Lương y Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa.Kết nối với lương y Nguyễn Thị Thùy Trang Địa chỉ email: [email protected]ố điện thoại: 028.39.808.808Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí MinhTrang chủ: Lương y Nguyễn Thị Thuỳ TrangTrang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội:Linkedin: https://www.linkedin.com/in/nguyenthithuytrangbinhdong/Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61556212886802Threads.net: https://www.threads.net/@nguyenthithuytrangbinhdongInstagram: https://www.instagram.com/nguyenthithuytrangbinhdong/Youtube: https://www.youtube.com/@nguyenthithuytrangbinhdongTiktok: https://www.tiktok.com/@thuytrangbinhdongPinterest.com: https://www.pinterest.com/nguyenthithuytrangbinhdong/
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Y học cổ truyền có câu “Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái đó là sức khỏe” Khí huyết chính là vật chất cơ bản nhất của sự sống, tất cả những vấn đề xoay quanh sức khỏe đều có liên quan đến khí huyết. Nếu khí huyết lưu thông kém sẽ dẫn đến hàng loạt các chứng bệnh như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau vùng ngực,... làm giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bồi bổ khí huyết sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu một số phương pháp bồi bổ khí huyết và các vấn đề cần lưu ý để bạn đọc tham khảo. 1. Đôi nét về khí huyết và dấu hiệu nhận biết khi nào cần bồi bổ khí huyết 1.1. Vai trò của Khí và Huyết Khí và huyết là hai yếu tố quan trọng tham gia vào việc vận hành cơ thể, duy trì sức sống. Hai yếu tố này là vật chất cơ bản nhất của sự sống, có liên quan đến mọi vấn đề sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, có được vẻ đẹp và sức sống. Khí vốn có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn kết hợp cùng với khí trời hít thở hấp thụ vào. Khí được tạo ra sẽ giúp vận hành huyết dịch để góp phần nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, khí cũng được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động ổn định, góp phần duy trì hoạt động sống cho con người. Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì mọi hoạt động sống trong cơ thể. Tất cả các bộ phận từ da, thịt, xương và các tạng phụ đều cần đến sự nuôi dưỡng của huyết. Cũng do trong huyết có dinh dưỡng, cho nên khi huyết thịnh thì hình thể cũng thịnh, khi huyết suy hình thể cũng suy. Khi huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi sẽ giúp cho da thịt, khớp xương, gân cốt hoạt động tốt. Theo Y học cổ truyền “Huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương”, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Huyết tuy do khí sinh, theo khí mà đi, nhưng khí cũng cần dựa vào huyết mới có thể thực hiện vận động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Khí và huyết tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, khi khí huyết không điều hòa sẽ khiến xuất hiện bệnh tật. 1.2. Dấu hiệu nhận biết cần bồi bổ khí huyết Khí huyết hư suy là tình trạng âm dương mất điều hòa, làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối loạn, thậm chí không nương tựa được vào nhau mà đi sai chỗ, gây ra tình trạng bên này hư bên kia thực. Khí huyết kém, trì trệ, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm xuất hiện một số biểu hiện như: Biểu hiện bên ngoài: Tóc khô xơ, rụng tóc, môi nhợt nhạt, da xanh xao, chân tay lạnh, móng tay yếu,... Biểu hiện bên trong: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, tiêu hóa kém, chán ăn, khó thở,... Biểu hiện tâm lý: Dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm, hay quên, kém tập trung,... Một số biểu hiện riêng ở phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, vô kinh, đau bụng kinh kéo dài, bế kinh, suy giảm ham muốn,... Theo Đông Y, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết kém như: Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể bị thiếu một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12,... sẽ khiến cho hoạt động sản xuất hồng cầu bị giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bệnh lý: Có nhiều bệnh lý có thể khiến khí huyết hư tổn, điển hình như cảm cúm. Khi cảm cúm khiến tình trạng sốt kéo dài, gây mất nước sẽ dẫn đến khí huyết hư hao, cơ thể suy nhược,... Mất máu: Khí huyết kém vì mất máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rong kinh, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, hoặc bệnh về đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,... Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện của khí huyết kém, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để tình trạng kéo dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy tim: Tim phải thực hiện nhiệm vụ bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Tình trạng này diễn ra lâu ngày gây suy tim. Suy giảm hệ miễn dịch: Khí huyết kém, thiếu máu khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc phải các chứng bệnh khác. Tử vong: Thiếu máu cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
2. Lợi ích và các phương pháp bồi bổ khí huyết Bồi bổ khí huyết là việc bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu trong cơ thể, giúp tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe tổng thể, làm giảm các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, da môi nhợt nhạt, người yếu ớt. 2.1. Thực phẩm bồi bổ khí huyết Thực phẩm bổ khí huyết là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần thiết cho việc sản sinh và cân bằng khí huyết, cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là một số nhóm thực phẩm bồi bổ khí huyết mà bạn có thể tham khảo: Thực phẩm giàu đạm: Các loại thực phẩm giàu đạm nên bổ sung cho những người khí huyết kém, thiếu máu là cua, tôm, cá, thịt, sữa, trứng, đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc,… Thực phẩm giàu sắt: Những người thiếu máu cần bổ sung lượng sắt cần thiết cho việc sản sinh các tế bào hồng cầu thông qua các loại thực phẩm giàu sắt như rau có lá xanh đậm, đậu xanh, bông cải xanh, bơ, đậu phộng, nho khô, quả sung, đậu nành, quả chà là, gan, trứng, thịt, cá,… Thực phẩm giàu vitamin B12: Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu nhưng cơ thể không có khả năng tạo ra. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua các loại thực phẩm như ngao, cá mòi, trứng, gan động vật, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và sản phẩm từ sữa,... Thực phẩm giàu vitamin Axit Folic: Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu axit folic như trứng cá, gan, bông cải xanh, măng tây, rau bina, đậu phộng, bơ, thịt bò, rau diếp cá,… để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn. Bên cạnh các loại thực phẩm bổ huyết thì người khí huyết kém, thiếu máu cũng nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Thực phẩm đông lạnh Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ Đồ ăn cay nóng Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm nhiều muối Thực phẩm gây dị ứng Các chất gây kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga 2.2. Bài thuốc bồi bổ khí huyết theo Y học cổ truyền Khí và huyết là vật chất của tạng phủ - kinh lạc. Do đó, khi khí huyết hư suy sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ. Ngược lại, khi tạng phủ kinh lạc có vấn đề thì sẽ làm xuất hiện các bất thường qua khí huyết. Theo Đông y, có một số bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các thể bệnh về khí, huyết như: Bài thuốc bổ khí huyết (Khí huyết hư suy) - Bài thuốc Bát trân thang Triệu chứng: Người gầy mệt mỏi, môi nhợt, da xanh, hoa mắt, đoản hơi, đoản khí hồi hộp, lưỡi nhạt, ăn ít, mạch tế. Công dụng: Bồi bổ khí huyết, phòng chống thiếu máu nhờ việc thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng lượng huyết sắc tố. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn, bảo vệ gan, điều tiết sự co bóp của tử cung, chống mệt mỏi, nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể. Thành phần: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo. Cách làm: Sắc uống. Bài thuốc Thập toàn đại bổ Công dụng: Bồi bổ khí huyết, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe của thận. Thành phần: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo, 10g Hoàng kỳ, 6g Quế nhục. Cách làm: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 lần uống. Nhân sâm dưỡng vinh thang Công dụng: Bổ huyết điều kinh Thành phần: 12g Trần bì, 12g Đương quy, 12g Nhân sâm, 12g Hoàng kỳ, 12g Quế tâm, 12g Bạch truật, 12g Bạch linh, 8g Bạch thược, 8g Thục địa, 8g Cam thảo, 6g Ngũ vị tử, 4g Viễn chí, 3 lát Sinh khương, 3 quả Đại táo. Cách làm: Sắc mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần uống, uống khi còn ấm trước khi ăn. 2.3. Thói quen tốt giúp bồi bổ khí huyết Không chỉ bổ sung các loại thực phẩm bổ khí huyết trong khẩu phần ăn của mình, bạn cần xây dựng những thói quen tốt như: Ăn uống điều độ, cân bằng dinh dưỡng: Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, ổn định đường huyết trong máu.
Bạn có thể xem thêm bài viết "Các loại thực phẩm điều hòa kinh nguyệt hiệu quả". Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý: Thiếu ngủ liên quan đến cả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu không do thiếu sắt. Do đó, bạn cần ngủ đủ giấc và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn. Uống đủ nước: Theo các chuyên gia, việc uống đủ nước từ 1.5 - 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, cải thiện quá trình lưu thông máu. Giữ tinh thần thoải mái: Bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng như tắm nước ấm, thiền,... và kết hợp với các liệu pháp thư giãn. Những biện pháp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào tốt hơn. Tập thể dục đều đặn: Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ, yoga,... sẽ giúp cơ thể thư giãn, tăng sản xuất hồng cầu, tăng lượng máu đến các cơ quan, cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhấp vào xem ngay: Top 8+ bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn, hiệu quả. Duy trì tư thế làm việc, sinh hoạt đúng: Giúp máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn. 2.4. Phương pháp bồi bổ khí huyết khác Ngoài các phương pháp bồi bổ khí huyết ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác như: Tập khí công, thái cực quyền: Phương pháp này giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn theo từng động tác. Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng bàn tay để tác động lên da thịt, gân, khớp và kinh lạc của người bệnh để giúp khí huyết lưu thông, với mục đích phòng và chữa bệnh. Châm cứu: Phương pháp này sẽ dùng kim châm hoặc sức nóng của ngải cứu để kích thích lên huyệt vị, tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương trong cơ thể để phòng và điều trị bệnh theo từng thể bệnh. Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng bổ huyết điều kinh có nguồn gốc từ thiên nhiên như Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược như Lạc tiên, Bạch phục linh, Thục địa, Hoài sơn, Mẫu đơn bì, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngũ vị tử, Sơn thù du và Phòng đảng sâm, mang đến công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, làm giảm mệt mỏi. 3. Dấu hiệu cho thấy khí huyết đã ổn định Việc bồi bổ khí huyết chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn hạn, nếu kéo dài hoặc quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Do đó, bạn cần phải theo dõi các biểu hiện của cơ thể để dừng bồi bổ đúng lúc. Sau đây là một số biểu hiện cho thấy khí huyết ổn định mà bạn cần chú ý: Da dẻ hồng hào, tươi tắn, đầy sức sống. Tóc, móng tay, móng chân khỏe mạnh. Mắt sáng, tinh thần minh mẫn. Ngủ ngon và sâu giấc. Hơi thở điều hòa, nhịp tim ổn định. Chân tay ấm áp. 4. Những lưu ý khi thực hiện các phương pháp bồi bổ khí huyết Để thực hiện các phương thức bồi bổ khí huyết an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau: Trước khi sử dụng các bài thuốc hay các loại thực phẩm bổ sung bất kỳ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình bồi bổ khí huyết, bạn cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể, nếu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy ngưng sử dụng và đi khám ngay. Tuyệt đối không được tự ý kết hợp các phương pháp bồi bổ khí huyết theo Đông y và Tây y. Cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể chọn phương pháp điều trị và bồi bổ đúng cách. Tùy vào thể trạng sức khỏe, giới tính, độ tuổi và cơ địa từng người mà sẽ có những phương pháp bồi bổ khí huyết phù hợp khác nhau. Không phụ thuộc vào các loại thuốc bổ huyết mà cần kết hợp với việc rèn luyện thân thể, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Quá trình bồi bổ khí huyết cần kiên trì thực hiện đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 5. Tổng kết Khí và huyết là vật chất cơ bản của sự sống, có liên quan đến mọi vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc bồi bổ khí huyết sẽ giúp cơ thể tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Để bồi bổ khí huyết, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm, bài thuốc, xây dựng thói quen hoặc sử dụng các sản phẩm có công dụng bổ huyết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Bát Tiên Bình Đông. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược như Bạch phục linh, Thục địa, Hoài sơn, Lạc tiên, Mẫu đơn bì, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngũ vị tử, Sơn thù du và Phòng đảng sâm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được Dược Bình Đông nghiên cứu kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại giúp đem lại hiệu quả cao trong việc bồi bổ khí huyết trong cơ thể, làm giảm mệt mỏi cho người bệnh. Với hơn 70 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chiết xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên, các sản phẩm của chúng tôi được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Nếu quý khách quan tâm sản phẩm này của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline (028)39808808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất. ------------- Info Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa. - Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: - https://www.binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ - BIO: https://bit.ly/blogger-thuy-trang
0 notes
Text
Khí và huyết là hai yếu tố cốt lõi giúp duy trì sức khỏe. Khí huyết suy giảm sẽ tác động tiêu cực đối với cơ thể, nhất là ở phụ nữ. Điều này gây ra các triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch và khả năng miễn dịch. Qua bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu những loại thực phẩm quan trọng giúp bồi bổ khí huyết, và thực phẩm nên tránh để giúp cơ thể có thể hồi phục dễ dàng. 1. Đôi nét về khí huyết hư suy và thực phẩm bổ khí huyết 1.1. Khí huyết hư suy Khí và huyết chính là 2 yếu tố có vai trò quan trọng tham gia vận hành cơ thể và duy trì sức sống. Khí huyết được ví như vật chất cơ bản nhất của sự sống, mọi vấn đề về sức khỏe và vẻ đẹp đều do khí huyết mà ra. Khí vốn có nguồn gốc hóa sinh, kết hợp giữa tinh khí chuyển hóa từ thức ăn và khí trời được cơ thể hít thở. Khí giúp vận hành huyết dịch để góp phần nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, khí được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động ổn định, góp phần duy trì hoạt động sống của con người. Huyết là một dạng vật chất quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể. Từ da, xương, thịt, đến tạng phủ đều cần đến sự nuôi dưỡng của huyết. Huyết có tác dụng cung cấp dinh dưỡng nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy, hình thể cũng sẽ suy. Khi huyết mạch được điều hòa, tuần hoàn lưu thông thuận lợi sẽ giúp da, thịt, gân, cốt và khớp xương hoạt động một cách mạnh mẽ. Khí huyết kém, cơ thể sẽ suy nhược vì Y học cổ truyền cho rằng: Huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương. Huyết được sinh ra từ khí và di chuyển theo khí, nhưng bản thân khí cũng cần phải dựa vào huyết để phát huy vai trò trong các hoạt động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Huyết và khí hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của nhau. Khi khí huyết không được điều hòa, bệnh tật sẽ xuất hiện. Vậy nên, khí huyết hư suy là tình trạng âm dương mất điều hòa, làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối loạn, thậm chí không nương tựa được vào nhau mà đi sai chỗ, gây ra hiện tượng bên này hư bên kia thực. Khí huyết kém hoặc trì trệ, các cơ quan không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến các biểu hiện: Biểu hiện bên ngoài: Da xanh xao, môi nhợt nhạt, tóc khô xơ, rụng tóc, móng tay yếu, chân tay lạnh,... Biểu hiện bên trong: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, khó thở, chán ăn, tiêu hóa kém,... Biểu hiện tâm lý: Lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt, kém tập trung, hay quên,... Biểu hiện đặc trưng ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh, đau bụng kinh, suy giảm ham muốn,... Nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết kém theo đông Y là do 3 yếu tố chính: Thói quen ăn uống, sinh hoạt dẫn đến thiếu dinh dưỡng Bệnh lý Mất máu Khi người bệnh có những biểu hiện bên trên thì nên thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng như: Suy tim: do tim bạn phải bơm máu nhiều hơn cho cơ thể để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc phải các chứng bệnh khác. Tử vong: tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cấp tính. 1.2. Thực phẩm bổ khí huyết Thực phẩm bổ khí huyết là những loại thực phẩm giàu dưỡng chất, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và duy trì cân bằng khí huyết trong cơ thể, ngoài ra còn cải thiện quá trình lưu thông máu giúp nâng cao sức đề kháng. Trong đó: Nhóm thực phẩm có công dụng bồi bổ khí huyết bao gồm: Thực phẩm giàu đạm Thực phẩm giàu sắt Thực phẩm giàu vitamin B12 Thực phẩm giàu vitamin axit folic Chế độ ăn bạn cần xây dựng bao gồm: Nghiên cứu cẩn thận nguồn gốc của thực phẩm. Cân bằng tỷ lệ giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Chế biến món ăn một cách đúng đắn. Điều chỉnh lượng món ăn phù hợp với thể trạng. 2. Các loại thực phẩm bổ khí huyết Việc sử dụng thực phẩm để bồi bổ khí huyết sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi người và bạn có thể có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Dưới đây là các loại thực phẩm có thể bồi bổ khí huyết: 2.1. Ăn gì để bồi bổ khí huyết Bạn có thể sử dụng các phương pháp chế
