cloud-blr
V
1K posts
M��t cục mây
Don't wanna be here? Send us removal request.
cloud-blr · 3 days ago
Text
“Thế giới có 3 loại người là chó sói, cừu và chó chăn cừu. Thế giới trở nên tồi tệ không phải vì những con sói mà vì sự im lặng và cam chịu của những con cừu.”
———
(Sự im lặng của bầy cừu - Thomas Harris)
14 notes · View notes
cloud-blr · 11 days ago
Text
youtube
Bộ phim tài liệu ghi lại hành trình của một người đàn ông Pháp. Sau khi xét nghiệm ra kết quả mình có mang gene một căn bệnh hiếm di truyền từ bố, anh ấy bán mọi tài sản, bỏ việc ở ngân hàng và đạp xe khắp Nam Mỹ, đi gặp những người mắc cùng căn bệnh với mình để nâng cao nhận thức về bệnh, đi nhìn thác nước đổ, rừng cây thay lá từ xanh sang vàng rồi sang đỏ, đi nhìn những con người đến từ vùng văn hóa khác nhảy múa và sống như thế nào. 
Căn bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khiến bệnh nhân khó hoạt động, sinh hoạt và lưu giữ được ký ức từ tuổi 35 đến 50. Nên ở tuổi 34, anh ấy bỏ tất cả đi phiêu lưu. Và nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn ở trong trái tim mình. 
Nếu mà không “may mắn” nhận thông báo kết quả xét nghiệm đó từ bác sĩ, anh ấy có lẽ vẫn là một nhân viên ngân hàng, sống tất bật mỗi ngày để đuổi theo những kỳ vọng tiêu chuẩn của xã hội và không biết vì sao mình lại sống một cuộc sống mệt mỏi thế. Nếu mà không xui xẻo như vậy, thì không bước ra khỏi vùng an toàn để đi và nhìn thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. 
Tớ không muốn phải là nhận án tử rồi mới nhận ra. Tớ hy vọng chúng ta đều nhanh trí nhận ra trước khi biết rằng mình sắp chết. Nghe thật là buồn quá, sắp chết rồi mới nhận ra rằng những nhà và xe, địa vị xã hội và cái nhìn của người khác về mình là vô nghĩa và không hề quan trọng sao.
Tớ muốn sống trong một cuộc sống mà chúng ta đều yêu thích nó thực sự.
Cũng là nói suông vậy thôi, thật là khó. Tớ chỉ có thể từ từ bắt đầu từ bản thân trước.  
“Tại sao chúng ta lại leo núi? Tại sao vẫn cố gắng trèo ngay cả khi trời lạnh và mưa tới tấp? Tôi nghĩ đi phiêu lưu là một cách khích lệ bản năng trong con người mà nhiều người đã quên mất. Bởi vì mọi thứ bây giờ đã trở nên quá thoải mái rồi, đều được kiểm soát một cách hoàn hảo. Chúng ta cần sự không chắc chắn của những cuộc phiêu lưu để hiểu chúng ta thực sự là ai. Và sau đó, khi bạn quay trở về với cuộc sống thường nhật, bạn bắt đầu trân trọng những điều đơn giản nhất, như là việc có nước uống và đồ ăn hay ai đó để mình cười cùng. Theo cách này, bạn hiểu được giá trị của cuộc sống và giá trị của hiện tại���. 
3 notes · View notes
cloud-blr · 13 days ago
Text
"Chớp mắt một cái đã là một ngày, ngoảnh đầu nhìn đã qua một năm, quay người lại đã là một đời. Cuộc sống có quá nhiều điều bị bỏ lỡ, trân trọng từng người đối xử tốt với bạn, quãng đời còn lại thực sự rất quý giá."
173 notes · View notes
cloud-blr · 14 days ago
Text
"Sự thăng trầm, con nước ròng, con nước lên. Sự đầy vơi của mỗi con số trên tờ lịch của mỗi ngày dù sao cũng cho ta một an ủi sau cùng: Là một thời ta đã sống với đầy đủ những buồn vui."
