seabirdguitars
Handmade Seabird Classical Guitars
20 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
seabirdguitars · 5 years ago
Link
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - LỜI TỰA SÁCH
VỊ THÁNH ĐẦU TIÊN :
NGƯỜI HUÊ KỲ GỐC Ý ĐẠI LỢI
VỊ THÁNH CỦA
NGƯỜI DI DÂN
Cuộc Đời:
MẸ BỀ TRÊN CÁT VỊ NGHI
FRANCES SAVIER CABRINI
TÁC GIẢ : PIETRO DI DONATO
Kinh cầu Thánh:
Phanxico Xavier Cát Vị Nghi:
Lạy Thiên Chúa giàu lòng xót thương.
Chúa đã đưa Thánh Frances Cát Vị Nghi vượt qua biển cả núi đồi để mang tình yêu của Chúa đến khắp thế giới.
Qua Tấm gương của Thánh Cát Vị Nghi đã dạy chúng con biết quan tâm yêu thương người xa lạ.
Qua việc câu nguyện của Mẹ Cát Vị Nghi giúp chúng con nhận thấy Chúa Kito trong anh chị em sống xa nhà, xa gia đình và tất cả người đón nhận họ.
Qua sự hướng dẫn và nâng đỡ tinh thần củ Mẹ Cát Vị Nghi, chúng con sẽ sống yêu thương hơn và không ngừng đấu tranh cho công lý.
Xin cho các nhà lãnh đạo luôn nhận biết phẩm giá của con người cũng như tôn trọng sự tự do tinh thần, tự do Tôn giáo.
Cầu xin cho gia đình nhân loại, cho tất cả trái tim của chúng ta luôn mở cửa đón nhận yêu thương.
Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cát Vị Nghi. Xin cầu cho chúng con.
Amen.
Lời tựa nhà xuất bản, năm 1990
Đây là tác phẩm thứ hai trong Một Loạt Chuyện Các Phép Màu Công giáomà nhà xuất bản Thánh Martin được hân hạnh tái bản tác phẩm tiểu sử Vị Thánh công dân Huê kỳ đầu tiên đó là Mẹ Thánh Frances Xavier Cabrini - Cát Vị Nghi.
Mẹ Cát Vị Nghi đã tận hiến gần cuộc đời mình cho cộng đồng di dân cùng khổ ở Niu Ước cuối thế kỷ 19. Mẹ là Vị Thánh Của Người Di Dân.
Tác giả Pietro Di Donato là nhà văn Huê kỳ, ông được sinh ra trong gia đình di dân Ý Đại Lợi năm 1911 tại New Jersey và mất năm 1992 tại Niu Ước. Ông đã khắc họa chi tiết sứ mệnh và cuộc đời của Mẹ như một câu chuyện truyền cảm hứng đức tin cho chúng ta đang đi tiếp sang thế kỷ mới.
Vị Thánh Của Người Di Dân- Cuộc đời của Mẹ Cát Vị Nghi được viết lại thật với các phép mầu, các chi tiết công việc, thời gian mà Thiên Chúa đã giao cho Mẹ. Mẹ là một phụ nữ can đảm, bền chí, có lòng mộ đạo sâu sắc, hết mực tin tưởng và thác tín hoàn toàn vào Chúa Giêsu - Đức Lang Quân của các Dì phước. Tác phẩm được viết bằng văn xuôi đã thành công rực rỡ ngay trong lần xuất bản đầu tiên vào năm 1960. Vị Thánh của Người Di Dân sẽ giúp chúng ta thêm đức tin, thêm cơ hội học hỏi các nhơn đức của Mẹ.
Cuộc đời gương mẫu và tinh thần thánh thiện của Mẹ Cát Vị Nghi sẽ tiếp tục truyền đức tin qua hàng thế hệ. Các nơi còn lưu Thánh Tích Mẹ Cát Vị Nghi ngày nay là:
✓Nhà Thờ Thánh Cát Vị Nghi tại 701 Fort Washington Ave, New York, NY 10040.
✓Nhà Thờ Mẹ Cát Vị Nghi tại 20189 Cabrini Blvd, Golden, Colorado, CO 80401.
✓Nhà Thờ Thánh Tích Quốc Gia - Thánh Frances Xavier Cát Vị Nghi tại 2520 N.Lakeview Ave. Chicago, Illinois, IL 60614.
✓Nhà Thờ Chúa Cứu Thế và Thánh Francesca Cát Vị Nghi tại Via Sicilia 215, Rome, Italy.
✓TrungTâm Hành Hương - Nhà Bảo Tàng Thánh Francesca Cát Vị Nghi tại Via Giosuè Carducci 50, 26845 Codogno, Italy.
Khi công việc ở trần gian kết thúc. Linh hồn Mẹ đang cùng vui hưởng với các Thánh trênThiên Đàng. Nhưng tình yêu của Mẹ với trẻ em, con cái của Thiên Chúa còn lưu lại đời đời.
Biên tập viên - Robert Weil
Tháng 9, năm 1990
Lời người dịch:
Dịch thuật là một công việc khó khăn mà từ lâu ai cũng biết.
Chắc chắn sẽ không tránh khỏi người này ý này, người kia ý kia.
Rất mong hãy bỏ qua những câu chữ không chính xác.
Hãy nhìn vào tổng thể nhơn đức của Mẹ Cát Vị Nghi để học và noi theo.
Xin Mẹ Cát Vị Nghi là nhịp cầu giữa Thiên đàng và trần thế. Thương đoái chúng con đang là những người di dân trên cõi tạm - trần gian khó khăn này.
Xin Mẹ hãy cầu bầu cùng Thiên Chúa ban xuống ơn phần hồn và phần xác.
Xin Mẹ ban ơn đặc biệt cho người dân Việt chúng con, đúng như ước nguyện đi truyền giáo phương Đông mà Mẹ hằng ấp ủ khi Mẹ còn bé.
"Mẹ vẫn còn hiện diện và tác động đến chúng ta ngày nay."
(Lời của một người dân ở Villa Academy, Seattle.)
"Nơi đây có Nhà Thờ Bà Mẹ linh như Cha Sở họ đạo Tắc Sậy".
(Lời của người dân ngoài Công giáo ở Denver, Colorado.)
Để tỏ lòng tôn kính đối với Mẹ Cát Vị Nghi.
Tài liệu này xin không để thêm tên hay hình cá nhân ai khác vào.
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm 2019.
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
Tumblr media
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 1
Chương 1
Trong khi đang làm việc ông Agostino Cát Vị Nghi đã lắng nghe tiếng nói của bà đỡ và người chị vợ Angela trong căn nhà thôn quê. Sáng hôm đó vợ ông đã cùng ông đập lúa, bất thình lình vợ ông nói:
"Đứa bé trong bụng tôi dường như muốn ra đời ngày hôm nay".
Ông Agostino và vợ ông là bà Stella đã không dự định có thêm đứa trẻ nữa, vì vợ ông đã năm mươi hai tuổi rồi, Hai người đã quen biết nhau khi còn trẻ. Họ đã đính hôn gần mười năm, nhưng họ chỉ cưới nhau sau khi đã lo xong hậu sự cho cha mẹ họ. Rồi họ đã gặp rất nhiều đau khổ, khi gặp hết thử thách này đến thử thách khác, chín người con của họ đã chết khi còn rất trẻ, từ độ tuổi lên ba cho đến độ tuổi mười tám, chỉ có Rosa là con gái lớn nhất, kế đến Maddalena, người không hy vọng sống lâu vì căn bệnh bại liệt trẻ em từ khi mới sinh, và nhỏ nhất là Giovanni. Nay việc đứa trẻ này ra đời là món quà cuối Thu cho đôi vợ chồng già.
Ông Agostino ngừng công việc, dùng tay quẹt mồ hôi trên trán và bộ râu vàng nâu rối bù. Ông thầm hỏi, đứa trẻ được sinh sớm hai tháng. Liệu bé có sống được không?. Ông tự trách mình cho câu hỏi đó. Chỉ có Chúa hiểu rõ thôi.
Từ hướng Đông trên cao vùng đồng bằng Lombardy xuất hiện một quần mây trắng bay lượn. Đó là đàn chim bồ câu trắng. Nhiều nông dân khác thấy thế họ liền chạy ra đồng lúa của họ với chĩa nhọn, súng để bảo vệ lúa mạch, mùa màng của họ. Nhưng đàn chim không đến để đánh cắp lúa gạo. Chúng bay lượn trên lâu đài Sforza, bay qua tháp chuông cáo vót của nhà thờ Sant' Angelo, và xà xuống mái ngói đỏ của làng quê, rồi tụ họp đến nhà ông bà Agostino Cát Vị Nghi số 225 khu xóm Santa Maria, đàn chim bồ câu trắng lông mượt tiếp tục bay lượn vòng quanh nhà và trước sân nhà.
Ông Agostino nhìn chúng một cách đầy ngạc nhiên. Sao nhiều như thế!. Chúng đến từ đâu?, Tại sao chúng đến vùng Sant' Angelo này?. Ông chợt nghĩ đến đống thóc của ông, ông vung cái trùy gỗ để tuốt lúa về hướng đàn chim, nhưng chúng vẫn tiếp tục kiên trì quay lại. Rosa và Giovanni chạy ra giúp ông, một con chim bị vướng vào dây giữa cái đầu trùy đập lúa. Bé gái Rosa nài nỉ:
"Cha , đừng làm đau nó".
Hai đứa trẻ vuốt ve con chim khi ông Agostino tháo nó ra từ cái trùy gỗ, Con chim đó bay lại đậu trên thành cửa sổ và gáy liên tục, ánh nắng mặt trời như bừng sáng, và tiếng hát chào đời của em bé cất vang.
Bà đỡ nói vọng ra cửa sổ:
"Ông Agostino. Nhờ ơn phước của Thiên Chúa, bé là con gái, rất xinh đẹp!".
Ông hân hoan làm dấu Thánh Giá, rồi xúc một xẻng lúa mạch ném về phía đàn chim bồ câu, đội quân có cánh bay xà xuống nhặt các hạt lúa trong chốc lát, rồi đồng loạt cất cánh và bay mất hút về hướng Tây.
Vài phút sau, ông Agostino và trẻ em được phép vào thăm phòng hộ sinh. Rosa dáng bộ thật nghiêm trọng, cũng không thể kìm chế cảm xúc của cô gái tuổi mười lăm, cô bé vỗ tay và la lớn:
"Nhìn nè cha!, Một đôi mắt!, Một đôi mắt thật đẹp! Thánh Lucy đã ban cho chúng ta em bé!".
Thân xác bé nhỏ non nớt ra đời từ trong lòng bà Stella Cabrini có đôi mắt thât to và xinh đẹp và tóc cong xoắn, vàng mịn.
Ông Agostino thì thầm bên tai vợ ông:
"Bé thật là bông hoa quý giá, cầu xin bé luôn mãi là bông hoa quý. Tôi xin cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn bà".
Bà đỡ nhiều kinh nghiệm gật đầu tán thành:
"Thiên thần bé nhỏ đẹp như cánh hoa Huệ tây trắng ngà, nhưng lại quá mảnh mai, yếu đuối, thân thể bé dường như trong suốt, tôi lo sợ bé không đủ khỏe để tồn tại lâu trên cõi đời này. Nếu cô bé sống được, tôi có thể nói ngay từ bây giờ, đó là một phép mầu. Hai bạn thân mến, tôi không có ý định làm hai bạn lo lắng, nhưng tốt nhất là nên rửa tội cho bé ngay không chậm trễ."
Vài giờ sau, bà Stella Cát Vị Nghi rời giường sanh. Trong sự thương tiếc mất mát của hai đứa con trước, là Francisco và Maria, Bà quyết định đặt tên cho đứa bé là Francesca Maria. Rồi bà Stella cảm thấy có sự bình an trong lòng. Dường như bông hoa Huệ bé nhỏ tự ra đời mà không phải lo lắng gì. Bà Stella có cảm giác rằng Chúa đã cho bà dấu hiệu rõ ràng là bà được Chúa ban cho bé Francesca Maria này.
Bà cúi đầu khấn nguyện mọi việc chỉ để cầu xin cho đứa bé sống được. Trong lúc đó người chị Angela của bà đang tắm bé bằng sữa thơm ướp cánh hoa hồng, nhẹ nhàng xoa bé bằng dầu ô liu, rồi âu yếm quấn bọc bé bằng vải lông mịn.
Ngay chiều hôm đó vì lo sợ cho linh hồn mảnh mai của em bé. Khi mặt trời cuộn dần xuống hướng Tây, các bóng cây đã bắt đầu in hình trên các bức tường cổ của ngôi làng. Ông Agostino cõng người con gái tật nguyền Maddalena, bà Stella ẵm em bé trên tay, người chị của bà là Angela và hai đứa trẻ là Rosa và Giovanni đi theo, cả gia đình ông Cát Vị Nghi đã đến nhà thờ Sant' Angelo. Sau buổi tối đọc kinh cầu nguyện dâng lên Đức bà núi Ca mê lô của họ đạo, Cha xứ Don Melchisedecco Abrami đã rửa tội cho em bé Francesca trước đài nước phép và sổ Gia đình Công giáo được ghi ngày rửa tội là:
"Ngày 15 tháng 7 năm 1850, Francesca Maria Cát Vị Nghi."
Ông Agostino là người hết mực đạo đức, ông trung thành với mọi điều răn của Chúa. Người dân ở vùng Sant' Angelo gọi ông là "Tòa tháp của Chúa Giêsu". Người ta không thấy ông vào quán rượu trong làng hay la cà góc phố tán gẫu với mấy tay vô công rỗi nghề. Con đường ông đi là học theo con đường làm môn đồ của Chúa Giêsu - Ngay thẳng, Thật thà, Chất phát. Ông chẳng cần đi ra khỏi khu làng để biết tình hình chính trị là những thứ do con người tạo nên. Với ông, con người là duy nhất khác với loài vật là được Thiên Chúa ban cho đặc ân tự lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu. Cho nên con người tự gieo tai ương, tự mang nên điều ác đến cho nhau như những cơn bão dông mang khổ đau đến cuộc đời. Ông Agostino cũng chẳng lo sợ sự đau khổ, sự chết, ông chỉ có niềm vui duy nhất trong đấng tối cao là Thiên Chúa. Chẳng ai ngoài Thiên Chúa đã tạo nên sự sống này? Cho nên cuộc sống phải được tôn kính và biết ơn Thiên Chúa.
Ông Agostino là một người mộ đạo, nhưng chỉ một gia đình công chính họ Cát Vị Nghi thì không đủ mang lại bình an cho thế giới mênh mang này. Nhiều năm, quê nhà của họ liên tiếp phải trải qua nhiều cuộc nội chiến và chiến tranh với ngoại bang. Nước Ý Đại Lợi ngày đó được xem là một xã hội phong kiến rối ren, bởi sự thống trị của các gia đình hoàng gia, áp lực các phòng trào bài Văn hóa Pháp, bài bác sự chiếm đóng của quân đội Áo. Hàng thế hệ của các giới trí thức, văn sỹ, quý tộc, và hàng giáo sỹ luôn mong ước có một nước Ý Đại Lợi độc lập và tự do. Ngay cả trong lòng các nhà yêu nước, họ cũng xung đột lẫn nhau. Trở lại nửa thế kỷ trước, những năm đầu thập niên 1800, Khi Napoleon chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Ý Đại Lợi, liền ngay sau đó ông cho áp dụng Tiêu chuẩn gọi là "Tiêu Chuẩn Napoleon". Tiêu chuẩn này đã tạo nên mối bất đồng về quyền lực giữa nhân dân và Giáo hội. Dần dần, hàng Giáo sỹ trước đây được tôn kính bởi người dân, nay họ bị thu hồi đất đai và là mục tiêu cho các dạng bạo động khác hình thành. Kết quả là hàng loạt các cuộc nổi dậy lẻ tẻ đổ máu giữa nông dân và những người theo đạo Công giáo. Những năm này xuất hiện nhiều phong trào yêu nước hoạt động ngầm như phong trào Carbonari, Federati, và Giovine. Đây là thời kỳ tranh chấp đắng cay giữa Giáo hội và Xã hội.
Năm 1846, bốn năm trước ngày Mẹ Cát Vị Nghi ra đời, một Giáo Hoàng rất quan tâm đến đời sống nhân dân được bầu chọn, Giáo Hoàng Pope Pius IX. Cùng lúc đó phong trào xã hội chính trị thống nhất Ý Đại Lợi hình thành kêu gọi 'Phục sinh'cho Ý Đại Lợi. Giáo hoàng Pius IX tên là Giovanni Maria Mastai-Ferretti, ngài sinh ra thuộc dòng quý tộc, thân tâm ngài còn chưa đồng cảm nhiều với các tư tưởng tự do. Với kinh nghiệm cay đắng ngài biết làm cách nào để hòa hợp các phong trào chống hàng Giáo phẩm. Cho nên nếu không muốn Giáo triều của ngài bị cho là bạo ngược hay suy đồi như các thế lực thù địch tố cáo, thì ưu tiên hàng đầu của ngài là tái cấu trúc lại hệ thống, đó là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên ngài mong muốn Giáo hội Công giáo đứng độc lập, không lệ thuộc vào một tư tưởng nào dù là chủ nghĩa dân tộc hay là chủ nghĩa tự do. Phần thưởng chính xác cho quyết định của ngài là chấm dứt mối ung nhọt đau nhức xung quanh Tòa thánh, dưới Giáo triều của ngài.
Nhiều người, nhiều giới trong làng, như làng Sant' Angelo vẫn có nhiều người trung thành với Giáo hội, trong đó có những người cha, người mẹ gương mẫu như ông Agostino và bà Stella Cát Vị Nghi. Ông Agostino, Tòa tháp của Chúa Giêsu, ông chẳng hề ủng hộ phòng trào nào, hay tham gia bất kỳ diễn đàn sân khấu chính trị nào. Ông thường ở nhà và giữ ngôi nhà ông ta như là một đền thờ Chúa Giêsu, và ông chăm lo công việc đồng áng trên vùng đồng bằng Lombardy màu mỡ. Rồi dành toàn bộ thời gian cho gia đình yêu thương, vui hưởng những năm tươi sáng sau khi Mẹ Cát Vị Nghi chào đời.
Bà Stella Cát Vị Nghi chăm sóc thiên thần bé nhỏ Cát Vị Nghi như một bông hoa quý hiếm, mảnh mai dễ suy tàn. Từ nhỏ đến lớn, cô bé Cát Vị Nghi luôn nhận thức rằng sức khỏe của cô không cho phép cô tham gia các trò chơi mạnh bạo với các trẻ em cùng trang lứa trong làng với sự chấp nhận và không phàn nàn.
Một ngày khi chị Rosa đang bện mái tóc dài cho cô bé Francesca, tên gọi thân mật lúc nhỏ của Mẹ Cát Vị Nghi, cô bé Francesca ngước lên và hỏi:
"Chị Rosa, sao chị không gọi em là Francescina?, mà gọi em là Magpie?, Magpie là loài chim tốt hay chim xấu?"
Chị Rosa trả lời:
"Bởi vì em là cô gái bé nhỏ, giống loài chim Magpie có đuôi dài, đó là mái tóc dài của em. Giống loài chim Magpie, em là cô bé tốt, dễ dàng bắt chước giọng nói người, em dể dàng học hỏi, tương tự Magpie em sẽ cố gắng làm mọi việc nhanh và thường xuyên vui, cười, nói. Và nếu em muốn sau này trở thành quý bà có học vị, em phải lắng nghe và học hỏi".
Cô bé Francesca vui vẻ trả lời:
"Em sẽ là một Magpie, em sẽ lắng nghe, học hỏi và trở thành giáo viên như chị".
Rosa là một giáo viên trong làng, ở nhà Rosa dạy cô bé Francesca đánh vần chữ và đếm số. Cuối cùng cô bé Francesca cũng phải đến trường, vì tiêu chuẩn chị Rosa chuẩn bị ra cho em gái bé nhỏ là rất cao, nên chị phải thường xuyên tạo ra các ví dụ cho em gái học tập. Cô bé Francesca thì quá yếu để tham gia lớp học, cô bé tự học ở nhà, những cô bé Francesca thường lui vào căn phòng nhỏ và mơ màng. Những giấc mơ của cô bé rất khác với các đứa trẻ cùng trang lứa trong làng. Các bạn học của cô bé Francesca thường mơ ước trở thành anh hùng trong các câu chuyện truyền thuyết dân gian như cô bé lọ lem và Dì ghẻ, thầy phù thủy và ma sói, hay quái vật và người tí hon, và cả những hiệp sỹ trong quân đội thập tự chinh. Cô bé Francesca đã biết hết các chuyện này, nhưng cố bé có vùng đất kỳ diệu riêng cho mình, đó là giấc mơ về phục vụ Chúa Giêsu một cách hiện thực nhất.
Vào những đêm mùa Đông dài lạnh lẽo, khi cả gia đình cô bé ngồi quây quần bên ánh lửa của lò sưởi, cùng ăn hạt dẻ nướng, ông Agostino thường đọc cho các con nghe các câu chuyện về các Thánh trong cuốn Biên niên sử Đức Tin Đạo Công giáo. Xa xăm đường chân trời ngang trong lòng cô bé là những vị thánh truyền giáo tử đạo anh hùng.Họ không phải là những anh hùng trong chuyện hoang đường do con người tạo nên. Các thánh truyền giáo tử đạo là người thiệt, hiện hữu, Họ bước đi trên mặt đất, họ say mê theo chân Chúa Giêsu, họ dám đường đầu với thế lực thù địch không tín ngưỡng, và sẵn sàng chết cho Tình yêu của Ngài.
Người cha, với ống điều tẩu dài, bình bằng gạch nung đỏ, thong thả đọc cho cô bé câu chuyện về Thánh Teresa:
"........Thiên Chúa, Ngài dẫn dắt và hướng dẫn Thánh Teresa, Ngài luôn để mắt canh giữ Thánh nữ, Tựa như chim đại bàng, ngài xoãi dài đôi cánh mang Thánh nữ Teresa trên đôi vai, Thiên Chúa là người đưa dẫn Thánh nữ trên mọi nẻo đường".
Từ ngữ trong các câu chuyện này như đôi bàn tay khéo léo tạo hình khuôn mẫu truyền cảm hứng vào trong lòng đơn sơ của cô bé Francesca.
Người cha đọc tiếp:
"Chỉ có một con đường là sự thật, là con đường theo Ngài. Chúng ta được tạo dựng nơi này theo ý định của Ngài, và chúng ta là con cái của Ngài. Ngài là trái tim và là thần khí của thiên nhiên, của vạn vật. Ngài là Con Thiên Chúa, là Vua các vua. Tình yêu của Ngài là hy sinh máu và thịt. Quy luật của Ngài là tình yêu, chỉ có tình yêu mới có thể cân bằng vũ trụ này".
Cô bé Francesca thuấn nhuần các giáo huấn này với trái tim rộng mở đón nhận.
Vào một sáng hè, chị Rosa đưa bé Francesca đến nhà người anh của mẹ họ là bác Don Luigi.
Vừa đến họ đã thấy một vị linh mục già đang tỉa bông hồng vừa hát phía sau nhà hưu dưỡng. Vị linh mục chào họ rồi chặc lưỡi khen ngợi:
"Ôi những cháu gái nổi tiếng của bác, cô giáo Rosa và cả công chúa Francesca, cậu học trò này đã nhìn thấy trước! Tiểu thư Francesca, cô có thể đến giúp người bác già vụng về này không?"
Rồi người linh mục già bắt đầu hát ngân nga:
"Don Luigi là tên trộm nổi tiếng của chính ông ta; Don Luigi đánh cắp quần áo của ông ta, ông ta cho đi hết mọi đôi giày ông có, mọi quần áo ông đang mặc, và cả những bữa ăn cho người nghèo. Don Luigi không bao giờ nghĩ cho ông ta."
Và Rosa hỏi ông đã làm giai điệu này ư, ông trả lời:
"Trong khi bác đang chơi một khúc opera của Scarlati trên đàn Clavico, bác đã viết đoạn thơ này, các cháu có thích không?"
Ông tiếp tục hỏi Rosa:
"Bác Don Luigi có nói đúng với tính hào phóng của ông ấy không?"
"Nhìn này Rosa, Một đại dương mật mà các con ong đang cung cấp này"
"Và các cháu về hãy nói với ông Agostino tốt bụng rằng bác Don Luigi này vừa học được những thế cờ hay, sẽ làm ngạc nhiên ông ấy trong lần chơi cờ tới"
Rosa nói: "Bác hãy chăm sóc cho bác nhé, hứa với cháu đi"
Ông Don Luigi trả lời:
"Cháu gái Rosa thân mến, Tinh thần của sự cho đi là lại nhận lại tất cả."
Rosa căn dặn người em nhỏ không đi quá xa, rồi cô đánh xe ngựa đi ra ngoài.
Cô bé Francesca đặc biệt quý mến bác Don Luigi. Vì bác ấy có đôi mắt giống mẹ cô bé và vì bác Don Luigi rất thoải mái, thân thiện. Bác luôn xem cô bé như một vị khách đặc biệt, một tiểu thư quý trọng. Cô bé rất thích bác linh mục già nói về việc đi truyền giáo ớ một vùng đất xa xôi, mang về nhiều linh hồn cho Thiên Chúa, bác thường nói về những người dân lạc hậu với những tập tục tín ngưỡng kỳ lạ của người dân vùng Châu Á xa xôi, như thể bác đã từng một thời đi truyền giáo nơi ấy. Rồi cô bé hỏi bác rằng, cô bé có thể là một thừa sai truyền giáo đến nơi ấy không?. Có khó khăn khi học ngôn ngữ của họ không?. Tại sao họ chưa biết đến Thiên Chúa?. và tại sao họ nghèo khổ, bệnh tật?, và tại sao họ hay làm những điều không đúng, bách hại lẫn nhau?.. ...
Bác Don Luigi nhíu đôi mắt:
"Quý bà trẻ ơi, những suy nghĩ sâu sắc, câu hỏi nghiêm trọng này dường như quá lớn đối với con người, cô nên hỏi nhưng ý nghĩ riêng tư kỳ lạ này đến Thiên Chúa chúng ta là Chúa Giê su Giêsu".
Cô bé tự tin trả lời:
"Cám ơn bác, cháu sẽ làm".
Vườn của ông Don Luigi kéo dài đến gần bờ sông Venera nơi có dòng nước chảy xiết nhanh tại khu vực hẹp có tường thấp của bãi neo tàu. Bất cứ khi nào cô bé ở một mình, bác Don Luigi thường để mắt không cho cô bé đi lại gần bờ sông.
Một mình cô bé đi dạo trong vườn, xem ngắm những bông hoa và ý nghĩa của chúng, hoa hồng màu hồng, màu hồng đỏ tượng trưng cho quý bà đứng tuổi, hoa phong lữ màu thẫm đỏ là phụ nữ thông minh. Cô bé nhặt vài cành hoa rơi rồi đem ra bờ sông. Dọc theo bãi neo tàu có hoa cúc là cô gái đương thì, hoa màu tím là thiếu nữ thanh tân. Cô bé Francesca lấy giấy, lấy kéo cắt làm nhiều chiếc thuyền giấy, cô đặt mỗi hoa đẹp tự nhiên lên một thuyền giấy, rồi cô thì thầm:
"Các hoa này là các chị, các Dì phước, ta là Mẹ Bề Trên Tổng Francesca".
Rồi cô bé đưa ra bài sai:
"Chị Hoa Cúc, chị Hoa Phong Lữ, chị Hoa Hồng, và chị Hoa Tím, ta truyền các chị vượt đại dương đến vùng đất Châu Á xa sôi, hãy cứu rỗi các linh hồn cho Thiên Chúa của chúng ta. Đừng sợ, hãy can đảm lên, đừng khóc. Ta là Mẹ bề trên, ta sẽ cầu nguyện cho các chị, các chị sẽ an toàn. Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho các chị Hoa của ta".
Cô bé tựa vào tường của bãi neo tàu, hạ từng chiếc thuyền xuống mặt nước rồi vẫy tay chào đoàn thuyền theo nghi thức chào tạm biệt của thủy thủ, khi tất cả thuyền trôi nhanh theo dòng nước.....thì...
Tỉnh dậy cô bé chỉ còn nhớ cô đã mất thăng bằng và ngã xuống dòng nước xiết. Rồi cô chỉ nhớ đến khi cô nằm trên bờ sông khá xa nơi cô ngã xuống. Một nhóm người lạ đứng quanh giúp, một phụ nữ thay quần áo cho cô và bà ấy phơi đồ ướt dưới nắng, Bác Don Luigi lắc đầu nói:
"Chúng ta không nên để Rosa biết chuyện bất cẩn của ta, cô ấy sẽ trách mắng ta thậm tệ. Không ai nhìn thấy cô bé ngã, và không ai kéo cô bé vào bờ, chỉ có thiên thần bản mệnh đã cứu cô ấy."
Rồi bác Don Luigi hỏi cô bé:
"Con ổn chứ, con đã làm gì để ngã nhào xuống nước?"
Cô nói với ông bác Don Luigi :
"Đó là những Dì phước, những nữ tu bông hoa mà con gửi đến vùng đất Châu Á, Trung hoa và các nước lân cận."
Ông bác hỏi tiếp:
"Tại sao là những bông hoa. Francesca?"
"Bởi vỉ những bông hoa thì trong trắng, xinh đẹp luôn hướng mặt về ánh Dương là Thiên Chúa chúng ta".
"À thì ra là tốt đẹp vậy"
Ông bác gật gù và thì thầm:
"Tại sao công việc truyền giáo tốt đẹp của cô đang trên đường chuyển hóa các người ngoại đạo thành người Kitô giáo, thì cô lại gần như đi trên chuyến tàu sang bên kia thế giới ?!"
Sau lần hãi hùng gần như chết chìm, cô tự hỏi bản thân: Làm sao cô có thể là nhà đi truyền giáo trong khi cô rất sợ đi xa nhà và sợ vượt đại dương sâu thẳm?.
Buổi sáng ngày mùng 1 tháng 7, năm 1857. Đó là một ngày trọng đại cho cô bé Francesca. Công việc chuẩn bị công phu trong không khí hân hoan và vui vẻ của toàn gia đình.
Chị Rosa lau mặt cho cô bé Francesca, rồi chị dùng cọ mền nhúng trong dầu Oliu, chải lên mái tóc dày để giữ tóc gọn, có nếp.
Chị Rosa yêu cầu:
"Đứng im nào".
"Những tóc này cong ra không đáng kể. Đừng co người lại; không phải là chị chuẩn bị cho em đi dự tiệc đâu. Hôm nay em sẽ chịu Phép Bí Tích Thêm Sức, lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Em sẽ không thể dự Thánh lễ với mái tóc rối đâu. Em có biết sự kiện thiêng liêng này không?"
Cô bé trả lời:"Vâng em biết."
Cô bé muốn cho chị Rosa biết tình yêu tôn kính của cô bé đối với Thiên Chúa.
Khi cô bé đã sẵn sàng, Bà Stella Cát Vị Nghi mỉm cười với cô dâu bé nhỏ, chị Rosa chuẩn bị cho bé Francesca thật xinh tươi, mái tóc vàng, đôi mắt xanh trong bộ áo thêu trắng, mạng che mặt. Bà Stella cúi xuống hôn cô bé.
Bà nói: "Con gái, thật đẹp như bức tranh, một cô dâu bé nhỏ".
Ông Agostino, trong bộ áo đen cho ngày cưới, đội nón bằng da động vật Hải ly, vợ ông bà Stella, con ông là Rosa, Giovanni tất cả trang phục nổi bật, cả nhà dẫn cô bé Francesca đi qua làng. Người dân làng hai bên đường chúc mừng các gia đình có em nhỏ chịu phép Bí Tích Thêm Sức.
Cô bé Francesca tiến vào nhà thờ Sant' Angelo cùng với gia đình. Xung quanh và trên cao là các tượng bằng cẩm thạch, tượng bằng gỗ, tranh ảnh, tất cả là những bài ca dành cho tình yêu vĩnh hằng của Đấng Tạo Hóa. Cô bé đã được học và biết hết các nhiệm mầu đức tin đó.
Đây là đền thờ Vua các vua, nơi mà tất cả muôn loài đều thờ lạy và tung hô Ngài. Cung thánh và Ca đoàn là đầu của Ngài, hai cánh ngang là hai tay, không gian giữa giáo đường là thân thể Ngài. Bàn thánh trên cao hướng về hướng Đông, về vùng Đất Thánh, nơi Ngài được sinh ra, được dạy dỗ, được lớn lên trong nghề thợ mộc, nơi Ngài chịu khổ hình, chịu chết cho con cái của Ngài là chúng ta.
Vào lễ cô bé quỳ cùng với các trẻ em chịu phép thêm sức trên hàng ghế đầu, gần bàn thờ. Không biết những em này lúc đó nghĩ gì?. Riêng cô bé mang theo một ước muốn sâu kín là tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu. Đúng vậy cô bé hết lòng yêu mến Người Con Thiên Chúa. Giám Mục Benaglia, Cha xứ Don Melchisedecco Abrami, ông bà Agostino, chị Rosa không ai biết bí mật này. Nhưng Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giu se thì biết và tất nhiên là Ngài Giê su biết. Cô bé nhìn lên tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Ngài nhìn xuống với hai tay mở ra đón nhận.
Khi Giám Mục Benaglia sức dầu Thánh lên trán bé Francesca thì tượng Thánh Tâm Chúa mỉm cười dịu đẹp. Và cô bé đứng bất động, mắt đón nhận nụ cười của Ngài, các tía sáng loé ra từ các cửa sổ kính màu, ban đầu là một vòng sáng tròn từ xa tụ lại trên đầu cô bé, các vòng sáng khác liên tiếp hội tụ thành một chùm sáng. Trái tim trẻ thơ của cô bé đón nhận niềm hân hoan từ Trời cao, Cô bé cảm nhận cô đã được Ngài lựa chọn. Cô bé sẽ là một trong những nàng dâu của Ngài, người yêu dấu của Ngài.
Như trong Kinh Thánh:
(Phúc âm Mát thêu, chương 11, câu 25):
"Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn".
(Thánh Vịnh 1, câu 3) :
"Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước
Cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh
Cành lá chẳng khi nào tàn tạ
Người như thế làm chi cũng sẽ thành."
(Sách Huấn ca chương 39, câu 14):
"Như cây hương toả mùi thơm ngào ngạt, như cây huệ trổ bông, hãy đồng thanh cất tiếng hát lên một bài ca. Hãy ngợi khen Đức Chúa vì mọi việc Người làm. "
Sau này nhiều năm, cô Francesca mới nói:
"Giây phút được sức dầu lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Cảm xúc của tôi thật khó diễn tả. Từ giây phút đó tôi dường như không còn thuộc dưới đất, Trái tim của tôi bắt đầu phát sáng cùng với niềm vui thánh khiết, Tôi không thể biết tại sao, nhưng tôi biết chắc chắn Chúa Thánh thần đã ngự vào lòng tôi."
Trên đường về nhà sau thánh lễ, cô bé không còn nhận biết mọi người đang nói gì. Ánh hòa quang đã làm ngây ngất cô. Thiên Chúa đã đến và cư ngụ trong cô. Cô sẽ là nàng dâu của Ngài, từ nay chỉ có công việc duy nhất là cô bé vâng theo Thánh Ý Ngài để đem về nhiều linh hồn con cái của Ngài về nhà Thiên Chúa Cha. Và cô bé Francesca ngày càng lớn lên trong tình yêu của Ngài.
Hình Thánh Cát Vị Nghi Lúc Mười Tuổi
Tối hôm đó trước khi đi ngủ, bà Stella cẩn thận xem xét các phòng. Rosa, Maddalena và Giovanni thì ngủ say trong phòng của họ. Bà Stella nhẹ nhàng mở hé cửa phòng cô bé Francesca, cô bé trong áo choàng ngủ đẹp, quỳ bên cạnh giường, trò chuyện say xưa với Thiên Chúa, cảm xúc của cô bé thật rạng rỡ. Bà Stella đóng nhẹ cửa.
Vùng Lombardy của cô bé Francesca, cũng như tất cả các vùng khác trên toàn nước Ý Đại Lợi, nhà thờ, nhà của Thiên Chúa là tượng đại bền vững qua tất cả các thể chế chính trị, các chế độ độc tài. Đó là trung tâm hội họp tốt cho dân làng. Vùng Lombardy cội nguồn từ những người đến từ nước Đức quốc, một chủng tộc người dị giáo thuộc một nhánh bộ lạc chiến binh xâm chiếm Ý Đại Lợi năm 568. Họ giết hại một số lớn người quý tộc vùng Bắc nước Ý và cư ngụ tại đây. Vùng đồng bằng Lombardy trở thành vùng đất màu mỡ, với sự lao động chăm chỉ, ngăn nắp, sạch sẽ, hợp lý, cư dân trong vùng có một viễn cảnh tốt tươi. Họ đã tiếp nhận nền văn minh La Mã kết hợp với sự hăng say nuôi dưỡng tin thần Thiên Chúa Giáo, cũng như hấp thụ văn hoá trong thời gian La Mã chiếm đóng. Hội họp trước sân nhà thờ xem như họ tự quản lý một xã hội riêng. Vì sự sùng đạo cho nên các đạo luật của Chúa Giêsu một cách tự nhiên thấm sâu vào tính cách sinh hoạt của từng người dân.
Không chỉ trẻ em trong làng của cô bé Francesca có lòng đạo đức sâu sắc, mà là tất cả người dân đều xem nhà thờ ở trong tim của họ. Mọi khoảng khắc quan trọng của cuộc sống họ đều hướng về nhà thờ, ở đó trẻ em được cha mẹ hướng dẫn cầu nguyện, an ủi. Họ trao đổi thông tin chung, mỗi sự kiện tại nhà thờ đều là những vấn đề của mỗi gia đình trong làng.
Khi một nhà truyền giáo trở về từ phương Đông đến nói chuyện, tất cả các người dân tụ họp lắng nghe như thể nhà truyền giáo là một chức sắc cao cấp trong họ đạo. Những câu chuyện phiêu lưu nguy hiểm và cực khổ của vị thừa sai đã gây ấn tượng mạnh, lay động tâm hồn của người dân xóm đạo. Về đến nhà, cả gia đình ông bà Cát Vị Nghi còn bàn luận về những người đang gặp khó khăn cho công cuộc truyền giáo, họ đã rơi nước mắt cho những người đã hy sinh mạng sống của họ ở Trung hoa và vùng Châu Á.
Bất thình lình, cô bé Francesca tuyên bố một cách quả quyết:
"Con sẽ là một nhà truyền giáo".
Chị Rosa nói tiếp:
"Em là cô bé nhỏ, lại có giấc mơ quá lớn",
"Một hội truyền giáo chắc chắn không bao giờ nhận một người mà ốm đau triền miên. Họ cần người có sức khỏe tốt. Em có biết để trở thành nhà truyền giáo, người ta phải giỏi nhiều vấn đề để sẵn sàng đương đầu với khó khăn, dịch bệnh, công việc và ngay cả trường hợp nguy hiểm đến tính mạng."
Bà Stella ngắt lời: "Rosa đừng làm nản chí em", bà nói thêm:
"Có tinh thần và có Chúa Thánh Thần giúp đỡ thì mạnh mẽ hơn điều kiện thể chất nhiều, và Francesca sẽ làm được bất cứ điều gì mà Thiên Chúa muốn."
Bà Stella, mẹ cô bé thường xuyên dạy cô bé về Chúa Giêsu, về tuổi thơ của Ngài, về việc học nghề của Ngài, về sự cảm nhận của Ngài trước những nhọc nhằn mưu sinh trần thế, về sự khôn ngoan thông thái của Ngài. Ngài đã vâng theo Chúa Cha để đi rao rảng tin mừng, và hoàn tất việc hiến mình chịu chết chuộc tội cho nhân loại.
Bà Stella chỉ nhận thấy là cũng giống như bao bà mẹ khác, thường kể cho con cái mình nghe về cuộc đời của Chúa Giêsu, nhưng với cô bé Francesca thì câu truyện thấm sâu vào cô bé làm cho cô bé thấy rõ như thể cô bé có mặt vào quãng thời gian Chúa Giêsu ở trần gian.
Bên cạnh những giấc mơ, cô bé Francesca tham gia mọi lễ hội thôn dã của dân làng. Đó là những vụ thu hoạch nhộn nhịp trong vườn nho, những đôi chân trần vui tươi chà đạp lên những trái nho: những lúc làm mứt trái cây hay cả lúc lưu trữ rau quả trong các bình bằng đất nung, để dùng trong mùa Đông khi đồng ruộng thiu ngủ. Vừa hát vừa khuấy sữa đặc thành bơ, pho mát. Vui nhất là lúc nướng bánh tròn lớn trong lò nướng bằng gạch. Bữa ăn thịt muối hun khói và nước chấm cay ngọt. Hạt dẻ được tách vỏ nhúng trong bột làm thành bánh pudding. Đó là những mùa cắt lông cừu, rửa sạch, xe sợi, dệt thành chăn mền giữ ấm lúc Đông lạnh.
Vào những dịp lễ hội thường niên mùa Xuân, những người nông dân là bận rộn nhất. Những phiên chợ mua bán trao đổi thú vật làm giống, thú nuôi trong nhà, chim ,gà , cá. Và cả những sản phẩm do người nông dân làm cũng được đem ra hội chợ. Phụ nữ chủ yếu tham gia vào các cuộc thi trồng trọt. Nhiều người diễu hành trong trang phục hài hước, hình thủ quái dị, hóa trang mặt nạ thôn dã. Họ nhảy múa, dậm chân, múa lượn xoay tròn theo điệu nhạc truyền thống, ban nhạc chơi thật hào hứng.
Suốt những ngày lễ, cô bé Francesca cùng với cha mẹ, anh chị thường đến xem những phiên chợ sôi động, Đuốc sáng rực, nhà cửa được trang hoàng lộng lẫy, những xe bán mứt kẹo, đồ trang sức. Các giai điều vùng Lombardy được chơi thoải mái từ các nhạc cụ khác nhau. Có rất nhiều trang phục đặc sắc được mặc, những tiếng sỏi nhịp nhàng dưới những đôi giày lớn, đan xen những tiếng lướt giày nhanh của của vũ công. Những con rối nhảy múa thu hút trẻ em, những chú khỉ nhanh lẹ, những nghệ sỹ xiếc lộn nhào thu hút khán giả, người bán hàng rong rao ing ỏi vào tai. Không khí vui nhộn hòa trộn người lớn và trẻ em thành cùng một tuổi.
Với những màn biểu diễn vui nhộn, tim cô bé Francesca đập nhanh hơn, má cô ấm lên, đôi mắt cô sáng ngời. Có lẽ nếu cô bé có sức khỏe, cô bé sẽ hát và nhảy múa cùng mọi người. Chắn chắn một điều là Thiên Chúa sẽ vui khi trẻ em, con cái của Ngài ở mặt đất có cuộc sống hạnh phúc, vui tươi hồn nhiên, và không một trẻ em nào bị bất hạnh, bị bỏ rơi.
Vào năm 1859, một sự kiện đặc biệt quan tâm đến với dân làng xóm đạo Sant' Angelo, một nhóm người lạ đến, họ ăn mặc đồng phục diễu hành khắp làng, hô vang các khẩu hiệu:
"Lombardy, hãy dành tự do từ sự chuyên chế từ người Áo"
"Cắt mọi lệ thuộc vào hàng giáo sỹ"
"Hãy ủng hộ áo đỏ phong trào thống nhất Ý Đại Lợi của Garibaldi"
"Vua Victor Emmanuel, Dòng tộc Savoy, chiến thắng, thống nhất Ý Đại Lợi"
Và đã xảy ra chiến tranh. Trẻ em, con cái của Ngài lại rơi vào khổ đau.
Vùng Lombardy, Phía Bắc Italia
Chiến tranh đã đến không chỉ qua một đêm. Các phong trào thống nhất Ý Đại Lợi đã lan rộng từ khi họ bị Napoleon chiếm đóng đầu thế kỷ, đã ngăn chặn Ý Đại Lợi khỏi sự tự do, hạnh phúc. Nay tất cả tập hợp lại dưới sự chỉ huy của Garibaldi và nhà vua Victor Emmanuel, chiến tranh giành độc lập cho nước Ý.
Vào đầu năm 1859, quân đội Áo xâm chiếm vùng Lombardy. Người dân làng Sant' Angelo biết rằng quân đội Áo sẽ bắt bớ khắp vùng. Đoàn người có võ trang mặc áo đỏ, đi ngựa khắp các con đường, họ vẫy cờ ba màu đỏ, trắng, xanh, biểu tượng của dòng tộc Savoy.
Tiếng trống, tiếng sáo, tiếng kèn bằng sừng trâu vang inh ỏi, cấp bách.
Nhưng gia đình ông Agostino Cát Vị Nghi, Tòa tháp của Chúa Giêsu, thì vẫn lặng yên, vì ông chỉ một lòng hướng về Thiên Chúa.
Quân đội Áo cầm súng chạy rầm rập khắp làng Sant' Angelo, tất cả đàn ông trai tráng đều trong làng đều lánh chạy về phương nam.
Quân đội Áo lục soát nhà, kho thóc, chuồng gia súc của ông Agostino. Vị chỉ huy của họ bị lúng túng trước thái độ thân thiện và bình tĩnh của nhà Cát Vị Nghi. Viên chỉ huy quan sát một cách tò mò về sự sùng đạo và sự thật thà của họ. Một buổi chiều ông ấy hỏi ông Agostino:
"Ngài Cát Vị Nghi thân mến của tôi, tôi biết ông là bà con của ông Agostino Depretis, người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến, vậy ông đứng về bên nào?, ông có thể yên tâm về chuyện đó, ông ủng hộ ai: Nhà vua Victor Emmanuel, Đồng minh Napoleon, nhà lãnh đạo Garibaldi hay quân đội Áo? Ai là người đúng, ai là người sai?"
Cô bé Francesca chăm chú nghe cha cô bé trả lời rằng:
"Thưa ngài chỉ huy, ông và họ, tất cả các bên đều đi ngược con đường của Chúa Giêsu, tất cả đều sai nghiêm trọng. Thiên Chúa tạo nên tôi và Thiên Chúa là Vị Vua muôn đời của tôi. Và tất cả các ông đều đi trong bóng đen đó không phải là điều mà Chúa Giêsu mong muốn. Ngài chỉ huy, tôi lấy làm tiếc cho các ông, những người sống bằng nghề gương giáo, và tội hằng cầu cho các linh hồn của họ".
Đội quân áo trắng của Áo lùng sục phương Nam. Vài tháng sau, mùa Hạ năm đó họ quay trở lại làng Sant' Angelo, lần này họ bị đánh bại và bỏ chạy. Thật cay đắng và bi hài, họ là người xâm chiếm, nay họ tan nát, chạy hỗn loạn, máu đã đổ và tiếng than khóc khắp nơi. Tất cả những người ngã xuống của cả hai bên đều được chôn ở vùng đồng bằng Lombardy.
Nhà chỉ huy Garibaldi đã đến làng Sant's Angelo cùng với ông Agostino Depretis để tuyên bố chiến thắng. Trong khi người anh bà con của ông Depretis là ông Agostino Cát Vị Nghi thì lặng lẽ tặng lương thực, tiền và an ủi những gia đình có nạn nhân trong cuộc chiến.
Thế hệ này đáng nguyền rủa bởi những kẻ thích chơi trò chơi ngu dại. Khi họ không có được sự họ ham muốn, họ đánh phá. Các chính phủ trên đã rơi cạn bẫy của sự độc ác, họ đã làm hao tổn biết bao nhiêu linh hồn và thân xác. Họ đã quên bài học về tháp Babylon là sự sụp đổ của lòng tham. Những cố gắng của loài người mà không đặt vào tình yêu của Chúa Giêsu thì chỉ là hão huyền và diệt vong. Chỉ có là dân theo Chúa Giêsu mới là dân tộc trường tồn.
Các môn học dường như không đủ cho cô bé Francesca học, cô học chăm chỉ tất cả các môn như: Ngữ pháp, toán học, địa lý. Dưới ánh đèn cô bé ngước nhìn lên bàn thờ, suy nghĩ về bản thân, một thừa sai truyền giáo Francesca Cát Vị Nghi, đi trên các chuyến xe lửa, các chuyến thuyền vượt đại dương, những lần đi bộ mệt nhoài vượt thung lũng, vượt núi cao. Cô bé Francesca nhớ mãi lời chị Rosa nói:
“Là người thừa sai, cô bé phải có khả năng làm tất cả mọi việc, cô bé học làm tất cả mọi việc nhỏ nhặn từ mẹ cô bé, như học giặt ủi quần áo học may vá, học nấu ăn, và học làm bánh.”
Chị Rosa đã cảm thấy có động lực gì đó mãnh liệt từ bên trong bé Francesca, chị Rosa không khen ra miệng, nhưng trong lòng chị Rosa rất hãnh diện cho cô em gái nhỏ nhắn.
Dưới sự dạy dỗ của chị Rosa, cô bé đã hoàng thành bậc tiểu học ở tuổi mười ba, Để lên học cấp cao hơn, cô bé được gửi đến học với các Dì phước ở một trường học gần Arluno. Các Dì phước dạy học dường như là những đền thờ áo đen ngưỡng mộ trong cô. Họ là những nàng dâu của Ngài, sự kiên nhẫn và quan tâm đến cô bé, điều này dường như là sự biểu hiện tình yêu của Chúa dành cho cô bé. Sau năm năm học ở trường Arluno, với lòng ham học, cô bé được mở mang sâu rộng. Cô bé nắm vững tiếng La tin, tiếng Ý Đại Lợi, lịch sử, các môn toán học, địa lý và khoa học tự nhiên. Các môn cô thích là văn học cổ điển, địa lý và lịch sử một số vùng. Cô học cả nền văn minh cổ xưa, chủng tộc học, các hệ thống xã hội, cách tẩm liệm thần bí của người Ai cập, sự giỏi dang của người Do Thái trong Cựu Ước, sự khôn ngoan của người Chaldean, sự tao nhã của người Hy lạp, và cả những người đã xây nên Đế chế Roma, cô thích nhất lịch sử Roma thời kỳ hoàng đế Constantine.
Cô bé cũng đã học hầu hết về văn minh vùng Lombardy, Những họa sỹ bất tử như: Họa sỹ Tintoretto, Manterga, Bellini và Rafael. Trên tường phòng ăn của nhà thờ Santa Maria delle Grazie là bức tranh 'Bữa tiệc ly'của họa sỹ lừng danh Leonardo da Vinci. Vùng Monza, phía bắc Ý Đại Lợi, có nhà thờ Monza nơi còn lưu giữ vương niệm mà các hoàng đế từng đội khi trị vị Ý Đại Lợi, các Hoàng đế người Đức, Hoàng đế Frederick Barbarossa và Vua Henry VII. Tương truyền một viền chỉ sắt bên trong vương niệm được làm từ Đinh của cây Thập Tự Giá (the True Cross). Cô bé đọc các sách về thành phồ Naples; Thành phố Pavia với hàng trăm tháp cao; Thành phố cổ xưa Brescia, Bergamo, và Cremona, quê hương của thợ vĩ cầm Stradivari; Nhà soạn nhạc opera vùng Lombardy Ponchielli, và cả thành phố nhỏ Mantua vùng Lombardy nơi sinh nhà thơ cổ đại Virgil; Thành phố Pistoia có bệnh viện Ceppo, xây dựng năm 1277, nơi có thợ gốm và là nhà điêu khắc Giovanni Della Robbia. Các tác phẩm được điêu khắc tại bệnh viện trên, riêng tác phẩm'Thương xác bảy mối'- Là những tác phẩm đặc biệt làm ra để dâng hiến cho Thiên Chúa của nghệ sỹ Giovanni Della Robbia.
Lặng lẽ và chắc chắn, kiến thức của cô bé ngày một lớn dần. Kiến thức thì không đến như một màn ảo thuật. Cô học tập và làm việc chăm chỉ. Tâm trí cô sáng suốt hấp thu kiến thức nhanh lẹ để hiến dâng phục vụ cho Chúa và để thêm dần vào kho tàng kiến thức thực tiễn của cô.
Dù rất ốm yếu trong kỳ thi kiểm tra cuối khóa, kết quả cô vượt qua tất cả các môn với số điểm hạng ưu và cô được cấp bằng giáo viên dạy học. Cô có khuôn mặt thật trẻ, ở độ tuổi mười tám, cô nhìn trẻ như tuổi mười bốn. Đôi mắt xanh to và sáng là tâm điểm của sự nghị lực. Vâng đúng như vậy, cô sắp xếp trương trình của cô để trở thành nhà truyền giáo. Quyết định không hề bị ảnh hưởng bởi sự rụt rè bên ngoài, cũng như tính mềm mại của phụ nữ. Bởi vì cô quá thiết tha và yêu mến trở thành nhà truyền giáo, và nhiều người trẻ ở vùng Lombardy cũng đều mong ước cô đạt được giấc mơ để phục vụ cộng đồng trong vùng. Cô là hiện thân của sự lý trí, tâm hồn cô thì mạnh mẽ hơn nhiều so với thể chất và thế giới bên ngoài.
Và cô quyết định dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Cô đã đến gặp Mẹ bề trên Dòng Các Nữ Tu Người Con Gái Thánh Tâm Chúa. Nhưng Mẹ bề trên Grassi ôn tồn nói với sự dịu dàng của một người mẹ:
"Công tác cho Giáo hội đòi hỏi một thân xác và thể chất mạnh mẽ ngang với một tinh thần thép. Người nữ tu được đặt vào tay những công việc khó nhọc đòi hỏi đối với người khỏe mạnh."
Mẹ Grassi nói tiếp:
"Cầu Chúa ban phước cho con, hãy vui lên với thực tế là - Con đường trở thành nàng dâu của Chúa Giêsu thì khó khăn như leo dốc đứng, và cộng đoàn các chị nữ tu ở đây chỉ lựa chọn những ai có thể chất tốt. Thật là tiếc nuối khi ta từ chối nhận con".
Rồi mẹ bề trên hôn trán cô Francesca nói:
"Hãy tiếp tục vững tin, đừng nản lòng, Người mà con yêu mến, Ngài đã có kế hoạch riêng cho con rồi."
Điều này có thể chưa là bây giờ, và cô đã xin vâng theo Thánh ý Ngài.
Nhà bảo tàng Thánh Cát Vị Nghi
Địa chỉ: San Francesca Cabrini, 3 - 26845 Codogno (LO)
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 2
Chương 2
Cô lại trở về nhà, Dòng Các Nữ tu Người Con Gái Thánh Tâm Chúa đã không nhận cô. Trở về nhà, cô đã chuyển tất cả tình yêu của cô với Chúa Giêsu bằng cách noi gương các nhân đức và công việc của Ngài với hết khả năng trong chính ngôi nhà của cô. Cô đã dành tâm sức phục vụ an ủi cha mẹ cô, làm cho cha mẹ cô thật hạnh phúc. Cho đến một ngày Thiên Chúa đã gọi cha mẹ cô về.
Những dấu hiệu cuối đời của ông Agostino ngày một rõ, tóc và râu của ông đã bạc trắng hết, thính giác và thị giác của ông yếu dần, bộ khung gân cốt to lớn của ông giờ đây gầy hốc hác, lưng cúi rạp, rồi thì giọng nói cũng yếu thều thào.
Đó là mùa Thu năm 1868. là vụ mùa cuối cùng của ông. Ông không còn thể nào làm cho cái đập trĩu hạt trên đầu nhảy múa được nữa, hay các công việc khác như là: Thu gom một đống nho đỏ, thu hái trái oliu xanh, thu cà chua chính ửng, lấy sữa bò, đánh xe ngựa. Và ông sẽ chẳng còn bao giờ có thể ngắm những chiều mùa Thu, ánh hoàng hôn mạ vàng, mặt trời lặn muộn. Ông chẳng còn có thể thấy những người nông dân ở cánh đồng bên, nghe từ xa họ hát vang bài hát tạ ơn cho một mùa gặt. Đó cũng là lần cuối ông nhìn được ánh trăng bạc trên cánh đồng lúa chín. Rồi ông chẳng thể nào còn làm được những việc lặt vặt trong gia đình, cho đến một buổi sáng đầu năm. Khi ông đang chuẩn bị quần áo đi tham dự thánh lễ thì một cơn run rẩy toàn thân, ông đổ mình xuống ghế rồi thều thào ..
"Bà Stella làm ơn, cà phê nóng, làm ơn."
Bà Stella nhanh chóng mang lại một ly cà phê nóng đặt vào tay ông, ông không còn thể nào cầm ly cà phê, toàn thân ông không còn cử động được nữa.
Từ đây cô Francesca sẽ là Tòa tháp Chúa Giêsu trong gia đình Cát Vị Nghi, khi cô nhận thức rằng cha cô đang dần dần vào cõi chết. Trong gian bếp của căn nhà đồng quê cổ, vách trát vữa, cô đã cố gắng giữ cho cha cô ấm áp và thoải mái. Cô và chị cô Rosa thay phiên chăm sóc cha cô, trong khi mẹ cô chăm sóc người chị bại liệt của cô là Maddalena. Mỗi buổi sáng cô nhờ người đi mời cha Don Bassano Dede mang Mình Thánh Chúa lại cho cha cô rước. Vào mỗi tối cô thay cha cô đọc chuyện Hạnh Các Thánh cho gia đình nghe.
Những tháng kế, gia đình Cát Vị Nghi là một ốc đảo tĩnh lặng, sự sống hay sức khỏe của ông Agostino đi theo những cơn thủy triều rút ra biển và không bao giờ quay lại bờ. Sự chết bay lượn lờ vờ quanh ông. Ngày 22 tháng 2 năm 1869, một cơn run nhẹ, ông thì thào:
"Tôi phải đi xa rời nơi đây, tôi xin chấp nhận sự chết gửi đến cho tôi từ Thiên Chúa, người đã tạo ra tôi, bà Stella hẹn sớm gặp lại, tôi và bà sớm gặp lại".
Cô Francesca chứng kiến phút cuối đời của cha cô. Ông Agostino đón chào sự chết một cách bình thản, sự bình thản là tính cách cuộc đời của ông, cùng với các đức tính khác như: Sự kiên nhẫn và chân thật của một nhà nông, ông đón nhận sự cuộc sống một cách hân hoan để chúc tụng và thờ lạy Thiên Chúa. Sự chết của ông là sự nâng lên của một cuộc sống thanh khiết và cũng là sự biết ơn về cuộc sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho ông.
Trong năm đó cô Francesca còn chứng kiến thêm ba mất mát nữa. Ông bác lớn anh ruột của mẹ cô, linh mục Don Luigi cũng về sống với mẹ cô và các cháu. Ông và mẹ cô thường ngồi lâu trong những ngày Hè dài, cùng ánh nắng lung linh các bụi hoa hồng gần nhà. Họ cùng nói về những chuyện cũ, và cùng đọc kinh cầu nguyện. Họ thường im lặng, nở môi cười, cam chịu một cách thầm lặng chờ ngày Thiên thần của đấng Tạo Hóa đến. Khi mùa Đông đến, làm tàn đi những cành hồng chỉ để lại trơ trụi nhánh sần sùi, là lúc họ được gọi về. Ông bác Don Luigi cũng ra đi. Ít lâu sau, Cô đỡ mẹ cô trong tay lúc bà ra đi, bà thì thầm, "Con gái bé nhỏ ..... ta sẽ luôn cầu nguyện theo mỗi bước chân của con..để con sẽ là ánh sáng nơi gian trần."Không lâu sau, người chị tật nguyền từ khi mới sinh cũng theo cha, mẹ về chốn bình yên vĩnh hằng.
Cô Francesca không than khóc lâu cho sự mất mát những người thân nhất. Họ đã được ở bên Người Yêu, Chúa Giêsu, và họ đã nhận nhiều ơn phúc hơn cái mà họ đã nhận ờ trần gian này. Họ đã an toàn không còn bị cạn bẫy trần gian trên Vương quốc của Ngài. Trong lúc còn sống, họ chưa bao giờ thấy lâu đài Nước Trời, thì bây giờ họ đã đến nơi.
Sầu muộn không thể ở lâu với cô Francesca Cát Vị Nghi, vì đã có rất nhiều công việc cần giúp đỡ cho các trẻ em của Ngài Giêsu gần cũng như xa. Những nơi khó khăn, nơi bị áp bức và vắng đời sống tâm linh, là nơi thu hút cô Francesca. Sau một ngày vất vả việc đồng áng với chị Rosa và anh Giovanni, thay vì nghỉ ngơi, cô tìm đến những nơi cần giúp đỡ.
Xa trung tâm xóm làng, một người cơ nhỡ trong một căn chòi tàn, nghèo khó, đau khổ với bệnh tật. Khi biết ông ta bị xa lánh, cô tìm đến ngay. Một người râu tóc câm lặng với nhiều vết thương lở loét. Cô ngậm đôi môi, vệ sinh các vết thương và cho ông ta ăn.
Cô đã chăm sóc cho ông ấy gần một năm. Mỗi ngày ánh mắt của ông ấy mong chờ nụ cười và lời nói ân cần của cô. Cho đến giờ phút cuối, là lúc ông nhẹ cười và lìa đời trong đôi tay cô.
Người dân làng đã nghĩ gì về cô, họ biết chắc cô là con gái của Tòa Tháp Chúa Giêsu và bà Stella hết mực tốt bụng, và họ đã thấy những phẩm chất mà cô đã thừa hưởng. Cô là bông hoa đặc biệt của xóm làng vùng Lombardy. Với việc giúp đỡ một người dân trong làng, cô đã là hiện thân của sự liên kết Hòa bình và Tình yêu. Vì lúc đó làng Sant Angelo, xã hội còn chia rẽ, còn chưa chấp nhận sự giúp đỡ của cộng đồng Thiên Chúa Giáo, nhưng cô vẫn tiếp tục giữ vững đức tin tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu.
Mùa Xuân năm 1872, thật là một mùa ghê rợn cho cư dân làng Sant' Angelo. Mặt trời hôm ấy thật ảm đạm, khi họ đang gieo cấy trên đồng ruộng của mình thì, một người'khách lặng lẽ'không mời mà đến giản dị trong màu áo đen tang tóc đấy là căn bệnh đậu mùa. Không quan tâm đến sự lây nhiễm, cô đến thẳng vùng dịch bệnh, giúp đỡ bệnh nhân ngày và đêm, trong khi chị cô Rosa đi theo sau, và không ngừng lo lắng cho cô. Đến độ cô phải thốt lên:
"Làm sao chị lo lắng cho em?, Trong khi Ngài muốn em làm việc này, chị không tin vào Ngài ư?"
Cô làm ngơ hình ảnh và mùi hôi thối của bệnh nhân như người mẹ chăm những đứa con, đôi bàn tay nhỏ bé và khéo léo khều ra những còi mụn nhọt mưng mủ. Lúc đó cô đã giúp nhiều người hết bệnh và được ủi an nhiều, tình yêu của cô đối với Thiên Chúa lớn lên rất nhiều. Bây giờ như thể Thiên Chúa, Ngài rủ lòng thương đến các bệnh nhân qua hình dáng nhỏ bé mảnh mai, sự ao ước hy sinh chịu gian khổ giống Chúa Giêsu của cô thật mãnh liệt.
Khi cô có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa, thì chị Rosa tận tình chăm sóc cô. Đan xen giữa điều trị là cô cầu nguyện tha thiết. Chi Rosa không hề rời giường bệnh của cô. Cô mặc quần áo thật đẹp và cầu nguyện, mắt cô không rời tượng Thánh tâm Chúa trên cao.
