Text
Cần loại bỏ thói quen vứt rác bừa bãi
Việc xả rác bừa bãi diễn ra thường xuyên cả ở thành thị và nông thôn. Nguyên nhân chính là ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều người chưa tốt. Để công tác vệ sinh môi trường đạt hiệu quả, thói quen xấu này cần phải loại bỏ.
Chỉ cần bước ra ngõ, không khó để bắt gặp tình trạng rác sinh hoạt bị vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi, tại chân cột điện, bãi đất trống hay ao hồ và cả những nơi công cộng như: Công viên, vườn hoa…Xả rác bừa bãi dường như đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Sự thiếu ý thức đó không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống của chính họ và mọi người xung quanh mà còn làm mất mỹ quan đô thị và cảnh quan nông thôn.
Ở những nơi công cộng, không khó để bắt gặp những hành động ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất; uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ ngồi; thậm chí, khi ăn kẹo cao su, họ cũng không đem đến thùng rác vứt mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, khu vui chơi là nơi giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Tình trạng xe chở cát, sỏi quá tải vương vãi trên đường cũng không ít. Ở một số phố bán hàng ăn uống, vỉa hè tràn ngập giấy ăn, đồ ăn dư thừa đổ cả xuống cống rãnh.
Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường dù đã được quan tâm, song, ý thức tự giác của một bộ phận người dân còn kém. Trong khi đó, việc quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa hiệu quả; việc xử lý tình trạng vứt rác bừa bãi chưa thực hiện được nên tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn. Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được mọi người vẫn coi là một nơi có bầu không khí trong lành nhưng thực tế thì ngược lại. Hiện nay, vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Rác thải, thậm chí cả xác súc vật chết vứt cả xuống mương máng. Vỏ bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu bỏ ngay bờ ruộng hoặc ném xuống mương không chỉ gây thương vong cho người khác, mà thuốc trừ sâu còn ngấm vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước.
Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên xã Thanh Vân (Tam Dương) đã triển khai mô hình "Thùng rác thanh niên" đặt trên các cánh đồng trong xã, kinh phí và ngày công xây dựng đều do các đoàn viên, thanh niên địa phương đóng góp. Hiện nay, toàn xã xây được 13 thùng rác thanh niên đặt cạnh các trục đường chính dẫn ra cánh đồng của địa phương. Đoàn thanh niên xã cũng tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác, xác súc vật xuống ao, hồ, kênh mương; tự giác thu gom các vỏ chai, bao bì thuốc trừ sâu sau khi sử dụng vào thùng rác. Chị Võ Thị Tân, thôn Trại, xã Thanh Vân cho biết: “Từ vụ mùa năm ngoái, mô hình thùng rác thanh niên bắt đầu được triển khai, chúng tôi đều bỏ rác vào đó. Trước đây, chúng tôi tiện đâu vứt đó, giờ có thùng rác, chúng tôi đều nhắc nhau bỏ rác đúng quy định, nên khi đi làm đồng an tâm hơn”.
Mô hình xây dựng thùng rác trên đồng ruộng ở xã Thanh Vân đã được các địa phương trên địa bàn huyện Tam Dương học hỏi và triển khai thực hiện. Anh Nguyễn Công Khai, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thanh Vân chia sẻ: “Từ khi có thùng rác, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã được cải thiện rõ rệt. Trước đây, mỗi vụ có tới 4 - 5 tạ vỏ, chai thuốc trừ sâu bị vứt ra mương, đến nay, tình trạng đó không còn nữa, người dân đã có ý thức hơn, bỏ rác đúng nơi quy định”.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường tphcm :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/tu-van-lap-bao-quan-trac-giam-sat-chat-luong-moi-truong-dinh-ky-lam-viec-tai-cac-nha-may-va-khu-cong-nghiep.html
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính…
View On WordPress
0 notes
Text
Giải pháp nào cho nước sinh hoạt “ nhiễm bẩn” ở chung cư?
Nước sinh hoạt ở chung cư chưa đạt chuẩn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Việc sản xuất và cung ứng nước sạch dành cho sinh hoạt ở đô thị Việt Nam chưa thể đạt được các tiêu chuẩn cao như ở các quốc gia phát triển. Các tình trạng như thiếu nước sinh hoạt, nước sinh hoạt không trong, có mùi lạ, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm hóa chất độc hại…luôn là vấn đề rất nóng và khó giải quyết.
Đặc biệt ở các khu chung cư, nhà cao tầng tại các nhà đô thị, các hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt "sạch" ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào ban quản lý tòa nhà. Đa phần các tòa chung cư không có bộ lọc nước tổng trước khi cung cấp cho từng hộ dân, bể ngầm và hệ thống đường ống đóng cặn, không được thau rửa thường xuyên.
Một số các tòa chung cư hiện đại hơn thì có bộ lọc nước tổng sinh hoạt, nhưng chế độ bảo dưỡng không đảm bảo, đường nước nóng thì không được lọc. Nước nóng vẩn đục ảnh hưởng nhiều đến các gia đình có trẻ nhỏ, thường xuyên phải sử dụng nước ấm.
