#ấm chén đẹp
Explore tagged Tumblr posts
taifang · 8 months ago
Text
Câu nói nào bỗng khiến bạn cảm thấy ấm áp?
____________________________________________
1. Một ngày nào đó, áo sơ mi của tôi và đồ ngủ của em bị trộn lẫn trong máy giặt ở nhà. Em sẽ cáu kỉnh ăn bữa sáng do tôi nấu, dao cạo râu của tôi và mỹ phẩm của em bị lũ cún giày vò ném đi không thấy dấu tích, chúng ta cũng đã quên những lời nói khí phách khi còn trẻ, đêm đến em lấy tay làm gối miên man chìm vào giấc ngủ, muốn là người thức dậy đầu tiên vào sáng sớm để lắng nghe nhịp thở của em.
2. Bạn nh���t định phải tin rằng ở bên đúng người thực sự có thể quét sạch bụi bặm trong cuộc đời, để dù có ở dưới tận cùng đáy vực, bạn vẫn có thể ngước lên và nhìn thấy những vì sao sáng.
3. Tại sao người trên tàu cao tốc lại rất im lặng nhưng người trên tàu hỏa thì lại nói chuyện rôm rả suốt chặng đường ?
Chuyến tàu cao tốc chở những ý niệm đến nơi phương xa, nó không cần quá nhiều lời nói, con đường phía trước tự có ánh sáng riêng, tàu hỏa thì mang nỗi nhớ quê nhà, muôn nghìn lời nói cũng chỉ là một nỗi nhớ nhung.
4. Nếu thời gian có thể quay trở lại, tôi vẫn sẽ chọn làm quen với em, tuy sẽ chồng chất nhiều vết thương, nhưng những ký ức ấm áp trong lòng không ai có thể mang đi được, cảm ơn em đã hiện diện trong sinh mệnh của tôi.
5. Giữa hai từ "hiểu" và "thấu hiểu" tôi thích từ "thấu hiểu" hơn. Điều đó có nghĩa là tôi sẵn sàng bước vào thế giới của bạn, chấp nhận cuộc sống không như ý của bạn, ngắm nhìn khoảnh khắc bạn tỏa sáng, không ngại chạm vào những góc khuất sâu thẳm nhất trong tâm hồn bạn và chấp nhận tất thảy chúng.
6. Ngay cả khi bạn nằm trên ghế sofa ba ngày không kéo rèm cửa, bật khóc vì không biết nên mang đôi tất nào, tôi cũng sẽ không bao giờ ngừng yêu bạn.
7. Khi bạn khóc, não sẽ giải phóng endorphin để giảm đau buồn và cải thiện tâm trạng. Đây là lúc não bạn vỗ nhẹ vào lưng bạn và nói: "Mọi chuyện sẽ ổn thôi".
8. Trong tất cả những lời từ biệt, tôi thích nhất câu “hẹn gặp lại ngày mai”.
9. Nếu bạn có ghé thăm, nhưng tôi không có ở đây, xin hãy bầu bạn với những bông hoa ngoài cửa nhà tôi một lúc. Chúng rất ấm áp và tôi đã ngắm chúng rất nhiều ngày qua.
10. Có bao nhiêu người đã yêu bạn ở tại giây phút tuổi trẻ tươi đẹp, là giả vờ hay thật lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp của bạn, chỉ có duy nhất một người vẫn yêu tín ngưỡng trong tâm hồn bạn và yêu cả những nếp nhăn trên khuôn mặt già nua ấy.
11. Có thể bây giờ, người bạn thích chỉ nhìn thấy một mặt ảm đạm của bạn. Nhưng vào một ngày đẹp trời nào đó, sẽ có người sẵn sàng đi vòng quanh bạn và nhìn thấy khía cạnh tỏa sáng của bạn.
12. Cầu mong có thức ăn trong bếp, nụ cười trong phòng khách, những cái ôm trong phòng ngủ, cầu mong bạn và người ấy một chén cơm một muỗng cháo, một nét nhăn mày một ý cười.
@taifang dịch
Tumblr media
142 notes · View notes
yu-peony · 8 months ago
Text
"Trà có định mệnh của trà, ấm có nhân quả của ấm, khách có hẹn hò của khách, vạn vật trên đời, đều có tín ngưỡng và sứ mệnh riêng. Hết thảy gặp gỡ, đều bởi bèo nước ngày trước, tất cả ly biệt, đều để tìm kiếm chốn sau cuối. Thưởng trà, chính là nhắm thưởng thức một chén trà thuần túy, một chén đẹp đẽ một chén từ bi. Mà chúng ta, trong sự an tĩnh, trong cái sự ẩm ướt của trà, cứ thế mà già đi."
<sưu tầm >
Tumblr media
17 notes · View notes
thuanyentumac · 2 months ago
Text
Tumblr media
Thế giới của tớ tươi sáng lại tĩnh lặng. Buổi sáng tớ hoà vào dòng người xuôi ngược mưu sinh, mỗi khi gặp ai tớ cũng cười thật tươi, tớ sẽ nói lời cám ơn, sẽ tự nhận lỗi của mình, sẽ đối đãi mọi người chân thành, dưới ánh mặt trời, tớ vẫn luôn gồng mình giả vờ là một người ấm áp. Thế nhưng sự ấm áp của tớ lại không sưởi ấm được chính mình. Lúc chiều muộn, trên bàn ăn, một chén cơm, một chén canh, cùng vài miếng thịt, tớ ăn tối một mình suốt mười lăm năm. Có đôi lúc tớ không thể gạt được chính mình, lặng lẽ rơi nước mắt, rồi lại lặng lẽ lau nước mắt. Tớ tự nhủ, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Sự thật là, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Chỉ là có một hôm tớ nhận được một tin tức cực kỳ tốt đẹp, là lời cầu nguyện nhiều năm trong lòng tớ. Tớ từng tưởng tượng trăm ngàn viễn cảnh, nhưng cuối cùng tớ chỉ mỉm cười viết xuống hai chữ cảm ơn, rồi lại lao mình trở lại làm việc. Tớ biết tớ rất vui, nhưng hình như cũng chỉ có thế. Trong những bộ phim tớ từng xem, người ta sẽ nhảy lên mừng rỡ, sẽ ôm lấy nhau, sẽ cười không thể ngậm miệng, có người la hét, có kẻ hò reo, có người không kiềm được hát ca, biểu hiện như vậy, mới là bình thường. Tớ có thể định nghĩa được trạng thái mừng rỡ, nhưng lại không thể thực hành trạng thái này. Có kỳ lạ không, bởi vì tớ hình như đã quên mất phải làm thế nào để nói cho người khác biết tớ đang rất vui. Thực ra tớ thấy cũng không quan trọng, bởi vì tớ vui mừng hay khổ sở trong lòng tớ cuối cùng chỉ có thể kể cho chính mình. Tớ từng rất thích kể chuyện, nhưng mười lăm năm qua, lại không có câu chuyện nào chạm đến trái tim người nghe. Tớ không còn chuyện gì để kể nữa. Tớ từng cảm thấy thế giới rất rộng lớn, nhưng một ngày đẹp trời, tớ phát hiện thì ra thế giới của tớ cũng giống như hành tinh B612 của hoàng tử bé, chỉ lớn hơn chính tớ một xíu. Trong tiểu hành tinh đó, tớ thậm chí còn không có hoa hồng. Không có gì cả, lại có thể ngắm hoàng hôn bốn mươi bốn lần…
Thực ra cũng không phải chuyện gì to tát, chỉ là lần này, tớ cực kỳ muốn than thở. Nhưng như tớ nói, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Mặc kệ tớ phải trải qua mười lăm năm như thế nào, may thay hôm nay, tớ đã nhìn thấy hy vọng. Đêm đêm tớ luôn cầu nguyện, cầu cho nhân gian, nơi nơi đều có trùng phùng, cũng từng ảo tưởng lời cầu nguyện của tớ có thể chạm tới trời cao, mong trời cao cho người tha hương có ngày đoàn tụ cùng gia đình. Lần này, có lẽ đã tới lượt tớ rồi. Tới lượt tớ được đoàn tụ cùng gia đình. Hy vọng thế giới của tớ, từ đây về sau, chỉ có tươi sáng. Tớ cũng hy vọng thế giới của các cậu cũng sẽ tươi sáng. Chúng ta nhất định sẽ ngày một tốt hơn.
Cậu có thể không tin tớ, nhưng ngay lúc này đây, hoàng tử bé đang ở bên hoa hồng của cậu ấy, và cậu thậm chí còn chẳng nhớ nỗi cái ngày mà cậu phải ngắm mặt trời lặn bốn mươi bốn lần.
4 notes · View notes
khong-ai-ca · 8 months ago
Text
Người ta thường bảo rằng tình yêu đẹp nhất là lúc đang tán tỉnh nhau. Chưa hẳn là người yêu, mới thích nhau thôi. Chưa có gì rõ ràng cả, nên còn nhiều hồi hộp, hào hứng, hồ hởi, hâm hấp. Và do đó, hạnh phúc.
Nhưng thật ra, tôi không.
Tôi hơi mệt khi nghĩ lại những đoạn dở ương thế. Chỉ thích lúc đã hoàn toàn ở bên cạnh nhau. Quen hơi và dễ chịu.
Không cần phải nhắn rất nhiều tin vào buổi sáng và buổi tối. Không cần đi ăn rất nhiều quán này hàng kia. Ở nhà việc ai nấy làm, và thỉnh thoảng ôm nhau. Đến bữa đứng dậy nấu cơm. Ăn xong rửa bát. Buổi trưa đi ngủ, nhớ phủ cái chăn ngang bụng cho nhau. Thấy người kia đặt một ấm nước lên đun, là tự biết nhảy ra chọn ấm, sắp chén – pha trà. Sáu giờ tối gọi nhau ra xem mặt trời lặn. Hoàng hôn ngày nào cũng đẹp. Ngày nào cũng đẹp.
