#CTCP Sonadezi Châu Đức
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tập đoàn Đài Loan và 30 doanh nghiệp vệ tinh chuẩn bị đầu tư vào KCN Châu Đức, SZC nhận trước gần 400 tỷ đồng
Vừa qua, CTCP Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán: SZC) đã nhận được 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp (KCN) Châu Đức. Dự kiến, 30 doanh nghiệp phụ trợ của tập đoàn Tripod cũng sẽ đổ bộ vào khu vực này, tạo ra cơ hội lớn cho SZC trong 2 năm tới.
SZC hưởng lợi lớn từ hệ sinh thái của Tập đoàn Tripod
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), SZC đã bàn giao 18 ha đất tại KCN Châu Đức cho Electronic Tripod Việt Nam để thực hiện dự án trị giá 250 triệu USD. Các chuyên gia dự báo sẽ có thêm khoảng 30 doanh nghiệp phụ trợ, chủ yếu là các nhà sản xuất linh kiện bo mạch điện tử, có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Những doanh nghiệp này dự kiến sẽ thuê từ 3 - 5 ha đất, mở ra tiềm năng cho SZC trong việc cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong những năm tới.
Trong quý III/2024, SZC ghi nhận doanh thu thuần 165 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ việc giảm giá vốn xuống 35%, lợi nhuận gộp vẫn giữ ổn định. Doanh nghiệp cũng ghi nhận 15 tỷ đồng doanh thu tài chính, giúp lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, tăng 8%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đạt 641 tỷ đồng và 227 tỷ đồng, tương ứng 73% kế hoạch doanh thu và 99,5% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Kế hoạch cho thuê đất và dự báo tăng trưởng trong những năm tới
BSC dự báo trong năm 2024, SZC sẽ ghi nhận doanh thu khoảng 1.050 tỷ đồng từ việc cho thuê 42 ha đất tại KCN Châu Đức, trong đó phần lớn đến từ các dự án của Tripod. Năm 2025, SZC dự kiến sẽ cho thuê thêm khoảng 35 ha đất, mang lại doanh thu 980 tỷ đồng.
Với sự xuất hiện của Tripod và các doanh nghiệp phụ trợ, KCN Châu Đức đang trở thành điểm nóng thu hút đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu. BSC ước tính giá thuê đất tại KCN Châu Đức đã tăng khoảng 25% từ năm 2022 đến năm 2024, đạt 100 USD/m². Dự kiến, mức giá này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2026 và duy trì mức tăng 5 - 6%/năm từ năm 2027 trở đi.
Sự phát triển của hạ tầng và tiềm năng tăng giá thuê đất
Bà Rịa - Vũng Tàu đang chứng kiến sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông với các dự án lớn như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, và đường Vành đai 4. Nhờ đó, các KCN trong khu vực, bao gồm KCN Châu Đức, có tiềm năng tăng giá thuê đất đáng kể.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 1,9 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với cùng kỳ năm trước. Với quỹ đất sạch sẵn sàng cho thuê lên đến 500 ha, SZC dự kiến sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư này.
Hiện tại, giá thuê đất tại các KCN ở Bà Rịa - Vũng Tàu dao động từ 100 - 140 USD/m², thấp hơn so với các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai. Tuy nhiên, dự kiến giá thuê sẽ tiếp tục tăng, thu hẹp khoảng cách với các khu vực lân cận trong 2 - 3 năm tới.
Kết luận
Với việc thu hút tập đoàn Tripod và các doanh nghiệp vệ tinh, SZC đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Hạ tầng giao thông cải thiện, kết hợp với dòng vốn FDI tăng trưởng ổn định, sẽ là động lực chính giúp KCN Châu Đức tiếp tục nâng cao giá trị và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
0 notes
Text
CTCP SONADEZI CHÂU ĐỨC (SZC): Thêm một năm chờ đợi [Mục tiêu 40.500 đ/cp]
Chúng tôi khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu thấp hơn 40.500 đồng (từ 34,500 đồng, giá mục tiêu điều chỉnh sau khi chia cổ tức) do giả định WACC giảm còn 11,8% (từ 14,1%). Tóm tắt KQKD Q3/23 và 9T23: BĐS nhà ở kém khả quan làm suy yếu sự hồi phục của BĐS KCN Bức tranh tương phản của hai mảng kinh doanh cốt lõi trong Q3/23 Doanh thu Q3/23 của SZC tăng 68,8% svck, đạt 208 tỷ đồng (8,5 tr…
View On WordPress
0 notes
Text
Tin doanh nghiệp MIG - Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội - Ngày 27/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022, ngày đăng ký cuối cùng là 28/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 11/8/2023. TMP - CTCP Thủy điện Thác Mơ - Đặt mục tiêu doanh thu 2023 đạt 631.56 tỷ đồng, giảm gần 42% so với thực hiện năm trước. Về mục tiêu lợi nhuận, kế hoạch lãi sau thuế của TMP chỉ đạt hơn 297 tỷ đồng, giảm tới 49%. PTL - CTCP Victory Capital – Sẽ chào bán riêng lẻ 100 triệu cp với giá chào bán bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cp, tương đương giá trị 1 ngàn tỷ đồng. Thời gian dự kiến trong quý 3 hoặc 4/2023 sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. SZC - CTCP Bảo hiểm Sonadezi Châu Đức - Ngày 06/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022, ngày đăng ký cuối cùng là 07/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5 : 1, tương đương SZC sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu mới trong đợt này. OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông - Ngày 22/6, HĐQT đã thông qua nghị quyết chào bán và phát hành tối đa 26.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ,...
0 notes
Text
Soi sức khỏe “ông to” khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức (SZC)
Bài viết mới nhất: Soi sức khỏe “ông to” khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức (SZC)
(ĐTCK) Niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) từ ngày 15/1/2019, CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC) trở thành một trong những doanh nghiệp khu công nghiệp mang quy mô tài sản, tài chính to nhất trên sàn chứng khoán. Tuy mức định giá và cổ tức chưa quyến rũ so …
#ChứngKhoán #CTCPSonadeziChâuĐức, #SZC DauTuTuDau: https://daututudau.vn/soi-suc-khoe-ong-lon-khu-cong-nghiep-sonadezi-chau-duc-szc/
0 notes
Photo
Theo Savills, nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê bất động sản công nghiệp có thể sẽ tăng lên.
Tỉ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp trên toàn quốc đạt 76% trong 9 tháng đầu năm 2020. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).
Theo báo cáo của Savills, mặc dù việc hạn chế đi lại vẫn tiếp tục kéo dài, song hoạt động bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng được mở rộng hoặc dịch chuyển địa điểm sản xuất.
Nguồn cầu bất động sản công nghiệp tăng mạnh, xuất hiện các thương vụ M&A hàng triệu USD
9 tháng đầu năm, tỉ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp trên toàn quốc đạt 76%, cho thấy nhu cầu lớn về phân khúc này ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm.
Trong đó, tỉ lệ lấp đầy tại các trung tâm công nghiệp chính như Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở miền Nam và Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng ở miền Bắc, đã tăng đáng kể kể từ năm 2018.
Mặt khác, ngành bất động sản công nghiệp đã chứng kiến một số thương vụ M&A quan trọng trong ba quí đầu năm nay.
