Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần là nơi chia sẻ các thông tin về phong thủy cầu thang như: vị trí đặt, cách tính bậc, hướng cầu thang, trang trí gầm cầu thang; nhằm giúp gia tăng tài lộc, may mắn và sức khỏe cho mỗi gia đình.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Gợi ý 05 ý tưởng thiết kế gầm cầu thang siêu đẹp, siêu tiện nghi
Cập nhật ngay những ý tưởng thiết kế gầm cầu thang đẹp, thông minh giúp gia chủ tận dụng không gian vốn bị bỏ phí trước đây, để ngôi nhà có thêm không gian thật hữu ích. Mời các bạn cùng tham khảo ngay thôi!
1.Tiết kế tiểu cảnh dưới gầm cầu thang
Tận dụng gầm cầu thang để thiết kế một khoảng không gian xanh trong nhà là gợi ý lý tưởng cho nhà phố và biệt thự có lợi thế về diện tích. Các tiểu cảnh tự nhiên với cây cảnh, đá, thác nước,… sẽ là chi tiết trang trí tuyệt vời cho ngôi nhà. Đặc biệt, chúng còn mang đến giá trị to lớn cho sức khỏe và tinh thần cho các thành viên trong gia đình: điều hòa không khí, tạo không gian sống trong lành, giải tỏa stress, áp lực công việc và còn ngăn chặn bụi bặm, ẩm mốc,…
Tiểu cảnh tự nhiên sinh động cho gầm cầu thang. Ảnh: Internet
Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, gầm cầu thang thuộc hành Hỏa nên tốt nhất gia chủ nên chọn các tiểu cảnh khô, hạn chế tiểu cảnh nước. Bạn có thể chọn các tiểu cảnh xanh với tre, trúc, hoa, … nền rải sỏi trắng kết hợp với một vài mô hình trang trí như tượng, đồ gốm, sành sứ,… Thiết kế tiểu cảnh đẹp, hợp phong thủy giúp đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ, làm không gian sống thêm trong lành, tươi sáng.
2.Thiết kế thư viện mini dưới gầm cầu thang
Bạn yêu thích đọc sách, thích sưu tầm những cuốn sách hay, thú vị thì thiết kế một thư viện mini dưới gầm cầu thang chính là ý tưởng cực tuyệt. Một chiếc tủ sách vừa khít với gầm cầu thang, kết cấu đơn giản với những ô kệ đa dạng về kích thước, tạo hình.
Trang trí gầm cầu thang đơn giản với ý tưởng thư viện mini. Ảnh: Internet
Sắp xếp thêm một chiếc sofa nhỏ êm ái hoặc bộ bàn ghế cafe nhỏ xinh bạn sẽ có ngay một không gian thư giãn vô cùng tuyệt vời. Ngoài công dụng để lưu trữ sách báo, tạp chí,… bạn cũng có thể biến chiếc tủ thành nơi trưng bày những món đồ trang trí đẹp tự mình sưu tầm.
3. Thiết kế tủ rượu và quầy bar dưới gầm cầu thang
Gầm cầu thang phòng khách là một vị trí lý tưởng để chúng ta setup một góc giải trí, thư giãn với quầy bar mini và tủ rượu đơn giản. Bạn nên dùng dùng tủ rượu bằng gỗ tự nhiên cao cấp như gỗ óc chó, gỗ sồi hay thông,… để bảo vệ những chai rượu quý của mình được bền lâu, giữ trọn hương vị tuyệt nhất.
Tủ rượu “đồ sộ” thiết kế khéo léo tại gầm cầu thang. Ảnh: Internet
4. Gầm cầu trở thành tủ đồ tiện lợi
Tùy theo cấu trúc của ngôi nhà, vị trí và cả diện tích gầm cầu thang mà các KTS sẽ gợi ý cho bạn công năng hợp lý nhất. Trong đó, thiết kế tủ đồ, tủ trang trí là cách xử lý gầm cầu thang đẹp và phổ biến nhất.
Tủ gỗ đẹp, đa năng cho gầm cầu thang. Ảnh: Internet
Thiết kế những chiếc tủ âm tường kín đáo để làm tủ áo, tủ đựng giày hay các vật dụng nhà bếp,… giúp không gian sống của gia đình bạn thêm gọn gàng, ngăn nắp hơn. Thiết kế tủ đồ độc đáo không chỉ tăng tính tiện nghi cho ngôi nhà mà còn mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Bằng cách kết hợp đa dạng các hệ tủ như: ngăn kéo, tủ kính, kệ mở, tủ cánh gỗ,… cùng với sự biến đổi đa dạng về màu sắc và cách bài trí sẽ tạo nên điểm nhấn sinh động cho ngôi nhà.
5. Thiết kế kệ tivi dưới gầm cầu thang
Ý tưởng này đang được ứng dụng phổ biến trong các thiết kế nội thất nhà phố, nhà ống hiện nay. Một chiếc kệ tivi hiện đại “nép mình” khéo léo dưới gầm cầu thang là giải pháp tiết kiệm diện tích tối ưu cho phòng khách nhà phố vốn hẹp dài.
gầm cầu thang kết hợp kệ ti vi. Ảnh internet
Bạn có thể lựa chọn các mẫu kệ tivi treo tường, kệ tivi âm tường hiện đại bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp sáng màu tùy theo sở thích và điều kiện tài chính. Tuy nhiên, khi mua kệ các gia chủ nên chú ý lựa chọn thiết kế có kiểu dáng, màu sắc và kích thước hài hòa, đồng điệu với tổng thể không gian nội thất. Nếu ngôi nhà của bạn đang để trống bạn sẽ chọn phương án nào để tận dụng triệt để góc chết này? Hy vọng với những gợi ý từ Cầu thang Oanh, bạn sẽ chọn được ít nhất một ý tưởng phù hợp.
from - Trang Chủ https://bit.ly/2R1IdJT
0 notes
Text
4 nguyên tắc cơ bản thiết kế cầu thang cho nhà đẹp
Thiết kế cầu thang cho nhà đẹp đòi hỏi phải tính toán thật tỉ mỉ, cẩn trọng vì nó không chỉ dùng để kết nối các tầng lại với nhau mà còn khẳng định phong cách, thẩm mỹ và sinh khí trong khôi nhà. Thực hiện tốt 4 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn có một không gian hoàn hảo như ý.
1. Tính an toàn
Cầu thang độc đáo cho phòng khách. Ảnh: Internet
Nguyên tắc đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn trong việc thiết kế cầu thang đó là đảm bảo tính an toàn cho người dùng. Theo đó, chiều cao hay chiều rộng của bậc thang phải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn thiết kế. Trong đó: • Chiều rộng của cầu thang: 0,9 - 1,2m • Chiều cao của bậc thang: 24 - 30cm • Độ cao của bậc thang: 15 - 18cm • Chiều cao của lan can: 85 - 90cm • Độ dốc của cầu thang được tính toán dựa trên chiều cao và chiều rộng của từng bậc. • Chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang và được đặt ở điểm phù hợp thuận tiện cho việc di chuyển. Nếu cầu thang nhà bạn đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế trên thì người dùng sẽ đảm bảo được độ an toàn, không bị sảy chân khi di chuyển và đặc biệt có tay vịn sẽ giúp việc di chuyển trở nên thuận tiện hơn.