Mùi hương tượng trưng cho tình yêu chúng tôi, nếu có, hẳn nó sẽ mang mùi dầu gió. Dầu tràm. Dầu khuynh diệp. Dầu chanh, sả, phong lữ, mùi già. Dầu dừa, dầu hạt bơ. Chúng tôi đánh gió và mát-xa cho nhau có lẽ nhiều hơn ông bà nội ngoại của tôi cộng lại.
Tôi biết chỗ mỏi nhất trên người anh ở đâu. Anh biết khi nào nên lay tôi ra khỏi công việc, khi nào nên cấm tôi ăn vặt, và khi nào không. Tôi biết loại trà nào mình nên pha, và loại nào nên nhường chỗ cho anh. Anh biết khi nào nên hỏi chuyện tôi, và khi nào không nên; khi nào nên ôm tôi, và khi nào nên để tôi yên trong thế giới của mình.
Những thứ đó không phải tự dưng mà có được. Chúng cần nhiều thời gian, tâm sức, mắc sai lầm, thẳng thắn, thay đổi… và hàng loạt từ có thể kể ra.
Nên với tôi, tình yêu không hẳn là cái gì đó định mệnh. “Chúng mình có thể sống thiếu nhau, điều ấy là chắc chắn.” – tôi đã viết như thế trong một bài thơ của mình.
Chúng tôi có thể sống thiếu nhau, nhưng lại chọn ở bên cạnh nhau. Để làm được điều đó, chúng tôi đã liên tục thay đổi sao cho hài hòa với nhau, trong đời sống hàng ngày.
Và toàn bộ quá trình đó, tôi gọi là tình yêu.
- Nhược Lạc
7 notes · View notes
alittlegom · 9 months ago
Text
Làng Gốm Sứ Bát Tràng Cổ Việt Nam (Cập Nhật 2024)
Tumblr media
1. Đôi nét về làng gốm sứ Bát Tràng cổ
Làng gốm sứ Bát Tràng có vị trí địa lý được cho là thuận lợi để phát triển một làng nghề truyền thống về các sản phẩm gốm sứ. Cụ thể, làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Gốm sứ thương hiệu Bát Tràng có chất lượng cực kỳ tốt, sản phẩm luôn có s��� đa dạng trong mẫu mã, chủng loại và màu sắc để có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu khách hàng.
Đặc biệt, đồ gốm Bát Tràng không chỉ được lưu hành và bày bán ở trong nước, mà nhờ vào mức độ uy tín về chất lượng nên sản phẩm của làng gốm Bát Tràng còn được xuất ra nước ngoài, giúp mang lại nhiều giá trị về kinh tế và văn hoá cho nước ta. Ngoài Bát Tràng, các làng nghề gốm khác có thể kể tên như gốm sứ Chu Đậu Hải Dương, gốm Phù Lãng Bắc Ninh, hay gốm Bàu Trúc Ninh Thuận.
Tumblr media
2. Các dòng men chính của làng gốm sứ Bát Tràng
2.1 Gốm sứ sử dụng men lam (hay còn gọi là men rong cổ)
Ở thế kỷ 14, men lam của gốm sứ Bát Tràng cổ chính là dòng men được sử dụng sớm nhất. Sự kết hợp của men lam cùng bút lông là công cụ tuyệt vời tạo nên những nét vẽ vô cùng cuốn hút trên bề mặt sản phẩm.
Nhờ vào độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung mà dòng men rong cổ này luôn có độ màu từ xanh chì đến xanh sẫm pha một chút sắc xanh đen, điều này giúp mang lại vẻ đẹp huyền bí, có chiều sâu cho từng món đồ gốm.
2.2 Gốm sứ Bát Tràng với men trắng ngà
Men trắng ngà chính là dòng men phổ biến thứ hai của gốm sứ Bát Tràng. Đây là loại men trắng nhưng đôi khi sẽ có những phiên bản khác như trắng hơi ngả vàng hay trắng xám, trắng đục, trắng sữa khi được nung ở nhiệt độ cao.
Tumblr media
2.3 Men nâu tạo nét đặc biệt cho món đồ gốm sứ cổ Việt Nam
Nếu nói đến đồ gốm sứ cổ Việt Nam thương hiệu Bát Tràng thì không thể nào không nhắc đến dòng gốm sứ men nâu cực độc đáo và cuốn hút.
Men nâu được kết hợp cùng xanh rêu và men ngà để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau cho sản phẩm gốm sứ, ở đó men nâu giữ vai trò là các đường chỉ hoặc  màu sắc trên hoa sen, hình rồng uyển chuyển, to lớn.
3.4 Gốm sứ Bát Tràng cổ dùng men xanh rêu 
“Tam thái riêng” của đồ gốm chính là cái tên được gọi khi kết hợp giữa xanh rêu, trắng ngà và men nâu, từ thế kỷ 14 đến 19 đây là sự kết hợp vượt bậc tạo nên làn sóng lớn cho đồ gốm sứ cổ Việt Nam.
Đặc biệt, tại thế kỷ 16 – 17, men xanh rêu là loại men được dùng để tạo nên những vân mây hay cột dọc long đình, với sắc rêu sẫm của mình men rêu mang đến vẻ đẹp độc lạ, thu hút mọi ánh nhìn.
4. Một số sản phẩm gốm sứ Bát Tràng phổ biến
4.1 Bình cắm hoa gốm sứ Bát Tràng
Bình cắm hoa thương hiệu gốm sứ Bát Tràng cổ luôn được nhắc đến đầu tiên khi nói về sản phẩm Bát Tràng nhờ vào sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm, đẹp mắt ở từng màu sắc, họa tiết.
Bình hoa Bát Tràng trải qua quá trình nung nóng ở nhiệt độ cao từ 1300 độ C mang lại độ bền tốt cho sản phẩm, cùng lớp men bóng mịn bình hoa gốm sứ Bát Tràng đã trở thành sản phẩm trưng bày vô cùng sang trọng, trang nhã trong mọi sự kiện.
4.2 Ấm chén uống trà từ làng gốm sứ Bát Tràng
Sản phẩm ấm chén của làng gốm sứ Bát Tràng online là một trong những món đồ gốm  thường được sử dụng để làm quà tặng, quà lưu niệm tại các doanh nghiệp.
Với chất lượng cao cấp, lớp men ngọc, men trắng ngà bóng mịn cùng nhiều hoa văn đẹp mắt như hoa sen, hoa huệ, …. ấm chén Bát Tràng luôn đánh giá cao và nhận được nhiều sự yêu thích của khách hàng.
Tumblr media
4.3 Bộ chén đĩa đồ gốm sứ cổ Việt Nam thương hiệu Bát Tràng
Chất lượng chính là điều được nhắc đến đầu tiên khi nói về bộ chén đĩa gốm sứ Bát Tràng. Sản phẩm chén đĩa Bát Tràng có độ an toàn cao cho sức khoẻ nhờ vào quá trình nung lâu dài ở nhiệt độ từ 1300 độ C để loại được hết các chất độc hại như chì, kim loại nặng.
Ngoài ra, đối với chén đĩa Bát Tràng, các nghệ nhân đã phủ một lớp men bóng cao cấp giúp giảm thiểu độ bám bụi, sản phẩm dễ dàng trong việc vệ sinh và lau chùi.
Tumblr media
4.4 Đĩa trưng bày thương hiệu gốm sứ Bát Tràng 
Đĩa trưng bày đã xuất hiện kể từ thời những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cổ và tạo nên dấu ấn tuyệt vời trong lòng người dùng.
Sở hữu lớp men bóng mịn cao cấp cùng nhiều hoạ tiết, hình ảnh gần gũi với đời sống như chùm tranh “Bái Tổ Vinh Quy”, “Cá chép hoá rồng”, các chủ đề ca ngợi cuộc sống lao động giản dị hay hình vẽ các linh vật với ý nghĩa của sự may mắn, các sản phẩm đồ gốm sứ cổ Việt Nam thương hiệu Bát Tràng luôn được khách hàng lựa chọn sử dụng làm vật phẩm trưng bày và quà tặng.
Tumblr media
5. FAQs – Câu hỏi thường gặp
👉🏻 Bạn đã biết cách phân biệt gốm và sứ hay chưa?
Chúng ta thường gọi đồ gốm sứ đi kèm với nhau, nhưng thực chất giữa gốm và sứ cũng có một chút khác biệt. Khác biệt đầu tiên là ở nhiệt độ nung, đồ gốm có nhiệt độ nung từ 700-800 độ, không sử dụng men hoặc sử dụng men nhiệt thấp cho ra thành phẩm đậm chất mộc mạc. Còn đồ sứ chính là đồ gốm tráng men nung ở nhiệt cao từ 1150 độ trở lên, sở dĩ ở mức nhiệt này là để thuỷ tinh trong men được nóng chảy ra tạo độ bóng mịn như gương. Về khía cạnh người dùng, chúng ta thường phân biệt đồ gốm sứ dựa theo loại đất và màu sắc, các loại đất dùng để nung tạo màu sắc trầm, nhiều hiệu ứng thường được gọi là gốm, còn những loại đất cao lanh trắng đã loại hết tạp chất, cho ra màu sắc trắng sáng ví dụ như đồ gốm sứ Minh Long sẽ được gọi là sứ. Cho nên chúng ta thường thấy gốm sứ đi chung với nhau là vậy.
👉🏻 Địa chỉ mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hỏa biến ở đâu?
