#LịchSửLGBTViệtNam
Explore tagged Tumblr posts
Text
Art by Not A Starchild
HỒ XUÂN HƯƠNG WAS A BISEXUAL?
(Tiếng Việt ở dưới)
Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772 – 1822) was one of the greatest poets in Vietnamese history, nicknamed Lady of Nôm Poetry. Most of Hồ Xuân Hương’s works were able to escape the constrained restrictions of traditional literature to reveal her own voice; many called her distinctive language as “serenely profane.” Her poems were famous for their bold sensuality, especially her direct yet flowery depictions of sexual intercourse, completely different from the folk poems of similar motifs by Vietnamese women.
“Congratulations to whoever, skillfully Planted the four posts of the swing, beautifully. Some people climb aboard to swing, while others Are just quiet onlookers, observing and smiling. Curving his knees, the boy arches his back. Twisting her wasp waist, the girl pushes her bosom. Four pink pant-tails are flapping in the wind. Two pairs of jade legs stretch side by side. For these spring games, how many know its true meaning? Once the posts are removed, lie deserted holes!” (The Swing)
However, Hồ Xuân Hương not only liked to describe copulation between men and women, but she also enjoyed detailing the female form through sensuous imagery, as if she herself were being enchanted by her own words.
“My body is both white and round, In water and hills, I now swim, now sink. Whether I be soft or hard, depends on your playful hand, But I still shall keep my true red heart.” (The Floating Cake, Copy of Xuân Hương Poetry version)
“A gorge, a gorge, and yet, the same old gorge. Praise to whoever has gouged out this scene: A lurid red cave with a bushy arch, And rich green boulders covered with algae. Now the stiff wind blows, shaking pine branches. Dewdrops dripping from willow leaves. You who are virtuous, or saintly, who hasn’t tried, Even with weak knees, exhausted feet, to mount it?” (Ode to Ba Dội Gorge, Recorded Collection of National Literature version)
“Summer breeze gently flows from the east, A girl lies to rest but she slips into a deep sleep. Her bamboo comb is loosely attached to her hair, Her pink undergarment drops low on her waist. Virgin dew still veils her two fairy mounts, Water has yet flown through her garden of paradise. Upon noticing, a gentleman hesitates to pass by, Much difficult to leave but troubled if he stays.” (Ode to Sleep, Recorded Collection of National Literature version)
Normally, these poems were analyzed through heteronormative lens, in which Hồ Xuân Hương saw herself as the women in her works, displaying the feminine sexual power under Vietnam’s patriarchal oppression. However, when applying queer theory, these works could be viewed from a different perspective: Hồ Xuân Hương might’ve been writing from the man’s point of view. This was merely a hypothesis, but if the phenomenon of feminized Confucian scholars existed, then there could also exist a masculinized female scholar. Under queer theory, if Hồ Xuân Hương was indeed writing under a male gaze, her works would explode in homoerotic sensuality, particularly of sapphic nature.
Furthermore, Hồ Xuân Hương also had a poem addressed to a woman named Mộng Lan (literally “orchid dream”). There were many theories to explain this work: maybe Mộng Lan was the nickname of a certain man; maybe Mộng Lan was a close friend of hers. But once the poem’s atmosphere was clearly displayed, one could feel the evocation of romance.
“The wind already blows orchid breeze, But the air grows cooler as we meet. The ode to snow continues to echo, My unfinished wine cup still awaits the moon. Chariots, cannons, and horses fight bravely on the chessboard, The instrument strings in twangs and twings, To whoever dreams of my soulmate, Please don’t hesitate to speak.” (To the Flirtatious Lady Mộng Lan, Collection of Unwanted Weed version)
Did the Lady of Nôm Poetry not only write to undermine the Confucian patriarchy, to challenge the oppression of female sexual expression, but also to break the standard of sexuality and gender identity? Could she not only like men, but also women? Could she be bisexual?
In the 17th and 18th centuries, Vietnamese society suffered greatly under the ravaging wars between Cochinchina and Tonkin. While Cochinchina of the south was more relaxed in ideologies, the northern Tonkin was restricted greatly due to Confucianism. According to historian Tạ Chí Đại Trường, due to political and moral suppression, many northern Vietnamese authors would borrow the perspectives and words of women, essentially hiding under a feminine shadow, writing metaphors through another gender. They became known as feminized Confucian scholars. He also noted that many scholars also hid under the pen name of Hồ Xuân Hương.
==================
HỒ XUÂN HƯƠNG LÀ SONG TÍNH LUYẾN ÁI?
Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772 – 1822) là một đại thi hào của Việt Nam, được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm 婆主詩喃. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình; có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục 清清俗俗.” Thơ của Hồ Xuân Hương nổi tiếng táo bạo, đầy gợi cảm, đặc biệt là các bài miêu tả giao hợp rất chân thật, bạch hoá tình dục một cách khác hoàn toàn các thơ ca dao cùng mô típ của phụ nữ Việt Nam.
“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. Trai co gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân đã biết xuân chăng tá, Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!” (Đánh đu)
Thế nhưng, Hồ Xuân Hương không chỉ thích miêu tả tình dục giữa trai với gái, mà còn thích diễn tả thân thể phụ nữ một cách mê hoặc gợi tình, như thể bà cũng đang bị từng chữ của mình hấp dẫn vào.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Mềm rắn nhờ tay quân tử vọc, Khăng khăng vẫn giữ tấm lòng son.” (Bánh trôi nước, bản Xuân Hương thi sao 春香詩抄)
“Một đèo một đèo lại một đèo, Khen ai khéo đặt cảnh cheo leo. Cửa son đỏ hoét tùm um móc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai là chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.” (Vịnh đèo Ba Dội, bản Quốc văn tùng kí 國文叢記)
“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc chải cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Ðôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở ở sao xong.” (Vịnh nằm ngủ, bản Quốc văn tùng kí 國文叢記)
Bình thường thì những câu thơ này đều được phân tích theo định chuẩn hoá dị tính, là bà xem mình trong quan điểm của các cô gái trong thơ, hiển thị sức mạnh tình dục của đàn bà dưới áp chế của phụ hệ. Thế nhưng, nếu ứng dụng thuyết lệch pha, thì có thể xem các loạt thơ này dưới ánh nhìn khác: Hồ Xuân Hương có thể đang viết dưới quan điểm của các quân tử. Đây chỉ là giả thuyết, nhưng nếu đã có hiện tượng nhà Nho lại cái, thì không việc gì cái không thể lại nhà Nho. Nếu đọc các câu thơ dưới thuyết lệch pha, là bà thơ Nôm đang viết dưới ánh nhìn của đàn ông, thì thơ sẽ biểu lộ rạch ròi những miêu tả gợi cảm hướng tới cảm quan đồng tính, cụ thể là đồng tính nữ.
Không chỉ thế, Hồ Xuân Hương còn có một bài thơ gửi một nữ sĩ tên Mộng Lan. Có nhiều thuyết để giải thích thơ: có thể Mộng Lan là biệt danh của một chàng trai nào đó; có thể Mộng Lan là bạn thân thiết của bà. Nhưng nếu diễn lại cảnh trong thơ, thì cũng có thể gợi ra các yếu tố lãng mạn.
“Gió thổi hơi Lan đã mát lừng, Tự nhiên gặp gỡ cũng vì chưng. Câu thơ Vịnh tuyết còn văng vẳng, Chén rượu chờ trăng vẫn ngấn lưng. Cờ muốn thi gan xe pháo mã, Đàn còn lựa gảy tính tình tưng. Nhắn ai mơ kẻ tri âm đó, Xin ngỏ lời ra chớ ngập ngừng.” (Gởi tao nương Mộng Lan 寄騷娘夢蘭, bản Tạp thảo tập 雜草集)
Phải chăng Hồ Xuân Hương đương thời viết thơ không chỉ để đá xéo chế độ phụ hệ Nho giáo, đập tan sự áp bức của chuẩn mực tình dục, mà còn vượt rào tiêu chuẩn của tính dục và giới tính? Phải chăng bà không chỉ thích nam giới, mà còn thích nữ giới? Phải chăng bà là song tính luyến ái?
