Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
TÂM THẾ CHIM ĐẠI BÀNG VÀ 7 NGUYÊN TẮC SỐNG CẦN HỌC TẬP
Đại Bàng gây ấn tượng không phải bởi ánh mắt, đôi cánh rộng mạnh mẽ hay sự tự do tự tại của chúng mà bởi sự thông minh, sẵn sàng đối đầu với thử thách và có bảy nguyên tắc sống rất đặc biệt:
* Nguyên tắc 1: Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.
>> Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.
*Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km
Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.
>> Nếu bạn có sự kiên định, có sự tập trung cao độ và một tầm nhìn rộng thì sẽ không có vấn đề gì trong cuộc sống có thể gây trở ngại trên con đường dẫn bạn đến thành công.
*Nguyên tắc 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết
Khác với Kền Kền - là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại Bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.
>> Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.
* Nguyên tắc 4: Yêu thích các cơn bão
Đại Bàng rất thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây... thì Đại bàng lại bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, Đại Bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với Đại Bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ, nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời.
>> Cuộc sống sẽ có những cơn bão tố, liệu chúng ta có biết tận dụng để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Biến những cơn bão của cuộc sống thành điều thuận lợi và thưởng thức thành quả gặt hái được qua những thách thức.
* Nguyên tắc 5: Luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác.
Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác, ngay kể cả với bạn đời. Khi một con Đại Bàng cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con cái bay xuống mặt đất cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung, khi đạt đến một tầm cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do và con đực sẽ đuổi theo cành cây này. Con đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do, bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này thì con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.
>> Trong đời sống cá nhân hay trong mối quan hệ kinh doanh, việc đặt niềm tin đúng chỗ cũng như sự cam kết của đối tác giúp cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, công việc thành công.
* Nguyên tắc 6: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc làm tổ đẻ trứng và dạy cho con non tập bay
Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con, con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ. Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại nữa trước khi hoàn thành cái tổ. Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa. Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.
>> Cuộc sống trong gia đình của chúng ta tưởng như thiên đường, êm ái và thoải mái nhưng vẫn có thể ẩn chứa gai nhọn. Gai của cuộc sống dạy chúng ta rằng cần phải rời khỏi tổ ấm, học hỏi, phát triển và tạo dựng một đời sống độc lập. Những người thật sự yêu thương sẽ không để cho chúng ta trở nên suy yếu, lười làm việc, họ có thể đẩy chúng ta vào con đường khó khăn nhờ đó mà phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong các hành động, họ dường như muốn gây khó khăn nhưng thực ra lại là những ý định tốt mà họ dành cho chúng ta.
* Nguyên tắc 7: Thay đổi để mạnh hơn
Trong thế giới loài chim, đại bàng là loài có tuổi thọ lâu năm nhất. Tuổi thọ của nó có thể kéo dài tới 70 năm. Để sống được lâu như vậy, lúc 40 tuổi, nó bắt buộc phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn, đó là một bước ngoặc quan trọng mang đến cái chết hoặc sự hồi sinh…
Trải qua 40 năm, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng đã bắt đầu lão hóa và không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu, gần như chạm ức. Đôi cánh trở nên nặng nề và già cỗi, bởi bộ lông vũ của nó vừa dài vừa dày làm tiêu tốn rất nhiều sức lực khi nó cất cánh…
Lúc này, đại bàng chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là nằm chờ chết hoặc là phải trải qua một quá trình thay đổi vô cùng đau đớn kéo dài 5 tháng trời…
Quá trình thay đổi 150 ngày này đòi hỏi đại bàng phải bay lên đỉnh núi và làm tổ trên vách đá cheo leo. Tại đây nó sẽ hoàn thành sự đổi mới của mình… Đầu tiên, đại bàng sẽ đập mỏ vào vách núi đá cho đến khi mỏ của nó gãy rời, sau đó yên lặng chờ đợi cho đến khi mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó sẽ dùng cái mỏ mới dài ra đó nhổ hết từng cái móng vuốt cũ của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết đi những chiếc lông vũ già cỗi.
Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể bắt đầu những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và tiếp tục hành trình dũng mãnh thêm 30 năm nữa…
>>> Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường, để trải qua giai đoạn thay đổi khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa.
Source: Tri thức trẻ
0 notes
Text
Những bí mật chốn công sở ai cũng biết nhưng chẳng mấy người chịu chia sẻ
Trong thế giới của dân công sở, có rất nhiều bí mật trong quá trình làm việc, lao động mà nhiều người "ngộ" ra trong khoảng thời gian làm việc thế nhưng chẳng mấy người chịu nói nó ra với đồng nghiệp hay những "tân binh" mới.
Rất nhiều người cho rằng, chỉ cần có năng lực sẽ có chỗ đứng trong công ty, chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực làm việc sẽ có cơ hội thăng tiến. Nhưng thực tế lại không như nhiều người tưởng tượng, năng lực trong công việc quả thực rất quan trọng, thế nhưng quan trọng hơn nó còn là thành tích làm việc của bạn. Vậy làm thế nào để tạo nên thành tích cho mình, bạn thực sự không có năng lực, lãnh đạo mời bạn về làm việc để làm gì?
1. Định luật bất biến nơi làm việc:
- Vấn đề của công ty là cơ hội để bạn cải thiện.
- Vấn đề của khách hàng là cơ hội để bạn cung cấp dịch vụ.
- Công sở là nơi khiến cho người có thể giải quyết vấn đề thăng tiến, và người tạo ra vấn đề mất chỗ, người chỉ biết phàn nàn mất cơ hội.
- Lãnh đạo tốt là người luôn yêu cầu nghiêm ngặt, như vậy mới thực sự giúp bạn phát triển.
2. Thế giới của lãnh đạo:
- Mời bạn về làm việc để giải quyết vấn đề chứ không phải là để tạo ra vấn đề.
- Nếu bạn không thể phát hiện ra vấn đề hay có thể giải quyết vấn đề, bản thân bạn cũng sẽ chính là một vấn đề.
- Bạn có thể giải quyết vấn đề to lớn bao nhiêu, bạn sẽ ngồi vị trí cao bấy nhiêu.