Kể cả khi nước sinh hoạt trong và không có mùi, thì hiện tượng nước sinh hoạt không đạt chuẩn cũng có thể nhận ra ở rất nhiều gia đình sống ở chung cư: mảng bám cặn canxi ở vòi nước, gương phòng tắm mờ đục, quần áo trắng ố vàng sau khi giặt….
Quan trọng nhất, nếu cứ phó mặc chất lượng nước sinh hoạt cho ban quản lý chung cư, người dân gần như không bao giờ biết được chất lượng thực sự của nước sinh hoạt của gia đình mình đang như thế nào, liệu có đạt chuẩn hay không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình mình không?
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/dich-vu
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Nước sinh hoạt nhiễm bẩn tại các khu đô thị: Dân khổ vì quả bóng trách nhiệm
Nước sinh hoạt nhiễm bẩn tại các khu đô thị: Dân khổ vì quả bóng trách nhiệm
Để gỡ “thẻ đỏ” nước sinh hoạt tại nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội, giới chuyên gia thẳng thắn cho rằng phải bỏ ngay vòng luẩn quẩn xử lý kiểu… chữa cháy. Nếu chủ đầu tư lẫn các bên liên quan còn tư tưởng: Bẩn mới kiểm tra, chất lượng nước sạch khó chuyển biến.
Khi nghi án nước sinh hoạt bị nhiễm độctại Khu đô thị Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng) còn nguyên tính thời sự, tiếng kêu cứu của các cư…
View On WordPress
0 notes
Text
Báo động về bệnh tật do nước nhiễm bẩn
Hậu quả của tình trạng sử dụng nước bẩn là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như tiêu chảy, giun sán, viêm màng kết, thậm chí ung thư… ngày càng tăng.
Hậu quả của tình trạng sử dụng nước bẩn là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như tiêu chảy, giun sán, viêm màng kết, thậm chí ung thư… ngày càng tăng. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo với chủ đề “Nước bẩn và nguy cơ đối với sức khỏe” được tổ chức tại TP.HCM cuối tháng 8 vừa qua.
Nguy cơ từ nước đá giải khát
Thói quen uống nước đá, nhất là trà đá, nước mía và cà phê không còn xa lạ với người dân tại TP.HCM. Thật không may, thông tin tại buổi hội thảo cho biết nguồn nước đá sử dụng ở các nhà hàng, hàng quán ở TP.HCM có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt là trà đá và nước mía vỉa hè.
Chi cục An toàn Thực phẩm thành phố xác định hơn 50% trong số 22 mẫu kiểm nghiệm lấy từ các cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố bị nhiễm vi sinh vật Clo, vi khuẩn E.Coli, Coliform… có thể gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy cấp, một số có thể gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết.
Với các cơ sở sản xuất nước đá chưa xử lý nguồn nước còn có nguy cơ tồn dư kim loại nặng, hóa chất (thủy ngân, chì, asen, kẽm…), nhiều loại có khả năng gây ung thư cho người dùng.
Toàn thành phố hiện có hơn 190 cơ sở sản xuất nước đá, trong đó 49 nơi sử dụng nước máy và 114 cơ sở dùng nước giếng để làm nước đá lạnh. Tuy nhiên, trong số 49 cơ sở sản xuất bằng nước máy thì có 27 điểm không chứng minh được nguồn nước đang sử dụng, còn 114 cơ sở sử dụng nước giếng làm đá lạnh thì đến 64 nơi không thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào theo quy chuẩn sử dụng nguồn nước.
Sau các đợt kiểm tra, Chi cục An toàn Thực phẩm xác định gần 40% cơ sở sản xuất nước đá không công bố hợp quy chuẩn sản phẩm, khoảng 25% nơi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc có giấy chứng nhận nhưng đã hết hiệu lực, khoảng 43% cơ sở sản xuất nước đá không đảm bảo một số quy định về an toàn thực phẩm đối với việc sử dụng nguồn nước, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất…
>> TP.HCM: Bệnh gia tăng do ô nhiễm nguồn nước
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi cục trưởng An toàn Thực phẩm TP.HCM cho rằng, nguồn nước đá không đảm bảo vệ sinh là điều đáng lo ngại hiện nay. Máy làm nước đá không thể nào loại bỏ được các chất lơ lửng hoặc hòa tan trong nước. Do đó, nếu nguồn nước sử dụng làm đá lạnh không đảm bảo đồng nghĩa với việc người dùng sẽ đưa những tạp chất độc hại vào cơ thể.
Nước đá có khâu sản xuất đã không đảm bảo an toàn vệ sinh, khâu phân phối còn “kinh hoàng” hơn. Hẳn nhiều người trong chúng ta đã không còn xa lạ với những anh chàng đi giao đá lẻ trên chiếc xe cũ kỹ, nước đá được bọc sơ sài trong bao nhựa kém vệ sinh, nhiều nơi còn chặt đá cây ngay dưới nền đất bẩn trước khi đem giao.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm thành phố khuyến cáo người dân nên tự sản xuất nước đá từ tủ lạnh tại nhà, khi ra ngoài nên dùng thức uống ướp lạnh thay vì uống trực tiếp nước đá để tránh nguy cơ ngộ độc.
