dopeneckwagonparty
Untitled
16 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
dopeneckwagonparty · 1 day ago
Text
KHI BẠN THẤY BUỒN BỰC, CHÊNH VÊNH VÀ MƠ HỒ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CUỘC ĐỜI
Hãy đọc thật chậm những dòng này!
1. Lúc tỉnh táo hãy làm việc, lúc mơ hồ hãy đọc sách, lúc giận dữ hãy đi ngủ, lúc một mình hãy suy ngẫm.
2. Ngày hôm nay mà bạn lãng phí, là ngày mai mà người đã chết hôm qua khao khát. Hiện tại mà bạn chán ghét, là quá khứ mà bạn trong tương lai sẽ không thể quay đầu.
3. Dù thế nào đi nữa, hoa Hướng Dương vẫn một mực quay về hướng mặt trời.
4. Đường là của riêng mình, đừng lấy tiêu chuẩn của người khác ra để hoạch định cuộc đời mình.
5. Dù khó khăn mấy cũng phải kiên trì, dù tốt đẹp mấy cũng hãy bình thản, dù kém cỏi mấy cũng phải tự tin, dù nhiều tiền mấy cũng phải tiết kiệm.
6. Nếu bạn không thể làm chủ tâm thái của mình, thì chắc chắn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.
7. Cuộc đời quá ngắn ngủi, không cần dành một phút nào cho những người hoặc việc khiến bạn không vui.
8. Không ai đi cùng bạn cả đời, nên bạn phải thích ứng với cô độc; Không ai giúp đỡ bạn cả đời, nên bạn phải luôn phấn đấu.
9. Đừng lặp đi lặp lại suy nghĩ về một vấn đề, không nên đem hết tình cảm đặt lên một người, bạn vẫn còn cha mẹ và bạn bè mà.
10. Có tâm trạng tiêu cực cũng là chuyện bình thường, nhưng chính mình nhất định phải biết, phải hiểu đây chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống. Trong khoảng thời gian này, nhất định phải cố gắng để cảm xúc vững vàng.
11. Không cần sợ làm sai, cho dù sai cũng không cần phiền muộn. Cuộc sống có sai có đúng, huống chi có rất nhiều chuyện, quay đầu nhìn lại, đúng sai đã chẳng còn quan trọng.
12. Thời điểm tâm trạng tiêu cực hạn chế nói chuyện ít nhất có thể.
13. Tất cả phiền não đều là tự mình tìm đến, bởi vậy cũng chỉ có thể tự mình giải quyết. Không nên tìm bạn bè khóc lóc kể lể, hãy rủ họ cùng đi chơi bóng.
14. Đã nói nhất định phải làm, cho dù rất ngốc nghếch, vụng về cũng còn tốt hơn so với thất hứa.
15. Mặc kệ có phát sinh chuyện gì, cũng đừng tự làm xáo trộn sinh hoạt của mình, phải đúng giờ ăn cơm, đúng giờ đi ngủ.
16. Bất luận là đúng hay sai, bạn phải có một nguyên tắc của riêng mình, hành động của bạn phải tuân thủ nguyên tắc ấy, cũng dựa vào cuộc sống thực tế mà không ngừng sửa đổi. Đừng là người không quả quyết lặp đi lặp lại, làm người khác không thể ưa thích. Người lưỡng lự giữa đúng và sai, không bằng người trực tiếp đối diện từ sai đến đúng.
17. Không nên nói ra toàn bộ lời trong lòng, đó chính là tài sản của riêng bạn.
18. Đừng đem chuyện trong lòng tùy tiện nói với người khác, mặc cho người ta có đáng tin đến mức nào.
19. Tình cảm chân thành chính nằm ở nơi sâu nhất trong tim. Phải tự điều khiển vận m��nh của mình bởi kẻ thù lớn nhất của bạn mãi mãi là bản thân.
20. Con người đừng luôn tự cho mình là đúng. Trái đất xoay vòng, con người cũng sẽ đổi thay.
21. Người thông minh dùng đầu nói chuyện, kẻ ngu dốt dùng miệng che giấu.
22. Học được cách nhận lỗi. Bạn không thể có khả năng luôn đúng, nếu không biết nhận lỗi vĩnh viễn đều sẽ làm sai.
23. Cuộc sống thành công không phải bạn có bộ bài tốt mà là ở chỗ biết đánh thắng bằng một bộ bài xấu.
24. Mặc kệ bạn có nhiều nhược điểm đến đâu vẫn luôn có người yêu thương bạn, mặc kệ bạn tốt đến đâu vẫn luôn có kẻ không ưa bạn.
25. Bí quyết trưởng thành đều nằm ở chỗ biết kiềm chế bản thân, nếu bạn có thể khống chế chính mình thật tốt thì bạn đã có một người thầy giỏi rồi.
26. Nếu như bạn không thể buông bỏ một người, như vậy vĩnh viễn bạn cũng chẳng thể tìm được đúng người.
27. Tha thứ cho người khác là để trong lòng có chỗ quay về.
28. Không thể nhìn thấu đau thương của thế gian, không nên nhất thời ngạo mạn, hung hăng, phóng túng bừa bãi.
29. Cảm thông là một khoản tiền cho vay, vì để cẩn thận, đừng cho người khác tùy ý lạm dụng.
30. Đau mà nói không ra là một loại thông minh, cười mà không nói là một loại rộng lượng.
31. Lầm lỡ có thể rất nhanh bù đắp, nhưng nói sai vĩnh viễn chẳng cách nào cứu chữa.
32. Con người khi còn sống, có hai chuyện quan trọng nhất chính là chọn lựa kĩ lưỡng và can đảm từ bỏ.
33. Lúc đầu, chúng ta ngụy trang sự hồ đồ bằng sự khôn ngoan. Về sau, chúng ta lại cất đi sự khôn ngoan giả hồ đồ. Không phải chúng ta nguyện ý sống không rõ ràng. Chỉ là có nhiều chuyện, sử dụng một chút lực cũng dễ dàng vạch trần, thế nhưng một khi đã vạch trần nhất định sẽ mất đi. Thế giới của những người trưởng thành luôn luôn yếu ớt như thế đấy.
34. Quan hệ tốt nhất không phải gọi mới đến, mỗi ngày đều liên lạc mà là tớ vừa nhắn tin cậu đã ngay lập tức hồi âm. Tớ sẽ không bởi vì cậu chưa hồi âm mà suy đoán lung tung. Cậu cũng không bởi vì chưa thể trả lời ngay mà thấy có lỗi.
35. Gặp gỡ là do duyên phận, ở cùng một chỗ là do thành ý, còn bầu bạn là do tình cảm chân thành.
36. Trên thế giới này, người không vui chính là vì luôn để ý cái nhìn của kẻ khác.
37. Thế giới thật nhỏ, xoay người lại cũng không biết sẽ gặp phải ai. Thế giới thật lớn, xoay người đi cũng không biết ai sẽ biến mất.