Đầu tiên phải kể đến là sự kiện tập đoàn Logos Property của Úc đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Một cái tên khác là GPL, doanh nghiệp hàng đầu về kho bãi ở Châu Á cũng đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam, hoặc tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỉ USD tại Việt Nam.
Ngoài ra, công ty Mirae Asset Daewoo và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh.
Trong lĩnh vực sản xuất, tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple, đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Trong quí III/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD, tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD. Dự án sản xuất lớn nhất tại Hà Nam đã nhận được nguồn vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD từ tập đoàn Wistron (Đài Loan).
"Các nhà đầu tư và sản xuất logistics nổi tiếng nhất thế giới đang dần niềm tin tưởng về tiềm năng lâu dài tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn hiện tại do đại dịch gây ra", ông John Campbell, Quản lí bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định.
"2021 sẽ là năm bận rộn và hiệu quả của bất động sản công nghiệp"
Ông John Campbell, Quản lí bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam. (Ảnh: Savills).
Theo ông John Campbell, Quản lí bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam, hầu hết các giao dịch cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án và các cuộc thương thảo di��n ra từ 2019, trong khi nhiều hợp đồng thuê cũng được thực hiện từ các công ty đã ở Việt Nam và muốn mở rộng sản xuất.
Nguyên nhân là do các hạn chế đi lại đã trì hoãn việc khảo sát địa điểm của các nhà đầu tư quốc tế, làm giảm số lượng hợp đồng thuê đã thực hiện với các nhà đầu tư địa phương.
Các chuyên gia Savills dự báo, trong quí IV/2020, các chủ đầu tư và người thuê sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, thỏa thuận để chốt được mức giá có lợi nhất trong bối cảnh đại dịch.
Bên cạnh đó, nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên.
"Sự phụ thuộc của phân khúc công nghiệp tại Việt Nam vào các chuỗi cung ứng di cư ra khỏi Trung Quốc đã được thể hiện khá rõ ràng. Nhiều chủ đầu tư nhận định năm 2021 sẽ là một năm bận rộn và hiệu quả sau khi những hạn chế này được gỡ bỏ", ông John nhận định.
Dự kiến trong năm 2021 và 2022, các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, mang đến cơ hội để các nhà đầu tư tung ra nhiều dự án hơn, đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất giá trị cao.
Tại Đồng Nai, địa phương này dự kiến qui hoạch thêm 8 khu công nghiệp (KCN), trong đó 4 dự án đã được công bố kế hoạch xây dựng. Xã Phước Bình sẽ có thêm hai KCN với qui mô lần lượt 900 ha và 500 ha. Các xã Tân Hiệp và Bình An cũng sẽ có thêm một KCN.
Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản công nghiệp phân hoá
Trong quí III/2020, nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản công nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng.
Đơn cử như CTCP Long Hậu (Mã: LHG) doanh thu thuần trong quí đạt hơn 72 tỉ đồng, tăng 46% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 23 tỉ đồng, tăng 26% so với cùng kì.
CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC, Mã: HPI) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quí với doanh thu thuần đạt hơn 167 tỉ đồng, gấp 4 lần cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 115 tỉ đồng, cao gấp 24 lần cùng kì.
Hay như CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (Mã: TID), lũy kế 9 tháng đầu năm ghi nhận lãi ròng đạt hơn 72 tỉ đồng, gấp hơn 7 lần cùng kì năm 2019.
Ngược lại, thị trường cũng cho thấy một số doanh nghiệp đã không còn giữ được đà tăng trưởng khi quĩ đất sạch sẵn sàng cho thuê đã cạn.
Điển hình như Công ty Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC), doanh thu trong quí III ghi nhận giảm mạnh 49% so với cùng kì còn 88,5 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 37 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kì đạt 65,7 tỉ đồng.
Tương tự, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D), doanh thu thuần quí III đạt hơn 63 tỉ đồng, giảm 77% và lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỉ đồng, giảm 78% so với cùng kì.
[ad_2] Nguồn Vietnambiz
0 notes
Text
Điểm tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn ngày 25/3
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG Điểm tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn ngày 25/3
(BĐT) – Trong ngày 25/3/2019, trên phạm vi cả nước có 645 kế hoạch lựa chọn nhà thầu được công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong đó, những gói thầu dưới đây dự kiến triển khai lựa chọn nhà thầu trong quý II và quý III/2019.
Công ty CP Sonadezi Châu Đức (tỉnh Đồng Nai) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Xây dựng tuyến thoát nước đường 768 đoạn từ Km16+821,01 đến Km19+228,82, với giá gói thầu là 9.198.238.104 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Tuyến thoát nước đường ĐT.768 đoạn từ cầu Rạch Tôm đến cầu Ông Hường xã Thiện Tân (giai đoạn 2) – Phân đoạn từ Km16+821,01 đến Km19+228,82. Tổng mức đầu tư của Dự án là 534.114.720.801 đồng.
UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Thi công xây lắp giai đoan 2 dự án (bao gồm cả chi phí hạng mục chung + dự phòng), với giá gói thầu là 22.786.161.564 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư Trung tâm xã Nà Tấu huyện Điện Biên. Tổng mức đầu tư của Dự án là 50.000.000.000 đồng.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 04 Tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, với giá gói thầu là 16.564.000.000 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Đường bao biển nối TP. Hạ Long với TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tổng mức đầu tư của Dự án là 1.364.166.000.000 đồng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu số 6 Thi công xây dựng công trình, với giá gói thầu là 216.134.724.192 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay – Cảng hàng không quốc tế Vinh. Tổng mức đầu tư của Dự án là 236.707.473.000 đồng.
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Gói XL3 Cung cấp ống HDPE OD710 và thi công khoan ngầm kéo ống qua sông; Gói XL1 Cung cấp vật tư còn lại và thi công xây lắp đoạn từ Lê Văn Khương đến sông Sài Gòn, với giá gói thầu lần lượt là 23.470.165.000 đồng và 119.470.183.000 đồng. Hai gói thầu này thuộc Dự án Lắp đặt tuyến ống cấp 1 đường Xuyên Á – Tô Ngọc Vân (từ Lê Văn Khương đến Kha Vạn Cân). Tổng mức đầu tư của Dự án là 433.029.535.000 đồng.
Công ty CP Sonadezi Long Bình (tỉnh Đồng Nai) sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu cho Gói thầu Mở rộng nhà xưởng cho thuê đường 19A – giai đoạn 2, với giá gói thầu là 22.914.669.868 đồng. Gói thầu này thuộc Dự án Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Biên Hòa II. Tổng mức đầu tư của Dự án là 277.045.800.000 đồng.
