Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Entry tháng 12
Tháng 12 của năm em 28 tuổi, nhiều hoang hoải và gợn buồn, những điều vu vơ mà em nghĩ mình từ lâu đã chẳng còn buồn vì chúng nữa. Nhưng em vẫn hay buồn, hay nghĩ, nhạy cảm và cô đơn.
Tháng 12, khi bé con được hơn 7 tháng tuổi, kinh nguyệt lại quay về, những cơn đau dài hành hạ khiến em cảm thấy kiệt sức và muốn nghỉ ngang vô cùng. Một cuộc sống mà hơn chục năm về trước, khi còn là một cô bé mười mấy tuổi, em đã từng nghĩ về nó, từng sống vì nó rất nhiều. Cuộc sống tự do đôi lúc đến mức bất kham, đi những nơi mình muốn đi, gặp những người mình muốn gặp và làm những gì mình muốn làm. Cuộc sống của một tuổi trẻ rộng dài, nhiều thử thách và trải nghiệm, nhiều bài học và xúc cảm, có thể mạnh mẽ lựa chọn bắt đầu, tiếp tục hoặc từ bỏ mà không ngần ngại bất cứ điều gì.
Tháng 12, rơi nước mắt trong vô thức, vì phải nói chuyện với người dưng nước lã những chuyện mình thấy tầm phào, vì cứ phải gồng mình lên để che đậy sự yếu đuối trong thẳm sâu. Thấy mình hèn, nhát, vì chẳng thể tự bảo vệ được cái bản ngã nhỏ bé mà mình luôn nghĩ là ghê gớm này. Thấy ngạc nhiên vì mình cũng có thể trở thành kiểu như vậy, rơi nước mắt và nói chuyện bình thản, mệt mỏi nhưng cứ phải cố gắng và cố gắng.
Hơn 7 tháng trời có em, thấy mình thay đổi nhiều, sống lạc quan và luôn nỗ lực, cảm thấy thành tựu lớn nhất của mình là có thể nuôi con bằng sữa mẹ cho tới tận bây giờ (và thêm ít nhất 2 tháng nữa) dù không ở gần con. Lần đầu biết cảm giác nhớ và thương con đến cồn cào, da diết. Nhớ gương mặt phúng phính đáng yêu vô cùng, nhớ đôi mắt thông minh lanh lợi, nhớ cái miệng hay cười toe của em khi gọi điện cho mẹ. Nhớ ơi là nhớ. Thèm ôm em thiệt chặt, thiệt ấm trong vòng tay, ôm em ngủ ngon kệ sự đời. Gia đình mình có mẹ có ba, có em ngoan bình yên mà lớn. Nhớ đến thao thức trong đêm.
Làm cô giáo có vui không? Lần cuối mình thấy vui với sự lựa chọn này là khi nào? Mình chẳng còn nhớ nữa! Mình mệt mỏi quá. Nhiều thứ phải lo lắng và cân bằng. Nhiều thứ ngổn ngang, tâm trạng nặng nề cũng chẳng biết làm sao để giải tỏa. Thứ duy nhất mình có thể làm là chấp nhận, sống im lặng, thờ ơ đến vô cùng, gió chiều nào theo chiều ấy, haha. Đôi lúc nhìn mấy nhóc học sinh lén lút hẹn hò, ngồi bên nhau nói muôn vàn câu chuyện của chúng, sao mà dễ thương. Nhớ mình của mười năm về trước, những ngày tháng đi học trong veo, nhìn đời bằng đôi mắt nhiều ước mơ và ngưỡng vọng. Chợt thấy thương mấy mối tình gà bông đó, thương tụi nó lắm, một thời của cô cũng chỉ đến vậy thôi.
Tháng 12 năm 2024, vẫn còn loay hoay xếp gọn những muộn phiền trong lòng mình. Biết ơn những điều đã đến, để cho ta những bài học quý giá. Nhưng thấy sợ những gì sẽ đến, vì mình sẽ luôn loay hoay với những lối mòn nhạt nhẽo không lối thoát này. Chợt nhớ đến ước mơ của mình năm xưa, một cuộc sống tuy bình thường nhưng tự do. Nhưng mình biết, phải trải qua bao biến động dữ dội mới có một cuộc đời bình yên, và phải chấp nhận bỏ hết những gì mình đang có thì mới có thể thoát khỏi mọi ràng buộc mà sống tự do. Nghe là biết, viển vông quá rồi.
Em, dạo này,...
0 notes
Text
Tình yêu không phải là tất cả những gì bạn cần. Sự tôn trọng là thứ bạn cần. Thời gian là thứ bạn cần. Sự an ủi là thứ bạn cần. Hạnh phúc là thứ bạn cần. Một người đủ thấu hiểu bạn là thứ bạn cần.
330 notes
·
View notes
Text
Rau đắng đất (Trường ca) Nguyệt Lãng - 1972
Trời mưa nước ngập ruộng sâu Cá đồng về hội rủ nhau nhảy hầm Mưa là mưa lũ mưa dầm Hẹn mùa, rau đắng mọc quanh thềm nhà…
Tộ cá rô kho, Tô canh rau đắng Đượm làm sao tình nghĩa nhà quê Nhớ làm sao thuở còn bé bỏng
Nhà ở xa trường qua mấy nhịp cầu tre Bấm ngón chân chai bờ đất ruộng Trời mưa trơn trợt lối đi về ..
