Tumgik
Chọn Kinh Doanh Bánh Ngọt Tại Nhà Hình Thức Khởi Nghiệp Mới Dễ Thực Hiện
Một trong những ý tưởng kinh doanh hiện nay trên thị trường được ít người lựa chọn.
Tuy nhưng lợi nhuận mang lại khá cao đó là kinh doanh bánh ngọt tại nhà. 
Vì sự đặc biệt cần về kỹ năng cũng như niềm đam mê mà ý tưởng này ít được lựa chọn. 
Đó cũng là một thuận lợi về sự cạnh tranh trong thị trường dần ít đi. 
Nhưng hiện nay cũng có nhiều trung tâm đào tạo nhanh 
Hoặc những sản phẩm bánh truyền thống.
Cũng dễ dàng trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của bạn.
Xét về phân khúc sản phẩm sinh lợi hiện nay.
Thực phẩm vẫn đứng top trong ngành hàng mang lại lợi nhuận tốt nhất cho nhà đầu tư. 
Nếu theo dõi chương trình Shark Tank Việt Nam, Shark Phú cũng đã đưa ra con số. 
Tổng giá vốn cho một sản phẩm trong ngành thực phẩm không được vượt quá 30%.
Hẳn ai nhạy về con số sẽ tính ra được lợi nhuận thu về khi làm thực phẩm. 
Đó là lý do trước tiên giải thích vì sao kinh doanh bánh ngọt sinh lãi. 
Và người mở tiệm bánh ngọt cũng không lo bị lỗ nặng trong giai đoạn đầu nếu khéo léo kiểm soát mọi thứ
Yếu tố thứ hai trả lời cho việc kinh doanh bánh ngọt lãi cao chính là bởi đặc thù ngành thực phẩm. 
Để người tiêu dùng soi xét kỹ chất lượng sản phẩm thì cũng còn khuya mới biết giá vốn để làm ra loại bánh đó là bao nhiêu. 
Bởi sự khác biệt mang lại lợi nhuận cho những ai mở tiệm bánh ngọt. 
Chính là nguyên liệu đầu vào, cách pha chế, nhào bột để cho ra đời một sản phẩm bánh ngọt và mức giá bán ra thị trường.
Yếu tố thứ ba tác động tới lợi nhuận khủng trong kinh doanh bánh ngọt. 
Chính là từ phía người tiêu dùng. 
Mới mở tiệm bánh ngọt, chủ quán tính bán rẻ để lấy khách. 
Nhưng người tiêu dùng khi thấy giá rẻ hơn, thậm chí khẩu vị ngon hơn lại lẩm bẩm "không biết pha cái gì mà ngon lại rẻ nữa". 
Nắm bắt tâm lý này những người mới mở tiệm bánh ngọt cho tới kinh doanh bánh ngọt lâu đời chả dại gì mà bán giá thấp. 
Nhờ vậy mới có lợi nhuận khủng.
Về thách thức
Bên cạnh những cơ hội trên thì việc mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cũng đem lại một số thách thức như sau.
Thách thức đầu tiên mà bạn phải đối diện khi muốn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt đó là mức độ cạnh tranh trong ngành vô cùng gay gắt. 
Các đối thủ cạnh tranh luôn có những chiến lược kinh doanh nhất định, khó có thể lường trước được. 
Và nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thì sẽ dẫn đến tình trạng không bán được sản phẩm, từ đó gây ra thua lỗ.
Khó khăn thứ hai mà bạn phải tìm cách giải quyết đó là vấn đề bảo quản bánh. 
Nếu không biết cách bảo quản hay điều kiện bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh. 
Làm cho bánh hỏng dẫn đến ảnh hưởng doanh thu cửa hàng. 
Trong trường hợp bán bánh kém chất lượng thì sẽ làm mất uy tín thương hiệu của bạn.
Vậy nên chọn kinh doanh bánh ngọt tại nhà là một khởi đầu an toàn. 
