Mâm lễ cúng ông táo trọn gói. Công ty CP DV Tâm Linh chuyên cung cấp mâm cúng ông táo trọn gói. Liên hệ: 0969 69 59 19 Mr. Khương
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Cung tet doan ngo
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết truyền thông ở một số nước Đông Á chứ không riêng Việt Nam, là phong tục lễ tết gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức thờ cúng của người Việt có nhiều điểm khác biệt. Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua của người Việt từ xưa, sau Tết Nguyên đán và quy mô như rằm tháng 7 âm lịch. Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh xin chia sẽ về nguồn gốc và tết đoan ngọ cúng gìlà chính xác cho các bạn tham khảo nhé!
nguồn : https://dichvudocung.com/tet-doan-ngo-mung-5-thang-5-cung-gi/
0 notes
Text
Cúng ông táo như thế nào là đúng? | Đồ Cúng Tâm Linh
Cúng ông Công ông Táo như thế nào đúng phong tục truyền thống cha ông ta để lại là điều thắc mắc của nhiều người hiện nay nhất là đối với những gia đình trẻ. Ngày 23 tháng chạp hàng năm, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông táo về trời để bẩm báo cho Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong năm nay. Tuy nhiên nhiều gia đình hiện nay, nhất là những cặp vợ chồng trẻ thì không biết cúng ông táo như thế nào đúng với tục lệ của cha ông ta ngày xưa. Để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về cách cúng táo quân, mời các bạn cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Hãy cùng Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh tham khảo cúng ông Công ông Táo như thế nào đúng phong tục truyền thống dưới đây nhé.
1. Sự tích Táo quân
Theo truyền thuyết thì có người tên là Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá nên đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.
Khi Trọng Cao hết giận vợ, chàng nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà – PV) và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, Ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành chiếc kiềng ba chân ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình. Đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.
2. Cúng ông táo như thế nào là đúng
Táo Quân hay còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Ngày nay, bàn thờ của Táo Quân thường được đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là “Định Phúc Táo Quân” nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
Vào các ngày như Rằm, mùng một hay các lễ Tết trong năm, các gia đình vẫn dâng lễ để cúng Táo Quân. Song dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Đó là những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực.
Đại đức Thích Giác Nguyện (Nam Định) cho biết: “Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay hay mặn tùy khả năng mỗi gia đình nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới”.
Về việc sắm lễ tại tư gia, theo Đại đức Thích Giác Nguyện, mỗi gia đình cần sắm lễ bao gồm: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời.
Việc sắm lễ này phải đầy đủ và chu đáo, tuy nhiên phải tránh lãng phí tiền bạc và không nhất thiết phải mua sắm nhiều lễ, đặc biệt là mua vàng mã. Mọi việc là do thành tâm, chứ không phải do mâm cao cỗ đầy mới tỏ lòng thành của con cháu.
Bài khấn cúng ông táo
:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ (chúng) con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nguồn : https://docungtamlinh.com/cung-ong-tao-nhu-the-nao-cho-dung/
1 note
·
View note
Text
Ý nghĩa của bộ tam sên trong mâm cúng
http://docungtamlinh.com/bo-tam-sen-co-y-nghia-gi-trong-mam-cung/Bộ tam sên có ý nghĩa gì trong mâm cúng?
"Bộ Tam Sên" là một lễ vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng quan trọng như cúng Thổ Thần, Thần Tài, cúng Khai Trương, Động Thổ,…v.v…Trong lễ vật cúng Thổ Thần chúng ta thường thấy có 1 miếng thịt ba rọi, 3-5 con tôm (hoặc cua) và 1 cái trứng vịt, nhưng không phải ai cũng hiểu bộ tam sên là gì và ý nghĩa của bộ lễ cúng này. Bài viết dưới đây Công ty Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giải đáp thắc mắc trên đầy đủ nhất.
bộ tam sên là gì và ý nghĩa bộ tam sên để cúng ra sao:
Theo lời giải thích của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, bộ tam sên: là đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - Thủy – Thiên, miếng thịt heo (sống trên cạn) – Thổ, con tôm hoặc cua (sống dưới nước_- Thủy, trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) - Thiên. Ngoài ra, “bộ tam sên” trong Kinh Lăng Nghiêm còn có một ý nghĩa khác, Đức
Phật chia chúng sanh ra làm 12 loài:
Loài sinh từ trứng (Noãn sinh)
Loài sinh bằng thai (Thai sinh)
Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh)
Loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh)
Loài có sắc (hình tướng),…
Chữ "Tam Sên" ; theo dân gian truyền lại thì nó được bắt nguồn từ tên gọi "Tam Sinh";, gồm 3 biểu tượng là Thai sinh, Noãn sinh, Thấp sinh. Ngày nay thì nhiều nhà có cúng thêm cá nướng và cua (Thấp Sinh) và còn tùy vào kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng thêm đầy đặn.
Xem thêm : Cách đặt bàn thờ thổ công, thổ địa
Bộ Tam Sên dùng trong các lễ cúng nào là đúng:
Mâm cỗ Tam Sên dùng để cúng thánh thần, thường cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, cúng Thổ Thần, cúng Động Thổ, Khai Trương,…. Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị 1 miếng thịt, 1 hoặc một vài con tôm hoặc 1 con cua, 1 quả trứng luộc. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ Tam Sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,…
Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia đạo. Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm. Thần Tài - Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình. Và việc cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ công ơn của các vị thần dân gian.
Những lưu ý cần biết trước và sau khi cúng Thần Tài , Thổ Địa,…
- Hàng ngày bạn nên thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
- Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa thường xuyên.
- Không được để các con vật chó mèo đến quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
- Hàng tháng thường xuyên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước
- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vung vãi ra ngoài.
- Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào,
- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không nên cho người ngoài ăn.
Mỗi mâm cúng đều có những lễ vật thiết yếu và những điều lưu ý cần tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng rất quan trọng. Để lễ cúng được diễn ra một cách thuận lợi, may mắn hãy để Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Linh chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn chuẩn bị mâm cúng một cách tốt nhất nhé. HOTLINE: 0969.69.59.19 (MR KHƯƠNG) – 0914.69.59.19 (MR HIẾU)
Nguồn : http://docungtamlinh.com/bo-tam-sen-co-y-nghia-gi-trong-mam-cung/
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes