Text
2K notes
·
View notes
Text
Gái xưa bóp vú lầm lì Gái nay bóp vú ừ ừ nữa đi Gái xưa chạm cái bảo dê Gái nay chạm cái chưa phê anh à Gái xưa chân đất thật thà Gái nay động tí đùa bà hả cưng Gái xưa không chửi lung tung Gái nay động tí là bung võ mồm Gái xưa ăn nói có hồn Gái nay hở tí là l** với cu Gái xưa ăn ở tích tu Gái nay chỉ thích bu trai nhiều tiền Gái xưa thì rất là hiền Gái nay động phải bà điên rồi này Gái xưa ngoan ngoãn ở nhà Gái nay chạy nhảy la cà sớm hôm Gái xưa ăn nói khéo mồm Gái nay kinh nghiệm dê xồm như ranh Gái xưa vẻ đẹp trong lành Gái nay chát phấn như hành phi non Gái xưa nhìn cái bảo ngon Gái nay thoáng thấy tưởng con bò vàng Gái xưa như ngọc giữa đàng Gái nay như thể cát vàng trôi sông Gái xưa không biết chơi ngông Gái nay tý tuổi lấy chồng theo trai Gái xưa thì ít đong đưa Gái nay dưa chuột vừa vừa cũng chê Gái xưa thì gét tính dê Gái nay trai đẹp bê đê cũng sờ Gái xưa đi học đúng giờ Gái nay hổ báo, giả vờ hươu nai Gái xưa yểu điệu mảnh mai Gái nay có cú có gái đàng hoàng Gái xưa không để hở hang Gái nay bơm ngực khoe hàng bốn phương Gái xưa chăm chỉ ruộng mương Gái nay mặc váy ra đường vẫy tay Gái xưa chỉ giỏi vá may Gái nay chỉ giỏi cầm chày chọc hang Gái xưa không thích ra đường Gái nay chút chút lên giường nhé anh Gái xưa ngoan ngoãn hiền lành Gái nay lá ngọc cành vàng kiêu sa Gái xưa kính trọng ông bà Gái nay vài tiếng bỏ nhà đi ngay Gái xưa thích ra ruộng cày Gái nay chỉ biết đi bay suốt ngày Gái xưa không thích đó đây Gái nay chỉ thích nhảy dây trong sàn Gái xưa không biết show hàng Gái nay chỉ biết đọ hàng ai hơn =)))
ST =))
6 notes
·
View notes
Text
“Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản Nửa đời về sau, hãy học cách cúi mình Nửa đời về sau, hãy đừng cảm thấy hối hận Nửa đời về sau, hãy tiếp tục học tập Nửa đời về sau, hãy giữ gìn sự đơn thuần Nửa đời về sau, hãy thỉnh thoảng buông thả bản thân Nửa đời về sau, hãy luôn ăn mặc đẹp Nửa đời về sau, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút Nửa đời về sau, hãy thường xuyên chúc phúc cho người khác”
—
176 notes
·
View notes
Text
10 KIỂU KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI PHẢI TRÁNH
1. Đa ngôn (nhiều lời)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).
Trong cuốn “Mặc Tử” có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: “Nói nhiều có lợi không?”
Mặc Tử trà lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.”
2. Khinh ngôn (nói năng khinh suất)
Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.
Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.
3. Cuồng ngôn
Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.
Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.
Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người.
4. Trực ngôn
Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt…
Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.
5. Tận ngôn
Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài “lối thoát”, lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.
Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.
6. Lậu ngôn (tiết lộ chuyện cơ mật)
“Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại” câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.
Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.
7. Ác ngôn
Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.
Cổ ngữ nói “đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu”, ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.
Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.
8. Căng ngôn
Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.
9. Sàm ngôn
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.
Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: “Sàm ngôn thương thiện”, ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.
Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.
10. Nộ ngôn
Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.
Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.
Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì… hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại “sản phẩm” lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.
Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Nguồn:Sưu tầm
137 notes
·
View notes
Text
Tích lũy hay đột phá?