Vào thế kỉ 17 đến 18, xã hội Việt Nam có nhiều biến động với sự chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Khi Đàng Trong có vẻ phóng khoáng hơn, thì Đàng Ngoài, những Nho sĩ bị cấm đoán nhiều hơn. Theo lí giải của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường 謝志大長, chính sự đè nén về chính trị và đạo đức đã khiến một bộ phận tác giả mượn lời người nữ, núp bóng đàn bà, chuyển giới tưởng tượng để thác lời, sáng tác; họ trở thành những nhà Nho lại cái. Ông cũng cho rằng đã có vài Nho gia núp bóng dưới cái tên của Hồ Xuân Hương.
__________ Tham khảo: talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10067&rb=0102 thivien.net/Hồ-Xuân-Hương/author-PBy92bBuBMMs53v9tc9E0A tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3830
__________ *Định chuẩn hoá dị tính (heteronormativity): niềm tin dị tính xác định qua chuẩn mực hệ nhị phân giới để áp đặt lên lối sống, suy nghĩ, lịch sử, văn hoá của con người lẫn động vật, xem những thứ không chuẩn mực với hệ nhị phân giới là bất thường, không tự nhiên
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
*Thuyết lệch pha (queer theory): một lí thuyết phê bình văn học chuyên quan tâm đến giới tính, tính dục, và tình dục; mục tiêu bao trùm là để giải cấu trúc các chuẩn mực trong xã hội, cụ thể là định chuẩn hoá dị tính, đồng thời điều tra cách thức và lí do chúng ra đời
*Cảm quan đồng tính (homoerotism): nhận thức và cảm nhận hướng tới đồng tính luyến ái
*Đồng tính nữ (lesbian): người phụ nữ bị lôi cuốn trên phương diện tình dục hoặc tình yêu bởi những người phụ nữ khác
*Song tính luyến ái (bisexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình cảm hoặc tình dục của một người với hai giới tính, nam và nữ, hoặc là nhiều hơn một phái tính hay giới tính
43 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
GRAND QUEEN LÊ MẠI AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will. In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
Mother Goddess of High Mountains was head of the Mountainous Palace, ruling over the forests, mountains, and highlands. She was one of the four Holy Mothers of the Four Palaces, and was also given the title of Grand Queen Lê Mại.
Excerpt from the Grand Queen Lệ Mại hymn version 1: “Performing miracles as a man and woman, Her talent and wisdom revives the dead. She can grant illness and healing, During demonic and evil affliction.”
Excerpt from the Grand Queen Lệ Mại hymn version 2: “When she pretends as a guest or lady, Disguised as Mistress of Watery Border or Lady of High Heavens. When she pretends as holy or ghostly, As Mister of North Sea or as Lady of Immortal Isle.”
==================
LÊ MẠI ĐẠI VƯƠNG, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Mẫu Thượng ngàn đứng đầu Nhạc phủ 岳府 là vị Thánh mẫu cai quản miền rừng núi, cao nguyên, một trong bốn vị Tứ phủ Thánh mẫu 四府聖母. Bà còn được sắc phong là Lê Mại đại vương 黎邁大王.
Trích văn chầu Lê Mại đại vương bản 1: “Phép thần thông vi nam vi nữ, tài kiêm tri cải tử hoàn sinh. Bệnh làm khi ốm khi lành, khi phát bệnh quỷ khi sinh bệnh tà.”
Trích văn chầu Lê Mại đại vương bản 2: “Khi bà giả khách giả nường, giả cô Thuỷ tế, giả nàng Thượng thiên. Khi bà giả thánh giả ma, giả ông Bắc Hải, giả bà Bồng Lai.”
__________
Tham khảo: dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Mẫu_Đệ_Tứ_Nhạc_Tiên facebook.com/HoiNhungNguoiThichNgheNhacChauVanVaXemHauBong/posts/397744656994225/
__________
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
60 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
LOVE MEN AND WOMEN, NEITHER WOMAN NOR MAN
(Tiếng Việt ở dưới)
In folk culture, it was believed that true men had 7 spirits and true women had 9. This concept also appeared in the Mother Goddess Worship (or Đạo Mẫu), the indigenous religion of Kinh ethnic Vietnamese. During Đạo Mẫu’s mediumship ritual, mediums would often cross-dress with colorful costumes: men wore feminine dresses, and women wore masculine robes. Based on the belief system, these mediums always had spiritual roots with one deity, therefore they would perform mediumship with that divinity’s clothing; oftentimes, male mediums had roots with goddesses, and female mediums had roots with gods. According to an old medium Lưu Ngọc Đức, a medium with elements of both genders would be better in conveying the characteristics of the divine: thus explaining the existence of 8-spirit people, who existed in-between the gender binary.
Within this belief, men with 8 spirits were given one more soul compared to the norm, and women with 8 spirits were omitted one soul from the norm; thus, they were viewed as feminine men and masculine women. Most 8-spirit people who practiced Đạo Mẫu were homosexual, or simply loved people of the same sex or gender. Once becoming mediums, these people were highly respected within the community, seen as closer to the gods and could perform better mediumship. This idea continued to this day.
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will (this originated from Buddhism, whose pantheon was also filled with gender bending beings). In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
Excerpt from the Council of Four Palaces prayer: “The forest lush of reverent mountains and rivers, the sea dense and outstanding of streams and hills. The heroic spirit is bright with immeasurable transformations, either from swimming in the jaded void, or arriving at the Tower of Immortals, or to go and back from chaos or order at heaven and earth, or march toward the Isle of Immortals unhindered from the world. Whether they be in the form of man or woman, whether they commit disaster or evil, one must pray to them for successful passage, for they will respond to immediate requests.”
Excerpt from the Mountains Village prayer: “Only wish: To be holy and godly, to be man and woman. Bright light descends on the fated altar to prove virtuous merits.”
Excerpt from the Holy Council prayer request: “Mahāsthāmaprāpta bodhisattva, with golden lotus and golden flag, with golden visage and golden body, as holy and godly, as man and woman, whose beautified disciples repaired Mount Pǔtuó, who is morally supreme, who will become Buddha.”
==================
ÁI NAM ÁI NỮ, VI NỮ VI NAM
Trong dân gian vẫn truyền lại rằng đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía. Quan niệm này cũng xuất hiện trong Đạo Mẫu 道母, tín ngưỡng bản địa của dân tộc Kinh. Trong nghi thức lên đồng của Đạo Mẫu, các thanh đồng thường sẽ đảo trang với các y phục sặc sỡ màu sắc: trai mặc đồ nữ, gái mặc đồ nam. Theo tín ngưỡng, các thanh đồng đều có căn với một vị thiêng, nên sẽ lên đồng với trang phục của vị ấy; nhiều lúc, các cậu đồng có căn nữ thần, và các cô đồng có căn nam thần. Theo cụ đồng Lưu Ngọc Đức 劉玉德, để việc lên đồng tốt hơn, một thanh đồng nên có yếu tố của nam lẫn nữ, như thế mới hoàn toàn truyền tải được tính cách của các đấng linh: vì thế mà có người 8 vía, được xem là tồn tại giữa nam và nữ.
Dường như là quy luật thêm trừ, đàn ông 8 vía là những người được tạo hoá ban tặng thêm cho một vía nữa so với chuẩn mực, còn đàn bà 8 vía thì bị lược đi một vía; vì vậy, có thể nói rằng họ là những đàn ông nữ tính và đàn bà nam tính, khi số vía của họ đứng giữa số vía của nam và nữ. Đa phần các người 8 vía trong Đạo Mẫu đều là đồng tính, hoặc đơn giản là yêu người cùng giới. Những vị này khi trở thành thanh đồng đều được người trong đạo hết sức tôn trọng, được xem là gần với các thánh thần hơn, vì thế mà lên đồng và hầu đồng tốt hơn.
Không chỉ các thanh đồng có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ (có gốc từ đạo Phật, một tôn giáo với rất nhiều thánh linh không tuân theo luật giới tính của con người), tức có thể hoá nữ hoặc nam. Theo thuật ngữ hiện đại, họ là linh hoạt giới. Vì các vị thánh đều vi nữ vi nam, nên một người với tính chất của nam lẫn nữ sẽ được xem là phù hợp với nghi thức hầu bóng hơn.
