Tumgik
daibangeagle · 2 years
Text
Chuyện cổ phật gia: Thiếu nợ phải hoàn trả, khi Phật và người ăn mày hoán đổi thân phận - TLCS
Chuyện cổ phật gia: Thiếu nợ phải hoàn trả, khi Phật và người ăn mày hoán đổi thân phận – TLCS
⭕ Ưu đãi đặc biệt cho khán giả của Tâm Linh Cuộc Sống 👉 Nhập mã ‘tamlinhcuocsong’ giảm thêm 10% khi mua dầu gội phủ bạc LACO tại Thảo Dược Bình Minh 🛒 https://thaoduocbinhminh.com/san-pham/dau-goi-phu-bac-laco/ _______________ Trong kiếp nhân sinh không có gì là vô duyên vô cớ; do vậy thiếu nợ phải trả, phúc báo là từ đức mà đến, khổ đau chính là do nợ nghiệp. Cổ nhân có câu rằng: “Cày cấy bao…
Tumblr media
View On WordPress
9 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Vì sao Chúa Jesus và Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại? - TLCS
Vì sao Chúa Jesus và Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại? – TLCS
Chào mừng bạn đến với chương trình Tâm Linh Cuộc Sống của thuvientamlinh.net! == 👉 Cập nhật tin tức thời sự, chính trị, kinh tế xã hội và nhiều bài viết phân tích hay mỗi ngày tại TCT News: https://www.youtube.com/channel/UCJlwyTWvUi24-PMon2QyL5Q?sub_confirmation=1 == Vì sao Chúa Jesus và Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại? Nhìn lại chặng đường gian nan khi Giác Giả hạ…
View On WordPress
1 note · View note
daibangeagle · 2 years
Text
Giải đáp 9 thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp
Giải đáp 9 thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp
Thứ hai, 30/8/2021, 00:00 (GMT+7) Người bị sa thải, tự nghỉ việc có được trợ cấp thất nghiệp? Tạm hoãn hợp đồng do Covid-19 có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ảnh: Phương Anh. Câu 1: Ai bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? a. Lao động tự do b. Người có hợp đồng lao động Source link
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
daibangeagle · 2 years
Text
9 loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm
New Post has been published on https://tuvingaynay.com/9-loai-chet-khong-dung-tuoi-tho-do-nghiep-giet-hai-chieu-cam.html
9 loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm
Tumblr media
Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng.
Có chín loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm theo lời Phật dạy trong Kinh Dược Sư.
Hoạnh tử thứ nhất: bệnh không đáng chết, nhưng lại chết ngang, do thiếu thuốc thang, không người chăm sóc. Quý Phật tử nên lưu ý ở điểm này, ai có người thân bệnh cần phải chăm sóc lo lắng thuốc men đầy đủ. Kế đến, khi gặp được thầy cho uống lầm thuốc, trường hợp này cũng hay xảy ra lắm. Lại hay mê tín dị đoan, tin tưởng thầy tà, bạn ác, giết hại loài vật để cúng tế thần linh, gây thêm nghiệp sát, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thường thì chúng ta không có sự hiểu biết về kiếp nhân sinh và lòng tin nhân quả sâu sắc, nên dễ bị mê hoặc bởi các học thuyết tà kiến, vừa tốn tiền, vừa lo sợ, vừa ngu si, vừa giết hại, nên đành phải cam chịu mạng sống chết yểu mà thôi.
Hoạnh tử thứ hai: do bị họa lây từ người thân thuộc, phép vua tru lục, nên phải chết oan. Trong thời đại phong kiến, vua là trên hết nên có quyền giết ai thì giết, chỉ cần một người thân trong gia đình phạm tội phản nghịch, hay bị nghi ngờ một việc gì đó, nhà vua có thể ra lệnh giết sạch ba họ hoặc chín họ, chết theo kiểu đó gọi là chết oan bởi mình không có làm tội mà cũng phải chịu chết, chết như vậy gọi là chết không đúng tuổi thọ, hay còn gọi là chết yểu, bởi quyền lực độc tôn do vua là thiên tử thay trời trị vì thiên hạ.
