#43factorycoffee
Explore tagged Tumblr posts
Text
Thuật ngữ pha cà phê
https://43factory.coffee/news/thuat-ngu-pha-ca-phe-kham-pha-the-gioi-ngon-ngu-cua-barista/
Làm thế nào để barista thấu hiểu sâu sắc về thuật ngữ pha cà phê, nơi hiện diện ngôn ngữ chuẩn hóa riêng của thế giới cà phê Specialty đang từng ngày phát triển. Một khởi đầu đầy khó khăn, nhưng quyển sách hay luôn cần đọc đến trang cuối cùng. Liệu bạn đã sẵn sàng dấn thân vào thế giới pha chế cầu kỳ nhưng mê hoặc này chưa?
THUẬT NGỮ PHA CÀ PHÊ – BLOOMING
Blooming thường dùng để chỉ sự trương nở hay sủi bọt (khí CO2) khi nước sôi mới bắt đầu tiếp xúc với cà phê (thường chỉ diễn ra khi pha cà phê phin, Filter). Thông thường Blooming được xem như một bước/công đoạn trong quá trình pha chế. Cụ thể hơn, bạn sẽ bắt đầu bằng cách rót một lượng nước vừa đủ để thấm ướt cà phê, sau đó chờ cho Blooming hoàn tất – tức không còn sủi bọt, trước khi từ từ rót nốt phần nước còn lại để chiết xuất.
Mục đích chung của Blooming trong các kỹ thuật pha chế là nhằm giải phóng hoàn toàn lượng carbon dioxide tồn dư trong cấu trúc hạt cà phê, khi đó chúng ta có thể giúp nước tiếp cận vào sâu bên trong cấu trúc hạt và lấy đi các hương vị cần thiết từ cà phê Specialty.
THUẬT NGỮ PHA CÀ PHÊ – BREW RATIO
Đây là một thuật ngữ về tỷ lệ pha cà phê, đề cập đến tỷ lệ cà phê với nước (hoặc ngược lại). Ví dụ: người ta có thể nói tỷ lệ pha 50% hoặc Brew ratio = 1: 2. Cả hai đều có nghĩa cốc cà phê nặng gấp lượng bột cà phê được sử dụng. Mở rộng ra trong việc pha chế, đối với các kỹ thuật pha Filter bạn có thể sử dụng tỷ lệ 1:15 – tức 15g cà phê cho một cốc 225g ; trong khi với Shot bạn có thể dùng 22g cà phê nhưng tạo ra một cốc 30g hoặc 44g.
THUẬT NGỮ PHA CÀ PHÊ – CHANNELING
Channeling – tức “kênh lưu dẫn” hay “phân luồng” là điều mà nhiều người trong ngành cà phê, rất thường xuyên nhắc đến khi nói về phương pháp pha Shot/Espresso. Nói một cách đơn giản, đó là khi dưới áp lực của máy pha, nước tìm thấy một lối đi hẹp – hay một mạch dẫn, xuyên qua lớp bột cà phê thay vì chảy qua toàn bộ khối bột này một cách đồng đều. Điều này rất gây nên một vấn đề lớn, vì dưới áp lực dòng chảy lớn, nước chỉ tập trung đi theo các “mạch dẫn” sẵn có và lấy quá nhiều hương vị không cần thiết trong khi bỏ lại rất nhiều hương vị ở các khu vực khác, và làm cho chiết xuất mất đi tính cân bằng vốn có.
EXTRACTION
Extraction thực sự là một khái niệm cốt lõi của bất kỳ phương pháp pha cà phê hoặc quy trình pha cà phê nào. Bản chất của việc chiết xuất rất đơn giản: Đun sôi nước, đưa nó đi qua cà phê và hòa tan tất cả những gì có thể từ bột cà phê.
FINES
Fines là những hạt nhỏ nhất được tạo ra khi bạn xay cà phê, chúng có thể được định nghĩa là bất kỳ hạt nào có đường kính nhỏ hơn 100 micromet. Fines cũng có thể hiểu là bất kỳ hạt nào nhỏ hơn phần lớn của các hạt được xay ra, hoặc bất kỳ hạt nào chỉ bao gồm các mảnh tế bào.
Tuy nhiên, theo bất kỳ định nghĩa nào, hạt fines là cực kỳ quan trọng đối với quá trình chiết xuất cà phê Shot. Chiết xuất cà phê Shot phụ thuộc vào sự xói mòn từ bề mặt của các hạt (M Petracco, 2005), có nghĩa là diện tích bề mặt hạt mịn cao là điều cần thiết để chiết xuất tốt cà phê Shot.
IMMERSION
Immersion được biết đến là một thuật ngữ nói về phương pháp ngâm ủ cà phê trong nước. Có rất nhiều phương thức ngâm ủ cà phê như là: phương pháp ngâm tĩnh (static immersion), phương pháp ngâm có áp suất (pressurised immersion), chẳng hạn như Siphon và AeroPress, hay “cezve” hoặc “ibrik” (được biết đến trong phương pháp pha cà phê Thổ Nhĩ Kỳ).
OVER EXTRACTED
Đây là thuật ngữ sử dụng trong quá trình pha chế (chủ yếu là Shot), khi bột cà phê tiếp xúc với nước nóng và hòa tan quá mức cần thiết và do đó có thể có vị cực kỳ đắng chát và khô, áp đảo đi các mùi vị khác.
PERCOLATION COFFEE
Percolation – Tức cà phê nhỏ giọt, cà phê lọc hay phổ biến hơn với cách gọi “Drip Coffee” đề cập đến bất kỳ phương pháp pha cà phê nào sử dụng trọng lực để nước hòa tan cà phê thông qua một số loại lưới lọc / bộ lọc.
Với tác dụng của trọng lực, nước thấm qua cà phê xay, hấp thụ các hợp chất hóa học của nó, và sau đó đi qua một bộ lọc – từng giọt một. Bã cà phê đã qua sử dụng được giữ lại trong bộ lọc. Vẻ ngoài trong suốt và cảm giác miệng mịn, sạch là dấu hiệu của phương pháp chiết xuất ngày càng phổ biến và tương đối mới này.
Percolation là phương pháp pha cà phê thông qua bộ lọc
SOLUBILITY
“Solubles” là thuật ngữ bao quát được sử dụng cho các chất có trong hạt cà phê có thể được hòa tan trong nước. Ở cấp độ cơ bản nhất, pha cà phê là sử dụng nước làm dung môi để hòa tan các chất (có thể hòa tan) bị khóa trong các tế bào của hạt cà phê, hay nói đơn giản, nó là sự hòa tan – Solubility.
TARRY
Vị Tarry được hình thành khi pha chế không đúng cách, xuất phát từ việc giữ cà phê quá lâu trên nguồn nhiệt lúc pha chế, khi hơi nước bị bay hơi và protein bị đốt cháy sẽ để lại vị cháy khét.
UNDER EXTRACTED
Under Extracted là thuật ngữ hay sử dụng cho cà phê pha Shot không được chiết đủ lượng nước cần thiết, gây nên sự kém cạnh trong hương vị.
Để dễ dàng hình dung, ta sẽ đặt quá trình chiết xuất lý tưởng như điểm số 0, khái niệm Under Extracted sẽ biểu thị cho trạng thái lệch về chiều âm (-), và Over Extracted tương ứng với chiều dương (+). Vì vậy so với một chiết xuất hoàn thiện, Under Extracted đã bỏ lỡ rất nhiều hương vị trong bã cà phê. Một khi bạn nuốt qua cổ họng, các hương vị biến mất ngay lập tức không để lại bất kỳ hậu vị nào. Đó là một kết thúc đột ngột và không hài lòng trong trải nghiệm cà phê.
WATER HARDNESS
Water Hardness – hay còn gọi là nước cứng, có hàm lượng khoáng chất cao (trái ngược với nước mềm – Soft water). Nước cứng được hình thành khi nước thấm qua các mỏ đá vôi được tạo thành từ canxi cacbonat, magiê… Đây không phải là loại nước lý tưởng cho hương vị cà phê. Vì nước cứng đã mang theo nhiều khoáng chất nên khả năng hòa tan cà phê kém hơn so với nước mềm.
Trên đây là những khái niệm ngắn gọn về một số thuật ngữ pha cà phê mà Xưởng thu thập được. Trên thực tế còn có rất nhiều những từ ngữ, thuật ngữ mà tùy theo mỗi nền văn hóa cà phê, mỗi đất nước có cách sử dụng khác nhau. Hành trình chinh phục từng ngóc ngách cà phê có thể thu nhỏ lại khi bạn đến 43 Factory Coffee Roaster – tại đây có những barista chuyên nghiệp có thể hỗ trợ khi bạn cần.
0 notes
Text
Thuật ngữ về rang
https://43factory.coffee/news/kham-pha-nhung-tieu-chuan-xoay-quanh-thuat-ngu-ve-rang-ca-phe/
Trên thực tế, rang cà phê luôn là công việc không hề dễ dàng, đơn giản ở mắt nhìn nhưng phức tạp dành cho nội tại. Để trở thành một nhà rang xay xuất sắc đòi hỏi sự cống hiến, thực hành, và không ngừng thử nghiệm. Nhưng, để làm được những công đoạn phức tạp, chúng ta cần phải nắm rõ những thuật ngữ về rang – như một khóa học vỡ lòng không thể bỏ qua!
Tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành trong rang xay cà phê
CHARGE TEMPERATURE
Charge temperature (hay Charge-temp) là nhiệt độ bên trong trống rang ngay khi bắt đầu rang – tức nhiệt độ khi nạp cà phê vào trống rang. Nhiệt độ này sẽ tạo ra đủ động lượng nhiệt để hoàn thành quá trình rang. Nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt, làm cho hạt đậu bị kém phát triển. Ngược lại, nhiệt độ quá cao có nguy cơ làm cháy xém hạt.
Charge temperature – Nhiệt độ nạp hay còn gọi là nhiệt độ sạc
Thông thường, mật độ hạt cũng rất quan trọng khi cân nhắc nhiệt độ đầu vào, vì hạt cứng chắc có thể đòi hỏi nhiệt độ sạc cao hơn so với hạt mềm xốp. Cà phê chế biến tự nhiên yêu cầu nhiệt độ sạc ban đầu thấp hơn so với cà phê chế biến ướt. Điều này là do cà phê chế biến tự nhiên có hàm lượng đường cao hơn, làm cho chúng bị cháy nhanh chóng và dễ dàng.
CINNAMON
Cinnamon Roast là tên một mức độ rang rất nhẹ của hạt cà phê Specialty. Trong cách rang này, hạt đậu hầu như không bị nứt (first crack), dẫn đến hạt cà phê tương đối khô và có màu nâu nhạt. Cà phê pha từ Cinnamon Roast thường có vị chua, bất kể nguồn gốc.
Cà phê Brazil rang Cinnamon điển hình ở 196°C
Để dễ dàng hình dung, ta sẽ phân loại cà phê rang một cách tương đối theo 3 mức độ rang sau đây:
1. Cinnamon roast – Light Roast (gọi chung là Light Roast)
2. Medium Roast / American Roast, City Roast
3. Dark Roast / Full city roast, Vienna Roast, French Roast, Italian Roast
Rất ít người tiêu dùng mong muốn hương vị xanh, cỏ, thường là “đậu phộng” của độ rang Cinnamon này. Tuy nhiên, một số công ty cho phép đáp ứng khẩu vị khách hàng với hạt cà phê rang nhạt: Có tính axit rất cao, thường được mô tả là “xanh” hoặc “đậu phộng”, với hương hoa cỏ và mùi thơm nhẹ.
CITY ROASTS
City Roasts là tên gọi được áp dụng cho phân đoạn rang vừa (Medium Roast), để chỉ mức độ rang vừa phải của hạt cà phê. Trong lần rang này, hạt cà phê đã trải qua lần nứt đầu tiên (first crack), dẫn đến hạt khô có màu nâu vừa phải. Cà phê được pha từ hạt rang City Roasts sẽ thể hiện trọn vẹn hương vị có trong hạt mà không bị che khuất bởi quá trình rang.
Cà phê Brazil rang City Roast điển hình ở 220°C
City Roast hay American Roast là cấp độ rang được sử dụng phổ biến nhất và nó chiếm phần lớn lượng cà phê được uống ở Hoa Kỳ. Ngày nay, rang City Roasts đang là “mốt” đối với người dùng và được theo đuổi bởi các nhà rang xay trẻ, hay còn gọi là “làn sóng thứ ba“, và đã từng là tiêu chuẩn ở các nước Bắc Âu. Chất vị tiêu biểu có thể dễ nhận thấy ở City roast là vị chua, caramel, ngọt (nếu phát triển tốt) và với hương hoa và trái cây, có thể mang vị cỏ, chanh và chua nếu không được phát triển đầy đủ.
FRENCH ROAST
French Roast là tên được áp dụng cho một phân đoạn (Dark Roast), để chỉ mức độ rang rất đậm của hạt cà phê. French Roast thường được lấy ra sau vết nứt thứ hai, khoảng 240°C, nếu tiếp tục duy trì ttrong lò rang đến khoảng 245°C ta sẽ đến Italian Roast – mức độ rang đậm nhất còn có thể sử dụng cho pha chế.
Cà phê Brazil rang French Roast điển hình ở 240°C
Cà phê khi rang đến French Roast thường có màu nâu sẫm, sáng bóng do dầu bên trong hạt tiết ra nhiều, độ axit (và các đặc tính tự nhiên của hạt) cũng giảm đi đáng kể. Các tông vị đắng sẽ chiếm ưu thế hơn, cà phê rang kiểu French Roast thường phổ biến trong ở khu vực miền Tây nước Mỹ.
FULL CITY ROAST
Full City Roast là tên gọi để chỉ mức độ rang (Dark Roast) của hạt cà phê có màu đậm hơn so với rang City Roast. Trong cách rang này, đậu rang qua vết nứt đầu tiên, nhưng dừng lại trước khi đến vết nứt thứ hai. Hầu hết hạt cà phê Full City Roast sẽ rất khô, với các mảng dầu không liên tục. Cà phê được pha từ Full City Roast thường mất đi một số đặc điểm của cà phê xanh.
Cà phê Brazil rang Full City Roast điển hình ở 225°C
Với hương vị rang chiếm ưu thế, đường tự nhiên trong hạt giảm đáng kể do phản ứng caramel hóa, và tính axit bị triệt tiêu gần như hoàn toàn. Điều này làm cho Full City Roast có cảm nhận chung là heavy body (rất đậm đà) và đồng nhất (vì đã mất các hương vị gốc, đặc trưng của hạt).
VIENNA ROAST
Vienna Roast – là tên được áp dụng cho một phân đoạn, cùng chỉ mức độ rang đậm (Dark Roast) của hạt cà phê. Với Vienna Roast, hạt cà phê sẽ trải qua lần nứt thứ hai và được lấy ra ở nhiệt độ khoảng 230°C (446°F). Nếu tiếp tục phát triển trong máy rang, hạt sẽ nhanh chóng đến French Roast (ở khoảng 240°C) và Italian Roast (ở khoảng 245°C).
Đối với Vienna Roast, hạt cà phê chuyển sang màu nâu sẫm, với dầu nhẹ trên bề mặt, Phần lớn Cacbohidrat tham gia phản ứng nên cà phê biểu hiện rõ vị đắng, vị caramel.. Bất kỳ đặc tính (hương vị) nguồn gốc riêng biệt nào của hạt cũng đã trở nên bị lu mờ từ cấp độ này trở đi.
ITALIAN ROAST
Italian Roast – là tên được áp dụng cho một phân đoạn (Dark Roast), để chỉ mức độ rang đậm nhất có thể của hạt cà phê. Đây là mức độ rang đậm nhất mà hạt cà phê còn có thể sử dụng được, cà phê được lấy ra sau vết nứt thứ hai, ở khoảng 245°C. Sau Italian Roast cà phê sẽ hóa than, chứ không còn một mức độ nào khác.
Có nhiều giai đoạn nhỏ hơn trong khoảng Dark Roast, phân theo độ “đậm” lần lượt ta sẽ có: Full City Roast >Vienna Roast > French Roast > Italian Roast.
Cà phê Brazil rang Italia Roast điển hình ở 245°C
Italian Roast làm cho hạt cà phê có màu tối đen và bề mặt sáng bóng từ các loại dầu tự nhiên trong hạt. Cà phê được chiết xuất từ hạt rang Italian Roast sẽ có rất ít các đặc tính tự nhiên vốn có trong hạt (như hương vị trái cây, hoa quả…) đặc biệt đặc tính axit của hạt gần không không còn. Đáng kể nhất có thể cảm nhận là vị đắng mãnh liệt.
DEVELOPMENT
Thuật ngữ “development” trong cà phê được sử dụng gần như độc quyền khi thảo luận về kỹ thuật thuật rang. Một mặt, nó có thể đề cập đến một giai đoạn rất đặc biệt trong quá trình rang và mặt khác, nó nhắc đến một khái niệm tổng thể về việc cà phê được biến đổi như thế nào.
Khi cà phê được rang, nhiều quá trình và phản ứng hóa học xảy ra. Nếu chúng ta không thể phát triển đủ những thứ này trong hạt cà phê, thì cà phê có thể có vị cỏ, chua và không đủ phức tạp. Khi nếm thử cà phê, người uống có thể nhận ra tác động của quá trình rang và có thể nói rằng cà phê đã được phát triển dưới dưới mức cần thiết (under) hoặc hoặc cà phê đã được phát triển quá giới hạn (over) .
Thời gian điểm diễn ra sự phát triển mạnh mẽ (hoặc sâu sắc) nhất của hạt cà phê, thường được đánh dấu từ sau tiếng nổ đầu tiên. Tuy nhiên sẽ là khôn ngoan khi thảo luận về điều này theo thang đo thời gian. Vì một loại cà phê không nhận đủ nhiệt lượng cần thiết trong quá trình rang vẫn có thể không được phát triển tốt, ngay cả khi thời gian phát triển dài.
DRUM ROASTER
Biến cà phê nhân xanh thành hạt nâu với các hương vị phức tạp phụ thuộc vào quá tình rang. Cách truyền thống nhất – và vẫn là phổ biến nhất – để rang cà phê là trên một máy rang dạng trống xoay. Mặc dù có nhiều loại máy khác nhau trên thị trường, nhưng chúng thường có chung một nguyên tắc khá đơn giản: một trống kim loại lớn chứa cà phê bên trong, xoay quanh một trục và được gia nhiệt từ bên ngoài (thường là từ bên dưới). Tùy thuộc vào hệ thống, người vận hành có thể thay đổi nhiều yếu tố của quy trình. Tốc độ không khí, nhiệt độ và tốc độ trống đều có thể được điều chỉnh.