38. Trên đời có rất nhiều thế có thể lấy lại chẳng hạn như sự thiện lương, cân nặng. Nhưng lại có càng nhiều thế vĩnh viễn chẳng thể lấy lại như là mộng xưa, năm tháng hay cảm giác đối với một người.
39. Nhất định phải rõ ràng, tất cả việc mình làm cũng chỉ vì muốn tìm một loại cảm giác, cảm giác thỏa mãn chính mình và hạnh phúc. Không cần sợ gì cả, trên đời này có nhiều chuyện đáng sợ lắm, muốn sợ cũng sợ không hết đâu. Có chuyện phải giải quyết, không giải quyết nổi thì thôi bỏ đi.
40. Học được buông bỏ, càng nắm chặt, chính mình càng đau khổ.
1K notes · View notes
dopeneckwagonparty · 18 days ago
Text
12-Nov 2024
PROS Again 3.5
#mentally
0 notes
dopeneckwagonparty · 30 days ago
Text
“When I had nothing to lose, I had everything. When I stopped being who I am, I found myself.”
— Paulo Coelho, Eleven Minutes
108 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 2 months ago
Text
What are u aim to? Europe!
How much You love it?
How much You willing to pay?
...
0 notes
dopeneckwagonparty · 2 months ago
Text
Why U Do That?
0 notes
dopeneckwagonparty · 3 months ago
Text
For Urself Currently?
Đám đông là nơi ẩn náu của kẻ tầm thường và là nấm mồ của người khôn ngoan: Khi hòa vào đám đông, dù giỏi đến đâu, trí tuệ cũng dần bị vùi mất
01.
Có 2 bức tranh như thế này:
Có người muốn hòa vào đám đông, nhưng lại phát hiện ra rằng trái tim của mình là màu đỏ, còn của những người khác là màu đen.
Vì muốn giống người khác, anh ta bắt buộc phải bỏ đi trái tim màu đỏ của mình, rồi thay nó bằng trái tim màu đen giống với mọi người.
Nếu một người muốn hòa mình vào đám đông, anh ta chỉ có thể trở nên giống như những người xung quanh mình.
Đây là lý do tại sao nhà tâm lý học xã hội, Gustave Le Bon, nói: "Trí tuệ thường bị vùi mất khi ở trong đám đông."
Năm 1821, nhà khoa học người Pháp D.F.J Arago và Augustin-Jean Fresnel, một người vừa tốt nghiệp đã cùng nhau hoàn thành thí nghiệm phân cực ánh sáng và chứng minh thành công ánh sáng là sóng ngang.
Tuy nhiên, trong một diễn đàn học thuật, Arago phát hiện ra rằng hầu hết các đồng nghiệp của ông trong lĩnh vực học thuật vẫn nhấn mạnh vào lý thuyết hạt - coi ánh sáng là hạt.
Ông lo lắng rằng một khi xuất bản một bài báo về thí nghiệm phân cực, ông sẽ không thể hòa nhập vào cộng đồng khoa học chính thống.
Vì vậy, Aragon đã xóa tên mình khỏi cột tác giả một ngày trước khi Fresnel gửi bài báo.
Tuy nhiên, kết quả là những kết luận của họ thì ra lại là chính xác.
Kết luận rằng "ánh sáng là sóng ngang" không chỉ khơi dậy những tác động dữ dội vào thời điểm đó mà còn trở thành nền tảng của quang học hiện đại.
Với thí nghiệm phân cực của mình, Fresnel từ một trợ lý thực tập non trẻ đã trở thành "Cha đẻ của quang học" nổi tiếng.
Là giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, nhưng Arago lại bị lãng quên trong dòng sông dài lịch sử cùng với giới học giả chính thống lúc bấy giờ.
Rất nhiều khi, cuộc sống giống như trò chơi xếp hình, khoảnh khắc bạn hòa mình vào trong một nhóm, cũng là lúc bạn đánh mất đi chính mình.
Có người từng nói: "Chân lý thường chỉ nằm trong tay một số ít người, điều đó có nghĩa là bất kỳ ai muốn trở nên vượt trội đều phải trải qua hành trình trở thành kẻ thù của cả thế giới."
Đối mặt với một thế giới đầy ẩn số, bạn có thể an toàn khi ở giữa đám đông, nhưng thoát ra khỏi đám đông, khả năng mới là vô hạn.
02.
Trên mạng, có người đặt ra câu hỏi như này: Tại sao dù là ở trường hay ở nơi làm việc, phần lớn mọi người đều thích những nhóm đông?
Có một câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng như này: dùng sự bình thường của những người khác an ủi bạn thân, và bạn sẽ không còn là người duy nhất tầm thường giữa cuộc sống này nữa.
Kẻ mạnh thường độc hành, kẻ yếu chọn đi theo đám đông.
Sylvain Tesson, nhà văn nhà du lịch người Pháp đi du lịch một mình trong nhiều năm và đã xuất bản hơn 10 tác phẩm về du lịch, trở thành nhà văn du lịch nổi tiếng ở châu Âu.
Tác gia Thoreau sống một mình trong hai năm liên tiếp, và cuối cùng đã viết nên những kiệt tác như cuốn "Walden".
Định luật "vạn vật hấp dẫn" chấn động được Newton suy ra khi ông một mình tránh dịch bệnh ở vùng quê.
Những người thực sự tài giỏi không thích tụ tập, thành tựu của họ là điều hiển nhiên và họ không cần phải tìm kiếm một nhóm nào đó để thuộc về.
Chỉ những ai sợ rằng ở một mình sẽ bộc lộ sự nông cạn của bản thân thì mới đâm đầu lao vào đám đông.
Nhà tâm lý học Erik Homburger Erikson từng nói:
"Toàn tâm toàn ý cho một việc là chìa khóa để đạt được thành tích xuất sắc và quá trình này thường cần được thực hiện một mình."
Người tài giỏi không hòa hợp với kẻ tầm thường, người thành công không tìm kiếm người khác.
Những người không thích đám đông không phải là không có khả năng hòa hợp với những người khác, họ chỉ không có hứng thú với việc phải để ý hay làm hài lòng người khác.
Họ dành thời gian cho bản thân, không lãng phí thời gian với những người không cần thiết, nhưng cuối cùng lại trở thành niềm ao ước của mọi người.
03.
Một cư dân mạng từng tìm tới chuyên gia tư vấn tâm lý trên mạng: Tôi thường xuyên không thể hòa nhập được với đồng nghiệp, điều này rất ảnh hưởng tới công việc, tôi phải làm sao để thay đổi hiện trạng này?
