Text
Là câu chuyện giữa tôi và người anh họ hơn tôi 2 tuổi.
Từ nhỏ tôi đã thông minh hơn anh ấy.
Khi mà tôi có thể dễ dàng giải những bài toán của lớp trên, dễ dàng học một ngoại ngữ mới, dễ dàng cho người ta thấy tôi là một đứa trẻ ưu tú thế nào, thì người ta lại mang ánh nhìn "dốt đặc cán mai" gán lên người anh ấy.
Nhà tôi nghèo hơn nhà anh ấy rất nhiều, nhưng chính điều đó khiến tôi được sống với đúng tuổi thơ của mình. Tôi chẳng được tham gia những lớp học thêm sau giờ học chính, hè đến khi lũ bạn tôi phải tham gia lớp học năng khiếu này năng khiếu kia, thì tôi được gửi sang nhà ông bà, được cùng ông thả diều, đi câu cá, bắt ốc, chẳng phải lo nghĩ gì chuyện bài vở. Hè của tôi đúng nghĩa là hè, là nghỉ ngơi, là chơi đùa chạy nhảy với những đứa trẻ trong làng.
Nhưng hè của anh lại khác. Hè của anh là vô kể những lớp học thêm, kỹ năng mềm, lớp học bơi, học võ, học luyện chữ đẹp. Có tuần tôi còn chẳng được gặp anh một ngày nào, trong đầu tôi lúc ấy nghĩ, anh ấy được chăm chút ghê. Thế nhưng có những lúc, tôi thấy anh, một đứa trẻ 9,10 tuổi, trốn ra một góc để khóc nấc lên, vì quá mệt mỏi, vì chẳng thể đáp ứng nổi kỳ vọng mà người lớn đặt lên đôi vai anh.
Một đứa trẻ 10 tuổi, sao lại phải gánh vác nhiều như thế chứ?
Thế nhưng rồi, mọi thứ đều phí hoài. Anh vốn không phải là một người nhanh nhạy. Có lẽ, anh hợp với kiểu sống chậm rãi và mơ mộng. Tôi từng thấy anh ngẩn ngơ giữa những trang văn, ngâm nga khúc Kiều, cũng thấy anh yêu ghita, yêu đến mức người ta nghĩ anh điên rồi. Lúc ấy tôi thầm nghĩ, ồ, vậy ra đây là ước mơ của anh. Không phải võ, không phải bơi, cũng chẳng phải những bài tập khô khan kia, mà ước mơ của anh là như vậy đấy.
Thế nhưng rồi ước mơ chẳng thắng được hiện thực. Anh thi vào một ngôi trường Đại học mà anh chẳng thích lắm, nhưng lại phù hợp với nguyện vọng của bác tôi. Anh trượt dài trong vô vọng và dần dần chẳng ai còn hy vọng vào anh nữa.
Đến khi ấy, hoàn cảnh của anh và tôi lại hoán đổi cho nhau, chỉ khác là, tôi vùng vẫy và giang rộng đôi cánh của mình trên bầu trời mà tôi hẳng mơ ước. Có đôi khi, đôi cánh tôi mệt nhoài. Có đôi khi, tôi tự cảm thấy mình thật kém cỏi và thất bại. Khi tôi say mê với làn gió thì bỗng có người kéo tôi lại, trao cho tôi những kỳ vọng hệt như những tảng đá buộc đôi cánh của tôi lại.
Họ kỳ vọng ở tôi nhiều lắm, nhiều tới nỗi tôi hoài nghi, rốt cục tôi đang cố gắng vì chính tôi hay vì những kỳ vọng họ đặt lên vai tôi. Họ không cho phép tôi thất bại, không cho phép tôi dừng lại khi tôi đã cạn kiệt sức lực. Rồi có một ngày, tôi ghét bỏ chính giấc mơ của mình, tôi hèn nhát tới mức tự tay đẩy giấc mơ của mình đi xa để tự bảo vệ sự tự do cuối cùng của tôi.