Tới cổng, Mùi cá kho đã dậy Lạnh cóng tay, cơn đói réo trong lòng Em với chị vừa đi vừa chạy Cùng tranh nhau kịp để ngồi mâm!
Em ngồi bên cha, Chị ngồi cạnh mẹ, Bới chén cơm đầy và đua cho lẹ Hạnh phúc reo mừng như tiếng chim ca.
Cá rô non nấu canh rau đắng đất Là tình thương bồi đắp mãi không tròn Là những buổi cha dầm mưa khai ruộng nước
Quần vo cao, Áo bà ba rách nách Điếu thuốc vồng ngấm nước tắt, lạnh run
Tay rổ xúc Vai đeo đụt mướp Lũ đĩa trâu thèm máu hút bầm chân!
Là những buổi trời vui mây dẫn gió Trôi lang thang không biết đến phương nào Chiều dâng hương cuồn cuộn tiếp chân nhau Trên ruộng thấp bầy cò bay trắng xoá
Những khi nhàn hạ Mẹ nhổ rau đắng đất Đốt lấy tro lắng nước gội đầu Gió thật hiền lay lá trúc lao xao Mái tóc chị dài êm như sóng mạ
Mẹ xăm xoi bắt chí Mẹ chăm chút chải gầu Xức dầu dừa óng mượt Cột đuôi gà nhỏng nhảnh đằng sau
Mẹ vuốt tóc chị trầm trồ khen đẹp Ôi! Dòng tóc hiền thắm nghĩa cù lao!
Mười lăm năm, Thời gian con đủ lớn Và tóc mẹ trải màu bông bưởi bông cau Cha lưng còng như tre gặp gió Cho lòng con nặng một niềm đau!
Chị theo chồng về nơi xứ lạ Em linh đinh rày đó mai đây Thuở nhỏ mưa dầm băng mấy ruộng Bây giờ mưa ngại bước chân đi! …
Chị về bên ấy, Ơ hờ gương lược biếng săm soi Tóc chị rối nù hong mùi khói bếp Gió dẫn mây trôi nhìn chỉ ngậm ngùi
Đường về biệt mù, Chồng con bận bịu, Nơi quê xưa thung đường ươn yếu Mà nhớ thương như thả tóc lên trời
Em lang thang đầu sông cuối bãi Thèm một bữa cơm dưới mái gia đình Nhưng dĩa cá kho mặn mùi nhân ngãi Tô canh ngày nào cũng đắng vị công danh!
Tộ cá rô kho, Tô canh rau đắng Đời nhiều lận đận Nên mất rồi thời thơ dại dấu yêu
Đã hết rồi thời tan học nghêu ngao Câu hát cũ bây giờ nghe nuối tiếc Khi mây trắng lưng trời bay mù như tóc Gió vờn trên lá cỏ Và đường đời sự nghiệp trắng đôi tay…
Đêm nhà trọ chập chờn giấc điệp Tình hoài hương ray rức ngủ không yên Tiếng võng ai kẽo kẹt Giọng ru hời buồn điệu Vân Tiên: “Trời mưa nước ngập ruộng sâu Cá đồng về hội rủ nhau nhảy hầm Mưa là mưa lũ mưa dầm Cho rau đắng đất mọc quanh thềm nhà!”
Mười lăm năm, Bao lần gió nam non thổi lòn hang dế Em đi từ ấy, Chân ruộng đồng chưa mòn gót phiêu linh
Ăn quán ngủ đình, Nước sông gạo chợ Bao lần đau những cuộc tình tạm bợ Bao nhiêu lần làm khách lữ qua sông! Chợt giựt mình, trẻ nhỏ gọi bằng ông Bỗng nghe nhớ về cố thổ…
Nhớ rau đắng nấu canh Nhớ con cá rô kho tộ Nhớ chị tôi theo chồng năm lên mười sáu Tóc cột đuôi gà… khóc lúc vu qui!
Chị trách hờn cha mẹ đuổi chị đi Thân con gái ở nhà ngoài, ăn cơm nguội. Con chim đa đa kêu đâu bờ bụi Thương cha mẹ già ươn yếu chẳng ai lo
Chị gói một nắm tro Dặn em gội đầu cho mượt Xức dầu dừa cho mướt Đừng để mủng vùa khô khốc rễ tre
Mười lăm năm, Mới hiểu lời chị dặn Thì đã bao lần mấy dề rau đắng Mọc quanh thềm nhà… trổ bông trắng rồi… khô!
Đã mấy mùa nước ngập chân đê Con cá rô mấy lần ra sông lớn Cha không còn dầm mưa thăm ruộng Không còn ai giành nữa chuyện ngồi mâm!
Bao năm dài không một lời thăm Thôi thì kể như nước sông chảy ra biển cả Thằng em nhỏ tóc vẫn chừa ba vá Như mủn vùa mẹ gọt, lúc lên ba?
Con rô đồng ôm trứng tháng mưa Chờ đến lúc thả con về ruộng Chị ngồi nhớ mỗi chiều mỗi sớm Thả nỗi buồn theo lọn tóc bay.
