#Đại học Hà Nội
Explore tagged Tumblr posts
Text
Vì sao Đại học Fulbright bị chỉ trích, tẩy chay
Mới đây, Đại học Fulbright Việt Nam đã trở thành tâm điểm của làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Những cáo buộc về việc trường này là một “ổ nuôi cấy Việt gian tay sai” và dẫn đầu cuộc cách mạng màu tại Việt Nam đã tạo nên tranh cãi gay gắt. Trường đã phải ra thông cáo lên án những ý kiến chỉ trích, coi chúng là “thông tin sai lệch và gây kích động”. Điều này khiến dư luận không khỏi…
0 notes
Text
Phòng thực hành đào tạo ĐH Bách Khoa HN - Tự động hóa Etek
ETEK CUNG CẤP GIẢI PHÁP THIẾT BỊ ĐÀO TẠO CHO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HN
ETEK Tham gia cung cấp các giải pháp thiết bị đào tạo cho nghề điện - Đại học bách khoa Hà Nội, đây là hoạt động nằm trong Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
0 notes
Text
Đại học Quốc gia Hà Nôi và PwC Việt Nam lựa chọn Zoom Meeting tổ chức hội thảo Hybrid
Đại học Quốc gia Hà Nôi và PwC Việt Nam lựa chọn Zoom Meeting tổ chức hội thảo Hybrid
(Zoom Vietnam) Ngày 19/9/2023, Kênh Hợp tác và Phát triển Doanh nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội (VIC) và PwC Việt Nam đã chọn Zoom Meeting Pro để tổ chức sự kiện Hybrid (vừa offline tại ĐHQGHN, vừa Online qua Zoom) với chủ đề “Thực hành ESG và Chương trình CFA tại Việt Nam” Mua Zoom Pro chính hãng tại website chính thức của Zoom tại Việt Nam Trong bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh…
View On WordPress
0 notes
Text
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Khẩn trương di dời các cơ sở y tế, giáo dục đại học ra nội đô Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Khẩn trương di dời các cơ sở y tế, giáo dục đại học ra nội đô Hà Nội
Các Bộ Y tế, GD&ĐT, LĐ,TB&XH khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới, lập danh mục, xây dựng biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa có báo cáo một số nội dung về các nhóm vấn đề…
View On WordPress
#Bộ trưởng Bộ Xây#Bộ trưởng Bộ Xây dựng#cơ quan ngang Bộ#cơ quan trung ương#giáo dục đại học#nội đô Hà Nội#thành phố hà nội
0 notes
Text
Phải đến lớp 11 mặt tôi mới có mụn. Từ đó trở về trước, mặt tôi láng o o; vậy nên đầu năm 11 vào lớp, đứa nào nhìn thấy tôi cũng hoảng hồn. Tụi trong lớp gọi tôi là đội trưởng đội pháo binh. Hồi đó cũng hơi tủi thân, nhưng lớp 12 tôi vẫn có bạn gái. Có điều bạn gái khá xinh (trong mắt tôi) nên đi với bạn, tôi cứ ngại ngại là. Mấy cái mụn theo tôi dai dẳng đến khi thi Đại học; rồi mấy năm Đại học, thi thoảng tụi nó lại ghé thăm. Thậm chí, ra trường đi làm, những lúc stress quá, tôi lại có mụn. Có giai đoạn tôi làm lễ tân của cái khách sạn cũng to to ở Đà Lạt nên grooming ghê lắm, mà cái mặt tiền lỗ chỗ như chiến trường bốn vùng chiến thuật lúc đó, nó khiến tôi quê hết sức; đến nỗi tôi nghĩ chắc phải nghỉ việc thôi, mặt tiền khách sạn mà vậy thì tiêu rồi! Nói chung, bị mụn có lúc là mặc cảm của tôi. Hồi nhỏ, ba mẹ bảo tôi không việc gì phải buồn, qua dậy thì thì tự khắc hết mụn; đi làm, ông bà bảo đừng nghĩ vẩn vơ, không stress thì sẽ không có mụn. Ông bà thấy nó rất đơn giản, nhưng người trong cuộc mới hiểu thế trong kẹt. Vậy nên khẩu trang dần thành vật bất ly thân của tôi. Tôi đeo khẩu trang riết thành quen, nhiều lúc ngồi làm việc cũng đeo, dù COVID đã qua lâu rồi. Nhờ vậy nhìn tôi cũng đẹp trai hơn. Có lợi dễ sợ!
Nhà tôi gen tóc dài. Chỉ trừ thằng em. Nói cho đúng ra, hồi nhỏ tóc nó cũng dài, hơi mỏng và mượt. Tóc nó giống tóc mẹ. Tóc tôi rễ tre, nên tôi từng ước tóc mềm giống nó, để chải chuốt cho dễ. Hồi đó, nó có một lọn tóc dài tầm một ngón tay sau gáy, xứ tôi gọi là đuôi chuột. Cái “đuôi chuột” xoăn tít, mềm như nhung, lúc nào cũng lơ thơ trong gió. Mẹ tôi hay lấy chỉ buộc lại. Nhìn nó chạy, cái đuôi chuột lắc lư, dễ thương lạ. Đâu có ai nghĩ thằng em có mái tóc mềm và mượt, với cái đuôi chuột lúc nào cũng phất phơ đó, mười mấy năm sau lại hói không còn sợi nào. Nó đi học 4 năm ở Hà Nội, tóc rụng dần dần. Ngày đưa nó nhập học, tôi chụp hình nó mặc đồ chiến sĩ mới: tóc chàng hãy còn xanh. Ngày nó tốt nghiệp, nó gửi hình mặc quân phục về khoe với ba mẹ: nhìn nó như cựu CTN gần đây của nước nhà, tóc nó lơ thơ như cái đuôi chuột ngày trước… Nó đi khám nhiều nơi, uống nhiều thuốc, dùng nhiều dầu gội, loại nào nghe bảo có lợi cho tóc, nó đều lao vào với tinh thần quyết chiến. Vậy mà vẫn làm bạn với cái mũ hoài! Tôi an ủi nó đàn ông chỉ sợ thất nghiệp, không kiếm ra tiền, còn lại chả có gỉ phải lăn tăn. Mà càng ít tóc càng giống lãnh đạo, thực tế cứ nhìn mấy bác trên TV là biết. Nhưng nó chẳng tươi tỉnh hơn tí ti nào. Chắc tôi không phải người trong cuộc nên không hiểu thế trong kẹt. Vậy nên mũ lưỡi trai giờ thành vật bất ly thân của nó. Nó đội riết thành quen, lâu lâu tôi đi công tác xa xa, cũng mua mũ nón làm quà cho nó. Vừa thực tế, vừa kinh tế, lại tinh tế. Có lợi dễ sợ!
