phucvubankimthuy-blog
Phục vụ bàn Kim Thúy
21 posts
phucvubankimthuy.tumblr.com hy vọng sẽ là blog chia sẻ về quy trình, công việc của nhân viên phục vụ bàn, hướng dẫn cách phục vụ bàn quán café, nhà hàng chuyên nghiệp với đầy đủ những kỹ năng phục vụ bàn cần thiết
Don't wanna be here? Send us removal request.
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Đào Tạo Nhân Viên Phục Vụ Chất Lượng – Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh
Trong thị trường cạnh tranh giữa các nhà hàng, việc đào tạo nhân viên Phục vụ giúp bạn có một đội ngũ nhân viên chất lượng, mang lại một dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng. Bạn “đau đầu” vì nguồn nhân lực không ổn định khiến doanh thu nhà hàng lúc lên lúc xuống? Hãy bỏ túi ngay 6 bí quyết đào tạo sau đây.
Phục vụ bàn là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy chất lượng của nhân viên Phục vụ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng. Hầu hết khách hàng đều có xu hướng đánh giá chất lượng nhà hàng dựa vào cung cách phục vụ, thái độ của nhân viên. Dưới đây là 6 bước đào tạo cơ bản bạn có thể áp dụng để cải thiện kỹ năng cho đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ chất lượng sẽ tác động tốt đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng - Ảnh: Internet
Lập kế hoạch đào tạo nhân viên Phục vụ
Một kế hoạch có mục đích rõ ràng sẽ dễ dàng hoàn thành hơn. Bạn muốn thay đổi điều gì? Những điều quan trọng mà người làm phục vụ cần ghi nhớ hay một số tình huống phát sinh và cách giải quyết chúng. Tất cả đều nên được liệt kê trong bản kế hoạch để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất cứ điều gì, ví dụ như:
- Kiến thức về thực đơn của nhà hàng, các loại rượu (nếu có).
- Kiểm tra sự hiểu biết về số bàn phục vụ, vị trí khu vực quầy bar, phòng tắm, bếp nấu, tủ đá, kệ rửa tay…
- Làm thế nào để chào khách, hướng dẫn khách đặt đơn hàng và chuyển đơn đặt hàng đến quầy thanh toán.
- Nội quy của cửa hàng, báo cáo bán hàng.
- Những việc trong nhà hàng và cách thực hiện chúng.
Theo dõi tiến trình hoạt động của nhân viên
Cho dù nhân viên của bạn có xuất sắc đến mấy thì họ cũng không tránh khỏi sai sót, bỡ ngỡ ban đầu. Là một quản lý chuyên nghiệp, hãy theo sát cách họ hoạt động để kịp thời chỉnh sửa lỗi cơ bản: Cách trò chuyện với khách, giọng điệu, thể hiện trên gương mặt, tư thế… Mặc dù lưu ý này khá nhỏ nhặt, nhưng chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhà hàng. Việc theo sát không có nghĩa bạn đang tạo áp lực cho nhân viên của mình nhưng bạn cũng cần khéo léo, tinh tế để đạt được mục đích cuối cùng.
Đặt câu hỏi cho nhân viên Phục vụ
Để tìm hiểu khả năng tiếp thu của mỗi nhân viên, đặt câu hỏi và yêu cầu họ trả lời là cách tốt nhất. Bạn cũng nên chỉ ra cách trả lời khéo léo nhất nếu khách hàng có vô tình hỏi về tên các loại bia/ rượu trong nhà hàng, hay mô rả một số món ăn trong thực đơn, chủng loại, giá tiền… Câu hỏi được đặt ra bất ngờ mà nhân viên không có thời gian chuẩn bị trước sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng thực lực của họ.
Giải đáp thắc mắc cho nhân viên
Một nhân viên thực sự cố gắng sẽ dũng cảm hỏi lại bạn những thắc mắc của họ, cho dù nhiều lúc sẽ có một vài câu hỏi ngây ngô. Hãy diễn đạt lại cho họ hiểu và câu trả lời của bạn thật sự có giá trị. Đừng mải mê đặt câu hỏi cho nhân viên Phục vụ mà quên đi việc giải đáp thắc mắc, cũng là cơ hội để nhân viên chủ động thể hiện hiểu biết của họ.
Tumblr media
Việc đào tạo cũng cần chú trọng yếu tố thực hành - Ảnh: Internet
Chú trọng thực hành
Lý thuyết được xem là bàn đạp để thực hành tốt hơn, thế nhưng thực hành mới là việc đáng lưu tâm. Bạn có thể đặt ra tình huống cụ thể để đánh giá phản ứng của nhân viên với mỗi tình huống như thế nào. Lý thuyết và thực hành cách nhau một khoảng rất dài, vì vậy việc đặt nhân viên vào tình huống cụ thể sẽ giúp bạn đánh giá kỹ năng của họ chuẩn xác hơn, đồng thời đưa ra góp ý để họ làm tốt hơn.
Tạo không gian cho nhân viên chuẩn bị
Không gian một mình mà bạn tạo ra không chỉ giúp nhân viên của bạn được nghỉ ngơi mà còn để bạn kiểm tra xem họ sẽ làm thế nào khi ở một mình. Hãy để họ tự khắc phục, rút ra kinh nghiệm nhưng đảm bảo điều này không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Đào tạo nhân viên Phục vụ là nhiệm vụ cần thiết nhưng cũng không phải dễ dàng để nâng cao kỹ năng phục vụ bàn trong thời gian ngắn. 6 bước đào tạo mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, từ đó liệt kê những công việc cụ thể cần làm. Hy vọng bạn sớm có được đội ngũ nhân viên hoàn hảo nhất để phục vụ kinh doanh cho nhà hàng.
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Cách Setup Bàn Ăn Kiểu Âu Mà Nhân Viên Phục Vụ Cần Biết
Đào Tạo Nhân Viên Phục Vụ Chất Lượng – Nâng Cao Hiệu Quả Kinh DoanhSetup bàn ăn là thước đo cung cách phục vụ và chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Là nhân viên Phục vụ, chắc chắn bạn cần biết cách setup bàn ăn kiểu Âu này. Bàn ăn kiểu Âu có những quy tắc nào cần lưu ý cũng như quy trình phục vụ ở nhà hàng kiểu Âu là kiến thức quan trọng mà nhân viên Phục nào cũng cần nắm rõ.
Trong kinh doanh nhà hàng, cách setup bàn ăn trước bữa tiệc là rất quan trọng. Tùy vào mục đích của chủ bữa tiệc, có nhiều phong cách, các kiểu phục vụ trong nhà hàng. Để quy trình setup được chính xác và đảm bảo đúng tính chất, yêu cầu đề ra, nhân viên Phục vụ phải nắm chắc kỹ năng và thuần thục tay nghề. Đối với cách setup bàn ăn kiểu Âu, phucvubankimthuy.tumblr.com cần lưu ý những điểm sau.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ nhà hàng cần nắm chắc cách setup bàn ăn kiểu Âu này - Ảnh: Internet
Cách setup bàn ăn kiểu Âu qua 8 bước
Nếu bạn đã từng thưởng thức một bữa tiệc kiểu Âu, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước những đồ dùng, vật dụng cũng như cách trang trí khá đặc biệt trên bàn ăn. Mọi thứ đều toát lên vẻ tinh tế, sang trọng, trông có vẻ dễ dàng setup nhưng để setup một bàn ăn kiểu Âu hoàn hảo nhất, nhân viên Phục vụ phải thuộc lòng 8 bước sau đây:
Đĩa nền luôn được đặt ở vị trí chính giữa chỗ ngồi, cách mép bàn khoảng 2 – 3 cm.
Các loại dao lớn dùng cho món chính được đặt song song với đĩa nền, cách đĩa nền và mép bàn khoảng 2 cm.
Tiếp theo, bạn đặt muỗng soup ở phía bên phải và cách dao nhỏ một đoạn khoảng 1 – 2 cm.
Lưu ý khi đặt nĩa, bạn đặt nĩa ở bên trái của đĩa nền và cách đĩa nền khoảng 2 cm.
Đĩa bánh mì sẽ được đặt ở góc cao bên trái của đĩa nền, còn dao phết bơ bạn đặt lên đĩa bánh mì và cách ¼ về phía bên phải
Các loại ly được đặt ở góc cao bên phải của đĩa ăn chính theo thứ tự từ ngoài vào trong: Ly champagne, ly rượu vang đỏ, ly rượu vang trắng, ly nước.
Khăn ăn luôn được gấp gọn gàng, đặt bên trái hoặc phía bên trên của đĩa nền.
Các lọ tăm, muối được đặt ở mép bàn, bình hoa và menu được đặt ở chính giữa bàn ăn.
Những lưu ý khi setup bàn ăn kiểu Âu
Trước khi setup bàn ăn, bạn phải dọn dẹp sạch sẽ khu vực xung quanh và lau bàn ăn cẩn thận.
Bạn nên bắt đầu từ việc đặt đĩa nền đúng vị trí, sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo, lúc này bạn sẽ dễ canh chỉnh các dụng cụ hơn.
Bạn không nên đặt quá 3 dụng cụ cùng một chất liệu ở gần nhau, để tăng tính thẩm mỹ bạn nên đặt xen kẽ các loại dụng cụ bằng bạc, inox, thủy tinh, sứ.
Khi đặt dao lên đĩa, hãy chắc chắn lưỡi dao phải được đặt theo hướng quay về phía đĩa. Đối với thìa và nĩa ăn tráng miệng thì đặt trước đĩa ăn và tất cả hướng theo chiều bên trái.
Khăn ăn luôn được ủi phẳng, sạch sẽ, các dụng cụ ăn uống không để lại vết mồ hôi tay khi bạn chạm vào lúc setup.
Tumblr media
Setup bàn ăn kiểu Âu có thể thay đổi tùy vào phong cách của nhà hàng - Ảnh: Internet
Tùy theo yêu cầu đặc biệt của thực khách hoặc phong cách của nhà hàng mà cách setup bàn ăn kiểu Âu có thể được thay đổi cho phù hợp. Nhưng nhìn chung, nhân viên Phục vụ vẫn phải tuân thủ các bước setup mà chúng tôi vừa chia sẻ.
Xem Thêm: Đào Tạo Nhân Viên Phục Vụ Chất Lượng – Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Muôn Hình Muôn Vẻ Các Kiểu Phục Vụ Trong Nhà Hàng
Cách Setup Bàn Ăn Kiểu Âu Mà Nhân Viên Phục Vụ Cần BiếtLà mô hình kinh doanh dịch vụ, Nhà hàng hoạt động có chất lượng hay không một phần lớn nhờ vào phong cách phục vụ riêng của từng nhà hàng. Trên thế giới hiện nay, tùy vào vùng miền mà bạn có các kiểu phục vụ trong nhà hàng khác nhau, phù hợp với hình thức kinh doanh nhà hàng bạn lựa chọn.
Nhà hàng được xem là ngành kinh doanh dịch vụ then chốt, mang lại nguồn doanh thu lớn hàng năm. Để khách hàng luôn tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, các doanh nghiệp cần có các kiểu phục vụ trong nhà hàng khác nhau, phù hợp với văn hóa địa phương cũng như phong cách riêng của nhà hàng. Dưới đây là một số kiểu phục vụ phổ biến ở các nhà hàng hiện nay trên thế giới.