Nguồn: Báo Đấu Thầu Online
Điểm tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu lớn ngày 25/3
from https://vienxaydung.edu.vn/diem-tin-ke-hoach-lua-chon-nha-thau-mot-so-goi-thau-lon-ngay-25-3/
0 notes
Text
CTCP SONADEZI CHÂU ĐỨC (SZC): Triển vọng tươi sáng cho nửa cuối 2023 [Mục tiêu 41.400 đ/cp]
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5,9% so với báo cáo trước xuống 41.400đ/cp do định giá KCN Châu Đức tăng tuy nhiên giảm định giá của dự án Sonadezi Hữu Phước do quá trình bàn giao chậm hơn dự kiến của các căn shophouse. KQKD Q1/23: Chậm giải phóng mặt bằng khiến LN ròng giảm xuống mức thấp nhất 5 năm SZC ghi nhận doanh thu Q1/23 giảm 77,2% svck xuống 63,2 tỷ đồng do: 1) doanh thu KCN giảm…
View On WordPress
0 notes
Text
CTCP SONADEZI CHÂU ĐỨC (SZC): Thị trường bất động sản khó khăn trì hoãn động lực tăng trưởng [Mục tiêu 44.000 đ/cp]
CTCP SONADEZI CHÂU ĐỨC (SZC): Thị trường bất động sản khó khăn trì hoãn động lực tăng trưởng [Mục tiêu 44.000 đ/cp]
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 44.00 đồng/cp theo phương pháp định giá từng phần sau khi: 1) thay đổi giả định WACC, 2) giảm định giá dự án Sonadezi Hữu Phước và 3) tăng tỷ lệ chiết khấu cho phần diện tích còn lại. Tóm tắt Q3/22: Doanh thu từ BĐS dân cư vẫn chưa được ghi nhận SZC công bố doanh thu (DT)/LN ròng Q3/22 lần lượt giảm 24,3%/65,0% svck. Trong 9T22, doanh thu…
View On WordPress
0 notes
Photo
Sonadezi lãi hơn 1.000 tỉ đồng sau 9 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận năm Hết 9 tháng đầu năm 2020, Sonadezi ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.513 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.008 tỉ đồng, tăng lần lượt 5% và 33% so với cùng kì năm ngoái. Khu công nghiệp Giang Điền tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: www.sonadezi-giangdien.vn)Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, Mã: SNZ) vừa công bố BCTC hợp nhất quí III/2020 với doanh thu thuần đạt gần 1.250 tỉ đồng, giảm 7% so với cùng kì.Trong cơ cấu doanh quí III, chiếm tỉ trọng lớn nhất là doanh thu từ kinh doanh khu công nghiệp với 307,5 tỉ đồng (đóng góp 25%), tăng hơn 10% so với cùng kì. Tiếp đến là doanh thu cung cấp nước sạch với gần 275 tỉ đồng (đóng góp 22%), tăng 4% so với cùng kì. Còn lại là doanh thu kinh doanh xử lí chất thải, kinh doanh dịch vụ cảng, nhà và hạ tầng,...Trong kì, Sonadezi ghi nhận khoản lỗ hơn 2 tỉ đồng trong công ty liên kết. Các chi phí tăng không đáng kể nên quí III doanh nghiệp lãi hơn 329 tỉ đồng, giảm 7,5% so với cùng kì.Lũy kế 9 tháng năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.513 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.008 tỉ đồng, tăng 33% so với cùng kì. Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế SNZ đạt 679 tỉ đồng, gấp 1,7 lần cùng kì.Với kết quả này, Sonadezi đã thực hiện được 76% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp ghi nhận 19.383 tỉ đồng, tăng 6% so với đầu kì. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm từ 1.541 tỉ đồng đầu kì về gần 1.281 tỉ đồng.Trong cơ cấu tài sản SNZ, khoản mục hàng tồn kho ghi nhận gần 554 tỉ đồng, các khoản phải thu ghi nhận hơn 1.656 tỉ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp có hơn 463 tỉ đồng đầu tư tài chính dài hạn và 2.645 tỉ đồng đầu tư bất động sản.(Nguồn: BCTC hợp nhất quí III/2020 Sonadezi)Đáng chú ý, tổng giá trị tài sản dở dang dài hạn đến cuối quí III của Sonadezi ghi nhận 3.777 tỉ đồng, tăng 920 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Châu Đức tăng mạnh 44% so với đầu kì lên gần 2.830 tỉ đồng.Phần lớn hàng tồn kho trong kì của doanh nghiệp là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với 498 tỉ đồng. Trong đó, dự án chiếm giá trị lớn nhất là đầu tư dự án khu dân cư xã Lộc An, huyện Long Thành (gần 164 tỉ đồng), còn lại là chi phí đầu tư các công trình và dự án khác. Tính đến cuối kì, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 6% lên hơn hơn 11.228 tỉ đồng. Trong đó, hơn 3.625 tỉ đồng là nợ vay. [ad_2] Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Hết 9 tháng đầu năm 2020, Sonadezi ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.513 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.008 tỉ đồng, tăng lần lượt 5% và 33% so với cùng kì năm ngoái.
Khu công nghiệp Giang Điền tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: www.sonadezi-giangdien.vn)
Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, Mã: SNZ) vừa công bố BCTC hợp nhất quí III/2020 với doanh thu thuần đạt gần 1.250 tỉ đồng, giảm 7% so với cùng kì.
Trong cơ cấu doanh quí III, chiếm tỉ trọng lớn nhất là doanh thu từ kinh doanh khu công nghiệp với 307,5 tỉ đồng (đóng góp 25%), tăng hơn 10% so với cùng kì. Tiếp đến là doanh thu cung cấp nước sạch với gần 275 tỉ đồng (đóng góp 22%), tăng 4% so với cùng kì. Còn lại là doanh thu kinh doanh xử lí chất thải, kinh doanh dịch vụ cảng, nhà và hạ tầng,...
Trong kì, Sonadezi ghi nhận khoản lỗ hơn 2 tỉ đồng trong công ty liên kết. Các chi phí tăng không đáng kể nên quí III doanh nghiệp lãi hơn 329 tỉ đồng, giảm 7,5% so với cùng kì.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.513 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.008 tỉ đồng, tăng 33% so với cùng kì. Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế SNZ đạt 679 tỉ đồng, gấp 1,7 lần cùng kì.
Với kết quả này, Sonadezi đã thực hiện được 76% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp ghi nhận 19.383 tỉ đồng, tăng 6% so với đầu kì. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm từ 1.541 tỉ đồng đầu kì về gần 1.281 tỉ đồng.
Trong cơ cấu tài sản SNZ, khoản mục hàng tồn kho ghi nhận gần 554 tỉ đồng, các khoản phải thu ghi nhận hơn 1.656 tỉ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp có hơn 463 tỉ đồng đầu tư tài chính dài hạn và 2.645 tỉ đồng đầu tư bất động sản.
(Nguồn: BCTC hợp nhất quí III/2020 Sonadezi)
Đáng chú ý, tổng giá trị tài sản dở dang dài hạn đến cuối quí III của Sonadezi ghi nhận 3.777 tỉ đồng, tăng 920 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Châu Đức tăng mạnh 44% so với đầu kì lên gần 2.830 tỉ đồng.
Phần lớn hàng tồn kho trong kì của doanh nghiệp là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với 498 tỉ đồng. Trong đó, dự án chiếm giá trị lớn nhất là đầu tư dự án khu dân cư xã Lộc An, huyện Long Thành (gần 164 tỉ đồng), còn lại là chi phí đầu tư các công trình và dự án khác.
Tính đến cuối kì, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 6% lên hơn hơn 11.228 tỉ đồng. Trong đó, hơn 3.625 tỉ đồng là nợ vay.
[ad_2] Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Nhiều doanh nghiệp ngành khu công nghiệp đã thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp đã gần chạm ngưỡng lấp đầy các KCN hiện hữu và cần nhiều thời gian hơn để phát triển dự án mới.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành BĐS khu công nghiệp đã rục rịch công bố kết quả kinh doanh quí III/2020 với mức tăng trưởng ấn tượng. Song, thị trường cũng cho thấy một số doanh nghiệp đã không còn giữ được đà tăng trưởng khi quĩ đất sạch sẵn sàng cho thuê đã cạn.
