Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Người Việt đang rời bỏ quê hương
Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không bi��t các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi !
Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?
Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng :
“trông ra cửa kính trời mưa tuyết ngó lại mình đang ngồi bó tay quê hương nhắm mắt như sờ được sao vẫn buồn xo đến thế này?”
Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại.
Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.
Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.
Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN.
Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu? Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.
Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương.
Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”. Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp :
�� Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ? – Thôi không về đâu. – Tại sao lại không về?
– Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình. – Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao? – Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác. – …
Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.
Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?
Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng…Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức Hoà, Đặng xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan.
Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi. Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực – từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải sống lưu vong khắp nơi.
0 notes
Photo
INFERIORITY COMPLEX - MẶC CẢM THẤP KÉM Sau trận bóng tuyết lịch sử, tờ Fox Sport Asia dưa tin như sau: “Forget defeat, Vietnam’s real prize is erasing ASEAN’s inferiority complex – Quên thất bại, thành tích của Việt Nam đã xoá bỏ bệnh mặc cảm thấp kém của dân Đông Nam Á.” Nghĩa là người phương Tây nghĩ rằng dân châu Á bị bệnh feriority complex – mặc cảm thấp kém. Mà có lần tôi gặp một vị giáo sư người Áo, ông cũng nói ông đang chữa bệnh này cho một người CEO tại Việt Nam. Đây cũng là lời giải thích cho sự tôn sùng vô điều kiện của người Việt Nam đối với ai mắt xanh mũi lõ. Trong tiềm thức của chúng ta, họ văn mình hơn, họ tiến bộ hơn, họ giỏi hơn và thế là ta tự cảm thấy mình thấp kém hơn. Dĩ nhiên, người sống trong môi trường xã hội và giáo dục văn minh hơn sẽ văn minh hơn. Nhưng điều đó đâu có làm cho ta thấp kém. Sau khi đã bôn ba làm việc khắp nơi trên thế giới, tôi thấy ai cũng có tiềm năng ngang nhau. Ăn thua là ta có biết phát huy tiềm năng đó hay không. Tối qua, nhận được inbox của một bạn trẻ than chán quá, vì thấy bản thân không giỏi thứ gì, mất phương hướng, chẳng biết phải làm sao với cuộc đời mình nữa. Bạn hỏi tôi giờ có cách nào giúp bạn hay không. Bạn bị bệnh inferiority complex đó. Triệu chứng của người bị inferiority complex như sau nhé. 1. Being ultra sensitive – Quá nhạy cảm: người ta vừa nói gì đó loáng thoáng có đụng tới mình là nổi cơn lên và phản ứng quá đáng. Đó là cái bệnh sợ người khác nói xấu, chê bai. Trời, ai nói gì kệ người ta. Không lẽ đi theo rình nghe xem 7 tỷ người trên thế giới có ai nói xấu gì mình. 2. Always comparing yourself to another person’s No. 1 winning quality – luôn so sánh mình với điểm mạnh nhất của ai đó: người ta giỏi nhất khoản gì là tài của người ta. Mỗi người có một tài khác nhau chớ. So chi kiểu đó nên cảm thấy mình luôn chẳng bằng ai? 3. Submissive behavior – Luôn ngoan ngoãn: vì thấy mình thấp kém nên nói sao cũng dạ, nói sao cũng nghe, và chẳng có chính kiến. Kiểu này thì nhiều lắm, và chẳng phải cách giáo dục hiện tại của Việt Nam mình là để tạo ra những con người chỉ biết nghe, gật đầu dạ thế này? 4. Perfectionism – Tính hoàn hảo: làm gì cũng quá stress vì mọi chi tiết nhỏ để mọi thứ phải thật hoàn hảo, để không ai chê được mình một chút gì. Thực tế là có ai để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu. Ai mà đi soi chuyện nhỏ xíu có khi chẳng nên là đối tượng giao lưu của mình. 5. Procrastination and Inaction – Kéo lê và không hành động: đây là biểu hiện mà tôi thấy nhiều nhất. Sợ! Sợ làm không được, không đúng, thất bại, sợ người ta chê cười nên cú kéo lê ra chẳng chịu làm, chẳng hành động gì. Cứ vậy mà mong muốn rồi ngồi đó mà nhìn người khác làm, rồi cảm thấy mình thật vô dụng, chẳng bằng ai. Mà bản thân thì như củ khoai không hề nhúc nhích. 