FLUID BED ROASTERS
Fluid Bed là một loại máy rang cà phê – nhưng thay vì sử dụng trống rang để gia nhiệt và đảo trộn hạt cà phê thì máy rang tầng sôi sử dụng luồng không khí với nhiệt độ cao liên tục thổi vào buồng rang để gia nhiệt cho cà phê đồng thời đảo trộn chúng thay cho chuyển động xoay của trống (nên có cảm giác như chúng đang sôi). Thông thường máy rang Fluid-bed không có cơ chế làm nguội riêng mà vẫn sử dụng hệ thống thổi khí nóng có sẳn (tắt nguồn nhiệt từ lò đốt) vì thế hiệu quả làm nguội không cao (do thiết bị vẫn rất nóng). Do đó người vận hành phải thỏa hiệp chất lượng cà phê trong cơ chế làm mát mặc định hoặc lắp thêm bộ phân làm mát thích hợp.
RATE OF RISE (ROR)
Hiểu một cách đơn giản, khi hạt cà phê còn tươi, nó có khả năng hấp thu liên tục nhiệt lượng từ một máy rang đang rất nóng nên nhiệt độ hạt sẽ tăng liên tục/mỗi giây. Dần sau đó, sự chệnh lệch nhiệt độ giữa hạt cà phê và máy thấp hơn, hạt sẽ tăng nhiệt chậm hơn/mỗi giây. Và Rate of Rise (RoR) là đồ thị cho thấy quá trình gia tăng nhiệt độ của hạt cà phê trong quá trình rang.
Bạn sẽ thường nghe mọi người thảo luận về RoR cao hay thấp. Và nói một cách đơn giản, RoR cao hơn cho thấy quá trình rang của bạn đang tiến triển nhanh hơn; giá trị thấp hơn có nghĩa là nó đang tiến triển chậm hơn.
ROAST PROFILE
Một dạng tài liệu (file dữ liệu từ các máy tính) ghi nhận các thông số đầu vào, đầu ra cũng như các biến đổi được thực hiện trong quá trình trong lúc rang, thông qua một hệ thống các cảm biến được lắp đặt trên máy rang.
Phần cốt yếu nhất của một Roast Profile là hệ thống các biểu đồ nhiệt độ được ghi nhận theo thời gian thực trong quá trình rang, dựa vào các biều đồ này ta có thể theo dõi các giai đoạn phát triển hương vị của hạt cà phê trong lò rang, cũng như hiểu được các thay đổi trong quá trình đả tác động thế nào đến hương vị cà phê thành phẩm.
ROAST TASTE
Một thuật ngữ chung mô tả các cảm giác khác nhau liên quan đến cà phê rang sẫm (dark-roast) , bao gồm độ đậm, hương vị caramel, độ cay nồng… các đặc tính này trái ngược với tính axit của cà phê rang nhạt (light roast).
SECOND CRACK
Đây là một giai đoạn trong quá trình rang cà phê và thường xảy ra vài phút sau vết nứt đầu tiên (first crack). Cụ thể hơn, khi cà phê đạt khoảng 224 °C (435 °F), sẽ phát ra “tiếng nổ thứ hai”, âm thanh này biểu thị cấu trúc của cà phê bắt đầu rạn vỡ. Nếu việc rang vẫn tiếp tục xa hơn, cà phê sẽ sớm hóa thành than và cuối cùng là đốt cháy.
Hạt cà phê rang khi đến giai đoạn Second Crack sẽ hơi sáng bóng vì các loại dầu bắt đầu gia tăng trên bề mặt. Đây được xem như dấu hiệu của sự phát triển đầy đủ hương vị của hạt với một Body “dày” (heavier) hơn so với Light Roast hoặc Medium Roast (kết thúc rang sau tiếng nổ thứ nhất) với mùi khói, cay chiếm ưu thế.
VERY DARK – BROWN ROAST
Very Dark-Brown Roast là tên được áp dụng cho một phân đoạn (Dark Roast), để chỉ mức độ rang rất đậm của hạt cà phê. Very Dark-Brown Roast chỉ mức độ rang rất đậm, chỉ đứng trước Italian Roast và đứng sau Vienna Roast (nhưng nói chung vẫn là Dark Roast).
Sau khi tiếng nổ thứ hai kết thúc ở khoảng 240°C (464°F) hạt cà phê được lấy ra. Với Very Dark-Brown Roast hạt cà phê gần như bị nướng đen, hàm lượng dầu trên bề mặt cao, độ chua (acids) giảm đáng kể, do các hầy hết Carbohydrate trong hạt bị caramel hóa nên cà phê có xu hướng thể hiện rõ mùi khói, than củi,.. Một số cách gọi tương đồng khác như: Continental Roast, European Roast, Dark French, hay Espresso Roast, French Roast.
Hy vọng với các thuật ngữ thường dùng khi rang cà phê của các barista trên đây sẽ giúp các hiểu rõ hơn về các thuật ngữ chuyên ngành rang cà phê.
43 Factory Coffee Roaster tự hào là Xưởng rang cà phê được vận hành bởi tình yêu cùng triết lý: “Kết nối & lan toả giá trị đích thực”. Khởi sự và đón đầu Làn sóng cà phê thứ 4 tại Việt Nam, 43 Factory Coffee Roaster mang trong mình sứ mệnh đem đến những trải nghiệm khác biệt và thực chất về cà phê cho khách hàng, để các bạn thân mến tìm thấy mình trong những hạt cà phê Specialty hảo hạng từ hàng trăm nông hộ trên thế giới.
0 notes
Text
Extremely Light
https://43factory.coffee/news/extremely-light-buoc-chuyen-minh-ven-huong-nguyen-sac/
Ẩn đằng sau những tách cà phê thường ngày là những câu chuyện nội tại thầm kín ít người biết đến. Để có thể tạo ra thành phẩm thơm ngon đến tay người tiêu dùng, hạt cà phê phải “phiêu lưu” qua rất nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ. Trong đó, cửa ải “rang cà” đòi hỏi sự điêu luyện, chuyên môn từ những người thợ rang thực thụ, nhằm cho ra hạt cà với chất lượng cao nhất.
Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, 43 Factory Coffee Roaster đã lựa chọn Extremely Light là mức độ rang phù hợp để khắc hoạ và mô tả đầy đủ đặc tính của hạt cà, hứa hẹn mang đến trải nghiệm hương vị tốt nhất cho người dùng.
Mức độ rang mà Xưởng sử dụng là Extremely Light
RANG VÀ CÁC BIẾN ĐỔI KHI RANG CÀ PHÊ
Rang cà phê là quá trình gia nhiệt cà phê nhân thô để chúng trở thành hạt cà giòn xốp hơn mà ta có thể xay nhuyễn, pha chế.
Trước khi rang, những hạt cà thường có sắc màu của lá cây, với mùi hương gần giống như đậu hoặc cỏ. Các chất và hương vị ẩn nấp, giấu mình bên trong lòng hạt cà phê chỉ được bung tỏa khi hạt cà được rang lên. Toàn bộ sự kiến tạo nên hương vị cà phê của Xưởng được quyết định hoàn toàn bởi giống cây trồng và phương pháp sơ chế. Do đó, hương vị mà chúng ta cảm nhận được từ cà phê xuất phát từ nông trại, trạm chế biến, đồng thời nó còn đến từ một hành trình ngắn trong mấy mươi phút để chuyển đổi từ nguyên tố thành hương vị, với vô số các biến đổi về chất bao gồm:
– Màu sắc hạt sẽ chuyển từ xanh sang vàng, nâu nhạt rồi cuối cùng là đen tuỳ theo mức độ rang được lựa chọn
– Tăng gần gấp đôi kích thước và giảm gần một nửa khối lượng, hạt trở nên xốp và giòn hơn.
– Hình thành từ 800 đến 1000 hợp chất hương vị, sau đó giảm đi đáng kể nếu rang quá lâu.
– Tách vỡ (crack) khi chúng giải phóng hơi nước & các khí khác.
KHÁI QUÁT VỀ MỨC ĐỘ RANG EXTREMELY LIGHT
Bỏ qua những mức độ rang phổ biến như: Light Roast, Medium Roast, Medium Dark Roast, Dark Roast, Xưởng chọn cho mình một phương pháp rang hoàn toàn mới, với tên gọi “Extremely Light”. Mức độ rang này đảm bảo sẽ mang đến một trải nghiệm, chân trời mới cho các tín đồ nghiện cà phê Specialty. Ở mức độ này, hạt cà được rang ở nhiệt độ 194 độ C, nhỏ hơn một chút so với nhiệt độ thông thường (Light Roast). Nghĩa là hạt cà thơm sẽ được người thợ rang lấy ra khỏi lò rang ngay sau khi tiếng crack đầu tiên xuất hiện. Dù vậy, chất lượng hạt vẫn đảm bảo đạt ngưỡng well – development, đủ độ chín vừa tới để có thể chiết xuất ra những giọt cà phê nguyên bản vùng trồng.
Yếu tố chủ chốt để quyết định sự thành công của mức độ rang này chính là nhờ vào chất lượng, độ tinh khiết của hạt giống. Bởi lẽ, khi rang đạt mức độ Extremely Light, hầu như toàn bộ hương vị vốn có đặc trưng của hạt giống vẫn sẽ được giữ trọn gần như là tuyệt đối. Một giống cà phê tốt, được sàng lọc kỹ càng mang đến một hương vị tuyệt tác ẩn giấu đằng sau lớp vỏ bọc dày bên ngoài thì chỉ có thể tỏa sáng nhờ vào kỹ thuật rang xay điêu luyện.
VÌ SAO XƯỞNG LỰA CHỌN MỨC ĐỘ RANG NÀY?
KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ NÉT RIÊNG CỦA TỪNG LOẠI CÀ
Trong suốt quá trình rang, nhiệt độ được điều chỉnh khá thấp cỡ khoảng xấp xỉ 194 độ C, chỉ đủ để chín làm hạt cà. Quá trình ấy diễn ra vỏn vẹn chỉ 8-9 phút. Chính vì thế mà các phản ứng hóa học, biến đổi vật lý xảy ra bên trong hạt cà rất ít. Đồng nghĩa, nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến các cấu trúc kết nối cấu thành bên trong hạt cà phê. Hiển nhiên hương vị sẽ được bộc lộ rõ nét, không bị pha trộn bởi các hương vị phát sinh nào khác trong quá trình rang khi ở nhiệt độ quá cao.
Sự chuyển đổi từ khi còn sơ khai cho đến khi trải qua quá trình rang trong lồng rang thực sự đã đánh dấu một bước chuyển mình vẹn nguyên hương sắc của hạt cà phê. Bằng cách rang độc đáo này mà mọi đặc tính, hương vị của từng loại cà được phân tách riêng biệt, không thể lẫn vào nhau.
Màu sắc là biểu hiện rõ nhất cho từng mức độ rang cà phê
HƯƠNG VỊ VÙNG TRỒNG ĐƯỢC LƯU GIỮ
Mỗi một vùng canh tác cà phê đều tự hào về những giống cà nhân xanh đạt chất lượng hoàn hảo của mình. Nếu tận dụng triệt để những ưu thế mà phương pháp rang Extremely Light mang lại thì những giống cà này như được tỏa sáng thêm một lần nữa.
Ở mức Extremely Light, những người thợ rang sẽ không cần phải can thiệp hay dùng kĩ thuật quá nhiều trong quá trình rang. Bằng sự tinh tế của mình, họ tỉ mỉ trân trọng lưu giữ vẻ đẹp của từng hạt cà, bảo vệ giá trị nguồn cội. Vì vậy nên hương vị hạt được quyết định chính do đặc tính vốn có của chất cà chứ không phải bởi một cá nhân hay thương hiệu nào khác.
Ngày nay, thật sự không quá hiếm để tìm kiếm những giống cà phê đạt chất lượng cao khi mà người dân đã ngày càng chú trọng, nâng cấp đầu ra chất lượng thành phẩm những mẻ cà thơm ngon, tươi mới. Họ luôn biết cách đổi mới, áp dụng đa dạng nhiều loại mô hình trang trại cà phê, hạn chế, diệt trừ sâu bệnh một cách triệt để, vì vậy mà chất lượng nhân xanh ngày càng được đảm bảo, chất lượng. Dần dần mức rang Extremely Light sẽ dẫn đầu xu thế trong tương lai khi chất lượng hạt cà nhân xanh ngày một được tôi luyện.
Ở 43 Factory Coffee Roaster, Xưởng cam kết sử dụng 100% hạt Arabica nhập khẩu, luôn cho ra đời những mẻ rang cà Extremely Light đạt độ hoàn thiện nhất. Hi vọng khi thưởng thức những hạt cà mang phong cách chế biến mới lạ này, khách hàng sẽ có góc nhìn mới hơn và trải nghiệm trọn vẹn hơn với hương vị cà phê đích thực.
0 notes
Text
Phương pháp sơ chế bán ướt
https://43factory.coffee/news/quy-trinh-san-xuat-ca-phe-theo-phuong-phap-so-che-ban-uot/
Sơ chế cà phê là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất cà phê. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng, mỗi phương pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Phương pháp sơ chế cà phê bán ướt là sự kết hợp giữa phương pháp khô và ướt. Nó kết hợp những lợi ích của cả hai trong khi giảm thiểu những hạn chế.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn quy trình cà phê bán ướt, đồng thời so sánh nó với các phương pháp sơ chế khác.
Phương pháp sơ chế bán ướt là gì?
NGUỒN GỐC CÀ PHÊ SƠ CHẾ BÁN ƯỚT
Phương pháp sơ chế cà phê bán ướt lần đầu tiên được phát triển ở Brazil vào những năm 1970. Sơ chế bán ướt được tạo ra như một cách để nâng cao chất lượng cà phê đồng thời giảm chi phí sản xuất.
Gần như không thể tìm ra một cái tên thống nhất cho loại cà phê được sơ chế bằng phương pháp này khi mới xuất hiện. Đôi khi nó được biết đến với tên thương mại là cà phê bán khô, bán ướt hoặc cà phê lai, và mỗi vùng (cũng như từng thời kỳ) mà kỹ thuật này có một tên gọi khác nhau.
Đầu những năm 1950 đến 1980
Viện Nông học Campinas (IAC) ở Brazil là nơi đầu tiên thử nghiệm chế biến cà phê bán ướt, được gọi là kỹ thuật tự nhiên nghiền, vào đầu những năm 1950. Mãi cho đến những năm 1980, một số nông dân ở miền nam Minas Gerais lần đầu tiên thực hiện nó trên quy mô thương mại với những tác động tích cực về chất lượng.
Điều này đã dẫn đến việc áp dụng rộng rãi sau khi Pinhalense, một công ty thiết bị công nghiệp nổi tiếng, đã phát triển máy xay xát, lắp đặt nhà máy thí điểm ở các vùng sản xuất khác nhau của Brazil và giới thiệu các sản phẩm mới cho các xưởng sản xuất trong và ngoài nước. Các sản phẩm đầu tiên từ phương pháp sơ chế cà phê bán ướt ở Brazil được gọi là “Cereja Descascado” hay CD.
Cuối những năm 1980 đến những năm 1990
Sau sự khởi đầu khá chậm ở Brazil vào cuối những năm 1980. Đến những năm 1990, quy trình mới này bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Mặc dù hệ thống sơ chế bán ướt ban đầu được phát triển để giải quyết các vấn đề về chất lượng, nhưng mặt khác, nó cũng được sử dụng để khai thác các hương vị và phẩm chất đặc biệt hơn của hạt cà phê.
Ngày nay
Sơ chế bán ướt được phồ biến dần từ Brazil đến các khu vực khác như Trung Mỹ, nơi phương pháp này được gọi là phương pháp sơ chế mật ong. Cà phê tại đây được sấy khô trong thời gian dài với độ ẩm cao hơn, dẫn đến hương vị đậm đà và phong phú hơn.
Vì sao phương pháp sơ chế bán ướt lại trở nên phổ biến?
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ BÁN ƯỚT
– Trong kỹ thuật này, lớp vỏ bên ngoài được loại bỏ bằng máy móc, giống như cà phê sơ chế ướt, nhưng lớp màng nhầy được để lại một phần trên bề mặt hạt cà phê trong suốt quá trình phơi nắng để lên men.
– Bước làm khô thứ hai bắt đầu khi cà phê chuyển sang màu xanh đậm với độ ẩm khoảng 10% – 12%, tương tự mức ẩm tiêu chuẩn của cà phê bán ướt. Tùy thuộc vào thời gian của quá trình sấy sẽ cho ra các màu tương ứng từ vàng, đỏ, đen. Kỹ thuật chế biến này, đặc trưng ở các loại cà phê Brazil, Indonesia và Việt Nam, giúp tăng cường vị và độ đậm của cà phê.
– Cụm từ “sơ chế mật ong” khiến nhiều người lầm tưởng rằng mật ong được sử dụng để pha cà phê hoặc bản thân cà phê có vị giống như mật ong – nhưng thực tế không phải vậy. Quá trình này cũng như cà phê được đặt tên từ cảm giác dính, giống như mật ong của hạt cà phê trước khi được sấy khô. Khi hạt cà phê được tách ra khỏi vỏ, nó sẽ được bao phủ bởi lớp màng nhầy mà khi được làm khô, hạt cà phê sẽ tiếp tục hấp thụ lại độ ẩm từ không khí và trở nên khá dính.
Cà phê bán ướt còn được gọi là sơ chế mật ong hoặc phương pháp ngâm vỏ
PHÂN LOẠI CÀ PHÊ BÁN ƯỚT
Kĩ thuật sơ chế bán ướt là một phương pháp đòi hỏi phải kiểm soát quá trình lên men cũng như mức độ chế biến công phu. Vì vậy, cà phê được sơ chế theo phương pháp mật ong có giá thành tương đối cao.
Yellow Honey
Quy trình này cho thấy hạt cà phê tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng. Nhiều ánh sáng hơn có nghĩa là nhiều nhiệt hơn; Như vậy, cà phê màu này thường mất khoảng một tuần để đạt độ ẩm tiêu chuẩn 10% – 12%. Hơn nữa, thời gian sấy luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm.
