Minh Chân Tướng là website chứa những bài viết về văn hóa truyền thống giúp độc giả có góc nhìn mới về văn hóa của người xưa, đồng thời cũng giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống nhân sinh, nâng cao đạo đức và giá trị của bản thân.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Photo
Nguồn gốc câu thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” - Minh Chân Tướng
[MINH HUỆ 5-9-2015]
Thành ngữ
“Vẽ rồng điểm mắt” bắt nguồn từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn, trong đó viết: “Vũ đế coi trọng việc sửa sang chùa chiền, thường lệnh cho Tăng Dao vẽ trang trí. Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, ông không vẽ mắt. Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.
Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau khi vẽ xong, sét đánh đổ tường, hai con rồng [được vẽ thêm mắt] cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.
Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng. Ông rất gi��i vẽ tượng Phật, Thần Tiên, rồng, những bức hoạ ông vẽ gồm: “Hành đạo Thiên vương đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ”, “Tượng Như Lai”, “Bồ Tát”, “Hán đại xạ giao đồ” (Bức hoạ bắn giao long thời Hán), “Côn Minh Nhị Long Đồ” (Bức hoạ hai con rồng ở Côn Minh), “Duy Ma Cật Tượng” (Tượng Vimaiakirti), “Hoành Tuyền Văn Long đồ”.
Trương Tăng Dao tín ngưỡng Thần nên đặt tên các con trai là Thiện Quả, Nho Đồng, các con trai ông đều rất giỏi vẽ Thần Phật.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/thanh-ngu/ve-rong-diem-mat
4 notes
·
View notes
Photo
Lời dạy của cổ nhân: Vay tiền cần nhẫn, trả tiền cần dứt khoát - Minh Chân Tướng
Dù xã hội có thay đổi nhanh đến đâu thì có rất nhiều điều vẫn sẽ không thay đổi. Một số những lời dạy của cổ nhân vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc tới nay, khi chúng ta đọc kỹ lại thì câu nào cũng vô cùng đáng trân quý.
Mười câu nói dưới đây được người xưa lưu truyền vẫn truyền cảm hứng sâu sắc cho con người trong xã hội hiện đại.
1. Vay tiền nên nhẫn, trả lại tiền nên kiên quyết
Vay tiền thì cần nhẫn nhịn, chỉ cần bản thân vẫn có thể sống được thì cố gắng đừng vay, tự mình chịu đựng vượt qua là tốt nhất.
Trả tiền phải dứt khoát, có tiền thì phải dứt khoát trả cho người khác, đừng nghĩ dùng tiền vào việc khác mà cứ trì hoãn.
Có vay có trả, thì vay lại sẽ không khó. Vay tiền là một loại tình nghĩa, nếu có thể không nợ ân huệ thì đừng nên nợ, nếu nợ ân huệ thì cần biết đền ơn.
2. Tiểu ân dưỡng quý nhân, đại ân dưỡng cừu nhân
Hàn Tín vì quá nghèo nên đã ăn nhờ ở đậu tại nhà Đình Trưởng trong vài tháng. Vợ Đình Trưởng rất tức giận, nên đã không cho Hàn Tín ăn không mãi như thế. Hàn Tín đói không có gì để ăn, đành phải đi câu cá ven sông.
Một bà lão đang giặt đồ bên sông, thấy Hàn Tín đáng thương, đã đưa cho anh bát cơm để ăn. Sau này khi Hàn Tín nổi danh, ông đã biếu tặng bà lão một ngàn lượng vàng để đền đáp ơn một bữa ăn này. Nhưng đối với gia đình Đình Trưởng đã cưu mang Hàn Tín trong vài tháng, ông chỉ đền đáp bằng một trăm đồng tiền.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/van-hoa/vay-tien-can-nhan-tra-tien-can-dut-khoat/
#Minh Chân Tướng#Nhân sinh cảm ngộ#Lời dạy cổ nhân#videoynghia#Ý nghĩa nhân sinh#Văn hóa Thần truyền#MinhChanTuong#Văn Hóa Truyền Thống#vay tiền#trả tiền
0 notes
Video
youtube
Phim Ngắn: “Chuyến Đi Câu" | Cuộc đối thoại giữa “Ông lão đánh cá và Phú ông" phiên bản hiện đại
Giới thiệu bộ phim:
Bên hồ nhỏ vắng lặng có hai người đàn ông đang câu cá, họ cứ như vậy mà tĩnh tĩnh chờ đợi nhưng đã đợi cả nửa ngày trời mà cả hai đều không câu được con cá nào.
