Tôi là Nguyễn Xuân Huy - CEO công ty SEOHoaPhuong có địa chỉ tại 48/29 Nguyễn Hữu Cầu, Đồ Sơn, Hải Phòng. Số điện thoại: +84 98 62 77 555. Email [email protected] Công ty cung cấp các dịch vụ SEO tại Hải Phòng uy tín nhất!
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Báo giá dịch vụ SEO công ty SEOHoaPhuong – Bảng giá SEO
SEO website được coi là giải pháp bán hàng hiệu quả nhất trong thời điểm internet thống trị toàn cầu như hiện nay. Để sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn, ngoài đầu tư vào các kênh quảng cáo khác, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp đầu tư vào SEO web và mang lại hiệu quả vượt trội. Thay vì tự mình SEO web vừa không hiệu quả, lại mất thời gian, tốn kém. Nhiều đơn vị lựa chọn giải pháp thuê SEO web của các đơn vị ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, báo giá SEO của các đơn vị có sự chênh lệch rất lớn. Vì đâu mà có sự chênh lệch này? Đây có lẽ là điều mà nhiều người đang quan tâm. Hãy cùng SEOHoaPhuong tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Báo giá dịch vụ SEO web vô cùng đa dạng
Báo giá SEO có sự chênh lệch giữa các đơn vị
Chỉ cần search từ khóa “báo giá SEO” lên thanh công cụ tìm kiếm của Google, bạn sẽ nhận về hàng triệu kết quả chỉ trong chớp mắt với rất nhiều mức giá của rất nhiều đơn vị khác nhau. Có đơn vị giá siêu rẻ chỉ vài triệu đồng. Nhưng cũng có đơn vị báo giá tới hàng chục triệu đồng. Và đơn vị nào cũng đưa ra cam kết cực hấp dẫn với khách hàng: lên TOP nhanh, bền vững, SEO lên TOP trong thời gian ngắn nhất… Điều này khiến khách hàng không khỏi băn khoăn, vậy thực chất giá dịch vụ SEO hiện nay như thế nào? Vì sao lại có sự chênh lệch như vậy?
Báo giá dịch vụ SEO phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau
Sở dĩ, bảng giá dịch vụ SEO có sự chênh lệch đáng kể giữa các đơn vị là bởi giá SEO web phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Thực trạng website cần SEO
Website chất lượng ra sao, kích cỡ như thế nào, chuẩn SEO hay chưa… cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới báo giá dịch vụ website.
Thực trạng website ảnh hưởng lớn tới chi phí SEO
Kích cỡ của website
Có thể khẳng định, website có kích cỡ càng lớn, báo giá SEO tổng th�� càng lớn. Tại sao vậy? Đơn giản bởi website càng lớn, khối lượng công việc SEO càng nhiều, có nhiều thứ cần phải tối ưu hơn so với các website nhỏ. Nội dung cho website cũng phải phong phú hơn, nhiều hơn, số lượng từ khóa cần SEO cũng nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu website của doanh nghiệp bạn lớn nhưng được tối ưu hóa, chuẩn chỉ ngay từ ban đầu. Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng ngay từ ban đầu, có liên quan chặt chẽ tới lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, hiển nhiên chi phí SEO sẽ giảm đi. Thời gian để đưa website và từ khóa lên TOP cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Như vậy, nếu muốn tiết kiệm chi phí SEO website, ngay từ ban đầu khi xây dựng website, bạn hãy cẩn thận đầu tư, thiết kế website chuẩn, chất lượng tối ưu hóa về kỹ thuật cấu trúc, chuẩn SEO, chi phí SEO càng rẻ. Ngược lại, nếu website chưa chuẩn SEO, thiết kế sơ sài, qua loa thì bắt buộc bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để tối ưu lại rồi mới có thể tiến hành SEO được.
Số lượng website cần SEO
Thường thì các đơn vị doanh nghiệp sẽ lựa chọn một website chủ đạo để SEO lên TOP. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp lớn, sở hữu nhiều website vệ tinh, có thể SEO tổng thể toàn bộ các website lên TOP. Điều đó đồng nghĩa với việc, số lượng website cần SEO càng lớn, chi phí đầu tư càng nhiều.
Nếu ngân sách của bạn hạn chế, có thể lựa chọn website chủ đạo để SEO lên TOP. Còn nếu ngân sách của bạn dồi dào, có thể tiến hành SEO tổng thể tất cả các website mà mình có, tỷ lệ lên TOP càng cao, khả năng chuyển đổi thành doanh thu thực tế càng lớn.
Cấu trúc website
Như đã nói ở phía trên, cấu trúc website như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới báo giá SEO web. Một website được thiết kế chuẩn SEO ngay từ ban đầu sẽ giảm được đáng kể chi phí SEO mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Ngược lại, một website sơ sài, chưa chuẩn SEO, phải tối ưu lại từ cấu trúc web ban đầu chắc chắn sẽ mất nhiều chi phí hơn rồi nhé!
Từ khóa cần SEO
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn hình thức SEO từ khóa thay vì SEO tổng thể toàn bộ website. Giá SEO từ khóa cao hay thấp, đắt hay rẻ phụ thuộc vào số lượng và mức độ khó của từ khóa mà doanh nghiệp muốn SEO.
Từ khóa SEO càng nhiều, càng ngắn, chi phí SEO càng cao
Số lượng từ khóa
Chi phí SEO tỷ lệ thuận với số lượng từ khóa cần SEO. SEO càng nhiều từ khóa, chi phí đầu tư càng nhiều. Vì vậy, với những doanh nghiệp mới bước đầu tiến hành SEO, hoặc có ngân sách cho SEO còn thấp, nên chọn những từ khóa ngách dễ SEO lên TOP để tiết kiệm chi phí. Sau đó, khi đạt được những hiệu quả nhất định mới tiến hành SEO những từ khóa khó và quan trọng hơn.
Độ khó của từ khóa
Chắc chắn rồi, từ khóa có tỷ lệ cạnh tranh cao, SEO khó, thời gian lên TOP lâu sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn so với từ khóa dễ SEO. Vì vậy, bạn nên cân nhắc hiệu quả của từ khóa cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp mình trước khi bắt tay vào SEO từ khóa nhé!
Độ khó của từ khóa phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Độ dài từ khóa: dễ thấy rằng, từ khóa càng ngắn gọn, SEO càng khó. Do đó, khi bắt tay vào SEO, ta nên chọn SEO những từ khóa dài để đạt được hiệu quả hơn. Chúng sẽ đóng vai trò hỗ trợ đẩy các từ khóa ngắn, keyword chính lên TOP dễ dàng hơn.
Lượng tìm kiếm từ khóa: Thông qua công cụ Keyword Planner của Google, ta có thể dễ dàng biết được từ khóa bất kỳ có lượt tìm kiếm trung bình trong một tháng là bao nhiêu. Từ khó có mức độ tìm kiếm càng nhiều càng khó SEO lên TOP.
Tóm lại, việc lựa chọn SEO từ khóa nào ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của một chiến dịch SEO. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, phân tích từ khóa thật cẩn trọng. Chọn sai từ khóa không chỉ gây tốn kém về mặt tiền bạc mà còn mất thời gian, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nữa.
Mức độ cạnh tranh
Bên cạnh những nhân tố chủ quan, báo giá SEO cao hay thấp còn phụ thuộc bởi các yếu tố khách quan nữa. Mà trực tiếp chính là những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
Website của đối thủ cạnh tranh
Chi phí SEO sẽ cao nếu đối thủ cạnh tranh của bạn mạnh, có khả năng SEO tốt. Để biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai, bạn chỉ cần gõ keyword mình cần SEO lên Google Search. Những website ở TOP đầu chính là đối thủ mà bạn cần để mắt tới.
Hãy xem xét xem website của họ mạnh về gì, hạn chế về gì, làm sao để website của bạn có thể vượt qua họ. Bằng cách, phân tích dựa trên các thông số cụ thể như:
Số lượng bài viết đạt chuẩn SEO trên website.
Số website mà họ đang SEO, số website đạt thứ hạng tốt.
Lượng backlink trỏ về website…
Nếu đối thủ của bạn mạnh, bạn sẽ phải mất kha khá chi phí đầu tư cho việc SEO web. Và nếu doanh nghiệp bạn không đủ khả năng để đánh bại họ, bạn cần phải nhờ tới sự hỗ trợ của các đơn vị SEO chuyên nghiệp như SEOHoaPhuong thì mới có thể lên TOP dễ dàng, nhanh chóng nhất.
Thứ tự hiện tại của từ khóa, website
Bạn có biết rằng, thứ tự hiện tại của website, của từ khóa bạn đang cần SEO cao hay thấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá seo web? Nếu website nằm ở vị trí quá thấp, ngoài TOP 100 của kết quả tìm kiếm trên Google, chi phí SEO bạn cần đầu tư càng lớn và ngược lại.
Bảng giá dịch vụ SEO của SEOHoaPhuong
Hiện nay, rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng để tự SEO web cho mình, trừ các đơn vị kinh doanh dịch vụ SEO chuyên nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đều thuê đơn vị SEO ngoài. Nếu thuê đúng đơn vị có khả năng thực sự, uy tín, chi phí đầu tư cho SEO sẽ giảm đi đáng kể bởi:
Chọn được đơn vị SEO uy tín, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí SEO web
Những đơn vị này có đủ khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra tư vấn xác đáng để bạn biết mình nên chọn SEO keyword nào nhanh, hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí.
Đơn vị SEO chuyên nghiệp sẽ biết sử dụng phương pháp SEO nào cho hiệu quả nhanh chóng nhất, tránh làm phát sinh thêm chi phí, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đơn vị SEO chuyên nghiệp sở hữu hệ thống tài nguyên SEO dồi dào, dễ dàng đẩy từ khóa của bạn lên TOP với giá mềm hơn nhiều so với việc bạn phải thuê các kênh này.
Vậy làm sao tìm được đơn vị uy tín thực sự để hợp tác? Bạn có thể tìm hiểu thông tin thông qua người thân, bạn bè đã từng thuê dịch vụ SEO chuyên nghiệp. Hoặc tự mình tìm kiếm thông tin của họ trên mạng, phân tích, so sánh đối chiếu nhé! Và SEOHoaPhuong là một trong những cái tên rất đáng để bạn “đưa vào tầm ngắm”. Chúng tôi tự tin mang tới cho bạn giải pháp SEO web hiệu quả nhất, an toàn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Lời Kết
Tóm lại, cách tính giá SEO của m���i đơn vị sẽ có sự khác nhau. Báo giá SEO phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê SEO web, nên tham khảo nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau để có sự cân nhắc và lựa chọn chính xác xem đâu mới thực sự là đơn vị uy tín, có giá SEO tốt nhất. Không nên vì thấy đơn vị này báo giá dịch vụ SEO website thấp hơn nhiều lần so với đơn vị kia mà nhanh chóng lựa chọn kẻo “tiền mất tật mang”, website không lên TOP được mà còn mất tiền, mất thời gian và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về vấn đề này, SEOHoaPhuong rất hân hạnh giải đáp cho bạn mọi thắc mắc 24/7.
Bài viết Báo giá dịch vụ SEO công ty SEOHoaPhuong – Bảng giá SEO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/bao-gia-seo/
0 notes
Text
Bảng tuần hoàn SEO và 4 yếu tố quan trọng ai làm SEO cũng phải biết
Các SEOer chuyên nghiệp thường nhắc tới bảng tuần hoàn SEO giống như “kim chi nam” cho việc SEO web đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy thực chất bảng tuần hoàn SEO này là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong SEO? Tất cả những thông tin hữu ích về vấn đề này sẽ được SEOHoaPhuong đề cập ngay sau đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Bảng tuần hoàn SEO là gì?
Bảng tuần hoàn SEO chính là một trong những tài liệu SEO quan trọng, được nghiên cứu và phát triển bởi Search Engine Land – một trong những thương hiệu hàng đầu cung cấp các kiến thức SEO hiện nay.
Bảng tuần hoàn SEO là gì?
Trong bảng tuần hoàn này, Search Engine Land cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích để SEOer có thể dựa vào đó SEO web lên TOP nhanh và tránh các án phạt của Google.
Nhìn vào bảng tuần hoàn SEO ở trên ta có thể thấy, các nhân tố được phân chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi phân nhóm gồm một hoặc nhiều yếu tố SEO khác nhau tạo thành. Mỗi thành phần gồm 2 ký tự: Chữ cái đầu tiên xuất phát từ phân nhóm đó còn chữ cái thứ hai là viết tắt của các yếu tố SEO.
4 yếu tố quan trọng trong bảng tuần hoàn SEO cần nhớ
Có 4 yếu tố quan trọng trong bảng tuần hoàn SEO mà bạn cần nhớ đó là: các yếu tố Onpage, các yếu tố Offpage, vi phạm và ngăn chặn. Cụ thể:
Các yếu tố Onpage
Những yếu tố Onpage là những yếu tố nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Bạn có thể quyết định việc đưa nội dung nào lên web, sử dụng cấu trúc HTML nào để công cụ tìm kiếm xác định được sự liên quan trong nội dung dễ dàng hơn. Và làm thế nào để cấu trúc web thân thiện với công cụ tìm kiếm hoặc biết nó đang gặp cản trở bởi các yếu tố nào.
Và ở trong nhóm Onpage này, có 3 yếu tố bạn cần đặc biệt quan tâm đó là:
Content: Nội dung website
Các yếu tố trong Content
Cq – QUALITY: Chất lượng bài viết trên trang không chỉ phụ thuộc vào độ độc đáo (Unique) mà còn phải phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Cr – RESEARCH: Nội dung bài viết xoay quanh từ khóa nào đó, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận nội dung website.
Cw – WORDS: Hãy sử dụng những từ, hoặc cụm từ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn.
Cf – FRESH: làm mới trang, nghĩa là thường xuyên cập nhật nội dung khi có sự thay đổi và viết về những chủ đề “Hot”.
Cv – VERTICAL: Hãy đa dạng nội dung trên trên trang. Từ text cho tới hình ảnh minh họa, video hay bản đồ chỉ dẫn…
Ca – ANSWERS: Hãy biến nội dung của bạn thành câu trả lời trực tiếp cho những thắc mắc mà người dùng tìm kiếm trên Google.
Xem thêm: cách viết content chuẩn SEO
Architecture Crawl: Cấu trúc Website
Yếu tố cấu trúc web
Ac – CRAWL: Đây là nhân tố đánh giá việc website của bạn có thuận lợi, thân thiện với công cụ tìm kiếm hay không.
Ad – DUPLICATE: Hãy thường xuyên kiểm tra trùng lặp nội dung trên website bằng công cụ Google webmasters tools.
Am – MOBILE: Đây là nhân tố đánh giá mức độ tối ưu của website trên thiết bị di động.
As – SPEED: Tốc độ tải trang.
Au – URLS: Url chứa từ khóa chính (từ khóa cần SEO) của nội dung trên trang.
Ah – HTTPS: Website của bạn có đang dùng giao thức HTTPS không. Thực tế cho thấy, https:// luôn index rất nhanh và đạt thứ hạng tốt trên Google.
HTML: Thẻ HTML mô tả nội dung bài viết
Yếu tố HTML trong bảng tuần hoàn SEO
Ht – TITLES: Thẻ tiêu đề chứa từ khóa cần SEO.
Hd – DESCRIPTION: Mô tả cho thẻ tag trên trang.
Hs – STRUCTURE: Sử dụng dữ liệu cấu trúc dạng danh sách
Hh – HEADERS: Hãy sử dụng các thẻ h1 đến h6 và chèn từ khóa vào trong các thẻ đó.