Một ngày cô nói lớn làm chị Rosa lo sợ, tưởng cô đang mê sảng:
"Chị Rosa, chị Rosa. Ngài mỉm cười với em. Ngài chưa muốn gọi em bây giờ. Ngài giơ cánh tay với vết đinh để chỉ về vùng đất xa, với cử động là em còn hoàn thành nhiều việc cho các đứa trẻ của Ngài trong Tinh yêu của Ngài và làm sáng danh Ngài trước khi Ngài gọi em về."
Cha Don Abrami là Cha rửa tội và chăm sóc tâm linh khi cô còn bé, khi cô lên mười bốn tuổi thì Cha Don Bassano trở thành Cha hướng dẫn tinh thần cho cô. Từ ngày cha mẹ cô qua đời Cha Don Bassano quan tâm đến gia đình cô hơn. Những ngày cô dưỡng bệnh đậu mùa, ngày nào Cha Don Bassano cũng ghé thăm ba chị em cô. Việc bình phục của cô thật chậm chạp, nhưng không hề có một dấu vết nào để lại trên mặt cô. Một ngày khi cô có thể ngồi dậy được, Cha Donbasso đề nghị cô làm giáo viên dự phòng trong trường hợp có giáo viên nào bị bệnh cho trường Vidardo. Trường thì xa nhà cô khoảng một dặm. Tất nhiên là cô đồng ý, và vì cô vâng lời Cha hướng dẫn tâm linh. Hơn thế nữa cô biết kinh nghiệm giáo viên thực tập sẽ rất cần thiết cho công cuộc truyền giáo.
Tại trường học ở Vidardo, mọi người hiểu lầm tính rụt rè của cô, nên ban đầu cô bị đối xử rất lạnh lùng. Sáng đầu tiên đứng lớp, cô đứng sợ sệt trước sự tò mò và thắc mắc của học sinh. Các học sinh dò đoán cô, cô trông thật mảnh mai, khuôn mặt non trẻ, xinh đẹp và hơi yếu đuối.
Cô giới thiệu:
"Tôi là Francesca Cát Vị Nghi. Chào buổi sáng và Xin Chúa phù trợ các em, những trẻ em yêu dấu của Ngài. Chúng ta bắt đầu buổi học bằng việc cầu nguyện."
Các học sinh nhanh chóng thông báo với cô là thị trưởng thành phố là ông Zanardi, ông thuộc đảng Tự do, và ông luôn là đối thủ các linh mục thuộc nhà thờ của Cha Don Serrati, mọi giảng dạy về tôn giáo đều bị ngăn cấm ở trường học. Cô cúi đầu lặng lẽ cầu nguyện cho lớp học.
Tháng đầu tiên dạy học thì thật là khó khăn. Các trẻ em gây lộn, chơi đùa biến lớp học thành hội hóa trang. Cô không hề giận dữ, hay bắt phạt các học sinh luôn phá rối cô. Sau khi các học sinh ra về, cô dọn dẹp các giấy rác của các trò phá nghịch, sắp xếp lại tất cả. Tan lớp, cô đi bộ một đoạn đường thôn quê dài về nhà cô ở Sant' Angelo. Dưới bóng cây và khi ngang qua cánh đồng, cô tâm sự với Ngài về các học sinh phá nghịch cũng như về ông thị trưởng khoa trương và bài chống tôn giáo. Vậy câu trả lời là gì?. Cái gì khác tình yêu dành cho Ngài, đó cũng là cái dành cho các trẻ em của Ngài. Cho dù những đứa trẻ hành xử như thế nào. Tình yêu không phải là sự tức giận khi bị khiêu khích, tình yêu là sự chinh phục tất cả đến bật tận.
Cuối cùng thì các học sinh bị mệt chán với các trò ác ý và các em tự xấu hổ với chính các em. Các em học sinh biết được rằng tình yêu của cô đối với các em là chân thật không điều kiện. Và các em đã mở trái tim nhỏ bé với cô. Các em chấp hành các nội quy cô đưa ra và các em rất hạnh phúc với những hướng dẫn giáo lý bên lề, và xin theo cô học các lớp giáo lý ở nhà thờ sau giờ học. Thị trưởng Zanardi cũng có con gái học lớp do cô dạy. Qua tinh thần hăng hái tích cực của cô con gái nhỏ, ngài thị trưởng xem lại quan điểm về tôn giáo của ngài, và trở thành bạn của cô Francesca, sau một thời gian ông ta tin và trở lại đạo.
Công việc làm giáo viên tạm kéo dài hơn hai năm, hàng ngày qua các mùa, bất kể thời tiết, cô đi bộ đến trường ở Vidardo và về nhà. Cô khiêm tốn nghe theo sự hướng dẫn tinh thần của Cha bề trên. Vì cô sinh hoạt trong nhà thờ do Cha Don Serrati quản lý. Và cô thường hay đề nghị Cha giúp cô trở thành nàng dâu của Hội thánh. Nhưng cha Don Serrati không khuyến khích vì Cha không thấy sự khả thi nơi cô, do Cha hết sức quan tâm về sức khỏe của cô, Cha đã chỉ ra một sự kiện đó là trong một lần giảng đánh vần, phổi cô phản ứng và cô đã ho ra máu, và Cha đã lắc đầu từ chối.
Lại một lần nữa cô Francesca đến xin được đi tu Dòng Các Nữ Tu Khó Nghèo Conossian và tiếp tục cô được Nhà dòng từ chối nhận cô. Cô không hề biết là họ đã từ chối vì sự khuyến cáo tốt bụng của Cha Don Serrati. Cha Don Serrati đã thật sự lo lắng cho công việc truyền giáo đòi hỏi nhiều sức khỏe so với sự yếu đuối của cô.
Trong thời gian cô làm giáo viên cho nhà xứ, thì Cha Don Serrati được đề cử lên danh hiệu Đức ông. Với bài sai mới, Cha được gửi đến làng Codogno, cũng không xa Vidardo. Sự thay đổi vị trí của Cha cũng là sự thay đổi lớn cuộc đời của cô Francesca.
Không lâu sau khi nhận nhiệm vụ mới ở Codogno, ông gặp một vấn đề khó khăn dường như không giải quyết được, đó là trong khu xóm đạo có một nhà trẻ cho các bé gái mồ côi, nhà mang tên Ngôi Nhà Thượng đế.
Codogno là một trong nhiều thị trấn mà chính phủ chống Giáo hội liên kết lại rồi lấy đất đai của nhà thờ. Là những nơi mà sinh hoạt tôn giáo đều bị chèn ép và dường như không thể tự vệ. Trong cái nghịch cảnh ấy, giáo xứ không được xây, mua hay thuê nhà đất để làm cô nhi viện hay nhà trẻ mồ côi mà họ cần. Cho nên nhiều năm trước đó Giáo xứ phải sắp xếp nhờ một phụ nữ quen biết nhà cầm quyền, bà ấy tên là Antonia Tondini. Nhờ bà đứng tên mua một căn nhà để cho các em nữ mồ côi ở, rồi giáo xứ hàng tháng trả tiền riêng cho bà ta trông nuôi các em.
Từ ngày bà ta đứng tên chủ tài sản căn nhà, bà ta tự cho bà ta là một người chủ thật sự và giẫm đạp mọi việc lên nhà trẻ mồ côi, cho dù là nhà mồ côi được mua và nuôi dưỡng hàng tháng bởi Giáo xứ. Thêm vào đó bạn của bà Tondini là bà Teresa Calza cùng sống trong nhà với bà Tondini, đồng lõa áp bức các trẻ em. Chị bếp, Giuseppa Alberici thì tử tế nhưng quá nhu mì nên cũng chẳng thể làm gì hơn ngoài việc tuân theo điều gì mà hai chủ nhà mong muốn.
Trong khi miên mang suy nghĩ bằng cách nào hoán cải tính cách của người đàn bà trên, thì Đức ông Serrati lóe lên ý nghĩ là đem tôn giáo ở cùng hai bà ấy, hy vọng nối tiếp hy vọng, họ sẽ thấy được sự yêu thương và trách nhiệm của các Dì phước đối với các em nữ, họ sẽ thay đổi tính cách của họ. Ông đã thành công trong việc thuyết phục họ gia nhập dòng Các Chị Nữ Tu Dòng Nazareth. Giờ đây với chức danh tập tu, Đức ông hy vọng họ sẽ thay đổi thói quen gia chủ áp bức. Nhưng họ ngược đãi các em ngày càng kín đáo hơn.
Rồi Đức ông Serrati chợt nghĩ đến cô Francesca Cát Vị Nghi, cô đã có những thành công nho nhỏ ban đầu đối với các trẻ em của trường, với ông Thị trưởng và Giáo xứ cũ của ông ở Vidardo. Đức ông gửi cô Francesca đến nhà trẻ mồ côi này, và cô đã vâng lời ngay. Khi cô chuẩn bị đến Codogno, Đức ông không nói quá chi tiết về nhà trẻ em mồ côi - Ngôi Nhà Thượng đế cũng như ngài không nói nhiều về bà Antonio Tondini. Ông chỉ nói ông có một công việc thú vị cho cô, đó là sắp xếp lại chỗ ăn, chỗ ở cho các em ở một nhà trẻ mồ côi ở Codogno, khí hậu ấm áp và khô ở đấy sẽ tốt cho phổi của cô, dự trù sẽ chỉ cần cô giúp vài tuần. Nếu sức khỏe cô tốt cô sẽ được Đức ông giúp cô trở thành nữ tu thực sự. Cô đồng ý một cách hăng say. Cô chỉ quay về quê nhà Sant's Angelo vài ngày với đủ thời gian để mang theo những đồ dùng cá nhân cần thiết.
Cô cũng không biết đó là một trong vài lần cuối cùng mà cô có thể gặp chị và em cô, họ sắp đi xa khỏi cuộc đời của cô. Vì Giovanni sẽ di cư đến sống ở Á Căn Đình hay Argentina, và chị Rosa sẽ đi theo chăm sóc Giovanni.
Ngôi nhà trát vữa xám với mái ngói đỏ, bếp cẩn gạch kiểu cổ điển, có lò sưởi, có phòng rộng với giường rộng lớn cho cha mẹ cô. Phòng sinh hoạt cho gia đình còn treo Thánh Giá cổ hàng thế kỷ. Phòng nhỏ góc dưới tán cây là nơi khi nhỏ cô thường cầu nguyện với Ngài trên Thiên đàng. Có kho chứa lúa mạch, có sân vườn. Làng quê với những cánh đồng thẳng tắp, hàng xóm thân thiện, nhà nguyện, tháp chuông ở nhà thờ Sant' Angelo cùng những ngày tuổi thơ trẻ êm ả, tất cả được để lại sau lưng. Và có thể cô sẽ không còn thấy làng quê Sants Angelo nữa.
Ngày 12 tháng 8 năm 1874, cô đến Codogno để bắt đầu công việc. Địa chỉ của nhà trẻ mồ côi đặt tại ngã tư đông đúc, nằm lọt giữa các cơ sở công nghiệp và các khu nhà tập thể. Cô đã thất vọng khi biết nhà trẻ em mồ côi là căn nhà cũ, trước đây từng làm nhà máy. Đó là sự kết nối giữa căn nhà cao và khu xưởng thuộc da. Băng ngang qua khu xưởng nhuộm là các quán rượu, quán ăn uống phục vụ cho các người thợ. Ngập ngừng cô đứng trước ngôi nhà, cô nghe có tiếng la quát bên trong lấn át cả tiếng rầm rầm của xe ngựa trên đường đá sỏi.
"Salescia, Đáng nguyền rủa thay ngày cha của ngươi bỏ rơi ngươi để ta phải hứng chịu sự bướng bỉnh này". "Còn ngươi, Veronica, hoặc nghe lời ta, hoặc là trở lại rãnh nước, nơi người ta tìm thấy ngươi".
Cô đợi cho ồn ào của những tiếng la chửi lắng xuống và cô kéo sơi dây chuông.
Tiếng quát ra:"Salescia, ra xem ai ở cửa?"
Một cô bé đi chân không, ăn mặc rách rưới khoảng mười ba tuổi ra mở cửa, đôi mắt trẻ thơ còn lắng đọng sự giận dữ trên khuôn mặt rất hiền hậu, không được sạch sẽ.
"Chào con buổi sáng. Cầu Chúa phù hộ con, Cô là Francesca Cát Vị Nghi."
Rồi cuối cùng thì cô Francesca bước theo cô bé vào phòng sinh hoạt chung, em bé đi hút vào nhà bếp để thông báo có sự hiện diện của cô Francesca. Chị tập tu Tondini và chị Calza đã để cô đợi thật lâu trong trước khi ra gặp cô ở phòng sinh hoạt chung.
Cô giới thiệu cô là Francesca một cách rất kính trọng.
Chị Antonia Tondoni là một người cao to, da ngăm đen, khá hung hăng, trông khoảng độ bốn mươi, chị Tondoni đã cằn nhằn trả lời một cách không thân thiện :
"Đức ông Serrati và Giám Mục Gelmeni đã có kế hoạch gửi cô đến đây làm cái gì đó cho ngôi nhà này mà không nể mặt Tondini đây."
Sự có mặt của cô trong Ngôi nhà Thượng Đế này đồng nghĩa với sự rắc rối đang đến cho chị Tondini. Cũng có nghĩa là phương cách chăm coi ngược đãi trẻ em bị lộ ra, sự riêng tư của chị Tondoni bị đụng chạm. Tất cả sẽ tồi tệ. Mọi người đã có sự nghi ngờ, nhưng chưa ái có chứng thực là chị Tondoni đã cắt xén phẩn quỹ đóng góp của họ đạo.
Chị Antonia Tondoni quyết định giải thoát chị ta khỏi người mới đến ngay lập tức.
Chị ta lớn tiếng:
"Serrati gửi cô đến đây. Nhưng bất kể cô là ai - giáo viên, thánh nhân, người khờ dại, nội báo, hay vân vân, tôi không cần mời cô đến đây. Serrati đã rất lo lắng để tin tưởng tôi, nhưng nếu cô ở đây, gây phiền hà cho tôi, cô sẽ thấy nhà nước nhanh chóng đứng sau tôi! Tôi chứ không phải ��ng Serrati, chính tôi là chủ sở hữu nhà này, một trăm phần trăm. Mười ba ngàn đồng Lia sẽ gọi tên tôi, cô mang bao nhiêu đồng Lia đến đây?"
Cơn giận dữ đã gây choáng váng cho cô Francesca, dường như cô không còn thở nổi, cô tự nhủ:
"Phải chăng đây là những nàng dâu của Ngài?."
Chị Tondoni nói tiếp:
"Nếu cô còn muốn ở lại đây, xem như cô mắc vào tròng của ông Serrati rồi, cô còn hài lòng làm theo ông ta?"
Sau khi tung ra những lời chào đón, chị nữ tu tập sinh của Ngôi Nhà Thượng Đế nhanh chóng biến ra sau bếp, để mặc cô còn lại ở phòng sinh hoạt.
Nước mắt tự nhiên tuôn trào, cô không thể nào ngăn chúng được. Trong các chuyện Biên niên sử truyền đạo mà cô thường nghe từ nhỏ do cha cô đọc sau giờ cơm tối, những câu chuyện về các Thánh và các phép màu đã mô tả rạng danh anh hùng khi họ đối mặt với những sự tra tấn mang rợ và kể cả lửa thiêu thanh lọc. Toàn cảnh của sự bất tử vĩnh hằng luôn chờ đợi đến các nàng dâu của Ngài qua những bài kiểm tra như vừa rồi. Những câu chuyện thường là sự độc ác của những kẻ ngoại đạo đối với đạo Công giáo ở nơi xa xôi chứ không phải ở ngay nước Ý Đại Lợi này, nhất là chị ta là chị nữ tu tập sinh. Xa hơn nữa, chị ta như thế làm sao ai dám theo chân các nàng dâu của Ngài, nhất là kẻ thù của Ngài nữa!.
Bản năng thôi thúc cô Francesca cầm túi đồ, và nhanh chóng rời khỏi căn nhà này. Nhưng kế hoạch của Đức Maria có bị phá hỏng bởi chi nữ tu tập sinh Tondoni?. Chị Tondoni làm xô ngã Ngài Giêsu quá sớm chăng?.
Những đứa bé mồ côi tha thiết được thấy người mới, chúng đã nhìn thấy và đã chứng kiến cảnh cô bị chị nữ tu Tondoni xỉa sói. Ba đứa trẻ lớn nhất đã nhanh chóng đến bên cô khi người canh giữ chúng biến đi. Salescia là cứng cỏi nhất đã nói với cô Francesca:
"Cô Francesca cô đang khóc, chúng cháu hiểu. Những bà xấu xa này đã đánh chúng cháu bằng tay và luôn miệng chửi chúng cháu, chúng cháu đã biết nước mắt là như thế nào. Đức ông đã nói nhiều điều tốt về cô, cô trông đẹp hơn chúng cháu nghĩ nhiều. Oh cháu là Salescia, còn đây là Veronica va Columba - Mặc dù cháu to xác hơn nhưng họ lớn tuổi hơn cháu."
Veronica lấy tay che miệng và thì thầm:
"Bà Alberciri đang ở bên cạnh, đừng để bà ấy nghe chúng ta."
Columba hỏi cô:
"Cô có cha, có mẹ không? Sao cô đến đây ở với chúng cháu?"
Cô Francsca nói:
"Họ đã yên nghỉ cùng với cha mẹ thân yêu của cháu rồi."
Columba nói:
"Oh! cháu xin lỗi. Vậy cô cũng mồ côi như chúng cháu?"
Celescia nói:
"Cô Cát Vị Nghi, cháu đã mồ côi được sáu tháng, nên cháu ở đây ít thời gian hơn các bạn này, nhưng cháu biết nơi này. Bà Tondoni sẽ làm những gì bà ấy nói ra. Ngay cả Giám Mục Gelmeni và Đức ông Serrati cũng sợ khi đến đây bởi vì họ sợ bà ta. Vậy bà ta làm cô sợ để cô bỏ chúng cháu. Cô có bỏ chúng cháu không, cô Cát Vị Nghi?".
"Các em này"Cô Francesca nói: "Đây sẽ là nhà của cô."
Những đứa trẻ vây quanh cô, ánh lên những đôi mắt thân thiện trên những khuôn mặt ngây thơ, gầy xanh vì thiếu ăn. Những đứa trẻ là những tía sáng, tình yêu của Ngài ch��y rực trong tim cô và cô cười nói:
"Cô là Francesca, các bạn không bị bỏ rơi. Người Con Một của Thiên Chúa sẽ là cha các bạn, và về tinh thần các con sẽ là con gái của ta."
Đôi tay của Salescia tự nhiên đã ôm chặt ngang hông cô.
Ngôi Nhà Thượng Đế thì hoàn toàn u ám và tồi tệ và sẽ thật khó khăn để dọn dẹp gọn gàng một nơi giống như nhà thương điên này. Tối hôm đó cô nằm thao thức trên những miếng ván làm giường tạm trong kho và các bé gái nằm ngủ quanh cô. Tình yêu của cô chính là sự rời bỏ làng quê êm đềm để tung cánh chim bay vào nơi giông tố theo Ngài. Nhiệm vụ của Ngài giao cho chính là Con Đường Mang Thánh Giá Ngài đã đi. Đã đặt cuộc sống theo Ngài thì làm việc theo ý Ngài, rồi cầu nguyện là nghỉ ngơi trong Ngài. Cô Francesca đã bị dội gáo nước lạnh và có trùng bước khi mới vào Ngôi Nhà Thượng Đế, nhưng tim cô giao tiếp với Ngài, để Ngài hướng dẫn mọi công việc. Nhất là cô đã có tuổi thơ may mắn hơn các em rất nhiều.
Những trẻ em mồ côi ở đây thiếu tất cả mọi thứ. Bây giờ cô không biết phải bắt đầu từ đâu?. Cô thức dậy từ sáng sớm ngắm nhìn những trẻ em đang ngủ, các em trông sơ xác vì thiếu ăn, thiếu chăm sóc tin thần, thân thể thì nhếch nhác. Không chậm trễ cô viết thư cho chị Rosa, nhờ chị dùng số tiền khiêm tốn từ gia đình và một số ít ỏi dành dụm từ thời gian dạy học để mua xà bông, quần áo, một bộ kim may vá, vải thô và thuốc rồi gửi ngay cho Đức ông Serrati. Vì Ngôi nhà của Thượng đế cần tất cả các thứ đây cho các trẻ em của Ngài.
Mỗi sự thay đổi tốt đến cho ngôi nhà lạnh lẽo thì càng làm cho hai chị nữ tu Tondoni và Calza nghi ngờ, ngăn cản và rất căm tức. Sạch sẽ và ngăn nắp là ưu tiên hàng đầu. Mùi hôi thối phải được gom và đậy lại. Trước nhà là một mương cống hở do các khu nhà tập thể thải nước vào cần được che đậy. Mùi hôi thối cay nồng mang theo ruồi nhặn bay vào tới sân sau nhà.
Hai chị nữ tu thấy khả năng bị mất việc nên họ không tôn trọng cô, mỗi khi cô nói điều gì họ cười khểnh, nhún vai và không trả lời. Tim cô rơi lệ khi mỗi ngày hai chị Tondoni và Calza ngược đãi các em và đặc biệt khi các em khóc đòi chết hay là đi khỏi nhà này.
Nhiều tháng trôi đi, khi mùa Đông đến mà cô Francesca chưa bỏ đi. Bà Tondoni thất vọng đi đến hành động. Một đêm khi cô Francesca co lạnh trên giường, thì họ biểu diễn những pha nhục mạ từ phía dưới, họ được kích thích bởi rượu và sự độc ác. Từ bếp bà Tondoni và Calza khua nồi và tuông ra những lời cay độc:
"Con gái một nông dân núp dưới vỏ trí thức. Dễ dàng cướp việc ở trường làng vùng Vidardo. Luôn nói về cải thiện vệ sinh môi trường - nhưng chính cô ta lại ho ra máu. Nhà đám đang tìm cô, nhịn là thất bại, vì loài người không phải là thiên thần. Cát Vị Nghi là con rắn độc đôi lốt chim bồ câu. Cái gì đã làm cô rời bỏ làng quê của cô?. Sao cô không lập gia đình rồi áp dụng sự thánh thiện trên chồng cô mà đi dạy người xa lạ?. Một người đạo đức giả. Một kẻ cơ hội. Không chỉ cô muốn trở thành nữ tu mà cô còn muốn chiếm đoạt nhà này, đừng hòng mà thắng được tay bà."
Họ tuôn ch��i hàng đêm đối với cô. Rồi thì họ quay sang cãi nhau kịch liệt về việc bà Tondoni rút tiền cho người cháu trai của bà.
Thật không dễ cho cô Francesca bảo vệ trái tim cô trước những lời cay độc. Và nước mắt cứ tuôn chảy. Rồi cô cảm thấy hổ thẹn vì nước mắt rơi, nên cô hứa với Đức Lang Quân là cô sẽ chế ngự nước mắt, nước mắt chỉ làm hao tổn năng lượng không còn sức lực đi làm nhiệm vụ.
Cô nhớ đến công việc đồng áng cần mẫn và luôn tin tưởng vào Thiên Chúa đã ban tặng cho địa cầu mưa và nắng. Cô đã cố gắng hết sức dưới mưa khó khăn, và trong tay cô những phép mầu nhỏ đã đâm chồi nảy lộc. Cô xin Ngài hãy tha thứ cho thời gian ít ỏi để chiêm niệm cầu nguyện, trong khi cô phải chuẩn bị nhiều việc cho các đứa trẻ của Ngài. Cô không thể giúp các em có tương lai tâm linh tốt khi mà thịt da các em còn bị ghẻ lở trong bộ quần áo bẩn thỉu.
Cô cần phải giúp đỡ các em nhỏ hơn, cho nên cô đã được sai đến địa ngục của bà Tondoni. Vậy Ngài cần phải làm cái gì trước tiên, trước hết phải làm sạch những đau đớn về thể xác cho các em. Xức dầu thơm lên đầu các em rồi đem các em sạch bóng đến đền thờ Ngài. Thế là cô làm điều Ngài mong muốn: Dùng lược chải sạch chấy rận trên đầu các em, tắm rửa cho các em gái, thoa thuốc mỡ, sức thuốc bột trên các chỗ ghẻ trên da các em. Cô giặt và vá những chỗ quần áo rách cho các em. Cô dạy các em đan mũ bê rê, sửa lại giày da gần hư. Các em gái học từ triết lý của cô là :
"Chúng ta làm tất cả để không phụ thuộc nhiều vào ai và chúng ta phải làm cho được."
Cô đã tự mình rửa nhà với xà bông, giẻ lau nhà, chất tẩy trùng, sự làm việc hang say của cô tác động rất tích cực lên tinh thần các em gái.
Nhà cửa vệ sinh đã làm cho bà Tondoni càng giận dữ, mỗi thay đổi tích cực đều phản ánh lại việc làm của bà ta. Bà ta luôn oang oang nói, không thể thay đổi được, và tình hình là vô vọng. Bây giờ cô Francesca chứng ming bà ta sai.
"Cát Vị Nghi!, xà bông và nước của cô đã làm hư tường và sàn nhà tôi, sao cô làm như vậy. Tôi là chủ nhà này, nhưng cô là bề trên của tôi à?. Đúng là kẻ gây phiền toái cho người khác. Bao nhiêu lần trong ngày tôi yêu cầu cô ra khỏi nhà tôi?. Kế hoạch của cô sẽ thất bại. Rồi sẽ có một ngày tôi sẽ tống cổ cô ra ngoài nhà tôi."
Cô chỉ cúi đầu. Những lúc xảy ra như vậy các em quay đi khóc cho cô. Phần thưởng cho cô là mỗi tối khi ngắm nhìn các em ngủ say. Cô hay nói:
"Hãy luôn luôn ghi nhớ, các em học, các em chơi, các em làm việc, ngay cả trong giấc mơ, các em là con trẻ của Ngài. Các em là những bông hoa mà Ngài giao cho cô."
Salescia lớn nhất còn thêm vào mâu thuẫn chống lại bà Tondoni và bà Calza. Salescia nói:
"Tôi ghi đếm tất cả những lần họ đánh tôi, một ngày, trước khi tôi rời nơi đây, tôi sẽ nện lại họ một trận, roi đòn sẽ trả lại đòn roi, rất thú vị".
Cô Fracesca phải giải hòa:
"Salescia, Salescia - không phải cách đó mà là theo con đường của Ngài. Chúng ta phải chuyển bóng tối thành ánh sáng, phải tha thứ và cầu nguyện với Ngài. Món quà dâng cho Ngài là quẳng đi thù hận. Tình yêu là thời gian, tình yêu là không gian là mãi mãi. Ngài là Thiên Chúa là tình yêu."
Cô Francesca là người hết lòng tận hiến cho tình yêu, biến mọi công việc, hành động thành một lời kinh. Dưới sự chăm sóc của cô, các em dần dần cam kết sống trong tình yêu của Ngài, sống tốt phải là một giai điệu của việc sống tốt, sạch sẽ, học tập và làm việc chăm chỉ. Các em đã học được nhiều kiến thức như địa lý, toán học, đánh vần, tập viết và lịch sử. Chỉ khi thấy các em cầu nguyện và ngủ yên thì cô mới đi ngủ. Rồi khi cô cầu nguyện với Thiên Chúa, một thoáng lo ngại xuất hiện trong tâm trí cô là một vài em đã đến tuổi trưởng thành, các em có thể sẽ là những người mẹ bình thường tương lai, cô cảm thấy phải bảo vệ các em trước những biến đổi khó khăn tự nhiên cũng như giúp các em trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình. Các em tuyệt đối không thể bị hư hỏng vì các em là con trẻ của Ngài.
Lời kinh cô dâng lên Ngài:
"Lạy Thiên Chúa của Tình yêu, xin hãy luôn bên con, hãy nhìn xuống con, Với Ngài mọi việc đều có thể là được. Xin chúc ngủ ngon. Con yêu Ngài"
Bất chấp điều kiện sức khỏe, cô chăm sóc các em qua mùa Đông, chăm lo cho các em những lúc các em không được khỏe hay bị bệnh. Cô thấy cần thêm quần áo, sách tập nên cô đã yêu cầu Đức ông Serrati cũng cấp cho cô các thứ trên và cấp thêm cả chất lượng thực phẩm nữa. Salescia thường là người bị hư giày đầu tiên. Một em bị chứng thấp khớp, em khác thì bị yếu gan, các em đó cần được nghĩ ngơi thường xuyên. Những ngày công việc sẽ tươi sáng như một khúc nhạc của Passerini. Chỉ với lá bắp khô, cô làm thêm vài cái nệm cho các em nằm. Givanette hay gắt gỏng, có lẽ em cần được điều trị bao tử. Rồi đến Gesuina bị đau răng. Tạ ơn Chúa vì cô đã có Salescia giúp cô chăm lo các em.
Cho dù nhiều khó khăn xảy ra trong Ngôi Nhà Thượng đế. Cô luôn muốn ngôi nhà sẽ trở thành nơi an toàn, thông thoáng yên bình như ở làng quê gắn liền với thiên nhiên, có vườn cây, có ánh nắng, có hoa, có vườn cỏ, có tiếng chim hót líu lo. Cô luôn muốn các em có cuộc sống bình yên thôn dã như thủa thơ ấu của cô.
Một đêm như hàng đêm cô hướng dẫn các em cầu nguyện, dâng những khó khăn trong ngày cho Thiên Chúa.
Rồi một ngày trọng đại. Tất cả bảy em đã lần lượt tự tuyên khấn thì thầm trước nhóm với tất cả nghiêm trang và lòng thành:
"Thưa cô Francesca, chúng con muốn trở thành những nhà thừa sai truyền giáo với cô. Chúng con muốn trở thành những nàng dâu của Đức Lang Quân bên cạnh cô. Chúng con muốn tận hiến cuộc sống như những người con gái của Ngài cho Tình Yêu của Ngài. Chúng con xin hứa, xin hứa, cô Francesca"
Đây là bảy niềm vui lớn lao cô dâng cho Thánh Tâm của Ngài.
Đã qua ba năm sống khó khăn trong ngôi nhà. Cô bây giờ đã hai mươi bảy tuổi. Cô hy vọng không thể bị từ chối trở thành nàng dâu của Đức Lang Quân. Cô đã giới thiệu cô và bảy bông hoa đến Đức ông Serrati. Tất cả nài xin Đức ông cho được khấn chính thức trong Chúa Thánh Thần.
Đức ông trầm ngâm. Francesca Cát Vị Nghi, một người nhỏ bé, tóc vàng, xinh tươi đã được đặt vào địa ngục trần gian - Ngôi Nhà Thượng đế. Dù ông đã nhận được lời xỉ vả từ bà Tondoni về cô. Nhưng khi ông hỏi cô về bà Tondoni, thì không hề cô có ý cay đắng hay hận thù. Ông biết đó là sự kỳ diệu của cô Francesca và đó là sự thật! Cô đã chịu đựng những hành động sai lầm của bà Tondoni trong chiếc áo khoác nhân từ và từ thiện. Một nụ cười đã xuất hiện trên khuôn mặt Đức ông già nua.
Đức ông Serrati nói:
"Francesca Cát Vị Nghi, Hãy bỏ qua cho tôi! Đáng lẽ tôi phải nhận biết từ lâu chứ không phải lúc này là Chàng Rể trên Thiên Đàng đã chọn cô".
Đức ông đã vui vẻ chấp nhận cô và bảy bông hoa của cô để tận hiến cho Thiên Chúa. Sau khi ban phước cho cô, Đức ông đã nâng gò má cô và nói:
"Không lâu đâu, sau ngày cưới này, con sẽ sớm trở thành - Mẹ Cát Vị Nghi, là bề trên của Ngôi Nhà Thượng đế này."
Ngày 14 tháng 9 năm 1877. Cô Francesca và bảy em gái mồ côi đã tuyên khấnNghèo Khó, Khiết Tịnh và Vâng Lời dâng lên Thiên Chúa.
Cuối cùng cô đã được gia nhập dòng. Thật là hạnh phúc khi cô được các em mồ côi gọi cô là "Mẹ Cát Vị Nghi".
Khi khấn trọn đời cô xin đổi tên để tỏ lòng kính phục nhà truyền giáo phương Đông ngày xưa là Thánh Phanxico Xavier. Tên cô bây giờ là: Francesca Xavier Cát Vị Nghi. Đó cũng là lời nhắc nhở giờ đây cô đã là nhà truyền giáo.
Cô và các em gái mồ côi giờ đây là tám ngôi đền dâng lên Thiên Chúa. Giờ đây dưới Ngôi Nhà Thượng Đế có hai thế giới khác nhau cùng chung sống. Do Giáo hội đang gặp khó khăn để tìm con đường riêng cho mình, khi mà ngoài xã hội chủ nghĩa tự do đang thắng thế. Giám Mục Gelmini không còn cách nào khác là phải nhờ bà Tondoni đứng tên. Đây là hình ảnh khúc dạo đầu của Giáo hội nhằm tích nghi trước sự thay đổi lớn của xã hội.
Năm tháng sau khi cô chính thức trở thành Dì phước thực thụ. Đức Thánh Cha Pius IX qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1878. Hồng Y Vincenzo Gioacchino Pecci được bầu làm Giáo Hoàng Leo XIII. Đây là một vị Giáo Hoàng có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của cô. Tin thần và Ý tưởng của Ngài đã ảnh hưởng nhiều trong cô.
Ngài được học tại dòng Tên ở Viterbo, Roma. Ngày 31 tháng 12 năm 1837 ngài được thụ phong linh mục. Gia đình ngài gốc người xứ Siena. Năm 1847 ngài được bầu làm Giám Mục vùng Perugia. Trong thời gian làm Giám Mục, ngài nổi tiếng là nhà lãnh đạo tôn giáo giỏi và cũng là nhà cải cách xã hội tích cực. Ngài đã xây dựng, sửa sang nhiều nhà thờ, nâng cao tri thức và tinh thần các tu sĩ. Ngài đã đấu tranh và giành lại được các quyền bên ngoài cho Giáo Hoàng tiền nhiệm. Năm 1870, khi đó ngài còn là Giám Mục, ngài kiên quyết đấu tranh chống lại việc sử dụng quyền lực cướp đất của Nhà thờ, Nhà dòng. Thông qua rất nhiều lá thư góp ý của ngài. Cuối cùng một đạo luật hôn nhân dân sự cũng được chính quyền Ý Đại Lợi ban hành.
Là người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Pius IX, Đức Thánh Cha Leo XIII đã đối mặt với thái độ thù địch của chính quyền đã ngấm vào xã hội hàng trăm năm. Đối mặt với sự thay đổi của xã hội sang Tư bản chủ nghĩa, các cuộc thay đổi lớn về công nghiệp máy móc. Định hướng nhà thờ Thiên Chúa Giáo luôn giữ được các giá trị đạo đức truyền thống cũ. Giới trẻ thế hệ mới đã đi lạc hướng, quay lại các chuẩn mực đạo đức truyền thống cũ. Con người đang say xưa cuốn vào vòng xoáy vật chất để các giá trị tinh thần dần dần xa rời. Tâm hồn loài người ngày càng xa với mối liên kết với Đấng Tạo Hóa. Đó cũng là sự mất mát đau lòng, mất đi sự hạnh phúc, mất đi những gia đình thánh thiện. Con người bị quăng vào bánh răng của máy móc, ốc đảo khô cằn tâm linh.
Đức Thánh Cha Leo XIII tin chắc là Giáo hội cần có vai trò quan trong đưa ra lời giải tích cực trước những vấn đề về đạo đức của xã hội đương thời. Ngài mong muốn thần học và khoa học hòa hợp với nhau để củng cố đức tin hơn. Hình mẫu của ngài la Thánh Thomas Aquinas. Ngài không ngại học hỏi dù khi làm Giáo hoàng ngài đã sáu mươi tám tuổi, còn nữ tu Francesca Cát Vị Nghi thì mới hai mươi tám tuổi và chỉ chính thức làm nữ tu được vài tháng. Ngài thích văn chương, văn hóa, ngài rất thông thạo các tác phẩm văn học kinh điển, ngài luôn khuyến khích hàng giáo phẩm, các tu sỹ học tập để hợp nhất giữa thần học và khoa học nhân văn. Ngài ủng hộ các nghiên cứu về khoa học tự nhiên, về vũ trụ, đặt biệt nghiên cứu sâu rộng về thần học. Ngay khi nhận chức Giáo hoàng, việc đầu tiên là định hướng hòa hợp giữ Giáo hội và Xã hội.
Cũng giống như những Kitô hữu khác, Dì phước Francesca đã xúc động trước sự ra đi của Đức Thánh Cha Pius IX, người đã can đảm đối đầu với làn sóng tự do tư tưởng. Cô đã chúc mừng và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha kế nhiệm. Rồi Dì phước Francesca cũng quay lại với công việc bề bộn hàng ngay.
Chỉ sau vài tháng đội khăn khấn dòng, số trẻ em được đưa đến tại mồ côi tăng dần. Công việc ngày càng nặng nhọc. Dì phước đã dạy các em đi theo con đường của Ngài, chuẩn bị cho các em xưng tội rước lễ lần đầu, chịu phép thêm sức, giúp các em về thể chất và tinh thần cho các em, mỗi cá nhân các em đều nhận được tình yêu bao la của Dì. Nhiều thứ mà Dì phước Cát Vị Nghi không thể thực hiện dự định của mình cho các em trong ngôi nhà được sở hữu và quản lý bởi bà Tondini.
Một đêm khi Dì phước và các em hát thánh ca giọng nhỏ, thì bà Tondini và bà Calza ngà say bao vây cửa và mở cửa. Bà Tondini la lớn:
"Bây giờ sẽ biết tay bà, bởi vì không nghe ta cảnh cáo". Rồi bà ta tát mạnh vào mặt Dì phước Cát Vị Nghi, Salescia nhanh kéo bà Tondini ra và chuẩn bị nắm đấm cho bà ta. Dù bị chảy máu mũi Dì phước Cát Vị Nghi đã ngăn Salescia lại và nói:
"Chúng ta sẽ đáp trả bạo lực bằng sự hòa bình, Salescia con ta. Đáp trả hận thù bằng tình yêu".
Đã quá ba năm kể từ ngày Dì phước Cát Vị Nghi khấn trọn đời, cô và các em còn lưu lại Ngôi Nhà Thượng Đế này. Bà Tondini vẫn không thay đổi, vẫn tiếp tục đánh cắp từ quỹ cho các em mồ côi, chiếm đoạt bánh mì các trẻ em của Ngài. Bây giờ Giám Mục Gelmini không còn do dự tách các em ra khỏi kẻ trục lợi đền thờ. Đã quá đủ rồi!. Vì Mẹ Cát Vị Nghi đã vững chắc chăm lo cho các em. Đây là lúc mà Giám Mục Gelmini phải hành động.
Giám Mục Gelmini và Đức ông Serrati đến gặp cô. Tại nhà xứ, với hai ông già khiêm tốn. Cô không thể ngờ được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt họ. Giám Mục nhìn Đức ông gập đầu ra hiệu. Đức ông nhấn giọng:
"Francesca Cát Vị Nghi, con của ta. Sáu năm qua con đã không từ chối ta, ta chỉ yêu cầu con đến giúp trong vài tuần thôi để chấn chỉnh những vấn đề tại nhà trẻ mồ côi. Về việc 'chị' Tondini, và 'chị' Calza. Hãy bỏ quá cho ta. Họ thống trị trong ngôi nhà này chỉ gieo thêm đau khổ cho họ đạo. Ta mong muốn con ra đi mà không hề vướng bận điều gì trái lý. Ở lại đây ta càng lo ngại cho tính mạng của con".
Đức ông Serrati kể ra các khó khăn thử thách và khen ngợi Dì phước Cát Vị Nghi đã làm tốt công việc. Nhưng Dì phước chỉ khẽ đáp lại:
"Thưa Đức ông, Con chẳng là gì, con chỉ là nhân chứng bé nhỏ của Thiên Chúa thôi."
Giám Mục Gelmini vui vẻ nói:
"Chúng ta đã giải quyết xong chuyện về Ngôi Nhà Thượng đế, và xem như chấm dứt liên lạc với hai chị nữ tu không được thánh thiện. Nhà cho các trẻ mồ côi của con sẽ được dời đi nơi khác, nhưng hiện chưa có chỗ nào cho con và bảy người trẻ em của con".
Rồi ngài nói tiếp:
"Con của ta, ta biết con hằng mơ ước trở thành nhà truyền giáo. Vậy đây là thời điểm dành cho con, Bây giờ chưa có trường học, hay dòng tu nào, Mẹ bề trên Cát Vị Nghi, con hãy tìm một nơi cho con."
Mắt Dì phước sáng lên, thẳng người Dì phước khiêm tốn nói:
"Là người con vâng lời, là nàng dâu vâng lệnh của Đức Lang Quân. Vâng con sẽ tìm một ngôi nhà."
Đó là đêm đâu tiên tại ngôi nhà của Thượng đế Dì phước đã đi ngủ với sự bình yên hoàn toàn. Trước khi chìm vào giấc ngủ Dì phước Cát Vị Nghi đã cảm thấy tự tin vì Ngài đã giao cho Dì phước công việc vác Thánh Giá khó khăn. Cảm giác tình yêu trong Dì phước như được bay bổng trong không gian.
Lúc tảng sáng, Dì phước không rõ là trong giấc mơ hay lúc tỉnh thức. Ngài đã dẫn Dì phước đến một nhà thờ của Thánh Phan Xi Cô khó khăn ở Codogno, kế đến là hướng về quảng trường Thánh Phê rô ở Roma, và cuối cùng Tay Ngài chỉ về hướng bờ biển phía Tây, dù rằng trong thân tâm Dì phước Cát Vị Nghi luôn mong được đi về hướng Đông, Trung Hoa và Châu Á. Ngay sau giờ cầu nguyện buổi sáng, Dì phước đi hướng về Nhà thờ thánh Phan xi cô khó khăn, nơi đó có một cánh rừng nhỏ tĩnh mịch. Dường như không có gì phía sau hàng cây nhà thờ, Dì phước tiếp tục tìm kiếm vùng lân cận trong khu rừng. Và Dì phước đã thấy một tu viện cổ bị bỏ hoang. Dì phước lập tức bị sức hấp dẫn của ngôi nhà hai tầng, mái thấp phủ hắc ín và rất thông thoáng, những cánh cổng rộng nối tiếp nhau mở ra một khoảng sân kín rộng lớn.
Đây chính là cái nôi của Dòng Tu Các Dì Phước Thánh Tâm Chúa Ki Tô. Nơi đây, ngôi nhà này sẽ hiện diện thêm nhiều nàng dâu mới của Ngài.
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 3
Chương 3
Mẹ Cát Vị Nghi nay đã ba mươi tuổi, Mẹ đã trả giá cao cho tính rụt rè, và sự kiên nhẫn chịu đựng quá lâu trong ngôi nhà đấy. Bây giờ là nhiệm vụ của Mẹ bề trên. Vì Thiên Chúa, Ngài đã định cho Mẹ thành lập Dòng Tu Thánh Tâm Ngài. Từ bây giờ Mẹ bề trên Cát Vị Nghi sẽ tự tay lo cho mọi người và công việc của Hội dòng, lo cho bảy Dì phước mới và lo thêm một số trẻ em mồ côi vừa đến.
Mẹ Cát Vị Nghi đến gặp Đức ông Serrati để xin được chấp nhận ngôi nhà Mẹ đã chọn. Sau khi thấy sự rộng rãi của tu viện cổ, Đức ông hết lời ca ngợi sự lựa chọn chính xác. Ngay lập tức ngài gửi một người bạn là kiến trúc sư đi tìm chủ nhân của tu viện để thương thảo việc mua bán. Tu viện là tài sản của dòng Thánh Phan xi xô khó khăn, tu viện đã bị cấm hoạt động khi Napoleon chiếm đóng, và dường như đã bị lãng quên bởi cư dân vùng Codogno, nay tu viện thuộc sở hữu của nhà cầm quyền luôn chống lại nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Đức ông thảo ra giao ước mua bán rồi hướng dẫn kiến trúc sư đi gặp nhà cầm quyền thương lượng với lời nhắn nhủ:
"Anh hãy đi gặp họ, những người luôn chống đối Giáo hội, nói với họ rằng, nhà thờ Thiên Chúa Giáo muốn mua lại tu viện để chứa 'Xi măng', đây là 'Xi măng' tinh thần dùng để kết dính các linh hồn, 'Xi măng' sẽ dùng để xây một công trình to lớn đó là Nhà dòng Các Dì Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu."
Mẹ Francesca không thể xa cách các đứa con mồ côi của Ngài. Mẹ quyết định mang chúng đi theo tu viện và tu viện sẽ có thêm khu chăm lo trẻ em mồ côi. Chẳng còn lý do gì để những đứa trẻ của Ngài ở lại trong căn nhà đó nữa.
Việc ra đi đã làm hai bà Tondini và Calza lặng im. Chị bếp nhu mì Guiseppa Alberici khóc sụt sùi khi Mẹ Cát Vị Nghi và các em chuẩn bị đồ đạc ra đi. Mẹ nói với chị Alberici nhẹ nhàng:
"Chị có muốn đi cùng chúng tôi đến ngôi nhà của Ngài không?"
Chị Guiseppa Alberici chùi nước mắt nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, Vâng nếu Chúa muốn Mẹ nói như vậy".
Mẹ Cát Vị Nghi nhanh chóng rà soát các hành lý sơ xài. Đó là buổi chiều ngày 12 tháng 11 năm 1880. Sau khi Giám Mục Gelmini, Đức ông Serrati và người giữ đồ Thánh cho xứ đạo chất xong các giường, miếng đệm, mền chăn và các thứ linh tinh khác lên lưng ba con Lừa để khời hành. Mẹ và bảy nàng dâu của Ngài cùng với các trẻ em mồ côi cũ, mới từ từ ra khỏi ngôi nhà của bà Tondini. Giấc mơ đã thành hiện thực!. Có lẽ các trẻ em mồ côi là vui sướng nhất. Hàng xóm hai bên chúc mừng các Dì phước và các trẻ em mồ côi. Họ lần lượt đi qua các khu nhà ở tập thể, các nhà xưởng, ra khỏi khu vực của ngôi nhà đầy ấn tượng ấy.
Chốc lát các em đã đến tu viện cổ, hàng cây lá đung đưa theo gió đón chào họ. Không thể tin nổi mắt mình. Các em chạy, reo hò, la khóc vì vui sướng, chạy đuổi lòng vòng rồi lăn lộn trên đám cỏ.
Đức ông Serrati, Giám Mục Gelmini và Mẹ Francesca đứng ngắm nhìn đàn trẻ trong ánh chiều tàn, Mẹ nói:
"Hôm nay các trẻ em của Ngài đã được cười đùa, tiếng vui của các em là tiếng chuông thông báo - Đây là ngôi nhà của Ngài."
Rồi các Dì phước cùng các em gái nhanh chóng tháo dỡ các vật dụng từ lưng các con lừa dưới sự hướng dẫn của Mẹ bề trên Francesca. Cho dù ngôi nhà mới còn thiếu thốn nhiều thứ, chỉ còn ít thức ăn lạnh cho mỗi người, ghế, dùng cụ nhà bếp thiếu thốn, ngay cả một cái bàn cũng không có. Nhưng đó thật sự là nhà của họ. Họ quên cả mang theo mấy cây nến. Các Dì phước chuẩn bị nệm chỗ ngủ cho các em. Rồi họ cười vang. Cuối cùng Mẹ Cát Vị Nghi đã cười.
Những ngày tiếp theo ở ngôi nhà mới thật là những ngày tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của Mẹ. Dù các em phải ngủ trên nệm rơm ngày đầu, những thật là diễm phúc được sống trong nhà dưới Tên của Ngài, và thật là hạnh phúc khi được là con cái hậu duệ của Ngài.
Trong ngôi nhà mới này, Mẹ Cát Vị Nghi đã thu nhận nhiều cô gái trong sáng dâng lên Ngài là Chúa Giêsu, và cả Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
Một đêm, chị nữ tu nằm cạnh giường kế bên Mẹ Cát Vị Nghi chợt giật mình hoảng hốt la lên nhìn về Mẹ bề trên nói. Gương mặt Mẹ với mái tóc vàng ngắn gọn đang biến hình, khuôn mặt sáng rực trong đêm, hai mắt Mẹ như hai ánh lửa hồng, căn phòng sáng rực. Rồi chị nữ tu khóc lên khi ánh sáng đang tan dần và căn phòng chìm vào bóng đen.
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Có điều gì vậy, con gái?"
"Ánh sáng, Mẹ có thấy ánh sáng trong phòng?"
Mẹ Cát Vị Nghi trả lời:
"Mẹ có thấy con gái à, nhưng hãy cầu nguyện và ngủ tiếp đi".
Từ đó Mẹ Cát Vị Nghi ngủ riêng một mình trong căn phòng nhỏ khác.
Còn nhiều việc cho Mẹ làm trước khi Mẹ có thể hy vọng được thấy các em có cuộc sống ổn định như Mẹ mong muốn. Lập tức sáng hôm sau Mẹ đến gõ cửa từng nhà các cư dân vùng Codogno để xin bàn ghế và trợ giúp. Xin được giúp định kỳ bột mì, rau quả, than, rồi các nông dân giúp đỡ sữa trứng, rau và thịt, cả các nhà bán cá giúp có thực phẩm cho ngày Thứ Sáu. Có bàn ghế Mẹ dựng nhà nguyện nhỏ. Bắt đầu các lớp học để có tiền nhận thêm các em mồ côi.
Mặc dù bận rộn các việc khác. Mẹ vẫn chuẩn bị tạo dựng nội quy cho hội dòng. Tiêu chuẩn Mẹ đưa ra cho hội dòng là không quá cứng nhắc theo lý thuyết thần học mà lại thiếu vắng những việc thực tế. Nội quy hướng dẫn rõ ràng gắn kết theo gương Chúa Giêsu. Các Dì phước là các nàng dâu của Ngài, thì phải đi theo đường lối Ngài. Lời của Ngài được đưa ra trên trần thế thì không gì có thể thay đổi được. Dòng tu sẽ có tinh thần Gia đình Thánh Gia. Tình yêu là trên hết và dành cho tất cả với mức độ ngang nhau, không thiên vị ai. Luôn theo đường riêng hồn nhiên, ngay thẳng. Như trong sách Công vụ các tông đồ có đoạn:
"Hãy chờ dậy, đi lên đường gọi là đường Ngay thẳng, tìm tên Sau-lơ, người Tạt-sơ".
"Dòng các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu luôn đi theo con đường mộc mạc, đơn giản, điệu bộ kiểu cách chỉ làm cản trở công việc của họ. Đức tin cần phải tháo bỏ những vướng bận về người và vật chất. Những ham muốn trần gian chỉ làm ngăn trở đến được tình yêu bao la của Đức Lang Quân. Những Nhà dòng riêng tự chăm lo, tự hoạt động độc lập với các Nhà dòng khác của Hội dòng, bằng cách quyên góp tiền, đồ vật, dạy học hay làm điều gì địa phương cần. Dì phước trưởng hay Mẹ bề trên mỗi Nhà dòng nhánh sẽ do chính Mẹ Cát Vị Nghi lựa chọn. Mẹ đã hiểu rõ khó khăn lúc Mẹ xin vào các Nhà dòng. Cho nên Hội dòng của Mẹ không từ chối ai có lòng hiến dâng cho dù họ trông không có sức khỏe tốt. Nhưng những ứng viên được chấp nhận gia nhập dòng, hay vào học viện đều trải qua thời gian tu luyện đủ dài trước khi họ được khấn trọn đời. Họ chỉ có thể khấn trọn đời bởi tình yêu với Chúa Giêsu mà không phải vì mục đích nào khác. Không ai bị dỗ ngọt hay bị ép buộc theo con đường "Noi gương Chúa Giêsu". Mỗi người khi khấn trọn đời đều hiến dâng hết Lòng, hết Linh hồn và hết Trí khôn với ba lời khấn: Khó nghèo, Thanh tịnh và Vâng lời. Lòng quảng đại các Dì phước sẽ thuần khiết cho đi và hiến dâng cho Ngài Giêsu. Mẹ biết rằng tình yêu trong trắng và những công việc hiến dâng đôi khi vượt ngoài khả năng của con người. Nhưng nếu không như vậy thì chỉ là tình yêu chết. Các Dì phước con của Mẹ Cát Vị Nghi sẽ noi theo Thánh tâm Chúa Giêsu trong cuộc đời của họ. Mẹ đã giúp các Dì phước can đảm không sợ hãi phó dâng tất cả, để Thiên Chúa làm chủ thời gian và cuộc đời của họ đưa họ đến sự thanh bình, ngưỡng cửa thiên đàng trần thế, là tình yêu và sự hợp nhất với Chúa Giêsu cho dẫu khó khăn lao nhọc cuộc đời."
Dòng của Mẹ ngày càng có nhiều trẻ em mồ côi nữ đến, và cả những nàng dâu khao khát đến nữa. Trong vòng một năm từ khi căn nhà được mua lại, giờ đây nó đã trở nên chật hẹp. Mẹ Cát Vị Nghi phải tính việc mở rộng, nhưng bảng ước giá từ các nhà thầu cao gấp hai lần mà Giáo phận có thể cung cấp. Mẹ mặc cả giao kèo với thợ với nhà cung cấp vật liệu, cách thu xếp của Mẹ đã thuyết phục họ chấp nhận. Các Dì phước trẻ, các em mồ côi, các em học sinh và gia đình các em, đến phụ công việc xây dựng, họ dọn dẹp, tháo dỡ, trộn xi măng, mang gạch, vữa xi măng đến cho các người thợ. Họ quan sát ghi chú cách các người thợ làm, rồi khi chiều tối các người thợ ra về. Dì phước Salescia đứng trên giàn giáo, phía dưới tất cả phụ mang vữa xi măng, các vật nặng và họ làm phụ các công việc của người thợ. Họ vui vẻ bắt chước các thợ hồ, đục cắt gạch, trát vữa xi măng hai đầu gạch, lắp gạch ngay ngắn...dần dần, bức tường xây lên cao, họ hân hoan vui vẻ, tạ ơn. Họ dừng công việc khi trời tối, tất cả đều dính bụi xi măng từ đầu đến chân, tay họ bị chày xước, chân vài người đau nhức. Mẹ Cát Vị Nghi cảm thấy thật trân trọng công việc các người thợ.
Cùng với các thợ mộc và thợ trang trí, các Dì và các em phụ giúp một tay. Chỉ trong thời gian ngắn, ngôi Nhà dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu đã tăng diện tích gấp hai lần.
Dần dần, trường học và nhà trẻ em mồ côi của Mẹ Cát Vị Nghi được lan truyền qua các giáo phận lân cận vùng Codogno về chất lượng giáo dục, giáo dục về tinh thần nhân văn, tính đạo đức, tính thật thà, tình yêu quan tâm đến người khác ....
Cha hiệu trưởng Don Gallone vùng Grumello cách không xa Codogno đã đến quan sát và ngưỡng mộ công việc của Mẹ ở Codogno, nên đã nhờ Mẹ mở trường học trên địa phận Grumello của ngài. Ở đó có rất nhiều gia đình dù thân với chính phủ của đảng tự do nhưng đều muốn con gái của họ được học trường của Mẹ.
Việc mở chi nhánh trường học đầu tiên đã làm Mẹ Cát Vị Nghi vui sướng khôn tả như việc lập dòng mới trên vùng Codogno vậy. Thật là vui và an tâm cho lớp hoa trái đầu mùa. Tháng 11 năm 1882, Mẹ cùng với bốn Dì phước trên xe ngựa cũ nát cùng với các đồ dùng gia đình, yêu cầu người nài ngựa hướng về Grumello. Đây là lần đầu tiên các Dì phước được đi gây dựng công việc truyền giáo, đó cũng là giấc mơ của Mẹ Cát Vị Nghi. Thật là khó diễn tả cảm xúc bên trong mỗi người.
Trường học nhỏ bé của Mẹ thuần túy hướng về Đạo Thiên Chúa Giáo. Lòng nhân từ và kiến thức của Mẹ đã được công nhận. Không lâu sau đó các lời mời gọi mở trường ở Milan, Casalpusterlengo và Borghetto Lodigiano.
Đến năm 1887 thì đã có bảy trường được dựng lên trong các vùng lân cận. Nay đã ba mươi bảy tuổi, Mẹ Cát Vị Nghi đã không còn kiên nhẫn để được đi truyền giáo nơi xa như Mẹ hằng mơ ước. Mẹ nói với Đức ông Serrati là Mẹ muốn lập dòng ở Roma để thuận tiện cho việc xin được đi truyền giáo nơi xa.
Đức ông giật lùi lại trước ước muốn của mẹ:
"Francesca, con của ta, con muốn đi Roma ư?. Có thể chỉ để là được gặp Đức Thánh Cha, được nói chuyện vài phút với ngài là tuyệt vời rồi, có thể sẽ vui suốt đời cũng như được hoàn toàn phúc đức. Nhưng để đạt được giấc mơ đi truyền giáo phương xa ư?!. Vì bây giờ Giáo hội đang bị bao vây bởi làn sóng trào lưu chống đối. Con muốn đến để thuyết phục Đức Thánh Cha gửi Hội dòng non trẻ của con đi xa sao?. Và con hy vọng thuyết phục được ngài đồng ý sao?. Francesca. Ta lưu ý con như người cha già là những chuyến đi thám hiểm xa, là những gỗ cây thập giá vượt ngoài sức người. Chúng ta nên để dành cho các vị thánh thôi."
Khi Mẹ Cát Vị Nghi bị thất vọng bởi ý kiến của Cha quản xứ già. Nhưng sự thất vọng không tồn tại lâu. Một đêm Mẹ Cát Vị Nghi mơ thấy Chúa Hài Đồng xuất hiện nói với Mẹ:
"Francesca Cát Vị Nghi. Hãy đi đến nơi thánh Phê rô chịu khổ nạn. Nơi là đá mà phát ra ánh sáng muôn đời. Roma là cửa ngõ của con".
Lần nữa Mẹ Cát Vị Nghi đến gặp Đức ông Serrati với mong muốn được đi Roma. Một lần nữa Đức ông làm nản lòng Mẹ. Đức ông nói:
"Chỉ vài năm các Nhà dòng của con ngày càng lớn mạnh. Con có thể hài lòng vì đã làm được việc lớn lao cho Giáo hội. Con đã là Mẹ của sáu Nhà dòng. Hãy tạm dừng ở Milan và chấp nhận như vậy. Hãy lưu tâm đến sức khỏe của con. Hãy để những Linh mục cứng cỏi của Dòng Tên gánh vách những ách nặng nề đó. Francesca hãy chăm lo cho vùng Lombardy là tuyệt vời rồi."
Mẹ Cát Vị Nghi kính trọng trả lời một cách chắc chắn:
"Thưa Đức ông rất thân mến, Con sẽ tiếp tục đi thêm..."
"Vậy con sẽ đi Roma một mình?. Không có ai gửi đi? Khi con sẽ trở về trong thất vọng và sẽ ảnh hưởng đến địa phận của mình."
Mẹ nhẹ nhàng nói:
"Thời điểm đã đến, con phải đi Roma thôi."
Đức ông rất lấy làm tiếc, chỉ lắc đầu.
"Con ta, chúng ta đang trong thời đại mà Giáo hội bị xung đột giữa người dân và hàng giáo sỹ, thời đại của chủ nghĩa vô thần, thần tượng về máy móc. Giáo hội đang bị chao đao, cho nên những hội dòng nho nhỏ của chúng ta họ sẽ làm ngơ. Hội dòng của con còn non trẻ, muốn phát triển rộng cần có ủy nhiệm thư từ trên và cả vốn nữa. Chúng ta không có ủy nhiệm thư và vốn làm sao con làm được?"
Mẹ Cát Vị Nghi đưa chiếc nhẫn khấn trọn đời ra và nói:
"Cái vòng này liên kết con và Trái Tim của Ngài, đó là ủy nhiệm thư. Ngài và Đức Mẹ đã nói với con như vậy."
Đức ông gật đầu:
"Có thể như vậy. Và đây là tin vui đang đến với Đức Ông này, nhưng liệu Đức Thánh Cha có bị sốc bởi tin vui này không. Cầu Chúa phù hộ con."
Dù sao Đức Ông cũng viết những lá thư dài đầy nỗi âu lo đến những người bạn ở Roma. May ra họ có thể giúp Mẹ Cát Vị Nghi được gặp Đức Thánh Cha. Đức ông viết để ủng hộ Mẹ Cát Vị Nghi, dù trong tâm Đức Ông - Thư của một Giám Mục tỉnh lẻ thì chẳng có nhiều trọng lượng. Có lẽ một phần Đức Ông lo ngại chuyến đi Roma của Mẹ sẽ không có hy vọng gì thì khi trở về Mẹ sẽ bị tâm lý đè nặng. Phần khác nếu điều kỳ diệu xảy ra, Mẹ đạt được sự cho phép của Đức Thánh Cha để giấc mơ của Mẹ thành hiện thực. Mẹ sẽ đi xa vùng Codogno, sẽ là một mất mát cho Đức Ông và cho Giáo phận của ngài. Có thể là như vậy.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 1887, Mẹ Cát Vị Nghi và Dì phước Serafina, giữa họ là va li nhỏ đựng vài bộ quần áo cũ và các vật dụng thô sơ khác. Họ trông giống mấy Dì phước trẻ con, họ mang giày và quần áo cũ dáng thật khó nghèo. Nhưng họ đang lên đường đến Roma.
Khi tàu lửa chạy dọc bờ biển, đây là lần đầu tiên Mẹ Cát Vị Nghi thấy được biển của Ngài, mực nước biển ở chân trời xa gợi lại giấc mơ khi Mẹ còn bé. Bây giờ là biển, Mẹ mong được bay qua biển theo ánh sáng của Ngài dẫn đường. Ô đấy là con tàu mang tên "Đưa Chúa Giêsu đến miền xa" - Christ bearer - cũng là một cách gọi tên khác dành cho nhà thám hiểmChristopher Columbus. Với nó Mẹ có thể đi chu du một vòng trái đất. Đại dương thì thật to lớn, chân trời góc biển thât bao la. Màu xanh nước biển và màu xanh da trời thật tuyệt đẹp!.
Chuyến tàu đã đến Roma. Thành phố bất tử của Ngài Giêsu trên địa cầu. Roma là công trình từ Ngôi Lời của Ngài, nền móng của thành phố được đúc bằng máu các thánh tử đạo. Roma là thành phố đầu tiên mà cờ băng rôn Lời của Ngài bay cao và xa hơn tất cả quyền lực trần gian. Roma là nguồn phát nhiệt sưởi ấm toàn thế giới với ánh lửa yêu thương chẳng hề tàn phai.
Mẹ Cát Vị Nghi đã có địa chỉ một tu viện thánh Phanxico nơi mà Mẹ và Dì phước Serafina nghỉ chân. Nhưng trước khi nghĩ ngơi sau một cuộc hành trình dài, Họ đã tìm thấy một nhà thờ nhỏ Dòng Tên Giê Su, Mẹ đã đứng trước tượng thánh Phanxico Xavier cầu xin cho công cuộc đi truyền giáo của Mẹ.