Đơn cử, CTCP Long Hậu (Mã: LHG) vừa công bố BCTC hợp nhất quí III/2020 với với doanh thu thuần trong quí đạt hơn 72 tỉ đồng, tăng 46% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 23 tỉ đồng, tăng 26% so với cùng kì.
Trong cơ cấu doanh thu của LHG, chiếm tỉ trọng lớn nhất là doanh thu cho thuê nhà xưởng, khu lưu trú với hơn 31 tỉ đồng (43%), tăng 19% so với cùng kì. Doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây dựng sẵn theo yêu cầu (hơn 17 tỉ đồng), tăng gần 10 lần so với cùng kì.
Khu công nghiệp Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. (Ảnh: longhau.com.vn)
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 460 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 134 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 39% và 37% so với cùng kì năm ngoái.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 916 tỉ đồng, lợi nhuận là 122,5 tỉ đồng. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, Long Hậu đã thực hiện được 53% mục tiêu doanh thu và vượt 9% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Hoạt động cùng khu vực với Long Hậu, CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC, Mã: HPI) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quí III năm nay với doanh thu thuần đạt hơn 167 tỉ đồng, gấp 4 lần cùng kì. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 115 tỉ đồng, cao gấp 24 lần cùng kì.
Trong kì, doanh thu của hoạt động cho thuê lại đất tăng gần 5 lần lên gần 157 tỉ đồng. Còn lại là doanh thu cung cấp nước sạch, doanh thu nhà lưu trú,...
Dù vậy, tính chung 9 tháng đầu năm, HPI ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 326 tỉ đồng, giảm 34% và lợi nhuận sau thuế đạt gần 131 tỉ đồng, giảm 30% so với cùng kì năm ngoái.
Theo kế hoạch đề ra, doanh nghiệp đã thực hiện được 64% mục tiêu doanh thu và vượt 141% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Là doanh nghiệp chuyên phát triển bất động sản khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) ghi nhận doanh thu trong quí III/2020 giảm mạnh 49% so với cùng kì còn 88,5 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 37 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kì đạt 65,7 tỉ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu của SZC, chiếm tỉ trọng lớn nhất là là doanh thu cho thuê đất với gần 70 tỉ đồng. Doanh thu cho thuê nhà xưởng và phí quản lí xưởng hơn 524 triệu đồng.
Dù vậy, do ghi nhận phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm, lũy kế 9 tháng doanh thu SZC vẫn tăng trưởng 28% so với cùng kì, đạt 362 tỉ đồng. LNST thu nhập doanh nghiệp ghi nhận tỉ lệ tăng tương ứng 41% lên hơn 162 tỉ đồng.
Với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm 2020 lần lượt 371,5 tỉ đồng và 155 tỉ đồng, tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu của công ty lần lượt là 98% và 104%.
Một đơn vị phát triển BĐS khu công nghiệp khác ở phía nam là CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) cũng đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong quí III với doanh thu thuần 103 tỉ đồng, tăng 91% và 98 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế , tăng 116% so với cùng kì năm trước.
Trong đó, lợi nhuận có phần đóng góp 34 tỉ đồng từ lãi tiền gửi trên số tiền khách hàng đã thanh toán tiền thuê đất một lần.
Lũy kế 9 tháng, Nam Tân Uyên ghi nhận doanh thu thuần 195 tỉ đồng và 239 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 39% và 36% so với cùng kì năm trước.
Riêng với Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D), báo cáo cho thấy kết quả kinh doanh quí III và 9 tháng đầu năm đều sụt giảm. Cụ thể, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần quí III đạt hơn 63 tỉ đồng, giảm 77% và lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỉ đồng, giảm 78% so với cùng kì.
Đây cũng là điều dễ hiễu khi doanh nghiệp này gần như không còn thuộc nhóm KCN khi khu công nghiệp hiện hữu D2D tại Nhơn Trạch, Đồng Nai đã lấp đầy. Trong những năm gần đây, nguồn thu chính của công ty đến từ hoạt động quản lí khu công nghiệp và các bất động sản xung quanh Dự án sân bay Long Thành.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 212 tỉ đồng giảm 46%, chủ yếu do doanh thu từ dự án KDC Lộc An giảm từ 300 tỉ đồng xuống còn 159 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 184 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kì năm 2019.
Tuy vậy, so với kế hoạch đề ra, D2D đã thực hiện được 51% mục tiêu doanh thu và vượt 3% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Gần giống với D2D, CTCP Sonadezi Long Thành (Mã: SZL) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quí III giảm nhẹ so với cùng kì. Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 88 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 24 tỉ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu của SZL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là doanh thu cho thuê nhà xưởng khu công nghiệp Long Thành với gần 27 tỉ đồng.
Lũy kế 9 tháng, SZL doanh thu thuần đạt 264 tỉ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kì; lợi nhuận sau thuế đạt 73,3 tỉ đồng, tương đương con số cùng kì năm 2019.
So với mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp mới thực hiện được 65% cho chỉ tiêu doanh thu và 84% cho chỉ tiêu lợi nhuận.
Tỉ lệ lấp đầy và giá thuê khu công nghiệp phía Nam (USD/m2/thời hạn thuê). Nguồn: CBRE, BSC Research).
Khả quan trong dài hạn
Trước làn sóng dịch chuyển đầu tư và mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế gần đây, bất động sản (BĐS) khu công nghiệp tiếp tục dược dự báo sẽ còn hưởng lợi trong dài hạn từ nhu cầu gia tăng.
Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI), vốn FDI thực hiện đã có xu hướng cải thiện so với các tháng đầu năm và mức giảm của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tình hình chung của thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Còn theo nhà nghiên cứu thị trường JLL, việc hạn chế di chuyển trong thời kì bùng phát dịch COVID-19 đã gây khó khăn cho việc thực địa dự án và gặp gỡ trực tiếp với các chủ đầu tư khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu đất công nghiệp vẫn giữ đà tăng trong quí III/2020 do Việt Nam vẫn là điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Các tỉnh, thành phố như TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng lần lượt là các khu vực thu FDI nhiều nhất từ đầu năm đến nay và được kì vọng sẽ là những khu vực tiếp tục hưởng lợi trong dài hạn.
Theo đó, các doanh nghiệp phát triển BĐS khu công nghiệp gần đây đã liên tục huy động vốn để phát triển dự án sẵn sàng đón đầu cơ hội.
Dù vậy, theo JLL, tiến trình dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, giảm sự phụ chuỗi cung ứng tập trung một khu vực sẽ chậm lại trong năm 2020 do việc hạn chế đi lại để khảo sát thực địa và tâm lí thị trường thận trọng hơn.
Khảo sát của JLL trước đó cũng cho thấy lĩnh vực này tồn tại một số thách thức, bao gồm yếu tố mặt bằng giá thuê tăng cao, quĩ đất ngày càng thu hẹp do chưa giải phóng được mặt bằng.
Hiện nhiều doanh nghiệp đã gần như ghi nhận lợi nhuận một lần từ việc cho thuê các diện tích đất hiện hữu.