Tôi và anh, chẳng khác gì nhau cả.
Đều là những người tự tay bóp nát giấc mơ của mình, dù là bất lực như anh, hay hèn nhát như tôi.
Trươ��c đây, khi nghe người ta hát, "hy vọng ước mơ của của ta không bị vùi lấp bởi hiện thực", tôi đã hoài nghi, sao lại như vậy được nhỉ, chẳng phải chỉ cần có ước mơ và theo đuổi ước mơ chính là hạnh phúc sao?
Nhưng cuộc sống này, không phải chỉ có ta và ước mơ của ta, đúng không nhỉ?
Người thông minh và kẻ khờ khạo, người nhẫn tâm và kẻ bất lực, tôi và anh, có khác nhau chỗ nào chứ.
Cuối cùng cũng chỉ là những kẻ tự tay chôn cất giấc mơ thôi.
1 note
·
View note
Photo
“Có thể, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa, dù chúng tôi ở trong cùng một thành phố, và chỉ cách nhau dăm trạm xe điện. Có thể, con đường của chúng tôi sẽ chẳng bao giờ cắt qua nhau nữa, và đâu đó trên đời, lại có một vì sao rơi xuống mà tôi chẳng hề hay.”
- Đỏ | Nguyễn Dương Quỳnh
420 notes
·
View notes
Photo
Tôi không có tham vọng có được cả thế giới. Chỉ muốn có một ngôi nhà nhỏ xinh cùng “khu vườn mùa hạ” an yên của riêng mình. Chiều chiều có thể ngồi thảnh thơi trước hiên nhà vừa uống trà vừa ngắm nhìn bầu trời xanh trước mắt, quên đi hết thảy mọi đau khổ, buồn thương…
2K notes
·
View notes
Text
Đó là một người cựu chiến binh mà thậm chí tôi còn chẳng biết tên, nhưng lại là cả tuổi thơ của tôi.
Bọn trẻ con làng tôi ngày ấy đứa nào cũng biết đến những tên gọi như “ông ba bị”, “ông miên dở”. Theo lời kể của bà, mẹ, và cả các anh chị nữa, ông ba bị là một ông già mang theo một cái bị to, thường đi quanh làng bắt những đứa trẻ hư đem bán. Cứ mỗi khi chúng tôi không nghe lời, bà luôn dọa đem chúng tôi ra cho ông ba bị.
Ông ba bị là cái tên gắn liền với nỗi sợ hãi trong đầu những đứa trẻ ngây thơ ngày ấy.
Và ông là tất cả những gì chúng tôi tưởng tượng về một “ông ba bị”.
Ông hay mặc bộ quần áo màu xanh, trên vai vác một chiếc bao tải lớn, thường xuyên đi khắp làng. Thi thoảng có những đứa trẻ lớn mật dám trêu ông, bị ông đuổi vừa chạy vừa khóc. Còn những đứa nhát cáy như chúng tôi thì chỉ cần nhìn thấy ông ở đằng xa thôi, đã chạy một mạch vào kho thóc của bà ngoại ngồi run nhung nhúc, ai gọi cũng không ra.
Lớn lên tôi mới hay, ông là một cựu chiến binh. Như lời người trong làng kể, lúc ông tham gia chiến đấu đứng gần khu vực bom nổ, vụ nổ đó đã khiến ông bị điếc và thần trí không còn như người thường, hay nói dễ hiểu hơn là bị tâm thần ấy. Người trong làng ngày đó cũng chẳng biết nhà ông ở đâu, người thân còn hay mất, chỉ biết ông từng là bộ đội, sau chiến tranh ông đến làng tôi và đi lang thang như vậy cũng lâu lắm rồi.