Tumblr media
Các kiểu phục vụ trong nhà hàng mang những giá trị khác nhau - Ảnh: Internet
Phục vụ nhà hàng kiểu Mỹ
Đất nước có rất nhiều loại hình nhà hàng như Mỹ đang áp dụng một kiểu phục vụ rất đặc trưng. Tại hầu hết các nhà hàng, món ăn được dọn lên đĩa và để sẵn lên bàn cho thực khách thưởng thức. Ngoài ra, nhiều nhà hàng Mỹ cũng áp dụng cách phục vụ thức ăn trên xe đẩy hoặc dùng khay gỗ đựng thức ăn khi mang ra cho khách. Tuy nhiên, kiểu phục vụ phổ biến nhất vẫn là thức ăn sau khi được Đầu bếp chế biến, trình bày lên đĩa rồi đưa cho nhân viên mang đến tận bàn cho khách. Nhờ vậy, chất lượng cũng như hình thức của món ăn sẽ đảm bảo luôn chất lượng và tốc độ phục vụ cũng nhanh hơn.
Phục vụ nhà hàng kiểu Pháp
Kiểu phục vụ phổ biến nhất ở Pháp là thức ăn sẽ được để lên xe đẩy, sau đó nhân viên Phục vụ sẽ phục vụ trực tiếp tại bàn ăn. Kiểu phục vụ này chủ yếu được áp dụng ở những nhà hàng cao cấp, nơi khách hàng sẵn sàng chi trả cho những chi phí đó. Đồng thời, không gian nhà hàng phải đủ rộng, lối đi thông thoáng thì nhân viên Phục vụ mới dễ dàng di chuyển, đảm bảo quy trình phục vụ được thuận lợi.
Phục vụ nhà hàng kiểu Anh
Trong các kiểu phục vụ trong nhà hàng, phục vụ kiểu Anh mang lại cho khách hàng cảm giác như đang ở nhà. Món ăn sau khi chế biến sẽ được bày lên những tô lớn, khách hàng tự di chuyển quanh bàn ăn hoặc tự phục vụ để lựa chọn thức ăn mình cần. Ở Việt Nam, kiểu phục vụ này được áp dụng rộng rãi tại các nhà hàng Buffet, tuy nhiên bạn cần có thêm dụng cụ hâm nóng để đồ ăn luôn đảm bảo chất lượng. Kiểu phục vụ này không cần yêu cầu cao về chi phí, diện tích nhưng vấn đề chia thức ăn lại không đồng đều.
Phục vụ nhà hàng kiểu Nga
Ở Nga, các nhà hàng thường phục vụ trên khay gỗ. Món ăn sau khi hoàn thành được bày lên các khay gỗ, nhân viên Phục vụ sẽ mang từng khay đến bàn khách để gắp thức ăn vào đĩa. Kiểu phục vụ này đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm tốt, khả năng giao tiếp, xử lý thường, mỗi nhân viên sẽ phụ trách một loại thức ăn riêng, họ đi theo hàng để hướng dẫn và gắp thức ăn cho khách.
Tumblr media
Kiểu phục vụ nhà hàng ở Nga khá đặc biệt- Ảnh: Internet
Các kiểu phục vụ trong nhà hàng đều có những ưu và khuyết điểm riêng, phù hợp với từng kiểu nhà hàng. Để hoạt động kinh doanh nhà hàng luôn đạt chất lượng về dịch vụ, bạn cần nắm chắc đặc điểm các kiểu phục vụ và lựa chọn một phong cách riêng cho nhà hàng của mình.
Xem thêm:
Quy Trình Phục Vụ Set Menu Có Gì Đặc Biệt?
Cách Setup Bàn Ăn Kiểu Âu Mà Nhân Viên Phục Vụ Cần Biết
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Quy Trình Phục Vụ Set Menu Có Gì Đặc Biệt?
Kiến thức đa dạng về các kỹ năng phục vụ là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá năng lực của một nhân viên Phục vụ nhà hàng giữa thị trường Nhà hàng sôi động hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước thực hiện trong quy trình phục vụ set menu – một loại thực đơn phổ biến nhất ở các nhà hàng.
Nếu bạn đang làm việc trong nhà hàng, nhất là với vị trí nhân viên Phục vụ, kiến thức về các kiểu phục vụ cũng như loại hình nhà hàng rất quan trọng. Trong đó, set menu thuộc kiểu thực đơn phổ biến nhất mà nhân viên Phục vụ nào cũng cần nắm rõ. Vậy, set menu là gì? Quy trình phục vụ set menu gồm những bước nào? có khác gì với set up bàn tiệc Âu, Á. Cùng Kim Thúy tìm hiểu nhé
Tumblr media
Set menu là loại thực đơn phổ biến nhất ở các nhà hàng - Ảnh: Internet
Set menu là gì?
Hình thức phục vụ theo thực đơn cố định, được giới hạn về số lượng trong từng phần và có một mức giá cố định, được gọi là set menu. Set menu cũng có thể là một bữa ăn hoàn chỉnh trong một nhà hàng, giá thường rẻ hơn so với việc bạn gọi từng món. Set menu chủ yếu được áp dụng trong thực đơn các bữa tiệc, khi tất cả khách mời đều được thưởng thức một cơ cấu món và hưởng tiêu chuẩn phục vụ giống nhau.
Quy trình phục vụ set menu
Bước chuẩn bị:
- Làm vệ sinh phòng tiệc, sắp xếp bàn ghế theo tiêu chuẩn đảm bảo thẩm mỹ cho không gian phục vụ khách.
- Trải khăn bàn, cân chỉnh các mép khăn cho đều và ngay ngắn.
- Chuẩn bị các dụng cụ: chén, dĩa, thìa, ly, giấy ăn, khăn ăn, lọ gia vị, lọ tăm, hoa trang trí,… và set up các dụng cụ lên bàn ăn theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Chuẩn bị thêm một số lượng dụng cụ, vật dụng để dùng thay thế, đổi mới nếu khách có yêu cầu.
Bước phục vụ:
- Chào khách, dẫn khách vào bàn và kéo ghế mời khách ngồi.
- Lần lượt phục vụ các món ăn theo thực đơn khách đã đặt trước.
- Quan sát khách để nhanh chóng thu dọn dụng cụ (chén, đĩa, ly,…) khách đã dùng bẩn, đồng thời bổ sung dụng cụ mới theo yêu cầu.
- Kịp thời châm thêm rượu, nước ngọt khi khách đã dùng hết.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách.
Bước thanh toán:
- Nhân viên Phục vụ phối hợp với bộ phận Thu ngân để kiểm tra số lượng thức ăn, đồ uống trong set menu, dịch vụ phát sinh khách đã sử dụng và in hóa đơn chính xác.
- Đưa hóa đơn cho chủ tiệc và mời khách sang quầy thu ngân để thanh toán, hoặc bạn cũng có thể nhận tiền trực tiếp từ khách và gửi lại cho nhân viên thu ngân.
- Kiểm tra, xác nhận số tiền đã nhận để tránh những tranh chấp đáng tiếc về tiền bạc.
Bước tiễn khách và dọn dẹp bàn tiệc:
- Khi khách đã hoàn thành bữa tiệc và ra về, nhân viên Phục vụ có nhiệm vụ cảm ơn, vui vẻ chào tạm biết khách và không quên hẹn gặp lại lần sau.
- Thu dọn bàn tiệc, sắp xếp lại bàn ghế, thay khăn trải bàn cũng như các dụng cụ, vật dụng mới để sẵn sàng phục vụ những lượt khách sau.
Tumblr media
Set menu thường được áp dụng như một bữa ăn hoàn chỉnh - Ảnh: Internet
Sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ sẽ góp một phần lớn quyết định chất lượng dịch vụ của nhà hàng, mang lại cảm giác thoải mái cho khách. Nếu bạn đang có ý định làm công việc Phục vụ trong nhà hàng, đừng quên nắm chắc thông tin quy trình phục vụ set menu mà chúng tôi vừa chia sẻ để tự tin làm việc nhé.
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Mô Tả Công Việc Nhân Viên Phục Vụ Nhà Hàng
Trong nhà hàng, nhân viên Phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất nên đây là vị trí cực kỳ quan trọng. Để giúp khách hàng hài lòng và có khoảng thời gian trải nghiệm tuyệt vời nhất từ lúc đến cho lúc rời khỏi nhà hàng, nhân viên Phục vụ cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng dưới đây sẽ giúp bạn.
Góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh cũng như chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khu vực ẩm thực tại khách sạn đối với khách hàng, nhân viên Phục vụ là vị trí được các nhà hàng kỳ vọng làm tốt sứ mệnh đó. Dựa trên tính chất công việc cũng như nhu cầu ở nhà hàng mà nhân viên Phục vụ hiện nay được tuyển dụng theo 2 hình thức: Một là toàn thời gian và hai là bán thời gian. Dù đang làm việc dưới hình thức nào thì nhân viên Phục vụ cũng cần đảm bảo các hạng mục theo trách nhiệm của mình suốt thời gian quy định. Nếu bạn còn băn khoăn chưa hiểu rõ hết vai trò của vị trí này thì bản mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời thiết thực nhất.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ là nhân tố quan trọng nhà hàng - Ảnh: Internet
Bản mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng
1. Chuẩn bị khu vực nhà hàng trước khi khách đến
Đảm bảo khu vực đón tiếp khách luôn sạch sẽ, mọi thứ được sắp xếp ổn định theo tiêu chuẩn tại nhà hàng.
Tiến hành set up bàn ăn theo kiển Á, Âu, Set menu tiêu chuẩn tại nhà hàng.
2. Thực hiện quy trình phục vụ khách tại nhà hàng
Nhân viên Phục vụ sẽ đón tiếp khách từ Lễ tân.
Hướng dẫn khách đến vị trí ngồi.
Tiến hành ghi order theo yêu cầu của khách. Nếu khách có nhu cầu thì nhiệt tình giới thiệu, tư vấn đồ ăn thức uống giúp khách chọn đúng món hợp với khẩu vị.
Đứng ở vị trí phù hợp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn nhưng không ảnh hưởng đến không gian riêng tư của khách.
Thực hiện quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách.
Tiễn khách và sau đó dọn dẹp lại khu vực mình phụ trách, sẵn sàng đón lượt khách mới.
3. Bảo quản, kiểm soát chất lượng trang thiết bị, dụng cụ
Nhân viên Phục vụ cần chắc chắn trong khu vực mà mình phụ trách luôn đầy đủ các dụng cụ: Chén, muỗng, đĩa, đũa, ly… phục vụ khách hàng.
Đảm bảo cho các trang thiết bị, vật dụng khác như bàn, ghế, khăn trải bàn… luôn trong tình trạng ổn định. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì cần báo ngay cho cấp trên để xử lý.