Nước nhiễm bẩn nghiêm trọng ở vùng ven
Hiện nay, người dân sử dụng nước giếng khoan vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng ven thành phố như: quận 12, Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi. Cuối năm ngoái, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã lấy 1.400 mẫu nước giếng khoan tại các quận huyện nói trên để làm xét nghiệm và kết quả cho thấy nhiều nguồn nước đang bị nhiễm phèn nặng, nhiễm vi sinh từ 7 – 15% và nhiễm vô cơ 10%.
Nguyên nhân ô nhiễm tầng nước ngầm ở các vùng này là do cấu trúc địa chất và tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều giếng được khoan gần khu vực ô nhiễm như cống thải, nghĩa trang, hố ga, sát bờ kênh, bãi rác.
Hơn nữa, kỹ thuật khoan giếng nhiều nơi chưa tốt kéo theo việc gia cố, cách ly tầng không bảo đảm, làm cho các chất ô nhiễm từ trên bề mặt theo nước khuếch tán và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, nước ngầm có độ pH thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không sử dụng trực tiếp cho mục đích ăn uống. Tuy nhiên, tính acid trong nước có khả năng ăn mòn kim loại từ đường ống, vật chứa nước và tích lũy các ion kim loại trong nước dễ phát sinh bệnh tật ở người.
>> Nguồn nước không thiếu nhưng chất lượng đáng báo động
Hàm lượng sắt cao, cùng với ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm từ hợp chất chứa nitơ, các vi sinh gây bệnh có trong nước giếng, nếu sử dụng và tiếp xúc lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây nên bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, nhiễm giun đỏ…
Nguy hiểm hơn, khi sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm asen cho ăn uống có thể mắc bệnh ung thư, thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, sử dụng máy lọc nước chưa chắc đã có được nguồn nước an toàn cho gia đình. Hiện nay người tiêu dùng có thể lựa chọn các thiết bị lọc nước vô cùng đa dạng với đủ chủng loại và giá thành, nhiều máy được quảng cáo là có thể loại bỏ các chất độc.
Nhưng trên thực tế, hiện vẫn chưa có một đánh giá chính xác nào về các loại thiết bị lọc nước đang lưu hành trên thị trường. Theo PGS-TS. Trần Hồng Côn - Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, thì thị trường thiết bị lọc nước là thị trường siêu lợi nhuận, khó tránh khỏi tình trạng có một số thiết bị lọc nước đã thành “hàng thải” tại các nước phát triển nhưng khi vào Việt Nam thì được “tân trang” lại và bán với giá hàng triệu đồng, bất chấp sức khỏe người dùng.
Các chuyên gia này khuyến cáo rằng, trong trường hợp người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan cho ăn uống, sinh hoạt, thì việc cấp thiết cần làm là dùng phương pháp lọc cổ điển như xây bể lọc than, cát, sạn, hoặc nếu có điều kiện th�� sử dụng thiết bị lọc nước của các thương hiệu uy tín để loại trừ chất ô nhiễm trong nước, bảo vệ an toàn cho sức khỏe của chính b��n thân và gia đình.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/dich-vu
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Lối thoát nào cho người dân sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn?
Lối thoát nào cho người dân sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn?
Nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng khiến cho nước sinh hoạt cũng ô nhiễm theo. Kể cả nước máy thành phố cũng không tránh được tình trạng này. Vậy đâu sẽ là giải pháp để xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn?
Nước sinh hoạt nhiễm bẩn – Người dân kêu cứu
Nước sinh hoạt nhiễm bẩn đang tấn công cuộc sống của người dân, kể cả ở các khu biệt thự, chung cư cao cấp thì tình trạng này cũng không hiếm…
View On WordPress
0 notes
Text
Ô nhiễm môi trường do thiếu đường tiêu thoát nước thải
Hàng chục năm qua, nước thải sinh hoạt của dân cư khu vực phía trên ngã ba Mít Một được xả ra con mương ven quốc lộ 22B (thuộc ấp Hiệp Hoà, xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành). Sau đó, nước thải được đổ xuống ao nước rộng khoảng 1,5 ha nằm ven quốc lộ rồi đổ ra cánh đồng phía sau. Từ đây, nước thải hoà với nước tự nhiên đổ ra rạch Tây Ninh đoạn gần cầu Nổi.
Tuy nhiên, đến trước Tết Kỷ Hợi vừa qua, ao nước này được bán cho chủ mới và được san lấp cao ngang mặt đường quốc lộ 22B. Cạnh đó là nhà của một hộ dân, có vị trí thấp hơn mặt đường quốc lộ 22B và gần miệng cống xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư phía trên đổ xuống. Ngay sau khi ao nước bị lấp không lâu, do không còn nơi chứa nên sau một cơn mưa, nước thải cùng nước mưa từ phía trên đổ xuống đây đã tràn vào nhà hộ dân trên.
