#đôn gỗ me tây
Explore tagged Tumblr posts
Text
Vì sao đôn gỗ me tây được nhiều người sử dụng?
Đôn gỗ me tây được chế tác từ cây gỗ me tây , còn được gọi là cây Còng, Muồng Ngu, Muồng Tím hay Muồng Lá Bạc. C��y Me Tây thuộc họ Fabaceae, có thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 15 đến 25m, đường kính thân có thể lên đến 1m. Cây có tán lá rộng, lá kép hình lông chim, có đặc điểm là khep lại khi mặt trời lặn hoặc khi trời chuẩn bị mưa. Hoa của cây có màu hồng hoặc tím, nở vào ban đêm và toả hương thơm. Quả của cây có hình đậu, dẹp, không nứt, có màu đen. Theo bảng phân loại các nhóm gỗ của Bộ Lâm Nghiệp, gỗ Me Tây thuộc nhóm VI
Lý do nên sử dụng đôn gỗ me tây
Gỗ me tây có độ bền cao: Gỗ me tây là một gỗ có chất gỗ dai, chắc và chịu được sự ảnh hưởng của thời tiết mà không bị cong vênh, mối mọt hay nứt nẻ dễ dàng. Bạn có thể sử dụng đôn trong nhiều năm mà không phải lo lắng về chất lượng.... Mời mọi người xem đầy đủ bài viết tại: https://gometay.vn/vi-sao-don-go-me-tay-duoc-nhieu-nguoi-su-dung/
2 notes
·
View notes
Link
Xưởng mặt bàn ăn, bàn bếp, bàn học nguyên tấm mặt gỗ chân sắt TPHCM
Bàn ăn gỗ tự nhiên nguyên tấm là xu hướng mới trong nội thất là điểm nhấn trong mọi không gian kiến trúc như quán cafe, chung cư, căn hộ, nhà phố. Gỗ nguyên tấm sở hữu vân gỗ đẹp nhất trong các loại gỗ có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại thiết kế từ hiện đại đến cổ điển, giá trị mặt gỗ tăng theo thời gian, vân gỗ mỗi tấm là duy nhất thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Đối tác Nhà sản xuất và phân phối sỉ mặt bàn gỗ Wordshop - Điểm tựa cho sự yêu thương và thành công của bạn, top sản phẩm mặt bàn, home decor bằng gỗ cao cấp (gỗ Sồi, gỗ Me Tây, gỗ Đỏ, gỗ Hương,...) và phụ kiện đi cùng như chân bàn và chân ghế, ghế sắt có tựa, ghế Bar, ghế đôn, dành cho các quán cà phê và công ty,... tại TPHCM trên MuaBanNhanh:
Mặt Bàn Gỗ Workshop
Thương hiệu thuộc Công ty TNHH xây dựng Không Gian Vàng
Địa chỉ: 240-42 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM
Email: [email protected]
VIPPage: https://muabannhanh.com/matbangotunhien
ChatNhanh Shop: https://0986686968.chatnhanh.com/
Hotline: 0986 68 69 68
#Các bác sĩ cho biết:Mat_Ban_Go#Mat_Ban_Go_Nguyen_Tam#Mat_Ban_Go_Me_Tay#Xuong_Mat_Ban_Go#Mat_Ban_Go_Quan_Cafe#Trang_Tri_Noi_That#MuaBanNhanh#VIPMuaBanNhanh#MBN#NganNguyen#Ho_Chi_Minh
0 notes
Text
Có gì ở xứ xở cà phê Buôn Mê Thuột
Nếu như bạn đang nghĩ rằng Buôn Mê Thuột chỉ có những cánh rừng trồng cà phê thì quả thực đây là một suy nghĩ đã ‘xưa như trái đất’ rồi. Để biết Buôn Mê Thuột có gì hấp dẫn, hãy cùng chúng tôi điểm danh những địa chỉ đang cực hot này nhé!
Bảo tàng Thế giới Cà Phê
Trên mảnh đất cà phê nức tiếng, bảo tàng Thế giới Cà phê xuất hiện như một lời tri ân tấm lòng của người dân nơi đây với loại cây đặc sản của vùng đất này. Bảo tàng có phong cách hiện đại, với chủ đề chính là giới thiệu câu chuyện cà phê qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa trên thế giới.
Hình dáng độc đáo của Bảo tàng thế giới cà phê mô phỏng theo phong cách nhà dủa Tây Nguyên
Với mái vòm rộng và dài mô phỏng lối kiến trúc nhà Dài của Tây Nguyên, bảo tàng cà phê lại càng thêm nổi bật giữa nền trền xanh ngắt, nắng vàng rực rỡ nơi cao nguyên. Bên trong bảo tàng là hơn 10.000 hiện vật liên quan tới quá trình sản xuất cà phê, lấy cảm hứng từ bảo tàng Jens Burg của Đức. Bảo Tàng Thế Giới Cà Phê đang là địa điểm “sống ảo” cực chất của Buôn Ma Thuột được nhiều người yêu thích.
Hơn chục ngàn hiện vật liên quan đến cà phê trên thế giới được trưng bày trong bảo tàng
Những hiện vật sống động trong bảo tàng
Làng cà phê Trung Nguyên
Làng cà phê Trung Nguyên trở thành một điểm hẹn thu hút ở Đăk Lăk là phong cách rất “Tây Nguyên”. Tọa lạc tại số 222 đường Lê Thánh Tông, thành phố Buôn Mê Thuột, sở hữu không gian rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc độc đáo cùng không gian văn hóa đặc sắc, được ngồi giữa “làng” nhâm nhi ly cà phê nguyên chất giữa đại ngàn là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn.
Các hiện vật trưng bày trong Làng cà phê Trung Nguyên
Làng là một cụm công trình kiến trúc gồm nhiều khu, phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Kiến trúc của làng cà phê là sự kết hợp độc đáo của ý tưởng sáng tạo của con người cùng quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Các khu nhà mang phong cách nhà cổ Huế với nét chạm khắc tinh xảo cũng mang lại cảm giác hưởng thụ đặc biệt cho du khách.
Những ngôi nhà mang phong cách nhà cổ Huế
Trong làng cà phê còn có một khu bảo tàng cà phê được xây dựng theo kiểu nhà dài của người Ê Đê. Được làm hoàn toàn bằng gỗ. Đến đây, du khách được tận mắt chứng kiến những hiện vật đã chế biến cà phê trên thế giới. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật từ đơn sơ đến cầu kỳ, phức tạp thể hiện văn hóa thưởng thức cà phê phong phú của nhiều quốc gia.
Không gian kiến trúc độc đáo của làng Cà phê Trung Nguyên
Đến đây, bạn không chỉ đươc thưởng thức những ly cà phê đậm đà, nổi tiếng của vùng đất cà phê, mà còn được đắm chìm vào một không gian xanh đậm chất tự nhiên. Bạn còn có cơ hội khám phá quy trình nông nghiệp chế biến cà phê ở đây.
Hồ Lắk
Nếu như bạn còn đang không biết Buôn Mê Thuột có gì chơi hấp dẫn thì đừng bỏ qua điểm đến thú vị mang tên hồ Lắk, bật mí với các bạn đây không chỉ là một địa điểm vui chơi mà còn được xem là một thánh địa chuyên cho ra đời những bức hình đẹp mê ly đó.
Khác du lịch thích thú cưỡi voi ngắm cảnh hồ Lăk
Khám phá hồ Lăk bằng voi
Hồ Lắk được biết đến là một hồ nước ngọt lớn thứ 2 Việt Nam sau hồ Ba Bể. Hồ Lắk nối với con sống Krông Ana, toàn bộ xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi với cánh rừng nguyên sinh rậm rạp. Đặc biệt, khi ghé tới đây bạn còn được tìm hiểu cũng như chiêm ngưỡng những điệu múa Tây Nguyên như múa lửa, diễn xướng cồng chiêng, tơ rưng, đàn đá…
Khu Du lịch Buôn Đôn
Không chỉ là “thủ phủ của cà phê Việt”, Buôn Ma Thuột còn có trường huấn luyện voi lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm khoảng 50km, khu du lịch Buôn Đôn được biết đến bởi truyền thuyết săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, các hoạt động du lịch tại buôn làng, nhà dài truyền thống của người Ê đê, cầu treo, mộ vua săn voi… Ngoài cưỡi voi, du khách còn có thể thuê một chiếc thuyền độc mộc để trôi theo dòng sông Serepok giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ, kỳ bí.
Đến Buôn Đôn du khách không chỉ được cưỡi voi khám phá núi rừng Tây Nguyên
Mà còn được trải nghiệm vượt sông sông Serepok bằng cây cầu Mây
Đá Voi Mẹ
Đá Voi Mẹ nằm ở huyện Lăk, nó là tảng đá nguyên khối lớn nhất ở nước ta với chiều dài tới 200m và cao hơn 30m. Cũng bởi vậy mà nó mang hình dáng gần giống như 1 chú voi lớn, biểu tượng của vùng rừng núi Tây Nguyên.
Tuy lên đỉnh đá Voi Mẹ không khó nhưng bạn phải thật cẩn thận vì trên tảng đá có rất ít chỗ bám. Vào những ngày gió mạnh, việc leo lên đỉnh đá Voi Mẹ là điều khá mạo hiểm bởi người leo có thể bị gió cuốn lăn khỏi vách đá.
Đá Voi Mẹ mang lại điều may mắn cho những cặp trai gái yêu nhau
Các cặp trai gái yêu nhau vẫn thường ngồi trên lưng đá Voi hò hẹn, trao lời thề nguyền, cầu mong thần đá sẽ che chở cho tình yêu của họ. Những người bị thất tình hay chưa có người yêu cũng thường đến kể cho thần đá nghe về câu chuyện của mình và tin rằng thần đá sẽ thấu hiểu và giúp họ tìm được “một nửa” của mình.
