Text
Những kiến thức cơ bản về Figure
Hầu hết các figure collectors đều là fan cứng của nhân vật trong truyên tranh/phim ảnh. Việc ngắm họ qua những trang giấy hay qua màn hình tivi tất nhiên sẽ không thú vị bằng việc có mô hình giống y nhân vật yêu thích của mình bên cạnh đúng không? Với figure, họ có thể tha hồ tạo dáng, chụp ảnh, hay xây dựng nên câu chuyện từ những mô hình ấy.
Nếu bạn là một người chơi figure lâu năm, bạn sẽ không lạ gì với cụm từ figure nữa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thú chơi figure vẫn còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hiểu sai về nó. Vậy nên hôm nay Đù cùng mọi người sẽ điểm qua những điều cơ bản của figure nhé!
Figure là gì?
Ra đời vào những năm 1964, đến nay mặc dù đã trải qua hơn 50 phát triển, thế nhưng tại Việt Nam, figure vẫn còn khá lạ lẫm. Đối với nhiều người, figure chỉ như một món đồ chơi dành cho trẻ con. Tuy nhiên, đằng sau những con búp bê đắt tiền nhưng vô bổ mà mọi người vẫn thường nghĩ ấy là cả một nghệ thuật, một nền văn hóa và là thú vui sưu tầm đáng được coi trọng.
Thú chơi figure từ những năm 80s của thế kỷ trước
Các mô hình và phụ kiện đi kèm
Theo từ điển tiếng Anh, figure có nghĩa là nhân vật tượng trưng, hình minh họa… Bắt nguồn từ Mỹ nhưng phát triển nhờ văn hóa Otaku của Nhật Bản, ban đầu figure chỉ là những mô hình mô phỏng lại các nhân vật trong truyện tranh, manga và anime. Đến nay, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ figure của nhân vật trong phim ảnh, thậm chí ngoài đời.
Tại sao figure lại có nhiều người đam mê đến vậy?
Hầu hết các figure collectors đều là fan cứng của nhân vật trong truyên tranh/phim ảnh. Việc ngắm họ qua những trang giấy hay qua màn hình tivi tất nhiên sẽ không thú vị bằng việc có mô hình giống y nhân vật yêu thích của mình bên cạnh đúng không? Với figure, họ có thể tha hồ tạo dáng, chụp ảnh, hay xây dựng nên câu chuyện từ những mô hình ấy.
Figure được làm bằng sự tỉ mỉ và óc sáng tạo vô biên của người thợ, với các bộ phận và chi tiết đạt đến tiêu chuẩn y như người thật trong phim hay nhân vật trong truyện tranh. Chính bởi vậy, figure có giá thành cao hơn hẳn các đồ chơi bình thường và thường dành cho người trên 12 tuổi.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đánh đồng figure với đồ chơi dành cho trẻ em. Có thể bởi hầu hết figure collectors đều là người trẻ, và họ sưu tầm một thứ giống như đồ chơi của trẻ con. Vậy nên họ thường không nhận được ánh mắt coi trọng của người đối diện. Nhưng cũng giống như thú vui sưu tầm tem, xe, cây cảnh…thì sưu tầm figure cũng vậy. Họ sưu tầm vì đam mê của bản thân, tạo nên một cộng đồng, một nền văn hóa không phân biệt lứa tuổi. Chính vì vậy, hơn ai hết, figure collectors là những người đáng được nhìn nhận và coi trọng.
Phân loại figure
Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại figure. Tuy nhiên, Hunters chỉ phân thành 3 loại cơ bản là Action Figure (Figure động – có thể điều chỉnh, cử động tạo dáng), Scale Figure (Figure tĩnh – không thể điều chỉnh, chỉ để trưng bày) và loại chibi (đầu to, thân nhỏ, phong cách dễ thương).
Như vậy, Đù đã tổng hợp vài kiến thức cơ bản về figure. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về figure và thú chơi figure. Bài viết có tham khảo từ các nguồn thông tin và ảnh trên mạng nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Xin hãy góp ý và bình luận phía dưới bài viết để chúng mình sửa đổi và cập nhật nhé
0 notes
Text
Figure: Đây là cả nghệ thuật chứ đâu phải thú vui đốt tiền.