Các cụ ta nói “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, xin được ra ra vài góc nhìn về tiết kiệm, “hà tiện” và tích lũy cho các mục tiêu của cuộc đời mà phổ biến nhất là nhà ở, xe ô tô v.v.
Tích lũy ở đây tôi nói đến là con đường để dành dụm một khoản tiền cho các công việc như làm ăn, xây nhà, v.v. Xin phân biệt nó với dự phòng tài chính (Đọc mục phát triển bản thân -> Dự phòng tài chính). Vì thời gian cuộc đời của bạn là có hạn, nên bạn phải dùng một cái giá thời gian cho mỗi công việc.
Tức mỗi việc trong cuộc đời bạn cần số tiền A, số tiền đó được tích lũy trong khoảng thời gian B mới đủ. Khoảng thời gian B này chỉ nên là con số hợp lý, bởi nếu không trong vài chục năm sống trên đời, bạn đã “chi tiêu” thời gian không đúng.
Tại sao tôi dùng thời gian để đo đạc, bởi mỗi người có lương, thu nhập khác nhau. Nhưng tất cả chúng ta có chung thời gian. Dùng thời gian để đo “giá cả” mang tới chiếc áo có kích thước phù hợp cho tất cả.
Tôi lương 6 triệu một tháng, tôi dùng 1.5 tháng lương là 9 triệu mua một cái điện thoại được coi là hợp.
Bạn lương 15 triệu 1 tháng, bạn có thể mua chiếc điện thoại 22 triệu, cũng là 1.5 tháng cuộc đời để đổi lấy 1 chiếc điện thoại.
Nếu tôi dùng mức giá làm tiêu chuẩn, tôi sẽ phải tích lũy tới 4 tháng cho một chiếc điện thoại. Và đó là chiếc áo quá rộng với tôi, một sự trả giá bằng thời gian bất hợp lý.
Bây giờ hãy tính ra được số tiền bạn có thể tích ra mỗi tháng M, Giá của những gì định mua P, và thời gian cần thiết sẽ là T = P/M
Chỉ nên chi thời gian theo quy tắc sau:
Không quá 2 tháng tích lũy để mua điện thoại
Không quá 1 tháng để mua các vật dụng như quần áo, giày dép, túi xách.
Không quá 36 tháng để mua xe ô tô
Không quá 18 năm để mua nhà
Không quá 3 năm cho một hạng mục đầu tư mạo hiểm
Không quá 12 năm cho hạng mục đầu tư sản xuất & kinh doanh.
Không quá 1.5 năm để mua một cơ hội thay đổi, mua một khóa học hay gì đó.
Bạn thử tính xem, chúng ta có rất nhiều hạng mục cần chi tiêu. Cứ mỗi hạng mục lại lấy của chúng ta vài tháng, thậm chí là cả năm tích lũy. Chỉ cần vi phạm quy tắc kia, chúng ta sẽ trở thành nô lệ ngược của chúng. Đó là trở về với dành 26 năm đi làm chỉ để mua một chỗ ở, lúc ổn rồi thì cũng đã già. Đó là làm quần quật 6 tháng cho một chiếc điện thoại, có đáng không? Cuộc đời này ngắn ngủi, phải dùng thời gian thật tiết kiệm chứ.
Một căn nhà có giá 4 tỷ, một tháng sau chi phí bạn tích lũy được 15 triệu. Giả sử chỉ bằng tích lũy, bạn cần khoảng 22 năm để sở hữu nó. Nghĩ thật kỹ xem, bạn ổn định ở những năm 27 tuổi, 22 năm sau bạn đã sấp xỉ 50. Nên nhớ còn rất nhiều khoản chi nhỏ khác sẽ lấy của bạn 1 – 5 tháng. Và coi như bước sang tuổi 60, bạn mới hoàn thành hẳn căn nhà, thì cũng chẳng còn bao lâu nữa bạn phải chuyển sang căn nhà mới, ở dưới lòng đất đầy lạnh lẽo. Có đáng không?
