#Làm việc tại Đức
Explore tagged Tumblr posts
Text
〔Bài dịch số 1156〕 ngày 30.03.2024 :
Qiu Huai/Baosam1399 dịch
我今天看到这样一段话,让我坚定了我的选择 我念给你听 :“小时候不懂事 总觉得一个人太孤独,后来一个人也走了很远的路。我时常感叹人生无常 不停的后悔说过的话 做过的事 很难往前走。我不期待谁能与我在一起 度过我人生的每一分钟 世事难料 随遇而安 珍惜当下,改天是哪天 下次是哪次 以后是多远。 山高路远 独善其身 看世界也看找自己。”
Hôm nay tôi nhìn thấy một đoạn văn, khiến tôi càng kiên định hơn với lựa chọn của mình, tôi đọc cho bạn nghe: "Hồi còn nhỏ không hiểu chuyện, luôn nghĩ rằng một mình rất cô đơn, sau này một mình tôi cũng vẫn phải đi một đoạn đường rất xa. Tôi thường hay cảm thán cuộc sống vô thường, không ngừng hối hận về những lời đã nói; những việc đã làm, rất khó để có thể tiến về phía trước. Tôi không kì vọng ai có thể ở bên tôi vượt qua từng giây từng phút trong cuộc đời, chuyện thế sự rất khó nói trước, nên tôi sẽ gặp sao yên vậy, trân trọng hiện tại, bởi vì ngày khác là ngày nào, lần sau là bao giờ, sau này xa bao nhiêu. Núi cao đường dài, chỉ lo giữ mình đức tốt, mặc kệ thế sự ngoài kia, nhìn thế giới cũng là để tìm lại bản thân tôi.
275 notes
·
View notes
Note
Em chào anh,
Trend của năm ngoái như mọi người đều thấy là chữa lành, nhưng hiện tại đã qua hơn nửa năm mà em vẫn chưa thấy trend của năm nay là gì cả. Vậy theo anh trend của năm nay là gì?
Em xin cảm ơn.
Em nói đúng về trend của năm ngoái. Anh cũng quan sát, nhưng có một thứ anh rút ra được là trend của năm nay, năm sau hay năm sau nữa vẫn sẽ là "giáo dục". Ở Việt Nam đang có những tín hiệu mới về chấn hưng giáo dục. Những suy đồi, xuống c���p về đạo đức văn hóa anh thấy đã ở gần mức đỉnh, và khi cá nhân nhỏ bé như mình nhìn thấy được thì cũng sẽ có rất nhiều người ưu tú khác nhìn ra và họ sẽ bắt tay vào làm để thay đổi. Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam đang dần đi đến hành trình của nó, muốn một cuộc bứt tốc mạnh mẽ chỉ có thể là giáo dục mà thôi. Mảng giáo dục này thì cũng có nhiều tranh luận lắm, mỗi cá nhân sẽ có cách "học" khác nhau. Hy vọng mọi người sẽ tìm được phương pháp hiệu quả, tìm được một người thày, một lớp, những người bạn giúp việc học của mình trở nên hiệu quả. BeP
37 notes
·
View notes
Text
Thiên hạ đệ nhất hoa trà.
Hoa sơn trà hay hoa trà Nhật Bản (Camellia/ Tsubaki/ツバキ/椿), có tên khoa học là Camellia japonica (カメリア・ジャポニカ), tên gọi khác là trà my/ヤブツバキ là một loài thực vật thuộc chi trà (Theaceae), còn có tên gọi kiều diễm khác là “hoa hồng mùa đông”, được trồng phổ biến ở Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc. Thời kỳ ra hoa thường kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 4, hoa có các màu phổ biến là đỏ, trắng, hồng phớt và hồng đậm, cây thân gỗ hoặc thân bụi, có chiều cao trung bình từ 1,5m-6m, đôi khi lên đến 12m. Tsubaki có đặc điểm là lá dày, xanh bóng và xung quanh có răng cưa hướng lên trên, lá thuôn dài. Điều thú vị nhất của hoa trà chính là khi hoa tàn héo rụng xuống, người ta vẫn thấy nguyên vẹn một dáng vẻ. Đó là lý do vì sao hoa trà được chọn làm biểu tượng cho vẻ đẹp của những người phụ nữ có vẻ đẹp khí chất bởi sự kiêu hãnh cho đến tận phút cuối cùng.
Nếu bạn tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản thì dễ thấy người Nhật ưa chuộng trồng các cây xanh lâu đời. Việc trồng các cây xanh cổ thụ thường mang theo tín ngưỡng linh thiêng. Cây hoa trà thường xanh tươi tốt kể cả vào mùa đông nên được ưa chuộng trồng trong các đền chùa, ngoài ra còn được trồng làm hàng rào quanh nhà để xua đuổi tà khí. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, hoa trà là điềm gở vì khi hoa rụng xuống, hoa sẽ lìa khỏi đế hoa, điều đó khiến người ta nghĩ đến việc chia lìa, ly tán.
Hiện tại, hoa sơn trà được tìm thấy ở Nhật trong tự nhiên có khoảng hơn 30 loài, nhưng trồng phổ biến nhất là Otometsubaki (オトメツバキ/乙女椿) và Akashigata (アカシガタ/明石潟). Đối với người Nhật, hoa sơn trà mang rất nhiều ý nghĩa và là biểu tượng cho vẻ đẹp khiêm tốn, thuần khiết của người con gái.
- Hoa trà đỏ: biểu tượng của vẻ đẹp lộng lẫy, tràn đầy sức sống. Hoa trà đỏ còn là biểu tượng của sự nhớ nhung, đắm say đối với một ai đó nên khi nhận được hoa trà đỏ cũng có nghĩa là một lời tỏ tình.
- Hoa trà trắng: biểu tượng của sự đáng yêu thuần khiết, vẻ đẹp trong trẻo từ ngoại hình đến tâm hồn.
- Hoa trà hồng: biểu tượng của vẻ đẹp khiêm tốn, có thể hiểu là vẻ đẹp nội hàm của người phụ nữ, ngoài dáng vẻ yêu kiều còn có đức hạnh khiêm tốn.
Hoa trà (tsubaki/ 椿) rất dễ nhầm lẫn với giống hoa trà bụi (chè mai/山茶花/サザンカ) khi thoạt nhìn qua. Tuy nhiên cách nhận biết dễ nhất là chè mai (山茶花/サザンカ) có đặc điểm là phía sau mặt lá có lông, hoa mỏng, khi hoa rụng thì cánh phân tán chứ không giữ được nguyên vẹn dáng hình như tsubaki.
Trong phong thủy ngũ hành, tsubaki mang ý nghĩa có sự may mắn, thành công và lạc quan trong cuộc sống. Bên cạnh công dụng làm cây cảnh, hoa trà còn được dùng để làm thức uống, ứng dụng trong dược mỹ phẩm với một số tác dụng tốt cho sức khỏe như chống ung thư, hạ huyết áp, giúp cơ thể có sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, làm đẹp da và bảo vệ tim mạch.
Trong bài viết hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn về giống sơn trà cung đình hay c��n gọi là sơn trà tiên nữ (Otome Tsubaki/オトメツバキ/乙女椿) có danh pháp khoa học là Camellia japonica var. decumbens, thường được biết đến như một loại hoa trà hồng đại diện và cũng là một giống cây được trồng phổ biến trong số nhiều loại hoa trà ở Nhật. Do đặc tính và vẻ ngoài khá đẹp mắt được mọi người yêu thích nên hoa trà cung đình thường được trồng ở công viên, sân vườn, hàng rào. Hoa trà tiên nữ là loài hoa kép, cánh hoa tròn xếp chồng lên, khi nở cánh xoè ra rất đẹp. Màu hoa phổ biến là màu hồng, ngoài ra có màu đỏ và trắng, lá có màu xanh nhạt đẹp mắt, kích thước nhỏ hơn các loại hoa trà khác. Người Nhật đưa hoa trà tiên nữ vào trong nhiều tác phẩm văn học, hội hoạ vì hoa mang biểu tượng một thiếu nữ xinh đẹp với đức hạnh khiêm tốn, giống như phần nhuỵ đã được khéo léo che đi. Thời gian ra hoa của hoa trà tiên nữ là từ tháng 2 đến tháng 5.
19 notes
·
View notes
Text
HIỆU ỨNG LUCIFER & LẰN RANH GIỮA KẺ TỐT - NGƯỜI XẤU
Bạn có thấy bản thân là người rất tốt nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định, vì “dòng đời xô đẩy” mà mình có những hành động không được tốt đẹp?
Đã bao giờ bạn chứng kiến một người từng rất tốt trong quá khứ nhưng rồi lại trở nên vô cùng xấu xa, thậm chí là độc ác? Bạn có thấy bản thân là người rất tốt nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định, vì “dòng đời xô đẩy” mà mình có những hành động không được tốt đẹp?
Nếu như đáp án của bạn cho các câu hỏi trên là “có” và mong muốn tìm ra lời giải đáp thì hiệu ứng Lucifer có thể là một góc nhìn tâm lý cực kỳ hữu ích. Hiệu ứng giúp bạn lý giải nguyên nhân vì sao một người rất tốt trong quá khứ có thể trở thành một kẻ độc ác trong tương lai. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có thêm góc nhìn tâm lý sâu xa về lời khẳng định rằng bất kỳ ai cũng có thể là một kẻ độc ác.
❓ Hiệu ứng Lucifer là gì?
Trong Kinh Thánh, Lucifer vốn là thiên thần mà Chúa hết mực yêu quý. Lucifer có nghĩa là ánh sáng (light-bringing), hay còn gọi là sao mai trong buổi sớm (the morning star). Tuy nhiên, hắn đã phản bội lại đức tin vì cho rằng mình mới là kẻ mà loài người phải phục tùng và sùng bái. Lucifer đã kêu gọi những thiên thần khác cùng nổi loạn và khơi mào cho cuộc chiến tranh trên thiên đàng. Kết quả là hắn cùng các thiên thần nổi loạn đã bị đánh bại và trục xuất khỏi thiên đàng, đẩy xuống địa ngục và trở thành quỷ dữ Satan.
Hình ảnh Lucifer được nhắc đến như sự chuyển đổi từ thiên thần thành quỷ dữ, là biểu tượng cho việc một người lương thiện trở nên xấu xa. Hiệu ứng Lucifer nói lên sự biến đổi của con người theo hướng tiêu cực. Cuốn sách The Lucifer Effect được viết bởi Philip Zimbardo – cựu chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và là giáo sư Đại học Stanford. Dựa trên quá trình nghiên cứu hơn 30 năm về những hành động trái đạo đức và những biến đổi tâm lý, Zimbardo đã lý giải các yếu tố để biến một người bình thường hoặc người tốt trở thành kẻ độc ác với tên gọi: hiệu ứng Lucifer.