Nhìn vào thùng cá vẫn trống rỗng, một trong số họ đã ngáp ngắn ngáp dài, hết kiên nhẫn vội thu đồ rời đi, lại phát hiện người kia phong thái vẫn tựa như mây trôi nước chảy, lấy làm ngạc nhiên khôn xiết họ đã bắt đầu mạn đàm về ý nghĩa của cuộc sống…
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/van-hoa/nghe-thuat/phim-ngan-chuyen-di-cau/
Video gốc: https://www.youtube.com/watch?v=m8pIXpWeIBg
#Minh Chân Tướng#New Century Fimls Viet#Câu chuyện cảm động#Câu chuyện ý nghĩa#Ý nghĩa nhân sinh#videoynghia#Chuyến Đi Câu#“Ông lão đánh cá và Phú ông#Nhân sinh cảm ngộ
1 note
·
View note
Photo
Tìm lại giấc mộng Đôn Hoàng (P1): Khởi nguồn của lịch sử và ước mơ - Minh Chân Tướng
Đôn Hoàng, thế giới Phật quốc nguy nga tráng lệ: Nơi có Đức Phật từ bi đang ngồi thiền định, các vị Bồ Tát trang nghiêm thoát tục, các phi thiên uyển chuyển bay lượn, những thánh đồ kính cẩn lặng im. Tất cả họ đã dùng những phương thức khác nhau để bảo vệ miền tịnh thổ giữa lòng sa mạc hoang vu.
Nơi đây còn tái hiện một các sống động bức tranh lịch sử các triều đại xa xưa: Bắc Triều hào hùng với thương vàng ngựa sắt, Tuỳ Đường giàu có thịnh vượng, Ngũ đại Thập quốc chiến sự rối ren, Tống Nguyên ôn hoà cần kiệm. Các vương triều tiếp nối nhau xuyên suốt chiều dài hơn 1,000 năm lịch sử, lưu lại nhiều ấn ký từ thời đại xa xưa.
Đôn Hoàng cũng là kho tàng văn hoá vô cùng uyên bác và đồ sộ: nơi lưu giữ những tượng màu sống động như thật, những bức bích hoạ với bút pháp tinh tế, những kinh văn phong phú đồ sộ, những kiến trúc cổ đại tinh tế, khéo léo. Tất cả đã thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa tín ngưỡng và nghệ thuật, kết tinh nên một nền văn minh truyền thống Trung Hoa đỉnh cao vĩnh hằng.
Lời tựa
Vào thời kỳ đầu khi Phật giáo đang rất hưng thịnh, chùa hang đá là một trong những nơi quan trọng để các tăng đồ tu hành và người dân chiêm bái. Khi Phật Pháp truyền đến phương Đông, dưới sự chỉ dẫn của Thần, Phật Pháp đã tìm được thắng địa thanh tịnh trên mảnh đất Trung Quốc Thần Châu, đó chính là Đôn Hoàng.
Kể từ đó, trên mảnh đất này bắt đầu xuất hiện những tiếng rìu đục đá mở ra một phương trời mới, những nét khắc hoạ uốn lượn vẽ lên thế giới cực lạc vô cùng sống động. Những hang đá tại Đôn Hoàng giống như vô số viên ngọc quý được trạm khắc lên hàng dài các vách đá.
Hang động Đôn Hoàng là một trong những kỳ quan văn minh lớn trong lịch sử nhân loại. Nó là tổ hợp của các hang đá lớn như Hang Mạc Cao, hang Du Lâm, Đông Thiên Phật động, Tây Thiên Phật động, năm ngôi chùa hang đá, v.v. Trong số đó, Hang Mạc Cao có quy mô lớn nhất và đạt thành tựu nghệ thuật cao nhất.
Xem thêm tại: https://etviet.com/tim-lai-giac-mo-don-hoang-p-1-khoi-nguon-cua-lich-su-va-uoc-mo_284763.html
#Minh Chân Tướng#Văn hóa Thần truyền#Văn Hóa Truyền Thống#vanhoathantruyen#Tin vào Thần Phật#Giấc Mộng Đôn Hoàng#Thế giới Phật quốc
0 notes
Photo
Thủ túc tình thâm: Những câu chuyện cảm động về tình cảm anh em thân quyến
Nho gia cho rằng hiếu đễ là căn bản của nhân. Hiếu thuận phụ mẫu là hồi báo công ơn dưỡng dục của cha mẹ, “Đễ” là sự yêu thương giữa huynh đệ tỷ muội và bằng hữu ngang vai ngang vế. Hiểu hiếu đễ, con người mới có thể tề gia, mới có thể đặt định cơ sở lý tưởng cho “Trị quốc bình thiên hạ”.