Tumblr media
Sự chuyên nghiệp, nhiệt tình của nhân viên Phục vụ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn - Ảnh: Internet
4. Công việc khác
Phối hợp với nhân viên Phục vụ ở các khu vực khác cũng như nhân sự phòng/ ban khác nhằm hoàn thành công việc một cách suôn sẻ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ thị của Quản lý cấp trên.
Lương của nhân viên Phục vụ hiện nay
Theo khảo sát mới nhất, mức lương cơ bản của nhân viên Phục vụ dao động từ 4,5 triệu - 5,5 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản, thu nhập của những ai đảm nhận vị trí này còn có tiền tip, tiền thưởng, phụ cấp… tùy theo chính sách ở từng nhà hàng, khách sạn. Từ vị trí cơ bản nhân viên Phục vụ, bạn có thể “leo” lên các vị trí khác cao hơn trong sự nghiệp như Trưởng ca, Giám sát nhà hàng, Trợ lý Quản lý nhà hàng, Quản lý nhà hàng…
Trên đây là những thông tin mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng mà phucvubankimthuy.tumblr.com tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về con đường mà mình đang theo đuổi để nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, ghi điểm với khách hàng cũng như cấp trên để tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Xem Thêm: Đào Tạo Nhân Viên Phục Vụ Chất Lượng – Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Hướng Dẫn Cách Set Up Bàn Ăn Kiểu Á
Set up bàn ăn kiểu Á là công việc của nhân viên phục vụ trong nhà hàng cao cấp, đặc biệt là nhà hàng kiểu Á. Bài viết sau phucvubankimthuy.tumblr.com sẽ hướng dẫn bạn cách set up kiểu bàn Á, đồng thời chỉ cho bạn thêm kiểu set up bàn ăn phong cách Âu nữa. 
Cách set up bàn ăn kiểu Á
Đĩa nền có đường kính 18-20cm đặt chính diện chỗ khách ngồi , cách mép bàn 2cm
Đĩa ăn có đường kính 12-15cm, đặt trên đĩa nền
Khăn ăn gấp hình dáng phù hợp, đặt trên đĩa ăn
Tumblr media
Bàn tiệc kiểu Á thường có đũa
Chén đặt theo cụm 5 cái theo hình vòng cung trên bàn xoay. 
Đũa đặt trên gác đũa tại điểm 1/3 chiều dài đũa, cách đĩa nền 2cm, chân đũa cách mép bàn 2cm
Thìa sứ đặt lên bên trên gác thìa, bên phải đũa ăn, cách đũa 3 cm, tâm thẳng với đĩa nền, chuôi thìa hơi chếch cách mép bàn 3-4 cm.
Chén nước chấm đặt phía trên đĩa nền, tâm thẳng với tâm đĩa nền, cách đĩa nền 1-2cm
Ly chếch về bên phải, trước đĩa nền
Lọ tiêu, lọ muối, lọ tăm đặt cân đối giữa bàn
Lọ hoa trang trí đặt khu vực giữa bàn
Cách set up bàn ăn kiểu Âu
Đĩa nền trang trí đặt ở giữa vị trí khách ngồi và cách mép bàn 2cm
Khăn ăn gấp gọn gàng, đặt bên trái hoặc phía trên đĩa nền
Các loại dao đặt bên phải đĩa nền, cách đĩa nền 2cm, cán dao cách mép bàn 2cm
Các loại dao cách nhau 1-2cm, dao ăn cá đặt bên phải dao ăn thịt
Tumblr media
Bàn ăn kiểu Âu có nhiều loại ly
Muỗng ăn súp đặt bên phải và cách dao ăn cá 1-2cm
Các loại nĩa đặt về phía bên trái đĩa nền, cách đĩa nền 2cm, chân nĩa cách mép bàn 2cm
Các loại nĩa được đặt cách nhau 1- 2cm, cụ thể nĩa ăn cá ở ngoài, nĩa ăn thịt ở trong
Đĩa bánh mì đặt chếch về phía trái đĩa ăn, cách đĩa ăn 2cm
Dao phết bơ được đặt lên trên đĩa bánh mì ¼ phía bên phải, mũi dao hướng vào lòng đĩa
Muỗng, nĩa tráng miệng đặt ngang phía bên trên đĩa nền, song song với mép bàn. Muỗng tráng miệng đặt trên nĩa, đầu muỗng quay bên trái, nĩa tráng miệng đặt chiều ngược lại.
Các loại ly đặt ở góc cao bên phải, thứ tự từ trong ra ngoài là ly uống nước, ly rượu vang và ly champagne
Gạt tàn, lọ tăm, lọ hoa đặt phía cạnh bàn; lọ tiêu, lọ muối đặt giữa bàn
Trên đây là cách set up bàn ăn kiểu Á và kiểu Âu. Tương đối dễ dàng, không quá khó đúng không? Chủ yếu là phải nhớ từng khoảng cách cm nhỏ nhặt kia thôi. Chúc bạn thành công với hai loại hình này nhé.
Xem thêm: Là Nhân Viên Phục Vụ Nhất Định Phải Biết Món Tráng Miệng Tiếng Anh Là Gì
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Là Nhân Viên Phục Vụ Nhất Định Phải Biết Món Tráng Miệng Tiếng Anh Là Gì
Là nhân viên nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài, chắc chắn bạn phải hiểu món tráng miệng tiếng Anh là gì cũng như tiêu chuẩn phục vụ món tráng miệng. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng xử lý order và tư vấn khách lựa chọn loại món ăn phù hợp nhất. Cùng khám phá các món tráng miệng trong nhà hàng nhé.
Món tráng miệng là món ăn được phục vụ ở cuối bữa tiệc. Tùy vào phong cách của nhà hàng và sở thích riêng của khách mà các nhà hàng sẽ phục vụ món tráng miệng khác nhau. Đối với những bạn đang có ý định làm việc tại nhà hàng, đặc biệt là vị trí nhân viên Phục vụ, kiến thức món tráng miệng tiếng anh là gì sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn tiếp đón khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.
Xem Thêm: Các Món Ăn Bằng Tiếng Anh Trong Nhà Hàng Nhân Viên Phục Vụ 
Tumblr media
Một loại món tráng miệng ở các nhà hàng hiện nay - Ảnh: Internet
Món tráng miệng tiếng Anh là gì?
Dessert là thuật ngữ chỉ các món tráng miệng, thường là đồ ngọt ở cuối mỗi bữa ăn. Hiện nay, một số nhà hàng cho phép khách hàng tự lựa chọn món ăn tráng miệng dựa vào thực đơn. Bên cạnh đó, những nhà hàng khác sẽ phục vụ dessert theo phong cách và quy mô riêng của nhà hàng. Món tráng miệng cũng quan trọng như món chính, vì vậy, nếu bạn nắm chắc từ vựng tiếng Anh của một số món tráng miệng được ưa chuộng hiện nay, quy trình phục vụ của bạn sẽ hoàn hảo hơn nhiều.
Tên các món ăn tráng miệng bằng tiếng Anh
- Chocolate mousse: Bánh kem chocolate là món bánh ngọt của Pháp. Món tráng miệng này được tạo nên nhờ nguyên liệu chính là lòng trắng trứng đánh cùng chocolate.
- Lemon tart: Bánh tart chanh vàng là món tráng miệng cổ điển của người Pháp. Ở một số nhà hàng chuyên món Âu, món bánh này còn có tên là Tarte au citron.
- Cupcake: Ra đời vào khoảng thế kỷ 19, Cupcake được biết đến là loại bánh gato nướng trong cốc nhỏ. Cupcake không chỉ là món tráng miệng lý tưởng, mà chúng còn thường xuyên xuất hiện trong những bữa tiệc tea break, coffee break,…
- Pudding: Bắt nguồn từ tiếng Pháp “boudin”, loại bánh mềm Pudding là món tráng miệng phổ biến ở các nước phương Tây cũng như nhiều nhà hàng món Âu tại Việt Nam.
- Cheesecake: Là món bánh phô mai béo ngậy của Hy Lạp, Cheesecake được đông đảo thực khách trên toàn thế giới ưa chuộng nhờ lớp nhân làm từ phô mai mềm và tươi.
- Crème brûlée: Nhiều người mới nghe tên sẽ nghĩ món bánh kem trứng này có xuất xứ từ Pháp, tuy nhiên chúng lại có nguồn gốc từ đất nước Anh quốc. Crème brûlée được làm từ kem, đường, vanilla và lòng đỏ trứng, hỗn hợp này luôn được phủ một lớp caramel cứng.
Tumblr media
Crème brûlée – món bánh tráng miệng đang rất được ưa chuộng - Ảnh: Internet
- French toast: Ngoài nằm trong thực đơn tráng miệng, bánh mì rán của Pháp còn có thể ngâm trong sữa và trứng rồi mang đi rán và trở thành món ăn sáng lý tưởng cho nhiều người.
- Apple crumble: Mặc dù xuất phát từ nước Anh, nhưng bánh nướng táo lại có khá nhiều phiên bản tương tự ở các nước châu Âu lân cận. Hương thơm của bơ, vị ngọt thanh của táo cùng lớp vỏ giòn tan đã khiến Apple crumble trở thành món tráng miệng rất được ưa chuộng.
- Sorbet: Ngoài các loại bánh ngọt, một thức uống được làm từ trái cây xay nhuyễn cùng đường rồi để đông như Sorbet cũng xứng đáng là món tráng miệng thịnh hành ở các nước Âu Mỹ.
Một thực đơn dessert chuyên nghiệp và cập nhật xu hướng quốc tế sẽ góp phần để nhà hàng tạo được ấn tượng tốt. Bạn đang là nhân viên Phục vụ nhà hàng? Bạn đã hiểu món tráng miệng tiếng Anh là gì qua thông tin chúng tôi vừa chia sẻ chứ? Hãy ghi nhớ tên các món tráng miệng phổ biến hiện nay để dễ dàng tư vấn cho khách hàng nữa nhé.
Xem Thêm: Cách Setup Bàn Ăn Kiểu Á
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Các Món Ăn Bằng Tiếng Anh Trong Nhà Hàng Nhân Viên Phục Vụ Cần Biết
Trong thời đại hội nhập và phát triển của lĩnh vực F&B, từ vựng các món ăn bằng tiếng Anh trong nhà hàng là kiến thức quan trọng giúp bạn nâng cao chất lượng công việc của mình. Nếu bạn đang có ý định làm việc ở vị trí nhân viên Phục vụ nhà hàng, bạn sẽ không muốn bỏ qua các món ăn bằng tiếng Anh dưới đây.