Ở góc độ đầu tư chứng khoán, Chứng khoán BSC duy trì đánh giá trung lập đối với nhóm cổ phiếu BĐS khu công nghiệp đến hết năm 2020 khi cho rằng kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2020 của nhóm doanh nghiệp ngành này tăng trưởng thấp.
[ad_2] Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Theo ước tính của SSI, lợi nhuận của nhóm bất động sản khu công nghiệp giảm khoảng 23% về 4.900 tỉ đồng trong năm nay. Tuy nhiên bước sang năm 2021, thị trường sẽ có nhiều triển vọng hơn, đón thêm nhiều tập đoàn nước ngoài đổ bộ vào các khu công nghiệp.
Nhiều tập đoàn nước ngoài sẽ đổ bộ vào khu công nghiệp Việt Nam. (Ảnh minh họa: Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Báo cáo phân tích mới đây của CTCP Chứng khoán SSI cho thấy, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết đạt tổng doanh thu 21.4000 tỉ đồng trong nửa đầu năm, giảm 14% so với cùng kì.
Lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp này khoảng 3.600 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kì năm ngoái.
Đi ngược lại xu hướng chung, CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC), CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) hay CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) là những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao.
Đánh giá về triển vọng phân khúc bất động sản khu công nghiệp nửa cuối năm, SSI cho rằng do các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam giảm xuống mức rất thấp, làm trì hoãn việc chốt hợp đồng thuê trong thời gian qua.
Chính sách miễn trừ yêu cầu về kiểm dịch mới đối với các chuyên gia và nước ngoài và nhà đầu tư (Công văn số 4674/BYT/MT của Bộ Y tế) được ban hành vào đầu tháng 9 vừa qua đã giúp giải tỏa phần nào tình trạng này.
Mặc dù thông tin về việc miễn trừ mới là một tin đáng mừng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên tần suất các chuyến bay vẫn ở mức rất thấp và ước tính các chuyến bay tới Việt Nam chỉ đạt 5.000 chuyến trong tháng 9.
Do vậy, SSI đánh giá vấn đề này sẽ kéo dài quyết định đàm phán và đầu tư đến ít nhất là 6 tháng cuối năm 2020, có thể dẫn đến diện tích thuê mới theo khu vực giảm 12% so với cùng kì.
Mặc khác, khó khăn hiện hữu trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng vẫn gây nên sự thiếu hụt nguồn cung có thể cho thuê của các khu công nghiệp. Theo ước tính của SSI, nguồn cung quĩ đất có thể tăng nhẹ 5% trong nửa cuối năm.
Về mặt bằng giá đất khu công nghiệp 6 tháng cuối năm, SSI ước tính giá thuê tăng 10% so với cùng kì ở miền Nam và tăng 7-8% so với cùng kì ở miền Bắc.
Lợi nhuận ròng ước tính trong 6 tháng cuối năm 2020 của một số doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. (Nguồn: SSI)
Từ những yếu tên, SSI nhận định lợi nhuận của các công ty bất động sản khu công nghiệp chỉ đạt 4.900 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kì năm ngoái.
Trong đó, lợi nhuận ròng của Sonadezi Châu Đức ước tính giảm mạnh 63% so với cùng kì do không có khách hàng mới. Lợi nhuận ròng của D2D ước tính giảm 68% so với cùng kì do doanh thu từ việc bán các khu dân cư Lộc An thấp hơn.
Bên cạnh đó, lãi ròng 6 tháng cuối năm 2020 của Becamex IDC cũng dự kiến giảm 56% so với cùng kì do thiếu hụt các nhà đầu tư thuê đất mới tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng.
Nhiều tập đoàn lớn sẽ đổ bộ
Đối với triển vọng thị trường năm 2021, SSI vẫn đánh giá xu hướng dịch chuyển sản xuất vẫn tiếp diễn và Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.
"Khi đại dịch lắng xuống trong năm 2020, các khu công nghiệp của Việt Nam sẽ đón nhu cầu lớn từ những công ty đã chuẩn bị chuyển cơ sở sản xuất sang. Do đó, nhu cầu về đất khu công nghiệp trong năm 2021 tiếp tục có nhiều triển vọng", SSI dự báo.
Danh sách các tập đoàn lớn có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Danh sách các công ty Nhật Bản mở rộng sản xuất ở Việt Nam.
SSI cũng chỉ ra ba yếu tố đóng vai trò hỗ trợ chính cho khu công nghiệp giai đoạn tới. Trước mắt là qui hoạch các khu công nghiệp mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2025 có thể giúp tăng diện tích các khu công nghiệp mới trong tương lai, đặc biệt đối với các khu công nghiệp lớn có tổng diện tích đất từ 1.000 ha trở lên, có thể đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn FDI lớn.
Bên cạnh đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Gemalink giúp kết nối thuận tiện hơn cho các khu công nghiệp.
Ngoài ra, giá đất khu công nghiệp tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30-40% so với Indonesia và Thái Lan, đây có thể là một lợi thế thu hút FDI.
Giá đất tại các quốc gia thuộc ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2020. Đvt: USD/m2. (Nguồn: SSI)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam có 336 khu công nghiệp trên tổng diện tích là 97.800 ha. Trong đó, có 261 khu công nghiệp hiện đang hoạt động với tỉ lệ lấp đầy bình quân 76%.
Tại miền Bắc, các khu công nghiệp tập trung ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc,... với tổng diện tích là 13.500 ha.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỉ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp đang hoạt động ở miền Bắc là 75% và giá cho thuê bình quân 85-90 USD/m2/chu kì thuê, tăng 6,5% so với cùng kì, theo nghiên cứu của JLL.
Các khu công nghiệp ở miền Nam tập trung tại TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước và Long An với tổng diện tích là 42.836 ha.
Nửa đầu năm, tỉ lệ lấp đầy bình quân ở các khu công nghiệp đang hoạt động tại miền Nam đạt 83%, giá cho thuê đất khoảng 105-115 USD/m2/chu kì thuê, tăng 9,7% so với cùng kì).
Riêng tại TP HCM, nguồn cung đất khu công nghiệp cho thuê mới vẫn đang gặp vướng mắc về thủ tục đền bù và giải phóng mặt bằng.
[ad_2] Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Theo BSC, kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2020 của nhóm doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp tăng trưởng thấp nhưng kết quả sẽ khả quan trong dài hạn.
Trong báo cáo triển vọng ngành quí III/2020, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI) đánh giá, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam vẫn được kì vọng hưởng lợi trong dài hạn từ nhu cầu gia tăng do việc di chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Trong đó, vốn FDI thực hiện đã có xu hướng cải thiện so với các tháng đầu năm và mức giảm của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tình hình chung của thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Các tỉnh, thành phố như TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng lần lượt là các khu vực thu FDI nhiều nhất từ đầu năm đến nay và được kì vọng sẽ là những khu vực tiếp tục hưởng lợi trong dài hạn.
Về tỉ lệ lấp đầy, BSC đánh giá các khu vực trung tâm đều có tỉ lệ lấp đầy khá cao, kéo theo các khu vực xung quanh khác còn nguồn cung sẽ là điểm đến kế tiếp của các nhà sản xuất.
Trong đó, phía Bắc có Hải Phòng (có KCN Tràng Duệ 3 của Kinh Bắc) với tỉ lệ lấp đầy 79%, thấp hơn trung bình các khu vực trung tâm 96%. Ở phía Nam, cụ thể tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tỉ lệ lấp đầy 53%, thấp hơn trung bình khu vực 82%.
Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu (có các KCN của Sonadezi Châu Đức, IDICO) có lợi thế vị trí tốt với kết nối đường bộ đến các cảng biển và sông lớn.
Còn tại Long Thành, Đồng Nai, các doanh nghiệp như Sonadezi Long Thành, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công.
Giá cho thuê các khu vực trung tâm có sự tăng trưởng mạnh do nguồn cung đáp ứng hạn chế khiến các nhà đầu tư chấp nhận mức giá cao để thuê được ở các khu vực giao thông thuận lợi.
Tại khu vực các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, và Hưng Yên), giá cho thuê tăng khoảng 5% - 9% so với cùng kì. Trong khi đó, các tỉnh lớn ở miền Nam, giá cho thuê gia tăng trung bình 8% - 15% so với cùng kì.
"Tiến trình dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, giảm sự phụ chuỗi cung ứng tập trung một khu vực sẽ chậm lại trong năm 2020 do việc hạn chế đi lại để khảo sát thực địa và tâm lí thị trường thận trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu đại dịch được kiểm soát tốt trên diện rộng, triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tích cực trong dài hạn", BSC nhận định.
Ngoài ra, với lợi thế vị trí địa lí, chi phí nhân công giá rẻ, ưu đãi thuê phí của Chính phủ, thu hút FDI từ các hiệp định kinh tế và việc kiểm soát dịch bệnh tốt, Việt Nam được cho rằng sẽ là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi dịch chuyển này.
Theo đó, các doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp có quĩ đất lớn như Kinh Bắc, Becamex, IDICO, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam,.... sẵn sàng đón đầu cơ hội.
Chứng khoán BSC duy trì đánh giá trung lập đối với BĐS khu công nghiệp trong năm 2020 và cho rằng kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2020 của nhóm doanh nghiệp ngành này tăng trưởng thấp.
Tuy nhiên về dài hạn, các khu công nghiệp sẽ tiếp tục khả quan nhờ các yếu tố: COVID-19 thúc đẩy động lực dịch chuyển công xưởng ra khỏi Trung Quốc, chiến tranh thương mại vẫn là mối lo của các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Hiệp đ��nh EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước,...
Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp là một trong những mảng sáng hiếm hoi trong bức tranh màu xám của nền kinh tế dưới tác động của COVID-19. Hầu hết các doanh nghiệp ở lĩnh vực này vẫn bảo vệ được lợi nhuận, thậm chí là tăng trưởng.
Nếu như ở năm ngoái, chiến tranh thương mại là yếu tố mở ra làn sóng dịch chuyển sản xuất thì năm nay, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, các nhà sản xuất càng có xu hướng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tránh phụ thuộc vào quốc gia này.
Trong khi đó, Việt Nam với vị trí gần kề nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chi phí tương đối rẻ nên có nhiều tiềm năng để phát triển. Thậm chí giữa đại dịch COVID-19, bất động sản (BĐS) khu công nghiệp là một trong những điểm sáng nổi bật của nền kinh tế.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, các khu công nghiệp và khu kinh tế cả nước thu hút 335 dự án đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng kí mới và tăng thêm khoảng 6 tỉ USD. Dòng vốn này đã giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS cho thuê khu công nghiệp gia tăng nguồn thu.
DN bất động sản khu công nghiệp vẫn ăn nên làm ra trong cơn bão COVID-19
Thống kê kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết cho thấy, phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp đều tăng trưởng trong quí II và 6 tháng đầu năm, thậm chí nguồn thu từ cho thuê đất tăng đột biến so với cùng kì.
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp)
Cụ thể, CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) lãi gần 72 tỉ đồng trong quí II và 125 tỉ đồng trong nửa đầu năm, lần lượt tăng 134% và 156% so với cùng kì năm ngoái.
Trong đó, công ty ghi nhận doanh thu tăng mạnh ở mảng cho thuế đất và phí quản lí; còn các mảng khác vẫn duy trì như cùng kì.
Ở CTCP Long Hậu (Mã: LHG), kết quả kinh doanh tăng trưởng nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây dựng sẵn theo yêu cầu tăng trưởng.
Cụ thể, công ty lãi gần 44% trong quí II và lãi 107 tỉ đồng trong hai quí đầu năm. Con số này lần lượt tăng 81% và 35% so với cùng kì năm ngoái. Theo đó, Long Hậu tiến sát mục tiêu kế hoạch kinh doanh cả năm đã đề ra.
Dù chưa công bố BCTC chính thức nhưng theo ước tính của lãnh đạo Tổng công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC), lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của công đ��t 417 tỉ đồng, ứng với 56% kế hoạch lợi nhuận năm.
Theo lãnh đạo Viglacera, mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp đã đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh chung, trong khi các mảng còn lại vẫn duy trì ổn định.
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp)
Ngoại lệ, vẫn có một số doanh nghiệp lãi lớn và tăng trưởng nhưng không đến từ hoạt động kinh doanh chính, điển hình như CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 (Mã: D2D), dù nằm trong số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao nhất.
BCTC quí II/2020 của D2D cho thấy, công ty có 88 tỉ đồng doanh thu tài chính trong quí, phần lớn đến từ lãi tiền gửi và cho vay, qua đó lợi nhuận chung trong quí đạt trên 101 tỉ đồng, tăng 130% so với cùng kì năm ngoái.
Tương tự cho kết quả kinh doanh nửa đầu năm, lợi nhuận D2D tăng trưởng 80% khi đạt hơn 150 tỉ đồng. Riêng nguồn thu từ hoạt động tài chính đóng góp hơn 100 tỉ đồng.
Hay như trường hợp CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP), lợi nhuận quí II tăng 22% lên gần 33 tỉ đồng do chuyển nhượng Dự án Tín Khải. Theo đó trong nửa đầu năm, lợi nhuận của công ty nhích nhẹ 2% lên xấp xỉ 49 tỉ đồng.
Ngược với kết quả kinh doanh tích cực trên, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) là doanh nghiệp duy nhất giảm lãi trong quí II, tính đến thời điểm hiện tại.
Cụ thể, lợi nhuận trong quí của Nam Tân Uyên ghi nhận gần 60 tỉ đồng, giảm khoảng 1 tỉ đồng so với quí II/2019. BCTC của doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu vẫn tăng nhẹ 6% nhưng giá vốn tăng cao hơn, dẫn đến lãi gộp co hẹp so với cùng kì.
Tuy nhiên, nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, Nam Tân Uyên vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng nhẹ 6%, tương ứng đạt hơn 141 tỉ đồng.
Trong khi Nam Tân Uyên trên đà ăn nên làm ra, Cao Su Phước Hoà (PHR) cũng âm thầm hưởng lợi nhờ hoạt động chuyển nhượng đất cao su cho Nam Tân Uyên làm khu công nghiệp. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PHR báo lãi ròng 556 tỉ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kì.
Cơ hội và thách thức
Cuối tháng 6 vừa qua, thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kí Quyết định 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác, thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI).
Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp cấp và chủ động đón cơ hội từ làn sóng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Pegatron,… Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây là bước đi "đón đại bàng".
Theo ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, "COVID-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái.
Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp trong lương lai."