“Đễ” nghĩa là gì? Nói một cách cụ thể, chữ “Đễ” (悌) này bên trái là bộ “Tâm” đứng (忄), bên phải là chữ “Đệ” (弟). Trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích “Thiện huynh đệ dã”, nghĩa là huynh trưởng luôn phải quan tâm chăm sóc các em, các em cũng phải tôn kính nghe lời huynh trưởng. Giữa huynh đệ tỷ muội tương thân tương ái, chung sống hòa thuận. Trong thư tịch cổ ngoài việc ghi chép rất nhiều các câu chuyện hiếu tử hiếu nữ cảm động cả đất trời, còn có không ít câu chuyện về thủ túc tình thâm.
Quốc công Đường Anh đích thân nấu cháo cho chị
Khai quốc công thần triều Đường Lý Tích văn võ song toàn, công huân hiển hách, là một trong 24 công thần trong Lăng Yên các của triều Đường. Ông từng đảm nhận các chức như Binh bộ Thượng thư, Đồng Trung thư Môn hạ tam phẩm, Tư Không, Thái sư của Thái tử v.v, cũng được phong là Anh quốc công, thân phận cao quý.
Một hôm, chị gái của ông ngã bệnh, Lý Tích đích thân xuống bếp nhóm lửa nấu cháo cho chị. Trong lúc nấu cháo, ngọn lửa bén vào râu và tóc của ông. Chị gái của ông nói: “Người hầu nhiều như vậy, em sao lại tự mình chuốc lấy cực khổ?”. Lý Tích đáp: “Cũng không phải không có người làm, chỉ là nghĩ đến chị đã lớn tuổi rồi, em cũng già rồi, cho dù có muốn nấu cháo cho chị lâu dài, cũng không thể được phải không?”. Hiển nhiên, Lý Tích vô cùng trân quý tình cảm giữa hai chị em.
Cũng giống như vậy, quan hệ giữa Lý Tích và em trai Lý Bật cũng rất tốt. Lý Tích hiểu rõ tính nết của Lý Bật, và cũng tín nhiệm người em này.
Lý Bật lúc mới làm Thứ sử Tấn Châu là khi Lý Tích bị bệnh, Đường Cao Tông triệu Lý Bật làm Ti vệ thiếu khanh, để ông có thể gần gũi chăm sóc huynh trưởng. Một hôm, Lý Tích bỗng nhiên nói với Lý Bật: “Ta hôm nay cảm giác dễ chịu hơn một chút, có thể mở tiệc để cả gia tộc chúng ta cùng vui vẻ”. Lúc ấy Lý gia tất cả con cháu đều đến.
Lúc tiệc rượu sắp tàn, ông nói với Lý Bật: “Ta tự biết mình sắp chết, nên muốn cùng đệ quyết biệt. Ta lo lắng đệ đau thương khóc lóc, đã lừa gạt đệ nói là khá hơn rồi, đệ tuyệt đối không được khóc, hãy nghe lời sắp xếp của ta”. Tiếp theo ông dặn dò Lý Bật, phải cẩn thận ngay từ đầu thì mới có thể giữ vững gia nghiệp, lại đem toàn bộ con cháu Lý gia giao phó cho Lý Bật. Lý Tích sau khi qua đời, Lý Bật mọi việc đều tuân theo di ngôn của anh trai.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/chu-hieu/thu-tuc-tinh-tham/
#Minh Chân Tướng#vanhoathantruyen#Văn hóa Thần truyền#Văn Minh Hoa Hạ#Tình cảm anh em#đạo hiếu#Câu chuyện cảm động#anh em thân quyến#Hiếu để#Câu chuyện ý nghĩa#Thủ túc tình thâm
3 notes
·
View notes
Video
youtube
Bí Mật Che Giấu Suốt 22 Năm | Thỉnh Nguyện Hòa Bình Hay Là Bao...