biến khác nhau như Nấu, Hấp, Luộc, Xào, Nướng và ăn những món Cháo, Canh để có thể bồi bổ khí huyết. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ khí huyết bạn có thể dùng gồm: Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo nạc, thịt cừu,... Nội tạng động vật như gan, tim, cật, huyết,... Hải sản và động vật có vỏ như hàu, sò huyết, ngao, cua, tôm,... Các loại cá Rau lá xanh như rau ngót, súp lơ, cần tây, rau muống, rau dền, rau đay,... chứa nhiều sắt dạng không heme Cà rốt Trứng Các loại hạt như mè đen, hạt bí, hạt hướng dương,... Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh và đậu nành,... Ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, yến mạch, và gạo lứt,... cung cấp sắt, axit folic, vitamin B. Các loại nấm như nấm mỡ, nấm hương và nấm rơm,... 2.2. Uống gì để bồi bổ khí huyết Để duy trì sức khỏe và tăng cường sức sống, việc bổ sung các loại nước uống giúp bồi bổ khí huyết là rất quan trọng. Những loại nước này không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ vào lợi ích sức khỏe đáng kể, chẳng hạn như: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày Sữa và các chế phẩm từ sữa. Trà thảo mộc có công dụng bổ khí huyết: Trà đương quy, Trà táo đỏ, Trà hoa cúc mật ong, Trà kỷ tử,... 2.3. Trái cây nào bổ khí huyết Các loại trái cây dưới đây sẽ giúp bạn bồi bổ khí huyết, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố thơm ngon. Quả mọng như nho, việt quất, kỷ tử,... Các loại trái cây có múi như quýt, cam, chanh và bưởi Lựu, nhãn,... Đối với phụ nữ, việc bổ sung huyết và điều hòa kinh nguyệt trong những ngày hành kinh là rất quan trọng và cần thiết, giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm cho khí huyết hồng hào và giảm thiểu tình trạng thiếu máu. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp chị em bổ huyết điều kinh, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. 3. Những thông tin cần biết về thực phẩm bổ khí huyết 3.1. Thực phẩm không nên sử dụng Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ Đồ ăn cay nóng Thực phẩm đông lạnh Thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột đã qua chế biến Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm giàu muối Thực phẩm gây dị ứng Các chất gây kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga 3.2. Kết hợp ăn uống với phương pháp điều trị nguyên nhân gây ra khí huyết hư suy Để điều trị hiệu quả tình trạng khí huyết kém, bên cạnh việc bổ sung thực phẩm bồi bổ khí huyết, bạn cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị nguyên nhân. Việc xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe tổng thể. Đối với Tây Y, thiếu khí huyết (thường được xem như tình trạng thiếu máu) có thể được điều trị bằng các loại thuốc bổ máu, chẳng hạn như viên sắt, vitamin tổng hợp. Đối với Đông Y, khí huyết kém được chia thành nhiều thể bệnh. Do đó, tùy theo nguyên nhân, các phương pháp điều trị sẽ bao gồm: Bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên có công dụng bồi bổ khí huyết. Phương pháp khác như châm cứu, bấm huyệt,... hỗ trợ cải thiện tuần hoàn và lưu thông khí huyết. 3.3. Phương pháp bổ khí huyết khác Ngoài việc sử dụng thực phẩm, bạn có thể áp dụng thêm nhiều phương pháp khác. Các phương pháp này không chỉ giúp cải thiện và duy trì sự cân bằng khí huyết trong cơ thể, mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Các phương pháp bao gồm: Lối sống lành mạnh như ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá hay uống rượu bia,... Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nhất là đối với người bị thiếu máu. Giảm stress, thư giãn bằng các kỹ thuật thở, nghe nhạc, đọc sách,... Bạn có thể xem thêm bài viết: 18 kỹ thuật ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc vào ban đêm. Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe. Tiêu thụ thực phẩm nhằm nâng cao sức khỏe. 4. Tổng kết Khí huyết góp phần quyết định sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vì thế, việc bồi bổ khí huyết đóng vai trò quan trọng mà bạn cần lưu tâm. Và Một trong những cách đơn giản bạn có thể thực hiện là bổ sung các loại thực phẩm vào thực đơn hằng ngày của mình. Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, các phương pháp hỗ trợ khác như Tây Y, Đông Y, thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục đều đặn cũng có thể mang lại hiệu quả t��ch cực. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Song Phụng Điều Kinh, một sản phẩm nổi bật với khả năng bổ huyết, điều kinh và cải thiện sức khỏe dành riêng cho chị em phụ nữ của Dược Bình Đông. Dược Bình Đông là thương hiệu Dược phẩm uy tín với kinh nghiệm hơn 70 năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, hiệu quả cho người dùng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng. ------------- Info Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa. - Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: - https://www.binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ - BIO: https://bit.ly/blogger-thuy-trang
0 notes
Text
Theo Đông y, khí huyết giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Khi khí huyết không lưu thông, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến tình trạng tê mỏi, đau nhức và có thể gây ra nhiều bệnh lý. Từ đó, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt cùng các triệu chứng khác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu các loại cây thuốc Nam và bài thuốc bổ khí huyết theo Đông y để bạn đọc tham khảo. 1. Đôi nét về khí huyết và dấu hiệu nhận biết khi nào cần bồi bổ 1.1. Vai trò của khí huyết Khí và huyết là hai yếu tố có vai trò tham gia vào việc vận hành cơ thể, duy trì sức sống. Khí huyết là vật chất cơ bản nhất của sự sống, giúp cơ thể có sức khỏe và vẻ đẹp. Cụ thể: Khí có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn kết hợp với việc hít thở khí trời để hấp thụ vào. Khí được tạo ra nhằm giúp vận hành huyết dịch trong mạch để đi nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, khí cũng được đưa đến các tạng phủ để giúp các bộ phận này hoạt động ổn định, duy trì sự sống cho con người. Huyết là dạng vật chất quan trọng để giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Trong huyết có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng da, xương, thịt và các cơ quan nội tạng. Do đó, khi huyết thịnh thì hình thể cũng thịnh, huyết suy khiến hình thể cũng suy. Huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi sẽ giúp cho gân cốt, da thịt, khớp xương có thể hoạt động mạnh mẽ. Khí và huyết có mối liên quan mật thiết với nhau, khí huyết kém sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. Theo Y học cổ truyền, huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương. Huyết tuy do khí sinh ra, theo khí mà vận hành nhưng khí cũng cần phải dựa vào huyết mới phát huy tốt vai trò vận động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Huyết và khí tương trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Nếu khí huyết không điều hòa sẽ dẫn đến bệnh