Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Phòng khám Đông y Trường Khang khám chữa bệnh bằng những bài thuốc tự nhiên.
Phòng khám Đông y Trường Khang luôn đi đầu trong việc khám chữa bệnh bằng những bài thuốc quý có trong tự nhiên và những bài thuốc mà dân gian truyền tụng qua nhiều thế hệ. Từ khi có loài người là có Y Học, vì con người luôn luôn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với bệnh tật, với mọi bất ổn trong cơ thể, để tồn tại và phát triển. Đầu tiên Y Học chỉ là những kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh của dân gian; Sau đó nó được những người có trí tuệ thông minh tập hợp lại, nâng lên thành hệ thống và sử dụng lâu đời thành kinh điển. Y Học Phương Đông, vừa có thực tiển vừa có lý luận gọi là Đông Y. Trải qua hàng ngàn năm, cái gì đúng thì tồn tại, cái gì không đúng thì bị thải trừ.
Phòng khám Đông y Trường Khang chọn Y Học Cổ Truyền làm nền tảng cho việc khám chữa bệnh.
Lương y tại phòng khám Đông y Trường Khang đang thực hiện bóc thuốc cho người bệnh.
Y Học Cổ Truyền Việt Nam là một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc, đã tồn tại và phát triển song song với sự phát triển của đất nước và hiện tồn tại hai nền Y học: “Y học dân gian và y học Đông Phương”, gọi là Đông y.
Y học dân gian là những kinh nghiệm sống trong phòng chữa bệnh của con người Việt Nam qua thực tiển hàng ngàn năm. Nó gắng bó mật thiết với đời sống của nhân dân lao động, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, qua sách vở hay qua truyền miệng.
Y học dân gian có rất nhiều phương pháp rất phong phú - Như dùng một vài vị thuốc Nam để sắc uống, để ngậm, để ngâm rửa, xông hơi, chích lễ, cứu mồi ngãi, châm kim, giác hơi, đốt bấc, chườm nóng (với rượu, giấm, muối, gừng), cạo gío, sữa trặc trẹo, nắn bó gãy xương, bong gân sai khớp, cao thuốc dán, đở đẻ, tập luyện dưỡng sinh, ăn uống trị liệu, nhuộm răng… Nguồn thuốc có thể là cây, hoa, quả, lá, cũ, rễ, hạt… của thực vật; là chu sa, mang tiêu, phát tiêu, mẫu lệ, thạch cao… của khoáng vật và sừng hươu, sừng nai, yếm rùa, rắn, bò cạp, nhuộng tằm, xác ve sầu, vảy trúc, tổ con bò ngựa (Tang phiêu tiêu)… của động vật.
Nền y học này mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc, được sử dụng rộng rãi, lâu đời trong quần chúng nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo… chiếm trên 95% dân số cả nước. Y học dân gian khá phong phú, dể áp dụng, dễ tìm kiếm, gần gủi với thiên nhiên, hợp phong thổ và là sản phẩm của người VN, với hệ động thực vật làm thuốc dồi dào, hiệu qủa, không cần lý luận nhiều - Như nồi lá xông là cách chữa bệnh đưa thuốc và nhiệt vào cơ thể dưới dạng hơi nước ấm qua đường hô hấp, qua da rất hiệu qủa - dược liệu xông thường có tinh dầu, mùi thơm, có tính cay ấm, có tác dụng làm cho ra mồ hôi, trị các chứng phong hàn như ho, hắc hơi, sổ mũi, nhẹt mũi, sốt, sợ gío, đau nhức, mỏi mệt…
Tùy theo nguồn dược liệu có tại mỗi địa phương, mà chọn vài vị thuốc cho nồi lá xông, như: Tía tô, é tía, kinh giới, bạc hà, lá sả, lá chanh, lá cam, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, ngũ trảo, ngải diệp, cây cức lợn, rau quế… Mỗi thứ một nắm, cho vào nồi, đổ 3 – 5 lít nước, nấu sôi chừng 5 phút, nhắc xuống, ngồi trùm mền lại xông hơi, từ 10 – 20 phút. Hơi nước ấm, có tinh dầu có tác dụng diệt vi khuẩn, vi rút, vi trùng ở đường hô hấp, ở trên da, làm giãn nở lổ chân lông, làm ra mồ hôi, lưu thông mạch máu ngoại vi, điều hoà thân nhiệt, ấm cơ thể…
Ngày nay, có nhiều ngành khoa học, nhất là dược học đã nghiên cứu các bài thuốc Nam đã sử dụng có hiệu quả, để tìm các thuốc chữa các bệnh, thuốc chống được vi khuẩn, virut, vi trùng, ký sinh trùng, tim mạch… từ thảo mộc thiên nhiên, làm phong phú cho ngành y dược học của Việt Nam và thế giới, như
+ Thuốc ngủ Rotunda từ cũ Bình vôi.