Hơn 10.000 người trật tự đứng chờ trên vỉa hè bên ngoài cổng phía Tây và phía Bắc của Trung Nam Hải, có thể thấy nhiều người không phải dân địa phương, một số đã lặn lội đường xa tới đây, dường như vẫn chưa kịp nghỉ ngơi.
Mặc dù người đông như vậy nhưng lại không nghe thấy tiếng tiếng ồn nào. Nhìn về phía xa có thể mơ hồ cảm nhận được những con người này tụ hội tại một nơi dường như là đang cùng nhau chờ đợi một điều gì đó.
Lúc này, Giang Trạch Dân đã ý thức được Pháp Luân Công có thể trở thành công cụ để ông ta thanh trừng phe đối lập trong nội bộ Đảng. Ông ta cùng những thân cận như Tăng Khánh Hồng và La Cán đã thành lập cơ quan chuyên trách bức hại Pháp Luân Công, chính là Phòng 610.
Quyền lực thực tế của Phòng 610 vượt trên cả Tòa án, Viện kiểm sát và các ban ngành quan hệ công chúng thậm chí là không chịu kiểm soát của pháp luật.
Link bài gốc: https://www.youtube.com/watch?v=dQqH88HmXuk
#Minh Huệ#minh huệ việt ngữ#Thỉnh Nguyện Hòa Bình#Bí Mật Che Giấu Suốt 22 Năm#minh chân tướng#học viên Pháp Luân Công#Thỉnh nguyện ôn hòa#Sự Kiện 25 tháng 4#Chân Thiện Nhẫn#Thỉnh nguyện
1 note
·
View note
Video
youtube
Nhân gian mê lạc ai tỉnh ai say? | RADIO 5K
Nội dung câu chuyện:
Tự cổ chí kim, không ít người có nhiều điểm khác biệt so với người bình thường.
Thế gian lắm sân si phiền muộn, con người chìm đắm trong danh-lợi-tình mà không nhìn ra lối thoát. Đối với một người đã giác ngộ thì đó là bể khổ, họ chỉ mong sớm ngày thoát nơi trần tục.
Sau đây là hai mẩu chuyện ý nghĩa, mời mọi người cùng lắng nghe. Câu chuyện thứ nhất: Ai mới thật sự điên?
Vào thời vua Tần Thủy Hoàng, một dân thường tên là Phong Sỹ có một đứa con trai vô cùng thông minh và dễ mến. Nhưng sau này càng lớn, cậu bé càng có những điểm khác biệt so với mọi người xung quanh.
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/channel/UCbso04Uc2_hz3rDYtKMVDlg
#Minh Chân Tướng#Đức và nghiệp#Nhân gian mê lạc#Khám phá sinh mệnh#Ý nghĩa nhân sinh#Radio5K#ChuyencoPhatGia#Pháp Luân Công
1 note
·
View note
Photo
4 kỳ tích núi Võ Đang đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được - Minh Chân Tướng
Kim Điện Võ Đang thần kỳ
Một con thuyền quan từ Kinh thành đi theo sông đào xuống phía Nam. Con thuyền này là loại đặc biệt, hàng trên thuyền xem có vẻ khá nặng, vạch tải trọng trên thuyền đã quá nửa chìm dưới nước. Nhưng chiếc thuyền này không vội vận chuyển, chỉ ngày có nắng và thuận chiều gió mới khởi hành. Vào những ngày u ám, hoặc mưa gió, thì thuyền cập bờ nghỉ ngơi. Hơn nữa, trên thuyền cực kỳ sạch sẽ, gọn gàng, bởi vì không nhóm lửa nấu ăn trên thuyền.
Vị quan chỉ huy trên thuyền là Mộc Hân, Phò mã của Hoàng đế Vĩnh Lạc Chu Đệ. Mộc Hân hành sự hoàn toàn tuân theo ý chỉ của nhạc phụ. Chiếc thuyền này dọc đường cứ lúc đi lúc dừng thế này, đi qua Vũ Xương, theo sông Hán Thủy và ngược dòng đi lên, đến chân núi Võ Đang. Thuyền cập bờ và dỡ trên 300 tấn hàng.
Sau đó không lâu, trên ngọn Thiên Trụ, ngọn núi cao nhất núi Võ Đang đã mọc lên một tòa kiến trúc hoàn toàn bằng đồng, trong điện thờ tượng đồng Chân Vũ Đại Đế, hai bên còn có Kim Đồng, Ngọc Nữ và Thần Tướng cầm pháp khí.