Xem thêm:
Meta title là gì?
Meta description là gì?
Article heading là gì?
Các yếu tố Off page
Đây là những yếu tố bạn không thể trực tiếp kiểm soát. Bao gồm các yếu tố sau đây:
Link Quality: chất lượng đường link trên website
Social Reputation: Khả năng lan truyền trên các mạng xã hội.
Trust Authority: độ tin tưởng của website dựa vào số lượng lượt truy cập, thời gian người dùng ở lại website và mức độ người dùng, người dùng copy, đọc, chia sẻ bài viết nhiều.
Personal Country: Website nhằm hướng tới đối tượng người dùng ở quốc gia nào.
Vi phạm
Bên cạnh việc SEO “sạch”, có không ít SEOer sẵn sàng dùng thủ thuật “SEO mũ đen” để đưa website lên TOP một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, Google có rất nhiều thuật toán thông minh, có thể dễ dàng phát hiện những kỹ thuật “bẩn” và website của bạn có thể sẽ phải chịu phạt như tụt hạng, cấm hiển thị hoàn toàn trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy, đừng dại mà dùng chiêu trò nhé!
Các yếu tố bị phạt nhiều nhất trong nhóm vi phạm gồm:
Violations Thin: Mật độ từ khóa quá thấp.
Violations Stuffing: Nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
Violations cloacking: Đặc các link, từ khóa bằng Code html chỉ cho google đọc và không hiện ra với người dùng.
Violations Paid links: Vi phạm SEO bằng cách mua link.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng trên bảng tuần hoàn SEO. Chúng có màu đỏ rất bắt mắt, nằm ở cuối các nhân tố.
Ngăn chặn
Đây là một hành động mới trong việc xếp hạng website. Công cụ tìm kiếm có thể quyết định việc không thích một website cụ thể nào đó, ngay cả khi nó không vi phạm spam hoặc SEO mỹ đen. Các hành động ngăn chặn này gồm:
Bt: Có bao nhiêu người chặn hiển thị website của bạn trên kết quả tìm kiếm
Bp: Những ai đã chặn hiển thị website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Lời Kết
Tất cả những yếu tố trong bảng tuần hoàn SEO này đều rất quan trọng. Đừng chỉ chăm chăm chú ý tới một yếu tố duy nhất, bạn hãy kết hợp tất cả các yếu tố lại với nhau để đạt được kết quả SEO tốt nhất. Hãy đặc biệt chú trọng tới các yếu tố ghi +3 bởi nó quan trọng nhất. Và hãy “né” những nhân tố màu đỏ bởi chúng sẽ khiến website của bạn bị giảm thứ hạng rất nhiều nhé! Đừng sử dụng các thủ thuật SEO mũ đen nếu không muốn website bị Google phạt. Chúc bạn thành công!
Bài viết Bảng tuần hoàn SEO và 4 yếu tố quan trọng ai làm SEO cũng phải biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/bang-tuan-hoan-seo/
0 notes
Text
SEOer chuyên nghiệp bật mí cách lập bản kế hoạch SEO tổng thể từ A – Z
Có thể khẳng định, chiến dịch SEO thành hay bại, hiệu quả hay không phụ thuộc tới 90% vào bản kế hoạch mà SEOer xây dựng. Nếu bạn là một SEOer mới vào nghề, còn “non tay” trong việc lên kế hoạch. Vậy tại sao không tham khảo ngay cách lập bản kế hoạch SEO tổng thể từ A – Z với 11 bước cực kỳ chi tiết mà SEOer chuyên nghiệp của SEOHoaPhuong chúng tôi chia sẻ. Tin chắc rằng, sau khi đọc hết bài viết, bạn sẽ biết mình nên làm gì và phải làm gì để có được kết quả SEO tốt nhất.
Theo anh Nguyễn Xuân Huy – CEO của SEOHoaPhuong, cũng là một “SEOer” chuyên nghiệp, để đưa ra được một kế hoạch SEO chi tiết, bạn cần thực hiện lần lượt các công việc theo 11 bước triển khai dưới đây.
Bản kế hoạch SEO mẫu
Các công việc cần có trong 1 bản kế hoạch SEO
Bước 1: Phân tích Website
Phân tích website là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng bạn không thể bỏ qua. Bởi thông qua việc phân tích web, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về nó và biết mình phải làm gì để nó tốt hơn. Vậy phân tích website là phân tích những gì?
Cấu trúc hiện tại của trang web: Hãy xem xem, cách thiết kế, bố cục hiện thời của web đã hiệu quả chưa, phù hợp chưa?
Nội dung trên site: Nội dung các bài viết trên site đã tối ưu chưa, số lượng bao nhiêu?
Các yếu tố Onpage (hình ảnh, Meta Title, Meta Description, thẻ H – (article heading) trong bài) đã được tối ưu chưa?
Các link ở trong bài được bố trí ra sao?
Tốc độ tải trang nhanh hay chậm?
Thứ hạng website hiện tại như thế nào?
Sau khi phân tích xong, bạn phải đánh giá được website đang có ưu điểm và hạn chế gì để có cái nhìn tổng quan nhất về nó.
Để phân tích website đạt hiệu quả tốt nhất, chính xác nhất, bạn có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng như:
Công cụ phân tích website: Xenu Link Sleuth, Website Audit của SEO PowerSuite
Công cụ Check backlink: SEO SlyGlass, Ahrefs, Open Site Explorer,…
Xem thêm: Meta description là gì?
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa, triển khai nội dung
Plan seo chi tiết
Rất nhiều SEOer hiện nay, đặc biệt là các bạn mới vào nghề nghiên cứu từ khóa còn hời hợt. Nghĩ rằng, chỉ việc lên mấy công cụ phân tích từ khóa chuyên dụng như: Keywordtool.io, Keyword Planner… lấy về một loạt các từ khóa liên quan là đã xong phần nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm nhé! Bởi có bao giờ bạn tự hỏi rằng:
Số liệu về những từ khóa mà mình thu được đó ở thời điểm hiện tại có còn chính xác không?
Đó có phải những từ khóa mà người dùng thật sự quan tâm?
Chúng có phản ảnh đúng tâm lý khách hàng không?
Tỷ lệ chuyển đổi của những từ khóa này có cao không?
Nếu bạn chỉ thu về một list từ khóa mà công cụ đưa ra, không phân tích chúng dựa trên các khía cạnh kia. Chắc chắn kế hoạch SEO của bạn sẽ chẳng đi đến đâu. Do vậy, khi đã có list từ khóa trong tay, bạn hãy nghiên cứu chúng bằng cách giải đáp những thắc mắc sau:
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Dịch vụ/ sản phẩm bạn cần SEO là gì? Ai là khách hàng mục tiêu? Phân loại nhóm khách hàng.
Thiết lập nội dung: Người dùng quan tâm tới sản phẩm/ dịch vụ nào của bạn? Họ có băn khoăn gì về sản phẩm/ dịch vụ? Họ tìm kiếm gì ở sản phẩm/ dịch vụ?
Khi bạn giải đáp được tất cả những câu hỏi trên, bạn sẽ biết website của mình nên viết các keyword nào, nội dung ra sao cho phù hợp nhất.
Bước 3: Xác định và phân nhóm từ khóa
Bước tiếp theo bạn cần làm chính là lập kế hoạch từ khóa SEO bằng cách xác định và phân nhóm từ khóa mà bạn vừa thu được ở bước 2. Bạn cần làm gì? Hãy thực hiện theo các bước nhỏ dưới đây nhé!
Tự viết ra tất cả những gì bạn đang nghĩ.
Nghiên cứu thông qua Google Search Box
Xác định Site đối thủ.
Tìm kiếm nhóm key đối thủ đang triển khai dựa vào Title, sử dụng câu lệnh: site:domain.com “keyword”.
Dùng SeoQuake để nghiên cứu thẻ Meta Keywords của đối thủ.
Dùng công cụ tìm kiếm từ khóa chuyên nghiệp:
https://keywordtool.io/
https://www.alexa.com/
https://neilpatel.com/ubersuggest/
https://kwfinder.com/
https://answerthepublic.com/
https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/
Dùng nhóm key từ Google Adword
Tổng hợp, phân loại từ khóa ở trên File Excel. Bạn hãy nhóm các từ khóa có thuộc tính giống nhau vào cùng một nhóm để bạn dễ dàng tối ưu từ khóa, tối ưu bài viết hơn.
Để nhóm từ khóa chính xác, bạn hãy chia chúng thành các nhóm như sau:
Nhóm từ khóa chính: từ khóa ngắn, khả năng cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp, lượng tìm kiếm lớn.
Nhóm từ khóa phụ: từ khóa ngắn, từ khóa dài, thường là từ khóa dạng hỏi đáp, từ khóa tin tức nhằm kéo traffic về cho website.
Nhóm từ khóa chuyển đổi: thường là những từ khóa dài, tỷ lệ chuyển đổi cao, sát với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Bước 4: Phân tích đối thủ
Phân tích đổi thủ là một bước không thể thiếu trong bản kế hoạch SEO
Đây là bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch SEO lên TOP website. Nếu xác định không đúng đối thủ, chắc chắn, chiến lược chiến thuật SEO dự án cũng không chuẩn xác đâu nhé!
Cách tìm đối thủ
Bạn hãy search các keyword chính, keyword liên quan bạn muốn SEO. Tiếp đến xác định thứ hạng bạn muốn chiếm TOP, liệt kê 3 – 5 đối thủ cạnh tranh.
Các bước phân tích đối thủ
Để phân tích đối thủ một cách chính xác, bạn hãy thực hiện các bước sau đây:
Phân tích onpage: Phân tích Landing Page đối thủ, tuổi đời domain website, cấu trúc web, mức độ tối ưu từ khóa trên trang…
Phân tích nội dung:
Bạn tiến hành phân tích xem có bao nhiêu index liên quan tới từ khóa chính tên website của đối thủ bằng cách sử dụng câu lệnh: “site:domain từ khóa”.
Tần suất đăng bài: bạn cũng sử dụng câu lệnh: “site:domain từ khóa” sau đó click C��NG CỤ ⇒ MỌI LÚC và chọn các mốc thời gian tương ứng.
Unique Content: Hãy copy các đoạn ngẫu nhiên ở một bài viết bất kỳ để kiểm tra unique bài viết. Để xem nội dung trên trang của đối thủ do tự viết hay trộn nội dung, copy trên mạng.
Internal link: có kích thích người đọc nhấn vào link không ?
Phân tích offpage: Kiểm tra số lượng link hiện tại, link trỏ tới đâu, hệ thống site vệ tinh như thế nào, link mua hay link tự làm…
Xem thêm: Seo Off-page là gì?
Bước 5: Dự toán ngân sách, công việc và nhân sự
Ở bước này, bạn phải lên kế hoạch SEO chi tiết và phân chia công việc cụ thể cho từng nhân sự cũng như lên ngân sách cho từng công việc thực hiện. Bao gồm:
Làm nội dung
Đi back link.
Tăng Traffic
Tính toán ngân sách cho từng công việc.
Bước 6: Tối ưu Onsite
Khi đã biết đối thủ của bạn là ai, bạn mạnh gì, yếu gì, từ đó tiến hành tối ưu onsite cho website của mình nhé! Và đây là những việc bạn cần làm: Kiểm tra tốc độ trang web, tối ưu hóa Crawlability, thiết kế website thân thiện trên thiết bị di động.
Bước 7: Viết bài, tối ưu Onpage, Link nội bộ
Ở bước này, bạn sẽ viết bài và tối ưu onpage cho bài viết đó luôn. Khi đăng bài bạn sẽ làm link nội bộ điều hướng người dùng khi vào web nhé!
Viết bài là công đoạn thực hiện sau khi hoàn thành bản kế hoạch SEO
Viết bài
Khi viết bài cho website, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
Có sự liên quan
Tính hữu ích
Nội dung cụ thể
Độ mới
Độc đáo
Tối ưu onpage
Việc tối ưu onpage gồm các công việc sau:
URL: URL ít hơn 70 ký tự.
Title: Tối đa 60 ký tự và chứa từ khóa
Thẻ Heading: H1 là tên bài viết; các thẻ heading khác tương tự lần lượt
Keyword Density: Mật độ từ khóa dưới 5%.
Internal link: link nội bộ phải được tối ưu
External link: Sử dụng nhiều nhất 30 link
Body, Strong: in nghiêng, bôi đậm key
Length: Độ dài bài tối thiểu là 1000 từ.
Meta description: tối đa 155 ký tự
Image: ít nhất 1 ảnh, có mô tả, thuộc tính alt.
Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO
Bước 8: Testing A/B
Muốn biết web đã tối ưu chưa, tỷ lệ chuyển đổi như thế nào, bạn hãy tiến hành Testing A/B với các nội dung sau:
Giao diện đã tối ưu UX, UI?
Nội dung có đủ hấp dẫn người đọc không?
Số lượng người nhấp vào link nội bộ là bao nhiêu?
Key nào có lượt chuyển đổi tốt?
Có được câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn hãy nghiên cứu, đưa ra các phương án triển khai tốt nhất.
Bước 9: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu chi phí đầu tư và tối ưu tỷ lệ khách hàng là hai vấn đề quan trọng bạn cần thực hiện ở bước này. Bạn có thể thực hiện bằng cách cài cắm Remarketing, đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, viết các bài hấp dẫn để tăng sự thu hút với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi nhé!
Bước 10: Thiết lập link, tăng view
Việc đi Backlink, tăng view cho website cần thực hiện song song để đảm bảo lợi ích tối đa.
Bước 11: Đo lường hiệu quả
Ngoài việc đo lường thứ hạng từ khóa, thứ hạng website, bạn còn phải đo lường một số chỉ số khác nữa nhé!
Lượng tiếp cận
Thứ hạng key
Tỷ lệ chuyển đổi
Lời Kết
Đó chính là 11 bước trong lập bản kế hoạch SEO mà bất cứ SEOer nào cũng cần biết. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ chưa biết nên bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào. Có thể tham khảo các kế hoạch SEO mẫu trên mạng, từ những người đi trước để có thêm thông tin về vấn đề này nhé! Hoặc có thể thuê các đơn vị SEO website chuyên nghiệp như SEOHoaPhuong để lên kế hoạch, triển khai SEO web đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết SEOer chuyên nghiệp bật mí cách lập bản kế hoạch SEO tổng thể từ A – Z đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/ban-ke-hoach-seo/
0 notes
Text
Chi tiết 4 bước chuyển Hosting WordPress đầy đủ, đơn giản nhất
Nếu bạn đang loay hoay chưa biết chuyển blog/ website WordPress qua một Hosting mới có chất lượng tốt hơn như thế nào, trong khi nhà cung cấp lại không hỗ trợ và bản thân lại không “rành” về việc chuyển bằng Plugin. Vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn nhé! Trong bài viết này, SEOHoaPhuong sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chuyển Hosting WordPress một cách thủ công, không cần dùng tới Plugin đang được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn.
2 cách chuyển Hosting WordPress thông dụng nhất
Chuyển Hosting cho website tức là chúng ta tiến hành di chuyển toàn bộ mã nguồn và cơ sở dữ liệu từ Host này qua Host khác. Việc này thực hiện tương đối nhanh, dễ dàng trong khoảng 30 phút.
Hướng dẫn chuyển Hosting WordPress đơn giản
Có 2 cách để bạn thực hiện công việc này:
Chuyển Hosting sử dụng Plugin
Cách đầu tiên bạn có thể áp dụng đó chính là sử dụng plugin miễn phí Duplicator và làm hoàn toàn tự động. Với các website nhỏ, dữ liệu ít, việc chuyển host diễn ra bình thường nhanh chóng và không gặp khó khăn. Nhưng nếu website có dung lượng lớn thì việc sử dụng plugin có thể gây ra một vài lỗi và khó xử lý nếu bạn là người mới.