Chơi Figure vốn là một thú vui đã được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu và cũng đã thu hút được sự quan tâm của một bộ phận không ít những bạn trẻ đam mê truyện tranh, phim ảnh cũng như các tựa game bom tấn. Việc được sở hữu những Figure (có thể tạm hiểu là mô hình) độc đáo về các nhân vật mà mình yêu thích, được xoay dọc, xoay ngang khám phá các góc chụp mô hình để cho ra đời những tấm ảnh ưng ý cũng đã dần trở thành một đam mê cuốn hút trái tim rất nhiều bạn trẻ Việt Nam.
Dù rằng cộng đồng chơi Figure đã đang tồn tại và phát triển khá mạnh tại Việt Nam nhưng trong mắt xã hội thì có vẻ như đây vẫn đang là một thú chơi khá xa lạ nên cũng không tránh khỏi một số quan niệm khá sai lầm như chơi Figure chỉ dành cho trẻ con, hay "đốt" hàng chục triệu vào một Figure là... phí tiền bởi chẳng ai chi một số tiền lớn như vậy cho những "món đồ chơi" chỉ bằng nhựa như thế này cả.
Những nhân vật rất đỗi thân thuộc với các fan truyện tranh
Chúng tôi đã có may mắn được gặp gỡ và làm quen với một số người chơi Figure lâu năm tại Hà Nội cũng như Tp. Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về thú vui mà nhiều người cho là kì lạ và trẻ con này. Nhờ đó mà chúng tôi cũng đã có dịp được hiểu thêm và nhận ra rằng Chơi Figure không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng mà đây là một thú vui mang đậm chất nghệ thuật và đam mê.
Chơi Figure có thực sự là một thú vui dành cho... trẻ nhỏ?
Để tiện cho việc tìm hiểu thêm về thú chơi Figure, chúng tôi đã tìm đến một số người có tiếng tăm trong giới, như anh Thành, hiện đang là chủ một shop bán đồ Figure tại Hà Nội. Trái với những gì mà chúng tôi tưởng tượng theo quan niệm của xã hội về những người chơi Figure, anh Thành rất cởi mở và hào hứng chia sẻ về niềm đam mê của mình.
Anh Thành chính thức sưu tập Figure từ năm 2005 và kể từ đó đến nay cũng đã trải qua hơn 11 năm gắn bó với công việc mua bán cũng như sưu tập Figure của mình. Anh cho rằng không ít người vẫn đang có cái nhìn khá nhầm lẫn về việc chơi Figure khi cho rằng đây thực chất là một thú vui chỉ dành cho trẻ con.
Figure vốn là một thuật ngữ để chỉ các loại mô hình, mô phỏng lại hình dáng, tư thế của các nhân vật và tại Việt Nam thì hiện tại phổ biến nhất vẫn đang là các Figure về nhân vật anime, manga cũng như các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng. Mà vốn dĩ truyện tranh manga, anime đã bị coi là dành cho trẻ em nên các loại Figure đang phổ biến trên thị trường hiện nay bị hiểu lầm như vậy cũng là điều khá dễ hiểu.
Khi nhắc đến sự hiểu nhầm này, anh Thành hồ hởi chia sẻ: "Cũng đúng thôi mà, tại người ta nhìn vào những Figure này, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến những món đồ chơi dành cho con trẻ, những món đồ bằng nhựa mà họ thường mua ở Lương Văn Can nên việc hiểu lầm và giật mình khi biết giá của chúng cũng là điều khá dễ hiểu thôi. Còn trên thực tế thì Figure đa phần đều không dành cho trẻ con!"
Figure khuyến cáo cho người trên 15 tuổi
Câu khẳng định Figure không dành cho trẻ em của anh Thành ngay lập tức đưa chúng tôi tới với sự ngạc nhiên thú vị đầu tiên khi tìm hiểu về Figure. Và để giải đáp cho sự khẳng định Figure là món đồ chơi dành cho người lớn, anh Thành liền lấy trong bộ sưu tập của mình ra một vài Figure vẫn còn nguyên tem trên hộp và chỉ cho chúng tôi xem dòng chữ khuyến cáo của nhà sản xuất, đa phần đều khuyến cáo rằng đồ chơi này không dành cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Lý giải cho sự ngạc nhiên thú vị này của chúng tôi, anh Thành cho biết Figure vốn được sản xuất theo tạo hình của các nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình, game... nổi tiếng và hầu hết tất cả đều được làm ra với mục đích sưu tầm, dành cho các fan hâm mộ. Do đó trên thực tế thì các Figure đều mang giá trị sưu tập chứ không phải là một món đồ chơi.