Và nhận bánh theo đơn order hoặc làm số lượng ít để đảm bảo chất lượng bánh và uy tín. 
Bạn cũng nên trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan cũng như vạch ra cho mình một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể.
Nếu kinh doanh tại nhà, bạn hãy lưu ý đến việc đóng gói và vận chuyển để tạo sự chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình. 
Khách hàng dù mua số lượng ít nhưng nếu bạn có khung giá vận chuyển và cách đóng gói sản phẩm đẹp.
Người nhận sẽ cảm thấy được chăm sóc như tại các tiệm bánh ngọt danh tiếng. 
Đừng ngại ngần trong việc tạo nét riêng biệt cho cửa hàng của bạn nhé.
1. Nên có một vài loại bánh chủ đạo cho cửa hàng
Điều đầu tiên là cần chọn loại bánh chủ đạo cho tiệm của mình. 
Bạn từng học ở một trường đào tạo nghề bánh? 
Bạn có thể làm được rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh gato truyền thống.
Bánh tiramisu, bánh cheese, bánh mousse hay bánh cupcake,… 
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, liệu đâu sẽ là loại bánh khiến khách hàng nhớ đến cửa tiệm của mình? 
Vì sao tập đoàn Ajinomoto kinh doanh cả gia vị, nước giải khát, dược phẩm,…
Nhưng tại Việt Nam khi nhắc đến Ajinomoto người ta thường nghĩ ngay đến mì chính và hạt nêm? 
Hay tại sao Vinamilk kinh doanh cả bột ăn dặm và kem nhưng khi nhắc đến thương hiệu này, người ta chỉ nghĩ ngay đến các sản phẩm sữa. 
Đó là lý do vì sao khi mở tiệm bánh ngọt, bạn nên tập trung vào một vài loại bánh sở trường của mình. 
Chỉ có như vậy bạn mới tạo được điểm nhấn và sự khác biệt của so với đối thủ cạnh tranh. 
2. Cân nhắc về số lượng bánh trong menu, đừng quá tham lam!
Thời gian đầu khi quán mới đi vào hoạt động lượng khách chưa ổn định. 
Bạn nên cân nhắc kỹ về số lượng bánh trong menu. 
Cần phải làm sao để tận dụng tối đa nguyên vật liệu. 
Và giảm thiểu lượng dư thừa hay thất thoát, hư hỏng nhiều.
Bánh kem, bánh ngọt là những loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng nếu để quá lâu.
Vì vậy bạn chỉ nên làm một số lượng bánh vừa đủ để bán trong ngày. 
Đặc biệt, hạn sử dụng của các loại bánh cũng khác nhau do đặc thù nguyên liệu không giống nhau. 
Do đó ngoài việc nghiên cứu công thức làm bánh ngon nhất, bạn cũng nên tìm hiểu về cách bảo quản tốt nhất cho từng loại bánh khác nhau. 
3. Xây dựng ý tưởng, phong cách 
Để xây dựng ý tưởng cho tiệm bánh, trước tiên bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. 
Sau đó là chọn một vài ý tưởng trang trí cho kiểu chụp bánh để tạo một phong cách riêng cho bạn trên mạng xã hội, giúp khách hàng nhớ tốt hơn.
4. Đừng mở tiệm bánh mà chỉ bán bánh
Cafe bánh, trà bánh hay bánh kết hợp cùng với các loại rượu ngon thượng hạng ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Trà, cafe và rượu là một trong những loại thức uống phù hợp nhất để kết hợp cùng với bánh. 
Tuy nhiên, bạn cần có sự nghiên cứu cũng như tìm tòi các công thức, tránh kết hợp chúng một cách bừa bãi nếu không sẽ biến thành thảm họa đấy. 
Lưu ý là không nên làm combo bánh với những đồ uống quá ngọt hay có ga nhé. 
Chúng sẽ làm cho món bánh ngọt của bạn trở nên khó ăn hơn rất nhiều. 