❗ Bất kỳ ai cũng có thể làm việc xấu
Đã bao giờ bạn nghe câu chuyện về một người nhìn thấy món đồ rất giá trị trong hoàn cảnh mà chỉ có anh ta/cô ta ở đó? Ở trong hoàn cảnh không ai nhìn thấy ngoại trừ chính bản thân, lòng tham của người đó nổi lên và họ thực hiện hành vi “ăn cắp vặt”, một điều mà người này vốn dĩ không bao giờ làm trong quá khứ. Đây có thể là một ví dụ hết sức quen thuộc giúp chúng ta củng cố kết luận không rằng bất kỳ ai cũng có thể làm việc xấu.
Nghe có vẻ cực đoan vì nhiều người có thể nói rằng họ sinh ra vốn dĩ đã là người tốt và chắc chắn sẽ không bao giờ làm việc xấu. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Với nhiều người, không làm việc xấu là bởi vì họ KHÔNG Ở TRONG HOÀN CẢNH CHO PHÉP MÌNH THỰC HIỆN. Nếu ở trong hoàn cảnh khác, nhiều khả năng họ vẫn sẽ làm.
Điều thú vị hơn là hiệu ứng Lucifer lý giải những người làm việc xấu không phải là người tàn ác hay có bản chất xấu xa bẩm sinh. Các nhà tâm lý học và di truyền học đã nghiên cứu và khẳng định, những đặc điểm bẩm sinh được dựa trên các yếu tố như thuộc tính về di truyền học, nhân cách và bệnh lý. Người thực hiện hành vi xấu xa có thể là một người rất bình thường về mặt tâm lý và tinh thần, chỉ khác là họ được đặt vào một hoàn cảnh quá lý tưởng để làm điều không đúng đắn. Khi một người được đặt vào hoàn cảnh khác thì tâm lý của họ có thể thay đổi hoàn toàn.
❗ Thí nghiệm nhà tù Stanford
Một thí nghiệm nổi tiếng minh chứng cho kết luận trên là thí nghiệm nhà tù Stanford được thực hiện vào tháng 8/1971. Giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo đã đưa những nam sinh viên trẻ vào một nhà tù giả tại Stanford, đồng thời ngẫu nhiên phân số sinh viên này thành hai nhóm: cai ngục và tù nhân.
28 sinh viên được chọn là những người da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu, tâm lý và sức khỏe bình thường, không hề có tiền án trong quá khứ. Có thể khẳng định rằng nhóm sinh viên này là những người không hề có tiền sử bất ổn về mặt hành vi. Không những thế, thí nghiệm cũng yêu cầu các nam sinh viên thực hiện hàng loạt bài kiểm tra tính cách để đảm bảo họ không có sự lệch lạc đáng kể nào về đặc điểm tính cách.
Sau khi các sinh viên này được phân thành hai nhóm, nhóm “cai ngục” (những người đóng vai cai ngục) được trang bị dùi cui bằng gỗ, đồng phục và kính râm phản quang. Khi đến nhà tù, các “tù nhân” (những người đóng vai tù nhân) bị cảnh sát thật bắt. Họ bị lột trần truồng, diệt chấy rận và gán cho các con số thay vì tên thật. Mỗi tù nhân ở riêng trong một phòng nhỏ. Không lâu sau, thí nghiệm này đã vượt ngoài tầm kiểm soát khi các “cai ngục” có những hành vi trừng phạt “tù nhân”.
Một số “tù nhân” từ chối làm theo hướng dẫn của “cai ngục”. “Cai ngục” đã trả đũa bằng cách dùng bình chữa cháy tấn công họ, buộc họ phải đi vệ sinh vào một cái thùng đặt trong phòng giam và sau đó không cho đổ đi. “Cai ngục” lột sạch quần áo và lấy đi nệm của “tù nhân”, khiến họ phải ngủ trên sàn lạnh. Một “tù nhân” tuyệt thực bị giam cầm trong phòng nhỏ tăm tối và thường xuyên bị la mắng. Những “cai ngục” đã trở nên bạo lực và độc ác hơn dự kiến.
Chỉ sau 6 ngày, tác giả nghiên cứu đã phải hủy bỏ thí nghiệm. Những sinh viên đóng vai “tù nhân” bị hoảng loạn tinh thần và không một ai tin rằng những sinh viên trong vai “cai ngục” lại có thể trở thành những kẻ tàn bạo, lạm quyền. Một sinh viên bình thường chắc chắn không dám thực hiện những hành động bạo lực. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh đặc biệt, với quyền lực trong tay và ở trong một hệ thống cho phép thực hiện những hành vi đó thì nhóm sinh viên này đã làm điều không ai nghĩ đến.
❗ Khi người tốt dám làm việc xấu
Bây giờ thì bạn đã hiểu vì sao một người có thể làm những điều trái ngược với bản chất của mình. Để tổng quát hóa, bạn có thể tóm tắt lại như sau (lưu ý, đây không phải công thức mà chỉ giúp bạn dễ hình dung hơn):
𝐇𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐋𝐮𝐜𝐢𝐟𝐞𝐫 = 𝐇𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 (𝐒𝐢𝐭𝐮𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧) + 𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐥𝐮̛̣𝐜 (𝐏𝐨𝐰𝐞𝐫) + 𝐇𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 (𝐒𝐲𝐬𝐭𝐞𝐦)
Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài ví dụ.
1️⃣ Một người bình thường có thể rất tuân thủ luật khi tham gia giao thông. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như vào đêm khuya, người đó lái xe trên ngã tư một mình và xung quanh không có cảnh sát giao thông? Khi đó, họ có thể tự cho mình một quyền lực là thoải mái vượt đèn đỏ mà không hề cảm thấy có lỗi.
Cũng vẫn là ví dụ đó, trong trường hợp này, người lái xe vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Cảnh sát giao thông có thể “xử lý nhanh, không cần lập biên bản” nếu ở đó không có sự giám sát và người này được thực hiện quyền đó. Ngược lại, chuyện này sẽ không xảy ra nếu như camera được lắp đặt ở các ngã tư trên đường và thi hành chính sách “phạt nguội”. Điều này có nghĩa là khi một người vượt đèn đỏ, camera giao thông sẽ phát ra tín hiệu, đồng thời họ sẽ tự động bị xử phạt. Trong một thời hạn nhất định, người đó sẽ phải nộp phạt nếu không muốn bị tước giấy phép lái xe. Đây là cách mà rất nhiều nước phát triển áp dụng.
Ở Singapore, khi đến trạm thu phí, chỉ cần tài xế để bánh xe lăn qua vạch vào vùng đường mới, tài khoản ngân hàng của họ sẽ được hệ thống tự động trừ tiền thay vì phải dừng lại đóng tiền mặt. Cảnh sát giao thông cũng rất ít khi xuất hiện trên đường, trừ khi có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Như vậy, chính phủ Singapore đã xây dựng một hệ thống đặt các tài xế vào hoàn cảnh mà họ không có quyền để thoải mái thực hiện hành vi sai luật. Cả cảnh sát cũng được đặt vào một hoàn cảnh mà mình không có quyền “xử lý nhanh mà không cần lập biên bản”.
2️⃣ Vì sao lại có những người đàn ông cực kỳ vũ phu với vợ? Liệu có phải bởi vì từ những ngày còn yêu nhau, họ đã bạo lực như vậy? Lý do là bởi vì họ được đặt vào một hoàn cảnh mà họ cho phép mình có quyền lực để làm như thế. Phụ nữ, đặc biệt là nhiều người ở thế hệ trước đây, có khuynh hướng nhẫn nhịn và cam chịu. Cộng thêm những định kiến của xã hội nên khi bị chồng đối xử tệ bạc, họ không dám kêu ca mà chỉ cam tâm chịu đựng.
Chính vì lẽ đó, những người đàn ông kia mới có “cái quyền” để tiếp tục bạo hành. Thế nhưng, chẳng hạn khi một người phụ nữ dám lên tiếng vì quyền lợi của mình hoặc khi xã hội – những người hàng xóm láng giềng cũng lên tiếng thì mọi chuyện sẽ khác. Nhưng tâm lý con người vốn dĩ là “đèn nhà ai nhà đó rạng”, cho nên chỉ người trong cuộc mới có thể ra quyết định để giải quyết mọi chuyện.
❗ Đừng để hoàn cảnh làm bạn thay đổi
Hiệu ứng Lucifer lý giải rất nhiều những hành vi thuộc về mảng tối của xã hội. Chẳng hạn như một người sa ngã vào nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, gian lận, ngoại tình, tham nhũng… khi họ rơi vào hoàn cảnh cho phép mình có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác thì đây không phải là một hiệu ứng tiêu cực. Hiệu ứng này giúp chúng ta chấp nhận sự thật rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành một người dám làm những chuyện xấu vì chúng dễ thực hiện hơn là những điều tốt.
Do vậy, hiệu ứng Lucifer có thể coi là một nguyên tắc, một lời cảnh tỉnh để mỗi chúng ta cố gắng giữ phần “người” không thất thế trước phần “con”. Điều đó chắc chắn không hề dễ dàng bởi cuộc sống có nhiều khó khăn, cám dỗ nhưng đừng để hoàn cảnh biến đổi con người bạn. Khi hiểu về hiệu ứng Lucifer, chúng ta có thể điều chỉnh hoàn cảnh, tạo ra những ranh giới và nguyên tắc để không cho phép mình thực hiện hành vi xấu.
---
Nội dung được dịch và biên tập bởi Team Trần Đăng Khoa.
Nguồn: https://tamlyhoctoipham.com/
14 notes
·
View notes
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền:
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích kỷ này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ!
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói.
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến chết đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn thất trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người bạn đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là ph��n thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
11 notes
·
View notes
Text
Người nhân hậu là người hạnh phúc nhất, vì trong tâm luôn có bến đỗ bình yên.
Trong cuộc đời của mỗi con người, phúc đức và thiện căn là một con tàu kho báu vô giá. Con tàu quý giá nàγ có thể vượt qua dòng chảγ của sinh tử và đến được bờ bên kia an toàn.
Càng bao dung, yêu thương và nhân hậu thì lòng càng dễ tha thứ, hiển nhiên hạnh phúc sẽ luôn đong đầy. Cũng như biển cả vĩ đại, nhờ dung nạp trăm sông mà không phân biệt nước đục, nước trong. Một người, có thể thành vĩ nhân, sở dĩ là nhờ vui cái vui của thiên hạ, buồn cái buồn của thế nhân, sở hữu một tấm lòng nhân hậu, thoáng đãng.
Đôi mắt của chúng ta cũng có lúc tràn đầy cảm hứng, sẽ tìm kiếm cảnh đẹp trong sự hối hả nhộn nhịp của thế gian. Một bức tranh đơn giản, một bài thơ lặng lẽ, một khúc hát đơn sơ dường như có khả năng thẩm thấu và len lỏi vào từng góc nhỏ của trái tim, mở ra những cánh cửa mới, giúρ ta hiểu được chiều sâu của cuộc sống, không ngừng khai mở bản chất ẩn sâu bên trong mỗi người.