- Bạn có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề, bạn sẽ nhận được mức lương thưởng tương xứng.
3. Không có công lao, khổ lao cũng vô nghĩa:
- Doanh nghiệp cần kết quả chứ không phải quá trình
- Trong doanh nghiệp, bất kể bạn bận rộn vất vả thế nào, nếu như công việc mất đi hiệu quả thì mọi vất vả của bạn đều vô ích.
- Thành tích làm việc là căn cứ để bạn thăng tiến.
4. Đừng dễ dàng từ bỏ tập thể, nếu không bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu:
- Đừng thấy không thuận lợi mà vội vàng từ bỏ, tập thể nào cũng có vấn đề, và tập thể nào cũng có ưu điểm.
- Theo đúng lãnh đạo rất quan trọng, đồng ý dạy bạn và đồng ý cho bạn làm là người lãnh đạo bạn cần trân trọng. - Gặp vấn đề gì tự tìm cách giải quyết, chỉ biết phản ánh vấn đề đó là trình độ sơ cấp, suy nghĩ và giải quyết vấn đề mới là trình độ cấp cao.
- Than vãn chê bai tập thể là tự vả vào mặt mình, tự nhận mình không làm được là từ bỏ cơ hội.
- Biết ơn doanh nghiệp đã cho bạn chỗ đứng, cảm ơn đồng nghiệp đã hỗ trợ bạn.
5. Vấn đề chính là cơ hội của bạn:
- Vấn đề của công ty là cơ hội để bạn cải thiện.
- Vấn đề của khách hàng là cơ hội để bạn cung cấp dịch vụ.
- Vấn đề của chính bản thân bạn là cơ hội để bạn trưởng thành.
- Vấn đề của đồng nghiệp là cơ hội để bạn hỗ trợ và hợp tác.
- Vấn đề của lãnh đạo là cơ hội để bạn tích cực giải quyết và có được sự tín nhiệm.
- Vấn đề của đối thủ cạnh tranh là cơ hội khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
6. Chỉ vì thành công tìm phương pháp, không vì thất bại tìm cách biện minh:
- Trách nhiệm của bạn chính là phương hướng của bạn, tính cách của bạn quyết định vận mệnh của bạn.
- Việc phức tạp giải quyết một cách đơn giản, bạn chính là chuyên gia. Việc đơn giản làm đi làm lại, bạn là người ngoại đạo. Việc lặp đi lặp lại vẫn hết mình làm, bạn là người chiến thắng.
- Bạn nếu như không muốn làm, lúc nào cũng có thể tìm được lý do; còn bạn thật sự muốn làm, lúc nào cũng sẽ tìm ra cách.
7. Dùng thành tích làm việc chứng minh giá trị bản thân:
- Bất kể chúng ta làm việc gì đều cần thành tích làm việc tốt để chứng minh giá trị bản thân đối với công ty, ai có thể đem tạo ra lợi nhuận cho công ty người đó ắt hẳn lương sẽ cao.
- Bill gates từng nói: “người có thể kiếm tiền cho công ty, đó là người công ty cần nhất”.
Công ty nào cũng cần có lợi nhuận để duy trì sự phát triển, điều đó đòi hỏi mỗi một nhân viên trong công ty phải cống hiến năng lực và tài trí của mình. Và đó cũng là nơi để để mỗi người chứng minh thành tích làm việc của bản thân, nâng cao vị thế của mình trong công ty.
Nếu như bạn không làm ra thành tích sớm muộn bạn sẽ bị đào thải, do vậy thành tích chính là sự tôn nghiêm và là sự vinh dự của mỗi người. Bạn nên nhớ rằng, lãnh đạo thường không quan tâm đến quá trình làm việc, họ chỉ quan tâm đến kết quả. Thành tích trong công việc quyết định sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
0 notes
Text
3 điều quan trọng trong thuật dùng người
Dùng người, phát huy trí tuệ của người khác luôn đóng vai trò quan trọng giúp nhà lãnh đạo có được thành công.
Nội dung dưới đây được trích lược từ cuốn Thuật quản trị – 1 trong 4 tập của bộ sách Tứ thư lãnh đạo do tác giả Hòa Nhân biên soạn.
1/ Nhìn người
“Trông mặt mà bắt hình dong” là căn bệnh phổ biến tồn tại lâu nay trong xã hội.
Về điểm này, ngay từ thời Xuân Thu, Khổng Tử đã sớm nhận ra, người thời ấy chỉ dựa vào tài ăn nói và vẻ đẹp tướng mạo là có thể giành được sự trọng dụng của đức quân chủ.
Tuân Tử trong cuốn Phi Tương, ông phê phán thuật đánh giá con người của chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự hoang đường của việc “trông mặt mà bắt hình dong”.
Vua Kiệt, vua Trụ tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, khí phách phi thường. Nhưng rồi người chết, đất nước suy vong, lại trở thành kẻ mang đại nhục trong thiên hạ, người đời sau hễ nhắc tới sự độc ác xấu xa đều lấy Kiệt, Trụ ra làm dẫn chứng.
Vua Nghiêu, vua Thuấn mắt có hai con ngươi; Khổng Tử tóc tai bù xù trông rất khó coi; Đại Vũ, Thương Lang chân đi cà nhắc. Đối với những người đó, chúng ta luận tài đức, học vấn hay so xấu đẹp, cao lùn.
Có thể thấy, tài năng của một người không liên quan đến tướng mạo. “Nhân bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng” (Người không thể đánh giá qua tướng mạo, nước biển không thể dùng đấu để đong đếm).
Targore đã nói: “Bạn có thể nhìn vẻ ngoài để đánh giá vẻ đẹp của một bông hoa hoặc một con bướm, nhưng không thể nhìn vẻ ngoài để đánh giá một con người”.
Thực tế, trong số những người có tướng mạo xấu xí thì không ít người có tài năng và học vấn uyên bác, trong khi có rất nhiều người ngoại hình tuấn tú, xinh đẹp lại là kẻ tầm thường, không có tài cán gì.
Lãnh đạo chọn người không nên lấy ngoại hình làm tiêu chuẩn, như thế mới nhận biết và đánh giá được đúng cấp dưới thực sự có tài hay không, có đúng là người tài đức vẹn toàn hay không.