2. Tiết kiệm không gian
Tùy theo diện tích và phong cách kiến trúc nhà khác nhau mà bạn lựa chọn những kiểu cầu thang sao cho phù hợp. Với những ngôi nhà nhỏ, bạn có thể tham khảo một số mẫu cầu thang sau để mang lại không gian rộng thoáng, tiết kiệm diện tích.
Cầu thang thẳng đơn giản. Ảnh: Internet
• Cầu thang thẳng: đây là loại cầu thang có kiểu dáng thẳng vô cùng đơn giản, được sử dụng nhiều cho nhà tầng thấp hoặc có gác lửng. • Cầu thang chữ L: kiểu cầu thang này cũng được thiết kế khá đơn giản, chắc chắn, đến một điểm nào đó sẽ gập 90 độ và hướng lên trên, giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian. • Cầu thang đổi chiều 180 độ: kiểu cầu thang này có kết cấu khá giống với cầu thang thẳng và cầu thang chữ L. Điểm khác biệt đó là đến khoảng giữa của số bậc sẽ đổi chiều 180 độ. Kiểu cầu thàng này được sử dụng nhiều trong nhà ống, nhà phố,... • Cầu thang uốn cong: là loại cầu thang mang tính thẩm mỹ cao, giúp ngôi nhà trở nên cao cấp và sang trọng hơn, nó có kết cầu gần giống với kiểu cầu thang chữ L. • Cầu thang xoắn ốc: với nhà cao tầng hạn chế diện tích thì mẫu cầu thang này là lựa chọn hoàn hảo tiết kiệm diện tích và biến không gian trở nên uyển chuyển, độc đáo hơn. Ngoài chọn mẫu cầu thang phù hợp, để giúp tối ưu không gian dưới gầm cầu thang bạn cũng có thể tận dụng chúng để kê kệ tủ, giá sách hay bố trí tiểu cảnh khô sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên thu hút và có điểm nhấn hơn đấy.
3. Độ bền đẹp
Vật liệu quyết định đến tuổi thọ và thẩm mỹ của cầu thang. Vì vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Cầu thang gỗ kết hợp kính hiện đại. Ảnh: Internet
Bạn có thể tham khảo các vật liệu thân thiện sau đây: • Cầu thang gỗ: là loại được lựa chọn nhiều nhất trong xây dựng cầu thang nhà ở bởi độ bền đẹp, sang trọng mà nó mang lại. • Cầu thang kính cường lực: Với vật liệu kính cường lực mang đến sự hiện đại, trẻ trung, có thể chịu được trọng tải lớn nên hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Ưu điểm nổi bật của loại vật liệu kính là có thể hắt sáng giúp căn phòng thoáng rộng hơn bình thường. • Cầu thang kim loại: sắt, thép, inox,... loại vật liệu này dùng thiết kế cầu thang khá bắt bắt, thường thích hợp cho những kiểu cầu thang thẳng hoặc cầu thang xoắn ốc. Ngoài ra, chúng có thể kết hợp với kính để làm tăng phần hấp dẫn cho không gian.
4. Hợp phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang chính là điểm khởi đầu dẫn luồng sinh khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn bộ ngôi nhà. Vì thế, khu vực này luôn phải sạch sẽ, thông thoáng và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt.
Mầu cầu thang cao cấp. Ảnh: Internet
Vì cầu thang là cầu nối các tầng nên vị trí đặt phải đảm bảo liên hệ với các không gian chức năng để có sự liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý cho vị trí đặt cầu thang: • Chân cầu thang không hướng thẳng ra cửa chính • Cầu thang không hướng thẳng vào bếp • Cầu thang không đi thẳng vào nhà vệ sinh • Cầu thang không đặt ở trung cung • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc của cầu thang là khác nhau. Bởi tuổi mệnh của mỗi gia chủ là khác nhau nên khi thiết kế cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu áp dụng hiệu quả 4 nguyên tắc thiết kế cầu thang của chúng tôi cho nhà đẹp trên đây sẽ giúp bạn có một không gian sống lý tưởng. Chúc bạn thành công.
from - Trang Chủ https://bit.ly/34fPldb
0 notes
Text
Cầu Thang Nên Đặt Bên Trái Hay Bên Phải
Trong phong thủy nhà ở, cầu thang giữ vai trò rất quan trọng, chúng không chỉ là phương tiện kết nối không gian mà còn là nơi dẫn khí cho các khu chức năng trên tầng. Vậy cầu thang nên đặt bên trái hay bên phải ngôi nhà thì hợp lý?
1. Ý nghĩa của việc đặt cầu thang
Theo quan niệm của người phương Đông “ nam tả, nữ hữu”. Điều này có nghĩa là hướng của nam ở bên trái còn của nữ ở bên phải. Nhưng khi thiết kế nhà ở, chúng ta thường đặt theo hướng nhà hay theo tuổi, mệnh của gia chủ. Việc đặt đúng hướng cầu thang theo phong thủy sẽ mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, giúp tài vận, sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt hơn. Ngược lại, nếu đặt hướng cầu thang không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến mọi người.
Thiết kế cầu thang nhà tầng hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
2. Nên đặt cầu thang bên trái hay bên phải nhà
Đặt cầu thang bên trái
Theo các chuyên gia phong thủy, nếu trong nhà có nhiều nữ hơn thì nên đặt cầu thang bên trái, với mục đích để tăng sự ấm cúng cho gia đình.
Đặt cầu thang bên phải
Ngược lại, với những gia đình có nhiều nam giới, đặt cầu thang bên phải sẽ tốt hơn. Việc này sẽ giúp âm dương dung hòa, khí trong nhà cân bằng, ổn định. Để giải quyết vấn đề chọn bên trái hay bên phải làm nơi bố trí cầu thang, bạn phải cân nhắc vị trí đó là nơi thoáng mát, sáng sủa, có thể hấp thụ nguồn năng lượng từ thiên nhiên, để không gian trong nhà nhận được những nguồn năng lượng tốt nhất. Có thể nói, đặt cầu thang bên nào cũng không phải là yếu tố quá quan trọng. Mà khi đó, bạn nên quan tâm đến các yếu tố khác như: vị trí cầu thang trong nhà, số bậc cầu thang, đặc biệt đối với cầu thang nhà ống,… Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc cũng như phong thủy ngôi nhà.
3. Những lưu ý cần biết khi đặt cầu thang
Để gia chủ có một không gian sống tốt nhất, bạn nên LƯU Ý một số điểm sau đây khi đặt cầu thang.
Vị trí cầu thang theo phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
Đặt cầu thang không được rơi vào tâm nhà
Dù không gian căn phòng chật chội, bạn cũng không nên để cầu thang rơi vào tâm nhà. Vì như vậy, chúng sẽ khiến cho căn phòng mất điểm nhấn cũng như chủ nhà sẽ không gặp được điều tốt lành, thậm chó có thể gặp phải tai họa, mất mát.
Không đặt đối diện cửa nhà, phòng ngủ, nhà vệ sinh
Nếu cầu thang không đúng chỗ chúng sẽ khiến cho người dùng cảm thấy bất tiện. Bên cạnh đó, cầu thang là nơi tập trung nhiều âm khí, đặc biệt là gầm cầu thang, nếu đặt đối diện cửa phòng ngủ sẽ khiến âm khí xâm nhập vào phòng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời cũng sẽ khiến căn phòng mất đi tính hiện đại, hoàn hảo. Như đã nói ở trên, đặt cầu thang có vai trò quan trọng trong việc dẫn khí để phân bổ cho các tầng nhà. Vì vậy, khi thiết kế phải hết sức chú ý tránh không đối diện với cửa nhà vệ sinh, nếu không vận khí sẽ xấu.
Đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng
Với không gian phòng chật chội thì thiết kế cầu thang nên bên trái hay bên phải cũng trở nên khó khăn. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng nên chú ý đến tính thoáng đãng, thông thoáng để đặt cầu thang. Có như vậy, mới nhận được luồng khí tốt, mang đến nhiều vận may, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Không đặt cầu thang ở phía sau nhà
Với không gian nhà nhỏ hẹp thì gia chủ không nên đặt cầu thang ở phía sau nhà, như vậy sẽ không tốt. Vì phía sau nhà các luồng khí bị suy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công danh sự nghiệp của gia chủ.
Chú ý đến kích thước bậc cầu thang
Đặt cầu thang bên trái hay bên phải thì yếu tố kích thước bậc cầu thang cũng phải được tính toán kỹ lưỡng, bởi kích thước còn phụ thuộc vào không gian nhà. Không nên làm cầu thang quá lớn hoặc quá nhỏ, chúng sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của căn nhà. Phù hợp nhất là chiều rộng dưới 1m và làm cầu thang dưới 20 bậc. Thông số kích thước cầu thang trong nhà bạn có thể tham khảo: chiều cao từ 150 – 170mm, độ rộng tối thiểu bậc 270mm, bề rộng vế cầu thang 800 – 1200mm, tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay tương ứng.
Không đặt bàn thờ thần tài dưới cầu thang
Đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán, thờ thần tài với mong muốn mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng trong công việc. Vì thế nên không ít gia chủ đặt câu hỏi: “ Đặt bàn thờ thần tài dưới cầu thang có được không?” Cầu trả lời chắc chắn là không. Bởi dù là thờ vị thần nào thì cũng luôn phải đảm bảo yếu tố trang nghiêm và sạch sẽ. Mà chân cầu thang là nơi hoàn toàn không đáp ứng được các tiêu chí đó. Do đó, gia chủ tuyệt đối không được đặt bàn thờ thần tài ở vị trí này trong nhà để tránh phạm phải những kiêng kỵ trong thờ cúng.
Chú ý vệ sinh cầu thang thường xuyên
Để đạt hiệu quả trong phong thủy cầu thang, thì gia chủ cần vệ sinh cầu thang cẩn thận. Như vậy, không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn khiến không gian thêm đẹp và thoáng mát hơn. Với những thông tin trên đây của Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần hy vọng có thể giúp bạn tự xác định được vị trí cầu thang nên đặt bên trái hay bên phải để mang đến những điều tốt lành đến cho gia đình bạn.
from - Trang Chủ https://bit.ly/2AzjyHT
0 notes
Text
Cầu Thang Nên Đặt Bên Trái Hay Bên Phải
Trong phong thủy nhà ở, cầu thang giữ vai trò rất quan trọng, chúng không chỉ là phương tiện kết nối không gian mà còn là nơi dẫn khí cho các khu chức năng trên tầng. Vậy cầu thang nên đặt bên trái hay bên phải ngôi nhà thì hợp lý?
1. Ý nghĩa của việc đặt cầu thang
Theo quan niệm của người phương Đông “ nam tả, nữ hữu”. Điều này có nghĩa là hướng của nam ở bên trái còn của nữ ở bên phải. Nhưng khi thiết kế nhà ở, chúng ta thường đặt theo hướng nhà hay theo tuổi, mệnh của gia chủ. Việc đặt đúng hướng cầu thang sẽ mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà, giúp tài vận, sức khỏe của các thành viên trong gia đình tốt hơn. Ngược lại, nếu đặt hướng cầu thang không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến mọi người.
Thiết kế cầu thang nhà tầng hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
2. Nên đặt cầu thang bên trái hay bên phải nhà
Đặt cầu thang bên trái
Theo các chuyên gia phong thủy, nếu trong nhà có nhiều nữ hơn thì nên đặt cầu thang bên trái, với mục đích để tăng sự ấm cúng cho gia đình.
Đặt cầu thang bên phải
Ngược lại, với những gia đình có nhiều nam giới, đặt cầu thang bên phải sẽ tốt hơn. Việc này sẽ giúp âm dương dung hòa, khí trong nhà cân bằng, ổn định. Để giải quyết vấn đề chọn bên trái hay bên phải làm nơi bố trí cầu thang, bạn phải cân nhắc vị trí đó là nơi thoáng mát, sáng sủa, có thể hấp thụ nguồn năng lượng từ thiên nhiên, để không gian trong nhà nhận được những nguồn năng lượng tốt nhất. Có thể nói, đặt cầu thang bên nào cũng không phải là yếu tố quá quan trọng. Mà khi đó, bạn nên quan tâm đến các yếu tố khác như: vị trí cầu thang trong nhà, số bậc cầu thang, đặc biệt đối với cầu thang nhà ống,… Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc cũng như phong thủy ngôi nhà.
3. Những lưu ý cần biết khi đặt cầu thang
Để gia chủ có một không gian sống tốt nhất, bạn nên LƯU Ý một số điểm sau đây khi đặt cầu thang.
Vị trí cầu thang theo phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
Đặt cầu thang không được rơi vào tâm nhà
Dù không gian căn phòng chật chội, bạn cũng không nên để cầu thang rơi vào tâm nhà. Vì như vậy, chúng sẽ khiến cho căn phòng mất điểm nhấn cũng như chủ nhà sẽ không gặp được điều tốt lành, thậm chó có thể gặp phải tai họa, mất mát.
Không đặt đối diện cửa nhà, phòng ngủ, nhà vệ sinh
Nếu cầu thang không đúng chỗ chúng sẽ khiến cho người dùng cảm thấy bất tiện. Bên cạnh đó, cầu thang là nơi tập trung nhiều âm khí, đặc biệt là gầm cầu thang, nếu đặt đối diện cửa phòng ngủ sẽ khiến âm khí xâm nhập vào phòng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời cũng sẽ khiến căn phòng mất đi tính hiện đại, hoàn hảo. Như đã nói ở trên, đặt cầu thang có vai trò quan trọng trong việc dẫn khí để phân bổ cho các tầng nhà. Vì vậy, khi thiết kế phải hết sức chú ý tránh không đối diện với cửa nhà vệ sinh, nếu không vận khí sẽ xấu.
Đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng
Với không gian phòng chật chội thì thiết kế cầu thang nên bên trái hay bên phải cũng trở nên khó khăn. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng nên chú ý đến tính thoáng đãng, thông thoáng để đặt cầu thang. Có như vậy, mới nhận được luồng khí tốt, mang đến nhiều vận may, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Không đặt cầu thang ở phía sau nhà
Với không gian nhà nhỏ hẹp thì gia chủ không nên đặt cầu thang ở phía sau nhà, như vậy sẽ không tốt. Vì phía sau nhà các luồng khí bị suy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công danh sự nghiệp của gia chủ.
