deriskvietnamacb
deriskvietnamacb
Untitled
1 post
Don't wanna be here? Send us removal request.
deriskvietnamacb · 5 months ago
Text
Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và biện pháp phòng trừ
youtube
Nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa, phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ đảm bảo cho lúa phát triển tốt, hạn chế hư hại và ảnh hưởng năng suất cây trồng. Bài viết sau đây, mời bà con nông dân cùng Việt Thắng Hà Nội tìm hiểu các loại sâu, bệnh hại lúa và các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp
1. Các loại sâu hại lúa
1.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng trên cây lúa. Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Dịch thường phát sinh nặng vào thời điểm khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng. Sâu cuốn lá thường phát sinh 6-7 lứa mỗi năm, gây hại lúa nặng nhất trong vụ mùa, tập trung từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.
Tumblr media
Nhận biết một số đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cạp phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sâu cuốn lá thành ống và trú ngụ bên trong. Ruộng lúa bị gây hại nặng từ giai đoạn đòng trổ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang hợp, tăng tỉ lệ hạt lép. Ruộng sạ dày, rậm rạp, bón nhiều phân đạm thường bị hại nặng hơn.
https://vietthanghanoi.vn/wp-content/uploads/2022/04/sau-cuon-la-nho-gay-hai-tren-lua.jpg
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cây lúa
– Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại xung quanh bờ để sâu không có nơi cư trú chờ gây hại cho vụ sau.
– Bón phân với tỉ lệ N, P, K cân đối, không bón thừa đạm hay bón đạm muộn.
– Lưu ý gieo sạ mật độ vừa phải, nhất là đối với những giống lúa có lá to, chịu phân.
– Giai đoạn lúa trước 40 ngày tuổi sau sạ hoặc trước 30 ngày sau cấy thường không bị ảnh hưởng năng suất, do đó không cần phun thuốc nhằm bảo vệ thiên địch, giúp khống chế bớt mật độ số sâu vào giai đoạn sau.
– Thăm đồng thường xuyên để nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu non chưa gây hại.
– Nếu mật độ sâu cao vào giai đoạn lúa làm đòng – trổ đòng, có thể sử dụng một số loại thuốc như Vithadan 95WP, FM-Tox 25EC, Fartack 50EC, Bestox 5EC phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
1.2. Sâu đục thân hai chấm hại lúa
Sâu đục thân hai lúa thường gặp trên lúa vào vụ mùa. Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo giai đoạn lúa đẻ nhánh, hoặc cắt đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bạc bông giai đoạn lúa trổ.
1 note · View note