- Trịnh Công Sơn -
12 notes · View notes
cloud-blr · 14 days ago
Text
2024 với rất nhiều lời tạm biệt
Có những lời tạm biệt rất ồn ào nhưng thật ra chưa từng rời khỏi
Có những lời tạm biệt thậm chí còn không cần phải nói ra, chỉ lặng lẽ xóa khỏi tâm trí
Có những lời tạm biệt là miên viễn, không thể khứ hồi
Cũng có những lời tạm biệt không tìm được lí do để quay trở lại
Mỗi lời tạm biệt chung quy đều để lại một kiểu vết thương nào đó, cái kiểu trông chẳng thấy đớn đau gì nhưng vẫn chằng chịt xấu xí, mà để kháng thương thì vẫn cần nhiều lần chấp nhận và quên đi.
Và cuối cùng, lời tạm biệt năm cũ chắc là lời tạm biệt dễ chịu và được mong chờ nhất, vì tạm biệt nhưng là để gặp lại vào năm sau, nơi mà mọi thứ có thể tốt hơn chăng?
31.12.2024
Tumblr media
89 notes · View notes
cloud-blr · 24 days ago
Text
“一个人成熟的标志之一,就是明白每天发生在自己身上99%的事情,于别人而言根本毫无意义。”
Một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành, chính là hiểu ra rằng 99% việc xảy ra với bản thân mỗi ngày, căn bản hoàn toàn vô nghĩa với người khác.
- Như An dịch
Tumblr media
113 notes · View notes
cloud-blr · 24 days ago
Text
Tầm tuổi này tán tỉnh yêu đương với người ta khó thật. Trai sến tí nhắn tin thì mình mắc cười, trai phông bạt nhắn tin thì mắc ẻ 🤡, trai có tiền nhắn tin thì nghĩ là người ta đa cấp chắc muốn tán mình rồi lùa mình đầu tư gì đó. Trai dốt văn nhắn tin thì mình bắt lỗi chính tả, mà giỏi văn nhắn tin thì mình lại giỏi hơn nên dễ bắt bài 😞, đẹp trai nhắn tin thì mình sợ bị trap, không đẹp trai nhắn tin thì mình seen, ít tuổi tí nhắn tin thì mình sợ làm hại mầm non tương lai, nhiều tuổi tí nhắn tin thì nghi người ta có vợ rồi đang tính cua mình làm bé ba.
Khó quá khó 😞😞😞
Tumblr media
17 notes · View notes
cloud-blr · 25 days ago
Text
Tumblr media
"Khi thấy nhàm chán trước cuộc sống đơn giản ấy là bạn chưa tham thấu được bí ẩn của vận mệnh. Tới chừng thấy áo vải cơm chay là niềm vui thanh đạm đẹp đẽ nhất trên đời, bấy giờ bạn mới thấy được dưới ánh mặt trời chẳng có chuyện gì mới mẻ cả."
53 notes · View notes
cloud-blr · 25 days ago
Text
9 cách để tiếp cận sức mạnh bên trong của bạn khi phải chịu đựng những chấn thương (traumas)
Hầu như tất cả chúng ta đều đã trải qua một số loại hình sự kiện gây sốc hoặc chấn thương (traumas).
Khi tôi nói về “chấn thương”, nó không nhất thiết phải là những tình huống mang tính cực đoan như thiên tai, lạm dụng, bị cưỡng bức, giết người hay tai nạn.
Mặc dù những trải nghiệm gây chấn thương thường rất nghiêm trọng và khủng khiếp, nhưng chúng cũng có thể là những trải nghiệm khá “thế t��c”(“mundane”) như Bị mất việc, căng thẳng hàng ngày, một vụ ly dị hoặc dịch chuyển nơi ở.
Chấn thương cũng có thể – và thường xảy ra – là kết quả của quá trình thức tỉnh tâm linh, trong đó toàn bộ khái niệm về bản thân của ta (our entire self-concept) bắt đầu sụp đổ và chúng ta bị ném xuống vực thẳm của một “cuộc khủng hoảng hiện sinh” (existential crisis).
Chấn thương thường khá đặc trưng và duy nhất đối với mỗi cá nhân. Trong khi với vài người trong chúng ta, việc thay đổi công việc chỉ là một chuyện hết sức bình thường thì với một vài người khác, đó lại là một sự kiện gây đau khổ. Chúng ta nên rất cẩn trọng trong việc đánh giá một người khác đối với chấn thương nơi họ. Mỗi người là khác nhau và sở hữu những mức độ nhạy cảm khác nhau theo đó.