Trích khoa cúng Tứ phủ hội đồng 科供四府會同: “Lâm trung uất uất thúc nhiên sơn thuỷ chi dung, hải thượng sâm sâm trác nhĩ yên hà chi cảnh, anh linh bất muội biến hoá nan lường, hoặc du Bích Lạc chi trung, hoặc nghệ Bồng Đài chi nội, hoặc hồi lãng uyển tự thăng giáng ư càn khôn, hoặc vãng Bồng Lai nhậm tung hoành ư thế giới, vi nam vi nữ, tác nghiệt tác yêu, đảo dĩ toại thông, cầu chi tất ứng.” (林中鬱鬱蹴然山水之容,海上森森卓爾煙霞之景,英靈不昧變化難量,或游碧落之中,或詣蓬臺之内,或回浪踠序升降於乾坤,或往蓬萊任縱橫於世界,為男為女,作孽作妖,禱以遂通,求之必應。)
Trích khoa cúng Sơn Trang 科供山莊: “Duy nguyện: Nãi thánh nãi thần, vi nam vi nữ. Quang giáng đàn duyên chứng minh công đức.” (惟願:乃聖乃神,為男為女。光降壇緣證明功德。)
Trích thỉnh thánh hội đồng khoa 請聖會同科: “Quan âm thế chí, kim liên kim xí, kim tướng kim thân, vi thánh vi thần, vi nam vi nữ, trang hoàng đệ tử, tu phổ đà sơn, đạo đức chí tôn, hoá vi thành Phật.” (觀音勢至,金蓮金幟,金相金身,為聖為神,為男為女,粧煌弟子,修普陀山,道德至尊,化為成佛。)
__________ Tham khảo: hoangtrongmuon.blogtiengviet.net/2008/09/27/a_ann_aang_8_vasa researchgate.net/publication/335060264_Social_effects_of_Dao_Mau youtube.com/watch?v=nk9wSZsHBwA youtube.com/watch?app=desktop&v=c2N_aoRZxqs&feature=youtu.be&ab_channel=HOAILUONGNGUYEN
__________ *Ái nam ái nữ: một từ vựng lỗi thời để chỉ song tính luyến ái hoặc liên giới tính, nhưng vốn cũng chỉ mọi người trong cộng đồng LGBT+ như đồng tính luyến ái và người chuyển giới
*Song tính luyến ái (bisexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình cảm hoặc tình dục của một người với hai giới tính, nam và nữ, hoặc là nhiều hơn một phái tính hay giới tính
*Liên giới tính (intersex): những người khi sinh ra có cấu trúc sinh dục không giống với những suy nghĩ thông thường về nam và nữ, khi các đặc điểm giới tính sinh học của họ không điển hình là nam hay nữ
*Người chuyển giới (transgender): một người nhận thức bản thân thuộc về một giới tính mà giới tính đó không đồng nhất với đặc điểm giới tính của cơ thể khi sinh ra
*Đồng tính luyến ái (homosexuality): những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
*Linh hoạt giới (genderfluid): những người có giới linh hoạt và thay đổi thay vì chỉ gắn với một giới cả đời; tuỳ từng người có chu kì thay đổi giới, có người sẽ có giới của mình luân chuyển theo ngày, tháng, hay thậm cả năm mới thay đổi
117 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
BISEXUAL XUÂN HƯƠNG IN FOLKTALE
(Tiếng Việt ở dưới)
Northern Vietnam had a famous folktale named Lady Xuân Hương, telling the story of her love with a gentleman named Tống Như Mai. The plot roughly talked about Như Mai falling for Xuân Hương, so he crossdressed to approach her. When Như Mai revealed his identity, the two grew closer and wedded. Like many other crossdressing storylines, this tale of Lady Xuân Hương was imbued with queerness.
When Như Mai decided to disguise himself, his servant immediately bought him a set of women’s clothing and said: “Young master, you have skin as fair, visage as gentle, and voice as soft as a lady, so I believe that once you are dressed in this attire, you will soon be acquainted with her. Young master, please try and put it on.”
Afterward, Như Mai quickly befriended Xuân Hương. The story reached its climax when Như Mai revealed the truth, but he only after Xuân Hương confessed her love: “Oh, if you were a boy, I would love you so!” Could it be that deep in her heart, Xuân Hương had already fallen in love with the one she still believed to be a woman? In modern terminology, could Xuân Hương be bisexual or pansexual?
According to researchers, this story was most likely about the famous poetess Hồ Xuân Hương (1772 – 1822). In history, she fell in love with a man named Mai Sơn Phủ. This gentleman was not listed in any history book, and only existed in Hồ Xuân Hương’s love poems. The final arc of the folktale also bore resemblances to Mai Sơn Phủ’s real life, as both couples had to be apart. However, the crossdressing arc was not recorded anywhere in her poems. If the folktale was indeed true, then did Hồ Xuân Hương fall for Mai Sơn Phủ, while under the impression that he was a woman?
==================
XUÂN HƯƠNG SONG TÍNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN
Miền bắc có một tích truyện khá nổi tiếng tên Nàng Xuân Hương 娘春香, kể về tình yêu của nàng với chàng Như Mai họ Tống. Cốt truyện đại khái kể về Tống Như Mai 宋如枚 yêu thầm nàng Xuân Hương, bèn cải nữ trang để gần với nàng. Khi Như Mai lộ thân phận của mình, hai người trở thành một đôi và kết hôn. Như nhiều cốt truyện đảo trang khác, truyện Nàng Xuân Hương này thấm đẫm yếu tố bóng.
Khi Như Mai đã quyết định cải nữ trang, tiểu đồng của chàng liền sắm cho chủ một bộ áo xống phụ nữ và dặn rằng: “Tôi thấy công tử có nước da trắng trẻo, bộ mặt và giọng nói y như con gái, nên nghĩ rằng nếu công tử đóng bộ này vào thì không mấy chốc sẽ được làm quen với nàng. Công tử thử mặc vào cho tôi xem.”
Sau đó, Như Mai đã nhanh chóng kết được bạn với Xuân Hương. Mạch truyện đến đỉnh điểm khi Như Mai lộ ra sự thật, nhưng chàng chỉ làm thế khi Xuân Hương tỏ tình: “Ôi, nếu chị là con trai thì tôi phải lòng chị mất!” Phải chăng trong thâm tâm, nàng đã trót yêu một người mà bản thân vẫn nghĩ là nữ nhân? Trong thuật ngữ hiện đại thì nàng Xuân Hương có thể nào là song tính hoặc toàn tính? Theo các nhà nghiên cứu, câu chuyện này khả năng cao chính là nói về nữ thi sĩ lừng danh Hồ Xuân Hương 胡春香 (1772 – 1822). Trong lịch sử, bà đã yêu một nam nhân tên Mai Sơn Phủ 枚山甫. Chàng trai này không lưu danh trong sách sử, chỉ duy nhất tồn tại trong các bài thơ đậm tình của Hồ Xuân Hương. Mạch cuối truyện của Nàng Xuân Hương cũng có khá nhiều tương đồng với truyện tình với Mai Xuân Phủ, là cả hai cặp đều phải xa nhau. Tuy nhiên, mạch truyện về cải nữ trang không có tư liệu nào chứng minh được. Nếu có thật như trong truyện nhân gian, thì phải chăng Hồ Xuân Hương đã yêu Mai Sơn Phủ khi bà còn nghĩ chàng là giai nhân?
__________
Tham khảo:
truyencotich.vn/truyen-dan-gian/nang-xuan-huong.html?fbclid=IwAR0K88Xdba4fI9fM-ZhyJ0ntJAo7rxTVVU-V4wrSf41eL5WMD1M1tKuB04g
chimvie3.free.fr/48/PhamTrongChanh_HXHvaMaiSonPhu.htm?fbclid=IwAR0grE_u_N2pujpULKpuINMBmX-YvGyP5Z5TIk8U8bxUWf_T4ZDJ-vwaNpk
__________
*Song tính luyến ái (bisexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình cảm hoặc tình dục của một người với hai giới tính, nam và nữ, hoặc là nhiều hơn một phái tính hay giới tính
*Toàn tính luyến ái (pansexuality): mối quan hệ hay chỉ sự hấp dẫn tình dục hoặc tình cảm với bất kể giới và giới tính nào
44 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
PRINCESS OF RED SCALES AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will. In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
The Third Mother Goddess of Watery Palace (also known as Princess of Red Scales) was one of the four Holy Mothers of the Four Palaces, who governed the rivers, lakes, and all bodies of water.