Đá Voi Cha
Cách đó 5km, đá Voi Cha nằm sừng sững giữa thung lũng, mặt hướng về phía những dãy núi điệp trùng, dưới chân hòn núi đá cây cỏ xanh tốt, ong bướm bay rập rờn tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tương truyền Đá Voi Cha và Đá Voi Mẹ dịch chuyển để được gần nhau
Đá Voi Cha ban đầu ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lắk nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã nhìn thấy nó nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, cạnh đó vẫn còn hai mương nước dài được cho là đường đi của hòn đá. Người ta tin rằng hai hòn đá này dịch chuyển để tiến lại gần nhau. Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn so với đá Voi Mẹ: chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m.
Cụm thác Gia Long, Dray Nur, Dray Sap
Hệ thống 3 thác: Gia Long – Dray Nur – Dray Sap thuộc sông Serepôk, xã Nam Hà, huyện Krông K’Nô, tỉnh Đắk Nông. Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km, đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đắk Lắk.
Thác Dray Sap là một trong những ngọn thác hùng vỹ nhất Tây Nguyên. Cảnh núi rừng hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một vẻ đẹp hấp dẫn không thể tưởng
Dray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Dray Nur thượng. Thác Dray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Dray Sap nhưng thực ra dòng sông Serepôk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa. Dray Nur nằm ngay cạnh thác Dray Sap (hay còn gọi là thác Chồng) và chỉ cách Dray Sap một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai đều là những thác nước đẹp và hùng vĩ.
Khu du lịch Troh Bư
Cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 10 km về phía Tây theo đường Nguyễn Thị Định – đường đi Buôn Đôn có một Troh Bư là khu du lịch sinh thái bảo tồn những nét đặc sắc riêng của du lịch Đaklak nói riêng và vùng đất đỏ nói chung. Đến nơi đây ta như được hòa mình vào cái không khí thiên nhiên xanh ngát xanh cùng hương thơm dịu nhẹ của những đóa lan rừng quyện với hương vị đắng ngọt của cà phê Buôn Mê.
Cổng vào Khu du lịch Troh Bư mang phong cách giống Nhật Bản
Mọi vật liệu dùng để trang trí ở đây đều được tận dụng và tái chế từ lốp xe cũ nên vừa tiết kiệm chi phí, lại vừa tạo ra được nét riêng.
Con đường Hàn Quốc với lá phong đỏ bên cạnh cây cầu gỗ đầy thơ mộng làm cho không gian nơi đầy lãng mạn và bình yên đến lạ.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Bên cạnh các địa điểm vui chơi thì ở Buôn Mê Thuột không thiếu những địa điểm tham quan hay những nơi tâm linh cho du khách ghé tới, một trong những địa điểm hấp dẫn du khách có lẽ phải kể đến chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Chùa Khải Đoan là ngôi chùa lớn nhất Buôn Mê Thuột với kiến trúc cực kỳ độc đáo
Không chỉ được biết đến là một ngôi chùa lớn nhất ở Buôn Mê Thuột mà nơi đây còn hấp dẫn du khách với vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với lối thiết kế hoàn toàn bằng gỗ khi lên hình trông màu sắc vô cùng ấn tượng!
Mỗi góc Chùa đều cho ra những bức ảnh cực đẹp
Đường sách Buôn Mê Thuột
Con đường sách Buôn Mê được thiết kế và trang trí với những gam màu vô cùng nổi bật khiến cả góc phố tưởng chừng như ảm đạm trở nên sáng bừng, tràn đầy sức sống. Sự kết hợp giữa những nét hiện đại và dấu ấn đặc trưng của phố núi đem đến cho du khách cảm giác thư giãn và thích thú.
Một góc con đường sách Buôn Mê Thuột
Xuyên suốt chiều dài của con đường là 19 bức bích họa được vẽ lên từ bàn tay của các nghệ sĩ đường phố. Những bức họa mang đậm tính sử thi và nét văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc Ê-Đê. 19 bức bích họa thể hiện 19 đề tài khác nhau mô tả chân thực nhất khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đời sống thường nhật và hoạt động sản xuất cà phê của người dân Đắk Lắk.
Xuyên suốt con đường sách là những bức bích họa thể hiện cuộc sống tươi đẹp của người dân Đắk Lắk
Nguyên Vy t/h
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '175226273524464'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết Có gì ở xứ xở cà phê Buôn Mê Thuột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/co-gi-o-xu-xo-ca-phe-buon-me-thuot/
0 notes
Text
Nét độc đáo của lễ hội đua voi ở Tây Nguyên 2020
Nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất đầy nắng và gió, những rẫy cà phê bạt ngàn, những con dốc khúc khuỷu hay những con voi siêu to khổng lồ thường chỉ thấy trong sở thú hoặc trên tivi. Vào mùa xuân, Tây Nguyên trông thật rực rỡ với ngàn hoa đua nhau khoe sắc, mùi thơm ngọt ngào của hoa cà phê và đặc biệt là những âm thanh tưng bừng sống động của các lễ hội truyền thống đầu xuân của những người dân tộc nơi đây. Với những người dân Tây Nguyên, voi không chỉ là một loài vật quý, mà nó còn là người bạn, người đồng hành mà còn được coi là một thành viên thân thiết trong mỗi gia đình. Việc thuần hoá voi không chỉ nhằm mục đích chở người, lấy sức kéo, chở hàng hoá mà còn để chúng có thể hoà nhập được với lối sống bản làng và thân thiện với con người hơn. Tháng 3 âm lịch tới đây là thời điểm tổ chức lễ hội đua voi ở Tây Nguyên 2020 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, rất phù hợp cho những người thích đi phượt tới tham quan, tìm hiểu nền văn hoá du lịch của vùng đất cao nguyên này.
Lễ hội đua voi Tây Nguyên là lễ hội truyền thống rất quan trọng của những người dân nơi đây. Ảnh: ST
Hội đua voi Tây Nguyên tổ chức tháng mấy
Hội đua voi ở Tây Nguyên thường được tổ chức 2 năm một lần. Đây là dịp để quy tụ, tôn vinh trí tuệ, sức mạnh, sự khéo léo của những nhà thuần dưỡng voi người dân M'Nông. Lễ hội thường được tổ chức tại Buôn Đôn, Đắk Lắk - nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi. Tháng 3 cũng là thời điểm các vụ mùa ở Tây Nguyên đã được thu hoạch xong, người dân có nhiều thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị cho vụ mùa mới sắp tới nên tổ chức lễ hội vào dịp này được coi như mình hình thức ăn mừng, cầu bình an để đem đến những may mắn, mùa màng bội thu trong năm mới. Đây cũng là thời gian rất thích hợp để đi du lịch tại khu vực Tây Nguyên vì thời tiết mát mẻ, không có mưa, nắng không quá gắt rất thuận tiện cho việc di chuyển đi lại, nhất là cho khách du lịch.
Xem thêm: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk từ A đến Z
Tây Nguyên tháng 3 có khí hậu mát mẻ, đường xá đi lại thuận lợi rất thích hợp để đi du lịch. Ảnh ST
Nét đặc sắc của lễ hội đua voi
Những chú voi được tham gia thi đấu lễ hội đua voi là những chú voi khoẻ mạnh, dẻo dai và thông minh. Mỗi mùa lễ hội chỉ có khoảng 20 - 30 chú voi được tham gia thi đấu, vì vậy công tác chăm sóc, chuẩn bị của những người huấn luyện cần cẩn thận và mất nhiều thời gian để người bạn của mình đủ tiêu chuẩn vào vòng trong. Gần ngày thi đấu, voi sẽ được nghỉ ngơi, tắm rửa, cho ăn những loại cỏ xanh tươi hoặc mía ngọt, huấn luyện một số bài thuần dưỡng để tham gia các hoạt động trong lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội đua voi ở Buôn Đôn bao gồm: lễ cúng Nước, lễ cúng sức khỏe cho Voi, lễ ăn trâu mừng mùa (Lễ Đâm Trâu), lễ hội văn hoá các dân tộc huyện Buôn Đôn, thi Voi đá bóng, thi Voi chạy, thi Voi bơi, lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), lễ tắm Voi sau khi kết thúc các hoạt động của Voi tại Lễ hội.
Những con voi được thực hiện lễ cúng sức khoẻ trước khi thi đấu. Ảnh ST
Vào ngày thi đấu, voi sẽ được già làng thực hiện lễ cúng sức khoẻ cho voi với lễ vật bao gồm: ba chén rượu cần, một con heo và một bầu nước. Già làng sẽ đặt cơm thịt lên đầu, tưới rượu và máu để cầu phúc, cúng sức khoẻ cho voi. Sau khi già làng thực hiện xong nghi lễ, tất cả mọi người trong lễ hội sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa trong tiếng nhạc cồng chiêng rộn ràng, sôi động say đắm lòng người để chính thức bắt đầu lễ hội đua voi.
Địa điểm được chọn làm nơi tổ chức ngày hội đua voi ở Tây Nguyên phải là một bãi đất trống có chiều dài từ 400 - 500m, chiều rộng khoảng vài chục mét để cho ít nhất 5- 10 con voi có thể xếp hàng ngang. Trên lưng mỗi chú voi có 2 chàng quản tượng, mặc đồ truyền thống của dân tộc có nhiệm vụ điều khiển voi tham gia các hoạt động của lễ hội. Quản tượng sẽ làm theo lệnh của nài voi, điều khiển các chú voi xếp nối nhau thành hàng và quỳ phục trước vạch xuất phát như một động tác chào ban giám khảo và khán giả để chuẩn bị thi đấu. Sau hiệu lệnh là một hồi tù và ngân lên, người điểù khiến thúc voi tiến lên phía trước đồng thời tăng tốc thật nhanh để về đích sớm. Tiếng voi chạy rầm rập hoà cùng tiếng hò reo cổ vũ của khán giả tạo nên một không khí hân hoan náo nhiệt cả một vùng trời.