Mỗi ngày trôi qua trong sự hối hả và bận rộn, ta sẽ gặp những người cần được giúp đỡ, như người ăn xin, người hỏi đường, người sa cơ lỡ vận. Mỗi lần như thế, ta lại nhìn thấy bạn bè và thân nhân bên cạnh mình dừng lại bước chân bận rộn để giúp đỡ mọi người. Hành động giản đơn nhưng vô cùng cao đẹp ấy cũng giống như một con thuyền qua sông trong tâm hồn chúng ta.
Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, câu chuyện về Đức Phật Mật-lặc Nhật-ba (Milareρa) mang lại nhiều sự giác ngộ. Mật-lặc Nhật-ba từng nói: “Trong cuộc đời của mỗi con người, phúc đức và thiện căn là một con tàu kho báu vô giá. Con tàu quý giá này có thể vượt qua dòng chảy của sinh tử và đến được bờ bên kia an toàn. Những người thường hay làm việc ác sẽ bị sự cám dỗ và nham hiểm thu hút, rồi dần dần chìm xuống. Cùng là mang thân người, nhưng làm việc thiện hay ác, nổi lên hay chìm xuống, tìm đến hạnh phúc hay đau khổ… đều do bản thân mình mà ra”.
Phật gia có câu: “Nhân thân nan đắc”, cần phải trân trọng mối quan hệ giữa người với người và đối xử với nhau bằng thiện tâm. Người khác nhau có số phận khác nhau, cũng có mối nhân duyên khác nhau. Nhưng dù là nhân duyên thế nào, ai ai cũng nên nghĩ tới những bến bờ tốt đẹp, giúp người khác bước lên phà qua sông an toàn. Khi chúng ta có lòng lương thiện, thì trong lòng chúng ta đã có một bến đỗ bình yên.
Người có trái tim nhân hậu, thì trái tim sẽ có một bến phà để giúρ đỡ người khác qua sông. Trái tim có bến đỗ, thì sinh mệnh có thể tự do tự tại vượt qua khó khăn để đến được bến bờ hạnh phúc. Để trái tim có một bến đỗ mới là sự mong đợi và khao khát chân chính của sinh mệnh.
Người nhân hậu, lương thiện luôn có bến đỗ bình yên trong tâm
Trong cuộc sống, hẳn mỗi người sẽ đứng trước rất nhiều con đường, nhiều ngã rẽ và nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu cuộc sống bắt ta phải lựa chọn thì bạn đừng do dự khi chọn mình trở thành người lương thiện.
Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình. Xưa nay nhân quả báo ứng không đâu là không linh nghiệm, có chăng chỉ là chúng ta chưa thực sự chứng nghiệm mà thôi.
Trên đời này, ai sinh ra cũng có một sứ mệnh riêng. Trong phút giây nào đó, có người đang tiến, kẻ đang lùi, nhưng đó đều là những con đường riêng của mỗi người.
Thế gian này rộng lớn vô cùng và không có gì là hoàn hảo. Bởi thế, có người thì độ lượng bao dung, nhưng có kẻ lại quanh co, so đo tính toán.
Là người khôn, muốn được bình yên hãy nhớ rằng thiện lương sẽ được hạnh phúc. Khi bị ấm ức, cứ lặng lẽ bỏ qua, bị hiểu lầm, cứ mỉm cười cho xong chuyện, hơn thua chỉ mệt thêm. Nếu ở nơi này không có niềm vui, cứ tìm sang chốn khác.
Cuộc sống là vậy, buồn có, vui cũng chẳng thiếu. Việc của chúng ta đó là hãy biết tự lựa chọn thưởng thức màu sắc trên cuộc đời. Chẳng hạn như gặp ngày trời âm u thì nghe gió thổi ngắm mưa rơi, không có hương hoa thì thưởng thức mùi thơm cây cỏ, mùi đất, không có tiếng nhạc thì nghe tiếng côn trùng, không có,… Chỉ cần lòng luôn ghi nhớ “Tâm tĩnh vạn sự bình – Tâm vui vạn sự thuận”.
Hay như trong việc kết giao những mối liên hệ, bạn bè tri kỷ, quý trọng nhau ở cái sự chân thành. Cuộc đời này đầy rẫy sự biến đổi, yêu và hận cũng dần dần theo thời gian mà đổi thay, cái chính là phải chân thành, bao dung.
Càng bao dung, càng yêu thương và nhân hậu thì lòng càng dễ tha thứ, hiển nhiên hạnh phúc càng đong đầy. Cũng như biển, biển trở nên vĩ đại là nhờ dung nạp trăm sông không phân biệt sống đục, sông trong. Người có thể thành vĩ nhân là nhờ vui cái vui của thiên hạ, buồn cái buồn của thế nhân.
Trong đời sống bình thường, người làm thiện lành thì được mọi người quý mến, xã hội tôn vinh. Sống trong một môi trường có nhiều người quý mến ủng hộ thì đó là một môi trường hạnh phúc. Sự làm điều tốt lành của chúng ta lại có ảnh hưởng đến người khác, có người bắt chước làm theo, thì một nhân tốt không chỉ cho ra một quả tốt, mà nhiều quả tốt.
Vậy nên, đừng nên bận lòng oán hận thiệt hơn, hạnh phúc chỉ có ở người biết nghĩ cho kẻ khác trước khi nghĩ cho bản thân. Và người thiện lương tự khắc sẽ hạnh phúc.
Lan Hòa biên tập/Vandieuhay.
14 notes
·
View notes
Text
ÚP MẶT VÀO VỚI TRANG KINH
Câu đúng văn phạm phải là “úp mặt vào trang kinh”, sao vẫn nghe thiếu thiếu gì đó! Thêm chữ “với” có vẻ thừa, thôi kệ. Cần gì đúng văn phạm. Đúng cho người, nhưng lại chẳng đúng với ta, thế thì tại sao không viết đúng cái điều mình nghĩ: Úp mặt vào với trang kinh!
Chợt nhớ một giai thoại Thiền, lâu rồi, tra mãi chẳng ra, đại loại:
Tăng hỏi Hoà Thượng:
Hoà Thượng sao vẫn còn tụng Kinh để làm gì?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt.
Tăng hỏi:
- Con bắt chước Hoà Thượng được chăng?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt. Còn mắt ông dùi vào kinh thì đến da trâu cũng lủng!
Trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục quyển 27 (Đại 47, 928 trung) ghi: Đóng cửa ngồi nhìn vách, đây chính là thuốc hay để dừng tâm; nếu chỉ dùi giấy cũ (Toản cố chỉ) thì nhất định sinh ra mầm mống sinh tử từ vô thủy đến nay trong tạng thức.”
Ôi! Tụng đọc kinh sách mà không tỏ ngộ thì chỉ là “dùi giấy cũ”. Đúng là với con mắt phàm phu đầy tư biện của chúng ta mà tụng đọc kinh sách thì da trâu cũng lủng chứ nói gì đến giấy mỏng của trang kinh!
Nhưng không! “Dùi giấy cũ” chỉ là sự phê phán của mấy ông Thiền sư, chỉ trích những kẻ chỉ biết tầm chương trích cú. Trong Thiền lâm chẳng đã từng dạy: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Làm sao để chẳng đồng với thuyết của tà ma ngoại đạo? Chỉ còn biết quay về úp mặt vào với trang kinh!
Ngoài kia người ta ác quá, lôi cả ông Phật của 26 thế kỷ trước ra nguỵ biện để phê phán cuộc đời thói hư tật xấu, nhân danh lý trí, trí thức, nhân danh cao thượng, khôn ngoan, cưỡng từ đoạt lý, phán không chừa chút sỉ diện tối thiểu còn sót lại, kiêu căng, đắc thắng, trong khi một chút hơi thở chánh niệm để bảo toàn nhân cách còn không có, thì nói chi đến hay dở đúng sai. Điều quý báu nhất của người con Phật, nhất là trong mùa an cư kiết hạ của chư tăng, chẳng cần phân bua tranh biện, lặng lẽ quay về úp mặt vào với trang kinh.
Úp mặt vào với Hoa Nghiêm, thấy mười cánh huyền môn mở ra phơi phới, cùng Thiện Tài Đồng Tử đi vào pháp giới, gặp Đức Mạn Thù Thất Lợi dắt đi gặp Phổ Hiền, lạy từng hạt bụi trong mười phương cõi nước để thâm tạ duyên sanh trùng trùng vô tận, để thương mình, để yêu người, nào có còn kẻ oán với người thân.
Úp mặt vào với Tứ A-hàm, thấy cùng với ngàn vị tỳ-kheo theo chân Phật, ôm bình bát đi vào tụ lạc khất thực. Thấy mỗi nhánh lá, cành hoa, vầng nhật nguyệt đầu non, ánh tinh cầu đáy nước, tất cả đều thơ mộng, hiền hoà, và nhiệm mầu như thể, như thế, như nhiên.
Úp mặt vào với Bát-nhã, thấy ta với người là một, thấy ta và cảnh không hai. Thấy nỗi tức giận đêm qua thành chất liệu thanh lương sáng sớm. Nghe những lời mắng chửi bữa nọ như bản giao hưởng tuyệt vời. Giọt lệ của ngày hôm qua biến thành mưa của ngày hôm nay. Ai còn lưỡng lự đâu nơi, nhờ gươm báu chặt đứt rời sắc không. Bao nhiêu phiền muộn viễn vông, chợt rơi rụng hết như không một chiều.
Úp mặt vào với Pháp Hoa, thấy giọt sương mai chiếu diệu lung linh nghìn pháp giới. Thấy mình bỗng dưng giàu sang cao cả, trí thức lên nhiều. Thấy lại tuổi thơ cùng bạn bè nắn viên đất sét thành ông Phật rồi sụp lạy nam mô, rồi được Phật cho lên ngắm toà Đa Bảo, hạnh phúc khi biết mình rồi cũng sẽ được dự hội A-nậu-đa-la.
Úp mặt vào với Niết-bàn, thấy mỗi phút giây đều hàm tàng bí mật, mỗi sự việc đều tổng nhiếp an nhiên. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi, có gì để nói, có gì để bàn. Cố gắng lập bày chân nguỵ để tranh biện hơn thua, chẳng bằng hớp một ngụm trà thơm nơi đầu lưỡi rồi hít thở an nhiên.
Vâng! úp mặt vào với trang kinh, để về thương mẹ kính cha, thờ thầy mến bạn. Úp mặt vào với trang kinh, để thương quý người hành khất bên đường giống như thương kẻ rong rêu đầu đường xó chợ, bãi rác gầm cầu. Bạn đang bị mắc nợ ư? Bạn đang bị tấn công ư? Bạn đang được xưng tụng ư? Bạn đang bị tình phụ ư? Bạn ơi! Tôi chẳng thể trả nợ giùm cho bạn. Tôi chẳng thể bảo hộ được cho bạn. Tôi chẳng dìm bạn xuống, tôi cũng chẳng kéo được bạn lên. Nhưng tôi muốn nói, bạn hãy tin tôi đi, quay về úp mặt vào với trang kinh, ngay trong mùa hè này nhé. Bạn nhìn thấy không? Quý thầy, tăng ni khắp chốn, với chiếc y vàng, khuôn mặt an nhiên và nụ nụ cười ý nhị, đang phủ phục dưới chân Phật, và nhẹ nhàng tụng đọc tôn kinh.