“Nước bẩn tràn ngập nhà tôi hơn nửa mét và bốc mùi hôi thối kinh khủng khiến mọi người khổ sở vô cùng. Sau đó, khi chúng tôi phản ánh thì chủ mới của ao nước vừa được san lấp cho đào tạm một con mương nhỏ dẫn nước thải vòng ra phía sau khu đất này rồi xả ra cánh đồng. Tuy nhiên, do con mương này cao hơn đoạn mương dẫn nước thải ven quốc lộ 22B ở phía trước nhà tôi nên nước thải đọng thành vũng sâu, đen ngòm, nặng mùi và đầy rác rưởi, ruồi, muỗi. Chúng tôi đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến UBND xã Hiệp Tân, cơ quan chức năng huyện Hoà Thành và cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh nhưng đã lâu rồi mà vẫn chưa được giải quyết”- ông Nguyễn Thành Tâm, một trong những người ngụ ở căn nhà cạnh ao nước bức xúc cho biết. Ông Tâm và các thành viên trong gia đình cho rằng, chính do việc lấp ao nhưng không chừa đường thoát nước đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trước nhà họ.
Theo ghi nhận của người viết từ một tuần trước, nước thải và rác rưởi đọng trước mương sâu nhà ông Tâm như một cái ao nhỏ, đen ngòm và nặng mùi. Trong khi đó, mương dẫn nước tạm được ông N.V.Ng (người mua và san lấp ao) đào khá nông so với đoạn trước nhà ông Tâm nên một lượng lớn nước thải ứ đọng lại ở đây. Phần nước thải còn lại được dẫn ra phía sau khu đất vừa được san lấp và đổ ra cánh đồng sen cạnh đó. Do không được giải quyết kịp thời, hộ ông Tâm đã cắm bảng “Nước ngập, ô nhiễm nặng” ngay cạnh quốc lộ 22B để gây sự chú ý của chính quyền địa phương, ngành chức năng và công luận.
Người viết trao đổi qua điện thoại với một cán bộ lãnh đạo UBND huyện Hoà Thành thì ông cho biết chưa nhận được báo cáo của ngành chức năng huyện và UBND xã Hiệp Tân về vụ việc trên. “Tôi sẽ yêu cầu cơ quan chức năng báo cáo vụ việc, và sẽ làm việc với cơ quan báo chí sau khi đã nắm rõ vấn đề”, vị cán bộ này nói. Ngay sau đó, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoà Thành và lãnh đạo UBND xã Hiệp Tân đã xuống hiện trường mời ông Ng làm việc, bàn giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây.
Ông Ng cho biết, việc ông san lấp ao nước là hợp pháp “không hề gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực này”, bởi chỉ san lấp trên đất của mình. Ông Ng cho rằng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hệ thống cống dẫn nước thải từ khu vực Mít Một xuống rạch Tây Ninh đoạn qua cầu Nổi.
“Trước phản ánh của hộ nhà ông Tâm và tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây, tôi đã chịu thiệt thòi khi phải đào mương dẫn nước thải đi qua đất của mình. Tôi cũng phải tốn kém khá nhiều tiền đặt mua cống dẫn nước dự định lắp đặt để đưa nước thải từ khu dân cư Mít Một ra cánh đồng phía sau. Tuy nhiên, sau nhiều lần làm việc với UBND xã Hiệp Tân, đến nay, UBND xã vẫn chưa hỗ trợ tôi việc định vị nơi đặt cống cũng như giải toả mặt bằng do một số hộ dân lấn chiếm để thi công”, ông Ng cho biết.
Đến ngày 26.3, ông Ng cho biết thêm, để nước thải không còn đọng thành ao trước mương sâu nhà ông Tâm, đã hỗ trợ hộ này 3 xe đất giúp gia đình ông Tâm san lấp một phần con mương trước nhà để nước thải chảy ra phía sau. Hiện gia đình ông Tâm đang lấp mương và đã giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm so với trước.
Cũng theo ông Ng, ở phía sau cánh đồng sen có con mương nên nước thải được dẫn ra đây rồi chảy ra rạch Tây Ninh. Do con mương hẹp và bị bồi lắng nên nước thải tràn ra ruộng của người dân khiến họ bức xúc, yêu cầu ông chấm dứt việc xả nước thải ra ruộng. Ông Ng phải năn nỉ, thuyết phục mãi chủ ruộng mới đồng ý cho nước thải chảy ra đây, bởi đây là “lối thoát” duy nhất của nguồn nước thải sinh hoạt từ phía trên đổ xuống.