Việc hiểu rõ tên các món ăn bằng tiếng Anh trong nhà hàng sẽ giúp nhân viên Phục vụ tiếp nhận thông tin order của khách hàng nhanh chóng và chính xác hơn. Đặc biệt, với những nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài, nhân viên có trình độ tiếng Anh chuyên môn sẽ là lợi thế đặc biệt giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ cần biết tên các món ăn bằng tiếng Anh trong nhà hàng - Ảnh: Internet
Các món ăn bằng tiếng Anh trong nhà hàng
Các món Âu:
Mashed Potatoes: Khoai tây nghiền
Pumpkin Soup: Soup bí đỏ
Scampi Risotto: Cơm kiểu Ý
Ceasar Salad: Salad kiểu Ý
Foie gras: Gan ngỗng
Spaghetti Bolognese/ Carbonara: Mì Ý xốt bò bằm/ Mì Ý xốt kem Carbonara
Australian rib eye beef with black pepper sauce: Bò Úc xốt tiêu đen
 Beef stewed with red wine: Bò hầm rượu vang
Các món Á:
Peking Duck: Vịt quay Bắc Kinh
Beef/ Chicken/ Frog/ Fish Congee: Cháo bò/ gà/ ếch/ cá
Guangzhou fried rice: Cơm chiên Dương Châu
Seafood/ Crab/ shrimp Soup: Súp hải sản/ cua/ tôm
Beef fried chopped steaks and chips: Bò lúc lắc khoai
Barbecued spareribs with honey: Sườn nướng BBQ mật ong
Crab fried with tamarind: Cua rang me
Roasted Crab with Salt: Cua rang muối
Sweet and sour pork ribs: Sườn xào chua ngọt
Pan cake: Bánh xèo
Fried Noodles with beef/ chicken/ seafood: Mì xào bò/ gà/ hải sản
Australian rib eye beef with black pepper sauce: Bò Úc xốt tiêu đen
Fried mustard/ pumpkin/ blindweed with garlic: Rau cải/rau bí/ rau muống xào tỏi
Steamed Lobster with coconut juice: Tôm Hùm hấp nước dừa
Shrimp cooked with caramel: Tôm kho Tàu
Grilled Lobster with citronella and garlic: Tôm Hùm nướng tỏi sả
Suckling pig: Heo sữa khai vị
Steamed sticky rice: Xôi
Các món ăn Việt:
Summer roll: Gỏi cuốn
Vermicelli/ noodle with fried tofu & shrimp paste: Bún đậu mắm tôm
Spring roll: Chả giò
Soya noodles with chicken: Miến gà
Fish cooked with sauce: Cá kho
Beef/ chicken noodles Soup: Phở bò/ gà
Beef soaked in boilinig vinegar: Bò nhúng giấm
Tender beef fried with bitter melon: Bò xào khổ qua
Sweet and sour fish broth: Canh chua
Steamed wheat flour cake: Bánh bao
Sweet and sour pork ribs: Sườn xào chua ngọt
Lotus delight salad: Gỏi ngó sen
Stuffed sticky rice ball: Bánh trôi nước
Tumblr media
Một số món ăn Việt được ưa chuộng cũng có tên tiếng Anh riêng - Ảnh: Internet
Từ vựng tiếng Anh về cách chế biến món ăn
Ngoài ra, nhân viên Phục vụ tại nhà hàng cũng cần nắm rõ từ vựng tiếng Anh trong cách chế biến món ăn để dễ dàng tư vấn khách lựa chọn thực đơn đúng với sở thích và khẩu vị của khách. - Stir-fried: Chiên nhanh trong chảo ngập dầu nóng - Pan-fried: Chiên, rán - Grilled: Nướng bằng vỉ - Baked: Nướng bằng lò - Steamed: Hấp cách thủy - Sauteed: Áp chảo, xào - Boiled: Luộc - Mashed: Nghiền nát - Fried: Chiên giòn - Stewed: Hầm - Hot pot: Lẩu - Casseroled: Hầm trong nước trái cây
Xem Thêm: Các Món Tráng Miệng Trong Nhà Hàng Bằng Tiếng Anh
Đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ như Nhà hàng, việc mang lại sự hài lòng cho khách cũng như tạo dựng sự chuyên nghiệp là rất cần thiết. Nếu bạn có trình độ tiếng Anh tốt ở lĩnh vực F&B thì đó sẽ là công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng công việc. Một số từ vựng phổ biến về các món ăn bằng tiếng Anh trong nhà hàng mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ là kiến thức hữu ích cho công việc cũng như tài liệu để training cho nhân viên phục vụ
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Tài Liệu Training Nhân Viên Phục Vụ
Kinh doang nhà hàng bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì chất lượng đội ngũ nhân viên cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là nhân viên phục vụ, trực tiếp đón tiếp và chăm sóc khách hàng suốt bữa ăn. Khách hàng có hài lòng về nhà hàng hay không phụ thuộc vào họ rất nhiều. Do đó, nhà hàng cần có kế hoạch training cụ thể và rõ ràng. Sau đây là tài liệu training nhân viên phục vụ mà phucvubankimthuy.tumblr.com sưu tầm được bạn có thể tham khảo.
Lập kế hoạch đào tạo
Việc lập kế hoạch đào tạo nhân viên phục vụ phải được thực hiện một cách bài bản với những nội dung cụ thể và rõ ràng. Người phụ trách cần lập ra một danh sách những nội dung đào tạo như sau:
Kiến thức về thực đơn các món ăn, thức uống
Biết số bàn phục vụ, khu vực quầy bar
Biết vị trí bếp nấu, tủ đá, khu vực để rượu…
Cách chào đón khách đến, tiễn khách về
Thái độ khi phục vụ khách
Làm thế nào để bưng bê món nóng, món nguội
Các món ăn bằng Tiếng Anh, cũng như nước chấm,...
Một số tình huống nhân viên phục vụ có thể tự xử lý…
Tumblr media
Người phụ trách huấn luyện nhân viên mới cần lập kế hoạch đào tạo chi tiết
Giải đáp mọi thắc mắc cho nhân viên
Đối với những nhân viên mới, họ sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Người phụ trách đào tạo phải giúp họ làm rõ tất cả những vấn đề mà họ muốn biết. Dù đó là những câu hỏi ngây ngô nhất. Bên cạnh đó, người phụ trách cũng nên cung cấp thêm các tài liệu nghiệp vụ nhà hàng để nhân viên tự tìm hiểu thêm trong quá trình mới bước chân vào nghề.
Đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu biết
Để biết được khả năng tiếp thu của nhân viên mới, người phụ trách đào tạo có thể đặt ra những câu hỏi để kiểm tra như yêu cầu họ nói giá một món ăn nào đó, xuất xứ một loại rượu, xử lý tình huống phát sinh… vào một thời điểm bất kỳ, không báo trước. Dựa vào những câu trả lời của nhân viên, người phụ trách có thể có những điều chỉnh kế hoạch training cho phù hợp.
Tumblr media
Những câu hỏi cần được đặt ra cho nhân viên mới nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết
Tiến hành cho nhân viên mới thực hành
Sau khi kiểm tra mức độ hiểu biết, người phụ trách bắt đầu tiến hành cho nhân viên thực hành bằng cách đóng vai trò là khách để xem quá trình phục vụ của nhân viên như thế nào, đưa ra các tình huống phục vụ và xem cách họ giải quyết ra rao… Với những sai sót dù là nhỏ nhất, người phụ trách cũng cần phải yêu cầu nhân viên sửa đổi để không làm hình thành một thói quen xấu trong quy trình phục vụ khách hàng.
Tạo không gian làm việc cho nhân viên
Khi nhân viên mới đã có được những nghiệp vụ cơ bản, người phụ trách nên tích cực tạo không gian để họ được làm việc trực tiếp. Trong quá trình đó, người phụ trách cũng cần phải theo sát quá trình làm việc của nhân viên về cách họ giao tiếp với khách hàng, cử chỉ khuôn mặt, thông tin truyền đạt với khách như thế nào, cách bưng bê món ra sao, cách phản ứng với tình huống như thế nào… để xem có cần sửa đổi gì không.
Tumblr media
Người phụ trách cần tích cực tạo không gian làm việc cho nhân viên mới
Trong thời kỳ nhà hàng triển khai chương trình khuyến mãi, người phụ trách cũng cần hướng dẫn cách giới thiệu các chương trình khuyến mãi cho nhân viên sao cho thu hút thực khách. Việc theo sát nhân viên nên được thực hiện một cách khéo léo để không tạo cảm giác áp lực cho nhân viên mới nhờ vậy bạn có thể nâng cao chât lượng dịch vụ nhà hàng được
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhờ Quy Trình Phục Vụ Bàn Tại Nhà Hàng
Để đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng được chất lượng nhất, mỗi nhà hàng đều có quy trình phục vụ mang đặc trưng riêng. Nhà hàng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng với khách hàng. Quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng đầy đủ dưới đây sẽ giúp bạn nhận được sự hài lòng của khách hàng.
Nhà hàng là mô hình kinh doanh được đánh giá hoạt động không chỉ ở chất lượng ẩm thực mà còn phụ thuộc vào phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Quy trình phục vụ bàn là kỹ năng bắt buộc và quan trọng nên nhiều nhà hàng training nhân viên phục vụ rất kỹ phần này
Tumblr media
Quy trình phục vụ chuyên nghiệp sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng- Ảnh: Internet
Quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng
Khâu chuẩn bị trước khi khách đến nhà hàng
Trước khi mở cửa đón khách, nhân viên nhà hàng cần làm những công việc sau để đảm bảo quá trình phục vụ được suôn sẻ:
Vệ sinh sạch sẽ khu vực dành cho khách.
Sắp xếp gọn gàng bàn ghế, trải khăn bàn, đặt các dụng cụ trên bàn đúng tiêu chuẩn của nhà hàng.
Kiểm tra số lượng khách đặt trước và vị trí các khu vực đặt trước.
Sắp xếp đầy đủ dụng cụ phục vụ ăn uống cho khách.
Kiểm tra một lượt toàn bộ cơ sở vật chất, các thiết bị tiện nghi của nhà hàng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách.
Đón tiếp khách hàng
Chào khách và xác nhận đặt bàn: Khi khách hàng đến nhà hàng, nhân viên Phục vụ phối hợp với Lễ tân chào khách bằng phong cách riêng của nhà hàng. Sau đó, nhân viên Phục vụ hỏi về số lượng khách để xác định kiểu bàn phù hợp.
Hướng dẫn khách đến vị trí ưng ý: Dẫn khách đến khu vực phù hợp, lưu ý nhân viên đi trước cách khách khoảng 1 – 1,5 mét, giới thiệu đây là bàn của khách khi đến nơi.
Mời khách ngồi và tiến hành gọi món
Kéo ghế ngồi và trải khăn cho khách: Việc kéo ghế không nên gây ra tiếng động mạnh, sẽ ảnh hưởng đến khách xung quanh. Sau đó, nhân viên trải khăn cho khách theo đúng quy chuẩn của nhà hàng.
Giới thiệu thực đơn: Nhân viên nghiêng mình 30 độ, đưa thực đơn cho khách bằng tay phải về hướng chính diện của khách, sau đó lùi về 1 bước để đợi khách chọn món. Nếu khách chưa biết nên lựa chọn món ăn nào, nhân viên Phục vụ có nhiệm vụ giới thiệu và tư vấn cho khách về thực đơn của nhà hàng.
Nhận order của khách: Ghi lại đầy đủ tất cả order của khách, hỏi khách về những yêu cầu đặc biệt, lặp lại toàn bộ order để chắc chắn không bỏ sót thông tin nào. Sau đó nhân viên cảm ơn khách và chuyển order về bộ phận Bếp và Thu ngân.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ tư vấn khách về thực đơn đặc biệt của nhà hàng - Ảnh: Internet
Phục vụ món ăn cho khách
Mang khay thức ăn ra cho khách, tùy vào đặc điểm món ăn để sắp xếp vị trí và thứ tự mang ra.