Sản phẩm gốm sứ truyền thống nổi tiếng nhất thường được tìm thấy ở làng nghề Bát Tràng. Ở đây bạn có thể tìm thấy các loại men hoả biến đặc trưng được áp dụng lên nhiều loại sản phẩm gốm sứ khác nhau. Tuy nhiên sẽ hơi khó khăn để tìm được những mẫu hoả biến tinh tế giữa hàng ngàn sản phẩm ở Bát Tràng, dễ dàng hơn bạn có thể tìm đến các tiệm gốm đại lý của Bát Tràng. Bởi các tiệm gốm sẽ tự tay lựa chọn những sản phẩm đẹp nhất, xuất ngay tại lò từ làng nghề để đem tới những mẫu độc bản đặc trưng có một không hai. a little Gốm là đại lý gốm sứ Bát Tràng tại trung tâm Hà Nội, các sản phẩm được đội ngũ a little Gốm tuyển chọn kỹ để đem tới khách hàng những món đồ thẩm mỹ nhất.
5 notes · View notes
hopquatetdoanhnghiep · 5 months ago
Text
Quà tặng Tết Trung Thu ý nghĩa
Tết Trung Thu là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, là thời điểm để mọi người sum họp gia đình, quây quần bên nhau và thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Lựa chọn quà tặng Tết Trung Thu ý nghĩa sẽ giúp bạn thể hiện tình cảm và sự quan tâm của mình đến người nhận.
Tumblr media
Dưới đây là một số gợi ý quà tặng Tết Trung Thu cho bạn tham khảo:
1. Bánh trung thu:
Đây là món quà Tết Trung Thu truyền thống và phổ biến nhất. Bánh trung thu có nhiều loại khác nhau như bánh dẻo, bánh nướng, bánh nhân đậu xanh, bánh nhân thập cẩm,... Bạn có thể chọn mua bánh trung thu ở những thương hiệu uy tín hoặc tự làm bánh tại nhà.
Tumblr media
2. Trà:
Trà là thức uống được nhiều người yêu thích trong dịp Tết Trung Thu. Bạn có thể chọn mua trà xanh, trà sen, trà long nhãn,... để làm quà tặng.
Tumblr media
3. Hoa quả:
Hoa quả là món quà Tết Trung Thu tươi mát và bổ dưỡng. Bạn có thể chọn mua những loại hoa quả theo mùa như bưởi, hồng, nho, táo,...
Tumblr media
4. Rượu vang:
Rượu vang là món quà Tết Trung Thu sang trọng và đẳng cấp. Bạn có thể chọn mua rượu vang đỏ, vang trắng hoặc vang sủi tăm.
Tumblr media
5. Hộp quà Tết:
Các hộp quà Tết thường bao gồm nhiều loại bánh kẹo, trà, hoa quả,... được đóng gói đẹp mắt và sang trọng. Đây là món quà Tết Trung Thu tiện lợi và thiết thực.
Tumblr media
6. Đồ chơi Trung Thu:
Đồ chơi Trung Thu là món quà Tết Trung Thu dành cho trẻ em. Bạn có thể chọn mua đèn lồng, mặt nạ, trống,... để làm quà tặng cho các bé.
Tumblr media
7. Quà tặng handmade:
Nếu bạn có thời gian và khéo tay, bạn có thể tự làm quà tặng Tết Trung Thu handmade như lồng đèn, tranh vẽ,... Đây là món quà Tết Trung Thu độc đáo và ý nghĩa.
Tumblr media
Lưu ý khi chọn mua quà tặng Tết Trung Thu:
Nên chọn mua quà tặng phù hợp với sở thích và nhu cầu của người nhận.
Chọn mua quà tặng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Đóng gói quà tặng đẹp mắt và cẩn thận.
Chúc bạn chọn được những món quà tặng Tết Trung Thu ưng ý và ý nghĩa!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số gợi ý quà tặng Tết Trung Thu khác như:
Thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng là món quà Tết Trung Thu tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chọn mua các loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe,...
Gốm sứ: Gốm sứ là món quà Tết Trung Thu sang trọng và tinh tế. Bạn có thể chọn mua bộ ấm trà, bộ chén đĩa,... làm quà tặng.
Trang sức: Trang sức là món quà Tết Trung Thu dành cho phái nữ. Bạn có thể chọn mua dây chuyền, vòng tay, khuyên tai,... làm quà tặng.
Cây cảnh: Cây cảnh là món quà Tết Trung Thu mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Bạn có thể chọn mua cây kim tiền, cây phát tài, cây lan hồ điệp,... làm quà tặng.
Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn chọn được món quà Tết Trung Thu ưng ý và ý nghĩa cho người thân và bạn bè của mình.
Xem thêm: https://www.pinterest.com/pin/990017930577624474
2 notes · View notes
nhocktlx · 1 year ago
Text
Tumblr media
Hôm nay mình bị ốm, và xin nghỉ làm.
Bạn chồng nhắn tin:
- Trưa nay vợ thích ăn gì, để trưa chồng về rồi mua hai vợ chồng ăn luôn.
- Thôi em không cần đâu, trưa nắng nôi chồng đi lại mệt thêm ra.
- Thì đằng nào hôm nay chồng cũng ko mang gì ăn.
Đúng là vậy. Hôm nay mình ốm, nên buổi sáng ko còn dậy sớm như mọi khi, lọ mọ nấu nấu xào xào để chuẩn bị cơm trưa cho cả hai vợ chồng. Mình thích những buổi sáng mình không lười biếng, và dành thật nhiều tình yêu lẫn sự chăm chút cho hộp cơm trưa mà chồng mang đi làm. Dù đôi khi đó chỉ là món mặn còn dư của bữa trước, thêm chút rau xanh mới luộc thêm. Chồng rất dễ tính và cũng rất khó tính. Không khi nào khen vợ nấu ăn ngon, nhưng lại chẳng vừa miệng nếu phải ăn bên ngoài, đều chẹp miệng bảo: ăn ở nhà ngon hơn/thích hơn. Có lẽ mỗi người vợ đều như mình phải không, cảm giác ấm cúng và hạnh phúc khi đứng trong gian bếp, chính là khi mình tất bật nấu nướng, và có người cùng mình thưởng thức chúng dù dở dù ngon. Mặc dù chồng chưa bao giờ khen mình nấu ăn ngon, nhưng cứ hễ ăn từ người khác nấu đều cảm thấy không vừa miệng. Hay đó là một kiểu “quen miệng” với những món ăn mình nấu? Hihi. Sao cũng được, thôi thì tự mình an ủi là mình nấu ăn không quá tệ, và có người dù không nhiệt tình hưởng ứng nhưng luôn chỉ muốn ăn món mình nấu. Vậy thì thật là đáng vui rồi, phải không?
Trưa nay, rốt cuộc mình đặt 2 suất ăn. Nhưng chờ gần 1 tiếng mà ship vẫn ko mang tới. Vì HN bất chợt đổ mưa to. Mà bạn chồng thì chỉ có 1h30p nghỉ trưa bao gồm cả thời gian đi về và ăn cùng vợ 😅 Thế là lại chống cháy bằng bát mì và chút steak bò kiểu vợ rồi hai vợ chồng chén ngon lành. Ăn xong chồng rất nhanh tay dọn bát rồi mang ra bồn rửa. Nhìn cái bóng lưng chồng cọ cọ rửa rửa mấy chiếc bát chiếc nồi, tự dưng thấy mình vẫn được yêu như thời 10 năm về trước. Anh có thể không bao giờ hứa hẹn, không bao giờ tô vẽ, nhưng vẫn luôn mỗi ngày như vậy, cùng mình vun vén và xây giữ. Cùng mình chia sẻ việc chăm sóc các con, và dù mình hay nhõng nhẽo bảo anh chẳng yêu em mấy nữa, thì anh luôn chỉ cười trừ…
Lại nhớ tới mối tình đầu, mình hình như mới từng nấu cho anh ấy ăn 1 bữa cơm sinh viên ở nhà trọ, mà sau này anh bảo hình như rau xào hơi mặn😂. Rồi lại nhớ P, những lần mình qua nhà cuối tuần và nấu cơm cho anh, anh đều rất thích vòng tay và ôm mình sau lưng. P lãng mạn và tinh tế ấy rốt cuộc cũng chỉ là quá khứ đẹp đẽ, bới dù là Đ hay P, không ai ở lại để rửa giúp mình những chiếc bát bẩn vào ngày mình ốm, như chồng mình. Có lẽ tất cả những đẹp đẽ và lung linh của tình yêu là vậy, cảm giác rực rỡ như pháo hoa, nhưng chẳng thể mang lại sự ấm áp và bền bỉ nào cả. Cũng có lẽ là bởi vậy, nên mình rất thanh thản khi rời đi và bước hai chân vững chãi vào cuộc hôn nhân mà mình đặt tất thảy niềm tin ở đó. Rằng “mình sẽ làm vợ và làm mẹ, cho một mái nhà vừa đủ bình yên, vừa đủ hạnh phúc”.
Hôm nay Hà Nội mưa rào. Hôm nay mình ốm. Hôm nay bạn chồng đội cả nắng cả mưa để về cùng mình ăn một bữa trưa bất ổn, giúp mình dọn rửa rồi lại tất bật vào guồng quay cơm áo gạo tiền.
