#Mang thai lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván
Explore tagged Tumblr posts
spachamsocbauhanoi · 10 days ago
Text
Tiêm mấy mũi uốn ván cho bà bầu lần 2?
Bà bầu mang thai lần 2 thường chủ quan đã có kinh nghiệm của lần mang thai trước đó mà không tìm hiểu kĩ như trước. Vì thế các mẹ có thể không biết được tầm quan trọng của việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2. Giải đáp mang thai lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván giúp mẹ bầu chủ động có kế hoạch tiêm phòng từ đó giúp bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Tại sao mang bầu lần thứ hai vẫn cần tiêm phòng?
Uốn ván được xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo đó, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh có thể lên đến 25% – 90%. Nếu như trẻ sơ sinh bị mắc uốn ván, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 95%. Đối với phụ nữ mang thai, uốn ván là một nguy cơ cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt bệnh thường dễ lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ của phụ nữ. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần thứ 2 là vô cùng cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Tumblr media
Ở lần mang thai đầu, mẹ bầu có thể được tiêm uốn ván tuy nhiên sau vài năm hiệu lực của vắc xin uốn ván đã giảm đi. Vì vậy, việc tiêm nhắc mũi uốn ván giúp bổ sung đủ kháng thể trong cơ thể người mẹ nhằm bảo vệ cả mẹ và con khi vi khuẩn uốn ván có nguy cơ tấn công và gây bệnh. Ngay cả khi đã tiêm phòng uốn ván ở lần mang thai đầu tiên, chị em vẫn phải tiêm nhắc lại trong lần mang thai thứ 2.
Xem thêm: những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân
Cần tiêm mấy mũi uốn ván khi mang thai lần 2?
Đối với vắc xin phòng ngừa uốn ván, lịch trình tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 sẽ khác với lần đầu. Trường hợp tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 cần theo lịch như sau:
Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và mẹ bầu đã được tiêm 2 liều vắc xin uốn ván trong lần mang thai đầu tiên thì lần này mẹ bầu chỉ cần tiêm thêm 1 liều vắc xin uốn ván khi thai nhi đã khỏe mạnh và được 24 tuần tuổi. Nếu khoảng cách giữa các lần mang thai trên 5 năm thì lịch tiêm phòng uốn ván sẽ tương tự như lần mang thai đầu tiên. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai phải tiêm thêm 2 mũi vắc xin, mũi đầu tiên tiêm khi thai nhi được 3 – 4 tháng và mũi thứ 2 sau mũi 1 là 1 tháng. Nếu mẹ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: Cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4, 5 của thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì lúc này khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi cuối cùng đã tiêm trên 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng
Những điều cần lưu ý khi phát hiện dấu hiệu mang thai lần 2
Để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp: Mẹ bầu cần ăn uống cân đối, đầy đủ khi mang thai lần 2. Thời gian có thai này cần có các nguyên tắc ăn uống, cân nhắc trong việc sử dụng các thực phẩm. Thực đơn healthy cho bà bầu là chế độ ăn lành mạnh mà mẹ nên áp dụng. Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh căng thẳng, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, không sử dụng rượu bia, đồ uống chứachất kích thích. Kết hợp hoạt động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mẹ tăng cường sức khỏe. Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần khám thai định kỳ đúng lịch hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mục đích nhằm kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, đề phòng những dấu hiệu bất thường và những biến chứng khi mang thai không mong muốn.
Tumblr media
Tiêm phòng uốn ván đúng lịch là cách bảo vệ sức khỏe mẹ bầu vô cùng cần thiết. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung các vitamin và khoáng chất đúng đủ trong suốt thai kỳ. Bổ sung DHA, canxi và sắt cho bà bầu là việc làm cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên lơ là. Ăn uống đa dạng thực phẩm kết hợp uống các viên vi chất uy tín, chất lượng cao giúp mẹ nâng cao sức khỏe thai kỳ và giúp thai nhi được phát triển tốt.
Mang thai lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván đã được giải đáp trong bài viết trên. Mẹ có dự định mang thai lần 2 cần chú ý để không bỏ lỡ lịch tiêm phòng quan trọng và tham khảo các lưu ý để đạt được hiệu quả cao khi tiêm phòng uốn ván.
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 15 days ago
Text
Mang thai lần 2 tiêm uốn ván lúc nào?
Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là cần thiết, đúng thời điểm để đề phòng các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Tại sao cần tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium Tetan gây ra. Trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, đặc biệt ở bụi bẩn, chất thải động vật, đất cát và có thể lây nhiễm vào người khỏe thông qua vết thương hở ngoài da.
Tumblr media
Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là lá chắn giúp mẹ tránh hỏi sự tấn công của vi khuẩn uốn ván. Bà bầu đang trong thai kỳ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao, nhất là khi sinh nở hoặc lúc cắt dây rốn cho trẻ. Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh có thể lên đến 25% – 90%. Nếu như trẻ sơ sinh bị mắc uốn ván, tỷ lệ tử vong nhiều khi còn lên tới 95%. ,
Việc tiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh ở trẻ. Do đó, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần tuân thủ lịch tiêm uốn ván đúng thời gian quy định để có thai kỳ an toàn và thai nhi chào đời được khỏe mạnh nhất.
Xem thêm: dha uống chung với sữa được không
Mang bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào?