Và những thứ được sản xuất ra để sưu tầm thì thường có giá tương đối cao so với những gì mà xã hội nhìn nhận về chúng. Ví dụ dễ thấy nhất là về thú vui sưu tầm tem hay tiền cổ, nếu những con tem hay các đồng xu cổ được đem cho người bình thường, không thích sưu tập thì chúng cũng chẳng có chút giá trị gì cả nhưng đối với một nhà sưu tầm thì đó lại có thể là một báu vật vô giá.
"Việc sưu tầm Figure cũng giống như sưu tầm tem và tiền cổ vậy, chẳng ai mua chúng về để chơi cả."
anh Thành chia sẻ
Chính vì giá trị sưu tập lớn như vậy mà đa phần các nhà sản xuất Figure thường khuyến cáo không dành cho trẻ em bởi lo ngại chúng chưa hiểu hết giá trị mà lỡ tay phá hỏng chúng. Hay việc coi chúng như đồ chơi cũng vậy. "Việc sưu tầm Figure cũng giống như sưu tầm tem và tiền cổ vậy, chẳng ai mua chúng về để chơi cả." Thêm nữa là đa phần người chơi Figure đều dao động trong tầm từ 18 tuổi đến trên 35 tuổi bởi đây là độ tuổi người trưởng thành, đã đi làm và cũng có khả năng kinh tế để theo đuổi thú vui này hơn.
Chơi Figure không đơn thuần chỉ là mua và... ngắm
Cũng giống như những thú vui sưu tập khác thì chơi Figure cũng không đơn thuần chỉ là bạn lên mạng, xem có bộ figure nào ưng ý, đẹp mắt, mua chúng về và bày trong tủ là xong mà chúng đòi hỏi người chơi phải mày mò tìm hiểu rất nhiều.
Theo anh Thành cho biết thì Figure có rất nhiều loại khác nhau nhưng có thể chia làm hai loại là Figure động và Figure tĩnh. Những Figure tĩnh thì giống như tượng mà thôi, tức là chúng thường mô phỏng lại hình ảnh của một nhân vật nào đó ở một trạng thái duy nhất như đang vận công, phi thân hay đấm đá...
Các Figure động thì phức tạp hơn khi có các khớp nối ở tay và chân của các nhân vật để người chơi có thể tùy ý thay đổi tư thế của Figure theo ý muốn của mình, phục vụ cho việc chụp hình hay tạo ra những sa bàn mô hình cỡ lớn.
Theo lời giới thiệu của anh Thành thì đây là một Figure đúc lại của Iron Man bằng Resin
Thoạt nghe thì nhiều người sẽ cho rằng các Figure động có giá đắt hơn Figure tĩnh bởi chúng... cử động được cơ mà. Thế nhưng, theo anh Thành cho biết thì Figure đắt hay rẻ cũng phải phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như hãng sản xuất, là đồ thật hay đồ... đúc lại (đồ fake), là hàng hiếm, hàng sản xuất có số lượng nhất định (hàng Limited) hay không? Kích thước của Figure ra sao và chất liệu thế nào?
Dựa vào những tiêu chí trên thì giá của một Figure có thể dao động từ vài chục nghìn cho tới hàng chục triệu đồng. Với những người mới chơi thì cũng chưa nên tìm hiểu về các hãng vội bởi số lượng hãng thì rất lớn nên phải tìm hiểu dần dần. Còn về kích thước của Figure thì cũng khá đơn giản, kích thước càng to, độ tinh xảo càng lớn và có nhiều tính năng độc thì tất nhiên là sẽ càng đắt rồi.
Figure Doraemon cao hơn 30cm với những tính năng độc đáo và cũng là Figure mà anh Thành yêu quý nhất
Minh họa cho lời giải thích của mình, anh Thành cho chúng tôi xem một Figure Doraemon mà anh ưng ý nhất trong bộ sưu tập của mình. Chú Doraemon này cao khoảng 30 cm, có rất nhiều chức năng đặc biệt như hẹn giờ, nhắc nhở chủ nhân phải làm việc hay thậm chí là cảm ứng để khi bạn xoa đầu thì chú ta cũng biết nói cảm ơn. Tất nhiên là với những tính năng đặc biệt trên thì chú Doraemon này cũng có giá khá cao, lên tới hơn 8 triệu đồng.