Mời khách dùng bữa và không quên chúc quý khách ngon miệng.
Lùi về phía khu vực riêng của nhân viên và quan sát khách hàng để kịp thời hỗ trợ khi khách có nhu cầu.
Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp
Công đoạn cuối cùng trong quy trình phục vụ tại nhà hàng là phối hợp với bộ phận Thu ngân để giúp khách thanh toán chi phí một cách chính xác. Hóa đơn luôn được kẹp trong sổ da lịch sự khi đưa cho khách.
Cảm ơn khách đã dùng bữa tại nhà hàng, chào tạm biệt và hẹn khách đến nhà hàng vào dịp khác
Thu dọn toàn bộ bàn ăn của khách, vệ sinh sạch sẽ khu vực bàn ăn để sẵn sàng phục vụ những vị khách tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng mà mỗi nhân viên Phục vụ cần nắm rõ. Tùy vào phong cách của từng nhà hàng mà quy trình có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đầy đủ những công việc trên.
Xem Thêm: Những Tình Huống Trong Phục Vụ Bàn Và Cách Giải Quyết
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Những Tình Huống Trong Phục Vụ Bàn Thường Gặp Và Cách Giải Quyết
 Khách phàn nàn vì đợi món quá lâu, không hài lòng về món ăn, bỏ về khi kín chỗ… là những tình huống trong phục vụ bàn tại nhà hàng thường gặp. Khi xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn này, nhân viên lẫn quản lý nhà hàng cần linh hoạt giải quyết vừa thể hiện sự chuyên nghiệp vừa lấy lại lòng tin và ấn tượng tốt từ khách hàng.
Không chỉ có kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà nhân viên Phục vụ nhà hàng còn cần cả sự khéo léo, tinh tế trong giao tiếp và giải quyết tình huống, giúp thực khách luôn cảm thấy thoải mái từ lúc bước vào cho đến lúc rời đi. Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng nên khi gặp những tình huống trong phục vụ bàn, nhân viên Phục vụ cần thể hiện sự chuyên nghiệp để giải quyết ổn thỏa mọi thứ, lấy lại lòng tin với khách và nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng
Tumblr media
Có rất nhiều tình huống mà nhân viên Phục vụ cần xử lý khi làm việc - Ảnh: Internet
Xử lý tình huống thường gặp trong phục vụ bàn tại nhà hàng
1. Đưa nhầm món ăn
Vào khoảng thời gian cao điểm, các nhân viên Phục vụ có thể để xảy ra sai sót là đưa nhầm món ăn cho khách. Khi tự nhận ra bản thân đã làm sai hoặc nghe khách “nhắc nhở” về lỗi này, điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện chính là xin lỗi khách vì sự nhầm lẫn không đáng có. Sau đó, bạn xin phép khách mang món ăn để phục vụ khách khác. Nếu bộ phận bếp nhận order sai và chế biến món ăn nhầm cho khách, bạn hỏi khách có thể dùng món này thay thế cho món đã gọi hay không, nếu được thì cảm ơn khách, còn nếu không thì bạn có thể hỏi ý kiến quản lý để tặng khách món ăn không đúng yêu cầu làm quà tặng.
Đây là cách mà các nhà hàng thường áp dụng để giúp khách cảm thấy được thoải mái trong lúc chờ đợi Đầu bếp chế biến món ăn đúng yêu cầu.
2. Phàn nàn chất lượng món ăn
Chất lượng món ăn là yếu tố mà thực khách quan tâm hàng đầu khi dùng bữa tại nhà hàng. Đó là lý do tại sao nếu món ăn không tương xứng với số tiền bỏ ra, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng và bắt đầu than phiền với nhân viên Phục vụ. Mặc dù không phải là người gây ra lỗi lầm này nhưng vì là người tiếp xúc trực tiếp với khách nên bạn cần đại diện nhà hàng xin lỗi và mong khách thông cảm. Sau đó xác nhận với khách có muốn thay đổi món khác hoặc điều chỉnh gia vị món ăn hay không. Nhờ ứng xử tinh tế của bạn mà thực khách sẽ cảm thấy vui vẻ hơn đấy.
Tumblr media
Khách phàn nàn về món ăn là chuyện thường xảy ra tại các nhà hàng - Ảnh: Internet
3. Đổ thức ăn lên người khách
Điều này thật tệ hại và chẳng ai mong muốn xảy ra nhưng xác suất để nó trở thành hiện thực vẫn có. Tất nhiên, dù là lý do khách quan hay chủ quan đi chăng nữa thì nhân viên Phục vụ cũng cần xin lỗi khách trước tiên. Tiếp đến là mong khách thông cảm vì sự cố này, mang khăn xin phép khách để lau hoặc đưa khăn cho khách lau vết bẩn. Nếu khách vẫn cảm thấy khó chịu thì bạn nên đề nghị đền bù bằng tiền mặt cho khách.
4. Khách bỏ về vì kín chỗ
Vào khoảng thời gian cao điểm, có thể nhà hàng đã kín chỗ mà khách vẫn đến và họ hoặc sẽ phải đợi một lúc lâu mới có chỗ trống hoặc sẽ phải ra về. Những lúc này, nhân viên Phục vụ nên gửi lời xin lỗi chân thành đến khách, mong khách thông cảm, có thể đưa cho khách phiếu giảm giá như món quà tặng, vừa giúp họ cảm thấy hài lòng vừa “kéo khách” tới nhà hàng lần sau.
Hy vọng với chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã có thêm nhiều kỹ năng để tự tin xử lý những tình huống trong phục vụ bàn tại nhà hàng nhất là những phục vụ bàn chưa có kinh nghiệm cần phải nắm rõ những quy trình phục vụ để đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 6 years ago
Text
Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Phục Vụ Bàn Cho Người Bắt Đầu
Phục vụ bàn tưởng chừng như dễ, nhưng lại tồn tại những cái khó nhất định. Nhất là đối với bạn trẻ mới “nhập môn”, nếu không biết cách thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc. Sau đây phucvubankimthuy.tumblr.com chia sẻ cách phục vụ bàn chuyên nghiệp cho bạn trẻ cần tìm hiểu.
Hướng dẫn quy trình phục vụ bàn chuyên nghiệp
1. Chuẩn bị trước khi khách đến
Vệ sinh phòng ăn
Set up bàn ăn theo quy chuẩn nhà hàng
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn uống cho thực khách
Kiểm tra danh sách khách đặt bàn
2. Đón tiếp khách
a. Chào khách và xác nhận đặt bàn
Khi khách đến, chào khách theo tiêu chuẩn mẫu câu của nhà hàng
Hỏi khách đã đặt bàn chưa, đi tổng cộng bao nhiêu người, có muốn ngồi phòng non-smoking không…
b. Dẫn khách tới bàn
Hướng dẫn khách về bàn bằng bàn tay với các ngón khép lại, đi trước khách từ 1-1.5m
Khi dẫn khách tới bàn, giới thiệu đây là bàn của khách
3. Mời khách vào bàn và giới thiệu thực đơn
a. Kéo ghế mời khách ngồi và trải khăn ăn cho khách
Kéo ghế mời phụ nữ và người lớn tuổi trước
Dùng hai tay cầm vào hai bên thành ghế ngã về sau một góc 15 độ
Nếu khách ăn kiểu à la carte thì trải khăn ăn vào lòng khách. Nếu khách ăn kiểu Buffet thì gấp khăn ăn thành hình tam giác và đặt bên trái khách.
Tumblr media
Phục vụ bàn đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên nghiệp
b. Giới thiệu thực đơn
Dùng tay phải đưa thực đơn vào chính diện của khách (tùy theo nhà hàng mà thứ tự thực đơn món ăn và thức uống có thể thay đổi), nghiêng thân người khoảng 30 độ
Lùi về sau tầm 1.5, đợi khách chọn món
Mời thực đơn cho khách bằng phương pháp offer (giới thiệu) và upsell (giới thiệu món có giá cao nhất rồi đến món giá thấp dần)
c. Ghi nhận order
Điền vào phiếu order các yêu cầu gọi món
Xin yêu cầu của khách về chế biến món ăn (chín tái hay vừa, ít cay hay cay…)
Nhắc lại order
Cảm ơn khách và chuyển order cho bộ phận bếp, bar và thu ngân
4. Phục vụ món ăn cho khách
Dùng khay đúng quy cách nhà hàng để mang thức ăn cho khách
Chọn vị trí thích hợp để đứng quan sát khách, khi khách có nhu cầu sẽ có mặt ngay
5. Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp
a. Thanh toán
Báo với thu ngân cộng hóa đơn khi thấy khách dùng bữa xong
Kẹp hóa đơn vào sổ da, đựng trong khay và mang ra cho khách
b. Tiễn khách
Cảm ơn khách đã dùng bữa tại nhà hàng
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại
c. Dọn dẹp
Thu dọn tất cả đồ ăn, nước uống thừa và dụng cụ ăn uống bẩn
Set up bàn mới để đón khách tiếp theo
Học phục vụ bàn tại Hướng Nghiệp Á Âu
Nhằm trang bị cho các trẻ yêu thích công việc phục vụ, Hướng Nghiệp Á Âu đã thiết kế chương trình Quản Trị Nhà Hàng với những ưu điểm sau:
Học viên được rèn luyện các kỹ năng phục vụ bàn theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể áp dụng ở bất kỳ nhà hàng nào.
Giảng viên là các chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành các nhà hàng, khách sạn lớn trong nước.
Tumblr media
Phòng học nhà hàng tại Hướng Nghiệp Á Âu
Trang bị kiến thức về kỹ năng mềm như bán hàng, nắm bắt tâm lý, giải quyết những tình huống phục vụ bàn thường gặp trong nhà hàng…
Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp có giá trị toàn quốc.
Trên đây là quy trình phục vụ bàn mà phucvubankimthuy.tumblr.com đã chia sẻ với các bạn hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ công việc của nhân viên phục vụ bàn rồi nhé
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 7 years ago
Text
Công Việc Của Nhân Viên Phục Vụ Bàn Là Gì?
Nhân viên phục vụ bàn người quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của thực khách. Vậy nhân viên phục vụ làm những công việc gì, yêu cầu như thế nào và quy trình phục vụ trong nhà hàng ra làm sao. Cùng phucvubankimthuy.tumblr.com tìm hiểu nhé
Nhân viên phục vụ bàn là người trực tiếp tiếp xúc nhiều nhất với khách tại khu vực ẩm thực, hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu của khách để thực khách cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi dùng bữa tại nhà hàng, khách sạn. Do đó, nhân viên phục vụ bàn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh đơn vị và chất lượng dịch vụ. Công việc của nhân viên phục vụ bàn gồm:
1. Chuẩn bị trước khi khách đến
- Nhân viên phục vụ có trách nhiệm chuẩn bị khu vực làm việc cho hoạt động của nhà hàng, dọn dẹp sạch sẽ khu vực mình đã được phân công.
