#Cánhrừngbaola
Explore tagged Tumblr posts
Text
Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 2) – Cánh rừng bao la
Phần 1 – Bố lữ hồng trần Khoảng 20 năm trước tôi có gặp một vài người tu luyện đến từ vùng cực Bắc của Đại Lục. Vào thời điểm ấy (cuối những năm 90 của thế kỷ 20), họ vẫn mặc loại quần áo đã lưu hành từ những năm 70, đều đã bạc màu, cổ áo có mấy vết sờn rách. Hồi đó có rất nhiều người đến từ những vùng khác nhau, rất nhiều tôi cũng không tới bắt chuyện với họ, sau này không có cơ hội gặp lại họ nữa. Vậy mà không hiểu sao đã ngần ấy năm qua đi, ký ức về lần gặp gỡ ấy vẫn in sâu trong tâm trí, vẫn chưa hề quên… Nhân cơ hội này, tôi viết lại một chút quá trình tìm Pháp ở đời trước của một người trong số họ. Vào triều Minh, người tu luyện ấy (A Tùng) chuyển sinh tại vùng ngoại biên núi Hưng An. A Tùng từ bé đã theo cha học săn bắn. Thời ấy trình độ văn minh nơi này còn rất thấp, hơn nữa vì sống trong núi thời gian lâu nên những sự tình mà cậu biết được về thế giới bên ngoài cực kỳ ít ỏi. Nếp sống rất thuần phác. Năm cậu 10 tuổi, trong một lần theo cha đi săn, con mồi chạy đi rất xa rất xa, họ cũng đuổi theo rất xa rất xa, chẳng may lần ấy có một trận s��ơng mù lớn giăng xuống núi. Màn sương vô cùng dày đặc, lại ở chỗ núi cao rừng sâu, nên hai cha con bị lạc đường, hoàn toàn không còn cảm giác phương hướng nữa. Trời chuyển sắc tối, cha con A Tùng không còn cách nào khác đành tìm một chỗ trú nghỉ qua đêm. Bởi họ đã quen sống nơi rừng rậm, nên những chuyện này không thể làm khó hai cha con A Tùng. Họ chặt mấy cành khô xếp lại làm giường, lại lấy ít cỏ cây khô nhóm lửa bên cạnh rồi an nhiên đi ngủ. Ngày hôm sau, sương mù đã sớm tản đi, hai cha con dựa vào kinh nghiệm nhiều năm sống trong rừng rậm, đầu tiên phân biệt phương hướng, rồi sau đó từ từ lần tìm đường về nhà. Trong quá trình này, hai cha con đứng từ phía xa đã chứng kiến cảnh hổ dữ tàn nhẫn xé xác con mồi, trên đường đi còn bắt gặp xác một người thợ săn đã chết, hài cốt thân thể rải trên mặt đường, dụng cụ săn lăn lóc một bên. Đối với A Tùng mà nói, những chuyện ấy vốn đã thấy nhiều thành quen, nhưng không hiểu sao lần này lại dấy lên trong đầu cậu rất nhiều suy nghĩ: Sinh mệnh vì để sinh tồn mà phải tàn sát lẫn nhau ư? Lẽ nào con người phải sống trong rừng rậm cho đến lúc chết? Sương mù mới dày lên một chút đã có thể khiến người ta lạc đường, từ thiên thượng mà nhìn, năng lực kia của con người thật quá ư nhỏ bé, quá ư nhỏ bé. Khi cha con A Tùng cuối cùng cũng về được đến nhà, mẹ cậu kể lại rằng hôm qua cả đêm không thấy hai cha con về nên bà đã rất lo lắng, sau đó đi ngủ thì mơ thấy một người dáng vẻ như bé gái, bay đến nói với bà rằng hai cha con sẽ quay về thôi, để bà yên tâm. A Tùng vừa nghe trong tâm đã chấn động, cảm thấy sinh mệnh rõ ràng còn có thể có một phương thức tồn tại khác. Chuyện cha con cậu bình an trở về, làm sao có người biết trước, lại còn đem nói cho mẹ cậu, dẫu là trong mơ? Kể từ đó bất kể làm chuyện gì, A Tùng cũng đều chú ý tìm hiểu mọi phương diện, suy ngẫm xem liệu con người có thể mang một phương thức tồn tại khác