Tóc tôi dài, một tháng hớt hai lần. Chắc tôi mang gen trội của ba. Tôi giống ba nhiều điều: tóc nhanh dài, lông mày rậm, môi dày và cả một vài nét tính cách… Vậy nên ông và tôi dường như không hợp nhau, cũng như hai thỏi nam châm, khi cùng dấu thì thường đẩy nhau ra xa. Tôi mới xem lại hình trên Facebook, tháng 9 năm ngoái là sinh nhật ông, lúc đó tóc ông nhiều nhiều là, mắt ông sáng và nụ cười tươi. Vậy đó, ai mà ngờ chưa đầy một năm, tóc và lông mày ông rụng hết, nụ cười kém tươi và tính tình trở nên nhiều phần gắt gỏng. Ung thư và nhiều lần hoá trị thay đổi con người ông! Bây giờ ông không giống tôi nhiều nữa, ông giống thằng em hơn. Mũ cũng thành vật bất ly thân của ông. Ông đội mũ trong nhà, khi ra sân, lúc ra ngoài có việc, lúc có khách và cả thỉnh thoảng những khi ông ngồi trầm ngâm một mình. Hôm trước có mấy cô chú ngày xưa công tác cùng ba đến chơi, ông hào hứng bảo tôi dọn chỗ này chỗ kia, nấu nước pha trà cẩn thận. Ông không thể hiện ra, nhưng nhìn ông vui vui là. Vui là đúng rồi, bạn bè mấy chục năm mới gặp lại mà! Nhưng mọi người ở huyện lên chơi được một lúc, rồi đi nơi khác, thăm thú Đà Lạt. Ba lại ngồi một mình, cái mũ len cũng nằm ở góc bàn, trầm tư và kiên nhẫn nhìn ông. Có lẽ nó cũng buồn, buồn như ba. Hôm qua đang ở cơ quan, ba bảo tôi về chở ông đi xét nghiệm (mỗi lần chuẩn bị cho một đợt hoá trị mới, ông đều phải xét nghiệm xem các chỉ số sinh hoá có đáp ứng được không). Trên đường chở ông về, tôi nói mãi ba mới chịu ghé ăn sáng. Tất nhiên vào quán ăn, ông đội luôn mũ bảo hiểm, tôi cũng vậy.
Tôi đội mũ bảo hiểm vào quán cùng ba. Cả quán ăn chỉ có hai cha con đội mũ bảo hiểm suốt cả buổi. Có lẽ vì tôi từng là người trong cuộc, tôi hiểu thế trong kẹt; hoặc có lẽ đôi khi, những thỏi nam châm cùng chiều vẫn muốn thấu hiểu nhau.
12 notes
·
View notes
Text
Năm 1969: Ông ngoại mình đạp xe từ Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội về Trường Học sinh miền Nam Đông Triều thì thấy từ trẻ con đến người lớn ôm mặt khóc. Hỏi ai bị làm sao đấy thì chừng đó người òa lên Bác Hồ mất. Không một phút chần chừ, ông quay xe đạp thẳng về phía Hà Nội. Ghé vào Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội thì đoàn của trường đã di chuyển xếp hàng chờ vào viếng Bác. Ông lại phóng xe để kịp nhập đoàn. Các đoàn cứ nhích dần vào, đói thì gặm bánh mỳ. Chưa bao giờ, ông thấy mọi người khóc nhiều như thế. Ông cũng khóc, tận trước khi ông đi ông vẫn giữ hình bóng của Bác bên mình.
Năm 2013: Mình nhớ rõ mọi người bàng hoàng thế nào khi nghe tin bác Giáp mất. Ngồi học trên lớp mà đầu óc cứ thơ thẫn, về nhà lục đọc mọi ngõ ngách trên mạng và rồi thừ người ra. Hôm cuối, lớp học thể dục về trễ không xem kịp toàn bộ. Ông ngoại ngồi trên ghế đang theo dõi tới đoạn hạ huyệt. Đông nghẹt người đứng bao quanh, họ đều nghẹn. Chắc là vậy, chẳng ai không nghẹn.
2024: Và rồi hơn một thập kỷ sau, bác Trọng lại về với bác Hồ, bác Giáp, với hàng triệu liệt sỹ và người có công qua các thời kỳ. Nghĩ về thời gian thật tàn nhẫn với đời người dù biết không ai ở lại mãi với đời. Xem phóng sự, xem người khác ngồi đọc tin khóc, tự dưng thấy mình cũng khóc, khóc to là đằng khác. Mấy lần ngồi nói chuyện với ông ngoại rằng bác Trọng đốt lò thích quá ông nhỉ. Ấy vậy m�� ông mình cũng về mới mây trời rồi. Thế hệ những người cộng sản đi qua chiến tranh đang ít dần đi, mấy chục năm nữa khi mình già đi thì họ còn trong ký ức nhưng di sản mọi người để lại là bất diệt.
Mình lớn lên trong vòng tay của ông bà, những người cộng sản kiên trung bất khuất từ trong lao tù đứng lên. Ý thức về Đảng lớn lên trong mình từ câu chuyện của ông bà kể, về niềm vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Mình muốn kể các bạn nghe một kỷ niệm như sau. Có lần cô giáo trong một tiết học thời cấp một hỏi gia đình các em theo đạo nào. Các bạn nói đủ thứ đạo tới lượt mình thì ai cũng nín thinh vì mình trả lời nhà em không có đạo, nhà em chỉ theo Đảng. Trên gian thờ cao nhất là bác Hồ. Ông em đã đề nghị phải dành cho bác vị trí trang trọng nhất. Không có bác, có Đảng, đời ông mãi kiếp làm trâu ngựa cho địa chủ, cho cường hào ác bá.
Từ lần đó thôi thúc mình phấn đấu để vào Đảng và ngay lúc này, giữa lúc đang viết lý lịch để kết nạp thì nghe tin bác Trọng mất. Điều này thành sự thật rồi, không còn đồn đoán nữa. Mình rất kính trọng bác. Một đời liêm khiết, tận hiến tới giây phút cuối cùng. Sự nghiệp của Đảng vẫn còn đó. Bác mất đi song tinh thần của bác vẫn còn đó, bất diệt.
Vĩnh biệt bác Nguyễn Phú Trọng thân yêu của chúng ta.