Hãy tuân thủ tuyệt đối quy tắc thời gian phía trên. Nếu bạn muốn mua căn nhà 4 tỷ, bạn cần tăng thu nhập và tích lũy được 22 triệu mỗi tháng. Khi đó bạn chỉ mất 15 năm cuộc đời cho việc mua chỗ ngủ. Nếu bạn thích chiếc xe 5 tỷ, không sao hết. Tích lũy của bạn ít nhất 140 triệu/tháng là phù hợp. Và tất nhiên nếu thời gian ngắn hơn thì càng tốt. Hay bạn muốn dành tới 15 năm cho việc mua một phương tiện đi lại? Thời gian rẻ rúng thế sao? Còn rất nhiều thứ phải mua, phải tận hưởng, phải trải nghiệm.
Hay trong đầu tư mạo hiểm, chẳng có con số 100 hay 200 triệu hay 50 triệu cụ thể. Chỉ có số năm đi làm là chính xác nhất, để khi thất bại mất ít ít thời gian thôi.
Bạn được quyền ước muốn nhà to, xe đẹp, du lịch ăn chơi và điện thoại xịn gì đó. Nhưng hãy tăng thu nhập để đạt được nó, đừng tích lũy quá lâu. Đó là hướng đi sai lầm đó. Trong trường hợp bạn không thể tăng thu nhập thì sao? Hãy về với chiếc áo hợp với mình, vẫn ổn lắm.
Tôi có thêm một chia sẻ về những chuyện này cho bạn. Sự khổ tâm, bực bội, mệt mỏi của đời người xảy ra khi nằm giữa 2 cấp bậc. Một người ở căn nhà 4 tỷ thì hơi thấp so với tích lũy 1 tháng, nhưng căn nhà đủ tốt có giá 7 tỷ lại hơi cao. Khi ở hoàn cảnh này sẽ luôn bị thôi thúc về mục tiêu cao hơn. (Nhà, xe hay nhiều thứ khác điều tương tự). Rõ ràng căn nhà kia vẫn rất ổn, nhưng chính vì thu nhập tăng thêm nhưng chưa tới bậc tiếp theo khiến cuộc sống mệt mỏi. Nếu chỉ vừa đúng với mức 4 tỷ, lại chẳng mong ước gì, lại bình an và vui vẻ. Nếu đủ cao để chạm mốc 7 tỷ, hạnh phúc cũng lại ngập tràn, điều kiện mới tốt hơn rất nhiều. Nhưng tốt nhất, hãy ở cấp bậc cũ, vui vẻ và thỏa mãn với nó, cho tới ngày bạn đủ nhảy bậc, đừng nôn nóng. Hãy nhớ lời tôi, chỉ tăng thu nhập, chỉ đột phá và tiết kiệm thời gian, chúng ta sẽ có chiếc áo vừa size nhất.
Bất cứ thứ gì khiến bạn mệt mỏi, là chưa tới lúc dành cho bạn.
Với các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được bằng tích lũy, tức giảm chi. Đối với các mục tiêu lớn, chỉ có thể đạt được bằng: Tăng thu.
TỪ MỘT NGƯỜI ANH RẤT GIỎI
HOÀI PHONG
10 notes
·
View notes
Text
“Hay là mình ngủ với nhau đi.”
Tôi ngẩng lên nhìn em, lập tức chìm vào đôi mắt nâu sâu thẳm. Môi em khép mở, lập lại lần nữa với giọng điệu du dương: “Có muốn ngủ với em không?”
Tôi định hỏi “Vì sao”, nhưng giây cuối cùng trước khi câu đó bật ra lại đổi thành: “Không được.”
“Lần đầu tiên em thấy mèo chê mỡ.” - Em cười thành tiếng, nghe có phần trách móc.
Tôi lẳng lặng nhìn xuống tay mình, những ngón tay bấm chặt vào nhau, một lúc lâu chậm r��i bảo:
“Không phải chê, mà anh không muốn sau này cả hai phải hối tiếc, nhất là em.”
“Nếu em tự nguyện?...”
Ánh nắng tràn qua khung cửa, em ngả người trên chiếc sô pha trải lụa trắng, tóc xoã dài xuống vai, làn da trắng nõn như phát quang.