Thật ra thì, dù thần trí ông không tỉnh táo nhưng ông chưa bao giờ làm hại ai hết. Mỗi khi nhà nào trong làm có ma chay hiếu hỉ, tôi đều thấy ông đến “làm giúp”. Người trong làng có lẽ quen với việc ông đến giúp bưng bê đồ, cũng chẳng ai đuổi ông đi. Có cần gì thì nhờ ông giúp, ông nom vậy mà còn khỏe lắm, khỏe như trai tráng trong làng, bê củi bê bàn ghế phăng phăng chẳng cần ai giúp. Ông cũng chẳng đòi tiền công, mà chắc là ông cũng không có khái niệm “tiền công" là gì. Xong việc chỉ cần gói cho ông đĩa xôi, miếng gà, bánh trái hoa quả, nhà nào xông xênh có khi còn cho hơn. Vậy là ông lại bỏ vào cái bị và đi mất, có giữ cũng chẳng được.
Tôi nhớ ngày ông ngoại tôi mất (ông ngoại tôi cũng là một cựu chiến binh), ông đến đứng trước quan tài hồi lâu. Ai cũng sợ ông quậy, nhưng ông cũng chẳng làm gì hơn, chỉ đứng một lúc rồi lại ra khiêng củi cho nhà bếp.
Hồi cấp 2 mỗi lần tôi đạp xe đi học, thi thoảng gặp ông trên đường. Ngày đó tôi vẫn còn trẻ con lắm, cứ nhìn thấy ông từ xa là tóc gáy tôi dựng hết cả lên rồi, chẳng dám đạp xe qua chỗ ông cơ. Rồi cấp 3, Đại học tôi đều lên thành phố học, tôi không còn đi qua con đường làng ngày xưa nữa.
Năm 2 ĐH lúc nghỉ học tránh dịch tôi mới giật mình nhớ ra, hình như lâu lắm rồi không thấy ông đi lại trong làng. Mẹ nói, “năm ngoái ông ý sang đường trên phố xx, bị xe đâm phải, mất rồi”.
Tim tôi hẫng lại.
Thời điểm đó tôi cực kỳ muốn khóc, nhưng lại chẳng biết lấy thân phận gì để khóc cho ông. Một người mà đến cái tên tôi còn chẳng biết, chẳng bao giờ dám lại gần và từ lúc tôi có nhận thức thì số lần tôi gặp ông cũng chẳng đủ 10 đầu ngón tay. Thế nhưng tôi xót thương ông lắm.
Từ ngày ông mất tới nay cũng 4 năm rồi, chẳng biết có còn ai nhớ đến ông không nhỉ? Không biết những người trong làng còn nhớ đã từng có một người không tên không tuổi đã từng như một thành viên của làng nữa không? Không biết những đứa trẻ ngày ấy từng bị ông dọa nay đều đã lớn có còn nhắc tới ông nữa không?
Suy cho cùng thì ông ấy chẳng thuộc về bất cứ nơi nào, (có lẽ vậy, vì có khi đến cái căn cước công dân ông cũng chẳng có), người còn nhớ đến ông ấy chắc cũng không nhiều.
Mà cũng có thể giờ này ông ấy đã đầu thai thành một kiếp người mới, sung sướng và hạnh phúc hơn.
2 notes
·
View notes
Text
Ta luôn cố vươn lên để hướng đến những điều cao đẹp dần trong cuộc sống nhưng những thứ vặt vãnh, tủn mủn, tầm thường lại vẫn luôn ở đó. Như là cơm áo gạo tiền, như là lòng hẹp hòi cay cú, như là hằn học hơn thua và có đôi khi, như là rệu rã và vỡ vụn trong một cái trở mình, chợt nhớ lại vài điều đã qua,…
— AN TRƯƠNG
45 notes
·
View notes
Text
Bẵng đi một ngày xa xôi sau cơn bão, người ta phát hiện bản thân không buồn nữa nhưng sao lại thế nhỉ, sao lại trở thành loại người lầm lầm lì lì từ lúc nào cũng không nhớ nữa. Thi thoảng thì trông cũng vui vẻ nhưng sâu thẳm bên trong lại không còn hứng thú với điều gì, cái kiểu mà ai làm gì cũng đồng ý ấy.