Nhà tâm lý học đáp: thay vì ép mình phải hòa hợp với mọi người, chi bằng ép bản thân tiến bộ.
Khi bạn ở khe núi, sẽ khó có thể tránh được tâm lý sợ lạc đám đông, sợ mất phương hướng.
Khi bạn đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra sao, bạn sẽ chẳng còn quan tâm những người dưới chân núi đang đi về hướng nào.
Cách tốt nhất để giảm bớt lo lắng và bối rối không phải là chạy theo xu hướng, mà là sử dụng sự phát triển, tiến bộ để mở rộng tầm nhìn của một người.
Vương Thụ là một kiến trúc sư nổi tiếng Trung Quốc. Khi vừa mới từ Mỹ trở về, thói quen nghỉ ngơi và làm việc của anh khác biệt rất lớn so với các đồng nghiệp khác.
Để loại bỏ rào cản, Vương Thụ thường tụ tập cùng đồng nghiệp của mình, tán gẫu, nhậu nhẹt và đôi khi ra bãi biển vào đêm khuya để xả stress.
Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Vương Thụ, người luôn cố gắng thay đổi để hòa nhập, cảm thấy kiệt sức cả về thể chất và tinh thần, tuy nhiên, anh lại bất ngờ nghe được lời đồng nghiệp bàn tán về mình:
"Tưởng là đi du học về sẽ hơn người, ai dè cũng chẳng khác chúng ta là bao."
Vương Thụ lúc này mới hiểu ra được rằng, thì ra những lo lắng mệt mỏi của mình trong hai tháng qua đều chẳng là gì trong mắt người khác.
Kể từ sau đó, anh dành nhiều thời gian để mài dũa chuyên môn, tập trung nhiều hơn cho công việc.
Sau đó nữa, Vương Thụ được bầu làm hiệu trưởng Trường Kiến trúc của Học viện Nghệ thuật Trung Quốc và trở thành kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên giành được giải thưởng Pritzker.
Một tác gia từng nói:
"Ai cũng sẽ ít nhiều cảm thấy hoảng sợ khi bị bỏ rơi, và thường có hai cách để loại bỏ nỗi hoảng sợ này: một là lặp lại các hành vi nhóm kém chất lượng để hòa nhập vào nhóm, hai là hoàn thành những công việc khó khăn hơn và thu hút người cùng chí hướng ở thế chủ động."
Sáng tạo tất nhiên khó hơn đi theo cái cũ, nhưng cái thu hoạch được lại là con đường đời rộng lớn, thênh thang hơn."
Một người càng giống những người khác thì anh ta càng chỉ là một phần không thể thiếu của nhóm.
Mỗi người sinh ra đều khác nhau, và chúng ta cũng không cần thiết phải diễn một cuộc đời không phải sở trường của mình cho những khán giả không thuộc về mình.
Khi bạn tập trung vào sự tiến bộ của bản thân và nỗ lực để đứng trên một sân khấu cao hơn, ngay cả khi bạn ở cách xa đám đông, bạn vẫn có thể nhận được rất nhiều tràng pháo tay.
04.
Cô đơn, thực ra là món quà mà Thượng đế ban cho những người bản lĩnh.
Hãy tin rằng, mặc dù những năm tháng bạn tách ra khỏi đám đông có ảm đạm, buồn tẻ, nhưng chúng có thể giúp bạn tích lũy kiến thức và tu tâm dưỡng tính.
Một ngày nào đó, khi nhìn lại quá khứ, điều bạn nghĩ đến không phải là sự cô đơn và quãng đường dài đằng đẵng, mà là biển cả và những vì sao.
(https://thethaovanhoa.vn)
63 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 3 months ago
Text
Tìm? Sức Khoẻ+ Tai Chinh du+ K nang -> Hoàn thành nghĩa vụ!
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
2 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 3 months ago
Text
Tìm cho mjnh động lực để tiến tới
Refill Reload Re-...
Tìm Lý do / hay Tìm Giải pháp?
0 notes
dopeneckwagonparty · 3 months ago
Text
Về quê như cưỡi ngựa xem hoa
Nằm mơ thấy ông già lần đầu tiên
Noi chuyen voi NL về Hose/ Hnx
Nghĩ về mjnh luc 50t/ 10 năm tiếp theo
0 notes
dopeneckwagonparty · 3 months ago
Text
1 CÂU THỰC TẾ Trân trọng sinh mệnh, sống sao cho ý nghĩa. 2 CÂU THẬT LÒNG 1. Đừng để ngoại vật biến tâm hồn bạn thành nô lệ. 2. Đừng để tiền bạc thay thế cho tình thân. 3 CÂU LƯƠNG TÂM 1. Hãy hiếu thuận với ba mẹ, bởi họ mới chính là nguồn cội của bạn. 2. Hãy giáo dục con cái cho cẩn thận, bởi chúng mới là hy vọng của bạn. 3. Hãy hòa đồng với người khác, bởi lẽ bạn sẽ không thể tồn tại nếu chỉ có một mình. 4 CÂU TẬN ĐÁY LÒNG 1. Sống cho hiện tại là đúng đắn, có khổ có mệt tới đâu cũng hãy luôn nở nụ cười. 2. Đời người 10 chuyện thì có tới 7, 8 phần không như ý; đừng chăm chăm để ý tới 7,8 phần đó, hãy nghĩ tới 2, 3 phần còn lại. 3. Đừng bấu víu, đừng đố kỵ, đừng tự chuốc bực vào thân.. 4. Học cách đơn giản mà sống, đơn giản chứ không phải tầm thường. 5 LỜI KHUYÊN 1. Đừng tính toán, chấp nhặt những chuyện nhỏ nhặt. 2. Đừng quá phiền não, căng thẳng vì tiền bạc. 3. Đừng để cám dỗ che mờ mắt. 4. Đừng để cảm xúc lấn át. 5. Đừng so sánh bản thân với người khác. 6 LỜI CHÂN THÀNH 1. Tin vào chính mình, dùng nụ cười để đón nhận mọi thử thách của cuộc sống và công việc. 2. Khích lệ bản thân, dùng hành động và nỗ lực chứng minh mình không kém người khác. 3. Thúc đẩy bản thân, luôn duy trì một động lực cầu tiến mọi lúc mọi nơi. 4. Rèn luyện, mài dũa bản thân, luôn giữ cho mình một tâm trí bình tĩnh. 5. Hoàn thiện bản thân, nỗ lực vươn tới điều tốt nhất trong khả năng. 6. Quên đi quá khứ, thấu hiểu sự đời càng sớm càng tốt. 7 LỜI DÀNH CHO TRI KỶ 1. Lựa chọn một người bạn, là lựa chọn một phương thức sống. 2. Dọn dẹp cảm xúc, tiếp tục tiến lên, bỏ lỡ hoa, bạn sẽ thu hoạch được mưa, bỏ lỡ mưa, bạn sẽ gặp được cầu vồng. 3. Thế giới này không phân biệt giữa bi kịch và hỉ kịch, nếu bạn có thể bước ra từ bi kịch, đó chính là hỉ kịch; nếu bạn cứ đắm chìm trong hỉ kịch, thì đó lại chính là bi kịch. 4. Thế gian có hai thứ mà không ai có thể cướp đi của bạn: một là ước mơ cất giấu trong tim, hai là những cuốn sách từng đọc đã được khắc sâu vào não. 5. Tình yêu đẹp là thứ tình yêu mà bạn thấy cả thế giới thông qua một người; tình yêu xấu là khi bạn vì ai đó mà từ bỏ cả thế giới. 6. Thời gian là bậc thầy trong chữa lành tâm hồn, nhưng tuyệt đối không phải cao thủ giải quyết vấn đề. 7. Thế gian này chỉ có người không nghĩ được thông, chứ không có đường không thông
96 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 4 months ago
Text
Học–Đọc–Xem–Nghe gì để mở mang kiến thức
1. HỌC:
* Tất cả các giới thiệu đi kèm đều mang tính trải nghiệm cá nhân. Tốt nhất và trên hết, bạn nên tự học, tự nghe, tự đọc, tự xem, tự trải nghiệm… cho mình để rút ra cảm nhận riêng cho mình.​
Coursera: Hiện là nơi cung cấp các khóa học Online nhiều nhất, đa dạng, và chất lượng nhất với hơn 2,500+ khóa học đến từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bạn có thể trải nghiệm du học tại chỗ thông quá các khóa có độ dài từ 4 hoặc 8 hoặc 12 tuần, có phụ đề tiếng Anh, có thể tải Video về máy, và có App trên Android và Iphone.