Những chú voi đang tăng tốc quyết liệt để giành chức vô địch. Ảnh ST
Không chỉ thể hiện sức bền trên đường thẳng, những chú voi còn phải thể hiện như linh hoạt khi đi trên những con đường dốc ngoằn ngoèo hoặc bơi qua những dòng sông lớn. Người điều khiển voi phải thể hiện được sự huấn luyện thuần thục và tài năng của mình khi hướng dẫn voi chạy đua về vạch đích. Người quản tượng ngồi trước có vai trò điều khiển cho voi chạy đúng hướng. Ví dụ nếu muốn voi chạy sang bên phải thì gõ vào tai phải và ngược lại. Người ngồi sau có nhiệm vụ đốc thúc voi tăng tốc bằng cách dùng chiếc búa gỗ quất vào mông voi. Nghe thì tưởng chừng đơn giản nhưng cả hai người điều khiển phải có sự phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn với nhau để có kết quả tốt nhất. Và muốn voi hiểu được ý của người quản tượng thì đó lại là một quá trình dài và khó khăn hơn.Phần thưởng cho những chú voi sau khi thi đấu là những bó mía tươi ngon lành ngọt lịm cùng những nải chuối chín vàng ươm tươi ngon. Riêng chú voi khoẻ mạnh dẻo dai nhất dành được chức vô địch sẽ được trao vòng nguyệt quế cùng người quản tượng và được thưởng thêm rất nhiều món ăn ngon khoái khẩu khác dành riêng cho voi.
Voi thi đá bóng, một hình ảnh vô cùng đặc sắc chỉ có thể thấy tại lễ hội đua voi Tây Nguyên. Ảnh ST
Bên cạnh chạy đua, những chú voi còn được tham gia các hoạt động như đá bóng, chở những khách du lịch đi tham quan buôn làng sau khi kết thúc lễ hội. Trong từng nhịp cồng chiêng sôi động, tiếng hò reo hân hoan của tất cả mọi người, những chú voi dường như cũng trở nên hào hứng và vui mừng hơn. Lễ hội độc đáo này thường hu hút hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến tham gia tại Buôn Đôn mỗi dịp diễn ra.
Các hoạt động hấp dẫn khác diễn ra tại lễ hội đua voi Tây Nguyên
Sau khi kết thúc lễ hội đua voi, du khách có thể dành thời gian tham quan Bản Đôn, thưởng thức các món ăn đặc sản Tây Nguyên thơm ngon lạ miệng nơi đây như gà nướng, cá lăng, gỏi cá, măng nướng xào vếch bò, rượu cần vv.. Tháng 3 còn là thời điểm diễn ra lễ hội đâm trâu rất thích hợp cho những người gan dạ thích những điều độc đáo mới lạ, tuy nhiên cảnh báo trước là lễ hội này không phù hợp với những người yếu tim không thích máu me đâu nha. Nếu bạn thích có thể thuê các bộ đồ của người dân tộc, trực tiếp tham gia vào các hoạt động đời sống hằng ngày, cùng làm việc ăn uống để hiểu rõ hơn về lối sống và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Tham gia lễ hội công chiêng đặc sắc ấn tượng sau lễ hội. Ảnh ST
Cũng đừng quên tranh thủ thời gian đi khám phá các địa điểm du lịch Tây Nguyên vô cùng ấn tượng như thác Dray Nur hùng vĩ ở Buôn Mê Thuật,Vườn quốc gia Yok Đôn,hu du lịch sinh thái Măng Đen. Chắc chắn chuyến du lịch này sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng và tuyệt vời khó phai cho mà xem.
Khám phá Tây Nguyên hùng vĩ rộng lớn không phải ngày một ngày hai là hết được, vì thế nếu có thời gian bạn nên dành một chuyến du lịch dài ngày để tham quan nơi đây thoải mái hơn. Du lịch tại khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Mê Thuột chưa quá phát triển, vì vậy bạn nên chọn một số khách sạn lớn, uy tín để được hướng dẫn và hỗ trợ kỹ hơn về đi lại và di chuyển trong những ngày du lịch tại đây nhé. Một vài gợi ý về những khách sạn tốt mà bạn có thể tham khảo khi đến tham gia lễ hội đua voi tại Buôn Đôn như Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuật, Khách sạn Thanh Mai , tham khảo nhiều khách sạn Buôn Ma Thuật hơn tại Vntrip, luôn có nhiều ưu đãi hấp dẫn đang chờ đợi bạn cả về giá lẫn dịch vụ.
Ý nghĩa hội đua voi Tây Nguyên mang nhiều giá trị tốt đẹp về tương lai, về những hy vọng với một cuộc sống no ấm, hạnh phúc đầy đủ hơn cho tất cả mọi người. Hãy theo dõi cẩm nang du lịch Việt Nam tại Vntrip để khám phá những điều độc đáo thú vị nhất trên khắp mọi miền đất nước bạn nhé !
0 notes
Text
Dự án resort ồ ạt san lấp hồ Đồng Mô
Marketing Advisor đã viết bài trên http://bdsvietnam247.com/du-an-resort-o-at-san-lap-ho-dong-mo/
Dự án resort ồ ạt san lấp hồ Đồng Mô
Người dân phản ánh, hai dự án resort này đã san lấp, đổ đất xuống hồ Đồng Mô để mở rộng diện tích. Tuy nhiên, điều khó hiểu là việc hai dự án này lấp diện tích mặt nước bao nhiêu thì dù có kiểm tra nhưng các cơ quan quản lý không có con số cụ thể.
Theo thực tế quan sát của PV Lao Động và người dân sống quanh hồ chứng kiến, ít nhất hàng nghìn m2 mặt nước hồ Đồng Mô đã bị xoá sổ hoàn toàn trong một tháng trở lại đây.
Hiện trường lấp hồ
Trước cổng sân golf Đồng Mô có con đường nhỏ chạy dài bao bọc quanh hồ Đồng Mô. Cách cổng sân golf chỉ chừng 2 km là Văn phòng dự án Resort Spa Cây Bồ Đề của Cty CP Thương mại Đồng Mô.
Đối diện văn phòng dự án là cánh cổng khép kín. Bên trong cánh cổng là khoảng đất rộng tới hàng nghìn mét vuông đã được san ủi, đang trồng cây.
Tại đây, nơi Cty CP Thương mại Đồng Mô làm chủ đầu tư xây dựng resort với diện tích 3,9ha, một phần đồi Mơ đã bị san gạt làm mặt bằng, mặt đất đỏ sẫm, mềm nhũn, mỗi bước đi đều để lại dấu chân.
Bên trong dự án Resort Spa Cây Bồ Đề của Cty CP Thương mại Đồng Mô, cách đây 1 tháng, chủ đầu tư đã tiến hành san đồi trồng cây.
Phía xa sát mép nước hồ Đồng Mô là hàng loạt cây cọ mới được được trồng. Người dân ở đây cho biết, mới chỉ cách đây 10 hôm, khi đêm đến là hàng đoàn xe ủi, máy xúc liên tục quần thảo xẻ đồi để tạo dựng mặt bằng mới.
Đó là phía trên cạn, ở dưới nước thì cảnh lấp hồ còn rõ ràng mồn một. Sáng 19.6, ông Lưu Đình Hồng, là ngư dân hồ Đồng Mô, đi thuyền máy cùng PV Lao Động tới hiện trường các vụ san lấp hồ. Ông Hồng là ngư dân đã sống từ nhỏ tại hồ Đồng Mô, hiểu rõ luồng lạch từng con nước, nhắm mắt cũng nhớ từng ụ đất, góc cây trên hồ.
Tại dãy đồi Mơ, ông Hồng chỉ ra dãy cọc mới dựng sáp mép nước và nói, toàn bộ dãy cọc dựng lên để đổ đất mới lấp hồ. Dãy cọc này có độ dài hàng trăm mét, chạy dọc một phần khu đồi Mơ. Ông Hồng nói, trước đây, mép nước lên quá phần dãy cọ, nhưng nay, dãy cọ chỉ còn cách mép nước vài mét.
Dự án Resort Spa Cây Bồ Đề nhìn từ giữa lòng hồ, hàng loạt cọc gỗ đã được dựng lên để chủ đầu tư gia cố nền đất mới đổ. Ảnh: T.C-C.N
Từ khu vực đồi Mơ, đi thuyền lên chỉ vài trăm mét là hiện trường đang xây dựng biệt thự của Cty CP Đầu từ xây dựng Đông Sơn. Cty này trước nay nổi tiếng với khu resort G9 đã đi vào hoạt động, trong đó dãy biệt thự Phan Thị.
Tại đây, từ xa đã hiện rõ phần thô của biệt thự xây dựng đang hình thành chỉ cách mép nước độ vài mét. Đi sát vào hiện trường xây dựng là tà luy đất mới hình thành, trên tà luy đã hình thành đường dạo chạy quanh. Ông Hồng nói, tà luy này được hình thành do đất xẻ đồi làm biệt thự đổ xuống.
Phần đất đỏ au mới được dựng lên tà luy làm đường của dự án resort G9. Ảnh: TC-CN
Sát cạnh ta luy là hòn đảo nổi được nối liền với hệ thống resort đang xây dựng, hòn đảo nổi này cũng chất đầy đất đồi đỏ sẫm. Những người dân chuyên đi vớt quả bóng golf tại hồ Đồng Mô mô tả, hòn đảo trước đây là ụ nổi, vào mùa nước thì ngập hoàn toàn, mùa cạn chỉ là ụ đất nhỏ khoảng chừng vài chục mét.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, từ khi hệ thống resort G9 hình thành, ụ đất đã trở thành đảo nhỏ với diện tích khoảng 500 – 600 m2. Từ khi dự án này đổ đất, diện tích đ��o tiếp tục tăng lên đáng kể.