Ông Lâm Tiến Thành - Chủ tịch UBND xã Hiệp Tân cho biết “đã làm việc với hai bên” về việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường như đã nêu. Cạnh nhà ông Tâm có con đường công cộng đi vào nhà một số hộ dân phía sau quốc lộ 22B, trong đó có những đoạn bị người dân lân chiếm. UBND xã dự định sẽ lắp đặt cống dẫn nước thải dọc theo con đường này ra đến cuối khu đất của ông Ng rồi cho nước thải đổ ra mương nước phía sau khu đất trên. Sắp tới, UBND xã sẽ làm việc với các hộ dân lấn chiếm đất công, yêu cầu họ trả mặt bằng để thi công đặt cống.
Thực tế cho thấy, con mương ở cánh đồng phía sau quốc lộ 22B (hướng Bắc) đã bị bùn đất bồi lắng lấp đầy và bị cỏ che kín, không thể dẫn nước thải ra rạch Tây Ninh. Do đó, hầu như toàn bộ nước thải từ khu vực Mít Một đều đổ ra cánh đồng này. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào từ chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng về việc nước thải rất bẩn đổ ra đây có làm ô nhiễm môi trường tự nhiên hay không, hoặc có gây tác hại gì không. Việc để nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đạt chuẩn đổ trực tiếp ra đồng là không ổn và không phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thiết nghĩ, đây chỉ là vấn đề nhỏ, rất mong cơ quan chức năng huyện Hoà Thành và UBND xã Hiệp Tân giải quyết, để người dân không còn bức xúc. Sắp tới, nếu cống dẫn nước thải không sớm được lắp đặt thì khi mùa mưa đến, việc thi công sẽ khó khăn hơn, đồng thời tình trạng ùn ứ nước thải gây ô nhiễm môi trường trước nhà dân có thể sẽ không được giải quyết xong.
Một vấn đề nữa là việc đặt cống dẫn nước ra đồng không phải là giải pháp duy nhất. UBND xã Hiệp Tân, cơ quan chức năng huyện Hoà Thành cần kiến nghị cơ quan chức năng cấp tỉnh làm việc với cơ quan quản lý quốc lộ 22B về việc thiết kế, lắp đặt cống dẫn nước thải đoạn từ ngã ba Mít Một đến cầu Nổi. Có như vậy, vấn đề về môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra ở khu vực này mới được xử lý căn cơ.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường công nghiệp SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/xu-ly-nuoc-thai-bang-cong-nghe-mbbr.html
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Ô nhiễm khói bụi đô thị ở các quốc gia châu Á - Thực tế và giải pháp
Ô nhiễm khói bụi đô thị ở các quốc gia châu Á – Thực tế và giải pháp
Ô nhiễm khói bụi ở các đô thị là một trong những dạng ô nhiễm phổ biến và nghiêm trọng trên khắp thế giới. Ô nhiễm không khí được xem là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh tật và tử vong sớm trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm khói bụi ở các đô thị trở nên đáng báo động.
Theo dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô…
View On WordPress
0 notes
Text
Bụi mịn xuyên thấu khẩu trang – Tác hại vô cùng lớn
Bụi từ lâu đã trở thành một đặc sản bất đắc dĩ của chúng ta. Nhưng chính nó cũng là nổi ám ảnh người dân khi ra khỏi nhà, để tranh bụi cách duy nhất và thường sử dụng chính là những chiếc khẩu trang. Nhưng
Ít ai biết rằng, bụi trong không khí có tới 80 – 90% là bụi mịn, bụi nhỏ đến mức vô hình. Và loại bụi này có thể vô hiệu hóa các loại khẩu trang thông thường hiện nay.
Những chỉ số bụi mịn đáng quan tâm Bụi mịn PM 2.5 -> PM 1.0 có kích thước siêu nhỏ, chính là xác thủ giấu mặt trong không khí Các khẩu trang thông thường chỉ phòng chống bụi chỉ 10 micro mét Để đánh giá chỉ số bụi người ta thường đánh giá chỉ sô PM 2.5, xâm nhập vào cơ thể từ đường hô hấp mũi, họng và có thể xâm nhập vào các tế bào Những hạt bụi mắt thường nhìn thấy được chiếm 10-20%, còn lại là những hạt bụi mịn xuất hiện xung quanh chúng ta chiếm 80% -90% Nêu 1 sợ tóc có đường kinh trung bình từ 50-100 micro mét, thì những hạt bụi min nhỏ hơn từ 10 đến 100 lần so với sợ tóc Các phòng tránh bụi Để đối phó nhiều người dung khẩu trang vải bình thường, tuy nhiên giải pháp này không được các bác sỹ chuyên khoa đánh giá cao Hãy chung tay tạo nên môi trường trong sạch Sử dụng khẩu trang có ký hiệu N95 thì có khả năng chống bụi mịn cao Về lâu dài người dân muốn giảm ô nhiễm không khí, cần một giải pháp tổng thể hơn Một giải pháp cấp thiết Chất lượng không khí suy giảm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy các trường hợp nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh: Viêm phế quản cấp mãng tính, Hen Suyễn… Đặc biệt là người già và trẻ em. Đưa ra giải pháp giảm ô nhiễm không khí Trồng thật nhiều cây xanh Kêu gọi người dân giảm sử dụng than tổ Ong Hạn chế đốt rơm rạ Khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch Giảm ù tắc giao thông Sống và tiêu dùng thân thiện với môi trường Thở vốn là bản năng tự nhiên của con người, nhưng xã hội hiện đại nhu cầu thở sạch đã trở thành mong ước của mỗi con người.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường tphcm :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/tu-van-lap-bao-quan-trac-giam-sat-chat-luong-moi-truong-dinh-ky-lam-viec-tai-cac-nha-may-va-khu-cong-nghiep.html
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Cách phòng chống bụi mịn bằng giải pháp công nghệ
Cách phòng chống bụi mịn bằng giải pháp công nghệ
Bụi mịn có thể cản trở oxy đến các tế bào, gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng nguy cơ ung thư và tử vong ở người mắc bệnh phổi, bệnh tim. Vấn đề ô nhiễm đã tồn tại ở các thành phố lớn từ rất lâu nhưng đa số người dân ít ý thức được sự nguy hiểm của các yếu tố ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5.
