Chia sẻ kiến thức mới nhất về các mẫu đơn tố cáo lĩnh vực đất đai, chiếm đoạt tài sản, tham nhũng. Và giải đáp cho bạn nộp đơn tố cáo ở đâu. Địa chỉ 21 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Hồ Chí Minh, Việt Nam Số điện thoại 0799746076 Email [email protected] Website: http://maudontocao.freeblog.biz/
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Mẫu Đơn Tố Cáo Vay Tiền Không Trả
Hiện nay dịch vụ vay tiền mọc lên ở khắp mọi nơi. Tiền được cho vay ở nhiều tổ chức khác nhau như vay ngân hàng, vay ở các tổ chức tín dụng… Tuy nhiên, không phải ai khi vay tiền rồi cũng đủ khả năng chi trả vì những lý do khác nhau. Khi việc vay tiền không trả này có dấu hiệu tội phạm thì người cho vay nên làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả được viết như những nội dung dưới đây:
Quy định về mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả viết như thế nào?
Khi các quyền lợi của một người bị xâm phạm thì người đó có quyền làm đơn tố cáo. Tuy nhiên, để đơn tố cáo được hợp lệ thì cần phải xác định rõ việc làm đó có cấu thành tội phạm hay chưa. Cũng như việc vay tiền không trả thì muốn tố cáo phải xem xét kỹ các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm dạng này.
Đơn tố cáo vay tiền không trả được viết giống như những đơn tố cáo khác. Về địa chỉ, tên tuổi, nội dung của đơn tố cáo phải làm đúng theo quy định của Luật tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả có những nội dung như sau:
Đầu đơn lúc nào cũng sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ. Đây là nội dung không thể thiếu vì đây là đơn gửi đến cơ quan nhà nước. Sau khi viết những nội dung cần thiết để gửi cho cơ quan nhà nước thì cần xác định được cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn này. Ở trường hợp này, đơn sẽ được gửi đồng thời đến cơ quan công an và Viện khiểm sát. Người làm đơn cần ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ liên lạc, chứng minh nhân dân của cả người làm đơn và người bị tố cáo. Ngoài ra, trong đơn còn cần có nội dung sự việc về hành vi vay tiền không trả của người bị tố cáo. Hành vi này có thể là quá hạn trả nợ vẫn không tiến hành trả và sau nhiều lần thông báo dùng các biện pháp nhưng bên vay vẫn không có thái độ hợp tác; hành vi này phạm tội gì theo quy định của Bộ luật hình sự. Cuối cùng là yêu cầu của người làm đơn, cam kết và ký ghi rõ họ tên.
Người làm đơn nên linh động với từng trường hợp để đơn tố cáo phù hợp và có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Xử lý vay tiền không trả như thế nào?
Quy định pháp luật về biện pháp xử lý khi vay tiền không trả
Việc xử lý vay tiền không trả theo như thực tế thì ban đầu nếu đến hạn trả nợ mà bên phía người vay không tiến hành trả nợ thì người cho vay nên thực hiện các biện pháp như gọi điện hoặc gửi văn bản thông báo đến cho bên vay… Nếu tình trạng kéo dài và người vay vẫn không trả nợ thì nếu đủ các cấu thành tội phạm thì bên cho vay có thể khởi kiện hoặc làm đơn tố cáo người vay với hành vi vay tiền không trả. Hành vi này được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.
Vay nợ tiền, chủ nợ gửi đơn tố cáo có đúng quy định không?