— AN TRƯƠNG
250 notes
·
View notes
Text
Mình đang ở một cái độ tuổi mà bản thân chẳng trông mong gì hơn một giấc ngủ 8 tiếng không mộng mị, một cột sống khoẻ khoắn không đau nhức khi trở trời, một buổi sáng đẹp trời mà không âm báo tin nhắn. Tiền chỉ cần đủ sống, tình thì không cần lắm, giao hảo kẻ đến người đi mình cũng chẳng mấy bận tâm. Mình muốn nhàn nhã, không hẳn là cái kiểu nhiều tiền nhàn nhã, nhiều tiền thì đương nhiên tốt, nhưng ý mình là mình muốn thanh thản, dù thế giới xung quanh có ra sao đi chăng nữa. Nhưng làm sao đây? Ở cái tuổi này, làm thế nào để bình thản được đây?
|Tumblr Miyie|
822 notes
·
View notes
Photo
Tôi thích những đêm mưa. Cứ thế nằm cuộn mình trong chăn, bật nhạc to và khóc. Cảm giác như cả thế giới sẽ không ai thấy được sự yếu mềm của mình.
Cảm giác như không một ai biết được thật sự bên trong mình đang vỡ tan ra…
1K notes
·
View notes
Text
Mình đã thử rồi, à thực ra không phải thử, mình đã im lặng là vì chẳng dám kể cho ai, nhưng mà có lẽ mình vẫn là người may mắn, vẫn có người nhận ra mình chẳng ổn chút nào.
"Một ngày bạn sẽ phát hiện ra rằng, thay vì kể lể về những nỗi uất ức và không cam lòng của mình thì im lặng là tốt nhất.
…Thử im lặng rồi mới biết
Hóa ra mình chẳng quan trọng với ai cả. "
20 notes
·
View notes
Text
Bình yên cũng tốt nhỉ :)))))
Tôi không thể sống một cuộc đời đầy thành tựu, vì tất cả những gì còn sót lại trong giấc mơ mỗi ngày của tôi chỉ là một căn gác xép nhỏ, một chiếc radio cũ, một băng đĩa phát nhạc, một con mèo lười, và trà, và hoa, và bánh ngọt, và thức ăn ngon, và tôi nằm cuộn mình trong chiếc chăn mềm.
Chết đi trước khi ánh sáng mặt trời chiếu tới, và loài người tìm thấy được tôi.
|Hồi • Trước 30 • Miyie|
135 notes
·
View notes
Photo
“Rồi chúng mình sẽ đối xử với nhau như một chiều mưa đẫm ướt. Ai cũng lo ủ ấm phần mình mà quên mất câu hỏi: Có lạnh không?”
An Trương
2K notes
·
View notes
Text
Ngày mai thức dậy sẽ có người muốn nghe mình kể chuyện đúng không?
Mình đã từng giống như một chiếc sọt rác.
Cô bạn ấy là học cùng lớp Đại học, nhưng tới tận những tháng cuối cùng của năm 4 chúng mình mới có cơ hội được tiếp xúc với nhau.
Khác với những người bạn Đại học khác, cô ấy và mình chơi thân với nhau chỉ vì chúng mình từng có những cảm xúc giống nhau, chung niềm vui, chung nỗi sợ, giống như mọi người thường nói là đồng cảm. Sau ngày tốt nghiệp chúng mình gặp nhau không nhiều, nhưng mỗi ngày đều nhắn tin tâm sự, hôm nay mày sao rồi, mọi việc có thuận lợi không, có khó khăn gì không. Vài tháng chúng mình lại đi cafe, đi ăn cùng nhau.
Trước đây mình cho rằng, nếu stress quá thì chỉ cần viết ra là ổn. Nhưng cô bạn ấy đã cho mình biết, nếu có thể có một người lắng nghe thì tốt biết mấy.