Tu dưỡng đạo đức thường bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Tai họa trong cuộc đời cũng từ những sự việc nhỏ nhặt mà dần phát triển thành. Họa và phúc đều sinh ra từ những chuyện nhỏ nhặt không dễ nhận ra.
Nhà lãnh đạo phải lấy cái nhỏ để nhìn ra cái lớn, từ những chuyện rất nhỏ mà đánh giá được con người, từ đó mới có thể nhận biết được bản chất thực sự của con người.
Con người trong giao tiếp thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ tới tương lai lâu dài. Vì cái nhỏ mà mất cái lớn, đó chẳng phải là đẩy bản thân tới chỗ nguy hiểm hay sao?
Đặc điểm tính cách và bản tính của một người luôn được thể hiện qua những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày của họ như ngôn ngữ, cử chỉ hoặc cách biểu đạt tình cảm.
Người dễ dàng đồng ý với yêu cầu của người khác, nhìn thì có vẻ rất thoải mái, dễ chịu, nhưng kỳ thực là người dễ thất hứa, dễ trở thành một người không giữ chữ tín.
Người coi chuyện gì cũng đơn giản, nhìn thoáng qua thì có vẻ rất tài giỏi, nhưng khi thật sự bắt tay vào làm lại gặp phải muôn vàn khó khăn, không hoàn thành công việc.
Người thăng tiến nhanh chóng, nhìn thì có vẻ rất có tiền đồ, kỳ thực cái gì đến nhanh thì đi cũng nhanh.
Người bề ngoài lúc nào cũng tỏ ra ngoan ngoãn, phục tùng, nhìn có vẻ trung thành, đáng tin cậy, nhưng thực ra không biết sẽ đâm bạn sau lưng lúc nào. Loại người này là đáng sợ nhất.
Hiểu người mới dùng được người. Đây là chân lý đối với những nhà lãnh đạo, bởi chỉ có như vậy mới có thể tránh được việc dùng người một cách mù quáng.
Như thế nào là “hiểu người”? Điều kiện tiên quyết là phải đánh giá công minh, công bằng, vô tư, không thiên lệch. Lãnh đạo phải có tấm lòng như vậy mới có thể “khai quật” được nhân tài thực sự. Nhân tài giống như tảng băng trôi, 10% nổi còn 90% chìm.
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa thì phải hiểu được những tính cách và đặc trưng riêng của cấp dưới mới có thể quản lý tốt được.
Người có đức không quá coi trọng tiền bạc, không thể dùng lợi ích vật chất để mê hoặc họ – có thể để họ quản lý tài chính.
Người dũng cảm không sợ khó khăn, gian khổ cũng không đánh gục được họ – có thể để họ giải quyết những công việc cấp bách.
Người ngu ngốc, dễ bị lừa phỉnh – không thể làm công việc đàm phán hay nhận xét, đánh giá.
Người bất trung, dễ dao động – không nên để họ biết về cơ hội kinh doanh.
Người ham muốn tiền tài, dễ bị dụ dỗ, mê hoặc – không nên để phụ trách quản lý tài chính.
Người nặng về tình cảm, dễ thay đổi ý kiến – không nên để họ phụ trách công việc phải ra quyết sách.
Một lần, công ty Honda tuyển nhân viên. Giám đốc phụ trách tuyển dụng cứ đắn đo không biết chọn ai trong hai ứng viên, bèn xin ý kiến của Soichiro Honda. Ông trả lời: “Hãy chọn người khác thường nhất”.
Nhân tài không có cá tính nổi bật thì không thể tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc sắc.
Nhân viên của Honda thường có hai loại: Một là thích xe Honda đến mức say mê, họ không so đo tiền lương hay đãi ngộ cao thấp, mà chỉ muốn tự tay mình nghiên cứu, chế tạo và phát minh ra những chiếc xe Honda kiểu mới. Hai là những nhân tài có tính tình cổ quái, lập dị, họ hoặc mang những suy nghĩ kỳ lạ, khác thường hoặc thích đưa ra những ý kiến bất đồng, hoặc đam mê sáng tạo, phát minh.
2/ Dùng người
Coi trọng tri thức và nhân tài là xu thế chính của xã hội ngày nay. Chỉ khi trọng dụng nhân tài, xã hội mới có thể phát triển.
Trong hoạt động lãnh đạo hiện nay, muốn phát hiện và có được nhiều nhân tài, phải loại bỏ các trở ngại cho nhân tài phát triển, tạo môi trường tốt cho nhân tài phát huy hết tài năng.
Hàn Dũ thời nhà Đường chỉ ra rằng: “Cây cao trong rừng dễ bị gió quật đổ; ụ đất cao bên bờ sông dễ bị sóng cuốn trôi. Người có tài năng, phẩm hạnh xuất chúng dễ gặp đố kỵ, chỉ trích”.
Sự nghiệp thành công sẽ có người đố kỵ; đức hạnh cao thường sẽ có người huỷ hoại danh tiếng.
Muốn tìm được nhân tài, lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng.
Kịp thời đề bạt nhân tài có thành tích nổi bật vào cương vị quan trọng, khiến âm mưu hãm hại của kẻ tiểu nhân khó thành.
Lãnh đạo sáng suốt cần ý thức rằng, nhân tài cần nhất là nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, phải kịp thời cổ vũ và khích lệ người tài.
Đối với số ít thành phần ẩn danh tung lời đồn đại, bịa đặt, người lãnh đạo một khi phát hiện phải lập tức phê bình nghiêm khắc, buộc anh ta dừng mọi hành vi châm chọc, đả kích người khác.
Dùng người dựa vào tình thân hay tài năng là hai phương châm khác nhau.
Đánh giá về sự thất bại của Thái Bình Thiên Quốc, các nhà sử học quy kết vào sự dùng người trọng tình thân và đố kỵ, nghi ngờ người tài của Hồng Tú Toàn. Từ đó có thể thấy rằng, dùng người trọng tình thân, nhẹ thì mất người, mất lòng dân, nguy cơ tiềm ẩn, nặng thì mất nước, mất quyền, mất giang sơn.