Cơ quan quản lý làm ngơ?
Trao đổi với PV Lao Động ngày 19.6, ông Nguyễn Duy Cường – Chủ tịch UBND xã Sơn Đông- cho biết, đã nhận được thông tin về việc hai dự án resort lấp hồ.
Ông Cường cũng thông tin, có các đoàn của thị xã Sơn Tây, đoàn của Thanh tra TP. Hà Nội cũng đã về kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay, khi được hỏi về diện tích mặt nước hồ Đồng Mô đã bị hai dự án resort lấp bao nhiêu thì ông Cường khẳng định “con số nhất nhỏ”.
Ông Cường dẫn chứng, về dự án xây Resort Spa Cây Bồ Đề mới chỉ san gạt mặt bằng, tạo cảnh quan, tuy nhiên do dự án này chưa đủ giấy phép nên Phòng Quản lý đô thị thị xã Sơn Tây, UBND xã Sơn Đông đã yêu cầu dự án dừng thi công.
Còn về công trình xây biệt thự mới của dự án resort G9 lấy đất đồi đổ lên bãi nổi, ông Cường dẫn ra văn bản của Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Sông Tích gửi Cty CP Xây dựng Đông Sơn chấp thuận cho phép dùng bãi nổi làm bãi tạm chứa vật liệu xây dựng.
Về con đường tạo cảnh quan, khi dự án này đã đổ đất xuống hồ làm tà luy đường, ông Cường liên tục khẳng định, số đất đổ xuống rất nhỏ, và đã yêu cầu Cty này khắc phục việc này.
Trước câu trả lời của ông Cường về hai dự án lấp hồ này, PV đã đưa ra ảnh thực tế dãy bãi kè của dự án Resort Spa Cây Bồ Đề, và tà luy đường lấn hồ của dự án resort G9 thì ông Cường khẳng định, doanh nghiệp có sai sót, có vi phạm nhưng “cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp”.
Đáng nói, vi phạm đổ đất xuống hồ, theo khẳng định của vị Chủ tịch UBND xã Sơn Đông là có, tức việc đổ đất lấp hồ đã xảy ra, nhưng các biên bản kiểm tra với sự có mặt của chính quyền xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị thị xã Sơn Tây và Cty TNHH Thuỷ lợi Sông Tích (đơn vị được UBND TP. Hà Nội giao quản lý mặt nước hồ Đồng Mô) cũng không đưa ra con số cụ thể diện tích mặt nước hồ Đồng Mô bị lấp là bao nhiêu.
Tuy các cơ quan quản lý không được ra con số cụ thể nhưng những người sinh sống quanh hồ Đồng Mô có thể khẳng định, vào thời điểm tháng 6 đang là mùa nước cạn, nên đây là thời điểm dễ dàng đổ đất lấp hồ nhất trong năm; qua hai tháng nữa vào mùa mưa nước dâng, việc lấp hồ là điều không thể. Và diện tích mặt nước hồ Đồng Mô đã mất đi trong một tháng trở lại đây, người dân ước tính lên tới hàng nghìn m2 .
Đơn vị quản lý hồ cũng lấp hồ
Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, đơn vị này được giao quản lý một phần diện tích hồ Đồng Mô. Trong ngày 19.6, khi khảo sát hồ Đồng Mô tại vị trí Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, khu vực chùa Khơ Me, PV Lao Động phát hiện khoảng đất rộng hàng trăm m2 mới được hình thành do đơn vị này quản lý. Bằng mắt thường có thể thấy, bãi đất đã được đôn lên cao khoảng 3m từ mép nước hồ. Đi một vòng quanh hồ, có thể thấy dải đất hình elip, các lớp đất đã được san gạt tạo thành mặt phẳng.
Trong vòng hơn 6 tháng trở lại đây, hai công trình đổ đất lấp hồ đã được làng văn hoá các dân tộc Việt Nam thực hiện. Ảnh: TC.CN
Trước đó, vào khoảng thời gian cuối năm 2018, đầu 2019, đơn vị này cũng xây dựng đập đất để hình thành hồ nhỏ chạy dọc vào sâu trong khuôn viên làng văn hoá. Khi đó, đơn vị này giải thích, việc ngăn hồ nằm trong kế hoạch phê duyệt để làm chợ nổi. Thời điểm hiện tại, ngày 19.6, đập đất này đã không còn hình dạng con đập ngăn nước mà thành bãi đất, với diện tích mở rộng ra đáng kể.
Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng, Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã 2 lần tổ chức san lấp mặt hồ Đồng Mô. Với hai công trình này, diện tích mặt nước hồ Đồng Mô biến mất theo quan sát của PV Lao Động là xấp xỉ cả nghìn m2.
0 notes
Text
Tour du lịch Quy Nhơn Tây Nguyên Đà Lạt 7 ngày 6 đêm
Du lịch Quy Nhơn – Tây Nguyên - Đà Lạt 7 ngày 6 đêm
Phương tiện: Máy Bay và Ô Tô / Khởi hành: Hà Nội | Sài Gòn| Hải Phòng| Nam Định
NGÀY 1
HÀ NỘI/SÀI GÒN/HẢI PHÒNG.. – QUY NHƠN (Tối)
Sáng
Xe và Hướng dẫn viên Litchee Travel đón đoàn điểm hẹn khởi hành ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay đi Quy Nhơn. Tới sân bay Phù Cát, xe và HDV đón Quý khách tại sân bay và đưa về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.
https://litcheetravel.com/tour-du-lich-quy-nhon-tay-nguyen-da-lat-7-ngay-6-dem
Trưa
Xe đưa Quý khách ăn đặc sản đất võ Bình Định.
Chiều
HDV và tài xé đưa Quý khách thăm quan Quy Nhơn:
- KDL Ghềnh Ráng Tiên Sa – dốc Mộng Cầm, đồi Thi Nhân, viếng mộ Hàn Mặc Tử, Bãi tắm Hoàng Hậu, bãi tắm Tiên Sa. Qúy khách đuợc nghe thuyết minh về cuộc đời sự nghiệp tài hoa của thi sỹ Hàn Mặc Tử – Một cuộc đời ngắn ngủi như đã kịp lóe sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam và sống mãi trong lòng công chúng yêu thơ Hàn.
- Tham quan Tháp Đôi – cụm tháp với 02 ngọn tháp cổ có lối kiến trúc Angkor, được xây dựng từ thế kỷ thứ XII nằm trên bình diện phẳng ngay trong lòng thành phố Quy Nhơn.
- Tham quan và thưởng ngoạn một quang cảnh đẹp tự nhiên Eo Gió – một ghềnh đá quanh năm lộng gió. Sở dĩ gọi là Eo Gió vì đây là một cửa eo nhỏ mà đứng từ trên cao dễ dàng nhìn thấy hai dải núi đá cong hình vòng cung ôm lấy một góc biển khơi trông tựa như một cái phễu.
- Quý khách dừng chân tham quan đồi cát Phương Mai – là một trong những đồi cát cao nhất Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ và vân cát đa dạng. Quý khách khám phá đồi cát và chụp ảnh lưu niệm.
Tối
Quý khách về lại KS, tự do tắm biển vui chơi thư giản. 18h30: Quý khách dùng bữa tối, sau bữa tối tự do khám phá Quy Nhơn về đêm.
NGÀY 2
TÂY SƠN – KONTUM (Sáng/ Trưa/Tối )
Sáng
Sau bữa sáng tại khách sạn, Quý khách làm thủ tục trả phòng rồi khởi hành đi Tây Sơn trên đường tham quan:
- Tháp Bạc (Tháp Bánh Ít): Ngôi Tháp cổ nằm trên đồi cao soi bóng xuống mặt nuớc sông Côn xanh ngắt.
- Tu Viện Nguyên Thiều – Trung tâm đào tạo Tăng, Ni cho Khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Bảo Tàng Quang Trung – Dâng hương lên Tây Sơn Tam Kiệt và các văn quan võ tuớng. Cầu nguyện đường học hành, quan trường, sự nghiệp đỗ đạt thăng tiến. 9 Pho tuợng quần thần Tây Sơn được đúc với tỷ lệ 1:1, Tượng được dát vàng do ông Huỳnh Phi Dũng, chủ Đại Nam Quốc Tự hiến cúng.
- Chiêm ngưỡng Giếng nước xưa; Cây me cổ thụ hơn 300 năm tuổi – Là những kỷ vật trong vuờn nhà của ba anh em Tây Sơn còn lưu lại.
- Xem show diễn Võ Bình Định nếu yêu cầu
Trưa
Ăn trưa tại nhà hàng ở Tây Sơn với các món đặc sản rừng địa phương vô cùng hấp dẫn.
Chiều
Sau bữa trưa, Quý khách lên xe cùng với Litchee Travel khởi hành đi Kon Tum. Đến tới Kon Tum, Quý khách nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi và ăn tối.
NGÀY 3
KONTUM – PLEIKU (Sáng/ Trưa/Tối )
Sáng
Sau bữa sáng tại khách sạn, Quý khách làm thủ tục trả phòng rồi khởi hành tham quan:
- Nhà Thờ Gỗ – Sự pha trộn giữa kiến trúc nhà sàn tây Nguyên và kiến trúc nhà thờ phương Tây đã tạo nên một công trình tôn giáo mang tính thẩm mỹ rất cao của Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum.
- Nhà Rông Ba Na – mang màu sắc huyển bí nằm hài hoà với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
- Thăm Cầu Treo Kon Klor – thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
Trưa
Quý khách khởi hành đi Pleiku trên đường dùng bữa trưa tại địa phương.
