:Nhà phân phối:
Chỉ định:
Meloxicam được chỉ định điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong:  
– Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hoá khớp). 
– Viêm khớp dạng thấp. 
– Viêm cột sống dính khớp.
Liều lượng – Cách dùng
– Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 2 viên(7,5 mg)/ngày. Tuỳ đáp ứng điều trị có thể giảm liều còn 1 viên (7,5 mg)/ngày.
– Viêm đau xương khớp: 1 viên (7,5 mg) /ngày. Nếu cần có thể tăng liều đến 2 viên (7,5 mg)/ngày. 
– Bệnh nhân có nguy cơ phản ứng phụ cao: Khởi đầu điều trị với liều 1 viên (7,5 mg)/ ngày. 
– Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: liều dùng không quá 1 viên (7,5 mg)/ ngày. 
– Trẻ em: Liều dùng chưa được xác định, nên chỉ dùng Meloxicam hạn chế cho người lớn. 
– Khi dùng kết hợp với các dạng viên, tiêm: tổng liều không vượt quá 2 viên (7,5 mg)/ ngày.
Chống chỉ định:
Không dùng Meloxicam cho những bệnh nhân sau: – Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với meloxicam hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. – Bệnh nhân nhạy cảm chéo với Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác. – Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, polyp mũi, phù mạch hay nổi mày đay sau khi dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác. – Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển. – Bệnh nhân suy gan nặng. – Bệnh nhân suy thận nặng mà không chạy thận nhân tạo. – Trẻ em dưới 15 tuổi. – Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Tương tác thuốc:
Không nên phối hợp Meloxicam với các thuốc sau: – Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid khác: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do tác động hiệp lực. – Các thuốc kháng đông, thuốc làm tan huyết khối (ticlopidin, heparin): làm tăng nguy cơ chảy máu. – Lithi: làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương. – Methotrexat: tăng độc tính trên hệ tạo máu. – Dụng cụ ngừa thai: Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid được ghi nhận làm giảm hiệu quả của những dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung. Thận trọng khi dùng đồng thời Meloxicam với các thuốc sau: – Thuốc lợi tiểu: tăng tiềm năng suy thận cấp ở bệnh nhân mất nước. – Thuốc hạ huyết áp (như các thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu): do làm giảm tác dụng hạ áp. – Cholestyramin: làm tăng thải trừ của Meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hoá. – Ciclosporin: Meloxicam làm tăng độc tính trên thận của Ciclosporin. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng Meloxicam cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng. Tác động của thuốc khi lái xe, vận hành máy móc: Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.
Tác dụng phụ:
Tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn và các bất thường thoáng qua do thay đổi các thông số chức năng gan. Huyết học: thiếu máu, rối loạn công thức máu: rối loạn các bạch cầu, giảm tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên tuỷ xương, đặc biệt như Methotrexat sẽ là yếu tố thuận lợi cho suy giảm tế bào máu. Da: Ngứa, phát ban da, mề đay, viêm miệng, nhạy cảm với ánh sáng. Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen cấp (rất hiếm gặp). Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, ù tai, ngủ gật. Hệ tim mạch: Phù, tăng huyết áp, hồi hộp, đỏ bừng mặt. Hệ tiết niệu: tăng creatinin máu và hoặc tăng urê máu. Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm mạc và phản ứng phản vệ Chú ý: Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý đề phòng:
Thận trọng chung Không nên dùng meloxicam để thay thế cho corticosteroids hoặc điều trị thiếu hụt corticosteroid. Việc dừng đột ngột corticosteroids có thể làm bệnh nặng hơn. Nếu quyết định dừng điều trị bằng corticosteroids, nên từ từ giảm liều ở những bệnh nhân điều trị corticosteroid kéo dài. Tác động lên gan: Hiếm gặp những trường hợp phản ứng gan nghiêm trọng bao gồm vàng da, viêm gan cấp tính gây tử vong, hoại tử gan và suy gan. Bệnh nhân có các dấu hiệu và/hoặc triệu chứng về suy chức năng gan, hoặc với người có các xét nghiệm chức năng gan bất thường nên được coi như những bằng chứng phản ứng gan nghiêm trọng hơn trong khi điều trị bằng meloxicam. Nên dừng việc điều trị bằng meloxicam nếu có các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng đi kèm với sự tiến triển của bệnh gan hoặc các biểu hiện toàn thân xuất hiện (ví dụ giảm bạch cầu ưa eosin, phát ban…) Nên thận trọng khi dùng Meloxicam ở bệnh nhân bị mất nước. Nên dùng bù nước trước khi dùng meloxicam. Nên thận trọng với bệnh nhân có tiền sử bị bệnh thận. Một số chất chuyển hoá của meloxicam được bài tiết qua thận, cần theo dõi chặt chẽ đối với những bệnh nhân suy thận nghiêm trọng. Giữ nước và phù: Đã gặp một số bệnh nhân bị giữ nước và phù khi dùng các thuốc NSAID, bao gồm cả meloxicam. Do vậy, cũng như các NSAID khác, thận trọng khi dùng meloxicam với các bệnh nhân bị giữ nước, cao huyết áp và suy tim.