Hoạnh tử thứ ba: do sống sa đọa, buông lung vô độ, đam mê tửu sắc, chơi bời săn bắn, không biết giữ thân nên phải chết yểu. Hoạnh tử thứ ba này đa số các nhà vua đều bị vướng nhiều bởi quan niệm ta là thiên tử, tức con trời, ta thay trời trị vì thiên hạ nên muốn gì làm nấy; do đó mặc tình đam mê, đắm say tửu sắc, rượu chè be bét, quan hệ tình dục vô độ cùng các cung phi, mỹ nữ. Người thế gian nếu vướng vào đam mê hưởng thụ quá đáng cũng sẽ thân tàn ma dại, làm khổ người thân mà chịu quả báo mạng sống ngắn ngủi. Ngày nay, trên đà văn minh tiến bộ của nhân loại, con người càng bị tha hóa bởi sự hấp dẫn của đam mê trụy lạc, nên số người bị tha hóa càng ngày càng đông.
Hoạnh tử thứ tư và năm: bị lửa đốt thiêu, cháy rụi cả thân hoặc bị chết nước, chết chìm, chết trôi. Hai quả báo này ở thế gian thường xảy ra lắm, nạn chết đuối hay chết cháy cũng đều do nghiệp giết hại chiêu cảm, nên người Phật tử hãy ý thức sự khổ đau do giết hại gây ra mà ta cố gắng giữ giới này cho được trọn vẹn để tránh quả xấu.
Hoạnh tử thứ sáu: bị thú dữ xé xác, ăn thịt. Lúc sống, ta hay sát sinh hại vật, nhất là những người làm nghề trực tiếp giết mổ sẽ chịu quả báo này, nếu ta không giết hại ai thì làm sao bị quả báo giết lại? Bởi nhân quả lúc nào cũng công bằng và bình đẳng. Cho nên, không có chuyện gì xảy ra mà ngẫu nhiên, tự nhiên khi không mà có.
Hoạnh tử thứ bảy: té núi rớt hầm, thân thể nát tan, vô cùng đau đớn. Quả báo này ai ở miền đồi núi hay bị, hay những người đào đãi vàng bị sụp hầm đè chết, hoặc như trường hợp sập cầu Cần Thơ, vô số người chết cũng đều từ nhân giết hại mà ra, nên phải chịu quả báo chết yểu là vậy.
Hoạnh tử thứ tám: uống nhầm thuốc độc, bùa ngải, thư yếm, quỉ thần hãm hại, bị bức tử, hay uống thuốc độc tự tử, bị người yếm bùa, và bị ma quỷ bắt đi đều do nghiệp giết hại từ quá khứ mà ra, trường hợp này tuy có nhưng cũng rất hiếm.
Hoạnh tử thứ chín: lâm cảnh đói khát, khốn khổ mà chết. Loại chết này hành hạ con người dữ tợn, đói mà không được ăn, khát mà không được uống, chết từ từ trông khổ sở làm sao. Nhất là nạn đói năm 1945, hơn hai triệu người Việt Nam bị chết đói do bọn phát xít Nhật đốt hết lúa gạo. Ngoài ra, còn vô số sự chết như tự bức tử chính mình hoặc bằng nhiều hình thức khác.
Bởi việc sát sinh hại vật do sự chấp ngã mà ra, nên từ đó phát sinh chiếm hữu. Vì vậy, một số người lợi dụng quyền thế, đặt ra học thuyết “vật dưỡng nhơn”, nói rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho con người và thượng đế. Ai theo truyền thống này thì sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban cho họ lộc ăn, nên nhân giết hại, ăn thịt các loài vật dẫn đến quả báo chết yểu. Nhưng thật sự, loài vật có chấp nhận để người giết ăn thịt và cúng tế thần linh hay không? Đây là vấn đề tế nhị và sâu kín, chỉ có đạo Phật mới mở rộng tấm lòng từ bi thương xót, và một số người có ý thức tôn trọng đối với muôn loài vật mà thôi.
Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh. Khi ta giết con vật như trâu bò, heo dê, gà vịt, tôm cá, chúng vẫn giẫy giụa, kêu la thảm thiết, trông thật tội nghiệp. Thật ra, đâu có con vật nào tự hiến mình nạp mạng cho con người, vì chúng không có trí khôn và sức mạnh, nên đành phải chịu giết hại như vậy. Hầu như, tất cả các loài vật đều bị giết chết khi chưa đúng tuổi thọ, bởi sự ham muốn và thèm khát của con người.
Thế giới con người càng đông thì sự giết hại càng nhiều vì nhu cầu sự sống của nhân loại. Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng. Phước ở đây là cung cấp các nhu cầu cần thiết để nuôi sống con người. Tội là vì muốn bảo tồn mạng sống cho ta và người mà ta đành trực tiếp giết hại các loài vật. Cho nên, nhân quả rất công bằng, không biết thiên vị một ai, làm phước thì được phước, làm tội thì bị tội. Có phước thì đời sống vật chất đầy đủ, nhưng ngược lại làm tội thì bị quả báo chết yểu, bệnh tật, và đời đời kiếp kiếp gieo nhân oán giận, thù hằn, vay trả, trả vay, không có ngày thôi dứt. Do đó, chúng sinh vì mạng sống của mình mà ăn nuốt, giết hại lẫn nhau không thương tiếc.
Bây giờ, chúng ta thử chia ra làm bốn vế để luận về tội và phước:
Một là người nuôi, hai là người bán, ba là người giết, bốn là người ăn. Có người đổ thừa tại có người ăn nên mới có người nuôi, người bán và người giết. Vâng, ăn uống là để bảo tồn mạng sống cho con người và các loài vật, đó là quy luật tất yếu không ai có thể chối cãi được. Chính điều này, Phật đã thấy quá rõ ràng thế gian là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn tương sát, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt lẫn nhau mà bảo tồn mạng sống.
Người vừa nuôi vừa giết là tội nặng vì cố tình, cố ý sát sinh, hại vật để nuôi sống bản thân mình và thuê mướn người khác cùng giết theo, ai lỡ đã gieo nghiệp nhân như thế thì khó bề sống tốt được; sau khi mạng chung bị đọa lạc vô số kiếp chịu khổ, bị hành hạ, giết hại trở lại, cho đến khi làm người bị quả báo mạng sống ngắn ngủi. Người trực tiếp lưới đánh bắt, giăng bẫy, săn bắn cũng đồng với các tội trên. Còn người ăn mà không trực tiếp giết hoặc xúi bảo người khác giết, chỉ ăn vì sự sống, tuy có tội nhưng nhẹ, không sao, có thể sám hối, làm phước thì hết tội, vì không có tâm ý giết hại. Tội và phước nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do có cố tâm, cố ý hay không mà thôi. Ngoài trừ các vị Bồ Tát, các vị Thánh nhân và chư Phật mới không giết hại từ ý nghĩ cho đến hành động.
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật. Trước tiên là không được giết người, rồi hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được hoàn toàn trọn vẹn mới thôi.
Người Phật tử vì hoàn cảnh sống nên phải nuôi súc vật để bán mà lấy tiền nuôi sống gia đình, người thân; nếu chỉ nuôi để bán, không trực tiếp giết vật, tuy có tội, nhưng tội này nhẹ hơn là trực tiếp giết vật, nên có thể sám hối, và làm việc phước đức thì có thể chuyển được tội. Còn nếu nuôi bán và giết trực tiếp thì tội này rất nặng, phải chịu quả báo theo luật nhân quả. Còn vì sự sống mà mua ăn, không trực tiếp giết hại với điều kiện không thấy người giết, không nghe con vật kêu la khi bị giết, con vật đã được làm sẵn thì không sao, nếu có tội cũng nhẹ, sám hối và làm phước thì từ từ sẽ hết.
Tội ở đây được hình thành khi người đó có cố tâm, cố ý, phát khởi từ lòng tham lam, ích kỷ, muốn giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người giết. Ai mở lò sát sinh là tội nặng vì cố ý và mua bán, chế tạo vũ khí, rồi xúi bảo nhân loại giết hại lẫn nhau, đây là tội nặng phải chịu quả khổ, chết chóc, đau thương vô số kiếp.