Một hôm chị ngồi ngạch cửa bấm lóng tay Rồi chị khóc một mình… không đếm nữa Buổi trưa nồng gió nồm ru nắng hạ Khói đốt đồng làm mắt chị cay.
Từ ngày em làm mây Lang bạt giang hồ khắp ngã Bặt tin nhạn cá Có còn nhớ đất, thương quê?
Như ngày lặng lẽ ra đi Em âm thầm trở lại Vừa thương em, chị vừa ái ngại
Ba mươi năm, như thể một ngày Vẫn rám đen như ngày trốn học Đi mò cua bắt ốc Giũ trứng kiến vàng câu con cá rô non.
Chị ngồi ngạch cửa liếc mắt nhìn em Đứa em xưa có gì ngờ ngợ Quần áo bận nửa quê nửa chợ Chút giang hồ, chút vị quê hương!
Chị ngồi kế bên Nhìn em ăn cơm mà khóc Lại bấm lóng tay, lại chùi nước mắt.
Cũng tô canh rau đắng đất Cũng tộ cá rô kho Lòng chị như cục than vùi dưới lớp tro Gió đòi khêu ngọn lửa.
Chị lại ngồi ngạch cửa Biểu em xích lại gần hơn Chị ngập ngừng đưa ngón tay run Lượm sợi tóc sâu ở trên vai áo.
Bây giờ chị gọi em bằng cậu (Lẽ ra tiếng ấy, phải kêu từ lúc chị theo chồng!) Ôi! Con đò đã xa biệt bến sông Chị cũng thấy mình ngượng nghịu!
Sợi tóc sao bạc phếu? Đâu phải tóc sâu, Mà vì bao lâu mưa dải nắng dầu
Qua bao tháng ngày luân lạc Hai chị em mái đầu đều bạc Hai chị em cũng già như nhau
Nhớ ngày nào té nước cầu ao Hát khúc đồng dao cùng cười khùng khục “Chị em (người) ta như hoa dâm bụt Chị em mình như cục .. cức trôi! Cục cức trôi, người ta còn vớt Chị em mình như ớt chín cây”.
Không hẹn mà cùng bấm lóng ngón tay Hai số dư không biết đường nào đếm Em muốn kể quãng đời lận đận Ba mươi năm dài bao nỗi nhớ mong.
Ngày về nhà chị Ngủ đêm đầu tiên Nghe rạo rực không thể nào yên giấc Dưới mé thềm rêu mọc đầy rau đắng đất Con dế mèn thôi kể chuyện phiêu lưu
Nén tiếng thở dài Sợ rung giọt đèn lu Muốn được ngủ say trong vòng tay chị Lời trách móc sao y như mẹ Cái hồi còn thơ trẻ bên nhau!
Ai buộc đời mình vì một cọng rau Ai khôn lớn qua cầu đi hút bóng Nhìn quãng đồng xa một làn khói trắng Cũng bâng khuâng nhớ lắm quê mình Bỗng nghe thèm rau đắng nấu canh!
Biết tìm nơi đâu khung trời kỷ niệm? Những chiều hoàng hôn tím Những buổi dầm mưa đi học lạnh run!
Những buổi mưa dầm Cha giắt đụt mướp trên lưng Bắt con cá đồng ngược nước Bên chái hè mưa tạt Mẹ hái từng cọng rau đắng đất nấu canh.
Để nỗi nhớ vây quanh Tóc trên đầu đã bạc Chân giang hồ bỗng dưng chùn bước Nghe giữa hồn rau đắng đất mọc xanh!
13 notes
·
View notes
Text
6K notes
·
View notes
Text
Anh đi làm rất là nguyên tắc với chính bản thân mình, chẳng phải thể hiện cho ai xem cả. Mình muốn quản lý người khác, tất nhiên mình phải có cách sống và làm việc nghiêm khắc với chính bản mình. Mệt, đói cũng ăn đúng giờ đúng chỗ. Anh ra ngoài để kiếm tiền, không phải kiếm bạn, càng không phải là để kiếm chuyện. Bạn bè tốt thì anh trân quý và giữ gìn.
Đôi khi công việc áp lực, mệt mỏi, căng thẳng anh chẳng bao giờ nói với ai. Tối về phòng mở điện thoại chỉ muốn xem ảnh người yêu, nhắn linh tinh với em. Với anh, những áp lực đó như đã được xoa dịu đi tất cả.
97 notes
·
View notes
Photo
❤️❤️ red velvet everything please ❤️❤️
(recipes 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
5K notes
·
View notes
Text
Học–Đọc–Xem–Nghe gì để mở mang kiến thức
1. HỌC:
* Tất cả các giới thiệu đi kèm đều mang tính trải nghiệm cá nhân. Tốt nhất và trên hết, bạn nên tự học, tự nghe, tự đọc, tự xem, tự trải nghiệm… cho mình để rút ra cảm nhận riêng cho mình.
Coursera: Hiện là nơi cung cấp các khóa học Online nhiều nhất, đa dạng, và chất lượng nhất với hơn 2,500+ khóa học đến từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bạn có thể trải nghiệm du học tại chỗ thông quá các khóa có độ dài từ 4 hoặc 8 hoặc 12 tuần, có phụ đề tiếng Anh, có thể tải Video về máy, và có App trên Android và Iphone.