6. Social media triggers feelings of guilt, jealousy or shame – Lướt mạng xã hội chỉ để cảm thấy chuyện của người khác làm cho bản thân cảm thấy có lỗi, ghen ghét, hay xấu hổ: mấy loại tình cảm nhỏ nhen này thì tôi thấy nhiều lắm, nhưng thông cảm vì người ta vậy chỉ vì bệnh inferiority complex mà thôi. Cho nên, ai đang thế thì giật mình tỉnh giấc đi, lo thay đổi cho bản thân chứ đừng ngồi đó lo chuyện người khác nữa. 7. You’re secretly very judgemental of other people – Len lén quýnh giá người khác: ☺ Ôi loại này thì nhiều lắm nhé. Suối ngày rảnh quá đi rình để đánh giá người ta. Có khi biểu hiện có khi không, nhưng soi kỹ và chẳng hề mở lòng ra để dung nạp ai xung quanh mình cả. Quýnh giá gì? Mình làm thế vì bản thân bị mặc cảm thấp kém. Thôi bỏ đi nhe. Lo cho mình trước đi. Ai sao kệ người ta. Quýnh giá thì được lợi ích gì? Ngày thứ 3, tặng các bạn vài câu: The truth about you is this – Sự thật về bạn là đây: You are not “inferior” – Bạn chẳng thấp kém hơn ai You are not “superior” – Bạn chẳng nổi trội hơn ai You are simply “you” – Bạn đơn giản chỉ là mình thôi nhé.
0 notes
Text
Phong thủy tốt nhất đời người
Câu chuyện thú vị và thâm thúy này đã được rất nhiều người truyền tay nhau, chia sẻ cho nhau như cách để truyền cảm hứng, chỉ bảo nhau khai thác thật triệt để cái gọi là “phong thủy tốt” ở mỗi người.
Nội dung câu chuyện như sau:
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.
Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.
Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.
Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.
Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.
Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi.”
Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ.”
Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.
Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.
Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?”
Triệu nhún vai: “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được.”
Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.
Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát.”
“Có chuyện gì vậy?” – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên.
“Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Triệu Tử Hào cười đáp.
Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”
Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?”
“Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi”, Tào đại sư đáp.
Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.
Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên…
Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta!
0 notes
Text
Dân tộc nào ngu dốt?
Thế nào là một dân tộc ngu dốt? Thế nào là ngu? Giờ giả sử tôi nói bạn ngu mà bạn nghĩ là bạn khôn thì ai đúng ai sai? Giờ giả sử tôi nói dân tộc kia ngu mà dân tộc kia cứ cho là họ khôn thì ai đúng ai sai? Thực ra mà nói định nghĩa của từ “ngu” rất khó nói nên tôi không thể nói chính xác và đưa ra định nghĩa tuyệt đối. Giờ vầy, tôi sẽ đưa ra những dấu hiệu cho thấy một dân tộc ngu. Hay chính xác hơn là một dân tộc bị làm ngu. Vậy một đất nước có một dân tộc ngu dốt thì sẽ ra sao?
1. Người dân ngu dốt đó sống và làm việc theo chủ nghĩa “cái bao tử.” Nghĩa là họ chỉ quan tâm tới việc ăn, uống, ngủ, ch*ch và đi toilet. Ngoài ra họ chẳng quan tâm tới gì cả.
2. Người dân ngu dốt đó chẳng bao giờ đọc sách. Tiệm sách chủ yếu chỉ bán sách ngôn tình còn sách chính trị, kinh tế hay xã hội thì bán trên 1,000 cuốn được coi là thành công.
3. Người dân ngu dốt đó thích mấy bài báo nào về hot girl, hot boy, anh nào mới tán em kia, em nào mới cặp anh đại gia nọ, ai mới ngoại tình, ai mới tậu chiếc xe hơi mới kia. Còn mấy bài về lạm phát hay tham nhũng ư? Đọc làm gì cho nó hại não.
4. Người dân ngu dốt đó sẵn sàng bỏ mấy trăm triệu để chui vô cái gọi là biên chế nhà nước mặc dù lương chỉ vài triệu một tháng. Họ bỏ qua đạo đức để ăn lậu và coi đó là điều để tự hạo về bản thân vì được làm cha mẹ thiên hạ.
5. Người dân ngu dốt đó dạy con cái mình đừng quan tâm tới chính trị làm gì, hãy lo học hành để kiếm được công việc ổn định.
6. Người dân ngu dốt đó rất sĩ diện. Lương của họ chỉ vài trăm USD mỗi tháng mà đi đâu cũng thấy người ta cầm iPhone phiên bản mới. Không những vậy, nước họ tuy nghèo nhưng nó là một thị trường iPhone vô cùng tiềm năng.