Về chất liệu thì không hẳn tất cả Figure đều được làm bằng nhựa mà người ta chia làm 2 loại chính. Một loại là đúc bằng Resin và một loại là Figure đúc nhựa. Với Figure đúc bằng nhựa thì giá thành thường rẻ hơn, có độ dẻo nhất định nên khi bị rơi thì cũng không lo bị vỡ hay gẫy gì cả. Còn các Figure đúc bằng Resin (một dạng chất để đúc tượng như nhựa thông) thì Figure sẽ nặng và... dễ gãy hơn. Dù vậy nhưng Figure đúc bằng Resin vẫn đắt hơn đúc nhựa bởi giá thành nguyên liệu cao cũng như cảm giác cầm nặng tay, cho cảm giác chắc chắn khi bày biện của nó.
Bên cạnh đó thì một số loại Figure còn được nâng cao giá trị nhờ những yếu tố bên lề như là hàng Limited hay hàng đã dừng sản xuất. Với hàng Limited thì các hãng sản xuất Figure khi ra mắt đều ghi rõ xem có bao nhiêu Figure dạng này được sản xuất và đánh số thứ tự cho từng Figure. Ngoài ra mỗi Figure cũng đều có giấy chứng nhận hẳn hoi. Một số loại Figure còn chỉ có thể có được khi bạn... chơi xổ số tại Nhật Bản mà thôi và chính sự cầu kì này đã làm nên giá trị cho các Figure mà ai cũng nghĩ rằng chúng chỉ là "những món đồ chơi bằng nhựa" như thế này. Ngoài ra thì một Figure cũng có thể lên giá khi nhu cầu của thị trường bỗng tăng lên còn hãng thì không sản xuất nữa.
Những bộ Figure các nhân vật trong truyện tranh Dragon Ball trông rất bắt mắt
Nếu thú vui chơi Figure chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, mua và sưu tầm thì nó đã không đặc biệt đến mức thu hút sự quan tâm của nhiều người đến thế. Bởi bên cạnh đó thì các dân chơi Figure còn rất thích độ lại (hay gọi là Mod lại) các Figure mà mình mua về. Một số người khéo tay hơn thì còn tự đắp nên các Figure (hay gọi là Custom) theo ý thích của riêng mình.
Mod Figure và Custom Figure, công việc đòi hỏi tính nghệ thuật cao
Như đã nói ở trên thì nếu việc chơi Figure chỉ đơn giản dừng ở việc mua và ngắm thì sẽ chẳng có gì đáng nói cả mà bên cạnh đó thì một dân chơi Figure thứ thiệt thường có cả thú vui độ lại những Figure mà mình đã từng mua. Để tìm hiểu về thú vui đòi hỏi tính nghệ thuật cao này, chúng tôi đã tìm đến anh Huy, một người đam mê chơi Figure chuyên về Dragon Ball hiện đang công tác trong ngành kiến trúc.
Anh Huy đã giải thích cho chúng tôi khá nhiều thuật ngữ liên quan đến thú vui này. Theo đó thì Độ lại Figure là một thuật ngữ để chỉ việc bạn chế tác lại các Figure sẵn có của nhà sản xuất thành một Figure đẹp mắt hơn. Việc chế tác này bao gồm khá nhiều thứ nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là sơn lại mầu cho Figure.
Có thể thấy trang phục của Sanji hình trên đã được sơn lại và ngầu hơn rất nhiều
Như hình ảnh phía trên chúng ta có thể thấy được rằng bộ quần áo của Figure Sanji, một nhân vật cực kì nổi tiếng trong One Piece đã được sơn lại. Và anh chàng không còn mặc bộ vest truyền thống nữa mà được vẽ lại thành bộ quần áo có hoa văn trắng vô cùng đẹp mắt và ngầu.