15 notes
·
View notes
Text
Vì thích nên sẽ viết cái này. Những điều tớ sẽ làm nếu có người yêu 💕
1. Coffee date (ở những quán ruột của em và him)
2. Aquarium date
3. Đi dạo Sài Gòn ban đêm
4. Du lịch Hà Nội và dạo Hồ Tây (không có ny vẫn sẽ đi nhé)
5. Đi Concert (đêm nhạc chú Thái Đinh)
6. Workdate
7. Đi thảo cầm viên
8. Tiệm sách
9. Tự set chụp 1 bộ ảnh
10. Làm gốm
11. Tặng hoa cho him
12. Nấu ăn cho him
13. Một món quà bất ngờ
14. Nhậu
15. Đi xem phim 🍿
16. Mỗi ngày gửi him 1 tấm hình bầu trời
17. Đàn và hát cho him nghe
18. Đi Vũng Tàu bằng xe máy
19. Kể him nghe chuyện hồi nhỏ của em
20. 1 ngày đổi vị trí cho nhau, em là him, him là em 💕
21. Những thành phố mơ màng (chưa đi bao giờ 🥹)
22. Nghe list nhạc của him
23. Viết thư tay cho him và hẹn ngày mở seal
24. Cà phê bệt
25. Ăn lẩu chay làng đại học (omg lâu lắm rùi 🥹)
26. Waterbus (chưa bao giờ 🥲)
27. Xem kịch (vẫn là chưa bao giờ)
28. Tô màu
29. Deep talk bên bờ biển
30. Cho him đọc những bài em viết trước khi him đến
Còn gì nữa thì từ từ nghĩ sau ạ, đôi khi pop up thì phải note lẹ kẻo quên hihi 💕 vì mình tin là mình đáng yêu và đáng được yêu, cậu cũng thế í
22 notes
·
View notes
Text
Có khoảnh khắc nào khiến bạn yêu thành phố mình đang sống?
Với những đứa trẻ quê như mình, Hà Nội đã từng là ước mơ, là khao khát, là đích đến sau 12 năm chăm chỉ đèn sách. Ngày ấy đứa nào mà chẳng muốn đỗ đại học, câu chuyện quen thuộc những ngày cuối cấp luôn là lời hứa hẹn lên thành phố gặp lại nhau, đi chơi hồ Gươm, hồ Tây, đi ăn kem Tràng Tiền, ngắm phố cổ mùa thu và đứng dưới bóng cây xanh rợp trên phố Phan Đình Phùng.
Hà Nội đẹp, rất đẹp. Đến tận bây giờ, khi đã sống 5 năm ở thủ đô, mình vẫn chưa khi nào thấy Hà Nội xấu xí cả. Mình vẫn xách xe đi dạo những ngày nắng, vẫn cầm ô tung tăng nghịch nước mưa, vẫn đều đặn hàng tuần hẹn bạn đi bờ hồ ngồi đực mặt ra chẳng để làm gì. Hà Nội cổ kính, mộng mơ, nhưng cũng ồn ào, náo nhiệt. Nơi đây đã chứng kiến những bước chân đầu tiên trên quãng đường trưởng thành của mình, chứng kiến những “lần đầu tiên” đáng nhớ: lần đầu tự lập, lần đầu vấp ngã, lần đầu tự kiếm ra tiền, hay thậm chí là lần đầu suy sụp đến mức tưởng như không thể gượng dậy.
Hà Nội đẹp, và buồn. Hà Nội cho mình giấc mơ, nhưng Hà Nội cũng là nơi đem giấc mơ của mình chôn vùi dưới ba tấc đất. Hà Nội thấy mình khóc, nhưng Hà Nội cũng là nơi bao dung nước mắt và nỗi buồn tuổi chênh vênh của mình. Hà Nội vừa đấm vừa xoa, vừa khiến mình sống dở chết dở vừa không cho phép mình cam chịu bỏ cuộc. Hà Nội cho mình những bài học đau đớn đầu đời, cũng cho mình biết giữa thế gian hỗn tạp, vẫn tồn tại rất nhiều, rất nhiều những điều nhỏ xíu xiu có thể làm trái tim mình rung động.
Mình không đếm được bao nhiêu đêm mình mất ngủ, không đếm được mình đã rơi bao nhiêu giọt nước mắt. Nhưng mình đã lặng lẽ ghi lại được hàng trăm khoảnh khắc tuyệt đẹp, bình yên trong lòng phố thị tấp nập. Mùa đông năm ấy, trên chuyến bus vội vã, có cô bé con ngủ say trong lòng bà. Chỉ thế thôi mà đã có thể chữa lành bao nhiêu đêm mất ngủ, bấy nhiêu giọt nước mắt mình rơi trước đó. Đôi khi mình ghét bản thân vì quá đa sầu đa cảm, nhưng đôi khi mình lại thấy biết ơn, vì nhờ nó, những khoảnh khắc nhỏ nhặt như vậy len được vào lòng mình, khâu lại những vết rách, phơi khô một mùa mưa ẩm ướt cả tâm hồn.
“Hà Nội mến yêu của ta
Thủ đô mến yêu của ta
Là ngôi Sao Mai rạng rỡ…”
19 notes
·
View notes
Text
Hơn 2 năm trước, mình đã viết một lá thư cho giáo viên người Ukraine có con bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Sau đó mình nhận được một ít lời khen từ GĐ Nhân sự và cả Manager. Bạn biết không, ngay cả khi không có ai khen thì mình vẫn yêu lá thư đó vô cùng, hay nói đúng hơn, mình yêu tâm hồn của chính mình.
Từ lâu mình biết, trong mắt bạn bè phổ thông, mình là đứa già cỗi. Trong mắt bạn bè đại học, mình là đứa sắc lẻm. Trong mắt một ít người khác lướt ngang đời mình, mình là đứa khắt khe. Có một số người đã ngồi xuống để nói với mình về những điều đó, một số người nói sau lưng mình, một số người không nói,... nhưng mình đều vẫn biết chứ. Không phải vì mình hiểu họ mà vì mình hiểu mình.
Và khi mình dần đi đến những con dốc khác trong đời thì ở đó có những người đang hì hục leo lên những đỉnh cao của đời họ nhưng vẫn nán lại để nói với mình những lời êm ái đến vô cùng. Mình vẫn là mình thôi, nhưng dần đã được người khác diễn đạt theo một cách khác.
Ngày hôm nay, mình lại được khen sâu sắc (và mature), mặc dù mình chưa làm gì cho nơi này để gọi là ra hình ra dáng cả. Mình vừa vào đã đi Hà Nội mấy ngày, mình còn xin off vì lịch học,... nhưng chỉ mới bằng những góp ý cực kỳ nhỏ đã có người dừng lại để nói với mình những điều mà một số nơi khác, phải đến khi mình rời đi mình mới được nghe - một cách toàn vẹn và chân thành. Dĩ nhiên, việc ta có dịp để ngồi xuống nói điều gì đó với nhau hay không, chưa bao giờ là thứ có thể đóng đinh được thời điểm mà còn phụ thuộc vào nhiều thứ. Có đôi khi chưa từng nói nhưng cũng là chứa đựng hàng vạn lời rồi.