Hôm nay mình lan man vậy, chắc có lẽ vì mình lâu rồi cứ lười lưu giữ những ấm áp trong tim…
Hà Nội 12.06.2023
8 notes · View notes
huagiaduan · 2 years ago
Text
Tumblr media
“Ti vi vẫn cứ luôn nhấp nháy
mối liên lạc cũng còn chưa đứt đoạn.
em đối xử với tôi tốt biết bao
thế nhưng tôi lại lỡ tay phá hủy đi tất thảy.
cũng đã từng cùng nhau mong ước
rằng sẽ có một mái nhà để ấm bụng ngả lưng.
thế nhưng làm sao chịu đựng vất vả đêm ngày, đến cả tiền đặt cọc cũng gom chẳng đủ.
vách tường bị tôi đánh vỡ đến tận bây giờ vẫn còn chưa sửa lại.
chỉ một bát cháo nóng em sợ tôi không đủ no nên dành phần cho tôi thêm nửa bát.
mỗi lần vẽ nên viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai cho em, mắt em đều trở nên đỏ hồng
hóa ra là vì em đau lòng cho tôi, thế nhưng khi ấy tôi nào đâu hay biết
giá như trong những tháng năm còn trẻ tôi đã không tự ti,
hiểu được thế nào gọi là trân trọng.
những giấc mộng đẹp đẽ năm ấy
vẫn chưa thể trao em khiến tôi hổ thẹn suốt đời.
giá như trong những tháng năm còn trẻ tôi biết tiến biết lùi,
thì đã không để cho em phải thay tôi chịu khổ.
trong hôn lễ cạn thêm vài chén,
cùng với người ấy hiện tại của em.”
https://youtu.be/Dnj5Tcpev0Q
11 notes · View notes
kien-thuc-noi-that · 9 days ago
Text
Thiet ke nha hang Viet Nam: Gin giu ban sac, thu hut khach hang
Thiết kế nhà hàng Việt Nam không chỉ đơn thuần là sắp xếp bàn ghế mà còn là việc tạo dựng một không gian đặc trưng, phản ánh được nét đẹp và văn hóa ẩm thực Việt. Một nhà hàng có phong cách Việt Nam ấn tượng không chỉ giúp khách hàng có trải nghiệm ăn uống trọn vẹn mà còn góp phần tôn vinh và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những yếu tố quan trọng và kinh nghiệm cần thiết trong việc thiết kế nhà hàng Việt Nam.
1. Phong Cách Thiết Kế Nhà Hàng Việt Nam: Tôn Vinh Văn Hóa Dân Tộc
Thi công nhà hàng Việt Nam thường nhấn mạnh vào các yếu tố văn hóa và truyền thống để tạo sự gần gũi và quen thuộc. Các phong cách thiết kế phổ biến cho nhà hàng Việt có thể bao gồm:
Tumblr media
Phong cách truyền thống: Phong cách truyền thống Việt Nam thường sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, và các họa tiết hoa văn cổ điển. Sàn nhà, trần nhà và tường thường mang màu sắc trầm ấm, trang trí bằng các bức tranh dân gian, gốm sứ Bát Tràng, hoặc các vật dụng truyền thống như nón lá, chõng tre.
Phong cách đồng quê: Đây là phong cách phổ biến trong các nhà hàng chuyên về ẩm thực miền quê. Các chi tiết trang trí đơn giản, mộc mạc, tận dụng cây cối xanh tươi, ánh sáng tự nhiên và các chất liệu dân dã như rơm, đất nung, và đá tự nhiên tạo nên không gian yên bình, gần gũi.
Phong cách hiện đại kết hợp truyền thống: Đây là xu hướng được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt phù hợp với các nhà hàng Việt Nam tại thành thị. Phong cách này giữ nguyên các yếu tố truyền thống nhưng kết hợp với các đường nét hiện đại, gọn gàng, mang đến một không gian vừa sang trọng vừa đậm chất Việt.
2. Lựa Chọn Vật Liệu Tự Nhiên và Đậm Chất Việt
Trong thiết kế nhà hàng Việt Nam, lựa chọn vật liệu đóng vai trò quan trọng để tạo nên bản sắc riêng. Các vật liệu được sử dụng phổ biến thường mang đặc trưng của làng quê Việt Nam, như:
Tre và nứa: Tre và nứa không chỉ mang lại cảm giác thân thuộc mà còn giúp không gian trở nên thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Các sản phẩm từ tre nứa thường được dùng để làm vách ngăn, bàn ghế, và các chi tiết trang trí.
Gỗ: Gỗ tự nhiên là vật liệu truyền thống, thường thấy trong các thiết kế nhà hàng Việt với phong cách cổ điển và đồng quê. Gỗ được dùng để làm bàn ghế, kệ trưng bày, và cả sàn nhà, tạo cảm giác ấm cúng và trang nhã.
Gạch bông: Các loại gạch bông với hoa văn dân gian là lựa chọn hoàn hảo để lát sàn, làm tường điểm nhấn trong nhà hàng, giúp không gian có thêm màu sắc và tăng thêm vẻ độc đáo.
Gốm sứ: Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hay các loại chén bát cổ điển cũng được sử dụng làm đồ trang trí, mang lại không khí truyền thống, độc đáo.
3. Sử Dụng Màu Sắc Gợi Nhớ Đến Văn Hóa Việt
Màu sắc trong thiết kế nhà hàng Việt Nam thường hướng đến sự hài hòa, thân thiện và gần gũi. Nh��ng gam màu phổ biến bao gồm:
Tumblr media
Màu nâu và vàng đất: Màu nâu của gỗ, màu vàng đất của sàn gạch hay của các bức tường tạo cảm giác mộc mạc, yên bình, đậm chất đồng quê.
Màu đỏ và đen: Màu đỏ đậm và màu đen thường được dùng trong các chi tiết trang trí truyền thống, tượng trưng cho sự may mắn và phú quý trong văn hóa Việt Nam.
Màu xanh lá: Màu xanh của cây cối giúp không gian nhà hàng gần gũi với thiên nhiên, thích hợp với các nhà hàng đồng quê hoặc phong cách nhiệt đới.
Xem thêm: nội thất phòng ngủ khách sạn 5 sao
4. Chú Trọng Ánh Sáng Tự Nhiên và Ánh Sáng Nhân Tạo
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra không gian ấm cúng và cuốn hút cho nhà hàng. Nhà hàng Việt Nam thường tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng vàng ấm áp để mang lại cảm giác thân thuộc, dễ chịu. Một số cách bố trí ánh sáng phổ biến là:
Sử dụng đèn lồng: Đèn lồng với ánh sáng vàng nhạt được treo trên cao hoặc tại các bàn ăn không chỉ chiếu sáng mà còn là điểm nhấn trang trí mang tính văn hóa cao.
Đèn gỗ và tre: Các loại đèn từ tre hoặc gỗ được chế tác thủ công mang lại vẻ đẹp truyền thống, tự nhiên, rất phù hợp với không gian nhà hàng Việt Nam.
Ánh sáng tự nhiên: Thiết kế mở với cửa sổ lớn, giếng trời hoặc các vách ngăn mở giúp ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian, tạo cảm giác tươi sáng và thoáng đãng.
5. Trang Trí Không Gian Bằng Các Chi Tiết Đặc Trưng
Trang trí không gian là yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách riêng cho nhà hàng Việt Nam. Một số chi tiết trang trí đặc trưng của nhà hàng Việt bao gồm:
Tranh dân gian Đông Hồ: Những bức tranh Đông Hồ với họa tiết và màu sắc rực rỡ là biểu tượng của văn hóa Việt, thể hiện đời sống sinh hoạt dân dã, thân thuộc.
Nón lá, quang gánh: Các đồ vật truyền thống như nón lá, quang gánh, rổ rá tre được sử dụng như vật trang trí, giúp gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình.
Hoa sen và cây xanh: Hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam, có thể được sử dụng để trang trí bàn ăn. Ngoài ra, các chậu cây nhỏ, cây xanh được bố trí hợp lý cũng giúp không gian tươi mới và tạo sự trong lành.
6. Tạo Trải Nghiệm Đặc Sắc Qua Âm Thanh và Mùi Hương
Ngoài thiết kế và trang trí, các yếu tố âm thanh và mùi hương cũng đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng Việt Nam:
Âm thanh dân gian: Nhạc nền nhẹ nhàng từ các làn điệu dân ca hoặc các loại nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn tranh sẽ giúp không gian nhà hàng trở nên đặc biệt và giàu cảm xúc.
Mùi hương: Mùi hương từ các loại thảo mộc, lá chanh, sả, quế sẽ gợi nhớ đến các món ăn Việt Nam truyền thống, tạo cảm giác ngon miệng và ấn tượng cho khách hàng.
Thiết kế nhà hàng Việt Nam đòi hỏi sự tinh tế trong việc kết hợp giữa phong cách truyền thống và sự sáng tạo hiện đại, để tạo nên một không gian vừa mang tính thẩm mỹ vừa truyền tải được văn hóa dân tộc. Những yếu tố từ vật liệu, màu sắc, ánh sáng đến trang trí và âm thanh đều cần được xem xét kỹ lưỡng, nhằm mang lại trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ cho khách hàng. Một nhà hàng Việt Nam được thiết kế độc đáo và chuyên nghiệp sẽ không chỉ thu hút thực khách mà còn góp phần giữ gìn và lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt.
0 notes
thietbithaiancom · 10 days ago
Text
Rượu mẹ nấu – Hương vị kí ức 
Rượu Mẹ Nấu, hay còn được biết đến với tên gọi khác là Rượu Nếp Cũ, là một sản phẩm mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc và hương vị đặc trưng của nghệ thuật làm rượu truyền thống Việt Nam.
Giới thiệu về Rượu Mẹ Nấu
Rượu Mẹ Nấu là 1 sản phẩm trong thương hiệu Rượu Nếp Cũ đã được bảo hộ độc quyền thương hiệu, không chỉ là một loại rượu thông thường, mà còn là biểu tượng của tình yêu và truyền thống gia đình Việt Nam.
Được làm từ những nguyên liệu tinh túy nhất và qua quy trình sản xuất tỉ mỉ, “Rượu Mẹ Nấu” mang đậm hương vị quê hương, gợi nhắc lại những kỷ niệm ấm áp bên gia đình. Mỗi giọt rượu đều chứa đựng tình cảm chân thành và sự chăm chút từ những người thợ làm rượu, tạo nên hương vị ngọt dịu và thanh thoát, cùng hậu vị kéo dài đầy ấn tượng.
Thưởng thức “Rượu Mẹ Nấu” không chỉ là thưởng thức một thức uống tuyệt vời, mà còn là trải nghiệm sự kết nối sâu sắc với những giá trị văn hóa và tình cảm gia đình truyền thống.