- Set up bàn ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng.
Tumblr media
Nhân viên phục vụ bàn có trách nhiệm chuẩn bị, set up bàn ăn để chuẩn bị đón khách - Ảnh: Internet
2.Thực hiện quy trình phục vụ
- Đón tiếp khách từ lễ tân.
- Thực hiện quy trình order: ghi order, giới thiệu, tư vấn đồ ăn thức uống, phục vụ đồ ăn thức uống đã được khách order.
- Phục vụ thức ăn, nước uống theo đúng bàn, đúng thứ tự gọi món và số lượng khách đã order.
- Thông báo cho khách biết sự trì hoãn và nói cho khách biết khách phải đợi trong bao lâu nếu món ăn ra chậm.
- Theo dõi, kiếm tra để mang nhanh cho khách khi các đồ uống thiếu hoặc sai.
- Phục vụ theo nguyên tắc trẻ con đến người già đến phụ nữ đến đàn ông đến chủ tiệc và chú ý rót đồ uống cho khách.
- Đảm bảo luôn có mặt và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn, phục vụ nhanh nếu khách order thêm.
- Luôn quan sát và chắc chắn rằng khu vực ăn uống của khách không thiếu muỗng, đũa, chén, đĩa, ly…
- Hướng dẫn khách thanh toán, thực hiện quá trình thanh toán.
- Chào khách, dọn bàn.
- Vệ sinh khu vực phụ trách để sẵn sàng đón lượt khách sau.
- Đảm bảo các dụng cụ của nhà hàng: Bàn, ghế, dụng cụ liên quan khác luôn trong tình trạng ổn định. Khi có bất kỳ sự cố hoặc dấu hiệu bất thường như sứt mẻ, hỏng hóc cần báo ngay cho cấp trên để giải quyết.
Tumblr media
Nhân viên phục vụ bàn phải đảm bảo phục vụ đúng – đủ số lượng, thứ tự món ăn mà khách đã gọi, sẵn sàng hỗ trợ khách khi cần - Ảnh: Internet
3. Phối hợp bộ phận khác và làm theo yêu cầu khác của cấp trên
- Hỗ trợ các nhân viên phục vụ ở khu vực khác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đặc biệt là vào giờ cao điểm, khách đông.
- Phối hợp linh hoạt với những bộ phận khác như: Thu ngân, Kế toán, Lễ tân, khu vực Bếp,... để mang đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị của cấp trên.
Đó là các công việc mà nhân viên phục vụ bàn sẽ đảm nhận, thực hiện nhằm mang đến cho khách hàng những bữa ăn ngon miệng, thoải mái. Để tạo sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ, xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, nhân viên phục vụ bàn cần lưu ý các tiêu chuẩn phục vụ sau:
- Tiếp cận với khách sau khi họ ngồi 30 giây, phục vụ phụ nữ trước sau đó đến người già và trẻ con.
- Khi phục vụ bàn luôn quan sát vị trí đứng của mình, phục vụ món theo trình tự, trừ khi có yêu cầu đặc biệt.
- Phục vụ đồ ăn, đồ uống khách bằng tay phải và bên phải của khách.
- Lấy các đĩa đã dùng xong bằng tay phải và bên phải khách và tuyệt đối không được với tay qua mặt khách.
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của các nhân viên phục vụ bàn. Với công việc phục vụ bàn thì sự chăm chỉ, nhanh nhẹn, nhiệt tình và cẩn thận là những kỹ năng quyết định để bạn thành công. Nếu bạn là phục vụ bàn chưa có kinh nghiệm thì hãy tham khảo: Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Phục Vụ Bàn Cho Người Bắt Đầu và thực hiện từng bước nhé
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 7 years ago
Text
Quy trình order trong nhà hàng chuyên nghiệp
Trong các kiến thức nền tảng của ngành nhà hàng khách sạn thì quy trình order trong nhà hàng là một kỹ năng mà bất kì một nhân viên phục vụ nào cũng phải “nắm rõ như lòng bàn tay”. Quy trình order món trong nhà hàng gồm những bước nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về công việc phục vụ bàn của nhân viên nhà hàng.
Tumblr media
Nhân viên phục vụ nhà hàng cần nắm rõ các bước order món trong nhà hàng (Ảnh: Internet)
Vì sao quy trình order món ăn quan trọng?
Cùng với chất lượng món ăn, giá cả, không gian, tính vệ sinh an toàn thực phẩm… thì thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên chính là một yếu tố hàng đầu kéo khách hàng quay trở lại nhà hàng. Người nhân viên muốn phục vụ khách hàng tốt nhất thì nhất định phải nắm rõ các bước trong quy trình order nhà hàng.
Kiểm soát quy trình order và thanh toán trong nhà hàng
1.Tiền tip
- Nhân viên không tự yêu cầu hoặc không được có hành động yêu cầu khách cho tiền tip.
- Tiền tip phải chuyển cho thu ngân ngay sau khi nhận được và quản lý theo quy chế của công ty.
2.Quản lý các quyển order
- Quản lý nhà hàng phải trực tiếp hoặc uỷ quyền cho một nhân viên chuyên quản lý việc giao nhận các quyển order từ thu ngân.
- Hàng ngày khi giao các quyển order cho người ghi thì người quản lý phải bàn giao đầy đủ tên quyển, số liên còn lại.
- Mọi việc bàn giao phải có xác nhận của người nhận vào sổ giao nhận.
- Người được trao order không cho người không có trách nhiệm giữ các quyển order.
- Trong thời gian không phục vụ phải cho các quyển order vào tủ có khóa.
Tumblr media
Quy trình ghi order cần được kiểm soát chặt chẽ (Ảnh: Internet)
3.Cách ghi order
- Khi bắt đầu vào ca mới, người ghi order phải ghi ưu tiên các quyển order còn ít liên.
- Nhân viên ghi order phải ghi theo thứ tự số tăng dần trong quyển order. Ví dụ: Số ghi mới nhất là 23 thì ghi tiếp vào số 24.
- Sau khi ghi order chuyển ngay, đủ và đúng thời gian các liên của order đến các bộ phận liên quan.
- Ghi rõ ràng, đầy đủ mã món ăn, số lượng món trong order và hạn chế viết tắt trừ những quy định riêng của nhà hàng.
- Nhân viên phục vụ bắt buộc giữ lại một liên trong order.
- Toàn bộ nội dung trong các liên phải giống nhau. Mọi việc thay đổi vào các liên sau khi đã ghi order phải có ý kiến và xác nhận của quản lý nhà hàng.
4.Quy tắc huỷ order
- Khi huỷ món nhân viên bàn luôn phải chuyển cả ba liên cho quản lý nhà hàng xác nhận, và chuyển cho thu ngân.
- Khi huỷ luôn luôn phải có chữ ký của quản lý nhà hàng lên tất cả các liên sau khi kiểm tra tất cả các sản phẩm hủy một cách đầy đủ.
- Mọi trường hợp khách trả lại món ăn, đồ uống thì phải có chữ ký của quản lý nhà hàng vào các liên order. Quản lý nhà hàng báo cáo lý do tại sao món ăn bị trả lại trong báo cáo cho ban giám đốc.
5.Sử dụng tiền trong giờ làm việc
- Trong thời gian nhận tiền của khách tới quầy thu ngân và ngược lại, nhân viên cầm tiền không được đi vào chỗ kín hoặc vào nhà vệ sinh.
- Trong thời gian làm việc, nhân viên bàn không được đút tiền của khách, nhà hàng vào túi hoặc tủ.
- Khi phục vụ nhân viên không được mang theo tiền và những tài sản có giá trị trong người.
6.Cách xử lý khách ra về nhưng quên thanh toán
- Quản lý nhà hàng có trách nhiệm phân công nhân viên trực cố định tại từng khu vực, nếu khách ra về mà không thanh toán, nhân viên tại khu vực đó chịu trách nhiệm.
- Công việc của nhân viên phục vụ theo khu vực là phải đảm bảo theo dõi sát sao, không được phép rời khỏi khu vực khi chưa thanh toán, nếu rời khỏi (kể cả được điều động) thì phải giao lại nhiệm vụ kiểm soát và chăm sóc cho người khác.
- Mọi sự mất mát được quy cho người được giao sử dụng trừ trường hợp họ chứng mình đã giao cho một người khác cũng có trách nhiệm giữ order.
7.Thanh toán
- Khi nhận tiền của khách phải đếm tiền trước mặt khách, trả khách những tờ hỏng hoặc rách, đề nghị khách đếm lại tiền thừa trước khi ra về.
- Trước khi thanh toán phải hỏi khách có thẻ giảm giá, thẻ VIP, voucher, tin nhắn trong chương trình khuyến mãi của nhà hàng không.
- Nhân viên bàn phụ trách thanh toán phải nắm rõ số tiền khách đã gửi, số tiền khách phải thanh toán và kiểm tra xem số tiền thu ngân trả lại có đủ hay không.
- Không tự ý thu thêm tiền của khách nếu thiếu so với bill hay vì lý do nào khác, nếu thiếu thì xin lỗi khách và yêu cầu thu ngân ghi hoặc in bổ sung.
Nắm rõ quy trình cách order món ăn trong nhà hàng là một kỹ năng cần có nếu món làm tốt công việc của một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp. Thực hiện đúng quy trình phục vụ món trong nhà hàng sẽ để lại ấn tượng tốt cho thực khách và tăng thêm uy tín về mức độ chuyên nghiệp của nhà hàng.
Xem thêm: Waitress Là Gì? Khám Phá Nhân Tố Đặc Biệt Quan Trọng Trong Nhà Hàng
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 7 years ago
Text
Waitress là gì? Khám phá nhân tố đặc biệt quan trọng tại nhà hàng
Waitress chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng tại nhà hàng, giúp khách hàng có khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Thế nhưng không phải ai cũng biết Waitress là gì và công việc mỗi ngày của Waitress tại nhà hàng. Nếu bạn cũng đang chung thắc mắc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về vị trí này nhé
Có rất nhiều yếu tố giúp nhà hàng kinh doanh thành công, trong đó chắc chắn không thể bỏ qua vai trò của đội ngũ nhân viên. Dù ở tiền sảnh hay hậu sảnh, mỗi bộ phận đều chiếm giữ một tầm ảnh hưởng riêng. Và Waitress cũng vậy, Waitress thường được ví von là “gương mặt thương hiệu” của nhà hàng đều có lý do của nó. Bởi Waitress là người giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại nhà hàng, qua đó nâng tầm hình ảnh lẫn chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Vậy, Waitress là gì?
Tumblr media
Nhìn những ảnh này, bạn có biết Waitress là gì chưa? - Ảnh: Internet
Waitress là gì?