Những bà bầu mang thai lần đầu, thường được khuyến khích tiêm uốn ván mũi 1 khi thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên và tiêm mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Lịch tiêm chủng cho mẹ bầu lần 2 cụ thể như sau:
Mang thai lần 2 cách lần 1 dưới 5 năm
Đối với trường hợp mẹ bầu mang thai lần 2 cách lần thứ nhất dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần mang thai đầu thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván khi thai nhi được 24 tuần tuổi.
Mang thai lần 2 cách lần 1 trên 5 năm
Trường hợp mang thai lần 2 khoảng cách trên 5 năm so với lần thứ nhất sẽ tương tự như lần đầu mang thai. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván. Mũi thứ nhất là khi thai nhi được 20 tuần trở lên và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng 1 tháng.
Mẹ tiêm đủ 5 mũi trước khi mang thai
Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván ở thời kỳ tiền mang thai và mang thai lần 1 rồi, không cần tiêm nhắc lại ở lần mang thai thứ 2 này. Bởi khi này cơ thể mẹ đã có các kháng thể ngừa uốn ván, với khả năng bảo vệ trên 95%.
Tuy nhiên, nếu mũi thứ 5 đã được tiêm trên 10 năm trước đó, cần tiêm thêm một mũi nhắc lại vắc xin uốn ván ở lần mang thai thứ 2 này.
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
Một số lưu ý cho bà bầu khi tiêm phòng uốn ván
Mẹ bầu nên đảm bảo những điều sau trước khi tiêm phòng:
Bà bầu cần được thăm khám và sàng lọc cùng bác sĩ chuyên môn trước tiêm chủng, nhằm đảm bảo đang ở tình trạng sức khỏe tốt và đủ điều kiện tiêm chủng. Phụ nữ mang thai nên tuân thủ việc tiêm vắc xin uốn ván vào giai đoạn giữa hoặc gần cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu cũng đã qua giai đoạn mệt mỏi và nhạy cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, giúp mang lại hiệu quả tiêm chủng cao và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Sau khi tiêm, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, đa dạng. Xây dựng thực đơn healthy cho bà bầu giúp các mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất được hiệu quả nhất. Việc tiêm vắc xin uốn ván có thể gây ra một số phản ứng như đau, buốt, hoặc sưng tại vị trí tiêm. Nếu bà bầu có sốt nhẹ sau tiêm, đây là triệu chứng bình thường và có thể tự giảm nếu nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Không sử dụng thuốc hạ sốt mà không có chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cần lưu ý và ghi nhớ các triệu chứng bình thường và bất thường sau tiêm vắc xin uốn ván để có thể xử lý kịp thời nếu có phản ứng không mong muốn xảy ra.
Tumblr media
Ngoài việc tiêm phòng đúng lịch, mẹ bầu đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung các vitamin và khoáng chất đúng đủ trong suốt thai kỳ. Chú ý lịch uống sắt canxi DHA cho bà bầu là việc làm cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên lơ là. Ăn uống đa dạng thực phẩm kết hợp uống các viên vi chất uy tín, chất lượng cao giúp mẹ nâng cao sức khỏe thai kỳ và giúp thai nhi được phát triển tốt.
Trên đây là toàn bộ các giải đáp về mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào mà chúng tôi đã giải đáp. Tiêm chủng phòng bệnh uốn ván là một trong những cách bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình mang thai và sinh con.
0 notes
lephanngocha · 4 years ago
Text
28 Weeks of Pregnancy
Uầy, thế là bạn bé Đậu đã đến với ba mẹ được 28 tuần 4 ngày. Còn khoảng gần 3 tháng nữa là chào đón bạn chào đời. Mới hôm nào còn đứng trong phòng tắm gào to với chồng là: “Chồng ơi, hình như vợ có rồi.”, và giờ bạn ấy đã được 28 tuần rồi đó. 
Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng này là sau chuyến đi Geraldton hồi giữa tháng 8/2020. Vì vốn dĩ chu kì của mình chả trúng trật vào đâu, lúc thì 1 tháng, lúc thì 2 tháng, có khi 3 hoặc 4 tháng cũng có, nên để mà nói đến chuyện canh ngày canh giờ là không thể nào rồi. 2vc mình cưới nhau vào tháng 7/2018, sang đầu tháng 3/2019 thì mình theo chồng sang Úc. Sau thời điểm sang Úc bọn mình cũng chưa có ý định có em bé, vì cuộc sống chưa ổn định. Sau khi ổn ổn hơn chút thì đến đầu năm 2020 2vc mới tính đến chuyện có em bé. Mà cái sự không ổn định của mình nên em bé đến lúc nào cũng chả biết :)) Geraldton là chuyến đi xa nhất 2vc mình đã đi, từ Perth đi thì khoảng 450km thôi, nhưng sau đó còn đi mấy trăm cây để tham quan các điểm xa xa hơn nên thành ra tổng đường đi cả chuyến cũng cả 1600km :)) Chuyến đó đi 3 ngày 2 đêm, 2 ngày đầu mình rất khỏe luôn, chỉ có lúc ăn thì không ngon miệng được như mọi lần, mà cũng không nghĩ nhiều, nghĩ chắc là do đi xa quá nên mệt vậy thôi. Ngày thứ 2 của chuyến đi, 2vc ghé qua Kalbarri National Park để tham quan Skywalk và Nature’s Window, tham quan xong hết rồi lúc leo 1 trăm mấy chục bậc cầu thang để về bãi giữ xe mình thở muốn hụt hơi. Vì mình là đứa lười vận động từ xưa giờ nên lần nào leo cầu thang được mấy bước là thở không nổi rồi. Hôm ấy còn nhớ chồng nói là: “Kiểu này vài bữa mang thai thì sao đây trời, yếu quá!” =)) Đâu có ngờ lúc đó bạn Đậu đã nằm chễm chệ trong bụng mẹ bản được gần 6 tuần rồi đâu :)) Ngày thứ 3 lên xe đi về thì thật sự là mệt lả người luôn. Hôm về trúng chủ nhật, mình ở nhà ngày thứ 2, sang thứ 3 như thường lệ sẽ đi làm (mình làm part-time ở 1 shop người Việt vào thứ 3, thứ 4 với thứ 5). Không hiểu sao ngủ nghỉ nguyên ngày thứ 2 vẫn không khá hơn. Tối thứ 3 đi làm về, lẳng l��ng mang que thử vào phòng tắm, vì mọi lần thử đều không có gì cả nên lần này mình chả nói chồng, chỉ im im mà làm thôi. Lúc 2 vạch hiện lên quáng hết cả mắt vì mừng, sau đó thì gào to báo với chồng tin vui. Chồng mình đón nhận thông tin 1 cách rất bình tĩnh, không có chuyện nhảy cẫng lên vui sướng như trong phim đâu =)) Ngay tối đó 2 đứa tụi mình cũng chưa vội báo về nhà, bị sợ mừng hụt. Chồng thì tham khảo thủ tục khám thai ở bên này để tranh thủ mấy ngày mình nghỉ làm đi khám. Mà mình thì có cái tính hay nghi ngờ này kia, nên hôm sau đi làm có ghé qua siêu thị mua thêm 1 que nữa để về thử cho chắc =)) Và tất nhiên là cũng giấu giấu giếm giếm, làm xong mới nói chồng nghe :)) Sau 2 lần xác nhận thì lần này mới gọi về báo cho ba mẹ 2 bên biết tin vui :)) 2 bên gia đình ai cũng trông có cháu, và đây cũng là đứa cháu đầu tiên của cả 2 bên nên lúc nhận tin ai cũng vui.
*** GP và Bệnh viện
Bên này thủ tục khám thai không giống ở Việt Nam mình, không phải cứ có chuyện là nhào thẳng vào bệnh viện để khám và kiểm tra đâu. Đầu tiên thì bọn mình phải đi gặp GP (General Practitioner) ở các phòng khám gia đình trước để làm xét nghiệm xem chính xác là có em bé không, sau đó họ chỉ định làm các blood test để nắm sơ tình hình của bà bầu. Tiếp theo họ cho 2 options, 1 là vào bệnh viện tư, 2 là vào bệnh viện công. 
- Nếu mình chọn bệnh viện tư thì GP sẽ cho mình thông tin của 1 số midwife để mình tự liên hệ, xem họ có nhận mình không, rồi GP sẽ viết 1 cái referral để chuyển thông tin sang cho midwife. Cái này thì không bị ràng buộc bởi số tuần của thai kì. 
- Nếu mình chọn bệnh viện công thì GP là người chăm sóc mình trong 20 tuần đầu của thai kì, sau tuần thứ 20 họ sẽ nộp thông tin của mình lên hệ thống và hệ thống sẽ phân mình vào 1 bệnh viện công ở gần khu vực mình sinh sống.
Bọn mình chỉ là du học sinh, chỉ có bảo hiểm Overseas Student Health Cover của Medibank, không có Medicare (cái này thì người là thường trú nhân và công dân Úc mới có, gần như chi phí khám chữa bệnh là free), nên tất nhiên bọn mình chọn bệnh viện công để giảm chi phí. Gói bảo hiểm của 2vc là gói gần như tốt nhất của overseas student rồi, nhưng các kiểm tra ở GP cũng chỉ cover khoảng 40-50% thôi, đến khi được chuyển vào viện thì mới được hưởng gần như 90-100%.