Trên đường đến tu viện, Mẹ đã thấy một khu thành phố nhộn nhịp. Những chiếc xe ngựa đẹp kéo đầy những thùng hàng đắt giá. Những người đàn ông đàn bà giàu có trong những trang phục lộng lẫy và đắt tiền. Đường phố thì có rất nhiều linh mục, các nữ tu đến từ các quốc gia khác nhau trong trang phục rất trang trọng tỉ mỉ, và Mẹ đã bắt đầu lo ngại. Mẹ là Dì phước thì quê và lạc hậu, dù Mẹ đã sáng lập Dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu, Nhà dòng còn chưa được biết nhiều trong cộng đồng. Bậc thang để được gặp chiếc ghế thánh thiêng thì chen chúc bởi các dòng tu đua tranh. Vậy ai sẽ giúp Mẹ đến gặp được người kế nhiệm thánh Phê rô?. Mẹ Cát Vị Nghi chắc chắn sẽ không vì bản thân mình. Mẹ chỉ ước muốn được làm việc tận hiến hy sinh đau khổ cho Tình yêu của Ngài. Tại sao khi đứng trước thành phố lớn và hoa lệ, bỗng dưng giấc mơ truyền giáo của Mẹ trở nên nhỏ bé và tầm thường. Trước khi trời tối, Mẹ và Dì phước đã có chỗ ở qua ngày tại tu viện thánh Phanxico, và họ đã được Mẹ Maria Della Passione của tu viện tiếp đón tận tình.
Lúc đó xã hội đang có sự xung đột lớn với xã hội, là vấn đề nổi cộm của thời đại. Mẹ biết rõ xã hội đang bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng vô thần chủ nghĩa, như chủ nghĩa Marx hay chủ nghĩa thực chứng là mọi việc đều phải được khoa học kiểm chứng và chấp nhận. Dù Mẹ biết rằng Đức Thánh Cha Leo XIII là thích hợp nhất bởi nhiệt huyết và sự uyên bác của ngài có thể hợp nhất Giáo hội trở lại. Ngài không ngừng thương thuyết với nhà cầm quyền về tất cả mọi mặt có thể ảnh hưởng xấu đến Giáo hội. Dần dần ngài đã dành được sự kính trong cho triều giáo hoàng độc lập của ngài.
Bây giờ Đức Thánh Cha đang gặp rất nhiều khó khăn giữa Vatican và nhà cầm quyền Roma. Liệu ngài có nghe Mẹ Cát Vị Nghi đến từ làng quê Lombardy? Liệu có ai đó ủng hộ cho công việc truyền giáo xa của Mẹ?. Mẹ trở nên nghi ngại rằng đã có ai đó đã đến xin đi truyền giáo và ý kiến đã bị bỏ quên. Như một trích dẫn của Thánh Phanxico khó khăn là:
" Hãy bắt đầu bằng các công việc cần thiết, kế đến là các công việc có thể được. Rồi bất ngờ bạn có thể làm được điều tưởng như không thể”."
Qua tìm hiểu Mẹ biết Đức Giám Mục đại diện tòa thánh Parocchi là người có thể sắp đặt một cuộc gặp với Đức Thánh Cha. Ngay lập tức Mẹ đã đến xin hẹn được gặp Đức Giám Mục Parocchi, và Mẹ đã đã có được cuộc hẹn. Ba ngày sau cùng với Dì phước Serafina, Mẹ được ngồi đối diện với vị Đức Giám Mục.
Giám Mục Parocchi nhìn hai Dì phước một lúc rồi ôn tồn nói:
"Các con của ta, hãy giới thiệu về các con đi."
"Con là Francesca Xavier Cát Vị Nghi, một Dì phước truyền giáo"
Một phút nghi ngại đã đến vì công việc của Mẹ chỉ biết đến ở Codogno thôi, liệu có ai biết ở Roma to lớn này. Nhưng Ngài Đức Lang Quân đã làm dông bão trong lòng Mẹ là Ngài đã muốn như vậy, nên Mẹ nhất định xin được gặp người kế nhiệm thánh Phê rô!.
"Tốt lắm, nhưng xin hãy cho ta biết con thuộc Dòng truyền giáo nào?"
"Thưa là Hội Truyền Giáo Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu".
Làm sao Mẹ Cát Vị Nghi có thể thuyết phục vị Giám Mục chưa biết về Mẹ. Nhưng mỗi hơi thở đều là sự mong muốn được gặp Đức Thánh Cha xin ngài đồng ý cho chuyến đi xa cấp kỳ giúp đỡ các trẻ em của Đức Lang Quân.
"Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu à?. Ta lấy làm tiếc hình như ta chưa nghe bao giờ, đấy là dòng mới lập chăng? Thế tu viện ở đâu?"
Mẹ Cát Vị Nghi đáp:
"Thưa là ở Codogno được bảy năm rồi".
"Thưa đó là mẹ của Ngài, Đức Maria trắng trong vẹn tuyền đã sinh ra Thánh Tâm Ngài."
"Là Đức Maria của chúng ta, thật vậy sao?"
"Thưa vâng, Đức Giám Mục."
"Vậy con muốn ta giúp gì cho con?"
"Chúng con muốn xây nhà trên nền đá của Ngài".
" .... Ta biết, con à, ở Roma này đã có quá nhiều Hội dòng rồi. Chúng ta còn đang vất vã để giữ không bị chiếm đoạt bởi nhà cầm quyền để giữ lại cái chúng ta đang có".
"Chúng con không muốn thay đổi Roma, chúng con chỉ muốn Đức Thánh Cha cho phép chúng con đi truyền giáo phương xa".
"Ta hiểu con à, nhưng con hãy nói cụ thể công việc hoạt động hội dòng của con đi."
Dù Mẹ đã nhanh chóng thuyết phục vị Giám Mục. Nhưng ngài còn phân vân, làm sao ngài ủng hộ giúp đỡ Mẹ. Nếu dễ làm thì tất cả các căn nhà ở Roma đã trở thành các dòng tu rồi, chỉ việc đến gõ cửa nhà Thánh Phê rô là dựng nên Nhà dòng mới sao?. Vị Giám Mục nhã nhặn cầm giấy giới thiệu sơ lược về Dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài rất hài lòng về sự ham muốn tận hiến cho Chúa Giêsu. Nhưng điều đó thì quá chưa đủ. Vậy đâu là những giấy tờ giới thiệu quan trọng khác?. Nguồn lực tài chính?. Làm sao Mẹ có đủ nửa triệu Lia để mở một hội dòng trên đất của Thánh Phê rô này?. Còn việc truyền giáo nước ngoài ư?.. Cái này có thể được, đời sống thiếu vắng Chúa Giêsu ở nơi Tân Thế Giới - Nước Mỹ đang rất cần đạo Thiên Chúa Giáo đến. Nhưng Hội dòng của Mẹ thì quá non trẻ, biết bao Hội dòng lâu đời, vững mạnh khác còn đang vất vả nơi Tân thế giới hỗn loạn đó. Vị Giám Mục trầm ngâm rồi nói:
"Francesca Cát Vị Nghi, một Mẹ bề trên trẻ, con hãy chấp nhận công việc tốt đẹp của con ở Codogno đi, còn việc truyền giáo nơi đó thì hãy để cho người khác khỏe mạnh hơn lo."
"Thưa Giám Mục, Mẹ Maria đã xin vâng, không từ chối những việc nguy hiểm - thăm viếng, khó khăn nhận làm Mẹ Thiên Chúa."
"Thật đáng khen con có suy nghĩ rất tích cực, nhưng Hội dòng của con thì quá bé, lịch sử Nhà dòng còn ít và con không có nhiều vốn nữa. Ta khuyên con nên mang giấc mơ về lại Codogno đi."
"Thưa Giám Mục, vậy đấy là yêu cầu hay là lời đề nghị vậy?"
Tự nhiên cảm giác ngưỡng mộ dâng cao trong vị Giám Mục dành cho một Dì phước trẻ. Người con gái cùa Thiên Chúa này rất khác những Dì phước mà ông đã từng gặp. Vị Giám Mục nhún vai, "Chỉ là đề nghị".
Mẹ Cát Vị Nghi đứng dậy nói:
"Thưa ngài xin thứ lỗi, con sẽ ở lại Roma. Vì con biết Chúa sẽ thay đổi trái tim ngài. Xin cảm ơn và cầu Chúa luôn phù hộ ngài."
Chưa kịp ra khỏi đầu đường, Mẹ đã khóc òa vì thất vọng.
Dì phước Serafina vội an ủi:
"Mẹ. Chắc chắn là Thiên Chúa sẽ thay đổi trái tim vị Giám Mục."
Cả hai cùng vội về nhà thờ Dòng Tên Giêsu để tâm sự với Ngài, xin Ngài ban thêm ơn can đảm từ Tình yêu của Ngài.
Cảm giác khó nhọc cho việc ưng thuận nhưng bước chân của niềm tin không ngơi nghỉ đưa Mẹ đi khắp Roma. Mẹ đã đi từ sáng đến tối không có bữa ăn nào để gõ cửa từng tu viện, chờ đợi vô hạn hàng giờ tại phòng khách, đi bộ trong mưa, lạnh, tuyết, leo lên các bậc thang đến các dinh thự, tất cả chỉ là sự ghi nhận và thất vọng.
Nhiều lần đi ngang Vatican, Dì phước Serafina ngập ngừng nói tại sao họ lại không vô thẳng bên trong. Mẹ Cát Vị Nghi đáp:
"Con gái, chỉ khi Đức Lang Quân can thiệp thì chúng ta mới được phép đi vào trong, lúc đó chúng ta sẽ an bình dâng tâm hồn ý nguyện lên người kế nhiệm thánh Phê rô".
Thêm vài lần gặp lại Đức Giám Mục đại diện tòa thánh - Parocchi. Mỗi lần nói đến ý định của Mẹ, là lúc Đức Giám Mục thấy ánh lên tính quyết tâm của Dì phước trẻ. Cuối cùng Đức Giám Mục không thể từ chối lòng quyết tâm của Mẹ, vị Giám Mục hẹn sẽ đưa ra quyết định vào ngày 22 tháng 10 năm 1887. Chiều hôm đó, trời Thu thật xanh êm ả, trong phòng khách, Đức Giám Mục bắt tay Mẹ và trịnh trọng nói:
"Bây giờ Francesca Cát Vị Nghi, con đã sẵn sàng?"
Mẹ Cát Vị Nghi đáp lại đơn giản:
"Con xin vâng và đã sẵn sàng"
Vị Giám Mục tươi cười:
"Vậy tốt, thay vì mở Hội dòng như con mong muốn, ta yêu cầu con mở hai nhà!"
Mẹ đã đáp khe khẽ.
"Tạ ơn Cha, Chúa luôn phù hộ Cha. Chúa đã thay đổi tim Cha như con đã khấn xin."
"Đúng rồi con ta!, hãy đừng ngại với số vốn ít ỏi mà ta giao cho con, vì Giáo hội đang tron cơn túng nghèo. Ta muốn con mở một trường học không học phí ở Porta Pia và một nhà trẻ ở Aspra, nhưng các Dì phước của dòng con sẽ tự lo mọi chi phí sinh hoạt, ta chỉ giúp cung cấp đồ dùng, bàn ghế cho việc học thôi."
Mẹ đã nhanh chóng đến nhà thờ Dòng Tên Giêsu để tạ ơn Ngài hàng giờ trong hân hoan. Ngay tối hôm đó Mẹ đã viết lá thư mừng rỡ báo cho Đức ông Serrati và các Dì phước thuộc Hội dòng của Mẹ.
Thư có nội dung như sau:
" .....Và chúng ta đã bay được lên cây mong ước để được nghe và thấy Chàng Rể gần hơn - Nhưng hãy luôn nhớ dù chúng ta đang ở trên cây lá lấp lánh ánh nhiệm màu, hãy luôn giữ khiêm tốn và thực tiễn....... Hãy chọn ra năm Dì phước, trang bị đồ dùng, quần áo, đồ dùng nấu ăn và cả chi phi đi tàu lửa nữa, gửi họ đến Roma. Với sự trợ giúp của Ngài, lúc đó ta sẽ tìm được chỗ thuê phòng, can đảm đi theo Tình yêu của Ngài."
Đức ông Serrati vô cùng hân hoan, Ngài quả quyết là thiên thần bé nhỏ Cát Vị Nghi chắc chắn sẽ thành công. Ngài gửi đến Mẹ tất cả những đồng Lia ngài có, và cả những đồng Lia mà ngài có thể vay mượn.
Mẹ thầm nghĩ khi nhận được tiền từ Đức ông:
"Mỗi đông Lia tựa như năm chiếc bánh và hai con cá, nếu như Thánh ý Ngài muốn, thì không ai hay một thế lực nào có thể cản nổi công việc cho các trẻ em của Ngài, những đồng Lia này sẽ sinh sôi nhiều đồng Lia khác."
Với một ít vốn, Mẹ đã thuê một căn hộ trống, rồi Mẹ tìm đến những cửa hàng đồ gỗ cũ hay cửa hàng đấu giá bàn ghế cũ để chọn thứ rẻ nhất và tốt nhất cho lớp học và nhà trẻ.
Khi các Dì phước vừa đến Roma cùng với các vật dụng hành lý rẻ tiền, Mẹ đã đón tiếp họ như đội quân chiến thắng. Với Mẹ họ là những nàng dâu trụ cột đầu tiên để họ sắp xếp hành trang đến được vương quốc vĩnh hằng của Ngài.
Bây giờ họ như những chú chim bồ câu hót líu lo trên đất Roma. Họ đang ở Roma đấy. Gặp gì họ cũng thăc mắc hỏi, mỗi câu hỏi là có một câu trả lời.
Tối đến họ ngồi ăn mì ống Macaroni trên bàn làm từ thùng giấy các tông, cùng nhắp một chút ít rượu vang. Thât là hạnh phúc cho các Dì phước trẻ bên Mẹ bề trên của mình. Còn chỗ ngủ là trải rơm trên nền nhà sạch cùng với mũ chụp đầu, chăn mền kín. Tuy cuộc sống khó nghèo nhưng họ thật hạnh phúc.
Vị Giám Mục đại diện tòa thánh đã kín đáo giám sát công việc của Mẹ và ông hết sức khen ngợi sự khôn ngoan, tính khoa học để mở hai nhà, một là trường và một là nhà trẻ thành công với một số vốn rất ít ỏi ở Porta Pia và Aspra. Vị Giám Mục phát hiện Mẹ Cát Vị Nghị có khả năng thiên phú trong việc áp dụng thực tiễn phương cách mới trong việc giáo dục cho nhà thờ Thiên Chúa Giáo mà Đức Thánh Cha mong muốn. Mẹ là người phụ nữ mà Giáo hội rất cần cho những thách thức tương lai. Mẹ là ngọn đuốc sống mới đến trung tâm của Ngài Giêsu. Những khó khăn vất vả của Mẹ dành cho Chúa Giêsu đã mang lại sự sống mới cho hàng giáo sỹ quá cẩn trọng, nặng nề, thụ động và tự mãn.
Chung cư ở Via Nomentana bây giờ là học viện mang tên Mẹ. Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước tận dụng gỗ rồi dùng búa, cưa, thước vuông, sơn để chuyển đổi một phòng thành nhà nguyện tối cần thiết. Hầu hết công việc được làm bằng tay cho dù họ chẳng có kinh nghiệm gì về xây dựng. Chỉ có tinh thần hiến dâng cho Thiên Chúa họ đã trao đổi kinh nghiệm với nhau để hoàn thành công việc với ít chỉnh sửa nhất.
Những lúc bước chân của Mẹ Cát Vị Nghi bị cuốn hút vào nhịp sống tân thời, thì Mẹ Cát Vị Nghi lại chỉnh sửa tình yêu của Mẹ cho Ngài. Mẹ đã kết hợp chặt chẽ giữa những đức tính tốt đẹp của Đạo Thiên Chúa Giáo xưa với tinh thần làm việc cao để bắt kịp thời đại. Những em gái dù tầng lớp nào - là quý tộc, trung lưu, nghèo khổ hay vô thần, một khi gặp Mẹ Cát Vị Nghi là vâng theo Mẹ gia nhập Dòng tu của Mẹ rồi tận hiến cuộc đời cho Ngài Giêsu.
Mẹ Cát Vị Nghi giờ được Đức Giám Mục Parocchi quý trọng. Đức Giám Mục đã hết lời khen ngợi Mẹ đến vị trí cao nhất của tòa thánh. Ngày 12 tháng 3 năm 1888, người con gái thứ mười ba của bà Stella Cát Vị Nghi và Ông Tòa tháp Chúa Giêsu Agostino đã được Tòa thánh ban sắc lệnh phê chuẩn Decretum Laudis, công nhận và chấp thuận Hội Dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu của Mẹ Cát Vị Nghi.
Người con gái bé nhỏ tóc vàng bên lò sưởi của Làng Sant Angelo lắng nghe cha của mình đọc cho nghe các câu truyện đi rao giảng đạo phương trời xa của các thánh nhân, cô gái bé nhỏ đã yêu quý Người Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu. Cô bé đã bí mật cầu nguyện hàng đêm với Ngài, và Ngài thường xuyên gần bên cô bé. Giờ đây cô đã là nàng dâu chính thức, là Mẹ bề trên của Hội dòng thừa sai truyền giáo nước ngoài, châu lục xa xôi. Những hy sinh cực khổ của Mẹ dành cho Thiên Chúa là ngọn lửa tình yêu lớn lao mà không thể ngăn nổi.
Trong thời gian Mẹ Cát Vị Nghi mở trường học ở Vùng Castel San Giovanni, Mẹ đã quen biết với Giám Mục Giovanni Scalabrini vùng Piacenza, ngài là dấu báo việc ước mơ truyền giáo xa xôi của mẹ thành sự thật.
Đức Giám Mục Scalabrini có tâm hồn khao khát giúp đỡ làn sóng di dân ồn ạt sang Châu Mỹ xa xăm. Di dân là nét đặt trưng của nhân loại. Thay đổi phong tục, địa lý vùng đất mới giúp thêm năng lượng tinh thần. Di dời từ nơi này sang nơi kia là đi tìm kiếm sự ổn định hơn cho cuộc sinh tồn, âu cũng là chốn đi khỏi kè thù đang vây hại, con người từ ngàn xưa đã di chuyển dàn trải khắp mặt địa cầu. Giờ đây là cuộc di dân ồ ạt chưa từng có của Châu Âu sang Tân Thế Giới, một phần nguyên nhân là do dân số gia tăng, đời sống cách biệt lớn giữa các thành phố, như ở Ý Đại Lợi, vùng phía bắc thì công nghiệp phát triển, là thủ phủ kinh tế và chính trị, trong khi phía nam thì nghèo túng, lạc hậu. Vật giá leo thang, công việc suy giảm. Khủng khoảng kinh tế đã xảy ra năm 1887, hầu hết số lượng lớn người dân Ý Đại Lợi đã sống dưới mức nghèo đói. Chính phủ Ý Đại Lợi lúc đó đã hy vọng sự di dân sẽ giúp giảm bớt khủng khoảng, dân số ít đi, những đồng Mỹ kim được gửi về cho gia đình họ hàng. Chỉ có Giáo hội là đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần, phẩm hạnh của lớp lớp người di dân sang nước Hoa Kỳ lúc khai sơ.
Đức Giám Mục đã rất trăn trở với người đi dân. Ngài đã thu thập các dữ liệu, biên các cuốn sách - sổ tay nhỏ, kêu gọi các hội đoàn giúp đỡ tin thần cho người di dân. Sau khi đi đến nơi để thấy tận mắt cuộc sống của người đi dân, ngài quay về Roma, thành lập Giáo đoàn thánh Charles Borromeo. Với tên thường gọi là các Cha dòng Scalabrinian, chuyên đi giúp đỡ những người di dân. Khi ngài gặp Mẹ Cát Vị Nghi, linh cảm cho ngài biết Mẹ là người rất thích hợp cho công việc truyền giáo ở Hoa Kỳ. Ngài đã nói với Mẹ ở nhà thờ nhỏ San Gioacchino là các cha dòng thánh Charles đã mở dòng ở Niu Ước. Ngài nói say sưa về các việc của người di dân Niu Ước.
Ngài nói: "Mẹ Cát Vị Nghi, hoàn cảnh xã hội và tinh thần của người dân chúng ta ở nước Huê kỳ thật không thể tin nổi. Niềm tin vào tình yêu của Chúa Giêsu của người dân Ý Đại Lợi trải qua bao nhiêu thế kỷ, nay đang bị sói mòn và dần trở lại thời kỳ ủ hậu tà giáo trong hoang mạc. Nơi đó đang rất cần Hội Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu mang đến công việc lớn lao là mang ánh sáng cho người dân chúng ta."
Ngài hy vọng Mẹ Cát Vị Nghi sẽ cân nh��c kỹ để đi Niu Ước giúp các Cha dòng Thánh Charles. Nhưng Mẹ lại im lặng, Giám Mục Scalabrini không thất vọng về điều đó. Ngày tháng trôi qua, một hôm Giám Mục đến gặp Mẹ với sự phấn khích.
Ngài nói: "Tôi đã nói chuyện về Hội dòng của Mẹ với Giám Mục Corrigan, địa phận Niu Ước nhân lúc ngài viếng thăm Roma. Ngài đã lắng nghe cẩn thận, và ngài đã rất muốn Mẹ Cát Vị Nghi mang Hội dòng của Mẹ sang Niu Ước để giúp đỡ các trẻ em mồi côi."
Cuối cùng thì phải đợi đến lúc Mẹ đã ba mươi tám tuổi mới nhận được lời đề nghị cho sứ vụ truyền giáo vượt đại dương. Suối thời thơ ấu hàng mơ ước được đi truyền giáo phương xa, nơi mà sẽ phải gặp những nguy hiểm, thậm chí có thể bị bắt bớ và chết - tử vì đạo. Nhưng bây giờ là Nước Huê Kỳ, tại sao lại là nước Huê kỳ?. Liệu nước Huê kỳ có mang lại những thử thách lớn cho nàng dâu của Ngài?. Đúng là Mẹ Cát Vị Nghi có được học về lịch sử, Huê kỳ là nơi tự do tôn giáo, đạo Thiên Chúa đã có nhiều, là nước dân chủ, là Tân thế giới, là nước có hiến pháp rất nhân văn. Huê kỳ không có vua quan cầm quyền, tất cả đều bình đẳng với những nguyên tắc rất dân chủ. Huê kỳ được thán phục xem như là biểu tượng tự do thời đại. Huê kỳ không phải là vương quốc cấm đạo Thiên Chúa như Trung Hoa, Châu Á và Châu Phi. Hàng ngày Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước thấm nhuộn hình ảnh các thánh tử vì đạo trong rừng, trên thảo nguyên, những vùng hoang sơ, lạc hậu. Bây giờ bỗng dưng Mẹ Cát Vị Nghi thay đổi nói với các Dì phước: "Nào ta đi Huê kỳ?"
Giờ thị lại chẳng hiểu vì sao Mẹ lại trở nên nhút nhát khi nghĩ đi đến nơi khá an toàn là Huê kỳ? Giấc mơ đi truyền đạo phương xa vẫn còn trong Mẹ, bây giờ cơ hội đi đến một lục địa xa xôi kề bên, quyền quyết định trao vào tay Mẹ lồng ngực Mẹ Cát Vị Nghi rung động. Mẹ lại tìm đến Chúa Giêsu, và hỏi Ngài muốn Mẹ làm gì nơi ấy?
Một đêm trước khi Mẹ Cát Vị Nghi được triệu tập sau một thời gian dài mong đợi để diện kiến và nói chuyện với Đức Thánh Cha. Mẹ đã có một thị kiến có thể trong giấc mơ, hay nửa mơ nửa thực mà Mẹ không nhớ rõ. Trong lúc Mẹ Cát Vị Nghi còn nhỏ, khi Mẹ đang chơi dọc bờ sông Venera, nơi dòng sông đổi hướng và chảy xiết, lúc đó các Dì phước đã lên thuyền lớn quay đầu ra đại dương, tới phiên Mẹ lên thuyền thì Mẹ lại sợ. Và bà Stella đã xuất hiện, bà Stella nói mạnh rõ, ngân vang:
"Francesca con của ta, Cái gì đã làm con sợ? Con gái, can đảm là cần có! Tại sao con từng nói con mơ ước trở thành nhà truyền giáo nơi xa! Vậy là sao? Hay con chỉ nói giả bộ chơi? Hay chỉ là lý do miễn cưỡng đi khỏi mảnh đất Ki Tô giáo này?"...
Kế tiếp trong im lặng lần lượt các Thánh Catherine, Thánh Teresa, Thánh Francis Xavier và Đức Mẹ tuyệt vời hiện ra, cuối cùng Đức Lang Quân - Chúa Giêsu trong phẩm phục áo trắng, đầu kết hoa hồng đỏ, trái tim Thánh Tâm đỏ nổi đậm trên nền áo trắng, Ngài nói:
"Con ta, điều gì làm con sợ? Con đã cầu nguyện thiết tha, nay ta đáp trả về con tình yêu mãnh liệt điều con muốn? Nay ta gửi con mang Tên Ta đến miền đất xa lạ. Hãy can đảm và đừng sợ, vì Ta luôn ở bên con, với Ta không gì không thể."
Sáng hôm sau khi Mẹ Cát Vị Nghi chuẩn bị rời tu viện, thì Đức Giám Mục Scalabrini người của Toà Thánh đánh xe ngựa đến với ánh mắt hân hoan. Nhưng trước khi Đức Giám Mục cất lời thì Mẹ đã kể cho ngài toàn bộ giấc mơ.
Đức Giám Mục cười lớn hân hoan lấy ra lá thư từ trong túi áo, giơ cao lá thư và vẫy nó qua lại nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi....Francesca, giấc mơ của con đây."
"Bây giờ thì giấc mơ của con đã xảy ra thiệt - Lá thư từ thành phố Niu Ước. Tổng Giám Mục Corrigan đã có một trại mồ côi dành cho con nơi ấy, bây giờ con có thể đi Niu Ước rồi."
Bây giờ Mẹ bước vào tòa nhà của Thánh Phê rô, ngôi đền tối cao trong lòng người Công giáo. Tranh ảnh thật hùng vĩ, hình ảnh cầm thú dã man bên cạnh các đấng tử đạo anh hùng, xuất hiện khắp nơi từng điểm nhỏ trong nhà của Thánh Phê rô - Vatican. Tại nơi này dưới thời hoàng đế Nero thích thú bách hại người Công giáo, ba mươi mốt năm sau ngày Thập giá được dương cao trên đỉnh đồi Can vê, thì thánh Phê Rô cũng theo chân Ngài rời trần thế, tức khoảng năm thứ sáu mươi bốn sau Công nguyên. Nơi này chỉ cách vài bước chân trên tấm thảm mền, phía dưới là ngôi mộ của Người chài lưới người.
Mẹ Cát Vị Nghi được vào gặp Đức Thánh Cha, người cha của toàn thể họ Đạo để được nghe lời hướng dẫn của ngài. Lúc đó ngài đã bảy mươi tám tuổi và đã nhậm chức Giáo Hoàng mười năm. Mẹ và dòng của mẹ cũng như các hội dòng khác luôn hoạt động theo tông huấn của ngài.
Niềm tin của Đức Thánh Cha về việc mang lại nguồi sinh khí mới cho hội thánh là ngài thật sự quan tâm đến hạnh phúc, phúc lợi cho toàn thể các tầng lớp xã hội, người nghèo cũng như người giàu. Đức Thánh Cha Leo đã vạch rõ sức mạnh của các triết lý sống cần được nghiên cứu về các vấn đề xã hội đương thời. Từ năm 1840 không chỉ các tầng lớp trí thức mà hầu hết toàn bộ người dân đã trượt xa dần nhà thờ Thiên Chúa Giáo để chạy theo chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa vật chất. Theo ngài công việc có giá trị phẩm giá của nó, không thể chỉ xem sức lao động là vật chất vô hồn. Ngài mong tất cả mọi công việc đều bảo đảm để nhận phần công chính đáng. Đức thánh cha và hầu hết các nhà trí thức lúc đó đều kêu gọi có luật để bảo vệ người làm việc, từ đó có các hội đoàn người lao động, các tổ chức phối hợp. Ngài phê phán những người chủ lao động chạy theo chủ nghĩa vật chất mà xem thường ý kiến của nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Với những sự mạnh mẽ tinh thần và lập luận sắc bén. Đức Thánh Cha Leo XII đã đem lại sự nể trọng quốc tế đưới giáo triều của ngài.
Đức Thánh Cha Leo XIII, ngài gầy cao và gân guộc, Vị chủ chăn, bảo vệ tất cả con cái Thiên Chúa, ngài giúp Mẹ Cát Vị Nghi trưởng thành.
Đức Thánh Cha lắng nghe kỹ về gia đình, làng quê, thời niên thiếu, những giấc mơ, việc mở trường học. Ngài đặc biết rất thích việc Mẹ tự mở dòng và trường học. Ngài thảo luận với Mẹ về khả năng hoạt động thực tiễn, cũng như về các hoạt động tôn giáo của Hội Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cách ngài nói chuyện gần giống với người cha của Mẹ Cát Vị Nghi là ông Agostino. Mẹ Cát Vị Nghi đã trả lời rõ ràng tất cả. Đức Thánh Cha chặc lưỡi khen ngợi nói:
"Ta đã biết tất cả rồi nhưng ta muốn nghe từ con thôi."
Ngài hỏi:
"Con gái ta, Đức Giám Mục Parocchi và các con ta - hãy nói cho ta lý do tại sao các con muốn mang ánh sáng cứu chuộc về phương Đông?".
Đức Thánh Cha nhẹ nhàng lắc đầu sau một lúc suy nghĩ, cuối cùng ngài nói: "Không, những gia đình đang ở nơi phương Tây văn minh cần được ưu tiên trên hết. Tình yêu của Chúa cần chinh phục phương Tây trước khi quay lại phương Đông. Sự thật là con sẽ học và sẽ thấy trong mắt con. Huê kỳ đang phát triển vượt bậc, họ sẽ sớm có ảnh hưởng mạnh đến toàn cầu."
"Hàng trăm ngàn linh hồn người Ý Đại Lợi trở thành đám chiên lạc, xa cách Thiên Chúa, thiếu giáo huấn tâm linh làm kim chỉ nam, đời sống trôi ngày càng xa lạc. Tân thế giới đang kêu khóc lòng trắc ẩn, tình yêu của trái tim Mẹ Cát Vị Nghi, trái tim của yêu thương và hy sinh, trái tim của người môn đệ Chúa Giêsu. Con gái ta, Francesca Cát Vị Nghi, con có trái tim tốt, nơi đó đang chờ đợi con.
'KHÔNG PHẢI ĐÔNG, LÀ PHƯƠNG TÂY'
Ta rất mong muốn con mở rộng Hội dòng truyền giáo khắp Huê kỳ. Francesca hãy đi về Phương Tây. Gieo trồng và gặt hái nhiều hoa trái cho Chúa Giêsu."
Lúc đó dù công việc của Mẹ còn đang huấn luyện cho đàn chim bồ câu, các Dì phước của hội dòng và hoàn thiện trường học tu viện. Nhưng đã đến thời điểm đàn chim bồ câu trắng bay vượt đại dương rồi. Mỗi khoảng khắc đi qua cũng là lúc Mẹ mong mỏi giờ khởi hành. Một khi Đức Lang Quân đã đưa ra công việc thừa sai truyền giáo, cũng là lúc Mẹ Cát Vị Nghi không phí thời gian để chuẩn bị để mang món quà tình yêu của Ngài đến linh hồn từng người.
Bây giờ là lúc Mẹ đi tham quan các tuyệt tác ở Vatican chăng?. Không, không phải bây giờ, mà là khi Mẹ đã hoàn thành vài công việc tốt cho ở Huê kỳ trước. Mẹ Cát Vị Nghi vừa nhận được món quà vô giá từ Vatican, từ Đức Thánh Cha Leo XII, giấy ủy nhiệm thư và vé đi tàu hơi nước cho Mẹ và sáu Dì phước. Mẹ nhanh chóng để lại các hướng dẫn cho các Dì phước Trưởng ở lại trông coi từng Nhà dòng nhánh:
"Đừng ngại ngùng hay e thẹn yêu thương Thiên Chúa từng ngày. Lấy làm hãnh diện về Thiên Chúa, để Ngài đến gần hơn, để Ngài làm chủ tâm hồn các chị đêm cũng như ngày. Chăm lo tinh thần, tâm trí và thể chất các em mồ côi, các học sinh và những người dự tòng gia nhập đạo.... Mỗi hội dòng sẽ tự chăm lo cho mình. Thường xuyên theo dõi tình hình bên ngoài. Hãy học tiếng Anh và chuẩn bị tinh thần đi công việc thừa sai cần đến Huê kỳ. Giữ vững linh hồn và trái tim, vui vẻ đón nhận khó khăn, phân tích, quyết định và thực hiện tốt nhất công việc. Không bao giờ tự mãn với bản thân, với thành quả công việc. Hy sinh nhiều và nhiều hơn nữa cho Đức Lang Quân - Chúa Giêsu."
Tại Codogno, Mẹ Cát Vị Nghi đã rất vui tham dự thánh lễ đồng tế để tạ ơn và chúc mừng sự kiện này do Đức Giám Mục Scalabrini và Đức ông Serrati chủ sự. Mẹ và sáu Dì phước đã có ít thời gian chuẩn bị hành lý cá nhân đơn sơ cùng với ít lương thực đủ để đến tàu thủy chạy bằng hơi nước ở bến cảng Le Havre. Đức ông Serrati, Giám Mục Scalabrini và bà con họ hàng đã tiễn Mẹ Cát Vị Nghi và sáu Dì phước lên tàu ở Milan đi Le Havre. Giám Mục Saclabrini tặng mỗi nhà thừa sai xa xứ một tràng hạt và một Thánh Giá Chúa chịu nạn đã được làm phép.
Nước mắt đã rơi trên khuôn mặt Đức ông Serrati:
"Mẹ Cát Vị Nghi và các nhà thừa sai, các con thân mến của ta, ta chẳng biết nói gì, chỉ biết giao các con trong tay Chúa Giêsu. Và ta biết Ngài sẽ giúp các con theo Ý Ngài muốn. Tạm biệt."
Tàu chạy hơi nước tuyến vượt đại dương : Le Harve và Niu Ước mất gần 7 ngày.
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 4
Chương 4
Mẹ Cát Vị Nghi ngồi, tay phải chạm đầu cuốn sách.
Các Dì phước đến Niu Ước tháng 3 năm 1889: Mẹ Cát Vị Nghi, Madre Bernardina Vallisneri, Madri Umilia Capietti, Madre Serafina Tommasi, Madre Margherita, Madre Gabriella Linati, và Chị Concetta Arnaboldi.
Tháng 5 năm 1889, thêm ba Dì phước nữa đến là: Madre Domenica Bianchi, Madre Michelina Radice và Chị Ann Arnaboldi.
(Ảnh từ Nhà Thờ Thánh Tích Quốc Gia Cát Vị Nghi, Chicago)
Bến cảng Le Havre, Chín giờ sáng ngày 23 tháng 3 năm 1889. Cùng với hành lý, túi xách, Mẹ Cát Vị Nghi đã hòa chung đoàn người di dân khổng lồ lên ván cầu - tàu chở khách kiểu Pháp. Sau khi đã vào được buồng ngủ cabin hạng hai của mình. Họ lên boong tàu, Mẹ Cát Vị Nghi đứng tựa tay vịn lang cang, các Dì phước đứng gần quanh. Mẹ thấy dòng người di dân đến từ khắp các quốc gia Châu Âu, nhưng đa phần là người Ý Đại Lợi - Đàn ông, đàn bà, già , trẻ con gái, con trai cũng có cả em bé cũng được mang đi. Họ ăn mặc cũ rách, mang theo hành lý đựng trong các thùng giấy cứng, các túi, các thùng xách. Vài gia đình lịch lãm với hành lý là các vali...
Họ mang các khuôn mặt chai lạnh, thất thần, môi ngâm lại như tụ hỏi:"Cuộc sống nơi đấy có thể tồi tệ hơn ở nhà chăng?" " Tại sao lại là Huê kỳ?" " Liệu ta có còn thấy lại Sicily, Abruzzi, Naples hay Bari?" " Liệu Thiên Chúa có còn giúp sức chúng ta?, hay chúng ta sẽ để lại da thịt, xương dưới lòng đất ở Huê Kỳ?"
Với Mẹ Cát Vị Nghi, mỗi người dân đi làm việc xa là anh em của Mẹ, mỗi gia đình tha phương là gia đình của Mẹ. Tất cả đều là con Thiên Chúa, con của Ngài. Một niềm đồng cảm sâu xa xâm chiếm tầm hồn Mẹ Cát Vị Nghi, mẹ cúi đầu nhìn xuống... Lời nguyên vang lên:
"Lạy Thiên Chúa, Đấng Lang Quân của chúng con. Tất cả những thập giá của những người này, thì xin hãy là thập giá của con cho đến khi con được cất đi khỏi cõi đời nay về Nhan Thánh Ngài."
Tiến còi tàu vang lên, dây chảo đã được tháo khỏi boong tàu. Đó thật sự là khoảng khắc xa rời nơi chốn cũ, một khoảng khắc của tình yêu. Nước mắt thấm các khăn tay, nón, khăn san quấn cổ, giấy báo tất cả được táo ra vẫy chào tạm biệt. Người thân tạm biệt người thân. Người xa lạ tạm biệt người xa lạ trong thân thương mơ hồ.
Một trong các Dì phước nói:
"Mẹ Francesca, dù ta không biết họ, nhưng ta hãy vẫy tay chào họ."
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Đúng đấy con thân yêu hãy vẫy tay chào họ bằng khăn tay và cầu chúc tốt đẹp cho họ bằng cả trái tim."
Nhưng khi các Dì phước cất cao tiếng hát bài hát: Ave Maris Stella - tạm dịch là Kính chào Đức Mẹ là ánh sao sáng trên đại dương đen, thì cũng là lúc Mẹ Cát Vị Nghi lệ ngân khóe mắt. Nhưng khi tàu chạy chưa được bao lâu thì các Dì phước bắt đầu bị say sóng khủng khiếp. Liệu đây có phải là đoàn quân lê dương dũng cảm để mang đến Huê kỳ chăng?. Chỉ vài giọt nước mưa đã làm Dì phước Battistina bị chóng mặt, cuối cùng thì chẳng ai khá hơn ai. Họ chợt lo lắng liệu khi gặp thời tiết xấu, mưa bão thì không biết sẽ bị say như thế nào. Dì phước Assunta nói vui xin thuyền trưởng cho tàu dừng khi giờ cơm để mọi người ăn cơm dễ, làm mọi người vui dù tất cả đều rất yếu.
Tổng cộng gần 1300 người trên tàu, 900 là số người di dân dưới gầm tàu, 700 là công dân Ý Đại Lợi, 200 là công dân Thụy sỹ. Các Dì phước dù rất yếu, nhưng đã cùng Mẹ Cát Vị Nghi đi gặp người di dân trên tàu tựa như một trại giam khổng lồ. Với Mẹ họ giống như các linh hồn được xâu vào nhau trông chờ cứu giúp nơi luyện ngục. Hầu hết mọi người đều say sóng và uể oải, nhưng khi họ thấy áo dòng đen và nghe được giọng nói Ý Đại Lợi nặng, thì lập tức họ sôi nổi và thân thiện. Một nhóm người người đàn ông lịch lãm tình nguyện đi theo Mẹ giúp các người già và trẻ em.
Một trong họ hãnh diện tự xưng là người gốc Sicilian và có anh làm linh mục. Ông ta nói vang:
"Tôi đến từ Caccamo, Sicily, một làng quê đã có từ trước khi Thiên Chúa xuống trần. Tôi được Mẹ Maria ban phước nên đã có một vợ và ba con trai, hai con gái ngoan, vẫn còn cha Mẹ dù họ đã rất già, ngoài ra tôi còn có năm chị gái, đặc biệt có anh tên là Giuseppe làm linh mục. Trên sườn núi dốc đứng, có một con đường uốn lượn bên những khối đá cháy nắng là căn nhà tôi. Phía dưới thung lũng là rừng cây hoa vàng đượm."
Mẹ chợt hỏi:
"Này anh bạn, anh có thể vui lòng cho biết lý do tại sao anh rời bỏ quê hương?"
"Ah Mẹ Cát Vị Nghi vì sự quá khó nghèo và nợ nần. Tôi từng là thành viên điều hành thành phố, tôi đã có một tiệm sửa vá giày. Khó khăn đến và ngày càng tồi tệ, mọi người đi chân không, tiệm của tôi thua lỗ. Nơi ấy chẳng có việc gì khác để làm. Anh tôi làm linh mục được lãnh nửa Lia một ngày; Anh ấy đã hy sinh nhịn đói để gia đình chúng tôi có chút bánh mì bỏ vào bụng. Có rất nhiều người Ý Đại Lợi đã rời tổ ấm theo cánh chim tha phương để kiếm tiền gửi về Caccamo, Bạn tôi là Romero đã gửi thư và tiền vé để tôi đến làm cùng anh ấy ở New Orleans. Dù tôi rất yêu Caccamo, nhưng tôi không thể chịu đựng khi thấy gia đình đói ăn, kèm theo tôi làm ăn nợ thiếu nợ gần 450 Lia. Xin Mẹ hãy cầu nguyện cho tôi, tôi sẽ quay về Caccamo khi có đủ tiền trả nợ và giúp đỡ gia đình."
Họ là những người cùng quê hương, là người thân, Mẹ Cát Vị Nghi đã xúc động nhiều. Mẹ ước ao được đến làng quê họ sống để có thể bẻ bánh chia sẻ cùng họ Lời hằng sống của Thiên Chúa. Để Thiên Chúa không còn bị cô đơn, để họ thấy bánh linh hồn thì có giá trị lớn dường bao!.
Trên boong tàu, Mẹ Cát Vị Nghi đã viết thư cho các Dì phước còn ở lại Ý Đại Lợi:
"Ôi ngắm nhìn biển cả chuyển động thật là đẹp thay! Đây đúng là một màn opera lớn như trên Thiên đàng, làm sao có được những cơn sóng uốn lượn cao vút rồi ập xuống tung bọt trắng nhòa, đôi lúc nó đầy sức mạnh như bức tường sóng của ông Mose ngày xưa. Chỉ một cơn sóng mạnh cũng có thể nhận chìm chiếc tàu này như một đồ chơi, thật mê li!. Nhưng Thiên Chúa, Ngài đã tạo ra biển cả, Ngài đã ra lệnh cho nó phải lui lại phía sau thành vách cao kiêu hãnh. Vỉ Ngài đã yêu thương những nàng dâu của Ngài nhiều hơn những tạo vật như biển cả được tạo ra, không thể nhận chìm các nàng dâu của Ngài. Thiên Chúa đã yêu thương ta trước khi tạo ra vạn vật, biển cả đại dương, tất cả dành cho loài người mà Ngài yêu thương. Và nay các nàng dâu của Ngài đã vâng lời đi theo tình yêu bao la như đại dương của Ngài. Các con thân mến tất cả chỉ là tình yêu vô hạn Ngài dành cho chúng ta. Hãy mau chạy theo bước chân của Ngài. Nếu các con được ở đây với ta, các con sẽ ắt hẳn cất lên lời ca ngợi: Ôi thật lớn lao được thấy tình yêu của Ngài qua công việc của Ngài. Nhưng không chỉ có đại dương mà trong từng khoảng khắc Ngài luôn tuôn đổ ân huệ cho chúng ta mọi sự trong thiên nhiên này.
Chúng ta hãy thường xuyên xem xét những thiếu xót để thân xác ngày càng trong trắng hiến dâng lên Chúa Giêsu vẹn sạch, để Chúa Giêsu dẫn ta đến nơi cực thánh trong đền thờ của Ngài. Xin Chúa Giêsu ban ơn và đem chúng ta lại gần trái tim yêu thương của Ngài, nơi đó chúng ta sẽ tìm được Thiên đàng thật sự. Và xin Ngài luôn hun nóng tinh thần chúng ta trong sự hiến thân tuyệt đối, ngày càng xa cách các ham muốn đời thường.
Mẹ Yêu Quý của các con - Francesca Cát Vị Nghi."
Rạng sáng ngày 31 tháng 3 năm 1889. Chuyến tàu chở khách đã đến hải phận Huê kỳ, vùng đất tương lai của những người hành hương này thật tĩnh lặng. Mẹ Cát Vị Nghi đứng quan sát cảm xúc của những người di dân thật mông lung, cảm xúc của họ pha trộn giữa hy vọng và âu lo xao xuyến trên mặt họ. Xem như họ đã chính thức bị cắt đứt với cội nguồn, quê hương. Mẹ ngâm nga lời tiên tri Isaiah:
"Hỡi Si-ôn, hãy thức dậy, thức dậy, mặc lấy sức mạnh ngươi! Hỡi Giê-ru-sa-lem, là thành thánh, hãy mặc lấy áo đẹp! Ô Huê kỳ đang chào đón những trẻ mồ côi mới"
Liệu họ sẽ đón nhận nguồn sữa của Ngôi Lời để lớn lên trong tình yêu của Ngài?. Và mẹ ngâm nga:
"Christoforo Colombo, nghĩa là Chim Bồ Câu mang Chúa Giêsu, bay cao đi tìm phương trời Đông, Nhưng Thiên Chúa Cha đã thổi hơi về hướng Tây của Đức Mẹ Maria. Colombo đã giương cao Thánh Giá của tình yêu đến bờ biển này, và với cây Thánh Giá, môi miệng sẽ ca ngợi Ngài trên miền đất hứa mới này."
Amerigo Vespucci, một nhà thám hiểm khác cũng là người Ý Đại Lợi, đã khắc họa trên bản đồ Châu Mỹ là một vùng đất ngủ quên nay thức tỉnh. Nhưng liệu Châu Mỹ có biết đến tình yêu cùa Thiên Chúa?. Hay Châu Mỹ cũng giống nhưng đồng bằng Shinar xứ kia sống trong sự tăm tối rồi xụp đổ như tháp Babel bị nguyền rủa. Tất cả là những người lữ khách lưu đày đang hướng về bờ biển của miền đất hứa với những đôi mắt đói khát về tâm linh. Nếu họ muốn bánh để rồi họ sẽ nhận những viên đá sao?. Cái cội nguồn mà họ tìm kiếm là gì? : Công Lý, Tự Do, Lề Luật tốt đẹp, Vàng hay tổ ấm mới?. Đâu là kho tàng thật sự cho những người tìm đến Châu Mỹ này?.
Trời chạng vạng tối thì con tàu đã vào cảng Niu Ước. Xa là cao nguyên nổi trên nước với nhiều thuyền gỗ, thuyền sắt ống khói cao neo đậu xung quanh, cao vót là tượng Nữ Thần Tự Do tay dương cao ánh đuốc bập bùng.
Bảo tàng Quốc Gia của Người Di Dân ở Đảo Ellis,
Nơi mà Mẹ Cát Vị Nghi đã đến Niu Ước lần đầu tiên ngày 31-3-1889.
Đảo Ellis Niu Ươc chật cứng người đến từ mọi quốc gia, âm thanh hỗn loạn như một bệnh viện tâm thần ồn ào: "Đâu là Hoboken?", đâu là New Orlean?"..."Mỏ than. mỏ quặng?. "Làm cầu, làm đường?"....." Cầu Chúa chúc phúc bạn!".
Chẳng có Cha dòng Scalabrinian hay đại diện của Tổng Giám Mục Corrigan nào đón tiếp họ, Mẹ Cát Vị Nghi cảm thấy hơi kỳ lạ. Đó là buổi tối trời mưa lạnh, cuối cùng Mẹ và các Dì phước cũng đón được phà vào thành phố Niu Ước. Các Dì phước nhìn thành phố với vẻ kinh hãi và bám lấy Mẹ Cát Vị Nghi. Thành phố dù về đêm vẫn vang vọng âm thanh hư ảo: tiếng xe ngựa kéo trên đường ray, tiếng rầm rầm xe bò tải hàng, xe ngựa chở khách chạy nhanh, tiếng huýt còi, chuông kêu inh ỏi. Tưởng như họ đang bỏ chạy vì việc gì. Các Dì phước tự hỏi họ đang gấp rút làm cái gì thế?
Một cảnh sát đã giúp đỡ Mẹ và các Dì phước đến nhà xứ của nhà thờ Thánh Gioan đường Roosevelt, Niu Ước. Họ được đón tiếp thân thiện bởi ba Cha dòng Scalabrinian, các Cha rất ngạc nhiên làm sao họ tìm được đường đi, và cuối cùng họ được tiếp đãi một bữa tối đơn giản thức ăn Ý Đại Lợi.
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Xin cám ơn các Cha, chúng tôi đã mệt mỏi rã rời sau nhiều ngày lên đênh và bị say sóng,. Bây giờ chúng tôi muốn nghỉ ngơi để ngày mai có thể bắt đầu công việc. Xin Cha có thể cho dẫn chúng tôi đến trại trẻ em mồ côi?"
Các Cha nhìn nhau hết sức bối rối, một Cha hiền hậu ngập ngừng nói:
"Có lẽ đây là một sự hiểu lầm rồi".." Đó là....chắc chắn.... Đức cha đã viết thư giải thích.....nhưng nó chưa kịp.."
Mẹ Cát Vị Nghi ngắt lời :
"Xin phép, thư gì? Giám Mục Scalabrini yêu cầu tôi nhận chăm sóc một nhà trẻ em mồ côi ở Niu Ước, tôi đến đây để làm công việc đó, vậy trại mồ côi có gần đây không?"
"Chẳng có trại mồ côi nào ở gần hay xa, tất cả chỉ là ước muốn của Giám Mục Scalabrini thôi. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc về điều này, nhưng đêm nay các Dì phước có thể nghỉ đêm ở một nhà trọ công cộng gần đấy."
Các Cha Scalabrini giải thích là có sự hiểu lầm nào đấy. Một nữ bá tước Mary Reid Di Cesnola đã dâng tạng 5,000 Mỹ kim để xây dựng một nhà mồ côi cho các trẻ em mồ côi gốc Ý Đại Lợi. Và họ đã chọn một địa điểm, rồi họ viết thư cho Giám Mục Scalabrini. Nhưng thực tế tại thời điểm đó chưa có nhà nào vì Giám Mục không đồng ý với địa điểm lựa chọn, lý do là phí quá cao so với số vốn ban đầu. Các Cha lúc đó đã bắt đầu cảm thấy thất vọng và chán nản.
Mẹ Cát Vị Nghi vui vẻ nói với các Cha:
"Thưa Cha, sự nhầm lẫn thì không lạ trên hành tinh này. Ngày mai khi chúng tôi dùng bữa điểm tâm với Thiên Chúa, Ngài sẽ lo liệu một nhà trẻ em mồ côi cho chúng tôi."
Các cha này thật là nghèo khó, họ gom góp từng đồng cắc để đủ cho Mẹ và các Dì phước có được chỗ trọ qua đêm ở một nhà trọ rẻ nhất khi trời đã về khuya đen tối và mưa lạnh.
Khi ánh lửa của chiếc đèn dầu được sáng lên trong phòng trọ. Căn phòng thì dơ và xông mùi hôi thối và dơ nhất là nệm ngủ đầy rệp và gián chạy loanh quanh. Họ đã dùng tủ hư để chặn cửa ra vào. Các Dì phước thay nhau ngồi ngủ trên chiếc ghế duy nhất trong phòng, các Dì phước đã hoảng loạn cầu nguyện khẩn thiết cho công việc truyền đạo, Mẹ Cát Vị Nghi chẳng thể làm cho họ cười được trong tình huống cam go này. Mẹ đến Huê kỳ vì người dân Ý đại lợi, họ không có được đời sống tâm linh, nhất là để giúp đỡ nhưng người nghèo, bệnh yếu và trẻ em cơ nhỡ. Chuột chạy góc phòng là các Dì phước phát khiếp. Nhưng Mẹ tự nhủ: Vậy phần thưởng nào cho các nàng dâu của Chúa Giêsu khi gặp con đường dễ dàng, chẳng khó khăn gì?
Mẹ chặc lưỡi hỏi:
"Con gái, vậy chúng ta đang ở dạng nào trong công việc hy sinh truyền đạo?"
Dì phước Eletta khóc lên:
"Xin mẹ tha lỗi, con thà chịu khổ ngàn lần còn hơn là gặp những con chuột ghê này, xin tha lỗi cho con".
Sáng hôm sau họ càng mệt mỏi hơn. Nhưng Mẹ và các Dì phước đã đón nhận Mình Thánh Chúa đầu tiên tại Huê kỳ khi họ tham dự thánh lễ sáng tại nhà thờ Thánh Gioan Kim, Niu Ước, tất cả được thêm sức mới trước khi họ tiến đến nơi ở của Tổng Giám Mục Corrigan.
Tổng Giám Mục đã đón tiếp họ tuy thân thiện nhưng cũng không dấu nổi vẻ ngại ngùng vì sự việc chưa có nhà trẻ mồ côi nào. Tổng Giám Mục nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, tôi đã viết thư gửi về Roma về việc dời lại ngày Mẹ qua đây vì hiện nay chưa có nhà cho trẻ mồ côi Ý Đại Lợi nào. Thật là đáng tiếc khi Mẹ vượt đại dương qua đây mà chưa có sự gì. Mẹ không thể nào hiểu nổi nhưng sự phức tạp và những khó khăn cản trở của các hội giúp đỡ người di dân Ý Đại Lợi nơi đây. Sẽ cần rất nhiều thời gian cho việc có được một nhà trẻ mồ côi nơi đây và vấn đề là nó quá lớn đối với Mẹ. Tôi thấy chỉ còn cách Mẹ nên về lại Ý Đại Lợi, thật lòng xin lỗi Mẹ và các Dì phước."
Các Dì phước bị choáng nhìn nhau rồi quay sang Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Mẹ, vậy ta sẽ về lại Ý Đại Lợi?, Biết nói gì với các chị em đây? Chỉ là chuyến đi du lịch sao?"
Mẹ Cát Vị Nghi sắc mặt xanh lại trước lời phán quyết của vị Tổng Giám Mục. Vậy có phải Đức Lang Quân đã thay đổi đối với Mẹ?. Vậy Ngài đã rút chạy bỏ rơi các trẻ em của Ngài phải chịu đau khổ?. Với tất cả sự bình tĩnh và kính trọng, Mẹ Cát Vị Nghi nói chậm, rõ ràng:
"Dạ được, con đã đến Huê kỳ này theo lệnh của Người Kế Nhiệm Thánh Phêrô là Đức Thánh Cha. Vì vậy Huê kỳ sẽ là nơi con sẽ hoàn thành sứ mệnh, với tất cả sự khiêm tốn. Con xin thưa, con sẽ ở lại Huê kỳ này."
Đức Giám Mục đứng há miệng, ngài chưa từng thấy ai có lòng sắt đá mong muốn công việc ở Huê kỳ này như Mẹ. Ngài không thể nào từ chối nhiệt huyết mạnh mẽ trong việc truyền giáo của Mẹ. Ngài chỉ còn cách mỉm cười.
Ngài nói:
"Rất tốt, rất tốt, một Mẹ bề trên non trẻ, dù sao ta cũng có cách khác. Trước mắt con sẽ bắt đầu với một trường học nhỏ cho các trẻ em Ý Đại Lợi ở nhà thờ thánh Gioan Kim. Ta sẽ thu xếp cho con và các Dì phước ở tạm nhà các Dì phước người Ái Nhĩ Lan, tại đường số 51 và đại lộ Madison. Cầu Chúa ban phước cho con. Mẹ bề trên Cát Vị Nghi"
Rồi Đức Tổng Giám Mục rất lịch thiệp đưa Mẹ và các Dì phước đến tu viện trên.
Có một sự thật là Đức Tổng Giám Mục đã khuyến cáo đến Mẹ Cát Vị Nghi là khó có thể hiểu hết các khó khăn của người di dân Ý Đại Lợi. Hầu hết những người di dân là nông dân bữa no bữa đủ, chỉ biết ruộng vườn, làm việc tay chân. Khi họ đến Huê kỳ, cái họ sở hữu là quần áo trên người, sức khỏe để làm việc và tình yêu Thiên Chúa và yêu gia đình. Tất cả họ tìm kiếm là có một công việc để có bữa ăn và một chút hy vọng tương lai.
Không thể diễn tả sự khủng khiếp, sự không công bằng, nghèo khó mà những người di dân Ý Đại Lợi phải cam chịu. Nhưng với sự suy đoán, bản năng đã nói với họ Thế Giới Cũ đã là quá khứ, và họ cần có nguồn năng lượng mới để kéo dài hy vọng số phận, và quan trọng là sự tốt đẹp cho tương lai con cái họ sau này.
Công ty tàu biển đóng vai trò quan trọng trong việc đưa người lao động ra đi. Họ bắt tay với các tập đoàn lớn, các nhà thầu Huê kỳ - Ý Đại Lợi, và cả các công ty tham nhũng của chính phủ. Nhưng người dân đói khổ không có việc làm, không có nghề nghiệp từ làng xã đến thành phố đã nghe những lời dụ ngọt của các đại diện tuyển người với những khoảng tiền lấp lánh ở Huê kỳ, và họ lần lượt lên tàu vượt đại dương. Khầu hiệu khắp nơi ờ Huê kỳ lúc đó là : "Đường đi trải vàng".
Nhưng sự thật là không có nhân đạo, văn hóa, dân chủ cho "người nước ngoài". Họ phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, 6 ngày một tuần áp dụng cho tất cả người làm việc nước ngoài. Điều kiện làm việc nguy hiểm, độc hại, hầu hết là làm cầu đường và khai khoáng. Tiền lương thấp, chi phí cao, và rất nhiều khó khăn khác. Tuy họ có công việc, có đồng tiền gửi về người thân quê nhà, nhưng cũng không ít rơi vào cạn bẫy, tệ nạn xã hội. Nổi tiếng những băng đảng như: "Bàn tay đen", các băng đảng Camorra và Mafia..
Bước đầu tiên để giải cứu họ chỉ còn cách thông qua các Cha đạo và sinh hoạt giáo xứ. Nhưng đáng buồn là không có nhiều nhà thờ. Khi không có các sinh hoạt họ đạo ở nhà thờ, các người di dân Ý Đại Lợi như bị bỏ rơi. Đức Thánh Cha Leo XIII và Giám Mục Scalabrini thấu hiểu điều này và rất mong muốn giúp đỡ họ. Đó là lý do mà Đức Thánh Cha đã gửi Mẹ Cát Vị Nghi qua Tân Thế Giới. Sau khi tạm biệt Tổng Giám Mục Corrigan, Mẹ và các Dì phước đã có một đêm ngủ ngon với sự đón tiếp thân mật của các Dì phước người Ai Nhĩ Lan. Sáng hôm sau Mẹ và các Dì phước được tham dự thánh lễ và rước mình thánh Chúa tại nhà thờ Thánh Patrick nằm đối diện với dòng tu các Dì phước Ái Nhĩ Lan này. Ngay sau thánh lễ, Mẹ và các Dì phước nhanh chóng đi bộ xuống khu người Ý Đại Lợi tập trung sống.
"Đi nào các con, Đức Lang Quân của chúng ta sẽ thêm sức cho các đôi chân này đi đến các người con của Ngài. Chúng ta sẽ thấy Vương quốc của Ngài. Bây giờ chúng ta không có tiền, nhưng với niềm tin, chắc chắn sẽ có phép màu."
Dọc theo đường Mulberry Bend, khu Mã Nhật Tân dưới. Trái tim của hàng ngàn người Ý Đại Lợi đã rộn ràng khi họ thấy bảy nữ tu trẻ cùng máu huyết tiến về phía họ. niềm vui sướng lan tỏa nhà nhà. Cha mẹ mang trẻ con đến để được học chữ Ý Đại Lợi và được học giáo lý. Lớp học ngay giữa nhà thờ Thánh Gioan Kim, tầng hầm hay là gát xếp của ca đoàn. Hàng ngày Mẹ và các Dì phước đến từng khu xóm nghèo để đánh giá những khó khăn, thiếu thốn về mặt tinh thần, vật chất cũng như các khó khăn khác. Một đôi vợ chồng già đến từ vùng Abruzzo đang sống trong căn nhà nhỏ ba phòng với năm đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Ông cụ than thở:
"Thằng con trai chạy theo người góa phụ cạnh nhà, vợ nói bị mất trí giờ đang sống trong nhà thương tâm thần. Mẹ Cát Vị Nghi, giờ tôi biết làm sao với mấy đứa nhỏ này."
Rồi một người cha bị phỏng a xít đui mắt. Rồi một phụ nữ Sicily bị chuột cắn, bị hoại tử qua đời để lại tám trẻ em, chúng lang thang đường phố như những con thú hoang nhỏ bé, vì cha chúng phải làm việc trong công việc xây dựng. Rất nhiều người cha, thanh niên làm việc xây dựng đường ray bị qua đời vì tai nạn, bệnh tật trong các lều tạm để lại những góa phụ và trẻ em mồ côi. Nicoletta là một thiếu nữ nông thôn dễ thương đã bắn người tình trăng hoa của mình để rồi bị tù đày với tội trạng giết người.
Ai sẽ giúp đỡ họ? Ai sẽ chăm sóc người đau yếu, tật nguyền? ai sẽ cung cấp thức ăn chỗ ở cho người cơ nhỡ, nuôi dạy trẻ em, chăm sóc người gần qua đời? Ai sẽ chôn cất họ?.. Mẹ Cát Vị Nghi đã cầu nguyện, chiêm niệm bền bỉ cùng Thiên Chúa. Mọi thứ trong mắt Mẹ là các trẻ em đang bị nhào trộn, nghiền dập trong guồng máy khổng lồ của Tân Thế Giới.
Vì không có tiền nên mười lao động ở chung một phòng. Cả gia đình lớn sống trong nhà nghỉ, giường đặt kín nhà.Chỗ ở chật chội là mầm mống cho các tệ nạn. Điều kiện vệ sinh thật khủng khiếp, gần hai mươi người dùng chung một nhà xí không hoạt động vì bị nghẹt, không có hệ thống nước thải....
Mỗi ngày Mẹ luôn nhắc là:
"Hãy quan sát và không l��i bước trước các thực trạng đau khổ của xã hội. Hãy can đảm xắn tay vào các vết thương xã hội để an ủi người đau khổ đang phải gánh chịu bằng cách xin sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Chúng ta phải tiếp xúc gần họ. Tuy chúng ta không thuộc về thề giới này, nhưng chúng ta phải trực tiếp chạm vào các vết thương đấy, hầu chúng ta mới có thể chặn được yết hầu của sự xấu xa, tội lỗi.
Các lớp giáo lý của Mẹ Cát Vị Nghi trở thành đèn soi cho cuộc sống của người dân Ý Đại Lợi. Người lớn, đàn ông, đàn bà 10, 20,..40 tuổi, sau thởi gian dài bị quên nhà thờ nay có điều kiện làm mới lại cuộc sống Kitô hữu. Trong vòng một tuần Mẹ đã tập hợp được gần 200 em đến học theo gương Chúa Giêsu. Dù các lớp thường xuyên bị gián đoạn do các đám cưới, đám tang, rửa tội, nhưng mọi người vẫn luôn hăng say theo học giáo lý.
Thế Giới với nhịp sống thúc ép mạnh mẽ của chính nó. Đó là điều tốt hay xấu? Xem xét nhịp sống hối hả không thể hãm lại được. Mỗi ngày lại có thêm tòa nhà cao mọc lên. Những tiếng xe ngựa, xe bò, còi tàu náo động ồn ào, những mặt người xa lạ trong một dòng biển người. Mẹ cảm thấy sẽ có rất nhiều thách thức khó khăn ở Huê kỳ này.
Mẹ thường nói các Dì phước là :
"Các con, nhiệm vụ của chúng ta ở đây là tìm kiếm nhiều người muốn đến với Ngài chứ không nên tìm đến người chống lại chúng ta. Chúng ta sẽ mang lại nhiều hoa trái cho Chúa Giêsu nơi đây. Chúng ta phải cảnh giác hai điều: Thất bại và tự mãn khi thành công. Và sự thịnh vượng thường nguy hiểm hơn sự khó nghèo, tai ương. Nên phải cầu xin để tiền từ mồ hôi, công sức của người làm việc chuyển thành vàng và tiền trong nhà bank rồi phải trở ra trả lại cho người làm việc theo đúng công sức của họ. Với tình yêu của Ngài, sự giàu có của trần gian sẽ trở thành người giúp việc cho chính linh hồn trần gian."