Chiều
- Tham quan Quảng Truờng Đại Đoàn Kết – nơi đặt bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng công nghệ gò ép hiện đại. Phía sau tượng là dãy phù điêu bằng đá uốn cong với những hình ảnh được chạm khắc tinh tế về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên.
- Đến với Biển Hồ – hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua, là niềm cảm hứng sáng tác cho những bản tình ca của nhạc sĩ Nguyễn Cường:…Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy…
- Tiếp tục tham quan Nhà máy thủy điện Yaly – thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan. Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Yaly nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum).
Quý khách về khách sạn, check-in, thư giản nghỉ ngơi và ăn tối. Nghỉ Đêm tại Pleiku.
NGÀY 4
PLEIKU – BUÔN MA THUỘT (Sáng/ Trưa/Tối )
Sáng
Quý khách làm thủ tục trả phòng khách sạn và ăn sáng, lên xe cùng HDV của Litchee Travel khởi hành đi Buôn Ma Thuột.
Trưa
Ăn trưa tại nhà hàng ở Bản Đôn với các món đặc sản núi rừng Tây Nguyên vô cùng hấp dẫn như: Cơm lam, gà nướng,…
Chiều
Quý khách đi thăm quan Bản Đôn, thư giãn Cầu Treo, thăm tượng nhà mồ và Mộ Vua Voi… Tìm hiểu về cách săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của các GRU (dũng sỹ săn voi) huyền thoại, tham quan các khu nhà dài, nhà sàn, và cùng ngắm cảnh thiên nhiên núi rừng tuyệt đẹp. Giao lưu Văn Hóa Cồng Chiêng. Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là rừng đại ngàn Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa xưa. Về khách sạn check – in, nghỉ ngơi, thư giãn sau đó ăn tối và tự do khám phá Buôn Ma Thuột
NGÀY 5
BUÔN MA THUỘT – HỒ LĂK – ĐÀ LẠT (280 km) (Sáng/ Trưa/Tối )
Sáng
Qúy khách dùng điểm tâm và làm thủ tục trả phòng khách sạn. Thăm Trại Cà Phê Chồn, Xưởng chế biến và sản xuất cà phê. Thư giãn và thưởng thức cà phê tại Làng Cà Phê Trung Nguyên. Sau đó tiếp tục hành trình đi thăm quan Hồ Lak.
Trưa
Dùng cơm trưa với các đặc sản núi rừng Tây Nguyên nhà hàng địa phương
Chiều
Quý khách có cơ hội cưỡi voi vượt Hồ Lak và thăm quan buôn làng: Buôn M'lieng // Jun // Yang La. Khám phá phong tục tập quán của người M'nong R'lam. Sau đó lên xe đi Lâm Đông, tới Đà Lạt, Quý khách check-in khách sạn, ăn tối, nghỉ ngơi!
NGÀY 6
KHÁM PHÁ ĐÀ LẠT MỘNG MƠ (Sáng/ Trưa/Tối )
Sáng
Quý khách dùng điểm tâm sang tại khách sạn và khởi hành chương trình tham quan:
- Tham quan Dinh Bảo Đại ngôi dinh thự được chính vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam xây dựng để nghỉ ngơi và làm việc tại Đà Lạt được nhà nước cấp hạng di tích quốc gia.
- Đồi vọng cảnh: Ngọn đồi cao 1500m so với mực nước biển để quý khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Lạt và thăm ngôi chùa lớn nhất Đà Lạt - Thiền Viện Trúc Lâm – Hồ Tuyền Lâm xây dựng năm 1993 theo phái Thiền Tông với diện tích rộng 24 hecta cảnh quan đẹp nhìn xuống khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
- Tham quan Thác Dantala cảnh thác nước hung vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên, hiện nay là một trong những thác nước đẹp và sạch nhất Đà Lạt.
Trưa
Quý khách về lại thành phố dùng cơm trưa tại nhà hàng.
Chiều
Sau bữa trưa. Xe và HDV đưa Quý khách đi tham quan:
- Vườn Hoa Thành phố cảnh quan thơ mộng, với hàng trăm loài hoa khoe sắc rập trời. Quý khách tìm hiểu các loài hoa đặc trưng của Đà Lạt.
- Showroom hoa khô nghệ thuật: Tham quan hàng trăm loài hoa của Đà Lạt tươi và sấy khô. Đặc biệt tại đây quý khách sẽ được thấy những bức tranh kết bằng hoa khô nhưng vẫn giữ nguyên màu sắc và hình dáng. Có thể mua về sử dụng được tối thiểu 5 năm trong nhà.
- Nhà thờ Domain De Marie: Nhà thờ được xây dựng 1938 với kiến trúc đẹp được phu nhân quan toàn quyền Đông Dương Jean Decoux ủng hộ nhiều tâm huyết,đây là nơi lưu giữ phần mộ của bà.
Tối: Ăn tối tại nhà hàng. Sau bữa tối, quý khách tự do khám phá Đà Lạt và có thể thưởng thức những món đặc sản của người dân nơi đây tại chợ đêm Đà Lạt.
NGÀY 7
ĐÀ LẠT – HÀ NỘI/SÀI GÒN/HẢI PHÒNG.. (Sáng )
Sáng
Quý khách dùng điểm tâm sáng và tự do khám phá & mua sắm đặc sản Đà Lạt về làm quà cho người thân. Trả phòng xe và HDV đưa quý khách ra sân bay Liên Khương làm thủ tục đáp chuyến bay về Hà Nội/Hải Phòng hay Sài Gòn... Tới Hà Nội, Xe của Litchee Travel chờ sẵn tại Nội Bài /Tân Sơn Nhất/ Cát Bi...để đưa Quý khách về lại điểm hẹn ban đầu. Chia tay quý khách và hẹn gặp lại !
Tour du lịch Tây Nguyên huyền thoại này Đoàn sẽ ghé thăm các tỉnh thành và các điểm du lịch sau: tour Du lịch Quy Nhơn (Bình Định), Tour Du lịch Kon Tum, Tour Du lịch Pleiku, Tour Du lịch Buôn Ma Thuột, Tour Du lịch Đà Lạt.
Kính chúc Quý khách chuyến đi vui vẻ và an toàn!
GIÁ TRỌN GÓI
Tour du lịch Quy Nhơn – Tây Nguyên - Đà Lạt 7 ngày 6 đêm giá rẻ
Người lớn
Trẻ em 7-10 tuổi
24 Tháng - 6 tuổi
Chi phí phòng đơn
10.490.000
8.850.000
7.250.000
+ 1.850.000 vnđ
Tour du lịch Quy Nhơn – Tây Nguyên - Đà Lạt 7 ngày 6 đêm giá rẻ bao gồm và không bao gồm những gì?:
DỊCH VỤ BAO GỒM
DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM
- Vé máy HAN - UIH và DLI – HAN
- Khách sạn 3*, tiêu chuẩn 2 -3 người lớn/ phòng.
- Xe đón tiễn sân bay Nội Bài – Nam Định và xe tour đưa đón theo chương trình
- HDV năng động, kinh nghiệm, nhiệt tình
- Phí tham quan lần 1 theo chương trình
- Vé & thuyền tham quan KDL Hầm Hô (01 lượt)
- Thuyền tham quan đảo Hòn Khô và dụng cụ lặn ngắm san hô: Áo phao, kính lặn, ống thở.
- Dụng cụ trượt cát: Ván trượt, Kính chắn cát, bao tay..
- Show diễn võ thuật và trống trận tại BT Quang Trung
- Phí an ninh du lịch biển đảo.
- Các bữa ăn chính 130.000đ/suất
- Nước uống trên xe 02 chai/ngày/người
- Bảo hiểm du lịch
- Hành lý ký gửi 20kg, Hành lý xách tay 7kg.
- Thuế VAT 10%
- Tiền Tip cho HDV và tài xế .
- Cưỡi voi Buôn Đôn: 200,000đ/02 khách/300m
- Chi phí cá nhân, điện thoại , giặt ủi, nước uống tại khách sạn
LITCHEE TRAVEL – CHIA SẺ ĐAM MÊ !
0 notes
Text
Lễ Hội đặc sắc trong tháng 8 âm lịch tại các khu vực phía Nam
Những lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch tại các khu vực phía Nam diễn ra từ cuối tháng 7 âm lịch cho tới cuối tháng 8 âm lịch. Các lễ hội đặc sắc như Lễ Lăng Ông - Bà Chiểu(30/07 - 01/08 Al ) Lễ hội Nghinh Ông – huyện Cần Giờ – 14 – 18/8 AL, Lễ Đôn-ta và đua bò – tỉnh An Giang – 29/8 AL
1.Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ lăng Ông – Bà Chiểu – Tp.HCM – 30/7 – 1/8AL
[caption id="attachment_2894" align="aligncenter" width="680"] Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch Cổng Tam Quan của Lăng Ông[/caption]
Lễ lăng Ông Bà Chiểu là một lễ hội truyền thống lớn tại Việt Nam, như một phong tục đã có từ thời đất Gia Định xưa và là một trong những hoạt động văn hóa - tâm linh thu hút sự tụ hội của đông đảo người dân địa phương và du khách về đây dự lễ chiêm bái, dâng hương
Lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc tại số 126 Ðinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, và lễ lăng Ông thường sẽ diễn ra vào ngày 30/7 và 1/8 (âm lịch) hàng năm. Tại đây thường sẽ có hai lễ lớn trong năm, một diễn ra vào tháng 8 âm, và dịp thứ hai là vào mùng 1,2 Tết Ta (còn gọi là ngày hội đầu xuân).