11 dấu hiệu chứng tỏ bạn (đã)/đang trải qua những chấn thương
Tumblr media
Một trải nghiệm chấn thương có thể là bất cứ điều gì đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cảm xúc, tâm lý hoặc thể chất của bạn. Về cơ bản, chấn thương là bất cứ điều gì khiến chúng ta cảm thấy lạc lối, mất mát hoặc mất kiểm soát.
Cảm giác bị chấn thương thường đi kèm với những trải nghiệm về cảm giác như:
Cảm thấy tê liệt hoặc mất kết nối với thế giới (Numb or disconnected from the world)
Buồn bã và Tuyệt vọng (Sad and Hopeless)
Lo lắng và Sợ hãi (Anxious and fearful)
Tăng cảnh giác/Hypervigilance (Liên tục rơi vào tình trạng cảnh giác cao độ)
Bối rối và Không thể tập trung (Confused and unable to concentrate)
Sốc và/hoặc Luôn luôn phủ nhận/phủ định/từ chối (Shocked and/or in denial)
Tức giận hoặc Cuồng nộ (Angry or rageful)
Luôn đầy tâm trạng hoặc Dễ bị kích động (Moody and irritable)
Cảm giác tội lỗi hoặc Hổ thẹn (Guilty or ashamed)
Tự ghê tởm (Self-loathing)
Cần thiết phải rút lui khỏi những người khác (The need to withdraw from others)
Sự nguy hiểm của việc chấp nhận thực tế là “bạn đã/đang bị chấn thương”  là xu hướng chấp nhận vai trò của một “nạn nhân” – hay còn được gọi là tâm lý nạn nhân (victim mentality).
Nếu bạn đã đọc danh sách này và phát hiện ra rằng bạn đang trải qua một trải nghiệm chấn thương, tôi muốn bạn chú ý đến xu hướng (của bạn) khi bắt đầu bám lấy ý tưởng rằng bạn là một nạn nhân. Mặc dù điều quan trọng là chúng ta phải đối mặt với chấn thương của mình, nhưng đồng thời “tâm lý nạn nhân” cũng là một điều có hại, chán nản và gây nghiện khi ta bắt đầu nghĩ mình là nạn nhân và phải chịu đựng sự thương xót của người khác/cuộc sống. Sẽ là một ý tưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều khi thấy mình là một Kẻ sống sót/Một chiến binh ( survivor/warrior) hơn là một nạn nhân.
Tầm quan trọng của việc khai thác sức mạnh bên trong của bạn
Tumblr media
Chấn thương về cơ bản là những gì xảy ra khi chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất lực và bị đóng băng bên trong trạng thái đó. Nhưng đây là một “sự thật giúp giải phóng bạn”: Sức mạnh đến từ bên trong/power comes from within. Bất cứ điều gì xảy đến từ bên ngoài của bạn không là gì nếu so sánh với sự can đảm; sự rõ ràng(clarity); và lòng trắc ẩn (compassion) vốn dĩ đã nằm sẵn nơi tâm hồn bạn. Học cách khai thác sức mạnh nội tại nơi bạn – sức mạnh của con sói ở bên trong của bạn (inner wolf) thực ra chính là Sự phát triển Lòng trắc ẩn, sự từ bi với bản thân (Self-compassion). Khi bạn có thể tiếp cận với Lòng trắc ẩn với bản thân này, bạn sẽ khám phá ra rằng “không có gì thực sự có thể gây hại cho bạn, bởi không gì có thể lấy đi thứ sức mạnh thần thánh không thể chạm tới nơi Nội tại của bạn”. Và khi bạn nhận ra rằng không có gì có thể làm tổn thương bạn ở phần cốt lõi nhất, bạn sẽ cảm thấy được trao quyền và có thể đối phó với bất cứ điều gì xảy ra theo cách bạn muốn.