Chú ý đến kích thước bậc cầu thang
Đặt cầu thang bên trái hay bên phải thì yếu tố kích thước bậc cầu thang cũng phải được tính toán kỹ lưỡng, bởi kích thước còn phụ thuộc vào không gian nhà. Không nên làm cầu thang quá lớn hoặc quá nhỏ, chúng sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của căn nhà. Phù hợp nhất là chiều rộng dưới 1m và làm cầu thang dưới 20 bậc. Thông số kích thước cầu thang trong nhà bạn có thể tham khảo: chiều cao từ 150 – 170mm, độ rộng tối thiểu bậc 270mm, bề rộng vế cầu thang 800 – 1200mm, tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay tương ứng.
Không đặt bàn thờ thần tài dưới cầu thang
Đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán, thờ thần tài với mong muốn mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng trong công việc. Vì thế nên không ít gia chủ đặt câu hỏi: “ Đặt bàn thờ thần tài dưới cầu thang có được không?” Cầu trả lời chắc chắn là không. Bởi dù là thờ vị thần nào thì cũng luôn phải đảm bảo yếu tố trang nghiêm và sạch sẽ. Mà chân cầu thang là nơi hoàn toàn không đáp ứng được các tiêu chí đó. Do đó, gia chủ tuyệt đối không được đặt bàn thờ thần tài ở vị trí này trong nhà để tránh phạm phải những kiêng kỵ trong thờ cúng.
Chú ý vệ sinh cầu thang thường xuyên
Để đạt hiệu quả trong phong thủy cầu thang, thì gia chủ cần vệ sinh cầu thang cẩn thận. Như vậy, không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn khiến không gian thêm đẹp và thoáng mát hơn. Với những thông tin trên đây của Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần hy vọng có thể giúp bạn tự xác định được vị trí cầu thang nên đặt bên trái hay bên phải để mang đến những điều tốt lành đến cho gia đình bạn.
from - Trang Chủ https://bit.ly/2MKm80h
0 notes
Text
Bố Trí Phong Thủy Cầu Thang Nhà Ống Bạn Không Thể Bỏ Qua
Phong thủy cầu thang nhà ống có vai trò hết sức quan trọng trong thiết kế nhà ở. Chúng không chỉ có chức năng kết nối không gian giữa các tầng với nhau, mà còn mang đến sinh khí cho ngôi nhà. Bạn có biết cách bố trí cầu thang phong thủy tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
1. Vị trí đặt cầu thang nhà ống theo phong thủy
Cầu thang hợp phong thủy mang đến vượng khí cho ngôi nhà. Nguồn ảnh: Internet
Cũng như phong thủy cầu thang nói chung, khi bố trí cầu thang nhà ống, gia chủ cần tuân thủ các yếu tố sau. • Không đặt cầu thang ở giữa nhà ống Để sở hữu không gian có tính thẩm mỹ cao và phong thủy tốt thì lựa chọn và bố trí cầu thang là điều rất quan trọng. Đặt cầu thang ở giữa nhà được xem là vị trí có phong thủy xấu nhất, vì nếu như vậy ngôi nhà sẽ trông như có vật gì cản trở, sinh khí cạn kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, vận may của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Vậy nên, trước khi xác định vị trí cầu thang, gia chủ cần phân cung lập hướng cho ngôi nhà, tránh đặt cầu thang ở chính giữa trung cung. Vì trung cung là khu vực cần sự thoáng đãng, không bị cản trở. Đặc biệt trung cung thuộc Thổ, còn cầu thang thuộc Mộc, nếu đặt cầu thang tại đây sẽ tạo ra sự xung khắc. • Đặt cầu thang bên tường, lệch cửa chính Đây là lựa chọn tốt về phong thủy cũng như thích hợp với kiến trúc trong thiết kế nhà ống hiện nay. Cách bố trí này cũng giúp các khu vực được cung cấp đầy đủ ánh sáng, đồng thời có sự liên kết, mở rộng rất thông thoáng. Hơn nữa, nếu bạn đặt cầu thang đối diện cửa chính, có nghĩa là bạn đang tạo ra nguồn năng lượng chất đầy sự vội vã và không ổn định, ảnh hưởng không tốt đến vận khí của ngôi nhà cũng như của các thành viên trong gia đình. • Đặt cầu thang ở cuối nhà Với những ngôi nhà ống có chiều sâu vừa phải, một số giá chủ chọn cách đặt cầu thang ở cuối nhà kết hợp giếng trời. Đây cũng là một phương án tốt, nếu các khu chức năng đều được bố trí cân đối và hợp lý, không cản trở lưu thông đi lại. Lưu ý với cách bố trí này, gia chủ không để bậc đi lên cầu thang hướng ra cửa hoặc đối diện nhà vệ sinh, phòng bếp.
2. Thiết kế cầu thang nhà ống cho phong thủy tốt
Mẫu cầu thang nhà ống hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
Trong thiết kế cầu thang nhà ống, yêu cầu phải có sự tính toán TỈ MỈ, KỸ LƯỠNG để giúp căn nhà được gọn gàng, hợp phong thủy cũng như khắc phục các nhược điểm về diện tích. • Không bố trí tiểu cảnh nước, hòn non bộ dưới gầm cầu thang Vì nhà ống nhỏ hẹp, nên các gia chủ thường tận dụng gầm cầu thang để trang trí tiểu cảnh nước, hòn non bộ. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra nguồn năng lượng xung khắc, sinh khí dễ tụ đọng, không tốt về phong thủy. Để tạo góc nhỏ ấn tượng, gia chủ có thể trang trí tiểu cảnh khô với sỏi đá, đồ gốm, cây cỏ,… Ngoài tiểu cảnh khô, cách tận dụng gầm cầu thang tối ưu nhất là để kệ lưu trữ, tủ chứa đồ,… • Không bố trí khu sinh hoạt dưới gầm cầu thang Đây cũng là điều kiêng kỵ khi thiết kế cầu thang nhà ống. Nhiều gia chủ thường sử dụng gầm cầu thang để bố trí nhà vệ sinh, phòng bếp hay phòng làm việc,… Tất cả những cách bố trí này đều không tốt về mặt phong thủy nên cần phải tránh. • Không sử dụng cầu thang xoắn ốc cho nhà ống Thang xoắn ốc rất được ưa chuộng trong các không gian nhà có diện tích khiêm tốn, bởi kiểu dáng thanh thoát, uyển chuyển, chiếm ít diện tích. Tuy nhiên, về mặt phong thủy, cầu thang xoắn ốc gây thoái khí, khí dẫn lên bị xoắn theo trục dọc tạo sự bất ��n. Nếu đặt ở giữa nhà lại càng xấu, khiến sinh khí bị hút cạn. Vậy nên, không sử dụng thang xoắn cho nhà ống. Với những chia sẻ về phong thủy cầu thang nhà ống của Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích trước khi xây nhà để sở hữu không gian sống đầy lý tưởng. Chúc bạn may mắn.
from - Trang Chủ https://bit.ly/36y1ut7
0 notes
Text
Những Cách Trang Trí Gầm Cầu Thang Theo Phong Thủy
Việc trang trí gầm cầu thang theo phong thủy giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc cho cho đình. Chưa kể, nếu sử dụng đúng cách sẽ tận dụng được triệt để không gian của ngôi nhà.