Bụi mịn PM2.5 là vật chất dạng hạt trôi nổi trong không khívới đường kính bằng 2.5 micromet hoặc nhỏ hơn…
View On WordPress
0 notes
Text
Các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 26, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, cụ thể:
- Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả; Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; Cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định (nếu không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật).
- Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Tổ chức, cá nhân khai thác mỏ hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm, hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước thì phải dừng ngay việc bơm, hút nước và thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền. Nếu gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải phải được chống thấm, chống tràn, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, để phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng quy định:
- Các tổ chức, cá nhân khai thác rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khai thác, bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo không làm suy thoái rừng đầu nguồn (khoản 2, Điều 29).
- Việc khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc các công trình ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch; Hoạt động đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng bè trên sông không được cản trở dòng chảy và phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác theo quy định của pháp luật (Điều 30).
- Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ (khoản 2, Điều 31).
- Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; Hành nghề khoan nước dưới đất; Khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, dầu khí; Xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất (Điều 35).
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/dich-vu
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Giải Pháp Về Bảo Đảm Nguồn Nước Sạch
Giải Pháp Về Bảo Đảm Nguồn Nước Sạch
Dưới đây là những biện pháp đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm cho người dân ý thức được tầm quan trọng của nước sạch như thế nào?
Giữ sạch nguồn nước:Thúc đẩy người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; và nên sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng…
View On WordPress
0 notes
Text
Ô nhiễm không khí cực độc, người dân Thái Lan ho và chảy cả máu mắt
Vấn đề ô nhiễm trong thành phố đã rơi vào tình trạng báo động trong 2 tuần qua, đến mức cả vật nuôi cũng mắc các bệnh vì khói bụi dày đặc. Báo Dailymail dẫn lời cảnh báo của các chuyên gia cho rằng thiệt hại về lâu dài từ ô nhiễm không khí có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Theo những bức ảnh cư dân mạng đăng trên mạng xã hội, có người bị chảy máu mắt hay thậm chí hắt hơi ra máu vì ô nhiễm khí độc.
Nhân viên văn phòng Nutthawut Sirichainarumit ngày 15/1 chia sẻ một bức ảnh máu dính đầy tay sau khi ảnh hắt hơi ra máu. Bày tỏ trên mạng xã hội, anh viết: “Hai ngày trước, mũi của tôi lúc thở rất đau. Tôi hắt hơi suốt đêm và sáng hôm sau hắt hơi ra máu. Tôi thấy cực sốc vì chưa bao giờ như vậy. Tôi tin khói độc là hung thủ”.
Một người dân khác Seine Premmanuspaisal cũng cảm thấy ngạc nhiên khi bị chẩn đoán viêm phổi sau khi nôn và ho ra máu trong 3 ngày. Trước đây anh chưa từng có tiền sử bị loại bệnh này.
Ngày 29/1, bệnh nhân Khun Songsamut mắc hen phế quản sống trong thành phố đã phải nhập viện khẩn cấp với chứng viêm phế quản cấp và giảm ô xy hóa huyết sau khi mắt anh chảy máu.
Trong khi đó, bệnh viện thú y Pet & Aquatic cho biết một con thỏ cũng đã được chủ đưa đến chữa trị vì chảy máu ở mũi. “Chúng tôi khám mũi của nó, phần khoảng mũi bị đỏ và sưng tấy”.
Cách đây một tuần, một chú chó poodle cũng đã phải nhập viện cấp cứu sau khi bị mất giọng vài ngày. Phim chụp X-quang cho thấy phần phổi, khí quản và túi phổi bị tràn bụi độc. “Tôi chưa bao giờ đưa con vật nuôi ra ngoài trong khoảng thời gian dài nhưng bụi độc luồn qua cửa sổ hở và vào trong nhà”.