9 cách để tiếp cận sức mạnh bên trong của bạn khi phải chịu đựng những chấn thương (traumas)
Giống như hầu hết mọi người, tôi đã trải nghiệm chấn thương liên quan đến việc Lạm dụng cảm xúc (emotional abuse), một người mẹ nghiện ma túy, trải qua quá trình “thức tỉnh tâm linh”, đối phó với các thành viên trong gia đình với các chứng bệnh tâm thần, cảm giác như tôi muốn phát điên, và nhiều thứ khác nữa.
Hai trong số những công cụ mạnh mẽ và giúp thay đổi cuộc sống hiệu quả nhất mà tôi khám phá ra trong thời kỳ đen tối này là Sự yêu thương bản thân (Self-love) và Tự vấn suy nghĩ (Thought Inquiry*). Học cách chăm sóc bản thân với sự tử tế yêu thương và khám phá ra rằng những suy nghĩ tin tưởng thực sự là nguyên nhân gây ra đau khổ đã giúp giải phóng tôi rất nhiều khỏi sự tức giận, sợ hãi và sự hổ thẹn.
*Thought inquiry – Tự vấn suy nghĩ là một phương pháp đơn giản nhưng mạnh mẽ, giúp bạn xác định và đặt câu hỏi về những suy nghĩ đau đớn khiến bạn căng thẳng dưới bất kỳ hình thức nào). Đó là một cách để hiểu điều gì gây  tổn thương cho bạn, và giúp giải quyết nguyên nhân vấn đề của bạn một cách rõ ràng. Phương thức “Tự vấn Suy nghĩ” của CanSurround được dựa trên The Work của Byron Katie. Quá trình này đã giúp hàng triệu người trên toàn thế giới trong gần 30 năm qua.)
Dưới đây là một số cách chính để tiếp cận sức mạnh nội tại của bạn trong những giai đoạn cực kỳ căng thẳng, bệnh tật, trải qua sự mất mát, dễ bị tổn thương và đau đớn.
Đối xử với bản thân bằng tình yêu và lòng trắc ẩn
Lưu ý rằng xư hướng của “nhà phê bình nội tâm/inner critic” sẽ bắt đầu đánh giá bạn về việc “không có tất cả mọi thứ” hay “trở nên yếu đuối”. Chống lại bất kỳ suy nghĩ phê phán nào từ bên trong với những lời lẽ từ bi và chứa đầy sự khích lệ là điều bạn có thể làm được. Ví dụ, bạn có thể tự nói với bản thân mình rằng “Chẳng có gì sai khi cảm thấy như thế này”; “Tôi đang cố gắng hết sức có thể”; “Tôi sẽ yêu thương bạn dù có thể nào chăng nữa”; hay “Có tôi ở bên cạnh bạn lúc này rồi”. Bạn sẽ nói gì với một đứa trẻ đã trải nghiệm những gì bạn đã trải qua? Nếu nó hiệu quả, hãy dùng nó để nói chuyện với “đứa trẻ nội tại” trong bạn. Hãy đối xử với chính mình bằng sự yêu thương và từ bi. (Nếu bạn cần thêm những sự trợ giúp để học cách tự nuôi dưỡng bản thân, hãy đọc thêm bài biết này của chúng tôi về Inner Child.)
Cho phép bản thân cảm nhận những gì bạn cảm thấy
Một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự đau khổ lâu dài (long-term suffering) đó là sự kìm nén cảm xúc của chúng ta. Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cảm nhận được mọi cảm xúc của ta sau một tình huống đau thương (a traumatic circumstance), nhưng đôi khi, nó thực sự rất quan trọng để “trải nghiệm lại/re-experiencing) bất cứ điều gì mà ta đã cố gắng cầm tù bên trong chính mình. Bất cứ điều gì chúng ta kìm nén hoặc đàn áp đều có xu hướng bồi đắp lại giống như dung nham của một ngọn núi lửa. Tại một số thời điểm, chúng ta cần phải “phun trào” tất cả ra bên ngoài và điều này sẽ xảy ra Có ý thức, có chủ đích HOẶC như một phản ứng Vô thức thảm khốc (a catastrophic unconscious reaction) đối với bất cứ thứ gì động chạm đến ta (giống như một vụ phun trào núi lửa).