Chú ý: Hầu hết các khóa trên Coursera đều miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ. Với 1 số khóa thuộc dạng Specialization hay MicroMasters Programs, bạn chỉ cần gõ lại tên từng khóa trên Google, lúc đăng ký chọn “Audit” là có thể học Free.
Edx: Tương tự Coursera, Edx liên minh sáng lập ban đầu bởi Harvard và MIT, cung cấp hơn 2,000+ khóa học, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Với những người thích học sâu thì có thể thích Edx hơn, vì các khóa làm khá bài bản, học thuật & đủ sâu. (Coursera cảm giác hơi “nhập môn”, đặc biệt các khóa ngắn 4 tuần với tổng thời gian bài giảng Video chỉ khoảng 4-5 tiếng). Edx cũng gần như hoàn toàn Free, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
Future Learn: Tương tự Coursera & Edx, nhưng Future Learn chủ yếu do các trường đại học của Anh cung cấp. Thường thì các khóa học rất thực tiễn đúng chất giáo dục của Anh, mang tính ứng dụng vào cuộc sống hơn là các khóa có độ học thuật sâu như Edx. Có nhiều khóa dài, nhưng có những khóa rất ngắn, chỉ 2 tuần, bù lại Future Learn có UI học tập khá đẹp. Hiện trang cũng có hơn 1,000 khóa học, hầu hết miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
Iversity: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, nhưng Iversity chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Pháp… Trang có hơn 100+ khóa học, và rất nhiều khóa được giảng bằng ngôn ngữ Anh.
Kadenze: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, Iversity, nhưng Kadenze tập trung vào các môn nghệ thuật như Thiết kế, Âm nhạc, Mỹ thuật… từ các trường hàng đầu thế thế giới về Fine Arts. Trang có hơn 150+ khóa học, đa phần là Free, bạn cần phải trả phí ($20/1 tháng), nếu muốn lấy chứng chỉ, chữa bài tập.
Open Yale: Trước khi có Coursera hay Edx, 1 số trường như Yale, Harvard, MIT có tự mở các Platform riêng để đăng tải 1 số khóa học cấp độ nhập môn Free cho người học toàn thế giới. Open Yale có lẽ là nơi cung cấp các khóa học chất lượng nhất, với khoảng hơn 40 khóa, được quay trực tiếp tại lớp học [vì thế nên có thể đỡ buồn ngủ các khóa quay trong Studio], và có phụ đề tiếng Anh. Các khóa cũng đủ sâu và đủ dài, ngang với một học phần mà sinh viên Yale học. Rất khuyến khích nên thử với những bạn học sinh cấp 3 nung nấu quyết tâm du học.
MIT Openware: Tương tự Open Yale, MIT Openware do đại học MIT sáng lập. Web có hơn 2,500+ khóa học, nhưng có lẽ chỉ khoảng 100+ là có đầy đủ Video, Phụ đề, Slide… còn phần lớn chỉ là Syllabus hoặc Audio. Vì là trường mạnh kỹ thuật, nên phần nhiều là các khóa về các môn tự nhiên, hơn là các môn nhân văn, nghệ thuật.
Crash Course: Các video hoạt hình được thiết kế công phu, đồ họa đẹp, vui tươi, độ dài 15-20’, sáng lập bởi anh em nhà Green, Hank Green và John Green [Lỗi lầm thuộc về những vì sao]. Crash Course hiện có khá nhiều chủ đề, với hàng trăm Video từ Lịch Sử, Văn Học, Thần Thoại, Sinh Học, Kinh Tế, Tâm Lý… có phụ đề tiếng Anh. Rất phù hợp với bạn học sinh cấp 2, cấp 3, muốn học các kiến thức phổ thông trên trường 1 cách vui tươi và có nghĩa hơn.
Khan Academy: Ban đầu hầu hết các video do Salman Khan (MIT) tự làm, giảng rất chậm và dễ hiểu, vừa học vừa ghi chú như cô giáo viết trên bảng đen, tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử… cho học sinh cấp 2,3 và đại học năm 1,2. Hiện tại, Khan Academy đã mở rộng sang nhiều chủ đề hơn như Kinh tế, Tâm lý, Văn học, Luyện chứng chỉ… Các khóa học đều hoàn toàn miễn phí, cá nhân mình nghĩ dạy con trẻ Đọc-Nghe tiếng Anh tốt rồi vào đây tự học có lẽ bổ ích hơn nhiều là chui vào các lò luyện thi hay dạy thêm.
IAI Academy: Hơn 50 khóa học về triết học, tâm lý, đạo đức, khoa học… Hoàn toàn miễn phí, phần lớn từ các học giả bên Anh, tuy nhiên khóa thường hơi ngắn và được quay trực tiếp tại các sự kiện.
Alison: Trang này cung cấp các khóa về kiến thức kinh doanh tài chính, kỹ năng mềm, tiếng Anh… nói chung là giống như 1 trường nghề, giúp bạn vững bước vào đời. Tuy nhiên, phần lớn các khóa ở dạng Slide tương tác, không có giảng viên đứng lớp.
