Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Covid taking the trash out
According to someone who knew him, this lifelong bully spent the pandemic doing drive-by scream-fests at anyone who went to get a Covid vaccine and threatening the local high school if they enforced the mask mandate on his children. Apparently “My body my choice” literally just applied to him. It was also “everyone else’s body my choice” in Wally-Land.
The Covid-19 leave laws weren’t put in place so antivaxxers could avoid the consequences of their assholery. Particularly not rabid antivaxxers and antimaskers whose children all have medical issues. Are you shitting me? I mean we all know this guy is going to end up 6 feet deep but if he hadn’t his ass belongs in jail for child endangerment.
Byeeeeeeew asshole. Enjoy your burning pit of lava!
[ID: A series of four FB profile pictures for Wally Harms. The frames read “I got my immune system. You have one too.” “I have an immune system.” “I don’t care if you’ve had your vaccine.” and “I trust my immune system. My body my choice. Freedom to choose.”“Several weeks ago, my Uncle Wally was diagnosed with COVID-19. For the last two weeks, he has been hospitalized in the ICU, placed in a medically induced coma and ventilated. Since the COVID-19 leave laws expired in September, which required employers to compensate employees that missed work due to COVID related reasons, his three children, Leah (20), Matthew (18) and Karley (12), who have all overcame their own medical obstacles throughout the past few years, need YOU more than ever.” “The Bernardsville News, Feb 10, 2022. Walter “Wally” Andrew Harms, 50, of Whitehouse Station, passed on to the happy hunting ground on Thursday, Feb. 3, 2022.”]
53 notes
·
View notes
Photo
Thứ gì khiến mùa đông đẹp hơn mùa hè? - Đó là bầu trời đêm không sao lạnh lẽo ửng hồng mình nhìn thấy vào lúc 2h đêm. - Tách trà nóng mình ngồi nhâm nhi bên khung cửa sổ mỗi chiều tà. - Một sắc thái khác của biển khi chúng ta chạm đến. Biển vắng người mới thật thư thái làm sao - Có thể nắm tay ai đó, rồi đút tay vào áo họ, nói rằng tay họ thật ấm áp lạ thường. - Đông đến, ăn bữa cơm tối một mình cũng thấy ngon miệng hơn, muốn về nhà sớm hơn, muốn chìm trong yên tĩnh nhanh hơn. Mùa đông thấy mình như cái cây hoa xoan trơ trọi trước ngõ, bị cái lạnh lột trần tất cả. Mình dường như không thuộc về ai, lại càng không thuộc về thế giới này…
66 notes
·
View notes
Photo
156K notes
·
View notes
Photo
This bohemian-style Catherine Deane wedding dress is adorned with streams of sparkly beads allover with tattoo-effect sleeves and keyhole back.
17 notes
·
View notes
Photo
This body-hugging Pronovias black gown is adorned with cascades of textured lace placements and sparkly beads allover with illusion back.
13 notes
·
View notes
Photo
We love this shot of Atelier Pronovias 2016 Wedding Dress at Vogue Sposa!
175 notes
·
View notes
Text
Gieo ý tưởng
Tôi làm quen và bắt nhịp với khái niệm gieo ý tưởng (idea planting/seeding) từ trước khi Christopher Nolan làm siêu phẩm điện ảnh Inception (2010). Tuy nhiên trước khi xem bộ phim ấy, các suy luận và ý tưởng của tôi đều không có cơ sở khoa học nào (thực ra cho đến tận bây giờ, công bằng mà nói, là vẫn chả có cơ sở khoa học nào). Việc nắm bắt, hiểu khái niệm, rồi phát triển nó đã đi theo tôi suốt 10 năm vừa rồi, được trang bị thêm kiến thức về nghiên cứu khoa học, kiến thức marketing, và các hành vi người tiêu dùng giúp tôi hình thành (formulate) được các giả thuyết (hypothesis) về lĩnh vực quản lý ý tưởng nhằm mục đích “hack” con người (human hacking).