Tôi xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư trong Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, bối cảnh có thể khác nhau, nhưng lối về chỉ một, để kết thúc bài viết vu vơ này bạn nhé:
“Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng”
Thuỳ Ngữ Thất, bồ lựu nguyệt năm Giáp Thìn
Nhất Thanh T.NH.
Từ Bùn Sen Nở
9 notes
·
View notes
Note
suzu có thể cho tui biết tại sao cô thích geto được không, cá nhân tui thì tui thấy sự đồng cảm của mọi người cho geto không được chính đáng cho lắm. cô cứ bỏ qua ask này của tui nếu cô không thoải mái nha :<<
Tôi từng có một cuộc deeptalk 3 tiếng với một đứa bạn của tôi (nó fan sukuna) về lý do tại sao gojo không xứng đáng bị fandom ghét như thế, và bây giờ thì tôi sẽ đưa ra một số lý do tại sao geto cũng đáng được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa nha (well, cũng tương tự như bài "ted-talk" của tôi với bạn fan sú kia thì bài viết về suguru này cũng sẽ dựa trên cảm nghĩ cá nhân và một số những phân tích dựa trên các sự kiện canon trong JJK).
By: lilydasimp
1. Bản chất Suguru là một người tốt.
- Suguru là một người rất tốt, anh ấy kiên định với lý tưởng của bản thân, có khuôn mẫu đạo đức cùng lập trường rất vững chắc và cao thượng. Trong season 2 của JJK, chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó khi Satoru bảo, "đám phi thuật sư là lũ yếu đuối, tại sao lại phải bảo vệ?" thì Suguru trả lời, "vì chúng ta (những chú thuật sư) có sức mạnh hơn người thường, cho nên trọng trách của chúng ta là bảo vệ những người yếu thế hơn." Nếu nhìn từ ngoài vào, ta có thể đánh giá một cách chủ quan Suguru là kiểu người điển hình cho khuôn mẫu "anh hùng", với lý tưởng là sức mạnh đi kèm với trách nhiệm, và trách nhiệm ở đây chính là bảo vệ những người yếu thế hơn mình.
- Suguru là kiểu người tự tin vào sức mạnh của bản thân. Trong nhiệm vụ hộ tống Tinh Tương Thể, anh ấy đã nói với Riko rằng, "bọn anh sẽ bảo vệ tương lai cho em." Anh ấy đủ tự tin vào bản thân mình và Satoru, tin rằng cả hai là mạnh nhất. Nên giả như Riko chọn quay về, anh ấy sẽ chịu trách nhiệm "bảo đảm tương lai" cho Riko (bởi vì Riko chỉ là một đứa trẻ ngây thơ vô tội, mà một đứa trẻ thì nên được SỐNG, chứ không phải là bị hiến tế.)
- Có thể thấy, Suguru sẵn sàng đi ngược lại với nghĩa vụ mà cấp trên giao, vì anh ấy không muốn nhìn một đứa trẻ vô tội như Riko phải chết. Tức là gì, chúng ta có thể thấy, Suguru là một người giàu lòng trắc ẩn.
- Anh ấy lo lắng cho những người thân cận (lo cho Satoru khi Satoru thức trắng mấy đêm liền để bảo vệ cho Tinh Tương Thể, ai ấy cũng là người duy nhất nhận ra Satoru đang mệt mỏi, cũng là người duy nhất lên tiếng nhắc nhở cậu bạn thân không nên làm việc quá sức). Như vậy, Suguru còn là một người cực kì tinh tế.
- Chúng ta sẽ không phân tích quá sâu vào thuật thức của Suguru, nhưng có một điều chúng ta chắc chắn phải biết, đó là Suguru phải hấp thụ những chú linh thường xuyên dưới dạng những tinh cầu thường xuyên. Mà các chú linh, nguyền hồn, đều bắt nguồn từ những tiêu cực, thù hận, sợ hãi, ái dục,... nên chắc chắn những oán niệm đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của anh ấy.
- Tâm lý của Suguru có bước ngoặt sâu sắc sau khi nhiệm vụ thất bại, Tinh Tương Thể Riko Amanai bị giết ngay trước mắt (cũng là ngay sau khi anh ấy hứa là sẽ BẢO VỆ tương lai cho Riko). Suguru đã thua cuộc trước Toji, không bảo vệ được Tinh Tương Thể, (đáng ra anh ấy cũng phải bỏ mạng nếu không phải vì Toji thấy hứng thú với thuật thức hiếm gặp của anh và tha mạng), và Riko - một đứa trẻ vô tội bị GIẾT ngay trước mắt. Đó là một cảm giác khủng khiếp còn khó tả hơn nhiều so với thứ gọi là "cú sốc tinh thần".
- Như vậy thì có thật là "mạnh nhất" hay không? Thậm chí còn không bảo vệ được một đứa trẻ vô tội mà lại để đứa nhỏ chết ngay trước mắt mình.
- Chưa dừng lại ở đó, Suguru lại thấy Satoru ôm xác Tinh Tưởng Thể và khắp nhà xác là lũ phi thuật sư đông nghịt vây quanh, vỗ tay rào rào. Chúng vui mừng trước cái chết của một đứa bé tội nghiệp??? (Tôi mà là Suguru thì chắc tôi điên lên rồi khử sạch tất cả rồi chứ không có chuyện nhân nhượng như thế đâu)
- Nhưng mà, ngay cả khi Satoru bảo "cậu có muốn giết sạch lũ người này không? nếu bây giờ mà giết thì tôi cũng không cảm thấy gì đâu.", Suguru lại không làm vậy. Đấy là khi lý tưởng bảo vệ phi thuật sư của anh dần tan nát, cũng là sự cố gắng níu lại lý trí lần cuối cùng.
- Cú sốc tinh thần quá lớn, Suguru bị trầm cảm. Ngoài ra, nếu xét về tâm lý học thì khả năng cao Suguru còn bị PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn cực độ). Anh ấy mất ngủ, mệt mỏi, bơ phờ, và thường xuyên zone out, đây là triệu chứng điển hình của PTSD và trầm cảm.
- Cộng thêm việc Satoru đã trở thành mạnh nhất, các nhiệm vụ Đặc Cấp giờ chỉ một mình Satoru là đã đủ để xử lý. Không chỉ vậy, tâm lý của Suguru còn xấu đi rõ rệt sau khi hậu bối Haibara chết (có một điều mà mình nhận ra đó là Haibara cũng còn trẻ, trạc tuổi Riko, và tính cách cũng hoạt bát, năng động na ná Riko). Haibara chết rất đau đớn, nếu mọi người để ý kĩ có thể thấy tấm chăn trắng đắp lên xác cậu ấy bị rũ xuống, cho thấy rằng cậu ấy chết vì bị mất nửa người bên dưới.)
- Bản thân Suguru khi đi tới nhận xác cũng phải thấy tận mắt cái chết quá bi thảm của đàn em, nên một lần nữa, lý tưởng cao thượng lúc trước của anh càng lúc càng vỡ vụn.
- Cái mốc đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của lý tưởng đó là sau cuộc nói chuyện với Yuki. Tinh thần Suguru lúc ấy đã lao dốc đáng báo động rồi, nhưng khi nói chuyện với Yuki, anh ấy nhận ra một điều, đó là bản thân phải tạo dựng một thế giới không có nguyền hồn hay chú linh. Vì sao? Vì nếu không có nguyền hồn hay chú linh, thì các chú thuật sư sẽ không phải chết nữa. Nhưng làm thế nào để tạo dựng một thế giới như vậy? Nếu cứ mỗi ngày đều đi tiêu diệt nguyền hồn, dù có siêng làm nhiệm vụ đến đâu thì nguyền hồn vẫn là vô hạn. Việc tiêu diệt nguyền hồn mỗi ngày cũng giống như việc xén cỏ dại vậy. Xén cả ngàn lần thì cả ngàn lần cỏ mọc, vậy nên mới có câu: "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc."
- Tương tự với việc tiêu diệt nguyền hồn, cũng giống như cỏ dại, thay vì mỗi ngày đều cật lực trừ tà thì tại sao không tiêu diệt cội nguồn của nguyền hồn??? Hay nói cách khác, TIÊU DIỆT CÁC PHI THUẬT SƯ. Nếu các phi thuật sư không còn, chấp niệm tiêu cực cũng tan biến, nguyền hồn sẽ không còn nữa, và, điều đó cũng có nghĩa là không một chú thuật sư nào sẽ phải bỏ mạng giống như đồng đội của anh ấy, như Haibara.
2. Dù có thế nào đi nữa thì bản chất Suguru luôn là một người rất tốt.
- Nhưng Gege xây dựng Suguru là một hình mẫu nhân vật "phản diện lý tưởng cực đoan". Kiểu nhân vật này rất tham vọng, có đạo đức nhưng lại theo xu hướng lệch lạc, cực đoan, biện hộ cho hành động mình làm là vì mục đích cao cả (Thanos trong MCU là một điển hình). Ở đây, "hành động" của Suguru là muốn gây dựng một thế giới chỉ có các chú thuật sư vì "mục đích cao cả" là không muốn ai phải bỏ mạng vì nguyền hồn. Anh ấy chỉ muốn tạo một thế giới mà những người ấy quan tâm được sống, được an toàn và hạnh phúc. Có thể thấy rất rất rất rõ điều đó qua sự kính trọng và trung thành tuyệt đối của những chú nguyền sư dưới trướng Suguru, điển hình là cặp song sinh mà Suguru đã cứu sống (hai đứa bé có khả năng nhìn thấy nguyền hồn và bị lũ phi thuật sư nhốt lại, dung túng, đe doạ, chửi rủa và hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần).
- Tôi đồng cảm cho những gì mà Suguru trải qua, nhưng lại khó có thể đồng tình cho cách mà anh ấy hành động. Khi mà anh ấy tàn sát ngôi làng rồi sau đó bị treo án tử, chắc chắn trong số những người bị giết sẽ có những người vô tội, những người hướng thiện, và thậm chí, là cả những đứa trẻ.
- Điềm tĩnh, tham vọng, quyết tâm, giàu lòng trắc ẩn, nhưng lại hành động có phần xốc nổi và máu lạnh. Tôi có thể cảm thông cho Suguru nhưng nhiêu đấy những lý lẽ dẫn chứng mà tôi đưa ra vẫn khó có thể bào chữa cho hành động của anh ấy. Xét về đạo đức, thì việc thông cảm hay không thông cảm cho Suguru cũng giống khái niệm "bẫy đạo đức" trong triết học vậy. Giống như việc liệu có nên đẩy một người khoẻ mạnh xuống đường ray để cứu năm người bên dưới không, hay không làm vậy vì người đó chẳng có tội tình gì và cuối cùng bất lực không thể làm gì khác ngoài nhìn năm người kia bị tàu cán chết.