Chính phủ Thái Lan đã buộc phải đóng cửa 439 trường học và có những phương án dứt khoát để đối phó với vấn nạn ô nhiễm – trong đó có máy bay không người lái phun nước ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi khói bụi, đồng thời sẵn sàng cử các đơn vị y tế cơ động đến những khu vực bị ảnh hưởng vào cuối tuần này.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường công nghiệp SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/xu-ly-nuoc-thai-bang-cong-nghe-mbbr.html
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Chống ô nhiễm không khí: Bài toán đau đầu của Hàn Quốc
Chống ô nhiễm không khí: Bài toán đau đầu của Hàn Quốc
Những ngày vừa qua, theo hiển thị của ứng dụng điện thoại AirVisual, không khí Hà Nội liên tục được cảnh báo là có hại cho sức khỏe, với nồng độ PM 2.5 vào khoảng 90µg/m3 trung bình mỗi ngày, gấp hơn 4 lần ngưỡng an toàn. Thông tin đó của AirVisual có chính xác không? Chúng ta biết gì về ô nhiễm của Hà Nội và nguyên nhân của nó? Gần như không có gì. Hệ thống quan trắc không khí của Hà Nội vô cùng…
View On WordPress
0 notes
Text
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến đời sống người dân
Qua đường dây nóng Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, người dân ấp 4, xã Tóc Tiên, TX.Phú Mỹ, phản ảnh: Tại khu vực họ đang sinh sống, thường xuyên có mùi hôi phát tán trong không khí làm ảnh hưởng đến đời sống. Người dân nghi ngờ do hoạt động của Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển (Nhà máy Ong Biển) gây ra!?
Từ thông tin của người dân, ngày 8/7, phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến Nhà máy Ong Biển (thuộc Công ty TNHH SX-TM Đại Nam) tại địa bàn ấp 4, xã Tóc Tiên để tìm hiểu thực tế. Khi nêu phản ảnh của người dân về hoạt động của nhà máy tạo ra mùi hôi lan tỏa trong khu vực, thay cho câu trả lời, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc nhà máy đã đưa chúng tôi đi tiếp cận thực tế khu vực được cho là có khả năng gây mùi của nhà máy.
Sau khi đi qua hệ thống dây chuyền đóng bao sản phẩm phân bón, chúng tôi đến khu vực trộn nguyên liệu, thời điểm này, 2 chiếc xe cuốc và xe san gạt hoạt động đảo trộn nguyên liệu đang ủ. Nhưng theo chứng kiến và cảm nhận của chúng tôi, không thấy bụi và mùi vẫn bình thường không thấy mùi hôi nồng. Trong khu vực ủ nguyên liệu, nền cán bê tông, có mái che kiên cố. Trong khu vực này còn lắp đặt 1 tháp thu bụi có chiều cao 18m, mọi bụi bẩn phát sinh trong quá trình trộn nguyên liệu đều được thu hồi qua tháp này.
Ông Nguyễn Văn Hải cho biết về quy trình sản xuất phân của nhà máy như sau: Chất thải hầm vệ sinh thu gom sẽ được xử lý tại khu vực chất thải tập trung 100ha. Sau đó xử lý bằng công nghệ vi sinh từ 3-5 năm mới đưa về nhà máy làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Trong quá trình trộn nguyên liệu cũng không dùng nước, còn nước mưa chảy tràn trong khu vực của nhà máy được thu gom xử lý lắng đọng và được nhân công dọn dẹp hàng ngày. Tại thời điểm chúng tôi tìm hiểu thực tế, dù nhà máy đang hoạt động bình thường nhưng trong khu sản xuất vẫn sạch sẽ, khoảng sân hơn ngàn mét vuông không có nguyên liệu rơi vãi.
Vậy, mùi hôi phát tán trong khu vực ấp 4, xã Tóc Tiên phát sinh từ đâu? Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung (ngụ ấp 4, xã Tóc Tiên) có tiệm tạp hóa nằm trước cửa Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển, cho hay: Chị sống ở khu vực này hơn 10 năm nay, mùi hôi thường xảy ra lúc trời chuyển mưa, có gió thổi mạnh thì mùi nặng hơn. Trong khu vực này, có cả cơ sở làm phân cá, phân bò, rồi bãi rác tập trung 100ha nên người dân không thật sự biết mùi hôi phát tán từ đâu.