Waitress là khái niệm riêng dùng để chỉ các nữ phục vụ t���i nhà hàng, họ là người đảm nhận trực tiếp việc phục vụ thực khách đến dùng bữa ở nhà hàng từ lúc khách đến tới lúc khách đi. Công việc của Waitress là trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên những người làm ở vị trí này có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc tạo ra các trải nghiệm cho khách hàng, giúp khách có được những bữa ăn ngon miệng cũng như góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng
Công việc cụ thể của Waitress
1.     Thực hiện quy trình phục vụ khách:
- Đón khách và hướng dẫn chỗ ngồi thoải mái cho khách. Sau đó đưa menu để khách tiến hành chọn món ăn cũng như đồ uống. Waitress tư vấn, giới thiệu những chủ đạo hấp dẫn nhất của nhà hàng. Thực hiện quy trình order, trước khi đem chúng đi cần xác nhận lại với khách về tên món, số lượng, đơn vị tính để tránh trường hợp phục vụ sai món.
- Tiếp đó, Waitress sẽ chuyển order cho thu ngân và nhà bếp. Hỏi lại khách có cần thêm gì nữa không. Nhận thông tin món ăn từ khu vực Bếp để mang thức ăn ra bàn cho khách, đảm bảo phải phục vụ đúng món ăn, thức uống, đúng bàn, đúng thứ tự và số lượng chính xác như trong order.
- Waitress phục vụ các yêu cầu của khách như rót rượu, order thêm món, thêm nước sốt, thêm khăn, lấy chén/ dĩa mới,…
- Hướng dẫn khách tiến hành thanh toán chi phí bữa ăn. Chào tạm biệt khách rồi bắt đầu dọn dẹp bàn và thay dụng cụ ăn mới để phục vụ lượt khách khác.
Tumblr media
Waitress đảm nhận nhiều công việc khác nhau nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất - Ảnh: Internet
2.     Bảo quản dụng cụ/ trang thiết bị nhà hàng:
- Đây là nhiệm vụ quan trọng của Waitress trong ca làm việc của mình, nếu xảy ra sai sót thì xác suất Waitress đó chịu trách nhiệm và bồi thường là rất lớn. Do vậy Waitress cầ đảm bảo khu vực mình phụ trách luôn sẵn sàng những dụng cụ cần thiết để phục vụ khách như: Chén, đũa, muỗng, ly, nĩa,… Khăn trải bàn, ghế,... không bị hư hỏng hay bẩn.
- Trong khi phục vụ cần cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ, hư hỏng dụng cụ. Khi có sự cố xảy ra như rơi chén, đũa, đĩa trong lúc phục vụ cũng cần phải bình tĩnh xử lý, sau đó báo lại với cấp trên và luôn ghi nhớ phải xin lỗi khách vì đã làm phiền.
3.     Phối hợp với đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ:
- Người làm ở vị trí Waitress sẽ cần phối hợp với nhiều bộ phận khác như Thu ngân, khu vực Bếp, Lễ tân, Tiếp thực,... nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng nên khả năng làm việc nhóm rất cần thiết.
- Ngoài ra, khi khách vào nhà hàng đông, Waitress ở khu vực này cũng cần phối hợp với Waitress ở khu vực kia để hỗ trợ lẫn nhau, tránh để khách chờ đợi quá lâu.
Tumblr media
Để trở thành Waitress, bạn cũng cần có những tiêu chuẩn riêng - Ảnh: Internet
Yêu cầu của Waitress
- Sức khỏe tốt: Do tính chất công việc đòi hỏi đi lại, bưng bê, dọn dẹp,... nhiều nên cần người có sức khỏe ổn định.
- Ngoại hình sáng, giữ thái độ thân thiện, vui vẻ với khách hàng giúp họ cảm thấy thoải mái khi đến với nhà hàng.
- Chăm chỉ, chịu khó, làm việc dưới áp lực cao.
- Có trách nhiệm và tinh thần cầu tiến.
- Giỏi tiếng Anh và các ngoại ngữ là một lợi thế lớn khi làm Waitres
Sau khi hiểu được Waitress là gì qua những thông tin trên đây, bạn có cảm thấy mình phù hợp với công việc này. Nếu yêu thích, hãy mạnh dạn để theo đuổi, bạn nhé.
Xem Thêm: Nhân viên phục vụ là gì? Bật mí những điều bí mật
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 7 years ago
Text
Nhân viên phục vụ là gì? Bật mí những điều bí mật
Cùng với Lễ tân, Thu ngân, Doorman (nhân viên đứng cửa),... nhân viên Phục vụ góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp cho bộ phận Tiền sảnh tại nhà hàng khách sạn. Vậy, bạn có biết nhân viên phục vụ là gì? Vai trò, yêu cầu vị trí này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ là một vị trí quan trọng trong nhà hàng khách sạn - Ảnh: Internet
Là một trong những vị trí tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng tại khu vực ẩm thực ở khách sạn hay nhà hàng, nhân viên Phục vụ cần trang bị cho bản thân những kiến thức lẫn kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc làm thêm ở vị trí Phục vụ hay muốn nâng cao khả năng quản lý nhân sự nhà hàng khách sạn, nhất định phải nắm rõ từ A đến Z về nhân viên Phục vụ.
Nhân viên Phục vụ là gì? Phục vụ bàn là gì?
- Nhân viên Phục vụ là gì ? Là người sẽ đồng hành cùng khách hàng tại khu vực ẩm thực trong khách sạn hay nhà hàng từ lúc khách đến cho lúc khách rời đi. Họ giúp thực khách cảm thấy được chào đón, quan tâm và thoải mái dùng bữa khi được phục vụ bàn tận tình.
- Phục vụ bàn là gì ? là công việc của nhân viên Phục vụ, họ sẽ hướng dẫn khách chọn được chỗ ngồi ưng ý, đưa thực đơn và gợi ý khách chọn món theo sở thích sau đó sẽ chuyển order xuống bộ phận Bếp. Trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng khách sạn, nhân viên Phục vụ phải ở trong tâm thế sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách, từ đó tạo nên hình ảnh đẹp cho nhà hàng khách sạn.
Tumblr media
Nhân viên Phục vụ góp phần tạo nên hình ảnh cho nhà hàng khách sạn - Ảnh: Internet
Công việc của nhân viên Phục vụ
Bảng mô tả công việc của nhân viên Phục vụ bàn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về trách nhiệm và vai trò của những người đảm nhận vị trí này:
Giai đoạn chuẩn bị trước khi khách đến
Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ khu vực ăn uống để chuẩn bị cho hoạt động của nhà hàng.
Set up bàn ăn theo tiêu chuẩn tại nhà hàng: Bàn, ghế, khăn trải bàn, chén đĩa, ly,...
Giai đoạn đón khách
Nhận thông tin và đón khách vào từ Lễ tân.
Hướng dẫn vị trí ngồi cho khách.
Hỏi xem khách sẽ gọi món ngay hay đợi thêm bạn cùng bàn?
Đưa thực đơn, giới thiệu, tư vấn đồ ăn thức uống cho khách theo sở thích.
Tiến hành ghi order và xin phép khách đợi trong giây lát.
Mang order gửi cho bộ phận Bếp, mang nước cho khách dùng trong lúc đợi đồ ăn.
Tiếp nhận đồ ăn nước uống như thực đơn, kiểm tra xem có chính xác như khách gọi không rồi mang ra cho khách, mời khách dùng bữa.
Đứng ở vị trí khách có thể dễ dàng gọi đến để hỗ trợ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn.
Thực hiện quá trình thanh toán, xác nhận với khách trước khi chuyển đến quầy Thu ngân.
Chào tạm biệt khách và tiến hành dọn dẹp khu vực bàn để chuẩn bị đón khách mới.
Giám sát, bảo quản dụng cụ làm việc
Trước và sau khi kết thúc ca làm việc, mỗi nhân viên Phục vụ cần kiểm tra lại khu vực mà mình đảm nhận. Họ cần đảm bảo rằng các dụng cụ ăn uống như chén, đĩa, muỗng, ly,... đều sạch sẽ để phục vụ thực khách. Song song đó, các dụng cụ của nhà hàng: Bàn, ghế, dụng cụ liên quan cho khách sử dụng đều trong tình trạng ổn định. Nếu xảy ra dấu hiệu bất thường, nhân viên Phục vụ cần báo ngay cho cấp trên để giải quyết nhanh trước khi khách đến.
Công việc khác
Linh động phối hợp với nhân sự bộ phận khác: Bếp, Thu ngân, Lễ tân,... mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hỗ trợ nhân viên Phục vụ khu vực khác hoàn thành nhiệm vụ khi khách đông theo chỉ thị cấp trên.
Báo cáo tình hình làm việc và các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.
Tumblr media
Sự nhiệt tình và chu đáo của nhân viên Phục vụ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái - Ảnh: Internet
27 quy trình của nhân viên phục vụ trong kinh doanh nhà hàng
1.Cách làm vệ sinh
Trước khi vào giờ bán hàng Nhân viên ở khu vực nào phải làm vệ sinh khu vực đó.
Làm chân bàn, ghế….
Ghi chú:
Phải sử dụng nước, xà phòng và khăn để lau ( khăn phải vắt khô mới lau đồ)
Dùng khăn có xà bông lau trước sau đó dùng khăn khô lau sạch
Lau từ trên xuống dưới
2.Cách trải khăn bàn
Quan sát mép của khăn bàn để khi bung khăn ra phải đều, cho một đầu của khan xuống hẳn mép bàn rồi kéo nhẹ khăn lên, vừa kéo phải vừa chỉnh sao cho khăn phải cân đối với bàn, các mép của 4 góc khăn phải bằng nhau.
Ghi chú:
Trải khăn trắng trước mới đên khãn trang trí ( khăn xanh)
Khăn trang trí phải được trải chính giữa của bàn.
Kiểm tra kỹ khăn trước khi sử dụng, loại bỏ khăn thủng, bẩn (khăn không đủ tiêu chuẩn phục vụ phải loại ngay khi nhận khăn). (xem đầy đủ)”
Yêu cầu đối với nhân viên Phục vụ nhà hàng khách sạn
Công việc của nhân viên Phục vụ không hề dễ dàng và nhẹ nhàng, vậy nên để hoàn thành tốt vai trò của mình, những người làm vị trí này cần đảm bảo các nguyên tắc khi phục vụ:
Chủ động trong công việc từ lúc chào đón, sắp xếp chỗ ngồi cho khách đến lúc giới thiệu thực đơn, ghi chú yêu cầu rõ ràng.
Lưu ý đến đoàn khách có trẻ em đi cùng. Ưu tiên phục vụ trẻ em và người tàn tật.
Phục vụ món ăn hoặc đồ uống trước cho khách trong khi chờ món ăn.
Quan sát khách để phục vụ đúng thời điểm, không làm phiền khách.
Tuyệt đối không được chủ động dọn bàn khi khách chưa rời khỏi hoặc khách chưa yêu cầu.
Tránh bàn tán, bình luận về khách với người khác.
Giữ thái độ hòa nhã, tươi cười và đáp ứng đúng yêu cầu, làm hài lòng khách.
Nhân viên phục vụ là một trong những đối tượng mà khách hàng tiếp xúc nhiều nhất khi đặt chân vào nhà hàng. Đó là người tư vấn giúp khách hàng chọn món, chuyển yêu cầu thực đơn xuống quầy và nhà bếp đồng thời là người tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu, thoải mái trong suốt thời gian có mặt tại nhà hàng. Sau đây là 4 kỹ năng cần thiết của một nhân viên phục vụ giỏi.