Để “có thể cảm nhận để được chữa lành”, bạn cần tìm một Liệu pháp thanh tẩy nhẹ nhàng và lành mạnh (healthy form of catharsis). Ví dụ như bạn có thể tìm kiếm một nhà trị liệu để nói chuyện, thực hành viết nhật ký, khám phá các liệu pháp trị liệu bằng nghệ thuật hoặc đi sâu vào các hình thức truyền thống hơn như khóc, la hét hoặc vận động thể chất (như đấm/punching).
Hít thở sâu
Tumblr media
Trong những trải nghiệm đau thương, tâm trí của chúng ta có xu hướng chạy đua và hơi thở của ta trở nên ngắn đi. Hơi thở của chúng ta càng nông, chúng ta cảm cảm thấy lo lắng và tâm trí chúng ta càng muốn phát điên – và ngược lại. Để phá vỡ vòng lặp này, hãy thở chậm, nhẹ nhàng và sâu xuống tận nơi dạ dày của bạn. Hít thở sâu kích thích dây thần kinh phế vị trong cơ thể (vagus nerve: dây số 10, dây thực vật phó giao cảm lớn nhất) để gửi tín hiệu đến não để bình tĩnh lại. Nếu bạn đang tập để hít thở sâu, hãy chú ý đến hơi thở vào (in-breath) và hơi thở ra (out-breath).
Tập trung vào những cảm giác trong cơ thể bạn và những điều khiến bạn cảm thấy sợ hãi. Nếu có thể, hãy cố gắng để trở nên tò mò về những gì đang diễn ra trong tâm trí và cơ thể của bạn. Nếu bạn cảm thấy cực kỳ căng thẳng, hãy tìm một phần cơ thể bạn cảm thấy thư giãn và có sự vững chắc (đó có thể là ngón chân cái, thùy tai, tay, cẳng chân hay…bất cứ bộ phận nào). Tập trung vào phần này của cơ thể và cảm nhận năng lượng lo lắng tiêu tan trong bạn. Hít thở sâu và tập trung chánh niệm giúp tạo thêm không gian bên trong bạn để có thể bình tĩnh và cân bằng trở lại.
Làm mọi thứ chậm lại
Làm việc nhanh, di chuyển nhanh hay nói nhanh có xu hướng làm tăng thêm căng thẳng mà chúng ta cảm thấy trong những hoàn cảnh khó khăn, đau đớn. Hãy cho phép bản thân làm mọi thứ chậm lại và giảm nhịp độ trong cuộc sống thường nhật của bạn. Hãy cho mình không gian để xử lý những gì đang diễn ra. Hãy lưu ý cách bạn “nghiện” làm mọi thứ thật nhanh và cách nó khiến cho tâm trí có xu hướng bị lạc trong những suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Làm một việc – tại một thời điểm, và bỏ qua những người cố gắng gây áp lực cho bạn. Sức khỏe và Tinh thân của bạn là tối quan trọng. Thế giới sẽ không kết thúc khi bạn làm mọi thứ chậm lại, nhưng chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn sau đó.
Buông bỏ những suy nghĩ tự biến mình thành nạn nhân
Tumblr media
Khi chúng ta tin vào suy nghĩ của mình, chúng ta đau khổ. Nhưng điều tôi muốn chỉ ra ở đây là: Những suy nghĩ của bạn không thực sự có ý nghĩa gì với bạn, trừ khi bạn cho chúng quyền để làm thế. Suy nghĩ chỉ đơn giản là sự dao động của năng lượng (fluctuations of energy). Chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ của mình, bởi nếu như vậy, chẳng phải tất cả chúng ta sẽ luôn chọn “suy nghĩ hạnh phúc”? Chúng ta thậm chí còn không thể dự đoán được 5 suy nghĩ tiếp theo trong đầu mình sẽ là gì, bởi thế, “nếu chúng ta không thể kiểm soát những suy nghĩ của mình – thì làm sao chúng ta có thể đồng hóa mình với chúng? Làm thế nào những suy nghĩ của chúng ta có thể là sự thật được?