Ngoài ra còn có 3 trang tổng học, phân loại các khóa học từ tất cả các nguồn trên thành các chủ đề đó là:
Open Culture:
Class Central
Academic Earth
The Great Courses: Đây là trang trả phí, cung cấp giáo dục khai phóng & học tập suốt đời lớn nhất, bao gồm hàng trăm khóa học thuộc các chủ đề học thuật như Triết học, Tâm lý, Lịch sử, Tôn giáo… được giảng bởi các giáo sư hàng đầu tại các trường đại học Mỹ. Mỗi khóa sẽ có 1 cuốn Guidebook đi kèm để bạn theo dõi song song trong quá trình giảng.
Các khóa được quay và dựng tại Studio chuyên nghiệp, nên đảm bảo chất lượng cả về Video lẫn Audio. [Tuy nhiên, vì chỉ đi lại quanh 1 chỗ và không nhìn thấy khán giả, nên đôi khi có hơi buồn ngủ. Mình khuyên bạn nên tăng tốc độ video từ 1.2-1.5x để học cho tỉnh]. Phiên bản Audio được bán trên Audible với các bạn thích nghe. Ngoài ra, The Great Courses Plus là phiên bản Online, giúp bạn xem trực tuyến các khóa học qua PC hoặc App, có phụ đề tiếng Anh.
The Moder Scholar: Tương tự như The Great Courses, nhưng TMS chỉ có các khóa Audio được thu tại Studio chuẩn, tuy nhiên đã ngừng phát triển thêm các khóa mới. Hiện TMS có hơn 100 khóa học, phần lớn thuộc giáo dục khai phóng như Lịch sử, Triết học, Nghệ thuật, Tôn giáo… có thêm các giáo sư từ các trường đại học Anh. Các khóa cũng có Guidebook đi kèm, độ dài từ 10h-15h trung bình mỗi khóa học, có thể mua trên Audible.
https://www.learnoutloud.com/Resources/Publishers-and-Retailers/Modern-Scholar/80
Ngoài ra, có 1 số Web khác cung cấp các khóa học có phí mang tính định hướng nghề nghiệp và ứng dụng cao, bao gồm:
Lynda: Lượng khóa học khổng tập, rất mạnh trong mảng kỹ năng như Code, Web, Design, Sử dụng phần mềm, Kỹ năng mềm trong công việc hàng ngày, chia thành các cập độ từ nhập môn đến chuyên gia. Các khóa đều có Sub Anh, File bài tập để bạn tự thực hành trong lúc học.
Masterclass: Các khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ, từ Đóng phim, Chụp ảnh, Viết, Nấu ăn. Các khóa đều có phụ đề Anh, Workbook đi kèm, được quay và dựng rất chuyên nghiệp.
Udemy: Số lượng khóa khổng lồ, đa dạng, với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, do người dạy tự phát triển khóa, nên chất lượng Audio, Video không tốt được như các khóa chuyên nghiệp bên trên.
Creative Live: Các khóa học về các chủ đề thiết kế, kỹ năng mềm, nghệ thuật, âm nhạc, mang tính thực hành cao. Các khóa được giảng bởi các bậc thầy trong nghề, quay và dựng chuyên nghiệp. Mỗi ngày sẽ có từ 3-5 khóa Free được chọn ngẫu nhiên, nhưng chỉ Stream vào 1 khung giờ nhất định, vậy nên bạn sẽ phải thức và học liên tục trong khung thời gian đó.
2. ĐỌC:
The New Yorker: Cảm nhận cá nhân, đây là tờ hay nhất trong tất cả các báo Mỹ.
The Atlantic: Mục Magazine hàng tháng, rất dài và chất
The New York Times: Nên thử các mục Magazine, Sunday Review, Opinion, Modern Love
https://www.nytimes.com/section/magazine
https://www.nytimes.com/section/opinion
https://www.nytimes.com/section/opinion/sunday
https://www.nytimes.com/column/modern-love
The Guardian: Nên đọc mục Long-Read, Opinion
https://www.theguardian.com/news/series/the-long-read
https://www.theguardian.com/lifeandstyle/series/thiscolumnwillchangeyourlife
The Economist: Mục Magazine khá nhiều bài hay. Mục What if, nhiều bài lạ
https://www.1843magazine.com/
http://worldif.economist.com/
New Republic: Nên thử mục Magazine và Books
https://newrepublic.com/tags/books
https://newrepublic.com/magazine
Wired: Viết nhiều khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nên thử mục Backchannel & Ideas
Fast Company: Sáng tạo + Thiết kế + Công nghệ + Startup…
Foreign Affairs: Chính trị+ Ngoại giao + Quan hệ quốc tế…
Finanicial Times: Chuyên tài chính, kinh doanh. Nên thử mục Magazine, Opinion & Lunch with the FT
https://www.ft.com/life-arts/lunch-with-the-ft
Wall Street Journal: Kinh tế + Thị trường + Tài chính + Chứng khoán…
Washington Post: Chính trị + Xã hội Mỹ…
Vox: Chính trị + Văn hóa Mỹ. Tham khảo mục: Explainers & Conversations
https://www.vox.com/conversations
https://www.vox.com/explainers
Brain Pickings: Trang hay, nhiều bài về sách, văn chương, triết học…
Nautilus: Mỗi số bàn 1 chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sinh học, tâm lý, vật lý, tâm lý… Thiết kế rất đẹp.