4 kỹ năng cần thiết của nhân viên phục vụ nhà hàng
Luôn luôn mỉm cười với khách hàng
Nếu có một công việc nào cần thể hiện sự niềm nở, tận tuỵ thì đó chính là công việc của nhân viên phục vụ bàn. Kể cả khi bạn mệt nhoài hay bận tối mắt tối mũi với hàng chục khách hàng khác nhau thì bạn vẫn cần phải giữ nụ cười niềm nở với khách.
Bởi vì bạn là người nói chuyện trực tiếp với khách hàng nên dấu ấn của quán trong mắt khách hàng chính là bạn. Nụ cười của bạn khiến khách hàng cảm thấy họ được phục vụ từ tâm và bữa ăn sẽ diễn ra thoải mái, dễ chịu hơn.
Trí nhớ tốt, nắm rõ thực đơn
Trí nhớ tốt là một trong những yếu tố để bạn trở thành nhân viên phục vụ thành công. Bạn cần có trí nhớ để ghi nhớ thông tin các món có trong thực đơn và tư vấn cho khách, các món khách từng bàn đã gọi…
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người ta đã sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng , tích hợp thực đơn điện tử trên các thiết bị di động như iPad, máy tính bảng… nên công việc của nhân viên phục vụ có thể giảm bớt gánh nặng cần phải ghi nhớ, việc order món cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. (xem tiếp 2 kỹ năng còn lại tại đây nhé)”
Cách giao tiếp của nhân viên Phục vụ
Có thể đánh giá, giao tiếp là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng mà nhân viên Phục vụ nhà hàng khách sạn cần có. Dù đang trong tâm trạng như thế nào, nhân viên Phục vụ cũng cần giữ hình ảnh thân thiện và chuyên nghiệp với khách. Khi đón khách, nhân viên Phục vụ phải mỉm cười niềm nở, sau đó trao đổi thực đơn với khách ở một âm giọng vừa phải và phát âm rõ ràng, tránh cho khách cảm thấy khó chịu. Giao tiếp bằng mắt cũng là cách tạo sự kết nối hiệu quả với khách hàng.
Những sai lầm của nhân viên phục vụ không chuyên nghiệp
Để phân biệt sự khác nhau giữa những người phục vụ chuyên nghiệp với những người thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nhà hàng, chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát. Và sau đây là những điều mà nhân viên phục vụ chuyên nghiệp không nên làm:
- Sử dụng điện thoại di động
Sử dụng điện thoại trong khi phục vụ thể hiện thái độ làm việc không nghiêm túc,thái độ làm việc không tích cực.Vì thế nên tắt điện thoại trong khi làm việc và không để khách hàng nhìn thấy.Tốt nhất là không mang điện thoại theo người khi làm việc.
- Để lại ly rỗng trên bàn
Chắc chắn rằng một đống ly cốc tai xung quanh sẽ khiến bạn có vẻ như vừa trải qua một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu điều đó xảy ra ở nhà hàng nó đồng nghĩa với việc những người phục vụ cũng đang có khoảng thời gian tuyệt vời và chẳng thèm để ý đến khách hàng.
- Thái độ làm việc thiếu nhiệt tình
Không đáp lại khách hàng không thuộc bàn ăn mình phục vụ hay cảm thấy khó chịu khi khách hàng gọi yêu cầu quá nhiều luôn làm cho ấn tượng của nhà hàng bị xấu đi.Vì vậy khả năng họ quay lại nhà hàng là rất nhỏ.
- Nhầm lẫn món ăn giữa các bàn
Bạn có biết rằng tại sao khi thức ăn được mang ra, những người phục vụ chuyên nghiệp lại luôn biết chính xác ai đã đặt món gì? Có cả một hệ thống để đảm bảo thức ăn được mang tới đúng khách hàng. Do đó nếu người phục vụ quên ghi số bàn lên vé, quy trình đó sẽ thực sự bị phá vỡ và thật khó để nhớ ai đã đặt món gì.
- Dọn bàn ăn không sạch sẽ, thiếu vật dụng cần thiếu cho bữa ăn.
Điều làm khách hàng dễ tức giận nhất là sự chờ đợi. Nếu khi thức ăn được mang ra, khách hàng chưa có những đồ cần thiết để thưởng thức bữa ăn, họ sẽ phải đợi bạn chuẩn bị đồ, và điều này sẽ khiến thức ăn nguội lạnh và học sẽ tức giận.
- Mất bình tĩnh
Đừng để sự mệt mỏi hay chán nản của bạn làm mất đi nụ cười trên khuôn mặt. Nếu bạn để lộ sự lo lắng của mình, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp.
- Ngồi vào bàn ăn cùng khách hàng
Trừ khi khách hàng thực sự là bạn tốt của bạn, nếu không việc ngồi vào bàn ăn cùng khách thực sự là một hành động thô lỗ và ngớ ngẩn. Bạn sẽ trở thành vị khách không mời mà tới và gây khó chịu cho mọi người.
- Cung cấp thông tin thiếu chính xác cho khách hàng
Rõ ràng điều đó ảnh hưởng vô cùng xấu tới bữa ăn, hơn nữa nó sẽ tiếp tục gây cản trở cho những người phục vụ sau đó. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến hậu quả nặng nề.
- Ngại việc viết mọi thứ ra giấy
Nhiều người phục vụ có suy nghĩ sai lầm rằng họ có trí nhớ vô cùng tốt nên có thể nhớ tất cả, việc viết ra giấy khiến họ trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhưng thực tế là điều đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn.
- Buôn chuyện ngoài sảnh
Buôn chuyện ngoài sảnh sẽ khiến nhà hàng của bạn trông thiếu chuyên nghiệp, trông giống như một tụ điểm để bàn tán
Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về nhân viên Phục vụ nhà hàng khách sạn.
Hầu hết các bạn sinh viên thường tìm việc làm thêm từ các nhà hàng tiệc cưới.Bạn làm việc trong nhà hàng tiệc cưới? Vậy bạn đã biết quy trình phục vụ tiệc cưới đúng chuẩn là như thế nào chưa? Đừng qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm phục vụ tiệc cưới này nhé.
Xem Thêm: 
Waitress là gì? Khám phá nhân tố đặc biệt quan trọng tại nhà hàng
Thế Nào Là Quy Trình Phục Vụ Tiệc Cưới Đúng Chuẩn?
0 notes
phucvubankimthuy-blog · 7 years ago
Text
Thế Nào Là Quy Trình Phục Vụ Tiệc Cưới Đúng Chuẩn?
Hầu hết nhà hàng tiệc cưới ngày nay đều yêu cầu nhân viên của mình phải tuân thủ đúng quy trình phục vụ chuẩn để tạo nên những buổi lễ thành công và tốt đẹp. Bạn làm việc trong nhà hàng tiệc cưới? Vậy bạn đã biết quy trình phục vụ tiệc cưới đúng chuẩn là như thế nào chưa? Đừng qua bài viết dưới đây nhé!
Nhà hàng tiệc cưới là gì? Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới như thế nào?
Nhà hàng tiệc cưới (Trung tâm hội nghị tiệc cưới) là nơi tổ chức bữa tiệc cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của cô dâu và chú rể sau khi hoàn thành các nghi thức lễ cưới truyền thống. Mục đích của bữa tiệc là để cảm ơn mọi người đã đến chung vui cùng đôi vợ chồng.
Tumblr media
Tiệc cưới đang là lĩnh vực kinh doanh nhà hàng đầy tiềm năng
Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới là loại hình kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, cung cấp các gói tổ chức lễ cưới theo yêu cầu khách hàng. Nhà hàng sẽ lên kế hoạch, chuẩn bị toàn bộ quy trình cho việc tổ chức đám cưới như người dẫn chương trình, trang phục, bàn tiệc, món ăn chiêu đãi quan khách...
Quy trình phục vụ tiệc cưới nhân viên nhà hàng cần biết
Bước 1: Chuẩn bị, set up bàn tiệc
Làm vệ sinh phòng tiệc, sắp xếp bàn ghế theo sơ đồ tại khu vực được phân công
Gấp khăn khăn, chuẩn bị dụng cụ ăn uống, gia vị
Trải khăn bàn, set-up bàn tiệc với đầy đủ các dụng cụ, vật dụng cần thiết theo quy định của nhà hàng
Tumblr media
Nhân viên phải cẩn thận trong việc chuẩn bị set-up bàn tiệc
Bước 2: Đón khách và xếp chỗ ngồi
Đến giờ đón khách, nhân viên phục vụ xếp thành hàng tại cửa phòng tiệc để đón khách
Khi khách đến, nhân viên phục vụ phải chủ động chào khách, hướng dẫn khách tìm vị trí ngồi phù hợp
Bước 3: Phục vụ tiệc
Khi khách đã ngồi vào bàn, nhân viên phục vụ rót đồ uống cho khách
Khi tiệc bắt đầu, nhân viên phục vụ lần lượt mang các món ăn ra theo trình tự thực đơn của nhà hàng, ở đây, món ăn đã được đặt trước nên nhân viên phục vụ không cần bước đưa menu cho khách chọn món như ở quy tình phục vụ alacarte
Bạn có thể sử dụng khay phục vụ để có thể bê cùng lúc món ăn cho nhiều bàn. Lưu ý khi đặt các món ăn vào bàn, nhân viên phải đặt món ở vị trí thuận tiện để khách dễ dàng lấy thức ăn
Trong quá trình mang thức ăn ra, nhân viên phải kết hợp với việc thu dọn những dụng cụ bẩn và bổ sung những dụng cụ thay thế
Thực hiện những yêu cầu phát sinh của khách dự tiệc, phục vụ khách với thái độ nhiệt tình, chu đáo
Trong quá trình phục vụ tiệc, nhân viên phải làm việc dưới sự điều hành của nhân viên giám sát tiệc, quản lý tiệc
Tumblr media
Trong quá trình phục vụ tiệc cưới, nhân viên phải lịch sự và chu đáo
Bước 4: Tiễn khách
Khi kết thúc tiệc, một số nhà hàng, khách sạn sẽ yêu cầu nhân viên phục vụ đứng ở cửa phòng tiệc để chào tiễn khách
Nhân viên phục vụ cần thực hiện đúng các nghi thức tiễn khách theo quy định của nhà hàng
Bước 5: Thu dọn phòng tiệc
Thu dọn tất cả các dụng cụ bẩn trên bàn tiệc và mang đến khu vực rửa
Thu dọn các vật dụng của nhà hàng: lọ hoa, lọ gia vị… đặt tại khu vực quy định
Thu dọn bàn ghế và tiến hành làm vệ sinh phòng tiệc
Quy trình phục vụ tiệc cưới đòi hỏi tính tỉ mỉ và cẩn trọng tuyệt đối nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến không khí buổi lễ. Nhân viên khi thực hiện quy trình này cần tuân thủ chặt chẽ từng bước nhằm hạn chế sai sót và tạo được ấn tượng tốt đẹp nơi khách mời. 
Xem Thêm: Nhân viên phục vụ là gì? Bật mí những điều bí mật
1 note · View note