7. Người dân ngu dốt đó kinh doanh và làm ăn với tư duy khôn vặt. Họ hay gian lận và tìm cách ăn bớt tiền và coi đó là thông minh, là trí tuệ.
8. Người dân ngu dốt đó thích lừa dối đồng bào của mình, đến độ ai những ai không lừa dối bị chửi là ngu.
9. Người dân ngu dốt đó không biết xếp hàng mà họ chỉ chen lấn.
10. Người dân ngu dốt đó hay bóp kèn xe tít tít tít. Đang đi bóp tít tít, chờ đèn đỏ còn 3 giây cũng tít tít. Thậm chí không có lý do gì cũng tít tít luôn cho nó sướng lỗ tai.
11. Người dân ngu dốt đó khi kinh doanh hay chơi chiêu tự sát “phá giá” rồi kéo cả dám đi xuống.
12. Người dân ngu dốt đó đi làm về là hay đi nhậu. Nhậu nhiều tới mức đi đâu cũng thấy quán nhậu.
13. Người dân ngu dốt đó không quan tâm tới chính trị vì trong tư duy của họ đã có nhà nước lo. Những ai quan tâm tới chính trị bị chửi là “phản động.
14. Người dân ngu dốt đó trên Facebook chủ yếu theo dõi và like mấy tấm hình hở vú hay khoe mông của mấy em xinh, hay bàn tán chia sẻ mấy status nhảm của những người nổi tiếng. Còn mấy trang nói về tình hình đất nước hả? Đọc làm gì cho nó nhức não.
15. Người dân ngu dốt đó mỗi người phải gánh chịu 30 triệu nợ công nhưng không hề hay biết. Thậm chí, khi bạn nói tới nợ công họ sẽ nói đó là “nợ của chính phủ” chứ không phải của nhân dân – là nợ của họ đó.
16. Người dân ngu dốt đó sùng bái Tây, sính ngoại. Họ tâng bốc Tây ba lô lên như thánh mặc dù mấy người đó chỉ là những người bình thường.
17. Người dân ngu dốt đó hay chửi thề và coi đó là một nét văn hóa. Những từ cửa miệng của họ là: đ*t, Đ*t mẹ, ĐM, cái L*n, vãi l*n.
18. Người dân ngu dốt đó, hay nói đúng hơn là đám trẻ đó, sẵn sàng khóc vì mấy anh Oppa Hàn Quốc nhưng ngu ngơ khi biển đảo nước nhà đang bị chiếm.
19. Người dân ngu dốt đó đi đâu cũng bị người ta ghét và khinh nhưng họ bất chấp và luôn tự hào về bản thân.
20. Người dân ngu dốt đó luôn tự hào và lạc quan về tình hình của đất nước, mặc dù họ đang sắp xuống hố cả nước.
Nào, những dấu hiệu trên có phải là những dấu hiệu của một dân tộc ngu dốt không? Bạn có biết dân tộc nào ngu dốt tới mức đó không?
0 notes
Photo
Bức thư của Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (1809 – 1865) gửi thầy giáo của con trai, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng ...nên đọc ;) ... “Thằng bé sẽ phải học được điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng hay chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết, cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp thì ở đâu đó sẽ có một vị anh hùng. Cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm. Cứ mỗi một kẻ thù thì ở đâu đó sẽ có một người bạn. Và nếu có thể, xin hãy dạy cho thằng bé tránh xa bản tính ganh ghét, đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác lại chính là những người dễ đánh bại nhất. Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới tuyệt vời của những cuốn sách, nhưng xin cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: Như đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở bên ngọn đồi xanh ngát. Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thi trượt còn hơn gian lận trong khi thi. Xin hãy giúp cháu có niềm tin vào chủ kiến riêng của bản thân, mặc cho tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử tốt đối với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin hãy tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo một hướng. Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cần phải sàng lọc nó qua một tấm lưới chân lý để rồi chỉ đón nhận những gì tốt đẹp. Và nếu có thể, xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn thận trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh lại làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều bởi vì chỉ có thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn. Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Tôi cho rằng đây quả là một yêu cầu quá lớn, nhưng xin thầy hãy cố gắng hết mình. Nếu được như vậy thật là điều tuyệt vời đối với con trai tôi!” - Abraham Lincoln. - Bức thư được in trong cuốn Bụi Phấn vừa phát hành sáng nay 20.11, bán tại First News - Trí Việt (11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I). Thầy cô và Học sinh mua thì được giảm giá 30% ;)
0 notes
Photo
Việt Nam đang đi lùi và trở thành phần ‘chống lại’ cả thế giới với lối tư duy không thể chấp nhận kiểu này Tôi thực sự ao ước được nhìn thấy văn minh ở Việt Nam trước khi chết, được nhìn thấy đồng bào tương trợ nhau, vui mừng khi người bên cạnh thành công, thanh niên có lý tưởng thay vì nhậu nhẹt, những người chồng biết thương vợ và những kẻ mạnh biết đùm bọc kẻ yếu… Ô kìa, chúng ta vẫn kinh doanh đó thôi, nhưng chúng ta kinh doanh dựa trên sự dối trá, lừa lọc; chúng ta vẫn học hành đó thôi, nhưng chúng ta học đối phó cùng những thứ xa rời thực tế; chúng ta vẫn hội họp đó thôi, nhưng thay vì vui mừng khi ai đó giỏi hơn ta, thì ta lại đem lòng đố kị; ta cũng thưởng thức nghệ thuật đó thôi, nhưng thay vì để trở nên hướng thượng, ta chỉ nghe những bài nhạc với ngôn từ thô bỉ, xem những bộ phim mà con người mưu kế hãm hại lẫn nhau; ta vẫn đi đi lại lại đó thôi, nhưng hễ lỡ va quẹt nhau là ta “mở cốp” lấy hàng nóng hàng lạnh ra nói chuyện với nhau ngay; chúng ta càng làm nhiều thì cuộc sống lại càng khó khăn, khắc nghiệt hơn… Nhưng có ai dừng lại và tự hỏi: Tại sao? “Đi tắt đón đầu” là định hướng của nhà nước từ lâu nhưng hình như nó đã thất bại hoàn toàn. Mục đích của hướng đi này là để bắt kịp văn minh nhân loại nhưng chúng ta chỉ ngày càng đi ngược và trở nên xấu xí nhiều hơn mà thôi. Theo định nghĩa văn minh thì: “Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.” (1) Chúng ta nên phân biệt cho rõ văn minh không phải là văn hóa. Xả rác, trộm chó, nhậu nhẹt, đánh vợ là văn hóa. Vui mừng vì người khác giỏi hơn mình là văn minh, giúp đỡ kẻ yếu là văn minh, hạnh phúc là văn minh. Văn hóa có thể tốt hoặc tồi. Nhưng văn minh chỉ lấy những cái tinh túy tốt nhất của văn hóa mà thôi. Tại sao tôi lại nhắc đến văn minh ở đây? Bởi vì chúng ta đang sống phản văn minh, phi nhân đạo ở mức độ báo động đỏ. Tôi nói như vậy vì chúng ta có nhà nhưng phần nhiều không phải là mái ấm; chúng ta có sách nhưng phần nhiều cư xử thô bạo, vô cảm; chúng ta có tiền nhưng không hạnh phúc; chúng ta có đồ ăn nước uống nhưng nó không trong lành; chúng ta có không khí nhưng nó ô nhiễm; chúng ta có bằng cấp nhưng lại cùng nhau thất nghiệp; chúng ta vẫn “tốt” nhưng tệ nạn xảy ra thường xuyên và man rợ hơn… còn hàng tỉ thứ tương tự như trên ở đất nước này. Nhưng có vẻ không ai lo? Biết khi 1 thân cây bị mục nát đến tận cùng nó sẽ dẫn đến việc gì không? Ngã! Và chim thú sẽ bay lên, bỏ con, bỏ trứng đang ấp ủ, bỏ tổ, bỏ một mái ấm với nhiều hi vọng phía trước. Ở đất nước này, tôi thấy nền giáo dục “hướng hạ” là chủ yếu và chủ nghĩa phê bình hời hợt không thể chấp nhận nổi. Khi 2 điều đó vớ vẩn, đất nước cũng sẽ tàn lụi theo. Về giáo dục, tôi thấy nhiều phụ huynh, rất rất nhiều trong số họ dạy con bằng nỗi sợ thay vì khích lệ. Đơn cử bạn có thể dễ dàng nghe thấy điều này ở thực tế xã hội: Mày muốn học hay