Hay đơn cử như trong hình ảnh về Figure của Son Goku đã hóa lên Super Saiyan với mái tóc dài như hình trên đây thì anh Huy đã phải sơn lại màu cho Figure này. Nếu để ý kĩ thì bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt trước và sau khi sơn màu của Figure này là rất lớn bởi trước đó thì Figure của nhà sản xuất mang màu sắc khá đơn điệu, không có độ bóng và sự phối màu đẹp như thế này.
Hình ảnh trước và sau khi sơn lại của Figure Son Goku, bạn có thể thấy rằng khi sơn lại thì màu sắc đã trở nên sống động hơn chứ không đơn điệu như ban đầu
Bên cạnh việc sơn lại thì các dân độ Figure còn rất thích tự mình tạo ra các khung cảnh nền, tạo ra các bối cảnh giống với trong truyện tranh, phim hoạt hình để đặt các nhân vật vào đó nhằm tăng tính nghệ thuật cho Figure đang được trưng bày của mình.
Đó là về "Độ Figure", còn những người có khiếu nghệ thuật hơn thậm chí còn tự tạo nên các Figure theo ý mình. Ở nước ngoài thì việc này đơn giản hơn bởi các nguyên liệu cho việc tạo hình và đúc Figure rất sẵn còn ở Việt Nam thì bạn sẽ phải mày mò và tìm tòi khá nhiều mới kiếm đủ được đồ nghề để tạo hình ra một Figure theo đúng sở thích.
Đầu tiên thì để tạo hình được một Figure, bạn cần phải xác định mẫu hình ảnh mà mình muốn, sau đó tạo hình khung xương cho Figure trước bằng dây thép. Khung thép này sẽ là thứ giúp cho Figure đứng vững cũng như tạo độ chắc chắn cho figure sau này.
Sau khi đã tạo hình bằng khung thép thì bạn sẽ phải "đắp thịt" bằng giấy bạc bên trong trước khi đắp lớp đất sét tạo hình bên ngoài. Đất sét tạo hình thì cũng có rất nhiều loại, như đất sáp để tạo hình tạm thời bởi chúng sẽ chảy ngay nếu gặp nhiệt độ cao hay đất nung thì sau khi tạo hình xong phải nung ở nhiệt độ 300 độ C trong vài phút để Figure khô và đạt được độ cứng chắc cần thiết.
Quá trình sơn cũng phức tạp không kém khi tạo hình
Để tạo hình được một Figure thì tùy vào độ chi tiết của Figure mà người làm có thể mất tới một tuần, thậm chí có thể là cả tháng trời mới đắp xong được Figure. Công đoạn sơn Figure sau đó cũng phức tạp và đòi hỏi sự kì công nhiều không kém khi đắp tượng.
Nếu bạn chỉ định tạo ra một tác phẩm để trưng bày đơn giản thì công việc tạo hình Figure như vậy đã là... tạm xong. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra thêm các bản sao của Figure mà mình vừa tạo ra để tặng cho bạn bè anh em thì bạn sẽ lại phải trải qua thêm một quá trình khác nữa.
Người trong nghề gọi công đoạn tiếp theo là "đổ khuôn âm Silicon". Đúng như tên gọi thì từ một Figure ban đầu, bạn sẽ phải cắt khớp của Figure ra thành từng phần, như Figure Frieza của anh Huy ở trên thì sẽ phải cắt rời các phần tay, chân, mình và đầu của Figure ra để thực hiện đúc khuôn Silicon cho từng phần một.
Anh Huy cùng bộ sưu tập Dragon Ball của mình
Các bộ phận này sau khi được đổ ngập khuôn Silicon và lấy phần bản chính ra thì chúng ta sẽ có được một chiếc khuôn âm Silicon mang hình dáng từng bộ phận của Figure. Sau đó tùy vào ý muốn mà bạn có thể đổ nhựa hoặc đổ Resin vào khuôn để đúc ra một bản sao khác của Figure. Cuối cùng thì bạn sẽ ghép các phần lại với nhau và như vậy là một bản sao khác của Figure đã được hoàn thành.
Với công đoạn đúc khuôn Silicon và đổ nhựa sau này thì mọi công đoạn đều sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều bởi chúng ta đã có hình mẫu Figure đắp sẵn từ trước. Và chỉ cần đổ nhựa vào khuôn Silicon và đúc nên một bản sao mới mà thôi. Phương pháp tạo khuôn Silicon này khá phù hợp cho những ai muốn tạo ra các bản sao của Figure để tặng bạn bè hay thậm chí là làm Figure để kinh doanh.
