Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
🧷MỘT SỐ SỰ THẬT VỀ EM BÉ SƠ SINH:
- Trẻ sơ sinh là 1 tờ giấy trắng , chỉ có nhu cầu ăn , mút mát , ngủ , đái , ị , không có nhu cầu rung lắc , hát ru à ơi hay bế rong . Tất cả đều do người lớn tự suy diễn và tập thành thói quen cho trẻ .
- Trẻ sơ sinh sinh ra sẽ có tuần trăng mật (2-4 tuần đầu) . Đúng như tên gọi trăng mật , trong thời gian này bé chỉ ăn và ngủ , hầu như k có thời gian thức , mẹ cứ nghĩ em ngoan lắm cho đến khi hết trăng mật . Nhiều bé sẽ hết trăng mật ở tuần thứ 3 hoặc thứ 4 , bị lẫn lộn ngày đêm (ngày ngủ li bì , đêm ngủ 15-20p dậy 1 lần) , sau đó sẽ gặp wonder week (tuần khủng hoảng , phát triển và hoàn thiện kĩ năng) ở tuần thứ 5 mà các bà hay bảo là ra tháng nó hư đấy :))
- Trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng tự ngủ mà k cần bế rong trên tay hằng tiếng đồng hồ . Chỉ cần mẹ biết cách chọn đúng phương pháp phù hợp với bé .
- Trẻ trên 6kg có thể tự tích luỹ năng lượng để ngủ xuyên đêm mà không cần ăn . Giấc ngủ đêm dài rất quan trọng với phát triển trí não và chiều cao của trẻ , chứ chỉ ăn thôi thì chưa đủ . Nhu cầu ngủ đêm của trẻ sơ sinh là 11-12 tiếng . Tuỳ độ tuổi và số kilogram của con mà quyết định con có còn ăn đêm không mẹ nhé. Con dưới 6kg thì chưa nên cắt ti đêm mà mẹ hãy cân nhắc theo EASY để giấc đêm của con được tốt hơn .
- Trẻ sơ sinh có rất nhiều tiếng khóc : khóc đói , khóc cần mẹ vỗ về , khóc nóng/lạnh , khóc buồn ngủ , khóc bỉm bẩn , ... mỗi tiếng khóc đều có tone và cường độ khác nhau nên không phải cứ khóc là auto bú auto đói như truyền thuyết các bà để lại , chỉ cần bình tĩnh hoặc cho con theo 1 lịch sinh hoạt cố định là phân biệt đc rất dễ dàng .
- Lúc trẻ cần vỗ về trấn an chỉ cần mút mát , k cần bú . Đó là lí do sinh ra cái ti giả . Có 1 cái ti giả luôn thường trực trên cơ thể bé , chính là ngón tay . Chính vì thế đừng bgio cản bé mút tay .
- Ông bà k cho bế đứng , sợ trụn lưng trẻ , nhưng lại luôn mặc định cho trẻ nằm võng - thứ gây ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bé , kể cả có cái nôi tre hay lót khăn đều có hại . Thứ trẻ cần là 1 chiếc giường k rung lắc và 1 tấm nệm ép vừa đủ cứng để nằm .
- Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần sữa mẹ/sữa công thức là đủ , tuyệt đối k cho trẻ uống thêm nước vì sẽ gây ngộ độc nước . Nếu pha sct k đúng tỉ lệ cũng sẽ gây ra hiện tượng này .
- Trẻ sinh ra sẽ có phản xạ moro và chưa tự làm chủ đc tay chân của mình nên thường bị giật mình và đập tay vào mặt , sau đó sẽ khóc . Quấn giúp trẻ có cảm giác đc ôm chặt và hạn chế đc việc giật mình đập tay vào mặt lúc ngủ nên quấn giúp trẻ ngủ đc sâu và ngon giấc hơn chứ k phải lấy gối hay bất cứ cái gì khác đè lên bụng trẻ để “chém trợ”. Phản xạ moro sẽ dần biến mất khi trẻ lớn , thường thì từ 3-4 tháng tuổi , nên 4 tháng là thời điểm thích hợp để cai các công cụ hỗ trợ như quấn , ti giả , white noise . Một số bé sẽ cai sớm hơn và 1 số bé sẽ có nhu cầu cai muộn hơn .
- Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn , trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM) - điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé .
- Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 50 phút . Một giấc ngủ dài bao gồm nhiều chu kì ngắn , mỗi chu kì được bắt đầu bằng giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu . Vì thế trẻ thường thức dậy sau 45-50p đi ngủ , nếu k có sự can thiệp của ng lớn (bế ra khỏi môi trường ngủ vì tưởng trẻ đã thức) thì bé sẽ tự ngủ lại , một số bé phải khóc tự trấn an mới ngủ lại đc . Đây là lý do sinh ra nút chờ .