Red Honey
Sơ chế Red Honey thường được sấy khô trong hai đến ba tuần và được phơi trong bóng râm. Nếu trời nắng, nông dân sẽ phải che chắn cà phê để giảm tình trạng phơi nhiễm.
Black Honey
Black Honey cho biết quá trình sấy kéo dài lâu nhất với thời gian tối thiểu là hai tuần, và được sấy trong nhà kính để tránh ánh nắng trực tiếp. Đây là quá trình lên men khó kiểm soát nhất và là loại cà phê có giá thành nằm ở phân khúc khá cao.
Màu vàng cho thấy hạt cà phê tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng
QUY TRÌNH SƠ CHẾ BÁN ƯỚT ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT Ở ĐÂU?
Phương pháp sơ chế cà phê này phổ biến nhất ở Trung và Nam Mỹ. Điều này là do khí hậu rất thích hợp để làm khô hạt cà phê, và quá trình bán ướt ít tốn công hơn so với quá trình ướt hoàn toàn.
Trong những năm gần đây, quá trình bán ướt đã trở nên phổ biến hơn ở Ethiopia. Điều này là do hạt cà phê Ethiopia có vị ngọt tự nhiên được tăng cường nhờ quá trình bán ướt.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHẾ BIẾN CÀ PHÊ BÁN ƯỚT
Lợi ích rõ ràng nhất của sơ chế cà phê bán ướt là cải thiện hiệu quả của quá trình sấy khô, cũng như các đặc tính hương vị thông qua quá trình lên men. Mặt khác, kỹ thuật này ẩn chứa nhiều rủi ro trong quá trình lên men so với chế biến ướt.
Ưu điểm
Hoàn toàn khác với quy trình sơ chế ướt sử dụng một lượng nước lớn và dễ hao phí tài nguyên môi trường, quy trình cà phê bán ướt giảm thiểu được một lượng nước lớn của quá trình rửa nhầy. Đó là một điểm cộng trong chế biến cà phê đối với một số nơi vô cùng khan hiếm nước. Không chỉ đó, hạt cà phê bán được sơ chế ướt còn tạo ra hương vị đậm đà, hậu vị ngọt sâu được đánh giá cao. Đặc biệt, đối với những giống cà phê có chất lượng hương vị cao như Arabica, phương pháp này giúp phát triển hương vị tối đa trong hạt.
Nhược điểm
Với nhiều chất nhầy bám trên thành hạt cà, nếu các điều kiện tự nhiên không được đảm bảo, khả năng lên men và hư hỏng xảy ra rất cao. Do đó, cà phê bán ướt cần kiểm soát chặt chẽ quá trình lên men. Thông thường các nông hộ sẽ phải lên kế hoạch cụ thể trước khi bắt đầu quá trình chế biến.
PHƯƠNG PHÁP RANG HẠT CÀ PHÊ SƠ CHẾ BÁN ƯỚT
Khi rang hạt cà phê sơ chế bán ướt, điều quan trọng là phải duy trì sự nhất quán trong suốt mẻ rang. Điều này có thể khó khăn, vì hạt cà phê hấp thụ nhiệt khác nhau tùy thuộc vào kích thước, độ ẩm và cấu trúc hạt.
Hạt cà phê sơ chế bán ướt cần được rang ở nhiệt độ thấp hơn hạt cà phê ướt và trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Điều này cho phép hạt cà phê giữ lại một số chất béo tự nhiên, giúp cà phê có hương vị đậm đà hơn, tạo thể chất dày dặn trong từng tách cà phê.
Nói chung, các nhà rang xay cà phê Specialty cảm thấy rằng các hạt cà phê bán ướt khó làm việc hơn, nhưng kết quả cuối cùng là một tách cà phê có hương vị đậm đà và phong phú hơn rất nhiều.
Rang hạt cà phê bán ướt đòi hỏi nhiều sự chỉn chu hơn
HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA CÀ PHÊ SƠ CHẾ BÁN ƯỚT
Quy trình sơ chế cà phê bán ướt mang đến cho cà phê có hương vị ngọt sâu hơn so với quy trình sơ chế ướt, nhưng lưu lại rất ít hương vị trái cây trong hạt cà phê.
Quá trình bán ướt cũng dẫn đến cà phê có body dày, hương vị đậm đà và hậu vị ngọt sâu hơn so với quá trình sơ chế khô.
Các ghi chú hương vị phổ biến của quy trình chế biến này thương mang những tông vị nâu như: chocolate, caramel, gia vị và các loại hạt.
Để có những cảm nhận tròn trịa trong một tách cà phê mang nhiều sự ngọt ngào, lựa chọn sơ chế bán ướt sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Còn rất nhiều những phương pháp sơ chế rất thú vị nữa. Hãy ghé 43 Factory Coffee để cùng nhau thăm thú thêm nhiều điều mới mẻ về cà phê nhé.
0 notes
Text
Phương pháp sơ chế khô
https://43factory.coffee/news/quy-trinh-san-xuat-ca-phe-theo-phuong-phap-so-che-kho/
Mặc dù ngày nay cả hai quy trình ướt và bán ướt khá phổ biến, nhưng ban đầu cà phê được chế biến theo một cách tiếp cận khác đó là sơ chế khô. Quy trình lần đầu tiên xuất hiện ở Ethiopia và đã được sử dụng trong ít nhất chín thế kỷ trước đó. Vậy sản xuất cà phê theo phương pháp sơ chế khô bao gồm những gì?
PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ KHÔ LÀ GÌ?
Sơ chế khô hay còn gọi là sơ chế tự nhiên, được cho là hình thức chế biến cà phê lâu đời nhất theo truyền thống được sử dụng để chế biến quả anh đào ở quy mô thương mại do chi phí thấp (ví dụ như ở Brazil), hoặc ở các khu vực hạn chế tiếp cận nguồn nước (ví dụ như Ethiopia).
Quy trình sản xuất cà phê theo phương pháp sơ chế khô được cho là lâu đời nhất
Sau khi thu hoạch, anh đào cà phê được phơi dưới ánh nắng mặt trời – ở quy mô thương mại, chúng thường được đặt trên sân bê tông hoặc gạch lớn mặc dù đôi khi chúng được để trực tiếp trên mặt đất để giảm độ ẩm. Nó cho phép hạt cà phê hấp thụ tất cả các hương vị của trái cây, lớp màng nhầy và lớp giấy da. Vào thời điểm cà phê đã sẵn sàng, độ ẩm của nó sẽ giảm xuống còn 10-12%. Đây là một phương pháp chủ yếu là thực hành và sử dụng rất ít máy móc (nếu có) tại bất kỳ thời điểm nào, có nghĩa là quy trình khô đôi khi mang nhiều rủi ro hơn vì có nhiều chỗ cho lỗi của con người hơn.
Chính vì lý do này mà cà phê đã qua chế biến tự nhiên thường sẽ tạo ra nhiều khuyết tật hơn trong cốc – đôi khi chúng có thể có hương vị đất đậm đặc do đất mà chúng đã được làm khô! Theo truyền thống, cà phê đã được rửa sạch trong quy trình sơ chế ướt có giá mua cao hơn do độ sạch và đồng nhất của chúng. Mặc dù ngày càng nhiều người mua cà phê Specialty đã đầu tư vào quá trình tự nhiên do tiềm năng thử nghiệm hương vị.
Môi trường khép kín trong phương pháp này khiến hạt cà phê được lớp trái cây xung quanh hỗ trợ quá trình lên men trong quá trình sấy. Sau khi sấy khô, hạt cà có thể được tách vỏ và gửi đi để vận chuyển. Vấn đề chính nảy sinh khi sử dụng phương pháp này là hương vị của tất cả các hạt cà phê thường có thể không đồng đều. Điều đó có nghĩa phải tiến hành thử nghiệm và cupping nghiêm ngặt để đảm bảo rằng cà phê có hương vị đồng đều. Thường thì tất cả các loại đậu đến từ cùng một lô phải được tách ra khỏi nhau để chỉ những hạt chất lượng cao hơn còn lại trong các lô chất lượng cao hơn.
CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ KHÔ
Quá trình sơ chế khô bắt đầu giống như những người anh em họ của nó: tất cả đều bắt đầu từ một quả anh đào trên cây.
Những quả anh đào này (thường chứa đầy hai hạt cà phê) được thu hoạch bằng tay hoặc máy móc và đưa đến một trạm chế biến. Đôi khi một trang trại lớn có một trạm xử lý phục vụ cho các trang trại xung quanh nó. Đôi khi các trang trại kết hợp với nhau để tạo ra một trạm co-op.
Một trạm rửa điển hình cho quy trình sơ chế khô
Trong trường hợp của phương pháp sơ chế khô, trạm rửa thường bao gồm một hoặc hai nhà kho, hàng hiên lớn hoặc giường cao và một vài thiết bị lớn.
Bây giờ bắt đầu các bước cơ bản của quá trình tự nhiên. Đừng quên rằng, mặc dù có một phác thảo chung về các bước, nhưng mỗi trạm xử lý đều có một vòng quay nhỏ của riêng nó ở một hoặc hai bước. Vì chúng ta đang nói về một phương pháp được sử dụng trên toàn thế giới, nên chắc chắn sẽ có sự khác biệt.
SẮP XẾP
Anh đào cà phê trong quá trình tự nhiên được phân loại bằng tay, không giống như anh đào từ các phương pháp khác. Những quả anh đào chín hoàn hảo được chia ra một khu vực riêng và phần còn lại được phân loại theo độ chín.
GIAI ĐOẠN LÀM KHÔ DÀI
Những quả anh đào hoàn toàn nguyên vẹn, sau đó được đặt trên sân lớn hoặc luống cao và để lên men và phơi khô trong 2-4 tuần. Phải, m��t nhiều thời gian, tùy thuộc vào độ ẩm và lượng mưa. Chúng được cào thường xuyên để tránh sự phát triển của nấm mốc hoặc côn trùng.
Đôi khi máy sấy cơ học được sử dụng thay thế để làm nhanh quá trình.
Công đoạn làm khô vô cùng quan trọng. Nếu quả anh đào khô quá, hạt cà sẽ bị nứt và vỡ trong giai đoạn tiếp theo. Nếu chúng quá ẩm, hương vị sẽ bị chua.
BÓC VỎ + SẤY KHÔ
Quả anh đào khô bây giờ có màu tím sẫm và không còn tròn như trước nữa. Chúng được gửi đến các máy tách vỏ đặc biệt để xé quả khô từ hạt cà phê.
Quá trình này còn được gọi là quá trình khô.
Màu của hạt cà sau quá trình sấy
VÙNG TRỒNG NÀO SỬ DỤNG QUY TRÌNH SƠ CHẾ KHÔ?
Quy trình tự nhiên là phương pháp sơ chế cà phê truyền thống. Trước khi nông dân phát minh ra các trạm rửa phức tạp, họ chỉ cần đặt quả anh đào ra ngoài. Thật dễ dàng và đơn giản!
Nhiều vùng vẫn thích quá trình này, đặc biệt là những vùng có lượng mưa hoặc nước rất ít. Chỉ đơn giản là sẽ không có ý nghĩa gì nếu sử dụng nhiều nước cho quá trình rửa ở những nơi khan hiếm nước.
Châu Phi, Brazil và Trung Đông sản xuất một phần lớn cà phê sơ chế khô trên thế giới. Ethiopia, nơi khai sinh ra cà phê, cũng là nơi sinh ra tinh thần của quá trình này.
Thật không may, quá trình này mất nhiều thời gian. Và càng có nhiều thời gian thì càng có nhiều cơ hội cho những sai lầm. Có rất nhiều chỗ cho lỗi: lên men quá mức, mất hương vị, nấm mốc.
Hầu hết các loại cà phê Specialty được sơ chế khô không có chất lượng quá cao. Tuy nhiên, nếu cực kì tỉ mỉ và tập trung thì cà phê vẫn đạt được chất lượng ổn định.
CÀ PHÊ SƠ CHẾ KHÔ CÓ HƯƠNG VỊ NHƯ THẾ NÀO?
Cà phê đã qua chế biến tự nhiên có một body mạnh mẽ, hương vị hoang dã và phức tạp. Quá trình lên men và sấy khô kéo dài cho phép hạt cà phê hấp thụ hương vị trái cây của anh đào, tạo cho cà phê tự nhiên có hương trái cây và hương thơm nồng nàn.
Tuy nhiên, dù hương vị thơm nồng nhưng vẫn kéo theo những nhược nhiểm đi kèm. Vì nó quá hoang dã và hấp dẫn, nó làm giảm độ rõ của hương vị tổng thể bằng cách trộn lẫn các hương vị với nhau. Điều này có nghĩa bạn sẽ phải từ bỏ hương vị nguyên chất để có được hương vị mạnh mẽ hơn.
Những loại cà phê này có xu hướng nặng hơn đáng kể và có tính axit nhẹ.
Nếu bạn đã đến nhiều cửa hàng cà phê Specialty, có thể sẽ có khá nhiều người trong số họ ưa chuộng loại cà phê Ethiopia được sử dụng phương pháp sơ chế khô. Chúng đậm đà, thơm, đậm, phức tạp, có vị trái cây và hương vị kỳ lạ. Tuy vậy, những thập kỷ gần đây đã chứng kiến phản ứng dữ dội của giới cà phê Specialty đối với cà phê sơ chế khô. Một số nhà rang xay ưu tú tuyên bố họ sẽ không bao giờ đụng đến thứ này.
Dù đối với những tín đồ mới, bảng màu đa dạng về hương vị của cà phê sơ chế khô mang đến nhiều trải nghiệm để thu hút những người cởi mở và tò mò. Nhưng tại 43 Factory Coffee Roaster, Xưởng chú trọng cách tiếp cận nguyên bản nhất của hương vị, nên có thể bạn sẽ không tìm thấy những loại cà phê sơ chế khô tại nơi đây. Mỗi dấn thân trải nghiệm đều có thể mang lại những giá trị đáng quý, chúc bạn sớm tìm ra thức cà phê tuyệt hảo dành cho mình!
0 notes
Text
Tiêu chuẩn đánh giá cà phê Specialty
https://43factory.coffee/news/he-lo-4-tieu-chuan-danh-gia-ca-phe-specialty/
Specialty Coffee – “cà phê đặc sản”, một thuật ngữ đã tồn tại ng��t 4 thập kỷ và bao hàm nhiều yếu tố trong suốt chuỗi cung ứng cà phê. Từ khi ra đời, loại cà này đã thực sự tạo dựng nên một cuộc cách mạng, dẫn lối những làn sóng cà phê tác động mạnh mẽ trên thế giới. Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá cà phê Specialty ngày càng trở nên khắt khe nhưng đồng thời cũng đầy tính chuẩn mực. Đó là gì?
Specialty Coffee đang trở thành thức uống phổ biến và mê đắm vạn giác quan
NHẮC LẠI VỀ ĐỊNH NGHĨA
Về bản chất, cà phê Specialty là cà phê chất lượng cao được xếp loại từ 80 trở lên theo thang điểm SCA. SCA là viết tắt của ‘Specialty Coffee Association’, là kết quả của sự hợp nhất giữa SCAA (Specialty Coffee Association of America) và SCAE (Specialty Coffee Association of Europe), dẫn đến một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao trong ngành cà phê đặc sản.
Nét đặc trưng để phân biệt cà phê Specialty với những loại cà khác nằm ở hương vị. Một thoáng hương nồng nhiệt của trái cây, vị caramel ngọt lịm mê hoặc, hay nét chua dịu nhẹ se sắt vương trên đầu lưỡi. Đặc biệt, những hạt cà phê này mang sắc màu thuần khiết của trái cây tươi mà chưa qua bất cứu công đoạn tẩm ướp nào. Bởi lẽ ở bên trong hạt cà vốn dĩ đã có sẵn acid, thành phần chủ yếu cấu thành nên mùi vị đặc trưng của trái cây. Hơn nữa, vùng trồng, sơ chế, cách rang của từng loại cà góp phần tạo nên nhóm hương vị đặc trưng. Chính sự đa dạng ấy đã làm nên một tuyệt phẩm cà phê Specialty làm mê đắm lòng người.
NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÀ PHÊ SPECIALTY
NGUỒN GỐC TỪ NÔNG TRẠI TIỀM NĂNG
Tách cà phê cầm trên tay phản ánh một bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và phát triển của hạt cà phê. Yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Trong ngành cà phê Specialty, khái niệm “Single Origin” ý chỉ một loại cà phê có nguồn gốc từ một nông trại nhất định, được sơ chế theo một lô riêng, được rang độc lập nên không pha trộn với những loại cà phê thường khác. Một số nông trại còn đạt được các chứng chỉ như : chứng chỉ Organic, Forest Farm,…
NGUỒN GIỐNG TỐT
Các nguồn giống khác nhau hiển nhiên sẽ cho ra đời các loại cà phê với hương vị hoàn toàn khác biệt. Giống cà phê thuần chủng, ít lai tạp sẽ thường có năng suất thấp nhưng bù lại mang đến chất lượng hạt hoàn mỹ cùng với hương vị thơm ngon hơn rất nhiều so với các giống cà có năng suất cao. Hạt giống phải có màu từ xanh đến thiên xanh ( với mức độ ẩm đạt từ 11-12,5% và mùi phải sạch, không bị các hiện tượng ẩm mốc, lên men và các mùi khó ngửi khác).
QUÁ TRÌNH THU HOẠCH
Trong khi việc trồng cà phê đặc sản đã trở nên phổ biến trong thời gian vừa qua, thì quá trình hái cà bằng tay vẫn là cách duy nhất để đảm bảo độ chín tối ưu của nó. Sự tiếp xúc hơi thở của con người là một yếu tố quan trọng giúp phân biệt cà phê đặc sản với các loại cà phê đại trà khác.
Nguồn giống từ trang trại là điểm khởi đầu cho tiêu chuẩn cà phê chất lượng cao
QUÁ TRÌNH RANG CHUẨN MỰC
Người nghệ nhân rang cà phê Specialty không chỉ đơn thuần là làm chín và cháy cà phê, người rang được ví như nhà đầu bếp đẳng cấp ở nhà hàng 5 sao Michelin. Để có thể rang ra được mẻ Specialty, họ phải cần một lượng kiến thức chuyên sâu về vật lý truyền nhiệt, công nghệ hóa học thực phẩm và cả kĩ năng nếm vị chuẩn xác nữa. Bên cạnh đó, người nghệ sĩ ấy cần áp dụng công nghệ hiện đại và cả những lý thuyết vật lý hóa học vào những mẻ rang cà phê để đảm bảo cho ra đời những mẻ cà phê có chất lượng cao nhất.