Chuyển host theo phương pháp thủ công
Cách này dễ thực hiện hơn so với cách trên. Ngay cả khi bạn không quen xài Plugin vẫn có thể chuyển Host một cách dễ dàng. Khi đang tiến hành chuyển Host, website vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường chẳng ai có thể nhận ra được là bạn đang chuyển host. Sau khi hoàn tất việc di chuyển dữ liệu và cấu hình, lúc này bạn mới cần phải trỏ domain về hosting mới nhé!
Và trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển Hosting WordPress theo phương pháp thủ công đơn giản chỉ với 4 bước.
Hướng dẫn chuyển Hosting WordPress đơn giản nhất
So với cách chuyển Hosting bằng Duplicator thì cách này không tiện lợi bằng. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển không xảy ra lỗi, bạn nên thực hiện theo cách này nhé!
Toàn bộ quá trình di chuyển Host cho website/blog theo cách thủ công bao gồm trong các bước sau:
Nén và tải mã nguồn của website ở Host cũ
Sao lưu và tải về database (cơ sở dữ liệu) của website ở Host cũ
Upload mã nguồn lên Host mới
Trỏ tên miền về host mới
Xem thêm: cách cài đặt wordpress trên hosting
Bước 1: Nén và tải mã nguồn của website ở Host cũ
Đầu tiên, bạn truy cập vào cPanel của Host cũ và chọn File Manager
Hướng dẫn chuyển Hosting
Lúc này, bạn hãy tìm đến thư mục chứa website cần chuyển, chọn Select All => Compress để nén toàn bộ mã nguồn giống như hình bên dưới.
Nén dữ liệu Hosting cũ
Một cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn chọn nén file Zip Archive và nhấn Compress File(s) để hoàn thành.
Khi nén thành công, bạn sẽ nhận được thông báo như bên dưới. Nhấn chọn Close để đóng cửa sổ lại nhé!
Chuyển Hosting WordPress
Thao tác cuối cùng trong bước 1 đó là bạn nhấn chọn Download để lưu mã nguồn website về máy tính.
Tới đây bạn đã có toàn bộ mã nguồn file nén của website cần chuyển Host rồi.
Bước 2: Sao lưu và tải về cơ sở dữ liệu của website ở host cũ
Tại cPanel của Host cũ, bạn nhấp chọn phpMyAdmin
Sao lưu Hosting cũ
Chọn mục database của website cần chuyển và nhấp chọn Export (xuất) như hình dưới.
Hướng dẫn chuyển Hosting WordPress
Tiếp tục nhấn Go (Thực hiện) để tải về một tập tin có dạng .SQL
File nén mã nguồn và một file database dạng .SQL bạn thu được chính là toàn bộ Database của website.
Bước 3: Upload mã nguồn lên host mới
Đầu tiên, bạn hãy vào File Manager của cPanel/ DirectAdmin hoặc để upload file .zip vào đúng thư mục lưu trữ mã nguồn của hosting mới (thường là thư mục public_html) và giải nén nó ra.
Upload mã nguồn mới
Tiếp đến, tạo 1 database và database user trên host mới, phân quyền truy cập database cho database user bàng cách: vào cPanel ở host mới => MySQL Databases để tạo một database mới.
Ở mục Create New Database, bạn đặt tên cho database => nhấn Create Database. Kéo dịch xuống phía dưới Add New User => tạo một User mới. Hãy đặt tên và mật khẩu cho User đó và đừng quên lưu các thông tin này lại. nhấn Creat User để hoàn thành.
Tạo User mới
Tiếp theo chọn ALL PRIVILEGES => nhấn Make Changes. Sau đó vào mục phpMyAdmin để upload lên tập tin database. Hãy chọn đúng database mà bạn đã tạo ở bước 3, sau đó ở nhấn Import (Nhập).
Chọn Choose file để tải lên file .SQL mà bạn đã tải về máy ở bước 2 và nhấn GO. Tùy vào tốc độ đường truyền và dung lượng của database mà thời gian thực hiện có thể nhanh hoặc chậm.
Khi Import thành công bạn sẽ nhận được thông báo như phía dưới.
Upload thành công
Bước 4: Trỏ tên miền về host mới
Bạn có thể sử dụng các công cụ check IP của tên miền hoặc dùng Command Prompt (CMD) của máy tính để ping và kiểm tra xem tên miền của bạn đã nhận IP của host mới hay chưa.
Nếu tên miền đã nhận IP mới, bạn tiến hành đăng nhập vào web, xóa cache web và cache trình duyệt rồi kiểm tra kết quả. Nếu website hoạt động ổn định thì có nghĩa là bạn đã chuyển host wordpress cho web thành công.
Xem thêm: cách trỏ tên miền về hosting
Lời Kết
Trên đây là tất cả những gì bạn cần làm để chuyển Hosting WordPress ban đầu sang Hosting mới bằng cách thủ công. Nhìn có vẻ rắc rối nhưng thực hiện lần lượt từng bước thì cũng đơn giản mà đúng không? Chúc bạn thành công!
Bài viết Chi tiết 4 bước chuyển Hosting WordPress đầy đủ, đơn giản nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/huong-dan-chuyen-hosting-wordpress/
0 notes
Text
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting đơn giản chỉ với 5 phút
WordPress đang là một trong những phần mềm mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với sự đơn giản, linh hoạt, không ngừng cải tiến, WordPress ngày càng trở nên thân thiện và dễ sử dụng hơn. Với nền tảng web này, bạn có thể thoải mái tạo ra bất kỳ kiểu website nào mà mình muốn. Từ những Blog đơn giản cho tới những trang web bán hàng tích hợp nhiều tính năng. Chỉ cần tạo WordPress trên Hosting là bạn đã có ngay một website cho mình. Khi muốn đổi giao diện cho web, sau khi cài đặt WordPress trên Hosting xong, bạn có thể cài thêm Theme tùy theo ý muốn của mình. Nhưng làm thế nào để cài đặt WordPress trên Hosting bạn đã biết chưa? SEOHoaPhuong sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thao tác này trên cPanel, Directadmin trong bài viết này nhé!
Một số thuật ngữ đáng chú ý
Trước khi bắt tay vào hướng dẫn cài đặt WordPress lên Hosting, bạn cần phải hiểu một số thuật ngữ cơ bản sau:
WordPress
Như đã nói ở trên, WordPress là mã nguồn mở, hỗ trợ tạo website miễn phí “hot” nhất hiện nay, được viết bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị dữ liệu MySQL. Đây được coi là một hệ thống quản lý nội dung đơn giản nhất, không yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình vẫn có thể sử dụng được.
hướng dẫn cài đặt wordpress lên hosting
cPanel
cPanel là một Control Panel cho tài khoản Web Hosting trên nền tảng Linux. cPanel giúp bạn quản lý mọi thứ, tăng sức mạnh quản lý với hiệu suất tối ưu.
DirectAdmin
DirectAdmin là một trong những trình quản lý File có giao diện đồ họa. DirectAdmin thực hiện việc quản lý, vận hành website dễ dàng bằng bảng điều khiển.
Các yếu tố cần có để tiến hành cài đặt WordPress trên Hosting
Để có thể cài đặt WordPress trên Hosting bạn cần có các yếu tố sau đây:
Domain đã được tạo trên Hosting và Website này đã được trỏ Domain về.
Một database để chứa dữ liệu WordPress và một user được cấp quyền sử dụng database này.
Mã nguồn wordpress đã được upload trên thư mục chứa website cần cài đặt.
Xem thêm: SEO Hosting là gì?
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting
Để có thể cài đặt được WordPress, Hosting của bạn ít nhất phải hỗ trợ PHP 5.3 trở lên và SQL database.
Để tải phiên bản mới nhất của WordPress về máy, bạn có thể truy cập vào https://ift.tt/eFdXkB sau đó “down” về giải nén ra và ta sẽ có thư mục có tên “wordpress”.
Tiếp đến, thực hiện các bước theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị mã nguồn (source code) WordPress.
Bạn truy cập vào trang chủ của WordPress: https://wordpress.org/latest.zip để download nhé!
Bước 2: Upload Source code lên Host
Tiếp theo, bạn tiến hành truy cập vào địa chỉ http://domain.com:2082, điền đầy đủ thông tin User, Password để đăng nhập cPanel như hình dưới
Đăng nhập vào cPanel để cài đặt WordPress trên Hosting
Truy cập File Manage, chọn như hình số 2 để vào giao diện quản lý File nhé!
Cài đặt WordPress trên Hosting
Vào Upload File và chọn Public_html giống như hình số 3 dưới đây.
Upload file
Tiếp đến, vào giao diện upload và chọn file đã nén ở bước đầu lên Host giống như hình 4 dưới đây.
Giải nén File
Khi đã upload thành công File lên host, bạn tiến hành giải nén như hình 5:
Tiến hành giải nén File
Giải nén xong, bạn sẽ có bộ Source Code trên Host giống như hình 6 dưới đây.
Source Code sau giải nén
Thường thì Source Code sau khi giải nén xong sẽ nằm trong thư mục wordpress. Lúc này, bạn tiến hành select all toàn bộ file và folder trong thư mục này ra public_html.
Bước 3: Tạo database cho Source Code
Ở bước này, bạn hãy quay lại trang Home của cPanel, truy cập MySQL để tạo database như hình dưới.
Tạo Database
Nhập tên database tùy thích theo ý bạn
Nhập tên database
Tiếp tục tạo user của database với tên tùy thích như hình số 9
Tạo User
Đây chính là bước bạn sẽ add user và cung cấp quyền user điều khiển database. Cách thức tiến hành như bên dưới.
Add user
Đây là bước chúng ta tiến hành gán quyền cho User quản lý database có toàn quyền trên database, đây là bước rất quan trọng bạn không thể quên.
Gán quyền cho user
Bước 4: Kết nối Source Code với Database
Để website hoạt động được, bạn tiến hành kết nối source code với database. Nếu Source code được viết bằng word thì ta vào file « wp-config.php
Cách thực hiện như sau:
Chọn file wp-config.php -> phải chuột chọn Edit
kết nối Source Code với Database
Cấu hình file config
/* MySQL settings */ define( 'DB_NAME', 'database_name_here' ); define( 'DB_USER', 'username_here' ); define( 'DB_PASSWORD', 'password_here' ); define( 'DB_HOST', 'localhost' ); define( 'DB_CHARSET', 'utf8mb4' );
Khi đã hoàn thành các bước tạo database, tạo user, add user sử dụng database xong. Bạn hãy tiến hành truy cập tên miền của mình bằng trình duyệt web để cài đặt Website WordPress nhé.
Bước 5: Trỏ tên miền về host
Nếu bạn đã có domain rồi, chỉ cần trỏ domain của bạn về IP mà nhà cung cấp đã cung cấp cho bạn là xong.
Xem thêm: Cách trỏ tên miền về hosting
Lời Kết
Trên đây, SEOHoaPhuong vừa hướng dẫn cài đặt wordpress trên Hosting sử dụng cPanel. Bạn hãy thực hiện đúng trình tự trên nhé, chỉ mất khoảng 5 phút setup mà thôi. Chúc bạn thành công! Đừng quên tham khảo một số bài viết liên quan để có thêm thông tin hữu ích về vấn đề này tại mục Blog của chúng tôi nhé!
Bài viết Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting đơn giản chỉ với 5 phút đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/huong-dan-cai-dat-wordpress-tren-hosting/
0 notes
Text
Hướng dẫn cách trỏ tên miền về Hosting đơn giản cho người mới bắt đầu
Như chúng ta đã biết, để một website có thể khởi tạo, đi vào hoạt động được chúng ta cần hội tụ đủ 3 yếu tố: tên miền (Domain) + Hosting + Source code. Vậy khi đã có đủ 3 yếu tố đó, làm thế nào để tạo thành một website hoàn chỉnh và chính thức đi vào hoạt động? Viện đầu tiên bạn cần làm chính là trỏ tên miền về Hosting, để chúng kết nối với nhau đã nhé! Nhưng làm thế nào để kết nối 2 yếu tố này lại với nhau? Bài viết này, SEOHoaPhuong sẽ hướng dẫn bạn cách trỏ tên miền về Hosting cực kỳ đơn giản, dù bạn chỉ mới đang trong giai đoạn tập sự, lần đầu thao tác cũng có thể làm được nhé!
Có 2 cách trỏ Domain về Host được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là:
Trỏ tên miền về Name Server của Hosting
Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting
Trỏ tên miền về Name Server của Hosting
cách trỏ tên miền về hosting
Nếu bạn là “Newbie” nên sử dụng cách đầu tiên này nhé, nhanh gọn, đơn giản nhất. Chỉ việc trỏ tên miền về Name Server xong, toàn bộ các server khác cũng sẽ tự động được kích hoạt, website có thể hoạt động ngay lập tức. Tuy nhiên với cách này, bạn phải tìm được địa chỉ Name Server của Hosting và phải truy cập được khu vực quản lý Nameserver để thay đổi.
Nếu chưa biết phải thực hiện như thế nào, hãy làm theo 3 bước mà chúng tôi hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Tìm địa chỉ Name Server của Hosting
Sau khi mua Hosting xong bạn sẽ nhận được một Email kích hoạt từ nhà cung cấp kèm theo địa chỉ Name Server. Mỗi nhà cung cấp lại có một địa chỉ Name Server khác nhau. Dưới đây là thông tin Name Server của một số nhà cung cấp Hosting để bạn tham khảo.
StableHost
Name Server của StableHost
HawkHost
Name Server của HawkHost
AZDIGI
Hướng dẫn trỏ tên miền về Hosting Azdigi
Bước 2: Truy cập vào khu vực quản lý DNS của nhà cung cấp tên miền
Ở bước này, chúng ta tiến hành thay đổi Name Server. Thực hiện như sau:
Cách trỏ tên miền về Hosting
Trỏ tên miền về Hosting theo Name Server
Bước 3: Cập nhật tiến trình và kiểm tra
Khi đã biết được khu vực thay đổi Nameserver của nhà cung cấp tên miền, tiếp theo, bạn tiến hành nhập địa chỉ Name Server của nhà cung cấp Hosting.
Đối với hosting sử dụng cPanel, sau khi thay đổi name server, trường hợp bạn muốn thay đổi các bản ghi. Hãy truy cập vào cPanel → nhấp chọn Advanced Zone Editor để cấu hình.
Khi đã cập nhật thay đổi, bạn có thể truy cập vào https://who.is để kiểm tra tên miền đã thay đổi Name Server xong chưa nhé!
Trên đây chính là cách trỏ tên miền về Hosting vừa khởi tạo bằng cách trỏ tên miền về Name Server của Hosting. Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng.
Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting
So với cách ở trên, cách trỏ tên miền này phức tạp hơn một chút, đòi hỏi bạn phải có kiến thức về các Record: CNAME, A, nhưng cũng không quá khó đâu. Bù lại, bạn sẽ được toàn quyền lựa chọn Name Server, thực hiện các thao tác quản lý Record thuận tiện hơn, Record cập nhật nhanh hơn và được sử dụng một số dịch vụ cao cấp của Name Server.
Dưới đây là hướng dẫn trỏ tên miền đến Hosting bạn có thể tham khảo và thực hiện nhé!
Bước 1: Xác định địa chỉ IP của Hosting
Trước tiên, bạn phải xác định được địa chỉ IP của gói Hosting mà bạn đã đăng ký là gì nhé! Để lấy được IP chuẩn, bạn hãy đăng nhập vào cPanel, ở phần DOMAINS => click vào chọn Advanced Zone Editor.