Việc chủ nợ gởi đơn tố cáo khi bên vay nợ tiền không trả là quyền của chủ nợ. Vì đây thực chất là những quyền lợi của người cho vay tiền đã bị xâm hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào, trường hợp nào chủ nợ cũng đủ điều kiện làm đơn tố cáo. Khi có hành vi xâm phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì bất kỳ ai cũng có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Khi đã làm hết các biện pháp cần thiết nhưng bên vay vẫn không chịu trả nợ thì chủ nợ tố cáo trực tiếp hoặc làm đơn tố cáo để bên vay chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Mẫu Đơn Tố Cáo Vay Tiền Không Trả. Nếu có những nội dung chưa rõ ràng hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Nguồn: http://maudontocao.freeblog.biz/2018/11/15/don-to-cao-vay-tien-khong-tra/
0 notes
Text
Đơn Tố Cáo Nặc Danh
Cuộc sống càng phát triển, tội phạm cũng tỉ lệ thuận với nó. Cơ quan có thẩm quyền đôi khi không phát hiện ra hết những tồn tại này và phải dựa vào đơn tố cáo của quần chúng. Tuy nhiên, việc để lộ danh tính trong một số trường hợp sẽ mang lại rắc rối cho người tố cáo. Trường hợp này người đó sẽ làm đơn tố cáo nặc danh. Hình thức tố cáo này có được pháp luật quy định không hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.
Quy định về đơn tố cáo nặc danh
Đơn tố cáo nặc danh là gì?
Đơn tố cáo nặc danh hay thư nặc danh là thuật ngữ dùng để chỉ đến việc tố cáo mà trong đơn, trong thư không để tên, địa chỉ người tố cáo hoặc có tên, tuổi, địa chỉ nhưng khi cơ quan có thẩm quyền xác thực thì không tồn tại người này.
Trong nhiều trường hợp, đơn tố cáo nặc danh thể hiện chính xác những vi phạm của người bị đề cập trong đơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc tố cáo này là không chính xác. Người ta thường nói “gì cũng có hai mặt của nó” thì trong việc tố cáo nặc danh này cũng vậy, có thể giúp ngăn ngừa tội phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác hoặc chính bản thân người tố cáo nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo. Việc này đòi hỏi những cơ quan thụ lý và giải quyết đơn tố cáo nặc danh phải kiểm tra kĩ càng, công tư phân minh để bảo đảm giữ gìn trật tự xã hội.
Quy định về việc xử lý đơn tố cáo nặc danh như thế nào?
Thực tế, nhiều người sẽ không giám đứng ra tố cáo một cơ quan nào đó, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, những chủ thể có quyền lực cao. Bởi vì tâm lý sợ bị trả thù, đe dọa, trù dập mà họ không giám đi tố cáo đích thân người đó. Vì vậy, việc tố cáo nặc danh cũng là một biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc này làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Những trường hợp như vậy đòi hỏi các cơ quan thụ lý, giải quyết đơn tố cáo phải xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, những quy định về việc xử lý đơn tố cáo nặc danh cũng phải rõ ràng để tránh trường hợp vu oan cho người khác cũng như bỏ lọt tội phạm.
Xử lý đối với đơn tố cáo nặc danh
Đơn tố cáo được quy định tại Điều 19 Luật tố cáo như sau: “Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.”
Theo như quy định này thì đơn tố cáo nặc danh không có những thông tin cần thiết. Đơn tố cáo nặc danh là đơn không đủ điều kiện xử lý theo Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP. Tuy nhiên, nếu vẫn có đủ nội dung cần thiết vẫn được giải quyết theo trình tự thông thường vì tại Điều 19 Thông tư 07/2014/TT-TTCP quy định như sau: “Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự”.
Tố cáo nặc danh có được chấp nhận không?
Theo quy định của Luật tố cáo thì có hai hình thức tố cáo đó là tố cáo trực tiếp hoặc thông qua đơn. Tố cáo nặc danh là để chỉ một người gửi đơn tố cáo nhưng không có tên, tuổi, địa chỉ người tố cáo hay nói cách khác là không có những nội dung cần thiết để xác định danh tính của người tố cáo như đã nhắc đến phần trên. Thực chất, những đơn như vậy thường không đủ cơ sở để cơ quan giải quyết thụ lý và điều tra.