1. Ý nghĩa của việc trang trí gầm cầu thang theo phong thủy
Tiểu cảnh gầm cầu thang đẹp. Nguồn ảnh: Internet
Cầu thang không chỉ có chức năng nhằm kết nối các tầng với nhau, mà ngày nay nó còn là vật trang trí làm nổi bật lên vẻ đẹp nội thất của ngôi nhà. Với những ngôi nhà phố diện tích hẹp việc tận dụng gầm cầu thang để trang trí, làm nơi chứa đồ với mục đích trách gây lãng phí và tránh bụi bẩn, ẩm mốc khi không sử dụng đến. Vì thế, không có lý do gì mà bạn không tận dụng khoảng không gian dưới cầu thang để làm ĐIỂM NHẤN THU HÚT cho căn phòng. Không chỉ vậy, theo phong thủy việc tận dụng vị trí này để tạo khoảng không gian xanh cho căn phòng sẽ giúp điều hòa khí hậu, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà.
2. Những lưu ý về phong thủy khi trang trí gầm cầu thang
Trang trí gầm cầu thang tăng nét thẩm mỹ cho căn phòng. Nguồn ảnh: Internet
Xét về phong thủy, gầm cầu thang thuộc âm, khá tối, nhiều bụi bẩn, ẩm,... không thuận lợi cho việc bố trí thành khu vực sinh hoạt hằng ngày. Nếu diện tích ngôi nhà hẹp, bạn có thể tận dụng không gian gầm cầu thang để làm tủ đựng đồ, trang trí chứ tuyệt đối không được sắp xếp bếp, phòng học, phòng ngủ,... vốn mang tính dương, cần sự thoáng đãng vào khu vực này. Ngoài ra, một số gia đình tận dụng khu vực này để thiết kế các tiểu cảnh, hòn non bộ. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy thì gia chủ nên trang trí tiểu cảnh khô ở gầm cầu thang và hạn chế sử dụng tiểu cảnh nước. Đặc biệt, cần lưu ý tránh đặt hồ nước, bể cá khu vực này, nhất là đối với những ngôi nhà có cầu thang nằm giữa, đây là điều đại kỵ. Trong trường hợp điều kiện không cho phép phải sinh hoạt; ngủ, nghỉ,... ở khu vực này, thì gia chủ nên lưu ý một số nguyên tắc sau: ● Giữ khu vực này sạch sẽ, thoáng mát, nên bật điện thường xuyên, vì đây là vùng âm, dễ sản sinh luồng khí xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. ● Thiết kế bậc thang kín, để cho khu vực gầm được yên tĩnh, khiến người nghỉ ngơi ở khu vực ấy có được cảm giác an tâm hơn. ● Vật liệu làm cầu thang tốt nhất nên mang tính Thổ ( đá, xi măng, cát,...) sau đó đến Mộc ( gỗ), tránh làm cầu thang bằng kim loại dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt bên dưới gầm. Trường hợp nếu khu vực này có ánh sáng tự nhiên chiếu vào, bạn có thể bố trí một vài cây xanh để bổ sung sinh khí cho căn phòng.
3. Các cách trang trí gầm cầu thang tăng phong thủy
Trang trí gầm cầu thang tối đa diện tích. Nguồn ảnh: Internet
● Trang trí tiểu cảnh Gầm cầu thang thuộc mệnh Hỏa, mà cây xanh là Mộc nên rất thích hợp trồng ở vị trí này. Bạn nên sử dụng những tiểu cảnh khô cây xanh, đá cuội,... để tạo điểm nhấn, không gian xanh, tạo ấn tượng cho khách đến nhà. Bạn nên lưu ý chọn những cây có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống trong nhà như cây: hồng môn, cây vạn niên thanh, cây kim ngân,....Tuyệt đối không nên để cây chết khô, chết héo trong nhà. ● Trang trí kệ tivi Cách trang trí gầm cầu thang bằng kệ tivi sẽ biến phòng khách trở nên gọn gàng hơn rất nhiều nhất là đối với nhà ống. Tủ tivi thiết kế nhỏ gọn với gầm cầu thang vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Thêm vào đó, bạn có thể đặt thêm những chậu cây mini để căn phòng trở nên thu hút hơn. ● Trang trí tủ đựng đồ Bạn hoàn toàn có thể tận dụng góc này để lưu trữ đồ đạc với những tủ kéo thông minh, như thế, không gian sẽ vô cùng gọn gàng, khoa học. Trong chiếc tủ thông minh này, bạn có thể “ giấu” hàng tá thứ đồ, vật dụng hàng ngày, không chỉ là đồ dùng cá nhân mà thậm chí có thể là những món đồ gia dụng phòng bếp,... Với việc sử dụng những mẫu tủ thiết kế hiện đại, không chỉ giúp tận dụng tối đa không gian mà còn tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng. ● Trang trí tủ rượu Không gian sẽ vô cùng hấp dẫn, nếu bạn thiết kế gầm cầu thang theo cách này. Nếu bạn đang phân vân không biết nên sắp xếp những bình rượu ở đâu thì đây là một ý tưởng hoàn hảo dành cho bạn. ● Trang trí kệ trưng bày nhỏ xinh Bạn hoàn toàn có thể tận dụng không gian gầm cầu thang để trưng bày kệ nhỏ xinh cho ngôi nhà. Tuy nhiên, kệ trưng bày nên sử dụng màu sáng để làm nổi bật đối tượng trưng bày. Nếu gia đình bạn đang có khoảng không gian trống ở gầm cầu thang thì hãy tham khảo những cách trang trí gầm cầu thang theo phong thủy mà Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần gợi ý trên đây. Chắc hẳn sẽ giúp bạn có được không gian hiện đại và sang trọng hơn nhé!
from Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần - Trang Chủ https://bit.ly/2yjkLBr
0 notes
Text
Hướng Cầu Thang Theo Phong Thủy Như Thế Nào Là Tốt
Như bạn đã biết, xác định hướng cầu thang theo phong thủy là yếu tố không thể thiếu trong việc thiết kế nhà cửa, các công trình xây dựng. Vậy phong thủy cầu thang như thế nào là tốt, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thế nào là hướng cầu thang?
Cầu thang là một BỘ PHẬN THIẾT YẾU của các công trình kiến trúc, là “ xương sống” của ngôi nhà có tác dụng liên kết các không gian, đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời mang lại những điều tốt đẹp, tài lộc, sức khỏe, may mắn cho gia chủ. Hướng cầu thang được tính từ bậc 1 đến bậc cuối cùng, bao gồm cả chiếu nghỉ. Khi nói về hướng cầu thang, chúng ta sẽ tính hướng theo chiều đi từ trên xuống, tọa hướng sẽ được lấy là hướng đối diện.
2. Hướng bố trí cầu thang đẹp, hiệu quả
Cách bố trí cầu thang như thế nào là hợp lý, đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến không gian hoàn hảo cũng như may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
Cầu thang nên bố trí sao cho hài hòa cả kiến trúc và thẩm mỹ. Nguồn ảnh: Internet
2.1. Không nên đặt giữa nhà
Nếu bạn đặt cầu thang ở giữa nhà sẽ trông như có vật bị cản trở, mất đi tính thẩm mỹ và phong thủy. Đây là cách bài trí không hợp lý chút nào, vì như vậy sẽ gặp nhiều điều không may mắn, thuận lợi. Hơn nữa, với cách bài trí này, căn phòng sẽ bị cạn hết nguồn sinh khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đối với thang xoắn ốc lại càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, cần có những cách bài trí hợp lý để không gian được đẹp và khoa học nhất.