Aeon: Nhiều bài hay, thường do các giáo sư, chuyên gia trong ngành viết. Rất hay!
Edge: Trang Web “thông minh” nhất thế giới, nơi tụ họp của trí thức hàng đầu thế giới. Nên xem mục Video.
The School of Life: Trường đời, phần lớn do Alain de Botton viết. Đa dạng các chủ đề, văn chương rất đẹp.
The Chronicle of Higher Education: Dành cho những quan tâm đến giáo dục đại học
Harvard Business Review: Dành cho ai thích kinh doanh, quản trị, nhân sự, marketing…
Curiostiy: Kênh do Discovery phát triển
Mark Manson: Ở VN, gần như tất cả các bài viết của anh đã được dịch
Quora: Mạng xã hội hỏi đáp, rất nhiều câu trả lời hay ho.
Reddit: Voz của Tây. Khá nhiều thứ hay ho nếu chịu mò.
Các Trang Điểm Báo
The Electric Typewriter: Tổng hợp các bài báo hay nhất từ các nguồn báo thuộc nhiều chủ đề.
http://tetw.org/
Longreads: Cho ai thích đọc những bài báo, câu chuyện dài và hay
https://longreads.com/
Longform: Tương tự Longread
http://longform.org/
Arts & Letters Daily: Điểm các bài báo tương đối hàn lâm. Khó đọc nhưng rất chất.
http://www.aldaily.com/
The Browser: Điểm báo hay nhất trong ngày
https://thebrowser.com/
Hacker News: Điểm báo do người dùng tự đề xuất. Các bài được chọn khá hay.
https://news.ycombinator.com/news
Twitter: Sử dụng #longreads để tìm những bài báo hay nhất trong tuần
https://twitter.com/
Pocket Trending: Các bài báo đang Hot trên Pocket
https://getpocket.com/explore/trending
Các Trang Điểm Sách
The New York Review of Books: Nặng, khó, nhưng hay
http://www.nybooks.com/
London Review of Books: Tương tự
http://www.lrb.co.uk/
The Los Angeles Review of Books: Tương tự
https://www.lareviewofbooks.org/
Book Review: Mục điểm sách của tờ New York Times
https://www.nytimes.com/section/books/review
Books & Fiction: Mục điểm sách của tờ New Yorker
https://www.newyorker.com/books
Kirkus Reviews: Điểm ngắn
https://www.kirkusreviews.com/
Các Trang Giúp Đọc Sách
Spark Notes: Hướng dẫn hiểu các tác phẩm khó & kinh điển
http://www.sparknotes.com/
getAbstract: Tóm tắt sách
https://www.getabstract.com/
Blinkist: Tóm tắt sách, kho sách tương đối lớn
https://www.blinkist.com/
Macat: Phân tích sách kinh điển
https://www.macat.com/
https://www.routledge.com/The-Macat-Library/book-series/MACAT
Các Phần Mềm Đọc
Instapaper: Lưu lại bài hay ở bất cứ đâu, giao diện rất đẹp, sạch
https://www.instapaper.com/
Pocket: Có tính năng tag bài báo đã lưu
https://getpocket.com/
Tự tổng hợp các nguồn báo hay cho bạn:
Feedly: https://feedly.com/
Flipboard: https://flipboard.com/
Google News: https://news.google.com/
Apple News: https://www.apple.com/news/
Một số Trang Tiếng Việt
Zeal: http://zeally.net/
Spiderum: https://spiderum.com/
Trạm Đọc: http://tramdoc.vn/
Ipick: https://www.ipick.vn/ Tâm Lý Học Tội Phạm: http://tamlyhoctoipham.com/ Nghiên Cứu Quốc Tế: http://nghiencuuquocte.org/
Sub Factory: https://www.facebook.com/subfactoryVN/
3. XEM:
TED: Quá nổi tiếng, rất nhiều Video đã có phụ đề Việt đi kèm
Ted-Ed: Bài học nhỏ, từ 5-10’, nhiều chủ đề, hình họa đẹp, có thêm phần câu hỏi và đào sâu
Talks at Google: Các bài nói chuyện về sách tại Google, các Video đều có Sub Anh. Đa tạ Google!
Book TV | Series | C-SPAN.org: Chương trình giới thiệu sách hay & khá sâu, đã có truyền thống hơn 20 năm
ZeitgeistMinds: 1 chương trình thường niên của Google, quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng, nhiều bài Talks rất hay
Aspen Ideas Festival: Sự kiện về ý tưởng được tổ chức hàng năm, theo dõi thêm qua tờ Atlantic
Chicago Ideas: Vì ý tưởng đáng được sẻ chia
Zuric Minds: Giống Aspen Ideas, nhưng tại Đức
http://www.worldminds.com/
SXSW Conference & Festivals: Sáng tạo, nghệ thuật & ý tưởng
https://www.youtube.com/user/sxsw
Politics and Prose: Các buổi giới thiệu sách mới ra của c��c tác giả. Rất hay.
https://www.youtube.com/user/politicsprose
The School of Life: Kênh Yotube của Trường Đời, các Video được làm rất nghệ.