Lãnh đạo khi dùng người tuyệt đối không thể đặt “tình thân” lên vị trí hàng đầu. Người lãnh đạo nếu chỉ một mực nghĩ đến tình thân, cả nể họ hàng, gặp trường hợp đáng phạt nhưng không thể kiên quyết, gặp trường hợp cần sa thải, lại không nỡ. Trên thực tế, đó là một kiểu “nhân ái” vô cùng có hại, dễ gây nên sự thưởng phạt bất minh, khiến cho người lãnh đạo mất đi uy tín, mang lại tổn thất cho cả công ty.
Tình thân đặt vào người có cống hiến, nỗ lực trong công việc là một sự yêu mến bảo vệ và cổ vũ tinh thần sẽ tạo ra động lực tinh thần rất lớn.
Như vậy, để sử dụng được nhân tài, lãnh đạo phải nắm được hai điểm sau:
Một là chọn người tài phải “công tâm”. Thực chất, trên phương diện chọn người tài cần phải vô tư, đối với người tài năng, đức độ hơn mình, phải tích cực tiến cử hoặc đặt họ vào vị trí thay thế mình, hoặc hơn mình.
Hai là chọn người hiền tài phải tránh tư thù. Điều này cần người lãnh đạo vì việc công mà quên đi việc riêng, khiêm tốn, có phẩm chất cao đẹp, có thể không tính đến ân oán được mất cá nhân.
Có thứ nào phải biết dùng thứ đó, điều quan trọng là dùng nó đúng lúc, đúng chỗ, đó chính là “tìm thấy mặt mạnh trong mặt yếu”.
Thuật tìm thấy mặt mạnh trong yếu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân rằng: “Phép dùng người của bậc minh chủ cũng giống như cách pha gỗ của người thợ mộc. Thẳng làm càng xe, cong làm bánh xe, dài làm rường cột, ngắn làm vòm, mỗi loại đều có công dụng riêng. Phép dùng người của bậc minh chủ cũng vậy”.
Nhà tư tưởng đời Minh là Nguỵ Nguyên từng nói: “Không biết sở trường sở đoản của người, không hiểu sở đoản trong sở trường, sở trường trong sở đoản của người thì không thể dùng người”. Quan niệm và cách nhìn thay đổi, thì đâu đâu cũng tràn đầy sức sống.
Là lãnh đạo, chớ nên vội vàng kết luận một người là kẻ vô dụng. “Đồ bỏ đi chính là báu vật bị đặt sai chỗ!” bị mặt yếu che lấp mặt mạnh giống như bị bàn tay che mắt, không nhìn thấy núi Thái Sơn; chỉ thấy bong bóng, không nhìn thấy dòng sông. Do đó, bị mặt yếu che lấp mặt mạnh là điều đại kỵ trong dùng người.
3/ Tín nhiệm
Ai cũng có lòng tự tôn và danh dự. Khi nhận được sự tôn trọng của mọi người và xã hội, chúng ta sẽ có cảm giác gọi là lực hướng tâm, sẵn sàng hợp tác với mọi người và xã hội.
Người lãnh đạo phải là người đi đầu trong việc tôn trọng người khác mới làm cho nội bộ cơ quan cảm nhận được người khác tôn trọng mình, từ đó khiến cho mọi người đều hoà thuận vui vẻ với nhau, đồng tâm hiệp lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ai cũng có lòng tự tin và mong muốn hoàn thành tốt công việc được giao. Lãnh đạo phải tín nhiệm nhân viên, tạo điều kiện cho họ tự do sáng tạo trong công việc.
Thời kỳ Đông Hán, Quang Vũ Đế Lưu Tú tuyên chiến với Vương Lang. Trải qua 20 ngày bao vây tấn công, đại quân của Lưu Tú đã phá tan được thành Hàm Đan, giết chết Vương Lang, giành thắng lợi.
Trong lúc kiểm kê vũ khí, chiến lợi phẩm thu được đã phát hiện một loạt thư từ nội dung chủ yếu là tâng bốc, nịnh nọt Vương Lang, đả kích Lưu Tú, mà đáng nói là những người viết những bức thư này lại đều là người của phía Lưu Tú.
Những người đã viết thư cho Vương Lang thì nơm nớp lo sợ. Lưu Tú sau khi biết chuyện lập tức triệu tập bá quan văn võ, sai người đem tất cả những bức thư ấy ra, ông không thèm đếm xỉa đến đống thư đó và lập tức sai người bỏ vào chậu lửa đốt hết trước mặt bá quan văn võ.
Lưu Tú nói với mọi người: “Có người trước đây viết thư nịnh nọt Vương Lang, làm việc sai trái, nhưng mọi chuyện đã qua, chuyện cũ không nhắc lại nữa. Hy vọng những người trước đây đã làm chuyện sai trái có thể yên tâm mà nỗ lực làm việc”.
Cách xử lý của Lưu Tú đã làm cho những người viết thư xu nịnh Vương Lang thở phào nhẹ nhõm, họ cảm kích vô cùng trước nghĩa cử của Lưu Tú và từ đó tình nguyện hết lòng với Lưu Tú.
Tín nhiệm cấp dưới sẽ khiến họ tự tin, làm việc hiệu quả hơn. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, sự tự tin là một nhân tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy con người làm việc hiệu quả.
Sự tự tin chỉ có thể tồn tại trong trạng thái lạc quan “nhất định có cách giải quyết”. Cần phải nói rằng sự tự tin là lòng tự tôn của một người sau khi đã rũ bỏ cảm giác yếu kém, làm mới và hứng thú với tri thức mới của mình.
Lãnh đạo dùng người mà không nghi ngờ thì mới nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng tự tin mạnh mẽ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới.
Khi đã quyết định giao cho ai đảm nhiệm công việc gì thì tín nhiệm chính là cách khích lệ mang lại hiệu quả rất lớn.
Nếu xảy ra biến cố hoặc yếu tố bất lợi, người lãnh đạo nên thẳng thắn phê bình, không nên nói sau lưng họ. Nên kịp thời xoá bỏ những hiểu lầm đối với nhân viên để tránh những điều không hay.