HƯƠNG VỊ TẠO NÊN SỰ ĐẲNG CẤP
Phải nói hương vị mà cà phê Specialty mang lại khác các loại cà phê thông thường rất nhiều.
Thông qua việc Cupping, các chuyên gia sẽ dựa vào các tiêu chuẩn sau để đánh giá xem đây có phải là loại cà đạt chuẩn Specialty hay không:
Hương thơm: trước khi nếm thử, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá mùi hương bằng cách ngửi thử. Trong quá trình cupping, giám khảo chấm điểm phần mùi hương thông qua cả hai khía cạnh đó là “Dry aroma” (mùi hương của cà phê khô ) và “Wet aroma” hương thơm ướt khi cà phê được hào với nước sôi và “húp” vào miệng.
Hương vị: có đến tận 800 nhóm hương vị khác nhau của cà phê Specialty. Các hương vị này từ ở đâu mà nhiều thế nhỉ?
+ Từ trang trại trồng cà phê, thổ nhưỡng và thời tiết của nơi trồng…
+ Từ sự cần cù của những người nông dân vất vả khi họ phải hái từng quả cà chín mọng, lọc bỏ bớt đi những quả xanh, quả hỏng không đạt chất lượng bị trộn vào.
+ Từ khâu sơ chế cà phê chỉnh chu, tỉ mỉ
+ Từ nghệ thuật của người nghệ nhân rang cà, áp dụng những kiến thức vật lý, hóa học, công nghệ mới để có thể đẩy các hương vị đặc trưng của cà phê ra ngoài.
+ Từ Barista, người sáng tạo những cách pha chế độc đáo, phù hợp để hương vị cà phê có thể tỏa sáng nhất.
Nguồn giống từ trang trại là điểm khởi đầu cho tiêu chuẩn cà phê chất lượng cao
Hậu vị: không chỉ là vị mà còn là hương đọng lại trong vị giác sau khi nuốt cà phê. Hậu vị của cà phê nguyên bản sẽ là vị ngọt kết tinh từ vùng trồng, một chuỗi hòa quyện của đất trời.
Tính acid: là một trong những yếu tố đánh giá cà phê đặc sản mà bất kì ai cũng có thể nhận ra. Hương vị ở cà phê Specialty hơi hướng chua dịu nhẹ, tinh tế chứ không gây ra cảm giác khó chịu và gắt như cà phê thông thường.
Độ dày: Khác với hương và hương vị, độ dày được cảm nhận bằng xúc giác chứ không phải nhớ khứu và vị giác. Mức rang và cách chiết xuất sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận về độ dày.
Sự cân bằng: là trải nghiệm cà phê với các vị chua, ngọt, mặn, đắng vừa phải hòa quyện và hỗ trợ nhau để làm vừa miệng người thưởng thức.
Độ sạch hương vị: một ly cà phê được đánh giá là sạch khi không có mùi hoặc vị lạ ( những mùi vị không có trong cà phê – theo SCA)
Vị ngọt: Vị ngọt tự nhiên trong cà phê là đặc tính thường chỉ có ở những loại cà phê chất lượng cao. Tuy nhiên hầu hết đường có trong nhân cà phê đều biến mất trong quá trình rang. Sở dĩ ta cảm nhận được vị ngọt là nhờ các hợp chất hương làm ảo thuật với các giác quan của ta.
Giám đốc điều hành của Specialty Coffee Association – Mr. Ric Rhinehart nhận định rằng: “Một loại cà phê đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng và làm tăng giá trị cuộc sống cũng như sinh kế của tất cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng thực sự là một Specialty Coffee”.
Hương vị cà phê Specialty không chỉ mang đến cuộc hành trình phiêu lưu của vị giác, mà còn để kể nên câu chuyện trải dài qua nhiều thế hệ, lục địa và văn hóa.
Cà phê ngon là cà phê có mùi thơm và vị ngọt, mang nội tại cân bằng hoàn hảo giữa vị ngọt và độ chua. Hương sắc quyện lẫn thanh tao, ngọt ngào thuần khiết, chua thanh sảng khoái, loại bỏ mọi đậm đắng thông thường.
Cà phê ngon là cà phê đặc tả nét nguyên sơ từ vùng trồng. Để mỗi ngụm nhấm nháp như đưa ta lạc về những miền đất đầy nắng gió, có ngọn đồi xanh mướt ngập tràn hương hoa.
Ở 43 Factory Coffee Roaster, barista là người dẫn lối cho chuyến thưởng lãm hương vị đích thực. Để ta không còn nhầm lẫn những khái niệm đơn thuần, để hạt cà được tỏa sáng với tất cả giá trị nguyên bản.
0 notes
Text
Tag cà phê và trải nghiệm người dùng
https://43factory.coffee/news/tag-ca-phe-va-trai-nghiem-nguoi-dung/
Tại 43 Factory Coffee Roaster, mỗi tách cà phê khi trao đến tay người thưởng đều kèm tag thông tin loại cà phê Specialty đang được phục vụ. Với vai trò riêng trong hành trình gửi trao câu chuyện, chiếc tag giấy ấy có vị thế riêng không thể thay thế được như một tấm bản đồ đồng hành cùng thực khách. Vậy với trải nghiệm người dùng, tag thông tin cà phê có công dụng gì? Cùng tìm hiểu Tag cà phê và trải nghiệm người dùng trong bài viết dưới đây nhé.
1. TAG THÔNG TIN CÀ PHÊ TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ?
Tag thông tin cà phê được biết đến phổ biến phần lớn tại các cửa hàng cà phê Specialty, nơi nguồn gốc và hương vị hạt cà phê được trân quý và nâng niu từ những điều nhỏ nhất. Với lượng thông tin chứa đựng, tag thông tin cà phê có vai trò vô cùng lớn và gần như khá quan trọng trong hành trình tìm hiểu hương vị hạt cà phê. Cũng chẳng sai nếu nói rằng tag thông tin cà phê chứa đựng một phần linh hồn của tách cà phê thơm hương tròn vị kia. Tại sao ư?
Nếu xem người dùng và ly cà phê là những người xa lạ thì tag thông tin cà phê chính là “bà mai” mát tay, lành nghề. Thông qua “người kết duyên” nhiệt thành này, khách hàng nhận được những thông tin cơ bản về tách cà phê đang cầm trên tay:
– Nguồn gốc: Đất nước khởi phát, vùng trồng cụ thể, nông hộ chi tiết và thậm chí là thông tin chủ sở hữu trang trại. Những thông tin này được cung cấp kỹ hơn khi khách hàng quét mã QR trên tag thông tin và truy cập đến trang tin công khai tại website trực thuộc;
– Giá thành nguyên liệu đầu vào: Chi phí trả cho nông dân/hợp tác xã/nhà cung cấp (Paid for Farmer/Cooperative/Producer) – căn cứ theo hình thức của đơn vị cung ứng; Giá FOB (giá cà phê nhân được tính tới thời điểm lô cà phê được giao tại cảng của người bán, chưa bao gồm bất kỳ chi phí phát sinh nào); Giá DDP (đã bao gồm thuế, phí, bảo hiểm và các chi phí liên quan khi nguyên liệu được chuyển đến kho người mua);
– Về cà phê: Giống cây (Variety), độ cao canh tác (Altitude), phương pháp sơ chế (Processing), điểm đánh giá theo thang điểm SCA (Score), mùa vụ thu hoạch (Harvest) và hương vị nổi bật (Cupnote);
– Về thông số rang: mức độ rang, thời gian rang, khoảng thời gian hạt cà phát triển, tỉ lệ phát triển và nhiệt độ kết thúc mẻ rang;
– Về tiêu chuẩn nước pha cà phê: Hàm lượng Canxi, Magie, Natri,..;
– Về tỉ lệ pha chế theo từng phương pháp pha được áp dụng tại 43 Factory: Mức độ xa, tỷ lệ chiết xuất, nhiệt độ chiết xuất, thời gian chiết xuất, tỉ lệ chiết xuất, hàm lượng chất rắn hoà tan TDS và áp suất cần thiết.
2. TAG CÀ PHÊ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẢI NGHI���M NGƯỜI DÙNG?
Câu trả lời đương nhiên là có. Mỗi hạt cà phê được sử dụng đều phản ánh đặc điểm nơi nó lớn lên, điều kiện sinh trưởng, quá trình sơ chế và hành trình đến với tay người dùng. Hương vị cà phê là sự tổng hòa từ chính bản thân hạt cà kết hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, cách thu hái, phương pháp sơ chế,… Đó là sự hòa quyện của thiên nhiên. Hạt cà tựa cô gái đẹp và tự nhiên chính là lụa là gấm vóc tô điểm cho vẻ đẹp của nàng, làm cho vẻ đẹp ấy thăng hoa và đầy ý vị.
Tag cà phê có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng?
Tag cà phê đưa đến cho người dùng sự mường tượng ban đầu về loại cà phê đang đặt trước mắt. Chỉ cần nhìn vào tag cà phê mà chưa cần thưởng thức, khách hàng dường như đã có đôi nét hình dung về hương vị hạt cà, sắc hương đặc trưng và mùi vị ẩn khuất đằng sau.
Sau những phút giây ban đầu, người dùng tự mình thưởng thức và chiêm nghiệm về ly cà phê. Và rồi họ vỡ òa, tấm tắc khi vị cà phê không chỉ thơm ngon như những gì họ suy nghĩ mà còn hơn thế nữa, trọn vẹn những đủ đầy minh bạch.
3. TAG CÀ PHÊ ẢNH HƯỞNG TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG THẾ NÀO?
Đối với những người có niềm yêu thích với cà phê, họ thương vị cà và muốn tìm hiểu mọi thứ về loại cà phê họ thích và tag cà phê mang hàm lượng kiến thức chuyên môn, từ đó làm đa dạng trải nghiệm của người dùng.
Cùng một giống cà nhưng mỗi phương pháp pha chế, tỉ lệ xuất, loại nước sử dụng sẽ cho ra một hương vị khác. Tag cà phê đưa đến cho người dùng sự diễn giải về ly cà phê họ đang sử dụng, để họ hiểu sản phẩm mình dùng được tạo ra như thế nào.
Tiêu chuẩn pha chế không phải là khuôn mẫu, chúng có sự thay đổi dựa trên kinh nghiệm của barista. Các barista tại 43 Factory Coffee đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra công thức từ đó bảo toàn, thăng hoa hương vị nguyên bản của Specialty Coffee và đưa nó ra thị trường. Cầm một ly cà phê chứa đầy tâm huyết trên tay, người dùng sẽ càng thêm trân trọng, tán thưởng nó.
Vừa thưởng thức ly cà phê yêu thích vừa “nhấm nháp” các thông tin trên tag sẽ khiến người dùng gật gù rằng “thì ra tiêu chuẩn nước như thế này mới đúng”, “thì ra chiết xuất với tỷ lệ này sẽ khiến mùi vị thanh dịu và rõ tầng hương hơn”… Họ sẽ như lạc vào thế giới cà phê và thỏa sức “làm giàu’’ cho trải nghiệm của mình.
Tag cà phê thể hiện sự tôn trọng đối với hạt cà, sự quan tâm đối với cảm nhận người dùng của 43 Factory Coffee Roaster.
4. TAG CÀ PHÊ VÀ SPECIALTY COFFEE
Specialty Coffee là cà phê lưu giữ bản sắc cội nguồn. 43 Factory Coffee hiểu rõ điều đó và luôn cố gắng bảo vệ, lan tỏa những câu chuyện riêng biệt đằng sau mỗi hạt cà. Hạt cà tại Xưởng luôn đảm bảo tiêu chí minh bạch đến từng nông hộ, lô sản xuất. Những điều này được ghi rõ trên tag cà phê, người dùng có thể quét mã QR được in trên đó để thông tin chi tiết hơn.
Tag cà phê gợi nhắc cho người dùng về xuất xứ hạt cà, là tấm thẻ căn cước công dân để mọi người nhận diện Specialty Coffee. Và nó cũng là minh chứng rõ ràng cho tôn chỉ của 43 Factory Coffee: Find and protect the origin.
Mỗi worker tại 43 Factory Coffee Roaster từng ngày luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho người dùng những câu chuyện cà phê chính xác nhất, minh bạch và rõ nét nhất trên chất liệu vùng trồng nguyên bản. Giữa biết bao sự đổi thay, Xưởng luôn mong mang đến hương vị cà phê với chất lượng bất biến cho người dùng. Nếu bạn yêu thích Specialty Coffee, hãy đến với Xưởng và cảm nhận tình yêu cà phê của chúng mình nhé.
0 notes
Text
Pha cà phê tại nhà
https://43factory.coffee/news/lam-the-nao-de-tu-tay-pha-ca-phe-tai-nha-chuyen-nghiep-nhu-tai-cua-hang/
Một tách cà phê thơm ngon hoàn hảo thường chỉ có thể tồn tại khi cộng hưởng với không gian thường thức tại những quán cà phê chuyên nghiệp. Nhưng đôi khi có những ngày quá bận rộn, chúng ta vẫn có thể tự tay pha cho bản thân mình một tách cà thật đậm vị. Hãy để 43 Factory Coffee Roaster mách nhỏ cho bạn một số cách hay ho để pha cà phê tại nhà “xịn” như tại cửa hàng nhé!
PHƯƠNG PHÁP PHA CÀ PHÊ POUR OVER (DRIP)
Định nghĩa
Pour Over hay Filter là một trong những phương pháp kinh điển và lâu đời nhất dùng để pha cà phê. Áp dụng phương pháp nhỏ giọt thông qua bộ phận lọc (giấy lọc hoặc lưới thép), bộ phận giữ phần lọc (dripper) khá giống với pha cà phê phin ở Việt Nam và bình hoặc ly tách đựng cà phê. Ở đó, người pha chế sử dụng dòng nước nóng rót trực tiếp lên bề mặt bột cà phê để chiết xuất những hương vị chất chứa trong hạt cà và chảy xuống bình đựng. Thông thường, sẽ có một dụng cụ chuyên được sử dụng để giữ lại bột cà phê trong suốt quá trình chiết xuất; được biết đến là một chiếc phễu và thường được làm bằng: giấy, kim loại, sứ, nhựa…
Đến với 43 Factory Coffee Roaster, phương pháp này với nét nền nã và tinh tế là phương cách lột tả vẻ đẹp nguyên bản của cà phê Specialty ngập tràn hương vị.
Pour-over hay Filter là một cách pha cà phê đơn thuần, không cầu kỳ mà vẫn giúp chiết xuất nên chất cà phê vừa đậm vị vừa tinh tế
Cách pha chế
+ Đặt bộ lọc vào phễu cà phê đặt trên cốc hoặc bình đựng mà bạn vừa chuẩn bị.
+ Rửa sạch bộ lọc bằng nước nóng (để loại bỏ mùi vị của giấy và bộ lọc đóng kín tại chỗ), sau đó đổ bỏ nước.
+ Cho cà phê xay sẵn vào phễu trước khi đổ nước sôi vào để làm thấm hoàn toàn bã cà phê. Đợi 45 giây để bã cà phê nở ra. Sau đó, tiếp tục cho nước sôi vào, đổ theo chuyển động tròn để làm ướt đều tất cả bã cho đến khi bạn đạt được lượng cà phê thành phẩm cuối cùng mong muốn.
Bạn có thể tham khảo thêm về công thức pha chế nhiều hơn tại đây.
Hương vị đặc trưng
Nếu là một người có sở thích ăn uống khoa học, thích ăn những loại trái cây hoa quả tươi, uống đồ uống ít đường, chắc hẳn cà phê được pha theo phương pháp Pour Over hay Filter sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng với sự nâng cao về mặt chất lượng của trồng trọt, sơ chế và rang… Hạt cà phê Specialty e ấp, ngại ngùng ẩn mình trong lớp vỏ bọc dày, nay đã có bước chuyển hóa, bức phá hương vị mạnh mẽ. Tất cả những tinh hoa ẩn sâu bên trong hạt cà. Đó là những hương hoa, vị trái cây như dâu tây, cam, chanh, bưởi…nay đã dần được phô bày để mọi người cùng thưởng thức.
Nếu không đủ thời gian và dụng cụ để thực hiện phương pháp pha này, bạn có thể đến Xưởng để thưởng thức với mức độ rang Extremely Light. Đây là mức độ rang mà cà phê giữ lại được nhiều hương hoa, vị quả trọn vẹn nhất, cũng nâng niu trọn vẹn vẻ đẹp của vùng trồng.
Sự lựa chọn nhâm nhi cà phê Cundinamarca Vianí đến từ Xưởng sẽ khiến bạn hài lòng hơn bao giờ hết thông qua phương pháp pha này. Dưới bàn tay rót nước của các Worker nhà Xưởng, hi vọng bạn sẽ cảm nhận rõ rệt mùi hương hoa nhài đặc trưng của cà phê Colombia được chế biến ướt. Cùng với đó là một chút vị mơ chín mọng và sự đặc sắc của táo và caramel hòa quyện vào nhau, tạo nên một tách cà phê mạnh mẽ mà thanh tao.
PHA CÀ PHÊ BẰNG BÌNH FRENCH PRESS
Định nghĩa
Có thể nói đây là dụng cụ pha cà phê cổ điển và dễ dàng sử dụng nhất. Đơn giản là, bạn chỉ việc pha bằng cách ngâm cà phê trực tiếp vào nước nóng. Sau đó nhấn pít-tông xuống để tách bã ra khỏi cà phê. Vậy là chúng ta đã có ngay tách cà phê chất lượng hoàn hảo không thua kém gì ở các cửa hàng nổi tiếng.
French Press được coi là dụng cụ pha chế cà phê tại nhà đơn giản nhất
Cách pha chế
– Đổ cà phê xay thô vào bình French Press, sau đó đổ đầy nước sôi vào trước khi khuấy nhanh.
– Hãy kiên nhẫn đợi để cà phê ngấm nước; sau đó đậy nắp và từ từ nhấn pít-tông xuống để tách bã ra khỏi cà phê.