Tumblr media
Tên gọi “ Rượu Mẹ Nấu” của thương hiệu “ Rượu Nếp Cũ”
Tên gọi Rượu Mẹ Nấu mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc và gắn liền với tình cảm gia đình, truyền thống văn hóa, và sự tâm huyết trong từng giọt rượu. 
Về mặt tình cảm: “Mẹ” là người luôn chăm lo, quan tâm và bảo vệ con cái, vun vén tình cảm gia đình. “Rượu Mẹ Nấu” gợi lên hình ảnh người mẹ cần mẫn, tận tụy, và yêu thương trong việc chế biến từng giọt rượu.
Truyền thống và văn hóa: Tên thương hiệu này nhắc nhở về những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, nơi mà việc nấu rượu không chỉ là một nghề mà còn là một nghệ thuật được truyền từ đời này sang đời khác.
Sự tâm huyết và chất lượng: “Rư���u Mẹ Nấu” thể hiện sự chăm chút và kỹ lưỡng trong quy trình sản xuất, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình nấu, ủ và chưng c���t. Sự kết hợp giữa phương pháp nấu rượu truyền thống và công nghệ hiện đại. Điều này đảm bảo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao và hương vị đặc trưng.
Sự gắn kết và kỷ niệm: Rượu nấu từ bàn tay mẹ mang lại những kỷ niệm đẹp về gia đình, là những bữa cơm ấm cúng, những dịp lễ tết đoàn tụ, và những khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân cùng nhau quây quần bên mâm cỗ với những chén rượu truyền thống thơm ngon, thanh mát và ngọt hậu.
Tumblr media
Nguyên liệu và chất lượng
Rượu Mẹ Nấu được làm từ những hạt gạo nếp hoa vàng ngon nhất, được lựa chọn kỹ lưỡng từ các vùng đất trù phú của Việt Nam. Sản phẩm kết hợp hoàn hảo với men rượu sạch Thái An, một loại men đặc biệt được làm từ 36 loại thảo dược thuốc Bắc truyền thống. Đây là dòng men cao cấp sử dụng men giống thuần chủng bản địa Việt Nam, được nuôi cấy trong môi trường cơ chất có đủ 36 vị thuốc Bắc.
Nguồn men giống này được phân lập, nuôi cấy và nhân giống tại Khoa Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là thành quả của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ Thái An và PGS.TS Vũ Văn Hạnh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sự kết hợp giữa nguyên liệu tinh túy và quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo chất lượng cao nhất cho Rượu Mẹ Nấu, mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm không chỉ ngon mà còn an toàn và tốt cho sức khỏe.
Quy trình sản xuất Rượu Mẹ Nấu
Rượu Mẹ Nấu được chưng cất theo công nghệ Châu Âu hiện đại, sử dụng công nghệ chưng cất chân không giúp bảo toàn trọn vẹn hương vị của rượu truyền thống và loại bỏ các hợp chất có hại cho người tiêu dùng. Quy trình sản xuất của Rượu Mẹ Nấu không chỉ giữ nguyên hương vị tự nhiên mà còn bảo tồn được tinh hoa từng giọt rượu.
Sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến của Thái An, đảm bảo chất lượng cao và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP). Sau quá trình chưng cất, rượu được ủ lên đến 13 tháng, mang đến hương vị đậm đà, thơm ngon và mềm mại nhất, tạo nên một sản phẩm rượu đặc biệt và chất lượng cao.
Tumblr media
Hương vị đặc trưng
Rượu Mẹ Nấu được sản xuất từ nguyên liệu hảo hạng, gạo nếp chất lượng cao, kết hợp với men rượu sạch chứa 36 vị thuốc Bắc quý giá. Nhờ sử dụng thiết bị sản xuất hiện đại theo công nghệ Châu Âu, Rượu Mẹ Nấu không chỉ giữ nguyên hương vị truyền thống mà còn nâng tầm chất lượng sản phẩm.
Thành phẩm Rượu Mẹ Nấu mang đến hương vị ngọt dịu, thanh thoát và hậu vị kéo dài, để lại ấn tượng sâu đậm cho người thưởng thức. Khi uống, người ta có thể cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế của các thành phần, tạo nên một trải nghiệm thưởng thức rượu đầy trọn vẹn và khó quên.
Mỗi giọt rượu Rượu Mẹ Nấu như là một lời tri ân sâu sắc đến những giá trị gia đình và những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống. Sản phẩm này không chỉ là thức uống mà còn là biểu tượng của sự gắn kết, tình yêu thương và truyền thống văn hóa Việt Nam. Khi nâng ly rượu Mẹ Nấu, bạn không chỉ thưởng thức một loại rượu ngon mà còn cảm nhận được tình cảm và tâm huyết của những người làm rượu, những người đã dành cả tâm hồn và công sức để tạo ra sản phẩm tuyệt vời này.
Tumblr media
Lợi ích của Rượu Mẹ Nấu đối với sức khỏe
Không chỉ là một loại đồ uống truyền thống với hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của Rượu Mẹ Nấu:
Hỗ trợ tiêu hoá: rượu có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra,  rượu còn giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Cải thiện tuần hoàn máu: rượu có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Việc tiêu thụ một lượng nhỏ rượu đều đặn có thể giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ: Việc sử dụng một lượng rượu nhỏ mỗi ngày có thể giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hương vị êm dịu của rượu còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng mất ngủ
Rượu Mẹ Nấu không chỉ là một loại đồ uống ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi được sử dụng đúng cách và liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ rượu quá mức có thể gây hại cho sức khỏe, do đó, người dùng nên uống rượu một cách điều độ để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại.
Rượu Mẹ Nấu cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm rượu chất lượng, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng. Mỗi chai rượu Rượu Mẹ Nấu đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đến tay người tiêu dùng, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối.
Rượu Mẹ Nấu không chỉ là những thức uống mang đến cảm giác thưởng thức ngon lành mà còn là những biểu tượng của sự kết nối, sự gắn bó và tình yêu thương. Qua từng giọt rượu, chúng ta như được sống lại những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời. Hãy cùng trải nghiệm và khám phá sâu sắc hơn về những tinh hoa ẩm thực này, để từ đó thêm yêu thương và quý trọng những giá trị văn hóa đích thực của dân tộc Việt Nam.
0 notes
tinh-hoa-gom-su · 20 days ago
Text
đẹp từ đất - Nghệ thuật trong tay
6 Bộ Trà cụ dụng cụ pha trà Trung Quốc gồm những gì?
Dụng cụ pha trà ngày nay rất đa dạng và phong phú, từ kiểu dáng đến chất liệu và kích thước. Chúng kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, mang lại trải nghiệm thưởng trà tinh tế. Qua bài viết này, Tinh hoa gốm sứ mong muốn giới thiệu đến bạn đọc các trà cụ phổ biến và công dụng của chúng.
1. Thân bàn trà đạo (khay trà, bàn trà)
Bàn trà và khay trà là nơi chứa các trà cụ. Khay trà nhỏ gọn, dễ di chuyển, thích hợp cho các buổi thưởng trà ngoài trời. Bàn trà lớn hơn, thường làm từ gỗ tự nhiên, chống thấm nước và dễ vệ sinh. Bàn trà thường có khu vực để đặt bếp điện, giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển.
2. Bộ bếp điện thông minh đa năng
Chết tiệt (tráng) chén trà : Dùng để làm ấm chén trước khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh và làm ấm chén. Sẵn sàng tích hợp trong bếp, có khả năng tự động lấy nước và đun sôi.
Mô đun nước pha trà : Được đặt gần chủ trà, tự động lấy nước, đun sôi và đo nhiệt độ nước, giúp kiểm soát nhiệt độ phù hợp cho từng loại trà.
Bếp điện tự động : Bảng điều khiển dễ sử dụng, an toàn với trẻ em, không ồn ào và không bức xạ. Bếp có khả năng điều chỉnh nhiệt độ và tự động đun sôi.
3. Bộ dụng cụ ấm chén pha trà đạo Trung Quốc
Ấm pha trà: Chứa hỗn hợp trà và nước nóng. Ấm có nhiều loại như tử sa, thủy tinh, sành. Yêu cầu của ấm là nắp phải kín để giữ hương thơm của trà.
Chén tống: Còn gọi là chén công đạo, chứa nước trà đã lọc từ ấm pha, đảm bảo hương vị đồng đều.
Chén quân: Chén uống trà, thường có dung tích nhỏ, đủ để uống một vài ngụm trà. Chén quân được chế tác theo mùa và phù hợp với tiết khí vùng miền.
Chén thưởng hương: Dùng để giữ hương trà, giúp người thưởng thức cảm nhận hương vị đặc trưng.
Liễn trà: Thường dùng trong các lễ nghi dâng trà, ít phổ biến tại Việt Nam.
4. Các linh vật và trà cụ
Chú tiểu: Đi một cặp, có vòi chảy dựa trên áp suất, tạo thú vui khi thưởng trà.
Cóc trà (thiềm thừ): Có màu sắc thay đổi theo nhiệt độ nước, giúp dự đoán nhiệt độ sôi của nước.
5. Bộ trà cụ 6 chi tiết
Nhíp trà (gắp chén): Dùng để gắp chén sau khi chần, tránh bỏng và đảm bảo vệ sinh.
Kim trà (trâm trà): Dùng để thông tắc cặn trà trong vòi ấm.
Muỗng trà (xẻng trà): Dùng để lấy trà từ hũ, chất liệu thường là nhựa sinh học, tre, gỗ, gốm.
Gạt trà: Dùng để gạt trà vào ấm, tránh tay chạm vào trà.
Phễu trà: Giúp đưa trà vào ấm dễ dàng hơn.
Hộp đựng trà cụ (cống trà): Giúp lưu trữ các trà cụ sạch sẽ và gọn gàng.