Cũng trong thời gian gần đây, một bài đăng hơn 5000 ký tự (đã cố rút xuống còn 4000 ký tự để được đăng) của mình cũng vượt mốc hơn 200K views. Và đa số cmt trong đấy người ta không tập trung vào câu chuyện mà lạ thay, người ta tập trung vào người viết - là mình.
Từ những điều này, thỉnh thoảng mình có tự hỏi: người ta cần gì ở mình nhỉ, nếu chỉ là nghe mình nói?
Thật tuyệt vời khi ta sống và làm việc, có (nhiều) người dừng lại để nghe ta nói. Nhưng mình muốn nhấn mạnh một việc đó là sẽ thật mỹ mãn nếu mọi người “có nghe mình nói” và có cả “nhìn những chuyện mình làm��. Bản thân mình đánh giá cao hành động hơn lời lẽ. Con người ta trên trang nhật ký của chính mình vẫn có thể viết sai sự thật, vì thế kết quả cuối cùng vẫn nên là những thứ thuộc về hành động. Nếu ta sống được bằng những lời ngợi khen thì có lẽ cũng đã nuôi nhau được bằng những ánh sao trời.
Khi mình không thấy mình tạo ra được “giá trị” hay “hiệu quả” có thể lượng hóa được thì người khác có nói với mình bao nhiêu lời có cánh thì cũng không giữ được mình ngồi lại ở đâu đó. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn về cái gọi là “giá trị” và “hiệu quả” của chúng ta là khác nhau, cái đấy thì không phải nói làm gì.
Mình để lại lá thư an ủi giáo viên người Ukraine ở dưới cho ai ham đọc. Với mình, đây là một sản phẩm đạt tiêu chuẩn (của mình dành cho mình):
— AN TRƯƠNG
11 notes
·
View notes
Text
Hồi hộp sống cho cuộc sống của riêng mình
Thời gian vội vã trôi như tôi đã từng nói, ngoảnh lại tôi đã ở Hà Nội tới hơn 10 năm rồi.
Hồi sinh viên, bố mẹ bảo tôi ở cùng bác, cách trường Đại học 1km, nhưng may mắn là cả bác và tôi đều thống nhất là không nên ở chung. Sau đó bác xin cho tôi vào ở ký túc xá với khoản chi phí không thể thấp hơn 1000k/học kỳ. Tôi có một cuộc sống tự do vừa phải.
Ra trường, để tiết kiệm chi phí, tôi thuê phòng trọ sinh viên cùng một bạn ở chung ký túc xá và có một cuộc sống ít người hơn, cụ thể là hai người. Một năm sau đó, hai đứa thuê được một phòng trọ tốt hơn, có ban công, có cây, có bếp và có nhiều tiện nghi nữa. Chúng tôi không cùng quan điểm sống, nhưng sống với nhau không vấn đề gì cả, vì tôi nghĩ cả hai đều rất tôn trọng lối sống của nhau.
Sau này khi mở quán, tôi ở cùng bé em nhân viên, sau khi dịch covid nổ ra, tôi ở quán luôn để tiết kiệm chi phí, nhưng bạn biết đấy, đó là cuộc sống tạm bợ. Sau dịch, tôi ở cùng một bé nữa cho tới bây giờ, cách chỗ làm 8km.
29 tuổi, chưa từng một lần tôi cảm thấy mình có một cuộc sống, một khoảng không riêng tư cho chính mình, điều đó thực sự rất tệ đối với một người yêu thích sự riêng tư như tôi. Tôi không quá ngại việc sống hòa hợp cùng người khác, nhưng tôi thực sự cần một nơi là của riêng mình, không phải của ai khác cả.
Tôi vừa thuê phòng mới, là một căn hộ mới, nhỏ và sẽ xinh. Tháng tới sẽ chuyển vào ở. Từ hôm qua tới giờ tôi hồi hộp lắm. Cuối cùng, sau 10 năm, tôi cũng đã có một nơi cho riêng mình.
Chuyện này thực sự rất rất có ý nghĩa với tôi. Chắc tôi sẽ ở đây lâu dài và biến nó thảnh tổ ấm của riêng tôi.
Một cuộc đời mới bắt đầu. Bình thường như bao cuộc đời khác nhưng vô cùng ý nghĩa với riêng tôi!
23 notes
·
View notes
Text
- Mùng mấy con lên Hà Nội?
- Chiều nay con lên ạ, mùng 9 con phải đi học rồi ạ
Thế là mẹ tớ chạy ngược xuôi mua đủ thứ rồi bọc lại trong một bao to đùng đùng. Mẹ dặn món này phải ăn luôn không hỏng, cái này phải nấu với cái kia, mẹ hỏi uống thuốc say xe chưa, có quên mang theo gì không, có thiếu tiền không.
Mẹ tớ cứ tất tả như vậy đấy. Nhìn mẹ, tớ chẳng nỡ rời đi…
Cấp 3, tớ chỉ muốn thời gian trôi qua thật nhanh, thật nhanh để không còn áp lực bởi kì thi đại học nữa. Vì khi trở thành sinh viên, tớ sẽ được tự do bay nhảy. Nhưng phải xa nhà mới biết, càng lớn áp lực càng cao.
Hồi xưa gặp phải chuyện gì là về nhà khóc với mẹ. Lên đại học, đi học, đi làm về mệt phải tự nấu cơm, mỗi lần ốm lại tự đi mua thuốc. Muốn điện về cho bố mẹ lắm chứ, nhưng khi tớ đi làm về thì bố mẹ tớ cũng đi ngủ rồi, lại khóc thút thít vì tủi thân.
Tớ nhớ trong Reply 1988 có một câu như thế này “Con cái trưởng thành đều là khách” và khi ấy về nhà chỉ là “về thăm bố mẹ” chứ không còn là “về nhà” theo đúng nghĩa đen nữa.
Mẹ bảo lấy cho mẹ lọ tương ớt, tớ còn không biết lọ để đâu.
Không tìm thấy ấm trà thường ở trong tủ hồi trước, tớ phải hỏi bố vị trí
Bếp điện mới thay, cô chú vào nhà hỏi cách sử dụng, tớ chẳng biết xài
Những thứ tưởng chừng như quen thuộc bỗng trở lên lạ lẫm. Đúng là, một năm chỉ về vài lần thì làm sao nhận ra được những thay đổi đó.
Và chẳng phải, chúng mình - những đứa trẻ đang trưởng thành, giống như “vị khách đặc biệt”, thăm nhà dịp Tết vài ngày rồi quay trở lại chốn phồn hoa đô thị đó hay sao?
Nhưng dù là khách, bố mẹ vẫn ngồi đấy, đếm từng ngày ngóng trông vị khách tới thăm, để đoàn viên, ăn một bữa cơm đủ đầy và kể lại đôi ba câu chuyện ngày xưa. Bởi vậy, còn nhà để trở về là hạnh phúc rồi. Đúng không?