Nguyên nhân sâu xa của mọi đau khổ là tin tưởng và đồng nhất với những suy nghĩ thay vì chỉ chứng kiến chúng diễn ra và để chúng trôi qua. Khi chúng ta trải qua chấn thương, tâm trí có xu hướng tạo ra những suy nghĩ khủng khiếp về cuộc sống của chúng ta và bắt đầu tạo ra một “nhận diện/identity” xung quanh đau khổ (hay còn được gọi là “phức cảm nạn nhân/the victim complex”). Khoảnh khắc chúng ta bắt đầu tin vào những suy nghĩ “cho rằng mình là nạn nhân” và “tự thương hại” là khoảnh khắc chính xác mà chúng ta trải qua những đau khổ dữ dội nhất. Nhưng khi chúng ta nhận thấy và nhận thức được những suy nghĩ này và không “đồng nhất” với chúng, chúng ta sẽ không phải chịu đau khổ. 
Học cách tiếp cận sức mạnh bên trong bạn chính là việc dạy cho bản thân ta biết nhận thức về những suy nghĩ xâm nhập (liên tục, bừa bãi) này và nhận ra rằng “chúng chỉ có ý nghĩa” khi bạn “tin rằng” chúng có ý nghĩa. Nếu bạn không giữ chúng lại và trao quyền cho chúng thì những suy nghĩ này sẽ đến và đi mà không để lại bất kỳ rắc rối hay lo lắng nào. Một trong những cách hiệu quả nhất để ngừng việc đồng nhất với những suy nghĩ của bạn là thông qua thực hành Thiền định và Tự vấn ngã (Self-Inquiry). Tôi xin giới thiệu Scott Kiloby và Byron Katie chính là hai chuyên gia tuyệt vời về lĩnh vực này.
Nhớ một tình huống trong quá khứ mà bạn đã sống sót (vượt qua)
Nếu bạn đang đấu tranh để tin tưởng vào sức mạnh bên trong mình, hãy thử nhớ lại một tình huống khó khăn trong quá khứ mà bạn đã  từng trải qua. Chỉ cần nhớ rằng bạn đã “vượt qua” một điều gì đó khó khăn trong quá khứ có thể giúp củng cố quyết tâm của bạn nơi hiện tại.
Yêu cầu trợ giúp
Yêu cầu sự giúp đỡ, trợ giúp không phải dấu hiệu của sự yếu đuối, nó thực sự là dấu hiệu của sức mạnh nội tại! Khi bạn tìm kiếm sự giúp đỡ, nó đồng nghĩa với việc bạn đang can đảm và thừa nhận rằng mình không có tất cả những câu trả lời và điều đó là hoàn toàn bình thường. Hãy thử tìm kiếm sự hỗ trợ từ một người thân đáng tin cậy, một nhà trị liệu chuyên nghiệp hoặc cầu nguyện tới một sức mạnh cao hơn như linh hồn của bạn (your Soul). Nếu bạn thật sự cần sự hướng dẫn, tôi khuyên bạn nên tìm đến một nhà trị liệu (therapist).
Hãy nhớ rằng “Mọi thứ rồi sẽ qua”
Tumblr media
Cho dù bây giờ bạn đang trải qua bao nhiêu đau đớn hay thống khổ, hãy nhớ rằng mọi thứ rồi cũng sẽ qua, mọi thứ. Nghĩ lại về một vấn đề bạn từng có trong quá khứ, có lẽ 5 hay 10 năm trước, vấn đề đó bây giờ đang ở đâu? Bằng cách nhắc nhở bản thân về triết lý sống “mọi thứ rồi sẽ qua đi/this too shall pass”, bạn sẽ đưa mình ra khỏi thứ tâm điểm hẹp hiện tại để thấy một bức tranh lớn hơn.
Kết nối với linh hồn của bạn
Linh hồn của bạn là cốt lõi và bản chất thật sự của bạn. Nó ở trung tâm của bản thể, nơi chứa đầy những tia sáng thần thánh độc đáo của riêng bạn. Nhiều người mô tả Linh hồn như một cảm giác đầy hiểu biết sâu sắc bên trong, với một sự yêu thương vô điều kiện, lòng trắc ẩn vô biên, trí tuệ sâu sắc và một sức mạnh tuyệt vời.