6. Các trà cụ khác
Hũ đựng trà: Bằng gốm sứ, có nắp đậy kín và tấm lót chống ẩm, bảo quản hương vị trà.
Lọc trà: Được chế tác nhiều hình dạng, giúp lọc cặn trà.
Chổi trà: Dùng để vệ sinh ấm trà.
Khăn trà: Dùng để vệ sinh khay trà.
Lót trà: Tránh bỏng và tiếp xúc trực tiếp với chén uống trà.
Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc không chỉ là việc pha chế mà còn là một nghệ thuật cao quý, mang lại sự thanh thản và yên bình cho người thưởng trà. Các trà cụ được chế tác tinh xảo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên trải nghiệm thưởng trà trọn vẹn hơn.
1 note · View note
thptngothinham · 1 month ago
Text
Bài viết văn số 6 lớp 9 đề 3 bài 1: Tuyển chọn văn mẫu hay nêu suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp gồm mẫu dàn ý chi tiết và một số bài văn hay tham khảo giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm và có thêm những ý văn hay. Cùng tham khảo ngay nhé ! Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). *** Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau. Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Trong những tháng năm chiến tranh khốc liệt, trong những cuộc chia li đầy nước mắt, thì tình cảm thiêng liêng ấy lại như được nhân lên gấp bội. Mẫu dàn ý chi tiết nêu suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện Chiếc lược ngà 1. Mở bài - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Các sáng tác của ông tập trung thể hiện vẻ đẹp về cuộc sống và con người Nam bộ trong chiến tranh cũng như hòa bình. - Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn viết trong thời chống Mĩ cứu nước, để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc cho người đọc về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. 2. Thân bài: a) Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt truyện và chủ đề - “Chiếc lược ngà được viết 1966, tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Đây là một câu chuyện cảm động về tình cha con, đồng chí sâu nặng. - Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà ngắn gọn b) Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh * Chiến tranh là tổn thương tình cảm gia đình. – Tình vợ chồng: + Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến, vợ chồng ông Sáu chỉ gặp nhau có mấy lần, những lần đi thăm rất khó khăn (qua rừng, xa xôi,…), mỗi lần chỉ gặp nhau vài ngày. + Họ sống trong nhờ thương, chờ đợi. - Tình cha con: + Sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha: + Lúc mới gặp ông Sáu, “con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng” + Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”. + Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…). + Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho + Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại. => Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách. * Nguyên nhân: Bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì ông có vết thẹo trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”. Với lứa tuổi của mình, Thu không thể hiểu những tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Vậy mà, vết sẹo chiến tranh hằn trên gương mặt ông Sáu đã làm tâm hồn Thu rướm máu -> Hậu quả mà chiến tranh gây ra khiến con người xót xa. - Ông Sáu rất đau lòng, thất vọng vì bé Thu không nhận mình: + Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lặp bặp, run run”. + Khi bé Thu chạy vụt đi, thét lên hoảng hốt, sợ hãi… -> “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. - Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ -> ông càng đau khổ hơn (năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…) * Chiến tranh không thể hủy diệt tình cảm gia đình: - Tình vợ chồng: + Bà Sáu vẫn vượt đư��ng xa, nguy hiểm đến thăm chồng; + Khi ông Sáu về phép, bà lo lắng chăm sóc cho chồng (lo chuẩn bị đồ đạc, xếp từng chiếc áo,…) - Tình cha con: + Tình cảm thắm thiết mà ông Sáu dành cho con:
Trong chuyến về phép thăm nhà: rất thương nhớ con lúc ở xa (lần nào cũng bảo vợ đưa con lên, đến lúc được về cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh);Lúc mới thấy con: rất xúc động (giọng run run, vết sẹo đỏ giần giật…); luôn cố gắng kiềm chế nỗi bực dọc ngay cả khi con vô lễ;Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngà (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc hàng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” -> lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” -> Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay. + Tình cảm bé Thu đối với cha: Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên (Ba…a…a… Ba!) -> tiếng “ba” mà nó cố đèn nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máu với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba” -> bé Thu đã hiểu, muốn bù đắp tình cảm những ngày qua => tình cảm với cha rất mãnh liệt. c) Nhận xét đánh giá * Về nội dung - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” giúp người đọc nhận ra hậu quả tinh thần không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả. - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam, vẻ đẹp tâm hồn. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người. * Về nghệ thuật: - Tác giả sử dụng tình huống độc đáo: + Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha, lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải ra đi (tình huống cơ bản); + Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm thương nhờ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con món quà ấy. - Xây dựng nhân vật khá thành công: + Bé Thu hiện lên đặc sắc, cụ thể, sinh động, tính cánh nhất quán, mạnh mẽ: cứng cỏi, ương ngạnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ, chân thành, mãnh liệt trong tình cảm; + Ông Sáu hiện lên là một người cha chân thành, sâu sắc rất mực yêu thương con và là một chiến sĩ kiên cường, giàu lòng yêu nước; + Chi tiết chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con trong sự xa cách ngay cả khi ông đã hi sinh, là hiện thân của tình yêu thương, nỗi mong nhớ của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật của tình cha con sâu nặng. - Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. 3. Kết bài: - Tác giả đã thể hiện thành công đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. Đó là tình cha con (chủ yếu), tình vợ chồng thắm thiết gợi nhiều xúc động, suy nghĩ về tình cảm con người trong chiến tranh. - Qua tác phẩm, người đọc hiểu thêm về chiến tranh và tình cảm con người trong chiến tranh. - Thấy được tài năng của nhà văn. Văn mẫu tham khảo suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện Chiếc lược ngà Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh - Bài văn mẫu 1: Viết về cuộc sống và chiến đấu của quân và dân ta là ưu tiên hàng đầu của nền văn học kháng chiến. Chúng ta có thể tự hào rằng, nền văn học nước nhà đã có những tác phẩm xuất sắc, phản ánh sâu sát cuộc sống và chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ.
Các nhà văn đã bám sát hiện thực cuộc chiến, kịp thời phát hiện, ca ngợi, biểu dương những tấm gương anh hùng, đã anh dũng chiến đấu quên mình vì đất nước. Bên cạnh đó, một số nhà văn tìm cho mình một hướng đi mới, hướng ngòi bút vào những câu chuyện cảm động đời thường nhưng không kém phần quyết liệt. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng với cách nhìn nhẹ nhàng, đằm thắm, đã đi sâu vào đời sống tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh và phát hiện ra những giá trị sáng ngời cách mạng bằng trái tim trân trọng sâu sắc. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái ông - không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Nó cương quyết không gọi anh là ba. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn của giặc, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái. Viết Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng không miêu tả nhiều về cuộc chiến, ông hướng ngòi bút vào đời sống tình cảm gia đình và những chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Đó là một thử thách lớn đối với nhà văn. Làm thế nào để gắn kết giữa cái chung và cái riêng, giữa nhiệm vụ chiến đấu và trách nhiệm với gia đình. Dĩ nhiên, nhà văn đã có ý định và cách thể hiện hợp lí nhưng để làm bừng sáng lí tưởng cách mạng và khát vọng tự do, khẳng định sâu sắc tình cảm gia đình trong chiến tranh đòi hỏi nhà văn phải có điểm nhìn hợp lí, đúng đắn, tự nhiên và giàu sức thuyết phục. Nỗi khao khát gặp lại con sau bảy năm xa cách trở thành động lực mãnh liệt thôi thúc anh Sáu trở về nhà. Khi trông thấy con, không chờ xuồng cập bến, ông đã nhảy thót lên làm chiếc thuyền con chòng chành, vội vàng bước chân dài, gọi con tha thiết: “Thu! Con!”. Vừa gọi, ông vừa giơ tay chào đón con. Cảm xúc mãnh liệt bộc phát khiến ông không kìm nổi xúc động. Tiếng gọi tha thiết dồn ứ bấy nhiêu năm trời, ngọt ngào hơn tất cả. Tiếng gọi thiêng liêng của tâm hồn và tình yêu vĩ đại của người cha. Thế nhưng, thực tế lại không như anh nghĩ. Tình huống truyện nảy sinh từ khoảng khắc này - Bé Thu hoàn toàn hờ hững, xa lạ. Nó ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra rồi sợ hãi bỏ chạy. Nó quá bất ngờ bởi tình huống xảy ra đột ngột, không được báo trước. Ông Sáu cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Tình yêu và nỗi chờ mong trong ông đột nhiên không được tiếp nhận khiến ông đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn làm mặt ông sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Phải chăng, cuộc đời đang thử thách ông? Số phận đang trêu đùa ông? Với bản lĩnh của người lính, ông đã vượt qua cảm giác hụt hẫng ban đầu, trong lòng không hề hoài nghi. Những ngày ở nhà, ông đã cố gắng gần gũi và tìm hiểu vì sao bé Thu không nhận cha nhưng trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực. Suốt ngày ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Ông đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”. Nhiều lúc giận quá, ông đã đánh bé Thu sau lại hối hận. Mâu thuẫn cứ giằng xé trong ông. Thời gian nghỉ phép sắp hết. Cuộc chiến vẫn đang ác liệt và chưa có dấu hiệu kết thúc. Có thể sau lần trở về này sẽ lâu lắm ông mới quay trở lại. Tác giả đã tinh tế miêu tả nỗi đau giằng xé trong ông Sáu bằng sự cảm thông sâu sắc. Hoàn cảnh của ông Sáu cũng là hoàn cảnh của biết bao chiến sĩ trên mặt trận. Họ ngày đêm chiến đấu nhưng trái tim vẫn giữ ấm tình cảm gia đình và khát khao đoàn tụ. Hoàn cảnh đặt ra thử thách quá trớ trêu. Trái tim ông Sáu tuy mạnh mẽ nhưng không thể tránh khỏi đau xót. Ông tự nhắc mình phải kiên trì, biết đâu bé Thu sẽ hiểu ra.