2.2. Không nên đặt đối diện nhà vệ sinh
Có thể nói, không gian nhà vệ sinh là nơi tập trung những luồng khí không tốt, âm khí. Từ đó, mùi hôi khó chịu sẽ theo cầu thang lên tầng trên và đi khắp các phòng. Điều đó, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thịnh vượng của gia chủ. Do đó, bố trí cầu thang không nên đặt đối diện nhà vệ sinh là cách bố trí hợp lý và hoàn hảo nhất cho gia chủ để có không gian sống thoải mái.
2.3. Bố trí cầu thang nép vào tường, lệch với cửa chính
Cách bố trí cầu thang như thế này mang đến một không gian đẹp mắt, đồng thời những món đồ nội thất sẽ được sắp xếp một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn, giúp gia chủ có không gian thoải mái và tiện ích nhất. Hơn hết, cách thiết kế này cũng không bị xung đột với các luồng khí trong căn phòng, mang đến nhiều may mắn, thành công cũng như thuận lợi hơn trong công việc, làm ăn. Mặt khác, bài trí cầu thang nép vào tường còn giúp tiết kiệm diện tích đối với nhà ống và tạo sự chắc chắn, an toàn khi bước lên bậc cầu. Như vậy, với các hướng đặt cầu thang này không những mang đến những ý nghĩa nhất định về phong thủy mà còn khiến không gian thêm THOÁNG ĐÃNG và TIỆN NGHI.
3. Cách hóa giải hướng cầu thang xấu
Hướng cầu thang theo phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
• Treo một chiếc đèn chùm ở phía trên cầu thang • Tạo một bức phản hay mành ngăn cách cầu thang và cửa chính để chúng không đối diện nhau • Nên đặt một đôi kỳ lên ở hai bên cầu thang để giúp mang lại nguồn năng lượng tốt, hạn chế nguồn năng lượng xấu vào nhà • Đặt một chậu cây cảnh, như cây bạch hổ dưới chân cầu thang khi hướng cầu thang đối diện cửa chính. Hy vọng với những thông tin mà Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần chia sẻ, bạn sẽ hiểu được phần nào về cách xác định hướng cầu thang cũng như các yếu tố liên quan đến phong thủy gia đình. Chúc bạn thành công!
from Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần - Trang Chủ https://bit.ly/2XyhTeI
0 notes
Text
Cách Tính Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Bạn Nên Biết
Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy giúp thu hút nhiều may mắn, tài lộc vào nhà. Đồng thời, các số bậc hợp lý có thể mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà. Vậy thiết kế theo phong thủy cần tuân thủ những vẫn vấn đề gì?
1. Tại sao phải tính bậc cầu thang theo phong thủy
Mẫu bậc cầu thang đẹp, hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
Cầu thang được xem là “ xương sống” của ngôi nhà vì nó kết nối các tầng với nhau. Sự kết nối này mang lại “dòng chảy năng lượng” và sinh khí lưu thông trong nhà. Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học thì số lượng bậc cầu thang cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhịp tim của người đi lại trên cầu thang thường xuyên. Như vậy, số bậc cầu thang không những ảnh hưởng đến phong thủy mà còn ��nh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do đó mà khi thiết kế nhà ở, cầu thang cần được tính toán kỹ lưỡng từ vị trí, hình dáng đến cách chia bậc để tránh bệnh tật và những rủi ro không mong muốn.
2. Kích thước bậc cầu thang theo đúng phong thủy
Để xác định kích thước chuẩn cầu thang, gia chủ cần phải dựa vào cả 2 yếu tố là khoa học và phong thủy.
Kích thước chuẩn cầu thang theo phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
2.1. Yếu tố khoa học
Chiều rộng của cầu thang dao động từ khoảng 0,8 – 1,5m Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao cũng như kiến trúc của căn nhà. Theo quan điểm của các chuyên gia thì độ dốc của cầu thang được quyết định dựa trên tỷ lệ của chiều cao và chiều rộng, theo công thức 22h + b = 600m ( trong đó, h: chiều cao và b: chiều rộng). Hầu hết, với các căn nhà ống, nhà tầng hiện tại, chiều rộng của bậc thang dao động từ 250 – 300mm, tương ứng với độ cao bậc thang là 150 – 180mm. Thêm vào đó, lưu ý kích thước của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, và phải tạo được sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, nhất là khi di chuyển đồ đạc giữa các tầng. Tùy thuộc vào sở thích của chủ nhà mà lựa chọn chiều cao lan can sao cho phù hợp. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết chiều cao tiêu chuẩn của lan can không được thấp hơn 800mm ( trung bình khoảng 900mm).
2.2. Yếu tố phong thủy
Không như hướng cầu thang, kích thước bậc cầu thang không có ảnh hưởng quá nhiều đến phong thủy của toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy, gia chủ chỉ cần thiết kế cầu thang theo tiêu chuẩn khoa học để tạo sự thuận tiện tối đa trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, kích thước của bậc thang, số thang là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong phong thủy, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
3. Cách tính số bậc cầu thang chuẩn
3.1. Tính bậc cầu thang theo vòng Trường sinh
Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn, phát triển của vạn vật. Theo quan niệm triết học phương Đông, thì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 GIAI ĐOẠN, bao gồm: • Trường sinh ( sinh ra) • Mộc dục ( tắm rửa) • Quan đới ( phát triển) • Lâm quan ( trưởng thành) • Đế vượng ( cực thịnh) • Suy ( suy yếu) • Bệnh ( ốm đau) • Tử ( chết) • Mộ ( nhập mộ) • Tuyệt ( tan rã) • Thai ( phôi thai) • Dưỡng ( thai trưởng) Để tính số bậc cầu thang phải dựa vào ngũ hành thuộc về hình dáng kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh để quyết định số bậc. • Nhà hình Thủy bậc 1 là Trường sinh • Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh • Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh • Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh • Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh Theo đó, từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà , chúng ta sẽ đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, hết 12 sao sẽ lại tiếp tục đếm vòng mới, như thế: • Nhà hình Thủy thì số bậc là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23,... • Nhà hình Mộc thì số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25,... • Nhà hình Thổ số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27,... • Nhà hình Hỏa sẽ là: 3, 5, 7, 9, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27,... • Nhà hình Kim thì số bậc là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25,...
3.2. Tính bậc cầu thang theo sinh – lão – bệnh – tử
Mẫu thang xoắn hiện đại. Nguồn ảnh: Internet
Tính bậc cầu thang theo sinh – lão – bệnh – tử nghĩa là tính một vòng đời người. Bắt đầu từ bậc đầu tiên khi bước chân lên cho đến bậc cuối cùng, gồm cả chiếu nghỉ. Cách tính bậc Trường sinh được hiểu cụ thể như sau: bậc đầu tiên là sinh, bậc tiếp theo là lão, sau đó là bệnh và sau đó là tử. Cứ tiếp tục như thế cho đến bậc cuối cùng. Như vậy, xây bậc cầu thang đẹp trong nhà tương ứng với công thức 4n + 1, trong đó “n” là số chu kỳ lặp lại. Theo cách tính này, chủ nhà phải cân nhắc làm sao cho bậc cuối cùng rơi vào cung “ sinh” trong “ sinh, lão, bệnh, tử”, làm như vậy may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình. Đừng cho rằng cách chia bậc cầu thang theo phong thủy là vô căn cứ, ngày nay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng, cũng như sự vận động của mỗi nhịp độ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của con người. Hi vọng rằng những chia sẻ của Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần giúp ích được cho các bạn, và hãy theo dõi các bài viết khác của chúng tôi nhé.
from Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần - Trang Chủ https://bit.ly/3b9tvsC
0 notes
Text
Vị Trí Cầu Thang Theo Phong Thủy
Bố trí vị trí cầu thang theo phong thủy như thế nào để đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ và các thành viên trong gia đình? Những gợi ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
1. Những nguyên tắc khi thiết kế cầu thang
Thiết kế vị trí cầu thang hợp phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
• Đảm bảo tính an toàn Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế, xây dựng cầu thang đó là đảm bảo tính an toàn cho người dùng. Theo đó, bạn nên lựa chọn chất liệu bề mặt tránh trơn trượt để thuận tiện trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, chiều cao và chiều rộng của cầu thang phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt, đối với cách thiết kế cầu thang cho nhà ống, vấn đề an toàn cần được tính toán kỹ hơn. • Lựa chọn kiểu cầu thang Với mỗi phong cách, kiến trúc khác nhau thì việc lựa chọn những kiểu cầu thang cũng không giống nhau. Trên thực tế, tùy vào diện tích và kiểu thiết kế của ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn mẫu cầu thang phù hợp, điển hình như: - Cầu thang thẳng: kiểu dáng đơn giản, thích hợp dùng cho các tầng thấp. - Cầu thang chữ L: tạo cảm giác chắc chắn cho người dùng. - Cầu thang uốn cong: tạo nét mềm mại, uyển chuyển, mang giá trị thẩm mỹ cao. - Cầu thang xoắn ốc: mang lại sự độc đáo, mới lạ. • Tận dụng “ góc chết” của cầu thang Nếu biết tận dụng góc chết của cầu thang, bạn hoàn toàn có thể biến khu vực này trở nên HỮU ÍCH và ĐẸP mắt hơn. Cụ thể, bạn có thể trồng cây xanh, bày hoa cảnh, kệ tủ,...vừa giúp bạn tăng thêm không gian sinh hoạt, vừa tăng thẩm mỹ, thu hút người nhìn.
2. Những lưu ý cần nhớ khi đặt cầu thang theo phong thủy
Vị trí đặt cầu thang phù hợp. Nguồn ảnh: Internet
Bạn hãy lưu ý một số nguyên tắc cơ bản dưới đây để bố trí và xây cầu thang hợp phong thủy. • Không sử dụng thang xoắn ốc Cầu thang xoắn ốc sẽ tạo luồng không khí xoắn quanh cột, khiến dương khí bị tích tụ không tốt cho các thành viên trong gia đình. Tùy vào vị trí xoắn của cầu thang ở gần khu vực phòng của người nào thì khả năng người đó gặp hung khí càng cao. • Không xây bậc cầu thang lên xuống hở Trong thiết kế cầu thang theo phong thủy, bậc cầu phải đảm bảo tính chứa và dẫn khí, không được để thoái khí. Theo đó, hai bên của bậc cầu thang phải có lan can để che chắn, chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà còn tránh gây nguy hiểm. • Tránh đặt cầu thang giữa nhà Căn nhà bao giờ cũng được chia làm 9 cung, phần giữa là trung cung, hay còn được gọi là biệt cung thuộc hành Thổ nên tuyệt đối tránh đặt cầu thang ở vị trí này. Vì cầu thang thuộc hành Mộc mà Mộc khắc Thổ theo quan niệm tương sinh ngũ hành. • Tuyệt đối không xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang Cầu thang bao giờ cũng được đặt ở những vị trí tốt nhất để thu hút dương khí luân chuyển lên các tầng. Nhưng nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì sẽ làm mất đi giá trị phong thủy của nó. Vì nhà vệ sinh là nơi hội tụ âm khí, ẩn giấu những vùng khí trường xấu như Thiên hình, Đại sát,... ảnh hưởng xấu đến gia chủ và các thanh viên trong gia đình. • Không đặt nước ( non bộ) dưới gầm cầu thang Gầm cầu thang kiêng kỵ để các bình thủy sinh, bể cá, hòn non bộ,... vì điều này ảnh hưởng đến trẻ con và các thế hệ sau trong nhà. Thay vào đó, bạn có thể biến vị trí này thành không gian chứa đồ như kệ sách, tủ đồ,... giúp cất giữ đồ đạc ngăn nắp, hiệu quả.
3. Vị trí cầu thang nhà ống
Trang trí cầu thang nhà ống đẹp. Nguồn ảnh: Internet
Nhà ống có đặc điểm thiết kế dài và hẹp nên đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng để giúp căn nhà luôn được gọn gàng, hiện đại, hợp phong thủy, cũng như mang đến không gian sang trọng, tinh tế. Cũng giống như phong thủy cầu thang nói chung, phong thủy cầu thang nhà ống cũng không được lao thẳng ra cửa chính, không xây chính giữa ngôi nhà, không đặt đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp. Vì đặt ở những vị trí này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vận may, tài lộc của những người trong gia đình. Đồng thời, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, cần cân nhắc để bố trí cầu thang nhà ống thông thoáng và an toàn. Với những chia sẻ về vị trí cầu thang theo phong thủy, Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần hy vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích để trước khi sở hữu cho mình một không gian nhà ở vừa đẹp vừa hợp phong thủy. Chúc bạn may mắn!
from Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần - Trang Chủ https://bit.ly/34H6L0M
0 notes
Text
Xây Dựng Cầu Thang Theo Phong Thủy
Nếu xây dựng cầu thang theo phong thủy đúng cách sẽ mang đến vận may, đồng thời những thú vị, nét đẹp riêng cho không gian sống của bạn. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có ý tưởng thiết kế phù hợp nhé!