Cre: Xanh Lục Blog
20 notes
·
View notes
Text
Hôm nay mình về nhà và bất ngờ nhất là gặp được em trai. Mình sẽ tạm gọi em là “em trai”.
Khúc đầu mình thực sự bỡ ngỡ vì không nhận ra nổi là ai, sau đó khi nghe Bà Xuân nói “Là Long đấy chị Hoài” mình mới thật sự là ngơ ngác-ngỡ ngàng và bật ngửa, mình chạy ào qua ôm lấy em, thực sự không nhớ được bao nhiêu năm rồi mới lại gặp được em. Sau đó khi nghe bố hỏi, em nói em đi 7 năm rồi mới nghỉ được 1 tháng về nhà. Mình cứ dính lấy em suốt, hỏi em đã học Đại học chưa nhỉ? Em nói em học xong và đã đi làm rồi chị. Khoảnh khắc ấy đột nhiên mình cảm thấy thời gian thực sự trôi nhanh quá, mình thậm chí còn không nhớ nổi thực ra em chỉ cách mình 3 tuổi. Đột nhiên nhớ lại ngày xưa hồi trước khi em đi em cũng dính lấy mình như vậy; luôn miệng gọi chị Hoài ơi chị Hoài, “Chị Hoài ở lại với em đi, tối nay chị ngủ cùng em nhé”, “Chị Hoài ở cùng đội với em đi”, “Chị Hoài mừng tuổi cho em nhé”....
Xa cách 7 năm, bóng hình em thay đổi, dáng người em thay đổi, gương mặt em cũng không còn giống trong ký ức của mình. Thứ duy nhất không đổi hình như là tính cách em, em vẫn trầm tính, vẫn ít nói và vẫn ngoan như vậy! Cảm giác em đem lại cho mình vẫn là cảm giác của hơn chục năm trước khi lặn lội từ quê lên Hà Nội chơi với em mỗi ngày cuối tuần.
Ấn tượng của mình với em có rất nhiều. Hồi còn nhỏ mình hay lên em chơi, có lần mình nhớ phải về đêm vì hôm sau phải đi học, em ăn vạ khóc lóc gào thét bắt mình ở lại với em, không chịu cho mình về, hồi ấy em giống y như cái đuôi sau mình.
Lần gia đình em đi biển, mình phải đi học không thể xin nghỉ, em rất buồn, hôm sau mình đang ngủ, em lay mình dậy bằng được muốn mình đi, mình báo mình không đi được, em lại khóc.
Sau này khi dần dần lớn lên, mình và em cũng không còn thân thiết như xưa, mình bận học, em cũng không còn hay về quê, 1 năm cũng chỉ gặp nhau được 1 2 lần. Những lần chạm mặt như thiếu mất đi niềm yêu thương hay nhiệt tình của hồi còn bé.
Đợt em bay, mình không đi tiễn, những năm em sang Canada sinh sống, mình cũng không có tin gì từ em, mãi cho tới hôm nay khi mình gặp lại em. Mọi thứ quả nhiên đều là sự an bài từ số phận, nhỉ. Bây giờ mình ngồi đây, viết ra những dòng này, thật sự cảm khái không thôi.
Hôm nay mình còn trêu em, mới hôm trước thôi chị vẫn còn lật ảnh chụp từ hồi còn nhỏ của chị với em ra xem kìa, thì hôm nay em đã ngồi cạnh chị rồi
Cảm ơn vì em đã trưởng thành mạnh khỏe. Chị thật sự vui lắm!
31 notes
·
View notes
Text
Trâm là cô gái tháng 10, là cô gái của mùa Thu. Nên đăng lên đây bài đã viết 3 năm trước để có chút gọi là hoài niệm. Cho nó ra kiểu ướt át, lãng mạn của cô gái mùa Thu. :”>
Tháng 8, Thu đã về trên từng con phố. Thu là mùa của nắng lấp lánh, của mưa dịu êm. Mùa của sắc lá vàng rơi, của cốm xanh đồng nội. Mùa sót lại chút nóng của hạ đã qua, phảng phất chút lạnh của đông sắp đến. Tháng 8, Thu đã về trong khắp trái tim tôi. Thu về, tiết trời trong lành và mát rượi hẳn ra. Tôi được hít hà chút không khí se se lạnh của buổi sáng sớm, được ngắm mưa rơi qua khung cửa sổ xe buýt mỗi khi đi học về. Nắng đã thôi không còn bỏng rát, oi ả. Gió đã về trong từng đợt lá xôn xao. Nắng và gió như hòa quyện vào nhau, làm ấm lên cái lạnh của làn mưa Thu. Chính sự hòa hợp nhẹ nhàng ấy khiến nỗi nhớ mùa Thu trong tôi cứ triền miên không dứt. Nhìn lại những mùa thu đã qua, tôi thấy chính mình đang dần thay đổi. Những ngày thơ bé, vô lo vô nghĩ; tôi đón Thu bằng cảm giác rạo rực, chờ mong. Tôi vui vẻ khi thấy nắng nhạt đi, mưa bắt đầu rả rích. Tôi thích thú xé từng tờ lịch chờ đến ngày Khai trường. Tôi cười đùa cùng lũ bạn mỗi khi đến lớp, mỗi giờ ra chơi. Tôi cặm cụi ngồi tô màu sáp lên trang giấy trắng rồi gấp thuyền thả vào vũng nước mưa. Tôi rộn ràng chuẩn bị cho đêm Trung Thu, hăm hở đi theo lân suốt cả đoạn đường dài. Mùa thu trong tôi khi ấy là mùa của những niềm vui, của những trò nghịch dại. Lên cấp 3, học xa nhà; tôi bắt đầu sống tự lập. Niềm vui khi được quen bạn mới, được hòa mình vào môi trường mới vẫn không làm tôi thoát được cảm giác lo âu, sợ sệt. Cảm giác ngóng trông ngày Khai trường đã dần tan biến. Vào năm học mới, tôi như ngụp lặn trong lịch học thêm dày đặc, trong đống bài vở chất chồng. Riêng nỗi băn khoăn khi chọn trường, chọn ngành cũng đủ khiến đầu óc tôi múa may quay cuồng. Mùa Thu đọng lại trong tôi suốt năm tháng ấy chỉ là đoạn kí ức về những khi chào đón thành viên mới vào phòng, những lần miệt mài chuẩn bị cho đêm hội Trung thu ở trường. Cho đến khi vào Đại học, niềm vui mỗi khi Thu về đã chẳng thấy tăm hơi đâu nữa. Bởi lẽ, Thu về nghĩa là kì nghỉ Hè đã kết thúc, là khi tôi phải xa gia đình để bắt đầu một guồng quay mới. Giá như, Hè không trôi nhanh đến thế, Thu không về sớm như vậy; tôi đã có thể kéo dài thêm chút giây phút được ở bên gia đình. Năm ấy và cả những năm về sau, có lẽ tôi đều đón Thu bằng một cảm giác cô đơn, trống trải. Theo quan niệm của nhà Phật, mùa Thu còn là “Mùa báo hiếu”. Nhưng với riêng tôi, Thu còn là mùa của tình bạn. Tình bạn của tôi phần lớn đều bắt đầu vào mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới. Tôi quen biết không nhiều, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những đứa chung lớp, chung trường. Ấy vậy mà bạn thân thì nhiều. Chơi lâu nhất là đứa bạn học cùng mẫu giáo, đến nay cũng ngót nghét 14 năm. Đứa bạn thân quen gần đây nhất cũng gần tròn 3 năm. Ph��i chăng, mùa Thu với tiết trời mát mẻ nên con người ta mới dễ mở lòng mà trút bầu tâm sự với nhau? Có lẽ, cũng vì thế mà trái tim mới dễ dàng rung động đón nhận những rung động đầu đời. Thu cũng chính là mùa của các cung bậc cảm xúc, mùa của nhung nhớ mênh mang, mùa của bước chân tìm về kí ức. Nhớ Thu là nhớ về những kỉ niệm của một thời cắp sách đến trường, nhớ về những gương mặt thân quen đã cùng tôi đi cả chặng đường dài. Vậy đấy, mùa Thu có khác gì những cơn mưa Sài Gòn, cứ đến đi bất chợt nhưng dư âm vẫn cứ mãi còn đâu đó trong tim.