Chú ý: Hầu hết các khóa trên Coursera đều miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ. Với 1 số khóa thuộc dạng Specialization hay MicroMasters Programs, bạn chỉ cần gõ lại tên từng khóa trên Google, lúc đăng ký chọn “Audit” là có thể học Free.
Edx: Tương tự Coursera, Edx liên minh sáng lập ban đầu bởi Harvard và MIT, cung cấp hơn 2,000+ khóa học, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Với những người thích học sâu thì có thể thích Edx hơn, vì các khóa làm khá bài bản, học thuật & đủ sâu. (Coursera cảm giác hơi “nhập môn”, đặc biệt các khóa ngắn 4 tuần với tổng thời gian bài giảng Video chỉ khoảng 4-5 tiếng). Edx cũng gần như hoàn toàn Free, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Future Learn: Tương tự Coursera & Edx, nhưng Future Learn chủ yếu do các trường đại học của Anh cung cấp. Thường thì các khóa học rất thực tiễn đúng chất giáo dục của Anh, mang tính ứng dụng vào cuộc sống hơn là các khóa có độ học thuật sâu như Edx. Có nhiều khóa dài, nhưng có những khóa rất ngắn, chỉ 2 tuần, bù lại Future Learn có UI học tập khá đẹp. Hiện trang cũng có hơn 1,000 khóa học, hầu hết miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Iversity: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, nhưng Iversity chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Pháp… Trang có hơn 100+ khóa học, và rất nhiều khóa được giảng bằng ngôn ngữ Anh.
​Kadenze: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, Iversity, nhưng Kadenze tập trung vào các môn nghệ thuật như Thiết kế, Âm nhạc, Mỹ thuật… từ các trường hàng đầu thế thế giới về Fine Arts. Trang có hơn 150+ khóa học, đa phần là Free, bạn cần phải trả phí ($20/1 tháng), nếu muốn lấy chứng chỉ, chữa bài tập.
​Open Yale: Trước khi có Coursera hay Edx, 1 số trường như Yale, Harvard, MIT có tự mở các Platform riêng để đăng tải 1 số khóa học cấp độ nhập môn Free cho người học toàn thế giới. Open Yale có lẽ là nơi cung cấp các khóa học chất lượng nhất, với khoảng hơn 40 khóa, được quay trực tiếp tại lớp học [vì thế nên có thể đỡ buồn ngủ các khóa quay trong Studio], và có phụ đề tiếng Anh. Các khóa cũng đủ sâu và đủ dài, ngang với một học phần mà sinh viên Yale học. Rất khuyến khích nên thử với những bạn học sinh cấp 3 nung nấu quyết tâm du học.
​MIT Openware: Tương tự Open Yale, MIT Openware do đại học MIT sáng lập. Web có hơn 2,500+ khóa học, nhưng có lẽ chỉ khoảng 100+ là có đầy đủ Video, Phụ đề, Slide… còn phần lớn chỉ là Syllabus hoặc Audio. Vì là trường mạnh kỹ thuật, nên phần nhiều là các khóa về các môn tự nhiên, hơn là các môn nhân văn, nghệ thuật.
​Crash Course: Các video hoạt hình được thiết kế công phu, đồ họa đẹp, vui tươi, độ dài 15-20’, sáng lập bởi anh em nhà Green, Hank Green và John Green [Lỗi lầm thuộc về những vì sao]. Crash Course hiện có khá nhiều chủ đề, với hàng trăm Video từ Lịch Sử, Văn Học, Thần Thoại, Sinh Học, Kinh Tế, Tâm Lý… có phụ đề tiếng Anh. Rất phù hợp với bạn học sinh cấp 2, cấp 3, muốn học các kiến thức phổ thông trên trường 1 cách vui tươi và có nghĩa hơn.
​Khan Academy: Ban đầu hầu hết các video do Salman Khan (MIT) tự làm, giảng rất chậm và dễ hiểu, vừa học vừa ghi chú như cô giáo viết trên bảng đen, tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử… cho học sinh cấp 2,3 và đại học năm 1,2. Hiện tại, Khan Academy đã mở rộng sang nhiều chủ đề hơn như Kinh tế, Tâm lý, Văn học, Luyện chứng chỉ… Các khóa học đều hoàn toàn miễn phí, cá nhân mình nghĩ dạy con trẻ Đọc-Nghe tiếng Anh tốt rồi vào đây tự học có lẽ bổ ích hơn nhiều là chui vào các lò luyện thi hay dạy thêm.
​IAI Academy: Hơn 50 khóa học về triết học, tâm lý, đạo đức, khoa học… Hoàn toàn miễn phí, phần lớn từ các học giả bên Anh, tuy nhiên khóa thường hơi ngắn và được quay trực tiếp tại các sự kiện.