3. Suguru vừa đáng trách nhưng cũng thật sự đáng thương.
- Cố gắng như thế mà cuối cùng sau mười năm lại phải bỏ mạng trong khi lý tưởng vẫn chưa được hoàn thành. Bạn thân duy nhất trở thành kẻ địch, rồi cuối cùng phải chết dưới tay của người đã từng là tri kỉ duy nhất.
- Đến khi chết rồi thì cơ thể lại bị lão Kenjaku chiếm đoạt, nói chung là sống thì khổ đau tủi cực mà chết cũng không được ra đi thanh thản. Suguru là điển hình cho kiểu nhân vật phản diện lầm đường lạc lối, kiểu bất hạnh và tan vỡ từ thể xác cho đến tâm can.
- Một điều nữa, tôi để ý anh ấy rơi nước mắt lúc gặp lại Satoru - người đã tử hình anh ấy (afterlife). Tôi sẽ để dòng này ở đây và không nói gì cả (toi cut len thien dang tim anh day)
4. Tóm lại, Suguru là một người rất tốt.
- Anh ấy là một trong số cực ít những nhân vật để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Mà cũng phải cảm ơn ông bố chồng Gege Akutami vì đã xây dựng rất thành công hình mẫu phản diện toàn vẹn như Suguru.
- Suzu hiếm khi đa cảm thế này lắm anh chị em thông cảm nha, chẳng qua là iu thương chồng quá nên mới phóng bút viết ra cái post này thôi 🥺
7 notes
·
View notes
Text
Thú thật, trong một thời gian khá dài, tôi đã đứng từ xa ngắm nhìn cái poster Schindler’s list trôi bồng bềnh trên bảng danh sách phim Netflix của mình, và chưa bao giờ cho phép mình dừng lại ngắm nhìn quá ba giây bởi nó thuộc thể loại phim đen trắng.
Bộ phim khơi gợi trong tôi câu hỏi về nguồn gốc chiến tranh và ý nghĩa của sự tồn tại. Ban đầu, có lẽ cuộc chiến chỉ nằm trong đầu Adolf Hitler - một ý tưởng vừa tượng hình trong não bộ như một cơn gió thu nhẹ chỉ đủ sức làm lay động những chiếc lá vàng sắp lìa cành. Sau đó vào một ngày tháng 9 năm 1939, chẳng biết một con bướm nào đã vỗ đôi cánh để rồi tiếp sức cho cơn gió bé nhỏ kia trở thành một cơn cuồng phong quét sạch mọi nẻo đường nó đi qua. Khi đó, sinh mạng của con người Do Thái chỉ nằm vỏn vẹn một dòng duy nhất trên những danh sách mà đội quân SS thống kê để cai trị và chà đạp.
Mở màng với gam màu nắng chiều vàng ấm cúng nhưng vô cùng buồn bã trong một căn phòng nhỏ, nơi các sắc màu vẫn còn hiện diện đầy đủ trên gương mặt các thành viên của một gia đình Do Thái tiêu biểu ở Ba Lan. Có lẽ đấy là buổi chiều cuối cùng trước khi người Đức tuyên bố chiến thắng và họ biết buổi lễ Sabbath này không thể kéo dài mãi. Hai ngọn nến lập loè trên bàn là linh hồn của buổi lễ. Các cảnh sau đó vẫn còn màu sắc nâu vàng nhưng không còn sự hiện diện của đại gia đình Do Thái nọ. Kết thúc khi nến đã tan chảy chỉ còn lại hai ngọn tim đèn yếu ớt mở ra trường đoạn trắng đen của bộ phim, báo động một thời kỳ đen tối chính thức bắt đầu. Màu sắc lúc này như một tấm ảnh ��ã bị một đàn muỗi vằn khát máu bu kín, hút sạch chỉ để lại một màu đen trắng của tan tác và mùi tanh của sợ hãi.
Nội dung phim kể về Oskar Schindler, một doanh nhân máu mặt thuộc đảng Đức Quốc xã, đã khéo léo nhận ra chiến tranh mang lại cơ hội sản xuất thương mại với chi phí nhân công vô cùng rẻ mạt. Với lợi thế sở hữu các mối quan hệ thân tín với giới chính trị, quân đội Đức, Oskar đã mua lại một xưởng sản xuất địa phương tại Krakow rồi tái thiết lại thành một đế chế sản xuất nồi và chảo phục cho quân đội. Khi vợ ông đến thăm, ông hồ hởi chia sẻ việc kinh doanh trong quá khứ là vô nghĩa khi so sánh với hiện tại. “Mỗi thương vụ anh đã từng thử giờ anh đã thấy rồi, không phải do anh thất bại”. “Nó luôn thiếu hụt một thứ gì đó”. “Dù anh biết nó là gì, anh cũng không thể tạo ra nó. Nó tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”. Cô vợ ngây thơ thắc mắc: Là may mắn sao anh? Câu trả lời cáo già của Schindler khiến tôi sởn da gà: CHIẾN TRANH.
Sáu triệu người dân Do Thái đã chết không kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ hay em bé sơ sinh… Một số đã bị bắn khi đang đi trên đường, hoặc đang đẩy xe lao động cật lực, hay vừa ngồi xuống cột cọng dây giày. Một số bị tống vào lò hơi ngạt tập thể. Một số nấp dưới tủ chén. Một số dán mình dính vào gầm giường. Một số nín thở dưới hầm xí. Một số tháo chạy vào đường cống. Một số chỉ run cầm cập. Một số chỉ đứng nhìn vô định. Một số chỉ có tội già nua. Một số cứ nối tiếp nhau bước vào một cánh cửa mà không biết sẽ bị giết bằng thú vui tiêu khiển nào… Đau đớn nhất là lúc tôi tưởng tượng cảnh các cháu tôi bị bọn Pháp xít thảm sát, nước mắt tôi rớt lúc nào không hay.
Quan chỉ huy SS - Amon Goth - đại diện cho tất cả sự ác độc của Đức Quốc Xã. Người hầu gái Goth đã tiết lộ cho khán giả thấy được sự tuyệt vọng của mình khi sống chung với một con quái vật đội lốt người. Cô đã chứng kiến nhiều vụ việc khi nòng súng của Goth nã vô tội vạ vào người dân Do Thái. Bất lực vì đã cố tìm hiểu lý do, nhưng cô không thể nào hiểu được. Những người bị bắn, “họ không ốm cũng không gầy”, “không làm chậm mà cũng không làm nhanh hơn bất kỳ ai”. “Càng chứng kiến Ngài Chỉ huy, tôi càng hiểu chẳng có nguyên tắc nào để có thể sống sót”. Cô đã chấp nhận việc Goth sẽ bắn cô vào một ngày nào đó. Việc sống mà nơm nớp có người giết mình bất kỳ lúc nào thì chỉ là sự tồn tại của một bóng ma.
Phẫn nộ, uất hận, bàng hoàng, thẫn thờ là một mớ cảm xúc tôi trải qua khi bộ phim kết thúc. Nếu được định nghĩa lại từ “chiến tranh” trong từ điển, thì nó phải là địa ngục. Triết gia Jean Paul Sartre nổi tiếng của Pháp ở Thế kỷ XX đã từng suy nghĩ như vậy: Con người là địa ngục của nhau. Bạn ngẩm thử xem…
Trong cái địa ngục đó, Oskar Schindler đã cầm ngọn đuốc rọi sáng màn đêm. Để giải cứu gần 1,200 người Do Thái, ông chiêu mộ họ dưới vỏ bọc thợ lành nghề cho xưởng sản xuất của mình. Với mỗi người được giải cứu, ông đã tiêu tốn một phần tài sản cá nhân. Và đến một lúc khi con số lên đến 1,200 người thì đó là tất cả tài sản mà ông có được; đến nỗi có một lần kế toán công ty, Itzhak Stern, phải vội vã đến hỏi Oskar xem ông ta có giấu mình bất kỳ một khoản tiền nào không vì với "độ hào phóng" như hiện tại thì có lẽ không bao lâu sẽ chẳng còn một xu trong tài khoản.
Điều làm nên vẻ đẹp của bộ phim chính là xuất thân của Oskar - một tên Phát xít, nhưng người xem có thể nói ngay trái tim ông không thuộc về một đảng cầm quyền nào cả. Ông đã trao cho những người nô lệ Do Thái niềm tin vào nhân loại giữa lúc hỗn mang nhất. Phân cảnh Schindler hôn một phụ nữ Do Thái khi cô ta cầm trên tay cái bánh kem đến chúc mừng sinh nhật ông thật đẹp. Một nụ hôn như bản tuyên ngôn về tình yêu và bình đẳng. Nụ hôn cũng là lời chế nhạo đối với những kẻ nhân danh đủ thứ trên đời để có thể trưng trổ thứ quyền lực thô thiển. Nếu có một tôn giáo mà tôi theo đuổi, thì đó chính là thứ tôn giáo cho phép con người ta trao nhau những nụ hôn như thế.
Thật may mắn khi cuộc thanh trừng người Do Thái của Hitler đã chấm dứt, nhưng dường như cánh cửa địa ngục trần gian mà ông ta đã mở ra sẽ không bao giờ thực sự khép lại. Những sang chấn tâm thần, nỗi sợ hãi, sự ô nhục vẫn còn vương lại đâu đó sẽ được truyền lại bằng cách này hay cách khác cho các thế hệ tiếp theo như một màng sương không màu chứa đựng bên trong những bóng ma chực chờ đội mồ sống dậy. Một cách tự nhiên, nó sẽ được điều chỉnh vào gene của con cái của những con bướm sống sót sau cuộc di cư vạn dặm, như Ocean Vuong đã viết trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Định kiến là một bức tường dày. Cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ một ý nghĩ lệch lạc của một ai đó. Từ đó, máu và nước mắt sẽ tụ thành hồ và được chứa bên trong những bờ kênh tường dày kiên cố.
Giữa muôn vàng cơ hội được sống như một ông hoàng, Oskar Schindler đã chọn cho mình một thế khó. Ông đã cầm đầu những công nhân Do Thái thoát ra cánh cổng địa ngục ở các trại tập trung.
Ai dám đứng lên cầm trên tay cây búa để đập nát định kiến của chính mình sẽ tạo nên phép màu nhân gian. Schindler đã làm được điều đó. Ông tự mua cho mình một tấm vé đến thiên đàng. Nhưng trước hết ông phải tự mình bước ra khỏi cái bậc cửa nơi ông đã đi vào (hay vô tình mở ra). Tự dưng tôi có cảm giác có lẽ ông đã nhận ra bên trên cánh cổng địa ngục đó ở phía bên này lại có một cái tên khác là “thiên đàng”.
Long hải, 08/05/2024
Nhân Trần
P.S.