+ Thuốc trị sốt rét Artémisiline từ cây Thanh hao hoa vàng.
+ Thuốc Rumatin trị bệnh thống phong (Goutte) từ Rắn biển và cây Hy thiêm.
+ Crila trị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung từ cây Trinh nữ hoàng cung.
+ Rutin từ hoa Hoè trị trĩ, chảy máu nhãn cầu, mắt đỏ, xuất huyết dưới da và mỡ máu.
+ Thuốc hổ trợ điều trị ung thư Mediphylamin từ Bèo hoa dâu.
+ Ích Mẫu hoàn trị bổ huyết điều kinh, viêm tử cung, viêm thận, viêm thần kinh tim, với công thức Ích mẫu 70%, Hương phụ 20%, Đan sâm 10%, sao khô, tán bột, trộn mật Ong hoàn thành viên bằng hạt đậu đen, lần uống 10 – 15 viên, ngày 3 lần, Vinapanas từ cây Sâm khu V …
Riêng các trường phái Y Học Cổ Truyền nước ta, nhất là trong việc sử dụng thuốc Nam, tuy chưa được nghiên cứu, nhưng chắc chắn có nhiều học phái còn ẩn tàng trong nhân dân, như:
+ Y Học thời Vua Hùng và phái Đạo sĩ thời Bắc Thuộc như An Kỳ Sinh ở vùng Đông Bắc (Núi Yên Tử).
+ Phái của Minh Không thiền sư Nguyễn Chí Thành thời Lý.
+ Phái Trúc Lâm thời Trần, mà trung tâm là Chùa Đồng, ở Yên Tử còn dấu tích Vua Trần bốc thuốc cứu người như Am Thung (nơi giã thuốc), Am Dược (nơi chế thuốc) ở bên trái chùa Hoa Yên.
+ Phái Chu Văn An ở Chí Linh; Phái Tuệ Tĩnh ở Sơn Nam.
+ Phái thuốc Nam thời nhà Lê của Hoàng Đôn Hoà, Trịnh Đình Ngoạn.
+ Phái các ông Lang bà Mế người dân tộc ở Hoà Bình, Tây Bắc, như bản Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Tây), dưới chân núi Tản Viên, hiện có 180 hộ người Dao thì có 80% hộ hành nghề thuốc chữa bệnh lâu đời bằng cây lá hái trên núi quanh vùng.
+ Phái thuốc núi ở miền Nam rất phát triển, mà điển hình là phái thuốc Nam vùng Thất Sơn ở An Giang - Châu Đốc, phái Tịnh Độ cư sĩ, đạo Cao Đài… Tuy nhiều phái, nhưng có thể chia làm 3 phái Y Học lớn: Phái Đạo thuật và thuốc Nam, Phái kết hợp thuốc Bắc và thuốc Nam và Phái sử dụng thuốc Nam.