tật. Do đó, khí huyết hư suy là tình trạng âm dương mất điều hòa, đường vận hành của khí huyết bị rối loạn. Thậm chí khí và huyết không nương tựa được vào nhau gây ra tình trạng bên này hư, bên kia thực. Khí huyết lưu thông kém, các cơ quan sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến các biểu hiện: Biểu hiện bên ngoài: Môi nhợt nhạt, da xanh xao, tóc khô xơ và gãy rụng, chân tay lạnh, móng tay yếu. Biểu hiện bên trong: Hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, tiêu hóa kém, tim đập nhanh, khó thở,... Biểu hiện tâm lý: Lo âu, dễ cáu gắt, trầm cảm, kém tập trung, hay quên. Biểu hiện riêng ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ít kinh, rong kinh, suy giảm ham muốn. Theo Đông Y, nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết kém có thể do: Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu các loại chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, vitamin B12, axit folic,... cho quá trình tái tạo máu sẽ khiến cho hoạt động sản xuất hồng cầu bị giảm, gây ra tình trạng thiếu máu. Bệnh lý: Khi mắc bệnh cảm cúm gây ra tình trạng sốt kéo dài, mất tân dịch, dẫn đến âm suy, khí huyết hư hao khiến cơ thể bị suy nhược. Mất máu: Mất máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do chấn thương bên ngoài, phẫu thuật, rong kinh, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,... Khi có các biểu hiện khí huyết kém, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu để tình trạng thiếu máu kéo dài thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy tim: Do tim bạn phải bơm máu nhiều hơn cho cơ thể để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Suy giảm hệ miễn dịch: Thiếu máu khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc phải các chứng bệnh khác. Tử vong: Điều này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cấp tính. 1.2. Nguyên tắc bồi bổ khí huyết theo Đông Y Theo Đông Y, nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết hư tổn là do các tạng bên trong cơ thể bị hư suy. Do đó, để bồi bổ khí huyết thì cần phải tập trung vào việc cân bằng âm dương trong cơ thể, điều hòa khí huyết, giúp cải thiện chức năng của các tạng phủ liên quan. Sau đây là một số phương pháp cụ thể giúp bồi bổ khí huyết theo Đông Y:
Dùng thuốc: Đây là phương pháp phối hợp các thảo dược thiên nhiên có công dụng dưỡng huyết, bổ khí, điều hòa chức năng của các tạng phủ. Phương pháp khác: Tùy theo từng thể bệnh về khí huyết, thầy thuốc sẽ chỉ định các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,... nhằm tác động vào huyệt đạo để giúp tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, điều hòa âm dương. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng khí huyết hư tổn, nhưng phổ biến nhất là: Người lớn tuổi Phụ nữ Người thiếu máu 2. 8 cây thuốc Nam có công dụng bồi bổ khí huyết, điều kinh Các vị thuốc bổ khí huyết có vị ngọt, giúp bổ can dưỡng tâm, điều trị huyết hư, chóng mặt, ù tai, da vàng, mất ngủ, kinh nguyệt kéo dài,… Sau đây là một số cây thuốc Nam phổ biến được dùng để bồi bổ khí huyết, điều kinh mà bạn có thể tham khảo: 2.1. Bạch thược Cây Thược dược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall., thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Vị thuốc Bạch thược là phần rễ đã được cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của loài cây này. Vị thuốc này có tác dụng an thần, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết,... Trong Đông y, Bạch thược được dùng chủ yếu để trị rối loạn kinh nguyệt, giảm viêm và giảm chứng đau dạ dày. Đặc điểm của vị thuốc Bạch thược: Tính vị: Tính hàn, vị hơi chua và đắng. Quy kinh: Tỳ, Can, Phế. Công năng: Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, chỉ thống, bình can. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, đau ngực,… 2.2. Thục địa Thục địa là vị thuốc được chế biến từ rễ cây Địa hoàng (tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.], họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae ). Vị thuốc này có phiến dày, khối không đều, không có mùi, có chất mềm dai và rất khó bẻ gãy. Cách bào chế Thục địa khá kỳ công với các công đoạn như: Đầu tiên, củ cây Địa hoàng được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cứ 10kg loại củ này sẽ cho thêm 1kg Sa nhân, 2kg Gừng khô, đem nấu trong nồi áp suất ở nhiệt độ 200 - 220°C. Sau 12 tiếng, dược liệu sẽ được vớt ra ngoài, để nguội, sau đó đem phơi từ 2 - 3 ngày cho khô. Chất lỏng trong nồi để cô bớt rồi thêm vào một chút rượu, đem ủ với Thục địa đã được phơi khô cho thấm. Tiếp theo, đem Thục địa và phần chất lỏng chưa được thấm hút hết đều cho lại vào nồi áp suất để nấu. Cứ tiếp tục lặp lại quy trình chế biến này khoảng 4 - 5 lần. Ở lần cuối cùng, dược liệu sẽ được đem đi phơi hoặc sấy khô tạo thành vị thuốc Thục địa cứng, dẻo, màu đen huyền và có mùi thơm. Mặt ngoài bóng, cầm không bị dính tay, có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh trong Y học cổ truyền. Đặc điểm của vị thuốc Thục địa: Tính vị: Tính ôn, vị ngọt. Quy kinh: Can, Thận, Tâm. Công năng: Bổ huyết, tư âm, ích tinh, tủy. Chủ trị: Điều trị huyết hư, rong huyết, kinh nguyệt không đều, đau đầu chóng mặt,… 2.3. Đương Quy Đương quy là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Đương quy (có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Rễ cây này có chiều dài từ 10 - 20cm có nhiều nhánh, thường được chia thành 3 phần là quy đầu (phần đầu), quy thân (phần giữa), quy vĩ (phần dưới). Phần quy đầu có đường kính khoảng 1 - 3.5cm, phần quy thân và quy vĩ có đường kính nhỏ hơn từ 0.3 - 1cm. Mặt ngoài của vị thuốc này có nhiều nếp nhăn, màu nâu nhạt. Mặt cắt ngang có nhiều vân tròn và điểm tinh dầu, có mùi thơm, màu vàng ngà. Đương quy không những có tác dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông máu mà còn giúp nuôi dưỡng các tế bào da, làm trắng da, giảm khô nứt, loại bỏ vết nám tàn nhang. Đặc điểm của vị thuốc Đương quy: Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, hơi đắng, cay. Quy kinh: Can, Tâm, Tỳ. Công năng: Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, táo bón do huyết hư,… 2.4. Xuyên khung Vị thuốc Xuyên khung là phần rễ của cây Xuyên khung (có tên khoa học là Ligusticum wallichii Franch.), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như Dược cần, Phủ khung, Tây khung, Khung cùng, Mã hàm cung, Hương thảo, Giải mạc gia,...