Người ta thường lầm tưởng với cái tên “Lăng Ông Bà Chiểu” là để chỉ lăng mộ của “vợ chồng ông Chiểu”, thế nhưng chúng ta cần hiểu đó là Lăng Ông – Bà Chiểu. Cụm từ “Bà Chiểu” là để chỉ khu vực Bà Chiểu, hay chính xác hơn, là khu vực Chợ Bà Chiểu (cũng thuộc quận Bình Thạnh, Tp.HCM). Còn Lăng Ông Bà Chiểu chính là phần mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt cùng vợ, lúc sinh thời là tổng chấn Gia Định.
Hàng năm người dân thập phương thường về đây chiêm bái, cầu an. Cảnh người tấp nập, hương án ngát hương xa. Vào những ngày lễ giỗ (30/7 và 1/8AL), khu vực Lăng Ông càng đông đúc hơn, thu hút rất nhiều người, kể cả các bạn trẻ về đây xem lễ cầu yên và diễn xướng.
Xét về mặt kiến trúc, Lăng Ông có diện tích khá rộng, được bao bọc bởi các bờ tường cao hơn 1m. Lăng có các khu vực chính, bao gồm: nhà bia, lăng mộ và các gian nhà thờ. Dọc lối vào khuôn viên lăng hiện tại vẫn còn nhiều cây gỗ quý cao to, bóng mát như: cây si, cây dầu, bằng lăng… Lăng có 4 cổng lớn, mở ra các hướng theo thứ tự: Cổng Ðông (mặt đường Trịnh Hoài Ðức), Cổng Tây (mặt đường Ðinh Tiên Hoàng), Cổng Bắc (mặt đường Phan Ðăng Lưu), Cổng Nam cũng là cổng Cổng Tam quan (mở ra mặt đường Vũ Tùng).
Lăng Ông Bà Chiểu có kiến trúc vô cùng độc đáo và nghệ thuật, không chỉ là nơi lui tới cầu an mà còn là điểm đến của những bạn trẻ yêu nhiếp ảnh, hoặc một địa điểm để giới thiệu với bạn bè quốc tế khi có dịp ghé thăm Sài Gòn. Bạn có thể tìm hiểu và giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nét kiến trúc và đặc trưng của thành Gia Định xưa cho bạn bè nước ngoài của mình.
2. Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ hội Nghinh Ông – huyện Cần Giờ – 14 – 18/8AL
Những người dân ở các vùng ven biển từ Đèo Ngang đổ vào tới Hà Tiên, Phú Quốc thì lễ hội Nghinh Ông hàng năm là một lễ hội truyền thống Việt Nam lớn, luôn được chuẩn bị kỹ càng và trang nghiêm. Huyện đảo Cần Giờ cũng không ngoại lệ. Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ hội Nghinh Ông (hay còn gọi là lễ cúng cá Ông) sẽ được diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng (được vua Tự Đức sắc phong là Nam hải Tướng quân), huyện Cần Giờ.
[caption id="attachment_2895" align="aligncenter" width="680"] Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch - Lễ hội Nghinh Ông luôn được tổ chức bưng từng và thể hiện rõ lòng biết ơn của người dân địa phương[/caption]
Ngày chính lễ của hội Nghinh Ông – Cần Giờ là 16 tháng 8 (AL), với ba phần chính: lễ rước Ông từ biển bằng ghe tàu, lễ rước kiệu và diễu hành đưa Ông về Lăng và cuối cùng là nghi lễ xây chầu đại bội tại Lăng. Thế nhưng từ ngày 14, 15 không khí ở huyện đảo này đã tấp nập, nhộn nhịp với nhiều hoạt động sôi nổi và công tác chuẩn bị lễ.
Ngày 16, các vị trong hội lăng sẽ làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển (hay còn gọi là là đám rước “Sắc phong Thần Ðức Ông Nam Hải”). Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ – Vũng Tàu, gồm một tàu chính được trang trí hoa, cờ phướn và khoảng 200 ghe, tàu con sẽ thực hiện nghi thức trực tiếp ở ngoài biển. Đoàn rước sẽ đi khoảng hai giờ thì quay về, rước Ông về lăng ông Thuỷ tướng.
Sau đó, các lễ tế và nghi thức cầu an, xây chầu đại bội… sẽ được diễn ra trong lăng ông Thủy Tướng.
Đến ngày 18 mới thật sự chấm dứt lễ hội, vì dư âm của nó trên huyện đảo Cần Giờ vẫn còn rất đậm. Sự kiện này cũng được xem là một nét thu hút du lịch, bên cạnh những bải biển, các món hải sản và sự hiếu khách mà người ta thường hay nhắc đến về Cần Giờ.
3. Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch : Lễ Đôn-ta và đua bò – tỉnh An Giang – 29/8 AL
[caption id="attachment_2893" align="aligncenter" width="680"] Lễ hội đặc sắc tháng 8 âm lịch - Thi đua bò truyền thống trong lễ Đôn-ta tại An Giang[/caption]
Lễ Đôn-ta và đua bò là một lễ hội truyền thống Việt Nam lớn của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tổ chức hàng năm từ ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 1/9 AL tại tỉnh An Giang. Trong tiếng Khmer, lễ “Đôn – ta” có nghĩa là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất; đồng thời cầu phước cho những người còn sống, tạo mối gắn kết giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.
Lễ Đôn – ta được xem là ngày tết của đồng bào Khmer, trong những ngày này họ sẽ vào chùa làm lễ mời ông bà tổ tiên về với con cháu trong gia đình, dâng phẩm cúng dường, cầu bình an… Đặc biệt, vào thời gian này, khách khứa đều rất được hoan nghênh trong các phum sóc, vì theo người Khmer quan niệm, khách chính là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình và con cháu. Trong lễ ‘Đôn-ta ngoài tập tục thả thuyền (trên đó có các vật phẩm cúng, được đem thả xuống sông, rạch…), người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống.
Cuộc đua diễn ra trên một khoảng ruộng phẳng với chiều dài đường đua khoảng 120m (nhưng chiều dài tổng khu đất sẽ khoảng 200m), đặc biệt là có nước và bùn (tạo độ trơn), không phải đường đất sỏi.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa với người điều khiển bò đứng sau chỉ huy. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có nhiều người còn mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.
0 notes
Text
Đi biển gì tầm này, check-in ‘đổi gió’ ngay với phố núi hoang sơ cùng giới trẻ Ban Mê
Khi đến Buôn Ma Thuột, bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng đại ngàn. Nếu đã quá quen với những điểm du lịch mà bạn hay đi thì hãy thử ‘xách vali lên’ và đi đến check-in vùng đất thủ phủ cà phê nào!
Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk. Cách Hà Nội khoảng 1.300 km, cách TP. HCM 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 548 km. Hệ thống vận tải của Buôn Ma Thuột khá đa dạng và hiện đại. Bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều loại phương tiện: Xe máy, xe khách, máy bay. Sân bay và bến xe khách Buôn Ma Thuột chỉ cách Ngã Sáu – điểm trung tâm của thành phố chưa đến 10 km và đặc biệt là “nói không với kẹt xe, tắc đường”, nên rất thuận lợi cho việc di chuyển.
Khi nhắc đến Buôn Ma Thuột, chắc hẳn các bạn trẻ còn khá lạ lẫm và nghĩ đến một vùng núi cao hoang vu, đìu hiu. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Buôn Ma Thuột đã được công nhận là đô thị trực thuộc loại I từ 10 năm trước và không ngừng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy, thành phố vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của núi rừng đại ngàn, những con thác hùng vĩ, những rừng cà phê bát ngát, những nếp nhà rông trải dài cùng với điệu cồng chiêng hoang dã, mang nét văn hóa đậm chất truyền thống của người dân tộc ít người Ê đê. Đây chính là điểm đến tuyệt vời cho các bạn trẻ yêu thích du lịch khám phá mùa Hè này. Hãy cùng xem Buôn Ma Thuột có gì nhé!
1. Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột
Đã đến Buôn Ma Thuột thì nhất định phải ghé thăm Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột – biểu tượng thiêng liêng của thành phố. Tượng đài nằm ở chính giữa vòng xoay Ngã sáu, là trung tâm TP. Buôn Ma Thuột.
Tượng đài chiến thắng với mô phỏng cây ná – một thứ vũ khí tuy thô sơ nhưng đã có công rất lớn trong sinh tồn cũng như đánh giặc giữ làng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Phía dưới cái ná là mô hình chiếc xe tăng T-54, loại xe tăng chủ công trong chiến thắng Buôn Ma Thuột, năm 1975.
2. Bảo tàng Thế giới cà phê
Bảo tàng Thế giới cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên. Với kiến trúc độc đáo và mới lạ, chỉ cần “bắt đại” một góc cũng có thể bắt được một tấm hình xinh lung linh.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Giờ mở cửa: 8h – 17h. Giá vé: Vé vào cửa 75.000đ/người. Vé tham quan khu vực trưng bày hiện vật 100.000đ/người. Vé combo 150.000đ/người.
Loạt ảnh check-in cực xịn tại Bảo tàng Thế giới cà phê.
3. Cầu treo – Khu du lịch Buôn Đôn
Cầu treo được coi là điểm nhấn của khu du lịch Buôn Đôn. Cầu được làm từ những đoạn tre thắt nối lại với nhau; xen kẽ qua thân, cành chằng chịt của cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi; bắc ngang qua dòng sông Serepok cuồn cuộn.
Một đoạn cầu treo xen trong rễ của cây si cổ thụ. Ảnh: Nguyễn Phụng Chim Trâm
Đây không chỉ là điểm đến độc đáo dành cho các bạn trẻ check in mà còn dành cho các bạn ưa mạo hiểm. Sở dĩ gọi là cầu treo vì cầu không phải được được dựng trên những trụ cầu như bình thường mà chỉ là một đoạn cầu làm từ tre, nứa, mây và gia cố bằng dây cáp sắt vắt ngang qua dòng sông Serepok.