Quản lý Domain với cPanel
Xem thêm: cách kiểm tra hosting
Bước 2: Thay đổi Record
Ở bước này, bạn sẽ thực hiện thao tác trong phần quản lý tên miền của nhà cung cấp Domain. Có 2 Record bắt buộc phải có để đảm bảo cho tên miền hoạt động được bình thường là:
Record @ (hay domain.com)
Record www (hay www.domain.com)
Cả 2 Record này cần được trỏ về IP Hosting, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ping.
Bước 3: Xác nhận tiến trình
Sau khi đã trỏ xong tên miền về IP Hosting bạn đợi để hệ thống cập nhật IP mới là xong. Thời gian cập nhật có thể lên tới 48 giờ nên hãy cố gắng, kiên nhẫn chờ đợi nhé!
Một số câu hỏi thường gặp khi trỏ tên miền về Host
DNS – Domain Name Server là gì?
DNS chính là hệ thống phân giải tên miền, được minh vào năm 1984 cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Thay vì phải gõ một dãy số dài, bạn chỉ cần nhập seohoaphuong.com là đã có thể truy cập vào website của SEOHoaPhuong rồi nhé!
Record (bản ghi) A, CNAME,… là gì?
Với những bạn mới làm quen với website, đây có lẽ là những thuật ngữ còn khá mới.
A Record – Address Record: dùng để phân giải Host ra một địa chỉ 32-bit IPv4. Nhiệm vụ A Record là dùng để trỏ tên website như www.domain.com đến một Server Hosting website đó.
Record CNAME – Canonical Name: dùng để tạo tên bí danh (alias) trỏ vào Server Hosting website đó. Trên Internet có nhiều dịch vụ như Web Server, FTP Server, Chat Server, …. Do đó CNAME Records có nhiệm vụ là lọc (kiểm soát).
Lời Kết
Như vậy, trên đây SEOHoaPhuong vừa hướng dẫn cách trỏ tên miền về Hosting theo 2 cách thông dụng nhất. Bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách đều được nhé! Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách quản trị website và làm thế nào để website có thể hoạt động bình thường từ những bước đi đầu tiên. Chúc bạn thành công!
Bài viết Hướng dẫn cách trỏ tên miền về Hosting đơn giản cho người mới bắt đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/huong-dan-cach-tro-ten-mien-ve-hosting/
0 notes
Text
Cách kiểm tra Hosting của website chính xác chỉ với 1 click chuột
Hosting là một trong những yếu tố cấu thành website cực kỳ quan trọng. Đây chính là không gian lưu trữ dữ liệu trên nền tảng internet giúp website hoạt động. Website “load” nhanh hay chậm, ổn định hay không ổn định đều phụ thuộc vào Hosting. Nếu bạn muốn biết Hosting của website nào đó đang đặt ở đâu, dung lượng ra sao, thời hạn như thế nào, hãy tham khảo ngay cách kiểm tra Hosting của website rất đơn giản mà SEOHoaPhuong chia sẻ ngay sau đây.
Cách kiểm tra vị trí đặt Hosting của website
Dù lượng người truy cập vào website cực kỳ lớn những web không hề có biểu hiện bị giật, “lag”, tốc độ tải trang vẫn cực kỳ mượt mà, nhanh chóng. Bạn thắc mắc, không biết Hosting website này được đặt ở đâu, thuê của đơn vị nào? Vậy thì hãy kiểm tra ngay những thông số đó chỉ bằng 1 cú click chuột thông qua công cụ kiểm tra Web Hosting: check-host.net. Đây là công cụ kiểm tra Hosting được các “Webmaster” sử dụng rất phổ biến.
Cách kiểm tra Hosting đơn giản
Cách kiểm tra thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website: www.check-host.net
Bước 2: Nhập thông tin Website hoặc IP address mà bạn muốn kiểm tra vào nhé! Và nhấn vào mục “Info”.
Bước 3: Toàn bộ thông tin của website sẽ được hiển thị. Bạn sẽ biết được rất nhiều thông tin về website:
Organization: Tên đơn vị mà website đó thuê Host
Country: Hosting được đặt ở quốc gia nào.
Host name: Nhập Nameserver hoặc IP của Hosting
Chẳng hạn, như ảnh trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra thông tin của trang web: huyhaisan.com:
Kiểm tra thông tin Hosting website
Website này thuê Hosting của AZDIGI Corporation
Hosting đặt tại Việt Nam.
IP Address: 252.248.44
Ngoài cách kiểm tra thông tin Hosting của Website bằng công cụ check-host.net, bạn cũng có thể kiểm tra bằng một số công cụ khác như: whoishostingthis hoặc webtoolhub nhé!
Cách kiểm tra dung lượng của Hosting
Bạn đang muốn biết thông tin về dung lượng cũng như băng thông của Hosting mà mình đang sử dụng là bao nhiêu, nhưng chưa biết kiểm tra như thế nào cho chính xác? Vậy hãy thử kiểm tra các thông số này trên công cụ Directadmin theo các bước mà SEOHoaPhuong chia sẻ sau đây.
Kiểm tra dung lượng Hosting trên Directadmin
Bước 1: Đăng nhập Directadmin để kiểm tra dung lượng Hosting của website
Bước 2: Nhấp vào mục Your Account tại góc bên phải màn hình
Bước 3: Toàn bộ các thông tin liên quan tới website ở trong mục Your Account sẽ xuất hiện, gồm:
Disk Space (Dung lượng): Dữ liệu được phép lưu tối đa trên Hosting.
Bandwidth (Băng thông): Dữ liệu tối đa được truyền qua Hosting trong 1 tháng. Dữ liệu này bao gồm cả Upload và Download nhưng chủ yếu vẫn là Download.
Email: Đây là số Email tối đa có thể sử dụng theo tên miền. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều Email tốt nhất nên đăng ký Email Hosting.
FTP account: Số TK FTP sử dụng.
Databases: Lượng dữ liệu sử dụng.
Inodes: Đây là chỉ số được tính bằng tổng số File và Folder. Bạn có thể kiểm tra chỉ số này bằng cách: Tìm cột Used và Max để biết đã sử dụng bao nhiêu. Trong đó, cột Used là lượng đã sử dụng và cột Max là lượng tối đa có thể sử dụng.
Một số thông tin hữu ích về Hosting bạn nên biết
Với những người làm về website chuyên nghiệp, có lẽ các thông tin về Hosting mà chúng tôi chia sẻ sau đây đã quá đỗi quen thuộc rồi. Nhưng với những ai lần đầu làm quen với web, đang trong giai đoạn tìm hiểu, khám phá về website, tin chắc rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
3 loại Hosting phổ biến nhất
Khi bạn Hosting thực chất là bạn đang thuê tài nguyên phần cứng máy chủ để lưu trữ dữ liệu. Tùy vào việc bạn muốn thuê bao nhiêu tài nguyên, đơn vị cung cấp sẽ đưa ra cho bạn loại Hosting phù hợp nhất. Có 3 loại Hosting đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là:
Các loại Hosting phổ biến nhất
Dedicated Server – Máy chủ vật lý
Đây là loại Hosting mạnh nhất, tức là bạn sẽ thuê nguyên một máy chủ vật lý và có thể toàn quyền sử dụng máy chủ này để cài đặt những thứ bạn muốn như hệ điều hành, ứng dụng, website… Và dĩ nhiên, giá thuê Hosting này không hề rẻ. Nhưng đổi lại, độ bảo mật dữ liệu cực kỳ cao nhé!
Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo
Thực chất, VPS là một phần tài nguyên của máy chủ vật lý. Thông qua công nghệ ảo hóa phần cứng, người ta sẽ cài các máy ảo trên máy chủ vật lý thật và cho bạn thuê các máy ảo này để lưu trữ dữ liệu, cài đặt ứng dụng, website… Với Hosting này bạn dễ dàng nâng cấp, khả năng tùy biến cao, truy cập lớn từ website khác cũng không làm ảnh hưởng tới website của bạn. Tuy nhiên chi phí thuê Hosting này cũng tương đối lớn và bạn cần phải có kiến thức quản trị server.
Shared Hosting – Hosting dùng chung
Shared Hosting hay Hosting giá rẻ là một phần nhỏ của VPS hay Dedicated Server. Với Hosting này, người ta sẽ cài các hệ điều hành (Linux hoặc Windows) và cài đặt sẵn các ứng dụng trên đó (như Web Server, MySQL, PHP…) để bạn dễ dàng upload và chạy các websites. Ưu điểm của Hosting này chính là giá rẻ, dễ dàng quản trị. Nhưng hạn chế đó là độ bảo mật không cao, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của website khác, không thể tùy chỉnh môi trường lưu trữ theo ý mình.
Xem thêm: SEO Hosting là gì?
Các thông số cần có trong Hosting
Hệ điều hành (OS) của máy chủ hiện tại có hai loại OS thông dụng là hosting Linux và hosting Windows
Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host
Băng thông: Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
PHP: Phiên bản php hỗ trợ
Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host
RAM: Bộ nhớ đệm
Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền
Park domain: Số lượng tên miền có thể parking
Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting
FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting
Lời Kết
Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách kiểm tra Hosting của website bất kỳ cũng như một số thông tin hữu ích về Web Hosting. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của SEOHoaPhuong để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về website, SEO, Marketing nhé!
Bài viết Cách kiểm tra Hosting của website chính xác chỉ với 1 click chuột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/cach-kiem-tra-hosting-cua-website/
0 notes
Text
Hướng dẫn đăng ký Hosting miễn phí từ A – Z mới nhất 2020
Với những ai đang trong giai đoạn tìm hiểu, học thiết kế website, đăng ký hosting miễn phí để dùng thử trước khi bỏ tiền ra mua hosting “xịn” là điều cần thiết. Và tại thời điểm này, việc đăng ký và sử dụng hosting miễn phí cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp sẵn sàng cho người dùng sử dụng Free để trải nghiệm. Trong bài viết này, SEOHoaPhuong sẽ hướng dẫn đăng ký Hosting miễn phí từ A – Z với các bước cụ thể. Hãy tiếp tục theo dõi nếu đây là điều mà bạn đang quan tâm.
Hosting miễn phí (Hosting Free) là gì?
Hosting miễn phí là gì?
Như chúng ta đã biết, Hosting là nơi lưu trữ tất cả các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một hệ thống máy chủ trên nền tảng Internet, thường được gọi tên chi tiết là Web hosting.
Hosting miễn phí chính là Hosting không mất tiền nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu bình thường.
Có nên sử dụng Hosting miễn phí không?
So với Hosting phải trả phí, Hosting miễn phí sẽ có nhiều điều bất cập như:
Tên miền bắt buộc có kiểu như yoursite.blogspot.com hoặc yoursite.wordpress.com.
Bạn rất khó kiểm soát các quảng cáo pop-up hiển thị trên website của mình.
Khi website gặp sự cố, bạn sẽ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía nhà cung cấp.
Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu không ổn định, dung lượng lưu trữ ít, không thể upload hết hình ảnh, dữ liệu mà bạn mong muốn.
Các web hosting có thể phải đối mặt với sự tấn công của tin tặc và “die” bất cứ khi nào nếu nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ. Dẫn tới bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu nếu chưa kịp backup.
Website xây dựng trên web Hosting miễn phí sẽ không thể nhượng lại hay bán lại được bởi bạn không phải chủ sở hữu của nó.
Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng Hosting Free cho những mục đích phi thương mại như thực hành, làm blog cá nhân, thử nghiệm… thôi nhé! Còn nếu bạn muốn xây dựng website cho mục đích kinh doanh, hãy sử dụng bản mất phí để có được trải nghiệm tốt nhất, an toàn nhất cho website của mình.
Xem thêm: SEO hosting là gì?
Nên đăng ký Hosting Free của đơn vị nào?
Như đã đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều đơn vị cho phép người dùng đăng ký web Hosting miễn phí. Tuy nhiên, bạn nên chọn các nhà cung cấp Hosting không chứa quảng cáo để tránh ảnh hưởng tới trải nghiệm của mình trong quá trình sử dụng. Tiêu biểu có thể kể đến một số cái tên “đình đám” như: AwardSpace.Com, UltraWebHosting.Com, 000webhost.Com, X10Hosting.Com, Freehostia.Com, FreeWebHostingArea.Com, 5GBFree.Com, FreeHosting.Com…
Hướng dẫn đăng ký Hosting Free tại 000webhost.com đơn giản nhất
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký Hosting miễn phí trên 000webhost.Com. Cùng theo dõi nhé!
000WebHost.com chính thức hoạt động từ năm 2007. Tính tới thời điểm hiện tại đang có hơn 14 triệu người đang sử dụng trên khắp thế giới. Đây là một trong những dịch vụ web Hosting miễn phí được giới chuyên môn đánh giá cao trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là không chứa quảng cáo phiền toái.
Đặc điểm của Hosting miễn phí ở 000WebHost.com là:
Băng thông (Bandwidth): 10 000 MB
Dung lượng (Disk Space): 1 000 MB
Domain hosting: 2 (Bạn có thể đăng ký tối đa 2 hosting miễn phí)
Ads: Brand (Trang web sẽ bị chèn 1 khung quảng cáo nhỏ ở góc dưới)
MySQL Databases: 2
E-mail accounts: 5
Parked Domains: 1 domain/hosting
Để có thể đăng ký Web Hosting miễn phí trên 000WebHost.com bạn hãy thực hiện theo 5 bước mà chúng tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Hướng dẫn đăng ký Hosting miễn phí
Bạn có thể truy cập vào đây để đăng ký nhé! Tại đây bạn có thể đăng ký bằng tài khoản email, tài khoản Google hoặc tài khoản Facebook đều được.
Bước 2: Tạo Hosting mới
Sau khi đăng ký thành công Sau khi đã đăng ký xong, bạn hãy nhấn dấu “+”để tiến hành tạo Hosting mới.
Cách tạo Hosting miễn phí
Tiếp đến, bạn hãy nhập tên Website mà mình muốn tạo, gõ mật khẩu cho Hosting rồi nhấn “Tạo”
Chi tiết cách tạo Hosting
Tiếp theo, nhấn vào nền tảng web mà bạn muốn tạo. Trong số các nền tảng web được đề xuất, WordPress là nền tảng thông dụng hơn cả. Phần lớn các hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Đăng ký Hosting Free
Bước 3: Cài đặt WordPress
Ở mục “Dựng Website WordPress”, bạn hãy nhấn CÀI ĐẶT BÂY GIỜ.
Sau đó, đặt Username cho tài khoản admin của website (Bạn có thể để mặc định là admin, hoặc đổi sang username khác đều được). Đặt mật khẩu, lựa chọn ngôn ngữ trang web rồi nhấn Cài Đặt.
Các bước đăng ký Hosting trên 000webhost
Quá trình cài đặt WordPress có thể mất khoảng 1 phút nên bạn hãy cố gắng chờ nhé!
Bước 4: Park Domain
Bạn nhấn Quản lý trang website -> Đặt địa chỉ web.
Lúc này sẽ có một Popup hiện nên. Hãy nhấn vào “Nó ổn, tôi không ngại 000webhost branding” để bỏ qua.
Tại đây bạn có thể sử dụng Domain có trước hoặc mua Domain nhé!