5. Nghiên cứu kỹ khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh
"Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng" là câu nói nổi tiếng được áp dụng trên rất nhiều phương diện khác nhau. 
Trong kinh doanh cũng không ngoại lệ. 
Để thành công được trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt này thì bạn không chỉ biết mình mà còn phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh. 
Hãy nghiên cứu và phân tích kỹ đối thủ của mình và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của họ. 
Hiện nay, các tiệm bánh ngọt xuất hiện rất nhiều. 
Do đó bạn cần nắm bắt được thị hiếu của người ti��u dùng và những xu hướng mới để thu về nhiều lợi nhuận cho mình.
Một số loại hình kinh doanh bánh ngọt tại nhà
Có rất nhiều loại hình kinh doanh bánh tại nhà mà bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn như:
Kinh doanh bánh online: đây là hình thức kinh doanh rất phát triển và hầu hết mọi người đều chọn bán bánh online để khởi nghiệp. 
Không cần tốn chi phí thuê mặt bằng và đầu tư cơ sở vật chất mà vẫn có thể kinh doanh và thu được lợi nhuận ổn định hàng tháng.
Mở tiệm bánh tại nhà: nếu nhà bạn có vị trí thuận lợi thì bạn hoàn toàn có thể mở tiệm bánh tại nhà để kinh doanh. 
Hiện nay, mô hình bánh - café đang nở rộ, bạn có thể tìm hiểu để mở quán với mô hình này.
Mở lò làm bánh: bánh mì, bánh trung thu, bánh kem… đều là những loại bánh kinh doanh rất tốt. 
Nếu có điều kiện, bạn hãy mở hẳn một lò bánh tại nhà cho riêng mình. 
Chắc chắn nếu bánh của bạn ngon, đảm bảo chất lượng thì chỉ một thời gian ngắn, lò bánh nhà bạn sẽ ăn nên làm ra.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị dạy làm bánh chuyên nghiệp, bạn có thể chọn lựa.
Và theo học các khóa làm bánh để bổ trợ thêm kiến thức và kỹ năng cho mình. 
Bạn lưu ý là chỉ nên chọn những cơ sở uy tín để được đào tạo bài bả .
Và tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như bí quyết quý báu làm nền tảng cho việc kinh doanh của mình nhé.
0 notes
Bật mí cách mở quán cafe ít vốn cho người mới kinh doanh
Có rất nhiều cách để kinh doanh, trong đó, cách mở quán cafe ít vốn được nhiều người quan tâm nhất. 
Vậy làm thế nào để kinh doanh thu hồi vốn nhanh nhất với tiệm coffe? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Các lưu ý trong cách mở quán cafe ít vốn mà bạn nên quan tâm
Khách hàng đến với quán của bạn thường không đặt nặng mối quan tâm về vật dụng mới hay cũ.
Vấn đề họ quan tâm là họ cảm thấy thoải mái, dịch vụ tốt và thức uống tuyệt vời. 
Vậy nên thay vì quá đầu tư vào mua sắm những vật dụng không cần thiết thì hãy tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hiểu được điều này mà rất nhiều quán đã áp dụng cách đó là chuyển từ việc mua sắm những trang thiết bị mới thành đồ cũ hoặc giảm giá. 
Nhấn mạnh ở đây là đồ cũ nhưng chất lượng tốt chứ không phải đồ “nát”, đồ kém chất lượng. Việc mua sắm này mang lại lợi ích gì đến với bạn?
Phải kể đến là việc giảm chi phí đầu tư ban đầu nhưng vẫn giữ được chất lượng quán. 
Trong kinh doanh thì việc tính toán giảm chi phí đầu tư ban đầu là rất quan trọng. 
Bạn tiết kiệm được một đồng thì bạn sẽ kiếm thêm được một đồng. 
Vậy nên ban đầu nếu chưa chắc chắn về kế hoạch kinh doanh của mình thì đừng phung phí vào việc mua sắm quá.
Cách phổ biến và được rất nhiều bạn hiện đang áp dụng đó là tiếp cận các website rao vặt hoặc các group về rao vặt. 
Không khó để bạn có thể tìm thấy những mẩu tin rao bán đồ sử dụng cho quán. Có một thực tế là ngành kinh doanh cafe là ngành mà mức độ đào thải khá cao.
Khi một quán kinh doanh thua lỗ, một trong những cách giúp họ cắt bớt lỗ là bán đi trang thiết bị vật dụng nhằm cứu vớt những đồng vốn còn lại. 
Nỗi đau của người này cũng là cơ hội của người khác. 
Nhiều thiết bị vật dụng khi bạn tìm kiếm theo cách này đôi khi còn rất mới và ít được sử dụng. 
Bạn có thể mua sắm hầu hết những thứ bạn cần với giá rẻ hơn rất nhiều so với việc mua mới hoàn toàn.
Nhược điểm của việc thu mua thiết bị cũ
Nhược điểm của cách này là bạn phải xem và đánh giá được chất lượng sản phẩm khi đó. 
Nếu không xem xét kĩ thì cũng có thể gặp các sản phẩm trôi nổi không đảm bảo chất lượng hoặc thời gian sử dụng quá lâu. 
Chợ đồ cũ là một điểm đến bạn nên đến khi muốn tìm kiếm những vật dụng cho quán.
Khi những người chủ quán sau một thời gian rao vặt mà không có cá nhân hay đơn vị nào mua.
Các thương nhân chuyên mua đồ cũ sẽ thu gom lại các món đồ này và tập trung nó lại ở các cơ sở bán đồ cũ. 
Nếu ở Tp.HCM thì chợ Phạm Văn Bạch là một điểm như vậy. 
Bạn có thể tìm thấy nhiều vật dụng đẹp, mới với mức giá rất hời. 
Lưu ý là hãy trả giá cho những sản phẩm này để có giá tốt nhất.
Săn sale hay mua hàng đổi trả ở các trung tâm hay cửa hàng. 
Chúng ta thường chỉ sử dụng một sản phẩm trong khoảng vài năm. 
Cho nên việc mua một số thiết bị lỗi mốt một hai năm không giảm đi chất lượng của sản phẩm. 
Khi bạn mua đồ sale này thì lợi ích nhận lại là rất lớn. 
Đó là bạn tiết kiệm một phần giá trị sản phẩm, vừa có bảo hành theo nhà sản xuất. 
Chỉ cần có một sự tính toán và chịu khó đi lại thì bạn hoàn toàn có thể mua được những sản phẩm còn mới với giá phải chăng.
Các khoản chi phí bạn cần dự trù trong kinh doanh tiệm cafe
Chi phí thuê mặt bằng
Vị trí mở quán cà phê được coi là con át chủ bài để quyết định thành công hay không. 
Chính vì thế các quán cà phê ở vị trí mặt đường, trung tâm thành phố hoặc nằm ở 2 mặt tiền luôn nhận được sự chú ý của khách hàng.
Tuỳ theo vị trí, hiện trạng và diện tích mặt bằng của quán sẽ có sự biến động về giá. 
Thông thường chi phí thuê mặt bằng cho một mô hình quán cà phê nhỏ sẽ có giá dao động khoảng 7-15 triệu đồng/tháng. 
Đối với những khách hàng có sẵn mặt bằng là nhà ở thì sẽ giảm được mức chi phí đầu tư và lợi nhuận ròng sẽ tăng cao hơn so với mặt bằng thuê.
Chi phí thiết kế và setup quán cà phê
Việc thiết kế và trang trí nội thất quán cà phê là một trong những yếu tố rất quan trọng để bạn ghi điểm với khách hàng. 