Tuy nhiên, theo các hướng dẫn của Luật tố cáo thì đơn tố cáo nặc danh sẽ được chấp nhận nến có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu chứng minh những hành vi tội phạm này. Bởi vì trên thực tế rất nhiều người lợi dụng việc này nhằm hãm hại người khác. Có rất nhiều đơn tố cáo nặc danh được gửi về cơ quan có thẩm quyền thụ lý, nếu giải quyết hết những trường hợp như vậy sẽ tốn thời gian, công sức của người khác. Quy định này phù hợp và cũng không triệt tiêu đi quyền tố cáo của người tố cáo.
Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về “Đơn Tố Cáo Nặc Danh”. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những nội dung không rõ ràng hoặc có thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp miễn phí.
Nguồn: http://maudontocao.freeblog.biz/2018/11/06/don-to-cao-nac-danh/
0 notes
Text
Đơn Tố Cáo Ngoại Tình
Ngoại tình là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014. Tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Đơn tố cáo ngoại tình
Cần làm gì khi phát hiện có hành vi ngoại tình?
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là hành vi bị cấm, có nguy cơ phá vỡ hạnh phúc gia đình, con cái phải lớn lên trong cảnh thiếu thốn tình thương của cha hoặc mẹ, nó sẽ trở thành một vết đen trong tâm hồn trẻ thơ. Mặc dù pháp luật có khung pháp lý để bảo vệ nạn nhân nhưng không phải mọi hành vi ngoại tình nào đủ điều kiện xử lý theo quy định của pháp luật cũng đều được phơi bày ra ánh sáng. Mà bản thân cá nhân khi phát hiện có hành vi này cần làm đơn tố cáo ngoại tình gửi đến cơ quan chức năng đề tố cáo hành vi ngoại tình của chồng hoặc vợ.
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi và khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN-VKSNDT, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo, tố giác về tội phạm bao gồm:
Cơ quan điều tra;
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Viện kiểm sát các cấp;
Các cơ quan, tổ chức khác gồm: Công an xã/phường/thị trấn; Đồn Công an; Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí…
Viết đơn tố cáo ngoại tình như thế nào?
Mẫu đơn tố cáo ngoại tình phải đáp ứng hình thức của một đơn tố cáo: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, địa danh, ngày tháng năm; Tiêu đề: ĐƠN TỐ CÁO NGOẠI TÌNH; Phần kính gửi là gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện và Ủy ban nhân dân xã/phường; Thông tin người gửi đơn: họ tên, năm sinh, nơi cư trú; Mục đích viết đơn; Ở phần cuối đơn có lời cảm ơn và chữ ký.
Tiếp theo, trình bày nội dụng vụ việc ngoại tình: Trình bày cụ thể hành vi của đối tượng được cho là ngoại tình.
Ví dụ: Tôi và ông A đã kết hôn từ năm 2010. Vào đầu năm 2015, tôi có nghe được thông tin ông A có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác. Bắt đầu từ khoảng thời gian này, ông A bỏ bê nghĩa vụ chăm sóc con chung của tôi và ông A, chửi mắng vợ con, đập phá đồ đạt trong nhà, đi sớm về khuya, có khi không về nhà. Đỉnh điểm là vào ngày 10 tháng 11 năm 2017, tôi bất ngờ phát hiện ra ông A có dẫn về một đứa trẻ được khoảng 1 năm tuổi và nói với họ hàng láng giềng đó là con riêng của ông. Sau đó, ông đuổi cả hai cháu và tôi ra khỏi nhà và đón cô B cùng con riêng về chăm sóc. Tôi nhận thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật do tôi và ông A vẫn đang trong quan hệ hôn nhân nên việc ông làm vậy là không thể chấp nhận được.
Sau đó là phần đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh về tội phạm. Cụ thể: Nhận thấy hành vi của ông A và bà B đủ cơ sở để cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vì vậy, bằng văn bản này, tôi khẩn thiết đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật và truyền thống văn hóa xã hội.
Cuối cùng là tài liệu chứng cứ kèm theo đơn để làm căn cứ cho việc tố cáo.
Ngoại tình sẽ bị xử lý như thế nào?