Trong ngày Chủ nhật Lễ Lá. Mẹ Cát Vị Nghi và Bá tước Cesnola thông báo đến Tổng Giám Mục là Mẹ sẽ mở nhà cho trẻ em nữ mồ côi tại một căn nhà lớn đường số 59. Tổng Giám Mục vẫn còn lo sợ số tiền quá nhỏ so với công việc hoạch định.
Đức Tổng Giám Mục ôn tồn hỏi:
"Thế chỉ với 5 ngàn đola làm sao Mẹ có thể xoay trở với tiền ăn, tiền ở, tiền gas...."
Nữ Bá tước quỳ khẩn trước vị Tổng Giám Mục thưa rằng:
"Thưa ngài, trong kinh Lạy Cha ắt hẳn ngài đã biết, chúng ta chỉ xin cho chúng con lương thực hàng ngày sao?"
Tổng Giám Mục bị dao động, ngài đi khỏi phòng rồi trở về trong ta một cành là, ngài nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi - Hãy nhận lấy cành lá này như là một chiếc gậy quyền trượng cho sứ mệnh của con ờ Huê kỳ này."
Với sự trợ giúp tinh thần, nữ bá tước đã yêu cầu tất cả bàn bè, gia đình, họ hàng của bá tước giúp đỡ các vật dụng cho ngôi nhà trẻ em mồ côi nữ này.
Mẹ Cát Vị Nghi trầm trồ ngắm nhìn các giường, bàn ghế gỗ, dụng cụ làm bếp:
"Ồ!, Ai đâu mà không hiểu được tấm lòng tốt của Linh hồn Huê kỳ? Chúng ta hãy làm cho có nhiều lòng tốt ngày càng lớn vươn ra ngoài châu lục để được gần hơn với tình yêu của Chúa Giêsu."
Vào ngày 21 tháng 4 năm đó, Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước rời chỗ ờ thân yêu của các Dì phước người Ái Nhĩ Lan đi bộ về căn nhà mới đường số 59. Một sự ngạc nhiên lớn là một ai đó đã mang tặng một tượng Thánh tâm Chúa Giêsu thật đẹp dựng trên bục nơi sảnh vào, trên bục, dước chân tượng là một miếng bánh mì nhỏ. Mẹ Cát Vị Nghi đã hôn chiếc bánh và thì thầm:
"Bánh từ Thiên đàng, bánh của tình yêu. Cầu xin bánh sẽ không bao giờ thiếu cho các trẻ em của Ngài."
Một sự lạ khi Mẹ đặt tay mở chìa khóa, bóng Mẹ đã in lên tường trùng với bóng tay của Tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mẹ thì thầm:
"Thưa ngài, Đấng Lang Quân kính yêu của chúng con và của các trẻ em nơi này."
Trong tất cả các phòng, Mẹ và các Dì phước đều đặt một bàn thờ nhỏ. Ngày 3 tháng 5 năm 1889, Tổng Giám Mục Corrigan đã làm lễ khánh thành nhà cho các trẻ em nữ mồ côi đầu tiên ở Huê kỳ do Dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu của Mẹ Cát Vị Nghi thành lập. Những ngày sau là ngày tiếp nhận những trẻ em nữ bị bỏ rơi, em đầu tiên nhận vào sau này là một trong những nữ tu - Dì phước dòng của Mẹ, em được đưa đến trong quần áo rách nát, Mẹ đã cắt phần vải dư của áo dòng của Mẹ để may một bộ quần áo gọn cho em, Mẹ tắm cho em, chải tóc, làm em trông đẹp hẳn, Mẹ chăm lo em như là con ruột của mình.
Vấn đề khó khăn tiếp theo làm Mẹ loạng choạng tưởng như không thể vượt qua được là làm sao có được quỹ cho các Dì phước để nuôi dạy các trẻ em lớn lên thành người. Mẹ đi bộ một mình mắt hướng lên trời cao:
"Với Ngài, không gì là không có thể."
Niềm xác tín vào tình yêu thương là nền tảng cho cuộc sống, sự dấn thân, sự quyết tâm đã mang đến năng lượng, lực đẩy cho tất cả những ai mà Mẹ Cát Vị Nghi gặp. Mẹ cho các trẻ em, các học sinh tinh thần và năng lượng yêu thương hết lòng giúp đỡ người khác. Tình yêu không điều kiện mà Mẹ Cát Vị Nghi cho tặng các trẻ em ngây thơ và Mẹ đã nhận lại hoàn toàn tình yêu trong khiết, sau này hầu hết những trẻ em đều trở thành những người kỳ cựu thành lập các nhà tình thương khác.
Những trẻ em có hoàn cành tốt đang học cùng Mẹ ở trường Thánh Gioan Kim, Niu Ước có người nhà thương cảm cho các em mồ côi. Những trẻ em này trở thành những thiên thần hàng ngày mang đến bánh kẹo thực phẩm, quần áo cũ cho nhà trẻ mô côi này.
Ngay cả những người nghèo, họ gặm nhắm sự đau khổ của các trẻ em mồ côi, họ hiểu rõ hơn ai hết điều gì các em cần. Họ cúi đầu với ánh mắt kính trọng thầm lặng khi hàng ngày họ thấy bảy Dì phước đi ăn xin dọc đường cho các trẻ em sau này trở thành những phụ nữ Ki Tô hữu cao trọng.
Hình ảnh các Dì phước trẻ được trân trọng vượt ngoài khu người di dân Ý Đại Lợi, họ là những phụ nữ có học thức, trắng trong, vâng lời để trở thành những nử tì hèn mọn phục vụ mọi người, họ xứng đáng được nhận vương niệm trong lòng giới nữ.
Tháng 5 năm 1889. Thời báo Niu Ước cho bài là:
"Tuần này có các quý bà rất trẻ trong trang phục dòng tu Thiên Chúa Giáo, áo choàng màu đen. đầu đôi khăn đen thường xuất hiện trong khu phố Tiểu Ý Đại Lợi - Litttle Italia cách khu Ghetto và khu vực tiểu người Hoa không xa. Họ không quản ngại bước chân lên cả tầng trên những hành lang nhỏ bé khu dân cư nghèo nàn, xuống cả các hầm chứa tối tăm, đi đến những căn hộ ở tầng hầm dơ bẩn, họ đi qua mọi ngõ ngách, sân sau, những nơi tiềm ẩn sự nguy hiểm mà ngay cả cảnh sát cũng không dám đến. Họ nói tiếng Anh rất ít, hầu hết đều rất trẻ và rất mảnh mai yếu đuối. Họ là những người tiên phong của Hội Dòng Các Nữ Tu Thánh Tâm Chúa Giêsu.Trong thời gian rất ngắn khoảng chừng một tháng họ đã xây nên một trường học, một nhà trẻ mồ côi. Chỉ với số lượng rất ít ỏi của bố thí mà họ đã nuôi được nhiều trẻ em bị xã hội khoang trương này bỏ rơi. Thật là xấu hổ! Những Dì phước trẻ này nói rất ít tiếng Anh. Giám đốc sáng lập ra hội dòng là Bà Francesca Cát Vị Nghi, một quý bà nhỏ người còn rất trẻ, đôi mắt thật sáng với một nụ cười thật đẹp trên khuôn mặt duyên dáng. Bà tuy không biết nói tiếng Anh, nhưng bà biết ngôn ngữ toàn cầu của tình thần nhân văn."
Mỗi sáng Mẹ cầu nguyện:
"Lạy Chúa, Công việc của con là bông hoa nở trong tay Ngài, Hãy ban lại tình yêu của Ngài, dạy con cách nói cách làm để hướng dẫn các Dì phước, các nàng dâu của Ngài, xin hãy nâng đỡ tay con nuôi dạy các trẻ em này, Ôi Ngài hãy làm cho các trẻ em của Ngài thành con của con."
Nhẹ nhàng các Dì phước mở cửa bước vào nhà nguyện, khi nến nhà nguyện được thắp lên, các Dì phước khe khẽ đọc lời nguyện dâng lễ buổi sáng sớm.
Tiếng chuông tay vang lên là lúc đánh thức các trẻ em dậy đi ra khỏi giường. Các em chen nhau, nói ríu rít như chim, trẻ em lớn thì để mắt trông coi các trẻ em nhỏ hơn. Trong nhà bếp, ai đó đã nấu sẳn nồi cháo to đặt trên bếp than, một hàng ly sữa nóng được để trên bàn. Những khuôn mặt trẻ thơ ngái ngủ trở nến sáng hơn sau khi đánh răng lau mặt. Trên đường các em đi ngang cửa chính nhà nguyện, từng em đều bái quỳ, làm dấu Thánh Giá và thầm nói:
"Chào buổi sáng - Chúa Giêsu kính yêu của chúng con."
Mẹ Cát Vị Nghi cùng ngồi ăn sáng với các em và cùng cầu nguyện cám ơn Ngài, lúc ăn sáng các em ăn uống rộn ràng như đàn chim sẻ nhỏ.
Ngay sau đó, Mẹ Cát Vị Nghi về phòng riêng của Mẹ, đọc lước nhanh tờ báo tiếng Ý như Il Progresso, New York Harald bằng tiếng Anh và Evening Sun của ngày hôm qua, Mẹ tự học tiếng Anh bằng cách so sánh một câu chuyện giữa hai thứ tiếng.
Tờ báo Il Progresso cho đăng tin ảnh người Ý Đại Lợi giàu có với những số liệu thất kinh bên cạnh sự không tương xứng của những ngưởi nghèo trật vật để mưu sinh ở Niu Ước và New Orleans. Họ cho đăng các câu chuyện về các bến tàu, các đường ray, các mỏ khai thác khoáng chất, các khu nhà tập thể, tòa án, tù nhân, nhà thương tâm thần...
Tạp chí Huê kỳ thì khá trung thực, nhưng lại lòe loẹt đăng cả tin tốt và tin xấu của Tân Thế Giới. Tờ báo Evening Sun thường cho đăng ảnh và bài của cây bút thông minh người di dân từ Đan mạch sống ở Niu Ước, ông đã phơi ra những hình ảnh nghèo khổ của người dân. Niu Ước lúc đó thật nhiễu nhương, từ sự trộm cắp đến tội phạm, rồi cả ăn hối lộ của quan quyền. Ông phơi bày sự thống trị của guồng máy tổ chức chính trị Tammany, tổ chức này gồm ba thành phần: Chính khách, Cảnh sát và phần tử tội phạm.
Theo Mẹ Cát Vị Nghi, các tờ báo giúp Mẹ có thêm tai mắt hiểu rõ hơn một xã hội đang bị thúc ép phát triển. Không giống như ở Ý Đại Lợi, hầu hết chính quyền ở Niu Ước - Họ đều là những người chống lại các giáo sỹ. Người di dân bên cạnh sự khó khăn về đời sống thân xác, họ còn có nguy cơ mất phần linh hồn. Với tình yêu Thiên Chúa, Mẹ Cát Vị Nghi quyết tâm dành cuộc đời Mẹ đương đầu với thách thức đó để chinh phục nó.
Mẹ Cát Vị Nghi thường đọc và hồi âm các thư đến từ các Dì phước ở Ý Đại Lợi, nội dung thư hồi âm luôn là các căn dặn khuyến khích về tu tập để phát triển các dòng tu bên đó. Cuối cùng là nhắn các Dì phước bên Ý Đại Lợi học tiếng Anh, mẹ sẽ gọi khi cần. Mẹ cũng không quên kể các chuyện về thực trạng xã hội, về sự dân chủ, về tính đa chủng dân của Tân thế giới.
Sau các khi dạy các lớp học ở nhà thờ thánh Gioan Kim cũng là lúc mẹ và các Dì phước ra phố kiếm cơm tối. Mẹ dựng một gian hàng bán các đồ dùng có được, cộng thêm xin tiền, thức ăn từ các nhà hảo tâm.
Một tối mẹ mang về một bé gái nhỏ tên là Yolande, em gái của Yolande là Loredana, và một bé mồ côi người Trung hoa tên la Mary. Một người giữ kho trên đường Mott nói với Mẹ Cát Vị Nghi về góc xó có những trẻ vô gia cư, và Mẹ đã tìm thấy họ như những con mèo con gần đống rác. Đứa lớn nhất tên là Yolande chăm sóc đứa em gái nhỏ của nó và chăm lo cho cả có bé Trung hoa bằng việc đi đánh giày và ăn cắp vặt thực phẩm tại các xe đẩy hàng rong. Tối hôm đó Mẹ thật là vất vả, chải hết chấy rận trên đầu các em, buộc các em tắm, kỳ ra hàng lớp cáu bẩn trên da thịt các em, các em phản ứng la hét với kinh nghiệm vệ sinh thân thể lần đầu tiên. Chúng la hét như thể chết được vì đau, chúng nhảy, dậm chân, cuối người quằn quại. Yolande vừa khóc vừa nói:"Con nghĩ bà là người tốt, sao bà làm chúng con đau quá.?"Rồi Mẹ cắt tóc, trải và bện tóc gọn cho các em, cho các em ăn, đặt các em lên giường với mền ấm sạch sẽ, các em tự nhiên ôm Mẹ Cát Vi Nghi và hôn Mẹ trước khi đi vào giấc ngủ êm ấm.
Một tài xế xe ngựa vạm vỡ người Ái Nhĩ Lan chở thuốc lá và kẹo gôm nhai đến Broadway đã hào phóng cho Mẹ và các em đi miễn phí hàng ngày đến đó. Broadway có đủ mọi loại xe, xe ngựa kéo thùng chữa cháy bằng đồng, thau, Xe ngựa cứu thương, xe ngựa cảnh sát, náo động tiếng ngựa hí, xe đẩy hàng, những người cưỡi ngựa sang trọng, cả xe đạp xưa...
Tại khu Mulbery Bend, Mẹ Cát Vị Nghi lấy hết can đảm để xin cho đám trẻ. Thật khó cho Mẹ khi xin họ giúp. Vì sao? Vì có thế giới giàu có là thế giới khó có ánh mắt nhân từ. Thế là Mẹ nhìn các Dì phước đồng mỉm cười. Họ trả giá thật lâu với các chủ cửa hàng, các xe chở hàng, cuối cùng các Dì phước gom góc từng xu, từng cắc, lác đác vài đồng tiền giấy nhàu. Cuối cùng khi người bán hàng, họ biết là các Dì phước mua cho các em mồ côi, họ lấy tiền hầu bao hoặc thực phẩm bán chậm còn dư cho lại hết các Dì phước.
Xe ngựa được Mẹ Cát Vị Nghi dùng
Xe đã được phục chế, hiện trưng bày tại Nhà Thờ Thánh Cát Vị Nghi, New York.
Sự hiện diện của ba em gái lang thang, nay sáng sủa đi bên cạnh các Dì phước còn lớn hơn lời giới thiệu. Yolande, Loredana va Mary trước đây bị bỏ rơi lăn lóc, nay đã có nhà, Cha của các em là Chúa Giêsu, Mẹ của các em là các Dì phước. Bây giờ Yolande không còn đói, không còn phải ăn cắp, được yêu thương, được dạy dổ, có tương lai tươi sáng và đặc biệt hãnh diện là luôn đánh giày bóng loáng cho Dì phước.
Một người nói lớn với Yolande:
"Chào Yolande, vận may đã tìm đến bạn, bây giờ bạn trông rất giống qúy bà Ki tô giáo bé nhỏ rồi."
Một ai nữa lại nói thêm vào:
"Đúng rồi bà chủ, bà hãy thêm bánh mì, bánh bích quy vào túi này để chứng tỏ tinh thần Kitô hữu trước Mẹ Cát Vị Nghi."
Thật là nồng nhiệt và hạnh phúc khi mẹ được gặp những người cùng quê hương ở nơi xa lạ. Một người bán đậu phụng khô đến từ Asti, Một anh bán cá từ Palermo, một bà bán rau đến từ Vasto, và nhiều người bán hàng khác đến từ khắp nước Ý Đại Lợi.
Mẹ bắt đầu ngập ngừng nói:
"Cầu Chúa ban phước cho ông, chúng tôi là những Dì phước đến từ Dòng các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúng tôi đến để tìm kiếm thức ăn cho các trẻ em mồ côi, mong ông giúp đỡ các trẻ em của Chúa Giêsu này."
Người đàn ông hồ hởi gân cổ nói vang:
"Dì phước thân mến, hãy nói to và mạnh lên, cái gì tốt nhất cho Dì phước ngày hôm nay? Dầu, pho mát, tỏi hay đường, hãy bõ vào giỏ những gì Dì phước cần. Hãy nhắn tên tôi đến Thiên Chúa nhé, và nhớ cầu nguyện cho tôi một ít khi các Dì làm giờ nguyện"
Một cửa hàng tạp hóa khác đã quen biết mẹ nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, khi Mẹ bước vào, thì cửa hàng của chúng tôi đã được chúc phúc rồi. Mẹ hãy bỏ vào giỏ những gì Mẹ cần. Chúng ta cùng là người Ý Đại Lợi, hơn nữa chúng ta cùng là người Kitô hữu."
Người bán cá nói:
"Các Dì phước, thật lòng nếu các Dì không ngại, các Dì lấy giúp dùm chỗ mực và cá còn lại từ hôm qua, nhưng các Dì phải nhớ nấu ngay tối nay nhé. Xin mách các Dì phước điều này: Sáng thứ hai các Dì hãy đến cửa hàng bán mì Giacomo Chambruno, họ có nhiều bánh mì dư thừa lắm."
Lại một người bán hàng khác:
"Các Dì phước Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, hãy nhận lấy số rau cải xanh, rau cải bông tôi nhập dư hôm nay. Có thể lấy thêm ít dưa leo, cà rốt và ít Atiso nữa. Nếu các em thích bánh mì cây dài từ lò bánh Thánh Gioan thì cứ lấy đừng ngại."
Họ đến từng cửa hàng và khi đi ra luôn có nhiều quà. Họ đến cả cửa hàng rượu vang, cửa hàng bán dồi, lạp xưởng, dụng cụ nhà bếp. Đó là những ngày mà người tài xế xe ngựa tốt bụng kia đã mang về thật nhiều quà và đồ dùng cho các em.
Giám Mục Corrigan vừa thuê căn nhà trên đường White, căn nhà cũ và hư nát, để Mẹ Cát Vị Nghi có thể dời các lớp học ở nhà thờ về, và có thêm phòng do có thêm nhiều Dì phước. Mẹ có rất nhiều việc phải làm để cho căn nhà trở nên phòng học và chỗ ở. Mẹ Cát Vị Nghi không đợi sự giúp đỡ. Mẹ và các Dì phước, các trẻ em cơ nhỡ, các học sinh và phụ huynh bắt đầu làm vệ sinh, sửa chữa các cửa sổ, cửa đi hư hỏng.
B���i và rác được mang đi, rêp, chuột, gián được xua đi hết. Lại lần nữa Mẹ và các Dì phước bắt đầu trong căn nhà mới với sự khó nghèo. Với rơm trải lên sàn làm giường, lấy ghế làm bàn và không có dụng cụ nấu bếp. Nhưng tối thiểu họ có được là sự sạch sẽ.
Cái gì sẽ cho các em ăn tối nay, Cái gì sẽ xin được trong hôm nay, Và Chúa sẽ lại ban ơn cho hàng ngày. Mẹ thường cầu nguyện như một đứa trẻ khi các em đã đi ngủ. Những tối không nhiều việc, Mẹ và các Dì phước ngồi chia sẻ nhau những chuyện trong ngày. Một làn gió nhẹ hài hước thoáng qua sự mệt mỏi của tất cả. Họ cười vui khi Yolande tự tay ngắt hoa ở công viện và bị một cảnh sát nhắc nhở nhưng từ đó về sau mỗi ngày ông ta hãnh diện mang hoa ở công viên đến đặt trong nhà nguyện. Rồi sau nhiều lần cố gắng nhóm bếp lửa bếp than bị vỡ. Dì phước Agostina đánh xe ngựa lên phố dưới của khu Mã Nhật Tân, Lúc đó Dì phước trông thật giống người da đen.
Tại nhà nguyện Mẹ và các Dì phước hát thánh ca, ca ngợi Thiên Chúa - Đức Lang Quân, và cầu nguyện kết thúc là dành các trẻ em của Ngài.
Không lâu sau, trường học và nhà trẻ mồ côi được khánh thành. Mẹ Cát Vị Nghi lại đi lên hướng trên Niu Ước tìm kiếm những khu dân cư Ý Đại Lợi nho nhỏ, Mẹ đi hướng Đông, hướng Tây, gặp nhiều cụm dân Ý Đại Lợi ở cả Brooklyn, Staten Island và Hoboken. Trong lúc vừa đi tắm vừa quyên tiền trợ giúp, mẹ nhận thấy tội lỗi sinh ra từ những khó khăn của cuộc sống ở Tân Thế Giới. Gần khu Ý Đại Lợi nhỏ bé, có một khu nhà tập thể chật cứng nhiều gia đình người Do Thái ở, mỗi phòng đều có nhiều người, gần hai chục người, cả nam và nữ sống. Mùi hơi người, mùi thức ăn, mùi chất thải trộn lẫn không thể chịu được.
Hầu hết giữa sảnh khu nhà tập thể của người Do Thái đều có treo một cuộn giấy kinh viết tay. Mẹ hầu như hay gặp những ông Do Thái với nón trên đầu, áo dài, râu dài, mỗi lần họ đi ngang lời kinh, họ luôn cúi chào.
Mẹ Cát Vị Nghi không cần ở lâu cũng biết thực tại cuộc sống ở Niu Ước, đúng như những gì Đức Tổng Giám Mục Corrigan nói, nhà trẻ mồ côi hiện đang ở một vị trí không tốt - trung tâm thành phố và do các nhà chính trị, nhà địa ốc, các nhà giàu có không muốn trong có một nhà trẻ nghèo trong vùng của họ. Mẹ Cát Vị Nghi nhận thấy chỉ có cách tồn tại là di dời nhà ra khu xa trung tâm, miền đồng quê. Trong tâm trí Mẹ mong muốn có một khu nhà rộng, có vườn cây êm ả thôn quê như căn nhà của gia đình Mẹ lúc Mẹ còn bé ở Sant 'Angelo. Mẹ mường tưởng đấy là một khu đất rộng nhiều mẫu Anh, nằm giữa đồi và đồng bằng, có suối nước, có rừng cây, vườn cây ăn trái, vườn rau, bò, gà , dê, chim và hoa trồng khắp sân. Đấy là nơi tốt nhất cho trẻ em.
Không lâu sau khi có thị kiến về nhà trên đồi. Một đêm Mẹ Cát Vị Nghi có một giấc mơ tiên báo về căn nhà, và Mẹ đem trình lên Đức Tổng Giám Mục Corrigan.
"Thưa Đức Tổng Giám Mục, Con công nhận là ngài đúng khi nói vị trí căn nhà không tốt cho các em. Con có một giấc mơ về khu đất con xin kể cho Đức Giám Mục nghe."
Đức Giám Mục nói:
"Quá tốt, hiện nay có một khu đất dọc theo sông Hudson chăng?"
Mẹ đáp:
"Xin thưa là không phải, khu đất có hướng phía Bắc đầu sông Hudson. Vậy con có ý kiến, chúng ta nên đi xe ngựa đến hướng trên sông xem sao?"
Họ dừng lại tại khu Peekskill hướng Tây Bắc, Mẹ chỉ về phía bên kia sông, nơi có vài căn nhà trên đồi, rồi Mẹ reo lên:
'Nơi đấy, đấy là nơi cho các em."
Đức Tổng Giám Mục mỉm cười trong sự ngạc nhiên nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, đấy là khu đất rộng của các tu sỹ dòng Tên. Co thật đấy là mong muốn của Thiên Chúa chúng ta.?
Mẹ gật đầu nói:
"Đấy có thể là ý muốn của Thiên Chúa, và Thiên Chúa đang mong chờ Ngài ngỏ lời cùng các tu sỹ dòng Tên, dĩ nhiên là với giá rẻ."
++++++++++ +++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 5
Chương 5
Nhà Thờ Thánh Tích - Thánh Cát Vị Nghi
Tại 701 Fort Washington Ave, New York, Huê Kỳ
Sau khi thành lập một trường học và một nhà trẻ mồ côi ở Niu Ước trong vài tháng, Mẹ Cát Vị Nghi phải quay về Ý Đại Lợi để đưa thêm các Dì phước qua do nhu cầu cần mở rộng công việc truyền đạo ở Huê Kỳ. Ngày 20 tháng 7, Mẹ lên tàu cùng với hai Dì phước dự tòng người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan tên là Loretta và Elizabeth đưa tiễn ra bến tàu. Khi tiếng còi tàu vang lên cũng là lúc mẹ xa dần họ, họ đã khóc và hôn tay và nhẫn của Mẹ. Họ còn quá trẻ, họ chỉ cảm thấy an tâm khi có Mẹ Cát Vị Nghi bên cạnh. Mẹ hiểu và mỉn cười nhắc họ là tất cả hãy vì Đức Lang Quân - Chúa Giêsu chứ không phải là Mẹ.
"Các con à, nàng dâu của Thiên Đàng thì không nên khóc, tại sao lại khóc khi ta luôn hiện diện tinh thần nơi con. Bây giờ hãy đi và hãy làm công việc như một Mẹ bề trên. Hãy làm cho Đức Lang Quân hãnh diện về các con. Mẹ không đi l��u đâu."
Khi trở lại Codogno, căn nhà đầu tiên của Mẹ giờ là một ốc đảo thệt đẹp, cứ ngỡ Mẹ đã lạ vào xa mạc bao nhiêu năm rồi. Tất cả các Dì phước mừng vui được họp mặt lại với Mẹ, Mẹ luôn gọi họ là các bông hoa đức hạnh. Và cũng là thời gian tốt để phục hồi tinh thần củng cố việc tu luyện.
Một trong những tình tiết Chúa ban lạ thường đã ghi dấu trong cuộc đời của Mẹ khi Mẹ về Codogno là: Một cư dân địa phương, bị tâm thần bẩm sinh, đã phóng lửa đốt một căn nhà gỗ gần tu viện, Gió đưa ngọn lửa lên cao, sáng màn đêm, đe dọa có thể thiêu hủy tu viện, các cư dân và các Dì phước sợ hãi không biết làm gì. Mẹ Cát Vị Nghi bước ra gần ngọn lửa, Mẹ làm dấu Thánh Giá, ngước mắt trông lên trời cầu nguyện, tức thì gió giảm dần và chuyển hướng xa khỏi nhà tu viện, rồi một cơn mưa lớn làm tắt đám lửa. Một lúc sau Mẹ Cát Vị Nghi phải ngăn can để giải cứu kẻ đốt nhà khỏi cơn giận dữ của dân làng.
Khi còn đang ở Codogno thì Mẹ nhận được thư của các Dì phước gửi đến từ Niu Ước, khu đất trên đồi băng qua sông Hudson, khu vực Peekskill, các tu sỹ Dòng Tên có thể đang muốn bán.
Mẹ Cát Vị Nghị vội vã đi thăm Lombardy và Roma nơi mà Mẹ sẽ lại được Đức Thánh Cha ban phước thêm sức để Mẹ kiên tâm công việc Chúa nơi đất xa, sau khi Đức Thánh Cha Leo nghe Mẹ thông báo sự việc về Tân Thế Giới, Đức Thánh Cha rất vui khi thấy Mẹ hăng say công việc đang tốt đẹp ở đấy. Và Mẹ Cát Vị Nghi lần này đem thêm một nhóm bảy Dì phước lên tàu đi Niu Ước.
Mẹ Cát Vị Nghi đã không để tốn thời gian nhiều khi về lại Niu Ước, Mẹ bắt tay ngay vào việc mua khu đất của cá tu sỹ Dòng Tên dọc theo sông Hudson.
Sau khi thấy những ngôi nhà xinh đẹp trên khu đất 450 mẫu Anh, khoảng 180 Hecta của các tu sỹ dòng Tên khu West Park. Mẹ trầm trồ:
"Đây đúng là những ngôi nhà Mẹ đã thấy trong giấc mơ - Những ngôi nhà thôn quê rộng đẹp. Có vách núi, có sông, có nhiều cây xanh, có kho chứa, có chuồng trại gia súc, bên kia núi là con đường lớn. Ôi thật là đúng mong ước cho các đứa trẻ đau khổ của Ngài. "
Và bỗng dưng giọng Mẹ trầm buồn nói với Dì phước Aurelia đi theo Mẹ là:
"Đây sẽ là nơi chôn của Mẹ Cát Vị Nghi trên sườn đồi dốc nhìn xuống sông Hudson. Này con gái Aurelia, khi về già nhớ đến thăm ta, nhưng đừng khóc, mà hãy cười vì ta sẽ thu xếp một chỗ cho con trong tay của Đức Lang Quân của chúng ta."
Các tu sỹ Dòng Tên nói đang rất muốn bán một phần khu đất vì lý do thiếu nước trên đồi cao. Giếng nước thì mau cạn, các thày đã thử khoan nhiều chỗ khác nhưng đều thất bại. Việc lấy nước từ sông đòi hỏi nhiều sức mà không đủ xài.
Cho nên các thày dòng Tên đã bán lại toàn khu đất với giá rẻ hơn nhiều phần so với giá trị đất lúc đó, cộng thêm cho trả thời gian dài. Các thày lắc đầu lo ngại cho Mẹ Cát Vị Nghi vì sự thiếu nước.
"Mẹ Cát Vị Nghi, làm sao Mẹ có thể giữ cả trăm đứa trẻ ở đây mà không có nước dùng?"
Mẹ mỉn cười tự tin nói với các thầy:
"Các thày thân mến ơi, xin hãy cất bỏ sự long lắng đi và để nó lên vai tôi. Nếu Thiên Chúa muốn các đức trẻ được lớn lên ở đây khu West Park này, thì Ngài sẽ mang nước đến."
Mẹ kéo Dì phước trẻ khỏe Aurelia đi theo khắp khu đất của các thày Dòng Tên, lên đồi, xuống dốc, khắp nơi, kiểm tra từng bước foot , ba tấc một. Mẹ và Dì phước về lại nhà thì đã muộn và cả hai mệt nhoài. Các Dì phước chờ đợi ở cửa vội vàng hỏi:
"Mẹ Cát Vị Nghi, Mẹ đã có được khu đất chưa?"
Mẹ đáp:
"Dĩ nhiên các con gái, ta đã có nó lâu rồi từ trong tâm trí trước khi ta đến đấy"
Một Dì phước nói:
"Xin Mẹ thứ lỗi, làm sao Mẹ có tiền trả trước và ta không có một xu trong nhà bank".
Mẹ cười nói :
"Các thày dòng Tên đã đóng đồ chuẩn bị đi đến tu viện khác, họ mới xây cũng ở Peekskill. Mẹ đã nói với các thày, Thiên Chúa là nhà bank của chúng ta, Ngài sẽ không quên giúp chúng ta có tiền. Vấn đề khó khăn chỉ là điều kiện tự nhiên thôi. Khó khăn sẽ giúp ta thêm mạnh mẽ. Càng khó khăn thì lại càng thêm mạnh mẽ, Có Thiên Chúa giúp ta lo sợ gì? Bây giờ thì chẳng có gì tốt hơn là cho ta một đĩa cơm chiên Milan và một ly bia lạnh."
Mẹ lên danh sách tất cả những ai có xe ngựa, từ người giàu đến người nghèo, người có xe ngựa thồ là người giữ kho ở Mulberry Bend, và cả những xe ngựa kéo chở hàng nặng không che chắn, nhờ họ chuyển đồ dùng và gần một trăm trẻ em lên đồi khu West Park. Các trẻ em chưa bao giờ thấy nông thôn, các em rất vui thích, nhưng chẳng ai vui hơn Mẹ Cát Vị Nghi là con gái nhà nông chất phát. Mẹ đã làm các Dì phước ngạc nhiên khi Mẹ hướng dẫn họ chăm sóc đàn gia súc mà các thày Dòng Tên tốt lành để lại. Mẹ dạy họ làm sao chất đồ lên yên ngựa, dạy họ cách vắt sữa dê và sữa bò, cách gọi chim, gà đến để cho chúng ăn, làm thức ăn cho heo và cừu. Người vui sướng nhất là Dì phước Eletta, người có cảm tình với thú vật, Dì thu gom các con chó và con mèo lạc ở Niu Ước, chúng được mang lên đây có đất rộng, có nhà rơm nơi chuồng và kho chứa, chúng vui nhảy đùa yêu quý các trẻ em.
Các em xem như đây là nhà đẹp của mình nhìn xuống dòng sông thơ mộng. Các em hăng say làm việc như những cô chủ nhỏ, sơn tường, làm vườn, lau chùi, nấu nướng. Các em xuống sông giặt quần áo rồi chuyền tay nhau từng gàu nước lên nhà như một trung đoàn.
Đức Tổng Giám Mục đã có ảnh hưởng thật lớn trong phép màu có được căn nhà như trong giấc mơ của Mẹ. Khi ngài đến, ngài thấy các em hoàn toàn hạnh phúc trong Thiên Đường West Park. Đức Giám Mục làm lễ với khóe mắt ướt lệ. Ngài cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn phước đến Mẹ Cát Vị Nghi và cầu khấn hết lòng xin Chúa thêm sức cho Mẹ Cát Vị Nghi mở rộng công cuộc truyền đạo ở Huê kỳ.
Mẹ đã mời tất cả mọi người đến để chia vui cảnh đẹp của đồng quê. Họ đã đến đấy cuối tuần với một xe đầy thức ăn và quà tặng.
Những ngày Chủ nhật hè nắng vàng, bạn bè các trẻ em tụ họp dưới những tán cây nhìn xuống dòng sông Hudson uy nghi, thảm cỏ mịn xanh trải quanh. Người giàu ngồi chung bàn với người nghèo, những người lái xe ngựa ngồi chung cùng bàn với cảnh sát. Giám Mục và các vị không có chức sắc cùng ngồi chung, tất cả hòa vào nhau vì các em mồ côi. Một ban nhạc những người Ý Đại Lợi già chơi các bản nhạc gợi nhớ quê hương. Họ có một ngảy chơi giã ngoại thật vui, người lớn thì có ly rượu, ly bia, còn trẻ em thì có kem lạnh trong những ngày nóng ở Niu Ước.
Mẹ Cát Vị Nghi đã cầu xin Đức Mẹ Ban Ơn trợ giúp cho có nước. Và Đức Mẹ đã xuất hiện với Mẹ Cát Vị Nghi trong giấc mơ, chỉ cho Mẹ Cát Vị Nghi chỗ có giếng nước. Sáng hôm sau Mẹ Cát Vị Nghi vâng lời dẫn theo người thợ khoan giếng đi về phía cao sườn đồi có khu rừng rậm. Với cây gậy Mẹ Cát Vị Nghi đập vào nền đất đá ẩm ướt và yêu cầu người thơ đào thử. Và chính xác đấy có một suối nước ngầm trong núi cung cấp nước trong như pha lê cho các trẻ em. Mẹ tự tay xây tại chỗ có nước một tượng Đức Mẹ Maria.
Tới lúc này thị Mẹ Cát Vị Nghi trở nên nổi tiếng trong thế giới tu sỹ ở Roma, và khắp nơi từ Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Châu Mỹ La Tinh liên tiếp gửi lời mời đến mở trường học. Ngay sau khi ổn định nhà mới ở West Part Mẹ Cát Vị Nghi lại quay về Roma để mở rộng học viện tại đó và mang theo nhiều Dì phước nữa qua Huê Kỳ. Lần này có hai Dì phước Huê kỳ đi theo là Dì Ann và Dì Elizabeth, cả hai đều im lặng, ít nói. Biển cũng bình lặng như tâm hồn bình an của Mẹ vì đã nhận được nhiều ơn thánh. Mẹ Cát Vị Nghi cũng không khỏe và không muốn làm gì, tuy nhiên đấy là thời gian tốt cho Mẹ cầu nguyện và chiêm niệm. Trên tàu Mẹ đã viết lá thư chứng thực tâm hồn hân hoan của Mẹ. Thư có nội dung như sau:
"Ôi Tình yêu Ngài đến mà không được nhận. Tình yêu Ngài đến mà không được đáp lại. Các con thân mến, làm sao chúng ta có thể thờ ơ lạnh lùng khi biết Thiên Chúa Yêu thương chúng ta. Làm sao chúng ta có thể quên những hành động, những lời nói vô nghĩa? Làm sao chúng ta cân nhắc lợi hại về tin thần và vật chất trong cuộc sống khi mà chúng ta biết Ngài đang mong muốn hiến thân vì Ngài. Thật là một khúc nhạc hay về một người may mắn được Ngài chọn làm nàng dâu của Ngài, để nàng dâu đây có thể thốt lên: 'Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã thương con, và con cũng yêu Ngài. Để con giữ mãi hình Ngài trong sâu thẳm trái tim'. Hãy trở thành những nàng dâu khôn ngoan. Chúng ta hãy làm vui lòng Chàng Rể bằng cách mang về nhiều linh hồn lạc lối nhờ sự hòa giải bằng cuộc khổ hình và chết trên Thập giá của Ngài.
Đừng để chúng ta bị nản lòng bởi những ngăn trở của các luật lệ mù quáng của con người. Hãy đừng để chúng ta lảnh tránh và trì hoãn việc giúp đỡ các trẻ em bị đau khổ, bị bỏ rơi, bị nghiền nát trong cái xã hội. Hãy để các bàn tay nhỏ bé của các Dì phước mang đến cho các em tình yêu thương và sự giúp đỡ của Chúa Giêsu đến các linh hồn lạc lối, những người nghèo khó tù đày trong những nhà ở tập thể, trong các mỏ khai khác khoáng chất, trên đường phố, hay những người đang đau khổ trong bệnh viện. Hỡi các Dì phước, nếu chúng ta không hun nóng tình yêu, chúng ta không xứng đáng với danh hiệu chúng ta đang mang theo đấy là danh hiệu tốt đẹp là " Nàng dâu trên Thiên đàng". Với hy vọng ngày sau được Thiên Chúa nâng lên gần với các thiên thần."
Tại Roma, Mẹ Cát Vị Nghi vẫn làm việc với tinh thần hăng say mở rộng học viện. Một phương pháp giáo dục cao hơn được đưa ra. Mẹ đã phân chia các Dì phước trông coi các phần khá nhau như công việc văn phòng, công việc tiếp súc với những người dự tòng muốn vô đạo, và người tìm kiếm quỹ trợ giúp cho giấc mơ cháy bỏng của mẹ là thành lập dòng và cơ sở cho các chị mới vào đời sống tu tập ở West Park Niu Ước.
Trong thời gian ở Roma, Mẹ Cát Vị Nghi được chọn vào một nhóm các nhân vật được tuyên dương diện kiến Đức Thánh Cha Leo vào dịp lễ Giáng Sinh. Khi nhóm đông xuất hiện, Đức Thánh Cha nhận ngay ra Mẹ Cát Vị Nghi. Đức Thánh Cha mặt vui hẳn lên, vẩy tay về phía Mẹ và thân mật như người cha là:
"Ah Mẹ tổng bề trên Cát Vị Nghi đây, chúng ta đã gặp nhau rồi phải không nào?"
Mẹ tiến đến Đức Thánh Cha và quỳ xuống chào, dâng lên ngài một bức tượng nhỏ. Đức Thánh Cha hỏi :
"Thế mẹ có gì cho ta đây?".
Mẹ Cát Vị Nghi đáp lời:
"Thưa Đức Thánh Cha - Đây là tượng Đức Bà Chiến Thắng - Đức Mẹ giữ trong tay sự chiến thắng hoàn hảo - Đấy cũng là lời cầu chúc cho ngài, còn chúng con cũng là một phần chi nhánh của Ngài"
Cảm động bởi lời nói của Mẹ, Đức Thánh Cha nắm chặt tay Mẹ và nói:
"Cảm ơn con về món quà và cũng là lời tiên đoán tốt lành!"
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Vâng thư ngài, ngày và đêm chúng con cầu xin sự chiến thắng của Giáo triều của ngài."
Đức Thánh Cha ân cần nói:
"Chúng ta hãy nói về khả năng truyền giáo của ta ở phương Tây. Công việc của con ở đó tốt chứ?. Hãy nói cho ta nghe về trường học và nhà trẻ mồ côi ở đó đi. Các cô gái Huê Kỳ có theo con gia nhập học viện không?. Ta rất thích dòng tu của con, ta yêu mến tất cả các Dì phước Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu."
Từ Roma Mẹ viết thư về Niu Ước như sau:
"Thật là ơn phước khi chúng ta được Đức Thanh Cha chúc phúc. Lời của ngài là Lời của Thiên Chúa, lời nói đầy quyền năng của Đức Lang Quân của chúng ta. Đức Thánh Cha là ánh sáng của sự khôn ngoan thánh thiên. Cho nên Mẹ cảm thấy lời của ngài là "cột lửa" soi đường cho chung ta đi qua mọi khó khăn nguy hiểm."
Mỗi lần được gặp Đức Thánh là một lần Mẹ Cát Vị Nghi được khích lệ thật lớn, làm tăng thêm quyết tâm thành lập dòng của Mẹ tại Huê Kỳ. Mẹ rất vui khi chuyển đến Đức Thánh Cha niềm tin sâu xa của Mẹ là mảnh đất Huê kỳ màu mỡ sẽ sinh hoa kết trái cho Thiên Chúa.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1891, sau khi rời Vatican. Một cậu bé bán báo rao tin:
"Người Ý Đại Lợi bị giết tại Huê kỳ." Mẹ đã mua một tờ sao chép mang về tu viện để đọc.
Số là một nhóm người bị kết án mưu sát cảnh sát trưởng Hennessey tại New Orleans. Và họ chờ đợi bị kết án. Thì gần năm ngàn người chống đối kéo đến nhà tù, kết quả là chín người Ý bị bắn hạ, hai người bị tử hình treo cổ nơi công cộng.
Tối hôm đó Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước cầu nguyện thành khẩn xin Chúa thứ tha tội lỗi của kẻ giết người, và ban ơn an ủi cho các gia đình nạn nhân. Và Mẹ quyết định sẽ thành lập dòng ở đó để mang Thánh Giá, chia sẻ Thánh Giá quá nặng nơi đó với Đức Lang Quân là Chúa Giêsu.
Tháng mười năm đó, Mẹ và hai mươi chín Dì phước trẻ, mới nhập dòng lại lên tàu tiến về hướng Tây, Niu Ước.
Mẹ Cát Vị Nghi ở lại Niu Ước vài tháng, phát triển trường học ở khu Little Italia, và chuẩn bị cho khu West Park này thành một Nhà dòng mẫu đầu tiên ở Huê kỳ, Mẹ đã làm nhà nguyện thật tốt ở West Park, xây thêm nhà ở khang trang. Khu West Park rất làm Mẹ hài lòng, Mẹ đã nói với các Dì phước:
"Mỗi khi Mẹ nghĩ về Nhà dòng ở West Park, Mẹ cảm thấy đã hài lòng đã hoàn thành công việc mở Nhà dòng rồi. Nơi đây thật tĩnh lặng để Mẹ tĩnh tâm và nghỉ hưu chuẩn bị cho hành trình về nơi vĩnh hằng. Và Mẹ lại giật mình nhắc nhở lại, đây chỉ là ước mơ của trẻ con. Hãy để mọi việc cho Thiên Chúa Quan Phòng sắp đặt hết tương tai của chúng ta."
Thiên Chúa lại có ngay công việc dành cho Mẹ Cát Vị Nghi. Một đề nghị đến từ Nicaragua. Một phụ nữ có địa vị ở đấy tên là Donna Elena Arrelano đã đến West Park gặp Mẹ với mong muốn Mẹ mở một trường học Công giáo ở Granada. Bà Donna muốn hiến dâng một tòa nhà làm trường học và nói là có rất nhiều nhu cầu trường học Công giáo ở Nicaragua. Mẹ Cát Vị Nghi hiểu ngay là trường học mà bà Donna mong muốn là trường học tư thục chỉ dành cho những cô gái con nhà giàu, không phải là trường dạy từ thiện. Nhưng Mẹ có lý do dể chấp nhận đó là định hướng công việc truyền giáo không nên bị hạn hẹp mà là đi đến bất cứ nơi đâu có thể được, không nhất định là chỉ hạn chế trên Huê kỳ mà là đi đến cả Mỹ La Tinh. Và trường tư thì không khó khăn về vật chất, nhưng rất cần có sự hướng dẫn về tinh thần. Sau này ổn định thì các Dì phước sẽ tự mở rộng dòng tu khắp đất nước.
Thế là Mẹ Cát Vị Nghi chọn 14 Dì phước, Mẹ mượn tiền từ Tổng Giám Mục Corrigan để họ lên tàu đi Nicaragua ngày 10 tháng 10 năm 1891.
Mội Dì phước nhút nhát tên là Eletta đi cùng, sự lo sợ đã thành hiện thực, ngay khi rời Niu Ước tàu đã gặp một cơn mưa khác thường, ngay cả một người không thường xuyên đi biển cũng biết sẽ có một cơn bão to đang đến. Biển bắt đầu nhào lộn, những cơn sóng cao như núi, rồi đưa tàu xuống thung lũng nước sâu thẳm. Đấy đúng là một cơn siêu bão.
Mẹ Cát Vị Nghi vội đứng dậy khoác thêm áo nhanh đi đến giúp các Dì phước hay có thể là cùng chết với họ. Đi dọc hành lang Mẹ thấy tất cả đều mặc áo đẹp nằm che dấu dưới lớp chăn đắp, dường như chuẩn bị cho giây phút cuối cùng. Suốt đêm và cả ngày hôm sau dường như con tàu có thể bị đánh tan nhiều mảnh bất cứ lúc nào. Các Dì phước thì quá yếu, họ giống như những đứa trẻ hơn là những nhà truyền giáo can đảm, điều này làm Mẹ áy náy là đã mang các Dì phước đến một công việc quá khó khăn. Vài ngày sau cơn bão tự suy yếu làm Mẹ Cát Vị Nghi cảm thấy vui vui vì chưa để lộ ra nỗi lo sợ. Các Dì phước còn trẻ, nên rất sẳn sàng dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm.
Cuối cùng con tàu bỏ neo tại một đảo nhỏ cách không xa thành phố Panama. Mẹ thuê một chiếc thuyền nhỏ, mẹ và các Dì phước chèo thuyền vô đảo, họ cùng hát thánh ca và chuẩn bị sẽ được rước mình Thánh Chúa. Đàn chim hải âu bay lượn quanh thuyền. Mẹ Cát Vị Nghi viết:
"Đàn chim bay lượn quanh chúng tôi, có thể chúng ngạc nhiện vì những giọng hát khàn pha trộn những giọng hát ngọt ngào hay là chúng bay quanh để ca ngợi Đấng Tạo Hóa mà chúng tôi luôn để tủ đựng bánh thánh trong tim"
Khi họ trở về thuyền chèo tay thì nước thủy triều lên, mẹ và các Dì phước phải lội nước gần nửa dặm tới được thuyền chèo tay để ra thuyền lớn.
Một Dì phước hỏi mẹ hình ảnh đàn chim có ý nghĩa gì. Mẹ Cát Vị Nghi giải nghĩa đó là những nhà tu hành ở các nước khác sẽ gia nhập vào dòng tu của chúng ta. Một Dì phước khác thêm vào có thể đây là những linh hồn đi theo Nhà dòng của mẹ và được chúng ta giúp ơn cứu rỗi. Trong khi họ còn đang tranh luận thì dưới nước, hàng ngàn con chim bắt cá dưới nước bơi theo thuyền, và tất cả các Dì phước đều đồng ý là hình ảnh các linh hồn được các Dì phước giúp được ơn cứu rỗi linh hồn. Mẹ Cát Vị Nghi đặt tay xuống nước và tắm cho một con và mẹ phải rút tay nhanh vì bất chợt một con bị kéo chìm xuống nước bởi một con cua biển. Mẹ Cát Vị Nghi viết:
"Tôi thật sự có một yếu điểm đó là sợ nước, sợ biển. Tôi không có can đảm đi vào nơi mà tôi sợ hãi, ngoại trừ đức vâng lời, và dĩ nhiên chỉ khi đã được chúc phúc bởi Thiên Chúa. Sứ mệnh truyền giáo vượt đại dương sẽ chẳng giữ lại những tiếng gầm thét của sóng biển mà là sự thêm đầy cảm hứng ca tụng công việc của Tạo Hóa."
Mẹ và các Dì phước vui đùa như những đứa trẻ nhỏ trên một hòn đảo, dưới những tán cáy và đem về những vỏ sò đẹp.
Ngày lễ thánh Raphael chiếc tàu đã đến vịnh Nicaragua tuyệt đẹp và cập bến Corinto. Mẹ và các Dì phước được các ông trùm họ đạo và các vị linh mục, Giám Mục đưa lên xe lửa đi đến thành phố Leon băng qua hồ Nicaragua, chuyển sang xe lửa khác đi đến Granada.
"Một đám đông người đã chờ đợi sẵn. Họ chen lấn làm các xe ngựa khác không đến được chỗ Mẹ và các Dì phước. Sự nồng nhiệt của họ làm Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước sợ bị nghẹt thở. Mẹ đã thật sự lo lắng. Các Dì phước cảm thấy không khỏe. Sự nồng nhiệt quá mức của họ làm Mẹ cảm thấy Mẹ và các Dì phước như là những người tử vị đạo. Mẹ đã nhờ gọi quân đội giúp đỡ. Cuối cùng trật tự được lập lại, Mẹ và các Dì phước có thể đi đến nhà thờ, nơi mà có nhiều Cha đang chờ dâng lễ đồng tế, họ đã hát kinh cầu Chúa Ba Ngôi bằng tiếng Latin chào đón mẹ và các Dì phước."
Vào buổi tối bà Donna mời các Dì phước một bữa tối tại một nhà hàng. Nhưng khi những người phụ nữ bản địa mặc áo hở bụng. Mẹ Cát Vị Nghi đứng dậy khỏi bàn và nói:
"Bà Donna Elena, sẽ không một người con nào của tôi tiếp tục ăn nếu những người phụ nữ này ăn mạc đúng đắn hơn."
Mẹ đã diễn tả rõ trong một lá thư là:
"Bà Donna đã ngàn lần xin lỗi - đấy là truyền thống đã ăn sâu lâu đời rồi, những người phụ nữ lai này ở tầng lớp thấp thì thường phơi bày các phần cơ thể. Việc này không thể chỉnh sửa một sớm một chiếu."
Mẹ nói tiếp:
"Bà Donna Elena. Tôi biết dù phụ nữ ở tầng lớp nào. Tất cả đều là con Thiên Chúa, lả con gái của Đức Mẹ Maria là người được hồn xác lên trời. Bây giờ họ phải nâng họ lên ngang bằng nhau, để có sự đáng kính của nữ giới."
Các phụ nữ kia đã dùng tất cả khăn tắm, khăn quàng cổ, vải để che phần bụng. Lúc này Mẹ Cát Vị Nghi ra hiệu cho các Dì phước bắt đầu ăn.
Dưới đây là lá thư Mẹ Cát Vị Nghi viết về từ Granada.
"Tất cả các trẻ em ở thành phố đều muốn được học trường của chúng ta, có các em vùng lận cận cũng xin được vào học. Nhưng hiện tại chúng ta chỉ nhận năm mươi em gái. Trường chỉ đủ cho số học sinh do khí hậu nhiệt đới nóng. Bây giờ thì có ít gió trời làm hạ nhiệt. Sân trường rộng có nhiều cây cam và nhiều cây hoa nhỏ đủ màu sắc."
Bà Elena Arrelano đã rất tốt khi chuẩn bị khu ở tập thể cho các Dì phước và có cả một nhà nguyện thật đẹp! Bà Donna đang lo bàn ghế và chuẩn bị cho in cuốn sách nhỏ quảng cáo về trường được các phụ huynh rất ủng hộ.
Tất cả các Dì phước đều làm việc chăm chỉ với mong ước trường học được mở cửa sớm. Có thể trường sẽ được mở cửa giữa tháng mười một này. Một điều làm các Dì phước lo sợ là động đất vì họ được trải nghiệm cái cảm giác mặt đất rung chuyển nhẹ. Vì gần đấy có một núi lửa đang hoạt động. Một số người mong muốn Mẹ đi thăm đất nước họ, nhưng Mẹ phải rời khỏi nơi đây đển đến với những người nghèo, cùng khổ ớ New Orleans. Và mẹ cũng muốn nhắn các Dì phước là nếu đi Roma thì nên cố gắng xin được gặp Đức Thánh Cha.
Tại Granada, Mẹ viết thư gửi tất cả Hội Dòng như sau:
"Mẹ nài xin các Dì phước trở thành những nhà truyền đạo thục thụ, luôn tìm kiếm sự hoàn hảo tinh thần, luôn tuân theo các Quy Định Dòng. Vị thánh bảo trợ của chúng ta là Thánh Francisco Xavier đã nói:
'Những ai thành tâm cho công việc truyền giáo thì sẽ có nhiều cơ hội tận hiến thân mình. Còn những ai đi sai lạc thì sẽ có nguy cơ đánh mất những cái đang có và ngày càng rời xa Thiên Chúa.'
Mẹ quả quyết với kinh nghiệm của Thánh Francisco Xavier là hoàn toàn đúng cho từng ngày. Hãy học tập từ bài học đó và đừng để một ngày qua đi mà không xem xét lại tâm thức, linh hồn của chúng ta, để có những quyết định cần thiết nhằm đạt được tâm hồn tinh khiết hơn. Xin Đức Lang Quân luôn phù trợ các Dì là những nàng dâu của Ngài. Đem tình yêu của Ngài đến các Dì, và luôn luôn biến đổi các Dì phước ngày càng hoàn thiện hơn.
Mẹ Bề Trên Thân Yêu của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu.
FRANCES XAVERIO CÁT VỊ NGHI
Granada, Ngày 3 Tháng 11, 1891."
Mẹ Cát Vị Nghi đã không để bị ảnh hưởng bởi cuộc đón tiếp linh đình và náo nhiệt. Mẹ Cát Vị Nghi nhanh chóng nhận thức được tánh tình nóng nảy của người dân nơi đây, họ sẽ dễ bị thay lòng đổi dạ. Hôm nay đón tiếp, ngày mai sẽ là sự lăng mạ.
Với lý trí suy đoán sắc bén, khi Mẹ Cát Vị Nghi quan sát lối sống và các nhu cầu của người dân nơi đây. Mẹ trở nên đau khổ vì sự lan rộng cuộc sống buông thả về đức hạnh. Đặc biệt là bệnh dịch đẻ hoang lan tràn đủ mọi tầng lớp, mọi sắc tộc. Mẹ kiên quyết chỉ nhận những em có cha hợp pháp về pháp luật và với luật của nhà thờ, cho dù cha thiệt của các em là quan chức cấp gì đi nữa thì cũng kiên quyết bị chối từ khi khai sinh các em là không cha, dù các em được chu cấp ngầm và có đời sống kha khá.
Cho nên các em gái đều được xem như nhau trong Ánh Mắt của Thượng Đế và ngoài xã hội. Những em gái dù có danh tiếng ở địa phương nhưng là con không hợp pháp thì cũng trái với luật của Mẹ. Ban đầu họ tìm cách luồn lách, cho đến cả dùng tiền để đút lót, khi kế hoạch này thất bại, họ chuyển sang hành động hăm dọa, chống phá. Nhưng Mẹ Cát Vị Nghi không phải vượt đại dương để thỏa hiệp với nạn hối lộ.
Thành lập và hướng dẫn các sinh hoạt của trường cho các em nữ, dạy họ, hướng dẫn các em học tập, vui chơi, dạy các em tập làm bằng tay các công việc hàng ngày như nấu ăn, may vá, dọn dẹp, chăm sóc trẻ em... Những buổi tối nóng bức thì thường là cơ hội cho cóc nhái, bọ cạp, côn trùng và thỉnh thoảng có cả rắn là vật Mẹ Cát Vị Nghi khiếp sợ nhất. Tiếng núi lửa rầm rầm, sàn nhà đong đưa. Vài ba Dì phước bị bệnh thương hàn, sốt mê sảng, Mẹ ở kề bên họ cho đến khi cơn nguy kịch qua đi.
Con đường thập giá của Mẹ cũng có tiếng cười. Một người địa phương tặng trường một con vẹt nhiều màu sắc, quý hiếm và có khả năng bắt trước tiếng người rất chính xác. Nhưng sau vài ngày, Mẹ Cát Vị Nghi quyết định trả nó lại cho chủ nó vì nó làm các em không tập trung học tập.
Trường học đã đi vào hoạt động, học phí đủ để trang trải các chi phí của trường và trường còn nhận thêm vài bé gái ngoan, nghèo vào học không học phí. Xem như nhiệm vụ đưa Thiên Chúa đến Granada, Nicaragua đã tạm thành công. Nhưng mơ hồ trong lòng, Mẹ còn có những mối nghi ngại nhất định.
Thành phố New Orleans, Huê kỳ sẽ là công cuộc truyền đạo tiếp theo. Mẹ đã chọn Dì phước Cepeda đi cùng Mẹ trong chuyến đi này. Và để lại mười bốn Dì phước ở Granada. Mẹ có linh tính sẽ có điều gì bất ổn cho các Dì phước ở lại. Ngày rời Granada Mẹ đã rất cảm thấy thương cho các Dì phước ở lại. Như nỗi lòng của một người Mẹ xa các con, Mẹ đã viết trong một lá thư như sau:
" .... Vì một ngày hiến dâng cho Ngài, Ngài đã đến sa mạc thế giới như ánh hừng đông, hiền hòa như mặt trời cao ngất, màu sắc chói chang mang ánh sáng đến màn đêm địa cầu."
Giây phút chia tay trang trọng, Mẹ Cát Vị Nghi ôm hôn tất cả các Dì phước và cầu xin Thiên Chúa ban sức mạnh cho các Dì phước, ban sự bền bỉ chịu đựng nơi các Dì.
Khi Thuyền vượt qua Hồ Nicaragua, khung cảnh tuyệt đẹp của vùng Cordilera, Nicaragua. Những dải núi xanh thẳm, đan xen những dòng thác trắng ngọc, những đồng bằng vàng nhự lụa, những cánh rừng dày đặc cây, thực vật nhiệt đới.
Chẳng ai có ngoài Đức Lang Quân đã làm những kỳ quan này. Trải qua mười hai ngày di chuyển khó khăn trên sông San Juan. Mẹ Cát Vị Nghi và Dì phước Cepeda nhiều lần phải chuyển qua nhiều chiếc thuyền nhỏ và phải hứng chịu những cơn mưa dài hơn năm giờ. Mẹ Cát Vị Nghi đón nhận những thử thách với tính cách hài hước thường ngày của Mẹ.
Mẹ viết:
"Chúng tôi có những người bạn đồng hành là các chú chuột, thuộc họ gậm nhấm mập mạp. Tôi và Dì phước Cepeda thật sự không thoải mái với họ nhà chuột, các nhà thám hiểm bé nhỏ này. Chúng tôi phải trải qua nhiều đêm xem các trò biểu diễn chạy lạng lách, đứng trên thùng các tông và thích thú trước sự sợ hãi của chúng tôi."
Cuối cùng Mẹ và Dì phước Cepeda cũng đến được thành phố San Juan. Một cơn sốt cao làm Mẹ mất nhiều sức lực. Mệt tưởng như sắp qua đời, Mẹ chấp nhận sự chết để dâng linh hồn cho Thiên Chúa. Nhưng khi nghĩ đến sự ra đi mà chưa làm xong nhiệm vụ đã làm Mẹ trở nên căng thẳng, nhất là mẹ chưa có một bữa tiệc chia tay với tất cả các Dì phước. Mẹ đã viết là:
"Tôi đã tự tin cầu xin Thiên Chúa cho tôi trở lại Huê kỳ và Ngài đã nhận lời tôi, ban cho tôi sức khoẻ trở lại."
Ở Bluefields, Nicaragua. Trong thời gian Mẹ chờ đợi tàu về New Orleans, Mẹ đã đi tham các khu dân bản địa vùng Mosquitia Riviera nơi mà dường như không có một nhà thờ, cũng như không có một cha đạo nào đến giúp những người di dân Ấn độ. Nơi mà chính quyền thì chỉ tốt hơn những con quái vật chút ít. Chỉ với chút it tiếng Tây ban nha và hầu hết là ngôn ngữ ra dấu hiệu mà Mẹ Cát Vị Nghi đã ân cần nói chuyện với họ. Cuối cùng họ vui mừng chào đón những người "Áo dòng đen". Họ năng nỉ mẹ gửi các Dì phước và các cha đạo đến với họ.
Vào ngày thứ ba tuần thánh, Mẹ đã về đến New Orleans và đã được Tổng Giám Mục Janssens và cha dòng Scalabrinian Gambera chào đón. Mẹ Cát Vị Nghi mong muốn làm điều gì đó cho người di dân Ý Đại Lợi nơi này.
Mẹ Cát Vị Nghi nhận thấy nơi đây quy tụ nhiều sắc dân khác nhau. Phần lớn người Ý Đại Lợi là người gốc Sicilian, một số ít trong họ đã có mặt đây từ những năm cuộc nội chiến. Có sự phân biệt đối xử với những người di dân. Nhưng quan trọng hơn tất cả là nơi đây thiếu vắng đời sống tâm linh, hầu như chưa có nhà thờ nào.
Giám Mục Janssens nhận rõ mẹ Francesca Cát Vị Nghi là hoàn toàn cần cho New Orleans, cho nên ngài Giám Mục đã làm tất cả có thể khi Mẹ cần.
Mẹ Cát Vị Nghi về ngay Niu Ước để mang theo nhiều Dì phước trở lại New Orleans. Mẹ đã thuê ba phòng ở khu nhà ổ chuột trên đường St. Philip là nơi Mẹ và các Dì phước có thể sống với mức chi tiêu thấp nhất, quan trọng nữa là là họ có điều kiện tiếp xúc với người di dân. Hơn hai mươi gia đình sống đông đúc trong khu nhà với các người da đen, họ thường sử dụng sân sau nhà làm sân khấu ca hát cả ngày và đêm.
Khung cảnh sân nhỏ sau nhà làm các Dì phước ấn tượng như đang ở trong rừng nhiệt đới Phi Châu. Khi đêm về Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước cố gắng đọc kinh suy niệm, hát thánh ca và nghỉ ngơi, thì những người còn lưu dấu nô lệ trên người đủ mọi thế hệ, họ uống rượu, chửi rủa la hét và đánh nhau trong ánh lửa đốt rác. Khuya đêm họ chuyển sang hát giọng thé nơi cổ họng trong tiếng chân giậm và tiếng gõ từ các thùng, chai lọ rỗng.
Vệ sinh và điều kiện nấu ăn thì gần như thời nguyên thuỷ. Chỉ đến khi các Dì phước liên lạc có được nước cấp từ đường ống cấp nước thành phố đến từ sông Mississippi thì người dân xung quanh mới có nước sạch để uống. Những người bản địa họ làm bếp trong góc sân nhà, họ nấu thức ăn bằng than, lấy mặt thùng làm bàn ăn, xung quanh họ bị quấy rối bởi đám mèo hoang và cả chuột cống.
Trong khi Mẹ đang tìm kiếm để mua một căn nhà giá tương đối làm nơi cầu nguyện. Thì căn nhà ở đường St Philip này rao bán với giá rẻ. Mẹ nhanh chóng thương lượng mua. Để có tiền trả trước, Mẹ phải đến xin mọi người di dân Ý Đại Lợi từ người khá giả đến cả những người nghèo. Sức khoẻ của Mẹ đã yếu nhiều. Các Dì phước khuyên Mẹ bề trên không nên đi khuyên góp trong điều kiện trời nắng để các Dì phước đi được rồi.