Cách 1: Bạn vào Own domain, gõ domain sẵn có của bạn rồi nhấn Park domain
Cách 2: Bạn nhấn Thêm domain -> Park domain -> Tiếp tục
Bước 5: Trỏ Domain về 000webhost
Tiếp theo, bạn tiến hành được cấu hình trỏ tới DNS nameserver của domain tới nameserver của hosting – ns01.000webhost.com, ns02.000webhost.com
Lời Kết
Trên đây chính là các bước hướng dẫn đăng ký Hosting miễn phí trên 000WebHost.com bạn có thể tham khảo nhé! Nếu bạn đang muốn tập tành quản lý website, có thể sử dụng Hosting miễn phí. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng website cho mục đích thương mại, hãy dùng Hosting mất phí để có được trải nghiệm tốt nhất.
Bài viết Hướng dẫn đăng ký Hosting miễn phí từ A – Z mới nhất 2020 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/huong-dan-dang-ky-hosting-mien-phi/
0 notes
Text
Via Facebook là gì? Cách phân biệt Via Facebook và Clone Facebook
Với những ai đang dùng Facebook chắc hẳn đều đã từng nghe tới tài khoản Via Facebook, Clone Facebook được rao bán rất nhiều trên mạng xã hội này. Vậy phải chăng hai loại tài khoản này là một? Via Facebook thực chất là gì? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì? Nếu bạn tò mò muốn biết, hãy cùng SEOHoaPhuong tiếp tục tìm hiểu nhé!
Via Facebook là gì?
Tài khoản Via Facebook là thuật ngữ rất quen thuộc chỉ những tài khoản có lượng tương tác và giá trị giống như tài khoản thật. Chúng có đầy đủ thông tin chính chủ, tương tác bạn bè ở trên đó.
Via Facebook được chia thành 2 loại đó là: Via Facebook đã thay đổi thông tin và Via Facebook chưa thay đổi thông tin.
Tài khoản Via Facebook đã thay đổi thông tin chủ yếu do đi “hack” tài khoản của người khác mà có được. Toàn bộ những thông tin của người dùng như tên, email, số điện thoại… đều đã bị thay đổi khiến cho chủ nhân thực sự của tài khoản không thể lấy lại được tài khoản đã hack.
Tài khoản Via Facebook chưa thay đổi thông tin cũng do đi “hack” tài khoản của người khác mà có được. Tuy nhiên, toàn bộ thông tin của người dùng vẫn được giữ nguyên. Nếu chính chủ phát hiện ra tài khoản bị hack, họ có thể thay đổi thông tin đăng nhập và lấy lại tài khoản.
Khoảng 90% tài khoản Via Facebook được dùng để Seeding, chia sẻ livestream, chạy quảng cáo, tạo nhóm Facebook…
Clone Facebook là gì?
Nếu bạn thường xuyên tham gia các hội nhóm, theo dõi các Fanpage trên facebook ít nhiều cũng sẽ thấy mọi người nhắc tới tài khoản Clone rồi đúng không? Clone Facebook có thể hiểu là tài khoản giả mạo, chúng rất giống với tài khoản thật.
Phần lớn những người tạo ra các nick Facebook giả mạo này đều có ý đồ xấu. Sau khi tạo được một Account Clone giống với chính chủ, họ sẽ đi kết bạn với những người là bạn bè của tài khoản chính chủ để thu thập thông tin, l��a đảo chẳng hạn… Hoặc đơn giản, dùng chúng để đi Seeding trên các hội nhóm nhằm câu view, chèo kéo người dùng Facebook mua sản phẩm nào đó…
Vì sao tài khoản Via Facebook được rao bán tràn lan trên mạng xã hội?
Hiện nay, tình trạng buôn bán tài khoản Via Facebook diễn ra ngày càng phổ biến và công khai trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Sau khi chiếm đoạt được tài khoản của người dùng, hacker sẽ tiến hành thay đổi tên, ảnh đại diện thành một “hot girl” xinh đẹp nào đó và gửi lời kết bạn tới cả nghìn người. Tiếp đó, tài khoản này được dùng để tạo trang. Tất cả bạn bè trong danh sách sẽ được chuyển sang chế độ lượt theo dõi.
Bước tiếp theo, hacker sẽ gộp lượng like từ các trang này lại với nhau tạo thành fanpage triệu like, triệu view và rao bán công khai trên các hội nhóm kiếm tiền điện tử.
Bên cạnh mục đích Load Page kể trên, những tài khoản Via Facebook bị hack này sẽ được dùng để tạo quảng cáo, spam tin nhắn trong các Group, tạo trang mới với tỷ lệ thành công cao hơn các tài khoản Clone. Bởi Facebook đánh giá cao những tài khoản có thời gian hoạt động lâu năm, thường xuyên cập nhật trạng thái hơn là những tài khoản “New”.
Ngoài các mục đích sử dụng trên, các tài khoản Via Facebook còn được hacker sử dụng như những “thây ma” cho các hoạt động buôn bán lượt like, comment, view video trên các post.
Giá bán các tài khoản Via Facebook này như thế nào?
Vì tài khoản từ mỗi quốc gia khác nhau có chức năng khác nhau nên giá của chúng cũng thay đổi theo từng loại. Tài khoản Via Facebook của người dùng Việt được định giá vào khoảng 3.500-4.000 đồng/tài khoản. Khoảng 2.000 đồng/ tài khoản với các nước thuộc châu Âu và Đông Nam Á. Với những tài khoản đã thay đổi thông tin cá nhân, giá bán khoảng từ 7.000-9.000 đồng/tài khoản.
Làm thế nào để bảo mật tài khoản Facebook khỏi bị hack?
Có không ít tình huống “dở khóc, dở cười”, khi người dùng Facebook bị hack nick hay có nick giả mạo tài khoản của mình. Hacker dùng nick chính chủ để gửi tin nhắn hàng loạt tới người thân, bạn bè của họ để vay tiền, yêu cầu chuyển khoản… Và có không ít người đã bị lừa bởi chiêu trò này. Cho tới nay, mặc dù đây là chiêu cũ nhưng vẫn có rất nhiều người “sập bẫy”. Vì vậy, để tránh bị hacker hack mất tài khoản phục vụ mục đích xấu, người dùng Facebook nên tự bảo vệ tài khoản của chính mình bằng cách:
Cài đặt bảo mật tài khoản 2 lớp, liên kết số điện thoại với tài khoản Facebook. Để khi hacker có lấy được ID và mật khẩu đăng nhập Facebook của bạn, bạn vẫn có một bước xác thực dự phòng.
Khi nhận được thông báo yêu cầu xác thực của Facebook. Ngay lập tức bạn nên thay đổi thông tin mật khẩu để bảo vệ tài khoản của mình.
Không sử dụng các ứng dụng trò chơi, ứng dụng vui trên Facebook bởi hacker rất dễ đánh cắp thông tin tài khoản của bạn nếu bạn tham gia những ứng dụng này.
Lời Kết
Tóm lại, Via Facebook là tài khoản thật, tương tác thật nhưng bị hacker “hack” và thay đổi toàn bộ các thông tin chính chủ nhằm phục vụ một mục đích “không trong sáng” nào đó như đi Seeding, spam tin nhắm, chạy quảng cáo… Để tránh trở thành nạn nhân, bị mất Facebook mà “không kịp trở tay”. Bạn nên bảo mật hai lớp, không dùng các ứng dụng trên Facebook để tránh bị đánh cắp dữ liệu nhé! Chúc bạn có những trải nghiệm thật vui và an toàn trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh này!
Bài viết Via Facebook là gì? Cách phân biệt Via Facebook và Clone Facebook đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/via-facebook/
0 notes
Text
Digital Media là gì? 3 loại Digital Media quan trọng Marketer phải biết
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, Digital Media phát triển mạnh mẽ và bùng nổ hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp ra sức đầu tư chất xám vào mảng truyền thông số này nhằm tiếp cận nhanh nhất đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới. Nhưng liệu có phải cứ tạo ra Media là sẽ thành công, Media nào cũng phù hợp với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bạn? Trong bài viết này, bạn hãy cùng SEOHoaPhuong tìm hiểu cặn kẽ hơn về khái niệm Digital Media là gì? Đánh giá ưu điểm và hạn chế 3 loại Digital Media được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bất cứ Marketer chuyên nghiệp nào cũng phải biết.
Digital Media là gì?
Digital media chính là phương tiện truyền thông số truyền tải nội dung bằng tín hiệu kỹ thuật số. Nó bao gồm rất nhiều phương tiện khác nhau, hiện hữu xung quanh chúng ta. Khi bạn xem một clip quảng cáo trên Youtube, nói chuyện Facetime với người thân, bạn bè chính là bạn đang sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số rồi đó.
Lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số này đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Mỗi ngày có tới hàng triệu sản phẩm Digital Media mới được cập nhật. Và bất cứ ai cũng có thể trở thành chuyên gia Digital. Từ chuyên gia truyền thông xã hội, nhà phát triển các sản phẩm kỹ thuật số, Marketer…
Vai trò của Digital Media đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Có thể thấy rằng, Digital Media ngày càng chứng tỏ sự quan trọng của mình trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp:
Chúng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với tất cả mọi người, nhất là đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thúc đẩy chiến dịch truyền thông, Marketing diễn ra nhanh chóng, sôi động, vượt qua phạm vi địa lý tỉnh, vùng, quốc gia.
Nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp.
3 loại Digital Media được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Chúng ta có thể thấy Digital Media hiện hữu với nhiều “hình dạng” khác nhau, khi là video, khi là bài viết trên web, lúc lại là hình ảnh quảng cáo nào đó trên internet… Nhưng tựu chung lại, ta có thể chia chúng ta 3 loại chính như sau:
Paid Media – Truyền thông trả phí
Nhắc tới quảng cáo, hầu hết mọi người đều ngay lập tức nghĩ tới dạng Paid Media – Truyền thông trả phí. Đây là loại phương tiện truyền thông truyền thống nhất trong 3 loại Digital Media mà chúng ta nhắc tới trong bài viết. Theo đó, để quảng cáo của doanh nghiệp mình có thể tiếp cận mọi người một cách rộng rãi nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không cần lo lắng tới phương tiện truyền tải, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để thực hiện. Paid Media có thể gồm nhiều loại khác nhau như: Quảng cáo hiển thị kỹ thuật số, tìm kiếm phải trả tiền hay native advertising.
Chẳng hạn như website của bạn chưa đủ mạnh để có thể xuất hiện trên trang đầu kết quả tìm kiếm Google do từ khóa có sức cạnh tranh quá lớn. Lúc này bạn có thể sử dụng quảng cáo Google Adwords để lên TOP ngay tức thì.
Tuy nhiên, hiện nay hình thức truyền thông trả phí đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực nên người dùng có thể bị “ngộp” trong quảng cáo và không tìm được cảm hứng về sản phẩm. Nhưng nếu nội dung quảng cáo của bạn độc đáo, hấp dẫn và khác biệt, bạn vẫn dễ dàng đạt được mục tiêu truyền thông mà mình đặt ra thông qua loại hình Media này.
Earned Media – Truyền thông truyền miệng
Earned Media được hiều là hình thức truyền thông truyền miệng nhưng được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm trên internet… Loại hình Media này bao gồm cả bảng xếp hạng SEO, bảng xếp hạng được cập nhật bởi các phương tiện truyền thông xã hội, hoặc nội dung được lan tỏa bởi bên thứ ba.
Nói dễ hiểu hơn một chút nhé! Nếu bạn thấy được một thông tin người nổi tiếng A sử dụng sản phẩm của công ty B hiệu quả và chia sẻ điều này lên trang cá nhân của mình thì có nghĩa là người A đang thực hiện Earned Media cho công ty B. Rõ ràng, những người tiếp cận bài viết của người nổi tiếng A này không phải mất một đồng phí nào nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được mục tiêu truyền thông mà mình đề ra đúng không?
Có thể thấy, để kiếm được Earned Media cũng tương đối gian nan, nhất là những doanh nghiệp phát triển trong một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Nhưng bù lại, nó lại mang tới hiệu quả tốt hơn bởi người dùng nghĩ những thông tin được đưa ra bởi bên thứ 3 như vậy đáng tin cậy hơn so với quảng cáo trả tiền thiếu tính thực tế.
Thêm một hạn chế của Earned Media bạn cần nắm được đó chính là doanh nghiệp rất khó kiểm soát được những ý kiến mang tính trái chiều, tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ được đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng truyền miệng vẫn được coi là một trong những kênh bán hàng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua.
Owned Media – Truyền thông sở hữu
Web Design layout sketch drawing Software Media WWW and Graphic Layout Website development project
Owned Media chính là phương tiện truyền thông sở hữu. Loại hình Media này có lẽ ít được quan tâm nhất trong số 3 loại truyền thông kỹ thuật số mà chúng ta đang đề cập tới trong bài viết. Bởi lẽ, phương tiện này được kiểm soát trực tiếp bởi doanh nghiệp. Chẳng hạn như website, fanpage, blog… Nếu như Earned Media là người khác nói về doanh nghiệp bạn thì Owned Media là bạn nói về chính bạn. Như vậy, độ tin cậy, thuyết phục khách hàng cũng kém hơn đôi chút so với hình thức Media kia đúng không.
Chưa kể, lúc mới xây dựng web, fanpage, lượng tương tác của khách hàng rất ít. Dù bạn có sáng tạo cỡ nào đi chăng nữa cũng chỉ có thể tiếp cận được vài người mà thôi.
Tuy nhiên theo các Marketer chuyên nghiệp, Owned Media có tuổi thọ dài hơn so với các quảng cáo phải trả tiền. Bởi quảng cáo chỉ chạy trong thời gian ngắn, hết ngân sách là sẽ dừng. Nhưng website, fanpage bạn có thể duy trì được lâu dài, miễn là chúng vẫn hoạt động, cập nhật cho khách hàng biết những thông tin mới hàng ngày, hàng tuần.
Lời Kết
Tới đây, bạn đã hiểu thế nào là Digital Media rồi đúng không? Thay vì chỉ tập trung vào một loại Media nào đó, bạn nên vận dụng cả 3 loại hình Digital Media này vào chiến lược truyền thông tiếp thị của mình sao cho phù hợp nhất với mục tiêu đề ra. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết Digital Media là gì? 3 loại Digital Media quan trọng Marketer phải biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/digital-media-la-gi/
0 notes
Text
Pageview là gì? Tuyệt chiêu tăng Pageview hiệu quả chỉ bạn mới biết
Bạn có biết rằng, Pageview là một trong những nhân tố quan trọng đánh giá sự hiệu quả và uy tín của website trên công cụ tìm kiếm. Hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều công cụ tối ưu, nhất là Google Analytics, SEOer có thể dễ dàng kiểm tra Pageview và đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm mang tới trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng. Trong bài viết này, SEOHoaPhuong sẽ giúp bạn hiểu hơn Pageview là gì, cách kiểm tra Pageview siêu nhanh và tuyệt chiêu tăng Pageview hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Pageview là gì?
Pageview được hiểu là số lượt xem trang. Đây là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngôn ngữ website. Nó dùng để mô tả số lần người dùng yêu cầu tải 1 tập tin dữ liệu của một Page Web trên một website cụ thể nào đó thông qua mạng internet. Pageview là một trong số các loại Visitor Engagement – Tương tác người dùng lượt xem trang phổ biến nhất hiện nat.
Cách tính lượt Pageview như thế nào?
Một lượt Pageview được tính khi người dùng web nhấp chuột vào 1 liên kết nào đó trên trang hoặc truy cập trực tiếp thông qua một trình duyệt. Do đó, Pageview còn được gọi là số trang đã được người dùng xem hay click vào trong một khoảng thời gian nhất định và được đo bằng công cụ dữ liệu chuyên biệt của Google Analytics.