Excerpt from the Mother of Water prayer: “I wholeheartedly offer to the Grotto Court Water Lady of the First Dragon Palace and ask for her imperial grace, with her magnificent virtue, her numerous transformations, through my limited mortal eyes, whether she be man or woman, as she observes while dwelling under the living realm.”
Excerpt from the Mother of Water prayer recitation: “I sincerely give myself to Lady Immortal of the Watery Palace within the left Grotto Court, the fairy who resides under the Watery Kingdom, who doesn’t belong to the earthly realm, who has numerous transformations, either as a man or woman; to the elegantly holy, the the charmingly virtuous, the finely pure Madam of Yellow Dragon, to the dragon princess of red scales within Lake of White Jade, Her Majesty of mercy.”
==================
CÔNG CHÚA XÍCH LÂN, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Mẫu đệ tam Thoải phủ 母第三水府 (còn gọi là Xích Lân công chúa 赤鱗公主) là vị Thánh mẫu cai quản miền sông nước, một trong bốn vị Tứ phủ Thánh mẫu 四府聖母.
Trích khoa cúng Mẫu Thoải 母水:
“Nhất tâm phụng thỉnh Động Đình thủy nữ đệ nhất long cung hiển hiện hoàng ân, khôi khôi đại đức, biến hình biến tướng, phàm trần nhãn nhục hạn chi, vi nữ vi nam, ngụ hạ dương gian vãng hiện.” (一心奉請洞庭水女第一龍宮顯現皇恩,恢恢大德,變形變相,凡塵眼肉限之,為女為男,寓下陽間往現。)
Trích bài khấn niệm thánh hiệu Mẫu Thoải:
“Chí tâm nương tựa tiên chúa thoải cung tả Động Đình, thuỷ quốc tiên phi phàm trần ngụ hạ biến hình biến tướng, vi nữ vi nam, Hoàng long tịnh hạnh đoan trang linh thiện thục diệu phu nhân, Bạch Ngọc hồ trung Xích Lân long nữ công chúa, Ngọc bệ hạ từ tôn.”
(至心NƯƠNG似仙主水宮左洞庭,水國仙非凡塵寓下,變形變相,為女為男,黃龍淨行端莊靈善淑妙夫人,白玉湖中赤鱗龍女公主,玉陛下慈尊。)
__________
Tham khảo: dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Mẫu_Đệ_Tam_Thuỷ_Tiên hatvanvn.blogspot.com/2010/11/cac-vi-than-trong-ao-mau.html
__________
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
37 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
THIRD MISTRESS OF HÀ NỘI AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will. In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
Third Mistress (also known as Third Mistress of the Watery Palace, Third Mistress of Hàn Waterfall, Third Mistress of the Water Mansion, or Third Mistress of Hà Nội) was the most sacred of the Four Palaces’ holy mistresses in Vietnam. She was worshiped at Ba Bông Shrine in Hà Trung District, Thanh Hoá Province.
Excerpt from the Third Mistress of Hà Nội hymn: “Although she loyally serves her Mother Goddess, She still remembers her hometown, Long City. Under the soft sky, the cool wind, the fresh moon, As a man or woman, she appears in all directions. Blessing those in misery on the streets, While riding on a fishtail palm carriage.”
==================
CÔ BA HÀ THÀNH, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Cô bơ (còn gọi là Cô bơ Thoải phủ, Cô ba Thác Hàn, Cô ba Thoải cung, Cô ba Hàn Sơn, Cô bơ Hà thành) là vị Thánh cô linh thiêng bậc nhất hệ thống Tứ phủ Thánh cô 四府聖姑 tại Việt Nam. Cô được nhân dân kính trọng và thờ cúng tại đền Ba Bông thuộc Hà Trung, Thanh Hoá.
Trích văn Chầu cô ba Hà Thành: “Tuy rằng hầu Mẫu đan trì, lòng còn nhớ cảnh nhớ quê Long thành. Êm trời gió mát trăng thanh, vi nam vi nữ hiện hình bốn phương. Thấy người cùng khổ Cô thương, lên xe đủng đỉnh phố phường dạo qua.”
__________
Tham khảo: oancotam.com/co-bo/ tamlinh.org/can-co-bo-co-loc-gi.html
__________
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
63 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
KHẢI ĐỊNH: THE EMPEROR WHO DIDN’T LIKE WOMEN
(Tiếng Việt ở dưới)
Emperor Khải Định (1885 – 1925), named Nguyễn Phúc Tuấn, also known as Nguyễn Phúc Bửu Đảo, was the 12th emperor of the Nguyễn dynasty and father Emperor Bảo Đại (Vietnam’s last monarch). Due to historical beliefs, Emperor Khải Định’s disregard of his harem women allowed others to deem him impotent. Having an impotent husband who never noticed her but gambled and wasted her family money away was the reason why First-ranked Consort Trương, his wife, left him to become a nun.
Abandoned by his wife, Bửu Đảo relied on the palace maid’s care. A young and beautiful maid, Hoàng Thị Cúc, suddenly became pregnant and insisted that the baby was of imperial blood, despite Bửu Đảo’s mother’s attempt to find out who the real father was. Because of this, many speculated that his son, Bảo Đại, was not his; some rumored that he took a tonic that made him take interest in women, allowing him to bless Hoàng Thị Cúc with a child.
From a modern point of view, based on the press and research regarding Khải Định’s life, he was not impotent; he just liked men (or very asexual). This could explain why he often showed boredom towards his maids, as well as the way he treated his wives. Although everyone knew of his impotence, many mandarins still wished to wed their daughters to him for imperial favors. Unable to refuse, the emperor often said: “My harem is a chaste temple, whoever wants to be a nun can enter!” Therefore, although Khải Định refused women, he still had a large harem, not unlike his ancestors. Moreover, in the book Inner Court Stories of the Nguyễn Emperors, Nguyễn Đắc Xuân wrote: “In the mornings, when attending to national duties within the Palace of Political Diligence, his wives stood in two rows to welcome the emperor. However, he would collect the robe’s sleeves to his side so they wouldn’t touch any woman.”
Within ten years as ruler, Khải Định raised Nguyễn Đắc Vọng as his imperial bodyguard, a male favorite of the time. At night, the emperor would hug Vọng to sleep. Due to this ingenuity in obedience, Đắc Vọng was promoted to Fifth-ranked Imperial Bodyguard.
Another story revealed that at festivals with dance performances organized by his harem, Emperor Khải Định would watch with boredom. At one point, he even told the mandarins to replace these dancers with male ones. He seemed to enjoy this, and even ordered the male dancers to apply powder, blush, and lipstick to have fun with him.
In the Letter of Seven Clauses by Phan Chu Trinh, which detailed the sins of Emperor Khải Định, he described the emperor as “wearing ludicrous garments that inappropriately mixed Western and native designs,” as well as “dressing improperly.” Historical documentation regarding Khải Định’s wardrobe showed that he invested a lot in designing the mandarins’, soldiers’, and his personal fashion that was clearly anti-tradition. Chu Trinh said: “The emperor liked and attached great importance to make-up and color coordination by applying gems, gold, silver, and diamonds onto clothes, pants, shoes, boots, hats, and scabbards. He created multiple dragon robes that went against traditional standards of former rulers. In addition, instead of wearing traditional boots, he wore shiny Western leather boots decorated with silver patterns, as well as wearing jeweled belts, white gloves, white Western trousers, and carrying French swords, but his head was still wrapped in Vietnamese turbans, and sometimes even conical hats. His conical hats were made of feathers, covered with golden silk, and had golden tips. The emperor also had black conical hats.”
Khải Định’s tomb, Ứng Mausoleum, in Huế, considered as the most elaborate imperial tomb in Vietnam, was designed by the emperor himself during his reign. The mausoleum was inlaid with porcelain, jade, and precious stone from Japan, China, and the West. Upon entering his tomb, or when reviewing his dressing, one can imagine the luxurious (or to the LGBT+ community, fabulous) personality of Emperor Khải Định.
The famous Hồ Chí Minh also produced a series of taunting works regarding Khải Định, including the short story The Anonymous Visit of the Emperor and the play The Bamboo Dragon, with many details attacking the emperor’s gender expression.