Tùy vào cách mà mỗi người định nghĩa, nhưng cơ bản là, khi chúng ta hiểu rõ cách tư duy của con người nói chung, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển (manipulate) đại đa số con người trong xã hội để đạt được điều chúng ta mong muốn. Hầu hết mọi mục đích khi điều khiển 1 con người khác đều là nhằm đạt lợi ích cá nhân (hoặc lợi ích nhóm cho đơn vị đưa ra mệnh lệnh), ví dụ như đẻ ra một tôn giáo để dụ tín đồ nộp tài sản, giao tính mạng để được lên thiên đàng, hoặc dụ dỗ tham gia làm giàu nhanh bằng kinh doanh đa cấp… Đương nhiên, có 1 nhánh nghiên cứu gọi là Kinh tế học hành vi (behavioral economics) được sinh ra để hướng tới điều khiển con người tham gia vào các hoạt động mang tính tích cực hơn, ví dụ như bỏ thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, hay đi làm từ thiện… Nói tóm lại, mục đích vẫn xoay quanh các chủ đề chính là quyền lực, tài chính, và tình cảm.
Nhà sử học Yuval Noah cũng thẳng thắn trao đổi với Mark Zuckerberg về chủ đề human hacking này trong một video được chia sẻ trên Youtube. Tức là không chỉ có các tổ chức chính phủ mà cả khối tư nhân (các công ty thương mại) cũng nhắm đến human hacking để đạt được lợi ích kinh tế khổng lồ. Ví dụ thì nhiều vô kể, tôi cũng nhắc đến chủ đề này ngắn gọn trong bài giảng về Mạng xã hội cho học sinh và giáo viên trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TPHCM năm 2018.
Để làm chủ được công nghệ hoặc công thức sai khiến con người này, thì phải nắm rõ một số luật chơi cơ bản. Chẳng hạn như ý tưởng không xóa đi được, chỉ có thể ghi đè lên. Giống như chúng ta đang ở giai đoạn người tiền sử sống trong hang đá, nơi mà chúng ta có thể khắc, vẽ lên tường các ý tưởng sơ khai về các chủ đề thực tế mà chúng ta quan tâm như săn bắn chẳng hạn. Nếu muốn xóa bỏ bức tranh đã khắc đó, chúng ta sẽ phải “ghi đè” lên bằng cách vẽ một bức tranh khác đè lên nó, và hủy bỏ thông điệp trước gần như hoàn toàn. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lĩnh vực nghiên cứu não bộ đã xác định được vị trí trong não là nơi lưu “ký ức” của con người - nhưng không phải là 1 cơ quan cụ thể, mà thông tin về ký ức được chia nhỏ thành hình ảnh, âm thanh, cảm xúc… tức là từng phần nhỏ được lưu ở các nơi khác nhau trong não. Muốn xóa bỏ 1 ký ức cụ thể, chẳng hạn như chia tay người yêu (như trong phim Eternal Sunshine of Spotless Mind) thì phải xác định được các phần nhỏ đó nằm ở đâu và xóa từng chút một. Ở năm 2021 thì chúng ta chưa làm được điều này (mà không gây tổn hại đến nhiều phần khác của não bộ).
Vậy, khi đã hiểu rõ rằng não con người rất dễ tổn thương, khó xóa bỏ ký ức cũ, thì phải chấp nhận rằng để “quên đi” một ý tưởng, chúng ta đơn giản là chèn thêm nhiều ký ức mới vào và đưa ký ức cũ đó xuống thật sâu và mong là không có gì có thể gợi nhớ lại nó cả. Đương nhiên là rất khó để làm thế, vì chẳng hạn như khi nói đến một ký ức về tình yêu, người ta nhớ đến đường phố nơi gặp người yêu, về thời điểm trong ngày, về ngày trong năm như là lễ Tình nhân chẳng hạn, rồi là nhiệt độ lạnh hay ấm, hoặc một bức tranh, một màu sắc, một biểu tượng chữ cụ thể cũng có thể nhắc lại ký ức về nỗi buồn của tình yêu đã chết ấy. Chính vì khó quên như vậy, nên người ta mới ca ngợi tình yêu, đặc biệt là các tình yêu có những cái chết đáng nhớ.
Nhưng nếu chúng ta nhắm đến việc gieo trồng ký ức tích cực hơn, giống như trong phim Inception chẳng hạn, thì chúng ta phải đặt ra các kịch bản cho ý tưởng lớn lên và tạo điều kiện để vật chủ (host) - người được/bị cấy ý tưởng đó - chủ động hoặc vô thức trong việc tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng. Các ý tưởng ban đầu tưởng là đơn giản như đi tập gym lại dễ dàng chết đi nhanh chóng vì chúng yêu cầu một năng lượng lớn để duy trì mỗi ngày dẫn đến hành động thực sự đi tập (mặc quần áo phù hợp, di chuyển đến nơi tập, thực sự tập, và trao đổi về các nội dung liên quan việc tập luyện với người khác). Hiện nay chưa có công thức cụ thể về việc nuôi dưỡng các ý tưởng như thế nào, nhưng luận văn đại học của tôi có nhắc đến các loại yếu tố cần phải có cho ý tưởng đó nhận được sự chú ý của não bộ, khi áp dụng cho mảng marketing trên mạng xã hội.