Mẹ Cát Vị Nghi trả lời:
"Các con gái à, ta sẽ đi xin với các con từng nhà một, các con biết sự thật là ta e ngại sự đi xin, nhưng ta phải chiến thắng sự ghê ngại đó vì danh Chúa Giêsu. Và ta không thể yêu cầu các Dì phước đi làm một công việc mà bà Mẹ bề trên của các Dì không thể làm được."
Nhanh chóng căn nhà được mua, Mẹ, các Dì phước và những người Ý nhiệt thành đến dọn dẹp, vệ sinh khử trùng căn nhà. Họ sơn sửa, lắp kính và chất các đồ không sử dụng ra sân. Tầng trệt được tháo vách để có không gian rộng làm nhà nguyện.
Thật là một ngày trọng đại cho người dân Ý Đại Lợi khi tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu được đưa đến từ Niu Ước. Tượng được tháo ra từ trạm xe lửa. Dưới cái nắng thiêu đốt, các Dì phước trẻ và các phụ nữ mang khăn quấn đầu, trong khi các người đàn ông đầu trần, trịnh trọng khiêng kiệu rước tượng đi qua đường phố về nhà thờ mới. Họ tranh luận để chia nhau được gá vai mang kiệu một lúc. Rồi họ ngắm nhìn tượng với tình yêu say đắm. Thi thoảng trong số họ nước mắt đã chảy cùng mồ hôi trên đôi gò má.
Các người di dân đã đến dự thánh lễ lớn hơn rất nhiều với sức chứa của nó. Thánh lễ được làm dưới mái hiên, người tham dự chật kín sân trải ra phần đường. Sau đó sân được dùng để dạy giáo lý cũng như làm sân sinh hoạt cho hàng trăm các em di dân. Sân này chỉ vài tuần trước thôi là nơi thường xuyên đỏ máu và dưới sự thống trị của bạo lực. Bây giờ là nơi các em học kinh để chuẩn bị được rước mình thánh Chúa và chịu phép Thêm sức. Là sân chơi lành mạnh và hạnh phúc.
Thành quả lao động của Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước làm cho Giám Mục Jannsens vui nhất. Mỗi lần ghé thăm căn nhà trên đường St Philip, thay vì rung chuông, vị Giám Mục dùng gậy gõ nhẹ vào cửa là các Dì phước và các em biết có cha già đến thăm.
Chỉ vài tuần sau đó, căn nhà vừa làm Nhà dòng và nhà thờ thì nay có thêm phòng làm trường học và tiếp nhận trẻ em gái mồ côi. Ngay lối vào căn nhà được cho lắp đặt vòi nước uống sạch để giải thoát cơn khát phần xác cũng như phần hồn.
Quãng thời gian này từ năm 1817 cho đến 1905, dịch bệnh sốt rét là bóng ma phất phơ trên thành phố. Bất kể thời tiết, giờ giấc ban ngày hay ban đêm, Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước luôn sẵn sàng giúp đỡ những nơi nguy kịch, họ rửa tội cho các người già sắp qua đời hay những trẻ em bị bệnh đang hấp hối, giúp người lúc lâm chung trong khi Cha đạo chưa đến được. Họ mang thức ăn và quần áo đến những nơi bị túng thiếu, chăm sóc người bệnh, giúp đỡ người phụ nữ lúc mang thai và khi sinh nở. Họ đến thăm các gia đình bị đổ vỡ và mang về những người cha lạc đường về cho gia đình, vợ con họ. Mang lại sự hoà giải cho các gia đình. Giúp đỡ các em gái lầm đường lạc lối.
Ngay trong thành phố có gần năm mươi gia đình bị ảnh hưởng bởi một Cha đạo suy đồi bị rút phép thông công tác động làm các gia đình này đã bỏ nhà thờ thời nhiều năm. Mẹ Cát Vị Nghi đến nói chuyện với từng gia đình một. Cuối cùng trong ngày lễ thánh Giuse, tất cả gần năm mươi gia đình này đã vui vẻ đi dự thánh lễ tại nhà thờ mới của Mẹ Cát Vị Nghi.
Thứ bảy cuối tuần, Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước chờ đón các công nhân ở các đồn điền trồng lúa, mía đường, trồng bông dệt vải dọc sông Mississipi. Mẹ và các Dì phước ân cần chào họ bằng tiếng mẹ đẻ:
" Cầu Chúa phù hộ các người anh em. Chúng ta hãy cùng nói chuyện vì danh Chúa Giêsu."
Khung cảnh thật thân thiện khi xuất hiện các Dì phước Ý Đại lợi, những người công nhân với đôi bàn tay chai sạn bỗng trở nên dễ dàng nói chuyện với các Dì phước, các Dì phước lắng nghe đồng cảm, những người công nhân bỗng trở nên như trẻ nhỏ bộc bạch sự đau khổ, sợ hãi cùng những hy vọng.
Khi câu chuyện trở nên thân thiện, Mẹ Cát Vị Nghi chợt nhẹ nhàng hỏi tất cả:
"Thưa quý ông rằng thế đã bao lâu các quý ông chưa đi xưng tội và rước lễ?"
Họ bỗng trở nên ngại ngùng là đã rất nhiều năm, rồi họ bào chữa là do không có Cha đạo nói tiếng Ý Đại Lợi nên họ lấy nhau không có ai ra nhà thờ và con của họ cũng chưa rửa tội.
Mẹ Cát Vị Nghi nhẹ nhàng nói:
"Hỡi người anh em. Không bao giờ là quá trễ đối với tình yêu và sự chờ đợi của Thiên Chúa. Chúng tôi đến đây để giúp các anh em và gia đình các bạn. Vậy hãy quay lại hoà giải với Chúa Giêsu đi."
Họ, những công nhân đã đi theo chân Mẹ về nhà thờ nhỏ đường St Phillip rồi họ khiêm tốn đi xưng tội với Cha đạo. Ngay sáng Chủ Nhật đó, họ đến nhà thờ cùng với gia đình họ trong bộ trang phục tốt nhất để dự Thánh Lễ và đón nhận Thiên Chúa. Họ ra về với sự hân hoan, có thêm sức mạnh tinh thần để đón nhận những khó khăn trong cuộc sống.
Mẹ đã có được Cha Paroli đến làm lễ cho một nhóm người sống cách biệt trong các nông trại, họ đón nhận bánh thánh tại các bàn thờ ưng biến cùng hoàn cảnh, màn trướng treo bàn thờ là màn trời xanh, còn thảm nhà thờ là đồng cỏ vàng, ghế cho Cha làm lễ là gốc cây cụt. Đôi khi Giám Mục Janssens vui vẻ tháp tùng Mẹ và các Dì phước đến sức dầu cho một vài gia đình nghèo khó nơi đấy.
Dưới cái nóng thiêu đốt. Mẹ Cát Vị Nghi hàng ngày đi gặp gỡ mang Chúa Giêsu đến mọi người. Một người di dân sống ở New Orleans hơn bốn mươi năm, ông đã bị tai nạn hỏng hai mắt trong khi làm việc và ông ấy phải lang thang ngoài đường phố để xin ăn ngoài đường phố. Mẹ đã kiếm được một nơi ở cho ông già này. Trong nhiều tuần, mỗi ngày Mẹ đi bộ gần một giờ đến để chuẩn bị cho ông ấy được lần đầu tiên rước Mình Thánh Chúa.
Mẹ và các Dì phước mang Mình Thánh Chúa đến cho nhiều bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi, đến bệnh nhân đang hấp hối và cả những người bị tù chung thân.
Tất cả những nơi Mẹ Cát Vị Nghi lập dòng tu, thì Mẹ và các Dì phước thường xuyên đến thăm các tù nhân để an ủi và chuyển hoá họ. Tại mỗi phiên toà với sự có mặt của Mẹ và vài Dì phước, lập tức không khí bình an tràn ngập các tù nhân đang bị bấn loạn. Các Dì tìm kiếm thông tin gia đình của các tù nhân rồi họ thường xuyên viết thư thông báo cho các tù nhân, họ tìm mọi cách có thể để giúp đỡ các tù nhân. Tại nhà tù ở New Orleans, Mẹ và các Dì phước đã đem thông điệp của Chúa Giêsu đến được bảy tù nhân bị kết án tử hình. Vào buổi sáng thực thi án tử hình. Một người da màu hai mươi tuổi được đưa lên giá đầu tiên, người mà đã được các Dì phước thuyết phục theo đạo Công giáo. Nhưng khi cái lọng được mắc vào cổ anh ấy, anh ấy không còn bình tĩnh nữa, tuy nhiên với sự tràn ngập đức tin, anh ấy gào khóc đến các bạn cùng chung số phận:
"Tôi cầu xin các bạn sẽ ăn năn như tôi về các tội ác chúng ta gây ra. Ôi thật dễ chịu khi đón nhận cái chết, vì tôi biết rằng tội ác của tôi đã được Đấng Tạo Hoá tha thứ và hôm nay tôi sẽ được ở trên Thiên đàng của Người."
Các công việc của Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước đối với các tù nhân có thể bị bỏ quên bởi xã hội nhưng sẽ được ghi khắc trong Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhà tù Sing Sing ở Niu Ước là nơi mà Mẹ Cát Vị Nghi đã đến thăm đầu tiên. Trải qua thương thảo, cuối cùng Mẹ Cát Vị Nghi đã được thấy các Cha đạo đến làm lễ định kỳ ở nhà tù này cho các tù nhân đủ mọi thành phần. Họ là những người hành hương lạc lối theo con đường mù quáng, đi theo thế giới thờ vàng và họ bị cạn bẫy, họ không bị kết án bởi Thiên Chúa nhưng họ bị kết án bởi sự chết trần gian.
Một người đàn ông goá phụ hai mươi chín tuổi người gốc Ý bị kết án đưa lên ghế điện. Khi gần đến cái ngày giới tù nhân gọi là "máy phát điện dynamo", ông ta không muốn chết trên ghế điện, ông ta luôn cho là bị oan và ông ấy tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình. Mẹ Cát Vị Nghi đã xin được nhà tù cho hoãn việc tử hình một tháng. Mẹ đã mang con gái nhỏ của ông ta vào gặp thăm ông ấy trong nhà tù. Xong Mẹ đã gặp riêng và cam kết bảo vệ đời sống Kitô hữu cho con gái ông ấy ở nhà trẻ em mồ côi ở West park nằm cách nhà tù Sing Sing không xa. Người cha tội nghiệp đã tuyên xưng ông ấy vô tội với Thiên Chúa và ông ấy phó dâng linh hồn trong tay Ngài và ông ta chấp nhận một số phận không thể thay đổi được. Sáng ngày thi hành án. Mẹ Cát Vị Nghi đã khóc và cầu nguyện cho ông ấy, tất cả các Dì phước cùng lần hạt mân côi.
Vài năm sau đấy, tại nhà tù ở Chicago, các Dì phước lại đem Chúa Giêsu đến cho năm tù nhân bị kết án tử hình. Các Dì phước đã cầu nguyện suốt đêm với họ trước ngày tử hình. Khi giờ chết đến, tất cả cùng khiếp sợ. Người trẻ nhất chỉ mới hai mươi tuổi, suy sụp bám lấy áo dòng một Dì phước,
"Ôi Dì phước Della Casa, hãy đi cùng tôi, ít nhất là đến ngưỡng cửa thần chết, xin cầu xin Thiên Chúa ban sức cho tôi lúc giây phút cuối cùng."
Người tù trẻ yêu cầu chỉ có Dì phước là người có quyền kéo khăn chụp qua che mắt anh ta. Dì phước Della Casa hai tay rung rung kéo khăn che mắt tù nhân, đôi môi không phát ra được câu kinh. Khi tù nhân trẻ đi đến hết hành lang cách ly bước ra giá treo cổ, người tử tù trẻ quay lại, mắt ngước lên, khẩn khoản lần cuối xin Dì phước cầu nguyện cho linh hồn anh ta. Trái tim Dì Della Casa bị tan nát cho cả tù nhân và người xử tội, Dì phước làm dấu Thánh Giá không ngừng. Trong vài phút cậu bé đã được đong đưa trên giá. Sự độc ác đã ám ảnh làm cho Dì phước Della Casa về nằm bệnh mấy ngày.
++++++++++ ++++++++++ +++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 6
Chương 6
Đức Thánh Cha Leo XIII (1810 - 1903)
Niu Ước năm 1892. Các khu nhà ở luôn tiềm ẩn bệnh dịch, một khi có dịch bệnh là nó lan nhanh chóng hết mọi gia đình. Vì không ai được chữa trị ngay mà cũng chẳng ai được hướng dẫn giữ vệ sinh phòng bệnh. Tai nạn trong nhà, trên đường phố và nơi các công việc nguy hiểm.
Một trẻ em chơi kéo bị đâm vào mắt, một bà mẹ bị kim khâu đâm vào cổ tay, một thợ đập đá bị đá trượt làm dập một chân, trẻ em té bị gãy tay, bị chuột cắn gây bệnh dịch hạch, em gái chơi pháo bị nổ phỏng mặt, một bà mẹ bị nhiễm khuẩn khi sinh do nhiều vi trùng từ tay bà đỡ, mùa đông lạnh ẩm nhiều người ho vì viêm phổi.
Mẹ Cát Vị Nghi nhận thấy công việc cấp thiết là cần có một bệnh viện. Bệnh viện công thì rất ít, chỉ để dành riêng cho người nói tiếng Anh, đó không phải là nơi cho người nói tiếng Ý hay người di dân đến từ nước khác.
Số lượng lớn người di dân bị chết vì bệnh dịch và tai nạn. Khi họ bị bệnh, cách duy nhất là họ được nằm trong phòng tối, giường, chăn, mền tồi tàn. Một số họ tin theo phương pháp cổ xưa uống các lá cây mách bảo lẫn nhau, không hết họ quay sang thờ cúng, trừ tà, xài thần trú bí ẩn, rồi cũng đi đến cái chết với cùng cực đau đốn.
Một chuyện tình cờ đau lòng đến với Mẹ là có một người di dân Ý, ông ta nhận được một lá thư viết tay từ một học giả Roma, nhưng vì không biết chữ và bị ốm không ra khỏi nhà nhiều tháng để kiếm ai đọc giúp, đến khi ông ấy được gặp các Dì phước, các Dì đọc thư và thông báo cho ông ta là mẹ ông ta ở quê nhà đã mất, ông ta trở nên khổ đau không thể an ủi được. Sau khi nghe câu chuyện từ các Dì phước, Mẹ Cát Vị Nghi đã ngậm ngùi rơi lệ. Mong muốn mở một bệnh viện là công việc hàng đầu của Mẹ Cát Vị Nghi lúc đó.
Tình cờ thứ hai đến, số là có một vị Giám Mục dòng Scalabrini tốt bụng dù với một thời gian ngắn lưu lại Niu Ước thôi, ông ấy đã mở được một bệnh viện thô sơ năm 1891. Thế là ông ấy tìm đến Mẹ Cát Vị Nghi khẩn khoản nhờ Mẹ cho mười Dì phước sang giúp bệnh viện.
Một đêm, một giấc mơ đến với Mẹ, trong lúc Mẹ đang ở trong bệnh viện thì có một Bà đẹp tuyệt trần tay áo sắn lên cao đang thay khăn trải giường và băng bó các vết thương cho bệnh nhân. Khi biết đó là Đức Mẹ Maria thì Mẹ Cát Vị Nghi vội chạy đến xin được giúp, nhưng Đức Mẹ đã giơ tay ngăn lại và nói:
"Fracesca Cát Vị Nghi, để ta làm việc khẩn cấp nay thay con!."
Mẹ Cát Vị Nghi vội đáp lời:
"Thưa Đức Mẹ, bất kỳ việc gì trong tay Đức Mẹ, thì con phải cố gắng làm hết sức mình."
Các Cha dòng Scalabrini đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh viện bé nhỏ ở đương số 109. Cho nên các Cha đã muốn bàn giao bệnh viện cho các Dì phước Dòng Thánh Tâm Chúa nhờ Thiên Đàng trả hết tất cả các hoá đơn. Các Dì phước dường như không kham nổi công việc quản lý quá mất trật tự. Vì ngoài việc chăm sóc bệnh nhân, các Dì phước còn phải ra đường xin trợ giúp sinh hoạt hàng ngày, trong khi chi phí ngày một lớn tồn đọng tại bệnh viện.
Khi Mẹ trở về Niu ước từ New Orleans, thì bệnh viện đã bị phá sản và ngưng hoạt động. Ban đầu Mẹ không muốn bỏ dở công việc bác ái của các Cha dòng Scalabrini. Nhưng không còn cách nào khác là chấp nhận bệnh viện bị đóng cửa. Tất cả các đồ dùng gỗ trong bệnh viện do các Dì phước xin về cũng bị nhà bank thu giữ. Nhà bank đã bán tất cả tài sản của bệnh viện của các Cha dòng Scalabrini, tuy nhiên chiếc xe ngựa cấp cứu đã được chủ lấy lại dâng tặng cho bệnh viện mới.
Một bệnh viện cho các người di dân là cấp bách. Thiên Chúa muốn công việc hoàn thành để giúp đỡ các con cái đau khổ của Ngài. Khi có sự thất bại là Mẹ Cát Vị Nghi biết sẽ có chiến thắng săp theo sau.
"Với Thiên Chúa, Mọi việc đều có thể được."
Có hai người giáo dân đem đến dâng Mẹ Cát Vị Nghi 250 Mỹ kim như là dấu chỉ của Thánh Ý Thiên Chúa.
Mẹ nhanh chóng thuê một căn nhà liền kế trên đường số Hai mươi Niu Ước. Sau khi trả tiền thuê tháng đầu Mẹ còn đủ tiền để mua thêm mười giường . Khó khăn lúc bấy giờ là có đến hai mươi người cần được điều trị trong khi bệnh viện mới chỉ có vỏn vẹn mười giường. Mẹ quyết định đặt tên bệnh viện là tên của người Công giáo đầu tiên đến Châu mỹ - Bệnh viện Columbus.
Vào tháng 10 năm 1892. Mười bệnh nhân nặng đã được chuyển đến ở bệnh viện mới. Một số họ mắc những chứng bệnh mãn tính, khó điều trị. Tất cả hân hoan thu dọn đồ đạc để chuyển đến bệnh viện mới dù bệnh viện còn thiếu thốn trang thiết bị.
Thực chất chỉ tên là bệnh viện thôi. Các phòng trống rỗng cần phải được sửa chữa lại. Trước khi có được chi phí để mở được hệ thống sưởi và hệ thống nước thì Mẹ chỉ còn cách cầu nguyện cho các lớp chăn mền đủ giữ ấm cho bệnh nhân. Nước thì được sách mang đến các thùng chứa, súp thì được mua từ một nhà hàng gần kề, đem về các Dì phước hâm lại bằng bếp than dã ngoại. Mẹ và các Dì phước hàng ngày may thêm chăn mền co bệnh nhân.
Dược phẩm thì chỉ vọn vẹn hai chục lọ khử trùng, một ít gạc, một ít bông gòn treo trong bếp.
Bác sỹ Villardi mở màng tặng bệnh viện một bàn nhỏ, một tủ kính nhỏ với vài dụng cụ phẫu thuật. Các bệnh nhân vui sướng như ở Thiên đàng trước nhiệt tình và lòng tốt bụng của Mẹ và các Dì phước, họ đã làm tất cả có thể cho bệnh nhân.
Mẹ Cát Vị Nghi cũng đã hình dung sẽ phải vật lộn nhiều khó khăn để bệnh viện tồn tại. Sự đóng cửa của bệnh viện do các Cha dòng Scalabrini dựng nên cũng ít nhiều làm Mẹ bị ảnh hưởng. Cho nên các Cha không dám có ý kiến giúp đỡ gì. Giáo hội Công giáo ở Niu Ước còn bé nhỏ nên dường như cũng chẳng thể giúp đuọc gì.
Vị Tổng Giám Mục khuyên Mẹ Cát Vị Nghi nên cố gắng một thời gian, vì ngài lo ngại mở bệnh viện vượt ngoài khả năng và sức khoẻ của Mẹ. Tuy nhiên Mẹ đáp lời rút lui không phải là tính cách của Mẹ. Mẹ đã viết thư đến một Hồng Y ở Roma tên là Simeoni. Và Hồng Y Simeoni đã gửi điện lại là:
"Các Cha cần phải lo việc nhà thờ trước. Chúc bệnh viện của dòng Thánh tâm Chúa được nhiều ơn phước."
Sau khi thất bại trong việc tìm sự trợ giúp từ các hàng tu sỹ. Mẹ nhanh chóng tự nhủ:
"Thiên Chúa đã tạo nên mọi dạng người trên trái đất."
Được thôi, Mẹ Cát Vị Nghi đã tìm đến các doanh nhân. Họ nhanh chóng nhận thấy Mẹ có một đầu óc thực tế sắc bén. Bệnh viện là rất cần thiết, và sớm hay muộn bệnh viện sẽ tự thành công có chi thu đủ để tồn tại. Và các nhà doanh nhân đã quý trọng cung cấp nhiều thứ với thời gian trả dần rất lâu.
Còn người nghèo thì đồng cảm với Mẹ Cát Vị Nghi hơn cả. Họ tự đến với các Dì phước, họ nói:
"Họ sẽ gửi đến Mẹ Cát Vị Nghi một ngày lương, khi họ nhận được lương tuần này."
Một Bác sỹ nổi tiếng và khả kính tên là Keane đã đến xin được làm không công với chức danh Bác sỹ trưởng và dâng tặng nhiều dụng cụ y khoa. Tại bệnh viện công việc của vị Bác sỹ đã tạo nên một không khí gọi là sự lan toả của tình yêu Chúa Giêsu. Không chỉ các Bác sỹ người Công giáo, mà cả các Bác sỹ người Do Thái, người theo đạo Tin Lành cũng tham gia giúp bệnh viện với sự quý tộc lịch lãm.
Người di dân Ý đủ mọi tầng lớp cảm thấy tự hào về Mẹ Cát Vị Nghi. Họ cùng nhau mang đến những ngân phiếu, những đồng Mỹ kim một đơn vị nhàu rách, kể cả những đồng xu. Người mang đến cả xe ngựa nệm và khăn trải giường, ai đó đã mang đến các dụng cụ nhà bếp, rồi có ngày Mẹ nhận cả một xe ngựa thức ăn, rượu vang do mọi người tự gom góp mang đến tặng. Quý gía là các tượng nhỏ về Đức Mẹ Maria và tượng Thánh tâm Chúa Giêsu. Các tượng này được đặt trong các phòng bệnh như là Đấng bảo trợ cho các bệnh nhân. Hoa cũng có rất nhiều. Chẳng bao lâu căn nhà giờ đã trở thành một bệnh viện thật sự.
Xa hơn nữa đấy không chỉ đơn thuần là bệnh viện, đấy là ngôi nhà của tình thương, làm tươi mới tinh thần để thể xác thêm đạo đức. Không ai có thể quay lưng lại với bệnh viện. Người giàu đã chi trả các chi phí của bệnh viện, người nghèo được tận tình điều trị như thể chính tay họ trả viện phí. Họ được điều trị tốt nhất, được ăn những món ăn Ý Đại Lợi, khi sức khoẻ họ khá lên, họ được trò chuyện với giọng Ý chính gốc của Mẹ Cát Vị Nghi, họ được chơi, cùng các Dì phước hát thánh ca, đọc kinh cầu nguyện. Mỗi Chúa nhật sau khi có Cha Rinaldi đến giải tội và họ được rước Mình Thánh Chúa, rồi họ được trò chuyện về các ngôi làng ở Ý Đại Lợi xa xôi. Cuối cùng khi họ hết bệnh, họ trở nên rất khó khăn khi xa bệnh viện trở về nhà.
Bệnh viện Columbus giờ đã hoạt động chắc chắn dưới sự quản lý của Bác sỹ Keane và các Dì phước của Mẹ, các Dì phước giờ đây đã trở nên những y tá rất thạo nghề.
Dòng tu của Mẹ Cát Vị Nghi nay đã được mười hai tuổi, tuy còn mảnh mai, những đã có mười bốn Nhà dòng được thành lập cùng với hơn hai trăm Dì phước. "Như Thánh Teresa", Chỉ với số vốn vài xu ban đầu, nay Mẹ Cát Vị Nghi đã làm được nhiều việc cho Thiên Chúa. Châm ngôn trên đã làm nền tảng đức tin cho mọi công việc của Mẹ. Mẹ biết rằng Thiên Chúa đã ban cho Mẹ khả năng khuyến khích, nâng cao tin thần cho các Dì phước, nên mẹ đã cố gắng đi thăm tất cả các dòng tu thường xuyên nếu có thể được. Dù Mẹ vẫn liên lạc thường xuyên với họ, nhưng Mẹ luôn cho rằng tiếp xúc, gặp mặt trực tiếp là quan trọng nhất. Khi công việc hoạt động tốt, bệnh viện Columbus, trường học ở Brooklyn đang đi đúng hướng thì chẳng có lý do gì giữ Mẹ ở lại Niu Ước.
Lại một lần nữa Mẹ Cát Vị Nghi quay trở lại Ý Đại Lợi. Cho dù Mẹ có nhiều công chuyện khó khăn, những trắc trở tiềm ẩn chưa thấy được, và Mẹ đang cảm thấy mệt mỏi kinh niên. Nhưng Mẹ không hề nói cho các Dì phước ở Ý Đại Lợi biết, thay vào đó Mẹ gặp gỡ họ trong vui vẻ và thầm lặng. Đó là tính cách thánh nhân mà khó có thể tìm thấy ở nhà quản lý đời thường. Mẹ cho rằng khi là Mẹ bề trên tổng thì không nên mang đến những âu lo, cũng như không quá khăc khe cứng nhắc, mà nên mang đến các Dì phước sự thân thiện, an bình để họ tự tin. Mẹ thường xuyên trò truyện thân mật với tất cả. Mẹ đặc biệt rất thích các Dì phước trẻ nhanh và hoạt bát, lắng nghe các ý kiến khác nhau và đưa ra lời khuyên cho từngNhài dòng. Thi thoảng là những không khí hài hước Mẹ mang đến cho các Dì.
Mẹ kể chuyện vui cho họ về con vẹt ở Granada, một câu chuyện khác làm các Dì phước cười đau bụng đó là vào một ngày thứ Sáu, khi tất cả rất đói bụng thì có một người Mỹ tốt bụng mang đến một tô Trai biển bóc vỏ hầm với hành và thịt, mọi người ăn vui vẻ cho đến khi Dì phước Maria phát hiện một ít thịt heo nhỏ, Dì phước Maria lập tức nhổ ra và làm Dấu Thánh Giá nói:
"Hôm nay là thứ Sáu, Xin Chúa tha tội".
Cách mà Mẹ lập lại bằng tiếng Anh thêm vào cách diễn tả sự lỗi lầm vô ý đã làm họ cười bò.
Sau một ngày làm việc với các Dòng tu, Mẹ lui về phòng cầu nguyện và Đức Lang Quân để giúp Mẹ giải quyết các công việc ngày hôm sau. Thời gian Mẹ ở Roma, Nhà dòng đã mở rộng ở đấy, một Nhà dòng nữa được mở ở Frascatti, Montecompatri, và một trường học được mở ở Genoa.
Tại ngôi nhà nơi Mẹ Cát Vị Nghi được sinh ra, đài phun nước được xây nên, đấy là món quà của Giám Mục Hồng Y Rampolla. Nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm làm Giám Mục. Nhân dịp Mẹ được gặp Đức Thánh Cha và Hồng Y Rampolla, Đức Hồng Y khoe với Đức Thánh Cha, ngài đã làm đài phun nước ở Lombardy. Đức Thánh Cha ban phép lành cho Mẹ bằng tay phải và kéo Mẹ đứng gần bên trái nói:
"Đây là một trong những cánh tay của Giáo hội, người đang làm cho Giáo hội ta trổ bông với Dòng Tu Thánh Tâm Chúa Giêsu".
Rồi ngài tặng Mẹ một ngân phiếu một ngàn Lia từ tiền riêng của Đức Thánh Cha.
Một dịp khác khi Đức Thánh Cha phát biểu trước cử toạ, Mẹ đã được Hồng Y Rampolla giúp để hai Dì phước người Huê kỳ có cơ hội thấy Đức Thánh Cha từ xa, nhưng vì trời quá nóng, Đức Thánh Cha tạm nghỉ ra ngoài vườn, Ngài chợt thấy Mẹ Cát Vị Nghi từ xa, Ngài gọi lớn:
"Cát Vị Nghi, con ta đến đây."
Thật là diễm phúc cho hai Dì phước Huê kỳ được quỳ hôn nhẫn và được Đức Thánh Cha ban phước. Khi Mẹ Cát Vị Nghi còn đang quỳ gối thì Đức Thánh Cha nâng dậy, ngài hỏi:
"Khi nào thì con đi lại Huê kỳ?"
Mẹ đáp: " Thưa Đức Thánh Cha, con đi tháng chín này."
"Con sẽ đem theo bao nhiêu Dì phước?"
"Xin thưa là hai mươi chín cho lần này và nhiều hơn ở lần sau, thưa Đức Thánh Cha."
"Vậy kế tiếp Huê kỳ là con đi đâu?"
"Dạ thưa con được nước Ba tây hay Brasil mời mở một Nhà dòng."
"Ba tây ư. Ôi con sẽ thấy ở đó một cánh đồng bao la con chiên Kitô hữu ở Nam Châu Mỹ. Chúng ta hãy đến đó gieo trồng, hãy làm việc ở đó, Thiên đường đó đang chờ con."
Mẹ Cát Vị Nghi đáp:
"Con vui sướng được công việc Thiên Chúa giao."
Mẹ ngập ngừng:
"Nhưng thiên đường có đón nhận con không?"
Đức Thánh Cha nói:
"Chắc chắn là thiên đường để dành cho những ai làm việc như con. Hãy làm việc cho đến khi chết"
Khi đi xa ngài còn quay lại nói:
"Cầu Chúa phù hộ con, Hãy làm việc đó đi!."
Tháng Tám năm đó ở Codogno, trong lúc Mẹ Cát Vị Nghi nghỉ ngơi và tĩnh tâm thì Mẹ nhận được bức điện báo, thường thì điện báo là thông tin khẩn cấp. đó là điện báo từ các Dì phước Nhà dòng ở Granada, Nicaragua. Mẹ thì thầm:
"Các Dì phước đang bị đi đày."
Mẹ lui vào phòng cầu nguyện một lúc rồi nhắn một Dì phước:
"Hãy gửi điện lại nhắn họ đi qua Panama, có thể nơi đấy tốt hơn."
Nicaragua rơi vào hỗn loạn chính trị, các phe phái tranh giành quyền lực. Một sáng một nhóm người có vũ trang đến yêu cầu các Dì phước phải đi ra khỏi Nicaragua. Nhà trường bị đóng cửa, bà Donna tốt bụng đã can thiệp để được đi cùng các Dì phước ra bến cảng, có tàu hơi nước đang chờ, Dọ Dìu hai Dì phước đang bị bệnh nên đi rất yếu. Phụ huynh và các em đến chỉ luyến thương nhìn các Dì phước âm thầm đi giữa hai hàng súng, gươm. Bà Donna lưu lại bến cảng cùng các Dì phước cho đến ngày họ nhận được lệnh từ Mẹ bề trên tổng Cát Vị Nghi. Mỗi chiếc thuyền rời Nicaragua đều mang theo nhiều người di dân, họ lên tàu hơi nước gíup các Dì phước số tiền ít ỏi để an ủi các Dì phước. Ngay cả vài cô bản địa phục vụ trong bữa tiệc đầu tiên của các Dì phước ở Granada cũng nhận ra họ và dâng tặng số tiền ít ỏi họ có được. Ngay kề khi các Dì phước lên tàu hơi nước thì có hai Cha đạo cũng bị trục xuất, hôm trước đó cũng có năm Cha đạo bị trục xuất rồi.
Sau khi biết đầy đủ chi tiết về việc các Dì phước bị trục xuất đó, Mẹ Cát Vị Nghi đã viết thư gửi đến tất cả các Nhà dòng:
"Các con thân mến, chắc các con đã biết về việc chúng ta bị trục xuất khỏi đất nước Nicaragua. Tất cả đã được an toàn rời xa đất nước nhiễu nhương đó. Vì nơi đấy giống như nhiều nước kém phát triển. Với một số thành phần đã từng học dang dở tại Paris, Luân đôn, Đức quốc và cả Huê kỳ. Họ tự cho họ là hiểu biết hơn mọi người. Họ kết đàn với nhau cho đến khi gây ra đổ máu hòng chiếm quyền lực. Họ làm tất cả để mị dân, để dân chúng hùa theo. Họ sẵn sàng khủng bố, ngược đãi tôn giáo để gây tiếng vang. Tất cả vì quyền lực mà họ đẩy đất nước họ vào cảnh máu chảy đau thương.
Các con ắt hẳn sẽ mong muốn biết điều gì xảy ra kế tiếp?, Từ tin ta nhận được gần đây, chúng ta có lý do để tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu và ảnh hưởng của Giáo hội tuy non trẻ ở nơi này.
Trên đường đi bộ ra bến tàu giữa hai hàng lính có vũ trang, một trong những thủ lĩnh của họ là Don Jose Pasos đi ngựa giám sát từ xa, bất chợt một em bé học sinh lọt vào bám dính một Dì phước vừa khóc vừa nói:
'Dì đừng khóc vì họ đuổi các Dì đi nhé'
Dì phước gầy xanh xao, mắt khô ráo ôm em bé và đưa ra cho em Thánh Giá trên cổ Dì phước nói:
'Với Thiên Chúa Dì đến với các con, và với Ngài muốn thì Dì lại ra đi.'
Em bé bị tách bỏ ra xa.
Thời khắc đó Don Jose Pasos bị Hồng Phước linh thiên chạm vào hồn ông ta, ông ta vó ngựa bỏ đi, về nhà ông ta tự giam mình trong nhà nhiều ngày. Từ một người chống lại Thiên Chúa, nay ông ấy hoán cải, tuyên xưng đức tin bảo vệ đạo Thiên Chúa. Ông đã từ bỏ việc tham gia hoạt động chính trị và công khai tuyên bố - Là người công chính thì không thể làm điều ác thú, hèn nhát với phụ nữ chân yếu tay mềm. Việc từ bỏ diễn đàn và công khai phê phán xã hội đã đẩy ông ta đến chỗ có nhiều kẻ thù nguy hiểm, nhưng ông ta chẳng thể nào quay lại con đường cũ. Việc ấy xảy ra đã ảnh hưởng tốt đến người dân ở Nicaragua, Nguyện xin Thiên Chúa giúp họ có cuộc sống thanh bình và chúng ta sẽ quay trở lại nơi đây. Còn bây giờ thì không có bảo đảm an toàn và tự do cho công việc của chúng ta."
Ngày 13 tháng 9 năm 1894, Mẹ Cát Vị Nghi và mười lăm Dì phước trẻ lên tàu lại đi Niu ước từ Genoa. Chuyến đi là một cuộc nghỉ ngơi với cảm xúc thi vị. Mẹ đã viết trên tàu:
"Giờ thì tôi có thể ngắm nhìn bầu trời và biển cả. Tôi có thể ngắm nhìn các cổng Thiên đàng không hề đóng vào cuối ngày. Những ánh sáng quy tụ thành Gương Mặt Uy Linh. Giữa cái bao la và mênh mông của địa cầu, linh hồn nhỏ bé dễ dàng hoà quyện với tâm trí, thân xác hướng về Đấng Tạo Hoá. Các bạn sẽ có những khoảng khắc tĩnh lặng, nghỉ ngơi thanh bình quý giá.
Ôi! Thành phố hùng vĩ trên cao, xin hãy gửi thêm ánh sáng xuống trần gian này, nơi chúng ta đang sống trong bóng tối không tâm linh, đi dần đến bóng đổ của sự chết.
Hãy đến với chúng tôi. Hỡi ánh sáng siêu nhiên, xin hãy mặc khải cho chúng tôi sự tốt đẹp của Đất nước diễm phúc trên ấy. Để mang chúng tôi đến những nơi khó nghèo. Làm cho đôi mắt chúng tôi trong sáng hơn qua sự sáng chói của pha lê Đức tin. Nơi đấy có thể đang giữ sự tốt đẹp vĩnh hằng dành cho chúng tôi, sau thời gian ngắn chúng tôi hy sinh và chiến thắng bản thân ở trần thế để dành chiến thắng sau cùng đấy."
Trong thời gian Mẹ Cát Vị Nghi vắng mặt ở Niu Ước. Những nhóm tôn giáo và dân sự khác đã thất bại trong việc phá hoại công lao của Mẹ. Nay liên tục gây áp lực lên Tổng Giám Mục Corrigan.
Một ngày sau khi về Niu Ước, Mẹ ngạc nhiên khi có sự viếng thăm của Giám Mục Corrigan. Với khuôn mặt lo lắng và nụ cười gượng, Đức Giám Mục ngập ngừng nói - Vì xã hội ghanh tị, cho nên bệnh viện không còn lý do để ở lại, và trường học cũng vậy, các em sẽ chuyển sang các trường khác. Và Giám Mục âu lo là có thể các Nhà dòng phải trở về nước vì phong trào phân biệt chủng tộc chống người da màu, chống người Do Thái và cả Người Ý Đại Lợi đang dâng lên cao.
Mẹ Cát Vị Nghi đứng chết lặng một lúc lâu. Giám Mục Corrigan là bạn lâu năm. Ngài đã rất nhiệt huyết giúp Mẹ mua nhà ở khu West Park, cũng là người thuê nhà trên đường White street để lớp học đạt tiêu chuẩn, vì việc học ở nhà thờ quá đông học sinh so với diện tích. Ngài đã khóc mừng khi Mẹ thành công, an ủi Mẹ khi khó khăn, và giúp Mẹ với tất cả khả năng. Nay có thể vì sự quá cẩn trọng và tính ôn hoà trước sự quá khích, nên ngài đành phải thông báo cho Mẹ tin không vui
Rời bỏ Huê Kỳ sao, hoàn toàn không đúng, Mẹ phải ở lại Huê Kỳ để chiến đấu với sự dữ. Mẹ lắc đầu nói:
"Thưa ngài, với tất cả sự khiêm tốn, xin nhắc lại với ngài là khi con đặt chân lên Huê Kỳ này con đã thưa là - Đức Thánh Cha gửi con đến đây thì con sẽ ở lại đây."
Khi Giám Mục đi khỏi, Mẹ quay sang với các Dì phước mà Mẹ mang từ Ý Đại Lợi qua, trong khi họ đang trong giờ giải lao, mọi người đều hớn hở.
Mẹ cười nhẹ nhàng nói với họ:
"Các con có biết tại sao vị Giám Mục đến chỗ chúng ta không?"
Một Dì phước nhanh miệng nói:
"Dĩ nhiên Mẹ, ngài đến ban phước lộc cho chúng ta."
Mẹ cười gượng:
"Phước lộc à? Chúc phúc cho ý nghĩ tốt lành của con, ông đến yêu cầu phá huỷ mọi công việc của chúng ta, và mong chúng ta quay về Ý Đại Lợi."
Các Dì phước bị choáng váng, nhưng Mẹ nói:
"Không sao các con, Đức Lang Quân của chúng ta gửi chúng ta đến đây, thì chúng ta sẽ ở lại đây."
Nhưng tại thời điểm đó. Vị tổng đại diện toà thánh của địa phận là Đức ông John M. Farley. Dù những năm đầu ngài chưa hiểu nhiều về Mẹ, nhưng vài năm sau ngài giúp đỡ nhiều cho Nhà dòng của Mẹ. Mẹ gọi ngài là:
"Vị đại diện tốt bụng của toà thánh với trái tim sắt đá."
Không lâu sau đó, Toà thánh nâng ngài làm Tổng Giám Mục thay cho Tổng Giám Mục Corrigan. Ngay buổi sáng sau lễ nhậm chức Tân Giám Mục, ngài đến bệnh viện Columbus, bệnh viện đã nhận được rất nhiều tiền, quà từ các nhà hảo tâm, ngài vui vẻ nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, ta sẽ làm nhiều việc nữa cho dòng tu của con. Thiên Chúa muốn ta mở lòng ra vì công việc của con, từ nay xem ta như là cha già, có điều gì cần phải đến nói với ta."
Mẹ nói với các Dì phước:
"Đây đích thực là người đàn ông của Thiên Chúa, Ngài có trái tim sắt đá và tốt lành, nhất định ngài sẽ là Hồng Y."
Đúng như Mẹ Cát Vị Nghi tiên đoán, vài năm sau, Tổng Giám Mục John M. Farley được nâng chức vụ lên Hồng y.
Thiên Chúa đã tạo cơ hội cho việc minh chứng giá trị của bệnh viện. Một tàu chiến Ý Đại Lợi đã đến cảng Niu Ươc với tin xấu khủng khiếp - Dịch bệnh thương hàn tràn lan trên thuyền. Tất cả các bệnh viện khác vì lo sợ bệnh dịch nên từ chối bệnh nhân, riêng bệnh viện Columbus của Mẹ đã nhận tất cả thuỷ thủ đau bệnh.
Sự việc nhanh chóng được chú ý trên tất cả các tờ báo. Lãnh sự Ý Đại Lợi đề nghị hợp đồng với Mẹ Cát Vị Nghi để điều trị cho các thuỷ thủ, hay người đi biển Ý Đại Lợi trong trường hợp gặp bão phải vào bờ gấp. Xã hội dành sự kính trọng đối với các Dì phước.
Với dự đoán rất khó duy trì bệnh viện với giới hạn nhỏ bé. Cách tốt hơn là mở rộng bệnh viện. Mẹ Cát Vị Nghi đã mượn sáu ngàn đô la từ thư ký của bệnh viện là Bác sỹ Charles Lewis, rồi mượn thêm số tiền lớn từ Nhà băng giữ tiền tiết kiệm của người di dân. Mẹ mua một toà nhà cũ trên đường Mười Hai, Đông, Niu Ước.
Mẹ và các Dì phước đã chuyển đến ở trong khi toà nhà đang được sửa chữa. Nhiều đêm mưa và tuyết thường xuyên đi vào phòng qua các cửa sổ bể kính đến nơi ở các Dì phước. Một đêm dù rất mệt sau một ngày phụ sửa nhà, nhưng Mẹ Cát Vị Nghi không thể nào ngủ được. Ý nghĩ về Đức ông Serrati luôn xuất hiện trong đầu mẹ. Ngay lúc đó Mẹ ngồi dậy và viết lá thư gửi về Codogno là:
"Hôm nay tôi cảm thấy đau buốt trong lòng đặc biệt khi nghĩ về Đức ông. Tôi không thể nào ngủ được. Thay vì để tình cảm lấn át, tôi thức dậy, cầm cây Thánh Giá và đi đến nhà nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện suốt đêm."
Vào một buổi sáng, Mẹ nhận được tin Đức ông Serrati đã chết rất bất ngờ. Và Mẹ đã lưu lại trước bàn thờ nguyên ngày hôm đó, đôi mắt ngấn lệ, Mẹ cầu nguyện chìm sâu trong thinh lặng. Về nhà Mẹ ngồi viết lá thư dài gửi các Dì phước ở Codogno, thư nhắc nhở các Dì phước là Đức ông có ý nghĩa đặc biệt đối với dòng tu của họ. Mẹ ca ngợi Đức ông là người có trái tim thanh khiết, mộc mạc, đầy yêu thương. Mẹ gợi lại những giây phút linh thiêng chỉ còn trong tâm trí ở Codogno lúc Mẹ Cát Vị Nghi là giáo viên, rồi là người nuôi trẻ ở Ngôi nhà Thượng Đế và cả lúc Mẹ ở Tu vịện bỏ hoang của các Thày Phan Xi Cô sau này trở thành cái nôi Học viện Codogno.
Cuối cùng Mẹ cũng chỉ có ít thời gian cho việc hồi tưởng ký ức. Tháng ba năm 1895, một bệnh viện Columbus mới với trên 100 giường bệnh, trang bị hiện đại thời bấy giờ, với các Bác sỹ, Y tá giỏi đã chính thức được Tiểu bang Niu Ước chấp thuận cho hoạt động.
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CABRINI CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 7
Chương 7
Với Mẹ Cát Vị Nghi, thế giới này dường như là sự sáng tạo diệu kỳ của Đức Lang Quân, và đây là một hành tinh dành cho các con trẻ của Ngài cùng với các tạo vật lớn nhỏ khác là hình ảnh tình yêu của Ngài. Mẹ ước nguyện sẽ có nhiều Nhà dòng mang tên Ngài trên khắp địa cầu.
Sau khi bệnh viện được ổn định, Mẹ bắt đầu một cuộc hành trình dài xuống Nam Mỹ như mong muốn của Đức Thánh Cha Leo. Trên đường đi mẹ ghé thăm New Orleans, là thành thố đẹp, tuy còn có sự phân biệt chủng tộc. Và mẹ đã hài lòng khi Nhà dòng của Mẹ trên đường St Phillips đang sinh hoa kết trái đạo đức.
Một tin làm Mẹ Cát Vị Nghi buồn là Tổng Giám Mục Janssens đã qua đời trong cuộc hành trình về Roma, ngài đã bị đột quỵ trong cabin. Cách mà vị Tổng Giám Mục đối diện với thần chết để tuyên xưng đức tin của ngài rất đáng trân trọng. Khi té xuống ngài cố gắng quỳ dậy, hai tay nắm chặt và thì thầm:
"Lạy Chúa, con cám ơn Chúa, vì con đã sãn sàng ra đi."
Nên Mẹ đã vững tin và hân hoan biết được sự ra đi của Tổng Giám Mục ngoan đạo Janssens sẽ an nghỉ trên Thiên quốc. Đây đó vẫn còn nỗi mất mát một người bạn. Người kế nhiệm là Tổng Giám Mục Chappel thì nhiệt thành giúp đỡ Nhà dòng không kém. Mẹ Cát Vị Nghi đã có thể yên tâm lên tàu ra khơi.
Sau hai mươi bốn ngày lưu lại ở New Orleans, Mẹ lên tàu đi Panama.
Mẹ viết như sau:
"Tôi vẫn giữ lời hứa để viết về cuộc phiêu lưu với những ấn tượng trên đường đi. Tôi đi du lịch, đi làm việc, dù cho sức khoẻ tôi rất kém, kèm theo hàng ngàn khó khăn. Nhưng tất cả chẳng là gì vì thế giới quá nhỏ. Với tôi, không gian chỉ là tương đối, và nhất là khi tôi đang tập quen dần để được sống trong sự vĩnh hằng."
Mẹ Cát Vị Nghi ghi nhận suy nghĩ về cầu nguyện:
"Khi linh hồn ai đó không có trật tự, thì linh hồn đó sẽ đi lang thang trong sự phù phiếm, kèm theo là những suy nghĩ vô ích, linh hồn đó không thể cầu nguyện được. Để cầu nguyện được thì chúng ta phải thống nhất thân xác và linh hồn, những cảm xúc của thân xác, tâm trí và ước muốn thì thuộc về linh hồn, cả hai phải càng gần nhau hướng về Thiên Chúa khi cầu nguyện...
Ôi! nhưng để làm mới khuôn mặt của trái đất mang hình ảnh Đức tin và Đức ái, thì chúng ta phải cầu nguyện nhiều, cầu nguyện không ngưng nghỉ. Vì sự cứu độ của Thiên Chúa đến với nhân loại không phải do thành công về vật chất, về khoa học hay sáng tạo, cũng không phụ thuộc nền công nghiệp, các hiến pháp của con người. Phải cầu nguyện nhiều để chuyển hoá và thánh hoá các linh hồn tội lỗi không bị cuốn theo triết thuyết vật chất của loài người. Chỉ có Đức Lang Quân là Chúa Giêsu đơn độc là người có thể soi sáng tâm trí chúng ta, chuyển hoá ý nguyện của chúng ta, gieo mầm đức hạnh trong chúng ta để giúp chúng ta đi theo công việc hoàn hảo của Ngài, Công cuộc cứu độ trần gian."
Khi đến Panama, Mẹ Cát Vị Nghi đã mừng rỡ gặp lại các Dì phước bị trục xuất khỏi Nicaragua.
Mẹ đã viết: "Tại tu viện, tôi đã cảm tạ Ơn Phước của Thánh Tâm Chúa Giêsu đã cho tôi được gặp lại các Dì phước sau hơn bốn năm xa cách. Sau thời gian ngắn nghỉ ngơi, tôi đã nóng lòng đi thăm Nhà dòng, nơi đã được các ân nhân giúp đỡ để Chính phủ chấp thuận cho trường được hoạt động."
"Phía Nam và phía Tây Nam của Nhà dòng là biển bao quanh, những cơn sóng biển đánh vào bức tường của khu vườn tung bọt trắng xoà như sữa. Từ đây tôi có thể nhìn thấy trời biển bao la của địa cầu. Khung cảnh đã mang lại cho tôi sự chiêm niệm, tôi không hề bị phân tán tâm trí bởi ước mong là được đi chuyến thuyền đầu tiên đến nơi cần thiết nhất. Lời mời gọi đến từ khắp nơi, và nếu tôi không thể đi đến hết tất cả những nơi cần thiết, thì chí ít tôi phải cố gắng đi cho đến ngày giã từ cõi đời."
Mang theo Dì phước Chiara đi cùng, Mẹ tổng kết lại chuyến đi Nam Mỹ này là chuyến đi khủng khiếp nhất, Mẹ đã viết:
"Những cơn gió chu rít, biển cả tối đen, những cơn sóng dâng cao như muốn lật nhào chiếc thuyền. Nhưng tất cả chẳng là gì, vì tôi phải giữ lời hứa với niềm tin và sự tự tin. Khó khăn là cái gì vậy hỡi các Dì phước?, khi mà các trẻ em của Ngài còn chưa biết đến Đấng Quyền Năng Vô Hạn. Nguy hiểm là gì khi các linh hồn đang bị các bóng ma ám ảnh mà lẽ ra các linh hồn chính nó phải hướng về Thiên Chúa Đấng là tạo ra các linh hồn. Những công việc chúng ta làm tuy rất bé nhỏ trên hành tinh này, nhưng tối thiểu như những ánh lửa tro tàn bay cao từ một ngọn núi lửa rồi theo những cơn gió cuốn đi cùng trời cuối đất.
Tôi thì quá yếu đuối, vậy ai là người không yếu? Nhưng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, các Dì sẽ làm được mọi việc. Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ những ai khiêm nhu và vững tin. Vâng chúng ta mảnh mai, khi có Chúa Giêsu thêm sức mạnh, thì chúng ta còn sợ chi?
Tôi đã từng không độ lượng, tôi đã từng xa ngã trong lần cám dỗ đầu tiên, vậy bây giờ tôi không thể làm việc tốt sao?" Ai chưa từng bị cám dỗ?, ai chưa từng bị sa ngã?. Vậy hãy khiêm tốn với sự ăn năn trong tâm hồn, xin Chúa thứ tha, và đứng dậy đi làm việc tốt hơn là vứng víu với những lỗi lầm, thiếu xót."
Trong tâm tình cảm ta công việc Tạo dựng vũ trụ của Thiên Chúa, Mẹ Cát Vị Nghi viết:
"Ngọn núi lửa Cordillera, Panama này la một bài học cho công việc truyền giáo. Trải dài hàng ngàn dặm, không hề sợ hãi biển cả, núi non. Nó dạy chúng ta tính khiêm nhu, núi cao tới gần Thiên đàng, những làn sóng nhỏ bé chỉ lăn tăn dưới chân. Khi phun trào nó phun ra sức mạnh lửa, khói và dung nham, lửa tro thì theo gió bay khắp nơi, dung nham thì len lỏi mọi ngõ ngách. Nguyện xin công việc truyền giáo được mạnh mẽ như vậy.
Đồng bằng Popayan, Columbia là nơi nên được mời đến, sấm chớp diễn ra mỗi ngày. Một luồng sét từ Trời dường như dễ dàng thiêu trụi một vật nào đó. Nơi đây thật tốt dành cho cuộc sống bình an chiêm niệm của người mộ đạo trên trái đất."
Ở Valparaiso, một cảng biển thuộc Chile, Mẹ đã gặp những người dân thân thiệt và nồng nhiệt quá mức, đấy là một công chức cấp cao của Chile, khi biết Mẹ Cát Vị Nghi mở trường học ở Á Căn Đình Argentina, ông ta đã nói rằng:
"Trong hai năm nữa khi con gái ông ta tới tuổi đi học, Mẹ cần mở trường học cho con gái ông ta học, nếu không khi chiến tranh giữa Chile và Á Căn Đình xảy ra, họ sẽ bắt Mẹ làm từ binh để mở trường học nơi đấy. Ông ấy muốn con gái ông được học trường của Mẹ Cát Vị Nghi."
Những ngày ngồi xe lửa dài đến được Juneal, chuẩn bị cho chuyến đi bộ hay ngồi trên lưng con La kinh hãi vượt qua núi Andes đến Á Căn Đình. Tại bữa ăn tối ở một làng nhỏ, những người đi du lịch đã khuyến cáo Mẹ là chuyến đi sẽ rất nguy hiểm, những cơn gió lạnh là đau mắt, và không khí khắc nghiệt có thể gây chảy máu mũi.
Mẹ viết:
"Những câu chuyện thú vị thực sự làm tôi lo lắng cho Dì phước nhút nhát Chiara với đôi mắt to lắng nghe. Nên tôi đã hỏi Dì phước là - vậy Dì thích đi đường biển hay tiếp tục đi đường bộ? Dì phước trả lời - Thà Dì đi tốn thêm hàng ngàn giờ đi đường bộ còn hơn là đi đường biển lần nữa. Và tôi nói - Vậy chúng ta đi bộ."
Được cho mượn những chiếc áo khoát bằng lông dày, Mẹ và Dì phước trông không không khác những vị Tu sỹ. Tội nghiệp cho ông già giắt con La, ông già làm Mẹ liên tưởng đến Thánh Cả Giuse, nhưng Mẹ Cát Vị Nghi không cần ai giúp có thể tự lên lưng con La được, Mẹ nhớ đến chị Rosa và quãng thời gian thơ ấu của Mẹ với nông trại ở Codogno, Mẹ tự leo lên lưng con La. Dì phước Chiara trông theo bắt chước cũng lên được lưng con La khác.
Con La chậm rãi bò lên cao, lên cao đỉnh núi, rải rác những đống tuyết bên đường và lưng chừng núi, cái gió lạnh cắt da, Con la bướng bỉnh đi sát mép lề đường, cùngmột ít tiếng Tây Ban Nha, Mẹ nhắc con la đi cẩn thận bên trong.
Mẹ viết:
"Con đường đi bộ thì nhỏ hẹp, một bên là vực sâu thẳm, bên kia là vách núi xanh đen đốm trắng tuyết, phía trước sắp tới sẽ là khe nứt, nơi có thể chôn vùi chúng tôi. Những người đàn ông đi cùng đoàn luôn miệng căn giặn chúng tôi phải cẩn thận đi đúng đường, vài phụ nữ kêu khóc thét."
Dì phước Chiara sợ mất tiếng, khuôn mặt Dì phước âu lo tựa như thế giới sắp hết làm tôi buồn cười, nhiều lần tôi nói là Dì phước cứ ngồi thẳng lên, Dì phước thường xuyên ngồi như bao bố nhúng nước, đầu gục xuống cổ con la. Chắc hẳn bây giờ Dì phước phải suy nghĩ lại khi lỡ chọn đi đường bộ. Chỉ đến khi được an ủi, nâng đỡ tinh thần, Dì phước trông khoẻ và vui hẳn lên.
Nhưng bất chợt khoảng khắc sợ hãi ập đến. Người dẫn La kiểm tra mọi người lần cuối cách hối thúc con La nhảy qua khe nứt và ông ta qua trước đón bên kia khe nứt, Tôi được vinh dự dùng con La tốt nhất và là người thúc con La nhảy qua đầu tiên trong đoàn. Với gió tạt và con La nhảy hơi yếu, con La đưa tôi qua chao đảo, may mắn ông già dẫn đường giúp giữ con La và tôi được an toàn. Kế đến là toàn đoàn cưỡi La nhảy qua không mấy khó khăn. Lên đến đỉnh núi, ngắm nhìn xung quanh - Thật là khung cảnh kỳ diệu, tôi có thể ngắm nhìn toàn thế giới!"
Mất một ngày đi xuống dốc núi, đoàn nghỉ ngơi tạm trong nhà bỏ hoang dành cho các người mục đồng hay người đi núi nghỉ đêm. Hôm sau Mẹ và Dì phước đã đến được ga xe lửa đi ngang đồng bằng hoang sơ Pampas đi đến Buenos Aires.
Với tám tháng ở Buenos Aires, Mẹ thấy vui vì Buenos Aires chỉ là thành phố trẻ khoảng mười năm tuổi. Buenos Aires giờ đây là thành phố giàu có, xinh đẹp, nhiều nhà, khu buôn bán và dân số tăng nhanh. Cha đạo Brogi mà Mẹ có một lần được gặp ở Roma là người được giao nhiệm vụ đón Mẹ và Dì phước ở Buenos Aires để giới thiệu Mẹ với các chức sắc tôn giáo nơi ấy.
Mẹ đã gặp Cha đạo Kierman, ông ấy rất tận tâm giúp mọi thứ.
Mẹ viết:
"Ông ấy đã giúp chúng tôi cho đến khi ông thấy Học viện đã tự đứng vững chắc. Cha Kierman có linh hồn thanh cao, là người có kiến thực rộng và đặc biệt là tính cách đơn giản đáng kính. Ông ấy xứng đáng với từ ngữ trong Phúc âm, ' Khôn khéo như rắn và hiền hòa như chim bồ câu'."
Có một đau khổ nho nhỏ đến với Mẹ Cát Vị Nghi, số là có một nhóm nhỏ các nữ tu thuộc giới quý tộc vì lo ngại về năng lực thực tiễn, về cách thức tiếp cận xã hội của Dòng tu của Mẹ có thể ảnh hưởng đến công việc của họ.
Mẹ viết:
"Ma quỷ đã nghiên cứu kỹ lưỡng mọi công việc tự nhiên và đã cung cấp những ý nghĩ không chính xác về Dòng tu của chúng tôi cho các nữ tu khó tính quý tộc kia, Tôi cầu xin Chúa mang để lại phía sau những cản trở này."
Đi khắp nơi, Mẹ đã phát hiện có rất nhiều sinh hoạt họ đạo khác nhau ở đây. Đã ba tuần nhọc nhằn, hỏi trên 60 căn mà chưa tìm được nhà. Mẹ viết:
"Dì phước Chiara và tôi về đến nhà khi trời tối sầm, tôi đau đầu đau và mệt không tả nổi."
Một ngày, tại điểm mà tự nhiên giày của Mẹ bị bung ra và Mẹ không thể đi được nữa, thì chính căn nhà đấy là nơi cần thiết cho mẹ.
Cha Brogi đã lo ngại về quyết định quá nhanh của Mẹ. Cha lo ngại nữa là căn nhà quá rộng rồi giao cho các Dì phước khi mà các chi phí khác và số học sinh đến học còn chưa biết chắc. Mẹ trả lời là nếu đợi đến khi mọi việc chắc chắn thì Mẹ sẽ chẳng có mở được Nhà dòng hay trường học nào.
Trong khi chờ các Dì phước đến giúp, Mẹ vừa chăm sóc Dì phước Chiara đang bị bệnh và tự tay dọn dẹp nhà. Một ngày có việc cần, Tổng Giám Mục Castellano đến nhà mới và gặp Mẹ với các dụng cụ lau chùi nhà. Mẹ trông rất giống một người dọn nhà với tạp dề, nón chụp đầu, mặt thì dính bẩn, Tổng Giám Mục không nhận ra và ông ấy nói mong được gặp Mẹ bề trên tổng. Mẹ để cái xô, và chổi xuống rồi mời Tổng Giám Mục vào ghế ngồi. Rồi mẹ đi vào trong thay đồ và cùng ra với Dì phước Chiara, Mẹ vui vẻ nói:
"Tổng Giám Mục Castelano, rất vinh dự được gặp ngài, chắc ngài đã đợi lâu?"
Ngày mùng 1 tháng 3, Học viện Saint Rose được mở cửa. Rất nhanh có nhiều học sinh xin được học, làm mẹ phải gửi thêm đến nhiều Dì phước nữa.
Lại đến thời điểm phải quay lại Roma, mùng 8 tháng 8 năm 1896, Mẹ đem theo một chị người Á Căn đình là người tân tòng và mới nhập Dòng dự tu.
Khi họ vượt qua đường xích đạo, dải núi Pinedo de San Pedro hiền hoà xuất hiện, hoàng hôn chìm dần sau dãy núi, nơi trú ngụ các loại chim trông thật đẹp, tựa như một thành phố ngoài khơi.
Mẹ viết:
"Người bạn đồng hành, thiên thần bé nhỏ nói với tôi là - Một ngày nào đấy mẹ sẽ mở một Nhà dòng truyền đạo nơi đây. tôi hỏi lại chị dự tu có muốn thuần hoá các loại chim biển ở đây?. Chị dự tu nói - Chúng ta cần người sống ở đấy để thuần hoá các con chim biển, dĩ nhiên là chị ta muốn, vì chị ta tin vào cha già Abraham, nguời được Thiên Chúa chúc phúc cho con cháu như cát dưới biển. Tôi nói là Chúng ta cần có Nhà dòng khắp nơi nếu có thể được để thuần hoá các linh hồn theo Chúa Giêsu"
Nhà thơ Ý đại lợi nổi tiếng trên thế giới là Babriel D'Annunzio cũng có mặt trên thuyền. Khi biết được sự có mặt của Mẹ Cát Vị Nghi, ông ta chủ động mời Mẹ bữa ăn trên bàn dành cho thuyền trưởng. Họ nói chuyện nhiều về văn chương, triết học, khoa học, Thượng đế và con người. Nhiều lúc ông ta đi qua xa với suy nghĩ của Mẹ, Mẹ thường im lặng rồi luôn tái khẳng định niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Dần dần ông ta bắt đầu chấp nhận là chỉ có gắn liền với sự thật, chân lý và Ý muốn của Thượng đế là đem lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại. Họ bàn luận nhiều ngày, cuối cùng ông thú nhận là ông ta là kẻ tội lỗi, và hy vọng việc cải đạo sẽ đem lại điều tốt đẹp cho ông ấy. Mẹ Cát Vị Nghi nói đấy là điều Mẹ rất mong muốn. Nhưng trước tiên ông ta cần phải bóp nghẹp rồi dâp tắt mọi lửa ham muốn, cả những đam mê trần tục quá sức. Ông ta phải tự làm tan ra và cho trôi đi tất cả như ngọn núi băng tuyết trước nắng nóng, cho dù những cái đó từng một thời là đam mê nhất đối với ông ta.
Mẹ kết luận với ông ta là. Tất cả những đam mê trần gian chỉ để lại sự tan nát và trống vắng của cõi chết. Nên ông ta cần phải để những ánh lửa xót thương của Trời, đó là thứ ánh sáng siêu nhiên từ Thiên đàng xâm nhập vào tâm hồn và lớn dần thành ngọn núi lửa của tình yêu thần thánh mà không ai có thể dập tắt nổi.