==================
KHẢI ĐỊNH: VỊ VUA KHÔNG THÍCH ĐÀN BÀ
Vua Khải Định (1885 – 1925) tên là Nguyễn Phúc Tuấn, còn gọi là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là vị vua đời thứ 12 của nhà Nguyễn, cha Bảo Đại. Xét trên quan niệm thời xưa, việc Khải Định không đoái hoài đến cung tần mĩ nữ của mình khiến ông bị coi là bất lực, tức kém khả năng trong tình dục, chăn gối. Việc chồng bất lực, không ngó ngàng gì đến mình, lại cộng thêm ham mê cờ bạc, tiêu tốn của cải gia đình nhà vợ là lí do khiến bà Đệ nhất giai phi Trương thị bỏ ông mà đi tu.
Bị vợ bỏ, Bửu Đảo phải dựa vào sự chăm sóc của những người hầu trong phủ. Tình cờ thì một nô tì trẻ trung, xinh đẹp là Hoàng Thị Cúc đã mang thai và nhất quyết cái thai đó là giọt máu của ông, cho dù thân mẫu của ngài dùng mọi cách để tìm ra ai là cha đứa trẻ. Vì thế mà đã xuất hiện nhiều lời đồn đoán Bảo Đại cũng không phải con ruột của ông; người lại đồn rằng ông dùng thuốc bổ, tự dưng muốn gần gũi phụ nữ, nên ông mới ban ơn cho cung nữ Hoàng Thị Cúc.
Nhưng xét trên cái nhìn hiện đại, báo chí và những người quan tâm đến cuộc đời của Khải Định cho rằng ông không hề bất lực, mà thật ra là ông không thích đàn bà, chỉ thích đàn ông (hoặc là hoàn toàn vô tính luyến ái). Đây có thể giải thích vì sao ngài thường tỏ ra buồn chán không quan tâm tới các thị nữ, cũng như cách ông đối xử với những người vợ của mình. Lời kể rằng tuy ai cũng biết Khải Định bất lực, nhưng các quan đại thần vẫn muốn tiến con gái mình vào cung vì lợi ích gia tộc. Khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: “Nội cung của Trẫm là một cái chùa, ai muốn tu thì cứ vào!” Do đó, dù Khải Định không gần gũi đàn bà, ông vẫn có đủ tam cung lục viện như các vua tiền triều. Hơn nữa, trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: “Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà.”
Suốt 10 năm làm vua, ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ, cũng đồng thời là nam sủng nịnh thần thời đấy. Ban đêm, ông lại ôm Vọng mà ngủ. Nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng đã được thăng tiến đến Ngũ đẳng thị vệ.
Có câu chuyện cho rằng vào ngày lễ hội tổ chức những buổi vũ múa do hậu cung đảm trách, vua Khải Định nhìn những màn vũ một cách buồn chán. Có lúc ông còn bảo quan hãy dẹp những màn múa ấy và thay thế vào những vũ công nam. Vua Khải Định lấy làm thích thú, còn ra lệnh những vũ công nam cần phải thoa phấn, đánh má hồng, tô môi son, và vui đùa với vua.
Trong Thất điều thư của Phan Chu Trinh kể tội vua, có nói Khải Định là “ăn mặc lố lăng, dở Tây dở ta,” còn “phục sức không đúng phép.” Những tài liệu sử sách chép lại về phong cách ăn mặc, phục sức của Khải Định, cho thấy ông đầu tư rất nhiều cho các thiết kế trang phục của bản thân, quan lại, lính tráng một cách phản truyền thống. Ông Trinh rằng: “Vua chuộng và coi trọng việc trang điểm, phối hợp màu sắc điểm xuyết bằng cách đính các viên ngọc quý, vàng bạc, kim cương trên áo quần, giày, ủng, mũ nón, bao kiếm. Vua chế ra một số y phục long bào vượt qua các mẫu mã quy định truyền thống của các vua chúa thời trước. Ngoài ra, thay vì mang hia, vua đi ủng da láng bóng, có trang trí hoa văn bằng bạc, ngang lưng mang đai cẩn ngọc, mang kiếm Pháp, đeo bao tay trắng, quần Tây trắng, nhưng đầu vẫn bịt khăn đóng và có khi đội nón chóp. Cái nón này lợp bằng lông vũ, bọc lụa vàng, có chóp bằng vàng. Vua cũng có một cái nón chóp khác màu đen.”
Ứng Lăng của Khải Định ở Huế, được xem là lăng tẩm vua chúa cầu kì tốn kém nhất Việt Nam, là do chính ông tự thiết kế khi còn sống. Lăng khảm sành sứ, ngọc, đá từ Nhật Bản, Trung Quốc, và phương Tây. Thế nên khi vào lăng, hoặc khi xem phục trang của Khải Định, có thể phần nào hình dung về con người và tính cách của vua.
Nguyễn Ái Quốc cũng có một loạt bài chế giễu Khải Định, trong đó có truyện ngắn Vi hành và vở kịch Con rồng tre, với nhiều chi tiết xoáy vào thể hiện giới của vua Khải Định.
__________ Tham khảo:
datviet.trithuccuocsong.vn/van-hoa/nguoi-viet/chan-doan-can-benh-bat-luc-cua-vua-khai-dinh-2259639 vi.wikipedia.org/wiki/Khải_Định
__________ Tác giả:
Lương Thế Huy Vietnam Queer History Month
__________ *Vô tính luyến ái (asexuality): sự không bị hấp dẫn tình dục, hoặc không hay ít quan tâm đến các hoạt động tình dục
49 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
SAPPHISM ON TIÊN DU MOUNTAIN
(Tiếng Việt ở dưới)
In Abbreviated Records of An Nam, the author Lê Tắc wrote:
“Tiên Du Mountain: there was a huge rock with waves of lines like a chessboard. Legend has it that there was a fairy who played chess here in the past. Later, girls who collected firewood often came here to sleep with each other on this rock, so the rock fell and cracked.”
In the original text, 野合 was used, which meant to perform sexual intercourse in secret, to perform adultery, or to have an illegal marriage. This was one instance where such a term was used without any mention of a man. Could this mountain be, at some point in Vietnamese history, a sapphic haven?
==================
BÁCH HỢP TRÊN NÚI TIÊN DU
Trong sách An Nam chí lược 安南志略 thời Trần của Lê Tắc 黎崱 có chép:
“Núi Tiên Du: có hòn bàn thạch, dợn có đường gạch như bàn cờ, tương truyền ngày xưa có tiên đánh cờ ở đó. Sau này, bọn con gái đi hái củi thường đến dã hợp ở trên đá này, nên hòn ấy đổ xuống và nứt vỡ.”
(仙遊山:有磐石,隱然楸枰紋,昔傳仙奕於此。後樵女野合其上,石覆且裂。)
Dã hợp có ý nghĩa tư thông ăn nằm với nhau, hoặc đám cưới bất hợp pháp. Đây phải chăng là nơi các duyên gái tụ tập?
__________
Tham khảo: zh.m.wikisource.org/zh/安南志畧
57 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
MEN IN DRAGS AT ĐA HOÀ SHRINE
(Tiếng Việt ở dưới)
The courtesan drum dance is well-known from a traditional festival in Triều Khúc Village, but this style also appears in the festival of Đa Hoà Shrine, located in Khoái Châu District, Hưng Yên Provine. During the festival, the courtesan drum dancers accompany the procession from many neighboring villages to converge at the main shrine. The procession is majestic and solemn, while the courtesan drum dancers are frivolous and love to tease the audience. These courtesans are, in fact, young men with makeup, dressed in áo tứ thân, skirts, khăn mỏ quạ, earrings, bracelets, (all being traditional wears of Vietnamese women), with the red-painted instrument trống cơm dangling in front of their chests, dancing in soft and flexible movements to the rhythm of the drums.
Folklore has it that the military mandarins and soldiers created this dance to boost their morales, ease their homesickness, and increase their spirits against the enemies. Since the barracks were womanless, fair-skinned young boys would dress themselves in women’s clothes, crossdressing as girls to entertain their fellow soldiers. These dances were created based on everyday activities of the working class in the countryside, such as the rhythm of rice growing, the beat of water splashes, and the many traditional games. Later, this dance was brought into the imperial palace to celebrate victories, then into rituals of temples and shrines.
In the past, women were not allowed to enter communal temples, therefore only men were chosen for this dance. The village boys will perform in drags in suggestive, floozy, and flirtatious manners, bringing laughter to the festival audience. Despite being merely an entertainment spectacle, this drum dance has been incorporated into saint-serving rituals of Chử Đồng Tử Festival, honoring one of the greatest saints in Vietnamese pantheon, Chử Đồng Tử.