Tuy nhiên, khảo sát của JLL cũng cho thấy lĩnh vực này tồn tại một số thách thức, bao gồm yếu tố mặt bằng giá thuê tăng cao, quĩ đất ngày càng thu hẹp do chưa giải phóng được mặt bằng và nguy cơ từ dịch COVID-19 vẫn chưa dự báo trước được điều gì.
Thực tế, cuối tháng 6 vừa qua, Long Hậu cho biết công ty đang đàm phán với khách hàng để tăng giá tại Khu công nghiệp Long Hậu 3 (giai đoạn 1), dự án mang lại nguồn thu chính cho công ty trong năm nay.
Theo lí giải của công ty, giá vốn của dự án bị đẩy lên cao hơn so với các dự án khác do chi phí bồi thường, tiền sử dụng đất tính theo giá thị trường. Do vậy, công ty buộc phải xem xét tăng giá nhằm cải thiện lợi nhuận.
Dù vậy, công ty cũng phải đối mặt với giai đoạn tiếp theo là công tác giải phóng mặt bằng KCN Long Hậu 3 còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều khu đất "da beo" trong dự án.
Hiện nhiều doanh nghiệp đã gần như ghi nhận lợi nhuận một lần từ việc cho thuê các diện tích đất hiện hữu. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang tập trung phát triển quĩ đất mới và cần thời gian hoàn thiện công tác đầu tư hạ tầng và bàn giao cho khách thuê để hạch toán lợi nhuận. Điều này sẽ ảnh hướng đến kết quả kinh doanh trong các quí tiếp theo.
Theo kế hoạch trong năm nay, Viglacera sẽ tham gia đấu thầu làm chủ đầu tư các khu công nghiệp mới như Huế (1.000 ha), Phú Thọ (500 ha), Đồng Văn 4 mở rộng (300 ha), Thuận Thành, Bắc Ninh (250 ha).
Bên cạnh đó, Nam Tân Uyên cũng có kế hoạch vay vốn hàng nghìn tỉ đồng để triển khai các dự án. Hơn 1.000 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng của công ty được dùng để đầu tư các hạng mục còn lại của KCN Nam Tân Uyên, Nam Tân Uyên 2, Nam Tân Uyên 3.
Nhìn chung theo nhận định của các chuyên gia JLL, xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vẫn tiếp diễn. Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu.
Thế nhưng, vẫn có một nỗi lo khác đang hiện hữu, đó chính là viễn cảnh kinh tế u ám trên toàn cầu hậu đại dịch có thể làm dòng vốn FDI chậm lại. "Miếng bánh BĐS công nghiệp dù hấp dẫn, nhưng thực tế không phải cứ đầu tư là có thể ăn ngay, và nó sẽ không dành cho các công ty sử dụng phần lớn vốn vay để đầu tư", lãnh đạo một doanh nghiệp trong ngành nhận định.
Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Sau nửa năm, Sonadezi Châu Đức đã thực hiện được 74% mục tiêu doanh thu và vượt gần 9% mục tiêu lợi nhuận năm.
CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí II/2020.
Số liệu kinh doanh của SZC quí II và 6 tháng đầu năm (Nguồn: HK tổng hợp.
Quí II, Sonadezi Châu Đức đạt 153 tỉ đồng doanh thu, tăng đột biến gấp 2,5 lần so với cùng kì 2019.
Các chi phí không đáng kể nên hết quí II Sonadezi Châu Đức lãi 72 tỉ đồng, gấp 2,3 lần so với quí II/2019.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 274 tỉ đồng doanh thu, 125 tỉ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 151% và 155% so với cùng kì năm 2019.
Theo cơ cấu doanh thu 6 tháng thì lý do doanh thu đột biến đến từ mảng cho thuê đất và phí quản lí tăng mạnh 3,3 lần lên 237 tỉ đồng. Trong khi nguồn thu từ các mảng khác vẫn duy trì.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quí II.
Năm 2020, Sonadezi Châu Đức lên kế hoạch doanh thu năm 2020 là 371,5 tỷ đồng, tăng 13%. Trái lại, lợi nhuận sau thuế dự kiến là 115 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019.
Sau nửa năm, công ty đã thực hiện được 74% mục tiêu doanh thu và vượt gần 9% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Sonadezi Châu Đức là 3.337 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 2.388 tỉ đồng. Chi phí xây dựng chủ yếu nằm ở dự án khu công nghiệp (KCN), khu đô thị Châu Đức ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quí II.
Doanh nghiệp dự kiến đến năm 2021 sẽ hoàn tất hạ tầng kĩ thuật toàn KCN Châu Đức và xong các tuyến đường điều chỉnh và bổ sung ở dự án đường BOT 768.
Hết quí II, tổng nợ đi vay của doanh nghiệp là 978 tỉ đồng, đều là khoản vay ngân hàng.
Sonadezi Châu Đức là đơn vị thuộc Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp sở hữu gần 46,84% vốn bên cạnh CTCP Sonadezi Long Thành nắm hơn 10% tại đây.
Doanh nghiệp đang triển khai chính dự án KCN – Đô thị và sân golf Châu Đức có qui mô 2.287 ha với các phân khu chính là KCN đa ngành, khu công nghệ cao, khu đô thị, khu thương mại dịch vụ và sân golf 36 lỗ. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1.000 tỉ đồng.
Theo báo cáo ngành KCN của Chứng khoán VNDirect phát hành cuối tháng 4, Sonadezi Châu Đức có quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn thứ hai ở phía Nam sau "ông lớn" Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển KCN (Becamex).
KCN Châu Đức với tổng iện tích lên đến 1.215 ha, gần 900 ha vẫn đang sẵn sàng cho thuê với tỷ lệ lấp đầy chỉ 30%. Bên cạnh đó, KCN Châu Đức có giá cho thuê thấp hơn so với các KCN khác như ở Đồng Nai hay Bình Dương.
Thống kê quĩ đất sạch của các doanh nghiệp bất động sản KCN
Với làn sóng chuyển dịch vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam, Chứng khoán VNDirect cho rằng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Hải Dương sẽ là những điểm nóng công nghiệp mới.