Tumblr media
20 tuần đầu tiên, bọn mình khám ở Dianella Family Medical Centre, chọn Dr. Hoa Pham, vì nghĩ bác là người Việt nên lúc giao tiếp sẽ dễ hơn. Mà có vẻ như bác sinh ra và lớn lên ở đây nên tiếng Việt của bác lơ lớ, 10 từ thì hết 6 từ là tiếng Anh rồi :)) Cứ mỗi lần vô gặp bác là $80, chưa tính phí xét nghiệm và siêu âm. Bàn đến chuyện siêu âm và xét nghiệm máu, 2 cái này phòng khám không trực tiếp thực hiện, phải chuyển qua một bên khác nữa. Xét nghiệm máu thì mình được chỉ định làm ở Clinipath Pathology. Siêu âm thì phải đặt lịch ở SKG Radiology. Xét nghiệm máu nói chung là không đợi lâu, chứ siêu âm gì toàn đặt lịch 10 ngày - 2 tuần mới đến lượt. Chờ mòn mỏi luôn. Sau khi làm xong thì đợi 1 tuần sau quay lại phòng khám, bên xét nghiệm và bên siêu âm sẽ trực tiếp trả kết quả về GP mình đang theo. Nên là mỗi lần kiểm tra gì là phải mất từ 3-4 tuần mới có biết kết quả lận, chứ không như ở VN, làm tất tần tật 1-2 ngày là xong đâu :3
Tumblr media
Sau 20 tuần mình được chỉ định khám ở King Edward Memorial Hospital. Bọn mình sống ở phía Bắc của Perth, có 3 bệnh viện phụ sản công là Joondalup Health Campus (cái này gần trường chồng), Osborne Park (cái này gần nhà mình nhất) và King Edward Memorial, nên hệ thống sẽ sắp xếp vào 1 trong 3 bệnh viện đó. Kết quả là mình được xếp vào King Edward. Tìm hiểu thông tin thì thấy nó khá giống với bệnh viện Từ Dũ ở mình, những ca phức t��p nhất đều được chuyển về đây. Nếu không có bảo hiểm thì mỗi lần đến gặp midwife là $323, lúc sinh thì mỗi một ngày đêm ở lại chi phí gần $3000 =)) Thực ra mức độ cover chính xác là bao nhiêu mình cũng chưa rõ. Mà theo 1 vài người bạn của chồng có cùng loại bảo hiểm thì kêu là gần như 100%. Bọn mình đến viện mới được 2 lần thôi, vẫn đang claim với bên Medibank và đang chờ xem cái gap phải bù thêm là bao nhiêu. 
Lịch khám thai ở viện là từ 32 tuần về trước thì 4 tuần đến viện 1 lần, từ tuần thứ 32 trở đi là 2 tuần 1 lần. Mỗi lần đến sẽ tự mình cân xem được bao nhiêu cân, và tự làm xét nghiệm nước tiểu để xem có gluco và protein trong nước tiểu không. Mang kết quả báo với midwife, họ kiểm tra thêm kích thước vòng bụng, huyết áp của mẹ và nhịp tim của em bé.
Có 1 cái là mình thấy bên này ít siêu âm lắm luôn. Đến tuần 28 rồi mà mình siêu âm có 3 lần thôi. Lần đầu là hồi 8 tuần, vì không biết ngày rụng trứng nên phải siêu âm để dự đoán tuổi thai, chứ nếu mình mà đều như người ta là bỏ qua bước này luôn rồi. Lần 2 là hồi tuần 13 là double test. Lần 3 là tuần 18. Hôm rồi đi khám có thắc mắc với bác sĩ là mãi không thấy siêu âm nữa thì không biết em bé có phát triển bình thường hay không, lượng nước ối có ổn không thì họ bảo là các chỉ số của mình từ lần siêu âm cuối đều ở mức bình thường, tim thai ổn, nước ối họ kiểm tra bằng tay cũng thấy ổn nốt, nhau thai nằm ở vị trí an toàn nên bảo là không có gì phải lo lắng cả. Họ chỉ cho siêu âm khi thấy có dấu hiệu bất thường thôi. Ôi, mình hỏi nhỏ bạn mình ở VN thì thấy bảo lần nào vào khám thai cũng siêu âm, còn đây mãi chả thấy nên cũng nôn ghê đời. Chả biết bạn Đậu dài bao nhiêu, nặng bao nhiêu nữa. Người lớn hay hỏi là em bé được bao nhiêu cân, không có thông tin để trả lời luôn ấy. Chắc là mỗi nơi mỗi khác ời.
Thêm cái nữa là vụ tiêm ngừa. Bên này mình không được chỉ định tiêm ngừa uốn ván cho bầu. 2 mũi tiêm quan trọng bắt buộc phải tiêm là cảm cúm và ho gà. 
*** Chế độ dinh dưỡng
Từ lúc có kế hoạch có em bé, mình bổ sung Elevit Multivitamin mỗi ngày 1 viên. Sau khi có thai thì vẫn tiếp tục duy trì. Sau có bổ sung thêm DHA cho bầu và Vitamin D3 nữa. DHA ban đầu mình cũng dùng của hãng Elevit luôn, sau khi uống hết 1 hộp thì chuyển sang uống của Bio Island. Vitamin D3 thì do hồi 7 tuần đi xét nghiệm máu mình bị thiếu Vitamin D nên bác sĩ yêu cầu uống bổ sung thêm. Hồi tuần 26 đi làm xét nghiệm dung nạp gluco xem có bị tiểu đường thai kì không và 1 xét nghiệm gì đó nữa không biết tên. Kết quả là mình không bị tiểu đường thai kì nhưng bị thiếu Sắt, thế là từ tuần 28 được yêu cầu bổ sung thêm Sắt. Uống Sắt nóng, bị bón kinh khủng khiếp luôn đó trời.