Tôi nhúng cọ vào nước, khuấy mạnh như muốn xua đi cảm giác bức bối trong lòng, sau đó đứng dậy thu dọn đồ đạc.
“Anh về đây. Hôm khác tiếp. Anh thấy hơi mệt...”
Tôi quay lưng đi như chạy trốn, cảm thấy ánh mắt em đuổi theo sau mình đến tận chỗ ngoặt cầu thang.
———————-
Tôi biết em qua lời giới thiệu của người bạn cũ, mẹ em muốn vẽ một bức tranh cho con g��i.
“Để nó treo ở phòng tân hôn của hai vợ chồng. Tháng sau chồng nó bay về là tổ chức đám cưới luôn. Cháu có vẽ kịp không?”
“Kịp ạ” - Tôi gật đầu.
Sau đó một tuần ba buổi tôi qua nhà em.
Ngày đầu gặp em mặc chiếc váy trắng, ngả người trên sô-pha, tay cầm quyển sách hờ hững bảo:
“Anh vẽ nhanh một chút, đại khái là được, tôi không có nhiều thời gian.”
Tôi nhanh chóng căng vải, dựng giá vẽ, dùng chì phác hoạ đường nét trên khuôn mặt em. Em có gương mặt đẹp, bầu bĩnh, mắt to và sáng.
Cuối buổi em đứng nhìn bức tranh phác chì, khen: “Đẹp thật. Anh giỏi ghê.”
Tôi cười cười, thu dọn đồ đạc, xin em cái hẹn cho buổi tiếp theo.
Đến buổi thứ ba em bắt đầu bỏ cuốn sách trên tay xuống hỏi tôi đủ chuyện.
“Anh học vẽ từ bao giờ? Tại sao lại thích vẽ? Mẹ tôi trả cho anh bao nhiêu?... Ít thế á? Chẳng bõ công...”
Tiếng em trong trẻo, mỗi câu nói đều kèm theo biểu cảm, lúc bĩu môi lúc cau mày trông ngồ ngộ. Thỉnh thoảng tôi phải nhắc:
“Em đừng động đậy, em đổi tư thế liên tục, nãy giờ phải sửa ba lần rồi.”
Thế là em im bặt, lườm tôi một cái sắc lẻm.
Buổi thứ năm, bức tranh đã dần thành hình. Em ngó nghiêng một lúc xúi tôi:
“Anh vẽ nhanh thế làm gì? Kéo dài thời gian được tiền nhiều hơn đấy.”
“Mẹ bảo cuối tháng này em cưới mà, tôi phải vẽ cho kịp.”
Mặt em tối sầm.
“Kệ bà ấy. Đám cưới bà ấy quyết, người cũng bà ấy chọn, tranh vẽ em thì nhanh hay chậm là quyền của em.”
“Nhưng vẽ chậm để làm gì?”
Em nhìn tôi một lúc, làu bàu:
“Thì anh có tiền, em có người nói chuyện.” - Dừng một lúc em cười, mắt nheo lại - “Thích nhìn anh vẽ, rất tập trung, rất đẹp trai.”
Mặt tôi nóng bừng, tay cầm cọ hơi run lên. Tôi định bảo em cũng rất đẹp nhưng ngẫm nghĩ rồi im lặng.
“Này. Sao không nói gì?” - Em khều tôi.
“Nói gì?” - Tôi nghệt ra.
“Em đang bảo là em thích anh mà.” - Em nói tỉnh queo, mắt tròn xoe trong veo nhìn tôi.
Em đứng rất gần, đến độ tôi ngửi được mùi hương trên tóc em, thấy được cả sợi lông tơ trên khuôn mặt em, sự ngọt ngào ở bờ môi em. Tôi hít một hơi, quay mặt đi.
“Em đừng đùa.”
“Không đùa, nghiêm túc. 100% nghiêm túc.”