Bảo quản:
Bảo quản trong hộp kín, ở nhiệt độ dưới 30C
Thông tin thành phần Meloxicam
Dược lực:
Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Meloxicam có tính kháng viêm mạnh cho tất cả các loại viêm. Cơ chế chung của những tác dụng trên là do Meloxicam có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandine, chất trung gian gây viêm. Ở cơ thể sống (in vivo), Meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc ở thận. Ðặc tính an toàn cải tiến này do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 so với COX-1. So sánh giữa liều gây loét và liều kháng viêm hữu hiệu trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao hơn các NSAID thông thường khác.
Dược động học :
– Hấp thu: Sau khi uống, Meloxicam có sinh khả dụng trung bình là 89%. Nồng độ trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng: sau khi uống 7,5mg và 15mg, nồng độ trung bình trong huyết tương được ghi nhận tương ứng từ 0,4 đến 1mg/l và từ 0,8 đến 2mg/l (Cmin và Cmax ở tình trạng cân bằng). – Phân bố: Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin (99%). – Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hóa mạnh, nhất là bị oxy hóa ở gốc methyl của nhân thiazolyl. – Thải trừ: Tỉ lệ sản phẩm không bị biến đổi được bài tiết chiếm 3% so với liều dùng. Thuốc được bài tiết phân nửa qua nước tiểu và phân nửa qua phân. Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 20 giờ. Tình trạng cân bằng đạt được sau 3-5 ngày. Ðộ thanh thải ở huyết tương trung bình là 8ml/phút và giảm ở người lớn tuổi. Thể tích phân phối thấp, trung bình là 11 lít và dao động từ 30 đến 40% giữa các cá nhân. Thể tích phân phối tăng nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, trường hợp này không nên vượt quá liều 7,5mg/ngày.
Tác dụng :
Meloxicam có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên meloxicam chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm. Meloxicam tan ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức viêm. Thuốc xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong muốn trên thần kinh.
Chỉ định :
Dạng viên: điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong: – Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp). – Viêm khớp dạng thấp. – Viêm cột sống dính khớp. Dạng tiêm: điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn viêm đau cấp tính.
Liều lượng – cách dùng:
Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 15 mg/ngày. Tùy đáp ứng điều trị, có thể giảm liều còn 7,5 mg/ngày. Thoái hóa khớp: 7,5 mg/ngày.Nếu cần có thể tăng liều đến 15 mg/ngày. Liều khuyến cáo của Meloxicam dạng tiêm là 15 mg một lần mỗi ngày. – Bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi: Ðiều trị khởi đầu với liều 7,5 mg/ngày. – Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo: Liều không quá 7,5 mg/ngày. Liều Meloxicam tối đa được khuyên dùng mỗi ngày: 15 mg. Sử dụng kết hợp: trong trường hợp sử dụng nhiều dạng trình bày, tổng liều Meloxicam dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén và dạng tiêm không được vượt quá 15 mg. Ðường tiêm bắp chỉ được sử dụng trong những ngày đầu tiên của việc điều trị. Sau đó có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống (viên nén). Meloxicam phải được tiêm bắp sâu. Không được dùng ống thuốc Meloxicam dạng tiêm bắp để tiêm tĩnh mạch. – Liều cho trẻ em chưa được xác định đối với Meloxicam chích và viên uống, nên Meloxicam chỉ hạn chế dùng cho người lớn. Viên nén được uống với nước hay thức uống lỏng khác, thuốc không bị giảm tác động khi dùng chung với thức ăn.