Tumblr media
Chế độ dinh dưỡng lúc bầu của mình cũng không có gì đặc biệt. Mình không uống sữa dành cho bà bầu vì bên này có vẻ không chuộng lắm đâu. Họ chỉ khuyên là mỗi ngày nên bổ sung 600-700ml các sản phẩm từ sữa. Ngày uống 2 lít nước, ăn nhiều rau quả, ăn những món nấu chín kĩ. Cafe vẫn được uống ngày 1 ly. Từ lúc bầu thì khả năng đào thải cafein của mình kém hẳn làm mất ngủ nên mới tạm thời nghỉ uống cafe 1 thời gian thôi, chứ nếu giấc ngủ không bị ảnh hưởng thì mình đã chẳng bỏ. Mình cũng không ăn trứng ngỗng theo truyền thống của các mẹ bầu Việt Nam :)) Bên này làm gì có trứng ngỗng để ăn, vả lại mình thấy nó cũng hơi vô lý khi mọi người bảo ăn trứng ngỗng thì em bé mới thông minh. Chẳng nhẽ em bé ở mấy quốc gia phát triển không ăn trứng ngỗng đều không thông minh hay gì :))
Chuyện chọn sữa cũng là cả 1 vấn đề. Từ trước mình chẳng uống được sữa tươi, cứ uống là tiêu chảy hoặc bị nôn. Uống thử cũng phải mấy loại, tới lúc dùng sữa tươi của A2 mới không bị nữa nên yên tâm dùng đến giờ. 1 ngày mình uống khoảng 500ml sữa, ăn ngày 3 bữa vừa phải, thêm trái cây này kia nữa, chứ không ăn cố, ăn ráng. Ban đầu mình chỉ uống loại tách béo, từ cuối tháng thứ 6 của thai kì mình chuyển sang uống full cream để có nhiều chất hơn cho em bé, vì từ tháng thứ 7 trở đi em bé sẽ cần nhiều năng lượng hơn mà. Trước bầu mình nặng 53kg, giờ gần 29 tuần mình lên 58kg. Mọi người ở nhà đều quở là lên kg ít nhưng bs khám chả đề cập vụ cân nặng này là không tốt nên mình cũng không lăn tăn. Tay chân không mập lên nhiều, chứ bụng thì tròn um, em bé vẫn búng tung ta tung tăng trong bụng. Nhiều hôm đi tắm dòm cái bụng mình tự nhiên bị giật mình, vì nó tròn quá tròn :)) Mọi thứ có vẻ đang phát triển bình thường :3 (Hi vọng vậy)
*** Dưỡng da
Da dẻ của mình vốn chẳng đẹp đẽ như người ta đâu, cứ hay than thở với chồng là da mình xấu, miệng thì than nhưng da thì không chịu dưỡng. Mỹ phẩm là do chồng thúc lắm mới mua. Máy rửa mặt, máy đắp mặt nạ và mặt nạ dưỡng da cũng là do chồng nghiên cứu rồi đặt mua mang về cho xài. Chứ chồng không nói c��ng chả biết trên đời này có cái máy rửa mặt và cái máy đắp mặt nạ đâu.
Trước bầu mình dùng máy rửa mặt và máy đắp mặt nạ của Foreo, buổi tối dùng serum Advanced Night Repair và Advanced Night Repair Intense Reset Concentrate của Estee Lauder. Chăm chỉ dưỡng mấy cái này khoảng 1 tháng thấy da dẻ đỡ hẳn luôn. Dùng được khoảng hơn 1 chai thì biết tin có em bé. Mình có tìm hiểu là khi mang thai có nên dùng mấy dòng này của Estee Lauder nữa không. Người kêu có, người kêu không. Sau mình gửi tin nhắn trên website của hãng để hỏi thì nhận được câu trả lời là họ không chắc, thời kì mang thai rất nhạy cảm nên việc sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Thế thôi mình tạm ngưng không dùng các sản phẩm của Estee Lauder nữa. 
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Còn máy rửa mặt và máy đắp mặt nạ của Foreo, mình thấy có 1 chị trong group làm đẹp gửi email cho Foreo để hỏi thì họ có trả lời là 2 máy này an toàn cho dưỡng da mặt. Foreo cũng có 1 vài dòng không dùng cho bầu được nhưng mình không dùng mấy cái đó nên không quan tâm. Còn mặt nạ dưỡng da của Foreo nữa, cái này mình cũng nghiên cứu qua, trước dùng sao cũng được, chứ bầu bì rồi mình chịu khó nghía qua xem thành phần của nó 1 tí. Cứ sản phẩm nào có chứa Vitamin A và dẫn xuất của Vitamin A là mình bỏ qua hết. Mà thành phần này lại được biết đến như một giải pháp để chống lão hóa và điều trị mụn. Trong serum của Estee Lauder và 1 số loại mặt nạ của Foreo đều có chứa Retinyl Palmitate, cái này là một dẫn xuất cực kỳ yếu của Vitamin A. Thực chất là sau 3 tháng đầu thai kì, nếu sử dụng ngoài da thì nó không ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi, nhưng thôi cứ né đi cho lành.