Như vậy, một Pageview được xác lập khi người dùng click chuột vào trang hoặc gõ địa chỉ tìm kiếm trên thanh tìm kiếm của trình duyệt. Nhưng trên thực tế, hiện có khá nhiều thủ thuật khiến các trang tự động mở dù người dùng không nhấp vào. Tiêu biểu phải kể đến thủ thuật spam Cloaking hoặc Doorway pages. Bạn sẽ gặp phải tình huống này thường xuyên khi xem phim trực tuyến.
Pageview gồm những loại nào?
Pageviews gồm 2 loại chính: Pageview của từng trang và Pageview của toàn website. Trong đó, Pageview của toàn website là tổng số lượt view của tất cả các trang vệ tinh của site đó, bao gồm cả trang chủ.
Như đã nói ở trên, Pageview là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng, độ uy tín của một website. Lượt Pageview càng cao, lượt xem quảng cáo trên trang đó càng nhiều. Vì vậy mà các nhà quảng cáo tìm mọi cách gia tăng chỉ số này trên trang một cách tối đa, đảm bảo quảng cáo tiếp cận càng nhiều người càng tốt.
Nhiều người nghĩ rằng số lượt xem trang và số lượt xem quảng cáo trên trang quảng cáo là một. Nhưng về bản chất, hai chỉ số này hoàn toàn tác biệt. Nếu bạn có 1 website, 3 quảng cáo chạy trên site đó và có 2 lượt xem thì sẽ được tính là: 02 lượt Pageview và 6 lượt xem quảng cáo.
Hướng dẫn kiểm tra lượt Pageview trên web
Bạn có thể kiểm tra lượt Pageview trên web bằng nhiều công cụ khác nhau. Nhưng phổ biến nhất, được các SEOer tín nhiệm hơn cả chính là Google Analytics. Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí do Google phát triển. Để có thể kiểm tra Pageview trên công cụ này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào Google Analytics (Nếu bạn chưa cài công cụ này, hãy làm theo hướng dẫn tại đây). Chọn chế độ xem Master View để loại bỏ các truy cập không mong muốn.
Bước 2: Chuyển đổi (Convert) => Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) => Kênh (Channels) để xem lưu lượng truy cập website.
Bước 3: Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn đếm lượt truy cập trên website.
Bước 4: Kéo xuống phía cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một loạt các chỉ số hiển thị như sau. Trong đó:
Organic Search: Lượng truy cập đến từ các tìm kiếm của người dùng trên trình duyệt Googhe, Cốc Cốc, Bing ,…
Referral: Lượng truy cập của người dùng tới từ các backlink.
Direct: Lượng truy cập được tính khi người dùng thực hiện thao tác g�� trực tiếp địa chỉ website của bạn trên URL.
Social: Chỉ lượng truy cập tới từ các mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Zalo, Instagram… Khi bạn tiến hành Social Bookmarking trên các kênh này.
3 tuyệt chiêu giúp tăng lượng Pageview trên website hiệu quả
Không phải bỗng nhiên các website lớn, uy tín lại có lượt Pageview “khủng” đâu nhé! Tất cả đều phải “xài chiêu” hết. Nếu bạn muốn lượt Pageview website của mình cũng tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, hãy áp dụng một số chiêu sau đây:
Chú trọng chất lượng nội dung hơn số lượng
Nhiều SEOer lầm tưởng rằng, số lượng bài viết càng nhiều, lượt Pageview càng lớn. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy đâu nhé! Tất cả các bài viết được tìm kiếm nhiều, nằm trên TOP tìm kiếm của Google đều là những bài viết chất lượng, nội dung hấp dẫn người đọc, mang tới lượng view cao cho web. Do vậy, thay vì viết thật nhiều bài thì hãy tập trung viết một bài có thể ngắn gọn nhưng “chất” vào nhé!
Đẩy mạnh vào quảng cáo
Hiện nay chúng ta có nhiều cách khác nhau để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng mục tiêu. Nhưng không thể phủ nhận, quảng cáo vẫn là cách tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác nhất, nhanh chóng nhất. Vì vậy, hãy đẩy mạnh chi tiêu vào quảng cáo để tăng
Quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của người dùng web
Thay vì chỉ chăm chăm bán những gì bạn có, hãy để tâm nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng. Bằng cách nghiên cứu từ khóa, xác định xu hướng tiêu dùng, đẩy mạnh quảng cáo những sản phẩm liên quan. Điều này không những giúp tăng traffic cho web mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng cực hiệu quả cho doanh nghiệp nữa.
Lời Kết
Tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu Pageview là gì, làm sao để kiểm tra Pageview của web bằng công cụ Google Analytics rồi đúng không? Hãy tối ưu nội dung, đầu tư các bài viết chất lượng, chi tiền quảng cáo website chính là những cách giúp bạn tăng traffic cho website hiệu quả và đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết Pageview là gì? Tuyệt chiêu tăng Pageview hiệu quả chỉ bạn mới biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/pageview-la-gi/
0 notes
Text
Học Marketing ra làm gì? 6 Kỹ năng cần có của Marketer chuyên nghiệp
Một trong những ngành học thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay, không gì khác đó chính là Marketing. Nhiều người thường đánh đồng Marketing là tiếp thị, là quảng cáo, là làm kinh doanh. Vậy nhận định này có thực sự đúng hay không? Học Marketing ra làm gì? Hãy cùng SEOHoaPhuong bàn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Marketing là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Marketing được đưa ra. Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA: “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.
Nếu đơn vị tổ chức thực hiện hoạt động Marketing là doanh nghiệp, ta có thể định nghĩa Marketing theo cách khác như sau: “Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.”
Marketer là gì?
Đây là những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Họ chuyên nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch, chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
Chính xác, học Marketing ra sẽ làm gì?
Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ đang băn khoăn lúc này, ngay cả những bạn đang theo học chính chuyên ngành này tại các trường đại học, cao đẳng cũng khó đưa ra câu trả lời chính xác. Bởi việc bạn xác định mình sẽ làm việc ở môi trường nào sẽ quyết định tới việc bạn sẽ phải làm những công việc gì.
Với công việc thuộc ngành Marketing này, sẽ có 2 loại công ty để bạn có thể lựa chọn làm việc tùy vào mong muốn và khả năng của mình.
Client
Nếu bạn lựa chọn làm việc cho Client tức là bạn sẽ phải làm nhiều việc khác nhau cho một đối tượng (công ty) nhất định. Bạn sẽ phải tham gia tất tần tật các khâu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Từ việc lên ý tưởng, kế hoạch truyền thông cho tới khi sản phẩm được hình thành. Tiếp đó bạn phải quản lý, giám sát chiến dịch truyền thông có hiệu quả hay không. Đo lường hiệu quả và báo cáo lên bộ phận cấp cao.
Làm Marketing tại Client có ưu điểm đó là bạn sẽ được tiếp xúc, làm việc với nhiều đối tác khác nhau từ khách hàng, công ty đối tác, các cơ quan báo chí truyền thông, agency… Từ đó bạn có thể nâng cao khả năng, kiếm thức của bản thân, am hiểu về thị trường.
Tuy nhiên, khi phải ôm đồm nhiều việc như vậy, bạn sẽ phải chịu áp lực cực lớn từ mọi phía. Nhất là khi bạn phải đảm đương vai trò đầu tàu của phòng Marketing, chịu trách nhiệm cho các mục tiêu của doanh nghiệp như doanh số, giá trị thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp…
Và dưới đây là 3 phòng ban chính của Client mà khi bạn học Marketing xong có thể “join” vào nhé!
Brand Management (Quản trị Thương hiệu)
Customer Market Intelligence (CMI)
Trade Marketing
Agency
Chắc bạn đã nghe tới “Agency” rồi đúng không? Thay vì phải làm nhiều việc khác nhau như ở Client, tại Agency bạn chỉ phải làm một công việc nhất định nhưng làm cho nhiều đối tượng khác nhau. Tức là bạn sẽ làm chuyên môn hóa một công việc duy nhất tại đây mà thôi. Bạn có thể chọn việc mà mình cảm thấy tự tin nhất để phát huy hết thế mạnh của bản thân.
Chẳng hạn như bạn có kỹ năng Market Research tốt, bạn có thể xin vào làm việc tại các Agency chuyên về mảng này như Nielsen, Cimigo…. Tuy nhiên hiện nay cũng có khá nhiều Agency cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể với nhiều bộ phận chuyên trách riêng như Square Group (Square Event, D Square, Biz – Eyes …) hay là Ogilvy Group (nổi tiếng với Ogilvy & Mather Vietnam, T&A Ogilvy Vietnam…) bạn cũng có thể tham gia vào đó dựa vào thế mạnh của mình.
Làm việc tại Agency bạn sẽ được làm trong môi trường trẻ, năng động, sáng tạo. Công việc cũng được biến hóa khôn lường: hôm nay có thể bạn làm việc với một nhãn hàng thời trang nhưng ngày mai có thể bạn sẽ tiếp nhận “job” của một đơn vị chuyên về thực phẩm…
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là làm Marketing ở Agency không có hạn chế. Hạn chế lớn nhất phải kể đến đó chính là việc “cạn ý tưởng” và bạn khó lòng trụ lâu bởi tính chất công việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của bạn. Bạn sẽ luôn phải bật chế độ “creative” tới 200% so với làm việc tại Client.
Nếu bạn cảm thấy, học Marketing xong muốn tham gia làm việc tại các Agency, đây là những vị trí bạn có thể đưa vào “tầm ngắm” nhé!
Account
Planner
Copy Writer
Designer
Art Director
6 kỹ năng cần có của một Marketer chuyên nghiệp
Ngoài những kiến thức được học ở trường lớp ra, nếu muốn trở thành một Marketer chuyên nghiệp, sống được với nghề đang có tỷ lệ cạnh tranh nhất nhì hiện nay này, bạn cần trang bị cho mình 6 kỹ năng sau đây:
Kỹ năng thích ứng linh hoạt
Trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, sẽ có lúc bạn phải liên tục thay đổi phương án, chiến lược của mình. Lúc này, bạn phải thật sự bình tĩnh, nhạy bén để xử lý tình huống một cách chính xác. Và chuyển từ thế bất lợi thành tình huống có lợi cho mình.
Quan sát, lắng nghe
Kỹ năng này sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý khách hàng. Biết họ muốn gì, cần gì. Từ đó đề ra chiến lược cải tiến sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp hơn với mong muốn khách hàng.
Giữ lửa nhiệt tình và không ngừng sáng tạo
Với những Marketer chuyên nghiệp, một cái đầu nhạy bén với những ý tưởng sáng tạo không ngừng, đôi khi là điên rồ sẽ mang tới thành công.
Kĩ năng giao tiếp “thượng thừa”
Marketer thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, từ quản lý, khách hàng cho tới nhân viên cấp dưới, đối tác. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng không thể thiếu được nhé!
Kĩ năng làm việc nhóm “best”
Chẳng có chiến dịch Marketing nào thành công được chỉ với một người. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều người ở nhiều bộ phận khác nhau. Do vậy, kỹ năng “team work” phải thực sự tốt nếu bạn muốn theo đuổi ngành nghề năng động này.
Kĩ năng sale “pro”
Tưởng chừng như kỹ năng này chỉ cần đối với những người làm sales mà thôi. Nhưng không phải vậy nhé! Làm Marketing cũng rất cần kỹ năng này. Bởi bạn có nhiệm vụ làm khách hàng nhận ra rằng, sản phẩm bên mình thực sự tốt, phù hợp với họ, ngay cả khi họ chưa có ý định đó ban đầu.
Lời Kết
Tóm lại, học Marketing xong bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho riêng mình. Tùy vào thế mạnh của bản thân, bạn có thể cân nhắc công việc nào phù hợp nhất với mình. Dù làm ở Client hay Agency chuyên nghiệp, bạn cũng nên trau dồi kiến thức, kỹ năng và vốn ngoại ngữ thật tốt để “nhạc gì cũng có thể nhảy” nhé! Chúc bạn thành công với công việc “hot trend” này!
Bài viết Học Marketing ra làm gì? 6 Kỹ năng cần có của Marketer chuyên nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/hoc-marketing-ra-lam-gi/
0 notes
Text
Moz là gì? Tuyệt chiêu cải thiện chỉ số DA, PA, Spam Core Website thông qua Moz
Bạn đang tìm kiếm một công cụ SEO có khả năng kiểm tra, chấm điểm, đo lường được sức mạnh website của mình thông qua một loạt các chỉ số như DA (Domain Authority), PA (Page Authority)? Vậy tại sao không thử dùng Moz – một trong những công cụ hỗ trợ tuyệt vời được các “SEOer Pro” đánh giá cao. Cùng SEOHoaPhuong khám phá xem Moz có thực sự tốt “như lời đồn” hay không qua bài viết này nhé!
Moz là gì?
Moz chính là một công cụ hỗ trợ SEO được nghiên cứu và phát triển bởi một bên thứ 3 không phải Google. Công cụ này giúp người dùng dễ dàng đo lương các chỉ số, kiểm soát chất lượng, sức mạnh của website mà mình đang sở hữu dựa vào các chỉ số đo lường được trên website. Dựa trên kết quả thu được, bạn có thể xác định được mức độ spam nội dung như thế nào, có spam liên kết nào trên website của mình. Từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời trước khi bị thuật toán của Google quét trúng và có những án phạt dành cho website.
Để sử dụng được công cụ này, trước tiên bạn cần tải công cụ Moz Toolbaz. Sau đó đăng ký tài khoản trên công cụ này và dùng thử miễn phí trong 30 ngày nhé!
3 chỉ số quan trọng trong Moz
Có 3 chỉ số quan trọng và phổ biến nhất mà chúng ta thường hay sử dụng qua Moz đó chính là DA, PA và Spamcore. Mỗi chỉ số có một ý nghĩa riêng, một cách kiểm tra riêng. Cụ thể:
DA (Domain Authority)
Đây là một chỉ số do Moz đặt ra. Chỉ số này cho ta thấy mức độ uy tín, chất lượng và sức mạnh hiện tại của tên miền website.
Chỉ số DA được tính dựa trên thang điểm 100. Để đạt chỉ số DA từ 20 – 30 điểm bạn chỉ cần phát triển website bình thường, thậm chí lượng backlink hay nội dung ít, bạn vẫn có thể đạt được điểm số này. Nếu muốn đạt từ 40 – 70 điểm, website của bạn phải có lượng truy cập lớn, Alexa dưới một triệu… Còn từ 70 – 100 thì website phải thực sự mạnh, về nội dung và Index google lớn hơn một triệu…
PA (Page Authority)
Đây cũng là một chỉ số do Moz đặt ra nhằm đo lường độ mạnh, mức độ uy tín của các trang con trên website. Chỉ số từng trang con trên website có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nội dung, các liên kết trỏ về trên trang và một số yếu tố liên quan khác.
Để có thể sử dụng Moz kiểm tra 2 chỉ số DA, PA trên website của mình. Bạn cần cài đặt tiện ích mở rộng Mozbar trên trình duyệt mà mình sử dụng chẳng hạn như Google Chrome, Firefox.
Điểm DA, PA của website cao hay thấp được xác định qua 3 yếu tố chính: tuổi của tên miền, kích thước hiện tại của website và mức độ phổ biến của website trên internet (số lượng và chất lượng backlink trỏ về). Hai chỉ số này là hai chỉ số cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá, xếp hạng của website trên Google.
Spam Core
Chỉ số quan trọng thứ 3 chúng ta thường đo lường trong Moz đó chính là Spam Core. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ Spam của website. Dựa vào đó ta sẽ biết được mức độ Spam của website mình là như thế nào.