Bài này là viết cho Kadio số 16. Thời đó hoạt động sôi nổi lắm, nhưng giờ Kadio đang nghỉ-thai-sản rồi, không biết khi nào mới comeback nữa đây. Thiệt nhớ. Thiệt buồn.
youtube
7 notes
·
View notes
Text
Hoàng Nguyệt My: Hành Trình Phát Triển Bản Thân và Đóng Góp Cộng Đồng
Hoàng Nguyệt My sinh ngày 9 tháng 1 năm 2004, đến từ Nam Từ Liêm-Hà Nội, hiện đang học tập và làm việc tại Clementi-Singapore. My là một người trẻ với nhiều ước mơ, đam mê và có tinh thần trách nhiệm cao. Từ khi còn nhỏ, cô đã thể hiện sự độc lập và nỗ lực không ngừng trong học tập cũng như các hoạt động cá nhân. Việc chuyển đến Singapore đã mang lại cho cô những trải nghiệm mới, thử thách mới nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bản thân.
Cuộc sống của My tại Singapore xoay quanh học tập, làm việc và theo đuổi các đam mê cá nhân. Cô luôn cố gắng duy trì một lối sống cân bằng giữa sự nghiệp, sở thích và các hoạt động thiện nguyện mà cô luôn yêu thích. Với một tinh thần sống có chiều sâu và biết lắng nghe, My không chỉ gây ấn tượng bởi tài năng mà còn bởi lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng.
Hành Trình Sang Singapore Và Sự Trưởng Thành
Quyết định đến Singapore là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của My. Chuyển đến một đất nước mới, xa gia đình và bạn bè, không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, My đã dũng cảm đối mặt với những thử thách này, xem đây là cơ hội để phát triển và mở rộng tầm nhìn. Với nền giáo dục tiên tiến và môi trường đa văn hóa, Singapore đã giúp cô có thêm nhiều trải nghiệm quý báu, từ đó trưởng thành và phát triển theo hướng toàn diện.
My đã gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu đến Singapore. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và môi trường sống đã đòi hỏi cô phải thích nghi và học hỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ vào tính cách kiên trì và tinh thần tự lập, My đã vượt qua những trở ngại ban đầu và dần dần hòa nhập vào cuộc sống mới.
Niềm Đam Mê Khoa Học - Sự Khám Phá Và Tìm Kiếm Tri Thức
Từ nhỏ, My đã có niềm đam mê lớn với khoa học, đặc biệt là các lĩnh vực sinh học và hóa học. Với bản tính tò mò và yêu thích khám phá, cô luôn say mê tìm hiểu về những điều kỳ diệu trong thế giới tự nhiên. Trong quá trình học tập, My không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt kiến thức mà còn muốn hiểu sâu hơn về nguyên lý của mọi sự vật, hiện tượng.
Tại Singapore, My đã có nhiều cơ hội tiếp cận với các phòng thí nghiệm hiện đại, tham gia vào các dự án nghiên cứu cùng các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. Những trải nghiệm này không chỉ giúp My phát triển kiến thức mà còn mở ra nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Với mong muốn được đóng góp vào cộng đồng khoa học, cô không ngừng nỗ lực học hỏi và nâng cao kỹ năng.
Nghệ Thuật Và Hội Họa - Thế Giới Của Cảm Xúc Và Sự Sáng Tạo
Ngoài đam mê khoa học, My còn là một người yêu nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Vẽ tranh không chỉ là một sở thích mà còn là cách để cô bày tỏ cảm xúc, giải tỏa những áp lực trong cuộc sống. Nghệ thuật đã giúp My tìm thấy sự cân bằng, là nơi cô thể hiện tâm hồn mình qua những nét vẽ, màu sắc và các chi tiết tinh tế.
My không ngừng khám phá các phong cách nghệ thuật khác nhau và phát triển phong cách riêng của mình. Hội họa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô, giúp cô thể hiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn sáng tạo.
Công Việc Làm Mẫu Ảnh - Sự Tự Tin Và Cá Tính Qua Từng Khung Hình
Làm mẫu ảnh là một công việc thú vị mà My đã thử sức và thành công. Với My, làm mẫu ảnh không chỉ là việc đứng trước ống kính mà còn là cách thể hiện bản thân, truyền tải câu chuyện và cảm xúc qua từng bức ảnh. Công việc này giúp My tự tin hơn, phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc với đội ngũ nhiếp ảnh và tạo dựng hình ảnh riêng.
Làm mẫu ảnh còn giúp My có cái nhìn sâu sắc hơn về nghệ thuật nhiếp ảnh và cách sử dụng ánh sáng, màu sắc để tạo nên một tác phẩm đẹp. Những trải nghiệm trong công việc làm mẫu đã giúp My mở rộng tầm nhìn và có thêm động lực để theo đuổi các đam mê nghệ thuật khác.
Thiện Nguyện - Tấm Lòng Hướng Về Cộng Đồng
Một trong những đam mê lớn nhất của My là làm thiện nguyện. Cô luôn dành thời gian rảnh để tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Tinh thần thiện nguyện không chỉ giúp cô mang lại niềm vui cho người khác mà còn giúp cô có cái nhìn rộng hơn về cuộc sống, học cách trân trọng những gì mình đang có và cảm nhận sâu sắc về giá trị của sự sẻ chia.