Lãnh đạo nên lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Một người lãnh đạo coi thường kiến thức và năng lực của nhân viên, bất kể anh ta bao nhiêu tuổi thì cũng coi như đã bước vào giai đoạn đầu của sự lão hoá.
Cho dù ý kiến của nhân viên trẻ có vẻ không có lý nhưng cũng cần chú ý lắng nghe, bạn không nên né tránh hoặc tỏ ra khó chịu, vì biết đâu cách nghĩ của nhân viên lại ưu việt hơn những kiến thức thông thường.
Có nhiều lãnh đạo ôm đồm hết công việc, chỉ những việc vặt mới giao cho nhân viên, đồng thời cho rằng nhân viên không làm được những việc lớn, quan trọng. Như vậy không chỉ làm hạn chế sinh lực của nhân viên, mà chính bạn cũng cảm thấy khó khăn vì “một cây làm chẳng lên non”, làm nhiều nhưng kết quả thu lại chẳng được bao nhiêu.
Công ty IBM luôn kiên định với phương châm “dùng người không nghi ngờ”. Mọi người tin tưởng rằng, nhân tố đầu tiên làm nên sự thành công của IBM chính là cách dùng người. Watson – người sáng lập ra công ty – được vinh danh là “thiên tài quản lý doanh nghiệp”, nói: “Chỉ cần chúng ta tôn trọng tập thể và giúp họ biết tự trọng thì công ty tất sẽ phát triển thịnh vượng”.
Con người không phải là thánh thần, ai cũng có thể phạm phải sai lầm. Người thông minh nhất trên thế giới không phải là người chưa từng phạm sai lầm mà là người biết sai sửa sai. Để cấp dưới có cơ hội thay đổi sửa sai là ưu điểm lớn của người lãnh đạo.
Người lãnh đạo phải biết khoan dung đối với nhân viên phạm sai lầm. Người lãnh đạo như vậy không phải là người nhu nhược, không có nguyên tắc, mà là người có phẩm chất cao thượng, độ lượng với mọi người.
THANH XUÂN tóm tắt | Tứ thư Lãnh Đạo
0 notes
Text
ĐƯỜNG TĂNG và TÔN NGỘ KHÔNG ai giỏi hơn??
Chuyện là... Một số đứa tớ quen suốt ngày than phiền rằng: "Lạ nhề... thằng sếp mình nó vô dụng.. sao nó vẫn cứ làm sếp... còn mình giỏi thế này, sao lại cứ lẹt tẹt mãi... " - Tớ hỏi nó: "mày xem Thuỷ Hử chưa? 108 vị anh hùng thằng nào đứng đầu?" - Nó rồ lên: "Đúng đúng! Tống Giang dốt võ nhất đứng đầu..." - Tớ lại hỏi nó: "mày xem phim Tây Du Ký chưa?" - Nó lại rồ lên "đúng đúng... đúng trường hợp tao đấy, thằng Đường Tăng dốt nhất đứng đầu"
- "Đúng cái .. mông ấy! Để tao giải thích tại sao những thằng như mày, như Tôn Ngộ Không, như Lâm Xung lại phải cần một thằng khác lãnh đạo nhé!" ---- Tớ lại kể cho cho bọn cậu nghe một câu chuyện... Câu chuyện này tớ không rõ từ cao thủ nào đó trên mạng... (Ai biết chủ bài viết gốc tag hộ vào nhé!) ---- +++ NHỮNG THỨ MÀ TÔN NGỘ KHÔNG KHÔNG CÓ +++ 1. NIỀM TIN TỐI CAO: Cái đầu tiên mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là NIỀM TIN tối cao. Đường Tăng luôn tiến về phía trước bằng niềm tin cao nhất của mình, dù có hi sinh tính mạng không từ bỏ, nhưng Ngộ Không thì không thể. Ừ thi Ngộ Không năng lực tốt, nhưng không kiên định vào mục tiêu của mình, nhiều lần đánh trống bỏ dùi. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đoàn đội anh ta cũng tan vỡ theo.
Với những người không có đủ niềm tin tối cao cũng không được, chỉ trông vào lợi ích cá nhân, biết mình không biết người thì chỉ khiến người khác bỏ mình mà đi. Giống như Tống Giang trong Thủy hử truyện, cũng là một người phù hợp với Lãnh Đạo - nhưng rất tiếc lại là một người không có niềm tin tối cao, cuối cùng bị chiêu an, mà cái lý tưởng cao nhất của ông ta cũng chỉ có vậy, vì thế mà hại chết cả đồng đội của mình.
2. BIẾT CHO NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TRÊN VAI CỦA MÌNH.
Một người Lãnh Đạo tốt, không phải là một kẻ suốt ngày nhăm nhăm GIỎI NHẤT. Nếu một người lãnh đạo đó lấy NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN làm thước đo - so kè với từng người khác trong đội, thì cái đội ngũ đó sẽ không bao giờ tiến bộ. (Chính vì vậy phần lớn những chuyên gia kỹ thuật không làm lãnh đạo hay ông chủ được)
Đừng nghĩ Đường Tăng dốt hơn Tông Ngộ Không - mà chỉ đơn giản là Đường Tăng cho Tôn Ngộ Không phát huy hết năng lực của hắn. Và quan trọng là Đường Tăng lộ ra cho đàn em thấy được cái VÔ DỤNG của mình. Chứ nếu như Đường Tăng cũng thần thông quảng đại, thì Tôn Ngộ Không sẽ không tình nguyện theo ông ta rồi.
Cũng chính vì Đường Tăng vô dụng mà Tôn Ngộ Không mới có đất dụng võ, mới khiến anh ta có thể thể hiện được hết giá trị của mình.Cứ xem Tôn Ngộ Không dù năng lực có mạnh như vậy, nhưng đám đồ tử đồ tôn của anh ta ở Hoa quả sơn, cũng chỉ toàn là lũ vô dụng (thùng cơm), không một ai được việc gì. Vì bản lĩnh của anh ta quá lớn, anh ta mới xem thường khả năng của người khác, vậy là những người có năng lực cũng không thích cùng anh ta. Bản thân là kẻ mạnh, nhưng đoàn đội của anh ta lại trở thành một lũ vô dụng.