hay không. Một lần nọ cậu đi săn, trông đằng xa thấy có hai người kết bạn đồng hành, họ vừa đi chưa xa thì một con mãnh hổ đột nhiên nhảy tới, nó lao đến vồ một người xuống đất rồi ngay lập tức cắn chết, ăn thịt người này. Người bên cạnh sợ đến chết trân, hoàn toàn không còn chút năng lực phản kháng hay bỏ chạy nào nữa. Thế nhưng lão hổ quay sang nhìn người này một chút, rồi không những không ăn thịt anh ta, trái lại còn quay đầu một mạch đi mất. Thấy được chuyện này, trong tâm A Tùng càng thêm nghi hoặc: “Tại sao lão hổ lại có thái độ đối đãi khác nhau với hai người?”. Mãi rất lâu sau đó, vấn đề này vẫn cứ vấn vít trong đầu cậu, không sao gạt đi được. Có một lần cậu đang đuổi theo con mồi thì trượt chân ngã xuống khe núi, một bên chân phải bị thương, không cách nào thoát ra được. Đúng lúc ở vào tình cảnh tuyệt vọng thì một ông lão râu trắng không biết từ đâu tới cứu cậu. Ông lão tự xưng là người hái thuốc ở vùng này, nhưng nhìn thì biết ông đã sớm qua trăm tuổi rồi. Trong lúc ông lão đắp thuốc lên vết thương trên chân phải của A Tùng, cậu cẩn thận quan sát ông, luôn cảm thấy ông không thể nào là người hái thuốc thông thường. Đương lúc nghĩ đến đó, đột nhiên trong đầu xuất ra một niệm: Sao không đem hết những băn khoăn bấy lâu ra thỉnh giáo ông lão một lượt nhỉ, nếu có thể giải khai được thì chẳng phải quá tốt sao?! Thế là cậu đem hết những điều thường ngày vẫn nghi hoặc khó hiểu ra thỉnh giáo, nhất là chuyện con người ta có thể sống mà không bị tự nhiên chế định hoặc chỉ bị chế định rất ít hay không, có thể tự tại một chút không và cả chuyện lão hổ vì sao ăn thịt người này mà không ăn thịt người kia v.v… Ông lão mỉm cười: “Sinh mệnh chỉ có thể hành sự thuận theo một đạo lý của một trạng thái nhất định”. Nói xong không mở lời thêm lần nào nữa. Câu nói này làm A Tùng nghĩ một hồi không thấu, nhưng vì ông lão không nói thêm gì nữa nên cậu cũng không tiện hỏi nhiều. Qua đi mấy ngày, lúc A Tùng nhìn ông lão thay thuốc cho vết thương của mình, chợt thấy thuốc dường như cũng có chút khác biệt. Sự việc này làm cậu nhớ đến câu nói trước đó của ông lão, dường như đã minh bạch ra được một chút rồi. Lại qua vài ngày nữa, chân của A Tùng đã lành lại gần hết. Định tới cáo biệt ông lão, cũng có ý muốn cảm tạ. Lúc từ biệt, ông lão nhắc lại câu nói ấy lần nữa: “Sinh mệnh chỉ có thể hành sự thuận theo một đạo lý của một trạng thái nhất định”. Nghe những lời này A Tùng dường như đã sáng tỏ vấn đề, cao hứng nói: “Lão nhân gia, lời của ngài chính là nói: con người mang trạng thái và các loại năng lực mà con người ở nhân gian nên có, hổ không phải ai cũng đều ăn thịt, mà cứu con cũng là nhờ năng lực của ngài, đúng không ạ?”