Tôi đứng dậy đẩy giá vẽ vào góc nhà. Còn hai tuần nữa là em đám cưới với người khác, tôi cũng sắp xong việc của mình. Mớ bòng bong này tốt nhất là không bước vào.
Tôi bỏ đi, quên cả chào e. Khi khép cửa tôi thấy em đang nhìn vào bức tranh dang dở, khuôn mặt khuất trong vùng tối không rõ vui hay buồn.
Hai buổi tiếp theo em không nói nhiều như trước, gần như chăm chú đọc sách, mặc kệ tôi muốn làm gì thì làm.
Tôi bôi từng lớp màu lên khung vải. Đến khuôn mặt em nét cọ chậm hẳn đi, nhẹ nhàng chỉnh từng đường nét. Có lẽ nhìn em quá lâu, khuôn mặt tròn trịa ấy đã len lỏi cả vào giấc mơ của tôi. Tôi hay mơ thấy em mặc váy trắng, đứng trước mặt tôi bảo: “Em thích anh, thích anh.”
Và tôi tỉnh dậy.
Buổi thứ tám bức tranh đã được 90%, giống em như tạc. Tôi bảo: “Bữa sau anh chỉnh lại một chút là hoàn thiện, em có thể treo lên rồi.”
Đáp lại, em nói: “Hay là mình ngủ với nhau đi.”
———————
Rời khỏi nhà em tôi chạy vô định qua các nẻo đường, không biết điểm đến là đâu. Ở các ngã tư đều thấy em đứng đó, ánh mắt nhìn tôi như trách móc, tiếng em vang vang bên tai: “Anh có muốn ngủ với em không?”
Tôi nhớ mẹ em bảo: “Bức tranh để treo ở phong tân hôn. Cuối tháng này sẽ cưới...”
Tôi lại nhớ em từng nói: “Đám cưới bà ấy quyết... Người cũng bà ấy chọn...”
Đầu tôi nhức ong ong, mắt nhoè nhoẹt.
Đèn đỏ sáng lên, tôi dừng xe, lại nghe bên tai có tiếng thì thầm: “Em thích anh, thích anh.”
“Anh cũng vậy...”
————————
Tôi bấm chuông, một lúc lâu cửa mới mở. Em ngước lên nhìn thấy tôi, chừng như không tin vào mắt mình. Không đợi em hỏi, tôi bảo:
“Anh từng nghe nói không có chuyện đúng người sai thời điểm. Đã sai là sai tất. Từ đầu nếu biết mình sai thì không nên bắt đầu vì cuối cùng đã sai sẽ càng sai...
Hôm nay em có thể vì thích anh mà hành động theo ý mình, nhưng ngày mai em có thể ân hận vì quyết định đó. Cuộc sống của em vốn đang bình yên, anh giống như hòn đá nhỏ khuấy động nó lên một chút. Có đáng để em đánh đổi không?”
Cô ấy nghiêng đầu, gần như không suy nghĩ mỉm cười: “Đáng lắm. Để gặp được anh, ở bên anh, cái gì cũng đáng lắm.”
“Thế thì...” - Tôi nắm tay cô ấy kéo vào lòng mình - “Xin lỗi em, anh biết sai nhưng thà sai còn hơn bỏ lỡ. Hãy ở bên anh.”
#ThíchATèo #Én #KểChuyện
52 notes
·
View notes
Video
youtube
[Vietnam, an S - Shaped country!].mp4 (by Duong ToDao)
Tại sao Việt Nam lại có hình dạng giống như chữ S? Để giữ được chữ S đó chúng ta đã phải trải qua những gì?
Quá hay, Quá Tuyệt vời !!!
231 notes
·
View notes
Text
“Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỷ tàn phai
Tôi như trẻ nhỏ, tìm nơi nương tựa, mà sao vẫn cứ lạc loài…”
- Tự Tình Khúc - Trịnh Công Sơn
331 notes
·
View notes
Text
NHỮNG CĂN BỆNH KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân.
1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay.
2. Bệnh đổ thừa: khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy. Reliability – Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn?