A non-religious crossdressing performance for pure entertainment such as this is quite similar to the drag culture of the LGBT+ community: both are for entertainment while still giving off elements of homoeroticism.
==================
NAM CẢI NỮ TRANG TẠI ĐỀN ĐA HOÀ
Điệu múa con đĩ đánh bồng được biết đến bởi lễ hội tại làng Triều Khúc 潮曲, nhưng điệu múa này cũng xuất hiện trong lễ hội đền Đa Hoà 多和 (huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Trong ngày hội, các con đĩ đánh bồng đi cùng đoàn rước từ các làng hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn con đĩ đánh bồng thì cợt nhả, đôi lúc gây trò chọc ghẹo mọi người. Các con đĩ đánh bồng cũng đều là trai tráng mặt hoa da phấn, vận áo tứ thân, váy đụp, khăn mỏ quạ, đeo trống cơm được sơn màu đỏ trước ngực, cài bông tai, đeo vòng, say sưa với những động tác mềm mại, linh hoạt theo nhịp trống hội.
Dân gian truyền miệng, các quan võ và binh lính ra trận đánh giặc đã sáng tạo ra điệu múa này để khích lệ tinh thần binh sĩ, giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà và có thêm ý chí giết giặc. Do doanh trại toàn đàn ông, không có phụ nữ, nên những chàng trai trắng trẻo vận quần áo phụ nữ, giả gái diễn trò mua vui cho anh em. Họ sáng tạo ra những điệu múa dựa trên những hoạt động thường ngày, dựa trên cuộc sống lao động của thôn quê, như nhịp cấy lúa, nhịp tát nước, và nhịp các trò chơi. Sau, điệu múa này được đưa vào trong cung đình nhân dịp mừng thắng trận, đưa vào tế lễ trong các đình và đền.
Ngày xưa, quan niệm phụ nữ không được bước vào chốn đình chung nên chỉ tuyển chọn nam nhân múa điệu này. Các trai làng hoá thân thành gái thể hiện thành công sự lẳng lơ, đưa tình gây tiếng cười thoải mái cho khách trẩy hội. Từ một điệu múa mua vui, múa con đĩ đánh bồng được đưa vào một phần của các nghi thức tế lễ để hầu Thánh: điệu múa con đĩ đánh bồng đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu trong lễ hội Chử Đồng Tử 褚童子.
Một điệu múa nam cải nữ trang để mua vui vốn không gắn liền với tôn giáo như thế này khá tương tự với văn hoá đảo trang để mua vui của cộng đồng LGBT+, vừa để giải trí, vừa thách thức mọi chuẩn mực của giới tính.
__________ Tác giả: Lê Bích (vovworld.vn/vi-VN/media/doc-dao-dieu-mua-cua-le-hoi-lang-trieu-khuc-con-di-danh-bong-820635.vov)
33 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
THE CARESSING PALACE MAIDS OF NGUYỄN COURT
(Tiếng Việt ở dưới)
The book Palace Life of the Nguyễn Court, edited by Tôn Thất Bình in 1991, recorded a sapphic story within the Forbidden City.
“Although there were many concubines and consorts, there was only one emperor, therefore warmth was lacking within the imperial palace. Someone as strong as Emperor Minh Mạng could only bless his warmth to at most 5 women, one per hour. Because of this, he couldn't sleep all night, and couldn't work in the morning. Emperor Tự Đức was incapable of offspring, while the other rulers had a normal amount. The total number of concubines and consorts for each emperor were usually over 100; this was miniscule compared to the Chinese harem, but it was enough to render many palace maids unable to lay eyes on his imperial majesty in their lifetimes. A story circulated in the imperial capital of Huế told of 2 palace maids. They were so sexually repressed that they used goat testicles and bananas to recreate scenes of caress, and were caught by a eunuch. This was the sad nature of abandoned maids within the harem; fortunately, this Forbidden City did not possess a cold palace like in China!”
The story was quite vague, therefore different explanations to the story could be created. Was this a lesbian relationship, a circumstantial love (due to lack of male touch), or merely mutual masturbation? Did the term ‘caress’ within the story mean something else? However, if one were to explain it in a straightforward manner, then this was an instance of homosexual practice between two women.
==================
CUNG NỮ THỜI NGUYỄN ÂU YẾM NHAU
Trong cuốn Đời sống cung đình triều Nguyễn soạn bởi Tôn Thất Bình vào năm 1991, có ghi chép một câu chuyện đồng tính nữ trong cung cấm.
“Nhưng cung phi thì nhiều, vua thì có một, nên hơi ấm không đủ. Cường tráng như vua Minh Mạng mỗi đêm chỉ ban hơi ấm tối đa cho 5 nàng, mỗi canh một nàng. Thế là vua suốt đêm không ngủ, lấy sức đâu mà thiết triều. Vua Tự Đức không đủ khả năng sinh con. Còn các vua khác cũng bình thường. Số cung phi tổng cộng của mỗi triều vua phải trên 100; so với tam cung lục viện Trung Quốc chẳng nghĩa lí gì, nhưng cũng đủ gây đau khổ cho một số cung nữ không bao giờ được diện kiến mặt rồng. Giai thoại lưu truyền trong dân gian x�� Huế về chuyện hai cung nữ vì ức chế nên đã dùng cà dê và chuối ba lùn tạo cảnh âu yếm, được một viên thái giám theo dõi bắt gặp được, cho ta thấy một khía cạnh đau xót cho thân phận những nàng cung nữ bị bỏ rơi trong hậu cung; may mà ở Tử Cấm Thành không có lãnh cung như ở Trung Quốc!”
Câu chuyện khá mập mờ, mỗi người có thể đưa ra giải thích khác nhau. Đây phải chăng là đồng tính nữ, đồng cảnh luyến ái, hoặc chỉ đơn thuần là cùng nhau tự sướng? Từ ‘âu yếm’ trong cốt truyện phải chăng có ý nghĩa khác? Nhưng nếu có thể giải thích truyện với một cách thẳng thắn thì chỉ có một, là hai cung nữ đang thực hiện hành vi đồng tính luyến ái.
__________ Tham khảo:
tiki.vn/doi-song-trong-cung-dinh-trieu-nguyen-p507310.html
__________ *Đồng cảnh luyến ái (circumstantial love): tình yêu nảy ra vì hoàn cảnh chung *Đồng tính nữ (lesbian): người phụ nữ bị lôi cuốn trên phương diện tình dục hoặc tình yêu bởi những người phụ nữ khác
37 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
PRINCESS OF THE WATER SPIRIT AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will. In modern terminology, they were genderfluid. Since the holies could be either men or women, a person with both masculine and feminine characteristics would be considered more suitable for the mediumship ritual.
The Third Courtier of the Watery Palace (also known as the Princess of the Water Spirit) was third in rank within the holy courtiers of the Four Palaces, after the Second Courtier of High Mountains and before the Fourth Courtier of Imperial Commission. She served under the Third Mother Goddess of the Watery Palace, and sometimes was even considered to be her very incarnation.
Excerpt from the Third Courtier of the Watery Palace hymn version 1: “O sacred Imperial Commissioner of the Watery Palace, Serving under her Queen, her limbs never stop moving. Returning to the hazy dream, As a man or woman, who will ever know? To the incomparable Third Courtier of Water, The Mother Goddess keeps her on earth to keep illness at bay. The Holy Courtier has yet have a communion ritual, Cultivate skillfully to welcome the Courtier. Thanks to her great monastic virtue, The people all live in peace and harmony.”
Excerpt from the Third Courtier of the Watery Palace hymn version 2: “My humble self beats the drum and kneels before you, To present to all corners of the Watery Palace, Welcome the sacred Courtier of Water, Who walks on clouds, descends through rain, and controls the winds Pulling foggy clouds and offering misty rain, The Imperial Father asks where the temple is located. Working within hazy dreams, Whether as a man or woman, who on earth will know?”
==================
CÔNG CHÚA THUỶ TINH, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Chầu đệ tam Thoải phủ 朝第三水府 (còn gọi là Thuỷ Tinh công chúa 水精宮主) là vị Chầu bà thứ ba trong hàng Tứ phủ Thánh chầu 四府聖朝, sau Chầu đệ nhị Thượng ngàn, trước Chầu đệ tứ Khâm sai 朝第四欽差. Bà là người hầu cận Mẫu đệ tam Thoải phủ 母第三水府, hoặc có khi được xem là hoá thân của Mẫu.