– Bạn có thể thưởng thức liền ngay (hoặc chuyển sang một bình đựng riêng khác), vì cà phê sẽ tiếp tục chiết xuất nếu để ở trong bình quá lâu.
Hương vị đặc trưng
French Press sở dĩ là cách pha cà phê được ưa chuộng và phổ biến rất rộng rãi ở Mỹ và châu Âu bởi vì người ta tin rằng, French Press chính cách tốt nhất để thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê. Cà phê sẽ được ngâm ủ (Immersion) trọn vẹn trong nước để thỏa sức bung tỏa, rạng rỡ với hương vị tuyệt vời vốn có của nó.
Với cách pha này, đó là sự hòa quyện hoàn hảo khi cả nước nóng và cà phê cùng nhau làm nên những điều kỳ diệu. Cà phê sẽ tự do thả vị, dậy hương, đây là ưu điểm tuyệt vời nhất khi pha theo kiểu French Press mà hiếm phương pháp pha nào có được. Cà phê thăng hoa trọn vẹn hết những hương vị suốt thời gian hòa quyện cùng với nước. Hình dung phân tử nước như những thanh nam châm, ngay cả những hạt cà phê với những thể trạng phức tạp nhất cũng bị nước lôi cuốn ra mang đến cho thực khách nhiều trải nghiệm phong vị cuốn hút, đa dạng.
Trên thực tế, French Press cho phép sản sinh một lượng chất béo tốt của cà phê đi vào chiết xuất dễ dàng hơn. Điều này sẽ làm cho thành phẩm của bạn mang body dày dặn, béo ngậy hơn. Thế nên, trải nghiệm vị cà thơm từ French Press đem đến thường phong phú hơn các kỹ thuật pha cà phê khác.
Để đảm bảo cho ra đời những tách cà phê thơm ngon mà siêu tiện lợi tại nhà, bạn có thể kết hợp pha với 43 Water Tube của Xưởng. Đây sẽ là một bộ đôi hoàn hảo với cà phê khi pha theo cách French Press này.
PHA CÀ PHÊ BẰNG BÌNH CHEMEX
Định nghĩa
Được phát minh vào năm 1941, Chemex là một kiểu pha cà phê đặc trưng trong các dòng Pour Over. Chemex bao gồm một bình đựng dáng giống đồng hồ cát làm bằng thủy tinh được gia cố nhiệt và sử dụng giấy lọc dày hơn các phương pháp thủ công khác. Điều này giúp lọc sạch các gợn tạp trong cà phê, mang lại thành phẩm sạch sẽ nhất trong hương vị.
Pha cà phê tại nhà bằng bình thủy tinh Chemex
Cách pha chế
– Đong lượng hạt cần dùng rồi xay cà phê ở mức độ thô trung bình.
– Đun nóng ấm nước ở nhiệt độ khoảng 93 – 96 độ C.
– Để giấy lọc vào bình thuỷ tinh và tráng bình cùng giấy với nước nóng. Điều này thật sự rất quan trọng để có thể khử bỏ bớt mùi vị của giấy lọc cũng như giúp làm nóng bình chứa. Sau đấy đổ hết nước đi và bắt đầu việc pha cà phê.
– Đổ bột cà phê lên màng lọc và lắc nhẹ bình để cà phê được dàn đều.
– Sau đó bắt đầu đổ nước lên bột cà phê làm sao để tất cả bột cà phê có thể được thấm nước đều. Sau đấy đợi khoảng 30 giây cho cà phê nở (blooming).
– Tiếp tục khuấy đều, đổ nước làm thấm đều tất cả các chất nền cho đến khi bạn đạt được thành phẩm cuối cùng mong muốn.
Hương vị đặc trưng
Với phong cách thiết kế tinh tế và giấy lọc đặc biệt, cà phê pha trong bình Chemex mang đến thực khách hành trình phiêu lưu trải nghiệm hương vị đến vùng đất xa xăm. Khi nhấp môi, từng nốt hương trong trẻo quyện vào nhau tạo nên một bản giao hưởng bùng nổ vị giác của bạn.
Bình Chemex gần như sinh ra là dành cho các loại cà phê có nền hương vị sáng và phức tạp. Những loại cà phê có hương tốt nhưng body mỏng thì dụng cụ này sẽ là cứu cánh hoàn hảo. Nó giúp che lấp đi những khuyết điểm khiến hương vị thêm phần tỏa sáng. Giấy lọc dày cũng giúp cho ly cà phê của bạn trở nên sạch sẽ hơn, cảm quan hương vị cũng dễ dàng được khai thác.
Còn gì sánh bằng khi khởi động một ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực bằng một tách cà phê với hương vị tuyệt hảo được pha bởi chính bạn. Ngoài ra, việc tự pha cà phê còn giúp bạn hiểu hơn về những kiến thức chuyên môn đằng sau hương vị đặc trưng đến từng nhiều vùng miền khác nhau. Từ đó, chúng ta thêm trân quý những hương vị nguyên bản, mà chính cả những người thưởng chuyên nghiệp, đôi khi lại bỏ lỡ!
Hương vị cà phê sẽ tỏa sáng muôn phần nếu bạn pha đúng cách. Nếu như vẫn còn nhiều trăn trở về cách thức pha cà phê, bạn có thể đến 43 Factory Coffee Roaster để được trải nghiệm hương vị đậm đà dưới bàn tay pha chế của các Barista thực thụ. Ngại gì một lần thử đúng cách, để vô vàn lần được tự trải nghiệm?
0 notes
Text
Caffeine
https://43factory.coffee/news/caffeine-la-gi-vai-tro-cua-caffeine-trong-doi-song-hang-ngay/
CAFFEINE THỰC CHẤT LÀ GÌ?
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên dễ dàng tìm thấy trong các loại cà phê, trà, guarana, hạt kola, và có một phần nhỏ trong vỏ hạt cacao. Khi ở điều kiện phòng, caffeine thực chất là một loại bột tinh thể màu trắng, không mùi và có vị đắng đặc trưng.
Vào năm 1819, caffeine được thành công tách độc lập ra khỏi cà phê bởi nhà hóa học đại tài người Đức – Friedlieb Ferdinand Runge. Dưới lớp kính hiển vi, các tinh thể caffeine tựa như những bông hoa tuyết trắng tinh khiết. Có thể nói, caffeine là một phân tử rất ổn định trong cà phê. Nó không hề có bất kỳ phản ứng hay tương tác với các phân tử nào khác.
Ngoài ra, caffeine khá ngược ngạo khi các phân tử không tuân theo quy tắc chuyển đổi hình thái giữa cách pha. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, thay vì chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng rồi mới tới khí, nó thường chuyển trực tiếp từ rắn sang khí mà không hóa lỏng giai đoạn giữa. Quá trình này khoa học gọi là sự thăng hoa. Caffeine sẽ thăng hoa khi nhiệt độ đạt ngưỡng 178 độ C nên đây là chất bền vững với nhiệt và ít bị hao hụt trong quá trình rang hạt cà nhất. Trong cà phê, caffeine là hợp chất được chiết xuất đầu tiên trong dãy trích ly hương vị.
CỘI NGUỒN CAFFEINE ĐẾN TỪ ĐÂU?
Trước khi được mang đến nền văn minh nhân loại, loại chất này đã “lẩn trốn” ở rất nhiều môi trường khác ngoài cà phê. Thiên nhiên là một gã khổng lồ hùng vĩ chứa đựng nhiều điều kì bí. Caffeine hầu như có mặt ở tất cả mọi nơi trên thế giới rộng lớn này.
Từ xa xưa, người Sudan ở châu Phi đã khai thác được những lợi ích mà caffeine từ chiết xuất của hạt Kola. Ngoài ra, ở Nam Phi các bộ tộc đã phát hiện ra một loại cây bụi tên cyclopia và dùng nó như một loại trà. Ở Ấn Độ, khu vực Amazon, người dân đã thu được một nguồn caffeine thay thế có tên là Guarana chỉ bằng việc rang Paullinia cupana. Ở một nơi khác, người Brazil và Paraguay từ lâu đã sử dụng caffeine từ loại nước pha bởi lá Holly.
Từ xa xưa, caffeine đã chôn vùi lẩn trốn ở rất nhiều môi trường khác ngoài cà phê – ảnh lá Holly
Một sự bất ngờ là ngay cả khi không có sự can thiệp của khoa học tân tiến thì con người vẫn có thể tự tìm ra caffeine. Mặc dù đây là một loại chất không mùi và không bao giờ tồn tại ở trạng thái tự do. Hơn nữa, caffeine được xã hội công nhận và sử dụng rất rộng rãi trong xã hội lúc bấy giờ.
VAI TRÒ CỦA CAFFEINE TRONG ĐỜI SỐNG
ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ
Caffeine thường được tìm thấy trong lá và quả của hơn 60 giống cà phê được canh tác trên toàn thế giới. Nó đóng vai trò là một chất chống côn trùng tự nhiên. Trong cà phê Arabica, caffeine chiếm hàm lượng trung bình 1,2%. Trong khi đó đối với Robusta cao hơn, vào khoảng 2,2%. Đối với một ly cà phê có dung tích 8oz thì hàm lượng caffeine sẽ nằm trong khoảng từ 70 – 140 mg.
ĐỐI VỚI NGƯỜI UỐNG CÀ PHÊ
Kiến tạo năng lượng thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Caffeine có khả năng tạo ra một ảnh hưởng vô cùng to lớn giúp kích thích não bộ và hệ thần kinh trung ương của con người. Nó cho phép các cơ co bóp mạnh hơn, giúp lưu thông hệ tuần hoàn máu. Vì vậy, cơ thể sẽ cảm giác phấn chấn, năng nổ hơn trong các hoạt động về cả thể chất lẫn não bộ.
Kích thích hệ thần kinh hoạt động năng suất
Caffeine không chỉ có tác dụng lên cơ khớp hay tim mà còn tác động rất lớn đến hệ thần kinh phức tạp của con người. Cà phê chính là một nguồn năng lượng dồi dào cho não bộ không thua gì cơ bắp. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng quá trình tiếp nhận kiến thức được thúc đẩy nhờ vào việc uống cà phê.
Caffeine còn có công dụng giữ cho các hợp chất gây mệt mỏi ra khỏi ranh giới não bộ của chúng ta. Đồng thời kích thích các chất dẫn truyền có lợi cho hệ thần kinh như Dopamine, Glutamate, Serotonin. Mãnh liệt nhất là Adrenaline – thứ sinh ra trong lần đầu tiên bạn hôn hay chạy xe hết tốc lực.
Thức tỉnh nền văn minh thế giới
Ngay cả trước cà phê, con người đã biết đến các sự tồn tại của caffeine trong các loại trà. Nhưng mãi cho đến khi cà phê được tìm thấy thì caffeine mới được khai thác nghiên cứu nhiều hơn. Từ đó nó thành chất kích thích tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Đối với cà phê, caffeine kích thích khả năng tăng cường và chuyển đổi năng lực hoạt động của não bộ con người. Trước khi biết đến sự tồn tại của cà phê, các công việc yêu cầu sự tuyệt đối chính xác cao diễn ra trong khoảng thời gian dài mà không cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi là điều khó nhằn. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra, kể từ khi cà phê xuất hiện đã xoay chuyển mọi thứ. Nó kích thích não bộ, tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương làm ta tỉnh táo, tăng khả năng tập trung lên cao độ, chất lượng và năng suất công việc nhờ đó đã được cải thiện.
Hằng ngày, chúng ta đều nạp vào cơ thể một lượng caffeine nhất định thông qua các phương tiện truyền tải như trà, cà phê hoặc các thực phẩm, đồ uống khác. Thật sự không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà caffeine mang lại. Nhưng cũng như bất kì loại thuốc nào, dùng liều cao quá mức có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tinh thần. Vì vậy, nếu biết cách sử dụng đúng mức, ta sẽ phát huy được hết các thế mạnh, công dụng tuyệt vời mà caffeine mang lại.
Cà phê Specialty tại 43 Factory Coffee Roaster
Nhà Xưởng đang cố gắng từng ngày, săn sóc và mang đến cho bạn hương vị thơm lành trong những tách cà phê. Mời bạn ghé 43 Factory Coffee Roaster để cùng nhau nạp caffeine, trải nghiệm thêm nhiều sắc thái tuyệt hảo của từng hạt cà phê.
0 notes
Text
Cà phê Châu Phi
https://43factory.coffee/news/ca-phe-chau-phi-coi-nguon-ca-phe-dac-san/
Nếu Nam Mỹ nổi tiếng là nơi có sản lượng cà phê nhiều nhất, Châu Âu là nơi tiêu thụ cà phê nhiều nhất, thì Châu Phi lại tự hào là nơi khởi sinh của các loại cà phê trên thế giới. Cà phê Châu Phi – mang hương vị đa dạng và đặc trưng tùy vào điều kiện địa lý và thời tiết của từng khu vực. Những ai sành cà phê đều không khỏi mê mẩn với loại cà thơm mà tạo hóa ban tặng này.
Châu Phi được biết đến là cái nôi của cà phê thế giới
GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HẠT CÀ
Ngày nay, hạt cà phê được tận dụng trong nhiều lĩnh vực chế biến khác nhau. Đặc biệt là sự sáng tạo khi pha chế cà phê và được phục vụ dưới rất nhiều loại đồ uống. Ví dụ như cappuccino, mocha, frappe, Irish coffee, espresso và nhiều loại khác. Chính vì vậy mà hạt cà phê được hàng loạt các thương hiệu đình đám kinh doanh trên toàn cầu.
Nhờ sự khéo léo của người dân Châu Phi, cà phê Specialty với những hạt cà Arabica chất lượng cao đã được xuất khẩu ra khắp thế giới. Những thương hiệu này đang trở thành những mặt hàng bán chạy nhất trên thị trường cà phê, nhờ đó tạo ra lợi nhuận lớn. Cà phê ở Châu Phi hầu hết đều mang đến hương vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng. Chúng vì thế vô cùng thu hút sự yêu thích của nhiều người trên thế giới.
Triển vọng của cà phê châu Phi
TỔNG HỢP 5 LOẠI CÀ PHÊ CHÂU PHI THEO VÙNG TRỒNG
CÀ PHÊ PEABERRY
Cà phê Peaberry (hay Peaberries) nổi tiếng nhất trong các loại cà phê từ Tanzania. Thực ra đây không phải là một loại cà phê riêng biệt mà là tên của một đột biến tự nhiên trong hạt cà phê. Hầu hết các quả cà phê có chứa hai hạt. Thế nhưng lại tồn tại một tỷ lệ khoảng 5% các quả cà phê chỉ tạo ra một hạt được gọi là Peaberry.
Cà phê hạt tròn (Peaberry) đến từ Tanzania được mệnh danh là “vị vua không ngai” của giới cà phê. Đây không chỉ là thương hiệu cà phê ngon nhất tại châu Phi mà còn trên thế giới. Loại cà phê vô cùng giàu hương vị này được trồng ở vùng núi Meru và Kilimanjaro. Hạt cà phê mang đến hương vị ngọt ngào, tròn vị cho những ai thưởng thức chúng.
Peaberry of Tanzania
Đặc biệt, khi rang hạt cà phê peaberry lên sẽ tỏa ra một mùi thơm đặc trưng riêng biệt, chưa từng có trên thế giới. Hương vị loại cà phê này hòa quyện hương hoa với hương trái cây tươi có vị cam, thơm. Mùi vị của loại cà phê này thuyết phục hầu hết những ai yêu thích cà phê. Nó khẳng định một vị thế vững vàng trong số những loại cà phê trên thế giới.
CÀ PHÊ HARRAR ETHIOPIA
Cà phê Harrar Ethiopia gây ấn tượng bởi những hương vị đa dạng và thơm ngon. Loại cà phê này rất mạnh, khác lạ và phóng khoáng. Nó là thương hiệu cà phê được ưa chuộng nhất nhì tại châu Phi. Đồng thời cũng chễm chệ ở vị trí thứ 7 trên thế giới.
Loại cà này chủ yếu được trồng tại các khu vực miền nam ở độ cao 1.920m trên mực nước biển. Hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ được chế biến khô. Một điểm thú vị của loại cà phê này là hương vị của nó được pha trộn độc đáo của các loại trái cây tươi.
Cà phê châu Phi Harrar Ethiopia
Khi nếm thử Harrar Ethiopia sẽ cảm nhận được sự nhấn nhá của hương vị trái cây. Đồng thời cà phê còn mang chút vị chua nhưng không quá gắt. Trong đó còn có hương vị của những loài hoa đồng nội, thậm chí là hương nhài hài hòa với vị chua chua tạo nên sự khác biệt. Xen lẫn là cảm giác tươi mới như được đắm mình vào những khu vườn nơi Ethiopia xanh mát. Chính những sự kết hợp thú vị trong mùi hương đã tạo nên nét độc đáo cho loại cà phê này.
Xen kẽ với độ chua là hương vị cay nồng mạnh trong cà phê Ethiopia. Điểm này tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu cà phê khác trên thế giới. Hương vị cay nồng này này được cân bằng bởi hậu vị ngọt. Do đó mang đến lợi thế tuyệt đối cho loại cà phê này. Đó cũng là lý do vì sao loại cà phê này luôn nằm trong danh sách lựa chọn của những người sành cà phê.
CÀ PHÊ YIRGACHEFFE ETHIOPIA
Cây cà phê này được trồng ở độ cao 6.600m trên mực nước biển. Cà phê Yirgacheffe Ethiopia được coi là một trong những loại cà phê ngon nhất Châu Phi và đứng thứ 8 thế giới.
Loại cà phê này bộc lộ rõ nét vị chua nhẹ với hậu vị có vương các loại hạt rang và dừa. Các sắc thái của loại cà phê này đều dễ chịu, có tiết tấu hương vị mềm mại và dễ uống. Sự xuất hiện của nó như một lựa chọn dịu dàng hơn hết thảy những loài cà Specialty đến từ các khu vực khác.
Cà phê Ethiopian Yirgacheffe được xem là một trong những hạt cà tốt nhất châu Phi
CÀ PHÊ AA KENYA
Kenya là một cái tên nặng ký khác trong ngành cà phê đặc sản Châu Phi. Nơi đây được biết đến với một số loại cà phê chất lượng cao nhất trên thế giới. Cà phê Kenya thường được nhận định nổi bật với tính axit đặc trưng. Đi kèm là các hương vị liên quan đến nho đen, các loại quả mọng, trái cây nhiệt đới và trái cây họ cam quýt (đặc biệt là bưởi).