Nhiều công ty, xí nghiệp đều có một ông chủ vô cùng giỏi giang (hoặc cứ cố tình tỏ ra giỏi giang), nhưng lại dẫn dắt một đoàn quân vô dụng. Lúc đầu khởi nghiệp, vì sinh tồn, mà bắt buộc phải như vậy để tồn tại, nhưng một khi vấn đề sống còn (sinh tồn) được giải quyết rồi, thì lẽ ra những ông chủ này phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo cơ hội cho những nhân viên tự phát huy khả năng của mình, đồng thời tìm kiếm để bù đắp những công nhân mình còn thiếu, chứ không phải là phàm việc gì cũng tự mình nhúng tay làm (sự tất cung thân), thậm chí ở lĩnh vực chuyên môn không hiểu cũng cứ giả vờ là hiểu.
Như thế một mặt làm mình mệt mỏi đứt hơi, tối mũi tối mắt lo ứng phó, thì tự nhiên còn đâu con đường phát triển. Mặt khác nhân viên của mình cũng bị 'lùn hóa' thành 'công cụ làm việc' (tay chân); sự phát triển của công ty đi đến chỗ nút thắt cổ bình. Nhiều ông chủ cho rằng chỉ dựa nhân viên thì không được, không thể yên tâm, nếu công ty chỉ dựa vào một mình Tôn Ngộ Không, ngộ nhỡ anh ta không tốt, thì biết thế nào. Khà khà, sao không niệm chú cho vòng kim cô thắt chặt vào? Phải xây dựng một chế độ chính sách để ràng buộc người tài – điều này nhất định không được quên.
3. NHÂN ĐỨC
Cái thứ ba mà Đường Tăng có, Tôn Ngộ Không không có là 'nhân đức'.
Vì có lòng nhân đức nên Đường Tăng thương hại cả tính mạng của yêu quái, như thế cũng sẽ không biết so đo với thuộc hạ của mình, sẽ không phạt hay trừ tiền công của họ, không ức hiếp họ phải tăng ca, không thực hiện 'tẩy não giáo dục', không lợi dụng họ gánh thay trách nhiệm pháp luật, che chắn bản thân khi gặp nguy hiểm,...
Đường Tăng mặc dù lợi dụng ba đồ đệ bảo hộ mình, nhưng lại tuyệt đối không có ý bóc lột mà lại dẫn dắt họ cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau thành công. Sau cùng, ba đồ đệ của Đường Tăng cũng đều đạt được thành tựu .
Đường Tăng không giống như Triệu Khuông Dẫn 'chén rượu tước binh quyền' hoặc là 'chim trời chết, chó săn cũng thịt'. Còn với Tôn Ngộ Không thì ý thức này của anh ta kém xa sư phụ của mình, sau này khi là 'đấu chiến thắng Phật rồi', nhưng bầy quân của anh ta ở Hoa quả sơn cũng vẫn chỉ là bầy khỉ hoang mà thôi.
Ở Nhật Bản có một công ty, họ mời bố của nhân viên đến công ty ngồi tọa đàm với các quản lý. Ông chủ công ty nói với toàn bộ quản lý, khi các vị không biết phải đối đãi thế nào với những nhân viên dưới quyền của mình, thì hãy nghĩ lại ngày hôm nay, những ông bố của nhân viên mình đã gửi gắm con của họ cho các vị, là mong các vị có thể giáo dục họ trưởng thành, dẫn dắt họ đi đến thành công. Các vị phải nghĩ xem bản thân mình đã xứng với sự ủy thác đó chưa?
4. MỐI QUAN HỆ
Cái thứ tư Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là 'mối quan hệ' (nhân tố quan hệ).
Kiếp trước của Đường Tăng đã là đệ tử của Phật thích ca mâu ni, còn Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá do trời đất sinh ra không mảy may có một mối quan hệ dây dưa nào. Mặc dù anh ta có bái một vị sư phụ, nhưng lại kém cái quan hệ với với các sư huynh đệ đồng môn, sau cùng lại còn bị sư phụ đuổi xuống núi (tống cổ), kết anh em với Ngưu Ma Vương, nhưng sau rồi cũng lại phản, là hàng xóm với Đông Hải Long Vương vậy mà còn cướp đoạt đồ nhà người ta, cùng là đồng sự (đồng nghiệp) với Nhị Lang thần và các quan tướng khác ở thiên đình nhưng chẳng tôn trọng nể mặt người khác (làm mất mặt đồng nghiệp). Cuối cùng lại còn gây đại náo thiên cung, 'đá đít' nhiều người. Cuốn sách 'Ai che lưng cho bạn' cũng đã nói cấm có sai, ở Việt Nam ta nhất quan hệ rồi nhì mới đến tiền tệ có lẽ cũng là cái quy luật này.
Tóm lại, mối quan hệ xã hội của TNK rất không tốt. Đường Tăng thì không giống như vậy. Ông nhìn thấy thần tiên đều rập đầu bái lạy, cũng không có một kẻ thù nào. Ông không những là đệ tử của Như Lai, lại còn là ngự đệ của vua Đường Lý Thế Dân. Mối quan hệ cao cấp ở cả hai giới người và thần đều có, quan hệ không những tốt mà còn là quan hệ ở cấp cao, quan hệ thông thiên.
Người như vậy thì làm ông chủ sẽ thuận buồn xuôi gió. Xã hội là do con người cấu thành, quả đất này nếu không có con người, thì tất cả sự giàu có, tất cả vật chất đều không có ý nghĩa gì hết. Con người là nguồn tài nguyên bản chất nhất thế giới này, là sáng tạo của mọi tài sản. Là một ông chủ, về đối ngoại phải biết tạo dựng những mối quan hệ (nguồn quan hệ), đối nội phải biết sáng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài).
Tóm lại, Đường Tăng hơn Tôn Ngộ Không những thứ gì ?
ĐÓ LÀ NIỀM TIN TỐI CAO, 'SỰ KÌM CHẾ ', TRÁI TIM NHÂN ĐỨC và HỆ THỐNG QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT.