Lý do tại sao nhiều người trong chúng ta cảm thấy lạc lõng trong cuộc sống – là bởi chúng ta đã mất liên lạc với bản chất Linh hồn mình và kết quả là trải nghiệm Mất kết nối với linh hồn (Soul Loss). Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy khao khát được trở về nhà? Để tìm thấy sự an bình nội tại? Để thoát ra? ��ây là một “tiếng gọi” từ Linh hồn để mời bạn về nhà. Đây là Linh hồn bạn đang cố gắng mở ra một cánh cửa để mở rộng ý thức (expanded consciousness) – để đánh thức chúng ta khỏi giấc mơ mà nhiều người trong chúng ta đang rơi vào nơi xã hội.
Một trong những cách đơn giản và trực tiếp nhất để kết nối lại với Linh hồn của bạn là thông qua thực hành với Tấm gương (Mirror Work). Gương – theo truyền thống – là một “vật thể huyền bí/a mystical object” cho ta thấy thực tế, một cách chân thực và rõ ràng. Còn cách nào tốt hơn để khám phá lại sự thật bạn là ai hơn nữa?
Khi chúng ta nhìn vào gương, chúng ta tiếp xúc với Cửa sổ của Linh hồn mình (the windows of our Soul): Đôi mắt. Bằng cách nhìn vào mắt và kêu gọi sự hiện diện của Linh hồn chúng ta, thật dễ dàng để trải nghiệm cảm giác bình yên, hạnh phúc, tin tưởng và sự yêu thương.
Tuy nhiên, Mirror Work cũng thường có thể cho ta thấy những phần bên trong khiến ta cảm thấy khó chịu hoặc xấu hổ. Khá phổ biến để thấy là những cảm xúc và suy nghĩ “tự phê phán”, “chỉ trích”  hoặc “ghê tởm” chính mình khi nhìn vào gương (self-loathing, critical, and judgmental feelings). Đó là lý do tại sao Mirror Work thường đi kèm với một số hình thức về Shadow Work (hay nhìn vào mặt tối bên trong ta).
Vậy, làm gì tiếp sau?
Tumblr media
Bây giờ bạn đã biết cách làm thế nào để tiếp cận vào nguồn sức mạnh bên trong mình, hãy tập trung vào một trong những cách mà bạn cảm thấy phù hợp. Hãy cố gắng dành tuấn tiếp theo để thực hành bất kỳ lời khuyên nào bạn chọn và chú ý đến cảm giác của bạn.
Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng Sự từ bi với bản thân và Tự vấn suy nghĩ là những công cụ thiết yếu để khai thác sức mạnh bẩm sinh mà bạn luôn mang trong mình. Ban đầu, thật khó để tin rằng bạn mang trong mình sức mạnh, và điều này là do Tâm trí luôn có xu hướng che khuất tâm hồn bạn bằng những suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn càng nhận thức được kiểu suy nghĩ phá hoại này (destructive thoughts), bạn sẽ càng cảm nhận được thứ ánh sáng rạng rỡ tự nhiên bên trong mình tỏa sáng như một mặt trời vĩnh cửu.
Các nền văn hóa và tâm linh truyền thống qua các thời đại đã gọi “sự hiện diện bên trong/inner presence” này là Phật tính (Buddha Nature), Bản thể cao hơn(Higher-self), Thần thức (Consciousness), Chúa trời (God/Goddess); Atman và Tâm hồn (Soul). Nơi thiêng liêng này trong bạn là nguồn cội của tất cả tình yêu, sức mạnh, sự yên bình và mọi hiểu biết mà bạn cần.
Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm thấy sự giải thoát khỏi những đau khổ. Và hãy chia sẻ bất cứ điều gì đã giúp bạn vượt qua những chấn thương của mình trong phần bình luận dưới đây!
Tác giả bài viết Mateo Sol. Người dịch Ayako. Nguồn bài viết gốc Lonerwolf
2 notes · View notes
cloud-blr · 27 days ago
Text
“Cô không dựa vào bất cứ kẻ nào, tự cứu rỗi bản thân mình. Lấy trời làm nhà, lấy biển làm ghế, không cần gió cũng có thể tự bay.“
Cô không phải là một trang giấy sạch sẽ, bị vẩy lên những vết mực cùng vết máu, lại chưa từng oán trách, mà dùng nước đá để tẩy sạch; chằng chịt vết thương, cũng không vén áo lên kêu người đến xem; bị người đời đối xử tàn nhẫn, không tiếng động mà trả đủ lại hết. Không chối bỏ trên tay của mình dính máu, chi vào trái tim mà nói:
“Là ta sai, nhưng ta không muốn lấy cái chết để tạ tội. Ngươi có bản lĩnh thì cầm dao mà đâm vào, ta nhận.”