Cô ấy là một cô gái tội nghiệp. Gia đình không khá giả, không thể làm chỗ dựa cho con cái, chuyện tình cảm tan vỡ chỉ vì những lý do lông gà vỏ tỏi. Nhưng cô áy cũng là một cô gái cầu tiến, chẳng có điều gì khiến cô ấy chùn bước.
Tuổi 22 bấp bênh, chuyện tình cảm và công việc đều chẳng thuận lợi, mình cùng cô ấy vượt qua.
Nhưng đúng là, “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”
Dường như cũng có lúc cô ấy quên rằng, mình cũng là một người có cảm xúc, mình cũng biết stress.
Cũng có thể là, khi ấy mình rơi vào khủng hoảng, lo lắng, còn cô ấy thì bị cuốn theo những tiêu cực trong cuộc sống.
Cô ấy, vẫn như mọi khi, không ngừng than phiền về mọi thứ.
Còn mình, hoặc là đã mất kiên nhẫn, hoặc là hoàn cảnh của mình lúc đó chẳng còn quá nhiều năng lượng tích cực để chia sẻ cho cô ấy nữa rồi.
Rồi từ một người bạn mà ngày nào cũng nhắn tin trò chuyện, cô ấy nằm trong danh sách hạn chế của mình 3 tháng rồi.
Có lẽ đó là hành động tự bảo vệ của mình, vì khi ấy mình còn vài cuộc thi rất quan trọng.
Tới hiện tại mình cảm thấy sao ư? Nếu như mình nói hiện tại mình rất nhẹ nhõm vì không cần mỗi ngày đều phải nghe những lời than vãn thì có quá ích kỷ không nhỉ?
Mình cũng chẳng biết nữa.
0 notes
Text
Rất rất lâu rồi mình chẳng còn thói quen chụp lại những khoảnh khắc cuộc sống của mình nữa. Khoảng thời gian trước thì là do quá bận rộn, quá mệt mỏi. Khoảng thời gian sau này, mỗi lần giơ máy lên chụp, mình lại chẳng biết rốt cục khoảnh khắc này chụp lại để lưu giữ kí ức gì đây, một khoảnh khắc không đầu không đuôi, không có ý nghĩa gì hết. Thời gian của mình cũng vô nghĩa như thế.
"Dường như em chỉ là đang tồn tại. Mỗi ngày đều chụp những bức ảnh lưu niệm y hệt nhau. Thậm chí còn quên cả cách cười. Đầu óc thì trống rỗng. Mỗi khi lắc vai lại phát ra âm thanh như chiếc thùng rỗng. Phải lấp đầy tâm hồn bằng một thứ gì đó, nhưng chẳng biết là gì..."
(Nơi tình yêu ngang qua-Choi Kab-soo)
135 notes
·
View notes
Text
Mùa thu là mùa của nỗi nhớ nhỉ? Nhưng rốt cục phải nhớ điều gì mình cũng không rõ, chỉ biết là nhớ thôi.
Hết tháng này, mùa hạ sẽ dừng lại bên ngoài ô cửa nơi anh ngồi. Mùa thu chạm ngõ, những tâm tình buổi đầu em để lại đó. Hẹn mùa sau,
một mùa sau xa xôi…
— AN TRƯƠNG
330 notes
·
View notes
Text
Hôm nọ khi vô tình đọc một bài viết về list những việc bạn nên thử làm một mình trong đời, mình bỗng vô thức bật cười. Mình cười bởi có những chuyện, những việc cần phải có hai người như đánh cờ, chụp ảnh, viết mail hay một cái ôm an ủi những khi buồn, mình đều một mình làm hết, nói gì đến những hoạt động vốn có thể tự làm một mình cũng rất tốt kia.
122 notes
·
View notes
Text
Tôi vốn định kể cho em nghe tất cả những điều tồi tệ mà tôi đã trải qua khi em không có ở nơi đây, nhưng đến cuối cùng tôi chỉ muốn nói với em là tôi nhớ em, rất nhớ em, thật sự rất nhớ em.
229 notes
·
View notes