Chỉ số Spam được đánh giá dựa trên 3 thang điểm từ 1 – 17:
Chỉ số 1 – 4: Đây là khoảng điểm spam an toàn với một website. Tức là website của bạn sẽ không bị Google phạt nếu đang có chỉ số Spam lý tưởng này.
Chỉ số từ 4 – 8: Nếu website của bạn đang có điểm Spam ở khoảng này, hãy thật sự cảnh giác vì Google đang để ý đến nhé! Tất cả các hoạt động đều bị kiểm soát, việc tối ưu SEO cũng trở nên khó khăn hơn.
Chỉ số 8 – 17: Đây là khoảng điểm cho thấy Google phát hiện tình trạng spam trên website của các bạn. Nếu việc vi phạm nghiêm trọng, Google sẽ đưa ra các án phạt rất nặng. Nặng nhất là website của bạn bị biến mất hoàn toàn khỏi trang tìm kiếm Google.
Cách cải thiện 3 chỉ số DA, PA và Spam Core trên Moz
Để có thể cải thiện được chỉ số DA, PA và Spam Core cho website của mình, bạn có thể áp dụng một số thủ thuật sau đây nhé!
Đăng ký tên miền càng sớm càng tốt: Google đánh giá cao những website hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực. Bởi website hoạt động càng lâu năm, chứng tỏ mức độ uy tín càng lớn.
Cải thiện, tối ưu SEO theo từng thời điểm.
Chú ý tới số lượng và chất lượng backlink trỏ về website. Backlink càng chất lượng, chỉ số DA và PA của website càng cao.
Tập trung phát triển nội dung chất lượng, độ “unique” cao. Ưu tiên phát triển các bài viết có độ dài từ 1500 – 2000 từ trở lên.
Gia tăng kích thước website bằng cách tạo ra nhiều hơn nữa những nội dung hữu ích cho người dùng.
Một số hạn chế của công cụ Moz
Mặc dù được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay nhưng Moz cũng không tránh khỏi việc tồn tại một số điểm hạn chế so với các đối thủ của mình. Cụ thể:
Khả năng hỗ trợ phân tích website đối thủ chưa thực sự tốt. Một số thông tin còn khá sơ sài, chưa có gì nổi bật so với các công cụ phân tích khác.
Hiện nay Moz cũng hỗ trợ về phần xác định link out khá chi tiết, mang tới cho người dùng những thông tin cần thiết. Tuy nhiên theo các SEOer, ta cũng có thể thực hiện chắc năng này một cách tốt hơn ở các công cụ khác.
Moz cũng hỗ trợ phân tích từ khóa nhưng không được cặn kẽ, chi tiết bằng các công cụ phân tích từ khóa chuyên nghiệp như Keywordtool.io…
Chức năng hỗ trợ tối ưu website vẫn còn khá đơn giản nhưng cũng được xem là đủ dùng đối với nhiều người.
Lời Kết
Có thể thấy rằng, Moz là công cụ hỗ trợ SEO phân tích, đánh giá sức mạnh, chất lượng website tương đối tốt. Nhưng sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn sử dụng chúng kết hợp với các công cụ phân tích website, hỗ trợ SEO khác như Ahrefs. Như vậy bạn mới có đủ cơ sở để đưa ra những đánh giá, những chiến lược phát triển SEO web tốt nhất.
Bài viết Moz là gì? Tuyệt chiêu cải thiện chỉ số DA, PA, Spam Core Website thông qua Moz đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/moz-la-gi/
0 notes
Text
Article Heading là gì? Chia sẻ cách tối ưu Heading tốt nhất cho SEO
Trong SEO On Page, ngoài việc tối ưu các thẻ Meta Title, Meta Description, tối ưu Article Heading cũng là một công đoạn quan trọng mà SEOer cần đặc biệt quan tâm. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới điểm SEO trên web và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm người dùng. Heading có hay, hấp dẫn thì mới níu chân được người dùng ở lâu hơn với website, giúp website tăng hạng nhanh chóng trên Google. Vậy làm thế nào để tối ưu Heading hiệu quả nhất, tốt nhất cho SEO? Hãy cùng SEOHoaPhuong tìm hiểu ngay sau đây.
Article Heading là gì?
Article Heading là một thành phần đơn lẻ chỉ các nội dung, danh mục của website. Thẻ Heading trong SEO được chia thành 6 loại theo thứ tự ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5, H6. Trong đó H1, H2, H3 là 3 thẻ Heading được sử dụng phổ biến nhất, có vai trò quan trọng trong việc tối ưu website. Chúng được dùng để nhấn mạnh nội dung chính mà chúng ta đề cập tới trong bài viết của mình.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé! Các thẻ Heading trong SEO giống như một cuốn sách. Thẻ H1 tượng trưng cho tựa đề của sách. Các thẻ H2 là các chương, H3 là các phần nhỏ trong từng chương đó.
Thông qua việc sử dụng thẻ Heading, công cụ tìm kiếm sẽ biết được đâu là tiêu đề, đâu là các đầu mục nhỏ trong bài viết một cách dễ dàng.
Article Heading có vai trò như thế nào trong SEO?
Có thể khẳng định, Article Heading đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong SEO. Cụ thể:
Như đã nói ở trên, mỗi bài viết thường chỉ có 1 Heading 1. Thẻ này đóng vai trò quan trọng nhất trong số các thẻ Article Heading có trong bài viết. Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào thẻ H1 để định danh nội dung chính mà bài viết triển khai. Vì thế, những website đã và đang đầu tư vào SEO đều rất chú trọng tới thẻ H1 này. Làm sao để chúng thật hay, hấp dẫn và tối ưu phù hợp với SEO.
Việc sử dụng các thẻ Heading trong bài giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung chính, nội dung từng phần trong bài viết. Từ đó đưa các key chính mà bài viết đề cập tới lên TOP nhanh hơn so với các bài viết không sử dụng Heading.
Với người đọc, nhờ có thẻ Heading mà người đọc cũng dễ hình dung bố cục bài viết và tập trung vào những phần mà mình quan tâm nhất.
Hướng dẫn tối ưu thẻ Heading tốt nhất cho SEO
Để thẻ Article Heading tốt nhất cho SEO, website thân thiện với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm. Bạn hay tối ưu thẻ này theo cách dưới đây:
Thẻ Heading 1
Thẻ Heading phải chứa từ khóa chính. Nội dung có thể đặt trùng hoặc khác với thẻ Meta Title. Và mỗi bài chỉ nên có 01 thẻ H1. Nội dung H1 phải tưng ứng, bổ trợ nội dung cho thẻ Meta Title và Meta Description.
Thẻ Heading 2
Trong bài viết có thể có nhiều thẻ Heading 2. Tùy độ dài của bài mà đặt số lượng cho phù hợp. Thông thường, với những bài có độ dài từ 1000 – 2000 từ nên có khoảng 3 – 4 H2. Với bài có độ dài lớn hơn, nội dung rộng hơn thì nên có từ 5 – 6 H2 để người đọc dễ theo dõi.
Với thẻ H2, bạn cũng nên đưa từ khóa khéo léo vào đó. Nhưng chỉ nên cài cắm vào một vài thẻ H2 mà thôi, không nên đưa vào tất cả để tránh cảm giác gò ép, nhàm chán, thiếu tự nhiên.
Thẻ Heading 3
Heading 3 chính là “con” của Heading 2. Tùy vào độ dài nội dung bài viết cũng như nội dung chính của bài mà bạn có thể sử dụng khoảng 4 – 8 H3.
Thẻ Heading 4, 5, 6
Đây là những nội dung chia nhỏ hơn nữa phần nội dung các thẻ H2, H3. Và chỉ sử dụng các cấp độ này khi cần ở các bài viết lớn. Các thẻ này có thể có hoặc không cũng không ảnh hưởng nhiều tới SEO.
Một số lưu ý khi sử dụng Article Heading
Tưởng chừng như việc sử dụng các thẻ Article Heading “dễ như ăn kẹo” nhưng để vừa hợp lý, vừa tốt cho SEO bạn nên tham khảo cách sử dụng mà chúng tôi gợi ý sau đây nhé!
Mỗi bài viết chỉ cần dùng 1 thẻ H1 là đủ. Thẻ này sẽ đóng vai trò khái quát nội dung toàn bộ bài viết và được công cụ tìm kiếm đặc biệt chú tâm đến.
Ưu tiên đặt thẻ H1 ở ngay đầu Page, đầu bài viết. Các thẻ H2, H3 tùy chỉnh sao cho hợp lý. Tuy nhiên, không nên trùng lặp nội dung các thẻ với nhau. Hãy đa dạng các thẻ và cài cắm từ khóa vào các Heading sao cho hợp lý nhất.
Các thẻ từ H2 đến H6 có thể sử dụng nhiều lần trong bài. Nhưng tốt nhất là nên dùng 3 lần với thẻ H2, 7 lần với thẻ H3 và 16 lần với thẻ H4. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều thẻ Article Heading. Chỉ nên dùng đến thẻ H4 là đủ nhé!
Lời Kết
Tới đây có lẽ bạn đã hiểu rõ Article Heading là gì, vai trò ra sao và cách sử dụng như thế nào cho chuẩn SEO rồi đúng không? Hãy ghi nhớ và áp dụng một số lưu ý mà chúng tôi đề cập ở trên để có thể đặt Heading phù hợp nhất cho bài viết. Làm sao để chúng thực sự thân thiện với công cụ tìm kiếm, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Chúc bạn thành công với việc viết bài và tối ưu SEO web của mình!
Bài viết Article Heading là gì? Chia sẻ cách tối ưu Heading tốt nhất cho SEO đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/article-heading/
0 notes
Text
Tổng hợp các Plugin cần thiết cho WordPress phổ biến nhất hiện nay
WordPress đang là một trong những nền tảng web được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Đơn giản bởi nền tảng này rất nhiều chức năng, dễ sử dụng, dễ quản lý, kể cả những người không thực sự thông thạo cũng có thể sử dụng được. Để website hoạt động linh hoạt, mạnh mẽ, ngoài những chức năng cơ bản, quản trị web thường cài đặt thêm các Plugin hỗ trợ. Vậy bạn có biết đâu là các Plugin cần thiết cho WordPress được sử dụng phổ biến nhất hiện nay không? Tiếp tục theo dõi bài viết này của SEOHoaPhuong để có thêm thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
Plugin là gì?
Với những quản trị viên dày dặn kinh nghiệm, thuật ngữ Plugin đã trở nên quá quen thuộc. Nhưng với những người mới đang trong giai đoạn thực tập quản trị, lần đầu tiên làm việc này, chắc hẳn đây còn là khái niệm tương đối mới mẻ.
Bạn có thể hiểu Plugin chính là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển website trên nền tảng WordPress. Có rất nhiều Plugin khác nhau, mỗi loại plugin sẽ đảm đương một chức năng riêng nào đó mà WordPress không có. Thường thì Plugin sẽ do một bên thứ 3 tạo ra, giúp người dùng dễ dàng tạo hiệu ứng, tinh chỉnh đặc biệt theo ý mình.
TOP 7 loại Plugin thường dùng
Như đã đề cập ở trên, theo thống kê sơ bộ từ WordPress hiện nay có tới hàng chục nghìn Plugin đang được cung cấp và hỗ trợ cho nền tảng web này. Trong đó phổ biến nhất phải kể tới 7 Plugin sau đây.
Yoast SEO – Plugin hỗ trợ SEO
Mặc dù được đánh giá là nền tảng tốt cho SEO nhưng những website được thiết kế trên nền tảng WordPress vẫn có khả năng tối ưu SEO tốt hơn khi cài đặt Pulgin có tên Yoast SEO.
Tính năng nổi bật của Plugin này chính là phân tích trang. Với công cụ này, quản trị web có thể dễ dàng thực hiện kỹ thuật SEO Onpage các thẻ Meta như: Title, Description, hỗ trợ social media…
Không chỉ vậy, Plugin Yoast SEO còn giúp bạn tối ưu toàn bộ trang web, tăng traffic tự nhiên thông qua tìm kiếm Google. Một tính năng đáng chú ý nữa của Plugin này chính là tạo ra XML Sitemap để bạn Submit lên Google hỗ trợ Index tốt hơn. Và mỗi khi bạn thay đổi nội dung website, công cụ này cũng tự động cập nhật XML Sitemap cho bạn luôn nhé!
Tóm lại, đây là Plugin hữu ích mà các SEOer không nên bỏ qua nếu muốn website của mình “leo rank” tốt trên Google.
Akismet – Công cụ chặn Spam
Một vấn nạn xảy ra trên các trang WordPress khiến quản trị viên đau đầu chính là có rất nhiều spa bình luận, đăng ký vào trang web. Bạn chẳng thể nào tự mình rà soát và chặn chúng một cách thủ công được. Và lúc này, Plugin Akismet – Plugin chặn spam được coi là cánh tay đắc lực của bạn.
Đây được coi là Plugin bắt buộc phải cài cho những ai sử dụng website trên nền tảng Wordpress. Do vậy, bạn sẽ thấy Plugin này được cài đặt sẵn trên WordPress, bạn chỉ cần kích hoạt là được rồi.
Akismet hoạt động trên nguyên tắc cơ bản: Người dùng truy cập vào website của bạn, để lại comment, website sẽ rà soát từng comment đó ở trên công cụ này và thông báo tới quản trị viên đâu là comment spam và ẩn chúng đi.
Contact Form 7 – Plugin tạo Contact website
Trong số các Plugin cần thiết cho WordPress hiện nay không thể không kể đến Plugin tạo Contact cho website. Hiện có khá nhiều Plugin thực hiện chức năng này, nhưng Contact Form 7 được coi là phổ biến hơn cả. Bởi giao diện đơn giản, dễ sử dụng, chỉ cần kéo thả Builder là xong nhé!
Ngoài tính năng tạo contact giữa quản trị web với người dùng. Công cụ này còn được tích hợp một số tính năng khác như gửi form bằng Ajax (giúp người dùng không phải tải lại trang), reCAPTCHA để chống spam và nhiều trường nâng cao như date picker (chọn ngày tháng).
W3 Total Cache – Plugin tăng tốc độ tải trang
Đây là Plugin giúp tăng tốc độ tải trang được các Webmaster cực kỳ ưa thích hiện nay bởi chúng rất chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí.
Cơ chế hoạt động của Plugin W3 Total Cache này chính là: nó sẽ lưu một phiên bản của trang web của bạn trên máy người dùng, giúp site của bạn sẽ Load nhanh hơn đối với những ai thường truy cập. Đây thực sự là vũ khí lợi hại giúp chống lại việc load chậm, đặc biệt nhắm vào sự gia tăng của thị trường di động năm 2020.
Jetpack – Plugin tập hợp các công cụ hữu ích cho WordPress
Jetpack là Plugin dành cho lập trình viên của WordPress. Công cụ này giúp tăng bảo mật cho website, theo dõi hiệu năng, tăng traffic và hàng ngàn tính năng khác nữa.
Một số tính năng chính nổi bật của Jetpack bao gồm:
Phân tích và trích xuất thông tin thống kê website
Bảo mật cho website
Giảm sát website downtime và uptime.
Giúp khách truy cập tương tác với quản trị và nội dung của bạn qua chia sẻ trên mạng xã hội, những tính năng bình luận cao cấp, và contact form đẹp.
Google Monster Insight – Công cụ cài đặt Analytics cho website
Google Analytics là một công cụ của Google giúp bạn có thể thống kê chính xác lưu lượng truy cập website của mình. Tuy nhiên, khá bất tiện nếu như mỗi lần cần xem thống kê, bạn lại phải lần vào trang chủ của công cụ này. Vậy tại sao bạn không tích hợp Google Analytics vào thẳng website của mình bằng cách cài Plugin có tên Google Monster Insight.