Trường hợp bất đắc dĩ vì sinh ra nơi vùng sông biển nên phải làm nghề đánh lưới bắt các loài thủy sản. Ta chỉ đánh bắt các loài đủ tiêu chuẩn do luật pháp ban hành, không nên đánh bắt các loài còn quá nhỏ. Phật chế giới cho người tại gia là không được giết người, và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được trọn vẹn thì ta không bị quả báo bệnh hoạn hay chết yểu.
Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc vô tình giết hại, như làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp và phục vụ cho con người, ta phải dùng thuốc trừ sâu, làm vệ sinh phải hại đến loài trùng kiến, vậy người Phât tử phải làm sao để tránh khỏi tội giết hại. Từ con người cho đến muôn loài vật trên thế gian này vốn tồn tại trong nhịp cầu nhân quả mang tính cách tương đối, ai khôn ngoan sáng suốt sẽ hạn chế tối đa sự giết hại nên sống đời an vui, hạnh phúc.
Giết hại là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. Người Phật tử chân chánh phải nên dứt khoát xa lìa nghiệp giết hại, nếu không sẽ bị đọa lạc vào chỗ khốn cùng, chịu quả báo cực kỳ đau khổ vô số kiếp.
Cho nên, ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, chúng ta hãy nên học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và muôn loài, để cùng nhau không bị quả báo chết yểu. Bậc làm cha mẹ hãy nên khuyên dạy con cái không nên cố ý giết hại, và khi lớn khôn trưởng thành phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chánh để không làm tổn hại cho người và vật.
Ngược lại, ta không giết hại mà còn hay phóng sinh giúp người cứu vật, mở rộng tấm lòng nhân ái, khuyến khích, khuyên nhủ nhau hạn chế sự sát sinh hại vật, kêu gọi mọi người ăn chay ít nhất mỗi tháng một vài ngày. Nhờ vậy, thế giới dứt bớt nghiệp binh đao, chiến tranh và khủng bố mà sống an vui, hạnh phúc. (Thích Đạt Ma Phổ Giác!)
Trích: tamhuongphat.com!
3 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Link
…Đức Phật đã dạy, trong 10 nghiệp của con người thì gần một nửa là khẩu nghiệp bao gồm 4 nghiệp: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt.Khẩu nghiệp ác là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà chúng ta tạo ra. Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra do lời nói…
2 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Link
2 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Link
Khẩu Nghiệp Đời Trước
Khi đức Phật đang thuyết pháp tại tinh xá Kỳ Hoàn, có 60 vị Bồ Tát vừa mới phát tâm Bồ-đề, cùng tìm đến chỗ Phật, đảnh lễ năm vóc sát đất, rồi nước mắt tuôn như mưa, mỗi người đều muốn thưa hỏi về nghiệp duyên đời trước của mình.
Đức Phật dạy: “Vào thời đức Phật Câu-lưu-tôn ra đời, tất cả các ông đều xuất gia học đạo, nhưng không bao lâu thì tâm đạo dần dần thối thất. Thời bấy giờ có một vị thí chủ đức tin sâu vững, hết sức cung kính cúng dường hai vị pháp sư. Khi ấy, các ông lại sinh tâm ganh tỵ, liền đến chỗ vị thí chủ kia mà nói lỗi của hai pháp sư, khiến người thí chủ kia dần dần khởi tâm khinh dễ, xem thường hai vị pháp sư, tự dứt mất căn lành.
Do nhân duyên xấu ác đó mà các ông đều đã bị đọa vào đủ bốn loại địa ngục, trải qua hàng vạn năm, sau đó mới được sinh làm người, nhưng trong 500 kiếp thường phải chịu cảnh mù lòa, ngu si không trí tuệ, bị người khác khinh miệt. Trong tương lai, các ông sau khi chết rồi, vào khoảng 500 năm mà Chánh pháp suy diệt, lại sẽ phải sinh ra ở những cõi nước xấu ác đầy dẫy những người xấu ác, làm người hèn kém hạ tiện ở đó, thường bị người khác phỉ báng, tự mình quên mất bản tâm.