Tuy diện tích quán nhỏ nhưng bạn cần phải thiết kế và trang trí quán bắt mắt, sang trọng và tạo ấn tượng cho khách hành ngay từ lần đầu đến quán cà phê của mình.
Đối với chính sách hợp tác nhượng quyền thương hiệu cà phê Monaco. 
Chi phí thiết kế và setup quán sẽ được gói gọn trong mức chi phí định dạng của gói mô hình mà khách hàng lựa chọn. 
Chi phí này sẽ dao động trong khoảng 45 – 85 triệu đồng (tuỳ thuộc theo từng khu vực). 
Bao gồm chi phí nội thất trang trí quán như bàn ghế, quầy bar, bảng hiệu, âm thanh, ánh sáng, các vật dụng pha chế và đồ dùng khác để vận hành quán cà phê.
Đây là điểm lưu ý trong các cách mở quán cafe ít vốn mà bạn có thể tham khảo
Chi phí mua sắm trang thiết bị quán cà phê
Nhu cầu sử dụng cà phê pha máy đang trở nên phổ biến.
Vì vậy máy pha cà phê chuyên dụng chắc chắn là một dụng cụ không thể thiếu trong các quán cà phê hiện nay. 
Đối với các quán cà phê mới mở, chưa có nhiều vốn bạn nên chọn loại máy pha cà phê nhập khẩu có mức giá dao động từ 20 -30 triệu đồng.
Nhưng vẫn đảm bảo được mức độ thơm ngon của ly cà phê espresso. 
Còn đối với những khách hàng chỉ muốn bán cà phê pha phin truyền thống.
Và không sử dụng cà phê pha máy thì có thể trừ được khoản chi phí này.
Ngoài ra bạn cần trang bị các thiết bị cần thiết khác như tủ lạnh, ti vi, máy ép,…
Để phục vụ chất lượng cho quán cà phê của mình một cách tốt nhất. 
Những đồ dùng này có thể tận dụng nếu đã có sẵn của gia đình để tiết kiệm chi phí ban đầu.
Chi phí nguyên vật liệu ban đầu
Có thể nói hương vị của 1 ly cà phê phụ thuộc đến 75-80% vào nguyên liệu.
Chính vì thế chất lượng luôn làm nên thương hiệu của cà phê Monaco.
Để bước vào duy trì hoạt động của quán thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu như: cà phê, sữa, các loại trà, các loại syrup pha chế,… 
Và một số nguyên liệu cần thiết khác để có thể pha chế các loại đồ uống trong menu của quán. 
Chi phí nguyên vật liệu sẽ nằm trong khoảng 3-5 triệu đồng tuỳ thuộc vào menu và định hướng kinh doanh của quán.
Chi phí khác để duy trì hoạt động quán cà phê
Một số chi phí để duy trì hoạt động quán mà bạn cần tính toán đến khi bắt đầu vận hành quán cà phê
Bao gồm: tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền lương cho nhân viên cũng như các chi phí phát sinh khác.
Và khi bạn có nguồn vốn không nhiều thì bài toán được đặt ra ở ��ây là chúng ta phải làm gì để có thể mở quán cafe nhỏ. 
Câu trả lời của tôi là hãy tìm được những vật dụng giá tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng của chúng ta.
Trên đây là các thông tin cần thiết về cách mở quán cafe ít vốn mà bạn cần quan tâm. 
Theo dõi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích nhất hiện nay.
0 notes
Các loại thức ăn cho cá cảnh tốt nhất hiện nay và cách cho cá ăn đúng chuẩn
Chọn đúng thức ăn cho cá cảnh là cách cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cá. Tuy nhiên, ngoài việc chọn được thức ăn cho cá, bạn còn cần biết cách cho cá ăn đúng chuẩn để cá được sinh trưởng an toàn và khỏe mạnh.
1. Thức ăn thực vật
Khi ở trong các ao hồ, sông suối, cá thường ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm…Đây sẽ nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho chúng. Loại thức ăn thực vật này có loài ăn nhiều, có loài ăn ít nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Do vậy, bạn có thể thả thêm vào trong bể những lá xà lách hoặc rau muống để thi thoảng chúng được thay đổi khẩu vị.