1. Vai trò của xây dựng cầu thang trong nhà
Xây dựng cầu thang hợp phong thủy. Nguồn ảnh: Internet
• Phương tiện kết nối không gian trong nhà Cầu thang là thành phần không thể thiếu trong giao thông đi lại từ tầng này lên tầng khác, vì thế nên chúng được thiết kế khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Đối với nhà phố hay nhà ống diện tích hạn hẹp, thường thiết kế cầu thang nhỏ, có độ dốc lớn và được làm bằng chất liệu kính để không gian thêm thoáng và rộng hơn. • Mang tính thẩm mỹ Cầu thang là nơi có nhiều vách tường trống, người qua lại thường hay chú ý đến những mảng diện tích lớn này nên rất được các gia chủ quan tâm trang trí. Tùy theo sở thích, phong cách của mỗi gia đình mà có cách thiết kế, trang trí khác nhau để tạo ĐIỂM NHẤN RIÊNG BIỆT. • Yếu tố phong thủy Cầu thang được xem là nơi mang đến luồng sinh khí cho ngôi nhà, vì vậy chúng cần được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, nhằm kích thích nguồn năng lượng tốt. Một vài nguyên tắc nhất định phải tuân theo khi đặt cầu thang như: - Chân và đỉnh cầu thang không đặt đối diện cửa - Tránh trang trí cầu thang màu đỏ, bởi điều này mang lại những điều xui xẻo, không tốt - Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà - Dưới gầm cầu không nên trang trí hòn non bộ, hay tiểu cảnh nước,…
2. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng cầu thang theo phong thủy
Cách xây dựng cầu thang đẹp cho gác lửng. Nguồn ảnh: Internet
2.1. Chọn vị trí cầu thang
Vị trí đặt cầu thang ngoài việc phù hợp với diện tích, bố cục kiến trúc, thuận tiện cho việc di chuyển, thì bạn cần đảm bảo một số lưu ý về phong thủy sau đây: • Thứ nhất, đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng, vượng khí dồi dào, vị trí chân cầu thang đi từ hướng tốt lên, không nên đặt ở phía sau nhà, bởi điều đó sẽ khiến các tầng trên lần lượt bị suy khí. • Không nên đặt cầu thang ở chính giữa nhà, khi phân cực lập hướng, ngôi nhà được chia làm 9 cung, chính giữa là trung cung, mà vị trí này thuộc hành Thổ, trong khi cầu thang hành Mộc. Do đó, nếu đặt cầu thang ở đây sẽ tạo ra nguồn năng lượng xung đột, tương khắc. • Không bố trí cầu thang đối diện với cửa ra vào, cách bố trí này sẽ khiến năng lượng từ cửa chính xộc thẳng lên cầu thang tạo sự bất ổn.Nếu không còn sự lựa chọn nào khác, bạn có thể khắc phục bằng cách dựng một vách ngăn hoặc tủ kê phía chân cầu thang để làm giảm tốc độ của luồng khí. • Tuyệt đối không đặt cầu thang đối diện với nhà vệ sinh, dù là điểm đầu hay điểm cuối, vì cầu thang sẽ dẫn năng lượng xấu từ nhà vệ sinh đi các phòng. Tương tự, phòng bếp cũng vậy.
2.2. Hình dáng
Hình dáng tốt nhất để làm cầu thang theo phong thủy là loại thẳng. Ngoài ra, thang xoắn ốc cũng được sử dụng, bởi tính độc đáo và ít tốn diện tích, tuy nhiên lại không tốt về mặt phong thủy. Bởi loại cầu thang này tạo ra luồng khí xoắn, không tốt cho các thành viên trong gia đình, nhất là nam giới. Cầu thang xoắn này sẽ tác động xấu đến các thành viên tùy thuộc vào vị trí đặt ở phương vị nào. Ví dụ, đặt tại vị Càn thì không tốt cho bố, phương vị Chấn không tốt cho con trai trưởng, ở phương vị Khôn thì không tốt cho mẹ và ở phương vị Đoài thì không tốt cho con út. Độ dốc của cầu thang chỉ nên ở mức vừa phải, đảm bảo sự thuận tiện cho tất cả các thành viên trong gia đình. Với những cầu thang cần cắt khúc cua để đi lên nhiều tầng thì nên bố trí hướng theo chiều kim đồng hồ.
2.3. Kích thước
Kích thước cầu thang phong thủy cần tuân thủ kích thước kỹ thuật để việc sử dụng, đi lại được thuận tiện. Bạn có thể tham khảo các thông số dưới đây: • Chiều rộng: khoảng 0,8 đến 1,2 có thể là 1,5m. • Độ dốc: tùy thuộc vào tỷ lệ chiều cao tương ứng và chiều rộng bậc thang. Độ cao bậc cầu từ 15 – 18cm thì chiều rộng tương ứng là 24 – 30cm. • Chiều cao lan can: khoảng 85 – 90cm • Chiếu nghỉ: chiều rộng chiếu nghỉ bằng chiều rộng của thân thang
2.4. Chất liệu
Theo phong thủy, cầu thang có chức năng dẫn khí, nhưng chức năng quan trọng nhất vẫn là phục vụ, lưu thông đi lại. Do đó, cầu thang phải được làm bằng các chất liệu CHẮC CHẮN, có ĐỘ BỀN CAO. Cầu thang được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông kiên cố, các bậc thang có thể ốp đá, gỗ, hoặc kim loại để tăng tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể lựa chọn chất liệu cầu thang theo vị trí đặt. Ví dụ, cầu thang bằng gỗ thích hợp với hướng Nam, Đông và Đông Nam, còn cầu thang kim loại thích hợp ở các hướng Bắc, cầu thang gạch thì hợp với hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc của ngôi nhà. Tuy nhiên cần lưu ý, với chất liệu, chỉ nên sử dụng cho cầu thang dẫn lên gác xép, tầng lửng. Còn đối với nhà nhiều tầng hoặc biệt thự thì kết cấu này không đủ chắc chắn. Chất liệu nào thì ở mỗi đầu cầu thang cũng nên có khoảng trống vừa đủ để tránh va chạm khi di chuyển.
2.5. Màu sắc
Màu sắc về cơ bản cần hài hòa với phong cách thiết kế nội thất và kiến trúc không gian. Liên quan đến vấn đề phong thủy, gia chủ có thể lựa chọn các màu hợp với bản mệnh của mình: • Với chủ nhà mệnh Kim: có thể chọn những màu tương sinh với bản mệnh, là màu thuộc hành Thổ như: nâu, vàng đậm,... Ngoài ra, những màu thuộc Kim cũng là lựa chọn lý tưởng như: bạc, trắng, cẩm thạch,... • Với chủ nhà mệnh Mộc, bạn nên chọn màu tương sinh có ngũ hành thuộc Thủy như xanh da trời, xanh nước biển, hoặc các màu sắc thuộc Mộc như: xanh lá, cẩm thạch,.... • Hay với những chủ nhà mệnh Thủy, có thể chọn những màu thuộc bản mệnh như màu: xanh da trời, xanh nước biển,... và các màu tương sinh thuộc Kim như: trắng, bạc, xám,... • Với chủ nhà mệnh Hỏa thì những màu có ngũ hành thuộc Mộc hoặc Hỏa là phương án tốt nhất, như: xanh lá cây, xanh rêu, đỏ, cam,... • Còn với chủ nhà mệnh Thổ, thì màu sắc tương sinh là những màu như: đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa hoặc chọn những màu bản mệnh như: nâu, vàng nhạt,... Lựa chọn màu sắc cầu thang theo mệnh là phương án mà các bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể dựa vào sở thích, chỉ cần đảm bảo sự cân bằng, hài hòa với tổng thể chung, tránh dùng quá nhiều màu nóng như: đỏ, cam, vàng,... hay những màu có tông u ám như đen.
3. Những điều kiêng kỵ trong bố trí cầu thang
Cầu thang sát vách tường nhà ống đẹp. Nguồn ảnh: Internet
Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo những điều kiêng kỵ dưới đây để sở hữu mẫu cầu thang theo phong thủy hiệu quả. • Không nên để cầu thang tối tăm, ẩm thấp sẽ dẫn đến thiếu dương khí • Không nên để cầu thang bị hỏng hoặc nứt vỡ, nếu có phải sửa ngay • Không để cầu thang đối diện với bất ký góc nào của ngôi nhà • Không để cầu thang đối diện với một cầu thang khác • Không nên đặt gương trên lối đi cầu thang vì gây mất tập trung khi đi lại • Không nên trang trí cầu thang quá nhiều màu đỏ Hãy tham khảo những lưu ý trên về xây dựng cầu thang theo phong thủy để đưa ra những phương án tốt nhất trước khi thi công. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc nhé!
from Kiến Thức Phong Thủy Cầu Thang - Oanh Trần - Trang Chủ https://bit.ly/2UIjw7I
1 note
·
View note