Liên quan đến những nghi ngờ của người dân về Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển, ông Trần Ngọc Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Đại Nam cho biết, quá trình sản xuất phân bón hữu cơ tại Nhà máy Ong Biển, công ty tuân thủ nguyên tắc “nói không với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất nông nghiệp” để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, công ty cố gắng ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất bảo đảm vệ sinh, giảm thiểu triệt để mùi hôi phát tán ra môi trường. “Mong cơ quan chức năng có sự giám sát, kiểm tra làm rõ nguồn gốc gây mùi hôi tại khu vực ấp 4, xã Tóc Tiên phát sinh từ đâu? Qua đó, có giải pháp xử lý để giải tỏa sự nghi ngờ và bảo đảm môi trường sống trong lành cho người dân”, ông Nam đề nghị.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường tphcm :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/tu-van-lap-bao-quan-trac-giam-sat-chat-luong-moi-truong-dinh-ky-lam-viec-tai-cac-nha-may-va-khu-cong-nghiep.html
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes
Text
Ô nhiễm không khí và sức khỏe của 93% trẻ em trên thế giới
Ô nhiễm không khí và sức khỏe của 93% trẻ em trên thế giới
Theo Báo cáo “Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em: Quy định về không khí sạch (Air pollution and Child health: Prescribing clean air) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia WHO cho thấy, hiện đang có khoảng 93% trẻ em dưới 15 tuổi phơi nhiễm…
View On WordPress
0 notes
Text
Báo động ô nhiễm rác thải nhựa
Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng rác thải nhựa với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển.
Hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nilon là những vật dụng phổ biến trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa và nilon mang lại các tiện ích, nhưng nó cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Mặt khác, ảnh hưởng đến vùng biển và sinh vật biển, có khi là cả chuỗi thức ăn của con người và thực trạng lạm dụng sử dụng đồ nhựa, hiện đang là vấn đề nóng hổi. Thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nylon mỗi ngày và hàng triệu túi nylon được sử dụng thải ra môi trường hàng ngày. Vấn đề trên cho thấy, hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy. Bên cạnh đó, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhìn lại Việt Nam, theo xếp hạng lượng rác thải nhựa do Nhật Bản ước tính năm 2010, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển, trong đó 80% lượng rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền. Đáng lo ngại là phần lớn do khách du lịch chưa có ý thức trong hành trình đi du lịch của mình và người dân sinh sống ven biển chưa có nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa sẽ tác động tới vùng biển như thế nào. Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm địa du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Có thể kể đến tại Hải Phòng, ở các khu vực biển thuộc Cát Bà mỗi ngày công nhân đều thu gom lượng lớn rác thải trôi nổi khắp mặt vịnh, các bãi tắm; bãi biển Đồ Sơn, những chai nhựa, túi nilon... theo sóng trôi dạt dọc bãi cát vàng, làm mất mỹ quan khu du lịch...; bên cạnh đó chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ trôi nổi của người dân trên biển. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các bãi biển hiện nay ở Việt Nam. Chính sự thiếu ý thức của con người đã biến những địa điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường sống. Không tuyên truyền “suông”, vận động “chay” Để đối phó với vấn đề nan giải này, nhiều quốc gia đang dần loại bỏ các túi nhựa sử dụng một l���n và rác thải nói chung. Ở Nhật Bản, đất nước xả rác thải nhựa trung bình tính trên đầu người gấp hơn 20 lần Việt Nam đang cân nhắc ban hành luật bắt doanh nghiệp tính phí sử dụng túi nhựa, nhằm giải quyết núi rác thải nhựa của đất nước. Đề xuất tính phí túi nhựa đưa ra trước thềm hội nghị G20 diễn ra tại Osaka vào tháng 6 sắp tới. Ông Kentaro Doi, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, cho biết: “Nhiều loại túi nhựa sử dụng một lần không cần thiết, vì thế chúng tôi tin rằng có thể giải quyết việc này và sẽ cân nhắc biện pháp để thực hiện điều đó.” Hay ở tại các nước Châu Âu, việc tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị sẽ giảm thiểu lượng túi nylon không cần thiết. Ngoài ra, con phố Thiên Đường (Rue de Paradis) mang tên “Tuyến phố không rác” đầu tiên ở Pháp với mục tiêu cùng giảm khối lượng rác thải đặt ra, nhưng chủ yếu vẫn là do người dân nơi đây ý thức được việc giảm rác thải, giúp hình ảnh đất nước con người nơi đây trở nên đẹp hơn. Về phía Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng như: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển, từ đất liền và xuyên biên giới. Tuy nhiên, chất thải nhựa mới chỉ được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định riêng, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nhựa trên biển. Nhưng ở thời điểm hiện tại thực sự là chưa đủ, không tuyên truyền “suông” và vận động “chay” mà cần đến mỗi cá nhân, cộng đồng có ý thức thể hiện hơn nữa. “Nếu bạn là người hay sử dụng đồ nhựa cho những chuyến du lịch của mình vì nhanh và tiện lợi, hãy cân nhắc đến việc sử dụng chúng. Tôi đã nhìn thấy tác hại của rác thải nhựa với sinh vật biển, chẳng hạn như ống hút mắc kẹt trong mũi rùa biển”- Đó là nội dung chia sẻ của nhiều bạn trẻ trên mạng xã hội hiện nay trước tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.
Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường SGC :
CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)
Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM
VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai
Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057
Fb: https://www.facebook.com/hsevn.sgc
Email: [email protected]
Website: http://hsevn.com.vn
Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/dich-vu
Lk: https://trungdan.com/cong-ty-moi-truong-dich-vu-quan-trac-giam-xac-an-toan-lao-dong-sgc
https://www.heytv.vn/
0 notes