Alison: Trang này cung cấp các khóa về kiến thức kinh doanh tài chính, kỹ năng mềm, tiếng Anh… nói chung là giống như 1 trường nghề, giúp bạn vững bước vào đời. Tuy nhiên, phần lớn các khóa ở dạng Slide tương tác, không có giảng viên đứng lớp.
​Ngoài ra còn có 3 trang tổng học, phân loại các khóa học từ tất cả các nguồn trên thành các chủ đề đó là: 
Open Culture: 
Class Central
Academic Earth
​The Great Courses: Đây là trang trả phí, cung cấp giáo dục khai phóng & học tập suốt đời lớn nhất, bao gồm hàng trăm khóa học thuộc các chủ đề học thuật như Triết học, Tâm lý, Lịch sử, Tôn giáo… được giảng bởi các giáo sư hàng đầu tại các trường đại học Mỹ. Mỗi khóa sẽ có 1 cuốn Guidebook đi kèm để bạn theo dõi song song trong quá trình giảng.
Các khóa được quay và dựng tại Studio chuyên nghiệp, nên đảm bảo chất lượng cả về Video lẫn Audio. [Tuy nhiên, vì chỉ đi lại quanh 1 chỗ và không nhìn thấy khán giả, nên đôi khi có hơi buồn ngủ. Mình khuyên bạn nên tăng tốc độ video từ 1.2-1.5x để học cho tỉnh]. Phiên bản Audio được bán trên Audible với các bạn thích nghe. Ngoài ra, The Great Courses Plus là phiên bản Online, giúp bạn xem trực tuyến các khóa học qua PC hoặc App, có phụ đề tiếng Anh.
​The Moder Scholar:  Tương tự như The Great Courses, nhưng TMS chỉ có các khóa Audio được thu tại Studio chuẩn, tuy nhiên đã ngừng phát triển thêm các khóa mới. Hiện TMS có hơn 100 khóa học, phần lớn thuộc giáo dục khai phóng như Lịch sử, Triết học, Nghệ thuật, Tôn giáo… có thêm các giáo sư từ các trường đại học Anh. Các khóa cũng có Guidebook đi kèm, độ dài từ 10h-15h trung bình mỗi khóa học, có thể mua trên Audible.
https://www.learnoutloud.com/Resources/Publishers-and-Retailers/Modern-Scholar/80
Ngoài ra, có 1 số Web khác cung cấp các khóa học có phí mang tính định hướng nghề nghiệp và ứng dụng cao, bao gồm:
​Lynda: Lượng khóa học khổng tập, rất mạnh trong mảng kỹ năng như Code, Web, Design, Sử dụng phần mềm, Kỹ năng mềm trong công việc hàng ngày, chia thành các cập độ từ nhập môn đến chuyên gia. Các khóa đều có Sub Anh, File bài tập để bạn tự thực hành trong lúc học.
​Masterclass: Các khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ, từ Đóng phim, Chụp ảnh, Viết, Nấu ăn. Các khóa đều có phụ đề Anh, Workbook đi kèm, được quay và dựng rất chuyên nghiệp.
​Udemy: Số lượng khóa khổng lồ, đa dạng, với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, do người dạy tự phát triển khóa, nên chất lượng Audio, Video không tốt được như các khóa chuyên nghiệp bên trên.
Creative Live: Các khóa học về các chủ đề thiết kế, kỹ năng mềm, nghệ thuật, âm nhạc, mang tính thực hành cao. Các khóa được giảng bởi các bậc thầy trong nghề, quay và dựng chuyên nghiệp. Mỗi ngày sẽ có từ 3-5 khóa Free được chọn ngẫu nhiên, nhưng chỉ Stream vào 1 khung giờ nhất định, vậy nên bạn sẽ phải thức và học liên tục trong khung thời gian đó.
​2. ĐỌC:
The New Yorker: Cảm nhận cá nhân, đây là tờ hay nhất trong tất cả các báo Mỹ.
The Atlantic: Mục Magazine hàng tháng, rất dài và chất
The New York Times: Nên thử các mục Magazine, Sunday Review, Opinion, Modern Love
https://www.nytimes.com/section/magazine
https://www.nytimes.com/section/opinion
https://www.nytimes.com/section/opinion/sunday
https://www.nytimes.com/column/modern-love
​The Guardian: Nên đọc mục Long-Read, Opinion
https://www.theguardian.com/news/series/the-long-read
https://www.theguardian.com/lifeandstyle/series/thiscolumnwillchangeyourlife
The Economist: Mục Magazine khá nhiều bài hay. Mục What if, nhiều bài lạ
https://www.1843magazine.com/
http://worldif.economist.com/
New Republic: Nên thử mục Magazine và Books
https://newrepublic.com/tags/books
https://newrepublic.com/magazine
​Wired: Viết nhiều khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nên thử mục Backchannel & Ideas
Fast Company: Sáng tạo + Thiết kế + Công nghệ + Startup…
Foreign Affairs: Chính trị+ Ngoại giao + Quan hệ quốc tế…
Finanicial Times: Chuyên tài chính, kinh doanh. Nên thử mục Magazine, Opinion & Lunch with the FT
https://www.ft.com/life-arts/lunch-with-the-ft
Wall Street Journal: Kinh tế + Thị trường + Tài chính + Chứng khoán…
Washington Post: Chính trị + Xã hội Mỹ…
Vox: Chính trị + Văn hóa Mỹ. Tham khảo mục: Explainers & Conversations
https://www.vox.com/conversations
https://www.vox.com/explainers
​Brain Pickings: Trang hay, nhiều bài về sách, văn chương, triết học…
Nautilus: Mỗi số bàn 1 chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sinh học, tâm lý, vật lý, tâm lý… Thiết kế rất đẹp.
Aeon: Nhiều bài hay, thường do các giáo sư, chuyên gia trong ngành viết. Rất hay!
Edge: Trang Web “thông minh” nhất thế giới, nơi tụ họp của trí thức hàng đầu thế giới. Nên xem mục Video.
The School of Life: Trường đời, phần lớn do Alain de Botton viết. Đa dạng các chủ đề, văn chương rất đẹp.
The Chronicle of Higher Education: Dành cho những quan tâm đến giáo dục đại học
Harvard Business Review: Dành cho ai thích kinh doanh, quản trị, nhân sự, marketing…
Curiostiy: Kênh do Discovery phát triển
Mark Manson: Ở VN, gần như tất cả các bài viết của anh đã được dịch
Quora: Mạng xã hội hỏi đáp, rất nhiều câu trả lời hay ho.
Reddit: Voz của Tây. Khá nhiều thứ hay ho nếu chịu mò.