Ông cố tìm hiểu con nhưng con bé quá bướng bỉnh, khiến ông đành bất lực, ngậm ngùi nghĩ đến ngày phải xa con ra đi. Hôm chia tay trên bến sông, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại bỏ chạy nên chỉ đứng nhìn nó ngậm ngùi với đôi mắt biết bao trìu mến lẫn buồn rầu. Tình cảm của người cha quá lớn, tình yêu thương mãnh liệt khiến ông rưng rưng nước mắt. Cho đến khi nó cất tiếng gọi “Ba”, ông xúc động đến không cầm được nước mắt. Tiếng “ba” ngọt ngào mà ông đã mong đợi bấy lâu, khao khát bấy lâu. Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha, của người cán bộ kháng chiến. Được ở bên gia đình, yêu thương và chia sẽ những yêu thương vốn là quyền của con người. Chiến tranh đã ngăn cách họ. Chiến tranh đã gây nên những nghịch cảnh trớ trêu dở khóc dở cười. Giọt nước mắt hạnh phúc hòa lẫn trong nỗi đau thương bất tận. Ông Sáu hiểu rõ giây phút bé Thu nhận ra ông, dành cho ông tình cảm tha thiết nhất cũng là lúc phải chia tay. Cuộc chiến đang vẫy gọi, ông Sáu phải lên đường. Có ai ngờ đâu, đó lại là cuộc chia ly vĩnh viễn. Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ. Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con. Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con cây lược. Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược, tỉ mỉ khắc từng chiếc răng, làm cho nó thật đẹp. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ. Có bao nhiêu nhát khắc là có bấy yêu thương mà ông Sáu đã dành cho con. Nhiều lúc nhớ con ông lấy cây lược ra chải chải lên đầu cho cây lược thêm bóng mượt. Yêu con, ông Sáu yêu đến từng sợi tóc của con. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng. Ông Sáu đã không bao giờ trở về và lời hứa với con bé mãi mãi không thực hiện được. Trong trận càn lớn của quân Mĩ - Ngụy, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Người đọc bàng hoàng, sửng sốt và tiếc thương. Ông Sáu hi sinh nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim ông vẫn còn cháy mãi. Chiến tranh có thể ngăn cách họ, hoặc giết chết họ nhưng không thể khiến họ ngừng yêu thương. Chiếc lược ngà mà ông Sáu nhờ đồng đội gửi cho bé Thu trước lúc ông hi sinh là hình ảnh sáng giá về sức mạnh phi thường của tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt. Chiếc lược ngà đã rất thành công khi xây dựng được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Chuyện được kể bởi người đồng đội của ông Sáu khiến câu chuyện tự nhiên, chân thực, dễ đi vào lòng người, gây được sự cảm động sâu sắc ở người đọc. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan. Có lẽ, nhà văn đã dụng công lớn nhất ở việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Chất giọng Nam bộ ngọt ngào, bình dị cũng là điểm mạnh của nhà văn. Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: “Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người - tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được”. Truyện “Chiếc
lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Việt Nam. Tham khảo thêm: Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh - Bài văn mẫu 2: Chiến tranh ! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào chính nó cũng đã khiến cho những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời được bộc lộ ra hết, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bởi vì ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dựng lên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966. Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má, thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba”, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm xong, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba - người bạn của ông - và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới nhắm mắt xuôi tay. Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu. Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngủi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “…cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, “…không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với”. Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng: - Thu ! Con ! Lại gần con ông xúc động vô cùng “... vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ”, bật lên hai câu với giọng run run: - Ba đây con ! Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi
đau, “…nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẽ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi: “Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn. Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng: "Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi”, nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiêu đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yêu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em. Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: “Thôi! Ba đi nghe con!“. Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: “Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kiêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt “…anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa “chiếc lược” cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc m�� đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi “Ba” của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con. Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn, ông “…cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc”, giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến
tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết thẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nhoi là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu “…nhắm mắt đi xuôi”. Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, “…tình cha con là không thể chết được”, tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình nhưng không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này. Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vắng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai ? Cha trông thế nào ? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vấn trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra “ngơ ngác, lạ lùng” khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là “mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má ! Má ! ”, đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thể mình mất ba rồi. Qua đây, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình. Rồi trong những ngày nghỉ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng “Ba” của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng “Ba” nào mà tự mình làm công việc chắt nước.  “Vô ăn cơm !... Cơm chín rồi !... Con kêu rồi mà người ta không nghe… Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái…. Cơm sôi rồi nhão bây giờ !” Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của cô bé. Từ “người ta” mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng “Ba” nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất c�� ai là “Ba” nếu như chưa tin chắc đó là “Ba” mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không “…nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm…. mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết. “...kêu thét lên: - Ba…a…a…ba !.... …-Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con …Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa đẫm sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng. Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết thẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết thẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết thẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh. Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc. “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh - Bài văn mẫu 3: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu". Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con. Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà. Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy. Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!". Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy đi mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!". Anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để! Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại. Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa... Cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!". Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ. Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay. Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này. Xem thêm:  Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngàPhân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà -/-      Vậy là THPT Ngô Thì Nhậm đã vừa tổng hợp gửi đến các em dàn ý chi tiết và một số bài văn hay nêu suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà. Hi vọng, bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình làm bài. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em học tốt !
0 notes
xuonggomsu · 1 month ago
Text
Dịch vụ sản xuất ấm chén Bát Tràng số lượng lớn tại Hà Nội
Xưởng Gốm Sứ tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất ấm chén Bát Tràng với số lượng lớn. Chúng tôi đảm bảo sản phẩm được gia công từ các nghệ nhân lành nghề, kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, tạo ra những mẫu ấm chén đẹp mắt và chất lượng cao. Sản phẩm có thể in logo, slogan của doanh nghiệp để làm quà tặng, giúp quảng bá thương hiệu hiệu quả. Đặc biệt, thời gian sản xuất nhanh chóng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Link: https://xuonggomsu.vn/category/san-xuat-gom-su/am-chen-bat-trang/
Tumblr media
0 notes
hotuyethelen · 1 month ago
Text
Hướng Dẫn Bảo Quản Ly Giữ Nhiệt Khắc Tên Để Sử Dụng Bền Lâu
Ly giữ nhiệt khắc tên không chỉ là một sản phẩm tiện ích mà còn là món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm và cá tính của người tặng. Tuy nhiên, để sản phẩm này phát huy tối đa công dụng và giữ được độ bền đẹp theo thời gian, việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng.
Trong bài viết này, Hồ Tuyết sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp bảo quản ly giữ nhiệt khắc tên hiệu quả nhất, giúp bạn duy trì chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm. Hãy cùng khám phá những mẹo đơn giản nhưng hữu ích để đảm bảo ly giữ nhiệt của bạn luôn như mới và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng hàng ngày!
Tumblr media
Vệ Sinh Đúng Cách
Rửa ly giữ nhiệt
Một trong những bước quan trọng nhất để bảo quản ly giữ nhiệt khắc tên chính là vệ sinh đúng cách. Nên rửa ly bằng tay với nước ấm và xà phòng nhẹ, tránh sử dụng máy rửa chén.
Máy rửa chén thường hoạt động ở nhiệt độ cao, có thể làm hỏng lớp cách nhiệt bên trong ly, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt. Hơn nữa, việc rửa bằng tay sẽ giúp bạn kiểm soát kỹ lưỡng hơn, đảm bảo mọi ngóc ngách của ly được làm sạch hoàn toàn.
Tránh Chất Tẩy Rửa Mạnh
Ngoài việc rửa tay, bạn cũng cần chú ý đến các chất tẩy rửa mà mình sử dụng. Không nên dùng chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao, vì điều này có thể làm mờ logo khắc và gây hại cho bề mặt ly.
Các hóa chất mạnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ly mà còn có thể làm tổn thương đến lớp bảo vệ của ly, khiến nó dễ bị trầy xước hoặc xuống cấp nhanh chóng. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng và an toàn cho sức khỏe.
Vệ Sinh Ngay Sau Khi Sử Dụng
Để bảo vệ ly giữ nhiệt khắc tên và giữ cho sản phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất, bạn nên vệ sinh ly ngay sau khi sử dụng. Điều này không chỉ giúp tránh cặn bẩn và mùi hôi bám vào ly mà còn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Khi để ly bẩn quá lâu, cặn thức uống có thể khó khăn để làm sạch, và một số mùi khó chịu có thể thấm vào vật liệu của ly, làm ảnh hưởng đến hương vị đồ uống trong những lần sử dụng sau. Vệ sinh ngay lập tức là cách đơn giản nhưng hiệu quả để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Bảo Quản Khi Không Sử Dụng
Khi không sử dụng, việc bảo quản ly giữ nhiệt đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn giữ được chất lượng. Đầu tiên, hãy chọn một nơi khô ráo và thoáng mát để bảo quản ly. Tránh để ly trong môi trường ẩm ướt, vì điều này có thể dẫn đến sự hình thành nấm mốc hoặc các vấn đề hư hại khác.
Tumblr media
Nếu ly của bạn có nắp đậy, hãy sử dụng nắp đó để bảo vệ ly khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Điều này không chỉ giúp giữ cho ly sạch sẽ mà còn bảo vệ bề mặt khắc tên khỏi các yếu tố bên ngoài. Hãy nhớ rằng việc bảo quản cẩn thận sẽ giúp ly của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất khi bạn cần sử dụng.
Kiểm Tra Định Kỳ
Để đảm bảo ly giữ nhiệt luôn hoạt động tốt, bạn nên kiểm tra định kỳ tình trạng của sản phẩm. Hãy thỉnh thoảng xem xét ly để đảm bảo không có vết nứt, biến dạng hoặc hư hại nào. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy ngừng sử dụng ly để tránh nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Tham khảo: Bình Giữ Nhiệt Lock&Lock Có An Toàn Không?