Nguồn Vietnambiz
0 notes
Photo
Bất động sản 24h: Vì sao nhiều doanh nghiệp ồ ạt tuyển dụng nhân sự quy mô lớn? Vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản bỗng ồ ạt tuyển dụng nhân sự quy mô lớn?Gần đây, thị trường ghi nhận nhiều thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp địa ốc lớn. Trong đó, Tập đoàn Nam Group mới đây công bố tuyển dụng 500 nhân sự cho công ty thành viên là CTCP Đầu tư - Tư vấn Nam Land, bao gồm các vị trí giám đốc sàn, trưởng phòng kinh doanh và nhân viên kinh doanh…Ảnh minh họaTập đoàn Novaland vừa đưa ra thông báo chiêu mộ tới 1.000 nhân viên môi giới bất động sản, bắt đầu từ tháng 5/2020. Đại diện tập đoàn này cho biết, việc tuyển số lượng lớn nhân viên môi giới vì doanh nghiệp đang triển khai mở bán các dự án tại Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Với lượng sản phẩm lớn, nhu cầu nhân viên môi giới cần rất nhiều.Một doanh nghiệp cũng thông báo tuyển số lượng lớn nhân viên môi giới là Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding, khi thông báo tuyển khoảng 500 nhân viên (gấp 5 lần số nhân viên môi giới mà Công ty đang có), lý do vì doanh nghiệp này sẽ là đơn vị bán hàng F1 tại 1 dự án của FLC tại tỉnh Bình Phước và một dự án 92 ha tại tỉnh Đồng Nai.Xem thông tin chi tiết tại đâyHậu Covid-19, các “ông lớn” bất động sản đồng loạt trở lại "đường đua"Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các kế hoạch mở bán dự án của doanh nghiệp bất động sản vào quý I và đầu quý II đều phải tạm ngừng. Đến thời điểm đầu tháng 5, dịch bệnh được kiểm soát tốt, lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, mặc dù thị trường vẫn còn rất khó khăn, nhiều sàn vẫn đóng cửa, lượng giao dịch trên thị trường chưa thể hồi phục về mốc trước dịch nhưng nhiều “ông lớn” đã quay trở lại với các kế hoạch hồi phục kinh doanh, kích cầu giao dịch mua bán cũng như thực hiện nhiều chiến lược mới.Vinhomes đã chính thức mở bán lần đầu tiên tòa tháp căn hộ S1.08 tại “Tọa độ trung tâm, cận biển kề hồ” của “thành phố biển hồ" Vinhomes Ocean Park.Một báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy, một số tín hiệu tích cực với sự quay trở lại thị trường của cả doanh nghiệp và người mua. Cụ thể, lượng tin đăng sụt giảm mạnh trong giai đoạn đầu giãn cách xã hội nhưng sau đó tăng mạnh tới 73% khi yêu cầu giãn cách được nới lỏng. Đáng chú ý, mức độ quan tâm của người dùng cũng không suy giảm trong cả tháng 3 và tháng 4 cho thấy dù nguồn cung hạn chế và giá bán chưa giảm sâu, người mua vẫn sẵn sàng quay trở lại thị trường.Thực tế cho thấy mặc dù bị tác động mạnh từ dịch Covid-19 song những doanh nghiệp nhạy bén với thị trường vẫn thực hiện tái cấu trúc sản phẩm, thay đổi cách tiếp cận khách hàng để thích ứng với dịch, thậm chí vẫn tung sản phẩm mới ra thị trường. Nhờ đó, ngay khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng những doanh nghiệp này đã kịp bắt nhịp trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong giai đoạn tới.Xem thông tin chi tiết tại đâyTP.HCM: Nhà ở xã hội bị hét giá chênh khủng chưa từng cóTheo tìm hiểu của Reatimes, khu đất số 324 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.HCM, diện tích gần 2ha, có nguồn gốc là đất quốc phòng. Ngày 16/01/2018, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 179/QĐ-UBND chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất nhà ở và giao cho Công ty Cổ phần Đức Mạnh sử dụng, để thực hiện dự án nhà ở xã hội.Thông tin từ Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho hay, theo Quyết định chấp thuận đầu tư, dự án nhằm góp phần tạo quỹ nhà ở xã hội cho cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng, đủ điều kiện theo quy định và cho các đối tượng đủ điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại TP.HCM.Theo đó, chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ tiền ứng trước của khách hàng để đầu tư xây dựng khu dân cư theo quy hoạch được duyệt để bán, cho thuê nhà ở xã hội cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về nhà ở phù hợp quy định của pháp luật. Dự án có tầng cao xây dựng tối đa 25 tầng, hệ số sử dụng đất 7,0 lần (thương mại dịch vụ 0,5 lần, căn hộ ở 6,5 lần).Xem thông tin chi tiết tại đâyHàng loạt cổ phiếu BĐS vượt mức giá trước khi bị "cú sốc" Covid-19 tác độngKể từ thời điểm trước và sau Tết âm lịch 2020 (22/1) đến nay, thị trường chứng khoán VIệt Nam đã trải qua biến động rất mạnh. Ngay sau Tết, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, thị trường chứng khoán đã lao dốc mạnh từ mức 991,46 điểm xuống còn 662,26 điểm (30/3), tương ứng mức giảm 329 điểm (-33%). Tuy nhiên, trước việc Việt Nam khống chế dịch bệnh tốt đã giúp dòng tiền ồ ạt quay trở lại bắt đáy. Thị trường chứng khoán từ thời điểm đầu tháng 4 đến nay đã có sự hồi phục rất tốt, chỉ số chính VN-Index cũng tăng trở lại 25% từ mức đáy kể trên và vượt qua mốc quan trọng 800 điểm.Rất nhiều cổ phiếu giảm sâu do ảnh hưởng của thị trường chung trước cú sốc mang tên “Covid-19”, nhưng sau đà hồi phục thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số cổ phiếu thậm chí còn vượt qua cả mức giá thời điểm trước Tết âm lịch (trước khi dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam).Riêng trong nhóm cổ phiếu bất động sản, các cái tên đã vượt qua cả mức giá trước thời điểm Tết âm lịch sau quãng thời gian giảm sốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh là ĐT&PT Dầu khí Cửu Long (CCL), Vinaconex - ITC (VCR), KCN Long Hậu (LHG), Sonadezi Châu Đức (SZC), PT Đô thị và KCN Cao su VN (VRG), PT KCN Tín Nghĩa (TIP), KCN Nam Tân Uyên (NTC), SUDICO (SJS) hay Năm Bảy Bảy (NBB)…Xem thông tin chi tiết tại đâyVỡ mộng làm chủ, đau đầu tìm giỏ bỏ tiềnKhi lệnh giãn cách được nới lỏng, chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ một nhà hàng trên phố cổ, phàn nàn về tình trạng kinh doanh ế ẩm. “Từ ngày mở cửa đến nay, nhà hàng vắng vẻ, có ngày không bán được gì. Nếu trước 4 khách hóa đơn khoảng 1-1,2 triệu đồng thì giờ đây chỉ còn 40-50%. Họ chọn những món rẻ hơn, ăn ít hơn”, chị nói. Chị Tuyết cho hay, trước Tết, khách giảm do Nghị định 100 tăng mức xử phạt về quá nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Sau Tết, khách giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch.Theo chị, kinh doanh nhà hàng vẫn được mọi người cho rằng hốt bạc. Nhưng đây cũng là một trong những ngành nghề rủi ro về tài chính cao khiến tiền bạc của bạn “đội nón ra đi” nhanh nhất nếu không có gì đặc sắc. Bên cạnh đó, các nhà hàng chịu ảnh hưởng mạnh từ những tác động bên ngoài.Lựa chọn an toàn hơn chị Tuyết, nhiều nhà đầu tư kinh doanh theo mô hình nhượng quyền chuỗi cửa hàng đồ uống. Anh Nguyễn Quang Hải (Hà Nội) bỏ hơn 500 triệu đồng đầu tư quán trà sữa theo hình thức nhượng nguyền với hy vọng “kinh doanh đồ uống trên 'đất vàng', sớm muộn cũng giàu”.Tuy nhiên, trào lưu này nhanh chóng hết thời. Trung bình mỗi ngày quán anh Hải chỉ bán được khoảng 50 cốc, lãi không đủ nuôi quán. Trong khi đó, chi phí về nhượng quyền vẫn phải trả, chưa kể thực đơn đồ uống nguyên liệu đều phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nhận thấy không thể tiếp tục nên anh Hải đành đăng tin thanh lý lỗ vốn cửa hàng, tìm hướng kinh doanh khác.Xem thông tin chi tiết tại đây[ad_2] Nguồn Reatimes
0 notes