Trong một lá thư gửi tất cả các Dì phước, Mẹ Cát Vị Nghi đã nói về ông D' Annuzio như sau:
"Chúng ta có rất nhiều ví dụ sáng chói về việc chuyển hoá tâm hồn theo Chúa Giêsu như. Thánh Magdalena, Thánh Phao Lô, Thánh Augustino, Hoàng đế Constantine...Họ đã từng là những tâm hồn băng giá trước khi họ được chuyển hoá tinh thần sao! Họ sẽ chẳng bao giờ có được sự chuyển hoá nếu như họ không từ bỏ những đam mê trần tục trước khi ánh lửa Thiên đàng có thể bùng lên trong họ. Nhưng những thế hệ trẻ hiện tại thì thật đáng thương, kém may mắn và có rất nhiều linh hồn khô cằn sỏi đá. Họ sống và chết cho sự hư ảo và đang chạy theo con tàu tốc độ dẫn đến thực đơn tàn lui. Ôi, Chúa Giêsu yêu dấu!, Thật là một sự tàn lụi khủng khiếp! Các Dì phước hãy cầu nguyện cùng với tôi cho cái thế giới hiện đại này. Xin Thiên Chúa của lòng xót thương đừng ngoảnh mặt bỏ họ quay đi. Xin Ngãi hãy dành tình yêu lớn lao và làm Người hoà giải với Chúa Cha cho các trẻ em của Ngài. Ôi, Thiên Chúa Tình Yêu của Tôi."
Về đến Ý Đại Lợi, thay vì rất cần nghỉ ngơi, Mẹ đã đến Codogno, nơi đang có gần 150 chị đang là dự tu. Mẹ giúp các chị tĩnh tâm, học hỏi trong mười ngày. Việc tĩnh tâm cũng làm Mẹ thêm tinh thần.
Rồi Mẹ viết thư ngắn gửi các Dì phước ở Huê kỳ:
"Thường xuyên ghi nhớ và khắc sâu điều các Dì đi truyền dạy là khiết tịnh, khiết tịnh trong mọi hoạt động của đời sống và đó là con đường mang đến những sự tốt đẹp không thể đếm nổi."
Tháng bảy năm 1898, Mẹ đã gặp Đức Thánh Cha Leo XIII, ngài đã rất già.
Mẹ viết:
"Đức Thánh Cha đã hỏi tôi về công việc ở Huê Kỳ, tôi đã nói với ngài là Chúa Giê su và cây Thánh Giá mà tôi và các Dì phước đang mang những bước thành công mọi mặt nơi đấy. Rồi ngài hỏi tôi: Đâu là nơi tôi sẽ đến tiếp theo? Tôi đã trả lời là tôi sẽ đi Paris và London nơi mà họ đang mời gọi thành lập Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôi sẽ đi khám phá nơi ấy vì Danh Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha reo lên - Ô con đến nơi nổi tiếng về truỵ lạc và sự hãnh diện vì có Đức Vua chối bỏ Đức Tin à. Hãy đi đến nước Anh, nước Anh là nơi ngài rất mong muốn. Nhưng ngài lo ngại sức khoẻ của tôi quá kém. Đức Thánh Cha nói thêm - Thật sự ngài tuy già nhưng ngài trông con khoẻ hơn tôi nhiều. Lời lo lắng của Đức Thánh Cha đã làm tăng thêm sức lực và tinh thần cho tôi. Tôi là con tinh thần của Đức Thánh Cha, những lời động viên ấy làm tôi đủ sức mạnh đi khắp thế giới để phục vụ Chúa Giêsu vì Ngài đã chọn tôi để lập nên Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Kế đến ngài đặt hai tay lên đầu tôi và ban phép lành cho tôi, rồi nói tôi cầu nguyện cho ngài. Trái tim của ngài đang rất sầu muộn vì các cuộc cách mạng đang xảy ra trên thế giới. Thiên Chúa đang nói qua lời Đức Thánh Cha, Xin Thiên Chúa dẫn chúng ta qua khỏi nguy hiểm và khó khăn."
Tháng tám năm 1898, đó là lần thứ bảy Mẹ rời xa Roma đi đến Paris. Tại đây Mẹ được Tổng Giám Mục Chapelle của New Orleans đón tiếp trịnh trong nhân chuyến công tác của ngài. Thêm nữa là sự giúp đỡ của Nữ Bá tước Huê kỳ Spottiswood Mackin, Rồi Đức Hồng Y Pháp Richard đã tặng Mẹ một số tiền lớn. Thế là Mẹ mở ngay một nhà trẻ mồ côi trên đường Dumont d'Urville. Sau khi hoàn tất công việc ở Pháp, Mẹ rời Pháp ngày 27 tháng 10 để chuẩn bị cho giấc mơ thứ hai của Mẹ là đặt chân lên nước Anh.
Vài ngày đầu lưu lại Luân đôn, Mẹ Cát Vị Nghi rất lấy làm vui. Vì Mẹ rất ngạc nhiên về sự thân thiện của hàng giáo sỹ, đặc biệt là hầu hết người dân Anh quốc rất hoà nhã, vui vẻ. Ngay cả những người dân thường trên đường phố mà Mẹ đã gặp, Mẹ thầm nghĩ đấy là điều rất đáng quan tâm. Mẹ viết thư cho các Dì phước ở Huê kỳ là:
"Tôi rất ngạc nhiên vè sự lịch thiệp và kiên nhẫn của người dân Anh. Các nước khác họ khoe trương họ là quý phái và lịch thiệp, nhưng ở Luân đôn, họ không nói mà họ hành động, họ rất là lịch thiệp. Tôi sẽ trở lại nước Anh này và sẽ dương băng rôn của Nhà dòng lên."
Tháng 11 năm 1898, Mẹ lại quay về Niu Ước, Rất nhiều nhà thờ, các giáo khu họ đạo đã mời Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu mở trường học Công giáo với đề nghị cung cấp sẵn lớp học. Rất hanh chóng các trường học được mở tại Niu Ước như họ đạo Chúa Biến Hình Trên Núi, họ đạo Thánh Rita, họ đạo Đức Bà Pompei. Riêng ở khu Brox, vùng bắc của Niu Ước thì Mẹ phải thuê một nhà máy cũ để làm trường học. Ở Newark và New Jersey thì cũng tương tự Mẹ cũng phải thuê hai nhà kho cũ làm lớp học. Tại Newark sau khi trả tiền thuê nhà tháng đầu cho các Dì phước ở, Mẹ chỉ còn đúng sáu xu cho ngày mai.
Tôn chỉ của Mẹ là mở trường học trước, cho dù còn thiếu tiện nghi và tiền chi tiêu cho tháng kế. Vì với chương trình học khoa học trong một giáo khu họ đạo bừa bộn đang rất cần có được một trường học bên cạnh nhà thờ hoang sơ, bàn thờ bằng đá. Ngay sau khi lớp học được mở, tất cả các phụ huynh đều muốn gửi con vào học. Nhà bank đề nghị cho mượn tiền mở rộng lớp, các Cha, các Thày tìm kiếm giúp bàn ghế, sách vở. giáo dân hết lòng giúp một tay. Cho nên hiếm khi trường học Công giáo mở ra và bị thất bại.
Cái tên "Mẹ Cát Vị Nghi"được nghe như một bản nhạc tân thời ở các hàng giáo sỹ, cả các nhà lãnh đạo dân sự lẫn người di dân Ý Đại Lợi.
Năm 1899, Cha Morechini ở Chicago gửi thư mời Mẹ mở trường học tại nhà thờ cổ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tháng năm năm đó, Mẹ đã đến Chicago cùng với mười bốn Dì phước. Cha Morechini đã chuẩn bị sẵn trường học, một toà nhà đẹp dành cho Mẹ và các Dì phước. Vấn đề bây giờ là học sinh và các môn học. Mẹ đã từ từ tìm hiểu và biết Chicago là một cánh đồng rộng lớn đang rất cần sự hiện diện của Chúa Giêsu.
Nhưng trước khi mở trường học, Mẹ đã tìm hiểu thật kỹ lưỡng về xã hội, về những khía cạnh tệ nạn, những vấn đề mà người di dân đang đối phó. Mẹ đi bộ hàng ngày trên đường phố, hỏi thăm tất cả những ai trên đường Mẹ gặp. Mẹ đã đến thăm từng nhà người Ý ở khu vực này. Mẹ nói chuyện với các chị thợ làm bánh, với tất cả mọi người để hiểu thêm những khó khăn phía sau họ.
Sau cuộc nội chiến, Chicago là thành phố phát triển thứ hai sau Niu Ước. Nơi đây cũng nổi tiếng với các băng đảng trong thế giới ngầm. Là trung tâm đóng gói xuất khẩu đi khắp thế giới cùng với các vựa ngũ cốc, vựa gỗ, trung tâm công nghiệp nặng. Nhân công rẻ mạt đang bị cuốn vào các máy nghiền tất cả các nghành.
Trận cháy lớn tháng mười năm 1871, làm hơn một trăm ngàn người không có nhà ở. Sau trận cháy thì hầu hết người lao động được sống trong những khu nhà xây sẵn do các nhà đầu tư xây nên. An toàn và tiện nghi có tăng lên đôi chút. Nhưng vệ sinh - sinh hoạt thì còn rất kém.
Nạn dịch bệnh tràn lan, cha mẹ không dám để trẻ con một mình vì sợ đám chuột đói. Thức ăn cũng phải để trong thùng kín hay treo trên trần nhà. Mùa hè nóng ngột ngạt trong nhà chen chúc người thì bệnh thương hàn và ghẻ lở là khách Hè thân quen. Mùa đông lạnh thì lại có hai vị khách khác là viêm phổi và lao phổi. Chưa kể đến các dịch bệnh, tai nạn từ công việc. Cho nên tin tức về người này người kia rời xa thế giới diễn ra hàng ngày rất đỗi bình thường.
Nạn dịch bệnh tinh thần cũng tràn lan không kém, nhà chứa, xe đẩy bán cần xa, thuốc phiện ngay cửa khu nhà ở. Trẻ em thì như đang sống trong xa mạc, vây bủa muôn thú dữ.
Hơn ai hết, Mẹ Cát Vị Nghi biết những nơi cần có Cha đạo, có nhà thờ, có Dòng tu Thánh Tâm Chúa Giêsu.Tất cả sẽ đem lại điều tốt đẹp cho người dân, bảo vệ các con chiên an toàn dưới đôi cánh sinh hoạt của họ đạo. Bệnh viện cũng là cần thiết không kém. Mong muốn sâu thẳm trong tâm hồn Mẹ là mang đến cho các em được đi học. Các em là bông hoa của Thiên đàng, các khuôn mặt ngây thơ của các em là hình ảnh của Thiên Chúa. Chỉ có giáo dục mới giúp các em vững chắc như những người lính chiến đấu chống lại cái xấu, trong chiến trường tệ nạn xã hội sau này.
Trong một số lần Mẹ vô lớp học, Dì phước nhường ghế cho Mẹ dạy các em bất kỳ chủ đề gì. Mẹ đã làm cho chủ đề thật lãng mạn và tươi đẹp trước sự ngạc nhiên của Dì phước. Mẹ cười nói:
"Con gái à, ta cũng là giáo viên trước khi được là Dì phước thật sự! Đây là những đàn cá nhỏ của Thiên Chúa. Hãy cố gắng mang các em đến gần Thiên Chúa qua các bài học."
Mẹ mong muốn các Dì phước thương yêu trẻ em như Đức Mẹ thương chúng ta. Không được la mắng, bắt phạt các em. Chỉ có sự tốt bụng sẽ lưu lại trong tâm trí trẻ thơ lâu dài. Sau này các em lại là những cô gái, những người vợ, những người mẹ tốt lành. Mẹ yêu cầu các Dì phước canh chừng các em gái cẩn thận tránh các sách báo nguy hại, luôn nhắc chừng các hành vi không đúng đắn, giữ các em bầu bạn với nhau chan hoà.....Khuyến khích các em chơi thể thao, bóng truyền, bóng bàn hay bóng chày. Các em cũng được học may, vá, thêu, nấu ăn và các công việc nhà khác.
Những khi xem các em hát, biêu diễn kịch làm mẹ thư giãn thích thú nhất. Chất lượng việc học là Mẹ quan tâm nhất để cho các em trở thành người thật tốt sau này.
Một trong các lá thư gửi các Dì phước:
"Các con, trong tay các con là những thế hệ mới, Việc dạy học cần được đi theo tinh thần Kitô hữu và để vinh danh Thiên Chúa cũng như Hội thánh của Ngài. Chỉ có vậy các em mới có nền tảng đạo đức vững chắc trở thành người con tốt trong gia đình và người công dân tốt ngoài xã hội. Công việc của các Dì phước là tạo thành cái khuôn đúng chuẩn mực về tinh thần, thể chất, gia đình và xã hội cho các em học theo."
Ở Chicago, Cha Morechini đã rất vui khi lớp học của mẹ chật kín 700 em. Đấy là trường học đầu tiên của Mẹ ở Chicago. Với số lượng lớn người di dân, Mẹ rất cần phải mở rộng trường học nữa. Trước khi về Niu Ước Mẹ đã để lại các bản thảo kế hoạch cho một nhà trẻ em mồ côi và một bệnh viện.
Khi về đến Niu Ước Mẹ nhận được một cuộc điện thoại: Một nhóm gia đình giàu có đã đề nghị Mẹ mở một trường học cho con cái của họ, họ lo hết phòng, lớp học, và hết tất cả các chi phí khác kèm theo một khoảng học phí khá đẹp gửi Mẹ trước. Thế là đúng mong muốn của Mẹ. Tháng 8 năm 1899. Mẹ mua một khu nhà trên đường sô 190 và Đại lộ Fort Washington, (Nay là Nhà Thờ Thánh Tích, nơi an nghỉ của Mẹ). Mẹ mở trường tư thục đầu tiên là Học Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm ấy Mẹ đã bốn mươi chín tuổi dù sức khoẻ yếu đi nhiều. Mẹ Cát Vị Nghi vẫn chuẩn bị cho chuyến đi thăm tất các Nhà dòng ngoài Huê kỳ.
Lên tàu về Le Harve, Mẹ viết thư cho các Dì phước ở lại Niu Ước:
"Ngày 2 tháng 9 năm 1899.
Các Dì phước thân mến.
Sau lúc tôi vẫy chiếc khăn tay tạm biệt các chị tiễn tôi ra bến tàu. Tôi ngồi xuống ghế và ngủ thiếp đi. Khi tôi tỉnh dậy tôi không thể tin nổi là tôi đang ở một mình với Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Và tôi nhận ra là tôi đang ở rất xa các chị, các Dì phước, và tôi cảm thấy buồn vì xa các chị. Dường như tôi còn muốn nói với các chị điều gì, tôi tìm quanh xem ai có thể giúp gửi tin đến các chị, nhưng hoàn toàn là xa cách bởi Đại dương mênh mông. Trong khi những cơn mưa Đại dương mệnh mông càng làm tôi thêm sầu muộn. Chợt tôi tỉnh ra, tôi là một nhà truyền giáo thì tôi không được phép buồn. Và tôi bước vào Trái Tim của Chúa Giêsu, nơi ấy tôi được gặp tất cả các chị, nhưng tôi không thể nói được với ai. Tôi liền nài van Trái Tim Cực Thánh nói dùm tôi điều gì đó mà tôi đã quên hay tôi chưa kịp nói.
Đấy là đêm thứ hai tôi ở trên tàu La Touraine từ Niu Ước về Le Harve , sự mệt yếu đeo bám và gặm nhắm tôi làm tôi kiệt quệ. Tôi đã thức giấc nhiều lần, và mỗi lần ấy tôi phải mất vài phút để biết là tôi đang ở đâu. Vi tôi vẫn nghĩ tôi đang ở Niu Ước. Tôi lại tiếp tục công việc truyền đạo với lòng sốt sắng không hề mệt mỏi. Tôi lại bắt đầu và tôi lại tiếp tục công việc Ngài giao. Tâm can tôi không còn bình an bởi những gã độc ác như ma quỷ luôn gây những cản trở quái dị trên đường đi của tôi. Nhưng với ơn huệ của Thiên Chúa, tôi không để cho điều này được tiếp diễn.
Khi tôi đang tập trung và một việc tôi cho là quan trọng, nhưng Sự vâng lời gọi tôi đi làm việc khác, tôi phải đi ngay tức thì và không cần lo lắng về công việc hiện tại, vì tôi tin tương vào Chúa Giêsu sẽ ban thêm năng lượng, sự khôn ngoan để các Dì phước tiếp tục công việc tôi còn dang dở. Khó khăn không thể làm các nàng dâu của Đức Lang Quân lo sợ, mà trái lại càng làm cho các Dì thêm kiên định. Không bao giờ nản lòng với những thất bại. thường xuyên lạc quan tin tưởng các thiên thần hộ mệnh dọn dẹp đường đi cho các chị bớt trông gai. Khi công việc thuận lợi thì tất cả sẽ có nụ cười, nhưng khi công việc khó khăn thì là cơ hội chứng tỏ sự bền chí. Hàng ngày thường xuyên suy xét lương tâm hai lần, nếu bạn thấy tự cho phép bạn có ham muốn điều gì quá mức, và những ham muốn này có khunh hướng tâng bốc các Dì lên cao theo gió thì phải hãm lại. Hãy hy sinh tất cả cái đó của bạn để dành thời gian sức lực phục vụ Chúa Giêsu. Đấy là một định luật đẹp của tình yêu.
Để kết thúc, Tôi nói với các Dì là hiện nay tôi giống như con cá - dù tôi đang bệnh yếu. Tôi cảm thấy ở trên biển thì tốt hơn ở trên đất liền."
Đến Le Harve, Mẹ đến thăm Nhà dòng đầu tiên của Mẹ ở Paris. Sau khi thấy mọi việc tốt đẹp ở đây. Mẹ dành một ngày nghỉ ngơi thật đẹp ở Nhà thờ Bernadette, Lộ Đức, Pháp quốc để tận hiến tôn kính Đức mẹ đến với gian trần.
Có hai lý do để Mẹ hành trình đi Tây Ban Nha, vì nơi đây là đất nước của Thánh Teresa thành Avila mà Mẹ rất yêu quý. Mẹ đến đấy cũng để tuyển thêm các chị dự tu cho công cuộc truyền đạo của Mẹ tại Nam Mỹ. Vì theo yêu cầu của Hoàng hậu Tây ban nha Maria Cristina đang cần thành lập nhà trẻ mồ côi ở Nam Mỹ, vì cuộc chiến Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ để lại rất nhièu trẻ em mồ côi ở đấy. Đến Tây Ban Nha, dù cho hoàng gia này hơi hão huyền và hàng giáo sỹ nơi đây cũng không khác mấy. Mẹ cũng đã thành lập được một trường học ở Madrid và một nhà trẻ mồ côi ở Bilbao. Xong việc Mẹ có thể về lưu lại Ý Đại Lợi yêu dấu vài ngày.
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CABRINI CÁT VỊ NGHI - CHƯƠNG 8
Chương 8
Năm 1900.
Đó là năm thế giới sắp chuyển sang thế kỷ hai mươi. Mẹ Francesca Xavier Cát Vị Nghi đã bước sang tuổi năm mươi. Khuôn mặt Mẹ trở nên trắng sáng, làm cho Mẹ trở trẻ hơn so với tuổi. Nhưng sức khoẻ thì xuống rất thấp. Sự mệt mỏi làm cho Mẹ đôi khi khó khăn lúc đứng dậy. Những cơn sốt thường xuyên đến làm cho Mẹ không còn sức chịu đựng, Mẹ phải thường xuyên ở lại trong phòng một mình, rồi Mẹ than thở nguyện cầu:
"Lạy Đấng Lang Quân, Lạy Chúa Giêsu của con, Con xin Ngài ban cho con một mong ước là ban cho con nhiệt huyết như một nàng dâu mới. Vì Con chưa làm được gì cho Ngài. Con chưa làm được gì trên trần gian này cho Ngài."
Về lại Ý Đại Lợi, thay vì phải nghỉ ngơi, Mẹ lại mở rộng hội dòng, mở thêm một nhà nguyện và một trường học ở Roma, một nhà trẻ nữ mồ côi ở Mariscano, ba dòng tu ở San Raffaele, Citta della Pieve và Turin. Mẹ Cát Vị Nghi đã cố gắng mang Chúa Giêsu đến tất cả các nơi Mẹ có thể làm được. Những khó khăn trong việc duy trì hệ thống các Nhà dòng của Mẹ nằm rải rác trên khắp thế giới thì Mẹ đành phó dâng cho Trái Tim Cực Thánh - Theo Thánh Ý Ngài.
Lại một lần nữa Mẹ Cát Vị Nghi được gặp Đức Thánh Cha Leo XIII, ngài nay đã chín mươi tuổi rồi. Vẫn như mọi khi ngài đều dành cho Mẹ những lời ưu ái nhất. Như là:
"Con là người được Thiên Chúa chọn đi khắp thế giới..... Ta nói với con là, con là khí cụ của Thiên Chúa đi loan truyền tình yêu Trái Tim Cực Thánh"
Thật là diễm phúc vô giá mà Mẹ nhận được những lời khen ngợi từ Đức Thánh Cha.
Ngày 30 tháng 11 năm 1900. Tại Genoa Mẹ Cát Vị Nghi lại lên tàu Alphonsus đi đến đất nước Á Căn Đình. Hôm ấy đúng là một ngày lễ hội! Rất đông các Dì phước và các em gái từ Nhà dòng ở Genoa đưa tiễn Mẹ ra bến tàu. Tại sảnh của con tàu, một em bé đã chơi dương cầm cùng với ban nhạc đủ các loại nhạc cụ, họ chơi những bài hát vui nhộn động viên, tiễn Mẹ Cát Vị Nghi đi xa.
Tàu Alphonsus sẽ khởi hành lúc một giờ chiều. Đúng giữa trưa tiếng súng thần công vang lên báo giờ chuẩn bị khởi hành, tất cả mọi người đi tiễn đưa xuống tàu nhỏ về đất liền. Khi tàu nhỏ vừa rời xa. Mẹ Cát Vị Nghi đi ra đứng tựa lang cang vẫy tay tạm biệt. Họ reo hò đáp lại làm Mẹ sao xuyến. Mẹ đã viết:
"Họ trở nên quá bất ngờ, tất cả cùng đứng dậy vẫy tay lại làm chiếc thuyền nhỏ bị chòng chành. Tôi tự hỏi nếu họ có thể đi được trên mặt nước như Thiên Chúa của chúng ta, chắc là họ sẽ chạy lại gần tôi."
Điểm dừng đầu tiên của tàu là thành phố Barcalona. Trong số những hành khách có một Cha đạo là Cha Terradas người Mỹ Latin mà Mẹ đã gặp. Cha Terradas đã cho Mẹ một tin xấu là các Dì phước ở Panama đang gặp nguy hiểm hơn đã từng gặp ở Nicaragua. Vì nơi ấy nội chiến đang diễn ra. Mẹ vội nhờ người đi gửi điện đến các Dì phước ở Panama với yêu cầu:
"Hãy rời bỏ Panama như ông Lot rời bỏ Sodom và Gomorrah. Hãy rũ bụi độc ác xuống chân và Tôi sẽ rất vui gặp lại các Dì phước ở Á Căn Đình."
Tàu tạm dừng ở Malaga cho mọi người xuống mua sắm trước khi nhổ neo đi Á Căn Đình. Mọi người đi mua những thứ quý giá khác, riêng Mẹ Cát Vị Nghi chỉ để mắt đến người bán hàng trên lưng con lừa chất đầy nho khô cho người ít có tiền. Mẹ đã mua rất nhiều nho khô mang lên tàu. Tại bàn ăn trên tàu Mẹ lấy ra một chai rượu vang do Dì phước Augustine nay đang là Mẹ bề trên ở Nhà dòng Lombardo đóng gói hành lý cho Mẹ. Họ khui rượu mời tất cả người quen. Ai cũng khen rượu ngon, họ tưởng rượu từ Malaga, đặc biệt có cả một vị Giám Mục ở Montevideo. Cuối cùng thì họ được biết đó là rượu được làm từ vùng Lombardo.
Những sức khoẻ yếu lại đến thăm Mẹ trên tàu. Mẹ đã viết như sau:
"Người bạn tri kỳ của tôi không bao giờ rời xa tôi. Xương tôi đau nhức khủng khiếp, sức khoẻ thì tuôn chạy đi đâu. Nhưng hôm nay tôi cảm thấy đỡ hơn. Vì hôm nay là Lễ Truyền Tin, Đức Mẹ thêm sức cho tôi."
Không lâu sau khi Mẹ đến Á Căn Đình, Các Dì phước từ Panama cũng thành công về đến Á Căn Đình. Mẹ vui mừng nói với họ:
"Ôi các con của ta, Con có nghĩ là sẽ chăng bao giờ gặp lại mẹ các con sao?. Các con thật xanh sao, để Mẹ các con tẩm bổ lại cho các con cả về thể xác và linh hồn."
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho họ. Đúng như Đức Thánh Cha ở Roma đã nói - Con người hiện đại đang chạy đua theo thực đơn của Diêm Vương, lớp học của họ ngày nay là sự chết. Thật là kinh nghiệm cay đắng cho các Dì phước từng ở Panama.
Mẹ đã viết:
"Các Dì phước, thật là buồn khi thấy con người đang bị bóng đen tội lỗi vây quanh, họ từ bỏ nhà thờ Công giáo, từ bỏ Thiên Chúa, Chúa Giêsu. Họ chạy theo thuyết Phiếm Thần Pantheism, Chủ nghĩa duy vật. Họ cho là 'Không có Thượng đế', 'Không có sự khác biệt giữ tốt và xấu', 'Không có gì tốt hơn là tích luỹ của cải vật chất và hưởng thụ'. Không biết những sai lầm này sẽ đẩy thế giới đi về đâu?"
Bảy tháng Mẹ ở Á Căn Đình, công việc của Nhà dòng đơm hoa kết trái. Ở Buenos Aires một trường học được mở rộng thêm. Người Á Căn Đình rất muốn Mẹ mở thêm nhiều Nhà dòng và trường học nữa. Họ mang đến cho Mẹ quỹ vốn. Thế là Mẹ đặt các Dì từ Nicaragua và Panama đến trông coi ba Nhà dòng và một trường học ở ba nơi là Flores, Rosario và Villa Mercedes.
Giống như nhân vật Titan trong truyện thần thoại. Mỗi lần rơi xuống mặt đất là lại có thêm sức mạnh. Dù rất yếu Mẹ lại lên tàu về Roma, Mẹ phải nằm nghỉ ở Roma mấy tuần, cho đến một ngày, Đức Thánh Cha Leo XIII nay đã chín mươi hai tuổi, ngài gửi đến cho Mẹ một giỏ cam hái từ vườn của Toà Thánh. Dường như đấy là quà từ Đức Lang Quân là Chúa Giêsu qua tay Toà Thánh. Sau khi Mẹ ăn vài trái cam thì Mẹ có thể rời giường bệnh đi đến gặp Đức Thánh Cha. Đấy có thể là lần cuối cùng Mẹ Cát Vị Nghi được gặp Người bạn Tin cậy Nhất của Mẹ ở trần gian này.
Lại có năng lượng, Mẹ Cát Vị Nghi đi thăm tất cả cả Nhà dòng ở Ý Đại Lợi, thăm Nhà dòng ở Paris. Rất nhanh chóng một trường học được Mẹ mở ở Brockley, ngoại ô Luân đôn.
Việc mở Nhà dòng và trường học của Mẹ Cát Vi Nghi, âu cũng là Thánh Ý của Thiên Chúa, bên cạnh sự lắng nghe và sự sắc bén trong suy nghĩ, cũng như các phương pháp của Mẹ phù hợp với thực tại... phương trâm của Mẹ là - Cắt vá quần áo cho phù hợp bốn mùa của hoàn cảnh thực tế.
Không lâu sau khi Nhà dòng, trường học và bệnh viện của Mẹ ở Niu Ước hoạt động tốt. Các địa phận Công giáo khác ở Huê kỳ liên tục gửi lời mời đến Mẹ Cát Vị Nghi.
Xã hội Huê kỳ thay đổi từng ngày. Nhưng có hai sự thay đổi không song hành, đó là kinh tế thì đi lên mạnh mẽ tất cả, nhưng đời sống của người lao động thì không khá là bao. Đấy có thể xem như là thời điểm đen tối của thế giới về bạo hành lao động. Đức Thánh Cha Leo XIII đã phải ban tông huấn Rerum Novarum, có thể xem như là bản Hiến Pháp Kitô Hữu cho Người lao động - Christian Magna Carta of Labor. Tuy nhiên vật chất tăng rộng thì cũng có rất nhiều trái tim mở rộng, rất nhiều người Châu Âu nay trở nên giàu có, họ thường tưởng nhớ thủa hàn vi và họ gửi tặng Mẹ Cát Vị Nghi những số tiền rất lớn. Nếu không có những tấm lòng hào hoa này, thì việc mở Nhà dòng và trường học cũng ít nhiều khó khăn.
Người di dân Ý sống tản mác khắp Huê kỳ, cho nên việc có các Dì phước nói tiếng Ý Đại Lợi là tối cần thiết cho các trẻ em di dân.
Tháng bảy năm 1902, Mẹ Cát Vị Nghi trên đường đến Denver, tiểu bang Colorado để mở trường học theo thư mời của Đức gíam mục Matz. Nơi mà có rất nhiều người Ý Đại Lợi làm công nhân khai thác hầm mỏ sinh sống.
Denver là thành phố nhiều núi non của tiểu bang cảnh trời nhiều màu sắc đẹp Colorado. Giám Mục Matz đã dành sẵn cho Mẹ một nhà thờ cũ để làm trường học. Trong khi nhà được sửa chữa thì Mẹ đi xe lửa đến khắp cùng các hầm mỏ, có lúc chuyến hành trình cong lượn theo vách núi nhiều màu sắc, có đôi lúc chuyến tàu xuyên qua hẻm núi lượn xuống các hầm mỏ sâu. Mẹ vô thang lồng xuống hầm với cây đèn thợ mỏ trong tay để gặp các nhân công. Giữa những tiếng búa đục vách núi là những ngươi đàn ông ở trần, ướt thẫm mồ hôi. Họ vô cùng ngạc nhiên khi nghe được giọng nói của phụ nữ, mờ mờ trong ánh đèn là bóng dáng các Dì phước.
Mẹ Cát Vị Nghi dương cao Thánh Giá nói:
"Các anh bạn thân mến. Chúng tôi xuống đất sâu tìm kiếm các bạn nhân danh Chúa Giêsu, Người đã bị đóng đinh vì yêu thương các bạn."
Trái tim của những người thợ như vỡ ra, họ không nói thành lời khi nghe tên Con Thiên Chúa bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Họ lặng lẽ tháo mũ tiến lại quỳ trước Thánh Giá và hôn Thánh Giá, gợi lại cho họ lúc còn là trẻ thơ hàng năm lên hôn Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Sự hiện diện của Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước dưới hầm sâu tựa như Thiên thần từ Thiên đàng xuống thăm họ. Sau rất nhiều năm mù mịt trong bóng tối nơi xứ lạ, cuộc viếng thăm này làm họ hân hoan và ghi nhớ cho đến ngày cuối đời họ.
Và một túp lều dài được dành cho Mẹ. Cuối ngày họ trong quần áo sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn và rượu tiếp đãi Mẹ. Họ reo hò hân hoan khi nghe thông báo là một trường Công giáo sẽ thành lập để dành cho các con cái của họ. Dường như Thiên Chúa đã đem khích lệ tinh thần đến cho họ qua Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước. Những người đàn ông thô lỗ sống trong hầm và trong các láng trại nay bỗng dưng như trẻ thơ. Họ chia sẻ với Mẹ tất cả những khó khăn như, xa nhà, điều kiện lao động khắc nghiệt, tại nạn có thể để lại những goá phụ và những trẻ em mồ côi. Trước khi rời các lán trại, các công nhân hứa là họ và gia đình sẽ đến thăm trường học.
Chăn trở về cơn sốt kim loại màu vàng, Mẹ viết thư cho các Dì phước:
"Mọi người đang chạy theo thứ vàng ảo. Chỉ khi nào các trẻ của Ngài hiểu được rằng, chỉ một hành động hy sinh nhỏ với tấm lòng thanh khiết, thì đấy mới là vàng thật mà không có trộm cướp nào có thể lấy được.
Việc các Dì phước của chúng ta xuống thăm các thợ mỏ có nhiều ý nghĩa quan trọng. Các Dì phước được tận mắt thấy cảnh lao động gian khổ. Các thợ mỏ được các Dì phước nhắc nhở họ phần linh hồn, và về phần xác họ là những người đàn ông chủ của gia đình, cần mang lại cho họ tinh thần lạc quan hơn.
Ôi! Nếu một tiếng nói của Thiên Chúa ít nhất có thể tiếp cận được những người nghèo khó và gian khổ, làm thay đổi họ trở nên thánh thiện hơn và giúp họ sinh hoa kết trái cho sự vĩnh hằng, thì thật là diễm phúc biết nhường nào!.
Ngày 19 tháng 11 năm 1902, Đó là một ngày rất đẹp, mặt trời lấp lánh trên tuyết khắp Denver. Khi hơn hai trăm trẻ em trang phục áo trắng như tuyết tập trung giữa nhà, hai bên là rất đông cha mẹ các em. Mẹ Cát Vị Nghi Tuyên bố:
"Sự giàu có của tương lai không phải là kim loại vàng dưới lòng đất mà là các em đây. Đây là những viên ngọc sống của tương lai, cho dù các em bây giờ vẫn còn thô sơ, chưa đánh bóng."
Sân khấu mang những màu sắc của Toà Thánh. Thu hút nhất là hình Đức Thánh Cha Leo, Mẹ Cát Vị Nghi nói nhỏ với các Dì phước:
"Chúng ta hãy dựa vào tường đá Toà Thánh nơi có phiến đá góc tường mà trần gian loại bỏ là Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ chẳng lo sợ gì. Vì chúng ta đã được Thiên Chúa bảo vệ và đỡ nâng."
Tiếp đến nhà trẻ em mồ côi Nữ Vương Thiên Đàng được xây dựng tại Denver, nhà trẻ này tồn tại 66 năm, từ năm 1902 đến năm 1968, thì chuyển thành trường học được vài năm trước khi phải nhường đất cho việc xây dựng xa lộ liên bang Interstate 70. Ước tính có khoảng 20 ngàn em gái được sống ở đây từ một ngày cho đến nhiều năm.
Khi trường học Công giáo ở Denver và nhà trẻ mồ côi được mở xong, sức khoẻ của Mẹ giảm xuống rõ rệt. Nhưng theo tiếng xin vâng, Mẹ lại quay về Chicago để mở rộng cánh đồng truyền giáo. Dường như Mẹ có linh cảm là ngày gần về. Mẹ luôn than thở là Mẹ chưa làm tròn bổn phận với Đức Lang Quân. Rất nhanh chóng, một nhà trẻ mồ côi được dựng nên ở Arlington, Tiểu bang New Jersey trước khi Mẹ làm một chuyến hành trình dài đến Chicago.
Đến Chicago, Mẹ Cát Vị Nghi rất muốn mở một nhà trẻ mồ côi , nhưng Tổng Giám Mục Quigley lại muốn Mẹ mở một bệnh viện. Sau nhiều tuần đi quyên góp, cuối cùng Mẹ đến gặp Tổng Giám Mục Quigley với thông báo chiến thắng:
"Thưa ngài, chúng tôi mới gom được một ngàn Mỹ kim. Bây giờ chúng ta tiến hành xây bệnh viện."
Tổng Giám Mục vui vẻ cười lớn, lập lại từ : "Một ngàn Mỹ kim."và nhẹ nhàng nói:
"Thưa Mẹ bề trên Cát Vị Nghi đáng kính, Mẹ có biết là chúng ta cần phải có bao nhiêu lần của một ngàn để xây bệnh viện không.?"
Mẹ gật đầu đáp lại:
"Chắc chắn là con biết, nhưng bắt đầu đã là chiến thắng rồi. Con đã hầu hết thành lập Nhà dòng, trường học với số vốn ít hơn một 'Một con cá và một chiếc bánh', chỉ có cầu xin với Ngài, Ngài ở Trên sẽ giúp đỡ và chúng ta sẽ làm được."
Toà nhà mà Mẹ dự định mua đầu tiên là toà nhà bỏ trống của anh em nhà Alexian. Nó khá rộng và được xây chắc chắc chắn. Nhưng Tổng Giám Mục người Huê kỳ Quigley thì cho là vị trí không thích hợp, nằm ngay trung tâm thương mại cắt ngang tuyến đường xe lửa.
Toà nhà thứ hai thì có thể chứa được 250 giường bệnh, nhưng tổng chi phí lên cao quá mức.
Dù Mẹ cầu nguyện bền bỉ, nhưng không có một giấc mơ hay một dấu hiệu nào, dường như chỉ là những lời đối thoại với Tổng Giám Mục Quigley thôi.
Và Tổng Giám Mục Quingley đã không do dự khi giới thiệu Mẹ một khách sạn cổ tên là North Shore vị trí rất đẹp. Đêm hôm đó Mẹ Cát Vị Nghi về nói với các Dì phước ở Chicago là:
"Tôi thường xuyên cảm thấy ngạc nhiên mãi về nước Huê kỳ. Các Dì phước hãy cầu nguyện cho Tân Thế Giới. Hôm nay lần đầu tiên, một Tổng Giám Mục Huê kỳ, không phải là người Ý Đại Lợi đã gợi ý cho tôi về một khách sạn oai nghi đứng giữa một khu tao nhã để xây dựng một bệnh viện cho người Di dân nghèo, tuy tôi cảm thấy kỳ lạ nhưng cũng thấy vừa ý."
Chỉ có số tiền cố gắng xin được là 10 ngàn Mỹ kim. Sau cuộc họp giá toà nhà đưa ra là 120 ngàn Mỹ kim. Mẹ hơi lo sợ, nhưng nhanh chóng được chấn an:
"Thật là xấu hổ khi lo sợ. Thiên Chúa của chúng ta đã nói qua Tổng Giám Mục Quigley. Vậy hãy vâng lời và thực hiện công việc xây dựng một bệnh viện lớn. Thôi thì phó dâng các khó khăn cho Ngài, để Ngài tự giải quyết."
Âu cũng là Thánh Ý Thiên Chúa, sau này bệnh viện điều trị hơn ba phần tư là người dân nghèo ở quận hạt trong vùng, và chỉ khoảng một phần tư cho người di dân Ý.
Tháng bảy năm 1903, Trong khi đang nhận chuyển giao khách sạn North Shore. Tin Đức Thánh Cha Leo XIII qua đời. Người cha trên trái đất của con cái Thiên Chúa. Ngài đã gửi Mẹ sang phương Tây, Huê kỳ, Châu Mỹ. Ngài luôn ưu ái Mẹ Cát Vị Nghi trong tim ngài, có lẽ ngài đi trước để chuẩn bị một chỗ trên Thiên đàng cho Mẹ Cát Vị Nghi.
Tin Đức Thánh Cha qua đời làm Mẹ bị chấn động. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha đã gửi Hội dòng của Mẹ qua Huê kỳ là rất đúng nhu cầu tôn giáo của thời bấy giờ. Ngài luôn ban phước, cầu xin sức khoẻ cho Mẹ, để Mẹ là khí cụ mang ánh sáng đến nơi tối tăm về tâm linh dưới giáo triều của ngài, trong bối cảnh thế giới đang bị tác động rất nhiều mặt, kinh tế, công nghiệp, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩ vô thần không ngơi nghỉ tấn công nhà thờ Thiên Chúa Giáo.
Đức Hồng Y Melchior Joseph Sarto được bầu làm Giáo Hoàng mới với tước hiệu là Pope Pius X, Mẹ đã gửi điện chúc mừng và cầu nguyện cho ngài, cũng như vâng theo tông huấn mới của ngài là: "Hãy canh tân đổi mới tất cả các mặt trong Chúa Giêsu."
(Bệnh viện Chicago, Ảnh từ Nhà Thờ Thánh Tích Quốc Gia Cát Vị Nghi, Chicago)
Rất nhiều khó khăn đã làm trì hoãn công việc xây bệnh viện ở Chicago. Một số thành phần giàu có phản đối xây bệnh viện lên nhà cầm quyền địa phương. Nhưng Tổng Giám Mục Quigley kiên quyết đứng bên Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và người nghèo. Công việc xây dựng được tiếp diễn nhưng lại hết vốn. Các nhà hảo tâm khác làm ngơ. Tình cảnh tài chính đi vào bế tắc. Tuy nhiên Mẹ Cát Vị Nghi nghiệm ra rằng bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa sẽ giúp Mẹ qua những người ngoài Thiên Chúa Giáo. Một số tiền rất lớn đến từ những người hảo tâm Do Thái và Tin Lành. Cuối cùng một Bác sỹ thượng hạng Thiên Chúa Giáo tên là J. B. Murphy xin đảm nhận vị trí chánh văn phòng bệnh viện.
Khi việc xây dựng bệnh viện ở Chicago khởi đầu khá tốt, Mẹ bàn giao lại cho các Dì phước và chuẩn bị đi về hướng Tây - Seattle.
Trong bảy ngày ngồi xe lửa xuyên ngang nước Huê kỳ, Mẹ đã có những cơn sốt rất cao. Một Dì phước đã viết:
"Những ngày xe lửa đi ngang sa mạc Arizona, sức nóng mặt trời tích tụ trên cát rồi hun nóng toa xe tựa như một cái chảo rang cát nóng. Vì quá lo lắng cho Mẹ, nên tôi đã buông ra lời lẽ không đúng - Mặt trời nóng thật quỷ quái!"
"Dù rất mệt, Mẹ nói - Không được lên án công trình tạo hóa của Thiên Chúa, Hãy biết ơn tất cả những gì Thiên Chúa - Đức Lang Quân Giêsu đã ban tặng. Mặt trời là một kỳ tác lớn nhất mà Tạo Hoá tạo nên cho chúng ta, mặt trời đem lại ánh sáng để thị giác của chúng ta thấy được, để mang lại ấm áp nhiều nơi trên địa cầu và đấy là dấu chỉ về quyền năng của Tạo hoá. Đừng bao giờ cho phép mình có lời lẽ không đúng với tất cả những gì Thiên Chúa ban tặng trần gian qua Đức Lang Quân của chúng ta là con một Ngài, Chúa Giêsu."
Đặt chân lên Seattle, một vùng đât hoang sơ, Mẹ hài hước viết:
"Đúng là nơi đặc biệt, Nơi đây luôn có những người đàn ông dữ dằn hông đeo súng lục, đi ra đường như là những người lính. Ở lãnh thổ nguyên sơ này, luôn luôn sẵn có những người gây rối, lừa đảo và bạo động. Thi thoảng có một toa tàu bay lên không trung bởi một khối thuốc nổ. Và tôi còn nghe được là nơi đây là nơi tụ họp của các tay trộm cướp ở khắp Huê kỳ."
Seattle non trẻ, một thành phố Nữ Hoàng, được gắn bởi 20 đồi núi nhìn xuống thung lũng Puget Sound, tên một nhà thám hiểm Pháp, thung lũng là nơi có hai dòng hải lưu đi vào từ Biển Thái Bình Dương và biển Salish, Tuyết phủ trắng trên đỉnh dãy núi Rocky và dãy núi Olympics tạo ra những dòng suối quanh năm đổ vào thung lũng Puget Sound. Những dải đồi cây lá xanh non thoải chân xuống bờ biển, hương thơm hoa tranh, hoa cam ngào ngạt, Những rừng thông xanh đậm thơm hương. Theo Mẹ Cát Vị Nghi khung cảnh đây đúng là "Khu vườn của Huê kỳ."
Mẹ rất hạnh phúc nơi đây: Vì khí hậu đã mang lại cho Mẹ thêm sức khoẻ, và được gặp những người Ý Đại Lợi, Thật là hạnh phúc khi Mẹ được ngồi chung bàn với những người thân quen từ cội nguồn. Mẹ viết:
"Thật là bữa ăn tuyệt vời, bánh mật ong ngọt, một đĩa mì Ý Spaghetti, rượu vang và một giỏ trái cây. Trong khung cảnh mơ màng đến Thiên Chúa, đây là nơi ở hoang sơ khiêm hạ, nổi bật lên những khuôn mặt trẻ thơ, bỗng trở nên đẹp lộng lẫy như dinh thự."
Mẹ đã chọn đỉnh đồi Beacon từ đấy nhìn xuống thành phố và vùng vịnh xung quanh để thành lập Nhà Dòng Đức Bà Núi Ca mê lô, ngay sau đó Nhà dòng được phát triển thành nhà thờ và trường học. Nơi đây một nhà thờ nhỏ là tối cần thiết, vì Mẹ tìm hiểu và biết đã có nhiều người di dân chưa được thấy nhà thờ nào đã 20, 30,..50 năm.
Khi nhà thờ bắt đầu xây dựng trụ cột đầu tiên cho nhà dòng, Mẹ Cát Vị Nghi đã viết lên giấy như sau:
"Seattle Wash. Ngày 18-2-1903, 1133 Đại lộ Nam 12, đồi Beacon.
- Trong cột trụ góc của Nhà dòng Đức Bà Núi Ca mê lô thuộc Dòng Tu Thánh Tâm Chúa Giêsu, Mẹ bề trên F.S Cát Vị Nghi đã đặt các huy chương ân nhân sau:
- Tổng cộng mười tên ân nhân .......
- Và cầu nguyện cho các linh hồn từ Alaska đến Washinton..."
Mẹ đã ghi trên giấy, thời gian địa điểm, tên những người đã đóng góp cho danh sách các huy chương Công giáo vì sự phát triển của công cuộc truyền giáo. Và cầu nguyện cho các linh hồn từ Alaska đến Washington. Rồi Mẹ quỳ gối đặt tờ giấy xuống lỗ chân móng và dùng tay lấp đất lại.
Khi nhà thờ nhỏ được hình thành chỉ còn thiếu tháp chuông. Hai Dì phước đi từng đôi một đến các hướng, tay họ rung chuông và rao lớn:
"Các cô bác, các gia đình thân mến. Hãy đến tham dự Thánh Lễ, hãy đến nhà thờ của các bạn."
Tất cả mọi người cùng nói: "Chúng tôi đến ngay, thưa Dì phước."
Chốc lát nhiều người đi theo chân các Dì phước tựa như những đàn gà con đi theo gà mẹ đến nhà thờ. Sau này Mẹ viết là:
"Cho dù họ bị đẩy xa nhà thờ, xa bàn thờ, không Cha đạo rất nhiều năm. Nhưng tôi vẫn tìm thấy Đức tin sâu xa trong họ. Cho nên thật lòng cũng không khó khi kéo họ về lại với Thiên Chúa."
"Thật cảm xúc khi thấy những người già, đàn ông, đàn bà đã sụt sùi khóc khi được lần đầu tiên thấy nhà thờ của họ ở nơi đất khách quê người, nghe lời Chúa bằng tiếng mẹ đẻ. Nhắc họ về lại quê hương, về thời thơ ấu, về tháp chuông nhà thờ, về thánh lễ Mi Sa. Nơi quê ấy chắc họ chẳng bao giờ được gặp lại. Tôi đã rất kỳ vọng vào công cuộc truyền đạo - xây nhà thờ này."
Trong mùa phục sinh dù họ rất vất vả mưu sinh, nhưng có những người đến nhà thờ từ rất sớm, họ đi đàng Thánh Giá lên đến lần thứ ba. Dù nắng, dù mưa gió, tiếng chuông ngọt ngào của các Dì phước là họ đến dự thánh lễ. Những giờ kinh chiều, mùa Đông tối mau, họ mang theo nến, đèn bão làm ngọn đồi như lấp lánh sao.
Khi được hỏi cảm xúc của mẹ về Huê kỳ như thế nào?. Mẹ trả lời:
"Huê kỳ ư?. Toà Thánh gửi tôi đến đây. Codogno là trái tim tôi. Roma là tâm trí tôi. Nhưng tôi muốn tôi chết tại cánh đồng Kitô hữu hứa hẹn rộng lớn này. Và được nằm yên nghỉ tại Nhà dòng ở West Park, Niu Ước.
Đúng như nguyện ước của Mẹ Cát Vị Nghi. Mẹ qua đời tại Chicago, được đưa về chôn táng ở West Park. Sau khi thủ tục cải táng phong thánh hoàn tất, Thánh Tích Đầu của Mẹ được để ở Roma, Tim của Mẹ được để ở Codogno, và Hài Cốt Mẹ được đắp tượng sáp hiện nay lưu tại Nhà thờ Thánh Francesca Cát Vị Nghi tại West Park xưa, nay là số701 Đại lộ Fort Washington, Tiểu bang Niu Ước.
Mẹ thường xuyên viết thư gửi tất cả các Nhà dòng với hướng dẫn tinh thần tỉ mỉ, dòng văn tươi trẻ, ngọt ngào và ý nghĩa. Trong một thư chuyển thông tin đến các Dì phước, Mẹ đã viết rất khôi hài về người Eskimo mà Mẹ được một Thày dòng Tên già truyền lại. Với chi tiết là sau này nếu Mẹ có mở dòng tu ở Alaska, thì các Dì phước đừng quá ngạc nhiên về cách sống rất lập dị của những người cư dân lều tuyết.
Lại một chuyến đi từ Seattle đến New Orleans. New Orleans có nhiều việc đang chờ. Khi ngang qua Colorado về Texas Mẹ đã khen phong cảnh tự nhiên thật đẹp!.
Mẹ đã viết như sau:
"Hàng giờ ngồi trên tàu chạy cheo leo trên đỉnh bức tường cao uốn lượn đến rất gần trời cao. Trong khi phía dưới những làn ngọn gió thổi làm lăn tăng mặt sông phẳng lặng. Bóng những dải núi cao nhiều màu sắc phải chiếu lung linh trên sông dài, pha lẫn những chấm sáng bạc trong nền nước sông trong xanh. Khung cảnh hữu tình say xưa như một lớp học về địa lý - khoáng chất. Những tảng ngọc lớn được cẩn hài hoà và được mài dũa theo những cơn mưa tuyết, công việc chỉ có thể được tạo nên bởi Một Hoạ Sỹ Bất Tử. Người trần gian chỉ còn biết táng tụng công việc tạo dựng của Ngài."
"Còn Texas là một vùng đồng bằng bất tận, là mảnh đất đủ loại hoa màu gieo trồng. Vùng đất nguyên sinh, vùng đất hứa cho con người sinh sống."
Trong lúc dừng chân ở ga Coeur d'Alene. Mẹ đã lắc đầu khi thấy một phụ nữ địa phương lưng thì cõng con, còn tay thì quốc đất trồng cây. Trong khi người chồng đang ngồi trong mát, tay phì phèo thuốc lá.
Mẹ đã viết:
" Chúng ta cần phải biết ơn tình thần Kitô hữu mang đến nơi còn lạc hậu thông qua việc giáo dục để nâng phẩm giá của phụ nữ lên. Phụ nữ đã là gì trước khi có Đức Mẹ Maria?. Đức Mẹ là một kỷ nguyên mới cho phụ nữ. Đức Mẹ không còn là vật sở hữu nô lệ nữa, được tôn vinh hơn cả người nam, Đức Mẹ không còn bị coi khinh như là đầy tớ, là người hầu trong bốn bức tường. Chúng ta cần nâng các bà mẹ lên đúng phẩm giá cho các thế hệ kế tiếp."
"Tục lệ ma chay thật hủ lậu. Khi có một người đàn ông Ấn độ qua đời thì họ làm đám tang linh đình, nhảy múa, ca hát. Rạng sáng đi chôn khi thầy cúng đến, múa may phán là sự chết được lên thiên đàn!. Họ lập tức vui sướng, nhảy múa ca hát, bắn súng quanh áo quan, rồi ăn uống vui say. Thật tội nghiệp!
Thiên Chúa đã thấy tất cả. Vậy những sự đau khổ của cuộc khổ nạn của Thiên Chúa trở nên vô dụng cho biết bao linh hồn. Những cố gắng của nhà thờ Thiên Chúa Giáo qua ngàn năm chưa có kết quả, nhiều nơi còn chưa biết Chúa. Tuy nhiên chúng ta đừng quá băn khoăn về điều này. Vì Chúa Giêsu luôn cho dấu chỉ tương phản. Những nơi đau khổ và khóc than là nơi đang cần Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo."
Thiên Chúa đã ban nhiều ơn phước qua những biến cố phép màu cho Mẹ Cát Vị Nghi. Như khi Mẹ được sinh ra thì đàn chim bồ câu trắng bay đến chúc mừng. Thiên Thần đã cứu Mẹ khi trượt té xuống sông ở Codogno. Gương mặt Mẹ phát quang trong đêm khi chăm sóc cho các em mồ côi ở Ngôi nhà Thượng đế.
Hôm nay một phép màu lại đến với Mẹ. Trong một chuyến tàu tiếp tục đi đến New Orleans. Dì phước ngồi đối diện chợt nhớ về giấc mơ và rất nghiêm trọng nói với Mẹ là:
"Thưa mẹ. Con có một giấc mơ về Mẹ và... ma quỷ."
Mẹ Cát Vị Nghi cười đáp trước thái độ nghiêm trọng của Dì phước bằng cách giả bộ nghiêng đầu, ghé tai thật gần mặt Dì phước. Thì một tiếng đạn bay rít lên, xuyên qua kính cửa sổ toa tàu, đúng vị trí đầu của Mẹ lúc trước.
Người phục vụ toa tàu chạy lại kinh hãi nói với Mẹ:
"Viên đạn đã không giết bà vì đầu bà đã di chuyển, nếu không... thì.. Thưa Dì phước, bà ắt hẳn phải có Ai bảo vệ theo bà."
Mẹ Cát Vị Nghi thản nhiên đáp lời:
"Bình tĩnh thưa ngài. Viên đạn chẳng thể nào làm gì tôi được. Vì tôi có Thái Tim Cực Thánh bảo vệ."
Dì phước sợ hãi kể tiếp:
"Thưa Mẹ mơ màng trong giấc ngủ, con thấy tên quỷ nói - 'Tôi biết rất rõ công việc của cô, nó làm tôi đau khổ cùng cực. Cô là Dì phước của Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôi muốn cô nhắn với bà ấy là tôi không muốn mất thời gian với bà ấy nữa. Vì sự chuẩn bị quá sắc sảo của bà ấy làm cho hàng ngàn những mánh lới thử thách của tôi bị lộ mặt. Nó vung vung nắm tay. miệng rên rỉ than van. Nếu tôi làm được bây giờ thì tôi băm nhỏ bà phước già ấy."
Mẹ Cát Vị Nghi thêm khoan khoái:
"Ái chà, thật là một giấc mơ hay!?. Mẹ chặc lưỡi. Sự giăng bẫy để chiếm đoạt các linh hồn của Mister Satan thì cũng làm cho tôi đau khổ vậy. Ôi thật tội nghiệp cho Mister Satan sầu khổ."
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CABRINI - CHUONG 9
CHƯƠNG 9
Các trẻ em mồ côi của Dịch bệnh Sốt Vàng Da, New Orleans. Ảnh từ CRCC.
Khi đến New Orleans thì Mẹ thấy là ngôi nhà trên đường St Phillips đã trở nên quá chật hẹp với nhiều chức năng là nhà thờ, tu viện, trường học, nhà trẻ mồ côi. Số trẻ em mồ côi tăng nhanh. Lúc đó những người dân thông báo cho Mẹ biết một chủ thuyền kiêm thuyền trưởng - Salvatore Pizzati, ông được mệnh danh là 'Con sói biển'đã hảo tâm dâng tặng các Thày dòng Lazaro số tiền là 40 ngàn Mỹ kim. Khi biết ông có lòng bác ái với tôn giáo. Mẹ nói với bà nhất của hội dòng là:
"Thay mặt các em trẻ mồ côi, tôi phải đến rung cửa nhà ông ấy."
Tiếng chuông cửa rung lên, thuyền trường ra mở cửa và Mẹ giới thiệu.
Ông ta đáp lại:
"Mẹ Cát Vị Nghi sao? Mời vào, mời vào. Mẹ Cát Vị Nghi sao nhỏ bé thế mà lại làm được nhiều điều lớn lao!"
Mẹ Cát Vị Nghi mỉm cười nhắc lại:
"Thưa thuyền trưởng tốt bụng, khi các Dì phước của tôi đến xin ông giúp đỡ cho Nhà dòng Thánh Tâm Chúa và làm phúc cho các trẻ em mồ côi, thì ông đã thắt chặt hầu bao từng đồng xu nhỏ."
Thuyền trưởng vội vàng ngắt lời:
"Đấy là do Thiên Chúa gửi Mẹ đến gặp tôi. Vậy tôi cần làm điều gì trước?"
Mẹ đáp lại:
"Thuyền trưởng, xin mời ông đến thăm ngôi nhà của chúng tôi ở đường St Phillips để ông sẽ thấy tận mắt cảnh sống của các em, và để may ra điều ấy sẽ thay đổi trái tim bằng đá của ông."
Thuyền trưởng Pizzati đã đến thăm các em ngay trong đêm đó. Trong gian phòng mờ ánh sáng của đèn thờ tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trên sàn nhà, từ tường này qua tường kia, ông ta thấy cả trăm em bé gái đang thiu ngủ, những tiếng nói thì thầm ngọt ngào. Ông ấy để tay lên ngực và nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, tiếng thở của các em như giai điệu của thiên thần trên Thiên đàng."
Mẹ gật đầu cả hai cùng lặng im khi có hai em bị nén chặt góc tường đang trở mình.
Rồi Mẹ nói rất khẽ:
"Thuyền trưởng, ông là người Kitô hữu và là ngươi gốc Sicilia, và ông thấy đấy, tất cả các cha và mẹ trần gian của các em đã chết, và Chúa Giêsu nay là cha các em, và các Dì phước là mẹ thương yêu các em. Nhưng các em cần một mái nhà rộng và giường để ngủ."
Vị thánh đánh cá là Người cầm giữ chìa khoá Thiên đàng đã bảo vệ ông an toàn qua các chuyến đi biển nguy hiểm. Tên Thánh của ông là Salvatore - Đấng cứu chuộc. Những đứa trẻ này đang bị dông bão cuộc đời. Liệu ông có ngoảnh mặt đi không?"
Thuyền trưởng tuôn nước mắt, cúi xuống sàn hôn một em rồi cả hai người bước ra ngoài. Thuyền trưởng nói - Tại sao Mẹ không đến gặp ông ta sớm để mở mắt ông ta thấy cảnh các em ngủ trên lá, chật chội như trong bao. Mẹ hãy tìm một mảnh đất, thuê một kiến trúc sư và dựng một căn nhà cho các em sớm nhất, tất cả chi phí ông ta chịu hết.
Sau khi ông ta đi khỏi, Mẹ Cát Vị Nghi và bà nhất cùng quỳ trước tượng Thánh Tâm và dâng lời cảm tả. Đứng lên ngập ngừng trong giây lát, linh tính mách bảo, Mẹ nhắc nhở Dì phước là chưa thể tin vội những gì vị thuyền trưởng đã hứa "Lòng người thi như thời tiết vậy."
Mẹ nói tiếp:
"Chúng ta phải áp dụng phương pháp phân tâm học mà các thương gia thành công trên thương trường hay áp dụng. Tin tôi đi, nếu tôi để nước mắt ông ấy khô đi thì ngôi nhà cho trẻ mồ côi cũng trôi theo nước mắt ấy. Tôi biết rõ tính đồng bóng của các gã đến từ quê tôi. Ngài mai khi trời còn sớm tôi sẽ đến để gặp ông ấy khi nước mắt ông ấy chưa kịp khô. Để hâm nóng tâm hồn ông, tôi sẽ đề nghị sẽ trao cho ông huân chương - Hiệp sỹ của Thánh Gregory Đức độ từ Đức Thánh Cha Pius X. Để giấy và mực cho ông ấy ký tên 'Salvatore - Pizzati' để đảm bảo ông ấy giữ lời hứa cho làm điều tốt cho linh hồn ông ấy."
Sáng hôm sau Mẹ Cát Vị Nghi đã là đúng những gì Mẹ đã nói, và ông thuyền trưởng vui vẻ với đề nghị tấm huân chương và ký vào tờ giao ước.
Sau này ông ta thổ lộ với các bạn bè là:
"Làm sao tôi có thể quay đi với khuôn mặt quá trẻ của Mẹ. Mẹ Cát Vị Nghi bé nhỏ như chim bồ câu, nhưng tôi bỗng dưng trở nên khiếp sợ như đứng trước sư tử. Mẹ nói - 'Tôi không thể chối bỏ công việc của Chúa đặt vào tay tôi để giúp các trẻ em mồ côi và Nhà dòng.' Thiên Chúa và Điều luật ở bên bà ấy. Nếu tôi cố gắng là ngơ nhà trẻ mồ côi mới, tôi sẽ thua. Tôi không ngu gì làm cái điều dại ấy. Tốt nhất là tôi hợp tác xây nhà trẻ mồ côi mới."
Một thửa đất lớn trên đại lộ Esplanade đã được mua. Nơi đây Mẹ đã xây một nhà trẻ mồ côi bằng đá thật đẹp.
Tháng 6, năm 1905. Tại sảnh của người Pháp , trước sự hiện diện của thành phố, các chức sắc tôn giáo. Tổng Giám Mục Chapelle đã đeo vào cổ ông già có nước da ngăm đen, hay khóc như trẻ con là thuyền trưởng già Salator Pizzati tấm huân chương Hiệp sỹ của Thánh Gregory Đức độ, đấy là món quà đặc biệt được gửi đến từ Đức Thánh Cha Pius X.
Khi còn đang ở New Orleans thì Mẹ nhận được bức điện:
"Mẹ Cát Vị Nghi, Vấn đề nghiêm trọng của công việc xây bệnh viện. Hãy về gấp. Tổng Giám Mục Quigley."
Tại ga Chicago, Tổng Giám Mục Quigley chào đón mẹ bằng tin rất xấu.
"Mẹ Cát Vị Nghi, chúng ta đang nợ đến gần 40 ngàn Mỹ kim, vào công trình có thể bị kéo thu phá sản trong nay mai. Tôi tin là Mẹ có thể giải cứu. Tạ ơn Chúa khi có Mẹ ở đây."
Đúng trước công trường lộn xộn, Mẹ Cát Vị Nghi ôm đầu than thở:
"Các nhà thầu tham lam và vô lương tâm đã tụ họp nơi đây để làm lụi tàn Jerusalem."
Với giọng run run, Mẹ nói với các nhà thầu:
"Thưa các ngài, các ngài đã xâm phạm sự thật thiêng liêng, và đánh cắp những số tiền mồ hôi của quý ân nhân, trong khi các người bệnh đau khổ đang chờ đợi. Hãy tháo bỏ bảng hiệu, dụng cụ và ra khỏi công trình của tôi. Các ngài đã lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của các Dì phước khi tôi không có ở đây, điều này thật xấu xa trong mắt Thiên Chúa và xấu cả ngoài đời. Tất cả các hoá đơn phi lý sẽ được làm việc trước toà. Từ nay tôi là Mẹ Cát Vị Nghi sẽ là nhà thầu."
Mẹ Cát Vị Nghi không ngồi than khóc Jerusalem lâu, Mẹ nhanh chóng liên lạc với gia đình tất cả các em kêu gọi tất cả thợ gia đình, từ thợ xây, thợ vữa ...cho đến thợ nước.
Mọi người kéo nhau đến làm tuỳ theo khả năng của mình, họ làm việc như thể họ đang xây nhà cho chính họ. Họ làm từ sáng sớm cho đến tối mịt.
Âm thanh luôn vang lên nhộn nhịp:
"Mẹ Cát Vị Nghi, lên xem tầng 6 tôi vừa trát vữa."
"Nhìn này, không có xe kéo nào nhanh và chắc hơn tôi."
"Tôi vừa đi đường nước này nhanh và tiết kiệm rất nhiều tiền."
Họ tự khen lẫn nhau bằng những tiếng như 'Sư phụ', 'Bậc thày'.... kết thúc bằng lời chúc của Mẹ:
"Cám ơn và Cầu Chúa phù hộ bạn."
Vì ngày khánh thành bệnh viện Columbus ở Chicago là ngày 26 tháng 2 năm 1905. Ngày đó những người làm ở công trình gọi là"Ngày Của Chúa."Tất cả mọi người làm việc hăng say cho kịp ngày mở cửa bệnh viện.