Nếu ly đã quá cũ hoặc không còn giữ nhiệt tốt, hãy cân nhắc việc thay thế để đảm bảo hiệu suất sử dụng. Việc này không chỉ giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Việc chăm sóc ly giữ nhiệt khắc tên không chỉ đảm bảo sản phẩm luôn mới mẻ và sạch sẽ, mà còn giúp bạn tận hưởng trọn vẹn lợi ích mà ly mang lại. Thực hiện đúng các hướng dẫn trên sẽ giúp bạn sử dụng ly một cách hiệu quả và lâu dài, để luôn có những trải nghiệm tuyệt vời với đồ uống yêu thích!
Đọc thêm thông tin tại đây!
0 notes
bepthanhdat · 2 months ago
Text
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa có tốt không?
Trong cuộc sống hiện đại, căn bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là không gian thể hiện phong cách sống của gia chủ. Một căn bếp đẹp, gọn gàng và tiện nghi sẽ mang đến cảm giác thoải mái và hứng khởi cho người nội trợ. Kệ đựng xoong nồi là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong mỗi gian bếp, giúp sắp xếp xoong nồi gọn gàng, tạo nên sự ngăn nắp và thẩm mỹ cho không gian nấu nướng.
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa là một trong những lựa chọn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm này có những ưu điểm gì và liệu có thực sự đáng mua? Hãy cùng Phụ Kiên Bếp Thành Đạt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Ưu điểm của kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa:
Chất liệu:
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa được làm từ nhôm Xingfa cao cấp, một loại vật liệu nổi tiếng với độ bền bỉ, chống gỉ sét, và khả năng chịu lực tốt. Nhôm Xingfa có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt, giúp sản phẩm bền đẹp theo thời gian, thích hợp sử dụng trong môi trường ẩm ướt của nhà bếp. Độ dày 3.0 mm mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa độ bền vững và tính thẩm mỹ, đảm bảo sản phẩm có độ chắc chắn, không bị cong vênh hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
Thiết kế:
Kệ đựng rổ chén dĩa 3.0 nhôm Xingfa được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách nội thất từ hiện đại đến cổ điển. Sản phẩm có nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau, cho phép người dùng lựa chọn phù hợp với diện tích và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Chân đế của kệ được thiết kế chắc chắn, có chống trơn trượt, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, hệ thống ngăn kéo được thiết kế thông minh, giúp sắp xếp xoong nồi, dụng cụ nấu nướng một cách gọn gàng, tiện lợi, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và lấy dụng cụ cần thiết khi nấu nướng.
Tiện ích:
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Sản phẩm giúp bạn tiết kiệm diện tích, tăng diện tích sử dụng cho căn bếp, góp phần tạo nên không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Kệ đựng xoong nồi giúp xoong nồi luôn được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và khô ráo, giúp bạn giữ gìn vệ sinh cho căn bếp, tránh tình trạng xoong nồi bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.
Tumblr media
II. Nhược điểm:
Giá thành:
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa thường có giá thành cao hơn so với các loại kệ thông thường. Tuy nhiên, giá thành cao đi kèm với chất lượng và độ bền bỉ vượt trội, đảm bảo bạn sẽ sử dụng sản phẩm trong thời gian dài mà không phải lo lắng về vấn đề hỏng hóc, thay thế.
Kích thước:
Cần lựa chọn kích thước phù hợp với không gian bếp của bạn. Bạn nên đo đạc kỹ lưỡng diện tích và tìm hiểu kỹ về kích thước của kệ trước khi mua để tránh trường hợp mua phải sản phẩm quá lớn hoặc quá nhỏ so với không gian.
III. So sánh với các loại kệ đựng xoong nồi khác:
So sánh với kệ inox:
Kệ đựng xoong nồi inox có ưu điểm là chắc chắn, chống gỉ sét, dễ vệ sinh, nhưng giá thành có thể cao hơn so với kệ nhôm. Kệ nhôm Xingfa có ưu điểm là nhẹ hơn, tính thẩm mỹ cao hơn so với kệ inox.
So sánh với kệ gỗ:
Kệ đựng xoong nồi bằng gỗ có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, mang đến cảm giác ấm cúng cho căn bếp. Tuy nhiên, kệ gỗ dễ bị ẩm mốc, khó vệ sinh, và có thể bị mối mọt, không bền bằng kệ nhôm.
So sánh với kệ nhựa:
Kệ đựng xoong nồi bằng nhựa có ưu điểm là giá thành rẻ, nhẹ, dễ di chuyển. Tuy nhiên, kệ nhựa có độ bền kém hơn so với kệ nhôm, dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, và không có tính thẩm mỹ cao.
IV. Bí quyết lựa chọn kệ đựng xoong nồi phù hợp:
Bạn nên xác định nhu cầu sử dụng của mình trước khi lựa chọn kệ đựng xoong nồi. Bạn cần bao nhiêu ngăn, kích thước của kệ như thế nào để phù hợp với không gian bếp của bạn? Ngoài ra, lựa chọn chất liệu phù hợp với phong cách nội thất của căn bếp cũng rất quan trọng.
Bạn cũng nên lưu ý đến các tính năng tiện ích đi kèm của sản phẩm như kệ có bánh xe di chuyển hay không, kệ có tích hợp khay đựng gia vị hay không,… Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
V. Cách sử dụng và bảo quản kệ đựng xoong nồi hiệu quả:
Cách lắp đặt và sử dụng kệ đựng xoong nồi 3.0 nhôm Xingfa rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để kệ luôn bền đẹp theo thời gian, bạn nên vệ sinh kệ thường xuyên bằng nước rửa chén pha loãng. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Kết luận:
Kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa là sản phẩm đáng mua, mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Sản phẩm có độ bền bỉ, chống gỉ sét, dễ vệ sinh, và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn kích thước phù hợp với không gian bếp của mình và chuẩn bị một khoản chi phí phù hợp. Hãy liên hệ với Phụ Kiên Bếp Thành Đạt để được tư vấn và lựa chọn kệ đựng xoong nồi cao cấp 3.0 nhôm Xingfa phù hợp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Chi nhánh số 1: 1248 Lạc Long Quân, P. 8, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh số 2: C9/2B Võ Văn Vân, Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, Hồ Chí Minh
HOTLINE: 0903 880 246 (Mr. Dũng)
Gọi: 0903.908.199
Điện thoại: (028) 38 602 915 – (028) 38 602 916
Website: phukienbepthanhdat.com
0 notes
trungtamdalieudongy · 2 months ago
Text
chua cham bang cam gao
Chàm (eczema) là một tình trạng da mãn tính khiến người bệnh gặp khó khăn do ngứa ngáy, đỏ rát và viêm nhiễm. Để điều trị chàm, nhiều người đã tìm đến các phương pháp tự nhiên, trong đó cám gạo nổi lên như một giải pháp an toàn, hiệu quả. Cám gạo không chỉ là nguyên liệu làm đẹp, mà còn có thể giúp làm dịu các triệu chứng của chàm nhờ chứa nhiều dưỡng chất quý giá.
Tác Dụng Của Cám Gạo Trong Điều Trị Chàm
Cám gạo giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, E, và các acid béo thiết yếu như axit linoleic. Những thành phần này có tác dụng:
Dưỡng ẩm cho da: Cám gạo giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da, từ đó giảm cảm giác khô rát và ngứa ngáy ở người bị chàm.
Kháng viêm, giảm kích ứng: Vitamin E và các chất chống oxy hóa trong cám gạo có khả năng giảm viêm và giúp da phục hồi nhanh chóng.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng: Cám gạo giúp loại bỏ các tế bào da chết một cách tự nhiên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng thêm.
Tumblr media
Cách Chữa Chàm Bằng Cám Gạo
Dưới đây là các cách chữa chàm bằng cám gạo một cách hiệu quả:
Mặt Nạ Cám Gạo Và Dầu Dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm cao, khi kết hợp với cám gạo sẽ giúp làm dịu vùng da bị chàm nhanh chóng.
Nguyên liệu:
2 thìa cám gạo
1 thìa dầu dừa nguyên chất
Cách thực hiện:
Trộn đều cám gạo và dầu dừa thành hỗn hợp sệt.
Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị chàm.
Để trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Lặp lại 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tắm Bằng Cám Gạo Và Nước Ấm
Tắm với cám gạo không chỉ làm sạch da mà còn giúp giảm ngứa và kháng viêm.
Nguyên liệu:
1 chén cám gạo
1 bát nước ấm
Cách thực hiện:
Hòa cám gạo vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi cám gạo tan hết.
Ngâm vùng da bị chàm vào nước khoảng 15-20 phút.
Sau đó tắm lại bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng.
Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để giúp giảm triệu chứng chàm.
Cám Gạo Và Mật Ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm cao, kết hợp với cám gạo sẽ tạo ra hỗn hợp trị chàm hiệu quả.
Nguyên liệu:
2 thìa cám gạo
1 thìa mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
Trộn cám gạo và mật ong thành hỗn hợp sệt.
Bôi lên vùng da bị chàm và để trong 20 phút.
Rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Áp dụng 2 lần/tuần để giúp làm dịu vùng da tổn thương.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Cám Gạo Chữa Chàm
Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm từ cám gạo, bạn nên thử nghiệm một ít lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng kích ứng hay không.
Dùng cám gạo nguyên chất: Đảm bảo cám gạo bạn sử dụng là loại nguyên chất, không chứa hóa chất hay chất bảo quản.
Kết hợp với điều trị y tế: Chàm là bệnh lý mãn tính, vì vậy nếu triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Sử dụng cám gạo để chữa chàm là một phương pháp tự nhiên, an toàn và có thể mang lại hiệu quả rõ rệt nếu kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, việc chữa chàm còn phụ thuộc vào từng cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người, do đó bạn nên kết hợp phương pháp này với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại/Zalo: 0983 058 939 – 0903 047 368
Website: https://trungtamdalieuvietnam.com/
Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
0 notes