- Giấc ngủ nông thường trông giống như trẻ đang thức : trẻ có những cử động trên gương mặt , và cơ thể . Đó là dấu hiệu não của trẻ đang hoạt động, hệ thần kinh đang kết nối với nhau , trẻ đang học các biểu hiện và truyền đạt cảm xúc . Chúng ta có thể lầm tưởng rằng trẻ đang thức , nhưng hoàn toàn không phải , giấc ngủ này cần được tôn trọng tuyệt đối .
- Trẻ sẽ trải qua các thời kỳ khủng hoảng , phát triển và hoàn thiện kỹ năng , gọi là wonder weeks (ww) , mỗi mốc ww qua đi trẻ sẽ học đc nhiều cái mới mẻ hơn , nhưng trước đó là 1 khoảng thời gian biếng ăn sinh lý , cáu kỉnh , khó ngủ , đeo bám , mè nheo . Càng lớn bão ww sẽ càng mãnh liệt . Việc mẹ cần làm trong khoảng thời gian này là tôn trọng con , k ép con bú/ăn , và kiên nhẫn với con .
- Trẻ sinh ra đã có gen tóc mặc định , nên k phải cứ cắt tóc máu thì tóc sau sẽ tốt hơn . Cái tốt hơn mà ng lớn lầm tưởng ở đây chính là sự đồng đều khi mọc lại tóc nên ng lớn nghĩ sau khi cắt trông tóc có vẻ đen hơn và dày hơn . Sai lầm .
- Thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn , vì thế nên khi ng lớn cảm thấy lạnh trẻ mới thấy mát . Nhiệt độ phòng lý tưởng để trẻ ngủ ngon là 22-24 độ . Lưu ý nhiệt độ phòng k phải là nhiệt độ hiển thị ở trên điều khiển điều hoà .
- Trẻ ốm là do vi rút , vi khuẩn , cái điều hoà không có tội nên đừng đổ lỗi do điều hoà . Nếu có lỗi do điều hoà thì chính là người lớn k chịu vệ sinh điều hoà .
- Em bé & thậm chí là ng lớn sẽ ngủ rất nhanh hoặc bình tĩnh hơn nếu có white noise (tiếng ồn trắng). Tuỳ vào sở thích của mỗi bé mà có bé thích tiếng mưa, có bé thích tiếng nhiễu tivi, có bé thích tiếng vỗ của biển hoặc tiếng nước chảy, tiếng máy sấy, tiếng tim đập, ...
- Trẻ bú xong cần đc ợ hơi thật kỹ . Hơi chính là nguyên nhân làm trẻ quấy khóc khi bú . Một số bé cần đc ợ hơi cả giữa bữa chứ k chỉ sau khi kết thúc bữa . Đưa ti trẻ vẫn bú nhưng nút đc vài cái lại ưỡn ng co chân khóc . Việc mẹ cần làm là dừng bú và ợ hơi cho bé , sau đó tiếp tục bữa ăn (vì sữa là thức ăn của trẻ sơ sinh nên có thể gọi bú = ăn)
- Trẻ thức chơi đêm vì ngày ngủ quá nhiều , waketime chưa đủ . Điều này k có nghĩa là ngày bắt trẻ thức thật nhiều thì đêm trẻ sẽ ngủ xuyên đêm . Ở mỗi độ tuổi bé sẽ có khả năng thức khác nhau. Càng lớn khả năng thức càng dài. Nhưng k phải vì thế mà mẹ cho bé thức bnhieu cũng đc. Bé sơ sinh k thể theo lịch sinh hoạt của ng lớn. Nếu mẹ nghĩ ngày con thức càng dài để đêm con ngủ tốt hơn thì mẹ đã sai hoàn toàn và chỉ làm con bị overtired, càng khó ngủ & trằn trọc nhiều hơn thôi. Để con ngủ tốt ban đêm thì ban ngày con cần những giấc nghỉ ngơi ngắn k quá 2.5 tiếng/lần phân bố xem kẽ với khả năng thức của con. Để giúp con có lịch sinh hoạt phù hợp nhất mà k làm con quá sức thì mẹ nên tìm hiểu về EASY.
- K phải cứ cho trẻ đi ngủ càng muộn thì đêm trẻ sẽ k dậy . Nếu cho bé đi ngủ quá muộn so với nhu cầu của bé (vdu 7h tối con cần đi ngủ , nhưng ng lớn nghĩ ngủ giờ này thì đêm dậy quấy nên bắt con thức đến 9-10h đêm mới cho đi ngủ) sẽ làm con overtired , gắt ngủ và khó vào giấc hơn .
- Đầu là chỗ thoát nhiệt của con nên trẻ k cần đội mũ khi nhiệt độ >20*, cũng k cần ủ kín mít vì chỉ làm con đổ mồ hôi nhiều hơn, nhất là trong thời tiết nắng nóng ntn.