Các Trang Điểm Báo
​The Electric Typewriter: Tổng hợp các bài báo hay nhất từ các nguồn báo thuộc nhiều chủ đề.
http://tetw.org/
​Longreads: Cho ai thích đọc những bài báo, câu chuyện dài và hay
https://longreads.com/
​Longform: Tương tự Longread
http://longform.org/
​Arts & Letters Daily: Điểm các bài báo tương đối hàn lâm. Khó đọc nhưng rất chất.
http://www.aldaily.com/
​The Browser: Điểm báo hay nhất trong ngày
https://thebrowser.com/
Hacker News: Điểm báo do người dùng tự đề xuất. Các bài được chọn khá hay.
https://news.ycombinator.com/news
​Twitter: Sử dụng #longreads để tìm những bài báo hay nhất trong tuần
https://twitter.com/
​Pocket Trending: Các bài báo đang Hot trên Pocket
https://getpocket.com/explore/trending
​Các Trang Điểm Sách
​The New York Review of Books: Nặng, khó, nhưng hay
http://www.nybooks.com/
London Review of Books: Tương tự
http://www.lrb.co.uk/
​The Los Angeles Review of Books: Tương tự
https://www.lareviewofbooks.org/
​Book Review: Mục điểm sách của tờ New York Times
https://www.nytimes.com/section/books/review
​Books & Fiction: Mục điểm sách của tờ New Yorker
https://www.newyorker.com/books
​Kirkus Reviews: Điểm ngắn
https://www.kirkusreviews.com/
​Các Trang Giúp Đọc Sách
​Spark Notes: Hướng dẫn hiểu các tác phẩm khó & kinh điển
http://www.sparknotes.com/
getAbstract: Tóm tắt sách
https://www.getabstract.com/
Blinkist: Tóm tắt sách, kho sách tương đối lớn
https://www.blinkist.com/
​Macat: Phân tích sách kinh điển
https://www.macat.com/
https://www.routledge.com/The-Macat-Library/book-series/MACAT
​Các Phần Mềm Đọc
​Instapaper: Lưu lại bài hay ở bất cứ đâu, giao diện rất đẹp, sạch
https://www.instapaper.com/
Pocket: Có tính năng tag bài báo đã lưu
https://getpocket.com/
Tự tổng hợp các nguồn báo hay cho bạn:
​Feedly: https://feedly.com/
Flipboard: https://flipboard.com/
Google News: https://news.google.com/
Apple News: https://www.apple.com/news/
​Một số Trang Tiếng Việt
Zeal: http://zeally.net/
Spiderum: https://spiderum.com/
Trạm Đọc: http://tramdoc.vn/
Ipick: https://www.ipick.vn/ Tâm Lý Học Tội Phạm: http://tamlyhoctoipham.com/ Nghiên Cứu Quốc Tế: http://nghiencuuquocte.org/
​Sub Factory: https://www.facebook.com/subfactoryVN/
3. XEM:
TED: Quá nổi tiếng, rất nhiều Video đã có phụ đề Việt đi kèm
Ted-Ed: Bài học nhỏ, từ 5-10’, nhiều chủ đề, hình họa đẹp, có thêm phần câu hỏi và đào sâu
Talks at Google: Các bài nói chuyện về sách tại Google, các Video đều có Sub Anh. Đa tạ Google!
Book TV | Series | C-SPAN.org: Chương trình gi��i thiệu sách hay & khá sâu, đã có truyền thống hơn 20 năm
ZeitgeistMinds: 1 chương trình thường niên của Google, quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng, nhiều bài Talks rất hay
Aspen Ideas Festival: Sự kiện về ý tưởng được tổ chức hàng năm, theo dõi thêm qua tờ Atlantic
Chicago Ideas: Vì ý tưởng đáng được sẻ chia
Zuric Minds: Giống Aspen Ideas, nhưng tại Đức
http://www.worldminds.com/
​SXSW Conference & Festivals: Sáng tạo, nghệ thuật & ý tưởng
https://www.youtube.com/user/sxsw
​Politics and Prose: Các buổi giới thiệu sách mới ra của các tác giả. Rất hay.
https://www.youtube.com/user/politicsprose
The School of Life: Kênh Yotube của Trường Đời, các Video được làm rất nghệ.
https://www.youtube.com/user/schooloflifechannel
Academy of Ideas:  Kênh hay, phần lớn về Triết học và Tâm lý
https://www.youtube.com/user/academyofideas
https://academyofideas.com/
​Closer to Truth: Triết học + Ý thức + Tâm trí + Ý nghĩa cuộc đời! Rất hay, nhiều các nhà khoa học hàng đầu!
https://www.closertotruth.com/
Fight Mediocrity: Các video tóm tắt sách khoảng 15’. Xem vui.
https://www.youtube.com/user/phuckmediocrity
PragerU: Video hoạt hình về những ý tưởng lớn
https://www.youtube.com/user/PragerUniversity/
Jordan B Peterson: Các khóa học tâm lý của ông rất hay & sâu. Riêng các khóa 2018 được quay chuyên nghiệp.
https://www.youtube.com/user/JordanPetersonVideos
​Yuval Noah Harari: Trang Youtube chính thức của Harari, tuyển tập các bài nói của ông
Link
​Floating University: 12 bài giảng bởi 12 học giả hàng đầu về giáo dục khai phóng, rất hay!
Link (Một dự án thuộc Big Think)
​Wisecrack: Phân tích phim
https://www.youtube.com/user/thugnotes/
​ASAP Science: Video khoa học
https://www.youtube.com/user/AsapSCIENCE/
​CGP Grey: Lịch sử + Triết học + Công nghệ
https://www.youtube.com/user/CGPGrey/
​It’s Okay To Be Smart: Kênh khoa học
https://www.youtube.com/user/itsokaytobesmart/
​Vsauce: Tâm trí + Triết học + Hành vi + Vật lý…
https://www.youtube.com/user/Vsauce/
​Epipheo: Học mọi thứ
https://www.youtube.com/user/epipheo/
​Wireless Philosophy: Triết học nhập môn
https://www.youtube.com/user/WirelessPhilosophy
http://www.wi-phi.com/
​National Geographic: Thế giới tự nhiên
https://www.youtube.com/user/NationalGeographic/videos
Kurzgesagt – In a Nutshell: 1 video/1 tháng, nhưng ch���t
https://www.youtube.com/user/Kurzgesagt/videos
​Big Think: Đa dạng chủ đề, phần lớn từ các giáo sư trong ngành, từ 7-15’
https://www.youtube.com/user/bigthink
​One Day University: Các bài Talk thuộc nhiều chủ đề giáo dục thường thức
https://www.onedayu.com/Videos
​Intelligence Squared: Ghi lại các buổi Debate từ các học giả lớn
http://www.intelligencesquared.com/
Munk Debates: Khách mời Debate “khủng”
https://www.munkdebates.com/
The Economist debates: Tranh luận dưới dạng bài báo từ các chuyên gia.