Xuyên khung có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tuần hoàn máu ở phần dưới của cơ thể, giảm đau. Đây là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, rong huyết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,... Đặc điểm của vị thuốc Xuyên khung: Tính vị: Tính ấm, vị cay, mùi thơm. Quy kinh: Can, Đởm, Tâm bào. Công năng: Hoạt huyết, hành khí, trừ phong, điều kinh, giảm đau. Chủ trị: Huyết ứ, thiếu máu, đau đầu, phong hàn ẩm thấp, vô kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,... 2.5. Ngải cứu Cây Ngải cứu hay còn được gọi là Ngải diệp, Cây thuốc cứu, Nhả ngải (Tày), Quả sú (Hmông ) hay Ngỏi (Dao), có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu có tác dụng giảm đau, cầm máu, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, đi đứng mệt yếu, người mệt mỏi, đau đầu, kinh nguyệt không đều, bế kinh,... Đặc điểm của cây Ngải cứu: Tính vị: Tính ấm, vị đắng, cay. Quy kinh: Can, Tỳ, Thận. Công năng: Cầm máu, hỗ trợ lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, ôn kinh, an thai, trừ hàn thấp, sát trùng. Chủ trị: Trị kinh nguyệt ra nhiều, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược cơ thể, đau bụng kinh, rong kinh, động thai,... 2.6. Hà thủ ô Hà thủ ô hay còn được gọi là Dạ gia đằng, Thủ ô, Dạ hợp,..., có tên khoa học là Fallopia multiflora Thunb. ex Maxim, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô có tác dụng bổ thần kinh, giúp tạo hồng cầu, bổ huyết, nhuận tràng thông tiện, dùng để chữa khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, da xanh, thiếu máu, gầy còm. Đặc điểm của cây Hà thủ ô: Tính vị: Tính bình, vị ngọt. Quy kinh: Can, Tỳ, Thận. Công năng: Dưỡng huyết bổ âm giải độc, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện,... Chủ trị: Trị huyết hư, can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, di tinh, huyết trắng, râu tóc bạc sớm, tình trạng táo bón, mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ vữa động mạch... 2.7. Đẳng sâm Cây Đẳng sâm hay còn gọi là Hồng đẳng sâm, Sâm rừng, Đảng sâm, Sâm ngọc linh,... có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf., thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Theo Đông y, Đẳng sâm có tác dụng bổ khí, bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tỳ vị. Vị thuốc này được ví như Nhân sâm bởi được dùng để thay thế cho Nhân sâm trong nhiều bài thuốc kinh điển như Bát vị, Tứ quân tử thang, Thập toàn đại bổ,… Đặc điểm của Đẳng sâm: Tính vị: Tính bình, vị ngọt. Quy kinh: Tỳ, Phế. Công năng: Dưỡng huyết, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, bổ trung,... Chủ trị: Trị khí hư huyết hư, tỳ vị hư nhược, ăn kém, thể trạng mệt mỏi vô lực, đại tiện lỏng,... 2.8. Các cây thuốc khác Ngoài các vị thuốc đã được giới thiệu ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số cây thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết khác như: Nhân sâm Hắc táo nhân Kỷ tử 3. Bài thuốc đông Y có công dụng bổ huyết điều kinh Huyết và khí có mối liên quan mật thiết, tương trợ cho nhau, muốn huyết vận hành được thì cần có khí đẩy đi. Vì thế, trong Đông y có câu nói kinh điển là “Khí đi, huyết cũng đi”. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có các bài thuốc bổ khí huyết tương ứng, phù hợp. 3.1. Tứ vật thang “Tứ vật thang” hay còn được gọi là “Điều huyết chi chuyên tễ” là bài thuốc Đông y nổi tiếng đã được đúc kết hơn 1000 năm qua. Công dụng: Chuyên dùng bổ huyết, sinh huyết, trị huyết hư ở phụ nữ. Thành phần: 12g Thục địa, 12g Bạch thược, 10g Đương quy, 8g Xuyên khung. Cách dùng: Sắc với 500ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Ứng dụng thực tế: Bài thuốc này được dùng để chữa các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, các bệnh của huyết đạo, chứng vô sinh, các chứng bệnh trước và sau khi sinh, các bệnh da, viêm xương, chân tê không vận động được. Lưu ý: Đây là phương thuốc cơ bản dùng để phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thực tế ít người sử dụng nguyên đơn thuốc này bởi vì có thể gây ra đầy bụng. Khi sử dụng, thường kết hợp với các vị thuốc khác để có tác dụng hành khí, kiện tỳ, ôn trung. Song Phụng Điều Kinh
Bình Đông là một sản phẩm được bào chế dựa trên việc kế thừa bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” kết hợp với một số loại thảo dược như Hương phụ, Ngải diệp, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng và Bạch phục linh, mang đến công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh,... ở phụ nữ. 3.2. Ngải phụ noãn cung hoàn Ngải phụ noãn cung hoàn là bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, phù hợp với những phụ nữ bị thiếu máu, tử cung lạnh. Công dụng: Bổ huyết, điều huyết, an thai. Thành phần: 15g Thục địa, 12g Hương phụ, 10g Đương quy, 10g Bạch thược, 8g Ngải cứu, 6g Xuyên khung. Cách dùng: Đem các dược liệu kể trên sắc với một lít nước đến khi còn 2 phần 3 thì dùng được. Mỗi lần nấu uống được 3 bữa trong một ngày. Ứng dụng thực tế: Dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, trị vô sinh do tử cung lạnh. 3.3. Bổ trung ích khí thang Bổ trung ích khí thang là bài thuốc được sáng chế bởi danh y Lý Đông Viên - một trong bốn thầy thuốc lớn thời Kim, Nguyên và ông cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết “Tỳ vị” của Trung y. Công dụng: Bổ trung ích khí, cử hãm, thăng dương. Thành phần: 20g Hoàng kỳ, 12 - 16g Đảng sâm, 12g Bạch truật, 12g Đương quy, 6 - 8g Sài hồ, 4 - 8g Trần bì, 4 - 8g Chích thảo, 4 - 6g Thăng ma. Cách dùng: Sắc lấy nước uống Chủ trị: Sa tử cung, kinh nguyệt ra nhiều, bí tiểu ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh, sa dạ dày, thai động không yên, lỵ lâu ngày, trĩ, sốt không rõ nguyên nhân, bệnh nhược cơ, viêm gan mãn tính,… 3.4. Quy tỳ thang Bài thuốc “Quy tỳ thang” do danh y Nghiêm Dụng Hòa sáng chế được in trong bộ sách “Tế sinh phương”, có tác dụng bổ Tâm và Tỳ. Thành phần: 12g Phục thần, 12g Đương quy, 12g Hoàng kỳ, 12g Nhân sâm, 12g Bạch truật, 12g Long nhãn nhục, 12g Toan táo nhân sao, 6g Viễn chí, 4g Mộc hương, 4g Chích thảo, 3 lát Gừng, 3 quả Đại táo. Cách dùng: Sắc thành nước uống. Chủ trị: Trị khí huyết hư, rong kinh, kinh nguyệt không đều,... 