Thì ra, đây chính là Đại Nhạc Thái Hòa Cung do Minh Thành Tổ Chu Đệ xây dựng để thờ Chân Vũ Đại Đế, sau này, Thái Hòa Cung được đổi tên thành Kim Điện.
Trong Đạo giáo, Chân Vũ Đại Đế cũng được gọi là Huyền Thiên Thượng Đế. Sư Thần Ký có viết:
Ngài vốn là Thái tử của Tĩnh Lạc Quốc ở Tây Hải, bởi phát thệ muốn trừ hết ác ma trong thiên hạ, nên Ngài bắt đầu tu Đạo, sau khi đắc Đạo, viên mãn, hiệu là Chân Vũ.
Vậy tại sao Chu Đệ lại xây dựng Đạo trường cho Chân Vũ Đại Đế trên núi Võ Đang?
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/van-hoa/4-ky-tich-nui-vo-dang/
1 note
·
View note
Video
tumblr
Điều gì xảy ra khi Người Tu Luyện thiền định?
Khi thiền định, vật chất màu đen (nghiệp lực) của người tu luyện dần dần được tiêu trừ. Sau đó, nó được chuyển hóa thành vật chất màu trắng (đức).
Đồng thời, cột công trụ (công lực) trên đỉnh đầu cũng được nâng lên cao.
Điều này chỉ xảy ra đối với người chân chính tu luyện.
- Video: Sumanji Sri
- Nhạc: Play The Guqin In The Night | Youtube: Lotus
Xem thêm tại: https://www.facebook.com/MinhChanTuong2020
#Minh Chân Tướng#Khám phá sinh mệnh#videoynghia#vanhoathantruyen#Người tu luyện#Pháp Luân Công#Đức và nghiệp#Thiền định
5 notes
·
View notes
Photo
Chánh Kiến: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp - Phần 01/19 - Minh Chân Tướng
Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 01/19
Kim tự tháp lớn của Ai Cập đứng sừng sững trong lớp cát vàng đã hơn ngàn vạn năm, nó vẫn luôn lặng lẽ chăm chú nhìn thế gian, vẫn luôn đang lặng lẽ đợi chờ điều gì đó. Phải chăng là đang chờ đợi chủ nhân của nó, vén lên bức màn thần bí của nó? Hôm nay trí huệ của tôi tu xuất được trong Đại Pháp, cũng là để trả lại đoạn lịch sử đã bị lịch sử nhân loại xóa nhòa. Đương nhiên, nếu muốn nói rõ ràng, thì không thể không kể hết lại từ đầu.
Trong lịch sử xa xôi trước đây, nơi cảnh giới rất cao của vũ trụ có hai vị Giác giả, vì để quy chính vũ trụ to lớn, đã cùng ký kết thệ ước với Phật chủ, quyết định hạ thế trợ Sư chính Pháp. Trong quá trình không ngừng đi xuống họ cũng đã không ngừng kết duyên, và cũng không chỉ một lần kết duyên cùng Phật chủ khi ngài khai sáng các thế giới thiên quốc của các tầng thứ khác nhau.
Hai vị Giác giả từng làm hai đại đệ tử của Phật chủ khi Ngài sáng tạo một thế giới thiên quốc của tầng thứ rất cao. Thế giới thiên quốc này có tên là Cự Thiên thế giới. Hình tượng của Phật chủ trong tầng thứ này là Cự Thiên Phật. Thánh điện của Phật là tháp vàng lấp lánh ánh vàng kim, óng ánh lung linh. Dưới đáy là hình vuông, bốn phía là hình tam giác cân, tháp vàng lấp lánh ánh sáng thuần tịnh, thấm nhuần vào chúng sinh trong thiên quốc.
Xem tiếp tại: https://minhchantuong.com/chanh-kien/ma-thien-quoc-kim-tu-thap-phan-1/
#Minh Chân Tướng#Kim tự tháp Ai Cập#Ma Thiên Quốc#lâu lan#Shenyun#Văn Hóa Truyền Thống#Văn Minh Hoa Hạ#vanhoathantruyen#Chánh Kiến#Khám phá sinh mệnh
1 note
·
View note
Video
youtube
Mối nguy lớn nhất của người tu luyện | RADIO 5K
Nội dung câu chuyện:
Thuở xưa, có một vị tu hành trẻ tuổi. Trên đường đi hóa duyên trong thành Xá Vệ, anh bắt gặp một cô gái rất xinh đẹp.