Không kém cạnh những đối thủ khác, thương hiệu cà phê AA Kenya cũng nằm trong top cà phê nổi tiếng nhất châu Phi. Ngôi vị số 10 thế giới thuộc về AA Kenya. Nổi tiếng là nước sản xuất cà phê chất lượng cao, Kenya trở thành mảnh đất tốt nhất để trồng cà phê. Chính phủ nước này cũng rất quan tâm tới sản xuất cà phê. Bằng cách mang đến mức giá càng cao cho loại cà phê chất lượng càng cao. Với mảnh đất màu mỡ thuận lợi, đây là môi trường tuyệt vời cho ra những hạt cà phê hảo hạn
Cà phê Kenya
These coffee trees are distributed at an altitude of 2,011m above sea level. Coffee produced in Kenya is famous for its complex of mild acidity, strong aromas and flavors. The main nuances of Kenyan coffee are floral. AA Kenya Coffee is among the top choices of coffee connoisseurs and export markets.
BURUNDI AA KIRIMIRO COFFEE – AFRICAN COFFEE WITH BOLD FLAVOR
Những cây cà phê này được phân bố ở khu vực có độ cao 2.011m trên mực nước biển. Nó thuộc vùng cao bình nguyên cao nhất của Kenya. Cà phê sản xuất tại Kenya nổi tiếng bởi phức hợp của vị chua nhẹ, mùi thơm và vị mạnh. Các sắc thái chính của cà phê Kenya là hoa và trái có múi. Cà phê AA Kenya nằm trong những sự lựa chọn hàng đầu của dân sành cà phê và thị trường xuất khẩu.
CÀ PHÊ BURUNDI AA KIRIMIRO
Cùng với mặt hàng trà, cà phê là loại nông sản xuất khẩu chủ yếu của Burundi. Sản lượng xuất khẩu của cả 2 chiếm tới gần 90% tổng thu ngoại tệ của nước này. Trong đó, cà phê là mặt hàng đóng góp chính. Thế nên nông dân Burundi là bậc thầy trong nghệ thuật sản xuất nông nghiệp bền vững. Arabica và Robusta vốn là hai loại cà phê nổi tiếng trên thế giới, cũng được trồng ở Burundi.
Bạn sẽ ấn tượng với cà phê Burundi AA Kirimiro bởi hương vị đậm, sâu. Nó còn pha lẫn hương hoa của chanh và trà đen. Đâu đó lại có ẩn hương vị của đinh hương, với hậu vị ngọt của các loại hạt. Loại cà phê này còn chứa nhiều điều thú vị đang chờ được khám phá.
Vẫn còn rất nhiều loại cà phê châu Phi khác, chẳng hạn như cà phê Good African, Madagascar Excellence Roasted, và thậm chí là cà phê Bờ Biển Ngà – mỗi nơi lại có đặc điểm, hương vị đặc trưng dễ phân biệt. Những ngôi sao của cà phê Châu Phi tại 43 Factory, không thể kể thiếu Gicherori đậm ngọt, hay sự tươi sáng trong vắt của hạt cà Harfusa. Nếu như bạn đã “phải lòng” một trong những loại cà phê này, hãy ghé lại Xưởng trong một ngày nắng ấm, chúng ta cùng nhau thưởng thức hương vị nguyên bản vùng Phi châu xa xôi.
0 notes
Text
Flavor
https://43factory.coffee/news/flavor-la-gi-lam-sao-de-mo-ta-huong-vi-cua-ca-phe/
Đặc tính hương vị của cà phê rất đa dạng bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố đó bao gồm điều kiện tự nhiên, khâu chế biến, rang và pha chế. Flavor là thuật ngữ cho phép ta miêu tả những hương vị có trong cà phê. Đa phần sẽ được cảm nhận bằng vị giác và đôi lúc kết hợp cả khứu giác.
FLAVOR LÀ GÌ?
Flavor trong cà phê là những cảm nhận của các giác quan khi trải nghiệm sản phẩm. Vị giác và khứu giác được sử dụng triệt để để có những cảm quan tốt nhất về flavor trong cà phê. Tính từ này có thể được mô tả cho tổng quan các cảm giác có trong vòm miệng.
Sơ đồ mũi tên những yếu tố thuộc về flavor mà ta thường tiếp nhận
Cupper (người nếm cà phê) thường phân biệt mùi vị của cà phê qua độ chua, hương thơm và body của nó. Và cuối cùng là mô tả được dư vị còn đọng lại như thế nào (hậu vị).
Flavor của hạt cà phê Specialty có thể bị thay đổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều thành phần, bao gồm cả quá trình trồng và rang. Thêm đường, sữa hoặc chất làm kem sẽ ảnh hưởng đến hương vị cà phê sau khi nó đã được trồng, thu hoạch, rang, và được pha ra tách cà thành phẩm. Trong đó, ta có 5 thành phần chính quyết định hương vị cà phê.
– Tính acid (Độ chua)
Độ chua của cà phê là một cảm giác tích cực mà hầu hết những người uống cà phê thậm chí không nhận ra rằng họ đang thưởng thức. Định nghĩa về độ chua của cà phê được mô tả như một độ sắc nét dễ chịu ở đầu môi của bạn. Đó là cảm giác tê trên đầu lưỡi với chút khô dưới mép lưỡi hoặc mặt sau của vòm miệng.
Hương thơm
Nếm và thưởng thức flavor của cà phê là một trải nghiệm đa giác quan. Đối với nhiều người, mùi hương cà phê đủ để mang lại cho họ cảm giác tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tương tự như vậy, hương thơm từ quán cà phê yêu thích của chúng ta hoặc nhà bếp trong khi cà phê đang pha dường như có thể kích thích những sóng não. Theo nghĩa này, hương thơm của cà phê cũng quan trọng như độ chua của cà phê và các vị giác khác.
Có hơn 800 chất thơm trong cà phê, với những chất thơm mới được phát hiện thường xuyên do những tiến bộ trong kỹ thuật thử nghiệm.
Cà phê tươi sẽ có hương thơm mạnh hơn cà phê cũ. Mùi thơm sẽ thể hiện rõ nhất khi bạn pha một bình cà phê lớn.
– Vị ngọt
Vị ngọt là yếu tố nhẹ, mịn đặc trưng / cảm giác vị không có bất kỳ sự gắt hay khiếm khuyết nào trong khi nếm. Chất lượng vị ngọt / vị trái cây này thường được coi là vị ngon và được cảm nhận chủ yếu ở đầu lưỡi.
Thuật ngữ ngọt ngào được sử dụng bởi cuppers (người nếm cà phê chuyên nghiệp) để mô tả cường độ của chất đường của cà phê khi nó được đưa vào miệng. Trong khi việc thử nếm cà phê được thực hiện với độ nhất quán tương đối – cùng một phương pháp pha, thời gian và cách rang – thì việc pha cà phê tại nhà cũng có thể mang lại cho bạn sự khoan khoái hơn khi nhận được một hương vị ngọt ngào.
– Body
Thuật ngữ body cà phê đề cập đến như một cảm giác ngon miệng của cà phê. Phần body cà phê cũng bao gồm trọng lượng, kết cấu hoặc độ bám của cà phê trên lưỡi của bạn. Nó đóng một vai trò ảnh hưởng đến hương vị cà phê giống như cách kết cấu thực phẩm.
Trong khi độ chua và vị ngọt của cà phê tập trung vào cảm giác hương vị của cà phê trên lưỡi, thì phần thân cà phê đề cập đến cảm giác mà cà phê tạo ra. Độ chua và hương thơm của cà phê bao hàm hai giác quan riêng biệt, trong khi phần body của cà phê bao hàm giác quan thứ ba, đó là xúc giác. Một so sánh tiêu chuẩn để hiểu khái niệm body cà phê là sữa. Cảm giác trên vòm miệng khi bạn uống sữa ít béo sẽ khác hẳn so với sữa nguyên chất.
– Dư vị / Hậu vị
Dư vị hay hậu vị của cà phê bao gồm vị giác và hương thơm lưu lại trong miệng bạn sau khi nuốt một ngụm cà phê. Dư vị là sản phẩm phụ của tất cả các yếu tố flavor trong cà phê mà bạn trải nghiệm trong mỗi ngụm. Từ độ chua của cà phê trên đầu lưỡi đến mùi hương tỏa ra khắp gian bếp của bạn, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm hương vị từ đầu đến cuối.
Hạt cà phê chất lượng cao được trồng, thu hoạch và rang bởi các chuyên gia sẽ tạo ra một dư vị kỳ diệu. Dư vị đọng lại dễ chịu là dấu hiệu của một tách cà phê tuyệt vời. Nếu bạn muốn trải nghiệm dư vị một cách trọn vẹn, hãy thử hít vào và thở ra từ từ ngay sau khi bạn nuốt. Điều này sẽ cho phép tâm trí và cơ thể của bạn được nghỉ ngơi để tập trung hoàn toàn vào những cảm giác mà bạn đang trải qua.
Flavor của cà phê cần trải qua rất nhiều đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau
CÁC LOẠI HƯƠNG VỊ PHỔ BIẾN MÀ CÀ PHÊ SỞ HỮU
Hương vị trái cây
Hương vị trái cây có xu hướng sở hữu vị ngọt tự nhiên, và là một trong những phẩm chất được săn đón cao nhất trong các loại cà phê ngon nhất. Cà phê thường được nhóm thành quả đá (đào, mơ, xuân đào) đến cam quýt (cam, chanh, bưởi, xuân đào) và quả mọng (mâm xôi, dâu tây, blackberry, nho đen, anh đào). Một số vùng trồng được liệt kê ở đây với các hương vị liên quan nổi bật:
– Kenya – Quả mọng – Vùng Ethiopia Yirgacheffe – Citrus (Chanh, cam) – Brazil – Fruity (Cherry) – Costa Rica – Trái cây nhiệt đới – Tanzania – Trái cây nhiệt đới (Kiwi), Quả mọng (Blackberry) – Guatemala – Citrus (Cam, Táo xanh) – Colombia – Quả mọng (Blackberry, Currant), Quả đá (Đào, Mơ)
Hương vị chocolate
Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau có thể được sử dụng để mô tả chocolate, và không có gì ngạc nhiên, đó là một hương vị rất phổ biến. Nó có thể được mô tả như chocolate sữa, chocolate Thụy Sĩ, chocolate và cacao-y. Bạn sẽ thấy nhiều quốc gia Nam Mỹ dẫn đầu về hương vị chocolate, đặc biệt là Colombia và Brazil. Nhiều nơi trong số này còn được biết đến với việc trồng cacao, được sử dụng để làm sô cô la.
– Brazil – chocolate – Colombia – cacao – Burundi – chocolate đen – El Salvador – chocolate
Trong khi hương vị tinh tế hơn (chocolate sữa) sẽ thể hiện mạnh hơn ở chế độ rang vừa, hương vị nặng hơn của chocolate đen và cacao sẽ tồn tại tốt ở các món rang đậm hơn và nổi bật hơn khi các hương vị sắc thái hơn của từng nguồn gốc biến mất.
Liệu bạn đã hiểu flavor một cách sâu sắc hơn
Một tách cà phê ngon sẽ luôn phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên, hương vị cà phê chất lượng cao sẽ có độ chua cân bằng, đắng, ngọt, vừa miệng kết hợp với hương thơm mơ mộng. Hạt cà phê sẽ luôn là trọng tâm của một tách cà phê ngon. Và bạn luôn có thể tìm thấy điều đó tại 43 Factory Coffee Roaster!
0 notes
Text
Bệnh gỉ sắt ở cây cà phê
https://43factory.coffee/news/benh-gi-sat-o-cay-ca-phe-thach-thuc-va-giai-phap/
Bệnh gỉ sắt ở cây cà phê được gây ra bởi nấm Hemileia Vastatrix – một cái tên nghe có vẻ quái gở, dị thường nhưng là kẻ thù tự nhiên mạnh nhất đối với cây cà phê. Từ khi được ghi nhận đến nay, gỉ sắt vẫn là một dịch bệnh đầy may rủi, hết sức khó lường, và gần như không thể kiểm soát. Làm thế nào để những người nông dân cần mẫn kìm hãm được loại dịch bệnh này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu dấu hiệu và cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
TỔNG QUAN VỀ BỆNH GỈ SẮT
Trước tiên, ta cần biết rằng Coffee Rust hay Coffee Leaf Rust là chủng vi nấm gây bệnh gỉ sắt (Rust) trên thực vật. Trong hệ thống vi sinh học, Rust được coi là một nhóm nấm với tính đa dạng sinh học cao và ảnh hưởng đến nhiều loại cây. Wikipedia đã ước tính có 168 chi nấm Rust với khoảng 7.000 loài. Mỗi loại trong số này chỉ ký sinh bắt buộc với một loại vật chủ nhất định. Chẳng hạn như nấm Puccinia kuehnii gây ra gỉ sắt trong cây mía; P.sorghi gây bệnh trên cây ngô; và H.vastatrix chỉ gây bệnh trên cây cà phê.
Riêng Hemileia vastatrix (H.vastatrix) lại có đến 45 loài riêng biệt, hầu hết chúng xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới & cận nhiệt đới ở châu Phi và châu Á H.vastatrix là nấm ký sinh bắt buộc, có nghĩa là nó tồn tại bằng cách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ cây cà phê Specialty. Tất cả các loài cà phê thuộc giống Coffea Arabica đều mang kiểu gen nhạy cảm ở một mức độ nào đó với nấm H.vastatrix, ngoại trừ các cây cà phê Timor và Icatu thể hiện tính kháng cao và giống Coffea Canephora (tên khoa học của Robusta) thì gần như không bị ảnh hưởng.
H. vastatrix là chủng nấm gây bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH GỈ SẮT
Ngày nay, bệnh gỉ sắt có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi mà cây cà phê được trồng. Tuy nhiên, nó chỉ phát triển mạnh trong một điều kiện khí hậu và môi trường cụ thể:
Thứ nhất, độ ẩm tự do (mưa hoặc sương nặng) là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm H.vastatrix. Nước rất cần thiết cho sự nảy mầm và phát tán của bào tử nấm, do đó mùa mưa thường là đỉnh điểm xảy ra dịch bệch.
Thứ hai, nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh gỉ sét. Nếu quá lạnh (dưới 15°C), các bào tử sẽ không thể nảy mầm và tương tự như vậy, nếu trời quá ấm (hơn 35°C) thì nấm phát triển chậm. Nhiệt độ tối ưu nhất cho sự tăng trưởng và tăng sinh của gỉ sắt là từ 21-25°C (Nutman et al. 1963).
Mặt khác, ánh sáng cũng có thể thay đổi cách nấm ảnh hưởng đến cây cà phê. Theo một số nghiên cứu, mặt dưới của lá nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời (ánh sáng cường độ cao) sẽ dễ bị rỉ sét hơn. Và với các lá đã bị nhiễm bệnh, ánh sáng có thể làm thay đổi tốc độ phát triển của nấm.
THIỆT HẠI CỦA BỆNH GỈ SẮT CÀ PHÊ
Khi nấm lần đầu tiên xâm chiếm trên cây cà phê, nó xuất hiện một sự đổi màu nhẹ ở mặt dưới của lá. Những đốm màu này nhanh chóng chuyển sang màu vàng, sau đó là một lớp “bụi” màu cam – tức các bào tử trưởng thành. Khi các đốm gỉ sắt to dần và chiếm phần lớn diện tích lá thì khả năng quang hợp, trao đổi chất của lá suy giảm, làm lá rụng sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, nấm có thể xuất hiện trên chồi non hoặc quả. Tuy nhiên, giới nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những lá già có khả năng kháng mầm bệnh tương đối cao nấm và H.vastatrix thường không gây chết cây hoàn toàn.
Nấm bệnh gây gỉ sắt hoàn toàn một lá cà phê
Một cây cà phê có thể mất một lượng lá đáng kể khi bị tấn công bởi H.vastatrix. Và khi mất đi diện tích lá tối ưu, nó không có khả năng thực hiện quy trình quang hợp trao đổi và tích lũy dưỡng chất cho quá trình nuôi quả. Hậu quả là, đồn điền cà phê sẽ mất năng suất ngay cả vài năm sau khi dịch bệnh gỉ sắt quét qua.
Một cành cà phê trơ lá sau khi bị nấm gỉ sắt tấn công
CÔNG CUỘC CHỐNG BỆNH GỈ SẮT
Kiểm soát bệnh gỉ sắt trên cây cà phê là một nhiệm vụ khó khăn, trên thực tế không có giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này. Các vụ dịch đã xảy ra và cho thấy H. vastatrix sinh sôi nảy nở nhanh chóng và kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, người dân đã áp dụng một vài phương pháp dưới đây để kìm hãm sự phát triển của loại nấm này:
SỬ DỤNG THUỐC DIỆT NẤM GỐC ĐỒNG
Kể từ khi gỉ sắt cà phê lan rộng khắp các khu vực sản xuất trên thế giới, thuốc diệt nấm đã được sử dụng để làm giảm sự bùng phát. Các hóa chất như propiconazole, tridimenol, tridemfon và đồng oxychloride chỉ có hiệu quả một phần. Trong đó, thuốc diệt nấm gốc đồng là phổ biến nhất, nhưng có thời gian hiệu quả ngắn và phải cân nhắc các tác động kháng thuốc của H. vastatrix.
Vì những lo ngại về sức khỏe và môi trường, việc giảm sự phụ thuộc vào thuốc diệt nấm đòi hỏi người dân phải tăng cường nghiên cứu các giải pháp kiểm soát bệnh mới, hiệu quả và bền vững hơn. Một trong số đó có thể kể đến là việc tận dụng sự có mặt của các vi khuẩn và nấm sẵn có trong hệ sinh thái cà phê để sử dụng làm chất diệt khuẩn tiềm năng chống lại H. vastatrix. Các chủng vi khuẩn như Pseudomonas putida, Bacillus megaterium và B. thuringiensis đã được cô lập, cho thấy mức độ đối kháng đầy hứa hẹn để chống lại bệnh gỉ sắt. Tuy nhiên, phương thức này vẫn cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu.