http://debates.economist.com/
4. NGHE:
Ted Radio Hour: Các bài Ted có cùng chủ đề được kết hợp lại, chất lượng nội dung & biên tập rất cao.
http://www.npr.org/programs/ted-radio-hour/
Freakonomics Radio: Từ những người viết nên Kinh tế học hài hước. Rất hay
http://www.wnyc.org/shows/freakonomics-radio/
You are not so smart: Ai thích Tư duy nhanh và chậm, nên nghe thêm lúc rảnh
http://youarenotsosmart.com/
Rationally Speaking: Có lý & Phi lý
http://rationallyspeakingpodcast.org/
On Being: Bàn về cuộc sống
http://www.onbeing.org/
Making Sense Podcast with Sam Harris: Triết học+ tôn giáo + tâm lí học + khoa học.
http://www.samharris.org/podcast
​Jordan Peterson | Podcast: Vị “cha già” của Internet
https://www.jordanbpeterson.com/podcast/
​Wes Cecil: Rất nhiều các khoá học hay, phần lớn về triết học, lịch sử tư tưởng
https://www.wescecil.com/lectures
​The Tim Ferriss Show: Podcast hàng đầu Itunes. Tác giả của cuốn Tuần làm việc 4 giờ. Nhiều bài phỏng vấn hay.
http://fourhourworkweek.com/
Harvard Business Review IdeaCast: Ai thích kinh doanh, quản trị, lãnh đạo thì nên nghe để bắt kịp với thế giới.
http://feeds.harvardbusiness.org/harvardbusiness/ideacast
In Our Time: BBC radio, thập cẩm lịch sử, triết học, tôn giáo…. 20 năm tuổi đời
http://www.bbc.co.uk/programmes/b006qykl
The Reith Lectures: Các bài giảng hàng năm bởi các học giả hàng đầu thế giới, có từ năm 1948 trên đài BBC
http://www.bbc.co.uk/programmes/b00729d9
The CBC Massey Lectures: Tương tự Reith, nhưng của Canada, truyền thống từ năm 1961
https://www.cbc.ca/radio/ideas/past-masseys-lectures-1.4439273
Philosophize This!: Triết học nhập môn, nhưng nói theo phong cách dân dã, dễ hiểu.
http://www.philosophizethis.org/
Philosophy Talk: Trò chuyện triết học bởi hai giáo sư trường Stanford
http://www.philosophytalk.org/
Very Bad Wizards: Triết học+Tâm lí học, dạng trò chuyện
http://verybadwizards.com/
EconTalk: Phỏng vấn các chủ đề liên quan kinh tế học
http://www.econtalk.org/
Intellectual Explorers Club: Dành cho những người yêu tri thức
https://www.intellectualexplorers.club/podcast
​The Tolkien Professor: Dành cho những Fan của Chúa Nhẫn
https://tolkienprofessor.com/
https://signumuniversity.org/
​The Partially Examined Life: Trò chuyện triết học, mỗi số hoặc vài số 1 cuốn sách khó
https://partiallyexaminedlife.com/
​The Knowledge Project Podcast: Tác giả của Blog Farnam Street
https://fs.blog/the-knowledge-project/
​The History of Philosophy Without Any Gaps: Triết hoc từ A-Z
https://historyofphilosophy.net/
​WorkLife with Adam Grant: Podcast của TED
https://www.ted.com/podcasts/worklife
​Nir And Far: Business, Behaviour and the Brain: Tác giả Nir Eyal của cuốn Hooked
https://itunes.apple.com/us/podcast/nir-and-far-business-behaviour-and-the-brain/
Revisionist History: Podcast mới của Malcolm Gladwell về lịch sử, vẫn lối kể chuyện rất hút, khá xuất sắc.
http://revisionisthistory.com/
​i’m cyborg but that’s ok: nhiều nhạc Indie hay
Link
1K notes · View notes
dopeneckwagonparty · 4 months ago
Text
Bóng đen tóm được bạn. Bạn đã chạy khỏi nó rất nhiều lần, nhưng giờ nó tóm được bạn và nhấn bạn xuống. Bạn không vùng vẫy được. Bạn không chống cự nổi. Bạn khóc không kiềm chế được dù lòng bạn ráo hoảnh. Sự giận dữ trong bạn hoá ra là nỗi tuyệt vọng. Giờ thì nó đã tóm được bạn.
Ngày mai sẽ khác, bạn nghĩ. Ngày mai bạn thức dậy và bóng đen sẽ biến mất cùng mặt trời, bạn ước. Chỉ là một ngày cơ thể bạn quá mệt nhọc và yếu đuối, bạn mong vậy.
Mỗi ngày, bạn sẽ bước qua như thế. Cho đến khi nào bạn mạnh hơn nó. Hoặc nó mạnh hơn bạn. Chỉ có vậy mới phân định được một kết cuộc.
Nhưng bạn sẽ không bỏ cuộc. Bạn sẽ cứu lấy bạn, thêm một nghìn lần nữa. Vì bạn muốn được đi tới. Bạn muốn được đi tới. Bạn muốn được biết ngày sau có gì. Bạn sẽ cứu lấy bạn bằng tất cả bình sinh này. Bạn sẽ buông tất cả chỉ để níu lấy mình. Bạn sẽ không bỏ cuộc. Bạn thiết tha muốn biết ngày sau có bình yên nào đang chờ đợi mình. Bạn nhất định sẽ không bỏ cuộc. Bạn nhất định sẽ không bỏ cuộc. Bạn nhất định sẽ không bỏ cuộc.
81 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 4 months ago
Photo
Tumblr media
“Ta ghét sự xa hoa. Khi anh có những bộ quần áo đắt tiền, những con ngựa tốt hay phụ nữ xinh đẹp, không phải anh đang sở hữu chúng mà đang trở thành nô lệ của chúng. Chúng sẽ khiến anh dễ dàng quên đi mục đích của mình. Và rồi một ngày anh sẽ mất tất cả.” (Thành Cát Tư Hãn)
113 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 5 years ago
Text
youtube
7 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 6 years ago
Text
LÀM SAO ĐỂ KHIẾN ĐƯỜNG THẲNG NGẮN LẠI?
LÀM SAO ĐỂ KHIẾN ĐƯỜNG THẲNG NGẮN LẠI?
Có một vị thư sinh đến hỏi thầy giáo của anh ta rằng: “Làm thế nào để đánh bại đối thủ của mình?”. Vị thầy giáo mỉm cười, sau đó liền dùng một nhành cây, vạch xuống đất một đường thẳng. Thầy nói: “Con hãy làm cách khiến cho đường thẳng này ngắn lại mà không xóa nó, trả lời được r��i hãy đến tìm ta”
Thư sinh mang theo bài toán của thầy giáo về nhà. Hắn nghĩ mãi, nhưng cũng không biết làm cách nào khiến đường thẳng kia ngắn lại mà không xóa nó đi cả. Rõ ràng là một yêu cầu vô lí.