2. Thức ăn động vật
Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh. Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá với đủ các kích thước khác nhau như hồng trần, thuỷ trần, bọ gậy (loài có kích thước bé) hay giun đất, tôm tép, cua đồng (loài có kích thước lớn).
– Hồng trần, thuỷ trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những những ao hồ có hồng trần, thuỷ trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Bạn dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt hồng trần, thuỷ trần vào sáng sớm. Khi vớt hồng trần, thuỷ trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn.
– Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như hồng trần, thuỷ trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.
– Trùng bánh xe Rotatoria thuộc ngành Giun tròn Nemathelminthes là nhóm động vật không xương sống rất nhỏ (1-3mm) tìm thấy ở ao và vũng nước ngọt. Những loài phổ biến nhất là Brachionus rubens và Hydatina senta. Có thể dùng vợt dài 60cm, đường kính vợt 15cm với lưới bằng nilông mịn mặt đặt ở chỗ nước tĩnh. Trùng bánh xe là thức ăn quan trọng của cá bột và cá ăn nổi.
– Giun chỉ: Giun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ. Giun chỉ sống thành từng “núi” tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng. Giun chỉ ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật…nên chúng có nhiều chất đạm trong cơ thể rất tốt cho cá. Bạn nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.
– Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất.
– Bọ một mắt hay con độc nhãn Cyclops cũng là một nhóm sinh vật nhỏ thuộc bộ Chân kiếm Copepoda lớp Giáp xác, ngành Chân khớp như Rận nước. Thường nhỏ hơn Daphnia có màu xanh xám. Chúng là thức ăn tốt cho cá săn bắt mồi. Không nên cho chúng vào bể nuôi sinh sản nếu thấy chúng có mang theo trứng hay con.
– Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như cá rồng, cá tai tượng…
– Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò… băm nhuyễn: Cũng là thức ăn cho cá cảnh đầy bổ dưỡng
3. Thức ăn hỗn hợp
Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để thay đổi khẩu vị cho cá. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn hỗn hợp là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá. Trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng sẽ quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:
– Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.
– Cám hỗn hợp: loại cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương…rất bổ cho cá.
– Thức ăn cho cá cảnh: Đây là loại có sẵn trên thị trường tại các cửa hàng cá cảnh, nhiều và rẻ như thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia… Ngoài ra còn có thức ăn đông lạnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.
Cách Chăm Sóc Cá Cảnh
Đối với người nuôi cá cảnh, việc chăm sóc và nuôi cá cảnh sẽ gồm rất nhiều công đoạn, từ việc chọn hồ cá, chọn giống cá, nguồn thức ăn cho cá cảnh và nguồn nước đến đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ, rồi lượng oxy trong nước sao là phù hợp nhất, để tạo cho cá một môi trường sống tốt nhất. Và vấn đề quan trọng nhất, họ quan tâm đến nữa chính là cách cho cá ăn sao tốt nhất, vì có khá nhiều người không nắm được những thông tin cơ bản trong cách cho cá ăn mà dẫn đến tình trạng các chết vì đói, vì ăn nhiều, nguồn nước bị bẩn. Hiểu tâm lý này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 cách cho cá ăn khá đơn giản mà phù hợp với cá cảnh nước mặn, nước ngọt.
1. Chọn thức ăn cho cá cảnh phù hợp
Trong cách chăm sóc cá, cho cá ăn thì việc chọn thức ăn phù hợp cá cảnh là yêu cầu đầu tiên mà các bạn cần phải nắm được. Phần lớn thì người nuôi cá cảnh đều rơi vào một tình trạng giống nhau, không biết được giống cá cảnh của mình thích hợp với loại mồi nào, cho ăn thức ăn nào là phù hợp nhất.