Chống chỉ định :
– Tiền căn dị ứng với Meloxicam hay bất kỳ tá dược nào của thuốc. – Có khả năng nhạy cảm chéo với acid acetylsalicylic và các thuốc kháng viêm không steroid khác. – Không dùng cho những bệnh nhân từng có dấu hiệu hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng acid acetylsalicylic hay các thuốc kháng viêm không steroid khác. – Loét dạ dày tá tràng tiến triển. – Suy gan nặng. – Suy thận nặng không được thẩm phân. – Dạng tiêm: Trẻ em dưới 15 tuổi (vì liều cho trẻ em chưa được xác định đối với dạng tiêm), đang dùng thuốc kháng đông. – Dạng viên: Trẻ em dưới 12 tuổi. – Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tác dụng phụ
Tiêu hóa: > 1%: khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.0,1-1%: các bất thường thoáng qua của những thông số chức năng gan (ví dụ: tăng transaminase hay bilirubine) ợ hơi, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn hay ồ ạt.> 1%: thiếu máu.0,1-1%: rối loạn công thức máu gồm rối loạn các loại bạch cầu, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với thuốc có độc tính trên tủy xương, đặc biệt là methotrexate, sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự suy giảm tế bào máu. Da: > 1%: ngứa, phát ban da.0,1-1%: viêm miệng, mề đay.Thần kinh trung ương: > 1%: choáng váng, nhức đầu. 0,1-1%: chóng mặt, ù tai, ngủ gật. Tim mạch: > 1%: phù. 0,1-1%: tăng huyết áp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt. Niệu dục: 0,1-1%: tăng creatinine huyết và/hoặc tăng urê huyết. Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm và phản ứng tăng nhạy cảm bao gồm phản ứng phản vệ. Những rối loạn tại chỗ tiêm:> 1%: sưng tại chỗ tiêm. 0,1-1%: đau tại chỗ tiêm.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Gesicox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Gesicox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Đánh giá 5* post
The post Thuốc Gesicox tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
from Tra Cứu Thuốc Tây https://ift.tt/30SOuND Bác sĩ Nguyễn Quang Huy Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tây https://tracuuthuoctay.com/thuoc-gesicox-tac-dung-lieu-dung-gia-bao-nhieu/ from Bác sĩ Nguyễn Quang Huy https://ift.tt/2XTsXCo Dẫn nguồn từ Bác sĩ Nguyễn Quang Huy https://bsquanghuy.blogspot.com/2020/08/thuoc-gesicox-tac-dung-lieu-dung-gia.html
0 notes
lokaleblickecom · 5 years ago
Text
„Meine Krankheit beeinträchtigt mich nicht“
Tumblr media
Meerbusch-Lank. Als Myriam Olschewski durch die Tür des Rheinischen Rheuma-Zentrums des St. Elisabeth-Hospitals in Meerbusch-Lank kam, endete eine leidvolle Odyssee für sie. Denn sie hatte seit knapp zwei Jahren immer wieder Schmerzen in der Hand, der Achillessehne und den Kniegelenken. Trotz Rheumawerten, die sich im Blutbild zeigten, einem ersten Aufenthalt in einer anderen Rheumaklinik und der Behandlung bei einem niedergelassenen Rheumatologen, ging es ihr nicht besser.   Krankheit frühzeitig erkannt
Tumblr media
Durch Empfehlung einer jungen Frau, mit der sie gemeinsam eine berufliche Fortbildung besuchte, kam sie - aus Castrop-Rauxel kommend - ins Rheinische Rheuma-Zentrum. „Alles wurde anders, als ich nach Lank kam. Hier ging es mir schon besser, als ich durch die Tür hineinkam“, erzählt die 41-Jährige lachend. Dieses subjektive Gefühl bewahrheitete sich durch die Behandlung von Dr. Stefanie Freudenberg, Chefärztin der Klinik für Innere Medizin und Rheumatologie.     „Wir haben die Erkrankung von Frau Olschewski frühzeitig erkannt, so dass noch keine Schäden an den Gelenken entstanden waren“, berichtet sie. Betroffen waren zum Behandlungsstart mehrere Finger, ein Arm, die Schulter und ein Fuß, meist die rechte Seite. Allerdings wanderten die Schmerzen.   