Tại Singapore, My đã tham gia nhiều chương trình thiện nguyện, từ việc giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến hỗ trợ người vô gia cư. Mỗi lần tham gia, cô lại có thêm những bài học về lòng nhân ái và sự cảm thông. Thiện nguyện không chỉ là hoạt động yêu thích mà còn là cách My tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.
Tình Yêu Và Những Bài Học Từ Quá Khứ
My đã trải qua một mối tình kéo dài ba năm, đầy những kỷ niệm và cảm xúc đáng nhớ. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã kết thúc vào năm 2022, để lại trong cô những suy ngẫm sâu sắc về tình yêu và cuộc sống. Việc chia tay không chỉ là nỗi buồn mà còn là bài học quý giá giúp cô hiểu rõ hơn về bản thân và cách sống chân thành, trân trọng từng khoảnh khắc.
Dù hiện tại My chưa sẵn sàng bước vào một mối quan hệ mới, cô chọn cách tập trung vào bản thân, phát triển các đam mê và hoàn thiện bản thân. Cô tin rằng tình yêu sẽ đến khi ta sẵn sàng, và trong lúc chờ đợi, điều quan trọng là sống ý nghĩa, tận hưởng cuộc sống và yêu thương bản thân.
Định Hướng Tương Lai - Khát Vọng Cống Hiến Và Phát Triển Bản Thân
Trong tương lai, My muốn phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực mà cô đam mê. Với khoa học, cô hy vọng có thể theo đuổi các nghiên cứu chuyên sâu, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn như sức khỏe và môi trường. Trong nghệ thuật, My mong muốn có thể tổ chức các triển lãm tranh riêng, để chia sẻ với mọi người những tác phẩm và câu chuyện của mình. Bên cạnh đó, My cũng hướng tới việc phát triển sâu hơn trong công việc mẫu ảnh, nơi cô có thể mở rộng sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho những người trẻ cùng chung đam mê.
My cũng muốn tiếp tục công việc thiện nguyện, mở rộng các hoạt động này và xây dựng các dự án cộng đồng để hỗ trợ những người kém may mắn. Cô tin rằng mỗi người đều có thể đóng góp một phần nhỏ bé để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, và My hy vọng có thể trở thành một người mang lại niềm vui và hy vọng cho những ai cần sự giúp đỡ.
Với tinh thần ham học hỏi, niềm đam mê khoa học, tài năng nghệ thuật và tấm lòng thiện nguyện, Hoàng Nguyệt My là một hình mẫu lý tưởng cho thế hệ trẻ. Cô không chỉ là một người trẻ có trách nhiệm và nỗ lực vì bản thân mà còn là một tấm gương về sự sẻ chia và đóng góp cho cộng đồng. Những thành tựu và hành động của My là minh chứng cho sự quyết tâm và ý chí kiên cường, đồng thời mang đến cảm hứng cho những người xung quanh, thúc đẩy họ theo đuổi ước mơ và sống một cuộc đời ý nghĩa.
2 notes
·
View notes
Text
Giới thiệu Bếp công nghiệp Toàn Phát
Thành lập năm 2009 theo QĐ số 0307665685 của sở kế hoạch đầu tư TP .HCM, đến nay Toàn Phát đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, thiết kế, thi công hệ thống bếp công nghiệp nhà hàng, trường học, bệnh viện, suất ăn công nghiệp, bếp trung tâm, thiết bị quầy Bar, hệ thống gas, hút khói, thoát sàn và toàn bộ các giải pháp cho nhà bếp công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn trường học, toà nhà, bệnh viện, bếp ăn công nghiệp tại Việt Nam. Với phương châm uy tín – chất lượng cho từng công trình, công ty Toàn Phát không ngừng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, nhân sự, quy trình để đem đến cho quý khách hàng:
Sản phẩm chất lượng, nhập khẩu chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dịch vụ chuyên nghiệp, chăm sóc tư vấn nhiệt tình, tận tâm.
Giá cả hợp lý, bảo hành chính hãng tận nơi nhanh chóng.
Quy trình rõ ràng, đúng hẹn, tối ưu chi phí vận hành cho chủ đầu tư, hướng dẫn sử dụng và kịp thời hỗ trợ khi có sự cố, giúp chủ đầu tư yên tâm trong quá trình vận hành nhà hàng.
Toàn Phát sở hữu những thế mạnh nổi bật, ổn định, được duy trì và phát huy qua từng dự án cùng với quy trình nhanh chóng, chuyên nghiệp.
KINH NGHIỆM
Hơn 15 năm kinh nghiệm, thi công cho hàng ngàn khách hàng.
Tự tin am hiểu thị trường bếp công nghiệp và cam kết đem đến cho khách hàng một không gian bếp đạt chuẩn, hiệu suất cao và giảm tối đa chi phí vận hành khi vào thực tế.
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Xưởng sản xuất sử dụng các máy móc hiện đại như máy cắt, máy hàn, máy chấn để làm ra các sản phẩm chuẩn xác, thẩm mỹ, và an toàn. Kho hàng nhập khẩu các thiết bị bếp rộng rãi chuyên nghiệp
ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ
Năng động – Trẻ trung – Nhiệt tình – Chu đáo.
CHẤT LƯỢNG CAO
Toàn Phát chuyên nhập khẩu chính hãng các thiết bị bếp công nghiệp từ các thương hiệu uy tín như Unox, MKN, WinterHalter, Berjaya, Okinaga… có giấy tờ nguồn gốc rõ ràng
QUY TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP, LINH HOẠT
Quy trình tư vấn, mua hàng, bảo hành, xử lý sự cố rõ ràng chuyên nghiệp, nhanh chóng, cam kết thực hiện đúng đủ theo quy trình, tiến độ dự án và các cam kết với khách hàng.
BẢO HÀNH BẢO TRÌ CHU ĐÁO
Dịch vụ chăm sóc sau bán hàng, bảo hành, bảo trì chu đáo, giúp quý khách yên tâm khi sử dụng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY TM-KT TOÀN PHÁT
Showroom TP. Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức
CN Đà Nẵng: Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng
CN Hà Nội: Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
CN Phú Quốc: 01, Hùng Vương nối dài, Ấp Gành Gió, Cửa Dương, Phú Quốc
Hotline: 08 9838 9838 – 0905 91 5679
Facebook: fb.me/thietbibepnhahang]
Youtube: https://goo.gl/RZut95
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 351/A6 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0898389838
Website: https://toanphatcorp.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/thietbibepnhahang
Twitter: https://x.com/bepnhahangpro
Instagram: https://www.instagram.com/toanphatkitchen/
Pinterest: https://www.pinterest.com/beptoanphat/
Youtube: https://www.youtube.com/@beptoanphat8355
2 notes
·
View notes
Text
MY WRITINGS & WORK (update)
Mình update trên trang này: https://bio.site/luu.bichngoc
Từ thời Spiderum ...