https://www.youtube.com/user/schooloflifechannel
Academy of Ideas: Kênh hay, phần lớn về Triết học và Tâm lý
https://www.youtube.com/user/academyofideas
https://academyofideas.com/
Closer to Truth: Triết học + Ý thức + Tâm trí + Ý nghĩa cuộc đời! Rất hay, nhiều các nhà khoa học hàng đầu!
https://www.closertotruth.com/
Fight Mediocrity: Các video tóm tắt sách khoảng 15’. Xem vui.
https://www.youtube.com/user/phuckmediocrity
PragerU: Video hoạt hình về những ý tưởng lớn
https://www.youtube.com/user/PragerUniversity/
Jordan B Peterson: Các khóa học tâm lý của ông rất hay & sâu. Riêng các khóa 2018 được quay chuyên nghiệp.
https://www.youtube.com/user/JordanPetersonVideos
Yuval Noah Harari: Trang Youtube chính thức của Harari, tuyển tập các bài nói của ông
Link
Floating University: 12 bài giảng bởi 12 học giả hàng đầu về giáo dục khai phóng, rất hay!
Link (Một dự án thuộc Big Think)
Wisecrack: Phân tích phim
https://www.youtube.com/user/thugnotes/
ASAP Science: Video khoa học
https://www.youtube.com/user/AsapSCIENCE/
CGP Grey: Lịch sử + Triết học + Công nghệ
https://www.youtube.com/user/CGPGrey/
It’s Okay To Be Smart: Kênh khoa học
https://www.youtube.com/user/itsokaytobesmart/
Vsauce: Tâm trí + Triết học + Hành vi + Vật lý…
https://www.youtube.com/user/Vsauce/
Epipheo: Học mọi thứ
https://www.youtube.com/user/epipheo/
Wireless Philosophy: Triết học nhập môn
https://www.youtube.com/user/WirelessPhilosophy
http://www.wi-phi.com/
National Geographic: Thế giới tự nhiên
https://www.youtube.com/user/NationalGeographic/videos
Kurzgesagt – In a Nutshell: 1 video/1 tháng, nhưng chất
https://www.youtube.com/user/Kurzgesagt/videos
Big Think: Đa dạng chủ đề, phần lớn từ các giáo sư trong ngành, từ 7-15’
https://www.youtube.com/user/bigthink
One Day University: Các bài Talk thuộc nhiều chủ đề giáo dục thường thức
https://www.onedayu.com/Videos
Intelligence Squared: Ghi lại các buổi Debate từ các học giả lớn
http://www.intelligencesquared.com/
Munk Debates: Khách mời Debate “khủng”
https://www.munkdebates.com/
The Economist debates: Tranh luận dưới dạng bài báo từ các chuyên gia.
http://debates.economist.com/
4. NGHE:
Ted Radio Hour: Các bài Ted có cùng chủ đề được kết hợp lại, chất lượng nội dung & biên tập rất cao.
http://www.npr.org/programs/ted-radio-hour/
Freakonomics Radio: Từ những người viết nên Kinh tế học hài hước. Rất hay
http://www.wnyc.org/shows/freakonomics-radio/
You are not so smart: Ai thích Tư duy nhanh và chậm, nên nghe thêm lúc rảnh
http://youarenotsosmart.com/
Rationally Speaking: Có lý & Phi lý
http://rationallyspeakingpodcast.org/
On Being: Bàn về cuộc sống
http://www.onbeing.org/
Making Sense Podcast with Sam Harris: Triết học+ tôn giáo + tâm lí học + khoa học.
http://www.samharris.org/podcast
Jordan Peterson | Podcast: Vị “cha già” của Internet
https://www.jordanbpeterson.com/podcast/
Wes Cecil: Rất nhiều các khoá học hay, phần lớn về triết học, lịch sử tư tưởng
https://www.wescecil.com/lectures
The Tim Ferriss Show: Podcast hàng đầu Itunes. Tác giả của cuốn Tuần làm việc 4 giờ. Nhiều bài phỏng vấn hay.
http://fourhourworkweek.com/
Harvard Business Review IdeaCast: Ai thích kinh doanh, quản trị, lãnh đạo thì nên nghe để bắt kịp với thế giới.
http://feeds.harvardbusiness.org/harvardbusiness/ideacast
In Our Time: BBC radio, thập cẩm lịch sử, triết học, tôn giáo…. 20 năm tuổi đời
http://www.bbc.co.uk/programmes/b006qykl
The Reith Lectures: Các bài giảng hàng năm bởi các học giả hàng đầu thế giới, có từ năm 1948 trên đài BBC
http://www.bbc.co.uk/programmes/b00729d9
The CBC Massey Lectures: Tương tự Reith, nhưng của Canada, truyền thống từ năm 1961
https://www.cbc.ca/radio/ideas/past-masseys-lectures-1.4439273
Philosophize This!: Triết học nhập môn, nhưng nói theo phong cách dân dã, dễ hiểu.