Túm váy lại thì giờ mình chỉ dùng máy rửa mặt và máy đắp mặt nạ thôi. Sửa rửa mặt mình dùng của Cetaphil. Ngày rửa mặt 2 lần, sáng và tối. Thỉnh thoảng lười quá tối chui vào giường ngủ luôn, quên rửa mặt cũng có :)) Mặt nạ thì 2 ngày đắp 1 lần. Nói cho sang miệng 2 ngày 1 lần chứ quên quài luôn, chồng nhắc như nhắc đò mới nhớ để dưỡng đều đặn :)) Có mấy lần lên vài ba cục mụn trên mặt, hoảng loạn sợ xấu mới tự nhủ phải chăm sóc da đều đặn, không được trở thành bà bầu xấu xí thì mới siêng năng dưỡng. Sau khi mụn xẹp tự dưng lại quên :)) Trộm vía đến giờ da dẻ cũng không đến nỗi tệ :))
*** Rạn da
Mình đang bước chân vào đầu tháng thứ 7 của thai kỳ, may mắn là đến giờ chưa xuất hiện vết rạn trên cơ thể. Sau này có bị không thì không chắc. Từ khoảng 3 tháng rưỡi mình dùng Bio Oil để bôi bụng, bôi 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong Bio Oil có chứa Retinyl Palmitate nha. Mình tham khảo trên website của Từ Dũ, trong phần Hỏi & Đáp có 1 chị hỏi có dùng Bio Oil khi mang thai không. Câu trả lời là sau 3 tháng đầu có thể dùng được. Hồi 3 tháng khi đi khám GP mình cũng có hỏi bác sĩ, bác cũng nói có thể dùng, không sao cả. Thực ra vụ Vitamin A và dẫn xuất Vitamin A không phải tuyệt đối không được dùng trong suốt thai kì. Theo hướng dẫn của WHO thì 1 ngày phụ nữ có thai có thể hấp thụ 1 liều Vitamin A tối đa là 10.000 đơn vị, hoặc 25.000 đơn vị/tuần. Trong 3 tháng đầu nếu bị dư thừa Vitamin A dễ dẫn đến dị tật thai nhi. Mà cái Vitamin A này không phải chỉ xuất hiện trong mĩ phẩm hay dưỡng da hay gì đâu, nó còn thông qua con đường ăn uống mỗi ngày nữa. Nên với liều lượng  Retinyl Palmitate trong Bio Oil nếu dùng sau 3 tháng đầu thì vẫn ok. 
Qua tháng thứ 7 bụng càng ngày càng to rồi nên mình ngại dùng mỗi Bio Oil không sẽ không đủ đô chống rạn nến tính kết hợp dùng thêm Palmers Cocoa Butter Tummy Butter for Stretch Marks. Thành phần của loại này thì an toàn, nó cũng được đánh giá cao cho chống rạn da ở những tháng cuối, nhưng có vẻ như nó khá bết và mùi hong được thơm tho cho lắm. Cách đây 1 tuần có ghé Chemist Warehouse gần nhà để mua nhưng hết hàng rồi, chắc mai mốt sẽ ghé chỗ khác để kiếm thử. Nói thiệt là sợ bị rạn da xấu xí lắm :3
*** Danh sách đồ dùng của em bé
Sau khi tham khảo từ sách hướng dẫn nuôi con và nhiều nguồn khác, mình dành hẳn 2 ngày để lên danh sách những món đồ cần thiết cho em bé và mẹ sau sinh. Danh sách mua đồ tầm hơn 40 món :))
Tumblr media
Quần áo 1 phần được tặng, phần khác thì cuối tuần mình hay la cà vô mấy shopping center để ngắm nghía đồ cho em bé. Mình khá ưng đồ trẻ sơ sinh của H&M và Peter Alexander. Chất liệu vải của 2 cái này ổn, H&M giá dễ chịu, còn Peter Alexander giá gốc cao gấp 3 lần H&M nên toàn canh sale để mua. Mới sắm được 1 mớ thôi, vẫn chưa xong.
Tumblr media
Máy hút sữa, bình sữa, dụng cụ trữ sữa mình chọn của Phillips Avent. Máy hút mình mua máy đôi, mã SCF397/11. Mấy cái này tính từ từ mới mua, sau khi ngắm nghía trên mạng 1 thời gian thì tìm được 1 chuỗi cửa hàng bán đồ baby ở Sydney đang có chương trình giảm giá 30% của các sản phẩm Phillips Avent. Máy giá gốc là $470, giảm còn $330. Giá tốt quá nên chẳng chờ nữa, hốt luôn cho nhanh :)) Mà bên này có vẻ như người ta thích Medela hơn hay sao ấy, máy của Medela dễ kiếm lắm, còn Phillips Avent toàn trong trạng thái out of stock. Vì thích Phillips Avent nên ngồi mòn mông kiếm chỗ mua rồi so sánh giá cũng mất mấy ngày mới chọn được :)) Vất vả ghê :))
Tumblr media
Mới sắm được một vài món thôi, nôi, xe đẩy, địu em bé, car seat, sữa tắm, dung dịch rửa bình sữa, khăn tắm... với mấy chục món còn lại thì vẫn chưa. Còn 3 tháng nữa lai rai từ giờ đến khi sinh là vừa.
============================
Túm váy lại là bầu bì cũng vui ghê. Ti tỉ thứ mới mẻ phải học. Cơ thể cũng thay đổi nhiều. Mỗi ngày vui vẻ cảm nhận được mấy pha búng búng của anh Đậu trong bụng. Mà anh Đậu nhà này bảnh lắm luôn. 
Tầm đâu đó 23-24 tuần, anh chơi trò đạp lén.
- Có hôm anh đạp bụp bụp trong bụng mẹ anh, mẹ anh đi méc ba anh là anh quậy lắm. Thế là sang ngày hôm sau anh giận, anh im thin thít nguyên ngày không thèm đạp, cho mẹ anh lo chơi.