Tích hợp công cụ này vào website, bạn có thể dễ dàng giúp bạn theo dõi tự động mọi thông số cần thiết, đồng thời bạn cũng xem được report của Google Analytics ngay trong WordPress Admin của mình.
Easy Social Share Buttons – Plugin hỗ trợ like & share Social
Đây là Plugin hỗ trợ chèn các nút chia sẻ bài viết lên trên mạng xã hội đẹp mắt với nhiều style khác nhau. Nó cũng hỗ trợ hiển thị lượt chia sẻ, theo dõi t���n suất chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội rất tuyệt vời. Mặc dù sử dụng nhiều hiệu ứng, tính năng nhưng Plugin này không ảnh hưởng gì tới tốc độ tải trang của bạn đâu nhé!
Easy Social Share Buttons đã được tích hợp sẵn tính năng lưu bộ nhớ đệm cho các dữ liệu lượt chia sẻ và cập nhật bằng AJAX, có hỗ trợ nén CSS và Javascript có trong plugin rồi. Thông qua Plugin này bạn có thể biết được mạng xã hội nào có nhiều người quan tâm, bài viết nào được chia sẻ nhiều nhất.
Lời Kết
Trên đây là một số các Plugin cần thiết cho WordPress mà chúng tôi tổng hợp và gửi tới độc giả. Ngoài ra còn có hàng trăm các Plugin khác, bạn chỉ cần tìm và cài đặt chúng theo nhu cầu sử dụng của mình. Hãy cài Plugin để tăng tính năng trải nghiệm cho website của bạn nhé!
Bài viết Tổng hợp các Plugin cần thiết cho WordPress phổ biến nhất hiện nay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/cac-plugin-can-thiet-cho-wordpress/
0 notes
Text
Các thuật toán của Google ai làm SEO cũng phải “thuộc lòng”
Không phải ngẫu nhiên Google thích đưa website nào lên TOP thì đưa. Việc đánh giá xếp hạng các website trên công cụ tìm kiếm đều dựa vào các thuật toán cụ thể. Mỗi thuật toán lại có một chức năng nhiệm vụ riêng mà bất cứ ai làm SEO cũng cần hiểu để tuân thủ, tránh vi phạm và bị Google phạt. Trong bài viết này, SEOHoaPhuong sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn đọc các thuật toán của Google mà bất cứ ai làm SEO cũng đều phải thuộc lòng.
Thuật toán Google Panda
Đây là thuật toán chuyên “quản lý” các vấn đề về chất lượng nội dung. Con bọ của Google sẽ xác định độ chất lượng của một bài viết thông qua nội dung mà nó cung cấp tới người dùng. Tức là, nội dung bài viết phải chất lượng, độc đáo, “unique”, trình bày đẹp…
Cụ thể, thuật toán Panda sẽ đánh giá nội dung bài viết trên website có thực sự chất lượng hay không thông qua các tiêu chí cụ thể sau đây:
Bài viết “Unique”, không copy, biến thể từ các nguồn khác đã có trên internet.
Nội dung được cập nhật mới liên tục
Thời gian, số lần click của người dùng lưu lại trên page nói riêng và website nói chung (tỷ lệ Time on site, tỉ lệ thoát… có thể thấy trong Google Analytics).
Tỷ lệ người dùng quay lại website
Nhờ có thuật toán Google Panda này mà người dùng có thể tiếp cận được các nội dung có chất lượng tốt, không bị trùng lặp, không sơ sài. Đồng thời nó cũng khiến các website phải đầu tư hơn về nội dung, viết những điều hữu ích, giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn.
Nếu bạn chưa biết làm sao để kiểm tra trùng lặp nội dung trên website của mình, có thể tham khảo bài viết: TOP 8 công cụ check unique bài viết chuẩn được SEOer sử dụng nhiều nhất nhé!
Thuật toán Google Penguin
Trong các thuật toán của Google quan trọng, không thể không kể đến Penguin. Nếu như Panda đánh mạnh vào chất lượng nội dung bài viết của website thì Penguin lại đánh vào lượng “backlink” trỏ về website của bạn.
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về SEO hoặc đang làm SEO thì có lẽ không còn lạ gì “backlink” đúng không? Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO web. Nó được ví như những “phiếu đầu” giúp website lên TOP Google. Backlink gồm có 2 loại: Backlink tự nhiên và Backlink không tự nhiên. Mỗi loại lại có sức ảnh hưởng riêng tới website của bạn. Cụ thể:
Website càng có nhiều Backling tự nhiên, chất lượng tốt, khả năng lên TOP càng dễ. Tuy nhiên, để có được chúng không hề dễ dàng đâu nhé!
Vì Backlink tự nhiên rất khó kiếm nên nhiều người không ngần ngại đã lựa chọn cách “vi phạm luật Google” để có được Backlink không tự nhiên. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, website có thể bị phạt nếu thuật toán Penguin phát hiện ra.
Vậy những Backlink như thế nào được gọi là Backlink không tự nhiên? Penguin sẽ phát hiện ra website của bạn đi link không tự nhiên nếu web xuất hiện các “triệu chứng” sau đây:
Một lượng lớn bakclink đổ về web chỉ trong một thời gian ngắn: thường là mua link, sử dụng tool để bắn link từ forum sang, đặt link ẩn hoặc thao túng backlink thông qua hệ thống vệ tinh.
Backlink đổ về quá nhiều từ các trang chẳng hề liên quan: Sử dụng link trỏ đến từ những site chẳng liên quan được xem là “con dao hai lưỡi”. Nếu bạn sử dụng chúng để đa dạng hóa profile backlink của mình thì rất tuyệt. Nhưng nếu quá lạm dụng chúng, bạn sẽ phải nhận “quả đắng” từ Penguin đó nhé!
Link trỏ đến từ các web “bẩn”: đó là những trang đã bị Google phạt, bị nhiễm mã độc hoặc các trang web bị cấm.
Anchortext không tự nhiên: Việc quá ;ạm dụng Anchortext để “thăng hạng” cho từ khóa bằng cách tỉ lệ anchortext quá lệch cũng sẽ khiến Penguin nghi ngờ và phạt nặng.
Sử dụng spam liên kết trong các bình luận từ trang khách hoặc mạng xã hội cũng sẽ bị Penguin đưa vào “tầm ngắm”.
Do vậy, để website có thể thăng hạng tốt, tốt nhất bạn hãy liên nhẫn xây dựng Backlink tự nhiên để đảm bảo lên TOP bền vững, không bị phạt. Tuyệt đối không sử dụng thủ thuật bởi sớm muộn gì cũng sẽ bị thuật toán Google Penguin phát hiện ra và lúc đó bị phạt nặng cũng đừng trách ai nhé!
Thuật toán Google Pigeon
Đây là tên thuật toán do Search Engine Land đặt để nói tới yếu tố xếp hạng bao gồm tính địa phương. Google sẽ ưu tiên trả về các kết quả gần với vị trí người dùng đang thực hiện hàng động tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là, cùng với một từ khóa như vậy, nhưng nếu tìm kiếm tại các địa điểm khác nhau, kết quả trả về cũng sẽ có sự khác nhau.
Thuật toán Google Mobile
Với mục tiêu gia tăng trải nghiệm của người dùng trên di động, Google đã đưa ra thuật toán xếp hạng chuẩn trên Mobile. Tức là nếu người dùng dùng điện thoại di động để tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả là website chuẩn mobile hơn. Chính vì vậy, nếu website của bạn chưa triển khai thiết kế chuẩn Mobile, bạn cần hoàn thiện ngay để tránh mất một lượng traffic lớn từ người dùng qua thiết bị này.
Thuật toán Google Hummingbird
Thuật toán Hummingbird (hay còn các SEOer thường gọi là thuật toán chim ruồi). Thuật toán này ra đời từ năm 2013 có chức năng giúp Google giải thích các truy vấn tìm kiếm tốt hơn. Đồng thời cung cấp các kết quả phù hợp với mục đích của người tìm kiếm. Nhờ có Hummingbird mà trang web vẫn được xếp hạng cho một truy vấn, ngay cả khi nó không chứa các từ chính xác mà người tìm kiếm nhập vào.
Theo đó, SEOer nên mở rộng nghiên cứu các từ khóa liên quan khác nữa thay vì chỉ tập trung vào một vài từ khóa duy nhất. Đa dạng hóa nội dung sẽ tạo ra sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, đáp ứng mục đích của người tìm kiếm. Đây là một trong những bí kíp giúp bạn leo “rank” và giành chiến thắng.
Ngoài các thuật toán Google kể trên, chúng ta còn một vài thuật toán khác nữa như Fred, Possum, RankBrain,… Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là các thuật toán mà chúng tôi giới thiệu ở trên nhé!
Lời Kết
Như vậy có thể thấy rằng, để website vừa lên TOP, lại thân thiện với người dùng, SEOer nên chú trọng tới các thuật toán của Google đưa ra, tránh gian lận, có thể bị phạt nặng dẫn tới việc website bị tụt hạng. Hoặc thậm chí không được xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của Google.
Bài viết Các thuật toán của Google ai làm SEO cũng phải “thuộc lòng” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/cac-thuat-toan-cua-google/
0 notes
Text
Off Site là gì? 4 Kỹ thuật SEO Off Page hiệu quả không phải ai cũng biết
Trong SEO web có rất nhiều thuật ngữ, rất nhiều khái niệm mà chúng ta cần phải hiểu rõ. Trong đó có Off Site là gì, SEO Off Page như thế nào để đạt hiệu quả? Tất cả những vấn đề này sẽ được SEOHoaPhuong chia sẻ ngay sau đây. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu, đừng vội thoát trang nhé!
Off Site là gì? SEO Off Page là gì?
Off Site (hay còn gọi là Off Page) được hiểu là bên ngoài trang web. Tức là những công việc thực hiện nằm ngoài phạm vi website bạn đang quản lý.
SEO Off Page là khái niệm nhằm nói đến các hành động bạn có thể thực hiện để quảng bá website của mình trên các website khác. Nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng cũng như của con bọ (bot) từ các công cụ Search Engine. Từ đó góp phần gia tăng thứ hạng tìm kiếm cũng như lượt traffic tới website, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Xa hơn nữa là nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
Phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong SEO Off Page hiện nay chính là:
Các liên kết được trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác.
Tiếp thị trên các trang mạng xã hội.
SEO Off Page có gì khác với SEO On Page?
Cả SEO On Page và SEO Off Page đều là những giải pháp, hành động nhằm tối ưu hóa website. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ các hành động này được thực hiện trong hay ngoài trang mà thôi.
SEO On Page là những kỹ thuật thực hiện ở trên chính trang web bạn đang quản lý. Chẳng hạn như việc tối ưu các thẻ Meta Title, Meta Description, Heading, Image… Mục đích chính là giúp người dùng cũng như công cụ tìm kiếm có thể thu thập thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.
SEO Off Page thì ngược lại, là những kỹ thuật thực hiện bên ngoài phạm vi website nhằm hỗ trợ những công việc bạn đã thực hiện On Page có thể phát huy đúng hiệu quả, đúng thế mạnh mà bạn muốn xây dựng.
Nói cho dễ hiểu nhé! Chẳng hạn như bạn đang có một ngôi nhà muốn bán. Bạn tiến hành sơn sửa lại chúng cho đẹp hơn, mới hơn đó là bạn đang làm SEO On Page. Nhưng để nhà bán được giá, bán dễ, bán nhanh bạn cũng cần tới sự hỗ trợ của những người xung quanh, nhất là hàng xóm. Vì nếu họ nói tốt rằng nhà bạn đẹp, có lộc, chắc chắn khách ghé qua sẽ rất thích mua. Nhưng nếu họ nói không tốt rằng đất ở đây phong thủy không tốt… chắc chắn sẽ ít người hỏi mua.
Như vậy có thể thấy, cả SEO On Page và SEO Off Page đều quan trọng như nhau. SEO On Page nhằm củng cố giá trị thực của site. Còn SEO Off Page giúp người dùng hiểu được đúng (nếu được hơn thì càng tốt) giá trị thực của site đó.
4 kỹ thuật SEO Off Page mà SEOer cần nắm vững
Để SEO Off Page thành công, mang lại hiệu quả tốt, SEOer cần nắm vững một số thủ thuật cơ bản sau đây:
Xây dựng backlink chất lượng
Đã làm SEOer thì chắc bạn cũng đã nghe tới cụm từ “ “Content is King, link is Queen” rồi đúng không? Điều đó có nghĩa là, việc xây dựng backlink cho website như thế nào cho chuẩn, chất lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả SEO. Tuy nhiên, backlink chỉ quan trọng, mang lại hiệu quả nếu đó là những backlink chất lượng. Còn nếu bạn chỉ quan tâm tới số lượng, dùng những backlink “bẩn” có thể sẽ phản tác dụng và bị Google phạt nặng nhé!
Hãy xây dựng hệ thống backlink nhiều về số lượng và đa dạng về nguồn dẫn tới. Chẳng hạn từ các web chuyên ngành, blog, diễn đàn liên quan. Để làm được điều này, bạn có thể:
Tạo bài viết có nội dung hay, độc đáo thu hút người đọc, hướng họ đặt link tới bài viết. Tuy nhiên, cách này khá khó, mất thời gian vì bạn phải sáng tạo nội dung liên tục.
Trao đổi text link với các web khác có cùng chủ đề.
Viết bài và đăng vào các website chuyên ngành sau đó đặt backlink trở lại web của bạn.
Xây dựng hệ thống site vệ tinh để tạo link và chia sẻ bài viết từ trang web chính.
Mua Backlink từ nguồn đảm bảo.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing trên mạng xã hội
Tận dụng các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter… và lập các page, group có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Tích cực đăng các post hay, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng để tăng like, tăng follow. Và đừng quên đặt link bài viết vào đó để tăng lượng truy cập của người dùng từ kênh này nhé! Khi website được truy cập từ nhiều nguồn khác nhau, Google sẽ đánh giá rất cao website của bạn.
Social Bookmarking – Đánh dấu mạng xã hội
Đây là thuật ngữ chỉ cách thức người dùng chia sẻ lại các trang web lên mạng xã hội. Điều này có thể làm tăng lượt truy cập cho website. Google sẽ căn cứ vào đặc điểm và hành vi của việc bookmarking trên trang web, để đặt chỉ mục (index) và xếp hạng từ khóa. Tuy nhiên, hãy Booking một cách thật tự nhiên bằng cách chia sẻ nhiều link từ nhiều web khác nhau rồi xen kẽ link web bạn cần SEO vào. Đừng chỉ chăm chăm vào web bạn SEO để tránh Google phát hiện.
Local SEO
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn phục vụ trong một phạm vi nhất định, tại sao không làm Local SEO. Hãy truyền thông một cách khéo léo để những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ để lại đánh giá trên các trang mạng xã hội, hoặc trên Google My Business. Từ đó, cả Google và khách hàng tiềm năng đều có thể cảm nhận được về sản phẩm dịch vụ của bạn. Đó chính là một cách làm SEO Off Page.
Lời Kết
Tới đây bạn đã hiểu Off Site là gì, SEO Off Page là gì rồi đúng không? Hãy thử áp dụng một số kỹ thuật làm SEO Off Page mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Tin chắc rằng kế hoạch SEO của bạn sẽ đạt kết quả tốt, thăng hạng trên trang tìm kiếm của Google.
Bài viết Off Site là gì? 4 Kỹ thuật SEO Off Page hiệu quả không phải ai cũng biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày seohoaphuong.
source https://seohoaphuong.com/seo-off-page/
0 notes