Quy định pháp luật về xử lý đối với hành vi ngoại tình
Tùy theo mức độ vi phạm mà người ngoại tình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Theo Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thuộc một trong ba trường hợp sau:
Một là, đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Hai là, đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Ba là, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, ngoại tình sau sẽ được coi là tội phạm và bị xử lý hình sự với các hình phạt sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân môt vợ, một chồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
Thứ hai, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp:
Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến “đơn tố cáo ngoại tình”. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Nguồn: http://maudontocao.freeblog.biz/2018/11/06/don-to-cao-ngoai-tinh/
1 note
·
View note
Text
Mẫu Đơn Tố Cáo Phá Hoại Tài Sản
Phá hoại tài sản của người khác là một hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tài sản của người đó. Do đó, mỗi cá nhân khi có những bằng chứng cho rằng một người, tổ chức đã xâm phạm quyền tài sản của mình hoặc là những người xung quanh thì có thể viết đơn tố cáo gửi các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Đơn tố cáo phá hoại tài sản
Cách viết đơn tố cáo phá hoại tài sản như thế nào?
Cách viết đơn tố cáo phá hoại tài sản khá đơn giản tuy nhiên với những người chưa bao giờ viết loại đơn này sẽ bị bối rối về sự chính xác của đơn.
Đơn tố cáo nói chung và đơn tố cáo phá hoại tài sản nói riêng phải có những nội dung cần thiết như sau: “Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.”
Về cách viết đơn cụ thể như sau:
Đầu đơn, lúc nào cũng phải có quốc hiệu, tiêu ngữ. Tiếp theo có thể viết ngày tháng làm đơn hoặc có thể để ở cuối đơn. Nêu được tên đơn và nội dung của đơn, trường hợp này nội dung đơn là tố cáo về hành vi phá hoại tài sản.
Ở phần “Kính gửi” thì người làm đơn nên gửi đồng thời đến công an nhân dân quận, huyện và Viện kiểm sát.
Tiếp theo cần ghi rõ nội dung nhân thân của người làm đơn tố cáo cũng như người bị tố cáo. Những nội dung này bao gồm họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú và địa chỉ hiện tại.
Sau đó trình bày sự việc cụ thể xảy ra như người có hành vi thực hiện hành vi như thế nào, ý chí ra sao có thể hành vi kéo dài… Điều quan trọng không thể thiếu ở đây là giá trị tài sản thiệt hại, đây là một trong những chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không. Nếu thiệt hại nhỏ thì người tố cáo cần giải trình rõ hành vi của người bị tố cáo để xác định hành vi nghiêm trọng của người này. Người làm đơn có thể trích quy định của Bộ luật hình sự về hành vi này nếu được.
Đơn tố cáo nhằm mục đích đòi lại quyền lợi và để người vi phạm chịu trách nhiệm về hành vi của mình nên phải có phần yêu cầu của người tố cáo.
Cuối cùng là cam kết và ký ghi rõ họ tên người làm đơn.
Xử lý đối với hành vi phá hoại tài sản
Hậu quả của một hành vi phá hoại tài sản
Theo quy định của bộ luật hình sự 2015 thì đối với trường hợp phạm tội liên quan đến tài sản thì những thiệt hại từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng còn gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị tuy cứu trách nhiệm hình sự.
Để việc tố cáo hành vi phá hoại tài sản phù hợp thì trước tiên người tố cáo nên xác định người gây ra lỗi, hành vi, ý chí của người này và dựa vào thiệt hại phát sinh trên thực tế. Nếu đã có những chứng cứ xác thực thì người tố cáo có thể làm đơn hoặc tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an huyện nơi cư trú về hành vi của người có hành vi phá hoại tài sản để họ chịu trách nhiệm trước hành vi của mình gây ra.
Tội phạm về hành vi phá hoại tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự hiện hành như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu Đơn Tố Cáo Phá Hoại Tài Sản”. Nếu có trường hợp không rõ ràng hoặc còn có sự vướng ngại, thắc mắc, thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Nguồn: http://maudontocao.freeblog.biz/2018/11/06/don-to-cao-pha-hoai-tai-san/
0 notes