- Thấy anh đạp mạnh, mẹ kéo tay ba anh vô để ba anh cảm nhận được cú đạp của anh. Ba anh đặt tay lên bụng thì anh im, vừa thả tay ra anh lại đạp bụp bụp cho mấy phát.
- Lại là chuyện anh đạp. Mẹ anh đang nằm chơi điện thoại, thấy anh đạp, mẹ kể ba anh nghe là anh đang đạp mẹ này. Chả biết anh nghe anh có hiểu mẹ anh đang nói gì không, mà để ý mấy lần rồi, lần nào nói dứt câu là anh quẩy mông không thèm đạp nữa.
Từ tuần 26 trở đi thì anh chỉ chơi với ba anh và đá mẹ anh sang 1 bên không thèm đếm xỉa. Cứ lúc anh đang tung ta tung tăng trong bụng, mẹ đưa tay đặt lên bụng để cảm nhận cú đạp là anh ngoảnh mông không thèm đạp nữa, mẹ anh bỏ tay ra thì anh đạp tiếp. Ba anh thì khác nha, cứ ba anh để tay trên bụng là bạn đạp giao lưu. Dù anh đang nằm im, mà cứ hễ ba đặt tay trên bụng là anh cũng ráng khều khều mấy cái cho ba anh vui. 
Tánh gì mà kì ghê!!!
0 notes
muoigentis · 5 years ago
Text
Lịch tiêm phòng dành cho thai phụ theo mỗi giai đoạn của thời kỳ thai nghén
Bên cạnh các buổi khám thai, lịch tiêm phòng cho bà bầu là điều thai phụ không thể quên để bảo vệ mẹ và bé. Tiêm phòng đúng lịch sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu đã biết rõ về các mũi tiêm phòng cho bà bầu này>>
Gói NIPT - illumina Cao Cấp
Lịch tiêm phòng dành cho thai phụ theo từng bước của thai kỳ
Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định lịch tiêm phòng cho bà bầu. Mẹ sẽ thực hiện các mũi tiêm quan trọng như: tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu và rubella. Tuy nhiên, đó không phải tất cả.Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ dị tật của thai nhi, mẹ bầu cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm phòng cho bà bầu đúng lịch sau đây.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu 2018 lưu ý gì?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu qua các năm gần giống như sau, chỉ có một vài thay đổi nhỏ. Mẹ cần lưu ý như sau:Nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy?Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6).Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác).
Cập nhật lịch tiêm phòng cho bà bầu mới nhất ngay đây, mẹ bầu nhé!Theo đó, tổng số lần cần tiêm vắc xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Cụ thể về thời gian tiêm phòng uốn ván (tháng mấy của thai kỳ thì phải tiêm phòng) được quy định như sau:
Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm thì cần tiêm đủ 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng.
Tốt nhất là tiêm mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi 2 sau đó 1 tháng (vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6), tránh 3 tháng đầu là giai đoạn bà bầu hay bị ốm nghén.
Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (<5 năm) hoặc mới chỉ tiêm phòng trước khi mang thai 1 mũi thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
Trong trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ là 5 mũi u���n ván thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đã đạt trên 95%. Trong trường hợp mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một mũi.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầuTheo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân, phụ trách Phòng khám Nhi, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, phụ nữ khi mang thai lần đầu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường.Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não…
Mẹ cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ thai kỳ an toàn khỏe mạnhLịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần 2Dù mẹ bầu đã tiêm 4 – 5 mũi vắc xin uốn ván từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần phải tiêm nhắc lại. Các mẹ nên nhớ rằng việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai là cực kỳ quan trọng nên không được bỏ qua đâu nhé.Đặc biệt, việc này rất quan trọng đối với các mẹ mang đa thai, bởi họ thường có khả năng sinh con sớm nên cần phải tiêm sớm hơn bình thường.Tiêm phòng khi mang thai lần 2 là một việc rất cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.Lần thứ 2 làm mẹ này, chị em cần chú ý tiêm các loại vắc xin có hiệu lực trong vòng vài năm như uốn ván, viêm gan… để giúp mẹ và em bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm ngừa trước khi mang bầu là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm.Uốn ván:Căn bệnh này có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nhất thiết mẹ bầu cần phải tiêm loại vắc xin này. Mũi đầu được tiêm từ tuần 22 trở đi, mũi thứ 2 tiêm nhắc lại cách mũi đầu 1 tháng.Để đề phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần thai thứ 30 của thai kỳ.Tiêm phòng Cúm:Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ.Vì vậy, nếu mẹ nào đã mang thai mà chưa tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu.Viêm gan siêu vi B:Viêm gan siêu vi B là căn bệnh khá nguy hiểm. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Theo thống kê, có 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời.Thời điểm tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B là trước hoặc trong thai kỳ. Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng.Nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai. Nên nhớ rằng các ông chồng cũng nên đi tiêm phòng loại vắc xin này nữa nhé!Tiêm chủng mở rộng 3 mũi:Những bà mẹ từ nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.>
https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Các mũi tiêm phòng cho bà bầu giúp mẹ phòng tránh rất nhiều loại bệnh nguy hiểmLịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3Nhiều bạn vẫn câu hỏi là đến lần thứ 3 mang bầu rồi thì mình có cần tiêm phòng những loại vắc- xin gì & lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 như thế nào?Tại đây sẽ là những loại vắc- xin thông thường và quan trọng cho tất cả các bà bầu lúc mang thai:
Vắc xin uốn ván: Với mũi tiêm đầu, mẹ bầu nên tiêm sau khi thai nhi được 20 tuần và mũi nhắc lại sau mũi đầu tiên tối thiểu là 1 trong những tháng và trước lúc dự sinh ít nhất 30 ngày.