Vào mùa mưa, nước chảy cuồn cuộn, mùa khô thì lòng sông cạn nước, để lộ những khúc gỗ và đá lởm chởm. Khi đi qua cầu, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đung đưa, chòng chành giữa không trung và hòa mình vào thiên nhiên đại ngàn hoang dã, thích hợp cho các bạn muốn thử thách lòng can đảm.
Địa chỉ: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk. Cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về hướng Tây Bắc. Giờ mở cửa: 7h – 18h. Giá vé: 40.000đ/người.
4. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng từ năm 1951. Kiến trúc của chùa rất độc đáo, với sự kết hợp của kiến trúc nhà rường Huế và kiến trúc nhà sàn đặc trưng của Tây Nguyên. Từng khung cảnh tại chùa đều toát lên vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng và mang đậm nét văn hóa lịch sử. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng của du khách, đặc biệt là các bạn trẻ.
Địa chỉ: 117 Phan Bội Châu, P. Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
5. Hẻm Hong Kong
Hẻm Hong Kong là một đoạn đường bao gồm các quán bia, trà, đồ ăn được bài trí theo phong cách Hong Kong những năm 1960 – 1970. Con hẻm thu hút đông đảo giới trẻ đến check-in. Dù ngày hay đêm, bạn chỉ cần một “phó nháy xịn xò” là có thể mang về những tấm hình cực chất.
Địa chỉ: 188/11 Amakhê, TP. Buôn Ma Thuột. Giờ mở cửa: 7h – 23h Giá vé: 25.000đ/người (bao gồm 1 ly nước).
6. Lee’s House
Được mệnh danh là “tiểu Bali” giữa núi rừng Ban Mê. Nằm trọn trong khu đất được bao quanh bởi cây cối, núi rừng, Lee’s House mang đậm vẻ hoang sơ của các dãy phố núi, thích hợp cho những ai muốn thưởng thức cảnh núi rừng yên bình, mộc mạc. Không chỉ là điểm tham quan, ở đây còn có homestay với khuôn viên, hồ bơi view núi rừng, những căn nhà hướng về phía thung lũng, những khu vườn check-in siêu chất.
Địa chỉ: Số 55, đường số 3, thôn 8, xã Cư Ê Bur, TP. Buôn Ma Thuột. Giá vé: tham quan 50.000đ/lượt. Giá phòng: Phòng double view hồ bơi 800.000đ/đêm, phòng giường tầng 1.200.000đ/đêm.
7. Rừng thông Y Nuê
Rừng thông mang vẻ đẹp ngút ngàn, kỳ vĩ giữa núi đồi hoang vắng, là một trong những địa điểm chụp hình yêu thích của các bạn trẻ và các cặp đôi muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời. Đặc biệt là khi hoàng hôn buông xuống, cánh rừng mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Khi ánh nắng tắt, rừng thông lại âm u sương mù kèm theo cái gió chiều rít lạnh đặc trưng của Buôn Ma Thuột, mang lại cảm giác “rợn người” thú vị.
8. Hồ Lak, Hồ Ekao
Đến Buôn Ma Thuột, hãy thử “đón bình minh trên hồ Lak”, Hồ Lak là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai Việt Nam, sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi trùng trùng được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Ngồi thuyền độc mộc check in hồ Lak lúc bình minh thì “chuẩn không cần chỉnh”. Và sau một ngày vi vu thì tiếp theo là “ngắm hoàng hôn ở hồ Ekao”. Khung cảnh hoàng hôn lộng gió ở hồ Ekao rất thích hợp để cắm trại. Về đêm còn có thể ngắm sao lấp lánh trên bầu trời mênh mông.
9. Tháp Dray Sap, Dray Nur
Nếu yêu thích vẻ đẹp hoang dã của mẹ thiên nhiên thì hãy ghé tham thác Dray Sap, Dray Nur – biểu tượng hùng vĩ mà cũng đậm nét trữ tình của Đắk Lắk.
10. Núi Đá Voi Yang Tao
Một địa điểm khác để trải nghiệm sự bao la bạt ngàn của rừng núi cùng với cái nắng cái gió trữ tình nên thơ là núi Đá Voi ở địa bàn huyện Lak, cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27. Núi khá cao và trơn, cộng thêm gió lớn nên các bạn chú ý cẩn thận khi leo. Leo lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được mãn nhãn trước một vùng trời bao la, bạt ngàn xanh mướt.
Còn chần chừ gì mà không nhanh chân đến “check in” phố núi Ban Mê ngay đi nào!
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '175226273524464'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết Đi biển gì tầm này, check-in ‘đổi gió’ ngay với phố núi hoang sơ cùng giới trẻ Ban Mê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/di-bien-gi-tam-nay-check-in-doi-gio-ngay-voi-pho-nui-hoang-so-cung-gioi-tre-ban-me/
0 notes
Text
Đi biển gì tầm này, check-in ‘đổi gió’ ngay với phố núi hoang sơ cùng giới trẻ Buôn Mê
Khi đến Buôn Mê Thuột, bạn sẽ được thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi rừng đại ngàn. Nếu đã quá quen với những điểm du lịch mà bạn hay đi thì hãy thử ‘xách vali lên’ và đi đến check-in vùng đất thủ phủ cà phê nào!
Buôn Mê Thuột nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk. Cách Hà Nội khoảng 1.300 km, cách TP. HCM 350 km, cách Đà Nẵng khoảng 548 km. Hệ thống vận tải của Buôn Mê Thuột khá đa dạng và hiện đại. Bạn có thể dễ dàng đến đây bằng nhiều loại phương tiện: Xe máy, xe khách, máy bay. Sân bay và bến xe khách Buôn Mê Thuột chỉ cách Ngã Sáu – điểm trung tâm của thành phố chưa đến 10 km và đặc biệt là “nói không với kẹt xe, tắc đường”, nên rất thuận lợi cho việc di chuyển.
Khi nhắc đến Buôn Mê Thuột, chắc hẳn các bạn trẻ còn khá lạ lẫm và nghĩ đến một vùng núi cao hoang vu, đìu hiu. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Buôn Mê Thuột đã được công nhận là đô thị trực thuộc loại I từ 10 năm trước và không ngừng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy, thành phố vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của núi rừng đại ngàn, những con thác hùng vĩ, những rừng cà phê bát ngát, những nếp nhà rông trải dài cùng với điệu cồng chiêng hoang dã, mang nét văn hóa đậm chất truyền thống của người dân tộc ít người Ê đê. Đây chính là điểm đến tuyệt vời cho các bạn trẻ yêu thích du lịch khám phá mùa Hè này. Hãy cùng xem Buôn Mê Thuột có gì nhé!
1. Tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột
Đã đến Buôn Mê thì nhất định phải ghé thăm Tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột – biểu tượng thiêng liêng của thành phố. Tượng đài nằm ở chính giữa vòng xoay Ngã sáu, là trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột.
Tượng đài chiến thắng với mô phỏng cây ná – một thứ vũ khí tuy thô sơ nhưng đã có công rất lớn trong sinh tồn cũng như đánh giặc giữ làng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Phía dưới cái ná là mô hình chiếc xe tăng T-54, loại xe tăng chủ công trong chiến thắng Buôn Mê Thuột, năm 1975.
2. Bảo tàng Thế giới cà phê
Bảo tàngThế giới cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên. Với kiến trúc độc đáo và mới lạ, chỉ cần “bắt đại” một góc cũng có thể bắt được một tấm hình xinh lung linh.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Tân Lợi, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. Giờ mở cửa: 8h – 17h. Giá vé: Vé vào cửa 75.000đ/người. Vé tham quan khu vực trưng bày hiện vật 100.000đ/người. Vé combo 150.000đ/người.
Loạt ảnh check-in cực xịn tại Bảo tàng Thế giới cà phê.
3. Cầu treo – Khu du lịch Buôn Đôn
Cầu treo được coi là điểm nhấn của khu du lịch Buôn Đôn. Cầu được làm từ những đoạn tre thắt nối lại với nhau; xen kẽ qua thân, cành chằng chịt của cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi; bắc ngang qua dòng sông Serepok cuồn cuộn.
Một đoạn cầu treo xen trong rễ của cây si cổ thụ. Ảnh: Nguyễn Phụng Chim Trâm
Đây không chỉ là điểm đến độc đáo dành cho các bạn trẻ check in mà còn dành cho các bạn ưa mạo hiểm. Sở dĩ gọi là cầu treo vì cầu không phải được được dựng trên những trụ cầu như bình thường mà chỉ là một đoạn cầu làm từ tre, nứa, mây và gia cố bằng dây cáp sắt vắt ngang qua dòng sông Serepok.
Vào mùa mưa, nước chảy cuồn cuộn, mùa khô thì lòng sông cạn nước, để lộ những khúc gỗ và đá lởm chởm. Khi đi qua cầu, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đung đưa, chòng chành giữa không trung và hòa mình vào thiên nhiên đại ngàn hoang dã, thích hợp cho các bạn muốn thử thách lòng can đảm.
Địa chỉ: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk. Cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về hướng Tây Bắc. Giờ mở cửa: 7h – 18h. Giá vé: 40.000đ/người.
4. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng từ năm 1951. Kiến trúc của chùa rất độc đáo, với sự kết hợp của kiến trúc nhà rường Huế và kiến trúc nhà sàn đặc trưng của Tây Nguyên. Từng khung cảnh tại chùa đều toát lên vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng và mang đậm nét văn hóa lịch sử. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng của du khách, đặc biệt là các bạn trẻ.