trở thành thằng hốt rác? Ủa?!? Sao vậy? Có chuyện gì với anh hốt rác à? Anh ấy đâu có ăn chực, lừa đảo hay đê tiện. Nếu anh ấy không làm gì xấu thì tại sao lại mặc nhiên coi hình ảnh ấy là đáng tránh, đáng chê, đáng trách? Đất nước này sẽ hỗn loạn nếu không có ai dọn rác, đừng quên điều đó. Thay vì giáo dục hướng thượng, kéo con trẻ bằng niềm vui khi khám phá ra được một kiến thức mới, chinh phục được một nấc thang, thì người ta lại thúc đẩy bằng những thứ mà tôi gọi là “hướng hạ” làm trẻ nít sợ hãi. Kết quả của quá trình này là trẻ con chỉ làm gì đó khi chúng sợ, và khi hết sợ rồi thì lại ù lì, đối phó, không có động lực tiến về phía trước. Đấy là 1 kiểu tư duy ngược lại với phần còn lại của thế giới. Về chủ nghĩa phê bình, tôi thiết nghĩ khi giáo dục đã làm hết sức mình nhưng vẫn có nhiều cá nhân “đi lệch” với số đông thì phê bình sẽ là cách để người khác thức tỉnh. Ở các nước phát triển, người ta phê bình đủ kiểu cả. Phê bình từ nghệ thuật cho tới kinh tế, từ họa sĩ cho tới chính khách, không chừa ai hay cái gì. Nhưng thay vì như cha mẹ dạy con, thường giữ vẻ mặt nghiêm trang, tránh vừa mắng vừa cười thì các nhà phê bình ở Việt Nam lại rất biết cách biến chúng thành trò trào lộng gây shock và mua vui?!? Công dân thì chơi cái trò “troll”, lấy những bất cập đất nước, những câu nói thiếu suy nghĩ của các vị cán bộ để gây cười, câu like. Nghệ sĩ thì làm cái trò táo quân năm nào cũng diễn, cũng chỉ để cho biết, mua vui rồi cũng cười huề cả làng. Dần dần hình như mỗi lần nói tới bất cập là chúng ta thấy đáng cười, một cái cười có thể là chua xót, sượng sùng, hơn là quy trách nhiệm, nghiêm túc sửa chữa. Hệ quả của việc này là bài báo tôi vừa đọc mấy bữa trước: Mức độ chịu đựng tham nhũng của người Việt Nam ngày càng tăng (2). Nói xong kiểu tư duy ngược này nữa, tôi cảm tưởng như mình đã cạn lời, tự hỏi tại sao chúng ta làm việc gì cũng hời hợt và ngược đời? Toàn bộ hệ thống tư duy cũng như hệ thống kinh tế của chúng ta hình như đang dắt tay nhau tung tăng xuống nấm mồ chứ không phải đi tới “thiên đường” như đã tưởng, điếc để nghe báo động và đuôi để nhìn thấy đèn đỏ. Hoàn toàn bế tắc. Có lẽ sự ngược đời này đã được tiến sĩ Đặng Hoàng Giang nói trước tôi rồi: “Họ muốn con họ có bằng cấp của tây, nhưng nếu chúng thấm nhuần văn hóa và suy nghĩ phương Tây – ví dụ con gái không chịu lấy chồng, hay con trai mà đi học triết học – thì họ sẽ rất hốt hoảng. Người Việt không muốn thành phương Tây đâu, họ chỉ mơ cuộc sống vật chất phương Tây mà thôi. Có thể nói là giấc mơ phương Tây bị mắc kẹt trong cái bảo thủ phương Đông.” (3) Một thế giới vật chất đang được hình thành ở Việt Nam, nhưng một địa ngục của phản văn minh đang chờ đợi. Có lẽ nhà càng cao, tâm con người càng thấp; đèn càng sáng, đức hạnh càng đi vào chỗ tối. Đây là một cuộc đua ngớ ngẩn, một cuộc đua không biết kẻ nào đã khởi xướng, nhưng tôi tin chắc là không nhất thiết bạn phải tham gia nó. Tôi thực sự ao ước được nhìn thấy văn minh ở Việt Nam trước khi chết, được nhìn thấy đồng bào tương trợ nhau, vui mừng khi người bên cạnh thành công, thanh niên có lý tưởng thay vì nhậu nhẹt, những người chồng biết thương vợ và những kẻ mạnh biết đùm bọc kẻ yếu… Cái chúng ta thiếu, có lẽ không phải là bộ óc, mà là một quả tim. Cái chúng ta kém, có lẽ không phải là tư duy, mà là những quyển sách chính hiệu… Trích dẫn: (1) Lịch sử văn minh thế giới (Vũ Dương Ninh). (2) Mức độ chịu đựng tham nhũng của dân VN ngày càng tăng (3) Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây – một giấc mơ hời hợt!” Nguồn: sưu tầm.