3. Bệnh kể lể: khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn thứ task đang làm. Chuyện bạn đang làm bao nhiêu task không hề quan trọng. Nếu kể lể để thấy bạn đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không. Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là OK. Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao.
4. Bệnh nhiều chuyện & politics: chắc là do Việt Nam thiếu chương trình giải trí, nên tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính luôn tại công sở trở thành sở thích của nhiều người. Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống. That’s OK. Không sao. Nếu bạn sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai drama hàng ngày rồi chết thì cứ đóng. Thời gian phí ph��m vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh bạn suốt đời, khiến bạn loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra.
5. Bệnh ego: có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy tại Việt Nam. Gía trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng ego thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi. Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng. Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.
6. Bệnh emo: vì ego nên đâm ra emo. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.
7. Bệnh hoang tưởng: đây là bệnh làm tôi ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt nam làm việc. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút. Đây là bệnh ếch ngồi đáy giếng, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lốc mới tỉnh người.
Tôi viết thế này, quá thẳng thắn, quá trực tiếp, sẽ làm không ít người khó chịu. Nhưng nghĩ rằng chúng ta không còn quá nhiều thời gian để nói những lời hoa mỹ với nhau. Thuốc đắng dã tật. Nếu bạn rón rén cảm thấy mình đang có bệnh, làm ơn chữa. Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau những lời chân thật là thực sự quan tâm, thực sự mong muốn cùng nhau phát triển bản thân, cùng nhau nắm bắt những cơ hội mới của tương lai và thế giới. Trừ phi bạn không muốn phát triển….
~ Facebook: Nguyễn Phi Vân ~
358 notes
·
View notes
Link
Đúng là rảnh hơi
Chính quyền cuống lên phong tỏa nhưng ko cho điều phối lương thực hay người dân dc phép ra đường khi cần thiết cứ nhốt nhốt là xong đến nổi rau củ các vùng lân cận ko dc vào đổ đống trong khi báo chí người dân thì tưởng Sài Gòn hết rau =)) rồi đòi lập chuyến bay chở rau vào kkkk chi vậy rảnh quá mà các vùng lân cận thiếu gì đâu giờ ko nhập lên dc đổ đống đó
rồi đến vụ người dân bức xúc cán bộ chiến sĩ hay dân quân tổ dân phố xin lỗi chứ bực với họ làm gì cho tội cũng làm theo lệnh ra đó thôi, có mấy clip mấy a CA gặp xe rau muống ko biết nên cho qua hay ko vì ai cũng tâm lý sợ chịu trách nhiệm họ chỉ làm theo lệnh nếu cho qua lỡ may người này dính thì mấy a CA kia chắc sống ko nổi với hội ý thức trên mạng
rồi đến vụ ngăn sông cấm chợ nhưng lại mở mấy cái cửa hàng bách hóa xanh sợ tụ tập mà lại để người dân vào mấy cái bhx nhỏ xíu chen chúc rồi còn bị nâng giá thiếu hàng nữa
mặc dù lãnh đạo HCM đã công khai xin lỗi vì họ cuống trở tay ko kịp nhưng các địa phương thì khác mỗi nơi cấm mỗi kiểu
còn cứ là lương thực, thực phẫm phải cho luân chuyển ,ở HCM họ ra đường ầm ầm nhưng phạt thì phạt những ai ? toàn những trường hợp cần thiết, đi tút tiền cũng tóm mặc dù xung quanh xe vẫn chạy -????