Thư sinh giải hết 3 ngày mà không tìm ra đáp án, bèn đến gõ cửa nhà phu tử một lần nữa. Hắn nói : “Thưa thầy, con thật không biết làm cách nào khiến đường kẻ này ngắn đi cả”
Vị thầy giáo mỉm cười, sau đó lại dùng một nhánh cây khác, nhẹ nhàng vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng kia, nhưng dài hơn đường thẳng cũ một tấc, đoạn mỉm cười: “Con xem, chẳng phải là đường thẳng cũ đã ngắn hơn so với đường thẳng mới rồi sao?”
Thầy nhẹ nhàng giải thích: “Đối thủ của con chính là đường thẳng ban đầu, con không có cách nào khiến cho họ trở nên tồi tệ hơn. Nên chỉ có một cách duy nhất, đó là khiến cho bản thân con trở nên xuất sắc hơn. Đừng quan tâm đối thủ của mình ngắn hay dài, hãy cứ trở thành đường thẳng dài nhất. Đến lúc ấy, chẳng ai có thể đánh bại được con”
Trong cuộc sống cũng vậy. Đôi khi chúng ta luôn nhìn vào những thành công của người khác và mong ước, oán hận, hoặc ghen tị. Chúng ta không thể chờ mong đối thủ bước lùi để kém cỏi hơn chúng ta, mà chỉ có cách tự nỗ lực, càng trở nên giỏi giang hơn, bản lĩnh hơn đối thủ.
Cuộc đời là những chặng đua, nếu bạn sớm hài lòng với bản thân mình. Sớm muộn gì cũng sẽ bị những đường thẳng khác vượt lên. Do vậy, thay vì hy vọng người khác thất bại, gục ngã, thì chính mình hãy đứng dậy, kiên cường vượt qua sóng gió.
57 notes · View notes
dopeneckwagonparty · 6 years ago
Text
NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ
Chị TK nói với tôi, màu nắng là thứ đóng khung ký ức trọn vẹn nhất. Có rất nhiều năm tháng đã đi qua được gợi lại bằng màu nắng. Trong một chớp mắt, nó có thể đưa ta vẹn nguyên trở về phút giây ngày cũ.
Cái màu nắng tháng Chạp Sài Gòn là một kiểu như vậy. Mỗi thời điểm trong ngày, màu nắng liên tục thay đổi về sắc độ và cường độ. Nó đưa ta đến những thời khắc khác nhau, ở những kinh độ và vĩ độ khác nhau trong miền hồi ức. Hay là màu nắng lúc nào cũng thế, nhưng chỉ đến cuối năm mình mới đủ bận để chạy quần quật ngoài đường, và đủ rảnh để nghĩ vẩn vơ về màu nắng?!
Màu nắng sớm mai nhàn nhạt, lành lạnh nhắc tôi về một phút hửng nắng trong mùa đông ở Landstuhl, cái làng nhỏ ở biên giới Pháp – Đức. Cái làng tôi sẽ chẳng bao giờ có dịp biết đến, nếu như ngày đó không có một tai nạn trên đường ray, và chuyến tàu của tôi phải dừng lại. Tôi xuống ga, ăn một tô phở ở nhà hàng Việt duy nhất trong làng. Cô bán phở gốc Trà Vinh 40 năm chưa về nước, cứ nấn ná chuyện trò, không lo làm phở. Cổ hỏi tôi đi như thế này Đảng và Nhà nước có cho không? Cổ hỏi tôi thích ở lại bưng phở không? Rồi cổ rủ tôi ở lại ăn Nô-en và năm mới với cổ. Tất nhiên là sau đó tôi bị lỡ mất chuyến tàu, với tất cả mọi hành lý để lại trên đó, bao gồm cả passport. Tôi vẫn nhớ cái phút mình đứng nhìn đường ray trống rỗng và hun hút, suy nghĩ xem mình phải làm gì. Nếu như ngày đó tôi quay lại nhà hàng Việt đó xin bưng phở cho qua mùa đông, thì sao? Nhưng tôi đã leo lên chuyến tàu tiếp theo, rượt theo con tàu đã bỏ mình đi. Tô phở giá 1000 Euro ấy sẽ mãi là tô phở mắc nhất trong đời tôi, phở bò Kobe hay caviar hay foi gras sẽ không bao giờ có cửa.
Màu nắng hanh hao lúc trưa về nhắc tôi một chiều đứng bên Lake Tahoe nhìn hòn đảo nhỏ xa xa. Một phút nắng hửng lên và cái hồ ánh lên màu ngọc bích, hòn đảo xa như quả tim nổi lên giữa làn nước biếc. Tôi nghĩ mình đã thuộc về giây phút đó, và tất cả những buồn vui của đời mình về sau sẽ từ giây phút đó mà đổi thay. Nếu như ngày đó, tôi không trao hết lòng mình cho giây phút đó. Nhưng tôi đã.
Màu nắng lạnh có đôi khi đưa tôi về một buổi chiều mùa thu trên cung đường vàng lá đâu đó. Đáng lẽ tôi đã có thể có ngọn núi ấy, mặt hồ ấy, khung trời ấy, vòm lá thu nắng hắt diệu kỳ ấy. Nhưng tôi chọn rời đi. Nếu như ngày đó, tôi từng dám nghĩ đó là điều tôi có thể thuộc về.
Vẫn nhớ mãi lời của một người linh hướng, rằng trên con đường có một ngã ba, nếu chọn đường nào thì cứ thanh thản theo đường đó mà đi, đừng chân đi đường này mà lòng còn tơ tưởng con đường đã bỏ lại. Mình ở đâu, thì lòng mình ở đó. Mọi tấm bảng chỉ đường chỉ làm nhiệm vụ của nó, còn lựa chọn là nhiệm vụ của mình.
Nhìn lại một quãng tuổi trẻ trôi qua, ai cũng có thể nói rất nhiều lần câu “nếu như ngày đó”. Chỉ một quyết định khác đi, có lẽ giờ ta đã khác. Cũng bởi vì vậy mà càng biết ơn những lựa chọn mình đã “xuống tay”. Dẫu sau đó là niềm vui hay nỗi buồn, tuyệt không có điều gì tiếc nuối. Tôi thích tôi bây giờ. Dẫu màu nắng tháng Chạp như hôm nay có đôi lần làm lòng tôi nhói lên thương nhớ về con đường tôi từng bỏ lại, hoặc con đường không để mình đi…
241 notes · View notes