Vì thế Đường Tăng có thể làm lãnh đạo, có thể lãnh đạo được Tôn Ngộ Không. Dù Tôn Ngộ Không trong mắt chúng ta là một anh hùng, nhưng anh ta lại không thể tự mình làm nên sự nghiệp vĩ đại, anh ta cần thiết phải dựa vào Đường Tăng dẫn dắt mình. Với ý nghĩa này, Đường Tăng mới là một anh hùng, ít nhất cũng là anh hùng mà những ai làm ông chủ thực sự sùng bái
--Nguồn: Internet--
0 notes
Text
Cẩm nang thăng chức và kiếm tiền dành cho tuổi 20, 30, 40
Khi còn trẻ, người ta có thể nghĩ rằng mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi lớn lên. Bạn nghĩ thâm niên trong công việc sẽ đi kèm với thăng tiến sự nghiệp và tiền lương tăng lên?
Thực tế thì ngược lại, đường cung tiền của bạn ngắn hơn so với bạn tưởng đấy. Theo phân tích từ PayScale.com, thu nhập của phụ nữ đạt đỉnh ở tuổi 39, trung bình vào khoảng 60.000 USD. Sau đó, có thể sẽ có những biến động về lương, nhưng ít khi cao hơn tỷ lệ lạm phát.
Sẽ không là quá tệ nếu không xem xét cơ sở dữ liệu tương tự của nam giới, tiền lương của đàn ông tiếp tục tăng lên cho đến năm 48 tuổi, và mức đỉnh trung bình là 95.000 USD.
Bất kể giới tính của bạn là gì: "Thu nhập của bạn cũng sẽ không đi lên theo đường thẳng và trong một quỹ đạo không dừng phát triển", Lauren Lyons Cole, một nhà lập kế hoạch tài chính ở New York kết luận.
Lương tăng đến bao giờ?
Vậy điều thực sự đang diễn ra là gì? Ở độ tuổi 20, bạn mới ra trường, tất cả mọi thứ đều màu hồng - bạn có thể đang bay nhảy, thử sức, leo lên các nấc thang danh vọng trong công ty với niềm hứng thú tột độ, tiền lương của bạn sẽ ngày càng tốt lên. Theo nghiên cứu của PayScale, cả nam và nữ nhân viên đều tăng lương thêm 60% vào năm 30 tuổi.
Tuy nhiên sau đó, tốc độ tăng sẽ chậm lại đối với phụ nữ. Ở tuổi 39, thu nhập của đa số phụ nữ sẽ tăng ít hơn 20% so với tuổi 30 của cô ấy. Còn sau đó? Sự lão hóa ập đến. Chắc chắn rồi, bạn sẽ chỉ nhận thấy chi phí sinh hoạt tăng lên, chứ không phải lương bổng nữa.
Bức tranh có vẻ nhiều màu hồng hơn đối với nam giới, với mức tăng lương mạnh mẽ và liên tục sau tuổi 30. Trong nghiên cứu này, ở tuổi 48, thu nhập của số đông nam giới đã tăng 45% so với tuổi 30 của họ. Kết quả này không quá tệ, nhưng còn rất lâu bạn mới nghỉ hưu kể từ thời điểm đạt đỉnh đó.
Tất nhiên, tất cả phụ thuộc vào lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người.
Ví như nghề Dược sĩ, thường sẽ kiếm được rất nhiều tiền ngay sau khi ra trường, nhưng khả năng tăng lương sau đó gần như là con số 0. "Bất cứ công việc nào mà bạn nhận được nhờ những gì được đào tạo ở trường và ngay những năm đầu tiên của sự nghiệp thì đều không giúp bạn tăng lương những năm về sau", Katie Bardaro, trưởng ban kinh tế ở PayScale nhận xét.
Nghề Luật sư lại khác, thu nhập đỉnh cao của họ thường đạt được vào độ tuổi ngoài 50. "Nếu bạn là một luật sư, bạn luôn phải liên tục học hỏi trong công việc đó".
Tuy nhiên không nhất thiết bạn chờ để đạt đỉnh ở tuổi 39 hay 48. Sau đây là một số chiến lược thành công về lương mà bạn có thể áp dụng: Ở tuổi đôi mươi
Có một kế hoạch
Tốt nghiệp đại học, bạn cho rằng điều đó thật lý tưởng để có công việc đầu tiên. Nhưng một chìa khóa thành công quan trọng là hãy tìm lấy một công việc khiến bạn muốn xông pha vào mỗi sáng thứ Hai.
Kathy Caprino, chủ tịch công ty huấn luyện sự nghiệp và lãnh đạo Ellia Communications khuyên thế hệ trẻ rằng: "Từ công việc đầu tiên của mình, bạn vạch cho mình một chiến lược sự nghiệp. Sau đó có thể linh động biến đổi và nắn chỉnh lại. Hãy hiểu rõ bản thân, biết đâu là thứ mình đam mê, đâu là thứ mình giỏi, và cố gắng đưa ra một chiến lược nghề nghiệp phù hợp nhất".
Xem xét ngành nghề của mình thật cẩn thận
Sự khác biệt giữa nam và nữ trong các phân tích của PayScale tính toán chủ yếu là do sự lựa chọn công việc. Theo kết quả của PayScale thì, "Nam giới có xu hướng tìm đến những ngành kỹ thuật, khoa học máy tính, đảm trách vai trò quản lý và lãnh đạo nhiều hơn phụ nữ, và các công việc đó cho thấy xu hướng tăng lương tương đối nhất quán qua nhiều năm", Katie Bardaro, trưởng ban kinh tế ở PayScale nhận xét.
Có thể bạn chọn công việc, không phải vì nó là một nghề hứa hẹn mức lương cao, mà là bởi niềm đam mê của mình. Nhưng sẽ thật ngốc nghếch nếu bạn không lựa chọn khi có cơ hội.
Chịu trách nhiệm
Nếu có cơ hội ngồi vào một vị trí cao hơn trong công ty, bạn có dám thử sức với nó? Nếu không, thì tại sao không? "Bạn nên tham gia họp với cấp trên thường xuyên và có kế hoạch phát triển sự nghiệp rõ ràng. Đừng bao giờ là một kẻ bù nhìn". Nói cách khác, nếu gặp phải vấn đề gì đó ngăn cản bạn vươn đến những nấc thang thăng tiến phía trước, bạn nên nhận thức được chúng và giải quyết chúng thật triệt để.