http://www.philosophizethis.org/
Philosophy Talk: Trò chuyện triết học bởi hai giáo sư trường Stanford
http://www.philosophytalk.org/
Very Bad Wizards: Triết học+Tâm lí học, dạng trò chuyện
http://verybadwizards.com/
EconTalk: Phỏng vấn các chủ đề liên quan kinh tế học
http://www.econtalk.org/
Intellectual Explorers Club: Dành cho những người yêu tri thức
https://www.intellectualexplorers.club/podcast
The Tolkien Professor: Dành cho những Fan của Chúa Nhẫn
https://tolkienprofessor.com/
https://signumuniversity.org/
The Partially Examined Life: Trò chuyện triết học, mỗi số hoặc vài số 1 cuốn sách khó
https://partiallyexaminedlife.com/
The Knowledge Project Podcast: Tác giả của Blog Farnam Street
https://fs.blog/the-knowledge-project/
The History of Philosophy Without Any Gaps: Triết hoc từ A-Z
https://historyofphilosophy.net/
WorkLife with Adam Grant: Podcast của TED
https://www.ted.com/podcasts/worklife
Nir And Far: Business, Behaviour and the Brain: Tác giả Nir Eyal của cuốn Hooked
https://itunes.apple.com/us/podcast/nir-and-far-business-behaviour-and-the-brain/
Revisionist History: Podcast mới của Malcolm Gladwell về lịch sử, vẫn lối kể chuyện rất hút, khá xuất sắc.
http://revisionisthistory.com/
i’m cyborg but that’s ok: nhiều nhạc Indie hay
Link
1K notes
·
View notes
Text
Em biết anh mệt mỏi lắm, không có đường tiến cũng không có đường lùi. Nhưng mà chúng ta không còn cách nào khác, cứ phải tiếp tục cố gắng thôi. Em vẫn tin ở câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
0 notes
Text
Gay gắt với anh, mình có cái tật xấu là lo cho người ta một hồi xong trở nên gay gắt vì lo. Chả hiểu.
Anh vì mình mà chịu khổ, mình thương nhiều lắm, lo nhiều lắm. Hy vọng mọi chuyện sớm ổn định. Nhớ anh.
0 notes
Photo
2020-09-20
Canon EOS R + RF85mm f1.2L
https://www.instagram.com/hwantastic79vivid/
906 notes
·
View notes
Text
Post nhân chuyện bóc phốt của đôi vợ chồng nổi tiếng FB.
(Hoàng Anh Tú)
VỢ -CHỒNG: ĐỂ KHẮC GHI VÀO VẠT ÁO!
(Chỉnh sửa và bổ sung thêm sau 5 năm chiêm nghiệm)
1. Ba điều chồng muốn:
- Được tôn trọng.
- Được khích lệ
- Được ủng hộ.
2. Ba điều vợ muốn:
- Được lắng nghe.
- Được lãng mạn.
- Được bảo vệ.
3. Ba THÊM:
- Thêm thời gian cho nhau
- Thêm bao dung với nhau
- Thêm để tâm tới nhau.
4. Ba BỚT:
- Nghĩ tiêu cực.
- Chỉ trích
- Nghi ngờ.
5. Ba điều vợ chồng NÊN làm thường xuyên:
- Trò chuyện.
- Thức tuỳ lúc nhưng Ngủ nên cùng lúc.
- Chia sẻ với nhau về tương lai
6. Ba điều vợ chồng KHÔNG NÊN làm thường xuyên:
- Đặt công việc ưu tiên trước bạn đời.
- Hơn thua khi tranh cãi.
- Ôm hết mọi thứ về mình
7. Ba câu nói nên nói nhiều hơn:
- Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
- Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .
- Anh/em yêu em/anh
8. Ba điểm chung của vợ chồng:
- Cùng một tương lai.
- Cùng một phe trước thiên hạ.
- Có cùng những người bạn.
9. Ba điều vợ chồng luôn tâm niệm:
- Cùng nhau thắng- Cùng nhau thua- Cùng nhau đúng- Cùng nhau sai. Luôn ở cùng nhau trên một chiến tuyến và cùng chung nhau một tương lai.
- Chồng giỏi hay vợ giỏi không quan trọng bằng giữ hôn nhân giỏi. Chồng kiếm nhiều tiền hay vợ kiếm nhiều tiền không quan trọng bằng sự đồng thuận với nhau về tiền bạc.
- Tình yêu không phải là điều bất biến. Thứ giữ chúng ta đi xa cùng nhau là tình thương. Càng thương nhau- càng hiểu nhau. Thương đi rồi khắc hiểu. Hiểu rồi sẽ thêm thương.
10. Ba câu hỏi vợ chồng nên nghĩ trước khi muốn ly hôn:
- Tương lai của ta có thấy người kia không?
- Ta đã từng vì lý do gì mà đến với nhau?
- Ta có thể làm gì để thay đổi hiện tại không?
80 notes
·
View notes
Photo
Monschau Germany
Monschau is a small historical town located in the hills of the North Eifel in North Rhine-Westphalia (German: Nordrhein-Westfalen) in Germany, situated just 4 km across the Belgian border. The picturesque old town center has many preserved 300 years old half-timbered houses along the river Rur.
© J.Höhn
36K notes
·
View notes
Photo
バラ(リーズン) トルコキキョウ スモークツリー アストラチア(ローマ) ミント オランダセダム ブルーベリー❥
156 notes
·
View notes
Photo
こんな感じの風景が好き(写真は昨年) でも、まだ、停滞感が半端なく、 なかなかお外に出る気にならない。。 もやもやが続く。
293 notes
·
View notes