rồi bây giờ phân loại mặc hàng =))
những người đang an toàn thì lúc nào cũng chưởi người ta ý thức này kia trong khi đó ở SG đại đa số dân lao động tứ xứ nghỉ một hôm thì có thể ngày mai ko biết ăn gì ngủ ở đâu rồi, chưa nói mấy khu lao động nghèo bị rào chốt ko có tiền để ăn thì ko nói có tiền cũng ko dc ra ngoài
viết xong ở fb định đăng nhưng lại thôi =)) vì sợ người thân quen tưởng chưởi xéo họ :D vì lúc HCM đang rối rắm mấy người này vẫn dc tự do thoải mái đầy đủ vì có ông chú hay ông ngoại …. ở trển :D riêng thằng bạn mình mới ra chỉ thị cách ly nó alo người ta làm 1 xấp giấy thông hành =)) còn hôm qua mấy cô chú người quen khoe ăn nhậu vui vẻ dù sao thấy họ vui khỏe an toàn là yên tâm rồi
8 notes
·
View notes
Text
Lãng mạn #31
Ta rung cảm đường cong tạo hoá
Cuộn xoáy thành dòng thăm thẳm xa xôi
Mắt môi mím, giọt mồ hôi khẽ chảy
Rùng mình trong khoái lạc trần ai
Chìm dần trong sóng nước
Ôm siết lấy hình hài
Mảnh giấy dài hẹn hò cùng bể phốt
8 notes
·
View notes
Text
Ta muốn ngủ, trên những tán cây
Bay thật xa trên những vòm mây rộng
Thật tiếc là ta chẳng phải chim
Dù bao lần dẫu gì vẫn vậy
Ta là người ta chẳng phải chim,
Vì con chim chẳng có giường có chiếu
Cái tổ con đan mấy sợi cây già
Ngày giông gió lại náu mình đâu đó
Tấm tổ bay chim lại mất nhà,
Vì chim cũng chẳng mở tủ lạnh ra
Lấy trong đó một vài viên đá
Hè có nóng hay trời đông lạnh giá
Cánh chim trần bay lượn kiếm ăn xa,
Chú chim mới nở chẳng đi học mầm non
Không có bác chim nào mở lớp
Chỉ quăng xuống và mặc cho số phận
Ta là người,
Ta chẳng phải là chim.
Hôm nay nắng, nhấp một ngụm cafe
Này chim nhỏ, ngươi đã lần nào thử
Ngắm không gian, nghe một bản nhạc dài
Này ngươi có, từng dạo qua phố xá
Những tiếng đả đon buôn bán rộn ràng
Ta là người, ta không có cánh
Ta không bay, ta dẫm bước mà đi
Bàn tay này ta cầm ta nắm
Cười cuộc đời và khóc cũng vài phen
Ta không phải chim,
Ta chẳng phải lá,
Ta không xanh và cũng chẳng thể bay
Ta đã có những điều ngươi không có
Ta là người và ta cũng là ta.
Nếu chất vấn một lần tạo hoá
Tại sao ngươi, không nói được như ta
Chắc vẫn vậy, nụ cười tạo hoá
Ta là người
Ngươi lại chẳng là ta.
13 notes
·
View notes
Text
Nôm na về cái nhãn 7 tỏi.
Các thanh niên chạy kênh bài mxh nói chung là chả hiểu đếch gì về cái ngành này, nên là đi diễn nôm nó ra cho bà con nào gần gũi hiểu cái sự tình.
Visual Identity (Nhận dạng thị giác) là một tổ hợp phức tạp trong thiết kế. Nhận dạng thị giác ở đây đơn giản là đi làm căn cước công dân sẽ phải chộp cái ảnh (vén hết mái lên) để người ta còn biết mặt mũi như nào, tạm gọi là cái logo. Sau vài năm do sự phát triển, thay đổi, người ta có nhu cầu làm lại căn cước, và vẫn phải chộp lại cái ảnh khác, cho dù có thay đổi nhiều hay ít. Và ngoài cái ảnh, cán bộ sẽ đối chiếu hồ sơ, xem xem đồng chí sống ở đâu, ngày tháng năm sinh như nào, cư trú phường khóm nào để còn quản lý. Để chắc cú, các cán bộ sẽ vạch mặt các đồng chí ra để coi có nốt ruồi hay sẹo siếc gì không, tránh đến lúc có thằng na ná lại đi bắt nhầm. Tất cả cái này nằm trong quá trình tạo ra cái căn cước.