Trái ngược với các bài bình luận cho rằng trước khi "thức tỉnh" thì Schindler ban đầu chỉ là một tên tài phiệt Phát xít máu lạnh và trơ trẻn tự gán cho mình cái quyền thượng đẳng, tôi nhìn thấy một Oskar từ đầu bộ phim đã bị nuốt chửng bởi nỗi cô đơn và sự kinh tởm khi cố che dấu tính người để có thể tồn tại với thời cuộc. Tấm hình bên trên là khi ông đang ngồi tiệc tùng giữa giới tinh hoa tại Krakow, bạn nói xem ánh mắt đó có phải thuộc về một người đang tận hưởng say đắm không?
7 notes
·
View notes
Text
TỨ DIỆU ĐẾ
Tứ đế hay Tứ Diệu đế là cách dịch của người Hán từ nguyên gốc Phạn ngữ là Catuariyasacca, cũng có cách gọi khác là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế. Tứ là số từ bốn; Diệu là tuyệt vời, khéo, hay, diệu dụng, mầu nhiệm; Đế là lời nói vững chãi, chắc thật, là chân ngôn, lời nói luôn đúng với chân lý. Tứ Diệu đế là bố điều chắc thật, diệu dụng không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha Ariyasacca): nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhân để đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế.
2. Tập đế (Samudayat Ariyasacca): nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
3. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca): nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
4. Đạo đế (Magga Ariyasacca): nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Nguồn: http://phatgiaokhatsi.com
27 notes
·
View notes
Text
Tu Hành là 1 quá trình của đời người
Đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người thế nào sẽ gặt được “quả” thế ấy. Phúc báo của một người toàn bộ đều thể hiện trên mặt. Người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Người lương thiện tự có Trời phù hộ…
Cuộc đời vốn là một quá trình vừa đi vừa lĩnh ngộ. Vạn vật thế gian đều chiểu theo quy luật tự nhiên. Rất nhiều người tin vào bói toán, họ cảm thấy linh nghiệm. Nhưng người ta vẫn thường nói: “Ba phần do mệnh, bảy phần do người”. Nói cho cùng, thứ bói toán lợi hại nhất trên đời, không phải thiên mệnh mà là bản mệnh.
1. Quẻ bói linh nghiệm nhất đời người là nhân quả
Tất cả số phận đều là do nhân quả. Cả đời người chính là một chặng đường tu hành, bạn là người như thế nào thì sẽ tạo ra “quả” như thế ấy.
Không có may mắn vô cớ cũng không có xui xẻo tự nhiên. Mỗi lần may mắn xuất hiện đều là công đức mà bạn từng tích góp, mỗi lần xui xẻo xuất hiện đều là cái giá của tội nghiệt.
Sự khốn khổ mà bạn nếm trải qua, những giọt mồ hôi đã đổ, đều là con đường mà bạn phải đi qua. Sự lương thiện mà bạn bỏ ra, tình yêu mà bạn trao tặng sẽ trở thành những niềm hạnh phúc mà đời này bạn có được. Lương thiện với mọi người, hành thiện vị tha, phúc báo tự nhiên sẽ đến.
2. Sự thay đổi vĩnh hằng nhất là vô thường
Thời gian đang trôi, người đang thay đổi, điều duy nhất trên thế giới này không thay đổi chính là sự biến hóa. Trong “Kim Cang Kinh” có nói: “Hết thảy hữu vi pháp, như giấc mộng hão huyền, như sương cũng như chớp, nên được xem là thế”.
Dù cho bạn là quan to hiển hách, hay gia tài bạc triệu, chỉ cần một trận ốm nặng cũng có thể cướp đi sức khỏe của bạn. Chỉ cần một chuyện không may cũng có thể khiến bạn trắng tay. Đứng trước sự vô thường của cuộc sống, con người thường không chịu nổi sự đả kích mà yếu đuối, chi bằng thản nhiên đối mặt sẽ đạt được một chút trấn an.
3. Hạnh phúc dung dị nhất là tùy duyên
Nơi nhân thế thăng trầm quá nhiều sự vô thường, điều an tĩnh duy nhất không gì bằng trong lòng thư thái.
Có những thứ khi sinh không mang theo đến, khi chết không thể mang đi, nếu đã vậy, hà tất chi phải cưỡng cầu? Chi bằng để mọi sự tùy duyên, quên được thì quên, buông được thì buông, không cần phải do dự, không cần phải nghĩ tới.
Làm tốt bổn phận của chính mình, không hổ thẹn với lương tâm, tự khắc sẽ được nếm trải mùi vị của hạnh phúc.
4. Cách làm đẹp hiệu quả nhất là khoan dung
Phật gia giảng: Vật tùy tâm chuyển, cảnh do tâm tạo, phiền não do tâm sinh.
Cả đời người chẳng qua chỉ là đang sống trong cõi lòng mà thôi. Gặp chuyện không như ý, do dự cả nửa ngày. Gặp người không vừa mắt, ôm hận suốt nửa năm. Lông mày cau lại, vết nhăn từ từ xuất hiện, nụ cười không còn, vết lão hóa cũng dần hiện lên khắp mặt.
Người khoan dung không nghĩ nhiều như vậy, trong lòng cũng không bận tâm chuyện gì, nét mặt nhẹ nhàng thanh thản, dung mạo tự nhiên sẽ đẹp.
5. Phương thức kiếm tiền ổn định nhất là tiết chế
Phàm chuyện gì cũng phải có mức độ, nhiều quá sẽ là thái quá. Người ta thường nói mọi chuyện bảy phần là vừa đủ, lưu một phần cho sự cố gắng, bớt một phần cho sự thúc đẩy.
Từ xưa đến nay, người thành công rất ít ai gắng sức vô độ, tham tài yêu quyền. Vì họ hiểu được cách tiết chế dục vọng của bản thân, hiểu được cách khắc chế ác ma trong lòng.
Vương Dương Minh nói: “Giảm bớt một phần dục vọng là thêm được một phần đạo Trời. Nhẹ nhàng thanh thoát biết bao, dễ dàng biết bao!”, Tiết chế dục vọng, biết đủ, mới có thể đạt được sự hạnh phúc trong cuộc sống.
6. Sự giải thoát nhanh nhất là buông bỏ
Sống trên đời chúng ta có rất nhiều thứ để cố chấp. Cố chấp vào người nào đó, vật nào đó hay việc gì đó. Như vậy chẳng phải rất mệt mỏi sao. Thứ đã qua thì để nó trôi qua, dù tốt xấu cũng không thể thay đổi, có cố chấp chỉ khiến bản thân và người khác thêm rắc rối.
Quãng đời còn lại là không dài, càng học được cách buông bỏ trong lòng sẽ càng được giải thoát, chúng ta mới có tâm trạng hưởng thụ phong cảnh trong hành trình, mới có thể nhẹ nhàng tự do tự tại.
7. Cách giải hạn thần kỳ nhất là sám hối
Đời người sẽ gặp rất nhiều sự lựa chọn, có lúc chọn sai vẫn có thể làm lại, như vậy có cơ may sẽ bắt kịp thời gian, thậm chí là làm lại cả cuộc đời.
Lúc bình thường, có vài khuyết điểm không đáng để sửa đổi, nhưng một ngọn lửa nhỏ có thể thành đám cháy lớn, sai lầm nhỏ có thể tạo nên sai lầm lớn, chuyện nhỏ có thể thành đại nạn.
Mà cách duy nhất để tránh những điều này chính là học cách tự kiểm điểm bản thân, tự sám hối. Chỉ có tự mình nhận thức và sửa đổi mới có thể thay đổi hiện thực từ gốc rễ, thay đổi tương lai của chính mình.
8. Công đức to lớn nhất trên đời là hiếu thảo
Trong “Hiền Ngu Kinh” có nói: “Không gì sánh bằng tình yêu thương và lòng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ”. Cha mẹ là ruộng phước đức của con cái, hiếu thảo với cha mẹ tăng phúc tiêu nghiệp rất nhanh, công đức cũng không thể đo lường.
Trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu, báo hiếu chớ để chậm trễ. Hiếu thuận với cha mẹ là khởi nguồn của phúc báo, cũng chính là việc công đức lớn nhất trên đời.
Mọi đạo lý đều là từ tâm, không có lòng tốt sao có mệnh tốt? Phúc báo của một người toàn bộ đều viết lên mặt. Là người hiền lành tự nhiên có phúc tướng. Là người lương thiện, tự có Trời phù hộ.
3 notes
·
View notes
Text
HÀNH GIẢ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA TÂY TẠNG
CÓ THỂ DẠY TA ĐIỀU GÌ VỀ CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: “What Tibet’s Greatest Ever Yogi Can Teach Us About Living Life”
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Milarepa nổi danh là một thi sĩ vĩ đại. Ngài thường lang thang quanh những miền quê, hát những bài ca và viết những bài thơ cho người dân địa phương. Tôi muốn chia sẻ với quý vị một vài bài thơ, giáo lý và trích dẫn nổi tiếng nhất của Milarepa với hy vọng rằng điều đó có thể mang lại lợi lạc cho một người nào đó.
1. Hãy khiêm tốn
“Hãy ngồi ở chỗ thấp nhất, và các con sẽ đạt được vị trí cao nhất.” –– Milarepa
Milarepa nổi danh là rất khiêm tốn. Ngài không mặc gì ngoài một vài quần áo rách dơ bẩn và không bao giờ ngồi trên một Pháp tòa hay ghế cao. Ngài không có tu viện lộng lẫy, thay vào đó ngài chọn cách sống trong những hang động và núi non.
Nhiều bài ca của ngài nói về sự khiêm tốn. Milarepa thường nói về đức tính khiêm tốn giúp ta phát triển lòng bi mẫn và lòng yêu thương, trong khi sự kiêu ngạo khiến chúng ta cảm thấy mình tốt hơn và quan trọng hơn tất cả những người khác. Ngài thường quở trách những người dân địa phương kiêu ngạo, nói rằng sự cao ngạo là nguyên nhân của đau khổ bởi nó quá sức quy-ngã. Và khi quý vị kiêu ngạo và tự cao, các sự việc không theo ý muốn của quý vị, quý vị sẽ đau khổ.
2. Tỉnh giác về cái chết
“Cuộc đời thật ngắn ngủi, và thời gian của cái chết thì bất định; vì thế hãy chuyên tâm thiền định. Hãy tránh những hành vi sai trái và tích tập công đức trong khả năng tốt nhất của các con, dù phải trả giá bằng cuộc đời mình. Tóm lại, hãy hành động để các con không có lý do gì phải xấu hổ về bản thân mình; và hãy tuân thủ chặt chẽ quy tắc này.” – Milarepa
Một trong những chủ đề chính yếu trong các bài thơ và bài hát của Milarepa là cái chết. Dường như việc ngài là một kẻ sát nhân trong quá khứ đã lưu lại dấu vết trong tâm thức ngài và ngài luôn luôn tỉnh giác về việc cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng Milarepa đã sử dụng sự hiểu biết đó như một nguồn cảm hứng chứ không phải một lý do để tuyệt vọng. Thay vì lo lắng về cái chết, ngài đối mặt với những sợ hãi của ngài và sử dụng cái chết của ngài như động lực chính yếu để tu hành miên mật.