14 bài của mình trên Spiderum từ giai đoạn đoạn mới chuyển lên Berlin đến thời kỳ COVID (2018-2020, hai năm):
https://spiderum.com/nguoi-dung/ngocluubich97
Sau một thời gian dài không cập nhật, mình vẫn thấy có like mới, thật vui vì chúng vẫn có ích với ai đó ^^
. Identity - Bản sắc : một số câu chuyện nhỏ . “Lịch sử của tính hiện đại” (Jacques Attali, sách hay) - chỉ có thể dự đoán Tương lai khi hiểu được Quá khứ . Một số ghi chú về Rối loạn Lưỡng cực (Bipolar Disorders) . "The Age of Insight" - Eric Kandel : Hội họa, Khoa học não bộ và Phân tâm học liên quan đến nhau như thế nào . “QualityLand”- nền độc tài của Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật số và một số nhận định về Tương lai . Martin Heidegger - chúng mình chỉ thực sống khi biết nghĩ về cái sự “SỐNG” của chúng mình! . 4 phút đọc "99 Ways to Leave Leviathan"- 99 cách để sống tự do khỏi Nhà Nước . [DỊCH] Cái chết kỳ lạ của châu Âu - Douglas Murray . Praha (Séc) : Lịch sử là một Trò đùa hay Đời nhẹ khôn kham . Về THÓI QUEN . [DỊCH] Các Hình thức cơ bản của đời sống Tôn giáo - Emile Durkheim . Barbar & Blah Blah : Văn minh & sự Mọi rợ từ góc nhìn văn hóa và chính trị . [DỊCH TÓM LƯỢC, phần I] GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT : Amusing Ourselves to Death, Neil Postman . THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT - Sự đánh mất của ý nghĩa, tính toàn vẹn và cộng hưởng trong xã hội phương Tây hiện đại phi thần thoại
Instagram: @ioeartart và @ioechipchip
Chia sẻ cá nhân về văn hóa-nghệ thuật, chính trị-xã hội vv..
Trang văn học online Zzz (Bên phía nhà Z):
Hứa hẹn hạnh phúc và sự bất mãn của Queer + Nữ quyền (2020): https://zzzreview.com/2020/11/18/hua-hen-hanh-phuc-va-su-bat-man-cua-queer-nu-quyen/
[DỊCH] Joseph Brodsky, “Quyền năng của các nguyên tố” (2021): https://blog.zzzreview.com/?p=4487
[DỊCH] Robert Walser, “Cô cú” (2022): https://zzzreview.com/2022/07/31/robert-walser-co-cu/
Tạp chí nghệ thuật Art Republik các số 4, 5, 6 (và trên website luxuo):
Các bài dịch
. “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long” của bậc thầy nghệ thuật sơn mài Phạm Hậu: https://luxuo.vn/culture/bac-thay-nghe-thuat-son-mai-pham-hau.html?fbclid=IwAR11QZKqFbVHCHBtCJfCF7I3EA2_M3XjydPPPDFafb81S63LkTHZTMDLkWc
. “Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” của Mai Thứ và ngụ ý về phụ nữ Việt hiện đại: https://luxuo.vn/culture/thieu-nu-choi-dan-nguyet-cua-mai-thu-va-ngu-y-ve-phu-nu-viet-hien-dai.html
. Bài viết "NGHỆ SỸ VIỆT NAM TẠI DOCUMENTA FIFTEEN": https://drive.google.com/file/d/16fikwhAVBkq2QmtVb6k8Mijc29EZnLum/view . Bài viết "CẢNH QUAN VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TẠI BERLIN": https://drive.google.com/file/d/1UsRMbuxQ6FLpDcUSung03C8B9c19oEQy/view
Một số bài dịch và viết cho các triển lãm:
Triển lãm của Tèo Phạm tại Mơ Art (Hà Nội, 2023): https://www.moart.vn/en/exhibitions/whats-left-behind-the-rectum-chapter-2-the-great-excretion
Viết cho ấn phẩm triển lãm "Re-Connect. Art and Conflict in Brotherland" của bảo tang MdbK Leipzig (Đức): https://www.hirmerverlag.de/de/titel-1-1/re_connect-2423/
Dịch tiếng Anh text triển lãm "Mảnh linh hồn" (TP. Hồ Chí Minh, 2023): https://vietcetera.com/en/fragments-of-soul-an-exploration-of-two-sidedness-and-dualities
Bài viết về cảnh quan văn hóa, nghệ thuật và hoạt động xã hội của người Việt hải ngoại tại Berlin trên tạp chí Kapitál (2023): https://drive.google.com/file/d/1T_1wcEQu7W3tIXk430mMfrpGoLP6SWkU/view
Bài viết về studio visit "Về điểm bắt đầu - tác phẩm sơn mài sông Hồng" với Veronika Radulovic trong khuôn khổ Berlin Asia Arts festival (2023): https://stadtsprachen.de/en/text/studio-visit-lackarbeit-zum-roten-fluss-with-veronika-radulovic/
. Một bài thơ của mình cũng trên trang Stadtsprachen: https://stadtsprachen.de/en/text/a-qu99r-w4y-of/
Một số bài dịch trên trang VCAD (Vietnam Contemporary Art Database)
Nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-minh-thanh/
Nghệ sĩ Vũ Dân Tân: https://vcad.org.vn/vi/artists/vu-dan-tan-vi/
Nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-trinh-thi/
Các dự án về chủ đề di cư người Việt tại Đức:
Dịch tiếng Việt cho dự án triển lãm & lưu trữ online De-Zentralbild: https://dezentralbild.net/vi/
Workshop phim - thảo luận cộng đồng coconut jelly trong khuôn khổ Wandering Salon festival (Berlin, 2023): https://www.instagram.com/p/CuBoeiPsspK/?igshid=MzRlODBiNWFlZA==
Dịch tiếng Việt cuốn "Tưởng nhớ để thay đổi: Tưởngniệm Phan Văn Toàn“" (cùng nhóm dịch chẻo lẻo), dự án của nhóm sáng kiến Phan Văn Toàn và korientation: https://phanvantoan.de/
Dịch và nói tiếng Việt trên số radio "Công trình tưởng niệm cho ông Nguyễn Văn Tú – trễ nải và gây tranh cãi" (2024): https://www.radioconnection-berlin.de/das-denkzeichen-fuer-nguyen-van-tu-umstritten-aber-ueberfaellig/
Hiện tại mình đang thực hiện dự án translated beings cho người trẻ queer Việt tại Đức: https://www.instagram.com/translated_beings/
3 notes
·
View notes