Y Học Phương Đông hay Đông Y là nền y học với nhiều lý luận, nhiều trường phái, đã trải qua mấy nghìn năm tồn tại và phát triển ở các nước chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Đông phương (Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo), như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.. Đông y có hệ thống lý luận, dựa trên học thuyết KHÍ HÓA của kinh Dịch; Lấy Nan kinh, Nội kinh, Thương hàn luận, Kim qũy yếu lược… làm căn bản. Tùy theo khí hậu và bản chất con người của từng vùng, mà Đông Y ở mỗi nơi có sự phát triển khác nhau.
Việt Nam có một nền YHCT, với hệ thống lý luận dựa trên học thuyết khí hóa, với các sách kinh điển; Nhưng Ông Cha ta có sự nghiên cứu, sáng tạo, kết hợp giữa y học dân gian và y học Đông phương, hình thành một nền Y Học Dân Tộc thích hợp với khí hậu VN ở miền nhiệt đới gío mùa, nóng và ẩm, có hệ động thực vật, khoáng sản làm thuốc dồi dào, nhưng dịch bệnh và địch họa xảy ra triền miên. Thường sự kết hợp này là lấy một phương thang cổ phương gia thêm vài vị thuốc Nam đặc hiệu (truỳ pháp) để làm tăng hiệu quả chữa bệnh, hoặc lấy thang cổ phương, nghiên cứu thay thế bằng thuốc Nam hay chỉ sử dụng thuốc Nam trên kinh nghiệm gia truyền.
Hiện chúng ta đã sưu tầm được 155 vị danh y và 497 bộ sách y học cổ truyền bằng chữ Hán Nôm, trong thời Đại Việt (Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn) và sưu tập được 200 tập sách Đông y bằng chữ Quốc ngữ trong Thế kỷ 20.
Nền Y Học Dân Tộc đã đóng góp rất to lớn vào qúa trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngay trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, ngành Quân và Dân y của ta đều có mạng lưới YHCT đến tận cơ sở. Nó đã có nền tảng sâu rộng đến nổi không có một cán bộ, bộ đội nào không biết một vài bài thuốc YHCT Dân Tộc để phòng thân, lỡ khi bị bệnh mà tự cứu chữa cho mình hay cho đồng đội, trong lúc nghẹt nghèo.
Hiện nay, mặc dù Tây Y được nhiều ưu đãi và phát triển một cách mạnh mẽ theo xu hướng của thời đại, song nhân dân ta vẫn tin dùng YHCT. Bác Hồ rất coi trọng sự phát triển nền YHCT dân tộc. Bác nhắc các thầy thuốc Việt Nam: “Ông cha ta ngày trước có rất nhiều kinh nghiệm qúy báu về sử dụng thuốc Nam và thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, ngày nay các cô chú cần chú trọng phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây, xây dựng một nền Y Học Việt Nam “KHOA HỌC - DÂN TỘC - ĐẠI CHÚNG”. Đây cũng là đường lối, quan điểm về Y Học của Đảng và Nhà Nước ta. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng lúc làm Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y Tế, vào những năm 70 của thế kỷ XX, có chỉ thị: “Ngành Y tế phải kết hợp Đông y với Tây y, cần phải nghiên cứu để tiến tới quy định bệnh nào điều trị bằng Đông y, bệnh nào điều trị bằng Tây y, bệnh nào điều trị bằng Đông – Tây y kết hợp”.
Nhờ đó mà một bộ phận thầy thuốc YHCT dân tộc được đào tạo từ cơ sở đến đại học; Sách vở lưu truyền được dịch thuật, in ấn. Một số công trình nghiên cứu về YHCT, nhất là về dược học đã thu được một số kết qủa khả quan.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Phòng Khám Đông Y Trường Khang.
Địa chỉ: 43B-43B Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08) 22 468 999
Website: http://phongkhamdongytruongkhang.vn/
1 note
·
View note