Tôi thường cố khuyến khích các độc giả của tôi thực hành tương tự. Chúng ta không biết khi nào chúng ta chết nhưng ta biết rằng cái chết là một điều chắc chắn. Vì thế ta nên sử dụng cơ hội quý báu này để thành tựu các mục tiêu của ta và làm một vài điều tốt đẹp nào đó. Đó là những gì Milarepa đã làm. Ngài đã sử dụng phần lớn thời gian của ngài bằng cách liên tục tỉnh giác rằng thời gian có thể cạn kiệt.
3. Tỉnh giác về sự vô thường
“Mọi theo đuổi thế gian chỉ có một kết thúc chắc chắn phải xảy ra và không thể tránh khỏi, đó là sự đau khổ. Mọi thâu đạt kết thúc trong tan tác; mọi tạo lập kết thúc trong hủy diệt; mọi gặp gỡ kết thúc trong chia ly; mọi sự sinh ra kết thúc trong cái chết.” – Milarepa
Một điều mà tôi mong ước cha mẹ tôi sử dụng thêm thời gian để dạy dỗ tôi là chân lý của sự vô thường. Hiểu rõ lẽ vô thường là một điều vô cùng hữu ích nhưng đáng buồn thay, đó lại là một điều mà hầu hết mọi người không bao giờ thực sự thấu hiểu.
Milarepa thường nói với mọi người rằng đừng quá dính mắc vào các sự việc bởi chúng sẽ không tồn tại lâu dài. Những mối quan hệ, của cải, công việc, nhà cửa, xứ sở v.v.., tất cả sẽ biến mất như một cầu vồng. Sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Và nhờ thấu hiểu và tôn trọng chân lý này ta sẽ có thể vui hưởng cuộc đời nhiều hơn nữa. Những mối quan hệ của ta với thế giới trở nên hiện thực và lành mạnh hơn. Ta sẽ không mê mải bám chấp vào các sự việc khi ngăn cản chúng đừng chấm dứt. Khi thấu hiểu lẽ vô thường ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các sự việc khi chúng hiện hữu ở đây.
4. Đừng bị lừa gạt bởi những phóng dật thế gian.
“Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng nghỉ. Đừng trì hoãn thực hành thiền định” – Milarepa
Tôi thích trích dẫn này. Trong thực tế, tôi dùng câu trích dẫn này làm nền màn hình máy tính của tôi. Tôi đọc nó khi cần nhắc nhở mình rằng có những điều khác đáng làm hơn là chỉ ăn, ngủ và làm việc.
Tất cả chúng ta đều có thể đồng cảm với châm ngôn này, cho dù chúng ta không là những hành giả. Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng dứt. Sẽ luôn luôn có một người nào đó hay điều nào đó ngăn trở những hy vọng hay giấc mơ của quý vị. Có thể đó là công việc, tiền bạc hay một vài chướng ngại khác nhưng ngay khi quý vị vượt qua nó, một chướng ngại mới sẽ xuất hiện.
Milarepa bảo chúng ta đừng lãng phí thời gian mà phải thuận thảo với nó. Sẽ luôn luôn có những phóng dật và vấn đề, nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng ta cần phải tiến tới. Điều này vô cùng quan trọng.
Sống và chết không hối tiếc.
“Tôn giáo của tôi không phải là đạo Phật. Tôn giáo của tôi là sống và chết không hối tiếc.” – Milarepa.
Đây luôn luôn là trích dẫn mà tôi yêu thích. Không chỉ riêng của Milarepa mà của mọi người, ở mọi nơi. Tôi đọc nó và cảm thấy hứng khởi trong việc làm một người tốt hơn và làm mọi sự tôi có thể khiến cho đời tôi ích lợi hơn và xứng đáng hơn. Tôi yêu quý trích dẫn đó bởi nó đánh mạnh vào cốt lõi của vấn đề và cho ta thấy việc đứng ở ngưỡng cửa của cái chết và hối tiếc về những điều mà ta từng làm (hay không làm!) trong tuổi thanh xuân thì khủng khiếp biết bao.
Những Bài Ca của Milarepa
Nếu quý vị thích thú trong việc nghiên cứu thêm nữa về đại hành giả này thì tôi hết sức khuyến khích quý vị đọc quyển sách nổi tiếng tên là Một Trăm ngàn Bài Ca của Milarepa. Đây luôn luôn là quyển sách tôi thích đọc nhất. Đó là một tuyển tập tuyệt vời gồm tất cả những bài thơ, bài hát và giáo lý của Milarepa.
Đó là một tác phẩm vô cùng súc tích. Đôi khi ngài hát về những điều như thể diễn ra sống động trong một hang động và quý vị cảm thấy như thể thực sự ở đó, ngay bên cạnh ngài. Những lúc khác ngài hát về lòng bi mẫn bùng cháy trong lòng ngài giống như một ngọn lửa và quý vị cảm nhận về điều gì đó như thể kinh nghiệm về lòng thương yêu đích thực.
Nói chung đó là một quyển sách thật đáng đọc. Quyển sách này từng hiện diện trong mọi gia đình ở Tây Tạng trong hàng trăm năm. Nó được đọc cho trẻ em khi chúng còn thơ ấu và sau đó được các tu sĩ nghiên cứu trong các tu viện.
Quý vị khó tìm được một người Tây Tạng nào không thể đọc thuộc lòng ít nhất một bài thơ của Milarepa.
Kết luận
Bài viết này sẽ không thể lưu hành mãi mãi. Tiểu sử của Milarepa có thể dạy chúng ta rất nhiều về việc chúng ta là ai và chúng ta có thể trở thành cái gì. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nó cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đều có năng lực để chuyển hóa cuộc đời và hoàn cảnh của riêng mình. Chúng ta là chủ nhân số phận của chính mình.
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
3 notes
·
View notes
Text
9 LỜI DẠY TỪ PHẬT GIÁO GIÚP BẠN TÌM THẤY BÌNH YÊN TRONG TÂM HỒN
Chúng ta đều ước mong và kiếm tìm một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nhưng bạn có biết, bình yên không ở đâu xa, mà vốn luôn tồn tại bên trong bạn? Sau đây là 9 lời dạy sâu sắc từ Phật giáo giúp bạn tìm được sự an yên trong tâm hồn.
1. CHẤP NHẬN THỰC TẠI
Biết chấp nhận thực tại là một trong những lời dạy quan trọng của Đức Phật. Song, điều này không có nghĩa là ngừng phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc thay đổi những gì chưa trọn vẹn. Trên hết, lời dạy này của Phật giáo muốn chúng ta thấu suốt rằng cuộc sống quanh ta đầy những điều không chắc chắn và không hoàn hảo.
Ngoài ra, trong giáo lý nhà Phật thường xuất hiện khái niệm “Dukkha”, nghĩa là “khổ”. “Khổ” không chỉ ám chỉ nỗi đau thể xác hay tinh thần. “Khổ” còn chỉ sự bất mãn vì cuộc sống không như ta kỳ vọng. Để “diệt khổ” và tìm thấy bình yên, mỗi người trong chúng ta không nên cố gắng biến cuộc đời mình trên nên hoàn hảo. Thay vào đó, hãy chấp nhận cuộc sống này với tất cả những thăng trầm vốn có của nó.
Dẫu vậy, bắt đầu thực hiện việc này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn vì không phải ai đều có thể dễ dàng hài lòng với cuộc sống của họ mà không “tham – sân – si – mạn – nghi”. Tuy nhiên, đây lại là một trong những bước đầu tiên giúp bạn có được sự an yên. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy thất vọng vì mọi việc không như ý, bạn hãy nhớ đến lời dạy này của Phật giáo và chấp nhận những gì đang diễn ra xung quanh mình.
2. SỐNG CHO HIỆN TẠI
Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn ở phút giây hiện tại. Băn khoăn về tương lai hay trăn trở về quá khứ có khả năng cuốn bạn vào những vòng luẩn quẩn không lối thoát. Một mặt, việc này khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, âu lo. Mặt khác, bạn có thể đang bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc sống vì tâm trí luôn “mắc kẹt” ở quá khứ hoặc tương lai. Để học cách sống cho hiện tại, hãy bắt đầu từ những bước đơn giản nhất, như tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của cốc cà phê buổi sáng, hay lắng nghe âm thanh chữa lành của thiên nhiên khi đi dạo. Khi bạn tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh mình, bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên có thể đã thiếu vắng từ lâu.
3. BÀY TỎ LÒNG TRẮC ẨN
Theo Phật pháp, lòng trắc ẩn không chỉ là sự cảm thông đơn thuần, nó còn là sự thấu hiểu nỗi đau của người khác và mong muốn làm dịu nỗi đau của họ. Đạo Phật cho rằng bằng cách nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, chúng ta không chỉ đang giúp đỡ người khác mà còn nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn mình. Thật vậy, các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện rằng khi chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn, não bộ sẽ sản sinh ra những hormone hạnh phúc như Oxytocin và Endorphin. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm sự bình yên từ trong tâm, đừng ngần ngại thể hiện lòng trắc ẩn của mình với mọi người xung quanh nhé!
4. TẬP BUÔNG BỎ
Dựa vào lời dạy của Đức Phật, sự cố chấp của chúng ta với một người hay một vật là nguồn gốc chính của đau khổ. Bởi lẽ, cuộc đời này là cõi tạm: Mọi người và mọi vật đều đổi thay. Nếu khăng khăng níu giữ hay mong muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình, chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất vọng và đau đớn.
Nhưng buông bỏ không có nghĩa là ngừng quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh. Ngược lại, chúng ta buông bỏ vì hiểu rằng việc cứ mãi bám víu vào những điều đó sẽ không giúp ích gì cho ta về lâu dài. Do đó, nếu bạn vẫn đang cố chấp với một điều gì đó, chẳng hạn như một mối quan hệ hay một kỳ vọng không thực tế, hãy cân nhắc buông bỏ chúng. Bằng cách này, bạn đã mở ra cánh cửa dẫn lối cho sự bình yên đến với tâm hồn mình.
5. BIẾT THẾ NÀO LÀ ĐỦ
Phật giáo thường đề cập đến khái niệm “con đường Trung Đạo”, nghĩa là con đường đưa ta thoát khỏi lối sống cực đoan, hoặc khoái lạc hoặc khổ hạnh. Theo lời Phật dạy, thay vì lựa chọn biện pháp cực đoan, hãy cân nhắc bước đi trên “con đường Trung Đạo” để hướng tới sự cân bằng. Lời dạy này đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi những thông điệp “càng nhiều càng tốt”, như của cải vật chất hay thành tích, xuất hiện nhan nhản trên mọi ngóc ngách của đời sống. Vì lẽ đó, biết thế nào là đủ có thể đưa bạn đến với một cuộc sống yên bình và trọn vẹn, dù là trong đời sống cá nhân, công việc hay các mối quan hệ.