- Rụng tóc vành khăn, vặn mình, trớ,... đều là hiện tượng sinh lý của trẻ. Càng lớn hiện tượng vặn mình sẽ càng giảm. Còn rụng tóc vành khăn là do chỗ tiếp xúc với đầu lúc con nằm. Nếu mẹ không yên tâm hãy đưa con đi khám để biết con rụng tóc bành khăn là do sinh lý hay thiếu chất. Mẹ chỉ đc bổ sung duy nhất vitamin D cho con. Tuyệt đối k tự ý bổ sung calcium nếu k có đơn thuốc của bác sĩ hay mẫu xét nghiệm.
Tạm thời thế đã , nhớ ra thêm cái gì mình sẽ edit tiếp . Thanks a lot ❤️
Nguồn: mẹ Nguyễn Lin Giang
#ShopTreTho
---
Cùng tham gia group để giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con: Hội các mẹ nghiện con
3 notes
·
View notes
Text
Sách vở dạy không ngược đãi trẻ con mà mình băt ép con uống thìa . Tham nhiều.
0 notes
Text
THẾ NÀO LÀ SỬ DỤNG NGÔN TỪ TÍCH CỰC?
1. Đừng dùng ngôn từ thô tục.
Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán…
2. Đừng “Vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ.
Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt.
3. Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia.
Ạ thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”.
4. Đừng dùng những cụm từ tiêu cực như đối phó với trẻ, ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên...
Hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó. Trẻ không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được.
5. Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ.
“Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Kể cả bạn có như thế bạn cũng không thích ai nhận xét như vậy hay mang bạn ra bình luận với người khác. Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ.
6. Đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ.
Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”; “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”; “Cô sẽ giúp con một tay nhé?”…, vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ.
7. Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định.
Ví dụ, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”; “Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”…
8. Đừng suy nghĩ tiêu cực.
Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”… Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao?
9. Đừng ra lệnh.
“Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”… Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.
Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội.
ST./.
0 notes
Text
Trước mình cứ nghĩ là uống cái này cái kia thì nhiều sữa. Sau khi kinh nghiệm sương máu từ bạn lớn và học hỏi được từ các mom ngày vắt dư cả lit thì mình đúc kết được cách gọi về nhiều sữa như sau:
1. Cho con bú nhiều để gọi sữa.
2. Con vừa bú vừa dùng cốc hấng nên kia. Giống như mình nuôi sinh đôi 2 đứa bú vậy. Nên sữa sẽ về theo nhu cầu bú của con. Mình từ k đủ cho con bú kiên trì cách đó giờ con 5m k phải uống sữa ngoài, ngày dư 300-500ml trữ đông và sữa cho cả bạn lớn uống.
3. Uống nươc sữa là nc nên mình uống thật nhiều nước thì mới có sữa cho con. Trung bình 1 ngày mình uống 2-3 lit nước.
4. Muốn sữa đặc và nhiều chất, mình ăn đủ loại thức ăn, uống thêm ngũ cốc, sữa non, vitamin tổng hợp, sắt và canxi.
Đó là kinh nghiệm của riêng mình mong giúp ích đc cho các mom!!!
0 notes
Text
0 notes
Text
0 notes
Text
Tềnh yêu tuyệt quá. Tuổi trẻ là có những giới hạn của nó. Yêu quá giới hạn mà không có được sự trân trọng của đối tác làm ta tuyệt vọng!!!
4K notes
·
View notes
Text
0 notes
Text
0 notes
Photo
134 notes
·
View notes
Text
“Sẽ không có ai quan tâm đến việc bạn đã trả giá nhiều hay ít, cố gắng như thế nào, chống đỡ có mệt hay không, rơi có đau không, bọn họ chỉ nhìn vào vị trí cuối cùng mà bạn đứng, sau đó hâm mộ hoặc khinh thường.”
— Mạc Y Phi dịch (via macyphi99)
1K notes
·
View notes
Photo
Em có mong gì đâu, mong gì đâu chỉ muốn người nghe em cất tiếng thở dài để mỏi mệt như dần tan hết trong vòng tay
857 notes
·
View notes
Photo
❝Hi vọng em có thể tìm được một người yêu dịu dàng và ấm áp. Anh ta sẽ không vì áp lực của bản thân mà vô cớ nổi giận với em. Khi em phạm phải sai lầm gì đó, sẽ không huyên huyên náo náo mà làm ầm ĩ một trận. Không vui buồn thất thường. Khi mối quan hệ hai người gặp phải vấn đề phát sinh thì có thể điềm tĩnh thản nhiên, Sẽ không phải không phân lớn nhỏ mà biểu hiện thất thố. Ngọt ngào giống như kẹo bông gòn, Gặp phải vấn đề gì cũng có thể cùng em dịu dàng vượt qua. Nếu em ở bên một người như vậy cả đời, làm sao có thể không hạnh phúc?❞
— Dư Văn Lạc
704 notes
·
View notes