Mit dem umfangreichen Klinik-Programm und den Untersuchungs-Möglichkeiten wie Röntgen, Ultraschall, Labor und anderem, fand Stefanie Freudenberg schnell die Ursache ihrer Erkrankung. „Frau Olschewski leidet unter einer rheumatoiden Arthritis“, weiß die Chefärztin. Und stellte sie mit entsprechenden Medikamenten, unter anderem Methotrexat (MTX), Vitamin D 3 und Folsäure so gut ein, dass Myriam Olschewski nun fast völlig schmerz- und beschwerdefrei ist. Weitergearbeitet trotz Erkrankung Während der ganzen Zeit der Behandlung arbeitete Myriam Olschewski als Assistentin der Geschäftsführung in einem Moerser Krankenhaus weiter und wurde trotz Krankheit weiter gefördert. Ihre Essensgewohnheiten hat sie umstellen müssen, denn nach dem Genuss von Süßigkeiten und Schweinefleisch verstärkten sich die Schmerzen. Ebenso, wenn sie zu viel Stress hatte.   „An Weihnachten habe ich ein wenig gesündigt. Aber ich weiß ja, dass die Beschwerden aufgrund nicht bewusster Ernährung nur ein paar Tage anhalten und danach wieder  abklingen“, erzählt sie. Auch hat sie verinnerlicht, dass „nicht alles, was weh tut, auf Rheuma zu schieben ist“.   Laufen und joggen Ihr Mann ist ebenfalls Rheumatiker. Allerdings leider er unter einer anderen Erkrankung, einer Schuppenflechte-Arthritis. Ihren acht­jährigen Sohn und ihre fünfjährige Tochter haben sie dennoch bewusst nicht testen lassen, ob diese eine Krankheits-Veranlagung in sich tragen. „Wenn  Beschwerden später mal kommen sollten, bringen wir sie ins Rheuma-Zentrum. Wir machen uns da nicht vorher verrückt“, so die gemeinsame Entscheidung des Ehepaares.   Myriam Olschewski ist engagiert und das nicht nur beruflich. Auch sportlich trotzt sie ihrem Körper einiges ab: so joggt sie wieder und  ist im Mai letzten Jahres beim „Muddy Angel  Run“, einem Fünf-Kilometer-Schlamm-Lauf von Frauen zugunsten von Brustkrebs-Erkrankungen, mitgelaufen. „Das war einfach toll, dass ich das wieder kann“, erzählt sie. Besonders die Hilfsbereitschaft der Frauen untereinander hat sie beeindruckt.   Nicht mit Anwendungen aufhören Nach der ersten Zeit der engmaschigen Beobachtung im Rheinischen Rheuma-Zentrum ist Myriam Olschewski nun bei einem Turnus von drei Monaten angelangt. Regelmäßige Blutkontrollen bei ihrem Hausarzt, insbesondere die der Leberwerte, gehören dazu. Ihr MTX spritzt sie sich einmal wöchentlich mit einem sogenannten „Pen“ selbst in den Oberschenkel. „Das tut wirklich nicht weh“, berichtet sie.   „Wichtig ist, dass die Patienten nicht mit der Therapie aufhören, wenn es ihnen gut geht“, betont Dr. Stefan Ewerbeck, ebenfalls Chefarzt dieser Klinik. Sind die Werte ein halbes Jahr komplett stabil, kann man über eine Verringerung der Dosis sprechen. „Unsere Behandlung zielt darauf ab, dass die Krankheit die Patientin nicht beeinträchtigt und wir ihr eine normale Lebensqualität ermöglichen“, macht er deutlich.   Myriam Olschewski schwärmt von Stefanie Freudenberg, die sie von Anfang an in der Klinik behandelt hat. „Das hier ist das Beste, was mir passieren konnte. Eine tolle Klinik, eine Ärztin, der ich vertraue und eine Behandlung, die mich schmerzfrei gemacht hat.“   Bildzeile: Myriam Olschewski (M.) leidet unter rheumatoider Arthritis. Sie ist froh, dass sie dank der Behandlung der Chefärzte Dr. Stefanie Freudenbeg und Dr. Stefan Ewerbeck vom Rheinischen Rheuma-Zentrum des St. Elisabeth-Hospitals Meerbusch-Lank  nun wieder schmerzfrei ist. Foto: St. Elisabeth-Hospital Meerbusch-Lank Read the full article
0 notes