Trích văn Chầu đệ tam Thoải phủ bản 1: “Khâm sai Thoải phủ thiêng thay, theo hầu Vương mẫu chân tay ra vào. Đi về phảng phất chiêm bao, vi nam vi nữ ai nào có hay. Đệ tam Chầu Thoải ai tày, Mẫu cắt bà rày giữ bệnh nhân gian. Thánh chầu chưa có lễ ban, khéo tu khéo luyện khéo van chầu về. Trông nhờ đại đức đan trì, muôn dân trăm họ đều thì bình an.”
Trích văn Chầu đệ tam Thoải phủ bản 2: “Tiểu tôi rung trống quỳ tâu, tâu qua Thuỷ phủ trước sau trình bày. Thỉnh mời Chầu Thoải thiêng thay, hành vân giá vũ ngự rầy gió mưa. Kéo mây dâng nước mịt mờ, Vua cha phán hỏi đền thờ nơi nao. Việc làm phảng phất chiêm bao, vi nam vi nữ trần nào ai hay.”
__________ Tham khảo:
dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Chầu_Đệ_Tam_Thoải_Phủ oancotam.com/chau-de-tam/
__________ *Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá ông khác
42 notes
·
View notes
Text
The courtesan drum dance at Triều Khúc Village in 2017, where men were dressed as women.
==================
Điệu múa đĩ đánh bồng tại làng Triều Khúc năm 2017, khi đàn ông cải nữ trang.
__________ Nguồn: youtube.com/watch?v=mSbZgaK_0X4&ab_channel=SănCảnhĐẹpQuêHương
49 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
GENDERFLUID NINE-TAILED FOX
(Tiếng Việt ở dưới)
Selection of Strange Tales in Lĩnh Nam told of a story named Tale of the Fox Spirit, with a short excerpt:
“In the beginning, to the west of this land was a rocky mountain with a cave underneath. There, a nine-tailed fox lived for over a thousand years and was immortalized as a shape-shifting demon. It could become man or beast at will, and roamed throughout the land [...] The nine-tailed spirit transformed into a white-clad man and blended in with the barbarians. It sang and danced with these savages, then seduced and lured any man or woman into its cave as food. Their lives were thus miserable.”
How was a shape-shifting spirit able to lure both men and women into its cave? The only probable reasoning was that it transformed into both male and female human forms. Of course, nine-tailed foxes were just legends, but this proved that even within Vietnamese mythology, there existed characters that transcended gender binary.
==================
HỒ TINH CHÍN ĐUÔI LINH HOẠT GIỚI
Lĩnh Nam chích quái có một câu truyện tên Truyện hồ tinh, trích như sau:
“Buổi đầu, chỗ đất này về phía Tây có một ngọn núi đá, dưới núi có một cái hang, có một con hồ chín đuôi sống hơn một nghìn năm thành ra yêu quái, biến hoá vạn trạng, có lúc hoá người, lúc hoá quỷ, đi khắp cả nhân gian [...] Hồ chín đuôi hoá ra người áo trắng nhập vào trong bọn mọi, cùng lũ mọi ca hát, dụ dỗ được người con trai con gái nào thì đem về nhốt ở hang đá để ăn; người mọi lấy làm khổ sở về việc ấy.”
(初,城之西有小石山,東枕蘇瀝江,山下之穴,有白狐九尾,壽千餘年,能化為妖怪,變化萬端。或為人為鬼,遍行民間【……】九尾狐化為白衣人,入蠻眾中,與同歌唱,誘取蠻人男女為食,藏於小石岩穴。蠻人苦之。)
Một con tinh vạn trạng làm sao dụ dỗ được cả nam lẫn nữ vào hang mà ăn? Nguyên nhân chỉ có thể là hồ tinh có thể biến thành nam lẫn nữ, và tính cách cư xử đều giả được hai giới tính, mới dụ được cả hai giới vào hang. Tất nhiên, hồ tinh chỉ là truyền thuyết hư cấu, nhưng đây chứng tỏ trong huyền thoại Việt Nam, có sự xuất hiện của nhân vật vượt khỏi hệ nhị phân giới.
__________ Tham khảo:
zh.wikisource.org/wiki/嶺南摭怪/狐精傳 truyen.tangthuvien.vn/doc-truyen/viet-nam-linh-nam-chich-quai-le-huu-muc/chuong-3
__________ *Linh hoạt giới (genderfluid): những người có giới linh hoạt và thay đổi thay vì chỉ gắn với một giới cả đời; tuỳ từng người có chu kì thay đổi giới, có người sẽ có giới của mình luân chuyển theo ngày, tháng, hay thậm cả năm mới thay đổi
*Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá
35 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
PRINCESS KHÚC THỊ NGỌC AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will.
The First Courtier of High Heavens (once reincarnated as Princess Khúc Thị Ngọc) was the first of the Holy Courtiers within the Four Palaces, before the Second Courtier of High Mountains. She served beside the Mother of High Heavens.
Excerpt from the First Courtier hymn version 1: “She accepts every job presented, From shrines to palaces, she works with ease. Sometimes transforming into a man or a woman, She appears when needed, and arrives when called.”
Excerpt from the First Courtier hymn version 2: “She accepts every job presented, From shrines to palaces, she works with ease. Sometimes transforming into a man or a woman, Diluted or rich in colors is all her doing.”
==================
CÔNG CHÚA KHÚC THỊ NGỌC, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Chầu đệ nhất Thượng thiên 朝第一上天 (từng hoá thân thành Khúc Thị Ngọc công chúa 曲氏玉公主) là vị Chầu bà đầu tiên trong hàng Tứ phủ Thánh chầu 四府聖朝, trước Chầu đệ nhị Thượng ngàn. Bà là người hầu cận bên cạnh Mẫu Thượng thiên 母上天.
Trích văn Chầu đệ nhất 朝第一 bản 1: “Việc nào mà chẳng tới tay, lên đền xuống phủ chả ngày nào sai. Có phen biến gái hiện trai, khi cần cần kíp khi sai của lền.”
Trích văn Chầu đệ nhất bản 2: “Việc nào mà chẳng tới tay, lên đền xuống phủ chả ngày nào sai. Có phen biến gái hiện trai, ai thắm thắm vậy ai phai phai liền.”
__________ Tham khảo: dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Chầu_Đệ_Nhất_Thượng_Thiên tuphuthanhmau.vn/dao-mau-tu-phu/tu-phu-chau-ba/su-tich-chau-ba-de-nhat.html hoinhattam.com/van-chau-de-nhat/
__________ *Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá ông khác
192 notes
·
View notes
Text
Art by Not A Starchild
PRINCESS LIỄU HẠNH AND HER GENDER FLUIDITY
(Tiếng Việt ở dưới)
Mediums weren’t the only ones who transcended gender binary; gods were as well. Deities within the Mother Goddess Worship could transform into men or women at will.
The Mother Goddess of Earth ruled the land where people lived as one of the four Holy Mothers of the Four Palaces. According to popular belief, she was Mother Goddess Liễu Hạnh, the supreme deity and the highest god of the Four Palaces pantheon.
Excerpt from Mother Goddess Liễu Hạnh prayer: “Whether as a man or a woman She transforms disasters into blessings, and changes calamities into prosperity.”
Excerpt from Mother Goddess of Sòng Mountain (another reincarnation of Princess Liễu Hạnh): “The Mother Goddess manifests her holiness everywhere, From Nghệ An to the views of Thanh Hoa. In and out of Ngang Hill and Cát Street, As a man or woman, who will ever know?”
==================
CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH, VI NAM VI NỮ
Không chỉ các thanh đồng trong Đạo Mẫu 道母 có thể vượt khỏi hệ nhị phân giới, mà thậm chí các vị thánh thần cũng thế. Thần linh trong Đạo Mẫu đều vi nam vi nữ, tức có thể hoá nữ hoặc nam.
Mẫu Địa 母地 là vị Thánh mẫu cai quản miền đất đai nơi con người sinh sống, một trong bốn vị Tứ phủ Thánh mẫu 四府聖母. Quan niệm phổ biến cho rằng Mẫu Liễu Hạnh 母柳杏 chính là Mẫu Địa, đồng thời là Thánh mẫu Thần chủ 聖母神主 của Đạo Mẫu Tứ phủ.