Chơi Figure hàng chục triệu đâu phải là "đốt tiền"
Với những chia sẻ của hai nhân vật trong giới chơi Figure ở trên thì chúng ta đã biết được rằng thú chơi Figure cũng vô cùng cầu kì và đậm chất nghệ thuật khiến cho những ai một khi đã tìm hiểu thì sẽ bị nó cuốn hút không kém gì các thú chơi, sưu tầm đang phổ biến hiện nay.
Và với sự phát triển của mình thì tại Việt Nam cũng có rất nhiều người đam mê chơi Figure sở hữu cho mình một bộ sưu tập cực "khủng". Chúng tôi đã được may mắn trò chuyện và làm quen với một nhân vật được mọi người trong giới chơi Figure tại Sài Gòn đánh giá là có bộ sưu tập Figure Dragon Ball mang tầm cỡ quốc tế.
Chơi Figure từ khá lâu, anh Long đã sở hữu cho mình một bộ sưu tập Figure vô cùng đồ sộ với đủ các kích thước khác nhau. Và tất nhiên, một bộ sưu tập "khủng" thì không thể thiếu được sự xuất hiện của những Figure độc đáo với giá cao ngất trời. Ước tính sơ thì bộ sưu tập Figure Dragon Ball của anh Long có giá trị lên tới vài trăm triệu đồng.
Khi được hỏi về những Figure đỉnh mang giá trị lớn trong bộ sưu tập của mình, anh Long hào hứng chia sẻ với chúng tôi hình ảnh về chúng. Đa phần đây đều là các Figure có tư thế đẹp, độc đáo và bắt mắt với kích thước khá lớn, đều cao trên dưới 30 cm.
Figure cảnh Son Goku vs Frieza hiện đang có giá lên tới 20 triệu đồng,.. Hay như Figure cảnh Frieza đánh Son Goku vô cùng hiếm ở trên cũng mang giá trị gần 1000 USD
Đáng kể nhất phải là bộ 3 Figure đỉnh cao đang có giá trị xấp xỉ 20 triệu đồng như cảnh Son Goku đánh nhau với Vegeta hay như cảnh Son Goku đang bị Frieza đánh tơi tả. Đây đều là những mẫu Figure hiếm hiện không còn sản xuất trên thị trường nên giá trị của chúng cứ thế tăng dần theo thời gian.
Ngoài ra thì trong bộ sưu tập của anh Long cũng có cả những Figure giá "mềm" hơn thế rất nhiều nhưng đa phần đều trên dưới 10 triệu đồng.
Figure về cảnh Vegeta vs Golden Frieza này giá "mềm" hơn cũng phải trên 9 triệu đồng
Anh Long cùng bộ sưu tập Figure "khủng" trị giá hàng trăm triệu đồng của mình
Chia sẻ về thú vui sưu tập của mình, anh Long cho biết mình là một fan ruột của Dragon Ball, được người anh của mình truyền cho niềm đam mê này nên rất thích sưu tầm các Figure mang hình dáng độc đáo, mô phỏng lại những cảnh kinh điển trong truyện. Còn về giá cả của các Figure thì anh cũng không quan tâm lắm bởi chúng đều mang giá trị sưu tầm cũng như mang giá trị tinh thần rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là vật để trưng bày. Như vậy thì đâu gọi là "đốt tiền" vô ích như nhiều người vẫn hay thắc mắc đâu.
Tạm kết
Qua những tìm hiểu của chúng tôi về thú chơi Figure đang phổ biến trong một bộ phận giới trẻ ngày nay thì có thể thấy rằng đây không phải là một chú chơi đơn giản như nhiều người vẫn lầm tưởng mà nên gọi đây là một thú chơi nghệ thuật, một loại hình sưu tầm giống như những thú sưu tầm tiền cổ hay sưu tập tem mà chúng ta từng biết đến trước đây.
Bên cạnh đó, công việc chế tác Figure cũng đòi hỏi nhiều tâm huyết cùng sự kì công. Thật không quá lời khi nói rằng đây là một bộ môn nghệ thuật khiến cho biết bao người mê đắm.
1 note
·
View note