Brand Identity (Nhận diện thương hiệu) là cái to hơn cái thị giác bên trên. Bao gồm văn hóa, chiến lược, quảng cáo, truyền thông, nhận diện sản phẩm… Nó tương tự cái hồ sơ lý lịch công dân của ông. Các thương hiệu lớn thì sẽ bôi vẽ các kiểu để còn khoa trương, đấy là chiến thuật căn bản thôi. Còn như ở nước nhà, đa phần văn hóa và nội hàm ý nghĩa sẽ chủ yếu quay quanh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, lộc phát, đầu đít… Cũng chỉ là một loại quy tắc. Bộ quy tắc ứng xử cho thương hiệu. Ông nặn logo xong đa phần là té mất, bỏ lại cái logo bơ vơ giữa chợ người. Những thằng tiếp quản cái logo ấy phải chăm sóc nó tiếp, mà muốn chăm, phải hiểu là có thể và không thể làm gì. Ví dụ cái logo Google, mỗi nước có một đội thiết kế để làm sự kiện cho từng quốc gia và văn hóa. 10 cái đầu sẽ nghĩ ra 10 tình huống khác nhau, vậy nên cần một tập xác định để anh em tránh đi lạc.
Bộ quy tắc này bao gồm vị trí, tỉ lệ, màu, hình họa, font chữ, dàn trang… và một số thứ mà quần chúng nghe cũng chả hiểu. Bất cứ cái gì nằm ngoài bộ quy tắc này tự động gạch khỏi danh sách. Trong đó có thể có những thứ rất lằng nhằng như kiểu logo gắn trên điện thoại và tai nghe (vốn có kích thước khác nhau) thì nó sẽ như nào.
Cái logo chẳng qua là một điểm nhìn chung, còn câu chuyện thì tự diễn biến và chuyển hóa sau. Chung chung cũng chả khác gì cái ảnh chứng minh nhân dân, vài năm chán lại đi làm lại, miễn là nó đáp ứng được yêu cầu của các cán bộ. Ít phí với đợi mấy hôm. Còn hồ sơ lý lịch các thứ hầm bà lằng đằng sau thì các ông không thấy.Thay mới căn cước, phải có quy tắc để thực hiện, đảm bảo chính xác trong nhiều tình huống và nhiều địa phương.
Mấy thằng chứng minh toàn đem đi cầm đồ với nhà nghỉ thì cũng không có tư cách nói. Số còn lại đa phần chỉ quan tâm cái ảnh chứng minh có đẹp hay không, chả quan tâm mấy thứ khác để làm gì.
…Có các đồng chí thắc mắc tại sao lại có toán và số học trong bộ môn thiết kế logo, là để nhỡ mà có thằng nào đạo nhái, nó đếch thể nào tìm ra trị số chính xác của đường tạo hình. Mọi hình học đều được thiết lập dưới dạng phương trình toán học, đơn giản là như thế cái máy tính, cái AI nó mới hiểu mình muốn gì. Logo càng đơn giản, khả năng bị làm giả và sai lệch càng cao. Kế đến, như đã trình bày ở trên, tỉ lệ hình học chính xác giúp quá trình chuyển giao và kiểm soát hình ảnh. Nhiều người nghĩ quạc tay là nhanh, thực ra trong đồ họa, gõ được số là nhanh nhất. Gõ được số, viết được phương trình là máy tính nó tự làm, vẽ sơn dầu mới khó. Chuyện chọn cái nào trong đống mẫu ấy cứ coi đơn giản là tâm linh và sở thích.
Đính kèm cái link bản 2017 cho quần chúng nhân dân tham khảo.
https://www.behance.net/gallery/56971013/Xiaomi-Mi-Visual-Identity-(Guideline-DNA)
25 notes
·
View notes
Text
Họ hay nói về những thứ mới mẻ, những thứ cũ kỹ . Nếu chợt nhận ra mỗi giây, chúng ta đã cách quá khứ vừa xảy ra gần 230 km. Mọi thứ luôn mới, và cũ, ngay lập tức.
- Đồng hồ cát - Sự lãng quên -
11 notes
·
View notes
Photo
Lộng gió tí cho đỡ phí va len tây. ĐỐC TỜ TI - NGU CÓ GU
19 notes
·
View notes