0 notes
Photo
Chân dung do anh bạn hoạ sỹ vẽ trên điện thoại, lúc đã ngà say :)
0 notes
Photo
Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học nào được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng. Về bằng sáng chế, theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ. Về ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách. Về thu nhập tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng 123/182 quốc gia, có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất. Về tham nhũng, theo Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng. Về chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
0 notes
Photo
Lâu lâu đi cả 6km tới quán cf, setup xong xuôi định ngồi làm việc, thì phát hiện quên đem cục sạc ~,~
0 notes
Photo
Tham quan bắn hết cho dân nhờ, nhìn mặt 2 chú ấy cũng chẳng ra gì, o ép người ta quá mới ra vậy chứ bình thường ai phải làm như vậy. Chế độ này cũng cần chấn chỉnh lại mình, không tới một ngày nào đó người dân cũng sẽ làm như vậy, giờ đã bị mất hết lòng tin, tại sao bây giờ chính phủ nói 99.9% dân không tin, làm tới đâu vơ vét tham nhũng tới đó, nhưng toàn tung hô ca ngợi, chính phủ thì không năng lực, làm gì cũng thất bại, tốn kém, chiến lược phát triển kinh tế không rõ ràng, thất bại như xe hơi, tàu biển, dầu khí, môi trường... Bây giờ chả biết Việt Nam mạnh cái gì, quan hệ quốc tế thì bừa bãi, ai cũng quan hệ sâu đậm riết không có thằng bạn nào là thân cả, cái gì cũng đòi phát triển, giao thông hỗn loạn, người cư xử với nhau rất kém đặc biệt trên đường giao thông, biểu hiện rõ nét của kiểm sống chụp dựt chen lấn, ăn sâu sâu vào bộ máy công quyền, chuyện nhỏ như vực ra đường thấy xe cont thì dân sợ còn xe công thì dân ghét. Kinh tế phát triển kém, đài báo toàn đưa tin vịt hết showbiz khoe này kia, khoe vú..., kinh tế không lo làm ăn nhưng được tí giải olympic thì tung hô ca gợi hết chỗ, xin thưa cái gì cũng vừ phải thôi chứ môn đó có làm gì ra sản phẩm quốc gia hay không? Báo chí chả thấy có nói gì đến chia sẻ kiến thức khoa học công nghệ, giáo dục văn hóa ứng xử cho con dân.
0 notes
Photo
2 chiếc suv 2004 và 2016, chiếc mới giá trị gấp 5 lần chiếc cũ, độ sướng như nhau, bạn sẽ chọn cái nào? 😁
0 notes
Photo
Con người được đặc trưng ở khả năng lập luận có lý lẽ và hành động có hợp tác. Khả năng lập luận hợp lý cho phép con người thể hiện được những điều mà không một con vật nào có thể làm được, nhờ khả năng này con người có thể phân biệt được đúng - sai, thiện - ác, chính đáng – bất chính, công bằng – bất công. Đó chính là cơ sở để con người có thể hiệp tác và liên kết với nhau nhằm xây dựng các thể chế chính trị mà cơ bản nhất chính là gia đình của họ. Khi một người nói với bạn rằng họ không quan tâm gì đến chính trị thì chỉ có hai trường hợp: Họ đang nguỵ biện hoặc họ không phải là con người. Thể hiện thái độ chính trị là quyền con người, là chứng tỏ sự trưởng thành về mặt xã hội của bản thân. Vì thế, hãy tự hào khi nói về nó. Sự độc tài có thể đàn áp vài người chứ không thể đàn áp được cả dân tộc. Đất nước chỉ có thể thay đổi nếu cả dân tộc thay đổi chứ không phải chỉ vài nhóm nhỏ đóng góp ý kiến một cách thầm thì.
0 notes
Photo
Cũng phải selfie 1 tấm để lưu lại lúc mình đẹp trai, sau này có già thì lôi ra ngắm tự sướng 😹
0 notes
Photo
Nhà mình cách Vũng Tàu 90km, khoảng 1 tiếng rưỡi chạy xe, thi thoảng hứng lên thì phắn ngay ra hít gió biển, làm chai bia, ăn gỏi cá mai, mực hấp ngò rồi lại lượn về 😘
0 notes