3.5. Bát trân thang Đây là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được kết hợp từ hai bài thuốc “Tứ quân��� (tác dụng bổ khí) và “Tứ vật” (bổ huyết), mang đến công dụng bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư. Triệu chứng: Da xanh, môi nhợt hoa mắt người gầy mệt mỏi, ăn ít, lưỡi nhạt, mạch tế, đoản hơi, đoản khí hồi hộp,.. Công dụng: Bồi bổ khí huyết, dùng để phòng chống thiếu máu nhờ tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi và nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, bảo vệ gan. Thành phần: 20g Thục địa, 12g Bạch thược, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo. Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống. 3.6. Thập toàn đại bổ thang Thập toàn đại bổ là bài thuốc bổ khí huyết được gia vị từ bài thuốc “Bát trân thang”. Công dụng: Bồi bổ khí huyết, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe của thận. Thành phần: 20g Thục địa, 12g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo, 10g Hoàng kỳ, 6g Quế nhục. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 lần uống. 4. Phương pháp bồi bổ khí huyết không dùng thuốc Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc bổ khí huyết, bạn có thể kết hợp thêm một số phương pháp dưới đây để có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng: Khí công, thái cực quyền: Giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn. Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng bàn tay để tác động lên da, thịt, gân, khớp, kinh lạc của người bệnh, giúp khí huyết lưu thông để phòng và chữa bệnh. Châm cứu: Là phương pháp tác động lên các huyệt vị bằng kim châm hoặc sức nóng của ngải cứu để làm kích thích khí huyết lưu thông, điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó có thể phòng và chữa bệnh tùy theo từng thể bệnh về khí huyết. 5. Những thông tin quan trọng cần biết khi bổ huyết điều kinh bằng Đông Y
5.1. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Khi sử dụng thuốc Đông y để bổ huyết điều kinh, người bệnh cần tuân thủ đúng cách và nắm rõ các lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi dùng thuốc Đông Y: Cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y để dùng đúng loại thuốc để trị đúng thể bệnh. Dùng thuốc theo liều lượng và cách dùng mà thầy thuốc đã chỉ dẫn, không tự ý điều chỉnh khi chưa có sự cho phép. Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc, ngừng dùng ngay nếu có phản ứng bất thường. Thời gian điều trị thường kéo dài, ở mỗi thời điểm sẽ có sự cân chỉnh dược liệu và liều lượng để phù hợp với tiến triển của bệnh. Do đó, bạn cần tái khám đúng hẹn để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Dùng các vị thuốc đảm bảo nguồn gốc và chất lượng, tránh sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,... Phối hợp các vị thuốc một cách chính xác. 5.2. Thói quen tốt hỗ trợ tại nhà Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bổ khí huyết, bạn cần kết hợp tạo dựng các thói quen tốt tại nhà để giúp điều trị bệnh có hiệu quả nhanh chóng. Sau đây là một số thói quen mà bạn có thể tham khảo áp dụng: Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ khí huyết như thịt bò, hải sản, rau xanh đậm, cà rốt,... Ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Uống đủ 2 lít mỗi ngày. Trước khi đi ngủ, giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tắm nước ấm,... kết hợp với các liệu pháp thư giãn khác. Tập thể dục thường xuyên với các bài tập giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như đi bộ, tập yoga,... để giúp thư giãn cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Duy trì đúng tư thế khi học tập, làm việc, sinh hoạt để giúp lưu thông máu tốt hơn. Sử dụng sản phẩm có công dụng bổ huyết điều kinh có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” kết hợp với một số thành phần thảo dược khác có tác dụng bổ máu, điều hòa kinh nguyệt, làm giảm đau bụng kinh dữ dội và các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. 5.3. Dấu hiệu cho thấy khí huyết ổn định Bồi bổ khí huyết chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn hạn, nếu lạm dụng hay kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đã cải thiện và có thể dừng bồi bổ: Da dẻ hồng hào, tươi tắn. Tóc và móng khỏe mạnh. Mắt sáng, tinh thần minh mẫn. Giấc ngủ ngon. Hơi thở điều hòa, nhịp tim ổn định. Chân tay ấm áp. 6. Tổng kết Khí và huyết chính là hai yếu tố quan trọng trong việc vận hành cơ thể, duy trì sức sống, giúp cơ thể có sức khỏe và vẻ đẹp. Thuốc bổ khí huyết trong Đông y sẽ dựa trên cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của các tạng phủ. Bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng và xây dựng thói quen tốt để giúp bồi bổ khí huyết nhanh chóng. Song Phụng Điều Kinh Bình Đông là một sản phẩm bổ huyết được bào chế dựa trên việc kế thừa bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” kết hợp với một số loại thảo dược mang đến công dụng bổ huyết, làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, bế kinh, rong kinh,... ở phụ nữ. Dược Bình Đông là đơn vị đã có hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bào chế các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline 028.39.808.808 để được tư vấn cụ thể và hướng dẫn đặt hàng nhanh chóng! 7. Câu hỏi thường gặp ------------- Info Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa.
- Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: - https://www.binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ - BIO: https://bit.ly/blogger-thuy-trang
0 notes
Text
Xin chào, tôi là Nguyễn Thị Thuỳ Trang, sinh ngày 29 tháng 8 năm 1967 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về y học cổ truyền, điều này đã hình thành nên tình yêu và đam mê của tôi đối với lĩnh vực này từ thuở nhỏ. Với hành trình hơn ba thập kỷ trong lĩnh vực y học cổ truyền và sức khỏe phụ nữ, tôi tự hào được đóng góp vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. 1. Học vấn và bằng cấp Tôi tốt nghiệp đại học với chuyên ngành y học cổ truyền. Sự kết hợp giữa kiến thức học thuật và thực tiễn đã giúp tôi phát triển một nền tảng vững chắc trong lĩnh vực y học cổ truyền và chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Suốt quá trình học tập, tôi luôn không ngừng nghiên cứu và cập nhật những kiến thức mới nhất để áp dụng vào công việc. 2. Kinh nghiệm và Phương Trâm làm việc Tôi đã có nhiều năm làm việc tại Dược Bình Đông, nơi tôi giữ vai trò là cố vấn chuyên môn. Tại đây, tôi luôn áp dụng triết lý Kaizen - liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng công việc. Phương pháp này giúp tôi không ngừng hoàn thiện bản thân và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã tham gia vào nhiều dự án quan trọng, nổi bật nhất là dự án Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. 3. Dự án Song Phụng Điều Kinh Dự án Song Phụng Điều Kinh Bình Đông là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ, kế thừa tinh hoa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang”. Sản phẩm này đã được gia thêm một số thành phần để phát huy tốt công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh, trễ kinh. Tôi tự hào khi thấy sản phẩm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 4. Lĩnh vực và kỹ năng chuyên môn Tôi chuyên về sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phụ khoa và kinh nguyệt. Với sự am hiểu sâu rộng về y học cổ truyền, tôi luôn tìm kiếm những phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã phát triển và hoàn thiện nhiều kỹ năng quan trọng, bao gồm: Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất các sản phẩm y học cổ truyền đảm bảo chất lượng cao nhất. Viết bài: Sáng tác nhiều bài viết chuyên môn về sức khỏe phụ nữ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm điều trị. Quản lý: Lãnh đạo và điều hành các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm. R&D (Nghiên cứu và Phát triển): Luôn cập nhật và áp dụng các nghiên cứu mới vào việc cải tiến sản phẩm. 5. Thành tựu và đóng góp Trong suốt quá trình làm việc, tôi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng và đối tác. Những lời khen ngợi và sự tin tưởng từ họ là động lực lớn giúp tôi không ngừng cố gắng và hoàn thiện mình. Tôi luôn coi trọng phản hồi từ khách hàng để cải tiến dịch vụ và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mọi người. 6. Mục tiêu & tầm nhìn Với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe gia đình Việt, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn dựa trên y học cổ truyền. Tôi tin rằng việc giữ gìn và phát huy tinh hoa y học cổ truyền sẽ mang lại những giá trị bền vững cho sức khỏe cộng đồng. Trong thời gian tới, tôi mong muốn tiếp tục phát triển và cải tiến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ, đảm bảo mang lại những giải pháp tốt nhất cho người dùng. Đồng thời, tôi cũng hy vọng có thể mở rộng kiến thức và hợp tác với nhiều chuyên gia y tế trong và ngoài nước. Với tầm nhìn dài hạn, tôi mong muốn đóng góp vào việc xây dựng một nền y học cổ truyền hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả điều trị. Sứ mệnh của tôi là bảo vệ và nâng cao sức khỏe của phụ nữ Việt Nam, đồng thời truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy tinh hoa y học cổ truyền. 7. Hoạt động xã hội Bên cạnh công việc chuyên môn, tôi còn tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và từ thiện, đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp tôi mở rộng kiến thức và kỹ năng mà còn mang lại niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. 8. Thông tin liên hệ Nếu bạn quan tâm đến các vấn
đề về sức khỏe phụ nữ, cần tư vấn về các bệnh phụ khoa hay tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, đừng ngần ngại liên hệ với tôi qua các kênh sau: Địa chỉ email: [email protected] Số điện thoại: 028.39.808.808 Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; 22 Đường số 10, Phường 11, Quận 6, Hồ Chí Minh Trang web cá nhân: https://binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=61560598381761 Instagram: https://www.instagram.com/nguyenthithuytrangbinhdong/
0 notes