Không kìm nén được tâm yêu thương, Anh đã tương tư thành bệnh, Cả ngày không cơm nước gì cả, đau ốm nằm trên giường.
Các đồng môn đều tới thăm hỏi bệnh tình của anh, Nhìn thấy bộ dạng của anh sắp hồn xiêu phách lạc, Nên vô cùng lo lắng. Người tu hành trẻ tuổi này Đem tất cả khổ não trong tâm ra thổ lộ.
Các đồng môn dù đồng cảm với tương tư của anh, Nhưng không biết giúp thế nào, Chỉ có cách dùng lời nói an ủi. Tuy nhiên, Anh ta căn bản là nghe không vào những lời khuyên giải an ủi.
Mọi người quyết định đem việc này Đến bẩm báo lên Đức Thích Ca, Và đưa anh ta đến nghe Đức Thích Ca giảng đạo lý.
Sau khi hiểu nội tình, Đức Thích Ca bất ngờ nói với chàng thanh niên trẻ: “Con khỏi cần phải ưu sầu như vậy, ăn cơm rồi nghỉ ngơi đi; ta nhất định sẽ giúp con, nguyện vọng của con sẽ được thực hiện!” Sau khi nghe Đức Thích Ca nói, mọi người đều vô cùng kinh ngạc. Vị tu hành trẻ tuổi kia mở cờ trong bụng, theo
Đức Thích Ca rời tịnh xá Chi Viên, tiến về thành Xá Vệ.
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/channel/UCbso04Uc2_hz3rDYtKMVDlg/videos
✿ Website Minh Chân Tướng: https://minhchantuong.com
#Phật thích ca mâu ni#Minh_Chân_Tướng#Văn hóa Thần truyền#Thần Phật#ChuyencoPhatGia#videoynghia#Văn Hóa Truyền Thống#Câu chuyện ý nghĩa#Bố thí#Minh Chân Tướng
1 note
·
View note
Photo
Bối cảnh tiểu phẩm: Sám hối trong địa ngục
Đây là một câu chuyện có thật đang diễn ra ở nhiều nơi, lấy bối cảnh từ việc kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, một nghề kiếm tiền dễ dàng và làm giàu nhanh chóng.
Nhân vật chính là Đại Hanh là một nhà đầu tư bất động sản. Cuộc sống của anh luôn bận rộn, tất bật trong các dự án, giao dịch và tiền. Anh luôn nhìn ra các cơ hội để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền.
Và lần này cũng vậy, anh đã quyết định phá vỡ khu đất có tên là Mỹ Lệ Gia Viên, mặc dù dân chúng phản đối, nhưng anh vẫn cưỡng chế di dời khu dân cư trên diện rộng, yêu cầu người dân phải di dời trong một thời gian ngắn. Đã làm cuộc sống người dân vô cùng thống khổ, và căm phẫn.
Có nhiều người vì chuyện này mà nghĩ đến việc tự tử, mất niềm tin vào cuộc sống, để lại nhiều đau khổ và những hoàn cảnh thương tâm.
Dự án bất động sản này mang lại cho Đại Hanh số tiền khổng lồ, nhưng đồng thời Đại Hanh phải đối mặt với việc làm vô nhân đạo, vì lợi nhuận mà chà đạp lên cuộc sống của những người dân vô tội.
Liệu việc làm của Đại Hanh có bị Trời phạt không, có bị quả báo không?
Trong tình huống khó xử ấy, giữa chính nghĩa và lợi ích, Đại Hanh chọn con đường nào?
Đại Hanh làm nhiều điều ác như vậy, liệu có cách nào hóa giải và vượt qua được nguy nan!
Xin mời quý độc giả cùng xem tiểu phẩm: Sám hối trong địa ngục dưới đây.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/new-century-films/sam-hoi-trong-dia-nguc/
0 notes
Link
Hán Vũ Đế thừa Thiên mệnh giáng hạ nhân gian, kế thừa đại nghiệp của 6 đời tiên vương, sáng tạo ra thời thịnh thế cổ kim hiếm có. Ông đối nội tu lễ nhạc, thay đổi sáng tạo, xây dựng chế độ rực rỡ mà các đời sau đều noi theo. Về đối ngoại, ông mở mang bờ cõi, đồng thời thi hành ân đức và uy vũ, thành tựu võ công hiển hách rực rỡ ngàn năm.