Bệnh viện khá là hiện đại thời bấy giờ có Nhà nguyện, xe ngựa cứu thương, phòng mổ, phòng X quang, phòng giặt, nhà bếp, hệ thống nhiệt sưởi ấm, hệ thống thông gió..
Tất cả thừa nhận là dù Mẹ làm việc lặng lẽ, nhưng tất cả mọi người hết lòng giúp đỡ, họ phối hợp chính xác tất cả các chi tiết để sau khi mở cửa, khó có một lỗi trước con mắt nhòm ngó từ bốn phương.
"Ngày của Chúa"đã đến, ngày 26 tháng 2, năm 1905. Mặt trời trên hồ Michigan thật trong xanh, nó phản chiếu ánh sáng xuống mặt hồ lấp lánh như muốn tham dự lễ hội.
Việc mở cửa bệnh viện không chỉ kích thích tinh thần cộng đồng thành phố mà còn là sự kiện to lớn trong giới y khoa. Kế đến là niềm hạnh phúc của Tổng Giám Mục Quigley, khi ngài đến làm lễ tại nhà nguyện với bốn ngàn khách mời tham dự trong nhà nguyện và phòng khách. Hàng ngàn người khác đứng dọc hai bên đường. Chưa có một bệnh viện nào ở Huê kỳ thời đó có lễ mở cửa to lớn như vậy.
Lễ khánh thành trang trọng thuần tuý nghi thức tôn giáo. Đầu tiên là làm phép nhà, kế đến là Thánh lễ đồng tế. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục. Long trọng nhất là lúc Tổng Giám Mục đọc điện thư chúc mừng từ Đức Thánh Cha.
Bệnh viện là một tin vui cho tất cả. Bây giờ bệnh viện Columbus, Chicago bắt đầu làm việc theo đúng tinh thần yêu thương phục vụ của người Huê kỳ. Từ đây một số lượng lớn người bệnh sẽ có nơi lưu trú.
Khi Mẹ vừa rời khỏi New Orlean thì thành phố rơi vào cơn dịch sốt vàng da cuối cùng trước khi nó bị khống chế hoàn toàn năm đó. Sốt vàng da thì không lạ với cư dân New Orleans, Từ năm 1817 cho đến năm 1905, thành phố được mệnh danh là bãi tha ma. Có những năm dịch bệnh bùng phát chỉ trong vài tháng đã cướp đi sinh mạng gần mười phần trăm dân số. Mẹ chỉ còn cách liên lạc thư từ và cầu nguyện cho các Dì phước, các trẻ em mồ côi và cư dân đang bị tra tấn bơi dịch bệnh.
Các Dì phước ở đấy đã xả thân trước đám vi trùng hung hãn. Dường như có phép màu xảy ra không một Dì phước nào mắc bệnh, những nạn nhân được các Dì chăm sóc thì mau phục hồi. Tin đồn lan đi, họ chạy đến la hét xin được Dì phước chăm sóc trước sự truy sát của tử thần. Khu nhà trên đường St Philip's giờ đây nằm la liệt những con người khuôn mặt xanh sao vật vờ. Một số lớn các trẻ em sau này như là định mệnh được các Dì chăm sóc tiếp tại nhà trẻ mồ côi vì gia đình và người thân của chúng đã bị dịch bệnh mang đi.
Sau thời gian dài sát cánh cùng các Dì phước giúp bệnh nhân. Tổng Giám Mục Chapelle đã nhiễm bệnh. Ngài đã qua đời. Tiếng chuông nhà thờ St Phillip vang lên báo hiệu sự ra đi của Đức Tổng Giám Mục Chapelle, không lâu sau đó bệnh dịch cũng chấm dứt.
Khi ở Chicago Mẹ còn đang giải quyết phần hậu xây dựng bệnh viện thì Mẹ được tin là các Dì phước ở Roma, họ bị tác động bởi một Cha đạo theo tinh thần tự do thời thượng. Với lý do quá lo xa khi Mẹ Cát Vị Nghi qua đời. Họ muốn luật dòng “tự do hơn”và "hiện đại"hơn.
Thư ký của Nhà Dòng ở Roma là Đức ông Giustini đã đưa ra ý kiến và nhận xét:
"Tại sao các Dì phước không ghi thư bàn luận trực tiếp với Mẹ Cát Vị Nghi?"
"Công việc của Mẹ Cát Vị Nghi đang trổ hoa rực rỡ dưới bàn tay của Thiên Chúa Quan Phòng, Mẹ là phụ nữ đã gánh vác nhiều Nhà dòng. Các Dì phước thân mến, Mẹ bề trên tổng của các con là một phụ nữ siêu phàm. Tôi không chỉ ca ngợi mà với sự khiêm tốn chân thành được ở dưới chân Mẹ Cát Vị Nghi."
Từ Chicago, Mẹ đã viết một thư dài, gửi riêng cho Mẹ bề trên tổng và các Dì phước ở Roma. Với nội dung tóm tắt sau cùng là:
Luật dòng Các Dì Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được viết 'Sống theo gương Chúa Giêsu.' Việc này đề nghị là hãy giảm cái tôi của mình và tách mình tránh khỏi những đam mê trần gian để kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa. Trái tim phải được giữ cẩn thận trong ba chữ - Vâng lời, Khiết tịnh và Khó nghèo."
Lá thư thân mật trên đã lập tức mang các Dì phước trở lại như xưa. Từ đó về sau họ hết mực vâng lời Mẹ Cát Vị Nghi.
Từ Chicago Mẹ quay về núi đồi Denver.
Mẹ Cát Vị Nghi yêu thích thiên nhiên nơi đây, trong một lần viếng thăm các công nhân và gia đình của họ ở vùng Clear Creek, Argentine và South Park, Mẹ phát hiện ra một thửa đất quý giá nằm trên sườn đồi Lookout dốc thoai tho���i, thuộc dãy núi Rocky thuộc thành phố Golden cách Denver khoảng 20 dặm.Thửa đất nằm ngay giữa vườn cây ăn trái nặng trĩu dùng cho các trẻ em mồ côi từ trại mồ côi Nữ Vương Thiên Đàng -Queen of Heaventĩnh tâm sinh hoạt trại ngoài trời từ Denver lên, các em được học cách chăm sóc động vật và trông coi trang trại những tháng hè.
Khu đất bao gồm hai nhà kho và một ngôi nhà phía trước có một máng xây đựng nước sinh hoạt. Nay là Nhà thờ Mẹ Cát Vị Nghi, thành phố Golden, tiểu bang Colorado
Sau khi thấy công việc ở Colorado tốt đẹp, Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Lại một chương mới của cuốn sách về vũ trụ thật đẹp... và một hình ảnh xanh sao của Đấng Tối Cao."
Mẹ lên xe lửa Santa Fe đi về Los Angeles để lập Dòng ở California. Lại một lần nữa mẹ có dịp ca ngợi thiên nhiên tuyệt đẹp của Đức Lang Quân là Đấng Tạo Hoá Tối Cao.
Trên đường đi, một tổ đại bàng trên bờ núi đá cao bị người ta săn bắn chim non làm chim Mẹ bỏ đi không quay về. Dù cho con người sát hại Con Thiên Chúa, Ngài vẫn giang đôi cánh tìm lại che trở những ai tin vào lòng xót thương của Ngài.
Tại một trạm xe lửa dừng chân, có nhiều người đã ngạc nhiên đi theo nhìn Mẹ và các Dì phước, vài người đã xin được hôn Thánh Giá bạc mà Mẹ và các Dì đang đeo. Mẹ viết:
"Trong khi nhìn họ rất hồn nhiên ngây ngô vui thích dù họ chẳng hiểu biết gì. Tôi lại nhắc mình - Thiên Chúa đang gọi tôi. Khi họ dán mắt vào chúng tôi với ngôn ngữ lặng câm. Tôi chợt hiểu ý họ là Sao bạn không mang ánh sáng Đức tin đến với chúng tôi. Ôi những linh hồn Kitô hữu rộng lượng và hào phóng kia!. Tại sao không lắng nghe tiếng gọi từ người anh em thấp hèn đây. Tại sao bạn lại chôn dấu món quà đẹp mà Thiên Chúa đã ban cho bạn. Sao bạn không mau đem chia sẻ cho người anh em của bạn ánh sáng chân lý thay vì giữ lại để hưởng lợi cho mình? Tôi lại tự trách mình."
Mẹ Cát Vị Nghi đến Los Angeles năm 1905, Thành phố Los Angeles lúc ấy có khoảng 150 ngàn cư dân. Mẹ đi khắp nơi từ thung lũng lên núi đồi. Thung lũng thì êm ả như một nhà an dưỡng tự nhiên, Đồi cao thì được gần hơn với Thiên đàng để cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Huê kỳ nhiều vùng đất thiên nhiên tuyệt đẹp.
Mẹ đã viết:
"Chính xác là khu vực đồi này. Đấy là nơi tôi thấy rất thích hợp cho công việc. Tôi có thể nói đấy là một nơi mà Thánh Tâm Chúa đã dành sẵn cho tôi. Một hàng cây dừa phía trước nhà. Ngôi nhà chìm khuất phía sau rất giống tu viện. Nhưng lại ở không xa thành phố. Dưới chân đồi có rất nhiều người Ý Đại Lợi sinh sống. Các Dì phước chỉ mất vài phút là ra đồng và cũng rất gần với trường học mà Giám Mục Conaty đã dựng sẵn cho Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu."
Phía bắc của các Đồi Los Angeles Mẹ xây một nhà trẻ mồi côi Nữ Vương Thiên Đàng bằng tiếng Ý là Regina Del Cielo.
Gần hai ngàn viên đá Mẹ đã xây đài Đức Mẹ Lộ Đức bên cạnh nhà trẻ mồ côi. Để mẹ thường xuyên đến để cầu nguyện thiết tha.
Theo thời báo Los Angeles số ra ngày 26 tháng 4 năm 1998. Tiêu đề là Một Vị Thánh của Thành Phố Các Thiên Thầncó đăng tin như sau.
"Sau này năm 1970, Số lượng trẻ em mồ côi giảm dần cùng với số nữ tu gia nhập giảm ở Los Angeles. Nhà dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhà dòng này được lập sau khi Mẹ Cát Vị Nghi qua đời và nhà trẻ mồ côi Regina Del Cielo được lệnh dời qua các thành phố khác. Vài tháng sau khi họ ra đi thì Los Angeles có một cơn động đất Sylmar làm cả hai nơi đều bị phá huỷ hoàn toàn. Riêng Hang Đức Mẹ Lộ Đức do Mẹ Cát Vị Nghi xây thì hoàn toàn nguyên vẹn. Và hang Đức Mẹ Lộ Đức rơi vô cảnh không nhà 27 năm. Năm 1997, hang Đức Mẹ Lộ Đức được tháo dỡ. Đá to chất đống để di dời đến Trung tâm villa nghỉ hưu các Thày Dòng Scalabrini in Sunland. Còn tượng đài nhỏ được tôn vinh là "Nơi chữa lành các bệnh tật" được đưa về nền đất cao của nhà thờ Thánh Francesca Cát Vị Nghi ngày nay ở Burbank."
Sau mười hai tháng hoàn thành công việc ở Los Angeles Mẹ có vài ngày nghỉ ngơi trên đảo Catalina như Mẹ đã mẹ viết:
"Tôi đã có vài ngày nghỉ trên đảo Catalina nguy nga tráng lệ và bến cảng Sierra tấp nập không kịp thở. Tại nhà thì các Dì phước đã bắt tay vào công việc của họ dành cho không chỉ người di dân Ý mà phần đông là người dân Mexico. Tất cả đang rất cần giúp đỡ phần hồn, phần xác. Cha đạo thì thật khan hiếm. Vì đã qua một thời gian dài đất nước sinh đẹp này tựa như con sò khép kín vì ít người biết đến.
Tôi chưa từng thấy nơi nào có nhiều loại côn trùng như vậy. Có những loại hết sức kỳ quặc! Mặt trời uy nghiêm và hương thơm của các loại hoa, kéo chúng bay lượn đàn đàn.
Một tối trên đường trở về nhà tại một góc đường phố chính, nơi tôi bị chú ý bởi một nhóm phụ nữ và đàn ông, họ tụm lại đấm ngực than khóc, giữ lúc ấy một người thuyết giảng to là họ cần phải ăn năn các tội lỗi của họ. Một người vui tính đã nói với tôi ráng đợi vài phút thì sẽ thấy màn diễn hài hước. Bất thình lình tất cả cùng đứng, cùng vỗ tay, cùng nhảy múa hoan hỉ, vì tội lỗi của họ được tha thứ, họ gọi đấy là điệu nhảy 'Linh thiêng'. Họ tự xưng là người Na za rét, họ sống trong một túp lều lớn ngay trung tâm thành phố. Trước lều họ viết hàng chữ lớn về phép màu được thực hiện bởi Thánh Phê rô: 'Người què đi được, người mù được thấy'.
Rồi một người chân đau cả tin bước vào xin được chữa khỏi. nhưng không có kết quả và vị giáo sỹ kia nổi giận đùng đùng làm người què kia tội nghiệp chạy ba chân bốn cẳng."
Mẹ lại quay về Chicago. Tại đây bệnh viện đã điều trị trên 1,000 bệnh nhân, đã phẫu thuật thành công gần 350 ca bệnh. Đó cũng là công lao của các Bác sỹ, y tá, và các Dì phước hộ lý. Trong đó có những Bác sỹ giỏi vào hàng đầu thế giới bấy giờ.
++++++++++ ++++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CABRINI - CHƯƠNG 10
CHƯƠNG 10
Năm 1905 là năm kỷ niệm 25 năm lập cái nôi của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu của mẹ. Nhà dòng nay đã có 1000 Dì phước phục vụ trong 50 Nhà dòng. Tổng cộng gần 100 ngàn người được điều trị tại các bệnh viện do Mẹ mở ra. Nhà dòng đã chăm sóc trên 5000 trẻ em mồ côi. Và quan trọng trong số các em này có rất nhiều em trở thành phụ nữ Kito hữu, trở thành Dì phước của Nhà dòng.
Mẹ đang đi vào ánh hoàng hôn của cuộc đời thừa sai truyền giáo. Mối quan tâm hàng đầu của mẹ là huấn luyện cho các Dì phước. Mẹ muốn các Dì gánh vác Thánh Giá Nhà Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vì sức khoẻ của Mẹ đã yếu nhiều. Mẹ có thể sẽ được Thiên Chúa gọi về, lúc ấy chính là lúc Mẹ bước vào cuộc sống thật sự.
Mẹ đã gửi đến tất cả các Nhà dòng cũng như tới từng Dì phước là:
"Mẹ không thích những linh hồn hay than phiền về cực khổ và sự hy sinh. Với ai đã gánh mang Tình yêu của Thiên Chúa đều có thể mang ách lao nhọc một cách êm ái và nhẹ nhàng. Đường đến Thiên đàng thì hẹp, nhiều sỏi đá và trông gai. Chẳng ai đi tới nổi Thiên đàng, ngoài trừ bay. Chẳng ai có thể bay nếu không có đôi cánh. Đây không phải là đôi cánh gắn vào thân xác mà là tinh thần. Có ba cấp độ của tinh thần:
Những ai nói - 'Lẽ ra tôi nên làm'... Thì dường như khó vào Thiên đàng.
Những ai nói - ' Tôi sẽ làm ...'... Thì có thể là Luyện tội.
Chỉ những ai nói 'Tôi sẽ mang Thánh Giá bằng bất cứ giá nào' thì mới mong được cánh bay tới được Thiên đàng."
Mẹ thường hay nói về dụ ngôn một người nông dân luôn có tinh thần lạc quan vui vẻ với tất cả ước muốn ông ta nhận được. Khi người ta hỏi ông là tại sao ông ta có tinh thần như vậy. Ông ta nói - Khi Trời làm mưa, tôi nói tôi mong mưa. Khi Trời cho thời tiết đẹp, tôi nói tôi thích thời tiết đẹp. Khi thời tiết ấm áp, tôi nói tôi mong muốn điều ấy. Bạn thấy đấy mọi việc luôn xảy ra theo ý tôi muốn.
Đối với những Dì phước hay có cảm xúc, lời nói thái quá trước khó khăn, Mẹ liền nhắc nhở:
"Tôi là phụ nữ, Tôi hiểu phụ nữ. Phụ nữ cần bảo vệ và luôn giữ miệng lưỡi mình vì phụ nữ thì nhẹ dạ. Nhưng là Dì phước, chúng ta phải loại bỏ ra tính nhẹ dạ, nhạy cảm khi gặp nghịch cảnh. Chúng ta hãy theo gương Đức Mẹ, Đức Mẹ đã trải qua đau khổ cùng cực. Tâm hồn Đức Mẹ như bị ném vào bể đắng cay. Nhưng thật ngọt ngào làm sao!, Đức Mẹ vẫn giữ Đức Mẹ bình yên, tâm hồn phẳng lặng. Ngay cả hoàn cảnh khó khăn ở Bethlehem, Đức Mẹ phải đưa Chúa Giêsu đi lánh sang Ai cập, Đức Mẹ có đòi vé tàu, xe đưa đi đâu. Hay sự đau khổ cùng cực trên đồi Can Vê, Đức Mẹ có bị xúc động thái quá đâu. Chúng ta cứ lần theo các nỗi đau khôn tả của Đức Mẹ, rồi chúng ta thấy sự bình yên phẳng lặng trong tâm hồn Đức Mẹ. Mẹ mong muốn là bằng cách noi gương nhân đức của Đức Mẹ đầy ơn phước, thì tất cả các Dì phước đều trở thành những tâm hồn tinh khiết."
Để khuyến khích các Dì phước học theo Đức Mẹ. Mẹ đã chia sẻ với các Dì về một lòng sùng bái rất dễ thương mà Mẹ đã dành cho Đức Mẹ. Khi còn bé, Mẹ Cát Vị Nghi đã cố gắng học theo gương Đức Mẹ qua lời mô tả của Thánh Ambrose là:
"Hình dáng của Đức Mẹ thì không nặng nề, bước đi thì không quá gấp. Gióng nói chắc chắn không đanh thép hay qúa xúc động. Sự an bình thư thái của Đức Mẹ toát lên vẻ đẹp đúng với vẻ đẹp của tâm hồn. Thật là tuyệt vời nếu được chiêm ngắm Đức Mẹ với các công việc Đức Mẹ làm hàng ngày sẽ mau lẹ, gọn và rất cẩn thận. Cho dù có nhiều việc Đức Mẹ gặp rất nhiều lo lắng, nhưng Đức Mẹ vẫn thường xuyên an bình. Đức Mẹ có khuôn mặt trong sáng. Đức Mẹ có dáng khiêm tốn từ trên Trời, không còn tính trần gian trong mọi cử động. Lời nói của Đức Mẹ thì rất ít, luôn đoan trang, cẩn trọng và vui. Trong Đức Mẹ chúng ta có tất cả để chúng ta noi theo tu sửa bản thân."
Mỗi lần mẹ thấy sắc mặt lo lắng công việc của một Dì phước là Mẹ Cát Vị Nghi liền nói:
"Này con của ta, sao con lại để sắc mặt con bị đen tối bởi Thánh Giá trên vai. Ta ghen tị với với con vì ta không có Thánh Giá để mang. Khi con bị sự buồn bực bao vây, hãy an ủi bản thân và vui tươi gánh vách Thánh Giá sao cho không ai có thể nhận thấy. Và như ta đây, ta đang chẳng có Thánh Giá nào"
Với lời quở trách nhẹ nhàng, Dì phước đó lập tức cảm thấy thoải mái và nhận thức đó là Thánh Giá thật của công việc thừa sai để tìm kiếm kho tàng đích thực.
Khi một Dì phước quá nóng và ồn ào: Mẹ Cát Vị Nghi liền nhắc nhở rằng Đức Lang Quân không ủng hộ những sự ồn ào, đình đám, Ngài chỉ thích cư ngụ những nơi yên tĩnh để tâm hồn được lắng đọng.
Khi một Dì phước khiêm tốn được Mẹ chỉ định trông coi một trường với số lượng lớn đến 100 em. Dì phước ngập ngừng - Thưa mẹ Đấy thật là trách nhiệm quá lớn với quá nhiều linh hồn vô tội cần được bảo vệ. Thì Mẹ góp ý là tất cả các công việc đều có Chúa Giêsu giúp sức, chứ sức người thì chẳng thể làm nổi. Hãy làm hết sức mình, phần còn lại của công việc thì Chúa Giêsu sẽ làm giúp.
Mẹ Cát Vị Nghi đối xử tất cả các Dì phước ngang bằng nhau. Khi muốn giao công việc gì cho ai Mẹ thường hay dùng câu:
"Tôi xin trân trọng nhờ Dì phước làm công việc từ thiện này giúp tôi"
Từ ngày Mẹ Cát Vị Nghi rời quê nhà ở San Angelo vì công việc của Đức Lang Quân Chúa Giêsu, Ngài là ước muốn duy nhất Mẹ luôn ghi nhớ. Tất cả những việc khác như gia đình, nhà cửa, vật chất, Mẹ Cát Vị Nghi để sang một bên. Mẹ chưa từng về lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi sinh ra mình. Một Dì phước có lần nói gần xa về quê nhà và cha mẹ của Mẹ. Với giọng nói đứt khúc trầm lặng:
"Tôi đã tậng hiến toàn bộ đời mình cho Thiên Chúa là Chúa Giêsu. Tôi đã để lại tất cả gia đình và bạn bè ở lại phía sau. Và tôi luôn tránh để những chuyện xưa làm gợn sóng trong tâm hồn. Tôi không cho phép mình để lại cái gì trên đường gắn kết với các Dì phước. Vì tôi đã làm được gì nhiều đâu."
Trong thánh lễ Mẹ chìm ngập sâu tâm hồn trong tình yêu. Một lần sau thánh lễ, một Dì phước có hỏi Mẹ có thấy thích bài thánh ca mà Dì phước đã hát , Mẹ trả lời rất ngây thơ:
"Không, con gái. Con nghĩ ta có thể lìa bỏ giọng nói ngọt ngào của Thiên Chúa để nghe giọng con hát không?"
Ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mẹ đứng bất động, như chết trước tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Khi Mẹ về phòng tạm nghỉ. Một Dì phước đến muốn trao Mẹ một thông tin. Mẹ ngọt ngào ngắt lời Dì phước:
"Hôm nay là ngày của Chúa Giêsu. Mẹ không muốn làm việc gì khác, Dì phước hãy đến ngày mai. Con gái, hãy mang Ngài đi với con hôm nay. Hôm nay thôi, sẽ là ngày Ngài làm tất cả các công việc còn lại cho chúng ta."
Mẹ đã viết:
"Ngài có biết, Ôi Chúa Giêsu của con rằng trái tim con luôn luôn ở trong Ngài. Với ơn phước Ngài ban,và với tình yêu lớn nhất dâng Ngài. Con sẽ theo từng bước chân Ngài trên mọi nẻo đường cho đến tận cùng mãi mãi. Xin hãy giúp con. Ôi Đấng Lang Quân của con, Con nóng lòng chờ đợi theo chân Ngài"
Ý nghĩ nghỉ hưu đã làm mẹ sung sướng đôi chút. Nhưng hiện tại vẫn còn nhiều công việc cần Mẹ làm. Mẹ Cát Vị Nghi đã đến thăm Nhà dòng ở Á Căn Đình và ở Ba Tây hay là Brasil.
Mẹ bề trên ở Sao Phaolo, Brasil. Sau một thời gian dài gom góp một số tiền lớn. Nhưng Mẹ ở Sao Phaolo đã không bỏ vô nhà bank để đợi khi Mẹ Cát Vị Nghi đến sẽ trao tậng tay. Khi Mẹ Cát Vị Nghi và các Dì phước ở Nhà dòng Sao Phaolo đến nhà bank, thì nhân viên đã lắc đầu thông báo với họ là do có vấn đề thay đổi về tiền tệ, nhà bank đã thông báo công cộng cho tất cả mọi người nhiều tháng trước khi nó không còn giá trị. Có Dì phước đã khóc oà. Riêng Mẹ bề trên Nhà dòng ở Sao Phaolo thì quá đau đớn vì mất mát do sao lãng mà lâm bệnh nằm giường mấy ngày.
Sáng hôm sau, Mẹ Cát Vị Nghi đến thăm Mẹ bề trên mất trí đang nằm run trên giường. Mẹ Cát Vị Nghi nói ngọt:
"Con gái, lẽ nào một nàng dâu của Đức Lang Quân dễ bị đánh bại bởi một sự cố chăng. Đừng buồn. Mẹ bề trên của con sẽ không có một lời phàn nàn về số tiền vị vô hiệu đã làm cho con bị cơn sốt tấn công."
Mẹ bề trên Nhà dòng Sao Phaolo nói:
"Mẹ, Mẹ, Nhà dòng đang rất cần tiền."Rồi bà ấy khóc nói:
"Bởi vì con đã xuẩn ngốc làm thất thoát một số tiền lớn."
"Con gái thương, Thiên Chúa đã ban cho, Nay Thiên Chúa thấy thuận lợi để lấy đi. Đó không phải lỗi của con. Hãy giúp ta một việc nào - Bây giờ hãy nghỉ ngơi, cầu nguyện, mơ và sáng mai thức dậy hết bệnh."
Hồng Y Arcoverde từ Rio de Janeiro đã gửi thư:
"Mẹ Cát Vị Nghi, tôi có một triệu linh hồn cần được cứu, hãy đến giúp tôi."
Chuyến tàu đi từ Sao Phaolo đế Rio de Janeiro đi băng ngang qua khu rừng ngập nước, trong cuộc hành trình đấy, mẹ đã bị một con muỗi mang bệnh sốt rét cắn. Khi Mẹ vừa đến Rio de Janeiro là Mẹ bị mệt lả và buồn nôn. Kế đến là sự bộc phát những cơn sốt lạnh. Tuy hai loại bệnh có các triệu chứng gần giống nhau, như mệt, sốt, lạnh và cùng bi lây truyền từ muỗi. Sốt vàng da thì do loại muỗi thuộc họ Aedes truyền qua, trong khi sốt rét thì do muỗi Anopheles truyền qua. Xét nghiệm máu thì cho biết Mẹ bị nhiễm vi rút của họ muỗi Anophele tức là Mẹ đang bị căn bệnh sốt rét. Trong mười ngày đầu, Mẹ bị chóng mặt, nhức tận xương tuỷ, và thuốc Ký ninh đã có tác dụng đôi chút.
Mẹ đã chấp nhận Thánh Giá này một cách hài hước với kiên quyết tiếp tục phục vụ Nhà dòng. Mẹ đã nói với Dì phước đi cùng là:
"Con gái, Bác sỹ nói là ta phải tuyệt đối nghỉ ngơi, nhưng nghỉ ngơi tuyệt đối là khi ta chết, Con thấy đấy ta đang có nhiều việc cần làm và ta không có thời gian cho thứ xa xỉ là nghỉ ngơi. Nếu ta không cố gắng nữa là ta bị ngã đổ. Cho nên loại thuốc lớn nhất là chất thêm nhiều công việc lên cơ thể và làm việc nhanh hơn với tốc độ cao mà cơn bệnh không thể bắt kịp."
Ngay khi Mẹ có thể rời khỏi giường bệnh, dù đứng và đi rất khó khăn nhưng Mẹ đi tìm ngay một nhà để mở một Nhà dòng vì con số một triệu linh hồn. Mẹ ra đi từ rất sớm đi tìm nhà ở trung tâm thành phố. Bây giờ Mẹ hay bị mệt lả sau những lần gắng sức làm Mẹ không thở nổi, mắt bị hoa, chân không đứng nổi.
Thường xuyên luôn có những khó khăn và ngăn trở, nhưng cuối cùng ngày mở trường cũng đang được chuẩn bị.
Thì ngay tại thời điểm ấy, căn bệnh đậu mùa nguy hiểm bùng phát ở thành phố. Bệnh nhân đầu tiên là một Dì phước của Mẹ, Dì phước ấy được nhanh chóng cách ly trong một căn nhà tranh cách xa nhưng vẫn còn trong khuôn viên Nhà dòng, nơi mà Mẹ gọi là 'biệt thự' của Mẹ, người kế đến là Dì phước Gesuina. Điều nguy hại là Dì phước Gesuina cố gắng che dấu bệnh tiếp tục thực hiện công việc, Mẹ Cát Vị Nghi đã phát hiện ra và nói:
"Con gái, con gái, tại sao con lại che dấu Mẹ của con điều khủng khiếp vậy. Hãy đến 'biệt thự' và nghỉ ngơi trên giường bệnh."
Ở trung tâm thành phố, bệnh dịch bùng phát mạnh đã lấy đi sinh mạng hàng trăm người. Thêm nhiều Dì phước nữa đã mắc bệnh được đưa đưa vào villa. Và do chính tay Mẹ chăm sóc họ. Thuốc chủ yếu thời bấy giờ là dùng Calomel, khoáng chất Clorua Thuỷ ngân, Mẹ giữ các Dì phước bị bệnh trong môi trường không khí thoáng mát, tắm sữa nóng để gây rối vi rút đậu mùa. Tẩy rửa vết thương bằng dung dịch muối đẳng trương. Bôi Glycerine lên da họ. Cho các Dì uống nước sạch, ăn uống bổ dưỡng. Khử trùng tất cả đồ dùng quần áo của họ.
Các Dì phước bệnh trông rất thảm hại, da thịt họ đỏ tía, đầy mụn mủ, mặt họ sưng tấy, đôi mắt trũng sâu. Ngày qua ngày họ chịu đựng như vậy. Mẹ Cát Vị Nghi cầu nguyện nhiều cho các Dì và người dân.
Mẹ tạ ơn Chúa là hầu hết các Dì phước đã bình phục dần, chỉ riêng Dì phước Gesuina bị thành phố yêu cầu sống cách ly công cộng đến ở nơi tập trung người dịch bệnh vì bệnh tình Dì ngày càng thêm nặng.
Đám đông đứng cách xa nhìn chiếc xe ngựa cứu thương đến mang Dì phước đi. Dì phước không còn biết là Bác sỹ đang bắt mạch xem nhịp tim. Mẹ Cát Vị Nghi đứng bên Dì phước nói nhẹ nhàng:
"Dì phước Gesuina, đây là lúc con ra đi."
Dì phước đang chết vâng lời ngồi dậy, tay ôm Thánh Giá và tay kia kéo dây đeo hình Đức Mẹ để trước ngực, rồi Dì phước nói với Mẹ Cát Vị Nghi:
"Nào chúng ta cùng đi."
Rồi Dì phước ngã đổ xuống giường rơi vào hôn mê.
Vài ngày sau đấy là ngày sinh nhật Mẹ Cát Vị Nghi. Mẹ nhận được tin Dì phước đã qua đời. Mẹ nói:
"Đấy là món quà dành cho ngày sinh nhật tôi."
Mẹ tự nhủ:
"Đức Lang Quân đã gọi người con gái đáng yêu, Giờ đã là Nàng Dâu của Ngài. Dì phước Gesuina yêu mến đã về bên Ngài."
Mẹ quyết định không để dịch bệnh xảy ra lần nữa cho các Dì phước và các em. Mẹ đã tìm một nơi rộng rãi nằm ngoài thành phố, nơi phong cảnh tuyệt đẹp thuộc vùng núi Tijuca. Khu đất với rất nhiều cây, cây dừa là nhiều nhất, bông hoa và cả những suối nước như những mành treo. Nơi đây là nơi hoàn hảo cho Mẹ mở trường học và Nhà dòng. Trước khi rời Rio de Janeiro, Mẹ đã mở một lễ hội khai trương trường học và Mẹ rất đông người được mời tham dự trong đó có cả những người ban đầu chống đối nay chuyển sang ủng hộ Mẹ.
Sau khi trở về Huê kỳ từ Rio. Mẹ đã đi thăm tất cả các Nhà dòng ở Huê kỳ trong hai năm từ năm.
Năm 1909, Nhân chuyến thăm Seattle. Thì tình cảm của Mẹ và đất nước Huê Kỳ trổ hoa. Mẹ lặng lẽ đến toà thị chánh địa hạt King ở Seattle kèm thông báo là Mẹ muốn trở thành công dân Huê Kỳ. Đấy là tình yêu của Mẹ đối với Huê Kỳ và tương lai của nó. Với giọng tiếng Anh của người Ý Đại Lợi, Mẹ Cát Vị Nghi cung cấp thông tin cá nhân cho họ. Nhưng khi họ yêu cầu chụp hình thì Mẹ xấu hổ, mặt đỏ lên và muốn chạy ra khỏi toà thị chánh.
Khi ra khỏi với giấy tờ công dân Huê Kỳ, Mẹ giãi bày với Dì phước đi cùng:
"Tôi muốn giới thiệu tôi với họ để trở thành công dân Huê kỳ, chứ không phải để được chụp hình như những cô ả đào!. Ôi tôi mong muốn đừng có ai thấy hình đấy."
"Tôi chẳng là gì cả, không có gì. Tôi chỉ là chính tôi. Điều tôi mong muốn nhất là được lưu dấu ấn trong Thánh Tâm của Đức Lang Quân chúng ta là Chúa Giêsu."
Bằng quốc tịch Huê kỳ - Frances Xavier Cabrini
Trở lại Chicago. Mẹ Cát Vị Nghi lại đứng trước một cơ hội để mở thêm một bệnh viện mới. Bệnh viện Columbus đã quá nổi tiếng và bệnh nhân khắp Huê kỳ đều muốn đến được điều trị tại bệnh viện này. Tổng Giám Mục Quigley vẫn nặng lòng với người di dân, ngài đã đề nghị Mẹ mở một bệnh viện khác, lần này bệnh viện thuần tuý điều trị cho người nghèo, cho người di dân. Dù Mẹ đã sáu mươi tuổi, nhưng khi đứng trước công việc Mẹ yêu thích, Mẹ bỗng trở nên hăng say công việc như thủa còn trẻ.
Mẹ lặng lẽ đi khắp Chicago. Tại một khu vực sang trọng có một ngôi nhà thanh vắng. Ý nghĩ đây là một nơi có thể làm bệnh viện miễn phí cho người nghèo. Mẹ rung chuông để hỏi xem đây có thể là nhà bán không. Người bước ra dường như bị tác động tinh thần bởi người của Thiên Chúa. Vì chủ nhân là một goá phụ từ lâu đã có ước muốn làm việc từ thiện gì đó từ biến cố cuộc đời người ấy. Nay thời điểm đã đến. Ngôi nhà nhanh chóng chuyển sang cho Nhà dòng.
Nhưng những cư dân lân cận phản đối, họ gây áp lực khắp nơi. Nhưng không có kết quả. Họ quay sang phương cách hạ sách. Một đêm khi ngôi nhà đang được sửa chữa. Nhiệt độ ngoài trời xuống âm 20 độ C. Mẹ Cát Vị Nghi cảm thấy có điều gì đang xảy ra. Mẹ vội đi đến ngôi nhà mới và khung cảnh bị phá hoại bởi ai đấy. Ống nước bị cắt nhiều nơi, nước chảy ra hình thành lớp băng cứng dày. Mẹ vội khoá van nước lại. Sáng hôm sau việc sửa chữa tiến hành nhanh chóng. Mẹ nhờ họ làm sẵn mấy phòng để ở, rồi Mẹ và vài Dì phước dọn đến ở luôn.
Vài tuần trước khi bệnh viện được khánh thành. Một sáng mẹ và các Dì phước bị đánh thức bởi mùi khét. Khói đen đặc kín nhà. Một ai đó đã lẻn vào tầng hầm, đổ dầu đầy sàn nhà và châm lửa mà không màng đến các Dì phước. Các Dì phước đã cố gắng dập lửa từ bên ngoài trong khi chờ đội chữa lửa đến. Các Dì phước càng thêm vất vả, họ khoá cửa cẩn thận và luôn đề phòng mọi tiếng động nhỏ trong đêm. Kẻ phá hoại lại đến lần này bị Mẹ và các Dì phước phát hiện. Hắn đã hoảng sợ bỏ chạy mà chưa làm được gì.
Nhanh chóng Mẹ chuyển đến mười sáu bệnh nhân không chờ ngày mở cửa chính thức. Trong ba ngày tiếp theo gần như bệnh viện hết giường bệnh.
Nhiệt huyết mở bệnh viện cho người di dân của Nhà dòng đã vượt ra ngoài. Đức Thánh Cha Pius X lại gửi điện chúc mừng.
Vài người âm ỉ chống đối. Nhưng số đông lại rất vui. Họ đến xem và quay về xem có gì có thể giúp bệnh viện. Hàng ngày các Dì phước kê bàn dài nhận quà. Nguồn giúp đỡ tuôn đến từ khắp nơi, kể cả những người ngoại Công giáo.
Tháng ba năm 1910. Khi công việc lắng dịu thì lại là lúc bệnh hoạn ghé chơi. Dù đã yếu nhiều, Mẹ lại lên tàu về lại Ý Đại Lợi.
Đó là Tuần Thánh khi Mẹ ở trên tàu. Đấy cũng là lúc tốt cho Mẹ nghỉ ngơi giảm bớt sự tấn công của bệnh sốt rét. Mặt trời và những cơn gió biển tươi mát xem như là liều thuốc quý giá. Giây phút mơ màng Mẹ được nghỉ ngơi trên ngọn đồi ở West Park, được thư giãn tinh thần. Đi lang thang tìm kiếm lá cây làm trà chữa bệnh, rồi chuẩn bị cho Mẹ cái chết ngọt ngào đang đến không xa. Điều ấy đã làm cho Mẹ đôi chút khoẻ lại đôi chút.
Về đến Roma là Nhà dòng chính. Mẹ thông báo là Mẹ chuẩn bị từ nhiệm và đề nghị Nhà dòng chuẩn bị họp để tìm ra người thay thế. Mẹ đã mong các Dì phước thấu hiểu, sau ba mươi năm làm việc, Mẹ đã đi đến cạn kiệt sức lực.
Tin Mẹ Cát Vị Nghi từ nhiệm đã gây choáng váng. Như Đức Thánh Cha quá cố Leo XIII từng nói:
"Cát Vị Nghi. Con được Thiên Chúa bầu chọn. Con phải làm việc cho đến khi gần kề Thiên đàng."
Không để Mẹ biết. Tất cả các Nhà dòng cùng 'vâng lời'bầu lại Mẹ bề trên tổng và đó chính là Mẹ Cát Vị Nghi. Với chữ ký của tất cả các Dì phước được gửi đên tổng trợ lý Nhà dòng ở Roma trình lên toà thánh. Dưới sự hướng dẫn của Hồng Y Pietro Respighi và các vị đồng sự. Tổng thư ký Hội dòng đã nhận được sự phê duyệt của Đức Thánh Cha Pius X là Mẹ Cát Vị Nghi là Mẹ bề trên tổng suốt đời.
Các Dì phước đã chuẩn sẵn cho lần kỷ niệm sinh nhật thứ sáu mươi của Mẹ, đó là ngày 16 tháng 7 năm 1910, tức một ngày sau ngày sinh nhật. Mẹ Cát Vị Nghi nhận thấy có rất nhiều hoa và nến sáng trước tượng Đức Mẹ Maria trong nhà nguyện một cách hơi khác thường. Sau thánh lễ tất cả các Dì phước vây quanh Mẹ, Mẹ Cát Vị Nghi hỏi họ:
"Các con thân mến, có cái gì khác làm các Dì phấn khích khác thường! Ta chưa hề thấy các con hân hoan như vậy!"
Tất cả đồng thanh:
"Hôm nay là một ngày đặc biệt dành cho Mẹ"
Mẹ nhún vai nói:
"Mỗi ngày của Thiên Chúa đều là ngày đặc biệt. Cám ơn tất cả, ta có việc cần làm."
Đức Hồng Y Vives Y Tuto, người phụ trách ở toà thánh về các cộng đoàn, giáo đoàn, các tu viện với đời sống thánh hiến công tác tông đồ đến gõ cửa Nhà dòng tập hợp Mẹ và các Dì phước lại. Bây giờ, Mẹ Cát Vị Nghi nghĩ thầm đấy là lúc nghỉ hưu rồi.
Tất cả lặng im khi Đức Hồng Y nghiêm nghị hỏi Mẹ:
"Mẹ Cát Vị Nghi, Mẹ đã thỉnh nguyện xin nghỉ hưu ư?"
Mẹ đáp:
"Thưa vâng, ngài đại diện của Đức Thánh Cha".
Rồi Mẹ thì thào:
"Đức Thánh Cha, Con hoàn toàn vâng lời và sẽ luôn luôn vâng lời ngài"
Đức hồng y mỉm cười nói:
"Rất tốt".Ngài nói tiếp:
"Vì từ ngày mở các Nhà dòng đến bây giờ Mẹ làm 'chưa được tốt lắm'. Nay các Dì phước của Mẹ. Các hội đoàn đời sống tu trì thánh hiến, Đức Thánh Cha Pius đã quyết định cho Mẹ Cát Vị Nghi thêm một cơ hội để làm việc tốt hơn là Mẹ Cát Vị Nghi sẽ là Mẹ bề trên tổng suốt đời cho Hội dòng Các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu". Rồi ngài cười vang nói lớn.
"Người Mẹ bề trên đáng kính nhất - Mẹ Cát Vị Nghi"
Tất cả các Dì phước vui khôn tả. Họ tặng Mẹ một tuyển tập gồm chữ ký, và những dòng lưu bút ký tên của tất cả các Dì phước. Hoàn toàn đúng như Thánh Tobias đã mô tả:
"Hãy tung hô Mẹ tất cả các ngày, các mùa trong năm. Lúc đó bạn sẽ thấy khó khăn, vất vả, gồm cả đau khổ mà Mẹ bạn gánh vác cho bạn."
Kế đến các Dì phước hát thánh ca, từng người một đi đến quỳ và hôn tay nhẫn của Mẹ.
Với hài hước nhẹ nhàng, Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Các bạn đang thực hiện một phương cách dân chủ mới à. Chắc chắn ta sẽ chưa chấp nhận hoàn toàn đâu nhé."
Một khoảng khắc lắng động đến. Cát Vị Nghi điềm đạm nói:
"Ta sẽ vẫn là Mẹ các con. Rồi một ngày sẽ đến, các con sẽ phải cho phép ta nghỉ ngơi và bầu ra một Mẹ bề trên khác. Ta chấp thuận mong ước của các con. Và ta sẽ ở lại trong tim tất cả các Mẹ của Nhà dòng vĩnh viễn. Các con biết là sẽ luôn luôn chỉnh sửa các sai phạm. Vì ta không thích các lỗi. Có ai thấy là ta không quở trách khi cần thiết chưa?"
Một giọng đáp lại rất nhỏ là "Chưa có ai".Rồi tất cả cùng cám ơn sự tận tâm của Mẹ.
Tháng tám năm ấy, Mẹ đi sang Paris để tìm kiếm một chỗ trú khác cho các em vì căn nhà đang thuê chuẩn bị được rao bán. Sau hai tháng tìm kiếm vô vọng ở Paris, Mẹ đành phải đi sang Anh Quốc và Mẹ chấp nhận để lại công việc cho Chúa Giêsu giải quyết. Vài tháng sau thì ngài đại sứ Ý Đại Lợi ở Pháp quốc là Donna Tittoni thông báo cho Mẹ là họ đã tìm thấy nơi ở mới là một villa đẹp tại Noisy Le Grand cho các em mồ côi ở.
Tại Anh quốc, Nhà dòng đã rất thành công. Sau vài tháng, Nhà dòng đã có thể chuyển từ Brockley đến một nhà khác rộng hơn cũng ở ngoại ô London là Honor Oak. Các Dì phước Anh quốc đã buồn khi thấy Mẹ yếu và mất sức. Một hay hai lần một ngày Mẹ phải đi xe lửa, mỗi lần đi lên cầu thang đến ga xe ở trên cao, thì mặt Mẹ trắng bệt, hơi thở khó khăn. Khi các Dì phước muốn giúp thì Mẹ ra dấu tay để Mẹ tự đi với nụ cười đấy chỉ là phút chốc mẹ bị yếu thôi.
Mọi thứ tưởng như yên ổn, thì lại có vấn đề về pháp lý xảy ra đối với người chủ tài sản. Mẹ không thể bỏ lại vấn đề cho luật sư và các Dì phước Anh quốc. Vì Mẹ nghĩ đến Đức Thánh Cha Leo ngài luôn nhắc đến Anh Quốc, và có thể Mẹ nghĩ đấy là lần cuối Mẹ viếng thăm Luân đôn, cộng thêm người dân Anh quốc rất lịch sự cho nên Mẹ lưu lại đấy cho đến khi các vấn đề được giải quyết cho việc chuyển chỗ Nhà dòng.
Mẹ Cát Vị Nghi về lại Ý Đại Lợi để nghỉ ngơi. Mẹ tĩnh tâm, cầu nguyện vài ngày. Sau đấy mẹ sắp xếp gọn gàng hệ thống các giấy tờ của công việc Nhà dòng đã làm tựa như người chuẩn bị công việc trước khi đi thật xa.
Rồi một ngày Mẹ Cát Vị Nghi hỏi:
"Các con à, Bà Antonia Tondini còn sống hay không?.Nếu Chúa hằng thương xót là bà ấy còn sống, hãy giúp mang bà ấy đến, ta muốn gặp bà ấy một lần."
Bà Tondini được mời đến phòng phách. Mẹ Cát Vị Nghi rất vui mừng ôm chào một bà già da đã nhăn rất nhiều.
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Chị Antonia, Chúa phù hộ chị, tôi thường nhớ thương chị. Vì đã rất lâu chúng ta chưa gặp lại nhau."
Bà lão Tondini rất bối rối, ngập ngừng nói:
"Francesca... Mẹ Cát Vị Nghi....Xin thứ lỗi. Vì tình yêu của Thiên Chúa. Hãy thứ lỗi cho người già này. Vì đã không hiểu được lòng tốt của Mẹ khi Mẹ còn trẻ. Tôi đã là một phụ nữ khô cứng. Nhưng sao hôm nay Mẹ lại muốn gặp tôi."
"Chị Antonio, Xin Chúa ban phước cho chị. Chuyện đã xảy ra quá lâu rồi. Và tôi cũng quên rồi. Cuộc sống của chị ra sao?. Chị có khoẻ có bằng an không?"
Trước khi bà Tondini đi khỏi. Mẹ Cát Vị Nghi quỳ xuống trước bà nói:
"Chị Antonia Tondini, Xin hãy thứ lỗi cho tôi, nếu như tôi đã gây ra điều gì gây tức giận chi chị. Xin chị hãy thứ tha."
Bà già khóc run run như trẻ thơ. Và Mẹ Cát Vị Nghi hôn đôi tay bà Tondini. Sau này một Dì phước trẻ có hỏi thăm Mẹ là ngày xưa bà Tondini đã gây đau khổ cho Mẹ. Mẹ chỉ trả lời:
"Bà Tondini được Thiên Chúa mang đến. Bà ấy đã làm những gì bà ấy nghĩ. Đấy là một việc tốt Thiên Chúa dành cho Mẹ."
Bây giờ khi xe ngựa đón Mẹ ra ga để đi Roma, Mẹ Cát Vị Nghi đã rất đau khổ nhìn lại lại Codogno và Cái Nôi Nhà dòng. Mẹ nhìn lại tu viện, nhà nguyện, Nhà dòng đầu tiên của Mẹ tựa như đấy là lần cuối mẹ có thể nhìn thấy. Sau này thì Mẹ chỉ có thể nhìn thấy Nhà dòng từ Thiên đàng.
Vừa đến Roma thì cơn sốt rét hành hạ. Mẹ đã bị sốt, lạnh tận xương, và suy nhược hoàn toàn. Mất vài tháng Mẹ không sao đi ra được khỏi phòng. Rồi cơn bệnh trở nên khắc nghiệp. Đầu Mẹ không thể nhấc ra khỏi gối. Mẹ đã gầy đi rất nhiều.
Những ngày cuối tháng ba, hoa đã nơi nhiều ở Roma. Mẹ Cát Vị Nghi gọi Dì phước giám đốc Nhà dòng ở Roma nói:
"Con gái, bệnh viện Columbus ở Niu Ước đã quá đông. Giúp ta chuẩn bị hành lý. Ta phai về Huê kỳ."
Dì phước lo lắng trả lời:
"Thưa Mẹ, Mẹ còn đang bệnh làm sao Mẹ có thể đi được.?"
Mẹ Cát Vị Nghi đáp:
"Con gái, đừng lo sợ cho ta, Biển cả là Công việc kỳ diệu của Thiên Chúa sẽ là thuốc trị bệnh cho ta."
Linh tính mách bảo có thể Mẹ sẽ không bao giờ trở lại Châu Âu nữa, Mẹ muốn thăm lại tất cả Nhà dòng, nhưng không còn thời gian. Thay vào đó, Mẹ gửi thư thông báo đến tất cả các Dì phước ơ Châu Âu là Mẹ cầu nguyện cho cá Dì phước vì thời gian không cho Mẹ gặp lại họ. Vì Mẹ có việc cần xây bệnh viện mới ở Niu Ước..
Mẹ viết là:
"Chúng ta cần một số lượng rất lớn."
"Và Tôi chẳng có gì, ngoại trừ lời chúc phước của Đức Thánh Cha kính mến. Thư giới thiệu viết tay của Ngài là kho tàng quý giá của chúng ta."
"Chết là cõi phúc mà Đức Lang Quân của chúng ta đã dành cho chúng ta bằng Cuộc Khổ Nạn Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá. Tôi để các con lại trong Trái Tim Ngài. Nơi ấy các con hãy cầu xin ơn huệ cho Mẹ của các con, Người mà rất yêu thương và luôn luôn nghĩ đến các con."
Một nhóm các Dì phước đưa tiễn Mẹ đến Naples, nơi mà Mẹ sẽ lên tàu về lại Huê kỳ. Như phong tục thường lệ, Mẹ đãi các gì một bữa ăn tối trên tàu. Để giảm không khi u ám và giảm bớt âu lo của các Dì phước, Mẹ nói chuyện hài hước và ăn một chút cá để các Dì phước thấy là Mẹ vẫn khoẻ. Khi tàu chuẩn bị khởi hành. Mẹ buồn bã nói ngắn gọn:
"Các con, trễ rồi."
Mỗi bước chân của các Dì phước bước xuống ván cầu, là một làn gió thắt tim Mẹ. Đấy là lần cuối cùng Mẹ được nhìn thấy họ với tình yêu sâu lắng.
Con tàu nhẹ nhàng xa dần bến cảng lốm đốm đèn, Quê hương trần gian của Mẹ xa dần và chìm dần trong bóng đen đại dương bao la. Mẹ Cát Vị Nghi hờ hững bước xuống cabin một mình. Đấy cũng là lúc Đức Mẹ đến an ủi Mẹ Cát Vị Nghi. Và giai điệu Kính Chào Đức Mẹ Sao Biển - Ave Maris Stella vang lên trong lòng của Mẹ.
++++++++++ +++++++++ ++++++++++ +++
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
THÁNH CABRINI CÁT VỊ NGHI CHƯƠNG 11
CHƯƠNG 11
Tượng Thánh Tâm, Nhà Thờ Thánh Tích Mẹ Cát Vị Nghi, Golden,CO.
Đó là mùa Xuân năm 1912 khi mẹ về lại Niu Ước. Bệnh viện Columbus đã hoạt động trên 18 năm. Nó mở tay yêu thương đón nhận bệnh nhân nghèo. Nay nó đã trở nên quá tải vì số bệnh nhân tăng cao.
Có nhiều sự đề xuất gửi đến. Bằng trực quan Mẹ biết công việc sẽ cần con số lên đến cả triệu Mỹ kim. Gần một năm Mẹ đi gõ cửa khắp nơi và họ đã đóng góp số tiền ban đầu là 200 ngàn Mỹ kim. Mẹ hơi cảm âu lo vì Mẹ ước tính con số cần thiết lớn hơn rất nhiều. Nhưng Mẹ lại không muốn đấy chỉ là bệnh viện trong trí tưởng tượng. Mẹ đã mời một kiến trúc sư đến nhờ phác thảo một toà nhà thanh đẹp cao mười tầng.
Mẹ đã đã từ chối vài ngày nghỉ ngơi trong Nhà dòng ở West Park. Một sáng mẹ bước ra cửa phòng của Mẹ. Khuông mặt Mẹ trắng bạch, giọng nói thì thào, tay vẫy yếu ớt gọi:
"Con gái của ta." .."Ta chết, ta chết."
Rồi mẹ khóc:
"Xin mời đến, Thiên thần của sự chết đang đến, xin hãy đến."
Mẹ ngã xuống bất tỉnh.
Các Dì phước chăm sóc Mẹ với hết tất cả sức lực. Nhưng dường như không còn hy vọng duy trì sức khoẻ của cơ thể Mẹ đã quá suy sụp.
Ở thành phố Denver, Colorado, Một nhà hảo tâm đã dâng tặng quỹ xây một khu an dưỡng cho các Dì phước già hay bị bệnh nằm ngay trong khuôn viên Nhà dòng. Khi Mẹ trở nên khá hơn thì các Dì phước đề nghị Mẹ đến nghỉ ở Denver, Colorado. Ban đầu Mẹ từ chối, nhưng sau đó Mẹ chấp nhận đến đấy để nghỉ ngơi. Khung cảnh và bầu trời ở Denver rất thanh bình.
Mẹ hay thích ngắm nhưng con đại bàng soãi cánh bay trên trời cao. Mỗi lần nghe một tiếng súng nổ là Mẹ lại âu lo cho một con đại bàng kiêu hãnh trong công trình sáng tạo của Tạo Hoá trở thành nạn nhân của tay súng. Nơi không khí sạch và khô giúp Mẹ phục hồi sức khoẻ đôi chút. Khi thể chất và tinh thần ổn định và cho phép tâm trí Mẹ có những phút trầm tư cầu nguyện khoẻ khoắn.
Năm ấy tại thửa đất làm trại hè cho các trẻ em mồ côi ở thành phố Golden, Dì phước và các em phải xuống lấy nước từ dòng suối dưới chân đồi Vermon Canyon cách khoảng hai dặm rưỡi. Tháng mười năm 1912, họ than phiền vì thiếu nước đến chết khát. Mẹ Cát Vị Nghi lúc đó đã yếu, tay chỉ cây gậy về hướng phiến đá và nói:
"Hãy lật phiến đá lên và đào xuống"
Họ đã thấy được nguồn nước đủ trong sạch để uống và tắm giặt. Nguồn nước chảy không ngừng có thể chứa đến 8 ngàn gallons. Sau này nhiều người hành hương tin rằng nước có thể chữa bệnh và đem lại bình an cho họ.
Sau này vào năm 1929 khi đó Mẹ đã qua đời. Khu vườn được xây một Hang Đức Mẹ Lộ Đức giống như Hang Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp Quốc. Dưới là bàn thờ Mẹ Cát Vị Nghi, đây là nơi rất yên tĩnh dưới ánh đèn nến. Rất nhiều người đã đến đây nhờ Mẹ chuyển cầu đến Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Cực Thánh của Ngài. Và họ đã nhận được nhiều ơn trả lời. Hang Đức Mẹ Lộ Đức và phòng thờ Mẹ Cát Vị Nghi này đã bị phá đi và xây thành chặng đường Thánh Giá lên trên đỉnh tượng Chúa Thánh Tâm Giêsu trên đồi cao ngày nay.
Nơi đây bây giờ đã là nhà thờ Thánh Tích Mẹ Cát Vị Nghi. bao gồm một nhà thờ, một viện bảo tàng, một chặng đường Thánh Giá đi đến một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu trên cao. Một hình Thánh Tâm sắp xếp bằng đá do Mẹ và vài Dì phước cùng các em đánh xe ngựa đưa đá lên trên, và chính tay Mẹ xếp hình đá còn lưu trữ đến hôm nay tại Nhà Thờ Thánh Tích Mẹ Cát Vị Nghi, Thành phố Golden, Tiểu bang Colorado.
Sau nhiều tuần nghỉ ngơi và cầu nguyện. Mẹ nói với Dì phước trông coi Mẹ:
"Con gái, Chỉ có ở nơi vĩnh hằng là được nghỉ ngơi và hạnh phúc. không phải dành cho trần gian ngắn ngủi này. Mẹ lưu lại ngọn núi tươi đẹp này thời gian quá lâu rồi. Các trẻ em ở Los Angeles đang rất cần thêm trường học, hãy cho ta đến đấy."
Chặng Đường Thánh Giá và Hình Thánh Tâm do Mẹ sắp xếp đá,
Tại Golden, CO. (Ảnh từ https://www.mothercabrini.org)
Mẹ đến Los Angeles, California lần thứ hai, lần thứ nhất vào năm 1905, lần này là năm 1912.
Mẹ đã xem xét bản đồ Nam California, vùng Los Angeles. Với thị kiến là tương lai đây sẽ là thủ đô của tiểu bang. Rồi Mẹ chỉ tay vào khu đất trống Burbank, Nam California- nơi 'Chỉ có cát và rắn',rộng 475 mẫu Anh, tương đương 190 héc ta với dự tính của Mẹ khu đất sẽ là vườn nho, cây ăn trái và cũng là nơi để các em nghỉ hè, tính tâm và giúp các em tránh lây bệnh lao phổi từ thành phố.
Rất nhanh chóng Mẹ đã có khu đất rộng lớn. Số tiền để xây trường thì bé nhỏ. Hàng ngày với nón rơm của người Mêxico gần như phủ kín mặt và cây gây tầm vông. Mẹ đi ra ngoài từ sáng sớm, Mẹ thuê một người Ý Đại Lợi với chiếc xe ngựa lọc cọc siêu vẹo và một con ngựa già đi tìm gỗ đã qua sử dụng đem về xây nhà trẻ mồ côi ở một công viên đang xây dựng là Lunar Park rất gần đấy.
Trong chiếc áo dòng với nón kín mặt, Mẹ đã mạo hiểm tìm đến các khu ổ chuột trong thành phố và Mẹ đã tìm thấy số lượng lớn các em không nhà cửa cần giúp đỡ.
Làm việc là bài học đích thực, các em được chỉ dạy cách lấy đinh đã qua xử dụng và làm thẳng lại để xây nhà nghỉ ở khu đất mới. Tuy nhiên có nhiều em do thiếu ăn lâu ngày, sức khoẻ quá kém, Mẹ phải cho các em uống một loại thảo dược bổ dưỡng do Mẹ tự pha chế.
Mẹ đã gọi Dì phước Salescia về giúp, người đã cùng Mẹ từ Nhà dòng ở Codogno 27 năm về trước và là người có nhiều kinh nghiệm xây dựng trông coi. Rất nhiều người dân trong vùng đến giúp sức để xây trường học. Họ làm hăng say tất cả các mọi công việc.
Giữa trưa hàng ngày Mẹ đi xe ngựa đưa cơm, cà phê, cả rượu vang đến hai nơi, công viên Lunar thu lượm gỗ dư và công trường xây dựng mới của Mẹ. Thời gian còn lại trong ngày là Mẹ sơ cứu cho những ai bị trầy sước với...
Sau 31 ngày thu gom, số vật liệu vượt quá khối lượng cần để xây nhà trường. Số dư vật liệu được Mẹ thuê hãng vận chuyển lên để mở rộng nhà trẻ mồ côi ở Denver.
Sau này nơi đây được các Dì phước tiếp tục phát triển thành trường học, thành Học Viện Villa Cát Vị Nghi, trường tiếp tục mở rộng thêm 22 toà nhà dành cho các em nữ tiểu học và trung học. Trường hoạt động cho đến năm 1971 thì đóng cửa vì không đủ số học sinh.
Năm 1985 trường đại học Woodbury mua lại học viện với diện tích cơ sở của trường là 22.4 mẫu Anh, nằm trong khu đất của Mẹ Cát Vị Nghi. Nhà nguyện của trường cũ được chuyển đổi thành thư viện đại học. Các cửa sổ kính và các ảnh tượng được chuyển về Nhà Thờ Thánh Tích Mẹ Cát Vị Nghi ở Colorado ngày nay. Riêng nhà nguyện nhỏ được xây bởi Mẹ Cát Vị Nghi từng là di tích linh thiêng, nay được di dời về nhà thờ Thánh Cát Vị Nghi, Burbank, California.
Công việc xây dựng ở Los Angeles được giao cho Dì phước Salescia tiếp tục trông coi vì Mẹ có việc cần gấp ở Seattle là nhà trẻ mồ côi ở đấy bị yêu cầu di dời vì nằm trên trục xa lộ của thành phố.
Nhà Nguyện Thánh Cát Vị Nghi và đài Đức Mẹ
tại Nhà thờ Thánh Phanxico Xavier Cát Vị Nghi, Burbank, CA.
Đến Seattle, Mặc dù Mẹ đã sáu mươi ba tuổi và đang bị bệnh nhưng trông thấy các Dì phước trẻ ốm yếu hơn, trong số đó có một Dì phước đến từ Ý Đại Lợi tên là Delfina Grazioli mà sau này Dì phước đã nhận được ơn qua lời thỉnh cầu của Mẹ khi Mẹ đã về Thiên đàng..
Khi ấy Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Các Dì trông yếu quá, để ta tự đi tìm nhà."
Sau vài ngày Mẹ đi tìm kiếm mệt nhoài mà không có kết quả. Giờ kinh tối xong, Mẹ trải bản đồ Seattle ra bàn rồi chỉ tay vào khu đồi nói với các Dì phước:
"Ngày mai các con đi đến khu vực này, xem xét kỹ lưỡng về báo cáo cho ta biết."
Một Dì phước đáp:
"Nhưng thưa Mẹ, con biết rất rõ khu vực ấy, dường như trống không."
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Con gái, mai cứ đến đấy xem giúp ta, rồi cho ta biết"
Đi nguyên ngày, tối về, các Dì phước reo lên:
"Oh, mẹ, chúng con thấy một thiên đường nhỏ bé chính xác nơi mẹ đã chỉ hôm qua."
Mẹ Cát Vị Nghi cười tươi nói:
"Ta biết đấy là một nơi tuyệt đẹp, ta cũng vừa thấy trong giấc mơ tối hôm qua."
Ngày hôm sau, Mẹ Cát Vị Nghi đến thấy tận mắt ngôi nhà mà Mẹ đã thấy trong giấc mơ - Một Villa trên ngọn đồi tuyệt đẹp! Ngôi nhà và vị trí của nó làm ai đi ngang cũng phải ngắm. Mẹ gõ cửa, người trong nhà nói đây là villa thuộc sở hữu của một quý bà, bà ấy yêu thích nó như vườn địa đàng. Gom hết vàng cả thế giới cũng chưa chắc mua được. Các Dì phước cúi đầu nhìn xuống chân. Nhưng khi ra khỏi nhà, Mẹ Cát Vị Nghi nhẹ nhàng quả quyết:
"Đấy sẽ là ngôi nhà cho các em mồ côi, cách này hay cách nào là tuỳ Thiên Chúa."
Trời trở tối mau, Mẹ và các Dì phước đi xuống đồi về Nhà dòng ở Beacon. Mẹ và các Dì mảnh mai thấm mệt thì Mẹ định tìm xe chở giúp và một chiếc xe Limousine tiến đến. Chiếc xe đang chở một quý bà mặc đò rất sang trọng.
Chiếc gậy của Mẹ được đưa ngang làm dấu xin đi nhờ. Chiếc xe ngừng lại để đưa Mẹ và các Dì phước về Nhà dòng. Và trên đường về, trong xe, qua cuộc trò truyện với Mẹ Cát Vị Nghi, Mẹ nói Mẹ đã thấy một thiên đường trên ngọn đồi mà Mẹ muốn có để làm nhà cho các trẻ em mồ côi vì chỗ ở hiện nay nằm trong trục đường xa lộ. Quý bà nhận ra người mà bà ta đang nói chuyện là Mẹ Cát Vị Nghi mà bà ta hằng ngưỡng mộ từ rất lâu rồi. Đên cổng tu viện, Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Xin cảm ơn tấm lòng tốt bụng mà bà ta cho đi nhờ. Và Mẹ cầu xin Thiên Chúa luôn trả công bội hậu cho các công việc tốt bụng mà bà ta đã làm."