Trích câu cúng Mẫu Liễu Hạnh: “Vi nữ vi nam, chuyển tai đắc phúc cải hoạ vi tường.” (為女為男,轉災得福改禍為祥。)
Trích văn Mẫu Sòng Sơn, tức Mẫu Liễu 母柳: “Mẫu từ đó tới đâu hiển thánh, vào Nghệ An dạo cảnh Thanh Hoa. Đồi Ngang phố Cát vào ra, vi nam vi nữ ai mà biết hay.”
__________ Tham khảo:
youtube.com/watch?v=2dr2IGRCSJg bimson.gov.vn/ct/Default.aspx?ctl=Article&aID=10971 dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Mẫu_Địa_Tiên
__________ *Hệ nhị phân giới (gender binary): sự phân loại giới thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ, thường theo hệ thống xã hội hoặc theo từng vùng văn hoá ông khác
61 notes
·
View notes
Photo
Art by Not A Starchild
🏳️🌈 WELCOME READERS! (Tiếng Việt ở dưới) 🏳️🌈
Bóng History is a project aiming to store the many records and evidence of LGBTQ+ history in Vietnam, so that everyone can have one coherent space to research and study Vietnamese queer history. Most of the posts in this page will not be originals, but copied from other sites and pages, since this page’s main goal is to collect and store. Of course, there will be links to the originals, as well as references.
Why is this page called Bóng History? Bóng means shadow or gloss in Vietnamese. Historically, within Vietnamese beliefs, shamans would summon the shadows of the gods (since one could never fully summon the gods themselves), and many of these shamans were queer. Over time, bóng became a term to refer to the LGBTQ+ community, equivalent to the English term “queer”, as both are reclaimed slurs. Bóng gives us a new spiritual connotation, as if we are the shadows of Vietnamese gods themselves, who have always protected us throughout history. The Nôm character chosen for Bóng 𣈖 has a Sun radical, referring to both the brilliant history of queer Vietnamese, as well as our page’s goal to reflect queer Vietnamese history through written and visual records.
In this page, most stories will be directly copied from works of Lương Thế Huy, a Vietnamese LGBTQ+ activist, and their English translations will mostly be from the Facebook page Vietnam Queer History Month. These posts will bring up Vietnamese queer stories, concepts, and phenomena of the past, then view them through modern queer lens. As usual of queer anthropology, the queer factors in these stories are both obvious and vague at the same time, forcing yourself to ask: “So are they queer or not?” The simplest answer is: “Yes and no”. These posts will take a closer look at parts of history that are considered controversial, such as same-sex relationships (whether it be sexual or romantic) and identity expressions (whether it be sexual or gender) that did not follow contemporary or modern norms. It is also very difficult to completely label all of these elements as queer, as they can also be judged under many historical contexts, cultural backgrounds, and political situations, instead of pure sexuality. Therefore, readers must be advised to be more careful when examining and studying Vietnamese queer history.
So why do we still need to reference vague and unclear stories and phenomena? This is a topic called queer anthropology. The purpose of queer anthropology is not to look and search for LGBTQ+ stories in history, but to disrupt heteronormativity. Heteronormativity in anthropology usually automatically assumes the subjects they study are straight and cis, and the goal of queer anthropology is to bring up the questions: "Who assumes so? Why assume so? Why not assume they're queer?" These are the questions this page will continue to maintain.
Enough talk, welcome to our page, and happy queer study! 🏳️🌈
==================
🌈 CHÀO MỪNG ĐỘC GIẢ!🌈
Bóng Sử 𣈖史 là một dự án tích trữ lại các tư liệu lịch sử của LGBTQ+, để cho mọi người, trong lẫn ngoài cộng động, có thể tham khảo và nghiên cứu. Các bài viết trong trang đa số đều là sao chép từ các trang và tư liệu khác nhau, thế nên mỗi bài sẽ liệt kê ra các tư liệu tham khảo lẫn tác giả gốc. Nên nhớ là mục đích của trang là để tích trữ các tư liệu và bài viết đã có, nên sao chép là dĩ nhiên, nhưng vẫn sẽ có đường dẫn nguồn cho mọi người đọc bản gốc.
Bóng Sử 𣈖史 là gì? Đơn giản là lịch sử của cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam, vốn được dân gian gọi là Bóng. Bóng có nhiều ý nghĩa, vốn có nghĩa là bóng sáng, chiếc bóng, nhưng sau này được tín ngưỡng Đạo Mẫu dùng để chỉ chiếc bóng của thánh thần. Vậy, khi LGBTQ+ được gọi là bóng, thì như thể cộng đồng được ví như bóng hồn của các thần linh nước Việt, những vị luôn luôn bảo vệ chúng ta suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Trang Bóng Sử cũng sử dụng chữ Nôm là 𣈖 để viết chữ Bóng, với bộ Nhật 日 (“mặt trời”, “bầu trời”). Chữ này là thích hợp nhất cho nhóm, vì đó vừa tượng trưng cho sự soi chiếu rực rỡ cho cộng đồng, mà còn tượng trưng cho mục đích của trang, là một nơi phản chiếu lại những tư liệu lịch sử của LGBTQ+ Việt Nam.
Trong các bài viết của trang, đa phần sẽ là các bài trích thẳng từ anh Lương Thế Huy, một nhà hoạt động quyền LGBTQ+ tại Việt Nam, và một vài bản dịch tiếng Anh của trang Vietnam Queer History Month. Các bài sẽ kể các câu chuyện, khái niệm, và hiện tượng LGBTQ+ trong lịch sử Việt Nam dưới lăng kính góc nhìn LGBTQ+ hiện đại. Vì thế, bạn có thể đặt câu hỏi: “Thế cuối cùng cụ này có thuộc LGBTQ+ hay không?” Câu trả lời đơn giản sẽ là: “Có và không.” Chúng ta sẽ chủ yếu soi các tình tiết, yếu tố bóng của câu chuyện như các mối quan hệ tình cảm, tình dục cùng giới, các thể hiện giới không theo định chuẩn giới đương thời hoặc hiện đại. Việc khớp các yếu tố bóng này vào định nghĩa LGBTQ+ hiện đại là quá hẹp, vì nó mang cả những bối cảnh văn hoá, lịch sử, quyền lực chứ không chỉ là tính dục. Nên mọi người xin hãy cân nhắc khi tham khảo tư liệu.
Thế vậy vì sao vẫn phải tham khảo những hiện tượng mơ hồ, không rõ ràng? Đây là một thứ mà phương Tây gọi là queer anthropology, trang này sẽ dịch là nhân loại học lệch pha. Mục đích của nhân loại học lệch pha không phải là cố đi tìm yếu tố LGBTQ+ trong lịch sử, mà là phá đi định chuẩn hoá dị tính, tiếng Anh gọi là heteronormativity. Định chuẩn hoá dị tính trong nhân loại học thường mặc định hoàn toàn những nhân vật và hiện tượng trong lịch sử là dị tính và hợp giới, và mục tiêu của nhân loại học lệch pha là đưa ra các câu hỏi: “Ai mặc định như thế? Vì sao mặc định như thế? Vì sao không thể mặc định họ là bóng?” Đây sẽ là các câu hỏi mà trang sẽ tiếp tục duy trì.
Trong cộng đồng LGBTQ+ Việt Nam bây giờ, khá thích sử dụng một từ tiếng Anh để chỉ LGBTQ+ là queer. Queer bao gồm toàn bộ quang phổ của LGBTQ+, nhưng ban đầu đó là một từ miệt thị cộng đồng, vốn nghĩa là quái dị, kì lạ. Vì trang cũng có mục đích là Việt hoá các thuật ngữ trong LGBTQ+, nên từ queer sẽ được thay thế bởi từ bóng. Vì sao? Vì bóng cũng vốn là một từ miệt thị cộng đồng trong xã hội Việt Nam, nhưng gần đây thì cộng đồng đã lấy lại từ này với ý nghĩa tích cực là chỉ toàn thể cộng đồng LGBTQ+, lịch sử tương tự với từ queer trong tiếng Anh.
Giới thiệu đã xong, hoan nghênh độc giả đến với trang, và học lịch sử vui vẻ nhé! 🏳️🌈
86 notes
·
View notes