Ông làm lễ tế Phong thiện Trời đất, liên tiếp thấy điềm lành, trở thành thiên tử triều Đại Hán công tích vượt trăm vua. Ông chính là thiên cổ nhất đế (vị đế vương vĩ đại nhất), cùng Tần Thủy Hoàng được xưng tụng là “Tần Hoàng Hán Vũ”, cùng Đường Thái Tông khai mở ra thời kỳ “Hán Đường Thịnh Thế” (Thời thịnh vượng nhà Đường và nhà Hán).
Hơn 2000 năm đã trôi qua, các triều đại nối tiếp nhau lên xuống giống như thủy triều. Hán Vũ Đế cũng đã ly thế nhiều năm, nhưng những sự tích và truyền thuyết về ông vẫn luôn được hậu thế truyền tụng. Chúng ta không có duyên phận được sống ở triều đại của ông, nhưng vẫn có thể ở trên mảnh đất lịch sử lâu đời này, hồi tưởng về sự oai nghiêm hào hùng và những thành tựu bất hủ thời xưa của ông.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/anh-hung-thien-co/han-vu-de-chuong1-quan-vuong-anh-minh-duong-trieu-thinh-the/
1 note
·
View note
Link
Truyền thuyết về Lão Tử
Lão Tử là người Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở vào thời Xuân Thu. Họ của ông là Lý, tên Trùng Nhĩ, tự Bá Dương. Truyền thuyết kể rằng mẹ của ông sau khi nhìn thấy một ngôi sao băng lớn bay ngang qua bầu trời, bà đã mang thai. Lão Tử sinh ra trước khi khai thiên tịch địa, là tinh linh thần phách của trời đất. Vì là khí Thần linh của thượng giới xuất hiện ở nhà họ Lý, nên Lão Tử sinh ra có họ người thường là Lý.
Mẹ của Lão Tử mang thai ông 72 năm mới mở nách trái sinh hạ ra ông. Mới sinh ra tóc ông đã bạc. Cũng có ghi chép rằng mẹ của Lão Tử tình cờ sinh ra ông dưới Lý Thụ (cây mận. Mới sinh ra, Lão Tử đã biết nói và ông chỉ vào Lý Thụ và nói: “Hãy lấy nó làm họ của tôi”.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/van-hoa/lao-tu-la-nguoi-hay-la-than/
1 note
·
View note
Link
《Tam Tự Kinh》được đặt ở vị trí cao là kinh thư.
《Tam Tự Kinh》 là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng đã được dùng làm sách giáo khoa trong trường tư thục từ thời nhà Tống, tương đương với sách giáo khoa tiểu học ngày nay, do đại Nho gia Tống triều Vương Ứng Lân tiên sinh soạn.
Điều thần kỳ nhất là nó đem nội hàm căn bản của Nho học và văn học, lịch sử, triết học, thiên văn địa lý cô đọng tại đây, như một phiên bản thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được cổ nhân tôn sùng là “kinh” thư.
Kinh, là đạo lý bất biến. Đó là khuôn mẫu mà cổ nhân cho rằng đáng để tất cả mọi người noi theo và học tập.
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/tam-tu-kinh/tam-tu-kinh-doc-sach-luan-but-1/
1 note
·
View note
Link
3. Công năng dao thị của Khổng Tử
Ngoài công năng dự tri ra, Khổng Tử còn có công năng dao thị. Một ngày nọ, Khổng Tử và Nhan Uyên cùng leo lên núi Thái Sơn thuộc lãnh thổ nước Lỗ. Khổng Tử tĩnh tâm nhìn ra xa về hướng đông nam, thấy ngoài cửa thành phía tây của thủ phủ nước Ngô có một con ngựa trắng. Khổng Tử chỉ cho Nhan Uyên thấy và hỏi: “Con có thấy cổng thành phía tây của thủ phủ nước Ngô không?”. Nhan Uyên đáp: “Con nhìn thấy rồi”. “Ngoài cửa có gì?”. “Dường như có một tấm lụa trắng treo ở đó”. Khổng Tử cải chính lại, nói: “Đó là con ngựa trắng”.