Trải qua hết 500 năm ấy rồi mới dứt trừ được hết thảy nghiệp chướng, được sinh về cõi nước của đức Phật A-di-đà ở thế giới Cực Lạc, được đức Phật A-di-đà thọ ký cho việc về sau chứng quả Bồ-đề.”  
3 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Không ai quá bận cả, vấn đề duy nhất ở đây là sự lựa chọn.
Đợi bữa sáng làm xong.
Một cái đèn đỏ 60 giây.
Chờ thang máy xuống tầng.
Em xem, tôi chỉ mới liệt kê vài cái, từng này có đủ để gửi cho em một tin nhắn hay chưa?
@cayeutinh
Fb : Cá Yêu Tinh
Tumblr media
117 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Photo
Tumblr media
6K notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Một nửa phiền não ở đời, là do bạn nói "yes" quá nhanh, nói "no" quá chậm
@krystalleee
Tumblr media
918 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Chúng ta qua lăng kính của một người nào đó có thể méo hoặc tròn. Qua lời người quý mến thì thơm tho, sạch sẽ, qua mồm người ganh ghét thì thành xấu xí, dị dạng. Bởi vậy, nếu mắt không bị mù thì đừng đánh giá ai đó qua tai nghe. Thấy tận mắt, chưa chắc đã là thật thì nói gì chỉ mới nghe..
(st)
10 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Tumblr media
" Định uống rượu để nhấn chìm nỗi buồn
Ai ngờ nỗi buồn cũng biết bơi."
- Sưu tầm
336 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Nhà là nơi để muốn về
Chứ không phải nơi phải về...
Tumblr media
136 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Photo
Tumblr media
Đời người, sẽ chẳng có lần sau
Đời người là cuộc hành trình một chiều, rất nhiều người đã bỏ lỡ thì không thể gặp lại, rất nhiều chuyện đã bỏ lỡ thì không thể quay đầu. Sức khỏe chẳng đợi ai, sinh mệnh cũng chẳng chờ, nếu một mực đợi chờ thì chỉ lưu lại toàn tiếc nuối. Bởi vì thời gian không thể quay lại lần nữa, cuộc đời cũng chẳng có lần sau.
Đã từng nghe qua một câu thế này: Đã từng luôn cứ nghĩ rằng tương lai ngày sau còn dài, tất thảy mọi chuyện đều có thể đợi. Mà giờ đây mới nhận ra rằng, dù trước dù sau thì sinh mệnh vẫn luôn là một phép trừ, qua một ngày lại ít đi một ngày. Có một vài người cũng vậy gặp một lần là ít đi một lần, không ai biết được tương lai và bất trắc cái nào xảy tới trước. Vì thế khi còn có thể nhất định phải học cách trân trọng.
Đời người, chẳng có lần sau, dẫu hối hận vì lúc đầu đã không làm khác đi thì cũng đã chẳng còn cơ hội để thay đổi lại nữa. Trong cuộc đời này có rất nhiều chuyện chẳng có cơ hội để sai lầm. Mất đi bạn bè, chỉ có thể nhớ về những tháng ngày cùng tay nắm tay. Mất đi người thân, chỉ có thể hối hận ban đầu đã chẳng ở bên.
Đời người thực ra chẳng dài như chúng ta tưởng, có rất nhiều chuyện đợi mãi đợi mãi để rồi sau cùng mọi thứ vẫn còn đó, nhưng người sớm đã đổi thay. Vì thế đừng để phải đợi đến khi quay lưng rời đi mới hiểu ra rằng cái gì mới là quan trọng nhất. Đời người, vốn chỉ có một cơ hội, nhất định phải trân quý tất thảy những người đang bên cạnh mình.
Đời người, chẳng có lần sau, dẫu hối hận thì cũng đã muộn, chẳng còn tư cách để làm lại lần nữa. Một đời rất ngắn, chớp mắt đã đứng tuổi, sẽ càng hiểu rằng phải biết trân quý mỗi phút giây còn lại tới nhường nào. Lúc tình còn hãy thường xuyên liên lạc, lúc còn trẻ khoẻ hãy nỗ lực nhiều hơn.