Tiêm phòng cúm: Vắc xin này mẹ bầu mà thậm chí tiêm bất kỳ thời điểm nào trong lúc mang bầu.
Tiêm phòng viêm gan B: Nên tiêm trong thai kỳ.
Vắc xin T-dap (Bạch hầu, uốn ván, ho gà): đấy là 3 căn bệnh nguy hiểm. Vắc xin này nên tiêm vào thời điểm mẹ bầu được 27-36 tuần. Nếu mẹ nào đã tiêm vắc xin T-dap từ quý thai kỳ 1-2 thì không cần tiêm thêm.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 sẽ đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai: giúp mẹ miễn dịch với một số bệnh có khả năng lây sang bé xíu trong thời gian có bầu.Từ đó bảo đảm đủ tình hình sức khỏe để thai nhi khởi phát bình thường. Tình huống xấu nhất, nếu bị bệnh thì biểu thị của loại bệnh cũng trở nên giảm đi đáng kể.
Vaccines tiêm chủng cho mẹ bầu trong 6 tháng đầu thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 mẹ cần những mũi tiêm phòng này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.Tiêm phòng viêm gan BViêm gan B do vi-rút HBV gây ra rất dễ truyền nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang bầu và sinh con. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo bạn nên chủ động tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.Tiêm phòng cúm khi mang thaiGiống như viêm gan B, vắc-xin ngừa cúm cũng được làm từ các vi-rút đã chết nên rất an toàn. Bạn nên chủ động tiêm phòng từ sớm, tốt nhất ngay trong tam cá nguyệt đầu hoặc trước khi dịch cúm bùng phát, giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm.Lưu ý: Dù đã tiêm phòng cúm vào năm trước, bạn vẫn cần được tiêm phòng cúm lại. Mỗi năm, các loại vi-rút cúm sẽ lại “lên cấp” và những loại vắc-xin mới sẽ được “tung ra” để phù hợp.
Vaccines cần tiêm cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Ở Tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu cần tiêm phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván để đảm bảo thai kỳ an toàn đến khi bé chào đời.Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.>>
illumina
0 notes
Text
Vì sao bà bầu nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván?
Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là cần thiết, đúng thời điểm để đề phòng các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Giải đáp tại sao phải tiêm uốn ván cho bà bầu giúp các mẹ hiểu hơn về vai trò của loại vắc xin này đối với thai kỳ và chủ động có kế hoạch tiêm cho phù hợp
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất
Vắc xin uốn ván là gì?
Vắc xin uốn ván hay còn gọi là vắc xin giải độc tố uốn ván được sử dụng để ngăn ngừa bào tử uốn ván. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi len lỏi vào trong vết thương, trực khuẩn này giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.
Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của khuẩn uốn ván rất mạnh, dù đun sôi diệt trùng trong thời gian dài cũng không loại bỏ được chúng một cách triệt để.
Nhờ có vắc xin uốn ván mà tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này giảm đi đáng kể. Các chuyên gia cho biết vắc xin uốn ván nếu được tiêm kịp thời và đủ liều lượng, người bệnh sẽ không phải trải qua những cơn đau đớn, nguy hiểm do bệnh gây ra.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Vì sao bà bầu nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván?
Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được chứng minh là an toàn cho cả mẹ và bé, không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu khi mang thai cần tiêm uốn ván bởi mẹ có thể gặp những ngu cơ sau:
Ở bà bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Một khi các vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chúng sẽ sản xuất một loại độc tố tên là tetanospasmin đi vào máu. Độc tố này khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, trong đó uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Do đó, tiêm phòng vắc xin uốn ván là cách phòng ngừa uốn ván hiệu quả cho mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai và uốn ván sơ sinh cho con vì kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền sang con giúp bảo vệ đứa trẻ đồng thời cũng sẽ bảo vệ chính người mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.
xem thêm: có bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Thời điểm tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu
Lịch tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu thích hợp sau đây:
Trước đó chưa hề tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vắc-xin thì liều tiêm sẽ bao gồm 2 mũi: Mũi 1: tiêm khi thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên. Mũi 2: tiêm sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai là <5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm thêm 1 liều uốn ván khi thai đủ 24 tuần tuổi. Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai >5 năm hoặc mới chỉ tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm cả 2 liều như mang thai lần đầu. Phản ứng sốt sau tiêm là phản ứng rất bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng bởi khi tiếp nhận vắc-xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết.
Để thai kỳ luôn khỏe mạnh, mẹ đừng quên bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối kết hợp với mua uống các viên vi chất như sắt, canxi, DHA cho bà bầu tại đây. Bổ sung dưỡng chất đầy đủ không chỉ giúp mẹ luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp thai nhi có điều kiện để phát triển tốt nhất.
Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu bị mắc uốn ván. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng cần thiết. Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng không quá cao. Vì vậy, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của nhân viên y tế để tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch nhé!
0 notes