Gian khổ cùng với tra tấn được cô nghiền nát trong kẽ răng chứ chưa từng hoá thành nước mắt. Đầu gối không mềm, đầu lại rất cứng, vĩnh viễn không để mình chật vật, dù mặc quần áo rách nát thế nào cũng phải bày ra dáng vẻ đoan trang, ngay cả khi bị đẩy xuống đáy vực vẫn ngồi trước gương tỉ mỉ vẽ chân mày.
“Các người đều muốn nhìn ta khóc, ta lại càng muốn cười đến thật xinh đẹp.”
42 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
Có những chuyện, mỉm cười là được, đừng quá xem là thật.
Có những người, chỉ nhìn là được, đừng quá để tâm.
Kẻ thích diễn kịch thì cứ cho họ vài tràng vỗ tay, vạch trần để làm gì.
Kẻ tự cho mình là đúng thì cứ lựa chọn phớt lờ, tranh luận cũng không cần thiết.
Tumblr media
56 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
"- Đời người có một con đường: đó là đường do chính mình đi.
- Đời người có hai điều quý giá: đó là thân thể khỏe mạnh còn tâm hồn thì không biến chất.
- Đời người có ba loại bạn bè: đó là những người bảo vệ ta, bao dung ta và chỉ trích ta.
- Và đời người có bốn cái khổ: đó là nhìn không thấu, bỏ không nỡ, thua không chịu, buông không được.
- Cuối cùng đời người có năm câu nói: khó cũng phải kiên trì, tốt cũng phải đạm bạc, kém cũng phải tự tin, nhiều cũng phải tiết kiệm và chán thì cũng phải niềm nở.
- Đặc biệt, đời người còn có sáu giá trị: sức khỏe, trí tuệ, ước mơ, niềm tin, tự tin và khí thế."
82 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
“tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không phải có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi: Có thích ăn bắp rang không…”
— nguyễn ngọc thuần
540 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
Rất ngưỡng mộ một đoạn văn: "Nếu cuộc sống không như ý, tôi theo ý em. Nếu may mắn không ở bên em, tôi ở bên em. Em hãy tin rằng, sẽ luôn có người vì em mà đến, hiểu những điều trong lòng em, biết những đau khổ của em, ở bên em đi qua mưa gió một đời."
Lạc Yến dịch
120 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
“Em thương,
Dù cuộc đời em có tả tơi như chiếc lá này, thì em phải tự hào rằng, vì em là một chiếc lá rất ‘sạch’, và rất ngọt thì mới bị biết bao nhiêu điều dồn dập, bao nhiêu thử thách sâu mọt ào tới cắn phá.
Lẽ đời cũng vậy, giữ cho mình giá trị riêng đúng là mình đôi khi buộc phải qua thử thách.”
<Chuyện của Soul>
12 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
Tumblr media
Tỉnh táo dịu dàng, biết tiến biết lùi, biết hoa biết trà.
Thương yêu đơn giản, biết cầu biết đủ, biết vui biết buồn.
255 notes · View notes
cloud-blr · 1 month ago
Text
"Mình rất mê những người tử tế."
Với mình, sự tử tế của một người còn quan trọng hơn cả vẻ bề ngoài của họ.
Mình luôn bị thu hút bởi những người có giọng nói nhẹ nhàng, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Mình thích những người biết kiềm chế cảm xúc của bản thân. Mình mê cái cách ai đó đợi mình thật lâu, để cho mình bình tĩnh rồi mới bắt đầu giải thích cho mình hiểu rằng mình đã sai ở đâu.
Vậy nên, mình cũng sẽ cố gắng thật nhiều để gặp được người tử tế như thế. Mình cũng phải tử tế nhiều hơn để thật sự xứng đáng với họ.
|03:51PM - 15thNov2024| @pmpanacea
Tumblr media
178 notes · View notes