NHÂN GIỐNG KHÁNG BỆNH
Nhân giống cây cà phê để chống gỉ sắt được coi là chiến lược quản lý bệnh tốt nhất, cả về môi trường lẫn kinh tế. Nỗ lực hiệu quả đầu tiên để lựa chọn nguồn gen kháng bệnh được tiến hành ở Ấn Độ vào năm 1911, với sự ra đời của giống Kent. Tuy nhiên, tính kháng cự này đã bị mất sau khoảng 10 năm canh tác tiếp xúc với mầm bệnh. Hiện tượng mất dần sức đề kháng này cũng đã được chú ý ở giống C. Liberica và C. Canephora. Điều này dẫn đến việc phát hiện ra rằng có nhiều “chủng loại” gỉ sắt cà phê hơn chúng ta nghĩ. Thực vậy, đến nay đã có hơn 45 chủng loại được xác định (Muller et al. 2009).
CIFC VÀ CÂY LAI HIBRIDO DE TIMOR
Vào năm 1950, bệnh gỉ sắt đã tiếp cận lục địa Nam Mỹ, do đó chính phủ Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha đã ra sức hỗ trợ tài chính cho việc thành lập Trung tâm nghiên cứu cà phê (CIFC). Nhiệm vụ của CIFC ở Bồ Đào Nha là tập trung nghiên cứu về bệnh gỉ săt ở cấp độ quốc tế. Từ năm 1955, CIFC đã tiếp nhận và mô tả đặc tính của bệnh gỉ sắt cà phê, cung cấp các chương trình nhân giống cùng với hoạt động đào tạo khoa học kỹ thuật. Một trong những kết quả thực tế đầu tiên của CIFC là chứng minh rằng tất cả các giống cây trồng được trồng tại thời điểm đó ở Mỹ la Tinh (bao gồm Typica, Caturra, Mundo Novo và Bourbon) đều dễ mắc bệnh gỉ sắt.
Các cây cà phê Catimor được lai giữa Timor và Caturra
Với việc khám phá ra Quần thể Hibrido de Timor (hay Timor Hybrid) tại đảo Timor vào năm 1927 đã mang đến nguồn gen chống bệnh gỉ sắt lần đầu tiên vào những năm 1950. Các cây Timor đã được chứng minh là con lai tự nhiên giữa Arabica và Robusta, với sức đề kháng đối với tất cả các chủng loại gỉ sắt được biết đến vào thời điểm đó. Năm 1960, CIFC bắt đầu một chương trình nhân giống nhằm chuyển sức đề kháng từ Timor sang các giống Arabica khác; Caturra và Villa Sarchi đã được lai chéo tại CIFC để đã tạo ra các quần thể Catimor và Sarchimor, tương ứng. Những quần thể này, sau đó được phát triển ở Colombia và Brazil và trở thành gốc chính của các giống kháng CLR sau này.
Mặc dù được tích lũy đây đủ kiến thức về bệnh gỉ sắt, tuy nhiên, các chiến lược quản lý dịch bệnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. Lỗ hỗng này có thể được giải thích khách quan bằng số lượng lớn các biến đổi về môi trường mà ngành cà phê đang đối mặt. Nhưng, các biến động về giá của của nền kinh tế cà phê cũng đồng thời chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất. Khi giá cả không đảm bảo được sinh kế, người nông dân buộc phải đối mặt giữa chọn lựa canh tác hữu cơ, với nguy cơ dịch bệnh hoặc sử dụng thuốc trừ nấm như một liệu pháp an toàn về kinh tế.
Thông qua bài viết này, 43 Factory Coffee Roaster mong có thể mang đến cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng hơn về những khó khăn mà người nông dân, nông hộ, cũng như ngành cà phê Specialty đang đối mặt. Mỗi lựa chọn văn minh trong thú vui, sở thích của chúng ta đều góp phần thúc đẩy những tiến trình phát triển của một chuỗi cung ứng lớn phía sau. Mỗi tách cà thơm được đến tay là những chuối nỗ lực và tranh đấu không ngừng của những nông dân cần mẫn, vì vậy, hãy cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn của bạn là điều sáng suốt với cả một cộng đồng.
0 notes
Text
Cà phê Decaf
https://43factory.coffee/news/ca-phe-decaf-thuc-qua-cho-tam-hon-nhay-cam/
Thưởng cà phê đang dần trở thành một thú vui có giá trị tinh thần sâu sắc cho những tâm hồn tinh tế. Dù vậy, không phải ai cũng được trời ban khả năng tiếp nhận cà phê giống nhau. Trong khi có người thích cà phê nguyên chất đậm vị, thì số ít người lại nhạy cảm với caffeine. Chúng ta đã nói nhiều về cà phê Decaf, nhưng có vẻ chẳng bao giờ là đủ khi bày tỏ lòng say mê thức quà đặc biệt này!
Cà phê Decaf – Vị cứu tinh thần thánh cho người sợ say cà phê
TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ DECAF
NHẮC LẠI VỀ KHÁI NIỆM
Cà phê Decaf vốn luôn là cà phê, trừ việc caffeine bên trong thành phần của nó đã được tách/khử đi gần như toàn bộ. Đây cũng chính là ý nghĩa của “decaffeinated” trong tiếng Anh, viết tắt là “decaf”. Loại cà phê đã được tách bỏ ít nhất 97% lượng caffeine so với cà phê thông thường. Chúng được sản xuất dành cho những người dùng cà phê nhưng lại có triệu chứng mẫn cảm với caffeine như tim đập nhanh, đau đầu, choáng váng, khó thở và mất ngủ trầm trọng.
Cà phê Decaf đã được tách bỏ 99% lượng caffeine so với cà phê thông thường
NGƯỢC VỀ CỘI NGUỒN
Friedlieb F. Runge – một nhà hóa học người Đức – được coi là một chuyên gia lão làng với những thử nghiệm về caffeine. Ngay từ năm 1820, ông đã thành công trong việc tách caffeine khỏi hạt cà phê.
Từ nền tảng đó, tới năm 1906, Ludwig Roselius – một doanh nhân bán cà phê – đã đăng ký bản quyền đầu tiên về quy trình thương mại để tạo nên cà phê decaf hoàn chỉnh.
Quá trình khử caffeine ban đầu bao gồm việc hấp hạt cà phê bằng nhiều loại axit hoặc bazơ khác nhau, sau đó sử dụng benzen làm dung môi để loại bỏ caffeine. Cà phê khử caffeine theo cách này đã được bán dưới tên Kaffee HAG (công ty Kaffee Handels Aktien Gesellschaft). Song, do những lo ngại về sức khỏe liên quan đến benzen (được xác nhận là chất gây ung thư), nên phương pháp này đã sớm thoái lui.
Tuy không còn được sử dụng cho đến hôm nay, nhưng hầu hết các phương pháp khử caffeine hiện đại đều tiến hành theo cách tương tự, trong đó thay vì sử dụng dung môi benzen, các nhà khoa học đã sử dụng các dung môi hữu cơ như CO2 lỏng, Swiss Water.
HÀM LƯỢNG CAFFEINE TRONG CÀ PHÊ DECAF
Thông thường, một cốc cà phê sẽ chứa hàm lượng caffeine dao động theo nhiều yếu tố, gồm chủng loại hạt và cả quá trình ủ lên men, pha chế… Chẳng hạn, hạt Robusta thường có nhiều caffeine hơn Arabica, hay cà phê Cold Brew sẽ giữ được caffeine nhiều gấp 3-4 lần Shot.
Theo tính toán, một tách cà phê thường sẽ chứa trung bình 70-140 mg caffeine tùy loại hạt và cách pha chế. Trong khi đó, cà phê Decaf với thể tích tương tự chỉ chứa từ 2-4mg caffeine.
Tuy không thể “về MO” tuyệt đối nhưng lượng caffeine đã giảm xuống mức cực thấp, hoàn toàn không thể gây ra tác dụng phụ đáng kể nào.
DECAF – MÓN QUÀ CHO SỨC KHỎE
Tuy hàm lượng caffeine được giảm đi đáng kể nhưng các thành phần chất dinh dưỡng và chống lão hóa vẫn được giữ nguyên, hoặc chênh lệch rất ít. Do đó, có thể nói cà phê decaf là lựa chọn sáng suốt xét trên lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt nó có thể xoa dịu những người đang gặp vấn đề về tim mạch, ung thư hoặc tiểu đường. Một nghiên cứu khác quan sát thấy uống cà phê thường xuyên làm giảm lượng enzyme trong gan, khiến gan hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể là gì?
GIẢM TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2, TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE GAN, TĂNG TUỔI THỌ
Cả cà phê thường và cà phê Decaf đều có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Nếu có thói quen uống 1 cốc/ngày, xác suất mắc bệnh này sẽ giảm trung bình 7%.
Điều này cho thấy caffeine không phải yếu tố quyết định duy nhất cho những tác dụng tích cực của cà phê đối với sức khỏe con người.
Tuy chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu cụ thể nhưng một số tài liệu cũng đã chỉ ra rằng cà phê Decaf có thể giúp bảo vệ gan tốt hơn khỏi các rủi ro và tác nhân gây hại. Điều này cũng tương tự đối với việc phòng tránh khả năng đột quỵ và tăng tuổi th��.
NGĂN NGỪA CÁC BỆNH THOÁI HÓA THẦN KINH
Nhờ lượng chất chống oxy hóa dồi dào mà cà phê được coi như vị thuốc tự nhiên để đối phó lão hóa rất hiệu quả – bất kể cà phê thường hay decaf.
Các nghiên cứu trên tế bào người cho thấy cà phê Decaf có thể bảo vệ tế bào thần kinh trong não, qua đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của nhiều bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó có Alzheimer và Parkinson. Nguyên nhân có thể là do axit chlorogen trong cà phê giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các căn bệnh thoái hóa thần kinh.
HẠN CHẾ RỐI LOẠN TIÊU HÓA, PHÒNG TRÁNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Nếu không kiểm soát tốt liều lượng, cà phê có thành phần caffeine cao có thể gây ợ nóng và trào ngược dạ dày. Nhưng cà phê Decaf với lượng caffeine được khử triệt để lại tránh được viễn cảnh đó rất hiệu quả.
Đồng thời, chất cafestol từ hạt cà phê sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại độc tố aflatoxin thường gây hại cho gan. Cafestol cũng kích thích sản sinh glutathione – một chất oxy hóa giúp tăng cường chức năng thải độc của gan.
Ngoài ra, thói quen uống cà phê Decaf thường xuyên cũng góp phần giảm rủi ro mắc ung thư trực tràng rất hiệu quả.
HỖ TRỢ SỨC KHỎE TIM MẠCH
Một lợi ích khác ở cả cà phê Decaf và cà phê chứa hàm lượng caffeine bình thường là tác động tích cực đến chức năng nội mô. Chức năng nội mô rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch vì nó điều chỉnh sự co giãn mạch máu, cung cấp lượng oxy và máu giàu dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Rối loạn chức năng ở mô nội mô có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cà phê thông thường vẫn có một số lợi ích quan trọng mà cà phê Decaf không có hoặc có nhưng rất hạn chế như làm tăng khả năng tỉnh táo, trí nhớ, tốc độ phản ứng, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể
ĐIỀU GÌ KHIẾN DECAF NỔI BẬT?
Có thể nói, Decaf vẫn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như cà phê Specialty thông thường mà lại ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến hậu quả nhất định. Sự thật là, mỗi người đều có sự dung nạp caffeine trong cà phê khác nhau. Đối với chúng, 1 tách cà có thể là đã quá nhiều trong khi ở một số người lại có thể uống đến 6 tách mỗi ngày mà vẫn thấy bình thường.
Một số căn bệnh như loãng xương cũng sẽ yêu cầu chế độ ăn uống hạn chế caffeine. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế lượng caffeine đưa vào cơ thể. Trẻ em, thanh thiếu niên và những người bị lo âu hoặc khó ngủ cũng nên tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Không thể phủ nhận rằng cà phê là một trong những thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ tiếc rằng không phải ai cũng được trời ban cho khả năng thưởng thức cà phê giống nhau.
Cà phê Decaf xuất hiện mang đến một làn gió khác biệt. Món uống không hề có tác dụng phụ mà vẫn giữ nguyên gần như toàn bộ ưu điểm của cà phê nguyên chất. Vì vậy, với những ai thường xuyên phải dè chừng ảnh hưởng của caffeine thì cà phê Decaf là lời giải rất thích hợp để tháo gỡ vấn đề hiện tại.
Decaf – lựa chọn mềm mại cho những tâm hồn nhạy cảm
Không chỉ là món quà, Decaf cà phê còn là một kẻ nổi loạn – Decaf cà phê: Kẻ nổi loạn nhiều tâm tư
Đến 43 Factory Coffee Roaster chọn cho mình một góc nhỏ để điềm nhiên thưởng thức hương vị tinh tế từ cà phê Decaf qua bàn tay pha chế của barista chuyên nghiệp. Nốt hương cà phê vẫn lấp lánh, vẫn đầy rung cảm nhưng sự tác động giờ đây đã vô cùng nhẹ nhàng. Như một sự thấu hiểu dịu dàng không cần chút nào khoa trương, hãy để Xưởng mang lại cho bạn một tách cà phê như vậy.
0 notes
Text
Lịch sử ra đời của dụng cụ pha chế - French Press
https://43factory.coffee/news/cau-chuyen-lich-su-ve-dung-cu-pha-che-ca-phe-french-press/
Pha chế bằng French Press vốn vô cùng đơn giản và rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu. Người ta tin rằng, đây là cách nhanh nhất để thưởng thức trọn vẹn hương vị chuẩn cà phê Specialty. Với phương pháp pha này, cà phê sẽ được ngâm ủ (Immersion) trọn vẹn trong nước để thỏa sức bung tỏa hương vị. Thế nhưng, dụng cụ pha chế cà phê French Press được phát minh từ đâu? Chúng có ưu nhược điểm gì so với các cách pha thường ngày?
Lịch sử dụng cụ pha chế cà phê French Press bắt nguồn từ đâu?
FRENCH PRESS ĐƯỢC PHÁT MINH TỪ ĐÂU?
French Press có lẽ là một trong những dụng cụ pha cà phê có bộ lọc (filter) rất lâu đời từng được sử dụng. Tuy vậy, dường như không ai có thể khẳng định French Press đầu tiên ra đời vào thời gian nào, với phương thức ra sao.
Theo thông tin từ Craft Coffee, trước khi dùng bộ lọc, mọi người chỉ đun sôi bột cà phê của họ cùng với nước trong bình và cứ thế rót ra. Cho đến năm 1850, khi một người Pháp nhận ra rằng anh ta đun nước sôi mà quên cho cà phê vào bình từ trước. Thế là khi thêm cà phê vào sau đó, chúng đã nổi lên trên mặt nước nên không thể hòa tan được. Anh chàng này đã dùng một tấm kim loại, đặt nó lên trên bình và đẩy lớp bột cà phê đang nổi xuống bằng một chiếc que. Hương vị cà phê sau đó tuy rất ngon nhưng về sau phương pháp này vẫn không có gì tiến triển.
Mãi cho đến năm 2014, một bài báo của New York Times đã đăng tải một câu chuyện có nội dung trùng khớp tương đối với câu chuyện trên về khoảng thời gian. Theo đó, hai người Paris, Frenchmen Mayer và Delforge đã đăng ký bằng sáng chế chung vào tháng 3 năm 1852 cho một thiết bị sử dụng các nguyên tắc cơ bản của French Press. Bạn có thể xem mô tả bằng sáng chế ngay hình ảnh bên dưới – và đây là thiết kế gần gũi với French Press hiện đại nhất.
Những thiết kế đầu tiên của FrenchPress bởi Mayer và Delforge 1852
Mặc dù vậy, French Press đã không phổ biến ở châu Âu cho đến thế kỷ 20. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng dụng cụ French Press chính thức đầu tiên của Pháp không thực sự được biết đến một cách rộng rãi cho lắm. Nhưng có một bước ngoặt lớn đến vào năm 1929, khi một người Ý, Ugo Paolini, cấp phép thiết kế của mình cho những người đồng hương Attilio Calimani và Giulio Moneta, những người đã đăng ký bằng sáng chế.
Vào những năm 1950, Faliero Bondanini, đã thực hiện một số sửa đổi cải tiến trên thiết bị này và đăng ký bằng sáng chế của riêng mình. Ông bắt đầu sản xuất hàng loạt dụng cụ này trong nhà máy Martin SA của Pháp và phân phối bởi các công ty đồ dùng nhà bếp lớn như Bodum. Sự phổ biến của French Press đã hiện diện trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian hơn để nó trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ.
Cải tiến của Cassol là sự ra đời của lưới lọc bằng thép có thể uốn cong, kết hợp với lò xo xung quanh mép của lưới lọc. Sự đổi mới này giúp pít-tông bịt kín hiệu quả hơn, tối ưu quá trình lọc bã cà phê khiến nó vẫn là một thiết kế tiêu chuẩn cho đến tận ngày nay.
Theo nhà sử học thực phẩm người Anh Jonathan Morris, con dấu lò xo của Cassol xung quanh pít-tông là một bước ngoặt trong sự phổ biến của French Press.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA BÌNH PHA CÀ PHÊ FRENCH PRESS
ƯU ĐIỂM
Trải nghiệm hương vị tốt hơn
Khi nước nóng và cà phê hòa quyện trong chiếc phễu đựng, đây là cơ hội để cà phê thoải mái bung nở những thức vị phong phú ẩn giấu bên trong. Cà phê sẽ thăng hoa, trích ly trọn vẹn hương vị trong 4 – 5 phút hòa quyện cùng nước. Những loại cà phê “khó chiều” với thể trạng phức tạp nhất cũng có thể dễ dang chiết xuất trong dòng nước mềm mại, mang lại trải nghiệm hương vị đầy mê hoặc.
Tiện lợi, ít tốn kém hơn
Với thiết kế chú trọng sự tối giản nên French Press dễ dàng sử dụng tại gia và dành cho những người muốn thưởng thức cà phê Specialty nhanh chóng. Tuyệt vời hơn, nó không mất nhiều thời gian để dọn dẹp hay cọ rửa. Thậm chí bạn không cần đun trên bếp, không phải trải qua cảm giác phập phồng trông chừng thời gian như bình Syphon hay ấm Moka. Cũng không phải chuẩn bị giấy lọc với nhiều thao tác như phương pháp Filter, hay cần nhiều yếu tố kỹ thuật như những tác cà phê pha Shot.