Việc cá cảnh trong bể cá của bạn có khỏe mạnh, màu sắc tươi tắn, năng động và có sức sống hay không thì nó phụ thuộc phần nào vào việc người nuôi đã cung cấp nguồn thức ăn nào cho cá, nó có phù hợp với khẩu vị của chúng, trong thức ăn có nhiều loài vi chất cần thiết hay chưa? Nếu đủ rồi thì bạn không cần phải lo về mức độ sinh trưởng của nó nữa nhé. Ngược lại, nếu chưa thì cá sẽ phát triển rất chậm, kém năng động cũng như xuống sắc, nguy hại hơn là có thể sẽ chết, bị bệnh vì thức ăn không chứa đủ chất dinh dưỡng, không hợp với khẩu phần ăn.
Có một điều may mắn cho người yêu thích nuôi cá cảnh, hiện nay các loài cá nó đều là loài quen ăn tạp, nên nguồn thức ăn cung cấp cho sự sinh tồn cũng vì thế mà đa dạng hơn rất nhiều. Khi các bạn cho cá ăn, nếu có tình trạng mới ban đầu nó ăn ít thì đừng quá vội lo bởi do cá chưa quen, đến lúc quen rồi cá sẽ ăn nhiều hơn. Để biết được thức ăn nào thích hợp nhất với loài cá cảnh mà mình nuôi, các bạn nên tìm hiểu thêm về giống cá mà mình đang nuôi, để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất về thức ăn cho cá.
Các loại cá ăn phổ biến như chúng tôi đã kể ở trên, thức ăn từ thiên nhiên và thức ăn hỗn hợp (có dạng hạt, dạng viên khá tiện dụng và bày bán nhiều trên thị trường, bởi nó đã chứa đầy đủ về nguyên tố vi lượng phục vụ cho cá cảnh phát triển), các bạn có thể tìm mua. Khi cho cá ăn, các bạn hãy chú xem cá ăn có ngon miệng không? Nó ăn ít hay nhiều và có chê mồi không? Để biết cách điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất. Cách này giúp cho bạn chăm sóc cá cảnh của mình tốt hơn, cũng là phương pháp có thể tạo thói quen về việc ăn uống của cá.
2. Lượng thức ăn cho cá mỗi ngày
Khi bạn cho cá cảnh ăn, mỗi lần chỉ nên cho một lượng vừa đủ, chứ đừng đổ quá nhiều thức ăn một cách vô tội vạ, vào hồ cá của mình để tránh tình trạng thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng, bẩn nước ở trong hồ nuôi cá của mình. Các nhớ nhé, việc môi trường sống của cá mà bị bẩn, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khiến cá cảnh bị mắc bệnh, lâu ngày sẽ khiến cá cảnh bị chết.
Mẹo cho cá cảnh ăn, các bạn nên áp dụng là hãy cho cá ăn trong vài phút, chia nhỏ thành nhiều lần và quan sát phản ứng của cá với nguồn thức ăn mình cho. Theo đó, bạn hãy rắc một ít thức ăn cho cá vào bể cá rồi đứng lùi ra xa một chút để có thể quan sát cá ăn, khi thấy cá ăn hết rồi thì lại tiếp tục cho ăn từ hai đến ba lần. Khi cho cá ăn, rắc thức ăn thì bạn nên cho ăn tập trung ở một góc, chứ đừng rắc rải rác tránh việc làm nước hồ bị bẩn. Nếu thấy cá hiện tượng thờ ơ với thức ăn, ngậm thức ăn ở trong miệng và nhả ra thì dừng lại luôn, bởi khi này cá đã ăn no.