Quý bà ngấn lệ nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi. Tài sản mà Mẹ thấy hôm nay, cái mà Mẹ gọi là..'Thiên... đườ..ng', Nó là của tôi. Tôi chưa từng nghĩ là sẽ xa rời nó.Nhưng nếu tôi được phép vào trong ngôi nhà Thánh Thiêng của Mẹ một chút và có thể nhận lấy một ly nước từ tay Mẹ. Vì danh Chúa Giêsu, Chúa chúng ta. Thì các em mồ côi của Mẹ sẽ có 'Thiên đàng' với tất cả trái tim tôi."
Khi Tổng Giám Mục O'Dea đến thăm nhà villa cho các em, ngài không ngừng ca thán:
"Tuyệt đẹp!, Tuyệt đẹp!. Hãy nói cho tôi biết: Làm sao Mẹ có được ngôi nhà sang trọng như vậy?"
Mẹ Cát Vị Nghi mỉm cười:
"Vâng, tôi đã trả cho ngôi nhà ba điều là: Tình yêu của tôi, Một Giấc Mơ, và Một ly nước lạnh vì Danh Thiên Chúa."
Bây giờ chỉ còn lại là Mẹ cần 100 ngàn Mỹ kim để sửa villa thành nhà trẻ mồ côi, Đúng một tuần sau, có hai quý ông mang đến dâng Mẹ 160 ngàn Mỹ kim tiền mặt, với một điều kiện là dấu tên. Nhiều năm sau này người ta biết được đấy là quý ông Patrick Heensy và ông William Pigott. Thế là món quà bất ngờ đã giúp villa có được một nhà nguyện tuyệt đẹp.
Năm 1914 các em được dời về đây ở. Mười năm sau đây là nhà ở và trường học được xây thêm với tên mới là Học Viện Villa Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Nhà thờ Thánh Bridget. 4900 N.E 50th St
(Học viện Villa, 5001 N.E 50th st., Seattle. Tiểu bang Washington.)
Năm 1977, khi các Dì phước gọi điện cho một phụ huynh thông báo cho ông ta là nhà trường sẽ đóng cửa. Sau một thoáng bàng hoàng ông ta liên kết được một nhóm phụ huynh đứng ra giữ trường tiếp tục hoạt động riêng biệt cho đến ngày nay. Chương trình của trường dành cho các em cho đến lớp 8. Hầu hết cơ sở nhà nguyện được giữ nguyên. Tên trường được rút gọn là Học Viện Villa - Villa Academy. Nhà trường vẫn tiếp tục chú trọng các môn của Mẹ đã chỉ dạy. Hàng năm vào ngày lễ kính Thánh Francesca Cát Vị Nghi - Ngày 13 tháng 11, trường vẫn làm lễ tưởng nhớ Mẹ, kịch được các em diễn nói "Cuộc đời Mẹ Cát Vị Nghi" do giáo viên nhà trẻ Victoria Kristy biên soạn.
Như ông giám đốc phát triển các chương trình của Học Viện Villa, ông Mike McCloskey nói:
"Mẹ vẫn còn hiện hữu và tác động ở Seattle cho đến ngày nay."
Một trong hai phép màu mà Giáo hội tiến hành phong thánh nhanh cho Mẹ Cát Vị Nghi là phép màu xảy ra với Dì phước Delfina Grazioli tại bệnh viện Columbus Seattle. (Xin xem chi tiết ở chương cuối.)
Sau khi dự án ở Seattle hoạt động đúng đường. Mẹ lại quay về với một vấn đề ở Niu Ước đang gặp khó khăn. Thành phố Niu Ước phàn nàn là nhà trẻ mồ côi ở West park quá cách xa trung tâm Niu Ước, điều này gây khó khăn cho bà con và bạn bè đi thăm các trẻ em mồ côi này.
Để giải quyết khó khăn. Mẹ đi tìm nhà gần trung tâm hơn dọc bờ sông Hudson. Xuống bên phà Dobbs. Mẹ Cát Vị Nghi khoang khoái thưởng thức không khí trong mát và yên tĩnh. Mẹ và các Dì phước đã tìm thấy một ngôi nhà rao bán. Đúng như mẹ dự đoán, căn nhà rao giá cao ngất ngưởng.
Một Dì phước nói:
"Mẹ, sẽ là vô vọng nếu ta đi tìm nhà cho trẻ em mồ côi ở trong khu dân cư triệu phú này."
Thay cho câu trả lời, Mẹ tiếp tục đi khắp các khu nhà đẹp lộng lẫy. Mẹ nhìn về phía một căn nhà rộng rãi có vườn để trồng trọt. Một Dì phước nhút nhát hỏi:
"Mẹ, đấy là nhà cho các trẻ em nam giàu có đạo Tin Lành."
Mẹ Cát Vị Nghi đáp:
"Đạo Tin Lành à. Được, tốt thôi. Trong trường hợp này các cậu bé Tin Lành sẽ vác hành lý ra đi, để lại nơi này cho các em mồ côi của chúng ta."
Mẹ kéo chuông, người con trai của chủ nhà ra mở cửa. Anh ta cũng là giáo viên dạy cho các em. Mẹ tự tin hỏi ngôi nhà có thể bán không?. Ban đầu anh giáo viên trẻ dường như không muốn tiếp tục nói về câu chuyện bán nhà, một phần quyền bán nhà thuộc về cha anh ấy, dù có đôi lần ông ấy dự tính bán, Tính cách quý hiếm và khác biệt của Mẹ gây ấn tượng anh ta. Anh ta không thể từ chối và đã mời Mẹ và các Dì phước vào trong xem nhà. Trường học khá tốt, Lớp học, chỗ nghỉ, nhà bếp, nhà nguyện, nhà thể dục, hồ bơi, tất cả ở điều kiện tốt.
Người thanh niên trẻ thông báo với Mẹ là có thể phải trả đến giá 100 ngàn Mỹ kim nếu Mẹ muốn thuyết phục bố ông ta bán căn nhà này.
Mẹ trân trọng đáp lại Mẹ sẽ có cách riêng tính giá căn nhà. Khi anh ta tiễn Mẹ ra cửa. Mẹ nhìn chăm chú toàn bộ ngôi nhà. Rồi quay sang các Dì phước Mẹ nói:
"Đây chính là nơi mong muốn là nơi dành cho các em mồ côi."
Mẹ lại đi đến các nhà giàu có để khuyên góp. Họ được trực tiếp biết lý do với cách dùng từ mộc mạc giống Thánh Phao lô của Mẹ. Và như thường lệ, Mẹ lại có nhà mới.
Lễ mở cửa cho nhà trẻ mồ côi được dự định ngày 31 tháng 3 đúng, tức đúng 25 năm ngày Mẹ đặt chân lên Huê kỳ. Ngôi nhà sẽ được đặt tên là Villa Thánh Tâm Chúa Giêsu - Bến Phà Dobbs. Mẹ muốn làm lễ kỷ niệm lớn để dâng lời cảm tạ đến Đức Lang Quân đã ban phước cho công việc của Mẹ được sinh hoa trái.
Khi tất cả đã sẵn sàng. Đức Hồng Y Bonzano, ngài là đại diện Toà Thánh đang ở Thủ đô Huê kỳ đã được mời trước nhất để làm chủ tế thánh lễ tại nhà trẻ mồ côi này.
Đức Hồng Y tốt bụng chỉ nghĩ đây là sự kiện đơn giản, cũng chỉ là một căn nhà bình thường cho các em mồ côi. Khi Đức Hồng Y đến, ngài hết đỗi ngạc nhiên vì căn nhà có khoảng sân rộng với nhiều cây ăn trái, một nhà nguyện rộng tuyệt đẹp. Ngài càng ngạc nhiên hơn khi khách đến tham dự. Từng chuyến xe ngựa đưa đến những chức sắc tôn giáo cũng như chức sắc cấp cao của thành phố. Đoàn trẻ em dài không ngừng từ từ vào nhà nguyện. Với khuôn mặt sáng, tóc các em gái được bện đẹp. quần áo thẳng thóm. Các em đẹp tựa hoa trong sân vườn.
Sau thánh lễ, Đức Hồng Y đã rất hân hạnh biểu trước rất đông người tham dự:
"Ba mươi lăm năm về trước, gia đình các Dì phước Thánh Tâm Chúa Giêsu này chưa hiện hữu. Ngày nay, nhà dòng đã có sáu mươi lăm nhà ở khắp thế giới với 1,500 Dì phước"
Để có thể mô tả công việc của Mẹ Cát Vị Nghi, thì hãy nhìn vào trường học, nhà trẻ mồ côi, bệnh viện là bằng chứng hùng hồn cho công sức của Mẹ.
Không chỉ Nhà Thờ Công giáo mà Huê kỳ cũng nợ mẹ sự biết ơn sâu xa vì công sức nhào nặn của Mẹ, huấn luyện các em trở thành những công dân lành mạnh, đầy sức sống, những người sẽ góp phần tạo nên hồn cho mảnh đất mới này."
Mẹ ngồi lặng lẽ, ngắm nhìn các trẻ em gái đẹp. Âu cũng gợi lại trong Mẹ ngày đầu đến Niu Ước đã mang về các em về từ đường Mulberry. Trong đó có một em được may áo từ những phần áo Dòng dư của mẹ. Sau này em cũng là một Dì phước. Chỉ vài miếng vải dư mà đã sinh hoa kết trái cho Thiên Chúa một Dì Phước! Mẹ đúng không phải là người phàm.
Dịp lễ cũng là một lần hiếm hoi, Mẹ cho chụp hình với hai tay nắm lại, Mẹ ngồi cười nhìn các em. Có ai đến chúc mừng thì Mẹ nói:
"Tôi chẳng là gì cả, Hãy Vinh Danh Thiên Chúa vì tất cả công việc đều do Ngài làm."
Bóng mây đen bao trùm thế giới. Ngày 28 tháng 6 năm 1914. Tại Sarajevo thuộc Nam tư cũ, Quận công nước Áo bị ám sát đưa đến Đệ nhất thế chiến. Trái tim của Mẹ đầy nước mắt do số người bị thương, bị giết không đếm nổi. Mẹ kêu gọi các Dì phước cầu nguyện cho giây phút tang tóc của thế giới.
Mẹ viết thư cho các Dì phước:
"Các con rất thân mến. Hãy để chiếc áo choàng từ ái của các con bao trùm tất cả khó khăn. Hãy giúp gom người chết, người bị thương và không nhà. Hãy giang tay ra đối với tất cả nạn nhân, người nghèo, giàu, có tôn giáo hay là không tôn giáo. Pháo đài Tình yêu Thiên Chúa của các con không bao giờ vơi, mà luôn luôn tuôn đầy. Hãy chăm sóc những đứa trẻ mồ côi. Vì chúng sẽ là mạch sống tương lai, là người cha, người mẹ tốt của ngày mai."
Vài ngày sau, Đức Thánh Cha Pius X phát đi Thông Điệp kêu gọi hoà bình. Mẹ có gửi điện lại để cảm ơn Đức Thánh Cha. Nhưng không khí chiến tranh đang rất nóng, nên bức điện đã không bao giờ đến được Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng Pius X - Melchior Joseph Sarto là linh mục, là Giám Mục, là Đức Giáo Hoàng. Ngài yêu thương mọi người. Quá đau khổ vì cuộc chiến, ngài rút lui, và ngài đã qua đời ngày 20 tháng 8 năm 1914. Chưa đầy hai tháng xảy ra cuộc chiến.
Sau cuộc họp kín của các Hồng Y, Hồng y tỉnh Bologna là Giaccomo Della Chiesa được bầu làm Giáo Hoàng mới. Ngài kiên quyết lên án chiến tranh, ngài cho đó sự mù quáng, và là cuộc đấu tranh vô dụng. Mẹ Cát Vị Nghi đã luôn ủng hộ Đức Thánh Cha, vì các đứa con của Thiên Chúa đã giết hại lẫn nhau. Nhà cửa, công lao của người dân bị phá hại....
Bóng đêm chiến tranh chưa có hồi bình minh. Mẹ phải trở lại Seattle để có công việc làm và bớt bị căng thẳng. Tháng 8 năm 1915, trong chuyến đi đến Bờ Tây, Seattle. Mẹ tâm sự với một Dì phước:
"Thực lòng ta chẳng muốn chuyến đi này. Cũng chẳng có công việc gì trong đầu. Nhưng những tháng qua, dường như Thiên Chúa báo cho ta biết là có nhiều nhà cửa bị phá huỷ quá. Ta cần phải xây nhà. Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy, ta sẽ có việc để làm ở Seattle."
Đến Seattle. Mong muốn được xây một nhà cho các em bị bỏ rơi đã được Mẹ trình lên Tổng Giám Muc O'Dea. Đức Giám Mục hoàn toàn ủng hộ. Nhưng ngài lo ngại về vấn đề con người. Mẹ thì không để phụ thuộc vào vấn đề đó vì Mẹ luôn lắng nghe từ trên cao. Mẹ phó dâng cho Đức Mẹ là thánh bảo trợ và Mẹ mua thêm một tượng thánh Anna về để khi nào nhà trẻ mồ côi xong thì sẽ dựng ở đấy. Cùng lúc đấy tình cờ các Dì phước ở Rio De Janeiro gửi tặng Nhà dòng ở Seattle một tượng Chúa Giêsu hài đồng. Mẹ tập hợp các Dì phước lại và Mẹ ca ngợi:
"Chúa Hài Đồng thật đáng yêu làm sao. Giờ Ngài cần là nói gì đấy."
Cùng với Đức Mẹ và Thánh Anna bảo trợ. Mẹ bắt đầu công việc.
Căn nhà mẹ ưng ý là Khách sạn Perry. Chủ nhân đang bị phá sản, nhưng chưa có thông tin ra ngoài. Mẹ chỉ biết tên ông ta là"Clarke."
Bức điện đã được gửi đến các Dì phước ở Niu Ước nhờ các Dì tìm ra ông Clarke đang làm chủ khách sạn Perry ở Seattle. Có gần hai trăm địa chỉ ông Clarke trong danh bạ điện thoại. Các Dì tiếp tục điện thoại cho đến khi họ gặp đúng chủ nhân. Hai Dì phước đến gõ cửa nhà ông ta. Ông ta là một người rất chi li kèm theo ông ta theo đạo Tin Lành. Nay có hai Dì phước Thiên Chúa Giáo đến đề nghị thương lượng. Thì ông ta chẳng máy bận lòng mà chối từ.
Lần này Mẹ gửi điện đến Niu ước cử hai Dì phước đi gặp ông ta để chuyển giá đề nghị mua từ Mẹ Cát Vị Nghi. Khi vấn đề tiền bạc được đưa ra, kèm théo cách thức khiêm tốn trung thực của hai Dì phước. ông ta bắt đầu chấp nhận thương lượng với giá thấp nhất là 150 ngàn Mỹ kim.
Đi khắp nơi ở Seattle Mẹ gom về được 10 ngàn Mỹ kim. Ông Clarke chấp nhận số tiền ký giao kèo sơ bộ. Rồi Mẹ đi gặp tất cả các nhà bank, nhà đầu tư, các nguồn tài chánh khác, nhưng không có kết quả, Khi họ ở môt mình, hộ nói với nhau là Mẹ bị bệnh và đã quá già. Làm sao thu lại vốn. Hơn nữa tiền của họ dành cho các cơ sở dính dáng đến chiến tranh, góp vốn trong công việc chế tạo súng đạn thì kết quả hơn....
Từ tháng 11 năm 1915 đến Mùa Xuân năm 1916. Tất nhà bank đều như bức tường đá.
Mùa Phục sinh năm ấy. Khi thời hạn giao kèo đã sắp đến. Có thể Mẹ Cát Vị Nghi bị đầu hàng chăng?. Nhà dòng thực hiện nghi thức cầu nguyện bốn mươi giờ theo truyền thống Ý Đại Lợi để tưởng nhớ Bốn mươi ngày Chúa và hoang mạc trước khi đi rao giảng. Đây là cách cử người thay nhau canh thức cầu nguyện, Nghi thức có thể được tạm ngưng khi nhà nguyện có thánh lễ ban ngày hay có thể nghỉ đêm nếu số người tham gia không đủ. Mẹ, các Dì phước và các em thay phiên nhau cầu nguyện từng nhóm ba, nhóm mười người trước Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Khi nghi thức kết thúc. Tất cả cùng đứng dưới chân Tượng Thánh Tâm cùng uống chén đăng - ngọt Ngài ban cho.
Những ngày cầu nguyện thêm tinh thần vững mạnh. Mẹ Cát Vị Nghi vẫn bình tĩnh khi thời điểm ký hợp đồng đang đến rất gần. Một sáng Mẹ lấy một cây viết chì và đi đến tượng thánh Anna, bức tượng thánh Anna tay đang cầm một cuốn sách, và đang đọc sách cho Đức Mẹ lúc còn nhỏ. Trang đầu cuốn sách Mẹ Cát Vị Nghi viết ra tổng số tiền cần thiết, kèm theo ghi chú :
"Lạy Thánh Anna là Mẹ của Đức Maria, Con đặt trước mẹ điều con đang mong đợi. Xin thánh Anna thương lo giúp chúng con điều đó."
Vào đêm trước khi đến ngày quyết định. Các Dì phước âu lo nhìn Mẹ cầu nguyện trước tượng thánh Anna và bỏ luôn bữa cơm tối. Chuông cửa Nhà dòng vang lên. Dì phước hớt hải chạy vào nhà nguyện.
"Xin Mẹ thứ lỗi, có một quý ông ở ngoài cửa."và Dì phước ngập ngừng tiếp.
Mẹ ngưng cầu nguyện hỏi:
'Có chuyện gì vậy con gái?"
Dì phước thưa tiếp:"Có quý ông đến gặp Mẹ, Ông ta chắc chắn là người Do Thái."
Dì phước đưa Mẹ danh thiếp của quý ông đó là ông Hilberg. Chủ tịch của nhà bank Scandinavian. Mẹ nhìn lên tượng thánh Anna, Mẹ cười và cất danh thiếp vào túi.
Ông Hilberg dáng gầy cao, râu cạo, rất lịch lãm và giọng nói lịch sự :
"Mẹ Cát Vị Nghi, khi Mẹ đến nhà bank thì tôi đi khỏi thành phố. Tôi mới trở về văn phòng vài ngày qua. Tôi hoàn toàn tin tưởng Mẹ trong việc mua lại khách sạn Perry. Xin hãy cho tôi biết số tổng số tiền Mẹ cần cũng như trị giá căn nhà mà Mẹ muốn mua?"
Mẹ dẫn ông ta tới nhà nguyện và tượng thánh Anna.
"Ngài Hilberg, Bà Ấy đã gửi ông tới đây và Bà Ấy biết số tiền."
Ông Hilberg đã đọc số tiền trên cuốn sách của với ghi chú kèm trên đấy. Kế đến ông ta quay sang Mẹ Cát Vị Nghi mỉm cười và gật đầu quả quyết được.
Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Rất tốt!, ông Hilberg. Ông có thể vui lòng chấp nhận lời mời một ly rượu vang và bánh quy của Nhà Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu?"
Người đàn ông lịch lãm đáp: "Tôi rất lấy làm vinh dự."
Rồi Mẹ quay sang nhờ một Dì phước:
"Con gái, giúp mang dùm ta hai ly rượu vang và bánh bích quy vào phòng khách. Xin cảm ơn."
Ngày hôm sau. Ngày 21 tháng 4 năm 1916. Hợp đồng đã được ký. Và Mẹ Cát Vị Nghi đã sở hữu khách sạn Perry. Mẹ và các Dì phước cầu nguyện cảm ơn là Nhà dòng luôn được phước lộc và đặc biệt là cảm ơn quý ông Hilberg, người đàn ông của Cựu Ước.
Vấn đề tiếp theo là lo tìm kinh phí sửa nhà. Khi các Dì phước lo lắng. Mẹ nói:
"Ta bàn giao mỗi nhà cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, để Ngài tự lo hết."
"Còn ngôi nhà này, thì thánh Anna là thánh bảo trợ. Mọi sự khó khăn để lên thánh Anna. Thánh Anna đã bắt đầu công việc rồi đấy thôi. Hôm qua trong giấc mơ. Trong tâm trí Mẹ, Thánh Anna đã viết lên là :
"Đây là lúc xem lại dự định ban đầu. Hãy xoay chuyển kế hoạch để công việc tự đứng trên đôi chân của nó."
Mẹ suy nghĩ và từ bỏ kế hoạch xây nhà cho trẻ em mồ côi, thay vào đấy là xây bệnh viện làm công tác bác ái và tự nuôi bản thân nó. Việc thay đổi kế hoạch đã bị một bệnh viện Thiên Chúa Giáo cũng ở Seattle đã phản đối mạnh thông qua Tổng Giám Mục O'Dea.
Phòng trào Americanism - Đề cao giá trị Huê kỳ về văn hoá xã hội, tôn giáo, phong trào đã đầu độc quần chúng gây nên làn sóng chống lại người nước ngoài. Vài trường của Mẹ được gắn cho thương hiệu 'Nước ngoài' và gặp nhiều khó khăn. Mệt nhoài vì phải trả lời thư, tư vấn cho các trường đang gặp khó khăn nên Mẹ hối thúc các Dì phước cầu nguyện xin thêm sức lực từ Thánh Tâm Chúa Giêsu để có thể đứng trên mặt đất.
Bệnh viện Columbus ở Seattle sẽ được trang bị hiện đại tránh trùng lắp với bệnh viện Thiên Chúa Giáo đã sẵn có. Vấn đề khó khăn tạm được giải quyết.
Một buổi sáng, một thiếu phụ cùng chồng và gia đình cô ta đến gặp Mẹ nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi, Tôi đến với sự tôn kính Mẹ là người từ Thiên đàng yêu mến đến. Tôi cầu mong đứa con đầu lòng của chúng tôi được Mẹ bảo trợ. Xin Mẹ hãy cho đứa trẻ này một ơn phước để nó được chào đời dưới ánh đèn nhà của Mẹ."
Vài tuần trước khi ngày mà Bác sỹ riêng thông báo em bé sẽ trào đời. Người của Nhà dòng đến gặp người phụ nữ trẻ với lời nhắn:
"Mẹ Cát Vị Nghi yêu cầu cô triệu tập Bác sỹ của cô đến bệnh viện Columbus, Seattle gấp, nơi mà có giường sanh để sẵn cho cô."
(Ảnh xưa - Nguồn Internet)
Người thiếu phụ tuân theo, Đấy là một bé gái. Vài giờ sau khi đứa bé trào đời, Mẹ Cát Vị Nghi rửa tội cho em và đặt tên em là Columbia - 'Chim bồ câu nhỏ'.Em bé chào đời là một tia nắng đầu tiên làm tan ra băng giá khó khăn. Gia đình, họ hàng, bạn bè của thiếu phụ, cũng như người quen của vị Bác sỹ đã tích cực giúp đỡ để bệnh viện sớm được mở cửa hoạt động. Đó cũng là sự giúp đỡ của Thánh Anna.
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
CHƯƠNG 12.
Ghế và Phòng - Mẹ Cát Vị Nghi - Phút cuối tại bệnh viện ở Chicago
Trên bàn làm việc có một chuông tay, hai thiệp nhỏ của hai Đức Thánh Cha.
Mẹ Cát Vị Nghi cảm nhận ngày Thiên Chúa định đoạt đã đến gần. Mẹ muốn thăm vài Nhà dòng trước khi Mẹ qua đời.
Mùa Thu năm 1916 ở Seattle thật u ám, đã nhiều ngày mây che không một lúc nắng. Khi các Dì phước ở Seattle gần bên Mẹ. Mẹ đã nói họ là Mẹ sẽ đi Los Angeles. Để an ủi họ, và ngăn họ khóc, mẹ nói:
"Ta sẽ quay lại ngày mai"
Một Dì phước sụt sùi khóc nói:
"Mẹ đi xe lửa một mình hết ba ngày, làm sao Mẹ có thể quay lại 'Ngày mai'?"
"Con thân mến. Tất cả mọi việc con chờ đợi, mọi việc con mong muốn đều đến trong 'Ngày mai'. Vì vậy ta sẽ quay lại Seattle 'Ngày mai'."
Giữa lúc ấy, giờ cơm tối đến. Tại bàn ăn Mẹ nói:
"Đây là những Dì phước bé nhỏ. Chúng ta cùng ngồi chung Lễ bẻ bánh Thánh lần cuối, vì khi ta quay lại nơi đây sẽ là .....Ngày mai."
Sau bữa cơm tối, Mẹ lui về một mình ở nhà nguyện.
Về đến California, các Dì phước ở Los Angeles thấy Mẹ quá xanh xao. Mẹ cần sự yên tịnh và cầu nguyện. Khi đến nơi, Mẹ thường đứng trong vườn, ngắm nhìn các Dì phước với ánh mắt trầm ngâm thương yêu.
Mẹ đã viết:
"À, Những bông hoa đẹp trong tâm hồn tôi. Những con chim bồ câu trắng trong chuồng. Thật là tốt được ở bên các con nơi California tuyệt đẹp này."
Khi những đứa trẻ thấy Mẹ, chúng chạy ùa đến reo lên:
"Má mi, Má mi Cát Vị Nghi."
Thánh lễ Giáng sinh năm ấy, Mẹ cùng hát lễ với các Dì phước. Cuối lễ các Dì phước hát bài Tạ Ơn Thiên Chúa bằng tiếng Latin. Mẹ hát theo với sự sốt sắng. Họ tiến đến máng cỏ, hôn Chúa Hài Đồng.
Ngày cuối cùng của một năm, lúc nửa đêm, Mẹ gọi các Dì phước đến cùng cầu nguyện cho thế giới hoà bình. Tiếng hát của họ có thể được nghe từ đường phố. Dù thời khắc giao thừa với đủ loại tiếng pháo, tiếng súng, tiếng còi xe, tiếng la hét.
Mẹ nói:
"Chúng ta hãy nâng giọng hát chúng ta đến Thánh Tâm Chúa Giêsu theo cách tổ chức thánh lễ riêng của chúng ta để cảm tạ Đức Lang Quân cho năm mới 1917 này"
Mùa Đông nhường chỗ cho mùa Xuân ấm áp ở California. Mẹ ngồi nghỉ hàng giờ trong vườn để chiêm niệm, cầu nguyện. Khi những đứa trẻ đến, Mẹ đặt kẹo vào những đôi bàn tay bé nhỏ. Nhiều chim các loại xuống chân Mẹ để kiếm thức ăn thừa như bánh bích quy, bánh mì, các loại hạt. Từng Dì phước từ trẻ nhất đến lớn tuổi nhất đến ngồi bên Mẹ giây lát.
Một ngày Mẹ nói với Dì phước:
"Ta đã ở đây quá lâu rồi. Ta nghĩ ta đã ở trên Thiên đàng rồi. Hãy gíup sắp xếp hành lý cho ta. Ta cần đi Chicago."
Mẹ nói vui để các Dì phước thôi khóc:
"Biết đâu, các Bác sỹ ở Chicago giúp ta trẻ lại như thủa xưa. Các con muốn vậy chứ?"
Mẹ ở Dòng Los Angelos đề nghị từng Dì phước đến phòng Mẹ để chắc chắn sau này Mẹ quay lại Los Angeles nữa. Nhưng Mẹ nói với Mẹ ở Nhà dòng Los Angeles:
"Con gái, ta chẳng sở hữu cái gì để cho các con. Chỉ mong cho các con nhiều tình thương và sự đơn sơ."
Cho nên Mẹ cầu chúc phước cho các Dì qua Mẹ bề trên ở Los Angeles sẽ gặp riêng từng người.
Ngày đi Chicago. Mẹ Cát Vị Nghi ra đứng loạng choạng ở hiên nhà. Dì phước và các Em ở dưới vườn chạy đến đứng hát tiễn biệt. Chim như thường lệ bay líu lo qua lại. Mẹ cho chúng ít bánh. Rồi Mẹ nói:
"Các con nhỏ thân mến. Ngày mai, Khi Mẹ không còn là Mẹ ở trần gian này nữa, thì đã có Cha các con ở trên Trời. Ngài sẽ chăm lo cho các con."
Ngày 18 tháng 4 năm 1917. Mẹ đến Chicago. Các Dì phước ở đấy rất vui được gặp lại Mẹ nhưng âu lo cho sức khoẻ của Mẹ. Họ cảm tạ Thiên Chúa được gặp lại mẹ. Nhưng họ rất đau buồn khi thấy Mẹ cần giúp sức khi lên và xuống xe ô tô.
Dù rất yếu Mẹ muốn thăm lại các nơi ở Chicago. Tại bệnh viện các Dì phước muốn giúp đỡ Mẹ. Nhưng Mẹ nói với giọng yếu là hãy để Mẹ tự làm. Hoạt động sẽ tốt cho cơ thể. Cuối cùng Mẹ gần như ngã xuống. Mẹ chấp nhận để các Bác sỹ khám cho Mẹ.
Các Bác sỹ nhanh chóng tìm thấy căn bệnh sốt rét đang tấn công mãnh liệt. Mẹ cần được điều trị nghiêm nhặt trong vài tuần và Mẹ đã chấp nhận.
(Tuy nhiên trong giây khai tử ở Nhà thờ ở Chicago thì được ghi - Mẹ ra đi vì bệnh tim mạch.)
Tuy những cơn sốt lạnh giảm dần. Nhưng việc điều trị lấy đi hết sức lực. Để các Dì phước bớt khóc. Mẹ nói vui:
"Sao mặt các con lại như thế!. Các xét nghiệm cho thấy máu ta tinh khiết như máu trẻ em mà."
Mỗi sáng các Dì phước đưa Mẹ đi bằng xe ô tô đến vùng nông thôn ngoại vi trung tâm. Tại giữa rừng hay cánh đồng. Mẹ yếu ớt cúi hái những bông hoa dại để chiều về dâng lên bàn thờ của nhà nguyện.
Tâm trí Mẹ trở lại cô bé Francesca thủa nhỏ, nhớ về người cha là ông Agostino, người mục tử diệu kỳ của Tạo Hoá, khám phá ra trái tim bao la của người mẹ, bà Stella,. Đi bộ trong cánh rừng với tâm trí dành cho người mẹ và các anh chị em. Cuộc đời của Mẹ lại trở về với sự khởi đầu.
Sau nhiều năm mang ánh sáng Chúa Giêsu từ vùng đất này sang vùng đất kia. Nhiều giờ đi bộ trên đường tìm kiếm nhà. Những chuyến xe ngựa. Những chuyến xe lửa dài ngày. Hai mươi lăm chuyến tàu vượt đại dương. Bây giờ sức của Mẹ đã cạn kiệt. Những ngày cuối đời đang gần kề đã mang mẹ trở về quá khứ, trở về thời thơ ấu ở vườn địa đàng hoang sơ Sant' Angelo's..
Nguyên tháng bảy, Mẹ tham gia chương trình rèn luyện tinh thần gồm cầu nguyện, tĩnh tâm, chiêm niệm nâng cao sức khoẻ. Mẹ thường là người đến sớm nhất thường lúc 5 giờ sáng. Gần ngày kết thúc, Mẹ cầu nguyện rất lâu trước tượng Thánh Tâm Chúa. Điều này làm các Dì phước hy vọng sức khoẻ của Mẹ đang được phục hồi và có thể sống thêm thêm vài năm nữa.
Nhưng hình ảnh này chỉ là hy vọng tạm thời cho các Dì phước. Đến tháng 11 năm 1917, Mẹ Cát Vị Nghi sức yếu trở lại. Hy vọng như dần trôi đi. Vào sáng 21 tháng 11 là ngày sinh nhật Đức Thánh Cha Biển Đức thứ XV. Mẹ tham dự thánh lễ sáng và đến khi Mẹ lên bàn thờ nhận Mình Thánh Chúa thì Mẹ khó thở và loạng choạng tay mẹ không còn giữ được được lang can tường và gần như ngã đổ, các Dì phước vội đỡ mẹ và đưa về giường.
Mẹ nói:
"Đấy chỉ là sự cố nhỏ thôi các con à."
"Việc yếu sức là do suốt đêm qua ta không ngủ được. Đừng có trách ta vì ta muốn được rước Mình Thánh Chúa trong ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Thánh Cha. Hãy lo cho các con trước. Để ta có thể yên tâm với các con."
Mẹ mong được ở gần các Dì phước. Nhiều thời gian nhất là ở bên Mẹ bề trên của bệnh viện Antonietta Della Casa. Quá lo cho Mẹ Cát Vị Nghi, Dì phước Antonietta nhẹ nhàng đề nghị đưa Mẹ đến khu thư giãn vùng công cộng bên ngoài.
Mẹ Cát Vị Nghi phản kháng:
"Oh không bây giờ chỉ có thư giãn duy nhất là được ở bên cạnh các Dì phước thôi. Nếu ta không ở bên các Dì sau một ngày làm việc mệt nhọc thì các Dì phước sẽ nghĩ là ta không có thương yêu họ. Ta cố làm các Dì vui bằng sự hiện diện của ta cũng như làm ta thư giãn rồi. Cho dù ta qua đời trước mắt các Dì phước."
Trong suốt thời gian thư giãn. Mẹ đã cẩn thận chuẩn bị từng món quà nhỏ cho từng người mà mẹ biết rõ từng sở thích của họ. Người thì nhận được trái lê, người thì nhận được trái táo. Người khác thì bánh bon-bon, bánh cookie, bánh đường caramen....
Ngày lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mùng 8 tháng 12 năm 1917. Mẹ Cát Vị Nghi đề nghị mỗi Dì phước tự viết theo cách của mình diễn tả trái tim kính yêu đối với Đức Mẹ Maria. Tối hôm ấy, tất cả đọc to cho mọi người cùng nghe. Vài Dì phước viết bằng tiếng Anh, các Dì phước khác viết bằng tiếng Ý Đại Lợi. Thể loại thì phong phú, dạng văn xuôi, dạng thơ, dạng thư truyền đạo, dạng cầu nguyện.
Mẹ lắng nghe rất hài lòng, Mẹ cảm ơn và nói:
"Ta muốn các con biết là Mẹ của các con rất vui vì đã có những ngươi con gái làm Đức Mẹ Maria hạnh phúc."
Rồi với khuôn mặt và cách nói hài hước, Mẹ nói thêm:
"Trong tương lai, khi Nhà dòng thiếu người thuyết giảng hay thiếu nhà thơ lãng mạn. Chúng ta sẽ mời các Dì phước này ra thuyết giảng."
Một ngày sau khi đi một vòng. Về nhà Mẹ trở nên thật yếu, mắt mờ và bị cơn sốt rét tấn công, Mẹ ho không ngừng....
Hơn một tuần trước khi Giáng sinh, Mẹ nhắn chị phục vụ bệnh viện:
"Nhờ chị chuẩn bị cho tất cả các Dì phước một bộ áo dòng mới, và cả cho tôi nữa một bộ áo dòng đẹp mới. Giáng sinh này sẽ là một giáng sinh rất đặc biệt. Chúng ta phải chuẩn bị hân hoan cho một đại lễ của các đại lễ."
Mẹ ráng cố gắng ngồi viết thiệp mừng Giáng sinh gửi đến các Nhà dòng, các Cha đạo, Giám Mục, các Bác sỹ, các nhà hảo tâm, bạn bè. Mẹ nói với Dì phước phụ trách in thiệp là:
"Ta muốn in Thánh vịnh này lên thiệp -
Xin Ngài thương sai phái ánh sáng và chân lý của Ngài, để soi đường dẫn lối con đi về núi thánh, lên đền Ngài ngự'."
Dì phước kinh hãi phân trần:
"Mẹ! Có phải như vậy không?. Câu này dường như không phù hợp với dịp lễ Giáng Sinh. Câu Thánh Vịnh này dành cho một người đã ra đi hay dành cho một linh hồn ở Thiên đàng."
Mẹ mỉm cười nói:
"Đúng, đúng, Mẹ biết. Câu Thánh Vịnh này sẽ tốt với Giáng sinh này. Hãy in thiệp như vậy."
Đường ngọt được hạn chế khi chiến tranh cần tiết kiệm lương thực, nên nhà xứ dự tính không phát kẹo cho các em theo truyền thống Giáng sinh. Mẹ nói:
"Không có kẹo ngọt cho các trẻ em thì Giáng sinh không còn là Giáng sinh. Chiến tranh hay không chiến tranh, trẻ em vô tội sẽ nhận quà ngọt Giáng sinh từ tay các Dì phước dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu."
Thứ Sáu ngày 21 tháng 12. Mẹ thức dậy từ rất sớm. Mẹ cảm thấy bệnh sốt rét đang tàn phá thời kỳ cuối. Nhưng mẹ vẫn cố gắng đứng dậy và đi dự Thánh Lễ và Mẹ ở lại cầu nguyện như thể tất cả là bình thường. Ít phút sau Mẹ vui mừng thấy các Dì phước chuẩn bị hàng trăm gói quà kẹo ngọt dành cho các em trong giáo xứ.
Mẹ không giúp được gì. Thật là kỳ lạ khi Mẹ không làm việc. Ôi cuối cùng, cuối cùng thì Mẹ không còn làm việc được nữa. Những khó khăn sẽ qua đi. Mẹ không còn giúp nữa. Và những công việc của Nhà Dòng sẽ tiếp tục đi về phía trước mà không có Mẹ Cát Vị Nghi. Bây giờ các nàng dâu sẽ tiếp tục cầm đèn của Đức Lang Quân. Họ sẽ là các vị thiên thần nhỏ bé trên trần gian. Họ sẽ là Mẹ bề trên các Nhà dòng và mang về thêm nhiều nàng dâu mới. Các công việc sẽ tiếp tục qua các thế hệ. Ước mong cuộc đời của Mẹ đã hoàn thành. Bây giờ Mẹ sẽ chờ đợi tiệc hôn lễ của Mẹ ở nơi yên bình hoàn toàn.
Khi những Dì phước trở về sau bữa tiệc Giáng sinh sớm cho các em. Mẹ muốn nghe chi tiết về các các hình ảnh hạnh phúc của các em. Các em nói cái gì? mặt các em vui ra sao? Trước khi các Dì phước đi đến nhà nguyện cho buổi cầu kinh cuối. Mẹ chúc phước cho các Dì lần cuối cùng.
Sáng hôm sau, Thứ Bảy ngày 22 tháng 12 năm 1917.
Đây là khoảng khắc Mẹ hình dung đầy đủ thực tại cuộc đời của Mẹ. Là khoảnh khắc hạnh phúc Thiên Đường. Đấy là ngày dành cho Nàng dâu và Chàng rể, và Mẹ Cát Vị Nghi là Nàng dâu.
Mẹ không còn dậy nổi để đi đến nhà nguyện. Mẹ bề trên Antonietta Della Casa đã đến chào buổi sáng Mẹ Cát Vị Nghi và Mẹ chúc phước cho Mẹ Antonietta. Mẹ đã trả lời tất cả các câu hỏi về công việc trong ngày mà Mẹ Antonietta hỏi Mẹ. Rồi một Dì phước muốn mang súp đến.
Mẹ nói:
"Được, con gái, hãy mang đến nếu con muốn."
Rồi Mẹ nói tiếp:
"Các trẻ em. Tất cả Mẹ mong muốn là phòng của Mẹ được sắp gọn, ngăn nắp. Quét bụi sàn nhà, đặc biệt chỗ ghế ngồi đong đưa, nơi Mẹ thường ngồi. hôm nay Mẹ nặng đầu quá, Chút nữa Mẹ sẽ ngồi dậy lại."
Mẹ Antonietta báo cáo công việc với Mẹ lúc 11:40am và hoàn toàn lắng nghe Mẹ khuyên bảo. Thiên Đàng sắp đặt cho Mẹ Antonietta được nghe lời ngọt ngào cuối cùng của Mẹ bề trên trần gian.
Rồi một mình, Mẹ Cát Vị Nghi khoá cửa. Đấy là thời gian hoàn toàn riêng tư. Khi cô bé nhỏ trong bảy trẻ em ở làng Sant Angelo quỳ trước bàn thờ. Lần đầu tiên cô bé được Ngài ngự đến.
"Giây phút được sức Dầu Thánh. Tôi cảm thấy điều gì không thể diễn tả nổi. Từ giây phút ấy, tôi như không còn ở trên mặt đất. Trái tim tôi đầy ắp không gian niềm vui. Tôi không thể nói tại sao, nhưng tôi biết là Chúa Thánh Thần đã ngự trong tôi."
Ngày ngày, giờ giờ. Mẹ thở tình yêu của Mẹ dâng Ngài. Bây giờ ở trần gian này. Mẹ dâng hiến chính Mẹ và Mẹ đang cảm thấy Cánh Tay của Ngài đang từ từ nhấc bỏ ách nặng trên đôi vai cuộc đời.
Một vết nhói qua ngực Mẹ, một dòng máu đỏ ra khoé môi. Những năm tháng sôi nổi mạnh mẽ công việc thừa sai mờ dần. Và cuộc đời của Mẹ được viết ngắn gọn giây phút này - Thánh.
Khi Ngài đến, Mẹ, Nàng dâu đã thức vào giờ Chàng Rể đang đến để mang đi đèn dầu của Mẹ.
"Chàng rể đang đến kìa, mau ra đón chàng rể Chúa Giêsu."
Mẹ muốn nhìn thấy các Dì phước không thể chậm trễ. Mẹ mở cửa và rung chuông. Rồi Mẹ ngồi trên ghế đung đưa và chờ đợi trong sự thanh thản. Thời gian để nói của Mẹ đã hết. Tay Ngài đã kề.
Mẹ Antonietta và các Dì phước chạy lại bên Mẹ.
Họ khóc lên:
"Mẹ yêu mến! Oh Không! Mẹ Thánh".
Mẹ Antonietta đỡ Mẹ Cát Vị Nghi trong tay.
Ơn phước tràn ngập Mẹ Cát Vị Nghi. Mắt Mẹ vén lên lần cuối muốn nói:
"Các con là con gái của ta, tựa như những cây ô liu quanh bàn của ta. Hãy vui lên. Tiếp theo là các con sẽ mang về thêm nhiều cô trong trắng khôn ngoan cho Ngài, vì các con là thế hệ trong sạch và lộng lẫy."
Các Dì phước lui lại khi Mẹ Cát Vị Nghi vâng lệnh Ngài.
Với sự duyên dáng và net đẹp, để tiếp tục làm thịnh vượng triều đại Ngài. Hãy đến hỡi vị Hôn Thê của Chúa Giêsu, hãy đến để nhận lấy phần thưởng mà Ngài đã dành sẵn đời đời.
Đó là giây phút bắt đầu cuộc đời thật và vĩnh hằng của Mẹ Thánh Francesca Xavier Cát Vị Nghi.
0 notes
seabirdguitars · 5 years ago
Text
LỜI KẾT
Cậu bé Peter Smith / Cha Peter Smith / và Em trai là Cha John F.X. Smith,
(Nguồn mothercabrini.org)
Khi Mẹ Cát Vị Nghi thành lập nhà trẻ mồ côi và Nhà dòng ở West Park, Niu Ước năm 1890, Mẹ đã đứng đấy nhìn xuống dòng sông Hudson, Mẹ nói:
"Tôi muốn sau này tôi được chôn ở đây."
Theo mong muốn của Mẹ. Sau khi Tổng Giám Mục Mundelein cử hành Thánh Lễ An Táng Cầu Cho Linh Hồn Mẹ. Thì Mẹ được 33 Dì phước tượng trưng cho 33 năm ở trần thế của Chúa Giêsu, đưa Mẹ về tu viện West Park, Niu Ước.
Ngày 2 tháng 2 năm 1918, Hơn ngàn trẻ em mặc áo trắng mang hoa huệ tây và nến, đi theo quan tài Mẹ từ Nhà Nguyện của Tu Viện về nơi An Táng.
Năm 1928, công việc điều tra để phong thánh cho Người Sáng Lập Dòng Các Dì Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu của Mẹ Francesca Xavier Cát Vi Nghi được bắt đầu. Theo truyền thống đầu tiên là việc xem xét lòng mộ đạo và các công việc phục vụ Giáo hội của mẹ. Và xác thực hai hoặc hơn hai trường hợp được gọi là 'Phép màu', như khỏi bệnh mà giới y khoa xem như bó tay.
+ Phép mầu đầu tiên:
Ngày 14 tháng 3 năm 1921.
Cái ngáp dài trong một chiều âm u tối trời. Cô Y tá trẻ đi kiểm tra một vòng khu vực trẻ sơ sinh do cô phụ trách ở Bệnh Viện Columbus Mở Rộng ở đường số 163, thành phố Niu Ước.
Cô Y tá Mae Remond la lên: "Ôi Chúa ơi!, Chúa ơi!". Khuôn mặt bé Smith đỏ như than hồng. Hai má và môi e tím lại. Mủ ứa ra từ hai lỗ mũi nhỏ. Tệ nhất là hai con mắt sưng phồng vì em đã được nhỏ nhầm dung dịch Nitrate Bạc 50% thay vì 5%.
Bác sỹ John G. Grimmy là người khám đầu tiên sau tiếng thét của cô Y tá. Khi nhìn khuôn mặt sưng phồng và nhãn mác ghi trên lọ. Ông ta tái mặt và lắc đầu không giúp được gì. Vài phút sau ông ta báo cáo với Mẹ Teresa Bacigalupo, Mẹ bề trên cũng là chủ quản lý Bệnh Viện Columbus rằng tai nạn của cô y tá đã làm hỏng đôi mắt em bé.
Hoảng hốt với lọ thuốc chết người trên ta. Cô vội tìm đến Bác sỹ thứ hai là Bác sỹ Paul W. Cason. Lọ thuốc hoàn toàn hạ đo ván Bác sỹ thứ hai. Ông ta lo sợ dung dịch có thể ăn sâu vào nhiều lớp da non. Và bây giờ hai hốc mắt sẽ chẳng có thể làm gì được. Điều ông làm duy nhất là gọi điện cho Bác sỹ Michale J. Horan, người đã giúp bà mẹ Margaret sinh ra một em bé hoàn hảo chưa đầy ba giờ trước quay lại bệnh viện gấp.
Trong lúc ông ta gọi điện thoại. Mẹ bề trên Teresa quá âu lo đã hối thúc ông làm điều gì đó để cứu đôi mắt em bé. Ông Cason giải thích là không ai có thể cứu được các mô tế bào đã bị phá huỷ. Khi không còn hy vọng cứu vãn nơi thực tại, vị Bác sỹ có tâm linh nói: "Không có gì, chỉ có phép màu"..."Có thể giúp em bé."
Mẹ bề trên nói tiếng Anh nặng giọng Ý Đại Lợi. "Rồi, chúng tôi sẽ làm."
Vị Bác sỹ đốc thúc: "Các dì hãy làm đi. Hãy cầu xin Thiên Chúa đi." Mặt ông tái tái nhợt. Khi Bác sỹ phụ sản Horan đến. Bác sỹ Carson gặp ông ta ở sảnh và nói nhẹ đi:
"Đó chỉ là thuốc nhỏ có nồng đọ cao hơn chút ít" cho em bé Smith."
Bác sỹ Horan đáp lại là
"Chỉ cần cao hơn 1% thôi là em bị hỏng đôi mắt hoàn toàn."
(Xin được lưu ý là thời gian đó dược phẩm được đựng trong các chai thuỷ tinh như ở phòng thí nghiệm. Âu sai xót trong thao tác là điều khó tránh khỏi, vì là con người!.")
Ông ta cúi người xem cái nôi cũi đặt em bé Smith đang khóc âm ỉ. Đôi mắt em sưng to đến nỗi ông ta không dám chạm vào mí mắt để xem bên trong. Bác sỹ Horan liên hệ với chuyên gia mắt trẻ em là Bác sỹ Kearney và chờ đợi ông ta. Ông ta ra yêu cầu lúc ấy chỉ có thể đắp ga lạnh để giảm xưng.
Lúc này thật tệ hại, Bác sỹ Horan cho biết thêm rằng em bé đầu tiên của bà Smith chỉ sống được có 5 ngày. Bây giờ đứa con thứ hai thì hoàn toàn mù, rồi vết bỏng đi hết khuôn mặt sẽ để lại sẹo trên mặt. Chúng ta biết nói gì với bà mẹ trẻ đây?!
Vào buổi chiều tối hôm đó. Tất cả cá Dì phước là con tinh thần của Mẹ Cát Vị Nghi, người đã lập ra Dòng Các Dì Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tất cả bỏ hết công việc về tập trung tại nhà nguyện. Suốt một đêm dài các Dì phước khẩn khoản cầu xin Mẹ Cát Vị Nghi, lúc ấy mới qua đời khoảng ba năm để Mẹ chuyển cầu đến Trái Tim Thiên Chúa chữa cho em Smith đang khóc. Cô y tá Mae cũng ở nhà nguyện và cầu xin với các Dì phước.
Chín giờ sáng hôm sau. Bác sỹ Kearney và Horan đến bệnh viện. Cả hai cùng ngạc nhiên khi thấy hai mắt của em bé giảm hẳn. Chuyên gia về mắt Kearney chuẩn bị khám cho em Smith, bao tử ông ta thắt lại chờ đợi nhìn thấy sự tàn phá của a xít vào tế bào non yếu. Cả hai ông tạm ngưng vì hai Bác sỹ Carson và Grimley đang đến. Cô Mae đứng xa góc phòng khóc thút thít vì hối tiếc.
Chuyên gia về mắt nhỏ nước rửa mắt để ông ta và các Bác sỹ khác cùng cúi xuống có thể xem xét kỹ hơn. Và "Phép Màu", tất cả cùng nở nụ cười, nhanh chóng họ thẳng lưng ngả ra sau, họ cùng to mắt nhìn nhau, cười trút đi âu lo.
Nhưng các Dì phước thì không. Họ biết rằng Mẹ Cát Vị Nghi đã phù hộ bảo vệ em bé một cách riêng. Các Dì phước thì rất hoan hỉ vì lời cầu nguyện của họ mà em bé Peter Smith được Thiên Chúa chữa khỏi trong chẩn đoán là không thể.
Lại một khó khăn nữa. Gần như sau phép màu về đôi mắt, em bé bị viêm phổi. Trong thời đại chưa có thuốc kháng sinh ấy. Việc em bé sốt lên đến 107 độ F khoảng 41.6 độ C thì các Bác sỹ cho biết sẽ rất nguy kịch cho tính mạng em bé.Khi tất cả các Bác sỹ đều lo lắng. Thì lần lần này Mẹ bề trên Macigalupo cười nói:
"Mẹ Cát Vị Nghi đã chữa mắt cho em bây giờ lại để cho em chết vì bị viêm phổi sao?"
Lại một lần nữa các Dì phước lại cầu nguỵện suốt đêm. Đến sáng hôm sau thì em Smith hết sốt và hết viêm phổi luôn.
Năm 1938, Giáo hội Công Giáo phong Chân Phước cho Mẹ Cát Vị Nghi với nhiều phép màu được ghi nhận từ sự chuyển cầu của Mẹ Cát Vị Nghi được Thiên Chúa chấp thuận. Đó là em bé Peter Smith được chữa lành, năm ấy đã 17 tuổi. Cậu Peter Smith đến Quảng trường Thánh Phêro, Roma. Cậu bé Peter Smith với đôi mắt không đeo kính, khuôn mặt ấn tượng và làn da mặt nhẵn. Tuy nhiên nếu nhìn gần kỹ thì sẽ thấy còn hai vết sẹo nhỏ sâu trên má do dung dịch a xít chết người để lại.
Suốt quãng đời 81 tuổi, Cha Francisco Xavier Peter Smith luôn hay nói về Mẹ Cát Vị Nghi, về Người đã cầu xin Thiên Chúa cứu chữa ông khi ông mới được sinh ra. Không những vậy, người em của Cha là Cha John Francisco Xavier Smith cũng luôn là nhân chứng sống cho Nhà dòng.
Ảnh tin về phép màu đến vơi Dì Phước Delfina.
(Chụp tại Nhà Thờ Thánh Tích Quốc Gia Cát Vị Nghi, Lake view, Chicago)
Phép mầu thứ hai:
"Mẹ không bao giờ từ chối ai vô Nhà dòng vì lý do sức khoẻ."
Nếu ai đó thành tâm muốn hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa thì Mẹ Cát Vị Nghi luôn sẵn sàng giúp đỡ như Mẹ đã nói với các Dì phước điều trên. Đấy chính là cánh cửa duy nhất mở ra cho Dì phước người Ý Đại Lợi Delfina Grazioli trở thành người đi truyền giáo. Dì Delfina mắc bệnh tiêu hoá từ khi còn nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, không những Dì bị ợ, bao tử Dì bị co thắt lại mà thường là Dì hay bị nôn ra.
Dì được Mẹ gửi đến Seattle, nơi mà Mẹ Cát Vị Nghi đang xây bệnh viện Columbus và một nhà trẻ mồ côi lớn cũng là trường học trên Đồi Beacon nhình xuống Lake Washington.
Năm 1913 - Khi Mẹ Cát Vị Nghi còn ở trần thế - Căn bệnh của Dì phước Delfina cũng đã phát triển mạnh. Dì phước lúc ấy 24 tuổi. Bảy năm tiếp theo, bệnh đường tiêu hoá tăng theo thời gian. Và Dì phước kiêm luôn việc bị đau túi mật. Sau này Bác sỹ phát hiện là do viêm tá tràng gây ra.
Bác sỹ phẫu thuật Milton D Sturgis người đã khám bệnh cho Dì phước Delfina nhiều năm liền đã đề nghị phẫu thuật cho Dì phước trong trường hợp không còn hy vọng. Nhưng Bác sỹ Leede thì đề nghi đưa Dì phước Delfina quê nhà.
Sốt, ói, đau bụng thường xuyên và mỗi lúc một nặng. Một Giám Mục ở Alaska, ngài rất thương và hay đi thăm các Dì phước trẻ đang cần kề sự chết. Ngài nói:
"Hãy cầu xin phép mầu từ Thiên Chúa thông qua lời chuyển cầu của Mẹ Cát Vị Nghi, Người sáng lập Nhà dòng."
Dì phước Delfina đã cầu xin và cả Nhà dòng cùng cầu nguyện cho Dì phước. Bệnh tình không thay đổi đến đầu tháng 12 năm 1925 thì Dì phước Delfina đang treo giữa sự sống và cái chết.
Ngày 4 tháng 12 năm 1925. Dì phước yêu cầu được xưng tội và rước lễ lần cuối trước khi chết. Đấy là lần thứ năm Dì phước xin được chịu các phép bí tích cuối cùng.
Đêm ngày 13, sáng ngày 14 tháng 12 năm 1925, Dì phước Delfina đã mơ thấy Dì phước và Mẹ Cát Vị Nghi yêu quý. Mẹ Cát Vị Nghi ngồi trên chiếc ghế trong phòng sinh hoạt chung. Có mặt cả Dì phước Carmela. Với khuôn mặt sáng và nụ cười hạnh phúc. Mẹ Cát Vị Nghi chỉ tay về phía Dì phước Carmela nói với Dì phước Delfinia:
" Ta sẽ gửi con đi với Mẹ Carmela."
Ngay lập tức Dì phước Delfina tỉnh giấc. Tuy vậy sau giấc mơ, cơn đau càng thêm dữ dội đến nỗi Dì phước không còn nói được, Dì phước chỉ còn nói được từng từ một nhưng phải ghé tai sát vào miệng Dì phước mới nghe được âm ra không rõ lắm.
Mặc dù vẫn còn đau, nhưng Dì phước loé lên hy vọng, vì Mẹ Carmela làm công việc trong phòng giặt, trong vườn, và trông coi các công việc nặng nhọc phải thuê công nhân nam bên ngoài. Nếu Mẹ Cát Vị Nghi nói:
"Ta sẽ gửi con đi với Mẹ Carmela."
Dì phước Delfina có lý do để hy vọng hết bệnh để việc trở lại với công việc. Và Dì phước tự nhủ lòng :
"Chắc chắn Dì phước sẽ không chết." và "Mẹ Cát Vị Nghi phải đi xin Chúa để Chúa chữa bệnh cho Dì phước."
Ngày 16 tháng 12 năm ấy. Mẹ bề trênTranquila lắng nghe Dì Delfina trăn trối âm thanh yếu ớt phát ra:
"Mẹ, Mẹ Bề Trên của chúng ta, Người sáng lập Nhà dòng đã đáp lời thỉnh cầu của Giám Mục Alaska để bệnh được chữa khỏi."
Sau này mẹ bề trên Tranquila xác nhận:
"Khi tôi nghe điều này nhưng âm ra không rõ, tôi nghĩ điều kiện sức khoẻ của Dì Delfina quá tệ, kèm theo những cơn đau quặng người. Tiếng nói yếu và đứt quãng khó nghe. Cho nên tôi không để ý cho lắm. Dì phước thấy tôi chưa hiểu rõ, nên cố gắng nói lại lần nữa rõ hơn. Lần này khi tôi hiểu được ý Dì phước nói, nhưng tôi nghĩ giờ chết của Dì đang cận kề, Dì đang mê."
Trong lời trăn chối của Dì Delfina mà mẹ Tranquila đã dịch từ tiếng Ý Đại Lợi bên trên. Với vai trò mẹ bề trên, Dì phước Tranquila cố gắng an ủi Dì phước trẻ Delfina đang mê sảng và chờ chết. Mẹ Tranquila cố gắng an ủi Dì phước Delfina chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa. Đón nhận tất cả dù là việc được chữa khỏi hay phải chết.
Mẹ Tranquila nhắc Dì phước Delfina là:
"Có lẽ, Chúa Giêsu, Đức Lang Quân đang ở rất gần."
Thay cho câu trả lời, Dì phước Delfina đáp lại bằng một nụ cười kỳ lạ, khó hiểu. Đó là tất cả Dì phước ấy có thể làm được.
Mẹ bề trên yêu cầu đi gọi các Dì phước ở Seattle về để cùng cầu nguyện cho Dì phước Delfina giây phút cuối.
Ngày 17 tháng 12 năm 1925. Buổi sáng, một Cha mang Mình Thánh Chúa đến cho Dì phước và ban phép bí tích sức dầu lần cuối nữa. Sau nghi thức, thường lệ. Dì phước được mang đến ít cà phê loãng để cho môi không bị khô. Dì uống một ít, dù vẫn còn đau, nhưng Dì phước không bị ói ra. Và Dì phước cảm thấy có thể bỏ thức ăn vô bụng được. Cơn đau chết người dịu dần. Dì phước Delfina không nói ra. Đến 10 giờ sáng Dì Delfina nhờ mang đến cho Dì một ít nước cam.
Khi chỉ còn một mình, Dì phước uống hết ly nước cam.Và lần này nữa không còn bị ói ra. Dì phước biết là Dì đã được Mẹ nhận lời cầu xin cho Dì cơn bệnh được chữa khỏi. Khi chiều đến, Dì lại được mang đến một ly nước trà cho môi không bị mất nước. Di uống hết và cảm thấy đói bụng. Cơn đau biến mất hoàn toàn, và kỳ lạ nữa là Dì phước dường như không còn cảm giác là đã bị bệnh.
Ba giờ chiều Mẹ Enrica, một Dì phước khác, đã mang đến một ly nước mát ngọt mùi hạnh nhân, Dì phước đã uống hết, và mẹ Enrica càng ngạc nhiên hơn khi thấy Dì phước Delfina với tay ăn số nho thừa của một bệnh nhân giường bên cạnh.
Mẹ Enrica ngạc nhiên hỏi:
"Con là gì thế?"
Dì phước Delfina đáp:
"Con ăn nho, con đói bụng. con hết bệnh rồi."
Ngày 22 tháng 12 năm 1925, Người chỉ còn da bọc xương, buộc yêu cầu nằm trên giường. Nhưng Dì phước Delfina nhất mực đi dự Thánh Lễ ở nhà nguyện và đón nhận Mình Thánh Chúa, đấy cũng là ngày mà Mẹ Cát Vị Nghi bắt đầu cuộc sống mới trên Thiên Đàng.
Giống như chàng thanh niên Peter Smith, Dì phước Delfina cũng có mặt tại Lễ Phong Chân Phước cho Mẹ Cát Vị Nghi năm 1938. Dì phước Delfina đã tiếp tục công việc và là biểu tượng sống của Mẹ Cát Vị Nghi cho đến ngày Dì phước thọ được 77 tuổi và qua đời vào ngày 23 tháng 11 năm 1968, ngày lễ Tạ Ơn tại Seattle.
+ Lễ Phong Chân Phước:
Lễ Phong Chân Phước cho Mẹ Cát Vị Nghi được cử hành tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, Vatican ngày 13 tháng 11 năm 1938.
Hồng Y Mundelein, Tổng Giám Mục Địa Phận Michigan
tại Lễ Phong Chân Phước cho Mẹ Cát Vị Nghi.
+ Thánh Lễ Phong Thánh:
Ngày 7 tháng 7 năm 1946. Thánh Lễ Phong Thánh Mẹ Francesca Xavier Cát Vị Nghi diễn ra tại quảng trường Thánh Phê rô với hơn một trăm ngàn người tham dự.
Quang trường Thánh Phê rô ngày Lễ Phong Thánh Vị Thánh Francesca Cát Vị Nghi
(Ảnh từ Nhà Thờ Thánh Tích Quốc Gia Cát Vị Nghi, Chicago, Huê kỳ.)
Trong niềm hân hoan sâu lắng. Tiếng chuông ở quảng trường Thánh Phê rô vang lên. Bốn trăm nhà thờ ở Roma cùng hoà nhịp tiếng chuông thanh cao bắt đầu Thánh Lễ. Sau Nghi Thức Phong Thánh, theo truyền thống, người ta dâng Lễ vật lên Đức Thánh Cha bao gồm: Hai chim Bồ câu trắng, Hai chim Bồ câu màu, Hai chim Bạch Yến, Hai con chim Sẻ, Một thùng rượu vang, Một thùng nước, và Sáu cây nến lớn. Thánh Lễ kết thúc lúc 11.45 sáng.
Đức Thánh Cha Pius XII đã đọc lời nguyện cuối lễ:
"…. Nhân loại sẽ xem đây là tấm gương chói lọi, là hoa trái của sự thánh thiêng. Người dân các quốc gia sẽ học theo Thánh Cát Vị Nghi. Người đã hết lòng yêu mến Quê Cha Cũ và Mới, Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước để mang kho tàng này đến các vùng đất khác qua công việc từ thiện bác ái của Thánh nhân. Tất cả các vùng đất của chúng ta đang sống đây cần được hợp thành một gia đình duy nhất, không bị chi rẽ bởi tham vọng, bởi sự canh tranh huỷ hại lẫn nhau, thái độ thù địch kéo dài, cái gia đình nhân loạii này cần được tái sinh trong tình huynh đệ theo các điều răn Chúa Ki tô đã để lại qua ví dụ thánh thiên Cuộc Đời của Ngài.
Nguyện xin vị thánh mới. Thánh Francesca Xavier Cát Vị Nghi cầu khẩn cùng Hoàng Tử của Hoà Bình và Thiên Chúa Cha của chúng ta cho sự thù hận ra đi để quan hệ thế giới được chấn chỉnh không còn tự do thả cương chạy theo những ích kỷ cá nhân hay quốc gia. Cầu xin công lý, công bằng và hoà bình thật sự cho nhân loại. Amen."
Con Chim Bồ Câu Trắng bay ra từ bên Đức Thánh Cha và tìm đến chính xác một lỗ mở trên trần vòm nhà thờ cao, rồi bay vút lên không trung.
0 notes
seabirdguitars · 7 years ago
Photo
Tumblr media
99K notes · View notes