Không những vậy, đầu tư cho phương pháp pha cà phê với bình French Press cũng ít tốn kém chi phí hơn nhiều so với pha bằng AeroPress. Sở hữu bộ khung kết cấu đơn giản, hạn chế hỏng hóc nên French Press trở thành “người bạn đồng hành” rất được ưa chuộng của những tâm hồn đam mê thưởng thức cà phê tại gia.
Pha cà phê bằng FrenchPress
NHƯỢC ĐIỂM
Không thích hợp với hạt cà xay nhuyễn
Ưu điểm lớn nhất lại cũng là nhược điểm của của cách pha này, khi ta lọc cà phê bằng một lưới thép. Có thể nói, phương pháp pha chế này khá “kị” với các loại cà phê xay nhuyễn. Vì các hạt mịn (fine) dễ bị đi qua lưới lọc, nên đối với những loại cà phê xay càng nhuyễn thì độ sạch của ly cà phê cũng bị giảm đi đáng kể. Cỡ hạt xay trong quá trình sử dụng French Press thường có kích thước rất thô phù hợp cho quá trình ngâm ủ diễn ra an toàn, tránh tình trạng chiết xuất quá độ (over extraction).
Sự bất ổn định về nhiệt độ
Điểm bất lợi thứ hai mà French Press gặp phải là nhiệt độ. Bạn chỉ chế nước sôi một lần rồi mặc nhiên để nước hòa quyện cùng cà phê thật trọn vẹn. Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp như thế. Nước sẽ nguội dần sau 3 hay 4 phút, cà phê có thể không đủ nhiệt độ để thăng hoa trọn vẹn hương vị. Khi nước được rót ra cốc cà phê, mức nhiệt đã bị giảm đi đáng kể. Phương pháp pha này có lẽ khó giữ được mức nhiệt ổn định. Đây là nhược điểm đối với những người thích thưởng thức cà phê nóng.
Nhìn chung, French Press là một trong những dụng cụ pha cà phê tại nhà được yêu thích nhất bởi vì tính tiện lợi của nó. Bất kể một phương pháp pha cà nào cũng sẽ có những nhược điểm không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, French Press vẫn là một dụng cụ pha cà phê tiềm năng không chỉ người thưởng mà cả Barista ưa chuộng. Kể cả khi bạn là một người chuyên pha cà phê tại gia, cũng đừng bỏ lỡ cơ hội ghé lại 43 Factory Coffee Roaster – nơi tận hưởng những phút giây thăng hoa hương vị và đắm mình trong điểm chạm cà phê ngọt ngào.
0 notes
Text
Lịch sử ra đời của dụng cụ pha chế - AeroPress
https://43factory.coffee/news/tong-quat-ve-lich-su-ra-doi-dung-cu-pha-ca-phe-aeropress/
Trong khi AeroPress là dụng cụ phổ biến và trông “quen mắt” với đa phần tín đồ cà phê hiện nay, thì trước đó 11 năm, nó thực sự là một điều gì đó khác thường và kỳ quặc. Cùng 43 Factory Coffee Roaster dấn thân vào câu chuyện đời đầu của dụng cụ pha cà phê AeroPress để xem hành trình này có điều gì đặc biệt?
Có gì trong AeroPress?
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ THÚ VỊ VỀ AEROPRESS
Aeropress có hoàn cảnh ra đời khá thú vị khi cha đẻ Alan Adler là Founder của một công ty chuyên làm về đồ chơi. Mặc dù là chuyên gia về thiết kế những món đồ chơi cho trẻ em, nhưng ông đã lập nên một bước ngoặt đột phá trong thế giới dụng cụ pha chế cà phê.
Câu chuyện bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, vì là giám đốc của một công ty lớn nên ngài Alan khi ấy luôn phải đối mặt với vô số công việc hỗn độn. Mặc dù thời gian bận rộn nhưng ông vẫn dành một ít thời gian quý báu để pha cho mình những tách cà phê Specialty để tận hưởng. Thế nhưng cuộc đời không vận hành như những gì ta mong muốn. Dành tất cả tâm huyết để pha cà phê nhưng đôi lúc hương vị còn bị đắng gắt khó uống khiến ông rất bất mãn. Nỗi thất vọng, buồn bã lan chiếm con tim tràn đầy nhiệt huyết với cà phê đã tạo động lực thúc đẩy ông tạo ra một thứ có thể đáp ứng:
+ Pha cà phê phải thật nhanh nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon, hoàn hảo nhất.
+ Cách pha phải thật dễ dàng, tiện dụng, đặc biệt dành cho những người bận rộn, không có quá nhiều thời gian có thể pha cà phê được.
Kể từ đó, ông quyết tâm gạt bỏ hết mọi chuyện, bắt tay vào việc sáng chế. Ban đầu, ông lên thiết kế, phát thảo ra những hình ảnh đầu tiên của chiếc máy Aeropress trên chiếc máy tính quen thuộc của mình.
Vốn là một người cực kì thông minh và sáng tạo khi có nhiều kinh nghiệm trong việc thưởng thức cà phê, suy nghĩ chợt lóe lên đầu ông rằng: “ Cà phê sẽ có thức vị bớt đắng và ngọt ngào hơn nếu như dùng nước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi, nhưng thời gian pha mất tận 4-5 phút. Vậy để giảm thiểu tối đa thời gian pha, tại sao trong lúc pha cà phê ta không thử kết hợp thêm áp lực, tựa như áp lực mà máy espresso mang lại”.
Nhưng dường như kế hoạch trong suy nghĩ của ông không dễ dàng thực hiện. Từ 5, 10 rồi đến gần 40 bản thảo đã được vẽ nên nhưng chẳng có cái nào khả thi cả. Những bản thảo đầu tiên của ông không khác gì cái máy bơm xe đạp, có cái chính ông cũng không biết cách dùng.
Thế nhưng ông vẫn một mực quyết tâm, mỗi lần nhớ đến hình ảnh của mẹ mình, một người phụ nữ đảm đang, đã dạy ông tất cả mọi chuyện từ nấu ăn, sửa chữa đồ điện, cho đến bài học về đức tính tự lập, và quan trọng nhất chính là sự bền bỉ, kiên trì.
Ông bà xưa từng có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mọi nỗ lực của ông đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Cho đến tận bản thảo thứ 40, ông mới có được cái mà mình cần. Đấy chính là năm 1994, cái năm cuối cùng mà đám trẻ con cùng người lớn Việt Nam được đốt pháo. Ông đã ngay lập tức thử nghiệm trên chiếc máy ấy rồi đưa cho những người bạn cũng bận rộn giống ông dùng trải nghiệm thử sản phẩm mẫu ấy. Dần dần, ông ngày càng cải thiện sản phẩm dựa vào những lời phản hồi khen chê khác nhau của nhiều người.
Chiếc máy Aeropress dần dần chiếm vị trí quan trọng trong lòng người sử dụng
Mãi đến năm 2005, chiếc máy Aeropress mới chính thức được trình làng trong một lễ hội cà phê ở Mỹ. Ngay lập tức, cơn sốt mang tên Aeropress đã chiếm lĩnh trái tim của không biết bao nhiêu người bởi tính năng ưu việt, tiện lợi, nhanh chóng và hương vị cà phê mà nó mang lại.
So với những máy pha cà phê khác, Aeropress có phần thô kệch, đơn giản nhưng lại mang tính khoa học cao, đặc biệt rất tiện dụng, vững chắc, và tính đa dạng cao.
Nếu như với Chemex mang lại cảm giác thời thượng, tinh tế cũng như cách pha mang tính biểu tượng nghệ thuật cao thì với Aeropress mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi hơn khi bạn có thể đem nó theo mọi nơi, mọi lúc để pha cà phê. Chỉ cần đổ cà phê bột, ít nước, đợi ít phút rồi dùng tay ép cà phê vào cốc như ấn xi lanh là đã cho ra đời một thành tuyệt phẩm ngoài sự mong đợi của bạn.
Nổi tiếng với độ đa dạng tuyệt vời, có hàng trăm cách pha cà phê bằng Aeropress thỏa sức mong muốn của bạn. Chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ trong cỡ xay cà phê, thời gian ngâm ủ hay lượng nước, thậm chí thay đổi cách lọc của nó từ màng lọc kim loại sang giấy là bạn đã có 1 công thức đồ uống mới nguyên hoàn toàn rồi đấy.
NHỮNG LÝ DO PHẢI MUA CHIẾC MÁY PHA CÀ PHÊ AEROPRESS
DỄ SỬ DỤNG
Một trong những ưu điểm lớn nhất của AeroPress là nó cực kỳ dễ sử dụng, ngay cả đối với những người mới bắt đầu sử dụng cà phê. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm cà phê xay và nước nóng vào khoang chứa, vặn pít tông và nhấn xuống. Chưa đầy một phút, bạn sẽ có một tách cà phê thơm ngon.
DI ĐỘNG LINH HOẠT
AeroPress là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích cà phê, những người luôn di chuyển. Toàn bộ máy pha cà phê nằm gọn bên trong hộp đựng đi kèm, vì vậy bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Cho dù bạn đang đi công tác hay giải trí, bạn sẽ không bao giờ phải đi mà không có cốc cà phê tuyệt hảo vào buổi sáng.
MANG LẠI HƯƠNG VỊ CÀ PHÊ TUYỆT VỜI
Tất nhiên, lý do quan trọng nhất để đầu tư vào Aeropress là nó mang đến trải nghiệm hương vị cà phê tuyệt vời. Thiết kế độc đáo của máy pha cà phê đảm bảo rằng tất cả bã đều được bão hòa với nước, tạo ra lớp crema Aeropress đậm đà và đầy hương vị.
GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG
Khi so sánh với các máy pha cà phê cao cấp khác trên thị trường, Aeropress có giá cả phải chăng đáng ngạc nhiên. Chỉ với chưa đến 700 ngàn, bạn đã có thể sở hữu chiếc máy pha cà phê chất lượng hàng đầu này. Ngoài ra, vì Aeropress không yêu cầu bất kỳ bộ lọc hay hộp giấy cầu kì nào, nên nó cũng rất tiết kiệm để sử dụng về lâu dài.
Trải qua nhiều năm, Aeropress đã ngày càng khẳng định chắc nịch vị thế không thể thay thế của mình và trở thành máy pha cà phê của mọi nhà. Nếu như là một tín đồ đam mê thức uống có màu đen huyền bí này, thật tuyệt vời khi có thể sở hữu chiếc máy pha cà phê Aeropress của thời đại này.
Tuy phương pháp pha cà phê Aeropress có tuổi đời còn trẻ nhưng lại mang trong mình nhiều đặc tính thú vị và cái tôi của người pha chế. Tại 43 Factory Coffee Roaster, Xưởng luôn chủ trọng trong việc xay cà, quyết định độ nhuyễn của hạt cà, đổ nước, thời gian ngâm ủ, mức độ khuấy động và nhiệt độ nước. Vì vậy Aeropress có muôn hình vạn trạng trong bàn tay của người pha chế dù đấy chỉ là câu chuyện từ một loại cà phê.
0 notes
Text
Lịch sử của Rang cà phê
https://43factory.coffee/news/chung-ta-biet-gi-ve-nhung-giai-doan-lich-su-cua-rang-ca-phe/
Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết chính xác những nhà rang xay cà phê đầu tiên xuất hiện khi nào? Vì gần như chắc chắn rằng quá trình rang cà phê đã phát triển tự nhiên cùng với các dụng cụ nấu ăn trong đời sống thường ngày. Trong thời kỳ mà cà phê chưa từng được xem thức uống thông dụng, thì chảo bằng đất nung hay cối đá là lựa chọn hợp lý nhất cho việc rang xay cà phê. Nói nôm na là vậy, còn chi tiết quá trình rang thời xưa sẽ được khắc họa qua bài viết dưới đây!
Buổi đầu lịch sử của rang cà phê
KHÁM PHÁ VIỆC RANG CÀ PHÊ THỜI KÌ ĐẦU
Khởi đầu ở Ethiopia, vào năm 800 sau Công nguyên, cà phê được coi là một loại thực phẩm. Toàn bộ quả chín, nhân và vỏ, được nghiền nhuyễn và đúc thành những chiếc bánh hình tròn. Sau đó, quả khô đã được xử lý theo cách tương tự. Vì vậy, cối đá nguyên thủy và chày đá có thể được xem dụng cụ nghiền cà phê nguyên bản nhất từ xưa đến nay.
Toàn bộ quả cà phê phơi khô lần đầu tiên được rang trên ngọn lửa bếp trong các dụng cụ làm bằng đất nung hoặc bằng đá – đây là những dụng cụ rang ban đầu. Chỉ đến đến những năm 1400 đến 1500, dụng cụ rang cà phê chuyên dụng đầu tiên được biết đến đã xuất hiện ở Ba Tư. Dụng cụ rang này giống như một cái thìa (muỗng) đục lỗ lớn với cán dài, và được thiết kế để rang bên trên một hố lửa hoặc lò than với một lượng nhỏ cà phê.
Dụng cụ rang cà phê tại Ả Rập trong thế kỷ 16
Trong khoảng thời gian từ những năm 1500 đến 1600, những chiếc chảo nông có tay cầm và gác chân dài được để đứng bên bếp lửa đã được sử dụng để rang cà phê. Những dụng cụ rang cà phê này có tay cầm dài gần một mét, và lòng chảo có đường kính 20cm. Chúng được đi kèm với cái muỗng (thìa) dài bằng kim loại để cào đảo hạt.
Thiết kế lòng chảo của các dụng cụ rang ban đầu cũng chỉ ra một nhận thức chung về tầm quan trọng của việc đảo trộn trong quá trình rang. Bởi vì phần lõm này cho phép các hạt duy chuyển dễ dàng hơn và chín đều hơn. Điều này đã dẫn đến những cải tiến khác đã trong suốt thế kỷ 16, nổi bật nhất là chiếc chảo rang xuất phát từ Cairo, Ai Cập. Nó được làm bằng bằng đồng hoặc gang, các biến thể của Pháp, Hà Lan và Ý. Dần dần, chúng rất phổ biến trong thế kỷ tiếp theo ở châu Âu, vương quốc Anh và các thuộc địa của Mỹ.
DỤNG CỤ RANG CHUYÊN DỤNG
Dụng cụ rang cà phê hình trụ (Cylinder Coffee Roaster) là bước đột phá lớn đầu tiên. Chúng xuất hiện vào giữa thế kỷ 17 và có lẽ xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ. Được chế tạo từ tấm thiếc hoặc đồng, những hộp hình trụ này được thiết kế thêm nắp đậy và tay quay dài, để giữ cho hạt cà phê duy chuyển tự do bên trong. Mà ở thời này, họ tin rằng, cách làm như thế giúp cà phê giữ được mùi thơm trọn vẹn hơn. Dù có được đón nhận vào thời điểm đó hay không, nhưng dụng cụ rang hình trụ là một cải tiến vượt bậc so với phương pháp rang trên chảo mở, dựa vào sự dịch chuyển không ngừng của của hạt và tránh chúng tiếp xúc trực tiếp với lữa.
Dụng cụ rang cà phê tại châu Âu trong khoảng thế kỷ 17
Xuất hiện ở Luân Đôn, Anh vào khoảng năm 1660, dụng cụ rang sắt trắng (tấm sắt tráng thiếc) của Elford với một cửa trượt bên hông – được coi là một bước nhảy vọt về trình độ chế tác. Trước sự ra đời dụng cụ rang của Elford, thói quen phổ biến của người châu Âu là sử dụng các chảo pudding cũ và chảo rán để rang cà phê trên lửa than thay vì lửa ngọn. Những lồng rang hình trụ này đã được sửa đổi và phát triển bởi người Pháp và Hà Lan để trở thành sự thay thế hoàn toàn cho việc rang trên chảo nóng.
KHỞI NGUYÊN CỦA RANG THƯƠNG MẠI
Bằng cách kết hợp ý tưởng tay cầm dài của dụng cụ rang Bagdad với ý tưởng về lồng rang của Elford, người Hà Lan đã hoàn thiện một dụng cụ rang hình trụ, đây được xem như là thiết kế đầu tiên của trống rang. Từ năm 1670, và đến giữa thế kỷ XIX, loại trống rang gia đình này rất được ưa chuộng ở Hà Lan, Pháp, Anh và Hoa Kỳ.
Hộp sắt hình trụ nằm ngang có đường kính khoảng 12cm, và dài 15 -20cm, với trục dài để dễ dàng gác lên lò sưởi. Cà phê xanh được đưa vào trống thông qua một cánh cửa trượt, đặt cân bằng ngọn lửa ta chỉ việc xoay trống rang từ từ đến khi cà phê chín đều.
Một biến thể dụng cụ rang hình trống của người Hà Lan
Giữa năm 1700 và 1800, một số nước cũng đã phát triển một loại bếp nhỏ sử dụng than cốc hoặc than củi, làm bằng sắt và được gắn các trống quay hình trụ ngang để rang cà phê. Một số biến thể với tấm chắn phía trên và chân trụ phía dưới cho phép nó đứng trên lò sưởi bếp lửa mở. Vì công suất lớn hơn, nó có thể được sử dụng trong các khách sạn và quán cà phê để rang những mẻ lớn.
Cho đến trước thế kỷ 19, việc rang cà phê gần như chưa được thương mại hóa, từ lúc rời khỏi bán đảo Ả Rập, cà phê xanh chỉ được được tiêu thụ ở các quán cà phê hoặc pha chế trong gian bếp nhà của các gia đình châu Âu hoặc. Chỉ cho đến khi toàn bộ Châu Âu rền vang trong cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại, thì nhu cầu về tính kích thích của cà phê mới tăng lên vượt bậc. Khi mà người dùng đòi hỏi cà phê bán dưới dạng rang sẵn phải “tốt hơn” loại họ có thể tự làm, thì lúc này, các thiết bị rang cà phê mới thực sự ra đời, và từ bỏ nguồn gốc “dụng cụ nhà bếp” của nó.
Bằng rất nhiều phương pháp rang cà phê chuyên nghiệp, 43 Factory Coffee Roaster là xưởng rang cà chất lượng cao với mong muốn nâng cao giá trị nội tại và sự phức tạp vốn có trong hương vị cà phê. Qua đó thể hiện những tinh hoa mà nông hộ và người sản xuất góm góp trong từng hạt nhỏ một cách minh bạch và hoàn hảo. Chần chừ gì mà không ghé ngay Xưởng để thưởng thức một ly cà phê rang đậm đà hương sắc?
0 notes