Có một chủ đề khác, tôi vừa nghĩ ra khi đang tắm (thật sự là một hoạt động thiền giúp tâm trí sáng suốt hơn, tập trung hơn). Đó là nếu gieo được ý tưởng sai khiến (manipulative ideas) thì có gieo được ý tưởng phòng chống (preventive ideas) hay không? Giống như là tiêm vaccine vậy. Để chống lại các ý tưởng đối nghịch, gây ra bất lợi cho chúng ta (người đi sai khiến) về sau này. Về lý thuyết là hoàn toàn được. Chúng ta nhìn nhận sẽ thấy chẳng hạn như Kinh Thánh nói về các thế lực xấu, các tín đồ phải đề phòng quỷ dữ và địa ngục chẳng hạn. Đó là 1 dạng ý tưởng phòng chống được hữu hình hóa thành một cuốn sách tái bản nhiều nhất thế giới. Và cái gì càng hữu hình thì càng hiệu quả trong việc tăng cường ý tưởng cụ thể.
Tôi có nghĩ ra được thêm một số khung đề xuất cho chủ đề gieo ý tưởng này. Đó là chúng ta không nên gieo các ý tưởng tiêu cực, chẳng hạn như ăn trộm, ăn cắp, giết người… Đó có lẽ là lí do mà Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch có hẳn Hội đồng thẩm định phim để phê duyệt nội dung các phim chiếu ở Việt Nam. Họ có lẽ sợ các ý tưởng “ngoại lai” tiêm nhiễm vào đầu các khán giả ngây thơ chưa bao giờ được “tiêm vaccine ý thức” ở quốc gia này. Nhưng sự lo ngại này là có cơ sở, vì có rất nhiều ý tưởng được tuyên truyền khắp mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trong giai đoạn mạng xã hội đã có gần 50% dân số VN sử dụng như hiện nay. Các cơ quan quyền lực phải đảm bảo là họ có kênh phát ngôn chính thức và có quyền để dập tắt các ý kiến “thiếu chính xác” về dịch bệnh, về chính trị, và các lĩnh vực khác ảnh hưởng đến xã hội.
Đương nhiên, lời khuyên của tôi là, nếu bạn phải gieo một ý tưởng, đừng bao giờ là Người đưa thư (messenger). Lịch sử đã chứng minh nhiều sứ giả khi đưa tin xấu cho các tổ chức chính trị đều trở thành nạn nhân bị xử tử đầu tiên như là thông điệp phản hồi của tổ chức đó với đơn vị gửi tin. Vì thế, khi đi gieo trồng ý tưởng, bạn cần người khác làm hộ việc này, giống như thuê đội ngũ seeder vậy. Kể cả các ý tưởng hay, nếu bị nhắc lại vượt ngưỡng cho phép, cũng gây ra sự khó chịu, và tạo ra hiệu quả ngược lại với mong muốn. Đương nhiên, cũng chưa có khung đo cụ thể về mức độ thế nào là đủ và quá nhiều.
———-
Sau khi chính thức dừng hợp đồng lao động với Trường nơi tôi gắn bó gần 6 năm qua, tôi đang có khá nhiều thời gian rảnh để tiếp tục một số hoạt động mình đã bỏ dở quá lâu như đọc hết tủ sách (nhà có 3 tủ, mới đọc được gần hết 1 tủ), xem các phim đáng chú ý chưa có thời gian xem, và có lẽ sẽ quay trở lại viết thêm nhiều hơn cho các bạn độc giả ở đây. Địa chỉ này tiếp tục là nơi tôi nghiêm túc bình luận sâu các ý tưởng, chủ đề xã hội mà tôi cho rằng Facebook không phù hợp. Cảm ơn mọi người đã ghé thăm 9 năm vừa qua.
69 notes
·
View notes
Photo
Braun L 450 / TS 45 / PCS 52 E / Vitsoe 606 by das programm http://flic.kr/p/nQ7Vge
3K notes
·
View notes