. Lão nhân mỉm cười: “Không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, nếu như muốn tìm ta thì đúng sáu năm sau con hãy đến bờ bên kia của cửa sông Hắc Long Giang, khi ấy ta có mấy việc cần làm ở nơi này”. Nói xong ông lão cứ vậy đi mất, cũng chẳng ngoảnh đầu lại. Để A Tùng đứng trân trân ở đó, thất thần cả nửa ngày… Kể vắn tắt một chút, trong mấy năm sau này, A Tùng trải qua rất nhiều sự tình, cũng có rất nhiều suy tư về nhân sinh, thế nhưng thuận theo kinh nghiệm càng phong phú, thì bối rối mà cậu mang theo cũng càng nhiều. Cậu mơ hồ cảm nhận rằng một đời của người ta dường như đều đã được an bài rồi. Đặc biệt trong mấy năm này, có hai lần mẹ cậu lại nằm mơ thấy bé gái kia bay đến nói cho bà sự tình nào đó. Đều rất chuẩn xác. Một lần trong lúc hai mẹ con A Tùng đang trò chuyện, mẹ cậu cũng nói không biết bà với cô bé trong mộng kia có duyên phận gì mà cô bé lại muốn giúp đỡ bà như vậy. Kể cũng lạ, ban ngày vừa nói với con trai, ban đêm bà đã chiêm bao thấy một giấc mơ còn kỳ lạ hơn: Mơ thấy mình ở trong một cung điện to lớn, nguy nga tráng lệ, trên đầu còn đội vương miện, mà người tì nữ thân cận nhất đang đứng bên cạnh chính là cô bé kia. Sau đó bởi vì có một sự việc bà làm không tốt nên bị thiên thượng phạt xuống trần gian chịu khổ, nhưng mà cô bé kia không đành bỏ mặc bà, hễ bà gặp phải chuyện nghĩ không thông liền đến khuyên giải. Nghe mẹ kể lại giấc mơ ấy, trong tâm A Tùng lại càng thêm phức tạp bối rối: Sinh mệnh nguyên lai vốn có phương thức sinh tồn tốt hơn hẳn, vì phạm lỗi mà chịu phạt tới nhân gian, sinh mệnh kia làm thế nào mới có thể quay về lần nữa? Liệu có khả năng quay về một lần nữa hay không? Liên hệ lại chuyện lão hổ đối đãi khác nhau với hai người kia, có thể nói, hai sinh mệnh này nhìn bề mặt có thể không khác nhau là mấy, nhưng về bản chất khẳng định có sự khác biệt rất lớn. Nếu không lão hổ sẽ không thể đối đãi hai người khác nhau như thế. Để đến kịp “lời hẹn sáu năm” thì trước đó một năm A Tùng đã lên đường. Vì trước giờ chưa từng đi xa nhà nên cậu không tìm được đường, đành phải vừa đi vừa hỏi, ra được đến bờ sông Hắc Long Giang thì từ từ đi bộ xuôi dòng (Cậu nhìn thấy thuyền là chóng mặt, một mạch không dám bước lên). Thật không dễ dàng mới đến được gần cửa sông Hắc Long Giang, mặt sông ở đây rất rộng, lại không có cây cầu nào. Chỉ có thuyền, cậu vẫn không dám lên. Sự tình lần này đã có thể khiến cậu buồn bã rồi, xem chừng thời gian hẹn gặp đã đến, giờ không biết nên phải làm thế nào đây? Lúc này cậu càng thấm thía: trước chế ước của tự nhiên, con người quả thật quá nhỏ bé, quá khiêm tốn. Cậu bắt đầu thấy ghen tỵ với mẹ mình, mỗi lần bà buồn khổ trong tâm, đều có cô bé kia xuất hiện, còn bản thân cậu những lúc khó khăn sao chẳng ai tới giúp? Vừa lúc nghĩ thế, không biết từ đâu xuất hiện một con gấu đen, nó vừa ngoạm ngang người cậu liền nhảy ùm xuống lòng sông, cậu giật mình kinh hãi, cảm thấy tính mạng gặp nguy hiểm, liền ra sức tay cào chân đạp. Một hồi vùng vẫy qua lại liên tục như vậy, tới lúc gấu bơi đến giữa sông thì cậu đã chẳng còn chút hơi sức nào, đành phó mặc cho gấu đen ngậm mình qua sông. Sang đến bờ bên kia, gấu đen nhẹ nhàng thả cậu xuống rồi quay lưng bỏ đi. Lúc này cậu sớm đã bị dọa chết ngất rồi. Không lâu sau cậu được mấy người đánh cá đến cứu, giờ cậu mới hiểu: Thì ra gấu đen ngậm mình vào miệng là để đưa mình qua con sông Hắc Long Giang này. Sau đó cậu gặp được ông lão đúng thời điểm như đã hẹn, ông lão cười ha ha: “Người có huệ căn, thiên thượng khắc giúp”. A Tùng vừa