Tiết kiệm như điên
Trong những năm đầu, cuộc sống tương đối đơn giản, ít nhất là về tài chính. Bạn có thể chưa có con và chưa phải vay nợ gì, cha mẹ bạn cũng chưa già yếu để bạn phải chăm sóc - nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang chắt chiu tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu.
"Với rất nhiều người, tuổi đôi mươi đồng nghĩa với tiêu xài thỏa thích", Stephany Kirkpatrick, Giám đốc kế hoạch tài chính của LearnVest Planning Services nhận xét. "Chúng ta mua xe hơi, đi du lịch, và có cả người giúp việc nữa. Nhưng không nên sắm sanh mấy thứ đó, cho đến khi bạn tiết kiệm đủ để gây dựng sự nghiệp cá nhân thật vững mạnh".
Những mục tiêu quan trọng khi ở tuổi đôi mươi nên đặt ra là chuẩn bị đầy đủ cho kế hoạch nghỉ hưu của cấp trên để nhận nhiệm vụ công ty bất cứ lúc nào và chuẩn bị sẵn 3-6 tháng sinh hoạt phí để dành cho những trường hợp khẩn cấp và bất ngờ. Tương lai của bạn sẽ tự cảm ơn chính bạn của hôm nay.
Bước sang ngưỡng cửa 30
Xem xét các cơ hội
Đừng ngồi yên tại một công ty trong 5 năm trời mà không ngó ngàng gì đến thế giới ngoài kia. "Không phải bởi vì bạn quá yêu công việc hiện tại, mà là bạn nên ra ngoài đi phỏng vấn", Caprino nói.
"Bạn nên tham gia phỏng vấn khoảng 2 hay 3 lần một năm". Điều đó đảm bảo 2 việc. Thứ nhất, bạn luôn nhận thức được giá trị của mình trên thị trường. Thứ hai, nó mở ra cơ hội nghề nghiệp tốt hơn - có thể đi kèm với vị trí cao hơn và mức lương hấp dẫn hơn.
Làm tình nguyện viên
Bạn muốn nhận lương và chức vụ cao hơn? Hãy cho công ty thấy rằng bạn luôn sẵn sàng cho điều đó. Hãy nhìn vào những khoảng trống trong công ty và đề xuất làm người đứng mũi chịu sào cho một dự án mới, hoặc tình nguyện thuyên chuyển sang bộ phận khác. Hãy làm gì đó để chứng minh khả năng và sự xông xáo đi sâu đi sát vào chi tiết của mình.
"Đối với nhiều người trong chúng ta, chúng ta thường thấy tự mãn với những gì đang có, thích chờ đợi sếp khai thác tiềm năng của mình và nói 'Bạn được thăng chức' ", Kirkpatrick nhận xét, "Sẽ mất rất nhiều công sức để nhận được diễm phúc đó, vì thế hãy chủ động hỏi về phần tiếp theo mà tôi nên làm là gì".
Đừng nghỉ giữa đường
"Rất nhiều phụ nữ đã ngưng làm việc khoảng 5-7 năm và có một quãng đứt đoạn trên con đường sự nghiệp của họ", Caprino nói. "Điều đó thật tệ. Bởi bạn vừa nhường đường cho một đối thủ cạnh tranh vượt lên".
Nếu có thể, chớ nên nghỉ làm việc hoàn toàn khi có con. Hãy tìm cách giữ chân mình trên đường ray nghề nghiệp - như làm việc bán thời gian, làm việc tự do, tư vấn hay chia sẻ nghề nghiệp. Điều đó sẽ giúp bạn duy trì kỹ năng công việc và những mối quan hệ của mình.
Hãy giữ bình tĩnh
Bạn có thể đang kiếm tiền với cấp số nhân so với 10 năm về trước, nhưng điều đó có nghĩa là bạn nên tiết kiệm nhiều hơn cho thời kỳ nghỉ hưu của mình, chứ không phải là chiều chuộng bản thân với tất cả những món đồ xa xỉ.
"Chúng ta bước vào tuổi 30 và kiếm được nhiều tiền. Bỗng dưng chúng ta nghĩ 'Tôi xứng đáng với một chiếc xe đẹp'. Hãy ý thức về sự tác động tâm lý đó. Chắc chắn, bạn xứng đáng với một chiếc xe đẹp, nhưng nó không phải là chiếc BMW", Lyons Cole nói.
Nếu có thể, hãy sử dụng những năm tuổi 30 của mình để tiết kiệm ít nhất 15% thu nhập của bạn cho kỳ nghỉ hưu.
Ngoại tứ tuần và ngoại ngũ tuần
Hạn chế bội chi
"Một trong những cám dỗ bạn sẽ gặp phải là tâm lý chạy theo thói sống xa hoa, chi tiền ngày càng nhiều hơn, mạnh tay hơn cho những gì mình muốn", Kirkpatrick nói. Đó là bản chất của con người, nhưng đây là 'cơ hội' để bạn quẳng đi một lượng tài sản đáng kể, thứ sẽ giúp bạn có chỗ đứng tốt hơn khi chuẩn bị 'hạ cánh về vườn'.
Ưu tiên cho kế hoạch hưu trí
Dành dụm ngân sách sinh hoạt phí cho thời gian nghỉ hưu nên là mục tiêu quan trọng nhất của bạn ở độ tuổi này. Nhưng rất nhiều người chỉ để ý đến những hóa đơn học phí của con cái, rồi tự cảm thấy rằng mình đang làm tốt và khỏi cần phải tiết kiệm quá nhiều cho thời nghỉ hưu nữa.
"Mọi người không thực tế. Họ không hiểu rằng họ sẽ không thể đóng học phí cho con nếu kỳ nghỉ hưu của họ chưa được định hướng thực sự đúng đắn. Bạn nên tiết kiệm ít nhất 15% thu nhập của mình cho thời nghỉ hưu và nhiều hơn nữa nếu có thể", bà Lyons Cole nói.
Kiến Anh
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider
0 notes