6. HỌC CÁCH THA THỨ
Các lời dạy của Đức Phật thường nhấn mạnh vai trò của sự tha thứ. Theo Ngài, ôm sự tức giận trong lòng giống như ném một hòn than nóng vào người khác và đồng thời bạn không tránh khỏi nguy cơ bị bỏng. Quả thật, chúng ta đều hiểu rằng việc nuôi dưỡng nỗi oán hờn, tức giận sẽ đè nặng tâm hồn ta, lấy đi sự bình yên và hạnh phúc. Trái lại, biết tha thứ có thể làm vơi đi gánh nặng ấy trong ta.
Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là quên đi những gì đã xảy ra hoặc cố tin rằng mọi thứ vẫn ổn. Cách hiểu đúng đắn của sự tha thứ là cho phép bản thân thoát khỏi “gọng kìm” của sự oán giận và sống đời an yên. Mặt khác, học cách tha thứ có thể là một hành trình dài với nhiều thử thách, nhưng là một hành trình đáng thực hiện. Vì ở cuối cuộc hành trình đó, bạn không chỉ tìm thấy bình yên mà còn cả sự tự do hằng mong muốn.
7. CHẤP NHẬN SỰ VÔ THƯỜNG
Vô thường là một khái niệm phổ biến trong Phật giáo, ngụ ý rằng mọi sự đều thay đổi trong những thời điểm nối tiếp nhau. Bằng cách chấp nhận sự vô thường, bạn đang từng bước mở khóa cánh cửa dẫn đến sự bình yên trong tâm hồn mình. Bởi lẽ, cuộc sống này không chỉ có những ngày nắng đẹp kéo dài, cũng chẳng phải chỉ có những ngày mưa bão triền miên. Vì vậy, nếu bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn, hãy suy ngẫm về lời dạy này và tin tưởng rằng những ngày tươi đẹp rồi sẽ đến. Đồng thời, nếu bạn đang có khoảng thời gian hạnh phúc, hãy trân trọng và tận hưởng trọn vẹn từng phút giây ấy.
8. NUÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN
Lòng biết ơn là một chủ đề thường xuất hiện trong lời dạy của Đức Phật, nhắc nhở chúng ta nên thừa nhận và trân trọng những gì mình đang có, thay vì liên tục theo đuổi những gì không thuộc về mình. Giữa cuộc đời tất bật, nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ giúp ta có được cảm giác hài lòng và an yên. Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để bày tỏ lòng biết ơn với những gì xung quanh bạn. Bạn có thể biết ơn vì hôm nay trời nắng đẹp, vì bữa cơm ngon mẹ nấu hay vì lời động viên ấm áp từ người bạn thân… Càng thể hiện lòng biết ơn, bạn càng cho phép sự bình yên và niềm vui tiến vào cuộc sống của mình.
9. BÌNH YÊN ĐẾN TỪ BÊN TRONG
Chúng ta thường tìm kiếm bình yên từ các yếu tố bên ngoài, như thành tích, tiền tài vật chất hay thậm chí từ người khác. Song, Phật giáo cho rằng, mỗi người trong chúng ta vốn đã sở hữu mọi điều cần thiết để được bình yên và hạnh phúc. Nói cách khác, bình yên thực sự vốn đến từ bên trong ta. Nếu bạn mong muốn đạt được sự an yên trong tâm hồn, hãy chủ động khám phá thế giới nội tâm để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân. Chính trong quá trình khám phá và tự nhận thức này, bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến sự bình yên thực sự.
Bình yên không phải một đích đến mà là một hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, hy vọng những lời dạy sâu sắc trên của Phật giáo sẽ góp phần dẫn lối bạn trên hành trình này nhé!
Sưu tầm: ELLE Vietnam
6 notes
·
View notes
Text
Gửi đến bố mẹ thân yêu của con
20 tháng 8 năm 2024.
Vậy là còn khoảng 1 tháng nữa con sẽ bay đi Sydney, theo chồng xa bố mẹ. Lúc đầu khi nghĩ là đi, con cũng khá dững dưng và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Tuy nhiên, càng gần đến ngày đi, con càng cảm thấy sợ.
Cuộc sống sẽ thay đổi nhiều. Con sẽ xa gia đình của con, xa bố mẹ, chị em, xa con chó của con, phải từ bỏ công việc & cuộc sống con đã xây dựng 5 năm qua. Tuy nhiên, con biết con muốn điều gì, và con luôn nghĩ rằng cuộc sống nên có những quyết định để đi tiếp.
Con không lên kế hoạch cho chuyến đi này, mọi chuyện đến thật tự nhiên, từ lúc con quen Jun cho đến lúc này. Thời gian tuy ngắn, nhưng năm nay con có thật nhiều quyết định lớn trong cuộc đời: cưới chồng, có con, nghỉ việc, và chuyển nơi sống đến một nơi xa lạ.
Con mong rằng cuộc sống sẽ đối xử tốt với con vì con biết rằng con luôn sống đúng mực và chăm chỉ. Con luôn cố gắng để đạt được mọi thứ mình mong muốn. Mà con muốn bố mẹ biết rằng con thật sự rất biết ơn những gì bố mẹ dành cho con.
Con không phải một đứa học quá xuất sắc, quá ngoan ngoãn hay quá giỏi giang. Con là một đứa con gái lớn lên ở một thị xã, rồi lên thành phố, rồi sang nước Mỹ xa xôi để học. Từ đó, con đường với con mở ra, con đi làm cống hiến cho cuộc đời cho xã hội. Mà con muốn nói rằng chính cơ hội mà bố mẹ cho con đã đưa con đến những chân trời mới, ngôn ngữ con chưa từng biết, đất nước con chưa từng nghe qua. Và chính những món quà này đã đưa con đến con của hiện tại - là công việc con có được, là người chồng mà con quyết định gắng bó, là nơi mà con quyết định sẽ sống sau này (vì con đã biết ngôn ngữ mà).
Vì là con của bố mẹ con đã từng được đi qua những vùng đất tuyệt đẹp và học hỏi những điều mới mẻ từ thế giới:
Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Ý, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Qatar, Úc, và nhiều đất nước nữa trong tương lai.
Vì là con của bố mẹ, con được học rằng phải có đạo đức, phải làm điều tốt, phải lễ nghĩa, phải chăm chỉ, để có một tương lai tốt đẹp.
Kiến thức và sự giáo dục của bố mẹ là hành trang vô cùng quý báu cho con để bước đi trên từng chặng đường, con thật là may mắn khi được bố mẹ nuôi nấng.
Từ lúc con tốt nghiệp đại học đến nay, con vẫn luôn cố gắng để tự lập, để có thể là niềm tự hào của bố mẹ và là một tấm gương tốt để các em noi theo. Tuy con chưa làm được nhiều, nhưng con tin rằng con đã làm hết sức mình để có thể làm gia đình tự hào về con.
Thêm vào đó, con cũng muốn nói cho bố mẹ biết rằng, nhờ vào tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ & gia đình mình, mà con luôn tự tin bước đi trên con đường rất khó khăn của một người trưởng thành. Rằng khi con vấp ngả, hay con áp lực trong công việc, cuộc sống, gia đình mình luôn là điểm tựa của con. Là một nơi mà con nghĩ rằng dù con có thành công hay thất bại, con cũng có nhà để về, có bố mẹ để than thở, có chị em để chia sẻ nỗi niềm. Con thật may mắn vì có một gia đình yêu thương con.
2 notes
·
View notes
Text
Hiện tại mình như thế nào?
Ngủ ít hơn trước nữa. Như giờ mình còn cỡ 2 tiếng rưỡi để ngủ. Năm đầu còn mấy môn đại cương còn phải chạy xuống Thủ Đức nhiều. Mỗi lần đi và về mất gần 2 tiếng để chạy xe.
Tài chính không quá ổn. Một ít tiền còn lại chủ yếu để lo học phí với hoạ cụ. Ráng thì cũng đủ cho cuộc sống tối thiểu trong một thời gian. Lịch học và deadline liên tục cũng tạm thời chưa thể thu xếp để tìm việc mới. Chắc cũng đợi qua Tết. Hiện tại chỉ có thể thu xếp lại, cắt bớt hầu hết các khoảng chi tiêu ít cần thiết.
Vui không? Có phần vui vì được mệt mỏi vì cái mình thích. Nhưng mà đồng nghĩa với việc, cảm giác là thứ được trả công cho công sức và thời gian. Không đặt mục tiêu liên quan tới tiền thì có thể làm một cách hết mình và thoải mái. Nhưng đó cũng là một sự đánh đổi.
Có hối hận không? Không. Tại vì mình chắc chắn không thể sống tiếp cuộc sống trước kia, nên không thể nào để nghĩ tới chuyện tiếc hay hối hận được. Tức là mình phải lựa chọn việc cực đoan một chút các nguyên tắc và quan điểm.
11 notes
·
View notes
Text
Đức Phật dạy:
“Dù là cha mẹ anh em, hay những người bạn rất thân từng vào sinh ra tử, khi cái chết đến, không ai có thể đi chung với ai được, người nào cũng phải đi đơn độc một mình”.
Thời gian sẽ làm phai mờ đi nhiều thứ, nhưng cũng chính thời gian sẽ làm rõ được nhiều điều.
Người đời thường thấy vui khi hôm nay đi trước được người này, rồi ngày mai lại thấy buồn khi phải đi sau người khác, hay hạnh phúc khi có ai đó đi chung, đâu biết, cuối cùng, dù muốn hay không, ai cũng phải đi một mình, đơn độc bước qua cánh cửa tử mà mình lại chưa chuẩn bị được điều gì cho ngày ấy cả. Cả một đời buồn vui hoàn toàn phụ thuộc vào người.
Cuộc sống là những câu chuyện duyên sinh, tất cả đều phải tựa vào nhau để sinh khởi và tồn tại, nhưng việc một người bắt bản thân phải phụ thuộc vào nhiều thứ bên ngoài mới có thể bình yên lại là một câu chuyện khác, rất khác.
Chỉ khi nào có thể bình yên một mình, không phụ thuộc vào những điều bên ngoài, khi đó mới là bình yên thực sự, đó là giải thoát. Khi đó sẽ đủ bình thản bước qua cánh cửa tử một mình, không phải hoang mang.
Ai biết cách tựa vào bản thân mình để bình yên, biết cách sống một mình mà hạnh phúc, thì cũng sẽ biết cách bước qua cánh cửa tử một mình trong bình yên.
Cuộc sống như một chuyến tàu, có đủ hạng người trên đó, có người bước lên, có người bước xuống, có người còn ngồi lại, nhưng cuối cùng ai cũng phải rời tàu, rồi về nhà một mình.
Không có gì tàn nhẫn bằng việc chúng ta bỏ rơi chính mình bằng cách bắt bản thân phải phụ thuộc vào người khác để bình yên.
Vô Thường
8 notes
·
View notes