Địa chỉ: 117 Phan Bội Châu, P. Thống Nhất, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
5. Hẻm Hong Kong
Hẻm Hong Kong là một đoạn đường bao gồm các quán bia, trà, đồ ăn được bài trí theo phong cách Hong Kong những năm 1960 – 1970. Con hẻm thu hút đông đảo giới trẻ đến check-in. Dù ngày hay đêm, bạn chỉ cần một “phó nháy xịn xò” là có thể mang về những tấm hình cực chất.
Địa chỉ: 188/11 Amakhê, TP. Buôn Mê Thuột. Giờ mở cửa: 7h – 23h Giá vé: 25.000đ/người (bao gồm 1 ly nước).
6. Lee’s House
Được mệnh danh là “tiểu Bali” giữa núi rừng Buôn Mê. Nằm trọn trong khu đất được bao quanh bởi cây cối, núi rừng, Lee’s House mang đậm vẻ hoang sơ của các dãy phố núi, thích hợp cho những ai muốn thưởng thức cảnh núi rừng yên bình, mộc mạc. Không chỉ là điểm tham quan, ở đây còn có homestay với khuôn viên, hồ bơi view núi rừng, những căn nhà hướng về phía thung lũng, những khu vườn check-in siêu chất.
Địa chỉ: Số 55, đường số 3, thôn 8, xã Cư Ê Bur, TP. Buôn Mê Thuột. Giá vé: tham quan 50.000đ/lượt. Giá phòng: Phòng double view hồ bơi 800.000đ/đêm, phòng giường tầng 1.200.000đ/đêm.
7. Rừng thông Y Nuê
Rừng thông mang vẻ đẹp ngút ngàn, kỳ vĩ giữa núi đồi hoang vắng, là một trong những địa điểm chụp hình yêu thích của các bạn trẻ và các cặp đôi muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời. Đặc biệt là khi hoàng hôn buông xuống, cánh rừng mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Khi ánh nắng tắt, rừng thông lại âm u sương mù kèm theo cái gió chiều rít lạnh đặc trưng của Buôn Mê, mang lại cảm giác “rợn người” thú vị.
8. Hồ Lak, Hồ Ekao
Đến Buôn Mê Thuột, hãy thử “đón bình minh trên hồ Lak”, Hồ Lak là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai Việt Nam, sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi trùng trùng được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Ngồi thuyền độc mộc check in hồ Lak lúc bình minh thì “chuẩn không cần chỉnh”. Và sau một ngày vi vu thì tiếp theo là “ngắm hoàng hôn ở hồ Ekao”. Khung cảnh hoàng hôn lộng gió ở hồ Ekao rất thích hợp để cắm trại. Về đêm còn có thể ngắm sao lấp lánh trên bầu trời mênh mông.
9. Tháp Dray Sap, Dray Nur
Nếu yêu thích vẻ đẹp hoang dã của mẹ thiên nhiên thì hãy ghé tham thác Dray Sap, Dray Nur – biểu tượng hùng vĩ mà cũng đậm nét trữ tình của Đắk Lắk.
10. Núi Đá Voi Yang Tao
Một địa điểm khác để trải nghiệm sự bao la bạt ngàn của rừng núi cùng với cái nắng cái gió trữ tình nên thơ là núi Đá Voi ở địa bàn huyện Lak, cách trung tâm TP. Buôn Mê Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27. Núi khá cao và trơn, cộng thêm gió lớn nên các bạn chú ý cẩn thận khi leo. Leo lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được mãn nhãn trước một vùng trời bao la, bạt ngàn xanh mướt.
Còn chần chừ gì mà không nhanh chân đến “check in” phố núi Buôn Mê ngay đi nào!
Ảnh: Tổng hợp
Kim Dung
Tổng hợp
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '175226273524464'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết Đi biển gì tầm này, check-in ‘đổi gió’ ngay với phố núi hoang sơ cùng giới trẻ Buôn Mê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/di-bien-gi-tam-nay-check-in-doi-gio-ngay-voi-pho-nui-hoang-so-cung-gioi-tre-buon-me/
0 notes
Link
Bán măt bàn gỗ nguyên tấm Đối tác Nhà sản xuất và phân phối sỉ mặt bàn gỗ Wordshop - Điểm tựa cho sự yêu thương và thành công của bạn, top sản phẩm mặt bàn, home decor bằng gỗ cao cấp (gỗ Sồi, gỗ Me Tây, gỗ Đỏ, gỗ Hương,...) và phụ kiện đi cùng như chân bàn và chân ghế, ghế sắt có tựa, ghế Bar, ghế đôn, dành cho các quán cà phê và công ty,... tại TPHCM trên MuaBanNhanh:
Mặt Bàn Gỗ Workshop Thương hiệu thuộc Công ty TNHH xây dựng Không Gian Vàng Địa chỉ: 240-42 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM Email: [email protected] VIPPage: https://muabannhanh.com/matbangotunhien ChatNhanh Shop: https://0986686968.chatnhanh.com/ Hotline: 0986 68 69 68
Bàn gỗ me tây nguyên tấm dài 2,3m Mặt bàn gỗ nguyên tấm gỗ me tây ngang 75-85 cm dài 2,3 m dày 5cm. Chân sắt hộp 3x6 cm sơn tĩnh điện https://muabannhanh.com/ban-go-me-tay-nguyen-tam-dai-2-3m-id-954a1600
#MatBanGo#MatBanGoMeTay#MatBanGoTuNhien#MatBanGoNguyenTam#MatBanGoMeTayNguyenTam#MatBanGoGiaRe#TrangTriNoiThat#MBN#MuaBanNhanh#HaiLyMuaBanNhanh#VIPMuaBanNhanh#TPHCM#VietNam
0 notes
Link
Bán măt bàn gỗ nguyên tấm Đối tác Nhà sản xuất và phân phối sỉ mặt bàn gỗ Wordshop - Điểm tựa cho sự yêu thương và thành công của bạn, top sản phẩm mặt bàn, home decor bằng gỗ cao cấp (gỗ Sồi, gỗ Me Tây, gỗ Đỏ, gỗ Hương,...) và phụ kiện đi cùng như chân bàn và chân ghế, ghế sắt có tựa, ghế Bar, ghế đôn, dành cho các quán cà phê và công ty,... tại TPHCM trên MuaBanNhanh:
Mặt Bàn Gỗ Workshop Thương hiệu thuộc Công ty TNHH xây dựng Không Gian Vàng Địa chỉ: 240-42 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM Email: [email protected] Hotline: 0986 68 69 68
Bán mặt bàn gỗ me tây nguyên tấm tự nhiên đổ keo Epoxy tại TPHCM - Set up bàn gỗ chất lừ cho các quán cafe, nhà hàng, quán ăn, resort Mặt bàn gỗ nguyên tấm đang là xu hướng khá thịnh hành, không những mang tính thiên nhiên gần gũi mà còn là sự sáng tạo, phá cách vô cùng đẹp đẽ và phong phú. https://muabannhanh.com/mat-ban-go/ban-mat-ban-go-me-tay-nguyen-tam-tu-nhien-do-keo-epoxy-tphcm-2327.html#1ban-mat-ban-go-nguyen-tam
#MatBanGoMeTay#MatBanGoTuNhien#MatBanGoNguyenKhoi#MatBanGoNguyenTam#MatBanGoDoKeoEpoxy#MatBanGoPhuEpoxy#TrangTriNoiThat#MuaBanNhanh#HaiLyMuaBanNhanh#VIPMuaBanNhanh#TPHCM#VietNam
0 notes
Link
Chân bàn sắt tròn đẹp TPHCM
Đối tác Nhà sản xuất và phân phối sỉ mặt bàn gỗ Wordshop - Điểm tựa cho sự yêu thương và thành công của bạn, top sản phẩm mặt bàn, home decor bằng gỗ cao cấp (gỗ Sồi, gỗ Me Tây, gỗ Đỏ, gỗ Hương,...) và phụ kiện đi cùng như chân bàn và chân ghế, ghế sắt có tựa, ghế Bar, ghế đôn, dành cho các quán cà phê và công ty,... tại TPHCM trên MuaBanNhanh:
Mặt Bàn Gỗ Workshop - Chân Bàn Sắt Workshop
Thương hiệu thuộc Công ty TNHH xây dựng Không Gian Vàng
Địa chỉ: 240-42 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM
Email: [email protected]
Hotline: 0986 68 69 68
#ChanBan#ChanBanSat#ChanBanSatDep#BanChanSat#ChanBanTphcm#TrangTrinNoiThat#XuongBanGhe#GheChanSat#MuaBanNhanh#VIPMuaBanNhanh#MBN#TPHCM#NganMuaBanNhanh
0 notes
Link
Các kiểu chân bàn sắt đẹp, có sơn tĩnh điện - Địa chỉ mua chân bàn sắt Hairpin, làm việc, cafe, mỹ thuật, nghệ thuật TPHCM
Đối tác Nhà sản xuất và phân phối sỉ mặt bàn gỗ Wordshop - Điểm tựa cho sự yêu thương và thành công của bạn, top sản phẩm mặt bàn, home decor bằng gỗ cao cấp (gỗ Sồi, gỗ Me Tây, gỗ Đỏ, gỗ Hương,...) và phụ kiện đi cùng như chân bàn và chân ghế, ghế sắt có tựa, ghế Bar, ghế đôn, dành cho các quán cà phê và công ty,... tại TPHCM trên MuaBanNhanh:
Mặt Bàn Gỗ Workshop - Chân Bàn Sắt Workshop
Thương hiệu thuộc Công ty TNHH xây dựng Không Gian Vàng
Địa chỉ: 240-42 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM
Email: [email protected]
Hotline: 0986 68 69 68
#ChanBan#ChanBanSat#ChanBanSatDep#BanChanSat#ChanBanTphcm#TrangTrinNoiThat#XuongBanGhe#GheChanSat#MuaBanNhanh#VIPMuaBanNhanh#MBN#TPHCM#NganMuaBanNhanh
0 notes