Đời người chỉ vỏn vẹn trong mấy mươi năm, dẫu cho là xuất chúng hay tầm thường, trọn vẹn hay nuối tiếc, chỉ cần không nắm chắc cơ hội thì đều có thể lỡ mất. Sinh mệnh đến rồi đi, rất nhiều chuyện chẳng có thể lần nữa lại tới, vì thế nhân lúc vẫn còn kịp, hãy đi làm những chuyện mình muốn, trở thành người mình muốn trở thành đi.
Hoa đã tàn, năm sau còn có thể nở lại. Nhưng đời người, chẳng còn cơ hội để làm lại. Nếu đã đến với thế giới này, hãy cố gắng đừng để bản thân phải ôm lấy bất cứ tiếc nuối nào. Trong những tháng ngày về sau, mong mỗi năm, mỗi ngày, mỗi phút của bạn trôi qua đều sẽ không phụ lấy khoảng thời gian đẹp đẽ này, càng không được mắc nợ lấy bạn ở phiên bản tốt nhất này.
• Dịch: Fangyu • Ảnh: Fangyu • Chỉ đăng tải lại khi có sự cho phép của Ngôn từ mùa xuân 🌹
289 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Tumblr media
ba,
cảm ơn ba vì những lời nói dối
"con cứ ăn, ba đã ăn no rồi"
"tủ ba chật, ba chưa cần áo mới"
"ba lo được, con chỉ cần học thôi"
con ước gì con có thể nói dối
rằng chưa nghe nước mắt ghế ba ngồi
cũng chưa thấy vai ba run khe khẽ
"tôi vô dụng, tôi xin lỗi, mình ơi!"
sao người ta lại không chọn nói dối?
"chú không uống, là không nể anh rồi"
giá khi ấy, họ lắc đầu từ chối
một chén rượu đáng giá hai mạng người
"Van cô chú!
Cứu lấy vợ con tôi..."
mắt ba đỏ,
hằn lên từng tia máu
hoa vĩ đỏ
cháy rực mảng trời xa
tay run run
nâng niu hai di ảnh
mảnh nắng hạ
vỡ vụn trước hiên nhà.
@ann.littlethings
11.01.2021
82 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
〔Bài dịch số 937〕 :
总以为自己年轻 却忽略了的脚步 当身边的一道道风景变成了回忆 却忽然发现 风景依旧在 人已非少年
“Em luôn nghĩ rằng bản thân còn trẻ
nên phớt lờ đi bước chân mình, khi nhận thấy những cảnh sắc xung quanh từng chút từng chút một trở thành hồi ức mới ngỡ ngàng phát hiện ra ; cảnh vật vẫn luôn nằm ở đó, cái thay đổi là chúng ta đã không còn niên thiếu!”
(Vũ Thu Hoài/Baosam1399 dịch)
Tumblr media
122 notes · View notes
daibangeagle · 2 years
Text
Bình rượu số 2063:
"Bạn có thể không thích tính cách, vẻ ngoài, lời nói hay bao gồm tất cả của tôi. Không sao cả! Nhưng phiền bạn đừng nói với tôi. Nếu tôi không sống theo cách bạn thích thì mong bạn tránh xa tôi ra, đừng chỉ trích tôi.
Đừng cười chê những thiếu sót của tôi bằng suy nghĩ của bạn, bởi tôi sinh ra không phải để sống vì bạn."
(Dương Mịch)
Nguồn: Weibo
Giải Ưu - 解憂 dịch
-------
Bản tiếng Trung:
你可以不喜欢我的性格,
不喜欢我的样子,不喜欢我说的话,
包括我的一切你都可以不喜欢.
没关系,
但麻烦你不要来告诉我,
我没有按照你喜欢的方式生活,
那就请你远离我,
不要来指责我.
别用你的恩想来嘲笑我的不足,
因为我生来不是为你而活的.
30 notes · View notes