nghe vừa hỏi ông lão rất nhiều vấn đề, đặc biệt là việc mẹ cậu có thể chiêm bao thấy nhân duyên với cô bé kia, cũng hỏi về việc sinh mệnh kể cả sau khi đã bị thượng giới phạt xuống phàm trần rồi thì liệu có thể quay về lại hay không. Lần này ông lão thành thực nói: “Thiên thượng có đức lành, trân quý muôn vạn chúng sinh trong thế tục, cũng cảm thấy sinh mệnh trong thế tục này rất khổ sở, rất khó khăn. Nhưng có rất nhiều sinh mệnh bởi trước đây đã phạm tội mà bị phạt xuống trần gian, vậy chính là phải ở tại nhân gian mà chịu khổ. Có người ở nhân gian vẫn còn bảo trì được bản tính thiện lương, sẽ có Thần phù trợ, mà tuy vậy có người lại đã hoàn toàn mê mất tâm tâm trí rồi. Thiên thượng sẽ an bài mãnh thú hoặc thiên tai nhân họa để cảnh tỉnh những người tâm trí đã bị mê ấy. Vậy nên lão hổ mới đối đãi hai người kia khác nhau, vậy nên gấu đen mới có thể đem con qua sông. Sinh mệnh nếu muốn quay trở về nơi nguyên lai trên thiên thượng, một mặt cần phải ở nhân gian mà làm việc tốt, mặt khác chính là cần tìm được một phương pháp tu hành.” Nghe đến đây, A Tùng vội hỏi: “Lão nhân gia, người có thể cho con biết phương pháp tu hành có thể quay về thiên giới ở đâu không?”. Lão nhân nhìn cậu một chút, chân thành nói: “Quanh vùng này có rất nhiều cao nhân đã ẩn cư nhiều năm, mỗi người họ đều có phương pháp tu hành của riêng mình. Ta đã từng hỏi họ liệu có muốn thu nhận con làm đồ đệ hay không, họ đều nói ‘Không dám!’”. A Tùng nghe xong vô cùng kinh ngạc: “Vì sao mấy vị cao nhân ấy lại nói như vậy?” Lão nhân từ tốn trả lời: “Bởi vì họ biết được tương lai con sẽ là đệ tử của ai!” “Ai ạ?” – A Tùng gặng hỏi. “Đợi đến khi con tìm được phương pháp tu luyện có thể phổ truyền khắp thiên hạ ấy, con sẽ biết”. “Vậy tương lai làm thế nào con mới có thể tìm được pháp môn tu luyện này?” “Phương pháp tu luyện ấy có một đặc điểm, chính là có mang theo một thứ hình tròn với rất nhiều màu sắc bên trong, hơn nữa còn có thể chuyển động. Đến khi ấy con tự khắc sẽ biết thôi”. “Vậy giờ con phải làm sao đây?” “Ta sẽ truyền cho con một số đạo lý đơn giản về phương diện tu hành mà ta biết, đến khi con chân chính tiến nhập vào phương pháp tu hành kia, con cần phải triệt để quên hết tất cả những gì ta đã nói cho con, nhất thiết phải nhớ, nhất thiết phải nhớ lấy điểm này!” Vậy là lão nhân nói cho A Tùng một số đạo lý về phương diện tu hành. Bởi vì A Tùng có căn cơ rất tốt nên tiếp thu và lý giải cũng rất nhanh. Sau đó lão nhân đưa A Tùng đi gặp một số bằng hữu trong tu luyện, những người này đều đối với A Tùng rất tốt, còn nói: “Nếu như sau này A Tùng đắc được phương pháp tu luyện có thể phổ truyền khắp thiên hạ, nhất định phải nói cho chúng ta một tiếng nhé”. A Tùng gật đầu đồng ý… Đây chính là: Tư tác cao san mật lâm gian Khát vọng đắc Pháp trùng hồi thiên Cơ duyên xảo hợp ngộ Thần điểm Kim triêu liễu nguyện chú chân Tiên! Dịch nghĩa: Trong rừng sâu núi cao mà suy tư Mong ngóng đắc Pháp quay về trời Cơ duyên trùng hợp được Thần điểm hóa Nay đã đạt ước nguyện đúc thành chân Tiên! Xem tiếp phần 3. chanhkien.org / big5.zhengjian.org Read the full article
0 notes