Nguyên tắc nuôi cá cảnh, được coi là kiêm chỉ nang trong cách chăm sóc cá là cho cá ăn thiếu còn hơn là thửa, bởi nếu cá ăn ít một chút không sao nhưng khi cá ăn nhiều và nó quá có thể dẫn đến bị chết. Ngoài ra, nếu quan sát thấy trong bể cá của mình xuất hiện nhiều tảo nâu một cách bất thường, đấy có thể chính là dấu hiệu thông báo cho bạn biết rằng bể cá đang chứa nguồn thức ăn bị dư thừa ở mức cần thiết, cần phải điều chỉnh ngay.
3. Tần suất cho cá cảnh ăn trong ngày
Có rất nhiều người nuôi cá cảnh, khi chăm sóc và cho nó ăn vì không biết tần suất cho cá ăn mà cho nó ăn rất nhiều mỗi ngày. Đó là sai, hậu quả dẫn đến không cần nói ra, chắc các bạn cũng sẽ đoán ra. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá cảnh, nên cho cá ăn thường xuyên nhưng không được cho ăn cả ngày, cũng đừng vì bận rộn quá mà quên cho ăn vài ngày liền vì như thế dễ dẫn đến tình trạng cá cá chết, cá yếu và lười nhác bơi lội. Tốt nhất, các bạn nên cho cá ăn 2 lần một ngày với lượng thức ăn vừa đủ, để cá có thể ăn hết trong vòng 2 phút.
Thời điểm cho cá ăn bạn có thể áp dụng là vào buổi sáng sớm, buổi chiều mát. Cũng cần lên cho cá một giờ giấc cụ thể, nên tránh tình trạng cho cá ăn một cách bất thường, lúc thì cho ăn liên tục, rảnh lúc nào cho lúc đấy khi thì lại vài ngày mới cho ăn một lần. Cách tốt nhất, vào buổi sáng trước khi đi làm, ra khỏi nhà thì bạn nên cá ăn và buổi chiều khi về đến nhà thì cho cá ăn. Còn ngày nào quá bận rộn, không thể về sớm vào buổi chiều thì hãy cho cá ăn vào buổi sáng.
Các bạn nhớ nhé, việc tập cho cá ăn thức ăn cho cá cảnh đúng với giờ giấc vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ giúp cho cá phát triển khỏe mạnh, có thể sinh trưởng tốt nó còn giúp bạn hình thành thói quen cho mình, không quên cho cá ăn và không làm ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng của cá.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc xong các loại thức ăn cho cá cảnh, cũng như cách chăm sóc cá rồi đấy ạ. Việc có một bể cá cảnh trong nhà, nhìn chúng bơi lội thường sẽ giúp ta cảm thấy cuộc sống mình yên bình hơn khi cả ngày đã phải vật lộn với quá nhiều mệt mỏi của công việc, nó như một người bạn thân thiết của chúng ta. Vì thế, đã quyết định nuôi cá cảnh các bạn hãy chăm sóc nó tận tâm, hãy áp dụng những hướng dẫn của chúng tôi, để bể cá của mình chứa những chú cả luôn khỏe mình và tràn ngập sức sống.
Tham khảo thêm: http://lgialaitrongtoi.com/y-tuong-kinh-doanh/lam-giau-nho-kinh-doanh-ca-canh-mini-tai-sao-khong-t20122.html
0 notes
Trải nghiệm dùng công nghệ phần mềm vào trong bán hàng livestream trên facebook, tránh bị xót đơn, bom hàng. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ shop. Nếu muốn tăng doanh, thì đầu tiên cần phải áp dụng công nghệ để giảm thiểu các việc lặp đi lặp lại, tập trung vào phần chính của bán hàng. Sau đây là top 3 phần mềm bán hàng hi
0 notes
Công cụ bán hàng facebook
0 notes
In hóa đơn bán hàng livestream c��p tốc trên facebook
0 notes
Kỹ năng đàm phán thuyết phục khách hàng theo chuyên gia
0 notes
Bí quyết kinh doanh thời trang online
0 notes
Ưu điểm của livestream bán hàng
0 notes
Quản lý đơn hàng trên Facebook hiệu quả, tránh sai sót với TPos
1 note · View note