Núi Thái Sơn cách thủ phủ nước Ngô hơn một nghìn dặm, nếu như không có công năng dao thị mà người tu luyện nói đến, còn gọi là Thiên lý nhãn, thì dựa vào mắt thường khó có thể nhìn được xa như vậy. Không lâu sau khi hai thầy trò từ Thái Sơn trở về, Nhan Uyên dù tuổi còn rất trẻ nhưng đầu tóc lại trở nên bạc trắng, răng rụng, mới ba mươi hai tuổi đã qua đời. Cổ thư chép rằng Nhan Uyên “dùng mắt quá sức mà nhìn, tinh lực hao tổn” mà tổn thọ.
Vì sao Khổng Tử có được những công năng siêu thường như vậy? Có lẽ chính là nhờ sự tu Đạo của ông trong những năm cuối đời vậy.
Xem thêm tại https://minhchantuong.com/van-hoa/cong-nang-dao-thi-tien-doan-khong-tu/
1 note
·
View note
Link
Chương 1: Chân nhân giáng thế, triển hiện huyền cơ
1. Chân nhân giáng thế
Huyền, hiệu là Tam Phong. Tổ tiên ông là người Long Hổ Sơn thuộc tỉnh Giang Tây, tổ phụ (Ông cố nội) của Trương Tam Phong tinh thông thuật chiêm tinh, vào những năm cuối thời Nam Tống, nhận thấy vương khí tràn tới phương Bắc, vậy nên tổ phụ ông đã đưa người nhà đến Ý Châu thuộc Liêu Dương.
Trương Tam Phong sinh vào giờ Tý ngày 9 tháng 4 mùa hè năm Đinh Mùi – năm Nguyên Định Tông thứ 2 (năm 1247 sau Công nguyên (SCN). Theo ghi chép từ những sách cổ, vào đêm trước khi sinh hạ Trương Tam Phong, mẫu thân của ông là Lâm Thị đã mơ thấy “Đẩu Mẫu Nguyên Quân tay cầm trượng, chỉ thẳng vào nhà và hét lên ba tiếng” (Theo “Hoài Hải Tạp Ký” của Lục Tây Tinh đời Minh). Đẩu Mẫu Nguyên Quân là Vương mẫu của các vì sao Bắc Đẩu. Khi Trương Tam Phong sinh ra còn có Tiên nhân hiển hiện và bảo hộ ông, quả đúng là lai lịch phi phàm.
Trong cuốn Cửu Canh Đạo Tình, Trương Tam Phong thuật rõ nguồn gốc của sinh mệnh con người là đến từ các tầng thứ cao hơn nữa trong vũ trụ, từ thời khai thiên tịch địa, hạ thế tiến nhập vào Đông thổ Thần châu, vào cõi mê tam giới.
“Tự tống lý liễu cổ Linh Sơn Hỗn độn sơ phân hạ thế gian Tây phương hữu bản Tiêu hạ căn nguyên Lai tại Đông thổ Tính mệnh lạc phàm Thất mê liễu Lão mẫu đương sơ vị sinh tiền”.
Tạm dịch:
“Từ lúc rời khỏi Linh Sơn cổ Hỗn độn phân chia xuống thế gian Tây phương có cội Trút bỏ căn nguyên Đến vùng Đông thổ Tính mệnh nơi cõi phàm Mê mất đời trước khi mẹ sinh”.
2. Thoát trần tục bái Đạo
Trương Tam Phong thần thái tinh anh, tuấn tú, tướng mặt thần kỳ, xương hạc hình rùa, tai to mắt tròn, quả là bậc Tiên phong Đạo cốt. Khi năm tuổi ông mắc một loại bệnh kỳ quái về mắt, thị lực ngày càng kém. Lúc đó có một vị đạo sĩ từ phương xa đến nhà Trương Tam Phong, tự xưng là Trương Vân Am, trụ trì Cung Bích Lạc, hiệu là Bạch Vân Thiền Lão, nói với cha mẹ của Trương Tam Phong rằng:
“Đứa trẻ này có phong thái Tiên phong Đạo cốt, tự có khí chất phi phàm, nhưng hiện tại gặp phải ma chướng này, cần bái bần Đạo làm Sư phụ, thoát khỏi trần tục, mắt sáng liền đưa về trả lại”.
(Trích “Tam Phong Tiên Sinh Bản Truyện” của Uông Tích Linh đời Thanh).
Xem thêm tại: https://minhchantuong.com/anh-hung-thien-co/truong-tam-phong-chuong-1-chan-nhan-den-the-gian/
1 note
·
View note